Tài liệu Đề tài Tìm hiểu kỹ thuật megan và ứng dụng: ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU KỸ THUẬT
MEGANVÀ ỨNG DỤNG
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ CÁC CÔNG
NGHỆ MẠNG
1.1. Khái niệm về mạng máy tính
1.1.1. Mạng máy tính là gì
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường
truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin
qua lại với nhau.
Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng
để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. Các tín hiệu
điện tử đó biểu hiện các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on-off). Tất
cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ.
Tuỳ theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để
truyền các tín hiệu. Ở đây đường truyền được kết nối có thể là cáp xoắn đôi, cáp
đồng trục, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến… Các đường truyền dữ liệu
tạo nên cấu trúc của mạng. Hai khái n...
96 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu kỹ thuật megan và ứng dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU KỸ THUẬT
MEGANVÀ ỨNG DỤNG
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ CÁC CÔNG
NGHỆ MẠNG
1.1. Khái niệm về mạng máy tính
1.1.1. Mạng máy tính là gì
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường
truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin
qua lại với nhau.
Đường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng
để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác. Các tín hiệu
điện tử đó biểu hiện các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on-off). Tất
cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ.
Tuỳ theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để
truyền các tín hiệu. Ở đây đường truyền được kết nối có thể là cáp xoắn đôi, cáp
đồng trục, cáp quang, dây điện thoại, sóng vô tuyến… Các đường truyền dữ liệu
tạo nên cấu trúc của mạng. Hai khái niệm đường truyền và cấu trúc là những đặc
trưng cơ bản của mạng máy tính.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung dữ liệu.
Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với
nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROM… điều này
gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho
phép các khả năng:
+ Sử dụng chung các công cụ tiện ích.
+ Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung.
+ Tăng độ tin cậy của hệ thống.
+ Trao đổi thông điệp, hình ảnh.
+ Dùng chung các thiết bị ngoại vi ( máy in, vẽ, Fax, modem…)
+ Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.1.2. Phân biệt các loại mạng
1.1.2.1. Phương thức kết nối mạng được sử dụng chủ yếu trong
liên kết mạng
Có hai phương thức chủ yếu dó là điểm - điểm và điểm - nhiều điểm.
- Với phương thức “điểm - điểm”, các đường truyền riêng biệt được thiết
lập để nối các cặp máy tính lại với nhau. Mỗi máy tính có thể truyền và nhận trực
tiếp dữ liệu mà nó nhận được sau đó chuyển trực tiếp dữ liệu đi cho một máy khác
để dữ liệu đó đạt tới đích.
- Với phương thức “điểm - nhiều điểm”, tất cả các trạm phân chia chung
một đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một máy tính sẽ có thể được tiếp
nhận bởi tất cả các máy tính còn lại, bởi vậy cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để
mỗi máy tính căn cưa vào đó kiểm tra xem dữ lieu đó có phải dành cho mình
không nếu đúng thì nhận nếu không thì bỏ qua.
1.1.2.2. Phân loại mạng máy tính theo vùng địa lý
- GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau.
Thông thường kết nối này thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
- WAN (Wide Area Network) mạng diện rộng, kết nối máy tính trong mạng
nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường
các kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN được kết nối
với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.
- MAN (Metrôpolitan Area Network) kết nối các máy tính trong phạm vi
thành phố. Kết nối này thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100
Mbit/s).
- LAN (Local Area Network) mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một
khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trăm mét. Kết nối được thực hiện
thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao. Ví dụ như cáp đồng trục thay
bằng cáp quang. Lan thường được sử dụng trong nội bộ các công ty, cơ quan hay
tổ chức… Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN.
- PAN ( Personal Area Network) mạng cá nhân, được triển khai trong phạm
vi rất hẹp (ví dụ trong phạm vi bán kính vài met). Thông thường, chúng ta ít quan
tâm đến mô hình mạng này đối với các hệ thống mạng hữu tuyến. Tuy nhiên, đây
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
lại là một mô hình mạng khá phổ biến trong hệ thống mạng không dây ( ví dụ
mạng sử dụng IrDA, Bluetooth)
Hình 1-1: Mô hình chung của các mạng cơ bản
1.1.2.3. Phân loại mạng máy tính theo topology
- Mạng dạng sao (Star topology) Ở dạng sao, tất cả các trạm được nối vào
một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến
trạm đích với phương thức kết nối là “điểm - điểm”.
Hình 1-2: Mạng dạng sao
- Mạng dạng tuyến (Bus Topology) Trong dạng tuyến, các máy tính đều
được nối vào dây truyền chính (bus). Đường truyền chính này được giới hạn hai
đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối
để kết thúc đường truyền tại đây). Mối trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ
T (T_connector) hay một bộ thu phát (transceiver).
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Hình 1-3: Mạng dạng tuyến
- Mạng dạng vòng (Ring Topology) Các máy tính được nối với nhau thành
một vòng tròn theo phương thức “điểm -điểm”, qua đó mỗi một trạm có thể nhận
và truyền dữ liệu được truyền theo từng gói một.
Hình 1-4: Mạng dạng vòng
- Mạng dạng kết hợp: trong thực tế tuỳ theo yêu cầu và mục đích cụ thể ta
có thể thiết kế mạng kết hợp các dạng sao, vòng, tuyến để tận dụng các điểm mạnh
của mỗi dạng.
1.1.2.4. Phân loại mạng theo chức năng
- Mạng Client – Server: một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp
các dịch vụ như file server, mail server, Web server, Printer server… Các máy tính
để cung cấp các dịch vụ được gọi là Server, còn các máy tính truy cập và sử dụng
dịch vụ thì được gọi là client.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Network
server program
chạy trên server
client program
Hình 1-5: Mạng client-server
- Mạng ngang hàng (peer-to-peer) các máy tính trong mạng có thể hoạt
động vừa như một client vừa như một Server, tức là hoạt động như nhau
Hình 1-6: Mạng ngang hàng
- Mạng kết hợp: Các mạng máy tính thường được thiết lập theo cả hai chức
năng Client-Server và Peer-to-Peer.
1.1.2.5. Phân loại mạng cục bộ và mạng diện rộng
Mạng cục bộ và mạng diện rộng có thể được phân biệt bởi: địa phương
hoạt động, tốc độ đường truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền, chủ quản của mạng,
đường đi của thông tin trên mạng, dạng chuyển giao thông tin.
Địa phương hoạt động: liên quan đến khu vực địa lý thì mạng cục bộ sẽ là
mạng liên kết các máy tính nằm ở trong một khu vực nhỏ. Khu vực có thể bao gồm
một toà nhà hay một khu nhà… Điều đó hạn chế bởi khoảng cách đường dây cáp
được dùng để liên kết các máy tính của mạng cục bộ (Hạn chế đó còn là hạn chế
của khả năng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu). Ngược lại mạng diện rộng là
mạng có khả năng liên kết các máy tính trong một vùng rộng lớn như là một thành
phố, một miền, một đất nước, mạng diện rộng được xây dựng để nối hai hay nhiều
khu vực địa lý riêng biệt.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tốc độ truyền và tỷ lệ lỗi trên đường truyền: Do các đường cáp của
mạng cục bộ được xây dựng trong một khu vực nhỏ cho nên nó bị ảnh hưởng bởi
tác động của thiên nhiên (như sấm chớp, ánh sáng…). Điều đó cho phép mạng cục
bộ có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao mà chỉ chịu một tỷ lệ nhỏ. Ngược lại với
mạng diện rộng do phải truyền ở những khoảng cách khá xa với những đường
truyền dẫn dài có khi lên tới hàng ngàn km. Do vậy mạng diện rộng không thể
truyền với tốc độ quá cao và khi đó tỷ lệ lỗi sẽ trở nên khó chấp nhận được.
Mạng cục bộ thường có tốc độ truyền dữ liệu từ 4 đến 16Mbps và đạt tới
100 Mbps nếu dùng cáp quang. Còn phần lớn các mạng diện rộng cung cấp đường
truyền có tốc độ thấp hơn nhiều như T1 với 1.544 Mbps hay E1 với 2.048 Mbps.
Thông thường trong mạng cục bộ tỷ lệ lỗi trong truyền dữ liệu vào khoảng
1/107-108 còn trong mạng diện rộng thì tỷ lệ vào khoảng 1/106-107
Chủ quản và điều hành mạng: Do sự phức tạp trong xây dựng và quản lý
duy trì các đường truyền dẫn nên khi xây dựng mạng diện rộng người ta thường sử
dụng các đường truyền được thuê từ các công ty viễn thông hay các nhà cung cấp
dịch vụ truyền số liệu. Tuỳ theo cấu trúc của mạng những đường truyền đó thuộc
cơ quan quản lý khác nhau như các nhà cung cấp đường truyền nội hạt, liên tỉnh,
liên quốc gia. Các đường truyền đó phải tuân thủ các quy định của chính phủ các
khu vực có đường dây đi qua như: tốc độ việc mã hoá.
Còn đối với mạng cục bộ thì công việc đơn giản hơn nhiều, khi một cơ quan
cài đặt mạng cục bộ thì toàn bộ mạng sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan đó.
Đường đi của thông tin trên mạng: Trong mạng cục bộ thông tin thường
được đi theo con đường xác định bởi cấu trúc của mạng. Khi người ta cấu trúc của
mạng thì thông tin sẽ luôn luôn đi theo cấu trúc đã xác định đó. Còn với mạng diện
rộng dữ liệu cấu trúc có thể phức tạp hơn nhiều do việc sử dụng các dịch vụ truyền
dữ liệu. trong quá trình hoạt độngcác điểm nút có thể thay đổi các đường đi của
thông tin khi phát hiện ra có trục trặc trên đường truyền hay khi phát hiện có quá
nhiều thông tin cần truyền giữa hai điểm nút nào đó. Trên mạng diện rộng thông
tin có thể có các con đường đi khác nhau, điều đó cho phép có thể sử dụng tối đa
các năng lực của đường truyền hay nâng cao điều kiện an toàn trong truyền dữ liệu.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Dạng chuyển giao thông tin: Phần lớn các mạng diện rộng hiện nay được
phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác
nhau như video, tiếng nói, dữ liệu… Trong khi đó các mạng cục bộ chủ yếu trong
việc truyền dữ liệu thông thường. Điều này có thể giải thích do việc truyền các
dạng thông tin trong một khu vực nhỏ ít được quan tâm hơn như khi truyền qua
những khoảng rộng lớn.
Phương thức truyền thông:
- Mạng LAN chủ yếu sử dụng công nghệ Ethernet, Token Ring, ATM.
- Mạng WAN sử dụng nhiều công nghệ như: Chuyển mạch vòng, chuyển
mạch gói, chuyển mạch khung, ATM…
1.1.3. Mô hình mạng- Mô hình tham chiếu OSI 7 lớp (Open Systems
Interconnection).
Ở thời kỳ đầu của công nghệ nối mạng, việc gửi và nhận dữ liệu ngang qua
mạng thường gây nhầm lẫn do các công ty lớn như IBM, Honeywell và Digital
Equipment Corporation tự đề ra những tiêu chuẫn cho hoạt động kết nối máy tính.
Năm 1984, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế -ISO (International Standard
Organization) chính thức đưa ra mô hình OSI (Open Systems Interconnect) là tập
hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết bị
không cùng chủng loại.
Mô hình OSI được chia thành 7 tầng, mỗi tầng bao gồm những hoạt động,
thiết bị và giao thức mạng khác nhau.
Hình 1-7: Mô hình OSI 7 tầng
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.1.3.1 Các giao thức trong mô hình OSI
Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng: giao thức có
liên kết (connection-oriented) và giao thức không liên kết (connectionless).
- Giao thức có liên kết: trước khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần thiết
lập liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
- Giao thức không liên kết: trước khi truyền dữ liệu không thiết lập liên kết
logic và mỗi gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó.
Như vậy với giao thức có liên kết, quá trình truuyền thông phải gồm 3 giai đoạn
phân biệt:
- Thiết lập liên kết (logic): hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương
lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn sau (truyền dữ liệu).
- Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với cơ chế kiểm soát và quản lý kèm
theo (như kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt hợp dữ liệu…) để tăng cường
hiệu quả và độ tin cậy của việc truyền dữ liệu.
- Huỷ bỏ liên kết (logic): giải phóng tài nguyên hệ thống dã được cấp phát
cho liên kết để dùng liên kết khác.
Đối với giao thức không liên kết thì chỉ có duy nhất một giai đoạn truyền dữ
liệu mà thôi.
Gói tin của giao thức: gói tin (Packet) được biểu hiện như là một đơn vị
thông tin dùng trong việc liên lạc, chuyển giao dữ liệu trong mạng máy tính.
Những thông điệp trao đổi giữa các máy tính trong mạng, được tạo dạng thành các
gói tin của nguồn máy. Và những gói tin này khi đích sẽ được kết hợp lại thành
thông điệp ban đầu. Một gói tin có thể chứa dựng các yêu cầu phục vụ, các thông
tin điều khiển và dữ liệu.
Trên mô hình mạng phân tầng mỗi tầng chỉ thực hiện một chức năng là nhận
dữ liệu từ tầng bên trên để chuyển giao xuống cho tầng bên dưới và ngược lại.
Chức năng này thực chất là gắn thêm và gở bỏ phần đầu (header) đối với các gói
tin trước khi chuyển nó đi. Nói cách khác, từng gói tin bao gồm phần đầu (header)
và phần dữ liệu. Khi đi đến một tầng mới gói tin sẽ được đóng thêm phần đầu đề
khác và được xem như là gói tin của tầng mới, công việc trên được tiếp diễn cho
đến khi gói tin được truyền lên đường dây mạng để đến bên nhận.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tại bên nhận các gói tin được gở bỏ phần đầu trên từng phần tương ứng
và đây cũng là nguyên lý của bất cứ mô hình phân tầng nào.
1.1.3.2. Các chức năng chủ yếu từng tầng của mô hình OSI
Tầng vật lý (Physical)
Tầng vật lý (Physical) là tầng dưới cùng của mô hình OSI. Nó mô tả các
đặc trưng vật lý của mạng: Các loại cáp được dùng để nối các thiết bị, các loại đầu
nối được dùng, các dây cáp có thể dài bao nhiêu… Mặt khác các tầng vật lý cung
cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu được truyền, để khi chuyển dữ liệu trên cáp
từ một máy này đến máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc độ cáp truyền
dẫn.
Tầng vật lý không qui định một ý nghĩa nào cho các tín hiệu đó ngoài các
giá trị nhị phân 0 và 1. Ở các tầng cao hơn của mô hình OSI ý nghĩa của các bit
được truyền ở tầng vật lý sẽ được xác định.
Ví dụ: Tiêu chuẩn Ethernet cho cáp xoắn đôi 10 baseT định rõ các đặc
trưng diện của cáp xoắn đôi, kích thước và các dạng của các đầu nối, độ dài tối đa
của cáp.
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là không có gói tin riêng và do vậy
không có phần đầu (header) chứa thông tin điều khiển. Dữ liệu đi theo dòng bit.
Một giao thức tầng vật lý tồn tại giữa các tầng vật lý để quy định về phương thức
truyền (đồng bộ, phi đồng bộ), tốc độ truyền.
Tầng liên kết dữ liệu (data link)
Tầng liên kết dữ liệu là tầng mà ở đó ý nghĩa được gán cho các bit được
truyền trên mạng. Tầng liên kết dữ liệu phải quy định được các dạng thức, kích
thước, địa chỉ gửi và nhận của mỗi gói tin được gửi đi. Nó phải xác định quy chế
truy nhập thông tin trên mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin sao cho nó được đưa
đến cho người nhận đã định.
Tầng liên kết dữ liệu có hai phương thức liên kết dựa trên cách kết nối của
máy tính, đó là phương thức “điểm - điểm” và phương thức “điểm - nhiều điểm”.
Với phương thức “điểm - nhiều điểm” tất cả các máy tính phân chia nhau một
đường truyền vật lý.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tầng liên kết dữ liệu cũng cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm
bảo cho dữ liệu nhận được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Nếu một gói tin có
lỗi không sửa được, tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra được cách thông báo cho nơi
gửi biết gói tin đó có lỗi để nó gửi lại.
Các giao thức tầng liên kết dữ liệu chia làm 2 loại chính là các giao thức
hướng ký tự và các giao thức hướng bit. Các giao thức hướng ký tự được xây dựng
dựa trên các ký tự đặc biệt của một bộ mã chuẩn nào đó (như ASCII hay
EBCDIC). Trong khi đó các giao thức hướng bit lại dùng cấu trúc nhị phân để xây
dựng các phần tử của giao thức và khi nhận, dữ liệu sẽ được tiếp nhận từng bit
một.
Tầng mạng (Network)
Tầng mạng nhắm đến việc kết nối các mạng với nhau bằng cách tìm đường
(routing) cho các gói tin từ một mạng này đến một mạng khác. Nó xác định việc
chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói này có thể đi qua nhiều
chặn đường trước khi đến được đích cuối cùng. Nó luôn tìm các tuyến truyền thông
không tắc nghẽn để đưa các gói tin đến đích.
Tầng mạng cung cấp các phương tiện để truyền các gói tin qua mạng, thậm
chí qua một mạng của mạng (netword of network). Bởi vậy nó cần phải đáp ứng
với nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau. Hai
chức năng chủ yếu của tầng mạng là chọn đường (routing) và chuyển tiếp
(replaying). Tầng mạng là tầng quan trọng nhất khi liên kết hai loại mạng khác
nhau như mạng Ethernet với mạng Token Ring khi đó phải tìm một bộ tìm đường
(quy định bởi 2 tầng mạng) để chuyển các gói tin từ mạng này sang mạng khác và
ngược lại.
Đối với một mạng chuyển mạch gói (packet – switch network) gồm tập hợp
các nút chuyển mạch gói nối với nhau bởi các liên kết dữ liệu. Các gói dữ liệu
được truyền từ một hệ thống dữ liệu mở tới một hệ thống mở khác trên mạng phải
được chuyển qua một chuỗi các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu từ một đường vào
(incoming link) ròi chuyển tiếp nó tới một đường ra (outgoing link) hướng đến
đích của dữ liệu. Như vậy ở mỗi nút trung gian nó phải thực hiện các chức năng
chọn đường và chuyển tiếp.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Việc chọn đường là việc lựa chọn một con đường để truyền một đơn vị dữ
liệu từ trạm nguồn tới trạm đích của nó. Một kỹ thuật chọn đường phải thực hiện 2
chức năng chính sau đây:
- Quyết định chọn đường tối ưu dựa trên các thông tin đã có về mạng tại
thời điểm đó thông qua những tiêu chuẩn tối ưu nhất định.
- Cập nhật các thông tin về mạng, tức là thông tin dùng cho việc chọn
đường. Trên mạng luôn có sợ thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật là việc cần
thiết.
Người ta có hai phương pháp cho việc chọn đường là phương pháp xử lý tập
trung và xử lý tại chỗ.
- Phương pháp chọn đường xử lý tập trung được đặc trưng bởi sự tồn tại của
một hoặc vài trung tâm điều khiển mạng. Chúng thực hiện việc lập ra các bảng
đường đi tại từng thời điểm cho các nút và sau đó gửi các bảng chọn đường tới
từng nút dọc theo con đường đã dược chọn đó. Thông tin tổng thể của mạng cần
dùng cho việc chọn đường chỉ cần cập nhập và được cất giữa tại trung tâm điều
khiễn mạng.
- Phương thức chọn đường xử lý tại chỗ đợc đặc trưng bởi việc chọn đường
được thực hiện tại mỗi nút của mạng. Trong từng thời điểm, mỗi nút phải duy trì
các thông tin của mạng và tự xây dựng bảng chọn đường cho mình. Như vậy các
thông tin tổng thể của nút cần dùng cho việc chọn đường cần cập nhập và được cất
giữ tại mỗi nút.
Thông thường các thông tin được đo lường và sử dụng cho việc chọn đường
bao gồm:
+ Trạng thái của đường truyền.
+ Thời gian trễ khi truyền trên mỗi đường dẫn.
+ Mức độ lưu thông trên mỗi đường.
- Các tài nguyên khả dụng của mạng.
Khi có sự thay đổi của mạng (ví dụ thay đổi về cấu trúc của mạng do sự cố
tại một vài nút, phục hồi của một nút mạng, nối thêm một nút mới… hoặc thay đổi
về mức độ lưu thông) các thông tin trên cần được cập nhập vào các cơ sở dữ liệu
về trạng thái của mạng.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tầng vận chuyển (Transport)
Tầng vận chuyển cung cấp các chức năng cần thiết giữa tầng mạng và các
tầng trên. Nó là tầng cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa
các hệ thống mở. Nó cùng các tầng dưới cung cấp cho người sử dụng các phục vụ
vận chuyển.
Tầng vận chuyển (transport layer) là tầng cơ sở mà ở đó một máy tính của
mạng chia sẽ thông tin với một máy tính khác. Tầng vận chuyển đồng nhất mỗi
trạm bằng một địa chỉ duy nhất và quản lý sự kết nối giữa các trạm. Tầng vận
chuyển cũng chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ trước khi gửi đi. Thông
thường tầng vận chuyển đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng
thứ tự.
Tầng vận chuyển là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn
trong truyền dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào bản
chất của tầng mạng.
Tầng giao dịch (Session)
Tầng giao dịch thiết lập “các giao dịch” giữa các trạm trên mạng, nó đặt tên
nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại với nhau và lập ánh xạ giữa các tên
với địa chỉ của chúng. Một giao dịch phải được thiết lập trước khi dữ liệu được
truyền trên mạng, tầng giao dịch đảm bảo cho các giao dịch được thiết lập và duy
trì theo đúng quy định.
Tầng giao dịch còn cung cấp cho người sử dụng các chức năng cần thiết để
quản trị các giao dịch ứng dụng của họ, cụ thể là:
- Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và
giải phóng (một cách logic) các phiên (hay còn gọi là các hội thoại – dialogues)
- Cung cấp các điểm đồng bộ để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
- Áp đặt các qui tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng
. - Cung cấp cơ chế “lần lượt” (nắm quyền) trong quá trình trao đỗi dữ liệu.
Trong trường hợp mạng là hai chiều luân phiên thì nẩy sinh vấn đề: hai
người sử dụng luân phiên phải “lấy lượt” để truyền dữ liệu. Tầng giao dịch duy trì
tương tác luân phiên bằng cách báo cho mỗi người sử dụng khi đến lượt họ được
truyền dữ liệu. Vấn đề đồng bộ hoá trong tầng giao dịch cũng được thực hiện như
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
cơ chế kiểm tra/phục hồi, dịch vụ này cho phép người sử dụng xác định các điểm
đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu đang chuyển vận và khi cần thiết có thể khôi phục
việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó.
Ở một thời điểm chỉ có một người sử dụng đó quyền đặc biệt được gọi các
dịch vụ nhất định của tầng giao dịch. Việc phân bố các quyền này thông qua việc
trao đổi thẻ bài (token).
Tầng giao dịch có các hàm cơ bản sau:
- Give Token cho phép người sử dụng chuyển một token cho một người sử
dụng khác của một liên kết giao dịch.
- Please Token cho phép một người sử dụng chưa có token có thể yêu cầu
token đó.
- Give Control dùng để chuyển tất cả các token từ một người sử dụng sang
một người sử dụng khác.
Tầng thể hiện (Presentation)
Trong giao tiếp giữa các ứng dụng thông qua mạng với cùng một dữ liệu có
thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Thông thường dạng biểu diễn dùng bởi ứng
dụng nguồn và dạng biểu điễn dùng bởi ứng dụng đích có thể khác nhau do ứng
dụng được chạy trên các hệ thống hoàn toàn khác nhau. Tầng thể hiện phải chịu
trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gởi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang
một loại biểu diễn khác. Để đạt được điều đó nó cung cấp một dạng biểu diễn
chung dùng để truyền thông và cho phép chuyển đổi từ dạng cục bộ sang biểu diễn
chung và ngược lại.
Tầng thể hiện cũng có thể được dung kỹ thuật mã hoá để xáo trộn các dữ
liệu trước khi được truyền đi và giải mã ở đầu đến để bảo mật. Ngoài ra tầng thể
hiện cũng có thể dùng các kỹ thuật nén sao cho chỉ cần một ít byte dữ liệu để thể
hiện thông tin khi nó được truyền ở trên mạng. Ở đầu nhận, tầng trình bày bung trở
lại để được dỡ liệu ban đầu.
Tầng ứng dụng (Application)
Tầng ứng dụng là tầng cao nhất của mô hình OSI, nó xác định giao diện
giữa người sử dụng và môi trường OSI và giải quyết các kỹ thuật mà các chương
trình ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
10010111001011010010110101011110
segment
s
packet
s
frame
s Data
Dat
a
Dat
a
Dat
a
Tóm tắt bằng sơ đồ như sau:
Hình 1-8: Giao tiếp qua mô hình 7 lớp
1.1.3.3. Bộ giao thức TCP/IP
TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng
nhất với nhau. Ngày nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ
cũng như trên mạng internet toàn cầu.
TCP/IP được xem như giản lược của mô hình OSI với bốn tầng như sau:
- Tầng liên kết mạng (Network Access Layer)
- Tầng internet (Internet layer)
- Tầng giao vận (Host-to-Host Transport Layer)
- Tầng ứng dụng (Application Layer)
Hình 1-9: Kiến trúc TCP/IP
Applications
TCP/UDP
IP ICMP
ARP/RARP
Network
Interlace and
Hardware
Applications
Transport
Internetwork
Network
Interlace and
Hardware
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tầng liên kết
Tầng liên kết (còn gọi là tầng liên kết dữ liệu hay là tầng liên kết mạng) là
tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP, bao gồm các thiết bị giao tiếp mạng và
chương trình cung cấp các thông tin cần thiết để có thể hoạt động, truy cập được
truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó.
Tầng Internet
Tầng Internet (còn gọi là tầng mạng) xử lý quá trình truyền gói tin trên
mạng. Các giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), IMCP (Internet
Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol).
Tầng giao vận
Tầng giao vận phụ trách luồng dữ liệu giữa 2 trạm thực hiện ứng dụng của tầng
trên. Tầng này có 2 giao thức chính: TCP (Transmission Control Protocol) và UDP
(User Datagram Protocol)
TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa 2 trạm, nó sử dụng cơ chế như
chia nhỏ các gói tin của tầng trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho
tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thơig gian time-out để đảm bảo
bên nhận biết được các gói tin đã gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy, tầng
trên sẽ không cần quan tâm đến nữa.
UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng ứng dụng. Nó chỉ gửi các
gói dữ liệu từ trạm này tới trạm kia mà không cần đảm bảo các gói tin đến được tới
đích. Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên.
Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến
trình và các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Có rất nhiều
ứng dụng được cung cấp trong tầng này, mà phổ biến là telnet: sử dụng trong việc
truy cập mạng từ xa, FTP (file transfer protocol): dịch vụ truyền tệp, Email: dịch
vụ thư tín điện tử, WWW (worlk wide web).
Cũng tương tự như trong mô hình OSI, khi truyền dữ liệu, quá tiến hành từ
tầng trên xuống tầng dưới, qua mỗi tầng dữ liệu được thêm vào một thông tin điều
khiển được gọi là phần header. Khi nhận dữ liệu thì
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Hình 1-10: Mô hình giao tiếp TCP/IP
quá trình xảy ra ngược lại, dữ liệu được truyền từ tầng dưới lên và qua mỗi
tầng thì phần header tương ứng được lấy đi và đến khi đến tầng trên cùng thì phần
dữ liệu không còn phần header nữa.
- Trong tầng ứng dụng dữ liệu là các luồng được gọi là stream.
- Trong tầng giao vận, đơn vị dữ liệu mà TCP gửi xuống tầng dưới gọi là
TCP segment.
- Trong tầng mạng, dữ liệu mà IP gửi tới tầng dưới được gọi là IP datagram.
- Trong tầng liên kết, dữ liệu được truyền đi gọi là frame.
TCP/IP với OSI: mỗi tầng trong TCP/IP có thể là một hay nhiều tầng OSI.
Bảng sau ghi rõ mối tương quan giữa các tầng trong mô hình TCP/IP với OSI
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
OSI TCP/IP
Physical layer và Data link layer Data link layer
Network layer Internet layer
Transport layer Transport layer
Session layer, Presentation layer,
Application layer
Application layer
Bảng 1-1: So sánh OSI và TCP/IP
Sự khác nhau giữa TCP/IP và OSI chỉ là:
- Tầng ứng dụng trong mô hình TCP/IP bao gồm luôn cả 3 tầng trên của mô
hình OSI.
- Tầng giao vận trong mô hình TCP/IP không phải luôn đảm bảo độ tin cậy
của việc truyền tin như ở trong tầng giao vận của mô hình OSI mà cho phép thêm
một lựa chọn khác là UDP.
1.2. Các công nghệ mạng hiện tại
1.2.1. Công nghệ WAN
Wide Area Networks – WAN, là mạng được thiết lập để liên kết đến các
máy tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau, ở khoảng cách xa về mặt địa lý,
như giữa các quận trong thành phố hay giữa các thành phố trong một quốc gia. Đặc
tính này chỉ có tính chất ước lệ, nó càng trở nên khó xác định với việc phát triển
mạnh của công nghệ truyền dẫn không phụ thuộc vào khoảng cách. Tuy nhiên việc
kết nối khoảng cách xa buộc WAN phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố : giải thông
và chi phí cho giải thông, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng.
WAN có thể kết nối thành mạng riêng của tổ chức, hay có thể phải kết nối
qua nhiều hạ tầng mạng công cộng và của các công ty viễn thông khác nhau
WAN có thể dùng đường truyền có giải thông thay đổi trong khoảng cách
rất lớn từ 56Kbps đến T1 với 1.544 Mbpsh hay E1 với 2.048 Mbps….và đến
Gigabit- là các đường trục nối các quốc gia hay châu lục.
Do sự phức tạp trong việc xây dựng, quản lý, duy trì các đường truyền dẫn
nên khi xây dựng WAN người ta thường sử dụng các đường truyền được thuê từ hạ
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
tầng viễn thông công cộng, và từ các công ty viễn thông hay từ các nhà cung cấp
dịch vụ truyền số liệu
Phần lớn các WAN hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên
đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như : video, tiếng nói, dữ
liệu…nhằm làm giảm chi phí dịch vụ
Các công nghệ kết nối WAN thường liên quan đến 3 tầng đầu trong mô hình
OSI. Đó là tầng vật lý liên (physical) quan đến các chuẩn giao tiếp WAN, tầng liên
kết dữ liệu (Data link) liên quan đến các giao thức truyền thông của WAN, và một
số giao thức WAN liên quan đến tầng mạng
Khi sử dụng công nghệ này ta cần chú ý đến 3 yếu tố : Môi trường, các yêu
cầu kỷ thuật, an ninh an toàn
1.2.2. Công nghệ X.25
Được CCITT ( Consultative Committee for International Telephony and
Telegraphy ) uỷ ban tư vấn quốc tế về điện thoại và điện báo công bố lần đầu tiên
vào 1970 lúc lĩnh vực viễn thông lần đầu tiên tham gia vào thế giới truyền dữ liệu
với các đặc tính:
X25 cung cấp quy trình kiểm soát luồng giữa các đầu cuối đem lại chất
lượng đường truyền cao cho dù chất lượng đương dây truyền không cao.
X25 được thiết kế cho cả truyền thông chuyển mạch lẫn truyền thông kiểu
điễm nối điểm.
Được quan tâm và tham gia nhanh chóng trên toàn cầu.
Trong X25 có chức năng dồn kênh (multiplexing) đối với liên kết logic
(virtual circuits) chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát lỗi cho các frame đi qua. Điều này
làm tăng độ phức tạp trong việc phối hợp các thủ tục giữa hai tầng kề nhau, dẫn
đến thông lượng bị hạn chế do tổng phí xử lý mỗi gói tin tăng lên. X25 kiểm tra lỗi
tại mỗi nút trước khi truyền tiếp, điều này làm cho đường truyền chó chất lượng rất
cao gần như phi lỗi. Tuy nhiên do vậy khối lượng tích toán tại mỗi nút khá lớn, đối
với những đường truyền của những năm 1970 thì điều đó là cần thiết nhưng hiện
nay khi kỹ thuật truyền dẫn đã đạt được những tiến bộ rất cao thì việc đó trở nên
lãng phí
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.2.3. Công nghệ Frame Relay
Fram-relay bắt đầu được đưa ra như tiêu chuẩn của một trong những giao
thức truyền số liệu từ năm 1984 trong hội nghị của tổ chức liên minh viễn thông
thế giới ITU-T( lúc đó gọi là CCITT – Consultative Committee for International
Telegraph and telephone ) và cũng được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ ANSY(
American National Standard Institute) đưa ra thành tiêu chuẩn ANSY vào năm đó.
Mục tiêu chính của Frame-relay cũng giống như nhiều tiêu chuẩn khác,
đó là tạo ra một giao diện chuẩn để kết nối thiết bị của các nhà sản xuất thiết bị
khác nhau, giữa người dùng và mạng UNI (User to Network Interface). Frame-
relay thiết kế nhằm cung cấp dịch vụ chuyển khung nhanh cho các ứng dụng số
liệu tương tự như X.25 hay ATM
Khuôn dạng
Bảng 1-2: Khuôn dạng gói dữ liệu Frame-relay
Frame-relay làm việc ở tầng Liên kết nhưng cũng phải giải quyết vấ đề
này để đảm bảo khả năng lưu chuyển thông tin
Frame relay không chỉ là một kỹ thuật mà còn là thể hiện một phương
pháp tổ chức mới. Với nguyên lý là truyền mạch gói nhưng các thao tác kiểm soát
giữa các đầu cuối giảm đáng kể Kỹ thuật Frame Relay cho phép thông luợng tối đa
đạt tới 2Mbps và hiện nay nó đang cung cấp các giải pháp để tương nối các mạng
cục bộ LAN trong một kiến trúc xương sống tạo nên môi trường cho ứng dụng
multimedia.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.2.4. Integrated Services Digital Network (ISDN)
ISDN là một loại mạng viễn thông số tích hợp đa dịch vụ cho phép sử dụng
cùng một lúc nhiều dịch vụ trên cùng một đường dây điện thoại thông thường. Với
cơ sở điện thoại cố định hiện có, ISDN là giải pháp cho phép truyền dẫn thoại, dữ
liệu và hình ảnh tốc độ cao. Người dùng cũng một lúc có thể truy cập WAN và gọi
điện thoại, fax mà chỉ cấn một đường dây điện thoại duy nhất, thay vì 3 đường nếu
dùng theo kiểu thông thường. Kết nối ISDN có tốc độ và chất lượng cao hơn hẳn
dịch vụ kết nối theo kiểu quay số qua mạng điện thoại thường (PSTN). Tốc độ truy
cập WAN có thể lên đến 128 Kbps nếu sử dụng đường ISDN 2 (2B+D) kênh và
tương đương 2.048 Mbps nếu sử dụng ISDN 30 kênh (30B+D)
ISDN kết nối thông qua các thiết bị kết nối như ISDN Adapter hay ISDN
router
ISDN có đặc tính là được chia thành 2 loại kênh khác nhau : Kênh dữ liệu
(Data Channel), tên kỹ thuật là B Channel, hoạt động ở tốc độ 64 Kbps và kênh
kiểm soát (Control channel), tên kỷ thuật là D channel, hoạt động ở 16 Kbps (Bisic
rate) và 64 Kbps (Primary rate). Dữ liệu của người dùng sẽ được truyền trên các B
channel, và dữ liệu tín hiệu được truyền qua D channel. Đường ISDN có hai tốc độ
cơ bản là residential basic rate và commercial primary rate. Basic rate ISDN hoạt
động với B channel 64 Kbps và một D channel16 Kbps qua đường thoại thông
thường, cung cấp băng thông dữ liệu là 128 Kbps. Trong khi đó Primary rate hoạt
động với 23 B channel 64 Kbps và một D channel 64 Kbps qua đường T1, cung
cấp băng thông 1472 Kbps. Primary rate đưa ra đường truyền quay số tốc độ cao,
cần thiết cho các tổ chức lớn
1.2.5. Asynchronous Transfer Mode (ATM) Switching
Hiện nay kỹ thuật Cell Relay dựa trên phương thức truyền thông không
đồng bộ (ATM) có thể cho phép thông lượng hàng trăm Mbps. Đơn vị dữ liệu
dùng trong ATM được gọi là tế bào (cell). Các tế bào trong ATM có độ dài cố định
là 53 bytes, trong đó 5 bytes dành cho phần chứa thông tin điều khiển (cell header)
và 48 bytes chứa dữ liệu của tầng trên.
Trong kỹ thuật ATM, các tế bào chứa các kiểu dữ liệu khác nhau được ghép kênh
tới một đường dẫn chung được gọi là đường dẫn ảo (virtual path). Trong đường
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
dẫn ảo đó có thể gồm nhiều kênh ảo (virtual chanell) khác nhau, mỗi kênh ảo được
sử dụng bởi một ứng dung nào đó tại một thời điểm.
ATM đã kết hợp những đặc tính tốt nhất của dạng chuyển mạch liên tục
và dạng chuyển mạch gói, nó có thể kết hợp dải thông linh hoạt và khả năng
chuyển tiếp cao tốc và có khả năng quản lý đồng thời dữ liệu số, tiếng nói, hình
ành và multimedia tương tác.
Mục tiêu của kỹ thuật ATM là nhằm cung cấp một mạng dồn kênh, và
chuyển mạch tốc độ cao, độ trễ nhỏ dáp ứng cho các dạng truyền thông đa phương
tiện (multimecdia)
Chuyển mạch cell cần thiết cho việc cung cấp các kết nối đòi hỏi băng
thông cao, tình trạng tắt nghẽn thấp, hổ trợ cho lớp dịch vụ tích hợp lưu thông dữ
liệu âm thanh hình ảnh. Đặc tính tốc độ cao là đặc tính nổi bật nhất của ATM.
ATM sử dụng cơ cấu chuyển mạch đặc biệt: ma trận nhị phân các thành
tố chuyển mạch (a matrix of binary switching elements) để vận hành lưu thông.
Khả năng vô hướng (scalability) là một đặc tính của cơ cấu chuyển mạch ATM.
Đặc tính này tương phản trực tiếp với những gì diễn ra khi các trạm cuối được
thêm vào một thiết bị liên mạng như router. Các router có năng suất tổng cố định
được chia cho các trạm cuối có kết nối với chúng. Khi số lượng trạm cuối gia tăng,
năng suất của router tương thích cho trạm cuối thu nhỏ lại. Khi cơ cấu ATM mở
rộng, mỗi thiết bị thu trạm cuối, bằng con đường của chính nó đi qua bộ chuyển
mạch bằng cách cho mỗi trạm cuối băng thông chỉ định. Băng thông rộng được chỉ
định của ATM với đặc tính có thể xác nhận khiến nó trở thành một kỹ thuật tuyệt
hảo dùng cho bất kỳ nơi nào trong mạng cục bộ của doanh nghiệp.
Như tên gọi của nó chỉ rõ, kỹ thuật ATM sử dụng phương pháp truyền
không đồng bộ (asynchronouns) các tề bào từ nguồn tới đích của chúng. Trong khi
đó, ở tầng vật lý người ta có thể sử dụng các kỹ thuật truyền thông đồng bộ như
SDH (hoặc SONET).
Nhận thức được vị trí chưa thể thay thế được (ít nhất cho đến những năm
đầu của thế kỷ 21) của kỹ thuật ATM, hầu hết các hãng khổng lồ về máy tính và
truyền thông như IBM, ATT, Digital, Hewlett - Packard, Cisco Systems,
Cabletron, Bay Network,... đều đang quan tâm đặc biệt đến dòng sản phẩm hướng
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
đến ATM của mình để tung ra thị trường. Có thể kể ra đây một số sản phẩm đó
như DEC 900 Multiwitch, IBM 8250 hub, Cisco 7000 rounter, Cablectron, ATM
module for MMAC hub.
Nhìn chung thị trường ATM sôi động do nhu cầu thực sự của các ứng
dụng đa phương tiện. Sự nhập cuộc ngày một đông của các hãng sản xuất đã làm
giảm đáng kể giá bán của các sản phẩm loại này, từ đó càng mở rộng thêm thị
trường. Ngay ở Việt Nam, các dự án lớn về mạng tin học đều đã được thiết kế với
hạ tầng chấp nhận được với công nghệ ATM trong tương lai.
1.2.6. Internet protocol (IP)
Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất của bộ
giao thức TCP/IP. Mục đích của bộ giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng
kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. IP là giao thức cung cấp
dịch vụ phân phát datagram theo kiểu không liên kết và không tin cậy nghĩa là
không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu, không đảm bảo
rằng IP datagram sẽ tới đích và không duy trì bất kỳ thông tin nào về những
datagram đã gởi đi. Khuôn dạng dữ liệu dùng trong IP được thể hiện ở hình vẽ
dưới đây
Bảng 1-3: Khuôn dạng dữ liệu dùng trong IP
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Hình 1-11: Kiến trúc của địa chỉ IP (Ipv4)
Địa chỉ IP (IPv4) có độ dài 32 bit và được tách được 4 vùng, mỗi vùng (
mỗi vùng 1 byte) thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và được cách nhau
bởi dấu chấm(.). Ví dụ 192.168.0.1
Địa chỉ IP (IPv4) được chia thành 5 lớp A, B, C, D, E trong đó 3 lớp địa chỉ
A, B, C được dùng để cấp phát. Các lớp này được phân biệt bởi các bit đầu tiên
trong địa chỉ
Lớp A(0) cho phép định danh tới 126 mạng tối đa 16 triệu trạm trên mỗi
mạng. Lớp này thường được dùng cho cácmạng có số trạm cực lớn và rất khó được
cấp. Lớp B(10) cho phép định danh tới 19384 mạng với tối đa 65534 trạm trên mỗi
mạng. Lớp địa chỉ này phù hợp với nhiều yêu cầu nên được cấp phát nhiều nên
hiện nay đã trở nên khan hiếm.
Lớp C(110) cho phép định danh tới 2 triệu mạng với tối đa 254 trạm trên
mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm
Bảng1-4: Các lớp địa chỉ Internet
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Ngoài ra còn một số địa chỉ được quy định dùng riêng (private address). Các
địa chỉ này chỉ có ý nghĩa trong mạng của từng tổ chức nhất định mà không được
định tuyến trên Internet. Việc sử dụng các địa chỉ này không cần phải xin cấp phép
Ví dụ : 192.168.0.0 – 192.168.255.255
1.2.7. Routing Information protocol (RIP)
Routing Information Protocol (RIP) là giao thức định tuyến vector khoảng
cách (Distance Vector Protocol) xuất hiện sớm nhất. Nó suất hiện vào năm 1970
bởi Xerox như là một phần của bộ giao thức Xerox Networking Services (XNS).
Một điều kỳ lạ là RIP được chấp nhận rộng rải trước khi có một chuẩn chính thức
được xuất bản. Mãi đến năm 1988 RIP mới được chính thức ban bố trong
RFC1058 bởi Charles Hedrick. RIP được sử dụng rộng rãi do tính chất đơn giản và
tiện dụng của nó.
RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đặn gửi
toàn bộ routing table ra tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây.
RIP chỉ sử dụng metric là hop count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới remote
network. Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-
Ford.
IP RIP được mô tả chi tiết trong 2 văn bản. Văn bản đầu tiên là RFC1058 và
văn bản thứ 2 là Tiêu chuẩn Internet (STD)56.
RIP được phát triển trong nhiều năm bắt đầu từ phiên bản 1 (RIPv1)
RIP chỉ là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ cho đến phiên bản 2(RIPv2)
RIP trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ.
RIPv2 có những ưu điểm hơn như sau:
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin định tuyến hơn
+ Có cơ chế xác minh giữa các router khi cập nhật để bảo mật cho bảng
định tuyến.
+ Có hỗ trợ VLSM(variable Length Subnet Masking-Subnet mask có
chiều dài khác nhau).
RIP tránh định tuyến lặp vòng đếm đến vô hạn bằng cách giới hạn số lượng
hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận, số lượng hop tối đa cho mỗi con
đường là 15. Đối với các con đường mà router nhận được từ thông tin cập nhật của
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1 vì router xem bản thân nó cũng là
1 hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì
router sẽ xem như mạng đích không tương ứng với con đường này không đến
được. Ngoài ra, RIP cũng có những đặc tính tương tự như các giao thức định tuyến
khác. Ví dụ như : RIP cũng có horizon và thời gian holddown để tránh cập nhật
thông tin định tuyến không chính xác.
Các đặc điểm chính của RIP:
+ Là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách.
+ Thông số định tuyến là số lượng hop.
+ Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ
liệu đó sẽ bị huỷ bỏ.
+ Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.
1.2.8. Interior Gateway Routing protocol (IGRP)
The Interior Gateway Routing Protocol (IGRP) là một giao thức định tuyến
được phát triển vào giữa những năm 1980 bởi công ty Cisco. Mục đích của Cisco
trong việc tạo ra IGRP là muốn tạo ra một giao thức mạnh cho việc định tuyến bên
trong của một hệ thống tự trị - AS (autonomous system)
Vào giữa những năm 1980 giao thức định tuyến phổ biến nhất là giao thức
thông tin định tuyến (RIP).
1.2.9. Enhanced Interior Gateway Routing protocol (EIGRP)
Enhanced interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) là giao thức định
tuyến dạng lai giữa distance vector và link state. EIGRP là một phát triển riêng của
Cisco nhằm khắc phục các nhược điểm của RIP/IGRP và có những ưu điểm như dễ
cấu hình, độ hội tụ nhanh, tiết kiệm tài nguyên mạng khi trao đổi thông tin, sử
dụng địa chỉ multicast để liên lạc, khả năng sử dụng hiệu quả băng thông, hỗ trợ
VLSM và vấn đề mạng không liên tục (discontiguous network).co nhằm khắc ph
EIGRP Router lưu giữ các thông tin về đường đi và cấu trúc mạng trên
Ram, nhờ đó chúng đáp ứng nhanh chóng theo sự thay đổi. Giống như OSPF,
EIGRP cũng lưu những thông tin này thành từng bảng và từng cơ sở dữ liệu khác
nhau.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
EIGRP lưu các con đường mà nó học được theo một cách đặt biệt. Mỗi con
đường có trạng thái riêng và có đánh dấu để cung cấp thêm nhiều thông tin hữu
dụng khác.
EIGRP có 3 bảng sau:
+ Bảng láng giềng ( Neighbor table ).
+ Bảng cấu trúc mạng ( Topology table ).
+ Bảng định tuyến ( Routing table ).
Bảng láng giềng là bảng quan trọng nhất trong EIGRP. Mỗi Router EIGRP
lưu giữ một bảng láng giềng, trong đó là danh sách các Router thân mật với nó.
Bảng này tương tự như cơ sở dữ liệu về các láng giềng của OSPF. Đối với mỗi
giao thức mà EIGRP hỗ trợ, EIGRP có một láng giềng riêng tương ứng.
Khi phát hiện một láng giềng mới, Router sẽ ghi lại địa chỉ và cổng kết nối
của láng giềng đó vào bảng láng giềng. Khi láng giềng gửi gói hello, trong đó có
thông số về khoảng thời gian lưu trữ. Nếu Router không nhận được gói hello khi
đến định kỳ thì khoảng thời gian lưu giữ là khoảng thời gian mà Router chờ và vẫn
xem là Router láng giềng còn kết nối được và còn hoạt động. Khi khoảng thời gian
lưu trữ đã hết mà vẫn không nhận được hello từ Router láng giềng đó, thì xem như
Router láng giềng đã không còn kết nối được hoặc không còn hoạt động, thuật toán
DUAL ( Diffusing Update Algorithm ) sẽ thông báo sự thay đổi này và thực hiện
tính toán lại theo mạng mới.
Bảng cấu trúc mạng là bảng cung cấp dữ liệu để xây dựng nên bảng định
tuyến của EIGRP. DUAL lấy thông tin từ bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng
để tính toán chọn đường có chi phí thấp nhất đến từng mạng đích.
Mỗi EIGRP Router lưu một bảng cấu trúc mạng riêng tương ứng với từng
loại giao thức mạng khác nhau. Bảng cấu trúc mạng chứa thông tin về tất cả các
con đường mà Router học được. Nhờ những thông tin này mà Router có thể xác
định đường đi khác để thay thế nhanh chóng khi cần thiết. Thuật toán DUAL chọn
đường đi tốt nhất đến mạng đích gọi là đường chính ( successor route ).
Sau đây là những thông tin chứa trong bảng cấu trúc mạng:
+ Feasible distance ( FD ): là thông số định tuyến nhỏ nhất mà EIGRP
tính được cho từng mạng đích.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
+ Route source: là nguồn khởi phát thông tin về một con đường nào đó.
Phần thông tin này chỉ có đối với những đường được học ngoài mạng EIGRP.
+ Reported distance ( RD ): là thông số định tuyến đến một mạng đích do
Router láng giềng thân mật thông báo qua.
+ Thông tin về cổng giao tiếp mà Router sử dụng để đi đến mạng đích.
+ Trạng thái đường đi: trạng thái không tác động ( P – passive ) là trạng
thái ổn định, sẵn sàng sử dụng được, trạng thái tác động ( A – active ) là trạng thái
đang trong tiến trình tính toán lại của DUAL.
Bảng định tuyến EIGRP lưu giữ danh sách các đường tốt nhất đến các mạng
đích. Những thông tin trong bảng định tuyến được rút ra từ bảng cấu trúc mạng.
Router EIGRP có bảng định tuyến riêng cho từng giao thức mạng khác nhau.
Con đường được chọn làm đường chính đến mạng đích gọi là đường
successor. Từ thông tin trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng, DUAL chọn
ra một đường chính và đưa lên bảng định tuyến. Đến một mạng đích có thể có đến
4 successor. Những đường này có chi phí bằng nhau hoặc không bằng nhau. Thông
tin về successor cũng được đặt trong bảng cấu trúc mạng.
Đường Feasible successor (FS) là đường dự phòng cho đường successor.
Đường này cũng được chọn ra cùng với đường successor nhưng chúng chỉ được
lưu trong bảng cấu trúc mạng. Đến một mạng đích có thể có nhiều feasible
successor được lưu trong bảng cấu trúc mạng nhưng điều này không bắt buộc.
Router xem hop kế tiếp của đường feasible successor là hop dưới nó, gần
mạng đích hơn nó. Do đó, chi phí của feasible successor được tính bằng chi phí của
chính nó cộng với chi phí của Router láng giềng thông báo qua. Trong trường hợp
successor bị sự cố thì Router sẽ tìm feasible successor để thay thế. Một đường
feasible successor bắt buộc phải có chi phí mà Router láng giềng thông báo qua
thấp hơn chi phí của đường successor hiện tại. Nếu trong bảng cấu trúc mạng
không có sẵn đường feasible successor thì con đường đến mạng đích tương ứng
được đưa vào trạng thái Active và Router bắt đầu gửi các gói yêu cầu đến tất cả các
láng giềng để tính toán lại cấu trúc mạng. Sau đó với các thông tin mới nhận được,
Router có thể sẽ chọn ra được successor mới hoặc feasible successor mới. Đường
mới được chọn xong sẽ có trạng thái là Passive.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.2.10. Open Shortest Path First (OSPF)
Giao thức OSPF (Open Shortest Path First) thuộc loại link-state routing
protocol và được hổ trợ bởi nhiều nhà sản xuất. OSPF sử dụng thuật toán SPF
để tính toán ra đường đi ngắn nhất cho một Route. Giao thức OSPF có thể
được sử dụng cho mạng nhỏ cũng như một mạng lớn. Do các Router sử dụng
giao thức OSPF sử dụng thuật toán để tính metric cho các route rồi từ đó xây
dựng nên đồ hình của mạng nên tốn rất nhiều bộ nhớ cũng như hoạt động của
CPU Router. Nếu như một mạng quá lớn thì việc này diễn ra rất lâu và tốn
rất nhiều bộ nhớ. Để khắc phục tình trạng trên, giao thức OSPF cho phép chia
một mạng ra thành nhiều area khác nhau. Các Router trong cùng một area trao
đổi thông tin với nhau, không trao đổi với các Router khác vùng. Vì vậy, việc
xây dựng đồ hình của Router được giảm đi rất nhiều. Các vùng khác nhau
muốn liên kết được với nhau phải nối với area 0 (còn được gọi là backbone)
bằng một router biên.
Các Router chạy giao thức OSPF giữ liên lạc với nhau bằng cách gửi các
gói Hello cho nhau. Nếu Router vẫn còn nhận được các gói Hello từ một
router kết nối trực tiếp qua một đường kết nối thì nó biêt được rằng đường kết
nối và router đầu xa vẫn hoạt động tốt. Nếu như Router không nhận được gói
hello trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi là dead interval, thì
Router biết rằng Router đầu xa đã bị down và khi đó Router sẽ chạy thuật toán
SPF để tính route mới.
Mỗi router sử dụng giao thức OSPF có một số ID để nhận dạng.
Router sẽ sử dụng địa chỉ IP của interface loopback cao nhất (nếu có nhiều
loopback) làm ID. Nếu không có loopback nào được cấu hình hình thì Router
sẽ sử dụng IP cao nhất của các interface vật lý.
OSPF có ưu điểm là: thời gian hội tụ nhanh, được hổ trợ bởi nhiều nhà sản
xuất, hổ trở VLSM, có thể sử dụng trên một mạng lớn, có tính ổn định cao.
1.2.11. Remote Monitoring (RMON)
RMON là giao thức giám sát mạng và chuẩn phân tích IETF tương tự như
SMNP (Simple Network Managegement Protocol - Giao thức quản lí mạng giản
đơn) được thiết kế để bù đắp các giới hạn của SNMP. Để hiểu rõ giao thức này, giả
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
sử bạn là người qui hoạch thành phố và muốn giám sát giao thông tại nhiều giao lộ
trong thành phố. Phương án thực hiện có thể bạn sẽ bố trí các trạm (agent) đứng tại
các giao lộ quan trọng để thu thập thông tin giao thông. Các trạm nầy sẽ báo cáo lại
văn phòng trung tâm bằng điện thoại di động. Mặt khác, những người thư ký tại
văn phòng trung tâm có nhiệm vụ thu thập thông tin nầy. Thông tin này được cập
nhật liên tục để đưa vào máy tính để phân tích.
Vấn đề duy nhất của phương pháp này là chi phí của các cuộc gọi. Một
phương pháp hiệu quả hơn là giao cho mỗi trạm một máy tính riêng và bảo họ đưa
vào các thông tin giao thông, sau đó truyền dữ liệu nầy tới văn phòng trung tâm
theo định kì hoặc theo yêu cầu của người quản lí.
Tất nhiên, mô hình kém hiệu được mô tả ở trên tương tự như việc thu thập dữ liệu
của SMNP, nhưng phương pháp hiệu quả hơn là RMON. Cả SMNP và RMON đều
có các trạm, RMON thường gọi là máy dò (probes), là tiến trình phần mềm chạy
trên các thiết bị mạng thu thập thông tin về lưu thông mạng và lưu trữ chúng trên
MIB cục bộ (management information base - cơ sở thông tin quản trị). Với SMNP,
một máy tính trung tâm quản trị mạng phải lần lượt hỏi (hoặc xoay vòng) các máy
trạm của SMNP để thu thông tin MIB. Thu thập thông tin như vậy để giám sát
những xu hướng trong quá khứ. Thu thập thông tin không những làm tăng các tắc
nghẽn trên mạng mà còn tạo gánh nặng cho máy tính trung tâm vào việc thu thập
thông tin.
1.2.12. Simple Network Mannagement protocol (SNMP)
SNMP là giao thức quản lý phổ biến được những người dùng Internet với
giao thức TCP/IP định nghĩa. SNMP là một giao thức truyền thông để thu thập
thông tin từ những thiết bị trên mạng. Mỗi thiết bị chạy một chương trình con thu
thập thông tin và cung cấp thông tin đó cho bộ phận quản lý. Các đối tượng được
quản lý sẽ định nghiã từng phần thông tin về một thiết bị như số gói tin mà thiết bị
nầy nhận được. MIB (cơ sỡ quản lý thông tin) là một tập hợp những đối tượng
được quản lý. SNMP và các MIB của SNMPá định nghĩa ngữ pháp và từ vựng để
quản lý mạng. Tùy thuộc vào nhà cung cấp mà họ sẽ sản xuất ra những sản phẩm
kế thừa những tiêu chuẩn SNMP và cho phép thiết bị trao đổi những thông tin quản
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
lý. SNMP được mô tả ở nhiều dạng của RCF (yêu cầu nhận xét) của IETF (Nhóm
kỹ thuật Internet
SNMP Đây là một giao thức cho phép cơ chế truyền và ngôn ngữ câu hỏi
(query) để hỏi các chương trình con chạy trong những thiết bị được quản lý. SNMP
dùng UDP (giao thức dữ liệu của người sử dụng) là một phần của bộ giao thức
TCP/IP để mang thông tin qua mạng
1.2.13. Virtual Private Network (VPN)
VPN là mạng riêng rẽ sử dụng mạng dùng chung (Internet) để kết nối các
site riêng lẽ hoặc các người dùng từ xa. VPN cho phép thành lập các kết nối riêng
với những người dùng ở xa, các văn phòng chi nhánh của các công ty và đối tác
của công ty đang sử dụng chung một mạng công cộng
Hình 1-12: Mô hình VPN
Những lợi ích của VPN đem lại:
VPN mang lại lợi ích thực sự và tức thời cho công ty. Có thể dùng VPN để
đơn giản hóa việc truy cập đối VPN với các nhân viên lam fviệc và người dùng lưu
động, mở rộng Intranet đến từng văn phòng chi nhánh, thậm chí triển khai Extranet
đến tận khách hàng và các đối tác chủ chốt và điều quan trọng là những công việc
trên đều có chi phí thấp hơn nhiều so với việc mua thiết bị và đường dây cho mạng
WAN riêng
Giảm chi phí thường xuyên : VPN cho phép tiết kiệm 60% chi phí so với
thuê đường truyền và giảm đáng kể tiền cước gọi đến của các nhân viên làm
việc ở xa. Giảm được cước phí đường dài khi truy cập VPN cho các nhân
viên di động và các nhân viên làm việc ở xa nhờ vào việc họ truy cập vào
mạng thông qua các điểm kết nối POP (Point of Presence) ở địa phương,
hạn chế gọi đường dài đến các modem tập trung
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Giảm chi phí đầu tư : Sẽ không tốn chi phí đầu tư cho máy chủ, bộ định
tuyến cho mạng đường trục và các bộ chuyển mạch phục vụ cho việc truy
cập bởi vì các thiết bị này do các nhà cung cấp dịch vụ quản lý và làm chủ.
Công ty cũng không phải mua, thiết lập cấu hình hoặc quản lý các nhóm
modem phức tạp. Ngoài ra họ cũng có
Truy cập mọi lúc, mọi nơi : Các Client của VPN cũng có thể truy cập tất
cả các dịch vụ như www, e-mail, FTP … cũng như các ứng dụng thiết yếu
khác mà không cần quan tâm đến những phần phức tạp bên dưới.
Khả năng mở rộng : Do VPN sử dụng môi trường và các công nghệ
tương tự Internet cho nên với một Internet VPN, các văn phòng, nhóm và
các đối tượng di động có thể trở nên một phần của mạng VPN ở bất kỳ nơi
nào mà ISP cung cấp một điểm kết nối cục bộ POP.
1.2.14. Mega WAN
Dịch vụ MegaWAN là giải pháp kết nối mạng diện rộng (WAN) sử dụng
công nghệ chuyển mạch gói mạng riêng ảo MPLS/VPN qua đường truy nhập là
cáp đồng công nghệ xDSL (ADSL hoặc HSDSL), được TCty Bưu chính Viễn
thông (VNPT) khai trương từ ngày 19-11-2005.
Theo VNPT, hiện dịch vụ này đã được cung cấp tại 18 tỉnh, thành phố lớn
trên cả nước và sắp tới sẽ được mở rộng cung cấp trên tất cả 64/64 tỉnh, thành.
Nguyên nhân chính là sự phù hợp khi dùng WAN để điều hành sản xuất, kinh
doanh, trao đổi dữ liệu, thông tin điện tử, thương mại giao dịch điện tử, thiết lập
mạng điện thoại dùng riêng sử dụng VOIP.
Hiện có 3 giải pháp chính kết nối WAN: dùng kênh thuê riêng (leased line),
frame relay và kết nối bằng mạng riêng ảo MPLS-VPN.
Giải pháp kết nối bằng đường kênh thuê riêng có ưu điểm là đường leased
line được thuê dành riêng cho kết nối của mạng WAN nên chất lượng mạng tốt, độ
bảo mật cao. Tuy nhiên giải pháp này hiện đã lỗi thời, ít được sử dụng trong những
thiết kế mới vì có một số hạn chế nhất định.
Nếu như dùng Frame Relay (FR) – công nghệ chuyển mạch gói đã lỗi thời -
để kết nối mạng WAN, người sử dụng sẽ gặp phải những khó khăn chủ yếu sau:
các thiết bị đấu nối FR đắt, khả năng hỗ trợ của nhà sản xuất hạn chế, khả năng
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
nâng cấp về tốc độ và dịch vụ kém, việc vận hành, khai thác mạng phức tạp, chi
phí thuê đường truyền không rẻ hơn sử dụng kênh thuê riêng.
1.3. Các công nghệ kết nối dùng cho Wan
Hiện nay trên thế giới có nhiều dịch vụ dành cho việc chuyển thông tin từ
khu vực này sang khu vực khác nhằm liên kết các mạng LAN của các khu vực
khác nhau lại. Để có được những liên kết như vậy người ta thường sử dụng các
dịch vụ của các mạng diện rộng. Hiện nay trong khi giao thức truyền thông cơ bản
của LAN là Ethernet, Token Ring thì giao thức dùng để tương nối các LAN thông
thường dựa trên chuẩn TCP/IP. Ngày nay khi các dạng kết nối có xu hướng ngày
càng đa dạng và phân tán cho nên các mạng WAN đang thiên về truyền theo đơn
vị tập tin thay vì truyền một lần xử lý.
Có nhiều cách phân loại mạng diện rộng, ở đây nếu phân loại theo phương
pháp truyền thông tin thì có thể chia thành 3 loại mạng như sau:
1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
2. Mạng thuê bao (Leased lines Network)
3. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching Network)
1.3.1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Để thực hiện được việc liên kết giữa hai điểm nút, một đường nối giữa
điểm nút này và điêm nút kia được thiết lập trong mạng thể hiện dưới dạng cuộc
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch.
Hình 1-13: Mô hình mạng chuyển mạch
Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại, các thuê bao
khi biết số của nhau có thể gọi cho nhau và có một đường nối vật lý tạm thời được thiết
lập giữa hai thuê bao.
Với mô hình này mọi đường đều có thể một đường bất kỳ khác, thông qua
những đường nối và các thiết bị chuyên dùng người ta có thể liên kết một đường
tạm thời từ nơi gửi tới nơi nhận một đường nối vật lý, đường nối trên duy trì trong
suốt phiên làm việc và chỉ giải phóng sau khi phiên làm việc kết thúc. Để thực hiện
một phiên làm việc cần có các thủ tục đầy đủ cho việc thiết lập liên kết trong đó có
việc thông báo cho mạng biết địa chỉ của nút nhận.
Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch là chuyển mạch tương tự (analog) và
chuyển mạch số (digital)
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chuyển mạch tương tự (Analog): Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyển
mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm sử dụng một thiết bị
có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyền các tín hiệu số từ máy tính sao tín hiệu
tuần tự có trể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại.
Hình 1-14: Mô hình chuyển mạch tương tự
Chuyển mạch số (Digital): Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiên
được AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số
Acnet với đường truyền 56 kbs. Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòi hỏi
sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit - DSU) vào vị trí
modem trong chuyển mạch tương tự. Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số có nhiệm
vụ chuyển các tín hiệu số đơn chiều (unipolar) từ máy tính ra thành tín hiệu số hai
chiều (bipolar) để truyền trên đường truyền.
Hình 1-15: Mô hình chuyển mạch số
Mạng chuyển mạch số cho phép người sử dụng nâng cao tốc độ truyền (ở
đây do khác biệt giữa kỹ thuật truyền số và kỹ thuật truyền tương tự nên hiệu năng
của truyền mạch số cao hơn nhiều so với truyền tương tự cho dù cùng tốc độ), độ
an toàn.
Vào năm 1991 AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số có tốc độ 384 Kbps.
Người ta có thể dùng mạng chuyển mạch số để tạo các liên kết giữa các mạng
LAN và làm các đường truyền dự phòng.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.3.2. Mạng thuê bao (Leased line Network)
Với kỹ thuật chuyển mạch giữa các nút của mạng (tương tự hoặc số) có một
số lượng lớn đường dây truyền dữ liệu, với mỗi đường dây trong một thời điểm chỉ
có nhiều nhất một phiên giao dịch, khi số lượng các trạm sử dụng tăng cao người ta
nhận thấy việc sử dụng mạng chuyển mạch trở nên không kinh tế. Để giảm bớt số
lượng các đường dây kết nối giữa các nút mạng người ta đưa ra một kỹ thuật gọi là
ghép kênh.
Hình 1-16: Mô hình ghép kênh
Mô hình đó được mô tả như sau: tại một nút người ta tập hợp các tín hiệu
trên của nhiều người sử dụng ghép lại để truyền trên một kênh nối duy nhất đến các
nút khác, tại nút cuối người ta phân kênh ghép ra thành các kênh riêng biệt và
truyền tới các người nhận.
Có hai phương thức ghép kênh chính là ghép kênh theo tần số và ghép kênh
theo thời gian, hai phương thức này tương ứng với mạng thuê bao tuần tự và mạng
thuê bao kỹ thuật số. trong thời gian hiện nay mạng thuê bao kỹ thuật số sử dụng kỹ
thuật ghép kênh theo thời gian với đường truyền T đang được sử dụng ngày một
rộng rãi và dần dần thay thế mạng thuê bao tuần tự.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.3.2.1. Phương thức ghép kênh theo tần số
Để sử dụng phương thức ghép kênh theo tần số giữa các nút của mạng được
liên kết bởi đường truyền băng tần rộng. Băng tần này được chia thành nhiều kênh
con được phân biệt bởi tần số khác nhau. Khi truyền dử liệu, mỗi kênh truyền từ
người sử dụng đến nút sẽ được chuyển thành một kênh con với tần số xác định và
được truyền thông qua bộ ghép kênh đến nút cuối và tại đây nó được tách ra thành
kênh riêng biệt để truyền tới người nhận. Theo các chuẩn của CCITT có các
phương thức ghép kênh cho phép ghép 12, 60, 300 kênh đơn.
Người ta có thể dùng đường thuê bao tuần tự (Analog) nối giữa máy của
người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất. Khi máy của người sử dụng gửi dữ
liệu thì kênh dữ liệu được ghép với các kênh khác và truyền trên đưòng truyền tới
nút đích và được phân ra thành kênh riêng biệt trước khi gửi tới máy của người sử
dụng. Đường nối giữa máy trạm của người sử dụng tới nút mạng thuê bao cũng
giống như mạng chuyển mạch tuần tự sử dụng đường dây điện thoại với các kỹ
thuật chuyển đổi tín hiệu như V22, V22 bis, V32, V32 bis, các kỹ thuật nén V42
bis, MNP class 5.
1.3.2.2.Phương thức ghép kênh theo thời gian:
Khác với phương thức ghép kênh theo tần số, phương thức ghép kênh theo
thời gian chia một chu kỳ thời gian hoạt động của đường truyền trục thành nhiều
khoảng nhỏ và mỗi kênh tuyền dữ liệu được một khoảng. Sau khi ghép kênh lại
thành một kênh chung dữ liệu được truyền đi tương tự như phương thức ghép kênh
theo tần số. Người ta dùng đường thuê bao là đường truyền kỹ thuật số nối giữa
máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất.
Hiện nay người ta có các đường truyền thuê bao như sau :
Đường T1 với tốc độ 1.544 Mbps nó bao gồm 24 kênh vớp tốc độ 64 kbps và 8000
bits điều khiển trong 1 giây.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
1.3.3. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching NetWork)
Mạng chuyển mạch gói hoạt động theo nguyên tắc sau : Khi một trạm trên mạng
cần gửi dữ liệu nó cần phải đóng dữ liệu thành từng gói tin, các gói tin đó được đi
trên mạng từ nút này tới nút khác tới khi đến được đích. Do việc sử dụng kỹ thuật
trên nên khi một trạm không gửi tin thì mọi tài nguyên của mạng sẽ dành cho các
trạm khác, do vậy mạng tiết kiệm được các tài nguyên và có thể sử dụng chúng
một cách tốt nhất.
Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức:
· Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc.
· Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định.
Với phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc các gói tin được
chuyển đi trên mạng một cách độc lập, mỗi gói tin đều có mang địa chỉ nơi gửi và
nơi nhận. Mổi nút trong mạng khi tiếp nhận gói tin sẽ quyết định xenm đường đi
của gói tin phụ thuộc vào thuật toán tìm đường tại nút và những thông tin về mạng
mà nút đó có. Việc truyền theo phương thức này cho ta sự mềm dẻo nhất định do
đường đi với mỗi gói tin trở nên mềm dẻo tuy nhiên điều này yêu cầu một số
lượng tính toán rất lớn tại mỗi nút nên hiện nay phần lớn các mạng chuyển sang
dùng phương chuyển mạch gói theo đường đi xác định.
Hình 1-17: Ví dụ phương thức sơ đồ rời rạc.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Trước khi truyền dữ liệu một đưòng đi (hay còn gọi là đường đi ảo) được
thiết lập giữa trạm gửi và trạm nhận thông qua các nút của mạng. Đường đi trên
mang số hiệu phân biệt với các đường đi khác, sau đó các gói tin được gửi đi theo
đường đã thiết lập để tới đích, các gói tin mang số hiệu củ đường ảo để có thể
được nhận biết khi qua các nút. Điều này khiến cho việc tính toán đường đi cho
phiên liên lạc chỉ cần thực hiện một lần.
Hình 1-18: Ví dụ phương thức đường đi xác định
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chương 2
KỸ THUẬT MEGA WAN
Ngày nay, công nghệ thông tin và viễn thông đang hội tụ sâu sắc và cùng
đóng góp rất tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu. Không một doanh
nghiệp, tổ chức thành đạt nào lại phủ nhận sự gắn bó giữa hệ thống thông tin và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lộ trình phát triển của họ. Mỗi
ngày, họ đầu tư nhiều hơn cho cả giá trị nội dung thông tin và hạ tầng mạng lưới
thiết bị, dịch vụ. Hàng loạt các giải pháp mới ra đời mang lại những biến đổi lớn
trong cấu trúc hạ tầng mạng riêng của các người dùng doanh nghiệp, tổ chức. Cấu
trúc phổ biến hiện nay không còn xuất hiện ở dạng nội bộ LAN mà đã chuyển sang
mô hình diện rộng WAN (Wide Area Network).Với WAN, các doanh nghiệp, tổ
chức dần mở cánh cửa văn phòng mình vươn rộng khắp cả nước và ra ngoài biên
giới, và kết nối thường trực với tất cả chi nhánh, khách hàng, nhà cung cấp, nhà
phân phối đại lý.
2.1. Khái niệm về dịch vụ Mega WAN
2.1.1. Mega WAN là gì
Dịch vụ MegaWAN là giải pháp kết nối mạng diện rộng (WAN) sử dụng
công nghệ chuyển mạch gói mạng riêng ảo MPLS/VPN qua đường truy nhập là
cáp đồng công nghệ xDSL (ADSL hoặc HSDSL), được TCty Bưu chính Viễn
thông (VNPT) khai trương từ ngày 19-11-2005.
Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp (như các văn phòng,
chi nhánh, cộng tác viên từ xa, v.v... ) thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành
một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL
MegaWAN sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multil Protocol
Label Switching), giao thức của mạng thế hệ tiếp theo.
Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng
IP/MPLS. Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn
giản, thuận tiện với chi phí thấp. Cho phép vừa truy nhập mạng riêng ảo vừa truy
cập Internet (nếu khách hàng có nhu cầu).
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Dịch vụ kết nối Mạng máy tính là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong
nước và quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao
số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng) kết hợp
với công nghệ MPLS/VPN trên mạng NGN. Thương hiệu dịch vụ là MegaWAN.
MegaWAN là một trong các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN (Next
Generation Network) dành cho các Doanh nghiệp.
Các mạng máy tính của khách hàng được kết nối qua CPE (Modem /
Router ADSL / SHDSL ).
MegaWAN cung cấp cho khách hàng hai khả năng kết nối các mạng máy
tính với hai tốc độ tối thiểu là 64kb/s :
- Sử dụng SHDSL-WAN với tốc độ đối xứng (trên lý thuyết tốc độ lớn nhất
có thể là 2.3 Mbps).
- Sử dụng ADSL-WAN với tốc độ (trên lý thuyết lớn nhất có thể là
8Mbps/640kbps).
- Tốc độ cổng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng
đường truyền của đường dây thuê bao xDSL được xác định trong quá trình khảo
sát lắp đặt.
Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaWAN được cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet đồng thời trên đường dây thuê bao số xDSL. Tuy nhiên tốc độ
cổng được cài đặt cho truy nhập Internet phụ thuộc vào tốc độ lớn nhất mà đường
dây xDSL thực tế có thể cung cấp và tốc độ MegaWAN mà khách hàng đã yêu cầu
Lợi ích của dịch vụ
- Kết nối đơn giản với chi phí thấp.
- Mềm dẻo, linh hoạt: có thể vừa kết nối mạng riêng ảo vừa truy cập
Internet (nếu khách hàng có nhu cầu).
- Cung cấp cho khách hàng các kênh thuê riêng ảo có độ tin cậy cao.
- Dịch vụ mạng riêng ảo rất thích hợp cho các cơ quan, doanh nghiệp có
nhu cầu kết nối mạng thông tin hiện đại, hoàn hảo, tiết kiệm.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
2.1.2. Lịch sử phát triển
Công nghệ Next Generation Network (NGN) là sự hội tụ cả 3 mạng: mạng
thoại, mạng không dây và mạng số liệu vào một kết cấu thống nhất để hình thành
một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều
công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho việc phát triển các sản phẩn dịch
vụ, tiện ích mới phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Là mạng viễn thông dựa trên nguyên lý chạy đa dịch vụ thông qua một cơ
sở hạ tầng chung thống nhất, NGN được phân hoạch thành 3 phân lớp chính:
Phân lớp Truyền dẫn và Mạng truy nhập;
Phân lớp Mạng chuyển mạch trục (Backbone CORE);
Phân lớp Điều khiển và Dịch vụ (service & network control).
Ngoài các dịch vụ hiện tại như thoại, mạng NGN cung cấp các dịch vụ theo
yêu cầu như hội nghị truyền hình và các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện khác với
yêu cầu băng thông đến hàng chục Mbps cho một người dùng. Đặc điểm chính của
mạng NGN là có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ băng rộng theo yêu cầu với
các mức dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, mạng NGN tích hợp công nghệ di động băng
thông rộng, vì vậy nó cho phép người dùng có thể trao đổi thông tin dịch vụ băng
rộng bất chấp họ đang sử dụng máy tính để bàn hay thiết bị hỗ trợ số cá nhân
(PDA) để lướt Internet từ taxi.
Mạng NGN vật lý bao gồm nhiều đường truyền bằng sợi quang, phát
chuyển dữ liệu dạng gói tin mà có thể hỗ trợ cho nhiều dịch vụ đồng thời. Các
thành phần của mạng NGN (như switch hay router) có thể hoạt động với nhiều cấu
hình mạng khác nhau, với nhiều giao thức khác nhau.
Tại Việt Nam việc sử dụng công nghệ NGN – công nghệ chạy chủ yếu trên
hạ tầng Internet đang ngày càng trở lên phổ biến. Hiện tại kết nối băng thông rộng
ADSL đã trở nên rất phổ biến. Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam như, VNPT,
FPT Telecom, Viettel, EVN Telecom... đã xây dựng một hạ tầng trên nền NGN
như MegAWAN để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc
triển khai, phát triển các ứng dụng trực tuyến trên Internet. Một số các ngân hàng
Việt Nam như Techcombank, các ngân hàng khác như VPBank, Habubank, Ngân
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT… cũng đang nghiên cứu, phát
triển ứng dụng công nghệ NGN vào hệ thống mạng hạ tầng cơ sở của mình.
Công nghệ NGN đã tạo ra cơ hội giảm thiểu chi phí trong sản xuất kinh
doanh và tăng khả năng cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh hiện nay. Với
việc sử dụng các thiết bị nhỏ thích hợp hơn và tốn ít năng lượng hơn, tiết kiệm
nhân lực, tiết kiệm chi phí hàng ngày, đặc biệt là những tiện ích về quản lý chất
lượng tốt và rất hiệu quả khi cho kết nối phân tán nhưng lại tập trung vào một mối,
NGN/ MPLS đã trở thành sự lựa chọn mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong
tiến trình phát triển nền kinh tế số hoá, hội nhập toàn cầu. Đối với ngành Ngân
hàng, vấn đề bảo mật vẫn được tính đến như một tiêu chí bắt buộc và quan trọng
nhất.
2.1.3. Cấu trúc
Hình 2-1: Mô hình mạng MegaWAN (nội tỉnh)
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Hình 2-2: Mô hình mạng MegaWAN (liên tỉnh)
Hình 2-3: Mô hình MegaWAN truy cập mạng riêng ảo đồng thời truy nhập
Internet
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
2.1.4. So sánh Mega WAN với các dịch vụ khác
- Công nghệ: Sử dụng đường dây thuê bao số xDSL kết hợp công nghệ
VPN/MPLS.
- Tốc độ kết nối: Cung cấp các tốc độ linh hoạt mềm dẻo tuỳ theo nhu cầu
của khách hàng.
- Khả năng đáp ứng: Tại các tỉnh và thành phố trên cả nước có dịch vụ
ADSL, SHDSL do VNPT cung cấp.
Giá cước: Giá cước mềm dẻo theo từng loại tốc độ.
STT MegaVNN VNN1260 MegaWan
Công
nghệ
MegaVNN là "liên tục/
Always-on" tức kết nối
trực tiếp. Công nghệ
băng thông rộng.
Sử dụng các công nghệ
quay số (Dial-up).
Sử dụng công nghệ
băng thông rộng trên
nền tảng ADSL.
Tốc
độ
ADSL có thể tải dữ
liệu về với tốc độ tới 2
Mbps.
VNN1260 chạy ở tốc
độ cơ sở 56 Kbps.
Tốc độ Download và
Upload bằng nhau.
Lên được 2 Mbps.
Khả
năng
đáp
ứng
Chỉ đáp ứng cho các
thuê bao có khoảng
cách cáp từ 2,5km trở
lại. Với khoảng cách
này tín hiệu mới ổn
định.
Có thể đáp ứng cho các
thuê bao ở xa có khoảng
cách cáp trên 2,5km.
Giống với
MegaVNN.
Giá
cước
MegaVNN không tính
cước nội hạt. Chỉ tính
cước khi gửi nhận dữ
liệu. Tính theo dung
lượng.
Kết nối Internet qua
đường 1260 bằng
phương thức quay số có
tính cước nội hạt và
cước kết nối.
MegaWan cũng không
có cước nội hạt.
Phương thức tính cước
theo tốc độ kết nối đã
đăng ký.
Bảng 2-1: So sánh MegaWan với các dịch vụ khác
2.1.5. Ứng dụng Mega WAN
Megawan rất cần cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao
dịch cần phải kết nối truyền dữ liệu như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng không, Y tế,
trường đại học, Công ty chứng khoán... Đây là mạng riêng ảo kết nối mạng riêng
nội hạt, liên tỉnh, quốc tế để truyền số liệu, truyền dữ liệu thông tin rất tiện lợi và
tin cậy cho doanh nghiệp trong kinh doanh.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
MegaWan kết nối nhanh chóng và sử dụng được trên đường dây điện thoại
có sẵn với chi phí thấp, quý khách có thể vừa kết nối mạng riêng ảo vừa truy cập
Internet mà tốc độ truyền dẫn cực nhanh.
Ứng dụng cao cấp: Trên MegaWan, có thể sử dụng nhiều dịch vụ như:
mạng nối mạng; thoại IP; hội nghị truyền hình; xem phim theo yêu cầu; chơi game
trực tuyến; làm việc từ xa; mua, bán hàng qua mạng; đào tạo qua mạng; chẩn đoán,
điều trị bệnh từ xa…
Cước lắp đặt
Cổng MegaWAN
(đồng/lần/cổng)
Cổng ADSL
2M/640K
Cổng SHDSL 2M/2M
- Lắp đặt với đường dây
thuê bao mới:
600.000 1.000.000
- Lắp đặt với đường dây thuê
bao có sẵn và đủ điều kiện
kỹ thuật:
300.000 700.000
Bảng 2-2: Bảng cước lắp đặt
Chúng ta có thể chọn các băng thông từ 64 Kbps đến 2 Mbps với mức giá
khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
2.1.6. Các ưu, khuyết điểm của Mega WAN
MegaWAN nó có được tất cả những lợi ích mà một mạng riêng ảo tin cậy
(MRA TC/Trusted VPN) mang lại, trong đó lợi ích nổi bật nhất là:
Cho phép kết nối các mạng máy tính của các công ty, doanh nghiệp
với nhau thành một mạng riêng ảo trên các khoảng cách địa lý khác
nhau.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chi phí thấp. Đây là giải pháp kết nối thông tin mới với chi phí thấp
hơn nhiều so với các công nghệ trước đây như Leaseline,
FrameRelay.
Tính linh hoạt và ổn định cao theo các yêu cầu riêng biệt của khách
hàng.
MegaWAN còn mang lại cho khách hàng.
Khai thác hiệu quả và mềm dẻo.
Có khả năng triển khai cung cấp dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện.
Tầm với mở rộng, Nội tỉnh, Liên tỉnh, Quốc tế.
Khả năng tương thích cao.
Dịch vụ đa dạng: ADSL, ADSL2+, SHDSL.
Tốc độ đa dạng, nx64K.
Cho phép vừa sử dụng MRA vừa truy cập Internet trên cùng một
đường dây thuê bao (nếu có nhu cầu).
Hoạt động rất ổn định.
Ưu
nhược
điểm
VNN1260 MegaVNN MegaWan
Truyền
dữ liệu
Kết nối VNN1260
cho phép chúng ta
sử dụng fax, dữ
liệu, thoại, dữ liệu
tới Internet, dữ
liệu tới các thiết bị
khác.
ADSL chỉ chuyển tải
dữ liệu tới Internet.
Sử dụng để kết nối
mạng riêng ảo
(VPN) để truyền số
liệu và đồng thời kết
vào Internet.
Dùng
chung
VNN1260 ngắt
truy nhập tới
Internet khi chúng
ta thực hiện cuộc
gọi điện thoại hoặc
MegaVNN cho phép
vừa sử dụng Internet
trong khi vẫn có thể
thực hiện cuộc gọi
đồng thời.
Tương tự
MegaVNN.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Fax.
Tốc độ VNN1260 chạy ở
tốc độ cơ sở 56
kbps.
MegaVNN có thể tải
dữ liệu về với tốc độ
tới 2 Mbps. Gấp 40
lần.
Tốc độ đường lên
và tốc độ đường
xuống bằng nhau 2
Mbps.
Khoảng
cách sử
dụng
Khoảng cách thuê
bao sử dụng
Internet xa hơn.
Khoảng cách sử dụng
Internet của thuê bao
có 1 giới hạn nhất
định.
Giống với
MegaVNN.
Ứng
dụng
Hạn chế 1 số dịch
vụ gia tăng trên
mạng.
Có nhiều lợi thế khi
phát triển các dịch vụ
ứng dụng trên mạng
như : Giáo dục và
đào tạo từ xa, xem
Video theo yêu cầu,
trò chơi trực tuyến,
nghe nhạc, hội nghị
truyền hình...
Giống với
MegaVNN. Có
cung cấp địa chỉ IP
tĩnh. Thiết lập mạng
riêng ảo trong và
ngoài nước theo các
IP có trước.
Bảng 2-3: Ưu nhược điểm của mega wan
2.2. Các yêu cầu để triển khai Mega WAN có hiệu quả
Chủ yếu có 4 yêu cầu chính như sau:
Mạng WAN phải mềm dẻo, có khả năng đáp ứng được những thay đổi
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Mạng WAN cần được thiết
kế mềm dẻo, có khả năng thay đổi theo những thay đổi trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như mở thêm văn phòng, thay đổi nhà cung cấp
nguyên liệu, thay đổi nhà phân phối, kênh bán hàng, v.v..., khi đó cấu trúc
mạng và số nút mạng cũng cần được thay đổi theo.
Khả năng khôi phục nhanh khi có sự cố, Khả năng này đặt ra yêu cầu gia tăng
khả năng định tuyến lại lưu lượng thật nhanh chóng khi một điểm trung gian
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
trên mạng hoặc 1 đường truyền dẫn bị đứt. Thông thường yêu cầu về thừoi gian
khôi lục liên lạc trong khoảng 50 ms hay nhỏ hơn nếu như phục cho các lưu
lượng thoại. Ngoài ra mạng WAN phải có khả năng mở rộng (các hệ số như tốc
độ tối đa của kết nối WAN hay số lượng tối đa của các kênh ảo mà mạng đó hỗ
trợ).
Hội tụ hạ tầng mạng lưới (Convergence of Network Infrastructure): hợp
nhất rất nhiều loại công nghệ (như ATM, Frame Relay), các giao thức (như IP,
IPX, SNA) và các kiểu lưu lượng (như data, voice, và video) vào cùng một hạ
tầng mạng duy nhất khi ấy chi phí hỗ trợ hạ tầng mạng sẽ giảm đáng kể so với
hỗ trợ nhiều mạng lưới như trước.
Cách ly lưu lượng (Traffic Isolation): nhằm hai mục đích: tăng tính bảo mật
(chỉ truy cập được vào luồng lưu lượng của mình) và tính ổn định (các hoạt
động của một thực thể chỉ ảnh hưởng đến thực thể đó) .
2.3. Phương pháp triển khai
Vấn đề quy hoạch toàn mạng, điểm này rất quan trọng. Quy hoạch địa chỉ
IP: Tức là khi tập đoàn cấp cho mỗi tỉnh một class B cho cả Viễn thông và Bưu
chính (vì hồi xưa là 1). không biết là các tỉnh phân phối thế nào, theo chúng ta thì
lấy ít nhất một block 64 class C, chẳng hạn 10.x.192.x/20, nhiều hơn càng tốt, có
mấy lý do sau:
o Mỗi sở giao dịch nên cấp cho một block 64 địa chỉ (/26) hoặc 128 địa chỉ
(/25). Nên là 64 địa chỉ vì như vậy không quá phí, cũng không chi nhỏ hơn vì
không cần thiết mà sau này mở rộng lại rất khó khăn. Chẳng hạn sở giao dịch lớn
và muốn chia đôi cái mạng của họ, có thể tách thành hai block 32 địa chỉ mà không
ảnh hưởng tới định tuyến chung trên trung tâm.
o Nếu một tỉnh có 200 sở giao dịch (chắc không đến đâu nhỉ) thì sẽ dành 50
class C ra để quy hoạch cho các sở giao dịch, 14 lớp còn lại cho các mục đích khác
như đấu nối, Trung tâm THDT, các sở giao dịch to có thể cấp cả 1 class C, ...
o Như vậy bảng routing của tỉnh sẽ chỉ là các subnet /26 thống nhất, bảng
routing bên MegaWAN làm cho mình cũng thống nhất, bảng routing sẽ clear và dễ
làm hơn. Sai đâu biết ngay.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
o Bảng routing của Post*Net cũng clear hơn nhiều, định tuyến cho mỗi tỉnh
một block 10.x.192.x/20. Chẳng hạn mạng của mấy bác Viễn thông có lên mạng
Post*Net chơi thì còn biết lối mà về không lại đi một đường, về một đường gặp
firewall nó lại drop đi thì toi.
o Điều này càng có ý nghĩa khi làm IPSec Site-to-Site VPN, vì nó yêu cầu
phải xác định rõ "source network" và "destination network". Đặc biệt khi dùng
VPN làm dự phòng, cần làm floating route.
Về mạng của từng tỉnh, quy hoạch IP trên cần thực hiện nghiêm túc vì mạng
phức tạp hơn. Nhất là khi dùng VPN làm dự phòng, dự phòng này trước mắt có thể
chưa chú trọng nhưng tương lai thế nào cũng phải làm, vì mấy lý do:
o MegaWAN thực ra cũng là mạng truy nhập thế nào chẳng có lúc đứt
o ADSL truy nhập Internet thì có sẵn
o Dự phòng dùng IPSec trên nền Internet ADSL không phải trả thêm chi phí
o MegaWAN cũng phải trả tiền, nếu VPN chạy tốt có thể chuyển ngược lại
MegaWAN thành dự phòng cho đỡ tốn chi phí. Về định tuyến, nếu dùng
MegaWAN hay IPSec VPN ở các sở giao dịch thì vẫn nên đặt mấy entry cơ bản:
o 10.0.0.0/8 --> Trung tâm THDT
o 0.0.0.0/0-->Internet
Nên đặt thế vì sau nó có thể đi lên Post*Net hay đi đâu cũng được, phụ thuộc vào
Trung tâm THDT tại Văn phòng Cty cho đâu thì đi, nếu ta mà định tuyến theo các
lớp nhỏ thì sau này bảng định tuyến lớn, nhầm lẫn, mở rộng mạng phải làm lại
định tuyến là chết dở
Về kết nối, nên dùng G.SHDSL ở trung tâm, ADSL ở các sở giao dịch
o G.SHDSL downlink/uplink đối xứng, cần thiết cho trung tâm
o ADSL thiết bị rẻ, phổ biến, chi phí thuê cũng rẻ thích hợp cho làm các sở
giao dịch
o Tính phổ biến của thiết bị rất quan trọng vì modem kết nối với cáp thuê bao
nguy cơ bị sét, nguồn điện, ... rất lớn. Nếu dùng modem ADSL thì sẽ nhanh chóng
kiếm một modem khác thay vì phải đợi bảo hành 2-3 tuần hoặc lâu hơn.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Về thiết bị, nên dùng firewall tại các sở giao dịch lớn > 10 máy tính, cũng
có mấy lý do:
o Nếu có nối Internet ADSL thì nhất thiết nên có firewall
o MegaWAN thực sự là MPLS trên nền NGN, thiết lập kiểu hub-to-spoke nếu
xét trên phương diện mạng Bưu chình thì hub là Trung tâm, Văn phòng Cty nhưng
cái hub thực sự chính là NGN, khi một note mạng (sở giao dịch) attack ra ngoài
(virus chẳng hạn) thì ko chỉ trung tâm mạng bị nghẽn mà cả các sở giao dịch khác
cũng chịu chung số phận. Nghĩa là chẵng có ai đi đâu được. Firewall có thể giúp
nhanh chóng phát hiện và cách ly nguồn tấn công (IPS)
o Firewall có thể kết nối IPSec VPN
o Firewall có thể dùng định tuyến: hướng đi Internet, hướng đi Văn phòng
cty, Post*Net, ... Không nên dùng Router như kiểu Cisco vì tính năng định tuyến
thì tốt nhưng tính năng bảo mật thì kém, chi phí lại cao.
o Trên thế giới hiện nay chỉ có 4-5 thằng là chipset ADSL, tất cả các hãng làm
modem đều mua của bọn này về, chế biến thêm tí, viết cái firmware nhét vào nên
modem dù tốt nhất thì cũng rất hạn chế và khả năng quản lý connection nhất là khi
dùng NAT, nếu dùng thêm IPSec thì càng hạn chế. Firewall có thể quản lý
connection thay cho modem (hoạt động mode bridging)
o Firewall nhỏ hiện nay chi phí rất hợp lý
2.4. Công nghệ MPSL-VPN
Công nghệ mới MPSL đã xuất hiện tại Việt Nam và hứa hẹn những năng lực
hỗ trợ rất lớn của WAN cho các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, kết nối WAN
bằng công nghệ MPSL-VPN có nhiều ưu điểm: tính bảo mật cao, khả năng nâng
cấp thay đổi dễ dàng và linh hoạt trong việc thay đổi tốc độ, bổ sung nút mạng. Với
những ưu điểm nổi bật này, công nghệ MPLS-VPN là xu hướng công nghệ tất yếu
để kết nối mạng WAN trong nước và quốc tế cho các đơn vị , tổ chức trên cả nước.
Công nghệ này được ứng dụng cho dịch vụ MegaWan- dịch vụ kết nối mạng WAN
ứng dụng công nghệ mạng riêng ảo chuyển mạch nhã đa giao thức ( MPLS/VPN )
của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam ( VNPT )
2.4.1. Giới thiệu công nghệ MPSL
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
MPLS là thuật ngữ viết tắt cho Multi-Protocol Label Switching (chuyển
mạch nhãn đa giao thức). Nguyên tắc cơ bản của MPLS là thay đổi các thiết bị lớp
2 trong mạng như các thiết bị chuyển mạch ATM thành các LSR (label-switching
router-Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn). LSR có thể được xem như một sự kết
hợp giữa hệ thống chuyển mạch ATM với các bộ định tuyến truyền thống.
Trên đường truyền dữ liệu, LSR đầu được gọi là Ingress LSR; LSR cuối
cùng được gọi là Egress LSR; còn lại các LSR trung gian gọi là các Core LSR.
Trong một mạng MPLS mỗi gói dữ liệu sẽ chứa một nhãn (label) dài 20 bit nằm
trong tiêu đề MPLS (MPLS header) dài 32 bit. Đầu tiên, một nhãn sẽ được gán tại
Ingress LSR để sau đó sẽ được chuyển tiếp qua mạng theo thông tin của bảng định
tuyến. Khối chức năng điều khiển của mạng sẽ tạo ra và duy trì các bảng định
tuyến này và đồng thời cũng có sự trao đổi về thông tin định tuyến với các nút
(node) mạng khác.
.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
*: LDP (Giao thức phân phối nhãn); OSPF (giao thức định tuyến truyền
thống).
Việc chia tách riêng hai khối chức năng độc lập nhau là: chuyển tiếp và điều
khiển là một trong các thuộc tính quan trọng của MPLS. Khối chức năng điều
khiển sử dụng một giao thức định tuyến truyền thống (ví dụ: OSPF) để tạo ra và
duy trì một bảng chuyến tiếp. Khi gói dữ liệu đến một LSR, chức năng chuyển tiếp
sẽ sử dụng thông tin ghi trong tiêu đề để tìm kiếm bảng chuyển tiếp phù hợp và
LSR đó sẽ gán một nhãn vào gói tin và chuyển nó đi theo tuyến LSP (label-
switched path: tuyến chuyển mạch nhãn). Tất cả các gói có nhãn giống nhau sẽ đi
theo cùng tuyến LSP từ điểm đầu đến điểm cuối. Đây là điểm khác với các giao
thức định tuyến truyền thống (có thể có nhiều tuyến đường nối giữa hai điểm). Các
Core LSR sẽ bỏ qua phần tiêu đề lớp mạng của gói, khối chức năng chuyển tiếp
của những LSR này sử dụng số cổng vào (input port number) và nhãn để thực hiện
việc tìm kiếm bảng chuyển tiếp phù hợp rồi sau đó thay thế nhãn mới và chuyển ra
ngoài vào tuyến LSP.
Như vậy, Công nghệ MPLS là một dạng phiên bản của công nghệ IPoA (IP
over ATM) truyền thống, nên MPLS có cả ưu điểm của ATM (tốc độ cao, QoS và
điều khiển luồng) và của IP (độ mềm dẻo và khả năng mở rộng). Giải quyết được
nhiều vấn đề của mạng hiện tại và hỗ trợ được nhiều chức năng mới, MPLS được
cho là công nghệ mạng trục IP lý tưởng.
MPLS dùng trong VPN: Cấu hình một mạng riêng ảo dựa trên MPLS có thể
triển khai trên lớp 3 hoặc lớp 2 như sau:
VPN/ MPLS lớp 3
Thường được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IETF RFC 2547bis. Lớp này
của VPN chuyển tải lưu lượng qua mạng thông qua sử dụng đường hầm MPLS và
giao thức báo hiệu MP-BGP (Multiprotocol Border Gateway Protocol) như minh
họa trong hình 2-5
Trong đó, BB là định tuyến đường trục có thực hiện MPLS và có VRF thực
hiện định tuyến trong VPN, còn BO là định tuyến tại điểm nhánh không chạy
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
MPLS. Đây là các thức phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể
ứng dụng MPLS trên các điểm nhánh để tăng thêm hiệu quả. Hai ưu điểm của loại
VPN/ MPLS lớp 3 này là dựa trên các chuẩn truyền thống và dễ cung cấp.
VPN/ MPLS lớp 2
Các dạng dựa trên Frame Relay và ATM là phổ biến và tự nó đã là đa giao
thức nên các VPN/ MPLS lớp 2 như là một bước chuyển tiếp dễ dàng cho các
doanh nghiệp, tổ chức hiện nay đang chạy các giao thức truyền thống nhưng có ý
định chuyển sang mạng toàn IP trong thời gian tới. Một trong số các đặc điểm quan
trọng của một VPN/ MPLS lớp 2 là khả năng tạo ra một đường hầm như là một
tuyến LSP (minh họa theo hình 2-6). Đặc điểm khác nữa là khả năng sử dụng các
giao thức điều khiển như giao thức phân phối nhãn LDP hay BGP để thiết lập các
kênh ảo.
2.4.2. Lợi ích của MPLS với doanh nghiệp, tổ chức
Với mạng sử dụng MPLS có rất nhiều các dịch vụ được cung cấp với chất
lượng cao như:
1. Tải tin cho các mạng số liệu, Internet và thoại quốc gia. Lưu lượng
thoại được chuyển dần sang mạng trục MPLS quốc gia. Mạng này sẽ thay thế dần
mạng trục TDM quốc gia đang hoạt động.
2. Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao tại một số địa phương
trọng điểm trên toàn quốc. Bước đầu hình thành mạng trục quốc gia trên cơ sở
công nghệ gói.
3. Cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao cho các doanh nghiệp, tổ
chức như Ngân hàng, các hãng thông tấn báo chí.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
4. Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo VPN cho các công ty xuyên quốc gia
và các doanh nghiệp, tổ chức lớn. Đây đang được coi như dịch vụ quan trọng nhất
tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các
nhà khai thác.
5. Cung cấp dịch vụ Video.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, loại hình mạng riêng ảo trên mạng diện
rộng đang là nhu cầu bức thiết nhất và thể hiện lợi ích rõ ràng với hoạt động của
các đối tượng này. Để một công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh, hạ tầng
mạng riêng phải được tỏa rộng theo mọi hướng. Mạng MPLS có khả năng hỗ trợ
hàng nghìn mạng riêng ảo chỉ trên một hạ tầng vật lý duy nhất nhờ đặc điểm phân
chia nhiệm vụ đã giảm bớt yêu cầu kết nối ngang hàng hoàn toàn đầu- cuối qua
mạng. Xét về khả năng hỗ trợ VPN, các hạ tầng mạng riêng ảo truyền thống dựa
trên các công nghệ cũ như leased line, X25, ATM không thể đáp ứng được thực
trạng đa dạng về yêu cầu, đa dạng về chất lượng dịch vụ của hàng loạt các đối
tượng khách hàng như hiện nay. Đây sẽ là lý do khiến các nhà cung cấp dịch vụ
này phải chuyển hướng sang một mô hình cung cấp khác hiệu quả hơn.
Sự đa dạng của cả yêu cầu và chất lượng có thể minh họa theo 3 nhóm đối tượng
có những yêu cầu rất khác nhau như sau:
Do đó, giải pháp đưa ra là phải xây dựng một mạng mềm dẻo và đa dịch vụ.
Mạng này phải tích hợp được các dịch vụ của intranet, extranet, Internet và hỗ trợ
cho mô hình vpn đa dịch vụ. Sự xuất hiện của MPLS đã đưa ra được một giải pháp
như thế và sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà cung cấp.
2.4.3. Mô hình thực tế ứng dụng MPLS trong mạng riêng
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Sau đây, tôi xin đưa ra hai ví dụ triển khai mạng riêng ảo dựa trên MPLS.
Trong ví dụ thứ nhất, một tổ chức tài chính vận hành một mạng riêng kết nối một
số các đơn vị trực thuộc, tất cả những đơn vị này đều yêu cầu một kết nối riêng về
trung tâm nhưng thỉnh thoảng mới thực hiện kết nối. các đơn vị trực thuộc này lại
có nhu cầu kết nối rất khác nhau, có đơn vị chỉ yêu cầu dịch vụ email được hiệu
quả nhất trong khi những đơn vị khác lại cần truy cập rất lớn và có các ứng dụng
tương tác cần thời gian thực như là các cuộc gọi VOIP. Giải pháp cho loại này là
một mạng MPLS sử dụng công nghệ VPN/MPLS lớp 3 như trong hình 2-5.
Trong ví dụ thứ hai, một doanh nghiệp sở hữu và vận hành một mạng riêng
để phục vụ cho các khối phòng ban hay văn phòng ở xa kết nối tới một số ứng
dụng quan trọng. Doanh nghiệp này muốn nâng cấp sự hỗ trợ dần lên theo cách
sau:
• Phân tách logic các lưu lượng phòng ban- Thông qua mô hình mạng
nội bộ ảo VLANs chia tách lưu lượng này trên hạ tầng mạng LAN và họ muốn duy
trì sự chia tách này trên mạng WAN với tính bảo mật cao.
• Triển khai VOIP tới tất cả các phòng ban chức năng và chi nhánh.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
• Truy nhập vào các ứng dụng tương tác thời gian thực – trong trường
hợp này, thường là dạng mô hình trung tâm phân phối cuộc gọi cần có các tham số
về thời gian đáp ứng và hiệu năng cao.
Giải pháp đưa ra là triển khai mô hình MPLS theo công nghệ VPN/MPLS
lớp 3 như hình 2-8 minh họa). Các lưu lượng thoại và dữ liệu trong mạng LAN ảo
sẽ được dẫn tới các VRF tại các bộ định tuyến văn phòng chi nhánh và khi ấy
chuyển tải thông qua mạng WAN đến các vị trí ở xa khác. Để đáp ứng cho nhu cầu
bảo mật, giải pháp này có thể sử dụng IPSec. Ngoài ra, định tuyến nội bộ có thể
được cấu hình để mà nếu có một trong số các liên kết chính bị đứt, tất cả lưu lượng
có thể được định tuyến lại trong 50 ms đến các tuyến thay thế khác để đảm bảo liên
tục các phiên cho tất cả người dùng.
2.4.4. MPLS VPN tại Việt Nam
Tại Việt nam, MPLS hiện đang được xúc tiến xây dựng trong mạng truyền
tải của Tổng công ty BCVT Việt nam (VNPT). Với dự án VoIP hiện đang triển
khai, VNPT đã thiết lập mạng trục MPLS với 3 LSR lõi. Các LSR biên sẽ được
tiếp tục đầu tư và mở rộng tại các địa điểm có nhu cầu lớn như Hải Phòng, Quảng
Ninh ở phía Bắc, Đà Nẵng, Khánh Hoà... ở miền Trung, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu... ở miền Nam.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Hiện nay VNPT cung cấp dịch vụ MEGA-WAN với các loại hình dịch vụ VPN
MPLS như sau.
- VNPT MPLS VPN lớp 2 với đặc trưng là kết nối point – point với lớp
truyền giữa là ATM, Ethernet, FR. Triển khai là các dịch vụ ADSL, G.SHDSL kéo
từ mạng của VNPT tới các CE và khách hàng tự quản lý việc định tuyến. Ưu điểm
của VPN lớp 2 là: không yêu cầu bất cứ một sự thay đổi nào từ phía mạng hiện có
của khách hàng; Mức độ riêng tư phụ thuộc vào policy của khách hàng; Khách
hàng tự quản lý việc định tuyến từ PCE – PCE; Các giao thức hỗ trợ cho cả
Unicast và Multicast. Loại này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mô
hình mạng không phức tạp. Ít khả năng mở rộng và chỉ là công nghệ lớp 2 (ATM,
FR, Ethernet trong suốt trên MPLS).
- VNPT MPLS VPN lớp 3: Công nghệ truyền dẫn vẫn là ADSL và
G.SHDSL qua các DSLAM. Topo mạng là Full-Mesh. Trong dịch vụ này VNPT
sẽ quản lý việc định tuyến, còn người dùng chỉ việc phó mặc việc đó cho VNPT.
VPN lớp 3 của VNPT sử dụng giao thức định tuyến tĩnh, RIPv2, OSPF, BGP. Dịch
vụ này có chi phí khá thấp vì chỉ cần một thiết bị định tuyến và không cần trình độ
quản lý cao, do nhà cung cấp dịch vụ đã quản lý hộ người dùng. Tuy nhiên dịch vụ
này cũng có một số giới hạn đó là người dùng không có khả năng tự quản lý định
tuyến được như dịch vụ Wan lớp 2. Các chính sách bảo mật như firewall hoặc mã
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
hoá được đặt ở CPE chứ không phải ở PE, do đó người dùng phải có kiến thức về
bảo mật.
- Các dịch vụ an ninh, bảo đảm cho VPN: Sử dụng IPsec cho việc đảm bảo an
ninh trên MPLS. Bảo mật ở cả lớp 2 và lớp 3 trong mô hình OSI. Cam kết về chất
lượng các ứng dụng và kết nối toàn cầu. Người dùng tuỳ biến cấu hình bảo mật.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Với mạng riêng dựa trên MPLS các doanh nghiệp, tổ chức hoàn toàn có thể
đạt được các mục tiêu của mình như: điều khiển nhiều hơn trên hạ tầng mạng, có
được dịch vụ hiệu năng và độ tin cậy tốt hơn, cung cấp đa lớp dịch vụ tới người sử
dụng, mở rộng an toàn, đảm bảo hiệu năng đáp ứng theo yêu cầu của ứng dụng, hỗ
trợ hội tụ đa công nghệ và đa kiểu lưu lượng trên cùng một mạng đơn. Tuy nhiên,
các đơn vị này khi chọn lựa nhà cung cấp phần cứng cần phải cẩn thận và phải căn
cứ trên nhiều góc độ và tiêu chí đánh giá khác nhau. Ví dụ có thể căn cứ các tài
liệu đánh giá hiệu năng sản phẩm của các đơn vụ truyền thông, bức tranh phát triển
của nhà cung cấp đó cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhờ ưu điểm vượt trội của chất
lượng dịch vụ qua mạng IP và là phương án triển khai VPN mới khắc phục được
nhiều vấn đề mà các công nghệ ra đời trước nó chưa giải quyết được, MPLS thực
sự là một lựa chọn hiệu quả trong triển khai hạ tầng thông tin doanh nghiệp.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Chương 3
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MEGA
WAN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Khi mạng được mở rộng trên một phạm vi rộng thì thiết bị nối mạng đầu
tiên người ta phải sử dụng là các Router. Các Router là các thiết bị mạng hoạt động
ở lớp 3 trong mô hình OSI. Nhiệm vụ chính của nó thực hiện các quyết định chọn
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
đường cho các gói tin khi chúng được gửi từ mạng này qua mạng khác. Chính vì
vậy, việc thiết kế mạng WAN và kết nối các WAN này (kỹ thuật MegaWan) xoay
quanh các vấn đề thiết bị, kỹ thuật chọn đường sao cho tối ưu nhất… Hàng loạt các
giải pháp mới ra đời mà ta đã đề cập ở các phần trước đã mang lại những biến đổi
lớn trong cấu trúc hạ tầng mạng riêng của các người dùng doanh nghiệp, tổ chức,
mà ở đây chúng ta muốn đề cập ứng dụng MegaWan vào trường ĐH DUY TÂN.
Cấu trúc phổ biến hiện nay không còn xuất hiện ở dạng nội bộ LAN mà đã chuyển
sang mô hình diện rộng WAN (Wide Area Network) và kết nối lại thành
MegaWan.Với MegaWAN, các doanh nghiệp, tổ chức dần mở cánh cửa văn phòng
mình vươn rộng khắp cả nước và ra ngoài biên giới, và kết nối thường trực với tất
cả chi nhánh, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối đại lý…
Trước khi tiến hành thiết kế ứng dụng kỹ thuật megawan này, chúng ta sẽ
giới thiệu tổng quan về Đại Học Duy Tân.
3.1. Giới thiệu
Trường Đại học Duy Tân nằm trên địa bàn trung tâm thành phố Đà Nẵng,
thành phố lớn nhất miền Trung, có rất nhiều lợi thế về địa lí, khí hậu, giao thông và
hạ tầng cơ sở. Đà Nẵng là cửa ngõ đến các di tích văn hoá thế giới (được UNESCO
công nhận) như vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An,
thánh địa Mỹ Sơn, và nhiều thắng cảnh nổi tiếng khác như biển Non Nước, Ngũ
Hành Sơn, bảo tàng Chàm, khu nghỉ mát Bà Nà . Những thuận lợi mà thiên nhiên
ban tặng cho thành phố Đà Nẵng này đã làm Đại học Duy Tân trở thành nơi lý
tưởng để học tập và vui chơi.
Đại học Duy Tân được thành lập năm 1994 theo quyết định số 666/TTg của
Thủ Tướng chính phủ. Là trường đại học ngoài khối công lập đầu tiên của miền
Trung, đại học Duy Tân với hơn 200 giảng viên cơ hữu và 6000 sinh viên chính
quy (tính đến năm 2005) đã và đang đáp ứng nhu cầu của miền Trung và đất nước
đang trong quá trình hội nhập và phát triển.
Với 5 cơ sở đào tạo (tổng diện tích là 37,000 m²), trong đó có 4 cơ sở ở
trung tâm thành phố Đà Nẵng. Hiện tại Đại học Duy Tân có quan hệ quốc tế với
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Tổng số nhân viên
Kỹ sư CNTT
2001 2002 2003 2004 2005 2008* 2010* 0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
trên 50 trường đại học trên khắp thế giới ở các nước như Mỹ, Canada, Úc,
Singapore, New Zealand, ...
3.1.1. Nhân lực
Đây là đơn vị có nhu cầu cao về nguồn nhân lực và thường biến động theo
yêu cầu mỗi năm.
Biểu đồ nhân lực
Hình*: (Nguồn thông tin từ ĐH Duy Tân)
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo .
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Thực hiện các dịch vụ công nghệ thông tin và Internet.
Thực hiện các liên kết quốc tế và trong nước trong lĩnh vực CNTT.
3.1.3. Sơ đồ chức năng về ĐH Duy Tân
Trường ĐH Duy Tân với 5 cơ sở đào tạo, nhưng chủ yếu tòa nhà 184
Nguyễn Văn Linh là trụ sở chính của trường với nhiều phòng ban, các Khoa,
phòng chức năng và quản lý đặt tại đây.
Chức năng: Quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
phân phối chức năng cụ thể đến các phòng ban, khoa…
Địa Chỉ Trụ Sở Chính: 184 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Địa Chỉ Các Cơ Sở: 21 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng.
209 Phan Thanh, TP Đà Nẵng.
5A Quang Trung, TP Đà nẵng.
Phường Hòa Khánh Nam- Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Cơ cấu tổ chức của ĐH Duy Tân bao gồm:
Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức Đại Học Duy Tân
3.2. Xây dựng giải pháp ứng dụng kỹ thuật MegaWan trong ĐH Duy
Tân hiện nay
3.2.1. Các yêu cầu
Yêu cầu đặt ra là giải pháp để các thành viên ở các chi nhánh có thể truy cập
được dữ liệu các cơ sở đến trung tâm tại 184 Nguyễn Văn Linh phục vụ cho công
tác đào tạo, quản lý học viên, quản lý nhân sự, quan hệ trong và ngoài nước…
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Giải pháp kết nối phù hợp
Cấu trúc mạng đơn giản
An toàn bảo mật cao
Dễ quản trị
Giá thành phù hợp
Giảm thiểu chi phí so với các công nghệ tương đồng.
Tính ổn định và khả năng mở. (Trong tương lai có thể nâng cấp các kỹ
thuật mới trên nền tảng đã có).
Tích hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau: VoiceIP, VideoIP, CameraIP …
Thích ứng với nhiều loại công nghệ kết nối khác nhau ( FR, ATM, Leased
line, ADSL…)
3.2.2. Lựa chọn các giải pháp mạng
3.2.2.1. Leased line:
Đây là giải pháp trung tâm phải thuê một đường line riêng để kết nối mạng
giữa văn phòng tới các chi nhánh. Dịch vụ này có ưu điểm là luôn luôn sẵn sàng
kết nối, tốc độ ổn định, độ bảo mật cao nhưng ngược lại là giá thành của nó rất là
cao. Chi phí lắp đặt tốn kém.
Hình 3-2: Leased line (PPP): Điểm nối điểm
3.2.2.2. Công nghệ Frame Relay
Nếu như dùng Frame Relay (FR) – công nghệ chuyển mạch gói đã lỗi thời-
để kết nối mạng WAN, người sử dụng sẽ phải gặp những khó khăn chủ yếu sau :
các thiết bị đầu nồi FR đắt, khả năng hổ trợ của các nhà sản xuất hạn chế, khả năng
nâng cấp về tốc độ và dịch vụ kém, việc vận hành, khai thác mạng phức tạp, chi
phí thuê đường truyền không rẻ hơn sử dụng kênh thuê riêng.
Tìm hiểu kỹ thuật MegaWan và ứng dụng
Dịch vụ truyền số liệu mạng diện rộng dựa trên công nghệ chuyển mạch
khung.
Hoạt động ở mức lien kết trong mô hình OSI, thích hợp cho việc truyền số
liệu với tốc độ lớn.
Cho phép truyền tải dữ liệu cao lên tới 45 Mbps.
Hình 3-3: Công nghệ Frame Relay ứng dụng trong mạng WAN
3.2.2.3. Công nghệ VPN-MPLS
Giới thiệu chung
MPLS là thuật ngữ viết tắt cho Multi-Protocol Label Switching (chuyển
mạch nhãn đa giao thức). Nguyên tắc cơ bản của MPLS là thay đổi các thiết bị lớp
2 trong mạng như các thiết bị chuyển mạch ATM thành các LSR (label-switching
router-Bộ định tuyến c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - TÌM HIỂU KỸ THUẬT MEGAN VÀ ỨNG DỤNG.pdf