Đề tài Tìm hiểu khái quát chung về công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung Ương

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu khái quát chung về công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung Ương: Phần I Khái quát chung về công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá trung ương Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin. Công ty có trụ sở tại 489 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương tồn tại và phát triển luôn gắn chặt với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá nói riêng và sự phát triển nền văn hoá nước nhà đậm đà bản sắc dân tộc nói chung. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Ông cha ta đã để lại một kho tàng về văn hoá vô cùng quý báu, đó là cả một hệ thống các di tích cách mạng, di tích lịch sử trải dài từ Bắc chí Nam. Nhưng do thời gian sử dụng đã lâu cùng với sự huỷ hoại của thiên nhiên, đặc biệt là trải qua chiến tranh liên miên kéo dài, đã và đang làm cho các di tích mất dần đi tính nguyên trạng của nó. Những di tích cần được b...

doc33 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu khái quát chung về công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung Ương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Khái quát chung về công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá trung ương Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin. Công ty có trụ sở tại 489 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương tồn tại và phát triển luôn gắn chặt với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá nói riêng và sự phát triển nền văn hoá nước nhà đậm đà bản sắc dân tộc nói chung. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Ông cha ta đã để lại một kho tàng về văn hoá vô cùng quý báu, đó là cả một hệ thống các di tích cách mạng, di tích lịch sử trải dài từ Bắc chí Nam. Nhưng do thời gian sử dụng đã lâu cùng với sự huỷ hoại của thiên nhiên, đặc biệt là trải qua chiến tranh liên miên kéo dài, đã và đang làm cho các di tích mất dần đi tính nguyên trạng của nó. Những di tích cần được bảo vệ giữ gìn cho thế hệ mai sau. Sự nghiệp này không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là sự nghiệp của toàn dân. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn không những giữ gìn những di sản văn hoá cho con cháu mai sau mà nó còn có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước và xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh để xứng đáng với truyền thống của ông cha ta để lại. Sau những năm kháng chiến thắng lợi, Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 về sự cần thiết phải bảo vệ các di tích vật thể. Đó là những văn bản pháp quy đầu tiên cho ngành bảo tồn. bảo tàng. Đồng thời với sắc lệnh trên, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cũng lần lượt được ra đời để quản lý tốt hơn các di tích. Tiếp theo là các thông tư, nghị định về việc xếp hạng các di tích văn hoá và pháp lệnh bảo vệ các di sản văn hoá cũng được nhà nước ban hành. Song song với việc ra đời các văn bản quản lý nhà nước về các di sản văn hoá, trên thế giới từ lâu đã có một ngành khoa học về bảo tồn và tu bổ di tích. Nhưng nước ta do trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về sự giữ gìn các di sản văn hoá còn nhiều hạn chế. Hơn nữa lại do chiến tranh kéo dài đã tàn phá và huỷ hoại làm cho các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó, nhà nước ta nhận thấy cần phải có một cơ quan chuyên ngành, có trình độ, có đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp để làm công tác tu bổ phục chế các di tích là một yêu cầu cấp bách và không thể thiếu được. Chính từ những yêu cầu khách quan đó Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương đã ra đời. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương tiền thân từ một xưởng sản xuất nhỏ lấy tên là “Xưởng phục chế di tích” được thành lập theo quyết định số 89/QĐ-BVHTT ngày 25/4/1971 của Bộ Văn hoá- Thông trực thuộc Cục Bảo tồn bảo tàng, sau đổi tên thành “Xưởng bảo quản Tu bổ di tích trung ương”. Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu với nhiệm vụ lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập sự toán kinh phí cho việc trùng tu các di tích. Xưởng được phép thành lập đội thực nghiệm, thi công tu bổ tôn tạo các di tích đó, với nhiệm vụ là bảo tồn các di tích và phục chế những di tích đã mất đưa chúng trở về nguyên trạng ban đầu của nó. Tháng 7/1987 sự nghiệp tu bổ các công trình ngày một phát triển, “Xưởng Bảo quản tu bổ di tích trung ương” đổi tên thành “Xí nghiệp Bảo quản Tu bổ di tích trung ương”, trực thuộc Bộ văn hoá trung ương. Đây là một doanh nghiệp nhà nước tổ chức hạch toán kinh tế độc lập với chức năng và nhiệm vụ sửa chữa, thiết kế, thi công các công trình văn hoá nghệ thuật trên địa bàn cả nước. Năm 1993 đơn vị được thành lập lại theo NĐ-388/HĐBT. Căn cứ quyết định số 341 ngày 10/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về thành lập lại doanh nghiệp với tên gọi là “Xí nghiệp Tu bổ di tích trung ương” đồng thời ban hành “Quy chế hoạt động và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp”. Ngày 23/6/1994, Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 771/TC/QĐ đổi tên “Xí nghiệp Tu bổ di tích trung ương” thành “Công ty Tu bổ di tích trung ương để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của công ty trong thời kỳ mới. Ngày 27/2/1998 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 279/1998/QĐ-BVHTT về việc hợp nhất Công ty Tu bổ di tích trung ương và Công ty Thiết bị văn hoá thành Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Đồng thời với việc ra quyết định hợp nhất trên, ngày 28/4/1998, Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 745/1998/QĐ - BVHTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Mặc dù Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương qua nhiều lần đổi tên, xong qua mỗi lần đổi tên, chức năng nhiệm vụ của Công ty ngày càng lớn mạnh hơn và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của ngành và thị trường giao cho theo từng nấc thang của quá trình biến đổi lịch sử. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương hoạt động sản xuất kinh doanh không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận mà kết hợp hài hoà giữa lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nhằm bảo tồn, tôn tạo tốt nhất các di sản văn hoá vật chất (di tích) bằng các phương pháp khoa học hiện đại kết hợp với việc áp dụng các biện pháp cổ truyền; đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Trên cơ sở đó nâng cao vị trí và uy tín của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá nhân loại. II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Đặc điểm hoạt động của Công ty Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu nhà nước Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh 1.3 Lĩnh vực kinh doanh: Tu bổ di tích, thiết kế, xây dựng, sản xuất đồ mộc mỹ nghệ, sản phẩm cơ khí, thiết bị văn hoá. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương cũng được nhà nước giao nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận và làm nghĩa vụ với nhà nước. Từ năm 1998, Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương được giao nhiệm vụ với những chức năng chủ yếu sau: - Lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế, dự toán và tổng dự toán đầu tư tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các công trình dân dụng và các công trình khác. Tư vấn lập hồ sơ đấu thầu, giám sát thi công và tư vấn khác. - Thi công tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hoá - nghệ thuật, xây dựng công trình dân dụng và các công trình khác như: nhà xưởng, kho tàng, hạ tầng cơ sở... - Chế biến kinh doanh các mặt hàng từ gỗ. Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm văn hoá truyền thống, sản phẩm mộc mỹ nghệ, mộc nội thất, mộc công trình, mộc dụng cụ, mộc công nghệ, phục trang, đạo cụ nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Sản xuất kinh doanh các vật liệu cho tu bổ di tích, cho xây dựng công trình văn hóa. - Sản xuất kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật, thiết bị nội thất cho ngành văn hoá (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thông tin, thư viện, bảo tàng, trường học...) và cho dân dụng. - Thiết kế, sản xuất chi tiết, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị cơ khí, điện vô tuyến, phục vụ cho ngành và dân dụng. - Liên doanh, liên kết, ký kết các hợp đồng về hợp tác lao động với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty - Các sản phẩm xây dựng: chuyên ngành tu bổ tôn tạo di tích, các công trình văn hoá nghệ thuật, xây dựng các công trình dân dụng, các công trình dân dụng, các công trình văn hoá nhà rạp, nhà văn hoá cho các tỉnh thành và các nhà văn hoá cấp huyện. - Các sản phẩm mộc: ghế rạp, nội thất nhà văn hoá, nhà rạp, nhà bảo tàng. - Các sản phẩm mộc mỹ nghệ: bàn, ghế, giường, tủ kiểu giả cổ... - Các sản phẩm điện tử: sửa chữa các thiết bị điện tử phục vụ ngành điện ảnh. - Các sản phẩm cơ khí: sản xuất các sản phẩm như cơ khí sân khấu, cơ khí nhà rạp phục vụ ngành văn hoá và xã hội. Từ các sản phẩm trên cho thấy, với chức năng nhiệm vụ được giao, Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương đã rất cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của ngành văn hoá thông tin nói riêng và thị trường nói chung. Sơ đồ các sản phẩm chủ yếu của Công ty Sản phẩm SXKD trong cả nước SP xây SP chuyên SP SP cơ khí dựng ngành VH mộc điện tử Tu XD XD SP SP Ghế Mộc Cơ Âm bổ cải các phục phục rạp dân khí thanh các tạo công trang vụ nội dụng sân ánh di các trình đạo bảo thất và khấu, sáng tích công dân cụ quản cho mỹ cơ xây lịch trình dụng phục TB các nghệ khí dựng sử văn nhóm vụ cho công truyền phục văn hoá C biểu bảo trình thống vụ hoá diễn tàng VH XD 4. Tình hình hoạt động của Công ty * Tình hình lao động: Tính đến ngày 31/12/2002 tổng số công nhân viên trong công ty hiện nay là 351 người, trong đó nhân viên quản lý gồm 41 người. Khối phòng ban gián tiếp là 45 người (12,8%). Khối trực tiếp sản xuất kinh doanh và dịch vụ là 306 người (87,2%). Trình độ lao động trong công ty. Từ đại học trở lên: 75 người (21,3%). Thợ bậc cao từ 5-7 là 122 người (34,9%).Lao động có trình độ trung cấp và công nhân từ bậc 4 trở xuống là 154 người (43,8%). * Tình hình máy móc thiết bị Những máy móc thiết bị truyền thống từ những năm 1970 còn lại chủ yếu là các máy cơ khí của Liên Xô, Trung Quốc để chế tạo ra các thiết bị phục vụ ngành Văn hoá như máy tiện, máy phay, máy đột dập, máy bào... Ngoài ra còn có những máy móc thiết bị mới đầu tư gần đây để nâng cao công nghệ sản xuất như máy đột dập, máy phay răng của Hàn Quốc, dàn máy cắt mút, ép nhựa của Nhật, máy trộn bê tông... Đồng thời với việc trang bị thêm máy móc thiết bị công nghệ mới, Công ty đã tiến hành nhượng bán thanh lý những máy móc thiết bị đã cũ nát và không phù hợp với sản xuất kinh doanh bây giờ. * Đặc điểm tổ chức sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là kinh doanh nhiều loại sản phẩm hàng hoá nên cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức theo hình thức: mỗi xí nghiệp, phân xưởng, sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau. * Qúa trình tổ chức sản xuất: - Khách hàng ký hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng) với Công ty, phòng kế hoạch kinh doanh tiếp nhận và lên dự án sản xuất kinh doanh, sau đó mở lệnh sản xuất giao cho các xí nghiệp, phân xưởng trực tiếp sản xuất. - Các xí nghiệp, phân xưởng sau khi nhận lệnh sản xuất tiến hành sản xuất. Nguyên vật liệu có thể mua ngoài hoặc xuất tại kho của Công ty. Thông thường thì mua ngoài vì Công ty không để tồn kho vật tư nhiều gây ứ đọng vốn mà Công ty chỉ dự trữ một số nguyên vật liệu quý hiếm như gỗ lim, gỗ trắc...mua theo chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu vật liệu phải mua ngoài thì các xí nghiệp, phân xưởng làm giấy tạm ứng tiền tại phòng Tài chính kế toán, sau đó làm thủ tục nhập kho và xuất ngay cho sản xuất. Phòng kế hoạch kinh doanh cử cán bộ theo dõi quá trình sản xuất. - Khi thành phẩm hoàn thành sẽ làm phiếu nhập kho thành phẩm. Lúc đó khoản thanh toán tiền công và các chi phí khác sẽ được hoàn thành. Thành phẩm bán hoặc giao cho khách hàng được coi như bán sản phẩm bình thường. 5. Phương hướng sản xuất - Phát huy mạnh mẽ khả năng chuyên môn chính về lập dự án, thiết kế, tu bổ các công trình văn hoá nghệ thuật. - Tạo điều kiện tăng sản lượng doanh thu và thu nhập. III. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu về số tuyệt đối ĐVT: đồng, người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1.Tổng doanh thu 18.750.733.082 23.352.742.408 24.705.751.926 2.Lợi nhuận trước thuế 127.964.211 214.199.248 397.026.636 3.Lợi nhuận sau thuế 31.991.052,75 53.549.812 99.256.659 4.Tổng vốn kinh doanh 12.990.108.511 13.603.599.224 16.649.308.105 - Vốn cố định 1.474.924.357 1.547.393.947 1.346.902.139 - Vốn lưu động 11.515.184.154 12.056.205.277 15.302.405.966 5.Lao động hiện có 386 371 351 6.Thu nhập/ tháng 805000 905.814 1.020.200 Chỉ tiêu về số tương đối ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. Bố trí cơ cấu vốn - Tài sản cố định/Tổng số tài sản 11,28 11,33 8,08 - Tài sản lưu động/Tổng số tài sản 88,65 88,67 91,8 2. Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,72 0,92 1,61 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 4,22 6,69 9,44 3. Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản 87,16 83,75 83,37 - Khả năng thanh toán + Tổng quát: tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn 101,7 105,87 102,34 + Thanh toán nhanh: Tiền hiện có/Nợ ngắn hạn 15,89 16,93 12,10 IV. Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã và đang thi công ĐVT: Đồng STT Tên sản phẩm Tổng trị giá I Sản phẩm Tu bổ di tích 1 Đền chính, hai nhà tả hữu vu đền Âu Cơ 2.031.878.172 2 Chùa Cửa Ông + nhà treo chuông 1.448.000.000 3 Xây lắp nhà chính đền Nguyễn Trãi 1.582.545.000 4 Tu bổ đền thờ Đông Duyên-Hà Tây 950.758.000 5 Tu bổ nhà tiền đường văn miếu Bắc Ninh 743.361.000 II Sản phẩm Xây dựng cơ bản 1 Nhà học nhạc họa 3 tầng-Thái Nguyên 229.723.008 2 Cải tạo phòng học trường viết văn Nguyễn Du 71.944.000 3 Cải tạo xưởng in+nhà kho Cty phát hành sách VN 43.631.000 III Sản phẩm trang trí nội thất, thiết bị văn hoá 1 Cung cấp lắp đặt thiết bị Cung VHTTTNHN 514.226.000 2 Trang bị nội thất Nhạc viện Hà Nội 758.118.000 IV Sản phẩm Thiết kế 1 Lập dự án phục hồi chín toà Thái miếu-Thanh Hoá 145.000.000 2 Thiết kế U Minh Thượng 150.000.000 3 Thiết kế khu sáng tác Nha Trang 134.964.000 V Sản phẩm cơ khí 1 Sản phẩm cơ khí- Xưởng TBCK-CĐ 2.341.060.500 2 Trung tâm bánh răng 725.049.500 V. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quản lý của Công ty Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và hai Phó giám đốc. Giám đốc Công ty: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền chỉ huy toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; phụ trách chung, phụ trách các chức năng quản lý như tổ chức bộ máy, vốn và tài chính của Công ty; chỉ đạo các phòng ban, bộ phận dưới quyền thực hiện các kế hoạch mà Công ty đề ra và chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty trước pháp luật nhà nước. Hai Phó giám đốc: giúp việc Giám đốc, phụ trách kinh doanh và kỹ thuật của Công ty. Dưới Ban giám đốc là các phòng ban, các xí nghiệp, xưởng sản xuất. Các phòng ban chức năng của Công ty bao gồm: * Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện các chức năng về tổ chức lao động, tiền lương, chế độ chính sách và hành chính quản trị. * Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về toàn bộ công tác tài chính, theo dõi quá trình thu chi, tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng kế hoạch kinh doanh: - Xây dựng kế hoạch sản xuất. - Làm công tác Marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. - Bảo đảm cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời, đảm bảo cân đối giữa các mặt vật tư, lao động, máy móc thiết bị. - Tham mưu cho giám đốc trong việc đầu tư và phát triển Công ty. - Điều hành toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng kỹ thuật KCS: - Thiết kế kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất, thiết kế mẫu mã qui chuẩn các nhà rạp, nhà văn hoá và các công trình văn hoá vui chơi giải trí khác. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa theo đúng chỉ tiêu qui định trước khi nhập kho, bán ra thị trường. Giữa các phòng ban trong công ty có sự phối hợp chặt chẽ, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng, song có quan hệ hữu cơ với nhau trong một cơ thể thống nhất dưới sự lãnh đạo chung của Ban giám đốc. Bộ phận sản xuất của Công ty: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, Công ty đã thành lập bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm: 04 xí nghiệp, 01 trung tâm thiết kế và 01 phân xưởng sản xuất. Giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, phân xưởng mình; bố trí công nhân ở từng tổ đội, sản xuất sao cho phù hợp với khả năng trình độ của từng người, đáp ứng công việc, hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên mà công ty giao cho. - Xí nghiệp thi công 1: + Triển khai thi công tu bổ các công trình di tích lịch sử, xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình văn hoá như: nhà rạp, nhà hát, nhà chiếu phim... + Chủ động triển khai thi công, lập tiến độ thi công, kết hợp cùng với các phòng của công ty trong việc thanh quyết toán công trình với bên A. + Hàng tháng lập báo cáo về tiến độ khối lượng thi công trong phạm vi xí nghiệp đản nhận cho phòng kế hoạch kinh doanh của Công ty. - Xí nghiệp thi công 2: + Xây dựng các công trình dân dụng nhóm C hoạt động trên địa bàn cả nước. + Chủ động triển khai thi công và lập tiến độ thi công, hàng tháng báo cáo về Công ty. - Xí nghiệp thiết bị văn hóa: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm phục trang đạo cụ phục vụ đóng phim biểu diễn và các sản phẩm bảo quản trưng bày cho bảo tàng. - Xí nghiệp Mỹ thuật truyền thống: có nhiệm vụ sản xuất một số mặt hàng mộc mỹ nghệ, văn hóa xuất khẩu; ghế rạp nội thất cho các công trình văn hoá, mộc dân dụng và mỹ nghệ truyền thống. - Xưởng cơ khí - điện tử: + Sản xuất thiết bị cơ khí sân khấu cho các nhà rạp như dàn đèn chiếu sáng, dàn chiếu sáng nâng hạ máy, phòng rèm sân khấu cho các rạp hát... + Sản xuất các loại chân ghế cho ghế khán giả, sản xuất và lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống cách âm, cách nhiệt cho các nhà hát, nhà văn hóa. + Sản xuất chế tạo các phần cơ khí khác theo yêu cầu của các đơn đặt hàng, sửa chữa bảo quản các máy nổ, máy chiếu phim, lắp đặt âm thanh cho các nhà hát... - Trung tâm thiết kế: + Lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, dự toán và tổng dự toán đầu tư tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các công trình dân dụng và các công trình khác. + Tư vấn lập hồ sơ đấu thầu, giám sát thi công và tư vấn khác. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá TW Giám đốc công ty Phó giám phó giám đốc 1 đốc 2 phòng Phòng TT Phòng Phòng KHKD KT KCS thiết kế TCKT HCTH XN XN XN XN Xưởng thi công 1 thi công 2 thiết bị mỹ thuật cơ khí văn hoá truyền thống điện tử Phần II Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương I. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 1. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ tổ chức sản xuất và quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Công ty có phòng Tài chính kế toán chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty. ở các Xí nghiệp, phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên thống kê, ghi chép và tập hợp chúng từ ban đầu, định kỳ chuyển chứng từ lên phòng Kế toán Công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. 2. Đặc điểm bộ máy kế toán Xuất phát từ mô hình tổ chức kế toán, bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. * Cơ cấu lao động kế toán Bộ máy kế toán của Công ty gồm 6 người Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán - Chỉ đạo kiểm tra công tác hạch toán kế toán của toàn Công ty. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất. b) Kế toán tổng hợp - Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. - Phụ trách các sổ tổng hợp - Lập các biểu báo cáo tài chính c) Kế toán tiền mặt, ngân hàng - Thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt. - Giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi, số dư và việc thanh toán với ngân hàng. - Nhập số liệu vào máy vi tính. d) Kế toán vật tư, TSCĐ - Theo dõi tình hình về nhập xuất tồn vật tư. - Theo dõi cơ cấu vốn về TSCĐ, hiệu quả kinh tế của TSCĐ, tình hình tăng giảm TSCĐ. e) Kế toán thanh toán - Theo dõi công tác thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả cho từng đối tượng. - Nhập số liệu vào máy vi tính. f) Thủ quỹ - Quản lý các loại tiền hiện có tại Công ty. - Thực hiện việc nhập-xuất tiền khi có lệnh của Giám đốc thông qua các phiếu thu-chi. sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa trung ương Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ tiền mặt vật tư thanh tổng hợp ngân hàng TSCĐ toán * Quan hệ giữa phòng Kế toán với các phòng ban khác trong Công ty Kế toán có nhiệm vụ giúp đỡ hướng dẫn các bộ phận khác trong Công ty thực hiện đúng chế độ, thể lệ quy định về kế toán tài chính, đồng thời cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan. Ngược lại các phòng ban trong Công ty phải thi hành đúng thể lệ, chế độ kế toán tài chính và phải cung cấp đầy đủ kịp thời các tài kiệu cần thiết và liên quan cho phòng kế toán. II. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của Công ty 1. Đặc điểm chế độ chứng từ kế toán Công tác kế toán ở Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài Chính. Các chứng từ kế toán áp dụng tại công ty đều tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước của nhà nước, được lập theo đúng biểu mẫu đã in sẵn của Bộ Tài Chính hoặc do công ty phát hành cho phù hợp với đặc điểm của công ty. 2. Đặc điểm chế độ tài khoản kế toán Căn cứ vào việc phân cấp quản lý, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, hiện nay Công ty đang tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành. Bên cạnh đó, để phù hợp với công tác quản lý, trong hệ thống tài khoản tại công ty có chi tiết tài khoản cho từng xí nghiệp, xưởng . TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mở thêm tài khoản cấp 2 TK 6271: Xí nghiệp thi công 1 TK 6272: Xí nghiệp thi công 2 TK 6273: Xí nghiệp thiết bị văn hoá TK 6274: Xí nghiệp mỹ thuật truyền thống TK 6275: Xưởng cơ khí-điện tử TK 6276: Trung tâm thiết kế 3. Đặc điểm chế độ sổ sách kế toán Hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép và phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Theo hình thức này, sổ sách kế toán tại Công ty gồm có: - Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán căn bản để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái. - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. - Sổ, thẻ chi tiết: dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết. trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung chứng từ gốc Sổ Nhật ký Sổ, thẻ kế toán chung chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ đó đồng thời tiến hành phân loại chứng từ và lập các danh sách chứng từ, chứng từ nhật ký. - Căn cứ vào chứng từ kế toán định khoản ghi vào sổ nhật ký chung. Những chứng từ liên quan đến những đối tượng cần thiết phải hạch toán chi tiết để ghi vào sổ chi tiết liên quan. - Định kỳ 3 -5 ngày căn cứ vào các định khoản kế toán đã ghi trên sổ nhật ký chung kế toán tiến hành chuyển số liệu vào sổ cái liên quan. Mỗi tài khoản cấp 1 được mở một sổ cái, một số tài khoản cấp 2 cũng được mở riêng một sổ cái. - Cuối kỳ căn cứ vào các số liệu trên sổ cái kế toán lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra và theo dõi số phát sinh số dư của các tài khoản đồng thời tiến hành ghi các bút toán điều chỉnh từ đó lấy số liệu để lập các báo cáo kế toán. 4. Đặc điểm chế độ báo cáo tài chính Căn cứ vào quyết định về hệ thống báo cáo tài chính do Bộ Tài Chính đã ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, căn cứ vào sự phân cấp quản lý đáp ứng yêu cầu thống nhất và tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của công ty, hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN Báo cáo kết quả kinh doanh - Mẫu số B02-DN Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B03-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B04-DN Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quý và năm. Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán. III. Quy trình hạch toán các phần hành kế toán của Công ty Phần hành kế toán vật tư Để được thực hiện quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các chi phí, yếu tố đầu vào. Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Đồng thời, do ngành nghề kinh doanh đa dạng nên vật liệu được sử dụng gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc quản lý, sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí ảnh hưởng rất nhiều tới sự biến động của giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh toàn đơn vị. Vì vậy, tổ chức thu mua, xuất dùng vật liệu cũng như hạch toán vật liệu luôn luôn phải gắn chặt với nhau và với từng đối tượng sử dụng nó. 1.1 Phương pháp kế toán vật tư - Nguyên tắc đánh giá: Theo giá thực tế - Phương pháp hạch toán: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế VAT: khấu trừ thuế * Đối với nguyên vật liệu nhập kho Tại công ty, nguồn vật liệu chủ yếu là do mua ngoài và tất cả nguyên vật liệu đều được nhập kho. * Đối với nguyên vật liệu xuất kho Đối với các loại vật liệu xuất tại kho công ty, kho xí nghiệp và các công trường trực thuộc công ty, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trình tự hạch toán vật tư tại Công ty Chứng từ và thủ tục nhập xuất * Đối với quá trình nhập ở công ty, tuỳ khối lượng và tính chất của quá trình, phòng kế hoạch triển khai theo hình thức giao kế hoạch hay giao khoán gọn cho các xí nghiệp hay phân xưởng. Vật tư của công ty mua có thể giao thẳng tới công trình hoặc nhập kho để dự tính. Vật tư sử dụng cho thi công công trình bao gồm: vật tư nhập từ kho của công ty, vật tư công ty mua xuất thẳng tới công trình và vật tư do phân xưởng khác chuyển qua. - Trường hợp nguyên vật liệu nhập kho công ty: Phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào khối lượng dự toán công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình quy phạm về thiết kế kỹ thuật và thi công, tình hình tổ chức sản xuất... cũng như nhiều yếu tố liên quan khác để kịp thời đưa ra định mức thi công và sử dụng nguyên vật liệu. Trên cơ sở đó lập kế hoạch mua sắm dự trù vật tư nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời cho các đội ngũ thi công và trình cho ban giám đốc duyệt. Được sự đồng ý của ban giám đốc, phòng kế hoạch vật tư sẽ cử người đi báo giá ở nhiều nơi, sau khi báo giá xong sẽ chuyển đến kế toán trưởng duyệt. Nếu được duyệt, phòng kế hoạch vật tư sẽ tiến hành mua vật tư và làm thủ tục nhập kho. Khi vật tư về, công ty sẽ tiến hành kiểm tra vật tư rồi lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Căn cứ vào hoá đơn của người bán và Biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập Phiếu nhập kho gồm 2 liên : Liên 1 lưu tại phòng kế hoạch vật tư; thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho rồi chuyển cho kế toán vật tư để ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp và lưu tại phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan, kế toán vật tư tính ra số tiền trên mỗi phiếu nhập kho. - Trường hợp quá trình thu mua vật tư do các xí nghiệp, các phân xưởng công ty đảm nhận dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của xí nghiệp, phân xưởng và được phép của ban giám đốc và phòng vật tư: Người có trách nhiệm đi mua vật tư viết giấy xin tạm ứng, có ký duyệt của kế toán trưởng, sau đó lĩnh tạm ứng đi mua vật tư. Khi mua vật tư về được quản đốc phân xưởng kiểm nghiệm mới được xuất cho thi công công trình. Chứng từ dùng để hạch toán ở đây là hoá đơn mua hàng. Cuối kỳ quản đốc lên bảng kê vật tư do xí nghiệp, phân xưởng tự mua. * Đối với quá trình xuất Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các phiếu xuất vật tư, các hoá đơn bán hàng, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển, phiếu xuất nhận vật tư luân chuyển nội bộ... cùng các giấy tờ liên quan khác. Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung hạng mục công trình, từng sự việc và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Các xí nghiệp và các xưởng có nhu cầu về vật tư để phục vụ sản xuất viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư lên phòng kế hoạch vật tư . Trong giấy ghi rõ ràng đầy đủ nội dung cần ứng, thanh toán kịp thời và đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ. Sau khi giấy đề nghị xin lĩnh vật tư được ký duyệt, người phụ trách xí nghiệp sẽ cử người xuống kho lĩnh vật tư. Căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu tồn kho và giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, phòng kế hoạch lập Phiếu xuất kho gồm 2 liên: Liên 1 lưu tại phòng vật tư, liên 2 giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc của xí nghiệp, liên 3 chuyển lên cho kế toán vật tư để ghi sổ đồng thời lưu tại phòng kế toán . Sau khi vật liệu được chuyển tới đội sản xuất xây lắp, người nhận kiểm tra số lượng xong, ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ thanh toán. Quản đốc phân xưởng tập hợp phiếu xuất vật tư này thành một quyển riêng, cuối kỳ lập bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty. b) Hạch toán chi tiết vật tư Công tác hạch toán chi tiết vật tư tại công ty được tiến hành theo phương pháp thẻ song song. Thực tế công tác hạch toán chi tiết vật tư được tiến hành như sau: * Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại nguyên vật liệu về mặt số lượng hiện vật. Mỗi loại thẻ kho được mở cho một loại nguyên vật liệu, mỗi chứng từ nhập xuất được ghi một dòng vào thẻ kho. Cuối tháng cộng thẻ kho để đối chiếu với sổ chi tiết nguyên vật liệu cuối tháng về số lượng hiện vật. * Tại phòng kế toán Sau khi nhận các chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển lên, kế toán vật tư tiến hành ghi sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu cả về giá trị và hiện vật. Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu để đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng hiện vật và lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn. * Tại các xí nghiệp, các xưởng của công ty Đối với vật tư nhận từ kho công ty, việc nhập- xuất kho vật tư được thể hiện trên thẻ kho của công ty do phòng kế hoạch vật tư quản lý. Thủ kho có trách nhiệm xác nhận số vật liệu thực nhập kho. Nếu vật tư do các xí nghiệp, xưởng tự mua thì các quản đốc phải ký nhận thay thủ kho, sau đó chuyển ngay về phòng vật tư và phòng kế toán để vào thẻ kho và sổ kế toán. c) Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty * Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu của công ty, kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên vật liệu”. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK 111 “Tiền mặt” TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” TK 331 “Phải trả người bán” TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” ......................................................................... * Trình tự hạch toán Tại công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương, hầu hết các công việc đều được vi tính hoá, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu nói riêng đều được phản ánh vào sổ Nhật ký chung . Với hình thức sổ Nhật ký chung, ngoài hệ thống sổ chi tiết để hạch toán các nghiệp vụ về vật tư, kế toán còn sử dụng các sổ tổng hợp: sổ nhật ký chung và sổ cái TK152. Sau khi nhận các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, kế toán vật tư tiến hành định khoản trên các chứng từ rồi chuyển cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ các chứng từ và ghi sổ Nhật ký chung. quy trình hạch toán nguyên vật liệu trên hệ thống sổ Chứng từ nhập-xuất Thẻ kho Sổ chi tiết Sổ NKC vật liệu Bảng tổng Sổ cái hợp N-X-T TK 152 Bảng cân đối PS Báo cáo Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng 2. Phần hành kế toán chi phí, giá thành 2.1 Đặc điểm phần hành kế toán chi phí, giá thành Sản phẩm xây lắp của công ty thường là công trình, các hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình hoặc các giai đoạn công việc cảu hạng mục công trình. Bất kỳ công trình nào khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để các cấp xét duyệt theo phân cấp và để các bên làm cơ sở lập hợp đồng kinh tế. Các dự toán công trình xây dựng cơ bản được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo 4 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung * Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp không đưa vào một công trình cụ thể thì có thể phân bổ giữa các công trình theo tiêu thức tích hợp. Do đặc điểm của ngành mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của công ty là các công trình, hạng mục công trình và các đơn đặt hàng, toàn bộ các chi phí liên quan đến thi công, lắp đặt đều được tập hợp theo đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì số chi phí tập hợp được đó chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Đối với việc tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. Để xác định giá thành thực tế của đối tượng này thì ta phải xác định giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí cho phần việc chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ở đây công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Các chi phí có liên quan trực tiếp đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó. Các chi phí không thể tập hợp được trực tiếp vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí thì được tập hợp riêng cho từng nhóm đối tượng có liên quan, tới cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức hợp lý như: phân bổ theo định mức tiêu hao, vật tư, định mức chi phí nhân công trực tiếp, theo tỷ lệ sản lượng, theo giá trị dự toán.... tuỳ theo từng loại sản phẩm mà chọn tiêu thức cho phù hợp. Đối với các loại sản phẩm mang tính chất xây dựng cơ bản thì khi hoàn thành công ty mới xác định là giá thành thực tế. Khi đó giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao, được đưa vào sử dụng. 2.2 Trình tự hạch toán chi phí, giá thành a) Tổ chức chứng từ * Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các phiếu xuất vật tư, các hoá đơn bán hàng, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển, phiếu xuất nhận vật tư luân chuyển nội bộ... cùng các giấy tờ liên quan khác. Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung hạng mục công trình, từng sự việc và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Thủ kho ghi rõ thực tế xuất lên phiếu xuất và ký vào giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc của đội xây dựng. Sau khi vật liệu được chuyển tới đội sản xuất xây lắp, người nhận kiểm tra số lượng xong ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ thanh toán. Quản đốc phân xưởng tập hợp phiếu xuất vật tư này thành một quyển riêng, cuối kỳ lập bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty. Ngoài vật tư lĩnh tại kho, các đội còn nhận vật tư khi công ty mua về giao thẳng cho công trình. Chứng từ là "biên bản giao nhận vật tư" giữa người cung ứng vật tư với phụ trách đội sản xuất thi công. Biên bản này lập thành 2 liên mỗi bên giữ một liên làm chứng từ thanh toán. Phụ trách đội cũng tập hợp các chứng từ này thành một tập riêng và cuối tháng lên bảng kê vật tư giao thẳng tới công trình. Đối với vật tư do đội tự mua, thì người có trách nhiệm đi mua vật viết giấy xin tạm ứng, có ký duyệt của kế toán trưởng, sau đó lĩnh tạm ứng đi mua vật tư. Khi mua vật tư về được đội trưởng kiểm nghiệm mới được xuất cho thi công công trình. Chứng từ dùng để hạch toán ở đây là hoá đơn mua hàng. Cuối kỳ đội trưởng lên bảng kê do đội tự mua. Chứng từ phản ánh vật tư di chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác là các phiếu luân chuyển nội bộ. * Đối với chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là các bảng chấm công của các tổ sản xuất trong đơn vị. Hàng tháng, đơn vị nghiệm thu khối lượng với các tổ đội căn cứ vào đơn giá nhân công theo quyết toán để tính lương sản phẩm thực hiện. Các tổ đội chuyển thủ tục thanh toán cho phòng kế hoạch kỹ thuật xác nhận cụ thể quyết toán công trình hoặc báo cáo sản lượng trong tháng, các báo cáo nghiệm thu nội bộ, biên bản nghiệm thu theo mẫu của công ty. * Đối với chi phí máy thi công Phương tiện thiết bị máy móc (gọi chung là xe máy) là một phần tài sản của công ty. Dù được trang bị dưới bất kỳ hình thức nào đều nằm dưới sự quản lý của công ty. Để tạo nguồn chủ động cho xí nghiệp, xưởng phục vụ sản xuất, công ty giao tài sản xe máy cho các xí nghiệp, xưởng tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất và khả năng quản lý. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của xí nghiệp, xưởng và có sự giám sát mệnh lệnh chung của công ty. Toàn bộ công tác hoạt động của xe máyđược quản lý qua chứng từ ban đầu là phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công. Đến cuối tháng, phiếu này cùng với chứng từ liên quan như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, vật tư sử dụng cho máy chạy, bảng chấm công công nhân điều khiển máy, chi phí liên quan sửa chữa cho biết số km xe máy, số giời máy hoạt động, lượng nhiên liệu tiêu hao, những phụ tùng đã thay thế sửa chữa... được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy liên quan đến công trình nào thì phân bổ cho công trình đó. * Đối với chi phí sản xuất chung Chi phí chung ở công ty bao gồm các khoản khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn. Vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng chung, các khoản chi phí khác bằng tiền... Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung bao gồm: Phiếu xuất vật tư, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ... Hạch toán chi tiết * Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi công trình hoàn thành, trên các chứng từ gốc được tập hợp và đưa lên, kế toán nguyên vật liệu ghi sổ làm tài liệu tính tổng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các công trình. Khi kế toán nguyên vật liệu tập hợp đầy đủ chứng từ thì phân loại, đánh số, ghi sổ, định khoản vào bảng kê chứng từ mỗi loại riêng đối với từng công trình riêng biệt. Sau đó, từ những bảng kê tập hợp được, kế toán chi phí- giá thành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 theo từng công trình, hạng mục công trình và lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối tháng. * Đối với chi phí nhân công trực tiếp ở phòng tài vụ kế toán sau khi đã có đầy đủ chứng từ: Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành, bảng chấm công, kế toán bắt đầu tiến hành tính lương cho từng cá nhân và tổng số lương của từng đội. Về các khoản trích theo lương: Công ty đã tính các khoản này là 19% trên nền lương cơ bản tính vào chi phí kinh doanh còn 6% tính vào tiền lương của công nhân viên sản xuất. Từ đây kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương cho các xí nghiệp, xưởng sản xuất. Có thể nhiều xí nghiệp, xưởng cùng tham gia sản xuất thi công cùng một công trình. Tổng hợp và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn... trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương. Dựa trên bảng phân bổ tiền lương cho các đội theo bảng trên kế toán lương của công ty lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương cho các đội. Dựa trên bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của từng đội kế toán tiền lương sẽ tính lương của từng cá nhân và toàn đội. Dựa trên bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của từng đội kế toán tiền lương sẽ tính lương của từng cá nhân và toàn đội. Bên cạnh việc tính lương công nhân trực tiếp đưa vào khoản mục nhân công thì kế toán tiền lương cần phải hệ thống các chi phí lương trực tiếp và gián tiếp khác: Bao gồm chi phí lượng người điều khiển máy đưa vào các khoản mục chi phí máy thi công, lương công nhân trực tiếp, gián tiếp của các xưởng sửa chữa và lương khối văn phòng. Cuối kỳ kế toán tập hợp các chứng từ gốc liên quan đến chi phí nhân công theo công trình cụ thể vào sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp và lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. * Đối với chi phí máy thi công Cuối kỳ dựa vào bảng quyết toán khối lượng hoàn thành do đội và phòng thi công lập nên kế toán vào sổ tập hợp chi phí máy thi công. * Đối với chi phí sản xuất chung Trên cơ sở các chứng từ có liên quan, kế toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung vào cuối tháng. c) Hạch toán tổng hợp Sau khi nhận được các chứng từ, kế toán vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 621, TK 622, TK623, TK627. Ví dụ: quy trình hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất Nợ TK 621 Có TK 152 quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ xuất Sổ chi tiết Sổ NKC cpnvltt Bảng tổng Sổ cái hợp cpnvltt TK 621 Bảng cân đối PS Báo cáo Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35536.DOC
Tài liệu liên quan