Tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên: Chương 1
MỞ ĐẦU
&
Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chất lượng, không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải ra sức tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải hết sức thận trọng trong việc tính toán chi phí bỏ ra nhằm đem lại lợi nhuận cao, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đó, công tác kế toán trong doanh nghiệp là rất quan trọng, việc hạch toán các khoản doanh thu, chi phí chính xác, rõ ràng, phù hợp chuẩn mực kế toán sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
&
Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chất lượng, không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải ra sức tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải hết sức thận trọng trong việc tính toán chi phí bỏ ra nhằm đem lại lợi nhuận cao, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đó, công tác kế toán trong doanh nghiệp là rất quan trọng, việc hạch toán các khoản doanh thu, chi phí chính xác, rõ ràng, phù hợp chuẩn mực kế toán sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng đổi mới, đời sống của người dân càng phát triển thì nhu cầu về VLXD, đòi hỏi về chất lượng công trình cũng ngày càng cao, đặc biệt là đối với các dự án lớn, dự án đầu tư nước ngoài. Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên ra đời rất phù hợp với xu hướng hiện đại, góp phần giúp người dân giảm lượng hồ xây tô, rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí nhân công xây dựng. Tuy nhiên, do tập quán sinh sống của người dân An Giang nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung đã quen sử dụng gạch thủ công lâu đời với giá thành rất rẻ, trong khi sản phẩm gạch Tunnel còn khá mới mẻ trên thị trường, đòi hỏi người dân tiêu thụ phải có mức thu nhập từ trung bình, khá trở lên, bởi giá thành sản phẩm có cao hơn, nhưng bù lại chất lượng và tuổi thọ công trình lại tốt hơn nhiều. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách về nguồn tiêu thụ nhưng hàng năm Nhà máy vẫn kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Điều đó cho thấy công tác quản lý và hạch toán kế toán là hết sức cần thiết, góp phần rất lớn vào sự thành công của Nhà máy.
Để có cái nhìn thực tế về hoạt động kinh doanh của Nhà máy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên”. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố những kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc xác định KQKD.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Nhà máy.
Đánh giá cách thức tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Nhà máy có gì khác so với lý thuyết đã học.
Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp Nhà máy có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ và hoàn thiện công tác kế toán xác định KQKD.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước:
Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet,… về công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD.
Thu thập số liệu từ các chứng từ, sổ sách kế toán của Nhà máy như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, phiếu thu - chi, phiếu nhập kho - xuất kho, hóa đơn bán hàng - mua hàng, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến phần hành kế toán nghiên cứu.
Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan.
Dùng phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích những thông tin có được để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên trong tháng 11 năm 2007.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
&
Quá trình tiêu thụ thành phẩm
Khái niệm tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đó là việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Ý nghĩa của việc tiêu thụ thành phẩm
Đặc trưng lớn nhất của một doanh nghiệp sản xuất là sản phẩm, hàng hóa được bán ra nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh của nhà quản lý. Do đó quá trình tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Thông qua các thông tin từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán và phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng. Từ đó, xác định một cách chính xác KQKD trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ.
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gởi):
Đối với đơn vị giao ký gởi: khi xuất hàng cho các đơn vị nhận bán hàng ký gởi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gởi, doanh nghiệp sẽ trả lại cho bên nhận ký gởi một khoản hoa hồng tính theo phần trăm trên giá ký gởi của số hàng ký gởi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Đối với đơn vị nhận ký gởi: số sản phẩm, hàng hóa nhận bán ký gởi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này. Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gởi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thì không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bán ký gởi và tiền thu về hoa hồng.
Phương thức bán hàng trả góp:
Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua, thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, số tiền còn lại người mua sẽ trả dần và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm.
2.2 Xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm kết quả kinh doanh
KQKD là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí. KQKD là mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào quy mô chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Xác định KQKD là so sánh chi phí đã bỏ ra và thu nhập đạt được trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả là lãi, ngược lại là lỗ. Việc xác định KQKD thường được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán là tháng, quý hay năm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định KQKD trong kỳ tổng hợp KQKD từ hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và KQKD của hoạt động khác.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí tài chính.
Lợi nhuận khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
Như vậy để xác định chính xác KQKD, bên cạnh việc tính toán chính xác doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng tiêu thụ, kế toán còn phải tiến hành tập hợp các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN, và chi phí, doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ chính xác và kịp thời.
Khi xác định kết quả của hoạt động kinh doanh cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
KQKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đã thực hiện của các bộ phận sản xuất khác nhau trong doanh nghiệp (sản phẩm chính, sản phẩm phụ).
Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các chi phí được trừ. Những chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động ở kỳ sau, khi nào doanh thu dự kiến đã thực hiện được thì chi phí có liên quan mới được trừ để tính KQKD.
Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi nhuận. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán KQKD trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh doanh mặt hàng nào để có KQKD cao và phải kinh doanh như thế nào để có hiệu quả, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, nên đầu tư để mở rộng kinh doanh hay chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định KQKD nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả cao.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán doanh thu
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn GTGT”.
Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng thông thường”.
Ý nghĩa
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ nó góp phần vào việc bù đắp chi phí, phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận.
Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ich gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nguyên tắc xác định doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính, nó phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng tạo ra nguồn vốn cho doanh nghiệp, đồng thời liên quan mật thiết đến việc xác định KQKD và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, kế toán xác định doanh thu bán hàng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp.
Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Chứng từ sử dụng
Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng thông thường, Sổ chi tiết bán hàng
Phiếu xuất kho, Phiếu thu
Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gởi,…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu bán hàng có thể thu tiền ngay hoặc chưa thu được tiền sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Tài khoản 511
- Số thuế phải nộp (thuế TTĐB, thuế - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và
xuất khẩu, thuế GTGT theo phương cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã
pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán thực hiện trong kỳ kế toán
trong kỳ.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài
khoản 911 - “Xác định KQKD”
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có năm tài khoản cấp hai:
Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112 - Doanh thu bán thành phẩm
Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Sơ đồ hạch toán
333 511 111,112,131
Thuế TTĐB, xuất khẩu, Doanh thu bán hàng hóa,
GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ
521,531,532 3331
Kết chuyển các khoản Thuế GTGT
giảm trừ doanh thu phải nộp
911 3387 111,112
Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển doanh Doanh thu chưa
thu của kỳ kế toán thực hiện
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ
Khái niệm
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 512 - “Doanh thu bán hàng nội bộ” dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp.
Tài khoản 512
- Trị giá hàng bán bị trả lại, chiết khấu - Doanh thu tiêu thụ nội bộ phát sinh
thương mại và giảm giá hàng bán đã chấp trong kỳ kế toán
nhận trên khối lượng hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ.
- Số thuế TTĐB, GTGT theo phương pháp
trực tiếp phải nộp của số hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ đã xác định tiêu thụ nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ
vào tài khoản 911 - “Xác định KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 512 có ba tài khoản cấp hai:
Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 - Doanh thu bán sản phẩm
Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ hạch toán
333 512 111,112,131
Thuế TTĐB, xuất khẩu, Doanh thu bán hàng hóa,
GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ
521,531,532 3331
Kết chuyển các khoản Thuế GTGT
giảm trừ doanh thu phải nộp
911 3387 111,112
Kết chuyển doanh thu Kết chuyển doanh Doanh thu chưa
bán hàng nội bộ thu của kỳ kế toán thực hiện
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
Tiền lãi bao gồm lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, lãi cho thuê tài chính,…
Tiền bản quyền như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính.
Cổ tức và lợi nhuận được chia.
Thu nhập từ các khoản đầu tư khác.
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Thu nhập từ việc chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, thu hồi vốn.
Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn, không phân biệt các khoản đó đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Trong đó:
Doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
Khoản lãi nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu là số chênh lệch giữa giá ngoại tệ bán ra với giá mua vào.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu là tổng số tiền thu được do bán bất động sản.
Đối với hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu được ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao theo giá trả ngay.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính” dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Tài khoản 515
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo - Doanh thu hoạt động tài chính phát
phương pháp trực tiếp (nếu có). sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài
chính thuần vào tài khoản 911 - “Xác
định KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu tài chính riêng theo từng loại giao dịch nhằm kiểm soát chặt chẽ doanh thu từ hoạt động này, ví dụ: sổ doanh thu tiền lãi, sổ doanh thu cho thuê tài sản, sổ doanh thu lợi nhuận được chia (theo từng đối tác góp vốn).
Sơ đồ hạch toán
3331 515 111,112,131
Thuế GTGT phải nộp theo Thu bằng tiền
phương pháp trực tiếp (nếu có)
911 121,221,222
Kết chuyển doanh thu Thu lãi đầu tư
hoạt động tài chính
129,229, 413
Hoàn nhập dự phòng
Xử lý chênh lệch tỷ giá
Kế toán thu nhập khác
Khái niệm
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, những khoản thu không mang tính thường xuyên.
Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có). Quà biếu, tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính - Các khoản doanh thu khác phát sinh
theo phương pháp trực tiếp đối với các trong kỳ.
khoản thu nhập khác (nếu có).
- Kết chuyển thu nhập khác vào tài
khoản 911 - “Xác định KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán
3331 711 111,112
Thuế GTGT phải nộp theo Thu tiền phạt khách hàng
phương pháp trực tiếp (nếu có)
911 3331
Kết chuyển doanh thu khác Được giảm thuế GTGT phải nộp
nếu khác năm tài chính
331,338
Thu khoản nợ không xác định
được chủ nợ
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán chiết khấu thương mại
Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán.
Thủ tục chứng từ khi thực hiện chính sách chiết khấu thương mại
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã được giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại). Trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ phần trăm hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT (nếu có) và tổng giá thanh toán. Khi đó doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Trường hợp người mua hàng mua nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởng chiết khấu thương mại thì số chiết khấu người mua được hưởng được giảm trừ vào giá bán của hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì sẽ tiếp tục trừ vào hóa đơn của lần mua hàng tiếp theo trong kỳ tới. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được phản ánh vào tài khoản 521.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 - “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Tài khoản 521
- Số chiết khấu thương mại đã chấp - Kết chuyển số chiết khấu thương mại
thuận cho khách hàng được hưởng. phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 -
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ
hạch toán.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 có ba tài khoản cấp hai:
Tài khoản 5211 - chiết khấu hàng hóa
Tài khoản 5212 - chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213 - chiết khấu dịch vụ
Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Sơ đồ hạch toán
111,112,131 521 511
Chiết khấu thương mại Kết chuyển chiết khấu thương mại
giảm trừ cho người mua
3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kế toán hàng bán bị trả lại
Khái niệm
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ.
Thủ tục chứng từ trường hợp hàng bán bị trả lại
Khi mua bán hàng hóa, trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, khi xuất hàng trả lại cho người bán, người mua phải lập hóa đơn ghi rõ lý do và giá trị tương ứng. Hóa đơn này là căn cứ để cả hai bên điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, cả hai bên phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng hóa trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản sao y có chứng thực). Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đã kê khai của bên bán.
Nếu người bán đã xuất hàng và lập hóa đơn, người mua chưa nhận hàng, khi trả lại hàng, bên mua phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng hóa trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản chính) gởi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn cho số lượng hàng hóa đã nhận. Các hóa đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 531 - “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị mất,kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại hoặc quy cách.
Tài khoản 531
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại - Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả
tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào số phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 -
tiền khách hàng còn nợ. “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ
hạch toán.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
Phải theo dõi chi tiết hàng bán bị trả lại theo từng khách hàng và từng loại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ hạch toán
111,112,131 531 511
Thanh toán với người mua Kết chuyển hàng bán bị trả lại
số hàng bị trả lại
3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kế toán giảm giá hàng bán
Khái niệm
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Thủ tục chứng từ trong trường hợp giảm giá hàng bán
Đối với doanh nghiệp đã xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và lập hóa đơn giao cho người mua nhưng phải điều chỉnh giảm giá bán thì cả hai bên phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản. Trong văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá giảm theo hóa đơn đã xuất, lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào và đầu ra (nếu có).
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 532 - “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết.
Tài khoản 532
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp - Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá
thuận cho khách hàng được hưởng. hàng bán phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ” để xác định doanh
thu thuần của kỳ hạch toán.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Phải theo dõi chi tiết khoản giảm giá hàng bán theo từng khách hàng và từng loại hàng hóa như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ hạch toán
111,112,131 532 511
Số tiền bên bán chấp nhận Kết chuyển giảm giá hàng bán
giảm cho khách hàng
3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kế toán chi phí
Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ, và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định KQKD trong kỳ.
Giá thành xuất kho sản phẩm được tính theo một trong bốn phương pháp sau:
Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO).
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO).
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
Ý nghĩa
Trong quá trình hoạt động thì việc xác định KQKD là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp, trong đó giá vốn hàng bán cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định KQKD. Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong các chiến lược kinh doanh.
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn bán hàng thông thường - Hóa đơn GTGT.
Bảng kê bán lẻ hàng hóa.
Biên bản xử lý hàng thiếu hụt.
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
Sổ chi tiết bán hàng.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 - “Giá vốn hàng bán” dùng để theo dõi giá vốn hàng bán của thành phẩm đã xác định tiêu thụ, tài khoản 632 áp dụng cho cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Tài khoản 632
- Trị giá vốn của thành phẩm đã được - Trị giá vốn của thành phẩm đã được
xác định là tiêu thụ trong kỳ. xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân một số nguyên nhân khác nhau bị khách
công, chi phí sản xuất chung vượt trên hàng trả lại và từ chối thanh toán.
mức công suất tính vào giá vốn hàng bán - Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm
tiêu thụ trong kỳ. thực tế đã được xác định là tiêu thụ trong
- Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác
kho sau khi trừ đi phần bồi thường do định KQKD”
trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn
khoản đã lập dự phòng năm trước.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
154 632 911
Sản phẩm sản xuất xong tiêu thụ Kết chuyển giá vốn hàng bán
ngay không qua nhập kho
157 155,156,157
Hàng gởi Hàng gởi đi bán Thành phẩm, hàng hóa đã bán
đi bán được xác định là bị trả lại nhập kho
tiêu thụ
155,156 159
Xuất kho thành phẩm, Hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng hóa để bán hàng tồn kho
159
Trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
152,153,138
Phản ánh khoản hao hụt
Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sản phẩm,…
Ý nghĩa:
Công tác hạch toán chi phí bán hàng là một khâu hạch toán quan trọng giúp hình thành một tổng thể thông tin hoàn chỉnh để phục vụ cho nhà quản lý, nó xác định các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, là cơ sở để lập dự toán chi phí, giúp xác định KQKD trong kỳ được chính xác hơn. Vì vậy, từ những thông tin kế toán có được mà nhà quản lý sẽ quyết định cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết cho quá trình tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT. Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng kê thanh toán tạm ứng,…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 - “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tài khoản 641
- Tập hợp các chi phí thực tế phát sinh - Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng phát sinh trong kỳ hạch toán.
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài
khoản 911 - “Xác định KQKD” trong
kỳ; hoặc
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài
khoản 142 - “Chi phí trả trước” để chờ
phân bổ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 641 có bảy tài khoản cấp hai:
Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên
Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm
Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác
Trong quá trình hạch toán, chi phí bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo yếu tố chi phí và tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp. Chi phí bán hàng có thể được kết hợp theo dõi dưới những nội dung khác nhau để giám đốc chặt chẽ công dụng, hiệu quả kinh tế của chi phí.
Sơ đồ hạch toán
334,338 641 111,112,138
Lương và các khoản trích theo Ghi giảm chi phí bán hàng
lương của nhân viên bán hàng
152,153 142
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí bán hàng chuyển sang
dùng cho bộ phận bán hàng kỳ sau
142,242,214 911
Chi phí phân bổ, trích trước Kết chuyển chi phí bán hàng
khấu hao TSCĐ
111,112,331,333
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Thuế phải nộp
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm: Chi phí QLDN là các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng.
Ý nghĩa:
Công tác chi phí QLDN đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý cũng như công tác kế toán của doanh nghiệp, nó giúp xác định các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí. Từ đó xác định chính xác thu nhập, góp phần ngăn chặn hiện tượng tham ô, lãng phí trong kinh doanh, giúp hạ thấp chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Bảng kê thanh toán tạm ứng.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 - “Chi phí QLDN” dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán.
Tài khoản 642
- Tập hợp các chi phí QLDN thực tế phát - Các khoản giảm trừ chi phí QLDN
sinh trong kỳ. phát sinh trong kỳ hạch toán.
- Kết chuyển chi phí QLDN vào tài
khoản 911 - “Xác định KQKD”.
- Kết chuyển chi phí QLDN vào tài
khoản 142 - “Chi phí trả trước” để chờ
phân bổ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 có tám tài khoản cấp hai:
Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí
Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
Trong quá trình hạch toán chi phí QLDN phải được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí để phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.
Sơ đồ hạch toán
334,338 642 111,112,138
Lương và các khoản trích theo Ghi giảm chi phí QLDN
lương của nhân viên quản lý
152,153 142
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí QLDN
dùng cho bộ phận quản lý chuyển sang kỳ sau
111,214,333 911
Chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu Kết chuyển chi phí QLDN
hao TSCĐ, thuế phải nộp
Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Khái niệm: Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 - “Chi phí tài chính” phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính.
Tài khoản 635
- Các chi phí của hoạt động tài chính. - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản chứng khoán.
đầu tư ngắn hạn, lỗ về chênh lệch tỷ giá - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi
ngoại tệ phát sinh thực tế. phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán trong kỳ để xác định KQKD.
- Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở
hạ tầng được xác định là tiêu thụ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán
111,112,141 635 911
Các chi phí hoạt động tài chính Kết chuyển chi phí hoạt động
tài chính
121,228,214 222
Lỗ về bán chứng khoán Lỗ hoạt động liên doanh
khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động
129,229,413 129,229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài Hoàn nhập dự phòng giảm giá
chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá đầu tư tài chính
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm: Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế TNDN” dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp làm căn cứ xác định KQKD của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Tài khoản 821
- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong - Số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ
năm. hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được
- Thuế TNDN của các năm trước phải giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi
nộp bổ sung do phát hiện sai sót không nhận trong năm
trọng yếu của các năm trước được ghi - Số thuế TNDN phải nộp được ghi
tăng chi phí thuế thu nhập hiện hành của giảm do phát hiện sai sót không trọng
năm hiện tại. yếu của các năm trước được ghi giảm
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm
trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hiện tại.
hoãn lại phải trả. - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại. và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn
-Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh lại.
bên Có lớn hơn số phát sinh bên Nợ tài - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát
khoản 821 phát sinh trong năm vào bên sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên
Có tài khoản 911 - “Xác định KQKD”. Có tài khoản 821 phát sinh trong năm
vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định
KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán
911 821 911
Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN
(phát sinh Nợ phát sinh Có)
347 347
Thuế thu nhập hoãn lại Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại
phải trả phát sinh
243 243
Hoàn nhập tài sản thuế Ghi nhận tài sản thuế thu nhập
thu nhập hoãn lại hoãn lại
3334
Thuế TNDN phải nộp
Kế toán chi phí khác
Khái niệm
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
Chi phí khác phát sinh gồm:
Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có).
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.
Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu đã xóa. Các khoản chi phí khác.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811
- Các khoản chi phí khác phát sinh. - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các
khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ
vào tài khoản 911 - “Xác định KQKD”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán
111,112 811 911
Chi phí thanh lý, nhượng Kết chuyển chi phí khác
bán TSCĐ
211,213
Giá trị còn lại của TSCĐ
thanh lý, nhượng bán
214
Giá trị đã
hao mòn
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm
KQKD là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý tới nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 - “Xác định KQKD” dùng để xác định KQKD của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. KQKD của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Tài khoản 911
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Chi phí QLDN. - Doanh thu khác.
- Chi phí khác, chi phí thuế TNDN - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong
- Số lãi trước thuế của hoạt động kinh kỳ.
doanh trong kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
KQKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại; hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác;… Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,… (nếu có)
Sơ đồ hạch toán
632 911 511
Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần
641 512
Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng
nội bộ
642 515
Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính
635 711
Kết chuyển chi phí hoạt động Kết chuyển doanh thu khác
tài chính
811 421
Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển lỗ thuần
821
Kết chuyển chi phí thuế
TNDN
421
Kết chuyển lãi thuần
Chương 3
GIỚI THIỆU
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
&
Tên công ty: Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên.
Trụ sở chính: Quốc lộ 91 - Bình Đức - Long Xuyên - An Giang
Điện thoại: 076.858197 - 858199 - Fax: 076.836013
Email: constructagg@hcm.vnn.vn - Website: www.ctyxl.angiang.com.vn
Mã số thuế: 16 0022001 6 0011
Tổng số lao động: 182. Trong đó trực tiếp: 170 và gián tiếp: 12
Sản phẩm: Nhà máy sản xuất hơn 20 loại gạch ngói như: gạch ống, gạch thẻ, ngói 22, ngói vẫy cá, gạch cách âm, gạch cách nhiệt, gạch trang trí,… Ngoài ra, Nhà máy còn tổ chức sản xuất gạch ngói với mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng
Dịch vụ: Nhà máy có một đội tải chuyên bốc xếp, vận chuyển gạch ngói đi các nơi bằng ghe, xe theo yêu cầu của khách hàng.
Quá trình hình thành và phát triển
An Giang là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, nên trong nhiều năm qua tỉnh đã tập trung phát huy thế mạnh này. Đặc biệt An Giang còn có nhiều vùng đất sét Cao lãnh tập trung vào ba huyện Châu Thành, Tịnh Biên và Tri Tôn, mỗi vùng đất có tính chất khác nhau về màu sắc, tính chất cơ lý hóa, đây là tiềm năng khoán sản thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh nhà. Nhà máy Gạch ngói Long Xuyên sản xuất kinh doanh VLXD là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh được đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự ra đời của Nhà máy đáp ứng kịp thời nhu cầu gạch ngói chất lượng cao cho các công trình xây dựng trong tỉnh và khu vực. Nhà máy đặt tại vị trí vô cùng thuận lợi về đường thủy có sông Hậu rộng lớn, đường bộ nằm ngay quốc lộ 91 liên tỉnh, liên huyện phù hợp cho sản phẩm của Nhà máy tiêu thụ hầu hết các tỉnh ĐBSCL.
Xuất phát từ tình hình trên, ngày 06/09/1994 UBND tỉnh An Giang ký quyết định số 549/QĐ.UB cho phép Công ty Xây lắp và sản xuất kinh doanh VLXD tỉnh An Giang thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên theo công nghệ lò nung Tunnel của Ý. Với công suất thiết kế là 20 nghìn viên/năm, vốn đầu tư là 10.843 triệu đồng. Sau đó dự án bổ sung đã nâng công suất lên đến 25 nghìn viên/năm, với vốn đầu tư là 20.943 triệu đồng. Công trình hoàn thành đi vào sử dụng thử năm 1996. Sau mười năm hoạt động, công suất thiết kế của Nhà máy đã tăng lên gấp đôi từ 45 - 50 triệu viên/năm. Để đảm bảo giao gạch cho khách hàng đúng thời hạn, Nhà máy đã lắp đặt hai băng tải với năng suất tăng gấp hai lần so với cõng gạch thủ công; đồng thời thiết kế lắp đặt thêm ba nhà phơi di động phục vụ phơi gạch trong mùa mưa, giảm nhân công lao động.
Năm 2007, Nhà máy đạt tổng doanh thu trên 22 tỷ đồng, trừ mọi chi phí còn lợi nhuận trên 2,5 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2008 sẽ tăng lên 2,7 tỷ đồng. Từ những thành tích trên, trong năm năm liền (2001 - 2006) Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên đã được người tiêu dùng bình chọn đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tháng 8/2006, Trung tâm chứng nhận QUACERT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2000. Đồng thời, Nhà máy còn vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
3.2.1 Chức năng: Nhà máy có chức năng sản xuất và kinh doanh gạch ngói các loại, tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Tổ chức và giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Nhiệm vụ
Về sản xuất sản phẩm: Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa cho xã hội. Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài, góp phần tích cực vào việc cải tạo sản xuất.
Nghĩa vụ đối với Nhà nước: Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tự bù đắp chi phí, tự trang trãi vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản cho Nhà nước theo luật định hiện hành.
Về đời sống: Thực hiện phân phối theo sản phẩm của người lao động và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
Về bảo toàn và phát triển vốn: Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn. Nhà máy hạch toán đầy đủ các chi phí theo quy định của Nhà nước, trong đó có trích khấu hao theo quyết định của Bộ tài chính và trả lãi vay.
Về bảo vệ Nhà máy, môi trường, an ninh chính trị: Bảo vệ Nhà máy, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, thực hiện an toàn về máy nổ, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ luật pháp, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước quy định.
Quyền hạn
Tài sản của Nhà máy thuộc quyền sở hữu toàn dân, được Nhà máy giao nộp cho tập thể Nhà máy quản lý, được hạch toán đầy đủ, chính xác.Giám đốc chịu trách nhiệm chính, cùng tập thể lao động sử dụng hợp lý, bảo vệ tài sản. Nhà máy có quyền nhượng bán, cho thuê những tài sản không dùng đến, được sử dụng và trích quỹ khấu hao cơ bản của Nhà máy theo tỷ lệ do Bộ tài chính quy định. Được quyền hoàn thiện cơ cấu TSCĐ theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và báo cáo lên cấp trên theo quy định. Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Nhà máy, chỉ tiêu của công ty và nhu cầu của thị trường. Được sử dụng phần lãi của Nhà máy.
Quy trình sản xuất
Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên được đầu tư xây dựng theo quy trình công nghệ lò nung Tunnel nóc bằng của Ý. Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khi khai thác đất nguyên liệu cho đến khi ra gạch mộc (gạch chưa nung) đều được tự động hóa.
Đất nguyên liệu sau khi được khai thác từ các khu khai thác được tập kết về kho chứa nguyên liệu dự trữ. Tại đây, đất được máy đào xúc đưa lên thùng lường theo định lượng, và được băng tải cao su đưa qua máy trộn lưới để lọc các tạp chất. Sau đó, đất được trộn và pha thêm phụ gia. Đất tiếp tục theo băng tải đưa đến máy cán mịn nhằm tạo sự đồng nhất thành phẩm và theo băng chuyền đưa sang máy nhào trộn, ở đây đất được pha thêm nước theo tỷ lệ tạo độ ẩm cho phép. Sau đó máy hút chân không sẽ hút toàn bộ các bọt khí còn lẫn trong đất và đưa sang máy đùn ép tạo hình theo kích thước hình dáng đã định trước.
Những thỏi nguyên liệu có tiết diện định hình sản phẩm từ máy đùn tiếp tục theo băng chuyền đến máy cắt tự động để cắt thành từng viên gạch theo kích thước định trước (gạch mộc). Gạch mộc sau khi ra khỏi dây chuyền tự động được bốc xếp lên các kệ đưa ra phơi để đạt độ ẩm thích hợp. Sau đó được đưa lên xe goòng đưa vào lò nung tạo nên sản phẩm gạch ngói hoàn chỉnh.
Toàn bộ quy trình này được điều khiển tự động bằng điện, khi có sự cố máy sẽ tự động báo hiệu để công nhân xử lý kịp thời.
3.4 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phân xưởng thành phẩm
Phân xưởng nung sấy
Tổ kỹ thuật tạo hình
Kho
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch cung ứng
Phòng kế toán
Tổ cơ giới
Tổ đốt lò
Tổ cơ điện
Tổ xuống goòng
Tổ xếp goòng
Tổ phơi
Tổ tạo hình
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Nhà máy là đơn vị sản xuất gạch ngói, mặt hàng có giá trị kinh tế cao trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Do tính chất phức tạp của công việc sản xuất kinh doanh đòi hỏi Nhà máy phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ cao, năng nổ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh. Quy mô Nhà máy tương đối lớn, cơ sở tổ chức bộ máy quản lý ngày càng gọn, năng suất lao động ngày càng cao, phân công công tác đúng với nghiệp vụ chuyên môn tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng và đạt hiệu quả.
Đối với công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất làm theo ca (mỗi ngày ba ca). Đứng đầu mỗi ca là ca trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong ca của mình và thực hiện bàn giao ca kế tiếp theo quy trình của Nhà máy. Số lao động gián tiếp được tổ chức lao động theo đúng giờ hành chính, phân chia thành các phòng ban chuyên môn khác nhau, mỗi phòng ban có chuyên môn riêng của mình. Trong quá trình làm việc mỗi phòng ban chịu trách nhiệm báo cáo công việc của bộ phận mình cho Ban giám đốc điều hành sản xuất trong toàn bộ Nhà máy.
Giám đốc:
Là người đại diện cho Nhà máy trước pháp luật và trước cơ quan Nhà nước. Giám đốc quyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất của Nhà máy theo kế hoạch của UBND tỉnh công nhận; Chịu trách nhiệm của UBND tỉnh về hiệu quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc chấp hành chính sách, chế độ hiện hành.
Định kỳ thực hiện báo cáo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên của Nhà máy, thảo luận và đề ra phương pháp phân phối thu nhập của Nhà máy, xác định việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Phó giám đốc:
Là người tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề cần thiết, điều hành công việc do Giám đốc phân công, đôn đốc và giám sát hoạt động của các bộ phận, đôn đốc tiến độ sản xuất sản phẩm. Thực hiện việc tham gia nhận hợp đồng mua bán với bên ngoài công ty giao dịch, dự toán, quyết toán, nghiệm thu. Có hai Phó Giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người trực tiếp lãnh đạo bộ phận quản lý Nhà máy, gồm các bộ phận: tổ chức hành chính, kế toán tài vụ, quản lý kho, kế hoạch cung ứng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phân xuởng sản xuất bao gồm các tổ kỹ thuật tạo hình, phân xưởng nung sấy, phân xưởng thành phẩm. Ngoài ra giúp việc cho Phó Giám đốc kỹ thuật còn có một quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình tổ chức sản xuất của Nhà máy.
Phòng Tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, lo một số việc về chế độ chính sách như: vấn đề khen thưởng, kỷ luật, lương bổng,… đảm trách một số công việc mang tính chất phục vụ tiếp khách khi có những liên hệ thuần túy về hành chính, quản lý, tiếp nhận và xử lý công văn đến và đi nhằm tổ chức bộ máy gọn nhẹ và đạt hiệu quả hoạt động cao.
Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, tuần tra bảo về tài sản công, thành phẩm và tài sản trong Nhà máy.
Phòng Kế toán tài vụ:
Gồm 4 người: Kế toán tổng hợp, Kế toán thanh toán, Kế toán vật tư, TSCĐ và Thủ quỹ.
Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn của Nhà máy, tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu của Nhà máy, theo dõi tình hình thanh toán công nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Giám đốc Nhà máy.
Phòng Kế hoạch cung ứng:
Có trách nhiệm giúp Ban giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa. Kế hoạch sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữ vật liệu và công cụ lao động đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách hàng chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để Ban giám đốc ký hợp đồng.
Thủ kho, bảo vệ: Quản lý và giám sát bảo vệ tài sản về người và của của Nhà máy.
Tổ kỹ thuật: Quản lý định mức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề liên quan về kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm. Giám sát kỹ thuật và an toàn lao động
Tổ tạo hình: Phụ trách công đoạn tạo các mẫu gạch
Tổ phơi: Phụ trách công đoạn phơi gạch mộc
Tổ xếp goòng: Đảm nhận công đoạn đưa gạch lên goòng phơi
Tổ xuống goòng: Đảm nhận khâu khi gạch mộc phơi khô đưa vào dây chuyền nung gạch, gạch đưa vào kho.
Tổ cơ điện: Phụ trách đảm bảo điện cho khâu sản xuất diễn ra liên tục.
Tổ đốt lò: Đảm nhận công đoạn đưa gạch mộc vào nung, có trách nhiệm báo cáo về tình hình nhiên liệu đốt.
Tổ cơ giới: Phụ trách điều khiển và chỉnh sửa máy móc thiết bị.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong năm 2006 - 2007
Bảng 3.1 Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong 2 năm 2006 - 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 2007/2006
Giá trị
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh [30=20+(21-22)-24-25]
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác (40=31-32)
Tổng lợi nhuận trước thuế
(50=30+40)
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
01
02
10
11
20
21
22
24
25
30
31
32
40
50
51
60
18.503.299
68.004
53.091
14.913
18.435.295
16.066.853
2.368.442
214
432.845
461.887
1.025.896
448.028
17.019
17.019
465.047
465.047
22.520.007
16.000
16.000
22.504.007
17.865.801
4.638.206
1.680
207.906
695.057
1.240.393
2.496.530
49.397
24.186
25.211
2.521.741
2.521.741
4.016.708
-52.004
4.068.712
1.798.948
2.269.764
1.466
233.170
214.497
2.048.502
32.378
8.192
2.056.694
2.056.694
21,7
-76,5
22,1
11,2
95,8
685
50,5
21
457
190
48,1
442
442
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.016.708 nghìn đồng, tương ứng tăng 21,7% so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy có những chuyển biến tích cực, sản phẩm của Nhà máy đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do Nhà máy đã biết áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, làm gia tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng với mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú và chất lượng vượt trội so với những sản phẩm gạch thủ công. Bên cạnh đó, toàn tỉnh An Giang chỉ có hai Nhà máy gạch đó là Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên và Nhà máy gạch ngói Tunnel An Giang (Tri Tôn) đều thuộc Công ty Xây Lắp An Giang, các tỉnh lân cận cũng chỉ xuất hiện vài nhà máy gạch tương tự nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy là rất lớn.
Sự gia tăng này cho thấy tập quán của người dân đã bắt đầu có sự thay đổi đáng kể, trước đây người dân chỉ quen dùng những sản phẩm gạch thủ công rẻ tiền, mẫu mã đơn giản. Do làm bằng tay nên chất lượng gạch không đảm bảo, gạch dễ bị vỡ nát do thiếu độ bền và công trình xây dựng thường gặp khó khăn do gạch thường không trùng khớp về quy cách và kích thước. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về những sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng ngày càng tăng, chính vì thế sự xuất hiện của Nhà máy gạch đã đáp ứng được phần lớn khoảng trống trên thị trường đó.Với xu hướng như trên việc kinh doanh của Nhà máy sẽ rất khả quan, lợi nhuận sẽ liên tục tăng, từ đó có thể thu hồi được vốn để tiếp tục đầu tư cho quá trình kinh doanh của mình.
Một điều góp phần đáng kể vào sự gia tăng của doanh thu là do các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại vào năm 2007 đã không xảy ra. Năm 2006, các khoản này đã làm giảm đi 68.004 nghìn đồng trong doanh thu, dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn 18.435.295 nghìn đồng. Đến năm 2007, khắc phục được những hạn chế trước đây nên quá trình luân chuyển sản phẩm từ kho đến phương tiện vận chuyển và đến tay người tiêu dùng đã được tiến hành một cách kỹ lưỡng, thận trọng, cả năm đã không có sản phẩm nào xuất tiêu thụ bị trả lại. Song song đó, việc sản xuất sản phẩm cũng được chú trọng, quan tâm hơn khi sản phẩm sản xuất ra đã phù hợp quy cách, đúng định mức và làm hài lòng khách hàng. Tình trạng giảm giá hàng bán do hàng kém phẩm chất, sai quy cách đã không còn, điều này đã làm giảm đáng kể sự hao hụt trong doanh thu.
Năm 2007, Nhà máy có thêm chính sách khuyến khích người tiêu dùng với phương thức chiết khấu cho những khách hàng mua sản phẩm của Nhà máy với số lượng lớn hoặc trong những mùa thấp điểm, khoản chiết khấu này chiếm 2,5% trên tổng giá tiền thanh toán của khách hàng. Tuy chính sách này đã làm giảm doanh thu bán hàng nhưng khoản giảm này không đáng kể so với sự gia tăng của doanh thu một khi sản phẩm được tiêu thụ ngày một nhiều hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, năm 2007 khoản chiết khấu này là 16.000 nghìn đồng trong khi đó doanh thu lại gia tăng hơn so với năm 2006 là 4.016.708 nghìn đồng.
Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 1.798.948 nghìn đồng, tương ứng tăng 11,2% so với năm 2006, và chiếm 79,3% trong tổng doanh thu. Đó là do Nhà máy đã đầu tư vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, cùng với sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, giá xăng dầu trên thị trường cũng tăng đáng kể làm cho chi phí phục vụ sản xuất gia tăng. Tuy nhiên, giá vốn tăng 11,2% trong khi doanh thu lại tăng 21,7% so với năm 2006, điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Nhà máy đã được nâng lên rất nhiều, thể hiện ở sự gia tăng của doanh thu cao hơn sự gia tăng của giá vốn sản xuất.
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN năm 2007 đều tăng do Nhà máy có chính sách khuyến khích nhân viên trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả tiêu thụ và quản lý với hình thức tăng lương, thưởng cho cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng. Thực hiện nhiều đãi ngộ với nhân viên trong quá trình làm việc như: tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nghỉ mát, trích lập các quỹ nhằm chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, hỗ trợ tiền xăng đi lại cho nhân viên,… Bên cạnh đó, do nhu cầu về sử dụng công nghệ, trang thiết bị tiên tiến nên Nhà máy đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công cụ phục vụ quản lý và bán hàng như máy vi tính, máy in, máy photo,… Các khoản chi tiếp khách cũng chiếm một phần không nhỏ trong chi phí bán hàng và QLDN, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Nhà máy đã được mở rộng, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến thương lượng và đặt hàng.
Năm 2007, chi phí bán hàng đạt 695.057 nghìn đồng tăng 50,5%, chi phí QLDN đạt 1.240.393 nghìn đồng tăng 21% so với năm 2006. Mặc dù có tăng cao nhưng nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí hoạt động của Nhà máy, hai khoản chi phí này và chi phí tài chính chiếm 46,2% trong lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn còn rất cao, đạt 2.496.530 nghìn đồng, tăng 2.048.502 nghìn đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 457%. Đây là một tỷ lệ tăng rất cao, cho thấy vào năm 2007 Nhà máy đã thực hiện rất tốt việc tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.
Do vào năm 2006, Nhà máy hạch toán phụ thuộc vào Công ty Xây Lắp An Giang nên không có khoản chi phí thuế thu nhập hiện hành, vì thế lợi nhuận trước thuế cũng là khoản lợi nhuận cuối cùng Nhà máy thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí có liên quan. So với năm 2006, lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 2.521.741 nghìn đồng, tăng 2.056.694 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 442%.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh năm 2007 được đánh giá là thành công thông qua các chỉ tiêu đạt được ở mức cao, doanh thu vượt mức kế hoạch là 12,6%, sản lượng tiêu thụ vượt 12%, từ đó kéo theo lợi nhuận vượt mức kế hoạch là 26,1%. Với trình độ quản lý và điều hành của Ban Giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc đã góp phần làm cho danh tiếng của Nhà máy ngày càng vươn cao và vươn xa hơn nữa trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
3.6.1 Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty, sự hỗ trợ của các phòng nghiệp vụ công ty trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Nhà máy, với mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm hao hụt sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy luôn cải tiến lề lối làm việc phù hợp với sự phát triển của Nhà máy, nội bộ luôn có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được sự quan tâm của các ngành của tỉnh, đặc biệt là Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang.
Sản phẩm của Nhà máy là sản phẩm được sản xuất ra từ máy móc thiết bị hiện đại, với mẫu mã và chất lượng cao, giá thành hợp lý phù hợp với thị trường. Thị trường tiêu thụ ổn định qua nhiều năm hoạt động, khách hàng sử dụng sản phẩm của Nhà máy ngày càng tăng, tiềm năng phát triển thị trường còn nhiều đặc biệt là thị trường Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Nhà máy duy trì áp dụng cải tiến liên tục Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Sức mua của tất cả các thị trường (đối với gạch ống, thẻ) tăng đột biến, sản xuất không đủ cho tiêu thụ nhờ đó Nhà máy đã thu hồi về lượng tiền mặt để tái đầu tư sản xuất mà không cần vay, đồng thời trả hết nợ ngân hàng trong năm 2007.
Khó khăn
Trong năm tình hình giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng liên tục làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao. Giá cả các trang thiết bị, phụ tùng thay thế đều tăng giá làm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản tăng theo.
Phương hướng phát triển
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản phẩm gạch ngói các loại, do đó Nhà máy luôn thực hiện chuơng trình củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm để dần chiếm được lòng tin của khách hàng. Khai thác tất cả các tiềm năng sẵn có, đa dạng các mặt hàng, chú trọng các mặt hàng mang tính chiến lược, mở rộng hơn nữa quan hệ giao dịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Xây dựng quy chế mới về trả lương và thưởng để khuyến khích người lao động, nâng cao năng suất công tác và năng suất lao động. Đặc biệt có chính sách đãi ngộ phù hợp với tình hình thị trường để thu hút được cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi. Xây dựng chiến lược thị trường và có thể đưa ra kế hoạch cho từng giai đoạn để thực hiện chiến lược thị trường. Tăng cường kiểm tra giám sát để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ cho cơ sở trong hoạt động kinh doanh đạt mục tiêu.
Việc xác định phương hướng nhiệm vụ của Nhà máy trong những năm tới phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Trên cơ sở đó, Nhà máy chủ động chế tạo, tăng cường thể lực để bảo đảm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Phải nghiên cứu nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến của thị trường để từ đó xây dựng phương hướng phát triển dài hạn và phù hợp.
Tổ chức và sử dụng vốn hợp lý trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa để tăng cường vòng quay của vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Nhà máy. Phải đảm bảo dự trữ thường xuyên các mặt hàng mang tính chiến lược.
Xây dựng cơ sở sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh để từng bước tham gia vào thị trường và ngày càng chiếm lĩnh thị trường, chủ động nắm bắt thị trường đáp ứng về nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Tổ chức sắp xếp và tổ chức các cơ sở đại lý bán hàng trọng điểm trong thành phố và mở rộng mạng lưới kinh doanh trong cả nước.
Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán
Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty Xây Lắp An Giang , nên bộ máy kế toán được thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm 04 nhân viên kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN VẬT TƯ, CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH, TSCĐ
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp
Trợ giúp cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán và đồng thời là kiểm soát viên tài chính của Nhà máy. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cấp trên và cơ quan tài chính thống kê. Tổ chức quản lý dữ liệu, giữ bí mật dữ liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ tài sản, tiền vốn, các chính sách chế độ đối với người lao động, kiểm kê đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Nhà máy.
Có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức phân phối hoạt động kinh tế. Tham gia nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh. Tổ chức thi hành, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý các chế độ, thể lệ tài chính kinh tế do Nhà nước quy định.
Phân phối chỉ đạo các nhân viên kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê, tổ chức phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực mọi hoạt động của đơn vị, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê quy định. Thực hiện việc trích nộp, thanh toán theo đúng chế độ, thực hiện các quy định về kiểm kê. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật pháp, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cũng như phổ biến và hướng dẫn quy định mới cho các bộ phận, cá nhân có liên quan cũng như trong bộ máy kế toán. Tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà trọng tâm là kế hoạch tài chính đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị.
Kế toán tổng hợp có quyền hạn phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán thống kê làm việc tại đơn vị, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho công việc kế toán và kiểm kê. Các loại báo cáo kế toán thống kê cũng như các hợp đồng phải có chữ ký của Kế toán tổng hợp mới có giá trị pháp lý. Kế toán tổng hợp có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm pháp luật, đồng thời phải báo cáo kịp thời những hành động sai trái của thành viên trong đơn vị cho các cấp có thẩm quyền tương ứng.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi phiếu thu, chi theo đúng mục quy định, theo dõi việc thu chi, tạm ứng, thanh toán, công nợ phải trả, phải thu.
Kế toán vật tư, chi phí sản xuất, giá thành, TSCĐ:
Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư theo định mức. Tình hình bảo quản vật tư hàng hóa tại kho, cung cấp số liệu theo kiểm kê định kỳ. Có nhiệm vụ phản ánh và đôn đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản TSCĐ đồng thời phản ánh , kiểm tra chi phí sản xuất, phục vụ cho yêu cầu tính giá thành.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cập nhật, báo cáo quỹ, đối chiếu số dư hàng ngày, theo dõi sự biến động tiền mặt tại quỹ Nhà máy.
Hình thức kế toán áp dụng
Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Các chứng từ được lưu chuyển qua nhiều bộ phận nhưng nhìn chung tất cả các chứng từ đều được lập do bộ phận kế toán và tập trung lưu trữ, bảo quản ở phòng kế toán.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ).
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền lúc cuối kỳ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Chứng từ kế toán
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
MÁY VI TÍNH
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy ví tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Chương 4
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
&
Kế toán doanh thu
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hoạt động chủ yếu của Nhà máy là hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, nên doanh thu về bán thành phẩm do Nhà máy tự sản xuất là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, việc ghi nhận doanh thu một cách chính xác, kịp thời là một yếu tố quyết định đến sự thành bại của Nhà máy, nó không những bù đắp chi phí bỏ ra mà còn cho thấy lợi nhuận Nhà máy thu được, khả năng cạnh tranh của Nhà máy trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, Nhà máy áp dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau cho từng đối tượng khách hàng như bán trực tiếp tại kho và chuyển hàng theo hợp đồng. Bên cạnh đó, tùy vào từng thời điểm và địa điểm cụ thể mà Nhà máy áp dụng chính sách bán giảm giá cho khách hàng khi mua với số lượng lớn hoặc khách hàng ở xa có nhu cầu mua sản phẩm của Nhà máy. Trong từng phương thức bán hàng, Nhà máy sẽ áp dụng các hình thức thanh toán cho khách hàng khi mua hàng như thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc mua trả chậm. Chính vì thế việc hạch toán cũng sẽ khác nhau tùy vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán.
Nhà máy sẽ ghi nhận doanh thu khi sản phẩm, dịch vụ được xác định là tiêu thụ, tức là khi đã giao hàng hoặc khi dịch vụ hoàn thành và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Kế toán sẽ căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn mà ghi nhận doanh thu. Doanh thu này sẽ được ghi nhận hàng ngày theo từng nghiệp vụ phát sinh và được nhập vào máy tính theo từng nội dung doanh thu. Máy tính sẽ làm công việc tính toán và ghi nhận từng khoản doanh thu vào các sổ chi tiết và phản ánh lên sổ cái của tài khoản 511. Đối với những trường hợp khách hàng mua lẻ không lấy hóa đơn, kế toán sẽ lập bảng kê của tất cả các sản phẩm bán ra này và cuối ngày sẽ tổng hợp lại và lập một hóa đơn chung cho tất cả các mặt hàng bán lẻ này để làm cơ sở kê khai thuế và ghi nhận doanh thu trong kỳ.
Cuối mỗi tháng, kế toán sẽ đối chiếu lại các số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái, nếu không phát hiện sai sót, kế toán tiến hành kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định KQKD.
Tài khoản sử dụng
Nhà máy sử dụng tài khoản 511 để hạch toán doanh thu tiêu thụ. Do đặc điểm kinh doanh của Nhà máy là tự sản xuất và tiêu thụ có kèm vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng nên để thuận tiện cho việc theo dõi doanh thu một cách chính xác, rõ ràng Nhà máy sử dụng hai tài khoản cấp hai:
Tài khoản 5112: Doanh thu bán thành phẩm
Doanh thu bán thành phẩm của Nhà máy gồm có doanh thu bán gạch mộc và doanh thu bán gạch thành phẩm. Gạch mộc là gạch là gạch đã được tạo hình và được phơi thành một sản phẩm hoàn chỉnh nhưng chưa qua giai đoạn nung đỏ, gạch thành phẩm là sản phẩm cuối cùng của Nhà máy sau khi đã được nung xong. Nhà máy có những sản phẩm chủ yếu như: ống 9x19, ống 8x18, ống 7,5x17, thẻ 9x19, thẻ 8x18, ngói 22,…
Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Nhà máy phục vụ vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng dưới hai phương tiện là xe tải và ghe. Khoản doanh thu về cung cấp dịch vụ này thường không đem lại lợi nhuận cao do Nhà máy chủ trương cung cấp dịch vụ vận chuyển để thuận tiện hơn cho khách hàng khi mua sản phẩm. Giá vận chuyển của Nhà máy rẻ hơn so với giá vận chuyển bên ngoài và Nhà máy chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng mua hàng của Nhà máy chứ không kinh doanh dịch vụ vận chuyển ra bên ngoài.
Doanh thu vận chuyển = đơn giá vận chuyển * số lượng gạch tiêu thụ
Đơn giá vận chuyển bình quân là 90 đồng/viên (vận chuyển bằng xe tải), đơn giá này được sử dụng trong nội ô Thành phố Long Xuyên. Đối với những khách hàng ở xa, tùy vào thời điểm và địa điểm cụ thể do khách hàng yêu cầu vận chuyển, Nhà máy thực hiện tính toán thêm các khoản phí có liên quan như phí qua phà, phí giao thông đường bộ, xăng, dầu,…, sau đó cộng vào tổng giá vận chuyển bình quân để đưa ra đơn giá vận chuyển mới cho khách hàng.
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 nộp cơ quan thuế.
Phiếu xuất kho gồm 3 liên: liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp ghi vào sổ chi tiết, liên 3 giao cho người vận chuyển làm chứng từ đi đường và giao hàng.
Phiếu thu gồm 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 thủ quỹ giữ để ghi sổ quỹ.
Kế toán chi tiết
Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của Nhà máy sẽ đến phòng kinh doanh để đặt hàng. Sau khi bàn bạc, thương lượng với khách hàng về mẫu mã, giá cả phòng kinh doanh yêu cầu kế toán vật tư lập phiếu xuất kho để giao cho khách hàng xuống kho nhận hàng, liên 1 của phiếu xuất kho sẽ được kế toán vật tư lưu giữ .
Khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho chỉ thị cho công nhân tiến hành xếp dỡ sản phẩm lên phương tiện vận chuyển cho đến khi đủ số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Thủ kho sẽ giữ lại liên 3 để ghi thẻ kho và theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của thành phẩm. Khách hàng liên hệ với thủ kho để nhận lại liên 2 của phiếu xuất kho và đến phòng kế toán làm thủ tục thanh toán tiền hàng. Tại đây, kế toán thanh toán tiến hành lập Hóa đơn GTGT và phiếu thu cho khách hàng thanh toán tiền hàng.
Đối với những khách hàng không nhận Hóa đơn, để tiện cho việc theo dõi số lượng sản phẩm bán ra, kế toán sẽ ghi nhận các mặt hàng này vào bảng kê hàng hóa bán ra, và đến cuối ngày kế toán tổng hợp số lượng trên bảng kê để ghi nhận vào một Hóa đơn GTGT, trên dòng tên khách hàng kế toán sẽ ghi là khách hàng mua lẻ và hóa đơn này được kế toán lưu giữ lại cả 3 liên.
Kế toán thanh toán tiến hành nhập vào máy tính mã hàng, số lượng, đơn giá của số sản phẩm bán ra, nếu khách hàng trả tiền ngay thì ghi Nợ tài khoản 111 - “Tiền mặt”, còn đối với những khách hàng trả tiền sau kế toán sẽ ghi Nợ tài khoản 131 - “Phải thu khách hàng”. Để tiện cho việc theo dõi công nợ, khi ghi Nợ tài khoản 131, khách hàng sẽ được gán cho một mã số riêng đối với từng khách hàng, và mã số khách hàng này cũng sẽ được ghi nhận trên phiếu thu của Nhà máy. Tài khoản ghi Có là tài khoản 155 - “Thành phẩm”, máy tính sẽ tự tính toán và chuyển những số liệu này đến Hóa đơn GTGT, và lên sổ chi tiết, số cái tài khoản 511.
Hóa đơn sẽ được in ra và giao cho khách hàng kèm theo phiếu thu để khách hàng đến thủ quỹ thanh toán tiền hàng. Thủ quỹ sau khi nhận đủ tiền hàng sẽ ký nhận và giao lại cho khách hàng liên 2 của Hóa đơn GTGT và phiếu thu để làm căn cứ đối chiếu khi có vấn đề phát sinh.
Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa
CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
BẢNG KÊ BÁN HÀNG TIỀN MẶT
TỪ NGÀY: 07/11/2007 - 08/11/2007
STT
SỐ H.ĐƠN
NGÀY
NỘI DUNG
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
1
023416
07/11/2007
Thu bán gạch ngói
240.000
2
023419
08/11/2007
Thu bán gạch ngói
8.451.892
3
023420
08/11/2007
Thu bán gạch ngói
5.864.013
4
023417
08/11/2007
Thu bán gạch ngói
36.445.217
5
023582
08/11/2007
Tiền bốc xếp, vận chuyển
1.789.284
6
023584
08/11/2007
Tiền bốc xếp, vận chuyển
56.005
TỔNG CỘNG =
52.846.411
THỦ QUỸ KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC
Kế toán tổng hợp
Hàng ngày, kế toán thanh toán, kế toán vật tư và thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu lại các dữ liệu trên máy xem có trùng khớp với những chứng từ phát sinh trong ngày hay không và nộp lại những chứng từ này cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp tiến hành ghi nhận những nghiệp vụ phát sinh trong ngày vào sổ chi tiết và sổ cái.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp kiểm tra lại tất cả các chứng từ và tiến hành kết chuyển các số liệu phát sinh trong tháng vào bảng tổng hợp chi tiết và kết chuyển doanh thu vào tài khoản 911 để xác định KQKD trong kỳ.
Các phương thức bán hàng
Bán lẻ
Theo phương thức này, người mua sẽ thanh toán tiền hàng ngay sau khi nhận hàng và hàng hóa được bán trực tiếp tại kho của Nhà máy. Những khách hàng này thường là người dân địa phương, có nhu cầu mua sản phẩm của Nhà máy để phục vụ cho việc xây cất nhỏ lẻ trong gia đình, nên số lượng sản phẩm bán ra không nhiều.
Do đặc thù kinh doanh của Nhà máy là sản xuất gạch và tiêu thụ nên việc cung cấp dịch vụ vận chuyển là không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh hiện nay. Nhưng do phải đáp ứng đầy đủ phương tiện vận chuyển cho khách hàng khi có nhu cầu nên khoản doanh thu về vận chuyển trong những trường hợp này thường không đủ bù đắp phần chi phí bỏ ra. Nguyên nhân là do doanh thu vận chuyển được tính trên tổng số gạch bán ra với tỷ lệ khoảng 90 đồng/viên, với hình thức bán lẻ này thì sản phẩm bán ra không nhiều, số lượng gạch được vận chuyển chiếm một phần nhỏ so với tải trọng của phương tiện, nên doanh thu đạt được không như mong muốn.
Căn cứ vào Hóa đơn số 023375 ngày 05/11/2007, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên có bán cho Công ty Thiên Hưng gạch ống 9x19 - thành phẩm số lượng 2.000 viên, đơn giá 400 đồng/viên, thuế suất thuế GTGT là 10%. Khách hàng trả bằng tiền mặt và không yêu cầu vận chuyển.
Căn cứ vào hóa đơn này, kế toán chỉ cần nhập vào máy mã hàng là ống 9x19, số lượng 2.000 viên, đơn giá 400 đồng/viên, thuế GTGT là 10% và ghi Nợ TK 111, ghi Có TK 155. Máy tính sẽ tự tính toán và xác định các tài khoản đối ứng, đồng thời phản ánh lên Hóa đơn GTGT và các sổ chi tiết cần thiết như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán được hạch toán theo giá tạm tính là 1 đồng
Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111: 880.000
Có TK 5112: 800.000
Có TK 3331: 80.000
Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: 1
Có TK 155: 1
Bán buôn
Bán buôn là hình thức bán sản phẩm cho các đoàn thể, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu mua với số lượng lớn và giá cả thấp hơn so với giá bán lẻ. Đối với những khách hàng có quan hệ mua bán lâu dài với Nhà máy, mua hàng của Nhà máy về để bán lại thì có thể nhận hàng trước và thanh toán tiền hàng sau tùy vào hợp đồng mua bán giữa Nhà máy với khách hàng.
Khoản thời gian để khách hàng có thể thanh toán tiền hàng cho Nhà máy là không quá một tháng hoặc bằng hình thức bán gối đầu.
Để thuận tiện cho việc thu hồi nợ thì những khách hàng này phải có hợp đồng mua bán với Nhà máy. Trên cơ sở đó, Nhà máy sẽ thiết lập cho mỗi khách hàng một mã số riêng để tiện việc theo dõi công nợ. Theo phương thức này, giá bán sẽ được giảm 5% so với giá bán lẻ.
Căn cứ vào Hóa đơn bán hàng số 023755 và hóa đơn vận chuyển số 023594 ngày 10/11/2007, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên có bán cho DNTN Xuân Hoa 6.000 viên ngói 22 - thành phẩm, đơn giá 2.850 đồng/viên, thuế suất thuế GTGT là 10%. Đây là khách hàng thân thiết của Nhà máy, mua sản phẩm của Nhà máy về để bán lại nên Nhà máy áp dụng chính sách bán giảm giá cho khách hàng. Giá bán lẻ của ngói 22 vào thời điểm này là 3.000 đồng/viên, nhưng với khách hàng này Nhà máy chỉ bán với giá 2.850 đồng/viên, giảm 5% so với giá bán lẻ. Do khách hàng có yêu cầu vận chuyển nên đơn giá vận chuyển được tính là 90 đồng/viên.
Căn cứ vào hóa đơn 023755, để ghi nhận doanh thu bán thành phẩm kế toán chỉ cần nhập vào máy mã hàng là ngói 22, số lương 6.000 viên, đơn giá 2.850 đồng/viên, thuế GTGT là 10% và ghi Nợ TK 131, ghi Có TK 155, máy tính sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 131: 18.810.000
Có TK 5112: 17.100.000
Có TK 3331: 1.710.000
Nợ TK 632: 1
Có TK 155: 1
Căn cứ vào hóa đơn số 023594, kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu vận chuyển:
Nợ TK 131: 594.000
Có TK 5113: 540.000
Có TK 3331: 54.000
Nợ TK 632VC: 1
Có TK 154VC: 1
Trong tháng 11/2007, tổng cộng số phát sinh của TK 511 là 1.686.144.101 đồng, trong đó doanh thu bán hàng là 1.550.617.329 đồng, doanh thu vận chuyển là 135.971.672 đồng. Số phát sinh của TK 511 được kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD lúc cuối kỳ.
Bút toán kết chuyển
Nợ TK 511: 1.686.144.101
Có TK 911: 1.686.144.101
CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
BÁO CÁO BÁN HÀNG CHI TIẾT THEO MẶT HÀNG
Từ ngày: 01/11/2007 đến ngày 30/11/2007
STT
MÃ VẬT TƯ
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
DOANH THU
THUẾ GTGT
TỔNG TIỀN
1
155TP0001VP
Ống 9 x 19
Viên
2.083.029
846.983.190
84.698.320
931.681.510
2
155TP0002VP
Ống 9 x 19(nửa)
Viên
52.800
10.854.164
1.085.416
11.939.580
3
155TP0003VP
Ống 8 x 18
Viên
546.351
212.136.737
21.213.674
233.350.411
4
155TP0004VP
Ống 8 x 18(nửa)
Viên
29.240
5.739.094
573.909
6.313.003
5
155TP0005VP
Ống 7,5 x 17
Viên
158.900
53.140.509
5.314.051
58.454.560
6
155TP0007VP
Thẻ 9 x 19
Viên
65.426
26.109.235
2.610.924
28.720.159
7
155TP0008VP
Thẻ 8 x 18
Viên
137.000
53.018.215
5.301.822
58.320.037
8
155TP0009VP
Thẻ 7,5 x 17
Viên
21.000
7.463.690
746.369
8.210.059
9
155TP00010VP
Gạch cẩn
Viên
9.000
6.363.645
636.365
7.000.010
10
155TP00011VP
Gạch tàu 20 x 20
Viên
375
3.409.090
340.909
3.749.999
11
155TP00012VP
Gạch tàu 30 x 30
Viên
700
700.000
70.000
770.000
12
155TP00013VP
Gạch Hauydi
Viên
100
200.000
20.000
220.000
13
155TP00014VP
Ngói 22
Viên
71.173
209.957.016
20.995.702
230.952.718
14
155TP00015VP
Ngói diềm 22
Viên
140
470.904
47.090
517.994
15
155TP00016VP
Ngói vẩy cá
Viên
17.820
48.937.313
4.893.731
53.831.044
16
155TP00019VP
Ngói vẩy rồng
Viên
1.480
4.261.821
426.182
4.688.003
17
155TP00020VP
Ngói âm
Viên
13.200
27.236.326
2.723.633
29.959.959
18
155TP00021VP
Ngói dương
Viên
13.200
22.100.114
2.210.011
24.310.125
19
155TP00022VP
Ngói diềm âm
Viên
200
690.908
69.091
759.999
20
155TP00023VP
Ngói diềm dương
Viên
200
618.180
61.818
679.998
21
155TP00024VP
Ngói mũi hài
Viên
400
554.534
55.453
609.987
22
155TP00025VP
Ngói sắp nóc
Viên
1.793
7.118.997
711.900
7.830.897
23
155TP00026VP
Ngói sắp nóc nhỏ
Viên
872
2.553.647
255.365
2.809.012
TỔNG CỘNG
3.224.399
1.550.617.329
155.061.735
1.705.679.064
Lập, ngày …… tháng …… năm ……
GIÁM ĐỐC NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
Sổ chi tiết tài khoản 5112
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ
Nhà máy không có doanh thu bán hàng nội bộ. Trường hợp bán hàng cho Công ty Xây Lắp An Giang, Nhà máy vẫn hạch toán giống trường hợp bán buôn. Vì các công trình xây dựng của Công ty Xây Lắp không ưu tiên sử dụng sản phẩm nội bộ cung cấp mà tất cả đều phải qua đấu thầu. Tổ chức nào trúng thầu sẽ đứng ra cung cấp sản phẩm cho các công trình này.
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản : Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu : 515
Ngày
ghi sổ
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tài khoảnđối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
30/11/2007
24
30/11/2007
Thu lãi trái phiếu
111
1.275.000
30/11/2007
30/11/2007
Kết chuyển
911
1.275.000
Cộng số phát sinh
1.275.000
1.275.000
Số dư cuối kỳ
Doanh thu hoạt động tài chính của Nhà máy là thu từ tiền lãi trái phiếu. Do Công ty Xây Lắp An Giang có chính sách khuyến khích các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc tham gia mua trái phiếu chính phủ để góp phần vào việc xây dựng nước nhà. Là một đơn vị trực thuộc, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên cũng tham gia tích cực vào việc mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu giáo dục,… nhằm thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Năm 2005, Nhà máy có mua 150 trái phiếu giáo dục, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất 8,5%/năm, lãnh lãi cuối kỳ. Trong tháng 11/2007 Nhà máy thu được 1.275.000 đồng từ tiền lãi trái phiếu giáo dục, khoản tiền lãi này được hạch toán vào TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính”. Kế toán hạch toán như sau:
Khi mua trái phiếu
Nợ TK 228: 15.000.000
Có TK 111: 15.000.000
Đến hạn thanh toán trái phiếu, nhận lại tiền gốc
Nợ TK 111: 15.000.000
Có TK 228: 15.000.000
Nhận tiền lãi hạch toán vào TK 515
Nợ TK 111: 1.275.000
Có TK 515: 1.275.000
Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 911 để xác định KQKD trong kỳ
Nợ TK 515: 1.275.000
Có TK 911: 1.275.000
Kế toán thu nhập khác
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản : Thu nhập khác
Số hiệu : 711
Ngày
ghi sổ
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tài khoảnđối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
15/11/2007
22
15/11/2007
Thanh lý TSCĐ
111
30.000.000
30/11/2007
30/11/2007
Kết chuyển
911
30.000.000
Cộng số phát sinh
30.000.000
30.000.000
Số dư cuối kỳ
Thu nhập khác là những khoản thu phát sinh không thường xuyên từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Đây cũng là một khoản mục rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Đôi khi, khi nhìn vào báo cáo tài chính của Nhà máy, ta thấy lợi nhuận năm nay tăng cao hơn so với năm trước. Điều đó cũng chưa chắc là năm nay Nhà máy làm ăn có hiệu quả hơn, mà do khoản thu nhập khác tăng đột biến, khoản thu nhập này có thể là do thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
- Do Nhà máy tự sản xuất kinh doanh và đã hoạt động lâu năm nên có rất nhiều TSCĐ đã bị xuống cấp hoặc đã hết thời hạn khấu hao cần phải thanh lý để đầu tư trang bị cái mới thay thế.
- Nhà máy thường bán hàng cho khách hàng dựa vào uy tín, hợp đồng không rõ ràng nên dẫn đến có một số khách hàng dây dưa, kéo dài thời gian trả nợ. Nhân viên công nợ của Nhà máy không thể đòi nợ được nên đã báo báo yêu cầu xóa nợ. Nhưng một thời gian sau, khách hàng đến trả nợ để được tiếp tục quan hệ mua bán với Nhà máy, những khoản nợ được thu hồi lúc này được đưa vào thu nhập bất thường.
Trong tháng 11/2007, Nhà máy có phát sinh một khoản thu nhập khác đó là thu từ thanh lý TSCĐ, cụ thể là một xe xúc nhỏ hiệu KAWASAKI.
Nguyên nhân thanh lý là do xe này đã từ lâu không còn sử dụng được, do trong quá trình sử dụng đã thay thế máy Kawasaki bằng máy MTZ 50 không đồng bộ dẫn đến: giảm công suất, không đáp ứng được nhu cầu công việc; luôn chạy ở chế độ ga lớn - tiêu hao nhiên liệu nhiều; chi phí sửa chữa cao.
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 22, thanh lý một xe xúc nhỏ hiệu Kawasaki, nguyên giá 400.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 5 năm, đã khấu hao hết, nay thanh lý TSCĐ này với giá trị là 30.000.000 đồng, kế toán định khoản như sau:
Khi thanh lý TSCĐ
Nợ TK 214: 400.000.000
Có TK 211: 400.000.000
Thu nhập từ thanh lý
Nợ TK 111: 33.000.000
Có TK 711: 30.000.000
Có TK 3331: 3.000.000
Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 911 để xác định KQKD trong kỳ
Nợ TK 711: 30.000.000
Có TK 911: 30.000.000
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà Nhà máy đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho khách hàng, do việc khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy với khối lượng lớn trong những đợt khuyến mãi do chính sách khuyến mãi của Nhà máy quy định.
Thông thường, Nhà máy sẽ tổ chức những đợt khuyến mãi vào các thời điểm người dân ít có nhu cầu xây cất, sản phẩm của Nhà máy bán ra trong những tháng này không nhiều. Do đó, Nhà máy áp dụng chính sách khuyến mãi nhằm thu hút nhu cầu mua của khách hàng để tăng nguồn tiêu thụ, ổn định trong sản xuất, giảm tình trạng sản phẩm tồn nhiều qua các tháng sau.
Đối với trường hợp khách hàng mua sản phẩm của Nhà máy với khối lượng lớn và đã được giảm trong giá bán thì phần giảm giá này không được hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại theo đúng chuẩn mực quy định.
Chiết khấu thương mại = 2,5% * Giá bán
Khoản chiết khấu này chiếm tỷ lệ 2,5% trong giá bán và được ghi rõ trên hợp đồng mua bán giữa Nhà máy với khách hàng.
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản : Chiết khấu thương mại
Số hiệu : 521
Ngày
ghi sổ
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tài khoảnđối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
04/11/2007
BB
04/11/2007
Chiết khấu CHVLXD số 4
131
475.000
30/11/2007
30/11/2007
Kết chuyển
511
2.500.000
Cộng số phát sinh
2.500.000
2.500.000
Số dư cuối kỳ
Trường hợp cụ thể
Ngày 04/11/2007 Nhà máy có chiết khấu thương mại cho Cửa hàng VLXD số 4 do cửa hàng đã mua sản phẩm của Nhà máy trong thời gian khuyến mãi và mua với số lượng lớn, số tiền chiết khấu là 475.000 đồng.
Căn cứ vào hóa đơn số 023218 ngày 04/11/2007, Nhà máy bán cho Cửa hàng VLXD số 4 gạch ống 8x18 số lượng 50.000 viên, đơn giá bán là 380 đồng/viên, thuế GTGT là 10%, tổng số tiền thanh toán là 20.900.000 đồng, khách hàng nợ. Kế toán sẽ hạch toán như sau:
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131: 20.900.000
Có TK 5112: 19.000.000
Có TK 3331: 1.900.000
Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: 1
Có TK 155: 1
Chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
Nợ TK 521: 475.000
Nợ TK 3331: 47.500
Có TK 131: 522.500
Trong tháng 11/2007 tổng số tiền chiết khấu là 2.500.000 đồng. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 để ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ
Nợ TK 511: 2.500.000
Có TK 521: 2.500.000
Kế toán hàng bán bị trả lại
Những mặt hàng bị trả lại chủ yếu là những mặt hàng có giá trị lớn, bán cho các tổ chức có công trình xây dựng quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng công trình chắc chắn và ổn định, nên những sản phẩm không đúng quy cách, kém phẩm chất, mẫu mã không phù hợp theo yêu cầu sẽ bị trả lại. Hàng bán bị trả lại này sẽ được nhập lại kho và số tiền thanh toán sẽ được giảm tương ứng so với số lượng hàng ghi trên hóa đơn.
Năm 2007, Nhà máy không phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản : Hàng bán bị trả lại
Số hiệu : 531
Ngày
ghi sổ
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tài khoảnđối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
31/08/2006
BB
31/08/2006
Hàng bán trả lại
131
280.000
31/08/2006
31/08/2006
Kết chuyển
511
280.000
Cộng số phát sinh
280.000
280.000
Số dư cuối kỳ
Vào tháng 08/2006, Nhà máy bán hàng cho Công ty TNHH Hoàn Mỹ số lượng 4.000 viên ngói 22, đơn giá 2.500 đồng/viên, do sản phẩm không đúng yêu cầu nên Công ty TNHH Hoàn Mỹ đề nghị trả lại 200 viên và Nhà máy chấp nhận thu hồi lại số gạch này và tiến hành giảm tiền thanh toán cho khách hàng.
Hạch toán doanh thu khi bán hàng
Nợ TK 131: 11.000.000
Có TK 5112: 10.000.000
Có TK 3331: 1.000.000
Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 5.600.000
Có TK 155: 5.600.000
Khi hàng bị trả lại, kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 531: 500.000
Nợ TK 3331: 50.000
Có TK 131: 550.000
Đồng thời ghi tăng số lượng thành phẩm nhập kho và tăng giá vốn hàng bán
Nợ TK 155: 280.000
Có TK 632: 280.000
Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 để ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ
Nợ TK 511: 280.000
Có TK 531: 280.000
Kế toán giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán thường áp dụng trong những trường hợp hàng được bán ra kém phẩm chất, không đúng quy cách, trong quá trình vận chuyển hàng bị bễ vỡ không đủ số lượng theo yêu cầu hoặc bán những sản phẩm tồn kho của Nhà máy.
Sau khi đã xuất hóa đơn và tiến hành vận chuyển đến nơi yêu cầu, khách hàng không hài lòng về chất lượng sản phẩm và yêu cầu được giảm giá. Nhà máy xem xét và chấp thuận yêu cầu của khách hàng, và số tiền thanh toán sẽ được giảm tương ứng với giá trị hàng giảm theo hóa đơn.
Trong năm 2007, Nhà máy không phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, chứng tỏ sản phẩm của Nhà máy sản xuất ra đúng quy cách, định mức, hàng vận chuyển không bị bễ vỡ làm hài lòng khách hàng.
Chẳng hạn vào tháng 12/2006, căn cứ vào hóa đơn bán hàng cho Công ty TNHH Phát Đạt, số lượng 15.000 viên gạch thẻ 7,5 x 17, đơn giá 300 đồng/viên, tổng số tiền thanh toán là 4.950.000 đồng. Khi nhận hàng Công ty Phát Đạt phát hiện có một số sản phẩm bị bễ vỡ, không đủ số lượng đặt hàng nên yêu cầu Nhà máy giảm giá. Nhà máy sau khi xem xét và chấp nhận giảm cho khách hàng 50 đồng/viên trên giá chưa có thuế, như vậy tổng số tiền Nhà máy giảm cho khách hàng là 825.000 đồng. Kế toán tiến hành định khoản:
Khi bán hàng
Nợ TK 131: 4.950.000
Có TK 5112: 4.500.000
Có TK 3331: 450.000
Nợ TK 632: 2.400.000
Có TK 155: 2.400.000
Giảm giá cho khách hàng
Nợ TK 532: 750.000
Nợ TK 3331: 75.000
Có TK 131: 825.000
Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 để ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ, với tổng số phát sinh là 9.033.000 đồng
Nợ TK 511: 9.033.000
Có TK 532: 9.033.000
SỔ CÁI
Tháng 11 năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản: Giảm giá hàng bán
Số hiệu : 532
Ngày ghi sổ
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tài khoảnđối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
31/12/2006
BB
31/12/2006
Giảm giá hàng bán
131
750.000
31/12/2006
BB
31/12/2006
Giảm giá hàng bán
131
8.283.000
31/12/2006
31/12/2006
Kết chuyển
511
9.033.000
Cộng số phát sinh
9.033.000
9.033.000
Số dư cuối kỳ
Kế toán chi phí
Kế toán giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do là một khoản chi phí giá thành sản xuất ra sản phẩm nên việc ghi nhận cũng như hạch toán giá vốn đòi hỏi tính thận trọng và độ chính xác cao. Nếu xác định đúng giá vốn sẽ giúp Nhà máy đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình chính xác hơn, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhà máy theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn sản phẩm dựa vào báo cáo của thủ kho. Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiệp vụ bán hàng mà hàng tháng, thủ kho sẽ gửi báo cáo về tình hình hàng trong kho cho phòng kế toán. Do ngành nghề của Nhà máy là sản xuất và kinh doanh nên số lượng sản phẩm biến động hàng ngày và liên tục, việc xác định giá thành của sản phẩm không thể diễn ra hàng ngày mà được tính vào cuối tháng. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng để tính toán lượng hàng xuất trong tháng, tiến hành ghi nhận tổng giá vốn hàng bán. Chính vì vậy, Nhà máy đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền lúc cuối kỳ để tính giá xuất kho của số sản phẩm đã tiêu thụ.
Bảng 4.1 Bảng nhập - xuất - tồn gạch mộc tháng 11/2007
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên sản phẩm
Mộc
Xếp đốt
Tồn mộc cuối
Thành phẩm
Tỷ lệ
Tồn 10/2007
11/2007
Cộng
11/2007
11/2007
11/2007
(%)
1
Ống 9 x 19
804.571
2.481.473
3.286.044
2.291.406
994.638
2.229.610
97,30
2
Ống 9 x 19(nửa)
25.384
57.075
82.459
53.310
29.149
51.032
95,73
3
Ống 8 x 18
124.992
436.308
561.300
561.300
555.704
99,00
4
Ống 8 x 18(nửa)
43.487
40.819
84.306
81.901
2.405
78.200
95,48
5
Thẻ 9 x 19
328.429
47.922
376.351
49.125
327.226
48.330
98,38
6
Thẻ 8 x 18
235.351
33.810
269.161
77.426
191.735
76.666
99,02
7
Ngói 22
104.666
136.464
241.130
50.253
190.877
48.730
96,97
8
Ống 7,5 x 17
147.803
197.057
344.860
344.860
338.981
98,30
9
Ống 7,5 x 17(nửa)
33.253
33.253
2.900
30.353
2.900
100,00
10
Thẻ 7,5 x 17
214.257
72.951
287.208
90.527
196.681
87.630
96,80
11
Ngói vẩy cá
51.467
51.467
340
51.127
335
98,53
12
Gạch Hauydi
7.080
7.080
1.761
5.319
1.436
81,54
13
Ngói diềm 22
2.889
2.889
2.889
14
Ngói sắp nóc nhỏ
1.190
15
Ngói sắp nóc lớn
2.774
2.774
1.213
1.561
16
Gạch cách nhiệt
17
Gạch cẩn
18
Ngói diềm dương
6.649
6.649
772
5.877
764
98,96
19
Ngói dương
9.050
19.645
28.695
3.660
25.035
3.600
98,36
20
Ngói âm
23.950
50.266
74.216
26.247
47.969
25.127
95,73
21
Ngói diềm âm
2.986
2.986
659
2.327
651
98,79
22
Ngói vẩy rồng
14.756
14.756
14.100
656
13.870
98,37
23
Ngói mũi hài
24.251
400
24.651
15.297
9.354
15.165
99,14
Tổng cộng:
2.198.410
3.583.825
5.782.235
3.667.057
2.115.178
3.579.921
97,62
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Tài khoản sử dụng
Nhà máy sử dụng tài khoản 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Do đặc điểm kinh doanh của Nhà máy là tự sản xuất và tiêu thụ có kèm vận chuyển nên để thuận tiện cho việc theo dõi giá vốn một cách chính xác, rõ ràng và đánh giá đúng lợi nhuận thu về từ bán hàng và vận chuyển, Nhà máy sử dụng hai tài khoản cấp 2:
Tài khoản 632: giá vốn thành phẩm
Giá xuất kho của Số lượng sản phẩm Giá nhập kho thực tế
sản phẩm xuất kho đơn vị bình quân
=
*
Giá nhập kho thực tế đơn vị bình quân
+
Giá nhập kho thực tế của sản phẩm nhập trong kỳ
Giá nhập kho thực tế của sản phẩm tồn đầu kỳ
=
+
Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ
Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ
Tài khoản 632VC: giá vốn vận chuyển
Giá vốn vận chuyển được tính dựa trên những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển như: xăng, dầu, nhớt, tiền lương nhân viên, khấu hao tài sản,…
Chứng từ sử dụng:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT
Kế toán chi tiết
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép việc nhập, xuất, tồn kho theo số lượng, mỗi thẻ kho dùng cho một loại sản phẩm nhất định.
Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập, xuất thành phẩm, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi ghi số lượng thực tế của thành phẩm vào chứng từ, sau đó sắp xếp chứng từ theo từng loại riêng. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ này, thủ kho ghi số lượng thành phẩm xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng, mỗi ngày thủ kho ghi số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho sắp xếp lại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ rồi chuyển những chứng từ đó cho kế toán vật tư. Khi giao nhận phải ký vào phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở xác định trách nhiệm.
Kế toán vật tư sử dụng sổ chi tiết thành phẩm để ghi chép cả số lượng lẫn giá trị của thành phẩm xuất, tồn. Sổ kế toán chi tiết được mở tương ứng với thẻ kho cho từng loại thành phẩm. Cuối ngày, nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán vật tư phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, sau đó nhập vào máy số lượng và giá trị thành phẩm xuất vào sổ kế toán chi tiết.
Kế toán tổng hợp
Cuối tháng, sau khi đã nhập đầy đủ vào máy tính các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành tính ra tổng số lượng nhập, xuất và tồn. Số lượng thành phẩm ở sổ chi tiết được dùng để đối chiếu với thẻ kho của từng loại thành phẩm và đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế. Trong trường hợp có chênh lệch thì phải kiểm tra, xác minh và tiến hành điều chỉnh theo chế độ quy định. Trên cơ sở số liệu tổng hợp của các sổ chi tiết, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thành phẩm và tính ra giá vốn của thành phẩm. Sau khi giá vốn thành phẩm được xác định, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 632
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 023755 và hóa đơn vận chuyển số 023594 ngày 10/11/2007, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên có bán cho DNTN Xuân Hoa 6.000 viên ngói 22, đơn giá 2.850 đồng/viên, tổng giá thanh toán là 18.810.000 đồng, trong đó thuế suất thuế GTGT là 10%. Kèm theo hóa đơn vận chuyển do khách hàng yêu cầu vận chuyển đến trụ sở của công ty tại đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang với tổng số tiền thanh toán là 594.000 đồng.
Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và giá vốn tạm tính
Nợ TK 131: 18.810.000
Có TK 5112: 17.100.000
Có TK 3331: 1.710.000
Nợ TK 632: 1
Có TK 155: 1
Ghi nhận doanh thu vận chuyển và giá vốn tạm tính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT22.doc