Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex: Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các t...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các thị trường nhập khẩu thường sử dụng những rào cản thương mại, yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải là sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái…Điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bởi làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải quan tâm. Do đó nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn cần phải có hệ thống kế toán chi phí. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có kiến thức về thị trường, giá cả và đặc biệt là các chi phí đầu vào và đầu ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Do đó việc tính đúng, tính đủ, quản lý chi phí sản xuât và tính giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm, loại trừ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng cho ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí nên Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX luôn tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ nhằm quản lý tốt chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất. Xí nghiệp luôn muốn sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, với giá cả cạnh tranh nhất là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Do đó, muốn “đứng vững” thì vấn đề quản lý chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp phải được tìm hiểu và giải quyết ngay từ bây giờ. Để hiểu rõ hơn về những biến động của chi phí sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm nên tôi đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành để hiểu được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Phân tích, đánh giá chung sự biến động của các khoản mục giá thành đơn vị, chủ yếu tập trung vào sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Xí Nghiệp sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tổng quan về Công ty, Xí nghiệp. - Tình hình hoạt động của Xí nghiệp trong hai năm gần đây. - Hạch toán chi phí theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Thực hành kế toán: định khoản, hạch toán, ghi chép trên chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. - Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. - Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp để đề ra biện pháp hoàn thiện hơn. - Phân tích biến động chi phí tại Xí nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những biến động làm tăng chi phí. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các khâu của dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng thể về qui trình sản xuất. - Số liệu thứ cấp: + Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất và phòng kế toán. + Tham khảo những tài liệu, sách báo, website có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu và ghi sổ. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sản phẩm của Xí nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX bao gồm rất nhiều loại như: cá tra fillet đông lạnh đóng gói, cá basa fillet đông lạnh đóng gói, tôm đông lạnh đóng gói… Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đóng gói trong một tháng. Với nguồn nguyên liệu chính là cá tra nguyên con. Để hiểu được phương pháp hạch toán tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp, tôi đã chọn số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu phát sinh trong tháng 12 năm 2006. Và để hiểu rõ hơn về những biến động chi phí, những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm cá tra fillet, nên tôi đã chọn số liệu phát sinh tại Xí nghiệp trong năm 2005 và năm 2006. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆP Sản xuất công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt, trong sản xuất… Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp là hoạt động chính, đây là những sản phẩm đã đăng ký sản xuất kinh doanh. Sản xuất công nghiệp thường ổn định, do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường có những qui trình công nghệ sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất tương đối ổn định, sản xuất thường tập trung theo phân xưởng, chủng loại vật tư và nguồn lực sử dụng cũng thường ổn định theo từng quá trình sản xuất. Đây chính là đặc điểm của sản xuất công nghiệp giúp phân biệt với những ngành sản xuất khác như: Xây lắp, nông nghiệp và cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong công việc đầu tư, đổi mới và tự động hóa trong quá trình sản xuất, phương pháp lập dự toán và quản lý chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng. Quá trình sản xuất có thể bao gồm nhiều qui trình công nghệ chế biến khác nhau và mỗi doanh nghiệp có những qui trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất khác biệt. Đặc điểm này chi phối sự khác biệt trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng bộ phận, từng doanh nghiệp. Qua tìm hiểu trên đã giúp ta có thể hình dung một cách khái quát về đặc điểm công nghệ, đặc điểm về sản phẩm của sản xuất công nghiệp. Sau đây, chúng ta đi vào tìm hiểm sâu hơn về các đặc trưng về chi phí sản xuất cũng như cách tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung. 2.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.2.1. Chi phí sản xuất 2.2.1.1. Khái niệm Trong mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên vật liệu, tài sản cố định, lao động,… Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phi khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Đối với người quản lý thì chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Chi phí được xem như một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các loại chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát tốt được các khoản chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu trên chi phí được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí là một nội dung quan trọng, nhằm để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất, tuy nhiên có ba cách phân loại được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế: Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân loại chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Cách phân loại này cho biết tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố… Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ các giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công Đoàn (KPCĐ) và các khoản phải trả khách cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí mua từ bên ngoài dùng cho sản xuất của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. - Chi phí bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị,… Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Theo qui định hiện hành, giá thành sản xuất các loại sản phẩm bao gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi,… Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu trình sản phẩm… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là những chi phí sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể CPNVLTT và CPNCTT. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận: Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành hai loại: - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ bán và kho sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với vác doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Giá thành sản phẩm 2.2.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chi tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của xí nghiệp về mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sàn phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 2.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được chia thành ba loại: - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành định mức và giá thành kế hoạch có mối quan hệ như sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức X Tổng sản phẩm theo kế hoạch Giá thành định mức theo sản lượng thực tế: là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí để ra quyết định. Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành: Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau: Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Để đạt được mục tiêu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực tế, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành của sản phẩm. 2.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định được đối tượng chi phí sản xuất, cần phải dựa vào những căn cứ nhất định như: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là phân xưởng sản xuất, đơn đặt hàng, qui trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công,… Trong công tác kế toán, xác định đối tượng chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng qui trình kế toán chi phí sản xuất. 2.3.1.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, bán thành phẩm mà đơn vị cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, bán thành phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi, giới hạn cần tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng để tính giá thành sản phẩm phải dựa vào những căn cứ như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác. Giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ như sau: một đối tượng chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành giúp kế toán thiết lập qui trình kế toán chi phí sản xuất và tiành giá thành sản phẩm. 2.3.1.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin, kỳ tính giá thành có thể được xác định hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc có thể xác định theo từng mùa vụ. Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý theo từng thời kỳ. 2.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp như chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất sản phẩm công nghiệp. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp không thuộc hai khoản mục chi phí trên như tiền lương, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất, chi phí nguyên vật liệu dùng trong phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tài sản cố định khác ở phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ thuê ngoài dùng trong phục vụ, quản lý sản xuất như chi phí điện, chi phí nước, chi phí sửa chữa, các khoản thuế được tính vào chi phí sản xuất, chi phí bằng tiền khác… Trên cơ sở các kết cấu chi phí nêu trên kế toán có thể tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất như sau: 2.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định thực tế mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng như định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được qui định tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất,… * Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - Bên Nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Bên Có: + Giá trị của nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho. + Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Giá trị nguyên vật liệu xuất kho Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng sản xuất sản phẩm sử dụng nhập lại kho TK 111,331 TK 154 Giá trị nguyên vật liệu mua Kết chuyển chi phí sản xuất giao thẳng cho sản xuất vào đối tượng tính giá thành 2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được qui định theo số giờ sản xuất hoặc ngày công tiêu chuẩn…, mức phân bổ được xác định như sau: Mức phân bổ tiền lương Tổng tiền lương NCTT Khối lượng của nhân công trực tiếp = X phân bổ của từng cho từng đối tượng Tổng khối lượng phân bổ đối tượng Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định và chi phí. * Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. - Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ (gồm tiền lương và các khoàn trích theo lương). - Bên Có: phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành.. TK 622 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334,111 TK 622 TK 154 Tiền lương, phụ cấp phải Kết chuyển chi phí nhân công trả cho công nhân vào đối tượng tính giá thành TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân 2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất, gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng… - Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và theo dõi riêng chi phí cho từng sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm và có thể sử dụng các tiêu thức phân bổ như: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy chạy,… Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm) sử dụng công thức phân bổ giống công thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. * Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. - Bên Nợ: tập hợp các chi phí như: tiền lương, vác khỏan trích theo lương cho nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ xuất dùng, trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước, chi phí bằng tiền khác. - Bên Có: tập hợp các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 có 6 TK cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí bằng tiền khác Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành TK 334,338 TK 627 TK 111,152 Tiền lương và các khoản trích Khoản giảm chi phí sản xuất theo lương TK 152,153 Giá trị vật liệu gián tiếp, TK 154 công cụ dụng cụ xuất dùng TK 214 Trích khấu hao tài sản cố định TK 142 Phân bổ chi phí trả trước TK 111,112,331 2.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 2.4.1.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tất cả các chi phí có liên quan đến đối tượng tính giá thành sản phẩm đều được ghi vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - TK 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,… + Bên Nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Bên Có: P Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. P Các khoản giảm chi phí sản xuất. + Số dư Nợ: thể hiện chi phí sản xuất của sản phẩm đang chế tạo. Không phải tất cả chi phí đều được tính vào giá thành sản phẩm mà cần căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan để loại trừ bớt các chi phí sau: - Giá trị nguyên vật liệu phân xưởng nhập về chưa dùng hết trả lại kho. - Giá trị phế liệu nhập kho hoặc bán trực tiếp. - Giá trị các sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Sơ đồ 2.4 Kế toán tổng hợp TK 154 TK 621 TK154 TK 152 Kết chuyển chi phí nguyên vật Giá trị phế liệu thu liệu trực tiếp nhập kho TK622 TK138(8) Kết chuyển chi phí nhân công Giá trị sản phẩm hỏng trực tiếp không sửa chữa được TK 627 TK 155 Phân bổ và kết chuyển chi phí Giá thành thực tế thành phẩm sản xuất chung nhập kho trong kỳ TK 632 Giá thành thực tế sản phẩm chuyển cho người bán 2.4.1.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản phẩm” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Nội dung và kết cấu tài khoản 631 như sau: + Bên Nợ: P Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ. P Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có: P Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. P Giá trị thành phẩm nhập kho, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. 154 631 154 Kết chuyển CPSXDD đk Kết chuyển CPSXDD ck 621 611 Kết chuyển CP NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi 622 138 Kết chuyển CP NCTT Giá trị phế liệu thu hồi 627 632 Kết chuyển CP SXC Giá thành sản phẩm Sơ đồ 2.5 154 631 154 Kết chuyển CPSXDD đk Kết chuyển CPSXDD ck 621 611 Kết chuyển CP NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi 622 138 Kết chuyển CP NCTT Giá trị phế liệu thu hồi 627 632 Kết chuyển CP SXC Giá thành sản phẩm Kế toán tổng hợp TK 631 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ Sản phẩm dở dang là sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thanh chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn, ở các quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Sản phẩm dở dang có thể là những sản phẩm đang còn trên qui trình công nghệ chế biến hoặc có thể chưa hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lượng. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cần quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang bằng một trong những phương pháp sau: 2.5.1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) Phương pháp này được vận dụng phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu phát sinh cấu thành trong giá thành sản phẩm chiềm tỷ trọng cao, thông thường chi phí nguyên vật liệu chính chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ, có nghĩa là đối với phương pháp này chi phí chế biến sẽ không có trong cấu thành giá trị sản phẩm dở dang. Đồng thời coi mức chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. 2.5.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. 2.5.3. Phương pháp định mức Phương pháp này việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tương tự như những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nêu trên. Tuy nhiên, điểm cần chú ý ở đây là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức. Vì vậy phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. 2.5.4. Phương pháp 50% chi phí chế biến Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. 2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Phương pháp tính giá thành là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sàn phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định chi từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào các đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Dưới đây là những phương pháp tính giá thành cơ bản trong tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. 2.6.1. Phương pháp trực tiếp có loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị Giá trị sản phẩm hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang - phế liệu - sản phẩm thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi phụ 2.6.2. Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất… nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ (có thể qui đổi tương ứng), đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm. 2.6.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ để qui đổi tương ứng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. 2.6.3. Phương pháp phân bước Phương pháp này được áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước (còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm và bán thành phẩm. * Phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song). Quá trình tính giá thành theo phương án này khái quát theo sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thực tế thành phẩm ** Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự). Quá trình tính giá thành theo phương án này khái quát theo sơ đồ sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí chế biến giai đoạn 2 Giá thành bán thành phẩm 1 Giá thành bán thành phẩm GĐ1 Chi phí chế biến giai đoạn 2 Giá thành bán thành phẩm 1 Giá thành bán thành phẩm GĐ n n Chi phí chế biến giai đoạn n Giá thành thành phẩm GĐ n + + + 2.6.4. Phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm cùa các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Phương pháp này thường được áp dụng tính giá thành ở những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AFIEX 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thủy Sản An Giang được Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh An Giang ký quyết định thành lập chính thức số 71/QĐ-UBTC ngày 01/02/1990 do sự sát nhập của 3 công ty: Công ty Chăn Nuôi, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản và Xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Thủy Sản. - Ngày 02/11/1992 UBND tỉnh An Giang cùng với Bộ Nông Nghiệp và Nông Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định số 528/UBND tiếp tục sáp nhập một bộ phận của Công ty Lâm Sản vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang. - Sau một thời gian hoạt động, Công ty liên tục phát triển, không ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những công ty hàng đầu của tỉnh An Giang. - Nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên ngành của công ty, UBND tỉnh An Giang đã tách công ty thành hai công ty hoạt động độc lập đó là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang và Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Kể từ đó công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang ra đời theo quyết định số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 do UBND tỉnh An Giang cấp. Loại hình: Doanh nghiệp Nhà nước. Tên công ty: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG. Tên giao dịch: ANGIANG AFIEX CO. Trụ sở chính: 25/40 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Thới , TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Vốn pháp định: 77.950.537.207 đ - Công ty có các bộ phận trực thuộc sau: Khối sản xuất gồm có Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Sản phẩm bao gồm thức ăn bột, thức ăn viên, thức ăn viên dạng nổi phục vụ cho việc chăn nuôi heo, gà, vịt, cút, cá. Xí nghiệp xuất khẩu lương thực Là cơ sở trung tâm điều hành hoạt động sản xuất chế biến lương thực của Công ty. - Sản phẩm gồm gạo trắng hạt dài (2% đến 100% tấm), gạo đặc sản địa phương, gạo thơm. Xí nghiệp đông lạnh thủy sản - Công suất 2000 tấn sản phẩm/năm. - Sản phẩm chủ yếu bao gồm cá Basa, cá tra bè đông lạnh nguyên con; fillet đông lạnh; cắt khúc đông lạnh. Xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản Có nhiệm vụ khai thác vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản, nhận thực hiện thầu, thi công xây dựng các công trình kho bãi, các cụm dân cư, kinh doanh địa ốc. Doanh thu xây lắp mỗi năm đạt từ 15 – 20 tỷ đồng. Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi Tổ chức thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cho công ty như heo giống, heo thịt, bò thịt, bò sữa, bò giống, con giống và trứng gia cầm, dê và sữa dê, cá giống, sữa bò tươi, dụng cụ chăn nuôi. Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá - Trại heo giống Vĩnh Khánh: chuyên cung cấp các loại heo giống, dê giống và heo thịt chất lượng cao. Khối lưu thông gồm có Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Giao dịch khách hàng nước ngoài để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Cửa hàng bách hóa, điện máy Chuyên bán sỉ và lẻ các mặt hàng như thực phẩm chế biến, đồ uống và nước giải khát, mỹ phẩm, hàng gia dụng, kim khí điện máy, văn hóa phẩm và đồ chơi trẻ em. Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y Chuyên bán sỉ và lẻ thức ăn gia súc và thuốc thú y. 3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX Trên cơ sở định hướng phát triển sản xuất kinh doanh với mục tiêu tổ chức hoạt động khép kín từ khâu sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến sản phẩm xuất khẩu và do nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Công ty đã quyết thành lập Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX theo quyết định số 512/QĐ.TL.00 ngày 18/12/2000 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. Xí nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2001. Toàn bộ thiết bị và công nghệ sử dụng của Mỹ và Châu Âu, công xuất thiết kế bước đầu là 2.000 tần sản phẩm/năm và mở rộng công suất lên 6.000 tấn/năm. Tên giao dịch: AFIEX – SEAFOOD. Trụ sở chính: Quốc lộ 91, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Website: afiex-seafood.com.vn Xí nghiệp chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản, hải sản tươi đông lạnh. Sản xuất chủ yếu bao gồm cá Basa (Basa – pangasius Bocourti), cá tra bè (Real Basa Pangasius Hypopthalums), đông lạnh nguyên con, Fillet đông lạnh (không xương, không da), cắt khúc đông lạnh, qui cách đóng gói theo yêu cầu khách hàng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn chế biến theo yêu cầu đơn đặt hàng các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, các loại cá biển, các loại nhuyễn thể giáp xác (ghẹ, mực, bạch tuộc…). Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP ngay từ đầu. Bảo đảm tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến (theo tiêu chuẩn GMB) và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Sản phẩm của Xí nghiệp đã được xuất khẩu sang các thị trường: Mỹ, Singapore, HongKong, Nhật, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, các nước thuộc khối EU. 3.2.1. Chức năng hoạt động của Xí nghiệp - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững uy tín mặt hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh. - Quản lý, sử dụng nguồn vốn do công ty cung cấp (có tính lãi suất) có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong sản xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Được chủ động thực hiện chính sách lương, khen thưởng đối với từng cán bộ công nhân viên, phân phối hợp lý theo lao động và nâng cao trình độ tạy nghề, chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở tổng quỹ lương khoán của công ty. - Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung và đồng thời hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội. - Trực tiếp giao dịch khách hàng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm của Xí Nghiệp trên cơ sở định hướng về giá và phương thức thanh toán từng thời kỳ của công ty. - Trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của địa phương. - Đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội. 3.2.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp - Góp phần thực hiện quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gồm cá ao, cá bè tại các huyện thị trong và ngoài tỉnh). - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của Xí nghiệp. - Có nhiệm vụ bảo tồn được nguồn vốn và tài sản công ty6 đã giao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, từ đó xác định rõ lãi, lỗ và chiu trách nhiệm về các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã đề ra. - Nộp thuế và các khoản phải nộp khác về công ty để nộp cho ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý cùa Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, về quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. 3.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 3.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Ban Giám Đốc Xí Nghiệp P. QL Chất Lượng P. Tổ Chức Hành Chánh P. Kế Toán Tài Chính P. Kiểm Nghiệm Vi Sinh Ban Điều Hành Phân Xưởng Ban QL Chất Lượng Tổ Cơ Điện Lạnh Tổ tiếp nhận Đội 1 Fillet Đội 2 rửa cá Đội 3 sửa cá Đội 4 Fillet Tổ thành phẩm P. KH Kinh Doanh 3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn từng bộ phận Phòng tổ chức hành chánh: Sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý các phòng ban, cải tiến công tác hành chánh, lao động tiền lương, công tác hậu cần, bảo vệ an ninh trật tự, bếp ăn tập thể, quản lý tốt hơn và bảo đảm các chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng thường xuyên kiểm tra công tác hành chánh, tăng cường thu tuyển lao động có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất. Phòng kế hoạch kinh doanh: Đã được cũng cố, sắp xếp, bố trí phân công lại nhân sự, nơi làm việc thoáng rộng. Là bộ phận đầu não quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, quan hệ khách hàng, xử lý thông tin qua mạng, cân đối vật tư, nguyên liệu trong sản xuất. Phòng kế toán tài vụ: Bảo đảm nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, có những lúc gặp khó khăn do vốn Công ty chậm đưa về, nhưng nhìn chung công tác kế toán, tài chính, báo cáo thống kê đã đi vào nề nếp. Quản lý tốt kho quỹ, quản lý tài sản. Phòng đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiểm tra các chế độ thanh toán đúng hạn, chứng từ thu chi rõ ràng, đầy đủ. Phòng quản lý chất lượng: Luôn phát huy được vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm, vận hành HACCP, GMP, có nhiều sáng kiến trong chế biến các hàng giá trị gia tăng, hàng nội địa tinh chế, tạo được trên 50 mặt hàng. Không ngừng nghiên cứu các mặt hàng mới, sớm đưa ra các qui trình để sản xuất các mặt hàng mới cho thị trường nội địa và xuất khẩu. 3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán - Xí nghiệp hạch toán kế toán hoàn toàn. Đối với Công ty, đây là đơn vị hạch toán kế toán phân tán: Xí nghiệp tự kiểm soát, ghi chép các loại chứng từ, định khoản, kiểm tra chi tiết, kế toán tổng hợp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sau cùng trên bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp. - Xí nghiệp không đủ tư cách pháp nhân hạch toán độc lập nên không quan hệ trực tiếp vay vốn, không quan hệ trực tiếp với cơ quan thuế trong quyết toán thuế. Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng KT. Tổng hợp KT. Vật tư Thủ quỹ KT TSCĐ & XDCB KT Công nợ KT Tiền mặt KT Kho KT. Giá thành 3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng phần hành kế toán Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán của đơn vị như: các sổ cái, biểu mẫu ghi chép ban đầu của văn phòng. Đồng thời là người xử lý cuối cùng vế công tác tổng thể kế toán của các phòng ban, có trách nhiệm trong báo cáo quyết toán của đơn vị và là người thay mặt ban giám đốc giám sát các hoạt động tài chính theo đúng các chế độ của Nhà nước, của Xí nghiệp và của Công ty. Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có trách nhiệm tổ chức kế toán các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trên các tài khoản kế toán tổng hợp, kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chứng từ kế toán, kiểm tra tính cân đối của số liệu, lập báo cáo kế toán tài chính định kỳ, các sổ quyết toán hàng quí, cuối thàng kế toán tổng hợp tất cả các chứng từ có liên quan kể cả tiền lương để tổng hợp và phân bổ các chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ trong tháng, báo cáo cho kế toán của Xí nghiệp và kế toán tổng hợp của công ty theo dõi. Kế toán vật tư: Kế toán vật tư có trách nhiệm ở tài khoản chi tiết theo dõi tình hình biến động và số liệu có của vật tư các loại, kiểm tra tình hình cung ứng và sử dụng vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách, định mức tiêu hao. Tính toán giá thực tế vật tư nhập kho và xuất dùng, so sánh với giá kế hoạch. Kế toán giá thành: Kế toán giá thành có trách nhiệp tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ, dựa trên định mức đã định trước để tính giá thành sản xuất của các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Thủ quỹ: Thủ quỹ có chức năng theo dõi tình hình biến động về số liệu tiền mặt (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại), có trách nhiệm thu chi tiền mặt qua quỹ của Xí nghiệp. Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản có trách nhiệm quản lý tình hình biến động về tài sản cố định, tình hình hao mòn và trích khấu hao, kiểm tra tình hình thanh toán và thu hồi các khoản nợ của Xí nghiệp, tình hình tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định. Kế toán công nợ: Kế toán công nợ có trách nhiệm mở các tài khoản chi tiết theo dõi tình hình biến động các khoản, công nợ bên trong và bên ngoài của Xí nghiệp theo từng đối tượng. Kế toán tiền mặt: Kế toán tiền mặt quản lý các khoản chi tiết theo dõi tình hình biến động liên quan tới đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại, ngân phiếu, thanh toán các chứng chỉ có giá mà công ty đang quản lý, kiểm tra tình hình thu chi vốn bằng tiền. 3.4.3. Hình thức kế toán được áp dụng tại Xí nghiệp Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX có qui mô tương đối lớn, trong thực tế luôn có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phong phú và đa dạng. Đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tương đối đồng đều. Do đó, xuất phát từ công tác kế toán kết hợp với yêu cầu quản lý mà hình thức “Chứng từ ghi sổ” đã được Xí nghiệp lựa chọn áp dụng. Xí nghiệp thực hiện công tác kế toán trên máy theo các phần mềm viết riêng, do vậy trình tự hạch toán và các loại sổ sách sử dụng có những điểm riêng. - Tất cả các hóa đơn chứng từ gốc đều tập trung một lần trên máy, sau đó số liệu sẽ được máy tự động chuyển vào các báo cáo có liên quan. Các sổ chi tiết, sổ cái đều được tập hợp chứng từ gốc. Do vậy, đòi hỏi kế toán phải kiểm tra chứng từ trước khi nhập số liệu vào máy. - Hệ thống tài khoản sử dụng tại Xí nghiệp được cài đặt sẵn trên máy, chi tiết cho từng tài khoản chi tiết. - Chương trình kế toán được thiết kế các phần hành kế toán với nhau. Do vậy, các kế toán viên được phân công phụ trách một công việc cụ thể nhằm tránh trùng số liệu khi nhập vào máy, các bộ phận kế toán có liên quan với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình hạch toán nếu một bộ phận kế toán chậm trể thì cả bộ phận kế toán sẽ bị ảnh hưởng theo. Trình tự ghi sổ như sau: - Đối với tiền mặt: hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán thanh toán ghi vào sổ quĩ đồng thời nhập số liệu vào máy để in ra bảng kê chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. Đó là cơ sở để ghi vào sổ cái và in ra sổ cái hàng tháng (công việc này do máy tính thực hiện theo chương trình đã có sẵn). - Đối với kế toán vật tư hàng hóa: kế toán vật tư sẽ nhập số liệu vào máy để lên bảng kê chứng từ gốc và lập chứng từ ghi sổ. Kế toán vật tư từ cơ sở là chứng từ ghi sổ nhập số liệu vào máy để làm thành sổ cái. - Trong quá trình ghi chép và nhập các số liệu, các số liệu đã được kiểm tra đối chiếu tổng số phát sinh và số dư của các tài khoản chi tiết trong bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh với những số liệu tương ứng trong sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập ra bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính khác. (Các công việc lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính khác được thực hiện bởi máy tính). - Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ và máy vi tính. - Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân cả kỳ (tháng). - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Xí nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM QUA Bảng 3.1 Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty AFIEX Cty XNK NSTP An Giang XN Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ĐVT: đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 +Doanh thu BH và CCDV +Các khoản giảm trừ 1/ Doanh thu thuần 2/ Giá vốn hàng bán 3/ Lợi nhuận gộp 4/ Doanh thu tài chính 5/ Chi phí tài chính -Trong đó: Chi phí lãi vay 6/ Chi phí bán hàng 7/ Chi phí quản lý doanh nghiệp 8/ Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 9/ Thu nhập khác 10/ Chi phí khác 11/ Lợi nhuận khác 12/ Tổng lợi nhuận trước thuế 13/ Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/ Lợi nhuận sau thuế 175.276.045.363 5.615.693.872 169.660.351.491 141.071.129.093 28.589.222.398 396.244.523 6.306.055.823 22.038.478.687 640.932.411 586.710.476 97.529.833 488.880.943 1.129.813.354 1.129.813.354 217.767.986.414 1.204.612.111 216.563.374.303 186.183.972.549 30.379.401.754 533.693.647 5.000.118.527 24.913.323.589 999.653.285 15.000.000 13.470.759 1.529.241 1.001.182.526 1.001.182.526 (Nguồn: Phòng kế toán XN ĐLTS AFIEX) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên, cho thấy Xí nghiệp luôn hoạt động có lời, tuy nhiên mức lợi nhuận không ổn định qua các năm, trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Xí nghiệp có xu hướng tăng thì lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm. Vì vậy, với sự biến động khó lường của thị trường tiêu thụ hiện nay thì Xí nghiệp cần cố gắng tìm các biện pháp nhằm tăng doanh số bán ra, tìm cách quản lý tốt hơn chi phí sản xuất, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, tìm thị trường tiêu thụ mới đồng thời tăng cường các hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích lũy cho Xí nghiệp có một phương hướng phát triển vững chắc trong tương lai. Sau đây là kim ngạch xuất khầu thủy sản của Công ty AFIEX trong năm 2005 và 2006. Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chung của công ty AFIEX Chỉ tiêu 2005 2006 Giá trị (1.000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000USD) Tỷ trọng (%) Thủy sản 7.801,68 15,22 10.486.710 21,1 Gạo 43.483,99 84,78 39.328.020 78,9 Tổng 26.325,85 100,00 49.814.730 100,00 (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty AFIEX) Qua số liệu trong bảng trên, ta có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty AFIEX trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 và xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Điều này cho thấy Công ty AFIEX luôn có các biện pháp hợp lý nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI Được sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám Đốc Công Ty, Xí nghiệp đã ra sức phấn đấu, tổ chức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện Xí nghiệp đã gặp phải những khó khăn, thuận lợi căn bản như sau: 3.6.1. Thuận lợi - Có sự chỉ đạo thường xuyên của thường vụ Đảng ủy, Ban Giám Đốc và các phòng ban, ban nghiệp vụ của Công ty hỗ trợ. - Được sự giúp đỡ của Sở Khoa Học Công Nghệ An Giang và SEAQIP về việc áp dụng, tổ chức thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản. - Thương hiệu AFIEX đã được nhiều khách hàng biết đến và đặt mua với số lượng lớn. - Nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường ngày càng được mở rộng nhất lá khu vực Đông Âu, Bắc Mỹ. Tổng số đã phát triển thêm 12 khách hàng mới thuộc 07 quốc gia trong năm 2006. - Người nuôi đã bắt đầu quan tâm đến việc không sử dụng các chất kháng sinh bị cấm trong điều trị bệnh cá nên chất lượng nguyên liệu đầu vào ổn định hơn so với thời điểm đầu năm 2006. - Các giải pháp quản lý sản xuất và định mức chế biến bước đầu đã mang lại hiệu quả, giá thành sản phẩm ngày càng cạnh tranh hơn. 3.6.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, Xí Nghiệp cũng có nhiều khó khăn tồn tại chủ yếu như sau: Về thị trường: - Cạnh tranh ngày càng gay gắt do nhiều nhà máy mới thành lập và một số Nhà máy chế biến tôm chuyển sang chế biến cá. - Rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu trong việc áp dụng các qui định nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng các chất kháng sinh, hóa học trong điều trị bệnh cá, gây khó khăn trong thu mua, chế biến, tiêu thụ. - Rào cản thương mại: Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ đã tăng từ 45,55% lên 63,88% làm cho thị phần này chỉ còn chiếm 2% (so với các năm trước đây từ 20 – 50%). - Thị trường Châu Á và nội địa tăng chậm, giá bán không cao. Về hoạt động sản xuất – kinh doanh: - Giá cả, giá bán tăng chậm nhưng giá nguyên liệu đầu vào kiên tục tăng cao và kéo dài suốt cả năm 2006. - Việc kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh làm tăng thêm chi phí chế biến. - Sức chứa kho thành phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, phải thuê thêm kho ngoài ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. - Thiết bị sản xuất chậm được thay thế, nâng cấp, ảnh hưởng đến năng suất chế biến, phát sinh chi phí làm ngoài giờ, tăng giá thành sản xuất. - Công nhân sản xuất bị biến động so sự cạnh tranh thu hút của các Nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh. - Nguồn vốn hoạt động chủ yếu vay Ngân hàng, phát sinh chi phí trả lãi vay (ngắn hạn, trung dài hạn) cao, ảnh hưởng chi phí sản xuất kinh doanh. 3.6.3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2007 3.6.3.1. Mục tiêu - Tiêu thụ xuất khẩu: 4.800 tấn thành phẩm. - Tiêu thụ nội địa: + Cá tra, basa đông lạnh và hàng tinh chế 640 tấn thành phẩm. + Phụ phẩm tươi và thông qua chế biến 13.190 tấn. - Tổng sinh thu thuần 270.124 triệu đồng. - Kim ngạch xuất khẩu đạt 14.016.000 USD. - Lợi nhuận kế hoạch 1,8 tỷ đồng. 3.6.3.2. Các giải pháp chủ yếu Giải pháp nhân sự: - Tiếp tục tinh gọn bộ máy quản lý, thay đổi một số vị trí cốt cán không đạt yêu cầu. - Nâng tỉ lệ lao động trực tiếp từ 79% năm 2006 lên 88%, giảm lao động gián tiếp từ 21% xuống còn 12%. - Thành lập mới Ban Kiểm Soát sản xuất. - Củng cố Ban kiểm soát năng lượng đi vào hoạt động. - Xây dựng phương án lương phù hợp với điều kiện Xí Nghiệp và mặt bằng chung của các đơn vị cùng ngành nghề trên địa bàn. Giải pháp về đầu tư: - Muốn đưa công suất của máy lên 80 – 90 tấn/ngày, nhằm giảm bớt gánh nặng khấu hao, lãi vay, góp phần làm giảm chi phí chế biến trên 1 Kg thành phẩm (xuống dưới 7.000 đ/Kg thành phẩm Net). - Đầu tư thêm một số trang thiết bị: + 01 băng chuyền IQF siêu tốc: 240.000 USD. + 01 tái đông: 50.000 USD. + 02 máy nước lạnh 10.000 USD. - Khẩn trương hoàn thành kho lạnh 500 tấn đưa vào hoạt động. - Công ty đảm bảo nguồn vốn cho Xí Nghiệp hoạt động nhất là tranh thủ các nguồn vay lãi suất thấp, hình thức thanh toán mua nguyên liệu linh hoạt như: + Trả trước giảm giá. + Thanh toán qua lái khi thiếu tiền mặt mua nguyên liệu. Chương 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 4.1. ĐẶC ĐIỂM QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ - Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh, các mặt hàng chủ yếu mà Xí nghiệp tập trung sản xuất gồm: cá Basa, Cá Tra bè fillet đông lạnh không xương, không da đông lạnh nguyên con, cắt khúc. - Sau đây là quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói: Sơ đồ 4.1 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH ĐÓNG GÓI NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU CẮT FILLET,LẠNG DA LÓC MỠ, THỊT ĐỎ, VANH GỌN CÂN, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XẾP KHUÔNG,CẤP ĐÔNG MẠ BĂNG ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN - Nguyên vật liệu đầu vào chế biến được vận chuyển bằng xe, ghe,.. đến Nhà Máy với yêu cầu là phải đảm bảo cá còn tươi sống, không bị bệnh dịch. - Ở khâu xử lý nguyên liệu: công nhân sẽ cân, phân loại và rửa sạch cá. Song song đó công nhân cũng sẽ tiến hành kiểm tra nhiên liệu là nước pha Clorine ở nhiệt độ 250C. Cá được làm chết đột ngột bằng nước lạnh. - Ở giai đoạn cắt fillet và lạng da, cá đã được rữa sạch và làm chết được công nhân dùng dao chuyên dùng để cắt fillet, lạng da, lóc mỡ, thịt đỏ và vanh ngọn bằng thao tác thủ công. Ở giai đoạn này phụ phẩm thải ngoài là đầu, xương, da cá và thịt vụn. - Fillet được rửa sạch bằng nước pha Clorine 5%, sau đó fillet được cân và kiểm tra chất lượng. - Sau khi được kiểm tra chất lượng, fillet sẽ được xếp khuông và được cấp đông ở nhiệt độ từ - 350C đến - 40oC trong thời gian từ 1 đến 3 giờ. - Sau khi được cấp đông, sản phẩm sẽ được mạ băng bằng cách tạo vỏ băng bên ngoài sản phẩm từ 5 đến 15%. - Ở khâu đóng gói thành phẩm, sản phẩm sẽ được đóng gói từ 5 đến 10 Kg/Carton. Thao tác thủ công bằng máy. - Sau khi được đóng gói, thành phẩm sẽ được bảo quản ở kho lạnh trong nhiệt độ từ - 18oC đến - 25oC. 4.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 4.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp là toàn Xí nghiệp. Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho đối tượng đó. - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng sản phẩm mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn. - Chi phí sản xuất chung: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn. 4.2.2. Đối tượng tính giá thành Dựa vào chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm cá tra fillet đông lạnh. Đơn vị tính giá thành là Kg. 4.2.3. Kỳ tính giá thành Sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất hàng loạt, do nhu cầu về thông tin giá thành nên Xí Nghiệp chọn kỳ tính giá thành là tháng. Tuy mỗi ngày đều có thành phẩm nhập kho nhưng cuối tháng kế toán mới tính giá thành. 4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 4.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.3.1.1. Đặc điểm nguyên liệu sử dụng Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất là cá tra nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến. Cá nguyên liệu khi mua về được phân ra thành nhiều loại khác nhau theo trọng lượng và màu sắc, sau đó được đưa vào sản xuất. Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản có nhiệm vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến theo kế hoạch của Công ty AFIEX. Sau khi ký kết hợp đồng Công ty AFIEX giao cho Xí nghiệp thu mua, chế biến và kinh doanh theo hợp đồng. Đến khi phòng kế toán nhận được phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng do phòng kế hoạch chuyển sang, kế toán vật tư sẽ ghi nhận số lượng, giá trị nguyên vật liệu nhập kho và cập nhật vào máy tính để cuối tháng làm bảng xuất, nhập, tồn nguyên vật liệu. 4.3.1.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán Chứng từ sử dụng: + Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu. + Phiếu xuất kho. + Phiếu nhập kho. + Sổ cái… - Đánh giá vật liệu theo giá gốc: Trị giá thực tế mua ngoài = Giá mua ghi theo hóa đơn + Chi phí thu mua thực tế - Do nhu cầu sản xuất là cần số lượng nguyên vật liệu nhiều, liên tục và phải tươi sống nên nhập và xuất kho nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, giá thực tế của nguyên vật liệu biến động liên tục theo từng thời điểm. Vì vậy, Xí nghiệp đã chọn phương pháp tính giá thành bình quân để tính đơn giá xuất kho cho mỗi thời điểm xuất kho. Đơn giá bình quân = Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ Cuối tháng kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết kế toán để xác định số lượng vật tư sử dụng trong tháng, lên bảng tổng hợp số lượng xuất kho sản xuất trong tháng, lên chứng từ ghi sổ, lập báo cáo xuất - nhập - tồn. Đặc biệt do đặc điểm nguyên vật liệu là mặt hàng tươi sống, đồng thời sản phẩm hoàn thành trong thời gian khá ngắn nên trong dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa vào đó, cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chi phí ở từng tháng để tính giá thành. Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” để phản ánh nguyên vật liệu nhập kho và tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho sản xuất. TK 152 TK 621 Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp sản xuất 226.584 Kg fillet cá tra loại 1; 79.568 Kg fillet cá tra loại 2 và 2.715 Kg fillet cá tra loại 3, Xí nghiệp có các phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp như sau: - Xuất cá tra nguyên liệu sản xuất cá tra fillet Nợ TK 621 12.740.837.391 đồng Có TK 152 12.740.837.391 đồng Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành. Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng Có TK 621 12.740.837.391 đồng Sơ đổ 4.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 621 152 621 154 12.740.837.391 12.740.837.391 4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Ba yếu tố cấu thành sản xuất là lao động, đối tượng lao động (vật liệu) và tư liệu lao động (máy móc, thiết bị), trong đó yếu tố lao động là yếu tố quyết định. Tiền lương phải trả cho người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của một đơn vị đòi hỏi sự tăng trưởng tiền lương phải trả, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sao cho phù hợp với tốc độ tăng năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. 4.3.2.1. Đặc điểm Hiện tại, tổng số lao động tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX gồm 1027 người, trong đó phân xưởng sản xuất gồm: + Đội tiếp nhận: 44 + Đội Fillet: 254 + Đội sửa cá I: 326 + Đội sửa cá II: 286 + Đội phân cở - Xếp khuôn: 62 + Đội thành phẩm: 55 4.3.2.2. Hình thức trả lương - Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX vận dụng chủ yếu là hình thức trả lương theo sản phẩm. - Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích người lao động, làm cho người lao động có quyết tâm lao động với số lượng và chất lượng càng cao. Nó phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất tăng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. - Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, được xác định dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm do bộ phận lao động tiền lương xác định và trình giám đốc phê duyệt. Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm: - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. - Trả lương khoán gọn công việc: áp dụng cho những công việc có tính chất đơn giản, nhất là hoạt động có tính chất lao động ngắn hạn, toàn bộ công việc phải hoàn thành đúng tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định với số tiền lương định trước. 4.3.2.3. Định mức lương và hệ số lương Căn cứ vào hệ số lương tính tại Xí nghiệp theo qui định của Chính phủ, Xí nghiệp điều chỉnh mức lương và cấp bậc như sau: Bảng 4.1 Lương hệ số cấp bậc Mức lương: 450.000 đ/tháng Đvt: đồng Cấp bậc Hệ số Mức lương I II III IV V VI 1,4 1,55 1,72 1,92 2,5 3,28 630.000 697.500 774.000 864.000 1.125.000 1.476.000 Tiêu chuẩn cấp bậc trên chỉ áp dụng cho các đối tượng công nhân sản xuất như: tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, phân loại, xếp khuôn, cấp đông,… 4.3.2.4. Cách tính lương Tiền lương phụ thuộc vào kết quả hoạt động cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thì trả lương cao. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể = Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành X Đơn giá từng khoản định mức. Tổng năng suất hoàn thành công việc Tiền lương sản phẩm tập thể = Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng bước công việc cụ thể X Đơn giá tiền lương sản phẩm tập thể - Đối với công nhân viên quản lý sản xuất: Xác định tiền lương một giờ hệ số = Tiền lương sản phẩm tập thể Tổng thời gian hoàn thành Tiền lương một công nhân viên = Tiền lương giờ hệ số X Hệ số cấp tiền lương X Ngày giờ công qui định 4.3.2.5. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ. - Bảng phụ cấp độc hại. Cuối tháng phân xưởng sản xuất gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại theo đúng qui định, đồng thời trích KPCĐ 2%, BHXH 15% và BHYT 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều đặc biệt ở Xí nghiệp là chỉ trích các khoản này trên tổng lương chính. Ngoài ra, Xí nghiệp còn một khoản chi lương khác đó là lương công nhật, khoản lương này không trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT. Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 334 “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. - TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để phản ánh các khoản trích theo lương công nhân viên do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 ”Kinh phí công đoàn”, TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”, TK 3384 “Bảo hiểm y tế”, TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để trả lương công nhật. - TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trong tháng 12 năm 2006, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm: Nợ TK 622 1.145.558.101 đồng Có TK 3341 620.819.850 đồng Có TK 3382 12.416.397 đồng Có TK 3383 54.158.686 đồng Có TK 3384 6.704.400 đồng Có TK 3388 451.458.768 đồng Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành: Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng Có TK 622 1.145.558.101 đồng Sơ đồ 4.3 3341 622 154 620.819.850 1.145.558.101 3382 12.416.397 3383 54.158.686 3384 6.704.400 3388 451.458.768 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 622 4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 4.3.3.1. Đặc điểm Chi phí chung là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn Xí nghiệp. Bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khác bằng tiền… Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiên lương, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên văn phòng Xí nghiệp. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản suất: Phản ánh các khoản chi phí mua vật liệu phụ dùng để sản xuất ở Xí nghiệp, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sản xuất hoặc bao bì dùng cho các tổ sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng tại Xí nghiệp như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng,… Xí nghiệp được đầu tư dây chuyển công nghệ hiện đại nên chi phí máy móc chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí sản xuất. Xí nghiệp đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và giá trị còn lại. Xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao tháng = Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, bóc vác,… Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí phục vụ yêu cần sản xuất chung ngoài những chi phí nêu trên như: chi phí vệ sinh nhà xưởng, chi phí công tác kiểm cá nguyên liệu, tiền mua văn phòng phẩm, chi phí bảo hiểm phân xưởng, công tác phí, phụ cấp tiền cơm,… 4.3.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán Chứng từ sử dụng + Bảng khấu hao tài sản cố định. + Bảng tính lương. + Phiếu chi tiền mặt. + Sổ cái… Tài khoản sử dụng + TK 111, TK 112, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338,… dùng để phản ánh các chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất. + TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trong tháng 12/2006 căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh vào sổ cái. Trong tháng 12 năm 2006, chi phí sản xuất chung phát sinh toàn Xí nghiệp được tổng hợp bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp: Nợ TK 6271 22.835.962 đồng Có TK 3341 21.584.031 đồng Có TK 3382 431.681 đồng Có TK 3383 723.750 đồng Có TK 3384 96.500 đồng Sơ đồ 4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 6271 3341 6271 154 21.584.031 22.835.962 3382 431.681 3383 723.750 3384 96.500 - Chi phí vật liệu: Nợ TK 6272 956.881.762 đồng Có TK 1421 845.210.026 đồng Có TK 1522 111.671.736 đồng - Chi phí dụng cụ sản xuất: Nợ TK 6273 165.049.885 đồng Có TK 1421 165.049.885 đồng - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Nợ TK 6274 282.953.170 đồng Có TK 214 282.953.170 đồng - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 6277 293.847.687 đồng Có TK 1111 293.847.687 đồng - Chi phí khác: Nợ TK 6278 173.424.180 đồng Có TK 1111 53.488.221 đồng Có TK 3388 108.146.154 đồng Có TK 1421 11.789.805 đồng Cách hạch toán các tài khoản 6272, 6273,6274,6277,6278 tương tự như cách hạch toán tài khoản 6271. Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành: Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng Có TK 6271 22.835.962 đồng Có TK 6272 956.881.762 đồng Có TK 6273 165.049.885 đồng Có TK 6274 282.953.170 đồng Có TK 6277 293.847.687 đồng Có TK 6278 173.424.180 đồng Hoặc có thể kết chuyển Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng Có TK 627 1.894.992.646 đồng Sơ đồ 4.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 627 6271 627 154 22.835.962 1.894.992.646 6272 956.881.762 6273 165.049.885 6274 282.953.170 6277 293.847.687 6278 173.424.180 4.4. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh, kế toán tập hợp chi phí vào tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng Có TK 621 12.740.837.391 đồng - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 1.145.558.101 đồng Có TK 622 1.145.558.101 đồng - Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 1.894.992.646 đồng Có TK 627 1.894.992.646 đồng 4.4.2. Hạch toán các khoản làm giảm giá thành - Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là sản phẩm đông lạnh fillet cá tra đông lạnh, trong quá trình sản xuất thu được các phế phẩm thu hồi như: đầu cá, da cá, xương cá, mỡ cá,… - Các khoản thu hồi trên, một phần được để lại Xí nghiệp để chế biến thành sản phẩm phụ, một phần được bán ra ngoài. Kế toán theo dõi chặt chẽ từng khoản mục chi phí cho phụ phẩm thu hồi và đưa vào các khoản làm giảm giá thành. Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp thu được 1.185.114.503 đồng giá trị phụ phẩm thu hồi và 127.181.350 đồng giá trị sản phẩm phụ. Xí nghiệp đánh giá giá trị phụ phẩm thu hồi theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và đánh giá giá trị sản phẩm phụ theo đầy đủ cả 3 khoản mục chi phí. Cụ thể như sau: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm phụ là 111.576.888 đồng. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm phụ là 5.314.801 đồng. Chi phí sản xuất chung sản xuất sản phẩm phụ là 10.289.661 đồng. Kế toán sử dụng TK 1524 để theo dõi phụ phẩm nhập kho dùng để bán ngoài và sử dung TK 155 để theo dõi chi phí sản xuất các sản phẩm phụ. Cụ thể trong tháng 12/2006, Xí nghiệp có các phát sinh sau: Nợ TK 1524 1.185.114.503 đồng Nợ TK 155 127.181.350 đồng Có TK 154 2.455.295.853 đồng 4.4.3. Đặc điểm phân bổ chi phí sản xuất của Xí Nghiệp - Trong tháng 12/2006, Xí Nghiệp sản xuất được: + Cá tra fillet loại 1: 150.281 Kg. + Cá tra fillet loại 2: 179.004 Kg. + Cá tra fillet loại 3: 12.855 Kg. - Để đánh giá chính xác chi phí để sản xuất ra sản phẩm, Xí nghiệp đã theo dõi rất chặt chẽ giá trị phụ phẩm trong từng khoản mục riêng. Cụ thể như sau: + Đối với phụ phẩm thu hồi (bán ngoài), Xí nghiệp chỉ theo dõi bằng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Đối với sản phẩm phụ được Xí nghiệp theo dõi cả 03 khoản mục chi phí. - Kế toán sau khi loại trừ các khoản làm giảm giá thành theo từng khoản mục chi phí sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng sản phẩm. - Giá trị các khoản mục chi phí tính cho sản phẩm fillet loại 1, loại 2, loại 3 như sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVLTT (Fi 1,2,3) = Tổng CP NVLTT - CPNVLTT (phụ phẩm) - CPNVLTT (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPNVLTT 12.740.837.391 đồng CP NVLTT (phụ phẩm) 1.185.114.503 đồng CP NVLTT (sản phẩm phụ) 111.576.888 đồng Vậy CPNVLTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 11.444.146.000 đồng. + Chi phí nhân công trực tiếp: CP NCTT (Fi 1,2,3) = Tổng CP NCTT - CPNCTT (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPNCTT 1.145.558.101 đồng CP NCTT (sản phẩm phụ) 5.314.801 đồng Vậy CPNCTT tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.140.243.300 đồng. + Chi phí sản xuất chung: CP SXC (Fi 1,2,3) = Tổng CP SXC - CPSXC (sản phẩm phụ) Với: Tổng CPSXC 1.894.992.646 đồng CP SXC (sản phẩm phụ) 10.289.661 đồng Vậy CPSXC tính cho sản phẩm fillet loại1, 2, 3 là: 1.884.702.985 đồng. Phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau: CP NVLTT phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CP NVLTT X Số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1 Tổng số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1 Trong đó số lượng sản phẩm quy đổi thành Fillet loại 1 được Xí nghiệp áp dụng theo hệ số như sau: + Cá tra fillet loại 1: 100% + Cá tra fillet loại 2: 85% + Cá tra fillet loại 3: 70% Hệ số qui đổi nêu trên được xác định dựa trên giá sự chênh lệch giá bán thành phẩm giữa các loại sản phẩm cá tra Fillet loại 1, loại 2 và loại 3. Hệ số này sẽ thay đổi khi tương quan giá bán của các loại sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói thay đổi. Bảng 4.2 Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: đồng Khoản mục Tổng CP Phân bổ Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3 CP NVLTT 11.444.146.000 5.522.337.894 5.591.142.503 330.665.603 - Chi phí nhân công trực tiếp: Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau: CP NCTT phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CP NCTT X Số lượng từng loại sản phẩm Tổng sản phẩm sản xuất Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì: + Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng. + Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng. Bảng 4.3 Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Khoản mục Tổng CP Phân bổ Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3 CP NCTT 1.140.243.300 500.838.555 596.563.137 42.841.608 - Chi phí sản xuất chung: Xí nghiệp áp dụng công thức phân bổ như sau: CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CP SXC X Số lượng từng loại sản phẩm Tổng sản phẩm sản xuất Trong đó theo mức qui định tại Xí nghiệp thì: + Tổng sản phẩm sản xuất là: tổng số lượng sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng. + Số lượng từng loại sản phẩm là: số lượng từng loại sản phẩm cá tra Fillet sản xuất trong tháng. Bảng 4.4 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ĐVT: đồng Khoản mục Tổng CP Phân bổ Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3 CP SXC 1.884.702.985 827.833.779 986.056.507 70.812.699 4.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang Do đặc điểm của qui trình công nghệ, và do đặc điểm của nguyên vật liệu cũng như sản phẩm nên tùy theo khối lượng sản phẩm sản xuất trong ngày mà Xí nghiệp quyết định thu mua nguyên vật liệu đầu vào vừa đủ để sản xuất trong ngày. Do đó Xí nghiệp không có sản phẩm dở dang nên không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 4.4.5. Tính giá thành sản phẩm Trong tháng, Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng do thời gian có hạn nên để tài này chỉ tập trung tính giá thành cho sản phẩm cá tra fillet loại 1, loại 2 và loại 3. Tại Xí nghiệp áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Gía trị các khoản điều chỉnh giảm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm như sau: Bảng 4.5 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2006 ĐVT: đồng Khoản mục Loại sản phẩm Fillet loại 1 Fillet loại 2 Fillet loại 3 CP NVLTT 5.522.337.894 5.591.142.503 330.665.603 CP NCTT 500.838.555 596.563.137 42.841.608 CPSXC 827.833.779 986.056.507 70.812.699 Tổng GT 6.851.010.228 7.173.762.147 444.319.910 SLSP (Kg) 150.281 179.004 12.855 GTĐV(đ/Kg) 45.588 40.076 34.563 Nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 6.851.010.228 đồng Nợ TK 155 7.173.762.147 đồng Nợ TK 155 444.319.910 đồng Có TK 154 14.469.092.285 đồng è Nhận xét chung: Nhìn chung cách phân bổ và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet của Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản AFIEX là chính xác, đảm bảo theo chế độ kế toán của Nhà nước nhưng đã có sự kết hợp uyển chuyển sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Xí nghiệp. 4.5. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CẤU THÀNH NÊN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mục đích của việc tìm hiểu và phân tích biến động chi phí sản xuất là nhằm đánh giá về sự biến động của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm trong 2 năm 2005 và 2006, và qua đó đề ra các biện pháp nhằm giúp Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX giảm chi phí sản xuất. Trong hai năm 2005 và 2006, Xí nghiệp sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm, trong phạm vi để tài nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về sự biến động chi phí sản xuất của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 vì sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định qua các kỳ sản xuất. Bảng 4.6 Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm cá tra Fillet loại 1 qua hai năm 2005 và 2006 ĐVT: 1.000 đồng Khoản mục giá thành Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 970.106 +49,8 % CP NVLTT 66.500.492 102.839.177 36.338.685 +54,6 % CP NCTT 5.577.723 8.581.151 3.003.428 +53,8 % CP SXC 8.144.411 12.956.016 4.811.605 +59 % Tổng 80.222.627 124.376.345 44.153.718 +55,04 % (Nguồn: tổng hợp từ các bảng tính giá thành năm 2005-2006) Qua bảng số liệu nêu trên, có thể nhận thấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh loại 1 tăng 55,04% tương tứng với số tuyệt đối là 44.153.717.751 đồng. Khi đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm này, ta có thể thấy rằng chi phí của từng khoản mục đều tăng. Để dễ dàng xác định được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí lên giá thành sản phẩm, ta đi vào xem xét bảng tính giá thành đơn vị các khoản mục giá thành sản phẩm cá tra Fillet loại 1 như sau: Bảng 4.7 Bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 ĐVT: đồng/Kg Khoản mục giá thành Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm Số tiền % Số tiền % NVLTT 34.122 83 35.231 81.64 1.107 +3,24 % NCTT 2.862 6.95 3.156 7.3 294 +10,27 % CPSXC 4.179 10.05 4.765 11.06 586 +14,0 % Tổng 41.163 100 43.152 100 1.989 +4,83 % (Nguồn: tập hợp tứ các bảng tính giá thành) Qua bảng phân tích nêu trên, ta thấy rằng giá thành đơn vị của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 tăng 4,83% tương đương với 1.989 đồng, trong đó các khoản mục chi phí đều tăng. Để làm rõ hơn nguyên nhân biến động chi phí, ta đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân biến động của từng khoản mục chi phí. 4.5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Cá tra tươi sống nguyên con là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất những sản phẩm cá tra fillet. Nguyên vật liệu này chiếm tỷ trọng khá lớn và có nhiều biến động nên gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm cá tra fillet. Bảng 4.8 Bảng chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 Diễn giải Sản phẩm cá tra Fillet loại 1 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng sản phẩm (Kg) 1.948.890 2.918.996 Tiêu hao NVL (Kg/đvsp) 2,56 2,48 Đơn giá NVL (đ/Kg) 13.329 14.150 CP NVLTT (đ) 66.500.492.310 102.839.177.235 (Nguồn: tập hợp từ các bảng tính giá thành) CPNVL2005 = 1.948.890 x [ 2,56 x 13.329] = 66.500.492.310 đồng CPNVL2006 = 2.918.996 x [ 2,48 x 14.150] = 102.839.177.235 đồng + Biến động chi phí nguyên vật liệu: CPNVL = 102.839.177.235 - 66.500.492.310 = + 36.338.684.925 đồng So với chi phí nguyên vật liệu sản xuất cá tra Fillet loại 1 của năm 2005 thì chi phí nguyên vật liệu năm 2006 cao hơn với mức chênh lệch là 36.338.684.925 đồng. Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Khối lượng sản phẩm sản xuất. + Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. + Giá cả của nguyên vật liệu. Năm 2005 Xí nghiệp sản xuất được 1.948.890 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1, năm 2006 sản xuất được 2.918.996 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1, ta có thể quy về theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Kg sản phẩm để phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của loại sản phẩm này. - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng CPNVLL = (2.918.996 – 1.948.890) x [2.56 x 13.329] = + 33.102.189.760 đồng + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao CPNVL M = 2.918.996 x [(2.48 – 2.56) x 13.329] = - 2.723.510.838 đồng + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá CPNVL P = 2.918.996 x [(14.150 – 13.329) x 2.48] = + 5.960.006.033 đồng Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm cá tra Fillet loại 1. CPNVL GB = + 33.102.189.760 - 2.723.510.838 + 5.960.006.033 = + 36.338.684.925 đồng. ¬ Nguyên nhân của sự biến động - Biến động lượng: Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng là cao nhất, điều này làm cho chi phí lượng tăng 33.102.189.760 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2006, Xí nghiệp đã sản xuất nhiều hơn năm 2005 một lượng là 49,8% tương đương với 970.106 Kg sản phẩm cá tra Fillet loại 1. - Biến động do tiêu hao: Trái với sự tác động làm tăng chi phí của nhân tố giá và lượng, nhân tố tiêu hao đã làm chi phí nguyên vật liệu giảm. Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một Kg sản phâm cá tra Fillet loại 1 của năm 2006 là 2.48 Kg thấp hơn so với mức tiêu hao của năm 2005 là 2.56 Kg. Điều này giúp cho tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi được một lượng - 2.723.510.838 đồng. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã có những cố gắng nhất định trong việc làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ nguyên chất lượng trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động. Mức tiêu hao giảm do các nguyên nhân sau: + Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Câu lạc bộ này bao gồm các hộ nuôi cá tra nguyên liệu dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật nuôi của Xí nghiệp, do đó cá tra được Xí nghiệp mua vào từ đây sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, màu sắc thịt của cá cũng đồng nhất hơn nên giúp Xí nghiệp giảm được mức hao phí nguyên liệu trong sản xuất. + Xí nghiệp đã đào tạo, nâng cao tay nghề chế biến cho các công nhân sản xuất nên đã làm giảm số lượng sản phẩm hư hỏng. + Trong năm 2006, Xí nghiệp đã tìm được nhiều hơn hợp đồng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước, lượng khách hàng cũng đa dạng hơn nên Xí nghiệp đã có những thay đổi về định mức kinh tế kỹ thuật sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Biến động giá: Trong tổng mức độ ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá tương đối cao, điều này làm cho chi phí giá tăng 5.960.006.033 đồng. Chi phí giá tăng nhanh như vậy là do đơn giá cá tra nguyên liệu tăng nhanh, cụ thể giá cá tra trung bình năm 2006 so với năm 2005 tăng khoảng 6,2% tương ứng với giá cá tra nguyên liệu năm 2005 và năm 2006 là 13.329 đồng/Kg và 14.150 đồng/Kg. Giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến là do tình hình biến động của giá cả thị trường làm cho giá mua tăng. Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất loại sản phẩm này là cá tra nguyên con, tươi sống cho nên sự tác động của nhân tố giá đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Do đặc điểm của quy trình công nghệ đòi hỏi nguyên liệu đầu vào là phải là cá tra tươi sống và sạch bệnh, nên việc dự trữ cá tra nguyên liệu để sản xuất là nằm ngoài khả năng của Xí nghiệp, do đó dù đã có mối quan tâm rất nhiều đến biến động của loại chi phí này nhưng Xí nghiệp vẫn phải chịu tác động rất lớn từ những biến động của nguồn cung cấp bên ngoài. Ngoài ra, trong năm 2006 giá xăng dầu liên tục biến động tăng so với năm 2005 nên làm cho chi phí vận chuyển tăng. Nguyên nhân giá cá tra nguyên liệu và giá xăng dầu luôn biến động trong năm 2005 và 2006, đây là nguyên nhân do quan hệ cung cầu của thị trường quy định Tuy nhiên, giá cá tra trung bình năm 2006 cao hơn năm 2005 là 6,2%, nhưng chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cá tra Fillet loại 1 chỉ tăng 3,24% tương ứng với 1.107 đồng. Điều này cho thấy trong năm 2006, Xí nghiệp đã có những biện pháp hiệu quả làm giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu như: + Trong năm 2006, câu lạc bộ nuôi cá tra sạch AFIEX gồm các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh An Giang bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả nên giúp Xí nghiệp giảm được chi phí thu mua. 4.5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 4.9 Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 ĐVT: đồng Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm CPNCTT (đ) 5.577.723.180 8.581.151.376 +3.003.428.196 +53,8 % SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 +970.106 +49,8 % CPNCTTĐV (đ/Kg) 2.862 3.156 +294 +10,27 % Nhìn chung, ta thấy rằng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đơn vị sản phẩm trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 một tỷ lệ là 10,27% tương đương với 294 đồng, chi phí nhân công trực tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do đó, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Xí Nghiệp và cuộc sống của công nhân viên trực tiếp sản xuất. Sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp do các nguyên nhân sau: - Trong hai năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có quyết định nâng mức lương cơ bản của công nhân viên từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng và đến ngày 1/10/2006 là mức 450.000 đồng. Đây là quyết định đúng đắn của Chính phủ trong việc tạo thu nhập cao hơn cho người lao động, giúp người lao động có được mức sống tương đối ổn định, giúp duy trì cuộc sống, an tâm hơn trong việc sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất cho Xí nghiệp. Đây là yếu tố khách quan giúp cho công nhân của Xí nghiệp - Trong năm 2006, Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm hơn, do đó trong những thời điểm nhất định trong năm (nhất là trong những tháng vào mùa thu hoạch cá tra) Xí nghiệp luôn phải hoạt động sản xuất liên tục, tăng ca sản xuất để cung ứng sản phẩm đúng thời điểm. Ở Xí nghiệp, việc làm ngoài giờ chi phí mỗi giờ công tăng hơn 150% so với làm việc trong giờ hành chính và tăng 200% trong ngày nghỉ. - Ngoài ra Xí nghiệp còn một số thiết bị sản xuất đã cũ, chậm được thay thế và nâng cấp nên ảnh hưởng đến năng suất chế biến, phát sinh chi phí làm ngoài giờ, làm tăng giá thành sản phẩm. - Trong năm 2005, ở địa bàn tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, đã hình thành nên nhiều nhà máy chế biến thủy sản. Do đó với áp lực cạnh tranh thu hút nhân lực của các Xí nghiệp này, nhân công trực tiếp có tay nghề của Xí nghiệp thủy sản AFIEX luôn bị biến động làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và làm cho chi phí đào tạo công nhân của Xí nghiệp luôn phát sinh. - Dưới áp lực cạnh tranh về nhân công trực tiếp sản xuất của các Xí nghiệp chế biến thủy sản khác trong và ngoài tỉnh, trong năm 2006, Xí nghiệp đã thay đổi cách tính lương cho công nhân sản xuất, bằng cách ngoài việc nâng định mức tiền lương mỗi công đoạn sản xuất sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước, Xí nghiệp còn quy định thêm mức lương tối thiểu cho mỗi công nhân trực tiếp (có hợp đồng) sản xuất là 1.000.000 đồng/tháng. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất nhưng giúp cho công nhân có được thu nhập ổn định hơn và an tâm với việc làm đang hiện có. 4.5.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 4.10 Chi phí sản xuất chung của sản phẩm cá tra Fillet loại 1 Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ tăng/giảm CPSXC (đ) 8.144.411.310 12.956.015.940 +4.811.604.630 +59 % SLSP (Kg) 1.948.890 2.918.996 +970.106 +49.8 % CPSXCĐV (đ/Kg) 4.179 4.765 +586 +14 % Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy rằng chi phí sản xuất chung để sản xuất sản phẩm cá tra fillet loại 1 của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 59% tương đương với 4.811.604.630 đồng. Trong đó, biến động do chi phí đơn vị thay đổi làm tổng chi phí sản xuất chung tăng. Để xác định rõ hơn nguyên nhân của biến động chi phí sản xuất chung, ta có thể xem xét đến từng khoản mục của chi phí sản xuất chung qua hai năm 2005 và 2006 như sau: Bảng 4.11 Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung của sản phẩm cá tra fillet loại 1 ĐVT: đồng/Kg Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Định phí 795 993 +198 1. Chi phí NVPX 70 87 +17 2. Chi phí khấu hao TSCĐ 725 906 +181 Biến phí 3.384 3.772 +388 3. Chi phí vật liệu 1.762 1.707 -55 4. Chi phí dụng cụ sản xuất 157 504 +347 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 898 1047 +149 6. Chi phí bằng tiền khác 567 514 -53 Tổng CPSXC đơn vị 4.179 4.765 +586 Qua bảng trên, ta có thể thấy được trong từng khoản mục khác nhau của chi phí sản xuất chung có sự biến động tăng cũng như biến động giảm. Để thấy rõ sự tác động của biến động chi phí trong từng khoản mục có tác dụng như thế nào đến giá thành đơn vị sản phẩm, ta phân chi phí sản xuất chung thành 2 khoản mục là: định phí và biến phí. - Khoản mục định phí có biến động tăng một lượng là 198 đồng/1 đơn vị sản phẩm. Trong đó, chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp có biến động tăng 17 đồng/1 đơn vị sản phẩm và chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 181 đồng/1 đơn vị sản phẩm. + Chi phí nhân viên quản lý được Xí nghiệp tập hợp bao gồm các chi phí tiền lương, kinh phí Công đoàn, bảo hiểm y tế, bao hiểm xã hội của nhân viên quản lý Xí nghiệp. Có thể giải thích nguyên nhân tăng chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp tương tự như chi phí nhân công trực tiếp. Qua 2 năm 2005 và 2006, Chính phủ đã có những điều chỉnh mức lương cơ bản cho công nhân viên nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống và theo kịp với tốc độ tăng giá tiêu dùng ngoài thị trường, điều này làm tăng chi phí đơn vị của khoản mục nhân viên quản lý Xí nghiệp. + Khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định tăng do trong năm 2006 để phù hợp với nhu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm một số nhà xưởng mới và đồng thời xây dựng thêm kho lạnh bảo quản sản phẩm. - Khoản mục biến phí có biến động tăng một lượng là 388 đồng/đơn vị sản phẩm. Trong đó, chi phí vật liệu có biến động giảm 55 đồng/đơn vị sản phẩm, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất tăng 347 đồng/đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 149 đồng/đơn vị sản phẩm và chi phí bằng tiền khác có biến động giảm 53 đồng/1 đơn vị sản phẩm. Biến phí đơn vị sản phẩm tăng do các nguyên nhân sau: + Chi phí vật liệu được Xí nghiệp tập hợp bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí vật liệu phụ và chi phí bao bì. Chi phí này giảm do trong năm 2006 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng nhiên liệu, chống thất thoát lãng phí, ngoài ra song song với việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu sản xuất, Xí nghiệp cũng hoàn thành và đưa vào áp dụng có hiệu quả định mức tiêu hao nhiên liệu, bao bì sản xuất. + Trong khoản mục biến phí sản xuất thì khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài có mức tăng cao. Nguyên nhân do sức chứa kho thành phẩm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất do đó Xí nghiệp phải thuê thêm kho ngoài. Ngoài ra, do rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu trong việc áp dụng các qui định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng các chất kháng sinh, hóa học làm cho Xí nghiệp phải tăng thêm chi phí trong việc kiểm tra dư lượng chất các chất này. + Chi phí bằng tiền được Xí nghiệp tập hợp bao gồm chi phí công tác, phụ cấp tiền cơm và chi phí khác. Chi phí này giảm do trong năm 2006 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn trong phụ cấp tiền cơm cho công nhân như qui định chỉ phụ cấp tiền cơm đối với công nhân có tham gia sản xuất trong ngày và qui định lại đơn giá khẩu phần ăn. Chương 5 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 5.1. NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1.1. Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp: - Được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mọi nghiệp vụ được đưa về phòng kế toán xử lý, điều này tạo sự thống nhất thường xuyên suốt kỳ kế toán. - Công việc xử lý số liệu, lưu trữ chứng từ kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện trên máy tính giúp giảm bớt công việc và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. - Các bộ phận trong phòng kế toán có nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể nên công việc kế toán được chuyên môn hóa sâu hơn. Về hình thức sổ kế toán: - Xí Nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với những Xí nghiệp lớn vì được phân loại từng nội dung nghiệp vụ cho từng kế toán viên, tuy hình thức này có trùng lắp nhưng thông tin kế toán được xử lý bằng máy tính nên nhược điểm này đã được khắc phục. - Việc hạch toán hàng tồn kho theo hình thức kê khai thường xuyên có ưu điểm là theo dõi chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu kịp thời của thông tin. Về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: - Phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh. - Xác định tương đối chính xác về giá thành sản xuất của các loại sản phẩm. - Đúng với chế độ kế toán hiện hành. - Phương pháp tính giá thành giản đơn phù hợp với công nghệ sản xuất khép kín ở Xí nghiệp. - Kỳ tính giá thành là một tháng phù hợp với tình hình nguyên vật liệu luôn biến động như hiện nay. Về phương pháp tính lương: Xí nghiệp trả lương theo hai hình thức chủ yếu là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Với cách trả lương như vậy tuy có phức tạp nhưng giúp công nhân viên làm việc nghiêm túc, tuân thủ thời gian quy định, tránh tình trạng nghỉ việc quá lâu hoặc nghỉ không lý do làm ảnh hưởng đến công việc. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả lao động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích bản thân họ. Thu nhập của công nhân tương đối cao. Việc chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động được Xí nghiệp rất chú trọng. Các khoản trích theo lương được Xí nghiệp thực hiện đúng theo chính sách, chế độ của Nhà nước qui định. Việc tính lương cho công nhân viên được phân định rõ ràng. Về chứng từ sử dụng: Xí Nghiệp có sử dụng có chọn lọc các chứng tứ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Thực hiện việc lập chứng, luân chuyển và lưu trử chứng từ theo đúng chế độ chứng từ Kế toán do nhà nước ban hành. Ngoài ra Xí nghiệp còn có những mặt mạnh sau: - Đội ngũ công nhân lâu năm lành nghề, đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm quản lý. - Sản phẩm phong phú, thu hút được thị phần lớn trong nước. Ngoài ra Xí nghiệp còn tạo được thương hiệu ở một số nước bạn. - Việc Xí nghiệp vẫn chiếm lĩnh được thị trường riêng cho mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay cho thấy Xí nghiệp đã hợp lý trong việc tính giá thành và quản lý tốt khâu tập hợp chi phí sản xuất. Đây là một mắc xích quan trọng tạo nên sự thành công của Xí nghiệp. 5.1.2. Những vấn đề tồn tại - Nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, giá mua do quy luật cung cầu của thị trường quyết định do đó Xí nghiệp sẽ gặp khó khăn ở những thời điểm nhất định khi thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào bị biến động. - Hình thức trả lương theo sản phẩm còn hạn chế vì hình thức này chưa khuyến khích người lao động chú ý đến chất lượng của sản phẩm mà chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm sản xuất ra.. - Nghiệp vụ kế toán phát sinh trong Xí nghiệp khá nhiều do đó có một số kế toán kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Xí nghiệp nên có thêm kế toán viên để giảm tải công việc và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho công tác quản lý trong Xí nghiệp. - Hiện tại, Xí nghiệp vẫn còn sử dụng tài khoản 1421 cho mục phân bổ chi phí bao bì cũng như chi phí lãi vay. - Hệ thống tài khoản kế toán tại Xí nghiệp hiện còn chung chung, chưa phân chia thành các tiểu khoản để theo dõi các chi phí phát sinh cho từng loại sản phẩm. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Phát huy vai trò kiểm tra giám sát của thống kê và chất lượng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đưa vào sản xuất. Vì khi đến các hầm bè để mua cá thì chúng ta chỉ kiểm mẫu, nên vần đề rủi ro về chất lượng, trọng lượng màu sắc… là rất cao. - Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ ghi chép tình hình nhập xuất nguyên liệu. Tổ chức đối chiếu định kỳ và bất thường kho nguyên liệu đối với số liệu của phòng kế toán để việc kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất. - Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất được bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu khi số liệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức độ cho phí trong quá trình sản xuất, nếu có. - Hiện nay, những nguyên liệu chủ yếu được Xí nghiệp mua theo hợp đồng ngắn hạn. Trong hợp đồng có những thỏa thuận như đảm bảo về chất lượng, số lượng theo giá cả đã thỏa thuận. Nên Xí nghiệp cần có một khoản dự phòng để cùng nhau thỏa thuận khi có những tình huống giá cả biến động tăng ngoài ý muốn xãy ra. - Việc tính lương theo sản phẩm, tiêu thức phân bổ và cách phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo hệ số có phần chưa hợp lý và chính xác. Cụ thể: tuy sản phẩm cá tra fillet là mặt hàng sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp nên được qui định là hệ số 1. Bên cạnh đó có nhiều tháng thì đơn đặt hàng cho cá basa nhiều hơn thì mức lương của công nhân có phần giảm vì cá basa có hệ số nhỏ hơn cá tra. Hơn nữa tuy số lượng công nhân hiện nay của công nhân khá cao nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu nên vấn đề tăng ca xảy ra thường xuyên. Vì vậy Xí nghiệp cần nhanh chóng tuyển thêm công nhân để khắc phục tình trạng này. Về công tác kế toán tại Xí nghiệp, tôi có một số đề nghị để giúp Xí nghiệp theo dõi chặt chẽ hơn về các khoản mục chi phí như sau: - Xí Nghiệp nên thay đổi tài khoản 1421 đang sử dụng để phân bổ chi phí bao bì sử dụng và phân bổ chi phí lãi vay thành tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Kế toán có thể chia thành hai tiểu khoản để theo dõi riêng các khoản mục chi phí bao bì và chi phí lãi vay cần phân bổ trong kỳ như sau: + TK 142BB để phân bổ chi phí bao bì. + TK 142LV để phân bổ chi phí lãi vay. - Sản phẩm Xí Nghiệp sản xuất ra bao gồm rất nhiều chủng loại (bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ). Do đó Xí nghiệp cần phân chia các tài khoản chi phí, tài khoản sản phẩm dở dang và tài khoản thành phẩm để dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng giá thành của từng loại sản phẩm. Ví dụ: + Đối với tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với sản phẩm là cá tra fillet đông lạnh: nguyên vật liệu chính để sản xuất loại sản phẩm này là cá tra bè và cá tra hầm. Do đó, Xí nghiệp cần sử dụng hai tiểu khoản 152TB và 1521TH để theo dõi chi phí thu mua nguyên vật liệu là cá tra bè và cá tra hầm. Nếu áp dụng hình thức tiểu khoản trên, Xí nghiệp có thể dễ dàng theo dõi biến động chi phí của hai nguồn nguyên liệu này, qua đó giúp Xí nghiệp có những biện pháp khác phục kịp thời, tránh tình trạng chi phí tăng quá cao mà không kiểm soát được. Như vậy khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 621T Có TK 152TB Có TK 152TH Tương tự như vậy đối với sản phẩm cá ba sa fillet đông lạnh, Xí nghiệp có thể sử dụng tài khoản 152SB và 152SH để theo dõi chi phí cá ba sa bè và cá basa hầm nguyên liệu. Song song với đó Xí nghiệp cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết của tài khoản 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” như sau: TK 621T: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cá tra fillet TK 621B: phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cá basa fillet + Đối với tài khoản chi phí nhân công trực tiếp: Xí Nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm. Trong khoản thời gian gần đây, Xí nghiệp chủ yếu là sản xuất hai mặt hàng cá tra fillet đông lạnh và cá ba sa fillet đông lạnh, đi kèm với các sản phẩm chính là các phụ phẩm, các phụ phẩm này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm giá thành của sản phẩm chính đồng thời làm phong phú thêm các mặt hàng Xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, để đánh giá rõ hơn về chi phí sản xuất sản phẩm chính và sản phẩm phụ Xí Nghiệp nên xây dựng thêm các tài khoản chi tiết như sau: TK 3341T, TK 3341B để xác định chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm chính là cá tra fillet đông lạnh và cá ba sa fillet đông lạnh. Xí nghiệp nên dựa trên giá thành bán ra của từng loại sản phẩm mà Xí nghiệp có những sự thay đổi hệ số tính lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó có thể xác định chính xác chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất. Nhằm ổn định cho giá thành sản phẩm giữa các kỳ, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành tăng đột biến, kế toán nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ đều vào chi phí của các kỳ hạch toán. Do quy mô của Xí nghiệp không lớn lắm nên để đơn giản cách tính mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT22.doc
Tài liệu liên quan