Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: LỜI MỞ ĐẦU Phát triển là yếu tố cơ bản đưa con người tiên bộ hơn. Xu thê của thời đại hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường. Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế với cơ chến quản lý tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta. Quá trình đó nhằm thay đổi bộ mặt nước ta, phát triển nền kinh tế cũng như phát triển lực lượng sản xuấtNền kinh tế thị trường cũng đặt các DN vào một cuộc chơi với những thử thách và thời cơ. DNSX là tế bào của nền kinh tế, là cơ sở SXKD của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh, quá trình tiến hành sản xuất đều phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về sao cho với chi phí thấp nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Để tồn tại và phát triển đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp thời nay. Chính vì vậy, để thu được lợi nhuận thì doan...

doc97 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Phát triển là yếu tố cơ bản đưa con người tiên bộ hơn. Xu thê của thời đại hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường. Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế với cơ chến quản lý tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta. Quá trình đó nhằm thay đổi bộ mặt nước ta, phát triển nền kinh tế cũng như phát triển lực lượng sản xuấtNền kinh tế thị trường cũng đặt các DN vào một cuộc chơi với những thử thách và thời cơ. DNSX là tế bào của nền kinh tế, là cơ sở SXKD của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh, quá trình tiến hành sản xuất đều phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về sao cho với chi phí thấp nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Để tồn tại và phát triển đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp thời nay. Chính vì vậy, để thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Trong đó giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó là cơ sở để xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Từ đó giúp DN có quyết định đúng đắn đến việc lựa chọn mặt hàng sản xuất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cuả thị trường và đạt được lợi nhuận tối đa. Như vậy, việc hạch toán chi phí đúng,đủ, kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho phân tích đánh giá và tìm giải pháp đổi mới cải tiến, tiét kiệm chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thuộc công ty thực phẩm miền Bắc-Bộ thương mại, được thành lập theo quyết địng số 1260/TPMB ngày 8/12/1997. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là sản xuất các loại bánh quy bơ, quy kem, quy xốp xcao cấp, lương khô, mứt tết, bánh trunh thu, kẹo và một số sản phẩm khác theo kế hoạch sản xuất và chỉ đạo của công ty. Đây là những mặt hàng có sự cạnh tranh quyết liệt từ cá nhà máy, các doanh nghiệp trong nước cũnh như nước ngoài. Chính vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề nhà máy dặc biệt chú trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng và mục tiêu dặt ra của nhà máy, cung với kiến thức sau thời gian học tại trường Trung học Kinh Tế em lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” để viết chuyên đề thực tập của mình. Quá trình thực tập tìm hiểu giữa lí luận và thực tế tại nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, cô kế toán trưởng, các anh chị em phòng kế toán và của các thầy cô, cùng với sự cố gắng của ban thân để hoàn thành chuyên để thực tập tốt nghiệp. Tỏng phạm vi chuyên đề em xin trình bày những vấn đề quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I:Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Phần III:Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I.Những lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1)Chi phí sản xuất 1.1-Khái niệm chi phí sản xuất. Hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất là tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cẩu tiêu dung cho xã hội. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào sản xuất để tạo ra sản phẩm lao vụ nhất định. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cacs doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp không giống nhauvaf nó hình thành các khoản chi phí tương ứng. Mặc dù hao phí bỏ ra cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trong điều kiện cùng tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ đều được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác DN đã bỏ ra để tiến hành quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Về mắt lương, chi phí sản xuất phụ thuộc vào khối lượng lao động và tư liệu hoá trong quá trình Sxowr một thời kỳ nhất định, giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương cảu một đơn vị đã hao phí. Do đó, trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc tính toán và đánh giá chính xác chi phí sản xuất không những là một yếu tố khách quan mà còn là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho nhu cầu quản lý của lãnh đạo DN, nhất là trong nền kinh tế thị trường DN phải tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có lãi và phải bảo toàn được vốn thì DN phải tổ chức tốt công tác kế toán và tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định. 1.2-Phân loại chi phí sản xuất Để giúp cho việc quản lý và hạch toán CPSX đáp ứng được yêu cầu kế toán, thúc đẩy DN tăng cường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì phải xem xét chi phí sản xuaats trên những khía cạnh khác nhau đẻ phân loại chi phí sản xuất theo nhứng tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí sản xuất là khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng trong việc kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận cấu thành bên trong DN. Hiện nay có nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất, mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau đối với hạch toán và đối với quản trị Dntrong việc đưa ra các quyết định để phục vụ SXKD ở DN. 1.2.1-Căn cứ vào yếu tố chi phí Dựa vào tính chất kinh tế của chi phí để sắp xếp các choi phí có chung tính chất vào một yếu tố. Cách phân loại này còn gọi là phân loại yếu tố chi phí , không phân biệt chi phí phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu? Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 7 yếu tố sau: -Chi phí NVL:Bao gồm giá trị NVL, nhiên liệu sử dụng phục vụ cho quá trình SX -Chi phí tiền lương:là số tiền lương, tiền công cần phải trả trong quá trình SX -Chi phí về các khoản trích theo lương:KPCĐ, BHYT, BHXH -Chi phi công cụ dụng cụ: là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính phân bổ vào chi phí SX -Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là gí trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng phục vụ cho quá trình SX -Chi phí phục vụ mua ngoài: là các khoản chi phí trả bằng tiền , dịch vụ do bên ngoài cung cấp phục vụ cho quá trình SX của Dnnhuw tiền điện, nước, điện thoại… -Các khoản chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách, hội nghị ở phân xưởng SX Phân loại chi phí theo phương pháp này cho biết kết cấu từng loại chi phí mà DN đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất đinhj. Từ đó làm căn cứ lập bản thuyết minh báo cào tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin QTDN, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí , lập dự toánh chi phí SXKD cho kỳ sau 1.2.2-Căn cứ vào khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại náy dựa vào công cụ của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại chi phí theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ hach toán mỗi nước mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam phân thành 3 khoản mục chi phí. -Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí về những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của sản phẩm SX ra, bao gồm trị gía NVL(NVL chinh, phụ, nhiên liệu…) đã sử dụng phục vụ cho quá trình SX sản phẩm. -Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí cho những lao động trực tiếp thực hiện SX sản phẩm bao gồm tiền lương và các khoản trích theon luwowngcuar nhân công trực tiếp -Chi phí SX chung:bao gồm chi phi SX chung bieens đổi và chi phí SX chung cố định Các khoản chi phí trực tiếp SX phục vụ quá trình SX ngoài hai khoản chi phí trên như: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về công cụ dụnh cụ, chi phí KHTSCĐ sử dụng trực tiếp cho SX, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác 1.2.3-Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí SX và khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành -Chi phí cố định(định phí):bao gồm các khoản chi phí không thay đổi, biến độnh so với tổng sản lượng sản phẩm SX như:chi phí điện thoại, chi phí trả lương theo thời gian -Chi phí hỗn hợp: là khoản chi phí mang đặc điểm tính chất của cả hai loại chi phí trên, nghĩa là trong một giới hạn nhất định nó là chi phí cố định, vượt qua giới hạn đó thì nó trở thành chi phí biến đổi như: chi phí điện thoại… Theo cách phân laoij này có tác dungh lớn đối với QTDN, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyế định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh 1.2.4-Căn cứ vào chức năng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, những chi phí SX có chung công dụng được sắp xếp vào cùng một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó. Số lượng của cá khoản mục chi phí phụ thuộc vào dặc điểm kinh tế của từng ngành và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ khác nhau hoặc có thể thay đổi theo tính chất của quy trình công nghệ. Cụ thể, Chi phí sản xuất kinh doanh của DN được chia thành: +Chi phí chế tạo sản phẩm:là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc SX và chế tạo sản phẩm cũng như chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ SX trong phạm vi các bộ phận, phân xưởng, tổ đội SX. Chi phí chế tạo sản phẩm được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp / Chi phí trực tiếp:là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí, với những khoản chi phí này, căn cứ vào số lượng phản ánh trong chứng từ tập hợp trực tiếp vào chi phí / Chi phí gián tiếp:là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chiụ chi phí. Đối với chi phí này, kế toán phải tính toán, phân bổ chi phí theo nhưn gx tiêu thức phù hợp Chi phí ngoài SX bao gồm: +Chi phí bán hàng:là toàn bộ chi phí cần thiết để đảm bảo các đơn đặt hàng và giao sản phẩm, hàng hoá tới tay khách hàng. Bao gồm chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đống gói, vận chuyển, bảo quản hàng hoá, hoa hồng bán hàng…và các chi phí khác có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm +Chi phí quản lý doanh nghiệp:là những chi phí về quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí quản lý chung mà không thể xếp vào quá trình SX hoặc lưu thông, Bao gồm tiền lương, phụ cấp, BHXH…của người quản lý doanh nghiệp và các chi phí về vật liệu, đồ dùng văn phòng, KHTSCĐ dùng trong quản lý…Các chi phí khác có liên quan đến quá trình quản lý chung toàn DN. Hiện nay chi phí quản lý DN và chi phí bán hàng được phân bổ cho số sản phẩm hàng hoá được coi là đã tiêu thụ trong kỳ và được tính vào giá thành toàn bộ cảu số sản phẩm hàng hoá đó. Phân loại chi phí SXKD theo mục đích công dụng của chi phí có tác dụng xác định chi phí đã chia cho từng lĩnh vực hoạt động của DN, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động SXKD trong từng lĩnh vực lao động. Theo cách phân loại này, chi phí SX chế tạo sản phẩm là những chi phí cấu thành trong giá thành của sản phẩm theo khoản mục giá đã quy định. Ngoài ra còn cho phép xác định được những chi phí phân bổ cho sản phẩm, lao vụ đã tiêu thụ phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. 1.2.5-Căn cứ theo chức năng sản xuất kinh doanh Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chi phi SXKD chia làm 3 loại: -Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: gồm chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: là các chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phaamre hàng hoá, lao vụ… Chi phí thực hiẹn chức năng quản lý:gồm các chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và các chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của DN. 2.Giá thành sản phẩm . 2.1-Khái niệm giá thành sản phẩm. Đối với các DNSX gía thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng. Để tồn tại và phát triêntrong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các DN phải thường xuyên cải tiến các mặt hàng SX, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm của các DN lả con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động SXKD. Nó là tiền đề để hạ giá bán nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong nước và ngoài nước. Sự vận động trong DNSXbao gồm hai mặt đối lập, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Đó là các chi phí mà các DN đã chỉ ra và là kết quả SXKD thui được .những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn XH cần tính được giá thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng công việc(sản phẩm, lao vụ)nhất định đã hoàn thành. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động SX, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình SX. Quá trình SX là quá trình thống nhất bao gồm hai mặt:Mặt hao phí SX và mặt kết quả SX. Tất cả các khoản chi phí phát sinh( phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang)và các chi phsi trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên giá thành sản phẩm. Giá thành Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX SP,DV = đở dang + phát sinh - dở dang Lao vụ HT cuối kỳ trong kỳ cuối kỳ 2.2Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toánh cũng như yêu cầu xây dựng gía cả hàng hoá, giá thành được xem xét trên các góc độ và phạm vi tính toán khác nhau trong lý luận cũng như trong thực tế. Gía thành có thể phân loại theo những tiêu thức sau: 2.2.1-Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành có 3 loại -Giá thành kế hoạch:là gía thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, sản lượng kế hoạch, giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính trước khi bắt đầu quá trình SX chế tạo sản phẩm. -Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, gí thành định mức được xác định trước khi bước vào SXKD nhưng khác là việc xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành từng thời kỳ nhất định trong từng thời kỳ kế hoạch. Giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi định mức chi phí đạt được trong quá trình SX sản phẩm Giá thành thực tế:là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu SX chi phí thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ. Gýa thành thực tế chỉ có thể được xác định sau khi kết thúc quá trình SX, chế tạo sản phẩm 2.2.2Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Giá thành SX(còn gọi là giá thành công xưởng): là chi tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình SX, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như chi phí NVL trực tiếp, chi phí SX chung… tính cho những công việc lao vụ hoàn thành Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ): bao gồm giá thành SX cho sanr phẩm cộng thêm chi phí quản lý và chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đó. Hay nói cách khác là chi tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phát sinhddeensw việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ Chi phí SX Chi phí QLDN Chi phi bán 1 sp tiêu thụ = cho 1 sp + cho 1 sp tiêu thụ + hàng cho 1 sp 3-Mối quan hệ giưa chi phí và gía thành sản phẩm Chi phí SX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau về chất vì đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra trong quá trình SX chế tạo SP. Tuy nhiên, xét về mặt lượng thì chi phí SX và giá thành SP lại không giống nhau vì chi phí SX luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm công việc nhất định. Chi phí SX chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ này, còn giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí kỳ trước( chi phí dở đầu kỳ) II. YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Yêu cầu quản lý. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng , nó phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất của doanh nghiệp , do vậy trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm luôn được các nhà quản lý quan tâm. Việc quản lý chi phí và tính giá thành không chỉ dừng ở mức độ tổng thể , tức là chỉ xem xét mức tổng chi phí sản xuất tiêu hao hay giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn phải quản lý chi phí một cách cụ thể chi tiết đối với nhiều yếu tố chi phí , từng địa điểm phát sinh , từng đối tượng chịu chi phí và đối tượng tính giá thành. Quản lý chi phí một cách tổng thể sẽ cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc hơn về chi phí sản phẩm của doanh nghiệp , nắm rõ được tình hình sử dụng chi phí , đồng thời biết được tiêu hao chi phí của từng chi phí của từng đối tượng tính giá thành. Từ đó giúp các nhà quản lý đề ra dược biện pháp quyết định đúng đắn trong công tác quản lý chi phí. Mặt khác việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc đánh giá xem xét ra các quyết định để thực hiện chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông tin phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp đều do kế toán cung cấp . Tổ chức công tác kế toán và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý chi phí sản xuất nói chung , chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng nó đòi hỏi kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất và giá thành một cách chính xác. Các thông tin do kế toán mang lại phải phản ánh được tổng mức chi phí và chi tiết theo các yếu tố chi phí theo từng địa điểm phát sinh, từng đối tượng chịu chi phí cũng như từng đối tượng tính giá thành. Mặt khác, công tác kế toán tính giá thành phải được tổ chức một cấch hợp lý , có phương pháp đánh giá sản phảm dở dang cuối kỳ phù hợp và phương pháp tính giá thành đúng dắn để giá thành sản phẩm được tính toán một cách chính xác và đầy đủ. 2. Nhiệm vụ của kế toán. Xuất phát từ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm , kế táon cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: _ Căn cức vào đặc điểm sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ , đặc điểm về chi phí và đặc điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp mà ta xác định đối tượng , phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. _ Tổ chức tập hợp , kết chuyển hoặc phân bổ chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. _ Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cachs khoa học hợp lý , xác định giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách chính xác và đầy đủ. _ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. _ Thường xuyên kiểm tra , đối chiếu định kỳ phân tích tình hình thực hiện cácđịnh mức chi phí , các dự toán chi phí để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ cho nhu cầu hạch toán . _ định kì tập hợp báo cáo chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí đúng chế độ và thời hạn . III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM . Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác , kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên của các nhà quản lý là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm . Vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong lý luận cũng như trong thực tiễn hạch toán là nội dung cơ bản nhất của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất . 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều laọi với nội dung kinh tế khác nhau ,phát sinh ở những địa điểm khác nhau . Mục đích của việc bỏ chi phí là táo ra sản phẩm lao vụ . Những sản phẩm lao vụ của doanh nghiệp được sản xuất ,chế tạo ,thưch hiện ở các phân xưởng , bộ phận khác nhau theo quy trinh công nghệ của doanh nghiệp . Do đó các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo yếu tố , khoản mục chi phí theo những phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm . Như vậy xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là giới hạn tập hợp các chi phí hay thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi tập hợp chi phí . Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: 1.1, _ Căn cứ vào tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm. _ Nếu quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu đơn giản sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trình chế biến kiên tục từ khi đưa ra nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi nhận được thành phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí snả xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. _ Nếu quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục , sản phẩm cuối cùng trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục thì từng bộ phận , phân xưởng sản xuất bán thành phẩm các giai đoạn và thành phẩm là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. _ nếu quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến song song tì đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng bộ phận phân xưởng sản xuất các sản phẩm chi tết các thành phẩm đã hoàn thành. 1.2, _ Căn cứ vào đặc điểm và tổ chức sản xuất: _ Nếu doanh nghệp sản xuất theo kiểu đơn chiếc , sản phẩm hay công việc , lao vụ hoàn thành không lặp lại thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàngmở cho từng loại sản phẩm hay khối lượng công việc , công trình , hạng mục công trình. _ Nếu doanh nghiệp sản xuất theo kiểu hàng loạt , khối lượng lớn , mặt hàng cố định , chu kỳ sản xuất lặp đi lặp lại thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm , từng loạt hàng hay đơn đặt hàng. _ Nếu doanh nghiệp tổ chức theo phân xưởng , mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. _ nếu doanh nghiệp tổ chức theo phân xưởng nhưng trong đó lại tổ chức theo nhiều loại sản phẩm riêng bọêt mang tính chất độc lập với nhau về quy trình công nghệ thì đối tượng tập hợp chi phí thích hợp là từng phân xưởng chi tiết cho từng loại sản phẩm. _ Nếu doanh nghiệp không tổ chức phân xưởng thì toàn bộ doanh nghiệp là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1.3, _ Căn cứ vào yêu cầu quản lý , trình độ văn hoá và khả năng quản lý doanh nghiệp: _ Nếu yêu cầu quản lý ngày càng cao , trình độ và khả năng quản lý của nhân viên quản lý càng tốt thì đối tượng tập hợp chi phí snả xuất càng chi tiết và ngựơc lại. Như vậy , việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn , phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cố ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập họưp chi phí sản xuất , từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán. 2. Đối tượng tính giá thành. Là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra , cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành snả phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp , các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất , tính chất sản phẩm của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Tóm lại việc xác định đứng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kế toán , tạo điều kiện cho kế toán tập hợp đúng , đủ các loại chi phí phát sinh giúp cho việc mở sổ sách kế toán , các bảng tính giá thành và tíh giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý. Từ đó xác định , là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả và xác định kết quả kinh doanh chính xác , đồng thời đáp ứng được nhu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành snả phẩm giống nhau ở bản chất chung. Vì chúng đều là phạm vi , giới hạn để tạp hợp chi phí và cùng phục vụ cho công tác quản lý , phân tích , kiểm tra chi phí và giá thành. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuâta và đối tượng tính giá thành snả phẩm cũng có khi trùng nhau đối với quy trình công nghệ giản đơn , quy trình công nghệ khép kín để chế tạo ra một loại sản phẩm. Tuy nhiên nhiều đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành cũng có những điểm khác cơ bản. Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn , mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí snả xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thực hiện dược mục đích , phạm vi tién hành hai giai đoạn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. _ Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất klà xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp phát sinh trong kỳ còn xác định đối tượng tính giá thành liên quan đến kết quả quá trình sản xuất. _ Một số đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy tuỳ vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà ta lựa chọn , áp dụng phương pháp tính giá thành cho thích hợp. IV. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. 1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hê thống cácphương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng của hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm: +, Phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm. +, Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng. +, Phương pháp hạch toán chi phí theo giai đoạn công nghệ. +, Phương pháp hạch toán chi phi theo phân xưởng....v....v.... Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi pí sản xuất là kế toán mở sổ hoặc thr chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác ssịnh , mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với mỗi loại đối tượng hạch toán chi phí nêu tên gọi của phương pháp này biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp kế toán cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho các đơn vị tính giá thành. Giá thành đơn vị cho các đơn vị tính giá thành. Để tính chính xác giá thành sản phẩm cần xác định đối tượng tập hợp , kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành phù hợp với đối tượng tính giá thành . 2. Phương pháp tính giá thành . Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành một đơn vị sản phẩm mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng mang tính giá thành. Các phương pháp tính giá thành: * Phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp trực tiếp ) Phương pháp này được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ , chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn như số lượng mặt hàng ít , chu kỳ sản xuất ngắn. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này thườnglà doanh nghiệp khai thác như gỗ, quặng... Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách: Tổng chi phí SX + (CPSPDD đàu kỳ – CPSPDD cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành Giá thành đv = * Phương pháp tổng hợp chi phí. Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất , nhiều giai đoạn , công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cáchb cộng các chi phí sản xuất của các bộ phận , chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các công đoạn , bộ phận sản xuất tạo lên thành phẩm cuối cùng. Zsp = Z1 + Z2 + ......+ Zn * Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ , sử dụng cùng một loại nguyên vật liều , kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này , đối tượng tậphợp chi phí là toàn bộ công nghệ , đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất các loại SP Giá thành Tổng số SP quy đổi đơn vị = SP gốc Hệ số quy đổi SP từng loại Giá thành đơn vị SP gốc Giá thành đơn vị SP từng loại = * Sản lượng SP quy đổi = Tổng sản lượng SP loại (i) x Hệ số quy đổi SP loại (i) Tổng giá thành sản xuất SP Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Giá trị SP dở dang đầu kỳ = + - * Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch , kế toán tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành đơn vị cùng loại. Tỷ lệ chi phí thực tế so với kế hoạch Giá thành kế hoạch đơn vị Giá thành thực tế đơn vị = * * Phương pháp loại trừ các sản phẩm phụ: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh các sản phẩm chính còn có các sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm có thể xác định bằng nhiều phương pháp như có thể sử dụng giá trị ước tính , giá kế hoạch , giá nguyên vật liều ban đầu. Tổng giá thành SP chính Giá trị SP chính DD cuối kỳ Chi phí sản xuất phụ thu hồi Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị SP chính DD đầu kỳ = + - - * Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất quy mô công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau vận dụng phù hợp. V, Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại tính chất và nội dung khác nhau. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý , khoa học thì mới có thể tính giá thành một cáh chính xác , kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề , từng doanh nghiệp và mối quan hệ sản xuất giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và trình độ công tác quản lý hạch toán. Việc tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành theo trình từ các bước như sau : Bước 1 : Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2 : Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phục vụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3 : Tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4 : Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ , tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1, Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tại các doanh nghiệp hàng tồn kho là toàn bộ tài sản hữu hình của doanh nghiệp được dự trữ để sử dụng và quá trình sản xuất kinh doanh như NVL , cong cụ dụng cụ , sản phẩm dở dang , thành phẩm , hàng hoá...... Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho là phương pháp mà theo đó việc nhập , tồn kho nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ , ..... được theo dõi một cách thường xuyên trên sổ sách kế toán. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác tình hìmh luân chuyển hàng tồn kho và có được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá hữu hình có giá trị lớn. Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp tới việc sản xuất và chế tạo sản phẩm , bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. 1.1, Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm : chi phí NVL chính , nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo ra sản phẩm. Những chi phí về vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng chịu chi phí phải tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức phù hợp : theo định mức tiêu hao NVL , có thể phân bổ theo chi phí vật liệu chính, theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí VL phân bổ cho từng đối tượng Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng = * Trong đó: Tổng chi phí VL cần phân bổ Tổng tiêu thức cần phân bổ cho tất cả các đối tượng Tỷ lệ (hay hệ số) = phân bổ Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 _ Nội dung : TK này dùng để tập hợp chi phí toàn bộ NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (TK 154) _ Bên nợ : Trị giá gốc thực tế của NVL xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. _ Bên có : Trị giá NVL không hết nhập kho. Trị giá phế liệu thu hồi. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154. TK 621 có thể mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. * Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp TK 152 TK 621 TK 151,152,111,112,331… Giá trị NVL xuất dùng Giá trị NVL trực tiếp xuất dùng chế tạo Không hết nhập lai kho Sản xuất lao vụ TK 154 Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 1.2, Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. a , Nội dung và tài khoản sử dụng: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : các khoản lương chính phụ, khoản phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp sản xuất , các khoản chi phí BHXH , BHYT, kinh phí công đoàn trích theo lương của công nhân sản xuất vào chi phí , khoản trích tiền lương ngày sản xuất theo kế hoạch. để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp , kế toán sử dụng TK 622 _ Chi phí nhân công trực tiếp. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào TK 154. Kết cấu TK 622: _ bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. _ Bên có : Các TK được phép ghi giảm chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK tính giá thành. TK 622 không có số dư cuối kỳ và cũng có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan. b , Trình tự hạch toán: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 154 TK 622 BHYT,KPCĐ THEO TỈ LỆ QĐ CÁC KHOẢN ĐÓNG BHXH Tinh trước vào chi phí NCTT TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP… NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP KẾT CHUYỂN CHI PHÍ PHẢI TRẢ CHO CNTT SẢN XUẤT TIỀN CÔNG, LƯƠNG, PHỤ CẤP TK 335 TK 338(3382,2283,3384) 1.1.3, Kế toán chi phí sản xuất chung. _ Nội dung Chi phí sản xuất chunglà các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Ci phí sản xuất chung thường được hạch toán theo địa điểm phát sinh chi phí, sau đó sẽ phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo những tiêu thứuc phù hợp. a , Tài khoản sử dụng : để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau khi chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đât là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng , bộ phận sản xuất. Kết cấu TK 627: _ Bên nợ : Tập hợp chi phíi sản xuất chung theo phân xưởng. _ Bên có : Các nghiệp vụ ghi giảm chi phí sản xuất chung kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm. TK 627 không có số dư cuối kỳ và cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất từng loại hoạt động , từng phân xưởng , từng bộ phận. b .Trình tự hạch toán: _Khi tính lương phải trả cho công nhân viên quản lý xưởng, các khoản bảo hiểm trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6271 chi tiết) Có TK 334, 338(3382, 3383, 3384) _Khi xuất vật liệu dùng cho từng phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6272 chi tiết) Có TK 152_ trị giá vật liệu xuất dùng _Khi xuất công cụ dụng cụ cho các phân xưởng, kế toán ghi: + Đối với loại phân bố 100% giá trị : Nợ TK 627 (6272) Có TK 153_Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng + Đối với loại phân bổ nhiều lần: Nợ TK 142 (1421) Có TK153_ trị giá VL xuất dùng Đồng thời căn cứ vào kế hoạch phân bổ: Nợ TK154( chi tiết cho từng đối tượng, nhóm đối tượng) Có TK 627( chi tiết theo từng khoản) Sơ đồ hạch toán tổng hơp chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 111,112,152 TK 152,153 TK 154 TK 111,112,214,331… Phân bổ hay kết chuyển TK 142.335 CHI PHÍ NHÂN VIÊN PHÂN XƯỞNG GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Chi phí vật liệu CHI PHÍ THEO ĐỰ ĐOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KHÁC Chi phí sản xuất chung 1.2 _Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 1.2.1_Nội dung Trên cơ sở các chi phí sản xuất đã hạch toán theo từng khoản mục, kế toán tập hợp những chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành sản phẩm . Hạch toán tổng hợp chi phí SX tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toánhanàg tồn kho mà DN áp dụng 1.2.2. Tài khoản sử dụng Trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154- chi phid sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm, lao vụ. -Kết cấu TK 154 +Bên nợ:Tập hợp các chi phí phát sinh trongkỳ (chi phí NVL, chi phí NC trực tiếp, chi phsi SX chung phát sinh trong kỳ) +Bên có: / Các khoản ghi giảm chi phsi sản phẩm /Tổng giá thành thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành + Dư nợ: chi phsi sản phẩm, dịch vụ ,lao vụ dở dang chưa hoàn thành TK 154 dược hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí 1.2.3- Trình tự kế toán Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí SX chung kế toán ghi: SƠ Đồ HạCH TOá chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 155 TK 152 TK 162 TK 154 TK 334, 338 TK 622 TK 157 TK 632 TK 334,338,111,152 TK 627 TK 335 (1) (4) (2) (5) (8) (6) (9) (7) (3) (!) Tập hợp chi phí NVL trực tiếp (2) Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (3)Tập hợp chi phí SX chung (4) (5) (6) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phsi về từng đối tượng tính giá thành (7) Phản ánh số các sản phẩm hoàn thành nhập kho (8) Số sản phẩm hoàn thành xuất gửi bán hoặc chuyển tới người mua (9) Số sản phẩm hoàn thành xuất bán ngay 2.Đối với doanh nghiệp thực hiện kế hoạch hàng tồn kho thưo phương pháp kiểm kê định kỳ. Trong các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục, bởi vì cuối kỳDN tiến hành kiểm kê tất cả các loại NVL, bán thành phẩm, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng để xác định chi phí và sản phẩm hoàn thành của sản phẩm đã tiêu thụ 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp NVL trực tiếp xuất dung cho SX kế toán sử dụng tài khoản 621, không ghi theo chứng từ xuất dùng mà ghi một lần vao sổ cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định vật liệu tồn kho và đang đi trên đường. Tài khoản sử dụng TK 621 -Bên nợ: Giá trị NL đã dùng trong kỳ -Bên có: Kết chuyển chi phí NVL và đánh giá sản phẩm, lao vụ, dịch vụ TK621 cuối kỳ không có số dư Hạch toán cụ thể : + Đầu kỳ kết chuyển giá trị NVL chưa sử dụng Nợ TK 611 (6111) Có TK 152 – Trị giá vật liệu tồn kho Có TK 151-Trị giá vạt liệu đang đi đường +Trong kỳ phản ánh nghiệp vụ làm tăng vật liệu Nợ TK 611 Có TK liên quan (331,311,111,112,411…) Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho , phản ánh trị giá vật liệu chưa sử dụng : Nợ TK 152 (Trị giá vật liệu tồn kho) Nợ TK 151 (Trị giá vật liệu đang đi đường ) Có TK 611( 6111) -Cuối tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá vật liệu xuất dùng cho sản xuất tạo ra sản phẩm , kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 611 -Đồng thời kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng sử dụng: Nợ TK 631 Có TK 621 Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp: TK 631 TK 331, 111, 112 TK 6111 TK 621 TK 151, 152 Giá trị VL Giá trị VL dùng Trị giá vật liệu Kết chuyển giá trị VL đầu kỳ Chưa dùng cuối kỳ Chi phí NVL Kết chuyển Tăng trong kỳ Chế tạo sản phẩm 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phản ánh vào tài khoản 622 trình bày như phương pháp kê khai thường xuyên sau đó kết chuyển vào tài khoản 632 chi tiết cho các đối tượn TK 611 TK 334,338 TK 335 TK 627 TK 622 TK 621 TK 154 TK 631 TK 632 (2) (4) (7) (6) (5) (9) (1) (3) (8) Đầu kỳ kết chuyển chi phí SX dở dang từ TK 154 về TK 631 Cuối kỳ xác định vật liệu phục vụ chế biến sản phẩm kết chuyển từ TK611 về TK621 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tập hợp chi phí SX chung , (6), (7) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí về 631 (8) Cuối kỳ kết chuyển CPSX dở dang từ TK631 về TK154 (9) Xác định tổng gía thành sản phẩm hoàn thành, kết chuyển từ TK631 về TK632 PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ A- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc tổng Công ty thực phẩm Miền Bắc. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Công ty thực phẩm Miền Bắc. Công ty thực phẩm Miền Bắc được hình thành theo quyết định số 699TM-TCCP ngày 13/08/1997 của Bộ thương mại. Sau khi mới thành lập, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng trước tình hình đó, để vượt qua khó khăn trước mắt và để tỉma một hướng đi lâu dài, Ban giám đốc Công ty đã mạnh dạn xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Cộng Hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn/ngày. Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng được điều khiển đốt bằng gas tự động. Sau một thời gian lắp đặt chạy thử, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do Giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi “Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” thực hiện mục tiêu sản xuất các loại bánh kẹo, lương khô và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị. Tuy thời gian đi vào hoạt động không dài nhưng với dây chuyền sản xuất hiện đại Nhà máy đã cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, nhà máy d Công ty đầu tư mạnh cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ: đó là 4 trục lăn mới của Italia có thể tạo hình đồng thời nhiều loại hoa văn, nhiều loại bánh khác nhau, làm cơ sở để thiết kế nhiều loại sản phẩm nhằm phát huy hết công suất của nhà máy, hạ giá thành sản phẩm. Năm 2001 nhà máy đã được đầu tư 1 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của hãng Rapido (Đức) nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặt khác được sự quan tâm của Công ty đến nay nhà máy đã có tổng kho chứa hàng với diện tích lên tới 6000m2 và diện tích đường bê tông vào nhà máy là 2000m2 đã được sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy, trong quá trình sản xuất là trong mùa vụ cao điểm. Cộng với việc thực hiện pháp lệnh mới về nhãn hiệu hàng hoá, việc áp dụng các luật thuế mới đã tạo ra thế cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Điều này giúp cho nhà máy yên tâm sản xuất và tạo diều kiện thuận lợi cho nhà máy phát triển vững mạnh. Mục tiêu dài hạn của nhà máy: An toàn vệ sinh thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Luôn luôn thoả mãn khách hàng. Năng xuất – Chất lượng – Hiệu quả. Nhằm mở rộng thị trường và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nhà máy đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001-2000, chính vì vậy trong một thời gian không dài nhà máy đã chiếm được thị phần khá lớn trong thị trường sản xuất kinh doanh bánh kẹo và đã xây dựng được thương hiệu Hữu Nghị lớn mạnh trong nước. Trong tương lai các sản phẩm Hà Nội sẽ còn vương xa hơn nữa để hội nhập với nền kinh tế mở cửa. 2. Ngành nghề kinh doanh. Tên gọi: Nhà máy Bánh Kẹo Cao Cấp Hà Nội. Tên giao dịch Quốc tế: HuuNghi Confectionery Factory. Trụ sở chính: 122 phố Định Công – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. Tel: 84-4.86463362 – 8646669 – Fax: 84-4.8642579. Website: Email: tpmbhuunghi@hn.vnn.vn Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như: Bánh, kẹo, bánh kem xốp, bánh trung thu, mứt tết và các sản phẩm thực phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị. 3. Tình hình vốn và nguồn vốn của nhà máy. — Tổng tài sản của nhà máy: - Năm 2002: 54.671.483.000 (đồng) - Năm 2003: 67.926.028.000 (đồng) Tài sản cố định: - Năm 2002: 28.083.917.000 (đồng) - Năm 2003: 53.582.002.000 (đồng) Về khoản mục Tài sản lưu động: - Năm 2002: 8.534.566.000 (đồng) - Năm 2003: 10.235.560.000 (đồng) Về phần nguồn vốn: - Năm 2002: - Nguồn vốn CHS: 45.907.983..000 (đồng) - Nguồn phải trả: 6.763.244.000 (đồng) - Nợ khác: 1.937.256.000 (đồng) Năm 2003: - Nguồn vốn CHS: 57.726.028.000 (đồng) - Nguồn phải trả: 7.454.653.000 (đồng) - Nợ khác: 2.745.347.000 (đồng) 4. Thị trường của nhà máy. Nhà máy chủa yếu cung cấp cho thị trường trong nước, nhà máy đã xây dựng được hơn 200 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trong cả nước, tổ chức kinh doanh với cơ chế bán hàng hấp dẫn thuận tiện cho mọi khách hàng đến vơí thương hiệu Hữu Nghị. Bởi vậy tốc đọ phát triển kênh phân phối sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị đến tận tay người tiêu dùng. Ngoài ra nhà máy cung cấp sản phẩm cho một số nước Đông Nam á như: Lào, Campuchia, Trung Quốc nhưng với sản lượng không lớn. 5. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trong 3 năm gần đây, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường ảnh hưởng bất lợi đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nhưng doanh thu, lợi nhuận của nhà máy đều đạt khá và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Tổng sản lượng 2500 tấn 3.000 tấn 4.100 tấn 2 Tổng doanh thu 43.446.462.000 48.650.000.000 69.500.172.000 3 Tổng chi phí 40.468.645.000 44.998.460.000 65.240.000.000 4 Lợi nhuận gộp 2.977.817.000 3.651.540.000 4.260.172.000 5 Nộp ngân sách Nhà nước 6 Số lượng lao động 250 (người) 250 (người) 290 (người) 7 Thu nhập bình quân 800.000 850.000 950.000 Năm 2003 các loại mặt hàng bánh mứt kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị đã trở nên thân quen với mọi tầng lớp người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước và dành được huy chương vàng, bạc qua các hội chợ, với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc nhà máy và các phòng ban cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu đưa ra sản xuất vào thế ổn định hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty giao. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của nhà máy năm sau cao hơn năm trước. Đến nay tổng giá trị sản phẩm đạt trên 20 tỉ đồng, hiện nhà máy đã có đội ngũ kỹ thuật trẻ khoẻ lành nghề làm chủ được dây chuyền sản xuất tiên tiến. Mặt khác đội kỹ thuật của nhà máy luôn được đào tạo nâng cao tay nghề kỹ thuật bởi các chuyên gia cao cấp trên thế giới. Hiện nay về nhân lực nhà máy có khoảng 250 cán bộ công nhân viên trong đó trình độ đại học chiếm 26,37%, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 9,89% với tổng qui tiền lương thởng là 2,2 tỉ đồng, thu nhập bình quân 950.000 đồng/ tháng. Trong những năm qua nhà máy đã không ngừng mở rộng thị trường và đã thiết lập được mối quan hệ bạn hàng trong nước và ngoài nước. Trong những năm tới Công ty sẽ đặt ra một số định hướng mới như: Tích cực tìm hướng để xuất khẩu các sản phẩm bước đầu thông qua một số bạn hàng giới thiệu sản phẩm sang các nước Đông Nam á như: Lào, Campuchia, Trung Quốc. Thực hiện đầu tư một số dây chuyền sản xuất bánh kẹo cao cấp nhằm đa dạng hoá sản phẩm mẫu mã, đổi mới công nghệ phù hợp với xu hướng thị trường. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ hệ thống tổ chức của nhà máy. GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY ĐDLĐ PGĐ Phụ trách kỹ thuật PGĐ Phụ trách nhân sự PGĐ Phụ trách kinh doanh Phòng KHVT Phòng TCKT Phòng TT Phòng KT Phòng KCS Phòng TCHC PX Bánh qui PX Kem xốp PX Lương khô PX Kẹo PX Bánh ngọt, trung thu, mứt tết 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. a. Giám đốc nhà máy (Tổng giám đốc kiêm Giám đốc nhà máy) Chức năng nhiệm vụ quyền hạn - Chịu trách nhiệm trước bộ thương mại về việc phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của nhà máy. Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường, kế hoạch đào tạo cán bộ, kế hoạch đầu tư nâng cấp thiết bị... bì, sản phẩm, dịch vụ... b. Phó giám đốc kinh doanh (thường trực) Chức năng nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy về mọi hoạt động của nhà máy. - Duy trì và phát triển thị phần và thị trường trên cơ sở nắm chắc thị trường, nắm vững các đối thủ cạnh tranh để cùng với tập thể lãnh đạo đề ra các chính sách nhằm củng cố và mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. g. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất. Chức năng nhiệm vụ: - Điều hành các công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật của nhà máy gồm: quản lý kỹ thuật các hệ thống thiét bị máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống quy trình, quá trình, quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn về công nghệ sản xuất ra sản phẩm. h. Phó Giám đốc phụ trách nhân sự (tổ chức hành chính) Chức năng nhiệm vụ: - Căn cứ yêu cầu phát triển của sản xuất và định hướng phát triển mở rộng của nhà máy để lên kế hoạch đào tạo mới đào tạo lại trong đó đào tạo lại cán bộ đã có thời gian công tác tại nhà máy ít nhân từ 5-10 năm. - Đào tạo mới: Công nhân kỹ thuật lành nghề với đối tượng công nhân có năng lực, đạo đức phẩm chất tốt có cam kết gắn bó vơis nhà máy tối thiểu từ 5 năm trở lên. - Tuyển dụng và ký hợp đồng lao động đối với công nhân hợp đồng thời vụ ba tháng trở xuống. Đối với công nhân hợp đồng thời vụ trên 3 tháng lập danh sách trình Dám đốc nhà máy phê duyệt. i. Đại diện lãnh đạo về chất lượng. Chức năng nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy và Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2002 tại nhà máy Bán Kẹo Cao Cấp Hữu Nghị. j. Phòng thị trường. Chức năng nhiệm vụ:. - Duy trì và phát triển thị phần và thị trường trên cơ sở nắm chắc thị trường, nắm vững đối các thủ cạnh tranh để cùng với tập thể lãnh đạo đề ra các chính sách nhằm củng cố và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Xây dựng chính sách đối với khách trên cơ sở chua sẻ lợi ích với khách hàng. Đảm bảo đáp ứng cho khách hàng những yêu cầu chính đáng nhằm xây dựng và củng cố lòng tin giữa các bên. g. Phòng kỹ thuật. Chức năng nhiệm vụ: - Quản lý quy trình công nghệ sản xuất. Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. - Quản lý các thông số kỹ thuật cơ bản, các bản vẽ lắp cơ và điện, các nội quy, quy trình, quy phạm của hệ thống thiết bị toàn nhà máy. - Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn. k. Phòng kiểm tra chất lượng (KCS). Chức năng nhiệm vụ: - Xây dựng các qui trình, hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra tiêu chuẩn, định lượng chất lượng sản phẩm, trình ban Giám đốc nhà máy phê duyệt. - Chịu trách nhiệm chung về kiểm tra chất lượng nghuyên liệu đưa vào sản xuất, sản phẩm khi xuất xưởng. - Hàng tháng làm báo cáo trình ban Giám đốc nhà máy về tình hình nhập nguyên liệu, tình hình chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. l. Phòng kế toán. Chức năng nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy và Nhà nước theo những qui định của điều kệ kế toán Nhà nước và mọi hoạt động tài chính kế toán của nhà máy. - Theo dõi và tập hợp số liệu về kết quả sản xuất - kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán. Tham gia phân tích kết quả sản xuất – kinh doanh của nhà máy theo từng kỳ tài chính. Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật phù hợp với chính sách kinh doanh của nhà máy. - Theo dõi công nợ và thanh toán đúng quy định các khoản tiền vay, các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ nhà máy cũng như đối với các đối tác kinh doanh bên ngoài. - Lập và gửi báo cáo đúng hạn các loại văn bản tài chính, thống kê, quyết toán theo chế độ hiện hành cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cấp trên. m. Phòng kế hoạch nghiệp vụ. Chức năng nhiệm vụ: - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm của nhà máy, tổ chức nghiên cứu, hoạch định các kế hoạch sản xuất của nhà máy để trình Giám đốc nhà máy phê duyệt. - Nghiên cứu, phân tích, dự báo nhu cầu thị trường đối với mỗi loại sản phẩm của nhà máy. Lên kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm (từng phân xưởng) theo tuần, tháng và hàng năm, Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên nhà máy. Kết hợp cùng các bộ phận, đơn vị xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. n. Phòng tổ chức hành chính. Chức năng nhiệm vụ: - Xây dựng các qui định (hướng dẫn) để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành các hoạt động của phòng. - Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy của nhà máy gồm: hệ thống phòng ban, phân xưởng và các đầu mối khác. Lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên để đề xuất và xắp xếp bố trí vào các cương vị lãnh đạo nhà máy đến các phòng ban, phân xưởng và các đầu mối khác. Làm công tác tuyển dụng lao động mới bằng hợp đồng dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở tiêuchuẩn nhà máy đã đề ra. o. Các phân xưởng. Chức năng nhiệm vụ: - Trưởng, phó ca sản xuất là người chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc nhà máy về toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của phân xưởng theo qui định của nhà máy. iii. Tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh. Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2002 để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Qua sơ đồ ta thấy quá trình sản xuất diễn ra liên tục, chất lượng sản phẩm được quản lý chặt chẽ trong suốt cả quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào đến các công đoạn trong quá trình sản xuất và được kiểm tra chạt chẽ. Việc áp dụng hệ thống ISO đã giúp cho nhà máy văn bản hoá các thủ tục, kỹ năng, thao tác... và qui định rõ trách nhiệm từ ban Giám đốc tới từng khâu, công đoạn, công đoạn và tới tận người công nhân chính vì vậy giúp cho nhà máy luôn quản lý và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của nhà máy chủ yếu như bột mì, shortening, đường được mua trong nước. - Đặc điểm sản xuất: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nhà máy tổ chức sản xuất theo 4 phân xưởng chính: Phân xưởng bánh qui Phân xưởng lương khô Phân xưởng kem xốp Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết. Do các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau sản phẩm từng phân xưởng để là thành phẩm nên các phân xưởng có tính độc lập cao. Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu, chi phí phát sinh chủ yếu là tiền lương công nhân, các khoản trích theo lương... Do đó, dựa vào đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm mà đòi hỏi nhà máy phải có biện pháp tổ chức hợp lý cũng như quản lý chặt chẽ quá trinhf sản xuất để giảm tối đa chi phí và giá thành sản phẩm. Sơ đồ qui trình sản xuất NVL ĐẦU VÀO KIỂM TRA KCS KHO NGUYÊN LIỆU PHÂN XƯỞNG BÁNH QUI PHÂN XƯỞNG KEM XỐP PHÂN XƯỞNG BÁNH TRUNG THU PHÂN XƯỞNG LƯƠNG KHÔ NGUYÊN LIỆU KIỂM TRA KCS NHÀO TRỘN TẠO HÌNH LÒ NƯỚNG KIỂM TRA KCS XẾP KHAY ĐÓNG GÓI IN DATE KIỂM TRA KCS ĐÓNG THÙNG KIỂM TRA KCS BÁNH SX LƯƠNG KHÔ NGUYÊN LIỆU KIỂM TRA KCS NGHIỀN PHỐI TRỘN ÉP BÁNH KIỂM TRA KCS GÓI GIẤY ĐÓNG GÓI IN DATE ĐÓNG THÙNG KIỂM TRA KCS BÁNH KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU LƯU KHO BẢO QUẢN - Đặc điểm sản xuất: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nhà máy tổ chức sản xuất theo 4 phân xưởng chính: Phân xưởng bánh qui Phân xưởng lương khô Phân xưởng kem xốp Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết. Do các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau sản phẩm từng phân xưởng để là thành phẩm nên các phân xưởng có tính độc lập cao. Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu, chi phí phát sinh chủ yếu là tiền lương công nhân, các khoản trích theo lương... Do đó, dựa vào đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm mà đòi hỏi nhà máy phải có biện pháp tổ chức hợp lý cũng như quản lý chặt chẽ quá trinhf sản xuất để giảm tối đa chi phí và giá thành sản phẩm. IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. a. Cơ cấu bộ máy kế toán. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung có liên quan trực tiếp tới bộ máy quản lý. Toàn bộ công tac kế toán của Công ty tập trung tại phòng kế toán. Ngoài cơ cấu tổ chức của Công ty ở mỗi cửa hàng, môic phân xưởng đều bố trí một nhân viên kế toán những chỉ giới hạn ở hạch toán ban đầu, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh định kỳ gửi toàn bộ chứng từ đã thu thập kiểm tra về phòng kế toán. Các kế toán viên phải tổ chức ghi chép chứng từ ssổ sách kịp thời chính xác, trung thực đầy đủ diễn biến hàng ngày về hoạt động của nhà máy. Báo cáo Giám đốc nhà máy và Công ty theo các chỉ tiêu hệ thống kế toán sản xuất. Bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu, chứng từ sổ sách, sé thuộc lĩnh vực phòng quản lý giữ bí mật tài liệu số liệu kế toán theo qui định của Công ty và pháp luật Nhà nước. Sơ đồ hệ thống tổ chức phòng kế toán. TRƯỞNG PHÒNG Phó trưởng phòng Bộ phận kế toán theo dõi sx Bộ phận kế toán bán hàng kế toán theo dõi hàng mua+tài sản, công cụ+chi phí+thống kê kế toán kho nguyên liệu bao bì, thành phẩm kế toán theo dõi kho thành phẩm kế toán theo dõi bán hàng Thủ quỹ b. Chức năng nhiệm vụ của các kế toán phân hành. Trưởng phòng tài chính kế toán. Chức năng nhiệm vụ: - Lập báo cáo tổng hợp tình hình tài chính. Theo dõi công nợ đối với nguyên vật liệu. Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. - Tổng hợp các số liệu, kết quả sản xuất: quyết toán các phần việc theo tháng, quý, năm trình Ban Giám đốc nhà máy và Phòng Tài Chính kế toán Công ty vào các ngày đầu của tháng, quý năm sau. Phó phòng tài chính kế toán: Chức năng, nhiệm vụ - Lập báo cáo tổng hợp bán hàng, báo cáo Ban Giám đốc và Công ty. Theo dõi công nợ khách hàng. - Quản lý, sử dụng tốt lao động, tài sản, cơ sở vật chất được giao sử dụng, an toàn trong lao động sản xuất, công tác. Bộ phận kế toán kho, công cụ, dụng cụ, kế toán chi phí, thống kê tổng hợp. Chức năng, nhiệm vụ - Căn cứ vào hoá đơn mua hàng để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý đối với các công cụ dụng cụ thiết bị, phụ tùng thay thế, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, văn phòng phẩm. v.v. - Viết phiếu nhập, xuất, các công cụ dụng cụ, đồng thời căn cứ phiếu nhập, xuất kho kiểm tra lại chính xác trung thực đối với thủ kho, mặt khác luôn luôn đảm bảo hàng nhập trước xuất trước và xuất mới thu cũ. - Cuối tháng rút số dư tồn kho trên sổ sách, kiểm kê thực tế tại kho và các phân xưởng trong ca sản xuất, phát hiện số chênh lệch thừa thiếu báo coá trưởng, phó phòng. Bộ phận kế toán theo dõi hàng mua. Chức năng, nhiệm vụ: - Cân đối hàng nhập, theo dõi thanh toán công nợ với khách hàng. Hàng tháng tổng hợp lượng hàng nhập đối chiếu với thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới trưởng phòng. Kê khai thuế vào đầu tháng, lên nhật ký chứng từ số 10. Kế toán nguyên liệu bao bì, kế toán theo dõi thành phẩm. Chức năng, nhiệm vụ: - Căn cứ kế hoạch sản xuất đã được Ban Giám đốc phê duyệt để viết phiếu xuất nguyên liệu bao bì cho các phân xưởng trong ca sản xuất. Hàng tháng, quý đối chiếu số liệu với thủ kho, kiểm kê kho nguyên liệu. Kế toán theo dõi thành phẩm. Chức năng, nhiệm vụ: - Dựa vào bảng kê xuất, nhập, tồn các loại sản phẩm để viết phiếu xuất cho khách hàng. Cuối tháng ruý số dư tồn kho trên sổ sách, kiểm kê thực tế tại kho và lập biểu kê chênh lệch thừa thiếu báo cáo với trưởng, phó phòng, đối chiếu thành phẩm, lập cân đối và bảng kê kho thành phẩm theo số liệu nhập và xuất của thủ kho thị trường. Kế toán theo dõi quỹ, bán hàng. Chức năng, nhiệm vụ: - Căn cứ vào phiếu xuất hàng của nhân viên theo dõi thành phẩm, viết hoá đơn bán hàng: lập báo cáo sử dụng hoá đơn. Theo dõi thu, chi của quỹ. Thu thập và tổng hợp số liệu bán hàng của nhân viên tiếp thị gửi về phòng tổ chức hành chính để làm lương cuối tháng. Lập báo cáo tổng hợp bán hàng và theo dõi công nợ khách hàng. Thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ: - Thu tiền hàng và phát khi có phiếu thu chi. Hàng ngày kê khai với nhân viên theo dõi quỹ về việc thu, chi trong ngày. 2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ. - Các loại chứng từ sử dụng ở nhà máy như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, chi, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua. - Sổ tổng hợp: Các nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10 Bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Bảng phân bổ nguyên liệu và BHXH, khâu hao TSCĐ. - Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết thanh toán, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết hàng hoá. - Các chứng từ sử dụng: Phiếu chi tiền, giấy uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ... 3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. Nhà máy áp dụng các hệ thống tài khoản kinh tế thống nhất do Nhà nước ban hành theo quyết định 1141 ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính bao gômf: 74 tài khoản tổng hợp. 138 tài khoản và chi tiết VD: Một số tài khoản sau: - TK 131- Phải thu khách hàng. - TK 133- Thuế GTGT - TK 138- Phải thu khác. - TK 139- Dự phòng phải thu kho đòi. 4. Hình thức sổ kế toán áp dụng ở đơn vị: Sơ đồ hình thức sổ nhật ký chứng từ. CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ BẢNG KÊ THẺ VÀ SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra - Hiện nay nhà máy chưa áp dụng phần mềm kế toán. 5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. a. Hệ thống báo cáo tài chính. Nhà máy áp dụng hệ thống báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh. Thuyết minh báo cáo tài chính. b. Báo cáo quản trị. Hàng tháng kế toán tiến hành lập những bảng tổng hợp chi tiết sau: Bảng chi tiết nguyên vật liệu. Bảng chứng từ thanh toán với người bán. Bảng chứng từ thanh toán với người mua. Bảng chi tiết tiền mặt Bảng theo dõi tài sản cố định. Bảng theo dõi bán hàng. Bảng chi tiết thành phẩm. 6. Khái quát hạch toán 1 số phần hành. Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCD Nhật ký chứng từ 1, 2, 3, 4, 5, 10 Nhật ký chứng từ 9 Bảng kê 4, 5, 6 Thẻ TSCĐ Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 NKCT 7 Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ Báo cáo tài chính 5.1. Sơ đồ trình tự hạch toán tài sản cố định theo hình thức nhật ký chứng từ 5.2. Sơ đồ trình tự hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo nhật ký chứng từ. Chứng từ vật tư NKCT liên quan 1, 2, 4, 5, 7, 10 Sổ chi tiết 331 Bảng phân bổ số 2 Bảng kê 4, 5, 6 Bảng kê 3 NKCT 5,6 NKCT 7 Sổ cái TK 152, 153 Báo cáo kế toán Chứng từ chi phí (CTG, BK CTG, BPB) Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 NK-CT số 7 Sổ cái TK phí Báo cáo kế toán Thẻ tính giá thành sản phẩm 5.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức nhật ký chứng từ. B. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ. I. HẠCH TOÁN CHO PHÍ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ. 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí của nhà máy. Đối với các loại hình sản xuất bánh kẹo, giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ngoài phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chiếm tỷ trọng 70-80% trong giá thành sản xuất. + Nguyên liệu chính gồm: Bột mỳ, đường, dầu thực vật. + Nguyên liệi phụ: Sử dụng cho sản xuất sản phẩm như: Bơ, trứng, sữa, hương liệu tổng hợp, màu thực phẩm tổng hợp, muối, chất tạo xốp và các phụ gia khác. + Bao bì sản phẩm: Thùng carton, các bao bì... - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chiếm tỷ trọng 15-18% so với tổng giá thành sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng bộ phạn như: Chi phí nguyên vật liệu dụng cụ sản xuất dùng phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền... Đây là các khoản chi gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm. Nên đối tượng chính của các khoản mục này là tất cả các phân xưởng. Chính vì vậy để xác định lượng chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp. 2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy với đặc điểm sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có trong ca, trong ngày, mỗi loại sản phẩm, mỗi nhóm sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ riêng biệt thuộc một phân xưởng. Vì vậy các loại sản phẩm của phân xưởng cũng chính là sản phẩm của nhà máy, ở nhà máy các phân xưởng hoạt động độc lập , có hình thành tổ đội để đảm nhiệm một khâu công việc trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu được đưa vào chế biến liên tục theo qui trình công nghệ đã ban hành, không có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật và thời gian. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, công tác tính giá thành...Nhà máy đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Nhà máy sử dụng cả 2 phương pháp hạch toán chi phí. - Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định vào công tác hoạch toán, ghi chép ban đầu cho phép qui nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kinh tế tập hợp chi phí có liên quan. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. 3. Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. 3.1. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.1.1. Nội dung: Để có được một sản phẩm bánh kẹo hoàn chỉnh cả về chất lượng và hương vị đã qui định, màu sắc đúng tiêu chuẩn thưm ngon, hấp dẫn người tiêu dùng cần rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Do đó để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy đã chia khoản mục này thành các loại: Chi phí nguyên liệu chính như bột mì, đường, dầu thực vật... Chi phí nguyên vật liệu phụ như: bơ, sữa, hương liệu... Bao bì như thùng cảton, bút mực dính... Số lượng nguyên vật liệu chuyển đến nhà máy được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và từng loại nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm (định mức này được nhà máy và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên). 3.1.2. Tài khoản sử dụng. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng phân xưởng, từng loại sản phẩm, do đó nhà máy tổ chức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp ghi trực tiếp. Các chi phí phát sinh trong thời kỳ được kế toán lập vào các khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 được mở chi tiết như sau: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bánh kẹo xốp. TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bánh qui. TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng lương khô. TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng kẹo. TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bánhngọt, bánh trung thu, mứt tết. Nhà máy sử dụng tài khoản 152 – Nguyên vật liệu, tài khoản này cũng được mở chi tiết: TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1522: Nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. TK 1523: Bao bì sản phẩm. Và một số tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 331... 3.1.3. Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc theo dõi quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở nhà máy được tiến hành trong suốt quá trình sản xuất theo từng loại sản phẩm sản xuất. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là bánh kem xốp, bánh qui, lương khô,... được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Vì vậy phải theo dõi chi tiết và\iệc nhập và xuất nguyên liệu. - Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Do đặc điểm sản xuất của nhà máy mà số làn xuất kho là nhiều và liên tục, nhưng xố vật liệu nhập kho lại theo từng lần không liên tục số lượng nhập là nhiều do đó nhà máy áp dụng phương pháp bình quân gia quyêngười từng lần nhập để các định giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Vì giá của từng lần nhập là ổn định và ít nê giá thành của vật tư xuất kho cũng không biến động nhiều. Công thức xác định: Trị giá thực tế vật liệu xuất kho = Đơn giá bình quân xuất kho x Khối lượng vật liệu xuất kho Trị giá thực tế vật liệu xuất kho = Trị giá TTế VL tồn kho + Trị giá TTế VL nhập kho Số lượng VL tồn kho + số lượng VL nhập kho Đơn giá vật liệu xuất kho được xác định sau mỗi lần nhập. Đơn giá thực tế đường xuất kho = 107.759.000 + 275.100.000 27.350 + 70.000 = 3.928,1 Ví dụ: Ngày 02/03/2004 xuất kho 5.320kg đường cho phân xưởng bánh kem xốp theo phiếu xuất kho số 110. Đường tồn cuối tháng 2/2004 chuyển sang là 27.350kg giá trị 107.759.000đ. Trị giá thực tế đường xuất kho ngày 02/03 = 3928,1 x 5.210 = 20.456.401đ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên liẹu, từng bộ phận xin lĩnh vực vật liệu cùng một kho, cùng sản xuất một loại sản phẩm. Phiếu kho có mẫu như biểu số1. Biểu số 1: Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị. Phiếu xuất kho Ngày 02/02/2004 Nợ:............. Số: 110 Có:.............. Họ và tên người giao hàng : Chị Hiền Địa chỉ : Phân cưởng bánh kem xốp Lý do xuất kho : sản xuất sản phẩm bánh kem xốp Xuất tại kho : Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị. STT Tên vật tư Mã số ĐTV Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo C.trừ Thực xuất 1 Đường Kg 5.210 5.210 3.921 20.465.401 2 Bột Kg 50.000 50.000 3.442 172.100.000 Cộng 55.210 191.565.401 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một tỉ chín trăm chín mươi triệu một trăm nghìn đồng Xuất ngày 02/03/2004 Thủ trưởng đơn vị Người lập phiếu kế toán trưởng Thủ qũy Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ xuất kho và các chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi và sổ chi tiết nguyên vật liệu (biểu số 2). Biểu số 2: Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị. Sổ chi tiết vật liệu Tháng 03/2004 Tài khoản 152.1 Tên nguyên liệu: Đường Chứng từ Diễn giải TK đối Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Số dư đầu tháng 27.350 107.759.000 Số dư phát sinh trong tháng 50 01/03 Nhập kho đường 331 3.930 70.000 275.100.000 382.859.000 11 02/03 Xuất kho cho phân xưởng 621,1 3.928,1 5.210 20.465.401 362.393.599 0 ............. Cộng 370.040.000 350.550.246 127.248.754 Ngày .....tháng......năm2004 Kế toán lập biểu Kế toán trưởng (ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên) Căn cứ vào sổ chi tiết củatừng loại nguyên vật liệu, kế toán tập hợp vào bảng cân đối tài khoản 152. Biểu số 3: (Bảng cân đối tài khoản 152) tháng 03/2004 Tên vật liệu Tôn đầu Nhập Xuất Tôn cuối II. Nguyên liệu 1. Đường 2. Bột mì ............ 107.759.000 183.486.940 370.040.000 1.712.000.000 350.550.246 1.190.099.100 127.248.754 705.387.840 Cộng 931.920.710 3.910.136.200 4.120.243.136 721.813.774 II. Bao bì 1. Khay 2. Túi lồng ............. Cộng 860.247.230 241.507.920 2.095.893.110 1.179.462.040 Tổng cộng 1.792.167.940 6.325.244.020 6.216.136.246 1.901.275.814 Trị giá NVL xuất kho trongtháng Trị giá NVL tồn kho trongtháng Trị giá NVL tồn đầu tháng Trị giá thực tế vật liệu xuất kho Trong đó, giá trị cảu nguyên vật liệu tồn ho cuối tháng được xác định theo công thức sau: + _ = Sau đó kế toán nguyên vật liệu tiến hành tập hợp toàn bộ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng khoản mục chi phí, từng bộ phận và từng phân xưởng. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được biểu hiện qua biểu sau: Biểu số 4: Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Nhà máy Bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 03/2004 Ghi có TK Ghi nợ TK Tk 152 Tk 153 152.1 152.2 152.3 Cộng I. TK 621: CPNVLTT 1. PX bánh kem xốp 2. PX bánh qui 3. PX lương khô 4. PX kẹo 5. PX bánh ngọt, trung thu, mứt tết. II. TK627: CPSXC 1. PX bánh kem xốp 2. PX bánh qui 3. PX lương khô .......................... III. TK 641: CPBH IV. TK 642: CPQL 3.617.169.445 998.157.892 1.010.206.364 812.365.165 565.136.254 231.303.770 252.185.779 79.610.127 82.075.255 40.230.100 39.623.120 10.647.177 197.012.145 40.936.129 35.772.339 23.996.876 50.129.324 3.746.443 2.095.893.110 590.127.569 586.216.147 490.370.240 302.316.182 126.862.972 5.965.248.334 1.667.895.588 1.678.497.766 1.342.965.505 907.075.556 368.813.919 197.012.145 40.936.129 35.772.339 23.996.876 50.129.324 3.746.443 12.756.824 2.114.265 2.010.976 182.263 160.000 Cộng 3.617.169.44 503.073.691 2.095.893.110 6.216.136.246 12.756.824 Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập bảng Kế toán trưởng (ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên) Từ bảng phân bổ này, số liệu làm cơ sở để ghi vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621 trích sổ cái TK 621 Trích bảng kê số 4: TK ghi Nợ TK ghi có TK142 TK152 TK153 TK154 TK241 ..... TK 621 TK 154 ............. TK621 1.667.895.588 1.667.895.588 Trích nhật ky chứng từ số 7. TK ghi Nợ TK ghi có TK142 TK152 TK153 TK154 TK241 ..... TK 621 TK 154 TK 631 TK 142 ............. TK621 1.667.895.588 1.667.895.588 Biểu số 5: Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị. Sổ cái tài khoản 612 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2003 Nợ Có Số liệu tài khoản ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ....... Cộng Từ NKCT số..... Cộng PS nợ ...... ....... 5.965.248.334 Cộng PS có ....... ....... 596.524.334 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (kỹ ghi rõ họ tên) (kỹ ghi rõ họ tên) Đối tượng tính giá thnhf là các loại sản phẩm công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành nhằm xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm được hoàn thành. Xác định được đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Đối tượng tính giá thành cảu nhà máy là từng loại sản phẩm như: Bánh Hương Cốm 450gam, bánh Hương thảo 300gam... Kỳ thi giá thàn: ở nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị kỳ tính giá thành là hàng tháng, đây là thời điểm thích hợp để nhà máy tính giá thành bởi đặc điểm tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. 3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. 3.2.1. Nội dung: Khoản Mục chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy kẹo cao cấp Hữu Nghị bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất. Ngoài ra còn bao gồm khoản tiền phụ cấp, trợ cấp... Trong điều kiện hiện nay khi máy móc còn hạn chế thì chi phí nhân công trực tiếp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Như vậy tiền lương của công nhân sản xuất là một bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất của nhà máy. 3.2.2. Chứng từ và các tài khoản sử dụng. Nhà máy áp dụng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp một cách trực tiếp dựa trên bảng chấm công của người lao động. Xuất phát từ loại hình sản xuất, đặc biệt tổ chức bộMáy quản lý… Nhà máy đang sản phẩm dụng hai hình tức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Cơ sở để tính lương đó là bảng chấm công, bảng đơn giá tiền lương, bảng kê khối lượng công việc hoàn thàng. Việc hạch toán tiền lương ở Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được kế toán sử dụng các khoản sau: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK này được mở chi tiết như sau: TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh kem xốp TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh quy TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp PX lương khô TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp PX kẹo TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp PX bánh ngọt, trung thu, mứt tết TK 334 – Phải trả công nhân viên. TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, và được mở chi tiết như sau: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế + Và các khoản khác có liên quan. 3.2.3. Quá trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Các cách tính lương tại Nhà máy Hạch toán tiền lương theo thời gian: Được sản phẩm dụng chủ yếu cho nhân viên ở các phòng ban, lực lượng lao động gián tiếp ở các phân xưởng. Công thức tính: Lương thời gian = Mức lương bình quân x Các khoản phụ của một CN một ngày của một CN việc thực tế Trong đó: Mức lương bình quân một ngày của một CN = 290.000 x Hệ số cấp bậc 26 (ngày chế độ) Tiền lương phải trả cho công nhân tính lương theo thời gian. Lương phải = Lương thời + Lương sản + Các khoản phụ Cho một công nhân gian phẩm cấp Lương bổ sung = Lương thời x Hệ số lương của một công nhân gian Bổ sung Hệ số lương bổ sung được Công ty và ban lãnh đạo Nhà máy quy định theo từng tháng (hệ số lương bổ sung này được sản phẩm dụng đối với nhân viên ở các phòng ban của Nhà máy). Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, các phụ cấp khác, tiền ăn trưa, ăn ca…những khoản này cũng do Công ty và ban lãnh đạo Nhà máy quyết định. Ví dụ: Trong tháng 03 nam 2004 ở bộ phậntổ kem xốp 210g (PX bánh kem xốp), công nhân Nguyễn Thị Hạnh là công nhân gián tiếp có hệ số cấp bậc là 2,28, số ngày làm việc thực tế là 23 ngày. Vậy tiền lương thời gian phải trả cho công nhân Hạnh là: 290.00 x 23 = 584.900 (đ) 26 Hạch toán lương theo sản phẩm: Nhà máy sản phẩm dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nân cao năng xuất lao động, tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng bước công việc tại phân xưởng mà lao động được bố trí hợp lý, số lao động ở các phân xưởng được chia thành các tổ sản xuất. Lương sản phẩm của CN sản xuất sản phẩm i Đơn giá lương của sản phẩm i S. lượng SP i hoàn thành 26 ngày chế độ = x x 1 Số CN TTế sản xuất x Số ngày công TTế sản xuất Lương phải cho một công nhân = Lương thời gian Lương sản phẩm Các khoản phụ cấp + + Đơn giá tiền lương được tính trên cơ sở một tỷ lệ dựa trên định mức lao động do Bộ LĐ - TB – XH qui địnhcho từng ngành qua khảo sát thực tế và được Công ty duyệt. Đơn giá này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu nhưng thường là một năm một lần. Ví dụ: Tháng 03 năm 2004ở tổ bánh kem xốp 210 gam có số công nhân trực tiếp sản xuất là 15 người, 2 công nhân gián tiếp. Trong đó tổ trưởng công nhân Vũ Ngọc Tân đi làm 24 ngày công. Đơn giá lương của bánh kem xốp 210gam là 855,5đ/kg. Sản lượng hoàn thành 12.500kg, được phụ cấp trách nhiệm 655.000đ/tháng. 855,5 x12.500 26 x 1 15 x 24 = 658.100đ Như vậy tiền lương theo sản phẩm của công nhân Vũ Ngọc Tân được hưởng là: Như vậy căn cứ vào bảng chấm công, bảng đơn giá tiền lương và các chi tiêu liên quan, cuối tháng ghi vào bảng quyết toán lương cho công nhân từng bộ phận, từng tổ sản xuất trong từng phân xưởng. Bảng quyết toán lương của tổ kem xốp 210kg. Căn cứ vào bảng quyết toán lương trong tháng của từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm các yếu tố: Tiền lương trả công nhân viên gồm tiền lương chính, tiền ăn trưa, ăn ca, thêm giờ, ca ba, ngày lễ... Các khoản trích theo lương tuân theo chếa độ hiện hành: hà máy trích 25% BXH, BHYT, KPCĐ trong dó 6% tính trừ vào lương của công nhân viên, còn lại 19% tính và chi phí. Cụ thể: 15% BHXH tính trên lương cơ bản 2% BHYT tính trên lương cơ bản. 2% KPCĐ tính trên lương thực tế. Trong đó, lương thực tế = lương chính ( lương thời gian, lương sản phẩm) + lương phụ( các khoản trợ cấp, ăn trưa…). Bảng phân bố lương và các khoản trích theo lương thể hiện ở Từ bảng phân bố tiền lương này số liệu được kế toán ghi vào bảng kê số 4 và sổ cái 622. Biểu số 6: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Bảng quyết toán lượng tháng 03 năm 2004 ( phân xưởng kem xốp) Họ và tên Lượng CB Lượng t Tgian Ngày công Lương Sphẩm Phụ cấp Trách nhiệm Ăn trưa, ca Thêm giờ, Ca 3 + lễ Tổng Lương Trừ BHXH BHYT Trừ tạm ứng Còn được lĩnh 1. Vũ Ngọc Tân 791,700 24 658,100 65,500 48,000 120,000 891,600 47,502 300,000 544,098 2. Trần Ngọc Hoa 791,700 20 548.400 40.000 100.000 688.400 47,502 200.000 440.898 3. Phán Lệ Thắm 661,200 22 603.240 44.000 60.000 707.244 39.672 200.000 467.568 ………………… Cộng 10,831,500 329 9.021.180 65.500 658.000 1.410.000 11.154.680 11.154.680 3.800.000 6.704.790 Nguyễn Thị Hạnh Trần Công Hoan 661,200 791,700 584.900 730.800 23 24 46.000 48000 80.000 100.000 710.900 878.800 710.900 878.800 200.000 300.000 471.228 531.298 Cộng 1,452,900 1.315.700 47 94.000 180.000 1.589.700 1.589.700 500.000 1.002.526 Tổng cộng 1.284.400 1.315.700 376 9.021.180 65.500 752.000 1.590.000 12.744.380 12.744.380 4.300.000 7.707.316 Ngày…... tháng….. năm….. Kế toán lập bảng Kế toán trưởng Biểu số 7 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng 03/2004 Ghi có TK Ghi nợ TK TK 334 TK 338 Lương chính ăn trưa TG,ca 3, lễ + phụ cấp Cộng 3382 3383 3384 Cộng I. TK 622 - CPNCTT 1. PX bánh kem xốp Bánh kem xốp 210g. Bánh kem xốp 200g. Bánh kem xốp 300g. ………………….. 2. PX bánh quy 3. PX lương khô ………………….. II. TK 627 – CPSXC. 1. XP bánh kem xốp - Bánh kem xốp 210g. ………………….. - XP banh qua ………………… III. TK 641 – CPBH. IV. TKI 642 – CPQL. 20.395.670 62.469.876 9.021.180 7.961.230 9.455.017 68.890.134 58.686.982 40.264.046 8.626..122 1.315.700 8.847.065 5.317.920 14.224.803 15.110.000 3.126.300 658.000 425.000 765.000 3.866.000 3.052.000 3.689.000 602.000 94.000 629.000 598.000 162.400 17.136.000 3.854.000 1.475.500 1.012.0000 1.624.000 4.121.000 3.886.600 4.213.000 746.000 180.000 816.000 520.000 3.460.000 322.641.670 69.449.876 11.154.680 9.398.230 11.844.017 76.877.134 65.625.582 48.166.046 9.974.122 1.589.700 10.292.065 6.435.920 19.308.830 6.452.833 1.388.998 223.049 187.965 236.880 1.537.543 1.312.512 963.321 199.482 31.794 205.841 128.718 386.177 46.366.140 9.849.120 1.624.725 1.351.815 2.236.950 10.816.575 7.059.758 6.854.805 1.421.280 217.935 1.484.738 942.892 2.866.328 6.182.152 1.313.216 216.630 180.242 298.460 1.442.210 941.301 9.13.974 189.504 29.058 197.965 125.719 382.177 59.001.125 12.551.334 2.064.449 1.720.022 2.772.290 13.796.328 9.313.571 8.732.100 1.810.266 287.787 1.888.544 1.197.329 3.634.682 Cộng 396.552.466 72.565.236 Trích bảng kê số 4. TK ghi nợ TK ghi có TK 142 TK 152 TK 153 …… TK 334 TK 338 TK 622 TK 154 …… TK 622 69.449.876 12.551.334 82.001.216 Trích nhật ký chứng từ số 7 TK ghi nợ TK ghi có TK 142 TK 152 TK 153 …… TK 334 TK 338 TK 622 TK 153 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 ……. TK 622 69.449.876 12.551.334 82.001.216 Biểu số 8: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 622 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 381.642.795 Cộng PS Có …….. ……. 381.642.795 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3.3. Trình tự hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất cung là những chi phí phục vụ sản xuất ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, các đội sản xuất. ở nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tai các phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng và các chi phí bằng tiền khác. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sửdụng TK 627 và mở các tài khoản chi tiết sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ dùng ở các phân xưởng sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí khác bằng tiền. Cụ thể các khảon mục trong khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau: 3.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng. ở các phân xưởng sản xuất hàng tháng. Nhà máy không những phải trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, mà phải tiến hành trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng (lực lượng sản xuất gián tiếp) và hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng chấm công nhân viên phân xưởng, kế toán tính toán và lập bảng quyết lương cho nhân viên phân xưởng. Sau đó căn cứ vào tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, kế toán cũng ghi vào bảng phân bố tiền lương và các khảon trích theo lương như đối với công nhân sản xuất trực tiếp. VD: ở phân xưởng bánh kem xốp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất gián tiếp trong tháng 03/2004 là 9.974.122 Kế toán định khoản: Nợ TK 627 9.974.122 (chi thiết TK 627.1) 9.974.122 Có TK 334 9.974.122 Căn cứ vào các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán định khoản: Nợ TH 627 1.810.226 (chi tiế TK 627.1) 1.810.226 Có TK 338 1.810.226 (chi tiết TK 3382 199.482) (chi tiết TK 3383 1.421.280) (chi tiết TK 3384 189.504) Tại Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị chi phí nhân viên cơ điện (phân xưởng sản xuất phụ) và toàn bộ nhân viên nhà máy đều được hạch toán vào TK 627.1. Cũng từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tập hợp số liệu ghi vào sổ cái TK 627.1 (biểu số 6) để từ đó làm cơ sở ghi vào sổ cái TK 627 và bảng kê số 4. Biểu số 9: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.1 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 56.898.146 Cộng PS Có …….. ……. 56.898.146 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3.3.2. Chiphí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. Hàng ngày dựa vào bảng cân đối TK 152 kế toán xác định được số vật tư xuất ra, trong đó bao gồm cả số vật tư dùng cho sản xuất, dùng trong quản lý nhà máy, và cho ra bán hàng. Căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan kế toán tập đinhj khoản: Nợ TK 627 (chi tiết TK 6272) Có TK 152 (chi tiết TK 1521) (chi tiết TK …) Từ đó kế toán ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 2) từ đó làm cơ sở để ghi vào bảng kê số 4 sổ cái TK 6272 Biểu số 10: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.2 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 56.898.146 Cộng PS Có …….. ……. 56.898.146 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3.3.3. Chi phí công cụ đang sản xuất. Trong quá trình sản xuất Nhà máy phải xuất dùng một số công cụ dụng cụ giúp quá trình sản xuất thực hiện tốt và công tác quản lý thuận lợi, trong ngững công cụ đó có ngững loại nhỏ giá trị chúng phân bổ vào một kỳ hạch toán và có nhứng loại giá trị lớn phải phân bổ vào nhiều kỳ hạch toán. Đối với những công cụ dùng một lần, thủ tục xuất dùng như đối vơi nguyên vật liệu, căn cứ vào chứng từ xuất kho công cụ dụng cụ kế toán ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, ghi vào sổ cái TK 153, TK 627.3 Biểu số 11: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.3 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 12.765.824 Cộng PS Có …….. ……. 12.765.824 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Ví du: Ngày 14 tháng 03 xuất kho công cụ dụng cụ cho phân xưởng bánh kem xốp theo chứng từ xuất kho số 160, trị giá 216.900 (đ), kế toán địn khoản: Nợ TK 627 216.900 (chi tiết TK 627.3 216.900) Có TK 153 216.900 Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời hạn sử dụng dài nhưng chưa đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định (như bàn, ghế, sô…) thì kế toán thực hiện phân bổ giá trị của chúng cho các kỳ hạch toán liên quan. Ví dụ: Ngày 18/03 xuất kho một chiếc ghế cho phân xưởng bánh quy trị giá 1.120.000 (đ) có giá trị sử dụng 2 năm (tức 24 kỳ hạch toán). Kế toán định khoản: Nợ TK 142 1.120.000 Có TK 153 1.120.000 Nợ TK 627.3 46.667 Có TK 142 46.667 Ngoài ra đối với một số công cụ dụng cụ có giá trị lớn, kỳ sử dụng dài nhưng Nhà máy vẫn phân bổ vào một kỳ hạch toán mà không được phân bổ vào cho các kỳ liên quan hư máy đính hộp, kéo cắt… 3.3.4. Chi phi khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất. Trích khấu hao tài sản cố định là tính vào chi phí một phần giá trị hao mòn của tài sản cố định để tạo nguồn tái sản xuất cho tài sản cố định đó. Tài sản cố định của Nhà Máy Bánh Kủo Cao Cấp Hữu Nghị là máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất có giá trị lớn… các tài sản này có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, vì vậy phải quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Để tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tái sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải tạo được nguồn vốn tái tạo lại máy máo thiết bị một cách ổn định và vững chắc. Nguồn vốn đó được hình thành từ việc tính khấu hao hàng năm được đăng ký với cục quản lý vốn về tỷ lệ khấu hao sau đó mức khấu hao năm được phân bổ dần cho 12 tháng theo phương pháp binh quân. Công thức = Nguyên tài sản cố định/ Số năm sử dụng. Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/12. Ví dụ: Trong tháng3/2004. Phân xưởng bánh kem xốp có sử dụng một máy trộn bột, NG: 120.000.000 (đ) được sử dụng trong 8 năm. Vậy số trích khấu hao trong thán này là: Mức khấu hao tháng 3 là:120.000.000/(8 x 12) = 1.250.000 Trong tháng phân xưởng nào sử dụng tài sản cố định của Nhà máy thì số khấu hao tài sản cố định và số tiền trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định (nến có) sẽ được tính vào chi phí sc của phân xưởng, sản phảm đó. Kế toán định khoản: Nợ TK 627 1.250.000 (chi tiết TK 627.5 1.250.000) có TK 214 1.250.000 Kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định trong tháng của các phân xưởng. Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Chit tiêu Thời gian sử dụng Nơi sử dụng toàn DN TK 627 TK 642 TK 642 N. giá Mức khấu hao PX bánh kem xốp PX bánh quy PX lương khô …. Cộng I. KHTSCĐ tháng trước 14.367.425 1.017.126 3.469.347 1.654.169 …. 10.421.047 1.165.298 2.781.080 II. KHTSCĐ tặng trong tháng 15.895.658 3.440.219 3.564.123 2.013.021 12.361.596 1.798.506 1.735.556 1. Máy trộn bột 8 120.000.000 1.250.000 1.250.000 1.250.000 2. Máy đánh kem 15 458.600.000 2.547.778 2.547.778 2.547.778 3. Phương tiện vân 10 160.000.000 1.333.333 1.333.333 4. Văn phòng làm 15 312.400.000 1.735.556 1.735.556 ……… III. KHTSCĐ giảm trong tháng 10.250.939 1.012.165 1.231.216 850.100 5.085.458 2.198.310 2.967.171 IV. KHTSCĐ trích trong tháng 20.012.144 4.445.180 5.802.254 2.817.090 …. 17.697.185 765.494 1.549.465 Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào bảng khấu hao tài sản cố định nàykế toán ghi vào bảng kê số 4 và sổ cái TK627.4 Biểu số 13: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.4 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 17.697.185 Cộng PS Có …….. ……. 17.697.185 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí mua ngoài của Nhà máybao gồm: dịc vụ điện, nước, điện thoại. Tại mỗi phân xưởng mỗi phòng ban đều lắp công tơ điện riêng, đồng hồ đo nước, hoá đơn sử dụng nước mỗi phân xưởng. Công thức xác định: Chi phí điện, (nước) tiêu hao cho một tấn sản phẩm: = Tổng thi phí nước tiêu dùng cho phân xưởng Tổng sản lượng thực tế của phân xưởng (tấn) Phân xưởng sử dụng hết bao nhiêu thì phân bổ hết cho từng sản phẩm theo sản lượng thực tế. Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh đều được kế toán hạch toán ngay vào TK 627, Nhà máy không thực hện trích trước các khoản chi phí này. Ví dụ: Trong tháng 3/2004 phân xưởng bánh kem xốp phải trả các khoản tiền như sau: - Tiền điện: 8.030.250, VAT 10% - Tiền điện thoại: 216.000, VAT 10% - Tiền nước: 5.679.000, VAT 5% Kế toán hạch toán và ghi sổ như sau: a. Nợ TK 267 8.030.250 (chi tiết – chi phí điện: 8.030.250) Nợ TK 133 803.025 Có TK 331 8.833.275 (chi tiết phải trả Công ty điện: 8.833.275) b. Nợ TK 267 216.000 (chi tiết – chi phí điện thoại: 216.000) Nợ TK 133 216.000 Có TK 331 237.6000 (chi tiết phải trả công ty bưu chính: 237.6000) c. Nợ TK 267 567.900 (chi tiết – chi phí tiền nước: 567.900) Nợ TK 133 28.395 Có TK 331 296.295 (chi tiết phải trả Công ty nước sạch HN: 296.295) Sau đó kế toán tổng hợp toang bộ chi phí điện nước, điênh thoại ở từng phân xưởng để ghi vào nhật ký chứng từ số 5 và sổ cái TK 627.7 Biểu số 14: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.7 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 41.016.120 Cộng PS Có …….. ……. 41.016.120 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 3.3.6. Chi phí bằng tiền khác chi phí bằng tiền khác tại Nhà Máy Bánh Kẹo Cao Cấp Hữu nghị bao gồm các chi phí ngoài các chi phí nêu trên phát sinh phục vụ phân xưởng sản xuất nào được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng đó. Các chi phí đó như: Chi phí tiếp khách, phô tô, in ấn tài liệu… Ví dụ: Căn cứ vào các chứng từ về chi phí sản xuất chung như phiếu chi tiền mặt, giấy thanh toán, tam ứng… liên quan đến phân xưởng, tháng 3/2004, các chi phí bằng tiền khác tính vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng bánh kem xốp là: 1.890.120 (đ), toàn bộ chi phí này đã được phân xưởng trả hết bằng tiền mặt. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 1.890.120 (chi tiết TK 627.8 1.890.120) có TK 1.890.120 Cuối tháng kế toán tổng hợp các khoản chi phí bằng tiền khác ở phân xưởng và ghi vào sổ NKCT số 1 (biểu số 12) NKCT số 2 (biểu số 13) và sổ cái TK 627. Biểu số 15: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627.8 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Các bảng phân bổ. Cộng PS Nợ …….. ……. 8.460.360 Cộng PS Có …….. ……. 8.460.360 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Tổng hợp chi phí chung: Chi phí nhân viên phân xưởng: 197.012.145 Chi phí nguyên vật liệu dùng cho PX: 56.898.146. Chi phí công dụng cụ dùng cho PX: 12.765.824. Chi phí khấu hao tài sản cố định: 17.697.187 Chi phí dịch vụ mua ngoài: 41.016.120 Chi phí bằng tiền khác: 8.460.460 Cộng: 333.849.782 Căn cứ vào các số liệu mà kế toán đã tổng hợp được ở các phân xưởng, căn cứ vào sổ cái các TK 627.1, TK 627.2, TK 627.3, TK 627.4, TK 627.7, TK 627.8 kế toán ghi vào sổ cái TK 627 (biểu số 14) Biểu số 16: Công ty Thực phẩm miền bắc Nhà máy bánh kẹo Cao cấp Hữu Nghị Sổ cái tài khoản 627 Năm 2004 Số dư ngày 01/01/2004 Nợ Có Số hiệu TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …… Cộng Từ NKCT số 1,2,5….. Cộng PS Nợ …….. ……. 333.849.780 Cộng PS Có …….. ……. 333.849.780 Dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) - phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Sau khi đã phản ánh từng khoản mục trong chi phí sản xuất chung, kế toán tiền thành tổng hợp lại trong từng phân xưởng. Trong từng phân xưởng, kế toán sử dụng khối lượng hoàn toàn của từng loại phân xưởng làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung co mỗi loại sản phẩm. Cụ thể: Trong tháng 3/2004 ở phân xưởng bánh kem xốp số sản phẩm hoàn thành là: Bánh kem xốp 210gr: 12.500 (Kg) Bánh kem xốp 200gr: 10.114 (Kg) Bánh kem xốp 300gr: 12.295 (Kg) … cộng 78.061 (Kg) Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng bánh kem xốp đã tập hợp được là: Chi phí nhân viên phân xưởng: 11.784.388 Chi phí nguyên vật liệu dùng cho PX: 40.936.129 Chi phí công cụ dùng cho PX: 2.114.265 Chi phí khấu hao tài sản cố định: 4.445.180 Chi phí phục vụ mua ngoài: 8.814.150 Chi phí bằng tiền khác: 1.890.120 Cộng: 69.984.232 Hệ số phân bổ: 69.984.232/78.016 = 897.05 Ta có chi phí sản xuất chung phân bổ cho các loại bánh ở phân xưởng bánh kem xốp là: Bánh kem xốp 210gr: 12.500 x 879.05 = 11.213.124 (đ) Trong đó chi tiết: Chi phí nhân viên phân xưởng: 1.888.137 Chi phí nguyên vật liệu: 6.558.932 Chi phí công cụ dụng cụ: 712.223 Chi phí KHTSCĐ: 712.223 Chi phí dịch vụ mua ngoài: 1.412.235 Chi phí bằng tiền khác: 302.842 Tương tự như vậy phân bổ với các loại bánh khác trong phân xưởng bánh kem xốp cũng như đối với các loại bánh của các phân xưởng khác. 3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Việc tổng hợ chi phí sản xuất căn cứ vào các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Mỗi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được mở sổ theo dõi riêng từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Do Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất nên TK sử dụng: TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (TK này được mở chi tiết cho từng phân xưởng) Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối tháng được kết chuyển vào bên nợ TK 154. Cụ thể: Cuối tháng 3/2004: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng bánh kem xốp, kế toán ghi: Nợ TK 154 1.667.895.588 (chi tiết TK 1.667.895.558) có TK 621 1.667.895.558 (chi tiết TK 621.1 1.667.895.558) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154 (154.1) 69.984.232 Có TK 627 69.984.232 (chi tiết TK 627.1 11.784.388) (chi tiết TK 627.1 40.836.129) (chi tiết TK 627.1 2.114.265)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1765.DOC
Tài liệu liên quan