Tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Tân cảng Cái Mép: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TÂN CẢNG CÁI MÉP
Mục Lục
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN:
Tân cảng Cái Mép là công ty con của Tân Cảng Sài Gòn, tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh hải quân, trong vùng quản lý hàng hải của cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mỗi công ty con của Tân cảng Sài Gòn đều được coi như một công ty riêng biệt, tự điều hành, không bị chi phối bởi công ty mẹ.
Lịch sử phát triển của công ty Tân cảng Cái Mép gồm 02 giai đoạn, đều là hai công ty con của TCT Tân Cảng Sài Gòn.
Giai đoạn I : Được khởi công xây dựng 9/1/2007 và sau hơn 2 năm xây dựng, Cảng Tân Cảng – Cái Mép đã hoàn thiện và chính thức khai trương và đưa vào khai thác giai đoạn I từ 6/2009. Cảng Tân Cảng – Cái Mép được xây dựng với quy mô: 300m cầu tàu, 20ha bãi, 3 cẩu bờ Post Panamax, 10 cẩu RT,3 xe nâng, 20 đầu kéo.
Giai đoạn II : Được khởi công xây dựng 2/2/2009 khai thác vào đầu tháng 3 năm 2011 là thành quả của TCT Tân Cảng Sài Gòn cù...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Tân cảng Cái Mép, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TÂN CẢNG CÁI MÉP
Mục Lục
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN:
Tân cảng Cái Mép là công ty con của Tân Cảng Sài Gòn, tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh hải quân, trong vùng quản lý hàng hải của cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mỗi công ty con của Tân cảng Sài Gòn đều được coi như một công ty riêng biệt, tự điều hành, không bị chi phối bởi công ty mẹ.
Lịch sử phát triển của công ty Tân cảng Cái Mép gồm 02 giai đoạn, đều là hai công ty con của TCT Tân Cảng Sài Gòn.
Giai đoạn I : Được khởi công xây dựng 9/1/2007 và sau hơn 2 năm xây dựng, Cảng Tân Cảng – Cái Mép đã hoàn thiện và chính thức khai trương và đưa vào khai thác giai đoạn I từ 6/2009. Cảng Tân Cảng – Cái Mép được xây dựng với quy mô: 300m cầu tàu, 20ha bãi, 3 cẩu bờ Post Panamax, 10 cẩu RT,3 xe nâng, 20 đầu kéo.
Giai đoạn II : Được khởi công xây dựng 2/2/2009 khai thác vào đầu tháng 3 năm 2011 là thành quả của TCT Tân Cảng Sài Gòn cùng với các thành viên liên doanh hãng tàu MOL ( Nhật Bản), HANJIN (Hàn Quốc) và Wanhai ( Đài Loan). Cảng TCIT được xây dựng với quy mô : 600m cầu tàu, 40ha bãi, 6 cẩu bờ Post Panamax, 20 cẩu RTG ( cẩu 6+1), 6 xe chụp Reach Stacker, 40 đầu kéo và 600 ổ cấm lạnh.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP
Tổng giám đốc công ty Tân cảng Sài Gòn là Đại tá Nguyễn Đăng Nghiêm, nhưng giám đốc của công ty Tân cảng Cái Mép là ông Trần Khánh Sinh.
P.HC– QT
P.K DOANH
P.TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
B.KIỂM SOÁT
PGĐ KINH DOANH
PGĐ KỸ THUẬT
TT ĐIỀU HÀNH S.XUẤT
( 105 NV )
P.KỸ THUẬT
( 11 NV )
Cơ cấu tổ chức của công ty Tân Cảng Cái Mép được thể hiện qua sơ dồ sau:
III. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG
Chức năng chính của công ty Tân cảng Cái Mép là khai thác cảng và logistics. Các dịch vụ của công ty này là dịch vụ xếp dỡ và dịch vụ vận chuyển.
Logistics
Mở dịch vụ vệ sinh - sửa chữa và PTI container tại Tân cảng Cái Mép.
Để đáp ứng tốt hơn nữa các dịchvụ của cảng đi cùng với uy tín chất lượng, thương hiệu cảng. Tân cảng Cái Mép sẽ chính thức triển khai dịch vụ Vệ sinh - Sửa chữa và PTI container tại cảng từ ngày 9/1/2010.
Dịch vụ Vệ sinh - sửa chữa và PTI container tại cảng có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Hãng tàu, khách hàng rút ngắn thời gian trung chuyển và tiết kiệm chi phí.
Tân cảng Cái Mép đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng và uy tín đem đến quý Hãng tàu, quý Khách hàng sự tin tưởng và hài lòng nhất.
Dịch vụ xếp dỡ
Trang thiết bị xếp dỡ chuyên nghiệp - hiện đại: Với 03 cẩu bờ hiện đại với tiêu chuẩn Đức, năng suất có thể đạt 30cnt/giờ/cẩu. Ngoài ra, với gần 200m cầu tại rạch tắc xếp chuyên phục vụ bốc xếp xà lan với 02 cẩu Liebherr kịp thời vận chuyển hàng hóa qua lại giữa TCCT với các Cảng Cát Lái, Tân Cảng và các cảng, ICD khác tại Khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Thiết bị xếp dỡ tại bãi hàng với 10 Kalmar cẩu khung bánh lốp (RTG) có thể xếp được 06 hàng ngang, 06 lớp cao. Thiết bị nâng khác: 03 xe nâng mới linh hoạt trong xếp dỡ với năng suất từ 25 đến 30 cnt/giờ.
Phương tiện vận chuyển nội bộ: Gồm 20 xe đầu kéo với 20 mooc kéo chuyên dụng đảm nhận công việc vận chuyển nội bộ nhanh chóng và an toàn.Là một Đơn vị mới của Công ty Tân Cảng – Sài Gòn với gần 30 năm xây dựng thương hiệu SNP, cùng với 09 đơn vị khác, TCCT đang dần trở thành một điểm đến của chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa và chuyên nghiệp.
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lai dắt
Tuyến dịch vụ nội địa Cái Mép – Cát Lái – Tân cảng – ICDS (Tanmexco, Transimex, Phúc Long & Phước Long)
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Singapore – Colombo – Cagliari – Halifax – New york – Norfolk – Savannah
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Hong Kong – Xiamen – Tokyo – Oakland –Long beach
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Yantian – Osaka – Tokyo – Oakland – Long beach
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Cát Lái – Mỹ Thới – Phnom Penh (campuchia)
Tuyến dịch vụ Viễn Đông – Châu Á – Bờ Tây
Tuyến dịch vụ Châu Á – Địa Trung Hải – Châu Âu
IV. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
Năng lực thông qua của cảng Cái Mép: Tân cảng Cái Mép đón các tàu trọng tải: 110,000 DWT (tương đương 11.000TEUs). Năng lực thông qua theo thiết kế 600.000 TEUs/ năm.
Luồng tàu: Theo TB số No. 120/2007/TBHH-CTBDATHH II ngày 2/10/2007 về luồng tàu đọan từ phao số 06 đến phao số 08 có khoảng cách 2,800m, cốt luồng thấp nhất là 8.8m. Khi chưa nạo vét, tàu có mớn nước tối đa 12.2m có thể vào/ra Cảng Cái Mép. Cảng có vũng quay tàu rộng 610m, dễ dàng cho tàu có sức chở lớn quay đầu an toàn khi cập, rời cầu.
Đường nối vào cảng: Đoạn đường 4 km nối Cảng Tân cảng- Cái mép với đường Quốc lộ 51 hiện đang thi công thuộc Ban quản lý dự an 85- Bộ GTVT. Trong thời gian chờ gia tải toàn bộ tuyền đường, PMU 85 sẽ thường xuyên cải tạo mặt đường hiện hữu không ảnh hưởng đến việc xe lưu thông trên đoạn đường này. Dự kiến đến tháng 10/2010 đường sẽ hoàn tất với 6 làn xe, đảm bảo lưu thông an toàn và nhanh chóng.
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lai dắt
Dịch vụ này đang được khai thác bởi Công ty TNHH dịch vụ lai dắt Tân Cảng- Cái Mép – liên doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn với Hãng tàu Mitsui O.S.K Lines (Nhật) và Công ty Cổ Phần dịch vụ vận tải biển Hải Vân. Liên doanh này được thành lập ngày 21/04/2010, có vốn điều lệ 4.500.000 USD trong đó Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn góp 20% vốn Điều Lệ, Hãng tàu MOL và Công ty Hải Vân mỗi bên góp 40% vốn Điều Lệ. Phạm vi kinh doanh của Công Ty sẽ bao gồm dịch vụ lai dắt trong vùng nước cảng biển và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến lai dắt và cứu hộ ven bờ và ngoài khơi. Trước mắt Công ty sẽ cung cấp dịch vụ lai dắt cho các tàu ra vào các Cảng nước sâu tại Thị Vải- Cái Mép với 6 tàu lai của Công ty CP dịch vụ vận tải biển Hải Vân:
Tuyến dịch vụ nội địa Cái Mép – Cát Lái – Tân cảng – ICDS (Tanmexco, Transimex, Phúc Long & Phước Long)
Vận chuyển thủy: với gần 20 chiếc xà lan được vận hành bởi Công ty CP Đại lý GNVT xếp dỡ Tân Cảng, công suất 1.100 TEUs. Trong đó 10 xà lan lớn 128 TEUs/ chiếc. Đội xà lan có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa qua lại giữa cảng Tân Cảng - Cái Mép và Tân Cảng, Tân Cảng - Cát Lái và các ICD như: Tanamexco, Transimex, Phúc Long, Phước Long III. Thời gian vận chuyển được rút ngắn với tariff rate phải chăng. Khoảng cách và thời gian vận chuyển các tuyến chủ yếu như sau:
Tuyến
Khoảng cách
Thời gian
TCCT - Cát Lái
48 km
06 giờ
TCCT - Tân cảng
73 km
09 giờ
TCCT – ICDs
75 km
10 giờ
Vận chuyển bộ: Khi ICD Tân Cảng - Long Bình đi vào hoạt động, các khách hàng quanh khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa như được tiếp sức khi mà nhu cầu về kho bãi chứa hàng, rỗng được đáp ứng. Với 40km là khoảng cách vận chuyển bộ giữa TCCT và ICD Tân Cảng - Long Bình, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, đội vận chuyển bộ của ICD Long Bình, ICD Sóng Thần và một số vệ tinh của TCCT sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng xuất nhập khẩu.
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Singapore – Colombo – Cagliari – Halifax – New york – Norfolk – Savannah
Tuyến dịch vụ này hiện đang được khai thác bởi Grand Alliance _GA (gồm OOCL, Hapag Lloyd, NYK) với 11 tàu của OOCL và 03 tàu của Hapag Lloyd có trọng tải khoảng 5.500 TEU. Với tần suất 1 chuyến/tuần, cập tại TCCT vào thứ 7 và rời vào Chủ Nhật hàng tuần. Với tuyến dịch vụ này hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chỉ mất 23-24 ngày để tới Bờ Đông nước Mỹ.
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Hong Kong – Xiamen – Tokyo – Oakland –Long beach
Tuyến dịch vụ này hiện đang được khai thác bởi nhóm The New World Alliance - TNWA (liên doanh của 3 hãng tàu MOL, APL, Hyundai) với 08 tàu MOL có trọng tải 6.000 - 6.500 TEU. Với tần suất 1 chuyến/tuần, cập tại TCCT vào thứ Năm và rời vào thứ Sáu hàng tuần. Với tuyến dịch vụ này hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chỉ mất 15-16 ngày để tới thị trường Bờ Tây nước Mỹ.
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Yantian – Osaka – Tokyo – Oakland – Long beach
Tuyến dịch vụ này hiện đang được khai thác bởi nhóm CYKH (liên doanh của các hãng tàu Cosco, Yang Ming, K’Line, Hanjin và Wanhai) với 09 tàu của Hanjin và 01 tàu của Wanhai có trọng tải 4.000 - 4.500 TEU. Với tần suất 1 chuyến/tuần, cập tại TCCT vào thứ 3 và rời vào thứ 4 hàng tuần. Với tuyến dịch vụ này hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chỉ mất 15-16 ngày để tới Bờ Tây nước Mỹ.
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Cát Lái – Mỹ Thới – Phnom Penh (Campuchia)
Ngày 10 tháng 05 năm 2010 Công ty CP Tân Cảng Cypress - đơn vị liên doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Công ty Sun Cypress Hong Kong đã khai trương tuyến dịch vụ Cái Mép - Cát Lái - Mỹ Thới - Phnom Penh (Camphuchia) và ngược lại, Tuyến dịch vụ này đưa vào khai thác bước đầu với 02 xà lan có trọng tải 96 Teus với tần suất 2 chuyến/tuần.
Việc triển khai tuyến dịch vụ này sẽ giúp cắt giảm chi phí vận chuyển, đa dạng dịch vụ và tạo thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong các hoạt động giao nhận hàng hóa.
Tuyến dịch vụ Viễn Đông – Châu Á – Bờ Tây
Tuyến dịch vụ được triển khai bởi CSAV Norasia, với lộ trình cụ thể: Nhava Sheva - Mundra - Karachi - Port Klang - Cai Mep - Yantian - Shanghai - Ningbo - Long Beach - Pusan - Shanghai - Ningbo - Chiwan - Port Klang - Colombo - Nhava Sheva.
Ngày 31 tháng 08 năm 2010, TCCT và hãng tàu CSAV-NORASIA thuộc tập đoàn CSAV chính thức đạt được thoả thuận triển khai tuyến dịch vụ ASIAM tại TCCT vào thứ sáu hàng tuần. Chuyến tàu đầu tiên của hãng này: m/v PAGO với chiều dài 231m, trọng tải 3.534 TEU sẽ cập tại TCCT ngày 10/09/2010. Tuyến dịch vụ này được triển khai với 11 tàu, xuất phát từ khu vực Viễn Đông qua Châu Á rồi đi thẳng tới Bờ Tây- phía Bắc nước Mỹ, lộ trình cụ thể như sau:
Thời gian vận chuyển tới các cảng trong hành trình dự kiến như sau:
WEST BOUND
FROM/TO
Busan
Shanghai
Ningbo
Chiwan
Port Kelang
Colombo
Nhava Sheva
Mundra
Karachi
Long Beach
17
19
20
22
25
29
31
33
35
Busan
-
-
-
-
11
15
18
21
22
Shanghai
-
-
-
-
8
12
15
17
19
Ningbo
-
-
-
-
7
11
14
16
18
Chiwan
-
-
-
-
4
8
11
13
15
Xingang*
-
-
-
-
-
19
22
24
26
Qingdao*
-
-
-
-
-
18
21
23
25
Port Kelang
-
-
-
-
-
4
7
9
11
Colombo
-
-
-
-
-
-
3
5
7
EAST BOUND
FROM/TO
Port Kelang
Cai Mep
Yantian
Shanghai
Ningbo
Long Beach
Nhava Sheva
11
14
17
21
22
38
Mundra
9
12
15
19
20
36
Karachi
7
10
13
17
18
34
Port Kelang
-
3
6
10
11
27
Saigon
-
-
2
6
7
23
Yantian
-
-
-
3
4
20
Shanghai
-
-
-
-
1
16
Ningbo
-
-
-
-
-
15
Tuyến dịch vụ Châu Á – Địa Trung Hải – Châu Âu
Tuyến dịch vụ mới của ZIM Lines, với lộ trình cụ thể: Shanghai - Shenzhen-Da Chan Bay – Cai Mep – Port Kelang – Nhava Sheva – Suez – Haifa – Ashdod – Felixstowe – Antwerpen – Rotterdam – Hamburg – Alexandria – Limassol – Haifa – Ashdod – Suez – Port Kelang – Shanghai
Ngày 29 tháng 08 năm 2010, Tân cảng Cái Mép và hãng tàu ZIM chính thức đạt được thoả thuận triển khai tuyến dịch vụ AME (Asia Med Europe) tại Tân cảng Cái Mép vào thứ 4 hàng tuần. Chuyến tàu đầu tiên của hãng này mang tên ZIM PACIFIC với chiều dài 254m, trọng tải 3.837 Teus cập tại Tân cảng Cái Mép ngày 15/09/2010. Tuyến dịch vụ này được triển khai với 12 tàu, xuất phát từ khu vực Châu Á qua Địa Trung Hải và đi tới một số nước Châu Âu, lộ trình cụ thể như sau:
SƠ BỘ VỀ VÙNG (THỊ TRƯỜNG) KHÁCH HÀNG
Nhìn sơ qua về vùng thị trường khách hàng, ta có thể nhận thấy những nhóm khách hàng chính ở trên, chính là những nhóm khách hàng phân vùng theo từng chuyến vận chuyển của công ty Tân Cảng Cái Mép.
Gồm có các tuyến chủ yếu sau:
Tuyến dịch vụ nội địa Cái Mép – Cát Lái – Tân cảng – ICDS (Tanmexco, Transimex, Phúc Long & Phước Long)
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Singapore – Colombo – Cagliari – Halifax – New york – Norfolk – Savannah
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Hong Kong – Xiamen – Tokyo – Oakland –Long beach
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Yantian – Osaka – Tokyo – Oakland – Long beach
Tuyến dịch vụ Cái Mép – Cát Lái – Mỹ Thới – Phnom Penh (campuchia)
Tuyến dịch vụ Viễn Đông – Châu Á – Bờ Tây
Tuyến dịch vụ Châu Á – Địa Trung Hải – Châu Âu
Mỗi chuyến đi lại phục vụ cho những khách hàng nhất định, ở từng vùng nhất định, tạo nên sự chuyên tuyến.
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỨC NĂNG
Xếp dỡ (sản lượng đạt được): 2010 – 295.000 TEUs.
Tân cảng Cái Mép với 03 cẩu bờ hiện đại với tiêu chuẩn Đức, năng suất có thể đạt 30cnt/giờ/cẩu. Ngoài ra, với gần 200m cầu tại rạch tắc xếp chuyên phục vụ bốc xếp xà lan với 02 cẩu Liebherr kịp thời vận chuyển hàng hóa qua lại giữa Tân cảng Cái Mép với các Cảng Cát Lái, Tân Cảng và các cảng, ICD khác tại Khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Thêm vào đó cầu tàu được trang bị 3 xe cẩu bờ bốc xếp container chuyên dụng sức nâng 65 tấn, có thể bốc xếp đồng thời 2 container 20 feet; 10 cẩu RTG 6+1 chuyên dùng, sức nâng 40 tấn và chất hàngcao 5 tầng; 10 xe đầu kéo cùng hệ thống công nghệ, phần mềm quản lý khai thác cảng container hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Các hoạt động kỹ thuật xếp dỡ hàng hóa trong cảng được tiến hành theo phương án xếp dỡ: tàu – toa, toa – tàu, tàu – kho bãi, kho bãi – tàu, toa xe – kho bãi, kho bãi – toa xe, tàu – xà lan, xà lan – tàu. Phương án xếp dỡ là quá trình bốc xếp hàng hóa từ vận tải này sang vận tải khác, từ vận tải qua kho bãi và ngược lại, từ tàu này sang tàu kia, từ kho này qua kho nọ và cả việc vận chuyển hàng hóa bao gồm các quy tắc bốc xếp gọi là quy trình bốc xếp.
Tàu cập cảng để xếp dỡ hàng hóa
Quá trình bốc xếp gồm các thao tác bốc xếp, được chia làm các quy trình cơ giới hóa toàn bộ, quy trình cơ giới hóa từng phần và quy trình bốc xếp thủ công. Các quy trình cơ giới hóa toàn bộ do công nhân lái máy thực hiện. Trong quá trình bốc xếp bằng máy móc, người công nhân chỉ phải dùng tay để mắc tháo dây cho các mã hàng, các container, các cao bản và làm những động tác phụ có liên quan đển việc chuẩn bị các phương tiện bốc xếp.
Trong quá trình cơ giới hóa bốc xếp việc sử dụng các dụng cụ bốc xếp, mắc cời dây, xếp đống và san bằng hàng rời đều làm bằng thủ công.
Trong quá trình bốc xếp thủ công, ngoài việc làm bằng tay chỉ sử dụng các phương tiện thô sơ.
Vận chuyển trong nội bộ: 85% sản lượng thông qua
Giao nhận: 15% sản lượng thông qua
Hoạt động giao nhận có tính thời vụ, xuất phát từ tính thời vụ của các mặt hàng xuất khẩu.
Phương tiện phục vụ cho việc giao nhận chủ yếu là các đội tàu hay container. Hoạt động giao nhận diễn ra khá phức tạp, gồm có việc giao nhận hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu.
Giao nhận hàng xuất khẩu
Đầu tiên là nhận hàng từ người gửi, người xuất khẩu. Việc nhận hàng có yêu cầu nghiêm ngặt vì khi đã nhận hàng, công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hàng hóa đã nhận. Sau khi tổ chức bảo quản hàng hóa thì tổ chức đưa hàng lên tàu. Trước khi đưa lên tàu thì phải kiểm dịch, kiểm nghiệm hàng hóa, đóng thuế và tiến hành lập bảng kê khai.
Nếu là hàng xuất đóng trong container thì cùng với bản danh mục hàng hóa, người giao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ container rỗng để đưa cho khách hàng về đóng hàng. Sau đó làm thủ tục hải quan, niêm phong cặp chì. Còn nếu là hàng lẻ thì người giao nhận sẽ cấp cho người gửi hàng vận đơn gom hàng), tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào container sau khi đã qua kiểm tra của hải quan.
Tàu khi đã vào cảng, dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hàng, hãng tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR - Notice Of Readiness). Sau khi nhận được NOR, nhân viên giao nhận của công ty sẽ phải kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ chưa và ký chấp nhận vào NOR.
Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho.
Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan). Người giao nhận cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lên tàu.
Trong thời gian xếp hàng, người giao nhận phải luôn có mặt để giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Chẳng hạn hàng xếp lên tàu phải đảm bảo kỹ thuật tránh hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp. Trong trường hợp hàng bị hư hỏng tổn thất, người giao nhận phải cùng cảng và các bên liên quan lập các biên bản cần thiết.
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, nếu được ủy thác, người giao nhận phải lấy được Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt - MR) để đổi lấy vận đơn. Để thuận tiện cho việc lấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cước trả trước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước). Nếu là hàng lẻ, người giao nhận trên cơ sở chi tiết làm vận đơn nhận từ chủ hàng tiến hành lập vận đơn gom hàng.
Sau đó, người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thương, Packing list v.v… lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng.
Ngoài ra, người giao nhận còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần, thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo cho người nhận hàng, thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, bảo quản, lưu kho…, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có.
Cuối cùng, người giao nhận sẽ tiến hành kết toán các chi phí giao nhận với người gửi hàng.
Giao nhận hàng nhập khẩu:
Được chia ra làm các loại sau: hàng không phải lưu kho bãi tại cảng, hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng, hàng container.
Hàng không phải lưu kho bãi
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.
- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
Bản lược khai hàng hóa (2 bản)
Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan - 2 bản)
Chi tiết hầm hàng (2 bản)
Chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:
Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu trách nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
Thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt
Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
Biên bản giám định
Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải có hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập
- Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hoá
Hàng phải lưu kho bãi tại cảng
Cảng nhận hàng từ tàu
- Cảng dỡ hàng và nhận hàng từ tàu
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận cùng người giao nhận
- Đưa hàng về kho bãi cảng
Cảng giao hàng cho các chủ hàng
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 2 bản lệnh giao hàng cho người nhận hàng.
- Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai.
Chủ hàng mang lệnh giao hàng cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng.
Chủ hàng mang bộ chứng từ này đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một bản lệnh giao hàng và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Làm thủ tục hải quan
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ
Tờ khai hàng nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu
Bản kê chi tiết
Lệnh giao hàng của người vận tải
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Một bản chính và một bản sao vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu có)
Hoá đơn thương mại
+ Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hoá, tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
Hàng container
Khi nhận được thông báo hàng đến do hãng tàu gửi thì chủ hàng mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu cuả cơ quan hoặc giấy uỷ quyền (nếu có) đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
- Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng lệnh giao hàng đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Đối với hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy lệnh giao hàng, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu doanh thu: Công ty Tân cảng Cái Mép luôn chú trọng cách thu hút khách hàng mới, giá thành cạnh tranh rồi mới tính đến lợi nhuận.
Nói như vậy không có nghĩa là họ chấp nhận thua lỗ mà là họ luôn luôn tính toán giá thành ở một mức thấp nhất có thể, để thu hút thật nhiều lượng khách hàng mới. Sau đó họ dùng chất lượng để giữ chân những khách hàng của mình. Thêm vào đó Tân cảng Cái Mép có một vị thế khá quan trọng, trước đây do không có cảng biển nước sâu, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải chịu thiệt thòi so với các đồng nghiệp khác tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, khi phải gánh thêm chi phí trung chuyển hàng tại Singapore, Hong Kong, Pusan, Laemchabang.
Sau khi Tân cảng Cái Mép được đưa vào hoạt động, dự kiến sẽ giải quyết nhiều vấn đề về xuất nhập khẩu cho nước ta, việc triển khai tuyến chạy thẳng từ Việt Nam tới các cảng khu vực Châu Mỹ, Châu Âu sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu nội địa.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
Tân cảng Cái Mép là một trong những khu cảng trọng điểm ở Việt Nam, Cảng Cái Mép với lợi thế về hệ thống sông rạch thông thương với cửa biển, sông Thị Vải là điều kiện lý tưởng để hình thành cảng nước sâu cho tàu hàng vạn tấn ra vào.
Trong suốt thời gian hoạt động, Tân Cảng Cái Mép đã đón hàng trăm lượt tàu mẹ vào làm hàng và nâng dần tải trọng tàu. Tân cảng Cái Mép đón 160 chuyến tàu mẹ của các hãng tàu lớn trên thế giới và 213 chuyến tàu trung chuyển. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng này đạt: 270.000 TEUs (tương đương hơn 2 triệu tấn). Riêng 6 tháng đầu năm 2010 là 168 chuyến, trong đó có 74 chuyến tàu mẹ, 94 tàu trung chuyển. Sản lượng hàng hóa thông qua đạt trên 130.000 TEUs tương đương 1,2 triệu tấn. Ngoài ra Tân Cảng – Cái Mép còn đón tàu trung chuyển từ Campuchia, kết nối đi Mỹ; Vận chuyển xà lan từ khu vực TP HCM về và ngược lại. Con số này cho thấy, sức hút hàng của khu vực cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải đã thực sự trở nên sôi động.
Có thể nói, cảng container nước sâu đầu tiên này được trang bị loại cẩu bờ có sức nâng từ 35 đến 65 tấn, tầm với lên đến 50 m, có thể bốc xếp đồng thời hai container loại 20 feet. Công suất xếp dỡ hàng đạt từ 650.000 đến 1,1 triệu Teus/năm cho giai đoạn I và sẽ lên đến trên 2,2 triệu Teus/năm sau khi hoàn thành toàn bộ dự án. Công ty Tân Cảng Sài Gòn còn có 3 tàu lai cung ứng các dịch vụ lai dắt cho các tàu lớn vào bến, 15 xà lan có tổng công suất chuyên chở trên 700 TEUs để vận chuyển container từ TP HCM đến Cái Mép, dịch vụ hoa tiêu...
Như vậy hoạt động dịch vụ hàng hải tại khu vực cũng rất đa dạng, phong phú. Không những thế, hệ thống điều hành khai thác cảng của hai cảng này còn cho phép người sử dụng cảng trao đổi và cập nhật thông tin điện tử theo thời gian thực tế. Một tiện lợi nữa là kho đóng rút hàng container và các phương tiện giao dịch ngân hàng nằm gần cảng, tiện lợi cho khách hàng... Do vậy, sức thu hút khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của cảng này trước mắt cũng như khả năng cạnh tranh trong tương lai là rất lớn.
Tân cảng Cái Mép khi đi vào khai thác tạo điều kiện cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực lân cận phát triển, mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như ngành vận tải hàng hải Việt Nam. Khi nhìn vào quá trình khai thác ta có thể nhận thấy tốc độ phát triển của cảng biển nhanh, tuy nhiên hạ tầng không theo kịp với tốc độ phát triển. Đây là một trong những điểm trở ngại nghiêm trọng, cần sớm khắc phục và giải quyết.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, vị trí địa lý thuận lợi, các cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải trong thời gian không xa sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn đối với các hãng tàu, các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên thực tế do cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên các cảng biển tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu so với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng...và một số nước trong khu vực cũng trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Cụm cảng Thị Vải – Cái Mép có 34 dự án (8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 26 dự án vốn trong nước) với tổng số vốn đăng ký 2,42 tỷ USD và 41.000 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện tại hiện trạng hạ tầng giao thông phục vụ triển khai thi công, khai thác các cảng biển còn rất hạn chế, chưa có đường giao thông ra vào cảng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải là công trình hạ tầng ngoài hàng rào, nối liền hệ thống cảng và các khu công nghiệp chạy dọc sông Cái Mép – Thị Vải. Mặc dù đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển các cảng ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, “song 3 năm qua do nguồn vốn đầu tư lớn nên dù Sở Giao thông Vận tải, UBND tỉnh đã nhiều lần kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ rót kinh phí đầu tư nhưng chưa được giải quyết. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện dự án bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Chúng tôi đang lập các thủ tục theo quy định để sớm khởi công dự án” – ông Thảo nói.
Việc triển khai làm tuyến đường liên cảng dài gần 22km (tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng) phải mất vài năm nữa mới hoàn thành. Trong khi đó trên tuyến đường liên cảng hiện có hàng loạt cảng biển mới đang được đầu tư xây dựng, gồm: cảng ODA (vay vốn Nhật), cảng SSIT (liên doanh giữa cảng Sài Gòn và Mỹ), cảng Gemalink (liên doanh giữa Gemadep và Pháp) và cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ....Vì vậy việc chậm triển khai đầu tư đường liên cảng sẽ là trở ngại cho việc phát triển hệ thống cảng tại khu vực này. Thêm vào đó, tuyến đường 965 nối từ quốc lộ 51 vào khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải tiến độ thi công khá chậm so với kế hoạch đề ra gần 2 năm và không biết bao giờ mới hoàn thành khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Một yếu tố nữa khiến các cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu kém đi sức hấp dẫn, theo Sở Giao thông Vận tải, đó là luồng tàu vào các cảng trên sông Thị Vải – Cái Mép có những điểm cạn khiến tàu thuyền lưu thông khó khăn. Điểm cạn thứ nhất nằm ở vị trí trước Trạm Hoa Tiêu, có cốt luồng 10m. Điểm cạn thứ hai ở vị trí trước khi tàu đến vùng neo Gò Gia, khoảng giữa phao số 6 và số 8, có cốt luồng 9,2m. Trong khi đó theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam, luồng vào cảng cho tàu container loại lớn đang được đưa vào sử dụng trên thị trường cần có độ sâu luồng trên 16m, thay vì 14m như hiện nay. Ông Vũ Ngọc Thảo cho biết, hiện Sở Giao thông Vận tải đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm nạo vét luồng tàu vào khu vực sông Cái Mép – Thị Vải, nhằm tạo thuận lợi cho tàu hàng lớn vào ra bốc dỡ hàng hóa.
Việc đầu tư sớm xây dựng hạ tầng cảng biển sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ ràng. Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam, đối với các địa phương có cảng nước sâu, triển vọng phát triển cảng nói chung và kinh tế nói riêng sẽ được nhân lên nếu có thêm điều kiện thuận lợi về nhân lực, dịch vụ logistic tiện ích, khu kinh tế mở ở hậu phương.
Các nguồn tham khảo
www.tcct.com.vn
www.saigonnewport.com.vn
www.tcit.com
www.tinkinhte.com
Vietnam shipper
Logistics magazine
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM HI7874U HO7840T 2727896NG KINH DOANH C7910A TN C7842NG CI.doc