Tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần: I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa ( Oryza sativa L) là nguồn cung cấp lương thực thiết yếu đảm bảo sự sống cho hơn một nửa dân số thế giới, đặc biệt là trên 90% dân số châu Á.Cây lúa góp phần đảm bảo cung cấp lương thực và tạo việc làm cho người dân nông thôn tại các quốc gia đang phát triển châu Á, châu Phi. Hiện nay, do các tác động của gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu làm diện tích canh tác và sản lượng lúa hàng năm giảm.
Với những thành tựu trong chọn tạo và đưa lúa lai vào sản xuất lần đầu tiên tại Trung Quốc đã mở ra một hướng mới cho sản xuất lúa gạo thế giới và công nghệ này đã được nhanh chóng giới thiệu ra các nước Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ.. Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu lúa lai đã đạt được những thành tựu đáng kể với các tổ hợp lúa lai năng suất, chất lượng mang thương hiệu Việt như VIỆT LAI 20, VIỆT LAI 24,TH3-3, TH3-5, HYT100, HYT103..được người nông dân ứng dụng vào sản xuất. Song thực tế ngoài sản xuất diên tích lúa lai chưa được mở rộng do giá giống còn cao, chất...
31 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa ( Oryza sativa L) là nguồn cung cấp lương thực thiết yếu đảm bảo sự sống cho hơn một nửa dân số thế giới, đặc biệt là trên 90% dân số châu Á.Cây lúa góp phần đảm bảo cung cấp lương thực và tạo việc làm cho người dân nông thôn tại các quốc gia đang phát triển châu Á, châu Phi. Hiện nay, do các tác động của gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu làm diện tích canh tác và sản lượng lúa hàng năm giảm.
Với những thành tựu trong chọn tạo và đưa lúa lai vào sản xuất lần đầu tiên tại Trung Quốc đã mở ra một hướng mới cho sản xuất lúa gạo thế giới và công nghệ này đã được nhanh chóng giới thiệu ra các nước Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ.. Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu lúa lai đã đạt được những thành tựu đáng kể với các tổ hợp lúa lai năng suất, chất lượng mang thương hiệu Việt như VIỆT LAI 20, VIỆT LAI 24,TH3-3, TH3-5, HYT100, HYT103..được người nông dân ứng dụng vào sản xuất. Song thực tế ngoài sản xuất diên tích lúa lai chưa được mở rộng do giá giống còn cao, chất lượng giống chưa được đảm bảo đặc biệt là các giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc, các giống này thường nhiễm sâu bệnh và không thích nghi với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.Do vậy, các giống lúa thuần vẫn được nông dân ưu tiên lựa chọn đưa vào sản xuất.
Đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất, trung tâm nghiên cứu lúa thuần đơn vị trực thuộc viên cây lương thực và cây thực phẩm đã chủ động nghiên cứu chọn tạo các giống lúa thuần có năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện bất thuận. Để tìm hiểu những thành tựu và các bước tiến hành nghiện cứu chọn tạo lúa thuần tại trung tâm nghiên cứu lúa thuần viện cây lương thực và cây thực phảm chúng tôi đã thực hiện chuyên đề
“ Tìm hiểu hệ thống chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần”
II. NỘI DUNG
1.1. Những thành tựu và phương hướng nghiên cứu của trung tâm
1.1.1. Những thành tựu đạt được.
Lần đầu tới trung tâm nghiên cứu lúa thuần trực thuộc viện cây lương thực và cây thực phẩm ( Gia Lộc –Hải Dương) chúng tôi được tham quan các tổ hợp lúa thuần triển vọng và được trực tiếp làm việc với giám đốc Nguyễn Trọng Khanh, tại buổi làm việc chúng tôi được đồng chí giám đốc giới thiệu qua về những thành tựu của trung tâm nghiên cứu lúa thuần từ những ngày đầu thành lập cho tới nay bao gồm
Thành tựu trong việc chuyển đổi hệ thống canh tác lúa dài ngày năng suất thấp, yếu cây sang hệ thống lúa ngắn ngày, thấp cây năng suất cao do B.S, V.S Lương Định Của, G.S Vũ Tuyên Hoàng
ví dụ : NN8, NN756
Chọn tạo giống lúa cho vùng sinh thái khó khăn, khô hạn, ngập úng. VD: CH207, CH208, U17, U21
Chọn tạo giống lúa chất lượng cho vùng thâm canh. VD: P1, P6, PC6, PC5, PC10, HT6
1.1.2. Phương hướng chọn tạo
Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu do sự nóng lên của trái đất, đối mặt với những thách thức trên ban lãnh đạo trung tâm đã vạch ra phương hướng chọn tạo cụ thể các giống lúa thuần thích nghi với điều kiện thời tiết.
Chọn tạo giống lúa chất lượng cao có năng suất 7-7.5 tấn/ha cho vùng đất tốt
Chọn giống chịu hạn khoảng 30 ngày trong điều kiện không nước.
Chọn giống chịu úng khoảng 5-7 ngày, có năng suất 5-5.5 tấn/ha
Chọn giống chịu mặn 5‰ có năng suất 5-5.5 tấn/ha
- Chọn giống phù hợp với sự biến đổi khí hậu
2.2.Quy trình chọn tạo và sản xuất hạt giống lúa thuần.
2.2.1. Quy trình chọn tạo giống lúa thuần
2.2.1.1. Định hướng chọn tạo cho các vùng sinh thái
Mỗi vùng địa lý có đặc điểm sinh thái khí hậu riêng biệt, do vây mỗi khi tiến hành chọn tạo giống mới hay đánh giá tập đoàn nhập nội các cán bộ nhân viên của trung tâm thường tiến hành khảo xát đặc điểm sinh thái khí hậu để có mục tiêu chọn tạo cụ thể:
Vùng chủ động nguồn nước, có hệ thống thủy lợi chủ động
Vùng sinh thái lúa hạn bao gồm: vùng không chủ động nước tưới, vùng phụ thuộc hoàn toàn nước trời
Vùng sinh thái lúa mặn
Vùng sinh thái lúa úng
2.2.1.2.Đánh giá tập hợp vườn vật liệu khởi đầu
Trung tâm luôn chủ động thu thập và duy trì tập đoàn vật liệu khởi đầu theo các mục tiêu chọn giống cụ thể. Các nguồn vật liệu thường được đánh giá hàng năm theo mục tiêu chọn giống
Chịu mặn
Chịu hạn
Chịu úng ngập
Chống chịu sâu bệnh
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
2.2.1.3.Chọn lọc dòng và đánh giá dòng thuần.
Các biến dị được tạo ra từ nguồn vật liệu ban đầu phục vụ quá trình chọn tạo dòng thuần được tiến hành theo nhiều hướng như:
Lai hữu tính
Gây đột biến
Nuôi cấy bao phấn
Nhưng hiện nay, các biến dị được tạo ra chủ yếu từ phép lai hữu tính, tùy vào mục tiêu chọn giống mà chọn các bố mẹ thích hợp làm tổ hợp lai.
Thu con lai F1, gieo trồng thu F2 chọn lọc cá thể theo tiêu chí cụ thể, chọn tới thế hệ F7 đem các dòng được chọn vào thí nghiệm so sánh RCB 3 lần nhắc lại.Các cá thể ưu tú sẽ được khảo nghiệm và kiểm định giống.
2.2.2. Sản xuất hạt giống lúa thuần
2.2.2.1. Hệ thống duy trì giống thuần
Đối với các giống mới do tác giả chọn tạo, giống SNC để đảm bảo số lượng đủ lớn cho sản xuất cần có phương pháp duy trì.
Hạt giống tác giả, hạt SNC được duy trì theo sơ đồ
Vụ thứ nhất (G0)
Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng của giống và làm cơ sở để chọn lọc các cá thể. Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 100m2. Khi bắt đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi. Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc chống chịu yếu. Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ tự để tiếp tục đánh giá trong phòng.
Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng , tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau :
- Giá trị trung bình :
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình : nếu n > 25
và nếu n < 25
Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
xi là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
là giá trị trung bình.
Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng .
Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm, cho vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài các ô phải bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã có, không được để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ở đầu mỗi ô ngay sau khi cấy xong. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác. Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. Thu hoạch, phơi khô, làm sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của từng dòng, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G1 thì hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G1 thì tiếp tục đánh giá và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G2).
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.
2.2.2.2. Quy trình phục tráng giống lúa thuần
Các giống lúa thuần sau thời gian gieo cấy nhiều vụ trên đồng ruộng vẫn có tỷ lệ giao phấn chéo với giống khác làm lẫn tạp và suy giảm giống do đó chúng ta cần tiến hành phục tráng các giống thuần như lúc ban đầu mới đưa ra sản xuất.
Trong trường hợp không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất
Vụ thứ nhất (G0)
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 200m2 hoặc sử dụng ruộng giống đang sản xuất hạt giống nguyên chủng, xác nhận (cấy 1 dảnh) sẵn có làm ruộng giống vật liệu. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và đánh dấu ít nhất 150 cây để theo dõi, đánh giá và chọn những cây đạt yêu cầu.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo cấy toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất thành ruộng dòng G1. Kỹ thuật bố trí ô, cấy và đánh giá để chọn ra các dòng đạt yêu cầu. Sau thu hoạch, tuốt hạt các dòng đạt yêu cầu, phơi khô, làm sạch, cho vào túi vải hoặc giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ thứ ba. Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để tiếp tục chọn và nhân lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.
Vụ thứ ba (G2)
Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước được chia làm hai phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.
- Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m2 và cách nhau 30 - 35cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
- Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m2), tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.
Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
2.3.Quy trình chọn tạo và sản xuất giống lúa ngắn ngày PC6
Ở nước ta hiện nay tình trạng canh tác lúa ở một số vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải điều kiện thời tiết bất thường như lũ sớm, bão muộn gây thiệt hại đến những diện tích lúa sắp cho thu hoạch hoặc mới cấy ở giai đoạn lúa con gái.
Một số vùng có trình độ thâm canh tăng vụ cao 3-5 vụ/năm, cần phải có những giống lúa cực ngắn ngày để giảm bớt tính căng thẳng của thời vụ.
Xuất phát từ tình hình trên trong nhiều năm qua Bộ môn Chọn giống lúa, Viện CLT - CTP đã chọn tạo ra giống lúa PC6 có thời gian sinh trưởng cực ngắn (90 - 95 ngày) chất lượng gạo tốt nhằm phục vụ 1 phần cho những diện tích cấy né tránh thiên tai và những vùng có trình độ thâm canh tăng vụ cao.
2.3.1. Nguồn gốc:
Giống PC6 được chọn lọc từ tổ hợp lai N202/DT122, từ vụ xuân 2002, vụ xuân 2005 được đưa vào thí nghiệm so sánh đến vụ xuân 2006 gửi khảo nghiệm quốc gia và đặt tên là PC6.
2.3.2. Chọn tạo giống lúa ngắn ngày PC6
Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, các chỉ tiêu chất lượng theo thang điểm S.E.S của IRRI, 1996
23.3. Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
2.3.3.1 Kỹ thuật nhân từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng
Vụ thứ nhất (G0)
* Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng của giống nêu ở phụ lục 1, làm cơ sở để chọn lọc các cá thể.
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 100m2. Khi bắt đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi. Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc chống chịu yếu.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ tự để tiếp tục đánh giá trong phòng.
* Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng (các tính trạng số 19, 20, 21, 28, 29 trong phụ lục 1), tính giá trị trung bình ( ), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau :
- Giá trị trung bình :
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình : ( nếu n > 25)
và ( nếu n < 25 )
Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
xi là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
là giá trị trung bình.
Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng .
Các tính trạng số 15, 27 của các cá thể hoặc dòng phải bằng nhau (cùng ngày).
Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm, cho vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài các ô phải bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã có, không được để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ở đầu mỗi ô ngay sau khi cấy xong.
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
Thu hoạch, phơi khô, làm sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của từng dòng, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G1 thì hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G1 thì tiếp tục đánh giá và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G2) như mục 4.2.2.3.
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.
2.3.2.2. Kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất (Sơ đồ 2)
Trong trường hợp không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất (Sơ đồ 2).
Vụ thứ nhất (G0)
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 200m2 hoặc sử dụng ruộng giống đang sản xuất hạt giống nguyên chủng, xác nhận (cấy 1 dảnh) sẵn có làm ruộng giống vật liệu. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và đánh dấu ít nhất 150 cây để theo dõi, đánh giá và chọn những cây đạt yêu cầu.
Kỹ thuật thực hiện như mục 4.2.1.1
Vụ thứ hai (G1)
Gieo cấy toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất thành ruộng dòng G1. Kỹ thuật bố trí ô, cấy và đánh giá để chọn ra các dòng đạt yêu cầu như mục 4.2.1.2.
Sau thu hoạch, tuốt hạt các dòng đạt yêu cầu, phơi khô, làm sạch, cho vào túi vải hoặc giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ thứ ba.
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để tiếp tục chọn và nhân lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các bước như trên.
Vụ thứ ba (G2)
Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước được chia làm hai phần: Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.
- Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m2 và cách nhau 30 - 35cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
- Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m2), tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.
Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
2.2.2.3. Kỹ thuật sản xuất hạt giống nguyên chủng
Hạt giống nguyên chủng phải được nhân trực tiếp từ hạt giống siêu nguyên chủng.
Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy, lượng giống gieo để cấy 1ha lúa nguyên chủng khoảng 22 – 30kg tuỳ giống và thời vụ. Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), theo băng.
Tuỳ tập quán và điều kiện cụ thể, có thể gieo thẳng theo hàng và băng trên ruộng giống.
Thường xuyên theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng trong ruộng giống từ khi gieo, cấy đến trước khi thu hoạch. Ruộng giống phải được kiểm định theo quy định và phải đạt tiêu chuẩn ruộng giống.
Quá trình thu hoạch, chế biến cần đề phòng lẫn cơ giới. Sau khi thu hoạch và chế biến xong, lô hạt giống phải được lấy mẫu để kiểm nghiệm. Nếu lô hạt giống đạt yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống cấp nguyên chủng theo tiêu chuẩn Việt Nam "Hạt giống lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật" (TCVN 1776-2004) thì được công nhận là lô hạt giống nguyên chủng.
Hạt giống nguyên chủng được đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và được bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống xác nhận ở vụ sau.
2.3.2.4. Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận
Hạt giống xác nhận phải được nhân trực tiếp từ hạt giống nguyên chủng.
Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận như sản xuất hạt giống nguyên chủng.
Sau khi kiểm định và kiểm nghiệm theo quy định, nếu lô hạt giống đạt yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống cấp xác nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam "Hạt giống lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật" (TCVN 1776-2004) thì được công nhận là lô hạt giống xác nhận. Hạt giống xác nhận được đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và được bảo quản cẩn thận để sản xuất đại trà.
2.3.2.5 Thu hoạch và bảo quản
Phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn tạp cơ giới.
Bao giống trong kho được xếp theo hàng, theo lô, theo cấp, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.
Kiểm tra định kỳ 2,0 – 2,5 tháng một lần đối với các chỉ tiêu độ ẩm, tỷ lệ nảy mầm và sâu mọt, trước khi xuất kho một tháng phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng gieo trồng của lô giống lần cuối.
2.3.3 Đặc điểm giống lúa ngắn ngày PC6
Thời gian sinh trưởng: vụ xuân :120-125 ngày vụ mùa :90-95 ngày
Chiều cao cây: 90-95 cm
Năng suất trung bình: vụ xuân 53-57 tạ/ha
vụ mùa 50-55 tạ/ha
Khả năng chịu rét khá, chống đổ trung bình, ít nhiễm đạo ôn, nhiễm nhẹ bạc lá và rầy nâu.
Chất lượng hạt tốt, hạt gạo trong không bạc bung, cơm mềm, dẻo.
Bảng 1. Một số đặc điểm chính của giống PC6
Chỉ tiêu
PC6
HT1
IR64
DT122
Cao cây (cm)
95,2
102,7
95,0
92
Góc độ lá đòng(điểm)
1
1
1
1
Kích thước lá đòng (cm)
28,5 x 1,45
34,6 x 1,62
29,0 x 1,55
27,0 x 1,72
Màu sắc lá
Xanh TB
Xanh TB
Xanh TB
Xanh nhạt
Số dảnh hữu hiệu
4 - 5
4 - 5
5 - 6
4 - 5
Chiều dài hạt gạo (mm)
6,7
6,9
7,0
7,0
Tỷ lệ dài/rộng
3,5
3,15
3,25
3,3
Số hạt/ bụng
160 ± 10
140 ± 10
110 ± 10
150±10
Tỷ lệ lộp (%)
18,7
18,5
17,9
10,4
M1000 hạt ( g)
22,3
24,6
25,0
23,0
TGST ( ngày )
Xuân
120 - 125
140
140
120 - 125
Mùa
90 - 95
110
110
90 – 95
Bảng 2. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống PC6
Tên giống
Tỷ lệ gạo lật (%)
Tỷ lệ gạo xát (%)
Tỷ lệ gạo nguyên
(%)
Chiều dài hạt gạo
(mm)
Tỷ lệ
D/ R
Hàm lượng Amylose (%)
Độ ẩm
(%)
HT1
80,2
69,7
74,2
6,82
3,26
23-24
15,4
PC6
77,7
68,5
78,2
6,79
3,47
18-19
15,5
Khang dân
79,8
70,2
84,5
5,68
2,72
25-26
14,6
Bảng 3. Đánh giá chất lượng cơm của giống PC6
(Trích số liệu TTKKGCTTƯ vụ mùa 06)
Tên giống
Mùi thơm
Độ mềm
Độ dính
Độ trắng
Độ bóng
Độ ngon
HT1
1
2
2
4
3
2
K.dân
1
2
2
3
3
2
Hương cốm
1
4
4
5
4
3
Tám dự 1
1
4
3
4
3
3
PC6
1
4
3
4
3
4
MT5
1
4
4
4
4
3
BC15
1
4
4
4
3
4
N46
1
4
4
4
3
3
Ghi chú: Số liệu của trung tâm KKNGCTTƯ mùa 2006
Mùi: điểm 1: không thơm 2: hơi thơm 3:thơm vừa 4: thơm 5: rất thơm
Độ mềm: điểm 1: rất cứng 2: cứng 3:hơi mềm 4: mềm 5: rất mềm
Độ dính: điểm 1: rất rời 2: rời 3: hơi dính 4: dính 5: dính tốt
Độ trắng: điểm1: nâu 2: trắng ngả nâu 3: trắng hơi xám 4: trắng ngà 5: trắng
Độ bóng điểm 1: rất mờ,xỉn 2: hơi mờ 3: hơi bóng 4 :bóng 5: rất bóng
Độ ngon: điểm 1: không ngon 2: hơi ngon 3: ngon vừa 4: ngon 5 :rất ngon
Bảng 4. Khả năng chống chịu của giống PC6
(Nguồn: Bộ môn BVTV – Viện CLT – CTP, Số liệu năm 2005 – 2007)
Tên giống
Đạo ôn
Bạc lá
Rầy nâu
Khô vằn
Chống đổ
Chịu rét
Đồng ruộng
Nhân tạo
Đồng ruộng
Nhân tạo
Đồng ruộng
Nhân tạo
HT1
3-5
5-7
3
5-7
3
5-7
3
3
3
PC6
3-5
5-7
5
5-7
5
5-7
3
5
3
IR64
3-5
5-7
3
5-7
3
5-7
3
1-3
3
DT122
3-5
5-7
3-5
5-7
3-5
5-7
3
3
3
Ghi chú: Cho điểm theo thang 9 điểm của IRRI
điểm 0: không nhiễm
điểm 1: nhiễm nhẹ
điểm 9:nhiễm nặng
Bảng 5. Năng suất giống lúa PC6 (tạ/ha)
Giống
Xuân 05
Mùa 05
Xuân 06
Mùa 06
TB
% so với Đ/c
PC6
58,4
50,8
56,1
51,4
54,2
98,1
HT1 ( đ/c )
60,0
53,2
57,7
52,1
55,2
100
IR64
58
50,1
54,7
49,1
52,9
Khang dân
62,3
59,0
64,1
58,0
60,8
DT122
50,2
47,4
51,2
49,4
52,4
CV %
6,3
4,9
5,8
7,2
LSD 0,05
4,2
3,7
3,9
4,5
2.3.4. Kỹ thuật cánh tác giống lúa PC6
2.3.4.1. Quy trình sản xuất chung
a.Ruộng giống
- Đất : Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Trước khi gieo trồng cho nước vào cày ải, bừa nhuyễn
Cách ly
Ruộng giống phải được cách ly với các ruộng lúa xung quanh theo tiêu chuẩn Việt Nam "Hạt giống lúa - Yêu cầu kỹ thuật" (TCVN 1776-2004).
Áp dụng phương pháp cách ly theo thời gian với các dòng có thời gian sinh trưởng khác nhau
c. Thời vụ gieo cấy (đối với đồng bằng Bắc bộ)
Tuỳ thời gian sinh trưởng và đặc tính phản ứng với điều kiện ngoại cảnh của giống để gieo cấy vào khung thời vụ tốt nhất của vùng sản xuất giống
Vụ xuân: gieo mạ từ 5 - 25/ 1 (thời vụ cho phép đến 25/02), cấy khi mạ có 4 - 5 lá. Nếu gieo mạ sân gieo trước tiết lập xuân khoảng 7 – 10 ngày, cấy sau tiết lập xuân khoảng 1 tuần, nếu gieo vãi nên gieo xung quanh tiết lập xuân.
Vụ mùa: tuỳ theo từng vùng làm cây vụ đông khác nhau mà bố trí thời vụ cho phù hợp. Thời vụ cho phép từ 25/5 – 25/6.
d. Làm mạ
- Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống phải được đãi và ngâm trong nước sạch và ấm đến khi no nước, sau đó rửa chua, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28-350C. Trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Khi hạt nẩy mầm đạt
-Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, lên luống rộng 1,2-1,4m, rãnh rộng 25- 30cm,
-Phân bón: 400 kg phân chuồng + 7 - 8 kg urê+ 6 - 7 kg kali + 20 kg lân/sào Bắc bộ
Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng+ 100% lân + 50%ure + 50% kali
+ Bón thúc lần 1: 30% ure
+ Bón đón đòng: 20% ure+50% kali
(Nếu sử dụng NPK (16-16-8) thì dùng 15-18 kg/sào. Bón lót 7 - 9 kg, thúc lần 1: 4 - 5 kg+ 2 kg Urê, số còn lại bón khi cây lúa làm đòng).
Sau khi lúa kết thúc đẻ nhánh nên tháo cạn ruộng trong 4-5 ngày để lúa dừng đẻ nhánh vô hiệu và tăng độ cứng của cây.
Chú ý: Theo dõi và phòng trừ sâu dòi trĩ ở giai đoạn sau cấy, sâu đục thân ở giai đoạn lúa trỗ.
- Gieo và chăm sóc: Gieo 30-50g mộng trên 1m2, gieo đều và chìm mộng. Sau khi gieo 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại. Nếu nhiệt độ không khí dưới 150C cần che phủ bằng nylon để chống rét cho mạ. Thường xuyên giữ nước để ruộng mạ liền bùn. Chú ý theo dõi phòng trừ sâu bệnh và khử bỏ cỏ dại trong suốt thời kỳ mạ.
e. Cấy và chăm sóc
Kỹ thuật cấy
- Cấy 1 dảnh ,nông tay, thẳng hàng, theo băng.
- Cấy khi mạ có 4 - 5 lá. Mật độ : 55 – 65 khóm/m2 cho năng suất 64 – 67 tạ/ha.
Tưới nước
- Thường xuyên giữ nước ở mức 2 - 3cm.
- Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 – 7 ngày, sau đó giữ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc.
Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày rút kiệt nước.
f. Khử lẫn
Đây là khâu không thể thiếu được trong quá trình nhân và sản xuất giống lúa. Việc khử lẫn được tập trung vào các thời kì sau:
- Thời kì lúa đẻ nhánh: Phải nhổ bỏ ra khỏi ruộng những nhóm khác dạng, khác màu sắc lá, màu sắc thân.
- Thời kì làm đòng đến trổ bông: Nhổ bỏ những khóm có màu sắc (thân, lá) khác với màu sắc của giống, những khóm trỗ sớm hoặc trỗ muộn, những khóm có chiều cao hơn hoặc thấp hơn so với quần thể ruộng giống.
- Thời kì chín: Cắt bỏ những khóm, bông, hạt khác dạng, khác màu sắc so với các đặc trưng của giống kể cả những bông, khóm có sâu hoặc bị sâu bệnh gây hại nặng.
Tiến hành công tác kiểm định đồng ruộng để xác định chất lượng lô giống trước khi thu hoạch.
g. Thu hoạch và bảo quản
Khi lúa vừa đạt độ chín
Các loại máy móc tham gia chế biến lúa giống như: Máy vận chuyển, máy tuốt, máy rê và sân phơi... phải được vệ sinh sạch sẽ và triệt để trước khi đưa vào sử dụng để tránh hiện tượng lẫn cơ giới.
Sau khi thu lúa được phơi ở sân phơi được quét sạch 3 lần có sự kiểm tra của cán bộ, sân phơi đảm bảo được sự cách ly tránh lẫn giống
Khi hạt giống đã được xử lý (phơi, sấy) đạt tới độ ẩm từ 12 - 13% thì tiến hành làm sạch, đóng bao quy cách và gắn nhãn thẻ
Bao giống trong kho được xếp theo hàng, theo lô, theo cấp
Kiểm tra định kỳ 2,0 – 2,5 tháng một lần đối với các chỉ tiêu độ ẩm, tỷ lệ nảy mầm và sâu mọt.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP VIỆT LAI 24
* Lượng hạt giống cho 1 ha: 30 kg mẹ + 12 kg bố (trong đã bao gồm 10% giống dự phong).
Chuẩn bị ruộng gieo mạ mẹ: Gieo m¹ tËp trung ®Ó chñ ®éng vÒ níc tíi vµ ch¨m sãc. Chän ®Êt m¹ kh«ng cÊy lóa vô trước, tiªu nưíc thuËn lîi. Cµy ng¶ trưíc Ýt nhÊt 15 ngµy ®Ó diÖt cá d¹i, s©u bÖnh, lµm ®Êt kü nhuyÔn bïn, ph¼ng ruéng.
Bè ng©m 72 giê, mÑ ng©m 48 giê, thay níc 1-2 lÇn/ngµy, ñ nøt nanh vµ gieo.
1.1 Ph©n bãn cho m¹
Bãn lãt: 4 t¹ ph©n chuång (cã thÓ thay b»ng ph©n vi sinh) + 20 kg Supe l©n + 3 kg Kaliclorua + 3 kg Ure /sµo B¾c Bé.
Bãn ph©n chuång vµ l©n trưíc khi bõa èng. Sau khi lªn luèng, bãn ®¹m vµ kali lªn mÆt luèng; ®¶o ®Òu trªn líp ®Êt mÆt luèng 4- 5 cm.
Gieo: Chia luèng réng 1,2m, trang ph¼ng, ®Ó se mÆt míi gieo, gieo ®Òu.
- Lượng gieo 20 gr méng / m2.
- Thêi ®iÓm gieo: MÑ: gieo ngµy 16-21/6/2009
Bè 1: gieo sau mÑ 9 ngµy
Bè 2: gieo sau mÑ 12 ngµy
- Thời gian từ gieo đến trỗ: Mẹ là 84 ngày, Bố là 77 ngày
Sau khi gieo mét ngµy phun thuèc trõ cá sofit: pha 35 ml thuèc vµo 10 lÝt níc phun ®Òu cho 1 sµo m¹ (360 m2).
Trước khi cÊy mẹ cần làm vệ sinh đồng ruộng, tranh lẫn cơ giới.
Kü thuËt cÊy
Chän ®Êt: Chän ®Êt tèt, ruéng ph¼ng, ®iÒu tiÕt nước dÒ dµng, lµm ®Êt kü.
Tuæi m¹: MÑ: 27-28 ngµy
Bè 1: 18 ngµy
Bè 2: 15 ngµy
CÊy theo s¬ ®å sau :
♂2 ♂1 ♀1 ♂2 ♂1 ♀1
1 ................. 15 1 .................. 15
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
36cm
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
18cm
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
x * * * * * * * * * * * * * * * x * * * * * * * * * * * * * * *
140 cm
20cm 35 cm 25 cm
25cm 20cm
220 cm
- Cấy hµng bè vu«ng gãc với hướng giã
- Kho¶ng c¸ch một băng chính là khoảng cách gi÷a hai hµng bè 2 vµ bè 2 lµ: 25 cm + 140 cm + 25 cm + 20 cm = 220cm
Chia l« ®Ó cÊy: cÊy 2 hµng bè 1 trước.
PhÝa tr¸i cña bè 1 cÊy bè 2 c¸ch 20 cm.
PhÝa ph¶i cña bè 1 cÊy hµng mÑ 1 c¸ch 25 cm
PhÝa tr¸i cña bè 2 cÊy hµng mÑ 15 c¸ch 35 cm
Gi÷a mÑ 1 vµ mÑ 15 cÊy ®ñ 13 c©y lóa c¸ch nhau 10cm.
Hµng mÑ vu«ng gãc víi hµng bè c¸ch nhau 18cm.
Sè d¶nh cÊy / khãm :
Bè: cÊy 6 d¶nh/khãm, cÊy theo kiÓu nanh sÊu, chia 3 lÇn cÊy/khãm (làm tăng khả năng đẻ nhánh cho khóm lúa vì nhận được ánh sáng đầy đủ), kho¶ng c¸ch gi÷a 2 khãm bè lµ 36cm.
MÑ cÊy mét d¶nh/khãm ( để tiện cho việc khử lẫn)
3 . Ph©n bãn cho lóa
Bãn lãt : 400 kg ph©n chuång + 20 kg Supe l©n + 3 kg ®¹m Urª + 4 kg Kali clorua/ 360 m2.
Bãn thóc :
Bãn riªng cho mÑ :
Sau cÊy 5 ngµy: 2kg Urª/ 360 m2 kÕt hîp lµm cá sôc bïn
Trưíc trç 25 ngµy: 5 kg Kali/ 360 m2
Khi trç ®Òu: phun KH2PO4 víi lîng 170 g/ 360 m2
Bãn riªng cho bè:
Sau cÊy 5 ngµy: 2 kg Urª + 2kg kali / 360 m2 kÕt hîp lµm cá sôc bïn
Trước trç 25 ngµy: 4kg Kali /360 m2
4 . Cách ly
Có 3 dạng cách ly
- Cách ly thời gian : Ruộng F1 trỗ lệch so với các ruộng khác là từ 15 -20 ngày. Trong sản xuất ngoài Viện Lúa người ta bố trí cho ruộng F1 trỗ sau so với các ruộng khác vì khi đó xẽ giảm được sâu bệnh. Đây là biện pháp cách ly được ứng dụng chủ yếu và đang ứng dụng trong sản xuất vụ này.
- Cách ly không gian: khoảng cách từ ruộng sản xuất F1 dến các ruộng khác tối thiểu là 100m
- Cách ly bằng vật cản: có thể sử dụng hàng cây, phông bạt có chiều cao tối thiểu là 3m
5. Phun GA3
- Tổng lượng phun: 120 g/ ha.
- Phun riªng cho bố khi đang ở bước 8 lượng là 12g GA3 /ha, pha trong 150 lÝt níc (phun 5,5 lÝt dung dÞch ®· pha cho 1 sµo).
- Khi lóa bè trç 5% : Phun lưîng cho bè lµ 24g GA3 /ha, pha trong 150 lÝt níc (phun 5,5 lÝt dung dÞch ®· pha cho 1 sµo).
- Khi lóa mÑ trç 30% : Lưîng phun cho c¶ bè lÉn mÑ lµ 84g GA3/ ha. Pha trong 800 lÝt níc. Phun ®Òu cho c¶ bè lÉn mÑ sau ®ã l¹i phun cho bè mét lÇn n÷a, (phun 29 lÝt dung dÞch ®· pha cho 1 sµo).
6. Thô phÊn bæ xung
- Thô phÊn ngµy 2 lÇn vµo thêi kú cao ®iÓm tung phÊn, liªn tôc trong 7 ngµy liÒn
7 Khö lÉn: c¾t, nhæ bá nh÷ng c©y lóa kh¸c d¹ng, c©y cá,
Khö lÉn 3 lÇn:
LÇn 1: Khö lÉn c¶ bè vµ mÑ vµo thêi ®iÓm trước khi lóa bè trç.
LÇn 2: Khö lÉn c¶ bè vµ mÑ vµo thêi ®iÓm sau khi g¹t phÊn xong 1 ngµy.
LÇn 3: (chØ) khö trªn mÑ vµo thêi ®iÓm tríc khi thu ho¹ch 7 ngµy.
8. Thu ho¹ch
Thu ho¹ch bè tríc khi thu mÑ 5-7 ngµy.
Thu mÑ tËp trung vµ thu vµo nh÷ng ngµy n¾ng r¸o.
9. Kiểm định đồng ruộng
9.1. Yêu cầu ruộng giống
9.1.1. Yêu cầu về đất. Ruộng để nhân dòng A, B, R và sản xuất hạt lai F1 trước khi gieo cấy phải không có cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác.
9.1.2. Yêu cầu về nhiệt độ trong giai đoạn mẫn cảm nhiệt độ
- Giai đoạn mẫn cảm nhiệt độ của dòng TGMS từ đầu bước 4 đến cuối bước 6 của quá trình phân hoá đòng.
- Đối với sản xuất hạt lai F1: Nhiệt độ trung bình hàng ngày trong giai đoạn này phải cao hơn ngưỡng nhiệt độ gây chuyển hóa bất dục hoàn toàn của từng dòng bất dục.
9.1.3. Kiểm định ruộng giống
9.1.3.1. Số lần kiểm định. Ruộng nhân dòng bố, mẹ và sản xuất hạt lai F1 giống lúa lai 2 dòng phải được kiểm định ít nhất 4 lần vào các giai đoạn:
- Lần 1: Sau khi cấy hoặc gieo thẳng 10-20 ngày (kiểm tra nguồn gốc giống bố, mẹ, cách li, cỏ dại và cây trồng khác, cây khác dạng),
- Lần 2: Khi trỗ 1-5 % (kiểm tra nguồn giống bố mẹ, cách li, cây khác dạng, nhiệt độ không khí trung bình và thấp nhất hàng ngày trong giai đoạn mẫn cảm),
- Lần 3: Khi trỗ 50-70 % (kiểm tra cách ly, cây khác dạng và tỷ lệ hạt phấn hữu dục và mức độ bất dục đực của cây mẹ),
- Lần 4: Trước thu hoạch 5-7 ngày (kiểm tra cây khác dạng, sâu bệnh, dự kiến năng suất).
Trong đó ít nhất 2 lần kiểm định thứ 3 và thứ 4 phải do người kiểm định đồng ruộng được công nhận thực hiện.
9.3.2. Tiêu chuẩn ruộng giống
9.3.2.1. Cách ly. Ruộng nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 giống lúa lai 2 dòng phải cách ly với các ruộng lúa khác ở xung quanh bằng 1 trong các phương pháp quy định ở Bảng 1.
B¶ng 1
Phương pháp
Ruộng
sản xuất
Cách ly
không gian
Cách ly
thời gian (*)
Cách ly
bằng vật cản
(Chỉ áp dụng cho sản xuất hạt lai F1)
Dòng TGMS
- Chọn và nhân dòng:
ít nhất 100 m
Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày
Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50m.
Dòng bố
- Chọn dòng: ít nhất 20m
- Nhân dòng: ít nhất 3m
Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày
Hạt lai F1
- Ít nhất 100 m
Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày
(*) Các ruộng lúa trong phạm vi cách li không gian
9.3.2.2. Độ thuần ruộng giống. Ruộng nhân dòng TGMS, dòng bố và sản xuất hạt F1, tại mỗi lần kiểm định tối thiểu phải đạt như qui định ở Bảng 2. B¶ng 2
Cấp giống
Dòng TGMS
Dòng bố
Sản xuất hạt lai F1
Siêu nguyên chủng, % số cây
Nguyên chủng, % số cây
Xác nhận, % số cây
100
99,98
99.8
100
99,90
99,7
-
-
99,7
9.3.2.3. Mức độ bất dục đực của dòng TGMS. Tỷ lệ hữu dục không vượt quá quy định ở Bảng 3.
B¶ng 3
Chỉ tiêu
Lần kiểm định
Sản xuất hạt lai F1
1. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục, %
3
2,0
2. Tỷ lệ kết hạt trong bao cách ly, %
4
1,0
9.3.2.4. Cỏ dại. Tại mỗi lần kiểm định không vượt quá quy định ở Bảng 4.
B¶ng 4
Chỉ tiêu
Ruộng nhân dòng bố mẹ
Ruộng sản xuất hạt lai F1
SNC
NC
XN
Cỏ dại nguy hại (*), số cây/100 m2, không lớn hơn
0
1
3
5
(*) Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (E. crusgalli); cỏ lồng vực tím (E. glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leplochloa chinésnis); lúa cỏ ( Oryza sativa L. var. fatua prain)
9.4. Tiêu chuẩn hạt giống. Theo quy định ở Bảng 5.
B¶ng 5
Chỉ tiêu
Dòng TGMS
Dòng bố
Hạt lai
F1
SNC
NC
XN
SNC
NC
XN
1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn
99,5
99,0
99,0
99,5
99,0
99,0
98,0
2. Hạt cỏ dại, số hạt/kg, không lớn hơn
0
0
5
0
0
5
5
3. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn
0
0
0
0
0,05
0,25
0,30
4. Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn
80
80
80
80
80
80
80
5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn
13,0
13,0
13,0
13,0
13,0
13,0
13,0
III. KẾT LUẬN
Qua chuyên đề chúng tôi
Tìm hiểu hệ thống sản xuất lúa thuần và lúa lai tại hai viện nghiên cứu: Viện CLT và CTP (Gia Lộc- Hải Dương), Viện Nghiên Cứu Lúa Trường ĐHNN Hà Nội
Tìm hiểu quy trình sản xuất của một số giống lúa thuần: PC6, CH207, U17,CH208, P6… và sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lai VL24.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Quy phạm khảo nghiệm giống lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội
LÚA THUẦN-QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG
Soát xét lần 1,Conventional Rice-Technical Procedure for Seed Production (Ban hành kèm theo Quyết định số 4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Hoàng Tuyết Minh (2002), Lúa lai hai dòng NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo co la thu7847n.doc