Đề tài Tìm hiểu đất ngập nước

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu đất ngập nước: Khái quát về đất ngập nước. Các định nghĩa về đất ngập nước: Thuật ngữ “ đất ngập nước ” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận các khái niệm khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về đất ngập nước đang được sử dụng. Các định nghĩa về đất ngập nước có thể chia thành 2 nhóm chính: nhóm theo nghĩa rộng, nhóm theo nghĩa hẹp. Các định nghĩa về đất ngập nước theo nghĩa rộng như định nghĩa của Công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra đất ngập nước của Mỹ, Canada, New Zealand và Austraylia. Theo công ước Ramsar: đất ngập nước được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m. Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: về vị trí phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển ...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu đất ngập nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về đất ngập nước. Các định nghĩa về đất ngập nước: Thuật ngữ “ đất ngập nước ” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận các khái niệm khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về đất ngập nước đang được sử dụng. Các định nghĩa về đất ngập nước có thể chia thành 2 nhóm chính: nhóm theo nghĩa rộng, nhóm theo nghĩa hẹp. Các định nghĩa về đất ngập nước theo nghĩa rộng như định nghĩa của Công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra đất ngập nước của Mỹ, Canada, New Zealand và Austraylia. Theo công ước Ramsar: đất ngập nước được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m. Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: về vị trí phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông. Và nó được gọi là đất ngập nước thì phải có một trong ba thuộc tính sau: Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh. Nền đất hầu như không bị khô. Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hằng năm. Theo các nhà khoa học Canada: đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thời gian dài và đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt. Theo các nhà khoa học New Zealand: đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích nghi với điều kiện sống ẩm ướt. Theo các nhà khoa học Austraylia: đất ngập nứơc là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả những bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp. Mặc dù, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đất ngập nước nhưng nhìn chung đều xem đất ngập nước như đới chuyển chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và đất ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng. Tuy nhiên, định nghĩa theo Công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều nhất. Khái niệm về đất ngập nước: Đất ngập nước là một hệ sinh thái quan trọng trên trái đất. Hệ sinh thái này bắt đầu từ kỷ cacbon là môi trường đầm lầy đã sản sinh và dự trữ nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện loài người đang sử dụng. Đất ngập nước rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen, chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy về giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước ước tính lên tới 14.9 tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả hệ sinh thái toàn cầu. Con số này phản ánh những giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước. Đất ngập nước đôi khi còn được mô tả như “ những quả thận của sinh cảnh” do chúng thực hiện các chu trình thủy văn và hóa học, là những nơi thu nhận ở hạ nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh. Chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt, bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng chứa nước ngầm. Thêm nữa, một vai trò rất quan trọng khác của đất ngập nước là cung cấp nơi cư trú cho nhiều động thực vật hoang dã. Những vai trò này của đất ngập nước hiện nay đã được thừa nhận và đưa vào các bộ luật để bảo vệ, cùng với những quy định và kế hoạch quản lý Khu đất ngập nước U Minh Những tính chất đặc trưng và sự phân loại của đất ngập nước. Những tính chất đặc trưng của đất ngập nước. Chúng ta có thể dễ dàng xác định đầm lầy mặn ven biển với tính đồng nhất lớn của các loài cỏ thân bò và sự hỗn độn của lạch triều như là những đất ngập nước và cũng như nhiều loại khác. Chúng đều có nước nông hoặc đất bão hòa nước, tất cả chúng đều tích lũy những vật liệu hữu cơ và phân hủy chậm, đều thuận lợi cho việc phát triển những động thực vật thích nghi. Do đó, những định nghĩa về đất ngập nước thường bao gồm 3 thành tố chính: Đất ngập nước được phân biệt bởi sự hiện diện của nước: có thể nhận thấy được sự khác nhau biểu hiện rõ ở đất ngập nước mặn và đất ngập nước ngọt qua động thực vật sinh sống ở từng loại. Ví dụ: Thực vật ở rừng ngập mặn Cà Mau: mắm, đước, sú, vẹt… Thực vật ở Tràm Chim(đất ngập nước ngọt): chủ yếu là tràm, sậy, củ năng… Thực vật ở đất ngập nước lợ:dừa nước… Đất ngập nước thường có những loại đất đồng nhất khác hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh. Đất ngập nước thích hợp cho sự hiện diện của những thảm thực vật thích nghi với những điều kiện ẩm ướt. Ngoài ra, đất ngập nước còn có nhiều đặc trưng khác giúp phân biệt chúng với các hệ sinh thái khác. Đó là: Mặc dù, nước tồn tại trong thời gian ngắn nhưng độ sâu và thời gian ngập nước thay đổi giữa các đất ngập nước. Đất ngập nước thường phân bố giữa vùng trung gian giữa nước sâu và đất cao ở phần đất liền và chịu ảnh hưởng của cả hai hệ thống. Đất ngập nước khác nhau về độ lớn, biến đổi từ vũng nhỏ ở đồng cỏ khoảng 1ha đến những đất ngập nước rộng hàng trăm km2. Sự phân bố đất ngập nước cũng biến động rất lớn, từ đất ngập nước nội địa đến đất ngập nứơc ven biển, từ những vùng nông thôn đến thành thị. Điều kiện của đất ngập nước hoặc mức độ tác động nhân sinh cũng thay đổi lớn từ vùng này đến vùng khác và từ đất ngập nước này đến đất ngập nước khác. Các chức năng của đất ngập nước. Chức năng sinh thái. Nạp nước ngầm: nước ngầm được thấm từ vùng đất ngập nước xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng đất ngập nước khác để con người sử dụng. Hạn chế lũ lụt: bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng lũ từ từ. từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu. Ổn định vi khí hậu: do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái, nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định. Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt. Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc…: vùng đất ngập nước được coi là “bể lọc” tự nhiên có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc. Giữ lại chất dinh dưỡng: làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật sống trong hệ sinh thái. Sản xuất sinh khối: rất nhiều vùng đất ngập nước là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật hoang dã cũng như vật nuôi. Giao thông: hầu hết các sông, kênh rạch, các vùng hồ chứa nước lớn… đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương. Chức năng kinh tế: Tài nguyên rừng: các loài động thực vật thường rất phong phú ở đất ngập nước tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, có thể khai thác để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng như gỗ, than, củi và các sản phẩm khác như: dược liệu, tinh dầu… Nhiều vùng đất ngập nước rất giàu động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp nhiều loại sản phẩm, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao: da cá sấu, đồi mồi… Cá sấu nước mặn ở Austraylia. Chim bói cá – thường gặp ở các ao hồ. Thủy sản: các vùng đất ngập nước là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân mềm… Tài nguyên cỏ và tảo biển: nhiều diện tích đất ngập nước ven biển có những loại tảo biển là nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Sản phẩm nông nghiệp: các ruộng lúa chuyên canh hoặc xen canh với cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng đất ngập nước. Đồng lúa ở Tây Nam bộ. Cung cấp nước ngọt: nhiều vùng đất ngập nước là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, cho tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp. Tiềm năng về năng lượng: than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng; các đập, thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Rừng tràm ở Việt Nam có khoảng 305 triệu tấn than bùn (theo thống kê của tổng công ty khai thác than khoáng sản Việt Nam). Lớp than bùn này còn được dùng làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn. Giá trị đa dạng sinh học: Giá trị đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của đất ngập nước. Nhiều vùng đất ngập nước là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú. Chỉ riêng hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển vả đất liền là một hệ sinh thái có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đó là nơi cung cấp các lâm sản, nông sản, hải sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh vai trò điều hòa khí hậu. hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi. Sếu đầu đỏ - loài chim di trú. Phân loại đất ngập nước. Mục tiêu của việc phân loại. Đất ngập nước thường rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên. Do đó, việc quản lý một cách khôn ngoan sao cho vừa khai thác hợp lý những tài nguyên của đất ngập nước để phục vụ cho cuộc sống con người nhưng vẫn duy trì được các chất năng và thuộc tính của đất ngập nước, đang trở thành mối quan tâm của những nhà quản lý, những người lập ra các chính sách và các quyết định liên quan đến đất ngập nước. Đất ngập nước đã được phân loại từ những năm đầu thế kỷ XX, bắt đầu từ việc phân loại đất than bùn ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiệm vụ đầu tiên của việc phân loại là xác định ranh giới các hệ sinh thái tự nhiên cho các mục tiêu điều tra, đánh giá và quản lý. Theo Cowandi và các cộng sự, năm 1997, đã xác định 4 mục đích chính của việc phân loại này là: Mô tả các đơn vị sinh thái có những đặc tính tự nhiên đồng nhất. Sắp xếp những đơn vị này trong một hệ thống giúp cho việc ra quyết định về quản lý tài nguyên. Nhận biết các đơn vị phân loại để điều tra và lập bản đồ. Cung cấp sự đồng dạng về thuật ngữ và khái niệm cho mỗi đơn vị phân loại. Phương pháp phân loại đất ngập nước. Từ những năm đầu thế kỷ XX, người ta bắt đầu phân loại đất ngập nước dựa vào dạng sống của thực vật và chế độ thủy văn. Việc phân loại dựa vào chức năng có thể thấy được của môi trường đặc biệt là thủy động học cũng là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Mới đây, nhiều tác giả bắt đầu phân loại đất ngập nước dựa vào các giá trị và chức năng của đất. Seminiuk(1987) phân loại đất ngập nước theo hướng địa mạo. Connik và Norman (1980) phân loại đất ngập nước dựa vào các khu cư trú của các loài chim nước. Trong công trình phân loại đất ngập nước và các khu cư trú ở vùng nước sâu của Mỹ, người ta đã theo phương hướng thứ bậc dựa theo hệ thống, hệ thống phụ, lớp, lớp phụ. Paijman và các cộng sự (1985) đã xây dựng một hệ thống phân loại theo thứ bậc, các nhóm dạng đất đai, các lớp ngập nước và các lớp phụ dựa vào địa mạo, và dựa vào đó để phân loại và lập bản đồ đất ngập nước của toàn Châu Úc. Phân loại đất ngập nước trên thế giới. Từ rất sớm đã có khá nhiều cách xác định ĐNN cho các vùng đất than bùn phía bắc của Châu Âu và Bắc Mỹ. Davis (1907 - trong Mitsch và Gosselink, 1986 )  đã mô tả các bãi lầy Michigan theo ba tiêu chí riêng biệt: (1) dạng đất trên đó có bãi lầy, ví dụ như  các lưu vực sông nông hay châu thổ của các suối; (2) cách thức mà theo đó bãi lầy được hình thành, chẳng hạn như từ dưới lên hay từ bờ trở ra; và (3) thảm thực vật bề mặt, ví dụ như cây thông rụng lá hay rêu. Nhưng phải đến những năm sau 1950 mới có sự phân loại một cách hệ thống đầu tiên của Mỹ (Mai Đình Yên, 2002). Các tác giả như Moore và Bellamy (1974) thì lại mô tả bảy loại hình đất than bùn dựa trên các điều kiện dòng chảy. Phân loại ĐNN có thể dựa vào các khu cư trú của các loài chim nước (Hancock, 1984) , hoặc theo hướng địa mạo. Ở một số nước, phân loại ĐNN được tiến hành theo hệ thống thứ bậc (Hoa Kỳ). Việc phân loại ĐNN theo sinh thái học sẽ giúp cho việc quản lý và bảo tồn được tốt hơn. Theo đó, các yếu tố địa mạo, thuỷ văn và chất lượng nước sẽ là cơ sở cho việc phân biệt các lớp ĐNN về mặt sinh thái v.v... Cơ quan Bảo vệ Động vật hoang dã và Cá Hoa Kỳ bắt đầu kiểm kê ĐNN trong các loại ĐNN quốc gia một cách nghiêm ngặt vào năm 1974 (Mitsch and Gosselink, 1986, 1993). Theo cơ quan này, lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Phân loại và kiểm kê đất ngập nước ở Mỹ: Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ. Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật. Mức rộng nhất là hệ thống: sự phức tạp của các đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu mà chúng cùng có ảnh hưởng của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”. Các hạng rộng này bao gồm như sau: Biển Cửa sông Ven sông Hồ Đầm Các hệ thống phụ bao gồm:       1. Bán thuỷ triều 5. Trên  triều       2. Gian triều  6. Gián đoạn       3. Thủy triều  7. Nước ngọt       4. Dưới triều 8. Ven biển Lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi độ che phủ của thảm thực vật vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví dụ, đất ngập nước cây bụi – bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng (ví dụ, nền đáy không được vững chắc) Lớp, Phân lớp, và Các ví dụ về các Dạng ưu thế của Phân loại Đất ngập nước của Sở Bảo vệ Động vật Hoang dã và Cá Hoa Kỳ Lớp Các ví dụ về Dạng ưu thế Phân lớp Định nghĩa Biển/Cửa sông Hồ/Ven sông Đầm Nền đáy đá Nền đá Nền đá chiếm 75% bề mặt hoặc hơn Tôm hùm (Homarus) Đỉa suối (Helobdella) - Sỏi, cuội Đá và đá cuội chiếm trên 75% bề mặt Bọt biển (Hippospongia) Ấu trùng muỗi Psephenus Nền đáy không được củng cố Sỏi ít nhất 25% các hạt nhỏ hơn đá và ít hơn 30% che phủ thực vật Trai (Mya) Phù du (Baetis) Giun ít tơ Cát ít nhất 25% cát che phủ và ít hơn 30% thực vật che phủ Donax Phù du (Ephemerella) Bọt biển (Eunapius) Bùn ít nhất 25% bùn và sét, mặc dù các chất lắng đọng thô có thể được trộn lẫn; ít hơn 25% thực vật Sò điệp (Placopecten) Thân mềm nước ngọt (Anodonta) Trai móng tay (Pisidium) Chất hữu cơ Các chất hữu cơ phần lớn là các vật liệu không được củng cố và ít hơn 25% thực vật che phủ Trai sò (Mya) Giun nước thải (Tubifex) Giun ít tơ Nền đáy thủy sinh Tảo Tảo mọc trên hay dưới bề mặt nước Tảo bẹ (Macrocystis) Sậy (Chara) Sậy (Chara) Rêu thủy sinh Rêu thủy sinh mọc trên hay dưới bề mặt - Rêu (Fissidens) - Thực vật rễ có mạch Thực vật rễ có mạch mọc chìm hay lá nổi Thalassia Loa kèn nước (Nymphaea) Cỏ biển (Puppia) Thực vật có mạch nổi Thực vật có mạch nổi mọc trên mặt nước - Dạ lan hương nước (Eichhornia crassipes) Bèo tấm (Lemna) Đá ngầm Các cấu trúc chỏm hay mô được hình thành bởi động vật không xương sống không di trú San hô San hô (Porites) - - Thân mềm Hàu (Crassostrea virginica) - - Giun Giun đá ngầm (Sabellaria) - - Lòng sông Suối gián đoạn (hệ thống ven sông) hay các hệ thống cấp nước khi thủy triều thấ Nền đá Nền đá chiếm 75% bề mặt hoặc hơn - Phù du (Ephemerella) - Sỏi Đá, cuội, và nền đá che phủ hơn 75% lòng suối - Trai móng tay (Pisidium) - Sỏi cuội ít nhất 25% chất nền nhỏ hơn đá Trai xanh (Mytilus) Ốc (Physa) - Cát Các hạt cát chiếm ưu thế Tôm hùm (Callianassa) Ốc(Lymnea) - Bùn Bùn và sét chiếm ưu thế Ốc bùn (Nassarius) Tôm (Procambarus) - Chất hữu cơ Than bùn hay phân chuồng chiếm ưu thế Trai (Modiolus) Giun ít tơ - Bờ đá Các nơi cư trú có năng lượng cao nằm gần các con sóng do gió hay sóng mạnh Nền đá Nền đá che phủ 75% bề mặt hoặc hơn Hàu đầu (Chthamalus) (Marsupella) - Sỏi Đá, cuội, và nền đá chiếm hơn 75% bề mặt Trai (Mytilus) Địa y - Bờ không được củng cố Địa mạo như Bãi biển, còn cát ngầm, và đất bằng có ít hơn 30% thực vật và được tìm thấy gần kề với đáy không được củng cố Sỏi ít nhất 25% các hạt nhỏ hơn đá Ốc bờ (Littorina) Thân mềm (Elliptio) - Cát ít nhất 25% cát Wedge shell(Donax) Trai móng tay (Pisidium) - Bùn ít nhất 25% bùn và sét Cáy (Uca) Trai móng tay (Pisidium) - Chất hữu cơ Các vật liệu không được củng cố, ưu thế là các chất hữu cơ Cáy (Uca) Ấu trùng muỗi lắc - Có thực vật Bờ không thủy triều bộc lộ thời gian đủ để định cư hàng năm hoặc lâu năm - (Xanthium) Bách mùa hè (Kochia) Đất ngập nước rêu - địa y Rêu Rêu che phủ chất nền trừ đá; vật nổi, bụi và cây chiếm ít hơn 30% diện tích - - Bãi than bùn (Sphagnum) Địa y Địa y che phủ chất nền trừ đá; vật nổi, bụi và cây chiến ít hơn 30% diện tích - - Rêu tuần lộc (Cladonia) Đất ngập nước nổi Các thực vật thủy sinh thẳng đứng, có rễ và cây cỏ Không rụng lá Các loài thường duy trì trạng thái cho tới tận khi bắt đầu mùa sinh trưởng sau (Spartina) - Cây hương bồ (Typha) Rụng lá Không có dẫu hiệu rõ ràng gì của thảm thực vật nổi tại các mùa cố định Cỏ xanhpie (Salicornia) Lúa hoang (Zizania) Cỏ dại (Pontederia) Đất ngập nước cây bụi – bụi Ưu thế bởi các thực vật gỗ thấp hơn 6m Cây lá rộng rụng lá Cây cơm cháy ở đầm (Iva) - (Cephalanthus) Cây lá kim rụng lá - - Cây bách còi cọc (Taxodium) Cây thường xanh lá rộng Cây đước (Rhizophora) - (Lyonia) Cây thường xanh lá kim - - Cây thông nước còi cọc (Pinus serotina) Cây chết - - - Đất ngập nước có rừng Thảm thực vật cây gỗ 6m hoặc cao hơn Cây lá rộng rụng lá - - Thích đỏ (Acer rubrum) Cây lá kim rụng lá - - Cây bách trụi (Taxodium distichum) Cây thường xanh lá rộng Cây đước (Rhizophora) - Cây nguyệt quế đỏ (Persea) Cây thường xanh lá kim - - Cây tuyết tùng Bắc (Thuja occidentalis) Cây chết - - - Nguồn: Theo Cowardin và cộng sự, 1979. Lớp, hệ thống phụ và các hệ thống phân loại theo thứ bậc đất ngập nước và nơi cư trú nước sâu (Cowardin và cộng sự, 1979)  Hệ thống Hệ thống phụ Lớp Biển Dưới triều Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Đá ngầm Gian triều Nền thủy sinh Đá ngầm Bờ đá Bờ không được củng cố Cửa sông Dưới triều Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Đá ngầm Gian triều Nền thủy sinh Đá ngầm Lòng sông Bờ đá Bờ không được củng cố Đất ngập nước nổi Đất ngập nước Cây bụi – bụi Đất ngập nước có rừng Ven sông Thủy triều Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Bờ đá Bờ không được củng cố Đất ngập nước nổi Đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu Dưới triều Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Bờ đá Bờ không được củng cố Đất ngập nước nổi Trên triều Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Bờ đá Bờ không được củng cố Lưỡi triều Lòng sông Hồ Nước ngọt Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Ven biển Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Bờ đá Bờ không được củng cố Đất ngập nước nổi Đầm lầy Nền đáy đá Nền đáy không được củng cố Nền thủy sinh Bờ không được củng cố Đất ngập nước Rêu - Địa y Đất ngập nước nổi Đất ngập nước bụi – cây bụi Đất ngập nước có rừng Hệ thống phân loại đất ngập nước của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN wetland classification, Dugan, 1999): Hệ thống phân loại này thể hiện quan điểm sinh thái phát sinh, đã hình thành các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp. Có bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào đặc trưng của nước để chia thành nhóm các dạng đất ngập nước mặn (1) và nhóm các dạng nước ngọt (2), nhưng nhóm ba (3) lại dựa vào hiện trạng sử dụng đất để hình thành các loại đất ngập nước nhân tạo. Đơn vị phân loại ở cấp hai trong nhóm (1) và nhóm (2) dựa vào yếu tố độ sâu ngập nước và địa mạo để phân chia đơn vị cấp 3; ở đơn vị cấp 3 thì dựa vào hiện trạng đất đai và sử dụng đất để chia thành các loại đất ngập nước. Sau đó dựa vào hiện trạng sử dụng đất để chia thành các dạng đất ngập nước cấp bốn.So với hệ thống phân loại Ramsar, hệ thống phân cấp, phân bậc khá phức tạp và các chỉ tiêu phân loại không thống nhất nên khó khăn cho việc thiết lập cơ sở dữ liệu để theo dõi sự thay đổi của đất ngập nước. Theo Nguyễn Chí Thành, khi áp dụng hệ thống này để phân loại đất ngập nước ở đồng bằng Sông Cửu Long thì tương đối phức tạp, nhiều loại không xuất hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐNN CỦA TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ       (IUCN WETLAND CLASSIFICATION, DUGAN, 1999) 1. Đất ngập nước mặn 1.1. Thuộc về biển 1.1.1. Ngập triều 1. Vùng ven biển cạn dưới 6 m khi nước triều thấp, bao gồm cả vịnh biển và eo biển thấp. 2. Thực vật thủy sinh ngập nước, bao gồm cả những bãi tảo, cỏ biển và đồng cỏ vùng ven biển nhiệt đới. 3. Bãi san hô ngầm 1.1.2. Bãi gian triều 4. Bờ biển núi đá, bao gồm cả các vách đá và bờ đá. 5. Bờ biển có đá và cuội di động 6. Đất bùn lầy, không có thực vật, dễ thay đổi ở vùng gian triều, bãi lầy muối hay cát. 7. Bãi phù sa có thực vật ở vùng gian triều bao gồm cả những bãi lầy và rừng ngập mặn, bờ biển kín 1.2. Thuộc về cửa sông 1.2.1. Vùng ngập triều 8. Những vùng ngập nước cửa sông, vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và các hệ thống châu thổ ở cửa sông. 1.2.2. Vùng gian triều 9. Bãi gian triều bùn, những bãi muối hoặc cát có ít thực vật. 10. Đầm lầy gian triều, bao gồm cả bãi muối, đồng cỏ mặn, vùng nhiễm mặn, vùng sinh lầy, bãi sinh lầy mặn, vùng sình lầy nước ngọt và vùng nước lợ ngập triều. 11. Những vùng đất ngập nước có rừng ở bãi gian triều, gồm cả đầm rừng ngập mặn, đầm rừng dừa nước, rừng đầm lầy nước ngọt ảnh hưởng của thủy triều. 1.3. Đầm phá 12. Các phá mặn đến lợ có những rạch nhỏ nối ra biển. 1.4. Hồ nước mặn 13. Các hồ sình lầy kiềm hoặc mặn, lợ, ngập theo mùa hay ngập thường xuyên. 2. Đất ngập nước ngọt 2.1. Thuộc về sông 2.1.1. Thường xuyên 14. Những dòng suối và sông chảy quanh năm kể cả các thác nước. 15. Châu thổ ở nội địa. 2.1.2. Tạm thời 16. Suối và sông chảy tạm thời, hoặc chảy theo mùa. 17. Những đồng bằng ngập lũ ven sông, gồm cả những bãi lầy sông, những vùng châu thổ ven sông ngập lũ, những vùng bãi cỏ ngập nước theo mùa. 2.2. Thuộc về hồ 2.2.1. Thường xuyên 18. Hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha), gồm cả bãi biển bị ngập nước không thường xuyên hoặc ngập nước theo mùa. 19. Ao nước ngọt thường xuyên (dưới 8 ha). 2.2.2. Theo mùa 20. Những hồ nước ngọt theo mùa (>8 ha), bao gồm cả những hồ vùng đồng bằng ngập lũ. 2.3. Thuộc về đầm 2.3.1. Có cây nhô 21. Những vùng sình lầy nước ngọt thường xuyên và những vùng đầm lầy trên đất vô cơ với thảm thực vật vượt trên mặt nước nhưng rễ của chúng nằm dưới mực nước phần lớn trong mùa sinh trưởng. 22. Những vùng đầm lầy nước ngọt trên nền đất than bùn quanh năm gồm cả nhứng thung lũng ở trên cao của vùng nhiệt đới do Papyrus hoặc Typha chiếm ưu thế. 23. Đầm lầy nước ngọt theo mùa, đất không có cấu trúc, bao gồm cả bãi lầy, đồng cỏ ngập nước theo mùa.... 24. Đất than bùn. 25. Đất ngập nước trên núi và những vùng cực bao gồm cả những vùng đầm lầy ngập nước theo mùa được tuyết tan cung cấp nước tạm thời. 26. Miệng núi lửa được làm ẩm liên tục do hơi nước bốc lên. 2.3.2. Có rừng 27. Đầm lầy cây bụi, kể cả những vùng đầm lầy nước ngọt có cây bụi rải rác hoặc dày. 28. Rừng đầm lầy nước ngọt kể cả rừng ngập nước theo mùa, đầm lầy có cây trên đất vô cơ 29. Rừng trên đất than bùn kể cả rừng đầm lầy. 3. Đất ngập nước nhân tạo 3.1. Canh tác hải sản/thủy sản 30. Ao nuôi trồng thủy sản, kể cả các ao cá và ao tôm. 3.2. Nông nghiệp 31. Các ao đang canh tác, ao giống và ao nhốt cá. 32. Đất được tưới nước và các kênh dẫn nước, bao gồm cả các đồng lúa, kênh và rạch. 33. Đất trồng trọt, ngập nước theo mùa. 3.3. Khai thác muối 34. Những ruộng muối. 3.4. Đô thị/Công nghiệp 35. Các hồ chứa nước dùng để tưới tiêu sinh hoạt và thải nước, và những vùng ngập nước theo mùa. 36. Đập nước với mực nước thay đổi thường xuyên hàng tuần hoặc hàng tháng. Phân loại đất ngập nước của Canada: Đất ngập nước ở Canada được phân chia theo 2 tiêu chí rộng là: (1) Đất ngập nước trên nền đất hữu cơ (Organic wetlands); và (2) Đất ngập nước trên nền đất vô cơ (Mineral wetlands). Hệ thống phân loại đất ngập nước của Canada được phân chia theo thứ bậc gồm có 3 bậc: 1) Lớp (Class); 2) Dạng (Form); và 3) Kiểu (Type). Lớp đất ngập nước là đơn vị phân loại cao nhất được phân chia dựa trên nguồn gốc chung của  hệ sinh thái và đặc điểm tự nhiên của môi trường đất ngập nước. Theo đó, ở Canada có 5 Lớp, đó là: 1) Đầm lầy cây bụi trên đất than bùn dày (bog); 2) Đầm lầy cỏ trên đất than bùn mỏng (fen); 3) Đầm lầy cây bụi (swamp); 4) Đầm lầy cỏ (marsh); và 5) Vùng ngập nước nông (shallow water). Dạng đất ngập nước được phân chia từ các Lớp đất ngập nước dựa trên các đặc trưng về địa mạo, thuỷ văn và đất. Một số dạng đất ngập nước có thể được phân chia nhỏ hơn thành các dạng phụ (Subform). Một số dạng đất ngập nước điển hình là: Bình nguyên Atlantic (Atlantic plateau); Mép bờ biển (Beach ridge); Lưu vực (Basin); Vịnh vùng cửa sông (Estuarine bay water); Vùng nước ven bờ hồ lớn (Lacustrine shore water); Đầm phá (Lagoon); Thuộc về sông (Riverine); Thuộc về suối (Stream); v.v…. Kiểu đất ngập nước được phân chia từ các dạng hay dạng phụ dựa trên các đặc trưng hình thái của các quần xã thực vật. Một số kiểu đất ngập nước điển hình như: Cỏ (Grass); Rừng cây gỗ cứng (Hardwood trees); Rừng cây bụi hỗn giao (Mixed shrub); Rừng cây lớn hỗn giao (Mixed trees); Không có thực vật (Non-vegetated); Sậy (Reed); Thực vật bán ngập (Submerged); v.v… Nhìn chung, hệ thống phân loại này dựa chủ yếu trên các đặc trưng về đất, nước, thảm thực vật. Trong đó, lớp đất ngập nước được mô tả khái quát, các dạng và kiểu đất ngập nước được mô tả chi tiết hơn. Đất ngập nước có diện tích lớn hay nhỏ, có thể mở rộng… thì sự cân bằng nước cần phải đủ cho mùa sinh trưởng của các quần xã thực vật và động vật. Phân loại ĐNN của Keddy (2000):Mỗi một loại hình ĐNN có thể được hình dung như là một mẫu đặc thù của các quần xã thực vật, động vật phân bố tại đó. Các khái niệm để mô tả đất ngập nước là rất khác nhau giữa các nhà khoa học và những người khác nhau trong xã hội. Trong các nước nói tiếng Anh trên thế giới thì các từ để mô tả đất ngập nước được sử dụng một cách trái ngược nhau như: trảng lầy (bog); đầm lầy thấp (fen); đầm lầy có cây gỗ và cây bụi (swamp); đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh); bãi sình lầy (quagmire); đồng cỏ (savannah); vũng bùn (slough); đồng lầy (swale); hố nước (pothole) v.v… Một trong những hệ thống phân loại đất ngập nước đơn giản nhất là cho rằng đất ngập nước chỉ có 4 kiểu: 1) Đầm lầy cây thân gỗ và cây bụi (swamp); 2) Đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh); 3) Đầm lầy thấp có sậy và cỏ trên đất than bùn nông (fen); và 4) Đầm lầy có cây thân gỗ, cây bụi, sậy trên đất than bùn sâu (bog). Ngoài ra, có hai loại hình đất ngập nước khác cũng rất quan trọng là: 1) Đồng cỏ ngập nước theo mùa (wet meadow); và 2) Các thuỷ vực nước nông (shallow water). Phân loại đất ngập nước của Uỷ hội Sông Mê Kông (MRC): Hệ thống phân loại ĐNN của MRC được dựa vào hệ thống do Dugan xây dựng vào năm 1990 trên cơ sở hệ thống phân loại của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ. Một trong những điểm khá phức tạp của hệ thống này là sự phân biệt giữa các loại hình ĐNN nước ngọt thuộc các đồng bằng ngập lũ (floodplain) và đất ngập nước thuộc đầm (palustrine) mà cơ sở chính để phân biệt là thảm thực vật (các quần xã thực vật) hay việc sử dụng đất khác nhau. Trên thực tế, rất khó để phân biệt một điểm ĐNN thuộc đồng bằng châu thổ là thuộc về đồng bằng ngập lũ (floodplain) hay thuộc về đầm. Thêm vào đó, cũng khó có thể phân định một cách rõ ràng là loại hình/ điểm ĐNN này là nhân tạo hay không, và đặc biệt là rất khó xác định chế độ thuỷ văn cũng như ranh giới của chúng. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐNN CỦA UỶ BAN SÔNG  MÊKÔNG (1999) 1. Đất ngập nước mặn 1.1 Biển và ven biển 1.1.1. Ngập triều 1. Vùng ngập triều trống tự nhiên 1.1.2. Vùng gian triều 2. Bãi sỏi cát ven biển 3. Bãi lầy ven biển 4. Vách đá ven biển 5. Đồng muối ven biển 6. Đầm nuôi thủy sản ven biến không có rừng ngập mặn 7. Đầm rừng ngập mặn tự nhiên 8. Đầm rừng ngập mặn trồng 1.1.3. Không ngập triều 9. Đồng lúa nước không ngập triều, ven biển 10. Đất nuôi thủy sản không ngập triều ven biển 11. Khu vực nuôi trồng các loại cây khác không ngập triều, ven biển 12. Đất có thực vật không ngập triều ven biển 1.1.4. Đầm phá ven biển 13. Đầm mặn / lợ ven biển 1.2. Cửa sông 1.2.1. Ngập triều 14. Vùng cửa sông nông dưới 6 m không có cây 15. Bãi lầy tự nhiên, ngập triều vùng cửa sông 16. Nuôi thủy sản ngập triều vùng cửa sông 1.2.2. Vùng gian triều 17. Bãi lầy vùng gian triều cửa sông 18. Đầm mặn vùng gian triều cửa sông 19. Đồng muối vùng gian triều cửa sông 20. Nuôi thủy sản vùng gian triều cửa sông 21. Rừng ngập mặn vùng gian triều cửa sông 22. Những vùng đất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp luân phiên 1.2.3. Không ngập triều 23. Đất trồng lúa nước không ngập triều, vùng cừa sông 24. Đất nuôi trồng thủy sản, không ngập triều cửa sông 25. Đất canh tác các loài cây đa niên khác, không ngập triều, cửa sông 26. Đồng cỏ, không ngập triều, vùng cửa sông 27. Đất có thực vật, không ngập triều, cửa sông 28. Giồng cát, không ngập triều, vùng cửa sông 2. Đất ngập nước ngọt 2.1. Thuộc về sông 2.1.1. Sông quanh năm 29. Rạch, kênh, lạch nước 30. Đê tự nhiên và cồn sông 2.1.2. Đồng bằng ngập lũ 31. Vùng trồng lúa có tưới, đồng bằng ngập lũ 32. Vùng trồng các loài cây khác, đồng bằng ngập lũ 33. Vườn cây ăn quả: rừng trồng liên tiếp/ ngập lũ theo mùa 34. Rừng tràm trồng, ngập lũ theo mùa 35. Đồng cỏ ngập lụt 2.2. Thuộc về hồ 36. Hồ nước ngập theo mùa nhân tạo 2.3. Thuộc về đầm 37. Đất trồng lúa, ngập lụt theo mùa 38. Đất trồng các loài cây khác, ngập lũ theo mùa 39. Rừng tràm trồng ngập lũ theo mùa 40. Đồng cỏ ngập lụt theo mùa Hệ thống phân loại đất ngập nước này có tính thứ bậc thể hiện sự tương đồng về địa mạo, thủy văn, mức độ che phủ thực vật. Việc phân tách đất ngập nước cửa sông ra khỏi đất ngập nước ven biển tỏ ra chưa hợp lý. So với hệ thống phân loại đất ngập nước Ramsar (1997), hệ thống phân loại này còn thiếu một số kiểu đất ngập nước như cỏ biển, rạn san hô, các đầm phá nước ngọt. Phân loại ĐNN của công ước Ramsar Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp. Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI RAMSAR Đất ngập nước ven biển và biển (Marine and Coastal Wetlands) A 1 Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp; bao gồm cả các vịnh và eo biển. B 2 Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi tảo bẹ, các bãi cỏ biển, các bãi cỏ biển nhiệt đới. C 3 Các rạn san hô. D 4 Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển. E 5 Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi; bao gồm các roi cát, mũi đất nhô ra biển và các đảo cát; kể cả các hệ cồn cát và các lòng chảo ẩm ướt. F 6 Các vùng nước cửa sông; nước thường trực của các vùng cửa sông và các hệ thống cửa sông của châu thổ. G 7 Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối. H 8 Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ nước mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên; kể cả các đầm nước ngọt và lợ thủy triều. I 9 Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm rừng ngập mặn, các đầm dừa nước và các đầm có cây nước ngọt. J 10 Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển; các đầm/ phá nước lợ đến nước mặn ít nhất có một lạch nhỏ nối với biển. K 11 Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu thổ nước ngọt. Zk (a) 12 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động ven biển và biển Đất ngập nước nội địa L 13 Các đồng bằng châu thổ thường xuyên có nước. M 14 Các sông/suối/lạch thường xuyên có nước; bao gồm cả các thác nước. N 15 Các sông/suối/lạch có nước theo mùa/không liên tục/bất thường. O 16 Các hồ nước ngọt có nước thường xuyên (trên 8ha); bao gồm các hồ lớn uốn chữ U/hình móng ngựa. P 17 Các hồ nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục (trên 8ha); bao gồm cả các hồ ở đồng bằng ngập lũ. Q 18 Các hồ nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên. R 19 Các hồ và bãi nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên. Sp 20 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên. Ss 21 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước theo mùa/không liên tục. Tp 22 Các đầm/ vũng nước ngọt có nước thường xuyên; các ao hồ (dưới 8ha); các đầm nước và đầm lầy trên đất vô cơ; có thảm thực vật nổi mọng nước ít nhất trong phần lớn mùa sinh trưởng. Ts 23 Các đầm/ vũng nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục trên đất vô cơ; kể cả bãi lầy, hố/ hốc đá, đồng cỏ ngập theo mùa, đầm cỏ lác/ lách. U 24 Các vùng đất than bùn không có rừng; bao gồm đầm lầy than bùn có cây bụi hoặc trống, các đầm lầy/ bàu, các đầm lầy thấp. Va 25 Các vùng đất ngập nước núi cao; kể cả các đồng cỏ núi cao, các vùng nước tạm thời do tuyết tan. Vt 26 Các vùng đất ngập nước lãnh nguyên; bao gồm các vũng nước lãnh nguyên, các vùng nước tạm thời do tuyết tan. W 27 Các vùng đất ngập nước cây bụi chiếm ưu thế; các đầm lầy cây bụi, các đầm nước có cây bụi chiếm ưu thế, các rừng cây bụi, cây dương đỏ; trên đất vô cơ. Xf 28 Các vùng đất ngập nước nước ngọt có cây lớn chiếm ưu thế; kể cả rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập theo mùa, đầm lầy cây gỗ; trên đất vô cơ. Xp 29 Các vùng đất than bùn có rừng; rừng đầm lầy đất than bùn. Y 30 Suối, ốc đảo nước ngọt. Zg 31 Các vùng đất ngập nước địa nhiệt. Zk (b) 32 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nội địa. Đất ngập nước nhân tạo 1 33 Các đầm/ ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá). 2 34 Các ao; bao gồm các ao nông nghiệp, các ao nuôi, các bể chứa nhỏ (nhìn chung nhỏ hơn 8ha). 3 35 Đất được tưới tiêu; bao gồm các kênh mương tưới tiêu và các ruộng lúa. 4 36 Đất nông nghiệp ngập theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập nước hoặc đồng cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc được quản lý một cách tích cực). 5 37 Các điểm khai thác muối; các ruộng/ hồ muối, nước mặn… 6 38 Các khu vực trữ nước; hồ chứa/đập nước/đập chắn/ đập tràn (nhìn chung trên 8 ha). 7 39 Các nơi đào; các mỏ cuội/gạch/sét; các mỏ đất mượn, các moong mỏ. 8 40 Các vùng xử lý nước thải; các bãi chứa nước thải sinh hoạt, các ao lắng, các bể ôxy hóa… 9 41 Các con kênh, rạch thoát nước, các mương nhỏ. Zk(c) 42 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nhân tạo. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam Mục tiêu lâu dài: nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược quản lý đất ngập nước của Việt Nam, làm cơ sở việc hoạch định các chính sách và biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước, vì lợi ích chung của đất nước và cuộc sống của người dân. Mục tiêu trước mặt: xây dựng dự thảo hệ thống phân loại đất ngập nước của Việt Nam tương thích với tỷ lệ bản đồ 1/ 1.000.000, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, dựa trên những tài liệu cơ bản hiện có và những tài liệu hướng dẫn về điều tra và phân loại đất ngập nước IUCN, Ramsar, Wetland international, MRCS(ban thư ký ủy hội sông Mê Kông) và những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với việc khảo sát phân tích và đánh giá những đặc trưng của các dạng đất ngập nước ở Việt Nam. Ứng dụng dự thảo hệ thống phân loại đất ngập nước quốc gia để xây dựng bản đồ đất ngập nước cho đồng bằng sông Cửu Long (1/250.000) và xây dựng bản đồ đất ngập nước cho miền đông nam bộ (1/250.000). Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam/ Cục Bảo vệ Môi trường Theo dự thảo Chiến lược Đất ngập nước Việt Nam của Cục Môi trường (thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), các kiểu đất ngập nước được liệt kê và mô tả bao gồm: 1) Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp; 2) Các vùng cửa sông, châu thổ; bãi triều; 3) Những vùng bờ biển có đá, vách đá,bãi cát hay bãi sỏi; 4) Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn; 5) Những đầm phá ven biển dù là nước mặn hay nước lợ; 6) Ruộng muối (nhân tạo); 7) Ao nuôi trồng thủy sản; 8) Sông suối và hệ thống thoát nước nội địa; 9) Đầm lầy ven sông; đầm lầy nước ngọt; 10) Hồ chứa nước tự nhiên; hồ chứa nước nhân tạo; 11) Rừng ngập nước theo mùa (như rừng Tràm); 12) Đất cầy cấy ngập nước, đất được tưới tiêu; 13) Bãi than bùn (Nguồn: Chiến lược đất ngập nước Việt Nam, 2000). Năm 2001, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã công bố tài liệu “Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường của Việt Nam”. Trong tài liệu này, những người biên soạn đã đưa ra một bảng phân loại đất ngập nước tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại đất ngập nước của Ramsar (Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68 khu đất ngập nước đã được kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Bảng phân loại đất ngập nước của Cục Môi trường gồm có 39 loại hình đất ngập nước (wetland type). A. Đất ngập nước tự nhiên a.1 Đất ngập nước ven biển (Coastal Wetland): Những vùng nước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm cả vùng vịnh và eo biển. Những vùng đất ngập nước dưới triều, bao gồm cả những bãi cỏ biển nhiệt đới. Rạn san hô. Vùng bờ biển núi đá, bao gồm cả vách đá và bờ đá ở biển. Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồn cát, bao gồm cả hệ thống đụn cát. Vùng nước ở cửa sông, những vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ. Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát. Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đất mặn, những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất ngập nước có rừng ngập triều, bao gồm cả những rừng ngập mặn, những khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Những đầm phá ngập nước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước lợ đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển. Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùng cửa sông. a.2 Đất ngập nước nội địa (Inland Wetland) Các châu thổ ngập nước thường xuyên. Các sông hoặc các dòng suối hoặc các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy thường xuyên; bao gồm cả thác nước. Các sông hoặc các dòng suối các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy theo mùa, hoặc không liên tục hoặc không theo quy luật. Các hồ nước ngọt thường xuyên  (trên 8 ha); bao gồm cả những hồ vòng cung rộng. Các hồ nước ngọt theo mùa hoặc không liên tục (trên 8 ha); bao gồm cả các hồ đồng bằng ngập lũ. Các hồ ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ thường xuyên. Các hồ và đầm ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ theo mùa hoặc không liên tục. Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua thường xuyên. Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua lợ theo mùa hoặc không liên tục. Các đầm hoặc ao tù; ao (dưới 8 ha), đầm và đầm lầy trên đất vô cơ; với thảm thực vật nhô lên mặt nước ít nhất là trong mùa sinh trưởng. Các đầm hoặc ao tù trên đất vô cơ; bao gồm các bãi lầy, đồng cỏ ngập lũ theo mùa, đồng cói. Những vùng đất than bùn không cây; bao gồm các bãi lầy trống hoặc cây bụi, các đầm lầy. Đất ngập nước trên núi cao; bao gồm các đồng cỏ trên núi cao. Đất ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế, đầm có cây bụi, đầm nước ngọt với cây bụi chiếm ưu thế trên đất vô cơ. Nước ngọt, đất ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế; bao gồm cả đầm nước ngọt có rừng, rừng ngập lũ theo mùa, đầm có cây cối rậm rạp; trên đất vô cơ. Các nguồn nước ngọt, ốc đảo. Những vùng đất than bùn có rừng, rừng đầm lầy than bùn. Suối nước nóng. Karxt và hang động ngầm có nước. B. Đất ngập nước nhân tạo (man - made wetland) Các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ: tôm,cá). Các đầm, bao gồm cả những đầm canh tác, hồ chứa nhỏ (tổng quát trên 8   ha). Đất có nước tưới; bao gồm cả các mương, kênh dẫn nước và ruộng lúa. Đất canh tác ngập nước theo mùa. Vùng khai thác muối; các đầm muối, các hồ nước mặn, v.v… Những vùng trữ nước, các hồ chứa, đập nước, những vùng úng nước (tổng quát rộng trên 8 ha). Các hố đào; nơi khai thác sỏi, đất sét, làm gạch, các mỏ lấy đá, hầm lấy vật liệu, các hầm khai quặng v.v… Các vùng xử lý nước thải, nơi thoát nước, các đầm lắng, v.v… Sông đào, kênh mương thoát nước. Phân loại/ Kiểm kê đất ngập nước của Lê Diên Dực (1989) Hệ thống phân loại đất ngập nước này dựa trên hệ thống phân loại của công ước Ramsar (1971). Theo hệ thống phân loại này Việt Nam có 20 loại đất ngập nước như sau: Các vịnh nông từ 6m trở lại khi triều thấp; Các vùng cửa sông, châu thổ; Những đảo nhỏ xa bờ; Những vùng bờ biển có đá, vách đá ven biển; Những bãi biển dù là cát hay là sỏi; Những bãi triểu dù là bùn hay là cát; Vùng đầm lầy có rừng ngập mặn; Những đầm phá ven biển dù là nước lợ hay nước mặn; Những ruộng muối; Ao tôm, cá; Sông suối chảy chậm dưới mức trung bình; Sông suối chảy nhanh trên mức trung bình; Đầm lầy ven sông; Hồ nước ngọt; Ao nước ngọt (< 8 ha), đầm lầy nước ngọt; Ao nước mặn, những hệ thống thoát nước nội địa; Đập chứa nước; Rừng ngập nước, đất được tưới tiêu; Đất cày cấy ngập nước, đất được tưới tiêu; Bãi than bùn. Đây là công trình phân loại đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam do PGS.TS. Lê Diên Dực chủ trì đã được hoàn thành năm 1989. Tác giả và các cộng sự đã tiến hành điều tra, kiểm kê, mô tả các vùng đất ngập nước tiêu biểu của Việt Nam dựa trên khái niệm về đất ngập nước của Công ước Ramsar (Lê Diên Dực, Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1989).  Tuy nhiên, đây là một tài liệu mang tính kiểm kê (wetland inventory) nhiều hơn tính phân loại (wetland classification). Trong bối cảnh những quan niệm và nhận thức về đất ngập nước của Việt Nam những năm đầu tham gia Công ước Ramsar, tài liệu này đã giúp mọi người có trách nhiệm và có liên quan đến đất ngập nước hiểu biết thế nào là đất ngập nước và biết được trên đất nước Việt Nam có những vùng đất ngập nước nào, các đặc điểm, chức năng và giá trị của chúng ra sao. Đầu những năm 1990, sự hiểu biết về đất ngập nước ở Việt Nam còn rất hạn chế, đây là tài liệu đầu tiên của những người đầu tiên nghiên cứu về đất ngập nước ở nước ta. Phân loại theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực (2006) – đây là một trong những bản phân loại được xem là hoàn chỉnh và mới nhất hiện nay. Hệ thống Hệ thống phụ IUCN Code Việt Nam Code Số TT (type) A ĐẤT NGẬP NƯỚC TỰ NHIÊN I Đất ngập nước ven biển và biển A A I 1 1 Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp; bao gồm cả các vịnh và eo biển. B A I 2 2 Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi cỏ biển, các bãi cỏ biển nhiệt đới. C A I 3 3 Các rạn san hô. D A I 4 4 Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển. E A I 5 5 Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi; bao gồm các roi cát, mũi đất nhô ra biển và các đảo cát; kể cả các hệ cồn cát và các hõm chứa bùn cặn ẩm ướt. F A I 6 6 Các vùng nước cửa sông; nước thường xuyên của các vùng cửa sông và các hệ thống cửa sông châu thổ. G A I 7 7 Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay bãi muối. H A I 8 8 Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ nước mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên; kể cả các đầm nước ngọt và lợ thủy triều. I A I 9 9 Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm rừng ngập mặn, các đầm dừa nước và các đầm/ bàu có cây nước ngọt. J A I 10 10 Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển; các đầm/ phá nước lợ đến nước mặn ít nhất có một lạch nhỏ thông với biển. K A I 11 11 Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu thổ nước ngọt. Zk (a) A I 12 12 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động ven biển và biển. II Đất ngập nước nội địa L A II 1 13 Các đồng bằng châu thổ thường xuyên có nước. M A II 2 14 Các sông/suối/lạch thường xuyên có nước; bao gồm cả các thác nước. N A II 3 15 Các sông/suối/lạch có nước theo mùa/không liên tục/bất thường. O A II 4 16 Các hồ nước ngọt có nước thường xuyên (trên 8ha); bao gồm các hồ hình móng ngựa. P A II 5 17 Các hồ nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục (trên 8ha); bao gồm cả các hồ ở đồng bằng ngập lũ. Q A II 6 18 Các hồ nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên. R A II 7 19 Các hồ và bãi ngập mặn/lợ/kiềm theo mùa, không có nước thường xuyên. Sp A II 8 20 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên. Ss A II 9 21 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước theo mùa/không liên tục. Tp A II 10 22 Các đầm/ vũng nước ngọt có nước thường xuyên; các ao hồ (dưới 8ha); các đầm nước và đầm lầy trên đất vô cơ; có thảm thực vật nổi úng nước ít nhất trong phần lớn mùa sinh trưởng. Ts A II 11 23 Các đầm/ vũng nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục trên đất vô cơ; kể cả bãi lầy, hố/ hốc đá đồng cỏ ngập theo mùa, đầm cỏ lác/ lách. U A II 12 24 Các vùng đất than bùn không có rừng; bao gồm đầm lầy than bùn có cây bụi hoặc trống, các đầm lầy/ bàu, các đầm lầy thấp. Va A II 13 25 Các vùng đất ngập nước núi cao; kể cả các đồng cỏ núi cao. W A II 14 26 Các vùng đất ngập nước cây bụi chiếm ưu thế; các đầm lầy cây bụi, các đầm nước có cây bụi chiếm ưu thế, các rừng cây bụi, trên đất vô cơ. Xf A II 15 27 Các vùng đất ngập nước nước ngọt có cây lớn chiếm ưu thế; kể cả rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập theo mùa,  đầm lầy cây gỗ; trên đất vô cơ. Xp A II 16 28 Các vùng đất than bùn có rừng; rừng đầm lầy đất than bùn. Y A II 17 29 Suối, ốc đảo nước ngọt (các bàu nước ngọt trên các cồn cát miền Trung). Zg A II 18 30 Các vùng đất ngập nước địa nhiệt /Suối nước nóng, suối khoáng. Zk (b) A II 19 31 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nội địa. B ĐẤT NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO III Biển và ven biển 1 B III 1 32 Các đầm/ ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá). 5 B III 2 33 Các điểm khai thác muối; các ruộng/ hồ muối. IV Nội địa 2 B IV 1 34 Các ao; bao gồm các ao canh tác, các ao ươm, các hồ chứa nhỏ (nhìn chung nhỏ hơn 8ha). 3 B IV 2 35 Đất được tưới tiêu; bao gồm các kênh mương tưới tiêu và các ruộng lúa. 4 B IV 3 36 Đất nông nghiệp ngập theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập nước hoặc đồng cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc được quản lý một cách tích cực). 5 B IV 4 37 Các bãi khoáng mặn nội địa (*). 6 B IV 5 38 Các khu vực trữ nước; hồ chứa/đập nước/đập chắn/ vùng khoanh bao (nhìn chung trên 8 ha). 7 B IV 6 39 Các nơi đào; các mỏ cuội/gạch/sét; các hố đất mượn, các moong. 8 B IV 7 40 Các vùng xử lý nước thải; các bãi chứa nước thải sinh hoạt, các ao lắng, các bể ôxy hóa… 9 B IV 8 41 Các con kênh, rạch thoát nước, các mương nhỏ. (*) các bãi khoáng mặn nội địa: Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai), Cát Lộc (tỉnh LâmĐồng), Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) . III. MÔI TRƯỜNG ĐẤT NGẬP NƯỚC Thủy văn đất ngập nước: Chế độ thủy văn ĐNN cải thiện những điều kiện hóa – lý độc đáo làm cho HST này khác biệt với các HST trên cạn thoát nước tốt và các HST nước sâu. Những nguồn thủy văn như giáng thủy, rửa trôi bề mặt, nước ngầm, thủy triều và những con sông ngập lụt có tác dụng vận chuyển năng lượng và các chất dinh dưỡng đến đến ĐNN và ra khỏi ĐNN. Độ sâu nước, kiểu dòng chảy và thời gian, tần suất ngập lụt đều là kết quả của tất cả các nguồn đầu vào và đầu ra thủy văn, gây ảnh hưởng đến sinh hóa học đất và là những nhân tố chính trong việc chọn lọc khu hệ động thực vật của ĐNN. Như vậy, thủy văn là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho việc tạo thành hoặc duy trì các kiểu ĐNN điển hình và các quá trình của ĐNN. Do đó, việc hiểu biết chế độ thủy văn là tiền đề cho công tác nghiên cứu ĐNN. Các quá trình sinh thái và thủy văn: ĐNN phân bố ở khu vực trung gian giữa các HST trên cạn và nước sâu còn gọi là vùng đệm (Ecotone), đồng thời ĐNN cũng là trung gian về tổng lượng nước mà chúng lưu giữ và biến đổi. Vì có vị trí trung gian nên chúng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong lưu giữ và chuyển động nước theo phương thức thông thường. Nghĩa là ĐNN rất nhạy bén với chế độ thủy văn của chúng. Những điều kiện thủy văn có thể trực tiếp làm thay đổi các tính chất lý, hóa học như tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng, mức độ kỵ khí của các chất nền đáy, độ mặn của đất, tính chất của các trầm tích và độ pH. Việc tiếp nhận nước đồng thời cũng tiếp nhận nguồn chủ yếu các chất dinh dưỡng đối với ĐNN; dòng nước đi ra khỏi ĐNN đều đem theo những vật liệu sống và không sống. Những biến đổi này của môi trường hóa lý lại có tác động trực tiếp đến phản hồi sinh học trong ĐNN. Khi những điều kiện thủy văn trong ĐNN thay đổi thậm chí ít thì khu hệ động thực vật có thể phản hồi với thay đổi lớn đạt đến sự trù phú về loài và sức sản xuất của HST. Khi mẫu hình thủy văn được duy trì giống nhau qua các năm thì tính chất nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng cũng được bảo tồn qua năm tháng. Kiểm soát sinh học thủy văn đất ngập nước. Nhìn chung ĐNN không hoàn toàn thụ động với những điều kiện thủy văn của chúng như các HST khác. Các hợp phần sinh học của ĐNN có thể hoàn toàn kiểm soát chế độ nước thông qua nhiều cơ chế bao gồm sự hình thành than bùn, lưu giữ trầm tích, lưu giữ nước và thoát hơi nước. Rất nhiều đầm lầy tích lũy các trầm tích có tác dụng làm giảm tần suất ngập lụt. Thảm thực vật ĐNN ảnh hưởng đến những điều kiện thủy văn thông qua việc liên kết các trầm tích để giảm xói mòn, qua việc lưu giữ các trầm tích, qua các dòng nước ngắt quãng và qua việc tạo thành than bùn (theo Gosselink, năm 1984). Bãi lầy tạo thành than bùn tới thời điểm mà cách đó không lâu lớp đất mặt đã bị ảnh hưởng bởi dòng chảy vào của nước khoáng. Những cây sậy, cói và lau lách đã tích trữ nước ở một số đầm lầy phương nam do bản chất rụng lá và lưu giữ nước theo mùa và tốc độ thoát hơi nước tương đối thấp của chúng. Thậm chí một số động vật cũng góp phần làm biến đổi thủy văn của ĐNN. Cá sấu châu Mỹ có vai trò xây dựng các hố tạo thành các ốc đảo cho cá, rùa, rắn và những động vật ở nước khác trong mùa khô. Sự đào bới của hải ly Bắc Cực vừa xúc tiến, vừa phá hủy nơi cư trú của nhiều loài. Chúng tạo ra các đê nổi trên những con suối và ngăn cản không để nước chảy tràn. Trong tất cả những trường hợp đã nêu, khu hệ động thực vật của HST ĐNN đã tạo điều kiện cho sự sống sót của chúng bằng sự thích ứng với điều kiện thủy văn nhất định. Quỹ thủy văn tổng thể của đất ngập nước Thời kỳ thủy văn của đất ngập nước Thời kỳ thủy văn diễn biến theo mùa, xác định mực nước trong ĐNN và là đặc trưng cho từng loại ĐNN. Nó bao gồm sự tăng và giảm nước bề mặt và nước dưới tầng bề mặt. Nó là đặc thù cho từng loại ĐNN. Tính cố định của nó qua các năm bảo đảm sự ổn định hợp lý cho ĐNN. Thời kỳ thủy văn là sự tích hợp của dòng nước đi vào và đi ra, nhưng nó lại chịu ảnh hưởng bởi những tính chất vật lý của địa điểm và khoảng cách với các thủy vực khác. Rất nhiều khái niệm đã được sử dụng để mô tả thời kỳ thủy văn của ĐNN. Có nhiều định nghĩa do Công ty Dịch vụ Nghề cá và Động vật Hoang dã của Mỹ đề nghị (bảng 2.1). Đối với những ĐNN không cận triều hoặc bị ngập nước thường xuyên thì tổng thời gian ĐNN chìm trong nước đứng được gọi là “thời kỳ ngập lụt”. Bảng 2.1. Các định nghĩa thời kỳ thủy văn của ĐNN - ĐNN triều Cận triều: Ngập lụt thường xuyên bởi nước triều. Bề mặt lộ ra không đều: Bề mặt lộ ra khỏi nước triều thường ít hơn 1 ngày. Ngập lụt đều đặn: Ngập lụt thay đổi và lộ ra ít nhất 1 lần trong ngày. Ngập lụt không đều: Thường ngập ít hơn một ngày. - ĐNN không triều Ngập lụt thường xuyên: Ngập lụt trong liên tục cả năm và trong nhiều năm. Lộ ra gián đoạn: Ngập suốt năm ngoại trừ những năm quá khô hạn. Ngập lụt bán vĩnh cửu: Ngập trong mùa sinh trưởng ở đa số các năm. Ngập theo mùa: Ngập thời gian dài trong mùa sinh trưởng nhưng thường không có nước bề mặt vào cuối mùa sinh trưởng. Bão hòa: Đất bão hòa nước với thời gian dài trong mùa sinh trưởng, nhưng ít có nước đứng. Ngập lụt tạm thời: Ngập thời gian ngắn trong mùa sinh trưởng nhưng mực nước dưới xa bề mặt đất. Ngập lụt gián đoạn: Bề mặt thường bị lộ ra với nước bề mặt trong những điều kiện thay đổi, được gọi là “tần số ngập lụt”. Cả hai khái niệm trên đều được sử dụng để mô tả những ĐNN bị ngập lụt theo thời kỳ như các đầm lầy mặn ven biển và ĐNN ven sông, hồ. Quỹ nước tổng thể: Thời kỳ thủy văn (còn gọi là chế độ thủy văn) của ĐNN có thể coi là kết quả của các nhân tố sau: Cân bằng giữa dòng nước đi vào và dòng nước đi ra. Đường đồng mức bề mặt của địa hình. Tầng đất dưới, địa chất và những điều kiện của nước ngầm. Nhân tố thứ nhất xác định quỹ nước của ĐNN trong khi nhân tố thứ hai và thứ ba xác định khả năng tích trữ nước của ĐNN. Dòng nước bề mặt vào và ra: ĐNN có địa hình trũng hơn so với vùng xung quanh nên chịu tác động của dòng nước bề mặt theo 2 kiểu: Dòng nước bề mặt chảy tràn thường hình thành trong mỗi trận mưa hoặc tuyết tan vào mùa xuân hoặc có thủy triều lên ở ĐNN ven biển. Nếu ĐNN bị ảnh hưởng bởi lưu vực tiêu nước rộng thì dòng nước chảy rãnh có thể xâm nhập vào ĐNN quanh năm hoặc gần như quanh năm. Thông thường, ĐNN là phần tổng hợp của dòng suối hoặc sông, ví dụ các đầm lầy nước ngọt ven sông thường bị ảnh hưởng của dòng nước chảy rãnh theo mùa. ĐNN ven biển bị ảnh hưởng của dòng nước rửa trôi bề mặt, dòng nước trên cao hoặc thủy triều. Tất cả các dòng này đều góp phần vào việc gia tăng chất dinh dưỡng và năng lượng cho ĐNN và gây ảnh hưởng đến độ mặn và điều kiện khử của đất. Thủy triều: Sự ngập triều theo thời kỳ và có thể đoán trước cho những đầm lầy mặn ven biển, có RNM và đầm lầy triều ngọt là tính chất thủy văn chính của những ĐNN này. Triều tác động như một sức ép do gây ra ngập úng, đất mặn và tính kỵ khí của đất. Nó tác động như một hệ phụ bằng việc khử lượng muối thừa, tái thiết lập các điều kiện hiếu khí và cung cấp các chất dinh dưỡng. Triều cũng di chuyển và biến đổi các phương thức trầm tích trong những ĐNN ven biển, tạo ra bề mặt đồng nhất để phát triển. Khi triều cường, dòng nước theo các kênh lạch triều để chứa đầy. Khi triều xuống, nước tiếp tục tiêu qua các trầm tích vào các con chạch và các lạch triều bên cạnh vì những trầm tích này có xu thế khô dần. 2. Tác động đặc trưng của thủy văn đến đất ngập nước Những tác động của thủy văn đến cấu trúc và chức năng của ĐNN rất phức tạp. Những tác động này trước hết làm biến đổi tính chất lý hóa học của ĐNN, về phần mình các biến đổi này lại tác động đến các hợp phần sinh học của HST. Các hợp phần sinh học lại tạo hiệu ứng phản hồi đến thủy văn. Các nguyên lý thủy văn trong ĐNN là: Thủy văn dẫn đến thành phần tương đối đồng nhất của thảm thực vật, nhưng nó có thể kìm hãm hoặc gia tăng sự trù phú của loài. Sức sản xuất sơ cấp trong ĐNN tăng lên do những điều kiện dòng chảy và thời kỳ thủy văn ở mức cao nhưng đồng thời cũng bị kìm hãm do những điều kiện nước tù. Sự tích lũy chất hữu cơ trong các ĐNN được kiểm soát bằng thủy văn qua ảnh hưởng của nó đến sức sản xuất sơ cấp, đến phân hủy và vận chuyển chất hữu cơ dạng hạt. Chu trình các chất dinh dưỡng và mức độ dễ tiêu của chúng đều bị ảnh hưởng lớn bởi những điều kiện thủy văn. Phan Nguyên Hồng (năm 1999), nhận xét: Khi điều kiện khí hậu và đất không có khác biệt nhiều thì ở vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn, và thời gian cây bị ngập, không khí thu được trên mặt đất ít hơn, thời gian đất bị phơi trống cũng ngắn, hạn chế bớt sự bốc hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kỳ nắng nóng. Nhờ vậy, trong điều kiện đó có thể giải thích tại sao cây sinh trưởng nhanh hơn. 3. Thích ứng sinh học với môi trường đất ngập nước Môi trường ĐNN được đặc trưng bởi nhiều sức ép hoặc áp lực môi trường. Những sinh vật ở nước không thích ứng với biến cố khô hạn theo thời kỳ ở nhiều ĐNN. Những sinh vật trên cạn lại bị áp lực bởi thời gian ngập úng lâu dài. Vì nước nông, nhiệt độ cực trị trên bề mặt ĐNN lớn hơn là trong những môi trường nước. Thế nhưng, sức ép khắc nghiệt nhất là sự thiếu oxy trong các đất của ĐNN, nó làm ảnh hưởng đến các sinh vật do thay đổi hô hấp và các con đường trao đổi chất thông thường. Khi thiếu oxy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng đối với thực vật cũng biến đổi, nồng độ những nguyên tố nhất định và các hợp chất hữu cơ có thể đạt tới mức độ độc hại cao. Ở những ĐNN mặn ven biển, hàm lượng muối cũng là sức ép phụ mà đòi hỏi sinh vật phải có những phản ứng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các loài động thực vật trong ĐNN có những cơ chế và chức năng liên quan đến những áp lực này. Những thích ứng như vậy giúp cho các sinh vật chống chịu được áp lực của “các cú sốc” và thậm chí có thể điều chỉnh được cả áp lực. Những sinh vật chống chịu có thể phòng tránh áp lực một cách có hiệu quả và có thể tự biến đổi chúng để tối thiểu hóa các tác động, các cơ chế đặc trưng của những sinh vật chống chịu có nhiều và thường biến đổi. Nhìn chung, những vi khuẩn thể hiện những thích ứng sinh hóa, mà những thích ứng này cũng đặc trưng cho hàng loạt những thích ứng ở mức tế bào được phát hiện trong những loài động thực vật đa bào phức tạp. Những thực vật có sợi thể hiện cả hai loại thích ứng sinh lý và cấu trúc. Động vật cũng phát triển những khả năng thích ứng rộng, không những chỉ qua cơ chế sinh hóa và cấu trúc mà còn bởi việc sử dụng tính ưu việt trong hoạt động sống phức tạp của chúng. Rễ cây đước nhô lên khỏi mặt nước để lấy oxy. IV. SINH ĐỊA HÓA ĐẤT NGẬP NƯỚC Sự vận chuyển và biến đổi các chất hóa học trong các hệ sinh thái được gọi là chu trình sinh địa hóa. Nó bao gồm số lượng lớn các quá trình lý học, hóa học và sinh học liên quan lẫn nhau. Những điều kiện thủy văn duy nhất và đa dạng trong ĐNN ảnh hưởng nhiều đến các quá trình sinh địa hóa. Những quá trình này không chỉ gây ra những thay đổi dạng hóa học của các vật chất mà còn cả sự chuyển động không gian vật chất trong nội tại đất ngập nước, trong trao đổi – trầm tích và sự hấp thụ của thực vật và với các hệ sinh thái xung quanh. Các quá trình này cũng quyết định sức sản xuất của đất ngập nước. Quá trình sinh địa hóa có thể chia thành : Chu trình nội hệ qua những quá trình chuyển hóa khác nhau. Sự trao đổi các chất hóa học giữa ĐNN và vùng xung quanh. Trong khi một số các quá trình chuyển hóa là duy nhất đối với ĐNN thì nước đứng hoặc ngập từng thời kỳ của các HST này gây ra những quá trình nhất định có tính chất ưu thế trong đất ngập nước so với các hệ sinh thái nước sâu và hệ sinh thái đất cao. Ví dụ, điều kiện kỵ khí thỉnh thoảng mới phát hiện trong các hệ sinh thái khác thì ở ĐNN lại chiếm ưu thế. Đất trong ĐNN đặc trưng bởi những điều kiện ngập nước ít nhất là trong thời kỳ ngập lụt. Những điều kiện này ảnh hưởng lớn đến rất nhiều các biến đổi sinh hóa đặc thù cho những điều kiện khử. Chu trình nội hệ với những điều kiện thủy văn này ảnh hưởng đến sự vận chuyển ra vào và ra khỏi ĐNN của các chất hóa học. Nền đất đất ngập nước Định nghĩa và phân loại nền đất ngập nước Nền đất ngập nước là môi trường có nhiều quá trình hóa học diễn ra và sự lưu giữ sơ cấp các chất hóa học dễ tiêu đối với khu hệ thực vật ĐNN. Đất này theo cơ quan Dịch vu Bảo tồn ĐNN của Mỹ được gọi là “đất no ẩm”, nó luôn bão hòa nước và thích hợp cho sinh trưởng và tái sinh của thảm thực vật ưa nước. Đất no ẩm được chia thành hai loại : Đất khoáng. Đất hữu cơ hay đất than bùn (histosol). Các loại đất đều chứa chất hữu cơ, khi đất chứa từ 20 – 35% chất hữu cơ theo khối lượng khô thì thuộc loại đất khoáng. Đất hữu cơ và các vật liệu hữu cơ được xác định theo 2 điều kiện bão hòa : Được bão hòa nước trong thời gian dài hoặc thoát nước có tác động của con người, loại trừ rễ sống. Có 18% hoặc nhiều cacbon hữu cơ hơn, nếu thành phần khoáng là 60% hoặc có sét nhiều hơn. Có 12% hay nhiều cacbon hơn nếu thành phần khoáng không có sét. Có chứa đựng một tỷ lệ cacbon hữu cơ trong khoảng 12 – 18% nếu lượng sét của thành phần khoáng có từ 0 – 60%. Không bao giờ bão hòa nước quá vài ngày và có 20% hoặc nhiều hơn lượng cacbon hữu cơ. Bất kỳ vật liệu đất nào không đúng định nghĩa trên đều thuộc vật liệu đất khoáng. Tầng trên cùng của đất khoáng trong ĐNN thường là than bùn hữu cơ, gồm những vật liệu thực vật bị phân hủy từng phần. Đất hữu cơ khác với đất khoáng ở các tính chất hóa lý. So sánh nền đất khoáng và đất hữu cơ trong đất ngập nước. Các chỉ tiêu Đất khoáng Đất hữu cơ Hàm lượng hữu cơ (%) < 20 – 35 >20 – 35 pH Trung tính Chua Dung trọng Cao Thấp Độ khổng Thấp (45 – 55%) Cao (80%) Độ dẫn thủy Cao (trừ sét) Thấp đến cao Sức chứa ẩm Thấp Cao Độ dễ tiêu dinh dưỡng Nhìn chung cao Thường thấp Dung tích hấp thụ (CEC) Thấp, những ion chính chiếm ưu thế H+ chiếm ưu thế ĐNN điển hình Rừng ven sông Đất than bùn phương Bắc Đất hữu cơ có dung trọng thấp và sức chứa ẩm cao hơn đất khoáng, biến động từ 0,2 – 0,3 g/cm3. Đất than bùn rêu nước thậm chí có dung trọng 0,02 – 0,04 g/cm3, trong khi đó đất khoáng từ 1,0 – 2,0 g/cm3. Dung trọng thấp ở đất hữu cơ vì có nhiều lỗ khổng đôi khi tới 80% nước theo khối lượng khi đất bị ngập lụt, ở đất khoáng không gian lỗ khổng giao động từ 45 – 55%. Đất hữu cơ chứa nhiều chất khoáng ở dạng liên kết hữu cơ khó tiêu đối với thực vật so với đất khoáng. Đất hữu cơ có dung tích trao đổi cation (CEC) lớn hơn đất khoáng. Đất khoáng, ngoại trừ đất sét, thường có độ dẫn thủy cao hơn đất hữu cơ trong khi đất hữu cơ chưa nhiều nước hơn thì nước lại đi qua đất khoáng một cách dễ dàng hơn trong cùng những điều kiện thủy văn. b. Đặc điểm hóa học của trầm tích ngập nước ven biển Nhìn chung, trầm tích rừng ngập măn gồm 2 tầng khác nhau tương đối rõ rệt về màu sắc. Tầng mặt có độ sâu trung bình 0 – 50 cm, màu nâu vàng và nâu đỏ, pH kiềm yếu (7,6), thế oxy hóa khử (Redox) của Fe2O3/FeO > 1, thể hiện thoáng khí. Tầng dưới bề mặt thường có màu xám đen, xám xanh, xanh… môi trường yếm khí (Fe2O3/FeO), pH kiềm yếu đến trung tính. Tầng mặt màu nâu vàng, theo quan điểm địa hóa có thể gọi là tầng oxy hóa; còn tầng xám, xám xanh phía dưới gọi là tầng khử. Trong trầm tích rừng ngập mặn miền Bắc cả hai tầng này biến đổi theo các vùng tự nhiên ven bờ. Tầng oxy hóa từ phía Móng Cái tới phía nam có bề dày tăng dần. Ở vùng Móng Cái – Yên Lập, tầng này trung bình dày 10 – 20 cm, nhiều nơi rất mỏng (0 – 5 cm). Ở châu thổ sông Mã trung bình 40 – 60 cm. Tầng oxy hóa dày nhất là ở châu thổ sông Hồng. Tầng khử xám xanh phân bố rộng khắp ở các vùng phía bắc Đồ Sơn và nằm gần bề mặt hoặc nhiều nơi lộ hẳn bề mặt, chiều dày trung bình 80 – 120 cm. Các vùng ở phía nam Đồ Sơn tầng này không biểu hiện rõ, trừ vùng châu thổ sông Mã và phân bố ở độ sâu lớn hơn 50 cm, nhiều nơi tới 100cm. Trong trầm tích rừng ngập mặn miền Bắc, lưu huỳnh đều có mặt ở tầng oxy hóa và tầng khử, nhưng tích tụ cao nhất ở tầng khử. Hàm lượng lưu huỳnh ở tầng khử trong các khu vực phía bắc Đồ Sơn trung bình 1,5 đến 2,5% có nơi đạt 3 - 4% , trong các vùng phía Nam Đồ sơn thấp hơn nhiều, trung bình 1,5 - 5%. Hàm lượng lưu huỳnh ở tầng oxy hóa cũng giảm dần từ các vùng phía Bắc xuống phía Nam tương ứng với sự tăng bề dày tầng này. Sự tích tụ sunfua trong trầm tích rừng ngập mặn, chiều dày và đặc điểm phân bố nông hay sâu so với bề mặt bãi triều lầy của tầng khử phụ thuộc vào tốc độ trầm tích của các vùng thủy vực và thời gian tồn tại, phát triển rừng ngập mặn. Sự vận chuyển hóa học vào đất ngập nước Nguồn cung cấp đầu vào các chất cho đất ngập nước có thể là địa chất, sinh học và thủy văn. Thế nhưng, nguồn đầu vào địa chất từ quá trình phong hóa đá gốc còn rất ít được nghiên cứu. Nguồn đầu vào sinh học bao gồm quá trình quang hợp, quá trình cố định nitơ, sự vận chuyển sinh học các chất nhờ các động vật sống di chuyển như chim. Ngoại trừ sự trao đổi khí như cố định carbon trong quá trình quang hợp và cố định nitơ, còn đầu vào các chất cho đất ngập nước chủ yếu thông qua chế độ thủy văn. Sự lắng đọng Mức độ lắng đọng các chất hóa học trong đất ngập nước rất khác nhau, nhưng rất nhỏ. Nồng độ tương đối cao của Mg2+ và Na liên quan đến ảnh hưởng của biển, trong khi đó Ca2+ như bãi lầy phương bắc hoặc đầm lầy cây bách phương nam thì lắng đọng là nguồn đầu vào chủ yếu. Những đất ngập nước như vậy thường có sức sản xuất thấp và phụ thuộc vào chu trình nội hệ của các chất dinh dưỡng. Suối, sông và nước ngầm Khi lắng đọng đạt tới mặt đất trong lưu vực, nước hoặc thấm lọc vào đất, bay trở lại qua thoát hơi nước hoặc rửa trôi trên bề mặt đất. Khi các dòng chảy rửa trôi hòa trộn cùng nhau có thể liên kết với dòng nước ngầm theo các dòng chảy rãnh ngầm, hàm lượng, khoáng của nó hoàn tòan khác với hàm lượng lắng đọng ban đầu. Tuy nhiên, chất lượng nước ban đầu và chất lượng nước dưới đất lại không thật đặc trưng. Tần suất tích lũy thành phần ion của các dòng suối nước ngọt và các sông ở Mỹ cho thấy, các chất hóa học được phát hiện biến động lớn. Nồng độ các chất hóa học trongc ác dòng nước rửa trôi và dòng chảy suối đi vào đất ngập nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nước ngầm: đặc trưng hóa học của các dòng suối, sông, phụ thuộc vào mức độ mà nước tiếp xúc trước đó với sự hình thành nước ngầm và vào chủng loại các chất khoáng hiện diện trong sự hình thành đó. Đất và đá phong hóa thông qua quá trình hòa tan và các phản ứng Redox, cung cấp những ion hòa tan chủ yếu cho nước xâm nhập vào đất. Nước bề mặt có thể thay đổi các chất hòa tan tử vài mg/l đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mg/l. Khả năng của nước hòa tan đá khoáng phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của nó. Khí hậu: khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt thông qua cân bằng lắng đọng và bốc hơi nước. Những vùng khô hạn xu thế chung là có nồng độ các muối cao hơn trong nước bề mặt so với vùng ẩm ướt. Khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến chủng loại và tính phổ biến của thảm thực vật và do đó, nó tác động dán tiếp đến các đặc trưng lý – hóa – sinh của đất. Các tác động địa chất: số lượng các chất hòa tan hoặc lơ lửng xâm nhập vào các sông, suối, vào đất ngập nước phụ thuộc vào diện tích lưu vực, vào độ chia cắt sâu và độ dốc địa hình cũng như thành phần cơ giới đất và tính đa dạng địa hình (theo Lee, 1980). Nước bề mặt có nồng độ cao các chất lơ lửng (không hòa tan) do xói mòn thì chứa ít các chất hòa tan. Mặt khác, các dòng nước đi qua hệ thống đất ngập nước thường có nồng độ cao các chất hòa tan và chưa ít các vật liệu lơ lửng. Sự tồn tại của đất ngập nước thượng nguồn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước dòng xâm nhập đất ngập nước ở hạ nguồn. Các tác động nhân sinh: nước đã bị biến đổi do con người, ví dụ nước thải từ các trang trại thường gây ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của đất ngập nước. Hiện đã và đang có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm đến đất ngập nước. Các cửa sông Đất ngập nước ở vùng của sông là các đầm lầy ngập mặn, các đầm này thường có rừng cây ngập mặn với nước thủy triều thường xuyên thay đổi. Khi cửa sông là những nơi mà ở đó các sông tiếp xúc trực tiếp với nước biển thì nước biển được pha loãng thành nước lợ. Nồng độ muối biến động từ 33 tới 37%0. Mặc dù, nước biển chứa hầu hết các nguyên tố có khả năng hòa tan và 99.6% độ mặn được tạo thành từ 11 ion. Thêm vào đó sự pha loãng nước biển với nước cửa sông có thể kèm theo các phản ứng hóa học khi nước sông và nước biển gặp nhau, kể cả sự hòa tan các chất dạng hạt, sự keo tụ, kết tủa hóa học, sự hấp phụ các chất hóa học trên các hạt sét, các chất hữu cơ và limon. Thành phần mol tổng cộng của nước biển (Độ mặn = 35) Thành phần Hàm lượng (mol/kg) H2O 53,6 Cl- 0,546 Na+ 0,469 Mg2+ 0,0528 SO42- 0,0282 Ca2+ 0,0103 K+ 0,0102 CT 0,00206 Br- 0,000844 BT 0,000416 Sr2+ 0,000091 F- 0,000068 Chuyển hóa hóa học trong đất ngập nước. Oxy trong đất ngập nước Khi đất khoáng hoặc đất hữu cơ bị ngập nước thì nảy sinh những điều kiện khử. Khi nước chứa đầy trong các khoảng không gian lỗ khổng thì lượng oxy khuếch tán qua tầng đất giảm đi đáng kể. Tốc độ suy thoái oxy phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, phụ thuộc vào tính dễ tiêu của chất hữu cơ cho hô hấp vi khuẩn và đôi khi vào nhu cầu oxy hóa của các chất khử như Fe2+. Sự thiếu hụt oxy hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí của hệ rễ thực vật và tác động mạnh đến tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng thực vật và các chất độc trong đất. Kết quả là những thực vật sinh trưởng trong những đất kỵ khí có nhiều tính thích ứng đặc trưng với môi trường. Không phải oxy bị cạn kiệt hoàn toàn trong đất ngập nước mà thông thường tồn tại tầng đất oxy hóa rất mỏng ở phía trên đôi khi chỉ vài mm. Đó là do: Tốc độ vận chuyển oxy nhanh qua giao diện: nước bề mặt – khí quyển. Sự hiện diện quần thể nhỏ những sinh vật tiêu thụ oxy. Sự đảo lộn bề mặt do đối lưu của gió. Trong khi các tầng dưới có điều kiện khử thì tầng đất mỏng phía trên lại có điều kiện hiếu khí và do đó có vai trò quan trọng trong chuyển hóa học và chu trình dinh dưỡng xảy ra trong đất ngập nước. Những ion dạng oxy hóa như Fe3+, Mn4+, NO3- và SO42- đã phát hiện thấy trong tầng đất mỏng này, làm cho tầng này có màu nâu hoặc đỏ nâu, còn những trầm tích chứa nhiều Fe2+ thường có màu xám hoặc xám xanh – điển hình cho đất bị gley hóa. Sự chuyển hóa Fe và Mn Sự khử Fe và Mn xảy ra ở điện thế oxy khử thấp hơn của nitrat. Fe và Mn đều được phát hiện ở dạng khử trong đất ngập nước và cả hai đều hòa tan nhiều hơn và dễ tiêu hơn đối với sinh vật. Mn bị khử nhẹ trước sắt, nhưng nhìn chung thì nó thể hiện giống như Fe. Sắt có thể bị oxy hóa từ dạng Fe2+ sang dạng Fe3+ ít tan nhờ vi khuẩn hóa tổng hợp khi có O2. Những vi khuẩn sắt có chức năng oxy hóa những hợp chất Fe2+ tan thành Fe3+ không tan trong nước ngầm kỵ khí ở những vùng đất than bùn phương bắc và tạo thành những mỏ sắt. Sắt ở dạng khử tạo ra màu xanh lạnh trong những đất khoáng Fe(OH)2 thay vì màu đỏ hoặc màu nâu trong điều kiện oxy hóa Fe(OH)3 và được gọi là gley. Fe và Mn dạng khử có thể đạt đến những nồng độ độc trong đất ngập nước có thể bị oxy hóa bởi oxy từ các tế bào rễ thải ra, nó cố định photpho và bao bọc rễ bởi màng oxit Fe3+, hạn chế sự hấp thụ dinh dưỡng của thực vật. Sự chuyển hóa lưu huỳnh. Lưu huỳnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau của quá trình oxy hóa ở đất ngập nước và giống như nitơ. Nó được chuyển hóa qua nhiều giai đoạn có sự tham gia của các vi sinh vật. H2S là đặc trưng của các trầm tích kỵ khí ở đất ngập nước. Những trầm tích này có thể rất độc đối với thực vật và vi sinh vật, chúng có mùi trứng thối. Trong thang Redox, các hợp chất lưu huỳnh là chất nhận electron chính tiếp theo sau là nitrat, sắt và mangan với quá trình khử xảy ra ở khoảng Redox=-7,5 tới 150mV. Khử sunfat xảy ra như một quá trình khử sunfat hấp thụ mà trong đó có sự tham gia của các vi khuẩn khử lưu huỳnh như vi khuẩn Desulfovibrio sử dụng sunfat như chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp kỵ khí: 4H2 + SO42- → H2S + H2O + 2OH- Sự khử sunfat có thể xảy ra ở khoảng pH rộng, sunfua có tính độc cao đối với vi khuẩn và thực vật có rể bậc cao. Tác động có hại của sunfua đối với thực vật bậc cao theo Ponnamperuma (1972) là do: Độc trực tiếp của sunfat tự do khi nó tiếp xúc với rễ thực vật. Tính dễ tiêu ở dạng khử của lưu huỳnh đối với sinh trưởng thực vật do kết tủa của nó với các nguyên tố vi lượng. Sự cố của kẽm và đồng bởi kết tủa sunfit. Sunfua có thể bị ôxy hóa bởi các vi sinh vật quang hợp tổng hợp và dinh dưỡng bằng hóa chất tới sunfua và sunfat trong những vùng hiếu khí của một số đất ngập nước. một số giống như Thiobacillus thu nhận năng lượng từ quá trình oxy hóa H2S đến lưu huỳnh, trong khi một số giống khác có thể oxy hóa tiếp lưu huỳnh nguyên tố tới sunfat. Những phản ứng này xảy ra như sau: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O + năng lượng. 2S + 3O2 + 2H2O → 2H2SO4 + năng lượng. Những vi sinh vật quang tổng hợp, vi khuẩn lưu huỳnh màu tím thấy ở các đầm lầy mặn và cánh đồng bùn lầy có khả năng tạo ra chất hữu cơ khi có ánh sáng theo phương trình: 2CO2 + 4H2S → 2 CH2O + 4S + 2H2O. Quá trình tích tụ lưu huỳnh: Sự tồn tại các dạng lưu huỳnh trong trần tích bãi triều cửa sông Bạch Đằng là rất rõ và sự tồn tại có hàm lượng cao nhất là pyrit. Quá trình thành tạo trầm tích là quá trình tích lũy S ở dạng hợp chất trong giai đoạn hóa đá sớm của trầm tích. Quá trình tích tụ lưu huỳnh được bắt đầu từ SO42- trong nước biển với sự tham gia của quá trình khử SO42- bởi chất hữu cơ rừng ngập mặn. Sự chuyển hóa cacbon Trong khi sự phân rã các chất hữu cơ bởi sự hô hấp thoáng khí bị hạn chế do những điều kiện khử trong đất ngập nước thì nhiều quá trình kỵ khí cũng có thể phân rã cacbon hữu cơ. Sự men hóa chất hữu cơ xảy ra khi chất hữu cơ là chất nhận electron trong hô hấp kỵ khí bởi các vi sinh vật hình thành nên những axit hữu cơ có trọng lượng phân tử nhỏ, rượu và CO2. C6H12O6 → 2CH3CHOHCOOH hay C6H12O6 → 2CH2CH2OH + CO2 Sự men hóa có vai trò trung tâm trong việc cung cấp cơ chất cho những sinh vật kỵ khí khác trong các trầm tích của những đất ngập nước. Nó là một trong những con đường chính mà ở đó hydrat cacbon có khối lượng phân tử cao bị phân rã thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp là cacbon hữu cơ hòa tan và dễ tiêu đối với những sinh vật khác (Valiela, 1984). Sự sản sinh metan: quá trình này xảy ra khi một số vi khuẩn nhất định sử dụng CO2 hoặc nhóm metyl như những chất thu nhận electron để sản sinh ra khí metan theo phương trình: 4H2 + CO2 → CH4 CH3COO- + 4H2 → 2CH4 + 2H2O Chuyển hóa nitơ Nitơ thường là chất dinh dưỡng hạn chế nhất trong các loại đất ngập nước. Sự chuyển hóa của nó trong đất ngập nước bao gồm nhiều quá trình có vi sinh vật tham gia. Một số quá trình dẫn đến ít tiêu hao nitơ đối với thực vật. Những chuyển hóa nitơ chiếm ưu thế trong đất ngập nước. NH4+ là dạng phổ biến của nitơ khoáng hầu hết các laọi đất của đất ngập nước mặc dù nhiều nitơ bị liên kết chặt ở các dạng hữu cơ, trong các đất có hàm lượng hữu cơ cao. Sự hiện diện của tầng oxy hóa bên trên tầng khử hoặc kỵ khí là ngưỡng tới hạn đối với nhiều quá trình. Một trong số quá trình đó là sự khoáng hóa chất hữu cơ có chứa nitơ. Quá trình khoáng hóa nitơ là sự chuyển hóa sinh học các chất hữu cơ có chứa nitơ đến nitơ amoni. Quá trình này xảy ra trong cả hai điều kiện kỵ khí và hiếu khí, được gọi là quá trình amon hóa theo các phản ứng: NH2 – CO – NH2 + H2O → 2NH3 + CO2 NH3 + H2O → NH4+ + OH- Khi NH4+ được tạo thành, nó có thể được hấp thụ bởi rễ thực vật hoặc vi sinh vật và cũng có tể lại biến đổi trong thành phần chất hữu cơ. Ở những điều kiện khử của đất ngập nước và tồn tại một gradien giữa nồng độ cao của NH4+ trong các tầng đất khử và nồng độ thấp trong tầng đất bị oxy hóa sẽ gây nên sự khuếch tán của NH4+ lên tầng trên. NH4+– N bị ôxy hóa bởi các vi khuẩn hóa dưỡng qua quá trình nitrat hóa theo hai giai đoạn: Do vi khuẩn Nitrosomonas.sp: 2NH4+ + 3O2 → 2NO2- + 2H2O + 4H+ + năng lượng Do vi khuẩn Nitrobacter.sp: 2NO2- + O2 → 2 NO3- + năng lượng. Ở ruộng lúa có 3 quá trình chính làm biến đổi những điều kiện đất gần rễ lúa trong điều kiện kỵ khí được gọi là vùng quyển rễ: Giải phóng O2 từ rễ gây nên sự oxy hóa Fe2+ và tạo ra môi trường axit: 4Fe2+ + O2 + 10H2O → 4Fe(OH)3 + 8H+ Ion từ rễ lúa vào cân bằng hấp thụ cation – anion với nitơ được cây hấp thụ ở dạng cation NH4+ Do áp suất riêng phần của CO2 cao xảy ra trong điều kiện kỵ khí, rễ lúa có thể hoặc giải phóng ra CO2 hoặc hấp thụ nó từ đất và gây nên sự thay đổi giá trị pH của đất. Sự chuyển hóa photpho Photpho là một trong những nguyên tố quan trọng trong các hệ sinh thái đất ngập nước. Photpho được xem là nguyên tố dinh dưỡng hạn chế chính ở các bãi lầy phương bắc và những bãi lầy nước ngọt và đầm lầy nước sâu phía nam. Trong các loại đất ngập nước khác như đất ngập nước nông nghiệp, bãilầy mặn thì photpho được xem là nguyên tố quan rtọng như không phải là yếu tố giới hạn vì sự phong phú tương đối của nó và tính ổn định sinh hóa học. Các dạng chính của photpho tan và không tan trong nước tự nhiên: Photpho vô cơ: dạng hòa tan (octophotphat: H2PO4-, HPO42-, PO43-; photphat Fe3+: FeHPO43-; photphat canxi: CaH2PO4), dang không hòa tan (photphat sét; hydroxit photphat kim loại; các khoáng như apatit: Ca10(OH)2(PO4)6). Photpho hữu cơ: dạng hòa tan (hữu cơ hòa tan như đường photphat, photpho lipit, photpho protein.), dạng không hòa tan (photpho hữu cơ không tan liên kết trong các chất hữu cơ). Photpho bị biến đổi sang dạng không tiêu đối với thực vật và vi sinh vật qua các quá trình sau: Kết tủa photphat không tan với ion Fe3+, Ca2+ và Al3+ ở điều kiện hiếu khí. Hấp thụ photphat trên các hạt khoáng, than bùn, hydroxit Fe3+, Al3+ và các oxit kim loại. Liên kết photpho trong chất hữu cơ do tích hợp vào sinh khối sống. Nguồn gốc phát sinh và sự hình thành đất phèn. Đất ngập nước ở ven biển miền bắc và đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành nhóm đất điển hình cho vùng nhiệt đới, đó là đất phèn. Theo Moormann(!961), sự hình thành đất phèn xuất hiện ở các vùng nước lợ, có thủy triều xâm nhập và có sự tham gia của các vi sinh vật với các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: SO42- bị khử trong điều kiện thiếu oxy và với sự có mặt đầy đủ chất hữu cơ để làm thức ăn cho vi sinh vật (Thiobacillus) Giai đoạn 2: xảy ra phản ứng giữa H2S với sắt trong đất để tạo thành pyrite. Trong giai đoạn này, nếu đất có CaCO3 thì không sinh phèn, nhưng nếu không có hoặc thiếu Ca2+ thì phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3. Giai đoạn 3: trong đất có FeS2, có oxy xâm nhập sẽ bị oxy hóa theo phản ứng tiếp theo: FeS2 + 7/2O2 → FeSO4 + H2SO4 Giai đoạn 4: sau khi có FeSO4 và H2SO4 trong điều kiện đủ oxy và dưới tác động của vi sinh vật sẽ xảy ra phản ứng: FeS2 + H2SO4 + O2 → Fe2(SO4)3 + H2O. Fe2(SO4)3 + 2H2O ↔ Fe2(SO4)3.(H2O)2 + H2SO4 H2SO4 được tạo thành sẽ tác động mạnh với khoáng sétthành sunfat nhôm theo phương trình phản ứng sau: Al2O3SiO3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + Si(OH)4 Quá trình này chủ yếu xảy ra ở đất phèn. Đến năm 1972, Van Rees lại đề ra một quan điểm khác về sự hình thành đất phèn. Để hình thành đất phèn theo ông có 3 điều kiện: Khử SO42-: có nguồn gốc từ nước biển trầm tích để tạo thành muối sunfua sắt và các sunfua khác. Điều kiện oxy hóa sunfua sắt thành H2SO4, Al2(SO4)3 hoặc FeSO4, khi đó đất hóa phèn. Nếu đất có chứa CaCO3 thì phản ứng sẽ xảy ra theo hướng sau: CaCO3 + 2H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2 Mg2+ và Na+ đã bị hấp phụ sẵn trong keo đất và ở môi trường nước lợ sẽ bị Ca2+ thay thế làm đất tốt hơn và không theo hướng phèn hóa sẽ hoàn thiện ở giai đoạn 2. L.J.Pons và N.Van Breemen (1971) đã phát triển quan điểm của Moormann và xác định nguồn gốc của 2 loại đất phèn: Đất phèn tiềm tàng: các tác giả cho rằng, sự hình thành loại đất này bao gồm sự tạo thành khoáng pyrite, khoáng vật chiếm 2 tới 10% trong đất. Sự lắng tụ pyrite được tạo thành dưới tác động của các vi sinh vật. Sunfit được hình thành sẽ bị oxy hóa từng phần tạo thành sunfua có sự tham gia của vi sinh vật. Như vậy, sự tạo thành pyrite cần có sunfua sắt, chất hữu cơ kém phân hủy và họat động của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí và thoáng khí xen kẽ lẫn nhau. Đất phèn hoạt động: theo các tác giả, muốn hình thành đất phèn hoạt động trước hết phải có đất phèn tiềm tàng. Phèn tiềm tàng bị thoáng khí trong thời gian dài, lớp đất phía trên bị khô đi, đất bị nứt nẻ, oxy xâm nhập vào, tầng pyrite bị oxy hóa thành sunfua sắt FeSO4 dễ hòa tan và H2SO4. Quá trình này được biểu diễn như sau: FeS2 + 7/2O2 + H2O → Fe2+ + 2SO42- + 2H+ Vi khuẩn Thiobacillus tham gia vào quá trình chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+ để tạo thành phèn và được biểu diễn như sau: Fe2+ + SO42- + 1/2 O2 + 5/2 H2O → Fe(OH)3 + 2H+ + SO42- Fe2+ + SO42- + 1/2 O2 + 5/2 H2O → 1/3 KFe3(SO4)2(OH)6 + H+ + 1/3SO42- Sự xuất hiện Fe3+ dưới dạng Fe2(SO4)3 và KFe3(SO4)2(OH)6 đã làm cho đất có màu vàng rơm đặc trưng, khi đất phèn tiềm tàng chuyển thành đất phèn hoạt động. Nếu trong điều kiện đất ẩm ướt và có không khí thì sự chuyển biến xảy ra trong vòng 7-15 ngày ở trong phòng thí nghiệm và vài tháng ở thực địa. Độ mặn. Cơ chế gây hại của muối Độ mặn của đất biểu hiện bởi sự có mặt một lượng lớn các muối hòa tan trong đó. Các muối của Ca, Mg, Cl và sunfat là những ion chính tạo nên độ mặn. Tác động độc hại của muối là: Tác động thẩm thấu (độ xung của nước). Tác động ion độc do thực vật hấp thụ quá nhiều Na+ và Cl-. Giảm hấp thụ K+, Ca2+ vì tác động đối kháng. Nguyên nhân trước hết của độc muối là do cây lúa hấp thụ quá nhiều Na+ trong khi đó thì sự hấp thụ nước bị giảm ở hàm lượng muối cao và từ đó làm giảm sinh trưởng của các loài thực vật thích nghi với điều kiện muối và tránh dehyrat hóa bằng việc giảm thế thẩm thấu của các tế bào. Các tác động đối kháng trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng có thể gây nên sự thiếu hụt, đặc biệt là K+ và Ca2+ ở những điều kiện quá nhiều Na+. Ví dụ: Na+ đối kháng với hấp thụ K+ trong những đất chứa xô đa (đất mặn kiềm) với mức K+ từ trung bình đến cao gây nên tỷ lệ Na+: K+ cao trong thực vật và giảm tỷ lệ chuyển dời K+. Sự kìm hãm do Na+ gây ra đối với hấp thụ và chuyển dời Ca2+ làm hạn chế sinh trưởng của mầm. Việc tăng độ muối, giảm hoạt tính của Nitrateductaza, giảm hàm lượng diệp lục, giảm tốc độ quan hợp, sẽ làm tăng tốc độ hô hấp và hàm lượng N trong thực vật. Hàm lượng K+, Ca+ trong thực vật giảm, nhưng nồng độ NO3- - N, Na+, S và Cl- trong mô mầm tăng. Cây lúa chống chịu độ mặn trong thời gian nảy mầm nhưng rất mẫn cảm trong giai đoạn sinh trưởng sớm, có khả năng chống chịu trong thời gian đẻ nhánh và dài thân, trở nên mẫn cảm ở giai đoạn ra hoa. Nguyên nhân gây mặn: Thực vật trồng trên đất mặn chủ yếu bị tác động bởi các muối hòa tan cao (NaCl) gây nên độc ion, mất cân bằng ion và phá vỡ cân bằng nước. Trên những đất mặn kiềm, sinh trưởng thực vật chủ yếu bị tác động bởi pH cao và nồng độ HCO3- cao. Các nguyên nhân chính của độ mặn hoặc xođa là: Việc tưới tiêu kém hoặc không đủ nước tưới hoặc lượng mưa thấp. Ví dụ: do mưa muộn trên lưu vực và lượng mưa trong suốt mùa khô vừa qua là không đáng kể nên góp phần gây hạn kéo dài và gay gắt. Gió chướng và thủy triều biển Đông góp phần gây xâm nhập mặn sâu bất thường. Nhưng nguyên nhân chính gây khô hạn và xâm nhập mặn chính là do lượng mưa năm2003 ít hơn lượng mưa bình quân hằng năm. Kết quả là lũ năm 2003 nhỏ, đồng thời lượng nước trữ trên toàn lưu vực từ mùa mưa để bổ sung cho các tháng mùa khô ít hơn các năm trước (tổng dòng chảy từ thượng lưu vào ĐBSCL qua sông Tiền và sông Hậu tại Tân Châu và Châu Đốc thời kỳ tháng 3-2004 là 2.400m3/s, chỉ bằng 60% cùng thời kỳ năm 2001 và gần 70% so với năm 2002). Lượng dòng chảy bị kiệt này không đủ để đẩy mặn ra biển nên các vùng có thể sản xuất những năm trước bị xâm nhập mặn nặng nề trong mùa khô 2004. Bốc hơi nước cao, độ mặn thường liên quan đến các đất kiềm ở những vùng nội địa – nơi có dòng thăng lớn hơn giáng thủy. Sự gia tăng độ mặn ở nước ngầm. Sự xâm nhập nước biển mặn trong các vùng ven biển. Ví dụ: Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cho biết, do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, nước mặn đã xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng của tỉnh từ 20-25 km. Nước mặn đã lấn khỏi chợ Vị Thanh và vào tới cống kênh Cái Rắn của huyện Long Mỹ. Qua kết quả đo độ mặn vào ngày 22-4-2009, tại cầu Chữ Chẹt là 0,8%0; tại kênh 1 - sông Cái Lớn (TX.Vị Thanh) là 4,4%0; tại đầu kênh Giồng Cấm (xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ) lên đến 9,1%0. Theo dự báo, độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng lên đến 10%0 vào thời điểm cuối tháng 4-2009. Với độ mặn này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân ở một số xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Long Mỹ, TX.Vị Thanh. Chi cục Thủy lợi Hậu Giang yêu cầu các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân không được lấy nước vào đồng, đồng thời theo dõi, kiểm tra thường xuyên độ mặn để có kế hoạch sản xuất phù hợp, nhất là vụ lúa Hè thu 2009... Diễn biến mặn Các đất bị tác động bởi muối phân bố dọc theo bờ biển hoặc trong những vùng nội địa – nơi bốc hơi lớn hơn giáng thủy. các đất bị tác động bởi muối thay đổi đáng kể các tính chất lý – hóa của chúng. Độ mặn thường kéo theo sự thiếu P và Zn, nơi ngộ độc Fe xảy ra thường xuyên trong các đất phèn mặn. Những đất bị tác động mặn có thể xếp thành các nhóm: Đất mặn: EC > 4ds/m ; ESP < 15% ; pH < 8.5. Đất mặn xoda : EC = 4ds/m ; ESP > 15% ; pH = 8.5 Đất xoda : EC 15% ; pH > 8.5 ; Tỷ lệ hấp thu Na+ lớn hơn 15(SAR) . Tác động của ngập nước đến độ mặn Có 2 tác động chính : Tăng giá trị EC : vì độ hòa tan các muối lớn hơn và giảm những hợp chất Fe và Mn ít tan thành dễ tan. Sự thấm lọc liên tục của đất do tưới : Nếu giá trị EC trong nước tưới vượt quá giới hạn EC trong dung dịch đất, nồng độ muối trong đất sẽ tăng. Độ mặn là một trong nhửng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống các loài và rừng ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ 10 – 25%0. Kích thước cây và số loài giảm đi khi độ mặn cao(40 - 80%0), ở độ mặn 90%0 chỉ có vài loài mắm sống được nhưng sinh trưởng rất chậm. Nếu độ mặn quá thấp(< 4%0) thì cũng không có cây ngập mặn mọc tự nhiên. Có 2 loại cây ngập mặn : loại có biên độ rộng và loại có biên độ hẹp. V.Hiện trạng và quản lí đất ngập nước Thế giới Ước tính tổng diện tích ĐNN toàn cầu khoảng 12.8 triệu km2 ĐNN ngọt tự nhiên: 5.7 triệu km2 Ðất trồng lúa: 1.3 triệu km2 Rừng ngập mặn: 0.18 triệu km2 Các rạn san hô: 0.3-0.60 triệu km2 Ngoài ra còn nhiều loại ĐNN khác như các đồng cỏ, hồ chứa,đầm lầy,bãi than bùn,châu thổ sông,rừng ngập mặn, lãnh nguyên, đầm phá và đồng bằng cửa sông,... Phân bố đất ngập nước trên thế giới Theo ủy ban liên quốc gia thì hiện nay ĐNN đang bị suy giảm nghiêm trọng do những nguyên nhân chính như sự biến đổi khí hậu, tác hại hiệu ứng nhà kính và đáng quan tâm nhất là ảnh hưởng bởi con người. Việt Nam Theo Bộ TN-MT, đất ngập nước ở VN có tổng diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, trong đó đất ngập nước trồng lúa chiếm khoảng 4,1 triệu ha.  1.Tiềm năng đất ngập nước Việt Nam VN là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập nước về diện tích, chức năng và giá trị so với các nước trên thế giới. Ngoài ra, VN nằm trong vùng nhiệt đới, được coi là một trong những trung tâm có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ. Các hệ sinh thái nước ngọt có khoảng 2611 loài thủy sinh vật, 1.403 loài tảo biển, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 54 loài cá, 157 loài đọng vật nguyên sinh... Các vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống suối là nơi chứa nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Các hệ sinh thái ĐNN ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông...) là nơi cư trú của nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo... Ở vùng ven biển VN đã xác định được 350 loài san hô tạo rạn (sống gắn bó với cùng 2.000 loài sinh vật đáy, cá và nhiều loài hải sản khác), 15 loài cỏ biển, 667 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn. Hiện nay, sản lượng thủy sản nước ta đạt trên 2.536 triệu tấn, trong khi đó khai thác hải sản đạt 1.426 triệu tấn và nuôi trồng 1.110 tấn. Đa dạng sinh học còn nuôi dưỡng nguồn gen quý như: trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, bò biển... 2.Hiện trạng khai thác sử dụng Đặc điểm chức năng của đất ngập nước là: nạp, tiết nước ngầm, lắng đọng trầm tích, độc tố, tích lũy chất dinh dưỡng, điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học, chắn sóng, chắn bão bảo vệ bờ biển. Đất ngập nước là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân VN, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Từ năm 1989 đến 2004 VN đã xuất khẩu được hơn 45 triệu tấn tương đương trên 10 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD. Nguồn thu từ du lịch trên các vùng đất ngập nước như: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, Mũi Cà Mau, ĐBSCL...ngày càng gia tăng. Tuy nhiên việc khai thác đất ngập nước hiện nay đã đi quá tiềm năng và giới hạn của nó ví dụ như các hoạt động đánh cá ven bờ làm mất khả năng phục hồi. Có vùng nuôi trồng thủy sản đã vượt quá khả năng hệ sinh thái (ví dụ như ở một số vịnh biển tỉnh Quảng Ninh...). Trong khi các giá trị bền vững khác chưa được khai thác như: du lịch, sinh thái, cảnh quan, giáo dục đào tạo, nghiên cứu... Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên. Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995). Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003. Diện tích đất ngập mặn ven biển năm 1982 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha do mở rộng diện tích nuôi tôm. Năm 1976 diện tích trồng lúa ở ĐBSCL là 2.062.000 ha, đến năm 2004 tăng lên 3.815.000 ha. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, diện tích bị xâm nhập mặn ĐBSCL đã lên tới 50% diện tích toàn vùng (khoảng 2 triệu ha). Trong những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, một diện tích rất lớn đất ngập nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác; tính chất, giá trị của đất ngập nước vì vậy bị mai một. Đồng thời, sự phát triển này đã làm cho môi trường VN nói chung, đất ngập nước nói riêng đang có chiều hướng xấu do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại trong khai thác tài nguyên. 3.Tình hình quản lí đất ngập nước tại Việt Nam Trong nhiều năm qua Việt Nam đã quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở cho việc quản lí, vừa tạo điều kiện hội nhập quốc tế. Pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ ĐNN. Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam có hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng hơn 10 văn bản có những quy định trực tiếp về ĐNN. Trong các văn bản còn lại, việc bảo tồn và sử dụng hợp lý ĐNN chỉ được quy định gián tiếp qua việc bảo vệ các thành phần trong hệ sinh thái ĐNN như bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.... Thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện hàng loạt các chiến lược, kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển ĐNN, trong đó một số văn bản chính như: -Chiến lược, quy hoạch sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên nướcViệt Nam; -Chiến lược quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010, (2003); -Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý ĐNN, (2004); - Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam, (1995); - Kế hoạch hành động bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cở biển Việt Nam đến năm 2010, (2003); - Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn phát triển đất ngập nước (2004); -Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN Việt Nam. -Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 5 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010. 4.Tóm tắt các Công ước quốc tế có liên quan đến quản lý đất ngập nước mà Việt Nam đã và sẽ tham gia : Công ước Ramsar: là Công ước mang tính chất toàn cầu đầu tiên trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Tham gia Công ước Ramsar, Việt Nam xác định nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN theo đúng nguyên tắc của Luật Quốc tế và đề xuất một số điểm ĐNN theo tiêu chuẩn Ramsar, trong đó khu ĐNN Xuân Thuỷ đã được công nhận năm 1989. Công ước ĐDSH: là Công ước khung đầy đủ và toàn diện nhất trong lĩnh vực bảo vệ ĐDSH, hiện nay đã có 183 thành viên. Bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững các bộ phận hợp thành ĐDSH trong đó có ĐNN và các thành phần của ĐNN là một trong những mục đích quan trọng nhất mà Công ước này đề ra. Một trong những thành công của Công ước là xác định việc bảo tồn ĐDSH phải được thực hiện ở cả 3 cấp độ: gen, loài và HST, trong đó bảo tồn gen là quan trọng nhất. Thông qua việc công nhận chủ quyền quốc gia đối với các nguồn gen (Điều 15), Công ước đã tạo cơ sở pháp lý để các quốc gia thành viên xây dựng pháp luật về nguồn gen, đồng thời đây là cơ sở để các quốc gia hợp tác trong việc khai thác nguồn gen, trong đó có các nguồn gen quý, hiếm từ các loài động vật, thực vật thuộc HST ĐNN. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES): được ký kết tại Washington D.C (Mỹ) ngày 3/3/1973 và có hiệu lực ngày 1/7/1975. Đến tháng 7/1997, đã có 140 quốc gia là thành viên Công ước này, trong đó có Việt Nam. Để thi hành có hiệu quả các quy định thực hiện việc quản lý các loài động thực vật hoang dã, Công ước đã quy định các biện pháp cần thiết mà các bên phải tiến hành như các biện pháp quản lý (xử phạt đối với việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật); chỉ định một cơ quan quản lý nhà nước và một cơ quan khoa học để thực hiện nghĩa vụ của Công ước… Tuy nhiên, Công ước mới chỉ đề cập đến một trong các biện pháp bảo tồn tài nguyên ĐNN chứ chưa điều chỉnh đầy đủ hoạt động bảo tồn các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, trong đó có nguồn động vật, thực vật của ĐNN. Công ước Bonn về bảo tồn các loài động vật di cư hoang dã: điều chỉnh việc bảo vệ các loài động vật di cư hoang dã và các sinh cảnh của các loài này, trong đó có các loài chim nước. Các loài di cư hoang dã là tiêu chí chỉ thị để đánh giá ĐDSH cho các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế. Vì vậy, đây là một Công ước quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên nói chung và ĐNN nói riêng. Hiện nay, Việt Nam chưa tham gia và cũng chưa có các nghiên cứu nền, chưa có các chính sách để bảo tồn các HST ĐNN, nhằm bảo vệ sinh cảnh và nơi cư trú, sinh sản và đặc biệt là nguồn thức ăn. Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) là một trong những HST đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với loài chim di trú là Sếu đầu đỏ. Trước đây, hàng năm, sau mùa lũ, có khoảng 300 - 400 con về cư trú; nhưng một vài năm gần đây, Sếu đầu đỏ chỉ còn khoảng trên dưới 100 con. Mặc dù Sếu đầu đỏ là loài chim di trú duy nhất đã được liệt kê trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục động vật thực vật rừng quý hiếm và chế độ bảo vệ.  Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982): ký ngày 10/12/1982 tại Montego Bay Jamaica. Ngày 16/11/1994, Công ước chính thức có hiệu lực. Nguyên tắc quan trọng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên được ghi nhận tại Điều 193 “các quốc gia có chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo các chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình”. Công ước tập trung vào việc bảo vệ môi trường sống của các nguồn tài nguyên sinh vật biển hay điều kiện nội vi. Các quy định đều liên quan trực tiếp đến bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN ở cửa sông và các bãi bồi cũng như các dải nước nằm ngập sâu dưới 6 mét của Việt Nam. Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công: tháng 4/1995, 4 quốc gia hạ lưu công Mê Công (Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia) đã ký Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công) và thành lập Uỷ hội sông Mê Công quốc tế. Hiệp định đã xác định việc quản lý phát triển sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên khác có liên quan của sông Mê Công vì lợi ích của tất cả các quốc gia ven sông với mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đã rất chú trọng đến bảo vệ ĐNN ngay cả trước khi tham gia Công ước trên thể hiện qua hệ thống hoá các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý, bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN (từ trước năm 1989). Cơ sở pháp lý để thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường ở Việt Nam là các quy định của Hiến pháp và Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, theo đó “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế mà mình đã ký kết, đồng thời đòi hỏi các bên ký kết khác cũng nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế đã được ký kết với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quy định này là một bảo đảm về pháp lý cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế về ĐNN. Sau khi tham gia Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản có hiệu lực pháp lý cao như hàng loạt văn bản luật, pháp lệnh cùng với các văn bản dưới luật nhằm thể hiện sự nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của Công ước. Việt Nam cũng đã đề xuất được một vùng ĐNN vào Danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế. Việt Nam đã đề xuất vùng ĐNN Xuân Thủy, tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, với tổng diện tích 12.000 ha vào Danh sách Ramsar quốc tế và duy trì chế độ bảo tồn theo quy chế pháp lý quốc tế từ đó đến nay. Đây là Khu Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á và là khu thứ 50 trên thế giới. Việt Nam cũng đang có những nỗ lực để có thể đưa thêm các vùng ĐNN vào trong Danh sách này, đồng thời quyết định thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN. Trong 68 vùng ĐNN được thống kê có 17 vùng ĐNN đã được chính phủ công nhận và 20 vùng ĐNN đã được đề nghị trong Hệ thống Khu bảo tồn rừng. Mặc dù chưa có Chiến lược quốc gia về ĐNN nhưng Việt Nam cũng đã phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN của Việt Nam”, trong đó xem xét bảo tồn ĐNN như là một trong những bộ phận quan trọng của Kế hoạch bảo vệ ĐDSH của Việt Nam. Thực tế, Việt Nam cũng đã có những động thái ban đầu để xây dựng Chiến lược ĐNN quốc gia, một trong những nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế đặc biệt là Công ước Ramsar. VI. Bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Bảo tồn và phát triển Kết quả nghiên cứu của các tác giả (Isozaki và cs., 1992; Mitsch & Gosselink, 1993; Keddy, 2000) cho thấy rằng sự ổn định của các vùng ĐNN phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn nước cấp bổ sung. Và do đó, những vùng này chịu ảnh hưởng của cả những hoạt động do con người từ những vùng thượng lưu xa xôi và lưu vực của các con sông, nhiều khi vượt ra ngoài biên giới của một nước. Do vậy, ĐNN cũng bị đe doạ bởi nguồn ô nhiễm không khí, đất và nước từ những vùng lân cận. Một số vùng ĐNN là nơi dừng chân, tích luỹ năng lượng của nhiều loài sinh vật di cư như chim nước. Do có tầm quan trọng đặc biệt như vừa nêu, việc bảo tồn ĐNN là yêu cầu bức bách, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học to lớn, đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều ngành, của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Một số định hướng về nguyên tắc bảo tồn ĐNN có thể nêu như sau (Isozaki và cs (ed.), 1992): Khai thác sử dụng ĐNN một cách khôn khéo có nghĩa là không làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản chính thức.doc