Tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là chỗ đứng, là địa bàn hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực và của con người. Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp đất đai càng có vai trò quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý…”
Các luật đất đai 1987, 1993, 2003, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ ...
79 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là chỗ đứng, là địa bàn hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực và của con người. Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp đất đai càng có vai trò quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý…”
Các luật đất đai 1987, 1993, 2003, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền chủ sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
Hiện nay, công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính càng trở lên phức tạp và quan trọng. Vì đất đai có hạn về diện tích mà nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra ồ ạt và Việt Nam lại vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp.
Đối với Hải Dương, trong đó có huyện Nam Sách có đường quốc lộ 183 chạy qua lại nằm giữa 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng khó khăn.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự phân công của khoa Tài nguyên – Môi trường cùng sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Thanh Trà – Khoa Tài nguyên – Môi trường - trường Đại học Nông Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương theo các văn bản hiện hành, công văn hướng dẫn của Nhà nước.
- Đề suất một số biện pháp giúp địa phương thực hiện tốt công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm vững quy định đất đai hiện hành và các quyết định của UBND tỉnh, huyện liên quan.
- Số liệu điều tra thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Những đề suất, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
2.1.1 Lịch sử ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1945
Ở Việt Nam, công tác ĐKĐĐ có từ thế kỷ thứ VI và nổi bật nhất là:
* Thời kỳ Gia Long với sổ Địa bạ được lập cho từng xã phân biệt rõ đất công điền và đất tư điền của mỗi xã. Và trong đó ghi rõ của ai, diện tích, tứ cận, đẳng hạ để tính thuế. Sổ Địa bạ được lập cho 18.000 xã từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập và có 3 bộ được lưu ở 3 cấp: bản Giáp được lưu ở bộ Hộ, bản Bính ở dinh Bố Chánh, bản Đinh ở xã sở tại. Theo quy định cứ 5 năm thì phải đại tu, hàng năm tiểu tu.
* Thời Minh Mạn: sổ Địa bộ được lập tới từng làng xã. Sổ này tiến bộ hơn sổ thời Gia Long vì nó được lập trên cơ sở đạc điền với sự chứng kiến của các chức sắc giúp việc trong làng. Các viên chức trong làng lập sổ mô tả ghi các thửa đất, ruộng kèm theo sổ Địa bộ có ghi diện tích, loại đất. Quan Kinh Phái và viên Thơ Lại có nhiệm vụ ký xác nhận vào sổ mô tả. Quan phủ căn cứ vào đơn thỉnh cầu của điền chủ khi cần thừa kế, cho, bán hoặc từ bỏ quyền phải xem xét ngay tại chỗ sau đó trình lên quan Bố Chánh và ghi vào sổ Địa bộ.
* Thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ này tồn tại rất nhiều chế độ điền địa khác nhau:
- Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ: Pháp đã xây dựng được hệ thống bản đồ dải thửa được đo đạc chính xác và lập sổ điền thổ. Trong sổ điền thổ, mỗi trang sổ thể hiện cho một lô đất của mỗi chủ sử dụng trong đó ghi rõ: diện tích, nơi toạ đạc, giáp ranh và các vấn đề liên quan đến sở hữu và sử dụng.
- Chế độ quản thủ địa chính tại Trung Kỳ: đã tiến hành đo đạc bản đồ dải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ, tài chủ bộ.
- Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kỳ: Do đặc thù đất đai ở miền Bắc manh mún, phức tạp nên mới chỉ đo đạc được các lược đồ đơn giản và lập được hệ thống sổ địa chính. Sổ địa chính lập theo thứ tự thửa đất ghi diện tích, loại đất, tên chủ. Ngoài ra còn được lập các sổ sách khác như sổ điền chủ, sổ khai báo…
- Nhìn chung, thời kỳ này áp dụng nhiều chế độ quản lý, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện ngoại cảnh vừa phù hợp với mục tiêu lâu dài là xây dựng được một hệ thống hồ sơ thống nhất. Tuy nhiên, trong các chế độ quản lý này thì hệ thống hồ sơ được thiết lập cũng chỉ gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa đất và nhóm lập theo chủ đất để tra cứu.
2.1.1.2 Thời kỳ Mỹ Nguỵ tạm chiếm miền Nam (1954 - 1975): Thời kỳ này tồn tại hai chính sách ruộng đất: một chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và một chính sách ruộng đất của chính quyền Nguỵ
* Tân chế độ điền thổ: Theo sắc lệnh 1925 miền Nam Việt Nam sử dụng chế độ điền thổ. Đây là chế độ được đánh giá chặt chẽ có hiệu quả nhất trong thời kỳ Pháp thuộc. Hệ thống hồ sơ được thiết lập theo chế độ này gồm: bản đồ dải thửa kế thừa từ thời Pháp; sổ điền thổ lập theo lô đất trong đó ghi rõ: diện tích, nơi toạ đạc, giáp ranh, biến động, tên chủ sở hữu; sổ mục lục lập theo tên chủ ghi số liệu tất cả các thửa đất của mỗi chủ. Hệ thống hồ sơ trên được lập thành hai bộ lưu tại Ty Điền địa và xã Sở tại.
* Chế độ quản thủ điền địa cũng tiếp tục được duy trì từ thời Pháp thuộc. Theo chế độ này phương pháp đo đạc rất đơn giản các xã có thể tự đo vẽ lược đồ. Và hệ thống hồ sơ gồm: sổ địa bộ được lập theo thứ tự thửa đất (mỗi trang sổ lập cho 5 thửa), sổ điền chủ lập theo chủ sử dụng (mỗi chủ một trang), sổ mục lục ghi tên chủ để tra cứu.
* Giai đoạn 1960 – 1975: Thiết lập Nha Tổng Địa. Nha này có 11 nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng tài liệu nghiên cứu, tổ chức và điều hành tam giác đạc, lập bản đồ và đo đạc thiết lập bản đồ sơ đồ và các văn kiện phụ thuộc.
2.1.1.3 Thời kỳ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
* Thời kỳ tháng 8/1945 – 1979: Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau cải cách ruộng đất năm 1957, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Đến năm 1960 hưởng ứng phong trào hợp tác hoá sản xuất đại bộ phận nhân dân đã góp ruộng vào hợp tác xã làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều biến động. Thêm vào đó là điều kiện đất nước khó khăn có nhiều hệ thống hồ sơ địa chính giai đoạn đó chưa được hoàn chỉnh cũng như độ chính xác thấp do vậy không thể sử dụng được vào những năm tiếp theo. Trước tình hình đó ngày 03/07/1958, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 344/TTg cho tái lập hệ thống Địa chính trong Bộ Tài chính.
Hệ thống tài liệu đất đai trong thời kỳ này chủ yếu là bản đồ giải thửa đo đạc thủ công bằng thước dây, bàn đạc cải tiến và sổ mục kê ruộng đất.
Ngày 09/11/1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định 404-CP về việc thành lập tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ.
* Thời kỳ từ năm 1980 – 1988
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý “. Nhà nước quan tâm đến công tác quản lý đất đai để quản chặt và nắm chắc quỹ đất trong cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ thống quản lý đất đai của toàn quốc còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp cụ thể để quản lý toàn bộ đất đai. Nhà nước mới chỉ quan tâm đến việc quản lý đất nông nghiệp cho nên mới xảy ra tình trạng giao đất, sử dụng đất tuỳ tiện đối với các loại đất khác. Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Quyết định, Thông tư, Chỉ thị như:
Quyết định số 201/QĐ- CP ngày 01/07/1986 về công tác quản lý đất đai trong cả nước.
Chỉ thị số 299/CT- TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đo đạc, ĐKĐĐ, thống kê đất đai, phân hạng đất.
Quyết định số 56/QĐ- ĐKTK ngày 05/11/1981 về việc điều tra đo đạc, kê khai đăng ký và lập hồ sơ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
Quyết định số 56 này ban hành đã làm cho công tác quản lý đất đai có bước đột phá mới. Công tác ĐKĐĐ có một trình tự khá chặt chẽ. Việc xét duyệt phải do hội đồng đăng ký thống kê đất đai của xã thực hiện, kết quả xét đơn của xã phải do UBND huyện phê duyệt mới được đăng ký và cấp GCNQSDĐ. Hồ sơ ĐKĐĐ khá hoàn chỉnh và chặt chẽ bao gồm 4 mẫu. Nó đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đất đai giai đoạn đó. Các tài liệu của hệ thống quản lý này bao gồm: biên bản xác định địa giới hành chính, sổ dã ngoại, biên bản và các kết quả chi tiết kiểm tra đo đạc ngoài thực địa, trong phòng, đơn xin cấp GCNQSDĐ, bản kê khai ruộng đất của tập thể, bản tổng hợp các hộ sử dụng đất không hợp pháp, sổ mục kê, biểu thống kê, GCNQSDĐ, bản đồ địa chính, thông báo công khai hồ sơ đăng ký, biên bản kết thúc công khai, sổ khai báo biến động…
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc xét duyệt được thực hiện chưa nghiêm túc do đó độ chính xác chưa cao. Hầu hết các trường hợp vi phạm không bị xử lý mà vẫn còn được kê khai. Có thể nói, hệ thống hồ sơ địa chính cũng như trình tự thủ tục quản lý khá chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện chúng lại không chặt chẽ. Do vậy, hệ thống hồ sơ này vẫn chỉ mang tính chất điều tra, phản ánh hiện trạng sử dụng đất. Trong quá trình thiết lập hệ thống hồ sơ thì tình trạng sai sót vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 10% có nơi trên 30%). Công tác cấp GCNQSDĐ chưa được thực hiện. Công tác quản lý đất đai giai đoạn này thiếu đồng bộ cũng như độ chính xác là do pháp luật chưa chặt chẽ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng như nhận thức của người dân giai đoạn này chưa cao.
* Thời kỳ từ năm 1988 – 1993
Năm 1988, Luật Đất đai lần đầu tiên được ban hành nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Giai đoạn này thì công tác cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính là một nhiệm vụ bắt buộc và bức thiết của công tác quản lý, là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai. Do yêu cầu thực tế, để đáp ứng yêu cầu công việc và thừa kế sản phẩm theo Chỉ thị số 299/CT- TTg ngày 10/11/1980, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ và Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết định số 201. Chính việc ban hành các văn bản này mà công tác quản lý đất đai đã có bước phát triển mới, công tác ĐKĐĐ có thay đổi mạnh mẽ và chúng được thực hiện đồng loạt vào những năm tiếp theo trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có những vướng mắc cần phải giải quyết đó là vấn đề chất lượng hồ sơ, tài liệu đã thiết lập theo Chỉ thị số 299 cũng như vấn đề về chính sách đất đai trong giai đoạn hoàn thiện.
Trong quá trình triển khai theo Luật Đất đai 1988, Nhà nước đã ban hành chính sách khoán 100 và khoán 10 theo Chỉ thị số 100/CT-TW làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi do đó công tác ĐKĐĐ gặp nhiều khó khăn cùng với việc chưa có một hệ thống văn bản hoàn chỉnh chặt chẽ làm cho công tác quản lý đất đai giai đoạn này kém hiệu quả.
Chính vì những lý do trên mà công tác quản lý đất đai cũng như việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ giai đoạn này chưa đạt kết quả cao. Đến năm 1993, cả nước mới cấp được khoảng 1.600.000 GCNQSDĐ cho các hộ nông dân tại khoảng 1.500 xã tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long (40%). Đặc biệt do chính sách đất đai chưa ổn định nên giấy chứng nhận giai đoạn này chủ yếu là giấy chứng nhận tạm thời (theo mẫu của Tỉnh) chủ yếu cho các xã tự kê khai. Năm 1994, toàn quốc cấp được khoảng 1.050.000 giấy chứng nhận. Loại giấy này có độ chính xác thấp cùng với việc cấp đồng loạt do đó dẫn đến sai sót cao trong quá trình cấp.
* Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời
Luật đất đai đầu tiên ra đời năm 1988 cùng với nó là sự thành công của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối, chủ chương của Đảng là hoàn toàn đúng. Nó đã tạo điều kiện cho Luật Đất đai 1993 ra đời nhằm quản lý chặt chẽ đất đai hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi người dân là chủ thực sự của đất đai. Nhà nước khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp…
Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn này là việc làm cấp thiết để người dân khai thác được hiệu quả cao nhất từ đất. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề cấp GCNQSDĐ cho người dân, cơ quan các cấp, các địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác cấp GCNQSDĐ và coi nó là vấn đề quan trọng nhất trong quản lý đất đai giai đoạn này. Vì vậy, công tác cấp giấy chứng nhận được triển khai mạnh mẽ nhất là từ năm 1997. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn nhiều vướng mắc dù Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị về việc cấp GCNQSDĐ cho người dân và đã không hoàn thành theo yêu cầu của Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho nông thôn vào năm 2000 và thành thị vào năm 2001.
Để hộ trợ cho Luật Đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành một số văn bản dưới luật như sau: Tổng cục Địa chính đã ra Quyết định số 499/QĐ – TCĐC ngày 27/7/1995 quy định mẫu hồ sơ địa chính thống nhất trong cả nước và Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/3/1998 về việc hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính. Đến năm 2001, Tổng cục Địa chính ban hành Thông tư số 1990/2001/TT – TCĐC ngày 31/11/2001 hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trong cả nước.
Từ khi ban hành Luật Đất đai 1993 trong quá trình thực hiện bên cạnh những tích cực cũng bộc lộ không ít những chưa thật phù hợp, chưa đủ cụ thể để xử lý những vấn đề mới phát sinh nhất là trong việc chuyển quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ đất đai trong xã hội rất phức tạp, làm cho kinh tế phát triển chưa ổn định mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của xã hội. Do vậy, Luật Đất đai 1993 đã có nhiều lần sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998 và 2001 để kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh.
Nói chung, trong 10 năm thực hiện Luật Đất đai đã tạo ra sự ổn định tương đối trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác cấp GCNQSDĐ và hệ thống hồ sơ địa chính cũng khá hoàn thành. Nhưng Luật Đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 vẫn bộc lộ những vấn đề mới phát sinh mà chưa có định hướng giải quyết cụ thể. Do vậy, Luật Đất đai 2003 ra đời để đáp ứng nhu cầu của thực tế tạo cơ sở để quản lý đất đai chặt chẽ hơn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay
Ngày 16/11/2003, Luật Đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Luật Đất đai 2003 đã nhanh chóng đi vào đời sống và góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc mà Luật Đất đai giai đoạn trước chưa giải quyết được.
Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, Nhà nước đã ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể hoá trong quá trình thực hiện:
Chỉ thị số số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005.
Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 do Chính phủ ban hành.
Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ.
Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004.
Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thông tư số 06/2007/TT – BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 05/05/2007.
Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ giai đoạn này đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và đã cấp được 6,2 triệu GCNQSDĐ cho người dân. Các thủ tục hành chính đã được cải cách trong nhiều khâu đặc biệt là nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn được thời gian cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn chậm nhất là đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp.
2.1.2 Cơ sở lý luận
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành nông nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. Cùng với thời gian giá trị sử dụng của đất có chiều hướng tăng hay giảm điều đó phụ thuộc vào việc triển khai sử dụng của con người.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đặc biệt là việc gia nhập WTO. Nó đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cũng ngày càng trở lên phức tạp.
Chính vì thế, công tác quản lý sử dụng đất đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng.
* ĐKĐĐ là thủ tục hành chính bắt buộc do cơ quan Nhà nước thực hiện và được thực hiện với tất cả các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất. ĐKĐĐ là công việc để thiết lập lên hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ nhất cho tất cả các loại đất trong phạm vi địa giới hành chính để thực hiện cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng đủ điều kiện làm cơ sở để Nhà nước quản chặt, lắm chắc đến từng thửa đất và từng sử dụng đất.
* GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ.
2.1.3 Căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập và ban hành các văn bản pháp luật về thống nhất quản lý đất đai, các văn bản trước đây đều bị bãi bỏ. Tháng 11/1953, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959 quy định 3 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Tháng 4/1975, đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã thực hiện kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nước. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 169/QĐ – CP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó.
Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm…”. Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
Ngày 01/07/1980, Chính phủ ra Quyết định số 201/QĐ – CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất theo quy hoạch và kế hoạch chung trong cả nước.
Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 299 – TTg với nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
Ngày 05/11/1981, Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 56/QĐ – ĐKTK quy định về trình tự thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
Ngày 08/11/1988, Luật Đất đai ra đời. Trong đó có nêu: “ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp GCNQSDĐ”, đây là một trong bảy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Ngày 04/07/1989, Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201/QĐ – ĐKTK về ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Luật đất đai năm 1993 được thông qua vào ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/06/2001.
Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
Quyết định số 499/QĐ – ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai.
Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính.
Chỉ thị số 18/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
Công văn số 776/CV – NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị.
Thông tư liên tịch số 1442/TTLT – TCĐC – BTC ngày 21/9/1999 của Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐQSSDĐ theo Chỉ thị số 18/1999/CT – TTg.
Nghị định số 04/2000/NĐ – CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ quy định về điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ.
Thông tư số 1990/2001/TT – TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính thay thế cho Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/03/1998.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003. Trong đó có quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005.
Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 do Chính phủ ban hành.
Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ.
Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004.
Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thông tư số 06/2007/TT – BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 05/05/2007.
Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
2.1.4 Một số quy định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính
2.1.4.1 ĐKĐĐ
ĐKĐĐ nhằm thiết lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ để lập ra cơ sở pháp lý đầy đủ nhất để thực hiện quản lý đất đai thường xuyên. ĐKĐĐ có 2 loại:
- Đăng ký ban đầu: là đăng ký thực hiện với các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, người sử dụng đất đang sử dụng đất mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
- Đăng ký biến động: được thực hiện với người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có biến đổi về quyền sử dụng đất với các trường hợp: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn; được phép đổi tên; thay đổi hình dạng, kích thước thửa đất; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi thời hạn sử dụng đất; chuyển từ hình thức giao đất có thu tiền sang thuê đất và ngược lại.
2.1.4.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Các đối tượng được Nhà nước cấp GCNQSDĐ:
- Đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê, thuê lại của người khác hoặc đất công ích.
- Những đối tượng được Nhà nước giao đất từ 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
- Những đối tượng đang sử dụng đất theo quy định của điều 50, 51 Luật Đất đai 2003 mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
- Những đối tượng được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, các tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Đối tượng sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đối tượng sử dụng đất của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Đối tượng được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2.1.4.3 Lập và quản lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu GCNQSDĐ.
Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện và được in ra giấy để phục vụ cho quản lý đất đai cấp xã.
Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự thủ tục hành chính quy định tại chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất.
2.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia và ở mỗi quốc gia có một hình thức sở hữu đất đai và các quan hệ đất đai riêng. Điều đó phụ thuộc vào bản chất của từng Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị của quốc gia đó.
2.2.1 Tại Mỹ
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCNQSDĐ tại Mỹ sớm được hoàn thiện. Đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.
2.2.2 Tại Pháp
Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương. Đó là hệ thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đất đai). Nhờ hệ thống này mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường xuyên và phù hợp và cũng có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến từng khu vực, từng thửa đất.
Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến hành quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hoá và tư liệu trên giấy, bao gồm: các chứng thư bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra, mỗi chủ sử dụng đất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệu địa chính đối với bất kỳ bất động sản nào cần đăng ký.
2.2.3 Tại Thái Lan
Thái Lan đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và GCNQSDĐ ở Thái Lan được chia làm 3 loại:
- Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ.
- Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh.
- Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ thì cấp bìa vàng.
Tuy nhiên, sau đó, họ sẽ xem xét tất cả các trường hợp sổ bìa xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng họ sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. Đối với trường hợp bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét các Quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ.
2.2.4 Tại Ôtrâylia
Đây là một nước rộng lớn, bốn bề là biển, tỷ lệ diện tích trên đầu người cao, 90% quỹ đất tự nhiên là do tư nhân sở hữu. Khi Nhà nước muốn sử dụng thì họ phải tiến hành làm hợp đồng thuê đất của tư nhân. Để quản lý tài nguyên đất, Ôtrâylia đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và tiến hành hoàn thiện hệ thống thông tin đất. Vì vậy, các giao dịch về đất đai rất thuận tiện, quản lý đất đai rất nhanh chóng.
2.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước
Mục tiêu của nước ta là đến năm 2005 cả nước hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ theo Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Theo bản báo cáo của Chính phủ đến ngày 30 tháng 09 năm 2007, kết quả cấp giấy chứng nhận cho các loại đất chính trong cả nước như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: cấp được 13.686.351 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích là 7.485.643 ha và đạt 82,10% diện tích cần cấp. Trong đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân 13.681.327 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích là 6.963.330 ha; cấp cho tổ chức 5.024 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích là 522.313 ha. Cả nước có 31 tỉnh cấp được trên 90%; 11 tỉnh cấp được từ 80 – 90%; 8 tỉnh cấp được từ 70 – 80%; 12 tỉnh cấp được từ 50 – 70%; 2 tỉnh cấp được dưới 50%.
- Đất lâm nghiệp: cấp được 1.111.302 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích 8.116.154 ha và đạt được 62,10% diện tích cần cấp. Cả nước có 13 tỉnh cấp được trên 90%; 7 tỉnh cấp được từ 80 – 90%; 8 tỉnh cấp được từ 50 – 70%; và 31 tỉnh cấp dưới 50%.
Trước đây, công tác cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính. Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã đầu tư lập bản đồ địa chính nên đã đẩy nhanh được tiến độ cấp GCNQSDĐ nhưng một số địa phương vẫn còn chậm do chờ quy hoạch lại 3 loại đất rừng và quy hoạch lại cho các lâm trường quốc doanh đang sử dụng và sắp xếp đổi mới các lâm trường.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: cấp được 642.545 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích 475.225 ha và đạt 68,30% diện tích cần cấp. Và trong cả nước còn 10 tỉnh chưa triển khai cấp GCNQSDĐ nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất ở đô thị: đã cấp được 2.837.616 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích là 64.357 ha và đạt 62,20% diện tích cần cấp. Cả nước có 17 tỉnh cấp được trên 90%; 6 tỉnh đạt từ 80 – 90%; 6 tỉnh đạt từ 70 – 80%; 15 tỉnh đạt từ 50 – 70%; 20 tỉnh dưới 50%.
Từ 07/01/2006, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu theo quy định của Luật Nhà ở.
- Đất ở nông thôn: cấp được 11.705.664 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích 383.165 ha và đạt 76,50% diện tích cần cấp. Cả nước có 19 tỉnh cấp trên 90%; 16 tỉnh cấp được từ 80 – 90%; 10 tỉnh từ 70 – 80 %; 12 tỉnh từ 50 – 70%; 7 tỉnh dưới 50%.
Từ 07/01/2006, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu theo quy định của Luật Nhà ở
- Đất chuyên dùng: cấp được 71.897 GCNQSDĐ tương ứng diện tích là 208.828 ha và đạt 37,40% diện tích cần cấp. Cả nước có 3 tỉnh cấp được trên 90%; 11 tỉnh cấp được từ 70 – 80%; 10 tỉnh cấp được từ 50 – 70%; 40 tỉnh dưới 50%.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: cấp được 10.207 GCNQSDĐ tương ứng với diện tích 6.921 ha và đạt 35,70% diện tích cần cấp. Công tác cấp GCNQSDĐ với đất tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện chủ yếu từ năm 2005 – 2007. Và khi Nghị định số 84 của Chính phủ được ban hành đã đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ đối với loại đất này.
Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; đã thực hiện được cải cách hành chính trong nhiều khâu đặc biệt là nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian cấp GCNQSDĐ. Có được kết quả này là do: Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; thực hiện chính sách một cửa; công tác cấp GCNQSDĐ gắn với lợi ích thiết thực của người dân nên được người dân ủng hộ.
Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ vẫn còn chậm nhất là đối với các loại đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp. Việc cấp GCNQSDĐ chưa triển khai thực hiện đồng bộ mà chỉ tập chung vào mấy loại đất chính, chưa thực hiện đồng bộ công tác cấp GCNQSDĐ với lập hồ sơ địa chính. Sau khi dồn điền đổi thửa thì chưa tiến hành cấp lại GCNQSDĐ. Tình trạng này là do:
- Việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 còn chậm.
- Hệ thống pháp luật có nhiều bất cập.
- Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính là công tác khó khăn, phức tạp.
- Kinh phí đầu tư cho công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính còn thấp.
- Cán bộ làm công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ còn mỏng và trình độ còn hạn chế.
- Nhiều địa phương hiểu không đúng và không thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dụng không đúng quy định khi cấp GCNQSDĐ. Một số địa phương chưa ban hành đầy đủ các quy định cụ thể hoá pháp luật về đất đai liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ nhất là quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở từng khâu công việc như thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính.
2.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Hải Dương
Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hải Dương được thể hiện ở bảng 1. Cụ thể:
2.4.1 Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp
Tính đến tháng 12 năm 2007 thì toàn tỉnh đã cấp được 100% GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp trước khi dồn điền đổi thửa. Sau khi dồn điền đổi thửa thì tỉnh Hải Dương chưa cấp đổi lại GCNQSDĐ cho người dân với các thửa đất mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỉnh đang xin ý kiến của cấp trên về việc cấp GCNQSDĐ cho từng thửa đất hay tất cả các thửa đất 1 GCNQSDĐ.
2.4.2 Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở
Tính đến tháng 12 năm 2007, toàn tỉnh đã cấp được GCNQSDĐ đất ở nông thôn cho 339.127 hộ trên tổng số 382.113 hộ đã ĐKĐĐ (đạt 88,75%) với diện tích cấp là 14.199,04 ha trên tổng số 16.383,75 ha diện tích đất cần cấp (đạt 86,66%), cấp được GCNQSDĐ đất ở đô thị cho 44.235 hộ trên tổng số 75.050 hộ đã ĐKĐĐ (đạt 58,94%) với diện tích là 718,09 ha trên tổng số 1.715,33 ha đất ở đô thị cần cấp (đạt 41,86%).
Từ kết quả trên cho thấy việc cấp GCNQSDĐ đối với đất ở còn chậm đặc biệt là đất ở đô thị.
2.4.3 Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức
Đến nay, hầu hết các tổ chức hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được ĐKĐĐ nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ. Toàn tỉnh đã cấp được GCNQSDĐ cho 818 tổ chức với diện tích là 2552,16 ha đạt 67,16% số tổ chức cần cấp.
2.4.4 Kết quả lập hồ sơ địa chính của tỉnh Hải Dương
Sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hàng loạt thửa đất nông nghiệp đã bị thay đổi về kích thước, diện tích và chủ sử dụng. Công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính đang được tiến hành nhưng vẫn chưa hoàn thành. Việc lập hồ sơ địa chính đạt kết quả chưa cao. Hơn nữa, sự ra đời của Thông tư 29/2004/TT – BTNMT về hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính dẫn đến hồ sơ địa chính còn chông chéo, phức tạp giữa mới và cũ. Và sau đó là Thông tư 09/2007/TT – BTNMT cũng về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thay cho Thông tư số 29 trên nhưng Thông tư này chưa được áp dụng.
Tổng hợp số liệu địa chính toàn tỉnh đến tháng 12/2007, như sau:
- Sổ địa chính: 375 quyển (sao thành 2 bộ)
- Sổ mục kê: 452 quyển (sao thành 3 bộ)
- Sổ theo dõi biến động: 489 quyển (gốc + sao).
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
3.1.1.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
3.1.1.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới
3.1.1.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước
3.1.1.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính tỉnh Hải Dương
3.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Nam Sách
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai huyện Nam Sách
3.1.3.1 Tình hình quản lý đất đai
3.1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai
3.1.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
3.1.4.1 Những căn cứ để huyện Nam Sách thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính
3.1.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
3.1.4.3 Kết quả thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
3.1.5 Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
3.1.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra
Phương pháp này sử dụng để thu thập các số liệu, tài liệu tại các phòng ban thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường, Phòng Tài nguyên – Môi trường, qua mạng Internet, sách báo.
3.2.2 Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu, tài liệu khác liên quan như: diện tích, vị trí, khoảng cách, mục đích sử dụng…
3.2.3 Phương pháp so sánh
So sánh giữa Luật và thực tế của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính ở địa phương.
3.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
- Tìm hiểu, phân tích số liệu, tài liệu
- Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu
3.2.5 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến để đi đến giải pháp đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính của huyện Nam Sách.
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Nam Sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Hải Dương) khoảng 6km về phía Tây theo quốc lộ 183.
- Phía Bắc giáp huyện Chí Linh
- Phía Đông giáp huyện Kinh Môn, Kim Thành
- Phía Nam giáp huyện Thanh Hà, Thành phố Hải Dương
- Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và tỉnh Bắc Ninh
Nam Sách nằm trên trục đường giao thông nối liền tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh như tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5A nối liền từ thủ đô Hà Nội – Thành phố Hải Phòng, quốc lộ 183 nối Thành phố Hải Dương với với huyện Chí Linh là hai khu vực phát triển kinh tế năng động nhất tỉnh Hải Dương, hai tuyến đường thuỷ quan trọng của tỉnh là sông Thái Bình và sông Kinh Thầy…tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh, tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Nhìn chung, địa hình huyện Nam Sách tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, xét về tiểu địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau. Nhiều tiểu vùng bị sông ngòi ăn sâu chia cắt nên địa hình thấp trũng, thường bị úng cục bộ vào mùa mưa như các xã: Cộng Hoà, Thượng Đạt, Minh Tân…
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nam Sách mang đầy đủ các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Bắc nước ta, đó là: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, cuối mùa thường có gió bão gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp; mùa đông khô, lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống rất thấp xuất hiện sương muối gây tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp đặc biệt là vừa qua đợt rét đậm kéo dài đã làm thiệt hại tài sản của bà con nông dân và làm chậm quá trình gieo cấy lúa; cuối mùa đông có mưa phùn độ ẩm không khí cao.
Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5ºC trong vòng 12 năm (1995 – 2007) từ 23,6ºC tháng nóng nhất là 6, 7, 8 có ngày nhiệt độ lên đến 38ºC; tháng lạnh nhất là tháng 1, 2 có thể xuống đến 7ºC. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.447 giờ, năm có số giờ nắng cao là 1.760 giờ (năm 2003), năm có số giờ nắng thấp nhất là 1.315 giờ (năm 1995).
Lượng mưa trung bình là 1.464 mm, năm có lượng mưa trung bình cao nhất là năm 2001 (1.880 mm). Độ ẩm trung bình là từ 84% - 87%.
4.1.1.4 Chế độ thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Nam Sách có sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình là sông Kinh Thày chảy qua, bao bọc lấy 3 mặt: Tây, Bắc và Đông của huyện. Hàng năm lưu lượng chảy của 2 con sông này đạt 700 – 800 triệu m3 nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho huyện, cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và là các tuyến đường thuỷ quan trọng của tỉnh. Vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều nên mực nước tại các con sông này chênh lệch giữa đầu nguồn (trạm Phả Lại) và cuối nguồn (trạm Bá Nha) là 1m. Những tháng có mưa nhiều mực nước trung bình cao nhất đạt 2m95 (trạm Phả Lại) và 2m08 (trạm Bá Nha), mực nước trung bình thấp nhất vào các tháng mùa khô đạt 0m76 (trạm Phả Lại) và 0m41 (trạm Bá Nha).
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hàng trăm km sông trung thuỷ nông và đều bắt nguồn từ các cống hoặc trạm bơm góp phần điều tiết chế độ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp của huyện.
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Đất đai Nam Sách được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình, đất tương đối màu mỡ, tầng đất dày, thành phần cơ giới chủ yếu là trung bình nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện và vững chắc với nhiều loại đất trồng: cây lương thực, cây ăn quả và rau màu thực phẩm cao cấp khác… Với tổng diện tích tự nhiên 13.287,74ha (theo số liệu thống kê, kiểm kê năm 2007) và được sử dụng thích hợp với các mục đích khác nhau:
Khu vực thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: ven quốc lộ 5A, quốc lộ 183, huyện lộ 5B thuộc địa bàn các xã: Nam Đồng, Ái Quốc, Đồng Lạc, An Lâm, Quốc Tuấn, Thanh Quang, Hồng Phong…
Khu vực thích hợp phát triển rau màu cao cấp, trồng dâu nuôi tằm: Nam Trung, Nam Chính, Nam Tân, Nam Hưng, Thái Tân, Hợp Tiến, Hiệp Cát, An Lâm, An Bình…
Khu vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Cộng Hoà, Nam Tân, Hiệp Cát, Thái Tân, Hồng Phong, Minh Tân, An Sơn, Đồng Lạc…
Khu vực thích hợp phát triển lúa đặc sản: Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Nam Tân, Đồng Lạc, Cộng Hoà…
4.1.2.2 Tài nguyên nước
* Nước mặt: Được cung cấp bởi các con sông: Thái Bình, Kinh Thầy và sông Rạng, ngoài ra còn hàng ngàn ao, hồ, đầm, sông nhỏ nằm rải rác trên địa bàn huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong huyện.
* Nước ngầm: Theo tài liệu khoan thăm dò nước dưới lòng đất cho thấy nguồn nước ngầm của huyện có trữ lượng tương đối lớn so với vùng đồng bằng Bắc bộ, chất lượng nước trung bình, tổng độ khoáng cao, nước lợ, tanh, độ cứng cao, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào cho sản xuất và sinh hoạt.
4.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi thành lập
Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Con người Nam Sách nổi tiếng thông minh, hiếu học và đỗ đạt tiêu biểu là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nam Sách tiếp tục đóng góp sức người, sức của vào chiến thắng hào hùng của dân tộc. Trong đó tấm gương hi sinh anh dũng của nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi đã được các thế hệ thanh niên noi theo và học tập. Đến công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, Nam Sách lại thuộc tốp đi đầu trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Hiện nay trên địa bàn huyện còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá ghi dấu các sự kiện lịch sử lớn là: Đình Đầu (Hợp Tiến), Đền Thờ Thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (Nam Trung),…
4.1.3 Cảnh quan môi trường
Nam Sách là huyện đồng bằng, giáp với Thành phố Hải Dương nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động, mật độ dân số cao, đất đai được khai thác triệt để cho các mục đích kinh tế, xã hội, quá trình sử dụng đất có một số chưa hợp lý đã tác động xấu đến môi trường đất, nước và môi trường không khí. Sức ép về việc tăng năng xuất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi không đúng quy định làm cho chất lượng đất suy giảm, nước và không khí bị ô nhiễm. Đặc biệt là ở các khu đô thị; khu dân cư tập trung đông; khu, cụm công nghiệp; làng nghề; khu chăn nuôi tập trung…làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền, doanh nghiệp, người dân.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể thì Nam Sách là địa phương có cảnh quan khá đẹp, những hồ sen ven quốc lộ 183, các vùng cây ăn quả là những điểm nhấn chứng minh cho điều này.
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Các thôn, khu dân cư đều giành đất để quy hoạch bãi tập kết rác tạm thời, các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường chặt chẽ… nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
4.1.4.1 Thuận lợi
Huyện Nam Sách có vị trí thuận lợi, có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh và vùng chạy qua tạo điều kiện cho huyện thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất một cách nhanh chóng. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu thông thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với các huyện và tỉnh bạn, đặc biệt là nông sản và thực phẩm.
Địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai phì nhiêu, màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng, phá thế độc canh. Từ đó phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
4.1.4.2 Khó khăn
Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa gây tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
Quỹ đất hạn hẹp, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp cũng gây khó khăn cho huyện trong khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình.
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nhờ có vị trí thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xác định đúng phương hướng phát triển cho từng ngành, từng vùng nên kinh tế của huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ, tăng bình quân 10,2%/năm tương đương với mức bình quân của tỉnh (10,8%).
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2007 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 - 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2003 – 2007
Tỉnh Hải Dương
Huyện Nam Sách
Tổng GDP
10.80
10.20
Nông, lâm, thuỷ sản
3.90
5.30
Công nghiệp & xây dựng
15.40
18.20
Dịch vụ
11.60
12.30
Tổng sản phẩm trong huyện năm 2007 đạt 1193 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 8.3 triệu đồng.
4.2.2 Chuyển dịch cơ cầu kinh tế
Nhờ có đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, từ nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ sang nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Năm 2007, cơ cấu nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp là: 37,70% - 35,20% - 27,10% so với mục tiêu về chuyển dịch kinh tế đều đã đạt và vượt (48% - 32% - 20% đã đề ra), phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm dần ngành nông nghiệp kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động - số lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động dư thừa giảm dần. Từ đó, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho người sản xuất, người kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành
4.2.3.1 Sản xuất nông nghiệp
Trong 5 năm 2003 – 2007, sản xuất nông nghiệp của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi - dịch vụ thay đổi đáng kể, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. Năm 2007, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp là: 60,50% - 37,20% - 2,30%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng dần: năm 2003 là 33,3 triệu đồng/ha, năm 2007 là 40 triệu đồng/ha. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Năm 2007, giá trị ngành nông nghiệp đạt 449,8 tỷ đồng.
* Trồng trọt
Là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2003 là 72,40% và đến năm 2007 là 60,50%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt không cao song giá trị sản xuất lại tăng đáng kể từ 33,3 triệu đông/ha năm 2003 lên 40 triệu đồng/ha năm 2005. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch giống lúa, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chủ động làm tốt công tác tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất vụ đông, trồng cây rau màu được đẩy mạnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây rau màu, các loại cây có giá trị kinh tế cao ngày càng chú trọng. Nhờ có thị trường tiêu thụ ổn định nên tỷ lệ cây rau màu có giá trị kinh tế cao chiếm từ 62 – 76% diện tích rau màu toàn huyện. Năm 2007, giá trị ngành trồng trọt là 272,2 tỷ đồng, chiếm 22,82% GDP.
* Chăn nuôi, thuỷ sản
Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi, thuỷ sản ngọt phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đàn bò tăng 183% so với năm 2003, đàn lợn tăng 114%, diện tích nuôi thả cá tăng 128%, sản lượng cá từ 874 tấn lên 2000 tấn. Trong cơ cấu đàn gia súc có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ đàn bò lai Sind đạt trên 75%, đàn lượng thịt hướng nạc đạt trên 90% tổng đàn. Các loại cá giống mới như rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng, thuỷ đặc sản như: ba ba, ếch được đưa vào sản xuất với tỷ lệ tăng dần. Năm 2007 giá trị ngành chăn nuôi thủy sản là 167,4 tỷ đồng, chiếm 14,03% GDP.
* Dịch vụ nông nghiệp
Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đã đáp ứng được việc tưới, tiêu; cung cấp vật tư nông nghiệp; giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn gia súc; thuốc thú y; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; dự tính, dự báo sâu bệnh; làm đất; tiêu thụ sản phẩm; cung cấp điện... cho sản xuất của bà con nông dân. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp từ chỗ chiếm 1,78% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2003 đã tăng lên 2,3% năm 2007.
4.2.3.2 Công nghiệp – Xây dựng
Với tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2005, huyện đã quy hoạch, hình thành khu công nghiệp Nam Sách với diện tích 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng với diện tích 34,4 ha và dành đất thuận lợi ở các xã, thị trấn cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay có 68 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong đó có 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là giầy da, may mặc, đồ nhựa... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được 6.900 lao động, thu nhập bình quân một lao động là 1,1 triệu đồng/tháng.
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển tiến bộ. Các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc... được khôi phục và duy trì. Hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề truyền thống như: chế biến nông sản, làm hương, trồng dâu nuôi tằm, cơ khí... Hiện nay, Nam Sách có một số làng nghề nổi tiếng như: gốm Chu Đậu (Thái Tân), sấy rau quả ở thôn Mạn Đê (Nam Trung),...
Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 323,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 13,3%/ năm, thu hút trên 2 vạn lao động tham gia.
Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh, như: hệ thống điện, đường, trường, trạm, kênh mương, trụ sở làm việc, các công trình phúc lợi xã hội, công trình xây dựng trong nhân dân được quan tâm và đầu tư theo hướng hiện đại tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo trong xây dựng nông thôn mới.
4.2.3.3 Dịch vụ - thương mại
Nông nghiệp, công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao là động lực thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Có những loại hình dịch vụ có truyền thống lâu đời như: dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, hiếu hỷ, giáo dục, y tế... Nhưng cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp với cuộc sống hiện đại, như: nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng... Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 419,9 tỷ đồng chiếm 35,2% GDP.
4.2.4 Dân số, lao động, việc làm
4.2.4.1 Dân số
Dân số năm 2007 của huyện là: 143.779 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,8% năm. Mật độ dân số là 1082 người/km2. Những xã có mật độ dân số đông là: thị trấn Nam Sách, Ái Quốc, Nam Đồng.
Công tác dân số được đẩy mạnh, thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn rất ít. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ suy sinh dưỡng giảm xuống còn 8,1%. Tuổi thọ bình quân là 72 tuổi.
4.2.4.2 Lao động, việc làm
Nam Sách là huyện có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào chiếm 54,7% dân số, tương đương với 78.647 người. Trong đó, số người có việc làm là 65.694 người chiếm 83,5%.
Chất lượng lao động: Đa số là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo (chiếm 70% tham gia hoạt động kinh tế), số lao động đã qua đào tạo là 23.594 người chiếm 30%, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (27%). Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm từ 2.200 đến 2.600. Trong đó tập trung cao nhất vào nhóm ngành công nghiệp: 47,38%, phát triển nông nghiệp là 33,42%, dịch vụ là 9,7% và xuất khẩu lao động là 9,5%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: lao động trong nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần, lao động nông nghiệp giảm dần phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm từ 65,9% tổng lao động năm 2003 xuống còn 62,4% năm 2007. Lao động công nghiệp tăng từ 22,8% năm 2003 lên 24,9% năm 2007. Lao động dịch vụ tăng từ 11,3% năm 2003 lên 12,7% năm 2007.
4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
4.2.5.1 Thực trạng phát triển thị trấn Nam Sách
Thị trấn Nam Sách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Là đô thị vệ tinh gắn với các khu công nghiệp phía Bắc của thành phố Hải Dương. Tổng diện tích tự nhiên hiện nay của thị trấn là 213,06 ha chiếm 1,60% diện tích đất tự nhiên. Tổng dân số trong thị trấn có 9.400 người chiếm 6,54% dân số toàn huyện. Và tổng thu nhập của thị trấn chiếm 9,39% thu nhập của toàn huyện. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đã có nhưng chưa đầy đủ, về quy mô và số lượng còn thiếu và rất hạn chế so với quy định của Nhà nước và nhu cầu thực tế của người dân, chưa xứng với vị thế một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện Nam Sách.
4.2.5.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Hầu hết các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được hình thành từ lâu đời, có hệ thống giao thông thuận tiện, có nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Mật độ dân số ở các khu dân cư phân bố tương đối đồng đều, nằm tập trung ở khu vực trung tâm, các vùng sản xuất nông nghiệp. Có thị tứ và một số điểm dân cư mới hình thành bám theo trục đường giao thông chính mang dáng dấp đô thị, còn lại vẫn mang nét làng quê truyền thống là nhà ở kết hợp với vườn cây, ao cá tạo không gian thoáng mát. Trong mấy năm gần đây, diện mạo của khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng đi lên, nhà cửa được xây dựng kiên cố (toàn huyện không có nhà tranh tre, vách đất), hệ thống giao thông, điện sinh hoạt, điện thoại, các công trình phúc lợi công cộng, như: văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế... được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên sự phát triển của khu dân cư nông thôn còn mang tính tự phát, việc quy hoạch các điểm dân cư mới còn mang tính cục bộ, chưa gắn sự phát triển với nâng cao chất lượng môi trường và cơ sở hạ tầng kèm theo.
4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
4.2.6.1 Giao thông
* Đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường quốc lộ 5A, 183; tỉnh lộ 390; đường huyện quản lý 5B; đường liên xã; liên thôn; liên xóm; giao thông nội đồng... với tổng chiều dài hơn 1.000km. Hầu hết các tuyến đường liên xóm trở lên đều được bê tông hoá, lát gạch hoặc rải đá cộn. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện lộ, kiên xã đều được rải nhựa. Nhiều xã đã chủ động xây dựng kế hoạch huy động bằng nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng; khai thác các vật liệu sẵn có để làm đường như gạch vỡ, xỉ lò gạch, xỉ lò vôi, vật liệu tháo dỡ từ công trình cũ...
* Đường sắt
Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với chiều dài 5,07km và ga Tiền Trung. Chất lượng đường sắt hiện nay còn hạn chế, khổ đường hẹp do được xây dựng từ lâu. Lượng hàng hoá và hành khách lưu chuyển qua ga Tiền Trung thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của nhân dân.
* Đường thủy
Nam Sách có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Huyện được bao bọc bởi sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, là 2 trong số tuyến vận tải thuỷ quan trọng của tỉnh Hải Dương cũng như các vùng. Tổng chiều dài các tuyến sông được sử dụng vào mục đích vận tải là: 50,90km. Tuy nhiên các hoạt động khai thác trên hệ thống sông hình thành tự phát, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hoá, luồng gạch chưa được nạo vét thường xuyên, tàu thuyền cũ kỹ, lạc hậu... nên hạn chế lưu thông.
4.2.6.2 Thuỷ lợi
Công tác xây dựng hệ thống thuỷ lợi trong những năm qua tập trung vào các nhiệm vụ: kiên cố hoá kênh mương, nạo vét các trục sông chính, khơi thông dòng chảy, tu sửa nâng cấp các công trình, đảm bảo tưới tiêu kịp thời, phục vụ cho sản xuất của nhân dân.
Hệ thống đê, kè, cống, được quan tâm tu bổ, nâng cấp theo hướng kiên cố, xây dựng điếm canh, xây dựng nhà quản lý đê, cứng hoá và cải tạo mặt đê, trồng và bảo vệ tốt tre chắn sóng, bảo đảm hành lang bảo vệ đê không bị xâm phạm. Khi thực hiện các dự án đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng... đều phải để hành lang bảo vệ đê theo đúng quy định. Đến năm 2007, huyện đã kiên cố được 13,8% kênh mương các loại, trong đó kênh chính và kênh cấp I đạt trên 33%.
4.2.6.3 Giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục được quan tâm củng cố; số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 100%, cấp tiểu học đạt 92,2%, bậc mầm non đạt 70,1%; số giáo viên giỏi cấp huyện hàng năm bình quân đạt 10%. Chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo mũi nhọn được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 81%; có 40 – 45% số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi; bình quân hàng năm có 260 học sinh đỗ vào các trường đại học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 67,9%, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 89,1% và đã xây dựng được 14 trường đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm đẩy mạnh: 100% các xã, thị trấn thành lập được hội khuyến học và Trung tâm học cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người, mọi đối tượng đều được học tập, nâng cao dân trí.
4.2.6.4 Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt, mạng lưới y tế được củng cố, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng địa phương. Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 23 trạm y tế, trong đó có 17/23 trạm đã được xây dựng đạt chuẩn, 100% các xã thị trấn có bác sỹ thường xuyên làm việc tại trạm y tế, tỷ lệ cán bộ y tế/1 vạn dân là 22,2. Trang thiết bị và điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm đầu tư. Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện chưa tốt nên năm vừa qua có mấy người bị nhiễm dịch tả. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai hiệu quả, 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ.
4.2.6.5 Văn hoá, thể thao
Cuộc vận động :“ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, mà trọng tâm là phong trào: “ Xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá”, lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được các cấp , các ngành, các tổ chức và người dân hưởng ứng tích cực. Toàn huyện có 45 làng được công nhận là làng văn hoá chiếm 36% tổng số làng; 95% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 95% số cơ quan, đơn vị đạt cơ quan văn hoá. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá được tăng cường; có nhiều xã xây dựng được nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn; 100% số làng, khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước. Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy tốt. Toàn huyện có 147 di tích và phế tích, trong đó có 13 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng Quốc gia, 3 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp tốt như: Đình Đầu (Hợp Tiến), nhà lưu niệm Bác Hồ (Ái Quốc), chùa An Ninh (An Bình)... Hàng năm toàn huyện có 50/109 lễ hội truyền thống được tổ chức; các phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, các loại hình nghệ thuật cổ truyền như: hát chèo, ca trù, nhạc cụ dân tộc được lưu giữ, lưu truyền cho thế hệ sau.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú. Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh phát triển theo hướng từng bước hiện đại cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chương trình, góp phần phổ biến đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân.
Phong trào rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao phát triển mạnh và rộng khắp trên địa bàn huyện. 100% số xã có sân vận động trung tâm; 50% số thôn, khu dân cư có sân thể thao. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn có đội tuyển thể thao như: bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông... Mỗi năm có hàng chục giải đấu ở các môn khác nhau từ cơ sở đến huyện hoặc cụm xã góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh.
4.2.6.6 Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhất, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Công tác phát hành báo chí, bưu phẩm nhanh chóng, kịp thời, không để xảy ra sai sót, thất lạc, nhầm lẫn và được quản lý trên máy vi tính. Toàn huyện có khoảng 21.566 thuê bao đạt mật độ 15 máy/100 dân. 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, bưu cục.
4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.7.1 Thuận lợi
- Là một huyện nông thôn thì thu nhập bình quân đầu người tương đối cao 8,3 triệu/người năm 2007.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người dân.
- Người dân đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao vào sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn huyện thay đổi rõ rệt.
4.2.7.2 Khó khăn
- Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa vững chắc, phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn.
- Các ngành, lĩnh vực phát triển còn thiếu liên kết, chưa gắn với thị trường, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của một số xã chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Công tác quản lý lao động chưa chặt chẽ, còn bị động, nguồn lao động tuy dồi dào song chất lượng còn thấp, chưa tạo nhiều việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn.
- Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa kịp thời, một số nơi còn bảo thủ. Một số sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao , sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, trong khi đó lại thiếu vốn đầu tư. Đó lá những mâu thuẫn cần được giải quyết.
4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách
4.3.1 Tình hình quản lý đất đai
4.3.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai và công tác thực hiện các văn bản đó
Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý...”. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đất đai là tài sản chung và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý toàn bộ đất đai. Để quản lý và sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai là vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua, huyện Nam Sách đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất theo đúng chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua việc: tổ chức các lớp quán triệt học tập Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ chủ chốt các xã, các phòng ban thuộc huyện; tuyên truyền Luật Đất đai cho các tầng lớp nhân dân thông qua các cuộc thi tìm hiểu, phương tiện thông tin đại chúng... giúp người dân hiểu và thực hiện đúng luật, các văn bản dưới luật một cách nghiêm túc.
Bên cạnh đó huyện cũng đã thực hiện tốt các văn bản của tỉnh về đất đai, như:
- Quyết định số 5789/2004/QĐ – UBND ngày 31/12/2004 về việc quy định khung giá các loại đất.
- Quyết định số 1795/2005/QĐ – UBND ngày 05/05/2005 về việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.
Ngoài ra UBND huyện còn ban hành các văn bản luật khác, như: các kết luận thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai; các quy định đình chỉ, tháo gỡ các công trình xây dựng trái phép; các quyết định giao đất, thu hồi đất 1 cách kịp thời, chính xác...
4.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định ranh giới theo chỉ thị số 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Nam Sách với các tỉnh và huyện giáp ranh được xác định bằng mốc giới và các yếu tố địa vật cố định, được chuyển vẽ lên bản đồ và thuyết minh cụ thể. Ranh giới giữa các xã trong huyện cũng được phân định rõ ràng, không có tranh chấp về ranh giới trên địa bàn huyện.
4.3.1.3 Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện dự án đo đạc đất nông nghiệp sau dồn ô đổi thửa, huyện đã khảo sát đo đạc xong đất nông nghiệp nhưng các loại đất khác vẫn đang tiến hành đo đạc nên chưa lập được bản đồ địa chính mới mà vẫn phải sử dụng bản đồ dải thửa 299. Sau khi hoàn thành hệ thống bản đồ địa chính mới thì đây sẽ là bộ tài liệu bản đồ địa chính mới nhất và chính quy nhất của huyện, làm căn cứ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được triển khai theo quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện 5 năm một lần cùng với kiểm kê đất đai. Ngoài ra, bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn được xây dựng khi khi lập quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay, huyện và tất cả các xã trong huyện đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
Bên cạnh đó, việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng được thực hiện tốt. Tất cả các xã và huyện đã xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
4.3.1.4 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện và các xã, thị trấn đã chủ động làm tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Năm 1996, thực hiện Luật Đất đai năm 1993, đã có 22/23 xã, thị trấn xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2005, huyện cũng đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Tháng 4 năm 2004, thực hiện công văn số 224 của UBND tỉnh, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Kết quả có 22/23 xã, thị trấn điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Đến nay tất cả các xã, thị trấn và huyện đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Hàng năm, các xã, thị trấn lập quy hoạch sử dụng đất trình UBND huyện, huyện tổng hợp trình UBND tỉnh, sau khi có thông báo phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt để tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và các công tác đất đai khác theo đúng quy định của pháp luật.
4.3.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Nhu cầu về đất đai ngày càng tăng nhưng diện tích đất đai lại có hạn. Vì vậy việc phân phối đất đai phải tiết kiệm, hợp lý, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả đất đai và phải tuân theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua huyện Nam Sách đã thực hiện công tác này như sau:
* Công tác giao đất, cho thuê đất
Đến tháng 12 năm 2007, toàn huyện đã giao, cho thuê 10.185,26 ha, chiếm 76,65% diện tích đất tự nhiên, gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 8.350,76 ha, chiếm 81,99% diện tích đã giao, cho thuê.
- Các tổ chức kinh tế trong nước sử dụng 181,88 ha, chiếm 1,79% diện tích đất được giao, cho thuê.
- Tổ chức trong nước khác sử dụng 131,75 ha; chiếm 1,29% diện tích được giao, cho thuê.
- Các cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng 21,39 ha.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê 31,59 ha.
- Uỷ ban xã sử dụng 1.462,45 ha, chiếm 14,36% diện tích đất giao, cho thuê.
- Cộng đồng dân cư sử dụng 5,44 ha.
Đồng thời huyện đã giao cho các đối tượng quản lý 3.102,48 ha chiếm 23,35% diện tích đất tự nhiên. Trong đó UBND cấp xã quản lý 2.063,04 ha; tổ chức khác quản lý 1.039,44 ha.
Việc giao đất, cho thuê đất đã thực hiện tương đối đúng theo quy định của pháp luật. Huyện đã cơ bản hoàn thành việc xử lý tồn tại trong giao đất trái thẩm quyền theo quyết định số 2689/QĐ – UB của UBND tỉnh.
* Việc thu hồi đất thực hiện trong trường hợp sử dụng không đúng mục đích, quá thời hạn sử dụng... Hiện nay, huyện làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm nhà ở... Bên cạnh đó việc thu hồi 5% đất công ích mà các đối tượng thuê đất đã sử dụng trái mục đích hoặc hết hạn thuê mà chưa chịu trả gặp nhiều khó khăn.
* Việc chuyển mục đích: Tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất trồng lúa sang đất đất nuôi trồng thuỷ sản, không theo quy hoạch đã được duyệt. Nhiều hộ xây dựng nhà ở, nhà trông coi không đúng theo quy định của tỉnh. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.3.1.6 Công tác cấp GCNQSDĐ
* Đất nông nghiệp: Đã cấp GCNQSDĐ cho toàn bộ đất nông nghiệp trước khi dồn điền đổi thửa nhưng sau khi dồn điền đổi thửa thì chưa tiến hành cấp đổi lại GCNQSDĐ.
* Đất ở tại nông thôn: Toàn huyện có 33.787 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn. Đến tháng 12 năm 2007, huyện đã cấp GCNQSDĐ cho 33.034 hộ tương đương với 822,92 ha. Tỷ lệ số hộ đã được cấp đạt 97,77% cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (88,75%).
* Đất ở tại đô thị: Toàn huyện có 2.148 hộ sử dụng đất ở tại đô thị nhưng đến tháng 12 năm 2007 mới chỉ cấp được 289 hộ tương đương với diện tích là 2,06 ha. Tỷ lệ số hộ đã được cấp GCNQSDĐ là 13,45%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả tỉnh (58,94%).
Nhìn chung, tiến độ cấp GCNQSDĐ còn thấp đặc biệt là việc cấp đổi lại GCNQSDĐ đất nông nghiệp và đất ở đô thị.
Việc thực hiện các trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, chỉnh lý GCNQSDĐ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và luật đất đai, việc trao GCNQSDĐ đến tay người sử dụng đất thực hiện vẫn còn chậm. Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu rất nhiều làm cho việc quản lý đất đai bị ảnh hưởng do không thể khai thác hết các lợi ích của hồ sơ địa chính.
4.3.1.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường ngày 01 tháng 01 hàng năm, Uỷ ban nhân dân các xã tiến hành thống kê đất đai (trừ năm kiểm kê) và nộp báo cáo kết quả thống kê lên huyện trước ngày 15 tháng 01; sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp xã, UBND cấp huyện tiến hành thống kê đất đai trừ năm tiến hành kiểm kê đất đai. Công kiểm kê đất đai cũng được tiến hành vào ngày 01/01 và được tiến hành 5 năm một lần. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo Chỉ thị số số 28/2004/CT – TTg ngày 15/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004, Công văn số 4630/BTNMT – ĐKTKĐĐ ngày 17/12/2004 của Bộ Tài nguyên – Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai. Và từ năm 2008 thì tiến hành theo Thông tư số 2008/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên – Môi trường ngày 02/08/2007.
Nhìn chung, chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao. Kết quả của công tác là việc cung cấp các tài liệu quan trọng về đất đai, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, báo cáo thuyết minh của các xã về thống kê, kiểm kê đất đai chưa đạt yêu cầu và còn sự sai lệch giữa các số liệu, bản đồ với thực tế.
4.3.1.8 Quản lý tài chính về đất đai
Đây là nội dung mới trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Quản lý tài chính về đất đai là nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách Nhà nước. Nó được thực hiện thông qua các loại thuế: thuế Nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất; phí và lệ phí: lệ phí trước bạ, lệ phí cung cấp các thông tin về đất đai... Các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế và hàng năm cơ quan thuế đều có báo cáo đầy đủ.
4.3.1.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực, nước ta chính thức cho phép thị trường mua bán đất đai công khai. Đó là thị trường quyền sử dụng đất. Huyện Nam Sách bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2004. Đến nay, công tác lập hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất đã được tất cả các xã, thị trấn hoàn thiện, gửi về phòng Tài nguyên – Môi trường và đã được ký duyệt.
4.3.1.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Tại chương IV - Luật đất đai 2003, quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để quản lý tốt các đối tượng sử dụng đất thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, do nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng chưa cao nên những vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra, như: tự ý chuyển mục đích sử dụng; nhiều hộ xây dựng nhà ở, nhà trông coi không theo quy định của tỉnh; xây dựng chuồng trại chăn nuôi không theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc lấn chiếm vi phạm hành lang an toàn công trình vẫn xảy ra; việc quản lý đất công của một số xã thực hiện chưa chặt chẽ, để người dân lấn chiếm...
4.3.1.11 Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp về đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất được huyện Nam Sách quan tâm và triển khai thực hiện định kỳ, đột xuất. Nhờ vậy đã phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị quàn lý và người sử dụng đất. Vấn đề này cần được giải quyết dứt điểm trong những năm tới.
4.3.1.12 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm Luật đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp: Huyện chủ chương thực hiện tốt công tác hoà giải ngay từ cấp xã nên phòng Tài nguyên – Môi trường đã chủ động phối hợp nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thực địa, xác định biện pháp giải quyết thống nhất từ huyện đến xã. Phương pháp này đã góp phần giúp cán bộ địa chính cơ sở nâng cao trình độ quản lý đất đai, các bên tham gia tranh chấp hiểu biết hơn về Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước đối với người sử dụng đất đồng thời giảm các vụ khiếu nại lên cấp huyện, cấp tỉnh.
3.3.1.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Nghị định số 181/2004/NĐ –CP quy định: “văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về sử dụng đất”. Tháng 2 năm 2007, Phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Từ khi ra đời Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tích cực đi vào hoạt động và đã giúp Phòng Tài nguyên – Môi trường giải quyết các công việc liên quan đến ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính.
4.3.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai
4.3.2.1 Tình hình sử dụng đất
Cơ cấu đất đai và tình hình sử dụng, quản lý đất đai được thể hiện ở bảng 3.
Qua bảng 3 ta thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2007 là 13.278,74 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất là 8.456,98 ha chiếm 63,64% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 4.825,51 ha chiếm 36,32% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng hiện nay vẫn còn 5,25 ha chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên. Trong tương lai huyện sẽ cố gắng đưa toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng để không tận dụng hết tài nguyên đất.
* Nhóm đất nông nghiệp: Chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và UBND cấp xã sử dụng. Trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều nhất: 7.346,14 ha chiếm 86,85% diện tích đất nông nghiệp; tổ chức trong nước khác sử dụng ít nhất: 19,47 ha chiếm 0,23% diện tích đất nông nghiệp.
* Nhóm đất phi nông nghiệp: Đối tượng sử dụng chủ yếu cũng là hộ gia đình, cá nhân. Số đối tượng sử dụng nhiều hơn chứ không hạn chế như đất nông nghiệp, cụ thể: hộ gia đình cá nhân sử dụng 1.004,62 ha chiếm 20,82% diện tích đất phi nông nghiệp; UBND cấp xã sử dụng 371,08 ha chiếm 7,69% diện tích đất phi nông nghiệp; tổ chức kinh tế sử dụng 181,88 ha chiếm 3,77% diện tích đất phi nông nghiệp... Phần diện tích đất phi nông nghiệp được giao để quản lý là 097,23 chiếm 64,18% diện tích đất phi nông nghiệp.
Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 13287,74 ha, cơ cấu diện tích đất theo đơn vị hành chính cấp xã như bảng 4:
Bảng 4: Cơ cấu diện tích các xã, thị trấn năm 2007
STT
Đơn vịhànhchínhcấp xã
Diện tích(%)
Cơ cấu sovới diện tíchđất tự nhiên
STT
Đơn vịhànhchínhcấp xã
Diện tích(%)
Cơ cấu sovới diện tíchđất tự nhiên
1
TT Nam Sách
455,19
3,43
13
An Lâm
590,45
4,44
2
Nam Hưng
489,67
3,69
14
Phú Điền
412,83
3,11
3
Nam Tân
609,54
4,59
15
Nam Hồng
354,03
2,66
4
Hợp Tiến
643,16
4,84
16
Hồng Phong
459,05
3,45
5
Hiệp Cát
667,29
5,02
17
Đồng Lạc
684,33
5,15
6
Thanh Quang
367,82
2,77
18
Ái Quốc
819,29
6,17
7
Quốc Tuấn
608,32
4,58
19
An Châu
405,32
3,05
8
Nam Chính
426,5
3,21
20
Minh Tân
649,66
4,89
9
An Bình
629,5
4,74
21
Thượng Đạt
264,91
1,99
10
Nam Trung
394,8
2,97
22
Nam Đồng
890,52
6,70
11
An Sơn
538,28
4,05
23
Thái Tân
829,96
6,25
12
Cộng Hoà
1097,32
8,26
( Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách)
4.3.2.2 Tình hình biến động đất đai
Đất đai của huyện biến động theo xu hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất nông nghiệp. So với năm 2006, đất nông nghiệp mất đi 63,37 ha (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm) do chuyển sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu là chuyển sang đất sản xuất kinh doanh và đất chuyên dùng).
Biến động diện tích đất đai của huyện năm 2007 so với năm 2006 được thể hiện như bảng 5
4.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
4.4.1 Những căn cứ để huyện thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính
- Căn cứ vào Luật Đất đai 1993 được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 14/07/1993, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Đất đai do Quốc hội khóa IX thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/06/2001 và Luật Đất đai 2003.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Quyết định số 499/QĐ – ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính.
- Công văn số 776/CV – NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị.
- Chỉ thị số 18/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TT – TCĐC – BTC ngày 21/09/1999 của Tổng cục Địa chính và Bộ Tài chính cho phép các chủ sử dụng đất tự triển khai diện tích đất ở, nơi nào đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính thì sử dụng số liệu bản đồ địa chính.
- Nghị định số 04/2000/NĐ – CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ về điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư số 1990/2001/TT – TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính thay thế cho Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/03/1998.
- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005.
- Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ.
- Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004.
- Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT – BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 05/05/2007.
- Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 52/QĐ – UB ngày 03/11/1994 của UBND tỉnh Hải Hưng về việc thực hiện Nghị định số 64/CP của Chính phủ.
- Chỉ thị số 17/CT – UB ngày 15/05/1994 của UBND tỉnh Hải Hưng về việc tổ chức cấp GCNQSDĐ.
- Quyết định số 12/2001/QĐ – UB ngày 10/01/2001 của UBND tỉnh Hải Dương về cấp GCNQSDĐ ở.
- Quyết định số 401/QĐ – UB ngày 25/02/2002 của UBND tỉnh Hải Dương về quy định trình tự, thủ tục lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất với các tổ chức.
- Quyết định số 457/2002/QĐ – UB ngày 15/03/2002 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy trình đăng ký cấp GCNQSDĐ.
- Chỉ thị số 21 - CT/ TU ngày 02/04/2002 của Ban Thường vụ tỉnh Hải Dương và Quyết định số 392/2002/QĐ – UB của UBND tỉnh Hải Dương ngày 06/02/2002 về việc duyệt đề án dồn điền, đổi thửa.
- Chỉ thị số 23/2004/CT – UB ngày 23/03/2004 của UBND tỉnh Hải Dương về việc các địa phương hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2005.
- Hướng dẫn ngày 29/04/1995 của Phòng Nông nghiệp huyện Nam Sách về việc hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ khu dân cư nông thôn.
- Quyết định số 756/QĐ – UB ngày 05/03/2003 của UBND huyện Nam Sách về việc triển khai cấp GCNQSDĐ ở nông thôn trên địa bàn huyện.
- Công văn số số 323/CV – UB của UBND huyện Nam Sách ngày 25/01/2004 về đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân khu dân cư nông thôn.
- Công văn số 657/CV – UB của UBND huyện Nam Sách ngày 04/05/2007 về việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ ở đô thị.
4.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách
4.4.2.1 Thuận lợi
- ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nó phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân và được nhân dân của cả nước cũng như nhân dân tỉnh Hải Dương đồng tình hưởng ứng.
- ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được quy định rõ trong Luật đất đai và các văn bản dưới luật, như: Thông tư, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định...
- ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giúp Nhà nước quản lý đất đai chặt chẽ, góp phần hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật về đất đai, đảm bảo công bằng trong sử dụng đất. Do đó, công tác này được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
- Có hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến cơ sở về chuyên môn trong từng khâu. Do đó trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc có thể xin ý kiến chỉ đạo kịp thời từ cấp trên.
- Đội ngũ cán bộ viên chức của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách luôn tích cực học hỏi, nhiệt tình, hết lòng vì công việc. Đội ngũ cán bộ này đều có trình độ cao đẳng trở lên.
- Hệ thống thông tin của tỉnh ngày càng phát triển, góp phần tích cực trong quản lý và cập nhật các thông tin về đất đai.
4.4.2.2 Khó khăn
Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách gặp phải những khó khăn sau:
- Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 ban hành còn rất chậm sau ngày Luật có hiệu lực. Đến cuối năm 2004 mới có văn bản quy định về lập hồ sơ địa chính; năm 2007 mới có quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật về đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.
- Một số nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật có vướng mắc khi triển khai thực hiện cấp GCNQSDĐ ở địa phương như việc quy định người sở hữu nhà ở làm thủ tục cấp GCNQSDĐ đất ở theo nhu cầu tại Luật nhà ở đã làm chậm việc cấp GCNQSDĐ đối với đất có nhà ở. Việc thực hiện Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ – CP chưa nghiêm. Giữa cơ quan cấp giấy và cơ quan bảo vệ pháp luật không thống nhất về xử lý đất lấn chiếm hoặc đất tự khai hoang…
- Trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước: quy hoạch sử dụng đất, công tác địa chính chưa được coi trọng, việc thực hiện không đúng quy hoạch sử dụng đất từ các giai đoạn trước để lại hậu quả đối với việc cấp GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai 2003. Còn để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi có nhu cầu làm các thủ tục hành chính về đất đai như: chưa thực hiện theo nguyên tắc “một cửa”, vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng gây phiền hà cho người dân, làm thủ tục chậm, không thông báo cho đối tượng được cấp biết thời gian đến nhận giấy… Cán bộ cấp GCNQSDĐ một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân. Việc lập bản đồ địa chính, hoàn thiện hồ sơ địa chính, đầu tư kinh phí đo đạc và làm bản đồ địa chính chưa kịp thời, tài liệu không chính xác, hồ sơ cũ bị hỏng, thiếu, thất lạc làm ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSDĐ.
- Công tác tuyên truyền về Luật Đất đai của huyện đã tiến hành nhưng chưa sâu rộng.
- Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính còn chậm, việc cập nhật thiếu tính thường xuyên nên độ chính xác thấp, tính thống nhất của hệ thống hồ sơ địa chính không cao.
- Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, mở cửa, các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp làm cho công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính nói riêng và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung ngày càng phức tạp.
- Người sử dụng đất: Hiểu biết của nhiều chủ sử dụng đất về việc cấp GCNQSDĐ còn hạn chế, nhiều người còn cho rằng không cần GCNQSDĐ vì họ sử dụng đất do ông, cha để lại là hợp pháp rồi, do đó chưa cần làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ; nhiều GCNQSDĐ đã được cấp nhưng chưa được phát tới người sử dụng đất, chủ yếu là do người sử dụng đất chưa có khả năng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tóm lại, công tác ĐKĐĐ cả nước đang gặp phải những khó khăn phức tạp. Đó chính là nguyên nhân làm cho công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính kéo dài và đạt kết quả không cao. Vì vậy, để làm tốt công tác này cán bộ huyện Nam Sách nói riêng và của cả nước nó chung cần tận dụng những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để nhanh chóng hoàn thành công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính.
4.4.3 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất của huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương
4.4.3.1 Kết quả thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp
Sau khi có Luật Đất đai 1993, công tác quản lý đất đai ngày càng được Nhà nước coi trọng, đất nông nghiệp ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý. Ngành sản xuất nông nghiệp đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực thành một nước xuất khẩu lương thực đứng vị trí thứ hai trên thế giới về sản lượng lương thực.
Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về “giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”, UBND tỉnh Hải Hưng đã ban hành Quyết định số 52/QĐ – UB ngày 03/01/1994 về việc thực hiện Nghị định số 64/CP của Chính phủ. Để thực hiện Nghị định số 64/CP của Chính phủ và Quyết định số 52/QĐ – UB của UBND tỉnh, năm 1994 huyện Nam Sách đã triển khai giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Đến cuối năm 1995, công tác này đã hoàn thành 100%. Việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài đã khuyến khích nông dân phát huy quyền tự chủ, tích cực đầu tư tiền vốn, công sức và trí tuệ vào sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp ở huyện đã có những bước phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, các mô hình sản xuất trang trại phát triển mạnh, đạt hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là các trang trại chăn nuôi của xã Hợp Tiến.
Sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời và Nghị định số 64/CP của Chính phủ đi vào cuộc sống, công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đã được quan tâm nhiều hơn. UBND huyện Nam Sách đã chỉ đạo lấy xã Thanh Quang làm điểm trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. UBND xã Thanh Quang đã tiến hành ngay việc thẩm tra, xác nhận nội dung kê khai và kiến nghị giải quyết từng đơn ĐKĐĐ. Sở Địa chính tỉnh Hải Hưng, phòng Nông nghiệp huyện Nam Sách có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ đơn ĐKĐĐ được trình duyệt. Hộ gia đình, cá nhân tiến hành kê khai đăng ký ruộng đất dưới sự chỉ đạo của trưởng xóm, tổ chuyên môn đảm bảo việc xác định vị trí, diện tích. Sau khi được duyệt đơn Hội đồng đăng ký cấp GCNQSDĐ trình duyệt lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét ký và ra quyết định cấp GCNQSDĐ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm điểm trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Quang đã đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. Được sự quan tâm của phòng Nông nghiệp nên chỉ trong một thời gian ngắn, việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của xã đã cơ bản hoàn thành. Kết quả 100% ĐKĐĐ và 100% số hộ được cấp GCNQSDĐ với diện tích cấp là 214,43ha.Ngay sau khi lấy xã Thanh Quang làm điểm, UBND huyện Nam Sách đã tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã tiến hành ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên toàn địa bàn.
Sau khi giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài, người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tăng năng suất, sản lượng vật nuôi và cây trồng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất đã bộc lộ những tồn tại của việc giao đất nông nghiệp trước đây. Chủ trương giao đất theo Nghị định số 64/CP là giữ nguyên hiện trạng theo “khoán 10”, một chủ sử dụng đất sẽ có đầy đủ các loại đất: tốt, xấu; các vị trí: xa, gần; các hình thể: to, nhỏ. Thực trạng đó làm cho đất sản xuất nông nghiệp rất manh mún, nhỏ lẻ và bị chia cắt bởi nhiều bờ, mất nhiều diện tích đất canh tác; mỗi hộ có quá nhiều thửa, có diện tích quá nhỏ (thửa nhỏ nhất chỉ 48m2) và phân tán ở nhiều xứ đồng khác nhau. Diện tích đất công ích ở nhiều xã chưa được quy thành vùng riêng gây khó khăn cho việc quy vùng sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tốn nhiều thời gian và công sức. Để khắc phục tình trạng trên và tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng hàng hoá với quy mô lớn, UBND huyện Nam Sách căn cứ vào Chỉ thị số 21 – CT/TU ngày 02/04/2002 về việc phê duyệt dự án dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2004, 23/23 xã, thị trấn đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa. Sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hầu hết các thửa đất đều bị thay đổi về hình dạng, kích thước và chủ sử dụng đất. Điều cần thiết lúc này là phải cấp đổi lại GCNQSDĐ cho người dân. Tuy công tác dồn điền đổi thửa đã tiến hành xong từ năm 2004 nhưng cho đến nay công tác cấp đổi lại GCNQSDĐ vẫn chưa được tiến hành. Nguyên nhân của tình trạng đó là do tỉnh đang đề nghị lên cấp trên xem xét nên cấp 1 GCNQSDĐ cho tất cả các thửa đất của hộ gia đình, cá nhân hay mỗi thửa đất 1 GCNQSDĐ.
Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp (trước khi dồn điền đổi thửa) đến 31/12/2007 được thể hiện ở bảng 6.
Qua bảng 6 ta thấy Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp đạt kết quả rất cao: 100% đã được cấp GCNQSDĐ. Cụ thể: 32.207/32.207 hộ gia đình, cá nhân đã được cấp GCNQSDĐ tương đương với diện tích là 8.456,59/8.456,59 ha, là do:
Chủ chương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Sự chỉ đạo sáng suốt kịp thời của UBND tỉnh và huyện, sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên – Môi trường Hải Dương, cán bộ phòng Tài nguyên – Môi trường và cán bộ địa chính xã đã làm việc tích cực, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
4.4.3.2 Kết quả thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất ở nông thôn
Việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ban đầu đối với đất ở nông thôn được thực hiện từ năm 1995 theo quy trình của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu bản đồ và việc chỉnh lý bản đồ, tài liệu nhằm đảm bảo độ chính xác trong quy trình của công tác ĐKĐĐ. Quy trình, thủ tục thực hiện như sau:
* Thành lập Hội đồng đăng ký cấp GCNQSDĐ tại xã bao gồm các thành viên:
Chủ tịch UBND xã: Chủ tịch hội đồng
Cán bộ tư pháp: Phó Chủ tịch hội đồng
Cán bộ địa chính xã: Thư ký hội đồng
Chủ tịch HĐND xã: Uỷ viên
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã: Uỷ viên
Cán bộ thuế: Uỷ viên
Các trưởng thôn: Uỷ viên
* Tổ chức thực hiện:
- Ở cấp xã:
+ Tổ công tác tập hợp thu đơn xin cấp GCNQSDĐ và các giấy tờ có liên quan, lập danh sách báo cáo Hội đồng đăng ký đất xét duyệt đơn xin cấp GCNQSDĐ cho từng hộ.
+ Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp GCNQSDĐ với đầy đủ các thành viên của Hội đồng theo trình tự xét duyệt, như sau:
Cán bộ địa chính xã trình bày đơn xin cấp GCNQSDĐ của từng hộ gia đình về các yếu tố thửa đất, những điều cần xem xét và đề xuất ý kiến xử lý để Hội đồng phân tích thảo luận.
Chủ tịch Hội đồng tổng hợp ý kiến và kết luận, nếu thống nhất thì thư ký ghi vào biên bản xét duyệt. Trường hợp cớ những ý kiến khác nhau thì tiếp tục thảo luận đi đến thống nhất. Những hồ sơ không thống nhất được thì ghi vào biên bản và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Căn cứ vào kết quả xét duyệt thư ký thành lập danh sách những hộ đủ và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ và Chủ tịch Hội đồng ký tên, đóng dấu.
+ Công bố công khai danh sách tại trụ sở UBND xã.
+ Xem xét các ý kiến đóng góp với các trường hợp xin cấp GCNQSDĐ.
+ Gửi hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Ở phòng Tài nguyên và Môi trường (từ tháng 2 năm 2007 thì phòng Tài nguyên Môi trường giao cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên – Môi trường) :
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thụ lý hồ sơ đồng thời lập và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường xét miễn giảm cho các trường hợp ưu đãi về tiền sử dụng đất chuyển đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
+ Sau khi hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính, phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành cấp GCNQSDĐ và trình UBND huyện ký GCNQSDĐ, giao GCNQSDĐ đã ký cho hộ gia đình, cá nhân và thu lệ phí địa chính.
Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất ở nông thôn huyện Nam Sách được thể hiện ở bảng 7
Qua bảng 7 ta thấy: toàn huyện có 33.778 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn và tất cả các hộ này đều đã ĐKĐĐ, tương đương với diện tích là 950,25 ha. Trong đó có 33.034 hộ đã được cấp GCNQSDĐ đạt 97,77% số hộ cần cấp cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh (88,75%), tương ứng với diện tích là 882,92 ha. Xã có tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cao nhất là xã Hợp Tiến (chiếm 100% số hộ ĐKĐĐ). Xã có tỷ lệ cấp GCNQSDĐ thấp nhất là xã Thái Tân (chiếm 90,31% số hộ ĐKĐĐ).
Ngoài ra còn có 735 hộ đã ĐKĐĐ nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ được thể hiện ở bảng 8. Các trường hợp này là do mua bán trái phép, lấn chiếm, giao đất trái thẩm quyền, tranh chấp hoặc những lý do khác (chưa đóng thuế sử dụng đất, đất ở có nguồn gốc chưa rõ ràng, các điểm phân bố dân cư mới theo quy hoạch chưa cấp GCNQSDĐ...). Trong đó, các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ do mua bán trái phép là 19,26%; lấn chiếm là 10,09%, giao đất trái thẩm quyền là 4,25%; tranh chấp 9,56% và các lý do khác chiếm 56,84%.
Nhìn chung, công tác cấp GCNQSDĐ đất ở nông thôn đạt kết quả khá cao so với cả tỉnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan ly ho so dia chinh Nam Sach.DOC