Tài liệu Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005: bảng giải thích các
thuật ngữ viết tắt
ATVSLĐ
BC - VT
BHLĐ
BHXH
BHYT
BCC
CB - LĐ
CNVC
PKTTKTC
SXKD
TCCBLĐ
TSCĐ
VNPT
VTN
XDCB
An toàn vệ sinh lao động
Bưu chính - Viễn thông
Bảo hộ lao động
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Liên doanh liên kết
Cán bộ lao động
Công nhân viên chức
Phòng kế toán thống kê tài chính
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức cán bộ lao động
Tài sản cố định
Tên giao dịch Quốc tế Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Công ty viễn thông liên tỉnh
Xây dựng cơ bản
Mục lục
Lời nói đầu 3
Chương I: Giới thiệu bưu điện tỉnh Hà Giang 4
1. Quá trình hình thành và phát triển 4
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Bưu điện tỉnh 8
3. Các thành tựu chủ yếu Bưu điện tỉnh Hà Giang đã đạt được 15
Chương II: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát
triển mạng lưới viễn thông Hà Giang 22
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc hoạch định
kế hoạch ở Bưu điện tỉnh Hà Giang 22
2. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng giải thích các
thuật ngữ viết tắt
ATVSLĐ
BC - VT
BHLĐ
BHXH
BHYT
BCC
CB - LĐ
CNVC
PKTTKTC
SXKD
TCCBLĐ
TSCĐ
VNPT
VTN
XDCB
An toàn vệ sinh lao động
Bưu chính - Viễn thông
Bảo hộ lao động
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Liên doanh liên kết
Cán bộ lao động
Công nhân viên chức
Phòng kế toán thống kê tài chính
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức cán bộ lao động
Tài sản cố định
Tên giao dịch Quốc tế Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Công ty viễn thông liên tỉnh
Xây dựng cơ bản
Mục lục
Lời nói đầu 3
Chương I: Giới thiệu bưu điện tỉnh Hà Giang 4
1. Quá trình hình thành và phát triển 4
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Bưu điện tỉnh 8
3. Các thành tựu chủ yếu Bưu điện tỉnh Hà Giang đã đạt được 15
Chương II: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát
triển mạng lưới viễn thông Hà Giang 22
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc hoạch định
kế hoạch ở Bưu điện tỉnh Hà Giang 22
2. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
mạng lưới viễn thông 28
Chương III: Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới
viễn thông tại bưu điện Hà Giang 43
1. Định hướng chung 43
2. Các giải pháp phát triển mạng lưới viễn thông 47
3. Kiến nghị 53
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
Lời nói đầu
Trong thời đại thông tin xã hội loài người, nhu cầu thông tin ngày càng tăng nhanh. Viễn thông trở thành một ngành quan trọng ở bất cứ Quốc gia nào trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Mạng viễn thông đóng vai trò như cầu nối để trao đổi thông tin giữa các chính phủ, các tổ chức xã hội và giữa mọi người với nhau.
Hiện nay Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang tiến hành hiện đại hoá mạng lưới với những phương thức truyền dẫn, chuyển mạch tiên tiến, các thiết bị hiện đại, sử dụng trên mạng những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin và các dịch vụ thông tin ngày càng cao của xã hội trong cả nước nói chung và Tỉnh Hà Giang nói riêng, luôn tìm các giải pháp để phát triển mạng lưới Viễn thông trên cơ sở thiết bị, công nghệ mới. Để công việc này tiến hành theo đúng ý đồ với hiệu quả cao thì công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là điều kiện quan trọng.
Chính vì vậy khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005".
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Ngọc Huyền để em hoàn thành đề tài này.
Do trình độ, điều kiện nghiên cứu, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên khoá luận này không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo, các phòng ban chức năng Bưu điện tỉnh Hà Giang, các bạn đọc để khoá luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Giới thiệu Bưu điện tỉnh Hà giang
1. Quá trình hình thành và phát triển
Cuối năm 1991 tỉnh Hà Giang được thiết lập sau 16 năm sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang. Hà Giang là tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Đông Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km qua 34 xã. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía tây giáp với tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía tây giáp tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Hà Giang gồm 11 đơn vị hành chính, Thị xã Hà Giang và 10 huyện : Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Diện tích tự nhiên là: 7.884Km2 dân số hơn 634.000 người (theo báo cáo thông kê năm 2002) Hà Giang có 22 dân tộc, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất công nghiệp hầu như chưa có gì. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất được Chính phủ chọn làm điểm đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong bối cảnh chung như vậy, Bưu điện tỉnh Hà Giang cũng được tái lập sau 1 năm và chính thức hoạt động từ 01/01/1993 theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Khi đó Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng cục Bưu điện có hai chức năng chính là vừa tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước về các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Tháng 4-1995 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo quyết định số 249/TTG ngày 24/4/1995 của Thủ tướng chính phủ. Hoạt động theo quyết định số 91/TTG ngày 7/3/1994 cua thủ tướng chính phủ về việc thành lập tập đoàn kinh doanh. Theo đó Tổng cục Bưu điện có quyết định 491/TCCB.LĐ ngày 14/9/1996 thành lập doanh nghiệp nhà nước " Bưu điện tỉnh Hà Giang” .
Bưu điện tỉnh Hà Giang là một tổ chức kinh tế, là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tông công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam, là bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức hoạt động của Tổng công ty. Hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng với các thành viên khác trong dây truyền công nghệ Bưu chính - Viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước. Có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới , lợi ích kinh tế tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch nhà nước do Tổng công ty giao.
Bưu điện tỉnh Hà Giang
- Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ.
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
- Có con dấu theo mẫu dấu doanh nghiệp Nhà nước.
- Được mở tài khoản ở ngân hàng và kho bạc Nhà nước
- Được Tổng công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị . Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ đã được Tổng công ty giao để góp phần bảo đảm và phát triển tổng số vốn do Tổng công ty quản lý.
- Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty.
- Có bảng cân đối kế toán, các quỹ xí nghiệp theo quy định của nhà nước và quy chế tài chính của Tổng công ty.
- Bưu điện tỉnh Hà Giang chịu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Giang về chấp hành pháp luật, các mặt hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ phục vụ nhân dân tỉnh Hà Giang và gắn nhiệm vụ phát triển Bưu chính - Viễn thông với qui hoạch kế hoạch phát triển của Tỉnh.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bưu điện tỉnh Hà Giang quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động đã được phê chuẩn tại quyết định số: 256/QĐ - TCCB/HĐQT ngày 25/9/1996 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt nam.
1.1.1. Chức năng
-Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng Bưu chính - Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng - Chính quyền các cấp phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang và các nơi khác theo quy định của Tổng công ty nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
-Thiết kế mạng thuê bao, xây lắp ngành thông tin liên lạc.
-Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính - Viễn thông
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao.
1.1.2. Quyền hạn của Bưu điện tỉnh Hà Giang
Thứ nhất, trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực.
- Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác được nhà nước và Tổng công ty giao để thực hiện chức năng của Bưu điện tỉnh Hà Giang đã nêu trên.
- Phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý sử dụng các nguồn lực đã được Tổng công ty giao điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc khi cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch và phục vụ chung của đơn vị.
- Về việc góp vốn kinh doanh.
+ Đối với các nguồn lực của Nhà nước và Tổng công ty giao, Bưu điện tỉnh Hà Giang được quyền đề xuất đối tác trong và ngoài nước, xây dựng phương án hợp tác kinh doanh trình Tổng công ty xem xét và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
+ Đối với các nguồn lực khác trừ các nguồn vốn (trừ vốn điều lệ) đơn vị được chủ động đầu tư, góp vốn liên doanh với các đối tác dưới mọi hình thức trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật riêng lĩnh vực kinh doanh khai thác dịch vụ mạng lưới Bưu chính - Viễn thông phải được Tổng công ty xem xét phê duyệt.
- Được quyền quyết định chuyển nhượng, thay thế, thuê và cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Giang theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm theo thủ tục của pháp luật trừ những tài sản có giá trị lớn hoặc quan trọng theo quy định của Tổng công ty.
- Được sử dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ của Tổng công ty để điều hành nghiệp vụ theo quy định của Tổng công ty.
Thứ hai, trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh và phục vụ.
- Lập phương án và đề nghị Tổng công ty xem xét quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sản xuất và quản lý trực thuộc có con riêng. Quyết định tổ chức bộ máy quản lý trên cơ sở lựa chọn các mô hình tổ chức mẫu do Tổng công ty quy định.
- Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành, phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông theo phân cấp của Tổng công ty và những quy định quản lý Nhà nước về Bưu chính viễn thông.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo quy hoạch, kế hoạch, phương án, quy chế, quy định và hướng dẫn của Tổng công ty.
- Tham gia các tổ chức Bưu chính - Viễn thông quốc tế với tư cách đại diện cho Tổng công ty khi được Tổng công ty uỷ quyền.
- Chủ động phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ Bưu chính - Viễn thông và mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với khả năng kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Giang nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức thực hiện các dự án phát triển theo kế hoạch của đơn vị và Tổng công ty giao.
- áp dụng các định mức lao động, vật tư của Nhà nước và Tổng công ty quy định để tổ chức lao động khoa học và hạch toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Được xây dựng và áp dụng các định mức mà Nhà nước và Tổng công ty chưa ban hành nhưng phải báo cáo Tổng công ty.
- Lựa chọn các hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định bậc lương cho người lao động có mức lương chuyên viên chính bậc 3/6 trở xuống trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập do Tổng công ty quy định.
- Được mời và tiếp khách nước ngoài đến làm việc với đơn vị về những vấn đề phù hợp với các chủ trương hợp tác quốc tế của Tổng công ty và quy định quản lý của Nhà nước. Báo cáo Tổng công ty khi có kết quả.
Thứ ba, trong lĩnh vực tài chính.
- Xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp với kế hoạch tài chính của Tổng công ty giao.
- Sử dụng quỹ của Bưu điện tỉnh Hà giang để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh. Trường hợp sử dụng vốn quỹ khác mục đích quy định phải theo nguyên tắc có hoàn trả.
- Trích lập, sử dụng các quỹ theo qui định của công ty và pháp luật của Nhà nước.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước theo phân cấp của Tổng công ty hoặc uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
- Được hưởng các chế độ trợ cấp hoặc chế độ ưu đãi khác của nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất cung cấp dịch vụ Bưu chính - Viễn thông phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo chính sách nhà nước không đủ bù đắp chi phí cho sản xuất mà Bưu điện tỉnh Hà giang thực hiện.
1.1.3. Nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hà giang
- Sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước được Tổng Công ty phân giao cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ , bảo toàn, phát triển phần vốn và các nguồn lực khác đã được giao.
- Có nhiệm vụ trả các khoản nợ mà Bưu điện tỉnh Hà giang trực tiếp vay theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp.
Trình Tổng công ty phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ do đơn vị kinh doanh.
- Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các đơn vị khác trong Tổng công ty.
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng an ninh, ngoại giao, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp. Đảm bảo các dịch vụ Bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang với thẩm quyền qui định của điều lệ này.
- Chịu sự chỉ đạo điều hành mạng thông tin Bưu chính-Viễn thông thống nhất của Tổng công ty.
- Xây dựng qui hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược, qui hoạch của Tổng công ty và phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn và trong lĩnh vực Bưu chính - viễn thông.
- Xây dựng kế hoạch dài, ngắn hạn phù hợp với mục tiên, phương hướng chỉ tiêu hướng dẫn của kế hoạch phát triển của toàn Tổng công ty.
- Chấp hành các quị định của nhà nước và Tổng công ty về điều lệ, thể lệ, thủ tục nghiệp vụ, qui trình, qui phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cước và chính sách giá.
- Đổi mới hiện đại hoá thiết bị mạng lưới công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên phương án đã được Tổng công ty phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị .
- Thực hiện nghĩa vụ quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
- Chịu sự quản ký, kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty. Tuân thủ các qui định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Bưu điện tỉnh Hà Giang phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Bưu điện tỉnh Hà Giang có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật, các khoản phải nộp về Tổng công ty theo qui định trong qui chế tài chính của Tổng công ty. Trường hợp tài sản tại được Tổng công Tổng ty điều động theo hình thức ghi tăng, giảm vốn thì không phải nộp thuế trước bạ, các bán thành phẩm luân chuyển nội bộ với các đơn vị thành viên vủa Tổng công ty để phục vụ sản xuất và các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông thì không phải nộp thuế doanh thu.
1.2. Qui mô
Hiện tại Bưu điện tỉnh Hà Giang được xếp là doanh nghiệp hạng II. Với tổ chức bộ máy quản lý gồm 5 phòng và 1 tổ tổng hợp thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Bưu điện tỉnh trong lĩnh vực công tác chuyên môn. Với tổ chức sản xuất gồm 11 đơn vị trực thuộc: 1 Công ty Điện báo điện thoại, 1 Bưu điện thị xã và 10 Bưu điện huyện tổ chức sản xuất trên địa giới hành chính của tỉnh.
Đến thời điểm 31.12.2002 toàn Bưu điện tỉnh có tổng số nguồn vốn kinh doanh: 38.484 triệu đồng, tổng số lao động 656 người, doanh thu đạt: 58.484 triệu đồng/ năm 2002.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Bưu điện Tỉnh
2.1. Cơ cấu sản xuất
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
- Công ty Điện báo điện thoại: Tổ chức sản xuất và kinh doanh các dịch vụ Viễn thông trên phạm vi toàn Tỉnh.
- Trung tâm bảo dưỡng sử lý ứng cứu thông tin: Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thông tin mạng Viễn thông toàn Tỉnh thuộc Công ty điện báo điện thoại.
- Trung tâm chăm sóc khách hàng: Quản lý và kinh doanh đến tận khách hàng trong phạm vi toàn Tỉnh.
- Các Đài viễn thông: Quản lý điều hành một số trạm theo tổ chức của Công ty điện báo điện thoại.
- Các Trạm Viễn thông: Quản lý, vận hành và trực thông tin 24/24 giờ theo qui định của Ngành.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Bưu điện Hà Giang
Bưu điện tỉnh
Các Bưu điện huyện, thị xã
Công ty Điện báo điện thoại
Tổ
quản lý
Trung tâm bảo dưỡng sử lý ứng
cứu thông tin
Trung tâm chăm sóc khách hàng
Các đài
viễn thông
Các trạm
viễn thông
Tổ quản lý
Tổ sản xuất
Các bưu cục
khư vực
Đại lý, kiôt,
điểm BDDVH xã
2.2. Cơ cấu bộ máy quản trị
2.2.1. Giám đốc
- Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được qui định theo điều lệ và các văn bản qui định khác của Tổng công ty. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của đơn vị.
- Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tổ chức, điều hành toàn đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác theo uỷ quyền của Tổng công ty.
Ban hành các qui định phân cấp quản lý vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực khác cho các đơn vị trực thuộc quản lý, khai thác có hiệu quả.
+ Quyết định điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc.
+ Xây dựng trình Tổng công ty quyết định và tổ chức thực hiện: Qui hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đổi mới công nghệ và trang thiết bị, dự án đầu tư phát triển mới, đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho CBCNV của đơn vị.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Bưu điện Hà Giang
Giám đốc
Phòng
TCCB
lao
động
Tổ
Tổng
hợp
Phó Giám đốc
Phòng
K.toán
Th.kê
T.chính
Phòng
KH và ĐTXD
Phòng
HCQT
Phòng
Bưu chính viễn thông tin học
Giám đốc Công ty điện báo điện thoại
Giám đốc các
Bưu điện huyện, thị
+ Quyết định chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh với các đơn vị khác và giữa các đơn vị trực thuộc, phương án tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNVC. Xây dựng phươg án tổ chức thực hiện đào tạo và bồi dưỡng có các bằng theo tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ, viên chức của đơn vị trình Tổng công ty phê duyệt.
+ Làm chủ đầu tư theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và quyết định đầu tư - phê duyệt quyết toán các công trình có tổng vốn trong hạn mức phân cấp của Tổng công ty .Sử dụng vốn đầu tư được phân cấp tại đơn vị.
+ Ký hợp đồng hợp đồng với người lao động, ký hợp đồng kinh tế với các đối tác theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng công ty.
+ Xây dựng nội quy lao động của Bưu điện Hà Giang, ký thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Căn cứ vào các mô hình mẫu do Tổng công ty ban hành.
Lập phương án đề nghị Tổng công ty xem xét, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sản xuất và quản lý trực thuộc có con dấu riêng.
Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị quản lý và sản xuất ngoài các đơn vị nêu trên.
+ Đề nghị Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, kế toán trưởng của Bưu điện tỉnh.
+ Xây dựng và đề nghị Tổng công ty phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang.
+ Trình Tổng công ty quyết định người tham gia các tổ chức Bưu chính viễn thông quốc tế, đi công tác, học tập ở nước ngoài.
+ Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị khuyến khích mở rộng kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông.
+ Quyết định các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.
+ Trong khuôn khổ định biên đã được Tổng công ty phê duyệt quyết định việc tuyển chọn, thuê mướn, hợp đồng với người lao động, bố trí sử dụng, chấm dứt hợp đồng theo bộ luật lao động.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển trưởng phó và kế toán trưởng các đơn vi trực thuộc, trưởng phó các phòng ban quản lý và các chức danh tương đương.
Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNC vi phạm pháp luật của Nhà nước và qui định phân cấp của Tổng công ty.
+ Quyết định việc lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng. Quyết định bậc lương cho người lao động trên cơ sở hướng dẫn của Tổng công ty, trừ việc xếp bậc lương có mức lương tương đương chuyên viên chính từ bậc 4/6 trở lên và cán bộ thuộc diện Tổng công ty quản lý.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phục vụ theo qui định của Tổng công ty và các yêu cầu bất thường khác.
+ Thiện đầy đủ các nghĩa vụ và trích lập các quỹ đơn vị theo qui định của Nhà nước, Tổng công ty và địa phương.
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm tra kiểm soát đơn vị, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với việc quản lý và điều hành của mình.
+ Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời báo cáo Tổng công ty.
2.2.2. Phó Giám đốc
- Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành thuộc phòng Bưu chính viễn thông tin học của Bưu điện tỉnh Hà Giang và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2.2.3. Kế toán trưởng
- Kế toán trưởng do Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen trưởng, kỷ luật là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê tài chính của toàn Bưu điện tỉnh Hà Giang có các quyền và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách phòng KTTKTC Bưu điện tỉnh.
2.2.4. Phòng tổ chức cán bộ - lao động
Phòng tổ chức CB-LĐ là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành về các lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo vệ nội bộ và các chế độ chính sách xã hội đối với người lao động trong phạm vi Bưu điện tỉnh.
Phòng tổ chức cán bộ lao động được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ
+ Tổ chức xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh, nghiên cứu thực hiện áp dụng mô hình tổ chức quản lý, sản xuất, tổ chức lao động khoa học, xây dựng, qui hoạch cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển.
+ Quản lí hồ sơ CBCNVC theo qui định, định kì bổ xung hồ sơ, giải quyết chế độ hưu trí mất sức, thôi việc đối với CBCNV, thường trực hội đồng kỷ luật, thường trực hội đồng tiền lương Bưu điện tỉnh, thường trực hội đồng BHLĐ - ATVSLĐ.
+ Khi thực hiện các nhiệm vụ trên phòng TCCBLĐ có trách nhiệm phối hợp với các phòng, tổ, chức năng liên quan theo đúng quy định phân công, phân cấp trong công tác quản lý của Bưu điện tỉnh để đạt được kết quả cao trong các lĩnh vực nhiệm vụ công tác được giao.
2.2.5.Phòng kế toán thống kê tài chính
Phòng KTTKTC là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh giám đốc điều hành toàn bộ công tác KTTKTC, hạch toán kinh tế về hai lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông trong toàn Bưu điện tỉnh.
Phòng KTTKTC có các nhiệm vụ:
+ Tổ chức công tác kế toán thống kê tài chính trong toàn Bưu điện tỉnh phù hợp với nhiệm vụ SXKD của Bưu điện tỉnh và Tổng công ty giao đúng với pháp luật kế toán thống kê và quy chế tài chính của Tổng công ty.
+ Tập hợp số liệu hoạt động kinh tế - tài chính để phản ánh tình hình luân chuyển tài sản, vật tư tiền vốn trong toàn Bưu điện tỉnh, phân tích hiệu quả SXKD về lĩnh vực bưu chính và viễn thông Bưu điện tỉnh theo định kỳ, quý, 6 tháng, năm.
+ Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp ngân sách, cung cấp số liệu, tài liệu và kế toán thống kê tài chính phục vụ cho việc điều hành SXKD.
+ Ký kết hợp đồng tín dụng, vay vốn tại công ty tài chính và địa phương khi có uỷ quyền, bảo lãnh của Tổng công ty theo dõi trả nợ đúng hạn.
+ Theo dõi cấp phát vốn cho các công trình XDCB theo kế hoạch vốn được phân cấp hoặc kế hoạch vốn được thông báo của Tổng công ty duyệt và khối lượng công việc XDCB đã hoàn thành của các công trình.
+ Được quyền yêu cầu các đơn vị trong toàn Bưu điện tỉnh cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết cho công tác kế toán thống kê tài chính và kiểm tra kế toán.
+ Phối hợp với phòng KH- ĐTXDCB và các phòng, tổ chức, các đơn vị trong Bưu điện tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2.6.Phòng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc:
+ Tổng hợp xây dựng và triển khai chiến lược quy hoạch, kế hoạch SXKD và phát triển mạng lưới của hai lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông.
+ Tổ chức công tác đấu thầu triển khai dự án bao gồm các dự án được Tổng công ty phân cấp và các dự án thuộc vốn đầu tư tập trung của Tổng công ty.
+ Nghiên cứu thị trường, đề xuất mở rộng thị phần, lập kế hoạch tiếp thị, chương trình quảng cáo, khuyến mãi và tổ chức các hội nghị khách hàng thúc đẩy SXKD phát triển.
+ Phối hợp các phòng ban, tổ chức năng liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.7 Phòng hành chính quản trị.
+ Bảo vệ cơ quan, tiếp nhận hướng dẫn khách đến giao dịch, phục vụ các hội nghị, hội họp, công tác văn thư và bảo quản con dấu cơ quan.
+ Phối hợp với các phòng ban, tổ chức năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.2.8 Phòng bưu chính - viễn thông tin học
Phòng Bưu chính viễn thông tin học là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Bưu điện tỉnh quản lý, khai thác, điều hành, xử lý ứng cứu thông tin trên mạng lưới Bưu chính- Viễn thông.
+ Dự báo lưu lượng và nhu cầu các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trình Giám đốc Bưu điện tỉnh và Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam phê duyệt.
+ Thống nhất điều hành các hoạt động vận hành, khai thác, ứng dụng thông tin và bảo dưỡng mạng lưới viễn thông tin học theo quy định của Tổng công ty BC - VT Việt nam.
+ Tổng hợp các loại báo cáo từ các đơn vị cơ sở, xử lý số liệu và báo cáo giám đốc Bưu điện tỉnh về tình hình số lượng, chất lượng mạng viễn thông. Thừa lệnh giám đốc Bưu điện tỉnh báo cáo định kỳ với trung tâm điều hành Viễn thông của Tổng công ty theo quy định.
+ Nghiên cứu đề xuất Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định việc điều chỉnh các tuyến, luồng truyền dẫn và điều chỉnh cải tạo mạng ngoại vi của các đơn vị, điều chuyển trang thiết bị viễn thông và phụ trợ trên mạng để giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu phục vụ SXKD.
+ Thường trực ban chỉ huy phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai của Bưu điện tỉnh, tham mưu cho giám đốc về các phương án và biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả của bão lụt và thiên tai trên mạng viễn thông; hướng dẫn các đơn vị và cơ sở thực hiện các biện pháp theo phương án.
Quản lý số lượng, chất lượng thiết bị dự phòng, ứng cứu thông tin trên mạng.
+ Thực hiện bảo mật số liệu phân cấp mật khẩu trong hệ thống quản lý mạng. Làm chức năng đầu mối giải quyết công tác khiếu nại thuộc lĩnh vực viễn thông.
+ Phối hợp với các phòng, tổ chức năng khác của Bưu điẹn tỉnh để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực viễn thông.
2.2.9 Tổ tổng hợp
Tổ tổng hợp là tổ chuyên viên có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Bưu điện tỉnh thuộc các lĩnh vực; thanh tra pháp chế, thi đua truyền thống, bảo vệ kinh tế, quân sự động viên, y tế cơ quan.
Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại theo thẩm quyền.
+ Giúp Giám đốc tổ chức công tác tiếp dân tại Bưu điện tỉnh.
+ Xây dựng mục tiêu chương trình thi đua đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch của Bưu điện tỉnh. Đề xuất các biện pháp tổ chức động viên phong trào thi đua. Hướng dẫn và theo dõi phong trào thi đua của các đơn vị trong toàn Bưu điện tỉnh.
+ Hướng dẫn bình xét các danh hiệu thi đua theo đúng quy chế thi đua khen thưởng của Tổng công ty. Tổng hợp trình hội đồng thi đua khen thưởng Bưu điện tỉnh xét công nhận các danh hiệu thi đua hàng năm và đột xuất. Tham gia xét thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tổng hợp báo cáo tổng kết hàng năm của Bưu điện tỉnh lên cấp trên.
+Sưu tầm lưu trữ các tư liệu, hiện vật về truyền thống, tiếp tục bổ sung xây dựng lịch sử truyền thống của ngành, quản lý trang thiết bị và hiện vật của phòng truyền thống. Tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử của ngành và của toàn Bưu điện tỉnh.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Bưu điện huyên, thị xã, Công ty điện báo, điện thoại.
+ Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Quản lý, phân công lao động trên cơ sở định biên của đơn vị.
+ Đề nghị Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt các phương án tổ chức sản xuất, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Quyết định các khoản chi theo phân cấp của Bưu điện tỉnh và chế độ tài chính hiện hành.
+ Chịu sự kiểm tra của Bưu điện tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền về những hoạt động điều hành của mình.
+ Thay mặt Giám đốc Bưu điện tỉnh quan hệ với địa phương về các mặt thuộc thẩm quyền của mình.
+ Chấp hành quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý Nhà nước địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh cho đơn vị và an toàn về Bưu chính - Viễn thông.
+ Chủ quản kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông đảm bảo tốt chất lượng phục vụ, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị về viễn thông, có trách nhiệm chăm sóc khách hàng, giải quyết yếu tố, khiếu nại của khách hàng về dịch vụ Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn của mình.
3. Các thành tựu chủ yếu Bưu điện tỉnh Hà Giang đã đạt được
3.1. Các thành tựu chủ yếu
Để góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh nghèo, dân trí còn thấp. Trong những năm qua, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã không ngừng nỗ lực phấn đấu phát triển hiện đại hoá mạng lưới, nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông, tin học. Đẩy mạnh công tác phát triển điện thoại đến các xã vùng sâu, vùng xa góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân địa phương, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, để hoà nhập cùng các địa phương trong cả nước trên bước đường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những thành tựu chủ yếu đó là tập trung đầu tư phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật số.
Mạng viễn thông được đầu tư mạnh đáp ứng dung lượng kịp thời cho phát triển thuê bao tại các Trung tâm, Khu vực kinh tế đang phát triển, đảm bảo nhu cầu, năng lực và chất lượng hoạt động của mạng lưới.
- Mạng truyền dẫn được tăng cường về khả năng đáp ứng lưu lượng đi các tuyến liên tỉnh và nội tỉnh bằng truyền dẫn thiết bị vi ba DM1000, CTR 210, AWA1504, và tuyến cáp quang Hà Nội- Tuyên Quang - Hà Giang phục vụ thông tin cho tỉnh Hà Giang. Được xây dựng hoàn thành lắp đặt đưa vào sử dụng thiết bị quang cho 7 trạm của tuyến cáp quang cho một số huyện dọc quốc lộ 2 và thị xã Hà giang và xây dựng thêm một số tuyến cáp quang nội tỉnh đảm bảo thông tin phục vụ cho kinh tế xã hội, cho cấp uỷ chính quyền và an ninh quốc phòng.
- Mạng chuyển mạch được đầu tư bằng thiết bị kỹ thuật số, Tổng đài STAREX, RAX, RLU và NEAXS, tiếp tục được nâng cấp và mở rộng dung lượng bằng hình thức lắp đặt mới và điều chuyển sử lý ứng cứu, lắp đặt thêm tổng đài vệ tinh RLU 1024 cho một số khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển.
- Mạng ngoại vi được đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm tại trung tâm Thị xã và một số huyện còn các khu vực trung tâm và một số huyện khác được sử dụng chủ yếu bằng cáp treo.
- Mạng thông tin di động đã phủ sóng tại trung tâm Tỉnh, các huyện dọc quốc lộ 2 và tại cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ đặc biệt đã lắp đặt phủ sóng tại một huyện núi đá đỉnh cao của Tổ quốc phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao và an ninh quốc phòng.
- Mạng viễn thông nông thôn tuy gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của địa bàn miền núi nhưng Bưu điện tỉnh Hà Giang đã hết sức cố gắng, một mặt tích cực đôn đốc phía nhà thầu đã được Tổng công ty chọn triển khai lắp đặt theo dự án đã phê duyệt của từng giai đoạn. Đồng thời tự chủ động sử dụng nguồn vốn phân cấp để lắp đặt thêm cho một số xã có máy điện thoại, lắp đặt thiết bị điện thoại qua vệ tinh (VSAT) cho 2 xã vùng xa ở huyện vùng cao. Đến nay toàn Tỉnh đã có 125/178 xã có máy điện thoại.
3.2. Đặc điểm về tổ chức
Ngày 29/4/1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông).
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản, và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo qui định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty.
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM POSTS AND TELECOM MUNICATIONS CORPORATION, viết tắt là VNPT.
Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại Thành phố Hà Nội.
+ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ về Bưu chính Viễn thông theo qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển của Nhà nước, bao gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư; phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông công cộng, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
+ Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
+ Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.
- Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm có:
+ Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
+ Các đơn vị thành viên Tổng công ty.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được phê chuẩn tại nghị định của Chính phủ số 51/CP ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ.
- Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Tổng công ty hoạt động theo hiến pháp, Pháp luật của nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các qui định của Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức Công đoàn và các tổ chức Chính trị - xã hội khác trong Tổng công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật. Có quyền và nghĩa vụ qui định trong điều lệ tổ chức.
3.3. Đặc điểm về kỹ thuật truyền thông
3.3.1. Mạng viễn thông Việt Nam
ở Việt Nam năm 2002 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là nhà khai thác có mạng Viễn thông lớn nhất, ngoài ra đã có một số các Công ty khai thác đã được cấp phép tham gia kinh doanh trong lĩnh vực trong lĩnh vực Viễn thông như: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel), Công ty thông tin Viễn thông điện lực (ETC), một số công ty viễn thông trong nước khác.
3.3.1.1. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT)
Mạng viễn thông của VNPT năm 2002 bao gồm các cấp:
- Cấp Quốc tế bao gồm các tổng đài Gateway, các đường truyền dẫn quốc tế như: các trạm vệ tinh mặt đát, các hệ thống cáp quang biển TVH, SE-ME-WE3, tuyến cáp quang CSC.
- Cấp quốc gia bao gồm cá tuyến truyền dẫn đường trục, các tổng đài chuyển tiếp quốc gia (liên tỉnh), mạng thông tin di động, truyền số liệu.
- Cấp nội tỉnh bao gồm các tuyến truyền dẫn nội tỉnh, các tổng đài Hots và các tổng đài vệ tinh.
Mạng viễn thông số của VNPT hiện nay có ba điểm đặt tổng đài quốc tế là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài tuyến trục Bắc - Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1.800Km.
Chiều dài một cuộc nối từ thuê bao xa nhất đến tổng đài quốc tế gần nhất là khoảng 500km (ví dụ: Một cuộc gọi của thuê bao gồm biên giới thuộc Tỉnh Hà Giang đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Hà nội hoặc một cuộc gọi của thuê bao xa ở Cà Mau đi quốc quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài của một cuộc nối từ thuê bao xa nhất đến tổng đài quốc tế xa nhất là khoảng 2.300km (ví dụ: Một cuộc gọi của thuê bao gồm biên giới thuộc Tỉnh Hà Giang đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một cuộc gọi của thuê bao xa ở Cà Mau đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Hà Nội).
Sơ đồ 3: Cấu trúc chung của mạng viễn thông
Mạng Quốc tế
Mạng Quốc gia
Mạng cấp I
Mạng cấp II
Mạng cấp III
Việc đánh giá âm lượng cho mạng Viễn thông Việt Nam được đề nghị dựa trên cơ sở của cấu trúc mạng số từ tổng đài quốc tế cho tới tổng đài nội hạt. Mạng Viễn thông Việt Nam đang trong quá trình số hoá và tiến tới là mạng IDN. Vì vậy việc áp dụng chỉ tiêu kế hoạch dài hạn là cần thiết.
VNPT đã có kế hoạch phát triển mạng viễn thông theo xu hướng mạng thế hệ sau NGN.
3.3.1.2. Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
SPT là công ty cổ phần trong đó VNPT là cổ đông chiếm tỷ lệ phần trăm vốn khá lớn, SPT có kế hoạch triển khai
- Phát triển mạng lưới dịch vụ mới VoIP.
- Thông tin di động CDMA.
- Mạng thông tin cố định nam thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 3/2002, SPT đã được Tổng cục Bưu điện (DGPT) cấp giấy phép khai thác mạng điện thoại cố định.
3.3.1.3. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC)
Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có chức năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, cải tạo, nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin Viễn thông điện lực phục vụ công tác điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam.
Tháng 01/2001 Công ty thông tin Viễn thông điện lực được chính phủ cấp giấy phép số 66/CP-CN cho phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế.
3.3.1.4. Công ty điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel)
Vietel là Công ty thuộc Bộ quốc phòng quản lý. mạng thông tin quốc phòng hiện nay do Bộ tư lệnh thông tin thuộc Bộ quốc phòng quản lý, một phần của mạng thông tin này tham gia vào việc kinh doanh Viễn thông do Vietel quản lý.
Vietel đã và đang triển khai các dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế.
3.3.1.5. Một số công ty viễn thông trong nước khác
- Công ty thông tin điện tử Hàng Hải Việt Nam đang tiếp tục triển khai phát triển dịch vụ và mạng lưới hàng hải.
- Ngành đường sắt có mạng thông tin đường sắt có nhiệm vụ phục vụ thông tin nội bộ ngành đường sắt do Ban quản lý điều hành.
3.3.2. Mạng viễn thông tỉnh Hà giang
3.3.2.1. Mạng chuyển mạch
Mạng chuyển mạch tỉnh Hà Giang tính đến hết kế hoạch phát triển 2001-2002 đã được trang bị với tổng số dung lượng là 14452 lines. Sử dụng 10204 lines, hiệu suất 76% với 16 tổng đài trong đó có 01 trạm Host, 07 trạm vệ tinh và 08 tổng đài độc lập.
Biểu 1: Hiện trạng chuyển mạch Bưu điện Hà Giang năm 2003
TT
Tên địa điểm lắp đặt
Thiết bị
Dung lượng (số)
1
Bưu điện thị xã
NEAXS - 61E
7.500
2
Bưu điện Bắc Quang
RLU
1.356
3
Bưu điện Bắc Mê
RLU
512
4
Bưu điện Vị Xuyên
RLU
1.268
5
Bưu điện Đồng Văn
NEAXS - 61XS
512
6
Bưu điện Yên Minh
NEAXS - 61XS
512
7
Bưu điện Quản Bạ
RLU
512
8
Bưu điện Mèo Vạc
NEAXS - 61XS
1.024
9
Bưu điện Hoàng Su Phì
NEAXS - 61XS
1.024
10
Bưu điện Xín Mần
NEAXS - 61XS
1.024
11
Bưu điện Thanh Thuỷ
RAX
184
12
Bưu cục Hùng An
STAREX - IMS
336
13
Bưu cục Tân Quang
RAX
336
14
Bưu cục Phó Bảng
RAX
184
15
Bưu cục Ngọc Đường
RLU
1.024
16
Bưu cục Đồng Yên
RAX
184
3.3.2.2. Mạng truyền dẫn
Mạng truyền dẫn Tỉnh Hà Giang chủ yếu dùng các thiết bị AWA, CTR-210, DM1000 từ trung tâm đi các hướng và cáp sợi quang cho trạm Tù sán (Đồng Văn) đi trạm Mèo vạc do địa hình núi đá che chắn đường truyền kém và từ trạm cổng trời (Quản Bạ) đi Bưu điện Quản Bạ.
3.3.2.3. Mạng ngoại vi, mạng phụ trợ
- Mạng ngoại vi (đường nối tới các thuê bao) là mạng trong nội thị xã và các trung tâm huyện, các Bưu cục, ki ốt, điểm Bưu điện văn hoá xã, các trung tâm thị tứ... Phần lớn sử dụng cáp treo trên mạng, hệ thống cáp ngầm không đáng kể.
- Mạng phụ trợ (dùng trong dự phòng). Thiết bị dùng trong mạng là máy điện báo CODAN với mạng này đảm bảo trong mọi tình huống khi sự cố xảy ra trên mạng.
3.4. Đặc điểm về địa bàn hoạt động
Hà Giang là một tỉnh miền núi đá cao hiểm trở, địa hình phức tạp, thường bị ảnh hưởng của lũ quét, giao thông đi lại khó khăn phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Đông Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phí Tây giáp tỉnh yên bái và Lào cai, phía Bắc giáp tỉnh Cao bằng. Tỉnh Hà Giang gồm 11 đơn vị hành chính: Thị xã Hà Giang và 10 huyện (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Tổng diện tích tự nhiên 7.884 Km2, dân số hơn 634.000 người, Hà Giang có 22 dân tộc, dân trí còn thấp, kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở vật chất công nghiệp hầu như chưa có gì. Chính vì những đặc điểm trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá phát triển mạng lưới Viễn thông Bưu điện tỉnh Hà Giang.
Chương II
Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông Hà giang
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc hoạch định kế hoạch ở Bưu điện tỉnh Hà Giang
1.1. Tính chất của sản phẩm dịch vụ Viễn thông
1.1.1. Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Viễn thông
Sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm của Viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ.
Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất vật chất.
Sản phẩm của Viễn thông không phải là vật chất mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Để tạo ra sản phẩm Viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất Viễn thông: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Lao động của Viễn thông bao gồm: lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động bổ trợ.
Tư liệu lao động Viễn thông là những phương tiện, thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức như: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận chuyển, nhà cửa, vật kiến trúc...
Đối tượng lao động của Viễn thông là những tin tức như: bức Fax, cuộc đàm thoại... các cơ sở Viễn thông làm dịch vụ dịch chuyển các tin tức này từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển tin tức này chính là kết quả hoạt động của Ngành Bưu chính Viễn thông.
Do sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất, không phải là hàng hoá cụ thể nên cần phải có chính sách Marketing thích hợp.
Sự phát triển của các dịch vụ viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vào sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, vào mức sống của người dân... hay nói cách khác sự tăng trưởng của các dịch vụ Viễn thông phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các ngành kinh tế quốc dân trong mối quan hệ liên ngành phức tạp, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; quan hệ về cơ cấu tiêu dùng hợp lý của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
Hoạt động của xã hội rất đa dạng và phong phú do đó các tin tức truyền đưa qua mạng lưới Viễn thông cũng rất đa dạng, thể hiện dưới các dạng âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, chữ viết... và các yêu cầu về truyền đưa tin tức cũng rất khác nhau. Ngành Bưu chính Viễn thông không chỉ thụ động chờ sự xuất hiện nhu cầu của người sử dụng mà cần phải có những chiến lược, chính sách, biện pháp, nhằm không ngừng mở rộng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông nói chung và dịch vụ Viễn thông nói riêng.
Để tạo ra sản phẩm trong quá trình truyền đưa tin tức Viễn thông (đối tượng lao động viễn thông) không chịu sự thay đổi ngoài sự thay đổi về vị trí không gian. Bất kỳ sự thay đổi nào khác đều là vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu như trong quá trình truyền đưa tin tức trong Viễn thông có sự biến đổi tin tức thành tín hiệu (Mã hoá) thì sau đó phải được khôi phục lại đúng như tin tức ban đầu (giải mã) hoặc trong quá trình truyền đưa nội bức điện báo được biến đổi thành các tín hiệu điện tức là điện mã hoá để phù hợp với việc truyền đưa trên kênh thông tin, thì sau đó phải được biến đổi ngược lại tức là khôi phục lại hình thái ban đầu của tin tức (giải mã). Đối với việc truyền đưa tin tức trong điện thoại, Fax, thư điện tử ... cũng tương tự như vậy.
Còn đối với các ngành khác, lao động tác động vào đối tượng lao động thông qua công cụ lao động làm thay đổi hình thái, tính chất của chúng tạo ra sản phẩm.
Để việc truyền đưa tin tức đảm bảo chính xác trung thực đòi hỏi việc trang bị kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất trong viễn thông phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Để truyền đưa các dạng tin tức khác nhau, cần phải sử dụng nhiều loại thiết bị thông tin khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau và nhiều loại lao động có ngành nghề khác nhau.
Sản phẩm của Viễn thông không phải là vật chất cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất, nên không thể đưa vào kho và không thể thay thế được. Do vậy có những yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm của Viễn thông.
Do đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông không phải là vật thể cụ thể nên để tạo ra sản phẩm các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông không cần đến những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ như xi, gai, ấn phẩm ... Điều này ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói chung và Bưu điện Hà Giang nói riêng vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống (tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn, tư liệu lao động là những thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức phải đồng bộ, công nghệ đầu tư lớn và phải phù hợp với điều kiện miền núi cao tỉnh Hà Giang. Vì vậy nó ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá Bưu điện Hà Giang.
1.1.2. Quá trình sản xuất kinh doanh mang tính chất dây truyền
Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía. Từ điểm đầu và kết thúc điểm cuối của một quá trình truyền đưa tin tức có thể ở các xã khác nhau, các huyện khác nhau, các tỉnh khác nhau hoặc các quốc gia khác nhau.
Thông thường để thực hiện một đơn vị sản phẩm của Bưu chính Viễn thông cần có nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước và có khi là nhiều đơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia và trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị thông tin khác nhau.
Như vậy để truyền đưa một tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai hay nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Đây là đặc điểm quan trọng nhất chi phối đến công tác tổ chức, quản lý hoạt động Bưu chính Viễn thông.
Quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận được thể hiện như sau: Người gửi mang tin tức của mình đến cơ sở Bưu điện hoặc thông qua hệ thống thông tin thiết bị đầu cuối để yêu cầu cơ sở Bưu điện chuyển cho người nhận. Tại cơ sở Bưu điện các tin tức được sử lý nghiệp vụ (chia nhận, phân hướng...) sau đó được chuyển trên đường truyền và tiếp tục qua các giai đoạn sử lý qua giai đoạn sử lý đến, rồi đến tay người nhận. Tuỳ thuộc vào vị trí của người gửi và người nhận tin mà có những tin tức phải qua một hoặc hai... giai đoạn quá giang và có những tin tức không phải qua giai đoạn quá giang nào.
Trong quá trình truyền đưa tin tức Viễn thông có nhiều cơ sở Bưu điện tham gia, có thể nói quá trình truyền đưa tin tức trải dài trên một phần không gian rộng lớn, khác với các ngành sản xuất khác, quá trình sản xuất sản phẩm thường giới hạn trong phạm vi phân xưởng, doanh nghiệp... Trong Bưu chính Viễn thông các đơn vị tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức có thể ở các xã khác nhau, các tỉnh khác nhau, có thể là các nước khác nhau. Đây là một đặc điểm quan trọng mà người làm công tác tổ chức sản xuất và quản lý trong ngành Bưu chính Viễn thông phải đặc biệt chú ý. Trong quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mỗi cơ sở Bưu chính Viễn thông thường chỉ làm một nhiệm vụ hoặc "giai đoạn đi" hoặc "giai đoạn đến" hoặc "giai đoạn quá giang". Do vậy để đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có qui định thống nhất về thể lệ thủ tục, khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng lưới một cách phù hợp, thống nhất về đào tạo cán bộ, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rất rộng lớn, trên qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới. Đặc điểm này đòi hỏi sự thống nhất và tính kỷ luật cao trong việc đảm bảo kỹ thuật mạng lưới, sự thống nhất về nghiệp vụ trong tổ chức khai thác; đòi hỏi phải có sự chỉ huy thống nhất từ trung tâm và sự gắn bó hoạt động Bưu chính Viễn thông trong nước và quốc tế.
Trong Bưu chính Viễn thông tồn tại hai khái niệm về sản phẩm đó là:
+ Sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả có ích cuối cùng trong hoạt động sản xuất của tất cả các cơ sở Bưu chính Viễn thông về việc truyền đưa một loại tin tức hoàn chỉnh nào đó từ người gửi đến người nhận như truyền đưa thư từ, bức điện báo, điện thoại, Fax... từ người gửi đến người nhận.
+ Sản phẩm công đoạn là kết quả có ích trong hoạt động sản xuất của từng cơ sở Bưu chính Viễn thông về truyền đưa tin tức ở một giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất hoàn chỉnh.
Có nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là nơi chấp nhận tin tức đi. Như cơ sơ Bưu chính Viễn thông thu cước chấp nhận Bưu phẩm, bưu kiện, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền trong Bưu chính, cước điện thoại được ở thuê bao chủ gọi trong Viễn thông.
Chính do đặc điểm và tính chất này trong giai đoạn hiện nay, toàn khối thông tin phải thực hiện hạch toán tập trung. Toàn bộ doanh thu được tập trung về một mối, chi phí cân đối từ một nguồn. Những đơn vị có doanh thu, lợi nhuận cao hỗ trợ cho các đơn vị có doanh thu thấp. Khi thực hiện hạch toán tập trung cần phải quan tâm giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh.
Doanh thu cước là doanh thu của ngành mà cơ sở Bưu chính Viễn thông thu hộ. Do vậy cần phải phân chia doanh thu cước Bưu chính Viễn thông nhằm mục đích xác định kết quả công tác của mỗi cơ sở Bưu chính Viễn thông dưới dạng giá trị. Vấn đề đặt ra là phân chia như thế nào, theo nguyên tắc nào để phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở Bưu chính Viễn thông nhằm khuyến khích các cơ sở làm ăn có hiệu quả và động viên các cơ sở yếu kém khắc phục khó khăn.
Đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá của tất cả các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông trong cả nước bởi vì quá trình truyền đưa tin tức thường diễn ra từ hai hay nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia mà mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó mà việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là nơi chấp nhận tin tức đi. Chính do đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay Tổng công ty thường giao kế hoạch cho từng đơn vị và thực hiện hạch toán tập trung trong toàn Tổng công ty và có sự hỗ trợ cho các đơn vị có doanh thu thấp như Bưu điện Hà Giang.
1.1.3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong hoạt động Bưu chính Viễn thông quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, hay nói cách khác quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất. Hay nói cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu thụ ngay trong quá trình sản xuất.
Chu kỳ tái sản xuất sản phẩm nói chung là sản xuất phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Như vậy tiêu dùng sản phẩm thông thường nằm sau quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp sản phẩm sau khi sản xuất ra được đưa vào kho, sau đó thông qua mạng lưới thương nghiệp thực hiện chức năng phân phối, trao đổi và sau đó người tiêu dùng mới có thể tiêu dùng được. Còn trong ngành Bưu chính Viễn thông do đặc tính hoạt động sản xuất và tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất như trong đàm thoại bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc. Do quá trình tiêu thụ sản phẩm không tách rời quá trình sản xuất nên yêu cầu đối với chất lượng Bưu chính Viễn thông phải thật cao, nếu không ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người tiêu dùng. Đối với bất kỳ ngành sản xuất nào chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu, nhưng đối với ngành Bưu chính Viễn thông phải đặc biệt lưu ý. Vì đối với các ngành khác sản phẩm sau khi sản xuất ra phải qua khâu kiểm tra chất lượng rồi mới được đưa ra thị trường, người tiêu dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua với giá rẻ hơn. Còn trong Bưu điện thì dù muốn hay không người tiêu dùng cũng phải tiêu dùng những sản phẩm mà ngành tạo ra. Ngoài ra các sản phẩm của ngành Bưu điện không đảm bảo chất lượng không thể thay thế bằng sản phẩm có chất lượng tốt hơn, trong nhiều trường hợp sản phẩm Bưu chính Viễn thông kém chất lượng có thể gây ra những hiệu quả không thể bù đắp được cả về vật chất và tinh thần.
Trong Bưu chính Viễn thông quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Chất lượng hoạt động Bưu chính Viễn thông ảnh hưởng trực tiếp với khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông của khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng Bưu chính Viễn thông.
Do đặc điểm quá trình tiêu thụ sản phẩm Bưu chính Viễn thông không tách rời quá trình sản xuất nên để sử dụng các dịch vụ của ngành thường khách hàng sử dụng phải có mặt ở những vị trí, địa điểm của Bưu chính Viễn thông hoặc có thiết bị (như máy thuê bao). Để thu hút nhu cầu, gợi mở nhu cầu, thoả mãn ngày càng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về truyền đưa tin tức, ngành Bưu chính Viễn thông, các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông cần phải phát triển mạng lưới thông tin Bưu chính Viễn thông đến gần mọi đối tượng sử dụng.
Cũng do quá trình tiêu dùng tách rời quá trình sản xuất nên ngành Bưu chính Viễn thông thường thu cước phí trước khi phục vụ khách hàng sử dụng. Đối với các Cơ quan xí nghiệp, cá nhân có có hợp đồng với Bưu chính Viễn thông, có thể sử dụng Bưu chính Viễn thông trước và thanh toán sau vào một thời điểm qui định trong tháng. Do vậy trong ngành Bưu chính Viễn thông xuất hiện khái niệm Bưu điện phí ghi nợ.
Đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế hoạch hoá Bưu điện Hà Giang vì quá trình tiêu thụ sản phẩm không tách rời quá trình sản xuất nên yêu cầu chất lượng Bưu chính Viễn thông phải cao. Cho nên khi xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn việc đầu tư các thiết bị cho mạng lưới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn phải phù hợp với tỉnh miền núi đá cao Hà Giang và phù hợp với khả năng tài chính mà Tổng công ty giao, các thiết bị kỹ thuật công nghệ mà đội ngũ cán bộ Bưu điện Hà Giang có đảm nhiệm được hay không. Đó là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá Bưu điện Hà Giang.
1.1.4. Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian
Tải trọng là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào đó của Bưu chính Viễn thông phục vụ một khoảng thời gian nhất định.
Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin tức có thể diễn ra, cần phải có tin tức đều do khách hàng mang đến. Như vậy nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông có nhiệm vụ thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu về truyền đưa tin tức, thu hút và mở rộng các nhu cầu này.
Nhu cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin. Do vậy cần phải bố trí các phương tiện thông tin trên tất cả các miền của đất nước, bố trí mạng lưới hợp lý thống nhất về kỹ thuật, nghiệp vụ để mạng lưới quốc gia có thể hoà nhập vào mạng lưới quốc tế. Nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi địa phương. Khi tổ chức mạng lưới, dịch vụ Bưu chính Viễn thông cần phải đảm bảo chi cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo các giờ trong ngày, theo các ngày trong tuần, theo các tháng trong năm,... thường nhu cầu về truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, vào những giờ ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp vào các kỳ báo cáo, các ngày lễ tết, thì lượng nhu cầu lớn, chính đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính Viễn thông.
Sự dao động không đồng đều của tải trọng cộng với những qui định về tiêu chuẩn chất lượng đã được đặt ra khiến các cơ sở Bưu điện không thể tích luỹ tin tức được mà phải tiến hành truyền đưa tin tức đảm bảo thời gian truyền đưa thực tế nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn kiểm tra.
Để đảm bảo lưu thoát mọi nhu cầu về truyền đưa tin tức cần phải có một lượng dự trữ đáng kể về phương tiện, thiết bị thông tin, về lao động, chính không đồng đều của tải trọng đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động trong các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Do vậy trong ngành Bưu chính Viễn thông hệ số sử dụng trang thiết bị và hệ số sử dụng lao động bình quân thường thấp hơn so với các ngành khác. Ngoài ra nhu cầu truyền đưa tin tức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, để thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngành Bưu chính Viễn thông phải hoạt động 24/24 giờ trong ngày đêm, sẽ tồn tại những khoản thời gian mà phương tiện thông tin và lao động được bố trí chỉ để thường trực.
Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành vừa là phục vụ vừa là kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh doanh, cho nên phải tính đến hiệu quả kinh doanh của việc sử dụng các yếu tố sản xuất (phương tiện, thiết bị, thông tin, lao động) đảm bảo chất lượng thông tin cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất. Để giải quyết vấn đề này phải nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học có tính qui luật của tải trọng, trên cơ sở đó tính toán các yếu tố của quá trình sản xuất và tổ chức khai thác thiết bị một cách hợp lý.
Do tải trọng không đồng đều phục vụ thông tin giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tháng, giữa các tháng trong năm. Nên việc xây dựng kế hoạch hoá Bưu điện Hà Giang gặp rất nhiều khó khăn, do địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, đồi núi hiểm trở lao động phải bố trí thường trực 24/24 giờ cho nên ảnh hưởng rất lớn cho công tác lập kế hoạch hoá phát triển Bưu chính Viễn thông. Nhằm đảm bảo được cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong hiện tại và cũng như trong tương lai.
2. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông
2.1. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông
2.1.1. Các căn cứ chủ yếu đế xây dựng kế hoạch
Ngay từ khi tái lập tháng 01/1993 cơ sở vật chất Bưu điện tỉnh Hà Giang còn hết sức nghèo nàn, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu. Từ Trung tâm đến các Bưu điện huyện, thị còn sử dụng tổng đài tự thạch, mạng dây trần.
Thực hiện chiến lược tăng tốc độ phát triển kế hoạch giai đoạn 1993 - 2000 theo đinh hướng chung của toàn ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá mạng lưới và kế hoạch phát triển của Bưu điện Tỉnh Hà Giang theo hướng qui hoạch của ngành là đồng bộ về công nghệ.
Bưu điện Hà giang đến tháng 8/1993 mới được hoà mạng tổng đài kỹ thuật số trung tâm bằng thiết bị ViBa số AWA và DM1000 do Công ty Viễn thông liên tỉnh khu vực I quản lý và cũng là một tỉnh cuối cùng trong cả nước mạng viễn thông nội tỉnh còn sử dụng Tổng đài Tự thạch, mạng dây trần cũ kỹ lạc hậu và cũng là một tỉnh nghèo mới chia tách. Trước sự cấp bách cần thay thế mạng lưới Viễn thông bằng thiết bị công nghệ mới. Tổng Công ty yêu cầu Bưu điện tỉnh Hà giang xây dựng cấu hình mạng lưới Viễn thông từ Trung tâm đi các huyện, lập kế hoạch xây dựng mạng thông tin tỉnh Hà Giang trình Tổng Công ty phê duyệt. Đến tháng 12/1995 mạng thông tin Bưu điện tỉnh Hà giang đã được Tổng Công ty phê duyệt cấu hình và kế hoạch xây dựng, kế hoạch nguồn vốn uỷ quyền cho Giám Đốc Bưu điện tỉnh làm chủ đầu tư.
Mạng thông tin tỉnh Hà Giang:
- Mạng thông tin phía Bắc: Từ trung tâm Bưu điện tỉnh đi trạm vi ba 942 đi Thanh Thuỷ đi cổng trời Quản Bạ đi Bưu điện Quản Bạ, đi Lán Xì - Tù Sán - Đồng Văn, đi Mèo Vạc và Bưu điện Mèo Vạc bằng thiết bị DM1000 và AWA 1504, Tổng đài Nex - 61E và RAX - 256 cho các huyện.
- Mạng thông tin phía Đông: Từ Trạm vi ba 942 đi Tả Mò đi Bưu điện Bắc Mê bằng thiết bị DM1000 và AWA 1504, Tổng đài RAX-256.
- Mạng thông tin phía Tây: Từ Làng Luông đi Bưu điện Vị Xuyên - Việt Lâm đi Mi Ka đi cổng trời đi Chiến Phố đi Bưu điện Hoàng Su Phì, Chiến phố đi Xín Mần, Bưu điện huyện Xín Mần bằng thiết bị DM1000 và AWA 1504, Tổng đài NEAXS, RAX.
- Mạng thông tin khu vực: Ngô khê đi Hùng an - Vĩnh Tuy - Bắc quang - Tân Quang - Việt Lâm bằng thiết bị AWA 1504, DM1000, Tổng đài NEAXS, RAX, Starex.
Năm 1996 mạng thông tin tỉnh Hà giang đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng với công nghệ số tiến tiến hiện đại cả về số lượng, chất lượng. Đáp ứng như cầu thông tin cho cấp uỷ chính quyền địa phương, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội ở các vùng trong tỉnh.
2.1.1.1. Ưu điểm
Với mạng truyền dẫn của Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay đã đáp ứng yêu cầu của giai đoạn, góp phần quan trọng trong việc số hoá của mạng lưới Viễn thông của toàn Tỉnh, Đã hoạt động rất hiệu quả trong quá trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong suốt quá trình 1993 đến 2000, là bước đột phá trong công cuộc số hoá mạng lưới trên địa bàn Tỉnh, là bước đệm cho việc hiện đại hoá mạng lưới của những năm đầu của giai đoạn 2000-2005. Với xu thế phát triển nhanh về số lượng các dịch vụ, sự đòi hỏi tốc độ cao và chất lượng của người sử dụng thì mạng truyền dẫn (trừ Bưu điện huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm, Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đã sử dụng thiết bị quang) bộc lộ nhiều yếu điểm, không còn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện tại.
2.1.1.2. Nhược điểm
- Mạng truyền dẫn vi ba từ trung tâm Tỉnh đến các Huyện và khu vực trên toàn Tỉnh phải qua nhiều trạm trung gian nên tổng chi phí để cho các trạm này hoạt động là rất lớn (có trạm hoạt động từ năm 1996 đến nay chưa có điện lưới mà chỉ chạy máy phát điện), tốc độ truyền dẫn và chất lượng của mạng cần phải đầu tư thiết bị mới với tổng số vốn đầu tư rất lớn mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay của toàn xã hội.
- Các tuyến đường truyền gồm nhiều điểm trung gian trải rộng trên địa bàn phức tạp nên xác suất sự cố mất liên lạc sẽ cao, khí hậu khắc nghiệt do đó sóng vô tuyến bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như mức thu vô tuyến thường xuống quá mức cho phép dẫn đến rớt mạch hoặc không liên lạc được, yếu tố sẫm sét là nguyên nhân thường xuyên gây mất liên lạc và thiệt hại về thiết bị.
- Đến nay hầu hết các huyện, khu vực trong tỉnh chỉ có một luồng truyền dẫn về trung tâm Tỉnh do đó chỉ đáp ứng cho một tổng đài độc lập loại dung lượng nhỏ. muốn tăng năng lực của tổng đài sẽ thiếu luồng vì khả năng cho một luồng truyền dẫn chỉ đáp ứng cho khoảng dưới 1000 thuê bao Viễn thông. Đồng thời hiện nay nhu cầu phát triển các dịch vụ Viễn thông khác như Internet đòi hỏi tốc độ truyền dẫn cao, thông tin di động đòi hỏi chất lượng đường truyền và số lượng đường truyền mỗi trạm tối thiểu một luồng, với xu thế phát triển tỏng đài vệ tinh tại các huyện để giảm trạm chuyển mạch trung gian thì mỗi tổng đài cấp huyện và khu vực tối thiểu phải có hai luồng truyền dẫn. Trong điều kiện hiện tại của mạng truyền dẫn nội tỉnh Tỉnh Hà Giang không thể đáp ứng các yêu cầu phát triển mạng lưới chung của Tỉnh trong những năm 2003 trở đi.
- Các tuyến vi ba nội tỉnh của Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý chỉ có một tuyến thẳng đến các trạm chuyển mạch duy nhất, không có mạch vòng để dự phòng cho sự cố đường truyền chính, do đó nếu một trạm trung gian mất liên lạc dẫn đến các trạm khác bị ảnh hưởng theo. Thời gian để ứng cứu xử lý thông tin dài, có trường hợp một ngày vì các trạm rất xa trung tâm ứng cứu của Tỉnh (tối đa đến 150km) và đường đi bộ lên trạm (có trạm 3,5 km đường dốc).
- Hệ thống Vi ba hầu hết là những tài sản phải dựng ngoài trời như cột an ten, anten thu phát, đường cấp điện, đường bậc, hệ thống tiếp điện chống sét... do đó bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, độ ẩm... do đó nhanh xuống cấp về chất lượng nên chi phí thường xuyên để duy trì cho trạm hoạt động là rất lớn. Đồng thời số lượng nhân lực để vận hành của toàn Tỉnh nhiều.
Để khắc phục những nhược điểm của mạng truyền dẫn bằng vi ba số hiện nay của Bưu điện tỉnh Hà Giang cần đầu tư hệ thống cáp quang từ trung tâm Tỉnh đến các Huyện và khu vực trong toàn Tỉnh dung lượng mỗi trạm chuyển mạch tối thiểu tám luồng truyền dẫn với tốc độ tối thiểu 155Mb/s. Đồng thời thiết lập các mạch vòng bằng cáp quang để hỗ trợ dung lượng đường truyền và mục đích chính để ứng cứu cho tuyến cáp quang chính đồng thời phát triển cho các khu vực mới khi có nhu cầu thông tin.
Để khắc phục nhược điểm trên Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đã có kế hoạch định hướng tổ chức mạng viễn thông đến năm 2010 được phê duyệt tháng 11/2001. Mạng viễn thông thế hệ mới (NEXT GENERATION NETWORK-NGN) có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động bắt nguồn từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin và các ưu điểm của công nghệ chuyển mạch gói và công nghệ truyền dẫn quang băng rộng. Công nghệ mạng mới đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu kinh doanh.
2.1.2. Phương pháp xây dựng
Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trong phương pháp chung và phương pháp cụ thể thì hiện nay Bưu điện Hà Giang đang áp dụng phương pháp cụ thể:
Thứ nhất, phương pháp kế hoạch hoá từ trên xuống
Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chiến lược (kế hoạch) được xây dựng từ cấp cao nhất xuống đến cấp thấp nhất, cấp dưới dựa vào mục tiêu và giải pháp chiến lược (kế hoạch) cấp trên đã xác định để xây dựng chiến lược (kế hoạch) cho mình.
Theo phương pháp này quá trình hoạch định chiến lược (kế hoạch) đảm bảo được tính thống nhất, không mâu thuẫn mục tiêu. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của phương pháp này là ở chỗ có thể dẫn đến thiếu thông tin ở bên dưới nên có thể không đủ thông tin để hoạch định và do đó chất lượng của chiến lược (kế hoạch) thấp.
Kế hoạch từ trên xuống đòi hỏi phải tính đến sự phân cấp tổ chức xây dựng chiến lược (kế hoạch) một cách khoa học.
Thứ hai, kế hoạch hoá từ dưới lên
Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chiến lược (kế hoạch) được xây dựng từ cấp thấp ngược lại đến cấp cao nhất của doanh nghiệp. Cấp cao có số liệu chiến lược (kế hoạch) của cấp dưới để xây dựng chiến lược (kế hoạch) của cấp mình.
Phương pháp này có thể tận dụng năng lực ở các cấp thấp trong quá trình kế hoạch hoá, xong các cấp dưới bị thiếu thông tin bên ngoài và có thể phát sinh mâu thuẫn.
Phương pháp kế hoạch hoá từ dưới lên đòi hỏi có sự phân cấp trong hoạch định chiến lược (kế hoạch) một cách khoa học.
Thứ ba, kế hoạch hoá hai chiều
Kế hoạch hoá hai chiều có đặc trưng cơ bản là quá trình hoạch định chiến lược (kế hoạch) được tiến hành đồng thời: Vừa từ trên xuống và vừa từ dưới lên. Về nguyên tắc, cấp trên chuyển xuống cấp dưới thông tin gì và ngược lại cấp dưới chuyển lên cấp trên thông tin gì hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân cấp kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Với phương pháp này trong quá trình hoạch định chiến lược (kế hoạch) nếu có mâu thuần sẽ giải quyết kịp thời và ở mọi cấp kế hoạch hoá đều có đủ mọi thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược (kế hoạch). Tuy nhiên, kế hoạch hoá theo phương pháp này sẽ luôn dẫn đến chi phí cho công tác kế hoạch hoá lớn.
Trong phương pháp cụ thể, Bưu điện Hà Giang xây dựng kế hoạch theo phương pháp từ dưới lên theo sự phân cấp của mình và xây dựng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông của Tổng công ty, cấu trúc tổng thể mạng lưới viễn thông của đơn vị trong từng giai đoạn đã được Tổng công ty phê duyệt và quy hoạch của địa phương.
Cuối tháng 12 hàng năm Bưu điện Hà Giang xây dựng kế hoạch cho năm sau theo hai phần, phần Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông, phần được phân cấp do Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông, theo biểu mẫu quy định của Tổng công ty.
Thường phần được phân cấp trong tổng mức đăng ký đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển của đơn vị được phân bổ 50% dùng cho phát triển mạng cáp ngọn, khoảng 25% dùng cho các mạng thôn tin thiết bị lẻ phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh, còn lại dùng cho các trang thiết bị phục vụ quản lý, điều kiện làm việc, nhà trạm . . . Đơn vị huy động hết nguồn vốn đầu tư phát triển được để lại đầu tư, nếu thiếu báo cáo Tổng Công ty để huy động nguồn vốn khác.
Biểu số 2: Mẫu đăng kí kế hoạch xây dựng năm
Phần Tổng Công ty phê duyệt dự án
(Dự án được phê duyệt chưa được thông báo kế hoạch vốn)
TT
Tên dự án
QĐ đầu tư
Tổng vốn dự án
Đăng ký
Ghi chú
Số
Ngày tháng năm
Nội tệ
Ngoại tệ
KH năm
Ngày tháng năm
Người lập biểu Giám đốc Bưu điện tỉnh
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam xem xét các dự án để của đơn vị đã đăng ký để duyệt dự án và thông báo dự án được duyệt, thông báo kế hoạch vốn từng đợt cho đơn vị để đơn vị tiến hành triển khai dự án thi công theo quy định.
2.1.3. Nội dung kế hoạch
2.1.3.1. Kế hoạch phát triển mạng
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông năm 1993-2000 trên cấu hình mạng thông tin Hà giang và các thiết bị thông tin trên mạng được Tổng Công ty phê duyệt:
- Kế hoạch mua sắm thiệt bị hạng mục: Tổng đài gồm Tổng đài NEAXS, RAX, STAREX và phụ trợ như máy nổ, ắc quy . . .
- Kế hoạch mua sắm thiết bị hạng mục: Truyền dẫn gồm thiết bị AWA, DM1000 và các loại anten theo thiết bị.
- Kế hoạch về xây dựng hạng mục: Kiến trúc gồm nhà đặt máy, nhà máy nổ, các cột anten tự đứng, đường điện . . .
Do truyền dẫn viba hiện nay trên mạng dung lượng truyền dẫn hiệu quả thấp, chất lượng khai thác các dịch vụ không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh cũng như phục vụ nhu cầu của xã hội được. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đã định hướng tổ chức mạng viễn thông đến năm 2010 bằng mạng viễn thông thế hệ mới (NEXT GENERATION NETWORK-NGN) đảm bảo các chỉ tiêu triển khai các dịch vụ một cách đa dạng, nhanh chống đáp ứng giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.
2.1.3.2. Kế hoạch nguồn vốn
Theo kế hoạch đầu tư của Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao chỉ tiêu nguồn vốn để thực hiện từng dự án.
- Mạng thông tin phía Bắc:
Kế hoạch đầu tư XDCB số 541/KH ngày 24 tháng 3 năm 1995 và số 682/KT-KH ngày 11 tháng 4 năm 1995 của Tổng cục Bưu điện kế hoạch năm 1994-1995 bằng nguồn vốn Ngân sách.
Tổng TKKT và Tổng dự toán được duyệt: 14.336 triệu đồng. Trong đó:
+ Xây lắp; 5.329 triệu đồng
+ Thiết bị: 1.621 triệu đồng và 329.200 USD + 352,473 AUD
+ Chi phí khác: 865 triệu đồng.
- Mạng thông tin phía Đông: Gồm tổng đài 256 số và Truyền dẫn cho huyện Bắc mê.
Kế hoạch đầu tư XDCB số 1824/DTPT ngày 20 tháng 5 năm 1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch năm 1997 bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ sung.
Tổng dự án 823 triệu đồng và 58.154 USD.
- Mạng thông tin phía Tây
Kế hoạch đầu tư XDCB số 3551/DTPT ngày 22 tháng 8 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, kế hoạch năm 1996 bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ xung.
Tổng vốn dự án: 6.645 triệu đồng và 228.044 USD.
- Mạng thông tin các Khu vực
Kế hoạch đầu tư XDCB số 251/ĐTPT ngày 20 tháng 01 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch năm 1998 bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ xung.
Tổng dự án: 3.737 triệu đồng và 195.850 USD.
Tổng công ty giao cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành và thanh quyết toán theo qui định của Nhà nước.
2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông
2.2.1. Điều kiện môi trường
Tranh thủ sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ trương, chính sách về phát triển thông tin liên lạc để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí và bảo vệ an ninh quốc phòng của Tỉnh nhà, quá trình xây dựng phát triển mạng lưới và sản xuất kinh doanh của Bưu điện Tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh, đặc biệt các vấn đề giải quyết đất đai để xây dựng các điểm thông tin, qui hoạch phát triển của địa phương và bảo vệ an toàn mạng lưới.
Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ và HĐND Tỉnh đặt ra nhiệm vụ đối với Ngành trong các giai đoạn là tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới vừa phải chuyển hướng đầu tư mạng cho thông tin nông thôn, đảm bảo có mạng lưới Bưu chính Viễn thông rộng khắp, chất lượng từ Tỉnh đến Huyện, Xã và hầu hết các Xã trong toàn Tỉnh có liên lạc điện thoại.
Cùng với sự quan tâm của cấp uỷ, Chính quyền địa phương. Bưu điện tỉnh Hà giang còn được sự đầu tư của Ngành trong việc phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông nói chung và Mạng lưới viễn thông nói riêng của Hà giang nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà giang.
2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông
Với điều kiện thuận lợi sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương cấp đất tạo điều kiện cho việc xây dựng các trạm viba, cột anten ở các điểm trong toàn tỉnh thuộc mạng thông tin tỉnh Hà giang.
Thuận lợi ngành duyệt cấp vốn đầu tư theo kế hoạch duyệt, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam giao cho Giám Đốc Bưu điện tỉnh làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện đầu tư bao gồm các công việc thực hiện:
- Xin giấy phép cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất tại các trạm viba, cột anten ở các điểm trong toàn tỉnh thuộc mạng thông tin tỉnh Hà giang.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế, ký kết hợp đồng cho khảo sát thiết kế mạng thông tin tỉnh Hà giang.
- Thẩm định thiết kế.
- Đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp.
- Ký các loại hợp đồng thực hiện dự án (Giám đốc Bưu điện tỉnh là bên A)
- Thi công công trình.
- Lắp đặt thiết bị.
- Nghiệm thu từng hạng mục công trình đã ký kết hợp đồng thi công, xây lắp.
Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án mạng thông tin tỉnh Hà giang vào khai thác:
- Bàn giao công trình.
- Kết thúc xây dựng.
- Đưa công trình vào khai thác.
Mạng thông tin tỉnh Hà giang gồm:
- Mạng thông tin (5 huyện phía Bắc)
- Mạng thông tin ( các huyện, thị trấn phía Tây)
- Tổng đài 256 số và truyền dẫn huyện Bắc Mê.
- Mạng thông tin các Khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang.
Các bước khảo sát, thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán các công trình do Công ty thiết kế Bưu điện lập.
2.2.3. Các quyết định đầu tư dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán
2.2.3.1. Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (5 huyện phía Bắc)
- Quyết định đầu tư dự án: Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (5 huyện phía Bắc) số 1562/KTKH ngày 6/12/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Dự án do chủ đầu tư: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trực tiếp quản lý và thực hiện, dự án gồm trang bị Tổng đài cho 5 huyện phía Bắc, lắp vi ba nối từ 5 huyện về thị xã Hà Giang, lắp 19 cột an ten trong đó 01 cột tự đứng 50m, hạng mục kiến trúc, nguồn điện lưới.
Tổng mức đầu tư: 14.650.356.000 đồng. Trong đó:
+ Nội tệ: 9.641.950.000 đồng
+ Ngoại tệ: 200.837 USD và 349.448 AUD
( USD = 11.048VND, AUD = 8.000 VND).
Biểu số 3: Phân theo hạng mục mạng thông tin Hà Giang
Đơn vị tính: triệu đồng
Hạng mục
Xây lắp
Thiết bị
Khác
Tổng
Tổng đài + phụ trợ
85
680
50,49
815,49
Thiết bị vi ba
208
1.187,61
415,2
1.810,81
Cột Anten
2.592
-
226,8
2.818,8
Kiến trúc
3.151
-
138,24
3.289,24
Nguồn điện lưới
738
80
29,61
847,61
Nguồn vốn: Ngân sách
Phương thức thực hiện: - Thiết kế tư vấn: Thiết kế một bước.
- mua sắm thiết bị, vật tư chủ yếu.
- Xây lắp.
- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (5 huyện phía Bắc)
+ Quyết định số 1607/KTKH ngày 26/12/1995 của Tổng cục Bưu điện.
Hạng mục: Nguồn điện lưới.
Tổng dự toán: 835.333.000 VND
Nguồn vốn: Ngân sách
+ Quyết định số 1631/KTKH ngày 30/12/1995 của Tổng cục Bưu điện.
Hạng mục: Tổng đài + Phụ trợ
Tổng dự toán: 2.063.945.000 VND
Nguồn vốn: Ngân sách
+ Quyết định số 1627/KTKH ngày 30/12/1995 của Tổng cục Bưu điện.
Hạng mục: Kiến trúc Trạm Ngọc Đường.
Tổng dự toán: 530.068.000 VND
Nguồn vốn: Ngân sách
+ Quyết định số 1628/KTKH ngày 30/12/1995 của Tổng cục Bưu điện.
Hạng mục: Lắp máy và cột Anten.
Tổng dự toán: 5.461.043.000 VND
Nguồn vốn: Ngân sách.
2.2.3.2. Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (các huyện, thị trấn phía Tây)
- Quyết định đầu tư dự án: Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (các huyện thị trấn phía Tây) số 940/Đt - PT ngày 14 tháng 5 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được uỷ quyền cho Bưu điện Tỉnh Hà Giang làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án.
Lắp đặt 3 tổng đài RAX - 256 và thiết bị phụ trợ, thiết bị truyền dẫn vi ba, cột an ten, điện lưới, kiến trúc.
Tổng mức đầu tư: 9.154.138.000 VND. Trong đó:
+ Nội tệ: 6.645.654.000 VND
+ Ngoại tệ: 228.044 USD
* Phân theo hạng mục:
+ Hạng mục Tổng đài và phụ trợ: 356.685.000 VND và 57.881 USD.
+Hạng mục Tuyền dẫn vi ba: 1.335.604.000 VND và 170.163 USD.
+ Hạng mục Cột Anten: 370.412.000 VND.
+ Hạng mục Điện lưới: 1.927.170.000 VND.
+ Hạng mục Kiến trúc: 2.655.783.000 VND.
* Nguồn vốn: Ngân sách, vay và Xí nghiệp bổ xung của Tổng công ty.
* Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị: Tổng công ty và chủ đầu tư.
+ Vật tư chủ yếu: Chủ đầu tư mua.
+ Xây lắp: Chủ đầu tư chọn.
- Quyết định phê duyệt thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình Mạng thông tin tỉnh Hà Giang ( các huyện, thị trấn phía Tây)
+ Quyết định số 1080/QĐ-ĐTPT ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Nguồn điện lưới
Tổng dự toán: 1.766.981.000 VND.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ sung, Ngân sách.
+ Quyết định số 2803/QĐ-ĐTPT ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ.
Tổng dự toán: 336.504.000 VND và 52.400 USD.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 2670/QĐ-ĐTPT ngày 24 tháng 7 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Lắp máy và cột Anten.
Tổng dự toán: 1.481.157.000 VND và 230.124 USD.
Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
+ Quyết định số 2614/QĐ-ĐTPT ngày 20 tháng 7 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Kiến trúc.
Tỏng dự toán: 2.182.693.000 VND.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
2.2.3.3. Mạng thông tin tỉnh Hà giang (Tổng đài 256 số và truyền dẫn cho huyện Bắc Mê)
- Quyết định đầu tư dự án Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (Tổng đài 256 số và truyền dẫn cho huyện Bắc Mê) số 3174/QĐ-ĐTPT ngày 11/9/1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Được uỷ quyền chủ đầu tư Bưu điện tỉnh Hà giang trực tiếp quản lý và thực hiện dự án lắp Tổng đài 256 số 01 cái và thiết bị truyền dẫn vi ba, nguồn điện lưới.
Tổng mức đầu tư: 1.505.835.000 VND
Trong đó: Nội tệ: 823.423.000 VND
Ngoại tệ: 18.375 USD và 55.690 AUD
* Phân theo hạng mục:
+ Hạng mục Tổng đài và phụ trợ: 30.119.000 VND và 17.500 USD.
+ Hạng mục Truyền dẫn vi ba: 182.518.000 VND và 53.038 AUD.
+ Hạng mục Nguồn điện lưới: 571.575.000 VND.
* Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị vật tư: Tổng công ty, chủ đầu tư
+ Xây lắp: Chủ đầu tư.
- Quyết định phê chuẩn Thiết kế KTTC và dự toán Mạng thông tin tỉnh Hà giang (Tổng đài 256 số và Truyền dẫn cho huyện Bắc mê)
+ Quyết định số 301/QĐ-ĐTPT ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Truyền dẫn vi ba.
Phần: Lắp máy.
Tổng dự toán đựoc duyệt: 168.009.000 VND và 52.211 AUD
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 3879/QD-ĐTPT ngày 27 tháng 11 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Điện lưới
Tổng dự toán được duyệt: 388.703.000 VND
Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
+ Quyết định số 3673/QĐ-ĐTPT ngày 30 tháng 10 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ
Tổng dự toán được duyệt: 30.588.000 VND và 17.414 USD
Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
2.2.3.4. Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang
- Quyết định đầu tư dự án Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang số 206/QĐ-ĐTPT ngày 29/7/1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tổng mức đầu tư: 6.023.000.000 VND
Trong đó: Nội tệ: 3.737.497.000 VND
Ngoại tệ: 195.850 USD
* Phân theo hạng mục:
+ Lắp đặt tổng đài và thiết bị phụ trợ: 438.430.000 VND và 19.200 USD.
+ Lắp đặt máy vi ba: 467.085.000 VND và 167.324 USD.
+ Lắp cáp gốc: 855.038.000 VND.
+ Xây dựng cột Anten: 241.772.000 VND
+ Kiến trúc: 1.281.959.000 VND.
+ Điện lưới; 275.237.000 VND
* Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
* Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước, do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị truyền dẫn: Mua sắm trực tiếp.
+ Mua sắm thiết bị chuyển mạch: Chào hàng cạnh tranh.
+ Mua sắm thiết bị phụ trợ: Chào hàng cạnh tranh.
- Quyết định phê duyệt thiết kế KTTC và dự toán Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang.
+ Quyết định số 84/QĐ-ĐTPT ngày 06 tháng 01 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Xây dựng cột anten
Tổng dự toán được duyệt: 149.285.000 VND
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 375/QĐ - ĐTPT ngày 12 tháng 02 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Kiến trúc các trạm Việt Lâm, Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang.
Tổng dự toán được duyệt: 985.336.000 VND
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 449/QĐ-ĐTPT ngày 20 tháng 2 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ.
Tổng dự toán được duyệt: 386.352.000 VND và 22.684 USD.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
2.2.4. Tổ chức thực hiện các quyết định
Trước năm 1994 cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu điện Hà Giang còn lạc hậu cũ kỹ mạng lưới Viễn thông còn sử dụng Tổng đài tự thạch, mạng dây trần trải dài từ trung tâm Bưu điện tỉnh đến các huyện phía Bắc, phía Tây (540 km) với địa hình vùng núi đá cao, hiểm trở khoảng băng dài, mưa gió, lũ quét hàng năm làm ảnh hưởng đến đường dây, thông tin thường xuyên mất liên lạc và thời gian kéo dài thậm chí mất liên lạc cả ngày. Thông tin không đảm bảo phục vụ cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, an ninh quốc phòng, về sự phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, mắt khác do tuyến đường dây dài nên bố trí công nhân cho các huyện, trạm số lượng lớn, phải có tay nghề cao để ứng cứu thông tin thường xuyên.
Về kinh tế hàng năm chi phí cho sửa chữa phục vụ cho các tuyến đường dây lớn, chi phí nhân công cao.
Mạng lưới thông tin không thể đáp ứng cho nhu cầu sự phát triển của xã hội của nhân dân trong Tỉnh về trước mắt cũng như lâu dài được. Do vậy sự cần thiết phải đầu tư cho mạng lưới.
Thực hiện kế hoạch và chiến lược của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1993-2000 và cho các năm tiếp theo, theo định hướng chung của toàn Ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá mạng lưới, công nghệ mới.
Bưu điện tỉnh Hà Giang là một đơn vị được Tổng công ty tập trung đầu tư từ năm 1994 theo kế hoạch của Tổng công ty cho các dự án thuộc mạng thông tin Hà giang, mạng thông tin phía Bắc, mạng thông tin phía Tây, mạng thông tin 256 số huyện Bắc mê, mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Quang, Việt Lâm theo cấu hình mạng lưới viễn thông được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế về địa hình đồng bộ về thiết bị, công nghệ được Bưu điện tỉnh Hà Giang trình Tổng công ty phê duyệt.
Các dự án đầu tư mạng thông tin Hà Giang được luận chứng kinh tế mang tính khả thi, được đầu tư bằng các nguồn vốn do Tổng cục Bưu điện cấp bằng nguồn vốn ngân sách, Tổng công ty cấp bằng các nguồn vốn khác.
- Mạng thông tin phía Bắc
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho 5 huyện phía Bắc.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Trang bị Tổng đài RAX 256 cho 5 huỵên phía Bắc, lắp đặt vi ba nối từ 5 huyện này về thị xã, lắp các cột anten tự đứng, xây dựng nhà để tổng đài và máy.
- Mạng thông tin phía Tây
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp đặt Tổng đài RAX và các thiết bị phụ trợ, tuyến truyền dẫn vi ba AWA 1504, cột anten, nhà trạm.
- Mạng thông tin Tổng đài 256 số và tuyến truyền dẫn huyện Bắc Mê
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho huyện Bắc mê.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: lắp đặt Tổng đài 256 số, các thiết bị phụ trợ, thiết bị truyền dẫn 2Mb/s từ vi ba Làng Luông - Vi ba Ngọc Đường.
- Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ cho khu vực thuộc Bưu cục Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp tổng đài RAX 128, thiết bị vi ba và các thiết bị phụ trợ.
Năm 1996 mạng thông tinh tỉnh Hà giang hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Thay thế toàn bộ Tổng đài tự thạch, đường dây trần 540km nội tỉnh từ công nghệ Analog, phương thức thông tin lạc hậu, chất lượng xấu, dung lượng nhỏ sang công nghệ số tiến tiến, hiện đại cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế xã hội các vùng trong Tỉnh và cả nước.
Mạng truyền dẫn nội Tỉnh từ trung tâm đi các huyện đầu bằng thiết bị vi ba và kết hợp một số tuyến cáp quang, về chất lượng mạng lưới đảm bảo việc thông tin tốt, nhanh, chính xác, an toàn.
Mạng chuyển mạch được lắp đặt toàn bộ Tổng đài điện tử kỹ thuật số tại trung tâm Bưu điện tỉnh và các Bưu điện huyện, thị và một số khu vực với dung lượng lớn đảm bảo phục vụ cho việc phát triển thuê bao.
Trong thời gian ngắn Bưu điện tỉnh Hà Giang có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện kế hoạch, chiến lược thực hiện cho các dự án đầu tư mạng thông tin tỉnh Hà Giang, thay thế mạng lưới cũ kỹ, lạc hậu sang công nghệ mới kỹ thuật số. Đã nâng cao được chất lượng mạng lưới thông tin. Đảm bảo phục vụ nhu cầu của xã hội, dân trí được nâng cao, tạo cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, trật tự an ninh, quốc phòng. Đầu tư phát triển mạng thông tin Hà giang đã góp phần cho việc thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước.
2.2.4.1. Mạng truyền dẫn
Thực hiện kế hoạch tăng tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1993 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Hà Giang đã được đầu tư hệ thống truyền dẫn bằng thiết bị vi ba số từ trung tâm thị xã đến các huyện trong Tỉnh, hệ thống này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước năm 1996. Để thiết lập được đường truyền đến tất cả các huyện trong toàn Tỉnh với địa hình đổi núi cao hiểm trở phải xây dựng đến 15 trạm vi ba chuyển tiếp trên núi cao mới phục vụ cho 14 trạm chuyển mạch các huyện và khu vực với dung lượng mỗi huyện một luồng tốc độ 2Mb/s (1E1). Việc đầu tư xây dựng như trên chỉ là giải pháp tình thế nhằm số hoá mạng truyền dẫn trên toàn Tỉnh trong thoài gian ngắn và chỉ cung cấp được loại hình dịch vụ viễn thông như Điện thoại, Fax.
Năm 1998 tuyến truyền dẫn vi ba từ Đồng văn đến Mèo vạc không thể hoạt động được, việc giải quyết đường truyền này rất bức xúc, phương án vi ba sẽ phải sử dụng kinh phí lớn và tương lai không mở rộng được dịch vụ, do đó phương án xây dựng tuyến cáp quang cục bộ từ trạm vi ba Tù sán đến Bưu điện huyện Mèo Vạc dung lượng 4E1 tốc độ 155 Mb/s nhằm trước mắt thiết lập đường truyền dẫn cho Huyện Mèo Vạc đồng thời để phát triển cho các dịch vụ trong tương lai.
Tuyến dọc quốc lộ số 2 sử dụng thiết bị quang kết hợp trên tuyến cáp quang liên tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang của Công ty Viễn thông liên tỉnh, gồm Bưu điện huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm, Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đưa vào sử dụng năm 2002.
Cho đến nay mạng truyền dẫn Bưu điện tỉnh Hà giang quản lý gồm thiết bị vi ba DM1000, CTR210, AWA1504 và thiết bị cuối quang SDH AM1 Plus-lucen Technologies.
2.2.4.2. Hệ thống chuyển mạch
Bưu điện tỉnh Hà giang được đầu tư thiết bị chuyển mạch kỹ thuật số hoà mạng tháng 12/1993, với tổng đài trung tâm (STAREX-IMS1000 số); Bắc quang (STAREX-IMS256 số); Vị xuyên (STAREX-IMS256 số) và Bắc mê (RAX128), đây là các tổng đài kỹ thuật số đầu tiên của Bưu điện tỉnh Hà Giang, mở đầu giai đoạn số hoá hệ thống chuyển mạch của toàn Tỉnh. Đến năm 1995 các huyện còn lại của Tỉnh đã hoàn thàh đưa tổng đài (RAX 256 184 số). Hệ thống tổng đài như trên chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong vòng 1 đến 2 năm, từ đó đến nay qua các lần mở rộng, nâng cấp đến nay hệ thống chuyển mạch trên toàn Tỉnh Hà Giang do Bưu điện khai thác đã lên đến 13000 số với nhiều loại tổng đài, hầu hết là tổng đài độc lập (riêng Bắc Quang là vệ tinh 1024 số).
2.2.4.2.1. Ưu điểm
Hệ thống tổng đài các huyện lị trong tỉnh đầu nối trực tiếp về tổng đài trung tâm, không phải chuyển tiếp qua tổng đài trung tâm (trừ các tổng đài khu vực) nên tốc độ phần nào được cải thiện, không bị ảnh hưởng mất liên lạc giữa các tổng đài. Các huyện, khu vực đều sử dụng tổng đài kỹ thuật số, phù hợp với mạng Viễn thông Quốc gia hiện đang hoạt động.
2.2.4.2.2. Nhược điểm
- Phần lớn các tổng đài cấp khu vực là tổng đài độc lập kết nối qua các trạm chuyển mạch trung gian nên độ an toàn không cao (sự cố dây truyền), tốc độ thấp, với mô hình tổ chức như hiện nay việc quản lý kỹ thuật và quản lý cước tập trung là rất khó khăn. Hầu hết tổng đài các huyện, khu vực mức độ đáp ứng các dịch vụ không đảm bảo, nhiên liệu tiêu hao lớn.
- Với đường truyền dẫn không đủ đáp ứng cho các tổng đài có dung lượng sử dụng lớn thì việc nghẽn mạch trong giờ cao điểm là không thể tránh khỏi.
- Hệ thống tổng đài độc lập khi cần nâng cấp, mở rộng bổ sung cả phần điều khiển.
- Bán kính phục vụ của các tổng đài đều lớn (đến 20km) do vậy chất lượng thông tin không đảm bảo, tác động do điều kiện tự nhiên và khách quan là rất lớn ảnh hưởng đến an toàn, độ tin cậy và quản lý tổng đài của tổng đài.
- Với thế hệ cũ của tổng đài toàn Tỉnh như hiện nay chỉ đáp ứng được giai đoạn hiện tại (2003-2005).
2.2.4.3. Mạng ngoại vi
Được đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm tại trung tâm thị xã Hà Giang từ những năm 1996 trong điều kiện cơ sở hạ tầng đang xây dựng cho nên việc dự báo nhu cầu không chính xác. Do đó hệ thống cống bể cáp ngầm thiếu về dung lượng, mặc dù hàng năm các tuyến cáp vẫn được đầu tư bổ sung. Hiện nay toàn Tỉnh chỉ có Thị xã Hà Giang, huyện Bắc Quang, huỵên Vị Xuyên được đầu tư hệ thống cáp ngầm. Còn lại các huyện khác và các khu vực trong toàn Tỉnh đều sử dụng đường cáp treo. Với địa bàn các khu vực Trung tâm các xã đều xa tổng đài trung tâm huyện và khu vực vì vậy việc kéo cáp để phát triển thuê bao Viễn thông cho các xã và khu vực dân cư là rất khó khăn, có nhiều những tuyến cáp dài từ 10 đến 20 km kéo cáp loại đường kính 0,65 mm - 0,9 mm (bình thường là cáp 0,5mm).
2.2.4.3.1. Ưu điểm
- Toàn mạng ngoại vi của Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý nói chung đã hoàn thành việc thực hiện vượt mức chỉ tiêu kế hoạch phát triển thuê bao Viễn thông trong suốt giai đoạn 1993-2000. Trong đó có những khu vực kinh tế trọng điểm của Thị xã và các huyện cách xa tổng đài theo yêu cầu của các cấp, ngành trong Tỉnh.
- Từng bước cải thiện việc phải kéo dây thuê bao cách xa hộp đầu cáp để giảm bớt tỷ lệ mất liên lạc do dây thuê bao.
2.2.4.3.2. Nhược điểm
- Mặc dù việc kéo cáp thuê bao vươn xa cách các tổng đài từ 7-20km bằng các loại cáp có đường kính khác nhau để kịp thời phục vụ thông tin trong giai đoạn hiện tại đó chỉ là giải pháp tình thế. Bởi vì các thuê bao đấu với tổng đài sẽ kém chất lượng, không sử dụng được các dịch vụ đòi hỏi tốc độ và chất lượng cao trên đường cáp đó.
- Hầu hết các huyện, khu vực trên toàn Tỉnh đều sử dụng hệ thống cáp treo trên hè phố và cạnh đường giao thông, hàng năm phải bổ sung dung lượng để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến tình trạng mạng cáp mất mỹ quan đường phố. Việc sự cố đường cáp treo do khách quan như đứt do phương tiện giao thông, hoả hoạn, mưa sạt lở và tuổi thọ của cáp thấp do điều kiện tự nhiên. Các tuyến cáp treo không thể phát triển lâu dài vì hệ thống đường cột sức chịu tải có hạn.
Để khắc phục những nhược điểm trên, mạng ngoại vi của toàn Tỉnh phải từng bước xây dựng hệ thống cáp cống trong phạm vi trung tâm các Huyện và khu vực. Các khu vực cáp kéo xa trên 10km phải sử dụng thiết bị tập trung thuê bao hoặc lắp tổng đài khu vực (khi có cáp quang đi qua). Lắp đặt thêm tổng đài vệ tinh để trải đều tải cho hệ thống cáp cống thị xã.
Chương III
Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển
mạng lưới viễn thông tại Bưu điện Hà Giang
1. Định hướng chung
Đối với mạng viễn thông Tỉnh Hà Giang đã được thay thế toàn bộ từ công nghệ Analog sang công nghệ kỹ thuật số. Toàn Tỉnh hiện có 16 tổng đài điện tử kỹ thuật số đặt tại các Trung tâm huyện, thị và một số khu vực trọng điểm với tổng dung lượng 17.600 số. Có hệ thống truyền dẫn nội tỉnh đi Hà Nội bằng vi ba số kết hợp với cáp quang. Mạng cáp nội hạt ở các Trung tâm huyện, thị và một số khu vực được nâng cấp mở rộng đáp ứng dung lượng kịp thời cho sự phát triển điện thoại, hết năm 2003 đã có 125 xã/178 xã được phổ cập dịch vụ điện thoại; tại Thị xã và khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ, 03 huyện đã được phủ sóng di động.
Hiện trạng mạng Viễn thông Tỉnh Hà Giang vẫn khai thác đảm bảo thông tin phục vụ cấp uỷ, chính quyền địa phương, phục vụ an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng mạng lưới tuy đã đầu tư mạnh theo hướng hiện đại hoá, song hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, do núi non hiểm trở che chắn nhiều các cuộc điện thoại thường xuyên bị rớt mạch, làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, dung lượng của các hệ thống tổng đài và các tuyến truyền dẫn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ truyền thống, đơn lẻ trong trước mắt. Chưa có khả năng cung cấp được các dịch vụ đa chức năng theo xu hướng phát triển của xã hội.
Để khắc phục những nhược điểm hiện có trên mạng cho phù hợp với kỹ thuật, đảm bảo chất lượng thông tin, tính chính xác và an toàn, khả năng cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Em xin đề xuất giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông Tỉnh Hà Giang giai đoạn (2003-2005).
Trên cơ sở cấu hình thực trạng mạng viễn thông tỉnh Hà Giang do dung lượng tổng đài thấp, truyền dẫn còn nhiều nhược điểm. Sau khi khảo sát cụ thể tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của các khu vực trung tâm huyện, thị, điểm đông dân cư tập trung và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh về mạng lưới thông tin trong tỉnh.
Xây dựng kế hoạch phát triển mạng viễn thông giai đoạn 2003-2005 với mục tiêu sau:
- Tổng số máy điện thoại đến năm 2005 là 25.061 máy, trong đó: máy điện thoại cố định 19.061 máy.
- Mật độ máy điện thoại đến năm 2005 là: 3 máy/ 100 dân.
- Số Xã có máy điện thoại đến năm 2005 là 100% Xã.
Các mục tiêu trên được xây dựng trên tình hình thực tế, các sở cứ khoa học thống kê và dự báo bằng các biểu mẫu:
Bảng 1: Dự báo phát triển thuê bao giai đoạn 2003-2005.
Bảng 2: Năng lực mạng lưới viễn thông giai đoạn 2003-2005.
Bảng 3: Mạng ngoại vi - Bưu điện tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005.
Bảng 4: Chỉ số phát triển mạng lưới viễn thông Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005.
Trên cơ sở thống kê và dự báo trên được xây dựng theo phương án trong năm 2004-2005 trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt xin đầu tư mở rộng mạng lưới như sau:
1.1. Thiết bị chuyển mạch
- Mở rộng dung lượng tổng đài RLU-1024 số Bắc Quang thêm 512 số thành tổng đài RLU-1536 số vào năm 2004 và thêm 1572 số thành tổng đài RLU-3072 số.
- Xây dựng mới tổng đài NEAXS-61 cho Bưu điện huyện Quang Bình 1024 số phục vụ cho huyện Quang Bình mới thành lập đầu năm 2004.
- Xây dựng mới tổng đài RLU 512 số cho khu vực mới tại xã Bằng Hành huyện Bắc Quang.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Vị Xuyên thêm 512 số thành 2048 số.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Yên Minh thêm 512 số thành 1024 số.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Đồng Văn thêm 512 số thành 1024 số.
- Thay thế RAX-184 Phó Bảng bằng STAREX-256 số chuyển từ Vị Xuyên lên.
- Xây dựng mới 07 trung tâm thuê bao 128 số cho xã Minh Ngọc (Bắc Mê), xã Lũng Phìn (Đồng Văn), xã Mậu Duệ (Yên Minh), xã Nà Trì (Xín Mần), km 26 Xín Mần, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) và 01 bộ tập trung thuê bao 64 số cho Điểm Bưu điện văn hoá xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên).
- Mở rộng dung lượng tổng đài Trung tâm thị xã Hà Giang HOST NEAXS - 61 thêm 7500 số thành 15000 số.
1.2. Thiết bị truyền dẫn
- Các tuyến vi ba nội tỉnh vẫn giữ nguyên cấu hình năm 2003 mà Tổng công ty đã phê duyệt để giải quyết nghẽn mạch thường xuyên tại các Trung tâm từ Trung tâm đến các Huyện và từ Huyện đến Trung tâm. Trong năm 2004 đề nghị Tổng công ty cho lắp đặt BTS di động và xây dựng trạm, cột anten cao 20m cho các huyện còn lại: Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Đề nghị Tổng công ty thay thế các thiết bị có dung lượng lớn hơn cho tuyến vi ba Ngô Khê - Chiến Phố (Hoàng Su Phì), cổng trời Quản Bạ - Tùng Sán (Đồng Văn) để khắc phục nghẽn mạch thông tin cho các huyện phía Tây, phía Bắc.
- Tại Trung tâm thị xã vẫn sử dụng cấu hình cũ, để giải quyết các cống bể đã trật không thể kéo cáp qua cầu Yên Biên thị xã. Do đó đề nghị được tiến hành xây dựng mới 3 tuyến cáp chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng 4E1-8E1 cho các tuyến:
+ Từ trung tâm (Hà Giang) -Yên Biên dài 1,0km.
+ Từ trung tâm (Hà Giang) - Minh Khai dài 2,0km.
+ Từ trung tâm (Hà Giang) - Cầu Mè dài 3,0km.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 8E1-16E1: Tân Quang (Bắc Quang) - Hoàng Su Phì dài 59km.
Trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì lắp thiết bị quang đấu nối xen rẽ cho trung tâm thuê bao Nậm Dịch, Thông Nguyên (Huyện Hoàng Su Phì).
- Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang) dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu căn cứ cách mạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT074.DOC