Đề tài Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước và công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội

Tài liệu Đề tài Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước và công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội: Lời nói đầu T rong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, Đảng ta cũng đã chỉ rõ “Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân...”(1). Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề đang được Chính phủ, Ngân hàng và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đại hội Đảng toàn lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặt đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế nói chung, thị trường và sản xuất kinh doanh nói riêng. Các DNNN được quyền tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cùng với nó, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trong cuộc cạnh tranh này DNNN có những vị thế bất lợi đó là thiếu vốn, bộ máy chậm thích ứng với sự biến đổi của thị trường, lắm tầng nấc trung gian, và nhiều sự ràng buộc lẫn nhau, phần lớn đội ngũ cán bộ rất thụ động. DNNN là một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, có ý nghĩa quyết định tr...

doc62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước và công ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu T rong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, Đảng ta cũng đã chỉ rõ “Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân...”(1). Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề đang được Chính phủ, Ngân hàng và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đại hội Đảng toàn lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặt đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế nói chung, thị trường và sản xuất kinh doanh nói riêng. Các DNNN được quyền tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cùng với nó, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trong cuộc cạnh tranh này DNNN có những vị thế bất lợi đó là thiếu vốn, bộ máy chậm thích ứng với sự biến đổi của thị trường, lắm tầng nấc trung gian, và nhiều sự ràng buộc lẫn nhau, phần lớn đội ngũ cán bộ rất thụ động. DNNN là một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên hiện nay các DNNN đang phải đối đầu với nhiều vấn đề nan giải, trong đó vốn và hiệu quả sử dụng vốn luôn là bài toán hóc búa với hầu hết các DNNN. Vậy huy động vốn ở đâu? làm thế nào để huy động vốn? và đồng vốn được đưa vào sử dụng như thế nào?. Đó là câu hỏi không chỉ các DNNN quan tâm, mà là vấn đề bức thiết với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Do đó đi tìm lời giải về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho khu vực DNNN là một vấn đề mang tính thời sự và thiết thực. Qua nghiên cứu và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, em quyết định chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư HN”. Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Do đó đề tài nay không tránh khỏi những thiếu sót. Song đây cũng là nỗ lực của bản thân. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo để việc nghiên cứu của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Vốn kinh doanh - nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTM trong nền kinh tế thị trường I - Tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1. Khái niệm về vốn kinh doanh. Trong các DNTM, vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của DNTM là thể hiện bằng tiền toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: -Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, hàng hoá. -Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,đá quý... -Bằng bản quyền sở hữu công nghiệp. Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam. 2. Phân loại vốn kinh doanh Người ta đứng trên những giác độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của DNTM. 2.1.Theo giác độ pháp luật, vốn của DNTM gồm có: - Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp do pháp luật qui định đối với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp . Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp . - Vốn điều lệ : là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ cuả công ty.Tuỳ theo từng loại doanh nghiệp, theo ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. 2.2.Theo giác độ vật chất, vốn kinh doanh của DNTM gồm có: Vốn thực: bao gồm công cụ lao động, đối tượng lao động . Vốn tài chính: như tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ khác có giá trị như tiền. 2.3.Theo giác độ hình thành vốn, vốn của DNTM gồm có : Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hoặc vốn của Nhà nước giao. -Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do Nhà nước bổ sung bằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu. -Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ. -Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài số vốn tự có và coi như tự có doanh nghiệp còn sử dụng một khoản vốn đi vay khá lớn của Ngân hàng. Ngoài ra còn có khoản vốn chiếm dụnglẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. 2.4.Theo giác độ chu chuyển vốn: Trong hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh vận động khác nhau. Xét trên giác độ luân chuyển của vốn người ta chia toàn bộ vốn của DNTM gồm: vốn lưu động và vốn cố định. -Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. -Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh, nghĩa là về mặt thời gian phải trên một năm trở lên. 3.Đặc điểm của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của DNTM tham gia hoàn toàn vào các hoạt động của doanh nghiệp, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau. 3.1.Đặc điểm của vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp đó chính là nguồn vốn hình thành lên tài sản lưu động, là lượng tiền cần thiết ứng trước để có được tài sản lưu động. Vốn lưu động luôn luôn biến đổi hình thái từ tiền sang hàng và từ hàng sang tiền. Vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định. Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền và tài sản có khác. Trong DNTM, vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đó là đặc điểm khác biệt của DNTM với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. ở một thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại thường thể hiện ở các hình thái khác nhau như hàng hoá dự trữ, vật tư nội bộ, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, các khoản phải thu và các khoản phải trả. Cơ cấu của chúng phụ thuộc rất lớn vào phương thức thanh toán, phương thức vay (tín dụng) và phương thức mua bán các loại hàng hoá. Nó thường biến động nhanh, thể hiện căng thẳng thiếu vốn khi mua hàng nhiều, đặc biệt mua hàng thời vụ, có vốn khi bán hàng. Để điều hoà vốn, các DNTM thường phải quan hệ với các tổ chức tín dụng , ngân hàng để vay mượn, thanh toán và gửi tiền. Đối với DNTM chỉ kinh doanh đơn thuần thì vốn lưu động vận động qua lại hai giai đoạn :T -H( mua) và H-T’( bán). Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thì vốn lưu động trải qua ba giai đoạn : Giai đoạn một: tiền biến thành tư liệu sản xuất và sức lao động. Giai đoạn hai: kết hợp sức lao động và tư liêu san xuất thành sản phẩm hàng hoá. Giai đoạn ba: biến sản phẩm hàng hoá thành tiền. 3.2.Đặc điểm của vốn cố định: Vốn cố định được biểu hiện dưới hình thái tài sản cố định. Tài sản cố định phải đạt được cả hai tiêu chuẩn. Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định. (Ví dụ hiện nay giá trị của nó phải lớn hơn hoặc bằng 500.000 đồng trở lên). Hai là, thời gian sử dụng phải từ một năm trở lên.Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian sử dụng dài. Tài sản cố định chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm. Tài sản cố định hao mòn dần: -Hao mòn hữu hình( hao mòn kinh tế ): hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài của tài sản cố định như: *Hình thức và chất lượng của tài sản cố định. *Chế độ bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thường xuyên, định kỳ đối với tài sản cố định. *Trình độ kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của người sử dụng và sự quan tâm của cấp lãnh đạo. *Các điều kiện tự nhiên và môi trường... - Hao mòn vô hình: Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ khoa học công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Tài sản cố định chuyển đổi thành tiền chậm hơn, nhưng tài sản cố định như nhà cửa, kho tàng, quầy hàng lại là tài sản có giá trị cao, là bộ mặt của doanh nghiệp nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn. Hiện nay, tài sản cố dịnh của DNTM tuỳ thuộc theo loại hàng hoá có tỷ trọng cao, thấp khác nhau (xăng, dầu, vật liệu điện, bách hoá, lương thực...) nhưng nhìn chung mới chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 vốn kinh doanh của DNTM. Đi đôi với sự phát triển kinh tế - khoa học - công nghệ, tài sản cố định trong các DNTM ngày càng được trang bị nhiều theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá và hiện đại hoá. 4.Tầm quan trọng của vốn kinh doanh. Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp). Và khi đó địa vị pháp lý của mỗi doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động (như phá sản, giải thể hoặc sát nhập...khi vốn kinh doanh của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định. Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp lý của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà còn phải dùng để cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư, hiện đại hoá công nghệ... Bởi chúng ta đã biết trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơn thuần mà trong đó còn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Muốn tồn tại và vươn lên trong cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định để mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp khi có một lượng vốn tương đối thì doanh nghiệp đó sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả. Vốn cũng là yếu tố quyết định doanh nghiệp nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Thật vậy, khi đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng sinh sôi nảy nở thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động của mình vào các thị trường tiềm năng mà trước đó doanh nghiệp chưa có điều kiện thâm nhập. Ngược lại, khi đồng vốn hạn chế thì doanh nghiệp nên tập trung vào một số hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có lợi thế trên tthị trường. Trong cơ chế kinh tế mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh việc có vốn và tích luỹ, tập trung được vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên, nó là một nguồn cực kỳ quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp ; nó là một điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh; nó cũng là chất keo để nối chắp, dính kết các quá trình và nó cũng là dầu nhớt bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. Vốn kinh doanh của DNTM là yếu tố về giá trị. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn không được bảo tồn và tăng lên trong mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại. Đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản; tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả. II - vai trò của Công tác huy động, quản lý sử dụng vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTM. 1.Yêu cầu về vốn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh và cơ chế hạch toán kinh doanh, sự nghiệp kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Vấn đề xác định về vốn cũng vậy. Do đó nhà quản lý phải dựa trên mục tiêu trước mắt và lâu dài, trên cơ sở nhận thức các quy luật kinh tế khách quan và đúc kết kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp để xác định yêu cầu về vốn. Xác định yêu cầu về vốn phải dựa vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Mọi hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành từ những định hướng, thông qua các phương án sản xuất kinh doanh được đúc kết từ những năm trước, phương án trước mắt và lâu dài do ban giám đốc (hoặc Hội đồng quản trị) tạo ra. Việc đề ra phương án đó dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình và yêu cầu thị trường để xác định xem kinh doanh cái gì, ở đâu,chất lượng, số lượng, quy mô và tốc độ phát triển, phương thức kinh doanh, những cải tiến đổi mới lực lượng lao động sử dụng, mạng lưới kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó hiệu quả có thể đạt được ở từng phương án. Việc thông qua các phương án kinh doanh dẫn đến xây dựng các yêu cầu về vốn đáp ứng yêu cầu và mục đích của phương án. Vì vậy, người quản lý sử dụng vốn có trách nhiệm chủ động chuẩn bị luận cứ có sức thuyết phục để vưà tham gia xây dựng các phương án đó, vừa đề ra yêu cầu, kế hoạch về vốn phục vụ phương án này. Việc đề ra luận cứ là cả quá trình thu thập và xử lý thông tin, đánh giá phân tích tình hình về nhiều mặt như: tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp, khả năng nguồn tài chính, tình hình nợ nần, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, những thông tin kinh tế, giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật ,công nghệ, những chủ trương biện pháp kinh tế của Nhà nước. Khi nắm vững được tình hình trên mới xác định đúng và đủ yêu cầu về vốn kinh doanh, ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn làm ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Xác định yêu cầu về vốn trên cơ sở đặc điểm, điều kiện kinh doanh của từng đơn vị là điều kiện quan trọng để cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tuỳ theo đặc điểm về mặt hàng, thế lực và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà có nhu cầu về vốn nhiều ít khác nhau. Mặt khác phải dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm để xác định số vốn cần bổ sung thích hợp với từng giai đoạn, hay yêu cầu về vốn là bao nhiêu để chuyển hướng kinh doanh sang mặt khác. Đồng thời phải xem xét điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp là thuận lợi hay khó khăn. Nếu đơn vị đang làm ăn thua lỗ thì có thể giảm nhu cầu về vốn do thu hẹp hoạt động kinh doanh, bán bớt hoặc thanh lý tài sản tạm thời không cần thiết, bán bớt vật tư dự trữ để giảm các khoản khấu hao, thuế vốn... Vậy vấn đề đầu tiên để xác định chính xác yêu cầu về vốn kinh doanh của đơn vị có thể thông qua những căn cứ sau: -Kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị: xem xét sản lượng hàng hoá theo kế hoạch, xác định đơn giá từng mặt hàng để nắm hết được lượng vốn cần thiết phải có để mua hàng bảo đảm kế hoạch. -Kế hoạch tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Hàng năm căn cứ vào các phương án kinh doanh đề ra, quy mô của doanh nghiệp mà áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật như đầu tư để mua các thiết bị quản lý kinh doanh hiện đại như: máy đếm tiền, máy kiểm tra khách hàng, máy thanh toán...Khi đã có kế hoạch đầu tư như vậy thì các khoản mục tiền sẽ phát sinh được đưa vào để xác định nhu cầu vốn. -Kế hoạch cung ứng vật tư: Dựa vào kế hoạch này để lên kế hoạch vốn dùng để mua vật tư cũng như các khoản thu do bán hàng, thời gian lưu chuyển của vốn để xác định nhu cầu vốn hợp lý đến thời điểm gần nhất mà vốn có khả năng quay vòng được. -Kế hoạch lao động tiền lương: Theo kế hoạch này để xác định lượng tiền phải trả cho cán bộ công nhân viên, nó thuộc quỹ lương, tiền thưởng, tiền để chi trả cho cán bộ khi đau yếu và các khoản chi theo chế độ khác. Tất cả đều được đưa vào kế hoạch vốn của đơn vị từ đầu năm. Căn cứ vào những kế hoạch trên đây để xác định nhu cầu về vốn. Bên cạnh những căn cứ trên nhu cầu về vốn còn phụ thuộc chủ yếu vào: nhịp độ kinh doanh và thời gian cấp vốn. Đối với một công ty kinh doanh thương nghiệp người ta thường xác định nhu cầu theo công thức: DS V = ----------- * t = ĐS * t 360 V : nhu cầu vốn. DS: doanh số một năm. ĐS: doanh số một ngày. t : thời gian cấp vốn. Doanh số do khối lượng hàng hoá và giá cả hàng hoá quyết định. Còn thời gian cấp vốn thường phụ thuộc vào thời hạn thanh toán được ghi trong hợp đồng và thời gian tính toán chuyển giao khi đòi nợ. 2. Công tác huy động vốn, quản lý sử dụng và sử dụng vốn kinh doanh: 2.1.Nguồn vốn và nguồn huy động vốn kinh doanh: Quản lý vốn là một mặt rất quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Mục tiêu của công tác quản lý vốn là sử dụng có hiêụ quả kinh tế xã hội cao nhất. Trong đó khâu tạo lập huy động vốn, xác định khả năng huy động sử dụng vốn thích ứng với tình hình kinh tế diễn biến và nhu cầu kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định là một khâu không thể thiếu trong công tác quản lý vốn. Đối với doanh nghiệp Nhà nước họ nhận được một số vốn nhất định do Nhà nước cấp phát từ ngân sách. Vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: -Vốn cấp thẳng từ ngân sách Nhà nước cho mục đích đầu tư hình thành doanh nghiệp. -Vốn rút từ doanh nghiệp Nhà nước khác (giải thể, chuyển giao, sát nhập...) để bổ xung cho doanh nghiệp mới. -Các khoản viện trợ trực tiếp từ nước ngoài. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp quan tâm chủ yếu đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch pháp lệnh. Các yếu tố chủ quan trọng việc hình thành giá cả, lợi nhuận và cơ chế giá thấp đã làm cho các doanh nghiệp không có điều kiện và không bắt buộc phát huy tính tự chủ, tính chịu trách nhiệm về lãi kết quả hoạt động kinh doanh. Vì lỗ đã có Nhà nước chịu và lãi cũng không được hưởng thu xứng đáng. Sự bao cấp về vốn, tổ chức chu chuyển vốn không kích thích doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến việc càng xin nhièu vốn càng tốt”. Quyết định 217 HĐBT chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang hạch toán kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ tài chính, điều này tạo quyền chủ động trong quản lý sử dụng vốn, kích thích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính năng động sáng tạo trong tạo lập, quản lý sử dụng các nguồn vốn kinh doanh. Do vậy, bên cạnh nguồn vốn được ngân sách cấp, căn cứ vào nhu cầu vốn đã xác định doanh nghiệp tiến hành huy động ngoài để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu trong dự án kinh doanh càng chứa đựng thành công lớn thì khả năng huy động vốn càng dễ dàng thuận lợi. Doanh nghiệp có thể huy động vón thông qua các hình thức sau: -Vay Ngân hàng: là hình thức vay phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. trong quá trình hoạt động , các doanh nghiệp có thể huy động vốn tín dụng dài hạn hoặc tín dụng ngắn hạn để đảm bảo nguồn taì chính trong những trường hợp cần thiết. -Vay các tổ chức tín dụng, kho bạc: ngoài việc vay ngân hàngdoanh nghiệp có thể vay ở các kho bạc để bổ xung vốn kinh doanh. -Vay công nhân viên chức: các doanh nghiệp rất coi trọng nguồn vốn trong tầng lớp cán bộ công nhân viên, khuyến khích mọi người bỏ vốn vào kinh doanh, nhất là vốn đang tạm thời nhàn rỗi. -Liên doanh liên kết: là vốn mà các doanh nghiệp tham gia liên doanh liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu, tài sản cố định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành...để phát triển kinh doanh vì lợi ích chung. -Nguồn vốn tự bổ xung: là nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận để lại, chênh lệch giá không phải nộp hoặc từ vốn vay để mua sắm xây dựng tài sản cố định sau khi trả hết nợ và lãi suất tiền vay, trích từ quỹ công ty bổ xung vào vốn. Tóm lại, đó là một số định hướng để tạo vốn, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng công ty, doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đề ra các biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. 2.2. Lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: Công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh là một hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị của cải vật chất thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ kinh doanh sản xuất và yêu cầu chung khác của xã hội. Công tác quản lý, sử dụng vốn sao cho phải phù hợp với quá trình vận động của vốn kinh doanh, phân bổ vốn kinh doanh một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh bao gồm: Các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí lưu thông, chi phí nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. -Kế hoạch sử dụng vốn lưu động. -Kế hoạch khấu hao tài sản cố định, trích lập và sử dụng quỹ khấu hao. -Kế hoạch tạo lập và sử dụng các quỹ. -Kế hoạch đầu tư dài hạn. Vấn đề sử dụng, phân bổ vốn kinh doanh của một doanh nghiệp được phân bổ theo ba khoản mục phí đó là chi phí đầu tư dài hạn, chi phí phúc lợi xã hội và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí đầu tư dài hạn: đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế mang tính chiến lược. Các doanh nghiệp có ngành nghề khác nhau thì đặc điểm đầu tư dài hạn khác nhau. Sự khác nhau đó do đặc điểm kinh doanh quyết định. Chi phí này bao gồm: +Vốn đầu tư về lực lượng lao động: bao gồm toàn bộ số vốn ứng trước để phục vụ cho công tác tuyển mộ, đào tạo cán bộ theo phương hướng mục tiêu kinh doanh. +Vốn đầu tư về xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra tài sản cố định cho doanh nghiệp. +Vốn đầu tư về tài sản cho lưu động: để đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, tránh ứ đọng, lãng phí vốn. Có thể có một phần vốn tham gia liên doanh liên kết, mua cổ phiếu, trái phiếu theo nguyên tắc hiệu quả. Các khoản chi phí về phúc lợi xã hội của doanh nghiệp: bao gồm chi phí cho học tập, y tế, trợ cấp khó khăn cho người lao động... Chi phí kinh doanh: bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và những khoản phí thể hiện nghĩa vụ của doanh ngiệp với Nhà nước. Bao gồm: -Tiền bỏ ra mua hàng hoá từ các nguồn về dự trữ tiêu thụ. -Vốn chi ra để thực hiện chi phí lưu thông hàng hoá. -Các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh ngiệp. -Các khoản thuế phải nộp theo luật định. Công tác lập kế hoạch sử dụng và quản lý vốn là một khâu rất quan trọng mà các doanh ngiệp cần phải quan tâm để sao cho vốn được bảo toàn và phát triển. Hệ số bảo toàn vốn = Số vốn doanh nghiệp hiện có Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn số vốn doanh nghiệp bảo toàn tại thời điểm xác định = Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn khi giao nhận hoặc kỳ trước x Chỉ số giá và tỷ giá tại thời điểm xác định phải do cơ quan có thẩm quyền công bố Nếu hệ số này bằng 1 tức là doanh nghiệp bảo toàn được vốn. Lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp không những bảo toàn được vốn mà còn phát triển được vốn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp không bảo toàn được vốn. Theo quy định nếu doanh nghiệp không bảo toàn được vốn thì phải lấy thu nhập để bù. Vì vậy có thể tính thêm hệ số khả năng bảo toàn. Hệ số bảo toàn = Số vốn hiện có của doanh nghiệp + thu nhập Số vốn doanh nghiệp phải bảo toàn 2.3.Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh công tác sử dụng vốn kinh doanh: Tổ chức thực hiện sử dụng vốn kinh doanh thường phát sinh những trở ngại bất ngờ mà trong quá trình xây dựng kế hoạch chúng ta chưa phát hiện ra được. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh do các hiện tượng kinh tế phát sinh và diễn biến phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghệ thuật sử dụng vốn, biết điều hoà sử dụng vốn thích ứng với tình hình kinh doanh của từng giai đoạn, tập trung vốn vào khâu trọng điểm, giảm vốn ở khâu gián tiếp... Việc kiểm tra giám sát và điều chỉnh công tác sử dụng vốn được thực hiện ở hai chức năng: Chức năng phân phối: hoạt động phân phối có thể được tiến hành trong phạm vi nội bộ chủ thể, không thay đổi quyền sở hữu. Việc phân chia vốn cho các đơn vị là giao quyền sử dụng vốn để đạt kết quả cao hơn. Chức năng giám đốc: là việc kiểm tra, giám sát để khắc phục điều chỉnh các mặt, các khâu hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, đạt được mục tiêu đã định. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn về lựa chọn nguồn tài trợ và quy mô của nó; về việc hình thành và bổ xung các quỹ của doanh nghiệp đi đôi với việc chia lãi cổ phần, chia lãi liên doanh liên kết và chi trả tiền lương tiền thưởng một cách hợp lý; về việc vận động vốn kinh doanh và đầu tư theo yêu cầu khác nhau vì lợi ích kinh tế. Việc đó được tiến hành thông qua các chỉ tiêu về sử dụng vốn, hệ số thanh toán, hệ số sinh lợi... Việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải được tiến hành khái quát đi vào cụ thể. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và hạch toán thống kê, ghi chép đầy đủ chính xác theo trình tự luân chuyển vốn. Từ đó xem xét việc phát huy tác dụng của tài chính doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh như thế nào để rút ra kết luận cho việc xây dựng hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh, tiết kiệm vốn. Song song với nó doanh nghiệp luôn phải chú ý tới tình hình biến động giá cả, lạm phát và ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện kế hoạch. 2.4.Đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh: Một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý sử dụng vốn là tìm biện pháp sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn cho doanh nghiệp. Hiệu qủa sử dụng vốn là mang lại lợi ích kinh tế với một lượng vốn nhất định. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và các nhà quản lý, nó cho phép các nhà quản lý kinh doanh đánh giá được những ưu nhược điểm của kế hoạch đưa ra và mục tiêu của doanh nghiệp đã đạt được đến đâu. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển ngày càng vững chắc, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. 2.4.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần( hoặc giá trị tổng sản lượng) Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu( hay giá trị tổng sản lượng). Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận thuần( lãi gộp) Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu mức sinh lợi tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận. Suất hao phí TSCĐ = = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần( lợi nhuận thuần) Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thuần( lợi nhuận thuần) doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định. Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh trong kỳ Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ bao gồm cả những tài sản cố định cũ từ nơi khác chuyển đến. Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kin h doanh trong kỳ Giá trị tài sản cố định giảm trong kỳ bao gồm những tài sản cố định hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác không bao gồm khấu hao. Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Nhưng hệ số trên ngoài việc phản ánh tăng, giảm thuần tuý về tài sản cố định, còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang bị kỹ thuật của doanh ngiệp. Trên cơ sở đó ta xem xét tính hợp lý trong kết cấu của tài sản cố định, đánh giá sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định. Việc xây dựng một cơ cấu tài sản cố định hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của chúng. 2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán: Tài sản lưu động Khả năng toán hiện hành = __________________________ Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác... Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định tới một năm. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn các nhà phân tích quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng (NWC). NWC thể hiện sự nhạy bénvề tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp khi có nựo ngắn hạn quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy nó cũng ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động ròng. NWC được xác định là phân chênh lệch giưa tổng tài sản lưu động và nợ ngắn hạn hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với bất động sản ròng. NWC = TSLĐ - Nợ ngắn hạn NWC = Vốn dài hạn - TSLĐ Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng. TSLĐ - Dự trữ Khả năng thanh toán nhanh = _____________________ Nợ ngắn hạn Dự trữ tồn kho cá ytài khoản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nế được bán. Do vậy tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Tỷ lệ dữ trữ trên vốn lưu động. Dự trữ Dự trữ __________ = _____________________________ NWC TSLĐ - Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ rằng giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp ngày càng giảm và doanh nghiệp càng bị thua lỗ. Doanh thu thuần Vòng quay của tiền = _________________________________________ Tiền + chứng khoán ngắn hạn Tỷ lệ này cho biết số vòng quay của tiền trong một chu kỳ kinh doanh (thường là một năm). Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã tăng cao và doang thu của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Doanh thu thuần Vòng quay dự trữ tồn kho = __________________________ Dự trữ bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Dự trữ bình quân giảm do hàng hoá mua về đã được chi tiêu tốt, không bị tồn đọng lâu, kéo theo đó doanh thu cũng tăng lên. Ngược lại tỷ lệ này thấp cho thấy hàng hoá của doanh nghiệp dự trữ lớn và chưa tiêu thụ được. Các khoản phải thu Kỳ thu tiền = ___________________________________________ Doanh thu bình quân một ngày Tỷ lệ này chỉ ra khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doang nghiệp. Tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản phải thu của doanh nghiệp là khá lớn. Lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp là khá cao. Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của vốn lưu động = ___________________________________ Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao hiêu đòng doanh thu thuần. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tăng lên vì một đồng vốn lưu đọng bình quân mà doanh nghiệp bỏ ra đã mang lại nhiều đồng doanh thu thuần lớn. Lợi nhuận thuần (lãi gộp) Sức sinh lợi của vốn lưu động = _____________________________________ Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra đã giúp doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (lãi gộp) trong kỳ. Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ = ___________________________________ Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của cả vốn lưu động trong kỳ. Số vòng quay này càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại số vòng quay giảm thì hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển Thời gian Thời gian kỳ kinh doanh của một vòng = ______________________________________________ luân chuyển Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này biểu hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng chậm. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp không cao. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ = ____________________________________ Doanh thu thuần 3.Vai trò của công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh Mọi nhà doanh nghiệp khi bỏ vốn và sử dụng vốn trong kinh doanh đều có một mong muốn đó là đưa lại hiệu quả cao, vốn phải sinh lời và do đó phải giám sát tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn được đầu tư.Hiệu quả của việc sử dụng vốn lại phụ thuộc vào việc phát huy công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh. Qua phân tích các chi tiêu tài chính cho phép các doanh nghiệp có căn cứ đầu tư đúng mục đích và hiệu quả cao. Vai trò của công tác quảnn lý sử dụng vốn kinh doanh thể hiện: -Có vai trò trong việc chủ động tạo lập vốn cho sản xuấn kinh doanh, tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế của tiền vốn. Trước trong cơ chế cũ, nguồn vốn sản xuất kinh doanh hạn hẹp, chỉ bao gồm ngân sách cấp và vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Lúc đó, công tác quản lý sử dụng vốn chưa là vấn đề cấp bách. Ngày nay trong cơ chế thị trường việc đảm bảo vốn là nhân tố sống còn, công tác quản lý sử dụng vốn được đặt ra để xác định đúng yêu cầu vốn, cân nhắc nguồn tài trợ có hiệu quả, thíc hợp. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất tiền vay, lợi tức cổ phần ... để kích thích thu hút vốn, linh hoạt trong sử dụng nguồn và cân đối trang trải các nguồn tài trợ. -Công tác quản lý sử dụng vốn kinh doanh có vai trò trong việc tổ chử sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nó giúp cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Quy luật cạnh tranh đặt ra trước mọi nhà kinh doanh những yêu cầu trong kinh doanh sản phẩm hàng hoá: chất lượng tốt, giá “vừa đủ” và hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong cơ chế bao cấp giá đầu vào và đầu ra củ yếu do Nhà nước quy định. Chỉ tiêu pháp lệnh về doanh thu, về mặt hàng kinh doanh được giao từ trên xuống. Nhà nước tiến hành bù giá, bù lỗ kinh doanh. Do đó công tác quản lý sử dụng vốn không có sự chủ động, sáng tạo hạch toán kinh tế chỉ là giả tạo, các doanh nghiệp làm ăn lắm hiệu quả vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Trong kinh tế thị trường có hợp tác, có cạnh tranh, công tác quản lý sử dụng vốn được thực hiện trên cơ sở tự chủ về tài chính. Tổ chức công tác này tốt sẽ đạt được yêu cầu về tiết kiệm vốn. -Công tác quản lý sử dụng vốn là đòn bẩy kích thích kinh doanh sản xuất. Công tác này kích thích tăng năng suất lao động, đẩy mạnh phong trào hiến kế, phát minh, kích thích tiêu dùng, thu hút đầu tư, điều hoà vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuấttiến hành nhịp nhàng, ăn khớp và đầu tư vốn vào khâu có lợi, tăng vòng quay vốn kinh doanh thông qua cơ chế phân phối thu nhập, quỹ lương, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, cơ chế xây dựng giá bán, lãi suất và hoa hồng về đại lý bán. Đồng thời quản lý sử dụng vốn góp phần đưa ra nhằm vào việc đề cao trách nhiệm vật chất, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực nảy sinh như lợi dụng, tham nhũng hoặc lãng phí, phô trương hình thức. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh tốt để thu hồi vốn nhanh, để tái sản xuất các tài sản cố định và đầu tư mới có tính đến hiệu quả kinh tế, không làm cho chi phí kinh doanh cao vọt lên. Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh công tác quản lý và sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp nào cũng phải tổ chức tốt công tác này thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chương II Thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở các DNTM Nhà nước và ở Công ty Kinh doanh thép Vật tư Hà nội I - Tổng quan về DNTM Nhà nước Trong thời gian qua ngành thương mại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Số lượng DNTM tăng lên qua các năm. So với năm 1993 chỉ có 5444 DNTM đến năm 1994 có 8029 doanh nghiệp tăng 47,48%; năm 1995 có 10806 doanh nghiệp tăng 34,58%; năm 1996 có 14871 doanh nghiệp tăng 37,6%; năm 1997 có 14625 doanh nghiệp giảm 2%. Tốc độ tăng số lượng DNTM hàng năm đạt đáng kể, nhưng số tăng chủ yếu đó bởi số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngược lại với sự tăng trong tổng số DNTM thì DNTM Nhà nước có xu hướng giảm đi qua các năm. Điều này có thể là tất yếu bởi trong điều kiện cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cùng với nhiều khó khăn khác. Trên một số lĩnh vực một số ngành hàng mà doanh nghiệp thương mại Nhà nước không thức hiện tốt hơn so với các DNTM thuộc ngành khác thì việc nhường chỗ tất yếu xảy ra. Theo nguồn số liệu Vụ Thương mại và Giá cả tổng hợp số lượng DNTM năm 1993 có 1799 DNTM Nhà nước (chiếm 33,05% trong tổng số DNTM) thì trong đó DNTM Nhà nước Trung ương chiếm khoảng 23,96% (trong tổng số DNTM Nhà nước). Đến năm 1994 số lượng DNTM Nhà nước tăng, tăng 6,84% so với năm 1993. Nhưng từ năm 1995 đến nay số lượng DNTM Nhà nước có xu hướng giảm, nhưng tốc độ giảm cũng không lớn, năm 1995 giảm 6,08% so với năm 1994, năm 1996 giảm 3,15% so với năm 1995, năm 1997 giảm 2,47% so với năm 1996. Mặc dù DNTM Nhà nước có xu hướng giảm vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số DNTM. Năm 1994 chiếm 23,94%; năm 1995 chiếm 16,7%; năm 1996 chiếm 11,96%; năm 1997 chiếm 11,72% trong tổng số DNTM. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội thuộc khu vực kinh tế Nhà nước có giảm qua các năm: Năm 1995 đạt 3730 tỷ đồng chiếm 29,4%; năm 1996 đạt 3965 tỷ đồng chiếm 27%; năm 1997 đạt 4219 tỷ đồng chiếm 27,1%; năm 1998 đạt 4598 tỷ đồng chỉ chiếm 26,9% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường xã hội, xong về tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội khu vực Nhà nước chiếm khá cao, năm 1993 khu vực kinh tế Nhà nước đạt 46,43%; năm 1994 đạt 49,46%; năm 1995 đạt 47,53%; năm 1996 đạt 49,65%; năm 1997 đạt 50,20%; năm 1998 đạt 49,90% so với tổng mức lưu chuyển hàng hoá của xã hội. DNTM Nhà nước tuy có giảm về số doanh nghiệp, về tổng mức bán lẻ, xong quy mô kinh doanh dã bắt đầu được phục hồi, vẫn chốt giữ được nhiều trận địa quan trọng, giữ được vai trò chủ đạo trên nhiều lĩnh vực như trong xuất khẩu, trong buôn bán một số ngành trọng yếu như xi măng, xăng dầu, sắt thép. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở nước ta, các DNTM Nhà nước có đóng góp đáng kể: Năm 1997 tổng trị giá xuất khẩu đạt 5.911.990 USD; trong đó xuất khẩu trực tiếp là 3.806.248 USD; 6 tháng đầu năm 1998 đã đạt 3.133.045 USD. Còn nhập khẩu năm 1997 có tổng trị giá nhập khẩulà 4.784474 USD; trong đó nhập khẩu trực tiếp là 3.564.962 USD; 6 tháng đầu năm 1998 tổng trị giá nhập khẩu là 2.296.854 USD , trong đó nhập khẩu trực tiếp là 1.851.287 USD. Theo số liệu thống kê, số vốn tính đến thời điểm cuối kỳ của các DNTM Nhà nước như sau: Biểu 2.1: Vốn, tài sản của DNTM Nhà nước. Đơn vị tính: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 1996 1997 6 tháng đầu năm 1998 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Tổng tài sản 40186740 100,00 51848334 100,00 55218992 100,00 1. TSCĐ và đầu tư dài hạn 9203456 22,90 11876080 22,91 12296387 22,27 2. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 30983284 77,10 39972248 77,09 42922605 77,73 1.Vốn chủ sở hữu 13973028 34,77 15557936 30,00 16128039 29,21 + Vốn KD 10940341 27,00 11915157 22,98 11962839 21,66 2. Nợ phải trả 26213721 65,23 36290398 70,00 39090953 70,79 DNTM Nhà nước là một loại hình doanh nghiệp năm trong hệ thống kinh doanh thương mại. Do tính chất hoạt động thương mại, loại hình doanh nghiệp này luôn cần một lượng vốn lưu động lớn. Nói chung lượng vốn lưu động trong các DNTM Nhà nước cũng đã chiếm một tỷ lệ tương đối, khoảng 77% vào năm 1996 và năm 1997, cho đến 6 tháng đầu năm 1998 mức vốn lưu động chiếm khoảng gần 78% so với tổng số vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Mặc dù tổng nhuồn vốn vẫn tăng đều qua các năm, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng cũng không lớn, đặc biệt chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm 34,77% vào năm 1996, đến năm 1997 chiếm 30% và cho đén 6 tháng đầu năm 1998 chỉ chiếm 29,21%. Điều đó chứng tỏ vốn huy động từ bên ngoài là quá lớn, đây là một bất lợi đối với DNTM Nhà nước. Trong tổng số các DNTM Nhà nước có báo cáo quyết toán tài chính số lượng doanh nghiệp phân bổ theo quy mô vốn chủ yếu tập trung ở mức từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng. Biểu 2.2 Số lượng DNTM Nhà nước phân theo quy mô tổng nguồn vốn. Năm Số các DN 1996 1997 6 tháng1998 Số lượng DN Cơ cấu (%) Số lượng DN Cơ cấu (%) Số lượng DN Cơ cấu (%) Tổng số DNTMNN 1563 100,00 1566 100,00 1566 100,00 DN có vốn<100 tr.đ 28 1,85 18 1,15 5 0,32 Từ 100tr.đ đến dưới 500 tr.đ 140 8,96 51 3,25 45 2,87 Từ 500 tr.đ đến 1 tỷ đồng 184 11,75 98 6,26 95 6,07 Từ 1 đến 5 tỷ đồng 567 36,4 484 30,91 485 30,97 Từ 5 đến 10 tỷ đồng 244 15,58 246 15,71 246 15,71 Từ 10 đến 50 tỷ đồng 250 15,96 445 28,41 461 29,43 Từ 50 đến 100 tỷ đồng 98 6,25 103 6,57 111 7,08 Từ 100 tỷ đồng trở lên 53 3,40 121 7,74 118 7,55 Số doanh nghiệp TMNN có mức vốn dưới 1tỷ đồng có xu hướng giảm qua các năm: có 352 doanh nghiệp vào năm 1996, 167 doanh nghiệp vào năm 1997 và chỉ còn 145 doanh nghiệp vào ngày 30/6/1998. Trong đó các doanh nghiệp TMNN có tổng nguồn vốn ở ba mức dưới 100 triệu đồng, từ 100 triệu đén dưới 500 triệu và từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đều giảm , chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số DNTMNN qua các năm. Số DNTMNN có mức vón từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng cũng giảm, có 567 doanh nghiệp vào năm 1996, năm 1997 chỉ còn 484 doanh nghiệp. Năm 1996, số doanh nghiệp có qui mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ chiếm 31,26 % trong tổng số DNTMNN,năm 1997 và 6 tháng đầu năm 1998 chỉ chiếm hơn 305 trong tổng số DNTMNN. DNTMNN có mức vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 31,54% vào năm 1996, tăng lên 44,12% vào năm 1997; 6 tháng đầu năm 1998 chiếm 45,14% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước(có 707 doanh nghiệp ). Các doanh nghiệp có mức vốn từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 1996 có 98 doanh nghiệp, chiếm 6,25%; năm 1997 có 103 doanh nghiệp, chiếm 6,57% và có 111 doanh nghiệp ở thời điểm 6 tháng đầu năm 1998, chiếm 7,08% trong tổng số DNTMNN. Còn đối với các DNTMNN có mức vốn trên 100 tỷ đồng vào năm 1993 chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp thì đến năm 1997 đã lên tới 121 doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp có mức vốn trên 100 tỷ đồng tăng lên một cách nhanh chóng qua các năm hay có thể nói số doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn có xu hướng tăng, nhưng đến thời điểm 30/6/1998 số lượng doanh nghiệp ở mức vốn này còn 118 doanh nghiệp, tức là giảm 3 doanh nghiệp so với năm 1997. Qua số liệu thống kê ta có thể thấy rằng, phần lớn các DNTMNN có mức vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 57,73% so với tổng số DNTMNN vào năm 1997 và chiếm khoảng 55,94% vào 6 tháng đầu năm 1998. Trong đó chủ yếu là các DNTMNN có vốn từ 1tỷ đến 10 tỷ, chiếm khoảng 46,6%.Tiếp đến là số doanh nghiệp TMNN có mức vốn từ 10 tỷ đến 100 tỷ có 548 doanh nghiệp vào đầu năm 1997, chiếm khoảng 40% so với tổng số DNTMNN.Mặc dù đây là những doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn nhưng nếu so với các doanh nghiệp trên thế giới thì quá nhỏ bé.Các DNTMNN có mức vốn trên 100 tỷ đồng ở nước ta chỉ chiếm 7,7% trong tổng số DNTMNN vào năm 1997. Điều đó chứng tỏ, số lượng DNTMNN đông nhưng không mạnh(chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).Tuy đã được nâng thêm một bước nhưng nói chung vón đầu tư của Nhà nước đối với các DNTMNN còn hết sức phân tán, tổng nguồn vốn trong mỗi DNTMNN cũng không nhiều.Ngay cả đối với những doanh nghiệp trọng điểm của Nhà nước, tình trạng thiếu vốn cũng rất trầm trọng.Hiện nay cũng chỉ có một vài công ty lớn như: công ty xi măng, công ty thép là tương đối đủ vốn kinh doanh, còn lại hầu như các doanh nghiệp đều thiếu vốn. Điều này giải thích một phần câu hỏi: tại sao các tổng công ty quan trọng lại chăm lo mua nhanh, bán nhanh; hoặc quan tâm nhiều hơn đến xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức các kênh lưu thông hợp lý hoặc tổ chức mạng lưới đại lý và có một qui trình cung ứng chắc chắn và ổn định cho thị trường nội địa. Một mặt, họ nhận thức được trách nhiệm của DNNN; mặt khác, họ cũng bị thúc ép bởi cơ chế hoạch toán kinh doanh. Không trường vốn thì biện pháp duy nhất là phải thu hồi vốn nhanh cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, hoặc phải sử dụng vốn của tư thương. Về nguyên tắc, thương mại phải dựa vào vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh, nhưng lãi suất cho vay của ngân hàng lại cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận bình quân năm của DNTMNN.Đành rằng hiệu quả thấp là lỗi của các thương nghiệp quốc doanh, nhưng”cái khó bó cái khôn”, dù thiếu vốn họ vẫn có gắng tồn tại trên cơ sở “vốn tự có” là chủ yếu chứ không muốn làm không công cho ngân hàng. Một yếu tố qua trọng nữa là mấy năm qua, mặt bằng vốn pháp định không được nâng lên, trong khi chỉ số lạm phát hàng năm đều là hai con số. Mặt bằng vốn không được nâng lên đã bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền ; kỷ luật bảo tồn vốn không nghiêm khắc thì tình trạng thiếuvốn lại thêm trầm trọng, chưa kể mọi thứ chi phí lưu thông đều có xu hướng tăng đáng kể. Tuy vậy, trong những năm gần đây các DNTMNN đã từng bước cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, giữ vững được một số khâu bán buôn một số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, muối Iốt, đường, giấy vở học sinh...góp phần điều tiết các cân đối lớn của nền kinh tế. Qua điều tra ta thấy rằng, tổng doanh thu của các DNTMNN vẫn tăng qua các năm. Năm 1996, DNTMNN ở nước ta đạt 130.996.590 triệu đồng và đến cuối năm 1997 đạt 144.981.479 triệu đồng,tăng khoảng 10,68% so với năm 1996 và 6 tháng đầu năm 1998 đã đạt 80.028.990 triệu đồng. Trong 3 năm 1996-1997-1998, nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại của nội tại của nền kinh tế; đặc biệt năm 1997-1998, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta. Mặc dù chỉ tiêu doanh thu của các DNNN vẫn tăng đều qua các năm nhưng việc tăng đó chỉ tập trung vào một số công ty hay tổng công tylớn như Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty máy và phụ tùng, Công ty thương mại và dịch vụ....còn đại đa số các DNTMNN làm ăn hiệu quả đạt thấp. Mặc dù tổng doanh thu đạt được không nhỏ nhưng lợi nhuận để lại chỉ đạt 683928 triệu đồng vào năm 1996; 897219 triệu đồng vào năm 1997, tăng khoảng 31,19%so với năm 1996. Đến 6 tháng đầu năm 1998, lợi nhuận để lại có xu hướng tăng lên,581569 triệu đồng, bằng khoảng 64,82% năm 1997. Lợi nhuận để lại không cao có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng. Muốn nâng cao lợi nhuận không còn cách nào khác là tăng doanh thu, giảm chi phí một cách tối đa. Vì đối với các DNTMNN việc nộp ngân sách Nhà nước cũng là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Theo nghị định 59/CP ngày 3/10/1996, việc đặt ra chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đã ít nhiều đây các vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn; ngoài đối phó với những khó khăn trong cơ chế thị trường để duy trì sự tồn tại của mình, ngoài việc trả lãi tiền vay cho các khoản vay, các DNNN phải chịu gánh nặng tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước làm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp đã cao lại càng cao hơn, làm tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ và do đó làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến phản ánh sai lệch hiệu quả kinh doanh của các DNNN Việc áp dụng chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước làm cho các DNNN bị thua thiệt so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, như thế hẳn có sự không công bằng giữa các DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong cùng một khuôn khổ pháp lý.Thực tế hiện nay tổng số tiền thu sử dụng vốn ngân sách của các DNNN vào ngân sách hàng năm không đáng kể. Bỏ khoản thu này, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có thêm điều kiện tự tích luỹvà phát triển vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây chính là một giải pháp vô cùng quan trọng để góp phần tháo gỡ tình hình thiếu vốn kinh doanh đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, phần lớn các DNNN đang thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, nhất là vốn lưu động.Đối với các DNNN, vốn từ ngân sách cấp chiếm tỷ trọng không cao, vốn lưu động Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được 20%, số vốn còn lại chủ yếu đi vay. Việc vay vốn của ngân hàng là một vấn đề bức xúc, đang xảy ra tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn mà ngân hàng lại thưà vốn, không cho vay được.Thị trường vừa thừa vừa thiếu vốn đang là bài toán cần phải giải đáp để cứu nền kinh tế, để các doanh nghiệp mở rộng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. DNTMNN không chỉ phải tồn tại mà phải được cấp vốn hoặc vay với lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh. Dù tiềm năng có như “con gà đẻ trứng vàng” thì cũng phải cho ăn (cấp vốn). Nếu cứ để tự nó nuôi nó thì cũng sẽ đến một ngày nó tự huỷ diệt cơ thể mình. Tình hình thiếu vốn lưu động sẽ làm cho các doanh nghiệp mất đi các cơ hội, thời cơ hấp dẫn, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả không cao, như vày sẽ kéo theo việc trả nợ ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Biểu 2.3: Số lượng DNTMNN phân theo tỷ suất lợi nhuận so với vốn (vốn CSH ). Năm 1997 6 tháng 1998 Số doanh nghiệp 1566 1566 Tỷ suất<0 75 640 =0 70 72 0-2% 197 328 2-4% 97 135 4-6% 68 94 6-8% 48 61 8-10% 43 52 10% trở lên 285 178 Qua bảng trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được thấp. Số lượng doanh nghiệp lỗ vốn và hoà vốn quá lớn. số doanh nghiệp có mức tỷ suất từ 0-25là 197, doanh nghiệp chiếm 12,85%. Số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận so với vốn trên 105 là 285 doanh nghiệp, chiếm 18,19% so với tổng số doanh nghiệp. Còn lại số doanh nghiệp phân bố rải rác với mức tỷ suất tứ 4-10%. điều này chứng tỏ, phần trăm lợi nhuận trong doanh thu là nhỏ, chưa sử dụng hiệu quả chi phí và vốn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, biểu hiện tập trung nhất là lỗ và mất vốn do các nguyên nhân sau: 1.Hiện nay cơ chế chính sách và tổ chức quản lý còn kém đồng bộ, thiếu ổn định trong một thời gian cần thiết, tổ chức của TMQD đang phân tán và manh mún. Tổ chức và biên chế nhiều doanh nghiệp chưa được sắp xếp hợp lý, nhất là đội ngũ lao động chưa thích ứng với cơ chế mới. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp còn nhiều mặt chưa thích hợp, chưa thực sự coi doanh nghiệp là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại của đất nước để chăm lo, giúp đỡ và hướng dẫn. Thậm chí có nơi có lúc chỉ xem doanh nghiệp như là đối tượng chỉ để kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy doanh nghiệp e ngại trong triển khai mở rộng hoạt động và mất nhiều thời gian phục vụ không cần thiết. Các DNTMNN vốn kinh doanh bị phân tán, có nhiều DNNN chỉ có mấy trăm triệu đồng vốn. Do thiếu sự hướng dẫn, điều hành phân công, phối hợp chung giữa các DNNN dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, phân tán, cục bộ, tranh mua, tranh bán làm suy yếu lẫn nhau. 2.Vốn Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước quá thiếu, công tác điều hành quản lý vốn chưa linh hoạt và kém hiệu quả. Nhà nước chưa có chính sách vốn thoả đáng đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng phải mua theo thời vụ. Vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu là lãi suất cao không thể dùng để đầu tư, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để dự trù lưu thông với số lượng cần thiết. Hiện nay có doanh nghiệp thừa hàng chục tỷ đồng vốn, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn không vay được tiền của ngân hàng để duy trì từ sản xuất kinh doanh đến không bỏ đảm được mức thu nhập trung bình cho người lao động. 3.Chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh, chưa có phương hướng kinh doanh rõ ràng, tạo thế ổn định về mặt hàng và thị trường. Các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh để tạo ra mặt hàng, thị trường và bạn hàng ổn định. Công tác quản lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu.Việc thực hiện chế đọ khoán trong kinh doanh do quản lý không tốt nên xảy ra không ít trường hợp thua lỗ, thất thoát tài sản. Thậm chí cũng còn trường hợp để các thành phần kinh tế khác núp bóng TMNN,làm cho hoạt động của bản thân doanh nghiệp thiếu lành mạnh và suy yếu. Nhiều doanh nghiệp chỉ lo “buôn chuyến”, “đánh quả” từng đợt ngắn, từng thương vụ nên hiệu quả ản xuất kinh doanh còn bấp bênh, không ổn định, không gây được tín nhiệm với khách hàng và có lúc đã làm mất bạn hàng. 4.Thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại. Các cơ quan quản lý cấp trên chưa quan tâm đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất,tạo nguồn hàng xuất khẩu, hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong vaaf ngoài nước. 5.Đội ngũ cán bộ chậm được đổi mới, đào tạo và đào tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, một bộ phận khong nhỏ bị thoái hoá biến chất, không được xử lý kịp thời và kiên quyết đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn bị động, lúng túng, chỉ đủ sức lo cuộc sống cán bộ công nhân viên đông đảo do lịch sử để lại nên chưa có đều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình để thích ứng với cơ chế mới. II - Công tác huy động vốn kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi nguồn tài chính phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác huy động vốn phải đạt được các yêu cầu sau: Một là huy động được càng nhiều càng tốt, không nên định giới hạn cho việc huy động vốn, kể cả vốn nước ngoài; phát huy nội lực là chính nhưng không tự thít lại nguồn vốn ngoài. Hai là vốn huy động càng rẻ và an toàn càng tốt, tránh việc huy động vốn bằng mọi giá.Tránh việc trả giá cho vốn lưu động bởi những chi phí phát sinh khó lường. Ba là huy động vốn càng đồng bộ càng tốt, cả về nguồn vốn lẫn biện pháp huy động. Bảo đảm bình đẳng,gắn bó,tạo điều kiện hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm tiêu chuẩn cao nhất đo lường lợi ích các nguồn vốn.Bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ ổn định để giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư. Bốn là ngày càng đa dạng hoá và hiện đại hoá hình thức huy động vốn. 1. Nguồn vốn từ ngân sách. Đối với các DNTMNN khi thành lập được Nhà nước cấp vốn từ ngân sách.Đây là nguồn vốn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của doanh nghiệp nhưng chính nó lại đóng vai trò rất quan trọng,tạo ra cốt vật chất cần thiết cho doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh. Đề nghị Nhà nước cấp bổ sung đủ 30% vốn lưu động định mức cho những doanh nghiệp có phương án và chiến lược kinh doanh rõ ràng ở cả tầm ngắn,trung và dài hạn.Đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh ở ngành hàng mũi nhọn, Nhà nước cần nới lỏng cơ chế khi cấp phát vốn. Trong những trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể vận dụng cấp cho các doanh nghiệp này lượng vốn lớn hơn định mức. Trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khi cần thiết Nhà nước có thể xem xét, đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp.Các DNTMNN có nghĩa vụ nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực Nhà nước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn . 2. Nguồn vốn từ ngân hàng. Vốn lưu động của các doanh nghiệp được coi là một yếu tố vật chất không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục cần phải cung cấp đủ vốn lưu động.Số vốn này trước hết được tài trợ bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, số còn lại phải huy động từ các nguồn khác mà trong đó nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là chủ yếu. Song giữa ngân hàng và doanh nghiệp luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định và hiện nay nó cũng là mối quan tâm,trăn trở của các doanh nghiệp, các cấp bởi hiện tại các ngân hàng thương mại đang có vốn mà không giám cho vay trong khi các doanh nghiệp lại rất cần vốn vay để bổ sung vốn lưu động thiếu nhưng lại không được.Theo kết quả điều tra, hầu hết các DNNN không được cấp đủ vốn lưu động nên có tới 80% đến 90% vốn lưu động của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng, hay đây chính là tình trạng “Tín dụng ngân hàng thương mại bị đóng băng”. Hiện tượng này là do còn những vướng mắc trong việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.Hầu hết các tài sản tại các doanh nghiệp đều đã lạc hậu, giá trị trên sổ sách còn lớn (do thực hiện mức khấu hao thấp) nhưng giá trị còn lại theo đơn giá thực tế để cho vay lại rất nhỏ.Các thiết bị của doanh nghiệp chưa có giấy tờ sở hữu(trừ phương tiện vận tải ), tài sản là bất động chiếm tỷ lệ nhỏ ( chủ yếu là trụ sở làm việc), còn tình trạng cùng một số tài sản đang thế chấp vay ở nhiều nơi hoặc những tài sản khó bán, giá cả không ổn định. Từ đó giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của các doanh nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn. Ngân hàng với tư cách là nguồn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên rất qua tâm đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng nhất để xem xét cho vay bởi vì việc kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện trả vốn và lãi cho ngân hàng. Kinh doanh không có hiệu quả tức là không có lãi thì ngay cả việc trả vốn gốc cho ngân hàng đã là điều hết sức khó khăn chứ chưa nói tới phần trả lãi.Nhưng việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do số liệu kế tons mà các doanh nghiệp cung cấp nhiều khi không trung thực ( đây là hình thức để đối phó khi muốn vay vốn ngân hàng) và trình độ phân tích tài chính của cán bộ ngân hàng còn rất hạn chế; đặc biệt về khả năng phân tích, dự báo sự biến động tình hình tài chính trong tương lai, dẫn đến việc đánh giá, nhận định tình hình của các doanh nghiệp không chính xác. Một nguyên nhân nữa khiến việc vay vốn của doanh nghiệp không thuận lợi là do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, khó khăn trong việc phân định trách nhiệm của các bên khi gặp những vụ tín dụng lớn bị vỡ nợ như vụ Minh Phụng Epco... và do đó cũng làm cho tâm lý của ngân hàng còn ngần ngại khi đầu tư. Vì vậy để huy động và sử dụng hựp lý các nguồn vốn vay ngân hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương án kinh doanh rõ ràng, tính khả thi cao, tính toán trước được mức đọ rủi ro của từng phương án, trong từng kỳ kế hoạch để có giải pháp phân tán rủi ro cho từng nhiệm vụ đầu tư, từng hình thức huy động.Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng trình độ và năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng ngân hàng và đội ngũ cán bộ kiểm toán nhằm nắm bắt thông tin và nhận định chnhs xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở tin cậy để ngân hàng cho vay, không ngừng bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan đến ngân hàng để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng đồng thời phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia. 3. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn.Các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu với kỳ hạn khác nhau để huy động vốn. Hiện nay ở nước ta Tổng công ty xi măng Việt Nam đã được Bộ Tài Chính cho phép phát hành( lần đâùtiên) các trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và tình hình trên thị trường tài chính.Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Các doanh nghiệp thương mại có thể phát hành: -Trái phiếu có lãi suất cố định:lãi suất danh nghĩa được ghi ngay trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. -Trái phiếu có thể thu hồi: công ty có thể mua lại những trái phiếu vào một thời gian nào đó. Loại trái phiếu này có ưu điểm là được sử dụng như một cách điều chỉnh vốn khi cần thiết. -Trái phiếu có thể chuyển đổi : là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định của cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu trên thị trường tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lơị nhuận cao nhờ việc hoàn chuyển trái phiếu thân cổ phiếu. Việc huy động vốn bằng cách bán ra các trái phiếu có thể chuyển đổi có một số ưu điểm như công ty có thể gắn bó người mua trái phiếu một cách lâu dài và đến một thời gian thích hợp, họ có thể mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty; và do hấp dẫn hơn nên có thể hạ thấp lãi suất của trái phiếu, tức là giảm được chi phí lãi vay. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu còn mới mẻ nên có nhiều vấn đề đặt ra như: lãi suất của trái phiếu là bao nhiêu? thời hạn huy động là bao lâu? được sử dụng vào những mục đích gì và đặc biệt là giới hạn huy động bao nhiêu?... đều chưa được qui định chi tiết. Do đó dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn này không thể tránh khỏi sự tuỳ tiện và mức đọ rủi ro lớn. Trên thực tế doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng với tư cách là chủ nợ, các ngân hàng thường giám sát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, mục đích sử dụng tiền vay cho đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Còn việc các doanh nghiệp huy động vốn theo phương thức này thì các chủ sự không thể kiểm soát được nên dể gây rủi ro. Để giảm bớt sự rủi ro và việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua phát hành trái phiếu đạt hiệu quả cao thì lạm phát phải được kiềm chế ở mức thấp nhất và mức lãi suất huy động với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. 4. Vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu. Đây chính là hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Cổ phần hoá là một trong những hình thức cơ bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì có thể tiến hành cổ phần hoá theo hình thức giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Còn đối với những doanh nghiệp làm ăn không thuận lợi có thể tiến hành cổ phần hoá theo hình thức bán một phần giá trị thuộc Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, hoặc tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá hoặc bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Theo thống kê, đến tháng 11/1999 có khoảng 267 DNNN đã cổ phần hoá xong, các doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần hoạt động đều có hiệu quả. Bình quân 16 công ty cổ phần đầu tiên đã hoạt động được trên một năm về vốn, tăng 299% so với trước khi cổ phần hoá. Về doanh thu tăng 237%, lợi nhuận sau thuế tăng 305%/năm, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng 260%. Nhưng trên thực tế, quá trình cổ phần hoá ở nước ta còn tiến triển chậm do phương thức cổ phần hoá tuy đã được cải tién nhưng vẫn còn phức tạp, phương án cổ phần hoá tốn nhiều thời gian công thức mà chỉ là hình thức, ít tác dụng; và vì nó vấp phải sự phản đối từ nhiều phía trong đó có những người được hưởng lợi từ hiện trạng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Một lý do không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá đó là một số doanh nghiệp cổ phàn hoá phản ánh tình trạng chưa được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn tại ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước. Vì vậy phải tạo môi trường luật pháp và thể chế thuận lợi cho việc cổ phần hoá DNNN . 5. Liên doanh liên kết. Tìm đối tác liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn để huy động vốn.Nhưng để thực hiện được điều này còn khó khăn trong điều kiện hiện nay. III - Công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội . 1 . Tình hình sử dụng vốn cố định. 1.1 Cơ cấu tài sản cố định và sự biến động của nó. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là một DNNN , loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh thương mại nên vốn cố định của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh cũng như vốn chủ sở hữu. Điều này được thể hiện trong số liệu trong bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu vốn cố định của Công ty Đơn vị Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Vốn chủ sở hữu 50766,47 60.766,47 2 Vốn cố định 7041,8 8033,74 3 Tổng vốn kinh doanh 161.321,69 149.836,83 4 VCĐ/Tổng vốn kinh doanh(%) 4,34 5,36 5 VCĐ/Vốn chủ sở hữu(%) 13,87 13,22 Từ số liệu trên ta thấy, vốn cố định của công ty chỉ chiếm dưới 15% vốn chủ sở hữu. Như vậy vốn cố định của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn và thường xuyên ổn định. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với Công ty, nó giúp cho công ty tự chủ trong việc sử dụng vốn cố định của mình cũng có nghĩa là Công ty có thể tự do lựa chọn phương án sử dụng vốn cố định sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Vốn cố định của Công ty năm 1998 tăng lên so với năm 1997 gần 1 tỷ đồng, chứng tỏ qui mô kinh doanh của Công ty tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá. Tuy vậy, số vốn cố định tăng thêm chủ yếu là tăng do mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất; còn việc tăng tài sản có định phục vụ cho hoạt động của Công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bảng 2.5:Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty. Đơn vị Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 1997 1998 Nguyên giá Chênh lệch Nguyên giá Chênh lệch ĐN CN ĐN CN 1 Đất 994 994 0 994 954 -47 2 Nhà cửa,vật kiến trúc 3942 5835 +1893 5835 6680 +845 3 Máy móc, thiết bị 1751 2869 +1118 2869 3081 +212 4 Tổng TSCĐ 6687 9698 +3011 9698 10803 +1114 Như vậy vốn cố định của Công ty tăng thông qua việc mua sắm đất đai, nhà xưởng và máy móc thiết bị, trong đó chủ yếu là mua sắm và xây dựng thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng.Điều này cho thấy sự biến động tài sản cố định của Công ty là hợp lý bởi Công ty hoạt động kinh doanh thương mại nên dự trữ hàng của Công ty có thời điểm rất lớn, hoạt động chuyên chở và bảo quản diễn ra liên tục. Như vậy nhu cầu về nhà xưởng, xe ô tô và một số máy móc thiết bị này rất cao. Tuy nhiên Công ty có thể thuê kho bãi, nhà xưởng, xe ô tô ở những thời kỳ kinh doanh cao điểm nhưng về lâu dài, Công ty nên có những tài sản cố định này.Bời vì nó giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh, đồng thời Công ty cũng có thể cho thuê những tài sản cố định đó khi Công ty chưa cần đến. 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định, chúng ta phải xem một số chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đơn vị Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Tổng doanh thu thuần 433.759 652.701 2 Nguyên giá bình quan TSCĐ 8130 10.251 3 Lợi nhuận thuần -1200 756 4 Lãi gộp 14.395 22.714 5 Giá trị TSCĐ tăng theo kỳ 2945 1738 6 Giá trị TSCĐ giảm theo kỳ 15 633 7 Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ 2061 1738 8 Sức sản xuất của TSCĐ (1)/(2) 53,35 63,67% 9 Sức sinh lợi của TSCĐ Theo lợi nhuận(3)/(2) Theo lãi gộp (4)/(2) -14,76% 177,1% 7,375% 221,58% 10 Sức hao phí TSCĐ (2)/(1) 1,87% 1,57% 11 Hệ số tăng TSCĐ (5)/(2) 36,23% 16,95% 12 Hệ số giảm TSCĐ (6)/(2) 0,18% 6,175% 13 Hệ số đổi mới TSCĐ (7)/Giá trị TSCDD cuối kỳ 29,258% 21,71% Qua số liệu bảng 2.6, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 1998 cao hơn năm 1997. Trong việc sử dụng TSCĐ, vấn đề cần quan tâm đối với Công ty đó là việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, cải tiến và ngày càng hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa sức sản xuất cũng như sức sinh lời của TSCĐ. Thật vậy, sức sản xuất và sức sinh lời của tài sản cố định năm 1998 tuy đã cao hơn năm 1997 nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn thấp và Công ty hoàn toàn có khả năng nâng cao hơn nữa tỷ lệ này trong thời gian tới với điều kiện Công ty phải có chế đọ quản lý và bảo quản tốt TSCĐ ; những tài sản cố định đã quá lạc hậu , đã cũ, sức sản xuất thấp, Công ty nên nhanh chóng thanh lý hoặc nhượng bán để đầu tư những tài sản cố định mới có sức sản xuất cao. 1.3. Khấu hao tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định là một trong những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, cụ thể ở đây là việc góp phần và đầu tư mới tài sản cố định. Việc tính khấu hao hợp lý, theo qui định sẽ phản ánh được thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn dưới hai hình thức : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được chuyển hoá vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ,số tiền khấu hao có thể được sử dụng để tái đầu tư tài sản cố định( nếu có nhu cầu). Song trên thực tế các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt qiũi khấu hao được tích luỹ hàng năm phục vụ cho nhu cầu khấu hao của mình. Do chức năng, tác dụng và giá trị của mỗi loại tài sản cố định khác nhau, vì vậy để phản ánh đúng hao mòn tài sản cố định theo định kỳ thì mỗi loại tài sản cố định phải được trích khấu hao với một tỷ lệ nhất định hù hợp. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội đã áp dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tài sản cố định hữu hình. Mức tính khấu hao trung bình năm Công ty đã áp dụng mức khấu hao thấp nhất là 5% cho nhà xưởng và trung bình 10-12% đối với máy móc thiết bị, xe ô tô. Trong việc trích khấu hao tài sản cố định, có rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đang cảm thấy lúng túng. Đó là việc xác định hao mòn của tài sản cố định vô hình. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua giá trị hao mòn đó. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội cũng nằm trong số doanh nghiệp này. Có thể đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định vô hình không đáng kể thì việc không trích khấu hao tài sản cố định vô hình không có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp; nhưng đối với các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao thì hao mòn vô hình diễn ra từng giờ, từng phút với giá trị rất cao. Đối với Công ty, tuy giá trị hao mòn hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nhưng khi nèn kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng hiện đại hoá và cạnh tranh diễn ra gay gắt thì giá trị hao mòn tài sản cố định vô hình của các doanh nghiệp cũng đóng một tỷ trọng đáng kể. Hiện nay theo qui định của Bộ Tài Chính, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các tài sản cố định là quá thấp. Điều đó không đảm bảo cho các doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định, theo cả chiều rộng và chiều sâu. Việc tính khấu hao hợp lý là một trong những vấn đề rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nó cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định. 2. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty: Vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997, vốn lưu động chiếm 95,66% tổng vốn kinh doanh: năm 1998, chiếm 94,64%, đạt trên dưới 150 tỷ đồng. Như vậy nguồn tài trợ cho vốn của Công ty không chỉ từ nguồn vốn chủ sở hữu mà còn từ nguồn vay ngắn hạn của ngân hàng, nguồn tín dụng thương mại. Bảng 2.7: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn. Đơn vị :Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng / ồVLĐ Số tiền Tỷ trọng / ồVLĐ 1 Nguồn vốn CSH 43.725 28.34% 52.733 37.18% +9008 2 Nguồn vốn vay 21.324 15.12% 24.305 17.14% +2981 3 Nguồn chiếm dụng 89.188 56.54% 64.795 45.68% -24392 Tổng VLĐ 154280 141833 -12403 Qua số liệu bảng trên ta thấy,vốn lưu động của Công ty năm 1998 giảm hơn so với năm 1997 khoảng 12,4 tỷ, tức là giảm 7,23%. Phần giảm này chủ yếu là do nguồn chiếm dụng giảm mạnh (giảm 27,35%), mặc dù vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng có tăng lên. Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là rất phổ biến, nhiều doanh nghiệp lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng khá lớn đã làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn,hoạt động kinh doanh không ổn định do hoạt động cho nguồn vốn này cũng không ổn định. Nếu trong trường hợp Công ty không đi chiếm dụng được trong khi nguồn vốn bị chiếm dụng cao sẽ làm cho Công ty không những khó khăn trong thanh toán mà còn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. 2.1 Tình hình sử dụng tiền và khả năng thanh toán của Công ty. ở nước ta, việc các doanh nghiệp mua chứng khoán để dự trữ thay tiền mặt là chưa phổ biến.Đối với Công ty thép và vật tư Hà Nội, hoạt động này cũng chư phổ biến. Do vậy, số vốn bằng tiền của Công ty chủ yếu là tiền để lại Công ty và tiền gửi ngân hàng. Bảng 2.8: Một số chỉ tiêuvề tiền mặt của Công ty. Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Tổng vốn bằng tiền 11.780 15.148 2 Tổng TSCĐ 154.280 141.833 3 Nợ ngắn hạn 115.859 93.587 4 Tỷsuất thanh toán của VLĐ (1)/(2) 0,076 0,1068 5 Tỷ suất thanh toán tức thời (1)/(3) 0,102 0,162 Từ số liệu trên ta thấy, tỷ suất thanh toán của vốn lưu động của Công ty là khá lớn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy, chỉ tiêu này sẽ không tốt nếu lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Đối với tỷ suất thanh toán tức thời, thực tế cho thấy nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì thanh toán của Công ty tương đối khả quan; còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao sẽ phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn bằng tiền sẽ chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Theo kết quả bảng trên thì Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; song Công ty lại gặp khó khẳn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành ( nợ đến hạn, nợ quá hạn). Vì thế đơn vị phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ; phải thu sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán của mình. 2.2. Tình hình dự trữ của Công ty. Vì là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại nên hàng tồn kho của Công ty còn tuỳ thuộc vào thị trường ; hơn nữa sản phẩm của Công ty có tính mùa vụ. Do đó có lúc hàng tồn kho của Công ty rất lớn nhưng cũng có lúc hàng tông kho còn lại ít do nó vưà được tiêu thụ hoặc vào mùa mà nhu cầu về hàng hoá trên thị trường giảm. Tóm lại, Công ty nên tuân thủ nguyên tắc “mua nhanh, bán nhanh”, và không nên để mất cơ hội khi nhu cầu trên thị trường tăng cao. Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về tình hình dự trữ của Công ty. Đơn vị :Triệu đồng STT Chỉ tiêu 1997 1998 1 Tổng TSLĐ 154.280 141.833 2 Nợ ngắn hạn 115.859 93.614 3 Dự trữ 64.317 28.862 4 VLĐ vòng(=(1)-(2)) 38.421 48.219 5 Khả năng thanh toán nhanh (1-3)/(2) 0,776 1,2068 6 Dự trữ/VLĐ vòng 1,674 0,598 7 Doanh thu thuần 433.759 652.701 8 Dự trữ bình quân 44.668 46.589 9 Vòng quay dự trữ 9,71 14 Ta thấy dự trữ năm 1997 của Công ty quá cao đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 97 thấp hơn năm 98. Sang năm 1998, do hàng tồn kho của Công ty giảm mạnh nên khả năng thanh toán nhanh của Công ty đã được cải thiện, tỷ lệ này đã tăng từ 0,776 lên 1,2068, chứng tỏ Công ty không chỉ có khả năng thanh toán mà còn có khả năng thanh toán rất cao. Điều này cho thấy, khoản vốn lưu động của Công ty dưới dạng hàng hoá dự trữ năm 1998 quá thấp, tức hàng hoá trong kho của Công ty đã được tiêu thụ với số lượng lớn. Tình rạng này có thể dấn đến hai trường hợp, hoặc là Công ty không bị ứ đọng vốn khi hàng khó bán hoặc khi cầu trên thị trường tăng cao đột ngột thì Công ty sẽ không đủ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu đó . Do đó Công ty đã bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh này. Như vậy việc xác định mức dự trữ tối ưu có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong thời gian tới, muốn tồn tại và phát triển công ty cần xây dựng được kế hoạch dự trữ một cách hợp lí, tránh ứ đọng vốn. 2.3. Tín dụng thương mại Ngày nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng như các doanh nghiệp cùng kinh doanh những mặt hàng giống nhau đang diễn ra gay gắt. Nên việc mở rộng qui mô kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề rất nan giải, cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và điều quan trọng là doanh nghiệp phải bứt lên trong cuộc cạnh tranh này. Chính sách tín dụng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bứt phá trong cuộc cạnh tranh, song nó có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhưng đồng thời các khoản thu khó đòi cũng theo đó mà tăng lên. Do vậy, chính sách này rất được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng và áp dụng những phương thức đa dạng tuỳ vào từng tình hình cụ thể. Đi vào tình hình công ty ta thấy: bình quân các khoản phải thu của công ty tăng lên trong đó chiếm phần lớn là các khoản phải thu khách hàng. Đầu năm 1998, các khoản phải thu của công ty tăng lên hơn 2 lần so với năm 1997, đồng thời nợ quá hạn của công ty cũng tăng hơn cuối năm 1997 cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn trong khoản trả trước cho khách hàng chiếm tỷ lệ khá cao: 26,84% trong tổng số tiền trả cho khách. Điều này cho thấy, công ty nên xem xét kỹ tình hình kinh doanh của khách hàng và các điều khoản đưa ra trong hợp đồng nêu rõ ràng nhằm làm giảm các khoản nợ quá hạn trong việc trả trước cho khách. Tuy vậy, đến cuối năm 1998, tổng nợ quá hạn của công ty cũng đã giảm đi đáng kể, trong đó nợ quá hạn của các khoản trả trước cho khách hàng giảm phần lớn (từ 8,5 tỷ đồng xuống còn 49 triệu đồng) còn nợ quá hạn trong các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Như vậy, ta thấy trong tín dụng thương mại, các khoản nợ tăng lên đồng thời cũng kéo theo sự tăng lên của nợ quá hạn. Và thường cuối chu kì kinh doanh, nợ quá hạn sẽ giảm xuống vì lúc đó khách hàng mới trả nợ. Nhưng nhìn chung, nợ quá hạn của công ty vẫn còn quá cao. Thêm nữa, trong các khoản phải thu của công ty, còn có những khoản tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu vẫn chưa được giải quyết, trong đó chủ yếu là sự tranh chấp trong khoản trả trước cho khách hàng (chiếm khoảng 8 tỷ đồng trong hơn 10 tỷ đồng tiền tranh chấp). Điều này càng chứng tỏ rằng việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt tiền trước cho người bán và các điều khoản trong hợp đồng rõ ràng là các yếu tố rất quan trọng để hạn chế số tiền mất khả năng thanh toán giữa công ty và khách hàng. Do các khoản phải thu tăng, đồng thời nợ phải trả của công ty cũng giảm từ 115 tỷ đồng xuống còn 93 tỷ đồng dẫn đến tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả của công ty năm 1998 cao hơn năm 1997. Năm 97, tỷ lệ này là 63,47% điều này cho thấy năm 97 công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác và đi vay là chủ yếu. Năm 1998, tỷ lệ này đã tăng đang kể 99,57%. Như vậy, trong năm này số tiền khách hàng chiếm dụng của công ty cũng gần bằng số tiền công ty chiếm dụng và đi vay. Chứng tỏ công việc kinh doanh của công ty đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, vốn dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định hơn, giúp cho hoạt động thanh toán của công ty diễn ra theo đúng kế hoạch, tránh nợ quá hạn, tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp. Việc công ty mở rộng tín dụng khách hàng đã làm cho kì thu tiền của công ty tính bình quân các khoản phải thu trên doanh thu bình quân một ngày đã tăng từ 44 ngày lên 46 ngày. Theo kết quả tính toán, tốc độ tăng doanh thu bán chịu thực của công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng bình quân các khoản phải thu. Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu của công ty vẫn là quá lâu gây ra tình trạng ứ đọng vốn lưu động. Đó cũng là một trong những vấn đề làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua. Tóm lại, về tình hình các khoản phải thu của công ty gặp nhiều vấn đề cần phải được giải quyết kịp thời. Đó là số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu vẫn còn quá cao trong đó một phần nguyên nhân do công ty chưa kiên quyết trong công tác thu hồi nợ, một phần do các cán bộ kinh doanh thiếu trách nhiệm trong khâu đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng dẫn đến trường hợp nợ quá hạn tăng, tỷ lệ rủi ro đối với khoản nợ này là rất lớn. Điều đó cho thấy công ty cần lưu ý tới việc xét duyệt cho khách hàng được hưởng chính sách tín dụng thương mại sao cho hợp lí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 2.4. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty. Qua các chỉ tiêu trên cho thấy sức sản xuất của vốn lưu động năm 1998 tăng cao hơn năm 1997. Nếu như năm 1997, một đồng vốn lưu động bình quân được bỏ ra chỉ thu lại 3,757 đồng doanh thu thuần nhưng năm 1998, số doanh thu thuần thu được đã tăng lên 4,408 đồng, tăng 17,32%. Với sức sinh lợi của vốn lưu động tăng lên theo cả lợi nhuận thuần và lãi gộp, chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty đã đi đúng hướng và ngày càng phát triển. Vòng quay vốn lưu động của công ty năm 1998 tăng hơn năm 1997, như vậy đã làm giảm thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động từ 96 ngày xuống còn 82 ngày. Việc tăng vòng quay vốn lưu động đã giúp công ty tiết kiệm được lượng vốn lưu động bình quân là: (82-96) Số VLĐ tiết kiệm do thay = ----------------- * 148.056,5 = 21.591,57 đổi tốc độ luân chuyển 96 Như vậy, thời gian một vòng luân chuyển giảm xuống 14 ngày giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản vốn lưu động bình quân xấp xỉ 21.59 tỉ đồng. Đây là lượng vốn đáng kể, công ty cần phát huy ưu điểm này. Trên thực tế, chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 1998 nhỏ hơn năm 1997 càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên và số vốn tiết kiệm được cũng tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ đối với sản xuất kinh doanh của công ty. Nó cho thấy công ty đã tìm được hướng đi đúng đắn của mình trong kinh doanh. Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty STT Chỉ tiêu 1997 1998 Chênh lệnh 01 Doanh thu thuần 433.758,8 652.700,8 +218.942 02 Vốn lưu động bình quân 115.446,6 148.056,5 +32.609,9 03 Lợi nhuận thuần -1.200 756 04 Lãi gộp 14.394,7 22.713,7 +8.319 05 Sức sản xuất VLĐ (01)/(02) 3,757 4,408 +0,651 06 Sức sinh lợi của VLĐ Theo lợi nhuận thuần (03)/(02) -1% +0,5% Theo lãi gộp (04)/(02) 12,46% 15,34% 07 Số vòng quay của VLĐ (01)/(02) 3,757 4,408 +0,651 08 Thời gian một vòng luân chuyển (ngày) 96 82 -14 09 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (02)/(01) 0,266 0,227 Chương 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở DNTM Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả của kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn kinh doanh lại là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu, các bộ phận trong sản xuất kinh doanh, từ phương hướng sản xuất kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như quản lý, hạch toán, theo dõi kiểm tra nghệ thuật kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Mục đích của sủ dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn được sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được mục đích này yêu cầu cơ bản của sử dụng vốn đó là. Thứ nhất: Phải đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch. Thứ hai: Chấp hành đúng quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của Nhà nước. Thứ ba: Hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời số vốn hiện có về tình hình sử dụng vốn kinh doanh cuả doanh nghiệp. I - Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và quản lý Đây là biện pháp chung nhất để tổ chức quản lý sử dụng vốn và là công cụ chủ yếu nhất để tiến hành quản lý kinh tế. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải quản lý được việc sử dụng vốn. Vì vậy các doanh nghiệp thương mại cần: Phân công cán bộ chuyên theo dõi về công tác sử dụng vốn, các khoản thu chi phát sinh. Cán bộ này phải có năng lực thực hiện công việc. Ngoài việc theo dõi trong kỳ phải tông hợp được các báo cáo về quá trình sử dụng vốn, phân tích đầy đủ các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sử dụng vốn, phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý để đưa ra các kiến nghị, biện pháp để khắc phục tồn tại. Phát huy điểm mạnh một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Báo cáo về kế hoạch vốn, chi tiêu thực hiện lập kế hoạch phải có căn cứ cụ thể rõ ràng, được sự tham gia của tất cả các bộ phận có liên quan để đưa ra những thông số phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong từng kỳ phải tổ chức họp tổng kết, đánh giá tình hình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. II - Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động Thật vậy, bất cứ một doanh nghiệp muốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đều. Trước tiên phải chú ý đến đó là nguồn nhân lực và sự sắp xếp nguồn nhân lực đó vào dây truyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình tức là chú ý đến hoạt động tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào. Một điều hiển nhiên rằng không doanh nghiệp nào có thể phát triển sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp đó có nhà lãnh đạo thiếu trình độ chuyên môn không quyết đoán, không có khả năng điều hành giải quyết mọi việc. Do đó, chính sách “ hướng vào con người ” và phát triển nguồn nhân lực phải được đưa lên vị trí hàng đầu trong các chiến lược và biện pháp quản lý của Nhà nước và tất cả các doanh nghiệp. Để thực hiện chính sách cơ bản này các doanh nghiệp cần phải tuân theo một số nguyên tắc quản lý. Cơ cấu bộ máy quản lý tinh giảm và gọn nhẹ. Xây dựng triết lý kinh doanh hướng vào mục tiêu phát triển lâu dài. Từng doanh nghiệp đề ra triết lý hoạt động của mình để làm sao có hiệu quả cao. Hướng vào khách hàng mà phục vụ bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. Phát huy sáng kiến và đổi mới đội ngũ cán bộ: Khả năng sáng tạo chính là nguồn tài sản lớn nhất mà các công ty hiện có nhưng khai thác nó không đơn giản vì nó không lộ ra ngoài như tiền mặt hay tài sản mà nằm trong bộ não của các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của họ. Nhưng không một doanh nghiệp nào có khả năng phát triển lâu bền nếu không biến nguồn tài sản tiềm năng, vô hình này trở thành hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. III - Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1. Đối với vốn cố định 1.1. Các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ TSCĐ : Tài sản cố định của doanh nghiệp rất đa dạng, nhiều chủng loại với giá trị tương đối lớn, lại quản lý không tập trung. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm mất mát hao mòn và tăng thời gian sử dụng giảm bớt chi phí sửa chữa dần đến tăng giá trị TSCĐ . Như vậy đơn vị có nhu cầu về TSCĐ phải đề nghị với lãnh đạo, được lãnh đạo chấp nhận khi đó kế toán trưởng mới lệnh cho thủ quĩ xuất tiền mua TSCĐ. Việc xác nhận bàn giao gồm các bộ phận sau: -Bộ phận nhận. -Tên tài sản, mã số, ký hiệu, năm sản xuất, nơi sản xuất. -Ngày tháng nhận, tên người nhận, tên người quản lý. -Mức thưởng phạt... áp dụng mô hình này có một số ưu điểm như: có căn cứ để quản lý xác định được đơn vị sử dụng, tình hình sử dụng, địa điểm sử dụng và có căn cứ để xử lý thưởng phạt. 1.2. Tăng sức sản xuất TSCĐ: Tăng sức sản xuất TSCĐ mà góp phần làm tăng giá trị hao mòn vô hình đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm. 1.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ: Đối với những doanh nghiệp thương mại kinh doanh theo mùa thì sẽ không sử dụng hết tiềm lực, kho bãi, nhà xưởng bị để không. Số tài sản này có thể cho thuê nhưng hoạt động này cũng không diễn ra thường xuyên. Vì không phải lúc nào cũng tìm được người thuê ưng ý. Trước thực trạng này doanh nghiệp có thể đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh . Ngoài ra doanh nghiệp có thể khai thác tốt hơn cơ sở kho bãi hiện có thông qua các hình thức đầu tư liên doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.4. Giảm bớt hao mòn hữu hình và vô hình: Tài sản cố địng bị hao mòn dưới hai dạng: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Trong quá trình sản xuất cần cứu những biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất cho hao mòn vô hình. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần nghiên cứu những biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất hai loại hao mòn gây ra như nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ cả về mặt thời gian và cường độ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành xây lắp TSCĐ, thiết bị tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao ý thức kỹ thuật lao động cho công nhân nhằm thu hồi nhanh vốn. Để thu hồi nhanh vốn đầu tư doanh nghiệp có thể nghiện cứu áp dụng phương pháp khấu hao cố định. Khai thác sử dụng hết công suất máy móc thiết bị giảm chi phí khấu hao trong giá thành, gán trách nhiệm vật chất cao cho từng người, từng phân xưởng, phòng ban để có ý thức bảo vệ TSCĐ. 1.5. Thanh lý kịp thời TSCĐ hết thời hạn sử dụng: Doanh nghiệp phải tiến hành có định kỳ việc kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. Với những TSCĐ có hiệu suất sử thập như kho bãi, xưởng thường xuyên để không, không cho thuê được do không có vị trí thuận tiện hoặc những dây chuyền gia công chế biến sản phẩm đã quá lạc hậu, năng suất lao động thấp thì nên thanh lý, nhượng bán để đầu tư những TSCĐ khác có hiệu suất sử dụng cao hơn những TSCĐ đến thời hạn thanh lý mà không được thanh lý kịp thời sẽ làm tăng chi phí bảo quản, ứ đọng vốn... Tuy vậy, khi đầu tư mua sắm mới TSCĐ, doanh nghiệp phải xem xét mức độ cần thiết của tài sản ấy đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ công nghệ ra sao, hao mòn hữu hình và vô hình như thế nào, lợi nhuận do tài sản mới đem lại so với chi phí cơ hội cho việc đầu tư tài sản mới. 1.6. Tài sản cố định thuê tài chính: Hình thức này cho phép các doanh nghiệp thiếu vốn có thể sử dụng máy móc thiết bị nhưng không phải chủ sở hữu. Nó giúp cho doanh nghiệp không phải bỏ vốn ra để mua sắm tài sản, tiền vốn không bị ứ đọng trong tài sản cố định. Phương thức kinh doanh thuê thiết bị máy móc có ba phương thức cơ bản: *Phương thức leasing: Là phương thức cho thuê dài hạn các hợp đồng có thể từ 15 năm trở lên, phương thức này thường áp dụng đối với loại thiết bị công nghiệp, thiết bị toàn bộ. *Phương thức renting: Là phương thức cho thuê ngắn hạn, hợp đồng có thể từ 3 đến 7 năm. Phương thức này thích hợp với các thiết tiêu chuẩn hoá: ôtô, phương tiện vận tải, phương tiện xếp dỡ... *Phương thức thuê mua ( lease - purchase): Có hai loại hợp đồng (1) Hợp đồng tài chính: là hình thức người cho thuê thiết bị cung cấp tài chính cho công ty thuê thiết bị, công ty thuê thiết bị sẽ tìm nguồn thiết bị trên thị trường rồi thông báo cho công ty cho thuê kiểm tra đánh giá và ký hợp đồng mua để công ty thuê thiết bị thuê lại. Cách này phải có sự hài hòa giữa ba bên. Hợp đồng tài chính Công ty leasing Công ty thuê Hãng sản xuất thiết bị Ký hợp đồng Thiết bị mua thiết bị (2) Hợp đồng thuê sử dụng: được ký kết giữa người chủ sở hữu thiết bị với người thuê thiết bị, đơn vị đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của tài sản. Những hình thức trên hiện nay rất đang phổ biến trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam nó còn rất mới mẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quen với hình thức mua sắm tài sản thiết bị bằng nguồn vốn của mình. Nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có tổ chức nào đứng ra cho thuê tài sản cố định, Thuê từ chính trong lĩnh vực hoạt động của công ty vì vậy việc áp dụng được phương thức này còn rất khó khăn. Tuy nhiên theo quy luật cung cầu: ở đầu có cầu thì ở đó sẽ có cung đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên mạnh dạn, tự mình chủ động tìm đối tác nước ngoài hoặc trong nước. Doanh nghiệp sẽ vừa tiết kiệm được chi phí vừa thực hiện được công việc của mình, đạt được mục tiêu an toàn về vốn. 1.7. Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản: Đây là nguồn tự tài trợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao TSCĐ và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường thì một yếu tố cực kỳ quan trọng có thể giúp công ty thắng được các đối thủ cạnh tranh là yếu tố công nghệ. Do đó tốc độ khấu hao chậm, các doanh nghiệp không thể bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ bởi tài cũ chưa khấu hao hết, nguồn tích luỹ từ khấu hao thấp không đủ để mua máy móc thiết bị mới. Theo quy định của Bộ Tài Chính tỷ khấu hao cơ bản áp dụng cho các loại TSCĐ giao động từ 5 - 18%/ năm đây là một tỷ lệ quá thấp, các doanh nghiệp khó có thể tái đầu tư chiều sâu từ nguồn khấu hao TSCĐ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặt ra kế hoạch khấu hao nhanh những tài sản có giá trị, có công nghệ cao. Tuy điều cũng còn rất nan giải do vấp phải vấn đề khấu hao nhanh sẽ kéo theo tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến cầu sản phẩm giảm, giảm doanh thu. Việc sử dụng quỹ khấu hao cơ bản vào hoạt đông sản xuất kinh doanh cần được xem xét kỹ lưỡng, khoản tiền này so với vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng nó cần phải được bảo toàn và phát triển để đảm bảo doanh nghiệp có thể đầu tư được máy móc thiết bị mới. Hơn nữa,vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn phải đi vay thì việc đưa khoản tiền này vào kinh doanh là hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện đáng kể. 2. Đối với vốn lưu động Mục đích của quản lý vốn lưu động là làm thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng vốn lưu động. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần trả lời những cầu hỏi sau: Doanh nghiệp nên sử dụng một lượng tiền mặt là bao nhiêu? Doanh nghiệp có nên bán chịu hay không? Nên bán chịu cho những loại đối tượng nào? Đơn vị nên đi vay để trả tiền ngay hay nên mua chịu? Nếu đi vay thì vay như thế nào và ở đâu...? Nói chung có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý dự trữ: Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động là cần xác định cho được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên các nhà kinh tế cho rằng để tìm được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý thì trước hết cần phải dựa vào mức dự trữ vật tư. Mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý. Giả sử rằng, một doanh nghiệp đã xác định nhu cầu bán ra trong một năm của một loại hàng hoá là 100 đơn vị mà nhập làm nhiều lần. Giả định rằng, mỗi lần cửa hàng nhập số lượng là Q thì nghĩa là trong một năm doanh nghiệp phải nhập 100/Q lần. Trước khi nhập sản phẩm doanh nghiệp có dự trữ bằng 0 ( bởi vì bán hết doanh nghiệp mới nhập tiếp ). Sau khi nhập, cửa hàng có dự trữ bằng Q. Vậy mức dự trữ bình quân của cửa hàng là : Q Mức dự trữ bình quân = -------- 2 Dự trữ cũng sinh ra những chi phí nhất định. Có thể chia chi phí dự trữ thành 2 loại: -Loại thứ nhất bao gồm chi phí của vốn đầu tư vào dự trữ và các chi phí khác như kho tàng, chúng ta có thể coi loại chi phí này là chi phí cơ hội. -Loại chi phí thứ hai là chi phí đặt hàng. Giả sử mỗi lần doanh nghiệp đặt hàng phải mất một khoản chi phí cố định để làm thủ tục là X. Ta có thể thấy rằng quy mô của mỗi lần đặt hàng tăng lên sẽ làm tổng chi phí đặt hàng giảm đi. Mức giảm di của tổng chi phí đặt hàng phụ thuộc vào quy mô đặt hàng bình quân. Số lượng hàng bán chi phí cho mỗi lần Mức giảm cận biên trong năm ´ đặt hàng của chi phí đặt hàng = ---------------------------------------------------- Q2 Mối quan hệ giữa quy mô của mỗi lần đặt hàng và tổng chi phí đặt hàng của doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng sau: Quy mô của mỗi lần đặt hàng Số lần đặt hàng trong năm Tổng chi phí đặt hàng 1 2 3 4 . . 10 . . 100 100 50 33.3 25 . . 10 . . 1 100X 50X 33.3X 25X . . 10X . . 1X Nhìn vào bảng trên ta thấy khi doanh nghiệp tăng qui mô cho mỗi lần đặt hàng thì số lần đặt hàng giảm đi nhưng mức dự bình quân tăng lên. Như vậy, có hai tác động xảy ra: Chi phí đặt hàng giảm đi khi số lần đặt hàng giảm đi. Chi phí cơ hội tăng lên khi số lần đặt hàng giảm đi ( bởi nhiều mức dự trữ tăng lên ) . Vậy qui mô đặt hàng tối ưu sẽ là điểm mà tại đó hai tác động trên loại trừ lẫn nhau một cách hoàn toàn. Khi đó, mức giảm cận biên của chi phí đặt hàng sẽ bằng chi phí cơ hội cận biên. Tức là : Mức tiêu thụ ´ chi phí một lần đặt hàng Chi phí cơ hội ------------------------------------------------ = ---------------------- Q2 2 Vậy quy mô tối ưu cho một lần đặt hàng là: 2 * mức tiêu thụ * chi phí cho một lần đặt hàng Q = ------------------------------------------ -------------------- chi phí cơ hội của một đơn vị dự trữ Cũng có một cách tiếp cận khác để xác định mức dự trữ tối ưu là so sánh giữa chi phí cơ hội của dự trữ với chi phí cơ hội do thiếu dự trữ. Khi doanh nghiệp dự trữ càng nhiều thì chi phí cơ hội càng cao ( bởi vì tiền dùng vào dự trữ sẽ bị mất lãi suất nếu như nó được dùng để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó). Tuy nhiên, dự trữ là cần thiết bởi vì nếu không có dự trữ hoặc dự trữ không đủ sẽ dẫn đến ngừng sản xuất kinh doanh và gây ra chi phí rất lớn. Như vâỵ chúng ta thấy rằng có hai tác dụng ngược chiều nhau đó là chi phí cơ hội và chi phí do thiếu dự trữ. Mức dự trữ tối ưu sẽ được xác định khi hai tác dụng ngược chiều này triệt tiêu nhau hoàn toàn. 2.2 Quản lý tiền mặt: Giả sử rằng doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hoá đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt đã hết, doanh nghiệp phải bán các tín phiếu kho bạc để có một tiền mặt như thời kỳ đầu. Chi phí cơ hội của việc gữi tiền mặt chính là chi phí để bán các tín phiếu kho bạc. Vậy làm như thế nào để doanh nghiệp có thể quản lý được việc cân đối tiền mặt của nó nếu như doanh nghiệp không thể dự đoán được mức thu chi ngân sách hàng ngày? Chúng ta sẽ xem xét mô hình của Miler – Orr Mức cân đối tiền mặt Giới hạn trên Mức tiền theo mặt thiết kế Giới hạn dưới > thời gian Nhìn vào đồ thị trên ta thấy mức cân đối tiền mặt dao động lên xuống không thể nào dự đoán được cho đến khi nó đạt được mức giới hạn trên. Tại giới hạn trên doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền vượt quá mức tiền theo thiết kế để mua chứng khoán và cân đối tiền mặt trở về mức dự kiến. Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cân đối tiền mặt lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống giới hạn dưới là điểm mà doanh nghiệp cần phải có sự bổ sung tiền mặt để đáp ứng chi những hoạt động cần thiết, do vậy tại giới hạn dưới doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có một lượng tiền mặt ở mức dự kiến. Như vậy mô hình này cho phép việc nắm giữ tiền mặt ở những mức độ hoàn toàn tự do trừ phi nó đạt đến điểm giới hạn trên hoặc dưới. Tại giới hạn trên hoặc dưới doanh nghiệp sẽ điều chỉnh bằng cách mua hoặc bán chứng khoán để có mức tiền mặt theo như thiết kế ban đầu. Doanh nghiệp nên để mức cân đối tiền mặt dao động trong khoảng nào đó. Mô hình này chỉ ra rằng khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt phụ thuộc vào ba yếu tố. Nếu như mức dao động của thu chi ngân quĩ hàng năm rất lớn hoặc là chi phí cố định của việc mua hoặc bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nên quy định khoảng dao động tiền mặt lớn. Ngược lại, nếu như mức lãi suất cao, thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt. Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau: Mức tiền mặt theo thiết kế = Mức tiền mặt giới hạn dưới + Khoảng dao động tiền mặt 3 Mô hình của Miler - Orr trên đây chỉ ra rằng : Nếu doanh nghiệp luôn luôn duy trì được mức cân đối tiền mặt theo như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hoá được chi phí giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra. Trên thực tế, việc sử dụng mô hình Miler - Orr rất dễ dàng. Bước doanh nghiệp cần xác định giới hạn dưới của cân đối tiền mặt. Giới hạn dưới có thể bằng 0 cũng có thể lớn hơn 0 để đảm mức an toàn tối thiểu. Bước thứ hai doanh nghiệp cần phải ước tính phương sai của thu chi ngân quỹ. Bước thứ ba là bước quan sát lãi suất và giao dịch của mỗi lần mua và bán chứng khoán. Bước cuối cùng là tính toán giới hạn trên và mức tiền mặt theo thiết kế đồng thời đưa ra những thông tin để các nhân viên tài chính thực hiện chiến lược kiểm soát theo giới hạn được xác định. 2.3 Quản lý tín dụng thương mại: Trên thực tế, doanh nghiệp bán sản phẩm mình cho các doanh nghiệp khác hoặc các cơ quan Nhà nước nhưng không thu được tiền ngay. Các hoá đơn chưa trả tiền được gọi là tín dụng thương mại. Các khoản tín dụng thương mại này tạo thành các khoản phải thu của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý tín dụng thương mại là quản lý các khoản phải thu - một trong nhiệm vụ quan trọng của quản lý vốn lưu động. Những tác động của chính sách tín dụng thương mại: Tác động của doanh thu: Nếu doanh nghiệp bán chịu( tức là cấp tín dụng thương mại cho người mua) thì tất nhiên doanh nghiệp sẽ bị chậm trễ trong việc thu tiền, trong khi đó người mua lại có lợi trong việc trả tiền chậm. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể bán với giá cao hơn nếu doanh nghiệp cấp tín dụng cho người mua và điều này có thể làm tăng lượng hàng bán được, do đó tổng doanh thu có thể tăng lên. Tác động của chi phí: Khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho người mua thì không thu tiền ngay. Trong trường hợp doanh nghiệp bán và thu tiền ngay cũng có những chi phí nhất định ( bởi vì doanh nghiệp phải chấp nhận giá thấp hơn ).Việc chọn phườn thức bán thu tiền ngay hay phương thức bán chịu là việc doanh nghiệp cần phải cân nhắc . Dù theo phương thức nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp đều phải tốn phí cho nợ. -Chi phí của nợ nần: Khi doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cho người mua thì doanh nghiệp cần phải sắp xếp những hoạt động tài chính có liên quan đến các khoản phải thu. Như vậy, chi phí vay ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ là một nhân tố quyết định xem doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc62667.DOC
Tài liệu liên quan