Đề tài Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình

Tài liệu Đề tài Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình: LỜI MỞ ĐẦU Văn hoá là một khái niệm rất rộng bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của một nền văn hoá rất khó đòi hỏi cần có thời gian và sức lực nhưng để hình thành được một nền văn hoá thì phải cần đến hàng nghìn năm thậm trí hàng vạn năm. Do vậy, vai trò của văn hoá đối với mọi mặt đời sống- xã hội vô cùng lớn. Mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đã nhấn mạnh "Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy, tuy mọi xã hội ngày nay bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hay xu hướng chính trị nào thì văn hoá và phát triển là hai măt gắn liền nhau". Nhận xét của tổ chức giáo dục khoa học và Văn hoá liên hợp quốc (UNESSCO) năm 1998. Có nghĩa là hai mặt văn hoá và phát triển luôn phải gắn liền nhau vì vậy muốn phát triển kinh tế phải dựa vào văn hoá trên cơ sở của nền văn hoá có sẵn, phải đặt sự phát triển kinh tế trong môi trường văn hoá của mình. Kế thừa tiếp nhận những thành tựu của thời đại đúc rút những kinh nghiệm của dân...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Văn hoá là một khái niệm rất rộng bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của một nền văn hoá rất khó đòi hỏi cần có thời gian và sức lực nhưng để hình thành được một nền văn hoá thì phải cần đến hàng nghìn năm thậm trí hàng vạn năm. Do vậy, vai trò của văn hoá đối với mọi mặt đời sống- xã hội vô cùng lớn. Mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đã nhấn mạnh "Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy, tuy mọi xã hội ngày nay bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hay xu hướng chính trị nào thì văn hoá và phát triển là hai măt gắn liền nhau". Nhận xét của tổ chức giáo dục khoa học và Văn hoá liên hợp quốc (UNESSCO) năm 1998. Có nghĩa là hai mặt văn hoá và phát triển luôn phải gắn liền nhau vì vậy muốn phát triển kinh tế phải dựa vào văn hoá trên cơ sở của nền văn hoá có sẵn, phải đặt sự phát triển kinh tế trong môi trường văn hoá của mình. Kế thừa tiếp nhận những thành tựu của thời đại đúc rút những kinh nghiệm của dân tộc. Đảng và Nhà nước đã nhận thức vấn đề này khi xác định chiến lược phát triển của đất nước: kinh tế và văn hoá phải gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ. Và đứng trước sự tác động mạnh mẽ của các nền văn hoá từ các nước phương Tây qua phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, trong nghị quyết TW5 Quốc hội khoá VIII đã khẳng định Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta quyết tâm "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" muốn làm được điều này chúng ta phải bảo tồn và phát huy tiềm năng văn hoá của dân tộc nói chung và văn hoá của tộc người nói riêng. 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một ngành mang tính chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển xã hội của đất nước ta. Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển với nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em. Trong sự thống nhất của nền văn hoá Việt Nam lại tồn tại những nét văn hoá riêng rất đặc sắc tạo nên sự đa dạng về văn hoá là vốn tài nguyên cơ bản để phát triển kinh tế Du lịch. Hoà Bình là cửa ngõ Tây Bắc của đất nước có vị trí địa lý giao lưu thuận tiện đường bộ, đường thuỷ với các tỉnh lân cận. Nằm trong vùng du lịch trung tâm lại được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn cả về cảnh quan và khí hậu, đồng thời có nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng. Những năm gần đây du lịch Hoà Bình đã đạt được những kết quả khá tốt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trong sự phát triển chung đáng kể ấy, mỗi khu vực, mỗi tộc người sống trên mảnh đất Hoà Bình đều là nhân tố quan trọng đóng góp sức lực vào xây dựng nền kinh tế. Người Mường ở Hoà Bình là trung tâm của người Mường trong cả nước, hiện nay với sự phân bố dân cư tập trung ở một số khu vực nhất định những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của họ đang được khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế, Văn hoá xã hội của tỉnh Hoà Bình đặc biệt là phát triển du lịch. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay nhiều giá trị văn hoá đang bị lạm dụng hoặc có nguy cơ bị mai một do ý thức bảo vệ của con người chưa cao. Xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của văn hoá tộc người Mường đối với việc phát triển của đất nước nói chung và ngành Du lịch nói riêng đồng thời đưa ra những giải pháp để bảo vệ vốn văn hoá quý báu đó thông qua hoạt động du lịch. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tiềm năng văn hoá Mường với việc phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình” làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá Du lịch. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hoá người Mường ở Hoà Bình nhằm 2 mục đích chính: - Phân tích thực trạng hoạt động khai thác giá trị văn hoá Mường trong phát triển du lịch để tìm hiểu những thế mạnh và hạn chế của ngành Du lịch tỉnh khi sử dụng vốn văn hoá này. - Từ những thực tế thấy được ấy tôi sẽ đề ra một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá của người Mường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Với những giá trị văn hoá to lớn của người Mường khoá luận muốn phân tích rõ hơn để phần nào giúp các công ty du lịch đầu tư, khai thác có kế hoạch đồng thời nâng cao đời sống Mường với việc tận dụng tiềm năng vốn có. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với thời gian và khả năng của mình, đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của người Mường ở tỉnh Hoà Bình. Do người Mường phân bố ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, vì vậy đề tài chỉ tập chung nghiên cứu người Mường ở Mường Bi (huyện Tân Lạc) và thị xã Hoà Bình. Nơi diễn ra các hoạt động du lịch từ đó đưa ra được những thực trạng và giải pháp cho việc khai thác các giá trị văn hoá Mường cho việc phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thực ra, việc nghiên cứu về người Mường ở Hoà Bình đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu rất kỹ như: Quy-gi-nê với cuốn “Les Mường” rất nổi tiếng, Từ Chi với cuốn “Người Mường ở Hoà Bình”, hay tác giả Bùi Thiết với một số bài viết về người Mường rất đặc sắc và còn một số tác giải khác nữa. Cùng một số lượng lớn sinh viên và những người yêu thích chọn ngưòi Muờng ở Hoà Bình làm bài viết, bài nghiên cứu của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khoá luận này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu nhập và xử lý tài liệu: khi thực hiện bài viết tôi đã tìm hiểu những tài liệu về tỉnh Hoà Bình, về các dân tộc đặc biệt về người Mường đồng thời xử lý và phân tích những tài liệu đó là cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực tế: để kiểm chứng, xác minh những vấn đề đã tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, tư liệu tôi đã đến tỉnh Hoà Bình đi đến các bản Mường tìm hiểu thực tiễn để bài viết có sức thuyết phục. - Ngoài ra còn có các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích để xử lý tài liệu phục vụ bài viết. 6. Kết cấu bài viết Ngoài các phần: Mở bài, kết luận, phụ lục bài viết gồm 3 chương Chương 1: Về người Mường ở Hoà Bình Chương 2: Tiềm năng Văn hoá Mường trong phát triển Du lịch ở Hoà Bình Chương 3: Triển vọng phát triển Du lịch Văn hoá Mường ở Hoà Bình Chương 1: Về người Mường ở Hoà Bình 1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số và phân bố dân cư 1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng ở cả 3 mặt Bắc- Đông- Nam thông qua nhiều tuyến giao thông thuỷ bộ nối liền với Phú Thọ và Hà Tây ở phía Bắc, Hà Tây và Hà Nam ở phía Đông, Ninh Bình và Thanh Hoá ở phía Nam. Vùng núi phía Tây của Hoà Bình giáp Sơn La đặc biệt Hoà Bình còn là vùng giáp vùng núi Tây của Thanh Hoá nơi mở đầu của dẫy Trường Sơn. Nằm cách thủ đô Hà Nội 70Km rất thuận tiện cho khách Du lịch từ thủ đô đến và đi các tỉnh. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc nên Hoà Bình có địa hình phong phú đa dạng hấp dẫn khách Du lịch bởi những đặc điểm nổi bật của địa hình như độ cắt xẻ mạnh và dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Có thể chia thành hai vùng cảnh quan, một vùng là rừng rậm nối tiếp giữa dãy Hoàng Liên Sơn và Trương Sơn trải dài từ huyện Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn đến Mai Châu với độ cao trung bình từ 400-500m so với mặt nước biển. Hai là vùng đồi núi thấp chủ yếu là vùng núi đá vôi với nhiều hang động, rất nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ học kết hợp với cảnh quan tươi đẹp. Rừng ở vùng này chủ yếu là rừng ký sinh và đồi cỏ với độ cao trung bình 100m gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thuỷ. Địa hình trong tỉnh Hòa Bình chủ yếu là rừng xen kẽ giữa các sườn núi bị chia cắt bởi nhiều thung lũng và hàng trăm con sông, suối lớn nhỏ. Có nhiều thung lũng trải rộng kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng, phì nhiêu và các triền bãi ven sông mộng mơ. Với những điều kiện địa hình và vị trí địa lý đó nên khí hậu của vùng này mang yếu tố nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240c lượng mưa trung bình hàng năm 1900mm, với tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8 và ít nhất là tháng 11 và 12. Chính do địa hình chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao và kéo dài nên tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Tài nguyên nước ở Hoà Bình cũng rất phong phú đặc biệt là ở hệ thống sông suối nổi tiếng với con sông Đà và sông Bôi. Chính từ hệ thống sông nước này đã tạo cho Hoà Bình có những dạng cảnh quan đặc biệt. Đập thuỷ điện Hoà Bình với vùng hồ Hoà Bình. Nước khoáng Kim Bôi là nguồn tài nguyên thiên nhiên đã ban tặng cho Hoà Bình. Tất cả các yếu tố trên đã hoà quyện để tạo nên một Hoà Bình với cảnh quan quyến rũ tuyệt đẹp, có núi, có sông, có đồng bằng, có thung lũng. Có nắng có mưa, có nóng có lạnh. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để Hòa Bình có thể thu hút hấp dẫn khách Du lịch, giúp Hoà Bình trở thành một trung tâm Du lịch lớn của Việt Nam. Và cũng chính từ đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy nên vùng đất này là nơi thích hợp với cuộc sống của các đồng bào dân tộc ít người. Với 7 dân tộc anh em sinh sống, con người và núi rừng đã tạo nên những bản sắc Văn hoá đặc sắc độc đáo riêng, tiêu biểu là nền Văn hoá Hoà Bình mà chủ nhân không phải ai khác chính là dân tộc Mường, cư dân chủ yếu của tỉnh. 1.1.2 Địa bàn dân cư và phân bố dân cư Hoà Bình luôn tự hào là cái nôi của một nền Văn hoá, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển loài người. Đó là nền Văn hoá Hoà Bình, nền Văn hoá của cư dân nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm. Hàng loạt các chi tiết của di chỉ khảo cổ học là minh chứng khẳng định điều đó. Là một tỉnh miền núi có thành phần dân tộc khá phong phú với 7 dân tộc anh em sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số ít dân tộc khác. Với dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2002 là 756.713 người. Trong đó dân số dân tộc Mường là 479.197 người chiếm 63,32% dân số toàn tỉnh. Người Mường sinh sống phân bố rải rác ở tất cả các thị xã và huyện thị thuộc tỉnh Hoà Bình. Thị xã Hoà Bình 19.854 Huyện Đà Bắc 16.597 Huyện Mai Châu 7.032 Huyện Kỳ Sơn 46.428 Huyện Lương Sơn 48.094 Huyện Kim Bôi 110.535 Huyện Tân Lạc 61.522 Huyện Lạc Sơn 113.328 Huyện Lạc Thuỷ 16.248 Huyện Yên Thuỷ 39.559 Tuy nhiên tập trung ở 4 Mường chính đó là: Mường Bi ở huyện Tân Lạc: 61.522 người chiếm 83.53% dân số toàn huyện. Mường Vang ở huyện Lạc Sơn: 113.328 người chiếm 90,37% dân số Mường Thàng ở huyện Kỳ Sơn: 46.428 người chiếm 66,97% dân số Mường Động ở huyện Kim Bôi: 110.535 người chiếm 82,86% dân số Với 4 dòng họ chính là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Có thể nói Hoà Bình là cái nôi của dân tộc Mường, họ cư trú ở hầu hết các địa phương nơi các vùng thung lũng và núi thấp. Bên cạnh con sông suối... Với 4 Mường chính này có thể coi đây là vùng đất tổ của người Mường ở Hoà Bình. Mặc dù sống không ở các đồng bằng rộng lớn không có những cánh cò bay song người Mường lại không thiếu đất trồng trọt với những thửa ruộng bậc thang cùng hệ thống tưới tiêu hiệu quả. Làng xóm Mường được chia thành các Mường nhỏ và được thiết lập trong các thung lũng hay các sườn núi thấp. 1.2 Khái quát về người Mường ở Hoà Bình 1.2.1 Quá trình lịch sử Tỉnh Hòa Bình được thành lập năm 1886, cách ngày nay trên 100 năm nhưng Hoà Bình là vùng đất có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Cách ngày nay trên một vạn năm, khi ấy hầu hết đồng bằng Bắc Bộ còn bị chìm dưới nước biển không thể ở được thì rừng núi đất đai Hòa Bình thời tiền sử đã sáng tạo và một nền Văn hoá nổi tiếng mà sau này khi tiến hành khai quật ở 72 điểm trên đất Hoà Bình Ba Colani đã đặt tên là "Nền Văn hoá Hoà Bình". Khoa học khảo cổ đã chứng minh rằng người Mường và người Việt có chung một nguồn gốc là người Việt cổ. Những cuộc khai quật khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cư trú sinh sống của người nguyên thuỷ thuộc thời đại đồ đá giữa và sau thời đại đồ đá mới để lại trong trong lòng hang. Những công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ, những mảnh vỏ ốc và mảnh xương là di tích của thức ăn. những vùng than tro và đất cháy là nơi đốt lửa nấu thức ăn và sưởi ấm, một số ít mảnh gốm thô sơ là di tích của những đồ đựng và đun nấu. Bốn vùng nổi tiếng nhất của Hòa Bình: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động" chính là 4 vùng mà cách đây hàng vạn năm cũng là nơi tập trung những cư dân nguyên thuỷ. Truyền thống của Hoà Bình một địa bàn có dân cư từ rất sớm đã bắt nguồn từ thời gian xa xưa ấy. Hoà Bình là trung tâm của người Mường trong cả nước, theo các tư liệu thì người Mường và người Việt có chung một nguồn gốc. Theo nhà ngôn ngữ học Mát-xpe-nô-vô Ô-dơ-ri-cua, thì tiếng Mường và tiếng Việt xưa kia chỉ là một. Về mặt từ, về mặt ngữ pháp, ngữ âm, tiếng Mường và tiếng Việt là giống nhau. Về nhân chủng học người Mường và người Việt là đồng nhất. Trên cơ sở nghiên cứu, những tài liệu khoa học đã khẳng định người Mường và người Việt là hai chi của một họ, hay nói cách khác, người Mường là một bộ phận của người Việt biệt cư lâu đời ở vùng rừng núi. Song người Việt và người Mường cho đến ngày nay về cơ bản vẫn giữ được cơ cấu thể chất gốc của tổ tiên đã sinh ra họ trước khi phân hoá thành hai dân tộc. Trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 125 Nguyễn Đình Khoa- nhà nghiên cứu nhân học đã khẳng định "về phương diện nhân chủng học người Việt và người Mường là đồng nhất". Người Mường là một bộ phận của người Việt đã tách ra trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và đã cấu thành một bộ tộc riêng, song từ đó đến nay cả người Mường và người Việt về cơ bản vẫn giữ được cơ cấu thể chất gốc của tổ tiên trực tiếp đã sinh ra mình trước khi phân hoá. Dân tộc Mường và dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm có chung tổ tiên là người Lạc Việt. Nguyên nhân làm cho người Lạc Việt (Việt cổ) phân hoá thành hai dân tộc là do chế độ áp bức của thời Bắc thuộc. Năm 180 trước công nguyên Triệu Đà chinh phục nước Âu Lạc và sát nhập nước này vào nước Việt nam. Sau khi Triệu Đà bị nhà Hán tiêu diệt, nước Việt Nam cổ đại lại nằm trong bản đồ nhà Đông Hán. Từ ấy, nền đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đè nặng lên đất nước Việt Nam trong thời gian hơn một ngàn năm. Trong hơn một ngàn năm ấy nền đô hộ nhà Triệu, nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tần, nhà Tuỳ, nhà Đường bao trùm lên toàn bộ nước Việt Nam. Nhưng trên thực tế chính quyền đô hộ chỉ bóc lột nhân dân Việt Nam ở miền đồng bằng mà chưa có thể vươn tới miền rừng núi để áp bức bóc lột nhân dân ở đây. Chính sách áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam ở miền rừng núi chỉ có thể thực hiện được một số chế độ cống nạp mà thôi. Dưới chế độ áp bức bóc lột của bọn phong kiến phương Bắc nhân dân Việt Nam ở vùng đồng bằng phải sống chung với bọn phong kiến ngoại tộc và phải gánh vác mọi thứ sưu thuế, lao dịch do chúng đặt ra. Trong khi đó người Việt ở miền núi chỉ có thể thực hiện được một số chế độ cống nạp . Người Việt ở đồng bằng khi bắt buộc phải sống chung với bọn phong kiến ngoại tộc đã có điều kiện tiếp xúc Văn hoá nước ngoài như: Văn hoá Trung Quốc, ấn Độ, Chiêm Thành... hoàn cảnh đó làm cho người Việt ở vùng đồng bằng và người Việt ở miền núi dần dần phát sinh những yếu tố khác nhau về đời sống tinh thần, đời sống vật chất. Tình hình này kéo dài hơn một nghìn năm và cuối cùng làm cho người Việt phân hoá thành 2 dân tộc: dân tộc Việt (kinh) chịu ảnh hưởng một phần của Văn hoá nước ngoài; dân tộc Mường do cư trú lâu đời ở rừng núi vẫn bảo lưu được nhiều nét đặc biệt của Văn hoá Lạc Việt. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc là thời gian phân hoá liên tục của người Việt cổ. Nhưng mức độ phân hoá không phải lúc nào cũng giống nhau. Buổi đầu thời Bắc thuộc, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt ở đồng bằng và người Việt ở miền núi chưa có gì khác biệt nhau lắm. ở thời điểm đó miền núi có tầng lớp quan lang thì ở đồng bằng cũng có tâng lớp quan lang. Sang thế kỷ 8 sự phân hoá giữa người Việt ở đồng bằng và người Việt ở miền núi càng trở nên rõ rệt, lúc này đồng bằng không còn quan lang, nếu còn thì chỉ ở vùng tiếp giáp với miền núi. Đến thế kỷ thứ 10 khi dân tộc Việt Nam giành độc lập và đến thế kỷ 11 khi thành Thăng Long xuất hiện thì sự phân chia thành dân tộc Mường và dân tộc Việt (kinh) rất rõ nét. ở Hoà Bình người Mường sống tập trung ở các thung lũng và các vùng có nhiều đồng ruộng. Bốn cánh đồng trù phú của Hoà Bình là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn) và Mường Động (Kim Bôi). Mặc dù có chung nguồn gốc cùng người Việt song do quá trình phân hoá lâu đời nên đã hình thành nên ở người Mường nền văn hoá đặc sắc cùng truyền thống bền vững của mình tạo nên sự khác biệt riêng đáng tự hào. 1.2.2 Đặc tính kinh tế Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu á nên nước ta không bị sa mạc và bán sa mạc bao phủ như các nước cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi. Mà khí hậu Việt Nam lại rất ẩm ướt, giàu ánh sáng và nhiệt độ. Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy cho phép nước ta phát triển một nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới đa canh với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, có thể phát triển quanh năm, đặc biệt là cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp. Có thể nói, người Mường ở Hoà Bình cư trú hầu hết ở vùng thung lũng và sườn đồi núi thuộc địa bàn của tỉnh. Do vậy việc ruộng đối với họ là công việc thường ngày và vô cùng quan trọng. Làm ruộng ở đây chủ yếu là trồng canh tác cây lúa nước, đây là loại cây cung cấp lương thực chính cho cuộc sống của người Mường. Còn ngoài ra họ còn làm nương rẫy, nương rẫy của người Mường chủ yếu ở vên các sườn núi thấp và sườn đồi do vậy họ đốt nương phát rẫy trồng thêm các loại cây như khoai, sắn, ngô... và gần đây họ đã đưa các loại cây ăn quả ở dưới xuôi của người Việt vào trồng như vải, nhãn... Trong công tác làm lúa nước trên ruộng bậc thang việc đưa nước tưới tiêu cho ruộng là rất quan trọng. Người Mường và người Thái là tiêu biểu, họ có những công trình thuỷ lợi và cách lấy nước đạt đến trình độ cao. Mương- phai- lái- lín là hệ thống thuỷ lợi của người Thái. Còn người Mường cũng như vậy họ cũng có công trình thuỷ lợi riêng của mình. Họ sử dụng con nước hay guồng nước được làm từ tre nứa có sẵn. Với kỹ thuật sự khéo léo và bàn tay của người Mường đã lợi dụng sức nước của con suối qua con nước đưa nước tưới tiêu cho khắp đồng ruộng và lấy nước sinh hoạt một cách hết sức khoa học. Bên cạnh công việc đồng áng và nương rẫy hầu hết cư dân Mường đều khai thác thêm những nguồn lợi từ rừng mang lại. Ngoài việc khai thác những cây gỗ quý như: nghiến, lim, trai, sến, táu... Họ còn khai thác nhiều loại gỗ khác như: gỗ mỡ, gỗ thừng mực làm thoi, tre, mai để làm nhà và củi để bán lấy tiền. Và còn phải kể đến nguồn lợi có được từ các cây thảo mộc, những cây thuốc nam và các loại lá, vỏ, củ, cây phục vụ cho nghề thủ công. Từ nhiều đời nay nghề thủ công luôn là một lĩnh vực đi liền và không tách rời khỏi nông nghiệp của các dân tộc thiểu số nói chung và người Mường nói riêng. Đặc biệt việc trồng dâu nuôi tằm kéo sợi, dệt vải là những công việc chủ yếu của người phụ nữ và khá phát triển. Hầu hết nhà nào cũng có khung dệt vải để phục vụ cho gia đình còn có thể đem ra trao đổi với các dân tộc khác. Đặc biệt người Mường rất khéo léo trong công việc dệt cạp váy, với những hoa văn công phu, tinh tế đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo rất cao. Họ còn sử dụng nhiều mô típ hoa văn trang trí hình rồng, phượng hay các loại hoa văn hình học. Có thể nói hoa văn trên cạp váy chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong nghệ thuật tạo hình của người Mường. Ngoài mục đích chính nghề dệt phục vụ cho việc sinh hoạt của người dân. Ngày nay, nghề dệt của người Mường còn được đầu tư phát triển nhằm mục đích phát triển du lịch như: tham quan, làm lưu niệm rất được du khách quan tâm đặc biệt du khách quốc tế. Nhắc đến người Mường không thể không nhắc tới công việc săn bắn của những người đàn ông. Săn bắn được coi là sự thể hiện sức mạnh tinh thần thượng võ, sự đoàn kết cũng như tài năng, trí tuệ của từng người và cả cộng đồng. Săn bắn cũng chính là hình thức làm kinh tế kiếm tìm thức ăn trong những lúc nhàn rỗi của cư dân trong bản Mường. Tóm lại, về mặt kinh tế dưới chế độ cũ cuộc sống của người Mường rất khó khăn thiếu thốn. Nhưng từ khi cách mạng thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự cần cù chịu khó sáng tạo của người dân nền kinh tế của người Mường đã phát triển. Cuộc sống bớt cơ cực số hộ giàu tăng lên số hộ nghèo giảm thiểu. Đời sống được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhân dân các bản Mường đời sống ngày càng được cải thiện nâng cao. Ngoài công việc chính là sản xuất nông nghiệp người dân bản Mường còn tham gia làm du lịch dưới các hình thức dịch vụ: lưu trú, phục vụ ăn uống, bán quá lưu niệm, sản xuất quà lưu niệm hay làm hướng dẫn viên cho khách du lịch. Đây là loại hình kinh tế mới và mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các bản Mường. 1.2.3 Đặc điểm văn hoá - xã hội Nhìn chung mỗi một dân tộc đều có những cơ cấu và tổ chức xã hội riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên hệ thống tổ chức chính quyền của dân tộc lại có sự khác biệt. Tổ chức xã hội cổ truyền của người Mường nằm chính ngay trong tên gọi của dân tộc Mường. Mường được hình thành bởi nhiều xóm làng mỗi một làng có một địa vực, một phạm vi đất đai, nương rẫy, núi rừng riêng và quan hệ trong làng bản chủ yếu là mối quan hệ địa vực, láng giềng lấy đơn vị nhà (gia đình) làm nền tảng. Trước cách mạng tháng Tám xã hội Mường cổ truyền được cai quản đặt dưới sự cai quản bởi chế độ lang- đạo. Đây là những chúa đất nắm toàn bộ quyền cai quản dân trong vùng. Còn các thổ lang giữ địa vị thống trị nắm quyền quản lý và phân phối ruộng đất trong Mường, trong xóm. Thổ lang có một số người giúp việc gọi là ậu hay Cai để điều hành các công việc trong làng xóm. Dưới quyền của Thổ lang có tới hàng chục ậu khác nhau nhưng họ có nhiệm vụ chung là lo thu thóc, thu hiện vật, lo cúng bái cưới xin của toàn bộ cư dân trong địa vực Thổ lang cai quản. Dòng họ Mường theo chế độ phụ hệ do vậy nó mang chất phụ quyền. Tế bào của chế độ phụ hệ là noọc (nóc, nóc nhà) mỗi gia đình hạt nhân có một ngôi nhà riêng và một nền kinh tế riêng. Một trong những biểu hiện "phụ quyền" nổi bật của nó là đặc quyền của con trai cả: được hưởng phần lớn những tài sản do cha để lại. Con trai cả là người đứng đầu dòng họ, nhân vật nắm quyền cao nhất trong phạm vi Mường. Con trai cả có quyền nắm giữ việc cai quản các làng ở trung tâm còn những người con thứ được nắm quyền coi quản các làng khác ngoài khu vực trung tâm của bản. Ngày nay, người Mường sống quần cư thành làng bản (làng và bản tương đương nhau theo cách gọi) dưới bản là xóm- xóm có khi chỉ bao gồm chục nóc nhà. Một số gia đình sống độc lập riêng rẽ khi con cái trưởng thành tuy nhiên một số gia đình vẫn sống chung dưới một mái nhà tới 3,4 thế hệ mà người đàn ông luôn giữ vai trò chính trong gia đình. Khác với chế độ mẫu hệ của một số dân tộc khác, dân tộc Mường coi trọng người đàn ông, họ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của gia đình đồng thời cũng là những người lao động chính nuôi sống gia đình. Tới thăm bản Mường mới thấy con người ở đây hiền lành và chất phát. Trong sự tiếp xúc ban đầu còn nhiều e dè nhưng khi đã quen nhất là hiểu biết về nhau họ có thể tâm sự từ việc gia đình đến suy nghĩ của họ về bản làng, quan hệ xã hội, xu hướng phát triển của người Mường hiện nay. Thời gian gần đây kinh tế phát triển ồ ạt, Du lịch đã thổi vào các bản Mường một sức sống mới làm cho con người nơi đây cũng bị chi phối nhiều. Tuy nhiên, hơn hết vẫn là sự hồn hậu, chân thành, thân thiện những bản tính vốn có mà con người luôn giữ được sẽ làm hài lòng khách tới thăm. Chương 2 : Tiềm năng Văn hoá người Mường trong phát triển Du lịch ở Hoà Bình 2.1 Tiềm năng Văn hoá 2.1.1 Cảnh quan Văn hoá Địa vực cư trú chủ yếu của người Mường Hoà Bình là các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và thường bên các dòng suối, được bố trí theo hình rẻ quạt người Mường vừa làm ruộng nước vừa làm nương rẫy, tập quán cư trú này của các cư dân trồng lúa nước là định cư. Tuy nhiên khi mùa màng liên tiếp thất bát và nương rẫy đã bạc màu một số ít di cư đến vùng khác sinh sống một thời điểm thích hợp họ lại trở về nơi cũ ở. “Bản Mường truyền thống không nằm trên các đường cái lớn mà nhấp nhô thấp thoáng ẩn hiện trong màu xanh bao la của núi rừng lối vào bản Mường thường khúc khuỷ ngoằn nghèo uốn lượn theo thế đất, thế rừng tự nhiên. Ta có thể nhận thấy các làng bản Mường bởi dấu hiệu là các cây cao từ một góc rừng nhỏ nhô lên một bụi cau trong một vùng lá, một mái nhà tranh hiện lên như một khối màu nâu, một chút khói bốc lên không thành từng cộ, như những bức màn nhìn kỹ ta thấy đó đây độ dầy một mái nhà, góc của hai bức vách, bậc một cầu thang, ngừng lại một lúc ta nghe rõ nhịp chày giã gạo”, học giả T. Quy-gi-nê trong (Les Mường) đá mô tả làng bản Mường rất sinh động như vậy. Bước vào bản Mường ngay đầu bản nơi mó nước, xa xa là nơi đặt cọn nước - một biểu tượng nên thơ với những em bé đứng tắm, nô đùa, xa một chút là cối giã gạo bằng nước, công trình tuyệt vời mang dáng vẻ đặc trưng Mường. Phía xa là những thửa ruộng bậc thang mầu mỡ xen kẽ những mảnh rừng xanh thắm bóng dáng chàng trai cô gái Mường lao động sản xuất. Tất cả người và thiên nhiên như hoà quyện tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình tuyệt đẹp mang dáng vẻ Mường làm nao lòng biết bao du khách. Như hầu hết các dân tộc khác, người Mường cũng có nghĩa địa chung của mình. Nghĩa địa nằm dưới những tán cây cối um tùm ở phía Tây của mỗi bản. Mỗi làng bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng thuộc quyền quản lý sử dụng của mỗi bản. Quy mô đất đai của từng làng bản to hay nhỏ phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý, vào quy mô dân số, số lượng nóc nhà trong bản đó. Với điều kiện sống như vậy họ sống hoà mình trong núi rừng hiền hoà tươi đẹp nên cuộc sống của người Mường gắn liền với núi rừng Hoà Bình. Mọi sinh hoạt từ tôn giáo tín ngưỡng phong tục tập quán đến các nhu cầu thường nhật nhất cần thiết nhất ăn, mặc, ở đều do núi rừng mang lại. Người Mường yêu núi, rừng, ruộng nương của họ như người Kinh yêu đồng bằng yêu con sông mang nặng phù sa của mình vậy. Từ cảnh quan văn hoá nơi cư trú ấy đã tạo nên một sắc thái văn hoá truyền thống đẹp đẽ của người Mường. 2.1.2 Văn hoá vật thể Văn hoá vật thể được hiểu là những biểu hiện văn hoá bằng những động sản và bất động sản có kết cấu vật chất không gian 3 chiều. Trong đời sống văn hoá tộc người đó là toàn bộ nhũng công trình kiến trúc như: Nhà cửa cầu cống, thành quách, các công trình dân dụng, kiến trúc tôn giáo nghệ thuật hay động sản như công cụ sản xuất, đồ dùng dân dụng, trang phục, ăn uống... Đặc điểm cơ bản của Văn hoá vật chất là cho ta thấy những tri thức cụ thể về bản thân nó, hình dáng, kích thước, trọng lượng, màu sắc, chất liệu. Tuy nhiên vấn đề của Văn hoá vật chất không chỉ ở bản thân nó mà còn là mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các biểu hiện vật chất đó hay có trong tư duy, lao động của con người kết tinh trong các giá trị biểu hiện vật chất đó. 1. Nhà ở Nếu một lần đến thăm bản Mường chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây. Người Mường sống quần cư thành từng bản dưới bản là xóm, trên bản là Mường. Một xóm có khi chỉ năm sáu chục nóc nhà (1 hộ gia đình). Mường là bộ phận một vùng đất không phân chia theo đơn vị hành chính, cũng không theo tập quán cư trú, cũng có thể có Mường rộng bằng vài xã, vài huyện. Trong xã hội cổ truyền, nhà sàn là nơi ở phổ biến của người Mường Hoà Bình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, một số nơi như thị trấn, thị xã người Mường không ở nhà sàn mà ở nhà xây như người Kinh. Ngôi nhà ẩn hiện trong núi rừng, thấp thoáng trong bóng cây. Ngôi nhà là tài sản quan trọng đối với các dân tộc nói chung hay với người Mường nói riêng. Đây là kiểu nhà của đại đa số các dân tộc ít người trên nước ta cư trú ở vùng miền núi thích hợp với điều kiện địa hình tự nhiên. Người Mường đã gắn bó với ngôi nhà sàn của họ từ rất lâu đời. Nhà sàn được coi là nếp văn hoá đẹp của người Mường. Ngôi nhà sàn là nơi diễn ra hầu hết mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình. Từ bề ngoài ngôi nhà sàn của người Mường rất dễ nhận biết: có 4 mái hai mái trước hình tam giác cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác. Kết cấu của nhà sàn Mường gồm có các vì kèo và các hàng cột, trong các hàng cột chia ra cột cái và cột con. Nếu chú ý hơn ở nhà sàn truyền thống thường có 2 vì kèo 4 cột cái và 8 cột con, ở giữa hai đầu cột cái nối với nhau bởi xà ngang ngoài ra còn có các đòn tay nối các vì kèo với nhau, trên đòn tay có các hàng rui, trên rui có các hàng mè nằm vuông góc. Trên cùng là đòn nóc. Nhà của người Mường lợp bằng tranh hoặc bằng rạ. Sàn nhà làm bằng cây bương đập dập. Cột nhà làm bằng những cây gỗ to cũng có thể được chôn xuống đất hay kê trên hòn đá tảng. Nhìn chung ngôi nhà sàn của người Mường được làm từ hầu hết các vật liệu từ thiên nhiên núi rừng mang lại như gỗ tre, nứa đất đá... Việc tìm hiểu phong cách kiến trúc về ngôi nhà sàn của người Mường là một điều vô cùng thích thú đối với khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngôi nhà sàn của người Mường Hoà Bình theo truyền thuyết được xây dựng theo truyền thuyết của thần rùa. Do vậy hình dáng ngôi nhà giống với hình dáng của con rùa. Đối với người Mường con rùa trở thành vật linh thiêng. Du khách chắc sẽ rất ngỡ ngàng trước lối kiến trúc, bố trí không gian trong căn nhà của người Mường đơn giản song lại vô cùng khoa học và hợp lý, phù hợp với lối sống, tập tục và cách sinh hoạt của người dân miền núi. Toàn bộ khuôn viên nhà sàn được phân ra thành 3 phần rõ rệt. Mặt trên cùng là gác đựng lương thực, đồ dùng gia đình, sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi, gầm sàn để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia xúc. Phần không gian được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào sàn phía dưới là bếp phía trên là bàn thờ, phía ngoài để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ. Du khách muốn bước lên ngôi nhà sàn qua cầu thang chính phải rửa chân trên phiến đá, có bồn gỗ đựng hoặc ống tre để đựng nước rửa chân trước khi lên nhà sàn. Cầu thang phụ dùng để người nhà sử dụng khi làm ruộng nương về hay gia đình có khách. Rất nhiều khách du lịch rất ấn tượng rất thích thú khi được lưu lại qua đêm tại ngôi nhà sàn của người Mường. Ngồi bên bếp lửa uống rượu cần nghe tiếng hát của các cô gái Mường xinh đẹp, thưởng thức trích đoạn những áng Mo trong tiếng trầm bổng vang vọng của tiếng cồng chiêng. Đây là hình thức đang được các Công ty du lịch tổ chức thiết kế tour thực hiện tạo được ấn tượng và sự thích thú của du khách. 2. Ăn uống: Trên dòng chảy vô cùng vô tận của thời gian, ở khía cạnh sinh học con người vốn được coi là sản phẩm hoàn hảo nhất, hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, cũng đứng ở khía cạnh sinh học, với tư cách là một động vật cấp cao cái hoạt động tiến hoá, về ăn uống, phục vụ cho mục đích sinh tồn của chúng ta lại chẳng cách biệt đáng kể nào so với tất cả mọi loài sinh vật trên trái đất. Một trong những nhu cầu bản năng cao nhất của mọi động vật nhằm tồn tại. Nhờ có ngôn ngữ và tư duy, con người từ một động vật sinh học đã trở thành một động vật - xã hội, một biến đổi về chất có ý nghĩa quyết định đưa chúng ta đến việc chở thành kẻ thống trị muôn loài, chủ nhân của nhân loài. Ăn uống không chỉ đơn thuần là thứ nhu cầu thuần tuý một hoạt động mang tính sinh học đơn thuần mà còn mang trong nó các yếu tố văn hoá xã hội khác. Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, trước hết các món ăn của người dân tộc Mường được chế biến từ các nguyên liệu dựa vào trồng trọt chăn nuôi, săn bắt và hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính: Trên nương dưới ruộng người Mường ít trồng cây ăn quả mà chủ yếu là lúa ngô, khoai sắn, vừng đậu... Họ tận dụng mọi yếu tố của tự nhiên để làm ruộng. Bất kể ở đâu có đất mà có thể đưa được nước vào là họ ở đó canh tác. Những con suối tự nhiên được lợi dụng trở thành mương dẫn nước những mảnh đất màu mở tốt được biến thành ruộng nương tra hạt trồng cây. Tuy nhiên, trong bữa ăn hàng ngày của người Mường cơm nếp được sử dụng thường xuyên bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Còn cơm tẻ trở thành thứ sa sỉ, trong khi nhà có khách hay người già ốm... Bên cạnh công việc trồng cây lương thực chính người Mường còn chăn nuôi gia súc để làm nguồn thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn. Nhưng khác với đồng bằng các con vật nuôi đa số được thả rông. Rau hàng ngày được hái từ trong rừng và vườn nhà. Bằng kinh nghiệm tích luỹ từ bao đời nay họ biết được hàng chục loại rau ngon nhất là rau sắng cùng với các loại măng... Rừng cho người Mường rau quả quanh năm. Sông suối không chỉ cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt mà còn là nguồn cung cấp thuỷ sản cho bản Mường. Ngoài ra săn bắt, hái lượm cũng cung cấp thêm nguồn thức ăn cho người Mường. Như hầu hết các cư dân vùng Đông Nam á, với kỹ thuật canh tác trồng lúa người Mường từ xa xưa đã hình thành tập quán ăn cơm gạo. Khác với người Kinh người Mường thường ăn cơm nếp hàng ngày và thường ăn nguội. Bữa sáng thường ăn khi đi làm nương rẫy. Bữa trưa ăn sau khi đi làm về, bữa tối thường ăn muộn hơn. Bữa trưa và tối bao giờ cũng có thêm rau và thức ăn. Do sống trong điều kiện như vậy nếu để ý ta không khỏi ngạc nhiên bởi hầu hết các dụng cụ để phục vụ bữa ăn thường được làm từ tre, gỗ... của núi rừng. Nhìn chung các món ăn của người Mường khá là phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu từ thiên nhiên. Người Mường với các món ăn tiêu biểu đặc trưng là: món cá chua, đĩa quéch, ngách lưỡi, loạng, pưng năng, pẹng giọng... Ngoài ra còn một số món ăn khác được người Mường chế biến để dùng vào các dịp lễ tết hay thờ cúng riêng. Nhưng thông thường thì trước khi ăn bao giờ người Mường cũng có tục đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên trước rồi mới ăn sau. Về các món ăn là như vậy còn về đồ uống của người Mường. Nhắc đến văn hoá Mường trong nếp sinh hoạt cộng đồng Mường trong các buổi lễ, tiếp khách bao giờ cũng không thể thiếu rượu cần. Từ Hà Nội qua Hà Tây tới Lương Sơn du khách sẽ bắt gặp ngay những quán bên đường bày bán rượu cần. Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người Mường. Tục uống rượu cần của người Mường đã có từ rất xa xưa. Cần được làm từ cây trúc hoặc bằng mảng tre thông nòng. Hình dáng của chiếc cần tuỳ theo độ cong lượn của vò rượu. Một điều đặc biệt, một điều rất thú vị là hình dáng của những chiếc cần phụ thuộc vào tính cách của chủ do vậy không bộ cần nào giống bộ cần nào. Bình đựng rượu cần coi là vật gia bảo càng lâu càng trở nên quý hiếm và là của hồi môn. Để có được một ché rượu cần ngon thì từ cách làm đến cách uống phải thật công phu và mang tính nghệ thuật cao. Để chế biến loại rượu cần này: Lấy một nắm lá quế đem giã nhỏ trộn với bột gạo, sau đó thứ bột này được nhào kỹ và nắm lại thành từng viên bằng quả trứng gà. Các nắm này được đựng vào mủng, mặt bên dưới lót lá chuối khô và đem ra hong chỗ thoáng không có ánh nắng mặt trời để làm nên những bánh men. Sau đó chùi sạch cám ở men, ngâm gạo nếp rồi trộn một gạo hai cám đem đồ không đậy vung, dỡ ra để nguội rồi rắc bột men vào cơm nguội, đắp lá chuối lên, phơi khô, cho vào vò phủ một lần lá chuối, lấy tro nhào nước bịt kín lại. Sau từ 3 đến 5 ngày mở hé miệng vò, đổ nước suối sạch gần đến miệng mà ở đó có nan nứa cài rồi lấy lá rừng cho vào vò rượu và cắm cần tre vào miệng vò cùng uống. Tục uống rượu cần thường có các cặp chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ, dùng 2 hoặc 3 cần cùng một lúc. Rượu uống đến đâu nước lại được cho thêm vào miệng vò sao cho mặt nước lúc nào cũng mấp mé trực tràn miêng vò. Cũng có lúc theo tục lệ uống rượu cần chia làm 2 phe, phe nào uống kém sẽ bị phe kia đổ nước lên đầu. Từ rất lâu rượu cần đã trở thành thân quen với khách du lịch. Song thật ấn tượng và cũng thật may mắn nếu du khách được dự một buổi tiệc của người Mường. Chủ nhà sẽ trải chiếu vuông vắn giữa sàn rồi bưng vò rượu đặt chính giữa chiếu, mọi người ngồi vòng quanh. Sau những lời hỏi thăm sức khoẻ gia đình, quê quán, chủ nhà mời tất cả chụm môi uống “của vườn của suối cho bớt mệt nhọc đường xa” người Mường gọi là uống thông cần. Tiếp theo là uống đôi giữa chủ và khách, uống nam nữ, uống 4 người, 6 người và nhiều nữa. Họ vừa uống vừa hát, hỏi thăm, hát mời, hát tiễn đưa, hát hẹn ước... lời hát bay bổng hoà trong nhịp điệu trầm ấm mà vang vọng của tiếng cồng chiêng. Chỉ một lần thưởng thức rượu cần mới thấy hết được nét đẹp trong tục uống rượu cần của người Mường. Tục uống rượu cần không chỉ thể hiện nét đẹp trong văn hoá ẩm thực mà nó còn là nét đẹp trong văn hoá ứng xử, thể hiện sự tinh tế và tính cộng đồng cao độ. Rượu cần là cái không thể thiếu trong mỗi bữa tiếp khách, trong mỗi dịp lễ tết nó trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của người dân vùng miền núi Hoà Bình tươi đẹp này. Đến bản Mường ngồi xung quanh vò rượu cần thưởng thức hương vị của núi rừng Tây Bắc nghe điệu hát, điệu múa, nghe sử thi “Đẻ đất đẻ nước” hoà quyện trong tiếng cồng chiêng âm thanh của rừng là một bước không thể thiếu trong chương trình du lịch của du khách. Nếu chưa uống rượu cần thì chắc hẳn chưa được coi là đến Hoà Bình thăm bản làng Mường. Một bình rượu cần đặc biệt là vào dịp Tết thật là một món quà tuyệt vời có ý nghĩa dành cho người thân. Ngoài rượu cần đồ uống của người Mường là nước suối. Người Mường còn tìm được các lá cây rừng để làm nước uống cho mình có tác dụng chữa bệnh có lợi cho sức khoẻ như lá vối, lá chè... 3. Trang phục: Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hoá độc đáo của mình qua trang phục. Và cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu, thông tin quan trọng thứ hai để khi có dịp tiếp xúc chúng ta dễ dàng nhận biết được tộc người này với tộc người khác. Trang phục của 54 thành phần dân tộc ở Việt Nam được coi là một vườn hoá văn hoá rực rỡ sắc màu và đậm đà sắc thái tộc người, mà trong đó trang phục của người Mường là bông hoá đẹp trong vườn hoa văn hoá đa sắc ấy. Nghiên cứu và tìm hiểu về trang phục tức là chúng ta đi vào giải mã những dung lượng thông tin văn hoá ẩn chứa bên trong đồng thời thông qua trang phục của các dân tộc, chúng ta có thể thấy được, hiểu được những biểu hiện của nếp sống tộc người cũng như đặc trưng văn hoá của họ được thể hiện một cách rõ nét. Trang phục của các dân tộc quả là rất đa dạng và phong phú bởi từng lứa tuổi, từng giới tính lại có lối cắt may xử lý khác nhau. Rồi dần dần những trang phục này không đơn thuần chỉ có vai trò quan trọng trong việc sử dụng để bảo vệ cơ thể mà nó còn đạt đến trình độ thẩm mỹ dân gian khá cao, phản ánh nếp sống văn hoá dân gian của cộng đồng dân tộc đó. Cùng với sự phát triển của tộc người Mường trang phục cũng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Nó gắn bó một cách mật thiết và tồn tại trong sự vận hành của đời sống tộc người: “Bởi lẽ trang phục là một trong những nhu cầu “đời sống trực tiếp” của xã hội loài người” (Anghen). Từ khoảng nửa thế kỷ nay, bộ nữ phục người Mường đã trở nên dần quen thuộc, gây ấn tượng với chiếc váy bó sát thân, cạp váy hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lửng, chiếc áo trùng buộc vạt, thắt lưng xanh tấm khắn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh. Bộ nữ phục ấy không có vẻ diêm dúa quá như nữ phục Thái hay kín đáo quá như nữ phục Tày. Nữ phục Mường tiềm ẩn những sắc thái riêng qua đường nét may và qua màu sắc trang trí. Về áo phụ nữ Mường có hai loại áo: áo ngắn (áo pắn) và áo dài (áo chùng). áo ngắn (áo pắn) là áo mặc thường ngày của phụ nữ Mường, áo may ngắn thân, xẻ ngực, thường thì không có khuy, nhưng nếu có là một chiếc khuy bấm ở ngang ngực. Cổ áo tròn, ống tay dài tới mu bàn tay và bó sát cánh tay. ở giữa sống lưng có một đường may ghép từ cổ áo xuống tận gấu áo. áo ngắn được may bằng vải thường hoặc lụa với các màu sặc sỡ trong đó phần nhiều là màu trắng. áo mặc bó sát lấy thân người, áo không có khuy nên để lộ phần cạp váy trước ngực và chiếc yếm bó sát lấy ngực vừa nền nã, vừa kín đáo nhưng lại có sức gợi cảm cao. Trước đây áo ngắn không may túi, nhưng gần đây phụ nữ Mường đã cải tiến dần chiếc áo ngắn của mình bằng cách may hai túi nhỏ ở hai vạt áo trước và cắt lượn tròn hai bên vạt áo tạo dáng mềm mại. Nẹp áo may to từ 3 đến 4 cm với màu sắc sặc sỡ. Đường viền cổ áo, cổ tay áo có thuê thùa và đính chỉ màu. áo dài (áo chùng) thường được mặc để tiếp khách hay đi lễ hội, áo may dài tới qúa đầu gối, phần nửa thân trên giống áo ngắn. Phần nửa thân dưới từ eo xuống buông xuôi may rộng dần. áo xẻ ngực nhưng không xẻ tà, khi mặc áo phải ôm kín lấy phần lớn thân sau. Trước đây áo may bằng vải sợi tự dệt. Ngày nay, phụ nữ Mường còn dùng chất liệu vải mỏng, mềm như: Lụa, gấm với các màu sắc sang trọng. áo chùng truyền thống thường là màu xanh đen, riêng áo chùng của các bà mỡi (Mế Mỡi) thường dùng màu trắng. Trong lễ cưới, làng dâu và hai phù dâu (Piềng) mặc áo chùng và ngồi xếp mái (ngồi khép hai chân về một bên người hơi nghiêng về bên kia) trình trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Các bà ngồi ăn trầu uống rượu trên nhà sàn thường để áo chùm mông, hạt vạt trước kéo gọn kín vào lòng. Trong những dịp lễ hội, các cuộc vui phụ nữ Mường đặc biệt là các Mế thường mặc áo chùng buông vạt cùng chiếc váy cạp đầu Rồng, nẹp gấu in hoa cùng nhiều đồ trang sức đắt tiền càng làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Mường. Đặc biệt trang phục của phụ nữ Mường dễ nhận biết nhất là cạp váy Mường. Đây là phần trung tâm của váy. Xét về mặt bằng cảm quan của người quan sát hay tư duy phân tích của người nghiên cứu thì chiếc váy của phụ nữ Mường thực sự đóng vai trò trung tâm của bộ nữ phục. Cạp váy Mường là nét đặc sắc riêng có ở phụ nữ Mường, cạp váy Mường mang tính nghệ thuật cao nó thể hiện lối tư duy, trình độ nhận thức, hình hoạ, thêu dệt của người phụ nữ Mường. Nói một cách khác cạp váy Mường là niềm tự hào, sự kiêu hãnh của người phụ nữ miền sơn cước này. Váy được chia làm 2 phần chính: Phần trên từ ngang hông trở lên gọi là cạp váy, phần thân dưới từ tiếp giáp với cạp váy đến gấu váy gọi là thân váy. Phần cạp váy rất rực rỡ, bởi nó được thêu bằng chỉ màu sắc sỡ có hình đầu Rồng và rất cầu kỳ, đây là đặc trưng nổi bật của cạp váy Mường. Cạp váy chia làm ba phần: Cao; Trốch (giữa); Đang (trên cùng). - Phần Cao: rộng khoảng 10cm, trang trí vòng quanh eo bằng những sọc đứng màu đỏ, vàng, nâu xen kẽ giữa các hình cỏ cây hoa lá cách điệu giống như kiểu mặt Phà (Phà là loại hoa văn trang trí ở hai mặt của chiếc chăn bông). Phần Trốch: có nhiều kiểu khác nhau: Vẹn; Poong; Buôn lái mê (Vẹn en) thường phối với các màu xanh, đỏ, vàng. Trốch Vẹn bố trí hoa văn nhỏ, màu tối sẫm, ấm giản dị. Trốch Poong, Trốch lái mê hoa văn rực rỡ màu đỏ, vàng là loại Trốch đẹp nhất. Sang trọng và cầu kỳ là loại Trốch buôn, được dệt bằng lụa tơ tằm bền và bóng mịn, trên mặt nổi nhiều hoa văn hình động vật như: Hươu, chim, gà, rắn, rùa và đặc biệt là đầu Rồng. Kiểu trang trí hoa văn này giống như trang trí trên mặt trống đồng. Các hình con vật chạy theo một hướng nối đuôi nhau theo từng dải. Nếu dải trên chạy theo hướng phải thì dải dưới chạy theo hướng ngược lại, mỗi dải được ngăn cách bằng những hình núi đồi. - Phần Đang: Phần này được phối hợp hai màu chính đen và trắng. Trang trí kiểu hình học, một màu trắng nổi trên màu đen, nhìn như những chùm sao nhỏ trên bầu trời đêm thu. - Phàn thân váy: Thường được may bằng vải mộc (mặc thường ngày) bằng lụa, vóc (mặc vào dịp lễ tết) thân váy thường là màu đen hoặc tối màu. Thân váy nối từ cạp váy xuống tới gót chân, bên trong gấu váy có lót vải đỏ rộng 3cm, đối với váy mặc thường ngày thì ít khi lót gấu váy bằng vải đỏ. - Dải thắt lưng: (cái Tênh) Tênh làm bằng vải lụa dài hơn một sải tay, khâu nối hai đầu thành một vòng tròn khép kín. Tênh được thắt đúng giữa eo, trên phần cao váy. Khi thắt Tênh đầu nút của Tênh thường buông về phía bên hông phải và được giấu vào trong, tạo thành kiểu chiếc nơ buông một đầu xuống khoảng một gang tay. Tênh thường màu trắng, tím, vàng, xanh. Đẹp nhất vẫn là màu xanh thiên lý, màu này các thiếu nữ thích dùng vì nó tôn được vẻ đẹp hài hoà của chiếc váy. - Khăn đội đầu: (Bít Trốch) khăn đội đầu bằng vải trắng rộng khoảng 15cm, dài đủ cuốn quanh đầu và dắt mối khoảng 50 - 60cm. Khi đội khăn tóc phải búi cao về phía sau gáy. Các thiếu nữ thường tạo hình quả núi trên đỉnh đầu nhưng người già lại tạo dáng khăn tròn quanh đầu để tôn vẻ đôn hậu. Hiện nay đối với phụ nữ Mường ở một số vùng có xu hướng thích buông tóc dài hơn là đội khăn. Còn những người trung niên và cao tuổi thì chiếc bít Trốch truyền thống vẫn là vẻ đẹp riêng của người phụ nữ Mường. - Đồ trang sức: Vòng bạc (Lằm): vòng bạc đeo ở cổ tay có loại dẹt và loại tròn, loại dẹt bản mỏng như lá lúa; loại tròn hình tròn như chiếc đũa, trên mặt Lằm có trạm nổi và khắc hình hoạ rất tinh xảo và đẹp. Chuỗi hạt cườm (Pươn khạn) chỗi hạt gọi là Pươn khạn được đeo ở cổ làm vật trang sức, người Mường rất quý trọng Pươn khạn vì nó ít hơn Lằm và khó mua. Pươn khạn loại đẹp có thể đổi được trâu. Người ta tạo hạt Pươn khạn từ đá màu và có hình quả trám hoặc lục lăng. Bộ xà tích: Đây là một trong những đồ trang sức của người Mường. Bộ xà tích không chỉ làm đẹp mà còn tôn vẻ quý phái và biểu hiện sự giàu sang của người phụ nữ có địa vị trong xã hội. Bộ xà tích làm bằng bạc, được tết thành dây nhỏ hình 4 cạnh. Mỗi sợi dài khoảng hai gang tay, bốn sợi gập lại thành tám dây. Cùng với các sợi xà tích có các hộp hình trái đào và các móng vuốt của hổ có bịt bạc. Xà tích thường được móc vào tênh bên hông phải, buông võng xuống phía bụng dưới, đầu cuối của sợi xà tích móc vào hộp hình trái đào và chùm móng vuốt hổ. - Trang phục tang lễ: Tất cả các con, cháu, trai, gái, dâu, rể và những thân nhân thuộc về bề dưới của người quá cố đều phải mặc trang phục lễ tang gọi là đồ tem. Bộ tem phải đầy đủ mũ hình phễu, áo pắn, áo chùng, váy không có cạp thêu trang trí, tênh, khăn. Tất cả bộ tem phải may bằng vải thô tự làm màu trắng. Riêng các làng dâu trong nội ngoại tộc của người quá cố phải mặc áo chùng khi thầy mo làm lễ mời cơm, mời bánh, mời rượu người quá cố. Trang phục lễ tang của các làng dâu phải lộng lẫy: áo pắn, áo chùm may bằng vóc có hoa văn đỏ. Tay phải cầm chiếc quạt cọ để múa, tay trái cầm một chiếc gậy nhỏ đầu nhọn đặt trên vai, trên đầy chiếc gậy buộc một chiếc kéo và một chiếc lá rừng có hình bàn tay người gọi là lá tay ma. Đầu đội chiếc mũ hình lưỡi búa tầm sét lộn ngược, có những dải tua thuê thùa rực rỡ buông xuôi xuống lưng dài tới quá khuỷu chân, đằng trước mặt thì buông xuôi 2 bên má. Đuôi mũ chia làm nhiều hình chữ nhật bằng vải đỏ hoặc thêu màu đỏ, tím, vàng, bằng những sọc dọc to bằng ngón tay. Mỗi sọc đều đính hạt cườm. Chiếc quạt cọ hình tròn hoặc hình quả tim. Lá cọ tước nhỏ tết thành quạt có đường kính độ 40cm, có cán để cầm. áo chùng của các nàng dâu trong lễ tang may rộng thân và dài sát gót, loại áo chùng này cài khuy bên vai sườn phải, không xẻ tà, tay áo hơi ngắn và rộng. áo may bằng góc đỏ hoặc trắng. Ngoài ra, trang phục nữ Mường còn được mặc và may theo địa vị hay trong nhà có việc đại sự đám tang... mà qua cách ăn mặc ta có thể phân biệt được. Không giống như nữ giới trang phục của các chàng trai Mường đơn giản hơn. áo cũng có hai loại áo cánh và áo dài. áo cánh (áo Kéng): áo cánh may xẻ ngực cài khuy, áo may dài chùm mông, cổ đứng cao 3cm, chùm quanh vai là một miếng vải lót phía bên trong hình bán nguyệt tạo dáng đứng của áo. ở giữa sống lưng may ghép hai thân áo thẳng từ cổ áo xuống đến gấu áo. ở hai vạt áo trước sát với gấu áo may hai chiếc túi khá to. Trên ngực bên trái may một túi nhỏ có gân chéo ở gần miệng túi và làm bằng vải màu trang trí, áo không xẻ nách, tay áo dài buông tới mu bàn tay, ống tay áo may vừa phải có thể sắn tay lên tới khuỷu tay. áo may tạo dáng khoẻ khoắn và giản dị. áo dài: Nam giới Mường thường mặc lồng một đôi áo chùng (mặc kép), áo chùng có hai loại: loại sang may bằng lụa màu xanh, màu tím hoặc màu vàng. Loại thường may bằng vải bông màu đem sẫm. áo dài thường đến ngang đầu gối, áo cài khuy lệch sang sườn phải, hai bên xẻ tà cao tới ngang hông. Cổ áo đứng và cứng, áo thường được chú rể và hai phù rể mặc trong lễ cưới. Quần: quần của nam giới Mường may ống rộng và đứng, đũng rộng cắt kiểu chân què, cạ quần rộng, khi mặc dùng sợi dây vải buộc chặt để định vị. Quần thường may bằng vải trắng hoặc nâu. Trang phục tang lễ: trong tang lễ nam giới mặc toàn đồ trắng, áo chùng hoặc áo cánh màu trắng, khăn tang trắng, đường chỉ may phải lộn trái, gấu áo để xổ không viền. áo cánh không cài khuy mà buộc bằng dây vải. Người con trai trưởng phải đeo bên hông bao dao có cả dao. Con rể và các con trai thứ, cháu, chắt trai chỉ phải mặc đồ tem (đồ tang). Những nhiều đến phục vụ lễ tang đều phải chít khăn tang trắng. Con trai, con gái chịu tang bố mẹ phải cắt tóc. Trước kia phải cắt trụi tóc, ngày nay chỉ cắt tượng trưng. Sau một năm mới được sửa tóc và nhuộm trang phục tang. - Trang phục của thầy Mo: gồm áo chùng màu xanh may rất rộng, lụng thụng và dài đến gần gót chân. Tay áo rộng, vạt trái kéo sang sườn phải và cài khuy bên phải. Gấu áo và gấu tay áo có nẹp nhỏ 3cm màu đỏ may phía trong. Phần dưới cổ áo may rộng dần ra và không xẻ tà. Quần may rộng, đứng ống, đũng thấp. Khi mặc cạp quần buộc bằng dải rút để định vị. Quần màu trắng hoặc màu xanh chàm. - Mũ của thầy Mo (mũ đeo peo Mũ đuôi peo là loại mũ mềm hình chóp như chiếc bồ đài úp trên đầu, mũ màu xanh, khi đội mũ hơi ngả về phía sau. Một kiểu mũ khác, mũ hình hộp vuông, trên mũ trang trí hai nửa hình tròn ghép lại gọi là mặt trời, màu vàng. - Binh khí của thầy Mo: gồm một chiếc quạt, một cây kiếm, một chiếc chuông (khếng). Khi thầy Mo làm lễ, tay trái cầm chiếc quạt giấy rất to có vẽ hình Rồng Phượng, cũng có khi quạt làm bằng lông đuôi chim. Tay phải cầm khếng (quả chuông đồng nhỏ) lắc liên tục để giữ nhịp cho lời mo. Kiếm đeo sau lưng hoặc bên sườn trái. Khi nào cần dùng đến binh khí để doạ tà ma, lúc đó mới rút kiếm ra huơ huơ hoặc chém vào không khí để làm phép xua đuổi tà ma. Trang phục của mỗi dân tộc quả là vô cùng đa dạng và phong phú nhưng nếu chúng ta đi vào tìm hiểu nghiên cứu thì sẽ thấy ngay trong sự đa dạng phong phú ấy những nét đặc sắc khác biệt từ hình dáng hoa văn tới chất liệu làm nên trang phục đó. Đồng thời khi nhìn vào trang phục của mỗi dân tộc ta có thể nhận thấy được đó là dân tộc nào. Trang phục với phong cách và kiểu dáng phần lớn là do điều kiện tự nhiên quy định nên. Trong xu thế ngày càng hiện đại hơn và đặc biệt ngày càng phát triển ngành du lịch. Theo tôi việc tìm hiểu những vấn đề này không gì đơn giản và thuận tiện hơn bằng con đường du lịch. Bằng con đường du lịch con người vừa có thể nghỉ ngơi, thư giãn lại vừa có thể nâng cao tầm hiểu biết cho mình. Trang phục Mường, tính cách Mường là một điều thú vị đối với khách du lịch. 4. Đồ thủ công truyền thống. Trước hết phải kể đến nghề dệt. Kỹ thuật dệt của người Mường được thể hiện rõ ở chiếc cạp váy mà phần trang phục ta đã thấy, ngoài ra nó còn được thể hiện ở các sản phẩm khác như mặt phà làm vỏ chăn, các gối, váy áo... Bên cạnh kỹ thuật dệt là kỹ thuật nhuộm màu của họ. Tất cả những việc đó đòi hỏi một kinh nghiệm, một sự khéo léo cao của mỗi người và kết quả là những sản phẩm của họ được trình bày trước mặt mọi người. Và cũng chính những phẩm chất tốt đẹp về người vợ, người mẹ tương lai của một gia đình thành đạt được xem xét từ những chuẩn mực này. Xưa kia đây là việc thường xuyên liên tục của mỗi gia đình người Mường, tính chất tự cung tự cấp rất rõ ràng, do đó chưa hình thành những làng làm ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy mà không có những bản Mường có nghề dệt chuyên nghiệp. Sau các sản phẩm từ nghề dệt là nghề đan lát có các đồ dùng gia đình và dùng trong sinh hoạt. Từ những cây tre, nứa, dang, mây người Mường đã tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chủ nhân của những sản phẩm dệt may là phụ nữ còn chủ nhân của những sản phẩm mang tính nghệ thuật ứng dụng cao đan lát lại được làm từ bàn tay của người đàn ông Mường. Đây là những nghệ nhân bậc thầy. Từ việc chọn nguyên liệu, pha tre nứa, vót nan, ngâm hong... đến các kỹ thuật đan nong mốt, nong hai, nong ba... đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm như các kiểu rá, kiểu sàng, kiểu sọt, với các thao tác cuốn, xếp gài tạo hình dáng đẹp như tác phẩm mỹ nghệ cùng các sản phẩm như vách nứa, vách trạm kép, cái trò ổ (một dụng cụ đựng đồ dùng, quà của cô dâu) cái ếp trầu, cái muỗn đựng trầu, cái mủng đựng bông, bàn hè bằng tre mây và dang, cái ché đựng gạo, đựng nhẫn cưới... Ngoài ra người Mường còn nổi tiếng với nghệ thuật trạm trổ trên các vật gia bảo hay công trình kiến trúc... Tất cả những đồ thủ công truyền thống có giá trị vô cùng lớn đối với việc phát triển du lịch. Nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của du khách ngày càng lớn, càng nhiều. Tuy nhiên dưới sự phát triển của nền kinh tế kéo theo nhiều mặt và tác động của nó đối với sinh hoạt của người dân xứ Mường là rất lớn, các nghề thủ công ngày càng mai một đi hoặc do tính chất kinh doanh do nhu cầu mua hàng lưu niệm của khách du lịch nên người dân bản Mường chỉ chú ý đến số lượng chứ không để ý đến chất lượng. Những hoa văn hoạ tiết tiêu biểu phức tạp đã bị lược bỏ bớt, đơn giản hoá đi, chất lượng của các sản phẩm cũng không còn như nó vốn có. Nếu không có một chính sách, kế hoạch hợp lý trong một ngày không xa những nghề thủ công truyền thống ấy cũng sẽ mất. Đây là một nguồn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ dành cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động địa phương. Tuy nhiên, không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất đi giá trị truyền thống, đánh mất sự thích thú thán phục ngưỡng mộ của du khách thay vào đó là ánh mắt thất vọng tầm thường... Điều này rất quan trọng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình. 5. Hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh. Ngoài tài nguyên tự nhiên khác như cảnh quan tự nhiên núi rừng sông suối Hoà Bình còn nổi tiếng với đập Thuỷ điện Hoà Bình một công trình thế kỷ thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm, suối nước khoáng Kim Bôi nguồn nước khoáng thiên nhiên ban tặng cho Hoà Bình. Đặc biệt Hoà Bình còn nổi tiếng với các hang động. Đây không phải chỉ là các hang động có giá trị đơn thuần về mặt cảnh quan mà nó còn mang đậm giá trị lịch sử khoa học khảo cổ rất lớn, là nơi sinh sống cất chứa những di tích di chỉ của “nền văn hoá Hoà Bình” mà chủ nhân của nó không ai khác chính là cư dân Mường như: Hang Tùng (Kim Bôi), Hang Hào (ở Lạc Thuỷ)... Đây là hình thức du lịch rất hấp dẫn với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nghiên cứu có trình độ hiểu biết cao. Hệ thống các đình chùa ở Hoà Bình tương đối nghèo nàn do phá hoại của chiến tranh cũng như do chính sách cải cách văn hoá mà đa số đã bị phá huỷ. Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn được 5 đình, 8 đền còn lại. Một số ngôi đình còn lại của người Mường có thể còn hoặc chỉ còn tồn tại dưới hình thức lễ hội mà thôi: Đình Cổi, Đình Vai, Chùa Kè, miếu Trung Bài, Đình Xám, đền Bờ, chùa Hang... Như vậy với những giá trị văn hoá vật chất tiềm năng của cư dân Mường là rất lớn nếu biết khai thác có kế hoạch một cách có hiệu quả vừa bảo tồn phát huy khai thác một cách có hợp lý thì đây là tiềm năng để phát triển du lịch rất lớn hấp dẫn khách du lịch. Tuy đã được các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh đưa vào khai thác song chất lượng và tính hợp lý chưa cao nên chưa thu hút được nhiều du khách và tính hiệu quả chưa cao. Do vậy Sở Du lịch Thương mại Tỉnh cần phối hợp với các cơ quan chức năng có chính sách kế hoạch hợp lý để các giá trị văn hoá ấy phát huy được giá trị vốn có của nó. 2.1.3. Văn hoá phi vật thể. Văn hoá phi vật thể (văn hoá tinh thần) được hiểu là toàn bộ những giá trị văn hoá biểu hiện các hoạt động về tôn giáo, tín ngưỡng phong tục tập quán trong đời sống các cộng đồng tộc người. Đó là toàn bộ những biểu hiện tâm linh của đời sống văn hoá những định hướng văn hoá thiên về những cái không cụ thể hay không cân đo đóng đếm được. Nó thể hiện qua những quan niệm, những ước muốn về tư tưởng về một cái “hư” không thể thiếu được bên cạnh cái “thực” của đời sống văn hoá và tâm lý của mỗi cá nhân và toàn bộ cộng đồng. Cũng chính vì lẽ ấy mà trong thời gian gần đây nhiều nhà nghiên cứu gọi hiện tượng văn hoá này bằng các thuật ngữ: “Văn hoá phi vật thể”, “Văn hoá phi vật chất”. Xét trong đời sống các dân tộc ở nước ta thì văn hoá tinh thần được biểu hiện ở các loại tôn giáo như: Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa... hay các tín ngưỡng dân gian khác rất đa dạng và phong phú gắn với các hiện tượng tự nhiên (sấm, chớp, mưa, hạn, trăng, sao...) các biểu hiện về ước muốn một cuộc sống yên ổn, tốt lành của cư dân nông nghiệp trồng trọt: Hồn lúa, mẹ lúa, cơm mới, thần rừng, thần biển... Đó là các biểu hiện về văn hoá dân gian như: các điệu múa, ca nhạc, hội hoạ, điêu khắc, dân ca cúng bái thần linh... cũng như những quan niệm, tư tưởng triết lý về vũ trụ và nhân sinh của các cộng đồng tộc người. Đặc điểm của văn hoá tinh thần thường gắn với nghi lễ, và quy trình thực hiện thông qua những niêm luật dân gian hay bác học. 1. Tôn giáo tín ngưỡng. Có thể nói tôn giáo tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một hiện tượng, sự vật nào đó mà người ta cho rằng hiện tượng, sự vật ấy có tác động trở lại cuộc sống của mỗi người và cộng dồng. Theo số liệu thống kê ngày 1/4/1999 tỉnh Hoà Bình có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và Công Giáo. Số tín đồ các tôn giáo là 18.548 người trong đó theo công giáo là 13.810 người, theo đạo Phật 4.704 người. Số người theo Tin lành là 6 người, đạo Hồi là 8 người, Cao Đài là 20 người. Trong tổng số tín đồ theo các tôn giáo thì người Mường chiếm 60%. Các tín đồ theo các tôn giáo này phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Những huyện có tín đồ của các tôn giáo đó là Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi và thị xã Hoà Bình. Trên địa bàn tỉnh có 34 nơi thờ tự trong đó có 23 nhà thờ và 11 nơi thờ tự của đạo Phật. Nhìn chung do điều kiện sinh sống được quy định bởi đặc điểm tự nhiên chủ yếu là đời sống. Người dân Mường sống hoà mình vào thiên nhiên núi rừng. Họ không phải chịu trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp chính sách đô hộ suốt thời kỳ Bắc thuộc, Pháp thuộc do vậy họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự pha trộn văn hoá, chính sách đồng hoá của nước ngoài. Họ chỉ chịu sự cai quản của các Lang đạo. Do vậy họ vẫn giữ được những đặc điểm về tín ngưỡng truyền thống. Trong khi người Kinh chịu sự tác động mạnh mẽ của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo và đạo Thiên Chúa thì cư dân Mường ở Hoà Bình lại chịu rất ít sự tác động đó. Mặc dù chiếm 60% trong số 18.548 người theo các tôn giáo nói trên song đây là số lượng rất ít. Con số này ít hơn rất nhiều trước Cách mạng. Mặc dù vậy đạo Phật và Thiên Chúa Giáo cũng đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của người dân Mường. Trước hết có sự ảnh hưởng đến tầng lớp nhà Lang. Đạo Phật hoà quyện trong các áng mo của người Mường thậm trí còn đóng vai trò quan trọng như mo lễ giải oan với các thầy mo ở Tân Lạc, Lạc Sơn... Cũng như vậy Phật Bà có quyền cao nhất, trên bàn thờ của bà mỡn thề Bua mê phật Bà cũng là vị thần được thờ đầu tiên,đứng đầu trong tất cả các vị thần của bà mỡn Hệ thống nơi thờ cúng ở Hoà Bình ngoài các chùa chiền, ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa vào người Mường không mạnh mẽ lắm. Mặc dù có sự hoà trộn giữa tôn giáo từ bên ngoài vào, song hầu hết cư dân Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được tín ngưỡng của mình. Tín ngưỡng truyền thống của người Mường là việc thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh như: thần rừng, thần núi, thần sông, thổ thần... Vai trò của ông thầy Mo đối với người Mường là rất lớn. Thầy Mo được coi là người nắm về mặt tinh thần của cả bản Mường. Cũng chính xuất phát từ tín ngưỡng dân gian truyền thống này đã dẫn đến hàng loạt các lễ hội truyền thống được tổ chức theo định kỳ của cư dân Mường. Do tín ngưỡng thể hiện hành vi ứng xử của họ đối với thế giới khách quan. Tuy nhiên tín ngưỡng có tính lịch sử của nó cho nên người Mường quan niệm thế nào thì họ sẽ ứng xử như vậy. Sự nhận thức ngày càng tiến bộ thì niềm tin ngày càng ít huyền bí hơn nhưng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống vẫn tiếp tục tác động vừa tích cực vừa tiêu cực vào đời sống tâm linh của người Mường. 2. Lễ Hội. Có thể nói diện mạo văn hoá của một vùng một dân tộc thường được biểu hiện một cách tập trung nhất ở các lễ hội, nơi mà tất cả các hoạt động lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, những tài năng... được bộc lộ toàn diện, đầy đủ và tự do nhất. Gần đây chúng ta đã được tiếp cận và giới thiệu rất nhiều về các lễ hội, nhưng có lẽ lễ hội của các dân tộc thiểu số vẫn chưa được lưu ý đúng với trữ lượng phong phú và nội dung hấp dẫn của chúng. Hi vọng rằng, khoá luận này sẽ bổ sung thêm ít nhiều lễ hội của người Mường giúp chúng ta và đặc biệt là khách du lịch khi tới đây tham quan tìm hiểu có cái nhìn về lễ hội cư dân Mường một cách toàn diện và thoả đáng hơn. Chúng ta đều biết rằng khắp nơi trên thế giới không có dân tộc nào là không có lễ hội. Lễ hội là của một cộng đồng, một bàn làng hay một địa phương do nhân dân cùng đứng ra tổ chức. Từ quy mô nhỏ hẹp, có thể tiến lên thành hội của cả một vùng, hội của cả một nước. Gọi là lễ hội vì thông thường có lễ thì có hội. Có thể có trường hợp có lễ mà không có hội nhưng ngay cả trong những trường hợp ấy thì tinh thần của hội vẫn cứ bộc lộ âm thầm hay rõ nét. Đối với cư dân Mường ở Hoà Bình cũng không nằm ngoài quy luật ấy họ thường tổ chức rất nhiều lễ hội trong năm. Các lễ hội của người Mường thường diễn ra vào các dịp bắt đầu vụ thu hoạch, sau khi thu hoạch hay vào thời điểm giao thời chuyển mùa như, năm mới, chuyển mùa hoặc có hạn hay bệnh tật.. của cư dân trong làng bản. Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình rất phong phú với lễ hội xuống đồng (khuống mùa), hội xéc bùa, lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, lễ cơm mới ngoài ra còn rất nhiều các lễ hội khác nữa: - Lễ hội du tre - Lễ hội đình Cổi - Lễ hội đình Vai - Hội Chùa Kè - Lễ hội Chùa Hang - Lễ hội đền Bờ... Và còn rất nhiều các lễ hội khác nữa. Mặc dù cư dân Mường ở Hoà Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống song do phạm vi đề tài nên tôi không thể giới thiệu hết được các đối tượng đó mà chỉ lựa trọn một số lễ hội cổ truyền tiêu biểu nhất song điều quan trọng hơn cả là ở chỗ lễ hội này có thể được đưa vào để phục vụ khách du lịch trong các tour du lịch. Có nghĩa là nó có tính khả thi cao với ngành du lịch của Tỉnh. * Lễ hội Cồng Chiêng Trong vô số các lệ hội cổ truyền của người Mường có lẽ lễ hội Cồng Chiêng là lễ hội tiêu biểu nó mang sắc thái văn hoá truyền thống Mường hơn cả. Lễ hội Cồng Chiêng của người Mường diễn ra trong thời gian từ khoảng 15 tháng giêng đến 15 tháng hai thậm trí kéo dài đến hết tháng 3 - (Tiết khai hạ). Tên gọi là lễ hội cồng chiêng với ý nghĩa là lễ hội cầu mùa, cầu mưa. Thực chất đây là dịp sinh hoạt văn hoá cồng chiêng diễn ra giữa các địa phương. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ 1 đến 5 ngày, thời gian diễn ra lễ hội dài hay ngắn nó phụ thuộc rất nhiều vào quy mô tổ chức lễ hội. Lễ hội cồng chiêng diễn ra ở khắp nơi song tổ chức thường xuyên có quy mô lớn tiêu biểu hơn cả là ở Mường Bi thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Địa điểm diễn ra lễ hội thường là khu đất rộng bằng phẳng được bao bọc xung quanh là núi cao không phải ngẫu nhiên mà cư dân Mường lại chọn địa điểm này. Đất bằng phẳng để các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng hơn, còn các vách núi xung quanh được ví như một nhà hát tự nhiên tạo nên sự cộng hưởng âm thanh vang vọng tiếng cồng chiêng lên trời để thần linh nghe thấy sự cầu xin, ước nguyện của cư dân Mường. Thực chất, đây là dịp sinh hoạt văn hoá văn nghệ cồng chiêng của cư dân Mường. Sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất thầy Mo làm lễ cúng tế trên một cái chiếu ở giữa sân để trình báo cầu xin thần linh sau đó lễ hội bắt đầu. Lúc đầu là các bài cồng biểu diễn chung cho khán giả cùng thưởng thức đó là các bài cồng chiêng tiêu biểu chung nhất của cư dân Mường. Sau đó đến các bài cồng biểu diễn dự thi của từng bản Mường. Cứ như thế lễ hội diễn ra trong không khí vui vẻ, hoành tráng, đoàn kết. Quy mô của lễ hội diễn ra tại bản Mường, tại xã hay thậm trí ở huyện, do vậy thời gian diễn ra lễ hội cũng dài ngắn khác nhau. Số lượng nghệ sĩ biểu diễn cũng dao động từ 15 - 20 người lên đến hàng trăm người. Lễ hội này đặc sắc nhất tiêu biểu nhất của văn hoá cổ truyền Mường bởi người Mường từ khi sinh ra đến khi mất đi mọi hoạt động đều gắn liền với tiếng cồng chiêng. Đến với lễ hội cồng chiêng du khách không thể không ngỡ ngàng, thích thú trước sự hoành tráng sôi động của nó. Những âm thanh giai điệu nhịp nhàng trầm bổng hoà quyện cùng âm thanh của núi rừng được phát ra từ hàng trục hàng trăm chiếc cồng đưa du khách thực sự hoà mình vào núi rừng, sự ấm cúng nồng hậu tràn đầy tình cảm của văn hoá Mường. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng tiêu biểu nhất, đẹp nhất thể hiện sự tinh tế, tình đoàn kết và trình độ về âm nhạc của cư dân Mường ở Hoà Bình. Đây là lễ hội tiêu biểu rất ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Hiện nay có một số tour du lịch thiết kế chương trình đã đưa loại hình này vào phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đâu phải thời gian nào cũng có lễ hội diễn ra. Thứ nữa do ngày càng tiếp cận với thế giới hiện đại nên văn hoá cồng chiêng với các điệu múa, giai điệu truyền thống bị mai một, quên lãng đi rất nhiều. Do vậy cần phải có sự điều chỉnh khuyến khích các địa phương thường xuyên tổ chức lễ hội nhằm giữ gìn truyền thống, đồng thời đầu tư khôi phục lại các giai điệu, các bài biểu diễn đã mất. Có như vậy các hoạt động du lịch xuất phát từ hình thức sinh hoạt văn hoá này mới hoạt động có hiệu quả đồng thời để lại ấn tượng về một nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc Mường ở Hoà Bình. * Hội sắc bùa (Xéc bùa). Giống như lễ hội cồng chiêng hội Xéc bùa là loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Mường. Thời điểm diễn ra hội là vào dịp đầu năm mới. Sắc bùa bao giờ cũng có phường do những người biết hát, biết đánh cồng và biết đối để lập thành một phường. Phường bùa bao giờ cũng có một ông chủ phường chỉ huy, chủ phường phải là người hát giỏi, đánh cồng và ứng phó tốt. Trong phường bùa không phân biệt giới tính tuổi tác. Từ sau ngày mùng 2 tết phường bùa tiến hành đi sắc Bùa cho các gia đình trong bản, ngoài ra những ngày sau đó họ có thể đi sắc bùa cho các làng bên. Trang phục của họ phải đẹp. Nam áo dài khăn chít đầu. Nữ mặc áo khoác màu vàng, màu hồng, đội nón đeo vòng. Đoàn sắc bùa đi theo thứ tự cụ thể ngoài trùm phường là đến chiêng boong beng, rồi đến chiêng đủm, tiếp theo là đến chiêng khô, cuối cùng là đến chiêng dàm(1) Góp phần tìm hiểu tỉnh Hoà Bình. Bùi Văn Kín - UBND tỉnh Hoà Bình, 1972, tr 39. . Đoàn sắc bùa đi đến đâu rộn ràng tiếng chiêng đến đó. Thực chất đây là hình thức chúc tụng nhau vào dịp đầu năm. Họ đến chúc cho gia chủ sang năm mới khoẻ mạnh, làm ăn ruộng nương được mùa, chăn nuôi gặp dịp... Nói chung là cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc đến cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ hát đốilại hoặc đem quà biếu cho đoàn sắc bùa. Đây là một nét rất đẹp trong sinh hoạt của cư dân Mường cũng giống như người Kinh đi chúc tết nhau vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, điều đặc sắc và đặc biệt khiến du khách phải ngạc nhiên ấn tượng đó là: mọi công đoạn, mọi sự việc xảy ra mọi điều muốn chúc muốn nói đều diễn ra bằng lời hát, tất cả có tiết tấu nhịp điệu của tiếng cồng chiêng. Từ đi đường, mở cổng kêu vào, chúc gia chủ, cảm ơn, chào gia chủ đều bằng lời hát thứ tự. Điều này thể hiện một trình độ ứng xử cao và linh hoạt của phường bùa. Loại hình lễ hội này rất phù hợp và gây được ấn tượng với du khách nước ngoài bởi có sự khác biệt về dịp lễ tết cổ truyền. Sắc bùa một loại hình sinh hoạt văn hoá cổ truyền cần được đưa vào trong hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình. * Ngoài ra còn có lễ hội Cầu mưa là một lễ hội cũng khá quan trọng đối với cư dân Mường. Bởi họ là chủ nhân của nền canh tác lúa nước và nương rẫy. Vào những năm hạn hán kéo dài, hay mưa đến muộn khi dân Mường đợi nước về để làm ruộng. Để cầu mưa dân làng tổ chức lễ hội. Theo tín ngưỡng dân gian cư dân Mường tục thờ con ma khú (thuồng luồng) đây là con vật lấy nước về cho bản Mường làm lúa, sinh hoạt. Lễ vật chính là con gà trắng luộc chín, hương và các sản vật khác. Người dân chọn địa điểm tổ chức hội ở một mó nước. Sau khi cúng xong dân bản kéo đến mó nước lấy đá ném xuống mó nước. Theo quan niệm của họ con ma khú ngủ quên nên không đi lấy nước cho bản Mường nên họ cho nó ăn ném đá gọi nó dậy cùng tiếng hò reo, thậm trí cả bắn súng nữa. 3. Văn học nghệ thuật dân gian. * Văn học dân gian. Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống bao đời nay. Những giá trị quý báu đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này đến thế hệ kia chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, rất ít được ghi chép bằng văn bản. Sau này được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tập hợp, công bố cho tất cả mọi người. Người Mường nổi tiếng với những áng mo đồ sộ tuyệt vời của mình. - Thần thoại Mường nổi bật và bao quát nhất là trong mo Mường một hệ thống các tác phẩm “Tang ca, tiễn người chết, song lại chứa đựng cả một kho tàng trí tuệ kiến thức cũng như tư tưởng của người Mường, nói như Từ Chi đây là một “thiên tình sử bi thảm nhất của văn học truyền khẩu Mường. Nó thuyết phục, giải thích, hướng dẫn hồn người chết, thậm trí cả giải trí nữa. Thái độ nương nhẹ đó đối xử với ma như với người còn sống, sự săn sóc chu đáo của người sống đối với người chết, tất cả biểu hiện tâm lý ấy vượt lên các hình thức méo mó của pháp luật, hé cho ta thoáng thấy một khía cạnh sâu kín của tâm hồn Mường, mối cộng cảm gắn bó với nhau một thành viên của cộng đồng thể hiện tình cảm thiết tha giữa người với người và bên trên cái chết duyên nợ khăng khít giữa các thế hệ nối tiếp nhau trên mặt đất. Bên cạnh tính chất nhân văn ấy mo Mường còn phản ánh một hệ thống thần thoại Mường hết sức phong phú. Đó là truyện kể về nguồn gốc thoại vũ trụ Mường trong “Đẻ đất đẻ nước” là cái nhìn là nhân sinh quan về vũ trụ, về sự ra đời của con người và trái đất. ở người Mường, kho tàng truyện cổ khá phong phú được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia ở khắp nơi. Mỗi vùng một vẻ, người ta có những truyện liên quan đến từng địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng tự nhiên riêng của địa phương. Cũng có những chuyện mà người Mường vùng Mường đều biết tuy vậy có chuyện dài kết cấu chặt chẽ, có những chuyện lại ngắn chỉ kể về một sự tích nào đó mà thôi. Qua chuyện cổ thể hiện khát vọng mong muốn của con người về cuộc sống no đủ tươi đẹp, về tình yêu đôi lứa hạnh phúc, mong muốn mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mong muốn con đàn cháu đồng... Nhìn chung nó thể hiện cái khát vọng mãnh liệt về cuộc sống của con người. Truyện cổ Mường mang tính nhân văn cao cả và sâu sắc. Sử thi Mường nổi tiếng với áng mo: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước”. “Đẻ đất đẻ nước” là một tác phẩm đồ sộ dài hàng vạn câu. Nội dung của nó phản ánh toàn bộ tư duy cổ của người Mường về sự sinh thành vũ trụ, ra con người và vạn vật xung quanh. Bộ sử thi này chứa đựng cả một kho tri thức về văn hoá truyền thống của người Mường trong quá khứ. Theo những công bố mới nhất của các tác giả Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện vào năm 1995 thì “Đẻ đất đẻ nước” dài 61 roóng, mỗi roóng là một chuyện kể về một vấn đề nào đó. Tất cả các roóng ấy được kể trong 12 đêm thậm trí còn dài thêm mới hết. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể khi người Mường làm ma cho người chết nhằm giải thích và dẫn dắt hồn người chết, an ủi vỗ về họ yên tâm về thế giới bên kia, đừng gây chuyện gì cho những người sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu còn gọi Đẻ đất đẻ nước là tang ca của người Mường. Tang ca này được một ông thầy mo trình bày. Công trình nghiên cứu gần đây nhất về tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” vậy Toyota tài trợ được lấy tên chung hơn là Mo Mường ngoài phần nghiên cứu các tác giả còn chia Mo Mường thành 9 phần từ khởi đầu đến kết thúc với độ dài hơn 400 trang. Có thể nói sử thi Mường là một tác phẩm đồ sộ nhất và văn học dân gian Mường. Không những vậy, nó còn là một kho kiến thức về nhiều vấn đề văn hoá xã hội khác của người Mường ở Hoà Bình. Không phải ngẫu nhiên mà áng sử thi này lại được trình bày ở đám tang. Những lời kể không chỉ là sự vỗ về an ủi chia ly và người chết, mà điều quan trọng hơn đây là dịp người sống cùng tụ họp lại, ôn lại lịch sử của cha ông mình, cho các lớp trẻ biết mình sinh ra từ đâu, nguồn gốc ra sao và phải làm gì để tiếp tục những cái mà người đi trước đã làm. Rõ ràng, đám tang trở thành một cuộc sinh hoạt cộng đồng trước cái chết của một đồng loại, thành viên của cộng đồng. Đây là dịp cả cộng đồng cùng thắt chặt lại bên nhau để vươn lên tồn tại và phát triển trước những thử thách đang đợi họ. Sử thi Mường như một sợi dây vô hình nhưng hết sức bền chặt và mạnh mẽ xâu chuỗi, gắn kết từng thành viên lại với nhau trong một cộng đồng. Vòng quay ấy cứ vận động liên tục làm cho cộng đồng ngày một vững chắc hơn. Cần phải nói thêm một điều là ngoài áng sử thi được kể dưới hình thức mo, còn nhiều bài mo khác có giá trị như những truyện dài ở cả người Mường và các dân tộc khác ở Hoà Bình. Những bài mo đó có thể là những bài cúng, hay kể truyện, độ dài của nó có thể lên tới hàng trăm câu hoặc vài chục câu. Như vậy nó có giá trị những truyện thơ. Mặt khác chủ đề của những bài mo đó cũng khác nhau như mo Thành Hoàng, mo cúng Đức Thánh Tản, mo khuống mùa... Ngoài ra người Mường ở Hoà Bình còn là chủ nhân của những sáng tác dân gian với hệ thống ca dao, tục ngữ, truyện thơ, hát sắc bùa, hát bộ mẹng, hát thường rang, hát ví, hát đồng dao rất nổi tiếng phong phú và đa dạng nó thể hiện cách tư duy, sự lãng mạn trong tâm hồn, trình độ nhận thức cũng như sự ngây thơ trong sáng trong suy nghĩ của người Mường cổ. * Nghệ thuật dân gian 1. Nghệ thuật cồng chiêng. Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc. Nhạc cụ này gắn bó với tất cả mọi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Nó là một cái gì đó không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Cồng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Cồng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình trong dịp năm mới. Cồng được dùng cho các đoàn đi săn. Những dịp như vậy, khắp núi rừng vang tiếng cồng trầm bổng. Vào những ngày lễ hội, tiếng cồng vang lên vội vã những cuộc vui hội của mọi người. Rồi những khi mừng nhà mới tiếng cồng cũng được đánh lên vui nhộn mừng gia chủ. Có thể nói, tiếng cồng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng ghi nhớ của cuộc đời người Mường. Vì vậy, xưa kia nhà nào cũng phải cố sắm cho mình một vài chiếc cồng. Những nhà khá giả được tính bằng những bộ cồng chiêng mà họ có nhiều hay ít nó như những vật báu tượng trưng cho sự giàu có sang trọng của mỗi gia đình người Mường. Cồng chiêng Mường vốn là những chiếc chiêng gần gũi trong sinh hoạt của họ, do tiếng chiêng đánh lên nghe âm vang: côồng côồng... người các dân tộc khác nghe vậy quen gọi là chiếc cồng. Vì vậy gọi tên cồng hay chiêng đều có nghĩa như nhau. Do giá trị của chiêng rất lớn cả về mặt tinh thần và vật chất nên trước đây thì người Mường đánh giá bằng trâu to, bò lớn để đổi được một chiếc. Tuy vậy những giá trị cụ thể cũng chỉ là tương đối để đánh giá từng cái riêng biệt, câu nói chung cồng chiêng của người Mường vẫn là tài sản vô giá. Để phân biệt chiêng theo loại hình và chất liệu của nó, người Mường chia thành hai loại chiêng hơ và chiêng nay. “Chiêng hơ là Chiêng cổ xưa cái núm chiêng sáng hồng và bóng lên. Mặt chiêng thường nổi mụn li ti, sờ vào thấy ráp ráp. Cũng có nơi gọi là chiêng chô cá. Chiêng hơ thường được thấy nhiều cỡ từ loại chiêng Mốt tới chiêng Sáu. Còn chiêng nay thì được làm từ đồng đỏ như chiêng than có những nốt tựa như búa ghè. Xét về toàn diện thì chiêng nay kém giá trị hơn chiêng hơ rất nhiều. Xét về mặt âm thanh thì độ vang của chiêng nay không được ngân và âm cũng không đẹp bằng chiêng hô. Đó là nhìn về mặt loại hình và chất liệu của chiêng để thấy được chất lượng của nó. Còn dựa trên sự phối âm để tổ chức một dàn nhạc chiêng thì trải qua quá trình phát triển và ổn định, một dàn chiêng Mường đầy đủ phải là một dàn có đủ 12 chiếc mới là một bộ hoàn chỉnh. Số lượng 12 chiếc chiêng cồng chọn bộ đó được chia thành ba nhóm. - 4 chiêng dàm - 4 chiêng bòng - 4 chiêng Tlé Ngoài ý nghĩa về âm nhạc dàn chiêng cồng đủ bộ 12 chiếc này còn mang một ý nghĩa khác nữa. “Người ta cho rằng với con số 12 ấy là biểu tượng cho 12 tháng cả 1 năm. Tính theo vòng quay của mặt trăng. Một năm là sự giao thoa của 4 mùa thời tiết để bắt đầu từ con số 1. Sự giao thoa của từng chiếc chiêng là sự âm hưởng của 12 tháng. Vì vậy người Mường lấy 12 chiếc trong một dàn là ở chỗ ấy”. Một bộ chiêng lý tưởng là 12 chiếc, những nếu không đủ vẫn có thể là một bộ song ít nhất bộ ấy phải có từ 4 - 5 chiếc trở lên. Trong ba nhóm chiêng đã kể trên thì: - Chiêng Dàm - có vùng gọi là chiêng Khầm (hoặc cồng dàm, cồng khầm) là loại có kích thước lớn, âm của nó phát ra thuộc âm khu trầm trong dàn. - Chiêng Bòng - còn được gọi là chiêng đục bòng hoặc chiêng boòng beng chiêng boòng beeng, gồm những chiêng cồng có kích thước vừa phải, trung bình âm của nó phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn. - Chiêng Tlé- còn được gọi là chiêng chót, chiêng bóng, chiêng poóng, chiêng đại, chiêng lắp, chiêng lóng - là những chiêng có kích thước nhỏ nhất. Phát ra những âm thuộc khu giữa trong dàn. Ngoài ra, người Mường còn có tên gọi cho 12 chiếc chiêng trong dàn theo thứ tự chiêng Mốt, chiêng Hai cho đến chiêng Mười Hai với loại phân loại âm chiêng Mốt là cao nhất, chiêng Mười Hai là trầm nhất. Khi đánh dàn thì thường có những tiếng chiêng mở đầu gọi là chiêng dóng với ý nghĩa dóng lên để lên tiếng trước, hướng dẫn dàn cũng như sự chú ý của người nghe. Bộ này gọi là bộ dóng với các chiêng từ chiêng Ba đến chiêng Bảy. Cồng được người Mường cầm trên tay (xách bằng dây) mà đánh. Cồng được đánh bằng dùi làm bằng gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ dây vòng (cây quả nhấm), đầu dùi được bọc bằng da, bằng vải. Da bọc dùi thường được chọn từ da của bộ phận sinh dục các loại trâu, nai, hoẵng, bò... Dây cồng được bện bằng dây sợi gai hoặc bằng cây dó cho êm và không bị mất tiếng. Chiêng cồng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người Mường nó theo suốt cuộc đời họ từ khi sinh ra đến khi trở về cõi vĩnh hằng, nó có mặt trong cuộc vui lẫn khi có chuyện buồn để chia sẻ cùng họ. Vì vậy nó là loại hình âm nhạc quan trọng nhất. Ngoài ra người Mường còn nổi tiếng với các loại hình nhạc cụ khác như trống, sáo và một số khác như: coke, kèn gỗ, ống sáo, boòng beng, trống đồng, tiếng gỗ, đàn máng (đàn bầu)... Những bài dân ca được trình bày, có loại kèn theo các nhạc cụ để làm tăng thêm cái hay, cái đẹp cho bài hát, cũng có loại dân ca không dùng âm nhạc thì lại thể hiện bằng làn điệu, bằng nhịp và giọng hát của người trình bày và bằng nội dung trữ tình lãng mạn của lời hát tạo nên đời sống âm nhạc phong phú cho người Mường trong quá khứ cũng như trong hiện tại. 2. Nghệ thuật múa Trong sân khấu truyền thống của người Mường phải kể đến các sinh hoạt diễn xướng của họ trong các sinh hoạt nghi lễ, lễ hội và đời thường. Sự phong phú của các nghi lễ, lễ hội chắc chắn kèm theo nhiều loại múa dân gian sinh động. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật múa của tín ngưỡng làm mối trong nghi lễ này nhạc và múa đóng một vai trò rất quan trọng như việc lên đồng của người Kinh. Âm nhạc và múa giúp cho người làm mối thăng hoa, nhập hồn để chữa bệnh cho người ốm. Người làm Mối phải nhập vào mỗi vai diễn phù hợp với tính cách mà mình nhập vào. Do vậy phải thể hiện được điệu bộ dáng đi, giọng nói và các động tác của nhân vật mà họ nhập vào. Vì vậy khi thăng hoa nhập hồn họ thực sự như là một nghệ nhân điêu luyện. Những động tác vũ điệu mà các ông mo làm cúng như múa kiếm đuổi trừ tà ma, dẫn đưa vỗ về hồn người chết đều là những hành động diễn xướng phong phú sau đó được khai thác trong đời sống văn hoá nghệ thuật của người Mường. Múa trống đồng: một hình thức đánh biểu diễn trống đồng được cách điệu như là đánh trống. Ngoài ra còn nhiều hình thức múa khác nữa: Múa cờ, múa quạt ma, múa mặt nạ. Nhìn chung, so với những loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc thì múa của người Mường thường phải là loại hình đặc sắc. Đa số các điệu múa phục vụ lễ nghi nên động tác còn đơn giản, nghệ thuật chưa cao. Trang phục cũng như các điệu múa còn chưa được đặc sắc, phong phú. Số lượng các loại múa chưa nhiều. Ngoài ra còn có các loại hình khác cũng rất nổi tiếng đó là nghệ thuật trang phục, nghệ thuật tạo hình và nghề thủ công truyền thống. 2.2. Giá trị của tiềm năng văn hoá Mường trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao. Điều kiện sống khá hơn đồng thời áp lực, sức ép của nền kinh tế thị trường với máy móc khoa học công nghệ, cạnh tranh... làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch để thư giãn lấy lại sự cân bằng tâm sinh lý. Nhiều loại hình du lịch ra đời: du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm đặc biệt du lịch văn hoá đang được mọi người quan tâm khám phá. Con người muốn tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, xã hội, đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của các nước, các dân tộc thậm trí các nhóm người sống tại một khu vực lãnh thổ nào đó. ở Việt Nam, du lịch văn hoá đang đưa mọi người đến với những di tích, những thắng cảnh giúp con người thẩm nhận được nét tinh tuý, đa dạng, đặc sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ nhỏ nhắn hình chữ S. Với những điều kiện vốn có văn hoá Mường thực sự đã trở thành tài nguyên văn hoá độc đáo bởi lẽ du khách tới đây sẽ được cảm nhận một không gian văn hoá thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ được đắm mình trong cảnh vật núi non xen kẽ sông suối, màu xanh rợp của cây cối sự mát mẻ êm dịu của những con suối ngày đêm róc rách sẽ làm cho con người thấy thanh thản nhẹ nhàng. Thăm bản Mường, thả bộ trên những con đường khúc khuỷu ngoằn nghèo theo thế đất, thế rừng tự nhiên đến những ngôi nhà sàn mang kiến trúc cổ truyền với công năng xác định rõ ràng hoặc mang ý nghĩa tín ngưỡng nhất định du khách sẽ hiểu phần nào cuộc sống và quan niệm, cách thức sống rất phù hợp điều kiện tự nhiên vốn có của người Mường. Được tiếp xúc với dân bản, du khách sẽ hiểu hơn về nếp suy nghĩ giản đơn nhân hậu cách sống nhiệt tình và truyền thống gia tộc tôn ti trật tự được xác lập trong bản Mường. Tối đến, ngồi bên bếp lửa uống rượu cần nghe tiếng hát của các cô gái Mường xinh đẹp, thưởng thức những áng mo do Bố mo trình bày trong tiếng trầm bổng vang vọng của tiếng cồng chiêng thực sự là ấn tượng khó quên của khách du lịch. Ngoài ra du khách có thể mua làm quà những món đồ lưu niệm xinh xắn bằng thổ cẩm hay những mảng thổ cẩm lớn do bàn tay khéo léo của các bà các chị dệt lên. Tới Hoà Bình du khách còn được chiêm ngưỡng hệ thống di tích danh lam thắng cảnh đẹp: thuỷ điện Hoà Bình - công trình thế kỷ đã thu hút rất nhiều lượt khách thăm quan; suối nước khoáng Kim Bôi - nguồn nước quan trọng cho sức khoẻ mà thiên nhiên ban tặng Hoà Bình, thăm các hang động nổi tiếng là nơi sinh sống cất chứa những di chỉ của “nền văn hoá Hoà Bình” mà chủ nhân của nó không ai khác chính là cư dân Mường như hang Tùng, hang Hào. Với địa thế của tỉnh Hoà Bình, những tiềm năng tự nhiên và nhân tạo đã có, thực sự rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt các loại hình du lịch dựa vào nguồn tài nguyên này: Du lịch làng bản dân tộc: Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, đời sống kinh tế đã hình thành nên những yếu tố văn hoá của dân tộc Mường trong đó giá trị văn hoá vật chất như: nếp nhà sàn mang đậm nét văn hoá dân tộc sống ở thung lũng hay sườn đồi, trang phục các cô gái Mường hoa văn thổ cẩm sắc nét, hay ẩm thực với các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần, cá chua, ngách lưỡi, loọng, pẻng năng... Hoặc những giá trị về văn hoá tinh thần như tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật dân gian, lễ hội cũng thật là đa dạng và phong phú mà tôi đã nêu ở phần trước. Tất cả những yếu tố về văn hoá cần và đủ đó là thế mạnh cho loại hình du lịch thăm bản Mường. Du lịch bản Mường không mang tính mùa vụ, với điều kiện vốn có tăng cường thêm vốn dân tộc sẽ có thể thu hút được đồng đảo du khách. Du lịch lễ hội Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình phong phú, ẩn chứa trong đó bao điều bí ẩn ở cả hai phần lễ và hội. Chính những điều này đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Một số lễ hội diễn ra hàng năm như: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội sắc bùa, lễ hội cơm mới, lễ hội chùa Hang... Tuy bị hạn chế bởi tính mùa vụ nhưng du lịch lễ hội vẫn thu hút du khách vì họ có thể tham gia, hoà mình vào các hoạt động đồng thời giải toả vấn đề tâm linh, cầu nguyện cho bản thân và gia đình. Du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh Hoà Bình nói chung đặc biệt một số nơi dân tộc Mường sinh sống có cảnh quan thiên nhiên, hệ thống sông suối thác nước đa dạng, đẹp là nơi dừng chân nghỉ dưỡng giúp du khách cảm nhận sự thanh khiết của thiên nhiên, tạm quên đi những lo toan thường nhật. Ngoài ra nếu đầu tư xây dựng chúng ta còn có thể khai thác rất nhiều các loại hình khác như: du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm... Những gì mà thiên nhiên cùng quá trình vận động tự nhiên của cộng đồng xã hội người Mường mang lại cho chúng ta thật sự quý giá, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Thực tế đã chứng minh, thời gian gần đây số lượng khách du lịch đến với tỉnh Hoà Bình tìm hiểu văn hoá Mường tăng nhanh nhất là lượng khách quốc tế. ảnh hưởng của văn hoá Mường với sự phát triển của tỉnh Hoà Bình rất lớn. Để khai thác hiệu quả, hợp lý nguồn tiềm năng này cần có sự bảo tồn và phát huy đảm bảo việc khai thác lâu dài theo chiều sâu. Các yếu tố tài nguyên du lịch của cảnh quan văn hoá Mường Giá trị du lịch Khung cảnh đồng ruộng, rừng cây, sông suối bao quanh thung lũng Mang dấu ấn con người nhưng không bị phá vỡ tính tự nhiên, vừa phục vụ cho du lịch văn hoá vừa du lịch sinh thái Khung cảnh đồng ruộng, thôn bản vừa phản ánh loại hình kinh tế, sinh thái, nhân văn, hình thái cư trú trong một thiết chế xã hội truyền thống Cung cấp nhiều thông tin du lịch văn hoá cho du khách Các giá trị văn hoá vật thể: Phong cách kiến trúc nhà ở, kết cấu thôn bản, ăn, mặc, ở,... Nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách bởi các đặc trưng và bản sắc riêng của tộc người. Các giá trị văn hoá phi vật thể: Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, nghệ thuật dân gian Nguồn tài nguyên tạo ấn tượng khó quên cho du khách. Nếp sống tộc người: Biểu hiện trong chu kỳ làm việc sinh hoạt trong ngày, mùa,... Nguồn tài nguyên phong phú được trình diễn không trùng lặp theo chu kỳ sinh hoạt văn hoá đưa lại cho du khách nhiều thông tin bổ ích Nếp sống gia đình: Với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình với sự phân công lao động theo giới hạn, theo lứa tuổi... và bị chi phối trong chu kỳ lịch nông nghiệp và chu kỳ sinh hoạt văn hoá dòng họ, cộng đồng trong năm. Nguồn tài nguyên với nhiều thông tin đa dạng, phong phú gắn bó với các thành viên và từng thành viên trong gia đình, trong chu kỳ vòng đời... Đưa lại nhiều thông tin văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Chương 3: Triển vọng du lịch văn hoá Mường ở hoà bình 3.1. Thực trạng khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ hoạt động du lịch. 3.1.1. Những giá trị văn hoá Mường đang được khai thác. Đối với ngành kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá được coi là nhân tố quan trọng và hết sức cần thiết trong việc thiết kế tour. Tuy nhiên, không phải bất kỳ giá trị văn hoá nào cũng được đưa vào trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà thông thường các nhà xây dựng chương trình du lịch chỉ lựa chọn những giá trị văn hoá tiêu biểu nổi bật và có tính phổ quát cho toàn bộ dân tộc đó để giới thiệuvới bạn bè trong nước và quốc tế, giúp du khách có thể thẩm nhận được sự đặc sắc và khác lạ cũng như am hiểu về văn hoá tộc người mà mình ghé thăm. Là một tỉnh miền núi, nằm cách thủ đô Hà Nội 73km về phía Tây Bắc. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý như vậy Hoà Bình là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Dân tộc Mường với dân số 479.197 người chiếm 63,32% (số liệu năm 2002) dân số toàn tỉnh nên việc khai thác các giá trị văn hoá để phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình là việc làm rất cần thiết. Văn hoá Mường xét theo các hình thái và cấp độ của nó như văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nếp sống sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp, phong tục tập quán hay cụ thể hơn là cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hoá: núi đồi, thung lũng Mường với những thảm rừng, thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn hoà quyện vào nhau, cùng với vùng nước “Biển hồ”, của thuỷ điện Hoà Bình đã tạo thành một không gian văn hoá đa chiều, tuyệt diệu với suối Mơ, động Tiên và các công trình văn hoá như: hang “Đồng nội”, nhà sàn Mường, Trống đồng, Mộ cổ, Đập thuỷ điện... và những nếp sống sinh hoạt thể hiện qua cách ăn, mặc, ở với các loại hình văn hoá, văn nghệ như múa sạp, múa theo tiếng nhạc cồng chiêng, hát bộ mẹng, hát ví, múa quạt... Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hoá mà du khách có thể tìm đến lựa chọn và thưởng thức. Đến bản Mường dọc theo các con suối du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc cọn nước - biểu tượng của dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng, những nếp nhà sàn bình dị đặc trưng ẩn hiện dưới tán rừng xanh thẫm. Sau khi rửa chân tay, mặt sạch sẽ theo tục lệ du khách sẽ được mời lên cầu thang vào ngôi nhà sàn để dự lễ uống rượu cần. Du khách sẽ được tiếp xúc ngay với lối ứng xử “Không sôi nổi bề ngoài mà dạt dào tình cảm” của những người cao tuổi ngồi bên bếp lửa cùng uống rượu cần ngắm nhìn những cô gái Mường xinh xắn e lệ duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống dân tộc. Liên tục từ những chiếc sừng trâu rót nước xuống ché rượu cần cùng lời hát tự nhiên mời đưa du khách vào cõi mênh mang huyền bí của núi rừng Tây Bắc. Đến đây, du khách có thể quan sát trực tiếp những ngôi nhà sàn Mường được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên từ núi rừng Tây Bắc giản dị mộc mạc nhưng cũng lại rất xinh xắn, gọn gàng. Hoà trong không gian trầm lắng của núi rừng du khách sẽ được nghe tiếng âm vang của dàn nhạc cồng chiêng, tiếng réo rắt văng vẳng êm dịu của cây sáo, tiếng trầm hùng nhịp nhàng của tiếng đồng vọng đến từ ngàn xưa. Du khách cũng có thể được thưởng thức những làn điệu dân ca hay các bài hát truyền thống với nhiều cung bậc và thắm đượm chất trữ tình. Nếu nhiệt tình khéo léo du khách có thể được nghe những câu truyện cổ tích Mường đậm tính nhân văn cao cả từ lời lẽ kể chậm rãi xúc động của các cụ già. Không có gì tuyệt vời hơn nếu có thời gian ở lâu, du khách sẽ được nghe Bố mo trình tấu những đoạn trong áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” có một không hai rất nổi tiếng của người Mường. Đến nơi đây du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn hoá Mường, du khách có thể tham gia vào các lễ hội. Trò chơi ném còn, thi bắn, bơi thuyền trên “biển hồ” - đập sông Đà, công trình thế kỷ của đất nước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, đa diện của thiên nhiên, thưởng thức các món ăn dân tộc trong tiếng hát của những cô gái Mường duyên dáng. Thật là ấn tượng khi du khách tham dự một tục lệ đã được huyền thoại hoá được hoà mình trong dòng nước trong mát của núi rừng với tục lệ tắm suối cùng các cô gái Mường. Tắm suối ở đây mang ý nghĩa thể thao, bơi lội. Tắm suối để hoà mình vào môi trường sinh thái nước, cỏ cây, hoa lá hay tiếng động của các sinh vật, cầm thú. Có thể nói bản sắc văn hoá cổ truyền Mường được lồng trong khung cảnh thiên nhiên với môi trường sinh thái còn dáng vẻ nguyên sơ mà tự nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách tạo nên cái tổng thể đa diện nhiều tầng quyện chặt giữa thiên nhiên - văn hoá con người nơi đây. Đó là diện mạo văn hoá có sức thu hút lớn với du khách. Những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, những cảnh quan thiên nhiên này đã được các Công ty du lịch xây dựng thành các chương trình cụ thể. Những gì đã mô tả ở trên là sản phẩm du lịch luôn được du khách quan tâm thích thú mỗi khi đến thăm bản Mường. Một cách khái quát nhất ta có thể thấy những giá trị văn hoá nổi bật của đang được khai thác là giá trị văn hoá vật thể với các công trình kiến trúc, trang phục, tập quán ẩm thực, công cụ sản xuất cổ truyền, đồ thủ công truyền thống và giá trị văn hoá phi vật thể mà nổi lên trong đó là các lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, cách thức ứng xử, phong tục tập quán, nếp sống... Tất cả là những cơ sở tốt cho hoạt động du lịch diễn ra ở đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tiềm năng để phục vụ du khách là rất lớn nhưng hầu hết mỗi chỗ khai thác một cách tự phát vẫn chưa được chú ý khai thác triệt để hay chính xác hơn là chưa thể khai thác được vì thiếu những chính sách hợp lý, chưa có vốn đầu tư nhất là những người tạo chương trình du lịch chưa hiểu rõ về các giá trị này nên không khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách. Đến với Hoà Bình, tham gia các chương trình du lịch bản hay du khách lễ hội là du khách mong muốn được tìm hiểu sâu, đòi hỏi được tham gia khám phá những giá trị to lớn đã được giới thiệu qua sách báo, tạp chí thậm chí qua những người có hiểu biết sâu rộng. Do vậy, xây dựng chương trình du lịch phải làm sao khai thác được những giá trị văn hoá rồi tạo ra những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách bao gồm cả những du khách có nhu cầu đòi hỏi cao. Chẳng hạn, các Công ty du lịch đưa lời chào tới du khách đều giới thiệu tới bản Mường thăm ngôi nhà sàn, ăn cơm nếp lam uống rượu cần. Người Mường có phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ tập thể rất phong phú đặc biệt còn có nhiều món ăn lạ như: món êếch, canh loóng, bánh, rau rừng... có thể hấp dẫn du khách. 3.1.2. Các sản phẩm du lịch Qua phân tích đánh giá, thực tế khảo sát thấy rằng giá trị văn hoá của người Mường đang được khai thác đưa vào hoạt động du lịch bao gồm ba loại chính: du lịch tham quan cảnh quan văn hoá nhân văn, du lịch bản làng dân tộc thiểu số và du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên và bản làng. Những loại hình du khách chính này có thể gọi chung là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá. Từ đây các nhà kinh doanh du lịch còn xây dựng nhiều công trình du lịch phụ thuộc vào nhu cầu của du khách như: du lịch leo núi, du lịch hang động, du lịch thám hiểm rừng, du lịch đi bộ. Trong đó du lịch đi bộ đặc biệt thích hợp với tiềm năng du lịch nơi đây nên có sức hấp dẫn. Từ du lịch đi bộ du khách có thể tham quan khám phá nét văn hoá sinh hoạt của các bản làng, tìm hiểu khám phá các khu rừng nguyên sinh, thăm các hang động. Du khách được tiếp xúc với con người ở các bản làng tận mắt thấy những cách thức sinh hoạt những vật dụng làm việc của người dân tộc Mường. Du khách sẽ được hưởng không khí trong lành, của những cánh rừng bạt ngàn trải dài theo triền núi nhấp nhô. Dưới đây là một số chương trình du lịch của các công trình du lịch trong và ngoài tỉnh đang được đưa vào áp dụng. 1. Chương trình du lịch dành cho khách nội địa: 2 ngày 1 đêm. Tour 1: Ngày 1: Sáng, khách từ Hà Nội lên Hoà Bình, thăm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (tổ máy, nơi lưu giữ bức thư thế kỷ, cửa xả nước, tượng đài Hồ Chí Minh. Ăn trưa tại khách sạn Hoà Bình. Chiều thăm động Tân Phi - Ăn tối, xem văn nghệ rượu cần, nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 2: Ăn sáng, đi tàu thăm hồ Hoà Bình, thăm đền Bò chúa Thác Bờ, ăn trưa tại khách sạn. Kết thúc chương trình. Tour 2: Ngày 1: Sáng khách lên từ Hà Nội, thăm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, ăn trưa tại khách sạn Hoà Bình. Chiều đi thăm hồ Hoà Bình, thăm đền Bà chúa thác Bờ, đền Cô cậu, ăn tối xem văn nghệ rượu cần, nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 2: Ăn sáng, đi Km Bôi tắm nước khoáng nóng, ăn trưa tại nhà hàng cơm lam Mường Động. Chiều về Hà Nội. Kết thúc chương trình. Tour 3: Cắm trại Ngày 1: Khách đến Hoà Bình lúc 14h00 hướng dẫn đón đoàn lên thăm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình sau đó đi tàu, thuyền lên bản Mường Trụ (vùng hồ Hoà Bình). Cắm trại, ăn tối ngoài trại giao lưu văn nghệ cùng người dân Mường, ngủ tại trại. Ngày 2: Ăn sáng, đi tàu du lịch thăm đền Bà chúa thác Bờ, ăn trưa tại khách sạn. Hết chương trình. Tour 4: Du lịch trên hồ Hoà Bình Ngày 1: Sáng khách đến Hoà Bình, đi thăm bản Giăng Mỗ, ăn trưa tại khách sạn Hoà Bình. Chiều tham quan bản Trụ, bản Dướng (Dao) trên hồ Hoà Bình bằng tàu thuỷ. Thuyền đưa khách về bản Nưa. Ăn tối, nghe hát dân ca, uống rượu cần, ngủ tại bản Nưa. Ngày 2: Ăn sáng, thuyền đưa du khách về bến Thái Thịnh. Hết chương trình. 2. Chương trình du lịch dành cho khách du lịch nội địa một ngày: Tour 1: Sáng khách đến khách sạn Hoà Bình đi thăm bản Vầy Nưa, thăm đền Bà Chúa thác Bờ. ăn trưa trên thuyền và nghe hát dân ca, dao duyên trên thuyền. Chiều về Hà Nội kết thúc chương trình. Tour 2: Sáng khách đến Hoà Bình, thăm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ăn trưa cỗ lá dân tộc Mường, nghe hát đối Mường tại khách sạn Hoà Bình. Chiều thăm động Tiên Phi - Hết chương trình. Ngoài các công trình du lịch xây dựng dành cho khách nội địa, các Công ty còn xác định chương trình cho khách quốc tế bởi lẽ lượng khách quốc tế đến Hoà Bình ngày càng đông. 3. Chương trình du lịch dành cho khách quốc tế (đi bộ) Tour 1: (3 ngày 2 đêm) Ngày 1: Sáng, hướng dẫn địa phương đón khách tại khách sạn Hoà Bình, xe đưa đến Xà Lĩnh ăn trưa (dân tộc Mường) chiều đi bộ đến hang Kia, ăn tối và ngủ đêm tại Hang Kia (dân tộc Mông). Ngày 2: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà, ăn trưa picnic. Chiều đi bộ về bản Cun Pheo ăn tối và ngủ đêm tại Cun Pheo (dân tộc Mường). Ngày 3: Ăn sáng, đi bộ đến Săn Khoè, ăn trưa, về Hà Nội kết thúc chương trình. Tour 2: 4 ngày 3 đêm. Ngày 1: 9 giờ sáng, hướng dẫn địa phương đón khách tại khách sạn Hoà Bình. Xe đưa đến Xà Lĩnh, ăn trưa (dân tộc Mường chiều đi bộ khoảng 4 giờ đến Hang Kia (dân tộc Mông). Ăn tối và ngủ tối tại Hang Kia. Ngày 2: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà, ăn trưa picnic. Chiều đi bộ về bản Cun Pheo (dân tộc Mường) ăn tối và ngủ tối tại Cun Pheo. Ngày 3: Ăn sáng đi bộ khoảng 4 giờ đến Săn Khoè, ăn trưa, ăn tối ngủ tại Săn Khoè. Ngày 4: Ăn sáng, đi bộ khoảng 1 tiếng ra bến xe Săn Khoè, về khách sạn Hoà Bình ăn trưa kết thúc chương trình. Tour 3: 5 ngày 4 đêm (1 đêm tại khách sạn). Ngày 1: Chiều đến khách sạn Hoà Bình nhận phòng. Ăn tối và ngủ đêm tại khách sạn. Ngày 2: Ăn sáng xe đưa đến Xà Lĩnh. Ăn trưa, chiều đi bộ đến bản dân tộc Mông Hang Kia. Ăn tối nghỉ tại Hang Kia. Ngày 3: Ăn sáng đi bộ đến Táu Nà. Ăn trưa picnic. Chiều đi bộ đến bản dân tộc Mường cun Pheo, ăn tối ngủ đêm tại Cun Pheo. Ngày 4: Ăn sáng, đi bộ đến bản dân tộc Thái Săn Khoè, ăn trưa, ăn tôi sngủ đêm tại Săn Khoè. Ngày 5: Ăn sáng, đi bộ bản dân tộc Thái Vạn mai, ăn trưa xe đưa quý khách về Hà Nội. Tour 4: Lễ hội văn hoá du lịch Hoà Bình (1 ngày) - Xe đưa khách lên bãi tàu (6 km). Tàu đón khách tại bến Thái Thịnh lên xóm Trụ (dân tộc Mường). Dàn cồng chiêng đón khách từ bến lên bản. Uống rượu cần tại nhà sàn dân tộc Mường. - Khách xem múa - điệu múa dân tộc Mường - Khách tham gia cùng dân bản thi ném còn - Xem hội cà kheo đá bóng - Xem thi bắn nỏ - Xem đánh quay - Hội đánh mảng - trò chơi truyền thống của trai gái Mường - Xem trò chơi buôn chó của dân tộc Mường. - Khách lên bản múa sạp đoàn kết, chia tay. Khách xuống tàu. Hết chương trình. 3.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch. Hiện nay, qua việc tìm hiểu các dịch vụ du lịch từ việc khai thác các giá trị văn hoá của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác là các dịch vụ thuê nhà nghỉ trọ, mở các quán bán hàng nước giải khát, quà lưu niệm, đồ ăn uống, dịch vụ điện thoại, Internet, và hướng dẫn du khách tham quan, leo núi, biểu diễn văn nghệ dân tộc và cung cấp lương thực. Đây là những loại dịch vụ mà khách rất cần đến cho việc tham quan bản làng. Trong đó dịch vụ kinh doanh lưu trú là loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn nhất: Hiện nay, dịch vụ cho thuê nhà nghỉ trọ thường được diễn ra tại các bản làng du lịch của người Mường như Giang Mỗ, Cun Pheo, Vầy Nưa, bản Trụ, Nà Lường, Mường Vôi.. Doanh thu của các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú này đạt từ 50 đến 60 triệu, đối với những gia đình đón ít khách cũng đạt từ 4 đến 10 triệu/ năm. Những gia đình đông khách là do đã làm du lịch lâu năm và có quan hệ mật thiết với các Công ty lữ hành (để giữ khách, hợp đồng lưu trú thường xuyên cho khách). Tuy vậy, các gia đình cũng phải đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, phong cách phục vụ chu đáo và giá cả hợp lý. Tại những gia đình này, hình thức dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp hơn đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, các hộ gia đình trong những bản làng còn có được khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL (172).DOC
Tài liệu liên quan