Đề tài Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp

Tài liệu Đề tài Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp: PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Du lịch không những mang đến nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế đặc biệt là cho quá trình phát triển của một đất nước. Nó có thể tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể thông qua việc phát triển các nguồn lực văn hóa và thiên nhiên. Nó cũng giúp cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào về nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyền thống và đời sống văn hóa đang dần mai một. Du lịch cũng tạo ra sự giao lưu giữa con người của nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa khác nhau từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại giữa các nền văn hóa và khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng về văn hóa. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra những tác hại đối với văn hóa và môi trường nếu không có sự quản lý đúng đắn. Trong sự phát triển ồ ạt của ngành du lịch địa phương, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là ở cá...

doc44 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Du lịch không những mang đến nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế đặc biệt là cho quá trình phát triển của một đất nước. Nó có thể tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể thông qua việc phát triển các nguồn lực văn hóa và thiên nhiên. Nó cũng giúp cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào về nền văn hóa đặc sắc của mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyền thống và đời sống văn hóa đang dần mai một. Du lịch cũng tạo ra sự giao lưu giữa con người của nhiều dân tộc, nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa khác nhau từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại giữa các nền văn hóa và khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng về văn hóa. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra những tác hại đối với văn hóa và môi trường nếu không có sự quản lý đúng đắn. Trong sự phát triển ồ ạt của ngành du lịch địa phương, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thường đầu tư vào số lượng một cách ồ ạt nhằm phát huy giá trị của một khu di sản tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến công tác ngăn ngừa sự xuống cấp của các phương diện văn hóa, thiên nhiên và xã hội do ngành du lịch thiếu đi sự kiểm soát mang lại. Các cấp chính quyền địa phương, ngành du lịch, các nhà đầu tư và phát triển, các nhà quản lý di sản và các thành viên cộng đồng dân cư cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng các chính sách nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ngành du lịch đến văn hóa và môi trường của nơi sở tại. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu như tất cả các nhà quản lý có sự am hiểu nhất định về sự tác động qua lại giữa ngành du lịch, sự phát triển và các nguồn di sản. Là một di sản thế giới - Đô thị cổ Hội An – quần thể di tích kiến trúc hội tụ đủ các yếu tố văn hóa nổi trội của một thương cảng sầm uất của một thời kì phát triển rực rỡ trong quá khứ. Nơi đây có đông đảo cư dân đang sinh sống trên một nền tảng văn hóa, truyền thống xưa. Tuy việc bảo tồn di sản đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng nó cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn từ sự phát triển kinh tế, xã hội, con người trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Đề tài : “Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp” nhằm giới thiệu những tiềm năng và thế mạnh cũng như những thiếu sót, những áp lực, cảnh báo nguy cơ và đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm “bảo tồn vững chắc, phát huy bền vững” di sản văn hóa thế giới này nói riêng cũng như du lịch bền vững ở Việt Nam nói chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chủ đề chính là việc tìm ra và đưa ra những đề xuất hợp lí cũng như các phương pháp, phương án nhằm phát triển hoạt động du lịch mà vẫn giữ nguyên vẹn các tài nguyên hình thành nên hoạt động du lịch và thiết lập nên các mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác có liên quan. Khai thác du lịch sao cho có hiệu quả cao nhất và phát triển bền vững cho khu, điểm du lịch tại khu đô thị cổ Hội An- Quảng Nam. 2.2. Ý nghĩa Trong thực trạng phát triển du lịch ở khu đô thị cổ Hội An với tốc độ phát triển khá nhanh cả về số lượng khách cũng như nâng cao chất lượng điểm đến. Tuy nhiên việc phát triển ấy lại nhỏ lẻ mạnh ai nấy làm và thiếu đi sự quản lý đồng bộ của các cấp quản lý và việc phát triển vẫn còn là với mục đích thương mại là chủ yếu, việc phát triển du lịch còn gây xâm hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa, còn nhiều điều chưa hợp lý đối với kinh tế xã hội. Việc phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An chính là việc lập nên một kế hoạch hoàn chỉnh và tối ưu nhất cho việc phát triển du lịch đi đôi với phát triển kinh tế địa phương đem lại hiệu quả lâu dài cho địa phương trong hiện tại cũng như tương lai sau này mà gây ảnh hưởng ít đối với môi trường tự nhiên và nền văn hóa bản địa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài trên là tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về tình hình hoạt động phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi của các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch bền vững của khu đô thị cổ Hội An. Đó là tài nguyên du lịch, các ngành có liên quan trong mối quan hệ phát triển du lịch bền vững. Đồng thời cũng đưa ra thực trạng cũng như những định hướng hợp lý cho sự phát triển du lịch của khu đô thị cổ Hội An trong tương lai. - Không gian: Trên địa bàn thành phố Hội An 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của chuyên đề Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần chính sau: Chương I : Những lý luận cơ bản về du lịch bền vững Đưa ra cơ sở lý thuyết về du lịch bền vững cũng như các đặc điểm, nguyên tắc, các phương pháp đánh giá trong du lịch bền vững, cũng như đưa ra các điều kiện để phát triển du lịch cũng như du lịch bền vững. Chương II Thực trạng các điều kiện để phát triển du lịch bền vững ở khu phố cổ Hội An. Đưa ra một cái nhìn tổng quát về du lịch tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu đô thị cổ Hội An nói riêng, cũng như những điều kiện phát triển du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. Chương III Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu phố cổ Hội An Một số giải pháp cụ thể để khu đô thị cổ Hội An có thể phát triển bền vững hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai. CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm và các yêu cầu của phát triển du lịch bền vững. 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch: Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization) thì “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì : “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt các mối quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Trong pháp lệnh của du lịch Việt Nam tại diều 10 thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Về sự bền vững được ủy ban Thế giới về phát triển môi trường định nghĩa như là “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Liên Hiệp Quốc, 1984). Hơn nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APEC, 1996) Định nghĩa phát triển du lịch bền vững được hiểu như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được mục đích lâu dài do các hoạt động du lịch mang lại”. Theo World Conservation Union, 1996 Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và trong hiện tại) theo các khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương đó. Phát triển du lịch bền vững cũng chính là sự đáp ứng đầy đủ, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch trong thời điểm hiện tại đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hóa, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống. Phát triển du lịch bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành nên ngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa của du lịch. Quá trình phát triển du lịch bền vững phải có sự kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Việc phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau: Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa. Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. 1.1.2. Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững Việc phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau: 1.1.2.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự ổn định và đa dạng sinh học của các loài và của cả hệ sinh thái. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Do điều kiện môi trường thay đổi theo thời gian và không gian nên các hoạt động du lịch cũng phải có sự phát triển phù hợp với điều kiện môi trường mỗi vùng khác nhau. 1.1.2.2. Hiệu quả Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân và xã hội thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc đó cũng có nghĩa là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch. 1.1.2.3. Công bằng Công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người với thiên nhiên. 1.1.2.4. Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa được đề cập trong hoạt động du lịch bền vững là việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách du lịch văn hóa. 1.1.2.5. Cộng đồng Cộng đồng đề cập đến vấn đề tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong kinh doanh du lịch cũng như trong việc thúc đấy các hoạt động của các ngành có liên quan như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ… 1.1.2.6. Cân bằng Cân bằng đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng ở đây nghĩa là hài hòa giữa các yếu tố như giữa kinh tế với môi trường, giữa nông nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ và du lịch, giữa các loại hình du lịch. Hoặc là sự cân bằng văn hóa bản địa với các nền văn hóa ảnh hưởng từ du khách. Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp. 1.1.2.7. Phát triển Phát triển là khai thác các tiềm năng thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng cũng là kết quả của sự phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc khai thác một cách triệt để các nguồn lợi kinh tế và hủy hoại môi trường. 1.2. Tính tất yếu và lợi ích của phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Tính tất yếu Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững được thể hiện qua một số yếu tố sau: - Thứ nhất do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh doanh tổng hợp, phức tạp và cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ. Du lịch bền vững đáp ứng được sự quy hoạch có tính đồng bộ đó, nó lập ra một kế hoạch hoàn chỉnh và nếu thực hiện tốt nó thì sẽ mang lại hiệu quả nhất định. - Thứ hai do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải có sự kết hợp cả tài nguyên phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và tài nguyên hoàn toàn không thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội, tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên. Do các nguồn tài nguyên này không thể tồn tại mãi mãi chính vì thế việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả sẽ là tiền đề bảo tồn các nguồn tài nguyên này. Du lịch bền vững đáp ứng được nhu cầu này, không những thế nó còn giúp phát huy các nguồn tài nguyên này thông qua nhiều hình thức. - Thứ ba do nhu cầu của khách du lịch hay xã hội nói chung về hoạt động du lịch, hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều và với chất lượng ngày càng cao hơn, mức sống và trình độ văn hóa ngày càng được cải thiện đòi hỏi phải phong phú các loại hình du lịch để đáp ứng nhu cầu đó. 1.2.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững Chúng ta có thể thấy rõ lợi ích này đến từ ba phía từ nhà cung cấp, khách du lịch và người quản lý. Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có thể mang lại nhiều loại hình, sản phẩm du lịch lớn hơn để cung cấp cho du khách thu lại lợi nhuận cho mình. Do chu kì sống của các loại hình và sản phẩm du lịch này lớn hơn các sản phẩm và loại hình du lịch thông thường nên chi phí chỉ bỏ ra ban đầu tuy nhiều nhưng dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động đồng thời cũng giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, doanh thu thu được là lâu dài và lớn hơn so với các loại hình du lịch khác. Lợi ích cho khách du lịch: khách du lịch có thể tiếp cận và khám phá, nghiên cứu các nền văn hóa, phong tục tập quán trong quá khứ nhưng vẫn còn tồn tại được ở hiện tại. Chiêm ngưỡng các phong cảnh, cảnh quan thiên nhiên , những công trình văn hóa , lịch sử, các sản phẩm du lịch địa phương với mức chi phí thấp nhất. Lợi ích cho điểm du lịch: ban quản lý các điểm du lịch có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ cho đơn vị kinh doanh và khách du lịch để từ đó tạo ra lợi nhuận tiếp tục đầu tư cải tạo và nâng cấp, bảo vệ cho khu du lịch đồng thời tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương. Lợi ích cho người dân địa phương: hoạt động du lịch bền vững với đối tượng là hướng đến cải thiện kinh tế địa phương nên người dân được hưởng lợi rất nhiều từ hoạt động này, không những được tạo công ăn việc làm, phát huy các nghề truyền thống, phương thức sản xuất cũng như bảo tồn các hoạt động nghệ thuật, người dân còn hiểu rõ được giá trị văn hóa mà họ phải giữ gìn và bảo tồn. 1.3. Đặc điểm của du lịch bền vững Được lập kế hoạch với ba mục đích chính: lợi tức, môi trường và cộng đồng đây chính là mô hình ba chân của du lịch bền vững. - Thân thiện với môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến các nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ...) và cố gắng có lợi cho môi trường. - Gần gũi về xã hội và văn hoá, nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà hoạt động du lịch được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. - Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để rồi sau đó sụp đổ nhanh chóng do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn mà nó được: Được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan. Định hướng đến địa phương và có sự tham gia điều khiển của chính quyền địa phương sở tại. Tập trung nhiều vào các kinh nghiệm giáo dục. Bảo tồn các nguồn lợi về tự nhiên, văn hóa, xã hội được xem là ưu tiên. Đề cao văn hóa bản địa cũng như giữ nguyên vẹn được những phong tục tập quán, lối sống cũng như sinh hoạt. Đem lại lợi tức đáng kể cho địa phương cũng như phục vụ cho việc bảo tồn tốt hơn Chương II. Thực trạng các điều kiện để phát triển du lịch bền vững ở khu phố cổ Hội An. 2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Quảng Nam và ở khu phố cổ Hội An 2.1.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam Quảng Nam được cả nước và trên thế giới biết đến với một tỉnh có hai di sản thế giới một là khu đô thị cổ Hội An và một là thánh địa Mỹ Sơn. Điều này không những là niềm tự hào của đất nước mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Quảng. Đây là một lợi thế lớn để ngành du lịch tỉnh Quảng Nam phát triển một cách mau chóng. Được sự nhìn nhận và đánh giá của hai chuyên gia nước ngoài đó là ông Jonathan Galavis và ông Jozef W.M.Van Darm về tương lai nền du lịch của Quảng Nam cho thấy tiềm năng phát triển của ngành du lịch trong những năm tiếp theo là rất lớn. Riêng Quảng Nam tổng lượng khách tham quan và lưu trú trên địa bàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2009 ước đạt 530.390 lượt khách, tăng 22,2% so cùng kỳ với năm ngoái. Trong đó khách quốc tế ước đạt 341.000 lượt tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Điều này cho ta thấy đầu năm 2009 phần nào phát triển rất mạnh của du lịch ngành du lịch tỉnh Quảng Nam. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh tỉnh Quảng Nam tháng 1-2 năm 2009 ĐVT: Tỷ đồng. Tháng 1 TĐTT ( % ) Tháng 2 TĐTT ( % ) Tổng khách tham quan và lưu trú 130.000 7,8 145.500 14,3 Khách quốc tế 85.035 2,93 95.035 23,5 Khách nội địa 45.065 18,39 50.465 2,95 Khách tham quan 79.100 9,9 85.500 12,3 Ở Hội An 47.000 5,47 51.000 14,4 Ở Mỹ Sơn 15.000 3,96 20.000 21,2 Khách lưu trú 51.000 4,71 60.000 17,9 Doanh thu du lịch 55 tỷ đồng 22,65 71 tỷ đồng 64,36 Thu nhập XH từ du lịch 150 tỷ đồng 180 tỷ đồng Nguồn: www.quangnamtourism.vn Đến với du lịch Quảng Nam hiện nay ta sẽ được chứng kiến nhiều loại hình du lịch rất đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa địa phương, ẩm thực đa dạng, con người lại hiếu khách và rất thân thiện. 2.1.2. Tình hình phát triển du lịch ở khu đô thị cổ Hội An Kể từ năm 1997 đến nay, lượng khách nội địa và quốc tế đến Hội An ngày càng tăng nhanh, đặc biệt kể từ khi Hội An chính thức trở thành di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999, lượng khách đến Hội An đã tăng vọt cụ thể tăng 24% trong năm 2000 (so với năm 1999), và tăng 82% trong năm 2001 (so với năm 2000). Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch của Hội An (1997 - 2007) Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng cộng Tỷ lệ % tăng so với năm trước 1997 58.834 81.148 139.982 - 1998 80.039 66.480 146.519 4,7 1999 84.858 73.457 160.314 9,4 2000 97.823 99.617 199.440 24,4 2001 208.133 153.600 361.733 82,4 2002 230.565 212.000 444.567 22,2 2003 277.900 185.296 465.199 4,6 2004 241.868 352.442 596.314 28,2 2005 318.994 329.222 650.221 9,0 2006 453.379 423.395 878.780 35,2 2007 424.320 608.477 1.032.797 17,5 Nguồn: phòng thống kê Hội An 2.1.2.1. Doanh thu du lịch Ngành du lịch và dịch vụ thương mại đã góp phần tạo nên nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Hội An, chiếm khoảng 64% tổng thu nhập của toàn thành phố. Nhờ ngành du lịch mà nền kinh tế ở Hội An trở nên khởi sắc chính vì thế chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển nền kinh tế của một địa phương. Bảng 2.3: Các ngành kinh tế chính ở Hội An Nguồn: phòng thống kê Hội An 2.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở Hội An 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên Hội An nằm ở bờ Bắc sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, trên bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam. Khu đô thị cổ Hội An cách về phía Tây Bắc của thành phố Tam Kì chừng 50 km và về phía Đông Đà Nẵng khoảng 30 km. Nằm ở vùng cửa sông Thu Bồn, Hội An có mạng lưới đường thủy dài khoảng 34 km và rất gần biển. Hội An cũng có nhiều bãi biển và làng chài như bãi biển An Bàng, bãi biển Cửa Đại. Ngoài khơi là một quần đảo được biết đến với cái tên cù lao Chàm, bao gồm tám hòn đảo nhỏ: hòn Lao, hòn Khô mẹ, hòn Khô con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ và hòn Ông. Cù lao Chàm có tổng diện tích 15,5 km2, trong đó rừng chiếm 90% diện tích, đất nông nghiệp chiếm 7% còn lại là diện tích khu dân cư với 2800 người. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy Hội An không những có lợi thế cho việc phát triển du lịch sinh thái mà còn có tiềm năng để phát triển du lịch bền vững không những gắn liền với khu đô thị cổ mà còn gắn liền với thiên nhiên và cộng đồng dân cư. 2.2.2. Di sản vật thể Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có một chiều dài lịch sử bốn trăm năm mươi năm, ra đời dưới thời các chúa Nguyễn, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về giá trị văn hóa và nghệ thuật, các hoạt động kinh tế và văn hóa xã hội. Đô thị cổ Hội An chỉ chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số, thật nhỏ với đô thị cổ Bến Nghé-Sài Gòn- Gia Định rộng bề thế, chỉ có bề dày khoảng 500 năm, thật mong hơn nhiều so với Kẻ Chợ- Kinh Kỳ - Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cách hữu tìnhh như cố đô Phú Xuân - Huế thế nhưng miền đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ không chỉ đối với du khách Việt Nam mà cả đối với các du khách và với các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam và thế giới rất quan tâm tới việc nghiên cứu về khu phố cổ Hội An với hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học viết về khu phố cổ Hội An. Đó là một Khu phố cổ rộng khoảng 2 km2, gồm nhiều dãy phố nhỏ hẹp, như bàn cờ với hàng trăm ngôi nhà cổ, các công trình kiến trúc, di tích, các dấu ấn, văn bản, thư tịch. . . Có giá trị văn hoá – lịch sử rất cao, không những Hội An trở thành đô thị cổ duy nhất của nước ta còn tồn tại mà đây cũng là một trường hợp hiếm hoi trên thế giới. Nó thể hiện nổi bật nhiều nhất vẫn là ở giá trị di sản vật thể. - Bố cục đô thị Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học gần đây và tư liệu lịch sử thì sự định cư đầu tiên ở Hội An nằm dọc trên trục đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Do có sự bồi lấp, chuyển dịch dần của con sông nên phần đất của phố cảng tiếp tục được mở rộng về phía nam. Sự xuất hiện khu phố Nguyễn Thái Học vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã làm cho khu phố cổ này tiếp tục được mở rộng thêm. Các tuyến phố chạy từ Đông sang Tây nối liền với các tuyến phố cắt ngang tạo thành tuyến phố ngang – dọc kiểu bàn cờ. Khu phố cổ Hội An hiện nay có diện tích khoảng 300.000 m2. Các di sản văn hóa vật thể ở Hội An phản ánh sự ảnh hưởng văn hóa của rất nhiều thương nhân các nước đến định cư và buôn bán ở đây trong lịch sử. Mặc dù việc buôn bán với người Nhật chỉ kéo dài trong khoảng nửa thế kỷ (1952 - 1636) nhưng người ta vẫn còn thấy sự kế thừa văn hóa của những thương nhân này thông qua phong cách kiến trúc trong các ngôi nhà ở khu phố Nhật này nay còn lưu giữ được. Tương tự như vậy , nhiều công trình ở Hội An vẫn còn lưu giữ được cũng ảnh hưởng theo lối kiến trúc của người Hoa. Trung tâm bảo tồn di tích Hội An đã thống kê được hiện có hơn 1.360 di tích ở Hội An. Trong đó có 1.723 di tích nghệ thuật, kiến trúc bao gồm nhà ở, nhà thờ tộc, đình, hội quán, chùa, nhà thờ, thánh cất, cầu, giếng, chợ, lăng, miếu và mộ. 2.2.2.1 Nhà ở Nhà cổ ở Hội An là sự đan quyện tài tình, sự hội nhập hài hòa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – Pháp dưới bàn tay tài hoa của các lớp thế hệ nghệ nhân đã dày công tạo dựng, pha trộn sự đa dạng các truyền thống kiến trúc này để tạo nên sự kết hợp hài hòa. Các ngôi nhà cổ nhất có niên đại khoảng thế kỷ thứ 18 trở lại, hầu hết các ngôi nhà gần đây được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Nhà cổ Hội An được xây dựng theo năm kiểu chính sau: - Loại thứ nhất là nhà một tầng vách gỗ, những ngôi nhà này có niên đại từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, các ngôi nhà này nằm chủ yếu trên đường Trần Phú, tiêu biểu là nhà số 48 - Trần Phú. - Loại thứ hai là nhà hai tầng có mái hiên, các ngôi nhà loại này được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tiêu biểu là ngôi nhà số 5 - Nguyễn Thị Minh Khai. - Loại thứ ba là nhà hai tầng vách gỗ có ban công, các ngôi nhà này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. - Loại thứ tư là nhà hai tầng tường gạch, loại nhà này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 và nằm dọc theo các đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Nhà cửa hiệu Quần thể di tích nhà cửa hiệu ở Hội An là một trong những quần thể di tích lớn nhất ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam các loại nhà cửa hiệu tương tự thường thấy ở những khu phố cổ ở Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng ngày nay không còn hoặc bị biến mất. Các nhà cửa hiệu được xây dựng trên những mảnh đất dài và hẹp, dọc các đường phố bao gồm ba phần: phần nhà trước (nhà chính), nhà sau (nhà phụ) và cầu nối giữa nhà trước và nhà sau. Phần nhà quay mặt ra đường thường dùng làm nơi buôn bán. Giữa nhà trước và nhà sau là một sân nhỏ được lát đá và có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau trong kiểu nhà này mà vẫn giữ được sự riêng tư. Tất cả các ngôi nhà cửa hiệu đều có hệ vì kèo bằng gỗ gồm xà ngang và trụ đội, được thiết kế có độ thông khí cao phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới của địa phương và thiết kế phù hợp với thuật phong thủy của người Hoa. Và nét độc đáo khác lạ nữa là mắt cửa, điều mà chỉ có duy nhất ở Hội An mà các kiểu nhà ở Châu Á không có được. Nhà thờ tộc Nhà thờ tộc là những công trình riêng biệt được xây dựng trên mảnh đất vuông vắn, thường nằm trong những con hẻm nhỏ hoặc quay lưng ra đường. Khu đất có hàng rào bao bọc và có một sân vườn lớn phía trước nhà chính. Mặt bằng và cấu trúc cũng giống như nhà chính của nhà cửa hiệu nhưng có thêm mái hiên ở các bên. Các nhà thờ tộc cơ bản phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên và cũng chính là nơi giáo dục con cháu lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên. Nhà thờ tộc là biểu tượng cho mối quan hệ đoàn kết, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau của người trong dòng tộc. Đình Đình làng truyền thống là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt và cộng đồng Việt gốc Hoa đang sinh sống ở Hội An. Đình làng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa – xã hội và cũng là nơi hội họp, tổ chức các lễ cúng và những sự kiện đặc biệt. Ngày nay các đình làng ở Hội An vẫn còn được sử dụng. 2.2.2.5. Hội quán Hội quán ở Hội An được xây dựng phục vụ cho cộng đồng người Hoa. Các hội quán có sự kết hợp các yếu tố kiến trúc và tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa nhưng mang phong cách kiến trúc xây dựng truyền thống của người Việt. Cũng giống như đình làng hội quán cũng là nơi trao đổi, bàn bạc việc buôn bán. Các công trình khác - Chùa và miếu Là kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được trang trí khá lộng lẫy so với các loại hình kiến trúc khác. Các công trình này được phân bố khắp nơi trong khu đô thị cổ Hội An và các vùng ven. Một trong những công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu là chùa Phước Lâm, tọa lạc ở xã Cẩm Hà cách Hội An 3km, cùng với chùa tổ Chúc Thánh là các di tích minh chứng cho việt phát triển phật giáo ở đàng trong, Việt Nam. - Mộ Việc phân bố các loại hình mộ ở Hội An, bao gồm những ngôi mộ của người Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức và Pháp cũng đã nói lên lịch sử và sự đa dạng về di tích ở Hội An. Những ngôi mộ này đa dạng về kiểu dáng và phong cách theo từng nhóm văn hóa. - Cầu Chùa cầu hay còn gọi là cầu Nhật Bản (Lai Viễn Kiều) là chiếc cầu cổ nhất ở Hội An tương truyền do người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Có giả thuyết cho rằng cầu được xây dựng để trấn an con Cù - một linh vật mà theo truyền thuyết đầu con Cù ở Ấn Độ, lưng nó chạy dọc bờ biển Việt Nam và đuôi nó ở Nhật Bản. Khi con Cù cựa quậy thì gây ra ngập lụt ở Hội An hoặc động đất ở Nhật Bản. Vì thế việc xây dựng chiếc cầu trên lưng con Cù sẽ ngăn chặn động đất ở Nhật Bản và ngập lụt ở Hội An. Cầu được xây dựng theo dạng hình vòm, có 7 nhịp bên trên được lợp mái ngói giúp bảo vệ cấu trúc cầu làm bằng gỗ. Hai đầu cầu thờ các con vật linh, ngoài phần cầu còn có thêm phần miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Võ vì thế đây cũng là nơi thờ tự. Cầu trải qua ít nhất sáu lần tu bổ, chỉ có những cây cột chống là còn nguyên vẹn. Qua nhiều lần tu bổ, không thể xác định rõ nhóm người nào xây dựng. Cấu trúc và chi tiết trang trí là sự kết hợp của các kiểu kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và phương Tây nên có thể nói đây là biểu tượng của mối liên hệ giữa các nền văn hóa khác nhau hội tụ ở Hội An trong quá khứ và hiện tại. - Giếng Giếng cổ phân bố trong và ngoài khu vực Hội An, hầu hết giếng được xây dựng bằng gạch để giúp lọc nước, giếng cổ nhất được phát hiện là giếng do người Chămpa đào, có dạng hình vuông tiêu biểu là giếng ở Trà Quế, xã Cẩm Hà có đường kính 1m, thành giếng được xây bằng đá dày khoảng 10cm, nằm trên khuôn viên hình chữ nhật, xung quanh bốn góc có bốn cột đá. 2.2.3. Di sản phi vật thể 2.2.3.1. Mối quan hệ tộc – họ và làng xóm Ở Hội An nói riêng cũng như Việt Nam nói chung, tộc họ là nền tảng cốt yếu của cuộc sống xã hội. Mỗi cá nhân có trách nhiệm với họ tộc trên tất cả mọi thứ. Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là đối với người sống mà còn đối với tổ tiên. Mối quan hệ quan trọng kế tiếp là giữa người trong cùng một làng. Làng được lập nên, khởi đầu do các cụ tiền hiền khai khẩn và vì thế làng trở thành nơi tụ họp của các tộc họ. Mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong cùng một làng cũng được thể hiện qua việc gọi những người thân thuộc như cô, gì, chú, bác… Trên thực tế ở Hội An xưa các tộc họ tiền hiền , hậu hiền hầu như chia nhau nắm giữ các chức sắc và khống chế toàn bộ công việc sinh hoạt của một làng – xã. Khu đô thị cổ Hội An tuy mang những nét hòa quyện các nền văn hóa nhưng mối quan hệ vẫn theo cách truyền thống của Việt Nam là họ hàng và xóm – làng, điều này đã tạo ra môt mối gắn kết bền vững và chặt chẽ đồng thời đây cũng là yếu tố để củng cố, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống. 2.2.3.2. Tín ngưỡng và tôn giáo Người dân Hội An luôn xem mình là một phật tử mặc dù họ không theo một tôn giáo nào. Bởi đạo Phật ở Hội An bị chi phối mạnh mẽ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng dân cư nơi đây và có sự pha trộn của các tín ngưỡng khác nhau. Mỗi gia đình đều có bàn thờ ông bà tổ tiên, đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Việc thờ cúng tổ tiên thường diễn ra vào trước ngày của người mất một ngày, ngoài việc thờ cúng gia tiên tại gia thì người Hội An còn thờ phụng gia tiên chung, hay còn gọi là thờ tộc. Nhà thờ tộc thường thờ từ vị thủy tổ trở xuống, còn các nhà thờ chi phái thì chỉ thờ các ông đầu chi, đầu phái và đồng hàng của chi, phái mình. Ngoài thờ cúng ông bà tổ tiên thì người Hội An còn thờ “Ngũ Tự Gia Đường”. Đây chính là năm vị thần cai quản, trông coi và sắp đặt vận mệnh của một gia đình bao gồm thần bếp (táo quân), thần giếng, thần cổng, tiên sư bổn mạng và Cửu Thiên Huyền nữ. Còn theo người Hoa thì thay vì Cửu Thiên Huyền Nữ là Trung Lưu thần (giữa trời và đất). Ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa du nhập vào Hội An từ đầu thế kỷ 17 và ngày nay có rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành. 2.2.3.3. Lễ tiết, lễ lệ và lễ hội Người dân Hội An thường tổ chức nhiều lễ tiết, lễ lệ và lễ hội theo mùa và theo năm (âm lịch) bao gồm các lễ hội như lễ cầu ngư, lễ cầu bông, lễ cúng cơm mới, cúng đất, lễ giỗ tổ của các làng nghề truyền thống, lễ cúng thần nông của cư dân nông nghiệp, lễ tục xô cộ, hành kiệu sát phạt, lễ hội của các tôn giáo như lễ hội giỗ tổ Minh Hải, phật Đản, lễ tế Nguyên Đán, Nguyên Tiêu. 2.2.3.4. Trò chơi dân gian và các hình thức giải trí khác Trẻ em ở Hội An có nhiều trò chơi truyền thống bao gồm các trò chơi cho từng giới hoặc có những trò chơi mang tính tập thể cao. Người lớn cũng có những trò chơi liên quan đến hát hò và cờ bạc như hát bài chòi, thầy bói bắt heo, ném bưởi, chọi gà, tổ tôm…thường được tổ chức trong các dịp lễ tế và hội hè, hiện nay nó được tổ chức thường xuyên hơn nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế và nội địa. Đây là hình thức hữu hiệu để duy trì được những trò chơi mà trước đây đã từng mai một. 2.2.3.5. Ẩm thực Ẩm thực truyền thống ở Hội An mang những nét riêng biệt thể hiện ở những sản vật và hương vị sẵn có. Những loại hải sản như tôm, cua, cá và đặc biệt là sự đa dạng của rau sống chiếm ưu thế trong ẩm thực địa phương. Một số món ăn truyền thống có nguồn gốc ngoại lai như bánh bao, lục tàu xá, xí mà, lường phảnh, hoành thánh, bánh quai vạc, cơm Dương Châu, bún gạo, khoai nhục Phúc Kiến, nậm nhự xì dầu, các món cà ri Ấn Độ, món ăn phương Tây và một số đồ uống như nước lá Lao, nước dừa… 2.2.3.6. Văn nghệ dân gian 2.2.3.6.1. Hát Bả Trạo Là một loại hình diễn sướng dân gian phổ biến của cư dân Hội An nói riêng và duyên hải miền Trung nói chung. Hát Bả Trạo hay hát bạn chèo đưa linh là lối hát có cầm mái chèo, diễn tả động tác đang bơi ghe, chèo thuyền. Đội hình trình diễn bao gồm ba hoặc bốn ông tổng và đám bạn chèo có từ 10 đến 16 người tùy theo sự sắp xếp của từng đội chèo, bên cạnh đó còn có ban nhạc lễ, người đánh trống chầu…. hát Bả Trạo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân Hội An. Đây là hành động thể hiện sự thương tiếc đối với cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải”, vị thần đã giúp đỡ họ trong khi hoạn nạn trên biển đồng thời vừa cầu mong sự bình an trước cảnh sông nước mênh mông, cầu mong một năm bội mùa hải sản. 2.2.3.6.2. Múa Thiên cẩu Đây là điệu múa đã có lâu đời ở Hội An và được biểu diễn trong lễ hội trung thu vào rằm tháng tám âm lịch. Ba hoặc nhiều người mặc trang phục Thiên cẩu và múa theo tiếng trống, những người khác thì cầm cờ phướn và đèn ngôi sao. Múa Thiên cẩu được trình diễn gắn liền với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, cầu trăng sáng để vụ mùa bội thu, nhân khang vật thịnh. 2.3.3.6.3. Du Hồ Là loại hình biểu diễn dân gian của người Hoa lưu hành ở Hội An từ những năm đầu thế kỷ 20. sau năm 1975 thì hoạt động này không còn. Đây là loại hình nghệ thuật khá đặc sắc gần đây đã được trung tâm bảo tồn di tích văn hóa Hội An khôi phục lại. Ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ những người Hoa biết chơi nhạc cụ tụ tập lại để biểu diễn, dần dần được chuyển lên đường phố với hình thức tổ chức thành từng đoàn, mỗi đoàn trên dưới 20 người, phân công nhau sử dụng các loại nhạc cụ kèn, chiêng, trống, phèn la, xập xỏa, đàn nhị…cao hứng có người tung xập xỏa, dùi trống lên cao rồi bắt lấy điệu nghệ mà không sai nhịp, có người lại nhào lộn, phun lửa làm cho cuộc biểu diễn trở nên hào hứng, phấn khích trong sự tham gia cổ vũ của người xem. Với sự đa dạng và phong phú của các di tích vật thể và phi vật thể và cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên ta thấy được tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Hội An là rất lớn. 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch bền vững ở Hội An 2.3.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa thế giới tại khu đô thị cổ Hội An 2.3.1.1. Khoanh vùng bảo vệ đô thị cổ Hội An Kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới đến nay, công tác bảo tồn chỉ thực sự được chú ý trong những năm trở lại đây. Việc khoanh vùng di sản căn cứ vào luật di sản văn hóa của chính phủ Việt Nam và quy chế quản lý, bảo tồn và sử dụng di tích danh thắng Hội An của ủy ban nhân dân thành phố Hội An ban hành. Để giúp việc hướng dẫn việc bảo tồn và phát triển thích hợp cho khu phố cổ Hội An thì chính quyền địa phương đã phân chia thành hai khu vực: - Khu vực 1: bảo vệ nguyên trạng bao gồm vùng di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành nên di tích của khu phố cổ phải được bảo vệ nguyên trạng. - Khu vực 2: khu bảo tồn cảnh quan và môi trường sinh thái, là khu vực bao gồm các vùng xung quanh khu vực 1, có thể được xây dựng những công trình nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của khu di sản. Khu vực 2 được chia làm hai khu vực nhỏ hơn là khu vực 2A và khu vực 2B. Mỗi khu vực này có các quy định chi tiết về sự can thiệp trong các ngôi nhà và các khu vực phát triển mới. 2.3.1.2. Phân loại di tích Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An đã phân loại các di tích ở Hội An làm năm loại căn cứ theo mức độ bảo tồn về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc phân loại này không những giúp cho các cơ quan chức năng có thể xác định giá trị, phân loại di tích và nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tu bổ và sửa chữa các di tích một cách hợp lý mà còn giúp cho du khách và người dân hiểu rõ được giá trị của các di tích trong khu đô thị cổ Hội An. Bảng tiêu chí phân loại mức độ giá trị bảo tồn di tích Loại Tiêu chí Loại đặc biệt và loại I Bảo tồn được các yếu tố gốc của các hạng mục công trình, có nhiều chi tiết mỹ thuật, kiến trúc độc đáo. Các yếu tố có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Loại II Bảo tồn được cơ bản các yếu tố gốc của các hạng mục công trình, các yếu tố này có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Loại III Bảo tồn được mái ngói truyền thống và một số yếu tố gốc của hạng mục công trình. Các yếu tố này có một số giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Loại IV Những công trình được xây, đúc bê tong theo kiểu hiện đại thuộc vào thời kỳ Pháp thuộc, có mái bằng bê tong hoặc lợp bằng vật liệu khác không phải là ngói âm dương. Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Bảng 2.3: Số lượng di tích theo mức độ giá trị bảo tồn trong khu vực 1 (2008) Loại di tích Đặc biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV Tổng cộng Đình 22 0 0 0 0 22 Chùa 19 0 0 0 0 19 Miếu 34 0 0 0 0 34 Hội quán 5 0 0 0 0 5 Nhà thờ tộc 39 0 0 0 0 39 Nhà thờ, thánh thất 4 0 0 0 0 4 Nhà ở 10 88 222 335 409 1.064 Lăng 16 0 0 0 0 16 Mộ 39 0 0 0 0 39 Giếng 10 0 0 0 0 10 Cầu 1 0 0 0 0 1 Các công trình khác 1 0 0 0 0 1 Tổng cộng 79 88 222 335 409 1.254 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Trong số 1.254 di tích được phân loại ở Hội An, có 1.049 di tích thuộc sở hữu tư nhân và 205 di tích thuộc sở hữu nhà nước. Vào năm 2003 một di tích ở Hội An đã bị sập liên quan đến vấn đề này chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho trung tâm quản lý và bảo tồn di tích ở Hội An thực hiện một cuộc điều tra toàn diện các di tích ở Hội An và đã lập dự án tu bổ và bảo tồn cho 30 di tích nhà nước và 52 di tích tư nhân với tổng số vốn lên đến 3 triệu đô la Mỹ. Năm 2008, trung tâm quản lý và bảo tồn di tích đã thực hiện công tác tu bổ cho 30 di tích nhà nước và hỗ trợ thêm kinh phí cho 16 di tích thuộc sở hữu tư nhân, còn lại phần lớn là do các chủ di tích tự sửa chữa. 2.3.1.3. Công tác bảo tồn và tu bổ các di tích thuộc sở hữu nhà nước Từ giữa năm 1999 đến năm 2006, có 168 di tích thuộc sở hữu nhà nước được tu bổ với tổng số kinh phí lên đến 5.163.041 đô la Mỹ. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ 51,7% trong toàn bộ kinh phí tu bổ, trong đó kinh phí hỗ trợ của tỉnh và trung ương là 42,7%, hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nước ngoài chỉ chiếm 9%. Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí nhà nước và các tổ chức nước ngoài còn hỗ trợ về mặt kĩ thuật và năng lực quản lý. Từ năm 1997 đến năm 2004 các nhà tài trợ nước ngoài đã hỗ trợ việc bảo tồn và tu bổ 10 di tích, trong đó có 6 di tích do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ, các di tích còn lại do các tổ chức Taisei, Pamhylip, Cordaid, đại sứ quán Canada, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tài trợ. Riêng về hỗ trợ kỹ thuật cho việc bảo tồn là do các tổ chức UNESCO, đại học Nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản tài trợ. 2.3.1.4. Công tác bảo tồn và tu bổ các di tích thuộc sở hữu tư nhân Đã có khoảng 1.125 di tích tư nhân và tập thể được nhân dân sửa chữa và tu bổ, con số này được thống kê từ số lượng các giấy phép được ban hành trong khoảng thời gian 1997 đến năm 2006. Vì lý do trước khi sửa chữa hoặc tu bổ bất kì một di tích nào nằm trong địa bàn khu phố cổ Hội An thì chủ di tích phải được ủy ban nhân dân thành phố Hội An và các cơ quan chức năng cấp phép. Việc tu bổ và sửa chữa chỉ được thực hiện khi mà chủ di tích đã có thiết kế và đủ khả năng tài chính, do kinh phí tu bổ và sửa chữa di tích khá cao nên chính quyền địa phương đã ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí dựa trên cơ sở các tiêu chí về phân loại mức độ, giá trị bảo tồn di tích. Trước năm 2005, đối với các di tích thuộc loại đặc biệt, nằm ngoài mặt tiền thì chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí lên đến 60% tổng kinh phí tu bổ và bảo tồn, còn số còn lại là của chủ di tích. Đối với các di tích đặc biệt nằm trong hẻm chính quyền địa phương hỗ trợ 75% tổng kinh phí để bảo tồn và tu bổ. Sở dĩ có sự khác biệt trong việc hỗ trợ này là dựa trên mức thu nhập của những di tích, các di tích trong hẻm thường có thu nhập ít hơn nên được hỗ trợ kinh phí nhiều hơn. Bảng 2.5: Mức đóng góp kinh phí để tu bổ di tích tư nhân và tập thể Loại di tích Trục đường chính Nằm trong hẻm Hỗ trợ của chính quyền % Đóng góp của chủ di tích % Hỗ trợ của chính quyền % Đóng góp của chủ di tích % Loại đặc biệt 60 40 75 25 Loại 1 và 2 45 55 65 35 Loại 3 và 4 40 60 60 40 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Năm 2009 nhằm giúp đỡ các chủ di tích tư nhân thực sự khó khăn trong việc tu bổ và bảo tồn di tích chính quyền địa phương đã bổ sung thêm biện pháp ngoài mức hỗ trợ của nhà nước theo từng loại giá trị di tích, các chủ di tích phải đảm bảo có được 15% dự toán xây dựng, số còn lại nhà nước sẽ cho vay trong vòng ba năm không có lãi để hỗ trợ thêm cho người dân. Trong một số trường hợp các chủ di tích có điều kiện kinh tế quá khó khăn và muốn bán lại nhà thì chính quyền địa phương sẽ mua lại ngôi nhà, đồng thời tu bổ và cho phép chủ di tích trước đây tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà từng là của họ với mức giá thuê ưu đãi. Điều này là một biện pháp nhằm ngăn chặn lại tình trạng người ở vùng khác đến mua các di tích và làm mất đi những phong tục, tập quán vốn có. Tiêu chí này chỉ được áp dụng cho rất ít trường hợp do sự hạn chế về mặt kinh phí. 2.3.2. Đầu tư và tái đầu tư trong việc bảo tồn các di tích ở khu phố cổ Hội An Chính quyền địa phương đã đề ra kế hoạch thu phí tham quan từ khách du lịch để đóng góp vào nguồn quỹ quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An. Những nguồn quỹ này cũng được sử dụng vào việc tái đầu tư các dịch vụ công cộng và du lịch và nhằm bảo tồn các di sản vật thể ở khu phố cổ Hội An. Năm 2007, tổng nguồn doanh thu từ nguồn phí tham quan là 1.690.000 đô la Mỹ. Năm 2009, phí vé tham quan gồm năm loại hình di tích trong quần thể khu phố cổ Hội An: bảo tàng, hội quán, nhà cổ, thưởng thức nghệ thuật cổ truyền, các đền miếu bao gồm cả chùa cầu Nhật Bản. Phí vé tham quan dành cho người nước ngoài là 90.000 đồng và đối khách nội địa là 50.000 đồng. Doanh thu phí tham quan sẽ được nộp cho kho bạc nhà nước Hội An, 75% từ nguồn thu này sẽ được đầu tư cho hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa ở khu phố cổ Hội An, 25% còn lại được sử dụng vào các hoạt động của văn phòng hướng dẫn tham quan và chi lợi tức cho các chủ di tích. Nguồn doanh thu này chính là một nguồn tài chính rất quan trọng đối với hoạt động bảo tồn các di sản ở khu phố cổ Hội An. Mặt khác tùy theo quy mô, cấp độ bảo tồn và giá trị kiến trúc của từng di tích mà nhà nước sẽ thanh toán cho chủ di tích từ 2.000 đến 3.000 đồng cho mỗi ô vé nước ngoài và 1.000 đối với mỗi ô vé của khách nội địa. đây cũng là nguồn thu lớn thứ hai để tái đầu tư du lịch một cách có hiệu quả. Một ví dụ điển hình là nhà cổ Phùng Hưng đã thu được 224 triệu đồng từ nguồn thu ô vé tham quan này. Đây là một trong những yếu tố giúp cho hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An đạt hiệu quả cao, đó là một hệ thống được lập nên trên cơ sở nhu cầu chia sẻ lợi nhuận để bảo tồn di tích và các hoạt động đi kèm. 2.3.3. Tái sử dụng hợp lý các di sản vật thể Các di tích nhà nước được bảo tồn và tu bổ đã được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nguồn doanh thu này được nhà nước sử dụng để cải tiến các thiết bị công cộng phục vụ cộng đồng và tái đầu tư vào các dự án bảo tồn và tu bổ. Chúng ta có thể thấy rõ thông qua bảng dưới đây: Bảng 2.6: Các di tích nhà nước tu bổ từ năm 1998 đến năm 2007 Stt Địa chỉ Năm tu bổ Tái sử dụng hợp lý 1 33 Nguyễn Thái Học 1998 Bảo tàng văn hóa dân gian 2 46 Nguyễn Thái Học 1998 Phòng trưng bày chuyên đề 3 60 Nguyễn Thái Học 1999 Phòng tranh và phòng trưng bày 4 9 Nguyễn Thái Học 2000 Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền 5 55 Nguyễn Thái Học 2000 Của hàng lưu niệm truyền thống 6 84 Nguyễn Thái Học 2000 Phòng tranh (cho thuê) 7 15 Nguyễn Thái Học 2001 Buôn bán và ở (cho thuê) 8 100 Trần Phú 2002 ủy ban nhân dân phường Minh An 9 45 Lê Lợi 2003 Văn phòng du lịch Hội An 10 35 Nguyễn Thái Học 2003 Nhà ở cho học sinh xã Tân Hiệp 11 58 Nguyễn Thái Học 2004 Dịch vụ văn hóa 12 53 Trần Phú 2004 Quán café và cửa hàng lưu niệm 13 57 Trần Phú 2004 Văn phong tư vấn thông tin DS 14 50 Nguyễn Thái Học 2004 Xưởng mộc mỹ nghệ - lưu niệm 15 118 Nguyễn Thái Học 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 16 1 4,16,20,22,24 Nguyễn Huệ 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 17 49, 62 Lê Lợi 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 18 8 Phan Chu Trinh 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 19 53 Phan Chu Trinh 2005 Công an phường Minh An 20 12 Nguyễn Huệ 2006 Văn phòng thương mại (cho thuê) 21 33 Trần Phú 2007 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 22 27 Lê Lợi (đình Ông Voi) 2007 Trường mẫu giáo Minh An Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Đối với các chủ di tích thì ban chính quyền địa phương khuyến khích thay đổi thích hợp của ngôi nhà của họ nhằm phục vụ chương trình du lịch nhà nghỉ gia đình “home stay” hoặc chuyển đổi thành các dịch vụ lưu trú, ăn điểm tâm cho du khách. Thuận lợi của việc chuyển đổi này là chủ di tích có thể thu được lợi nhuận từ các dịch vụ thương mại đang phát triển mà họ cũng có thêm thu nhập để tiếp tục sống trong chính ngôi nhà của họ. Tuy nhiên việc chuyển đổi này cần phải có sự đồng ý của chính quyền và các cơ quan chuyên ngành liên quan. Một khi việc chuyển đổi tái sử dụng hợp lý thì các cơ quan này sẽ giúp quảng bá và phát huy cho dịch vụ này. 2.3.4. Bảo tồn di sản phi vật thể Trong thực trạng hiện nay ở Hội An có rất nhiều vấn đề thuộc di sản văn hóa phi vật thể đang dần bị mai một và biến mất do kết quả của sự thay đổi về nghề nghiệp và lối sống của dân cư không còn kiếm sống chủ yếu vào những nghề truyền thống nữa, một ví dụ điển hình là các trò chơi truyền thống, các sự kiện và nghi thức văn hóa đặc biệt là các lễ hội gắn liền với hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp đã không còn là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Nhận ra được giá trị di sản phi vật thể chính là nền tảng của cuộc sống thường ngày và là điểm mạnh để thu hút khách du lịch, chính vì thế chính quyền địa phương ở khu phố cổ Hội An đã thực hiện công việc khôi phục và bảo tồn một số chương trình văn hóa đặc biệt là các lễ hội và biểu diễn nghệ thuật cổ truyền ở khu phố cổ Hội An. Để hỗ trợ cho những sự kiện văn hóa ở Hội An, chính quyền địa phương chủ động hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề truyền thống trong khu vực như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế cũng như các làng chài truyền thống, bên cạnh đó chúng còn được đưa lên bản đồ du lịch phát huy thành các tour tuyến và du lịch, bên cạnh việc duy trì nền kinh tế cho các hộ dân làm nghề truyền thống thì đây cũng là yếu tố làm phục hồi một số làng nghề một cách có hiệu quả. 2.4. Du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và các yếu tố chỉ thị 2.4.1. Kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ du lịch Việc kinh doanh hàng hóa cho khách du lịch chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu từ ngành du lịch (khoảng 10,5% trong năm 2007). Việc kinh doanh buôn bán chủ yếu tập trung vào các con đường chính như Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, các sản phẩm chính là đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ… phục vụ cho khách du lịch là chủ yếu. Bảng2.7: Các loại hình và số lượng các cửa hàng ở Hội An năm 2008 Cửa hàng Số lượng Cửa hàng vải và may mặc 180 Cửa hàng lưu niệm, tranh nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ 202 Cửa hàng giày dép, túi xách, lồng đèn 91 Cửa hàng tổng hợp 207 Tổng cộng 751 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Các dịch vụ du lịch ở Hội An phát triển cũng rất mạnh nó bao gồm dịch vụ buồng, ăn uống, tham quan, vận chuyển, lữ hành và các dịch vụ khác như internet, spa, cà phê…Trong đó dịch vụ lưu trú chiếm doanh thu cao nhất trong số các dịch vụ được cung cấp cho khách du lịch, nó chiếm đến 58% trong tổng thu nhập trong ngành du lịch trong năm 2008. 2.4.2. Việc làm Ngành du lịch chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, số lượng công việc đã tăng lên đáng kể ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, may mặc nhanh, taxi, xe ôm, xích lô, Internet, quầy lưu niệm và làm lồng đèn đã thu hút một lượng nhân công đáng kể. Theo thống kê năm 2006 thì số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở Hội An là 10.778 lao động trong đó có 3.411 lao động làm trong doanh nghiệp du lịch và 7.367 lao động làm trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Ngoài ra thì ngành du lịch địa phương cũng đã giúp khôi phục các làng nghề một cách nhanh chóng, chính hấp lực của ngành du lịch đã thu hút giới trẻ về với các làng nghề truyền thống mà trước đây không được chú ý, các làng nghề cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người, điều này không những vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm cho số lượng lớn khách du lịch đến Hội An mà nó vừa tạo ra những điểm tham quan làng nghề hấp dẫn. 2.4.3. Mức thu nhập Một điều rõ ràng là doanh thu du lịch sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân của mỗi người dân địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước, ví dụ năm 2007, GDP bình quân của người Hội An là 14,7 triệu đồng (khoảng 918,75 USD) trong khi đó bình quân đầu người ở Hội An chỉ là 800 USD, trong khi GDP bình quân đầu người ở Hội An tương đương với những trung tâm đô thị lớn của Việt Nam thì GDP bình quân đầu người ở Hội An lại cao hơn so với các tỉnh thành khác của Việt Nam. Hầu hết người dân Hội An nhận xét rằng du lịch đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế và thu nhập của họ đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên điều này đã tạo nên một khoảng cách giàu nghèo khá chênh lệch, số lượng những người giàu tăng lên vì họ có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện, dịch vụ du lịch, kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… trong khi đó những người nghèo lại khó khăn trong cuộc sống bởi giá sinh hoạt. 2.4.4. Giá sinh hoạt Khi số lượng khách tăng lên thì đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu của hầu hết các hàng hóa cũng tăng lên tương ứng, làm cho giá của nhiều sản phẩm tăng theo. Hơn nữa do khách du lịch luôn trả tiền cao hơn người dân địa phương để mua sản phẩm và dịch vụ nên giá cả lên cao hơn. Khách du lịch thấy giá cả nào cũng “phải chăng” bởi vì các sản phẩm hoặc dịch vụ nơi này không đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Một số khác thì cho rằng có lẽ họ phải chịu mức giá cao hơn so với người kiếm tiền ít hơn mình. Dần dần, mức giá cao trở thành mức giá “Chuẩn” được áp dụng cho mọi người, thậm chí cả người dân địa phương. Việc gia tăng giá thực phẩm cũng tác động đáng kể đến người dân Hội An. Những người nghèo nhất bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc tăng giá. Những sản phẩm tương đối đắt tiền mà được nhiều du khách ưa chuộng nhất, chẳng hạn như hải sản thì hiện nay hầu như không đủ cho người dân địa phương. Trong khi đó, việc cung cấp hải sản bị giảm sút vì các nguồn hải sản không được đánh bắt và nuôi trồng một cách bền vững. Hơn nữa, các nhà cung cấp đang cố sức dự trữ những sản phẩm khan hiếm cho khách du lịch. Chính điều này gây ra hiện tượng giá cả ngày một leo thang khi xuất hiện hoạt động du lịch. 2.4.5. Sở hữu tài sản và sử dụng đất Việc tạo phong cách trưởng giả, một hiện tượng phổ biến trên nhiều thế giới hiện đang xảy ra ở Hội An. Các nhà đầu tư tư nhân, thường từ Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… đã mua nhiều nhà cổ của những gia đình có thu nhập thấp để sau đó bán lại kiếm tiền lời hoặc mở các hoạt động kinh doanh du lịch. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã chăm lo cải thiện các điều kiện và dịch vụ cộng đồng cho người dân địa phương, nhưng mới chỉ thực hiện ở khu vực nằm ngoài phố cổ. Vì các dịch vụ và điều kiện dự kiến dành cho người dân hiện đang chuyển ra ngoài khu phố cổ và vì giá đất trong khu phố cổ tăng nên người dân đã chuyển dần ra ngoại ô phố cổ và dành riêng khu phố này cho các hoạt động du lịch. Trước đây, những bãi biển, bãi bồi chỉ được xem là đất hoang dành cho những hộ dân nghèo thì giờ đây hầu hết được dành riêng cho các khu nghỉ mát và khách sạn năm sao. Trong khi đó, việc tăng giá đất đã dẫn tới việc chủ sở hữu đất đang tụt khỏi tầm tay của người dân mà chỉ tập trung vào những người giàu nhất. 2.4.6.Phong tục tập quán và tín ngưỡng, đời sống văn hóa Hội An từng là nơi dừng chân của các thương gia quốc tế qua các thế kỷ vì thế nên giao lưu về văn hóa là không thể tránh khỏi trong quá khứ thể hiện rõ nhất vẫn là trong phong cách kiến trúc, lối sống. Ngày nay giao lưu văn hóa vẫn diễn ra trong lòng phố cổ, đó là sự giao lưu của người dân, chính quyền địa phương với các du khách quốc tế. Người dân Hội An cũng như Việt Nam nói chung luôn có khuynh hướng nhấn mạnh cái “vẻ đẹp tiềm ẩn” và “cái bên trong” hơn là sự biểu lộ ra bên ngoài như ở các nền văn hóa phương Tây phổ biến. Chính quyền địa phương Hội An đã ban hành một số quy chế để phù hợp với văn hóa ứng xử bản địa như cấm các quán Karaoke – Bar, cà phê ôm, cà phê đèn mờ, bán đồ tắm hai mảnh, các tiệm hớt tóc phụ nữ dành cho nam giới trong lòng phố cổ Hội An và các vùng phụ cận. Tuy nhiên cũng không thể nói rằng thì cũng có sự thay đổi đang diễn ra trong từng hộ gia đình và trong lối sống ở Hội An, ví dụ như các cửa hiệu truyền thống thường có một gian thờ ông bà, tổ tiên nhưng giờ đây các chủ cửa hiệu đã giành nó cho buôn bán, tương tự như vậy giới trẻ không còn chú ý nhiều lắm đến các trò chơi dân gian, phong tục tập quán nữa mà thay vào đó là Internet, các loại hình giải trí hiện đại. Và hiện nay một vấn đề khá nan giải cho chính quyền địa phương là xu hướng chuyển đổi cách cư xử mang tính gia đình, cộng đồng theo mô hình làng truyền thống Việt Nam thành lối sống thành thị, cá nhân trong đó chủ nghĩa vật chất và nhu cầu vật chất đặt lên hàng đầu. Sự thay đổi này có thể là những bất lợi lớn để bảo tồn được di sản, nhưng nếu chính quyền địa phương có những biện pháp hợp lý để cân bằng thói quen truyền thống và lối sống hiện đại thì sẽ bảo tồn được tài sản này cho thế hệ mai sau. 2.4.7. Tính chân xác Việc tái sử dụng các căn nhà cổ trong khu phố cổ Hội An thành nơi buôn bán (cửa hàng, nhà hàng…) đã được chính quyền thành phố phát huy một cách tích cực. Điều này cũng mang lại hiệu quả về mặt tạo ra nguồn thu du lịch nhưng cũng làm cho giá chuyển nhượng, mua bán tài sản trong khu phố cổ tăng lên. Trong khu phố cổ hiện còn rất ít các cửa hiệu truyền thống phục vụ cho người dân địa phương và sự lưu trú của người dân cũng bị giảm đi đáng kể. Trong nhiều trường hợp, một số chủ di tích cho thuê nhà để kinh doanh và chuyển ra sống ở khu ngoại vi. Một số khác thì vẫn ở lại trong ngôi nhà nhưng hầu hết không gian của ngôi nhà (thường là ba phần của một ngôi nhà) đều là nơi trưng bày, buôn bán. Mặc dù phần nội thất và các cấu trúc của ngôi nhà được bảo tồn tốt đến đâu nhưng công năng sử dụng của các ngôi nhà và các điều kiện sinh hoạt đã bị thay đổi hoàn toàn. Trong khi các nhà quản lý và chính quyền địa phương cân nhắc đến những thay đổi trong khu phố cổ thì du khách lại bắt đầu chú ý đến tính tính nguyên vẹn và tính chân xác của khu phố cổ Hội An. Họ cho rằng khu phố cổ Hội An đang trở thành một điểm trưng bày trong bảo tàng. Người dân địa phương cũng rất tự hào về các lễ hội truyền thống của mình. Tuy nhiên việc bảo tồn tính chân xác của các hoạt động văn hóa như vậy là rất khó do nhu cầu cao của du khách đối với các sự kiện này. Nhiều lễ nghi và các hình thức diễn xướng dân gian truyền thống đã trở thành sự giải trí của du khách và vì thế nó cũng mất dần đi ý nghĩa và mục đích gốc của nó. Và việc cung cấp các hoạt động văn hóa như vậy như là một hoạt động giải trí sẽ làm cho du khách có sự nhận thức nhân tạo (không cảm nhận được tính tự nhiên) và rồi sẽ mất đi sự hứng thú và sẽ đi nơi khác. 2.4.8. Luật lệ và trật tự Hội An là thành phố rất an toàn, theo báo cáo năm 2007 thì có hơn 1 triệu du khách đến Hội An thì chỉ có 125 vụ việc rắc rối. Chính quyền địa phương cố gắng giảm tỷ lệ tôi phạm bằng cách cấm các hoạt động kinh doanh có liên kết với tội phạm ở một số nơi khác của Việt Nam như dịch vụ bar – karaoke. Mặc dù tỷ lệ tội phạm ở mức thấp nhưng vẫn có một số vụ mà du khách bị những đối tượng “cò mồi” lừa bịp. Cò mồi thường hoạt động ở các khách sạn như những nhân viên tiếp tân, giới thiệu cho du khách những dịch vụ may mặc hoặc tuyến tham quan,… cò mồi nhận được khoảng 30% trong tổng số tiền mà du khách phải trả. Vô tình chung du khách là những người phải trả thêm tiền cho các thợ may, nhà điều hành tour so với giá dịch vụ mà họ phải trả. 2.4.9. Môi trường 2.4.9.1. Giao thông, ô nhiễm tiếng ồn và không khí Giao thông, ô nhiễm tiếng ồn và không khí cũng đã tăng tỷ lệ thuận cùng với số lượng du khách. Không khí làng quê yên tĩnh ở khu phố cổ Hội An hiện đang mất dần đi vì số lượng lớn xe du lịch và sự tắc nghẽn giao thông ở những con đường hẹp, gây nên ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Hiện có hơn 20 thuyền du lịch và hơn 100 thuyền nhỏ du lịch khác đi trên con sông, chở người và hàng hóa cũng là phương tiện gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể, gây ảnh hưởng đến người dân và ảnh hưởng bất lợi cho hệ động vật ở khu vực ven sông. Việc tăng số lượng thuyền trong những năm gần đây cũng làm gia tăng sự xói mòn ở hai bờ sông. 2.4.9.2. Thu gom và xử lý rác thải Việc gia tăng đáng kể của ngành du lịch ở Hội An dẫn tới việc hình thành dịch vụ thu gom rác thải. việc thu gom rác khó phân hủy hiện rất có hiệu quả nhưng hệ thống thu gom thì đang bị khai thác triệt để so với giới hạn của nó. Cùng với việc tăng lượng khách du lịch, tăng thu nhập, tăng sự tiêu thụ hàng hóa thì lượng rác thải khó phân hủy đã thu gom ở Hội An cũng tăng lên rất nhanh, đặt ra áp lực về sức chứa, về tài chính và các nguồn sẵn có khác đối với việc quản lý rác thải. Cùng lúc đó, Hội An đang đối mặt với những vấn đề về nước thải, Hội An không có hệ thống xử lý và thoát nước thải hiệu quả, vì thế nước cống và những nước thải khác đều chảy ra sông và các đường thủy khác. Vì số lượng du khách tăng lên nên các nhà khách, nhà hàng và những dịch vụ giặt ủi cũng làm tăng lượng nước thải, làm tăng ô nhiễm nguồn nước địa phương. Sự ô nhiễm nhiễm như thế có tác động xấu đến sự sống động vật ở địa phương và là nguyên nhân gây ra những thiệt hại không thê bù đắp được. Năm 2009, chính quyền địa phương đã có sự hợp tác với một tổ hợp các công ty Pháp nhằm xây dựng một hệ thống tổng thể bảo vệ môi trường cho thành phố Hội An. Khoản tiền trị giá 8,84 triệu euro lấy từ nguồn tài trợ của chính phủ Pháp. Dự án kéo dài 30 tháng này bao gồm việc xử lý chất thải rắn, lỏng và một phần các chất thải độc hại, kể cả chất thải bệnh viện. Bên cạnh đó chính quyền địa phương còn hợp tác với tổ chức JICA và đã thu được những kết quả bước đầu trong bảo vệ môi trường, là địa phương đầu tiên ở Việt Nam phát động phong trào nói không với bao nilông, đẩy mạnh trồng cây xanh, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, cải tạo mương thoát nước chùa Cầu. Việc bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong hoạt động du lịch bền vững. 2.4.10. Xây dựng và tiêu thụ nguồn tài nguyên Để đáp lại việc tăng lượng khách du lịch, Hội An đã xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều đường mới, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng… tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng này thường có kiểu dáng chưa phù hợp với phố cổ. Cùng với sự tăng nhanh về khách du lịch thì việc xây dựng các nhà hàng, khách sạn ở các khu vực ven đô thị cổ cũng tăng lên, nhưng không được kiểm soát chặt chẽ và chưa được chú ý đầy đủ đến những tác động về môi trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã có những biện pháp để sử dụng một cách có bền vững việc xây dựng cho phù hợp với kiến trúc đô thị cổ cũng như quy hoạch các nguồn tài nguyên, đặc biệt là quản lý nguồn gỗ cho việc tu bổ và bảo tồn di tích trong tương lai. Có thể nói những yếu tố chỉ thị cho hoạt động du lịch bền vững ở Hội An thể hiện một cách rõ nét và chuẩn xác nhất về thưc trạng hoạt động du lịch của Hội An nói chung và hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An nói riêng. Việc quản lý một cách có hiệu quả của chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của người dân là động lực để hoạt động du lịch bền vững ở Hội An phát triển mạnh trong tương lai. Chương III. những giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An 3.1. Giải pháp 3.1.1. Tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo để đáp ứng yêu cầu của phát triển hiện tại. Trong thời đại ngày nay, giáo dục đào tạo đã trở thành động lực hàng đầu để phát triển kinh tế. Trong đó, du lịch cũng là một thành phần của nền kinh tế quốc dân. Thực tế hiện nay là một số lượng lớn nhân viên làm trong ngành du lịch không được đào tạo cơ bản và thiếu các kĩ năng cần thiết. Chính vì vậy, chúng ta phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để cung cấp cho ngành du lịch một nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho sự phát triển du lịch đất nước nói chung và du lịch địa phương nói riêng. Đặc biệt, để phát triển hoạt động du lịch được thực sự bền vững thì không chỉ đào tạo cán bộ du lịch mà còn phải có các chính sách đào tạo toàn dân (phổ cập) về ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn tại chính nơi mà họ sinh sống. 3.1.2. Phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng Cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động du lịch bền vững. Để có được sự quan tâm của cộng đồng, ngành du lịch địa phương cần phải quan tâm đến lợi ích kinh tế trong dài hạn và lợi ích của cộng đồng, cùng nhau phát triển và bảo tồn tài nguyên ở khu đô thị cổ Hội An. Bản chất của vấn đề này là việc phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá bản địa, đảm bảo cho việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. Để làm được điều này thì có các giải pháp sau: - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch. Ở đây cần cung cấp thông tin hai chiều một cách đầy đủ để người dân hiểu được những lợi ích mà du lịch đem lại. Vai trò của những người quản lý du lịch trên địa bàn là rất quan trọng trong công việc này. - Đảm bảo phải có sự tham gia của của cộng đồng vào xây dựng và quy hoạch phát triển du lịch. Cần phải tận dụng tối đa nguồn lao động tại chỗ, nguyên vật liệu tại chỗ, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, phải có sự thảo luận và lựa chọn phương án tốt nhất. - Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Nhận lao động địa phương vào các vị trí đúng với khả năng của họ, tạo thêm công ăn việc làm như các dịch vụ thêm vào trong du lịch, để người dân có thu nhập ổn định. - Mở các lớp nghiệp vụ về du lịch cho cộng đồng như hướng dẫn viên bản địa, nấu ăn, thuyết minh tiếng nước ngoài . . . Đầu tư cơ sở vật chất cho người dân để khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên du lịch. - Đảm bảo phải có sự tham gia của cộng đồng vào việc giám sát quá trình thực hiện, giám sát quy hoạch phát triển du lịch, để đảm bảo không có sự xung đột giữa cộng đồng và người thực hiện quy hoạch cũng như đảm bảo cho tính bền vững. - Cần phải có chính sách phù hợp để khuyến khích cộng đồng, địa phương tham gia vào các liên doanh, liên kết, các tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các bên đối tác, chia sẻ lợi ích bằng vật chất cho chính quyền địa phương, cộng đồng và công tác tu tạo, bảo tồn các di tích cũng như cảnh quan khu phố cổ. Đây là hướng đi đúng đắn để đảm bảo du lịch ở khu đô thị cổ Hội An có thể phát triển một cách bền vững. - Và chính quyền địa phương cần có một số giải pháp nhất định để người dân địa phương cũng như tất cả những người dân Hội An không những chỉ tham gia vào lĩnh vực du lịch với tư cách là người hưởng lợi, người cung cấp thông tin hay người thi hành mà nên để người dân có những ý kiến và quyền hành nhất định trong một số lĩnh vực thuộc về lợi ích của họ. 3.1.3. Thông tin tuyên truyền cho phát triển du lịch bền vững Trong những năm gần đây, công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo cho du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để hoạt động tuyên truyền quảng cáo cho du lịch có hiệu quả thì cần phải có các yêu cầu sau: - Phải nắm chắc những nghiên cứu lý luận trong tay về phát triển du lịch bền vững, nắm được những nhiệm vụ, tiêu chí phát triển bền vững của đất nước cũng như khu đô thị cổ Hội An nói riêng để làm định hướng cho quảng cáo. Tranh thủ tối đa sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chuyên ngành để phục vụ cho quảng cáo du lịch và tuyên truyền về phát triển du lịch bền vững. - Phải sử dụng tổng hợp các yếu tố tích cực, đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan. - Tổ chức nghiên cứu các nhân tố tác động tiêu cực đến phát triển bền vững và đưa ra thông tin thích hợp cho đối tượng. Nhất thiết phải có sự đầu tư tài chính cho thông tin tuyên truyền, quảng cáo du lịch, thông qua các tổ chức hỗ trợ. . . Tuy nhiên, phải bảo đảm tiết kiệm nhất và có hiệu quả cao nhất. - Mở rộng các quan hệ quốc tế với các tổ chức, cá nhân làm khoa học, bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường và văn hoá để có kinh nghiệm và cơ sở cho quảng cáo. - Phải thực sự quan tâm và nắm chắc hệ thống pháp luật có liên quan đến phát triển bền vững của hoạt động du lịch ở khu đô thị cổ Hội An, để có những cách giáo dục về ý thức, trách nhiệm, kĩ năng điều hành quản lý, phát triển bền vững. Để đưa thông tin tới cộng đồng thì ta có thể sử dụng các hình thức sau: qua các kênh truyền hình có người xem đông nhất, các loại báo có người đọc nhiều nhất, các tạp chí, ấn phẩm du lịch. . . Tuy nhiên, phải chú ý sao cho giá cả của các thông tin như ấn phẩm, báo chí . . . phải thấp để người dân có thể cập nhập. Để làm tốt thông tin tuyên truyền quảng cáo, ta cần phải làm tốt các công tác sau: - Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ cho tuyên truyền quảng cáo về phát triển bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. - Tổ chức các chương trình quốc gia, các khoá học cho các đối tượng có liên quan đào tạo về: pháp luật liên quan, kiến thức, kinh nghiệm, giá trị của tài nguyên và nhiệm vụ tiêu chí, thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch phát triển bền vững ở khu đô thị cổ Hội An. - Tạo nguồn tài chính, quỹ tập trung, đồng thời có cơ chế chính sách cho việc sử dụng tài chính cho tuyên truyền quảng cáo du lịch. - Tổ chức, đào tạo các cá nhân, tổ chức theo hình thức khác nhau. - Mở rộng các cuộc thi viết, tìm hiểu về phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng ở khu đô thị cổ Hội An. 3.1.4. Các giải pháp tổ chức, khai thác, phát triển du lịch 3.1.4.1 . Khai thác tài nguyên du lịch. Để phát triển du lịch bền vững chúng ta cần phải có chính sách quản lý tài nguyên và được thực hiện theo các tiêu chí sau: - Thực hiện xây dựng những sản phẩm đạt được hiệu quả kinh tế cao, tránh tổn thất lãng phí, đem lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần. Quản lý không chỉ là bảo vệ mà còn không ngừng tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài. 3.1.4.2. Giải pháp tổ chức khai thác nguồn tài nguyên du lịch. Trong xu thế chung của sự " bùng nổ ", hoạt động du lịch trên đã có sự tăng trưởng, phát triển, đạt được nhung kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, tổ chức quản lý hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, chưa có thống nhất đồng bộ ở cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn, với cách quản lý này, mạnh ai người nấy làm và không ai chịu trách nhiệm quản lý. Để sản phẩm du lịch thu hút được khách du lịch thì ta phải có giải pháp: - Giáo dục, nâng cao nhận thức toàn dân, khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho du lịch (cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn). Ngành du lịch phải chủ động nắm bắt, khai thác và có sự phối hợp nhịp nhàng với các ngành khác có liên quan. Các doanh nghiệp du lịch phải chủ động khai thác, quản lý nguồn tài nguyên theo quy định đã phê duyệt. 3.1.4.3. Phát triển du lịch cần phải xác định những nét đặc thù Du lịch là một nền kinh tế mũi nhọ n của cả nước, trong chiến lược kế hoạch phát triển du lịch 2001 - 2010 và chương trình hành động quốc gia về du lịch. Khu đô thị cổ Hội An. phải xác định cho mình những đặc thù so với các vùng khác. Từ đó có những chủ trương, giải pháp đúng đắn, phù hợp, thúc đẩy phát triển du lịch. Mặt khác, cần phải chú ý giải quyết các vấn đề về cơ chế, chính sách và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong tổ chức, phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong quản lý giữa các vùng, lãnh thổ và quy hoạch, đảm bảo tính bền vững. Việc quy hoạch phải đặt trong quy hoạch chung cần phải phân tích đánh giá để xây dựng chiến lược thị trường, lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược sản phẩm. . . nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, có thể tuân theo các tiêu chí sau: - Theo quốc tịch: Thị trường then chốt của chúng ta là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ASEAN, Bắc Mĩ, Tây âu. . . Từ đó, ta có thể phân tích về tỷ lệ tăng hàng năm. Ví dụ: Nhật là tăng khoảng 29%. Mục đích đi lại là du lịch thuần tuý hay kinh doanh. . . , mức độ chi tiêu, thời gian lưu trú, phương tiện đi lại của họ để có phương án đáp ứng đem lại doanh thu tối đa. - Theo mục đích chuyến đi: Bao gồm khách tham quan du lịch, khách du lịch thương mại, khách thăm người thân. Trong các loại khách này, ta phải phân tích tốc độ tăng trưởng, thị phần, khả năng thanh toán, thời gian lưu trú trung bình để có chiến lược thu hút và đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất. - Về phương tiện vận chuyển: Có khách đi theo đường không, đường bộ, đường biển nên ta phải phân tích cơ cấu, thị phần, khả năng thanh toán và thời gian lưu trú của họ. Tuy nhiên ta phải chú ý đến loại phương tiện mà khách đi chủ yếu, đường đi từ nước nào là chủ yếu để từ đó căn cứ vào thực tế và các loại dịch vụ mà họ thích dùng để đáp ứng. 3.1.5. Tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch 3.1.5.1 . Tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch Do còn bộc lộ rất nhiều yếu kém, cần phải nhanh chóng có giải pháp khắc phục, đó là: sự phát triển còn mang tính tự phát, quy mô manh mún, lạc hậu, phát triển còn chưa theo các cơ sở khoa học nên hiệu quả thấp, trình độ và công nghệ trong du lịch lạc hậu và tổ chức phát triển chưa tuân thủ các yếu tố bảo đảm phát triển bền vững. Từ thực tế trên, chúng ta cần phải có chính sách giao đất quản lý cho các chủ doanh nghiệp lâu dài như các khu công nghiệp tập trung. Việc tổ chức các hình thức thanh tra, kiểm tra quản lý theo định hướng cụ thể và nghiêm túc. Nâng cao trình độ kỹ năng trong việc tổ chức quản lý của khu du lịch như: nhận dạng thị trường, đối tượng khách của khu du lịch; tổ chức không gian kiến trúc; thông tin tiếp thị và thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hình thành các dịch vụ và đầu tư trên phương tiện phù hợp với các loại hình du lịch, năng lực quản lý và điều hành khu du lịch. . . Đứng trước thực trạng hiện nay, chúng ta cần phải đầu tư ngay cho việc khảo sát đánh giá cơ bản và tiến hành quy định hướng chiến lược cho việc hình thành phát triển hệ thống các khu du lịch trên toàn lãnh thổ. Thông qua đó, điều chỉnh và cân đối lại quan hệ cung, cầu; bố trí lại cơ cấu đầu tư, kinh doanh du lịch, tổ chức kinh doanh theo quỹ đạo và kế hoạch. 3.1.5.2. Phát triển ở khu đô thị cổ Hội An trên quan điểm bền vững. Đây là khu có điều kiện tự nhiên, cảnh quan, lịch sử và kiến trúc thuận lợi cho phát triển du lịch tìm hiểu và vui chơi giải trí của khách. Khu du lịch này có thể thu hút khách nội địa và thế giới. Mặc dù cách TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội không xa nhưng điều kiện đi lại còn khó khăn, hoạt động du lịch còn phụ thuộc. Để phát triển khu du lịch này trên quan điểm bền vững, ta cần phải có quy hoạch phát triển phù hợp, căn cứ vào đặc điểm của khu du lịch. Cần hết sức lưu ý đến nội dung quy hoạch có tính chuyên ngành. Mặt khác, phải tránh các tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch của địa bàn tỉnh và vùng phụ cận. Một điều quan trọng nữa là chú ý tính mùa du lịch để đưa ra các loại hình sản phẩm cho phù hợp. Những vấn đề đó đặt ra cho các nhà quy hoạch phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch phát triển trên cơ sở cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái và khu vực phụ cận, phải đảm bảo phát triển bền vững. Điều này phải được đặt ra ngay từ đầu bởi tính nhạy cảm của nó. Một điều rất quan trọng để phát triển bền vững là phải có giải pháp tạo điều kiện cho cộng đồng được tích cực tham gia và hoạt động du lịch. Về kinh phí cho việc khảo sát chi tiết, xây và lắp đặt hệ thống đường, điện cũng như công tác bảo vệ, bảo tồn sau khi đưa vào phục vụ du lịch là rất lớn, đòi hỏi phải có sự quan tâm của Tỉnh và các Bộ, Ngành liên quan. Phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kiến trúc, địa chất, địa mạo, môi trường, văn hóa, sinh học. . . để xây dựng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn trước và sau khi đưa vào phát triển du lịch, cũng như đánh giá được một cách chuẩn xác những tác động môi trường tích cực và tiêu cực của các hoạt động này đem lại. Nâng cao ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, và đây là điều đáng lo ngại. Việc làm đối tượng tham gia vào các lễ hội là cách tốt nhất để bà con hiểu rõ giá trị di sản, tự hào về mảnh đất mà họ được sống ở nơi có hai di sản thế giới, và tự họ là lực lượng vừa bảo vệ, vừa tham gia khai thác du lịch ở khu vực này . Phát triển một số lĩnh vực: Thứ nhất là thị trường khai thác khách quốc tế từ ASEAN, Tây âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mĩ, Anh. . .Tuy nhiên vẫn quan tâm thị trường nội địa theo lợi thế riêng để thu hút khách.Thứ hai là đầu tư, phát triển du lịch phải kết hợp nguồn vốn nhà nước, nhân dân và nước ngoài, ưu tiên các khu du lịch chuyên đề. Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các khu di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội . . . Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các cơ sở đào tạo, đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề về du lịch và phải luôn đổi mới công nghệ, phương pháp trong giảng dạy. . . Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển bền vững du lịch. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về du lịch, phải phối hợp chặt chẽ, kết hợp cả trong và ngoài nước. Hội nhập quốc tế về du lịch. Đó là sự củng cố và tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO, các tổ chức du lịch có uy tín trong và ngoài nước khuyến khích thu hút vốn từ nước ngoài vào các khu du lịch, dự án du lịch. . . Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước. Đầu tư để phát triển cơ cấu hạ tầng kĩ thuật của các vùng du lịch. Bên cạnh đó là sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động về du lịch. Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá thủ tục, kết hợp tuyên truyền quảng bá và xúc tiến có hiệu quả. Chú trọng nguồn nhân lực cho du lịch, có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài vào trong ngành du lịch địa phương, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và vai trò quản lí của nhà nước về du lịch bền vững. Khuyến khích Việt kiều và nước ngoài đầu tư, thực hiện đa dạng hoá quan hệ đầu tư trong du lịch. Kết Luận Khu đô thị cổ Hội An sẽ là một điểm đến lý tưởng cgo du khách Việt Nam nói chung và du khách quốc tế nói riêng nếu như chính quyền địa phương biết cách khai thác có hiệu quả các hoạt động du lịch, cũng như hoạt động du lịch bền vững. Đây là nơi không chỉ có hai di sản thế giới hội tụ mà còn là nơi mà con người nơi đây luôn hiếu khách và sẵn sàng chào đón bạn. Có thể tổng kết lại bài chuyên đề trên bằn một số ý sau: Tiền đề để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An phải là tổng hợp các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch được sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý. Các sản phẩm du lịch phải gắn liền với hoạt động bảo tồn văn hóa, thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của khách nhưng không làm mất đi giá trị gốc của nó. Đối với cơ sở vật chất – kỹ thuật (bao gồm các công trình kiến trúc, xây dựng) phải được đầu tư, tôn tạo và giữ gìn theo tiêu chuẩn bền vững và đảm bảo gìn giữ môi trường xung quanh, phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách mà không làm phá vỡ cảnh quan đô thị. Giải quyết thật tốt các yếu tố chỉ thị của hoạt động du lịch bền vững ở Hội An chính là điều kiện cần để gia tăng lợi ích cho người dân và du khách đồng thời cũng gìn giữ được môi trường tốt hơn. Để hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An phát triển đòi hỏi có những biện pháp hợp lý hơn nữa để tạo một nền tảng vững chắc cho hoạt động du lịch bền vững trong tương lai. Mong rằng nhờ hoạt động du lịch bền vững mà khu phố cổ Hội An sẽ còn lưu giữ được những giá trị vốn có của nó trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh_3353.doc
Tài liệu liên quan