Tài liệu Đề tài Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm, và khai thác tối đa. Ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đóí giảm nghèo, bản thân ng...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm, và khai thác tối đa. Ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đóí giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi lao động ở nước ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động nói riêng có sự chuyển đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam”.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong những năm tới
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Nguồn lao động
Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội.
Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
Việc làm
Khái niệm và phân loại.
Theo bộ luật lao động 1994 Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.
+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.
+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Các đặc trưng của việc làm
Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnh của vấn đề việc làm. Bao gồm có:
+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi.
Cho biết trong số những người có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổi nào là lực lượng lao động chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động).
+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị).
Cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việc làm mới trong tương lai.
+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế.
Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiều lao động nhất ở hiện tại và tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này. Trong nền kinh tế quốc dân ngành kinh tế được chia làm 3 khu vực lớn.
Khu vực I: ngành nông nghiệp và lâm nghiệp
Khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng
Khu vực III: dịch vụ.
+ Cơ cấu việc làm theo nghề.
Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của người lao động.
+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế.
Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai. Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo vùng
Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người đọc mường tượng được vấn đề. Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tác động qua lại lẫn nhau.Ví dụ: ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ở khu vực thành thị; cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi theo vùng, lãnh thổ…
Các chỉ tiêu đo lường
Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ.
DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp.
Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức
Tvl(%) = Nvl/Dkt
Trong đó: .Tvl: % người có việc làm
. Nvl: Số người có việc làm
. Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc
Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức:
Ttn(%) =Ntn/Dkt
Trong đó: . Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp
. Ntn: Số người thất nghiệp
. Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
Thị trường lao động:
Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động.
- Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng).
- Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại
- Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu
(điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1).
SL
W
E
W*
DL
L* L
(Hình 1.1)
Thị trường lao động trong nước:
Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều có thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi biên giới của một quốc gia
Thị trường lao động quốc tế
Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác thông qua Hiệp định, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới
CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Khái niệm hình thức xuất khẩu lao động:
Là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định.
Các hình thức
Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:
Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư
Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì nó bao gồm các hình thức sau (theo Luật số 35/2002/QH10 về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao Động – Điều 134a):
Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài
Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.
Đặc điểm:
+ Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra
+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận
+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài;
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài:
Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm:
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định
+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài.
Các hình thức khác theo quy định của chính phủ:
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài: Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác
XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…
Và một số hình thức khác
VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tích cực:
Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không một ai có thể phủ nhận những gì mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đóng góp. Xuất khẩu lao động không những vừa đạt được mục tiêu về kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội.
Về mục tiêu kinh tế:
Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước.
Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động
Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.
Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động là không quá 1 tháng lương theo mỗi năm làm việc (Nghị định 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài). Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.
Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. Thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu....
Về mục tiêu xã hội
Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện".
Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về
Tiêu cực:
Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia đình và cộng đồng có người đi xuất khẩu lao động, như: chức năng gia đình bị biến đổi, vai trò giới truyền thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như: tha hoá về đạo đức, lối sống; mắc các tệ nạn xã hội; quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; gia đình lục đục, tan vỡ; thiếu quản lý, giáo dục con cái; nợ nần...
SỰ CẦN THIẾT CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 86 triệu người (năm 2009). Theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổng Cục Thống Kê, nước ta có khoảng 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế, hàng năm chúng ta có thêm 1,5 – 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, chiếm 2,6% trong tổng số lực lượng lao động. Riêng lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chúng ta có khoảng 8,6 triệu người chiếm khoảng 13,3% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp, 1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu việc làm là 5,61%, trong đó thành thị là 3,33% và nông thôn là 6,51%. Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,9% (thành thị là 4,6%; nông thôn là 2,25%).
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải quyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó. Đó cũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuất khẩu lao động đã quan tâm phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây.
Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vực đạt được liền lúc cả hai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995.
Luật 35/2002/QH10 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động
Luật 72/2006/QH11 của Quốc hội Luật người lao động ở Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007)
Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/8/2007, thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003)
Thông tư liên tịch 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài
Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. (có hiệu lực từ ngày 11/9/2007).
Một số văn bản pháp lý khác.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ 1980 ĐẾN NAY
Chúng ta có thể phân chia xuất khẩu lao động thành hai chặng đường cơ bản sau:
+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990
+ Giai đoạn từ 1991 đến nay (2010)
Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có những đặc trưng cơ bản rất khác biệt. Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩu lao động được sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành và hầu như không chịu sự tác động của thị trường. Giai đoạn 1991- nay (2010): là giai đoạn xuất khẩu lao động chịu sự tác động của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phân chia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ.
Giai đoạn 1980 đến 1990:
Về quy mô thị trường:
Trong thời gian trước 1991, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, dưới hình thức lao động hợp pháp. Ngày 3/10/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với Bulgaria với thời hạn và hiệu lực của hiệp định là 5 năm. Ngày 04/11/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với CHDC Đức, thời hạn là 4 năm, hiệp lực của hiệp định là 5 năm. Ngày 27/11/1980 ký hiệp định với Tiệp Khắc, thời hạn là 4 năm, hiệu lực của hiệp định là 8 năm. Ngày 02/04/1981 Việt Nam ký với Liên Xô (cũ) với thời hạn 5 năm đối với lao động có tay nghề, 6 năm đối với lao động phổ thông, 4 năm đối với lao động nữ và hiệu lực của hiệp định là 10 năm. Năm 1987 Việt Nam ký hợp đồng lao động với Iraq, làm việc theo phương thức trả nợ cho Nhà nước, hiệu lực của hợp đồng là 2 năm.
Về số lượng, cơ cấu lao động và hình thức
Về số lượng:
Trong thời gian từ 1980 đến 1990, tổng số lao động được đưa ra nước ngoài làm việc khoảng 256.173 người (trong đó; các nước XHCN là 236.872 người (chiếm 92,2%), TBCN là 19.301 người (chiếm 7,8%)
Về hình thức: Trong thời kỳ này lao động chủ yếu được đưa đi theo hiệp định của Chính phủ.
Hình 2: Số lượng lao động làm việc tại các nước XHCN
ĐVT: Người
Năm
Số lao động
Năm
Số lao động
1980
1.570
1986
9.042
1981
20.230
1987
46.098
1982
25.970
1988
71.535
1983
12.402
1989
40.618
1984
4.429
1990
24.733
1985
5.008
Tổng số
236.872
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam
Về cơ cấu ngành nghề: Trong giai đoạn này lao động phổ thông, chưa có tay nghề hoặc xó tay nghề thấp chiếm tỷ lệ lớn, từ 58% - 70%. Cụ thể: Lao động không nghề có 137.000 người, chiếm 58%; lao động có nghề có 99.853 người, chiếm 42% trên tổng số 236.872 người. Với cơ cấu ngành nghề như sau: xây dựng: 22,3%; công nghiệp: 69,6%; nông, lâm, ngư nghiệp: 2,1% và các nghề khác: 3,4%.
Ngành nghề
Tổng số
Quốc gia tiếp nhận lao động
Liên Xô
CHDC Đức
Tiệp Khắc
Bungari
Công nghiệp
178.190
80.710
58.347
29.161
9.972
Cơ khí
63.206
20.945
18.862
16.812
6.587
Công nghiệp nhẹ
104.427
57.641
35.869
8.533
2.384
Hóa chất
7.407
2.123
3.516
1.588
180
Thực phẩm
3.150
0
99
2.229
822
Xây dựng và VLXD
45.597
19.469
5.548
5.096
15.484
Nông nghiệp
1.531
0
75
831
625
Lâm nghiệp
4.718
1.975
930
1683
130
Các ngành khác
10.265
2.934
5.115
794
1.422
Tổng
240.301
105.088
70.015
37.565
27.633
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam
Về hiệu quả kinh tế - xã hội
Về hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu sức lao động được xét dưới hai mặt; Thứ nhất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động. Thứ hai, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước.
Đối với người lao động: Thu nhập là lợi ích kinh tế và là mục tiêu hàng đầu của người lao động. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn lao động trong nước cùng ngành nghề, chưa kể các thu nhập khác như làm thêm giờ, tăng ca, hoặc làm dịch vụ ngoài giờ…Cụ thể: Ở Iraq sau hai năm làm việc, bình quân mỗi lao động tiết kiệm được 1500 – 2000 USD. Năm 1990 – 1991, tính trên 50.000 người về nước, Việt Nam có thêm 300 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ (tỷ giá 1 USD = 6.000 VNĐ), chưa kể giá trị hàng hóa do người lao động gởi về.
Hình 3: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động (1980 – 1990)
Nước
Giai đoạn 1981 - 1985
Giai đoạn 1986 – 1990
Liên Xô
150 – 170 Rúp
60 – 180 Rúp
CHDC Đức
700 – 800 Mác
800 – 900 Mác
Tiệp Khắc
1600 – 1800 Curon
1800 – 2000 Curon
Bulgaria
150 – 170 Leva
160 – 180 Leva
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam
Đối với Nhà nước: Nhà nước có được nguồn thu ngân sách và ngoại tệ, bao gồm các khoản: 1) Khoản tiền xây dựng tổ quốc 12% mức thu nhập hàng tháng đối với người lao động ở Đức; ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Bulgaria; 2) Khoản do phía tiếp nhận và sử dụng sức lao động trả cho Nhà nước ta, bao gồm tiền BHXH, phí tuyển chọn.
Nước
1980 - 1985
1986 - 1990
Bản tệ/ năm
Quy Rúp/ năm
Bản tệ/ năm
Quy Rúp/ năm
Liên Xô
160 – 170 Rúp
170 Rúp
504 Rúp
504 Rúp
CHDC Đức
1.200 Mác
375 Rúp
2.160 Mác
675 Rúp
Tiệp Khắc
4.810 Curon
481 Rúp
6.000 Curon
600 Rúp
Bulgaria
300 Leva
300 Rúp
425 Leva
425 Rúp
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam
Tổng ngoại lệ Nhà nước thu tiền xây dựng tổ quốc giai đoạn 1980 – 1990 là 482 triệu Rúp phi mậu dịch và theo giá quy đổi thời kỳ là 521,6 tỷ đồng.
Về hiệu quả xã hội. Qua hơn mười năm hợp tác lao động đã giải quyết cho gần 30 vạn lao động, trong đó, gần 60% là lao động phổ thông và gần 4 vạn lao động lực lượng vũ trang
Giai đoạn 1990 đến nay:
Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Qua hơn 20 năm phát triển, đặc biệt là từ những năm 2000 đến nay, xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng khích lệ, thể hiện ở những điểm sau:
Hình thành các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Từ 1991 đến nay, Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tính đến giữa năm 2010, Bộ lao động và Thương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 171 doanh nghiệp
Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD, OLECO, TRANCO, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty COALIMEX. INTERSERCO và TRAENCO... đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định.
Về thị trường:
So với thời kỳ trước, tốc độ phát triển, quy mô và diện mạo thị trường XKLĐ đã được khởi sắc. Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh xã hội đến cuối năm 2009 lao động của ta đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ.
Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường
Đơn vị: người
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Malaysia
Cata
UAE
Ả Rập xê út
CH Séc
Ma Cao
Khác
Tổng
2006
5360
10577
14127
37941
3219
1760
98
423
869
5766
80140
2007
5517
12187
23640
26704
4685
2310
1620
1432
548
5982
84625
2008
6142
18141
31631
7810
10789
2845
2987
1871
1417
11355
94988
Tổng
17019
40905
69398
72455
18693
6915
4705
3726
2834
23103
259753
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007.
Tính đến 31/12/2009, ta đã đưa được gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 83% kế hoạch đề ra. Số lượng lao động đưa đi một số thị trường chính như sau: Đài Loan : 21.667 lao động, Hàn Quốc: 7.578 lao động (trong đó: 4.837 là số đi mới và 2.741 là đi lại), Nhật Bản : 5.456 tu nghiệp sinh và lao động, Lào: 9.070 lao động, Lybia: 5.241 lao động, UAE: 4.733 lao động, Malaysia : 2.792 lao động
Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009
Đơn vị: người
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Malaysia
Nga
UAE
Li Bi
Ma Cao
Khác
Tổng
Lao động
3793
5549
13202
1666
1484
3051
2660
2349
11880
45634
Lao động nữ
999
785
4782
1015
658
2310
219
2144
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Theo Cục Quản lý lao động (LĐ) ngoài nước, trong 10 tháng đầu năm 2010, VN đã đưa được 66.864 LĐ đi làm việc ở các nước. Riêng trong tháng 10 có trên 8.000 người đi xuất khẩu . Dẫn đầu vẫn là thị trường Đài Loan với 22.933 LĐ, tiếp đến là ba thị trường chủ lực: Hàn Quốc 5.658 LĐ, Nhật Bản 3.790 LĐ, Malaysia 7.610 LĐ. Các thị trường nhỏ lẻ như : Lào, UAE, Libi, Macau, Campuchia đạt từ 2.000-4.000 người/quốc gia.
Thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được. Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dè dặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá…
Về hình thức, quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu
Về hình thức
Trong giai đoạn 1991 – 2010 các hình thức xuất khẩu lao động được thực hiện rất đa dạng như: Người lao động được đi làm việc bên ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoặc qua các doanh nghiệp nhận thầu công trình, hoặc thông qua các hợp đồng cá nhân...
Về quy mô
Số lượng lao động xuất khẩu những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng. So với năm 1995 thì số lượng lao động xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 3,13 lần; năm 2009 tăng 2,4 lần so với 2000.
Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài 1991 – 2009
Đơn vị: Người
Năm
Số lượng
Năm
Số lượng
1991
1.022
2001
36.168
1992
810
2002
46.122
1993
3.960
2003
75.720
1994
9.230
2004
67.447
1995
10.050
2005
70.000
1996
12.661
2006
78.855
1997
18.469
2007
80.140
1998
12.000
2008
94.988
1999
20.700
2009
75.000
2000
31.460
Tổng
708.642
Cục quản lý lao động nhà nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam
Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007. Năm 2009, tổng lao động xuất khẩu là 75.000 người, đạt gần 83% kế hoạch đề ra.Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động.
Về cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động xuất khẩu dịch chuyển theo hướng lao động có tay nghề ngày càng tăng. Hiện có đến 30 nhóm nghề thuộc ba khu vực: nông lâm ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ như: nông nghiệp, chế biến gỗ, hải sản, vận tải biển,đánh bắt hải sản,y tế, giúp việc nhà,… Theo bảng tổng hợp lao động và ngành nghề ( từ năm 2006 đến 2008) ta có thể thấy: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính đó là Công nghiệp. Các ngành khác như: Dịch vụ, Lâm nghiệp, Nông nghiệp có số lượng lao động làm việc không đáng kể. Ngành có số lượng lao động tập trung ít nhất là lĩnh vực Nông nghiệp với số lượng không đáng kể, cho thấy đây là ngành kém hấp dẫn và nhu cầu tiếp nhận không nhiều. Lĩnh vực có số lượng lao động tập trung cao nhất phải nói đến là Công nghiệp, khoảng 164.178 lao động, chiếm 65% trong tổng số lao động các ngành nghề.
Tổng hợp lao động và ngành nghề
Đơn vị: người
Thị trường
Ngành nghề
Số LĐXK đã qua đào tạo
Tổng
2006
2007
2008
Nhật Bản
Công nghiệp
3950
4158
4577
12685
Vận tải biển
1211
1130
1078
3419
Xây dựng
75
137
57
269
Ngành nghề khác
124
92
430
646
Lao động lành nghề (TDC)
4652
4373
5822
14847
Cộng
5360
5517
6142
17019
Hàn Quốc
Công nghiệp
8205
10462
14219
32886
Thuyền viên tàu cá
1219
1409
2380
5008
Vận tải biển
90
82
68
240
Xây dựng
1031
152
783
1966
Ngành nghề khác
32
82
691
805
Lao động lành nghề (TDC)
1255
1579
8428
11262
Cộng
10577
12187
18141
40905
Đài Loan
Khán hộ công, giúp việc gia đình
1419
8734
7430
17583
Công nghiệp
10980
12980
21492
45452
Vận tải biển
252
71
55
378
Thuyền viên tàu cá
1376
1812
1890
5078
Xây dựng
12
15
21
48
Ngành nghề khác
88
28
743
859
Lao động lành nghề (TDC)
4325
8033
9534
21892
Cộng
14127
23640
31631
69398
Malaysia
Công nghiệp
35237
26442
7337
69106
Giúp việc gia đình
0
0
245
245
Nông nghiệp và dịch vụ
2704
239
192
3135
Lao động lành nghề (TDC)
3915
4705
2467
11087
Cộng
37941
26704
7810
72455
Cata
Xây dựng
327
470
150
947
Công nghiệp (SXCT)
0
3
0
3
Dịch vụ (Nhà hàng, KS….)
27
20
0
47
Lao động lành nghề (TDC)
2885
3019
1135
7039
Cộng
3219
4685
2757
10661
UAE
Xây dựng
1420
1488
2341
5249
Công nghiệp (SXCT)
302
667
477
1146
Dịch vụ (Nhà hàng, KS….)
38
15
27
80
Lao động lành nghề (TDC)
1585
1554
2389
5528
Cộng
1760
2130
2845
6735
Ả rập xê út
Xây dựng
59
711
1232
2002
Công nghiệp (SXCT)
22
457
708
1187
Vận tải
17
41
61
119
Giúp việc gia đình
0
452
986
1438
Lao động lành nghề (TDC)
74
955
1293
2322
Cộng
98
1620
2987
4705
CH Séc
Công nghiệp
0
338
1370
1708
Dệt may
0
85
47
132
Xây dựng
0
0
15
15
Dịch vụ
7
0
0
7
Lao động lành nghề (TDC)
0
406
1127
1533
Cộng
7
423
1432
1862
Ma Cao
Giúp việc gia đình
0
1169
2474
3643
Dịch vụ
0
836
446
1282
Công nghiệp
0
2
3
5
Khác
7
125
102
234
Lao động lành nghề (TDC)
0
869
548
1417
Cộng
0
2132
3025
5157
Khác
Cộng
5766
5982
11355
23103
Tổng cộng
57202
53268
42294
152764
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
Thị trường truyền thống:
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước phát triển với mức sống cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô.
Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1993
Hiện nay có 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn quốc:
Lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS)
Chương trình EPS là chương trình phi lợi nhuận. Lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao động bản địa.
Tháng 8/2008, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký lại Bản Ghi nhớ.
Từ 1/1/2008, mức lương cơ bản tối thiểu là 787930W/tháng (40h/tuần) và 852020 Won/tháng (44h/tuần). Tổng số lao động Việt Nam đang ở Hàn Quốc là khoảng 36.400 lao động đang làm việc hợp pháp.
Lao động đi làm thuyền viên tàu cá
+ Thuyền viên xa bờ: Mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Hàn Quốc hiện nay là 180 USD/tháng (đối với thuyền viên chưa có kinh nghiệm) và 210 USD/tháng (đối với thuyền viên có kinh nghiệm).
+ Thuyền viên gần bờ: Hiện nay có 2 công ty đã được Hiệp hội thuỷ sản Hàn quốc cho phép đưa thuyền viên tàu cá biển gần sang làm việc tại Hàn quốc là LOD và INMASCO. Mức lương cơ bản là 750000W/tháng (~750USD)
Lao động kỹ thuật cao
Năm 2004, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như Công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ sư, chuyên gia.
Hiện nay, ta có khoảng trên 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.
Malaysia
Malaysia có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, trong đó không đòi hỏi nhiều về trình độ tay nghề
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ đầu năm 1992. Hiện nay có khoảng 100.000 lao động ta đang làm việc tại thị trường này. Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Hiện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đang đưa lao động sang làm việc tại Malaixia.
Thu nhập bình quân của lao động khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng.
Tình hình lao động ta làm việc ở Malaixia có xu ngày càng ổn định. Nhu cầu lao động trong lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử tăng cao. Đây là thị trường có ngành nghề phù hợp với trình độ lao động của ta, tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động nông thôn, người nghèo đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện nay, Malaysia có nhu cầu cao tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình.
Đài Loan
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từ cuối năm 1999. Trong hơn 8 năm qua, ta đã đưa gần 200.000 lượt lao động sang làm việc tại Đài Loan và hiện có khoảng 81.000 người đang làm việc tại Đài Loan, chiếm khoảng hơn 20% số lượng lao động nước ngoài tại thị trường này.
Về cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, có 56,44% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo (nhà máy), 42% lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình, còn lại là lao động làm việc trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thuyền viên…
Thu nhập của người lao động tại thị trường Đài Loan khoảng 500 USD/tháng (giúp việc gia đình) và từ 650 USD – 700 USD (lao động công xưởng, hộ lý)
Đài Loan có nhu cầu cao tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, dịch vụ như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh tại các cơ sở Bảo trợ xã hội.
Nhật Bản
Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.
Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng.
Trợ cấp tu nghiệp bình quân của Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 500 – 600 USD/tháng. Thu nhập trong năm thứ 2 và thứ 3 đạt khoảng 700 USD – 800 USD/tháng.
Đông Âu:
Các thị trường chính gồm có Sec, Slovakia, Bungari, Nga, Ba Lan
Điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài, điều kiện làm việc, ăn ở, chăm sóc y tế, bảo hiểm, tiền lương được luật pháp đảm bảo theo quy định chung như đối với người lao động bản địa.
Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của các quốc gia trên tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây là những thị trường đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, đặc biệt là trong các ngành như xây dựng, thợ may, thợ hàn...
Mức lương đối với người lao động làm việc tại các thị trường này từ 400 USD đến trên 1.000 đô la Mỹ tuỳ vào thị trường và tuỳ vào loại hình công việc.
Thị trường mới
Bên cạnh việc ổn định thị trường xuất khẩu lao động truyền, hiện VN đã mở thị trường mới ở Trung Đông (U.A.E, Arabia Saudi, Quata…), Macau, Singapore, Úc, Mỹ…; mở lại thị trường Czech, Algeria… và đang xúc tiến mở thêm thị trường ở Bắc và Đông Âu.
Các nước trong khu vực Trung Đông
Thị trường Ca-ta
Kinh tế Ca ta đang phát triển với tốc độ nhanh, việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển các ngành kinh tế được đặc biệt ưu tiên.
Tuyệt đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc tại Ca – ta trong lĩnh vực xây dựng. Mức lương cơ bản vào khoảng 190USD/tháng đối với lao động không nghề và khoảng từ 250USD/tháng trở lên đối với lao động có nghề. Ngoài ra, người lao động đều có giờ làm thêm nên có mức thu nhập đối với lao động phổ thông vào khoảng 250USD/tháng và lao động có nghề khoảng 400USD/tháng.
Thị trường Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE)
UAE là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh, bao gồm 7 tiểu vương trong đó thủ đô là Abu Dahbi, thành phố lớn nhất là Du bai. Các công ty XKLĐ Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng cung ứng lao động cho thị trường UAE từ năm 1995.
Đã có 64 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động sang UAE làm việc. Hiện nay, số lượng lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng khoảng 9.500 người, ngành nghề chủ yếu của lao động ta là xây dựng, cơ khí xây dựng, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thuỷ sản, nhựa, may mặc, salon,...
Thu nhập của người lao động tại UAE vào khoảng 245 USD/tháng đối với lao động phổ thông và 300USD/tháng đối với lao động có nghề.
Thị trường A rập Xê út
Với số lượng dân số ít và nhu cầu phát triển kinh tế cao nên A rập Xê út cần nhiều nhân công nước ngoài. Nhu cầu tiếp nhận lao động giúp việc gia đình rất lớn.
Ta bắt đầu đưa lao động sang A-rập Xê-út từ tháng 8 năm 2003. Hiện tại có khoảng 6.800 lao động đang làm việc tại A-rập Xê-út, với ngành nghề chủ yếu là xây dựng và một số lao động nữ làm việc tại gia đình.
Macau
Nền kinh tế của Macau chủ yếu phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, giải trí và sòng bạc.
Thông thường các hợp đồng có các điều kiện về mức lương như sau:
Mức lương cơ bản trung bình (chưa kể thu nhập làm ngoài giờ) của lao động nước ngoài như sau: lao động phổ thông trong lĩnh vực dệt may: 10USD/ngày (300USD/tháng); giúp việc gia đình: 300USD/tháng, công nhân xây dựng: 35USD/ngày, các công việc trong lĩnh vực dịch vụ (nhân viên làm việc trong khách sạn, cửa hàng ăn): 500USD/tháng.
Và một số thị trường khác như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada đang rất cần lao động có tay nghề trong lĩnh vực y tá, công nghệ thông tin, cơ khí, phục vụ khách sạn của VN… mức lương hấp dẫn 1.000-2.000 USD một tháng, nhưng số người đi được rất ít.
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHỮNG NĂM QUA
Tăng số lượng lao động đưa đi làm việc tại các thị trường truyền thống; mở rộng số lượng thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam: Từ năm 2001 đến hết năm 2008 đã có hơn 500 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, chỉ riêng 3 năm (từ 2006 đến hết năm 2008), đã có khoảng 250.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bình quân khoảng 83.000 người/năm), chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Hiện nay có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 1,6 – 2 tỷ USD.
Từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu: nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài mới đạt khoảng 35%, thì đến nay tỷ lệ này đã đạt trên 50%. Công tác đào tạo người lao động trước khi đi đã được các doanh nghiệp quan tâm; Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đã và đang được hình thành, phát triển.
Ký kết các Hiệp định/Thoả thuận Chính phủ: Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định, Thoả thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Đến nay, đã có 171 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp, có khoảng 30% hoạt động có hiệu quả, đưa đi hàng ngàn lao động mỗi năm và đang quản lý hàng chục nghìn lao dộng ở nước ngoài, 50% hoạt động khá
Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, chú trọng: Hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động hoặc tuỳ viên lao động/cán bộ chuyên trách quản lý lao động tại Cơ quan đại diện và đại diện của các doanh nghiệp. Hệ thống các Cơ quan đại diện đã có tại hầu hết các nước nhận lao động Việt Nam. Ngoài ra, ở các thị trường có nhiều lao động, phần lớn các doanh nghiệp đưa lao động đi đều có văn phòng đại diện để quản lý lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.
Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền và giúp người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch trong xuất khẩu lao động; góp phần hạn chế được tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng vốn có của ta do những nguyên nhân đã và đang tồn tại sau:
Về quản lý Nhà nước.
Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể để điều chỉnh và quản lý chặt chẽ xuất khẩu lao động nên dẫn tới việc kém thu hút mọi tầng lớp tham gia xuất khẩu.
Việc tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ ngành, Địa phương chưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc
Chưa phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng dẫn dắt, “cò mồi” tiêu cực, lừa đảo diễn ra trên nhiều địa bàn gây xôn xao dư luận.
Chưa đầu tư thoả đáng cho khâu phát triển thị trường: Nhà nước, các Bộ, Ngành, Địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia như đầu tư xuất khẩu hàng hoá, mà đáng lẽ nó phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa.
Thủ tục hành chính còn rườm rà: Việc thực thi công vụ của một số cán bộ ở địa phương chưa thực sự tận tâm, thậm chí có nơi còn gây khó dễ, tốn kém, tiêu cực cho người lao động nhất là ở khâu xác nhận thủ tục giấy tờ lý lịch tư pháp và thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Ở nước ngoài còn thiếu một hệ thống tùy viên lao động tại những địa bàn có nhiều lao động làm việc hoặc có khả năng tiếp nhận lao động.
Công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động còn hạn chế dẫn đến tình trạng phần đông người lao động bị thiếu thông tin nên khả năng người lao động tự liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động là khó khăn, dẫn tới tình trạng là doanh nghiệp cần tuyển người thì không có trong khi đó người cần đi xuất khẩu lao động thì không biết đâu có nhu cầu để mà đến tuyển nên không ít trường hợp đáng tiếc người lao động bị kẻ xấu lừa đảo đã xảy ra gây tâm lý hoang mang cho người lao động và xã hội.
Về các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn thụ động, trông chờ vào đối tác, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm về quản lý lao động, thị trường.
Chưa chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về chế độ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, công khai tài chính, quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Việc tuyển chọn lao động tại một số doanh nghiệp còn quá vòng vèo, phải qua nhiều khâu trung gian, thậm chí cả “cò mồi” làm cho người lao động phải chịu nhiều chi phí trái với quy định.
Về chất lượng nguồn lao động và công tác đào tạo.
Phần lớn chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của ta còn thấp so với yêu cầu của chủ sử dụng lao động, nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện đại. Một bộ phận người lao động của ta còn chưa ý thức rõ được mối quan hệ chủ – thợ, ý thức kỷ luật lao động và chấp hành hợp đồng đã ký kết kém, nhiều trường hợp đã tự bỏ hợp đồng lao động trốn ra ngoài sống và lao động bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động và thị trường lao động của Việt Nam.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI
XU HƯỚNG CỦA NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG
Công việc
Tùy theo định hướng phát triển mà mỗi quốc gia có nhu cầu nhập khẩu lao động với các ngành nghề nhác nhau, như: Vùng Trung Đông đang phát triển và nền kinh tế của họ tập trung vào khai thác tài nguyên. Họ cần phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, những lao động xuất sang các nước này cần được đào tạo ngành nghề xây dựng… Còn vào thị trường Bắc Mỹ thì họ cần những lao động ta nghề cao hơn như thợ máy, giúp việc, bán hàng…
Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động XKLĐ vẫn chủ yếu tập trung với những nghề như:ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản… Bên cạnh đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada đang rất cần lao động có tay nghề trong lĩnh vực y tá, công nghệ thông tin, cơ khí, phục vụ khách sạn của VN
Trình độ chuyên môn, tay nghề
Với thị trường ngoài nước, người lao động không những cần đạt được yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ mà còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác như: sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, tiền vốn…mới có thể tham gia vào thị trường ngoài nước, nên việc tìm kiếm, tuyển chọn ngày càng khó hơn. Từ góc nhìn này, sẽ không sai khi nói rằng, nhiều doanh nghiệp không thiếu “thị trường và hợp đồng cao” – cao về thu nhập, điều kiện làm việc và đãi ngộ mà lại thiếu chính cái mà mình phải có - đó là nguồn lao động có chất lượng.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Quan điểm của Đảng và nhà nước
Từ cuối năm 1991 đến nay, cùng với chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, hoạt động xuất khẩu lao động đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn. Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự thảo nhằm tăng cường công tác XKLĐ. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung vào năm giải pháp trọng tâm sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài.
- Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mục tiêu những năm tới
Với quy mô, dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới, trong đó có khoảng 58 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Số lượng người từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 70% dân số. Đây là lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1,1 triệu - 1,2 triệu người. Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện chỉ còn 4,6% (năm 2009). Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2010, sau một năm trải qua khủng hoảng, một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đã có khả năng nhận trở lại số lượng lớn lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã có thêm kinh nghiệm, có thời gian bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 30/12/2009, đã có gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Dù chỉ đạt 83% kế hoạch năm, nhưng đây cũng là kết quả tương đối khả quan.
Năm 2010, Malaysia vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ cùng các doanh nghiệp khảo sát kỹ các yếu tố mới từ thị trường này để bàn giải pháp tăng cả chất và lượng lao động. Thị trường Đài Loan cũng đang được các doanh nghiệp chú trọng khai thác bởi nhu cầu lao động ở đây lớn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2010 thị trường châu Âu cũng có nhiều triển vọng khi kinh tế đang phục hồi và có nhu cầu tuyển lại lao động.
Đích nhắm khả quan của nhiều doanh nghiệp là thị trường Nhật Bản đang tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài trở lại. Các thị trường mới nổi là Libi, UAE và một số nước Trung Đông sẽ là những thị trường thu hút nhiều lao động. Trong những năm tới mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là phải phấn đấu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời với chỉ tiêu về chất lượng như tăng tỷ trọng lao động có nghề, tăng số lượng lao động đến các thị trường có thu nhập khá và thu nhập cao, giảm thiểu rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín của từng đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan nhà nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền một cách sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ
Các bộ ngành chức năng cần tăng cường phối hợp công tác trong kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ, phối hợp với các cán bộ cơ quan công an, trong quá trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến XKLĐ.
Đối với địa phương, rà soát và cắt giảm những thủ tục không cần thiết, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính, không để kéo dài
Đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ
Tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc
Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục XKLĐ.
Đối với doanh nghiệp XKLĐ
Công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí đưa người lao động đi đối với từng thị trường.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng
Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽ đảm nhận. Đổi mới nội dung giảng dạy: cần cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật pháp, đất nước, con người, phong tục tập quán của nước sở tại, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng, nội quy nơi làm việc (nhà máy, công trường...), nội quy kí túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp về: Luật pháp liên quan đến xuất khẩu lao động, kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác thị trường, kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động trong tuyển chọn lao động, quản lý lao động ở nước ngoài.
Tiếp tục phát triển thị trường: củng cố nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường mới một cách vững chắc.
Xây dựng thương hiệu, tạo uy tín bằng cách nâng cao chất lượng, siết chặt quản lý.
Đối với người lao động
Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.
Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu lao động là một hoạt động phổ biến trên thế giới và mang tính KT -XH cao. Hoạt động này sẽ còn tiếp tục phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế của thế giới.
Đối với nước ta, con người luôn là một vốn quý, lợi thế, nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển đất nước. Là một quốc gia có đông dân số tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào, người Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động trở thành một biện pháp hữu hiệu. Với lợi thế về nhân lực chúng ta hoàn toàn có thể phát triển KT - XH của đất nước thông qua XKLĐ, coi đây như là một thế mạnh của quốc gia. XKLĐ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Kinh tế đối ngoại Việt Nam trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995.
Luật 35/2002/QH10 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động
www.molisa.gov.vn trang web của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
www.gso.gov.vn/ trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam
trang thông tin điện tử cục quản lý lao động ngoài nước
Và một số nguồn tài liệu khác
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
DANH MỤCCÁC NGHỀ VÀ CÔNG VIỆC, KHU VỰC CẤM ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNGVÀ CHUYÊN GIA VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI(ban hành kèm theo Thông tư số 22/2003/TT-BLĐTBXHngày 13 tháng 10 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. NGHỀ VÀ CÔNG VIỆC CẤM:
- Nghề vũ công, ca sĩ, massage đối với lao động nữ tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí;
- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại mầu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), dọn rác vệ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxýt thủy ngân;
- Công việc phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axít nitríc, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh;
- Những công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
- Những công việc phải điều trị hoặc trực tiếp phục vụ bệnh nhân các bệnh xã hội (phong), HIV, những công việc mổ tử thi, liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả;
- Những công việc mà pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
II. KHU VỰC CẤM:
- Khu vực đang có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự;
- Khu vực bị nhiễm xạ, nhiễm độc;
- Những khu vực mà pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2003/NĐ-CP NGÀY 17-7-2007
-----------------
TT
SỐ GIẤY PHÉP
NGÀY CẤP
TÊN DOANH NGHIỆP
TÊN VIẾT TẮT
1
04
13/1/2004
Tổng công ty cơ điện - xây dựng nông nghiệp thuỷ lợi
AGRIMECO
2
54
13/9/2004
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không
AIRSERCO
3
68
29/9/2004
Công ty Cung ứng & XNK lao động Hàng không
ALSIMEXCO
4
75
11/10/200
Công ty Mỹ thuật Trung ương
CEFINAR
5
51
9/9/2004
Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế
COALIMEX
6
03
12/1/2004
Công ty XNK lao động & thương mại du lịch
COLECTO
7
76
11/10/2004
Tổng công ty Cơ khí xây dựng
COMA
8
47
7/9/2004
Công ty Đầu tư xây dựng & XNK Việt Nam
CONSTREXIM HOLDINH
9
52
9/9/2004
Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam
DETESCO VN
10
27
30/7/2004
Công ty XNK thiết bị vật tư thông tin
EMI CO
11
19
23/7/2004
Công ty vật tư thiết bị công nghiệp quốc phòng
GAET
12
69
30/9/2004
Tổng công ty xây dựng Hà Nội
HACC
13
119
5/1/2005
Tổng công ty Đầu tư & phát triển nhà Hà Nội
HANDICO
14
102
6/12/2004
Công ty xây dựng số 1 Hà Nội
HACC1
15
18
9/7/2004
Trung tâm hợp tác chuyên gia và nhân lực y tế với nước ngoài
HMSC
16
72
1/10/2004
Công ty Hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động
LETCO
17
88
29/10/2004
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI
18
101
6/12/2004
Tổng công lắp máy Việt Nam
LILAMA
19
16
6/7/2004
Công ty Hợp tác Lao động nước ngoài
LOD
20
11
23/4/2004
Công ty Máy và phụ tùng
MACHINOIMPORT
21
01
2/12/2003
Công ty Hợp tác lao động với nước ngoài
MILACO
22
81
11/10/2004
Tổng công ty ứng dụng mới và du lịch
NEWTATCO
23
36
6/8/2004
Công ty Vận tải Biển Bắc
NOSCO
24
28
30/7/2004
Tổng công ty đường sông miền Bắc
NOWATRACO
25
20
23/7/2004
Công ty Xây dựng dịch vụ & Hợp tác lao động
OLECO
26
24
28/7/2004
Công ty XNK chuyên gia lao động & kỹ thuật
IMS
27
33
12/8/2004
Công ty cung ứng lao động Quốc tế và Dịch vụ
INMASCO
28
86
25/10/2004
Công ty Cung ứng nhân lực & thương mại Quốc tế
INTERCERCO
29
114
5/1/2005
Công ty Cung ứng lao động Quốc tế
LATUCO
30
12
21/6/2004
Công ty Da giầy Việt Nam
LEAPRODEXIM VIETNAM
31
29
30/7/2004
Tổng Công ty Thép Việt Nam
VSC
32
79
11/10/2004
Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam
VTC
33
93
15/11/2004
Công ty CP phát triển nhân lực & thương mại VN
VINAMEX
34
09
20/02/2004
Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam
VINAMOYOR
35
15
6/7/2004
Tổng công ty Tầu thuỷ Việt Nam
VINASHIM
36
17
9/7/2004
Tổng công ty Dệt May Việt Nam
VINATEX
37
59
16/9/2004
Công ty XNK cung ứng vật tư thiết bị đường sắt
VIRASIMEX
38
80
11/10/2004
Công ty Sản xuất kinh doanh XNK Chấn Hưng
POLIMEX
39
46
7/9/2004
Công ty sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu
PROSIMEX
40
90
3/11/2004
Công ty TNHH Quốc Dân
Quoc Dan Company Limited
41
66
29/9/2004
Công ty thương mại & dịch vụ tổng hợp
SERVICO HANOI
42
21
23/7/2004
Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế & thương mại
SONA
43
105
7/12/2004
Tổng công ty Sông Đà
SONGDA Corporation
44
117
5/1/2005
Công ty XNK thiết bị toàn bộ & kỹ thuật
TECHNOIMPORT
45
91
10/11/2004
Công ty dịch vụ kỹ thuật & xuất nhập khẩu
TECHSIMEX
46
112
28/12/2004
Tổng công ty Thành An
THANHAN Corporation
47
97
19/11/2004
Công ty TNHH thương mại Quốc tế
TRADECO
48
65
29/9/2004
Công ty Xây dựng & Thương mại
TRAENCO
49
106
15/12/2004
Công ty vật tư vận tải & XD công trình giao thông
TRANCO
50
32
12/8/2004
Công ty cổ phần vật tư thiết bị giao thông
TRANSECCO
51
73
1/10/2004
Công ty Dịch vụ & thương mại
TSC
52
71
1/10/2004
Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
UDIC
53
10
23/3/2004
Công ty đầu tư thương mại Vạn Hoa
VIC
54
89
29/10/2004
Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng
VIGLACERA
55
05
13/1/2004
Công ty Xuất nhập khẩu & Hợp tác đầu tư
VILEXIM
56
77
11/10/2000
Tổng công ty xây dựng nông nghiệp & PT nông thôn
VINACCO
57
30
5/8/2004
Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam
VINACONEX
58
104
7/12/2004
Liên hiệp sản xuất thương mại hợp tác xã VN
VINAHANDCOOP
59
25
28/7/2004
Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam
VINAINCON
60
70
30/9/2004
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
VINALINES
61
35
12/8/2004
Công ty Du lịch Hà Nội
HANOI TOURIM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề án môn học Kinh tế quốc tế Thực trạng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam.doc