Tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk: LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng ngắn hạn có tác dụng mạnh mẽ đến các hoạt động khác của ngành ngân hàng như góp phần thực thi chính sách tiền tệ, ổn đình nền tài chính quốc gia, kiềm chế lạm phát, ổn định và giữ vững giá trị của đồng tiền, hỗ trợ các mặt nghiệp vụ như điều hòa lưu thông tiền tệ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng, không ngừng thu hút vốn tiền gửi của các doanh nghiệp và tiền nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế đã đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tín dụng ngắn hạn vì nó là một tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo một nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển đất nước, cũng như cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người dân. Với tầm quan trọng đó Tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk”. Nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng h...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng ngắn hạn có tác dụng mạnh mẽ đến các hoạt động khác của ngành ngân hàng như góp phần thực thi chính sách tiền tệ, ổn đình nền tài chính quốc gia, kiềm chế lạm phát, ổn định và giữ vững giá trị của đồng tiền, hỗ trợ các mặt nghiệp vụ như điều hòa lưu thông tiền tệ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng, không ngừng thu hút vốn tiền gửi của các doanh nghiệp và tiền nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế đã đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tín dụng ngắn hạn vì nó là một tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo một nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển đất nước, cũng như cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người dân. Với tầm quan trọng đó Tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk”. Nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp chia làm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tín dụng
Chương II: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Chương III: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk – Nhận xét và đánh giá.
Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu hình thức tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu những nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã vận dụng.
Đặc biệt qua tìm hiểu nghiên cứu sẽ đề ra những giải pháp tín dụng ngắn hạn thích hợp để hoàn thiện hơn trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Số liệu nghiên cứu: Qua các năm 2007, 2008, 2009.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2007 đến 2009.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng giao dịch TP.Buôn Ma Thuột: 238-240 Nguyễn Tất Thành, Phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian nghiên cứu: Từ 05/11/2010 đến 01/04/2011
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
Khái quát về ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại:
Có thể nói các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính NH nói chung đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế liên quan tới hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Ngân hàng thương mại: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vốn tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại:
Chức năng trung gian tín dụng:
Thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chức năng ngân hàng thương mại
Người dư
thừa vốn
Ngân hàng
thương mại
Người
cần vốn
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng chpo nền kinh tế. Với chức năng này NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người rút tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NH, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
Chức năng trung gian thanh toán:
NHTM thực hiện các chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa.... Ở đây NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi NH là người giữ tài khoản của họ.
Với chức năng này NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian lại được đảm bảo thanh toán an toàn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Đối với NHTM, chức năng này góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho NH thông qua việc thu phí thanh toán, nó cũng làm tăng nguồn vốn cho vay của NH thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
Chức năng tạo tiền:
Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo tiền tín dụng ( hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống NH có khả năng tạo nên số tiền gửi ( tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu.
1.1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn:
Tiền gửi: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trong đó
Tiền gửi không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào ( nên còn được gọi là “Tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demam deposit”). Với loại tiền gửi này người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Vì vậy người gửi chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được NH trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua NH. Loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua NH. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.
Tiền gửi tiết kiệm:
Là khoản tiền để dành của cá nhân được huy động vào NH nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được NH công bố sẵn.
Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm có 3 loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho NH. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này luôn được hưởng lãi nhưng đổi lại không được hưởng các loại dịch vụ thanh toán qua NH.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự với tiền gưỉ có kỳ hạn là không được phép rút trước hạn ( nếu rút trước sẽ bị phạt), được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua NH. Với dạng tiền gửi này người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng NH quy định.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi thì người gửi tiền còn dược NH cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm. Vốn tiền gửi là vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu để NH kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của NH là đi vay để cho vay. Chính vì vậy người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi.
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
Nghiệp vụ ngân quỹ: Đây là hoạt động đảm bảo cho khả năng thanh toán thường xuyên của NH. Khoản tiền bảo đảm này gồm:
- Tiền mặt tại quỹ của NH (vault cash): tùy theo mô hình hoạt động,tính thời vụ (ví dụ các đọt lễ tết khách hàng sẽ có nhu cầu rút tiền mặt nhiều), các NH phải duy trì mức tồn quỹtieenf mặt để chi trả trong ngày.
- Tiền gửi tại các NH khác: để thục hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
- Tiền gửi tại NHTW: bao gồm tiền gửi đự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các NH thông qua vai trò trung gian thanh toán của NHTW.
- Tiền mặt trong quá trình thu: là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai giữa các NH, khi NH đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền. Ngoài tiền mặt NH còn giữ các chứng khoán nhắn hạn, có tính lỏng cao để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu ...
1.1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng:
Cho vay:
Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NH, thường đem lại cho NH khoản lợi nhuận cao, nhưng đây cũng là một hoạt động nhảy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể nói hoạt động tín dụng có rủi ro cao nhất do có đó để hoạt động có hiệu quả hoạt động này các NH cần phải có các biện pháp hạn chế những rủi ro bằng cách quản lý chặt chẽ các khoản vay.
Tín dụng thuê mua ( leasing):
Là hình thức tín dụng chung và dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác. NH sẽ dùng vốn của mình để mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuậnvà không được hủy bỏ hộp đồng trước hạn. Khi hết thời hạn thuê bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các đieuuf kiện tõa thuận trong hợp đồng. Trong thực tế NH thường thành lập công ty con chuyên trách nghiệp vụ này còn gọi là công ty tài chính thuê mua. 1.1.3.4. Nghiệp vụ đầu tư:
Là nghiệp vụ mà các NHTM dùng vốn của mình mua các chứng khoán ( các chứng khoán chính phủ và một số chứng khoán công ty) hoặc đầu tư theo dự án. Ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng còn cho phép các NH được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay của các tổ chức tín dụng khác.
1.1.3.4. Nghiệp vụ trung gian:
Nghiệp vụ chuyển tiền – thanh toán hộ:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khác hàng, dùng phương tiện mà khác hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định trong hay ngoài nước ( thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền...)
Nghiệp vụ thu hộ:
Là nghiệp vụ mà NHTM nhận sự ủy thác của các khác hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khác hàng giao như séc, thương phiếu các chứng khoán... khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu phí của khách hàng, NH còn tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng.
1.1.3.5. Nghiệp vụ tín thác:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức hay cá nhân thêo hợp đồng ( tài sản đang chanh chấp, tài sản thanh lý trong quá trình phá sản).
1.1.3.6. Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp:
Là nghiệp vụ mà các NHTM thu chi hộ lẫn nhau trên sơ sở NH này mở một tài khoản vãng lai tại NH kia và việc thanh toán giữa hai NH được tiến hành theo định kỳ sau khi đã bù trừ những khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kỳ đó. Trong nghiệp vụ này các NH không thu phí. Khi tiến hành thu chi hộ nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì NH này sẽ cung cấp tín dụng cho NH kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi.
1.2. Những vấn đề về tín dụng:
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Khái niệm tín dụng: tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban dầu.
Tín dụng ngân hàng: là việc NH thõa thuận để khách ahngf sử dụng một tài sản với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu ( tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác.
Tín dụng NH phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản: thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích; thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
1.2.2. Phân loại tín dụng:
1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình.
Tín dụng trung hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới tài sản thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20, 30 năm. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây nhà, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án.
1.2.2.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
Tín dụng có đảm bảo:
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sụ bảo lãnh của người thứ ba, mà việc bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
Tín dụng không có đảm bảo:
Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao.
1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng:
Tín dụng bất động sản:
Đây là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài.
Tín dụng công thương nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liêu, trả thuế, và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trtj, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc.
Tín dụng tiêu dùng:
Đây là khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà...
1.2.2.4. Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
Tín dụng ứng trước:
Là hình thức cho vay trong đó NH cung cấpcho người đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc. Tín dụng ứng trước có 2 loại:
- Tín dụng ứng trước có bảo đảm:
Bảo đảm bằng các động sản như hàng hóa, tài sản hay chứng từ (cho vay cầm cố): là cho vay trên cơ sở cầm cố tại NH các tài sản, có thể là hiện vật như hàng hóa, hoặc giấy tờ như các giấy tờ sở hữu hàng hóa (giấy lưu kho, lưu bãi container...),các chứng từ thanh toán, chứng từ có giá,thậm chí cả vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ... số tiền cho vay bằng một tỷ lệ % của giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố trong suốt thời hạn vay và chỉ hoàn trả lại khi đủ nợ ( gốc và lãi). Trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, NH có quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.
Bảo đảm bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa ( cho vay thế chấp): là cho vay trên cơ sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản thế chấp. Trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụng tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.
Bảo đảm bằng bảo lãnh bằng bên thứ ba ( cho vay có bảo lãnh): bên bảo lãnh lập hồ sơ bảo lãnh tại NH và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng thanh toán. Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố, thế chấp tại ngân hàng.
- Tín dụng ứng trước không có bảo đảm ( cho vay tín chấp):
Là cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh. Các khách hàng thường là khách hàng uy tín, có quan hệ thường xuyên với NH hoặc các doanh nghiệp lớn.
- Thấu chi:
Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó NH cho phép khách hàng chỉ vượt qua số tiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa NH và khách hàng. Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng có khả năng yaif chính mạnh và uy tín.
Chiết khấu thương phiếu:
Là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu dể đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.
Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán ( Factoring):
Là nghiệp vụ trong đó NH cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa diahj vụ với giá triết khấu. Các khoản nợ này thường ngắn hạn ( từ 30 đến 120 ngày).
Tín dụng bằng chữ ký:
Là hình thức tín dụng trong đó NH không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín ( chữ ký) của mình, NH tạo điều kiện để khách hàng sử dụng vốn vay của người khác và bảo đảm thanh toán hộ khách hàng. Vì vậy, dù là một hình thức tín dụng nhưng trong hoạch toán, nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản của NH mà được hoạch toán ngoại bảng.
1.3. Nguyên tắc tín dụng:
Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện đúng quy định của chính phủ và NH Nhà Nước.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
1.4. Điều kiện cho vay:
Điều kiện về năng lực pháp lý của người vay.
Nếu khách hàng là cá nhân, thì cá nhân đó phải có: năng lực pháp luật dân sự, nghĩa là phải có quyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật; năng lực hành vi dân sự tức khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
Nếu khách hàng là tổ chức, thì tổ chức đó phải: được thành lập theo hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Khả năng kiểm soát khoản vay ( mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp): Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã nêu trong đơn xin vay. Phù hợp với điều kiện và khả năng sử dụng của người vay mà những đối tượng và phạm vi được hình thành từ việc sử dụng tiền vay không bị ngăn cấm bởi pháp luật.
Thu nhập của người đi vay ( khả năng tài chính, nguồn trả nợ vay, bảo đảm trả nợ trong thời gian cam kết): nhìn chung người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; bán thanh lý tài sản; phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho NH. Tuy nhiên NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay NH.
Bảo đảm tiền vay: Người vay thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật hiện hành của NH TMCP.
Các điều kiện ( môi trường kinh doanh): các điều kiện về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người đi vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng nhue thế nào đến khoản tín dụng.
1.5. Thời hạn cho vay:
Được xác định phù hợp với các chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng.
1.6. Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thõa thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết. Tùy mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng mà có mức độ ưu tiên về lãi suất khác nhau. Nếu khoản vay quá hạn trả nợ thì phải áp dụng lãi suất quá hạn.
Lãi suất cho vay được xác định trước khi cho vay dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản.
1.7. Giới hạn cho vay:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng.
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.8. Quy trình cho vay tín dụng ngắn hạn:
Bước 1:
- Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn:
giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân.
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ.
.- Các báo cáo tài chính taih thời điểm gần nhất ( bảng tổng kết tài sản; bảng quyết toán lãi lỗ...), hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo đảm tài sản và các giấy tờ gốc chứng nhận sở hữu với tài sản thế chấp , bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh.
- Các giấy tờ khác liên quan tới việc vay vốn.
Bước 2:
- Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về khác hàng và các phương án vay vốn, thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.
Bước 3:
- Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho vay thu đượcgốc và lãi đúng hạn.
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp.
Bước 4:
- Quyết định cho vay: Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thõa mãn các điều kiện và nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay đối với khách hàng.
Bước 5:
- Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
Bước 6:
- Tiến hành giải ngân cho khách hàng: Tùy theo thõa thuận trong hợp đồng vay vốn, tùy theo mục đích sử dụng tiền vay, phương thức thanh toán có liên quan tới tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp.
Bước 7:
- Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro:
nhằm phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết kịp thời. Phân tích đánh giá xếp loại các danh mục nợ quá hạn, nợ khó đòi... để có biện pháp xử lý.
Bước 8:
- Thu hồi nợ, gia hạn nợ: Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín dụng lập phiếu báo thu nợtrinhf giám đốc gửi cho doanh nghiệp vay vốn. Các khoản nợ coa vấn đề, khách hàng có đơn đề nghi gia hạn nợ, giãn nợ, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và quyết định. Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn. Giãn nợ, khoanh nợ... thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.
Bước 9:
- Xử lý rủi ro: Những khoản nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu được phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết dịnh bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Bước 10:
- Thanh lý hợp đồng: Sau khi khách hàng trả hết gốc và laĩ hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xóa nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
1.9. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế:
Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng NH là luân chuyển vốn từ những người ( cá nhân, hộ gia đình, công ty và Chính phủ ) có nguồn vốn thặng dư ( do chỉ tiêu ít hơn thu nhập ) đến những người thiếu hụt ( do nhu cầu chỉ tiêu vượt quá thu nhập ). Nhu cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thõa mãn nhu cầu tiêu dùng trước mắt. Như vậy, nếu không có NH, thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc. Chính vì vậy kênh luân chuyển vốn qua NH có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đấy tính hiệu quả của nền kinh tế.
Tín dụng NH còn giúp phân bố hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng NH mà vốn từ những người thiếu dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả là, kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao.
Thông qua việc đầu tư vốn vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
Tín dụng NH góp phần giúp lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước.
Tín dụng NH mang lại nguồn thu lớn cho NSNN thông qua thuế hu nhập và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.
Tín dụng NH là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, chính trị xã hội.
Đối với khách hàng: Tín dụng NH đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm như an toàn, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn...
Tín dụng NH giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống...
Tín dụng NH ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thõa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nổ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Đối với ngân hàng: Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH ( từ 70% đến 90%). mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm nhưng tín dụng NH vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi NH.
Thông qua hoạt động tín dụng mà NH đa dạng hóa được danh mục tài sảncos, giảm thiểu rủi ro.
Thông qua hoạt động tín dụng, NH mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn...
1.10. Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống NH. Tín dụng NH đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống NH vững mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ các bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...), và khách quan ( sự thay đổi của môi trường kinh tế, khách hàng...)
Chất lượng tín dụng thể hiện sức cạnh tranh của một NH trong môi trườnghoatj động kinh doanh, được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản,mức độ an toàn của vốn tín dụng...
Như vậy chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là NH và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng các NH cần luôn luôn nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn: là sự đáp ứng nhu cầu trước mắt ( thường là một năm) của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm báouwj tồn tại và phát triển của NHTM. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín.
1.11. Cơ sở thực tiễn:
1.11.1. khái quát hoạt động của các NHTM ở Việt Nam:
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nên sản xuất hàng hóa, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các NHTM cũng ngày càng hoàn thiện và trở thành những định chế không thể thiếu được. Một đặc điểm riêng của các NH ở Việt Nam là có số lượng lớn nhưng thường nhỏ lẻ. Nhà nước cần có chính sách để dần xây dựng những tập đoàn tài chính lớn, không chỉ hoạt động thị trường trong nước nhưng còn vươn mình ra biển lớn, khu vực và trường quốc tế.
Ở Việt Nam, việc ban hành nghị định số 53/HĐBT ( ngày 26/03/1988) mang ý nghĩa các mạng trong lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống NH ở nước ta. Trong 15 năm qua đây là một thời kỳ lịch sử rất phong phú, đa dạng nhưng cũng nhiều bước thăng trầm khác nhau.
Trong quá trình đổi mới đất nước, NH cũng đã từng bước vượt qua những khó khăn thách thức để đứng vững trên thị trường lúc bấy giừ. Những thành công lớn nhất bao trùm trong thời kỳ bước sang đổi mới vừa qua của NH Á Châu là đã thay đổi hẳn phương pháp quản lý, tập quán kinh doanh và tư duy kinh tế của mỗi cán bộ công nhân viên ngân hàng Á Châu . Nhờ đó NH đã giữ được vị trí là một NHTM CP hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nghành NH trong những năm qua đã có nhiều biến động, vào năm 2008 phải đối đầu với lạm phát tăng cao, buộc phải thắt chặt tiền tệ, điều này đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế, ngân hàng cũng như hàng loạt các định chế tài chính khác đã và đang mở rộng các dịch vụ kinh doanh của mình. Các ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để tìm kiếm khách hàng. Song sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng, dựa trên chất lượng “ sản phẩm” mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Như vậy, một NHTM có thể nói là kinh doanh có hiêu quả khi họ có một lượng khách hàng lớn và tỷ lệ rủi ro thấp.
1.11.2. Khái quát hoạt động của các NHTM trên Tỉnh Đắk Lắk:
Trên cơ sở sự phát triển chung của các NH ở Việt Nam như thế, các ngân hàng trên địa bàn Đăklăk cũng vừa mang những đặc trưng chung của toàn hệ thống, cũng vừa mang những đặc trưng riêng của mình. Các NH cạnh tranh nhau ở nhiều mặt như: Chính sách lãi suất, chính sách đái ngộ, chính sách về tín dụng cho vay, chính sách marketing...
Tính đến cuối năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài chính sách NH Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đã có tương đối đầy đủ các loại hình tổ chức tín dụng hoạt động, bao gồm: Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh ngân hàng Á Châu, chi nhánh ngân hàng Công Thương, chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng chính sách, tổ tín dụng, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh quỹ Tín Dụng Trung Ương...
Khi mới thành lạp các ngân hàng thường đặt trụ sở tại Thành phố Buôn Ma Thuột, hoạt động chủ yếu trong thời gian này là tìm kiếm khách hàng, phổ biến rộng rãi thương hiệu ngân hàng mình, phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác. Sau vài năm hoạt động dần đi vào nề nếp, ổn định hơn, nguồn khách hàng có, nhân lực có, các chính sách hoạt động tốt... Ngân hàng đần mở rộng thị trường hoạt động sang các huyện, thị xã trong khắp tỉnh. Các huyện, thị xã lớn trong Tỉnh như: Huyện KrôngPăk, huyện Krông Ana, thị xã Buôn Hồ...
Khách hàng của các ngân hàng rất đa dạng, có cả các doanh nghiệp lớn lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu công nghiệp cũng nhiều, các tầng lớp dân cư cũng có nhu cầu vay vốn kinh doanh, du học hay tiêu dùng. Tất cả cùng tạo ra một thị trường tiềm năng, màu mỡ cho các ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:
2.1.1. Quá trình thành lập:
Pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Ngày 04/06/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng của 34 cổ đông và 27 nhân viên.
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
2.1.2. Quá trình phát triển:
Tính đến ngày 31/12/2009, vốn điều lệ của NHTM CP Á Châu là 7.814.137.550.000 đồng.
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của NHTM CP Á Châu là 6.749 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng.
Tính đến ngày 16/11/2010 NHTM CP Á Châu đã có mạng lưới phân phối gồm 272 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.
Hiện nay, NHTM CP Á Châu có nguồn vốn chủ sở hữu trên 8.000 tỷ đồng, giá trị vốn hóa trên thị trường hiện nay khoảng 18.000 tỷ đồng, tổng tài sản hiện nay khoảng 120.000 tỷ đồng.
Một số sự kiện đáng chú ý:
Năm 1993: ACB bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Năm 1994: Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng.
Năm 1995: Khai trương Chi nhánh Hải Phòng và Phòng Giao dịch Lê Văn Sỹ, TP.HCM.
Năm 1996:
- Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng.
- Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB có cổ đông nước ngoài sở hữu tối đa 30% vốn cổ phần.
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
- Là thành viên chính thức của Visa International Inc về phát hành và thanh toán thẻ Visa quốc tế.
Năm 1997: Phát hành vàng ACB-Bông lúa.
- Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Phát hành thẻ ACB-Visa lần đầu tiên.
- Được Ngân hàng Nhà nước chọn tham gia Chương trình tín dụng phát triển nông thôn (RDF) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Năm 1998:
- Tham gia Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới (SWIFT).
- Được chọn tham gia Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.
- Báo The Asia Wall Street Journal nhận định: "ACB nổi bật là một ngân hàng mạnh tại Việt Nam."
- Khai trương Chi nhánh Đắk Lắk.
Năm 1999:
- Phát hành thẻ ACB Business Card.
- Khai trương Trung tâm Giao dịch Địa ốc ACB Sài Gòn.
- Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm.
Năm 2000:
- Bắt đầu phát hành Thẻ trợ giúp y tế toàn cầu AXA.
- Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS).
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Saigon Tourist và ACB-Saigon Co.op.
Năm 2001:
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Phước Lộc Thọ và ACB-Mai Linh.
- Vận hành Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng (TCBS) đầu tiên tại Chi nhánh Châu Văn Liêm.
Năm 2002:
- Giới thiệu sản phẩm thẻ ACB e.Card.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ chọn ACB là một trong năm ngân hàng Việt Nam phát hành thư tín dụng mua hàng trả chậm từ Mỹ.
- Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia về Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp.
- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì ACB có thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm qua, và được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam của năm.
Năm 2003:
- Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực Huy động vốn, Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, Thanh toán quốc tế , và Cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
- Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng.
- Lễ công bố chương trình hợp tác giữa ACB và HSBC về việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế vàng.
- Họp báo công bố phát hành thẻ ACB Visa Electron.
- Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
Năm 2004:
- ACB tăng vốn điều lệ lên 481,138 tỷ đồng.
- Họp báo về phát hành thẻ ACB-MasterCard Electronic
- Phát hành thẻ Citimart-Visa Electron.
Năm 2005:
- Họp báo Option Ngoại Tệ- Bao Thanh Toán- Call Center 247. - Họp báo phát hành thẻ Vera Visa Electron.
- Tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
- Lễ phát hành thẻ ACB- Saigontourist Premium Travel (giữa Saigontourist và ACB).
- Giải thưởng thương hiệu Việt.
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam do The Asian Banker trao tặng.
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney trao tặng.
Năm 2006:
- Tăng vốn điều lệ từ 948,316 tỷ đồng lên 1.100,046560 tỷ đồng.
- Sở Tài Nguyên Môi Trường phối hợp với Ngân hàng Á Châu- Công ty địa ốc ACB về việc giới thiệu Sàn Giao Dịch dự án bất động sản.
- Khai trương Trung tâm dịch vụ khách hàng ACB-Western Union.
- Lễ giới thiệu: Máy ATM- Dịch Vụ Ngân Hàng Di Động tại TPHCM.
- Cổ phiếu ACB được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Giải thưởng “The Best Leader for Vietnam 2006”. Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám Đốc ACB nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Năm 2007:
- Tăng vốn điều lệ từ 1.100.046.560.000 đồng lên 2.630.059.960.000 đồng
- Ngân hàng JP Morgan Chase trao tặng bằng khen cho Phòng Thanh Toán Quốc Tế
- Khai trương Sàn giao dịch vàng Sài Gòn
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Microsoft và ACB
- ACB nhận giải thưởng "Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất (Most Admired Enterprises) lĩnh vực đội ngũ lao động tại Singapore.
Năm 2008:
- Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) trở thành thành viên Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam
- Đón nhận danh hiệu "Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008" do Báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng
- Nhận giải EuroMoney tại Hồng Kông
- Lễ công bố ACB chính thức triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB
- Lễ ký kết hợp tác và ra mắt sản phẩm Séc du lịch giữa ACB & American Express
- Lễ công bố Sàn giao dịch bất động sản ACB & giới thiệu dịch vụ mới
Năm 2009:
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- ACB liên kết AIG triển khai sản phẩm bảo hiểm mới
- Lễ công bố Hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu và kết nối hệ thống ATM giữa ACB và SCB
- Dịch vụ Ngân hàng Á Châu đạt chứng nhận TIN & DÙNG 2009 do người tiêu dùng bình chọn Nhận giải tại Lễ "Công bố kết quả chương trình TIN & DÙNG 2009" do Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo điện tử VnEconomy tổ chức
- Kỷ niệm 15 năm thành lập ACB:
* Lễ đón nhận HCLĐ hạng Nhì và Cờ thi đua của NHNN VN
* Chương trình ca nhạc từ thiện TSNT6"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí Asiamoney trao tặng
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" do Tạp chí Global Finance trao tặng tại Thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí Euromoney trao tặng
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Banker (thuộc tập đoàn Financial Times, Anh Quốc) trao tặng
Năm 2010:
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng
- Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa IBM Việt Nam và Công ty cổ phần tin học Á Châu (AICT)
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010" do tạp chí The Asian Banker trao tặng.
2.1.3. Kế hoạch phát triển trong tương lai:
NHTM CP Á Châu đã đề ra chiến lược 5 năm 2005-2010 và tầm nhìn 2015 khẳng định việc ACB sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong các mặt: Tăng trưởng cao, chỉ số tài chính duy trì ở mức an toàn cao trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%, chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Và để thực hiện chiến lược trên, ACB sẽ tiếp tục tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ đối với khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, xây dựng phong cách phục vụ của nhân viên theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại cho hoạt động ngân hàng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Nhận tiền gửi của khách hàng)
Sử dụng vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn lien doanh)
Các dịch vụ trung gian, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước)
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Căn cứ theo quyết định số 8.605/QD ngày 14/09/1998 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Á Châu về việc thành lập chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 26/11/1998 ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk chính thức hoạt động.
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk
Trụ sở: Số 60 – 62 Lê Hồng Phong, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại: 0500.3810195 – Fax: 0500.3810199
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Việc thành lập chi nhánh ngân hàng Á Châu Chi nhánh Đắk Lắk nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
Bổ sung thêm 1 kênh huy động vốn để phát huy tốt hơn nguồn vốn nội lực trên địa bàn, ngoài ra có thể tranh thủ thu hút thêm được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phục vụ tốt nền kinh tế địa phương.
Đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao động, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk với những thời cơ mới, vận hội mới.
Thực hiện chủ trương mở rộng, phát triển các loại hình tổ chức tín dụng trên địa bàn trong những năm gần đây nhằm xây dựng phát triển một hệ thống ngân hàng đa năng, có tiềm lực về nguồn vốn, tài chính, công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường tiền tệ tín dụng, chất lượng sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng.
Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại du lịch, dịch vụ, tập trung vốn đầu tư cho các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, việc thành lập ngân hàng TMCP Á Châu chí nhánh Đắk Lắk là xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế trên địa bàn, đồng thời cũng phù hợp với chủ trương của ngành ngân hàng, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.
Trước yêu cầu chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk là một trong những NHTM lớn, uy tín trong và ngoài nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc cho vay và thu mua chế biến các mặt hàng lâm sản xuất khẩu, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk còn cho vay nhập khẩu nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị, công nghệ… mở rộng thị trường hoạt động với các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy:
Ban Giám Đốc
Phòng giao dịch ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Phòng hàng chính – kế toán
Bộ phận hành chính
Bộ phận kế toán
Bộ phận giao dịch
Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận dịch vụ tín dụng
Bộ phận xử lý chứng từ
Bộ phận thẩm định tài sản
Bộ phận tín dụng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: phòng hành chính - kế toán)
Với sơ đồ tổ chức bộ máy cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ như trên nên hoạt động của chi nhánh được thực hiện hiệu quả, cũng phù hợp với cơ chế thị trường đầy biến động.
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk được sắp xếp tinh gọn, khoa học đảm bảo yêu cầu kinh doanh, phù hợp với tình hình đổi mới của ngành cũng như yêu cầu của thị trường.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu và cơ quan pháp luật trong việc quản lý vốn và tài sản.
- Giám đốc:
Được ủy quyền ký kết các hợp đồng lao động liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, về các lĩnh vực trong phạm vi của chi nhánh, đại diện chi nhánh trước pháp luật về việc tố tụng, tranh chấp.
Được quyền quyết định về nhân sự khen thưởng, kỷ luật, chi trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, ủy quyền đối với các chức danh điều hành và quản lý nhân viên theo chế độ ủy quyền của tổng giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu.
Được ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, kỹ thuật, nghề nghiệp, nội quy quản lý, các quy định này phải theo quy chế gốc của chủ tịch hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc:
Do giám đốc phân công công việc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc các công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Tham mưu, trợ giúp cho giám đốc trong công việc quản lý một số hoạt động của chi nhánh, đồng thời chỉ đạo trực tiếp phòng tín dụng và thanh toán quốc tế.
Được quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh khi giám đốc đi vắng.
- Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm chủ yếu trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn tham mưu cho giám đốc trong việc đầu tư cho vay, thẩm định hồ sơ và giải quyết cho vay (nếu trong mức thẩm định) hoặc đề xuất trình giám đốc chi nhánh giải quyết (sau khi có kiến nghị của ban tín dụng). Thực hiện công tác báo cáo thống kê nghiệp vụ theo quy định:
Lập hồ sơ và hợp đồng cho vay.
Nhận thế chấp và tài sản cầm cố.
Đôn đốc thu hồi nợ và thanh toán tài sản thế chấp.
Thanh lý hợp đồng khi khách hàng trả nợ xong.
Lập phiếu theo dõi và quản lý hồ sơ vay.
Tổng và báo cáo tín dụng.
Marketing để phát triển khách hàng.
- Phòng hành chính – kế toán:
Có nhiệm vụ tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đề ra kế hoạch cũng như các giải pháp thực thi. Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn có bộ phận thực hiện các chế độ lao động tiền lương, thi đua và kỷ luật. Thực hiện soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, xây dựng nội dung thi đua nhằm năng cao năng suất lao động. Thực hiện các quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau.
Hàng ngày bộ phận còn thực hiện chuyển khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.
- Phòng giao dịch - ngân quỹ: Có nhiệm vụ trong nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và giải quyết cho vay sau khi có ý kiến của ban tín dụng (với những hồ sơ dưới 300 triệu đồng). Thực hiện công tác báo cáo thống kê nghiệp vụ tín dụng cũng như các nghiệp vụ khác có tại phòng, thực hiện thu mua bán ngoại tệ, mở tài khoản và các nghiệp vụ khác trong phạm vi được phép của phòng giao dịch.
2.2.4. Tình hình sử dụng lao động của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Trình độ lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng sản phẩm của ngân hàng. Nó góp phần tạo nên uy tín cho ngân hàng. Bởi vậy, một ngân hàng muốn phát triển hoạt động kinh doanh tốt thì không thể không chú trọng đến nguồn nhân lực. Vì vậy, để phục vụ con người ngày càng tốt hơn tất yếu phải phát triển nền kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật mà muốn vận hành được điều đó thì phải có một lực lượng lao động phù hợp, đủ năng lực và trình độ.
Lao động là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, từ khi được thành lập đến nay ngân hàng đã chủ động sắp xếp lại lực lượng lao động để phù hợp với quy mô, ngành nghề kinh doanh của mình.
Bảng 2.1: Tình hình lao động
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Theo trình độ
Đại học
30
37
45
Cao đẳng
12
12
15
Trung cấp
3
3
5
Theo giới tính
Nữ
25
29
33
Nam
20
23
32
Tổng số lao động
45
52
65
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán)
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng TMCP Á châu chi nhánh Đắk Lắk:
Sản phẩm thẻ: Thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán và rút tiền nội địa, thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles, thẻ ATM2+, thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu, thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit, thẻ ACB Visa Prepaid/MasterCard Dynamic, thẻ ACB Visa Electron/MasterCard Electronic.
Các sản phẩm huy động vốn:
+ Tiền gửi thanh toán: Tài khoản đầu tư trực tuyến, tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ, tiền gửi thanh toán linh hoạt – lãi suất thả nổi.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ, tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm – bảo hiểm Lộc Bảo Toàn.
Các sản phẩm tín dụng:
+ Cho vay tài sản đảm bảo: Vay đầu tư vàng, vay trả góp mua nhà ở - nền nhà, vay trả góp xây dựng – sữa chữa nhà, vay mua căn hộ Phú Mỹ Hưng thế chấp bằng căn hộ mua, vay mua biệt thự Riviera thế chấp bằng chính biệt thự mua, vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, vay trả góp phục vụ sản xuất kinh doanh – làm dịch vụ, vay trả góp sản xuất kinh doanh, vay hỗ trợ tài chính du học, vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua, vay cầm cố - thế chấp sổ tiết kiệm – giấy tờ có giá, vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, vay thế chấp chứng khoán chưa niêm yết, vay thẻ tín dụng (quốc tế - nội địa), vay phát triển kinh tế nông nghiệp, phát hành thư bảo lãnh trong nước.
+ Cho vay tín chấp: Hỗ trợ tiêu dung dành cho nhân viên công ty, thấu chi tài khoản (ACB Plus 50).
Các sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển từ trong nước, nhận tiền chuyển từ nước ngoài, nhận và chi trả kiều hối Western Union, chuyển tiền qua nước ngoài qua Western Union.
+ Các dịch vụ khác: Miễn phí chuyển khoản trong hệ thống cùng Internet Banking và Home Banking, dịch vụ giữ hộ vàng, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thanh toán mua bất động sản, dịch vụ Bankdraft đa ngoại tệ, dịch vụ thu hộ tiền điện tại ACB, dịch vụ quản lý tài khoản tiền nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán, séc du lịch American Express, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân (PFC), trung tâm dịch vụ khách hàng 247, ACB Internet Banking – thêm bảo mật và thêm hình thức gửi tiền mới.
+ Sản phẩm liên kết: Bảo hiểm người vay, an tâm bảo gia, an phúc gia, chăm sóc y tế và tai nạn cá nhân.
2.4. Tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk lắk:
Hoạt động kinh doanh của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk qua các năm đã đạt được các kết quả như sau:
2.4.1. Hoạt động huy động vốn:
Đối với hoạt động của một NHTM thì nguồn vốn là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nó trong tương lai, bởi vì vai trò của NH là đi vay để cho vay. Nguồn vốn còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các NHTM.
Các nguồn vốn huy động phải chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn để cung ứng đầu tư cho phát triển kinh tế, để nguồn vốn huy động này ngày càng được mở rộng, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan và đúng với chủ trương của nhà nước.
Những năm gần đây tỷ giá ngoại tệ biến động, tình hình cạnh tranh lãi suất huy động trên thị trường ngày càng gay gắt, trước tình hình đó NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk phải áp dụng mức lãi suất phù hợp với thị trường nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo lập uy tín của NH và đạt hiệu quả trong thu hút nguồn vốn huy động. Nguồn vốn của NH được huy động chủ yếu từ các nguồn:
Nội tệ (Gồm có tiền gửi cá nhân và tiền gửi của các tổ chức)
Ngoại tệ (chủ yếu là USD)
Tình hình kinh tế của Tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có dấu hiệu tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng cao và ổn định. Do nắm bắt và phát huy kịp thời những thuận lợi có được chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chính sách bảo hiểm tiền gửi đã tạo ra cơ chế bảo đảm về mặt pháp lý cho người gửi tiền, người dân đã có niềm tin hơn trong việc gửi vốn vào các NHTM nói chung.
Với phong cách phục vụ tận tình, lịch sự, chu đáo của tập thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo, tất cả vì lợi ích của khách hàng, chi nhánh đã phát huy được uy tín vốn có và ngày càng tạo được niềm tin đối với đong đảo khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động nguồn vốn của NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Nội tệ
509.816
98,22
665.963
98,38
894.639
98,53
Ngoại tệ
9.263
1,78
10.961
1,62
13.373
1,47
Tổng số
519.079
100
676.924
100
908.012
100
(Nguồn: phòng hành chính - kế toán)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của NH TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Nội tệ
156.147
30,63
228.676
34,34
Ngoại tệ
1.698
18,33
2.412
22,01
Tổng số
157.845
30,41
231.088
34,14
Qua số liệu cho thấy những năm qua tình hình huy động vốn của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk không ngừng tăng cao.
Năm 2007 tình hình huy động vốn của NH đạt 519.079 triệu đồng. Trong động vốn VNĐ đạt 509.816 triệu đồng và huy động USD đạt 9.263 triệu đồng. Do tình hình chính trị cũng như kinh tế của Tỉnh có nhiều biến động phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Năm 2008 tổng số tiền huy động đạt 676.924 triệu đồng tăng 157.845 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó: Tiền huy động bằng VNĐ đạt 665.963 triệu đồng tăng 30.63 % so với năm trước. Tiền huy động bằng USD đạt 10.691 triệu đồng tăng 18,33 % so với năm 2007.
Năm 2008 tình hình kinh tế Tỉnh đã có phần ổn định và phát triển sơn so với năm trước. Tuy nhiên, mặt hàng kinh tế mũi nhọn của Tỉnh là Cà phê vẫn ở mức giá thấp dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp bị thua lỗ nên cũng đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của NH. Tuy vậy, NH đã có những biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình hình biến động trên thị trường nên đã đạt được những kết quả khả quan so với những năm trước.
Năm 2009 tổng số tiền huy động đạt 908.012 triệu đồng. Trong đó: Tiền huy động bằng VNĐ đạt 894.639 triệu đồng tăng 228.676 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 34,34 % so với năm 2008. Tiền huy động bằng ngoại tệ đạt 13.373 triệu đồng triệu đồng tăng 22,01 % so với năm 2008. Nguyên nhân cũng là do tình hình chính trị của Tỉnh ổn định hơn cũng như nền kinh tế này càng phát triển đã làm cho việc huy động vốn của NH đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm so với năm trước là do gặp phải khủng hoảng kinh tế và lạm phát cùng với tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động phức tạp nên khách hàng có phần e ngại khi gửi tiền vào NH. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ và đạt mức tăng trưởng cao.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ huy động vốn của TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
2.4.2. Hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo đem lại nguồn thu chủ yếu cho NH, mặc khác hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần của NH so với các NH khác trên cùng địa bàn. NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã cố gắng không ngừng đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất và an toàn nhất.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk để đầu tư. Đầu tư chủ yếu của chi nhánh là cho vay chủ yếu là đối với các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân, tập trung vào các ngành kinh tế then chốt của Tỉnh như sản xuất kinh doanh và chế biến cà phê xuất nhập khẩu, chế biến lâm sản xuất khẩu. Góp phần tham gia đầu tư xây dựng theo hướng công nghiệp hóa chủ trương của Đảng, Nhà Nước. Bên cạnh đó chi nhánh còn chú trọng và triển khai đầu tư cho các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp. Góp phần thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.
Bảng 2.4: Quy mô và tỷ lệ tín dụng qua từng năm của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Ngắn hạn
385.883
78,4
525.521
74,9
722.811
70,6
Trung và dài hạn
106.049
21,6
176.320
25,1
301.454
29,4
Tổng số
491.932
100
701.841
100
1.024.265
100
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán)
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng của quy mô hoạt động tín dụng của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Ngắn hạn
139.638
36,18
197.290
37,54
Trung và dài hạn
70.271
66,27
125.134
70,97
Tổng số
209.909
42.67
322.424
45,94
Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng các năm cho thấy:
Tổng các khoản đầu tư cho vay trong năm 2007 là 491.932 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 385.883 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn đạt 106.049 triệu đồng
Tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2008 tăng 209.909 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó tổng dư nợ ngắn hạn tăng 139.638 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 36,18 % so với năm 2007. Tổng dư nợ trung và dài hạn tăng 70.271 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 66,27 % so với năm 2007.
Tổng các khoản đầu tư cho vay năm 2009 tăng 322.424 triệu đồng với tốc độ tăng là 45,94 % so với năm 2008. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 197.290 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng là 37,54 %. Tín dụng trung và dài hạn tăng 125.134 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 70.97 %.
Qua số liệu cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng trưởng ổn định.
Cùng với tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung dài hạn trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao. Phần lớn các khoản tín dụng trung dài hạn của chi nhánh đều đầu tư vào các dự án lớn và các công trình trọng điểm của chính phủ và của địa phương, trong đó cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, thương mại và dịch vụ… Điều này được thể hiện rõ qua chi tiết dư nợ tín dụng theo ngành nghề.
2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk luôn đảm bảo quỹ thu nhập đạt được lợi nhuận, đảm bảo đủ chi trả lương cho cán bộ theo chế độ quy định.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Doanh thu
14.556
18.959
24.154
4.403
30,25
5.195
27,40
Chi phí
11.178
12.910
16.548
1.732
15,49
3.638
28,18
Lợi nhuận
3.378
6.049
7.606
2.671
79,07
1.557
25,74
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán)
Đối với doanh thu: Qua bảng số liệu trên ta thấy về doanh thu có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Doanh thu năm 2008 là 4.556 triệu đồng, tăng thêm 4.403 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 30,25 %. Năm 2009 đạt doanh thu là 14.154 triệu đồng, tăng thêm 5.195 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 27,40 %. Nguồn thu chủ yeues là do thu nhập từ lãi suất cho vay.
Đối với chi phí: Chi phí năm 2008 tăng thêm 1.732 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc đọ tăng là 15,49 %. Năm 2009 chi phí tăng thêm 3.638 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 28,18 %. Ta thấy tổng chi phí năm 2009 so với năm 2008 và 2007 tăng mạnh, mặc dù chi phí tăng là không tốt nhưng tăng ở đây là do doanh thu tăng thì chi phí tăng là điều đúng tuy nhiên ngân hàng không vì thế mà không quan tâm đến vấn đề này, vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để giảm bớt chi phí hoạt động, nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm tới.
Đối với lợi nhuận: Ta thấy chi phí tăng dần theo doanh thu một cách hợp lý chứng tỏ chính sách đầu tư của ngân hàng đạt hiệu quả cao vì thế mà lợi nhuận qua các năm cũng tăng liên tục. Năm 2008 tăng thêm 2.671 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 79,07 %, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.557 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 25,74 %.
Với những sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận trên cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk trong những năm qua là rất tốt, dù cho tổng chi tăng nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự nổ lực, phấn đấu làm việc của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk cần phải luôn phát huy trong những năm tới.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu chung: Bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin.
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp sử dụng để nghiên cứu xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động của nó và trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những vấn đề chính của đề tài để nghiên cứu, để đạt được những kết quả tốt nhất thì các chỉ tiêu nghiên cứu phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải thích lẫn nhau.
Phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin: Là phương pháp dùng để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và giải thích các vấn đề, sự kiện trong quá khứ. Mục đích để nghiên cứu quá trình lịch sử để có những nhận thức và kết luận chính xác sau khi phân tích nguyên nhân, kết quả của vấn đề phân tích và xu hướng ảnh hưởng của sự kiện trong quá khứ đến hoạt động đang diễn ra trong hiện tại, từ đó dự đoán hoạt động trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp thống kê kinh tế: là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp của thống kê. Nội dung là điều tra thu thập tài liệu; tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu; phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng; phân tích tình hình biến động và mối liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng.
Phương pháp thu thập và xử lí thông tin:
+ Thu thập thông tin sơ cấp: chủ yếu là tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tính dụng tại đơn vị nghiên cứu để thu thập thông tin.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: là những tài liệu có sẵn có liên quan tới lý luận và thực tiễn của đề tài như báo cáo, tạp chí, sách báo, các kết quả nghiên cứu trước đây.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu so sánh phải cùng các điều kiện sau: Thống nhất về nội dung phản ánh, thống nhất về phương pháp tính toán, số liệu thu thập phải cùng một khoảng thời gian tương ứng, các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đại lượng biểu hiện. Nhằm xem xét đánh giá để rút ra kết luận về hiện tượng kinh tế.
Phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh số tuyệt đối: Là biểu hiện quy mô lượng giá trị của một số chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng hiện vật, giá trị… So sánh số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữa các khoàng thời gian khác nhau để thống nhất được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
+ So sánh số lượng tương đối: Nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tượng nghiên cứu. Số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau.
2.4.5. Các chỉ tiêu phân tích:
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nào đó. Không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn phát sinh khi những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và tiền lãi của một số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này được ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả năng mất vốn để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:
Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn
Tỷ lệ đầu tư rủi ro =
Tổng dư nợ cho vay
Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bào an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn được đánh giá thông qua lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng ngắn hạn:
Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn
Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn =
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ lệ sinh lời cao thì việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt. Đây là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu vòng quay càng mau chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn, nếu vòng quay thưa chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay trung và dài hạn.
Chi phí cho vay ngắn hạn:
Chi phí cho vay ngắn hạn
Chi phí cho 1 đồng vốn cho vay ngắn hạn =
Tổng doanh số cho vay ngắn hạn
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Chi phí cho vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí đầu vào như chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm… Chi đầu ra bao gồm chi phí để trả lương nhân viên, chi phí quản lý… Tuy nhiên trong một số trường hợp chỉ số này không phản ánh đúng thực tế: Nếu chi phí cho vay tăng trong khi đó danh mục đầu tư không tăng thì tỷ lệ này sẽ lớn, ngược lại nếu có nhiều món vay ngắn hạn được thực hiện trong một thời kỳ (dẫn đến doanh thu cho vay và doanh số cho vay tăng một kỳ) thì chi phí cho một đồng vốn sẽ giảm.
Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn:
Dư nợ ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn =
Nguồn vốn ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Nếu hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại nếu quá thấp thì chưng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức nguồn vốn chưa được sử dụng một cách tối ưu.
Chỉ tiêu dư nợ:
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng của ngân hàng.
CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐẮK LẮK – NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Thực trạng tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Tín dụng là một hoạt động mang tính chủ đạo trong các ngân hàng, vì nó mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng giúp ngân hàng phát triển và tồn tại. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk cũng không phải ngoại lệ.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk thực hiện các chính sách tín dụng của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Á Châu hướng dẫn áp dụng đối với các khách hàng muốn đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh là tương đối tốt. Từ đó tạo nền móng an toàn cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh, đảm bảo an toàn chung cho hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH ACB chi nhánh Đắk Lắk chúng ta tìm hiểu những vấn đề sau.
3.1.1. Tình hình cho vay ngắn hạn:
Bảng 3.1: Tình hình cho vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Á Châu
chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Doang số cho vay
355.682
478.621
676.250
122.939
34,56
179.629
41,29
Doanh số thu nợ
302.211
400.254
598.255
98.034
32,44
198.011
49,47
Dư nợ cuối kỳ
367.258
498.230
702.011
130.972
35,66
203.781
40,90
(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)
Từ số liệu của bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 là 355.682 triệu đồng với tốc độ tăng là 34,56% tương đương tăng thêm 122.939 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 179.629 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 41,29% so với năm 2008, điều này chứng tỏ ngân hàng ACB chi nhánh Đắk Lắk đã mở rộng hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư cho vay tích cực hơn trong cho vay ngắn hạn, giữ quan hệ tốt với những khách hàng cũ là luôn luôn tìm kiếm cho mình những khách hàng tiềm năng.
Doanh số thu nợ năm 2008 là 400.254 triệu đồng, tăng 98.043 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với tốc độ tăng là 32,44%, năm 2009 doanh số thu nợ tăng thêm 198,.011 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 49,47%. Doanh số thu nợ cao, đạt từ 32,44% đếm 49,47%. Đó là do sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc và một phần do các cán bộ tín dụng đã thực hiện đúng quy trình tín dụng và luôn luôn đôn đốc khách hàng thanh toán nợ khi đến hạn. Ngoài ra nhân viên còn thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay để nếu có khó khăn xảy ra ngân hàng sẽ cùng với khách hàng kịp thời khắc phục không để tình trạng khách hàng không thanh toán được nợ vay.
Về dư nợ của hoạt động cho vay ngắn hạn năm 2008 là 367.258 triệu đồng, tăng 130.972 triệu đồng tương ứng với 35,66% so với năm 2007, năm 2009 dư nợ tăng thêm 203.781 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 40,90% so với năm 2008.
Vòng quay tín dụng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk được thể hiện như sau:
Doanh số thu nợ năm 2008 là 400.254 triệu đồng.
Dư nợ bình quân năm 2007 và 2008 432.744 triệu đồng.
Vòng quay vốn tín dụng năm 2008 = 400.250/432.744 = 0,92 (vòng)
Doanh số thu nợ năm 2009 là 598.255 triệu đồng.
Dư nợ bình quân năm 2008 và 2009 là 600.121 triệu đồng.
Vòng quay vốn tín dụng năm 2009 = 598.255/600.121 = 0,997 (vòng)
Từ số liệu tính toán ở trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng cho vay ngắn hạn năm 2009 cao hơn năm 2008.
Doanh số cho vay ngày càng tăng, số tiền cho vay đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống người dân, tạo cơ sở cho người dân đi vào sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh cây cà phê chiếm một tỷ lệ khác lớn, bằng hình thức cho vay trực tiếp ngân hàng đã có một lượng khách hàng khá lớn. Doanh số cho vay tăng là biểu hiện tốt trong sự canh tranh giữa các NHTM trong địa bàn.
Biểu đồ 3.1: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn
3.1.2. Tình hình cho vay ngắn hạn theo các thành phần kinh tế:
Bảng 3.2: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo các thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Thành phần kinh tế
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Cá nhân, DNTN và thành phần khác
588.795
614.471
623.448
25.676
4,36
8,977
1,46
Công ty CP ,TNHH
97.144
182.388
211.145
85.244
46,74
28,757
15,78
DN nhà nước
17.803
67.793
192.842
49.990
280,8
125,049
184,5
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng ngắn hạn của ACB đạt mức tăng trưởng nhanh chóng. Doanh số cho vay của ngân hàng ACB chi nhánh Đăk Lăk từ năm 2007 đến năm 2009 đều tăng lên ngoài nhờ ngân hàng cho vay với đa dạng sản phẩm còn nhờ vào cho vay với nhiều đối tượng khách hàng. Khách hàng của ACB là doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH , các doanh nghiệp, nông dân và các cá nhân khác.
Các cá nhân , doanh nghiệp tư nhân và thành phần khác:
Do mang đặc trưng của một ngân hàng TMCP nên khách hàng của ngân hàng ACB chủ yêu là công ty tư nhân, các cá nhân với mức dư nợ cao hơn so với các thành phần khác.
+ Năm 2007 mức dư nợ là 588.795 triệu đồng
+ Năm 2008 mức dư nợ là 614.471 triệu đồng, tăng 25.676 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 4,36% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ tăng thêm 8.977 triệu đồng tương ứng với 1,46% so với năm 2008. Dư nợ tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể là do ngân hàng vẫn tiếp tục mạng lưới cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân nhưng đồng thời cũng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. Nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng mức dư nọ cho vay ngắn hạn.
Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đây là đối tượng khách hàng mang lại cho ngân hàng mức dư nợ nhiều thứ nhì, cụ thể:
+ Năm 2007 mức dư nợ là 97.144 triệu đồng.
+ Năm 2008 dư nợ tăng thêm 85.244 triệu đồng tương ứng với 46,74% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ đối với thành phần này cũng tăng thêm 28.757 triệu đồng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2008, cụ thể là 15,78%. Kết quả này một phần đạt được là do sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên ngân hàng ACB chi nhanh Đăk Lăk ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp, công ty cùng tham gia vào nền kinh tế giai đoạn này.
Doanh nghiệp nhà nước:
Đây là nhóm khách hàng mức dư nợ thấp nhất so với các thành phần khác. Mức dư nợ của năm sau tăng khá cao so với năm trước nhưng tốc độ tăng giảm dần qua các năm. Cụ thể tốc độ tăng năm 2008/2007 là 280,8% nhưng tốc độ tăng năm 2009/2008 chỉ đạt 184,5%, giảm gần một nửa.Lý do ngân hàng ACB là một ngân hàng TMCP nên khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vẫn còn ít so với các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên hiện nay ngân hàng vẫn đang mở rộng cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này.
Những con số trên thể hiện những nỗ lực của ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đem lại thu nhập cho khách hàng.
3.1.3. Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 3.3: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo nghành nghề kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Ngành nghề
2007
2008
2009
Nông nghiệp và lâm nghiệp
336.268
206.252
296.212
Công nghiệp chế biến
3.787
206.252
41.000
Xây dựng
52.333
110.300
140.200
Thương nghiệp, tiêu dung, gia đình
276.898
551.465
687.602
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
22.704
7.200
7.621
Kinh doanh bất động sản, hoạt động tư vấn
6.929
6.806
12.150
(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)
Qua bảng số liệu cho thấy mức dư nợ các ngành kinh tế có những thay đổi như: ngành nông nghiệp năm 2007 mức dư nợ là 336.228 triệu đồng, năm 2008 giảm xuống còn 206.252 triệu đồng và năm 2009 tiếp tục giảm xuống còn 196.212 triệu đồng. Cùng với đó là các ngành như vận tải kho bãi và thong tin liên lạc. Nguyên nhân là do tình hình ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có sự biến động giá cả mạnh trên thị trường nên ngân hàng đã hạn chế cho những đối tượng thuộc lĩnh vực này và vay mà đầu tư qua những ngành nghê khác có hiệu quả hơn như xây dựng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, gia đình, tiêu dùng, …
3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
3.2.1. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng trong việc cho vay ngắn hạn:
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình cho vay và thu nợ của ngân hàng, từ đó xác định được tính hiệu quả và an toàn của đồng vốn bỏ ra cũng như những rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng mà trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Ngân hàng muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói chung và vay ngắn hạn nói riêng đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Việc cố gắng hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Một số chỉ số quan trọng thường dùng để xác định chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng là tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay. Chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao và ngược lại.
Để thấy đc hiệu quả của hoạt động của Ngân hàng cũng như hạn chế tỷ lệ dư nợ trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk chúng ta sẽ phân tích những chi tiêu qua bảng sau:
Bảng 3.4: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
±
%
±
%
Tổng dư nợ
367.258
498.230
702.011
130.927
35,66
203.781
40,90
Nợ quá hạn
6.792
8.331
9.754
1.539
22,65
1.423
17,08
Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ (%)
1,85
1,67
1,39
-
-0,81
-
-0,28
Nợ xấu
1249
1534
1.496
285
22,82
-38
-2,48
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)
0,34
0,31
0,21
-
-0,03
-
-0,1
(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)
Nợ xấu và và nợ quá hạn là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá chất lượng tín dụng và rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong những năm vừa qua ngân hàng luôn nỗ lực hạn chế các khoản nợ quá hạn và thu hồi nợ khó đòi, được thể hiện qua nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm qua các năm.
Nợ xấu và nợ quá hạn năm 2007: NQH năm 2007 là 6.792 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ là 1,85%, còn nợ xấu thì rất thấp là 1.249 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là 0,34%. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk khi thẩm định bất cứ một hồ sơ vay nào đều thực hiện đúng đắn qua các bước trong quy trình tín dụng và thẩm định khách hàng rất kỹ do vậy mà nợ quá hạn và nợ xấu rất thấp và thấp hơn mức tối đa của chỉ tiêu do ngân hàng đặt ra với tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ là 2%.
Nợ xấu và NQH năm 2008: Năm 2008 ACB luôn bám sát mục tiêu giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu, fo vậy mà nợ xấu và NQH giảm so vơi năm 2007 như sau: NQH năm 2008 là 8.331 triệu đồng, mặc dù tăng hơn 1.539 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với tốc độ tăng là 22,65% nhưng tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ là 1,67% giảm 0,18% so với năm 2007. Nợ xấu của ngân hàng là 1.534 triệu đồng cũng tăng thêm 285 triệu đồng so với năm 2007 nhưng do dư nợ của năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 ( tăng 130.972 triệu đồng, tốc độ tăng là 35,66% ) nên tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là 0,31% giảm 0,03% so với anmw 2007.
Các mức giảm trong tỷ lệ qua các năm thể hiện nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, hoàn chỉnh chính sách cho vay và quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn. Bộ phận tín dụng ngân hàng ACB luôn nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ và trả tiền lãi của khách hàng, phạt tiền nếu khách hàng trễ ngày đóng tiền lãi hay vốn định lỳ tuỳ theo hợp đồng thoả thuận của ngân hàng và khách hàng, do vậy mà khách hàng có trách nhiệm trong việc đóng tiền lãi và nợ cho khách hàng vì thế chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Nợ xấu và NQH năm 2009: Năm 2009 có thể nói ngân hàng ACB gặt hái được nhiều thành công với mức tổng mức dư nợ đạt cao, lợi nhuận lớn, đóng góp và làm nhiều chương trình vì mục tiêu phát triển kinh tê – xã hội. Bên cạnh đó chính sách tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng của ACB luôn thực hiện rất tốt và hiệu quả. NQH của năm 2009 mặc dù tăng 1.423 triệu đồng nhưng tốc độ tăng giảm đáng kể, chỉ còn 17,08% cùng với đó tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ chỉ còn 1,39% giảm 0,28% so với năm 2008. Nợ xấu chỉ còn 1.496 triệu đồng, giảm 38 triệu so với năm 2008, tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là 0,21%, giảm tới 0,1% so với năm 2008.
Tuy tỷ lệ các khoản nợ xấu và NQH ngắn hạn của ngân hàng đều giảm qua các năm nhưng ngân hàng phải luôn đảm bảo quy trình tín dụng chặt chẽ và độ chính xác cao cùng với các chính sách và biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngăn hạn của ngân hàng. Ngoài những khó khăn gặp phải như sự hạn chế về thông tin, về nghiệp vụ, ngân hàng luôn chọn lọc khách hàng, giữ những quan hệ tốtm giảm thiểu những khách hàng và những khoản nợ xấu từ đó xây dựng chính sách tín dụng hướng về khách hàng và những khoản nợ xấu từ đó xây dựng chính sách tín dụng hướng về khách hàng, thoả mãn ở mức cao nhất những yêu cầu hợp lý của khách hàng.
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tổng dư nợ cho vay ngắn hạn.
3.2.2. Hiệu quả của tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng:
Bảng 3.5: Hiệu quả cho vay ngắn hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Vốn huy động ngắn hạn
526.879
644.520
746.482
Tổng dư nợ ngắn hạn
367.258
498.230
702.011
Dư nợ/Vốn huy động (%)
68,41
77,30
94,04
(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)
Như vậy trong nhưng năm qua tình hình huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh là khá cao và rất hiệu quả được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nơ. Năm 2007 bình quân 0,6841 đồng dư nợ là đã có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2008 tình hình huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh có phần hiệu quả hơn so với năm 2007, bình quân 0,7730 đồng dư nợ là có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2009 tỷ lệ này tăng khá cao so với năm 2008, bình quân 0,9404 đồng dư nợ mới có 1 đồng huy động vốn huy động tham gia vào. Từ những phân tích trên, thông qua những số liệu của các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk lắk đã đạt hiệu quả tốt.
3.3. Kết quả và hạn chế:
3.3.1. Những kết quả ngân hàng đạt được:
Trong những năm qua ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk lắk đã chứng tỏ được khả năng hoạt động của mình trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn và đã đạt được những kết quả thực sự xứng đáng với những cố gắng mà chi nhánh đã bỏ ra. Đó là phần thưởng cao quý nhất đối với mỗi nhân viên của chi nhánh.
Về hoạt động tín dụng ngắn hạn, mức dư nợ năm 2007 chỉ đạt 367.258 triệu đồng nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 702.011 triệu đồng và cho vay chủ yếu là đối với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân là các khách hàng trền thống của chi nhánh. Ngân hàng cũng giảm thiểu được đáng kể tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, hạn chế những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt tín dụng ngắn hạn chi nhánh chi nhánh còn có những thành tích trong huy động vốn và trong chiến lược thu hút khách hàng. Để đạt được kết quả kinh doanh tốt như thế này thì ngân hàng ACB chi nhánh Đắk lắk đã phải làm tốt các công tác như huy động vốn để đảm bảo tương đối nguồn vốn hoạt động dùng để cho vay, đáp ứng ứng nhu cầu của khách hàng để tránh tình trạng phải từ chối một khách hàng tốt thì quả là đáng tiếc cho bất kỳ một ngân hàng nào. Chính vì thế mà phòng nguồn vốn luôn tìm cách xây dụng và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả cao về cho vay ngắn hạn đặc biệt là vào những năm vừa qua, nguyên nhân làm nên thành công này của chi nhánh là:
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk luôn có chính sách tín dụng hợp lý đối với từng thời kỳ nhất là chính sách về lãi suất cho vay để luôn đảm bảo quyền lợi cho nguồn vay cũng như sự an toàn của ngân hàng. Ban giám đốc chi nhánh luôn có những sữa chữa rút kinh nghiệm và bổ sung kịp thời vào chính sách hoạt động của ngân hàng qua từng quý, từng năm từ đó có được sự phục vụ tốt nhất đối với các khách hàng của mình.
Bên cạnh đó Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Á Châu luôn có sự quan tâm, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các quy định hay chính sách mà NHNN, Ngân hàng TMCP Á Châu ban hành đối với chi nhánh. Từ đó giúp chi nhánh nắm vững và thực hiện một cách chính xác các quy định tránh được những sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiêm làm việc, cùng với sự hỗ trợ đầy đủ về cơ sở vật chất đã luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Điển hình là các cán bộ tín dụng vừa phải làm việc chính vừa phải hướng dẫn và marketing để thu hút khách hàng, chính điều này đã làm khách hàng luôn thấy mình được phục vụ một cách tận tình nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tìm đến ngân hàng.
Một thế mạnh của ngân hàng Á Châu Đắk Lắk là chiến lược phát triển công nghệ thông tin làm nền tảng cho phát triển kinh doanh dịch vụ. Trong những năm gần đây mảng công nghệ của các ngân hàng liên tục có những bước tiến được đánh giá là phát triển kịp với tốc độ phát triển chung của đất nước. Chính vì lẽ đó, ngân hàng Á Châu Đắk Lắk đã ứng dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng, mạng thanh toán toàn cầu SWIFT, mạng thanh toán quốc tê, thanh toán điện tử trực tuyến, cho phép khách hàng “Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi”, tạo nên nền tảng công nghệ cho đơn vị ngân hàng điện tử Đắk Lắk, công nghệ thẻ tín dụng không chỉ đem lại chữ tín, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, thông tin vào phục vụ khách hàng ở tất cả các loại hình dịch vụ.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Khách quan:
- Các khách hàng vay vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp thường gặp rủi ro do thiên tai, hạn hán, bão lụt. Vì khí hậu vùng cao thường khắc nghiệt hơn miền xuôi. Tây Nguyên hàng năm không thể lường trước được những đợt hạn hán kéo dài, những trận mưa lớn gây nên lũ lụt, dịch bệnh cho cây trồng,… với nhưng điều kiện trên sản xuất nông nghiệp thường bị thiệt hại và khách hàng không có đủ khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.
- Do giá cả thị trường: Bất cứ khách hàng nào khi vay vốn cho mục đích kinh doanh đều mong muốn thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên sản xuất kinh doanh vẫn có thể gặp những rủi ro bất ngờ do biến động của thị trường đem lại, khi giá cả mua sắm nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng vọt làm sản xuất bị đình trệ hay giá sản phẩm của họ ở thị trường bị giảm quá thấp không bán được, dẫn đến tồn đọng vốn, không bù đắp nổi chi phí, chưa có tiền trả nợ vay ngân hàng.
- Số lượng khách hàng trong lĩnh vực vay ngắn hạn là rất lớn, rải đều trên khắp địa bàn, do đó việc giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vat gặp nhiều khó khăn. Ở Đắk Lắk thời tiết khí hậu lại phức tạp, 6 tháng mùa mưa cán bộ tín dụng khó đi lại tới từng cá nhân khách hàng để đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn.
- Mặc dù đã có những sửa đổi nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật của Việt Nam cìn phức tạp, việc hướng dẫn chậm trễ, mất thời gian. Mặt khác hệ thống pháp luật ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ gây khó khăn trong các hoạt động ngân hàng.
- Khách hành sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả.
Chủ quan:
- Khó khăn trong việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng vì tại chi nhánh thực sự chưa có phòng Marketing để giới thiệu các dịch vụ cho khách hàng cũng như tìm kiếm và thu hút khách hàng, các cán bộ tín dụng trong chi nhánh vẫn thường kiêm luôn công việc này tạo thêm công việc đối với nhân viên.
- Cho vay mang tính chất dàn trải còn ở thế bị động, khách hàng đi tìm ngân hàng chứ ngân hàng chưa thực sự chủ động đi tìm khách hàng.
- Nguồn vốn mà chi nhánh huy động được thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh nên đôi phần cũng làm chi nhánh bị thụ động trong cho vay đối với những khoản vay lớn, làm mất đi cơi hội kinh doang của ngân hàng.
- Việc nắm bắt về thông tin của khách hàng cũng như cung cấp về thông tin của ngân hàng còn ít, còn nhiều hạn chế để phát hiện ra những khách hàng tốt và những khách hàng chưa tốt.
- Mức lãi suất cho vay của ngân hàng so với một số ngân hàng TMCP hoạt động trên cùng đại bàn vẫn cao hơn, điều đó phần nào cũng khiến khách hàng cân nhắc khi tìm kiếm nguồn vốn vay.
- Nguồn nhân lực của chi nhánh còn thiếu so với nhu cầu công việc, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
4.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
Tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về tổng tài sản, thị phần huy động vốn, cho vay và lợi nhuận đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn.
Tập trung phát triển nhanh các chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung tâm huyện, các vùng kinh tế trọng điểm.
Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, tập trung phân đoạn khách hàng cá nhân doanh nghiệp, có chọn lọc.
Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát hoạt động trên toàn hệ thống chi nhánh. Tập trung quản lý các rủi ro về tín dụng, thanh khoản, lãi suât…
Tiếp tục việc xây dựng và nâng cao hình ảnh của ACB trong khách hàng và chúng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động Marketing.
4.1.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk:
4.1.2.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động:
Do tính đặc thù riêng của địa hình, ngành nghề cũng như diện tích của Tỉnh Đắk Lắk nên ngoài chi nhánh và các phòng giao dịch tại TP như: Y-Jut, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Thanh, thì cần mở rộng thêm mạng lưới tại các Thị Trấn, Huyện như: Buôn Đôn, Buôn Hồ, Easup, Lắk… Trên địa bàn Tỉnh nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi và cơ hội đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận.
4.1.2.2. Tập trung vào người nông dân:
Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 khoảng 480.000 ha, Sản lượng cà phê năm 2010 đạt khoảng 400 ngàn tấn (bình quân năng suất trên 2,5 tấn/ ha). Sản lượng lương thực có hạt đạt 1 triệu tấn, cùng với các loại cây như: Cao su, hồ tiêu, ca cao… Tỉnh Đắk Lắk là mảnh đất của nông – lâm nghiệp với GDP đạt 50 % và liên quan chặt chẽ hầu hết các ngành và lĩnh vực trong Tỉnh nhưng NH TMCP ACB chỉ tập trung cho vay trong địa bàn TP chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chứ chưa thật sự tập trung cho người nông dân vì vậy NH TMCP ACB cần phải:
Xác định được thời điểm canh tác, bón phân, thu hoạch, bán… (nhằm xác định được khi nào người nông dân cần vốn và khi nào người nông dân có vốn nhàn rỗi).
Tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người nông dân (khi người nông dân đã thu hoạch và bán các sản phẩm).
Tập trung cho vay ngắn hạn vào thời điểm đầu các vụ mùa (khi người nông dân cần tiền để bón phân, canh tác…).
4.1.2.3. Đa dạng hóa tín dụng ngắn hạn:
Đa dạng hóa tín dụng ngắn hạn là quá trình cung cấp nhiều chủng loại dịch vụ tín dụng cho khách hàng nhằm thõa mãn và nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhằm giữ khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới khách hàng mới trên các lãnh vực, ngành nghề khác nhau nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và hoạt động kinh doanh. Việc đa dạng hóa tín dụng ngắn hạn có thể làm phân tán rủi ro và nâng cao vị thế số 1 trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Đa dạng hóa cho vay nhiều hơn vào lĩnh vực vận tải, mua ôtô bởi vì Tỉnh Đắk Lắk không có giao thông đường sắt, không có giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không chưa phát triển. Giao thông vận tải hàng hóa và người chủ yếu tập trung vào ôtô tải, ôtô khách.
Cho vay tiêu dùng: Rủi ro thấp, các khoản vay nhỏ, phân tán, các nguồn trả nợ thường gắn với công việc hàng ngày của khách hàng, việc thu hồi nợ từ tài sản thế chấp sẽ dễ dàng hơn. Các khoản vay thường có tính chất ngắn ngày do đó NH sẽ tăng được tốc độ luân chuyển vốn của mình. Với các hình thức tín chấp, trả góp, trả lãi suất bằng thu nhập hàng tháng… Hiện nay những hình thức này đã có cơ sở pháp lý khá vững chắc để NH có thể thực hiện.
4.1.2.4. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn:
Cho vay đúng quy định: Hồ sơ phải đầy đủ thủ tục, đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của địa phương, dự án phải đảm bảo thực thi có hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay từ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định đến giám đốc là người quyết định cho vay.
Để đạt được hiểu quả cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cần đảm bảo các điều kiện cầm cố, thế chấp giảm rủi ro cho ngân hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tiến hành phân loại đánh giá khách hàng một cách thường xuyên hơn, xem đó là cơ sở để có biện pháp mở rộng thị phần trong kinh doanh tiền tệ.
Đơn giản hoá thủ tục cho vay, đáp ứng kịp thời và nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng trong khả năng của ngân hàng, tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng, yên tâm cho khách hàng.
Ưu đãi lãi suất, thời hạn đối với khách hàng truyền thống, chi nhánh cũng nên có chính sách giảm lãi suất đối với những khách hàng có dư nợ lớn, có quan hệ lâu dài với chi nhánh nhằm mở rộng tín dụng.
Chiến lược khách hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhất là khi NHNN áp dụng quy chế cho vay với lãi suất thoả thuận. Nó làm cho sự cạnh tranh của các NHTM ngày càng gay gắt. Do vậy để tồn tại và phát triển các NHTM phải luôn quan tâm đến chiến lược khách hàng mà mình đang áp dụng.
Mở rộng tín dụng về số lượng nhưng vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn là chất lượng tín dụng. Chính vì vậy chi nhánh mở rộng tín dụng nhưng theo chiều sâu, lựa chọn những khách hàng tốt nhất để mở rộng tín dụng, đảm bảo an toàn hiệu quả.
Đồng thời ngân hàng phải luôn củng cố các quan hệ thật tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống bên cảnh việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới vì chi phí để lôi kéo một khách hàng mới bao giờ cũng tốn kém hơn chi phí để duy trì một khách hàng truyền thống.
4.1.2.5: Chủ động tìm đến khách hàng:
Việc chủ động tìm đến khách hàng vay vốn là vấn đề trọng tâm, đi vào chiều sâu trong chiến lược cạnh tranh, khi NH tìm đến khách hàng thì NH sẽ có được những thông tin trước, sẽ chủ động hơn trong việc thẩm định khách hàng. Mặt khác, việc chủ động tìm đến khách hàng sẽ là một biện pháp tiếp thị rất hiệu quả và sự có mặt của NH đúng thời điểm khi khách hàng cần thì sự lựa chọn giữa NH này với các NH khác thì khả năng thành công của ngân hàng là rất lớn.
4.1.2.6. Hoạt động Marketing:
Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị phù hợp với chiến lược khách hàng của NH TMCP ACB, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng nhiều phương thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại khách hàng. Các chi nhánh NH TMCP ACB trên địa bàn cần kịp thời phát hiện, xử lý và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể trên địa bàn mình. Đồng thời các cấp lãnh đạo, quản lý cũng cần có những sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách có liên quan một cách kịp thời và đúng đắn. Phần lớn người dân nhất là người lao động, nông dân ít có cơ hội giao dịch với NH khi có nhu cầu vì vậy cần tuyên truyền, tiếp thị rộng rãi. Có nhiều hình thức tuyên truyền và tiếp thị khác nhau nhưng cần phải có biện pháp thích hợp với từng đối tượng, từng khu vực khách hàng. Cụ thể như:
Trực tiếp tìm đến khách hàng.
Giới thiệu tiện ích và dịch vụ của NH thông qua các ban ngành, sở, bộ, báo chí, quảng cáo, các hội trợ tiêu dùng, triển lãm.
Giới thiệu đầy đủ và kỹ các thủ tục, điều kiện vay vốn, chính sách tín dụng của NH qua truyền thanh, truyền hình của Thành phố, Huyện, Phường, Xã, Thôn…
Tiếp thị gián tiếp dựa vào chính khách hàng cũ như: Phong cách phục vụ, cải tiến thủ tục, nhanh gọn về thời gian. Tiếp thị khách hàng mới thông qua khách hàng cũ.
Cần tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó chặt chẽ, lâu dài trên cơ sở cùng giúp đỡ lẫn nhau. Đối với khách hàng có uy tín, lâu năm cần có những ưu đãi thích hợp. Tạo hình ảnh NH luôn là nơi gần gũi, hỗ trợ khách hàng kịp thời.
Thường xuyên tham gia nghiên cứu thị trường để biết rõ được nhu cầu của khách hàng nhằm tìm ra những phương thức, thủ tục phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời lấy thông tin của các NH khác để tạo khả năng cạnh tranh tương ứng.
4.1.2.7. Xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao:
Ngân hàng thuộc ngành kinh doanh dịch vụ vì vậy có thể nói chất lượng nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng:
Nhân viên NH là người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh của NH trong quá trình giao dịch với khách hàng. Vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của nhân viên NH có thể làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ và giảm đi giá trị dịch vụ.
Bằng việc gây thiện cảm với khách hàng trong quá trình giao dịch, nhân viên đã trực tiếp tham gia vào quá trình xúc tiến bán dịch vụ.
Đa số các ý tưởng cải cách, cung ứng dịch vụ đều xuất phát từ nhân viên NH.
Là lực lượng chủ yếu truyền tải thông tin tín hiệu từ thị trường, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách NH
Vì vậy cần: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: để có thể phát triển kinh doanh, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn thì ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng động… Để có được điều này ngân hàng cần phải có sự tuyển chọn kỹ lưỡng cán bộ, sắp xếp và bố trí công tác hợp lý, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, cử cán bộ đi học, tập huấn... Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, mời chuyên gia đến giảng dạy…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Sau quá trình thực tập và tìm hiểu về vấn đề tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, tôi rút ra những kết luận sau:
Bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức theo mô hình vừa trực tuyến vừa chức năng làm cho nó có sự thống nhất từ trên xuống dưới.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk trong quá trình kinh doanh đã tìm ra những chiến lược, giải pháp kinh doanh thích hợp, trở thành đơn vị kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng trưởng ở mức cao.
Trong ba năm qua chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, bên cạnh việc thu hút được nguồn vốn lớn từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thì tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng đạt hiệu quả cao, nhất là về tín dụng ngắn hạn. Dư nợ luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 367.258 triệu đồng, năm 2008 là 498.230 triệu đồng, năm 2009 là 702.011 triệu đồng.
Nhìn chung chi nhánh đã thực hiện những quy định về quy trình nghiệp vụ cho vay khá đầy đủ và chặt chẽ cùng với những điều kiện vật chất, trang thiết bị hiện đại, ưu việt giúp chi nhánh thực hiện tốt mọi hoạt động của mình.
Đội ngũ cán bộ của chi nhánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8 cac chuong khoa luan.doc