Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội: LỜI NÓI ĐẦU Với xu thế phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam không thể đứng ngoài vòng xoáy phát triển này. Cùng với sự chuyển biển của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc và đã có sự chuyển biến sâu sắc không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khan hiếm của đất nước. Trong đó, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng là những nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động. Bởi, cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vào xu hướng của nền kinh tế thế giới thì ngân hàng luôn đóng một vị trí quan trọng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi nguồn vốn được sử dụng. Chính vì thế mà chú trọng đến các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động liên tục và cần thiết. Với kiến thức đã được học tại trường đại học, cùng với kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại phòng Đầu tư và Quản lý Dự ...

docx90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Với xu thế phát triển như vũ bão hiện nay của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam không thể đứng ngoài vòng xoáy phát triển này. Cùng với sự chuyển biển của nền kinh tế thì hệ thống ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc và đã có sự chuyển biến sâu sắc không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khan hiếm của đất nước. Trong đó, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng là những nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động. Bởi, cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vào xu hướng của nền kinh tế thế giới thì ngân hàng luôn đóng một vị trí quan trọng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi nguồn vốn được sử dụng. Chính vì thế mà chú trọng đến các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động liên tục và cần thiết. Với kiến thức đã được học tại trường đại học, cùng với kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại phòng Đầu tư và Quản lý Dự án của Ngân hàng TMCP Quân Đội nên em chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ- Giáo viên hướng dẫn Trần Mai Hoa, và các anh chị thuộc phòng Đầu tư và Quản lý dự án cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 – 2007. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. 1 – Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) (gọi tắt là Ngân hàng Quân đội) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. Ngân hàng Quân Đội có hội sở chính tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Ngân hàng có 11 sáng lập viên đó là : Tổng công ty bay dịch vụ. Công ty GAET Nhà máy Z113 Công ty PESCO Công ty may 28 Công ty cơ diện vật liệu nổ 31 Công ty Tây Hồ Tổng công ty xây dựng 11 (Thành An) Và một số thể nhân khác đóng góp Với số vốn đóng góp lúc thành lập là 20 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có tài khoản tại Ngân hàng nhà nước. Thời hạn cấp phép hoạt động là 50 năm, tuy nhiên có thể xin ra hạn khi hết hạn hoạt động. Ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, và cũng để phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong thời kỳ mới thì Ngân hàng cũng còn đóng vai trò là một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng mà Ngân hàng Quân Đội phục vụ khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu vay vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ....của các doanh nghiệp. Phương châm hoạt động của Ngân hàng Quân Đội là hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng Quân Đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng càng được củng cố và phát triển. Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên tục trong hơn 12 năm hoạt động. Vốn điều lệ, tổng tài sản cũng như lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng liên tục. Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triển khai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh. Đó là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giao dịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường an ninh. Đến cuối năm 2005, ngoài 300 ngân hàng đại lý thuộc 56 quốc gia đảm bảo giao dịch thanh toán với tất cả các châu lục, MB đã có 25 chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM; 2 công ty trực thuộc và Hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình nằm trong mục tiêu phát triển 2005-2010. Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2005, nhiều cam kết, thoả thuận giữa MB và các đối tác trong và ngoài nước đã được ký kết, góp phần nâng cao vị thế của MB trên thị trường tài chính. Trong đó nổi bật phải kể đến các đối tác uy tín như Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Citibank, Temenos Thuỵ sỹ… Trong suốt chặng đường hơn 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân Đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ mới. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội. 2.2 - Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân Đội: 2.2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức: Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHQĐ Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Uỷ ban cao cấp P. ktra ksoát nội bộ Cty CK Thăng Long Cty AMC P. Đầu tư & Dự án Khối mạng lưới bán hàng Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng DN Khối quản lý tín dụng P. KHTH & Pháp chế Trung tâm công nghệ TT Khối TC – Nhân sự - Hchính P. tài chính kế toán P. NCPT & XD chính sách Sở giao dịch & các chi nhánh Hội đồng quản trị Tổng giám đốc 2.2.2. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. · Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội. Mỗi cổ đông đại diện cho một lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyết định được thực hiện theo sự nhất trí của đa số cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra chủ tịch hội đồng cổ đông, ban kiểm soát. Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là : Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về các kết quả kinh doanh, quyết định các vấn đề liên quan đến chủ trương định hướng phát triển Ngân hàng... Thành lập công ty trực thuộc, chia tách, sát nhập, hợp nhất... Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy chế, quỹ lương... Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật; Thông qua phương án mua, góp vốn cổ phần · Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi miễn bằng thể thức bỏ phiếu hoặc biểu quyết. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công tác xây dựng chính sách, quy chế, các mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát trong toàn bộ hệ thống · Tổng giám đốc : có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh. Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy, kiểm tra hoạt động kinh doanh. Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý trong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của Ngân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh. · Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành NHTMCP Quân đội. Thành viên của ban kiểm soát không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị. · Văn phòng: có chức năng làm các công việc như :Lễ tân, đối ngoại, quản lý đội xe.... Quản lý tài sản làm việc, trang thiết văn phòng và các khoản chi phí văn phòng, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ. · Phòng kế hoạch tổng hợp: phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình hội đồng quản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế. · Phòng công nghệ thông tin: có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giải pháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng. · Phòng kế toán: 8Bộ phận kế toán tài chính: chức năng của bộ phận này là xây dựng kế hoạch tài chính cho các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính và xây dựng các báo cáo tài chính phục vụ ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan, thanh quyết toán tài chính các hoạt động kinh doanh và đầu tư cho các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh và công ty trực thuộc, xây dựng chế độ chính sách kế toán áp dụng trong toàn hệ thống, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cho từng bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh. 8Bộ phận thanh toán bù trừ, kế toán cho vay, kế toán kinh doanh ngoại tệ: bộ phận này có chức năng kiểm soát sau các giao dịch kinh doanh (tính đúng đắn, đầy đủ, hợp lý....), xủ lý các giao dịch (hạch toán, thanh toán...). · Phòng tín dụng : là phòng có chức năng tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư, xây dựng định hướng, chính sách và các hạn mức tín dụng trình hội đồng tín dụng và đầu tư xem xét, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách và các hạn mức tín dụng; quản lý các khoản nợ xấu, thẩm định, tái thẩm định các dự án. · Phòng quản lý dự án: có chức năng Tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu tư, Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách đầu tư trình hội đồng tín dụng và đầu tư Ngân hàng xem xét, Quản lý các hoạt động đầu tư của Ngân hàng như: góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần các tổ chức khác; Quản lý thống nhất các khoản đầu tư gián tiếp, trực tiếp của Ngân hàng Quân đội; đầu mối và theo dõi quản lý danh mục đầu tư. Đầu tư tài chính Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn và cho vay các dự án trung và dài hạn có quy mô lớn Tham gia các đề án nghiên cứu phát triển: phát triển mạng lưới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Ngân hàng; tổng hợp thông tin. Tham gia các hoạt động khác theo sự phân công của ban lãnh đạo Ngân hàng. · Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế : phòng có chức năng Quản lý và bảo đảm sự hoạt động an toàn, hiệu quả trong việc cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của chứng từ và các lệnh thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng Xử lý các lệnh thanh toán (hạch toán, thực hiện lệnh...) Đảm nhiệm dịch vụ ngân hàng đại lý và quan hệ quốc tế. · Phòng kiểm toán nội bộ :phòng có chức năng Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc thực hiện quy chế chính sách của Ngân hàng và các quy định của pháp luật trong toàn hệ thống Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng quy trình, quy chế đảm bảo giảm thiểu rủi ro trình hội đồng quản trị phê duyệt Kiểm toán hoạt động của Ngân hàng, phối kết hợp với bộ phận kế toán tài chính trong công tác quyết toán tài chính cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư Xây dựng các báo cáo độc lập gửi ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hỗ trợ ban kiểm soát trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hệ thống . · Phòng ngân quỹ : có nhiệm vụ quản lý kho quỹ và duy trì hợp lý lượng tiền mặt và giấy tờ có giá đảm bảo khả năng thanh toán cho các quầy giao dịch, thực hiện chi trả hoặc thu nhận các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn. · Phòng Marketing: nhiệm vụ của phòng Marketing là tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng; duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới; xây dựng phong cách chăm sóc khách hàng · Phòng giao dịch : phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các lệnh thanh toán của khách hàng đến giao dịch, trực tiếp chi trả các giao dịch tiền mặt có giá trị nhỏ (dưới 300 triệu), giải đáp, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng . · Phòng Treasury: có chức năng nhiệm vụ của Treasury là kinh doanh tiền tệ : Hoạt động vay và cho vay ( thiếu tiền thì vay về, thừa thì cho vay ra) Kinh doanh ngoại hối : kinh doanh ngoại tệ và ký quỹ Quản lý dự trữ bắt buộc; quản lý thanh khoản Giá vốn nội bộ : cung cấp giá vốn nội bộ để tính toán chính xác hiệu quả của từng hoạt động, từng cá nhân, không làm thay đổi lợi nhuận của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro · Chi nhánh cấp I, cấp II: Các chi nhánh cấp II của Ngân hàng Quân đội nhìn chung có quy mô nhỏ, nhân sự ít, do vậy tính chuyên môn riêng biệt là chưa có mà thường hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, mỗi cán bộ có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng, từ thẩm định ban đầu, quyết định và theo dõi sau khi đã ra quyết định. Các chi nhánh cấp I thì nhìn chung có quy mô lớn hơn, đã có sự chuyên môn hoá ở một vài bộ phận, mức độ độc lập của chi nhánh với hội sở là tương đối cao, hạn mức tín dụng đối với chi nhánh cũng cao hơn so với chi nhánh cấp II. II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây: Ngân hàng Quân đội đi vào hoạt động với số vốn điều lệ chỉ là 20 tỷ đồng, có một trụ sở duy nhất tại Hà Nội, với 25 cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động, do có sự thống nhất và nhất trí cao của lãnh đạo hội đồng quản trị và điều hành, sự nhiệt tình và tích cực học hỏi, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ tích cực của các ngành hữu quan, các cổ đông, các khách hàng, ngân hàng bạn nên Ngân hàng Quân đội đã giành được những kết quả đáng khích lệ. Với những thắng lợi sau 10 năm phát triển ổn định 1994-2004, năm 2005, Ngân hàng Quân Đội đã có được sự tăng trưởng toàn diện ở tất cả các lĩnh vực được đề ra trong mục tiêu của chương trình cải tổ 2004-2008. Đó là việc tập trung cao cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tạo dựng văn hoá công ty, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, phát triển nguồn lực tài chính với phương châm tăng trưởng, chất lượng và công khai minh bạch... Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh năm 2005 là một minh chứng hết sức sinh động cho những thành công của MB trong lộ trình tái cơ cấu tổ chức để tồn tại và phát triển bền vững. So với năm 2004, năm 2005 vốn chủ sở hữu của Ngân hàng tăng 32,5%, vốn huy động tăng 42%, tổng tài sản đạt 8.215 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng là 148,7 tỷ đồng, tăng 40,5%... Năm 2005 Ngân hàng có được sự tăng trưởng gấp hai lần so với năm 2003. Các hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, hoạt động của các công ty trực thuộc đã có những chuyển biến sâu sắc và hết sức tích cực, bước đầu đã được những sự thành công. Đặc biệt cuối năm 2005 Ngân hàng đã có được một danh mục đầu tư hết sức khả quan, các loại cổ phiếu, trái phiếu trong danh mục đều được chọn lựa và có mức tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng kiểm soát rủi ro đang từng bước được hoàn thiện, các hoạt động kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ được coi trọng và hoạt động ngày càng hiệu quả hướng tới một chuẩn mực: an toàn, tuân thủ, công khai và minh bạch. Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triển khai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh. Đó là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giao dịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường an ninh. Đến cuối năm 2005, ngoài 300 ngân hàng đại lý thuộc 56 quốc gia đảm bảo giao dịch thanh toán với tất cả các châu lục, MB đã có 25 chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM; 2 công ty trực thuộc và Hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình nằm trong mục tiêu phát triển 2005-2010. Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2005, nhiều cam kết, thoả thuận giữa MB và các đối tác trong và ngoài nước đã được ký kết, góp phần nâng cao vị thế của MB trên thị trường tài chính. Trong đó nổi bật phải kể đến các đối tác uy tín như Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Citibank, Temenos Thuỵ Sỹ… Ngoài những hoạt động nêu trên, trong những năm qua MB đã có những bước đi quan trọng trong việc đầu tư năng lực kinh doanh với những sự kiện như : khánh thành toà nhà Hội sở chính, nâng cấp chi nhánh Điện Biên Phủ, đầu tư mới phương tiện làm việc, tăng cường hệ thống an ninh, khai trương hội sở, sở giao dịch, các chi nhánh quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ(Hà Nội), Gò Vấp(TPHCM), Vĩnh Trung(Đà Nẵng), Ngô Quyền(Hải Phòng)… Đồng thời Ngân hàng cũng đã tuyển dụng bổ sung trên 200 cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, các sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao ở trong và ngoài nước, góp phần bổ sung quan trọng cho nguồn nhân lực cho Ngân hàng. Với những kết quả đạt được trong 11 năm qua, Ngân hàng đã đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng nhưng rất hiện thực cho năm 2006: đạt tốc độ tăng trưởng toàn diện tư 20% đến 40% so với năm 2005, đảm bảo tốt yêu cầu về tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Trong đó, Ngân hàng phấn đấu tăng mức tổng tài sản lên 11.500 tỷ đồng, tổng vốn huy động tăng 31%, dư nợ tăng 29,7% trong năm 2006. Ngoài ra MB cón có kế hoạch tăng vốn chủ sỡ hữu lên tối thiểu 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2006; xem xét tìm kiếm một định chế tài chính để bổ sung vào danh sách cổ đông chiến lược và thành lập công ty quản lý quỹ, MB cũng sẽ mở thêm 15 chi nhánh và phòng giao dịch mới tại các địa bàn quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TPHCM, Cần Thơ… 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua Bảng 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Đơn vị: triệu VNĐ) 2003 2004 2005 Tài sản Tiền mặt 46.598 67.411 89.390 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 239.170 93.372 118.460 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 808.087 2.571.529 2.951.282 Chứng khoán đầu tư 71.761 63.017 477.933 Cho vay và ứng trước cho khách hàng 2.691.422 3.455.160 4.218.138 Các khoản đầu tư 64.548 95.156 123.302 Tài sản cố định 30.195 92.955 107.508 Tài sản khác 79.712 70.340 128.920 4.031.493 6.509.140 8.214.933 Công nợ Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác 785.838 367.136 1.049.186 Tiền vay từ NHNN Việt Nam 14.880 14.880 226.701 Các nguồn vốn vay khác 46.824 52.454 82.013 Tiền gửi của khách hàng 2.768.397 5.520.607 6.069.812 Dự phòng chung cho các cam kết phát hành - - 5.079 Các khoản phải trả khác 31.914 66.507 128.315 Dự phòng thuế phải trả 5.336 5.817 17.229 3.653.189 6.027.401 7.578.335 Vốn điều lệ 280.000 350.000 450.000 Thặng dư vốn cổ phần - 8.975 230.975 Lợi nhuận chưa phân phối 59.195 76.971 105.350 Các quỹ 39.109 45.793 57.273 4.031.493 6.509.140 8.214.933 Các khoản mục ngoại bảng Thư tín dụng 1.178.086 5.991.381 2.867.480 Bảo lãnh 610.030 595.836 1.159.878 Các hợp đồng ngoại hối 46.824 - 111.655 Cam kết cho vay chưa giải ngân Không có thông tin Không có thông tin 275.996 ( Trích từ Báo cáo thường niên 2005 – NHQĐ) Bảng 2 : BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Đơn vị: triệu VNĐ) 2003 2004 2005 Thu nhập tiền lãi và các khoản thu nhập tương tự 208.526 301.772 476.461 Chi phí tiền lãi và các chi phí tương tự (124.312) (159.700) (236.544) Thu nhập tiền lãi ròng 84.214 142.072 239.917 Thu phí dịch vụ và hoa hồng - 19.431 27.955 Chi phí dịch vụ và hoa hồng - (2.988) (5.848) Thu nhập phí dịch vụ và hoa hồng ròng 11.090 16.443 22.107 Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại hối 3.217 5.648 3.154 Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư - 820 4.659 Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác 19.192 8.843 30.155 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 117.713 173.826 299.992 Lương và các chi phí liên quan (10.984) (16.047) (27.061) Dự phòng các khoản cho vay và ứng trước khó đòi (17.255) (20.746) (71.390) Dự phòng các chung cho các cam kết phát hành - - (5.079) Khấu hao và phân bố tài sản cố định (2.809) (4.608) (10.528) Chi phí quản lý chung (14.126) (28.386) (37.319) Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh (45.174) (69.787) (151.377) Lợi nhuận trước thuế 72.539 104.039 148.615 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (21.686) (28.656) (39.570) Lợi nhuận sau thuế 50.853 75.383 109.045 ( Trích từ Báo cáo thường niên 2005 – NHQĐ) Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Hình 2: Tổng vốn huy động (Đơn vị: tỷ đồng) Hình 3: Tổng dư nợ (Đơn vị: tỷ đồng) Hình 4 : R.O.E (Đơn vị : %) Hình 5: Lợi nhuận trước thuế (Đơn vị: tỷ đồng) ( Trích từ Báo cáo thường niên 2005 – NHQĐ) Huy động vốn của MB được Ngân hàng Nhà Nước đánh giá cao trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 4.933 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2003 và đạt 120% kế hoạch năm. Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng đang tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đặc biệt là lượng tiền gửi từ dân cư tăng lên đáng kể bằng 1.82 lần so với năm 2003. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 64,57%. Tính đến 30/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 7.046.82 tỷ đồng, tăng 42.7% so với đầu năm. Cơ cấu huy động vốn được đảm bảo theo chiều hướng tốt. Trong đó lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá, tăng 160% so với đầu năm. Đây là kết quả có được từ những thành công của hai chương trình “Tiết kiệm dự thưởng” và “Tiết kiệm có thưởng” và rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của MB. Trong năm 2005, MB còn tham gia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận và nâng cao được tính thanh khoản. Những kết quả đạt được trên thị trường liên Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao. Với những kết quả như vậy, tổng tài sản của MB đến 31/12/2005 đạt 8.214 tỷ đồng, tăng 20,74% so với đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng đạt trên 8% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Từ sử dụng vốn hiệu quả đến nâng cao chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đến 31/12/2004 là 3.898 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2003 và bằng 108% so với kế hoạch. Trong năm 2004, MB chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, tăng cường các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng. Đến 31/12/2005, tổng dư nợ vay của MB là 4.407 tỷ đồng, tăng 13,97% so với năm 2004, phù hợp với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng tín dụng kết hợp tái cơ cấu các khoản nợ. MB đã làm nhiều đầu mối thành công trong nhiều dự án đồng tài trợ với các ngân hàng. Chất lượng tín dụng của MB được cải thiện đáng kể. Trong năm 2004, Ngân hàng đã tích cực triển khai, tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng, cơ cấu lại nợ, chuẩn hoá lại quy trình, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro và các công cụ quản lý... Nhờ vậy, Ngân hàng đã hạn chế được rất nhiều những khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thu hồi được phần lớn số nợ đọng, và tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng đạt trên 60% các khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 1.68%. MB đã triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 493 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, tích cực thu hồi nợ đọng và kết quả đạt được rất khả quan. Hoạt động phi tín dụng tăng trưởng cao với những chuyển biến tích cực: - Hoạt động bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng trong năm 2004 đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tổng số dư bảo lãnh đến ngày 31/12/2004 đạt 784,93 tỷ đồng. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh nhưng chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được đảm bảo. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. Tổng phí bão lãnh thu được trong năm tăng 68,75 so với cùng kì năm trước. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số dư bảo lãnh đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 14.3%. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh mà chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Tổng phí bảo lãnh thu được tăng 40,26% so với năm trước. - Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ: cùng với việc triển khai đề án hình thành khối Treasury, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ trong năm 2004 cũng đã thu được những kết quả tích cực với tổng doanh thu tăng 89,2% so với năm 2003. Trong đó doanh số mua bán ngoại tệ đạt xấp xỉ 450 triệu USD. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng 75% so với năm 2003. Trong năm 2005, với việc đưa khối Treasury vào hoạt động, việc quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ của MB đã có những kết quả rất đáng ghi nhận. Nhìn chung khối Treasury đã đản trách khá tốt việc điều hoà vốn giữa các chi nhánh, quản lý chặt chẽ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cơ cấu lại tài khoản Nostro và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và để kiếm lời. Đồng thời Mb có tham gia vào hoạt động cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, tham gia thị trường mở... Quan hệ giao dịch Interbank của MB đã triển khai tích cực thông qua việc MB mở rộng và tăng cường mối quan hệ với tất cả các định chế tài chính hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. - Hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 804,21 triệu USD trong năm 2004. Đi đôi với việc tăng doanh thu, thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế cũng đạt mức tăng trưởng tích cực, tăng 28,6% so với năm 2003. Tất cả các giao dịch thanh toán đều được thực hiện đúng hạn và tuân thủ đúng tập quán quốc tế. MB cũng đã thiết lập được thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên thế giới, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu cả năm 2005 của MB đạt 691 triệu USD. Tuy không có khối lượng xuất nhập khẩu lớn như năm trước, nhưng số lượng khách hàng và giao dịch lại tăng nhanh, vì vậy doanh thi tăng 60% so với cùng kì năm trước. Hoạt động quan hệ quốc tế cũng có những chuyển biến tích cực và ngày càng có uy tín. Hiện nay, MB đã có được quan hệ đại lí với 350 ngân hàng ở khắp các châu lục, đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. - Hoạt động kinh doanh thẻ: Năm 2004 là năm đầu tiên MB triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa MB và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với 11 Ngân hàng thành viên khác. Sản phẩm thẻ ATM Active Plus của MB có những điểm vượt trội so với các sản phẩm thẻ ATM khác, đó là khách hàng sử dụng sẽ được bảo hiểm cá nhân 24h trong ngày tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Tính đến cuối năm 2005, hoạt động dịch vụ thẻ MB đang từng bước đi vào hoạt động ổn định, doanh số thanh toán tăng nhanh đồng thời đã thu hút được một lượng tiền gửi đáng kể của dân cư. Đặc biệt, thẻ của MB đã góp phần tăng thêm tiện ích thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với MB. Với mục tiêu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ. MB đang tích cực hoàn thiện đề án, ổn định tổ chức, đầu tư thiết bị công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác để mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với hoạt động dịch vụ thẻ của MB bắt đầu từ cam kết giữa VCB – Viettel – MB. CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI Trong thời kỳ đất nước ta đang tham gia một cách mạnh mẽ vào WTO, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thì lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đứng trước một cơ hội cũng như thử thách rất lớn. Nói đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thì không thể không nói đến hoạt động cho vay vốn, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các dự án trung và dài hạn. Đây chính là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhằm bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động cho vay thì các ngân hàng phải tiến hành công tác thẩm định các dự án xin vay vốn. Công tác thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải tuân thủ theo những phương pháp, quy trình, nội dung thẩm định cụ thể do ngân hàng đề ra. I - THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 1 - Quy trình thẩm định: Hiện nay, trên thị trường tiền tệ đang tồn tại rất nhiều loại hình hoạt động cho vay vốn. Khách hàng bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn ngân hàng để đi vay. Do vậy, để cạnh tranh được trên thị trường cho vay tiền tệ, các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ của chính bản thân ngân hàng mình. Điều đó được thể hiện cụ thể qua tiến độ thực hiện công tác thẩm định có nhanh hay không, có ảnh hưởng đến cơ hội và dự án đầu tư của khách hàng hay không? Muốn thực hiện công tác thẩm định đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ đầu tư của dự án thì cán bộ thẩm định tại ngân hàng TMCP Quân đội đã tuân theo quy trình thẩm định dự án cho vay vốn như sau: 2. Đánh giá độ tin cậy của số liệu trong dự án 1.Tiếp nhận hồ sơ dự án Kết quả không khả thi Không đạt Tin cậy Kết quả khả thi 3. Thu thập và xử lý số liệu trong dự án đạt độ tin cậy 4. Lập bảng biểu và phân tích kết qủa của bảng 5. Yêu cầu loại dự án 6. Phân tích độ nhạy cảm theo các biến cố (đối với các dự án lớn và phức tạp) 7. Xác định kết quả tổng hợp 8. Đưa ra quyết định cuối cùng Hình 6 : Sơ đồ Quy trình thẩm định tại NHTMCP Quân đội 2 - Phương pháp thẩm định: Công tác thẩm định tín dụng là công tác rất quan trọng đối với việc cho vay vốn tại các ngân hàng. Do vậy, một phương pháp thẩm định hợp lý để cho kết quả thẩm định chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định dự án cho vay. Tại ngân hàng TMCP Quân đội, các cán bộ thẩm định thường tiến hành thẩm định các dự án dựa trên cơ sở sự kết hợp của nhiều phương pháp. Từ đó mới tạo ra được một sự chính xác khá cao trong công tác thẩm định. 2.1- Phương pháp thẩm định theo trình tự: Phương pháp thẩm định theo trình tự là một trong những phương pháp cơ bản, hay được sử dụng nhiều nhất trong các ngân hàng khi thẩm định các dự án xin vay vốn. Nó giúp các cán bộ thẩm định định hướng được tuần tự những vấn đề cần phải thẩm định, vấn đề nào cần bổ sung, hỗ trợ cho vấn đề khác. Quan trọng là phương pháp này sẽ cho một kết quả chính xác, có độ tin cậy cao hơn. Theo phương pháp này thì phải tiến hành thẩm định tổng quát trước rồi mới thẩm định chi tiết hơn. Tức là, trước tiên các cán bộ thẩm định phải xem xét một cách khái quát nhất, tổng quát nhất các vấn đề liên quan đến dự án như là xem dự án có thuộc diện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không?... Còn thẩm định chi tiết tức là các cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích, đánh giá về mặt kỹ thuật, kinh tế tài chính, thị trường của dự án… Sau cùng sẽ đưa ra ý kiến nhận định của bản thân về dự án. 2.2- Phương pháp so sánh Đối với những dự án mới, những dự án thuộc dạng đơn giản và có quy mô nhỏ, các cán bộ thẩm định có thể sử dụng những dự án tương tự trước đó để lấy đó làm cơ sở so sánh. Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu của dự án, từ đó phân tích để ra quyết định cho vay. Một số chỉ tiêu thường được dung trong khi thẩm định như là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh: hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ, vòng quay vốn lưu động… Nhóm chỉ tiêu kết quả, hiệu quả đầu tư: thông thường các chỉ tiêu này thường được so sánh với các dự án đã từng thực hiện tương tự về quy mô và công suất. Nhóm chỉ tiêu về quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật…cũng thường được đem so sánh, để đánh giá xem dự án xin vay vốn có đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản đặt ra hay không? 2.3- Phương pháp dự báo: Một đặc điểm cơ bản của các hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài, và chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. Do vậy, các cán bộ thẩm định cần phải dự báo được một cách chính xác hiệu quả kinh tế của dự án xin vay vốn. Các cán bộ thẩm định cần dự báo được các vấn đề sau: Dự báo tình hình cung cầu về thị trường nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho dự án khi đi vào hoạt động. Cần dự báo được đơn giá xác định cơ bản, giá các trang thiết bị, giá cước vận tải… dựa trên các thông tin trên thị trường và xu hướng phát triển của thị trường. Dự báo được tình hình cung cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; dự báo về các sản phẩm cùng loại có khả năng thay thế sản phẩm của dự án có tính cạnh tranh cao … Để có được những con số dự báo chính xác thì các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân đội phải dựa vào một số phương pháp sau: Phương pháp ngoại suy thống kê: tức là các cán bộ thẩm định phải quan sát, tìm hiểu xem thị trường cung cầu sản phẩm, dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra của dự án trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Từ đó mới có thể phát hiện ra quy luật hoặc xu hướng của thị trường; dựa vào đó để xây dựng quy luật vận động của thị trường, dự báo mức cung cầu trong tương lai. phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc: vấn đề xảy ra trong quá khứ tuân theo quy luật nào thì ở hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục tuân theo quy luật đó. Đây là phương pháp được các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân đội thường sử dụng trong phân tích,nghiên cứu, đánh giá thị trường của dự án. Phương pháp định mức : các cán bộ thẩm định sẽ phải thu thập sô liệu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm của dự án, từ đó sẽ dự báo cung cầu cũng như định mức về sản phẩm của dự án. Ví dụ: QDSP = Định mức tiêu dùng × dân số Muốn xác định QDSP thì phải thu thập số liệu về dân số của vùng mà sản phẩm chọn làm thị trường mục tiêu. Tiếp đó thu thập thêm thông tin về mức bình quân một người cần bao nhiêu sản phẩm của dự án. Từ đó áp dụng công thức tính toán sẽ ra được lượng cầu về sản phẩm của dự án tại thị trường mục tiêu là bao nhiêu. Tuy nhiên con số này chỉ là một con số tương đối, chưa hoàn toàn chính xác. Tương tự với lượng cung sản phẩm dự án: QSSP = Định mức tiêu dùng × dân số Sau khi đã xác định được lượng cung và lượng cầu sản phẩm thì các cán bộ thẩm định sẽ rút ra được nhu cầu sản xuất sản phẩm của dự án là bao nhiêu, từ đó sẽ đưa ra được công suất chính xác mà dự án cần đạt được. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp thu thập những ý kiến đánh giá của các chuyên gia một cách hợp lý để từ đó phân tích và chọn ra một phương án dự báo. Với phương pháp này, các cán bộ thẩm định phải lấy ý kiến của các chuyên gia về những khía cạnh có liên quan đến sản phẩm của dự án. Từ đó sẽ tập hợp các ý kiến và phân tích, đánh giá. Khi những ý kiến của các chuyên gia càng tập trung thì càng thuận lợi cho công tác phân tích, đánh giá. Còn nếu các ý kiến có độ phân tán cao thì cần phải tiếp tục phỏng vấn để có được một ý kiến tập trung nhất. Phương pháp phân tích độ nhạy cảm: Thực chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố của hoạt động đầu tư. Khi phân tích độ nhạy, các cán bộ thẩm định sẽ cho từng yếu tố thay đổi so với phương án cơ sở. Sự thay đổi của các nhân tố sẽ dẫn tới sự thay đổi kết quả và hiệu quả của phương án đầu tư. Cách thức thực hiện: - Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy. - Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất. - Xác định các chỉ số NPV, IRR, DSCR để đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ khi mà các biến thay đổi. 3 - Nội dung thẩm định: Các cán bộ thẩm định sau khi đã lựa chọn được phương pháp thẩm định phù hợp sẽ tiến hành phân tích, đánh giá từng nội dung, khía cạnh của dự án. Tại Ngân hàng Quân đội, có rất nhiều loại dự án xin vay vốn, như: dự án xin vay vốn để đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động… Do vậy nội dung cụ thể từng dự án là khác nhau; vậy nên để thẩm định các dự án thì tuỳ theo dự án mà các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đi sâu phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau. Một số nội dung cơ bản mà các cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá các dự án như sau: - Thẩm định hồ sơ dự án và năng lực pháp lý của khách hàng - Thẩm định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - Thẩm định dự án đầu tư: + Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư dự án + Thẩm định công nghệ - kỹ thuật của dự án + Thẩm định khả năng thực hiện dự án. + Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án + Thân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro - Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng - Xem xét hồ sơ xin vay vốn của khách hàng: Các cán bộ thẩm định cần kiểm tra xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ và hợp lệ không. Nếu hồ sơ là đầy đủ thì chập nhận đưa vào thẩm định; còn nếu thiếu một số tài liệu liên quan thì buộc khách hàng bổ sung cho đầy đủ. Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải bao gồm những giấy tờ sau: + Hồ sơ pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập công ty; giấy đăng ký thành lập công ty và giấy đăng ký kinh doanh… + Hồ sơ tài chính của khách hàng: khách hàng phải nộp các bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính trong những năm gần đây. + Hồ sơ dự án đầu tư: báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án như các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt tổng dự toán… và kèm theo đơn đề nghị xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội. - Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng: Thông qua hồ sơ pháp lý mà khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải kiểm tra xem khách hàng vay vốn có thực sự đủ năng lực pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật hay không. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của: + Quyết định thành lập đối với doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật của công ty. + Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài. + Giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần chú ý tới quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng liên doanh, liên kết; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp; tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp… Đối với khách hàng là cá nhân: mọi khách hàng cá nhân có đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự đều được chấp nhận kèm theo các giấy tờ như: hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân, xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương… 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng: - Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, và nó có phù hợp với dự án mà khách hàng định đầu tư hay không? Những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Phân tích thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp kinh doanh, và thị phần của sản phẩm đó. Phân tích mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường. Phân tích lợi thế chủ yếu của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách khách hàng của doanh nghiệp. Kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ giao dịch lớn có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các cán bộ thẩm định cần phải sử dụng các tài liệu sau để phân tích, đánh giá trong khía cạnh này bao gồm: + Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng + Báo cáo tào chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính… + Một số tài liệu liên quan mà các cán bộ thu thập được. Sự phân tích, đánh giá trong phần này chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do vậy các cán bộ thẩm định cần phải thẩm tra lại tính xác thực của những con số này. - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh: + Tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh chính: phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng… + Lợi nhuận: lợi nhuận các loại sản phẩm, lợi nhuận các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp. + Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm. Biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng… Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời = ----------------------------------------- Tổng nợ - Nợ dài hạn Thông qua hệ số khả năng thanh toán các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng, cho biết khách hàng có đảm bảo để trả nợ vay đúng hạn hay không. Tiền + ĐTNH dễ chuyển thành tiền Hệ số khả năng thanh toán nhanh = -------------------------------------------------- Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng huy động các nguồn tiền để trả nợ của khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = --------------------------------- Tài sản lưu động bình quân Vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng tốt, chỉ số này được sử dụng để tính số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = ------------------------------------ Giá trị hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = --------------------------------- Các khoản phải thu bình quân Công thức này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời : Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu = ----------------------------- Vốn chủ sở hữu Công thức này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của khách hàng, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = -------------------------------- Doanh thu bán hàng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính để biết được năng lực kinh doanh cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn: Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = ------------------------------------------ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số nợ cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tài sản lưu động ( hoặc TSCĐ) Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn = ----------------------------------------- Tổng tài sản Chỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Sau khi tiền hành tính toàn và phân tích các chỉ tiêu tài chính của khách hàng thì các cán bộ thẩm định phải dựa vào đó để đưa ra những đánh giá của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng… Những đánh giá và nhận xét của cán bộ thẩm định phải thật khách quan, không mang tính chủ quan. - Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng : Cán bộ thẩm định cần kiểm tra quan hệ tín dụng của khách hàng đối với cả Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng như với các tổ chức tín dụng khác. + Quan hệ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Mức độ tín nhiệm + Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến thời điểm gần nhất Mức độ tín nhiệm + Quan hệ tiền gửi: Số dư tiền gửi bình quân Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu. 3.3 Thẩm định dự án đầu tư: 3.3.1 – Thẩm định kinh tế dự án đầu tư - Thẩm định mục đích và sự cần thiết phải đầu tư dự án Xem xét mục tiêu đầu tư của dự án Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án Quy mô đầu tư: công suất thiết kế; giải pháp công nghệ; cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án; phương án tiêu thụ sản phẩm. Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau( xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi suất vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động) Phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết… Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án. - Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm có: Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: + Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. + Định dạng sản phẩm của dự án. + Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định. + Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; ước tính mực tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mực gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như: Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm. Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư. Đánh giá về cung cầu sản phẩm : + Xác định năng lực sản xuất, cung cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào? Các nhà sản xuất trong đã đáp ứng được bao nhiêu %? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do trong nước chưa đáp ứng được hay nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn? + Dự đoán biến động của thị trường tương lai khi có dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. + Số lượng nhập khẩu trong những năm qua? Dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. + Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất- nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án. + Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: + Thị trường nội địa: Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có ưu điểm gì không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu dùng hay không? Giá cả sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không? + Thị trường nước ngoài: Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? ( chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…) Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế gì so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? Thị trường dự kiến có bị hạn chế bởi kim ngạch không? Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa? Kết quả như thế nào? Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: cần đánh giá trên các mặt như: + Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào? cần có hệ thống phân phối hay không? + Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? Mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Cán bộ thẩm định cần phải ước tính được chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án. + Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính hiệu quả của dự án. + Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không? Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được dự kiến về khả năng sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: + Số lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. + Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. - Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào Trên cơ sở hồ sơ dự án và các đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: Một hay nhiều nhà cung cấp? Đã có quan hệ từ trước hay mời thiết lập? Khả năng cung ứng? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào. Biến động về giá mua nguyên vật liệu đầu vào; tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu Như vậy, tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau: Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không? Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nhiên liệu đầu vào. 3.3.2 - Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư. - Địa điểm xây dựng: Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có gần các nguồn cung cấp (nguyên vật liệu, nước …) và thị trường tiêu thụ không? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào? Đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự được đầu tư ở một dịa điểm khác. - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu? Công suất đó có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường? Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề sản xuất có cao hay không? - Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị máy móc: Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không và nó đang ở mức độ nào của thế giới? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam không? Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không? Có bảo đảm cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không? Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của chúng. Trình độ công nghệ tiên tiến của thiết bị? Khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được yêu cầu đó hay không? Việc giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ của dự án hay không? Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị? Họ có chuyên sản xuất thiết bị của dự án hay không? Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ được, các cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này. - Quy mô, giải pháp xây dựng: Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án? Tận dụng được cơ sở vật chất hiện có không? Dự toán của từng hạng mục công trình; có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị có phù hợp với thực tế hay không? Vấn đề cơ sở hạ tầng : giao thông, điện, nước…… - Thẩm định tác động của môi trường, phòng cháy chữa cháy: Đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ, phù hợp không? Đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? Cán bộ thẩm định cần đối chiếu các quy định hiện hành xem dự án có phải lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phòng cháy chữa cháy không? 3.3.3 - Thẩm định khả năng thực hiện dự án:: - Phương thức tổ chức, quản lý, thực hiện dự án: Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ công nghệ, thiết bị mới của dự án. Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu Khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường dự kiến thay đổi? Đánh giá nguồn nhân lực cho dự án: số lượng, tay nghề? Trình độ kỹ thuật? và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. - Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư của dự án: Việc thẩm định là rất quan trọng để tránh khi thực hiện tổng vốn đầu tư có thể tăng lên hoặc giảm xuống quá lớn so với dự kiến ban đầu. Do vậy không cân đối được nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa? Tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa? Cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm. Ngoài ra, cũng cần xem xét, tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: Cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào? Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Cần phải xem xét tỷ lệ từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý không? Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu nguồn vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng vốn đầu tư được duyệt, các cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng của nguồn vốn chủ sở hữu; chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cán bộ thẩm định phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. 3.3.4 – Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn của dự án - Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế của dự án: Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: Đánh giá về tính khả thi của phương án nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay cố định), chi phí để sữa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích ra hàng năm, nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, phương án tiêu thụ: sẽ được dùng để tính toán mức huy động công suất so với mức thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định, đánh giá đầu tư xây dựng cơ bản, định mức chi phí, phí bảo hiểm, phí và lệ phí… Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. - Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính như sau: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án. Phân tích để tìm dữ liệu Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở Lập các bảng tính trung gian Lập báo các kết quả kinh doanh, báo các lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án Lập bảng cân đối kế toán. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập đến, tính toán cụ thể: + Nhóm chỉ tiêu sinh lời: NPV, IRR, ROE, T + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao+ Lãi vay DSCR = -------------------------------------------------------- Nợ gốc trung, dài hạn + lãi vay trung, dài hạn - Phân tích độ nhạy của dự án: Các bước thực hiện: Xác định các biến dữ liệu đầu vào và đầu ra cần phải tính toán độ nhạy. Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất. Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thường là NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi. Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời. Bảng 3: Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi: Trường hợp cơ bản GT1 GT2 GT3 …… IRR kết quả NPV kết quả DSCR kết quả …… Trong đó: + Trường hợp cơ bản : Là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ. + IRR, NPV, DSCR… : Các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ. + GT1,2,3… : Giá trị các biến được gán để kiểm sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ. - Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội: Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu cụ thể từng dự án, cần đánh giá hiệu quả về các tiêu chí khác nhau: khả năng tái tạo ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ… 3.3.5 – Phân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro - Phân loại rủi ro: Việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hai; bao gồm: + Rủi ro do cơ chế, chính sách thay đổi. + Rủi ro do thi công xây dựng. + Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán + Rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu. + Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì. + Rủi ro về môi trường, xã hội. + Rủi ro kinh tế vĩ mô + Các loại rủi ro khác. - Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Tuỳ theo dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra những điều kiện đi kèm với điều kiện cho vay hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay, đầu tư vào dự án. Rủi ro về cơ chế chính sách: Bao gồm tất cả những rủi ro, bất ổn về chính sách của nơi xây dựng dự án: sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, các luật, nghị quyết, chế tài có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách: + Khi thẩm định dự án phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (được thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật, quy định hiện hành liên quan tới dự án. + Bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. + Hỗ trợ, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu… Rủi ro thi công xây dựng: tức là hoàn tất dự án không đúng thời hạn hoặc không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh của ngân hàng. Tuy nhiên có thể giảm thiểu nó bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau: + Lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín, có sức mạnh tài chính và có kinh nghiệm. + Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. + Giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng. + Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt quá dự toán. + Quy định trách nhiệm vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. + Phân chia rõ nghĩa vụ các bên tham gia. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: có nghĩa là thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; do cạnh tranh nên giá bán của một đơn vị sản phẩm không đủ để bù đắp các khoản chi phí của dự án.. Có thể giảm thiểu các rủi ro này bằng cách: + Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. + Dự kiến cung - cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan). + Tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm… + Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tài chính. Rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu: tức là dự án không có được nguồn nguyên vật liệu với số lượng, giá cả, chất lượng như dự kiến để dự án có thể vận hành ổn định, tạo ra dòng tiền đảm bảo khả năng trả nợ. Để giảm thiểu rủi ro này: + Cán bộ thẩm định cần nghiên cứu đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, để đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. + Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. + Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu mua vào. + Những hợp đồng, thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. + Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách: + Sử dựng công nghệ đã được kiểm chứng + Bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. + Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng. + Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành. Rủi ro về môi trường, xã hội: là những rủi ro gây tác động tiêu cực của dự án tới môi trường và người dân xung quanh. Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư cần phải: + Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường phía khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận bằng văn bản. + Tuân thủ các quy định về môi trường. Rủi ro kinh tế vĩ mô: là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô như: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Để giảm thiểu rủi ro này, cần phải: + Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. + Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi, tự bảo hiểm… + Bảo vệ trong các hợp đồng. + Đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu có) Các loại rủi ro khác… 3.4 – Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: - Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: + Đối với tài sản bảo đảm bằng các giấy tờ có giá như: trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu… thì các cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãi suất, tính thanh khoản của loại giấy tờ đó. + Đối với tài sản đảm bảo bằng các kim khí quý, đá quý… thì cần phân tích nguồn gốc xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, giá trị thị trường. + Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn lion với quyền sử dụng đất) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng. Định giá theo khung giá Nhà nước, định giá theo thị trường, bảo hiểm rủi ro ho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp. + Đối với các tài sản đảm bảo là động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải…) thì cần thẩm định các nội dung sau: Nguồn gốc xuất xứ, tính xác thực về các giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng. Xác định số lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, giá tri còn lại theo sổ sách kế toán. Xác định theo giá thị trường, bảo hiểm rủi ro tài sản. Khả năng bảo quản cất giữ, khả năng bán, thanh lý. Công chứng cầm cố đối với các khoản vay có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. - Bảo đảm tiền vay bằng các quyền: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các quyền gồm có: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền khai thác tài nguyên… Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Tổng giám đốc NHQĐ trong trường hợp cụ thể. - Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba: Cán bộ thẩm định cần phải phân tích năng lực của bên thứ ba như sau: phân tích năng lực pháp luật, uy tín, tài chính của bên thứ ba. Điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba, các khả năng có thể xảy ra. - Bảo đảm bằng các tài sản hình thành từ vốn vay: Cán bộ thẩm định cần giữ các giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đầu tư hình thành từ vốn vay Ngân hàng. Giá trị đánh giá tài sản là giá trị hoàn thành. Sau khi hoàn thành các giấy tờ gốc về sở hữu thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Các hình thức bảo đảm khác: Đối với hình thức bảo đảm khác thì được thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng. Sau khi thẩm định xong hình thức bảo đảm tiền vay, cán bộ thẩm định báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét, là cơ sở để đề xuất các điều kiện tín dụng đối với các khoản vay. II – MINH HOẠ CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. DỰ ÁN ĐÓNG MỚI TÀU HÀNG KHÔ 22.500DWT PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG VAY VỐN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Giới thiệu khách hàng vay vốn. - Chủ đầu tư: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines - Địa chỉ : số 1, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - Loại hình doanh nghiệp: Tổng công ty Nhà nước thành lập theo QĐ 91/TTg - Ngành nghề kinh doanh: + Kinh doanh vận tải đường biển + Khai thác cảng, sữa chữa tàu biển + Cung ứng dịch vụ hàng hải, XNK phương tiện vật tư thiết bị hàng hải + Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước. Chủ tịch HĐQT : Ông Phạm Duy Anh Tổng giám đốc : Ông Dương Chí Dũng 2. Giới thiệu dự án đầu tư: - Tên dự án đầu tư : Dự án đầu tư đóng mới tàu hàng khô 22.500DWT - Tổng số vốn đầu tư : 318.290.127.000 VNĐ - Sản phẩm của dự án : Vận tải hàng khô, hàng rời. - Thị trường tiêu thụ : Vận tải các tuyến viễn dương. 3. Đề nghị vay vốn: - Số tiền đề nghị vay: 3.700.000 USD - Mục đích vay vốn: Thanh toán tiền đóng mới tầu hàng khô, trọng tải 22.500DWT, chiếc số 2/KH2004 - Thời gian vay vốn : 5 năm PHẦN II : ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VAY VỐN 1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn Nhận xét: Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam gửi cho Ngân hàng Quân Đội, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp nhân trong các giao dịch. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty - Các hoạt động của Tổng công ty : Tổng công ty hoạt động trên ba lĩnh vực : hoạt động khai thác cảng; hoạt động vận tải biển; hoạt động cung cấp các dịch vụ hàng hải. Các hoạt động cung cấp dịch vụ mà Tổng công ty thực hiện gồm: dịch vụ đại lý và mô giới hàng hải cho các hãng tàu nước ngoài, dịch vụ xuất khẩu thuyền viên, lai dắt tàu vào cảng, dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển… - Kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty: Năm 2005, bên cạnh các dự án đầu tư về cảng biển, góp vốn đầu tư vào các liên doanh, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam dự kiến đầu tư mạnh vào đôi tàu. Cụ thể như sau: + Kế hoạch đóng mới các tàu trong nước: 4 tàu 6.500DWT; 3 tàu 12.500DWT; 2 tàu container 1.500Teu Tổng số vốn vay để thực hiện việc đóng mới là 3.121 tỷ đồng. + Kế hoạch mua tàu đã qua sử dụng từ nước ngoài: Tổng công ty sẽ mua 16 tàu đang kinh doanh từ nước ngoài; mua 2 xà lan Tổng số vốn đầu tư khoảng 3.450 tỷ đồng. - Kết quả kinh doanh của toàn Tổng công ty: Bảng 4 : Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam ( giai đoạn 2002 – 2004) (Đơn vị tính : Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tăng trưởng Năm 2003 Tăng trưởng Tổng doanh thu 5.290.878 4.736.995 -10% 5.622.605 18% Các khoản giảm trừ 17.511 19.892 14% 36.928 86% Doanh thu thuần 5.273.368 4.734.103 -10% 5.585.677 18% Giá vốn hàng bán 4.709.278 4.171.151 -11% 4.806.546 15% Lợi tức gộp 564.090 562.952 0% 779.131 38% Chi phí bán hàng 75.215 77.877 4% 91.297 17% Chi phí quản lý DN 234.469 274.457 6% 281.699 14% Lợi tức thuần từ HĐKD 254.406 237.617 -7% 406.135 71% Lợi tức từ HĐTC -133.731 -51.758 - -63.806 Lợi tức bất thường 16.368 26.805 64% 11.039 -59% Lợi nhuận trước thuế 137.042 212.664 55% 353.369 66% Thuế thu nhập DN 37.574 37.591 0% 70.714 88% Lợi tức sau thuế 99.468 175.073 76% 282.65 61% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Thu nhập từ hoạt động của khối vận tải biển có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu nhập sau thuế của Tổng công ty. Kết quả kinh doanh này phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty là đẩy nhanh tốc độ phát triển đội tàu, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong thị trường vận tải biển. 2.2 – Tình hình kinh doanh của khối văn phòng công ty: Bảng 5 :Báo cáo kết quả kinh doanh của khối văn phòng - Tổng công ty ( Giai đoạn 2002-2004) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 399.083.143.113 330.176.479.019 384.564.850.309 Các khoản giảm trừ 37.058.499 24.166.670 40.153.848 Doanh thu thuần 399.046.084.614 330.644.614.294 384.524.696.461 Giá vốn hàng bán 347.923.803.001 302.644.614.294 324.652.904.982 Lợi tức gộp 51.122.281.613 27.507.698.055 59.871.791.479 Chi phí bán hàng 1.280.848.639 2.983.952.352 9.374.644.311 Chi phí quản lý DN 6.106.314.600 11.373.900.044 20.698.223.167 Lợi tức thuần từ HĐKD 43.735.118.374 13.149.755.659 29.798.924.001 Lợi tức từ HĐTC -37.781.575.722 32.886.058.401 18.656.706.764 Lợi tức bất thường -5.808.777.490 473.555.779 35.930.215 Lợi nhuận trước thuế 144.765.162 46..509.369.839 48.491.560.980 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Giai đoạn 2002 -2004, mặc dù có nhiều biến động về tình hình sản xuất kinh doanh, một số khoản mục chi phí có xu hướng tăng lên, song về cơ bản, tổng lợi nhuận trước thuế của khối vẫn dương và có xu hướng tăng khá trong năm 2003, 2004. Tình hình kinh doanh của khối văn phòng của Tổng công ty tốt. 2.3 Tình hình tài chính của khối văn phòng - Tổng công ty - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: Bảng 6: Bảng cân đối kế toán tóm tắt của khối văn phòng Đơn vị tính : VNĐ Khoản mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 A - Tài sản 1. TSLĐ & ĐTNH 136.536.446.039 158.775.252.488 286.113.916.465 Tiền 65.043.918.766 50.884.311.430 169.209.421.330 Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 14.922.855.540 28.500.000.000 Các khoản phải thu 59.905.198.900 73.517.644.014 47.328.519.768 Hàng tồn kho 6.667.300.571 11.613.365.056 16.466.333.071 Tài sản lưu động khách 4.920.027.802 7.837.076.448 24.619.642.296 2. TSCĐ & ĐTDH 679.481.164.687 734.202.121.325 1.219.701.110.011 Tài sản cố định 506.213.080.203 409.735.273.779 298.186.840.360 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 125.771.680.485 130.971.680.485 214.933.180.485 Xây dựng cơ bản dở dang 47.400.393.506 193.495.167.061 706.581.089.166 Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 96.010.493 0 0 Tổng cộng tài sản 816.017.610.726 892.977.373.813 1.505.815.026.476 B - Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 414.799.920.404 437.931.632.687 888.281.835.391 Nợ ngắn hạn 53.529.339.161 43.703.073.287 106.172.198.660 Nợ dài hạn 361.270.581.243 393.879.750.434 775.280.563.795 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 401.217.690.322 455.045.741.126 617.533.191.085 Nguồn vốn - quỹ 400.786.737.587 450.798.949.701 614.175.731.472 Nguồn kinh phí 430.952.735 4.246.791.425 3.357.459.613 Tổng cộng nguồn vốn 816.017.610.726 892.977.373.813 1.505.815.026.476 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Bảng 7:Các hạng mục xây dựng cơ bản dở dang STT Tên khoản mục Số tiền (VNĐ) Ghi chú 1 Toà nhà OCEAN PARK 136.000.000.000 2 Tầu Tây Sơn 01 (HL- 08) 143.000.000.000 Đến nay đã cam kết chuyển sang TSCĐ 3 Tầu Tây Sơn 02 (HL- 09) 135.000.000.000 4 Tầu Hoa Lư 93.000.000.000 Đến nay đã cam kết chuyển sang TSCĐ 5 Tầu H209 47000.000.000 6 Tầu H210 43000.000.000 7 Tầu HL10 40000.000.000 8 Tầu HL11 35000.000.000 9 Tầu HL12 25000.000.000 Tổng cộng 697000.000.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Thay đổi lớn nhất trong tình hình nguồn vốn của khối văn phòng là số dư nợ dài hạn tại các ngân hàng tăng lên và cùng với nó là số tiền trong khoản mục xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Tổng số tiền vay dài hạn tăng thêm là 439.007.426.869 đồng, trong khi đó tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 không tăng thêm và giá trị xây dựng cơ bản dở dang tăng năm 2004 so với năm 2003 là 513.085.92.105 đồng. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu là 74.078.495.236 động. Tính đến thời điểm 31/12/2005, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia để tài trợ cho các khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang là khá thấp (đạt 14,44%). - Phân tích hệ số tài chính: Bảng 8:Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của khối văn phòng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Khả năng thanh toán - TSCĐ và ĐTNH/Nợ ngắn hạn 2,55 3,63 2,69 - Tiền + ĐTNH/Nợ ngắn hạn 1,22 1,51 1,86 Kết cấu vốn - Vốn CSH/Tổng nguồn vốn 0,49 0,51 0,41 - Vốn CSH/Tổng tscđ và XDCBDD 0,59 0,62 0,51 Khả năng hoạt động - Doanh thu thuần/các khoản phải thu BQ (vòng/năm) 6,66 4,49 8,13 - Gia vốn hàng bán/hàng tồn kho BQ (vòng/năm) 52,18 26,06 19,72 - Doanh thu thuần/TSLĐ BQ (vòng/năm) 2,92 2,30 1,49 - Doanh thu thuần/TSCĐ BQ (vòng/năm) 0,79 0,81 1,29 - TSLĐ & ĐTNH-Nợ ngấn hạn (Triệu đồng) 83,007 115,072 179,942 Khả năng sinh lời - Lợi nhuận từ SXKD/Doanh thu thuần 10.96% 3.98% 7.75% - Tổng lợi nhuận/Vốn CSH (ROE) 0.04% 10.22% 7.85% - Lợi nhuận từ SXKD/Tổng tài sản (ROA) 5.36% 1.47% 1.98% - Lợi nhuận từ SXKD/TSCĐ 8.64% 3.21% 9.99% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Như vậy, các nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của khối văn phòng Tổng công ty là tốt, chỉ riêng nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đạt khá thấp. Hiệu quả khai thác tài sản của khối còn thấp. Nhận xét chung: Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam là khá tốt. 3. Chấm điểm phân loại khách hàng vay vốn: Bảng 9: Đánh giá phân loại khách hàng đối với Tổng công ty Hàng Hải Các chỉ tiêu định tính 50 Tầm quan trọng ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân 7 Viễn cảnh ngành kinh tế 7 Thị phần 2 Quan hệ khách hàng và bạn hàng 7 Năng lực trình độ của ban lãnh đạo, chất lượng quản lý 10 Chất lượng của các thông tin cung cấp 5 hỗ trợ nguồn từ bên ngoài 7 Vị trí của NHQĐ so với các NH khác 5 Các chỉ tiêu định lượng 131 Số năm hoạt động của DN 5 Giá trị công ty (quy mô doanh thu, tài sản) 10 Xu hướng lợi nhuận của DN 7 Số điểm tài chính 65 Thời gian quan hệ với NHQĐ 7 Trả nợ gốc, lãi đúng hạn 10 Gia hạn nợ, điều chỉnh ký hạn nợ 10 Nợ quá hạn trong quá khứ (tại NHQĐ &TCTD khác) 10 Số lần cam kết mất khả năng thanh toán 7 Số dư tiền gửi các loại trung bình tháng tại NHQĐ 0 Tổng điểm 181 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Nhận xét: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam là khách hàng loại 2, các khoản vay có tài sản đảm bảo. Khách hàng này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển, có nhu cầu lớn về vốn để phát triển kinh doanh. Đây là khách hàng có nhiều tiềm năng. 4. Công nợ và quan hệ tín dụng với các tổ chức khác: - Tình hình dư nợ của Tổng công ty Hàng Hải tại các tổ chức tín dụng (19/8/2005) Bảng 10a: Tình hình dư nợ của TCT Hàng Hải Việt Nam STT Tên tổ chức tín dụng Số tiền (USD) Số tiền (VNĐ) 1 NH Công Thương Đống Đa 2.270.772 2 SGD NH Ngoại Thương VN 2.749.110 3 Ngân hàng Quân Đội 378.000 4 Techcombank Đông Đô 1.509.750,7 5 SGD NHNN&PTNN VN 1.562.577,2 92.391.000.000 6 NH Hàng Hải Hà Nội 111.778,2 7 Quỹ HTPT Hải Phòng 599.900.000.000 8 SGD Quỹ HTPT 61.732.000.000 Tổng cộng 8.581.988,1 754.023.000.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) - Dư nợ và quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội (19/8/2005) Bảng 10b: Dư nợ của TCT Hàng Hải tại NHQĐ Khoản vay Tên NH đầu mối Tài sản đảm bảo Dư nợ của các NH Dư nợ của NHQĐ Ngày đáo hạn kế ước Mua tàu Văn Phong MB Tàu Văn Phong 378.000 109.111 7/12/2005 Mua tàu Orient VCB Tàu Orient 2.749.110 181.817 20/4/2007 Nhận xét : Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thực hiện vay trả đầy đủ, đúng hạn các khoản vay tại các tốt chức tín dụng. PHẦN III : THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Nội dung và kết quả thẩm định dự án đầu tư 1.1 Mục đích và sự cần thiết phải đầu tư dự án: - Đội tàu của Tổng công ty Hàng Hải phần lớn là các tàu già, trọng tải nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Do vậy cần đóng mới để tăng năng lực và sức cạnh tranh của đội tàu - Nhu cầu vận tải hàng khô, hàng rời bằng đường biển trong thời gian tới sẽ là rất lớn. Trong khi thị phần vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 15% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có nhu cầu vận chuyển. Hơn nũa chính phủ đang có chủ trương phát triển đội tàu biển. Vậy nên việc đóng mới tàu 22.500DWT là rất cần thiết. 1.2 Tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: Bảng 11: Bảng cơ cấu nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đầu tư Khoản mục Số tiền (1000 VNĐ) Tỷ lệ Ghi chú Phân bổ nguồn vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 318.290.127 100% - Giá dự toán của tầu 304.091.589 95.5% - Lãi vay vốn trong thời giam thi công 9.005.649 3.6% - Thuế trước bạ 500.000 0.16% - Chi phí dự phòng 2.280.687 0.74% Cơ cấu vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 318.290.127 100% Trong đó: + Vốn tự có 60.638.127 19.00% + Vốn vay quỹ HTPT 202.147.000 63.53% Đã có HĐTD + Vốn vay NHQĐ 55.405.000 17.47% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Cơ cấu nguồn vốn tham gia vào dự án là hợp lý. 1.3- Thị trường sản phẩm của dự án: 1.3.1 Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay và dự báo đến năm 2010 - Hoạt động xuất khẩu đã có sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu. Ngoài một số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, cà phê, gạo, dệt may, thuỷ sản thì một số sản phẩm mới nổi trong năm 2003 và 2004 như phụ tùng xe đạp, linh kiện điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhưng nói chung, các sản phẩm truyền thống vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn. - Hoạt động nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao với những mặt hàng mà Việt Nam không có khả năng sản xuất để phục vụ cho phân tích kinh tế : xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép… đây là những mặt hàng luôn chiếm tỷ nhập khẩu cao trong nhiều năm. - Kim ngạch xuất nhập khẩu: diễn biến của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của tình hình thương mại toàn cầu những vẫn phản ánh chính xác xu hướng thương mại toàn cầu trên các chỉ tiêu kinh tế và tăng trưởng trong quá khứ và tương lai. Việt Nam đang ngày càng nhập siêu đối với các loại hàng hoá tiêu dung, thiết bị và các sản phẩm công nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mạnh trong các năm từ 2001 đến 2004. - Xu hướng kim ngạch xuất nhập khẩu đến 2010: theo định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu theo hai phương án: + Phương án 1: có tính chất đột biến được xây dựng trên cơ sở có thêm các mặt hàng xuất khẩu lớn, mở rộng thị trường, trong đó các thị trường Mỹ, gia nhập WTO, thu hút vốn ĐTNN… Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân là 15%/năm vào năm 2005 và 62,7 tỷ USD vào năm 2010, tức gấp hơn 4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 14%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 11%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD (năm2000) lên 31,2 tỷ USD (năm2005) và 57,14% tỷ USD (năm2010). + Phương án 2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân 13%/năm từ 15 tỷ USD lên 29,7 tỷ USD (năm 2005) và 52,6 tỷ USD (năm 2010), tức tăng 3,4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 12%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 9%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD lên 28,6 tỷ USD (năm2005) và 45 tỷ USD (năm 2010). Theo phương án này, đến năm 2002 sẽ cần bằng xuất nhập khẩu và xuất siêu tăng dần đến năm 2010 đạt 4,7 tỷ USD. 1.3.2 - Tổng quan về thị trường biển - Các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển : + Các mặt hàng về năng lượng: dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ tinh luyện, gas, than + Các mặt hàng nông sản : lúa mì, gạo, thức ăn gia súc, đường, thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, phân bón + Các mặt hàng kim khí : phôi thép, than đá, quặng sắt, các sản phẩm thép… + Các mặt hàng lâm sản: gỗ, giấy và các sản phẩm liên quan tới gỗ khác + Các nguyên liệu công nghiệp khác: xi măng, muối, thạch cao, cát công nghiệp, hoá chất… + Các sản phẩm công nghiệp khác: hàng dệt may, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá tiêu dùng. 1.3.3 - Thị trường cho thuê tàu biển và giá cước vận tải quốc tế: Theo purchasing.com và Baltic Exchange Index ( chỉ số đánh giá giá thuê và giá cước vận chuyển hàng hoá của các loại tàu trên thế giới) thì giá cước vận tải và cho thuê tàu đã đạt tới điểm thấp nhất trong năm vào giữa tháng 5. Giá cước vận chuyển của thị trường Hàng Hải thường giảm sút mạnh vào mùa hè và tăng mạnh vào cuối năm do nó biến động theo mùa. Cũng theo đánh giá trên thì thời điểm hiện nay mang tính chất tạm thời tổng lượng cung khả năng vận tải vượt quá nhu cầu vận tải nhưng xét về tổng thể nhu cầu vận tải biển vẫn không có nhiều biến động mạnh. Giá cước vận tải, giá cho thuê tầu biển đang làm cho các chủ đầu tư mạnh hơn vào việc đóng tàu và cung cấp năng lực vận tải nhiều hơn. Việc đưa thêm các tàu vào thị trường sẽ gây ra áp lực làm cho giá cho thuê và giá cước vận tải sẽ giảm trong thời gian tới. Việc giá dầu tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm giá cũng sẽ làm cho chi phí quản lý và các chi phí vận hành kinh doanh vận tải tầu biển, điều này cũng sẽ làm tăng giá cước và giá cho thuê tàu biển trên thị trường. - Thị trường vận tải đường biển Việt Nam: + Các đội tàu biển Việt Nam: bao gồm: Công ty vận tải Biển Việt Nam (Vosco) Công ty vận tải và cho thuê tàu biển Việt Nam (Vitrancharts) Công ty vận tải biển đông (Bisco) thuộc Vinashin Công ty hợp tác lao động với người nước ngoài Liên doanh vận tải tàu biển Việt Pháp (Germatrans) + Tuyến vận tải và sản phẩm vận tải Hàng hoá chủ yếu được vận tải trên các tuyến: Việt Nam- Đông bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) với các sản phẩm như than đá, gạo, phôi thép, sắt vụn, máy móc thiết bị. Hoặc tuyến Việt Nam- Trung Đông- châu Phi, đây là tuyến chở gạo từ Việt Nam cho các thị trường này và nhập khẩu phân bón, sắt thép về Việt Nam. Ngoài ra còn có tuyến cố định chở hàng container như Sài Gòn – Singapore; Hải Phòng- Sài Gòn, Sài Gòn- Băng cốc… Như vậy, thị trường vận tải biển hàng khô, hàng rời tính đa dạng không cao, các sản phẩm vận tải đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam. Giá và hiệu quả tài chính của phương án cho thuê phụ thuộc rất lớn vào thị trường vận tải biển và thị trường cho thuê tàu biển quốc tế. + Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn giai đoạn từ 1998- 2004 như sau: Bảng 12a: Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn Đơn vị tính: 1.000 tấn Loại hàng hoá Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Sắt, thép 2.845,0 3.870 4.946 4.574 5.055 Phân bón 3.971.3 3.288 3.820 4.119 4.041 Clinke 214,5 1.498 3.500 4.079 - (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này của sắt thép là 120%/năm; phân bón là 103%; clinke là 234%/năm. Tốc độ trên đã chỉ rõ xu hướng nhập khẩu các loại hàng khô trong giai đoạn: nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất và phục vụ hoạt động xây dựng cơ bản rất lớn của Việt Nam trong khi khả năng của các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. + Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng khô, hàng rời lớn giai đoạn tử 2001-2005: Bảng 12b: Sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng khô, rời (Đơn vị : 1000 tấn) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Gạo 3.476 3.241 3.813 4.055 4.000 Cà phê 733 718,6 749 905 850 Cao su 273 448,8 443 494 420 Than đá 3.251 4.290 7.246 10.637 12.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Trong thời gian tời, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng khô rời vẫn tiếp tục tập trung vào những mặt hàng có khối lượng xuất nhập khẩu lớn như : gạo, sắt thép, than đá, phân bón, clinke… hầu hết các sản phẩm này được vận chuyển bằng đường biển và đang được bảo hộ của Nhà nước trong việc ưu tiên vận chuyển hàng rời hàng khô phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, có thể nhận thấy, thị trường vận tải hàng khô, hàng rời là có triển vọng. 1.4 - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án: Có hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình khai thác tàu là: - Nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt : các yếu tố này đều có thể mua khá dễ dàng trên thị trường. - Sỹ quan, thuyền viên : Tổng công ty có thể tuyển khá dễ dàng từ trường đại học Hàng Hải và các trung tâm huấn luyện thuyền viên. Các yếu tố đầu vào của dự án để dự án hoạt động khá thuận lợi, tuy nhiên nhiên liệu thường xuyên biến động về giá cả và ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động của dự án này. Tổng công ty phải thường xuyên dự báo tình hình giá nhiên liệu để lựa chọn phương án khai thác tàu hợp lý. 1.5 – Các nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án: 1.5.1- Các thông số cơ bản của tàu: - Trọng tải: 22.500DWT - Dung tích đăng ký + GR : 12.560 tấn + NT : 6.058 tấn - Nắp hầm hàng : kiểu kín nước, loại Mac Greegore - Tốc độ khai thác: + Chạy đầy hàng: 13,5 Knots (85% MRC) + Chạy Balast : 14,5 Knots (85% MCR) LOA : 153,2 M LBP : 152 M B max : 26M H : 13,75 M Mớn nước : 9,5 M Máy chính : 2kỳ, động cơ Diesel MCR : 8.400 HP*158 vong/phút Tiêu thụ nhiên liệu: + Dầu FO: 25,2 tấn FO/ngày ở mức công suất 85% công suất + Dầu DO chạy máy đèn ( tàu đỗ xếp dỡ) : 1,8 tấn/ngày + Dầu DO chạy máy đèn (chạy biển) : 1,3tấn/ngày + Dầu chạy máy đèn (tàu đỗ không xếp dỡ) : 1,3tấn/ngày + Dầu chạy máy đèn (tàu đỗ sữa chữa) : 1,3tấn/ngày - Cầu hàng : 4 chiếc, sức nâng mỗi cẩu 30tấn/lần, tầm với 20-22m, cẩu đơn, có thể quay 360 độ 1.5.2 - Thiết kế, quy chuẩn áp dụng và hệ thống các thiết bị an toàn trên tàu: - Thiết kế và vật liệu đóng tàu: + Tàu được thiết kế bởi công ty VINAKITA, đây là công ty liên doanh giữa hãng thiết kế tàu KITADA của Nhật Bản và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. KITADA đã thiết kế khá nhiều tàu, do vậy khả năng thiết kế của VINAKITA có thể nói là tốt. + Tàu được thiết kế với cấp không hạn chế theo quy phạm mới nhất của NIPPON KAIJI KYOKAI, Nhật bản. + Vùng hoạt động : 17.000 hải lý. + Vật liệu được sử dụng để đóng tàu là loại vật liệu thông thường, hạn chế sử dụng thép có độ bền cao. Để đóng tàu biển, các công ty đóng tàu thường sử dụng thép có độ bền cao để đóng tàu có trọng tải rất lớn nhằm giảm trọng lượng vỏ tàu; dùng thép đóng tàu theo tiêu chuẩn kiểm định của các hãng kiểm định uy tín trên thế giới để đóng tàu có trọng tải trung bình. Để đóng tàu này, công ty đóng tàu Bạch Đằng và Tổng công ty Hàng Hải nhất trí sử dụng thép đóng tàu do NK(tổ chức kiểm định của Nhật Bản) kiểm định. Ngoài ra các nhà máy phải sử dụng que hàn thích hợp để đóng tàu. - Quy phạm và công ước áp dụng: + Tàu được thiết kế theo quy định mới nhất của quy phạm NIPPON KAIJI KYOKAI + Tàu được phân cấp bởi NIPPON KAIJI KYOKAI + Luật và các quy định của Nhà nước CHXH CN Việt Nam + Công ước quốc tế về vận tải đường biển năm 1996 và nghị định thư năm 1988. + Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm1974 và nghị định thư 1978, 1988 + Công ước về chống ô nhiễm dầu trên biển năm 1973 và nghị định thư 1978 + Công ước quốc tế về thông tin liên lạc trên biển (1997, GENEVE) + Nguyên tắc quốc tế về tránh xung đột trên biển năm 1972 + Quy định và nguyên tắc điều chỉnh việc tàu đi qua kênh đào PANAMA - Hệ thống các thiết bi an toàn trên tàu + Hệ thống nhận dạng tự động + Hệ thống thông gió trong bếp tàu + Hệ thống cứu hoả cố định + Hộp đen + Hệ thống báo động an ninh + Mặt nạ dưỡng khí Nhận xét: Việc thiết kế và đóng tàu của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đáp ứng tốt các quy định của pháp luật Việt Nam, các công ước quốc tế. 1.6 - Khả năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư: - Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đã thực hiện rất nhiều dự án, trong đó có các dự án đầu tư đóng mới các tàu hàng khô trong nước. Cho đến nay, các dự án đang hoạt động tốt. - Tổng công ty có cơ cấu tổ chức khoa học, có đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, đội ngũ kỹ sư được đào tạo rất cơ bản và có kinh nghiệm trong khai thác tàu biển. Tổng công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện dự án. 1.7 - Đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư: 1.7.1- Các giả định để tính toán hiệu quả tài chính dự án: Thời gian hoạt động của dự án : 25 năm Khấu hao : + Chế độ khấu hao : đường thẳng + Thời gian khấu hao : 20 năm Doanh thu và các chi phí của dự án sẽ được tính toán bằng USD sau đó quy đổi ra VNĐ để lập báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối khả năng trả nợ của dự án. Giả sử tỷ giá VNĐ/USD tăng mỗi năm 2%. Chi phí sữa chữa : + Chi phí sữa chữa năm không lên đà : 400.000 USD/năm + Chi phí sữa chữa năm lên đà : 450.000 USD/năm Số ngày khai thác tàu : + Năm không lên đà : 335 ngày/năm + Năm lên đà : 325 ngày/năm Chi phí bảo hiểm : 158.352USD/năm Chi phí dầu nhờn : + Năm không lên đà : 70.742 USD/năm + Năm lên đà : 69.686 USD/năm Chi phí nước ngọt : 24.299 USD/năm Cảng phí : + Năm không lên đà: 241.187 USD/năm + Năm lên đà : 233.910 USD/năm Phương án tự khai thác: Chi phí : + Khấu hao hàng năm + Chi phí sữa chữa lên đà + Chi phí bảo hiểm + Chi phí thuyền viên + Chi phí nước ngọt, dầu nhờn + Chi phí nhiên liệu + Cảng phí + Đại lý phí + Chi phí môi giới nguồn hàng + Chi phí quản lý và khai thác Doanh thu: Đề phòng trường hợp giá cước vận tải biển xuống thấp, trong phương án tự khai thác, phòng QLDA giả sử thấp hơn so với giá cước thực tế hiện nay. Cụ thể: + Giá cước vận tải gạo từ Sài Gòn- Umm Qasa: 30 USD/tấn ( giá cước hiện nay là 45USD/tấn) + Giá cước vận tải phân bón từ Arap – Sài Gòn: 21USD/tấn ( giá cước hiện nay là 25USD/tấn) Phương án cho thuê tàu định hạn: Chi phí : các chi phí trên và không bao gồm chi phí nhiên liệu, cảng phí, đại lý phí. Doanh thu : Giá cho thuê định hạn là 11.000USD/năm. 1.7.2 - Hiệu quả tài chính dự án đầu tư: Bảng 13a: Dòng tiền của dự án theo phương án 1 (phụ lục) Bảng 13b: Dòng tiền của dự án theo phương án 2 (phụ lục) Bảng 13c: Hiệu quả tài chính của các phương án Chỉ tiêu Phương án (1) Phương án (2) NPV 38.871.000.000 VNĐ 77.787.000.000VNĐ IRR 8.7% 9,8% TG hoàn vốn 20 năm 4 tháng 17 năm 3 tháng Tỷ suất ck : 7,55% Tỷ suất ck :7,55% Nhận xét : Các chỉ tiêu tài chính của dự án khá tốt. 1.8 - Đánh giá khả năng trả nợ của dự án: 1.8.1 - Khả năng trả nợ từ dự án: Bảng 14a: Bảng cân đối khả năng trả nợ từ dự án (ĐVT : Triệu đồng.) Khoản mục Năm 1 Năm2 Năm 3 6T/Năm 4 PA(1) PA(2) PA(1) PA(2) PA(1) PA(2) PA(1) PA(2) Tổng nguồn trả nợ 19,129 22,558 21,325 24,823 23,562 27,130 12,896 14,715 Nghĩa vụ trả nợ : 35,399 35,399 35,722 35,722 36,051 36,051 18,193 18,193 - Trả gốc Quỹ HTPT 19,252 19,252 19,252 19,252 19,252 19,252 19,252 19,252 - Trả gốc Ngân hàng 16,147 16,147 16,470 16,470 16,799 16,799 8,567 8,567 Cân đối khả năng trả nợ -16,270 -12,840 -14,396 -10,899 -12,489 -8,921 -5,298 -3,478 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Như vậy, nếu chỉ dựa vào nguồn tiền trả nợ từ dự án này, khả năng trả nợ từ dự án không tốt. Bởi vì tổng nguồn tiền dành cho trả nợ của dự án là không đủ để cân đối khả năng trả nợ( thể hiện qua dấu “-” của chỉ tiêu cân đối khả năng trả nợ). Do vậy phòng QLDA dự kiến sẽ đề nghị Tổng công ty Hàng Hải sử dụng tiền thu được từ tầu Văn Phong để bù đắp nguồn trả nợ thiếu hụt này. 1.8.2 - Phân tích dòng tiền bổ sung từ tàu Văn Phong để trả nợ. Tổng vốn đầu tư (cuối năm2000) : 4.200.000 USD Giả sử thời gian khấu hao tàu: 10 năm Để dự kiến dòng tiền của tàu Văn Phong được sát với thực tế hiện nay, phòng QLDA sẽ sử dụng bảng tính chi phí của một tàu có sức chở tương đương là tàu container PIONEER SPIRIT, sức chở 526Teu sau đó sẽ điều chỉnh, một số chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế. Bảng 14b: Bảng tính chi phí hàng năm của tàu PIONEER SPIRIT - sức chở 526Teu ( tuổi tàu: 7 năm) Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Khấu hao Sữa chữa 150.000 150.000 150.000 250.000 Phí bảo hiểm 126.508 126.508 126.508 126.508 Chi phí thuyền viên 135.905 135.905 135.905 134.705 CP QL tàu và CP khác 60.000 60.000 60.000 60.000 CP QL tại DN 125.000 125.000 125.000 125.000 Nước ngọt, dầu nhờn 74.634 74.634 74.634 72.439 Lãi vay NH Khấu hao của tàu Văn Phong : 420.000USD/năm Chi phí sữa chữa thường xuyên tầu Văn Phong: 2,5*chi phí sữa chữa thường xuyên của tàu PIONEER, chi phí năm lên đà của tàu Văn Phong gấp 3 lần chi phí sữa chữa thường xuyên của tàu PIONEER vì tàu Văn Phong đã 20 tuổi. Phí bảo hiểm hàng năm : 57.112USD/năm Bảng 14c: Báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền dự kiến của tàu Văn Phong Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/Năm2010 Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của tàu Văn Phong Tổng doanh thu 2.640.000 2.640.000 2.640.000 2.640.000 1.Số ngày khai thác 330 325 330 165 2.Giá tàu cho thuê định hạn(USD/ngày) 8.000 8.000 8.000 8.000 Tổng chi phí 1.346.651 1.420.151 1.346.651 797.725 1.Khấu hao 420.000 420.000 420.000 210.000 2.Sữa chữa lên đà 375.000 450.000 375.000 312.500 3.CP bảo hiểm 57.112 57.112 57.112 28.556 4.CP thuyền viên 135.905 135.905 135.905 67.352 5.CPQL tàu và CP khác 60.000 60.000 60.000 30.000 6.CPQL tại DN 125.000 125.000 125.000 62.500 7.Nước ngọt, dầu nhờn 74.634 74.634 74.634 37.317 8.CP môi giới 99.000 97.500 99.000 49.500 LN trước thuế 1.293.349 1.179.849 1.293.349 522.275 Thuế TNDN 362.138 330.358 362.138 146.237 LN sau thuế 931.211 849.491 931.211 376.038 Bảng tính dòng tiền dự kiến của tàu Văn Phong Nguồn tiền có thể dành cho trả nợ 1.351.211 1.269.491 1.351.211 398.019 - Khấu hao hàng năm 420.000 420.000 420.000 210.000 - LN sau thuê 931.211 849.491 931.211 188.019 Nguồn tiền trả nợ quy VNĐ(Triệu) 21.817 20.908 22.699 6.820 (Trích từ Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) 1.8.3 – Cân đối khả năng trả nợ của TCT đối với các khoản vay của dự án này Bảng 14d: Bảng cân đối khả năng trả nợ từ cả hai nguồn Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/Năm2010 Phương án tự khai thác Tổng nguồn trả nợ 40.947 42.233 46.261 19.716 - Nguồn từ dự án 19.129 21.325 23.562 12.896 - Nguồn từ tàu VP 21.817 20.908 22.699 6.820 Phương án cho thuê tàu định hạn Tổng nguồn trả nợ 44.376 45.731 49.829 21.535 - Nguồn từ dự án 22.558 24.823 27.130 14.715 - Nguồn từ tàu VP 21.817 20.908 22.699 6.820 Nghĩa vụ trả nợ Tổng nghĩa vụ trả nợ 35.399 35.722 36.051 18.193 Cân đối khả năng trả nợ - Phương án tự khai thác 5.548 6.512 10.210 1.522 - Phương án cho thuê tàu 8.977 10.009 13.778 3.342 (Trích từ Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Nhận xét chung : Khả năng trả nợ của Tổng công ty Hàng Hải đối với dự án này là tốt, tuy nhiên trong hợp đồng tín dụng phải quy định rõ Tổng công ty phải dành nguồn tiền từ tàu Văn Phong để trả nợ đối với dự án này. 2.- Đánh giá lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay: 2.1 - Thông tin cơ bản và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay: Phòng QLDA dự kiến, tài sản bảo đảm tiền vay sẽ là giá trị hai tàu sau: - Tầu Văn Phong: Tháng 12/2005 khi Tổng công ty trả hết khoản nợ 378.000USD tại Ngân hàng Quân Đội dùng để mua tàu Văn Phong, thì tàu này sẽ được dùng để làm tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay mới này. Giá trị tàu theo số tiền bảo hiểm thân tàu với thời hạn bảo hiểm từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 là 4.000.000USD. - Một phần giá trị tàu 22.500DWT Tổng giá trị tàu : 20.106.767USD Phòng QLDA dự kiến đàm phán với quỹ HTPT Hải Phòng về việc phân chia tỷ lệ tài sản bảo đảm như sau : Phần giá trị tầu bảo đảm cho tiền vay tại Ngân hàng Quân Đội = (3.500.000/16.269.867)* Giá trị tầu = 4.325.400USD. Vậy tổng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là : 4.325.400 + 3.000.000 = 7.325.400USD, số tiền cho vay là 3.500.000USD. Tỷ lệ tài sản trên số tiền cho vay là 2 lần. Giá trị tài sản bảo đảm là tốt. 2.2 – Tính khả mại của tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm tiền vay là một tàu container và một phần giá trị tàu chở hàng khô. Các tài sản bảo đảm có tính khả mại cao vì: + Hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường biển ngày càng diễn ra phổ biến hơn do loại hình này có rất nhiều ưu điểm so với vận tải bằng đường bộ và đường hàng không. Nhu cầu vận tải biển trong thời gian tới sẽ vẫn cao. + Việc mua bán tàu giữa các hãng tàu diễn ra rất phổ biến trên thế giới. Nhận xét : Tài sản bảo đảm tiền vay tốt. 3 - Đánh giá phân tích rủi ro. - Các rủi ro thiệt hại cháy nổ, chìm đắm, đâm va, mắc cạn… các rủi ro này có thể phòng tránh thông qua việc mua bảo hiểm thân tàu theo điều kiện mọi rủi ro cho tàu mới. Đồng thời, để đảm bảo khả năng trả nợ của Tổng công ty cho Ngân hàng Quân Đội, phòng QLDA dự kiến đề nghị Tổng công ty làm văn bản chuyển quyền thụ hưởng số tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm thân tàu Văn Phong và một số tiền bảo hiểm thân tàu của tàu đóng mới cho Ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn tại Ngân hàng. - Các rủi ro khác không thuộc phạm vi được bảo hiểm : để đảm bảo khả năng trả nợ của Chủ đầu tư đối với Ngân hàng, trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo hiểm tiền vay cần quy định rõ : nếu xảy ra các rủi ro mà bảo hiểm không bồi thường thì Tổng công ty phải trả nợ trước hạn và/hoặc bổ sung, thay thế tài sản đảm bảo để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. - Các rủi ro thị trường: đây là rủi ro thường xảy ra khi chênh lệch cung cầu về lượng hàng trong vận tải biển dẫn đến giá cả cho thuê tàu định hạn và giá cước vận tải biển giảm xuống, làm giảm hiệu quả kinh doanh của tàu và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án. Để hạn chế các thiệt hại do rủi ro này gây ra, Tổng công ty phải có kế hoạch phát triển các đại lý môi giới nguồn hàng vận chuyển, đồng thời phải nghiên cứu về chu kỳ giá cước vận tải, giá cước cho thuê định hạn, từ đó có kế hoạch khai thác tàu hợp lý. - Rủi ro giá cả các hàng hoá có liên quan: Một số hàng hoá đầu vào để khai thác tàu thường xuyên biến động về giá, đặc biệt là dầu mỏ. Chi phí về dầu chiếm phần lớn trong tổng chi phí khai thác tàu hàng năm, chính vì vậy khi giá dầu tăng sẽ khiến chi phí tăng và làm giảm lợi nhuận của việc khai thác tài. Để tránh thiệt hại do rủi ro này, Tổng công ty cần nghiên cứu để dự báo tình hình giá cả các mặt hàng đầu vào khi khai thác tàu, đặc biệt là giá dầu mỏ, qua đó lựa chọn phương án khai thác hay cho thuê tàu định hạn. PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 - Kết luận Tổng công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong các giao dịch. Tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT58.docx