Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại thành phố Hồ Chí Minh: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Câu nói “Phi thương bất phú” luôn đúng trong mọi thời đại. Bởi một quốc gia sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong thời đại nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay thì việc tiếp cận với thị trường thế giới là một điều hết sức cần thiết. Ngoại thương là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua mua bán. Hoạt động XNK là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động XNK diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc GNHH XNK phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Do nhu cầu của thị trường các công ty GNHH XNK ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Tuy nhiên GNHH XNK là một trong những ngành được coi là cạnh tranh khốc...

doc71 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Câu nói “Phi thương bất phú” luôn đúng trong mọi thời đại. Bởi một quốc gia sẽ không tồn tại và phát triển được nếu không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong thời đại nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay thì việc tiếp cận với thị trường thế giới là một điều hết sức cần thiết. Ngoại thương là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua mua bán. Hoạt động XNK là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động XNK diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc GNHH XNK phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. Do nhu cầu của thị trường các công ty GNHH XNK ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Tuy nhiên GNHH XNK là một trong những ngành được coi là cạnh tranh khốc liệt vào bậc nhất hiện nay. Để có thể đứng vững trên thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ một cách tối ưu, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cần có những giải pháp để phát triển hoạt động GNHH quốc tế của mình. Cụ thể là phát triển dịch vụ GNHH quốc tế bằng đường biển là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu ở hầu hết các công ty giao nhận. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Dựa vào cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình dịch vụ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. Phạm vi nghiên cứu: Các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP HCM và các số liệu thống kê phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập đến hết năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp: điều tra khảo sát thực tế, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: gồm 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Điều tra thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển qua đánh giá của các công ty giao nhận và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỀN. 1.1. Dịch vụ giao nhận. 1.1.1. Khái niệm. Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dich vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Như vậy, về cơ bản: giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải. Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ. Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng: Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ (nước XK, nước NK, nước thứ ba)… Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động XNK nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa XNK. Mà thường hoạt động XNK mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ. Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận. 1.1.3. Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải. Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Một số yêu cầu của dịch vụ này bao gồm: Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn. Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận. Giảm thời gian giao nhận, góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển. Giao nhận chính xác an toàn. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu. Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất về hàng hóa. Bảo đảm chi phí thấp nhất. Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận. Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. 1.1.4. Vai trò của dịch vụ giao nhận vận tải. Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Thông qua: - Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp. - Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác. - Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội... 1.2. Người giao nhận. 1.2.1. Khái niệm. Theo Quy tắc mẫu của FIATA: Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa... Theo Luật Thương mại Việt Nam: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận có thể là: - Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình. - Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận. - Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Vậy, Người giao nhận là người: - Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng. - Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Có thể là người có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao nhận chứ không phải là người vận tải. - Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết. - Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. - Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải. Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, … 1.2.2. Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (Người XK). Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người XK) những công việc sau: - Lựa chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp. - Lưu khoang với hãng tàu đã chọn lựa. - Nhận hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan. - Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước XK, nước NK, kể cả các quốc gia chuyển tải hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết. - Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất hàng hóa và các luật lệ áp dụng nếu có nước XK, các nước chuyển tải và các nước đến. - Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá. - Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần). - Vận chuyển hàng hoá đến cảng, sắp xếp việc khai hải quan, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải. - Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu. - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. - Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có). - Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hoá. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (Người NK). Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người NK) những công việc sau: - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người NK chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển. - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá. - Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí. - Chuẩn bị các chứng từ, nộp các lệ phí giám sát hải quan, các lệ phí liên quan. - Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết). - Giao hàng hoá đã làm thủ tục hải quan cho người NK. - Giúp người NK trong việc khiếu nại với các tổn thất, mất mát của hàng hoá. - Giúp người NK trong việc lưu kho và phân phối hàng nếu cần. Các dịch vụ khác. Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về nhu cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược XK, các điều kiện giao hàng phù hợp, các điều khoản thương mại thích hợp cần phải có trong hợp đồng ngoại thương … 1.3. Địa vị pháp lý về người giao nhận. Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về địa vi pháp lý của người giao nhận nên ở các nước khác nhau thì địa vị pháp lý của người giao nhận có khác nhau. Theo các nước sử dụng luật Common law. Người giao nhận có thể lấy danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) thì địa vị người giao nhận dựa trên khái niệm về đại lý. Hay có thể đảm nhận vai trò của người ủy thác (nhân danh và hành động bằng lợi ích của chính mình). Tự mình chịu trách nhiệm trong quyền hạn của chính mình. Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người ủy thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý. Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận vai trò của người ủy thác (hành động cho lợi ích của mình), tự mình ký kết hợp đồng với người chuyên chở và các đại lý, thì người giao nhận sẽ không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm nói trên, mà phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình giao nhận hàng hóa kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở và đại lý sử dụng. Theo các nước sử dụng luật Civil law. Có quy định khác nhau nhưng thông thường người giao nhận lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác họ vừa là người ủy thác và vừa là đại lý. Đối với người ủy thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý còn đối với người chuyên chở họ lại là người ủy thác. Tuy nhiên thể chế mỗi nước sẽ có những điểm khác biệt. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đã soạn thảo Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng các điều kiện cho ngành giao nhận của nước mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người giao nhận. Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy định người giao nhận phải: - Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác. - Điều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó. - Người giao nhận không nhận đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền cầm giữ hàng khi khách hàng của mình không thanh toán các khoản phí. - Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm công cho mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó. Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước. Ở những nước chưa có điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng sẽ quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. 1.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận. 1.4.1. Quyền của người giao nhận. - Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. - Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu. 1.4.2. Nghĩa vụ của người giao nhận. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. - Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 1.4.3. Giới hạn trách nhiệm. - Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong 9 tháng, kể từ ngày giao hàng.   1.4.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm. - Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. - Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá. - Do khuyết tật của hàng hoá. - Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.5. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan. 1.5.1. Các tổ chức của chính phủ. - Các đơn vị hải quan để khai hải quan. - Các đơn vị quản lý cửa khẩu để làm thủ tục thông qua cảng. - Các ngân hàng. - Các cơ quan kiểm dịch động-thực vật. - Các cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu. - Các đơn vị cấp C/O. - Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực. 1.5.2. Các tổ chức tư nhân. - Người vận tải và các đại lý vận tải. - Người quản lý kho hàng. - Người bảo hiểm. - Các doanh nghiệp đóng gói hàng hoá. - Các ngân hàng thương mại. 1.6. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế. Ngày nay cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế, các phương thức vận tải ngày càng phát triển: vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một vai chính – người chuyên chở. Người giao nhận đã đóng vai trò: Môi giới hải quan. Ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước, phụ trách làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước đối với các hãng tàu theo sự ủy thác của người XK hoặc người NK. Trên cơ sở Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK hoặc người NK để khai báo làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan. Đại lý. Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên chở để thực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho... trên cơ sở hợp đồng ủy thác. Người gom hàng. Người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt là không thể thiếu trong vận tải container nhằm thu gom những lô hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Người chuyên chở. Trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, nghĩa là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng với chủ hàng. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở nếu không trực tiếp chuyên chở hoặc là người chuyên chở thực tế. Người kinh doanh vận tải đa phương thức. Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải “từ cửa đến cừa” (Door to Door), thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ chính là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận tải. 1.7. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 1.7.1. Quy trình giao nhận hàng xuất. Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng. Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng là hàng XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để XK, có thể bảo quản tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận bao gồm: Đưa hàng đến cảng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác bằng phương tiện của mình vận chuyển hàng đến cảng. Làm thủ tục XK, giao hàng cho tàu. - Đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ. - Làm thủ tục hải quan cho hàng XK, xin giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch (nếu cần). - Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu. - Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng. - Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tàu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện). - Tàu sẽ lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch. - Cung cấp chi tiết để người chuyên chở cấp vận đơn và đưa vận đơn cho người chuyên chở ký, đóng dấu. - Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng mà hợp đồng hoặc L/C qui định. - Thông báo cho người nhận hàng biết việc giao hàng. - Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng qui định). - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có). Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng. Hàng hóa không được giao trực tiếp cho tàu mà phải thông qua cảng. Trình tự giao nhận bao gồm: Giao hàng cho cảng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ký hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng. Cung cấp cho cảng các giấy tờ: - Chỉ dẫn xếp hàng (Shipping Instruction). - Danh mục hàng hóa XK (Cargo list). - Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (Shipping Order) (nếu cần). Sau đó giao hàng vào kho, bãi của cảng. Cảng giao hàng cho tàu. Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: - Làm các thủ tục cần thiết để XK: hải quan, kiểm dịch, vệ sinh… - Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR. - Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng. Sau đó tổ chức xếp và giao hàng cho tàu. - Trước khi xếp, tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lịch xếp hàng, ấn định máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân, người áp tải (nếu cần). - Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu, ghi vào Final Report. Bên phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi tình hình vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện. - Khi giao nhận xong một lô hoặc cả tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn. Lập bộ chứng từ thanh toán. Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, người giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp với nhau và phù hợp về mặt hình thức với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C. Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu cần). - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, lưu kho, bảo quản… - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có). Đối với hàng container . Gửi hàng nguyên container (FCL - Full Container Load). - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác sẽ phải giao dịch với hãng tàu hoặc đại diện của hãng tàu để xin container và/hoặc đàm phán giá cả. - Sau khi hai bên đã có thoả thuận, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container. - Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình. - Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng hàng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì. - Chủ hàng sẽ giao container cho tàu tại bãi container quy định trong thời gian quy định của từng chuyến tàu và lấy biên lai nhận container để chở của tàu. - Sau khi container đã được xếp lên tàu thì mang biên lai này đến hãng tàu để đổi lấy vận đơn. Gửi hàng lẻ (LCL - Less than Container Load). - Chủ hàng giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất. Sau khi được chấp nhận, hai bên sẽ thoả thuận với nhau về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. - Chủ hàng hoặc người giao nhận mang hàng đến giao cho người chuyên chở tại CFS hoặc ICD quy định. - Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong kẹp chì container, chủ hàng phải hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn. - Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chủ (Master Bill of Lading). - Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến. 1.7.2. Quy trình giao nhận hàng nhập. Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: - Bản lược khai hàng hóa (2 bản). - Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan - 2 bản). - Chi tiết hầm hàng (2 bản). - Chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có). Sau đó chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu. Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: - Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu trách nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này. - Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt. - Thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt. - Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC). - Biên bản giám định. - Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập). Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải có hải quan áp tải về kho. Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập. Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hoá. Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng. Cũng như đối với hàng xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau: Cảng nhận hàng từ tàu. - Cảng dỡ hàng và nhận hàng từ tàu. - Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận cùng người giao nhận. - Đưa hàng về kho bãi cảng. Cảng giao hàng cho các chủ hàng. Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản lệnh giao hàng cho người nhận hàng. Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai. Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. Làm thủ tục hải quan: - Xuất trình và nộp các giấy tờ: • Tờ khai hàng nhập khẩu. • Giấy phép nhập khẩu. • Bản kê chi tiết. • Lệnh giao hàng của người vận tải. • Hợp đồng mua bán ngoại thương. • Một bản chính và một bản sao vận đơn. • Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu có). • Hoá đơn thương mại - Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hoá, tính và thông báo thuế. - Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng. Hàng container. Nhập nguyên container (FCL). - Khi nhận được thông báo hàng đến do hãng tàu gửi thì chủ hàng mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan hoặc giấy uỷ quyền (nếu có) đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. - Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). - Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng lệnh giao hàng đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng. - Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng. Đối với hàng lẻ (LCL). Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy lệnh giao hàng, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.1. Hoạt động GNHH XNK của TP. HCM. Ngành GNHH XNK ở Việt Nam đã ra đời khá lâu. Nhưng khoảng trên 10 năm nay, dịch vụ GNHH XNK mới thực sự trở nên sôi động và nhộn nhịp chưa từng có, đặc biệt ở TP. HCM. Là một ngành kinh doanh không phải bỏ vốn lớn đầu tư ban đầu vật chất như các ngành khác, mà lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh nên hàng loạt các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK đã ra đời. Ước tính hiện nay có đến trên 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này tại TP. HCM. Hiện tại, các công ty giao nhận ở TP. HCM đang cung cấp các dịch vụ như: vận tải quốc tế, vận tải nội địa, khai quan hàng hóa, dịch vụ kho bãi, kiểm đếm, nâng hạ, dỡ hàng… là các hoạt động giao nhận truyền thống. Trong số các công ty giao nhận cung cấp vận tải nội địa thì chi có rất ít công ty có đội xe riêng, còn lại là liên kết thuê lại các đội xe từ công ty khác. Phương tiện vận tải quốc tế của các công ty giao nhận TP. HCM gồm đường biển chiếm chủ yếu và kế đến là đường hàng không. Chỉ có một số lượng nhỏ hàng hóa vận chuyển sang Campuchia hoặc sang Lào là sử dụng đường bộ hoặc đường sông. Sở dĩ các công ty giao nhận tại TP. HCM vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển nhiều nhất là do chi phí thấp, vị trí địa lý rất thuận lợi, hơn nữa thành phố hiện có 7 cảng biển bao gồm hơn 300.000 m2 nhà kho, 700.000 m2 kho bãi, 32 cầu cảng với tổng chiều dài 4.766m. Đóng vai trò là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, các hoạt động kinh tế tại TP. HCM diễn ra liên tục, các hoạt động mua bán hàng hóa XNK cũng không ngừng tăng lên. Khối lượng hàng hóa vận tải tại thành phố qua các năm thêm nhiều hơn. Bảng 2.1. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển tại TP. HCM từ 2007 – 2010. (Đơn vị tính: 1000 tấn) 2007 2008 2009 2010 Tổng khối lượng vận chuyển 62.978 67.847 71.991 76.648 - Kinh tế Nhà nước 13.689 13.715 16.065 17.422 - Kinh tế ngoài Nhà nước 47.86 52.189 55.497 58.031 - Kinh tế có vốn nước ngoài 1.429 1.943 429 1.195 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008 khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 4.896 nghìn tấn so với năm 2007, tương ứng tăng 7,7%; năm 2009 khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 4.144 nghìn tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 6,1%; năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 4657 nghìn tấn so với năm 2009, tương ứng tăng 6,5 %. Trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước tăng đều qua các năm. Kinh tế có vốn nước ngoài năm 2009 giảm 1.5415 nghìn tấn so với năm 2008 và thấp nhất so với các năm còn lại. Nhưng nhìn chung tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển từ năm 2007 đến năm 2010 đều tăng, điều đó cho thấy các hoạt động về dịch vụ hàng hóa tại thành phố rất phát triển. Đây là dấu hiệu tốt mà thành phố cần duy trì khi nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bảng 2.2. Tổng khối lượng hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không tại TP. HCM từ 2007 - 2011. (Đơn vị tính: nghìn tấn) 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng Đường biển 16.486 17.157 15.648 19.275 68.566 Đường hàng không 13 7 9 9 38 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Qua bảng số liệu trên ta thấy, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển năm 2008 tăng 671 nghìn tấn so với năm 2007, tương ứng tăng 4,1%, năm 2009 giảm 1509 nghìn tấn so với năm 2008, tương ứng giảm 9,6%; năm 2010 tăng 3.627 nghìn tấn so với năm 2009, tương ứng tăng 23,2%. Do trong năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh XNK của nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nên lượng hàng hóa XNK sản xuất và tiêu thụ giảm, vì vậy khối lượng hàng hóa XNK bằng đường biển cũng giảm xuống. Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không năm 2008 giảm 6 nghìn tấn so với năm 2007, tương ứng giảm 85,7%; năm 2009 tăng 2 nghìn tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 28,6%, năm 2010 khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không vẫn là 9 nghìn tấn như năm 2009. Tổng khối lượng hàng hóa XNK vận chuyển từ 2007 - 2010 bằng đường biển lớn gấp 180,1% đường hàng không. Điều đó chứng tỏ vận chuyển hàng hóa XNK bằng đưởng biển được sử dụng rất nhiều và chiếm chủ yếu trong vận chuyển hàng hóa XNK của TP. HCM. Đó là do vận chuyển bằng đường biển tốn cước phí thấp, các phương tiện vận chuyển ngày càng được chú trọng cải tiến và đặc biệt là do thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cảng biển nhiều và ngày càng phát triển. 2.2. Thực trạng hoạt động XNK tại TP. HCM trong những năm gần đây. TP. HCM là trung tâm thương mại lớn nhất nước ta. Đặc biệt từ năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì hoạt động XNK ngày càng trở nên quan trọng. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cảng biển ngày càng phát triển, TP. HCM luôn đứng đầu về tỷ lệ kim ngạch XNK của cả nước. 2.2.1.Tổng kim ngạch các loại hàng hóa XNK từ 2007- 2010 của TP. HCM. Bảng 2.3. Kim ngạch XK hàng hóa của TP. HCM từ 2007 – 2010. (Đơn vị tính: 1000 USD) Năm Tổng số Tỷ lệ tăng / giảm % Kinh tế trong nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trung ương Địa phương Tổng cộng 1 2=6+7 3 4 5 6=4+5 7 2007 19.412.290 9.874.432 5.356.164 15.230.596 4.181.694 2008 24.081.248 +24,1 12.433.290 6.655.015 19.088.305 4.992.943 2009 20.078.854 - 16,6 9.429.370 6.179.329 15.608.699 4.470.155 2010 20.967.392 +4,4 8.451.022 7.060.874 15.511.895 5.455.496 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.1. Kim ngạch XK hàng hóa của TP. HCM từ 2007 – 2010. Theo số liệu ở hình trên, kim ngạch XK năm 2008 tăng 4.668.958 nghìn USD so với năm 2007, tương ứng tăng 24,1%. Do khu vực kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng. Cụ thể khu vực kinh tế trong nước trị giá XK hàng hóa tăng 3.457.439 nghìn USD, tương ứng tăng 25,3% so với năm trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 811.249 nghìn USD, tương ứng tăng 19,4% so với năm 2007. Năm 2009 kim ngạch XK thực hiện đạt 20.078.854 nghìn USD, giảm 3.372.394 nghìn USD, tương ứng giảm 16,6% so với năm 2008 do cả nền kinh tế trong nước và nền kinh tế nước ngoài đều giảm tương ứng 18.2% và 10.5%. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thực hiện đạt 20.967.392 nghìn USD, tăng 4,4% so với năm 2009. Æ Nhìn chung, kim ngạch XK của TP. HCM từ năm 2007 – 2010 có sự tăng giảm không đều. Năm 2008 kim ngạch XK đạt giá trị cao nhất so với những năm còn lại. Nguyên nhân là do cuối năm 2008, đầu năm 2009 nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nên đã làm giảm kim ngạch XK một lượng khá lớn. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2009, đây là dấu hiệu khả quan mà thành phố cần duy trì. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của TP. HCM là gạo, cà phê, cao su, sữa và sản phẩm từ sữa, hàng thủy sản, hàng giày dép, hàng may mặc và dầu thô. Bảng 2.4. Kim ngạch XK một số mặt hàng chính tại TP. HCM từ 2007 -2010: (Đơn vị tính: 1000.000 USD) Tên mặt hàng 2007 2008 2009 2010 - Gạo 204,3 173,0 241,4 254,6 - Cafê 37,7 88,6 93,9 163,6 - Cao su 84,4 78,5 92,9 91,4 - Sữa và sản phẩm từ sữa 36,3 72,7 67,2 84,3 - Hàng thủy sản 332,0 355,3 331,1 366,9 - Hàng giày dép 387,8 470,2 442,9 506,4 - Hàng may mặc 1.434,6 1.578,9 1.593,9 1.862,9 - Dầu thô 8.487,6 10.356,8 6.194,6 4.969,9 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.2. Kim ngạch XK một số mặt hàng chính của TP. HCM từ 2007 - 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2008 đều tăng so với năm 2007, ngoại trừ gạo giảm. Nếu không tính dầu thô, giá trị kim ngạch đạt 13.724,5 triệu USD. Cụ thể: Gạo đạt 173,0 triệu USD, giảm 15% so với năm 2007; mặt hàng giày dép đạt 470,2 triệu USD, tăng 17% so với năm 2007, mặt hàng may mặc đạt 1.578,9 triệu USD, tăng 9% so với năm 2007, sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 100% so với năm 2007, mặt hàng cà phê có tỷ lệ tăng mạnh nhất trong các mặt hàng còn lại, tăng 135% so với năm 2007. Năm 2009 các mặt hàng cà phê, cao su và hàng may mặc vẫn tiếp tục tăng so với năm 2008. Các mặt hàng tiêu, sữa và các sản phẩm từ sữa, hàng thủy sản, hàng giày dép, dầu thô giảm. Gạo tăng 68,4 trệu USD, tương ứng tăng 39,5 % so với năm 2008. Năm 2010 ngoại trừ kim ngạch xuất khẩu cao su giảm 1,5 triệu USD, tương ứng giảm 1,6% so với năm 2009 và dầu thô giảm 1.224,7 triệu USD, tương ứng giảm 24,6% so với 2009, tất cả các mặt hàng còn lại đều tăng. Bảng 2.5. Kim ngạch NK hàng hóa của TP. HCM từ 2007 – 2010. (Đơn vị tính: 1000 USD) Năm Tổng số Tỷ lệ tăng / giảm % Kinh tế trong nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trung ương Địa phương Tổng cộng 1 2=6+7 3 4 5 6=4+5 7 2007 18.100.573 3.415.451 11.063.671 14.479.122 3.621.451 2008 23.284.463 +28,6 5.485.159 13.380.788 18.865.947 4.418.516 2009 19.477.396 -16,4 4.114.115 11.276.220 15.390.335 4.087.061 2010 21.063.450 +8,1 4.078.407 12.402.323 16.480.731 4.582.719 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.3. Kim ngạch NK hàng hóa của TP. HCM từ 2007 – 2010. Qua hình trên ta thấy năm 2008 kim ngạch NK tăng 5.183.890 nghìn USD, tương ứng tăng 28,6% so với năm 2007. Khu vực kinh tế trong nước tăng 4.386.825 nghìn USD, tương ứng tăng 30,3% so với năm 2007. Trong đó khu vực kinh tế trung ương đạt 11.063.671 nghìn USD, chiếm 23,6%; khu vực kinh tế địa phương đạt 3.415.451 nghìn USD, chiếm 76,4%. Khu vực kinh tế nước ngoài tăng 797.065 nghìn USD, tương ứng tăng 22% so với năm 2007. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu giảm 3.807.067 nghìn USD, giảm 16,4 %, do nền kinh tế trong nước và nền kinh tế nước ngoài giảm tương ứng 18,4% và 7,5%. Năm 2010 kim ngạch NK đạt 21.063.450 nghìn USD, tăng 8,1% so với năm 2009. TP. HCM là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn nhất cả nước và là một thị trường nhập khẩu rất hấp dẫn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhưng tốc độ phát triển kim ngạch hàng hóa từ năm 2007 – 2010 lại tăng, giảm không đều. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, ngoài ra còn do việc kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu của chính phủ. Tuy nhiên các ngành cần sử dụng nhiên liệu nhập khẩu như nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giày dép, phụ liệu ngành may và vải, xăng dầu… vẫn phải tăng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: sữa và sản phẩm từ sữa, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, xăng dầu, nguyên, phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giày dép, phụ liệu ngành may và vải. Bảng 2.6. Các mặt hàng nhập khẩu chính của TP. HCM từ 2007 – 2011. (Đơn vị tính: triệu USD) Tên mặt hàng 2007 2008 2009 2010 - Sữa và sản phẩm từ sữa 134,9 208,6 152,7 285,5 - Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 20,8 41,3 33,2 56,0 - Xăng dầu   1.516,5 2.473,2 1.301,7 612,6 - Nguyên, phụ liệu tân dược 46,5 40,8 34,7 46,5 - Nguyên, phụ liệu giày dép 132,1 168,9 142,4 166,4 - Phụ liệu ngành may 179,9 198,7 164,8 180,0 - Vải 473,5 573,4 528,3 611,7 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.4. Các mặt hàng NK chính của TP. HCM từ 2007 – 2010. Theo số liệu hình trên ta thấy nhìn chung năm 2008 các mặt hàng NK chủ yếu đều tăng so với năm 2007, ngoại trừ nguyên phụ liệu tân dược giảm ít. Mặt hàng xăng dầu đạt 2.473,2 triệu USD, chiếm 10,6% trị giá hàng NK khu vực trong nước; nguyên phụ liệu các ngành giày dép và may mặc chiếm 1,9% trị giá hàng NK khu vực trong nước, phân bón chiếm 1,4% trị giá hàng NK khu vực trong nước. Năm 2009: tất cả các mặt hàng NK chủ yếu đều giảm so với năm 2008, trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng xăng dầu, giảm 1.171,5 triệu USD, tương ứng giảm đến 89,9% so với năm 2008. Năm 2010: mặt hàng xăng dầu tiếp tục giảm nhập khẩu, giảm 689,2 triệu USD, tương ứng giảm đến 112,5%, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu còn lại đều tăng so với năm 2009. 2.2.2. Mức độ tăng trưởng kim ngạch XNK của TP. HCM từ 2007- 2010. Bảng 2.7. So sánh kim ngạch XNK của TP. HCM từ 2007 - 2010. (Đơn vị tính: nghìn USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch Kim ngạch %Tăng / Giảm Kim ngạch %Tăng / Giảm XK - NK % so với nhập khẩu 2007 19.412.290 + 12,4 18.100.573 + 23,9 1.320.717 7,3% 2008 24.081.248 + 24,1 23.284.463 + 28,6 796.785 3,4% 2009 20.078.854 - 16,6 19.477.396 - 16,4 601.458 3,1% 2010 20.967.392 + 4,4 21.063.450 + 8,1 - 96.058 - 0,5% (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Từ bảng so sánh trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK và NK qua các năm không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK ở các năm 2007, 2008, 2010 luôn tăng hơn tốc độ kim ngạch XK. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm mạnh so với năm 2008. Tuy nhiên, hiệu số kim ngạch XK và NK cho ta thấy từ năm 2007 – 2009 TP.HCM đều xuất siêu hàng hóa, riêng 2010 thành phố nhập siêu hàng hóa nhưng giá trị không quá lớn. Trong khi ở những năm này, cả nước ta nhập siêu. Điều đó chứng tỏ TP. HCM là đầu tàu kinh tế quan trọng của cả nước. 2.2.3. Dự báo khả năng XNK của TP. HCM đến năm 2015. Từ năm 2011-2015, TP. HCM phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng XK bình quân là 17% / năm, tổng kim ngạch XK 5 năm (không tính dầu thô) đạt 100 tỷ USD; tiếp tục giữ vững tốc độ XK nhóm hàng có kim ngạch XK cao, thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng tiềm năng như gạo, thủy sản, hàng giày dép, may mặc... và phát triển nhóm hàng dịch vụ phục vụ XK; tăng tỷ trọng XK vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á… Bảng 2.8. Dự báo kim ngạch XK một số mặt hàng chủ yếu của TP. HCM đến năm 2015. (Đơn vị tính: 1000.000 USD) 2011 2012 2013 2014 2015 - Gạo 292,7 336,7 387,2 445,2 512,0 - Cafê 188,2 216,4 248,8 286,1 329,1 - Cao su 105,2 120,9 139,1 159,9 183,9 - Sữa và sản phẩm từ sữa 96,9 111,5 128,3 147,5 169,6 - Hàng thủy sản 422,0 485,3 558,1 641,8 738,1 - Hàng giày dép 582,4 669,8 770,2 885,8 1018,6 - Hàng may mặc 2.142,4 2463,7 2833,3 3258,3 3747,0 - Dầu thô 5.715,4 6.572,7 7.558,6 8.692,4 9.996,2 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.5. Dự báo kim ngạch XK một số mặt hàng chủ yếu của TP. HCM đến năm 2015. Theo hình trên ta thấy các mặt hàng XK chủ yếu trên địa bàn TP. HCM từ 2011 - 2015 có sự xu hướng gia tăng không ngừng, đặc biệt là dầu thô, hàng giày dép và may mặc. Tuy nhiên, thị trường XK vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, chủ yếu là sản phẩm gia công, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bất cập, lãi suất huy động vốn trên địa bàn đang điều chỉnh theo xu hướng tăng gây áp lực đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Bảng 2.9. Dự báo kim ngạch NK một số mặt hàng chủ yếu của TP. HCM đến năm 2015. (Đơn vị tính: 1000.000 USD) Tên mặt hàng 2011 2012 2013 2014 2015 - Sữa và sản phẩm từ sữa 271,2 256,9 254,1 248,2 245,5 - Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 60,5 67,2 71,9 82,2 85,3 - Xăng dầu   683,2 655,4 600,4 580,3 551,3 - Nguyên, phụ liệu tân dược 47,7 49,8 50,7 51,8 53,1 - Nguyên, phụ liệu giày dép 169,5 173,1 180,1 184,7 193,6 - Phụ liệu ngành may 184,0 190,3 205,1 219,5 228,9 - Vải 624,8 649,3 681,6 697,3 730,6 (Nguồn: Cục thống kê TP. HCM) Hình 2.6. Dự báo kim ngạch NK một số mặt hàng chủ yếu của TP. HCM đến năm 2015. Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Ở hình trên ta thấy các mặt hàng nhập khẩu: sữa, xăng dầu, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, nguyên phụ liệu tân dược có kim ngạch ngày càng giảm dần. Tuy nhiên cho tới năm 2015, TP. HCM vẫn phải tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước. Ø Trong tiến trình Việt Nam thực hiện mở cửa hội nhập trên mọi mặt của nền kinh tế đã làm cho hoạt động ngoại thương phát triển sôi động, nhu cầu XNK tiếp tục tăng cao, kéo theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận vận chuyển cũng tăng theo. Ngành dịch vụ GNHH XNK sẽ có triển vọng và tiềm năng phát triển mạnh hơn trong tương lai. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động GNHH XNK bằng đường biển đối với các công ty giao nhận tại TP. HCM. 2.4.1. Những thuận lợi. - Là nơi mà hoạt động kinh tế diễn ra nhộn nhịp, đặc biệt tỷ lệ kim ngạch XNK luôn đứng đầu cả nước, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cảng biển, TP. HCM có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển hoạt động dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. - Sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động XNK và đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt việc Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế như APEC, ASEAN, WTO đã thúc đẩy XNK phát triển, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là bước giúp dịch vụ GNHH XNK phát triển mạnh mẽ do lượng hàng hóa vận tải tăng nhanh. Hơn nữa việc bước vào sân chơi toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận có cơ hội phát triển nhanh. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao nhận tuy còn hạn chế nhưng cũng đã được ban lãnh đạo TP. HCM rất quan tâm và đầu tư nâng cấp. - Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, mạng internet đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận trong nước có cơ hội tiếp cận với giao nhận vận tải hiện đại, phạm vi hoạt động vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia. - Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động GNHH XNK dồi dào. - Tổng cục hải quan đã đầu tư, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thủ tục khai quan điện tử (EDI) đã được triển khai nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, XNK và hải quan. 2.4.2. Những khó khăn. - Mặc dù cơ sở hạ tầng tại TP. HCM đã được nâng cấp, song vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu GNHH XNK, đặc biệt hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển ngành. - Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động GNHH dồi dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực sự, phần lớn còn yếu về trình độ ngoại ngữ, tin học cùng các kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thương trường. Số lượng nhân sự chuyên nghiệp có kinh nghiệm chuyên môn cao cho ngành có thể nói thực sự chưa đủ. Sự đào tạo chính quy từ các trường đại học cũng như các khóa đào tạo nghiệp vụ chưa đầy đủ và phổ biến. - Quy mô hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK là vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính còn yếu. Đồng thời cũng chưa tạo được sự liên minh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp. - Chưa có sự kết hợp thực sự chặt chẽ giữa nhà vận chuyển, công ty giao nhận và bảo hiểm, nên dịch vụ còn cung cấp rời rạc, giá thành cao. - Hoạt động GNHH XNK mang tính chất thời vụ, phụ thuộc nhiều vào hoạt động ngoại thương. - Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà XNK của Việt Nam chủ yếu là xuất theo điều kiện FOB, nhập theo điều kiện CIF nên gây ra thất thu ngoại tệ và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực GNHH XNK. CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 3.1. Các hoạt động của quá trình GNHH XNK bằng đường biển. 3.1.1. Các hoạt động về GNHH XNK. Hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK có những đặc điểm riêng so với các công ty kinh doanh loại hình dịch vụ khác. Tác nghiệp công việc này như: nhân viên sale, nhân viên chứng từ, bộ phận giao nhận là những người trực tiếp tham gia nghiệp vụ này. Do tính chất của công việc nên họ thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp với khách hàng (qua cả điện thoại và trực tiếp). Các nhân viên này chính là người tạo ra đơn hàng, doanh thu và uy tín cho công ty. Ngoài việc thực hiện các khâu nghiệp vụ GNHH XNK, họ còn phải hỗ trợ với phòng Marketing thiết lập các chương trình chăm sóc khách hàng hay tiếp thị và phải luôn luôn thay mặt công ty quan tâm đến khách hàng. Họ phải nắm vững chuyên môn GNHH XNK và các lĩnh vực khác liên quan như ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận tải bảo hiểm… Đặc biệt đối với nhân viên sale phải giỏi ngoại ngữ và am tường luật lệ quốc tế, hiểu biết phong tục tập quán, quy định pháp luật ở những thị trường mà công ty đang hoạt động và có nghệ thuật thuyết phục khách hàng cao. Mỗi bộ phận trong công ty đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau nhưng phải luôn hỗ trợ thường xuyên với nhau để hiệu quả giao nhận từng đơn hàng đạt kết quả tốt. - Nhiệm vụ hàng đầu của bộ phận sale là phải tìm kiếm được ngày càng nhiều khách thuê dịch vụ của công ty. Để làm được điều này, họ cần phải thường xuyên liên hệ với khách hàng, cung cấp các thông tin về dịch vụ, bảng giá, những lợi ích của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ của công ty, từ đó thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, các sale còn phải chú trọng đến cả việc chăm sóc khách hàng, sẵn sàng giải quyết các thắc mắc của khách hàng có liên quan đến dịch vụ giao nhận giao nhận và vận tải, áp dụng các biện pháp khuyến mãi, giảm giá mà công ty đưa ra… Đây chính là điều kiện tiên quyết để giữ khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty trở thành khách hàng trung thành. - Nếu bộ phận sale giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty thì bộ phận chứng từ lại giữ một nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức giao nhận hàng hóa. Nhân viên chứng từ hàng xuất sẽ liên hệ với phòng sale và bộ phận giao nhận hiện trường để lập ra một bộ chứng từ chính xác phục vụ cho việc nhận hàng ở cảng đến, đồng thời cung cấp cho phòng kế toán biết giá cả dịch vụ để phòng kế toán có kế hoạch thu phí từ khách hàng. Nhân viên chứng từ hàng nhập phải liên hệ thường xuyên với các hãng tàu để biết được thông tin về hàng hóa, sau đó thiết lập các chứng từ cần thiết cho việc đưa hàng về kho và phân phối hàng (nếu là hàng lẻ) cho khách hàng. - Đóng một vai trò cũng không kém phần quan trọng là bộ phận giao nhận, tức bộ phận hiện trường. Nhân viên giao nhận có nhiệm vụ chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng trước khi ra cảng, chịu trách nhiệm lưu hàng vào kho nếu hàng đóng tại kho và đóng hàng trực tiếp vào container nếu đóng hàng tại bãi, kiểm tra tình hình thực tế hàng hóa về khối lượng và số lượng, kịp thời thông báo những sai lệch để bộ phận chứng từ lập được một bộ chứng từ phù hợp cho việc giao nhận. Hoạt động GNHH XNK vốn mang tính chất thời vụ. Do đó, để hoạt động kinh doanh của công ty trong mùa hàng xuống vẫn ổn định thì công ty thường tổ chức các chương trình hỗ trợ khách hàng như: trích thêm phần hoa hồng cho khách hàng có lượng hàng hóa giao nhận lớn, hoặc cho các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty, quan tâm tới khách hàng vào các dịp đặc biệt,… ngoài ra các công ty giao nhận cũng phải luôn tìm biện pháp đê nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng với giá không đổi. 3.1.2. Quá trình hệ thống trong quản lý công ty. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK đều có quá trình hệ thống trong quản lý công ty theo các bước cơ bản sau: - Tuyển dụng nhân sự làm công việc GNHH XNK. Số lượng và yêu cầu của vị trí tuyển dụng sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tế ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản hầu hết các ứng viên đều phải có sự hiểu biết về ngành GNHH XNK, trình độ tiếng anh giao tiếp từ mức khá trở lên, đặc biệt là phải có tính cẩn thận và mẫn cán trong công việc. - Đào tạo và tái đào tạo cho các nhân viên làm các công việc liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ GNHH XNK. Do yêu cầu đặc thù của ngành GNHH XNK nên các công ty giao nhận phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, làm việc với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, kiến thức kỹ năng và các thông tin liên quan phải được cập nhật liên tục. Mặt khác, do nguồn đào tạo nhân lực chính quy ngành giao nhận vận tải còn hạn chế nên các công ty sau khi tuyển dụng nhân viên đều có kế hoạch trang bị kiến thức nghề nghiệp bằng các khóa tự mở trong nội bộ công ty cho các nhân viên mới. - Chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn trực tiếp các nhân viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. - Theo dõi và kiểm soát các vấn đề nảy sinh trong lúc thực hiện quy trình GNHH XNK. - Triển khai các hoạt động hỗ trợ và phòng ngừa (như tờ khai hải quan hoặc chứng từ bị sai, rớt hàng, hàng hóa giao nhận bị hư, thiệt hại) trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận. - Đánh giá chất lượng của hệ thống quản lý nội bộ và điều chỉnh những tồn tại trong doanh nghiệp. 3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. Trên cơ sở phân tích nghiệp vụ GNHH XNK bằng đường biển, luận văn đã tiến hành điều tra thực tế những ý kiến phản hồi của các nhân viên giao nhận ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau hoạt động trong lĩnh vực GNHH XNK. Qua xử lý số liệu điều tra có thể cho biết danh mục ưu tiên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Các bước kỹ thuật đánh giá được áp dụng trong quá trình thực hiện theo 4 bước cơ bản: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh (Plan – Do – Check - Act). Bảng 3.1. Kỹ thuật áp dụng vào quản lý nghiệp vụ GNHH XNK bằng đường biển. Tiến trình Mục đích Nội dung triển khai Lập kế hoạch - Lập kế hoạch cho các quá trình. - Chuẩn đoán các vấn đề cần điều tra. - Đưa ra các dự án đề nghị. Quá trình tiến hành điều tra thực tế của luận văn: - Viết phiếu điều tra ( Có tham khảo ý kiến của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực GNHH XNK ). - Lấy ý kiến phản hồi của những người thực hiện công việc giao nhận. - Xử lý số liệu điều tra theo phương pháp chất lượng, trung bình trọng số. - Phân tích kết quả điều tra, đối chiếu với các nguồn thông tin khác. - Xếp danh mục ưu tiên để phân tích. - Đề xuất phương án với các công ty giao nhận. Thực hiện Thực hiện dự án phân tích. Các bước triển khai như sau: 1) Xác định ranh giới cho quá trình nhóm thực hiện GNHH XNK bằng đường biển. 2) Xác định điểm mạnh, yếu của quá trình thực hiện và ghi nhận bằng văn bản. 3) Lựa chọn các quá trình đánh giá cho các nhóm thực hiện hoạt động GNHH XNK bằng đường biển. 4) Đưa ra các thỏa thuận đối với việc đánh giá. Kiểm tra Đối chiếu các việc đã làm được với các việc trong kế hoạch. 5) Phân tích các thông tin và so sánh các hoạt động của nhóm thực hiện GNHH XNK bằng đường biển. 6) Lập kế hoạch hành động và sửa đổi các hoạt động của nhóm thực hiện công việc GNHH XNK. Điều chỉnh - Tiến hành sửa chữa, cải tiến. - Làm PCDA lần 2. 7) Theo dõi quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. 8) Điều chỉnh, định cỡ lại nội dung điều tra. Áp dụng việc đánh giá quá trình GNHH XNK bằng đường biển trong luận văn theo các bước như sau: - Xác định về nhu cầu sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển được đặt ra với các hoạt động của nghiệp vụ giao nhận thực tế. - Những kinh nghiệm, các kiến thức và các thông tin về sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển trong việc quản lý quy trình GNHH XNK ít đề cập đến hơn. - Việc lựa chọn hình thức giao nhận phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. - Bảng điều tra được thiết kế theo sự nhận thức và nhu cầu của từng công ty và với những mô hình quản lý khác nhau đòi hỏi sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. - Vấn đề quan trọng là mỗi loại hình công ty khác nhau thì có lượng đội ngũ nhân sự khác nhau. Do đó, sẽ khác nhau về phương thức cải thiện và đào tạo đội ngũ nhân sự. - Luận văn chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP. HCM cùng những người trực tiếp thực hiện thực hiện nghiệp vụ giao nhận này, và cố gắng phát họa một cách khách quan những ảnh hưởng đến công tác giao nhận này. - Để đảm bảo độ tin cậy khách quan cao nhất thì số liệu điều tra được các chuyên viên thống kê và tiến hành xử lý. - Các công việc cần tiến hành trung thực sẽ xác định vị trí ưu tiên theo các cấp độ khác nhau. 3.2. Điều tra về thực trạng công tác GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. 3.2.1. Cách viết phiếu điều tra. Để các ý kiến phản hồi của đối tượng công tác trong lĩnh vực giao nhận được thăm dò ý kiến mang tính khách quan và độ tin cậy có thể bảo đảm được, phiếu điều tra của luận văn được thiết kế ở dạng khuyết danh nhưng có đề cập đến các khía cạnh: chức danh người được thăm dò ý kiến, thời gian công tác trong lĩnh vực giao nhận, loại hình doanh nghiệp đang công tác, đội ngũ nhân sự và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Bước 1: Lựa chọn đối tượng tập trung chủ yếu vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Bước 2: Phân theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự, chức danh của người thực hiện phiếu thăm dò và thời gian công tác của họ trong lĩnh vực giao nhận. Chức danh, thời gian làm việc và loại hình doanh nghiệp cũng cho biết cách thức làm việc của những công ty giao nhận có sự khác nhau, đặc biệt là chức danh và thời gian công tác trong lĩnh vực giao nhận nói lên được sự hiểu biết của họ về lĩnh vực chuyên môn GNHH XNK. Đối với những người trực tiếp thực hiện công tác này có thể nói kinh nghiệm và sự mẫn cán trong công việc là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của công ty. Thời gian công tác trong lĩnh vực giao nhận cũng như thời gian hoạt động của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự hiểu biết của họ về GNHH XNK bằng đường biển. Trong phiếu thăm dò ý kiến của luận văn được phân thành 5 cấp độ: chức danh, loại hình doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và thời gian công tác trong lĩnh vực giao nhận. Bảng 3.2. Phân loại theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Thời gian hoạt động Đặc điểm 1 – 3 năm 4 – 6 năm 7 – 20 năm Trên 20 năm Đặc điểm chung - Mới tham gia vào thị trường GNHH XNK. - Rất quan tâm tới sự đánh giá của khách hàng. - Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động để nâng cao uy tín với khách hàng. .- Xây dựng được nhiều mối quan hệ trong các dịch vụ cung cấp. - Mở thêm các chi nhánh. - Có tên tuổi trên thị trường. - Nguồn vốn mạnh, đầu tư thêm các dịch vụ kinh doanh khác. Đặc điểm riêng - Các mối quan hệ khách hàng còn giới hạn. - Tăng cường kiểm tra chất lượng các loại hình dịch vụ cung cấp. - Nghiên cứu và điều tra mở rộng thị trường. - Xây dựng các mối quan hệ với nhiều đối tác. - Mở rộng các loại hình dịch vụ GNHH XNK. - Đẩy mạnh các hoạt động về marketing. - Có nhiều mối quan hệ khách hàng. - Đội ngũ nhân sự phần lớn có bề dày kinh nghiệm về nghiệp vụ giao nhận. Bảng 3.3. Phân loại theo chức danh. Chức danh Đặc điểm Điều hành / Quản lý Chuyên viên Nhân viên Khác Đặc điểm chung - Chuyên môn thường không sâu rộng nhưng kỹ năng quản lý tốt. - Giỏi chuyên môn giao nhận và hiểu biết sâu rộng về GNHH XNK. - Làm việc dưới sự chỉ huy của cấp trên. - Thể hiện tính mẫn cán trong khi làm việc. Là những người đang trong thời gian thử việc hoặc thực tập tại công ty giao nhận. - Chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đặc điểm riêng - Nghiêm nghị khi làm việc. - Bình tĩnh tìm phương hướng giải quyết khi gặp vấn đề phức tạp trong công việc. - Thích nghiên cứu và nắm bắt nhanh chóng các thông tin vê thị trường GNHH XNK. - Thích thể hiện bản thân và năng lực cho mọi người thấy để được đánh giá cao nhằm được tăng lương hay thăng tiến. - Muốn tìm hiểu và thử sức trong lĩnh vực giao nhận nhưng chưa có sự kiên quyết gắn bó lâu dài với ngành giao nhận. Bảng 3.4. Phân loại theo thời gian làm việc. Thời gian làm việc Đặc điểm Dưới 2 năm 2 – 5 năm 6 – 10 năm Trên 10 năm Đặc điểm chung - Mới công tác trong lĩnh vực GNHH XNK. - Sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. - Kinh nghiệm và chuyên môn về nghiệp vụ GNHH XNK được nâng cao. - Vững về chuyên môn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. - Có bề dày kinh nghiệm sâu. - Nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực GNHH XNK. Đặc điểm riêng - Rất năng động, nỗ lực hoàn thành các công việc được giao. - Thích tìm hiểu và cố gắng đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề gặp phải khi thực hiện nghiệp vụ. - Cẩn thận, kỹ lưỡng trong khi thực hiện công việc. - Xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. Bước 3: Soạn thảo nội dung câu hỏi: Định vị các khu vực chịu sự ảnh hưởng của việc đánh giá, các câu hỏi của từng phần bao hàm nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động GNHH XNK bằng đường biển. - Uy tín và chính sách của công ty, cơ cấu hàng chủ định và chỉ định. - Tác động của thị trường hiện nay. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các quá trình điều tra trong phiếu thăm dò của luận văn xuất phát từ thực tế của nhu cầu thị trường dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển tại TP. HCM. Nội dung các quá trình liên quan đến nhu cầu cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. Bảng 3.5. Nội dung quá trình cải tiến hoạt động GNHH XNK trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. STT Nội dung điều tra Vấn đề liên quan Quá trình cần cải tiến Câu hỏi liên quan 1 Mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. Sự lựa chọn của khách hàng. Đánh giá hiệu quả trung thực về dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. 1, 2, 4, 10 2 Các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. Cơ sở ra quyết định. Lập thứ tự ưu tiên cho các vấn đề cần phải hoàn thiện. 1, 2, 5, 7, 8 3 Rủi ro đối với hàng hóa giao nhận. Nguyên nhân rủi ro. Những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa giao nhận. 3, 4 4 Cơ cấu hàng hóa giao nhận. Nguồn hàng hóa giao nhận. Phương pháp tìm kiếm khách hàng. 4, 10 5 Sắp xếp công việc giữa các nhân viên. Năng lực làm việc của nhân viên. Điều phối hợp lý lượng công việc của từng nhân viên. 5, 6 6 Mức độ phúc lợi đối với nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên. Chính sách của công ty đối với nhân viên. 5, 6, 7 7 Công tác đào tạo nhân sự. Các khóa học ngắn hạn. Kiến thức và những kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc GNHH XNK bằng đường biển. 8, 10 8 Mức độ quan tâm đến đánh giá của khách hàng. Phương thức thu thập thông tin đánh giá. Đánh giá các dịch vụ giao nhận cung cấp cho khách hàng. 5, 6 9 Bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng. Tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, sự hiểu biết và tiếp nhận các thông tin khách hàng cung cấp. 9, 8 10 Mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ giao nhận. Các dịch vụ giao nhận được cung cấp. Cơ cấu các loại hình dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. 4, 10 3.2.2. Thiết kế các câu hỏi trong bản điều tra: Các số liệu được thực hiện trong luận văn được lấy từ các phiếu điều tra thăm dò ý kiến của đối tượng công tác trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP. HCM. Để đánh giá thực trạng của việc GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM và chỉ dẫn của quá trình thực hiện GNHH XNK bằng đường biển với 6 loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động GNHH XNK. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự phản ánh khác nhau được thực hiện trên kết quả điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở 10 câu hỏi lớn, trong mỗi câu có các câu hỏi nhỏ và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà quản lý công tác trong các công ty giao nhận trong và ngoài nước. Bản câu hỏi được thiết kế như sau: Nhóm 1: Gồm những câu hỏi 1, 2, 3, 4, 8, 10 dùng để đánh giá dịch vụ giao nhận hàng hàng hóa XNK bằng đường biển của các doanh nghiệp cung cấp dựa trên 6 chỉ tiêu lớn là: Mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển, các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK, rủi ro đối với hàng hóa giao nhận, cơ cấu hàng hóa giao nhận, mức độ quan tâm đến đánh giá của khách hàng, mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ giao nhận. Nhóm 2: Gồm 4 câu hỏi còn lại (5, 6, 7, 9) được thiết kế để tìm ra các yếu tố thuộc về nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động giao nhận GNHH XNK bằng đường biển. Bốn chỉ tiêu lớn được lựa chọn là: Sắp xếp công việc giữa các nhân viên, mức độ phúc lợi đối với nhân viên, công tác đào tạo nhân sự, bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng. Các câu hỏi được đặt ra theo mục đích của đề tài, do vậy không theo thứ tự nhất định. Thang điểm cho các chỉ tiêu nhỏ là: cao nhất là 5 điểm và thấp nhất là 1 điểm. - Ở nhóm 1: Có 6 câu hỏi lớn dùng để đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển, nó bao gồm các chỉ tiêu nhỏ: 5 x 3 + 4 x 3 = 27 (chỉ tiêu nhỏ.) - Ở nhóm 2: Có 4 câu hỏi lớn dùng để tìm ra các yếu tố thuộc về nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động giao nhận GNHH XNK bằng đường biển, nó bao gồm các chỉ tiêu nhỏ 5 x 3 + 4 =19 (chỉ tiêu nhỏ). + Tổng cộng 2 nhóm có: 27 + 19 = 46 chỉ tiêu nhỏ. Câu 1: Điều tra về mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. Câu 2: Điều tra về các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. Câu 3: Điều tra về những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa giao nhận. Câu 4: Điều tra về cơ cấu hàng hóa giao nhận XNK bằng đường biển. Câu 5: Điều tra về sắp xếp công việc giữa các nhân viên. Câu 6: Điều tra về mức độ phúc lợi đối với nhân viên. Câu 7: Điều tra về công tác đào tạo nhân sự. Câu 8: Điều tra về mức độ quan tâm đến đánh giá của khách hàng. Câu 9: Điều tra về những bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng. Câu 10: Điều tra về mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ giao nhận. Để đảm bảo yếu tố khách quan, tất cả các phiếu điều tra được gửi tới đối tượng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận bất kì ở các cảng, đại lý hãng tàu, và các công ty giao nhận tại TP. HCM. Các phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào các công ty giao nhận tại TP. HCM và được tiến hành ở các khu vực cảng biển, các đại lý hãng tàu, và các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK. 3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả. Căn cứ vào số lượng kim ngạch XNK năm 2010, khối lượng hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển năm 2010. Phiếu điều tra được tiến hành tại khu vực TP. HCM và được phân bổ như sau: Bảng 3.6. Phân bổ phiếu điều tra khu vực TP. HCM. Khu vực Số phiếu điều tra Phân loại Hợp lệ Loại bỏ Thành phố Hồ Chí Minh 200 179 21 Ở bảng trên cho thấy 179 / 200 phiếu điều tra hợp lệ, những phiếu hợp lệ, những phiếu có ý kiến trả lời > 90% câu hỏi. Số phiếu hợp lệ này sẽ đưa vào thống kê. Đặc điểm của phiếu điều tra này cho thấy về nhu cầu sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển ở TP. HCM là một thành phố lớn và nó sẽ hoàn chỉnh cũng như rõ nét hơn so với các khu vực khác. Với 179 phiếu điều tra hợp lệ này, kết quả phân tích sẽ có tính cách đại diện đặc trưng hơn cho toàn bộ kim ngạch XNK cả nước Việt Nam. Bảng 3.7. Phân loại phiếu điều tra theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Số năm hoạt động Loại hình DN Số lượng 1 - 3 năm 4 – 6 năm 7 – 20 năm Trên 20 năm Doanh nghiệp Nhà nước 23 2 9 11 1 Doanh nghiệp tư nhân 17 11 6 0 0 Công ty cổ phần 24 0 11 13 0 Công ty có vốn nước ngoài 41 3 29 9 0 Công ty TNHH 72 16 46 9 1 Khác 2 1 0 1 0 Tổng cộng 179 33 101 43 2 Tỷ lệ% 18,4% 56,4% 24,0% 1,2% Doanh nghiệp Nhà nước 12,8% 6,1% 8,9% 25,6% 50,0% Doanh nghiệp tư nhân 9,5% 33,3% 5,9% 0% 0% Công ty cổ phần 13,4% 0% 10,9% 30,2% 0% Công ty có vốn nước ngoài 22,9% 9,1% 28,7% 20,9% 0% Công ty TNHH 40,2% 48,5% 45,6% 20,9% 50% Khác 1,2% 3,0% 0% 2,4% 0% Qua bảng 3.7 cho thấy loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH được khảo sát nhiều nhất với với tỷ lệ 40,2% (72 phiếu). Kế đến là công ty có vốn nước ngoài với tỷ lệ 22,9% (41 phiếu). Doanh nghiệp được khảo sát có số năm hoạt động từ 4 đến 6 năm chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 56,4% (101 phiếu), trong đó công ty TNHH là chiếm nhiều nhất với 45,6% (46 phiếu) và công ty có vốn nước ngoài chiếm 28,7% (29 phiếu). 3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra: Thực hiện việc loại bỏ phiếu không hợp lệ ở phần trên (bảng 3.6) và chỉ thống kê những phiếu hợp lệ. Thực tế phát hành 200 phiếu, loại bỏ 21 phiếu (Số loại bỏ này bao gồm thu hồi không được và thu hồi được nhưng không hợp lệ). Số phiếu hợp lệ là 179 phiếu, được lọc ra để thống kê và tính kết quả. Số ý kiến trả lời lý tưởng là 179 x 46 = 8234 ý kiến. Thực tế tổng ý kiến trả lời của 179 phiếu điều tra đạt được 100%. Có thể mức độ hiểu biết của đối tượng công tác trong lĩnh vực GNHH XNK tham gia trong 179 phiếu này có mức trên 90% và có mức độ trả lời khá cao là 100%. Đây là dữ liệu quan trọng để xác định độ tin cậy của phiếu điều tra là cao nhất. Bảng 3.8. Bảng phân bổ ý kiến trả lời cho 10 chỉ tiêu lớn của 179 phiếu điều tra. Chỉ tiêu lớn (số) Số chỉ tiêu con Số ý kiến lý thuyết Số ý kiến thực tế Tỷ lệ trả lời % 1 5 895 895 100% 2 5 895 895 100% 3 4 716 716 100% 4 4 716 716 100% 5 4 716 716 100% 6 5 895 895 100% 7 5 895 895 100% 8 4 716 716 100% 9 5 895 895 100% 10 5 895 895 100% Tổng số 46 8234 8234 3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu. Tính mức Mq của 46 chỉ tiêu nhỏ được tính theo các bước sau đây: Bước 1: Thống kê tần suất lặp lại của các ý kiến theo mức điểm điều tra, thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 5 điểm cho mỗi chỉ tiêu nhỏ ( Bảng tổng kết chỉ tiêu 179 phiếu điều tra). Bước 2: Nhân số tần suất lặp lại của ý kiến với mức điểm đối tượng được khảo sát chọn. Mỗi chỉ tiêu nhỏ có 5 mức điểm. Cộng 5 mức điểm này của mỗi chỉ tiên nhỏ, ta được tổng của chỉ tiêu nhỏ. Bước 3: Lấy tổng số điểm của mỗi chỉ tiêu nhỏ nhân tổng số điểm chỉ tiêu nhỏ (Tổng số điểm các chi tiêu nhỏ cùng nằm trong chỉ tiêu lớn) được một tỷ lệ % và đây là mức Mq của mỗi chi tiêu nhỏ so với các chi tiêu nhỏ khác trong chỉ tiêu lớn. Bước 4: Dựa vào thứ tự mức Mq của mỗi chi tiêu nhỏ, xếp hạng của mỗi bảng chỉ tiêu này. Bước 5: Gộp tất cả 6 chỉ tiêu lớn trong nhóm 1 dùng để điều tra trực tiếp các chỉ tiêu lớn như là: 1, 2, 3, 4, 8, 10 vào cùng một bảng so sánh xếp hạng theo phương pháp trung bình trọng số. Các chỉ tiêu khác còn lại (4 chỉ tiêu lớn) sẽ được xếp hạng theo sơ đồ và tiến hành phân tích theo nội dung điều tra. Các chỉ tiêu này là phần chỉ dẫn đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP. HCM. 3.2.6. Phân tích kết quả điều tra các chỉ tiêu thuộc nhóm 1. 6 chỉ tiêu lớn này dùng để đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận cung cấp. Bảng 3.9. Đánh giá 6 chỉ tiêu lớn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GNHH XNK bằng đường biển tại TP. HCM qua 179 phiếu điều tra. Các chỉ tiêu lớn Tổng điểm của từng chỉ tiêu Mq% Hạng Chỉ tiêu 2 3.548 21,5% 1 Chỉ tiêu 1 3.519 21,3% 2 Chỉ tiêu 10 2.861 17,3% 3 Chỉ tiêu 4 2.756 16,7% 4 Chỉ tiêu 8 2.046 12,4% 5 Chỉ tiêu 3 1.773 10,7% 6 Tổng số điểm các chỉ tiêu 16.503 Qua bảng trên cho biết chỉ tiêu 2 (các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNH bằng đường biển) cần được quan tâm nhiều nhất (trung bình trọng số là cao nhất: 21,5%), trong đó sự cẩn thận, chính xác và sự trung thực với khách hàng là cần thiết nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK của các công ty giao nhận tại TP. HCM. Đứng thứ 2 là chỉ tiêu 1 (mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển) có trung bình trọng số là 21,3%. Để nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển, thì việc thực hiện công việc hiệu quả và giá cả cạnh tranh là điều các doanh nghiệp cần phải chú trọng trước tiên. Đồng thời để dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì các loại hình doanh nghiệp giao nhận tại TP. HCM cũng cần quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn hàng chủ định, tối thiểu hóa lượng hàng hóa bị hư / thiệt hại trong quá trinh vận chuyển, tránh tình trạng nhiều lô hàng bị trễ so với hợp đồng đã nhận. Bảng 3.10. Kết quả điều tra về các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK. STT Chỉ tiêu 2 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Có kinh nghiệm 52 92 24 5 6 716 20.2% 2 Sự cẩn thận, chính xác 78 80 19 2 0 771 21.7% 3 Sự trung thực với khách hàng 75 57 46 1 0 743 20.9% 4 Kiến thức chuyên môn liên quan nghiệp vụ giao nhận 27 78 48 21 5 638 18.0% 5 Kỹ năng giao tiếp tốt 32 93 43 8 3 680 19.2% Tổng điểm  264 400 180 37 14 3548 STT Chỉ tiêu 2 Mq% 1 Sự cẩn thận, chính xác 21.7% 2 Sự trung thực với khách hàng 20.9% 3 Có kinh nghiệm 20.2% 4 Kỹ năng giao tiếp tốt 19.2% 5 Có kiến thức chuyên môn liên quan nghiệp vụ giao nhận 18.0% Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá các nguyên tắc cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK dựa vào chỉ tiêu 2. Bảng 3.11. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. STT Chỉ tiêu 1 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Có tên tuổi trên thị trường 33 75 49 14 8 648 18.4% 2 Thực hiện công việc hiệu quả 68 89 21 1 0 761 21.6% 3 Có khả năng đáp ứng nhu cầu gấp của khách hàng 36 87 49 7 0 689 19.6% 4 Tốc độ phản hồi, giải quyết công việc nhanh chóng 29 100 46 4 0 691 19.6% 5 Giá cả cạnh tranh 53 88 37 1 0 730 20.7% Tổng điểm   219 439 202 27 8 3519 STT Chỉ tiêu 1 Mq% 1 Thực hiện công việc hiệu quả 21.6% 2 Giá cả cạnh tranh 20.7% 3 Tốc độ phản hồi, giải quyết công việc nhanh chóng 19.6% 4 Có khả năng đáp ứng nhu cầu gấp của khách hàng 19.6% 5 Có tên tuổi trên thị trường 18.4% Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển dựa vào chỉ tiêu 1. Bảng 3.12. Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ giao nhận. STT Chỉ tiêu 10 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Giao nhận vận tải nội địa 10 40 24 35 70 422 14.8% 2 Dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì hàng hóa 3 19 32 36 89 348 12.2% 3 Dịch vụ vận chuyển quốc tế 81 54 23 18 3 729 25.5% 4 Dịch vụ kho bãi 60 62 29 17 11 680 23.8% 5 Dịch vụ khai thuê hải quan 55 64 39 13 8 682 23.8% Tổng điểm   209 239 147 119 181 2861 STT Chỉ tiêu 10 Mq% 1 Dịch vụ vận chuyển quốc tế 25.5% 2 Dịch vụ kho bãi 23.8% 3 Dịch vụ khai thuê hải quan 23.8% 4 Giao nhận vận tải nội địa 14.8% 5 Dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì hàng hóa 12.2% Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ giao nhận dựa vào chỉ tiêu 10. Bảng 3.13. Kết quả điều tra về cơ cấu hàng hóa giao nhận XNK bằng đường biển. STT Chỉ tiêu 4 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Cơ cấu hàng chủ định chiếm chủ yếu 14 94 61 10 0 649 23.5% 2 Cơ cấu hàng chỉ định chiếm chủ yếu 62 70 45 2 0 729 26.5% 3 Giao nhận hàng nguyên container chiếm chủ yếu 51 67 49 12 0 694 25.2% 4 Giao nhận hàng rời chiếm chủ yếu 42 83 40 8 6 684 24.8% Tổng điểm   169 314 195 32 6 2756 STT Chỉ tiêu 4 Mq% 1 Cơ cấu hàng chỉ định chiếm chủ yếu 26.5% 2 Giao nhận hàng nguyên container chiếm chủ yếu 25.2% 3 Giao nhận hàng rời chiếm chủ yếu 24.8% 4 Cơ cấu hàng chủ định chiếm chủ yếu 23.5% Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá cơ cấu hàng hóa giao nhận XNK bằng đường biển dựa vào chỉ tiêu 4. Bảng 3.14. Kết quả điều tra về mức độ quan tâm đến đánh giá của khách hàng. STT Chỉ tiêu 8 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Phỏng vấn trực tiếp khách hàng 21 39 45 48 26 518 25.3% 2 Lập bảng câu hỏi trưng bày ý kiến 13 10 14 46 96 335 16.4% 3 Hộp thư góp ý của khách hàng 20 58 57 38 6 585 28.6% 4 Công ty quan tâm đến nhận xét của khách hàng 32 60 39 43 5 608 29.7% Tổng điểm   86 167 155 175 133 2046 STT Chỉ tiêu 8 Mq% 1 Công ty quan tâm đến nhận xét của khách hàng 29.7% 2 Hộp thư góp ý của khách hàng 28.6% 3 Phỏng vấn trực tiếp khách hàng 25.3% 4 Lập bảng câu hỏi trưng bày ý kiến 16.4% Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm đến đánh giá của khách hàng dựa vào chỉ tiêu 8. Bảng 3.15. Kết quả điều tra về những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa giao nhận. STT Chỉ tiêu 3 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Chứng từ bị sai 3 38 42 76 20 465 26.2% 2 Rớt hàng 9 35 61 38 36 480 27.1% 3 Hàng hóa bị hư/thiệt hại trong quá trình vận chuyển 9 44 57 37 32 498 28.1% 4 Thanh toán với khách hàng 6 26 15 19 113 330 18.6% Tổng điểm   27 143 175 170 201 1773 STT Chỉ tiêu 3 Mq% 1 Hàng hóa bị hư/thiệt hại trong quá trình vận chuyển 28.1% 2 Rớt hàng 27.1% 3 Chứng từ bị sai 26.2% 4 Thanh toán với khách hàng 18.6% Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa giao nhận dựa vào chỉ tiêu 3. 3.2.7. Phân tích kết quả điều tra các chỉ tiêu thuộc nhóm 2. Nhóm 2 gồm 4 chỉ tiêu sẽ cho biết về mức độ chấp nhận của nội bộ nhân viên đối với chính sách công ty cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Chỉ tiêu số 6: Điều tra về mức độ phúc lợi đối với nhân viên. Theo bảng chỉ tiêu 6 (hình 3.7), mức độ 1 là 21,9% số ý kiến cho rằng chế độ đãi ngộ của công ty cần sửa đổi lại, mức độ 2 là 20,6% số ý kiến cho rằng đời sống vật chất của nhân viên cần cải thiện, mức độ 3 là 19,7% số ý kiến cho rằng công ty cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên, mức độ 4 là 19,5% số ý kiến cho rằng cần cải thiện lại cơ sở vật chất trong công ty để phục vụ cho công việc tốt hơn, và 18,2% số ý kiến cho rằng cần phải phân chia lại rõ ràng trách nhiệm công việc của các nhân viên. Chỉ tiêu số 9: Điều tra về những bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng. Theo bảng chỉ tiêu 9 (hình 3.8), mức độ 1 là 26,3% số ý kiến cho nhân viên chứng từ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, mức độ 2 là 25,9% số ý kiến cho rằng là nhân viên sale, mức độ 3 là 21,6% số ý kiến cho rằng là bộ phận giao, mức độ 4 chiếm 15,2% số ý kiến cho rằng nhân viên kế toán, và 11% số ý kiến cho rằng khách hàng làm việc với ban lãnh đạo. Chỉ tiêu số 5: Điều tra về tổ chức, phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên. Theo bảng chỉ tiêu 5 (hình 3.9) mức độ 1 là 27,9% số ý kiến cho rằng chưa hài lòng việc công ty chưa có quyết định tăng lương hay thăng chức cho nhân viên, mức độ 2 và 3 là 24,8% số ý kiến cho rằng khối lượng công việc quá nhiều và hoạt động trong công ty còn chồng chéo, và mức độ 4 là 22,5% số ý kiến cho rằng năng lực bản thân còn hạn chế sẽ làm ảnh hương đến hoạt động chung của toàn công ty. Chỉ tiêu số 7: Điều tra về công tác đào tạo nhân sự. Theo bảng chỉ tiêu 7 (hình 3.10), mức độ 1 là 27,2% số ý kiến cho rằng nghiệp vụ chuyên môn GNHH XNK được công ty chú trọng và đào tạo nhiều nhất, mức độ 2 là 20,3% số ý kiến cho rằng là ngoại ngữ, mức độ 3 là 19,8 % số ý kiến cho rằng công ty đào tạo giao tiếp và đàm phán cho nhân viên được công ty thực hiện, mức độ 4 là 18,1% số ý kiến cho rằng được đào tạo kiến thức về luật pháp, và 14,5% số ý kiến cho rằng công ty có đào tạo các lĩnh vực khác cho nhân viên. Bảng 3.16. Kết quả điều tra về mức độ phúc lợi đối với nhân viên. STT Chỉ tiêu 6 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Cơ sở vật chất 18 68 74 15 4 618 19.5% 2 Đời sống vật chất của nhân viên 39 65 52 17 6 651 20.6% 3 Đời sống tinh thần của nhân viên 28 57 71 20 3 624 19.7% 4 Phân chia lại rõ ràng trách nhiệm công việc của các nhân viên 22 50 67 25 15 576 18.2% 5 Chế độ đãi ngộ 53 71 40 10 5 694 21.9% Tổng điểm   160 311 304 87 33 3163 STT Chỉ tiêu 6 Mq% 1 Chế độ đãi ngộ 21.9% 2 Đời sống vật chất của nhân viên 20.6% 3 Đời sống tinh thần của nhân viên 19.7% 4 Cơ sở vật chất 19.5% 5 Phân chia lại rõ ràng trách nhiệm công việc của các nhân viên 18.2% Hình 3.7. Biểu đồ đánh giá về mức độ phúc lợi đối với nhân viên dựa vào chỉ tiêu 6. Bảng 3.17. Kết quả điều tra về những bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng. STT Chỉ tiêu 9 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Nhân viên sale 113 35 25 5 1 791 25.9% 2 Nhân viên chứng từ 99 73 5 1 1 805 26.3% 3 Bộ phận giao nhận 20 97 51 9 2 661 21.6% 4 Nhân viên kế toán 6 21 65 68 19 464 15.2% 5 Ban lãnh đạo 7 9 5 93 65 337 11.0% Tổng điểm   245 235 151 176 88 3058 STT Chỉ tiêu 9 Mq% 1 Nhân viên chứng từ 26.3% 2 Nhân viên sale 25.9% 3 Bộ phận giao nhận 21.6% 4 Nhân viên kế toán 15.2% 5 Ban lãnh đạo 11.0% Hình 3.8. Biểu đồ đánh giá những bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc với khách hàng dựa vào chỉ tiêu 9. Bảng 3.18. Kết quả điều tra về sự sắp xếp công việc giữa các nhân viên. STT Chỉ tiêu 5 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Chưa thấy tăng lương hay thăng chức 24 59 79 15 2 625 27.9% 2 Khối lượng công việc quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc 20 51 51 42 15 556 24.8% 3 Năng lực bản thân hạn chế, sợ ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty 19 23 63 53 21 503 22.5% 4 Hoạt động trong công ty còn chồng chéo 20 59 41 38 21 556 24.8% Tổng điểm   83 192 234 148 59 2240 STT Chỉ tiêu 5 Mq% 1 Chưa thấy tăng lương hay thăng chức 27.9% 2 Khối lượng công việc quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc 24.8% 3 Hoạt động trong công ty còn chồng chéo 24.8% 4 Năng lực bản thân hạn chế, sợ ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty 22.5% Hình 3.9. Biểu đồ đánh giá sự sắp xếp công việc giữa các nhân viên dựa vào chỉ tiêu 5. Bảng 3.19. Kết quả điều tra về công tác đào tạo nhân sự. STT Chỉ tiêu 7 Hạng điểm Điểm Mq% 5 4 3 2 1 1 Nghiệp vụ chuyên môn 15 45 48 54 17 524 27.2% 2 Ngoại ngữ 15 9 32 52 71 382 19.8% 3 Luật pháp 7 16 15 64 77 349 18.1% 4 Giao tiếp, đàm phán 7 16 44 49 63 392 20.3% 5 Các lĩnh vực khác 3 10 5 49 112 280 14.5% Tổng điểm   47 96 144 268 340 1927 STT Chỉ tiêu 7 Mq% 1 Nghiệp vụ chuyên môn 27.2% 2 Ngoại ngữ 20.3% 3 Giao tiếp, đàm phán 19.8% 4 Luật pháp 18.1% 5 Các lĩnh vực khác 14.5% Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá công tác đào tạo nhân sự dựa vào chỉ tiêu 7. 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. Như phân tích ở trên cho thấy tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GNHH XNK đều có thể trả lời được những câu hỏi tiến hành hoàn thiện dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển của mình. 3.3.1 Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cho khách hàng. Đây là những giải pháp rất thiết thực để thu hút khách hàng. Khi những chính sách này được thực thi tốt các công ty sẽ có thể vừa đảm bảo được các khách hàng quen thuộc, vừa có thể thu hút khách hàng mới. - Phản hồi của các phiếu điều tra cho thấy điều đầu tiên mà các doanh nghiệp giao nhận cần quan tâm là sự cẩn thận, chính xác (chiếm 21,7%) và trung thực với khách hàng (chiếm 20,9%). Để làm được điều đó các công ty giao nhận cần có biện pháp trong việc nâng cao ý thức cho nhân viên như: tuyên truyền tinh thần trách nhiệm, tính mẫn cán trong công việc, đưa ra nội quy chặt chẽ, chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác của nhân viên, hàng ngày mỗi nhân viên phải có báo cáo tiến độ công việc để cấp quản lý nắm được và kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa, các khách hàng đều muốn hàng hoá của mình được an toàn, đến đích chính xác và thường đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ giao nhận. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ GNHH XNK mà xảy ra bất kì sự thay đổi nào, các công ty cần phải thông báo ngay cho khách hàng biết để tránh trường hợp làm khách hàng mất niềm tin vào công ty. - Các công ty giao nhận cần thực hiện công việc hiệu quả (chiếm 21,6%) với giá cả hết sức cạnh tranh (chiếm 20,7%). Thực hiện công việc hiệu quả có nghĩa là hàng hoá được giao nhận đúng thời gian và hợp lý sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của cả người gửi lẫn người nhận. Muốn rút ngắn thời gian làm hàng, các công ty giao nhận phải tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Mặc dù trong lĩnh vực GNHH XNK, điều kiện hàng đầu là chất lượng nhưng đối với rất nhiều khách hàng yếu tố giá cả lại mang một tính chất quan trọng quá trình quyết định. Cho nên các công ty giao nhận phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc: thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất, đảm bảo bù đắp giá thành. Đưa ra các chính sách khuyến mãi như trích thêm một phần hoa hồng cho các khách hàng có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn hoặc các khách hàng thường xuyên của công ty. - Kết quả khảo sát cũng cho thấy dịch vụ vận chuyển quốc tế (chiếm 25,5%), kho bãi và khai thuê hải quan (chiếm 23,8%) là chủ yếu trong các loại hình dịch vụ mà các công ty giao nhận tại TP. HCM cung cấp. Tuy nhiên cơ cấu hàng chỉ định lại chiếm nhiếu nhất trong các công ty này (chiếm 26,5%). Nguyên nhân là do đa số các nhà XK Việt Nam thường ít khi thoả thuận được điều kiện bán CIF, CFR mà chủ yếu là điều kiện FOB, nên các công ty giao nhận tại TP. HCM không thể liên hệ với các nhà XK tại Việt Nam đế thuyết phục họ sử dụng dịch vụ giao nhận của công ty mình, vì mọi quyết định đó đều do bên NK lựa chọn. Nếu như được các nhà NK chọn thì những lô hàng được các công ty giao nhận tại TP. HCM thuê chuyên chở sẽ được gọi là “hàng chỉ định”. Để có thể tìm được nguồn hàng chủ định, các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP. HCM phải liên hệ với các nhà NK nước ngoài để thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty, nhưng ở đây lại gặp một khó khăn nữa đó là nhà NK ở nước ngoài, họ không biết rõ thông tin về các công ty GNHH XNK tại TP. HCM nên sẽ khó mà tin tưởng, hơn nữa các công ty GNHH XNK tại TP. HCM cũng khó có thể biết được nhà NK nào đang cần dịch vụ giao nhận. Vì thế cách này chỉ được áp dụng khi nhà NK đã nhiều lần chọn một công ty GNHH XNK tại TP. HCM làm dịch vụ hoặc nếu được các nhà XK tư vấn nhà NK nên chọn dịch vụ giao nhận của một công ty GNHH XNK tại TP. HCM. - Đa số các công ty GNHH XNK tại TP. HCM đều quan tâm đến nhận xét của khách hàng (chiếm 29,7%). Điều này có thể giúp cho các doanh nghiệp tìm ra được những điều mà khách hàng hài lòng và chưa hài lòng về các dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển và tìm biện pháp khắc phục. Cụ thể để tối thiểu hoá lượng hàng hoá bị hư / thiệt hại trong quá trình vận chuyển (chiếm 28,1%) thì thì các công ty GNHH XNK tại TP. HCM phải đặc biệt chú trọng đến kỹ thuật trong vận chuyển, xếp dỡ, đóng gói hàng hoá. Khâu đóng hàng hoá vào container đóng một vai trò rất quan trọng trong sự vận chuyển an toàn của hàng hoá. Tuỳ thuộc vào tính chất của hàng hoá mà các công ty phải lựa chọn loại container phù hợp như: container lạnh, container đựng hàng rời, container chuyên đựng hàng lỏng hay container hàng bách hoá. Đồng thời, các công ty GNHH XNK tại TP. HCM cần phải đầu tư vào các công cụ làm hàng để hàng hoá được xếp đều, không bị nhàu nát, phải có lịch phân bố làm việc sao cho thật phù hợp đế tránh tình trạng rớt hàng hoặc nhiều lô hàng bị trễ so với hợp đồng đã nhận làm mất uy tín công ty. 3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ GNHH XNK bằng đường biển cho đội ngũ nhân viên phù hợp với bốn chỉ dẫn của các đối tượng được khảo sát. Chúng ta đều biết con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một tổ chức. Để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường, các công ty GNHH XNK tại TP. HCM phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình theo 4 chỉ dẫn của các tiêu chí 6, 9, 5, 7 sau đây: Chỉ dẫn 1: Có 30,4% số ý kiến cho rằng chính sách phúc lợi đối với nhân viên trong công ty chưa được đáp ứng đúng với thực tế công việc của họ được giao. Do đó các công ty GNHH XNK tại TP. HCM cần xây dựng một chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các nhân viên. Ngoài ra các công ty cũng nên quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của từng cán bộ, nhân viên. Vì đó là một nhân tố hết sức quan trọng tác động đến thái độ làm việc tích cực và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Việc đưa ra các chính sách khen thưởng rõ ràng sẽ khuyến khích tinh thần tự giác làm việc. Đãi ngộ tốt đối với nhân viên có sáng kiến cải tiến công việc sẽ tạo động lực cho nhân viên luôn nỗ lực hết mình, phấn đấu hoàn thành tốt công việc và nhất là có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Chỉ dẫn 2: Có 29,4% số ý kiến cho rằng, các bộ phận nhân viên thường xuyên làm việc trực tiếp với khách hàng, đặc biệt là nhân viên sale và nhân viên chứng từ là rất quan trọng. Họ chính là người trực tiếp cung cấp cho khách hàng các thông tin về dịch vụ GNHH XNK của công ty. Do đó, ngoài việc đào tào tạo nghiệp vụ chuyên môn, các công ty giao nhận cần phải tổ chức các buổi học đặc biệt như về nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng cho các đối tượng này. Hoặc khuyến khích họ đến học các kỹ năng đó tại các trung tâm có uy tín nhưng cần có chính sách hỗ trợ, phụ cấp các khoản học phí này cho họ. Chỉ dẫn 3: Có 21,6% số ý kiến cho rằng sự sắp xếp công việc giữa các nhân viên trong các công ty GNHHXNK tại TP. HCM cần phải thực hiện mang tính khoa học hơn. Vì khi hoạt động chồng chéo trong công ty sẽ làm cho công việc không đạt kết quả cao. Đôi khi gây ra sự hiểu lầm cho khách hàng, chẳng hạn như một khách hàng lại nhận được đến vài sự giải thích hoàn toàn trái ngược nhau về một vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy khó hiểu và dần mất niềm tin vào công ty. Do đó các doanh nghiệp cần phải sắp xếp công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn của từng nhân viên, xây dựng được chính sách sử dụng lao động đúng người, đúng việc, và logic hơn. Chỉ dẫn 4: Có 18,6% số ý kiến cho rằng các công ty GNHH XNK tại TP. HCM cần chú trọng đào tạo và bồ dưỡng các kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng cần thiết liên quan đến nghiệp vụ GNHH XNK bằng đường biển cho đội ngũ nhân viên. - Trước hết là về trình độ nghiệp vụ. Cho dù mỗi nhân viên phải tự trau dồi kiến thức, học hỏi thêm về nghiệp vụ nhưng vai trò của các công ty trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên của mình là không thể phủ nhận. Các công ty kinh doanh dịch vụ GNHH XNK tại TP. HCM cần phải tố chức các khóa học liên quan đến nghiệp vụ GNHH XNK bằng đường biển như: Ngoại thương, ngân hàng, thanh toán quốc tế, giao tiếp, luật lệ quốc tế và luật pháp ở các thị trường công ty đang hoạt động theo hình thức ngắn hạn và dài hạn, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước mắt và lâu dài. Đồng thời phải kịp thời cập nhật thông tin, tình hình vận tải trên thế giới, sự thay đổi về các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms hay thủ tục hải quan để các nhân viên nắm vững. - Các công ty GNHH XNK tại TP. HCM cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi sát hạch và kiểm tra về kiến thức của các nhân viên để họ không lơ là trong việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ. - Các khóa học tiếng anh và vi tính cũng sẽ giúp nhân viên nâng cao trình độ hiểu biết công nghệ thông tin, khả năng giao tiếp với người nước ngoài và cũng là để thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc. - Cử các nhân viên giỏi, có tiềm năng mang lại lợi ích cho hoạt động GNHH XNK của công ty đi học tập ở nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các nhân viên này có điều kiện tiếp xúc với thị trường quốc tế, có thể tìm thêm được các mối quan hệ đối tác hoặc khách hàng mới cho công ty, phát hiện điểm còn hạn chế của công ty so với các doanh nghiệp ngoài nước và tìm hướng khắc phục cho công ty mình. KẾT LUẬN Qua thời gian 3 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp, với mục đích tìm ra những diều cần hoàn thiện trong lĩnh vực GNHH XNK bằng đường biển tại TP.HCM đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về nghiệp vụ, và tiếp cận được với phương pháp mới là điều tra thực tế trên thị trường. Đồng thời cũng thu được kết quả thực tế điều tra đánh giá ý kiến của các đối tượng được công tác trong lĩnh vực GNHH XNK bằng đường biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK bằng đường biển trong các công ty giao nhận tại TP. HCM. Mặc dù độ tin cậy của luận văn chỉ chiếm khoảng từ 60% – 70% và phiếu điều tra được khảo sát ở khu vực TP. HCM chứ chưa trên diện rộng toàn quốc, nhưng qua đánh giá thực tế của đối tượng được khảo sát là những người trực tiếp công tác trong lĩnh vực GNHH XNK bằng đường biển tại các doanh nghiệp ở TP. HCM cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp thấy được hệ thống nội bộ bên trong và ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ GNHH XNK bằng đường biển. Ngoài việc tiến hành điều tra thực tế, luân văn cũng thu thập các thông tin về thị trường XNK cùng dịch vụ GNHH tại TP. HCM và đã có những chỉ dẫn thị trường nói chung cho lĩnh vực này. Bước triển khai các giải pháp để thực hiện việc nâng cao hiệu quả hoạt động GNHH XNK bằng đường biển xin được tiến hành theo nhu cầu của từng doanh nghiệp riêng biệt. Trong cách phân tích của luận văn sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy các điểm mạnh và yếu của mình cách khách quan. Đặc biệt với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNHH XNK phải nhận ra được giá trị thực phản ánh những điểm còn hạn chế và khắc phục nhằm mở rộng thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Thương Mại, 2005. 2. Luật Hàng Hải Việt Nam, 2005. 3. GS.TS. Võ Thanh Thu (2005), “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu “, NXB Thống Kê. 4. PGS. TS. Đinh Ngọc Viện (2002), “ Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế ”, NXB Giao Thông Vận Tải. 5. GS.TS. Võ Thanh Thu, PGS.TS. Đặng Thị Hồng Vân (2002), “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterm 2000 ”, NXB Thống Kê. 6. ESCAP (2002), “Sổ tay nghiệp vụ giao nhận hàng hóa quốc tế”. 7. Tạp chí Hàng Hải Việt Nam. 8. Tạp chí Biển. 9. www.pso.hochiminhcity.gov.vn 10. www.fiata.com 11. www.VietMarine.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. TONG HOP.doc
Tài liệu liên quan