Đề tài Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam: Lời nói đầu Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH ) sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hệ thống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm phần quan trọng nhất cả về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, nó luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, th...

doc73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH ) sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hệ thống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm phần quan trọng nhất cả về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, nó luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất. ở Việt Nam, qua 40 năm thực hiện, chế độ hưu trí luôn có vị trí quan trọng đặc biệt đối với người tham gia BHXH. Chế độ hưu cùng với các chế độ BHXH khác đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống của công nhân viên chức, lực lượng vũ trang (CNVC, LLVT) và gia đình họ làm cho họ yên tâm lao động sản xuât, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ vừa qua. Nhờ có chế độ hưu trí mà người lao động sau khi hết tuổi lao động hoặc sau một số năm công tác nhất định đã được nghỉ hưu và được nhận tiền hưu để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chế độ hưu trí thời kỳ bao cấp chưa thể hiện đúng bản chất của mình mà thể hiện tính ưu đãi bao cấp của Nhà nước cho một bộ phận dân cư là CNVC, LLVT. Nhưng trong thời kỳ đó chế độ hưu trí cũng đã góp phần rất lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động. Đến nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường nhu cầu về BHXH đa dạng ngày càng tăng, số lượng người về hưu cũng ngày càng tăng thì đời sống của họ luôn luôn là mối quan tâm lơn của Đảng và nhà nước ta. Do đó đặt ra yêu cầu là thực hiện BHXH đối với người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhât, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ đổi mới.. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hưu trí cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng với quá trình thực tập tốt nghiệp tại BHXH Việt Nam, được sự đính hướng và hướng dân nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cao Thường , chú Nguyễn Hùng Cường_phó phòng tổng hợp thuộc Ban quản lý chế độ chính sách của BHXH Việt Nam, em chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam ”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm : ỉ Làm rõ nội dung của chế độ bảo hiểm hưu trí cũng như vai trò và tác dụng của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. ỉ Tìm hiểu thực trạng của chế độ bảo hiểm hưu trí trong từng giai đoạn phát triển vừa qua ở nước ta. ỉ Đưa ra kiến nghị và định hướng cho việc hoàn thiện và phát triển chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam. Để làm rõ và giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài được thể hiện cụ thể trong ba chương. ỉ Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí. ỉ Chương II : Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam. ỉ Chương III : Một sô kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí ở nước ta. Đây là một đề tài tương đối khó, hơn nữa do thời gian và kinh nghiệp thực tế có hạn nên bài viết khó có thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý, xây dựng của thầy cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội , ngày 9 tháng 5 năm 2002 Sinh viên : Ngô Hoàng Hưng Chương I : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí I - Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 1 . Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới. “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm dảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ , góp phần đảm bảo an toàn xã hội ”. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới, BHXH ngày càng trở thành nhu cầu thường xuyên, tự nguyện và chính đáng của người lao động. Ngay từ thế kỷ XVI những người nông dân ở vùng Anper đã nhận thấy để trợ cấp cho trường hợp một số người bị ốm đau hay tai nạn. Họ đã thành lập hội tương hỗ với cách thức mỗi người đều trích ra một phần thu nhập để đóng góp chung vào một quỹ, phòng khi có ai bị đau ốm hay tai nạn thì dùng quỹ đó để giúp đỡ. Hình thức sơ khai này được BHXH phát triển dần nên, phạm vi được mở rộng ra để có thêm nhiều người tham gia, mở thêm các loại trợ cấp bổ sung. Nguyên tắc chung trong hoạt động bảo hiểm này là gắn liền quyền lợi được hưởng với nghĩa vụ đóng góp. Tuy vậy BHXH chỉ thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động mang tính chất và ý nghĩa xã hội sâu sắc từ đầu thế kỷ 19. Quá trình đó gắn liền với sự phát triển sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế thị trường và thị trường sức lao động mà trong đó có quan hệ chủ thợ trong lao động được trở nên phổ biến. Một bộ luật đầu tiên về chế độ bảo hiểm trong lịch sử được hình thành ở nước Anh vào năm 1819. Bộ luật này có tên là bộ luật nhà máy. Nội dung cơ bản trong luật này là bảo hiểm cho lao động trong các xưởng thợ. ở một nước công nghiệp khác, nước Đức đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, luật tai nạn lao động năm 1884 và luật bảo hiểm người già và người tàn tật do lao động vào năm 1889. Sự ra đời các bộ luật chính thức đầu tiên đó phản ánh một yêu cầu tất yếu khách quan của BHXH. Sang thế kỷ 20, hầu hết các nước trên thế giới mà trước hết là các nước công nghiệp phát triển ở một trình độ cao đều ban hành và thực hiện điều luật về BHXH đối với người lao động. Với sự phát triển như vậy, BHXH đã trở thành một lĩnh vực mang tính quốc tế rộng lớn. Hiện nay có hơn 160 quốc gio trên thế giới thực hiện BHXH 2 . Cơ sở hình thành chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH : Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Nhưng cùng với thời gian, con người sẽ bị già đi, sức khoẻ của họ bị giảm sút không còn khả năng lao động, không còn khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống.Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể sinh sống hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu nuôi dưỡng... Những nguồn thu nhập này không thường xuyền và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí. Vậy bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi hết tuổi lao động. Người lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống chính họ trong quá trình lao động. Quá trình này diễn ra ngay trong các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị kinh tế, hành chính sư nghiệp trong lĩnh vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Trong quá trình đó, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho cả chính họ nữa. Do đó đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì họ phải được sự quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người về hưu ổn định về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, tạo cho họ có thêm điều kiện để cống hiến cho xã hội những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động sản xuất mà họ đã tích luỹ được nhằm xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn. Bảo hiểm hưu trí bảo đảm quyền lợi cho người lao động giúp họ tự bảo vệ mình khi hết tuổi lao động, tự lo cho chính mình một cách hợp lý nhất nhờ vào việc họ đã cống hiến sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội trước đó. Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một thời gian nhất định. Đến khi hết tuổi lao động phải nghỉ việc họ sẽ có được sự bảo đảm của xã hội làm giảm bớt phần nào khó khăn về mặt tài chính do thu nhập thấp vì không còn lao động được nữa. Như vậy bảo hiểm hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, chế độ bảo hiểm hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã hội . 3 . Vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH Trong một hệ thống BHXH thường bao gồm nhiều chế độ khác nhau. Số lượng các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống BHXH trong từng thời kỳ của mỗi nước. Tuy nhiên, trong bất cứ hệ thống BHXH nào cũng có những chế độ chính thể hiện đặc trưng những mục tiêu chủ yếu của hệ thống bảo hiểm xã hội. Một trong những chế độ đó là chế độ hưu trí hay chế độ bảo hiểm tuổi già cho người lao động . Có thể khẳng định rằng chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội. Theo quy định của ILO thì chế độ này là một trong những chế độ bắt buộc, là chế độ chính sách khi mỗi quốc gia muốn xây dựng cho mình một hệ thống bảo hiểm xã hội. Theo thống kê của ILO, trong tổng số 163 nước trên thế giới có hệ thống BHXH (1993) thì có tới 155 nước có thực hiện chế độ hưu trí chiếm tỷ lệ 95,1%. Điều đó chứng tỏ chế độ hưu trí rất được các nước cũng như người lao động quan tâm Trên thực tế, tất cả những người tham gia vào BHXH đều có mong muốn tham gia vào chế độ hưu trí. Trong phần đóng góp phí BHXH nói chung thì phần chủ yếu là đóng cho chế độ này. Đối với hệ thống BHXH thì hoạt động của ngành này tập trung chủ yếu vào chế độ hưu trí cho người lao động. Điều này được thể hiện cụ thể trong các hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn ở Việt Nam, chế độ hưu trí có vị trí đặc biệt quan trọng với người tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ này được quy định và đưa vào thực hiện ngay từ khi hệ thống BHXH mới được thành lập ( 1947). Theo các quy định hiện hành thì tỷ lệ giành cho bảo hiểm hưu trí và các chế độ khác có liên quan tới người về hưu là 75% ( phí bảo hiểm là 20% tổng quỹ tiền lương thì giành tới 15% đóng cho hưu trí ). Do đó thu cho chế độ hưu trí cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của bảo hiểm xã hội, khoảng từ 60-80%. Tương tự như vậy trong tổng chi của BHXH thì việc chi cho chế độ này cũng rất lớn. Trong những năm gần đây tiền chi cho chế độ hưu trí chiếm khoảng trên 70% tổng chi cho BHXH . Như vậy, hoạt động thu chi của chế độ hưu trí có ảnh hưởng sống còn tới toàn bộ hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định của BHXH nói riêng cũng như cả xã hội nói chung. Một vấn đề nữa đặt ra là xu hướng già hoá của dân số thế giới dẫn đến số lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng. Điều đó cho thấy rõ vai trò ngày càng quan trọng của chế độ hưu trí trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hơn nữa, chế độ bảo hiểm hưu trí còn thể hiện được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động, và nó còn thể hiện đạo lý của dân tộc đồng thời còn phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội . 4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí : 4.1 Tác dụng của bảo hiểm hưu trí : bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Ngày nay, tỷ lệ người già trong dân số càng tăng do đó ổn định đời sống cho bộ phận này là rất quan trọng. Mặt khác, khi nghỉ hưu người lao động được sống thoải mái hơn và an nhàn hơn. Đối với người có trình độ có khả năng họ lại tiếp tục cống hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau. Người lao động trong quá trình lao động họ có được sự bảo đảm chắc chắn về phần thu nhập khi họ nghỉ hưu, làm cho họ yên tâm chú ý, không lo nghĩ về điều kiện sống khi nghỉ hưu do đó có thể làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để bảo đảm đời sống khi nghỉ hưu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội . 4.2 Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí : bảo hiểm hưu trí là một chế độ BHXH dài hạn nằm ngoài qúa trình lao động. Đặc trưng này thể hiện cả trong quá trình đóng và hưởng bảo hiểm hưu trí. Người lao động tham gia đóng phí BHXH trong một thời gian khá dài. Thời gian đó liên tục đủ lớn theo quy định thì sẽ đủ một trong những điều kiện để được hưởng bảo hiểm hưu trí. Khi đã đủ các điều kiện thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí trong khoảng thời gian tính từ lúc về hưu cho đến khi người lao động chết. Quá trình hưởng này dài ngắn bao nhiêu tuỳ thuộc vào tuổi thọ của từng người và những người hưởng bảo hiểm hưu trí là những người đã kết thúc quá trình làm việc của mình mà theo quy định được nghỉ ở nhà và hưởng lương hưu. Trong chế độ hưu trí có sự tách biệt giữa đóng và hưởng. Vì đây là một chế độ nằm ngoài quá trình lao động, cho nên để được hưởng chế độ hưu trí khi về hưu thì người lao động phải tham gia đóng phí ngày trong quá trình lao động. Trong suốt quá trình lao động, số tiền người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí dùng để chi trả lương hưu ( trợ cấp tuổi già ) cho thế hệ trước. Như vậy có sự kế thừa giữa các thế hệ lao động trong việc hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí, qua đó thể hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm . Phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ với nhau. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc đầu tư cho thiết bị máy móc hiện đại ,còn phải chăm lo tới đời sống người lao động mà mình đang sử dụng, tạo cho họ việc làm, đảm bảo cuộc sống cho họ khi hết tuổi lao động bằng việc đóng BHXH cho người lao động. Từ những tác dụng và đặc trưng trên, quỹ bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong quỹ bảo hiểm hưu trí. Do đó bộ phận quản lý quỹ có thể sử dụng phần quỹ bảo hiểm hưu trí nhàn rỗi để đầu tư sinh lời nhằm ổn định, bảo đảm cân bằng và tăng trưởng quỹ. Từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư tăng trưởng vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp hiện nay. II. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí Hưu trí là một chế độ nhằm bảo đảm thực hiện quyền lợi hợp pháp của công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Chế độ này nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ đã hết tuổi lao động( không còn khả năng lao động ) về nghỉ hưu an dưỡng lúc tuổi già. Như vậy, chế độ hưu trí là một chế độ có liên quan đến rất nhiều mặt trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu để đi đến xác lập một chế độ bảo hiểm hưu trí. Sau đây là một số nội dung cơ bản: 1 . Điều kiện để hưởng bảo hiểm hưu trí. Độ tuổi hưởng chế độ BHXH dài hạn nói chung và chế độ hưu trí nói riên đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí của hệ thống chế độ. Tuổi hưởng chế độ hưu trí có thể được ấn định theo một loạt các cân nhắc như: - Khả năng làm việc tổng thể của người cao tuổi - Vị thế của người cao tuổi trong thị trường lao động - Khả năng kinh tế của chế độ hưu trí Điều quan trọng là phải cân đối từ giác độ mức hưởng thoả mãn đóng và chi phí liên quan đến tuổi thọ bình quân của người cao tuổi. Mặc khác, khi quy định tuổi về hưu còn phải dựa vào quy luật sinh -lão - tử và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước. Ngoài ra, tuổi nghỉ hưu còn được quy định hạ thấp so với độ tuổi bình quân đối với những người làm những công việc trong điều kiện lao động và môi trường nặng nhọc, nguy hiểm đã có ảnh hưởng nhất định làm suy giảm một phần khả năng lao động so với bình thường hay những người có thể chất yếu không đủ sức đảm đương công việc . 2 .Thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí Thời gian đóng bảo hiểm hưu trí là tổng số đơn vị thời gian có đóng phí bảo hiểm để được hưởng chế độ này. Việc quy định thời gian đóng phí BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động của mỗi người với xã hội nói chung và phần đóng góp và BHXH nói riêng. Thời gian đóng BHXH là một trong những căn cứ để đãi ngộ ( chi trả ) đối với người lao động như theo luật định nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, thực hiện một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH . Việc xác định thời gian đóng phí BHXH được dựa trên căn cứ: độ tuổi về hưu, tỷ lệ đóng góp , tuổi thọ của những người về hưu, mức được hưởng... tóm lại tuỳ thuộc vào khả năng tài chính về chế độ hưu trí nói riêng và BHXH nói chung... Về nguyên tắc nếu xuất phát từ việc đóng BHXH để hình thành quỹ sử dụng cho chế độ hưu trí thì phải tính đến tổng số thời gian đóng phí BHXH thực tế. Còn trong trường hợp người lao động làm việc trong những trường hợp đặc biệt như người lao động làm việc ở nơi độc hại, vùng sâu, vùng xa... được pháp luật BHXH quy định số thời gian này được làm căn cứ để giảm tuổi đời khi nghỉ hưu. Trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với chế độ hưu trí hầu hết các nước đều quy định điều kiện để được hưởng chế độ phụ thuộc hai yếu tố đó là độ tuổi xác định và số năm đóng BHXH . 3 . Phí bảo hiểm hưu trí Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, chế độ hưu trí liên quan đến mức phí thu cho chế độ này. Trong thực tế có mức thu cho chế độ này được xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương dùng để tính BHXH và bảo hiểm hưu trí. Đối với người lao động làm công ăn lương thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp mức thu cho chế độ hưu trí không xác định riêng mà được gộp chung vào một mức thu gọi là thu BHXH nói chung. ở Việt Nam hiện nay thực hiện thu chung một mức phí BHXH cho tất cả các chế độ BHXH đang được thực hiện mặc dù trong đó có định lượng phần giành cho các chế độ bảo hiểm dài hạn bảo hiểm hưu trí. Trong trường hợp như vậy phí hưu trí được xác lập riêng thì phí được xác định theo công thức sau đây: P = T * TBH * L Trong đó : P : Mức phí đóng cho chế độ hưu trí TBH : Tỷ lệ thu BHXH tính theo thu nhập hay tiền lương L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính phí BHXH và chế độ hưu trí T : Tỷ lệ % đóng BHXH hưu trí nói chung Việc xác định phí nộp cho chế độ hưu trí riêng ra hay gộp chung như nói ở trên tuỳ thuộc điều kiện và mô hình hay phương thức tổ chức hoạt động ở từng nước. Nếu phí cho chế độ hưu trí được xác định riêng thì sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán và quản lý cho chế độ này, nhất là khi nó được mở rộng ra những khu vực khác nhau mà người lao động ở đó có hình thức thu nhập không đồng nhất như thu nhập bằng tiền. Tách riêng như vậy cũng tạo ra sự linh hoạt hơn cho người tham gia chế độ này. Tuy nhiên, nếu tách riêng như vậy cũng có nghĩa là các chế độ khác cũng được tách riêng ra điều này làm cho hoạt động quản lý BHXH nói chung phải phức tạp hơn. Còn trong trường hợp không xác định riêng mức thu phí cho từng chế độ thì có thể công việc quản lý ít phức tạp hơn nhưng lại phức tạp khi phải xác định phí đóng cho bảo hiểm khi áp dụng cho người lao động có các hình thức thu nhập khác nhau. 4 . Mức hưởng hay tiền lương hưu Mức hưởng là số tiền mà một người về hưu nhận được hàng tháng kể từ khi nghỉ hưu. Hiện nay đang có những quan điểm khác nhau về mức hưởng. Về cơ bản có hai quan điểmm chính. Quan điểm thứ nhất cho rằng tiền lương hưu là để bảo đảm mức sống tối thiểu của người nghỉ hưu theo tiêu chuẩn sống của quốc gia. Còn theo quan điểm thứ hai thì lại là tiền lương hưu phải có giá trị bảo đảm cho người về hưu có mức sống cao, thậm chí trên mức trung bình của xã hội. Sự khác nhau này tất nhiên sẽ dẫn đến mức đóng tương ứng trước khi được hưởng cũng khác nhau. Trong thực tế, khuynh hướng nào cũng có lý khi giải thích những nếu xét về mức sống của người về hưu và đặt trong quan hệ với sự phát triển và ý nghĩa về sự hấp dẫn của BHXH đối với người lao động thì khuynh hướng thứ hai có sức thuyết phục hơn. Những dù là mức hưởng được xác định theo quan điểm nào thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc là tiền lương hưu phải thấp hơn tiền lương khi làm việc. Tiền lương được tính theo công thức sau: LH = T * L Trong đó: LH : Tiền lương hưu được hưởng T : Tỷ lệ % dùng để tính lương hưu L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính lương hưu Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước về chế độ này mà người nghỉ hưu được hưởng thêm các quyền lợi như trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, hay đối với những người lao động nghỉ việc chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu hàng tháng cũng nhận được trợ cấp một lần và ngoài lương hưu hàng tháng, người nghỉ hưu còn được bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đài thọ , khi chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất. 5 . Thời gian hưởng chế độ hưu trí Thời gian hưởng chế độ hưu trí được hiểu là thời gian kể từ khi nghỉ hưu cho đến khi qua đời. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu thông thường là có khác nhau vì tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ không giống nhau. Và do một trong những vấn đề có tính xã hội, tính bù trừ ... trong BHXH nên trong quản lý thường lấy số bình quân chung thời gian hưởng tiền lương hưu của người nghỉ hưu trong cùng một hệ thống BHXH để tính toán cho các chỉ tiêu khác. Thời gian hưởng tiền hưu phải ngắn hơn thời gian đóng BHXH cho chế độ hưu trí. Tuy vậy, thời gian nghỉ hưu để hưởng tiền lương hưu có thể khác nhau trong khi thực hiện chế độ bảo hiểm này.Điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi đời khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, tuổi thọ bình quân của người nghỉ hưu. Những yếu tố này lại phụ thuộc vào chính sách lao động và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và điều kiện sống của dân cư. Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thường ổn định trong một thời gian dài và nếu có thay đổi thì cũng ở trong khoảng từ 55 đến 60 tuổi đối với người lao động bình thường trong xã hội. Trong trường hợp đặc biệt có thể có những điều chỉnh nhưng cũng dựa trên những độ tuổi đó. Khi tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên thì thời gian hưởng chế độ hưu trí cũng có xu hướng tăng lên. Vấn đề có tính quy luật này buộc các nhà nghiên cứu các chế độ chính sách về lao động và BHXH phải tính đến để điều chỉnh tuổi về hưu cho phù hợp. 6 . Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí . BHXH nói chung cũng như chế độ hưu trí nói riêng là những phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Do vậy, việc hình thanh hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là hoàn toàn không đơn giản vì khó có thể có được một hệ thống chỉ tiêu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh của lĩnh vực này. Tuy nhiên việc xây dựng các chỉ tiêu này thực sự cần thiết và đó là cơ sở cho việc đánh giá trình độ phát triển và kết quả của BHXH trong đời sống xã hội. Thông thường việc đánh giá kết quả hay hiệu quả của mỗi hoạt động nào đó chúng ta phải so sánh với định hướng, mục tiêu đề ra. Tính hiệu quả do vậy phản ánh trong mức độ đạt được so với các mục tiêu đặt ra đó Trong BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng , mục tiêu cao nhất là đạt được sự phát triển của ngành BHXH và bảo đảm đời sống người về hưi trên cơ sở của tiền lương hưu trí ( còn gọi là thu nhập thay thế ) mà người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội. Góp phần bảo đảm an sinh và ổn định xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng phải xoay quanh mục tiêu này. Trong chế độ hưu trí, do tính phức tạp của chế độ này mà hệ thống các chỉ tiêu phải bao gồmất cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng Theo quan điểm về hiệu quả như trên ta thấy có thể có ba nhóm chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động BHXH đó là : Nhóm 1: Các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động bảo hiểm hưu trí Nhóm 2 : Các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của bảo hiểm hưu trí Nhóm 3 : Các chỉ tiêu đảm bảo lợi ích về kinh tế xã hội của người về hưu Sau đây là sự xác định cụ thể trong từng nhóm chỉ tiêu 6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của bảo hiểm hưu trí BHXH tập trung vào ba hoạt động chính đó là thu BHXH, quản lý quỹ BHXH và chi trả BHXH. Trong mỗi hoạt động đó có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả cụ thể: ơ Thu bảo hiểm hưu trí Thu bảo hiểm hưu trí là một chỉ tiêu tổng hợp và hiệu quả của nó được đánh giá trên các mặt chủ yếu sau: - Tỉ lệ về số người đóng BHXH Số người đóng Tỉ lệ % người đóng = * 100 Số người phải đóng. Thực chất là thực hiện thu đúng và đủ số người đóng bảo hiểm hưu trí. Thu đúng ở đây chủ yếu là thu đúng đối tượng phải thu. Số đối tượng phải thu hiện nay là số người lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, đăng kí tham gia đóng bảo hiểm hưu trí. Họ phải đóng BHXH trong đó có chế độ hưu trí. Số người này thường thay đổi do có sự thay đổi của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanhà nước, nhất là số người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Việc thu đúng thu đủ là rất cần thiết để BHXH vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động, vừa đảm bảo có những tác dụng tích cực với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như với nền kinh tế nói chung. Mục tiêu thu ở đây là đảm bảo thu 100% đối tượng thuộc diện phải đóng BHXH và hưu trí. Chỉ tiêu này có thể áp dụng mở rộng ra cho tất cả số người lao động có nhu cầu tham gia bảo hiểm hưu trí, và rộng hơn nữa là toàn bộ số người lao động trong xã hội. Thu đủ số tiền theo quy định cho chế độ hưu trí. Số tiền thu được Tỷ lệ % tiền thu được = * 100 Số tiền phải thu Số tiền thu được này phụ thuộc vào mức thu theo luật định và số lượng người mà các cơ quan BHXH đã thu được, hay số người trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội. Thu đủ là rất quan trọng không chỉ vì như đã đề cập ở trên mà đó còn là bảo đảm một sự chủ động về nguồn tài chính, làm cho nguồn quỹ BHXH được ổn định, giúp duy trì các hoạt động bình thường và ngày cáng phát triển của chế độ hưu trí - Thu đúng thời gian : Đó là thời gian mà các đơn vị và cá nhân phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu không thu đúng thời gian sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trực tiếp của chế độ hưu trí. Nhất là trong điều kiện chế độ hưu trí áp dụng theo cơ chế thu của người đóng trả cho người hưởng. Còn trong chế độ hưu trí theo cơ chế của đầu tư ứng trước thì thu kịp thời là một điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển quỹ hưu trí trong tương lai trên cơ sở các kế hoạch sử dụng quỹ để đầu tư sinh lời ơ Chi trả BHXH Trong hoạt động chi trả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: - Chi trả đúng đối tượng Đảm bảo tiền hưu phải đến đúng người được hưởng.Đó phải là những người hội đủ được điều kiện ràng buộc để được hưởng chế độ hưu trí. Điều này có liên quan đến công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Khác với người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sự di chuyển hay thay đổi nơi ở của từng người về hưu phụ thuộc vào khả năng và điều kiện sống mà họ lựa chọn. Khi đó công tác quản lý phải có sự linh hoạt tốt để không chỉ quản lý tốt mà còn được thực hiện chi trả thuận lợi đúng đối tượng được hưởng chế độ này. - Chi trả đủ về số lượng Chỉ tiêu chi trả đủ về số lượng phản ánh về số tiền chi trả đủ cho mọi đối tượng được hưởng hưu trí theo quy định. Đây là yêu cầu pháp lý, được luật định thành các mức tiền hưu được hưởng. Chi trả đủ cho người về hưu phải được đảm bảo trên cơ sở số tiền mà quỹ hưu trí có được dùn để thanh toán và sự an toàn của số tiền này trong quá trình chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí - Chi trả kịp thời gian Chi trả kịp thời gian chính là việc bảo đảm người về hưu phải được nhận lương hưu đúng theo thời gian quy định. Đây là điều rất quan trọng vì tiền hưu là một loại thu nhập thường xuyên của người về hưu. Đối với các đối tượng này việc nhận lương hưu đúng hạn sẽ giúp cho họ có thể ổn định được đời sống. Đối với các cơ quan bảo hiểm điều này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý nói chung và thanh quyết toán cho chế độ hưu trí nói riêng. Các chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý quá trình thực hiện BHXH ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi mà BHXH đang còn có nhiều thay đổi cho phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội ở nước ta. ơ Quản lý quỹ hưu trí Chỉ tiêu của hoạt động này phản ánh qua quản lý số lượng tiền hay quy mô quỹ bảo hiểm hưu trí nhằm bảo toàn giá trị của quỹ hưu trí cả về giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế. Đồng thời đó còn là việc sử dụng quỹ này vào các hoạt động khác nhau, làm phát triển không ngừng và nâng cao khả năng thanh toán của quỹ hưu trí. Đó chính là sự tăng cường nguồn lực tài chính của chế độ hưu trí. ở đây có nhiều chỉ tiêu cụ thể: - Bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí Chỉ tiêu về bảo toàn giá trị của quỹ bảo hiểm hưu trí là bảo toàn giá trị thực tế của quỹ hưu trí trong các thời kỳ quyết toán tránh được những tác động làm cho giá trị của quỹ này giảm đi. Trong quá trình quản lý quỹ, có thể có các trường hợp làm cho quỹ hưu trí giảm đi như: + Tiền quỹ bị tổn thất, mất mát + Tiền quỹ bị mất giá do lạm phát + Tiền quỹ đầu tư không thu hồi được + Tiền quỹ không thu hồi được ( nợ, nộp chậm... ) + Các thất thoát khác... - Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời kỳ Mức và tỷ lệ tăng của quỹ hưu trí qua các thời ký là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí hiện nay. Để bảo đảm cho một tiềm lực tài chính ổn định và vững mạnh, quỹ hưu trí phải tăng lên không ngừng. Sự tăng lên này chủ yếu từ hai nguồn là : + Tăng thêm số người tham gia vào chế độ hưu trí + Sử dụng quỹ hưu trí đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận một cách an toàn Tốc độ tăng thực tế của quỹ hưu trí như vậy phải cao hơn tốc độ tăng của số người tham gia vào chế độ hưu trí và tất nhiên phải tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi trả cho chế độ này. Có như vậy mới tạo được sự vững chắc, ổn định và phát triển không ngừng của chế độ hưu trí - Khả năng cân đối thu chi của quỹ BHXH Chỉ tiêu khả năng cân đối thu chi quỹ bảo hiểm hưu trí phản ánh độ an toàn của quỹ hưu trí nói riêng và sự tồn tại chế độ hưu trí nói chung. Để bảo đảm tránh những rủi ro, thì quỹ tiền hưu phải đủ đảm bảo chi trả các khoản chi của chế độ này chủ yếu bao gồm chi tiền lương hưu cho người nghỉ hưu và chi cho hoạt động quản lý. Đây là điều kiện cần thiết bất kể áp dụng phương pháp cụ thể nào để tạo lập quỹ Tổng thu thực tế > Tổng chi Tổng thu và tổng chi trong biểu thức điều kiện trên được xác định và so sánh tại một thời điểm tính toán. Tổng thu và tổng chi có thể được xác định khác nhau tuỳ theo phương pháp tạo quỹ được áp dụng trong hệ thống hưu trí. Vì theo các phương pháp khác nhau có thể cơ cấu thu và chi cũng sẽ khác nhau 6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của chế độ hưu trí ơ Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí Chỉ tiêu mở rộng phạm vi đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí được tính qua tỷ lệ người lao động trong xã hội thực hiện vào chế độ hưu trí trong tổng số lao động nói chung. Đây là chi tiêu phản ánh kết quả thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của chế độ hưu trí. Trong điều kiện ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, số người tham gia vào chế độ hưu trí không nhiều thì chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá quy mô và sự phát triển của chế độ hưu trí qua các thời kỳ. Theo đuổi mục tiêu mọi người đều có quyền và được tham gia vào BHXH để hưởng chế độ hưu trí nên trong quá trình phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động số người tham gia vào chế độ này phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn lao động xã hội. Tỷ lệ tăng số lượng người tham gia chế độ hưu trí được xác định trên cơ sở mục tiêu mở rộng của chế độ này. ở đây có thể lượng hoá chỉ tiêu này qua tỷ lệ phần trăm số người tham gia vào chế độ bảo hiểm hưu trí và tốc độ tăng của tỷ lệ này qua các năm. Ngoài ra, cũng có thể tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ tăng tương đối so với tỷ lệ tăng lao động xã hội . ơ Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí Mở rộng các hình thức tham gia chế độ hưu trí là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh sự tăng thêm các hình thức mới trong việc đóng phí bảo hiểm và hưởng chế độ hưu. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển về tổ chức hệ thống và các hoạt động của chế độ hưu trí, qua đó tăng cơ hội và khả năng để mọi người có thể tham gia vào chế độ này. Hiện nay ở Việt Nam chúng ta mới áp dụng một hình thức đóng để hưởng chế độ hưu trí trong đó dựa chủ yếu vào thời gian đóng và tuổi đời khi nghỉ hưu. Tuy nhiên sự khống chế về số năm đóng tối thiểu như luật định hiện nay là 15 năm kèm với điều kiện tuổi đời chỉ thích hợp với người có công việc làm và thu nhập ổn định để đóng bảo hiểm xã hội, nhất là lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Việc linh hoạt về thời gian đóng BHXH làm cho nhiều người có nhu cầu có thêm cơ hội để tham gia vào chế độ này . Xét trên một góc độ khác, mức đóng cố định chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập hay tiền lương để tính BHXH cũng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của chế độ này khi nhiều người muốn đóng thêm trên mức bình thường để sau đó được hưởng mức tiền cao hơn . 6.3. Các chỉ tiêu bảo đảm quyền lợi kinh tế và xã hội của người về hưu Quyền lợi về kinh tế xã hội cho người về hưu phải được phản ánh trong thực tế đời sống kinh tế xã hội . Có thể dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá : ơ Mức bảo đảm các tiêu chuẩn sống của người về hưu Chỉ tiêu này phản ánh qua mức lương của người về hưu nhận được và mức bảo đảm thực tế cho cuộc sống của người về hưu qua tiền hưu. Khi tính toán cụ thể , mức bảo đảm của tiền lương hưu phải được tính đến các mặt như : - Mức tiền lương : mức tiền lương phải bảo đảm đầy đủ duy trì cuộc sống của người hưởng lương hưu. ở đây vừa phải bảo đảm giá trị tiền lương danh nghĩa vừa bảo đảm cả giá trị thực tế là sức mua của tiền lương. Nghĩa là khi có những tác động làm mất giá trị của tiền lương hưu như tác động của lạm phát thì cần phải được điều chỉnh kịp thời . - Tiền lương hưu hợp lý: Tiền lương hưu hợp lý muốn nói đến tương quan so sánh giữa lương hưa với các loại lương khác trong xã hội. Về nguyên tắc thì tiền lương hưu không thể cao hơn tiền của người về hưu khi đang còn làm việc, trừ trường hợp người về hưu tham gia thêm hình thức bảo hiểm tuổi già khác ngoài các hình thức và chế độ hưu trí thông thường. Nhưng tiền lương hưu không thể thấp hơn tiên lương tối thiểu. Sự so sánh đó nhằm đánh giá tương quan về mức sống giữa những người về hưu với các tầng lớp khác trong xã hội . ơ Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người nghỉ hưu phải được so sánh đánh giá giữa đóng góp và hưởng thụ, theo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Khác với các chế độ bảo hiểm ngắn hạn, điều này rất cần đối với chế độ hưu trí vì việc đóng phí và hưởng trong chế độ hưu trí liên quan đến những khoản tiền rất lớn trong thu và chi trả. Và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các đối tượng tham gia cả trong khi đóng và hưởng theo chế độ này. Sự công bằng cũng có nghĩa tham gia chế độ hưu trí như nhau thì quyền lợi được hưởng cũng phải như nhau . ơ Tăng sự tác động tích cực của chế độ hưu trí đến phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội Sự tác động tích cực của chế độ bảo hiểm hưu trí đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội là một chỉ tiêu mang tính định tính khó lượng hoá. Nhưng đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì có tác dụng trực tiếp đến không chỉ người về hưu mà bản thân người lao động đang làm việc đã và có thể sẽ tham gia vào chế độ hưu trí. Chế độ hưu trí phải góp phần ổn định kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động đang làm việc trong xã hội. Chẳng hạn một chế độ hưu trí tốt làm cho lao động trong xã hội được điều hoà hợp lý, cân đối hơn giữa các khu vực và thành phần kinh tế, qua đó nguồn lực lao động được khai thác và huy động đúng mục đích. Việc sử dụng lực lượng lao động sẽ hiệu quả hơn. Đảm bảo tái sản xuất sức lao động xã hội, an toàn xã hội ... III - Kinh nghiệm xây dựng các chế độ BHXH đối với người nghỉ hưu. 1. Về điều kiện tuổi đời ở các nước khác nhau, tuỳ theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự quy định tuỏi đời khác nhau giữa các nhóm nước và khác nhau giữa nam và nữ trong cùng một nước. Có thể có một số nước quy định độ tuổi nam và nữ như nhâu nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Xác định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số già hay trẻ. Đối với nước có dân dố già, số người nghỉ hưu lớn, vì vậy họ phai nâng tuổi nghỉ hưu thường cao hơn so với các nước đang phát triển. Theo số liệu của văn phòng lao động quốc tế trong 24 nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và trong 40 nước đang phát triển thì tuổi nghỉ hưu đối với nam nữ như sau : Bảng 1: Cơ cấu tuổi nghỉ hưu ở một số nước Độ tuổi nghỉ hưu OCDE Nước dang phát triển Số nước % Số nước % 50 0 - 1 25 55 1 417 13 325 57 0 - 1 25 60 3 125 18 45 65 16 6667 7 175 67 4 166 0 - Tổng 24 100 40 100 ( Nguồn: BHXH Việt Nam ) Ngoài ra các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuỏi nghỉ hưu bình thường đối những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Điều kiện về tuổi đời ở một số nước được thể hiện : - Nhóm Tây Âu và Bắc Mỹ. + Mỹ, Canada : 65 tuổi ( chung cho cả hai giới ). + Anh : 65 tuổi (nam) và 60 tuổi (nữ). + Pháp : 60 tuổi ( tối đa là 65 tuổi). + Đức : 65 tuổi (nam) và 63 tuổi (nữ). - Nhóm các nước Châu á ( Ngoài ASEAN ). + Trung Quốc : 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ). + Nhật Bản : 60 tuổi(nam) và 55 tuổi (nữ) + ấn độ : 55 tuổi(chung cho cả hai giới). - Nhóm các nước ASEAN. + Indonesia: 55 tuổi (cho cả hai giới). + Malaysia : 55 tuổi(cho cả hai giới). + Xingapo : 55 tuổi (cho cả hai giới). + Philipin : 60 tuổi (cho cả hai giới). Như vậy có thể thấy tuổi nghỉ hưu của các nước giao động trong khoảng từ 55 đến 65 tuổi và có phân biệt giới tính. Qua thống kê cho thấy chỉ có 34.62% số nước có quy định tuổi nghỉ hưu ở cả nam và nữ là như nhau. Đa số các nước ASEAN quy định tuổi nghỉ hưu chung cả nam và nữ là 55 tuổi. 2 . Về việc xác định số năm đóng góp BHXH Số năm dóng góp BHXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc xác lập chế độ hưu trí. Vì vậy số thời gian đóng BHXH là một trong các điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu. ở nhiều nước có quy định phải có một số năm đóng tối thiểu. Qua thống kê cho thấy số năm đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Một nguyên tắc đặt ra trong chế độ hưu là độ tuổi được hưởng chế độ hưu xác định cao thì đòi hỏi số năm bắt buộc phải đóng BHXH phải cao. Số năm đóng BHXH thấp (nhưng không được thấp hơn số năm tối thiểu) thì mức trợ cấp thấp hơn. Quy định thời gian đóng BHXH (tối thiểu) của một số nước như sau : Mỹ, Anh : Đóng góp 52 tuần liên tục cộng với 9/10 tổng số năm làm việc. Pháp : người tham gia BHXH phải đóng góp 150 quỹ. Đức : 15 năm đến 35 năm. Liên Xô : Nam(20 năm), Nữ(20 năm). Ba Lan : Nam(20 năm), Nữ(15 năm). Hungari : 20 năm(cho cả hai giới) ấn độ : 15 năm. Trung quốc : 10 năm liên tục. Nhật : 20 năm. Philipin : 120 tháng liên tục. ở một số nước ở Đông Nam á không quy định cụ thể thời gian đóng phí BHXH. 3 . Về mức trợ cấp hưu trí. Có rất nhiều cách xác định mức trợ cấp hưu trí. Một số nước xác định mức đồng đều, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Nhiều nước xác định mức trợ cấp theo thu nhập đã từng có của ngưoiừ lao động khi nghỉ hưu. Một số nhóm nước khác kết hợp cả hai cách. Trong phần trợ cấp có phần nền(cơ bản) là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ thu nhập. Tuy nhiên xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa ssố trường hợp là đóng góp BHXH theo thu nhập. Mức trợ cấp hưu của một số nước: Mỹ : Mức trợ cấp hưu đồng nhất, tối đa là 11280USD/tháng, tính trên thu nhập được bảo hiểm cho tới khi nghỉ hưu. Anh : 32.85 Bảng/tuần cộng 12% thu nhập được bảo hiểm trong nước. Pháp : 50% thu nhập bình quân trong vòng 10 năm cao nhất. Lương được tính theo các lần thay đổi lương. - Đức : 1,5% “lương ước tính” là tỷ lệ giữa thu nhập của người lao động so với múc lương trung bình của cả nước nhân với “cơ sở tính toán chung” hiện thời. Ba lan : 100% thu nhập bình quân của mức dưới 3000 ZLOTY một tháng của 12 tháng gần nhất cộng với 55% của phần còn lại và tăng 4% trợ cấp tính theo trợ cấp cơ bản cho mỗi năm công tác trên 20 năm. Trung quốc : 60 đến 90% thu nhập trong tháng cuối, phụ thuộc vào thời gian công tác. ấn độ: Trả một lần tương ứng với số đóng góp của chủ và thợ đã trả cộng với 7.58& lãi. Indonexia : Người nghỉ hưu được nhận một khoản trợ cấp một lần tương đương với mức mà người sử dụng lao động và người lao động đã đóng góp trong suốt quá trình tham gia BHXH, cộng với khoản tiền lãi tăng thêm. Malaysia : Tương tự như INDONEXIA. Philipines : 1.5% lương bình quân của 120 tháng cuối cộng với từ 42 đến 102% của tiền lương bình quân của 10 tháng lương. 4 . Về mức đóng góp Mức đóng góp cho chế độ hưu cũng có sự khác nhau giữa các nhóm nước. Tuy nhiên ở hầu hết các nước đều có sự phân chia đóng góp giữa giới chủ và giới thợ và đóng riêng cho chế độ hưu chứ không gộp vào các chế độ khác chẳng hạn: Mỹ: Người lao động đóng 6.2% tiền lương ( nếu là lao động độc lập phải đóng 12.4% ), người sử dụng lao động đóng 6.2 % tổng quỹ lương. Tiền lương cao nhất được dùng làm căn cứ để đóng BHXH là 57000 USD/ năm . Anh : Người lao động đóng 2 % của 54 Bảng / tuần đầu tiên cộng thêm 9% lương tuần của tiền lương từ 54 đến 405 Bảng. Người sử dụng lao động đóng từ 4.6 % đến 10.4 % . pháp : Người lao động đóng 6.54 % trong thu nhập được tính BHXH của mình, người sử dụng lao động đóng 8.2 % tiền lương tối đa để đóng BHXH là 12360 FRANCS một tháng . Đức : Người lao động đóng 8.75 % tiền lương, nếu người lao động có thu nhập dưới 610 DM / tháng thì không phải đóng BHXH. Người lao động độc lập phải đóng 15.7%. Người sử dụng lao động đóng 8.75 % quỹ lương và đóng 7.5% nếu trong doanh nghiệp có người lao động có thu nhập thấp hơn 610 DM / tháng . 5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới. Qua nghiên cứu về quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống hưu trí của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Trong tất cả nước, vai trò của nhà nước của chính phủ trong hệ thống hưu trí là rất quan trọng. Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động hưu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này. Đặc biệt là bảo trợ về tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau . - Xu hướng đa dạng hoá về tổ chức thực hiện, về nội dung và phương thức tiến hành trong chế độ hưu trí là phổ biến. Mặc dù vai trò của nhà nước là rất quan trọng như đã nêu ở trên nhưng tham gia hoạt động trong hệ thống hưu trí không chỉ có các tổ chức của nhà nước, các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước cũng có thể tham gia với điều kiện tuân thủ đúng những quy định trong luật BHXH và hưu trí. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để mọi thành viên trong xã hội có nhu cầu đều có thể tham gia vào chế độ hưu trí . - BHXH cũng như bảo hiểm hưu trí là vấn đề của con người nói chung và đều tuân thủ những nguyên tắc phổ biến của lĩnh vực này. Tuy nhiên mỗi nước có những đặc trưng riêng về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình dân số và lao động mà có những vận dụng cụ thể vào xây dựng cho mình một hệ thống hưu trí phù hợp về nội dung và hình thức thực hiện. Các yếu tố quan trọng để xác lập chế độ hưu trí ở các nước khác nhau cũng khác nhau chẳng hạn tuổi đời, mức sống, mức đóng góp... Trong đó phải đảm bảo được lợi ích chính đáng của người tham gia chế độ hưu trí và duy trì sự ổn định, đảm bảo cho hệ thống hưu trí phát triển . - Trong tất cả các nước, hệ thống hưu trí là cốt lõi của hệ thống BHXH nói chung. Trong khi các hệ thống BHXH khác có thể thực hiện bởi các tổ chức bảo hiểm khác nhau, (như bảo hiểm thương mại về con người ) thì bảo hiểm hưu trí chỉ có thể được thực hiện trong hệ thống BHXH. Cải cách hệ thống BHXH chủ yếu và thực chất là cải cách chế độ hưu trí. Hệ thống hưu trí theo phương pháp PAYGO đã từng được thực hiện trên hầu hết các nước có hệ thông BHXH nhưng đến nay hệ thóng này bộc lộ nhiều nhược điểm và cần phải được thay thế bằng hệ thống khác. Hệ thóng mới nà các nước thực hiện nay đang chuyển sang thực hiện là hệ thống hưu trí thực hiện theo phương pháp đầu tư ứng trước. Nhưng đó là quá trình chuyển đổi trong một thời gian dài. Trước khi hệ thống cũ được thay thế hoàn toàn bằng hệ thống mới thì có tồn tại sự song song hoạt động của hai hệ thống trong thời kỳ quá độ. Như vậy có thể nói BHXH và chế độ hưu trí đang là một trong những vấn đề xã hội quan tâm rất lớn, có ý nghĩa kinh tế và chính trị rất quan trọng. Nhận thức đúng về bản chất chức năng của BHXH và chế độ hưu trí đang còn là một quá trình. Chế độ hưu trí đã được thực hiện từ rất lâu và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội nhưng quá trình phát triển cũng là quá trình tiếp tục nghiên cứu và đổi mới, hoàn thiện không ngừng . Để có được một chế độ hưu trí thì nhận thức đúng bản chất của chế dộ này là điều rất quan trọng . Cùng với đó phải hiểu và vận dụng đúng những nguyên tắc của chế độ này trong quá trình thiết kế những nội dung của chế độ và tổ chức hệ thống hoạt động . Trong đó có các yếu tố cơ bản như mức phí đóng bảo hiểm, thời gian đóng cần thiết, tuổi đời khi nghỉ hưu, các mức lương... phải được nghiên cứu có căn cứ khoa học mới có thể đảm bảo cho chế độ này phát triển được. Một hệ thống hưu trí phát triển phải đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trước hết là người lao động với tư cách là đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm hưu trí, sau đó là các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội trong đó có Nhà nước. Chương II : Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXH Việt Nam I . Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí Chế độ hưu trí là một chế đọ có vai trò to lớn trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia , bởi lẽ chế độ hưu trí có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời những người tham gia BHXH . Chế độ hưu trí cũng là một phương tiện có thể ổn định được phần nào đời sống người về hưu , đặc biệt trong số đó là hưu cô đơn không nơi lương tựa hoặc những người đã có những đóng góp đặc biệt cho xã hội. Thực hiện tốt chế độ hưu trí trong hệ thống BHXH sẽ góp phần nâng cao đời sống xã hội giảm bớt khó khăn cho người về hưu cũng như khó khăn chung cho bộ phận dân cư khác, nâng cao uy tín của BHXH và các chế độ khác. Có thể nói trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ hưu trí là chế độ quan trọng hàng đầu. Nó đã, đang và sẽ là một chế độ BHXH có quy mô hoạt động to lớn về cả số lượng và chất lượng. Chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng khi áp dụng ở nước ta đã có vai trò rất to lớn nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm qua các thời kỳ. 1. Giai đoạn trước năm 1995. ơ Điều lệ tạm thời về BHXH năm 1961 Ngay sau cách mạng tháng tám năm 1945 , nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lúc đó là nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thực hiện các chế độ BHXH cho công nhân viên chức. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm hưu trí .Cùng với sắc lệnh 29/SL, một số sắc lệnh khác như sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 cũng được ban hành sau đó, nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan của chính phủ và chính quyền các cấp trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Song các chế độ này vãn còn nhiều hạn chế , một phần do thực hiện trong thời kỳ kháng chiến , điều kiện kinh tế còn khó khăn thiếu thốn , tất cả mọi người chưa quan tam đến việc hưởng chế độ , ttất cả phải lo cho tình hình kháng chiến . Sau này khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, các chế độ đó mới chỉ đáp ứng cục bộ những đòi hỏi trong từng giai đoạn và từng ngành hoạt động , chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu trước mắt nên chưa đồng bộ , toàn diện và lâu dài . Trước tình hình kinh tế , chính trị có những bước phát triển nhất định cùng với việc thay đổi lại chế độ tiền lương . Quán triệt dần nguyên tắc “ phân phối theo lao động ~ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về “ Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH thống nhất trong cả nước ~ . Các chế độ này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1962 trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ BHXH tập trung, do sự đóng góp của các nhà máy, xí nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Quỹ BHXH được quản lý và sử dụng vì lợi ích của công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước. Việc quản lý BHXH do hai cơ quan quản lý đó là: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý 3 chế độ ngắn hạn là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, còn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý 3 chế độ dài hạn là hưu trí, tử tuất, mất sức lao động. Điều lệ này thực hiện 6 chế độ BHXH cho người lao động trong đó có quy định cụ thể về chế độ hưu trí . Trong điều lệ, từ điều 42 đến điều 53 có quy định cụ thể về chế độ hưu trí như quy định về thời gian công tác, tuổi đời và điều kiện lao động của công nhân viên chức Nhà nước. Cụ thể : Quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Số năm công tác quy định chung là 25 năm, đối với những người lao động làm việc ở những ngành nghề độc hại nguy hiểm thì giảm 5 năm so với quy định . Những người làm việc trong điều kiện làm việc đặc biệt, hoặc ở trong quân ngũ thì thời gian công tác của họ được quy đổi theo hệ số. Chế độ hưu trí trong giai đoạn này chỉ được thực hiện cho cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước và quân nhân trong lực lượng vũ trang. Qua đó ta có thể thấy : việc ban hành nghị định 218/CP kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH là một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp BHXH ở nước ta. Lần đầu tiên quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định cụ thể trong chế độ hưu trí. Từ đây, bảo hiểm hưu trí được thống nhất và có đầy đủ tính pháp lý. Điều lệ đã giải quyết được vấn đề tính toán thời gian của người lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó đánh giá đúng mức đóng góp của người lao động cho xã hội và đưa ra các mức lương tương ứng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm tồn tại: Thời gian công tác nói chung là tất cả thời gian mà người công nhân viên chức làm việc lấy lương hay sinh hoạt phí. Nếu thời gian công tác nói chung đối với nam là 25 năm và với nữ là 20 năm mà không có thời gian công tác liên tục trong 5 năm thì họ không được hưu trí trợ cấp hưu trí. Như vậy thì rất thiệt thòi cho người lao động. Đối với lao động nữ khi đủ 5 năm công tác liên tục và có thời gian công tác nói chung nhiều hơn 25 năm nhưng họ cũng chỉ được hưởng 45% lương chính. Ngoài ra, do việc quy đổi hệ số thời gian công tác lên đã dẫn đến tình trạng số người về hưu có độ tuổi về hưu thực tế thấp hơn nhiều so với quy định. Thậm chí có người số năm công tác quy đổi gần bằng tuổi đời. Điều lệ này vẫn còn nhiều hạn chế trong chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Như trong quy định về thu chi thì điều lệ không gắn thu với chi. Thu chi đều do quy ước không có quỹ BHXH riêng mà chỉ có quỹ BHXH “ độc lập “ trong ngân sách. Trên thực tế khi bắt đầu thực hiện điều lệ này, cơ quan chủ quản về BHXH đã phải tiến hành chi ngay cho chế độ hưu trí đối với nhiều người từ trước năm 1962. Do đó ngân sách dành cho chi lại càng cao. Chính vì vậy, điều lệ năm 1961 cần được sửa đổi, bổ sung nhiều . ư Nghị định 236/HĐBT và chế độ hưu trí đối với người lao động. Sau nhiều năm thực hiện chính sách BHXH trên cơ sở điều lệ tạm thời về BHXH , Đảng và Nhà nước đã nhận thấy rõ những điểm tồn tại và hạn chế của điều lệ . Đồng thời trong hoàn cảnh đó tình hình kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đỏi quan trọng , đất nước đã thống nhất , nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới theo xu hướng nhieeuf thành phần giảm bớt tập trung và bao cấp . Cuộc sống của người la động có nhiều biến đổi đặc biệt là cải cách tiền lương kéo theo đó là đời sống của người nông dân và dân cư nói chung đặc biệt là đời sống của người lao động ngày càng caovà các nhu cầu về đảm bảo xã hội cũng tăng lên . Trước tình hình thực tế đó , trên cơ sở kế thừa các ưu việt trong điều lệ tạm thời về BHXH ban hành kèm theo NĐ 218/CP , Nhà nước đã ban hành NĐ 236/HĐBT ngày 18/9/1985 với nội dung như sau : Về tuổi đời: Nghị định quy định nam công nhân viên chức đủ 60 tuổi( nếu là quân nhân thì đủ 55 tuổi ) và có đủ 30 năm quy đổi, nữ công nhân viên chức có đủ 55 tuổi ( nếu là quân nhân thì đủ 50 tuổi ) và có đủ 25 năm công tác quy đổi thì được hưởng chế độ hưu trí. Tuỳ theo điều kiện lao động, chiến đấu, thời gian công tác mà có hệ số quy đổi khác nhau, người về hưu được hai khoản là: trợ cấp một lần đầu tiền và tiền lương hàng tháng. Cơ sở để tính lương hưu hàng tháng là lương chính và phụ cấp thâm niên( nếu có ) ở tháng cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Trong trường hợp sức khoẻ giảm sút hoặc do yêu cầu công tác phải chuyển sang công tác khác hoặc hưởng lương thấp hơn mức cũ thì lấy mức lương cao nhất trong 10 năm trước khi nghỉ hưu. Về mức trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu tính trên tiền lương chính cộng với tất cả các khoản trợ cấp đang hưởng của công nhân viên chức và quân nhân sau thời gian nghỉ nguyên lương. Cụ thể là : + Có đủ 25 năm công tác được hưởng trợ cấp 2 tháng lương + Có đủ 30 năm công tác được hưởng trợ cấp 3 tháng lương + Có đủ 35 năm công tác được hưởng trợ cấp 4 tháng lương Lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác, nữ có đủ 25 năm công tác thì được tính bằng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên ( nếu có ) ngoài ta cứ thêm 1 năm công tác được tính thêm 1% nhưng tối đa không quá 95% lương chính và phụ cấp thâm niên. Như vậy, việc thực hiện chế độ hưu trí theo nghị định này về cơ bản cũng giống như giai đoạn trước đó là còn nhiều hạn chế về tuổi đời, hệ số, phạm vi thực hiện. Cụ thể là : Phương pháp tính thời gian quy đổi tuy có nhiều điểm chặt chẽ song đã gây ra một số vướng mắc cho người lao động trong việc dò tìm hồ sơ khi về nghỉ hưu. Việc tính thời gian quy đổi đôi khi gây ra sự mất cân đối. Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu trung bình vẫn còn thấp do được cộng cả hệ số ưu đãi xã hội về thời gian và năm làm việc thực tế thành số năm được nhận lương hưu. Mặt khác lại còn chế độ ưu đãi với những đối tượng có sức khoẻ giảm sút từ 18% trở lên. Phạm vi thực hiện chế độ vẫn còn hạn hẹp, chỉ áp dụng đối vói công nhân viên chức Nhà nước, chiếm xấp xỉ 12% tổng số lao động của cả nước nhưng lại rất tràn lan. Chế độ bị lẫn lộn giữa bảo hiểm và ưu đãi. Cơ quan quản lý không thống nhất bao gồm cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ y tế phụ trách việc giám định khả năng lao động. Còn xét một cách tổng hợp để cho công nhân viên chức về nghỉ mất sức lao động hoặc về hưu, do các cơ quan xí nghiệp, các bộ ngành, các đoàn thể các cơ quan đảng đoàn thể chính quyền và các cấp ra quyết định cơ quan phụ trách theo dõi lại không ký quyết định cho nghỉ hưu là điều bất hợp lý. Mặt khác giữa thu với chi không gắn liền với nhau, phân tán, nhiều chỗ gây ra tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết cho người lao động về hưu đúng chế độ chính sách hiện hành. Tỷ lệ trợ cấp hưu so với lương cơ sở có mức cao nhất là 95% là một mức quá cao, không thực tế. Trên cơ sở cân bằng thu chi, ở cùng một thời điểm, tiền thu BHXH là từ những người đang đóng BHXH phải đáp ứng được việc chi trả cho những người đang hưởng trợ cấp hưu trí trong cùng thời gian đó . Song số người lao động chỉ bằng hơn 4 lần số người đang hưởng trợ cấp trong cùng thời gian. Tỷ lệ nộp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động là 20% vậy nếu xét về tổng số, số tiền thu BHXH không đủ để chi cho tỷ lệ trợ cấp 95% lương của chế độ hưu trí không kể còn phải chi trả một số chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Do vậy, ngân sách nhà nước luôn phải bù thiếu, chính vì lẽ đó mà cần phải hạ thấp tỷ lệ trợ cấp đối với những người về hưu . Điều kiện hưởng chế độ hưu trí còn lệ thuộc quá nhiều vào yêu cầu chính trị của từng thời kỳ, còn bị chi phối bởi chủ trương tinh giảm biên chế... Cho nên số người về hưu trước tuổi còn rất cao ( trên 80% ) thậm chí có người về hưu ở độ tuổi 40, khi về hưu có thời gian hưởng lương hưu rất dài, có thể có thời gian hưởng nhiều hơn cả thời gian công tác. Trong khi đó tiền đóng BHXH là 5% chỉ bằng một phần nhỏ trong tỷ lệ trợ cấp hưu trí không kể trong quá trình công tác được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... và sau này còn chế độ tử tuất. Trong khi đó những người về hưu đủ tuổi, có thời gian công tác lâu dài lại được hưởng hưu ngắn hơn do có thể họ chết sớm. Tất cả những điều đó làm giảm ý nghĩa kinh tế cũng như xã hội chế độ hưu trí. Do vậy làm cho thiếu công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ Mức chi trả trợ cấp hưu trí nói chung là thấp, bình quân là 52.600đ /tháng/ người, tiền lương hưu thấp nhất là 52.000 đ/tháng / người ( chưa kể bù giá). Nếu so với năm 1985 tiền lương hưu danh nghĩa cuối năm 1991 tăng 209,75 lần trong khi chỉ số giá cả tăng 536,8 lần cho nên tiên lương hưu thực tế chỉ còn dưới 38% so với tháng 9/1985. Ngoài ra đối tượng tham gia đóng BHXH theo NĐ 236/HĐBT vẫn chỉ bao gồm công nhân viên chức Nhà nước mà không có một phần đông đảo người lao động ở các đơn vị kinh tế khác. Trong khi các đơn vị kinh tế phi Nhà nước đang ngày càng phát triển như: Công ty liên doanh, công ty TNHH, tư nhân... Đây là đối tượng rất lớn mà BHXH cần phải khai thác. Như vậy, trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1993 chính sách và hệ thống BHXH được tổ chức thực hiện dựa trên các quy định trong nghị định 218/CP và NĐ 236/HĐBT và một số quyết định khác của Nhà nước.Thời gian này do ảnh hưởng của hệ thống chính sách bao cấp cũ nên đã bộc lộ những mặt hạn chế như: phạm vi đối tượng hẹp, sử dụng thời gian quy đổi quá lạm dụng, quỹ BHXH không phát huy được vai trò là xương sống của cả hệ thống, mức trợ cấp hưu trí không bảo đảm ổn định cuộc sống cho các đối tượng, chưa có quan hệ đóng BHXH với hưởng BHXH mà chỉ có quan hệ hưởng BHXH với tiền lương. Chế độ hưu trí bị chi phối bởi nhiều chính sách xã hội khác và tổ chức quản lý sự nghiệp BHXH phân tán, hành chính quan liêu... Như vậy, các chính sách chế độ BHXH hiện tại không còn phù hợp nữa, nó mang trong mình rất nhiều nhược điểm, gây ra nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng lao động, đặc biệt không đáp ứng được yêu cầu của cơ chế kinh tế nhiều thành phần và không bảo đảm được quyền lợi của người lao động, sức lao động trong cơ chế thị trường đã trở thành hàng hoá. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện hệ thống BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng là một đòi hỏi tất yếu khách quan và cần phải làm ngay cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. ư Nghị định 43/CP và chế độ hưu trí Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế hoạt động của BHXH cũ không còn phù hợp nữa , đòi hỏi phải có sự đổi mới . trong bối cảnh xĩ nghiệp quốc doanh gắn với thị trường hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn đưọc giao , đồng thời tự trang trải tự phát triển và nộp nghĩa vụ với NSNN thì bảo hiểm hưu trí cũng phải tự tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước , hoạt dộng độc lập , tự hạch toán lấy thu bù chi , sự hỗ trợ của NSNN chỉ là một phần nhỏ . Với việc phát triển nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần , các loại hình doanh nghiệp ngày càng được mở rộng ; sự chuyển dịch lao động và quan hệ lao động cũng có những thay đổi . Chính vì vậy , cùng với đội ngũ CNVC Nhà nước còn có hàng chục triệu người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc danh . Vì vậy , bảo hiểm cho mọi người lao động cần được mở rộng , thống nhất bình đẳng , đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng , đóng ở mức nào hưởng ở mức đó , gảim bớt gánh nặng cho NSNN . Trước những vấn đề bức thiết đặt ra trong công cuộc đổi mới này để BHXH trở thành một chính sách rộng rãi thì cần phải có những đổi mới và hoàn thiện là việc làm hết sức cấp thiết , theo các phương hướng sau: Đổi mới phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người lao động tham gia đóng BHXH có ý nghĩa là đối tượng tham gia đáng BHXH phải được mở rộng, không có sự phân biệt theo khu vực và thành phần kinh tế giữa trong và ngoài quốc doanh. Tức là không thể có BHXH trong quốc doanh khác BHXH ngoài quốc doanh. Sự bình đẳng này phải được quy định và bảo đảm bởi chế tài trong các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội. Theo đó người lao động được hưởng chi trả BHXH trên cơ sở mức đóng góp và thời gian đóng BHXH . Đổi mới để bảo đảm công bằng trong quan hệ về bảo hiểm xã hội. Vậy BHXH phải được tổ chức và hoạt động tập trung độc lập và thống nhất trong phạm vi toàn quốc, phải đổi mới về tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, hình thành ngành BHXH tập trung. Thành lập cơ quan quản lý BHXH độc lập riêng biệt và thống nhất từ trên xuống đồng thời tách chính sách BHXH ra khỏi các chính sách xã hội khác để bảo đảm mỗi chính sách thực hiện đúng chức năng của nó . Quỹ BHXH phải độc lập với ngân sách Nhà nước đồng thời thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập Với các phương hướng đổi mới như trên thì ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP. Nghị định này đổi mới về cơ bản hệ thống BHXH nói chung và hưu trí nói riêng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Từ khi nghị định ra đời đã có những thay đổi rõ rệt, thể hiện: Nghị định 43/CP ra đời đã xoá bỏ việc tính thời gian theo hệ số quy đổi cho người lao động khi về nghỉ hưu, người lao động khi đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và tuổi đời đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu hàng tháng . Ngoài ra nếu khi đơn vị có nhu cầu và người lao động tự nguyện tiếp tục làm việc thì tuổi đời không quá 65 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ . Đã thay đổi điều kiện thời gian công tác bằng thời gian đóng BHXH để tính lương hưu, tránh được tình trạng người lao động về hưu sớm do việc quy đổi thời gian công tác. Điều này làm cho người lao động có trách nhiệm hơn đối với chính bản thân họ. Về mức hưởng, người lao động được hưởng một khoản trợ cấp trước khi nghỉ hưu tuỳ theo thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội, khoản trợ cấp một lần này áp dụng với : + Người có từ 20 năm đến dưới 30 năm đóng b được trợ cấp 1 tháng lương . + Người có từ 30 năm đến dưới 35 năm đóng BHXH được trợ cấp 2 tháng lương . + Người có trên 35 năm đóng BHXH được trợ cấp bằng 3 thàng lương Đối với người làm việc trong khu vực Nhà nước thì tiền lương tính trợ cấp một lần là tiền lương của tháng trước khi nghỉ hưu bao gồm lương theo cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực. Đối với người làm việc ngoài khu vực nhà nước thì tiền lương để trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo lương đóng BHXH bình quân. Lương hàng tháng thấp nhất không dưới mức lương tối thiểu của công nhân viên chức nhà nước, cao nhất bằng 75% mức lương bình quân của 10 năm trước khi về hưu và được tổ chức BHXH đài thọ về bảo hiểm y tế. Trên cơ sở năm đóng BHXH và mức tiền lương bình quân đóng BHXH ta tính mức trợ cấp một lần và mức lương hưu hàng tháng cho công nhân viên chức nhà nước như sau: + Mức trợ cấp một lần: Cứ mỗi năm đóng BHXH được hưởng trợ cấp bằng một tháng tiền lương bình quân. Trong đó tiền lương bình quân được tính băng lương bình quân của 10 năm trước khi nghỉ hưu ( đối với người làm việc trong khu vực nhà nước ) ti * li L = ồti Trong đó : L : lương bình quân ti : khoảng thời gian i li : lương tương ứng với khoảng thời gian i ồti = 10 * 12 = 120 tháng Trường hợp mà công nhân viên chức Nhà nước nghỉ hưu mà tiền lương đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu có cả thời gian trước ngày thi hành chế độ tiền lương mới 1/4/1993 thì được chuyển sang chế độ tiền lương mới để tính. + Mức lương hưu hàng tháng: Người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH thì hưởng lương hưu bằng 55% tiền lương đóng BHXH bình quân, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% nhưng tối đa chỉ bằng 75% tiền lương đóng BHXH bình quân. Mức lương hưu thấp nhất bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu( 120.000 đ/tháng ) nếu tiền lương hưu thấp hơn mức đó thì phải bù cho bằng mức đó . Ngoài ra, trong NĐ này, chế độ mất sức lao động đã được tách ra và có quy định riêng. Như vậy, NĐ 43/CP ra đời đã khắc phục được những nhược điểm của những văn bản trước đó là : Về tuổi đời: Trong giai đoạn này, tuổi về hưu đã được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ, hầu hết người về hưu đã đúng tuổi quy định Về đối tượng và phạm vi đã đáp ứng được nhu cầu to lớn về BHXH của bộ phận người lao động khác, đối tượng tham gia đã được mở rộng ra không chỉ có công nhân viên chức nhà nước mà còn có cả những người lao động làm việc hưởng lương và tiền công ở những khu vực ngoài quốc doanh, có doanh nghiệp tư nhân có sử dụng 10 lao động trở lên, các khu chế xuất, văn phòng đại diện nước ngoài đều là những đối tượng tham gia bắt buộc. Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia, hình thức tham gia cũng được mở rộng. Ngoài hình thức tham gia bắt buộc còn có hình thức tham gia tự nguyện để đáp ứng nhu cầu của người lao động . Do chế độ BHXH đã được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, cho nên tất cả các thành phần đều nộp ở một mức thống nhất. Người sử dụng lao động nộp 15% so với tổng quỹ lương của toàn đơn vị và người lao động nộp 5% trích từ tiền lương hàng tháng. Điều này thể hiện trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động đồng thời gắn trách nhiệm của người lao động đối với công việc mà họ đang làm. Ngoài ra còn giúp người lao động tự lo cho chính bản thân mình khi gặp rủi ro hoặc hết tuổi lao động. Về mặt tổ chức: theo nghị định này thì có nhiều nét đổi mới rõ rệt so với các nghị định và các chính sách trước đây. Đó là quỹ BHXH được được quy định quản lý thống nhất theo chế độ của nhà nước, hạch toán độc lập. Mặc dù vậy, quỹ BHXH vẫn do bộ Tài chính quản lý còn việc thực hiện do Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với nhau. Nghị định còn có đề xuất thành lập hệ thống BHXH Việt Nam bằng việc sát nhập tổ chức BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với nhau Về chính sách hưu trí nói riêng, Nghị định cũng có nhiều quy định mới phù hợp với tình hình thực tế thể hiện như sau : + Trước hết, thời gian tính hưởng bảo hiểm hưu trí được coi là thời gian thực tế nộp BHXH không còn phải tính quy đổi như các chính sách trước đây. Thời gian tính hưởng bảo hiểm hưu trí theo NĐ 43/CP không đòi hỏi phải liên tục, mà quá trình tham gia nộp BHXH có thể bị ngắt quãng, miễn sao tổng số năm nộp BHXH đủ số năm quy định của nhà nước là được. Riêng thời gian công tác trước ngày 31/12/1993 vẫn phải là thời gian công tác liên tục mới được coi là nộp bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác quy đổi đã được tách biệt ra khỏi những chế độ ưu đãi xã hội khác, không xét đến trong thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy đã xoá bỏ được sự bất hợp lý trong việc quy đổi thời gian, tạo sự công bằng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mặt khác, NĐ cũng mở rộng hình thức hưởng chế độ hưu trí cho người tham gia bảo hiểm hưu trí nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng . + Tiền lương làm cơ sở tính lương hưu không phải là mức lương của tháng cuối của người lao động trước khi về hưu nữa điều này tránh tình trạng người sử dụng lao động cố tính tăng lương cho người sắp về hưu để họ có mức lương hưu cao hơn. Tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu trong nghị định này là tiền lương bình quan nộp BHXH trong 10 năm cuối của quá trình công tác đối với người lao động trong khu vực nhà nước và trong suốt qúa trình đóng BHXH của người lao động trong các khu vực ngoài nhà nước . Mức thời gian tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức này áp dụng chung cho mọi đối tượng nam và nữ ngoài ra còn có thêm số năm đóng BHXH sẽ được tăng thêm tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí ( một năm đóng BHXH thêm được hưởng tỷ lệ là 2% nữa ). Mức hưởng gốc là 55 % tiền lương đóng BHXH bình quân nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu ( 120.000 đ ). Điều này khắc phục được những hạn chế của chế độ hưu trí trong nghị định 236 /HĐBT trước đây là không công bằng giữa nam và nữ về chế độ đãi ngộ. + Các chế độ khác cũng được tách ra khỏi chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động được quy định riêng bằng một chế độ hưởng lương một lần. Mọi chế độ đã được tách bạch, tránh được sự rườm rà trong chế độ BHXH và tránh được trường hợp về hưu non , hưu chui . Những bổ sung sửa đổi của NĐ 43/CP đã góp phần thồng nhất về luật hoặc tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên NĐ 43/CP vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý sau : Tiền lương bình quân làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng theo NĐ 43/CP là một điểm sửa đổi so với NĐ 236/HĐBT trước đây. Tuy nhiên, thời gian để tính nộp BHXH bình quân 10 năm là quá dài, trong khi NĐ 236/HĐBT lại lấy mức lương của tháng cuối trước khi về hưu làm cơ sở tính lương hưu. Trên thực tế lương hưu của người về hưu theo NĐ 43/CP so với lương hưu của người về hưu theo NĐ 236/HĐBT thường thấp hơn rất nhiều. Như vậy, công bằng mà nói người về hưu theo NĐ 43/CP chịu thiệt thòi hơn người về hưu theo NĐ 236/HĐBT. Đây là điểm yếu trong việc đổi mới chính sách BHXH . Ngoài ra, trong NĐ 43/CP còn có một điểm quy định còn gây khó khăn cho bộ phận người lao động. Đó là việc quy định thời gian tối thiểu để tính hưởng chế độ hưu trí là 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Với một số lao động ở miền nam sau năm 1975 mới tham gia đóng BHXH ( vì trước năm 1975 miền nam chưa giải phóng ) mặc dù họ cũng đã có thời gian lao động trước đó. Đến nay về tuổi đời họ đã đủ điều kiện về nghỉ hưu, song điều kiện về thời gian đóng BHXH chưa thoả mãn cho nên việc giải quyết chế độ hưu trí cho họ còn nhiều hạn chế. Việc quản lý thực hiện bảo hiểm hưu trí vẫn còn phân hoá ( do cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Bộ tài chính quản lý ) chưa có sự thống nhất quản lý của Nhà nước . Tóm lại : NĐ 43/CP đã khắc phục được một số điểm hạn chế của chính sách BHXH cũ như về đối tượng tham gia, việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng... Những sửa đổi này đã đóng góp một phần vào việc thống nhất, luật hoá tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội, làm cơ sở cho việc hình thành điều lệ BHXH kèm theo NĐ 12/CP sau này. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện dù chỉ là thời gian ngắng nhưng NĐ 43/CP đã thể hiện một số điểm bất hợp lý. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta chuyển đổi nhan, số người hưởng BHXH ngày càng đông, đòi hỏi các chính sách bảo hiểm hưu trí phải luôn luôn được sửa đổi điều chỉnh lại cho ngày càng hoàn thiện và phù họp voứi nhu cầu mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của BHXH . 2. Giai đoạn từ 1995 đến nay. ư Nghị định 12/CP (26/1/1995). Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hàng loạt các chính sách của Nhà nưởctong đó có chính sách BHXH cũng phải thay đổi cho phù hợp. Vào giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật về BHXH được banh hành và thực hiện, được đánh dấu bởi Nghị định 43/CP. Tuy vậy, chỉ khi Bộ luật lao động Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào ngày 15/6/1994 và được thực hiện từ 1/1/1995, cùng với đó Điều lệ về BHXH kèm theo nghị định 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 và Nghị định 45/CP ban hành ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là người lao động trong các thành phần kinh tế và lực lượng vũ trang mới thực sự ghi nhận những đổi mới của BHXH Việt Nam. Từ đây BHXH ở Việt Nam được chính thức thực hiện theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở kế thừa những điểm ưu việt của các chính sách trước đây và những thách thức đặt ra trong thời kỳ mới. Nghị định 12/CP ra đời có nhiều sửa đổi, bổ sung ngay cả trong BHXH nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng. Nhưng chế độ hưu trí vẫn đóng một vai trò rất quan trọng Nghị định 12/CP ra đời có nhiều điểm khác biệt hơn so với trước đây . Cụ thể là : - Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc phải có một trong các điều kiện sau : + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi mà có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc 1 trong các trường hợp sau đây: Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/8/1989. - Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn mức lương qui định ở trên khi có 1 trong các điều kiện sau : + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc đặc biệt độc hại (theo danh mục 10 Bộ lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Y tế quy định) đã đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời). - Đối tượng tham gia đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí gồm : + Người lao động làm trong các doanh nghiệp Nhà nước. + Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. + Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có qui định khác. + Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thộc cơ quan hành chính sự nghiệp cơ quan Đảng, đoàn thể. + Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. + Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. + Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương tới cấp huyện. + Ngoài ra các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiển lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Qua những điều trên ta thấy đối tượng tham gia BHXH đó được mở rộng, đáp ứng nhu cầu của người lao động, khắc phục được một vài hạn chế ở các vẳn bản, chính sách trước đây. Tuy nhiên, từ những qui định trên ta thấy vẫn còn nhiều điểm phải xem xét : Về điều kiện tuổi nghỉ hưu : đây là một trong những điều kiện cần đối với người lao động khi nghỉ hưu. Người lao động cần phải đạt tới một độ tuổi nhất định theo qui định mới được về nghỉ hưu. Theo điều lệ thì nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, tuỳ từng trường hợp mà tuổi về hưu có thể giảm từ 5 đến 10 năm. Những qui định này chưa thể hiện đúng mục tiêu của chế độ hưu trí là bảo hiểm tuổi già, nghĩa là người lao động phải đạt đến một độ tuổi gọi là tuổi già. Quy định chung về tuổi nghỉ hưu đói với nam là 60, nữ là 55 tuổi là chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định được tuổi đời của nữ giới thấp hơn nam giới trong khi tuổi thọ của nữ giới lại cao hơn nam giới. + Việc qui định giảm tuổi về hưu đối với những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc trong những khu vực có khí hậu xấu cũng cần được làm rõ. Thực chất những người này không phải già về mặt tuổi đời mà do khả năng lao động bị giảm sút, như vậy căn cứ để xác định điều kiện về hưu phải là sự giám định suy giảm khả năng lao động chứ không phải chỉ bằng việc giảm tuổi đời. Vì vậy, việc giảm tuổi đời cho đối tượng nghỉ hưu chỉ là thể hiện một phần ưu đãi xã hội thì không phải là nội dung vốn có của BHXH. Thực chất những người này phải nghỉ việc để hưởng trợ cấp cứu tế xã hội cho đến khi đủ tuổi sẽ được hưởng hưu mới đúng ý nghĩa của chế độ hưu trí. + Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà được giảm tuổi để hưởng chế độ hưu trí cũng chưa thể hiện đúng mục đích của chế độ hưu trí. Chế độ bảo hiểm hưu trí chỉ áp dụng cho những người già, không còn khả năng lao động nữa. Do đó, nếu chưa đạt đến một độ tuổi qui định để nghỉ hưu mà bị mất sức lao động hoặc trợ cấp tàn tật, chúng ta không nên lẫn lộn giữa các đối tượng này gây ra những vướng mắc về tiêu chuẩn chế độ mà các đối tượng được hưởng. Tuy nhiên, do thực tế chúng ta chưa xây dựng được các chế độ trợ cấp tàn tật và lại bỏ chế độ mất sức lao động vốn có trước đây nên có những trường hợp mất khả năng lao động từ 61% trở lên phải xen ghép vào chế độ hưu trí. - Về thời gian tham gia đóng BHXH : Đây là điều kiện đủ để người lao động được quyển hưởng trợ cấp hưu trí. Quy định phải có đóng góp BHXH (phí BHXH ) là một bước tiến quan trọng trong hệ thống BHXH ở nước ta, nhờ đó mà ngân sách Nhà nước không bị thâm hụt vì phải chi phí quá lớn cho BHXH. Hơn nữa qui định phải đóng BHXH thể hiện được các mối quan hệ trong BHXH thể hiện rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia BHXH. Theo qui định hiện hành thì phải có thời gian đóng góp BHXH tối thiểu 15 năm trở lên. Thời gian như vậy vừa là điều kiện đủ để người lao động hưởng lương hưu, để cân bằng giữa đóng và hưởng BHXH ; vừa là cơ sở để tính các mức lương cho người lao động. Tuy nhiên, thời gian đóng tối thiểu 15 năm cũng cần phải xem xét lại vì nếu đóng ít nhất 15 năm mà mức hưởng thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu và thời hạn hưởng trung bình 18 năm thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH. Nếu đa số người hưởng BHXH mà chỉ phải đóng BHXH ở mức 15 năm thì quỹ dễ bị lạm chi. - Về mức trợ cấp hưu trí : Theo qui định hiện hành nếu người nghỉ hưu có trên 30 năm đóng BHXH thì ngoài tiền lương hưu hàng tháng ra khi nghỉ hưu được nhận trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm đóng BHXH thêm được nhận bằng 1/2 tháng lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, nhưng không quá 5 tháng. Thực tế cho thấy đa số người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đi làm từ năm thứ 18 thì đến khi nghỉ hưu họ sẽ đóng góp trên 40 năm đối với nam và trên 37 năm đối với nữ. Thế nhưng theo qui định thì gồm 10 năm đóng BHXH sau cùng họ chỉ nhận được trợ cấp một lần tối đa cũng chỉ baừng 5 tháng tiền lương, và như vậy những người có thời gian công tác từ năm thứ 41 trở đi cũng sẽ không được hưởng quyền lợi gì mặc dù vẫn phải tham gia đóng BHXH do chưa tuổi về hưu. Đây là một điều bất hợp lý không thể hiện được nguyên tắc đóng và hưởng trong bảo hiểm. - Về mức độ suy giảm khả năng lao động : Theo qui định hiện hành thì một số đối tượng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cũng được xét hưởng chế độ hưu trí. Điều này không hợp lý vì nhiều người tuy bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng họ vẫn có thể lao động được. Vì vậy, trường hợp người lao động bị mất sức lao động trước tuổi nghỉ hưu thì nên giải quyết cho họ được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hoặc hưởng trợ cấp tàn tật nếu họ muốn nghỉ sớm hoặc chuyển họ sang làm những công việc khác nếu như họ vẫn có nhu cầu làm việc. Trước đây chúng ta đã thực hiện chế độ mất sức lao động để giải quyết cho các đôi tượng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng trong quá trình thực hiện có quá nhiều sự lạm dụng, số người thực sự hưởng chế độ MSLĐ chỉ chiếm 1/3 trong số những người hưởng chế độ này. Vì vậy từ năm 1993 trở đi chế độ MSLĐ từ 61% trở lên được nghỉ việc và hưởng trợ cấp hưu chưa phù hợp với thực tế. Tuỳ thuộc vào tính chất của công việc mà có người tuy bị MSLĐ từ 61% trở lên nhưng vẫn có thể làm công việc khác phù hợp hơn. Quy định chung như vậy cho tất cả các trường hợp một mặt sẽ gây lãng phí lao động, mặt khác sẽ làm tăng chi BHXH do phải chi trả trợ cấp hưu trong một thời gian khá dài cho những đôí tượng về nghỉ hưu mà tuổi đời còn trẻ. Trên đây là một số qui định cụ thể về chế độ hưu trí theo Nghị định 12/CP và điều lệ BHXH. Nhìn chung khi áp dụng điều lệ mới này có những bước tiến bộ rõ rệt đó là lương hưu hàng tháng cao hơn so với thực hiện theo Nghị định 43/CP ; lương hưu và trợ cấp không quá cao so với người đang làm việc. Điều này không khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm nhưng vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu cho người nghỉ hưu và bảo tồn được quĩ BHXH. Tuy điều lệ BHXH còn điểm chưa hoàn thiện vì về mặt chính sách như chế độ trợ cấp bảo hiểm hưu trí một lần không được tán thành trong công ước 102 của ILO nhưng nó vẫn mang tính khả thi đối với những người lao động về hưu trước tuổi, nếu họ cố chờ cho đến khi đủ tuổi thì trong khoảng thời gian chờ đợi họ không có thu nhập để trang trải cho những nhu cầu của cuộc sống và như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến xã hội. Cũng trong năm 1995, cùng với việc ban hành Nghị định 12/CP (26/1/1995) về việc ban hành Điều lệ BHXH, thì chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 19/CP (16/2/1995) về việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam. Đây chính là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của BHXH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cả về cơ chế và tổ chức. Theo đó BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và điạ phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. ư Nghị định 93/CP (12/11/1998). Việc đổi mới các chế độ chính sách BHXH theo NĐ 12/CP đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo tầng lớp lao động, đồng thời tạo điều kiện cho sự nghiệp BHXH cũng như bảo hiểm hưu trí phát triển. Tuy nhiên, để bắt kịp công cuộc đổi mới đất nước, BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng cần phải tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa. Nhận thấy điều này, ngày 12/11/1998 chính phủ đã ban hành NĐ 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung một số điều trong điều lệ BHXH ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/11/1995. Cụ thể là : - Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điều 25 - Điều lệ BHXH được sửa đổi bổ sung theo khoản 1 điều 1 NĐ 93/CP qui định như sau : Đối với người lao động bình thường nam đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên, có nguyện vọng về hưu thì được hưởng lương hưu như cách tính tại điểm a khoản 1 - Điều 27 _ Điều lệ BHXH, nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chứ không phải giảm 2% như trước đây. Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo qui định tại khoản 2, 3 Điều 26 _ Điều lệ BHXH thì cách tính lương hưu như qui định tại điểm a khoản 1 _ Điều 27_ Điều lệ BHXH, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với qui định tại các khoản 1, 2 _ Điều 25 _ Đièu lệ BHXH thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chứ không phải 2% như trước đây. - Riêng đối với người đã có thời gian đóng BHXH theo các mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đủ 15 năm trở lên mà chuyển sang làm công việc khác đóng BHXH theo tháng, bảng lương do Nhà nước qui định có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy các mức lương cấp bậc của 5 năm liền kề làm công việc nặng nhọc, độc hại để tính mức bình quân làm cơ sở tính hưởng lương hưu. - Người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ lương hưu tính theo quy định tại điểm 1_khoản 1_Điều 27_Điều lệ BHXH, không tính giảm tỷ lệ % + Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, không phải qua giám định khả năng lao động. + Có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên + Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Từ khi NĐ 93/CP ra đời đã khắc phục được một số điểm tồn tại như : - Giảm độ tuổi nghỉ hưu cho những người làm việc nặng nhọc, độc hại...phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động. - Cho về hưu trước tuổi khi đã đủ 30 năm đóng BHXH, có nguyện vọng muốn nghỉ. Điều này đã giúp cho một số đơn vị giảm bớt biên chế, tạo điều kiện củng cố lại, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho gọn nhẹ nhằm nâng cao năng xuất lao động. Giảm bớt tỉ lệ trừ lương hưu của những người nghỉ hưu trước tuổi nhằm đảm bảo cho người lao động đã có đủ 30 năm đóng BHXH đỡ bị thiệt thòi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn tại : đó là NĐ 93/CP ra ngày 12/11/1998 có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành vì vậy những người về hưu sau ngày 28/11/1998 mới được áp dụng theo nghị định này và chỉ bị trừ 1% mức lương bình quân nếu về hưu trước tuôỉ qui định. Còn những người về hưu trước 28/11/1998 thì vẫn phải tính theo mức cũ ( giảm 2%) như vậy đứng về diện công bằng xã hội thì đây là một vấn đề chưa thật công bằng ; mặt khác NĐ 93/CP còn qui định đối với những người về hưu trước tuổi đã có đủ 30 năm đóng BHXH, tuổi đời của nam từ 50 đến dưới 60 tuổi và nữ từ 50 đến dưới 55 tuổi và bản thân lao động có nguyện vọng về hưu thì họ sẽ được giải quyết như qui định tại điều a_khoản 1_điều 27_ Điều lệ BHXH. Với những người đủ 2 điều kiện là tuổi đời và số năm tham gia đóng BHXH nhưng muốn về một lần thì giải quyết ra sao ? Điều này Nghị định không nêu rõ, do đó gây ra ít nhiều khó khăn cho cơ quan thực hiện chính sách. II . Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay. 1.Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí. Mức thu. Trong thời gian dài của chế độ bao cấp, mức thu của BHXH nói chung rất thấp. Theo qui định tại NĐ 218/CP trong tổng mức đóng góp của các cơ quan xí nghiệp vào quỹ BHXH là 4,7% so với quỹ lương thì chỉ có 1% do Bộ lao động-Thương binh và xã hội quản lý để chi trả cho 3 chế độ: hưu trí, MSLĐ và tử tuất. Tiếp theo đó NĐ 236/HĐBT nâng tỉ lệ đóng BHXH lên 13% của tổng quỹ tiền lương của các cơ quan xí nghiệp và tỷ lệ được trích vào quỹ dùng để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn, trong đó có chế độ hưu trí là 8%. Với mức thu như vậy, thì số tiền thu để chi trả cho chế độ hưu trí là rất thiếu. Chúng ta không tách riêng từng chế độ để tính nhưng việc hàng năm nhà nước phải trích từ ngân sách một số tiền rất lớn để chi trả với tỉ lệ cấp bù hầu hết đều trên 78%, năm 1987 lên tới 97,67% là tình trạng chung cho mọi chế độ và nó còn nghiêm trọng hơn nữa nếu ta tính riêng cho chế độ hưu trí. Vì trong các chế độ thì chế độ hưu trí có số lượng người hưởng đông nhất với tổng số tiền chi trả là lớn nhất. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ được vấn đề này, hàng năm NSNN phải bỏ ra một khoản không nhỏ để bù cho BHXH chi trả các chế độ và đây thực sự là một gánh nặng của NSNN. Bảng số 2: Tỉ lệ % cấp bù từ NSNN cho các chế độ BHXH Năm % thu BHXH so với chi % cấp bù từ NSNN 1985 3,00 97,00 1986 3,30 96,70 1987 2,33 97,67 1988 29,05 70,95 1989 32,59 67,41 1990 26,18 73,82 1991 15,07 84,93 1992 21,90 78,30 1993 20,70 79,30 1994 18,80 81,20 (nguồn BHXH Việt Nam). Từ năm 1995 chúng ta chuyển sang phương thức thu BHXH trực tiếp để hình thành quỹ BHXH độc lập cho sự phát triển của sự nghiệp BHXH, thi hành luật Lao động về BHXH và NĐ12/CP, chúng ta đã xây dựng một cơ chế hình thành quỹ BHXH, việc quản lý thu chi BHXH và chế độ hưu trí có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Trong việc đóng BHXH, mức đóng góp hàng tháng được quy định bắt buộc là 20% so với tổng quỹ lương thuộc trách nhiệm cuả cả người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó 15% ( 5% là đóng góp của người lao động, 10% là đóng góp của người sử dụnglao động) được dùng để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn trong đó có hưu trí. Như vậy, nếu lấy tiền lương là cơ sở để so sánh thì so với trước đây tiền đóng vào BHXH để hưởng hưu trí tăng lên nhiều lần. 1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH Nguồn thu chủ yếu của BHXH bao gồm cả 2 đối tượng chính là người sử dụng lao động hay đó là các cơ quan doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHXH và bản thân người lao động. Trước khi có chính sách đổi mới về BHXH, đối tượng đóng BHXH cho chế độ hưu trí chỉ giới hạn trong phạm vi lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và chỉ có người sử dụng lao động đóng, còn người lao động thì không. Trong thời kỳ đó, Nhà nước mà đại diện của mình là các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng đóng chủ yếu. Từ sau năm 1995, BHXH đổi mới đã mở rộng đối tượng tham gia vào BHXH, chủ yếu là chế độ hưu trí. Vì thế, số thu BHXH tăng lên rất nhiều. Bảng số liệu sau cho ta thấy rõ điều này. Bảng số 3 : Thu BHXH ( tính đến 31/12 hàng năm ) Chỉ tiêu Năm Số người đóng BHXH Số tiền đóng BHXH ( tỷ VNĐ) Số người Tăng Tổng số Chế độ dài hạn % Tăng 1996 3231444 2569,73 1927,28 1997 3572352 340908 3683,86 2762,87 143,3 1998 3765389 193037 3992,61 2994,46 108,3 1999 3860000 94611 4326,7 3245,03 108,4 2000 4127680 267680 5564,08 4173,06 128,6 2001 4422500 294820 6827,01 5120,26 122,7 ( nguồn : BHXH Việt Nam ) Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động dẫn tới sự chuyển dịch về lao động và quan hệ lao động. Kể từ năm 1993, thực hiện NĐ43/CP (22/6/1993) của Chính Phủ quy định tạm thời về chế độ BHXH theo hướng tập trung thống nhất về nhiệm vụ và quyền lợi của mọi thành phần kinh tế, một số địa phương được giao thí điểm thực hiện BHXH đối với người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Nhất là khi có hướng dẫn thu ngoài quốc doanh 729/BHXH của BHXH Việt Nam, thì hoạt động thu chi của các doanh nghiệp này ngày càng hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4 : Tham gia BHXH của lao động ngoài quốc doanh Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số đơn vị tham gia BHXH 30789 34185 49628 59464 61404 64302 Số đơn vị NQD tham gia BHXH 2100 2.300 3138 3626 4012 4901 Số lao động NQD tham gia 16763 19.703 120528 127491 194000 2.31594 Số tiền thu từ NQD (tỷ) 34 70 92 127 181 242 Thu cho hưu từ NQD (triệu) 262 54284 76281 101600 144149 195513 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) Như vậy cùng với sự chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cho nên đã có sự chuyển dịch về lao động. Đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, góp phần vào tăng trưởng quỹ. Nhìn chung, BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả này bắt nguồn từ việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật về BHXH, công tác quản lý và đôn đốc tốt hơn. Mặc dù vậy, BHXH vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề đưa ra, số lao động ngoài quốc doanh nhất là lao động trong doanh nghiệp tư nhân tham gia BHXH rất ít. Đó là do các nguyên nhân sau: Lao động trong khu vực này đại đa số thu nhập và tiền lương thấp nên nhu cầu BHXH với họ chưa phải là nhu cầu cấp bách. Mặt khác, nhận thức của họ về BHXH còn chưa cao, quy trình tham gia và hưởng BHXH lại phức tạp, mức lương thấp.. nên chế độ hưu trí theo hệ thống BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ. Chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1 phần vì mục tiêu lợi nhuận, phần chưa hiểu biết rõ về nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh hay trì hoãn tham gia BHXH. Ngành BHXH chưa có các biện pháp tích cực trong quản lý và đôn đốc nguồn thu. Ngành BHXH chưa có thẩm quyền pháp lý đủ mạnh trong xử lý các trường hợp vi phạm quy định về BHXH nhất là đối với các doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động. Ngành BHXH chưa sẵn sàng cho hình thức BHXH tự nguyện. Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng nhưng mới chỉ chiếm 11% lực lượng lao động. Lao động trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp, diêm điền, lao động tự làm ăn, lao động độc lập). Hay nói cách khác là đại đa số người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động (chủ thợ) hoặc các doanh nghiệp có dưới 10 lao động vẫn chưa được tham gia BHXH, mặc dù có nhiều người trong số họ có nhu cầu tham gia BHXH. Hơn nữa, nước ta gần 80% dân số sinh sốngở nông thôn nên đối tượng tham gia tiềm năng ở đây là rất lớn. Do đó, cần có chế độ hưu trí tự nguyện cho người già ở nông thôn, nhằm đảm bảo quyền lợi chung cho toàn xã hội. 1.3. Công tác quản lý thu Trước năm 1995, vấn đề thu BHXH không phải là vấn đề quan trọng vì BHXH thời kỳ này không có quỹ BHXH, quỹ do Nhà nước đóng và Nhà nước trả. Do vậy, công tác quản lý thu rất kém và không được quan tâm. Nó chỉ là một nội dung rất nhỏ trong công tác lao động tiền lương ở các doanh nghiệp cũng như trong các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tiền lương như các sở Lao động-Thương binh và Xã hội, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và Công đoàn các cấp. Quản lý tiền thu BHXH cũng rất phân tán, thiếu chặt chẽ và khó theo dõi do sự tách biệt tương đối lớn giữa hai cơ quan quản lý đó là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ lao động-Thương binh và Xã hội. Thu không gắn với chi, tiền thu cho các chế độ ngắn hạn do Tổng liên đoàn lao động quản lý vẫn thừa để chi, trong khi đó quỹ BHXH do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý lại thiếu nghiêm trọng. Từ khi ban hành NĐ12/CP (26/1/1995) và Điều lệ về BHXH Việt Nam chính thức ra đời, hoạt động với tư cách là một ngành độc lập, quỹ BHXH tách khỏi NSNN. Thu BHXH đã được coi là vấn đề quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sự nghiệp này. Vì vậy, công tác thu ngày càng được chú trọng hơn. Phương thức thu nộp cũng đơn giản hơn nhờ thực hiện qua hệ thống kho bạc Nhà nước và công tác quản lý đối tượng cũng ngày càng chặt chẽ. Một trong những tiến bộ vượt bậc trong công tác thu là việc cấp sổ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH. Điều này giúp cho việc quản lý đối tượng chặt chẽ và thuận tiện hơn, khuyến khích người lao động tham gia BHXH. 2 . Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí. 2.1. Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam Qua 40 năm thực hiện chế độ chính sách BHXH và chế độ hưu trí, đén nay nước ta có khonảg 1,3 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí và khoảng 0,37 triệu người hưởng các chế độ mất sức, chế độ có bản chất tương tự như nghỉ hưu. Đây là con số không nhỏ nếu ta so với tổng số người đang đóng BHXH hiện nay (khoảng trên 4 triệu người), điều này phải tính toán đến sự cân bằng thu chi BHXH, nhất là chế độ hưu trí. Ta thấy, qua thực tế thực hiện chế độ hưu trí giai đoạn 1985-1994 bộc lộ nhiều bất hợp lý. Nghị định 218/CP và NĐ 236/HĐBT đựoc thực thi trong một thời gian dài với nhiều hình thức quy đổi số năm công tác dẫn tới hangf năm NSNN phải chi trả cho số thời gian không thực của người về hưu là rất lớn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, nền kinh tế có sự chuyển dịch căn bản, với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp tự đi vào hạch toán độc lập lấy thu bù chi. Cùng với đó là Quyết định 176/HĐBT (9/1/1989) và QĐ 111/HĐBT (12/4/1991) ra đời về việc tinh giảm biên chế và sắp xếp lại lao động đối với CNVC Nhà nước làm cho số lượng hưu tăng nhanh. Qua bảng số liệu sau ta thấy được điều này. Bảng số 5: Số người hưởng chế độ hưu trí ( tính đến 31/12 hàng năm ) Năm Số người Tăng so với năm trước(người) %Tăng 1985 399318 1986 425766 26448 106,62 1987 471001 45235 110,62 1988 549055 78054 116,57 1989 632130 83075 115,13 1990 760729 128589 120,34 1991 926240 165511 121,76 1992 1026000 99760 110,77 1993 1062000 36000 103,50 1994 1175000 113000 110,64 (Nguồn : BHXH Việt Nam) Các năm trên có số người nghỉ hưu nhiều nhất là năm 1991 tăng cao nhất (121,76%), đây là do ảnh hưởng của việc nghỉ hưu “non” nhiều. Bên cạnh đó, sự ưủan lý không chặt chẽ, chưa thống nhất, đan xen lẫn lộn giữa các chính sách BHXH với đãi ngộ người có công với Cách Mạng của hệ thống BHXH dẫn đến số lượng về hưu lớn và tăng nhanh. Hơn nữa, với điều kiện đất nước như hiện nay, điều này còn làm lãng phí một nguồn nhân lực, làm mất ý nghĩa của BHXH. Từ năm 1995, sau khi chính thức thành lập BHXH Việt Nam theo NĐ 19/CP và hình thành quỹ BHXH độc lập tập trung thì số người được hưởng chế độ hưu trí được bàn giao cho BHXH Việt Nam la 1.185.936 người, trong đó hưu CNVC là 1.024.967 người và hưu quân đội là 166.976 người. Kể từ đó đến nay, hàng năm số tăng qua các năm là không nhiều bởi theo thời gian thì đối tượng được hưởng cũng bị giảm do số người về hưu mất đi theo quy luật tự nhiên, chế độ chính sách thời lỳ này cũng được thực hiện tốt hơn. Tuy vậy, ta có thể thấy được tình hình duyệt mới số đối tượng được hưởng hưu trí qua các năm như sau: Bảng số 6 : Tình hình duyệt mới số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng năm (đơn vị: người- tính đến 31/12) Tiêu thức 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hưu CNVC 12010 13727 16058 24058 29455 33213 Hưu QĐ 2547 3603 3850 5131 4537 4607 ( Nguồn: BHXH Việt Nam) Qua bảng số liệu có thể thấy tốc độ gia tăng số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí là nhanh kể từ ngày quỹ BHXH được thành lập. Cũng từ năm 1995 do có sự tách riêng về đối tượng được hưởng chế độ hưu trí nên đối tượng này đưọc chia làm 2 loại. Loại thứ nhất, đó là những người nghỉ hưu trước 1/10/1995 số này sẽ do NSNN chi trả hàng năm. Còn những người mà có đóng phí BHXH (hay phí bảo hiểm hưu trí) vào quỹ BHXH kể từ ngày 1/10/1995 sẽ do quỹ BHXH chi trả. Sở dĩ phải tách biệt hai loại đối tượng này là bởi vì như vậy mới bảo đảm được cơ chế mới trong BHXH là có đóng mới được hưởng chế độ từ quỹ BHXH. Ta có thể thấy tình hình thực hiện cụ thể qua các năm như sau: Bảng số 7 : Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ hưu trí ( tính đến 31/12 hàng năm) Năm Hưu CNVC Hưu QĐ NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH 1996 1006340 10789 164489 2492 1997 996235 24212 162572 5817 1998 979867 40258 160465 9205 1999 966291 64070 158231 13943 2000 951904 93270 155954 19194 2001 936679 116850 153375 22752 ( Nguồn : BHXH Việt Nam ) Cả hai đối tượng là hưu CNVC và hưu QĐ đều có đặc điểm chung là đối tượng thuộc NSNN chi trả đều giảm qua các năm, trong khi đó số đối tượng do quỹ BHXH chi trả tăng nhanh qua các năm. Điều này có thể giải thích được là do quỹ BHXH sẽ chịu trách nhiệm chi trả trực tiếp cho những người về hưu mà có tham gia quỹ kể từ ngày 1/10/1995. Còn các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí trước 1995 sẽ do NSNN đài thọ. Chính vì vậy, số đối tượng hưởng chế độ hưu trí từ quỹ BHXH tăng rất nhanh còn số đối tượng hưởng chế độ hưu trí từ NSNN lại giảm dần qua các năm. Con số này giảm qua các năm là vì hàng năm không có thêm đối tượng xét duyệt mới thuộc nhóm này trong khi đó lại có 1 số người về hưu chết do tuổi già hoặc bệnh tật. Và theo thời gian con số này cứ giảm dần và đến 1 thời điểm nào đó nó sẽ bằng không. Và đến lúc này chỉ còn lại các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí từ quỹ BHXH, khi đó quỹ BHXH thực sự trở thành nguồn duy nhất chịu trách nhiệm chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ hưu trí và đồng thời NSNN sẽ giảm bớt được gánh nặng do việc không phải chi trả như trước nữa. Cũng từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng các đối tượng về hưu được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH là rất nhanh, khoảng trên 40%/năm. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH là rất nhanh cả về số tương đối và về số tuyệt đối. Với tốc độ tăng như vậy theo một số chuyên gia dự báo cũng như phân tích của ILO thì trong vài thập niên nữa số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH sẽ cân bằng với số tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Như vậy tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và sẽ dẫn tới quỹ BHXH bị thâm hụt. Đây là một trong những vẫn đề hết sức quan trọng đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý quỹ BHXH cũng như quỹ hưu trí. 2.2. Nguồn, quy mô và tổng chi cho chế độ hưu trí. Trong thời kỳ bao cấp hay thời kỳ trước khi BHXH Việt Nam ra đời ( NĐ 12/CP), chi BHXH và chi cho chế độ hưu trí là khoản chi thường xuyên trong NSNN hàng năm. Thời kỳ nay, nhiệm vụ chi trả thực hiện độc lập và tách rời với các hoạt động nghiệp vụ khác. Trong đó, sự bất hợp lý nhất là chi không hề gắn với thu hay sự đóng góp vào BHXH, quản lý không tập trung. Một nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13397.DOC
Tài liệu liên quan