Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy: Lời nói đầu
Hiện nay toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu của thời đại và Việt Nam là một quốc gia không nằm ngoài quy luật đó với biểu hiện có nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng do biết tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, tối đa hoá lợi nhuận. Từ đó có thể tái sản xuất mở rộng giúp doanh nghiệp đi lên.
Xuất phát từ vai trò quan trọng và cần thiết ấy Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy luôn quan tâm chú ý tới bộ phận kế toán trong đơn vị đặc biệt là hoạt động tiêu thụ thành phẩm- khâu trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Với sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu ngư...
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hiện nay toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu của thời đại và Việt Nam là một quốc gia không nằm ngoài quy luật đó với biểu hiện có nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng do biết tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, tối đa hoá lợi nhuận. Từ đó có thể tái sản xuất mở rộng giúp doanh nghiệp đi lên.
Xuất phát từ vai trò quan trọng và cần thiết ấy Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy luôn quan tâm chú ý tới bộ phận kế toán trong đơn vị đặc biệt là hoạt động tiêu thụ thành phẩm- khâu trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Với sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng bằng tiêu chí “không bán cái mình có mà bán cái thị trường cần” doanh nghiệp đã thực sự tìm được hướng đi riêng cho mình. Mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ và thận trọng thì doanh nghiệp mới thực sự “trưởng thành” và “đứng vững” trên thị trường cả nước.
Nhận thức được tầm quan trọng đó và được sự hướng dẫn của cô giáo- Thạc sĩ Bùi Thị Chanh cùng sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Để làm rõ vấn đề trên, khoá luận này trình bày một số nội dung sau:
- Chương I : Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh .
- Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
- Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn và tập thể cán bộ đặc biệt là phòng kế toán của Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này!
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thu Hà
Chương I
Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
1. Các khái niệm.
- Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Nửa thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quá trình công nghệ sản xuất (chưa qua công đoạn chế biến cuối cùng). Nhưng do yêu cầu sản xuất và tiêu thụ, nó được nhập kho thành phẩm. Khi bán cho khách hàng thì nửa thành phẩm cũng có nghĩa như thành phẩm.
Khi nói đến thành phẩm và sản phẩm, chúng ta có thể dễ nhầm chúng là một, thực chất giữa chúng có sự khác nhau rõ nét. Về phương diện sản xuất sản phẩm có phạm vi rộng hơn thành phẩm do đó khi đề cập đến sản phẩm của một doanh nghiêp nào đó, nó có thể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm .
Việc phân định chính xác hai khái niệm trên có ý nghĩa quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiêp trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng giá thành của sản phẩm hoàn thành từ đó đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị cũng như xác định chính xác kết quả tiêu thụ của doanh nghiêp. Thành phẩm trong doanh nghiêp thường được biểu hiện trên hai mặt: Số lượng và chất lượng
Số lượng của thành phẩm được xác định bằng các đơn vị đo lường chung như: kg, lít, cái, bộ
Chất lượng của thành phẩm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tốt, xấu hoặc xác định theo phẩm cấp (loại 1, loại 2) của sản phẩm. Khi nghiên cứu quản lý và hạch toán thành phẩm luôn phải đề cập tới hai mặt này vì cả hai mặt số lượng và chất lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau và đó cũng là hai mặt độc lập cuả một thể thống nhất.
- Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá dịch vụ, hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyên fsở hữu sản phẩm
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm
+ Doanh thu xác định tương đối chắc chắn
+ Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu lợi ích kinh tế từ bán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng
- Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, hàng kém phẩm chất, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng
+ Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị ngưòi mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết.
+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
2. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý khi xuất kho, tại kho.
Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá bao gồm thành phẩm, bán thành phẩm và lao vụ, trong đó thành phẩm là chủ yếu và chiếm tỉ trọng lớn. Mặt khác thành phẩm là bộ phận chủ yếu hình thành nên tài sản của doanh nghiệp là thành quả lao động của toàn doanh nghiệp nên công tác quản lí thành phẩm là rất cần thiết và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trước hết cần phải quản lí về mặt số lượng thành phẩm : Việc quản lí đòi hỏi phải phản ánh thường xuyên tình hình nhập xuất tồn thành phẩm để kịp thời nắm bắt và phát hiện các trường hợp tồn đọng lâu trong kho từ đó tìm cách giải quyết tránh tình trạng bị ứ đọng quá lâu và quá nhiều. Mặt khác mỗi nghiệp vụ nhập xuất kho, thành phẩm đều phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ để cuối kỳ có thể đối chiếu số hiệu trên giấy tờ với tình hình thực tế trong kho.
Bên cạnh việc quản lí về mặt số lượng thành phẩm thì việc quản lí về mặt chất lượng thành phẩm là một yêu cầu không thể thiếu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu thành phẩm không đảm bảo chất lượng, mẫu mã không được đổi mới thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội nên mỗi doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng để kịp thời đổi mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm trước khi nhập kho phải được kiểm tra để kịp thời phát hiện các sản phẩm kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất để từ đó phân loại và có cách bảo quản riêng. Một yêu cầu nữa được đặt ra trong việc quản lí chất lượng thành phẩm đó là các kho tàng bến bãi để bảo quản thành phẩm phải phù hợp với đặc tính của thành phẩm. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng thành phẩm, chất lượng sản phẩm có tốt mới tạo được uy tín với khách hàng làm tiền đề cho cơ sở tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
3.Phân loại và đánh giá thành phẩm, phương pháp kế toán chi tiết.
Đánh giá thành phẩm nhập kho là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định hiện nay, kế toán thành phẩm phải phản ánh tình hình nhập -xuất- tồn kho thành phẩm theo giá trị thực tế. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều doanh nghiêp, thành phẩm có nhiều loại và biến động thường xuyên nên để giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết thành phẩm. Nhưng đến cuối tháng phải chuyển sang giá thực tế để ghi sổ tổng hợp và phản ánh tình hình thành phẩm trên tài khoản liên quan.
ư. Đánh giá thành phẩm xuất kho.
Do thành phẩm nhập kho, có nhiều nguồn nhập khác nhau với giá nhập không đồng nhất nên khi xuất kho thành phẩm doanh nghiêp phải xác định giá thành phẩm xuất kho. Mỗi doanh nghiêp có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá thành phẩm xuất kho thích hợp nhưng phải đảm tính nhất quán giữa các kỳ.Doanh nghiêp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh : Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định hoặc nhận diện được.Để tính trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho ta dưa trên cơ sở thực tế xuất thành phẩm ở lô hàng nào thì lấy đúng giá thực tế của lô hàng đó.
- Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo p hương pháp bình quân gia quyền. Giá trị của từng loại hàng tồn kho được từng theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị của từng laọi hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kì. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về. Phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiêp.
Đơn giá
bình quân
Giá thành thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
Giá thành thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm
Tồn đầu kỳ
Số lượng thành phẩm
Nhập trong kỳ
=
+
+
- Phương pháp nhập trước xuất trước
phương pháp nhập trước xuất trước áp dụng trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là thành phẩm được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị thành phẩm xuất kho được tính theo giá của lô thành phẩm nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của thành phẩm tồn kho được tính theo giá của thành phẩm nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Phương pháp nhập sau xuất trước
Theo phương pháp này người ta giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó là trị giá hàng xuất kho .
ư Phương pháp kế toán chi tiết: Hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song
- Thẻ kho: Do thủ kho mở cho từng thành phẩm.
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên thẻ kho. Cuối ngày, cuối tháng thủ kho phải tính ra khối lượng tồn trên từng thẻ kho. Số lượng tồn trên the phải khớp với số lượng xuất, nhập, tồn trên sổ chi tiết.
- Sổ chi tiết thành phẩm: Do kế toán chi tiết thành phẩm mở theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn cứ vào PNK, PXK mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết, cuối ngày cuối tháng kế toán tính ra số lượng và giá trị tồn của từng thứ thành phẩm, số lượng xuất- nhập – tồn trên sổ chi tiết.
- Sổ tổng hợp X- N- T: Do kế toán chi tiết vật tư lập theo giá trị. Căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, mỗi thành phẩm được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp X- N- T. Cuối tháng cộng sổ tổng hợp X- N- T kế toán đối chiếu với sổ cái tài khoản 155
Sơ đồ 01 Trình tự kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song:
Thẻ kho
Số chi tiết TP
Sổ tổng hợp
N-X-T
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
6. Phương pháp hạch toán :
Hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các tài khoản sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): Là giá bán của thành phẩm được người mua chấp nhận thanh toán. Đối với mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là giá bán có cả thuế. Kết cấu:
+ Bên nợ:
. Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại.
. Kết chuyển doanh thu xác định kết quả
+ Bên có: Các khoản doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
TK này không có số dư
Sơ đồ hạch toán TK 511
TK 521, 531, 532 TK511 TK 111, 112, 131
Kết chuyển các khoản Thu tiền hàng
giảm trừ doanh thu
TK333 TK333
Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB,
VAT trực tiếp Thuế VAT
TK911
Cuối kỳ kết chuyển
doanh thu thuần
- Doanh thu nội bộ (TK 512): phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc cùng một công ty, các thành viên trong một tập đoàn, một công ty,.... hạch toán toàn nghành.
Kết cấu:
+Bên nợ:
Trị giá hàng bán trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ) , khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ, số thuế tiêu thụ đặc biệt, số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp của thành phẩm tiêu thụ nội bộ.
. Kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vào TK xác định kết quả.
+ Bên có: Tổng số doanh thu nội bộ của DN thực hiện trong kỳ.
TK 512 không có số dư.
Sơ đồ hạch toán TK 512
TK521,532 TK 512 TK 111, 112
Kết chuyển các khoản Bán hàng nội bộ
Giảm trừ doanh thu đã thu tiền
TK911 TK136
Kết chuyển doanh thu Bán hàng nội bộ
nội bộ chưa thu tiền hàng
*. Hạch toán các khoản giảm trừ: Là những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng mà nó làm giảm trừ doanh thu thực. Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Tài khoản 521- Chiết khấu thương mại: Phản ánh khoản tiền DN giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng mua một lần đạt được doanh số chiết khấu. Phải theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán.
Kết cấu.
+ Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
+Bên có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán.
TK 521 không có số dư cuối kỳ.
*Sơ đồ hạch toán
111,112,131 521 511
Khi phát sinh các khoản chiết Kết chuyển chiết khấu thương
khấu thương mại cho khách hàng mại phát sinh trong kỳ
3331
Thuế GTGT
(nếu có)
- Tài khoản 531- hàng bán bị trả lại: Phản ánh giá trị của số, hàng hoá bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều khiển doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính toán thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo.
Kết cấu.
+ Bên nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm bán ra.
+ Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
*Sơ đồ hạch toán
111,112,131 531 511,512
Thanh toán cho người mua Kết chuyển doanh thu hàng bán
số tiền của hàng bán bị trả lại bị trả lại phát sinh trong kỳ
3331
Thuế GTGT
(nếu có)
- Tài khoản 532- giảm giá hàng bán: Phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi giá mà DN chấp nhận cho khách hàng được thoả thuận cho số hàng hoá đã bị bán vì lý
do hàng kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong trường hợp đồng kinh tế.
Kết cấu: + Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận.
+ Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu.
TK 532 cuối kỳ không có số dư.
*Sơ đồ hạch toán TK532
111,112,131 532 511,512
Giảm giá hàng bán Cuối kỳ,K/C tổng số giảm giá
hàng bán phát sinh trong kỳ
3331
Thuế GTGT
của hàng giảm giá
(nếu có)
- TK 632- Giá vốn hàng bán: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ sản phẩm xuất bán trong kỳ.
Kết cấu:
+ Bên nợ:Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch đã cung cấp theo hoá đơn.
+ Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào TK xác định kết quả.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
TK 156, 157
TK 632
TK 156
Giá vốn hàng hoá Hàng hoá bị trả lại
xuất bán nhập kho
TK 154 TK 911
Hàng sản xuất xong Cuối kỳ kết chuyển giá vốn
tiêu thụ ngay hàng hoá tiêu thụ
TK159
Điều chỉnh giảm số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
ã Tài khoản 155 “Thành phẩm”
Tài khoản này được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm hiện có của doanh nghiệp.
Nội dung, kết cấu của tài khoản:
Bên nợ :
-Trị giá thành phẩm nhập kho tính theo giá thành công xưởng thực tế
-Thành phẩm thừa trong kiểm kê
Bên có :
-Trị giá thành phẩm xuất kho tính theo giá thành thực tế
-Thành phẩm thiếu hụt trong kiểm kê
Số dư bên nợ : Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
ã Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”
Phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán kí gửi, đại lí nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Nội dung tài khoản :
Bên nợ :
- Trị giá thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán kí gửi, đại lí.
- Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
- Kết chuyển giá trị thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán vào cuối kỳ (dùng cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên có :
- Trị giá, thành phẩm đã gửi cho khách hàng bị trả lại
- Trị giá thành phẩm, dịch vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
- Kết chuyển giá trị thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán vào đầu kỳ ( dùng cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ)
Dư nợ : Trị giá thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Tài khoản 157 có thể được mở chi tiêt theo từng loại hàng hoá, thành phẩm hoặc theo từng khách hàng.
ã Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ này của doanh nghiệp .
Nội dung tài khoản :
Bên nợ :
- Số tiền phải thu về bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên có :
- Số tiền khách hàng đã thanh toán về mua thành phẩm vụ của doanh nghiệp
- Số tiền mua thành phẩm do khách hàng trả trước
- Các khoản giảm giá cho khách hàng sau khi đã giao hàng
- Doanh thu của số hàng bị người mua trả lại
- Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua
Dư nợ : Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng có quan hệ mua hàng thường xuyên với doanh nghiệp .
ã Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Tài khoản này phản ánh các khoản thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước.
Bên nợ : Các khoản thuế, lệ phí đã nộp cho Nhà nước.
Bên có : Các khoản thuế,phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước.
Dư có : Số thuế, phí, lệ phí còn phải nộp cho Nhà nước.
Tài khoản 333 được chia thành các tài khoản cấp II sau :
+ TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
+ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu
+ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ TK 3335 - Thu trên vốn
+ TK 3336 - Thuế tài nguyên
+ TK 3337 - Thuế nhà đất
+ TK 3338 - Các loại thuế khác
+ TK 3339 - Phí, các loại lệ phí và các khoản phải nộp khác
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toChứng từ gốc
án theo hình thức chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bẩng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK: 155, 157, 632, 511, 641, 642,
Bẩng cân đối sơ PS
Báo cáo tài chính
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chương ii
Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
I. Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
a .Tên và địa chỉ của công ty
- Tên doanh nghiệp:Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng và Thương mại Tứ Quý
- Trụ sở chính : xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc thành phố Nam Định
- Điện thoại: 035038118000
- Fax: 03503 789
- Email: Tuquymechanic@.com
- Website: www.Tuquymechanic.com
- Loại hình công ty: công ty cổ phần
- Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ công trình xây dựng,dân dụng,khu công nghiệp, giao thông thủy lợi
- Mã số thuế 0600405162
- Giấy chứng nhận kinh doanh số 0703001078 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Nam Định cấp ngày 25/9/1994
b. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công tycó địa chỉ: xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc thành phố Nam Định
Được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0703001078 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Nam Định cấp ngày 25/9/1994 Với tên gọi: công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tứ Quý
- Công ty ra đời ngày 25-09-1994 theo quyết định 36/QĐ-SKHĐT của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định với tên gọi: công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại Tứ Quý
- Đến nay các sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng sản phẩm chính sản phẩm cơ khí phục vụ công trình xây dựng dân dụng,công nghiệp.trong những năm gần đây nhờ sự năng động của ban lãnh đạo công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng, và đa dạng hoá sản xuất nhiều mặt hàng. Công ty đã và đang trên đà phát triển ,đời sống của công nhân viên ngày càng ổn định hơn.
- Những năm qua cùng với uy tín và chất lượng sản phẩm, công ty Tứ Quý đã tạo lập và duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng quan trọng và đã hoàn thành được những hợp đồng kinh tế lớn điều đó khẳng định sự năng động của công ty trong môi trường cạnh tranh găy gắt hiện nay
- Để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty đã không ngừng đổi mới đa dạng hóa sản phẩm , đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại nhằm làm tăng chất lượng của sản phẩm,Thực hiện chủ trương đó công tuy đã đầu tư mua sám máy móc hiện đại phục vụ kinh doanh
Trong thời buổi kinh tế môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay để phát triển và làm ăn có lãi là điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp.Công ty Tứ Quý là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả điều này đã được thể hiện qua hoạt động sản xuất kinh doanh, là những chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng cạnh tranh.Từ đó ta có thể thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của công ty Cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại Tứ Quý hiện nay
2.chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
a. Chức năng nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bao gồm từ thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, cung ứng sản phẩm cơ khí, dụng cụ, , , tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ công trình xây dung dân dụng,công nghiệp cơ sở hạ tầng,khu công nghiệp,giao thông thủy lợi
+ Sản xuất và thi công lắp đặt trang bị hệ thống cổng,cửa ra vào,cửa sổ,cửa xếp bằng chất liệu sắt thép inox,gang
+ Sản xuất và buôn bán các sản phẩm cơ khí dân dụng như bàn ghế inox, bàn ghế học sinh, giá treo….vv bằng chất liệu chủ yế là inox
Tình hình tài chính của Công ty
Những năm gần đây doanh nghiệp luôn có những bước đi vững vàng từ một tổ hợp sản xuất nhỏ phát triển thành một Công ty có quy mô lớn, số lượng sản phẩm ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu thị trường và được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm. Do đó thu nhập của công nhân viên được nâng cao và ổn định góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế xã hội tại địa phương.
Các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm 2008-2009.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
1
Tổng tài sản (đồng)
21.423.018.120
25.812.233.196
4.389.215.070
20
2
Doanh thu (đồng)
18.056.230.246
24.187.124.582
6.130.894.340
34
3
Giá vốn (đồng)
15.049.245.265
19.102.714.345
4.053.469.080
27
4
Lợi nhuận
trước thuế (đồng)
1.438.476.241
1.964.245.095
525.768.854
37
5
Khoản nộp
ngân sách (đồng)
402.586.715
591.435.128
188.848.413
47
6
Lao động
bình quân (người)
184
235
51
28
7
Thu nhập bình quân (1000đ/người)
1.295
1.698
403
31
Qua bảng trên ta thấy:
1. Tổng tài sản năm 2009 là 25.812.233.196 đồng tăng so với năm 2008 là 4.389.215.070 đồng tương ứng tăng 20%, chứng tỏ quy mô được mở rộng, vốn của doanh nghiệp ngày càng lớn, thể hiện trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo của Công ty trong việc tăng tổng tài sản tốt.
2. Doanh thu của năm 2009 so với năm 2008 tăng 6.130.894.340 đồng ứng với tỷ lệ 34%, mỗi đồng vốn bỏ thêm ra trong kỳ sẽ tăng thêm được 1,7 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả. Việc tăng này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm do mạng lưới khách hàng ngày càng được mở rộng.
3. Giá vốn của năm 2009 tăng 27% do doanh nghiệp mở rộng sản xuất tăng chi phí về nguyên vật liệu nhân công...
4. Lợi nhuận năm 2009 tăng 525.768.854 đồng tương ứng 37% so với năm2008, từ chỉ số trên cho thấy tình hình hoạt động tài chính của đơn vị là tốt, mỗi đồng tài sản bỏ ra đều thu được số lãi nhất định.
5. Khoản nộp ngân sách của đơn vị năm 2009 tăng 47% so với năm trước do lợi nhuận trước thuế tăng. Đây là khoản đóng góp quan trọng đối với Nhà nước
6. Lao động trong doanh nghiệp năm 2009 tăng 28% so với năm 2008, Công ty ngày càng có những chính sách đúng đắn tạo công ăn việc làm thu hút người lao động. Không chỉ tăng về số lượng mà thu nhập của họ cũng ngày một được cải thiện, năm 2009 thu nhập bình quân trên đầu người tăng 403.000 đồng ứng với 31% so với năm 2008.
Kết quả trên thể hiện sự phát triển không ngừng của Công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi. Có được thành tích đó là nhờ sự cố gắng phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân viên toàn đơn vị.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .
Sơ đồ 06: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Phân xưởng khuôn mẫu
Phân xưởng đúc
Phân xưởng gia
công
Giám đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng KCS
Phòng hành chính
Phòngkế toán
Phòng kế hoạch
Tổ
lắp
ráp
Tổ hàn, tiện
Tổ
ủ
hàng
Tổ nấu
lò
Tổ làm đất
Tổ làm khuôn
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý.
Công tác quản lý trong doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận, đây là một hệ thống các phòng ban chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện các chức năng của mình. Từ việc xác định rõ các bước đi mới đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy là một đơn vị hạch toán độc lập, chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Xuất phát từ khó khăn mà nền kinh tế thị trường đưa lại, để tồn tại và phát triển thì một trong những điều kiện đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức được bộ máy quản lý khoa học, phù hợp. Với thực tế đơn vị sản xuất sản phẩm tập trung tại một địa điểm nên bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, quản lý theo chế độ một thủ trưởng đảo bảo nhanh nhạy, chính xác trong các khâu thực hiện.
- Giám đốc: Mai Xuân Tứ là người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.
• Là người đề ra các chiến lược, phương hướng sản xuất chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh tới các phòng ban
• Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
• Chỉ đạo điều hành trực tiếp về: Tổ chức nhân sự, kế toán thống kê tài chính, dự án đầu tư, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhân sự, các văn bản pháp lý.
• Đưa ra các chính sách chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Phó giám đốc: (2 người) Là người trợ giúp cho giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc:
+ Phó giám đốc sản xuất: (Vũ Duy Dương) Chịu trách nhiệm toàn bộ về khâu chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, trực tiếp quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng và chỉ đạo toàn bộ các tiến độ công nghệ, định mức chi phí vật tư, nguyên liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Ngoài ra họ phải xây dựng các phương án sản xuất, quyết định các phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Phó giám đốc kinh doanh: (Trương Thị Dung) Phụ trách việc ngoại giao tìm kiếm bạn hàng, là người tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm: Sản xuất sản phẩm gì, ngừng sản xuất sản phẩm nào... ký kết các hợp đồng kinh tế cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất, quản lý kho hàng và tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng tổ chức hành chính: (Gồm 4 người) có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ, lao động tiền lương sao cho phù hợp, chịu trách nhiệm về khâu hành chính quản trị như: Quản lý mua sắm thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, lập kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra phòng tổ chức còn phụ trách công tác bảo vệ an toàn cho Công ty, phục vụ khi khách đến và làm việc.
- Phòng kế toán tài chính: (Gồm 5 người) có chức năng:
• Thu thập thông tin dữ liệu, phản ánh kịp thời quá trình thực hiện và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ tháng, quý, năm với Giám đốc công ty và các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
• Xác định và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước. Hạch toán đúng quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích lỗ lãi để đề xuất với cấp trên biện pháp khắc phục cũng như phát huy
• Xây dựng kế hoạch tài chính năm, lập giá dự toán cũng như tính giá thành cho các sản phẩm của Công ty, tổ chức cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho lãnh đạo
• Thực hiện việc giám sát đúng chức năng của kế toán: Việc sử dụng tài sản, tiền mặt, các khoản chi tiêu.
• Lập chứng từ hoá đơn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc, thực hiện các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá, thuê khoán nhân công.
• Quan hệ với Ngân hàng, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, lập chứng từ liên quan đến thanh toán, tiền lương, các khoản vay đến hạn.
- Phòng kế hoạch: (gồm 3 người) làm tham mưu cho ban lãnh đạo trong công việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đưa ra các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả, lập kế hoạch và tiến độ thực hiện sản xuất phù hợp với năng lực của Công ty, đôn đốc thực hiện kế hoạch đề ra.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): (Gồm 4 người) chịu trách nhiệm về phân tích thành phần các chất trong sản phẩm. Phân tích chất lượng sản phẩm (về cơ, lý hoá) xem xét tỉ lệ nguyên liệu trong sản phẩm là bao nhiêu thì thích hợp
- Phòng kỹ thuật: (Gồm 3 người) chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật về máy móc thiết bị quy trình sản xuất, thiết kế mẫu mã mới, lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc định kỳ, chỉ đạo phân xưởng sản xuất thực hiện đúng nguyên tắc cũng như tỉ lệ nguyên liệu bảo đảm chất lượng sản phẩm của hàng hoá.
- Các phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất : Có chức năng thực hiện các công việc do phòng ban lãnh đạo phân công và yêu cầu nhằm hoàn thiện công việc theo đúng tiến độ thời hạn trong các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã đảm nhận.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận:
Mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng cùng nhau phục vụ cho công tác điều hành và sản xuất của doanh nghiệp. Có sự liên kết chặt chẽ đó là do bộ phận này luôn bổ sung cho bộ phận kia tạo nên khối thống nhất. Phòng kế hoạch dự tính nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào là căn cứ quan trọng để cho phân xưởng tiến hành sản xuất với sự giám sát chặt chẽ của phòng kỹ thuật.
Sản phẩm hoàn thành cần tới sự hạch toán về chi phí sản xuất, giá vốn và khoản thu sau bán hàng của phòng kế toán. Qua đó phản ánh kết quả sản xuất là lỗ hay lãi và cũng chính là vấn đề phòng kế hoạch quan tâm để có chính sách phát triển đổi mới trong tương lai.
Mọi hoạt động sản xuất đều được sự quan tâm đánh giá của phòng tổ chức hành chính và ban lãnh đạo trong doanh nghiệp. Vì đó là cơ sở đề ra các mức lương, thưởng cho công nhân viên dựa vào tình hình sản xuất giám đốc doanh nghiệp cũng có nhiều định hướng kinh tế đúng đắn hơn. Như vậy với bộ máy sản xuất kinh doanh như hiện nay của doanh nghiệp là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của từng bộ phận, đảm bảo tính đồng bộ nhất quán đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo trong các hoạt động của cá nhân cũng như toàn Công ty nhắm phát huy sức mạnh tổng hợp.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 09: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vốn, CPSX và tính giá thành
Kế toán NVL, TSCĐ
Kế toán tiền lương, thanh toán, tiêu thụ
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Kế toán trưởng: Bùi Thị Mơ- trưởng phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và cơ quan Nhà nước về mọi khoản thu chi, lao động, tiền lương, phúc lợi... , việc chấp hành kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán cũng như các thông tin đã cung cấp.
- Kế toán tổng hợp: (Lê Viết Hoàn) có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính của Công ty, giúp kế toán tổ chức những thông tin kinh tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức bao quát tài liệu kế toán, tổ chức và tổng hợp chi tiết nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn tổng hợp số liệu kiểm kê thuế và các khoản nộp ngân sách.
- Kế toán tiền lương, thanh toán tiêu thụ: (Nguyễn Thị Thu Thảo) chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc phản ánh lương các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng tổng hợp tiền lương và phân bổ tiền lương. Kế toán thực hiện công tác thu chi theo dõi các khoản phải thu, phải trả. Phản ánh và ghi chép kịp thời đầy đủ chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu của từng hoạt động, từng phân xưởng, từng phòng ban trong đơn vị. Đồng thời tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động. Định kỳ cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho viêc lập báo cáo tài chính.
- Kế toán NVL, TSCĐ: (Trương Công Dũng) Theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu xuất- nhập- tồn kế toán căn cứ vào chứng từ nhập kho do thủ kho chuyển lên, kiểm tra ghi sổ. Cuối tháng kế toán cộng sổ đối chiếu với thẻ kho theo số lượng trong bảng, thống kê tổng hợp xuất- nhập- tồn báo cáo với kế toán tổng hợp các số liệu đó. Ngoài ra kế toán còn ghi chép phản ánh hiện trạng giá trị tài sản cố định, tính và phân bổ chính xác nguyên giá, khấu hao tài sản cố định, lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn.
- Kế toán vốn, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: (Nguyễn Thị Thanh) có nhiệm vụ phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty, theo dõi tình hình sử dụng vốn, chấp hành đúng quy định về quản lý tiền tệ. Ngoài ra căn cứ vào vốn xuất kho vật tư, bảng thanh toán lương, phiếu xuất kho thành phẩm tiến hành tính toán phân bổ chi phí trên cơ sở đó tính giá cho từng loại mặt hàng.
1.4.3. Hình thức tổ chức kế toán tại công ty.
Hiện nay công tác kế toán của doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ/ BTC ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Bộ tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo:
- Niên độ kế toán được quy định là 12 tháng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (năm dương lịch). Công ty hạch toán theo tháng, quý, năm.
- Đơn vị áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền.
Giá thực tế của thành phẩm xuất kho
=
Số lượng hàng xuất kho
x
Đơn giá bình quân gia quyền
Đơn giá
bình quân
gia quyền
=
Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Hệ thống báo cáo tài chính. Công ty lập 4 báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01-DN).
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02- DN).
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03-DN).
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B 04-DN).
Ngoài ra cuối kỳ công ty thành lập báo cáo chi tiết tài sản cố định, báo cáo bán ra mua vào (theo tháng), báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
Định kỳ hàng quý các đơn vị trực thuộc nộp báo cáo lên phòng kế toán của công ty để quyết toán. Cán bộ chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động kế toán cấp dưới
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: VNĐ, nguyên tắc chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang VNĐ theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
- Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng: Là hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”, hạch toán được thực hiện bằng ghi chép thủ công. Hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách chứng từ được áp dụng theo chế độ kế toán quy định. Các loại sổ sách đang áp dụng tại công ty:
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán: Công ty không sử dụng phần mềm kế toán mà chỉ sử dụng máy để giảm bớt một phần công việc của nhân viên kế toán như: Sử dụng Excel để lập bảng phân bổ tiền lương, báo cáo nhập- xuất- tồn, bảng kê bán hàng, kê khai thuế, ....
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ hoạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Ghi chú các kí hiệu:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức: Chứng từ ghi sổ.
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh có và số dư của từng tài sản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng số phát sinh phải bằng nhau. Số dư của từng tài khoản trên từng Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
II. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty cổ phần thương mại cơ khí xây dựng Tứ Qúy
1. Các chứng từ sổ sách cần sử dụng.
1.1. Các chứng từ sử dụng.
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn bán hàng.
1.2. Các sổ sách sử dụng.
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết thành phẩm
- Sổ chi tiết giá vốn.
- Sổ chi tiết bán hàng.
- Sổ chi tiết chi phí bán hàng.
- Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Sổ chi tiết TK 911.
- Sổ chi tiết TK 131.
- Sổ tổng hợp chi tiết thành phẩm
- Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn.
- Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng.
- Sổ tổng hợp chi tiết TK 131.
- Các chứng từ ghi sổ TK: 155, 157, 632, 641, 642, 511, 131, 911, 421.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Các sổ cái các tài khoản: TK155, TK157, TK632, TK511, TK521, TK531, TK532, TK641, TK642, TK131, TK911, TK421
2. Quy trình luân chuyển chứng từ, ghi chép vào sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả.
2.1. Quy trình luân chuyển.
Sơ đồ 11: Quy trình ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ
PXK, PNK, HĐBH,
Sổ tổng hợp chi tiết TK: 155, 632, 641, 642, 511, 911, 131
Thẻ kho, sổ chi tiết TK: 155, 632, 641, 642, 511, 911, 421
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Sổ cái TK: 155, 157, 632, 511, 521, 531, 532, 641, 642, 911, 421, 131
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Đơn vị áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
Ghi chú các kí hiệu:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ kế toán: PNK, PXK, hoá đơn bán hàng… kế toán ghi vào thẻ kho, sổ chi tiết các TK: 155, 157, 632, 511, 521, 531, 532, 641, 642, 911, 421, 131, sử dụng các sổ chi tiết đó ta vào sổ tổng hợp chi tiết các TK tương ứng, từ đó dùng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ. Dựa vào chứng từ ghi sổ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái các TK tương ứng.
Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh có và số dư của từng tài sản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song
- Thẻ kho: Do thủ kho mở cho từng thành phẩm.
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên thẻ kho. Cuối ngày, cuối tháng thủ kho phải tính ra khối lượng tồn trên từng thẻ kho.
- Sổ chi tiết thành phẩm: Do kế toán chi tiết thành phẩm mở theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn cứ vào PNK, PXK mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết, cuối ngày cuối tháng kế toán tính ra số lượng và giá trị tồn của từng thứ thành phẩm, số lượng xuất- nhập -tồn trên sổ chi tiết.
- Sổ tổng hợp X- N- T: Do kế toán chi tiết vật tư lập theo giá trị. Căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, mỗi thành phẩm được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp X- N- T. Cuối tháng cộng sổ tổng hợp X- N- T kế toán đối chiếu với sổ cái tài khoản 155
2.2. Nội dung chi tiết tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty.
Mẫu số : 01 - VT
Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
Biểu số 01: Phiếu nhập kho
Đơn vị: CT CPTMCKXD Tứ Qúy
Phiếu nhập kho
Ngày 10 tháng 04 năm 2011
Số: 2598.................................
Bộ phận:..........................
Nợ TK 155
Có TK 154
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Tuấn
- Theo hoá đơn.....................ngày..........tháng.........năm..........của................
- Nhập tại kho : Thành phẩm.........Địa chỉ: Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Chứng từ
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Trục chính T18A
T18A
Cái
02
02
7.380.000
14.760.000
Cộng :
14.760.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Nhập, ngày 10 tháng 04 năm 2011
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Mẫu số : 02 - VT
Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
Biểu số 02: Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho
Ngày 12 tháng 04 năm 2011
Số: 02713............................
Đơn vị: CT CPTMCKXD Tứ Qúy
Bộ phận:..........................
Nợ TK 632 : 14.754.000
Có TK 155: 14.754.000
- Họ tên người nhận hàng : Trần Văn Dũng .............Địa chỉ (bộ phận): Công ty xi măng Bỉm Sơn.
- Lý do xuất kho : Xuất bán thành phẩm
- Xuất tại kho : Thành phẩm.
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Trục chính T18A
T18A
Cái
02
02
7.377.000
14.754.000
Cộng :
14.754.000
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bốn triệu bảy trăm năm tư nghìn đồng chẵn.
- Số chứng từ gốc kèm theo: ....................................................................................
Xuất, ngày 12 tháng 04 năm 2011
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Hoặc bộ phận có nhu cầu xuất)
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bước đầu tiên trong thủ tục bán hàng là việc sử lý các hợp đồng, đơn đặt hàng. Khi đã thống nhất với khách hàng về số lượng mẫu mã từng loại sản phẩm, công ty duyệt bán và tiến hành xuất kho thành phẩm. Trên phiếu xuất kho quy định đối tượng ghi như sau:
+ Người lập phiếu: Ghi cột chủng loại, quy cách và số lượng xuất theo chứng từ.
+ Thủ kho ghi cột thực xuất.
+ Kế toán hàng tồn kho ghi cột đơn giá và cột thành tiền
Biểu số 03: Thẻ kho
thẻ kho
Tháng 04 năm 2011
Tên sản phẩm: Trục chính T18A
Đơn vị tính: Cái
Mã số: T18A
S
T T
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập
xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
SH
NT
Nhập
Xuất
Tồn
1
Tồn đầu tháng
01
2
2598
10/04
Nhập kho từ
sản xuất
10/05
02
03
3
2713
12/04
Xuất kho TP
12/05
02
01
4
2634
20/04
Nhập kho từ
sản xuất
20/05
02
03
5
2795
25/04
Xuất kho TP
25/05
02
01
Cộng
04
04
01
Ngày..29...Tháng...04.....Năm..2011.....
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ thành phẩm, là căn cứ xác định số lượng tồn kho thành phẩm và xác định trách nhiệm với thủ kho.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Mỗi thẻ kho dùng cho 1 thứ thành phẩm, đơn vị tính, mã số. Kế toán lập thẻ và ghi vào các cột trong bảng:
Cột STT: Đánh số thứ tự từng hoá đơn nhập, xuất.
Cột chứng từ, cột diễn giải, cột ngày nhập xuất được lấy từ PNK (số 2598, 2634) và PXK (số 2713, 2795) trục chính T18A
Cột số lượng:
+ Cột nhập: Số lượng thành phẩm được nhập lấy từ các PNK thành phẩm số 2598 và 2634
+ Cột xuất: Số lượng thành phẩm được xuất lấy từ các PXK thành phẩm số 2713 và 2795
+ Cột tồn:
Số lượng TP tồn ngày 12/05
=
Số lượng TP tồn đầu tháng
+
Số lượng TP nhập kho ngày 10/05
_
Số lượng TP xuất kho ngày 12/05
Số lượng TP tồn ngày 12/05 = 1 + 2 – 2 = 1 (cái)
Số lượng TP tồn ngày 20/05
=
Số lượng TP tồn ngày 12/05
-
Số lượng TP xuất ngày 20/05
Số lượng TP tồn ngày 20/05 = 2 + 1 = 3 (cái)
Số lượng TP tồn ngày 25/05
=
Số lượng TP tồn ngày 20/05
-
Số lượng TP xuất ngày 25/05
Số lượng TP tồn ngày 25/05 = 3 - 2 = 1 (cái)
Biểu số 04: Sổ chi tiết TK 155.1
Sổ chi tiết thành phẩm
Tài khoản 155.1.
Tên kho: Thành phẩm
Tên thành phẩm: Trục chính T18A
Đơn vị tính: Cái
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
Đầu kỳ
7.345.000
01
7.345.000
2598
10/04
Nhập kho từ sản xuất
154
7.380.000
02
14.760.000
03
22.105.000
2713
12/04
Xuất bán thành phẩm
632
7.377.000
02
14.754.000
01
7.351.000
2634
20/04
Nhập kho từ sản xuất
154
7.390.000
02
14.780.000
03
22.131.000
2795
25/04
Xuât bán thành phẩm
632
7.377.000
02
14.754.000
01
7.377.000
Cộng cuối tháng
04
29.540.000
04
29.508.000
01
7.377.000
Ngày......tháng..........năm..........
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên, đóng dấu)
Sổ chi tiết thành phẩm: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ thành phẩm làm căn cứ đối chiếu với ghi chép của thủ kho.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Căn cứ vào PNK, PXK mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết cuối ngày, cuối tháng kế toán tính ra số lượng và giá trị tồn kho của từng thứ thành phẩm đối chiếu với số lượng nhập, xuất, tồn trên sổ tổng hợp chi tiết TK155.
Cột chứng từ: Ghi số hiệu và ngày tháng xuất thành phẩm được lấy từ PNK, PXK thành phẩm trục chính T18A trong tháng 05/ 2009.
Cột diễn giải: Nêu lý do nhập kho, xuất kho thành phẩm.
Cột TKĐƯ: Tên các tài khoản đối ứng của từng hoá đơn .
Cột đơn giá: Giá trị của một thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân gia quyền
=
Giá trị TP tồn đầu kỳ + Giá trị TP nhập trong kỳ
Số lượng TP tồn đầu kỳ + Số lượng TP nhập trong kỳ
=
7.345.000 + (7.380.000 X 2 + 7.390.000 X 2 )
1 + 4
=
7.377.00đ
Cột nhập xuất tồn: Ghi rõ số lượng, giá trị tương ứng của TP nhập, xuất, tồn.
+ Cột nhập : SL là số lượng TP lấy từ PNK. Ví dụ ngày 10/05 nhập 2 TP theo PNK số 2598
Cột thành tiền = số lượng nhập X đơn giá
Giá trị nhập ( ngày 10/ 05) = 2 X 7.380.000 = 14.760.000đ
+ Cột xuất . SL là số lượng lấy từ PXK tương ứng với số hiệu và ngày tháng đã liệt kê tháng 05 năm 2009. ví dụ ngày 12/05 xuất kho 2 TP theo PXK số 2713
Cột thành tiền = số lượng xuất X đơn giá
Giá trị xuất (ngày 12/05) = 2 X 7.377.000 = 14.754.000đ
+ Cột tồn: SL = số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập - số lượng TP xuất
SL tồn ngày 12/05 = 1 + 2 – 2 = 1
Cột thành tiền = Giá trị TP tồn đầu kỳ + giá trị TP nhập – giá trị TP xuất
Giá trị TP tồn ngày 12/05 = 7.345.000 +14.760.000 – 14.754.000 = 7.351.000đ
Biểu số 05: Bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm
Bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm
Tài khoản 155
Tháng 04 năm 2011
Danh điểm
TP
Tên thành phẩm
Tồn đầu
kỳ
Nhập trong
kỳ
Xuất trong
kỳ
Tồn cuối kỳ
155.1
Trục chính T18A
7.345.000
29.540.000
29.508.000
7.377.000
155.2
Gầu tải HL300
97.200.000
72.900.000
24.300.000
155.3
Máy bào B365
39.055.000
40.136.000
79.191.000
155.4
Tượng đồng
bán thân 75cm
42.350.000
42.350.000
155.5
Đỉnh thất lân
13.712.000
41.226.000
54.938.000
......
......
.......
......
......
Cộng
121.062.000
1.447.615.000
1.537.000.000
31.677.000
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm: Do kế toán lập theo chỉ tiêu giá trị.
Phương pháp ghi sổ: Căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm mỗi thứ thành phẩm được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp N- X- T .
Ghi giá trị của từng thành phẩm được tập hợp từ các sổ chi tiết thành phẩm ở trên vào các cột nhập, xuất, tồn. Cuối tháng có dòng cộng tổng hợp giá trị cả tháng.
Ví dụ trục chính T18A :
Giá trị tồn đầu kỳ là 7.345.000đ lấy từ dòng tồn đầu kỳ của sổ chi tiết TP
Giá trị nhập trong kỳ là 29.540.000đ lấy từ dòng cộng cuối tháng ở cột giá trị nhập của sổ chi tiết TP
Giá trị xuất trong kỳ là 29.508.000đ lấy từ dòng cộng cuối tháng ở cột giá trị xuất của sổ chi tiết TP
Giá trị tồn cuối kỳ là 7.377.000đ lấy từ dòng cộng cuối tháng ở cột giá trị tồn của sổ chi tiết TP
Biểu số 06: Chứng từ ghi sổ số 0801
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Thắng Lợi Tháng 05/2009
số 0801
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Nhập kho từ sản xuất
155
154
1.447.615.000
Tổng
1.447.615.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Chứng từ ghi sổ : là sổ dùng để phản ánh các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong kỳ theo trình tự thời gian. Chứng tứ ghi sổ có thể lập theo chứng từ gốc có thể lập theo kỳ kết hợp với các nội dung kinh tế nghiệp vụ, có thể lập theo tài khoản...
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Căn cứ vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết TK : 155, 632, 641, 642, 511, 911, 131 trong kỳ kế toán lần lượt ghi vào các chứng từ ghi sổ có liên quan theo trình tự thời gian. Cuối tháng cộng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, cột tổng số tiền phải khớp với tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh.
Cột trích yếu: Nội dung ghi sổ
Cột TK : Các TK định khoản để ghi sổ
Cột số tiền : được lấy từ dòng cộng cuối tháng của cột giá trị nhập trong kỳ ở bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm 1.447.615.000đ
Biểu số 07: Hoá đơn GTGT
Mẫu số 01 GTKT-3LL
RD/ 2009B
0009204
Hóa đơn GTGT
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 12 tháng 04 năm 2011
Đơn vị bán hàng: Công ty CPTM cơ khí xây dựng Tứ Qúy
Địa chỉ: Mỹ Lộc _Nam Định.
Số tài khoản: 102010000365211
Số điện thoại: 0358118000 MS: 0600001213
Họ tên người mua hàng : Trần Văn Dũng
Địa chỉ : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Số TK: 48210000000906
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0700117613
STT
Tên hàng hóa
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 1 x 2
1
Trục chính T18A
Cái
02
9.000.000
18.000.000
Cộng tiền hàng 18.000.000
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 1.800.000
Tổng cộng thanh toán: 19.800.000
Số tiền: Mười chín triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT). Hoá đơn này do kế toán bán hàng lập, bao gồm 3 liên theo quy định của bộ tài chính:
Liên 1: (mầu đen) Lưu tại quyển.
Liên 2: (mầu đỏ) Giao cho khách hàng.
Liên 3: (mầu xanh) Dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán.
Hoá đơn được sử dụng theo quy định của Nhà nước. Trên hoá đơn GTGT in sẵn số hiệu, số hoá đơn theo (thứ tự), có thêm ngày tháng phát sinh nghiệp vụ, khối lượng đơn giá, thành tiền từng loại thành phẩm, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán... Hoá đơn hợp lệ là hoá đơn không tẩy xoá, có đóng dấu và chữ ký hợp lệ của đối tượng liên quan, giao và làm thủ tục nhập xong, kế toán bán hàng sẽ viết hoá đơn GTGT
Theo hoá đơn GTGT số 0009204 doanh nghiệp tiến hành lập phiếu thu
Mẫu số: 01 – TT
Ban hành theo QĐ số:15/2006/ QĐ-BTC
Ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC
Biểu số 08 : phiếu thu Đơn vị: CT CPTMCKXD Tứ Qúy
Địa chỉ: Mỹ Lộc Nam Định
Quyển số :....
Số: 1246
Nợ TK 111 : 19.800.000
Có TK 511 : 18.000.000
Có TK 3331: 1.800.000
Phiếu thu
Ngày 12 tháng 04 năm 2011
Họ, tên người nộp : Trần Văn Dũng
Địa chỉ : Công ty xi măng Bỉm Sơn
Lý do nộp : Thu tiền bán hàng
Số tiền : 19.800.000đ. (viết bằng chữ): Mười chín triệu tám trăm nghìn đồng chẵn
Kèm theo ....................................................................... chứng từ gốc.
Ngày 12 tháng 04 năm 2011.
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người nộp tiền
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu tám trăm nghìn đồng chẵn
+Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):.....................................................................
+ Số tiền quy đổi:................................................................................................... -
Phiếu thu (hoặc giấy báo có của ngân hàng): Phản ánh các khoản thanh toán của
khách hàng cho doanh nghiệp. Phiếu thu được đánh số liên tục để vào sổ không bị trùng lặp và tiện theo dõi, đối chiếu. Giấy báo có của ngân hàng được phân loại bằng cách đánh số, ký hiệu riêng đối với từng ngân hàng giao dịch. Các giấy báo có được sắp xếp theo thứ tự liên tục ghi trên giấy báo có với những chứng từ gốc đính kèm, giữa số dư đầu kỳ của giấy báo có nhận được sau với số dư đầu kỳ của giấy báo có nhận được trước liền đó để đảm bảo việc vào sổ được đủ và chính xác theo số thực tế phát sinh thực tế.
Phiếu thu phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm thu tiền.
Dòng lý do nộp ghi rõ nội dung thu tiền đơn vị tiền tệ. Phiếu thu lập thành 3 liên :
+ Liên 1 lưu tại nơi lập phiếu.
+ Liên 2 giao cho người nộp tiền
+ Liên 3 để ghi sổ quỹ.
Từ các chứng từ đơn vị vào sổ chi tiết và tổng hợp.
Biểu số 09 : Sổ chi tiết TK 632
Sổ chi tiết giá vốn tk632
Thành phẩm : Trục chính T18A
Tháng 04 năm 2011
ĐVT : Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi nợ TK632, ghi có các TK
Ghi có TK632, ghi nợ các TK
SH
NT
155
157
Cộng nợ
TK 632
155
911
Cộng có TK632
12/05
2713
12/ 05
Bán cho công ty xi măng Bỉm Sơn
14.754.000
14.754.000
25/05
2815
25/05
Xuất bán thành phẩm
14.754.000
14.754.000
31/05
kết chuyển giá vốn hàng bán
29.508.000
29.508.000
Cộng phát sinh
29.508.000
29.508.000
29.508.000
29.508.000
Sổ chi tiết giá vốn: được mở cho từng thứ thành phẩm.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ : Căn cứ vào phiếu xuất kho (ví dụ ngày 12/05) mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng vào bên nợ TK 632 (14.754.000đ) trên sổ chi tiết. Cuối tháng cộng phát sinh Nợ TK632 trên sổ chi tiết loại trừ phần thành phẩm bị trả lại kho (nếu có). Số còn lại chuyển sang TK 911 ghi phát sinh TK 632 trên sổ chi tiết là 29.508.000đ
Biểu số 10 : sổ tổng hợp chi tiết giá vốn
Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn tk632
Tháng 04 năm 2011
ĐVT : Đồng
Danh điểm TP
Tên, chủng loại, quy cách
Ghi nợ TK632, ghi có các TK
Ghi có TK632, ghi nợ các TK
155
157
Cộng nợ
TK 632
155
911
Cộng có TK632
155.1
Trục chính T18A
29.508.000
29.508.000
29.508.000
29.508.000
155.2
Gầu tải HL300
48.600.000
24.300.000
72.900.000
72.900.000
72.900.000
155.3
Máy bào B365
79.191.000
79.191.000
79.191.000
79.191.000
155.4
Tượng đồng bán thân 75cm
742.350.000
42.350.000
42.350.000
42.350.000
155.5
Đỉnh thất lân
54.938.000
54.938.000
54.938.000
54.928.000
...
...
...
...
...
...
.....
Tổng
1.444.846.000
92.154.000
1.537.000.000
1.537.000.000
1.537.000.000
Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn : Sổ này phản ánh tổng hợp giá vốn hàng bán trong kỳ.
Phương pháp ghi sổ : Căn cứ vào sổ chi tiết giá vốn cho từng thứ thành phẩm, mỗi thứ thành phẩm được ghi 1 dòng
trên sổ tổng hợp chi tiết giá vốn kế toán điều chỉnh với sổ cái TK 632.
Cột danh điểm : Ghi số hiệu các tài khoản tương ứng với thành phẩm.
Cột tên thành phẩm: Tên các thành phẩm xuất bán trong kỳ.
Ghi các giá trị xuất thành phẩm vào cột TK155 (xuất bán trực tiếp), TK157 (nếu gửi bán), có cột cộng nợ TK632. cuối tháng có cộng tổng cả tháng và kết chuyển sang TK911
Biểu số 11: Chứng từ ghi sổ số 0802
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0802
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng
632
155
1.444.846.000
Tổng
1.444.846.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Cột trích yếu : Nội dung ghi sổ
Cột TK : Các TK định khoản để ghi sổ
Cột số tiền : Giá trị của dòng cộng cuối tháng ở cột ghi có TK 155 của sổ tổng hợp chi tiết giá vốn
Biểu số 12: Chứng từ ghi sổ số 0803
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 05/2009
số 0803
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Xuất kho thành phẩm để gửi bán
157
155
92.154.000
Tổng
92.154.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người tập Kế toán trưởng
Cột trích yếu : Nội dung ghi sổ
Cột TK : Các TK định khoản để ghi sổ
Cột số tiền : Giá trị của hàng gửi bán tháng 05 năm 2009
Biểu số 13: Chứng từ ghi sổ số 0804
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0804
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Đại lý ký gửi chấp nhận thanh toán
632
157
92.154.000
Tổng
92.154.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Cột trích yếu : Nội dung ghi sổ
Cột TK : Các TK định khoản để ghi sổ
Cột số tiền : Giá trị của dòng cộng cuối tháng ở cột ghi có TK 157 của sổ tổng hợp chi tiết giá vốn
sổ chi tiết bán hàng (TK511)
Trục chính T18A
Tháng 04 năm 2011
Biểu số 14 : Sổ chi tiết bán hàng
Đơn vị : công ty. CPTMCKXD Tứ Qúy
Địa chỉ: Mỹ Lộc _Nam Định ĐVT : Đồng
chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK doanh thu
Các khoản giảm trừ
doanh thu
SH
NT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Các khoản khác
9204
12/05
Bán cho công ty xi
măngBỉm Sơn
02
9.000.000
18.000.000
9270
25/05
Xuất bán thành phẩm
02
9.500.000
19.000.000
Cộng số phát sinh
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
37.000.000
37.000.000
29.508.000
7.492.000
Cột chứng từ : Ghi số hiệu và ngày tháng lấy từ hoá đơn GTGT số bán trục chính T18A trong tháng 05 năm 2009
Cột diễn giải : Nội dung bán thành phẩm
Cột ghi có tài khoản doanh thu : Nêu đầy đủ số lượngTP, đơn giá là giá trị 1 thành phẩm lấy từ hóa đơn bán trục chính T18A
Cột thành tiền = số lượng x đơn giá.
Ví dụ ngày 12/05 cột thành tiền = 2 X 9.000.000 = 18.000.000đ
Căn cứ vào các khoản giảm trừ doanh thu kế toán ghi vào phần các khoản giảm trừ trên sổ chi tiết bán hàng. Từ đó kế toán tính ra chỉ tiêu lãi gộp cho từng thứ hàng hoá ghi vào sổ chi tiết bán hàng.
Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán = 37.000.000 - 29.508.000 = 7.492.000đ
Dòng Giá vốn hàng bán lấy từ dòng cộng phát sinh cuối tháng của sổ chi tiết giá vốn trục chính T18A
Biểu số 15 : Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
Tháng 04 năm 2011
ĐVT : Đồng
Danh điểm TP
Tên, chủng loại quy cách
Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
155.1
Trục chính T18A
37.000.000
37.000.000
29.508.000
7.492.000
155.2
Gầu tải HL300
106.472.000
106.472.000
72.900.000
33.572.000
155.3
Máy bào B365
117.293.000
117.293.000
79.191.000
38.102.000
155.4
Tượng đồng bán thân 75cm
69.715.000
69.715.000
42.350.000
27.365.000
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
Tổng
2.396.052.000
2.396.052.000
1.537.000.000
859.052.000
Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng: Dùng để phán ánh toàn bộ doanh thu, các khoản giảm trừ và lãi gộp cho toàn bộ TP
Căn cứ và phương pháp ghi sổ:. Mỗi thứ thành phẩm được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp chi tiết bán hàng theo danh điểm và TP
Cột doanh thu bán hàng : là số tiền được lấy từ dòng cộng phát sinh doanh thu của các sổ chi tiết bán hàng. Ví dụ doanh thu của sổ chi tiết bán trục chính T18A là 37.000.000
Cột khoản giảm trừ doanh thu : Lấy từ dòng cộng phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu của sổ chi tiết bán hàng.
Cột doanh thu thuần = giá vốn bán hàng - các khoản giảm trừ doanh thu.
= 37.000.000 - 0 = 37.000.000đ
Cột giá vốn hàng bán: Lấy số liệu từ cột cộng nợ TK 632 của sổ chi tiết giá vốn. Lãi gộp = doanh thu – giá vốn
= 37.000.000 - 29.508.000 = 7.492.000đ
Biểu số 16: Sổ chi tiết TK 131
Sổ chi tiết TK131
Tháng 04 năm 2011.
Đối tượng : Công ty xi măng Cần Thơ
ĐVT : Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
SHTK ĐƯ
Thực hiện thanh toán
Thực hiện chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
01/05
Dư đầu kỳ
56.200.000
09/05
1254
09/05
Thu tiền hàng kỳ trước
112
115.000.000
28/05
9280
28/05
Gầu tải HL300
511 3331
106.472.000
10.647.200
Cộng phát sinh
116.119.200
115.000.000
Dư cuối kỳ
57.319.200
Sổ chi tiết TK 131 sổ này dùng để theo dõi thanh toán với từng khách hàng hoặc từng nhà cung cấp.
Căn cứ và phương pháp ghi : Từ chứng từ thanh toán số 1254 và hoá đơn bán hàng số 9280 mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết TK131.
Cột ngày tháng ghi sổ : ngày, tháng lấy từ các chứng từ số 1254 và 9280
Cột chứng từ : Số hiệu và ngày tháng được ghi trong chứng từ số 1254 và 9280
Cột diễn giải : Nêu số dư đầu kì 56.200.000đ là số nợ của khách hàng trong kỳ trước và nội dung nghiệp vụ phải thu khách hàng.
Cột số phát sinh : Nợ (số tiền trong kỳ phải thu của khách hàng) ví dụ khách hàng mua gầu tải HL300 nợ 106.472.000đ, có (số tiền khách hàng đã thanh toán) ví dụ khách hàng thanh toán kỳ trước 115.000.000
Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK131 kế toán ghi vào sổ tổng hợp chi tiết TK 131.
Biểu số 17 : Sổ tổng hợp chi tiết TK 131
Sổ tổng hợp chi tiết TK 131.
Tháng 04năm 2011
ĐVT : Đồng
STT
Tên khách hàng
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
Công ty xi măng Cần Thơ
56.200.000
116.119.200
115.000.000
57.319.200
2
Cửa hàng Kim Liên
26.800.000
71.665.000
82.000.000
16.465.000
Cộng
83.000.000
187.784.200
197.000.000
73.784.200
Sổ tổng hợp chi tiết TK 131: Sổ này dùng để tổng hợp tình hình thanh toán với các khách hàng và nhà cung cấp. Phương pháp ghi sổ: Mỗi khách hàng hoặc mỗi nhà cung cấp được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp chi tiết TK 131.
Ghi rõ tên khách hàng theo số thứ tự tương ứng.
Cột số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ được tập hợp từ các sổ chi tiết
TK131. Cuối tháng cộng sổ tổng hợp chi tiết TK131 kế toán đối chiếu với sổ cái TK131.
Biểu số 18: Chứng từ ghi sổ số 0805
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 01/2011
số 0805
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Xuất bán thành phẩm chưa thu tiền
131
511
187.784.200
Xuất bán thành phẩm thu bằng TGNH
112
511
2.090.267.800
Xuất bán thành phẩm thu bằng tiền mặt
111
511
118.000.000
Tổng
2.396.052.000
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Cột trích yếu : Nội dung ghi sổ ( ví dụ xuất bán thành phẩm chưa thu tiền)
Cột số tiền : Giá trị của dòng cộng cuối tháng ở các sổ tổng hợp chi tiết ( ví dụ giá trị cuối tháng của cột nợ TK 131 là 187.784.000đ
Cuối tháng có dòng cộng tổng số tiền
Biểu số 19: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Trích tháng 04 năm 2011
ĐVT: đồng
TT
Diễn Giải
Thời gian KH
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK627
CPSXC
TK641
CPBH
TK 642 QLDN
NG TSCĐ
Số KH
1
Số khấu hao trích tháng 4
15.891.640.120
204.075.300
98.031.150
5.446.175
5.446.175
2
Số khấu hao tăng trong tháng
303.242.880
7.410.375
5.577.936
404.998
1.427.441
Máy vi tính
60
37.956.240
632.604
316.302
316.302
Máy mài
36
132.067.350
3.668.538
3.668.538
Máy khoan
36
80.001.990
2.222.278
1.111.139
1.111.139
Máy phát điện
60
53.217.300
886.955
798.259
88.696
3
Số khấu hao giảm tháng 05
34.270.730
832.458
653.200
89.629
89.629
Máy khoan
36
23.515.200
653.200
653.200
Máy vi tính
60
10.755.530
179.258
89.629
89.629
4
Số khấu hao trích trong tháng
16.160.612.270
210.653.217
102.955.886
5.761.544
6.783.987
Biểu số 20: Bảng tính và phân bổ tiền lương của công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
ĐVT: đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334- phải trả công nhân viên
TK338- phải trả phải nộp khác
Tổng
Lương
Lương phụ
Cộng có TK334
3382(2%)
3383 (15%)
3384(2%)
Cộng có
TK 338
TK622
219.783.200
12.496.000
232.279.200
4.395.664
32.967.480
4.395.664
41.760.808
274.040.008
TK 627
41.160.000
4.954.000 4
46.114.000
823.200
6.174.000
823.200
7.820.400
53.934.400
TK 641
18.407.000
3.728.000
22.135.000
368.140
2.761.200
368.140
3.497.480
25.632.480
TK642
39.157.500
9.125.000
48.282.500
783.150
5.873.625
783.150
7.439.925
55.722.425
Tổng
318.507.700
30.303.000
348.810.700
6.370.154
47.776.305
6.370.154
60.518.613
409.329.313
Biểu số 21: Sổ chi tiết chi phí bán hàng
Sổ CHI TIếT CHI PHí BáN HàNg
TK641
Tháng 04/2011
đvt:Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
09/05
00854
09/05
Thanh toán cước vận chuyển
111
4.823.000
31/05
31/05
Chi lương cho bộ phận bán hàng
334
22.135.000
31/05
31/05
Khoản trích theo lương cho bộ phận bán hàng
338
3.497.480
31/05
31/05
Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng
214
5.761.544
Kết chuyển chi phí bán hàng
911
36.217.024
Cộng phát sinh
36.217.024
Ngày 29 tháng 4 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Sổ chi tiết chi phí bán hàng.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cột ngày tháng ghi sổ ghi ngày tháng của chứng từ: thanh toán cước vận chuyển , chi lương cho bộ phận bán hàng,
Cột chứng từ: Nêu số hiệu và ngày tháng lấy từ các chứng từ thanh toán cước vận chuyển ,lương bộ phận bán hàng, phân bổ khấu hao
Cột diễn giải: Nội dung các chứng từ bảng tổng hợp được tập hợp vào tài khoản 641.
Cột TKĐƯ: Tài khoản đối ứng với tài khoản 641 được tập hợp.
Cột số phát sinh: Cột nợ ghi số tiền lấy từ các hoá đơn và bảng tổng hợp có liên quan.
Cuối tháng có dòng cộng phát sinh và kết chuyển sang TK 641
Theo hoá đơn 09754 ngày 12/05 thanh toán tiền chi phí tiếp khách 1.590.000. ta tiến hành ghi sổ kế toán.
Biểu số 22: Sổ chi tiết chi phí QLDN
Sổ CHI TIếT CHI PHí quản lý doanh nghiệp
TK642
Tháng 04/2011
đvt:Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
12/05
09754
12/05
Chi phí tiếp khách
111
1.590.000
31/05
31/05
Chi lương cho bộ phận QLDN
334
48.282.500
31/05
31/05
Khoản trích theo lương cho bộ phận QLDN
338
7.439.925
31/05
31/05
Khấu hao TSCĐ bộ phận QLDN
214
6.783.987
Kết chuyển chi phí QLDN
911
64.096.412
Cộng phát sinh
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu
Biểu số 23: Chứng từ ghi sổ số 0806
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0806
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Thanh toán cước vận chuyển
641
111
4.823.000
Chi lương cho bộ phận bán hàng
641
334
22.135.000
Khoản trích theo lương cho bộ phận bán hàng
641
338
3.497.480
Khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng
641
214
5.761.544
Tổng
36.217.024
Kèm theo 02 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 24: Chứng từ ghi sổ số 0807
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0807
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Chi phí tiếp khách
642
111
1.590.000
Chi lương cho bộ phận QLDN
642
334
48.282.500
Khoản trích theo lương cho bộ phận QLDN
642
338
7.439.925
Khấu hao TSCĐ cho bộ phận QLDN
642
214
6.783.987
Tổng
64.096.412
Kèm theo 02 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 05 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 25: Sổ chi tiết TK 911
Sổ CHI TIếT tk 911
Tháng 04/2011
đvt:Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
31/05
31/05
Kết chuyển GVHB
632
1.537.000.000
31/05
31/05
Kết chuyển CPBH
641
36.217.024
31/05
31/05
Kết chuyển CPQLDN
642
64.096.412
31/05
31/05
Kết chuyển DTBH
511
2.396.052.000
Cộng
758.738.564
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Phương pháp ghi sổ. Cột ngày tháng ghi sổ : Ghi ngày tháng vào sổ của các chứng từ .
Cột chứng từ : Nêu ngày tháng của chứng từ sử dụng để ghi vào sổ .
Cột diễn giải : Nội dung kết chuyển của TK911.
Cột TKĐƯ : Các TK được kết chuyển sang TK911.
Cột số phát sinh : Số tiền cuối kỳ của các tài khoản đối ứng được kết chuyển sang TK911
Biểu số 26: Chứng từ ghi sổ số 0808
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0808
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
632
1.537.000.000
Kết chuyển chi phí bán hàng
911
641
36.217.024
Kết chuyển chi phí QLDN
911
642
64.096.412
Kết chuyển doanh thu bán hàng
511
911
2.396.052.000
Tổng
Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 27: Chứng từ ghi sổ số 0809
Công ty CPTMCKXD Tứ Qúy
Chứng từ ghi sổ
Tháng 04/2011
số 0809
ĐVT: đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Kết chuyển lãi
911
421
758.738.564
Tổng
758.738.564
Kèm theo 02 chứng từ gốc Ngày 31 tháng 05 năm 2009
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 28 : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Trích tháng 04 năm 2011
ĐVT : Đồng
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
.....
.....
.....
0801
31/04
1.447.615.000
0802
31/04
1.444.846.000
0803
31/04
92.154.000
0804
31/04
92.154.000
0805
31/04
2.396.052.000
......
......
Tổng
......
Biểu số 29: Sổ cái TK 155
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Thành phẩm
Số hiệu: TK 155
NT ghi sổ
chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
01/05
Số dư đầu kỳ
121.000.000
31/05
0801
31/05
Nhập kho từ
sản xuất
154
1.447.615.000
31/05
0802
31/05
Xuất bán trực
tiếp thành phẩm
632
1.444.846.000
31/05
0803
31/05
Xuất TP gửi bán
157
92.154.000
cộng số phát sinh
1.444.615.000
1.537.000.000
Số dư cuối tháng
31.615.000
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 30: Sổ cái TK157
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Hàng gửi đi bán
Số hiệu: TK 157
NT ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0803
31/05
Xuất kho TP
gửi bán
155
92.154.000
31/05
0804
31/05
Đại lý chấp
nhận thanh toán
632
92.154.000
cộng số phát sinh
92.154.000
92.154.000
Số dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 31: Sổ cái TK 632
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: TK 632
NT ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0802
31/05
Xuất bán trực
tiếp thành phẩm
155
1.444.846.000
31/05
0804
31/05
Đại lý ký gửi chấp nhận thanh toán
157
92.154.000
31/05
Kết chuyển sang
TK 911
911
1.537.000.000
cộng số phát sinh
1.537.000.000
1.537.000.000
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 32 : Sổ cái TK 511
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng
Số hiệu: TK 511
NT ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0805
31/05
Xuất bán TP chưa thu tiền
131
187.784.200
31/05
0805
31/05
Xuất bán TP
thu bằng TGNH
112
2.090.267.800
31/05
0805
31/05
Xuất bán TP
thu tiền mặt
111
118.000.000
31/05
Kết chuyển
sang TK911
911
2.396.052.000
Cộng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 33: Sổ cái TK641
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Số hiệu: TK 641
NT ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
31/05
0806
31/05
Thanh toán cước vận chuyển
111
4.823.000
31/05
0806
31/05
Chi lương cho bộ phận bán hàng
334
22.135.000
31/05
0806
31/05
Khoản trích theo lương cho bộ phận bán hàng
338
3.497.480
31/05
0806
31/05
Khấu hao TSCĐ
214
5.761.544
Kết chuyển sang TK911
911
36.217.024
Cộng phát sinh
36.217.024
36.217.024
Dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 34: Sổ cái TK642
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: TK 642
NT ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0807
31/05
Chi phí tiếp khách
111
1.590.000
31/05
0807
31/05
Lương bộ
phận QLDN
334
48.282.500
31/05
0807
31/05
Khoản trích theo lương cho bộ phận QLDN
338
7.439.925
31/05
0807
31/05
Khấu hao TSCĐ
bộ phận QLDN
214
6.783.987
31/05
Kết chuyẻn
sang TK911
911
64.096.412
cộng số phát
sinh tháng
64.096.412
64.096.412
Số dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 35 : Sổ cái TK 911
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Số hiệu: TK 911
NT ghi sổ
Chứng từ
Ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
31/05
0808
31/05
Kết chuyển giá
vốn hàng bán
632
1.537.000.000
31/05
0808
31/05
Kết chuyển chi
phí bán hàng
641
36.217.024
31/05
0808
31/05
Kết chuyển chi
phí QLDN
642
64.096.412
31/05
0808
31/05
Kết chuyển sang TK421
421
2.396.052.000
Cộng
2.396.052.000
2.396.052.000
Số dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 36: Sổ cái TK 421
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Lợi nhuận chưa phân phối
Số hiệu: TK 421
NT ghi sổ
Chứng từ
Ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0809
31/05
Kết chuyển lãi
911
758.738.564
cộng số phát sinh
758.738.564
Số dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 37 :Sổ cái TK 131
Sổ cái
Tháng 04 năm 2011
Tên tài khoản: Phải thu của khách hàng
Số hiệu: TK 131
NT ghi sổ
Chứng từ
Ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Nợ
Có
A
B
C
D
1
2
3
4
31/05
0805
31/05
Phải thu của khách hàng
511
187.784.200
Cộng phát sinh
187.784.200
Số dư cuối tháng
- Sổ này có.... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang....
- Ngày mở sổ......
Ngày 29 tháng 04 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chương iii
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kêt quả tiêu thụ tại công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi
I. Nhận xét, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại đơn vị
1. Ưu diểm: Nhìn chung công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị quản lý tài chính Nhà Nước như: Cục thuế, Bộ tài chính,....Đồng thời các thông tin do bộ phận kế toán Công ty cung cấp thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ, giúp cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán, giúp cho việc lập Báo cáo kế toán thuận lợi, dễ dàng, chính xác.
- Thứ nhất: Việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tài chính. Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống Tài khoản theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ-BTC ban hành ngày 20/ 03/ 2006 có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế Công ty. Nói chung, việc sử dụng hệ thống Tài khoản kế toán của Công ty hiện nay trong công tác kế toán tương đối hợp lý và khoa học.
- Thứ hai: Việc sử dụng hệ thống chứng từ nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu. Căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán Nhà Nước ban hành và nội dung các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động, Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán cụ thể. Các chứng từ ban đầu này sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ mới được sử dụng làm căn cứ để ghi Sổ chi tiết và Chứng từ ghi sổ. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ đã đảm bảo cho công tác kế toán của Công ty được thực hiện một cách kịp thời, chính xác.
- Thứ ba: Về hệ thống sổ kế toán của Công ty được tổ chức ghi chép theo hình thức Chứng từ ghi sổ, mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, đáp ứng kịp thời nhu cầu cung
cấp thông tin cho các bộ phận liên quan.
- Thứ tư: Phòng kế toán Công ty có cơ cấu gọn nhẹ, Tuy chỉ có 5 người nhưng được sắp xếp phù hợp với yêu cầu hạch toán cũng như trình độ nghiệp vụ của từng người. Mỗi nhân viên đều có kinh nghiệm và có trách nhiệm với công việc được giao. Công tác kế toán được phân công một cách rõ ràng, cụ thể đã phát huy được tính chủ động sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm và sự thành thạo trong công việc của mỗi người.
- Việc kiểm tra giữa các phần hành kế toán tương đối tốt. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, việc tổ chức kế toán chi tiết về công nợ, doanh thu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý rất thuận tiện khi có nhu cầu thông tin chi tiết. Cụ thể:
+ Sổ bán hàng được lập một cách khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động tiêu thụ hàng hoá của phòng kinh doanh của Công ty. Thông qua sổ bán hàng, không chỉ theo dõi doanh thu của lô hàng xuất bán mà còn theo dõi cả giá vốn của lô hàng đó. Như vậy, thông qua Sổ bán hàng có thể xác định được lãi gộp của lô hàng xuất bán, từ đó cho biết mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao hơn để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Để giảm bớt khối lượng công việc, kế toán đã sử dụng thêm Bảng kê, Bảng tổng hợp để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ như Bảng tổng hợp bán hàng, Bảng kê chi tiền,...
Ngoài những ưu điểm trên thì trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh Công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần nghiên cứu, khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
2. Nhược điểm.
Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác kế toán nhất là trong công tác tiêu thụ thành phẩm xong không thể tránh khỏi những sai sót nhỏ.
Bên cạnh những kết quả và ưu điểm đạt được doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế.
- Kế toán của đơn vị không dùng phần mềm kế toán mà sử dụng hình thức thủ công gây mất thời gian cho các kế toán.
- Việc sắp xếp tài liệu trong phòng, một số tài liệu chưa được sắp xếp theo trật tự gây khó khăn trong việc tìm kiếm. Bên cạnh đó có thể gây mất mát tài liệu.
- Kế toán chưa lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
ii. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại đơn vị.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kế toán ngày càng trở thành một công cụ quan trọng để quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, để tổ chức, phản ánh và giám đốc các loại tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời là nguồn cung cấp số liệu tin cậy cho các nhà quản lý kinh tế phân tích, đề ra các biện pháp và phương hướng kinh doanh cho kỳ sau.
Trong những năm qua, kể từ khi nước ta bắt đầu đổi mới cơ chế quản lý đến nay công tác kế toán đã được đổi mới khá cơ bản, bắt đầu từ ngày 1/1/1996 một hệ thống kế toán mới thống nhất trong cả nước chính thức được áp dụng, đây là một thành tựu đáng kể trong công tác kế toán của nước ta. Bộ tài chính đã liên tiếp thực hiện nhiều biện pháp quan trọng, đưa ra các chính sách, thông tư hướng dẫn nhằm cải cách và hoàn thiện hệ thống kế toán, nhờ đó hệ thống kế toán Việt nam đã không ngừng được đổi mới cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời và có những điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy kế toán công ty cho phù hợp.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì khâu tiêu thụ thành phẩm mang tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, kế toán tiêu thụ thành phẩm luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp vì vậy để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện. Mặt khác do nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ buôn bán được mở rộng hơn, nhiều nghiệp vụ kinh tế mới nảy sinh mà trước nay chưa từng có ở công ty, điều này cũng lại đòi hỏi công ty phải có những nghiên cứu và điều chỉnh công tác kế toán của mình để hạch toán kịp thời và đầy đủ nghiệp vụ mới đó, làm được điều đó nghĩa là công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm của công ty đã tự hoàn thiện mình.
Như vậy, kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện hơn nữa, một mặt để đáp ứng yêu cầu quản lí, một mặt để đáp ứng những đòi hỏi của công tác kế toán ngày càng cao hơn. Cho nên việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa.
Ngày nay kế toán không chỉ đơn thuần là công việc tính toán, ghi chép đơn thuần về vốn và sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, mà còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin kinh tế, là công cụ thiết yếu để quản lý tài chính trong doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng. Để có thể thực hiện tốt vai trò của kế toán thì yêu cầu hoàn thiện công tác cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng với yêu cầu quản lý vi mô và vĩ mô là vấn đề vô cùng cấp bách.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả bán tiêu thụ là một phần khá quan trọng của công tác kế toán doanh nghiệp, là bộ phận cung cấp thông tin về công tác tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ của từng hoạt động. Từ những thông tin đầy đủ, kịp thời do kế toán cung cấp, ban lãnh đạo Công ty thấy được kết quả thực tế của từng hoạt động kinh doanh, để từ đó phân tích, xác định được mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hoàn thiện hơn về công tác kế toán của Công ty cho phù hợp với chế độ của Nhà Nước, phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán Công ty trên cơ sở những kiến thức đã được học và những tìm hiểu về công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty:
+ Thứ nhất: Do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt với việc ngày càng phát triển của khoa học công nghệ thì công
tác kế toán càng phải được tổ chức sao cho gọn nhẹ, chính xác, nhanh chóng mới có thể giúp cho công tác quản trị của Công ty được tốt. Muốn vậy kế toán Công ty cần được trang bị một hệ thống máy tính với những phần mềm kế toán trợ giúp cho các nhân viên kế toán hoàn thành tốt công việc của mình và đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán để nhanh chóng thích ứng với điều kiện thực hiện kế toán máy. Khi đó công việc của bộ phận kế toán sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời chất lượng của thông tin mà kế toán cung cấp sẽ nâng lên.
+ Thứ hai: Thực tế hiện nay tại Công ty rất nhiều khách hàng thường sử dụng hình thức thanh toán là nợ và chấp nhận thanh toán, mặt khác khách hàng của Công ty thường ở các tỉnh khác có khoảng cách địa lý khá xa, nhiều trường hợp khách hàng vì một lí do nào đó mà chậm hoặc không có khả năng thanh toán.
Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.
- Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản, hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn
hoặc đang bị các cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
Phương pháp lập dự phòng:
- Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi như đã trình bầy ở trên, công ty phải lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, công ty tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp.
- Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/ 12 hàng năm và đảm bảo công ty không bị lỗ.
Biểu số 38: Sổ chi tiết tài khoản 139
Dự phòng phải thu khó đòi
Đối tượng :
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
Số dư
số
ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ:
Số dư cuối kỳ:
.
2. ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất .
Việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là một yêu cầu rất cần thiết và có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể:
- ý nghĩa trong công tác quản lý:
Việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ sẽ giúp cho đơn vị quản lý chặt chẽ hơn hoạt động tiêu thụ thành phẩm, việc thanh toán tiền hàng, theo dõi chi tiết từng khoản nợ từ đó có các biện pháp thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn cho công ty, tạo điều kiện cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh lượng thành phẩm bán ra thị trường. Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ còn cho phép quản lý thành phẩm và tiền hàng tốt hơn, tránh thất thoát thành phẩm và tiền hàng từ đó giảm được các khoản chi phí cho công ty như chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí kiểm định, .......Đồng thời các tài liệu kế toán cung cấp có độ chính xác và tin cậy cao giúp cho các nhà quản lý xác định đúng đắn kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận một cách chính xác, nâng cao được đời sống cho công nhân viên từ đó kích thích người lao động nhiệt tình trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mặt khác việc hoàn thiện này còn giúp cho công ty hạch toán đúng đắn các khoản thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thông qua số liệu kế toán phản ánh, ban quản lý thấy được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
- ýnghĩa trong công tác kế toán :
Việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác kế toán của công ty, một mặt nó giúp cho kế toán phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mặt khác nó làm cho công tác kế toán giảm nhẹ được những công việc hạch toán không cần thiết. Đồng thời việc hoàn thiện này còn làm cho công tác kế toán ở công ty trở lên khoa học và hợp lý hơn phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những diễn biến không ngừng của nền kinh tế thị trường. Điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể yên tâm với những số liệu chính xác và đáng tin cậy mà bộ phận kế toán cung cấp cho để họ có thể ra những quyết định quản lý đúng đắn phù hợp và có lợi cho công ty của mình.
III. Điều kiện thực hiện.
Để thực hiện tốt những giải pháp thì doanh nghiệp phải chẩn bị cho mình những điều kiện nhất định.
_ Doanh nghiệp phải chuẩn bị những cơ sở vật chất, kỹ thuật thường xuyên mua sắm tài sản cố định, đổi mới công nghệ giúp tăng năng xuất lao động
_ Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nguồn lao động , thường xưên tổ chức những khóa học để nâng cao tay nghề cho công nhân, có những chính sách đãi ngộ hợp lý cho nhân viên.
_ Đơn vị cần có những chính sách marketing, tìm hướng nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút khách hàng
Kết luận
Qua quá trình thực tập tại Công ty cơ khí đúc Thắng Lợi đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn tìm hiểu thực tế. Đây là thời gian giúp em vận dụng, thử nghiệm, nâng cao những kiến thức đã học tại trường. Đồng thời bổ sung cho em những kiến thức mà chỉ có qua thực tế mới nắm bắt được. Chính vì lẽ đó mà trong quá trình thực tập em cố gắng tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức nghiệp vụ để hoàn thành tốt cho khoá luận tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi ”. Công tác kế toán là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Có thể tin tưởng rằng cùng với công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, việc chuyển từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toán mới cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay và phù hợp với những tiêu chuấn, thông lệ kế toán quốc tế, sẽ tạo nên một động lực mới giúp cho công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác hạch toán kế toán mua và bán hàng hoá tại Công ty cơ khí đúc Thắng Lợi ngày càng trở nên sâu sắc, nhanh nhạy và đủ mạnh để đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Em rất mong được sự đóng góp hướng dẫn của thầy cô đặc biệt là giáo viên hướng dẫn GV- Bùi Thị Chanh đã giúp em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ban giám đốc công ty và phòng kế toán cùng đội ngũ công nhân viên của Công ty cơ khí đúc Thắng Lợi đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam định, ngày 20 tháng 06 năm 2010
Sinh viên: Phạm Thị Oanh
Danh mục tài liệu tham khảo
Chế độ kế toán tài chính theo QĐ 15/ 2006/ BTC.
NHà XUấT BảN THốNG KÊ 2008
Giáo trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp
nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2006
Chuẩn mực kế toán Việt Nam,
nhà xuất bản Tài chính năm 2006
Hệ thống kế toán doanh nghiệp,
nhà xuất bản Tài chính năm 2006
101 bài tập kế toán tài chính,
nhà xuất bản tài chính năm 2006
6. Tài liệu kế toán tại công ty TNHH cơ khí đúc Thắng Lợi
7. Một số tài liệu khác
ý kiến nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao thuc tapp.pham yhi thu ha.doc