Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua

Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua: Danh mục các từ viết tắt: +Bộ NN-PTNT:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn +Bộ KH&ĐT:Bộ Kế hoạch và Đầu tư. +TDMNBB:Trung du Miền núi Bắc Bộ +BTB:Bắc Trung Bộ +DHNTB:Duyên hải Nam Trung Bộ +TN:Tây Nguyên +ĐNB:Đông Nam Bộ +ĐBSCL:Đồng bằng Sông Cửu Long. +TMN:Tấn mía/ngày. +DT:Diện tích +NS:Năng suất +SL:Sản lượng +USD/T:USD/Tấn +NMĐ:Nhà máy đường. +NHTM và QHTPT:Ngân hàng Thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển. +CSTK:Công suất Thiết kế. Lời mở đầu Ta biết rằng,nước ta vẫn đang là 1 nước Nông nghiệp,đang trong quá trình Hiện đại và Công nghiệp hóa.Mặt khác,với những yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi,rất phù hợp đối với phát triển Nông nghiệp.Vì vậy,Nông nghiệp vẫn là 1 nghành cần được ưu tiên đầu tư từ trước đến nay. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi ở nước ta,nghành Mía đường là 1 trong những nghành có thuận lợi để phát triển và ưu tiên đầu tư hàng đầu.Đầu tư vào Mía đường,thứ nhất để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đang dẫn được nâng cao ...

docx78 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục các từ viết tắt: +Bộ NN-PTNT:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn +Bộ KH&ĐT:Bộ Kế hoạch và Đầu tư. +TDMNBB:Trung du Miền núi Bắc Bộ +BTB:Bắc Trung Bộ +DHNTB:Duyên hải Nam Trung Bộ +TN:Tây Nguyên +ĐNB:Đông Nam Bộ +ĐBSCL:Đồng bằng Sông Cửu Long. +TMN:Tấn mía/ngày. +DT:Diện tích +NS:Năng suất +SL:Sản lượng +USD/T:USD/Tấn +NMĐ:Nhà máy đường. +NHTM và QHTPT:Ngân hàng Thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển. +CSTK:Công suất Thiết kế. Lời mở đầu Ta biết rằng,nước ta vẫn đang là 1 nước Nông nghiệp,đang trong quá trình Hiện đại và Công nghiệp hóa.Mặt khác,với những yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi,rất phù hợp đối với phát triển Nông nghiệp.Vì vậy,Nông nghiệp vẫn là 1 nghành cần được ưu tiên đầu tư từ trước đến nay. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi ở nước ta,nghành Mía đường là 1 trong những nghành có thuận lợi để phát triển và ưu tiên đầu tư hàng đầu.Đầu tư vào Mía đường,thứ nhất để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đang dẫn được nâng cao theo điều kiện mức sống của người dân ngày càng được nâng lên.Thứ hai là để phục vụ cho xuất khẩu đường ra thế giới thu hút thêm lợi nhuận cho Quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế thì nghành Mía đường vẫn còn 1 số thực trang và tồn tại cần đáng lưu tâm,ảnh hưởng đến phát triển của nghành Mía đường nói riêng và của cả nền Nông nghiệp nước ta nói chung.Những tồn tại đó có thể là trong công tác phát triển,trong quản lý,trong kỹ thuật trồng và sản xuất đường,… Trong những năm 90,nghành Mía đường ở Việt Nam chưa thực sự phát triển,với nhu cầu tiêu thụ trước mắt,và xuất khẩu lâu dài sau này,Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chương trình “1 triệu tấn đường”.Sau chương trình được hoàn thành,nước ta nói chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước,rất nhiều nhà máy đường được mọc lên,tuy nhiên sau đó,đã có khá nhiều nhà máy làm ăn thua lỗ,dường như nghành Mía đường đã có thời gian bị chững lại.Hơn nữa,sau “chương trình 1 triệu tân đường”,nói chung,các nội dung đầu tư chủ yếu vào nghành Mía đường là đầu tư cải tiến kỹ thuật,máy móc thiêt bị,hầu như không có 1 sự đầu tư mới nào cho việc phát triển Mía đường. Vì vậy,việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc Đầu tư phát triển nghành Mía đường sẽ có ý nghĩa to lớn trong lý luận thực tiễn,đáp ứng cho việc nâng cao sự phát triển và tồn tại cũng như những đóng góp của nghành Mía đường cho nền Kinh tế Quốc dân. Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với những nghiên cứu tại đơn vị thực tập là Vụ Kinh tế Nông nghiệp-Thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,em quyết định chọn Đề tài:”Thực trạng và giải pháp Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua”,nhằm đưa ra 1 số giải pháp cần thiết cho sự phát triển bền vững nghành Mía đường của Việt Nam trong thời gian tới. Nội dung của Bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu và Kết luận,bài viết của em được bao gồm 2 phần: Chương I:Thực trạng Hoạt động Đầu tư phát triển của Nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua Chương II:Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Đầu tư phát triển nghành Mía đường ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài này đã được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô,cán bộ tại đơn vị thực tập và bạn bè.Em xin chân thành cám ơn sự giúp đõ của mọi người. Chương I: Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua I.Vài nét chung về nghành mía đường ở Việt Nam 1.Về sản xuất mía của Việt Nam 1.1.Về điều kiện khí hậu Ta biết cây mía là cây trồng nhiệt đới,phát triển tốt trong phạm vi từ 35° vĩ tuyến Bắc đến 35° vĩ tuyến Nam.Cây mía là cây không kén đất,có thể trồng được trên nhiều loại đất từ cất đến sét nặng.Mía sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 21°C-35°C,thời kì mía chín nhiệt độ thấp từ 14°C-25°C là thích hợp nhất để tích lũy đường trong thân.Cây mía thích ứng rất rộng từ vùng khô có lượng mưa từ 800-900mm/năm đến những vùng mưa nhiều từ 2000-3000 mm/năm.Tuy nhiên,mía là một cây ưa nắng,thông thường khoảng thời gian nắng từ 2400 giờ trở lên trong 1 năm mới đut để cây mía phát triển hết tiềm năng cuả nó. Việt Nam nằm ở vị trí từ 8°-23° vĩ tuyến Bắc nên hoàn toàn thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển.Theo đánh giá của các chuyên gia thì “Việt Nam có điều kiện nông nghiệp trên mức trung bình thế giới nếu đảm bảo đủ tưới” để phát triển mía cây.Căn cứ vào 4 yếu tố khí hậu chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây mía là:nhiệt độ,thời gian nắng,biên độ nhiệt và lượng mưa hàng năm,có thể xác định như sau: -Các vùng thuận lợi nhất để phát triển cây mía ở Việt Nam là Duyên hải Nam Trung Bộ(DHNTB),Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ; -Các vùng có tiềm năng để phát triển cây mía là Thanh Hóa-Nghệ An,Đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) -Các vùng có tiềm năng hạn chế là Đồng Bằng Sông Hồng(ĐBSH),Hà Tĩnh-Quảng Bình-Thừa Thiên Huế,trung du và miền núi phía Bắc. Điều kiện khí hậu cũng quyết định đến tiềm năng thời gian vụ ép và lượng đường mía.Các vùng như Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên,Đông Nam Bộ,ĐBSCL,Thanh Hóa-Nghệ An và Trung du Bắc Bộ có tiềm năng tốt về thời gian ép mía(>150 ngày/năm) và chữ đường(>10 CCS)². Tính chung cả tiềm năng về năng suất,chữ đường và thời gian ép thì các vùng phù hợp nhất với trồng mía là Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Các vùng ĐBSCL và Thanh Hóa-Nghệ An có tiềm năng khá.Trong khi đó,các vùng ĐBSH,Hà Tĩnh-Quảng Bình-Thừa Thiên Huế và miền núi-trung du phía Bắc không thực sự có điều kiện tự nhiên-khí hậu thích hợp để phát triển cây mía với quy mô lớn. 1.2.Tình hình sản xuất mía a.Giai đoạn 1980-1994. Vào đầu những năm 80,diện tích mía của cả nước tăng đạt 162.000 ha vào năm 1984.Sau đó diện tích mía giảm dần,chủ yếu là do giá đường thế giới giảm mạnh,đường nhập khấu nhiều và thậm chí có lúc vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước,làm giá đường và giá mía trong nước giảm mạnh.Vì vậy,nhiều nông dân đã giảm diện tích trồng mía.Tốc độ tăng diện tích mía bình quân trong 10 năm 1980-1990 là 1,77%/năm. Đầu thập niên 90,sản xuất mía đã được phục hồi dần và có tốc độ phát triển khá hơn giai đoạn trước,những năm 1990-1994 đạt tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm là 6,23%.Năm 1994,cả nước có 166,6 nghìn ha,tập trung chủ yếu ở các vùng như:đồng băng Sông Cửu Long,Duyên hải miền Trung,khu 4 cũ và Đông Nam Bộ. Trước năm 1994,bộ giống mía trồng ở nước ta hầu hết là giống mía cũ,đã thoái hóa,năng suất thấp.Trong giai đoạn 1980-1990,năng suất mía bình quân cả nước chưa bao giờ vượt quá mức 40 tấn/ha,tốc độ tăng năng suất thâp,ở mức 0,4%.Từ năm 1990 đến 1994,năng suất mía trung bình của cả nước cải thiện đáng kể,tăng từ 41,3 tấn/ha lên 45,1 tấn/ha với tốc độ tăng là 2,3%.Tuy nhiên ở những vùng đất xấu,năng suất mía cây vẫn chỉ đạt là 30-32 tấn/ha.Do kĩ thuật canh tác lạc hậu,trình độ thâm canh thấp,chất lượng mía kém,chữ đường thấp(dưới 9 CCS) Trong giai đoạn 1980-1990,sản lượng mía của cả nước tăng thấp,bình quân 2,18%/năm.Sau đó sản lượng mía tăng nhanh hơn trong những năm từ 1990-1994,bình quân 8,71%/năm,chủ yếu nhờ tăng diện tích hơn năng suất.Năm 1994,sản lượng mía cả nước đạt 7,5 triệu tấn. b.Giai đoạn từ năm 1995 đến nay Trong 5 năm thực hiện Chương trình 1 triệu tấn đường,diện tích và năng suất mía trên cả nước đã có tốc độ tăng vọt.Nếu như năm 1994,cả nước chỉ có xấp xỉ 170 nghìn ha thì đến niên vụ mía năm 1999/2000,diện tích mía của cả nước lên tới 344,2 nghìn ha,tăng bình quan 15,2%/năm.Năng suất mía bình quân cả nước đạt 51,6 tấn/ha vào năm cuối cùng của Chương trình mía đương,tăng đáng kể với mức xấp xỉ 45 tấn/ha của năm 1994. Nhờ tăng trưởng nhanh cả về năng suất và diện tích,sản lượng mía cây tăng đột biến đạt 17,8 triệu tấn vào niên vụ 1999/2000,gấp 2,4 lần sản lượng cao nhất trước khi có chương trình mía đượng.Tốc độ tăng sản lượng bình quân đạt 18,8 %/năm,thấp hơn đôi chút so với bông(19,7%/năm),nhưng cao hơn nhiều so với lạc(1,6 %) và đậu tương(3,1%).So với các cây công nghiệp lâu năm,tốc độ tăng sản lượng mía cây cũng chỉ thấp hơn so với cà phê(22%),nhưng cao hơn nhiếu so với cây cao su(10,8%) và chè(9%). Tuy nhiên,sự tăng trưởng này là không bền vưng.Trong ba niên vụ mía sau khi kết thúc Chương trình mía đương,diện tích trồng mía giảm xuồng 300 nghìn ha trong năm 2000/2001,tiếp tục giảm xuông 291 nghìn ha trong niên vụ 2001/2002 và chỉ tăng đôi chút lên 315 nghìn ha trong vụ 2002/03.Năng suất mía cây cũng có xu hướng chững lại trong 3 niên vụ vừa qua,chỉ đạt 49,8 tấn/ha vào năm 2000,49,2 tần/ha trong năm 2001 và 49,8 tấn/ha trong niên vụ 2004/2005.Trong trong các vùng nguyên liệu được quy hoạch và chăm sóc tốt hơn của các nhà máy chế biến đương,năng suất mía bình quân vẫn còn rất thấp.Niên vụ 2002/2003,năng suất mía trong vùng quy hoạch của Công ti mía đường Lam Sơn đạt mức cao nhất cả nước là 60 tấn/ha.Phần lớn vùng mía quy họch của các nhà máy đường như Bình Thuân,Trị An,Quảng Nam,Quảng Bình có năng suất mía bằng và mía 40 tấn/ha. Do diện tích trồng mía giảm và năng suất mía có dấu hiệu chững lại,tổng sản lượng mía cây của cả nước đã giảm mạnh xuống xấp xỉ 15 triệu tấn năm 2000/2001,còn 14,3 triệu tấn niên vụ 2003/2004 và tăng lên 15,7 triệu tấn trong niên vụ 2004/2005. Năm 2006,diện tích mía của cả nước ước đạt 266 nghìn ha,năng suất đạt 55,3 tấn/ha,sản lượng khoảng 14,7 triệu tấn.So với năm 2001,dienẹ tích chỉ bằng 88%,sản lượng đạt khoảng 98%,năng suất tăng 11%.Diện tích và sản lượng đạt cao nhất năm 2002 với 320 nghìn ha và trên 17 triệu tấn,đạt thấp nhất năm 2001 với 291 tấn và trên 14,3 triệu tấn mía.Năng suất năm 2005 cao nhất với 55,3 tấn/ha và năm thấp nhất 2001 là 49,2 tấn/ha.So với 1 số nước trong khu vực như Thái Lan,Philippin,Indonexia thì năng suất mía của Việt Nam kém từ 8-18 tấn/ha,còn so với Úc,Braxin thì năng suất mía của Việt Nam chỉ bằng 60-65%. 1.3.Đặc điểm vùng nguyên liệu và giống mía Trên phạm vi cả nước,mía được trồng tập trung ở 4 vùng chính là: +Bắc Trung Bộ với diện tích 49,9 nghìn ha(chiếm 17,1% tổng diện tích mía của cả nước) tập trung ở Thanh Hóa(27,8 nghìn ha),Nghệ An(19,5 nghìn ha); +Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích 53,2 nghìn ha(chiếm 18,3% tổng diện tích mía của cả nước) chủ yếu Phú Yên(19,5 nghìn ha),Khánh Hòa(15,9 nghìn ha),Quảng Ngãi và Bình Định(xấp xỉ 7 nghìn ha); +Đông Nam Bộ với diện tích 56,8 nghìn ha(chiếm 19,5%) tập trung ở Tây Ninh(30,5 nghìn ha),Đồng Nai(11,8 nghìn ha); +Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích 76,1 nghìn ha(chiếm 26,1%).Các tỉnh có diện tích trồng mía lớn như Long An(16,5 nghìn ha),Cần Thơ(15,4 nghìn ha),Bến Tre và Sóc Trăng(khoảng trên 12 nghìn ha) và Trà Vinh(6,9 nghìn ha) Sự phân bố các vùng trồng mía cho thấy sản xuất mía ở Việt Nam rải rác ở mọi vùng trên cả nước kể cả những vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu không thuận lợi cho trồng mía công nghiệp như ĐBSH hay miến núi phía Bắc cũng có tới hàng nghìn ha mía.Những vùng trồng mía có tiềm năng lớn nhất đã phần nào tận dụng được lợi thế về tự nhiên và khía hậu,những năm gần đây tại các vùng này,các vùng nguyên liệu lớn tập trung đang dần được hình thanh,đặc biệt là 3 vùng như:Thanh Hóa-Nghệ An,Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên-Khánh Hòa và Tây Ninh-Long An với diện tích trồng mía chiếm tới một nửa tổng diện tích mía của cả nước. Ở Việt Nam,cây mía được trồng ở 3 chân ruộng chính là: -Đất đồi và ruộng bậc thang thấp.Đất đồi dốc thường là vùng mới canh tác,được khai hoang,cày bừa theo đường cong,chia thành từng cấp. -Ruộng trồng lúa.Chân ruộng lúa đã được canh tác không xây dựng kết cấu hạ tầng,kể cả hệ thống tiêu nước. -Chân ruộng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến năm 2002,diện tích trồng mía chủ yếu là đất đồi và đất ruông.Diện tích đất đồi chiếm 46%,diện tích đất ruộng chiếm 44%. Quy hoạch và đặc điểm đất trồng ở các vùng cũng rất khác nhau.Đất đồi dốc thường là vùng mới canh tác và được khai khoang,cày bừa theo đường cong,chia thành từng cấp và có hệ thống tiêu.Chân ruộng lúa đã được canh tác không theo quy hoạch,đặc biệt là thường không có hệ thống tiêu nước. Bảng 1.1.Phân loại đất trồng mía vùng nguyên liệu các NMĐ Loại đất Miền Bắc Miến Trung và Tây Nguyên Miền Nam Cả nước DT(ha) Tỷ lê(%) DT(ha) Tỷ lê(%) DT(ha) Tỷ lê(%) DT(ha) Tỷ lê(%) I.Năm 2003-2004 1.Đất ruộng 8512 12.5 11817 14.5 101553 81.7 121882 44.27 2.Đất đồi 44150 66.3 64466 79.1 15040 12.1 126057 45.79 3.Đất bãi 14428 21.2 5216 6.4 7707 6.2 27361 9.94 Tổng cộng 68100 100 81499 100 124300 100 275300 100 II.Dự kiến năm 2006 1.Đất ruộng 21440 18.59 13361 18.69 87568 85.06 113454 40.57 2.Đất đồi 65841 57.1 51597 72.19 9885 9.6 126638 45.29 3.Đất bãi 28020 24.3 6515 9.12 5500 5.34 39535 14.14 Tổng cộng 115301 100 71473 100 102953 100 279627 100 Nguồn:Niên giám thống kê và Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Về giống,ngoài các loại giống cũ trong nước thì Việt Nam nhập 1 số giống mới từ một số nước như Đài Loan,Trung Quốc,Cu Ba,Úc,Ấn Độ và Pháp.Trong những năm qua,Việt Nam đã nhập nội và chọn lọc được hơn 10 giống có năng suất,có chữ đường cao từ Đài Loan,Trung Quốc,Cuba,Pháp,Thái Lan,Úc và Ấn Độ.Nhiều giống cho thấy năng suất vượt trội so với các giống mía cũ.Chỉ tính riêng trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường,chúng ta đã nhập và thu thập trên 11.000 tấn với 20 giống mía từ các nước khác nhau. Mỗi năm diện tích mía trồng mới khoảng 100.000-110.000 ha(trồng tái canh và trồng mở rộng).Nhu cầu về giống mỗi năm khoảng 1 triệu tân.Lực lượng sản xuất và cung ứng giống mía hiện nay bao gồm: -Các điểm giữ giống mía của các hộ nông dân ở ngay trong vùng nguyên liệu -13 trại,cơ sở nhân giống mía của các nhà máy đường(như Lam Sơn,Nông Công,Quảng Ngãi,Bình Định,Tuy Hòa,Bình Thuận,Hiệp Hòa,Bình Dương,Bourbon TN,Thô Tây Ninh,Nước Trong,La Ngà,Cần Thơ). -Một số nông lâm trường,trại giống trực thuộc sở NN-PTNT và cơ sở sản xuất của các tổ chức chính trị xã hội ở trong vùng nguyên liệu Các cơ sở trên mỗi năm cung cấp 150.000-180.000 tấn giống mía các loại,chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu giống cho sản xuât,trong đó giống mía mới có năng suất chữ đường cao là 15 đến 20 nghìn tân. 2.Về chế biến đường ở Việt Nam. 2.1.Tăng trưởng của công nghiệp chế biến đường. a.Trước năm 1995 Tính đến năm 1994,cả nuwocs có 12 nhà máy chế biến đường công nghiệp với tổng công suất 10.300 tấn mía/ngày(TMN).Một số nhà máy có công suất 1500-2000 TMN do các doanh nghiệp nhà nước trục thuộc Trung ương quản lý như Lam Sơn,Quảng Ngãi,Hiệp Hòa,Bình Dương,La Ngà với các máy móc thiết bị tương đối hiện đai.Hầu hết các nhà máy đường còn lại do doanh nghiệp Nhà nước thuộc các tỉnh quản lý chỉ có công suất thiết dưới 500 TMN/nhà máy với công nghệ chế biến lạc hậu. Do vùng nguyên liệu chưa đáp ứng đủ mía cho nhà máy,nên hầu hết các nhà máy chỉ huy động công suất ép dưới 70%.Công suất ép của những nhà máy công suất nhỏ(dưới 1000 TMN) do địa phương quản lý rất thấp như Việt Trì,Vạn Điểm,Vĩnh Trụ chỉ đạt dưới 30%.Nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị đã quá cũ,lạc hậu,thiết bị thay thế thiếu đồng bộ,không có vùng nguyên liệu ổn định,phải thu gom nguyên liệu ở xa. b.Từ năm 1995. Kể từ khi thực hiện chương trình mía đường vào năm 1995,số lượng các nhà máy chế biến đường tăng lên một cách nhanh chóng. Bảng 1.2 – Tình hình xây mới và mở rộng nhà máy đường. Niên vụ Số nhà máy mới Số nhà máy mở rộng Tổng số nhà máy Tổng công suất (TMN) Công suất bình quân (TMN\ nhà máy) 1994/95 5 12 12.700 1.058 1995/96 2 14 15.200 1.068 1996\97 10 24 32.600 1.358 1997\98 11 35 51.800 1.480 1998/99 6 1 41 69.050 1.684 1999/00 2 1 43 74.050 1.722 2000\01 1 1 44 78.200 1.777 2001\02 3 44 79.700 1.811 2002\03 2 44 82.950 1.885 Nguồn:Theo Báo cáo của các Nhà máy đường. Như vậy tính đến niêm vụ 2002/03 cả nước có 44 nhà máy với ttổng công suất thiết kế là 82.950 TMN, với công suất bình quân đạt xấp xỉ 1900 TMN\ nhà máy. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng nhà máy,quy mô bình quân của các nhà máy mới(hoặc mở rộng) cũng tăng đáng kể,từ 1086 TMN/nhà máy niên vụ 1995/1996 lên 1885 TMN/nhà máy như hiện nay. Các nhà máy chế biến đường chủ yếu sản xuất 2 sản phẩm chính là đường trắng và đường tinh luyện,trong đó có 40% đường tinh luyện RE.Một số nhà máy sản xuất đường thô nhưng chỉ là sản phẩm trung gain được dùng làm nguyên liệu chế biến đường tinh luyện. Kết thúc vụ 2002/03,các nhà máy đã ép được 11,54 triệu tấn mía,đạt 93% công suất thiết kế.Đây là niên vụ có hệ số tận dụng công suất thiết kế cao nhất cho đến nay,tăng đáng kể so với 50% niên vụ 1997/98,64% niên vụ 1998/99 và 70% của 2 niên vụ 00/01 và 01/02. Sản lượng đường công nghiệp của cả nước trong những năm qua tăng nhanh,đạt mức tăng trưởng bình quân 32,7% trong giai đoạn 1994-2003,thậm chí đạt 50% trong giai đoạn 1995-2000. Ta biết,những năm sau khi kết thúc Chường trình mía đường kết thúc vào đầu những năm 2000,với 44 nhà máy đường thì đến năm 2005 chỉ còn lại 37 nhà máy đường với tổng công suất trên 80 nghìn TMN do một số nhà máy đã ngừng sản xuất,bán,phá sản theo quyết định 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ.Ngoài ra,có hàng trăm cơ sở sản xuất đường thủ công ở Nam Trung Bộ,Đồng bằng Nam Bộ với tổng công suất khoảng 250-300 nghìn tấn đường kính/năm.Tính chung tổng công suất chế biến đường cả nước(công suất và thủ công có thể đạt 1,4 triệu tấn đường kính/năm). Trong 5 năm qua,sản xuất đường 2005 đạt 1082 nghìn tấn(trong đó đường kính công nghiệp là 902 nghìn tấn).So với năm 2001,tăng 132 nghìn tấn,riêng đường công nghiệp thì tăng lên 252 nghìn tấn.Năm 2003 và 2004 là 2 năm tổng sản lượng đạt trên 1,2 triệu tấn trong đó đường công nghiệp đạt trên 1 triệu tấn.So với chỉ tiêu kế hoạch 2001-2005 trình Đại hội Đảng IX,sản lượng đường thực hiện từng năm từ 2001-2004 đều đạt và vượt kế hoạch(chỉ năm 2005,đạt 90% so với kế hoạch).Tính chung 5 năm,tổng sản lượng đường tăng 1,8%,riêng đường công nghiệp tăng 5,9% so với mục tiêu kế hoạch. Về cơ cấu sản phẩm,các nhà máy đường công nghiệp chủ yếu sản xuất đường kính trắng(RS) chiếm 80-85%,đường luyện (RE) chiếm từ 15-20%.Chất lượng các loại này ngày càng đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam,được thị trường chấp nhận hơn trước rất nhiều. Về các nghành công nghiệp sử dụng phế phẩm phụ liệu của sản xuất đương,đã có một số nhà máy triển khai như chế biến banh kẹo,cồn,rượu,phân vi sinh,ván ép từ bã mía,… và rất nhiều nhà máy có nhu cầu phát triển,nhưng thời gian qua do khó khăn về vốn nên bị chậm lại. Bảng 1.3. Sản xuất mía đường theo vùng năm 2005 như sau: Đơn vị:DT:1000ha;NS:tấn/ha;SL:1000 tấn;Công suất:Tấn mía/ngày; Tổng số Tr.Du &MB ĐB SHồng Bắc Tr.Bộ Nam Tr.Bộ Tây Nguyên ĐNBộ ĐBS CLong Tổng DT mía 265.7 21.9 2.49 53.7 51.8 26.5 45.5 64 Năng suất 55 48 51 53 45 45 46 72 Sản lượng mía 14.729 1037 128.3 2856 2320 1198 2566 4628.4 Sản lượng Đường 1050 40.7 283 201 64 137.6 325 Trong đó:Đường CN 900 40.7 283 141 64 138 235 Đường TC 150 60 90 Công suất NMĐ 83950 4600 23250 18300 6500 31300 16900 Nguồn:Bộ NN&PTNT 2.2.Cơ sở sản xuất tiểu thủ công Bên cạnh 37 nhà máy công nghiệp(tính đến năm 2005),Việt Nam còn có các xửơng sản xuất đường thủ công có mặt ở khắp nơi,đặc biệt tập trung là ở Miền Nam.Sản phẩm đường thủ công cũng rất đa dạng,gồm:đường bát,đường phèn,đường vàng ly tâm,đường trằng ly tâm,đường mặt,… Trong giai đoạn 1997-2003,sản xuất đường thủ công ổn định,ước tính có khoảng 200-260 nghìn tấn(quy về đường trắng) hàng năm.Các lò đường thủ công hoạt động mạnh trong niên vụ 2003/04 với sản lượng ước tính đạt 300.000 tấn.Tuy nhiên trong niên vụ 2004/05,sản xuất đường thủ công giảm mạnh so với niên vụ trước,ước tính chỉ còn xấp xỉ 150.000 tấn,bằng một nửa so với 300.000 nghìn tấn của hai niên vụ trứơc đây.Nguyên nhân chủ yếu là do giá đường trong nước xuống thấp nên nhiều lò thủ công đóng cửa hoặc chạy chỉ là để cầm chừng. Trong niên vụ 1999/00,cả nước sản xuất đước khoảng 1.014.000 tấn đường,lần đầu tiên vượt mức 1 triệu tấn đường,gồm 474.000 tấn đường trắng(chiếm khoảng 46,7%) , 290.000 tấn đường luyện(28,6%) và 250.000 tấn đường thủ công(chiếm khoảng 24,7%).Trong niên vụ 2001/02,tổng sản lượng đường cả nước đạt khoảng 1.073 nghìn tấn,tăng 59 nghìn tấn hay 5,8% so với niên vụ trước đó.Trong đó,đường công nghiệp đạt 773 nghìn tấn,chiếm khoảng 72%,đường thủ công đạt 300 nghìn tấn,chiếm 28% tổng sản lượng cả nước.Trong niên vụ 2004/05,tổng sản lượng đường cả nước ước tính đạt được 1,4 triệu tấn,trong đó đường công nghiệp chiếm tới 87%. 3.Thị trường tiêu thụ đường. 3.1.Thị trường nội địa. Ta biết,nhu cầu tiêu thụ đường của một quốc gia thường chụi tác động của một số nhân tố chính như độ co giãn của cầu theo mức thu nhập;tốc độ gia tăng dân số;giá đường và các sản phẩm thay thế đường;truyền thống văn hóa và năng lực tụ cung cấp đường,v.v… +Độ co giãn của cầu theo thu nhập: Theo thống kế,ở các quốc gia đang phát triển,tăng thu nhập dẫn đến tăng tiêu thụ đường.Trong khi đó,thu nhập và mức tiêu thụ đường ở các quốc gia phát triển có quan hệ tỉ lệ nghịch do lo ngại về sức khỏe,chế độ ăn kiêng và sự xuất hiện của các chất ngọt thay thế khác.Trong những năm gần đây,ngay tại khác nước đang phát triển,ý thức tiêu dùng của người dân cũng đã thay đổi đáng kể cũng do lo ngại về sức khỏe,đặc biệt là bệnh tiểu đường.Chính phủ Thái Lan cũng đã khuyến cáo người dân không nên sử dụng quá nhiều đường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.Ngay ở Việt Nam,vì nhiều lý do khác nhau,một số người mắc bệnh tiểu đường cũng tăng nhanh chống và do đó một số ít người tiêu dùng ở các thành phố lớn cũng bắt đầu lo ngại về việc sử dụng quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe. +Mức tăng dân số:Tốc độ tăng dân số thường là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ ở các quốc gia đang phát triển.Tốc độ tăng dân số ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm gần đây và đang có xu hướng giảm trong những năm tới,mặc dù vậy,mưc tăng dân số cơ học vẫn cao trong nhiều thập kỷ tới. +Giá đường và sản phẩm thay thế đường: Tác động của giá đường ăn đến mức tiêu thụ được thể hiện qua độ co giãn của cầu théo giá.Hiện nay,nhiều nước trên thế giới có xu hướng tăng sử dụng các chất ngọt thay thế đường như HFS hay saccharine trong các nghành chế biến thực phẩm vì giá rẻ hơn nhiều so với đường. +Truyền thống văn hóa và khả năng tự cung ứng đường:Tiêu thụ đường trực tiếp tại các nước phát triển có xu thế giảm do thay đổi thói quen tiêu dùng.Trái lại,tiêu thụ đường gián tiếp tăng lên thông qua các sản phẩm như bánh,kẹo,mứt,đồ hộp và nhất là đồ uống.Do mức tiêu thụ đường gián tiếp vẫn còn khá thấp do hạn chế về thu nhập,cùng với sự phát triển kinh tế,người dân vẫn có khả năng tăng mức tiêu thụ đường. Mức tiêu thụ bình quân toàn thế giới là 22kg/người/năm,khác nhâu nhiều giữa các nước.Các nước phát triển,bình quân tiêu thụ là 30-40 kg đường/người/năm.Các nước Châu Á bình quân tiêu thụ khoảng 14kg/người/năm.Trong khi đó,bình quân tiêu thụ đường của Việt Nam tương đối thấp,chỉ khoảng 12-13kg/người/năm,thấp hơn so với 30.3 kg ở Thái Lan,50kg ở Malayxia và Úc,15kg ở Ấn độ nhưng cao hơn mức 7kg ở Trung Quốc. Mức tiêu thụ đường ăn ở Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh trong 10 năm qua.Theo Điều tra về mức sống dân cư Việt Nam trong năm 1992/93,mức tiêu thụ đường bình quân đầu người trong năm 1992 là khoảng 5 kg/người/năm với tổng lượng tiêu thụ khoảng 340 nghìn tấn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,bình quân trong năm 2002 cả nước tiêu thụ khoảng 86 nghìn tấn/tháng,tương đương với khoảng 1 triệu tấn đường/năm,năm 2005 cả nước tiêu thụ khoảng 98 nghìn tấn đường/tháng..Năm 2006, ước tính mức tiêu thụ đường công nghiệp đạt khoảng 100 nghìn/tháng,tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy trong vòng 10 năm(1996-2002),lượng đường tiêu thụ cả nước tăng trung bình là 11,8%/năm. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với các nước khác trên thế giới.Theo số liệu của Trung tâm Kinh tế Quốc tế Úc(CIE),tốc độ tăng tiêu thụ đường toàn cầu trong 20 năm qua là khoảng 2%/năm,riêng khu vực Châu Á là khoảng 3,6%/năm,nhưng chủ yếu là tăng trong thập kỷ 1990.Trong vài năm trở lại đây,tốc độ tăng nhu cầu đã có dấu hiệu giảm dần.Theo đánh giá của các chuyên gia,nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam hiện nay tăng khoảng 6-7% hàng năm cho đến năm 2006. Các số liệu điều tra hộ gia đình ở Việt Nam cho thấy mức tiêu thụ đường tương đối khác nhau giữa các vùng trong cả nước, ở miền Nam cao gấp rưỡi mức tiêu thụ bình quân đầu người so với miền Bắc. Thị trường đường Việt Nam có thể được phân chia theo mục đích sử dụng như sau:Thị trường tiêu thụ trực tiếp và thị trường công nghiệp chế biến(tức thị trường tiêu thụ gián tiếp).Hiện nay thì chưa có số liệu nào đáng tin cậy và chính xác về tầm quan trọng của mỗi loại thị trường như thế nào.Theo điều tra của dự án do Cơ quan phát triển Pháp tài trợ,trên khoảng 60% lượng đường được tiêu thụ trưc tiếp tại các hộ gia đình,phần còn lại dưới 40% được tiêu thụ gián tiếp thông qua các sản phẩm chế biến.Tuy nhiên,theo đánh giá của Hiệp hội mía đường,mức tiêu thụ của công nghiệp chế biến hiện nay chiếm khoảng 60% trong khi tiêu thụ trực tiếp chỉ chiếm khoảng 40%.Như vậy,nếu tình cả đường thủ công(chủ yếu được tiêu thụ trực tiếp),hai thị trường này có quy mô tương đương nhau.Bên cạnh đó,trong những năm vừa qua,tốc độ tăng trưởng của thị trường tiêu thụ gián tiếp cao hơn hẳn so với thi trường tiêu thụ trực tiếp và có xu hướng này chắc sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới. . 3.1.1.Thị trường tiêu thụ đường gián tiếp. Thị trường đường công nghiệp được phân chia rõ rệt làm 4 phần là:sữa&kem,bánh kẹo,nước ngọt và các nghành công nghiệp chế biến khác như rau quả,rượu bia hay dược phẩm. Nhu cầu tiêu thụ đường của nghành công nghiệp nước ngọt hiện tăng rất mạnh và năng động nhất trong thị trường công nghiệp,chiếm vị trí số 1 trong thị trường tiêu thụ đường gián tiếp.Hiện nay,nghành công nghiệp nước ngọt tiêu thụ khoảng 31,3% tổng lường đường sử dụng trong các nghanh công nghiệp chế biến.Thị trường này tăng trưởng chủ yếu nhờ 2 công ty nước giải khát lớn là Coca và Pepsi(chiếm tới 90% tổng nhu cầu của toàn nghành công nghiệp nước ngọt).Với điều kiện khí hậu thuận lợi và xu hướng thay đổi tiêu dùng sang một số sản phẩm nước ngọt,Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển mặt hàng này. Trước đây,các sản phẩm như sữa và kem là nguồn tiêu thụ đường quan trong nhất. Đến nay thì khu vực này chiếm khoảng 26,2% tổng nhu cầu đường công nghiệp,chỉ đứng thứ 2 sau nghành công nghiệp nước ngọt.Trong đó,Công ty Vinamilk đang dần trở thành đơn vị tiêu thụ chính,chiếm khoảng 2/3 tổng nhu cầu của khu vực này,chủ yếu tiêu thụ đường tinh luyện của công ty đường Biên Hoà. Tuy nhiên,nhu cầu tiêu thụ đường ở thị trường gián tiếp có thể diễn biến theo hướng giảm xuống. Ở Thái Lan,vào năm 1998,các nghành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm đã tiêu thụ khoảng gần 800 nghìn tấn đường,chiếm trên khoảng 50% tổng lượng đường tiêu thụ của Thái Lan.Tuy nhiên trong năm 2001 thì các nghành công nghiệp chế biến chỉ tiêu thụ khoảng 700 nghìn tấn đường và chỉ còn chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ, ước tình khoảng 1,75 triệu tấn.Nguyên nhân chủ yếu là do các nghành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược phẩm đã tăng sử dụng chất ngọt thay thế HFS.Lượng tiêu thụ HFS tăng từ khoảng 30.000 tấn vào năm 1998 lên đôi ở mức 60.000 tấn vào năm 2001.Trong khi đó thì lượng đường tiêu thụ của nghành công nghiệp chế biến dược phẩm đã giảm mạnh từ 107 nghìn tấn xuống còn 37 nghìn tấn trong giai đoạn 1998-2001. 3.1.2.Tình hình nhập khẩu đường. Cho tới những năm gần đây,Việt Nam vẫn là một nước nhập khẩu đường với khối lượng trên dưới khoảng 100 nghìn tấn đường hàng năm.Từ khi Việt Nam thực hiện Chương trình 1 triệu tấn đường,khối lượng đường nhập khẩu biến động mạnh qua các năm mặc dù lượng đường sản xuất trong nước tăng mạnh.Kể từ năm 1999,khi sản xuất hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước thì lượng đường nhập khẩu giảm xuống rõ rệt.Theo số liệu chính thức thì Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 12,5 nghìn tấn đường thô để chế biến cho xuất khẩu,tuy nhiên do giá xuất khẩu quá thấp nên không tái xuất được.Bên cạnh đó,năm 1999 một số lượng đáng kể được nhập lậu vào Việt Nam tuy không có số lượng tin cậy về lượng nhập khẩu. Trong năm 2000,theo báo cáo của Tổng cục Hải quan,khoảng 80.000 tấn đường được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc,Singapore,Philippin.Theo số liệu gần đây,trong năm 2001 các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được trên khaỏng 60.000 tấn. Bảng 1.4.Lượng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 125.000 12.500 -80.000 -60.000 - -50.600 -50.000 -48.000 -37.000 Nguồn:Báo cáo 5 năm chương trình mía đường,Bộ NN&PTNT. 3.1.2.Xu hướng biến động giá đường. Trong những năm vừa qua,giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với giá đường nhập khẩu tương đường,nhất là giá đường thế giới.Theo ước tính của các chuyên giá CIE,FAO thì giá bán buôn đường trong nước Việt Nam bình quân cao hơn giá nhập khẩu tương đương khoảng 56,5% trong giai đoạn từ 2000-2005.Như trong niên vụ 2004/2005 thi giá bán của đuờng trong nước là khoảng 480USD/tấn,trong khi đó giá đương nhập cảng tai Việt Nam là khoảng 280USD/tấn. Tuy nhiên năm 2005,giá đường trong nước đã giảm đáng kể,chỉ cao hơn đôi chút so với giá nhập khẩu tương đương tại cảng.Tại niên vụ 2005/2006 thi do sản xuất trong nước tăng quá mạnh vượt xa nhu cầu tiêu thụ trong nước dẫn đến tình trạng ứ đọng sản phẩm của các nhà máy chế biến đường và việc nhập khẩu đương lậu qua đường biên giới đã buộc các nhà máy phải hạ giá bán để tiêu thụ sản phẩm. Trong hai năm vừa qua giá đuờng thị trường trong nước tương đối ổn định, ở mức thấp nên góp phần hạn chế tình hình nhập lậu đường qua đường biên giới.Riêng ở thời điểm cuối năm 2005 mặc dù giá đường trong nước tăng lên tương đối cao so với các nước nhưng giá đường thế giới cùng kỳ cũng ở mức cao;do vậy,hiện tượng nhập lậu đường không còn diễn ra mạnh như trước đây. Đường nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch giữa giá đường trong nước và giá thế giới.Khi độ chênh lệch giá chỉ còn khoảng 30% thì hầu như hiện tượng nhập lậu đường qua biên giới cũng đã thực sự chấm dứt. 3.2.Thị trường đường thế giới. Trong vòng 10 năm quá,tiêu thụ đường trên thế giới tăng tương đối ổn định ở mức 1,71% bình quân hàng năm.Nhu cầu tiêu thụ đường trong niên vụ 2004/2005 đạt xấp xỉ 148 triệu tấn,tăng khoảng 1,87% trong cùng giai đoạn. Trong những năm qua,tình hình xuất khẩu đường của các nước có nhiều thay đổi.Brazin có tốc độ tăng trưởng đường mạnh,nhất là trong giai đoạn từ 1999-00 đến 2004-05.Trong vòng 11 năm(1994-2005),xuất khẩu đường của Brazin tăng bình quân đến 30%,đạt được 13,6 triệu tấn trong niên vụ 2004/05,cao nhất trên thế giới.Gần đây,Brazin đã giành được vị thế số một thế giới và luôn có những chính sách tiếp cận thị trường mới.Hiện nay thị trường nhập khẩu đường chủ yếu của Brazin là Nga,các nước thuộc Châu Phi,Châu Âu,các nước Nam Mỹ,Trung Đông và Đông Nam Á, đặc biệt là Malayxia, Đài Loan và khu vực Trung Đông. Thái Lan, Úc đã xuất khẩu biến dộng giữa các năm nhưng vẫn có xu hướng tăng lên.Thái Lan,các nước Đông Nam Á gần kề Việt Nam xuất khẩu tới gần 4 tấn trong niên vụ 2004/05,sang thị trường chính là các nước Châu Ấ.Niên vụ 2004/05, Úc đã xuất khẩu được 4,2 triệu tấn,chủ yếu sang các nước Canada,Mỹ,Nhật,Hàn Quốc và Malayxia. Hơn nữa,trong những năm vừa qua,sản xuất đường thế giới luôn vượt cầu.Hầu hết các nước đều có chính sách bảo hộ cho nghành đường,giữ giá trong nước ổn định thong qua thuế nhập khẩu cao,hỗ trợ xuất khẩu đường thừa ra ngoài biên giới với giá bán thường thấp hơn giá thành sản xuất.Thái Lan có thuế nhập khẩu đường là 65% trong hạn nghạch,95% ngoài hạn nghạch;Philippin 50% trong hạn nghạch,65% ngoài hạn nghạch;Nam Phi là 125 USD/tấn;các nước trong khối EU là 419 Euro/tấn;Việt Nam là 30% đối với đường thô,40% đối với đường trắng.Chỉ có 2 nước là Braxin,Australia(sản lượng đường chiếm 20% của cả thế giới) không có chính sách bảo hộ,giá bán trong nước bằng với giá thị trường thế giới.(Theo COWI-Báo cáo Kiểm tóan chuẩn đoán của các Công ti mía đường Nhà nước).Giá đường trên thị trường quốc tế luôn thay đổi với biên độ dao động lớn là một khó khăn của nghành đường. Trong 2 năm 2004,2005,do thời tiết không thực sự thuận lợi,sản xuất đường của 1 số nước bị suy giảm như Cuba,Ấn Độ,Trung Quốc,Việt Nam,… nên sản lượng đường thế giới bị chững lại và tăng chậm,trong khi mức tiêu thụ vẫn tăng đều qua các năm(Bình quân 10 năm qua vào khoảng 1,71-1,76%/năm).Cung cân đối với cầu,lượng đường dự trữ giảm,nên giá đường trên thị trường thế giới có xu hướng tăng dần,giá đường trắng đầu tháng 8/2005 là 294,5 USD/T,đường thô vào khoảng 220 USD/T (Vụ 2004-2005 sản lượng đường thế giới đạt khoảng 145,1 triệu tấn,mức tiêu thụ dự tính là 145 triệu tấn). Năm 2006,do thiên tai hạn hán và lũ lụt diễn ra trên diện rộng trên thế giới,đồng thời giá xăng dầu cũng tăng cáo,mức sản xuất cồn nhiên liệu từ mía ở các nước sản xuất đường lớn như Braxin,Úc,… được giữ nguyên và tăng lên,nên khó có khả năng tăng sản lượng đường.CUng cơ bản đáp ứng với cầu và có phần bị thiếu hụt,vì vậy giá bán đường trong năm 2006 có khả năng vẫn giữ được ở mức cao.Sang năm 2007 này,tình hình có thể diễn biến khác nếu thời tiết thuận lợi cho sản xuất mía đương. Như vậy,có thể thấy trong vài năm tới giá đường sẽ phục hồi,tiếp tục giữ ở mức cao,là cơ hội để nghành đường thế giới,trong đó có Việt Nam sẽ phát triển ổn định. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường. 4.1.Vùng nguyên liệu trồng mía. Nói chung, vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là diện tích trồng mía bình quân cho mỗi hộ nông dân quá thấp (0.3 – 0.5 ha/hộ). Một nhà máy đường phải quan hệ hợp đồng với 20 – 30 ngàn hộ nông dân bán mía, bình quân mỗi hộ chỉ bán được từ 30-40 tấn mía/vụ; năng suất và chất lượng mía thấp; bình quân năng suất chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha và dưới 10ccs (độ đường). Xét cả về năng suất nông nghiệp và nâng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Úc và Brazil là 9-12 tấn/h 4.2.Điều kiện thời tiết,khí hậu. Ngành mía đường Việt Nam chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm ở các vùng trung du và miền núi, nông dân và nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông… 4.3.Quan hệ cung cầu thị trường. Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường của thị trường thế giới. Phần lớn trong số 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiêu thông qua thuế nhập khẩu cao và chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt Nam, những bảo hộ này không có nhiều, chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình hội nhập AFTA thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% vớI đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. 4.4.Giá thị trường(trong nước và quốc tế) Giá đường thị trường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất trực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU trong 40 năm qua luôn duy trì giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới (tháng 8/2005 là 631,9 Euro, tương tương 764,1 USD) đã bóp mép thị trường đường của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài chịu sự tác động này. II.Thực trạng hoạt động Đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Vốn và cơ cấu nguồn vốn. 1.1.Quy mô và tốc độ tăng vốn trong hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ỏ nước ta trong thời gian qua. Từ năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn. Hơn nữa,ta biệt rằng nghành công nghiệp chế biến đường đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn.Đầu tư cho 1 tấn công suất là 130 triệu đông,tương đương với gần 9000 USD/tấn công suất(Tức TMN).Mặc dù vậy,đây là mức khá thấp so với mức đầu tư trung bình của thế giới (là từ 10.000-14.000 USD/TMN).Riêng tại Thái LAn,mức đầu tư bình quân chỉ khoảng từ 6.700 USD/TMN do các máy móc và thiết bị tự sản xuất được tại nội địa. Các Nhà máy chế biến dung công nghệ đơn giản của Trung Quốc có suất đầu tư thấp nhất,chỉ 7000 USD/TMN.Nhà máy Tate&Tyle tại Nghệ An sử dụng công nghệ tiến tiến của Anh nên có suất đầu tư cao nhất,là 14.200 USD/TMN.Thông thường các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại khác có suất đầu tư khoảng 12.000 USD/TMN.Trong chi phí nàt có cả phần xây dựng cơ bản và thiết bị trong nước chiếm khoảng 40% tổng chi phí. Với cùng 1 loạt công nghệ thiết bị,suất đầu tư cho 1 TMN cũng có sự khác nhau đáng kể tùy theo quy mô của nhà máy.Với công nghệ tương đối hiện đại,chi phí đầu tư của 1 nhà máy có quy mô 1.000 TMN có thể lên tới 10 triệu USD.Trong khi đó,1 nhà máy có quy mô 4.000 TMN,chi phí đầu tư chỉ khoảng 25 triệu USD.Như vậy,chi phí đầu tư cho 1 TMN của các nhà máy chỉ bằng khoảng 65% chi phí đầu tư cho 1 TMN của các nhà máy có quy mô nhỏ. Ngoài ra,có rất nhiều dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư. Ví dụ, Nhà máy đường Phụng Hiệp, tăng từ 134,2 tỷ đồng lên đến hơn 210,362 tỷ đồng; Nhà máy đường Linh Cảm tăng từ 98,4 tỷ lên đến 122,6 tỷ; Nhà máy đường Vị Thanh tăng từ 81,3 tỷ lên đến 173,6 tỷ; Nhà máy đường Trị An tăng từ 97,3 tỷ đồng lên đến 161,1 tỷ đồng; Nhà máy đường Bến Tre từ 95,2 tỷ tăng lên 157 tỷ đồng… 1.2.Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển mía đường. Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy đường là khá lớn bằng các nguồn vốn như: vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm, vay tín dụng nước ngoài từ nguồn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, một số nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động, đã đến kỳ trả nợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh phải chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhà máy thuộc phạm vi quản lý của mình đề ra các biện pháp trả nợ, ưu tiên trước hết trả nợ vốn vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm. Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu để phát huy tối đa công suất thiết kế, giữ giá mua nguyên liệu hợp lý, kinh doanh tổng hợp, hạ nhanh giá thành sản phẩm, kinh doanh có lãi, để tự tạo ra nguồn thu trả nợ. Hiện nay, do đường sản xuất ra giá thành cao nên ứ đọng, tiêu thụ chậm và không xuất khẩu được. Do vậy, không tiếp tục xây dựng thêm nhà máy mới và mở rộng nhà máy cũ. Ở những nơi nông dân đang trồng mía cung cấp đủ cho nhà máy hiện có, thì không mở rộng thêm diện tích và có thể có một số diện tích trồng mía phải chuyển hướng sản xuất, các Ủy ban nhân dân địa phương giúp nhân dân nơi đó chọn cơ cấu cây trồng phù hợp để bảo đảm thu nhập cho nông dân. Trên cơ sở các dự án vùng nguyên liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho vay để trồng mía, Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện lồng ghép các chương trình trên địa bàn, tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ cho người trồng mía. Ta biết,”chương trình 1 triệu tấn đường” trước đây là 1 chương trình kinh tế của Chính phủ,nó đã tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng vốn đầu tư,cụ thể là khoảng hơn 10.000 tỷ đồng cho mục tiêu sản xuất được 1 triệu tấn đường/năm.Từ sau khi thực hiện chường trình mía đường và đạt được kết quả tốt đẹp,tính đến niên vụ 2002/2003,nói chung,hàng năm,không có thêm nhiều nhà máy đường mọc lên,vốn đầu tư tăng thêm là do chi phí cho đầu tư mở rộng sản xuất và chi phí cho nâng cấp nhà máy,thiêt bị máy móc,vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất mía. Tính đến niên vụ 2002/2003,tổng vốn đầu tư cho mở rộng và xây dựng các nhà máy mới kể từ 1995 lên tới 10.050 tỷ đồng (tương đương với 700 triệu USD),không kể vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu,trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 470 triệu USD,chiếm 67% tổng số vốn đầu tư.Riêng vốn vay mua thiết bị của Trung Quốc là khoảng 76,5 triệu USD,chiếm 11% tổng số vốn đầu tư.Toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy là vốn vay trong nước và vốn vay từ nước ngoài. Còn tính đến hết năm 2006,toàn bộ nghành mía đường đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,tổng vốn liên doanh là khoảng 330 triệu USD.Còn lại đi vay là khoảng 263 triệu USD.Trong đó,vốn vay từ ADB là 40 triệu USD,Ấn Độ là 9,4 triệu USD,Pháp là 59 triệu USD,Tây Ban Nha là 12 triệu USD,Úc là 45,4 triệu USD,Trung Quốc là 74 triệu USD,còn lại là vốn tín dụng và từ Ngân sách của Nhà nước. 2.Nội dung đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường ở Việt Nam. Ở nước ta,nghành mía đường nói chung và các nhà máy đường nói riêng,vẫn chỉ là 1 nghành còn non trẻ,các Nhà máy đường trong nước vẫn chỉ là những nhà máy sản xuất với quy mô sản xuất nhỏ và trung bình,chưa thể là quy mô lớn như những nhà máy đường ở những nước đã có nghành sản xuất mía đường từ lâu đời và phát triển mạnh.Để đầu tư phát triển sản xuất nghành mía đường,xây dựng được 1 nhà máy sản xuất mía đường,cần tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực chính.Bao gồm:Thứ nhất là vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng được nguyên liệu.Thứ hai là Máy móc thiết bị sản xuất đường của các Nhà máy đường,Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất như:Năng lượng,nước xử lý,mặt bằng,…Thứ 3 là Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho nhà máy đường. 2.1. Đầu tư xây dựng vùng mía nguyên liệu. 2.1.1. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng TDMNBB: Vùng TDMNBB ban đầu có 6 nhà máy đường : là Cao Bằng ,Sơn Dương,Tuyên Quang (Tuyên Quang ) , Việt Trì ( Phú Thọ ) , Hoà Bình ( Hoà Bình ) và Sơn La … sau khi nhà máy đường việt trì đóng cửa ,vùng TDMNBB còn lại 5 nhà máy đường đang hoạt động với tổng công suất thiết kế (CSTK) :4600TMN, tổng diện tích mía đường cần có là 15018 ha sản lượng mía ép đủ công suất là 690 nghìn tấn . + Nhóm các NMĐ có vùng nguyên liệu với đất trồng mía tương đối ổn địng và có thể chủ đọng sản lượng mía cho chế biến là : Sơn Dương và Hoà Bình ( tuy nhiên NMĐ Hoà Bình có thể phải di chuyển do vấn đề ô nhiểm môi trường của nhà máy và mở rộng thị xã hoà bình ). + Nhóm các nhà máy đường có vùng mía nguyên liệu và đất trồng mía chưa ổn định , phân tán sản lượng mía nguyên liệu thiếu ,cung cấp cho chế biến còn khó khăn là : Cao Bằng , Tuyên Quang , và Sơn La . 2.1.2. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu các NMĐvùng bắc trung bộ : Vùng Bắc Trung Bộ có 6 nhà máy đường (NMĐ) công ngiệp được phân bố 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An : đó là Nam Sơn ,Việt –Đài và Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá ) Nghệ An Tate &Lyle , Sông Con và Sông Lam( tỉnh Nghệ An ) tổng công suất thiét của 6 NMĐ là 21250 TMN trong đó tổng công suất của 3 NMĐ Lam Sơn,Việt –Đài và Nghệ An Tate &Lyle là 18000TMN chiếm 84,7% diện tích mía đứng quy hoạch cần có là 58445 ha và sản lượng mía theo yêu cầu là 3,19 triệu tấn , vùng mía đường Thanh Hoá,Nghệ An là một trong 3 trung tâm mía lớn của việt nam chiếm tới 26,0 % CSTK của cả nước . Kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các nhà máy đường cho thấy : + Nhóm các NMĐ có vùng nguyên liệu đủ đát trồng mía , nguyên liệu và khả năng mở rộng CSTK của nhà máy là : Lam Sơn và Nghệ An Tate &Lyle . + Nhóm NMĐcó vùng mía nguyên liệu tương đố ổn định đất trồng mía và sản lượng mía cho chế biến là NMĐ Nông công và Sông con . + Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu còn khó khăn do đất trồng mía phân tán , thiếu đất và bị cạnh tranh với cây trồng khác là : Việt –Đài và Sông Lam . 2.1.3 .Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng DHNTB Vùng DHNTB có 10 nhà máy đường là Quảng Nam , Quảng Phú (Quảng Ngãi ) Phổ Phong ( Quảng Ngải) , Bình Định KCP( Phú Yên) Tuy Hoà ( Phú Yên) , Ninh Hoà ( Khánh Hoà ) Cam Ranh ( Khánh Hoà ) , Phan Rang ( Ninh Thuận ) và Bình Thuận .Tổng CSTK là 18850 TMN diện tích mía đường cần có là 54122 ha , nhu cầu mía nguyên liệu là 2,83 triệu tấn . Đây là vùng có tiềm năng sản xuất mía cho chế biến và có số nhà máy chiếm 1/4 của cả nước . Kết quả phân loại nguyên liệu của các NMĐ cho thấy : + Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đủ đất , đủ nguyên liệu cho chế biến là KCP – Phú Yên . + Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đất trồng mía không quá thiếu nhưng phán tán ,mía nguyên liệu thấp và mía cung cấp không ổn định cho nhà máy là : Quảng Phú , Phổ Phong , Bình Định , Tuy Hoà ,Ninh Hoà và Phan Rang . + Nhóm các NMĐ hạn chế về đất trồng mía và gặp rất nhiều khó khăn về đáp ứng mía nguyên liệu cho nhà máy là: Cam Ranh . + NMĐ do không đủ nguyên liệu đả có quyết định đóng cửa là Quảng Nam và Bình Thuận . 2.1.4.. Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng Tây Nguyên : Vùng tây nguyên có 5 nhà máy đường bao gồm An khê( tỉnh Gia Lai ) ,Kon Tum( Kon Tum ) , thuộc công ty đường Quảng Ngải Bourbon – Gia Lai và 333 – Đăk Lăk và Đăk Nông . Tổng CSTK của 5 NMĐ là 5500TMN , diện tích mía cần có 16497 ha , sản lượng mía theo quy hoạch 825 nghìn tấn . kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy +Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu đủ đất trồng mía , đủ mía nguyên liệu cho chế biến là : An khê ,Bourbon – Gia lai và 333 Đăk lăk + Nhóm các NMĐ có vùng nguyên liệu đất trồng mía không đủ , phân tán , tranh chấp với các cây trồng khác , còn nhiều khố khăn và tiềm ẩn nguy cơ thiếu mía là Đăk nông và Kon Tum . 2.1.5.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của NMĐ vùng Đông Nam Bộ . Vùng Đông Nam Bộ có 6 NMĐ là : La Ngà , Trị An, Bình Dương ,Nước Trong Bourbou – Tây Ninh và Thô Tây Ninh , với tổng CSTK 16400TMN . Sau khi NMĐ Trị An và Bình Dương đóng cửa , tổng CSTK của 4 NMĐ còn lại là 13400TMN , với diện tích mía nguyên liệu theo quy hoạch là 36091 ha , sản lượng mía cần có là 2,01 triệu tấn / năm Kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy : + Nhóm các NMĐcó vùng mía nguyên liệu tương đối thuận lợi , ít bị cạnh tranh hơn so với các NMĐ khác là nước trong . + Nhóm NMĐ có vùng mía nguyên liệu không ổn định đất trồng mía có thể thiếu , yêu cầu phải mở rộng ra địa bàn khác là : La Ngà , Bourbou – Tây Ninh và Thô Tây Ninh . +Nhóm các NMĐ do không đủ mía nguyên liệu cho chế biến phải ngừng hoạt động là Trị An và Bình Dương . 2.1.6.Đầu tư phát triển mía nguyên liệu của các NMĐ vùng ĐBSCL Vùng ĐBSCL có 9 NMĐ bao gồm là :Hiệp Hoà Nagarjuna, Bến Tre , Trà Vinh ,Kiên Giang ,Vị Thanh , Phụng Hiệp , Sóc Trăng , và Thới Bình( nằm trên địa bàn của 7 tỉnh , trong tổng số 13 tỉnh thành phố của vùng ĐBSCL) . Tổng CSTK là 14750TMN , diện tích mía đứng thiết kế là 41065ha , sản lượng mía ép cần có là 2,21triệu tấn mía /năm , chiếm khoảng 18% tổng sản lượng mía công nghiệp của cả nước . Kết quả phân loại vùng mía nguyên liệu của các NMĐ cho thấy : + Nhóm các NMĐ có vùng mía nguyên liệu thuận lợi , đủ đất trồng mía và sản lượng mía cung cấp cho nhà máy là :Trà Vinh ,Sóc Trăng ,Bến Tre, Phụng Hiệp và Vị Thanh . + Nhóm NMĐ có vùng mía nguyên liệu không ổn định, không đủ đất trồng mía ,sản lượng mía so với yêu cầu là : Hoà Hiệp ,Nagarjuna Kiên Giang ,và Thới Bình 2.2. Đầu tư Nhà máy đường(NMĐ), Máy móc thiết bị sản xuất đường và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 2.2.1.Các Nhà máy đường Ta biết nghành mía đương từ khi thực hiện “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995-2000) đã có bước tiến đột phát. Đầu tư mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máy đường của cả nước là 44, tổng công suất là 81.500 tấn (so vớI năm 1994 tăng thêm 33 nhà máy và trên 760.000 tấn công suất), năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dung trong nước, chấm dứt được tình trạng hàng năm Nhà nước phải bỏra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. Đặc biệt công nghiệp mía đường hầu hết các nhà máy đường mới đều được xây dựng tại các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đất nghèo khó khăn, vùng sâu, vùng xa và được phân bổ khắp cả 3 miền (miền Nam: 14 nhà máy, Miền Trung và Tây Nguyên: 15 nhà máy, và miền Bắc: 13 nhà máy). Đáng chú ý nhất là ngành mía đường phát triển đã giúp nông dân khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm đất trồng mía được hơn 200.000ha, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 18 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 150 đến 200 ngàn hộ nông dân trồng mía đã ký hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường như: Nhà máyđường Lam Sơn, nhà máy đường Nghệ An Tatte&Lyle, nhà máy đường Bourbon TâyNinh, nhà máy đường Phụng Hiệp, Nhà máy đường Vị Thanh, nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Hoà Bình, công ty đường Quảng Ngãi… đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu… và cử cán bộ nông vụ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho nông dân. Cơ thể nói gần 80% số hộ nông dân ở các vùng trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy đường. Trong hơn 10 năm qua, cùng với các hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất và đời sống đã được cải thiện lớn, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, đường xá giao thông nông thôn, đường điện, trường học đã mở mang thêm nhiều. Trong quá trình phát triển công nghiệp mía đường, nhiều nhà máy đã gắn kết nguyên tắc tổ chức hợp tác ổn định bền vững với sản xuất nông nghiệp nông thôn và nông dân. Ví dụ: nhà máy đường Lam Sơn, Thanh Hoá từ năm 1992 đến nay liên kết hợp tác với gần 35.000 hộ nông dân trồng mía trong vùng, tổ chức thành công Hiệp hội mía đường Lam Sơn, đại diện cho người nông dân, người trồng mía và nhà máy bầu ra Hội đồng quản trị của Hiệp hội để điều phối và bảo vệ lợi ích của nông dân, gắn bó trách nhiệm giữa nhà máy sản xuất công nghiệp với nông dân trồng mía bán nguyên liệu cho nhà máy, cùng nhau đóng góp vốn để xây dựng quỹ phòng chống rủi ro, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai, hoả hoạn hoặc khi có biến động thị trường. Trong những năm qua, nhà máy đã hỗ trợnông dân khai hoang phục hoá mở rộng diện tích trồng mía được hơn 10.000 ha và chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả thấp sang trồng mía được trên 5.000 ha, tạo việc làm ổn định cho gần 20.000 lao động. Hàng năm nhà máy đã đầu tư ứng trước cho người trồng mía gần 100 tỷ đồng, gồm tiền cày bừa làm đất, tiền mua giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một phần tiền nhân công, tổ chức các lớp tập huấn chuyên giao kỹ thuật thâm canh mía cho nông dân. Nhà máy còn dành 1 phần lợi nhuận hỗ trợ nông dân và các địa phương trồng mía xây dựng trường học, nhà trẻ, trạm xá Tuy nhiên,các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ. Hiện tại còn 37 nhà máy đường đang hoạt động, gồm 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với tổng công suất 27.000TMN, bình quân một nhà máy 4500TMN, 31 nhà máy là vốn đầu tư trong nước (trong đó có 25 nhà máy cổ phần hoá) tổng công suất 48.800TMN, bình quân 1.575TMN/nhà máy; phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ từ 700 – 1.000 TMN, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao 2.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât Trước hết,cần huy động và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia,vốn ODA,vốn đầu tư tập trung từ ngân sách(TW và địa phương),vốn tự có của các doanh nghiệp,các địa phương,vốn huy động từ trong dân… để phát triển hạ tầng kỹ thuật các vùng trồng mía tập trung có quy mô lớn. Đối với đường giao thông phục vụ vận chuyển mía, các địa phương dùng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư làm đường trục chính ngoài khu vực nhà máy. Đối với đường vận chuyển nội bộ trong vùng nguyên liệu thì xây dựng bằng vốn huy động của dân và vốn tài trợ của nhà máy.Cải tạo và nâng cấp các trục giao thong chính giữa vùng nguyên liệu tập trung với cơ sở chế biến,thường xuyên đầu tư kinh phí tu bổ và xây dựng mới các tuyến giao thong nội đồng trong vùng mía để thuận tiện cho việc vận chuyển và thực hiện cơ giới hóa Đối với vùng có điều kiện làm thuỷ lợi để trồng mía có tưới, trên cơ sở dự án được duyệt, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối như hồ chứa, kênh trục chính, người trồng mía và nhà máy phải bỏ vốn làm các công trình thuỷ lợi nhỏ, nội vùng.Củng cố các công trinhg giữ uwocs và dân nước trong các vùng mía tập trung;mở rộng áp dụng các hình thực tưới tiết kiệm nước bằng hệ thống tướt thấm,ống nổi như Công ty Mía đường Quảng Ngãi,Lam Sơn,Tây Ninh và tự khai thác nguồn nước như khoan giếng tại ruộng hoặc ngăn đập nhỏ để lấy nước.Thực hiện các biện pháp canh tác tổng hợp để đảm bảo chống xói mòn,giữ ẩm cho mía. Các nhà máy đường ngoài việc sử dụng nguồn vốn từ 10% giá mía tính trong giá thành để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, còn được sử dụng để đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông phục vụ vùng nguyên liệu của nhà máy. 2.2.3.Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nhằm cơ giới hóa các quá trình sản xuất mía đường. Thực hiện quá trình cơ giới hóa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động,giảm cường độ lao động,giảm tổn thất và giá thành trong sản xuất mía.Tuy vậy,việc cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất vẫn còn yếu và chưa đồng bộ,chỉ có một số vùng trồng mía tập trung được cơ giới hóa khâu làm đất,còn các khâu như gieo trồng,chăm sóc,thu hoạch chủ yếu vẫn bằng các công cụ thủ công với các công cụ thô sơ và lạc hậu.Do đó năng suất lao động rất thấp mà cường độ lao động lại cao,tổn thất lớn…Do vậy quảng đại nông dân sản xuất mía đặt ra yêu cầu ngày càng bức thiết về cơ giới hóa quá trình sản xuất mía,đặc biệt là cơ giới hóa thu hoạch mía,một khâu vô cùng nặng nhọc,năng suất lao động thấp.Trong thời gian qua thì Viện Cơ Điện NN và Công nghệ sau thu hoạch và một số đơn vị đã và đang tiến hành nghiên cứu,chế tạo thử nghiệm một số các thiết bị phục vụ các khâu cơ giới hóa và thu hoạch mía. Tuy vậy,vấn đề cơ giới hóa sản xuất mía vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại bất lợi như địa hình và cơ lý tình cây trồng còn phức tạp,độ tin cậy và tính thích nghi của máy còn kém,chất lượng máy chưa cao,cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu chế tạo và có các giải pháp tích cực để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa sản xuất mía. Về việc nhập thiết bị, Chính phủ có văn bản quy định: Các cơ sở chế biến đường vừa và nhỏ không nhập toàn bộ, chỉ nhập các thiết bị quan trọng trong nước chưa sản xuất… Quy định là vậy, nhưng có tới 19 nhà máy có công suất dưới 2.000 tấn mía/ngày, vẫn nhập thiết bị toàn bộ của nước ngoài; và ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản quy định cấm nhập, các nhà máy này vẫn nhập như thường. Nghiêm trọng nhất, có tới 3 nhà máy đường (Tuyên Quang, Việt Trì và Đắk Lắk) đi mua thiết bị… đã ngừng sản xuất nhiều năm của Trung Quốc; sau đó, vì không sử dụng được, đã phải mua bổ sung và sửa chữa nhiều chục tỉ đồng, nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, thua lỗ triền miên, trong đó, Nhà máy đường Việt Trì phải ngừng hoạt động. Trong việc nhập thiết bị của Trung Quốc, theo nhiều nguồn tin, có sự thông đồng để nâng giá hàng triệu USD trên một dây chuyền. Những thiết bị này của Trung Quốc tuy mới nhưng đã lạc hậu về công nghệ, dẫn tới tình trạng nhập nhưng phải bỏ vì không thể sử dụng được, gây lãng phí nghiêm trọng. Điều đáng ngạc nhiên là, cùng thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất 1.000 tấn mía/ngày) nhưng các nhà máy lại nhập với giá chênh nhau hàng chục tỉ đồng: Nhà máy đường Sơn La mua 65 tỷ; Nhà máy đường Kon Tum nhập 70 tỷ; Bình Thuận 75,2 tỷ; Trị An là 76 tỷ đồng… Nhiều nhà máy theo một hướng khác, nhập dây chuyền thiết bị của Úc, giá đắt gấp đôi thiết bị của Trung Quốc, nhưng chất lượng cũng thê thảm không kém, nhiều năm không hoạt động được như thiết kế, bị lỗ lớn. Ví dụ, Nhà máy đường Quảng Nam nhập dây chuyền của Úc trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỷ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỷ đồng; Nhà máy đường Kiên Giang xây dựng hết 161 tỷ đồng và đến nay lỗ 170,6 tỷ đồng. Tại dự án Nhà máy đường Quảng Nam, chủ đầu tư và Ban quản lý Nhà máy đã được các đối tác giao máy móc thiết bị đã cũ, không đúng chủng loại, không đúng danh mục hợp đồng và công suất thiết kế nhưng vẫn tự ý nhận và lắp đặt. Trong khi nhà máy chưa đạt các thông số kỹ thuật, chưa có hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật… nhưng chủ đầu tư đã ký biên bản nghiệm thu tạm thời để thanh toán 5% tiền bảo hành cho đối tác. Hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 143.830 USD và hơn 1,5 tỷ đồng. Tại dự án mở rộng Nhà máy đường Quảng Ngãi, được Thủ tướng phê duyệt với mức đầu tư 218,736 tỷ đồng, lãnh đạo đơn vị này có hành vi thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, giám đốc đơn vị này còn ký hợp đồng mua của Trung tâm ứng dụng công nghệ mới TP. Hồ Chí Minh 4 môtơ điện do Nhật sản xuất, theo dự toán là 5 tỷ đồng, nhưng thực tế mua là 2,5 tỷ đồng và sau vụ mía đường năm 2001 mới phát hiện xuất xứ các linh kiện là ở nội địa (?!) 2.3.Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ sản xuất cho các Nhà máy đường. Nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất của các Nhà máy đường là một mắt xích rất quan trọng đối với sự phát triển của các NMĐ.Bao gồm từ lao động phổ thông đến những kỹ sư hóa thực phẩm hay những nhân viên văn phòng,người quản lý quá trình hoạt động.Các Nhà máy đường thường xuyên tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý,trình độ khoa học công nghệ,hiểu biết trên thương trường,hội nhập cho các cán bộ,nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động trong các Nhà máy.Tăng cường công tác khuyến nông về giống,kỹ thuật trồng,thâm canh,thu hoạch mía và hỗ trợ nông dân các vùng nguyên liệu về thông tin thị trường,giá cả;thông tin về Khoa học công nghệ,… Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,hiện nay các nhà máy đã tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động công nghiệp chuyên nghiệp trong chế biến đường,sản phẩm sau đường và bên cạnh đường,trong đó,32.300 lao động công nghiệp chuyên nghiệp trong chế biến đường. II.Đánh giá tác động của Hoạt động đầu tư đến phát triển nghành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Về Giá trị,kết quả sản xuất. 1.1.Về sản xuất mía. Nói chung,trong 5 năm 2001-2005,sản xuất mía không ônt đinh,biến đôngk lớn cả về diện tích,năng suất và sản lượng,không đáp ứng được nhu cầu mía nguyên liệu theo công suất thiết kê nên có sự biến động lớn trong huy động công suất giữa các vụ của các nhà máy đường, Năm 2005,diện tích mía của cả nước ước đạt 266 nghìn ha,năng suất là 55.3 tấn/ha,sản lượng khoảng 14,7 triệu tấn.So với năm 2001,diện tích chỉ bằng 88%,sản lượng đạt 98%,năng suất tăng 11%.Diện tích và sản lượng đạt cao nhất vào năm 2002 với 320 nghìn ha và trên 17 triệu tấn mía,đạt thấp nhất vào năm 2001 với 49,3 tấn/ha.So với 1 số nước trong khu vực nhu Thái Lan,Philippin,Inđônêxia,năng suất mía của Việt Nam kém từ 8-18 tấn/ha;so với ÚC,Braxin thì năng suất mía của Việt Nam chỉ bằng 60-65%. Mức độ đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy đường theo từng vùng ở năm cao nhất và thấp nhất nhu sau:Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,năm thấp nhất là 43% công suât huy động,năm cao nhất là 75%,tiếp đến là các địa phương miêng Băc,năm thấp nhất là 64%,năm cao nhất là 93%,các tỉnh Đông Nam Bộ năm thấp nhất là 73%,cao nhất là 106%.Vùng nguyên liệu của các nhà máy đường cũng biến động,năm cao nhất diện tích mía trồng được 258 nghìn ha,đạt gần 98% diện tích quy hoạch và năm thấp nhất là 200 nghìn ha,đạt 88% diện tích quy hoạch. 1.2.Về chế biến đường. Với 44 nhà máy đường sau khi chương trình Mía đường kết thúc vào đầu năm 2000,đến vụ năm 2005 chỉ còn lại 37 nhà máy đường với tổng công suất trên 80 nghìn tấn mía/ngày do 1 số nhà máy ngừng sản xuất,bán,phá sản theo quyết định 28/TTg của Thủ tướng CP.Ngoài ra,có hàng trăm cơ sở sản xuất đường thủ công ở Đông Nam Bộ,Đồng bằng Nam Bộ với tổng công suất khoảng 250-300 nghìn tấn đường kính/năm.Tính chung tổng công suất chế biến đường cả nước(cả công nghiệp và thủ công) có thể đạt 1,4 triệu tấn đường kính/năm. Tổng sản lượng đường năm 2005 đạt 1082 nghìn tấn(trong đó đường kính công nghiệp đạt 902 nghìn tấn).So với năm 2001,tăng 132 nghìn tấn,riêng đường công nghiệp tăng 252 nghìn tấn.Năm 2003 và 2004 là 2 năm mà tổng sản lượng đạt trên 1,2 triệu tấn,trong đó đường công nghiệo đạt trên 1 triệu tấn.So với chỉ tiêu kế hoạch 2001-2005,sản lượng đường thực hiện từng năm 2001-2004 đều đạt và vượt kế hoạch(chỉ tính riêng năm 2005,đạt 90% so với kế hoạch).Tính chung 5 năm,tổng sản lượng đường tăng 1,8%,riêng đường công nghiệp tăng 5,9% so với mục tiêu kế hoạch. Bảng 1.5 Sản xuất mía của từng vùng năm 2005 của các vùng như sau: (Đơn vị:DT-1000 ha;NS-tấn/ha;Sl-1000 tấn;Công suất-Tấn mía/ngày) Tổng số Tr.du &MN ĐB S.hồng Bắc Tr.Bộ Nam Tr.Bộ Tây Nguyên ĐNBộ ĐBS C.long TổngDT mía 265.7 21.9 2.49 53.7 51.8 26.5 45.5 64 Năng suất 55 48 51 53 45 45 56 72 S.lượng mía 14.729 1037 128.3 2856 2320 1198 2566 4628.4 S.lượng đường 1050 40.7 283 201 64 137.6 325 Công suất NMĐ 83950 4600 23250 18300 6500 31300 16900 Nguồn:Theo Báo cáo tình hình của các Nhà Máy đường 1.3.Sản xuất đường đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Vụ sản xuấ 2001-2002,sản lượng đường khoảng 1,07 triệu tấn mà thời điểm đó,nhiều nhà máy lao đao về tiêu thụ,giá giảm chỉ còn khoảng 3.500 đồng/kg,khi đó nhiều ý kiến cho rằng nước ta đã thừa đường.Nhưng thực tế do do lúc đó nhiều nhà máy đường đang phải khó khăn về vốn,phải bán tháo đường ngay sau khi sản xuất để tạo vốn cho sản xuất đã đột ngột tăng cung trên thi trường trong khi nhu cầu không tăng kip đã làm giá đường rớt xuống.Những năm 2003,2004 sau đó,sản lượng đường đều đạt trên 1,2 triệu tấn mỗi năm nhưng không còn tình trạng bán tháo như vụ 2001-2002,giá đường trong nước dao động ở mức 4000-4.400 đồng/kg,không còn tình trạng đường nhập khẩu tràn vào,nhu cầu trong nước đã có bản tiêu thụ hết.Và đến năm 2005,với lượng sản xuất 1,08 triệu tấn,không kể lượng tồn kho năm trước chuyển sang,tuy không quá thiếu so với nhu cầu nhưng do áp lực tâm lý đã đẩy giá thị trường tăng,đường nhập lậu xâm nhập ở các tỉnh Nam Bộ,Chính Phủ đã cho phép nhập khẩu và Bộ Thương Mại đã cấp phép,nhưng lượng nhập về cũng không quá nhiều.Qua đó chứng tỏ,nhu cầu tiêu thụ trong nước những năm qua có thể dao động từ 1,1-1,25 triệu tấn/năm và sản xuất trong nước đã cơ bản được đáp ứng. 2.Về Doanh thu và lợi nhuận. Từ năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn.  Tuy nhiên đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất khả năng chi trả. Trong số nợ này có tới khoảng 1.000 tỉ đồng vay nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp (DN) đã không trả được nợ nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 DN trên 17,4 triệu USD. Từ khi bắt đầu chương trình mía đường, đại đa số các DN lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ lũy kế của 36 DN là trên 2.000 tỉ đồng. Rất nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn. Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tư. Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tư. Trong số 42 nhà máy đường trên cả nước, chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy đạt từ 50-80% công suất; có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất. Trong những năm qua,nghành mía đường đã được Chính phủ cùng các nghành các cấp đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ,như năm 1999 Chính phủ đã có QĐ 194/TTg tháo gỡ 1 số khó khăn cho nghành mía đường và đặc biệt tháng 3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã có QĐ 28/TTg tổ chức và sắp xếp lại nghành mía đường gắn với việc tháo gỡ khó khăn về tài chính-thực sự đây là 1 quyết định làm hồi sinh nghành mía đường Việt Nam.Tính đến tháng 9/2005,sau hơn 1 năm thực hiện QĐ 28,các nhà máy đường trong nước cơ bản đã được Bộ Tài chính xử lý những tồn đọng về tài chính,đã hỗ trợi được 632 tỷ đồng(khoảng 40 triệu USD) gồm xóa nợ đọng thuế VAT:198 tỷ đồng;xóa nợ lãi vay ngân hàng:380 tỷ đồng;bù trượt giá ngoại tệ:54 tỷ đồng,nhờ đó mà nghành mía đượng Việt Nam đã có được những bước đi khởi sắc hơn:Năm 2004 sản xuất được 1.010.000 tấn đường.Theo báo có của 28 Công ty thì năm 2004 có 21 Công ty có lãi với số lãi là 428 tỷ đồng,6 Công ty còn lỗ 108 tỷ đồng,1 Công ty hòa vốn.25/28 Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 298 tỷ đồng,chỉ còn 3 Công ty không nộp Ngân sách.Năm 2005,số công ty có lãi tăng lên 23/28 công ty với số lãi là 665 tỷ đông,so với năm 2004 tăng lên 35,8%,chỉ còn 4 công ty lỗ 74 tỷ đồng,giảm 31,8% so với năm 2004,25/28 Công ty nộp ngân sách nhà nứơc 410 tỷ,tăng 36,7% so với năm 2004. Sang năm 2006,do giá bán tăng cao,nên hiệu quả sản xuất của kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường cũng khá hơn,tỷ lệ sản xuất kinh doanh có lãi ngày càng nhiều.Cụ thể trong tổng số 38 nhà máy đường,doanh thu và lợi nhuận của các nhà máy như sau: +Tổng doanh thu của các doanh nghiệp là khoảng 6.600 tỷ đồng(trong đó riêng sản phẩm đường là 5000) +Tiền đóng góp cho ngân sách Nhà nước là khoảng 300 tỷ đông(riêng sản phẩm đường là 250 tỷ đồng)ư +Lỗ lãi của các doanh nghiệp:Trong số 38 nhà máy,công ty đường đang hoạt động,có 32 doanh nghiệp có báo cáo tìa chính.Trong đó có 24 nhà máy có lãi(chiếm 75%).Số tiền lãi là 209.132,5 triệu đồng.Còn 8 nhà máy lỗ,số tiền lỗ là 134.758 triệu đồng. Quý I năm 2006,có 30 nhà máy báo cáo tài chính,trong dó có 26 nhà máy lãi(chiếm 93%).Số tiền lãi là 94.197 triệu đồng.Còn có 2 nhà máy lỗ,số tiền lỗ là 22.075 triệu đồng. 3.Về phát triển xây dựng vùng mía nguyên liệu. Nhìn chung,diện tích,năng suất,sản lượng mía cũng như sản lượng mía ép công nghiệp trong 5 vụ vừa qua biến động không lớn Bảng 1.6.Diện tích,năng suất,sản lượng mía trong 5 vu. Niên vụ mía Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (Tấn) Sản lượng ép CN(tấn) 2000-2001 303.000 49.8 15.100.000 7.204.610 2001-2002 309.900 49.2 15.200.000 8.539.197 2002-2003 315.000 50.1 15.800.000 9.629.079 2003-2004 287.000 50.5 14.500.000 10.610.519 2004-2005 280.000 51.8 14.500.000 9.317.000 2005-2006 265.000 50.9 13.500.000 8.500.000 Ta biết mía nguyên liệu đã liên tục được thay thế dần giống mới,thích hợp nhưng vẫn còn chênh lệch về năng suất ngay tại một vùng do quy trình canh tác và chăm sóc mía.Do không áp dụng rộng rãi quy trình thâm canh,chăm sóc mía,nhiều nơi giống mía mới nhanh thoái hoá,cho năng suất và chất lượng thấp.Trong vụ vừa qua,tuy hạn hán diễn ra trên diện rông nhưng nhờ giá bán đường cao,các doanh nghiệp thu mua mía với giá cao,nên nông dân đa tích cực chăm sóc mía.Vì thế mặc dù diện tích giảm do cây trồng khác xâm lấn,do hạn hán thiếu nước tưới nên mía bị chết,nhưng năng suất và chất lượng mía vẫn duy trì khá,bên cạnh đó cải tiến thiết bị,nâng cao hiệu suất tổng thu hồi đã đảm bảo sản lượng thu hoạch đường trên một dơn vị diện tích năm sau cao hơn năm trước. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh nhằm rà soát quy hoạch diện tích sản xuất mía. Đến nay có 13 nhà máy đường có vùng nguyên liệu đảm bảo đủ diện tích,với năng suất chất lượng mía tốt,là Lam Sơn,Tate and Tyle,Sông Con,KCP,Ninh Hoà,An Khê,Bourbon Gia Lai,333 Đăk Lăk,Tây Ninh,Bến Tre,Trà Vinh,Phụng Hiệp và Sóc Trăng. Có 20 nhà máy đủ diện tích đất trồng mía,nhưng phân tán,thiếu điều kiện tưới,hệ thống bờ bao,nhưng chất lượng mía nguyên liệu vẫn khá tốt, đảm bảo ép trên 70% công suất,là Cao Bằng,Tuyên Quang,Hoà Bình,Sơn Dương,Nông Cống,Sông Lam,Quảng Ngãi,Nam Quảng Ngãi,Bình Định,Tuy Hoà,Phan Rang,Kon Tum, Đăk Nông,La Ngà,Bourbon Tây Ninh,Hiệp Hoà,Nagajuna,Vị Thanh và Kiên Giang. Vẫn còn 4 nhà máy thiếu đất trồng mía trầm trọng,hoặc phải cạnh tranh với các lò đường thủ công,như Sơn La,Việt Đài,Cam Ranh và Thới Bình. Các công ty,nhà máy đường đã cố gắng đầu tư,hỗ trợ nông dân thực hiện Quyết Định số 80/2002/QĐ-TTg trên diện tích được địa phương quy hoạch cho đơn vị. Số diện tích thực hiện của các nhà máy đã gần số diện tích theo quy hoạch của các địa phương,nhưng phổ biến tình trạng cự ly xa,thiếu các điều kiện về hạ tầng cơ sở vật chất,nên chi phí vận chuyển cao,diện tích ký hợp đồng đầu tư hàng năm tăng,nhưng chủ yếu được thực hiện tại miền Bắc,một phần ở miền Trung và Đông Nam Bộ. Đối với khu vực miền Tây Nam Bộ,việc ký hợp đồng với nông dân chủ yếu là bao nhiêu sản phẩm,viẹc điều hành mía chủ yếu thông qua hệ thống thương lái.Do đó việc thừa thiếu mía cục bộ thương xuyên diễn ra.Giá mua qua các vụ gần đây liên tục tăng,là động lực để người nông dân trồng mới và chăm sóc mía. Bảng 1.7.Diện tích và giá mua mía nguyên liệu Niên vụ mía Diện tích QH (ha) Diện tích TH (ha) Diện tích thực hiện QĐ80(ha) Giá mua mía (đồng/tấn) 2000-2001 230.000 201.863 121.476 220.000-230.000 2001-2002 240.000 212.887 125.381 250.000-260.000 2002-2003 255.000 238.000 149.030 270.000-280.000 2003-2004 264.000 258.000 194.811 320.000-340.000 2004-2005 221.491 208.139 175.275 350.000-370.000 2005-2006 265.000 184.659 380.000-400.000 Còn vụ sản xuất 2005-2006, diện tích mía nguyên liệu của cả nước đạt 265 nghìn ha, giảm 15 nghìn ha; sản lượng mía đạt 13,5 triệu tấn, giảm một triệu tấn so vụ trước. Cả nước có 37 nhà máy đường hoạt động với 69,1% công suất thiết kế, giảm 11,7% so vụ trước. Vì vậy không chỉ giá mía nguyên liệu tăng mà cả giá đường cũng tăng. Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, năm nay, cả nước thiếu khoảng 300 nghìn tấn đường. Mặc dù đến nay, số đường nhập khẩu mới khoảng 38% lượng đường cần nhập khẩu nhưng đường sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi do xuất hiện đường nhập lậu. Lượng đường Thái-lan nhập lậu qua các tỉnh biên giới tây nam từ đầu năm đến nay liên tục tăng, có ngày nhập lậu lên tới 1.500 tấn. Trong khi đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy hiện còn hơn 200 nghìn tấn, nhưng các nhà máy vẫn chưa bán được do giá đường ngoài thị trường thấp. III.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển nghành mía đường ở Việt Nam. 1.Những kết quả đạt được. 1.1.Về huy động vốn. Những năm trước đây, các Ngân Hàng Thương Mại và Quy Hoạch Phát Triên cho vay xây dựng các nhà máy đường, vì mục tiêu 1 triệu tấn đường của Chính phủ vào năm 2000. Đó là cho vay theo dự án của Chính phủ, mang nội dung chỉ định. NHTM và QHTPT cùng cho một nhà máy đường vay, nhưng không kết phối hợp chặt chẽ. NHTM cho vay nhập thiết bị toàn bộ cuả Nhà máy đường và tiền công vận chuyển đến chân công trình. QHTPT cho vay phần xây lắp, trong đó có cả hàng rào. Khi nhà máy đường đi vào sản xuất, ngành tài chính cấp một phần vốn lưu động; phần vốn lưu động còn thiếu, chi nhánh NHTM cho vay. Bởi vậy, mục tiêu 1 triệu tấn đường vào năm 2000 của Chính phủ đã đạt được như dự kiến. Nhưng, NHTM và QHTPT cho vay không thu hồi được nợ, vì nhiều nhà máy đường sản xuất không hiệu quả. Đến cuối năm 2003, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hơn 2000 tỷ đồng trong số 3.881 tỷ đồng cho một số nhà máy đường vay, chưa thu hồi được nợ theo kỳ hạn đã thoả thuận. Một số nhà máy đường do địa phương quản lý, còn đề nghị NHTM kéo dài thời gian thu nợ đến 20 năm, trong khi thời hạn huy động vốn dài hạn của NHTM chỉ có 5 năm (trái phiếu ngân hàng). Phải chăng, khâu thẩm định của dự án xây dựng một số Nhà máy đường không đạt yêu cầu? Chúng ta biết, cuối năm 2003, Nhà máy đường Việt Trì (Phú Thọ) là nhà máy đường quốc doanh, xây dựng từ thời bao cấp ở miền Bắc ngừng hoạt động cuối cùng. Trước đó, các nhà máy đường đã giải thể là: Nhà máy đường Vĩnh Trụ tỉnh Hà Nam do địa phương quản lý; Nhà đường Tam Hiệp (Hà Tây) do địa phương quản lý và Nhà máy đường Vạn Điểm (Hà Tây) do Trung ương quản lý. Tại sao, NHTM Nhà nước và QHTPT lại tiếp tục cho vay để xây dựng Nhà máy đường Hoà Bình; Nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Tuyên Quang... Đến nay, một số lớn nhà máy đường mới xây dựng, kinh doanh bị thua lỗ nặng. Đơn cử Nhà máy đường tỉnh Sơn La, từ ngày vay đến cuối năm 2003, hầu như không có trả nợ vốn vay của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Sơn La một đồng nào. Sau mỗi niên vụ sản xuất đường nhà máy đường tỉnh Sơn La lỗ khoảng trên 30 tỷ đồng. Năm 2003, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La chỉ thu được 25 triệu đồng tiền lãi, trong khi đó lãi treo luỹ kế đến nay là 44 tỷ đồng. Nếu cộng cả số nợ gốc và lãi của QHĐTPT cho Nhà máy đường Sơn La vay sẽ lên đến con số 200 tỷ đồng. Bởi vậy, trong nhiều năm nay, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La ngừng quan hệ cho vay với Nhà máy đường Sơn La. Trong số hơn 30 nhà máy đường mới xây dựng, chỉ có nhà máy đường liên doanh với nước ngoài như: Nhà máy đường Việt - Đài (Việt Nam và Đài Loan cùng góp vốn), tại Bỉm Sơn, Thanh Hoá; phía Việt Nam có 2 cổ đông; phía Đài Loan có 3 cổ đông và Nhà máy đường 100% vốn nước ngoài gồm: Nhà máy đường Bourbon tỉnh Tây Ninh và tỉnh Gia Lai của người Pháp; Nhà máy đường của người Än Độ... kinh doanh có lãi. Tuy nhiên,các nhà máy đường có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh có lãi, ngoài điều hành sản xuất giỏi của người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ xây dựng nhà máy đường kính mía từ miền Trung trở vào. Có lẽ họ nghiên cứu kỹ khí hậu Việt Nam. Miền Bắc khi thời tiết khô hanh, cây mía mới cho tỷ lệ đường nhiều nhất. Nhưng, thời tiết khô hanh ở miền Bắc rất ngắn, khoảng 3 tháng - bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán. Đầu năm âm lịch, trời mưa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, chữ đường trong cây mía lại bắt đầu giảm. Bởi vậy người nước ngoài không đầu tư sản xuất đường kính mía ở miền Bắc. Trong khi đó, NHTM và QHTPT cho vay xây dựng nhà máy đường Hoà Bình, Nhà máy đường Tuyên Quang; nhà máy đường Sơn La... dẫn đến hậu quả không thu hồi được nợ là phải. Năm 2000, nước ta đã đạt sản lượng đường 1 triệu tấn, với dân số khoảng 81 triệu người, thì bình quân đường mía trên đầu người đã hơn 12kg/năm. Con số này quá cao, vượt mức tiêu dùng của nhân dân ta. Thời bao cấp, phiếu mua đường của cán bộ trung cấp chỉ có 0,5kg/tháng, tức 6kg/năm. Trong vòng 20 năm trở lại đây, giá đường kính mía trên thế giới không bao giờ vượt 0,2USD/kg, giao tại cảng nước nhập khẩu, quy đổi ra VND chưa đến 3.000đ/kg. Chống đỡ với cung vượt quá cầu về đường kính mía, năm 2003, Tổng công ty mía đường Việt Nam làm một việc khó chấp nhận: xuất khẩu đường kính mía với giá rẻ, rồi để bán đường trong nước với giá cao nhằm bù lỗ cho việc xuất khẩu đường. Một số nhà máy đường còn liên kết, thống nhất với nhau, không bán đường ra thị trường trong một thời gian, nhằm tạo ra cung không đủ cầu giả tạo về đường kính mía, để nâng giá bán đường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn dùng biện pháp chỉ định sản xuất đường từng niên vụ cho mỗi nhà máy, nhằm hạn chế sản lượng đường của nước ta. 1.2.Về sử dụng vốn. Nói chung,với những sự đầu tư và sử dụng hợp lý vốn đầu tư,sản xuất mía đường ở nước ta phát triển mạnh. Ðến năm 2000, chương trình đã đạt được những mục tiêu cơ bản: Sản xuất một triệu tấn đường, bảo đảm tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu; mở vùng nguyên liệu mía lên 300 nghìn ha, trong đó có hơn 170 nghìn ha là đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa. Ðã hình thành ngành công nghiệp chế biến đường gắn với sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm cho hơn một triệu lao động nông nghiệp, hàng chục vạn lao động công nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng. Ðã mở rộng, nâng công suất tám nhà máy, xây dựng mới 34 nhà máy, đưa tổng số nhà máy đường lên 44 nhà máy (nay là 38 nhà máy), đủ năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía, sản xuất 1-1,2 triệu tấn đường/năm trở lên. Bước đầu phát triển một số cơ sở chế biến các sản phẩm cạnh đường và sau đường; doanh thu từ sản phẩm này đạt 2.000 tỷ đồng/năm. Các công ty, nhà máy đường nộp ngân sách khoảng 350 tỷ đồng/năm. Hầu hết các nhà máy đường mới xây dựng ở trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phân bổ đều ở cả ba miền, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Năm năm lại đây sản lượng đường đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước, chấm dứt cảnh hằng năm Nhà nước bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. Những thành tựu nêu trên là to lớn, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều vùng đất nước. 2.Hạn chế và nguyên nhân. 2.1.Những hạn chế làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nghành mía đường 2.1.1.Về nguyên liệu. -Vùng mía nguyên liệu phát triển còn mang nhiều yếu tố tự phát,không theo quy hoạch và kế hoạch,đã làm ảnh hưởng dây truyền tới hiệu quả sản xuất và chế biến đường. -Những tồn tại trong thâm canh mía nguyên liệu còn khá phổ biến ở nhiều nơi,nhiều vùng,nên sản lượng mía thấp và hiệu quả sản xuất mía không cao. -Năng suất và chất lượng mía nguyên liệu còn thấp và phổ biến ở đa số các vùng,bình quân chung cả nước đạt khoảng 51-55 tấn/ha,chữ đường đạt khoảng 10,1 CCS. Năng suất và chữ đường mía nguyên liệu của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất mía lớn như Braxin,Ấn Độ,Úc,Thái Lan.Công tác tổ chức quản lý,xây dựng vùng mía nguyên liệu còn bộc lộ nhiều yếu kém,hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ và tương xứng với sự phát triển của vùng nguyên liệu và nhà máy. -Mối quan hệ giữa NMĐ và người trông mía chưa thật chặt chẽ cả về cơ chế lẫn lợi ích.Phương thưc thu mua mía và giá cả chưa linh hoạt,chưa tạo được động lực khuyến khích nông dân trồng mía bán cho NMĐ. 2.1.2.Về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của các NMĐ Còn nhiều tồn tại và hạn chế,nhìn chung quản lý còn yếu kém,chậm đổi mới về năng lực lãnh đạo,thiếu năng đông,công tác đào tạo cán bộ,đào tạo lao động lành nghề không được chú ý,chậm phát triển và mở rộng quy mô các loại sản phẩm sau đường và bên cạnh đường,công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại còn yếu,… đưa tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,có nhiều NMĐ thua lỗ. 2.1.3.Về sản xuất kinh doanh của nhiều nhà máy,công ty đường thiếu hiệu quả Do 1 số nhà máy thường vào vu sớm trong khi mía chưa chín,nên gây ra lãng phí nguyên liệu,giảm hiệu suất thu hồi đường.Việc tranh mua nguyên liệu đã đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao nhất ở khu vực ĐBSCL,Phú Yên,Đăk Lăk,Nghệ An Hiệu suất ép,hiệu suất tổng thu hồi đường của nhiều nhà máy còn thấp.Một số NMĐ chưa làm chủ thiết bị nối hơi,dẫn đến số lần hư hỏng nhiều,kinh phí phải sửa chữa tốn kém.Thiết bị máy móc vận hành chưa tối ưu.Chất lượng sản phẩm đường chưa cao(như ở Sơn La,Thới Bình) thể hiện qua cỡ hạt,độ ẩm và màu,nên giá bán thường thấp hơn giá bán sản phẩm cùng loại,hiệu quả kinh tế thấp. Các nhà máy đường,nhất là các NMĐ nhỏ và thiếu vốn lưu động,phải bán đường vào thời điểm giá thấp.Khi nhà máy ngừng sản xuất,giá bán đường tăng thì không còn đường để bán. Hệ thống đại lý bán sản phẩm của các NMĐ tại các điểm nhỏ ít được triển khai,chủ yếu vẫn bán buôn đường cho các Công ty thương mai,nhiều khi dễ xảy ra đầu cơ,tăng giá,thiệt hại cho người tiêu dung,nhưng NMĐ và nông dân cũng không được hưởng lợi.Công tác quảng cáo,tiếp thị sản phẩm yếu,đường đóng túi lẻ cũng chưa được quan tâm. Hiện tượng sử dụng bao bì,hóa đơn của nhà máy để quay vòng,đóng đường nhập lậu còn diễn ra tại nhiều nơi,gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường. Giai đoạn 2001-200,phần lớn các NMĐ đều thua lỗ,do giá bán đường xuống thấp(có thời gian khoảng 3000 đ/kg thấp hơn cả giá thành).Mặt khác,do lãi suất vay tín dụng cao,khấu hao thiết bị lớn,nên nhiều nhà máy đường thua lỗ kéo dài. Từ năm 2004 đến nay,do được xử lý các khó khăn tài chính theo QĐ 28 của Thủ tướng CP nên giá bán đường tăng và giữ ở mức cao,nhiều nhà máy đường đã có lãi.Tuy nhiên,phần lãi chỉ bù đắp 1 phần số lỗ do các vụ trước để lại,vẫn còn nhiều nhà máy lỗ do thiều nguyên liệu cho sản xuất.Số tiền lỗ lũy kế của các nhà máy vẫn còn nhiều. 2.2.Nguyên nhân của những hạn chế. 2.2.1.Nguyên nhân khách quan. -Các NMĐ đa số là đặt ở những vùng nông thôn,ở vùng sâu,vùng xa,hạ tầng cơ sở còn kém,nên chi phí cao,thiếu vốn đầu tư,ruộng đất còn manh mún,nông dân còn nghèo. -Biến động của điều kiện khí hậu,thời tiết bất lợi và giá mía nguyên liệu thấp,không ổn định đã gây nhiều khó khăn cho người trồng mía và các NMĐ. -Cơ cấu vốn của các NMĐ chưa hợp lý,toàn bộ vốn đầu tư là vốn vay.Vốn sản xuất vay với lãi cao,vì thế khấu hao và lãi phải trả chiếm tỷ trong lớn,làm giá thành sản xuất ngày 1 cao. -Thị trường tiêu thụ có quá nhiều biến động bất lợi,giá đường thế giới giảm mạnh,không ổn định,hậu quả là nhiều nhà máy đường bị thua lỗ lớn. 2.2.2.Nguyên nhân chủ quan. -Quy hoạch của 1 số nhà máy và vùng nguyên liệu chưa phù hợp với điều kiện thực tế.Một số nhà máy không có quy hoạch vùng nguyên liệu dẫn đến phân tán và tranh chấp mua mía nguyên liệu giữa các NMĐ. -Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và thâm canh mía,cũng như cải tiến thiết bị chế biến đường chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra. -Chậm đổi mới công tác tổ chức điều hành,chưa kịp thời đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật,quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhiều tồn tại và yếu kém;quan hệ giữa nhà máy và nông dân chưa chặt chữ,đặc biệt là về lợi ích kinh tế,tỷ lệ sử dụng công suất máy thấp. -Thiếu sự điều hành chặt chẽ và thống nhất trong sản xuất,tiêu thụ và dự báo thị trường của nghành mía đường. Ngoài ra,còn 1 nguyên nhân quan trọng đó là công tác quản lý nguồn vốn vay chưa thực sự hợp lý,dẫn đến tình trạng sư dụng nguồn vốn vay mua săm thiết bị phục vụ cho đầu tư mới hoặc đầu tư lại chưa phát huy hết tác dụng,tình trạng tham nhũng vốn của nhà nước còn xảy ra nhiều.Sự biến chất của 1 số cán bộ quản lý trong các công ty nhằm trục lợi,làm giàu cho bản thân,xin vốn vay,tham nhũng tiền của Nhà nước.Đề xuất 1 số ví dụ ở các nhà máy đường trong những năm qua về tình trạng này. Đưa dự án vào nhóm bộ, ngành quản lý rồi … xin “bổ sung” hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước! Chương trình “1 triệu tấn mía đường” là một trong những chương trình kinh tế lớn của Chính phủ. Nhưng do thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu kế hoạch, quy hoạch tổng thể, thiếu sự phối hợp nên đã xảy ra sai phạm ở rất nhiều khâu của quá trình đầu tư. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, trong quá trình thực hiện đầu tư, tình trạng sai phạm phổ biến và nghiêm trọng đã diễn ra. Nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện đấu thầu các hạng mục hoặc chỉ đấu thầu một cách hình thức để tiến tới hợp pháp hoá việc chỉ định thầu. Dù là chương trình kinh tế lớn của Chính phủ, nhưng việc triển khai đã không có kế hoạch, quy hoạch tổng thể. Lợi dụng việc này, lãnh đạo nhiều địa phương đã xin làm dự án mía đường và để được các cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ chấp nhận, họ đã tìm cách tính giảm tổng mức đầu tư của dự án, tính toán khấu hao trong một thời gian ngắn để “xếp” dự án vào nhóm B, C, là nhóm dự án do cấp Bộ và UBND các tỉnh có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được duyệt, các địa phương mới tiến hành xin điều chỉnh tăng vốn bổ sung. Mánh khoé lách luật này xảy ra tương đối phổ biến. Kết cục là, tiền Nhà nước “tuôn” như suối chảy, rất nhiều dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư. Ví dụ, Nhà máy đường Phụng Hiệp, tăng từ 134,2 tỷ đồng lên đến hơn 210,362 tỷ đồng; Nhà máy đường Linh Cảm tăng từ 98,4 tỷ lên đến 122,6 tỷ; Nhà máy đường Vị Thanh tăng từ 81,3 tỷ lên đến 173,6 tỷ; Nhà máy đường Trị An tăng từ 97,3 tỷ đồng lên đến 161,1 tỷ đồng; Nhà máy đường Bến Tre từ 95,2 tỷ tăng lên 157 tỷ đồng…   Cùng với thua lỗ triền miên là món nợ khổng lồ! Trong tổng số nợ khổng lồ, có tới khoảng 1.000 tỷ đồng vay nợ nước ngoài và dù đã đi vào “sản xuất kinh doanh”, đa số các doanh nghiệp vẫn không trả được nợ nước ngoài, buộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp với số nợ vượt trên 17,4 triệu USD. Có thể nói, triển khai thực hiện chương trình mía đường, đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ luỹ kế của 36 doanh nghiệp vượt con số 2.000 tỷ đồng. Rất nhiều nhà máy sau một số năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí nhiều nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Trong số đó, Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỷ trên tổng vốn đầu tư 161,1 tỷ; Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỷ/141,1 tỷ tổng vốn; Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỷ/107,8 tỷ tổng vốn. Cả nước có 42 nhà máy đường, thì chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/42 nhà máy chỉ đạt từ 50 – 80% công suất. Cá biệt, có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thua lỗ kể trên là những sai lầm quá lớn khi triển khai thực hiện chương trình. Cơ quan chức năng đã vào cuộc để làm rõ mức độ tham nhũng phát sinh trên cái nền sai lầm đó./. Tham nhũng hoành hành Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các địa phương đều tìm cách "thu nhỏ" nhà máy khi lập dự án, giảm mức đầu tư xuống mức rất thấp để có được quyết định thành lập nhà máy. Sau khi có quyết định, được cấp vốn, họ lại xin điều chỉnh mức đầu tư để “thổi phình” nhà máy lên. Phần chênh lệch trong điều chỉnh dự án đã trôi vào túi không ít quan tham cấp tỉnh. Có những dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60%, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư: Nhà máy đường Phụng Hiệp tăng từ 134,2 tỷ đồng lên đến hơn 210 tỷ đồng; Nhà máy Linh Cảm tăng từ 98,4 tỷ lên đến 122,6 tỷ đồng; Nhà máy Vị Thanh tăng từ 81,3 tỷ lên đến 173,6 tỷ đồng. Theo báo cáo của cơ quan chức năng thì có nhiều nguồn tin phản ánh, trong việc nhập thiết bị của Trung Quốc có sự thông đồng để nâng giá hàng triệu USD trên một dây chuyền. Những thiết bị này của Trung Quốc tuy mới nhưng đã lạc hậu về công nghệ. Cùng nhập thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất (1.000 tấn mía/ngày) nhưng giá nhập chênh nhau hàng chục tỷ đồng: Nhà máy đường Sơn La 65 tỷ đồng; nhà máy ở tỉnh Kon Tum nhập 70 tỷ; Bình Thuận 75,2 tỷ và Trị An là 76 tỷ đồng... Nhiều nhà máy nhập dây chuyền thiết bị của Australia, giá đắt gấp đôi của Trung Quốc, nhưng nhiều năm không hoạt động được như thiết kế, bị lỗ lớn. Nhà máy đường Quảng Nam nhập dây chuyền của Australia trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỷ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỷ đồng. Tại dự án Nhà máy đường Quảng Nam, chủ đầu tư và Ban quản lý nhà máy đã được các đối tác giao máy móc thiết bị cũ, không đúng chủng loại, không đúng danh mục hợp đồng và công suất thiết kế nhưng vẫn tự ý nhận và lắp đặt. Trong khi nhà máy chưa đạt các thông số kỹ thuật, chưa có hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật... nhưng chủ đầu tư đã ký biên bản nghiệm thu tạm thời để thanh toán 5% tiền bảo hành cho đối tác. Các hành vi này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 143.830 USD và hơn 1,5 tỷ đồng. Tại dự án mở rộng Nhà máy đường Quảng Ngãi được Thủ tướng phê duyệt với mức đầu tư 218,736 tỷ đồng, lãnh đạo đơn vị này có hành vi thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, giám đốc đơn vị này còn ký hợp đồng mua của Trung tâm ứng dụng công nghệ mới TP HCM 4 mô-tơ điện do Nhật sản xuất, theo dự toán là 5 tỷ đồng, nhưng thực tế mua chỉ 2,5 tỷ đồng và dù mua với giá "do Nhật sản xuất" nhưng sau vụ mía đường năm 2001 mới phát hiện xuất xứ các linh kiện là ở Việt Nam.  Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động Đầu tư phát triển ngành mía đường Việt Nam trong thời gian tới I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: 1. Hiện trạng về mức tiêu thụ đường bình quân đầu người: Mức tiêu thụ đường bình quân toàn thế giới là 22 kg/người/năm, và khác nhau giữa các nước. Các nước phát triển bình quân tiêu thụ 30 - 40 kg đường/người/năm. Các nước châu Á bình quân tiêu thụ khoảng 14 kg/người/năm, trong đó Thai Lan là 30,3 kg, Malaysia, Ôxtrâylia, Ấn Độ 15 kg, Trung Quốc 8 kg... Trong khi đó, bình quân tiêu thụ đường của Việt Nam tương đối thấp, chỉ khoảng 15,5 kg/người/năm. 2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam: - Theo số liệu của Trung tâm Kinh tế Quốc tế Ô-xtrâylia (CIE), tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ đường toàn cầu trong hơn 20 năm qua là khoảng 2%/năm, riêng khu vực châu Á là khoảng 3,6%/năm. Trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ đường đang có dấu hiệu tăng dần. - Dự báo về mức tăng dân số và nhu cầu về sản lượng đường của Việt Nam: Theo tính toán của Bộ Kế Hoạch & Đầu tư, căn cứ vào các nhân tố tác động, cho thấy đến năm 2010, dân số của Việt Nam khoảng 88-90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7 - 7,5%/năm, xu hướng sử dụng đường gián tiếp có thể chiếm tới 65 - 15%, dự báo nhu cầu sử dụng đường trực tiếp là 580 nghìn tấn, cộng với khoảng 150 - 200 nghìn tấn đường mật cho chế biến; với hệ số co dãn là 1,21 nhu cầu đường nguyên liệu sẽ tăng khoảng 9,1%, khi đó cần có khoảng 962 nghìn tấn, tổng cộng đến năm 2010 cần có tới 1,6 - 1,7 triệu tấn đường. Tương tự như cách tính của giai đoạn 2006 - 2010, đến năm 2011- 2020, nhu cầu đường khoảng 2,5 - 2,6 triệu tấn, trong đó đường nguyên liệu cho chế biến khoảng 2,0 triệu tấn. - Căn cứ vào xu hướng phát triển sản xuất của các ngành và tiêu thụ đường trong nước, dự báo mức tăng trưởng về tiêu thụ đường của nước ta là 5,5 - 6,0%/năm đến năm 2010 và 3,5 - 4,0%/năm từ 2011 đến năm 2020. Dự báo nhu cầu về đường tới năm 2010 và 2020 là: Năm Nhu cầu đường (1000 tấn) 2006 1.250,0 - 1300,0 2007 1.320,0 - 1380,0 2008 1.400,0 - 1470,0 2009 1.480,0 - 1560,0 2010 1.560,0 - 1660,0 2015 1850,0 - 2000,0 2020 2000,0 - 2300,0 3. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh đã hội nhập quốc tế: 3.1. Xu hướng sản xuất đường trên thế giới tác động đến sản xuất đường của Việt Nam: Sản lượng đường thế giới đã tăng từ 131,8 triệu tấn niên vụ 2000 - 2001, lên 148,0 triệu tấn niên vụ 2004 - 2005, trong đó châu Á là khu vực có sản lượng cao nhất thế giới đạt 45,9 triệu tấn. Lượng đường tiêu thụ trên thế giới niên vụ 2004 - 2005 đạt 145,5 triệu tấn. Lượng đường dư tồn kho cuối kỳ là 67,8 triệu tấn, chiếm 46,6 lượng đường tiêu thụ. Trong những năm qua, Ấn Độ, Bra-xin, EU là những nước và khu vực có tốc độ tăng trưởng sản lượng đường rất mạnh, như Bra-xin tăng 2,5 lần. Bên cạnh đó, Thái Lan, Nam Phi, Mỹ là những nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng đường tuy không cao nhưng khá đều. Đến năm 2010 dự báo dân số thế giới khoảng 6,8 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ đường khoảng 157,5 triệu tấn (tăng hơn so với hiện nay khoảng 13 triệu tấn), mức tiêu dùng bình quân 22 kg đường/người; Giai đoạn 2011 -2020, dự báo mức tiêu thụ đường tăng khoảng 1,5%/năm, đến năm 2020 dân số thế giới khoảng 7,6 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ đường là 183 triệu tấn, mức tiêu dùng bình quân 24 kg đường/người.. Dự báo từ nay đến năm 2020,sản xuất đường của thế giới sẽ tăng theo mức tiêu dùng, với xu hướng cung tiếp tục tăng nhanh hơn cầu, mức chênh lệch dư cung so với cầu trung bình hàng năm 2 - 3% mức cầu (khoảng 4 - 5 triệu tấn) và có thể còn tăng cao hơn. Quy mô nhà máy là chỉ số quan trọng quyết định chi phí chế biến đường. Thông thuờng, những nước sản xuất đường lớn trên thế giới có quy mô nhà máy bình quân 7.000 TMN, thậm chí trên 12.000 TMN đối với các nước như Ôxtrâylia, Bra-xin và Thái Lan. Trong khi đó, bình quân các nhà máy đường của Việt Nam có quy mô khoảng 1.900 TMN. Một số chuyên gia từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng qui mô của các nhà máy chế biến đường ở Việt Nam ít nhất phải đạt từ 2000 - 2500 TMN trở lên mới có đủ lực để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đường dùng cho công nghiệp tăng, phần lớn do tăng trưởng ở khu vực sản xuất nước giải khát và đó chính là động lục thúc đẩy cho nhu cầu tiêu thụ đường ăn của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng như thới gian tới. Khí hậu và chữ đường của mía là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian ép mía, trung bình ở Việt Nam khoảng 140 - 150 ngày/vụ. Về tiêu chí này, Việt Nam cũng còn kém so với thời gian ép mía bình quân của những nước sản xuất đường lớn trên thế giới là 180 ngày/vụ. Thái Lan, có sản lượng đường rất lớn so với quy mô dân số, có nhiều khả năng gây áp lực cạnh tranh lớn với Việt Nam khi thực hiện cắt giảm thuế quan AFTA, hay gia nhập WTO. Úc và Thái Lan là hai nước sản xuất đường định hướng xuất khẩu mạnh nhất. Còn lại một só nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Paskistan chủ yếu phục vụ nội tiêu. Những chỉ tiêu quan trọng nhất trọng nhất trong ngành chế biến đường như năng suất mía, tỷ lệ tiêu hao mía/đường, và nhất là giá thành sản xuất đường của ngành chế biến đường Việt Nam còn kém xa so với Thái Lan. Tỷ lệ tiêu hao mía để sản xuất ra 1kg đường của Việt Nam cao hơn so với Thái Lan xấp xỉ 20%, với 1 tấn mía các NMĐ ở Việt Nam chỉ sản xuất ra được 91 kg đường, trong khi Thái Lan sản xuất được tới 107 kg. Chi phí sản xuất đường ở Thái Lan xấp xỉ 200 USD/tấn, trong khi giá thành bình quân ở Việt Nam là 337 USD/tấn, cao hơn 64%. Kết quả nghiên cứu của toan ngành về sản xuất mía cũng như chế biến đường, cho thấy khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam là kém, đó là khó khăn và thách thức cho toàn ngành Mía đường khi hội nhập quốc tế. 3.2. Xu hướng biến động giá đường: Giá đường trên thị trường quốc tế thay đổi với biên độ giao động lớn. Sự dao động này xảy ra vì thị trường đường thế giới là thị trường dư thừa, phần lớn đường bán ra do trong nước không tiêu thụ hết, chứ không như các hàng hoá khác được quy hoạch để xuất khẩu. Chỉ có xấp xỉ 30% tổng lượng đường sản xuất, được buôn bán trên thị trường quốc tế, và chỉ 80% sản lượng đường mậu dịch được bán ở mức giá phổ biến trên thế giới. Theo các chuyên gia của cơ quan kiểm toán nước ngoài COWI, chỉ có 20% sản lượng đường (sản xuất ở Bra-xin, Australia và Cu Ba) bán theo giá thị trường thế giới, còn lại 80% sản lượng có giá cao hơn giá thị trường thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế của Anh, biến động về giá đường thế giới có tính chu kỳ, bình thường có chu kỳ bình quân khoảng 6 năm. Nhưng cũng có thời kỳ kéo dài tới 11 năm, như thời kỳ 1962 - 1972, hoặc kéo dài 9 năm như thời kỳ 1977 - 1987. Như vậy trong mỗi chu kỳ, giá đường đạt tới giá trị cao nhất rồi giảm dần tới cuối thời kỳ lại đạt giá trị cao nhất, và cứ như vậy lập lại chu kỳ mới... đã tạo ra sự biến động thường xuyên thị trường tiêu thụ đường. Hơn 10 năm qua, giá đường thế giới ổn định hơn, đạt trung bình khoảng 240 USD/tấn. Trong khi đó giá đường trong nước của Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với giá đường nhập khẩu tương đương, nhất là giá đường thế giới, trung bình giá trị trên 300 USD/tấn, khi đó Bra-xin khoảng 120 USD/tấn, Ôxtrâylia và South Africa cao hơn 200 USD/tấn. Qua đó cho thấy sản xuất đường ở Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh được với các nước sản xuất đường lớn trên thế giới, đặc biệt là với Thái Lan. Theo dự án MISPA, phần lớn các nước sản xuất đường cố gắng hỗ trợ giá đường nội tiêu thông qua đánh thuế nhập khẩu ở mức cao. Chính phủ nhiều nước cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan để hạn chế đường nhập khẩu. Do vậy, giá đường thế giới không thực sự phản ánh quan hệ cân bằng cung cầu về đường, mà do bị ảnh hưởng mạnh chính sách trợ cấp sản xuất trong nước của nhiều nước, nhất là các nước EU. Vì lẽ đó, thực tế chỉ có một số rất ít các nước có khả năng sản xuất đường với giá thành thấp hơn giá đường quốc tế, như Bra-xin, Ôxtrâylia... trong tổng số hơn 60 nước sản xuất đường trên toàn thế giới. Ở Thái Lan thuế nhập khẩu đường là 65% trong hạn ngạch, 95% ngoài hạn ngạch; ở Philippin là 50% trong hạn ngạch, 65% ngoài hạn ngạch; ở Nam Phi là 125 USD/tấn, các nước khối EU là 419 Euro/tấn. Bằng chính sách này, ngoài việc tiêu thụ trong nước, họ còn xuất khẩu được một lượng lớn đường ra thị trường thế giới với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngành sản xuất mía đưòng của họ phát triển ổn định. Nước ta hiện đang thực hiện thuế nhập khẩu đường là 32,4% và áp dụng giấy phép để hạn chế nhập khẩu. 3.3. Xu hướng xuất, nhập khẩu đường trên thế giới: Bra-xin ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường đường thế giới và luôn có những chính sách tiếp cận thị trường mới. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của Úc là Canada, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Malaysia. Thị trường chính của Thái Lan là các nước Châu Á. Các nước nhập khẩu đường lớn nhất trên thế giới niên vụ 2001 - 2002 bao gồm: Mỹ xấp xỉ 1,4 triệu tấn, Canada 1,2 triệu tấn, EU xấp xỉ 2 triệu tấn; Liên Bang Nga 4,8 triệu tấn; Indonesia 1,5 - 1,6 triệu tấn; Nhật Bản xấp xỉ 1,5 triệu tấn, Trung Quốc khoảng 1,4 triệu tấn và Ai Cập 650 nghìn tấn. Tổng cộng các nước này hàng năm nhập khẩu khoảng 14,4 triệu tấn đường, chiếm khoảng 40% tổng lượng đường nhập khẩu trên toàn thế giới. Những năm qua, cung đường luôn vượt cầu. Lượng tồn trữ luôn ở mức 50- 60 triệu tấn. Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường thế giới là làm sao tăng mức tiêu thụ. Việc cung vượt cầu đã làm trầm trọng vấn đề, do vậy một trong những giải pháp cấp thiết cho thời gian tới là phải giảm sản lượng đường thế giới Nguồn: Dự án MISPA. Đã có mối quan hệ khá rõ ràng giữa chi phí sản xuất của ngành mía đường với tỷ lệ tăng sản lượng và xuất khẩu. 3.4. Khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam: Đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam khi hội nhập quốc tế: 3.4.1. Thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tạo cơ hội và tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Các NMĐ khi thực hiện cổ phần hoá, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp sẽ được hưởng các biện pháp hỗ trợ của Nhà Nước như: Áp dụng mức cho vay ưu đãi; xoá nợ lãi tiền vay đối với các khoản vay; xoá nợ khoản phải nộp Ngân sách Nhà Nước; các khoản lỗ của các NMĐ sẽ được xử lý theo quy định của Nhà nước.v.v. Các biện pháp trên tạo sự thay đổi cơ bản về chất lượng điều hành hoạt động của các NMĐ, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức sản xuất theo hướng gắn thực sự với thị trường, tận dụng công suất thu hồi đường, giảm chi phí giá thành, giảm khấu hao và các chi phí quản lý khác, đa dạng sản phẩm sau và bên cạnh đường để có hiệu quả cao hơn. Đó là tiền đề để ngành mía đường Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập: 3.4.2. Lộ trình giảm thuế đường theo AFTA: Đường được nhiều nước ASEAN đưa vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao. Riêng đối với Việt Nam, mặt hàng đường sẽ bắt đầu giảm thuế từ năm 2006 và sẽ có thuế suất là 0 - 5% vào năm 2010. Theo Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp & PTNT, lịch trình cắt giảm thuế đường như sau: Bảng 2.1.Lộ trình cắt giảm thuế đường theo AFTA Mặt hàng Thuế hiện tại Lịch trình giảm thuế theo AFTA 2006 2007 2008 2009 2010 Đường thô 30 30 30 20 10 5 Đường T.luyện 40 40 30 20 10 5 Nguồn:Vụ Kế hoach-Bộ NN&PTNT Tuy nhiên, theo quy định của AFTA, các hạn chế về định lượng nhập khẩu sẽ được bãi bỏ ngay năm đầu tiên khi mặt hàng đó đưa vào chương trình cắt giảm, các biện pháp phi thuế khác sẽ loại bỏ dần trong vòng 5 năm. Giai đoạn 2006 - 2010, dự báo với mức giá thành sản phẩm đường của Việt Nam còn cao hơn khá nhiều so với mức chung của khu vực và thế giói, cùng tác động của quá trình gia nhập WTO, do đó trong thời kì này chỉ có những doanh nghiệp sản xuất đường đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm được giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tương đương với đường của các nước trong khu vực mới có thể trụ vững để tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuấ và có thể xuất khẩu. Ngược lại các doanh nghiệp nếu kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành mía đường ở Việt Nam trong thời gian qua.docx
Tài liệu liên quan