Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty: Lời Mở Đầu Hoà nhập vào xu thế hội nhập trong khu vực và thế giới, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Việc mở cửa thị trường làm cho áp lực cạnh tranh với tất cả các mặt hàng trong nước ngày càng trở lên ngay gắt. Hoạt động xây lắp vốn được coi là hoạt động được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước nay cũng đang phải đối mặt với một thực tế chung đó là: Các công ty sẽ phải tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình, phải đối phó với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đất nước phát triển, giá trị xây dựng cũng tăng lên theo nhu cầu. Vậy làm thế nào để có thể giữ vững và phát triển đựơc thị phần là điều mà nhiều công ty quan tâm. Em cũng rất may mắn vì có cơ hội thực tập ở công ty xây dựng có tên là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nên em có cơ hội để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tình hình hoạt động. Xây lắp hiện nay ở Việt Nam.Là một công ty c...

docx85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Hoà nhập vào xu thế hội nhập trong khu vực và thế giới, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Việc mở cửa thị trường làm cho áp lực cạnh tranh với tất cả các mặt hàng trong nước ngày càng trở lên ngay gắt. Hoạt động xây lắp vốn được coi là hoạt động được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước nay cũng đang phải đối mặt với một thực tế chung đó là: Các công ty sẽ phải tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình, phải đối phó với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đất nước phát triển, giá trị xây dựng cũng tăng lên theo nhu cầu. Vậy làm thế nào để có thể giữ vững và phát triển đựơc thị phần là điều mà nhiều công ty quan tâm. Em cũng rất may mắn vì có cơ hội thực tập ở công ty xây dựng có tên là: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất nên em có cơ hội để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng như có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn về tình hình hoạt động. Xây lắp hiện nay ở Việt Nam.Là một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và đựơc TCT Xây dựng Công nghiệpViệt Nam đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty nên em đã mạnh dạn viết đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty” Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. Chương II: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Chương III: Định hướng và một số kiến nghị, giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các chú, chị Hồng trong phòng cơ điện đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hoa đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập này. Do kiến thức của em con hạn chế nên trong bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy cô trong bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1.Giới thiệu khái quát về công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. I.Giới thiệu khái quát về công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây lắp hoá chất (CCIC) là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, chủ sở hữu là nhà nước thuộc tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam .Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn cho công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản riêng và các quỹ tập trung, được mở tài khoản nội, ngoại tệ tại các ngân hàng và các kho bạc nhà nước theo luật định, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài . Công ty được thành lập năm 1969, từ tháng 5/1981 công ty mang tên XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT trực thuộc bộ công nghiệp. Năm 1996, công ty đã gia nhập và trở thành thành viên của tổng công ty hoá chất Việt Nam, theo quyết định số 1352/QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của bộ trưởng bộ công nghiệp, đơn vị đổi tên thành CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT, từ năm 1998 trở thành thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Từ tháng 7/2005 theo quyết định số 30/2005/QĐ-BCN ngày 25/7/2005 của bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty xây lắp hoá chất, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thành CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam phê duyệt . Trong 35 năm qua, công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có quy mô lớn, yêu cầu kĩ thuật phức tạp, như nhà máy Supe phôt phát và hoá chất Lâm Thao, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc, nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai, nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, tham gia chế tạo và lắp dựng hệ thống tuyến đường dây tải điện cao áp 500KV, tuyến vi ba quốc gia, các công sở, giảng đường đại học, khách sạn … Đặc biệt trong những năm gần đây công ty đã tham gia xây dựng nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng ,nhà máy cơ khí nặng HANVICO nhà máy thép VINAUSTEEL Hải Phòng, nhà máy ti vi màu LG-SEL, nhà máy TOYOTA, nhà máy cao su INOUE Vĩnh Phú, nhà máy PVC Đông Nai, dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học _Khu vực các tình miền núi phía Bắc, nhà máy đạm Phú Mỹ….Công ty cũng mở rộng hợp tác với các công ty xây dựng quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Italia…mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổng công ty trong các ngành, các viện các trường đại học và các tổ chức tư vấn phục vụ cho trương trình phát triển doanh nghiệp . Quá trình phát triển của CCIC gắn liền với sự đổi mới không ngừng về lực lượng công nghệ kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. Hiện nay, CCIC với hơn 1300 cán bộ công nhân viên, trong đó có hơn 220 kĩ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc các nghành xây dựng, cơ khí, địên, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường ….và trên 1000 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ, hàn gió cao áp . CCIC đặc biệt thành thạo trong các công việc thuộc các nghành xây lắp công nghiệp hoá chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hoá chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hoá và thông tin tín hiệu. Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ côp pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình xây dựng dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp . Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng, đầu tư chất xám, đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường . CCIC cũng đang từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 .Bên cạnh đó, CCIC còn có đội ngũ cán bộ kỹ sư tham gia làm giám đốc dự án để quản lý và điều hành các dự án lớn của tổng công ty . Là một tổ chức kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thiết kế xây lắp công trình, CCIC mong muốn không ngừng mở rộng hợp tác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong ngoài nước với các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, chi phí hợp lý và đảm bảo tiến độ . 2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức . Đại diện chất lượng Công trình xây dựng Đại diện chất lượng Công trình xây dựng CN C.ty TNHH MTV XLHC H34 Phòng kinh tế lao động Phòng tổ chức h.chính CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT - CCIC CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Tài chính Kế toán Ban Đầu tư Nhà đất Phòng Kế hoạch Thị trường Phòng Dự án Phòng Quản lý công trình Phòng Cơ Điện Phòng Tư vấn Thiết kế CN C.ty TNHH MTV XLHC H36 HCHCHCcchhhhtt CN C.ty TNHH MTV XLHC H76 HCHCHCcchhhhtt CN Lắp máy C.ty TNHH MTV XLHC CN C.ty TNHH MTV XLHC XD& Nội thất CN Hà Bắc C.ty TNHH MTV XLHC CN miền Nam C.ty TNHH MTV XLHC Các Ban điều hành dự án Các đội trực thuộc công ty Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TỔNG CÔNG TY XDCN VIỆT NAM- VINAINCON Q.LÝ C.LƯỢNG CN công ty TNHH MTV XLHC H35 3.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.1. Phòng kinh tế lao động(chỉ quản lý lao động trực tiếp ). *Xây dựng kế hoạch tiền lương theo quý ,năm . Kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo quý ,năm *Đảm bảo các chế độ cho người lao động :BHXH,BHYT (Tham gia và chi trả theo đúng luật). * Quản lý người lao động: Theo hình thức hồ sơ từ khi người lao động trực tiếp vào công ty cho đến khi ra khỏi công ty . * Thực hiện công tác an toàn lao động: Xây dựng kế hoạch, theo dõi tổ chức việc học tập trang bị công tác an toàn lao động trong toàn bộ công ty . * Xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo việc huấn luyện, đào tạo lại, thi tuyển nâng bậc cho công nhân trực tiếp . 3.2. Phòng tổ chức hành chính *Chức năng quản trị : - Tiếp nhận các thông tin(Công văn giáy tờ, tiếp nhận khách đến làm việc với công ty) từ bên ngoài công ty, từ công ty ra bên ngoài . - Điều phối phương tiện đi lại phục vụ công việc chung của công ty. - Lưu giữ quản lý tài liệu . * Quản lý gián tiếp (Nhân viên văn phòng, lãnh đạo ):Tuyển dụng , đào tạo 3.3 Phòng tài chính ,kế toán Quản lý tình hình tài chính của công ty, tính toán các kết quả hoạt động lỗ lãi, lập báo cáo tài chính hàng quý, năm . Phản ánh kịp thời toàn diện cụ thể :Tổng hợp thống kê, kiểm kê, tổng hợp báo cáo thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị . Đề xuất huy động, điều động, và kinh doanh vốn,việc sử lý vốn, tài sản, công nợ và tồn tại tài chính của công ty. Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Thanh quyết toán cho các phòng, lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phối hợp với các phòng có liên quan để giải quyết các tồn tại . ……. 3.4. Ban đầu tư nhà đất . Quản lý và tham gia đầu tư kinh doanh nhà đất . 3.5. Phòng kế hoạch thị trường . Nghiên cứu nhu cầu của thị trường, đó xác định kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng các kế hoạch hành động cho từng giai đoạn, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn .Xây dựng kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị trong năm, kế hoạch tăng trưởng..Ngoài ra phòng co chức năng thẩm tra về mặt thị trường với các dự án có yêu cầu liên quan đến thị trường . Thẩm định các dự án liên quan đến xây lắp. Quản lý công tác xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch xin vay vốn cho các dự án đã được phê duyệt, lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Đầu mối giao dịch đàm phán với khách hàng nước ngoài và trong nước về hợp tác liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài 3.6. Phòng quản lý công trình . * Xây dựng các biện pháp tổ chức, thi công các công trình lớn. * Kiểm soát toàn bộ mặt chất lượng của các công trình . * Thiết kế :Tổ chức thi công . Phối hợp cùng các phòng khác (phòng dự án để tham gia đấu thầu ). 3.7. Phòng dự án . Làm hồ sơ để tham gia đấu thầu . Nghiên cứu đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược phát triển của công ty . Xây dựng các chương trình, dự án tổng thể mang tính định hướng ,tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt . 3.8 . Phòng cơ điện . Quản lý toàn bộ thiết bị của công ty, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm mới, sửa chữa hàng quí, năm. Tham gia xây dựng dự án đầu tư mới, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư của các chi nhánh . Theo dõi tình hình hoạt động của các thiêt bị để đảm bảo an toàn : Đối với các thiêt bị cần kiểm định thì cần đưa đi kiểm định, mua bảo hiểm cho các thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất Thẩm định các dự án liên quan đến máy móc thiết bị. Theo dõi khấu hao tài sản, điều chuyển tài sản trong nội bộ các chi nhánh . 4. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty . 4.1.Mục tiêu hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng kí và pháp luật cho phép nhằm tối đa hoá lợi nhuận; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. 4.2. Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động . 4.2.1. Ngành nghề kinh doanh . Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng; xây dựng đường bộ, sân bay, bến cảng; công trình thuỷ lợi hồ chứa nước, đường dây và trạm điện đến 220kv. Lắp đặt đồng bộ dây truyền thiết bị công nghệ; hoá chất, xây dựng, xi măng, điện, thuỷ lợi, đo lường và tự động hoá. Sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm, và các sản phẩm bê tông. Thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm B, tư vấn đầu tư và quản lý dự án. Chế tạo thiết bị và các sản phẩm cơ khí, dịch vụ vận tải đường bộ và cho thuê thiết bị thi công. Kinh doanh thiết bị xuất nhập khẩu vật tư kĩ thuật Kinh doanh nhà đất, du lịch, khách sạn Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật 4.2.2 Phạm vi hoạt động: Trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. II.Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. 1.1 Thực trạng của máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị thi công là tài sản cố đinh có giá trị lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty xây lắp. Nó đóng vai trò như là công nghệ quyết định đến thời gian thi công, khả năng thực hiện các công trình phức tạp, chất lượng công trình đạt được là cao hay thấp. Lợi nhuận thu được 1 phần cũng nhờ vào MMTB.Ta có thể thấy năng lực MMTB của công ty qua bảng số liệu sau đây: Bảng1.1.Năng lực máy móc thi công. Stt Tên thiết bị (loại,kiểu,nhãn hiệu) Số lượng Năm sản xuất Công suất hoạt động Nước sản xuất 1 Máy ủi 10 2000 SNG- Japan 2 Máy xúc 15 2001 SNG- Japan 2 Xe lu 4 2001 SNG-Germany 3 Cẩu tự hành 10 2001 6-34 T SNG- Japan 4 Cẩu tháp 5 1990 H 40m-120m SNG 5 Xe nâng 15 1998 5-17 T SNG-Germany 6 Xe ben 65 1997 Japan-Germany 7 Xe kéo rơ moóc(25-35t) 2 1992 25-35T SNG 8 Xe tải 18 1990 5-10T SNG 9 Trạm trộn bê tông 30m3/h 3 1998 30m3/h Germany-V.N 10 Máy trộn bê tông 1-5m3/h 10 2000 1-5m3/h SNG-Germany 11 Máy bơm bê tông 1 2000 USA 12 Xe bơm bê tông 2 2000 Germany-Korea 13 Máy đầm rung 20 2000 Various 14 Máy đầm xoa bề mặt 3 2000 Japan 15 Xe chở bê tông 11 2000 15m3 SNG- Japan 16 Hệ thống cốp pha trượt 10 2002 Various 17 Máy hàn 21 2000 300A-1000A Various 18 Máy phát điện 11 2002 50-200 KVA Various 19 Máy ép cọc 13 1999 Việt Nam 20 Búa đóng cọc 18 tấn 3 1999 Russia-Japan 21 Thiết bị chế tạo cơ khí 63 1999 Various 22 Máy đo độ dày lớp phủ kĩ thuật số 3 2000 England 23 Máy đo độ vết rạn bằng siêu âm 2 2002 Germany 24 Máy đo độ dày bằng siêu âm 2 2002 Germany 25 Thiết bị đo độ cứng 1 2002 Swedish 26 Máy đo độ co giãn 2 1999 Russia 27 Máy kiêm tra áp lực 2 2000 Russia 28 Cẩu trục bánh xích CKE 2500 1 2002 250T Japan 29 Cẩu tự hành 80T 1 2002 80T Japan 30 Cẩu tháp 12 T 1 2000 12T Japan 31 Máy cắt bê tông PS350 5 2002 Chiều sâu cắt 300 Japan 32 Máy cắt phẳng bê tông MVS8 1 2002 Japan 33 Máy phát điện 100W,125KVA 4 2000 100W,125KVA Japan 34 Máy phát điện 30W,75KVA 2 2000 30W,75KVA Japan 35 Máy phát điện 5 KVA 2 2000 5KVA Japan 36 Máy nén khí động cơ điện 2 2000 5m3/phút Japan 37 Máy nén khí động cơ Diezel 4 2003 10m3/phút Japan 38 Máy phun cát 4 2001 5m3/phút China 39 Máy phun sơn 2 mỏ 15 2000 China 40 Máy bơm nước chạy điện 12 1998 50-80m3/phút Japan 41 Hệ kích rút, kéo căng dự ứng lực 1 1998 50-150T Japan (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức) Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết MMTB của công ty đều có nguồn gốc từ nước ngoài trong đó Japan chiếm tỷ lệ cao nhất là 18/49 tiếp sau đó là Trung Quốc và Đức. MMTB có nguồn gốc từ những nước phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại và đặc biệt là những quốc gia có những công trình kiến trúc xứng tầm thế giới. Thời gian sản xuất của các loại MMTB này là khá đa rạng, có những thiết bị được sản xuất từ những năm 1990 nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn lại hầu như là sản xuất từ những năm gần đây. Những loại MMTB có vai trò như là công nghệ xây dựng: Máy nén khí động cơ DIEZEN, cẩu trục bánh xích, cẩu tháp…thì được đầu tư khá hiện đại.Do đó có thể thấy MMTB của công ty là khá hiện đại, đa rạng và đủ để có thể tham gia nhiều công trình có kĩ thuật phức tạp. 1.2 Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải chỉ cần có MMTB mà còn phải có nguồn nhân lực. Hoạt động xây lắp cần phải có: Người quản lý công trình để mọi hoạt động xây lắp nói riêng và các hoạt động khác cùng phải thực hiện mục đích chung, cùng hướng về một kết quả chung; cần phải có kĩ sư, cán bộ kĩ thuật để thiết kế công trình, tìm ra cách thức để sử dụng MMTB, cần có công nhân lao động phổ thông để làm những công việc đơn giản; cần có cán bộ kế toán để quản lý thu chi… Do đó có thể nói nếu không có MMTB thi công thì sẽ không thể có được nhiều công trình kĩ thuật phức tạp nhưng nếu chất lượng nguồn lực kém thì công ty không thể tồn tại và phát triển được. . Về năng lực nguồn nhân lực của công ty như sau: Tổng số lao động : 1300 người . Trong đó bộ máy điều hành gồm: Chủ tịch công ty :1 người Giám đốc công ty : 1 người Phó giám đốc công ty :3 người G iám đốc xí nghiệp ,chi nhánh :8 người Giám đốc điều hành dự án :10 người Trưởng, phó phòng ban nghiệp vụ công ty:13 người . Bảng 1.2: Số lượng kĩ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học . Stt Ngành nghề chuyên môn Nhóm loại Số người Phân theo số năm công tác <=5 năm <=10 năm >10năm Tổng số 220 107 74 48 1 Xây dựng dân dụng công nghiệp ,giao thông 105 54 33 18 Kiến trúc sư 6 1 5 Kỹ sư xây dựng, vật liệu xây dựng, máy xây dựng 89 51 22 16 Kỹ sư xây dưng giao thông 7 1 5 1 KTS quy hoạch đô thị 3 1 1 1 2 Cơ khí chế tạo Kỹ sư cơ khí chế tạo 23 4 13 6 3 Điện và tự động hoá Kỹ sư điện và tự động hoá 14 7 5 2 4 Kinh tế xây dựng Kỹ sư kinh tế xây dựng 21 6 7 8 5 Quản trị kinh doanh Cử nhân quản trị doanh nghiệp 25 17 3 5 6 Kinh tế tài chính Cử nhân kinh tế tài chính 31 14 9 8 7 Ngoại giao ngoại ngữ Cử nhân ngoại giao ,ngoại ngữ 8 5 3 1 8 Kỹ sư khác Kỹ sư trắc địa 1 1 Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học là 220 người.Trong đó số người có thời gian làm việc trong kĩnh vực xây dựng lớn hơn hoặc bằng 10 năm là 48 người chiếm 21.82 %, có 74 người làm việc từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực xây dựng (chiếm 33.64 %).Nếu gắn hạn mức thời gian lao động theo thang điểm từ cao đến thấp (từ1 tương ứng với thời gian10 năm ) thì ta có Hệ số trung bình cho thời gian lao động là: (1*107 +2*74 + 3*48)/220 hay =1.8 gần bằng mức trung bình. Như vậy lược lượng lao động này của công ty có kinh nghiệm công tác ở mức trung bình. Bảng 1.3: Cơ cấu trung cấp kĩ thuật và quản lý. Stt Chức danh chuyên môn Số lượng (người) Phân theo số năm công tác <=5 năm <=10 năm >10 năm Tổng số 109 14 46 49 1 Trung cấp xây dựng 34 5 10 19 2 Trung cấp hoá 10 0 6 4 3 Trung cấp cơ khí 10 0 5 5 4 Trung cấp điện 3 1 2 0 5 Trung cấp kĩ thuật viên trắc địa 7 2 3 2 6 Trung cấp tài chính 20 5 6 9 7 Trung cấp quản trị kinh doanh 18 3 10 5 8 Các loại khác 12 3 4 5 (Nguồn số liệu: phòng tổ chức nhân sự) Lực lượng lao động này có 109 người. Trong đó số người có thời gian làm việc trên hoặc bằng 10 năm là 49 người chiếm tỷ lệ khá lớn là 44.95 %, số lượng người có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm là 46 người chiếm tỷ lệ 42.2% đứng thứ 2.Cũng theo phân tích như lao động có trình độ ĐH và sau ĐH thì hệ số thời gian công tác của lực lượng này là 2.32 lớn hơn mức trung bình. Như vậy đội ngũ lao động này có thâm niên công tác trong lĩnh vực xây lắp. Bảng 1.4: Cơ cấu công nhân kĩ thuật phân theo cấp bậc thợ. Stt Ngành nghề chuyên môn Số người Phân loại theo cấp bậc thợ Bậc2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc khác Tổng số 718 57 181 210 148 105 17 1 Thợ nề 179 9 51 68 34 17 2 Thợ mộc 54 0 11 19 17 7 3 Thép 17 0 1 7 6 3 4 Phun sơn,phun cát 4 0 4 5 Lắp máy , ống 31 1 2 10 8 10 6 Lắp ráp 33 1 8 10 7 7 7 Thợ điện 64 3 19 17 12 13 8 Thợ hàn 78 3 20 19 15 21 9 Thợ gò 8 5 1 2 10 Thợ bào 1 1 11 Thợ tiện 10 2 4 1 3 12 Thợ nguội 51 4 20 18 9 13 Thợ rèn 4 1 2 2 14 Lái xe 44 16 16 7 12 15 Vận hành 16 1 8 5 16 Húc ,xúc , ủi. 10 1 7 2 17 Lái cẩu 2 1 1 18 Sửa chữa,gia công kết cấu 15 6 5 4 19 Đúc 2 2 20 Trắc địa 4 1 2 1 (Nguồn số liệu:phòng tổ chức nhân sự) .Lao động phổ thông: 380 người Bảng 1.5: Bảng số liệu năng lực nguồn nhân lực. Loại Kỹ sư cán bộ trình độ ĐHvà sau ĐH Công nhân kĩ thuật Trung cấp kĩ thuật và quản lý Lao động phổ thông Số lượng(người) 220 718 109 380 Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty Qua biểu đồ ta thấy hầu hết lực lượng lao động trong công ty là công nhân kĩ thuật chiếm 47%, tiếp đó là lao động phổ thông chiếm 25%, thấp nhất là trung cấp kĩ thuật và quản lý chỉ chiếm gần 14%. Chênh lệch về số tỷ lệ lao động trong cơ cấu không lớn.Tuy nhiên tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học và sau đại học là tương đối bằng nhau. 1.3 Thực trạng vốn và nguồn vốn. Giá trị các dự án xây dựng thường là rất lớn. Do đó cần phải có một lượng vốn lớn để tham gia hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này. Vốn để đầu tư mua sắm MMTB, vốn để đầu tư nâng cao chât lượng nguồn nhân lực, vốn để mua nguyên vật liệu, vốn để tham gia đấu thầu…Năng lực cạnh tranh của vốn thể hiện trên 2 góc độ: Cơ cấu vốn đầu tư vào các lĩnh vực, nguồn vốn huy động và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn hàng năm của công ty. Cơ cấu vốn đầu tư vào các lĩnh vực qua các năm như sau Bảng 1.6: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực STT Năm Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % 1 Đầu tư Máy móc thiết bị 2036,36 18,14 23647,85 42,7 3505,323 9,98 9666,14 23,4 2 Đầu tư xây lắp 9004,15 80,2 31384,031 56,7 31266,65 89,053 31282,07 75,74 3 Đầu tư Nguồn nhân lực 98,6 0,878 160,5 0,314 171,13 0,487 180,4 0,44 4 Đầu tư khác 87,25 0,782 158,469 0,286 169,71 0,48 172,03 0,42 5 Tổng vốn đầu tư 11226,36 100 55350,85 100 35112,813 100 41300,64 100 ( Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán). Vốn được chia làm 2 loại:Vốn cố định và vốn lưu động . Tỷ lệ vốn cố định trên vốn lưu động là 7.7/3.4 đó cũng là một tỷ lệ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của công ty là xây lắp hoá chất. Nguồn vốn của công ty được chia ra làm 3 loại: - Thứ nhất ,là nguồn vốn tự có: Đây là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp, nguồn vốn do lợi nhuận của đơn vị để lại, quỹ khấu hao. -Thứ hai, là nguồn vốn vay: Chủ yếu là vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển VN. Đây là nguồn vay vốn chủ yếu và có thể vay được với số lượng lớn.Hình thức vay chủ yếu là trung và dài hạn do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xây lắp hoá chất, thời hạn thu hồi vốn dài. Ngoài ra, còn có nguồn vay khác -Thứ ba: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Bảng 1.7: Cơ cấu nguồn vốn: Tổng vốn 11226.36 55350.85 35112.813 41300.64 Vốn tự có 3704.7 17158.759 11587.233 13629.21 Vốn vay 7521.66 34871.04 23525.58 27671.43 Vốn ngân sách 0 3321.051 0 0 Qua bảng số liệu ta thấy vốn ngân sách tham gia ngày càng ít và có xu hướng là không sử dụng nguồn vốn này nữa. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng tự lập trong các khoản vốn thực hiện đầu tư. Tỷ lệ vốn vay /vốn tự có là gần như không đổi qua các năm. Tỷ lệ vốn vay bằng 2.03 lần vốn tự có. Tuy nhiên cơ cấu trong nguồn vốn vay là chưa đa rạng: Chủ yếu là vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển. Như vậy công ty chưa huy động hết nguồn lực vốn vay. 1.4 Thực trạng cơ cấu tổ chức . Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ còn có sự chồng chéo giữa chức năng của các ph òng ban.Sơ đồ tổ chức thì cồng kềnh, khó vẽ và khó nhìn. Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội thì công ty còn có các chi nhánh xí nghiệp ở các tỉnh khác, phân bổ từ bắc đến nam.Trong đó chủ yếu là ỏ các thành phố lớn nơi mà giá trị xây dựng hàng năm luôn tăng như Hà Nội (Xí nghiệp lắp máy H36, xí nghiệp xây dựng và nội thất,xí nghiệp xây lắp H35, xí nghiệp lắp máy), Hải Phòng (xí nghiệp xây lắp H34, xí nghiệp cơ khí xây lắp hoá chất),TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Miền Nam công ty Xây Lắp Hoá Chất). Đây cũng là các tỉnh có giá trị xây lắp đạt tỷ lệ cao hơn so với các xí nghiệp đặt tại các tỉnh khác. Đồng thời các xí nghiệp H36 và H34 luôn là những xí nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất Cùng với tốc độ phát triển của đất nước thì khối lượng hoạt động xây lắp hàng năm có xu hướng tăng do các đô thị ngày càng mở rộng, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng… Do đó bên cạnh việc đầu tư mua sắm MMTB và chất lượng nguồn nhân lực thì công ty cũng phải chú trọng việc lựa chọn và đặt các xí nghiệp mới tại các tỉnh khác trong cả nước để có thể nắm bắt các cơ hội tham gia nhiều hơn các công trình xây dựng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rông thị phần. Trong bối cảnh đất nước đã gia nhập WTO thì hoạt đông đầu tư xây lắp được đánh giá là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh khá gay gắt vì có sự tham gia cuả các công ty xây dựng nước ngoài.Do đó công ty cũng nên chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần để có thể phát huy hơn nữa tính sáng tạo, tự chủ năng lực, sẵn sàng ứng phó trước mọi diễn biến phức tạp của thị trường. Đồng thời trong trường hợp cần thiết có thể hợp tác với các công ty trong nước cũng như nước ngoài để giành thắng lợi trong cạnh tranh. 2.Tính tất yếu khách quan phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của một công ty. Nhưng chúng ta có thể khái quát khả năng cạnh tranh là khả năng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được và duy trì thị trường để có được lợi nhuận nhất định.Thực chất khi đề cập đến khả năng cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị trường và tạo ra lợi nhuận. Tăng cường khả năng cạnh tranh là việc mà mỗi doanh nghiệp đều cố gắng thực hiện. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc tăng khả năng cạnh tranh là một đòi hỏi khách quan đặc biệt trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, hội nhập quốc tế đang diễn ra trên các khía cạnh của đời sống, những đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe hơn. Người tiêu dùng luôn muốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn với giá cả hợp lý. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì số lượng các công ty xây dựng trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào thị trường ngày một nhiều hơn với kĩ thuật hiện đại hơn và năng lực tài chính cũng vững vàng hơn. Do đó vấn đề bức xúc trong hoàn cảnh hiện nay là công ty phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của chính công ty. Thực chất tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là doanh nghiệp cố gắng tạo ra được ngày càng nhiều hơn các ưu thế trên tất cả các mặt để có thể chiếm lĩnh được thị trường như giá cả, chất lượng, nhãn hiệu, uy tín…Khi doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến,hiện đại trong sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng của sản phẩm, chất lượng của đội ngũ lao động…Đối với công ty thì tăng khả năng cạnh tranh chính là đầu tư nâng cao chất lượng, kĩ thuật MMTB, nâng cao chất lượng trình độ nguồn nhân lực, xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cũng như huy động tối đa mọi nguồn lực về vốn….. 3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 3.1 Vốn và nguồn vốn. Để thực hiện bất cứ một dự án đầu tư xây dựng nào công ty đều cần phải có vốn.Vốn đầu tư để mua sắm MMTB hiện đại với công nghệ tiên tiến, vốn để đào tạo nâng cao trình độ của chuyên môn của đội ngũ lao động ,vốn để tiến hành tuyển chọn những nguồn lực kế toán, tài chính, nghiên cứu thị trường giỏi, những kiến trúc sư giỏi chuyên môn và có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, vốn để trả lương cho đội ngũ công nhân lao động, quản lý…để duy trì hoạt động của tổ chức….. Một công ty hoạt động hiệu quả thì phải có được một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý.Cơ cấu vốn đầu tư là việc phân bổ vốn đầu tư và các mục tiêu đầu tư đã đề ra: đầu tư vào MMTB, đầu tư vào NNL, đầu tư vào xây lắp…. Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Có đủ vốn để tham gia vào nhiều cơ hội kinh doanh. - Công ty giảm thiểu mức độ rủi ro không trả được nợ vốn và mất vốn tự có. - Cơ cấu vốn phải đảm bảo giá bình quân gia quyền của vốn đầu tư ở mức thấp nhất. Với công ty xây dựng thì tỷ lệ đầu tư vào TSHH/TSVH là 7/3. Đây là một tỷ lệ hợp lý. Vốn đầu tư được phân bổ hợp lý với chiến lược và mục tiêu kinh doanh hàng năm sẽ đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thi công, hoàn thành công trình đúng tiến độ như dự kiến để bàn giao cho khách hàng. Đồng thời, công trình lại đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thi công do công ty đã có sự chuẩn bị cân đối về mặt kĩ thuật. Nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Nguồn vốn phải được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, với mức lãi xuất huy động đa rạng, đảm bảo tiến độ phân bổ vốn...Càng có nhiều nguồn huy động vốn thì càng có nhiều cơ hội tham gia đầu tư xây dựng(Các dự án mà có IRR nhất định). Nguồn vốn có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như:Vốn huy động trong nước (Vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, từ ngân sách của nhà nước, vốn vay từ ngân hàng,các quỹ tín dụng…) và vốn nước ngoài( viện trợ, vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài..) Mặt khác việc phân bổ vốn để thực hiện dự án đầu tư phải đảm bảo chắc chắn hay nói cách khác là các nguồn huy động vốn phải chắc chắn, tin cậy. Nguồn vốn đảm bảo tính an toàn trong việc chi trả vốn vay. Ở doanh nghiệp xây dựng thì tỷ lệ hợp lý là vốn tự có là 40%, còn đi vay là 60%. 3.2 Năng lực về kĩ thuật, máy móc thiết bị. Công ty xây lắp hóa chất tiến hành đầu tư mua sắm MMTB với kĩ thuật hiện đại để tiến hành xây dựng các công trình. Công ty vừa đóng vai trò là bên mời thầu để đầu tư mua sắm MMTB vừa đóng vai trò là nhà thầu để tham gia đấu thầu thực hiện các công trình, dự án xây lắp. Như vậy lợi nhuận thu được trực tiếp từ việc xây lắp các công trình còn đầu tư vào MMTB là yếu tố gián tiếp để tạo ra lợi nhuận. Năng lực về MMTB là yếu tố gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho nên nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Năng lực về MMTB chính là công nghệ để thực hiện các công trình. Nếu công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo cho công trình đạt chất lượng,đúng tiến độ, hiện đại…làm giảm chi phí xây dựng, tạo niềm tin với khách hàng.Uy tín cho doanh nghiệp chính là cơ hội để doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường. 3.3 Năng lực về nhân sự. Con người được đánh giá là bộ não của một tổ chức.Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bộ não của nó phải hoạt động tốt.Chính vì thế năng lực nhân sự của công ty là vô cùng quan trọng. Năng lực nhân sự được thể hiện qua các mặt: + Thái độ làm việc. + Phong cách làm việc. + Trình độ của người lao động. + Thâm niên công tác trong lĩnh vực xây dựng. Khách hàng luôn muốn làm việc với những người có thái độ làm việc vui vẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình; một phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại, có khả năng sử lý các tình huống một cách nhanh chóng, chính xác, sáng tạo.Tất cả những biểu hiện bên ngoài của nhân viên cán bộ trong một tổ chức thể hiện được nét văn minh, lịch sự, trình độ và thâm niên công tác của họ. Đó chính là văn hóa của con người trong thời kì hội nhập. Một công ty có văn hóa tốt sẽ tạo ra một không khí làm việc thoải mái, tin cậy, tạo niềm tin đối với khách hàng. 3.4 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp. Mỗi cơ cấu tổ chức đều có thể biểu diễn thành sơ đồ trong đó các bộ phận, các vị trí quản trị quan trọng của cơ cấu và mối quan hệ giữa các vị trí, các bộ phận đó theo các tuyến quyền hạn chủ yếu. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chỉ cho các nhà quản trị và nhân viên biết họ đang ở đâu trong tổ chức, gắn bó với những bộ phận khác và toàn tổ chức ra sao. Nó là công cụ hữu hiệu để loại bỏ những mập mờ, trốn tránh trách nhiệm, thiếu phối hợp, trùng lặp công việc, quyết định không đúng người, đúng việc. Tuy nhiên nếu cơ cấu tổ chức chỉ được biểu diễn dưới dạng sơ đồ thì sẽ không thấy hết được trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban cũng như của từng người trong một tổ chức. Công ty phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu trong một tổ chức để xác định được một cơ cấu tổ chức phù hợp cho công ty của mình sao cho cơ cấu đó phải đảm bảo các yêu cầu: - Tính mục tiêu: Một cơ cấu tổ chức được coi là có hiệu quả nếu trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức. - Tính tối ưu: Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con người để thực hiện các hoạt động cần thiết. Giữa các bộ phận và cấp tổ chức phải thiết lập được những mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất. - Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức. - Tính linh hoạt: Được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào sảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường. - Tính hiệu quả: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện những mục tiêu của tổ chức với chi phí thấp nhất. 3.5 Khách hàng. Công ty cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? Đồng thời phải xác định được đâu là khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành, khách hàng tương lai…để có một chiến lược marketing phù hợp giữ chân những khách hàng trung thành và thu hút thêm khách hàng từ thị trường. Khách hàng chính là nguồn tạo ra doanh thu cho công ty. Càng có nhiều khách hàng thì doanh thu sẽ càng lớn, lợi nhuận càng tăng, thị phần của công ty trên thị trường ngày càng được giữ vững. 3.6 Nhà cung cấp. Để đảm bảo tiến độ thi công các công trình thì công ty phải có nguồn nguyên vật liệu phải cung ứng đúng thời gian, chất lượng, số lượng. Do đó công ty phải có nhà cung cấp nguyên vật liệu trung thành, nguồn cung cấp đa rạng với giá cả hợp lý. Công ty phải trả lời các câu hỏi: + Đặc tính chất lượng nguyên vật liêu sủ dụng cho dự án: Thông thường người ta chọn nguyên vật liệu có chất lượng phù hợp với chất lượng của sản phẩm sẽ được sản xuất.Chất lượng của nguyên vật liệu được thể hiện bỏi những đặc tính: Tính chất lý học (kích cỡ, hình dạng,tỷ trọng, điếm nóng chảy, điểm sôi, độ xốp..), tính chất hoá học (thành phần hoá hoc, độ tinh khiết, độ cứng của nước,chỉ số ô xi hoá..), tính chất cơ học (độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng…), các đặc tính về điện và từ. + Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu: Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng sống còn và quy mô của dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu sử dụng cho dự án phải đảm bảo cho dự án hoạt động đến hết đời. +Giá thu mua,vận chuyển, kế hoạch cung ứng. Đối với các nguyên vật liệu trong nước,giá mua hiện tại có đối chiếu với giá mua trong quá khứ và chiều hướng tăng trong tương lai.Chi phí gom chuyên chở phải được tính đầy đủ.Nếu nguyên vật liệu phải nhập khẩu thì phải tính theo giá CIF cùng với các chi phí bốc dỡ, lệ phí cảng,các loại thế mà công ty phải chi. Nhà cung cấp có thể cung cấp nguyên vật liệu theo những phương thức nào và thời hạn cung cấp. Sau khi tìm được nhà cung cấp, công ty (bên A) phải kí kết hợp đồng với nhà cung cấp (bên B). Trong hợp đồng phải xác định rõ: Nhà cung cấp nguyên vật liệu tại những thời điểm nào, mức giá cả (dao động trong phạm vi cho phép phòng khi sảy ra những biến động giá cả trên thị trường), tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu. Đồng thời hai bên phải xác định rõ việc bù đắp những thiệt hại sảy ra cho bên kia khi bên này không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng 3.7 Đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thị trường mà có nhiều công ty cùng tham gia thị trường xây lắp thì khả năng cạnh tranh càng cao vì điều đó đồng nghĩa với việc phải phân chia thị phần. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh cũng có nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến…cho nên khả năng thắng thầu cũng kém đi. Do đó trong khi nghiên cứu thị trường thì cần phải lưu ý đến năng lực của các đối thủ cạnh tranh để tìm thấy những điểm mạnh, điểm yếu của họ, cũng như những sản phẩm mà họ cung cấp để từ đó đưa ra chiến lược xâm nhập vào thị trường với sản phẩm độc đáo riêng. Đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cần có danh sách các đối thủ cạnh tranh chủ yếu với sản phẩm của dự án. Những thông tin của đối thủ cạnh tranh cần có là: Khả năng sản xuất, mặt mạnh, mặt yếu, địa bàn hoạt động uy tín của các đối thủ đó trên thị trường…, ước tính khả năng phát triển của họ trong tương lai.Trong trường hợp phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, khi đó cần phải đánh giá sự gay gắt của việc cạnh tranh theo những yếu tố chi phí sản xuất, khả năng sản xuất,khả năng tài chính, khả năng quản lý và trình độ kĩ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp. 3.8 Hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin trong một tổ chức ảnh hưởng khá lớn đến các quyết định chiến lược của công ty. Nếu thông tin được khai thác chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho cấp quản trị đưa ra các quyết định chính xác, góp phần vào thành công của công ty. 3.9 Môi trường tự nhiên. Với hoạt động xây lắp thì môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. Trước khi đi vào xây dựng người quản lý dự án phải nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề: địa chất, địa hình, khí hậu…để chọn ra giải pháp thi công hợp lý. Nhiều nhà đầu tư không nghiên cứu kĩ vấn đề gây tổn thất rất lớn, các công trình thì bị hỏng phải thi công lại, gây lãng phí nguồn lực. Ngoài các nhân tố trên còn nhiều nhân tố khác như chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan đến xây lắp, các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây lắp, công tác quy hoạch, giải thể…….. Chương II.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.Phân tích điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – đe doạ của công ty: 1.1 Mô hình SWOT: Đánh giá điểm mạnh(Strengths) và các điểm yếu (Weakneses) hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như: Nhân sư, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức… Đánh giá cơ hội(oppinion) hay là đe doạ(Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường bên ngoài như: Sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, cán cân cạnh tranh… Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi và được coi là công cụ phân tích chiến lược hiệu quả. Từ các kết quả nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội đe doạ của công ty người ta xây dựng nên ma trận SWOT nhằm giúp đưa ra các giải pháp chiến lược. Ma trận SWOT: Cơ hội Đe doạ O1 . . . . . . . . . On T1 . . . . . . . . . …Tn S1 S1O1 . . . . . . . . S1On S1T1 . . . . . . . . S1Tn . . . . Điểm . . . . mạnh . . . . . . Sn SnO1 . . . . . . . . SnOn SnT1 . . . . . . . . . SnTn W1 W1O1 . . . . . . . . . W1On W1T1 . . . . . . . . W1Tn Điểm . . . . . yếu . . . . Wn WnO1. . . . . . WnOn WnT1 . . . . . .WnTn Các thành phần của ma trận SWOT có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược nhằm phát huy điểm mạnh để tận dụng các cơ hội (qua việc phân tích SiOj ) và ngăn chặn mối đe doạ ra sao (qua các SiTj ); hay biết được các điểm yếu có thể hạn chế ra sao trong việc nắm bắt các cơ hội (qua các WiOj ) và tạo ra sự khó khăn như thế nào trong việc chống dữ các mối đe doạ. Việc phân tích bên trong bên ngoài như đã đề cập ở trên giúp xác định đâu là lợi thế cạnh tranh cuả một cá nhân, đơn vị, tổ chức, một ngành. Lợi thế cạnh tranh có thể được xem xét trên nhiều phương diện như:Chất lượng cạnh tranh, giá cả, sự độc đáo về kiến trúc, công nghệ…Từ việc xác định ra lợi thế cạnh tranh mạnh nhất, nhà quản trị sẽ chọn lựa chiến lược tương ứng để khai thác nó. 1.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ của công ty. Qua việc tìm hiểu về công ty cũng như các nghiên cứu về môi trường bên ngoài ta có thể thấy được khái quát như sau: * Điểm mạnh(S): + Công ty có năng lực MMTB thi công khá mạnh, tương đối hiện đại: Hầu hết MMTB đều có thời gian sản xuất từ những năm gần đây, ở các nước phát triển và được mua mới 100%. CCIC đặc biệt thành thạo trong các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực xây lắp hóa chất như: Thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hóa chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hóa và thông tin tín hiệu. Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ cop pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình dân dụng cao tầng có yêu cầu kĩ thuật phức tạp. Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành Nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống côp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng. + Năng lực tài chính: Trong những năm qua công ty làm ăn luôn có lãi, không có nợ tồn đọng…..Dó đó năng lực tài chính là khá lành mạnh. + Nhân lực: Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có thâm niên và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng do công ty đã thành lập được gần 40 năm. Có 220 kĩ sư chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các ngành xây dựn, cơ khí, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường… có trên 100 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ, hàn cao áp. +Uy tín: Công ty có uy tín và kinh nghịêm để thi công nhiều công trình lớn trên nhiều lĩnh vực. Trong gần 40 năm qua công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, yêu cầu kĩ thuật phức tạp: Nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn… Nhiều công trình thi công đã đạt huy chương vàng lượng cao ngành xây dựng do Bộ Xây dựng và Công đoàn Việt Nam trao tặng: Nhà chính công ty liên doanh thiết bị tổng đài- VKX, Nhà máy Thủy điện và Năng lượng mặt trời 125 KVA - Gia Lai, Nhà máy sản xuất khí công ngiệp Biên Hòa, Nhà tinh luyện dầu 10.000 tấn / năm - Nhà máy dầu thực phẩm Vinh, Tháp RAĐA Nội Bài, Hà Nội - Tổng công ty Hàng không Việt Nam… + Được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía tổng công ty Xây dựng Công Nghiệp Việt Nam. Nhiều công trình xây dựng mà công ty thực hiện không phải do đấu thầu xây dựng mà do Tổng công ty giao cho xây dựng. Công ty đã trực tiếp điều hành và thay mặt TCT điều hành dự án lớn có nhiều công ty bạn cùng tham gia: Tổ hợp Đồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thủy lợi thủy điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng…cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu theo cam kết, được nhà thầu, chuyên gia nước ngoài bước đầu ghi nhận. * Điểm yếu(W): + Bộ máy quản lý cồng kềnh, lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Cơ cấu tổ chức còn chưa hoàn thiện nên tình trạng vừa làm vừa chơi vẫn còn sảy ra. Số lượng cán bộ kĩ sư có trình độ cao còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thi công. + Công tác tài chính kế toán,quản lý chi phí sản xuất: Hầu hết các công trình sau khi đã bàn giao đưa vào sử dụng từ lâu nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ, công tác quyết toán còn chậm trễ. + Công tác tổ chức điều hành sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Thiết bị công cụ thi công còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu thi công và yêu cầu phát triển chung của toàn công ty. Năng lực của MMTB tuy là hiện đại so với trong nước nhưng vẫn chưa theo kịp thế giới. * Cơ hội(O): + Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, cơ chế pháp lý đã có phần thông thoáng hơn. + Nền kinh tế đất nước đang trong thời kì tăng trưởng cao và nó sẽ tạo nhiều cơ hội cho ngành xây lắp phát triển: Giá trị xây lắp hàng năm có xu hướng tăng lên do đó công ty có cơ hội để tăng thêm giá trị xây lắp. * Đe doạ(T): + Khó khăn về cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù cơ chế chính sách của nhà nước có phần thông thoáng hơn trước nhưng tính ổn định của nó không cao. Luật về đầu tư mới có hiệu lực từ 1/7/2006 cho nên nhiều doanh nghiệp phải mất thời gian xem xét lại hoạt động đầu tư của mình xem chỗ nào là đúng luật chỗ nào là không đúng luật. Các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng còn nhiều bất cập. + Nguy cơ tụt hậu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cùng với quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới.Quá trình hội nhập kinh tế bên cạnh những lợi ích còn có nhiều thách thức, đó là cạnh trạnh ngày càng gay gắt hơn. Sự tham gia của nhiều công ty, Tập đoàn xây dựng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm cho thị phần xây lắp bị chia nhỏ hơn. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại hơn, có kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức xây dựng cũng như các giải pháp xây dựng, chất lượng công trình của họ sẽ hơn hẳn các công ty xây dựng Việt Nam. Từ ma trận SWOT trên chúng ta thấy khả năng phát triển của công ty là tương đối tốt. Công ty có những điểm mạnh có thể phát huy, đồng thời quá trình hội nhập và CNH-HĐH nền kinh tế đất nước cũng mang nhiều cơ hội phát triển cho công ty. Tuy nhiên để có thể khắc phục được những khó khăn, vượt qua được những thách thức thì việc thực hiện một chiến lược đầu tư đúng đắn cho công ty là một trong những điều kiện tiên quyết để vạch ra chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tới. Ta có bảng tổng kết Mô hình SWOT như sau: Điểm mạnh(S): Cơ hội (O): - Năng lực MMTB thi công khá mạnh, - Cơ chế chính sách của nhà nước có tương đối hiện đại. phần thông thoáng hơn. - Năng lực tài chính khá lành mạnh. - Nền kinh tế đất nước đang trong thời - Cán bộ công nhân viên lành nghề, kì tăng trưởng cao. có thâm niên và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp. - Đất nước ta đang ở trong quá trình -Được sự giúp đỡ không nhỏ từ hội nhập, chúng ta đã trở thành thành phía Tổng công ty. viên chính thức của AFTA,WTO. Điểm yếu(W): Đe dọa (T): - Bộ máy quan lý còn cồng kềnh, lao - Cơ chế chính sách của nhà nước về Động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng khá Xây dựng không ổn định. Cao - Quá trình thanh quyết toán còn chậm - Quy chuẩn tiêu chuẩn về xây dựng trễ, khó thu hồi được nợ. còn có nhiều kẽ hở. - Công tác điều hành sản xuất,quản lý - Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng. đầu tư và sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Công ty nên tập trung vào những điểm mạnh của mình tham gia vào những công trình có yêu cầu kĩ thuật trượt kết hợp nâng sàn để các công trình thi công đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng, tạo uy tín cho khách hàng. Đồng thời kinh nghiệm của các kĩ sư giàu kinh nghiệm nên được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc mở các lớp huấn luyện cho đội ngũ lao động trẻ.Tranh thủ sự giúp đỡ của công ty để tăng thêm uy tín với các công ty trong cùng ngành nghề. Bên cạnh đó, cần có tinh thần học hỏi kinh nghiệm của công ty xây lắp khác, kịp thời nhận chuyển giao KHCN tiến tiến của thế giới để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường lắp máy. 2.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 2.1 Vồn và cơ cấu nguồn vốn huy động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty. Cơ cấu đầu tư theo nguồn hình thành hay cơ cấu nguồn vốn trong tổng đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của công ty. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa rạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. 2.1.1.Quy mô và tốc độ phát triển vốn. Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm như sau: Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đầu tư thực hiện Triệu đồng 9.622,6 11.226,3 55.350,85 35.112,8 41.300,6 Tốc độ phát triển liên hoàn % - 14,2 393,04 -32,52 17,72 Tốc độ phát triển định gốc % - 14,2 475,22 264,89 329,2 Qua bảng số liệu ta thấy quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm tăng, giảm không đều nhau. Năm 2003 tăng 14,2 % so với năm 2003, năm 2004 tăng 339,04 % so với năm 2003. Sở dĩ có tình trạng tăng nhanh như vậy là do năm 2004 chúng ta đầu tư vào cần trục bánh xích với sức nâng 250 tấn có giá trị lớn. Sang đến năm 2005 lượng vốn đầu tư thực hiện giảm đi so với năm 2004 là 32,52% do trong năm này công ty không đầu tư vào MMTB nào có giá trị lớn như năm 2004. Đến năm 2006 vốn đầu tư thực hiện lại có xu hướng tăng trở lại so với năm 2005 như là một dấu hiệu tăng trưởng sau khi chuyển đổi sang cơ cấu tổ chức mới. Mặc dù vốn đầu tư qua các năm có nhiều biến động nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006: Năm 2003 tăng 14,2%, năm 2004 tăng với tốc độ cao 475,22 %, năm 2005 tuy có giảm đi so với năm 2004 nhưng cũng ở mức cao là 264,89 %, năm 2006 tăng hơn 300% so với cùng một thời điểm so sánh là năm 2002. Điều này là tương đối hợp lý vì lĩnh vực xây lắp đang tiếp tục phát triển nên vốn cho xây lắp của các doanh nghiệp phải tăng lên để đáp ứng được nhu cầu. 2.1.2.Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành. Công ty huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng chủ yếu từ 3 nguồn sau đây: Vốn tự có, vốn vay và vốn ngân sách nhà nước. Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành như sau: Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành. (đơn vị: triệu đồng). Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 G.trị tuyệt đối % G.trị tuyệt đối % G.trị tuyệt đối % G.trị tuyệt đối % G.trị tuyệt đối % 1.Vốn tự có 2598,10 26,9 3704,7 33 17158,75 31 11578 32,97 13629,2 33 2. Vốn vay 6447,14 66,7 7521,66 67 34871,6 63 23525,5 67,03 27671,4 67 3.Vốn ngân sách 577,356 6,26 0 0 3321,015 6 0 0 0 0 Tổng VĐT 9226,6 100 11226,3 100 55350,85 100 35112,8 100 41300,6 100 Từ bảng số liệu trên ta thây cơ cấu vốn từ các nguồn biến đổi không đều nhau.Trong đó nguồn vốn tự có dao động từ 26.5% đến 33%, vốn vay chiếm tỷ lệ cao nhất từ 63% đến 67 %, vốn từ ngân sách nhà nước ít nhất từ 0% đến 6%. Trong đó thì nguồn vốn ngân sách biến động nhiều nhất năm 2004 lượng vốn ngân sách này là 3321.015 triệu đồng còn các năm khác thì không có.Từ đó ta có thể thấy rằng vốn vay chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với nguồn huy động vốn chủ yếu nhât tiếp sau đó là nguồn vốn tự có. Vốn ngân sách ngày càng có xu hướng bị xoá bỏ trong cơ cấu nguồn huy động vốn. Điều này phù hợp với xu hướng hiện nay là xoá bỏ tình trạng bao cấp vốn của nhà nước, các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách năm 2004 là do khấu hao tài sản cố định từ những năm còn bao cấp của nhà nước tài trợ để lại cho đến năm nay thì được sử dụng để mua sắm MMTB. Chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng loại nguồn vốn: *Vốn tự có Vốn tự có của công ty được huy động chủ yếu từ vốn góp, lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao hàng năm, doanh thu cho thuê MMTB. Ta có thể thấy sự biến đổi của nguồn vốn này qua các năm như sau: Bảng 2.10: Vốn tự có qua các năm từ 2002-2006 Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1. Vốn tự có Tr.đ 2598,10 3704,7 17158,75 11578 13629,2 2.Tốc độ pt định gốc % - 42,59 560,43 345,63 424,58 3.Tốc độ pt liên hoàn % - 42,59 363,16 -32,52 17,72 Trong những năm vừa qua nguồn vốn này có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 vốn tự có của công ty xây lắp hoá chất liên tục tăng .Năm 2003 tăng 42.59%, năm 2004 tăng vượt lên 363.16% . Điều đó chúng tỏ trước khi chuyển đổi sang công ty TNHH số vốn tự có của công ty có xu hướng tăng lên và tăng rất mạnh. Khi công ty chuyển đổi cơ cấu tổ chức thì nguồn vốn này lại có su hướng giảm đi, năm 2005 giảm 32.52 % so với năm 2005. Sở dĩ có tình trạng này là do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và trong mọi hoạt động của công ty nên mọi người cần có thời gian để ổn định.Trong năm 2006 vốn tự có của công ty đã được phục hồi và bắt đầu tăng lên 17.72 %. Tuy nhiên xét trong cả giai đoạn nghiên cứu ta có thể thấy là nguồn vốn này có xu hướng tăng lên. Đó là những nỗ lực cố gắng của công ty. Từ đây ta có thể vui mừng là trong tương lai công ty có thể phát triển đi lên vững chắc. Nếu xét về cơ cấu nguồn hình thành của vốn thì vốn chủ sở chiếm trung bình là 27%.Đây là tỷ lệ tương đối hợp lý.Vốn tự có càng lớn thì năng lực tài chính của công ty càng mạnh nhưng nó phải chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu nguồn vốn để đảm bảo công ty làm ăn có hiệu quả. * Vốn vay Vốn vay của công ty chủ yếu được vay từ trong nước. Trong những năm vừa qua, nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty. Nó chiếm đến 67% tổng nguồn hình thành vốn. Ta có thể thấy xu hướng biến đổi của nguồn vốn này qua các năm như sau: Bảng 2.11: Vốn vay và xu hướng biến đổi của nó qua các năm. Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1.Vốn vay Tr.đ 6447,14 7521,66 34871,6 23525,5 27671,4 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 16,67 363,61 -32,54 17,6 3.Tốc độ pt định gốc % - 16,67 440,88 264,89 329,2 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, vốn vay liên tục tăng. Năm 2002 tăng 16.67 % so với năm 2003, tỷ lệ này là 363.61% so với năm 2003. Sau khi chuyển đổi cơ cấu tổ chức thì tỷ lệ này là -32.54%, tức là nguồn vốn vay này đã giảm đi so với năm 2004. Nhưng tình trạng này cũng chỉ kéo dài một năm. Đến năm 2006, lượng vốn vay tăng lên 17.62 % so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ vốn vay đã dần trở lai xu hướng tăng trưởng chung. Xét trong cả thời kì phân tích ta thấy quy mô của nguồn vốn này có xu hướng tăng. Năm 2003 tăng 16,17% so với năm 2002, năm 2004 tăng 440,88 % so với năm 2002, năm 2006 tăng 329,2 % so với năm 2002 (xét trên sự biến đổi của tốc độ phát triển định gốc). Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vốn này luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghịêp. Thủ tục vay vốn cũng đơn giản, hình thức cho vay phong phú…Chính vì thế nó giúp cho các công ty có thể thực hiện tốt, nhanh chóng hoạt động đầu tư của mình. Nguồn vốn này cũng góp phần giải quyết xoá bỏ tình trạng bao cấp trong nền kinh tế, giúp các đơn vị tự chủ về kinh doanh, tiếp cận nhanh hơn chủ động hơn trong việc hội nhập kinh tế đất nước, khu vực và thế giới. Trong thời gian qua công ty hầu như là vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển còn các ngân hàng khác thì rất ít. Như vậy công ty vẫn chưa tiếp cận hết nguồn vốn vay trên thị trường, chưa tận dụng hết cơ hội tín dụng. Phải chăng là do công ty con chưa mạnh dạn trong việc vay vốn. Bởi vì chúng ta thấy là trong thời gian qua công ty còn sảy ra tình trạng thiếu vốn, tình trạng giải ngân cho các công trình xây dựng còn chậm trễ? * Vốn NSNN Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghịêp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước…. Trước đây công ty trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam,là công ty của nhà nước nên được sự bao cấp nhiều về vốn từ ngân sách này. Nhưng trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương xoá bỏ dần tình trạng bao cấp đối với các doanh nghiệp của nhà nước nên nguồn vốn này có xu hướng giảm đi ban đầu chiếm 6% nhưng bây giờ chỉ là 0%.Chứng tỏ rằng công ty đã sẵn sàng chủ động tham gia vào hội nhập với nền kinh tế thị trường. 2.2 Nội dung vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bao gồm vốn đầu tư cho MMTB, đầu tư cho nguồn nhân lực,vốn đầu tư cho xây lắp. Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư: STT Năm Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % 1 Đầu tư Máy móc thiết bị 2036,36 18,14 23647,85 42,7 3505,323 9,98 9666,14 23,4 2 Đầu tư xây lắp 9004,15 80,2 31384,031 56,7 31266,65 89,053 31282,07 75,74 3 Đầu tư Nguồn nhân lực 98,6 0,878 160,5 0,314 171,13 0,487 180,4 0,44 4 Đầu tư khác 87,25 0,782 158,469 0,286 169,71 0,48 172,03 0,42 5 Tổng vốn đầu tư 11226,36 100 55350,85 100 35112,813 100 41300,64 100 (Nguồn số liệu phòng cơ điện) Giá trị vốn đầu tư thực hiện qua các năm có những biến đổi khó dự đoán làm giá trị vốn đầu tư cho các lĩnh vực cũng thay đổi không đều nhau Nhìn chung là giá trị đầu tư cho khoản mục xây lắp chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 56,7% đến 89%) trong 3 lĩnh vực đầu tư, tiếp theo là vốn đầu tư cho MMTB chiếm gần từ 9.98% đến 42.7%, cuối cùng là vốn đầu tư cho nguồn nhân lực và vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Sở dĩ có tình trạng trên là do đặc thù của công ty xây lắp.Trong năm,vốn đầu tư chủ yếu là dùng để thực hiện xây lắp các công trình xây dựng. Đây là nguồn thu chính của doanh nghiệp nhưng lại phải có nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn hay chi phí xây dựng là rất lớn: Chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển…Còn MMTB đóng vai trò như là công cụ sản xuất thì có thời gian khấu hao rất dài, đầu tư trong năm nay nhưng có thể sử dụng và hao mòn hết giá trị trong nhiều năm cho nên không tốn kém chi phí để mua sắm lại những MMTB có giá trị lớn. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để có thể ước tính vốn đầu tư cho 2 lĩnh vực trên song luôn luôn dành ưu tiên cho đầu tư vào xây lắp. Ta có thể đi vào chi tiết cho từng lĩnh vực như sau: 2.2.1.Vốn đầu tư cho xây lắp. Giá trị xây lắp có giá trị lớn nhất trong 4 lĩnh vực đầu tư cũng là lĩnh vực hoạt động chính tạo ra doanh thu cho công ty. Trong các năm qua nguồn vốn này không ngừng tăng lên theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của thị trường.Ta có thể thấy sự biến động của nó qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.13: Bảng số liệu tình hình vốn đầu tư xây lắp qua các năm Năm Đơn vị 2003 2004 2005 20006 1.Vốn xây lắp Triệu đồng 9004,15 31384,301 31226,65 31282,07 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 248,55 -0,489 0,177 3.Tốc độ pt định gốc % - 248,55 246,8 247.42 Xét tốc độ phát triển liên hoàn ta thấy: Năm 2004 tăng 248.55 % so với năm 2003 nguyên nhân là do năm 2004 chúng ta đã đầu tư xây dựng nhiều công trình của TCT giao có giá trị lớn và quan trọng như: Nhiệt điện Cao Ngạn, Thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng, dự án tổ hợp đồng Sin quyền… thay mặt tổng công ty tham gia 7 dự án. Sang đến năm 2005, vốn đầu tư cho xây lắp giảm đi 0.489% so với năm 2004. Năm 2005 là năm đầu tiên công ty hoạt động với cơ cấu tổ chức mới là công ty TNHH nên có nhiều việc phải làm để mô hình mới hoạt động một cách đồng bộ hơn. Thêm vào đó cạnh tranh trong xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Đến năm 2006, vốn đầu tư cho xây lắp lại có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể chỉ khiêm tốn ở con số là 0,177%. Do đó trong những năm tiếp theo công ty cần phải nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức để mọi hoạt động đi vào guồng máy chung tiến tới đạt giá trị xây lắp tăng lên hơn nữa, phát huy thế mạnh của công ty và khẳng định vị trí của mình trên thị trường đầy cạnh tranh này. Để làm rõ nét hơn xu hướng biến động của vốn này ta có thể thấy qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ2.2: Vốn xây lắp từ năm 2003- 2006 Vốn xây lắp tăng mạnh từ năm 2003 sang năm 2004, còn từ những năm 2004 - 2006 thì biến động tăng giảm không đáng kể. . Tổng mức đầu tư của dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.Tổng mức đầu tư là số vốn tối đa để thực hiện dự án .Qua bảng số liệu ta thấy tổng mức vốn đâu tư nhìn chung lá có xu hướng tăng dần . Tổng dự toán là toàn bộ số vốn đầu tư cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật (thuộc giai đoạn thực hiện dự án).Tổng dự toán luôn nhỏ hơn hoặc bằng tổng vồn đầu tư . Ta thấy rằng các công trình mà công ty tham gia xây lắp một phần là để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra tài sản cố định cho công ty, phần còn lại là tạo ra lợi nhuận. Giá trị của hoạt động xây lắp có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rất chậm chưa tương xứng với nguồn lực hiên có của công ty. Rõ ràng là hoạt động xây lắp chưa sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư mà công ty có. Bằng chứng là tổng mức đầu tư rất lớn nhưng giá trị quyết toán lại rất nhỏ, năm 2004 chỉ bằng 1/148 lần, năm 2005là 121.49/31607.49(gần bằng1/260). Kết quả đầu tư trực tiếp từ quá trình đầu tư vào MMTB, nguồn nhân lực là các công trình xây lắp: Năm 2003, công ty đã tham gia xây dựng các công trinh : Đầu tư cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất XN H34, xây dựng trụ sở làm việc, xưởng gia công cơ khí, kho chứa vật tư, thiết bị thi công ĐXD số 1, cải tạo xí nghiệp H36 (lắp đặt hệ thông hàng rào kẽm gai và kho kín, cải tạo và sửa chữa nhà làm việc 2 tầng, nhà để xe đạp, xe máy, sửa chữa nhà thường trực..), dự án đầu tư nhà ở Xuân La I. Năm 2004, chúng ta đã tập trung lực lượng, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, dụng cụ thi công cho điều hành và quản lý dự án. Tổng số dự án công ty trực tiếp điều hành là 8 dự án, được dàn trải từ bắc đến nam, đã thay mặt công ty điều hành 7 dự án do công ty làm thầu chính, nhiều dự án có các công ty bạn cùng tham gia như: Nhiệt điện Cao Ngạn, tổ hợp đồng Sin quyền….được chủ đầu tư, TCT, công ty bạn bước đầu ghi nhận. Năm 2005, công ty đã điều hành và thay mặt TCT điều hành nhiều dự án lớn có nhiều các công ty bạn cùng tham gia thi công: Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển tổ hợp đồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng,xi măng Lam Thạch, thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, đuôi hơi 2.1 phần mở rộng …được các chủ đầu tư, TCT, và các công ty bạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như dự án lắp đặt điện đo lường tự động hoá - hầm đường bộ đèo Hải Vân…Tiếp tục phát huy kết quả nâng vật nặng từ dự án tháp tạo hạt phú mỹ, chúng ta đã tiếp tục đổi mới công nghệ trong thi công bê tông bằng phương pháp trượt, lần đầu tiên chúng ta đã thành công và được đánh giá cao trong việc thi công trượt khung vách cứng văn phòng công ty xây dựng số 1- Tổng công ty xây dựng Hà Nội – 59 Quang Trung, trượt xi Lô hai vỏ có kéo căng cốt thép dự ứng lực của xi măng Hải Phòng mới. Năm 2006,với mục tiêu phát triển ổn định, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình, công ty tập trung vào các thị trường có nguồn vốn ổn định và tập trung, có giá trị lớn, hạn chế nhận thầu các công trình phân tán, dàn trải, có gía trị nhỏ, đảm bảo thu hồi vốn nhanh.Phát huy nội lực và thế mạnh và thương hiệu của TCT và công ty tại một số lĩnh vực : Trượt kết hợp nâng vật nặng, trượt khung cứng vách cứng, lắp máy, lắp điện đo lường tự động hóa và quản lý điều hành dự án….chúng ta đã được tham gia thi công các dự án thuộc: Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam, tổng công ty Xi Măng, tổng công ty hoá chất , tổng công ty dệt may, tổng công ty điện lực….các nhà đầu tư hoặc thầu chính là nước ngoài: Nhà thầu TECHNIP - dự án trọng điểm của nhà nước:Gói thầu CV2 – nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà thầu Hàn Quốc – sân gôn Hoà Bình, nhà thầu Vinafuji, công trình Toto,Citizen… 2.2.2. Đầu tư cho MMTB. MMTB cũng là một phần nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.Nâng cao năng lực cạnh tranh của MMTB là một nội dung đầu tư rất quan trọng.Chính vì thế hàng năm công ty đã dành khoảng từ 9,98% đến 42,7% tổng vốn đầu tư thực hiện để đầu tư cho công nghệ MMTB mới. Bảng 2.14: Giá trị vốn đầu tư vào máy móc thiết bị. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.Vốn đầu tư vào MMTB Triệu đồng 2036,36 23647,85 3505,323 9666,14 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 106.13 -8.5 1.75 3.Tốc độ pt định gốc % - 106.13 72.13 374.68 (Nguồn số liệu: Phòng cơ điện) So với năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu (2003) thì lượng vốn này có xu hướng tăng lên. Nó phù hợp với việc đất nước ta đang phát triển nên giá trị xây lắp ngày càng tăng. Giá trị đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ ở các đô thị mới mà còn ở tận các vùng sâu vùng xa. Do đó, để có thể tham gia vào ngày càng nhiều hơn các công trình xây lắp thì công ty phải tự đầu tư nâng cao năng lực MMTB. Bảng2. 2:Biểu đồ vốn đầu tư vào MMTB qua các năm. Qua biểu đồ ta thấy vốn đầu tư qua các năm không theo một quy luật nào cả. Năm 2004 tăng vượt 106.13% so với năm 2003 và các năm 2005 lại giảm đi chỉ còn 3505.3 triệu đồng, tiếp theo đến năm 2006 lại giảm tiếp chỉ còn 966.14 triệu đồng.Sở dĩ năm 2004 vốn đầu tư lớn như vậy là do trong năm này công ty đã đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn với tổng vốn đầu tư là 17387.28 triệu đồng. Việc đầu tư mua sắm MMTB được thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó chủ yếu là đấu thầu. Trong năm 2003, công ty đã đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, côp pha để thi công ống khói bằng công nghệ côp pha trượt. Đây là công nghệ mới xuất hiện ở nước ta từ năm 1994 và công ty là đơn vị thứ 2 trong cả nước đầu tư sử dụng công nghệ này.Do đó thi công các kết cấu hình trụ bằng công nghệ là một trong những lợi thế, điểm mạnh của công ty. Hoạt động đầu tư mua sắm MMTB của công ty với tư cách là bên mời thầu được tiến hành theo đúng quy cách của luật đấu thầu trong nước từ việc chuẩn bị mời thầu đến thực hiện đấu thầu và kết thúc, thực hiện hợp đồng.Việc tổ chức thẩm định HSDT được chuẩn bị rất khoa học, toàn diện, đảm bảo cạnh tranh .Cán bộ thẩm định là những kĩ sư,kế toán tài chính ,nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm và thâm niên trong quá trình tham gia đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Qua kết quả đấu thầu công ty đã chọn ra được những nhà thầu cung cấp MMTB đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về thời gian, chất lượng và giá cả … mà công ty đưa ra.Ví dụ như:Công ty TNHH cơ điện Đại Dương trúng thầu cung cấp tời điện 2 tang đồng trục sức kéo lớn hơn hoặc bằng 3 tấn, tốc độ kéo 25-30m/phút, lượng cuốn cáp vào tang 500m do Nga sản xuất, công ty TNHH thương mại Tiến Trình trúng thầu cung cấp máy đo đỉnh DZJ2 có nguồn gốc từ Trung Quốc, công ty TNHH thương mại Muôn Anh cung cấp cán thép các loại…. Năm 2004 công ty đã thực hiện dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn.Dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn nhằm nâng cao năng lực MMTB có sức nâng lớn, tính năng kĩ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi công công trình có khối lượng thi công lớn, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lắp máy.Công ty thương mại và chuyển giao công nghệ MICO đã thắng thầu cung cấp cần trục bánh xích ROBELCO model CRE2500 do Nhật Bản sản xuất với giá là 1 097 000USD. . MMTB là tài sản cố định,có giá trị lớn, được khấu hao qua nhiều năm nên việc đầu tư ngày hôm nay có thể được sử dụng qua nhiều năm sau nên không phải đầu tư lại nhiều. Qua các năm từ 2002 đến 2006 mặc dù khối lượng đầu tư vào MMTB là khó xác định thành xu hướng tăng hay giảm nhưng ta thấy rằng công ty luôn đầu tư cho MMTB. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã luôn chú ý nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư vào tài sản cố định mà cụ thể là MMTB.Công ty đã xuất phát từ nhu cầu của thị trường để kịp thời đổi mới công nghệ cho phù hợp.Cho đến nay công ty là một trong những công ty xây lắp có ưu thế cạnh tranh về công nghệ côp pha trượt và kĩ thuật nâng sàn.Công ty đã vũng vàng tự tin đảm nhận các công trình trọng điểm quốc gia, những công trình xây dựng công nghiệp, lắp đặt kết cấu thiết bị, lắp đặt hệ thống ống công nghiệp, thiết bị điều khiển, chế tạo cơ khí…. 2.2.3 Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực. Ngoài 2 hạng mục đầu tư quan trọng kể trên thì công ty đã và đang có xu hướng quan tâm đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giá trị đầu tư này đang có xu hướng tăng lên từ năm 2003. Để thấy rõ xu hướng biến đổi của vốn đầu tư cho lĩnh vực này ta có thể thấy qua bảng số liệu sau: Bảng 2.15: Giá trị vốn đầu tư vào nguồn nhân lực. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.Vốn đầu tư nguồn nhân lực Triệu đồng 98,6 160,5 171,13 180,4 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 62,77 6,62 5,42 3.Tốc độ pt định gốc % - 62,77 73,56 82,96 (Nguồn số liệu: Phòng cơ điện) Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong năm 2004 tăng với tốc độ lớn là 62,77 % so với năm 2003, từ các năm 2005 trở đi thì có tăng nhưng tốc độ tăng không cao bằng chỉ đạt trên dưới 6 %. Như vậy xu hướng chung là vốn đầu tư cho nguồn nhân lực tăng từ năm này sang năm khác. Ta có thể thấy rõ xu hướng phát triển vốn qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.3: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lự Tốc độ phát triển định gốc cho biết xu hướng phát triển chung của cả thời kì phân tích. Qua biều đồ ta cũng thấy xu hướng biến đổi: Năm 2003 vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chỉ là 98.6 triệu đồng nhưng sang đến năm 2004 thì con số này là 160.5 triệu đồng tăng 62.77%, năm 2005 tăng 73.56% so với năm 2003, năm 2006 tăng 82.96 % so với năm 2003. Điều đó phần nào giải thích cho việc công ty đã chú trọng đến đầu tư vào nguồn lực con người, biết rõ tầm quan trọng của nguồn lực này đối với sự phát triển của công ty. Trong năm 2004, công ty đã tuyển dụng 46 kĩ sư trẻ, tuyển dụng và đào tạo 207 công nhân ki thuật, trong đó có 10 lao động phục vụ lái cẩu, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn của, chi phí cho đào tạo là 25 triệu đồng.Việc tuyển dụng và đào tạo lại lực lượng lao động và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ,các đơn vị và các ban điều hành quản lý vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nhiều cán bộ kĩ sư và công nhân kĩ thuật đã có trách nhiệm và hăng hái nhiệt tình vào các dự án tại miền Trung, Nam công tác. Trong năm 2005, công ty đã tuyển dụng 40 cán bộ quản lý kĩ thuật, công nhân kĩ thuật 64 người, bổ nhịêm một người làm giám đốc xí nghiệp, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn. Lực lượng lao động trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự quan tâm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. Trong năm 2006, công tác đào tạo tuyển dụng đã được chú trọng hơn và có nhiều điều chỉnh kịp thời. Việc quan tâm, bổ xung lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án. Lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật đã được tăng cường. Trong năm chúng ta tuyển dụng 45 cán bộ quản lý, 16 công nhân kĩ thuật, bổ nhiệm mới lại 18 đồng chí làm giám đốc, phó giám đốc chi nhánh và những phó phòng ban toàn công ty. 2.2.4. Vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Vốn đầu tư vào lĩnh vực khác bao gồm vốn đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, đầu tư vào nhà đất. Ta có bảng số liệụ về tình hình vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác như sau: Bảng 2.16: Vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.VĐT lĩnh vực khác Triệu đồng 87,25 158,469 169,71 172,03 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 81,62 7,09 1.36 3.Tốc độ pt định gốc % - 81,62 94.51 97,17 (Nguồn số liệu : Phòng cơ điện) Xét tốc độ phát triển liên hoàn ta thấy vốn năm 2004 tăng 81,62% so với năm 2003, năm 2005 tăng 7.09% so với năm 2004, tiếp tục sang đến năm 2006 tăng 1.36 % so với năm 2005. Tốc độ tăng của năm 2004 là cao nhất, còn tốc độ tăng của năm 2005 và năm 2006 it hơn. Nhìn chung trong cả thời kì phân tích ta thấy là vốn đầu tư cho lĩnh vực này là tăng qua các năm. So với định gốc là năm 2003 thì năm 2004 tăng 81.26 % , năm 2005 tăng 94.51%, năm 2006 tăng 97.17 %. Đầu tư vào lĩnh vực nhà đất là lĩnh vực hết sức mới mẻ với công ty. Giá trị doanh thu chưa kịp thanh quyết toán do đặc điểm của đầu tư nhà đất là thời gian thu hồi vốn rất lâu. Đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu của công ty còn là một khái niệm mới mẻ .Công ty vẫn chưa xây dựng được hình ảnh của mình trên mạng Internet, nhiều người còn chưa biết đến. Đây là một thiếu sót rất lớn làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như chiếm lĩnh thị phần của công ty. V. Đánh giá tác động của đầu tư đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả tài chính tổng hợp. 1.1 Vốn đầu tư Bảng 3.17: Số liệu vốn đầu tư qua các năm 2003 đến 2006. Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng mức đầu tư(triệu đồng) 11226.36 31703 31607.49 31634 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 244.97 -.0.3 0.084 (Nguồn số liệu: phòng kế toán tài chính,phòng cơ điện) Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư thực hiện qua các năm là không theo một quy luật nào cả. Nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn hàng năm cũng như nhu cầu mua sắm MMTB và đt thực hiện các công trình xây lắp.Năm 2004 tăng rất mạnh so với năm 2003 và cao hơn so với các năm 2005, 2006 là vì năm 2004 công ty đã sử dụng vốn đầu tư lớn để mua sắm cần trục bánh xích 250 tấn. 1.2 Giá trị doanh thu Doanh thu hàng năm của công ty thu được từ chủ yếu từ hoạt động xây lắp, thanh lý tài sản cố định, khấu hao, từ các hoạt động tư vấn xây lắp và một phần nhỏ là từ hoạt độnng đầu tư vào bất động sản. Bảng 3.18: Số liệu giá trị doanh thu hàng năm. (đơn vị: tỷ đồng). Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 79.8 4.4 -26.37 9.7 Tốc độ phát triển định gốc(%) - 79.8 87.71 38.22 51.64 (Nguồn số liệu:Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ phát triển của doanh thu hàng năm không đồng đều lúc tăng lúc giảm. Năm 2003 tăng 79.8 % so với năm 2002, năm 2004 chỉ tăng 4.4% so với năm 2003 sau đó đến năm 2005 lại giảm đi 26.37% so với năm 2004. Đến thời điểm năm 2006 doanh thu có dấu hiệu đi lên, tăng 9.7 % so với năm 2005. Như vậy ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động thất thường .Lý giải cho vấn đề này có cá nguyên nhân sau: Thứ nhất là do công ty hoạt động kém hiệu quả bởi như chúng ta thấy vốn đầu tư cho các năm có xu hướng tăng lên nhưng doanh thu thi lại giảm đi. Thứ hai là do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng: Doanh thu của năm nay không phải chỉ thu được từ đầu tư của năm đó mà còn là kết quả của các năm trước. Do đó cũng không thể nói rằng đầu tư trong năm tăng thì doanh thu trong năm đó phải tăng. Thứ ba là do sự bất ổn định trong cơ cấu tổ chức. Năm 2005 là năm đầu tiên công ty chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên cho nên bản thân các thành viên trong công ty còn bỡ ngỡ trước một cơ cấu tổ chức mới. Mọi hoạt động của công ty có sự xáo trộn, thay đổi cho nên cần có thời gian để mọi thành viên thích nghi và quen dần. Mặt khác tình trạng bao cấp của nhà nước dành cho công ty gần như không còn nữa nên công ty phải tự lập về tình hình tài chính, tự tham gia đấu thầu. Do đó, doanh thu năm 2005 có thể giảm so với các năm trước đó. 1.3 Lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận hàng năm của công ty thu được chủ yếu từ hoạt động xây lắp.Gần đây công ty mới tham gia vào thị trường bất động sản nhưng lợi nhuận chưa quyết toán được. Lợi nhuận bằng doanh thu - chi phí.Trong đó chi phí đã gồm thuế phải nộp cho nhà nước. Bảng 3.19:Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty. ( Đơn vị:tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.6406 1.0278 1.0444 1.4815 1.5685 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 60.44 1.62 41.85 8.7 Tốc độ phát triển định gốc(%) - 60.44 63.03 131.27 144.8 (Nguồn phòng số liệu phong tài chính, kế toán) Biểu đồ3.4: Lợi nhuận sau thuế của công ty 2002-2006 Qua biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm.Trong 2 năm 2003và 2004 lợi nhuân năm sau cao hơn năm trước chỉ là 1.55%, còn trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ lệ này là 5.8% .Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận của công ty qua các năm không tăng theo một hệ số nhất định.Tốc độ tăng cao nhất là từ năm 2002 đến 2003 với con số 60,37%và tiếp theo là từ năm 2004 đến năm 2005là 36.78% 1.4 Thu nhập bình quân của công nhân viên. Biểu đồ3.5: Thu nhập bình quân của công nhân viên. Qua biểu đồ trên ta thấy tiền lương bình quân của công nhân viên có xu hướng tăng lên. Năm 2005 tăng 3.89% so với năm 2004, năm 2006 tăng 11.86% so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng tiền lương là có tăng nhưng không đáng kể.Sẽ có một số lượng công nhân viên có thu nhập dưới mức thu nhập bình quân đầu người của toàn công ty .So với mặt bằng thu nhập chung ở Hà Nội thì nó còn tương đối thấp. Để nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên thì công ty cần phải tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa. 1.5 Bảng số liệu đầu tư tổng quát. Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh kết quả tuyệt đối của hoạt động đầu tư biểu hiện trên doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân. Nó chưa phản ánh được công ty làm ăn thực sự có hiệu quả hay không. Vốn đầu tư phát huy tác dụng của năm này có thể cao hơn năm trước và lợi nhuận năm này có thể cao hơn năm trước nhưng như thế không có nghĩa là công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả…Do đó chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá như: Chỉ tiêu lợi nhuận thu được trên một đồng vốn đầu tư đã phát huy tác dụng hay chỉ tiêu doanh thu hàng năm trên tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm và đã phát huy tác dụng. Bảng 3.20:Số liệu tổng quát: Năm 2002 2003 2004 2005 2006 VĐT thực hiện(Vo) 9190 11226.36 31703 31607.49 31634 Tốc độ phát triển liên hoàn( Tđptlh) - 0.1667 2.4497 -.0.3 0.084 Giá trị TSCĐ huy động(V1) 2980.35 4338.98 21818.2 14515.6 18870.26 Tđptlh - 0.4559 4.0284 -0.3347 0.3 Tốc độ phát triển định gốc(tđptđg) - 0.4559 6.3206 3.8704 5.3315 Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Tđptlh - 0.798 0.044 -0.2637 0.097 Lợi nhuận sau thuế(L) 0.6406 1.0278 1.0444 1.4815 1.5685 Tđptlh - 0.6044 0.0162 0.415 0.087 I/Vo 0.020563 0.030268 0.01119 0.00826 0.00906 Tđptlh - 0.471921 -0.63031 -0.26147 0.09621 Tđptđg - 0.471921 -0.4558 -0.5983 -0.5594 I/V1 0.063408 0.078312 0.01626 0.01799 0.01519 Tđptlh - 0.235057 -0.79238 0.10673 -0.1561 Tđptđg - 0.235057 -0.7435 -0.7163 -07604 L/V1 0.000215 0.000237 4.79E-05 0.0001 8.312E-05 Tđptlh - 0.102048 -0.79792 1.1321 -0.18559 Tđptđg - 0.102048 -0.4605 -0.5345 -0.376 Tỷ số I/Vo phản ánh doanh thu thu được hàng năm trên tổng số vốn đầu tư thực hịên trong năm.Tỷ số này càng lớn càng tốt.Vốn đầu tư thực hiện trong năm nay nhưng có thể được thu hồi trong những năm tiếp sau(đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng).Qua bảng trên ta thấy nó biến động không theo một quy luật nào cả: Nó tăng từ năm 2002 đến năm 2003 nhưng đến năm 2004 thì lại giảm mặc dù năm 2004 vốn đầu tư thực hiện là lớn rất nhiều lần so với năm 2003. Tỷ số I/V1 phản ánh doanh thu thu được hàng năm trên giá trị tài sản cố định huy động. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm,hàng hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. Tỷ số này cũng càng lớn càng tốt.Nó cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định huy động trong năm thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm đó.Từ đó so sánh với các năm để xem công ty làm ăn có hiệu quả hơn không, có tận dựng được hết vốn đầu tư hay không. Nếu so sánh hiệu quả hoạt động đầu tư qua các năm ta có thể xem xét tốc độ phát triển liên hoàn của tỷ số này qua các năm. Từ bảng số liệu ta thấy năm 2003 hoạt động hiệu quả hơn so với tất cả các năm với con số là 23.5%. Năm 2004 mặc dù giá trị tài sản cố định huy động tăng, doanh thu tăng hơn so với năm 2003 nhưng mà con số I/V1 vẫn thấp. Nó chỉ ra rằng một đồng giá trị tài sản cố định bỏ ra năm 2004 tạo ra được giá trị doanh thu ít hơn năm 2003. Như vậy năm 2004 công ty không phát huy hết năng lực vốn đầu tư vủa mình.Năm 2006, tỷ số này thấp hơn so với năm 2005,chứng tỏ rằng năm 2005 công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2006. Xét tốc độ phát triển định gốc thì ta thấy hiệu quả sử dụng giá trị TSCĐ có xu hướng giảm dần qua các năm . Đây là một điều không tốt. Tỷ số lợi L/V1 phản ánh lợi nhuận hàng năm so với giá trị tài sản cố đinh phát huy tác dụng trong năm. Lợi nhuận sau thuế này nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu.Theo các số liệu trên ta thấy rằng năm năm 2003 tỷ số này là lớn nhất, thấp nhất là năm 2004.Tỷ số này nói chung càng lớn càng tốt. Có thể thấy là năm 2003 số đơn vị lợi nhuận mà công ty tạo ra được trên một đơn vị giá trị TSCĐ huy động lớn hơn năm 2004 và các năm khác.Tuy nhiên xét tốc độ dao động của tỷ số này qua các năm ta thấy rằng nó có xu hướng giảm . Các kết quả đạt được của công ty trong thời gian qua: 1.1.Những công trình đã thi công đạt huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng . Stt Nội dung Năm Đơn vị cấp 1 Nhà chính công ty liên doanh thiết bị tổng đài _VKX 06/7/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 2 Nhà mát sản xuất LAS SUFANATON 15000 tấn /năm. 11/9/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN 3 Nhà máy thuỷ điện năng lượng mặt trời 125KVA- Gia Lai. 11/9/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 4 Nhà máy VSP Nội Bài – công ty TNHH sản phẩm thép VN. 22/3/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 5 Trụ sở làm việc và cho thuê số 5 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. 22/3/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 6 Nhà máy sản xuất khí công nghiệp Biên Hoà. 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 7 Nhà sản xuất chính dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan 800 tấn/năm-N.máy cà phê Biên Hoà 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 8 Nhà ép và lò hơi thuộc dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi . 14/01/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 9 Nhà tinh luyện dầu 10.000tấn/năm- nhà máy dầu thực phẩm Vinh . 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 10 Nhà máy sản xuất Phốt pho vàng 2000 tấn/năm- công ty Apatit VN. 19/01/2001 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 11 Tháp Rađa Nội Bài ,Hà Nội-tổng công ty hàng không VN. 22/10/2001 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 12 Công trình cải tạo kĩ thuật công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc-Phần xây dựng và lắp đặt thiết bị. 2003 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 13 Công trình xilô bột liệu công ty xi măng Bảo hiểm Bỉm Sơn – Thanh Hoá. 2003 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 1.2. Số lượng các công trình được thực hiện trong những năm gần đây. 1/Công trình công nghiệp hoá chất, phân bón, dầu nhờn:33công trình. 2/Công trình công nghiệp khai thác mỏ và luyện kim :10 công trình. 3/Công trình công nghiệp cơ khí chế tạo và lắp ráp :14 công trình . 4/ Công trình công nghiệp điện :15 công trình 5/ Công trình công nghiệp điện tử và viễn thông :14 công trình. 6/Công trình công nghiệp chế biến(nông,lâm,hải sản),dược phẩm:10 công trình. 7/Công trình công nghiệp dệt, may, da, giày, nhựa, sành sứ thuỷ tinh: 8 công trình. 8/Công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi :9 công trình. 9/Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng :14 công trình. 10/Công trình dân dụng :25 công trình 1.3Các công trình đã tham gia đấu thầu, trúng thầu và dự kiến trúng thầu: ) Công trình- sản phẩm Số lượng công trình Giá trị hợp đồng Sản lượng Doanh thu Các công trình đã tham gia đấu thầu và trúng thầu năm 2004 32 95.087 95.087 95.087 Các công trình giao thầu và thầu phụ 24 164.303 167.617 167.617 Các công trinh đã tham gia đấu thầu và dự kiến trúng thầu 8 67.177 67.177 67.177 1.6 Thị phần. Một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhất khi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là thị phần mà công ty đó nắm giữ trên thị trường. Để xác định thị phần của công ty, chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu doanh thu của công ty so với doanh thu của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. Bảng3.21: Số liệu doanh thu thuần của ngành xây dựng. (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu ngành xây dựng 84426 111424 109621 110760 116850 Tốc độ phát triển liên hoàn(%). - 31.97 -1.62 1.04 5.49 Doanh thu của công ty 188.977 339.795 354.742 261.199 286.6 Tốc độ phát triển liên hoàn(%). - 79.8 4.4 -26.37 9.7 Doanh thu công ty / doanh thu ngành xây dựng 0.00223 0.00305 0.00324 0.00236 0.00245 Tỷ số doanh thu của công ty / doanh thu của ngành xây dựng phản ánh doanh thu của công ty so với doanh thu của cả ngành xây dựng.Tỷ số này càng tăng thì chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng tăng, khả năng cạnh tranh của công ty rất tốt. Từ năm 2002 đến năm 2004, tỷ số này liên tục tăng lên.Năm 2002 là 0.00223 đến năm 2003 là 0.00305 tương ứng với doanh thu xây dựng ngành tăng 31.97%, còn doanh thu của công ty tăng 79.8 %. Đến năm 2004, con số này là 0.00324, tăng lên so với năm 2003, tương ứng với doanh thu của ngành xây dựng giảm đi 1.62% so với năm 2003, doanh thu của công ty tặng 4.4%.Điều này chứng tỏ từ năm 2002 đến năm 2004 thị phần của công ty có xu hướng tăng lên. Tuy nhiêm tốc độ tăng không đáng kể. Sang đến năm 2005 chúng ta thấy doanh thu của toàn ngành xây dựng tăng lên 1.04% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1139 tỷ đồng,còn doanh thu của công ty lại giảm đi 26.37% tương ứng với con số tuyệt đối là 93.543 tỷ đồng làm cho doanh thu của công ty trên tổng doanh thu của toàn ngành giảm đi chỉ còn bằng 0.00236. Chứng tỏ thị phần mà công ty nắm giữ có xu hướng giảm đi. Năm 2006 được đánh dấu như một năm phục hồi đi lên của sự thích nghi với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức.Tỷ số này là 0.00245 tăng hơn so với 2005. Điều đó chứng tỏ là công ty đã phần nào lấy lại được vị thế của mình trên thị trường xây lắp.Từ đây chúng ta hi vọng trong tương lai bằng việc phát huy những lợi thế của mình, tận dụng tốt hơn những cơ hội mới công ty có thể tiến xa hơn, tạo sức cạnh tranh vững trắc trên thị trường lắp máy. 1.7.Các chỉ tiêu khác. Ngoài các chỉ tiêu trên chúng ta còn có các chỉ tiêu khác phản ánh kết quả của quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Đó là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội. Về mặt lý thuyết có thể hiểu lợi ích kinh tế xã hội của một dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra để thực hiện đầu tư. Trên góc độ tổng quát nhất chúng ta có thể xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư thông qua những chỉ tiêu chính như: Tổng mức nộp ngân sách nhà nước, số lao động và thu nhập bình quân,và các hiệu quả kinh tế xã hội khác. Ở đây chúng ta chỉ xét đến chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước qua các năm còn chỉ tiêu lao động và thu nhập đã được đề cập ở phần trên. Tổng mức đầu tư nộp ngân sách nhà nước là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động đầu tư vào ngân quỹ quốc gia. Do đó, khi xem xét tới hiệu quả kinh tế xã hội, thì tổng mức nộp ngân sách nhà nước được đặt lên chỉ tiêu hàng đầu để nghiên cứu.Số liệu thống kê về tổng mức nộp ngân sách nhà nước có thể được chi tiết hoá nhờ bảng sau đây: Bảng 3.22. Tổng mức nộp ngân sách nhà nước hàng năm. (Đơn vị:tỷ đồng) Năm 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 339.795 354.742 261.199 286.570 Đóng góp cho ngân sách 9.2764 10.3229 7.18297 8.281873 Tốc độ phát triển vốn nộp cho ngân sách. - 11.28% -98.23% 15.29% Nộp ngân sách trên doanh thu 0.027 0.029 0.0275 0.0289 (Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện kế hoạch 4 năm của công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy mức nộp ngân sách biến thiên không đều qua các năm.Năm 2003, mức nộp ngân sách là 9.2764 tỷ đồng ,con số này tương ứng với 0.027 giá trị doanh thu năm 2003.Sang đến năm 2004 với tốc độ phát triển 11.28%, mức nộp ngân sách nhà nước là 10.3229 tỷ đồng bằng 0.029 lần giá trị doanh thu năm 2004,có nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu về sẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước 0.029 đồng. Đến năm 2005, doanh thu giảm đi so với năm 2004 cho nên ngân sách nộp nhà nước cũng giảm đi 98.23 %, tương ứng ứng với con số nộp ngân sách chỉ còn là 7.183 tỷ đồng, bằng 0.027 giá trị doanh thu năm đó. Sang đến năm cuối của kì nghiên cứu con số này có xu hướng phục hồi, tăng lên 15.29 % so với năm 2006, bằng 0.0289 giá trị doanh thu năm 2006. Các số liệu phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước và chỉ tiêu mức nộp ngân sách nhà nước trên tổng vốn đầu tư thực hiện đều biến thiên không đồng đều. Điều này cho thấy cơ quan chưa có kế hoạch nộp ngân sách ổn định cho toàn bộ thời kì kế hoạch 4 năm. Bên cạnh đóng góp cho ngân sách nhà nước, trong thời gian qua công ty cũng đã đóng góp phần nào vào sự phát triển kiến trúc của địa phương nơi dự án được thực hiện: Trụ sở công an thành phố Hà Nội, khu khách sạn và điều dưỡng Đồ Sơn, trụ sở viện y học lao động, khách sạn Hà Thành, nhà ở chuyên gia Hàn Quốc; góp phần xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi: Hệ thống cấp thoát nước sân bay nội bài, đường quốc lộ số 5, cấp thoát nước sinh hoạt huyện Đắc Tô..;... 2.Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại. 2.1Hạn chế về khả năng huy động vốn. Khi nhu cầu xây lắp ngày càng lớn như hiện nay thì yêu cầu vốn cho hoạt động này không ngừng tăng lên. Để có thể tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững thị phần thì công ty phải huy động thêm vốn, nguồn vốn huy động phải dồi dào hơn, đa rạng hơn. Hiện nay công ty vẫn chưa huy động được tối đa mọi nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu từ vay ngân hàng Đầu tư và phát triển, vốn từ lãi hàng năm rất ít khi vay của các ngân hàng khác, vay từ công nhân viên trong công ty, chưa từng phát hành trái phiếu hay cổ phiếu. Công ty chưa cổ phần hóa đó là một hạn chế lớn trong việc huy động vốn từ trái phiếu và cổ phiếu. Khi cổ phần hóa công ty có thể huy động thêm vốn góp từ việc phát hành cổ phiếu công ty. Trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện từ năm 1994 theo Nghị định 120/94/NĐ- CP về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, các công ty chưa mặn mà lắm với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bởi vì quy định của Nghị định 120 quá chặt chẽ. Do đó trong suốt 94-04 chỉ có 4 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng tiền huy động là 372 tỷ đồng. Chỉ có TCT điện lực Việt Nam 2 lần phát hành trái phiếu với tổng vốn huy động là 550 tỷ đồng (2005-2006), còn lại không một doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu đến lần thứ 2. Như vậy, mặc dù doanh nghiệp huy động vốn bằng trái phiếu quá ít so với tiềm lực, song việc phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp đã mở ra một kênh huy động vốn mới, giúp cho doanh nghiệp chủ động tạo vốn. Thông qua việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể vay được từ thị trường một khoản vốn khá lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhờ đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể, doanh nghiệp có thêm tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.Trong việc sử dụng vốn Việc sử dựng vốn của công ty còn có những hạn chế sau: - Việc phân bổ vốn cho các công trình, hạng mục công trình trọng điểm, quan trọng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó một số công trình thời gian thi công bị chậm trễ, bị nhiều chủ đầu tư không hài lòng. - Sử dụng vốn chưa có hiệu quả bởi vì giá trị lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư huy động hàng năm không tăng .Đó là một trong những điểm cần phải khắc phục ngay nếu kéo dài sẽ gây lãng phí nguồn lực. - Tình trạng giải ngân cho các công trình còn chậm đó không phải hoàn toàn do việc thiếu vốn mà một phần là do công ty không có kế hoạch huy động và phân bổ vốn hợp lý cho các công trình. Nhiều dự án triển khai cùng một lúc, địa bàn hoạt động rộng, phân tán và dàn trải, tiến độ thi công gấp…. nên có nhiều bất cập về vốn. 2.3 Công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư. Với chủ trương phát triển mãnh mẽ các lĩnh vực chuyên sâu, các lĩnh vực thế mạnh của công ty là: Trượt kết hợp nâng vật nặng: Lắp máy, lắp điện…mặc dù trong điều kiện tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn,cơ chế của ngân hàng cho vay ngày càng chặt chẽ, nhưng công ty đã đầu tư bằng nhiều hình thức và tập trung mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu tiến độ.Tổng giá trị đầu tư trong năm 2006 là 7.278 triệu đồng, trong đó đầu tư thiết bị thi công 4095 triệu đồng, tập trung chính cho công tác trượt và trang thiết bị phục vụ thi công quản lý điều hành dự án; đầu tư cho xây lắp là 4283 triệu đồng tập chung chính cho dự án Sơn La 2.Các dự án thi công thiết bị đã phục vụ tốt cho thi công. Lĩnh vực đầu tư nhà đất là lĩnh vực mới, kinh nghiệm chưa nhiều, bên cạnh đó còn ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan đã làm ảnh hưởng đến quá trình thi công.Việc quản lý nhà cửa đất đai còn nhiều tồn tại, công ty cũng đã thành lập các bộ phận để tập trung giải quyết những tồn tại vướng mắc về đất đai nhà cửa do công ty quản lý, hạn chế những bức xúc trong CBCNV. Tuy nhiên trong năm qua việc thực hiện quá trình đầu tư, quản lý đầu tư và sau đầu tư còn nhiều bất cập: Đầu tư không đúng theo trình tự quy định, hiện tượng tự ý đầu tư vẫn còn, hồ sơ quyết toán đầu tư không đầy đủ, quyết toán chậm đã ảnh hưởng tới việc hạch toán chi phí và điều hành chung toàn công ty.Công tác quản lý sau đầu tư còn nhiều hạn chế, sự hỗ trợ giữa các đơn vị và giữa các bộ phận vẫn chưa thực sự phát huy để khai thác tối đa công xuất của thiết bị sẵn có,việc đầu tư phải dùng vốn trong thi công xây lắp và thu hồi vốn đầu tư phải chờ tới khi quyết toán xác định hịêu quả thi công. 2.4. Công tác đấu thầu và thẩm định dự án Về công tác đấu thầu: Đại đa số cán bộ trong công ty có trình độ chuyên môn tương đối cao song bên cạnh đó cũng có không ít những người còn hạn chế về trình độ nên không thể thi công nhiều công trình cùng một lúc và đấu thầu nhiều dự án thì lực lượng không thể đáp ứng. Đội ngũ cán bộ phải thi công nhiều nhiệm vụ khác nhau nên dẫn đến việc không đi chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định để đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, giá gói thầu nhiều khi rất thấp nên khó lựa chọn được nhà thầu, số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu xây lắp không nhiều. Hiện nay, việc tính giá dự thầu của công ty còn cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kì để tính giá dự thầu. Công ty chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao, do đó khả năng thắng thầu thấp hơn. Những công trình trượt thầu trong thời gian vừa qua một phần là do không nắm chắc được nguồn thông tin về công trình, đối thủ cạnh tranh. Mối quan hệ hạn chế, một phía dẫn đến lầm tưởng là chắc chắn thắng thầu nhưng khi trượt thầu thì mới biết gây nên tình trạng tốn kém, mất thời gian và làm giảm lòng tin của cán bộ công nhân viên. Một hạn chế nữa là công ty chưa cổ phần hóa cho nên công ty thường không chủ động, chậm trễ, hạn chế cạnh tranh, việc thích ứng với môi trường còn chậm. Trong năm vưa qua công tác tổ chức lại cơ cấu tổ chức còn nhiều hạn chế. Hiện tượng chồng chéo chức năng giữa các bộ phận còn sảy ra gây lãng phí thời gian và nguồn lực. Tình trạng vừa làm vừa chơi còn xảy ra nhiều. Việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức còn diễn ra rất chậm và công ty cũng chưa có sự linh hoạt thích nghi với hoàn cảnh mới. Về công tác thẩm định : Cán bộ thẩm định tuy có kinh nghiệm và kĩ năng trong việc thẩm định nhưng trong quá trình thẩm định còn có nhiều thiếu sót. 2.5. Về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư. Trong thời gian qua công ty đầu tư chủ yếu vào MMTB và xây lắp. Tuy nhiên sự đầu tư này là không hiệu quả vì ta thấy rằng lợi nhuận trên 1 đơn vị vốn đầu tư thực hiện không tăng. Cơ cấu đầu tư còn mất cân đối quá chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực chính mà xem nhẹ việc đầu tư vào nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu… Giá trị xây lắp đạt được hàng năm chưa sử dụng hết năng lực của công ty nên chưa tạo ra hiệu quả kinh doanh xác đáng. Do công ty có nền tảng tư tưởng của công ty nhà nước, được bao cấp trong thời gian dài nên khả năng cạnh tranh còn kém, và cũng chưa xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý là như thế nào để có thể phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Cụ thể là công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu nhà cung cấp…còn rất hạn chế nhiều khi bỏ qua. Trong thời gian qua,một số đơn vị còn thiếu việc làm đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, một số công trình còn bị thầu chính và chủ đầu tư nhắc nhiều về tiến độ chất lượng đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của cônng ty trên thương trường, vẫn còn nhiều công trình có giá trị nhỏ, phân tán và nguồn vốn giải ngân chậm. Thị trường và nhận việc làm vẫn còn nhiều hạn chế: Công tác thị trường vẫn chưa thực sự được quan tâm, sự chủ động về quan hệ với các đối tác để tìm công ăn việc làm vẫn còn nhiều lúng túng, còn trông chờ vào sự giao việc của tổng công ty,vì vậy một số đơn vị kí hợp đồng có giá trị thấp. 2.6. Công tác tổ chức điều hành sản xuất. Lực lượng cán bộ quản lý điều hành dự án, cán bộ kĩ thuật, đặc biệt là khâu kế toán và dự toán, công nhân có tay nghề còn thiếu hụt, chưa thực sự đồng bộ giữa các bộ phận, còn non kém về trình độ chuyên môn, một số kĩ sư trẻ lần đầu tham gia quản lý và điều hành vì vậy đôi lúc còn lúng túng, chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu sử lý công việc tại hịên trường. Một số giám đốc dự án chưa thưc sự phát huy là đầu tầu để thúc đẩy hoạt động ban điều hành dự án một cách đồng bộ và kích thích để phát huy từng nhân tố ban điều hành. Ở một số dự án còn mang nặng tính quản ly dạng đội,chưa xứng tầm với một ban điều hành quản lý theo hệ thống. Thiết bị và dụng cụ thi công còn thiếu, chưa đồng bộ không đáp ứng kịp thời yêu cầu thi công và nhu cầu phát triển công ty. Các bộ phận chuyên môn theo ngành dọc chưa thực sự chưa tạo được mối liên hệ thường xuyên, kịp thời dẫn tới việc phản ánh thông tin bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến công tác điều hành sản xuất, một số quy định của công ty chưa được thực hiện một cách triệt để. Một số dự án các công việc chuẩn bị ban đầu cho việc triển khai thi công chưa được quan tâm đúng mức: Biện pháp thi công chưa thật sự phù hợp với thực tế, quản lý và giám sát thi công tại hiện trường chưa đựơc áp dụng thành hệ thống, một số dự án còn bị chủ đầu tư và thầu chính nhắc nhở, công tác tài chính chưa được chủ động, linh hoạt, công tác dự toán kĩ thuật còn yếu và thiếu đặc biệt là phục vụ cho công trình chỉ định thầu,các công trình thưjc hiện theo cơ chế 797. Do đặc thù của ngành xây dựng nói chung và của công ty nói riêng: Nhiều dự án triển khai thi công đồng thời cùng một lúc, địa bàn hoạt động rộng, phân tán và dàn trải, tiến độ thi công gấp, cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng còn chặt chẽ…lực lượng cán bộ kĩ sư trẻ đã liên tục được tăng cường, bổ xung nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu xử lý công việc tại hiện trường và còn phải tiếp tục trau dồi kiến thức thực tế. Một số dự án có nhiều nội dung công việc triển khai đồng thời: Phần xây,lắp, trượt,lắp thiết bị và điện….việc liên hệ và kết hợp giữa các bộ phận được phân công và phụ trách chưa được gắn kết trách nhịêm với nhau vì thương hiệu chung của công ty chưa được phát huy và quan tâm. Thiết bị và công cụ thi công còn thiếu chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công và nhu cầu phát triển của công ty trong điều kiện hội nhập. 2.7 Công tác tài chính kế toán và quản lý chi phí sản xuất. Trong điều kiện tài chính còn khó khăn:Vốn kinh doanh toàn công ty 20 tỷ,các đơn vị chia tách còn nợ hơn 11 tỷ đồng, các quy định của ngân hàng cho vay vốn thực hiện thi công và đầu tư ngày càng chặt chẽ, việc giải ngân tạm ứng, thanh toán tiến độ của các công trình đã được tháo gỡ phần nào, nhưng do thủ tục pháp lý của các chủ đầu tư, các quy định của nhà nước ngày càng chặt chẽ, với sự quan tâm của TCT và phát huy nội lực, công ty cũng đã linh hoạt vận dụng và cố gắng để đáp ứng vốn phục vụ thi công và đầu tư vẫn còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT12.docx
Tài liệu liên quan