Đề tài Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I

Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I: LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nước ta,.nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã là thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập của nước ta. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự vận hành, tự quyết định tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ hoạt động thăm dò thị trường, quyết định đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, đầu tư cho lực lượng lao động, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu những thách thức do cạnh tranh mang lại chính là vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển của doanh nghiệp mình, k...

docx76 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nước ta,.nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã là thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập của nước ta. Mỗi chủ thể kinh tế phải tự vận hành, tự quyết định tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ hoạt động thăm dò thị trường, quyết định đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, đầu tư cho lực lượng lao động, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình, tận dụng có hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu những thách thức do cạnh tranh mang lại chính là vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển của doanh nghiệp mình, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Trong xu thế chung đó, công ty XNK Tổng Hợp I thuộc Bộ Thương Mại là một doanh nghiệp Nhà nước mới tách ra thành công ty cổ phần hóa, đã hoà nhịp cùng với sự phát triển của đất nước khi mà xu thế hội nhập đã trở thành tất yếu. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng lương thực phẩm ngay càng tăng lên, cùng với nhu cầu xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của nước ta sang nước ngoài để cạnh tranh và thu lợi nhuận, Công ty đã đáp ứng dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ có liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu (XNK). Cùng với sự ra đời của nhiều Công ty xuất nhập khẩu trong nước, Công ty đã mở rộng mô hình hoạt động của mình và nghiên cứu mở rộng thị trường cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với quy mô lớn. Trong thời gian thực tập tại Công ty công ty XNK Tổng Hợp I tôi đã tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty, vì vậy tôi đã lựa chọn chuyên đề với đề tài: “Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I”. Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần: Phần 1. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty XNK Tổng Hợp I Phần 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển ở công ty XNK Tổng Hợp I Đề tài tập chung vào nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tôi xin cảm ơn thầy giáo V ũ Kim Toản đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thiện chuyên đề này. Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ công ty XNK Tổng Hợp I đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Công ty. Vì thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót và khuyết điểm, mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và có tính thực tế hơn. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP TỔNG HỢP I 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Công ty XNK Tổng hợp I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập từ năm 1981 theo Quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại thương(nay là Bộ Thương mại), sau được thành lập lại theo luật Doanh nghiệp bằng Quyết định 340TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương mại. Năm 1993, theo Quyết định 858/TM-TCCB của Bộ Thương mại ngày 28/7/1993 Công ty phát triển SX và XNK - Hà Nội hợp nhất vào Công ty XNK Tổng hợp I. Kèm theo đó, Bộ Thương mại có Quyết định 918 TM/TCCB ngày 18/08/1993 và Quyết định 995 BTM/TCCB ngày 27/8/1993 hợp nhất và đổi tên chi nhánh Công ty phát triển SX và XNK tại Đà Nẵng thành Chi nhánh Công ty XNK Tổng hợp I tại Đà Nẵng ; Quyết định 972 BTM/TCCB ngày 30/8/1993 sát nhập Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty phát triển SX và XNK - Hà Nội vào Công ty XNK Tổng hợp I và đổi tên thành Chi nhánh Công ty XNK Tổng hợp I tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty XNK Tổng hợp I có tư cách pháp nhân đầy đủ theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Từ ngày đầu thành lập gắn với môi trường kinh doanh luôn biến động do Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách ‘đổi mới’, mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Công ty vốn chỉ được giao nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh XNK uỷ thác-là lĩnh vực kinh doanh thương mại thuần tuý và giới hạn ở khâu lưu thông đối ngoại. Nhưng trong quá trình hoạt động thực tiễn, để luôn thích ứng với thị trường Công ty đã sớm xác định 3 định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực hoạt động là: Kinh doanh thương mại trong đó lấy XNK là trọng tâm; Sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu và lắp ráp hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước; Cung ứng dịch vụ thương mại, cho thuê văn phòng, kho bãi, giao nhận và các dịch vụ khác phục vụ cho XNK... Trên cơ sở đó Công ty đã đề ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng thời kỳ với các giải pháp thực hiện phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế xã hội bên ngoài cũng như năng lực nội tại của Công ty tại thời điểm đó. Công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh tổng hợp với các phương thức kinh doanh năng động, đa dạng. Trong từng giai đoạn phát triển Công ty đã chú trọng xây dựng thị trường - lấy thị trường trong nước làm gốc - với mạng lưới bạn hàng phù hợp với phạm vi và mặt hàng kinh doanh, với phương châm hợp tác hai bên cùng có lợi và có chiếu cố lẫn nhau. Cùng với xác định định hướng kinh doanh, Công ty đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển nguồn lực về vốn và lực lượng lao động để có năng lực thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển Công ty XNK Tổng hợp I, với sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của Bộ Thương mại và sự nỗ lực hết mình của tập thể lãnh đạo và CBCNV, đã xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng với các hình thức đa dạng và phong phú phù hợp với diễn biến đầy sôi động của môi trường kinh doanh và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa hội nhập quốc tế. Quy mô kinh doanh cũng như nguồn lực của Công ty so với năm đầu thành lập đã có tăng trưởng mạnh mẽ và giữ được sự phát triển ổn định trong nhiều năm mặc dù phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường . Công ty XNK Tổng hợp I đã có truyền thống 24 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao, giữ vững sự phát triển ổn định của Công ty, không ngừng tích luỹ tăng trưởng vốn và tài sản cho Nhà nước, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế với ngân sách và có đóng góp tích cực cho các chương trình an ninh-ổn định xã hội , đảm bảo việc làm và cải thiện đời sống người lao động trong Công ty. Trên thương trường trong và ngoài nước, Công ty luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có uy tín, tài chính lành mạnh và nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I là 1 tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có tên giao dịch đối ngoại là:VietNam National General Export-Import Corporation,viết tắt là:GENERALEXIM I..Công ty thuộc bộ thương mại có tư cách pháp nhân,vốn và tài sản riêng tại ngân hang. Trụ Sở chính của công ty và các chi nhánh của công ty: *Trụ sở chính: -Địa chỉ:46 Ngô Quyền -Điện thoại:8624008 -Fax:84-48259894 *Chi nhánh:3 chi nhánh 1.Thành phố Hồ Chí Minh -Địa chỉ:26B Lê Quốc Hưng -Điện thoại:08 8222211 08 8224402 -Fax:84-88222214 2.Đà Nẵng -Địa chỉ:113 Hoàng Diệu -Điện thoại:051822709 -Fax:051-824077 3.Hải Phòng -Địa chỉ:57 Điện Biên Phủ - Điện thoạ:0313 842007 -Fax:0313 745927 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty 2.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty XNK Tổng hợp I như sau: Ban Giám đốc Các phòng ban: - Phòng Hành chính – quản trị - Phòng Kế toán – Tài vụ. - Phòng Tổng hợp. - Phòng Tổ chức cán bộ. - 09 Phòng nghiệp vụ. Các đơn vị trực thuộc. Chi nhánh Công ty tại T.P Hải Phòng Chi nhánh Công ty tại TP. Đà Nẵng Xí nghiệp may Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn quan tâm xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dưới nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ và đào tạo tập trung (ngắn và dài hạn), chú trọng đào tạo lại nhằm bồi dưỡng, trang bị bổ sung các kiến thức hiện đại về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chính trị, tin học... theo yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, Công ty cũng hết sức chú ý công tác quy hoạch, giao việc bồi dưỡng cán bộ nguồn cũng như phân công, sử dụng cán bộ phù hợp với lĩnh vực đào tạo và năng lực cá nhân để mọi người lao động có điều kiện phát huy năng lực sở trường của bản thân đóng góp vào công việc chung. Tổng số lao động thường xuyên của Công ty tính đến thời điểm 31/03/2005 (thời điểm có quyết định cổ phần hoá) là 342 người. Trong đó: Số Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ------o0o------ Phòng ban chuyên môn Số người Tỷ lệ % Văn phòng công ty 136 39,7 1 Ban giám đốc 2 0,6 2 Phòng hành chính quản trị 13 3,8 3 Phòng tài chính kế toán 14 4,1 4 Phòng TCCB và tổ bảo vệ 22 6,4 5 Các phòng Nghiệp vụ XNK (9 phòng) 79 23,1 6 Phòng Tổng hợp 6 1,8 Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, trong đó: 203 59,4 1 Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh 20 5,8 2 Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng 17 5,0 3 Chi nhánh tại Tp. Hải Phòng 24 7,0 4 Xí nghiệp may (không tính lao động thời vụ dưới 1 năm) 142 41,5 Liên doanh, biệt phái 3 0,9 lực lượng lao động và trình độ lao động Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa 31/12/2004 là 342 người. Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được thể hiện trong bảng sau: Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ I. Phân theo trình độ 342 100,00% 1. Đại học và trên đại học 142 41,52% 2. Cao đẳng, Trung cấp 21 6,14% 3. Công nhân kỹ thuật, dạy nghề 179 52,34% II. Phân theo tính chất hợp đồng lao động 342 100,00% 1. BGĐ và KT trưởng thuộc diện không ký hợp đồng 3 0,88% 2. Hợp đồng không xác định thời hạn 196 57,31% 2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm 143 41,81% III. Phương án sắp xếp lại lao động 342 100,00% 1. Tổng số lao động Công ty 282 82,45% 2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính Phủ 53 15,50% 3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật Lao động và chuyển công tác 7 02,05% Chức năng các phòng ban Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng gôm những phòng ban với những chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới ự chỉ đạo của ban giám đốc. Chức năng các phòng ban *Ban giám đốc: Tất cả các phòng ban và các chi nhánh kinh doanh đều thuộc quyền quản lý của ban giám đốc.Ban giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước pháp luật vè mọi hoạt động của công ty. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền. *Phòng tổ chức cán bộ; Nắm toàn bộ nhân lực công ty,có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc,sắp xếp,tổ chức bộ máy,lực lượng lao động cho mỗi phòng ban cho phù hợp. Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn,ngắn hạn,đào tạo lại nguồn nhân lực của công ty. Đưa ra các chính sách,chế độ về lao động và tiền lươngcủa cán bộ côngnhân viên. Tuyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu tình hình kinh doanh. *Phòng tổng hợp Xây dựng kế hoặch kinh doanh từng tháng,từng quý,từng năm trình lên giám đốc. Lập báo cáo các hoạt động tháng,quý,năm trình lên giám đốc. Nghiên cứu thị trường giao dịch,đàm phán,lựa chọn khách hàng. Lập các chiến lược truyền thông,khuyến mại của công ty. *Phòng hành chính Phục vụ văn phòng phẩm cho công ty,tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của công ty. *Phòng kế toán-tài vụ Hạch toán,dánh giá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty Lập bảng cân đối kế toán,báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc. Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ hoạt động,các khoản thu chi tài chính lớn,nhỏ trong công ty. *Phòng nghiệp vụ Giao nhận toàn bộ hàng hoá kinh doanh của công ty. Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của công ty. Được phép kinh doanh vận tải,vận chuyển hàng hoá. Cho thuê kho bãi trên cơ sở kho hiện có tại Hà Nội. *Các phòng nghiệp vụ Phòng 1:nông sản(chủ yếu là chè),khoáng sản,thủ công mỹ nghê. Phòng 2:thiệt bị máy móc,hoá chất,thuốc thú y,tạm nhập,tái xuất. Phòng 3:hàng may mặc. Phòng 4:ô tô,xe máy,đồ điện gia dụng. Phòng 5:vải sợi,nông sản(chủ yếu là gạo) Phòng 6:vật tư cho các loại máy móc,thiết bị đồ điện,thiết bị văn phòng. Phòng 7:vật liệu xây dựng.sắt thép. Phòng 8:giao nhận,kho bãi. *Các liên doanh 53 Quang Trung:kinh doanh khách sạn(côngty liên doanh Đệ Nhất-liên doanh với đối tác Singapore). 7 Triệu Việt Vương:cho thuê cơ sở hạ tầng. 2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 2.2.1 Chức năng của công ty -Xuất nhập khẩu tự doanh những mạet hàng nhà nước cho phép -Nhập uỷ thác những mặt hàng nông sản,lâm sản,hải sản ,thủ công mỹ nghệ,các hàng gia công ,chế biến,tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng theo yêu cầu của các địa phương,các nghành các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước. -Sản xuất gia công chế biến hàng hoá gia công chế biến để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập khẩu. -Cung ứng vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương,các ngành các xí nghiệp 2.2.2 Nhiệm vụ của công ty -Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoặch sản xuất kinh doanh,dịch vụ cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoặch có liên quan. -Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất,gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu,mở rộng thị trường trong nước và quốc tế -Tự tạo vốn,quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả,nộp ngân sách cho nhà nước. -Đào tạo bồi dưỡng cán bộ. -Làm tốt công tác xã hội. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua đều đạt được những kết quả khả quan, điều này được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu 334.640 370.83 438.335 503.209 Chi phí 330.771 365.88 432.72 495.897 Lợi nhuận 3.873 4950. 5615 6.373 Nộp ngân sách 30.775 21.295 31.256 35.976 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Công ty) Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Công ty trong các năm đều có chiều hướng gia tăng, năm sau tăng nhiều hơn năm trước.Cụ thể là năm 2002, tổng doanh thu đạt 334.460 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 370.830 triệu đồng, tăng 10% tương ứng với 36.190 triệu đồng. Doanh thu năm 2004 tăng cao hơn năm 2003 là 18.2%, và năm 2005 doanh thu tăng 14.8% so với năm 2004.Có nhiều nguyên nhân khiến tổng doanh thu tăng liên tục trong các năm nhưngnguyên nhân chủ yếu là Công ty đã chú trọng đầu tư có chiều sâu vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm thêm các trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách háng. Đồng thời công ty còn tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.Do đó mà lợi nhuận các năm cũng tăng đều theo doanh thu. Từ năm 2002-2005, lợi nhuận dã tăng gần gấp đôi từ 3.873 triệu đồng lên đến 6.373 triệu đồng. Đồng thời công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 vẫn tiếp tục được đánh giá là công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của bộ thương mại. II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KH ẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án * Kinh doanh thương mại - xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh thương mại – xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo trong hoạt động của Công ty và thường xuyên chiếm trên 95% tỷ trọng trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm. Hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty, trong đó XNK chiếm vai trò quan trọng hàng đầu, đã thể hiện rõ nét mô hình kinh doanh tổng hợp với nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và phương thức kinh doanh linh động, đa dạng tuỳ theo yêu cầu của thị trường, khách hàng. Hàng năm Công ty thực hiện kim ngạch XNK bình quân vào khoảng 50 triệu USD hai chiều, cá biệt có một số năm đã đạt mức 78-80 triệu USD. - Về xuất khẩu: Trong 3 năm gần đây công ty thực hiện kim ngạch xuất khẩu khoảng 30-32 triệu USD/năm với các mặt hàng chính là nông sản các loại(cà phê, gạo, lạc, tiêu, chè…)hàng gia công may mặc, mộ số sản phẩm công nghiệp như bóng đèn, quạt, cồn…, hàng lâm thổ sản (quế, hồi, gia vị….), thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác. - Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu khoảng 20 triệu USD/năm với các mặt hàng và nhóm mặt hàng chính là: nguyên – nhiên – vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu ding, hóa chất, máy móc thiết bị theo các dự án về cung ứng thiết bị y tế, dầu khí, sản phẩm thép và hợp kim và một số mặt hàng tiêu dùng… - Về kinh doanh thương mại: ngoài kinh doanh XNK Công ty còn làm một số loại hình kinh doanh khác, tuy doanh số còn nhỏ như: làm đại lý bán buôn bán lẻ một vài mặt hàng hóa chất(sơn …), có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm dệt may và một số tạp phẩm… * Hoạt động sản xuất: Công ty đầu tư và tự tổ chức sản xuất một xí nghiệp may với 150 máy may và máy chuyên dụng, hoạt động chính là gia công hàng để xuất khẩu với công suất khoảng 250.000 sản phẩm và doanh số thu được 150.000 - 160.000 USD/năm tương đương 2,4 - 2,6 tỷ đồng/năm. * Kinh doanh dịch vụ: Trong các năm vừa qua Công ty đã tổ chức kinh doanh một số loại hình dịch vụ là: cho thuê kho, bãi để hàng XNK, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, phương tiện vận tải,... cung cấp dịch vụ thương mại XNK uỷ thác, giao nhận hàng XNK... với doanh số khoảng 4-5 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, Công ty còn có một số vốn đầu tư dài hạn vào liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài để xây và cho thuê văn phòng tại 53 Quang Trung - Hà Nội, đã hoạt động từ tháng 4/1998 (theo Báo cáo tài chính có kiểm toán đến hết 31/12/2004, liên doanh này hiện còn nợ Ngân hàng 8.815.000 USD, lỗ lũy kế 2.674.000 USD). * Đánh giá chung các mặt hoạt động trong 4 năm qua: Công ty đã tiếp nối được truyền thống hoàn thành toàn diện kế hoạch Bộ giao hàng năm, giữ vững sự ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn và tăng trưởng vốn - tài sản cho NN, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách và đảm bảo việc làm cũng như đời sống người lao động trong Công ty. Tuy vậy nếu xét riêng từng lĩnh vực hoạt động, có thể nói Công ty mới chỉ mạnh về kinh doanh thương mại, mà chủ yếu là XNK. Các mặt hoạt động khác do Công ty tự tổ chức còn yếu cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh, việc đầu tư vốn liên doanh và tài chính dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty nhưng chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này tạm tóm tắt như sau: Hoạt động thương mại XNK với hình thức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, nhiều phương thức là hoạt động mang tính truyền thống. Về chủ quan Công ty đã có kinh nghiệm và nguồn lực tương đối phù hợp, khách quan Công ty lại tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Thương mại nên đã tận dụng được các thuận lợi về môi trường kinh doanh trên nền thể chế chính trị quốc gia ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đang trên đà ngày càng cởi mở, thông thoáng trong các năm qua ở nước ta. Kinh doanh thương mại là mặt hoạt động thành công nhất của Công ty không chỉ thể hiện ở tỷ trọng cao gần như tuyệt đối về doanh số mà còn là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất, mang lại nguồn thu chủ yếu cho Công ty. Cũng chính tại lĩnh vực này Công ty đã khẳng định được uy tín và tên tuổi trên thị trường trong và ngoài nước trong nhiều năm qua. Công ty đã nhiều năm xây dựng được một số mặt hàng XNK chủ đạo, có giá trị kim ngạch tương đối cao với mạng lưới bạn hàng trong và ngoài nước khá ổn định. Mặt khác, do danh mục mặt hàng kinh doanh phong phú nên khi thị trường mặt hàng khó khăn Công ty có điều kiện đẩy mạnh khai thác mặt hàng khác thay thế. Trong kinh doanh Công ty luôn năng động bám sát yêu cầu thị trường, áp dụng linh hoạt các các hình thức kinh doanh để phát huy tối đa năng lực và sở trường của mình. Một số lĩnh vực hoạt động Công ty mới đầu tư, mở mang trong các năm gần đây, mặc dù được đánh giá là có tiềm năng và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhưng các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do Công ty còn thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành, năng suất lao động chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, việc đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế... Kinh doanh dịch vụ còn nhỏ lẻ manh mún, chủ yếu là tận dụng tài sản sẵn có, các hoạt động chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và chuyên môn cao. Các hoạt động đầu tư liên doanh và đầu tư tài chính dài hạn Công ty đã thực hiện cách đây trên 10 năm và không trực tiếp quản lý điều hành trong 4 năm qua do nhiều nguyên nhân chưa mang lại hiệu quả về kinh tế cho Công ty. Tuy vậy, đây là kết quả của những cố gắng của công ty từ nhiều năm và trong chừng mực nhất định có tác động tích cực đến thương hiệu của Công ty trên thị trường. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 (E) 1 Doanh thu 328.019.925 245.344.763 443.785.644 615.000.000 2 Vốn chủ sở hữu 76.671.559 79.346.382 85.027.581 86.539.580 3 Vốn kinh doanh 57.885.308 58.832.426 59.856.622 60.880.817 4 Lợi nhuận trước thuế 4.896.036 5.600.341 15.140.502 6.200.000 5 Lợi nhuận sau thuế 3.299.413 3.754.186 10.790.397 4.650.000 6 Tỷ suất LNST/Vốn KD 5,69% 6,38% 18,02% 7,63% 7 LĐ thường xuyên (người) 342 342 342 342 8 Thu nhập BQ (người/tháng) 1.184 1.848 2.075 1.900 9 Nộp Ngân sách 991.335 236.058 (1.294.651) 44.000.000 - Thuế GTGT 13.641.467 7.668.372 8.525.858 10.800.000 - Thuế TTĐB 109.654 638.170 1.027.457 1.100.500 - Thuế TNDN 1.597.321 1.843.907 4.401.524 1.512.000 - Thuế XNK 19.427.895 13.974.753 28.036.249 30.307.500 - Thuế đất 146.326 130.785 137.049 145.000 - Thuế khác 70.312 183.174 135.110 135.000 10 Nợ phải trả 105.818.166 91.503.902 153.713.186 164.760.000 11 Nợ phải thu 76.883.078 84.395.834 145.404.811 Nợ khó đòi 4.886.123 6.258.974 Tỷ lệ tăng trưởng Stt Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 2004/2003 1 Doanh thu - 51,93% - 25,2% + 80,9% 2 Lợi nhuận - 10,6% + 14,4% + 170,3% Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính khác Chỉ tiêu 2002 2003 2004 ước 2005 1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ( %) 1.1 Cơ cấu tài sản + TSCĐ/Tổng tài sản 30,61 29,2 22,55 20,8 + TSLĐ/Tổng tài sản 69,39 70,8 77,45 79,2 1.2 Cơ cấu nguồn vốn + Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 57,67 57,56 65,49 75,49 + Vốn chủ SH/ Tổng nguồn vốn 42,33 42,44 34,51 24,5 2. Khả năng thanh toán ( lần ) 2.1 Khả năng TT hiện hành 1,73 1,74 1,52 1,32 2.2 Khả năng TT nợ ngắn hạn 1,48 1,49 1,35 1,22 2.3 Khả năng thanh toán nhanh 0,4 0,17 0,27 0,16 2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 2.1 Giá trị doanh nghiệp: Tại thời điểm 31/12/2004, theo Quyết định số 2419/QĐ-BTM ngày 27/9/2005 của về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và Quyết định số 2464/QĐ-BTM ngày 6/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc sửa đổi Điều 2 (mục 2.1.1.1) và Điều 4 Quyết định 2419/QĐ-BTM ngày 27/9/2005 là 249.157.800.835 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 91.750.938.031 đồng. Giá trị doanh nghiệp phân theo tài sản: - TSCĐ và đầu tư dài hạn: 58.357.603.291 đồng: - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: 187.648.397.544 đồng: - Giá trị quyền sử dụng đất: 3.151.800.000 đồng: 2.2 Tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp: Nhà cửa và vật kiến trúc: - Nguyên giá: 25.451.984.856 đồng - Giá trị còn lại: 16.642.626.422 đồng Máy móc thiết bị: - Nguyên giá: 1.683.910.000 đồng - Giá trị còn lại: 456.706.300 đồng Phương tiện vận tải: - Nguyên giá: 3.645.100.880 đồng - Giá trị còn lại: 2.075.202.672 đồng Tài sản cố định khác: - Nguyên giá: 812.815.635 đồng - Giá trị còn lại: 259.243.048 đồng 3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động 2003-2006 3.1 Tình hình xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001-2006 3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Theo thời gian tình hình kinh doanh của Công ty càng ngày phát triển và lớn mạnh trong cả nước cũng như trên thị trường quốc tế. Tình hình xuất khẩu của công ty được thể hiện trong bảng sau đây: Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kim ngạch % Kim nhạch % Kim ngạch % I 6.674.448 24.7 8.843.754 28.8 7.984.758 25.7 II 5.993.216 22.2 7.774.391 25.3 5.307.643 17.1 III 6.928.558 25.6 7.712.933 25.1 8.258.743 26.6 IV 7.436.778 27.5 6.397.740 20.8 9.505.870 30.6 Tổng 27.033.000 100.0 30.728.818 100.0 31.057.014 100.0 (Nguồn: Báo cáo tổgn hợp hàng năm của công ty) Nhìn chung luôn có sự biến động vể kim ngạch xuất khẩu trong các quý của công ty theo từng năm, có nhiều nguyên nhân làm kim ngạch xuất khẩu tăng hoặc giảm qua các năm như: tình hình biến động của thị trường, đối thủ cạnh tranh…. Nhưng xét một cách tổng thể thì kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. 3.1.2 Cơ cấu xuất khẩu a.Theo mặt hàng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 có một danh mục hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng và phong phú. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Công ty là gia công may mặc và hàng nông sản. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác như đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren, giầy dép, thuỷ hải sản…. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty các năm 2001-2005 2002 2003 2004 2005 Gia công may mặc 9.932.365 8.217.409 6.743.206 5.987.034 Nông sản 12.045.555 13.874.460 18.528.335 20.055.620 Hàng hoá khác 9.454.468 4.941.161 5.457.247 5.014.360 Tổng 31.432.388 27.033.000 30.728.818 31.057.014 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Công ty) Qua bảng số liệu trên, cho thấy mặt hàng nông sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của công ty , từ 38.3% năm 2002 đến nay đã tăng lên 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó hàng gia công may mặc lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do công ty mở rộng hàng nông sản sang nhiều thị trường mới như mỹ và một số quốc gia khác, đồng thời công ty đang nỗ lực tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may, giảm dần tỷ trọng gia công may mặc. Thêm một lý do khiến hàng may mặc trong kim ngạch xuất khẩu giảm là hiện nay thị trường EU đã xoá bỏ hạn ngạch mặt hàng may mặc, do vậy dẫn đến giảm đáng kể các mặt hàng gia công may mặc. Dưới đây là những phân tích cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính của Công ty: Hàng nông sản Hiện nay công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng nông sản khác nhau như gạo, cà phê, chè, lạc, vừng…Quế, hồi mặt hàng xuất khẩu quan trọng do công ty liên doanh sản xuất với công ty PBP, nhưng đến nay mặt hàng này không còn nữa do chấm dứt hợp đồng với phía đồi tác. Trong số các mặt hàng nông sản thì gạo, lạc nhân, cà phê và hạt tiêu là những mặt hàng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Thị trường Đông Nam á luôn đóng vai trò là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của công ty. Từ năm 1990 đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường này chiếm sấp xỉ 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty . Ngoài ra công ty còn xuất khẩu gạo sang một số thị trường khác như Nga, Iraq…. Mặt hàng cà phê trước đây chỉ được xuất sang Mỹ nhưng hiện nay mặt hàng này đã được xuất sang nhiều nước như Singapore, Lào, Đức, Pháp, Anh, Canada… Hiện nay kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Lạc nhân cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nôn sản của công ty, khoảng trên 50% và chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường xuất khẩu của mặt hàng này là thị trường các nước Đông Nam A, ngoài ra còn có thị trường Hồng Kông vốn là thị trường truyền thống của công ty . Quế hồi là mặt hàng xuất khẩu của công ty có tiến hành liên doanh sản xuất với công ty PBP, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này qua các năm cũng đạt trên mức 1 triệu USD, nhưng đến năm 2003, xí nghiệp quế hồi đã ngừng sản xuất do đối tác đề nghị chấm dứt hợp đồng kinh doanh trước thời hạn, do vậy kim ngạch xuất khẩu quế năm 2003 giảm dần 70% so với năm 2001. Ngoài ra, các mặt hàng khác như đồ chơi, đồ thủ công mỹ nghệ, giầy dép, thuỷ hải sản… chiếm tỷ trọng không lớn, kim ngạch xuất khẩu chưa đạt trên mức 1 triệu USD. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu các hàng nông sản của công ty giai đoạn 2002-2005 Đơn vị: Kg Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Gạo 22.209 55.435 14.373 5.587 Lạc nhân 66.074 38.322 21.026 39.058 Quế hồi 19.105 2.273 Cà phê 3.001 25.836 50.784 76.917 Chè 7.651 3.743 3.142 6.586 Hạt tiêu 1.353 2.284 2.421 4.742 Nông sản khác 1.062 10.851 94.437 17.383 Tổng 120.455 138.744 186.183 150.273 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của công ty ) Gia công may mặc Hàng dệt may của công ty trước kia xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu uỷ thác. Đến khi nhà nước ban hành chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu uỷ thác của công ty giảm đi, thay vào đó công ty thực hiện xuất khẩu trực tiếp, tự lo nguồn hàng, tự lo sản xuất tìm thị trường và bạn hàng. Với việc xuất khẩu theo hình thức này công ty hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận lại không bị chia sẻ, đồng thời gây dựng được uy tín cho công ty. Tuy vậy, hiện nay công ty vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công. Kim ngạch xuất khẩu hàng gia công may mặc chiếm đến 71% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Mặt hàng xuất khẩu theo hình thức gia công của công ty gồm những mặt hàng như: áo sơ mi, áo jáckét, quần âu, quần thể thao, váy, áo trẻ em… Thị trường xuất khẩu các mặt hàng này rất đa dạng, chủ yếu là thị trường EU, Hoa Kỳ, các nước Đông Âu, các nước Nics, Canada…. Việc xuất khẩu theo hình thức gia công tuy có ưu điểm là tận dụng được nhân công và tài nguyên thiên nhiên trong nước nhưng lại có nhiều bất lợi như: hiệu qủ kinh tế không cao, khối lượng công việc phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng nên không ổn định. Công ty không có được thương hiệu cho sản phẩm của mình nên không quảng bá được hình ảnh và nâng cao uy tín. Trong những năm gầnn đây, công ty đang tiến tới giảm tỷ trọng hàng gia công, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp, tuy nhiên chưa đáng kể. Mặt khác do thị trường có nhiều biến đổi không thuận lợi, thị trường EU xoá bỏ hạn ngạch do vậy dẫn đến giảm đáng kể các đơn hàng gia công may mặc. Tuy thị trường Hoa Kì vẫn có hạn ngạch nhưng do các nước xung quanh đã xoá bỏ hạn ngạch nên đơn hàng vào Việt Nam cũng ít, giá gia công cũng như phí hạn ngạch rất thấp so với năm 2004. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng gia công may mặc của công ty năm 2002-2005 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 áo jacket 4.734.125 3.120.158 3.210.815 2.905.748 áo khoác 821.300 786.542. 687.542 382.780 Quần 1.027.133 984.755 325.000 213.412 áo sơ mi 1.965.485 1.869.476 1.759.674 97.655 Váy 986.621 835.774 721.874 605.320 Hàng khác 397.701 620.704 38.304 20.215 Tổng 9.932.365 8.217.409 6.743.209 4.225.130 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của công ty ) * Các mặt hàng khác Ngoài hai mặt hàng nông sản và hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty , công ty còn xuất khẩu rất nhiều mặt hàng khác như : thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, hoa quả khô, đồ chơi trẻ em, giầy dép….Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng định hướng phát triển của công ty trong tương lai và chủ yếu xuất đi Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Tây ban Nha… trong đó xuất khẩu sang Nhật chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng giày dép xuất khẩu chủ yếu sang EU, úc, Đài Loan…Hoa khô xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc, Đài Loan. Hiện nay công ty vân xtiếp tục mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau như thuỷ sản, thiếc… b.Thị trường xuất khẩu Nhờ nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc mở rộng kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, hàng hoá của công ty đã có mặt trên thị trường của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau, uy tns của công ty ngày càng được nâng cao. Công ty cũng chú trọng hướng tới phát triển thị trường, vì vậy ngoài những bạn hàng truyền thống là EU, ASEAN, và một số thị trường khác, công ty đã mở rộng quan hệ với các đối tác khác nhau trên thế giới. Bảng 6: Thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2002-2005 Đơn vị: USD 2002 2003 2004 2005 Đài loan 443.712 320.425 270.972 258.431 Hồng Kông 568.815 483.572 479.650 415.362 Nhật Bản 464.253 366.985 419.556 401.578 Mỹ 2.342.869 2.196.334 6.595.134 8.356.753 Nga 388.112 228.412 452.230 587.334 EU 8.715.463 8.174.525 6.632.209 5.014.862 ASEAN 10.024.561 11.713.245 12.895.346 13.475.602 Ttrường khác 8.484.603 3.549.502 2.983.721 2.547.092 31.432.388 27.033.000 30.728.818 31.057.014 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của công ty ) 3.2 Đáng giá hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2001-2006 3.2.1 Những thành tựu đạt được Trong thời gian qua, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước tình hình đó, công ty được sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại đã nỗ lực giải quyết những khó khăn về thị trường, nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó mà công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể: _ Mặt hàng xuất khẩu đa dạng: Ngay từ khi mới thành lập công ty đã tiến hành xuất khẩu rất nhiều mặt hàng trong đó các mặt hàng nông sản cà may mặc chiếm tỷ trọng lớn. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu trong mấy năm gần đây ngày càng lớn và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của công ty _ Công ty có nguồn hàng ổn định: Công ty luôn cố gắng giữ các cung cấp nguồn hàng, luôn đam rbảo giao hàng đúng thời hạn. Nhờ đó uy tín của công ty được củng cố, được bạn hàng cũng như khách hàng luôn tin tưởng. Bên cạnh đó nhu cầu của thị trườgn ngày càng lớn, công ty vẫn không ngừng tìm kiếm chững nguồn cung cấp mới để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Do vậy ngày càng có nhiều đối tác từ các nước khác nhau chọn sản phâm rcủa công ty. _ Thị trường xuất khẩu mở rộng: Tính đến thời điểm năm 2005, Công ty xuất khẩu sang 23 thị trường trong đó thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU, Châu á, ASEAN, ngoài ra công ty còn có quan hệ với một số thị trường khác như Trung Đông, Mỹ, Nga và một số nước Châu Âu khác. _ Công ty có nguồn vốn mạnh: Đây được coi là ưu thế lớn của Công ty , nhờ có sự dồi dào về tài chính, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư thực hiện các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu , vấn đề là phân bổ các nguồn tài chính sao cho thoả đáng và đạt hiệu quả cao. _ Mở rộng hoạt động liên doanh liên kết: Về nguồn hàng, công ty thực hiện liên doanh với một số cơ sở sản xuất như xí nghiệp may Đoạn Xa-Hải phòng, cơ sở sản xuất lắp ráp xe máy, cơ sở chế biến quế….Đồng thời công ty cũng xuất khẩuây dựng được hệ thống thu mua nông sản ở khắp nơi trên cả nước, nhờ vậy công ty có nguồn hàng tốt, giá thấp do không phải qua trung gian, công ty cũng chủ động hơn về nguồn hàng. 3.2.2 Những mặ còn tồn tại Mặc dù công ty đã có nhiều thành tích lớn đã được Nhà nước gi nhận nhưng trước thách thức của thời kì hội nhập tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều đột biến công ty còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Để thích ứng với tình hình đó đòi hỏi công ty cần phải có những phan rứng linh hoạt hơn trong kinh doanh, trong công tác quản lý và xuất khẩuây dựng cơ chế nội bộ phù hợp hơn. Công ty cần tìm ra phương thức kinh doanh mới, tiếp tục đầu tư cho sản xuất nhằm tạo ra một hoặc một nhóm hàng ổn định, có giá trị xuất khẩu cao và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, có như vậy Công ty mới có thể tiếp tục ổn định và phát triển . _ Kim ngạch xuất khẩu của công ty không ổn định qua các năm: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là hàng nông sản và hàng dệt may. Ngoài ra các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổgn kim ngạch xuất khẩu của công ty . thị trường thế giới cung cầu hông ổn định, thay đổi thao từng năm, công ty lại không thể chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình do bị phụ thuộc vào tình hình thế giới. _ Chất lượng nông phẩm của công ty còn kém: Nguồn hàng của công ty mua từ các nhà cung ứng nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào hoạt động của các doanh nghiệp này. Những người sản xuất bị hạn chế về vốn, trình độ sản xuất, không có khả năng đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Do đó họ mới chỉ tập trung vào số lượng chứ chưa thể đảm bảo về chất lượng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của công ty trên thị trường quốc tế. _ Công ty vẫn xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu: Các san rphâm rthô có giá trị xuất khẩu thấp, thiếu tính cạnh tranh. Do chất lượng hàng hoá này không cao nên bán với giá thấp, mặc dù lượng xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị xuất khẩu tăng không nhiều. Điều này không những làm giảm vị thế của công ty trên thị trường mà còn lm flãng phí nguồn nhân lực của đất nước. _ Nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong quá trình phát triển của công ty . Hạn chế lớn nhất của đội ngũ cán bộ công ty là khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học, đây là một bất lợi lớn đặc biệt trong giao dịch và đàm phán quốc tế. 4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư 4.1 Đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị công nghệ -Nhập máy móc thiệt bị cho sản xuất thông qua đổi hàng hoá:thiết bị Đồng Hới,ép đay Hải Dươngvà Hà Bắc,dây chuyền may mũi giầy Bắc Thái… -Nhập hàng phi mậu dịch phục vụ đối tượng 156,175 -Bắt đầu tiến hành xuất nhập khẩu uỷ thác mặt hàng gia công may mặc và nhập thiết sản xuất hàng may mặc bằng cách trừ tiền gia công hàng cho nước ngoài. -Chuẩn bị cơ sở vật chất ban đầu cho việc kinh doanh bất động sản:mua 53 Quang Trung,7 Triệu Việt Vương,xây dựng kho Đoạn Xá,xây dựng và phát triển kho Tương Mai… -Tham gí vận động thành lập ngân hàng Eximbank và là 1 trong các cổ đông sáng lập của ngân hàng này. Các công việc trên công ty đã hoàn thành có hiệu quả do biết vận dụng linh hoạt nhiều phương thức kinh doanh đa dạng và phong phú như:xuất khẩu thông thường,hàng đổi hàng,kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu,huy động hàng xuất khẩu bằng cách cung ứng trước vật,nhập khẩu thiệt bị chào hàng xuất khẩu hoặc trả công bằng công lao động… Cả 11 năm công ty liên tục hoàn thành các chỉ tiêu hoàn thành các chỉ tiêu Bộ giao về kim nghạch và tài chính. Cải tạo kho Tương Mai thanh kho mới khang trang an toàn,đủ điều kiện bảo quản các mặt hàng có giá trị cao. Mua khu vực 53 Quang Trung,số 7 Triệu Việt Vươngvới mục đích chuẩn bị cơ sở vật chất liên doanh khai thác bất động sản. Đầu tư 5,5 tỷ VN đồng mua cổ phần tại ngân hàng Eximbank mở đầu cho việc hoạt động tài chính. Xây dựng khu tập thể và khu đất có hạ tầng cơ sở tại Lạc Trung(Hà Nội) và Đoạn Xá(Hải Phòng) với phương châm nhà nướcvà nhân dân cùng làm giải quyêt nhu cầu nhà ở cho hầu hết cán bộ công nhân viên. Năm 1994 công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động một xí nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Đoạn Xá-Hải Phòngvới quy mô 150 máy,200 công nhân và vốn đầu tư 2 tỷ VN Đồng. 4.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Lao động là yếu tố quan trọng bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là yếu tố đầu vào cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Công ty có 75 người, phân bố trong ba xí nghiệp và 4 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ chỉ có 17 người tốt nghiệp Đại học. Nhưng những năm gần đây, Công ty XNK Tổng Hợp I đã có một đội ngũ lao động mạnh cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên đến năm 2004 lên tới 342 người. Trong đó, trên Đại học và trên đại học có 142 người và 21 người có trình độ cao đẳng,trung cấp. Để làm chủ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh, ban lãnh đạo đã chú trọng chỉ đạo tốt công tác nhân sự, đào tạo, xây dựng quy chế đào tạo lao động. Trong hơn hai năm qua, Công ty đã tuyển dụng thêm được rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, cử nhân thuộc các ngành kinh doanh, chế tạo máy, tin học . . Sau đây là cơ cấu lao động của Công ty XNK Tổng Hợp I: Bảng 4: Cơ cấu lao động của Công ty XNK Tổng Hợp I. Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ I. Phân theo trình độ 342 100,00% 1. Đại học và trên đại học 142 41,52% 2. Cao đẳng, Trung cấp 21 6,14% 3. Công nhân kỹ thuật, dạy nghề 179 52,34% II. Phân theo tính chất hợp đồng lao động 342 100,00% 1. BGĐ và KT trưởng thuộc diện không ký hợp đồng 3 0,88% 2. Hợp đồng không xác định thời hạn 196 57,31% 2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm 143 41,81% III. Phương án sắp xếp lại lao động 342 100,00% 1. Tổng số lao động Công ty 282 82,45% 2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính Phủ 53 15,50% 3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật Lao động và chuyển công tác 7 02,05% Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm do yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công ty có hợp lý hơn, lực lượng lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đối lớn vì tính chất đặc thù trong ngành nghề kinh doanh, lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty. Đây là một thuận lợi về phân công công việc của công tác quản trị nhân lực vì với đặc thù công việc hay phải đi công tác xa, các tỉnh biên giới và các cảng biển trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng biểu ta thấy tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tuy cao nhưng trong thực tế thì chưa phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay, đây cũng là cơ sở để Công ty có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong toàn bộ máy của Công ty. Để có thể phòng ngừa hạn chế các tranh chấp trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng XNK thì cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ pháp lý của đội ngũ cán bộ làm công tác XNK, đặc biệt của những người trực tiếp tham gia đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng XNK hàng hoá. Thực tế cho thấy không ít trường hợp Công ty XNK vật tư đường biển tham gia đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với thương nhân người nước ngoài mà người trực tiếp đàm phán ký kết thì lại vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ vừa yếu về trình độ pháp lý. Nhiều hợp đồng nhập khẩu sau khi ký kết vừa không chặt chẽ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương vừa quá sở hở về pháp lý. Đối với những hợp đồng như thế tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý của các cán bộ trong Công ty trước tiên nhằm khắc phục các tranh chấp phát sinh gây thiệt hại cho Công ty xuất phát từ sự yếu kém về trình độ kinh doanh. Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ pháp lý thì phải học tập ở trường lớp và học tập trong thực tiễn. Do vậy, Công ty cần quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, có kế hoạch cho cán bộ tham gia các lớp học về nghiệp vụ XNK, về pháp luật kinh doanh XNK thông qua các lớp ngắn hạn, tại chức, chuyên đề, hội thảo, các khoá học nâng cao. Học hỏi để nâng cao trình độ qua thực tiễn cũng hết sức quan trọng, cho nên những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý và kinh nghiệm cần hướng dẫn các cán bộ mới vào nghề, các cán bộ còn chưa chuyên sâu. Cắt giảm bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, giảm thiểu chi phí quản lý, trẻ hoá đội ngũ cán bộ thông qua tuyển dụng và đào tạo cán bộ trẻ có trình độ và năng lực. Năm 2000, Công ty đầu tư 705 triệu VNĐ cho công tác nguồn nhân lực và năm 2001 là 989 triệu VNĐ, tăng 136,44% so với năm 2000. Năm 2002, nguồn nhân lực của Công ty tăng nhanh nên tổng đầu tư cũng tăng lên 1.343 triệu VNĐ, tăng 165,89% so với năm 2001. Đến năm 2003, đầu tư 2.456 triệu VNĐ cho việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trẻ và nghiệp vụ thị trường mới cho đội ngũ cán bộ cũ có năng lực, tổng đầu tư tăng 188,63% so với năm 2002. Năm 2004, tổng đầu tư đạt 3.506 triệu VNĐ, tăng 162,62% so với năm 2003 do nhu cầu đào tạo thêm về hội nhập kinh tế quốc tế và các luật, văn bản mới có liên quan đến XNK, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ kinh doanh XNK thông qua các khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở các trung tâm đào tạo ngoại thương. 4.3 Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng Khi còn hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Công ty XNK Tổng Hợp I giống như một tổng kho vật tư của ngành Thương Mại làm nhiệm vụ tiếp nhận cấp phát vật tư theo chỉ đạo cấp trên. Vì vậy, hàng hoá vật tư của Công ty thời gian này đều có kế hoạch cụ thể và hầu như được bao tiêu toàn bộ. Nhờ đó mà đơn vị hoạt động thuận lợi, có đối tượng khách hành lớn, ổn định và không phải cạnh tranh. Từ đầu những năm 1990, trong nước dần dần xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa. Hoạt động trong điều kiện thị trường hoàn toàn mới, Công ty không còn là nhà cung ứng độc quyền nữa. Vì thực tế, khắp các địa phương, các ngành và các cấp ngày càng xuất hiện nhiều các Công ty XNK với đủ loại quy mô và đủ loại ngành hàng. Các khách hàng trước đây của Công ty nay đã tìm đến nguồn vật tư của các đơn vị khác trong cùng khu vực, không còn là khách hàng chủ yếu và thường xuyên nữa. Để giải quyết những khó khăn trên, Công ty đã thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài một cách cụ thể để từ đó có những phương án kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng hiện tại của Công ty. Đối với khách hàng nội địa của Công ty, Công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách khảo sát trực tiếp. Bởi vì khoảng cách giữa khách hàng nội địa của Công ty mở rộng không tập trung ở một hoặc một vài đơn vị ngành nghề mà mở rộng quan hệ với nhiều Công ty khác như: Công ty Vật liệu xây dựng Nam Hà, Công ty Thiết bị áp lực, Công ty Vật liệu điện Hà Nội, Công ty Hỗ trợ và phát triển công nghệ, Công ty XNK thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thương mại Đà Nẵng . . . Đây là một ưu thế tạo đà cho Công ty phát triển trên thị trường quốc tế. Đối với việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, Công ty thường áp dụng hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực tế. Việc nghiên cứu tại bàn, Công ty thường thông qua nguồn thông tin chủ yếu là các tài liệu trữ từ những lần nhập khẩu trước đó và các tài liệu có được từ hồ sơ chào hàng của nhà cung cấp truyền thống hoặc các nhà trung gian môi giới. Ngoài ra, đối với việc nhập khẩu các hàng hoá có tính chất phức tạp và đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao và có giá trị lớn thì Công ty thường áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường dưới hình thức khảo sát trực tiếp, bằng cách cử một vài càn bộ có nghiệp vụ chuyên ngành để đi sang thị trường của các nhà cung cấp. Tất cả các thông tin có được từ bước nghiên cứu thị trường được đơn vị tổng hợp lại, sơ bộ lựa chọn thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh. Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường năm 2000 là 257 triệu VNĐ, năm 2001 là 342 triệu VNĐ, tăng 133,26% so với năm 2000. Năm 2002, đầu tư 574 triệu VNĐ, đến năm 2003 tổng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường là 1.273 triệu VNĐ, tăng 207,94% so với năm 2002 do Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường nước ngoài, tăng thị phần từ thị trường bên ngoài nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Năm 2004, Công ty tập trung vào nghiên cứu thị trường trong nước với tổng số vốn đầu tư là 734 triệu VNĐ, tăng 169,08% so với năm 2003, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng. Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, Công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nên Công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc, khi việc nghiên cứu thị trường có khoa học thì Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty. Năm 1998, bổ sung thêm 2 thị trường Hồng Kông và Singapore, năm 2000 có thêm thị trường Lào, sự đa dạng hoá nhập khẩu đã dẫn tới sự đa dạng về thị trường nhập khẩu. Từ năm 1997 trở lại đây, cơ cấu thị trường nhập khẩu của đơn vị ngày càng đa dạng và có xu hướng dịch chuyển về khu vực Đông Âu. Cũng giống như thị trường xuất khẩu, các nước Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Năm 1998, đứng đầu thị phần Châu Á là Hàn Quốc, nhỏ nhất là thị phần của các nước như: Đức, Pháp, Italia, Australia. Điều này chứng tỏ nhu cầu hàng hoá của những nước công nghiệp ở Tây Âu vẫn còn quá cao so với khả năng của Công ty. Năm 2004, Công ty đã mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước. Do đó, ngoài các mặt hàng nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị thông thường như những năm trước, năm 2004 Công ty đã thực hiện nhập khẩu 19.982 tấn thép các loại, 4.988 tấn Amiăng, và một số mặt hàng khác, ngoài ra Công ty còn nhập khẩu lượng dầu DO với trị giá 5.200.00 USD. Điều đó cho thấy rằng Công ty đã mở rộng cơ cấu ngành hàng và ngày càng phát triển. II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 1. Đánh giá chung Công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) được thành lập từ tháng 12/1981 với tên ban đầu là Công ty XNK Tổng hợp I, trực thuộc Bộ Ngoại thương, nay là Bộ Thương mại, với những chức năng chính là: thực hiện XNK ủy thác; tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ nhân đạo của CHDC Đức. Từ chỗ ban đầu chỉ có 50 người làm công tác XNK (thực chất là tiếp nhận hàng viện trợ), vốn lưu động ban đầu chỉ được giao 139 nghìn đồng, bởi quan niệm XNK ủy thác thì không cần vốn mà sử dụng vốn của người ủy thác (hàng hóa) là chính, tới nay, Công ty đã có một nền móng kinh doanh vững chắc với 3 hướng kinh doanh ổn định là XK hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và sản xuất-chế biến; hoạt động dưới mô hình cổ phần năng động. 25 năm hoạt động, Công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, bảo tồn và phát triển được vốn, đời sống người lao động được nâng cao vững chắc và nộp ngân sách ngày càng tăng, Năm 2006, Công ty đạt kim ngạch XNK 57 triệu USD, tổng doanh thu 680,6 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng và có tổng lợi nhuận 9,35 tỷ đồng, cổ tức đạt 12% so với mức Đại hội cổ đông đề ra là 8,5%; đặc biệt Công ty đã giành được Giải thưởng Sao vàng đất Việt và được bình chọn là Doanh nhiệp XK có uy tín 3 năm liên tiếp (2004-2006) 25 năm hoạt động, trải qua biết bao biến động của môi trường kinh doanh, Công ty vẫn luôn giữ được thế ổn định đi lên dù có những lúc bước đi trên con đường khai mở, chưa có người đi trước để theo dấu. Tổng kết chặng đường ấy, Công ty đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là: -1. Xác định đúng định hướng dài hạn và mục tiêu phấn đấu cụ thể từng thời kỳ, trên cơ sở đó có giải pháp thực hiện phù hợp diễn biến tình hình kinh tế xã hội cũng như thực trạng Công ty. Thực vậy, 25 năm qua, Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển, Với giai đoạn I (11 năm), Công ty mới được thành lập, nền kinh tế bắt đầu đi theo định hướng cơ chế thị trường, cơ chế quản lý kinh tế và XNK mới cũ đan xen, chưa hình thành rõ nét. Có thể nói, cả nền kinh tế và Công ty đều vừa làm, vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm. Đây là thời kỳ Công ty xây dựng định hướng và đặt nền móng cho hoạt động của mình. Còn giai đoạn II (từ 1993-2004) thì ghi dấu quá trình xây dựng, phát triển Công ty gắn với cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu thị trường đã hình thành rõ nét và phát triển theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước và giai đoạn 3 (từ 1/1/2005 tới nay) là thời kỳ Công ty phát triển kinh doanh ổn định dưới mô hình mới với tên gọi Công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam. Cả 3 giai đoạn đều có rất nhiều biến đổi trong môi trường kinh doanh, cơ chế quản lý của Nhà nước và tổ chức của ngành. Thời kỳ đầu, nhiều lần, Công ty đứng trước những thử thách gay gắt, thậm chí đe dọa sự tồn vong. Công ty đã xây dựng định hướng phát triển dài hạn có tầm quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển sau này. Đó là: 1) Xác định nguyên tắc hoạt động: Khi được thành lập với mục đích thử nghiệm cách làm ăn mới, Công ty được Bộ giao 2 nguyên tắc cơ bản: lấy thu bù chi và được thu hoa hồng bằng ngoại tệ, Trên cơ sở đó và tình hình thực tiễn, Công ty đã chủ động, kiên trì thuyết phục các cơ quan quản lý chấp thuận thêm một số phương thức kinh doanh, tích lũy và sử dụng vốn tự có bằng ngoại tệ, lập hàng hóa thông qua vay vốn nước ngoài-những nguyên tắc này ngày nay có thể xem là bình thường, tất yếu trong kinh doanh, song ngày đó đã được xác định bằng biết bao sự chủ động sáng tạo của Công ty, nhằm tạo ra hành lang pháp lý để chủ động phát triển kinh doanh. Cùng đó, Công ty thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp: đa dạng hóa mặt hàng và phương thức kinh doanh, từng bước bổ sung, điều chỉnh phạm vi kinh doanh trên nguyên tắc phù hợp cơ chế, chính sách và nhu cầu xã hội từng thời điểm. Chiến lược này được xác định trên cơ sở nhận thức rằng thị trường luôn luôn biến động theo hai chiều thuận và nghịch; việc đa dạng hóa loại hình kinh doanh có những diễn biến xấu. Mặc khác, Công ty chủ động xin nhận thêm các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ kinh doanh được Bộ giao để đáp ứng nhu cầu thị trường (lập quỹ hàng hóa; đổi hàng ngoài nghị định thư; NK hàng tiêu dùng phục vụ cải cách giá-lương-tiền của Chính phủ; gia công lắp ráp hàng điện tử; xây dựng kho, văn phòng phục vụ kinh doanh và cho thuê; làm ủy thác hàng gia công may mặc XK; xây dựng xí nghiệp may). Trong giai đoạn này Công ty còn xây dựng phát triển thị trường, đối tác phù hợp phạm vi và quy mô kinh doanh với phương châm bảo vệ chữ tín, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi. Nhờ đó, Công ty đã mở rộng thêm mạng lưới khách hàng, tập kết được những mặt hàng XK lớn (lạc nhân, đay, đậu...); xây dựng được một số bạn hàng nước ngoài tin cậy, sẵn sàng hợp tác tiêu thụ và cung ứng những mặt hàng Công ty kinh doanh. Trong giai đoạn II, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nước ta đã được định hướng XHCN nước ta đã được định hình và tiếp tục phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia, những ưu đãi cho DNNN dần dần bị thu hẹp, thị trường ngày càng mở và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; Công ty lại có biến động lớn (hợp nhất với một số đơn vị khác), số lao động tăng lên gấp 2, có lúc gấp 4 khi kết thúc thời kỳ trước, gây áp lực lên hoạt động Công ty, nhất là khi lợi nhuận có xu hướng thấp dần, trong khi do hình thành từ một đơn vị có 90% hoạt động là lưu thông thương mại thuần túy nên Công ty không có lợi thế về nguồn hàng XK và mạng lưới tiêu thụ hàng XK. Tuy nhiên, giai đoạn này Công ty cũng vẫn thành công bởi giải quyết tốt 3 vấn đề cốt lõi là con người, vốn và lĩnh vực kinh doanh. Về chiến lược kinh doanh, Công ty tiếp tục xây dựng và phát triển theo định hướng kinh doanh tổng hợp với 3 lĩnh vực đã nêu. Danh mục XK của Công ty thời kỳ này rất phong phú với việc phát triển hàng gia công may mặc thành mặt hàng chủ lực dù không đạt hiệu quả cao song là nhân tố tạo sự ổn định quy mô kinh doanh và có ý nghĩa an sinh xã hội; đồng thời xây dựng một số mặt hàng XK lớn khác và tranh thủ cơ hội đẩy mạnh XK. Công ty cũng thành công trong hoạt động NK với những mặt hàng chính: linh kiện xe gắn máy, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón...; phương thức hoạt động nhập khẩu chuyển từ ủy thác là chính sang đẩy mạnh tự doanh, tranh thủ làm hàng tự nhập, tái xuất, nhập ODA... có hiệu quả cao. XNK đã thường xuyên chiếm 90% doanh số và là nguồn thu lợi nhuận lớn. Song song với hoạt động XNK, Công ty đã đầu tư rõ nét một hướng kinh doanh trụ cột khác là sản xuất: đầu tư gia công hàng may mặc XK; liên kết tổ chức chế biến quế XK; tổ chức lắp ráp xe máy, tạo sự gắn bó với nguồn hàng và thị trường trong nước. Hướng kinh doanh trụ cột thứ ba được ổn định trong thời kỳ này là hoạt động dịch vụ đã hình thành từ giai đoạn trước. Thời kỳ này Công ty đạt mức lợi nhuận bình quân 7,1 tỷ đồng/năm (thời kỳ trước là 1 tỷ đồng/năm). Giai đoạn III (2005-2006): Công ty đã thực hiện thắng lợi hoạt động kinh doanh và đã thành công trong chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần. Vẫn với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng trong hai thời kỳ trước, đến nay, Công ty đã tiếp tục củng cố và có những thay đổi thích hợp trong quản lý theo mô hình hoạt động mới này cũng như cơ chế quản lý mới của đất nước. -2. Thường xuyên xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính và lao động. Xác định con người và vốn là hai điều kiện cơ bản cho phát triển kinh doanh, trong suốt 25 năm qua, Công ty luôn có chính sách đồng bộ tạo điều kiện để các cá nhân phát huy năng lực xây dựng và gắn bó với Công ty; thực hiện chủ trương phát triển đi đôi và trên cơ sở bảo toàn vốn để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững. Nếu như giai đoạn I, Công ty xây dựng bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đào tạo cán bộ và ổn định lực lượng lao động thông qua thực hiện những chính sách phát triển con người, chăm lo đời sống người lao động, coi trọng và phát huy vai trò tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong Công ty nhằm xây dựng cộng đồng người lao động gắn bó với Công ty; quy hoạch đề bạt cán bộ bài bản với phương châm nguồn lao động chính trong Công ty là đối tượng chính xây dựng bộ khung, thì giai đoạn II, các chủ trương này được thực hiện bài bản hơn, cơ chế tạo sự phân công hợp tác nội bộ khuyến khích người lao động tập trung nguồn lãi về Công ty, hạn chế cao nhất các rủi ro bị chiếm dụng, thất thoát vốn; hoạt động các đoàn thể và mối liên hệ phân công, hợp tác với chính quyền được chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế; hỗ trợ hoạt động kinh doanh và giải quyết hợp lý quyền lợi người lao động theo kết quả kinh doanh. Ở giai đoạn III, tuy hoạt động theo mô hình CPH song các chủ trương đúng đắn trên vẫn được chú trọng thực hiện. Về tạo vốn và bảo toàn vốn, tuy ngày đầu thành lập, Công ty không được giao vốn kinh doanh mà chỉ được giao cơ chế tạo vốn bằng việc thu 1% hoa hồng bằng ngoại tệ song Công ty đã chủ động xin phép tự doanh hàng NK thu ngoại tệ thông qua lập và xây dựng quỹ hàng hóa từ vay nước ngoài dưới hình thức hàng NK để cung ứng cho thị trường nội địa lấy hàng XK; sau này, khi hoạt động kinh doanh trên không còn phù hợp Công ty chuyển sang lắp ráp hàng điện tử, NK hàng phục vụ nhu cầu phi mậu dịch, đầu tư tài chính vào tham gia thành lập Ngân hàng Eximbank..., với mục đích phát triển vốn. Để bảo toàn vốn, Công ty lấy gốc ngoại tệ là cơ sở tính toán, hạch toán nội bộ tránh rủi ro từ biến động tỷ giá, đồng thời hết sức hạn chế việc bị chiếm dụng vốn, thất thoát vốn. Vì thế, giai đoạn này, Công ty đã tăng được vốn từ trên 913 nghìn đồng (năm 1981) lên 18 tỷ đồng (năm 1992). Giai đoạn II và III, song song với áp dụng những kinh nghiệm trên, Công ty đã tranh thủ mọi cơ hội để làm được các dịch vụ có lời cao và chú trọng kết hợp sử dụng vốn, tỷ giá trong hoạt động như một công cụ để bảo toàn và phát triển vốn. -3. Trong mọi hoạt động, Công ty luôn có ý thức tuân thủ và lấy chính sách pháp luật làm cơ sở ra quyết định điều hành, quản lý và tiến hành sản xuất kinh doanh. -4. Phải có chính sách xây dựng và phát triển thị trường, đối tác... để có mạng lưới bán hàng tin cậy, bền vững. Nhờ chính sách này nên Công ty đã đứng vững qua nhiều lần thay đổi cơ chế, đứng trước những thử thách khắc nghiệt. -5. Luôn quan tâm tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động đúng vai trò, chức năng để hỗ trợ hoạt động chuyên môn và xây dựng đoàn kết nội bộ, tạo ra sự gắn kết bền vững và tích cực trong hoạt động Công ty. Bước vào năm 2007, năm cả nước hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới và Công ty có sự thay đổi về chất trong mô hình hoạt động, Đại hội cổ đông của Công ty từ đầu năm 2006 đã thống nhất tiếp tục phát triển Công ty với 3 lĩnh vực chính là kinh doanh thương mại (XNK), sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Trong đó đẩy mạnh mảng sản xuất và dịch vụ để đảm bảo mỗi mảng chiếm 20-30% tổng doanh thu, tạo thế phát triển bền vững cho Công ty. Dịch vụ sẽ được đẩy mạnh, ngoài việc phát triển dịch vụ cho thuê kho, bãi, văn phòng, trong giai đoạn mới, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động ở các lĩnh vực còn mới của nền kinh tế nước ta như: đầu tư mua cổ phiếu, các loại chứng khoán và các hình thức kinh doanh tài chính khác. Mặt khác, Công ty sẽ cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm tỷ lệ vốn vay từ các nguồn khác, nhất là từ cổ đông; có lộ trình xin phép bán bớt phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp và có lộ trình điều chỉnh vốn điều lệ trong các năm tiếp theo, chuẩn bị mọi mặt và chủ động lựa chọn thời điểm thích hợp đăng ký niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu của Công ty tại trung tâm chứng khoán. 2. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I Hà Nội 2.1 Phân tích đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro- Điểm mạnh: Năm 2006 sẽ là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và cũng là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức với doanh nghiệp trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế... là những sức ép rất lớn. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình công ty cổ phần nhưng lại có khó khăn vì thu hẹp quy mô vốn, người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới có thể sẽ mang theo cách suy nghĩ và làm việc cũ không phù hợp nhất là thời kỳ đầu sau cổ phần, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty. Bên cạnh đó, Công ty CP cũng có rất nhiều công việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền nếp, trong đó công việc trước mắt là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm quy chế tài chính, quy chế phân phối, quy chế sử dụng và đào tạo cán bộ... Nền kinh tế quốc gia tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với các cải cách về hành chính của nhà nước, cũng như việc ban hành và áp dụng các chính sách điều hành-quản lý kinh tế hướng đến các chuẩn mực quốc tế thông dụng ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực để tham gia sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế..., đồng thời việc ký kết các cam kết quốc tế về hợp tác kinh tế-thương mại song phương và đa phương giữa nước ta với nhiều nước và tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty XNK Tổng hợp I. Sau CPH Công ty XNK Tổng hợp I sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần có đầu tư vốn của Nhà nước, Công ty vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ Thương mại và có sẵn các mối quan hệ đã hình thành từ trước với các đơn vị và bạn hàng trong và ngoài nước khác. Đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty từ cấp quản lý phòng, chi nhánh và đa số CBCNV có tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục làm việc và đóng góp công sức cho Công ty. Tập thể Công ty có truyền thống đoàn kết gắn bó và thái độ nghiêm túc trong mọi mặt hoạt động là vốn quý mà Công ty được kế thừa sau khi cổ phần hoá. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên sắp tới sẽ là những cổ đông của Công ty nên sự gắn bó và trách nhiệm với Công ty sẽ càng thêm chặt chẽ. Tất yếu sẽ là nhân tố phát huy cao hơn sự tự giác và tính tích cực nâng cao năng lực làm việc, cũng như khả năng sáng tạo, năng động của mỗi cá nhân đối với sự phát triển chung của Công ty. Đồng thời việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi giúp Công ty năng động hơn trong cơ chế huy động mọi nguồn lực (vốn và lao động) đáp ứng nhu cầu tổ chức và mở rộng sản xuất kinh doanh và cũng tạo ra cơ sở pháp lý linh động và phù hợp để Công ty xây dựng cơ chế quản lý nội bộ với mục tiêu vừa đảm bảo mọi hoạt động của Công ty phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của đội ngũ người lao động trong Công ty. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và đầu tư - là cơ sở để nâng cao đóng góp cho xã hội và cải thiện thích đáng đời sống của CBCNV. Điểm yếu: Công ty XNK Tổng hợp I mới chỉ mạnh về kinh doanh thương mại, mà chủ yếu là XNK. Giai đoạn đầu hoạt động Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong điều hành do sự chuyển đổi hình thức. Quy mô và hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động cũng không đồng đều, nhiều lĩnh vực cả quy mô và hiệu quả kinh doanh còn yếu, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường. Một số lĩnh vức đầu tư chiếm khối lượng vốn khá lớn nhưng trước mắt còn chưa có hiệu quả, phải lấy kết quả kinh doanh từ nguồn khác để bù vào nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông. Công ty cũng rất cần nâng cao trình độ đội ngũ lao động do nhu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ đào tạo lại để tiếp tục sử dụng được một lượng lớn lao động. Các yếu tố mới về môi trường với doanh nghiệp cổ phần hóa vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty trong giai đoạn đầu cổ phần hóa. Cơ hội: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu xuất nhập khẩu đang gia tăng nhanh nhất là khi Việt nam đang chuẩn bị tiến trình ra nhập WTO. Sự ổn định về kinh tế, chính trị, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp trong nước trong đó có Công ty. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Chính phủ Việt Nam đã tạo ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và gia nhập thị trường chứng khoán, điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn mở rộng kinh doanh. Việc liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược mở ra cho công ty những cơ hội mới để quảng bá sản phẩm, nâng cao thị phần trong và ngoài nước. Nguy cơ: Hoạt động của Công ty đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và các hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ có nguy cơ thiếu vốn nếu như không tìm kiếm được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. *.Các nhân tố rủi ro. -Rủi ro biến động kinh tế. Xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu ảnh hưởng và chi phối rất lớn bởi nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế trong thời kỳ phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi động và phát triển; trong trường hợp nền kinh tế suy thoái hoặc chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, đầu tư nước ngoài cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm, thị trường xuất nhập khẩu khả năng cũng sẽ bị thu hẹp. Mặt khác, điều kiện kinh tế trong nước thuận lợi là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu; một nền kinh tế trì trệ có thể tác động ngược lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của ngành cũng như của Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua luôn ổn định ở mức cao, với chính sách và quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam có thể vẫn sẽ được duy trì ổn định ở mức cao, cùng với chính sách hội nhập, cơ hội đang mở ra cho các đơn vị hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá là khá lớn. -Rủi ro chính sách. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường khó lường trước được những thay đổi về chính sách, quan hệ ngoại giao... làm thay đổi các kế hoạch của công ty, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ quan hệ ngoại giao giữa hai nước có biến động sẽ gây trở ngại tới việc xuất nhập khẩu hàng hoá, hay việc ban hành văn bản pháp lý cấm xuất hoặc cấm nhập một mặt hàng nào đó, nước này tẩy chay hàng hoá của nước kia... Tuy nhiên, tình hình chính trị trong nước hiện nay đang ổn định, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định áp dụng cho họat động xuất nhập khẩu theo hướng hội nhập với thị trường khu vực và quốc tê - Chính điều nay cũng góp phần giúp cho Công ty có định hướng tốt để phát triển trong tương lai. -Rủi ro tỷ giá. Hoạt động chính của Công ty là xuất nhập khẩu, các hoạt động này đều được thanh toán và nhận thanh toán bằng ngoại tệ, cụ thể đối với Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I là bằng USD. Qua theo dõi tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty các năm qua và dự báo sau khi cổ phần hóa cho thấy kim ngạch nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu - Do đó, số chi ra bằng ngoại tệ lớn hơn rất nhiều số thu về; vì vậy, những biến động tỷ giá có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhụân và tình hình tài chính của Công ty. -Rủi ro khác. Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng của những rủi ro khác như rủi ro do hoả hoạn, rủi ro do biến động giá cả các yếu tố đầu vào, rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng... những rủi ro này cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 1. Chiến lược phát triển chung của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam Gia nhập WTO, xuất khẩu (XK) của Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do sự cạnh tranh cao. Định hướng của Bộ Thương mại như thế nào và các doanh nghiệp cần phải làm gì để đẩy mạnh XK trong thời gian tới là nội dung của diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Quốc gia, do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại tổ chức, diễn ra hôm qua (5/4) tại Hà Nội. Tham dự diễn đàn có sự góp mặt và đóng góp ý kiến của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và các chuyên gia kinh tế như: TS. Lê Đăng Doanh, GS. Võ Tòng Xuân, bà Phạm Chi Lan... cùng các đại diện doanh nghiệp tham dự VietNam Expo 2007. 1.1 Doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục được "bệnh giảm giá" Hiện, mức tăng XK của Việt Nam là tương đối nhanh, có năm 19%, có năm 23%. Năm 2006, kim ngạch đạt khoảng 40 tỷ USD, con số này đã đưa Việt Nam lên hàng thứ 6 về XK trên tổng số 11 nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines… kết quả này còn khá khiêm tốn, chưa phản ánh đúng tiềm năng và thế mạnh XK của nước ta.  Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, vào WTO, XK sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nếu Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng XK khoảng 20% trong các năm tới, thì đến năm 2010, 2011, nước ta sẽ đạt được kim ngạch XK 100 tỷ USD. Cơ sở để đưa ra mục tiêu này, Thứ trưởng phân tích, thứ nhất là môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện rất thuận lợi. Việc bình thường hoá quan hệ và có được PNTR với Hoa Kỳ vừa qua, đồng nghĩa với việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với tất cả quốc gia trên thế giới. Thứ hai, việc hạn chế về hạn ngạch đã được huỷ bỏ. Thứ ba là hệ thống pháp luật của nước ta đã được cải cách nhanh chóng, thông thoáng và được các nước đánh giá cao. Bên cạnh đó, hiện uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cao hơn bao giờ hết. Về tiềm năng phát triển kinh tế của nước ta, Thứ trưởng dẫn lời đánh giá ngài đại sứ Mỹ, cho rằng: "Ở Việt Nam, người ta (các doanh nghiệp Mỹ) muốn làm gì đều làm được". Còn Tổng thống Mỹ Bush trong chuyến thăm TP.HCM vừa qua đã nhận định: "Nếu tôi còn trẻ, đây là nơi tôi đến để kinh doanh. Nếu tôi già, đây là nơi tôi đến để du lịch…". Trước những thách thức khi vào sân chơi toàn cầu WTO, Thứ trưởng nhắc nhở, các doanh nghiệp phải hiểu được WTO, phải nắm vững tác động của các cam kết WTO đối với lĩnh vực hoạt động của mình. Muốn kinh doanh mặt hàng nào, phải tính được cung, cầu của khu vực và thế giới, điều chỉnh theo giá thế giới chứ không phải mạnh ai nấy làm. Trong hội nhập, doanh nghiệp phải chú trọng liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, thiết lập và tăng cường hợp tác với các hiệp hội, các cơ quan chức năng để đảm bảo lợi ích của mình. Đặc biệt, "bệnh giảm giá" để giành khách hàng của doanh nghiệp phải được khắc phục. Thứ trưởng cho rằng, các doanh nghiệp, hiệp hội phải thống nhất để giữ giá. "Khi mới xâm nhập thị trường, nên giảm giá để giành thị phần nhưng khi vào được rồi phải có kế hoạch, chiến lược nâng giá dần dần. Cụ thể như không ngừng cải tiến bao bì, đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn… chứ không nên giành khách hàng bằng cách giảm giá". Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp kỹ thuật thường được các nước áp dụng để hạn chế hàng nước ngoài nhập khẩu như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường… Bộ Thương mại sẽ xây dựng hệ thống phân tích, cảnh báo các thông tin về sự biến động giá cả và cảnh báo đối với các mặt hàng XK của Việt Nam có kim ngạch lớn để chống lại nguy cơ bị kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, Bộ cũng nghiên cứu để xây dựng hệ thống rào cản thương mại trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và doanh nghiệp phù hợp với các định chế của WTO. 1.2 Chiến lược vừa hợp tác vừa cạnh tranh Trong tham luận Hợp tác và cạnh tranh của XK Việt Nam với thị trường châu Á, TS. Lê Đăng Doanh đã chỉ ra rằng, cán cân thương mại của Việt Nam với nhiều nước trong khu vực này hiện đang là âm. Theo đó, Việt Nam không chỉ nhập siêu cao mà trong cơ cấu hàng hoá xuất đi, chủ yếu là các nguyên vật liệu, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Điều này là một nghịch lý khi mà Việt Nam lại nhập khẩu các sản phẩm chế biến, công nghiệp, trang thiết bị, máy móc có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Điều này biểu hiện rõ trong mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trước sức ép cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu ngày càng gay gắt, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam không thể áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá cả được cũng như không nên cạnh tranh theo thế đối đầu bằng bất kỳ giá nào. Ông nói thêm, có khả năng giảm giá thì không từ chối nhưng không phải lĩnh vực nào, trong một thời gian ngắn cũng có thể giảm giá được, bởi một số lĩnh vực như dệt may, trong khi sản phẩm của Trung Quốc có giá rất rẻ do nguyên vật liệu trong nước tự sản xuất được, thì Việt Nam vẫn phải nhập từ A - Z. Chính vì vậy, Việt Nam nên cạnh tranh ở những mặt hàng khác, có giá trị cao hơn. Để làm được điều này, TS. Lê Đăng Doanh nêu bật: "Các doanh nghiệp Việt Nam phải vận dụng chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đối với từng mặt hàng và từng thị trường thích hợp". Theo đó, đối với những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh trực diện, nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh, chia sẻ lợi ích với họ, hợp tác với các hãng phân phối nhằm học hỏi, tranh thủ chuyển giao công nghệ, tập trung vào những công đoạn có năng lực cạnh tranh cao. Đối với những mặt hàng chưa thể cạnh tranh trực diện, các doanh nghiệp nên sản xuất các mặt hàng chiếm lĩnh thị phần khác với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như sản xuất hàng dệt may chất lượng cao hơn, chiếm lĩnh mảng thị phần khác so với đối thủ, hoặc nhằm vào thị trường khác… Về phía Nhà nước, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ông Doanh cũng nhấn mạnh, phải đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng thương mại điện tử, chống tham nhũng, sách nhiễu đối với doanh nghiệp… 2. Xu hướng xuất nhập khẩu và xu hướng thị trường Việc xuất khẩu trong quý “hậu WTO” đầu tiên của nước ta, tuy có chậm lại so với cùng kỳ năm 2006, nhưng cũng không đến mức quá tệ. Còn nhập khẩu tuy đã tăng đột biến, nhưng cũng không tới mức đáng lo ngại.Thế nhưng, có nhiều khả năng hai diễn biến này là những dấu hiệu cho thấy một xu thế biến động mới cần đặc biệt quan tâm. Trước hết, các số liệu thống kê 3 tháng vừa qua cho thấy, với kim ngạch gần 10,5 tỉ USD, xuất khẩu tăng 17,9%, vẫn cao hơn so với mục tiêu phấn đấu tăng 17,4% của cả năm nay. “Thủ phạm” duy nhất gây ra tình trạng suy giảm tốc độ xuất khẩu chính là sự “đảo chiều” trong xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu mặt hàng chủ lực này đã giảm gần 2% trong quý I vừa qua, còn xuất khẩu các mặt hàng khác lại mạnh lên rất nhiều: khu vực kinh tế trong nước vốn “lép vế” trong hoạt động xuất khẩu đã vọt lên tăng đột biến gần 24% (cùng kỳ 2006 chỉ tăng 14%). Những mặt hàng khác của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng vẫn tăng ngoạn mục gần 32% như cùng kỳ 2006. Đó là những dấu hiệu hết sức đáng mừng, cho thấy hoạt động xuất khẩu không còn phải quá phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ nữa, cũng như sự bừng tỉnh của những khu vực kinh tế khác. Ở đầu vào của nền kinh tế, cho dù tốc độ tăng 33,6% trong quý I vừa qua là đột biến, nhưng cũng chưa đến mức đáng lo ngại, bởi ba lẽ: -Thứ nhất, tỉ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước cũng chỉ là 64%, tăng không đáng kể so với những năm gần đây. -Thứ hai, điều đặc biệt quan trọng: nhập khẩu tăng đột biến là nhằm gia tăng đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu. Chẳng hạn, để gia tăng đầu tư, kim ngạch nhập khẩu riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng trong quý I vừa qua đã tăng gần 900 triệu USD ( 66%), sắt thép tăng 345 triệu USD (69%) v.v… Còn để đẩy mạnh xuất khẩu, rõ ràng nhất là việc nhập khẩu chỉ riêng vải, sợi và bông tăng 216 triệu USD (bình quân tăng gần 30%), nhóm hàng gỗ và nguyên, phụ liệu gỗ tăng 69 triệu USD (tăng 48,5%). -Thứ ba, tuy nhập khẩu tăng đột biến, nhưng do xuất khẩu vẫn tăng khả quan, cho nên so sánh kim ngạch nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu thì vẫn có thể thở phào nhẹ nhõm. Là vì chỉ riêng khoản gia tăng nhập khẩu bốn nhóm hàng nói trên đã lớn hơn kim ngạch nhập siêu tới gần 16% (1,5 tỉ USD). Đặc biệt, khi phân tích kỹ lưỡng, các số liệu thống kê xuất nhập khẩu quý I vừa qua còn “mách bảo” một xu thế diễn biến khác. Đó là tổng kim ngạch nhập khẩu toàn bộ 21 mặt hàng chủ lực trong quý I vừa qua chỉ tăng 28%, còn nhóm hàng “linh tinh” (chiếm gần 26%) mới thực sự tăng bùng nổ. Con số đó là hơn 51%. Con số đáng kinh ngạc này phải chăng là hệ quả của việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu hơn 3.000 mặt hàng khi vào WTO, khiến chúng rẻ hơn, và do vậy, đã ồ ạt đổ vào thị trường trong nước? Nếu vậy, có phải đây cũng là dấu hiệu báo trước xu thế tăng nhập khẩu sẽ còn tiếp tục mạnh lên trong những năm tới? Một loạt vấn đề cần được đặt ra để tìm những lời giải thỏa đáng nhất. Chẳng hạn làm thế nào để bảo vệ sản xuất trong nước khi hàng rào thuế quan đã, đang và sẽ còn được cắt giảm? Làm thế nào đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa để bù vào khoản thị trường trong nước bị buộc phải nhường cho hàng nhập khẩu? Làm thế nào để giảm nhập khẩu từng bước và tiến tới xuất siêu vào cuối thập kỷ này như chiến lược xuất nhập khẩu đã đề ra v.v. 3. Chiến lược phát triển của công ty 3.1 Mục tiêu cơ bản chiến lược của Công ty: Chuyển hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước thành hình thức đa sở hữu trong đó có sở hữu của các cổ đông là đông đảo cán bộ công nhân viên trong Công ty và các nhà đầu tư có tiềm năng khác nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý kết hợp với cơ chế năng động trong việc huy động vốn để có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Công ty. Nâng cao và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm trong công việc và quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, đổi mới hình thức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng và phát triển doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế quốc gia, ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Tăng cường sự giám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. 3.2 Dự báo môi trường kinh doanh và các giải pháp thực hiện: Dự báo môi trường kinh doanh: Năm 2006 sẽ là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và cũng là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức với doanh nghiệp trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế... là những sức ép rất lớn. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình công ty cổ phần nhưng lại có khó khăn vì thu hẹp quy mô vốn, người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới có thể sẽ mang theo cách suy nghĩ và làm việc cũ không phù hợp nhất là thời kỳ đầu sau cổ phần, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty. Bên cạnh đó, Công ty CP cũng có rất nhiều công việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền nếp, trong đó công việc trước mắt là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm quy chế tài chính, quy chế phân phối, quy chế sử dụng và đào tạo cán bộ... Các giải pháp và nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh: + Cơ cấu lại các lĩnh vực hoạt động chính theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng kinh doanh dịch vụ: Ngay từ năm 2006, xúc tiến các thủ tục triển khai xây dựng để cuối năm có thể đưa vào sử dụng khu nhà xưởng Liên Phương (Thường Tín - Hà Tây); Đồng thời lập các phương án về chuyển đổi mục đích sử dụng các quỹ đất của công ty đang thuê như : Khu kho Tân Bình (Tp. HCM), khu đất kho Tương Mai (HN)... để phát triển đầu tư kinh doanh/cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc và phát triển dịch vụ tại các địa điểm này. Nghiên cứu khả năng đầu tư nâng cấp một phần diện tích kho tại Đoạn Xá (HP) thành kho chuyên dụng cho thuê để nâng doanh thu và hiệu quả sử dụng tài sản tại CN HP; Phát triển mạng lưới kho để vừa phục vụ kinh doanh nông sản, thương mại và cho thuê kho tại khu vực đồng bằng Nam Bộ. + Giữ vững sự phát triển ổn định kinh doanh thương mại trong đó lấy hoạt động XNK làm trọng tâm: Nâng cao khả năng kinh doanh hướng theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp đối với một số mặt hàng XNK Công ty có kinh nghiệm kinh doanh và có tiềm năng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng một số mặt hàng, nhóm mặt hàng chính có kim ngạch XNK đạt trên 1 triệu USD/mặt hàng như xuất khẩu cà phê, tiêu, lạc và nông sản khác, hàng GCMM,... nhập khẩu hoá chất, thép và nguyên vật liệu phục vụ xây dựng, phương tiện vận tải,... nghiên cứu đẩy mạnh kinh doanh một số mặt hàng khác như xuất khẩu cồn, nông sản đã qua chế biến, thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu và phân phối hoá dược phục vụ sản xuất nông nghiệp...; Thường xuyên quan tâm xây dựng thị trường và mạng lưới bạn hàng/ mạng lưới tiêu thụ trong đó có từ 3-4 bạn hàng chủ chốt phù hợp với tính chất kinh doanh mặt hàng cụ thể; Nghiên cứu lập phương án đầu tư và tự tổ chức quản lý hoặc liên doanh, liên kết chế biến nông sản để XK nhằm ổn định một phần nguồn cung cấp... Hướng tới có sản phẩm lưu thông trên thị trường với thương hiệu riêng. + Nghiên cứu, vận dụng các hình thức, phương thức kinh doanh, huy động vốn năng động phù hợp với pháp luật và đảm bảo hài hoà quyền và trách nhiệm của các bên tham gia. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư có trọng điểm theo các định hướng phát triển kinh doanh, mặt hàng và thị trường phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty, chú trọng phát triển cả thị trường trong và ngoài nước. + Tích cực tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết để phát triển thêm lĩnh vực hoạt động và mặt hàng kinh doanh mới. Nghiên cứu đầu tư, nâng cấp và đổi mới công nghệ của xí nghiệp may để sản xuất có hiệu quả bằng hoặc tương đương các hoạt động khác. + Cơ cấu lại bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động theo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu thị trường và chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty. Quy chế hoá và công khai các quy định về trách nhiệm cá nhân và chính sách đãi ngộ người lao động theo hướng khuyến khích thích đáng người lao động có năng suất và đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động chung, phấn đấu thực hiện trả lương theo công việc căn cứ theo mặt bằng thị trường. + Xây dựng và đổi mới hệ thống các quy định quản lý nội bộ phù hợp với pháp luật và hình thức sở hữu, quản trị, quản lý mới - nhất là các cơ chế cho các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc để mỗi đơn vị có điều kiện chủ động trong việc khai thác các cơ hội và tiềm năng của địa phương. Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí và các biện pháp nâng cao năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2006-2008 Các chỉ tiêu Đ/ vị Năm 2006 Năm 2007 % tăng trưởng Năm 2008 % tăng trưởng I. Tổng doanh thu 1.000 600.000.000 650.000.000 8,3 700.000.000 7,69 Doanh thu KD chính 1.000 592.000.000 596.500.000 0,8 600.000.000 0,59 Doanh thu SX, GC 1.000 3.000.000 3.500.000 16,7 4.000.000 14,3 Doanh thu dịch vụ 1.000 5.000.000 50.000.000 96.000.000 92,0 II. Kim ngạch XNK USD 53.000.000 57.000.000 3,6 60.000.000 5,3 1. Xuất khẩu USD 35.000.000 36.000.000 2,9 38.000.000 5,6 Nông sản (cafe lạc..) USD 24.000.000 27.000.000 3,8 27.500.000 1,9 Lâm sản (quế, hồi...) USD 3.300.000 3.300.000 3.700.000 12,1 Gia công may mặc USD 4.000.000 4.000.000 4.500.000 12,5 Hàng hoá khác USD 1.700.000 1.700.000 2.300.000 35,3 2. Nhập khẩu USD 18.000.000 21.000.000 5,0 22.000.000 4,8 Ô tô, xe máy, phụ tùng USD 4.500.000 5.900.000 7,3 6.000.000 1,7 VLXD, hoá chất USD 4.000.000 4.300.000 7,5 4.500.000 4,7 Hàng GCMM USD 3.000.000 3.000.000 3.500.000 16,7 Hàng hoá khác USD 6.500.000 7.800.000 4,0 8.000.000 2,6 Dự kiến Kế hoạch tài chính các năm 2006-2008 Đơn vị : 1.000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Vốn điều lệ 70.000.000 70.000.000 70.000.000 II Doanh thu 600.000.000 650.000.000 700.000.000 1 Doanh thu KD chính 592.000.000 596.500.000 600.000.000 2 Doanh thu SX, GC 3.000.000 3.500.000 4.000.000 3 Doanh thu dịch vụ 5.000.000 50.000.000 96.000.000 III Chi phí 593.020.000 641.900.000 690.062.500 1 Giá vốn bán hàng 577.630.000 625.850.000 673.412.500 2 Chi phí bán hàng 10.750.000 11..350.000 11..950.000 2.1 Tiền lương 6.000.000 6.500.000 7.000.000 2.2 Bảo hiểm ,Ytế, Công đoàn phí 750.000 800.000 800.000 2.3 Xúc tiến thương mại 900.000 950.000 950.000 2.4 Khấu hao TSCĐ 2.250.000 2.250.000 2.250.000 2.5 Chi phí khác 850.000 850.000 950.000 3 Chi phí quản lý DN 4.640.000 4..700.000 4.700.000 3.1 Nhân viên quản lý 3.400.000 3.400.000 3.400.000 3.2 Bảo hiểm 70.000 80.000 80.000 3.3 Đồ dùng văn phòng 70.000 70.000 70.000 3.4 Chi phí điện, nước 250.000 250.000 250.000 3.5 Chi phí khác 850.000 900.000 900.000 IV Lợi nhuận trước thuế 6.980.000 8.100.000 9.937.500 V Thuế thu nhập DN (%) 0 0 14 VI Lợi nhuận sau thuế 6.980.000 8.100.000 8.546.250 VII Lợi nhuận sau thuế / VĐL (%) 9,97 11,57 12,21 VIII Lợi nhuận trích lập các quỹ 980.000 1.350.000 1.250.000 T/ đó: Quỹ dự trữ bắt buộc (5%) 349.000 405.000 428.000 IX Lợi nhuận còn lại chia cổ tức 6.000.000 6.750.000 7.500.000 X Tỷ lệ trả cổ tức (%) 8,57 9,64 9,8% XI Số lao động bình quân 380 400 400 XII Thu nhập b/q đầu người/tháng 2.061 2.062 2.166 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY XUẤY NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I HÀ NỘI 1. Nâng cao nguồn hàng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn hàng xuất khẩu 1.1 Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu Công ty cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thị trường xuất khẩu kết hợp sản xuất các mặt hàng truyền thống nhằm tăng lượng sản phẩm kinh doanh trong nước và tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm xuất khẩu trên thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu mặt hàng mới phải tuân thủ các bước như thăm dò thị trường, lên tiêu chuẩn, sản xuất kinh doanh thử, định giá, tránh tình trạng đầu tư nghiên cứu thời gian dài, chi phí lớn, thị trường không có nhu cầu, vừa hao tốn tiền của, vừa lãng phí thời gian. Đa dạng hoá sản phẩm là một biện pháp mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nghĩ tới khi tìm cách tăng khả năng cạnh tranh của mình. Công ty cần nghiên cứu thị trường, khách hàng cạnh tranh để đưa ra một loại sản phẩm phù hợp. Do vậy, việc nghiên cứu sản phẩm mới cũng như việc đa dạng hoá sản phẩm là một điều kiện cần thiết để Công ty có thể mở rộng thị trường. Ở nước ta hiện nay, điều kiện tiêu dùng hàng sản xuất trong nước cũng đang được nâng cao với các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Công ty cần nắm bắt được những yêu cầu của thị trường, nhanh chóng đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường mà vẫn đảm bảo về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá phải kết hợp với chuyên môn hoá khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, cần xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm tối ưu, trong phương án nhập đầu vào phải lựa chọn sản phẩm riêng của mình để tạo thế độc quyền, với những loại sản phẩm mà lượng tiêu thụ ít thì Công ty vẫn phải tiếp tục duy trì nhập để phục vụ nhu cầu thị trường, nhằm giữ chân khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống, song vẫn cần xem xét quy mô, cơ cấu của nó một cách hợp lý. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của Công ty trước các đối thủ cạnh tranh, song để có thể đa dạng hoá một cách hiệu quả thì Công ty cần phải tăng cường các phương tiện kỹ thuật, các hoạt động thu thập, xử lý thông tin thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối thủ trong kinh doanh. 1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn hàng xuất khẩu bằng cách:giảm chi phí,hạ giá thành sản ph ẩm,lấy giá cả làm lợi thế cạnh tranh Giảm chi phí - hạ giá thành sản phẩm là cả một giai đoạn, nghiên cứu tổng hợp của Công ty từ việc ký kết hợp đồng nhập khẩu, tiếp nhận vật tư và hàng hoá nhập khẩu, bảo quản vật tư và hàng hoá nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng đối tác làm ăn sao cho sản phẩm với giá thành không đắt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng hoá và vật tư nhập khẩu. Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu là vấn đề quan trọng, thận trọng và khôn khéo sẽ tránh được các sơ suất về các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo lô hàng phải đạt tiêu chuẩn do đó người tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh phải là người có kiến thức tổng hợp về mọi mặt, có hiểu biết sâu sắc, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về các mặt hàng vật tư và hàng hoá XNK của Công ty, có các kiến thức về văn hoá xã hội và kinh nghiệm thực tế. Vấn đề tiếp nhận hàng hoá: Công ty phải kiểm tra hàng hoá về số lượng, chất lượng, cần phải cử người theo giám sát, áp tải hàng hoá về kho của mình, đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hoá. Lựa chọn bạn hàng, đối tác làm ăn để có được phụ tùng vật tư và hàng hoá phù hợp với nhu cầu kinh doanh của Công ty. Do vậy, khi lựa chọn bạn hàng cho mình Công ty cần nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, chất lượng sản phẩm và khả năng cung cấp hàng cho mình, các đối tác có trình độ kỹ thuật cao thường có những sản phẩm tốt, Công ty nên chú ý các đối tác có tên tuổi, uy tín trên thị trường sản phẩm đó. Công ty nên cố gắng liên hệ trực tiếp với người sản xuất, hạn chế hình thức liên hệ qua trung gian để có thể có những ưu đãi, giảm một phần giá thành và những thuận lợi khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh khác. Bên cạnh đó, Công ty phải quan tâm đến đầu tư sản xuất phụ tùng, vật tư và hàng hoá, hạn chế lệ thuộc các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Hiện nay, giá cả là công cụ cạnh tranh khá hữu dụng của Công ty. Với mục tiêu là mở rộng thị trường, giành được ưu thế trong cạnh tranh, Công ty cần áp dụng một chiến lược định giá thích hợp, mức giá đòi hỏi đủ cao để thu hồi vốn và có lãi, song lại đủ thấp để thị trường có thể chấp nhận được và có thể lấy mức giá đó để cạnh tranh với các đối thủ khác. Do vậy, Công ty cần hạch toán và tính chính xác mọi chi phí bỏ ra như chi phí nhập khẩu, chi phí kho bãi, chi phí bán hàng, chi phí tái xuất, chi phí sản xuất, bảo quản, bán hàng . . . Công ty cần xác định sản phẩm của mình đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm Công ty, Công ty cần phải nhận thấy rằng trên thị trường, ngoài sản phẩm của Công ty còn nhiều sản phẩm của khác trên thị trường, đặc biệt Công ty còn phải cạnh tranh với các Công ty XNK khác trên thị trường như: Công ty XNK hà nội,Công ty XNK Intimex,Công ty XNK Tổng H ợp . . . và một số Công ty hoạt động kinh doanh XNK của các tỉnh thành khác trên thị trường. Do vậy, Công ty cần phải xác lập một mức giá hợp lý, không thể đưa mức giá quá cao. Ngược lại, nếu đưa mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo được mức lợi nhuận, đồng thời Công ty nên sử dụng các mức giá khác nhau trên các thị trường khác nhau, mức giá khác nhau đối với sản phẩm khác nhau. Ở các thành phố lớn, do tốc độ phát triển nhanh nhu cầu đòi hỏi cao về mẫu mã và chất lượng, dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Do vậy, ta có thể áp dụng mức giá thị trường nhưng kèm theo đó là dịch vụ kỹ thuật miễn phí để thu hút khách hàng, những sản phẩm khuyến mãi hay cho hạ mức giá thấp hơn một chút nhằm tạo sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm. Đặc biệt, đối với việc bán hàng với một số lượng lớn thì ta cần có một mức giá riêng khác so với khách hàng mua lẻ để khuyến khích bán sản phẩm với số lượng lớn. Công ty cũng có thể áp dụng một số hình thức thanh toán theo từng thời kỳ như chiết khấu, giảm giá . . . để khuyến khích khách hàng mua. Với khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài, Công ty có thể định ra một chính sách giá riêng để có quan hệ tốt với họ, song phải có một chính sách hợp lý đảm bảo có lãi, tránh tình trạng công nợ khó đòi, để làm được điều đó thì Công ty cần phải tìm hiểu khách hàng, nhất là khách hàng lớn với khả năng tài chính của chính họ. Để có được một mức giá hợp lý, Công ty cần tính toán chi phí chính xác, giảm tối đa các loại chi phí không cần thiết để đưa ra mức giá hợp lý, thu hút được thị phần của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì buộc các doanh nghiệp phải luôn có hàng dự trữ để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường bất cứ lúc nào, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng hàng hoá nhập kho cần phải có phiếu kiểm tra chất lượng chi tiết nội địa hoá. Phiếu này do kỹ thuật lập, ký tên cho mỗi lô hàng nhập kho, phiếu này phải viết riêng thì tính pháp luật mới cao, tinh thần trách nhiệm mới có được. Báo cáo xuất hàng và lập chi tiết nội địa hoá được gửi hàng ngày về Công ty, ngoài ra khi thực hiện xuất nhập hàng phải có giấy tờ đầy đủ theo quy định. Trước khi hàng hoá vào kho đều phải được kiểm nhập, kiểm nghiệm và nếu thấy có sai khác, hao hụt hay mất mát . . . đều phải tiến hành lập biên bản với sự chứng kiến của các bên có liên quan để tiện cho việc giải quyết sau này. Khi có hàng sản xuất kinh doanh nhập kho để chuẩn bị xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu nhập kho để chuẩn bị tái xuất, kinh doanh ở thị trường trong nước thì cần kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hoá và tuỳ theo nhu cầu, kế hoạch để xác định lượng cần thiết, tránh trường hợp để hàng sản xuất ra bị tồn kho quá nhiều hoặc hàng nhập khẩu về chưa tiêu thụ hết lại nhập khẩu thêm, đồng thời đảm bảo được chất lượng của hàng hoá khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có giải quyết được vấn đề trên thì bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh mới tiến hành một cách bình thường, tránh thất thoát nguồn vốn, gây lãng phí, làm giảm sụt hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2. Tăng cường Đầu tư công tác ngiên cứu và dự báo thị trường Trong thời gian qua, việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chưa được đặt lên hàng đầu và chưa phát huy tốt, Công ty chủ yếu bị động trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nên Công ty cần có một bộ phận chuyên về Marketing có trình độ, có đầu óc, khi việc nghiên cứu thị trường có khoa học thì Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn các nguồn hàng tốt nhất và mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của mình từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty. Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động XNK Công ty nên kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng nhằm tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra, cần duy trì một số vốn ngoại tệ để tránh thua lỗ do biến động tỷ giá và tăng khả năng thanh toán. Việc quản lý một cách khoa học hoạt động XNK có thể giảm tối thiểu 5% chi phí thông qua việc lựa chọn hàng hoá "thích hợp" với mục tiêu, tính toán hợp lý thời điểm mua hàng, yêu cầu giảm giá vận chuyển hàng hoá có số lượng lớn ... Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động nghiên cứu các yếu tố của thị trường như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp hàng hoá thay thế, các ảnh hưởng của những nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc gia . . . để có những thay đổi chiến lược kịp thời. Hàng hoá cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - chất lượng trên cơ sở các nguồn lực sẵn có, xây dựng mạng lưới cung ứng hàng phân phối, đội ngũ tiếp thị để chủ động tìm nguồn hàng, khách hàng tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịch vụ, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như kho bãi, bốc xếp, bảo hiểm . . . Nếu như việc nghiên cứu thị trường trong nước giúp Công ty trong việc tìm kiếm đầu vào thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ giúp Công ty tìm kiếm đầu ra có hiệu quả nhất. Do đó, việc đầu tư vào nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện đầu tư có hiệu quả thì Công ty phải chú ý một số điểm sau: + Phải xác định được đâu là thị trường trọng điểm để từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý đối với từng loại thị trường. + Đối với các thị trường quan trọng, Công ty cần đầu tư thiết lập hệ thống văn phòng đại diện để có thể thu thập các thông tin về những biến động trên thị trường đó. + Không ngừng đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, các mặt hàng mới mà doanh nghiệp định chuyển hướng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. 3. Giải pháp về xúc tiến kinh doanh Công ty cổ phần XNK Tổng Hợp I cần thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh -Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. -Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa và công nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, hợp lý hóa quy trình sản xuất – kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất – kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí; khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả SXKD. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất – cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đầu tư vào nguồn nhân lực Vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một điều kiện hết sức quan trọng để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. -Để có thể phòng ngừa hạn chế các tranh chấp cần phải nâng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài Thực trạng và giải pháp của hoạt động đầu tư phát triển trong công ty XNK Tổng Hợp I.docx
Tài liệu liên quan