Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam: BÀI LUẬN
Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
MỤC LỤC
2.3.2 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư 31
2.3.3 Cơ cấu theo các cấp học 32
2.4 Đánh giá hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 38
2.4.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 38
2.4.2Những tồn tại và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÓT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM. 59
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam. 59
3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 59
3.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 60
3.2 Kinh nghiệm thu hót và sử dụng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc và Singapore 63
3.2.1 Trung Quốc 63
3.2.2 Singapore 64
3.2.3 Bài học cho Việt Nam 65
3.3 Các giải pháp cho việc thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam 66
3.3.1 Cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩn...
83 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN
Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
MỤC LỤC
2.3.2 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư 31
2.3.3 Cơ cấu theo các cấp học 32
2.4 Đánh giá hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam 38
2.4.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân 38
2.4.2Những tồn tại và nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÓT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM. 59
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam. 59
3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 59
3.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam 60
3.2 Kinh nghiệm thu hót và sử dụng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc và Singapore 63
3.2.1 Trung Quốc 63
3.2.2 Singapore 64
3.2.3 Bài học cho Việt Nam 65
3.3 Các giải pháp cho việc thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam 66
3.3.1 Cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục 66
3.3.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục 67
3.3.3 Có biện pháp “che chắn” để bảo vệ và tăng tính cạnh tranh của giáo dục nước nhà 68
3.3.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI trong giáo dục 69
3.3.5 Thúc đẩy phát triển xã hội hóa giáo dục 70
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- ASEAN:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam : HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam Á
-Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo : Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o
-Bộ KH&ĐT : Bé Kế hoạch và Đầu tư Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t
-Bộ LĐTBXH: Bé Lao động thương binh và xã hội : Bé Lao ®éng th¬ng binh vµ x· héi
-CĐ-ĐH: Cao đẳng- Đại học : Cao ®¼ng- §¹i häc
-CTMT: Chương trình mục tiêu : Ch¬ng tr×nh môc tiªu
-GATS: Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ : HiÖp ®Þnh chung vÒ th¬ng m¹i vµ dÞch vô
-NSNN: Ngân sách nhà nước : Ng©n s¸ch nhµ níc
-OPCD: Tổ chức kế hoạch và phát triển cộng đồng. : Tæ chøc kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn céng ®ång.
-OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế : Tæ chøc hîp t¸c vµ ph¸t triÓn kinh tÕ
-Sở GD-ĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo : Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o
-Tp: Thành phố : Thµnh phè
-TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh : Thµnh phè Hå ChÝ Minh
-UBND: : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu thống kê giáo dục phổ thông 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009…………………………………………………………………10
Bảng 1.2: Tỷ lệ chi phí cho giáo dục Việt Nam (2000-2007)…………..18
Bảng 1.3 : Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (2000-2007)……………………………………………………………………...19
Bảng 2.1: Tổng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục qua các năm
(Tính đến 31/12/2009)……………………………………………………28
Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành ở Việt Nam ( Tính đến 31/12/2009)……………………………………………………………….30
Bảng 2.3: Cơ cấu FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo nước chủ đầu tư. (Tính đến 31/12/2009)…………………………………………………….32
Bảng 2.4: FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo địa bàn đầu tư.
(Tính đến ngày 31/12/2009)………………………………………………34
Bảng 2.5: FDI phân theo cấp học và trình độ đào tạo
(Tính đến ngày 31/12/2009)……………………………………………35
Lời mở đầu
1. Lý do lùa chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được xem là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của mỗi quốc gia. Luật giáo dục 2005 của nước ta cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại Điều 13 có nhấn mạnh “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Việt Nam là một nước đang phát triển, để có được một nền khoa học và công nghệ thực sự phát triển thì cần phải có một nền giáo dục tương xứng. Vì vậy, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực từ cả trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển giáo dục.
Có hai nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam là vốn ODA và FDI. Từ sau khi Việt Nam tham gia Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam tại Pari vào năm 1993 dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới đến nay, lượng vốn ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam nói riêng ngày càng tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng đang dần thu hót được nhiều vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO, tham gia hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, bức tranh giáo dục Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ cùng với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1993 đến nay, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nước ta đang dần tăng lên tuy vẫn còn khiêm tốn, việc thu hót và sử dụng nguồn vốn này đã có những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp không nhá cho sù phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn có những tồn tại như có những công trình mang tính lừa đảo, chất lượng các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không đảm bảo, công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo… Từ đó đặt ra những thách thức là cần phải phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, làm sao để tăng cường thu hót FDI vào giáo dục nhưng vẫn bảo vệ được sức mạnh của nền giáo dục nước nhà, làm sao để tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, phương pháp quản lý giáo dục, nhưng đồng thời vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam.
Vì những lÝ do trên, tôi quyết định chọn đề tài khóa luận: “Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa hệ thống giáo dục, đặc điểm đầu tư vào giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục.
- Phân tích và đánh giá hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.
- Đề xuất mét số giải pháp nhằm tăng cường thu hót cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Khóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2009.
- Những giải pháp đề xuất được áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu và phân tích số liệu để làm rõ thêm cho nội dung liên quan.
5. Bố cục
Nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam
Chương2: Thực trạng FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cho việc thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chương 1: Tổng quan về hệ thống giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Việt Nam
1.1 Hệ thống giáo dục của Việt Nam
Hệ thống giáo dục Việt Nam phát triển và hoàn thiện dần về quy mô và chất lượng qua các năm. Tính chất nÒn giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, mang tính dân téc, tính nhân dân, tính khoa học và tính hiện đại. Nguyên lý của nền giáo dục Việt Nam đó là học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, và giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội[1].
Hiện nay hệ thống giáo dục Việt Nam gồm các cấp học và trình độ đào tạo như sau: giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học; giáo dục nghề nghiệp (giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp).
1.1.1 Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến dưới 6 tuổi, bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo. Đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em.
Trong năm học 2008-2009, Việt Nam có 43 nhà trẻ, trong đó số nhà trẻ công lập là 22 và ngoài công lập là 21. Tổng số trẻ em học ở nhà trẻ là 494.766 em, và tỷ lệ giáo viên có trình độ sư phạm là 79,62%.
Tổng số trường mầm non trong niên học 2008-2009 là 9.289 trường. Số trẻ em theo học là 2.810.625, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 94,74% trong sè 183.000 giáo viên [3].
Tuy nhiên giáo dục mầm non vẫn đang cần được đầu tư thêm. Hiện nay, cơ cấu NSNN chi cho giáo dục mầm non vẫn còn thấp, năm 2008 con số này chỉ đạt 8,5%. Tỷ lệ chi cho giáo dục mầm non ở Việt Nam là: Nhà nước chi 38,6%, người dân chi 61,4%, đây là một con số thấp so với bình quân của các nước phát triển, ở các nước này tỷ lệ trung bình là: Nhà nước chi 80%, gia đình chi 20%. Ngoài ra, hệ thống trường mầm non và cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân. Tại các thành phố lớn, do thiếu quỹ đất để xây dựng trường nên số trường mầm non vẫn thiếu so với nhu cầu của người dân. Còn ở những vùng sâu, vùng xa, nông thôn tuy không thiếu đất nhưng lại không được đầu tư thỏa đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị học tập cho trẻ. Bên cạnh đó, cấp học này còn thiếu giáo viên và chất lượng giáo viên chưa cao. Trong năm học 2009, cả nước thiếu gần 25.000 giáo viên. Đội ngò giáo viên mầm non hiện tại phần lớn thiếu cập nhật thông tin và chậm đổi mới phương pháp [11].
1.1.2 Giáo dục phổ thông
Trong giáo dục phổ thông có 3 cấp học là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Ở cấp tiểu học, học sinh sẽ học trong 5 năm. Tính đến thời điểm này tỷ lệ trẻ đi học tiểu học trong độ tuổi là 97%.
Cấp trung học cơ sở đào tạo học sinh trong vòng 4 năm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp học này năm học 2008-2009 là 85,04%
Sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở, học sinh sẽ vào học tiếp ở bậc trung học phổ thông. Đây là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp học này đào tạo học sinh trong 3 năm học. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có điều kiện để theo học tiếp bậc trung học phổ thông, do vậy tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở cấp học này chỉ đạt 48,5%. Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học có thể tham gia thi vào các trường đại học, cao đẳng hoặc vào các trường dạy nghề…Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông của cả nước năm 2009 là 83,3%, cao hơn so với tỷ lệ đỗ lần một của năm 2008 là 7,8% và thấp hơn tỷ lệ đỗ cả hai lần của năm 2008 là 2,8% [3].
Bảng 1.1: Số liệu thống kê giáo dục phổ thông 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009.
N¨m häc
Sè trêng häc
Sè häc sinh
Sè gi¸o viªn
C«ng lËp
Ngoµi c«ng lËp
C«ng lËp
Ngoµi c«ng lËp
C«ng lËp
Ngoµi c«ng lËp
2007-2008
27.121
779
14.860.546
939.756
757.940
33.918
2008-2009
27.455
659
14.484.285
727.743
766.480
31.298
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tính đến năm học 2008-2009, Việt Nam đã có tất cả 686.455 trường phổ thông với số học sinh theo học là 15.576.028 em, số giáo viên là 797.778 giáo viên.
1.1.3 Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo dục dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.
Năm học 2008-2009, Việt Nam có 273 trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, với tổng số học sinh theo học là 625.770 em [3]. Những học sinh không đủ điều kiện vào các trường đại học, cao đẳng thì có thể vào các trường dạy nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp để học nghề trong khoảng 1-2 năm sau đó ra trường tìm việc làm.
1.1.4 Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học
Nhiệm vụ chủ yếu của cấp học này chính là đào tạo ra những người lao động trình độ tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh để phục vụ cho đất nước.
Hiện nay Việt Nam có 223 trường cao đẳng và 146 trường đại học.
Sè sinh viên vào các trường cao đẳng và đại học ngày càng tăng lên, đây là một tín hiệu đáng mừng với nền giáo dục Việt Nam. Năm học 2000-2001, tổng số sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học chỉ là khoảng 0,8 triệu người, nhưng đến năm học 2008-2009 con số này đã là 1,72 triệu, tức là tăng gấp đôi. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2009 là 11,54%; và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 16,61% [3].
Về chất lượng giảng viên, tỷ lệ giảng viên ở trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên là 14,27 %; tỷ lệ giảng viên trình độ thạc sĩ là 41,37% [3].
1.2 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển Kinh tế- xã hội
1.2.1 Giáo dục thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đã sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống" [18]. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ mới, công nghệ thông tin, sự tương tác giữa tin học, vi điện tử và sinh học đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế. Trong đó, tri thức đóng vai trò như một lực lượng sản xuất mới, mét lực lượng sản xuất đặc biệt, không bị hao mòn mà giá trị ngày càng tăng, trong một nền kinh tế mới- nền kinh tế tri thức.
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là sù phát triển của thị trường chất xám. Trong đã, con người cùng những yếu tố về tri thức, kĩ năng là vốn quý nhất. Tri thức chính là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới, là động lực thóc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Bởi vậy, tất yếu, khi muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức và biết vận dụng, quản lý tri thức đó vào thực tế công việc mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Nền kinh tế tri thức có đặc điểm nổi bật là chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dùa vào vốn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dùa vào tri thức con người. Chính vì đặc điểm này nên có thể nói giáo dục là phương thức phát triển cơ bản của nền kinh tế này. Trong nền kinh tế tri thức, những yêu cầu đối với mỗi người lao động không chỉ dừng lại ở việc biết thực hiện những công việc một cách máy móc, mà mỗi công dân cần trau dồi tri thức, kĩ năng để có thể áp dụng vào trong thực tế cuộc sống, có khả năng làm chủ được những công nghệ máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, không những tự làm giàu cho bản thân mà còn để làm giàu cho đất nước, và ngược lại, xã hội cũng cần tạo điều kiện để công dân của mình được học tập và phát triển tốt nhất. Giáo dục chính là ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức. Bởi chính giáo dục là nguồn cung cấp ra những lao động có cả trí thức và tác phong. Những lao động đã qua đào tạo là những lao động đã được tiếp cận với những kiến thức từ cơ sở đến nâng cao, tiến bộ trong trường học, do đó, không bỡ ngỡ trước những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, hơn nữa, họ còn có thể vận dụng những tri thức đã có sau quá trình học tập, rèn luyện để đưa vào sử dụng, ứng dụng trong thực tế làm việc. Có thể nói, nếu như không có giáo dục, chúng ta sẽ không thÓ đào tạo ra những con người tri thức để phù hợp với nền kinh tế tri thức hiện đại ngày nay, và do đó, nền kinh tế của đất nước ta sẽ không thể phát triển, theo kịp với các nước trên thế giới, dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Bởi vậy, vai trò của giáo dục đang ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn, bởi chính trong nền kinh tế tri thức như hiện nay, không có giáo dục là không thể phát triển, dù phát triển thì cũng chỉ là sự phát triển nhất thời, không bền vững. Do vậy, giáo dục chính là nhân tố quan trọng giúp hình thành, phát triển và duy trì nền kinh tế tri thức.
1.2.2 Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người.
Phát triển kinh tế xã hội dùa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (con người), vật lực (vật chất), tài lực (tài chính tiền tệ), song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Tài nguyên con người lại không bao giê cạn kiệt, con người chính là tài nguyên của mọi tài nguyên.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế xã hội là nhằm mục tiêu phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần trong xã hội, thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất sẽ tác động tới mức độ phát triển của tiêu dùng, song chính nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ đến sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Như vậy con người không chỉ là mục tiêu, động lực cho sự phát triển, mà con người còn chế ngù được tự nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho con người, và còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người.
Cùng với khoa học công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế- xã hội. Kinh tế nước ta có cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, thu hót mạnh mẽ các nguồn đầu tư đều phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội Đảng IX đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: “ Người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại” [6].
Giáo dục đào tạo là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Con người được giáo dục và biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển bền vững của xã hội. Từ đó giáo dục đang trở thành bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và an ninh.
1.2.3 Giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ.
Hiện nay, mét trong những xu hướng phát triển quan trọng của nền kinh tế thế giới chính là phát triển nền kinh tế trí thức. Hình thái kinh tế này phát triển dùa trên những ngành khoa học công nghệ cao, như công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano,... Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, cơ cấu kinh tế toàn cầu đang đứng trước những sự thay đổi sâu sắc và bất ngờ. Nó có thể được so sánh với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỉ XVIII, XIX ở Châu Âu. Chính sự tận dụng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã giúp nhiều Quốc gia vươn lên với thành tích phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc. Do đó, những nước đang phát triển nếu coi trọng, tập trung nâng cao và phát triển khoa học công nghệ, tập trung các ngành công nghệ cao để tiến hành công nghiệp hóa, bỏ qua chiến lược phát triển tuần tự thì hoàn toàn có khả năng rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình, và rút ngắn các khoảng cách trong các cuộc chạy đua.
Giáo dục giúp nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức, kĩ năng của cá nhân, qua đó nâng cao năng suất cá nhân. Khi người lao động được trải qua một khóa đào tạo, người lao động có thể tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ trong nước, và quốc tế, qua đó, có khả năng sử dụng, áp dụng chúng trong thực tế. Và khi đó, khi được trợ giúp bởi những tiến bộ khoa học công nghệ đã được tiếp thu qua đào tạo, người lao động có thể nâng cao trình độ, năng suất lao động. Hiện nay, năng suất lao động cá nhân ở những nước phát triển rất cao, bởi họ là những lao động chất lượng cao đã được qua đào tạo, có thể ứng dụng những khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Có thể nhận thấy một thực tế, ở những nước đang phát triển hay kém phát triển, số lượng lao động qua đào tạo rất thấp. Ngay tại Việt Nam, số lượng lao động qua đào tạo chiếm 30% trong đó qua đào tạo tay nghề chiếm 23%, chỉ bằng 1/3 so với các nước có nền kinh tế công nghiệp mới. Trong số các lao động đã qua đào tạo nghề lại chỉ có 25% lao động được đào tạo dài hạn, có trình độ cao [10]. Như vậy chính việc lao động còn ở trình độ thấp, chưa qua đào tạo đã trở thành rào cản lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển, ngay cả khi họ được các nước có nền khoa học công nghệ cao chuyển giao công nghệ, bởi số lượng các nhân công có thể sử dụng công nghệ đó không nhiều. Chính bởi thế, muốn kinh tế phát triển, các nước phải đặc biệt chú trọng đến đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng và năng suất của người lao động để học có thể ứng dụng tốt khoa học công nghệ, qua đó thúc đẩy công nghệ phát triển.
Như vậy có thể khẳng định, giáo dục có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế thông qua ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ.
1.2.4 Giáo dục đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân.
Ngày nay giáo dục đã trở thành một ngành dịch vụ tạo ra lợi nhuận. Không chỉ có nhà nước cung cấp giáo dục độc quyền nữa, mà tư nhân cũng đang tham gia cung ứng mạnh mẽ ở ngành dịch vụ này. Số trường tư thục, ngoài công lập mọc lên ngày càng nhiều ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tăng cường đầu tư vào thị trường giáo dục Việt Nam đầy tiềm năng này.
Giá trị sản phẩm ngành giáo dục tăng dần qua các năm. Năm 2002, tổng giá trị sản phẩm của ngành này là 18.071 tỷ đồng, đóng góp 3,37% vào tổng thu nhập quốc dân (GDP). Đến năm 2003, tỷ trọng đóng góp của ngành giáo dục vào GDP là 3,49%. So với năm 2002, ngành giáo dục thu được gần gấp đôi vào năm 2007, là 34.821 tỷ đồng, chiếm 3,04% GDP [19].
Tuy những con số đóng góp vào GDP còn hạn hẹp so với các ngành dịch vụ khác, nhưng ngành giáo dục đang ngày càng phát triển và tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác.
1.3 Đặc điểm đầu tư vào giáo dục
1.3.1 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người
Ở mức độ khái quát nhất, mục đích phát triển của bất kì quốc gia nào cũng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Con người chính là trung tâm của sự phát triển, là nhân tố chi phối quyết định chính sách của mỗi quốc gia.
Theo UNDP, chất lượng cuộc sống được phản ảnh thông qua Chỉ số phát triển con người (HDMI). Chỉ số này được tính bằng cách lấy trung bình cộng của thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và tỷ lệ biết chữ. Vậy giáo dục trở thành một trong 3 khía cạnh cơ bản khẳng định chất lượng cuộc sống. Từ đó, có thể nói, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư vào con người, vì con người và cho sự phát triển của con người.
1.3.2 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển
Giáo dục được xem là một bộ phận của cơ sở hạ tầng xã hội, nền tảng quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang thời đại kinh tế tri thức, tri thức và thông tin là những yếu tố hàng đầu và là tài nguyên vô giá cho sự phát triển.
Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới đã cho thấy: những nước nghèo muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, rót ngắn thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chỉ có con đường nâng cao chất lượng học vấn của người dân. Theo UNDP, quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì tụt hậu so với sự phát triển của thế giới là hậu quả khó tránh khỏi. Do đó, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển.
1.3.3 Giáo dục đòi hỏi phải có các loại nguồn vốn đầu tư thích ứng
Giáo dục là một ngành sản xuất quan trọng của xã hội, từ đó đòi hỏi phải có các nguồn vốn đầu tư phù hợp
Sản phẩm của giáo dục là con người, con người là nền tảng và là yếu tố sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của quốc gia. Bên cạnh đó, giáo dục cung cấp dịch vụ giáo dục với phông rộng lớn trải từ hàng hóa công cộng đến hàng hóa cá nhân [8]. Ngoài ra lợi Ých xã hội thu được từ đầu tư vào giáo dục lớn hơn nhiều so với lợi Ých cá nhân. Từ những đặc điểm này, có thể thấy để phát triển giáo dục cần đa dạng hóa các nguồn cung ứng vốn và xác định các nguồn đầu tư thích hợp với từng khía cạnh của giáo dục sao cho hiệu quả kinh tế xã hội đạt được cao nhất.
1.4 Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam
1.4.1 Nguồn vốn trong nước
* Nguồn vốn Ngân sách nhà nước (NSNN)
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, NSNN không phải là nguồn vốn duy nhất đầu tư cho giáo dục nhưng lại là nguồn vốn có vai trò chủ đạo và quyết định chính đến việc phát triển nền giáo dục của nước ta.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong cơ cấu chi NSNN. Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ: "Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi NSNN" [1]. Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, và luôn dành một tỷ trọng lớn trong ngân sách của mình để phát triển giáo dục.
Bảng 1.2: Tỷ lệ chi phí cho giáo dục Việt Nam (2000-2007)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tû lƯ chi/ GDP (%)
5,3
5,4
7,8
6,1
7,6
8,3
8,4
9,2
Tû lƯ chi NSNN (%)
15
15,3
15,6
16,4
17,1
18,1
19
20
(Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo)
Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục tăng qua các năm. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2005, trong khi NSNN chỉ tăng bình quân 22,9%/năm thì tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục lại tăng đến 27,7%/năm. Thậm chí tỷ trọng chi cho giáo dục trên GDP của Việt Nam còn vượt xa các nước phát triển cao, ví dụ như năm 2005 tỷ lệ này là 8,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở các nước phát triển cao thuộc khối OECD, kể cả Mỹ, Anh, Pháp [19].
Trong cơ cấu chi NSNN thì ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục chiếm con số lớn nhất, gấp nhiều lần so với ngân sách chi cho xây dựng cơ bản và kinh phí CTMT giáo dục đào tạo.
Bảng 1.3 : Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (2000-2007)
Đơn vị : Tỷ đồng
N¨m
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tỉng sè
15609
20624
22795
32730
41630
55300
66770
Chi cho x©y dùng c¬ b¶n
2360
3008
3200
4900
6623
9705
11530
Chi thêng xuyªn cho gi¸o dơc vµ ®µo t¹o
10356
12649
16906
18625
27830
35007
45595
55240
Kinh phÝ CTMT giẫ dơc vµ ®µo t¹o
600
600
710
970
1250
1770
2970
3380
(Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo)
*Nguồn vốn ngoài NSNN
Mặc dù NSNN luôn ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhưng trên thực tế NSNN chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giáo dục của quốc gia, như vậy cần có sự tham gia của các nguồn vốn ngoài ngân sách.
Hiện nay với nhu cầu hưởng thụ giáo dục của người dân ngày càng cao, nhà nước không còn là nhà cung cấp giáo dục độc quyền nữa, mà bên cạnh đó các tổ chức, cá nhân cũng đã được phép thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của nhà nước. Với vai trò kiểm soát và điều tiết của mình, nhà nước hoàn toàn có thể hướng các hoạt động của các trường ngoài công lập theo chiến lược phát triển chung của hệ thống giáo dục quốc dân.
Một nguồn đóng góp ngoài NSNN chính là học phí của người học. Học phí là một khoản đóng góp quan trọng thể hiện sự công bằng trong việc hưởng thụ giáo dục, bên cạnh đó học phí còn làm giảm gánh nặng cho NSNN. Tuy nhiên để thực hiện công bằng xã hội và khuyến khích người dân tham gia học tập, nhà nước có thể miễn học phí ở những cấp học nhất định và những đối tượng thuộc diện ưu tiên theo quy đinh của pháp luật.
Ngoài ra các cơ sở giáo dục có thể tạo ra nguồn thu từ chính những hoạt động của mình như cung ứng các loại dịch vụ, nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo. Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục có thể nhận quà biếu, các khoản đóng góp từ các cá nhân, tổ chức, hoặc nhận các học bổng từ các quỹ giáo dục, doanh nghiệp.
1.4.2 Nguồn vốn nước ngoài
Vốn nước ngoài ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về hình thức, nhưng vốn nước ngoài chủ yếu thể hiện qua hai hình thức đầu tư: gián tiếp và trực tiếp.
* Đầu tư quốc tế gián tiếp
Hình thức này bao gồm tài trợ phát triển chính thức, vay thương mại từ các ngân hàng, đầu tư thông qua các công cụ của thị trường tài chính, các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ, và một số nguồn tài trợ khác.
Tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và liên chính phủ cung cấp. Đặc điểm của nguồn vốn này là có mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài hơn các khoản vay theo điều kiện thị trường. Tài trợ phát triển chính thức được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance- ODA) và các hình thức tài trợ khác.
Đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA đã góp một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước. Nhiều công trình quan trọng đã được tài trợ bởi vốn ODA đã giúp cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là cải thiện hệ thống giao thông vận tải và năng lượng điện. Ngoài ra nhờ vào vốn ODA, số lượng người dân nghèo đói ở nông thông Việt Nam đã giảm. Người nông dân nghèo có điều kiện tạo ra các nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn… từ đó người dân có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình.
Về giáo dục và đào tạo, tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục Việt Nam chiếm khoảng 8,5-10% tổng chi phí cho giáo dục đào tạo. Vốn ODA đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng năng lực làm kế hoạch cho các bộ quản lý . Tính đến ngày 31/12/2008, tổng vốn vay ODA về giáo dục đào tạo Việt Nam là 815,8 triệu USD, trong đó vốn vay là 514 triệu USD, vốn đối ứng 133,4 triệu USD. Các nguồn vốn trên được phân bổ theo cấp học là: cấp tiểu học được 47,7% tổng vốn vay, trung học được 33% và đại học được 19,3%. Ngoài ra, theo thống kê của Bộ KH&ĐT, trong giai đoạn từ 1998-2009, tổng giá trị hiệp định ODA về giáo dục đào tạo được ký kết là hơn 1.375,47 triệu USD tương đương 26.133 tỷ đồng, trong đó vốn vay khoảng 953,11 triệu USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 422,36 triệu USD [13].
Nhờ có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế mà Việt Nam có thể cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực cũng như chỉ số phát triển con người của quốc gia mình.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI)
Vốn FDI có vai trò rất lớn đối với phát triển giáo dục ở nước ta. Thứ nhất vốn FDI là một trong những nguồn bổ sung cho NSNN để đầu tư cho giáo dục. Đối với một nước đang phát triển, nền giáo dục còn lạc hậu, nhu cầu học tập của người dân lại tăng cao, trong khi đó NSNN cũng như vốn ngoài ngân sách không đủ cung ứng cho giáo dục vì nguồn lực còn hạn hẹp thì vốn nước ngoài là một nguồn cung ứng cần thiết. Thứ hai vốn FDI giúp nâng cao cơ sở vật chất, các dự án FDI vào Việt Nam đa phần đều xây dựng những trường học, trung tâm đào tạo có đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra các dự án FDI còn cung cấp những chương trình học theo chương trình học của các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ , Pháp…, điều này đã tạo điều kiện cho người dân Việt Nam tiếp cận được với nền tri thức tiên tiến của thế giới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án FDI vào giáo dục đã tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sức Ðp và động lực cho các cơ sở giáo dục trong nước phát triển. Tuy số dự án FDI vào giáo dục đến nay còn chưa nhiều, chỉ có 127 dự án với tổng vốn đầu tư là 269,037 triệu USD, nhưng cũng không thể phủ nhận vốn FDI đã góp phần thay đổi bộ mặt nền giáo dục của Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế.
Tóm lại qua chương 1, ta có thể thấy rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay bao gồm các cấp học và trình độ đào tạo như sau: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, và giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho con người và đầu tư cho phát triển. Hiện nay giáo dục Việt Nam đang được nhận được sự đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hai nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho giáo dục Việt Nam chủ yếu là ODA và FDI, lượng vốn ODA vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam tăng dần qua các năm, trong khi đó lượng vốn FDI tăng nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Chương 2 của khóa luận sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá cụ thể hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
2.1 Các nhân tố tác động đến FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam
2.1.1 Xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa sự phát triển của kinh tế thế giới sang mét giai đoạn mới về chất, giai đoạn kinh tế tri thức. Mét trong những đặc điểm của nền kinh tế này đó là: học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, và xã hội hóa học tập. Trong thời kì này, ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển, tổng số người đi học tăng nhanh chưa từng thấy, có thể coi là một cuộc bùng nổ sĩ số. Năm 1993, số người đi học chỉ chiếm 12% dân số thế giới, trong đó hơn một nửa số người đi học thuộc các nước công nghiệp phát triển; đến năm 1998, số người đi học là 1 tỷ, chiếm 17% dân số thế giới mà 3/4 trong đó thuộc về các nước đang phát triển [12].
Bước sang thế kỉ XXI trước sức Ðp của xu hướng toàn cầu hóa, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có bao giê. Giáo dục không chỉ đơn thuần mang đến giá trị nhân văn mà còn có thể mang lại lợi nhuận như một ngành kinh doanh, giáo dục được xem là một lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng. Trước đó, tại châu Âu và các nước phát triển khác, khách hàng trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là Nhà nước, Nhà nước muốn rằng nguồn nhân lực của quốc gia phải được giáo dục trong môi trường tốt nhất và Ýt tèn kém nhất. Nhưng đến đầu thế kỉ XXI, “sinh viên” chính là khách hàng của giáo dục. Các trường đại học lớn trên thế giới thời kì này đã bắt đầu có những chính sách hấp dẫn để thu hót học sinh từ các nước khác đến nước mình du học. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, vào những năm đầu thế kỷ này, thế giới có khoảng 2 triệu sinh viên đại học đã và đang du học nước ngoài, chiếm 2% của 100 triệu sinh viên trên toàn thế giới. Không chỉ có vậy, rất nhiều trường đã đầu tư mở thêm các cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Nhiều quốc gia đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, ví dụ như trong năm 2003 khoảng 1/3 thị trường dịch vụ giáo dục là do Mỹ nắm giữ với hơn nửa triệu người du học, đem lại cho nền kinh tế nước này hơn 12 tỷ USD mỗi năm; ở vị trí thứ hai là Anh khi kiếm được 5 tỷ USD nhờ xuất khẩu kiến thức [15].
2.1.2 Xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam
Từ năm 1993-1996, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục sau thời kì suy thoái từ năm 1988-1991, và thực hiện các tốc độ tăng trưởng ngoạn mục trên 8%/năm trong suốt bốn năm liền, Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đáng chú ý và là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 1993 và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tổng vốn đăng ký lên tới 8,6 tỷ USD [16].
Năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cơn khủng hoảng tiền tệ khu vực, tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam đã bị chậm lại, dẫn đến một tình trạng suy thoái kinh tế khá nghiêm trọng trong hai năm 1999-2000. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP là 7%/năm. Cũng trong thời gian này cánh cửa hội nhập đã mở, Việt Nam gia nhập AFTA và chuẩn bị trở thành thành viên chính thức của WTO vào đầu thiên nhiên kỉ mới.
Từ năm 2002-2007, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trở lại với tốc độ trung bình 7%/năm. Trong thời gian đó, sự gia tăng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài phối hợp với sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ trong nước, đặc biệt là đầu tư tư nhân đã tạo nên lực đẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế tư nhân đã tăng từ 6% (năm 2002) lên đến trên 11% (năm 2007). FDI đăng ký tăng từ 1,4 tỷ USD (năm 2002) đến 19 tỷ USD (năm 2007). Ngoài ra riêng trong năm 2007, đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào ngân sách lên tới 1,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 1,2 triệu lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, số dự án FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam cũng dần tăng lên, trước đó thì ngành công nghiêp-xây dựng là ngành được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Năm 2007, số dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ đã gần tương đương sè dự án FDI vào ngành công nghiệp-xây dựng. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, thay vào đó là tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dùng tăng lên liên tục. Trong suốt thời kì từ 1995-2007, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 27,2% xuống còn 20%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 28,8% lên 41,2% [16].
Trong 2 năm 2008-2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã khiến kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng. Năm 2008, GDP của Việt Nam là 1487 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 6,23%, tổng vốn FDI đăng kí là 64 tỷ USD; năm 2009, GDP của Việt Nam tăng lên 1645 nghìn tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm xuống 5,32%, và tổng vốn FDI đăng kí giảm mạnh so với các năm trước: chỉ có 21,48 tỷ USD.
2.1.3 Quan niệm về giáo dục
Từ những năm cuối thập kỉ XX, giáo dục Việt Nam bắt đầu có những thay đổi đáng kể nhờ vào những chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước như phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, ban hành Luật giáo dục, Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo. Kinh tế và chính trị ổn định cũng là cơ sở cho giáo dục giai đoạn này phát triển. Người dân ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục, họ bắt đầu đầu tư vào việc học tập cho con em mình. Nhà nước tăng chi NSNN để đầu tư cho giáo dục. Còng trong thời gian này, Việt Nam tiến hành đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được hưởng giáo dục và khuyến khích nhiều người cùng làm giáo dục. Từ đó nhiều chủ thể có thể cùng tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục, Nhà nước không còn “độc quyền” trong lĩnh vực này như trước đây nữa. Học sinh, sinh viên có thêm nhiều lùa chọn trong việc chọn mét cơ sở giáo dục phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.
Ban đầu giáo dục được coi là một ngành có tính phóc lợi xã hội, phi lợi nhuận, và được Nhà nước “bao cấp”, nhưng sau khi Nhà nước cho phép các chủ thể khác cùng tham gia cung ứng giáo dục thì giáo dục đã dần trở thành một ngành dịch vụ. Giáo dục không chỉ đơn thuần mang đến những giá trị nhân văn mà còn mang lại lợi nhuận như một loại hình kinh doanh trong xã hội. Các trường ngoài công lập, tư thục, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài cạnh trạnh nhau tạo điều kiện học tập tốt nhất, nâng cao chất lượng giảng dạy để thu hót học sinh, sinh viên đến học.
2.1.4 Môi trường pháp lý
Năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Luật giáo dục. Luật giáo dục 1998 đã có những quy định ưu tiên và khuyến khích về việc đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. Tại các điều khoản đầu tư hay khuyến khích đầu tư và hợp tác về giáo dục đều có những quy định ưu tiên đầu tư đồng thời bảo hộ các quyền và lợi Ých hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào giáo dục Việt Nam.
Năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2000/NĐ-CP quy định về việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, và nghiên cứu khoa học. Có thể nói đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định cụ thể về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Năm 2004 Bộ LĐTBXH và Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư liên tịch số 20/2004/TTLT-BLĐTBXH-BKH hướng dẫn thực hiện một số quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề. Năm 2005, Bé GD&ĐT và Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT hướng dẫn về việc thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những quy định cụ thể này đã góp phần làm cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này hơn khi họ đã nắm rõ những quy định cũng như những ưu đãi.
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trên tất cả 11 ngành dịch vụ và 110 phân ngành. Theo đúng lé trình đã cam kết đối với ngành giáo dục, bắt đầu từ 1/1/2009, các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; đối với giáo dục đại học Việt Nam chấp nhận mở cửa trong khu vực tư thục đối với hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ, và luật quốc tế; chấp nhận cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân.
2.2 Quy mô và tỷ trọng của FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam
2.2.1 Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam qua các năm
Dự án FDI đầu tiên được cấp phép trong lĩnh vực giáo dục là vào năm 1993, 5 năm sau khi Luật đầu tư nước ngoại tại Việt Nam được ban hành. Tính từ đó đến hết năm 2009, Việt Nam đã có 127 dự án FDI vào giáo dục với tổng vốn đầu tư là 269,037 triệu USD và tổng vốn điều lệ là 105,066 triệu USD.
Trong giai đoạn đầu tiên, từ 1993-1999, số dự án FDI vào giáo dục Việt Nam rất Ýt , mỗi năm chỉ có 1 hoặc 2 dự án. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này là 18,829 triệu USD, quy mô trung bình của một dự án là 2,35 triệu USD. Trong giai đoạn này Việt Nam chưa hề có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc các nhà đầu tư nước ngoài cung ứng dịch vụ giáo dục tại Việt Nam. Những dự án trong các năm này hầu hết là các trường học phục vụ cho con em người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Tổng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục qua các năm
(Tính đến 31/12/2009).
Đơn vị: ngàn USD
N¨m
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
N¨m
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
1993
2
8.624
2003
15
8.440
1994
0
0
2004
13
16.455
1995
1
2.100
2005
15
28.213
1996
2
3.120
2006
9
22.100
1997
1
1.700
2007
13
11.612
1998
2
1.285
2008
15
90.438
1999
1
2.000
2009
8
29.035
2000
6
7.358
Tỉng céng
127
269.037
2001
11
25.215
2002
9
11.382
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)
Nghị định 06/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, và nghiên cứu khoa học, ra đời vào ngày 06/03/2000 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về việc đầu tư FDI vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Nhờ đó, từ năm 2000 đến nay, số dự án cũng như quy mô của một dự án FDI vào giáo dục đã tăng lên đáng kể. Năm 2000 số dự án chỉ là 6 thì đến năm 2001 con số này đã là 11, đặc biệt trong ba năm 2003,2004,2005 đã thu hót được lần lượt 15,13,15 dự án. Trong giai đoạn này còn có thêm 2 thông tư liên tịch là Thông tư liên tịch số 20/2004/TTLT-BLĐTBXH-BKH ban hành năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề; và Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT ban hành năm 2005 hướng dẫn việc thành lập và quản lý các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 2000-2005, tổng vốn đầu tư FDI vào giáo dục là 97,063 triệu USD, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn 1993-2000.
Đến năm 2006 sè dự án đã giảm xuống còn 9, điều này có thÓ lý giải là do các cơ quan chức năng đã trở nên dè dặt và thận trọng hơn trong việc cấp giấy phép cho các dự án FDI vào giáo dục sau vụ lừa đảo của Trung tâm Anh ngữ SITC. Đến năm 2007, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo dục Việt Nam bước đầu mở cửa hội nhập, số dự án FDI vào giáo dục tăng lên, năm 2007 là 13 dự án, và năm 2008 là 15 dự án, tuy nhiên vốn FDI vào giáo dục năm 2007 lại bị giảm xuống còn 11,612 triệu USD, quy mô trung bình một dự án chưa đến 1 triệu USD.
Kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết về GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ): mở cửa khu vực giáo dục đại học tư thục, điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên số dự án trong năm 2009 chỉ dừng ở con sè 9 dự án và tổng vốn đầu tư là 29,035 triệu USD.
2.2.2 Tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục so với tổng vốn FDI vào Việt Nam
Nhìn chung, so với các ngành khác, vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục vẫn là một con số nhỏ. Mặc dù số dự án FDI trong lĩnh vực giáo dục ở mức trung bình, không quá Ýt so với các ngành khác, nhưng quy mô đầu tư của mỗi dự án này còn nhỏ, kéo theo tổng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực này thấp. Tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục chỉ cao hơn so với hai ngành khác là ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ, và ngành cấp nước, xử lí chất thải. Lý do chính khiến tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục thấp hơn so với các ngành khác là do thị trường giáo dục Việt Nam vẫn chưa thực sự mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Giáo dục Việt Nam hiện đang là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, một số khía cạnh chưa được phép đầu tư, một dự án FDI vào giáo dục gặp rất nhiều khó khăn khi xin cấp phép.
Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành ở Việt Nam (đến 31/12/2009)
Chuyªn ngµnh
Sè dù ¸n
Tỉng vèn ®Çu t ®¨ng ký (triƯu USD)
Vèn ®iỊu lƯ (triƯu USD)
Tû träng vèn ®Çu t (%)
CN chÕ biÕn, chÕ t¹o
6.766
88.851
29.635
50,16
KD bÊt ®éng s¶n
315
40.118
9.991
22,65
DV lu trĩ vµ ¨n uèng
258
14.964
2.434
8,45
X©y dùng
501
9.104
3.251
5,14
Th«ng tin vµ truyỊn th«ng
548
4.674
2.912
2,64
NghƯ thuËt vµ gi¶i trÝ
120
3.681
1.046
2,08
Khai kho¸ng
66
3.079
2.386
1,74
N«ng, l©m nghiƯp; thđy s¶n
480
3.003
1.467
1,70
VËn t¶i kho b·i
286
2.325
843,673
1,31
S¶n xuÊt, ph©n phèi ®iƯn
53
2.236
676,377
1,26
B¸n bu«n, b¸n lỴ, sưa ch÷a
307
1.203
551,787
0,68
Tµi chÝnh, ng©n hµng, b¶o hiĨm
72
1.182
1.084
0,67
Y tÕ vµ trỵ giĩp x· héi
65
956,849
237,855
0,54
DÞch vơ kh¸c
80
625,370
140,541
0,35
Khoa häc c«ng nghƯ
807
597,750
275,028
0,33
Gi¸o dơc vµ ®µo t¹o
127
269,037
105,066
0,15
Hµnh chÝnh vµ dÞch vơ hç trỵ
91
185,158
85,758
0,105
CÊp níc, xư lÝ chÊt th¶i
18
59,423
37,123
0,033
Tỉng sè
10.906
177113,587
57.159208
100
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)
Năm 2007, tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục so với các ngành khác là 0,11%; năm 2008 tỷ trọng này là 0,15% ; năm 2009 tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục so với các ngành khác gần như giữ nguyên 0,15% so với năm trước.
Cã 3 ngành thu hót được các nhà đầu tư nước ngoài nhất, đó là công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, và ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chế tạo đứng đầu về số dự án và chiếm hơn một nửa tổng vốn FDI : 6766 dự án, chiếm 50,16% tổng vốn FDI. Ngành bất động sản đứng thứ 2 với tỷ trọng vốn đầu tư là 22,65%, ngành này rất có sức hót với các nhà đầu tư nước ngoài bởi kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, thêm vào đó là xu hướng nâng cấp văn phòng, trụ sở lên mức hiện đại; trong khi đó thị trường bất động sản của một số nước Châu Á lại gần bão hòa và mang lại mức lợi nhuận thấp. Trong những năm gần đây, FDI vào dịch vô lưu trú và ăn uống tăng mạnh kéo theo tỷ trọng FDI vào ngành này ở vị trí cao là do du lich Việt Nam đang trên đà phát triển, số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu lưu trú và ăn uống luôn ở mức cao.
2.3 Cơ cấu FDI trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam
2.3.1 Cơ cấu theo chủ đầu tư
Hiện nay có 18 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. Các quốc gia này đều là những nước có nền kinh tế phát triển, nền giáo dục tiên tiến. Khi chủ đầu tư từ các nước này đưa dự án FDI vào giáo dục Việt Nam, đã giúp người học Việt Nam tiếp cận được với những tri thức, phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới. Với những nhà lãnh đạo, chủ các cơ sở giáo dục, giáo viên Việt Nam, các dự án này giúp họ học hỏi được những kinh nghiệm quản lý giáo dục, những phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo. Mỗi quốc gia có một thế mạnh riêng về giáo dục, ví dụ như Singapore mạnh về dạy học sinh tư duy các môn tiếng Anh, toán, khoa học, còn nền giáo dục của Anh lại nổi tiếng vì đào tạo được những học sinh có tính độc lập cao và sáng tạo. Chính vì vậy, sự đa dạng của các quốc gia đầu tư sẽ giúp nền giáo dục Việt Nam học hỏi và tận dụng được thế mạnh của nền giáo dục nước bạn.
Bảng 2.3: Cơ cấu FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo nước chủ đầu tư. (TÝnh đến 31/12/2009)
Đơn vị: ngàn USD
STT
Níc chđ ®Çu t
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
STT
Níc chđ ®Çu t
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
1
Australia
18
74.647
11
Hång K«ng
3
1.450
2
Singapore
20
45.168
12
Malaysia
3
1.368
3
Anh
12
31.013
13
Philippin
1
300
4
Hoa Kú
7
14.848
14
Thơy Sü
3
200
5
Ph¸p
11
22.735
15
Cayman
1
7.584
6
NhËt
9
5.537
16
Bristish Virgin Island
10
11.040
7
Hµn Quèc
8
2.967
17
§øc
5
7.808
8
Hµ Lan
3
15.657
18
Thỉ NhÜ Kú
2
1.200
9
Canada
6
12.500
Tỉng sè
127
269.037
10
§µi Loan
5
3.015
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)
Trong sè 18 quốc gia đầu tư vào giáo dục Việt Nam, Australia là quốc gia dẫn đầu về số dự án cũng như tổng vốn đầu tư. Dự án lớn nhất mà nước này đầu tư vào Việt Nam chính là Trường đại học quốc tế RMIT với vốn đầu tư lên tới 44,1 triệu USD. Cho đến nay, RMIT vẫn là trường đại học quốc tế hoạt động hiệu quả và có uy tín nhất trong cả nước.
Đứng sau Australia là các nước Singapore, Anh, Hoa Kỳ, Pháp. Các nước này chủ yếu tập trung đầu tư vào cấp học mầm non và phổ thông. Dù án lớn nhất của Singapore đầu tư vào giáo dục Việt Nam là Trường tư thục quốc tế Kinder World, cung cấp chương trình giáo dục từ cấp mầm non đến dự bị đại học. Anh, Pháp, Hoa Kỳ cũng có những dự án đang hoạt động rất thành công như Trường quốc tế dạy bằng tiếng Anh, Trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin , Trường mẫu giáo quốc tế Ngôi sao Sài Gòn. Đặc biệt Anh còn đầu tư vào cấp đại học của Việt Nam bằng dự án Trường đại học Anh Quốc với vốn đầu tư 15,481 triệu USD. Bên cạnh đó, các quốc gia trên còn mở rất nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng giáo dục cao, học viên có thể thi lấy các chứng chỉ quốc tế như Hội Đồng Anh, Trung tâm Language Link, IDP Việt Nam, Clever Learn…
Các quốc gia còn lại tuy đang có Ýt dự án vào Việt Nam, nhưng những con số mà họ đầu tư có ý nghĩa vô cùng to lớn với giáo dục Việt Nam. Các con số đó đã và đang góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với quốc tế.
2.3.2 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư
Các dự án FDI vào giáo dục Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, kinh tế xã hội thuận lợi, và thu nhập của người dân ở mức cao. Các thành phố nhỏ hay vùng nông thôn vẫn chưa thu hót được vốn FDI vào giáo dục.
Bảng 2.4: FDI vào lĩnh vực giáo dục phân theo địa bàn đầu tư.
(Tính đến ngày 31/12/2009)
Đơn vị: ngàn USD
§Þa bµn ®Çu t
Sè dù ¸n
Vèn ®Çu t
Tp Hå ChÝ Minh
65
138.910
Hµ Néi
39
66.974
H¶i Phßng
10
33.694
§µ N½ng
3
8.442
Bµ RÞa – Vịng Tµu
5
10.729
HuÕ
2
4.307
CÇn Th¬
3
6.517
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước về số dự án cũng như tổng vốn FDI. Số dự án FDI vào giáo dục của Tp Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% tổng số dự án, và chiếm 51,6% tổng vốn đầu tư FDI vào giáo dục trong cả nước. Không chỉ thế, rất nhiều những dự án quy mô đầu tư lớn đều đặt trụ sở chính tại thành phố này, ví dụ như Trường Đại học Quốc tế RMIT, Trường tư thục Kinder World, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn. Điều này rất dễ hiểu bởi Tp Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất trong cả nước, có thể coi là một trung tâm kinh tế của Việt Nam, thu nhập của người dân đi kèm với nhu cầu hưởng thụ giáo dục rất cao. Theo sau Tp Hồ Chí Minh là Hà Nội, với số dự án thu hót được là 39, chiếm 30,7% tổng số dự án. Thành phố cảng Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt đứng thứ 3 và 4 về số dự án, tổng vốn đầu tư của cả 2 thành phố này là 44.423 ngàn USD. Huế và Đà Nẵng, 2 thành phố lớn của miền Trung thu hót được 5 dự án với tổng vốn đầu tư là 12.749 ngàn USD.
2.3.3 Cơ cấu theo các cấp học
Các dự án FDI có mặt trong hầu hết các cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam
Bảng 2.5: FDI phân theo cấp học và trình độ đào tạo
(Tính đến ngày 31/12/2009)
CÊp häc, tr×nh ®é ®µo t¹o
Dù ¸n
Vèn ®Çu t
Sè lỵng
Tû träng (%)
Sè lỵng (ngµn USD)
Tû träng
(%)
Gi¸o dơc mÉu gi¸o, tiĨu häc vµ phỉ th«ng
33
26
60.148
22,35
Gi¸o dơc nghỊ nghiƯp vµ ®µo t¹o ngo¹i ng÷
81
63,78
142.188
52,85
Gi¸o dơc cao ®¼ng, ®¹i häc vµ sau ®¹i häc
3
2,4
61.181
22,74
C¸c ho¹t ®éng liªn quan ®Õn gi¸o dơc
10
7,82
5.420
2,06
Tỉng céng
127
100
269.037
100
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT)
* Giáo dục mẫu giáo, tiểu học và phổ thông
Hiện nay, luật pháp Việt Nam mới chỉ cho phép cung cấp giáo dục mầm non, tiểu học, phổ thông cho người nước ngoài đang sống, hoạt động tại Việt Nam, và thí điểm thành lập cơ sở giáo dục theo hình thức liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội để thực hiện hoạt động giáo dục THPT cho người Việt Nam, cho nên số dự án đầu tư vào các cấp học này chưa nhiều. Tại các cấp học này, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện theo hình thức liên thông, tức là một trường đào tạo nhiều cấp học gắn kết với nhau.
Có hai dạng trường quốc tế để phụ huynh chọn lùa là loại trường hoàn toàn học theo chương trình quốc tế bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và loại trường học chương trình tiếng Việt và tăng cường giáo trình tiếng Anh.
Với những phụ huynh muốn cho con mình theo học tại trường có chương trình đào tạo vẫn theo chuẩn của Bộ GD-ĐT có thể chọn các trường như Trường tiểu học quốc tế Brendon ở Hà Nội, Trường song ngữ quốc tế Horizon ở Tp Hồ Chí Minh… Tại các trường này, buổi sáng các em học chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam, buổi chiều học chương trình tiếng Anh. Với chương trình tiếng Anh, các em được đào tạo kỹ năng học tập tư duy tiếng Anh và tham gia thi lấy các chứng chỉ quốc tế. Những trường này có ưu điểm là học phí mềm hơn so với những trường dạy hoàn toàn theo chương trình của nước ngoài, và hơn nữa, nếu học sinh ở đây phải chuyển sang một trường công lập khác chúng sẽ không bị bỡ ngỡ và nhanh chóng thích nghi, hoặc khi các em không có điều kiện đi du học thì các em vẫn có đủ kiến thức để tham gia vào kì thi Đại học ở Việt Nam.
Đa phần những trường có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo bậc mẫu giáo và phổ thông ở Việt Nam dạy theo chuẩn chương trình của Bộ GD-ĐT của nước đầu tư như trường British International School dạy theo chương trình của Anh; trường International Kindergarten School dạy theo chương trình của Hoa Kỳ; trường Quốc tế Sài Gòn dạy theo chương trình của Óc; trường Alexandre Yersin dạy theo chương trình của Pháp;…Đồng thời, có rất nhiều trường đào tạo theo hình thức liên thông như trường Tư thục quốc tế KinderWorld, trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin , trường quốc tế Liên hiệp quốc Unis…Vì dạy theo chương trình quốc tế nên bằng cấp của các trường này rất có giá trị, ví dụ như bằng cấp của Trường quốc tế Liên hiệp quốc Unis được công nhận tại nhiều trường đại học trên thế giới, cụ thể như ở Anh có trên 50 trường đại học và cao đẳng nhận học sinh tốt nghiệp trường Unis trong đó có cả trường Cambridge, ở Mỹ là trên 80 trường, trong đó có Đại học St. John’s, Đại học Stanford. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà học phí của các trường này luôn ở mức cao nhất cả nước và tính bằng USD, chỉ một bộ phận rất nhỏ người dân Việt Nam có thu nhập cao cho con em mình theo học ở các trường này.
*Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo ngoại ngữ
Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến giáo dục dạy nghề và ngoại ngữ, với 81 dự án, vốn đầu tư 142,188 triệu USD chiếm 52,85% vốn FDI vào giáo dục. Do trình độ người lao động của Việt Nam chưa cao, nhu cầu học nghề lớn mà khả năng cung ứng của các cơ sở trong nước còn hạn chế, nên việc thành lập các trung tâm dạy nghề và đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần nâng cao trình độ của người lao động Việt Nam đặc biệt là về tin học và ngoại ngữ.
Mét trong những trung tâm ngoại ngữ xuất hiện sớm nhất và có chất lượng hàng đầu ở Việt Nam đó là Hội đồng Anh (British Council). Với bề dày hoạt động trên 75 năm, Hội đồng Anh đã xây dựng được danh tiếng là nơi giảng dạy tiếng Anh có uy tín trên toàn thế giới. Hội đồng Anh gia nhập Việt Nam từ năm 1993, và hiện có hai trung tâm Giảng dạy tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Hai trung tâm này cung cấp các khóa học được thiết kế kĩ lưỡng nhằm phục vô cho gần 13.000 học viên người lớn và trẻ em mỗi năm. Hội đồng Anh cùng với hai trung tâm ngoại ngữ khác là Viện Anh ngữ Đà Nẵng và trung tâm IDP Việt Nam, là ba trung tâm ngoại ngữ duy nhất ở Việt Nam tổ chức thi lấy chứng chỉ IELTS quốc tế. Ngoài ra còn hàng loạt những trung tâm Anh ngữ có vốn đầu tư nước ngoài khác có chất lượng nh trung tâm Language Link Việt Nam, Apolo Việt Nam, Cleverlearn, Oxford English UK Viet Nam…
Nhắc đến trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài thì không thể không kể đến một ví dụ tiêu biểu là trường HaNoi- Aptech đã hoạt động rất thành công ở Việt Nam. Có thể nói HaNoi- Aptech là nhà cung cấp dịch vị đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu tại Việt Nam cấp chứng chỉ quốc tế. Trong sáu năm liền, từ năm 2003-2009 trung tâm luôn đạt danh hiệu Đơn vị đào tạo số 1 về CNTT tại Việt Nam ( cóp ITC). HaNoi-Aptech là thành viên của Tập đoàn Aptech, đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về đào tạo CNTT, ra đời từ năm 1986, có mặt tại 5 châu lục và đến nay đã đào tạo được hơn 5 triệu chuyên gia CNTT trên toàn thế giới. Chứng chỉ của Aptech là chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, và có nhiều cấp độ khác nhau tùy theo các khóa học. Học viên theo học ở Aptech Việt Nam có cơ hội du học nước ngoài và du học tại chỗ. Chương trình đào tạo mang tính Quốc tế, liên thông với các trường đại học ở Australia, Mü, Canada, Ên Độ cấp bằng cử nhân giúp học viên tiết kiệm chi phí đáng kể với kiến thức và chất lượng đào tạo tương tù.
* Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học
Từ năm 1993 đến nay, tại Việt Nam chỉ có 3 trường có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo trình độ đại học và sau đại học hoạt động là Trường Đại học Quốc tế RMIT, Đại học kỹ thuật Dresden Việt Nam, và trường Đại học Anh quốc Việt Nam.
Năm 2000, Đại học RMIT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép tổ chức các hoạt động giáo dục bậc đại học và sau đại học còng nh đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam trong suốt 50 năm, với tổng vốn đầu tư là 44,1 triệu USD. Tất cả các ngành đào tạo tại RMIT Việt Nam đều được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận và do Tổ chức Kiểm định chất lượng Đại học Australia kiểm duyệt. Đại học quốc tế RMIT Việt Nam bắt đầu giảng dạy tiếng Anh, dự bị đại học và các chương trình chuyên ngành vào năm 2001 ở Tp Hồ Chí Minh và năm 2004 ở Hà Nội. Trường hiện tại đã thu hót hơn 1400 sinh viên với sinh viên quốc tế đến từ Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Singapore…Tính đến thời điểm hiện tại, RMIT đang là trường đại học của nước ngoài hoạt động thành công nhất ở Việt Nam.
Trường Đại học Anh quốc Việt Nam được ký quyết định thành lập vào ngày 09/09/2009, với vốn đầu tư là 15,481 triệu USD. Đây là cơ sở giáo dục đại học do Tổ chức quản lý giáo dục Apollo đầu tư thành lập, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo của Bộ GD-DDT Việt Nam. Đại học Anh quốc Việt Nam sẽ tập trung đào tạo cử nhân Kinh doanh và Công nghệ, theo chương trình của hai đối tác là chiến lược là Đại học London và Đại học Staffordshire. Hiện Đại học Anh quốc Việt Nam đang gửi hồ sơ đăng kí mở ngành với Bộ GD-DDT để có thể tuyển sinh vào năm 2010.
Khác với hai trường trên, trường Đại học Kỹ thuật Dresden Việt Nam (TUD Việt Nam) chủ yếu đào tạo thạc sỹ là chính. Trường được thành lập theo chương trình “Hội nhập giáo dục đào tạo Đức” thông qua Bộ Giáo dục và nghiên cứu (BMBF) và cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) vào năm 2001, đến năm 2004 thì trường chính thức đi vào hoạt động. TUD Việt Nam đã tổ chức các khoá đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Cơ điện tử, Kỹ thuật sản xuất, Sư phạm kỹ thuật và Công nghệ thông tin tại Việt Nam theo chương trình đào tạo của TU Dresden, các sinh viên có kết quả học tập cao sẽ có cơ hội bảo vệ luận án thạc sỹ tại Dresden. Tuy nhiên, sau 4 năm hoạt động không hiệu quả, nhiều khóa học không tuyển sinh đủ sinh viên theo học, do vậy mà đến tháng 10/2008, TUD Việt Nam đã dừng hoạt động.
Ngoài ra, còn có 3 dự án thành lập trường cao đẳng và đại học đang hoàn tất các thủ tục giấy tờ để được phép đi vào hoạt động: trường Cao đẳng quốc tế Kent đào tạo cấp bằng Diploma và Advanced Diploma với tổng số vốn đầu tư 1 triệu USD, tuy nhiên dự án này hiện đang gặp khó khăn về địa điểm hoạt động; trường Cao đẳng quốc tế Cetana PSB Intellis với vốn đầu tư 2,8 triệu USD, dù án này đã được UBND Tp Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để Bộ GD-ĐT cho phép thành lập trường và được phép hoạt động; và cuối cùng là dự án trường Đại học American Pacific University vừa mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương thành lập trường.
* Các hoạt động khác liên quan đến giáo dục
Các hoạt động liên quan đến giáo dục như tư vấn du học, thiết kế trường học…thu hót được 10 dự án với tổng vốn đầu tư là 5.420 ngàn USD. Đặc biêt, do nhu cầu đi du học của học sinh, sinh viên Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây nên dịch vụ tư vấn du học rất phát triển. Các trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài đa phần đều có mở thêm trung tâm tư vấn du học như Trung tâm tư vấn du học Apollo, Trung tâm tư vấn du học IDP. Bên cạnh đó số lượng các trung tâm tư vấn du học độc lập cũng được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động rất hiệu quả, thậm chí còn tạo được uy tín hơn cả những trung tâm tư vấn du học trong nước. Một ví dụ điển hình là Trung tâm tư vấn du học Campus France, trung tâm này hoạt động ở Việt Nam từ năm 2005, chuyên tư vấn về việc du học tại Pháp, hiện Trung tâm đã có chi nhánh tại Đà Nẵng, Huế, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
2.4 Đánh giá hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
2.4.1 Thành tựu đạt được và nguyên nhân
2.4.1.1 Thành tựu.
*Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học của người Việt Nam
Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cần phải dần tiến tới chuẩn quốc tế. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn kém và đòi hỏi cần được đào tạo thêm rất nhiều. Khi có các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ sở này đã cung cấp những chương trình học tiên tiến nhất, và tạo cho học sinh cách tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Không chỉ vậy, số dự án FDI vào giáo dục nghề nghiệp đang tăng dần lên cũng có những tác động trực tiếp tích cực đến chất lượng người lao động Việt Nam.
Mét trong những điểm yếu của người lao động Việt Nam chính là ngoại ngữ. Khảo sát về hiện trạng việc làm của lao động trẻ năm 2009 của Báo Người Lao Động thực hiện vào cuối tháng 11, đưa ra những con sè rất đáng chó ý. Trong tổng số 1.017 ứng viên được khảo sát, có 92,22% có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên; trong đó có 57,12% có bằng cấp CĐ-ĐH. Tuy nhiên, chỉ có 8,77% ứng viên cho biết là giao tiếp và sử dụng được ngoại ngữ cho công việc, Ýt nhất có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, hoặc IELTS, TOEFL... Trong khi đó, có đến 43,27% ứng viên chỉ dừng lại ở chứng chỉ B ngoại ngữ hoặc tương đương trình độ B (xếp theo thời lượng học ngoại ngữ trong quá trình học chuyên môn); thậm chí chỉ ghi chung chung: Anh văn giao tiếp. 47,95% còn lại chỉ mới học qua sơ cấp, không thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ [14]. Chính vì vậy những lao động trẻ giỏi về ngoại ngữ được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao và họ có thể chọn được nơi làm việc tốt hơn, điển hình là ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nơi mà có mức thu nhập khá cao.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ đã đặt người học trước một thách thức mới trong việc trang bị kiến thức cho mình. Các trung tâm ngoại ngữ do người Việt Nam thành lập và giảng dạy có nhiều hạn chế, đó là cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn của giáo viên chưa cao. Do đó sự xuất hiên của các trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu học tiếng Anh của người dân Việt Nam. Điều đáng nói là hầu hết các trung tâm đào tạo ngoại ngữ danh tiếng trên thế giới như Trung tâm Apollo, Language Link, Oxford English UK…đã có mặt tại Việt Nam. Với cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên là người bản xứ đã có kinh nghiệm trong việc giảng dạy thi lấy chứng chỉ quốc tế, các trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài đã ngày càng tạo được uy tín và thu hót được đông học viên tới học. Điều đó đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam.
Bên cạnh ngoại ngữ, tin học cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt. Liên hiệp quốc cũng từng đưa ra nhận định rằng ngày nay không biết về vi tính cũng đồng nghĩa với việc mù chữ. Tại Việt Nam, hiện nay đang có 17 dự án FDI thực hiện đào tạo tin học, công nghệ thông tin. Với thiết bị hiện đại, giáo viên chủ yếu là người nước ngoài và có trình độ chuyên môn cao, những trung tâm đào tạo tin học có vốn đầu tư nước ngoài đã phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Việt Nam. Học viên có thể học từ những kỹ năng cơ bản nhất cho đến những kĩ năng phức tạp như thiết kế phần mềm, sửa chữa máy vi tính…Một số chứng chỉ của các trung tâm như Hanoi-Aptech rất có giá trị, được công nhận rộng rãi trên thế giới, điều này làm tăng cơ hội việc làm cho những học viên đạt chứng chỉ tại trung tâm đó.
*Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động hiệu quả
Khi chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên, kéo theo nhu cầu thụ hưởng giáo dục cũng tăng lên. Người dân mong muốn cho con em mình theo học ở những cơ sở giáo dục chất lượng cao, tiếp cận được nền tri thức thế giới. Việc các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu đó. Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hầu hết đem chương trình giáo dục theo chuẩn của Bộ GD-ĐT của nước chủ đầu tư đến dạy cho học viên Việt Nam. Từ đó những gia đình có thu nhập khá có thể cho con em mình học tập tại những cơ sở này, tạo nên một hình thức du học mới- du học tại chỗ. Học viên vẫn được học những chương trình tiên tiến của nước ngoài nhưng lại chỉ phải trả học phí rẻ hơn nhiều lần, họ cũng không tốn sinh hoạt phí như khi ra nước ngoài học tập. Với chất lượng mang đẳng cấp quốc tế của mình, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tạo được uy tín với học viên Việt Nam. Sự hiệu quả của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài còn được thể hiện ở việc không chỉ các cơ sở này ngày càng thu hót được một lượng lớn học viên Việt Nam theo học, mà còn thu hót được cả những học viên ở nước khác tới. Một ví dụ điển hình là trường Đại học RMIT Việt Nam, hiện đã thu hót được hơn 2500 sinh viên, trong đó có hàng trăm sinh viên đến từ các nước khác như Mỹ, Singapore, Anh, Pháp…
Xét về khía cạnh tài chính, nhiều cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu cao, cải thiện được tình trạng lãi lỗ và khẳng định được chỗ đứng của mình trong hệ thống giáo dục.
Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư năm 2000 với tổng số vốn đầu tư là 44,1 triệu USD. Sau 2 năm đầu hoạt động, trường thua lỗ 1,2 triệu USD, đến năm 2003 vẫn lỗ 1,3 triệu USD. Nhưng đến năm 2004, doanh thu của trường đạt 4,144 triệu USD, nhà trường đã lãi 42.570 USD, và từ đó đến nay hoạt động của cơ sở giáo dục này luôn thu được mức lợi nhuận cao [8]
Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apolo hoạt động rất hiệu quả. Năm 2002 doanh thu của tổ chức là 1 triệu USD, lãi 178.720 USD; năm 2003 doanh thu 1,091 triệu USD, lãi 154.850USD; năm 2004 thu được 1,718 triệu USD, lãi 151.930 USD; và doanh thu của năm 2005 là 1,923 triệu USD, lãi 176.100USD [8]
Một ví dụ điển hình khác về hoạt động hiệu quả là trường Mẫu giáo và tiểu học Kinderwood. Cơ sở này 100% vốn của Singapre, hoạt động từ năm 2000. Trường chỉ bị lỗ trong hai năm đầu tiên hoạt động, những năm sau đó nhờ có những bước đầu tư thận trọng mà doanh thu của trường liên tục tăng, thu được lãi. Năm 2003 lãi 915 triệu VND, năm 2004 lãi 3 tỷ VND [8].
Chất lượng và sự hoạt động hiệu quả của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, đưa thế hệ trẻ của Việt Nam hội nhập cùng thế giới.
*Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo môi trường cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục trong nước phát triển.
Ngày nay khi thu nhập của người dân tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các gia đình có điều kiện sẵn sàng chi một khoản tiền không nhỏ để con em mình có thể học trong một ngôi trường chất lượng. Các trường quốc tế ở Việt Nam là sự lùa chọn đầu tiên cho những gia đình này. Cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên là người bản xứ có trình độ sư phạm cao, chương trình giáo dục tiên tiến của nước ngoài là những lợi thế của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngược lại, các cơ sở giáo dục của Việt Nam còn yếu về cơ sở vật chất, chương trình học thiên nhiều về lý thuyết, không chú trọng đào tạo ngoại ngữ… Trước sự phát triển ồ ạt của các trường quốc tế, thì để cạnh tranh các trường Việt Nam đang dần từng bước khắc phục những điểm yếu của mình. Ngày nay số trường có chất lượng cao bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là ở cấp mầm non và tiểu học. Các trường chất lượng cao chú trọng hơn đến việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho trẻ em học tập và vui chơi, họ cũng thuê những giáo viên bản ngữ để dạy tiếng Anh cho học sinh, tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa cho trẻ em vui chơi và phát triển toàn diện hơn. Một số trường mẫu giáo tư thục chất lượng cao có uy tín ở Hà Nội như Trường mầm non tư thục chất lượng cao Cầu Vồng, Trường mầm non tư thục Mai Ca; ở Tp Hồ Chí Minh thì có Trường mầm non tư thục Lan Anh, Trường mầm non tư thục Sài Gòn, Trường mầm non tư thục Con Meo Vàng. Một ví dụ tiêu biểu về cơ sở giáo dục cấp tiểu học có chất lượng cao đó là Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm ở Hà Nội. Đây là một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, nổi tiếng vì đào tạo ra nhiều học sinh giỏi, học sinh của trường tham gia các kì thi hoc sinh giỏi, Olympics tiếng Anh, Thần đồng đất Việt… đều đạt những giải cao. Mỗi năm đều có một số lượng lớn các em học sinh tham gia thi đầu vào để được vào trường.
Các trung tâm dạy nghề và đạo tạo ngoại ngữ của Việt Nam cũng đang vươn lên để cạnh tranh với các trung tâm của nước ngoài ở trong nước. Nhiều trung tâm dạy ngoại ngữ đã thuê giáo viên bản ngữ về giảng dạy, tổ chức cho học viên thi thử miễn phí các chứng chỉ quốc tế như TOEIC, IELTS. Bên cạnh đó các cơ sở này cũng trang bị những thiết bị tốt nhất cho học viên trong việc học ngoại ngữ như máy chiếu, loa, máy vi tính, phòng lap…
Việc các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển và hoạt động hiệu quả đã tạo sức Ðp cho các cơ sở đào tạo trong nước phải hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất, phương pháp quản lý giáo dục cũng như chất lượng giáo dục. Và người được hưởng lợi nhiều nhất từ trong cuộc cạnh tranh này chính là người học của Việt Nam.
*Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam
Rất nhiều cơ sở giáo dục không chỉ tạo được uy tín và tình cảm với học viên bằng chất lượng giáo dục tốt mà còn bằng cả những hành động đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam.
Trường Đại học quốc tế RMIT Việt Nam hoạt động xã hội rất tích cực. Tính đến năm 2008, RMIT Việt Nam đã trao tặng 538 suất học bổng trị giá gần 4 triệu USD, bao gồm cả cung cấp chương trình học và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, chương trình này sẽ kéo dài đến năm 2009 và lâu hơn nữa. RMIT còn tham gia hỗ trợ Hội phụ nữ Tp Hồ Chí Minh trong hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS.
Ngoài ra, RMIT còn hợp tác với các dự án đưa công nghệ thông tin và thư viện chuyên môn tới với cộng đồng, ví dụ như giúp đỡ liên tục cho sự phát triển của các Trung tâm Học liệu ở các trường đại học Việt Nam, bao gồm hỗ trợ về tài chính, về tổ chức tuyển dụng và đào tạo. RMIT còn khuyến khích các sinh viên của mình tham gia vào các hoạt động từ thiện như dạy trẻ em khiếm thị, dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo, quyên góp để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt…Bên cạnh đó, RMIT Việt Nam cũng đóng góp vào NSNN khi thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ tài chính đối với Chính phủ Việt Nam.
Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam đã tích cực tham gia vào rất nhiều hoạt động văn hóa xã hội như tham gia vào ban cố vấn cho các chương trình giáo dục trên truyền hình như Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng. Apollo còn tổ chức các chương trình cộng đồng như Ngày hội việc làm cho sinh viên năm cuối, trao tặng học bổng cho các em học sinh xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ sách tiếng Anh cho nhiều địa phương. Với những nỗ lực và đóng góp không ngừng cho ngành giáo dục, Apollo đã vinh dự được Bộ GD-ĐT trao tặng hai “Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp giáo dục Việt Nam”, giải thưởng “Thương hiệu vàng 2008” do Bộ Công Thương trao tặng. Tổng giám đốc Apollo đã được trao tặng giải thưởng MBE từ Nữ hoàng Anh cho những đóng góp cho giáo dục tại Việt Nam
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều những cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đang có những đóng góp tích cực cho giáo dục Việt Nam như Trung tâm Anh ngữ Language Link, Hội đồng Anh, …
2.4.1.2 Nguyên nhân
*Nhu cầu thụ hưởng giáo dục của người dân Việt Nam tăng lên
Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đang dần dần được cải thiện. Đời sống về kinh tế, văn hóa ngày càng đa dạng với chất lượng cao và phong phú. Ngày nay, con người ta không còn quá trăn trở với cơm ăn áo mặc, thậm chí, cái quan tâm đến lại là ăn ngon mặc đẹp. Chính nền kinh tế thị trường phát triển đã khiến cách nhìn nhận về giáo dục của những người dân Việt Nam cũng có nhiều đổi khác. Nếu như trước đây, lao động chân tay vẫn chiếm số đông thì hiện nay, khi mà càng ngày nền kinh tế càng được trí thức hóa thì những lao động không có bằng cấp hay trình độ không thể có được những việc làm có mức thu nhập phù hợp với mong muốn của bản thân, vì thế người dân đang ngày càng chú trọng đến giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất cho con cái của mình để được hưởng những dịch vụ giáo dục tốt nhất. Do đó, những nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, giáo dục chất lượng cao ngày càng lớn. Trong đó, giáo dục chất lượng cao là một lĩnh vực thu hót được sự quan tâm của người dân có mức sống và mức thu nhập khá và cao. Ngày nay, những gia đình có điều kiện luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động học tập của con cái họ. Không những cho con em theo những líp học thêm, phụ đạo, mà ngay cả việc học chính khóa cũng lùa cố gắng lùa chọn cho con vào các trường tốt nhất. Đó có thể là các trường công lập , dân lập, hay thậm chí là trường quốc tế. Nếu như trước đây, mỗi khi nói đến trường quốc tế là người ta nghĩ ngay đến giá cả, học phí quá cao thì ngày nay, đối với một bộ phận không nhỏ người dân có mức sống cao thì điều họ quan tâm chỉ là chất lượng giáo dục. Kinh tế của nước ta đang từng bước phát triển, giúp nâng cao chất lượng xã hội và cuộc sống của nhân dân, do đó, càng ngày người ta càng chú trọng đến chất lượng giáo dục, sao cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
* Việt Nam đang tiến hành xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là một trong những quan điểm phát triển giáo dục của Nhà nước. Nhà nước huy động mọi lực lượng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và toàn xã hội tự nguyện tham gia xây dựng trường líp, tham gia chăm sóc và giáo dục tuổi trẻ với mọi khả năng của mình. Tất cả mọi việc làm của mọi công dân trong xã hội đều hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục có chất lượng cao, trong sáng, lành mạnh để thế hệ trẻ học tập và trưởng thành.
Mét trong những nhiệm vụ cụ thể của xã hội hóa giáo dục đó là huy động tiền của, vật chất, đất đai, sức lực của toàn dân vào phát triển giáo dục. Nhà nước cho phép và khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, và các trường công lập chuyển sang hình thức ngoài công lập. Thêm nữa song song với việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng chấp thuận để các nhà đầu tư nước ngoài đến xây dựng trường líp, liên kết mở trường quốc tế tại Việt Nam.
Nhờ xã hội hóa giáo dục, được sự khuyến khích của Nhà nước, các trường tư thục, dân lập, trường quốc tế ra đời liên tục ở mọi cấp học, mọi trình độ đào tạo. Khi chủ trương xã hội hóa giáo dục được thúc đẩy, môi trường đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam đã trở nên thông thoáng và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
* Hệ thống văn bản pháp lý đang dần được hoàn thiện
Năm 1988, Luật đầu tư của Việt Nam ra đời, tuy nhiên trong Luật này vẫn chưa quy định rõ về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Đến năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2000/NĐ-CP về việc hợp tác với nước ngoài trong việc khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, và nghiên cứu khoa học. Nhờ có văn bản pháp lý này mà các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục Việt Nam.
Sau đó 1 năm, Chính phủ ban hành nghị định 18/2001/NĐ-CP quy định về lập và hoạt động được phép của các cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài không nhằm mục đích lợi nhuận tại Việt Nam.
Trong 2 năm liền là 2004 và 2005, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTBXH cùng với Bộ KH&ĐT đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn cụ thể hơn các hoạt động đầu tư nước ngoài vào giáo dục. Thông tư liên tịch số 20/2004/TTLT-BLĐTBXH-BKH hướng dẫn thực hiện một số quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo nghề dài hạn, và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho học viên. Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT ban hành năm 2005 đã hướng dẫn về việc thành lập và quản lý các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: điều kiện để được thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức đầu tư, cấp học cụ thể, điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về giáo viên, điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ…
Việc ngày càng có thêm những văn bản pháp luật quy định cụ thể về hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam đã góp phần làm các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này hơn vì họ đã nắm rõ những quy định cũng như những ưu đãi. Đồng thời các văn bản pháp luật giúp Nhà nước thanh tra giám sát các dự án FDI vào giáo dục và đảm bảo các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo đúng định hướng phát triển giáo dục của Việt Nam.
2.4.2Những tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1 Tồn tại
*FDI vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam còn khiêm tốn.
Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam thu hót được 127 dù án với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 269,037 triệu USD, quy mô vốn trung bình trên một dự án khoảng 2,1 triệu USD. Mặc dù số lượng và vốn các dự án đầu tư vào giáo dục tăng nhưng đó vẫn là những con sè quá khiêm tèn so với số dự án FDI trong các ngành khác. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng số các dự án FDI còn hiệu lực trên cả nước là 10.960 dự án, thì số dự án FDI trong lĩnh vực giáo dục chỉ là 127, chiếm 1,16% tổng số dự án.
Quy mô các dự án FDI vào giáo dục còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao. Quy mô vốn trung bình của mỗi dự án này khoảng 2,1 triệu USD, con số này thấp hơn rất nhiều so với quy mô trung bình chung của một dự án FDI vào Việt Nam (khoảng 8,5 triệu USD/ dự án). Chỉ có một số Ýt những dự án có vốn đầu tư lớn như trường Đại học quốc tế RMIT Việt Nam có vốn đầu tư là 44,1 triệu USD, Trường Đại học quốc tế Anh Quốc: 15,481 triệu USD; trường Quốc tế Nam Sài Gòn: 7,6 triệu USD. Nhiều dự án có vốn đầu tư chỉ dừng lại ở con số vài trăm nghìn USD, thậm chí còn không đủ để tạo dựng một cơ sở vật chất để hoạt động lâu dài, làm giảm khả năng cạnh tranh của các cơ sở này.
Giáo dục đại học là cấp học thu hót được Theo cam kết sau khi gia nhập WTO, từ tháng 1/2009 Việt Nam chính thức mở cửa toàn bộ khu vực giáo dục đại học cho đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đã một năm trôi qua nhưng thị trường này vẫn dậm chân tại chỗ. Số trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài sau gần 20 năm thu hót chỉ là 3, điều này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế là giữ chân số lượng học sinh, sinh viên trong nước đi du học gia tăng hàng năm.
*Chất lượng và nội dung giáo dục ở một số cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa đảm bảo
Tại các trường quốc tế ở Việt Nam, trẻ em được trang bị những kĩ năng để hội nhập với thế giới, tuy nhiên những kiến thức như lịch sử, địa lí của Việt Nam lại đang bị xem nhẹ trong nội dung giảng dạy của các trường này. Đa phần ở những trường quốc tế, ban ngày học sinh học chương trình nước ngoài, buổi chiều học tiếng Anh và một vài tiết tiếng Việt. Các môn học lịch sử, địa lí, tự nhiên xã hội, đạo đức không được chú trọng, nhà trường xem những môn này là môn học ngoại khóa và kết quả học tập không dùng để đánh giá, xếp loại học sinh. Ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Tp Hồ Chí Minh, cho biết: “Nếu chiếu theo quy định, trường quốc tế dạy chương trình của nước ngoài chỉ được phép nhận học sinh người nước ngoài. Mấy năm gần đây Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện thí điểm: trường quốc tế nhận học sinh người VN. Ngoài chương trình nước ngoài, các trường quốc tế phải dạy học sinh VN các môn tiếng Việt, đạo đức, các bài xã hội trong môn tự nhiên xã hội (đối với líp 1, 2, 3) và tiếng Việt, đạo đức, lịch sử - địa lý (đối với líp 4, 5) theo chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam. TP.HCM hiện có 15 trường quốc tế như trên. Thế nhưng qua ghi nhận của sở chỉ một số Ýt trường thực hiện quy định trên, còn khá nhiều trường không thực hiện hoặc có nhưng làm qua loa, chiếu lệ. Chúng tôi đi kiểm tra thấy một số trường cắt bớt tiết, bỏ bớt bài, thiếu đồ dùng dạy học, giáo viên cũng không được đầu tư đúng mức...”. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng trẻ em được học ở những trường này nói tiếng Anh như người nước ngoài, nhưng tiếng Việt thì lại bập bẹ, không hiểu gì về văn hóa, lịch sử Việt Nam, và đặc biệt là văn hóa giao tiếp của chúng đã bị “Tây hóa”.
Một tồn tại đáng nói nữa là còn có những trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài kém chất lượng do cơ sở vật chất yếu và đội ngò giáo viên không đạt tiêu chuẩn . Lợi dụng tư tưởng thích giáo viên bản ngữ dạy ngoại ngữ của học viên Việt Nam, nhiều cơ sở đã tuyển những giáo viên nước ngoài kém chất lượng, thậm chí là “Tây balo” về giảng dạy. Những giáo viên không có trình độ chuyên môn này không thể giảng dạy một cách bài bản cho học sinh khi chính họ cũng sai những lỗi ngữ pháp cơ bản và phát âm không chuẩn. Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có 30% giáo viên người nước ngoài đang dạy tại các trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài có giấy phép lao động, số còn lại là không có giấy phép hoặc làm bán thời gian. Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, trưởng phòng quản lý giáo dục có yếu tố nước ngoài Sở GD-ĐT Hà Nội thì: “Việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam chưa được các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành tốt. Vẫn có trường hợp giáo viên nước ngoài chưa đủ hoặc chưa làm thủ tục hợp thức hóa lãnh sự các bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề. Tỷ lệ giáo viên người nước ngoài trên tổng số giáo viên ở một cơ sở có tên gọi “quốc tế” thấp nên cơ hội cho người học được trực tiếp học tập, giao tiếp với giáo viên nước ngoài có trình độ đạt chuẩn Ýt. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục này chưa tương xứng với mức học phí, thiếu trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho việc giảng dạy và học tập”.
*Xảy ra tình trạng lừa đảo học viên ở một số trung tâm giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Lừa đảo ở một số trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một thực tại nhức nhối. Những vụ lừa đảo này đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho các học viên, giáo viên, làm mất đi phần nào niềm tin của người dân đối với các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đồng thời, chúng cũng là một sự cảnh báo để người học cẩn trọng hơn trong việc chọn nơi theo học, và báo động cho việc quản lý chưa chặt chẽ các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài của các cơ quan chức năng. Có 2 vụ lừa đảo lớn nhất trong những năm qua: đó là sự biến mất của 2 trung tâm Anh ngữ SITC năm 2006 và STI năm 2008.
Năm 2006, Trung tâm Anh ngữ SITC bất ngờ biến mất làm hàng nghìn học viên và giáo viên bị thiệt hại. SITC là cơ sở đào tạo có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam từ tháng 8/ 2003. Không chỉ đào tạo ngoại ngữ, SITC còn qua mặt các cơ quan chức năng, tự liên kết với trường Đại học ACU (Mỹ) tổ chức đào tạo “chui” đến 15 khóa đào tạo thạc sỹ, mà theo điều tra, ACU không có tên trong danh sách các trường Đại học tại Mỹ. Tất cả mọi hoạt động của SITC Việt Nam đều do ông Micheal-Yu, một thành viên thuộc Ban lãnh đạo công ty mẹ SITC (trụ sở chính ở Singapore ) điều hành. Tất cả tiền đầu tư từ SITC “mẹ” gửi sang đều bị Micheal-Yu sử dụng vì mục đích riêng. Đầu năm 2006, khi SITC “mẹ” phát hiện ra việc làm mờ ám của Micheal-Yu và báo cáo với Cảnh sát Singapore thì ở Việt Nam, ông Micheal-Yu đã ôm tiền bỏ trèn. Hàng chục ngàn học viên bị lừa vì đóng học phí trọn gói, hàng trăm giáo viên bị nợ lương.
Đến năm 2008, lại thêm một trung tâm ngoại ngữ 100% vốn đầu tư nước ngoài biến mất: Trung tâm Anh ngữ STI. Trung tâm này có giám đốc là người nước ngoài nhưng hiệu trưởng là người Việt Nam,đi vào hoạt động từ năm 2005 với hai ngành đào tạo là tin học và ngoại ngữ. Khoảng tháng 7/2008 Trung tâm bị Sở GD-ĐT Tp Hồ Chí Minh phát hiện có những dấu hiệu hoạt động không hợp pháp. Sở đã kiểm tra và xử lí hai hành vi là chiêu sinh đào tạo y tá, điều dưỡng trái phép để xuất khẩu lao động ra nước ngoài và thu học phí của học viên một lượng tiền lớn. STI đã bị yêu cầu chấm dứt hoạt động của hai ngành nói trên và trả lại học phí cho học viên. Đến ngày 6/10/2008, nhiều học viên đến trung tâm như thường lệ đã rất hoảng hốt khi phát hiện toàn bộ ban quản lí trung tâm biến mất, cửa chính khóa chặt. Khi đó trung tâm này đã thu tiền học phí của hàng chục học viên. Nhiều thầy cô giáo, cả hiệu trưởng, cho đến nhân viên tạp vụ, bảo vệ cũng bị STI ăn chặn tiền lương.
2.4.2.2 Nguyên nhân
*Thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp
Nhu cầu giáo dục luôn gắn liền với trình độ phát triển kinh tế, nhất là thu nhập của người dân. Khi người dân có mức sống cao, thu nhập ổn định, họ sẽ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho giáo dục để được hưởng những dịch vụ giáo dục phù hợp với điều kiện của mình. Chính bởi vậy, ở những nơi mà kinh tế chưa thật sự phát triển, hay mức sống của người dân còn chưa cao thì các dịch vụ giáo dục cao cấp rất khó phát triển. Như đã biết, Việt Nam là một đất nước đang phát triển, với thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với thế giới, nên việc các gia đình phải bỏ ra một khoản tiền gấp nhiều lần để đưa con em vào các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài là việc vẫn còn chưa phổ biến, nếu không muốn nói là còn Ýt và chỉ tập trung ở những thành phố lớn với mức sống khá cao. Do vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài chưa có thị trường thật sự đủ lớn để phát triển, dẫn đến các cơ sở này hiện nay mới chỉ có thể phát triển ở một bài thành phố lớn mà không có cơ hội để phát triển ở các tỉnh nhá khác.
Để được con em mình được đáp ứng các dịch vụ giáo dục ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều bậc phụ huynh đã phải bỏ ra những khoản tiền trên trời, nhằm mong mỏi chất lượng giáo dục, giá trị bằng cấp sẽ tỉ lệ thuận với khả năng đóng góp. Lấy ví dụ như học phí của Trường Quốc tế Pháp tại Hà Nội, học phí của học sinh mẫu giáo là 2.100 USD/năm, tiểu học là 3.400 USD/năm, các bậc học tương đương với trung học cơ sở và trung học phổ thông là 4.000-5.000 USD/năm; chưa kể nếu học sinh đi học bằng xe của trường thì sẽ phải nép thêm 450 USD [17]. Hoặc ở Trường Quốc tế RMIT, học phí trung bình của một chương trình đào tạo đối với học sinh Việt Nam là 16.500 USD, dù trường này đã cố gắng điều chỉnh mức học phí phù hợp với người dân Việt Nam nhưng đây vẫn là một con số khá cao.
*Hệ thống văn bản luật chưa hoàn thiện
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật tuy đang đang dần dần được hoàn thiện nhưng chậm ban hành, gây trở ngại cho việc thu hót đầu tư vào giáo dục.
Luật đầu tư nước ngoài tại nước ta đã được QH/09 thông qua ngày 12/11/1996. Nhưng thật sự, mặc dù được thông qua và có hiệu lực, Luật Đầu tư nước ngoài vẫn chưa phát huy được hiệu quả, khiến các chủ thể tham gia đầu tư đều gặp rất nhiều khó khăn, gây cản trở đến việc thu hót đầu tư nước ngoài vào giáo dục. Nguyên nhân được cho là thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành. Và phải sau 13 năm, Nghị định số 06/2000/NĐ-CP quy định chung về hợp tác nước ngoài trong ba lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới được ban hành. Bên cạnh đó, các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rất chậm trễ trong việc phối hợp với nhau để soạn thảo, và ban hành các thông tư hướng dẫn chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phải sau 5 năm khi Nghị định 06/2000/NĐ-CP có hiệu lực, thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bé kế hoạch và Đầu tư cùng ban hành, để hướng dẫn mét số điều của Nghị định 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 về việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của Chính phủ mới được ban hành.
Việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi xây dựng dự án cũng như gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi xem xét, thẩm định và quản lý dự án sau cấp phép. Đặc biệt, đối với những dự án đào tạo đại học và sau đại học, trong khi chờ văn bản hướng dẫn thi hành nghị định 06/2000/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Công văn số 180/VPCP-QHQT yêu cầu tạm dừng xem xét các dự án mới đào tạo trình độ đại học. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến ý định của những nhà đầu tư muốn đầu tư vào giáo dục đại học và sau đại học tại nước ta. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn khác như việc đăng kí chương trình giảng dạy, bằng cấp, chứng chỉ,… do các văn bản luật của nước ta chưa quy định rõ.
Hạn chế nữa về hệ thống các văn bản luật đang cản trở thu hót đầu tư nước ngoài vào giáo dục ở nước ta đó là chúng ta có quá nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động của các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài như Nghị định 06/2000/NĐ-CP điều chỉnh hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo vốn FDI; Nghị định 18/2001/NĐ-CP quy định về lập và hoạt động được phép của các cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài không nhằm mục đích lợi nhuận tại Việt Nam,…Có thể nhận thấy bất cập trong chính những hạn chế trên. Như đã nói, mét trong những nguyên nhân gây khó khăn cho thu hót đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại nước ta là hệ thống văn bản pháp luật tuy đang được hoàn thiện nhưng còn thiếu hay chậm ban hành. Tưởng như đối lập với hạn chế đang được nói đến ở đây, rằng có quá nhiều văn bản luật quy định. Nhưng chính việc ban hành chậm trễ đó, đã khiến các văn bản vừa mới được ban hành lại gặp quá nhiều khó khăn cho thi hành bởi nhiều quy định đã không còn phù hợp. Hay có thể nói một cách đơn giản là khi cần thì không thấy đâu mà khi ban hành, có hiệu lực lại ồ ạt. Những quy định này khiến cho việc phân định phạm vi hoạt động được phép của các cơ sở giáo dục, đào tạo có vốn FDI cũng như cơ quan quản lý các cơ sở này rất phức tạp, nhiều trường hợp không vận dụng được hoặc vận dụng không nhất quán.
Thứ ba, một hạn chế khác, không chỉ trong lĩnh vực đầu tư vào giáo dục mà còn bắt gặp ở hầu như ở tất cả các lĩnh vực đầu tư, đó là thủ tục hành chính xin cấp phép đầu tư nước ngoài còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Chính những thủ tục hành chính rườm rà đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài khi có ý định đầu tư vào Việt Nam suy nghĩ. Không chỉ gây mất thời gian, mất nhiều công sức, tiền bạc mà chính những thủ tục hành chính rườm rà đó còn là điều kiện dễ phát sinh những tiêu cực như tham nhòng, cắt xén thủ tục,...Đó chính là một rào cản khá lớn, khiến các doanh nghiệp có ý định đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại nước ta còn e ngại, chưa dám mạnh tay đầu tư.
*Công tác quản lí nhà nước về hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều thiếu sót
Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chưa được tiến hành một cách thường xuyên. Nhiều biểu hiện tiêu cực đã xảy ra ở một số cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể nói công tác thanh tra giáo dục chỉ mấy năm gần đây, sau khi một vài trường hợp tiêu cực được phanh phui, thì mới được chú trọng, tiến hành. Nhất là đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng nể nang còn xảy ra, khiến các cơ sở này tuy chưa đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng giáo dục, chương trình giảng dạy, giáo viên,…nhưng vẫn hiên ngang hoạt động trong khi chờ đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Do công tác thanh kiểm tra chưa thường xuyên nên những cơ sở giáo dục đó rất chậm trễ trong việc khắc phục những hạn chế, và đáp ứng các điều kiện được đặt ra, và nếu có làm thì cũng chưa đến nơi đến chốn.
Công tác kiểm tra trình độ các giáo viên nước ngoài chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng giáo viên người nước ngoài còn yếu kém về năng lực sư phạm, các trung tâm chỉ mải lo chạy theo tiêu chuẩn “giáo viên bản xứ”. Những giáo viên này, tuy có lợi thế về các hoạt động giáo dục ngoại ngữ nhưng do quá chú trọng vào cái mác ngoại mà một số cơ sở giáo dục thuê những giáo viên bản địa không có kiến thức, kỹ năng sư phạm thậm chí là Tây ba lô với những bản hợp đồng ngắn hạn. Tình trạng đó xảy ra một phần bởi công tác kiểm tra chuyên môn của các giáo viên chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức, thậm chí là đã bị lãng quên. Điều này khiến cho chất lượng giáo dục của những cơ sở đó không đảm bảo, nhiều học viên rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.
Ngoài ra, việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý chưa rõ ràng, nên dẫn đến tình trạng, khi gặp sự cố, bất cập thì các cơ quan đổ lỗi cho nhau, không một đơn vị nào chịu nhân trách nhiệm về mình. Ví dụ như đÓ quản lý hiệu quả một cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, cơ quan quản lý phải biết tường tận từ đầu vào, tức là phải nắm được thông tin từ khi được cấp phép, vốn điều lệ bao nhiêu, sử dụng như thế nào, cho đến nội dung đào tạo, tuyển sinh ra sao, chất lượng giáo viên có đảm bảo,….Nhưng thực tế hiện nay, ngành giáo dục chỉ quản lý về chuyên môn, nội dung chương trình, còn về nhân lực, nguồn tài chính của cơ sở thì lại thuộc đơn vị khác. Giai đoạn tiền kiểm rất quan trọng vì nhằm ngăn chặn ngay từ đầu những cơ sở không đủ điều kiện, hoặc có dấu hiệu không trung thực. Điều Êy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và nhất thiết trước khi cấp phép phải có ý kiến thẩm định của các ngành. Có như vậy mới có thể tránh được sự chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan chức năng, tuy nhiên cần tránh tình trạng giấy tờ, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị đầu tư.
Có thể lấy ví dô khác như chỉ trong việc xin thủ tục cấp phép còng đã có nhiều cơ quan chức năng được cấp phép mở các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài. Hay trong khâu quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài còn chồng chéo. Ví dụ trong quá trình hoạt động, đối với những cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không do Sở cấp phép, khi phát hiện sai phạm, thanh tra Sở không được xử phạt mà chỉ có quyền báo cáo lên Bộ hoặc UBND thành phố chứ không được quyền rút giấy phép kinh doanh. Và tất nhiên Sở cũng không nắm được hồ sơ đăng kí hoạt động của những trung tâm này. Chính vì thế, thực tế đã xảy ra việc hàng trăm học viên tiền mất tật mang chả biết kêu cứu ở đâu, kiện ai khi bỗng dưng một trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài đột nhiên biến mất, như trường hợp của Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học STI, sở GD-ĐT chẳng biết gì ngoài tên của chủ trường và Hiệu trưởng.
Hiện nay các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đang xuất hiện ngày một nhiều. Để đảm bảo những cơ sở này hoạt động hợp pháp, có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường, chú trọng công tác quản lý trên tất cả các mặt, đặc biệt là chất lượng giáo dục.
Tóm lại, cùng với xu thế mở cửa hợp tác với nước ngoài của cả nền kinh tế, ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2009, Việt Nam đã thu hót được 127 dự án FDI vào giáo dục với tổng vốn đăng ký là 269,037 triệu USD. Hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ; không chỉ có vậy các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả đã có những đóng góp cho NSNN, tham gia tích cực các hoạt động xã hội và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở giáo dục trong nước cùng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng bộc lé một số hạn chế như: số dự án cũng như lượng vốn FDI vào giáo dục Việt Nam còn khiêm tốn, chất lượng và nội dung giảng dạy ở một số cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chưa được đảm bảo, xảy ra tình trạng lừa đảo ở một số trung tâm đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hót cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục cần thiết phải có các giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng trên.
Chương 3: Giải pháp thu hót và sử dụng hiệu quả vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam.
Theo bản Dự thảo chiến lược phát triển Việt Nam 2009-2020 do Bộ GD-ĐT công bố ngày 18-12-2008: từ nay đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, khoa học, mang đậm bản sắc dân téc, có khả năng hội nhập với nền giáo dục quốc tế để làm cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục này sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ tay nghề cao, ý thức làm chủ và trung thành với lý tưởng độc lập dân téc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nền giáo dục Việt Nam sẽ góp phần nâng cao vị trí của quốc gia trong bảng xếp hạng thế giới, đến năm 2020, số năm đi học bình quân của người Việt Nam là 13, chỉ số giáo dục (EI) của Việt Nam đạt mức 0,900, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,800.
3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam
Phát triển giáo dục để nhằm tạo nền tảng và động lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước, hướng đến phát triển nền kinh tế trí thức, bảo đảm để Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phát triển nền giáo dục dân chủ, của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục không những cần đáp ứng được những yêu cầu của xã hội mà phải đảm bảo, thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân.
Hội nhập quốc tế về giáo dục nhưng vẫn phải dùa trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân téc, xây dựng một nền giáo dục vừa tiên tiến, hiện đại, vừa vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng, giàu tính nhân bản.
Để tiến đến xây dựng một xã hội học tập thì phương thức phát triển giáo dục để tiến đến đó chính là xã hội hóa giáo dục.
Mặc dù điều kiện về chi phí còn hạn hẹp nhưng không vì thế mà lơ là chất lượng, cần đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mọi điều kiện khó khăn.
Mét trong những động lực phát triển giáo dục là đó là phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục.
Như vậy, quan điểm” Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” vẫn được thể hiện rất rõ trong định hướng phát triển giáo dục của đất nước ta đến năm 2020, thể hiện sự nhất quán trong đường lối của Đảng và Nhà nước, quyết tâm phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.
3.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Việt Nam
* Giáo dục mầm non:
Thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi. Đến năm 2015 có 95% và năm 2020 có 99% trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo để chuẩn bị vào líp 1. Chất lượng chăm sóc trẻ được cải thiện cơ bản, trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Đến năm 2020, 90% số trẻ đạt chuẩn phát triển; tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.doc