Tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Nếu như vào thập kỷ 80, toàn thế giới tập trung vào nghiên cứu sự thần bí phía sau sự phát triển thần kỳ của những con rồng châu á thì hiện nay, Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) nổi lên như một hiện tượng kinh tế thế giới với những chương trình đổi mới cũng như những thành tựu đáng kinh ngạc về phát triển kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách mở cửa về ngoại thương và đầu tư nước ngoài, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn hai mươi năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 1992 đến 2001, Trung Quốc liên t...
95 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Nếu như vào thập kỷ 80, toàn thế giới tập trung vào nghiên cứu sự thần bí phía sau sự phát triển thần kỳ của những con rồng châu á thì hiện nay, Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) nổi lên như một hiện tượng kinh tế thế giới với những chương trình đổi mới cũng như những thành tựu đáng kinh ngạc về phát triển kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách mở cửa về ngoại thương và đầu tư nước ngoài, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn hai mươi năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 1992 đến 2001, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng thứ hai trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2002 Trung Quốc vượt qua Mỹ và dành vị trí số một. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
Là quốc gia láng giềng của người khổng lồ Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện chính trị, văn hoá với quốc gia này, tìm hiểu những thế mạnh và những đối sách, những thành công và tồn tại của Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài, đúc rút được những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của mình là việc làm cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đi sâu nghiên cứu chính sách thu hút và thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trong bối cảnh chung nền kinh tế Trung Quốc;
- Phân tích những nguyên nhân thành công và những tồn tại, hạn chế trong chính sách thu hút cũng như trong kết quả thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc để từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng của luận văn là nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng như kết quả thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc giai đoạn từ 1979 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, không mở rộng sang các hình thức đầu tư gián tiếp như vay nợ, mua bán chứng khoán,...
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: có quan điểm hệ thống, có quan điểm lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn. Luận văn còn kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và đánh giá để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận văn.
5. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I:
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
Chương II:
Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của trung quốc
Chương III:
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của ThS. Mai Thu Hiền, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, sự giúp đỡ tận tình về tài liệu của Đại sứ quán Trung Quốc, cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước Ngoài của Trung Quốc
Chương
I
T
rước khi đi sâu phân tích các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc, chúng ta sẽ xem xét khái quát bối cảnh nền kinh tế, là cơ sở cho việc ra đời và phát huy hiệu quả của những chính sách này.
I. Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc:
Nền kinh tế Trung Quốc có những thay đổi căn bản từ đầu năm 1978 khi nước này thực hiện chính sách cải cách kinh tế. Nội dung chủ yếu của chính sách cải cách kinh tế gồm:
- Phân cấp quản lý. Các cấp Trung ương của Trung Quốc đã trao quyền quản lý hành chính và ngân sách cho chính quyền các tỉnh và các cấp thấp hơn. Hơn 20 năm qua, Trung ương đã lới lỏng đáng kể quyền lực trong một số lĩnh vực khác về quản lý kinh tế, bao gồm việc uỷ quyền cho địa phương phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp lớn, chuyển giao nhiều doanh nghiệp Trung ương cho các địa phương quản lý, cho phép địa phương đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc xây dựng các chính sách ngành của địa phương và sử dụng các nguồn lực của các tổ chức tài chính. Cho dù có những hiệu ứng phụ, nhưng những nỗ lực thực hiện phân cấp quản lý đã khuyến khích các địa phương nhiệt tình hơn và tạo ra các nguồn lực đáng kể để đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. Nhờ chiến lược chung "lấy địa phương để thử nghiệm các chính sách mới" của nhà nước mà nhiều đổi mới quan trọng về chính sách xuất phát từ các địa phương đã được áp dụng thành công trên toàn quốc.
-Thị trường hoá và thúc đẩy sự phát triển của khu vực ngoài quốc doanh.Trong thời kỳ trước cải cách, chính quyền kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, định giá và phân phối sản phẩm, cung ứng năng lượng, nguyên liệu, các chính sách tiền lương và lao động. Thành tựu chính của chương trình cải cách cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 là biến khu vực DNNN, do nhà nước điều hành, thành một khu vực cho phép người quản lý các DNNN có quyền tự chủ trong quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ: đầu thập niên 80, nhà nước kiểm soát hơn 80% giá cả các hàng hoá, đến giữa thập niên 90, tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 10%. Cùng với quá trình tự do hoá giá cả, hầu hết các DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được phép quyết định trong việc lập kế hoạch sản xuất và đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào. Cải cách trong khu vực tài chính và thị trường lao động cũng cho phép các DNNN linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau (như tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu) và sử dụng lực lượng lao động của họ theo các điều kiện thị trường. Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quyền tự chủ quản lý cao hơn so với các DNNN. Từ năm 1978 đến 1997, tỷ trọng đóng góp của các DNNN trong tổng sản lượng công nghiệp giảm từ 78% xuống còn 27%. Trong ngành nông nghiệp, sử dụng cơ chế khoán hộ gia đình, mặc dù chính phủ vẫn kiểm soát một phần trong khâu tiêu thụ ngũ cốc, dầu ăn và bông thông qua hệ thống thu mua chính thức. Trong ngành bán lẻ cũng xuất hiện một xu thế phát triển tương tự của khu vực ngoài quốc doanh vì doanh số bán lẻ của các doanh nghiệp bán lẻ quốc doanh chỉ chiếm 27% vào năm 1996, giảm so với mức 67% vào năm 1978. Những sự phát triển này đã thay đổi một cách cơ bản các nguồn lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, từ các DNNN đầu tư trực tiếp theo định hướng, kế hoạch của nhà nước trong thời kỳ trước cải cách sang kinh doanh tự do trong một môi trường có tính cạnh tranh cao.
- Mở cửa ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Ngay từ mùa xuân năm 1978, Trung Quốc đã xác định mục tiêu số một của đất nước là tăng mức sống của nhân dân toàn quốc thông qua phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, ban lãnh đạo Trung Quốc nhận định phải có quan hệ rộng hơn, tiếp cận mạnh hơn các thành tựu công nghệ kỹ thuật và khoa học tiên tiến của phương Tây, tận dụng các mối quan hệ đối ngoại và Trung Quốc phải thực hiện “điều chỉnh, tái cơ cấu, củng cố và phát triển”.
Mở cửa ngoại thương và đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc theo nhiều cách. Thứ nhất, hiện nay xuất khẩu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 1997, giá trị gia tăng do khu vực xuất khẩu đem lại chiếm khoảng 11% mức tăng trưởng GDP. Thứ hai, thị trường trong nước không còn được bảo hộ tuyệt đối buộc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nước ngoài, tạo ra sức ép cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thứ ba, nguồn đầu tư từ nước ngoài không chỉ đem lại nguồn vốn đầu tư cần thiết mà còn đem đén cho Trung Quốc các công nghệ hiện đại. Thực tế trong nhiều ngành (ví dụ như điện tử và ô tô) đã chứng minh rằng việc thành lập các liên doanh với nước ngoài là con đường hiệu quả nhất để theo kịp các nước phát triển trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Ngày nay, Trung Quốc đã mở cửa rộng hơn so với 20 năm về trước xét dưới góc độ ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Năm 1978, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế đóng có tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP là 9%. Tới năm 1997, con số này đã tăng lên 36%. Trong thời kỳ 1986 - 1997, tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt 326 tỉ USD. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ năm 1993, năm 2001 đầu tư nước ngoài thực tế lên đến 46,9 tỉ USD. Từ năm 1994, Trung Quốc liên tục là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong số các nước đang phát triển; luồng vốn đầu tư vào Trung Quốc hàng năm xếp hàng thứ hai, chỉ sau Mỹ.
Những thay đổi chính sách cơ bản vào cuối thập niên 70, cùng với những nỗ lực cải cách liên tục của chính quyền cấp trung ương lẫn địa phương trong suốt quá trình cải cách đã đóng một vai trò rõ rệt trong việc khuyến khích, duy trì phát triển kinh tế và đạt được những kỷ lục tăng trưởng trong hơn 20 năm qua:
1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc:
Trước cải cách, từ 1952 đến 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn bình quân hàng năm của thế giới (4,52%). Từ năm 1978 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Trung Quốc là 7,6%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới. Giai đoạn 1992 - 1997, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%/ năm. Trong đó, GDP Trung Quốc năm 1996 lớn hơn GDP của ASEAN khoảng 15%, bằng 3% GDP của thế giới, 23% kinh tế Nhật, 12% kinh tế Mỹ (xem biểu đồ 1.1). Nhiều nhà quan sát xem sự tăng trưởng này là thần kỳ, đặc biệt là khi so sánh với các nước xã hội chủ nghĩa cũ trong lúc các này trải qua sự suy thoái kinh tế trầm trọng trong suốt giai đoạn từ đầu đến giữa thập niên 90. Trong những năm 1997 - 1999, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững lại, và có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu thế tăng trưởng.
Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tế xã hội lần thứ chín ( 1996 - 2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Với những cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xí nghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cải cách cơ bản về nông nghiệp và mở rộng nhu cầu nội địa, Trung Quốc đã đảo ngược xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài liên tục trong 3 năm qua. Năm 2000, với GDP đạt 8.940 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ USD, với mức tăng GDP là 8,3% (theo Tổng cục thống kê quốc gia), theo số liệu của IMF con số này là 7,5%), GDP bình quân đầu người đạt 690 USD, Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm 1980 (200 USD). (Xem phụ lục 4). Với kết quả này, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD.
Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 10 tháng 11) sau 15 năm nỗ lực và cố gắng là một bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Sự kiện này cũng đã mở ra những cơ hội và thách thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới 2001, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới (hiện nay Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Trung Quốc; nếu tính cả hàng hoá tái xuất từ Hồng Kông thì thị trường Mỹ chiếm tới 40% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc; còn Nhật Bản chiếm khoảng 16 - 17%). Song, Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu á, năm 2001, GDP của Trung Quốc đạt 9593,3 NDT, tăng 7,3%, thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra (7,5%). Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và trong vòng 10 năm tới Trung Quốc có thể vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này.
Tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo thu nhập bình quân đầu người dân Trung Quốc tăng lên đáng kể. Từ năm 1978 đến năm 2000, thu nhập thực tế của dân cư đô thị tăng bình quân 6%/ năm, và thu nhập thực tế của dân cư nông thôn tăng với mức bình quân 8%/ năm. Năm 2001, con số này lần lượt là 8,5% và 4,2%. Thu nhập của nông dân tăng đã làm số dân nghèo theo thống kê chính thức giảm mạnh từ mức 33% vào năm 1978 (WB, 1992) xuống còn 4% vào năm 1997 (Li, 1998) và 3% vào năm 2001. Năm 2000 mức GDP bình quân đầu người đạt 690 USD (xem thêm Phụ lục 4), con số này trong năm 2001 là 9.400 NDT (1.140 USD).
Đồng hành với tăng trưởng nhanh của Trung Quốc là những thay đổi quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế nước này. Năm 1978, nông nghiệp chiếm 24% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 48% và dịch vụ 24% GDP . 19 năm sau, tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã giảm mạnh trong khi vị trí của dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Năm 1997, giá trị gia tăng của nông nghiệp là 20%, của công nghiệp và xây dựng là 30% GDP .
Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động khác đã làm cho lao động trong nông nghiệp đã giảm xuống còn 50% tổng số công ăn việc làm trong năm 1996 so với mức 70% năm 1978. Từ năm 2000 Trung Quốc đã chính thức thông báo giảm sản lượng nông nghiệp, chấm dứt chính sách đẩy sản lượng nông nghiệp lên mức cao nhất vốn tồn tại từ vài thập kỷ nay. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách này là chính phủ bỏ trợ giá cho việc mua ngũ cốc và khuyến khích nông dân phát triển những nông phẩm được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới, bằng việc nâng giá đáng kể cho các sản phẩm có chất lượng, đồng thời tăng chi cho công nghệ phục vụ nông nghiệp và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến làm lợi cho nông dân. Nhờ đó, năm 2001 năng suất lao động được nâng cao, nguồn nhân lực dồi dào từ nông thôn đã được chuyển sang ngành công nghiệp và dịch vụ với hiệu quả tương đối cao.
Không đi ngược lại xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế nhưng cũng không đánh mất chủ quyền đất nước, Trung Quốc đã từng bước mở cửa nền kinh tế của mình theo nhiều tầng nấc. Một là giảm thuế trên qui mô lớn. Từ năm 1992 trở lại đây, Trung Quốc liên tục 6 lần cắt giảm thuế quan nên đã giảm tỷ lệ thuế bình quân của thuế quan từ 43,1% xuống còn 17% hiện nay. Hai là từng bước mở cửa thị trường sản phẩm trong nước và cam kết trao đổi tự do NDT ở các hạng mục thông thường. Ba là mở cửa một phần thị trường tiền tệ và bảo hiểm trong nước, cho phép vốn nước ngoài có điều kiện đi vào thị trường vốn trong nước. Bốn là trong cuộc khủng khoảng tài chính Châu á vừa qua, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng NDT và cố gắng tham gia vào viện trợ cho vay đối với các nước như Thái Lan, Indonexia để góp phần làm dịu và khắc phục cuộc khủng hoảng tiền tệ này. Với những cố gắng như vậy công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã đạt được thành tựu rực rỡ, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm liên tiếp, đây là điều mà các quốc gia đều mong muốn đạt được.
2. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc:
Từ năm 1978 đến 1997, Trung Quốc giữ được tỷ lệ lạm phát bình quân 6%/ năm (xác định theo chỉ số giá bán lẻ), dù đôi khi mức lạm phát ngắn hạn có thể lên tới 20%/ năm ( 1987 - 1988 và 1993 - 1995). Điều đáng lưu ý là Trung Quốc đã đạt được sự ổn định trên trong điều kiện thả nổi hơn 90% giá cả hàng hoá mà trước đây nhà nước kiểm soát. ở các nước khác trong thời kỳ quá độ, tự do hoá giá cả đã dẫn tới giá cả tăng đột biến và một số nền kinh tế phải chịu lạm phát kéo dài. Đặc biệt, kết quả chương trình "hạ cánh nhẹ nhàng" của Trung Quốc trong hai năm 1996 - 1997 rất ngoạn mục: mức lạm phát bình quân giảm xuống dưới 4% từ mức 15% năm 1995, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ổn định ở mức 9%/ năm.
Diễn biến kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong 20 năm qua đã phản ánh quyết tâm chắc chắn của chính quyền Trung ương đối với việc duy trì ổn định giá cả, và chiến lược tự do hoá giá cả từng bước của Trung Quốc đang thu được kết quả tốt đẹp. Chính phủ Trung Quốc đã rất thận trọng trong việc xác định các bước xoá bỏ kiểm xoát giá cả với một mức lạm pháp hạn chế do cải cánh giá gây ra. Chính phủ Trung Quốc có xu hướng làm chậm lại, thậm chí làm đảo ngược, quá trình tự do hoá giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất nếu vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô bị đe dọa. Hơn nữa, Trung Quốc kiên trì thực hiện chiến lược hệ thống hai cơ chế kinh tế trong nhiều khu vực, chiến lược cho phép cơ chế thị trường từng bước được thành lập và giá cả thị trường dần dần ảnh hưởng đến tất cả giao dịch kinh doanh. Chính phủ Trung Quốc cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn các cơ hội cải cách giá cả và các cải cách khác, nhờ đó giảm thiểu tác động của lạm phát do những cải cách gây ra.
Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi của Trung Quốc đã tạo ra tỷ lệ tiết kiệm cao (35- 40%), trong suốt thời kỳ cải cách, so với các nước có thu nhập thấp và trung bình khác. Bởi vì vai trò của ngân sách nhà nước trong quá trình huy động các nguồn lực đầu tư đã giảm xuống đáng kể, nên hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán đã trở thành các kênh có hiệu quả qua đó tiền tiết kiệm của các hộ gia đình trở thành các khoản đầu tư. Các chính sách kinh tế vĩ mô tương đối phù hợp và chặt chẽ cũng đã góp phần tạo ra niềm tin đối với đồng NDT.
Đồng thời, với một mức dự trữ ngoại tệ cao (140 tỉ USD vào cuối năm 1997) và thái độ thận trọng đối với cải cách quản lý ngoại tệ, Trung Quốc là một trong những nước Châu á ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997 và 1998.
3. Tình hình phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc:
Trước năm 1979, quan điểm chính thống về phân công lao động quốc tế cho rằng, là một nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc không nên tham gia vào phân công lao động quốc tế - một lãnh địa đã bị thế giới tư bản khống chế - vì nếu tham gia thì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sẽ bị tổn hại do những biến động hỗn loạn bên ngoài và do bị phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Quan điểm này còn nhấn mạnh rằng phân công lao động quốc tế sẽ dẫn tới trao đổi bất bình đẳng giữa Trung Quốc và các nước phát triển khác do Trung Quốc chỉ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chưa chế biến và phải nhập khẩu hàng công nghiệp. Hậu quả của quan điểm này là ngoại thương Trung Quốc chỉ đơn thuần lấp khoảng thiếu hụt giữa nhu cầu theo kế hoạch và khả năng sản xuất trong nước, không hề có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác cũng không phát triển.
Từ khi thực hiện cải cách vào năm 1979, khuyến khích xuất khẩu đã trở thành một trong những yếu tố trọng tâm trong nỗ lực hiện đại hoá nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách đã dần dần hiểu ra rằng phân công lao động quốc tế có thể đem lại cho Trung Quốc công nghệ cần thiết, bí quyết kỹ thuật và một thị trường rộng lớn hơn cho sản xuất nội địa, và để trở thành một nước công nghiệp Trung Quốc cần tích cực tham gia vào thương mại quốc tế. Chính sách thương mại áp dụng từ năm 1979 đã thu được những thành công đáng kể, thể hiện qua việc cánh cửa kinh tế ngày càng được mở rộng.
Trong thời kỳ 1978 - 1997, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 16% một năm. Cũng trong thời kỳ này, kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP tăng từ 9% lên 36%, trong đó tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với GDP tăng từ 4% lên 9%. Năm 1997, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đạt 325,1 tỷ USD. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á, Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc giảm nhẹ với mức 0,4% so với năm 1997, tổng kim ngạch ngoại thương đạt 424 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 283,8 tỷ USD, tăng 0,5%; Nhập khẩu đạt 140,2 tỷ USD, giảm 1,5% (Xem bảng 1.1). Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng xấp xỉ 15 lần trong 20 năm, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên vị trí cường quốc ngoại thương thứ 10 thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Italia, Canada, Hồng Kông và Hà Lan. Từ chỗ chiếm 0,75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới tới chỗ chiếm tới 3,3%. Năm 2000, cùng với sự xuất hiện những nhân tố mới của nền kinh tế thế giới, thương mại thế giới đã đạt mức tăng trưởng 10,6%, cao nhất trong thập kỷ vừa qua với mức gia tăng kỷ lục về kim ngạch xuất nhập khẩu, lớn gấp 2,3 lần so với mức tăng trưởng 4,3% của năm 1998 và gấp gần 2 lần so với mức tăng trưởng 5,3% của năm 1999. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại của Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2000 là 430,9 tỷ USD, tăng 30,2% so với năm 1999, trong đó xuất khẩu đạt 227,2 tỷ USD, tăng 30,1%; nhập khẩu đạt 203,7 tỷ USD, tăng 30,4%. Năm 2001, mặc dù có những biến động mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là sự kiện khủng bố nước Mỹ vào ngày 11 tháng 9 đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Mỹ và có ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại của Trung Quốc, bởi Mỹ là bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Trung Quốc. Không những vậy, việc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng đã tác động không nhỏ tới hoạt động thương mại của Trung Quốc. Tuy vậy, năm 2001 Trung Quốc vẫn duy trì được số thặng dư thương mại lớn đạt 17 tỷ USD, cụ thể: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 501 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 259 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch nhập khẩu đạt 242 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2000.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
XK/ GDP
( %)
XNK / GDP
( %)
1978
1980
1985
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
9,8
18,1
27,4
62,1
71,8
85,0
91,8
121,0
148,8
151,1
282,3
283,8
174,6
227,2
266,2
10,9
20,0
42,3
53,4
63,8
80,6
104,0
115,7
132,1
138,8
142,4
140,2
156,3
203,7
234,8
4
6
9
17
19
20
21
23
22
18
20
28,7
17,6
21,2
23
9
13
24
31
36
38
40
41
41
35
36
32,7
33
44
43
Nguồn State Statistical Bureau (1993, 1995, 1996, 1997a ), IMF (1998). Số liệu năm 1997 lấy theo Chen (1998). Số liệu từ năm 1998- 2001 lấy từ tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc các số năm 1999,2000 và 2001
Nhìn chung, hoạt động thương mại của Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách - mở cửa đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội Trung Quốc. Với những thành tựu kinh tế nói trên, Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang thế kỷ 21, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 10 ( 2001-2005).
Mức độ dựa vào đầu tư nước ngoài (tỷ trọng của lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP ) cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1985, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút vào Trung Quốc là 4,72 tỷ USD, mức độ dựa vào đàu tư nước ngoài là 1,55%. Chỉ tiêu này đã liên tục tăng lên và từ năm 1995 trở lại đây, mức độ dựa vào vốn nước ngoài khoảng 20%. Tính đến năm 1997, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 220,14 tỷ USD, mức dựa vào vốn nước ngoài lên tới 24,4%. Trung Quốc đã thu hút tới 40% tổng vốn đầu tư trực tiếp của các nước đang phát triển và trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc .
Nợ nước ngoài của Trung Quốc được duy trì ở mức cao. Mức dựa vào nợ nước ngoài là tỷ lệ giữa số dư nợ nước ngoài với thu nhập tài chính của một nước. Đây là một trong những chỉ tiêu đo mức quốc tế hoá kinh tế của một nước và mức độ mở cửa đối với nước ngoài. Nhìn chung, tỷ lệ thông thường của mức độ dựa vào nợ nước ngoài khoảng 0,9 đến 1,0. Năm 1979, số dư nợ nước ngoài của Trung Quốc là 2,35 tỷ USD, mức độ dựa vào nước ngoài chỉ có 0,03. Sang thập kỷ 90, cùng với việc tăng lên không ngừng của việc sử dụng vốn nước ngoài, mức độ dựa vào nợ nước ngoài của Trung Quốc cũng tăng lên. Đến cuối năm 1997, số dư nợ nước ngoài của Trung Quốc đạt tới 131 tỷ USD, mức dựa vào nợ nước ngoài là 1,25. Điều này chứng tỏ Trung Quốc hiện nay đã thực sự thoát khỏi tình trạng bế quan toả cảng và bắt đầu tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế.
Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được sẽ là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các nước đang và sẽ thực hiện cải cách - mở cửa, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu các nhân tố tác động và những kinh nghiệm của Trung Quốc có một ý nghĩa quan trọng. Thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố như vậy.
Ii. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc:
N
ăm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các chính sách thu hút của Trung Quốc từ đó tới nay có nhiều thay đổi, tuy nhiên, có thể chia thành các nhóm chính sách chủ yếu như sau:
1. Định hướng thu hút FDI có trọng điểm:
“Muốn vượt một dòng sông phải dò từng bước lên những tảng đá dưới lòng sông”
Đặng Tiểu Bình
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có diện tích 9,6 triệu km2, trải dài từ miền cận nhiệt đới đến ôn đới, từ vùng núi cao xen lẫn bồn địa khô hạn ở miền Tây đến những cánh đồng màu mỡ ven biển ở miền Đông. Từ Bắc xuống Nam dài 4.000 km, từ Đông sang Tây rộng 5.200 km, chia làm ba vùng khác nhau về trình độ văn hoá, trình độ phát triển kinh tế là vùng ven biển, vùng giữa và vùng cao. Trung Quốc có đường biên giới luc địa dài chừng 22.800 km, tiếp giáp với nhiều nước ở ba mặt bắc, tây, nam. Phần lớn đường biên giới (có tới 17.000 km) nằm trong vùng núi cao hiểm trở nên việc đi lại giữa Trung Quốc với các nước láng giềng bị hạn chế. Trái lại đường bờ biển phía Đông mở rộng ra Thái Bình Dương với các cảng nằm rải rác từ Bắc xuống Nam đã tạo điều kiện tốt cho Trung Quốc quan hệ với thế giới.
Do điều kiện địa lý ở các vùng khác nhau và do trình độ phát triển kinh tế, văn hoá không đồng đều giữa các vùng nên Trung Quốc không thể cùng lúc mở cửa với mức độ như nhau trong phạm vi cả nước. Vì vậy Trung Quốc đã chọn vùng ven biển làm vùng có nhiều thuận lợi hơn cả để đi đầu trong chính sách mở cửa, nhằm phát huy ưu thế của vùng này với tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào, vị trí thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Đây cũng là những vùng có truyền thống kinh doanh buôn bán lâu đời, có một số cơ sở công nghiệp đã hình thành và có khả năng tiềm năng khoa học tương đối lớn. Vùng ven biển phía Đông Nam, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến còn là quê hương của hàng chục triệu Hoa kiều.
Nếu khu vực ven biển Trung Quốc (bao gồm cả đồng bằng sông Châu Giang và đồng bằng sông Trường Giang, vùng tam giác nam Phúc Kiến, bán đảo Sơn Đông, bán đảo Liêu Đông) có thể đivào thị trường quốc tế để tỏ rõ thế mạnh, tìm lối thoát, thực sự chuyển sang quỹ đạo kinh tế hướng ra bên ngoài thì chẳng những kinh tế vùng ven biển có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của khu vực miền Trnng và miền Tây.
Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc áp dụng phương châm của ông Đặng “Muốn vượt một dòng sông phải dò từng bước lên những tảng đá dưới lòng sông”. Mỗi một biện pháp mở cửa thu hút FDI đều được Trung Quốc thử nghiệm, xem xét kỹ và trưng cầu ý kiến trong cả nước, chỉ được áp dụng rộng rãi khi nó tỏ rõ hiệu quả.
2. Xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones-SEZs):
Các đặc khu kinh tế phải hoàn thành nhiệm vụ “4 cửa sổ” là:
Cửa sổ kỹ thuật,
Cửa sổ quản lý,
Cửa sổ tri thức và
Cửa sổ chính sách đối ngoại
Đặng Tiểu Bình
Vào cuối những năm 1960 và trong thập kỷ 70, sự ra đời và thành công của hàng trăm khu kinh tế tự do trên thế giới đã tác động mạnh đến tư tưởng của các lãnh đạo Trung Quốc. Tháng 4 năm 1979, trong cuộc họp Trung ương Đảng cộng sản, Trung Quốc đã quyết định thử nghiệm thành lập các đặc khu kinh tế. Ngày 26 tháng 8 năm 1980, Hội nghị lần thứ 15 Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc đã thông qua: “Điều lệ về đặc khu kinh tế Quảng Đông”, quyết định chính thức thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu. Đồng thời cũng quyết định cho tỉnh Phúc Kiến xây dựng đặc khu kinh tế Hạ Môn. Tháng 4 năm 1998, để đáp ứng yêu cầu mở cửa đối ngoại hơn nữa, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh đã trở thành đặc khu kinh tế thứ năm khiến cho quy mô của các đặc khu ngày càng mở rộng.
Năm đặc khu trên có đặc điểm chung là được đặt ở khu vực có quan hệ lâu dài với nước ngoài và có vị trí thuận lợi trong thương mại quốc tế. Các đặc khu đều nằm sát các thị trường tư bản, giao thông đường biển, đường không thuận tiện. Do đó nhưng đặc khu này chịu tác động trực tiếp của các trung tâm công nghiệp và thương mại ở bên ngoài. Đây là con đường chủ yếu để Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của tư bản nước ngoài. Các đặc khu trên là quê hương của rất nhiều Hoa kiều, họ có vốn, có khả năng quản lý, có kinh nghiệm về các hoạt động tài chính và ngân hàng. Khá nhiều người trong số họ còn giữ những vị trí quan trọng trong những ngành kinh doanh khắp Đông Nam á. Hơn nữa, truyền thống của người dân Trung Quốc là dù có đi khắp nơi trên thế giới nhưng khi có điều kiện, họ sẽ tìm mọi cách để hướng về “đất mẹ” bằng mọi hình thức khác nhau. Đây là một lợi thế đặc biệt của Trung Quốc mà ít nước nào có được.
Bên cạnh những đặc điểm chung, mỗi đặc khu lại có những đặc điểm riêng. Trừ Hạ Môn có môt nền tảng công nghiệp truyển thống, các đặc khu khác khi mới thành lập đều không có cơ sở hạ tầng. Đặc khu Sán Dầu lại không có nhiều mối quan hệ họ hàng và văn hoá với Hoa kiều như Thâm Quyến và Hạ Môn song bù lại họ có một lịch sử buôn bán hơn một trăm năm,…
Với những đặc điểm như vậy, ngay từ khi bắt đầu xây dựng, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ cho các đặc khu kinh tế là: một mặt làm ra của cải vật chất ngày càng nhiều, dẫn đầu cả nước trong việc làmgiầu trước; một mặt phải cung cấp cho nội địa những công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng nhanh tiến trình 4 hiện đại hóa của đất nước. Nói theo cách của Ông Đặng là các đặc khu kinh tế phải hoàn thành nhiệm vụ “4 cửa sổ” là: cửa sổ kỹ thuật, cửa sổ quản lý, cửa sổ tri thức và cửa sổ chính sách đối ngoại.
Việc xây dựng các đặc khu kinh tế ở một chừng mực nào đó có dựa theo mẫu của khu chế xuất ở các nước phát triển, song nó không phải là bản sao của khu chế xuất mà có những nét rất khác biệt. Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là nơi thử nghiệm các thể chế quản lý kinh tế và chính sách mới, làm bàn đạp để lan ra các khu vực khác. Nó không những lớn hơn so với các khu chế xuất về quy mô mà ngoài nhiệm vụ chế biến xuất khẩu như các khu chế xuất, chúng còn khuyến khích các nhà đầu tư vào nhiểu lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,… Đây thực sự là những máy lọc để lọc bỏ những gì không phù hợp với nhu cầu và truyền thống vốn có của Trung Quốc, là dầu bôi trơn giúp cho cỗ máy kinh tế của Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới. Trong đặc khu kinh tế tồn tại rất nhiều các thành phần kinh tế khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hình thức “xí nghiệp 3 vốn”.
Với các chính sách ưu tiên và các thể chế mang tính đặc thù, các đặc khu kinh tế đã thực sự mang lại những thành tựu đáng kể, khuýên khích sự phát triển của cả nền kinh tế Trung Quốc. Theo đánh giá của tạp chí Khoa học xã hội Quảng Đông thì sự nổi bật của các đặc khu kinh tế là do nó mang nhiều cái nhất: tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, sử dụng vốn nước ngoài nhiều nhất, mạng lưới xí nghiệp liên doanh dày đặc nhất, khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh nhất, phạm vi liên hệ với kinh tế nội địa rộng nhất và mức độ điều tiết của thị trường lớn nhất.
Với các chính sách tôn trọng và khuyến khích nhân tài, các đặc khu kinh tế là nơi tập trung đông đảo nhất đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của cả nước. Ví dụ ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến, trước khi được chọn là đặc khu kinh tế thì chỉ có 20 vạn dân, đến năm 1998 đã là 40 vạn dân, một nửa trong số đó là công nhân viên chức tạm trú, lương bình quân thang gấp 2,5 đến 3 lần so với nơi khác trong cả nước. Thu nhập đầu người của người dân Thâm quyến năm 1984 là 600 NDT, năm 1992 là 2000 NDT. Đặc khu kinh tế có nền kinh tế phát triển rất cao so với các nơi khác trong nước, do đó lực lượng lao động từ các nơi khác trong nước đến đặc khu kinh tế ngày càng nhiều.
Thế nhưng bên cạnh những thành tựu to lớn mà các đặc khu kinh tế đạt được, những biểu hiện tiêu cực và kém hiệu quả của các đặc khu kinh tế vẫn tồn tại. Đó là: cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng nề, mặc dù đã được coi là khu vực kinh doanh tổng hợp, nhưng do quá chú trọng đến phát triển công nghiệp,các đặc khu kinh tế đã tạo ra nguy cơ thiên lệch cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ vốn FDI trong ngành dịch vụ giảm dần kể từ năm 1990 nhưng vẫn chiếm phần lớn vốn đầu tư, tạo nên sự xa hoa lãng phí không cần thiết (Tại Thẩm Quyến, tuy có nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại nhưng vẫn còn tồn tại tới 200 khách sạn 4-4 sao, nhiều quán rượu, nhiều điểm ăn chơi, gần 100 vũ trường…); tính thiếu hiệu quả trong đầu tư thể hiện ở chỗ các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 71% hạng mục đầu tư; cơ sở hạ tầng còn thiếu, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng còn quá cao. Các nhà kinh tế Trung Quốc đánh giá, bình quân việc triển khai cơ sở hạ tầng trong một đặc khu kinh tế đòi hỏi đầu tư khoảng 2 tỷ NTD/ km2, chi phí lớn như vậy nhưng sự kém năng lực của cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nhiều ; có sự cạnh tranh giữa khu vực trong đặc khu kinh tế với khu vực còn lại trong nước do những ưu đãi miễn giảm thuế ở trong đặc khu kinh tế mà ngoài đặc khu kinh tế không có…
Mặc dù có những nhược diểm và kém hiệu quả như trên, nhưng những thành công lớn của các đặc khu kinh tế Trung Quốc cho thấy sự chuyển hướng và lựa chọn những chính sách, mô hình đúng đắn của chính phủ Trung Quốc kể từ khi mở cửa. Hiện nay, các đặc khu kinh tế Trung Quốc không ngừng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chú trọng thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp trong các đặc khu.
3. Xây dựng 14 thành phố mở cửa ven biển:
Sau những thành công bước đầu của đặc khu kinh tế , nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã nêu lên tư tưởng chỉ đạo chiến lước quan trọng: xây dựng đặc khu thực hiện chính sách mở cửa “ không thu lại mà bung ra”, và Ông cho rằng việc mở cửa thêm một số thành phố ven biển là bố trí quan trọng trong việc tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa.
Thực hiện chính sách mở cửa “không thu lại mà bung ra”
Đặng Tiểu Bình
Với tinh thần đó tháng 4/1984, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện quyết định mở cửa 14 thành phố ven biển: Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tần Hoàng Đảo, Yên Đài, Thanh Đảo, Viên Vân Cảng, Nam Thông, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Đông, Trạm Giang, Bắc Hải. Tổng diện tích 14 thành phố là hơn 10 vạn km2, dân số 45,38 triệu.
14 thành phố này đều là những vùng kinh tế phát đạt. Giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 25%, giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 23% tổng sản lượng cả nước. Giao thông của 14 thành phố tương đối thuận tiện, lượng vận chuyển đường bộ và đường thuỷ chiếm 1/5, lượng bốc dỡ cảng biển chiếm 79% của cả nước. Lực lượng khoa học chiếm 12-17% cả nước, trình độ kỹ thuật và quản lý tương đối cao. Xuất khẩu chiếm 40% cả nước với nhiều năm kinh nghiệm về hoạt động ngoại thương.
4. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
4.1. Chính sách cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng:
Tự xác định đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã chủ động bỏ vốn ra xây dựng cải tạo đường xá, bến bãi kho tàng, cảng nước sâu, sân bay, hệ thống thông tin,… Cho đến năm 1994, Trung Quốc đã xây dựng được 54.000 km đường sắt, trong đó 8.988 km đường sắt được điện khí hoá, 1.178 ngàn km đường bộ, trong đó có 1.555 km đường cao tốc, 9.078 km đường xe chuyên dụng cấp 1 và 2; tất cả các huyện đều đã xây dựng đường bộ. Đã cải tạo sử dụng 110 ngàn km vận tải đường sông. Đã xây dựng được hơn 20 cảng lớn, 1.763 cảng nhỏ trong đó 350 cảng có thể nhận được tàu trọng tải 1 vạn tấn, đã mở ra gần 100 tuyến đường biển để giao lưu với 1.100 bến cảng của hơn 160 nước và khu vực. Hàng không dân dụng Trung Quốc cũng đã mở ra 688 tuyến bay, trong đó có 84 tuyến bay quốc tế, với đường bay dàI 1.046 triệu km, trong đó đường bay quốc tế dài 352 ngàn km, thông đến hơn 40 thành phố trên thế giới; đã sử dụng nhiều máy bay cỡ lớn như Boeing 767, 757, 747, 737, MD 82…Về bưu điện viễn thông, Trung Quốc đã xây dựng 60.400 trạm bưu điện, với tuyến bưu điện dài 5,244 triệu km, đã đặt 61,62 triệu máy điện thoại ở thành phố và nông thôn. Riêng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 vừa qua, đầu tư tải sản cố định tăng lên rõ rệt, tổng cộng đạt chừng 734,9 tỷ USD, tăng gấp 3,1 lần so với kế hoạch 5 năm lần thứ 7. Trong 5 năm tăng thêm hơn 5.800 km đường bộ mới, 3.400 km đường sắt hai chiều, xây dựng 92.000 km đường bộ mới, 1.700 km đường cao tốc. Tổng cộng năng suất điện lực 200 kw…Điều kiện cung ứng năng lượng, giao thông, bưu điện…ở Trung Quốc không ngừng được cải thiện đã tạo ra thuận lợi cho các nhà đầu tư. Sau khi gia nhập WTO, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư tiếp tục là mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Với việc đưa vào hoạt động hai tuyến đường cao tốc mới ở Bắc Kinh và Sơn Tây, tổng chiều dài đường cao tốc ở Trung Quốc trong năm qua đã vượt con số 20.000 km, Trung Quốc đã vượt Canada và Đức trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một hệ thống đường sắt khá phát triển. Sau 4 năm được đầu tư lớn, đến cuối năm 2001, Trung Quốc đã xây dựng được 70.000 km đường sắt, trong đó có 23.000 km đường sắt hai chiều và 17.000 km đường ray tĩnh điện. Trung Quốc được xem là nước có độ dài đường sắt đứng thứ 3 thế giới, trong khi đường sắt hai chiều và đường ray tĩnh điện xếp thứ nhất châu á.
Cũng trong năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách khẳng định việc theo đuổi một chiến lược phát triển bền vững. Thủ tướng Chu Dung Cơ cho biết, Trung Quốc sẽ lựa chọn mô hình kinh tế sinh thái khép kín cho việc phát triển dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất. Trong năm qua, Trung Quốc đã phê chuẩn dự án xây dựng đường chuyển nước từ Nam lên Bắc có quy mô lớn nhất thế giới. Dự án gồm ba kênh dẫn nước Đông, Trung và Tây, khi hoàn thành sẽ có thể chuyển tải một khối lượng 44,8 tỷ m3 nước/ năm từ sông Dương Tử lên miền Bắc. Dự án này giúp giải quyết vấn đề thiếu nước nghiêm trọng ở miền Bắc, đáp ứng các yêu cầu về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Theo thứ trưởng Bộ thuỷ lợi Trung Quốc Trương Cơ Nghiêu, dự án nằm trong chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của Trung Quốc. Ngày 6/11/2002, Trung Quốc đã tiến hành chặn dòng sông Dương Tử ở khu vực đập Tam Hiệp, đánh dấu việc xây dựng đập thuỷ điện trên sông Dương Tử, con đập lớn nhất thế giới với kinh phí xây dựng là 24 tỷ USD. Theo kế hoạch, trong vòng 7 năm, Chính phủ sẽ chi khoảng 39 tỷ NTD (khoảng 4,7 tỷ USD) để làm sạch nguồn nước vùng hồ Tam Hiệp và vùng thượng lưu sau khi toàn bộ công trình Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2009.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thực hiện nhiều nỗ lực khác như việc chuyển đổi một khối lượng lớn đất đồng cỏ, đất trũng thành khu vực sinh thái, kiểm soát ô nhiễm không khí và sa mạc hóa đất đai, giảm hiệu ứng nhà kính bằng việc giảm sử dụng than,... Trung Quốc coi việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là chính sách quốc gia lâu dài cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng cứng.
4.2. Tạo dựng môi trường luật pháp choFDI:
Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản gốc gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòi hỏi của những quan hệ mở trong nền kinh tế thị trường. Chúng được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là:
-Bình đẳng cùng có lợi nghĩa là phải có lợi cho việc xây dựng hiện đại hoá của Trung Quốc, đồng thời các nhà đầu tư cũng thấy được lợi ích của mình. Nhà nước Trung Quốc bảo vệ vốn đầu tư, các lợi nhuận thu được và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư.
-Tôn trọng tập quán quốc tế: các nhà đầu tư có quyền tự chủ tương đối lớn trong sản xuất kinh doanh. Họ có thể áp dụng các phương thức quản lý phổ biến trên thế giới, không bị bó buộc bởi thể chế quản lý hiện hành của Trung Quốc.
Trên các nguyên tắc đó, Bộ luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài ra đời vào ngày 1/7/1979 đã đặt nền móng cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Đây là Bộ luật quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực này
Những nội dung chủ yếu của Bộ luật bao gồm:
+Các doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc với nước ngoài là pháp nhân Trung Quốc chịu sự quản lý và bảo vệ của pháp luật Trung Quốc. Các doanh nghiệp này được phép kinh doanh vào các nganh khai thác năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, luyện kim chế tạo cơ khí, đIên tử, máy tính, thiết bị thông tin, công nghịêp nhẹ, công nghịêp thực phẩm, nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, du lịch, dịch vụ…
+Phương thức góp vốn có thể bằng hàng hoá, các công trình kiến trúc, nhà xưởng, thiết bị máy móc hoặc vật liệu khác, bản quyền công nghệ kỹ thuật, đất đai.
+Kỹ thuật mà doanh nghịêp liên doanh tiếp thu phải thích hợp với việc sử dụng, phải tiên tiến, khiến cho sản phẩm của nó phải có hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt đối với trong nước hoặc có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Kỳ hạn chuyển nhượng hợp đồng kỹ thuật nói chung không quá 10 năm
+Khi nhập khẩu những vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế Hải quan và thuế công thương thống nhất. Sản phẩm tiêu thụ trong nước có thể xin miễn thuế này trong thời kỳ đầu mới xây dựng; cho phép một cơ sở mới nếu đăng ký thời gian thi hành liên doanh là lớn hơn 10 năm thì được hưởng chế độ miễn thuế 100% thuế thu nhập trong năm làm ra lãi đầu tiên và được hưởng 50% trong hai năm tiếp sau đó; cho phép các nhà đầu tư nếu tái đầu tư các khoản lợi nhuận trong thời gian ít nhất là 5 năm thì được trả lại 10% thuế thu nhập đánh vào các khoản vốn tái đầu tư.
+Số lợi nhuận có thể phân phối sau khi trích ra dùng cho quỹ dự phòng, quỹ tiền thưởng và phúc lợi cho cán bộ công nhân viên, quỹ phát triển xí nghiệp. Lợi nhụân được phân phối theo tỷ xuất vốn của các bên liên doanh được phép chuyển ra ngoài Trung Quốc.
+Kỳ hạn hợp doanh của các hạng mục bình thường từ 10-30 năm. Kỳ hạn hợp doanh của các hạng mục có đầu tư lớn, chu kỳ quay vòng tiền vốn dài, tỷ lệ lợi nhuận thấp cũng có thể trên 30 năm.
Tháng 4 năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi bộ luật này, có những quy định có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài ở 3 vấn đề: quốc hữu hoá, kỳ hạn hợp doanh và lựa chọn giám đốc. Cụ thể:
+Nhà nước không thực hiện quốc hữu hoá và trưng thu doanh nghiệp liên doanh
+Người nước ngoài có thể làm giám đốc
+Thời hạn hợp doanh: được quy định khác nhau với các ngành khác nhau, các tình huống khác nhau. Có doanh nghiệp cần phải quy định, có doanh nghiệp không cần. Tại những doanh nghịêp có quy định thời hạn hợp doanh, nếu các bên hợp doanh đồng ý kéo dài thời hạn, cần phải nộp đơn xin cơ quan có thẩm quyền trước 6 tháng tính tới khi hết hạn hợp doanh.
Bộ luật đầu tư của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu mở cửa đối ngoại của Trung Quốc. Tuy nhiên Bộ luật này cũng còn có những hạn chế nhất định. Nó còn có những điểm chưa rõ như sự đảm bảo mức thu nhập tối thiểu được cam kết, sự điều chỉnh về quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên người Trung Quốc và người nước ngoài, việc bảo vệ đầu tư và đền bù trong trường hợp Trung Quốc mua vốn đầu tư đó…
Ngoài bộ luật nói trên, các văn bản khác liên quan đến tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, xuất nhập cảnh, đi lại và cư trú, quản lý tài nguyên khoáng sản đất đai, lao động và tiền lương cũng đã được các ngành hữu quan ban hành nhằm hướng dẫn cụ thể họat động hợp tác đầu tư. Cụ thể: Quyết định thành lập các đặc khu kinh tế tháng 8/1980; Luật xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, các chính sách ngành nghề như “Quy định tạm thời về phương hướng chỉ đạo đầu tư nước ngoài”. Để bảo hộ quyền bản quyền trí thức của các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã ban hành Luật bằng sáng chế tháng 4/1985 và các Luật nhãn hiệu, Luật quyền tác giả, Điều lệ bảo hộ phần mềm máy tính; tham gia công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp tháng 3/1985. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký hiệp định bảo hộ đầu tư với 67 nước và ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 40 nước.
Đặc biệt, FDI và các quan hệ hợp tác có liên quan lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp mới của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, công bố cuối năm 1982 cụ thể như sau “Nước CHND Trung Hoa cho phép các cơ sở kinh doanh nước ngoài, các tổ chức kinh tế nước ngoài và những người nước với tư cách cá nhân được tiến hành đầu tư tại Trung Quốc và được tham gia vào nhiều hình thức hợp tác kinh tế với các cơ sở kinh doanh và các tổ chức kinh tế của Trung Quốc theo quy định của luật pháp nước CHND Trung Hoa”. ĐIều khoản này được đưa thêm vào Hiến pháp đã xua tan mọi lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về việc các cơ sở đầu tư được thành lập theo Luật đầu tư liên doanh một ngày nào đó sẽ được coi là bất hợp hiến.
Những văn bản này không ngừng được sửa đổi, bổ xung theo hướng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Đáng chú ý là “Quy định của Quốc vụ viện về khuyến khích đầu tư của thương gia nước ngoài”, goi tắt là “22 điều mục”, ban hành ngày 11/10/1986. Quy định này nhấn mạnh việc ưu đãi đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến trên 5 mặt:
Hạ thấp phí sử dụng đất đai: ngoài các khu vực trung tâm của các thành phố lớn, phí khai thác và phí sử dụng mỗi năm là 5-20NDT/m2.
Hạ thấp phí lao động, các công trình thuỷ đIện giao thông, thông tin liên lạc thu phí theo mức của các đơn vị quốc doanh địa phương.
Miễn giảm thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm dầu thô, sản phẩm dầu và một số sản phẩm khác do nhà nước quy định.
Khích lệ các nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận tái đầu tư. Nếu thời gian kinh doanh của dự án tái đầu tư trên 5 năm, nhà đầu tư sẽ được hoàn lại 40% số thuế thu nhập đã nộp đối với phần vốn tái đầu tư.
Bảo đảm hai điều kiện bên ngoài của doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, tạo môi trường hoạt động tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp.
“22 điều mục” có phạm vi áp dụng rộng, không tính tới sự phân biệt giữa cơ sở đầu tư liên doanh, cơ sở hợp đồng kinh doanh và cơ sở 100% vốn nước ngoài. Đáng lưu ý là, trong quy định này đâu cũng có hai chữ “ưu tiên” do vậy nhiều địa phương đã mở rộng phạm vi ưu tiên của mình. Ví dụ, tỉnh Hắc Long Giang đưa tám vấn đề ưu tiên : than, đIện, dầu mỏ, khí đốt, nguyên vật liệu, đất sử dụng, vốn vay ngân hàng và sức lao động. Quý Châu lại đưa ra ưu tiên đầu tư tài sản cố định, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, sắp xếp đội ngũ thi công. Điều này đã phá vỡ cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vi phạm chuẩn mực đãi ngộ quốc gia.
Đặc biệt, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), tuân thủ các quy định của WTO, tháng 2/2002, hơn 30 Vụ của Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã rà soát hơn 2.300 bộ luật và quy định hiện hành, đã bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190.000 văn bản luật quy định của các cấp địa phương và các tiêu chuẩn đã được huỷ bỏ hoặc sửa đổi. Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi các luật như: Luật liên doanh nước ngoài, Luật công ty có vốn đầu tư nước ngoài cùng các văn bản và các quy định hướng dẫn đầu tư nước ngoài khác.
Bên cạnh đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đã ban hành một số văn bản mới hướng dẫn đầu tư nước ngoài, các văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/4/2002. So với các văn bản cũ, các văn bản mới đã đưa ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn danh mục mới mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích từ 186 đến 262 mục, các khoản hạn chế giảm từ 112 xuống còn 75 mục. Các hướng dẫn mới tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường. Từ nay đến năm 2010 các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%. Các danh mục mới cũng bao gồm nhiều dự án khuyến khích liên quan đến việc tự do hoá hơn nữa lĩnh vực dịch vụ như các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, ngoại thương, du lịch, truyền thông, vận tải, dịch vụ kế toán và pháp lý...
Trong những ưu đãi trên, ưu đãi về thuế là vấn đề được Trung Quốc coi trọng.
5. Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động FDI:
Đây được coi là đòn bẩy trực tiếp nên Trung Quốc đã luật hoá hầu như toàn bộ các chính sách ưu đãi thuế của mình. Thực tế mức thuế áp dụng với doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
áp dụng mức thuế suất 30% nộp Trung ương, 10% thuế phụ thu nộp cho địa phương. Các doanh nghiệp thuộc một trong các hình thức sau được giảm 15% thuế thu nhập:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong khu kinh tế đặc biệt
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế mở ven biển
Doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài hoạt động tại khu phát triển công nghệ
Các dự án đầu tư ở khu phố cũ của khu vực trên có thể được giảm tới 24% thuế thu nhập.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới hình thành được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ năm có lãi và được giảm 50% trong năm hoạt động thứ 3 đến thứ 5 và có thể được xem xét giảm thuế từ 15% đến 30% trong 10 năm tiếp theo.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
áp dụng mức thuế suất 20%
Riêng các doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế đặc biệt, 14 thành phố ven biển và các khu khai phát thì được giảm 10%
Thuế thu nhập cá nhân
Từ 5% đến 45% tùy theo mức thu nhập
Thuế giá trị
gia tăng
áp dụng mức thuế suất 17%, riêng nhưng trường hợp đặc biệt thì áp dụng mức 14%
Nguồn: MOFTEC
Chính sách thuế của Trung Quốc có đặc điểm sau:
-Ưu đãi về thời gian kinh doanh: đối với các dự án sản xuất, nếu kinh doanh trên 10 năm, được miễn thuế 2 năm đầu tính từ năm có lãi và được giảm 50% trong năm hoạt động thứ 3 đến thứ 5
-Đãi ngộ với hành vi tái đầu tư: thông thường các nhà đầu tư được trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp đối với phần tái đầu tư nếu kinh doanh không dưới 5 năm. Nếu đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt hoặc có kỹ thuật tiên tiến, mở rộng xuất khẩu thì được trả lại toàn bộ số thuế đã nộp. Những xí nghiệp nói trên nếu chưa đạt được tiêu chuẩn xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc chưa tiếp tục xác nhận là xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, trong thời gian 3 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh thì phải nộp trả lại 60% số thuế được truy lĩnh. Tuy nhiên nếu họ rút đầu tư trước 5 năm, họ phải trả lại toàn bộ số thuế đã được truy lĩnh.
-Ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài:
Những nhà đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc nộp thuế thu nhập Trung ương 30% số thu nhập mà họ có được từ những xí nghiệp này, nộp thuế thu nhập địa phương 3%. Nếu nhà đầu tư chưa xây dựng xí nghiệp ở Trung Quốc nhưng có lợi nhuận, lợi tức, tiền cho thuê hoặc những thu nhập khác có nguồn gốc trong Trung Quốc, hoặc tuy họ đã xây dựng xí nghiệp ở Trung Quốc nhưng những thu nhập nói trên không có mối liên hệ thực tế với xí nghiệp đó, thì nộp thuế thu nhập 20%.
Những ưu đãi về thuế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở một số chừng mực nhất định đã giảm bớt gánh nặng cho các nhà đầu tư, tăng lợi nhuận cho họ. Nó có tác dụng rõ rệt trong việc thu hút vốn bên ngoài, mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại. Song những biện pháp ưu đãi này còn nhiều thiếu sót lớn:
+Quyền hạn mà ưu đãi thuế đề ra hỗn loạn ở các địa phương
Để thu hút được nhiều FDI, chính quyền các địa phương đua nhau vượt quyền hạn của mình, vi phạm pháp luật, tự đề ra chính sách miễn giảm thuế (kể cả cấp huyện cũng miễn giảm thuế). Không chỉ như vậy, ở nhiều địa phương chính quyền còn tự tiện xây dựng khu khai phát kinh tế, thường rập khuôn theo chế độ miễn giảm thuế cho đặc khu kinh tế và các khu khai phát kinh tế được Quốc vụ viện phê chuẩn. Điều này đã ảnh hưởng tới mức thu thuế địa phương và cả thuế Trung ương
+Chế độ ưu đãi thuế đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng khiến cho tiền vốn trong nước chảy ra ngoài
Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và xí nghiệp trong nước đều là pháp nhân Trung Quốc, nhưng được đãi ngộ khác nhau. Trong cùng một điều kiện nhưng xí nghiệp trong nước không được hưởng ưu đãi về thuế đã làm tăng thêm gánh nặng cho xí nghiệp. Họ phải cạnh tranh trên cơ sở không bình đẳng với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó có hại cho nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường. Mặt khác, nhiều xí nghiệp trong nước do tìm kiếm lợi nhuận, họ đã đầu tư vốn ra nước ngoài, sau đó lại từ nước ngoài đầu tư trở lại trong nước với tư cách là người đầu tư nước ngoài để được hưởng ưu đãi thuế. Họ xây dựng chi nhánh công ty ở nước ngoài, sau đó chi nhánh công ty lại hùn vốn liên doanh với công ty chính trong nước. Xét bề ngoài đây là thu hút FDI, nhưng thực tế lại không tăng thêm lượng vốn nước ngoài. Hiện nay có nhiều vốn nước ngoài vào Trung Quốc, thực chất là vốn trong nước. Người ta gọi đó là hiện tượng “chung vốn giả”
+Ưu đãi về thuế đi ngược lại một số nguyên tắc trong quy định của tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Người đầu tư nước ngoài do được hưởng những đãi ngộ khác nhau về khu vực đầu tư, loại hình đầu tư, kỳ hạn kinh doanh…nên đã đi ngược lại nguyên tắc “không kỳ thị” trong giao lưu quốc tế. Hơn nữa, chế độ ưu đãi về thuế đã hình thành những bù lỗ không hợp lý. Việc cho thương nhân nước ngoài tái đầu tư trong nước, xây dựng mở rộng xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị coi là bù lỗ xuất khẩu. Những ưu đãi về thuế khác nhau được coi là bù lỗ trong nước. Điều này vi phạm những quy định của WTO, nghiêm cấm các nước bù lỗ xuất khẩu cho những sản phẩm công nghiệp, những bù lỗ xuất khẩu sản phẩm sơ cấp và bù lỗ trong nước không được gây ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất và mậu dịch của nước khác.
+Ưu đãi về thuế đã tạo điều kiện cho hành vi trốn thuế
Những ưu đãi về thuế của Trung Quốc dễ bị nước ngoài lợi dụng để trốn thuế dưới hình thức thua lỗ mang tính kinh doanh. Họ lợi dụng chế độ “miễn 2 năm, giảm 50% trong 3 năm” để chuyển lợi nhuận xí nghiệp sang công ty chính ở nước ngoài, hoặc các xí nghiệp hữu quan, dưới hình thức định giá không hợp lý khiến cho xí nghiệp họ có giá trị sản lượng nhưng không có lợi nhuận. Họ đạt được mục đích kéo dài kỳ hạn không có lãi, không phải nộp hoặc nộp ít thuế. Theo một số tài liệu, diện thua lỗ trong các xí nghiệp “3 vốn” vào khoảng 40-50%, riêng ở Thẩm Quyến lên tới 60-80% chủ yếu là hành vi trốn thuế. Tình hình này đã khiến cho đối tác bên Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.
Những thiếu sót trên đây không phù hợp với kinh tế thị trường, lợi ích quốc gia, tập quán quốc tế. Chúng đang được Trung Quốc từng bước cải cách xoá bỏ. Từ tháng 1/1994, trọng tâm cải cách về thuế tập trung ở một số điểm:
-Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình đẳng về thuế, thúc đẩy cạnh tranh, thuế đánh không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có FDI
-Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hoá cơ cấu thuế suất
-Giảm thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Mở rộng diện tích thu thuế thu nhập cá nhân. Xoá bỏ dần các ưu đãi miễn giảm thuế và chuyển sang hình thức tài trợ cho các trường hợp đặc biệt cần thiết bằng chi ngân sách
-Bổ xung một số loại thuế mới như thuế tài nguyên, thuế sở hữu… Hiện nay, Trung Quốc đang đi vào xây dựng môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng và tự do
Đên năm 1996, Trung Quốc đã thực hiện được 2 cải cách và điều chỉnh lớn về thuế có liên quan đến nước ngoài:
Thứ nhất, giảm quan thuế, đồng thời điều chỉnh chính sách miễn giảm thuế. Kể từ ngày 1/4/1996, giảm thuế nhập khẩu đối với gần 5000 mặt hàng, mức thuế trung bình giảm từ 35,9% xuống còn 23% và sau này tiếp tục bằng mức trung bình của các nước đang phát triển từ 15% trở xuống. Những xí nghiệp liên doanh có đầu tư nước ngoài được phép thành lập sau 1/4/1996 phải nộp thuế theo đúng chế độ khi nhập thiết bị và nguyên vật liệu
Thư hai, giảm tỷ lệ thoái thuế xuất khẩu. Kể từ ngày 1/1/1996, sẽ căn cứ vào mức thuế thực tế của từng mặt hàng xuất khẩu để giảm tỷ lệ thoái thuế xuất khẩu. Cụ thể mặt hàng nông sản và than đá là 3%, hàng công nghiệp mà nguyên liệu là nông sản và những mặt hàng có thuế suất 10% thì tỷ lệ thoái thuế là 6%. Những mặt hàng có thuế suất 14% thì tỷ lệ thoái thuế là 9%
Bên cạnh những ưu đãi trên, Trung Quốc còn thực hiện biện pháp đa dạng hoá cấc loại hình đầu tư. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Trung Quốc thu hút được nhiều FDI
6. Chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều:
Ngay từ năm 1979, sau khi Trung Quốc công bố Bộ Luật đầu tư, Hoa kiều đã đua nhau đầu tư vào Trung Quốc. Những người này đã tìm thấy môi trường đầu tư có lợi cho họ.
Về chính trị: Tình hình chính trị ổn định, đoàn kết đa dân tộc để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc. Xác lâp phương châm thực hiện “ một nước hai chế độ” và hoà bình thống nhất với Đài Loan, HongKong, Macao. Kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hoà bình và chính sách ngoại giao độc lập tự chủ. Đường lối cơ bản củaTrung Quốc là lấy quan điểm “một trung tâm hai điểm cơ bản” là đúng đắn. Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản và kiên trì cải cách mở cửa (bốn nguyên tắc cơ bản là: kiên trì con đường XHCN, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông). Môi trường chính trị trên đã có sức dung nạp Hoa kiều rất lớn do đã phá vỡ hàng rào ranh giới về sự khác biệt chế độ xã hội.
Về kinh tế: Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Trong đó “lấy kinh tế công hữu, bao gồm chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể, làm chủ thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế vốn nước ngoài làm bổ sung, nhiều loại thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dàI với nhau. Các thành phần kinh tế khác còn có thể cùng nhau tự nguyện kinh doanh liên hợp nhiều hình thức.” Sự điều chỉnh này đã loại trừ căn bệnh sở hữu đơn nhất của thể chế kinh tế kế hoạch và giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển gắn với kinh tế quốc tế. Môi trường kinh tế còn có sức hấp dẫn với Hoa kiều ở một số điểm khác như: kinh tế tăng trưởng mạnh (bình quân tốc độ tăng GDP là xấp xỉ 9%/năm), thị trường lớn, nguồn tài nguyên phong phú, giá thành lao động và giá đất thấp, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nguồn nhân tài phong phú.
Về văn hoá, xã hội: Tình hình xã hội Trung Quốc ổn định. Đầu tư về Trung Quốc, Hoa kiều còn có nhiều thuận lợi vì họ có nền văn hoá chung, ngôn ngữ chung, các quan hệ gia đình và nguồn gốc tổ tiên ở Trung Quốc. Họ dễ dang hợp thương với nhau, khắc phục các trở ngại trong quá trình hợp tác.
Về phần mình, Trung Quốc đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế của Hoa kiều. Hoa kiều đang là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, họ có tài sản lưu động đạt 200 tỷ USD, GNP đạt 500 tỷ USD. Giáo sư trường tổng hợp HongKong Gordon Reding đánh giá rằng: “Mặc dù cộng đồng Hoa kiều chỉ chiếm 4% dân số Trung Quốc song họ có tổng thu nhập tương đương với 2/3 tổng thu nhập của Trung Quốc”. Hoa kiều có số dự trữ thật khổng lồ; theo thống kế năm 1992, ĐàI Loan có 82,3 tỷ USD, Singapore có 41 tỷ USD, HongKong có 39 tỷ USD trong khi dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chỉ có 19,4 tỷ. Tại Đông Nam á, Hoa kiều có 24,12 triệu người nhưng họ chi phối tới 60% nền kinh tế trong vùng. Với sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường, với lực lượng nhân tài hùng hậu, Hoa kiều được các nước phương Tây coi như một đế quốc thực sự, một đế quốc không biên giới, không thủ đô, không quốc kỳ, một cường quốc kinh tế đứng thứ ba ở châu á sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhằm thu hút FDI từ lực lượng này, Trung Quốc đã đưa ra “Những quy định về việc khuyến khích đồng bào Đài Loan đầu tư” (năm 1989), “Những quy định về việc khuyến khích Hoa kiều và đồng bào HongKong, Macao đầu tư” (năm 1990), “Luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Hoa kiều đã về nước và thân quyến của họ” (năm 1991), “Luật bảo hộ đầu tư của Đài Loan” (năm 1994). Những chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều gồm:
Nhà đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư vào các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Nhà đầu tư là Hoa kiều có thể mở các doanh nghiêp “3 vốn”, mua cổ phiếu, trái phiếu
Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ,doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng
Nhà đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư dưới hình thái tiền tệ, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác
Nhà nước Trung Quốc bảo vệ tài sản, quyền sở hữu công nghiệp, lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư Hoa kiều
Các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, thừa kế theo luật pháp phần vốn góp của mình
Nhà nước không thực hiện quốc hữu hoá tài sản của các nhà đầu tư Hoa kiều, khi trưng thu đối với các doanh nghiệp của Hoa kiều sẽ bồi thường hợp lý theo pháp luật
Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu máy móc, phương tiện xe cộ dùng cho sản xuất và các trang thiết bị làm việc để tạo tài sản ban đầu của doanh nghiệp cũng như các phương tiện giao thông và đồ dùng sinh hoạt với số lượng hợp lý cần thiết tron thời gian công tác được miễn thuế nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, không phải có giấy phép nhập khẩu
Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu nguyên vât liệu, nhiên liệu, linh kiện rời, linh kiện phụ kiên, linh kiện đồng bộ sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, không phải có giấy phép nhập khẩu.
Nhà đầu tư là Hoa kiều có thể thế chấp tài sản doanh nghiệp để vay vốn trong và ngoài nước
Việc xác định thời hạn kinh doanh do hội đồng quản trị quyết định
Nhà đầu tư là Hoa kiều có thể thuê nhân viên kỹ thuật và quản lý nước ngoài, có thể uỷ thác cho bạn bè và người thân làm đại diện cho họ.
Các nhà đầu tư là Hoa kiều có thể thành lập thương hội riêng của mình
Chính quyền các cấp ra quyết định cấp GPĐT trong vòng 45 ngày đối với dự án của Hoa kiều (thời hạn thông thường là 3 tháng)
Có thể mời trọng tài Trung Quốc hoặc Hoa kiều để giải quyết tranh chấp đầu tư
Trung Quốc là quê hương của khoảng 52 triệu Hoa kiều. Người Hoa ở hải ngoại rất khác với những người thuộc huyết thống của dân tộc khác, tính dân tộc của họ rất mạnh. Tuy sống ở hải ngoại nhưng họ luôn có lòng tự tôn dân tộc, truyền thống dân tộc rất thâm căn cố đế, họ vẫn nghĩ minh là hậu duệ Trung Hoa, là con cháu Viêm Hoàng. Họ yêu mến dân tộc và có tình cảm dân tộc không gì chia cắt được. Do vậy, việc thu hút FDI xoay quanh đặc điểm dân tộc và truyền thống văn hoá chung này là đặc điểm riêng của Trung Quốc, không một nước nào trên thế giới có được. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, nếu Trung Quốc, HongKong, Đài Loan và Macao có thể nhất thể hoá về mặt kinh tế trong khuôn khổ “một nước hai chế độ”, lợidụng thị trường tự do, các mối liên hệ quốc tế và kinh nghiệm quản lý của HongKong, lợi dụng kỹ thuật tiên tiến và tích luỹ ngoại tệ của Đài Loan thì có thể hình thành một hệ thống kinh tế siêu cấp có tiềm lực kinh tế rất lớn.
7. Chính sách khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia và các nhà tư bản lớn:
Trong thập kỷ 90, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, Trung Quốc không những cần nhiều vốn mà quan trọng hơn là cần kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia, các nhà tư bản lớn, đặc biệt là các công ty Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, ý,... được khuyến khích đầu tư vào Trung Quốc. Hiện nay, trong số 500 TNCs đứng đầu thế giới đã có khoảng 300 TNCs đầu tư vào Trung Quốc. Các công ty này mang tới Trung Quốc những hạng mục thuộc loại hình lớn, kỹ thuật cao, cách quản lý khoa học, hiệu quả kinh doanh tốt... Điều này có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật của Trung Quốc, nâng cấp đối với thế hệ sản phẩm, cải thiện kết cấu ngành nghề chặt chẽ của Trung Quốc ... Để có được kết quả đó, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách thu hút FDI tương đối tự do đối với họ, tạo điều kiện cho họ thu được nhiều lợi nhuận như:
+) Thực hiện giảm dần các chế độ ưu đãi, cung cấp đãi ngộ quốc dân cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Điều này rất quan trọng bởi vì đối với các nhà tư bản lớn Âu - Mỹ và TNCs, chính sách ưu đãi không có nhiều sức hút với họ. Dù cho Trung Quốc có ưu đãi về thuế thu nhập cho họ, thì họ vẫn phải nộp phần tiền thuế họ được thêm này theo luật thuế nước họ qui định.
+) Các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
+) Các quyền hợp pháp của các nhà đầu tư phải được bảo vệ. Lợi nhuận của họ được chuyển ra nước ngoài.
+) Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+) Các tranh chấp kinh tế được giải quyết theo luật định.
+) Đơn giản các thủ tục đầu tư.
+) Các nhà đầu tư được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường Trung Quốc .
Ngoài ra, đầu tư của các TNCs nhằm khai thác thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống thị trường trong nước. Do vậy, Trung Quốc đã chú ý tăng cường vai trò của Chính phủ trong cơ chế thị trường. Nhà nước Trung Quốc đã thiết lập và phát triển hệ thống thị trường đặt ra các qui tắc cạnh tranh công bằng và hợp lý làm giảm đi sự biến động của các loại thị trường.
Từ năm 1996, đồng thời với việc điều chỉnh chính sách, để khuyến khích các tập đoàn tư bản lớn Hoa Kiều, các công ty lớn ở các nước tư bản Âu Mỹ, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đầu tư ngày càng nhiều vào Trung Quốc, Trung Quốc đã chú ý tới mục tiêu đầu tư của họ là muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và thông qua Trung Quốc tiến thêm một bước là chiếm lĩnh thị trường Đông Nam á và Châu á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xác định nhường lại một phần thị trường cho các nhà đầu tư để đổi lấy sự đầu tư lớn hơn nữa, nhiều hơn nữa với phương châm "Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật", "Lấy thị trường đổi lấy vốn", "Lấy thị trường để phát triển". Với chính sách này Trung Quốc đã thực hiện sự điều chỉnh về qui mô đầu tư, chuyển từ thu hút những hạng mục vừa và nhỏ sang thu hút những hạng mục lớn và vừa. Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp linh hoạt lớn mở rộng thị trường nội địa, thiết lập và cải tiến cơ chế cạnh tranh thị trường, cung cấp những điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư,... Đặc biệt, Trung Quốc chú ý cải thiện những điều kiện mà các nhà đầu tư mong muốn như: môi trường chính trị - xã hội ổn định, mô hình quản lý kinh tế tiếp cận với quốc tế, có hoạt động vận hành thị trường qui phạm, thiết bị cơ sở hạ tầng tốt. Trung Quốc còn giúp đỡ họ cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vốn nước ngoài, giúp các doanh nghiệp này khơi thông nhiều mối quan hệ, giải quyết tốt vấn đề hợp tác đồng bộ các yếu tố sản xuất, đơn giản hoá các thủ tục, tạo môi trường đầu tư cởi mở.
Với việc gia nhập WTO vào tháng 11/ 2001 đã mở ra cho Trung Quốc những cơ hội và thách thức mới. Chính phủ Trung Quốc đã có sự điều chỉnh lại: Chuyển thu hút FDI chủ yếu từ các công ty, xí nghiệp lớn của nước ngoài sang thu hút cả của xí nghiệp, công ty vừa và nhỏ. Các công ty lớn, xuyên quốc gia đương nhiên có ưu thế lớn về kỹ thuật và tài chính hùng hậu, nhưng hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty vừa và nhỏ có kỹ thuật rất hiện đại. Bởi vậy, Trung Quốc vừa coi trọng thu hút đầu tư của các TNCs vừa coi trọng thu hút đầu tư của các công ty vừa và nhỏ trên thế giới.
T
óm lại, với những nội dung trên đây, việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã mang tính chất toàn diện trên các mặt: Trọng điểm đưa vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều vốn và kỹ thuật; từ tiếp nhận những hạng mục vừa và nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn và vừa; từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế; từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo doanh nghiệp cũ; từ đa vốn đầu tư vào thụ động sang chủ động có lựa chọn,... Chính sách điều chỉnh này phù hợp với nhu cầu nâng cấp ngành nghề, phù hợp với nhu cầu mở rộng tiền vốn lưu thông quốc tế, phù hợp với yêu cầu đẩy nhanh tốc độ cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Với những chính sách và những điều chỉnh chính sách thường xuyên phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, chính sách mở cửa thu hút FDI của Trung Quốc đã giành được những thành tựu khiến cho cả thế giới chú ý. Bước vào thiên niên kỷ mới, với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra một chặng đường mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời cũng mở ra những thành tựu và thách thức mới đối với thu hút FDI của Trung Quốc.
Chương
II
thực trạng thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại trung quốc
S
au hơn 20 năm thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút FDI, Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể thể hiện rõ qua các con số về lượng dự án và lượng vốn FDI, cơ cấu FDI, và cụ thể hơn, qua những đóng góp của nguồn vốn này đối với quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.
i. Số dự án, số vốn và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung quốc:
1.1. Lượng vốn và lượng dự án qua các năm:
Nguồn: MOFTEC Statistics
Kể từ năm 1979 tới nay, tình hình thu hút vốn FDI của Trung Quốc có nhiều biến động (Xem biểu đồ 2.1). Tuy nhiên, có thể phân chia quá trình thu hút FDI tại Trung Quốc thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn thăm dò (1979-1985):
Do Trung Quốc một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng ven biển của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách sạn có khả năng sinh lời cao. Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, thời gian quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. Các hạng mục công nghiệp sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.
Giai đoạn phát triển ổn định(1986-1991):
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh trong chính sách đầu tư. Chiến lược thu hút FDI được cựu tổng bí thư Đảng Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy thực hiện chính sách thương mại hướng vào xuất khẩu. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Chính sách này rất khác so với chính sách của nhiều nước NICs là thu hút FDI vào sản xuất thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hoá. Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành năng lượng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự án được chấp thuận ở các tỉnh và thành phố ven biển chiếm 80% tổng số của cả nước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có sự chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp với chiến lược sử dụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản lượng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua chính sách vĩ mô, kết hợp khăng khít chính sách ưu đãi trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghề của đất nước, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển vững chắc hơn.
Nhìn chung, giai đoạn 1984-1991, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.
Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-1993):
Bước sang thập kỷ 90, sau chuyến đi thị sát của ông Đặng Tiểu Bình ở các tỉnh phía Nam, tại Đại hội XIV năm 1992, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Cả nước đã hình thành kết cấu mở cửa đối ngoại bao gồm 339 huyện thị với diện tích hơn 50 vạn km2 và hơn 300 triệu ngưòi. Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy, họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng theo cấp số nhân. Năm 1992, tổng số dự án FDI ký kết trên cả nước là 48.764, tăng 3,75 lần so với 1991, vượt cả tổng số dự án FDI thời kỳ 1979-1991 là 42.027. Vốn đăng ký đạt 58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng vốn đăng ký thời kỳ 1979-1991 là 52,54 tỷ USD. Vốn thực hiện là 11,01 tỷ, tăng 2,52 lần so với năm 1991. Năm 1993, số dự án FDI lên tới 83.437, tăng 71,1% so với năm 1992. Vốn đăng ký là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước. Đồng thời nó cũng nhiều hơn tổng vốn đăng ký 14 năm trước đó (1987-1992) là 110,46 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992 và tương đương 80% tổng vốn thực hiện 14 năm trước đó.
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản tam cường Mỹ-Nhật-Tây Âu ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc.
TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang theo một số loại hình đầu tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao, sản phẩm cao cấp hoá. Các dự án mang tính sản xuất trong kết cấu ngành nghề giảm xuống. Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng trong số các dự án và tỷ trọng trong vốn đăng ký từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và 39,28% năm 1993.
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát.
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng vốn thực hiện trên vốn đăng ký mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với mấy năm trước đó. Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà vốn đối ứng trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên liệu, cung ứng không đủ.
Nhìn chung, FDI những năm 1992-1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến hiện đại hoá.
Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay):
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992-1993, từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI theo hướng :
+Trọng điểm đưa vốn đầu tư vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật.
+Từ tiếp nhận những dự án đầu tư quy mô nhỏ chuyển sang tiếp nhận những dự án vừa và lớn.
+Từ thu hút vốn đầu tư trong ngành chuyển sang thu hút vốn lưu thông quốc tế.
+Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp cũ.
+Từ việc đưa đầu tư vào tương đối bị động chuyển sang đưa vào chủ động, có lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư.
Những điều chỉnh này đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2 năm 1992-1993. Trong 6 tháng đầu năm 1994, những cơn sốt về mở khu chế xuất và bất động sản đã dịu xuống. Số lượng dự định mở khu chế xuất, khu phát triển kỹ thuật ở các tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Sơn Đông, Phúc kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hà Bắc đã giảm từ hơn 1.200 khu xuống chỉ còn 200 khu. Kim ngạch dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 143,5% trước đây chỉ còn tăng 43,9%. ở khu vực ven biển, điểm nóng mà thương gia nước ngoài đầu tư, ngoài Thượng Hải tăng một chút 1,5%, với kim ngạch tăng 14,2%, các tỉnh và thành phố khác đều có xu thế giảm đi, trong đó, Giang Tô giảm 55,5%, Sơn Đông giảm 50%.
Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng. Từ năm 1994 đến nay, mặc dù vốn đăng ký có xu hướng giảm đi nhưng vốn thực hiện tăng lên. Thượng Hải và Bắc Kinh từng nơi tăng trưởng 2,1 lần và 2,7 lần. Sơn Đông tăng ít nhất cũng đạt 17%. Tính chung cả nước trong năm 1994, số dự án đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm 43,09% so với năm 1993. Số vốn đăng ký là 81,41 tỷ USD, giảm 26,95%. Song số vốn thực hiện là 33,75 tỷ USD, tăng 22,78% , chiếm 41,5% trong kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định. Vốn FDI thực tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặn với mức 10%/ năm.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999. vốn thực hiện trong hai năm này lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và 40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước đó. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những đối tác đầu tư chủ yếu của Trung Quốc (chiếm hơn 75% tổng vốn FDI). Các nước này phải giải quyết những khó khăn nội tại nên giảm đầu tư ra nước ngoài nói chung và vào Trung Quốc nói riêng. Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như : duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục. Nhờ vậy, từ năm 2000, FDI vào Trung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại mức 62,7 tỷ USD và tăng lên 68,6 tỷ USD vào năm 2001 khẳng định vị trí trong nhóm quốc gia dẫn đầu về thu hút đầu tư (Xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: 13 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới
năm 2000 và 2001 Đơn vị : tỷ USD
Nguồn : UNCTAD World Investment Report 2002
Đến hết tháng 11 năm 2002, Trung Quốc đã thu hút được 420753 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 822,2 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 443,2 tỷ USD (xem bảng 2.1).
Việc Trung Quốc gia nhập WTO là một sự kiện tác động mạnh đến luồng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này trong năm qua. Ngoài việc điều chỉnh, rà soát lại hệ thống luật pháp, Trung Quốc còn thực hiện nhiều nỗ lực thiết lập trật tự thị trường, hạ thấp thuế quan,... Đây là những nhân tố khiến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh. Đáng chú ý là nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn của Nhật như NEC (công nghệ cao), Seilko Epson Corp. (sản xuất máy quét ảnh), Minolta Co.Ltd (sản xuất máy ảnh), Minibea (sản xuất ổ bi)... đã chuyển nhiều vốn đầu tư và các cơ sở sản xuất của họ từ các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines... sang Trung Quốc do ở đây nguyên vật liệu và chi phí lao động rẻ hơn, hơn nữa còn do nhiều khách hàng của các công ty này đã chuyển sang hoạt động ở Trung Quốc. Theo tờ Nihon Keizal Shimbun của Nhật thì trong năm 2001 đã có ít nhất 22 cơ sở sản xuất của Nhật kinh doanh ở Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines đã đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất của họ để chuyển sang Trung Quốc.
Bảng 2.1: Tình hình thu hút và sử dụng FDI tại Trung Quốc
(đến hết tháng 11 năm 2002)
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(100 tr USD)
Vốn thực hiện
(100 tr USD)
Tổng số
420.753
8222,38
4432,35
1979-1982
920
49,58
17,69
1983
638
19,17
9,16
1984
2.166
28,75
14,19
1985
3.073
63,33
19,56
1986
1.498
33,30
22,44
1987
2.233
37,09
23,14
1988
5.945
52,97
31,94
1989
5.779
56,00
33,93
1990
7.273
65,96
34,87
1991
12.978
119,77
43,66
1992
48.764
581,24
110,08
1993
83.437
1114,36
275,15
1994
47.549
826,80
337,67
1995
37.011
912,82
375,21
1996
24.556
732,76
417,26
1997
21.001
510,03
452,57
1998
19.799
521,02
454,63
1999
17.101
415
404
2000
22.532
627
408
2001
25.772
686,48
467,5
2002
30.728
769
480
Nguồn : MOFTEC statistics
Việc gia nhập WTO cũng như thực hiện các cam kết cải thiện môi trường đầu tư, giảm thuế quan,... đã biến Trung Quốc thành một thanh nam châm có sức hấp dẫn cực mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 9/2002, Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 414.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn theo hợp đồng là 813,66 tỷ USD, trong đó số vốn đầu tư thực tế là 434,78 tỷ USD. Riêng Thượng Hải, từ tháng 1 đến tháng 9/2002 đã thu hút được thêm 8,03 tỷ USD, tăng 37,6% với 2.245 dự án tăng 21,7%. Vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong cả năm vượt con số 50 tỷ USD. Với mức này, Trung Quốc đã vượt Mỹ, vươn lên thành nước có mức thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới trong năm 2002.
Quy mô đầu tư:
Quy mô đầu tư vào mỗi hạng mục đầu tư nước ngoài biến động không đều qua các năm. Thời kỳ đầu mở cửa, quy mô dự án nhỏ. Giữa thập kỷ 80, quy mô dự án khá cao, xấp xỉ 2 triệu USD một dự án. Tuy nhiên, quy mô này lại giảm vào những năm cuối của thập kỷ 80 và xu hướng tăng lại bắt đầu từ năm 1992 trở lại đây, từ mức 1,2 triệu USD/dự án lên đến gần 3 triệu USD/dự án và duy trì mức trên 2,5 triệu USD/dự án vào những năm gần đây.
Khoảng thời gian đầu, do đầu tư của thương gia nước ngoài còn mang tính thăm dò, nên các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Giữa thập kỷ 80, do đa số các dự án tập trung vào xây dựng các công trình cơ sở nên quy mô đầu tư của hạng mục tương đối lớn, lên tới gần 2 triệu USD/dự án. Từ năm 1986, mục tiêu kinh tế chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, chính phủ khuyến khích đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu và những ngành thâm dụng nhân công. Để tận dụng những ưu đãi, các nhà đầu tư đã chú trọng vào những ngành như: may mặc, sản xuất đồ điện tử thứ cấp, là những ngành không cần vốn đầu tư lớn. Do vậy, quy mô đầu tư giảm xuống dưới 1 triệu USD /dự án.
Nghiên cứu kỹ hơn, ta sẽ nhận thấy quy mô đầu tư của tư bản người Hoa ở Hồng Kông, Đài loan, Ma Cao luôn nhỏ hơn mức bình quân trong giai đoạn đầu thập kỷ 90 trở về trước. Điều này quyết định tới quy mô nhỏ các hạng mục đầu tư nước ngoài vì Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan luôn là những đối tác đầu tư chủ yếu của Trung quốc. Quy mô một hạng mục của Ma Cao chỉ có 1,17 triệu USD, của Đài Loan đạt 0,844 triệu USD. Nguyên nhân là đầu tư của tư bản người Hoa và Hoa kiều mang tính truyền thống gia tộc là chính.Đầu tư của họ chủ yếu là vào những xí nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn, phân tán, quản lý rời rạc, phương thức kinh doanh theo kiểu truyền thống. Theo số liệu điều tra của Trung Quốc năm 1992, những doanh nghiệp quy mô đầu tư dưới 1 triệu USD thường là những doanh nghiệp gia công vừa và nhỏ, loại hình tập trung nhiều lao động. Đối với những doanh nghiệp quy mô trên 1 triệu USD, thì có trên 80% tập trung vào ngành tập trung nhiều lao động như dệt may, giầy da, quần áo, đồ thể thao.
bảng 2.2 : Quy mô bình quân một dự án giai đoạn 1985-2002
Năm
Bình quân dự án
(Triệu USD)
Năm
Bình quân dự án
(Triệu USD)
1985
1,930
1994
1,714
1986
1,892
1995
2,403
1987
1,661
1996
3,000
1988
1,071
1997
2,5
1989
0,969
1998
2,54
1990
0,907
1999
2,6
1991
0,923
2000
2,78
1992
1,192
2001
2,64
1993
1,336
2002
2,51
Nguồn : Tổng hợp từ bảng 2.1
Từ năm 1993, chính sách khuyến khích TNCs phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày càng lôi kéo nhiều TNCs đầu tư vào Trung Quốc. Điểm nổi bật của các dự án đầu tư của TNCs là quy mô lớn hơn của tư bản Hoa kiều rất nhiều. Đặc biệt, các dự án kỹ thuật cao, mới của các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% mấy năm trước lên 30% vào năm 1994, quy mô mỗi dự án tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,4 triệu năm 1995. ở Quảng Đông, Bắc Kinh và Thượng Hải, các loại hình lớn tăng lên rõ rệt. Trong năm 1993, ở Quảng Đông có tới 738 dự án được phê duyệt với số vốn trên 10 triệu USD, tăng 527 dự án so với trước. Cũng cùng năm đó ở Bắc Kinh có 202 dự án với trên 10 triệu USD, trong đó có tới 49 dự án đầu tư trên 50 triệu USD. ở Thượng Hải có 146 công ty xuyên quốc gia, đầu tư 281 dự án, vốn đăng ký là 3,722 tỷ USD, bình quân mỗi dự án là 13,5 triệu USD. Đặc biệt ,trong những năm gần đây đã xuất hiện những dự án có số vốn kỷ lục như: khu công nghiệp Tô Châu-Singapore, tổng đầu tư 20 tỷ USD, khu khai thác kinh tế Dương Phố- Hải Nam, tổng đầu tư 130 tỷ USD.
Quy mô các hạng mục đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã làm cho FDI có sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng.Đây là đặc điểm nổi bật của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc trong những năm gần đây. (Xem bảng 2.2)
Hình thức đầu tư:
Trong những năm đầu của chính sách mở cửa, hầu hết các dự án đầu tư tại Trung Quốc đều dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ 50:50. Tới đầu thập kỷ 90, tỷ lệ 60 - 70% trở nên phổ biến và Chính phủ Trung Quốc cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào các dự án lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài thích chọn hình thức 100% vốn hơn vì tránh được những phiền nhiễu có thể xảy ra trong quá trình liên doanh tuy một số ít doanh nghiệp vẫn thích hình thức liên doanh vì họ có quan hệ đối tác tốt đẹp. Năm 1997, số dự án 100% vốn được cấp phép đã nhiều hơn số liên doanh. Năm 1999, số doanh nghiệp 100% vốn chiếm tới 49% trong khi số doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 41%.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư
(đến hết năm 2000) Đơn vị: 100 triệu USD
Số dự án
%
Vốn đăng ký
%
Vốn thực hiện
%
Tổng số
364,055
100.00%
6760.22
100.00%
3479.66
100.00%
Doanh nghiệp liên doanh
206,747
56.79%
2904.80
42.97%
1600.19
45.99%
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
49,779
13.67%
1487.36
22.00%
714.18
20.52%
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
107,352
29.49%
2319.86
34.32%
1098.93
31.58%
Hình thức khác
177
0.05%
48.20
0.71%
66.36
1.91%
Nguồn: MOFTEC FDI statistics
Tuy nhiên, xét tổng thể đến hết năm 2000, Liên doanh vẫn là hình thức chủ yếu chiếm trên 50% về số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện (Xem bảng 2.3).Cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, trong vòng 3 đến 5 năm tới, rất nhiều lĩnh vực sẽ được mở ra cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Những lĩnh vực này bao gồm dịch vụ quảng cáo, du lịch, dịch vụ kỹ thuật, đại lý độc quyền phân phối sản phẩm, đại lý vận tải đường biển, khách sạn, tư vấn quản lý và dịch vụ đóng gói. Một số lĩnh vực như viễn thông, bán lẻ, phân phối hàng hoá, bảo hiểm nhân thọ và quản lý quĩ tài chính vẫn chỉ cho phép hình thức liên doanh. Từ năm 1999 Trung Quốc đã nới lỏng qui định pháp luật về đầu tư nước ngoài, theo đó bên cạnh đầu tư mới dưới hình thức 100% vốn, nhà đầu tư còn có thể mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước.
Gần đây, cùng với sự gia tăng đầu tư của các nước tư bản phương tây, nhiều hình thức đầu tư mới cũng xuất hiện ở Trung Quốc, như hình thức doanh nghiệp cổ phần, hình thức hợp đồng BOT,... Tuy nhiên, những hình thức này phát triển chậm chạp vì thiếu những chính sách cần thiết. (Xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: FDI tại Trung Quốc theo hình thức đầu tư năm 2001/2000
Đơn vị : triệu USD
TT
Hình thức đầu tư
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
2001
2000
% tăng
2001
2000
% tăng
1
Liên doanh
17.540
20.030
-12
16.250
14.590
11
2
Hợp tác kinh doanh
8.310
8.050
3
6.060
6.500
-7
3
DN 100% vốn nước ngoài
42.980
34.010
26
23.550
19.140
23
4
DN cổ phần đầu tư nước ngoài
330
210
57
460
110
31,8
5
Các hình thức khác
30
350
-91
530
440
20,4
Tổng cộng
69.190
62.650
10
46.850
40.770
15
Nguồn : China Statistical Yearbook 2001
II. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại trung quốc:
1. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực:
Thời kỳ đầu, song song với qui mô FDI vào Trung Quốc nhỏ thì nguồn này cũng chỉ tập trung vào một số ngành như du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng ( 90% năm 1985) vì những lĩnh vực này có qui mô nhỏ và dễ thu hồi vốn. Năm 1986, chính phủ Trung Quốc ban hành "Những qui định về khuyến khích đầu tư nước ngoài "trong đó dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nếu đầu tư vào những dự án mang tính sản xuất đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu. Kể từ đó, đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Nếu trong năm 1986, vốn FDI vào ngành công nghiệp chỉ chiếm 27,7% tổng số vốn thì đến năm 1990, tỷ lệ này đã tăng lên 84,4%. Trong các năm 1992, 1993, 1994 tỷ lệ FDI vào ngành này giảm xuống đôi chút song vẫn ở mức cao với các tỷ lệ tương ứng là: 55,3% , 45,9%, và 51,7%. Cho đến năm 2001, tỷ trọng đầu tư vào ngành này đã lại tăng lên 71,6%.
Trong khi thực hiện mở rộng các lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc đặc biệt chú ý mở rộng đầu tư vào các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, bảo hiểm, ngoại thương, tư vấn, dịch vụ thông tin... Trong 2 năm 1996 - 1997, FDI vào các ngành dịch vụ đều gia tăng. Vào thời điểm cuối năm 1995, Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập 115 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty bảo hiểm dùng vốn nước ngoài và một ngân hàng liên doanh chung vốn. Đến nay, Trung Quốc đã có tới 134 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 20 ngân hàng liên doanh và 8 công ty bảo hiểm. Hoạt động của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm này đã phục vụ đắc lực cho mục tiêu thu hút vốn nước ngoài của Trung Quốc.
Mức đầu tư nước ngoài vào ngành bất động sản cũng tăng nhanh, từ chỗ chỉ chiếm 6,9% năm 1986 đã lên tới 30,6% trong các năm 1992 và 1993. Trong năm 1994, do nhiều vụ đầu tư vào bất động sản bị thua lỗ nặng nề nên xu hướng đầu tư vào lĩnh vực này cũng chững lại. Đến năm 1997, tỷ trọng đầu tư vào ngành này chỉ còn trên 17%. Gần đây, mức đầu tư vào lĩnh vực này lại tăng lên nhanh chóng với tốc độ bình quân mỗi năm là 18,6%. Hầu hết các ngành còn lại như xây dựng, giao thông, giáo dục, y tế ... đều có tỷ trọng đầu tư rất thấp so với ngành công nghiệp, hơn nữa tốc độ gia tăng đầu tư lại nhỏ. Tỷ trọng đầu tư vào các ngành này chỉ chiếm từ 2-5% tổng FDI của cả nước. (Xem bảng 2.5)
Bảng 2.5: FDI tại Trung quốc theo lĩnh vực (Đơn vị 1000USD)
Lĩnh vực
2000
1999
1998
Số dự án
Vốn cam kết
Vốn thực hiện
Số dự an
Vốn cam kết
Vốn thực hiên
Số dự án
Vốn cam kết
Vốn thực hiện
Lâm nghiệp, chăn nuôivà thuỷ sản
821
148314
67594
762
147170
71015
876
120420
62375
Nông nghiệp
484
69248
35825
456
76095
36100
0
0
0
Ngành mỏ
162
50640
58328
130
32221
55714
168
85223
57809
Công nghiêp SX
15988
4604809
2751639
12042
2533180
2260334
13477
3082722
2558238
Dệt
801
201541
139165
535
119852
137089
0
0
0
Hoá chất
986
259593
179623
867
175874
191928
0
0
0
Dược
268
91153
52342
198
69262
68441
0
0
0
Máy móc
613
163351
104742
485
90447
97669
0
0
0
Thiết bị chuyên dụng
689
106839
52796
500
74333
50995
0
0
0
Thiết bị điện tử , viễn thông
1529
1137910
462684
922
394271
314572
0
0
0
Điện, than đá, gas và cấp nước
107
122686
224212
116
163519
370274
142
196812
310279
Xây dựng
233
83088
90542
247
109619
91658
318
175011
206423
Địa chất
7
1488
481
10
5397
452
0
0
0
Dịch vụ vận tải, viễn thông
306
144038
104546
205
111401
155114
274
230119
164513
Thương mại
852
143514
85781
825
120413
96513
1184
131352
118149
Tài chính
5
7929
7629
3
3708
9767
0
0
4000
Bất động sản
684
523213
465751
669
417785
558831
834
664752
641006
Dịch vụ XH
2679
425463
218544
1474
301680
255066
1634
301193
296315
Khách sạn
72
29878
43269
61
37952
74286
0
0
0
Y tế, thể thao và phúc lợi xã hội
31
15428
10588
28
6727
14769
40
14174
9724
Giáo dục, văn hoá, truyền hình
19
8332
5446
29
7258
6072
14
2212
6830
Nghiên cứu KH và dịch vụ CN
100
25028
5703
62
13372
11013
0
0
0
Lĩnh vực khác
353
809030
838843
316
148852
75268
669
190598
106752
Nguồn: MOFTEC FDI statistics
Nhìn chung lĩnh vực đầu tư ngày càng được mở rộng, từ hướng về công nghiệp mang tính gia công trước đây đã chuyển sang phát triển các công trình cơ sở và các ngành nghề thứ ba (dịch vụ). Ngành nghề thứ nhất (nông nghiệp) luôn là ngành thu hút được ít vốn đầu tư nhất với mức tỷ lệ bình quân trên tổng lượng FDI qua các năm là dưới 3%, mặc dù Trung Quốc là một nước nông nghiệp. Trong những năm gần đây, do có sự tích cực trong thay đổi chính sách nhất là tạo nhiều hấp dẫn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành nông nghiệp mà tỷ trọng vào ngành này có chiều hướng tăng lên từ 1,6% năm 1996 lên 2,1% năm 1997 và gần 5% năm 1998, năm 2001 con số này là 7,3%.
3. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ:
Khu vực thu hút FDI chủ yếu của Trung Quốc là vùng ven biển Đông Nam. Từ năm 1992, Trung Quốc khuyến khích chuyển dịch đầu tư vào sâu trong nội địa, đặc biệt vào miền Trung và miền Tây, tuy nhiên khu vực ven biển Đông Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn về lượng FDI (xem biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: Phân bổ FDI tại Trung Quốc theo lãnh thổ (2000)
Nguồn: WTO
Thời kỳ đầu, FDI tại Trung Quốc chủ yếu đến từ tư bản người Hoa và Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao nên địa điểm lý tưởng nhất cho đầu tư của họ là vùng ven biển Đông Nam. Nơi đây giao thông thuận tiện,được chính phủ Trung Quốc ưu tiên chọn làm trọng điểm đầu tư và quan trọng hơn, nơi đây chính là quê hương của phần lớn bà con Hoa kiều. Trong vùng này, 5 tỉnh thành: Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Sơn Đông và Thượng Hải có mức độ tập trung cao nhất. Năm 1992, 1993, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào 5 tỉnh thành này chiếm 70,8% và 66,2% FDI cả nước. Cho đến nay, những thành phố ven biển vẫn là nơi tập trung FDI lớn nhất. Năm 1998, lượng vốn FDI vào 14 thành phố ven biển chiếm tới 88% tổng lượng FDI của cả nước.
Khu vực rộng lớn nhưng lại thu hút lượng FDI ít hơn cả là vùng sâu trong nội địa. Trong nhiều năm, tỷ trọng FDI vào vùng này chỉ chiếm trên dưới 10% trong tổng lượng FDI cả nước. Nhằm hạn chế bớt sự chênh lệch về phân bố đầu tư giữa các vùng, gần đây, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng sự hấp dẫn hơn nữa của miền Trung và miền Tây đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ có những cố gắng như vậy mà gần đây, đầu tư nước ngoài đã vươn tới những tỉnh nằm sâu trong nội địa. Bằng Tường, một tỉnh nghèo thuộc biên giới Tây Nam, chỉ trong vòng 5 năm 1992-1997 đã thu hút được 21 xí nghiệp “ba vốn” với lượng vốn đầu tư trị giá 33,6 triệu USD.
Đầu tư nước ngoài cũng có sự phát triển nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam của khu vực Nam Trung Bộ, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam. Kế tiếp theo là bốn tỉnh, khu: Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải của vùng Tây Bắc. (Xem Phụ lục 2)
3. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư:
Giai đoạn đầu, đối tác đầu tư của Trung Quốcchủ yếu là tư bản người Hoa và Hoa Kiều. Những năm gần đây, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ngày càng gia tăng. Ngay từ khi mới mở cửa , Trung Quốc đã huy động tối đa tiềm năng của người Hoa ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động thu hút đầu trực tiếp nước ngoài. Người Hoa ở nước ngoài không những đã trở thành lực lượng hùng hậu tiến hành việc tuyên truyền, quảng bá chính sách, vận động, làm môi giới... đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Trung Quốc mà họ còn là lực lượng những nhà đầu tư chủ yếu trực tiếp chuyển vốn về nước thựchiện các dự án đầu tư. Theo thống kê của nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc, có tới 70-80% số dự án và trên 65% tổng vốn FDI vào Trung Quốc là của tư bản Hoa kiều. (Xem biểu đồ 2.4)
Biểu đồ 2.4:
FDI vào Trung Quốc của MNCs và Tư bản Hoa kiều (Expatriates)
giai đoạn 1983- 1997 (đơn vị :triệu USD) Guha, Ashok and Ray, Amit S. (2000), “ Multinational vs Expatriate FDI: A comparative Analysis of the Chinese and Indian experience”, New Delhi.
Trong tổng vốn đầu tư của tư bản người Hoa và Hoa kiều đầu tư về Trung Quốc đại lục, đầu tư của Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài loan, Ma Cao chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này giải thích tại sao Hồng Kông, Đài Loan luôn nằm trong danh sách những đối tác đầu tư lớn nhất của Trung Quốc.
Ta thấy Hồng Kông là đối tác lớn nhất với 36% vốn FDI, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. Nếu như trong giai đoạn 1979-1997, lượng vốn đầu tư của Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục đạt khoảng 111 tỷ USD, chiếm 53% thì năm 2001, vốn đầu tư thực tế của Hồng Kông chỉ còn chiếm 36%, với 8.008 dự án và vốn đăng ký đạt 20,68 tỷ USD. (Xem bảng 2.6)
Bảng 2.6 : Mười nhà đầu tư lớn nhất Trung Quốc năm 2001
Đơn vị : tỷ USD
STT
Nước
Số dự án
Vốn
đăng ký
Tỷ trọng
Vốn thực hiện
Tỷ trọng
1
Hồng Kông
8.008
20,69
30%
16,72
36%
2
Hoa Kỳ
2.606
7,51
11%
4,43
9%
3
Nhật Bản
2.019
5,42
8%
4,35
9%
4
Đài Loan
4.214
6,91
10%
2,98
6%
5
Cộng hoà Triều Tiên
2.909
3,49
5%
2,15
5%
6
Singapore
675
1,98
3%
2,14
5%
7
Đức
280
1,17
2%
1,21
3%
8
Vương quốc Anh
269
1,52
2%
1,05
2%
9
Hà Lan
114
0,97
1%
0,78
2%
10
Pháp
151
0,57
1%
0,53
1%
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc thoạt nhìn chiếm con số rất khiêm tốn, 2,98 tỷ USD vốn thực hiện, đứng thứ 4 trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc (bảng 2.6) và thậm chí có người còn cho rằng trong những năm qua, tầm quan trọng của các nhà đầu tư Đài Loan đang giảm dần. Trong giai đoạn 1992-1998, FDI của Đài Loan chiếm 8,5% nhưng trong 3 năm gần đây, tỷ trọng FDI của Đài Loan luôn dao động trên dưới 6%. Nhưng những con số thống kê chính thức này chưa phản ánh hết tiềm lực vốn khổng lồ của các nhà đầu tư Đài Loan. Trong thực tế, vốn đầu tư của Đài Loan về Trung Quốc đại lục vượt xa cả Mỹ và Nhật Bản, chỉ đứng sau Hồng Kông về quy mô. Nguyên nhân là Chính phủ Đài loan, vì lý do chính trị, đưa ra những quy định hạn chế lượng FDI tối đa mỗi doanh nghiệp Đài Loan được đầu tư vào Trung Quốc và cấm một số ngành công nghiệp không được đầu tư về đại lục nên các doanh nghiệp Đài Loan đã tìm mọi cách “lách luật” bằng cách thành lập công ty mới ở một nước trung gian như Hồng Kông, Singapore, British Virgin Islands, Cayman Islands để thông qua đó chuyển vốn đầu tư về Trung Quốc. Do vậy, đầu tư của “True Taiwanese”, “một Đài Loan thực sự” lớn hơn con số thống kê rất nhiều. Tuy nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan.doc