Tài liệu Đề tài Thực trạng suy thoái nguồn thủy sinh: NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm chung về thuỷ sinh.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thuỷ sinh là những loài " sống ở dưới nước, mọc ở trong nước". Thuỷ sinh bao gồm động vật thuỷ sinh và thực vật thuỷ sinh.
Nguồn thuỷ sinh là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ các loài động và thực vật sống ở trong nước. Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sản sinh sống.
Hiện nay, nguồn thuỷ sinh đang ở trong một tình trạng suy thoái trầm trọng. Và để hiểu thế nào là suy thoái nguồn thuỷ sinh, thì trước hết ta phải hiểu là suy thoái là gì?
Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần có tính chất kéo dài”. Như vậy nguồn thuỷ sinh có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi chúng bị giảm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng trong khoảng thời gian nhất định .”
2. Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh.
2.1. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với nguồn thuỷ sinh.
Môi trường sống của nguồn thu...
78 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng suy thoái nguồn thủy sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm chung về thuỷ sinh.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thuỷ sinh là những loài " sống ở dưới nước, mọc ở trong nước". Thuỷ sinh bao gồm động vật thuỷ sinh và thực vật thuỷ sinh.
Nguồn thuỷ sinh là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ các loài động và thực vật sống ở trong nước. Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sản sinh sống.
Hiện nay, nguồn thuỷ sinh đang ở trong một tình trạng suy thoái trầm trọng. Và để hiểu thế nào là suy thoái nguồn thuỷ sinh, thì trước hết ta phải hiểu là suy thoái là gì?
Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần có tính chất kéo dài”. Như vậy nguồn thuỷ sinh có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi chúng bị giảm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng trong khoảng thời gian nhất định .”
2. Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh.
2.1. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với nguồn thuỷ sinh.
Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sinh sinh sống. Do đó, nguồn thuỷ sinh tồn tại có chất lượng hay không trước tiên phải phụ thuộc vào môi trường sống của chúng.
Một số thành phần môi trường chi phối trực tiếp số lượng và chất lượng của các loài thuỷ sinh như: nước, đất, không khí, rừng, các yếu tố tự nhiên thuộc về thời tiết như nhiệt độ, gió, mưa…Trong quá trình vận động của tự nhiên các yếu tố này có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau ảnh hưởng đến sản lượng của các loài thuỷ sinh. Chẳng hạn như: sự suy thoái rừng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hoạt động của núi lửa…Thường làm cho nguồn thuỷ sinh suy thoái về chất lượng và giảm sút về số lượng. Bên cạnh đó, sự biến mất hoặc thoái hoá rừng ngập mặn cũng làm giảm các chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ bờ biển gây nên hiện tượng xói mòn nơi đây. Mà đặc biệt đây lại là khu vực sinh sống và nuôi dưỡng quan trọng của các loài thuỷ sinh.
Mặt khác, trong quá trình tiến hoá và phát triển, sự thối rửa của xác động vật và thực vật, của bản thân nguồn thuỷ sinh chết ở tự nhiên cũng thải ra các thán khí gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các thành phần môi trường sống của nguồn thuỷ sinh.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là sự biến đổi khí hậu. Biển và đại dương là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 nhất. Nhưng hiện nay, do các hoạt động của con người, hàm lượng CO2 trong không khí đã tăng lên đáng kể, dẫn đến lượng CO2 trong nước biển tăng, gây ra hiện tượng axit hóa. Nước biển bị axit hóa gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài sinh vật biển, đặc biệt là các loài sử dụng cacbonat canxi để tạo nên bộ khung cho cơ thể như san hô và các loài giáp xác, thân mềm .
Như vậy, chính bản thân thiên nhiên cũng đã và đang góp phần vào quá trình suy giảm số lượng và chất lượng các loài thuỷ sinh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, sự tác động của thiên nhiên tạo ra những ảnh hưởng từ từ, chậm chạp. Tự nguồn thuỷ sinh có thể lấy lại được thế cân bằng nếu không có sự tác động mạnh mẽ từ con người. Điều mà biện pháp pháp luật nói riêng và các biện pháp khác nói chung được thực hiện chính là nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ con người.
2.2. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người tới nguồn thuỷ sinh.
Như trên đã trình bày, sự suy thoái về môi trường tự nhiên cũng gây nên những tác động không nhỏ tới sự suy thoái của nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, thủ phạm chính tạo ra những tác động nghiêm trọng cho sự suy thoái thuỷ sinh lại chính là con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người có điều kiện để cải tiến công cụ sản xuất, thúc đẩy phát triển các hoạt động công nghiệp cũng như nông nghiệp, và song song đó là quá trình đô thị hoá, giao thông vận tải đường thuỷ…cũng làm nên sự ô nhiễm nặng nề cho nguồn thuỷ sinh.
Ví dụ như, với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, chính sự khai thác, đánh bắt, con người cũng góp phần đáng kể vào quá trình suy thoái nguồn thuỷ sinh, như việc khai thác không đúng phương pháp, không đúng kỹ thuật, hoặc dùng những phương tiện, công cụ mang tính huỷ diệt hàng loạt…
Từ 10 năm trở lại nay, tốc độ tàu thuyền khai thác thủy sản tăng nhanh đáng kể, cùng theo đó là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ phạm pháp: mắt lưới quá nhỏ, mìn, điện, chất hóa học, đều gây nên tác động xấu tới nguồn lợi hải sản và môi trường biển. Kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy tới hơn 50% số ngư dân được phỏng vấn đều cho rằng sản lượng khai thác có xu hướng giảm, khuynh hướng này chắc chắn đe dọa tính bền vững của nguồn lợi hải sản.
Sự nhiễm bẩn của nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hay như dầu, cyanur…cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài thuỷ sinh.
Theo báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam của Bộ Khoa Học Công Nghệ thì từ năm 2000 đến nay, do ngư dân bắt đầu sử dụng cyanur trong khai thác và có tới 50% số mẫu khảo sát cho thấy có hàm lượng cyanur vượt quá giới hạn cho phép. Mặc khác, với mật độ tàu thuyền khai thác lớn thì lượng chất thải, dầu, nước dằn tàu xả ra môi trường nước xung quanh cũng là một vấn đề gây nên ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó là các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ô nhiễm, phá hủy môi trường sống thuỷ sinh. Tổng sản lượng dầu xâm nhập vào môi trường biển Việt Nam năm 2000 đã là 17.650 tấn...
Không những thế việc bón phân tươi trực tiếp cho các ao cá đã gây ô nhiễm nước cùng với sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tăng trưởng của một số loài thuỷ sinh. Hầu hết, các hệ sinh thái của các vùng thành phố hoặc khu vực đông dân cư đều bị ô nhiễm.
Nuôi trồng thủy sản mặn - lợ được xác định như hướng phát triển mang tính đột phá của ngành thủy sản những năm qua. Với mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng, mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản cũng như tăng hơn nữa sản lượng nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang được chuyển đổi sang làm đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành những nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển.
Đặc biệt, do các hoạt động phát triển, một số bãi sinh sản của các loài thuỷ sinh (nhất là cá) đã bị mất. Ví dụ: sau khi hình thành hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà, bãi đẻ của cá Mòi, cá Cháy và các loài cá khác bị chìm sâu dưới đáy hồ. Tương tự, bãi đẻ của các loài thuỷ sinh ở khu vực sông Thao, sông Lô, hạ lưu sông Hồng đã bị mất từ 15 – 20 năm nay.
Các biện pháp thuỷ lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các loài thuỷ sinh đắp đê lấn biển, ngăn mặn, đắp đê ngăn lũ làm phân cách mạng lưới các hệ sinh thái ở nước, các quần xã sinh vật không được trao đổi và bổ sung cho nhau. Cùng với đó việc con người đắp đập chắn ngang sông xây dựng các hồ chứa nước cũng làm thay đổi chất lượng nước, phân tách nhiệt độ…dẫn tới là thay đổi sinh thái quần thể động thực vật ở vùng nước đó làm mất đi một số loài sống ở vùng nước chảy, nước tĩnh và nước nông. Thành phần của các loài thuỷ sinh tại các hồ chứa đều giảm rất nhiều so với các sông hình thành ra nó. Ở thượng lưu hồ, nước bị ngập ứ, úng ở đoạn sông phía trên hồ chứa làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, tốc độ dòng chảy bị chậm lại làm thay đổi cuộc sống của thuỷ sinh vật, các loài cá nước chảy phải nhường chỗ cho các loài cá nước tĩnh do không thể thích nghi, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số giống loài quý. Ở hạ lưu đập việc chắn dòng chảy làm nhiều loài thuỷ sinh không thể di chuyển đến vùng cao hơn, sản lượng cũng bị giảm. Lượng phù sa, lượng muối dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, sinh vật phù du ở các vùng hạ lưu cũng suy giảm nghiêm trọng.
3. Thực trạng suy thoái thuỷ sinh
3.1. Trên thế giới
Một hệ sinh thái bền vững là một hệ sinh thái mang đến cho nguồn thuỷ sinh môi trường sống an toàn. Ở những nơi đó, các loại tảo và san hô phát triển mạnh, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho động vật biển. Nhưng số lượng hệ sinh thái như vậy ngày càng ít đi. Kể từ năm 1950, 29% loại cá mà con người có thể đánh bắt gần như đã tuyệt chủng (một loài được coi là tuyệt chủng khi ít nhất 90% số lượng cá thể trong loài đã biến mất), và điều đáng báo động là tốc độ biến mất của các loài thuỷ sinh ngày càng tăng. Theo kết quả phân tích, nếu tốc độ này giữ nguyên thì những loài sinh vật biển mà con người có thể đánh bắt hiện nay sẽ biến mất vĩnh viễn vào năm 2048.
Bên cạnh đó, theo tờ Mongabay.com, thì một phần ba số loài san hô có nguy cơ tuyệt chủng, 415 vùng hệ sinh thái “chết”, số lượng cá mập và cá ngừ giảm, và chỉ còn 1/4 diện tích đại dương giữ lại được những đặc tính như ban đầu.
Từ những năm 1950 đến nay, trữ lượng các loài cá có giá trị thương mại cao như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá mũi kiếm và cá đuối đã bị giảm đến 90%. Ở miền Bắc Atlantic, trong vòng một thế kỷ, các loài cá tuyết, cá pôlắc, cá êfin đều giảm khoảng 89%. Loài cá ngừ vây xanh cũng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị đánh bắt quá mức. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu ở vùng Tây Bắc biển Atlantíc, số lượng cá thể của loài cá mập ở vùng biển này đã giảm đi 40- 89 % chỉ trong vòng 14 năm. Loài rùa biển cũng không nằm ngoài số phận đó. Trong số 7 loài rùa biển có trên trái đất thì có 6 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng. Riêng loài rùa xanh đã giảm hơn 99%.
3.2. Tại Việt Nam
Xét trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, nguồn lợi thu được từ thuỷ sản chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là trong những năm gần đây, phát triển nguồn thuỷ sản đã nhanh chóng đạt được mức sản lượng tăng trưởng nhảy vọt, nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2.5 tỉ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh ven biển. Ngoài ra, nguồn thuỷ sinh cũng là nguyên liệu quan trọng cho các ngành sản xuất, cho các nghiên cứu khoa học, góp phần đa dạng nguồn gen, có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái.
Tuy vậy, thực trạng về nguồn thuỷ sinh của chúng ta lại lại là một thực tiễn đáng buồn.
Không chỉ giảm về sổ loài thuỷ sinh mà chất lượng các loài thuỷ sinh cũng giảm rõ. Đối với các loài động vật thì thể hiện ở việc giảm kích thước.
Theo điều tra gần đây cho thấy rằng kích thước cá đánh bắt được đã giảm rõ rệt và số lượng cá to cũng không còn nhiều.
Ví dụ như: Trên sông Hồng, bốn loài cá: lăng chấm, cá chiên, cá bỗng và cá anh vũ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sản lượng khai thác 4 loài cá giảm xuống bằng 10-15% sản lượng những năm 70, 80; thậm chí lượng cá bỗng chỉ xấp xỉ bằng 1%.
Ảnh 1 - Cá anh vũ - một trong 4 loài cá quý hiếm trên sông Hồng
(nguồn fishternet.vn)
Thông tin này vừa được công bố trong Bản điều tra nghiên cứu về hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng của nhóm tác giả Phạm Báu, Nguyễn Ðức Tuân, Bùi Ðình Ðặng, Nguyễn Công Thắng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I).
Theo đó, 4 loại cá quý hiếm có tên khoa học là: Cá lăng chấm (Hemibagrus gutattus Lacépède, 1803), cá chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1839), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) và cá anh vũ (Semilabeo obscous Lin, 1981). Tuy nhiên, sản lượng những loài cá được coi là đặc sản hàng đầu của hệ thống sông Hồng này đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở mức nguy cấp bậc 2.
Báo cáo cho thấy, sự phân bố của 4 loài cá này trên hệ thống sông Hồng đang ngày càng thu hẹp, nhìn chung có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu không gặp hoặc rất ít gặp. Bãi đẻ của 4 loài này hầu như không còn, cá đẻ phân tán, rải rác trên khu vực thượng nguồn các sông, suối.
Nói đến suy thoái thủy sinh không thể không nói tới sự suy thoái nguồn thực vật biển mà cụ thể là sự suy thoái các rạn san hô.
Sự suy thoái của các rạn san hô biểu hiện ở việc giảm sút về các rạn san hô.Một điêu tra san hô gần đây cho thấy 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng ven biển Việt Nam cho thấy trong vòng mười năm qua độ che phủ của san hô suy giảm một các đáng kể. Theo số liệu tài nguyên thế giới (2000- 2002) đã cảnh báo 80% rạn san hô biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, 50% ở trong tình trạng rủi ro cao và tình trạng thảm thực vật cũng đang trong tình trạng tương tự.
Ảnh 2 - San hô chết ở Vịnh Hạ Long
(nguồn :www.dantri.vn)
Các nhà khoa học đánh giá Việt Nam là một trong những nước có rạn san hô bị đe dọa nghiêm trọng. Bằng chứng là có đến 80% rạn san hô đang bị con người tấn công. Hiện Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với hơn 300 loài nhưng chỉ 1% rạn được xếp vào loại tốt, 8% rạn trong khu vực các khu bảo tồn. Ở những khu bảo tồn như Hòn Mun, Núi Chúa, không một ai đủ tự tin khẳng định ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác san hô, và theo lời 1 quan chức có thẩm quyền dự tính: "Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô sẽ không còn trong vùng biển Việt Nam...".
Điều tra các nguồn đánh bắt hải sản thời gian gần đây ở vùng vịnh Hạ Long và xung quanh, các nhà khoa học cũng thấy vắng bóng các loại hải sản quý như cá bướm, mú, kiếm, ốc nón, ốc tù và con tranh học, v.v... Bộ Thủy sản cho biết, sản lượng khai thác của các tàu giảm từ 1,1 tấn/sức ngựa vào năm 1985 xuống còn 0,45 tấn/sức ngựa vào năm 2006. Cũng ở hoàn cảnh tương tự, tại tỉnh Khánh Hòa nhiều loài hải sản quý bị khai thác cạn kiệt
Ảnh 3 - Rùa biển-loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, nhiều loài hải sản quý trên vùng biển địa phương hiện đang bị khai thác đến mức kiệt quệ; trong đó có nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: rùa biển, hải sâm, cầu gai sọ dừa, cá ngựa, sò huyết...
Loài hải sâm trắng ở đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm), trước năm 1987 có sản lượng hàng năm từ 150- 200 tấn, nhưng hiện nay còn lại rất ít. Các loài hải sâm đen, hải sâm mít, hải sâm dừa, hải sâm vú... là các đối tượng kinh tế quan trọng, có giá trị thương mại cao ở vịnh Nha Trang, hiện cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Loài cầu gai sọ dừa ở vịnh Nha Trang tập trung nhiều ở Rạn Chắn và Rạn Cạn, đã bị khai thác ồ ạt với sản lượng thành phẩm có năm lên đến hàng chục tấn, đến nay đã cạn kiệt...
Vùng biển Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản khoảng 150.000 tấn, cho phép khai thác ở mức 70.000 tấn/năm. Trên thực tế sản lượng khai thác được từ 60.000 tấn- 68.000 tấn/ năm, nhưng các loài hải sản quý hiếm với giá trị kinh tế cao luôn là đối tượng bị săn lùng, đánh bắt triệt để.
Trong nghị định số 82/2008 QĐ-BNN ngày 17/7/2008 ra quyết định có 158 loài sinh vật thuỷ sinh có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Nguồn lợi gần bờ cũng sẽ chậm phục hồi do các nơi sinh cư tự nhiên quan trọng ở đây như các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn…bị phá huỷ nghiêm trọng do các hoạt động phát triển ở vùng ven biển và lưu vực sông (tốc độ mất rừng ngập mặn do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1995-2005 ước khoảng 15.000 ha/năm). Điều này dẫn đến không gian sống của các loài thủy sinh ngày càng khan hiếm, tính đa dạng sinh học ngày càng mất đi, tính bất ổn định của hệ sinh thái ngày càng tăng cao.
Hiện nay nguồn lợi thủy sản vùng gần bờ có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước các loài thủy sản đánh bắt. Một số loài cá kinh tế thông thường vẫn đánh bắt với số lượng lớn, đến nay đã trở nên khan hiếm. Mùa vụ và khu vực hải sản tập trung có những thay đổi đáng kể. Sự phân biệt mùa vụ ( vụ Bắc, vụ Nam ) xuất hiện không còn rõ như những năm 1985-1995. Các đàn cá nổi nhỏ có kích thước trung bình xuất hiện thưa và xa bờ trong vòng 10 năm (1995- 2005 ) đã giảm trên 30% trữ lượng, có những biểu hiện thay đổi về cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở hầu hết các vùng biển, đặc biệt khu vực có độ sâu dưới 30 m ở Vịnh Bắc Bộ, đông tây Nam Bộ và dưới 50- 100m ở ven biển miền Trung. Mật độ quần thể các loài thủy sản có giá trị khai thác giảm đáng kể, có những loài nhiều năm không gặp như cá đường, cá gộc... ở vùng biển đông tây Nam Bộ, cũng như một số loài cá có giá trị thương mại, đối tượng khai thác như trích, nục, lầm, cơm...Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với cá heo ở ven biển miền Trung. 17 loài cá biển đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong nước ngọt, 57 loài cá nước ngọt đang bị đe doạ tuyệt chủng, trong đó có 6 loài có nguy cơ tuyệt chủng, 4 loài bị đe dọa và 8 loài quý hiếm. Nguyên nhân là do còn đánh bắt bằng phương pháp hủy diệt như đánh mìn, dùng hoá chất độc, xung điện, lưới mắt nhỏ, khai thác trái vụ và suy giảm chất lượng hệ sinh thái.
Nghề khai thác tôm ở bãi Mỹ Miều , cửa Ba Lạt, Vũng Tàu và vùng biển Tây Nam cho thấy trữ lượng tôm biển trong những năm gần đây giảm tương đối rõ. Đặc biệt các loài tôm có giá trị kinh tế thuộc họ tôm he, tôm hùm, mức độ giảm từ 40- 90% so với trước năm 1980. Tỷ lệ tôm chất lượng thấp chiếm hơn 70% thậm chí tới 80-90% sản lượng mẻ lưới ở các vùng nước sâu ngoài 15m. Kích thước tôm cũng giảm đáng kể và có thể nói hầu hết các năm sản lượng tôm khai thác đều vượt quá giới hạn cho phép. Đến nay đã có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó nhiều loài vẫn đang là đối tượng tập trung khai thác như các loài giáp xác, nhuyễn thể, một số loài cá rạn san hô. Cụ thể:
+ Đang bị đe doạ tuyệt chủng(mức độ E): 17 loài
+ Có thể bị đe doạ tuyệt chủng (mức độ V): 20 loài
+ Loài hiếm có thể suy cấp (mức độ R): 39 loài
+ Bị đe doạ (mức độ T) : 9 loài
Ngoài ra trong nghị định 182/2008 QĐ-BNN ngày 17/7/2008 ra quyết định có 158 loài sinh vật thuỷ sinh có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Nguồn lợi gần bờ cũng sẽ chậm phục hồi do các nơi sinh cư tự nhiên quan trọng ở đây như các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn…bị phá huỷ nghiêm trọng do các hoạt động phát triển ở vùng ven biển và lưu vực sông ( tốc độ mất rừng ngập mặn do các hoạt động sản xuất trong giai đoạn 1985-2000 ước khoảng 15.000 ha/năm ). Điều này dẫn đến không gian sống của các loài thủy sinh ngày càng khan hiếm, tính đa dạng sinh học ngày càng mất đi, tính bất ổn định của các hệ sinh thái ngày càng tăng cao.
Trong đất liền thì các loài thủy sinh cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi hành động tiêu cực của con người như: làm ô nhiễm nguồn nước , việc nhập khẩu các sinh vật ngoại lai.
Ảnh 4 - Ô nhiễm sông Đồng Nai, cá chết hàng loạt. (Ảnh: Trần Duy)
Hiện nay ở nước ta các con sông bị ô nhiễm hàng loạt đã làm suy giảm các nguồn lợi thủy sinh như: ô nhiễm sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Thị Vải...Các loài sinh vật trong các con sông này đã chịu ảnh hưởng nặng nề.
Kết quả điều tra cho thấy, hơn một nửa thế kỷ qua, đã có trên 40 loài động vật thủy sinh lạ được nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất thực phẩm, làm cảnh, tập trung nhiều nhất ở 2 vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.
Tiến sĩ Lê Thiết Bình, một thành viên của nhóm các nhà khoa học thuộc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, cho rằng việc phát triển các loài động vật thủy sinh này đã góp phần tạo ra giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người nuôi trong nước. Tuy nhiên, có nhiều loài trong số đó đang khiến các loài thủy sinh bản địa trở nên khan hiếm và bị đe dọa tiêu diệt do cạnh tranh thức ăn và nơi ở. Điều này khiến nghề nuôi cá truyền thống bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có nguy cơ bị thay thế bởi việc phát triển các giống cá nhập khẩu.
Hơn thế, các động vật thủy sinh lạ xâm nhập Việt Nam đã và đang làm suy thoái đa dạng sinh học ở nước, phá hủy nơi ở, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đã hình thành của quần xã sinh vật đang sinh sống ở địa phương.
Ảnh 5 - Ốc bươu vàng và cá hổ là những loài sinh
vật lạ được nhập vào Việt Nam trước đây
( nguồn: www.thiennhien.net )
Việc nhập khẩu các loài động vật ngoại lai cũng góp phần làm suy giảm nguồn lợi thủy sinh. Ở hồ Trị An thì các sinh vật trong hồ đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự xuất hiện loài cá ăn thịt là cá chim trắng và cá Hoàng Đế có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Một số loài cá được nhập vào Việt Nam có giá trị kinh tế cao và tăng thu nhập cho người nuôi để làm thực phẩm, làm cảnh. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng laị khiến các loài thủy sản nội địa bị thay thế rồi sẽ dần dẫn đến sự suy giảm sự đa dạng các loài trong nước. Như cá Trôi Việt bị thay thế bởi trôi Ru và Mrigan; Mè trắng Việt Nam bị thay thế bởi mè trắng Trung Quốc.
Một số loài thì bị lai tạp dẫn đến sự mất dần giống thuần trong nước như: cá trê phi cho lai rộng rãi với các loài địa phương, cá chép nhập cho lai rộng rãi với cá chép địa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các loài giống thuần trong nước.
Kết quả điều tra cho thấy, hơn một nửa thế kỷ qua, đã có trên 40 loài động vật thủy sinh lạ được nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất thực phẩm, làm cảnh, tập trung nhiều nhất ở 2 vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.
4. Yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh:
Nguồn thuỷ sinh cần phải được phát triển theo hướng bền vững. Phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu về thuỷ sinh của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ trong tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh đòi hỏi đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định nguồn lợi này cũng như môi trường sống của chúng. Mọi sự phát triển không theo hướng bền vững đều phải trả giá.
Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh một cách bền vững nghĩa là phải đảm bảo vừa tôn trọng cơ sở khoa học, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Trong quá trình kiểm soát, phải đáp ứng đạt được mục tiêu phát triển lâu bền, đồng thời phải đảm bảo đời sống cho ngư dân. Đây chính là yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh. Trên cơ sở yêu cầu này, nhà nước đã và đang có chính sách bảo đảm phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn thuỷ sinh, bảo đảm tái tạo nguồn thuỷ sinh và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Những năm gần đây, phát triển bền vững đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước hết sức chú ý xây dựng các mô hình dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển bền vững không chỉ là tăng trưởng kinh tế hợp lý, mà phải bảo đảm tính bền vững về môi trường sinh thái và ổn định xã hội, thoả mãn nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Một định hướng mục tiêu như vậy quả là rất khó khăn, phức tạp để triển khai các mô hình, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng đây chỉ là vấn đề lý thuyết, ý tưởng tốt đẹp.
Đối với nghề cá nước ta hiện nay vùng hải sản gần bờ đang bị khai thác quá mức (năm 1993 một mã lực công suất máy tàu cá khai thác được 0,7 tấn, năm 2003 chỉ còn 0,35 tấn). Sản lượng và kích cỡ cá đánh bắt được giảm dần, chất lượng môi trường suy giảm, đã có tới 17 loại hải sản đang dự báo có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi có khả năng tái tạo, nếu duy trì được mức độ khai thác hợp lý, bảo đảm trữ lượng cá thuần thục để sinh trưởng trong môi trường thuận lợi. Như vậy việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường vùng biển gần bờ, vùng quan trọng nhất của nghề khai thác và nuôi trồng hải sản là một yêu cầu bức thiết.
Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững nguồn thủy sinh, nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong phát triển nguồn thuỷ sinh nói chung và hoạt động thủy sản nói riêng. Các hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch, đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, việc tham gia bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản của các tổ chức cá nhân đảm bảo phát triển bển vững nguồn thuỷ sinh đều được nhà nước khuyến khích. Một phần ngân sách nhà nước sẽ dành cho việc đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia thuộc các viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của ngành về giống thuỷ sản nước ngọt, giống hải sản ở các vùng sinh thái đặc trưng để thực hiện các nhiệm vụ:
+ Sản xuất giống gốc các loài thuỷ sản kinh tế nhằm đảm bảo giữ cho giống có năng suất, chất lượng ổn định.
+ Lưu giữ giống gốc, bảo vệ nguồn gen những loài thủy sinh, thuỷ sản quý, hiếm và có khả năng xuất khẩu.
+ Nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống thuỷ sinh, thuỷ sản quý có khả năng thuần hoá để sản xuất rộng rãi. Nhập công nghệ sản xuất giống những loài thuỷ sản có năng suất và chất lượng cao, trước hết tập trung vào công nghệ sản xuất giống các loài thuỷ sản có khả năng xuất khẩu.
Ví dụ: Chính phủ quyết định chi 576 tỷ đồng giai đoạn từ nay ( từ năm 2008) đến 2020 để triển khai Đề án bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Số tiền này sẽ xây dựng thí điểm khu bảo vệ một số loài thủy sinh đặc hữu, điển hình như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Chình, cá Anh vũ...
Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2010 Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư 228 tỷ đồng; từ 2010-2015 là 223 tỷ đồng và từ 2016 đến 2020 là 125 tỷ đồng để triển khai đề án.
Không những thế, Nhà nước còn có dự định xây dựng Bảo tàng các loài thủy sinh vật Việt Nam, cùng với nhiều chương trình khác như “Chương trình Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản đến năm 2010" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống này bao gồm Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Thủy sinh vật; một hoặc hai bảo tàng lưu giữ, trưng bày các loài thủy sinh vật Việt Nam.
Mặt khác yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh còn được nhà nước thực hiện thông qua hoạt động phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương, đảm bảo việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sinh.
Ảnh 6 - khu vực nuôi tôm ven biển
(Nguồn: vietbao.com)
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, bảo đảm nguồn thực phẩm dồi dào cho xã hội, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước, đặc biệt là giá trị xuất khẩu.
Trên cơ sở yêu cầu phát triển bền vững nguồn thủy sinh, pháp luật về kiểm soát suy thoái thuỷ sinh đã quy định nghĩa vụ bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thuỷ sinh, xác định các hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động có nguy cơ gây hại nguồn thuỷ sinh, các công cụ, phương tiện, phương thức đánh bắt trong hoạt động thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn thuỷ sinh, thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh.
PHẦN II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI THỦY SINH
Sự suy thoái nguồn thuỷ sinh là vấn đề thực sự quan trọng vì vai trò to lớn của nguồn thuỷ sinh. Do đó ta cần phải quan tâm đến việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Thế nào là kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh?
“ Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh chính là việc nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái của nguồn thuỷ sinh.”
Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh diễn ra trên nhiều lĩnh vực, kể cả quản lý xã hội và lĩnh vực quản lý thế giới tự nhiên hữu sinh và vô sinh. Kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh phải bao gồm kiểm soát tự nhiên và kiểm soát xã hội. Cần nhấn mạnh lý luận kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh là vì đối tượng tác động quan trọng nhất của việc kiểm soát này chính là người khai thác, người sử dụng nguồn lợi .
Kiểm soát tự nhiên là việc kiểm soát các tác động bất lợi của thế giới tự nhiên xung quanh tác động đến các loài thuỷ sinh làm cả chất lượng và số lượng.
Kiểm soát xã hội là vấn đề đặc biệt cần được coi trọng, nhất là kiểm soát những tác động tiêu cực của con người. Bởi vì những tác động tiêu cực của con người ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái nói chung và nguồn thuỷ sinh nói riêng. Từ hàng trăm năm trước,các nhà sinh học đã phát hiện ra việc đánh bắt bằng chất nổ tác hại lớn đến môi sinh, môi trường và nguồn thuỷ sinh. Toàn quyền Đông Dương đã ban hành lệnh cấm đánh bắt bằng chất nổ vào đầu thế kỷ. Trải qua gần một trăm năm, dù qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, mong muốn loại trừ hoàn toàn việc đánh bắt cá bằng chất nổ vẫn mang tính thời sự và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có được cơ chế hữu hiệu để thực thi. Do đó, việc đi sâu vào các giải pháp tự nhiên, giải pháp sinh học khó có hiệu quả thực sự. Việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh muốn có hiệu quả trước tiên cần kiểm soát sự tác động của con người vào môi trường , trên cơ sở của những quy định pháp luật, cụ thể như sau:
1. Những quy định về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thuỷ sinh:
1.1. Các quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sinh.
Môi trường sống là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn và chất lượng của các loài thuỷ sinh. Do vậy, mọi hoạt động của con người đều phải đảm bảo giữ gìn và cải thiện chất lượng môi trường sống cho chúng. Theo quy định của Điều 7 Luật thuỷ sản năm 2003 và Luật môi trường năm 2005 thì ta có thể khái quát thành một số vấn đề sau:
- Các tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản nói riêng và nguồn thuỷ sinh nói chung. Mọi hoạt động có nguy cơ tác động đến môi trường sống của nguồn thuỷ sinh đều phải được áp dụng các biện pháp nhằm triệt tiêu đến mức tối đa sự tác động đó.
- Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sinh đều phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Các hoạt động khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sinh di chuyển theo quy định của uỷ ban nhân địa phương.
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
- Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản (Quy định tại Điều 47 Luật bảo vệ môi trường).
1.2. Các quy định về khuyến khích đầu tư vào bảo vệ và phát triển giống loài thuỷ sinh.
Nhà nước ta luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển giống thuỷ sản nhằm sản xuất đủ giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phù hợp cung cấp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân, bao gồm các giống nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn, trong nội địa và trên biển.
Trước hết, nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn thủy sinh, các địa phương phải có quy hoạch vùng sản suất giống loài thủy sinh.
Những nơi có điều kiện sản xuất giống thuận lợi cần tận dụng tối đa lợi thế để sản xuất giống chất lượng cao, hạ giá thành cung cấp cho nhu cầu thị trường. Cần ưu tiên cấp đất hoặc cho thuê đất lâu dài để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển giống loài thủy sinh.
Những nơi có điều kiện sản xuất không thuận lợi nhưng có nhu cầu lớn về con giống có thể thuê, mua đất của các địa phương khác thuận lợi hơn để tổ chức sản xuất giống nhằm cung cấp ổn định cho địa phương mình.
Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo và phát triển phải đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam(1). Giống thủy sản nhập khẩu phải được thông qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú ý (pháp lệnh thú ý năm 2004) cũng như của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Khuyến khích việc công bố chất lượng các đối tượng GTS khi đưa ra thị trường, trừ một số loại GTS thương phẩm thuộc các đối tượng nuôi chủ lực bắt buộc phải công bố, như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá chẽm, các loài cá song, cá giò, nghêu Bến Tre, cá tra, cá basa, tôm càng xanh. Tiêu chuẩn chất lượng GTS được công bố bao gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành (đã ban hành trước 31/12/2006), Tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài, Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở tự xây dựng.
1.3. Các quy định về bảo vệ giống loài thủy sinh khi có dịch.
Để bảo vệ và phát triển nguồn thủy sinh, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định liên quan, đặc biệt là khi chúng có dịch bệnh. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi nguồn thủy sinh phải thực hiện những biện pháp phòng bệnh cho chúng. Trên nguyên tắc “việc chăn nuôi không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái” và đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của các loài vật nuôi, các đối tượng có liên quan cần thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho thủy sinh (chương II phòng bệnh, chữa bệnh và chống dịch bệnh cho động vật – pháp lệnh thú y năm 2004) bao gồm:
Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ nguồn thủy sinh.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chuẩn đoán xác định bệnh, khống chế, tiêu diệt dịch bệnh cho các giống loài thủy sinh.
- Xác định và thông báo giới hạn vùng có dịch; quy định vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch; đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch.
- Thực hiện việc kiểm dịch nguồn thủy sinh và các sản phẩm của chúng, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ nguồn thủy sinh để phát hiện, ngăn chặn dịch lây lan và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Cũng trong thời gian có dịch và tại các vùng dịch, người không có nhiệm vụ thì không vào nơi có các giống loài thủy sinh ốm hoặc chết; đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các loại thuộc đối tượng vệ sinh; mổ thịt, lưu thông trong vùng có dịch nguồn thuỷ sinh và các sản phẩm của chúng dễ nhiễm dịch bệnh đã công bố; vận chuyển qua vùng có dịch nguồn thủy sinh thuộc loại dễ bị nhiễm bệnh dịch đã công bố, tránh lây lan dịch bệnh cho các giống loài khác.
Theo quy định, trước khi đưa ra khỏi trại giống, cơ sở phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch đến cơ quan quản lý thú ý địa phương để kiểm dịch và cấp phiếu kiểm dịch. Giống lưu thông không có phiếu kiểm dịch buộc phải tiêu hủy. Đồng thời khi kiểm dịch phát hiện lô giống nhiễm một số bệnh, cơ sở phải thực hiện tiêu hủy ngay toàn bộ lô giống đó và thực hiện khử trùng làm sạch khu vực.
Đối với tất cả loại giống thủy sinh nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm dịch qua cửa khẩu, nuôi cách ly từ 1-2 ngày trở lên để theo dõi tình trạng sức khỏe và sự thích ứng với môi trường, sau khi có xác nhận giống thủy sinh không bị nhiễm bệnh thì mới được đưa vào sản xuất.
Tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, như có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản (trừ trường hợp hộ gia đình ương nuôi, thuần dưỡng, làm dịch vụ giống thuỷ sản quy mô nhỏ, có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh); Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương; Quy mô, cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải... của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giống thuỷ sản theo các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành đã quy định, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản được cơ quan có thẩm quyền ở địa phương chứng nhận và phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật; Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; Riêng các cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản hoặc nuôi trồng thuỷ sản; Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có văn bằng chứng nhận trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản hoặc ngành sinh học. Đối với cơ sở nhập khẩu giống thủy sản để kinh doanh phải có khu nuôi cách ly để theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh và có chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản. Ngoài ra, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương; quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải... phải đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp thủy sản theo quy định; Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; Có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ, văn bằng về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Những quy định về công cụ, phương thức đánh bắt thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn thuỷ sinh:
Trong hoạt động thuỷ sản, việc các tổ chức, cá nhân sử dụng các công cụ, phương thức đánh bắt có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tốc độ sinh sản để có thể phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh là một vấn đề hết sức quan trọng.
Nhiều năm qua chưa vì chưa được đầu tư đúng mức nên nghề đánh bắt thủy sản nhìn chung còn hạn chế, chưa khai thác hết nguồn lợi thủy sản sẵn có. Công cụ khai thác phần lớn mang tính lạm sát nên nguồn lợi thủy sản trong vùng thủy nội địa và ven bờ ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạn như, sử dụng xung điện, cào điện để khai thác thủy sản, trước hết là hủy diệt tất cả các loài sinh vật nằm trong phạm vi của hai cực nguồn điện và sau đó nó sẽ làm phá hủy, thay đổi môi trường.
Dựa trên nguyên tắc chung là việc khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải đảm bảo không làm cạn kiệt các nguồn thuỷ sinh, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động thuỷ sản phải tuân theo những quy định sau đây về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại, kích cỡ thuỷ sản được khai thác cũng như sản lượng khai thác hàng năm:
Các tổ chức, cá nhân được phép tiến hành đánh bắt nguồn thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản bằng các công cụ, phương tiện phù hợp với khoảng cách và cường độ hợp lí. Cụ thể là chỉ được phép sử dụng các công cụ có kích cỡ mắt lưới phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác, không được đánh bắt bằng loại công cụ có kích cỡ mắt luới quá dày. Các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các phương tiện như đăng, đáy hoặc bằng các phương pháp ngăn, chắn ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản theo quy định của địa phương.
Các chủ thể không được tiến hành công việc khai thác và đánh bắt nguồn thuỷ sinh và nguồn thuỷ sản khi chúng đang trong mùa sinh sản.
Khoảng cách đánh bắt cũng được quy định cụ thể tuỳ thuộc từng loại thuỷ sinh mà các chủ thể được phép tiến hành ở các vùng nước ven bờ hay xa bờ với việc chấp hành các quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ thuỷ sản, và nhiều bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi như:
Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản ở tất cả các vùng nước.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có quy định về vấn đề này tại khoản 2 điều 7:
“ Khai thác, đánh bắt các tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật ’’ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá của các ngư cụ khai thác thủy sản biển.
(theo Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản)
SốTT
Các loại ngư cụ
Kích thước mắt lưới2a (mm), không nhỏ hơn
1
Rê trích
28
2
Rê thu ngừ
90
3
Rê mòi
60
4
Rê tôm he(1 lớp, 3 lớp lưới )
44
5
Rê tôm hùm
120
6
Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm
18
7
Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm)
10
8
Lưới kéo cá:
- Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 90cv
28
- Tàu lắp máy từ 90 cv đến dưới 150 cv
34
- Tàu lắp máy từ 150 cv trở lên
40
10
Lưới kéo tôm:
- Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 45 cv
20
- Tàu lắp máy từ 45 cv trở lên
30
11
Các loại đăng
20
12
Đáy hàng cạn, đáy cửa song, te, xiệp, xịch
18
13
Đáy biển hàng khơi
20
14
Lưới chụp mực
30
Trong đ ó: Lưới rê (hay còn gọi là lưới giăng hoặc lưới cản) là một trong những ngư cụ phổ biến của nước ta hiện nay, bởi sản lượng do nghề này đem lại đứng hàng thứ hai sau lưới kéo. Mặt khác, người ta còn thấy l ư ới rê có thể hoạt động ở rất nhiều thủy vực khác nhau như, ao, hồ, sông và biển. Lưới rê có thể đánh bắt như là một ngư cụ cố định hoặc như là ngư cụ di động, có thể khai thác cả tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy.
3.Những quy định về thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh:
3.1.Giới thiệu về thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, và sự cần thiết của các quy định pháp luật:
Thức ăn là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho động vật thuỷ sản các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Thuốc là chế phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất, hoá chất; vác-xin và các chế phẩm sinh học khác dùng để phòng và trị bệnh; điều chỉnh sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thuỷ sản; xử lý và cải tạo môi trường nuôi.
Hoá chất là sản phẩm hoá học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, phòng và trị bệnh cho thuỷ sản nuôi trồng.
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút, và các nguyên sinh; độc tố, nọc tố từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho thuỷ sản nuôi trồng và xử lý môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản.
( Trích: Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ- BTS ngày 03 tháng 06 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản.)
3.2. Pháp luật cụ thể quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh.
Nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất là vấn đề về thức ăn. Thức ăn có được đảm bảo thì thuỷ sản mới phát triển tốt và thực hiện được chức năng của mình ( cung cấp lương thực và tạo ra nguồn thu nhập ) chính vì nó tác động đến kinh tế khiến cho nhiều người sản xuất cũng như nuôi trồng đã bất chấp dùng những loại thuốc để làm tăng năng suất nhanh, phòng sâu bệnh cao...gây ảnh hưởng lớn đến môi trường thuỷ sinh, làm ô nhiễm môi trường. Do sử dụng thức ăn, hoá chất không đạt yêu cầu đã ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sinh làm chết các sinh vật phù du, và các động thực vật sống trong môi trường này đều bị nhiễm độc gây nguy hại đến chính con người và môi trường sống. Chính vì vậy cần phải có những quy định pháp luật chặt chẽ và các biện pháp chế tài mạnh mẽ buộc mọi người phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng.
Dưới đây là các quy định cụ thế của Nhà nước về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh:
- Đối với các chủ thể trực tiếp sử dụng các loại thuốc thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản:
+ Thức ăn chăn nuôi phải không gây hại cho nguồn thuỷ sản. Các chủ thể này khi dùng thuốc để phòng bệnh cho các loại thuỷ sản phải theo chỉ dẫn hoặc đơn thuốc của bác sĩ, kỹ thuật viên có giấy phép hành nghề, hoặc hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc.
+ Không đuợc sử dụng thuốc thú y, hoá chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thuỷ sản ( khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường).
+ Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu như: Các hoá chất độc hại phải được để ở nơi tách biệt với nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi; có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.
+ Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, như chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải; phải phục hồi môi trường ngay sau khi ngưng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ( khoản 4 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường ).
- Đối với các tổ chức cá nhân sản xuất , kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản:
+ Phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ, phải tuân theo các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề phải chấp hành quy định của nhà nước trong việc kê đơn thuốc chữa bệnh cho nguồn thuỷ sinh.
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác về pháp luật có liên quan. Nếu không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ thuỷ sản.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 1 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường).
- Việc nhập khẩu các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản được quy định như sau:
+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế hàng thông thường không cần xin phép Bộ thuỷ sản.
+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học mới hoặc được quy định trong Danh mục thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thông thường, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản phải được Bộ thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để kiểm nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ thuỷ sản.
Bên cạnh những quy định về việc nhập khẩu các loại thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và hoá chất là thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để sử dụng thuốc cho nguồn thuỷ sinh; hoá chất để sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản; nhập khẩu những hoá chất là chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, bào chế dược phẩm hoặc nhập khẩu những hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng y tế phải thực hiện theo hướng dẫn của các bộ ngành liên quan. Việc nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản theo quy định như sau:
+ Các loại thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế nhập hàng thông thường, không cần xin phép.
+ Các loại thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn mới là những loại không có trong danh mục thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá sử dụng thông thường, phải được Bộ thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để thử nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ thuỷ sản.
Thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc, hoá chất kể cả loại nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo những quy định hiện hành và làm thủ tục nhập khẩu với hải quan.
Bên cạnh nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân có liên quan trong lĩnh vực thức ăn thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có nhiều trách nhiệm cụ thể. Bộ thuỷ sản có trách nhiệm công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, quy định chỉ tiêu vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
4. Những quy định về khai thác thuỷ sản có nguy cơ gây hại đến nguồn thuỷ sinh:
Trong hệ thống pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh nói chung và Luật Thuỷ sản nói riêng, việc khai thác thuỷ sản và các giống loài thuỷ sinh rất được chú trọng bởi nó là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo nên việc suy giảm các loài này một cách nhanh nhất. Do đó, Nhà nước đã có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần cũng như tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản ở các vùng biển phù hợp. Pháp luật cũng đã có một số quy định về vấn đề này như các chủ thể muốn tiến hành khai thác thuỷ sản thì phải xin phép…
4.1. Về Giấy phép khai thác thuỷ sản:
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững, “tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản” (Khoản 1-Điều 16- Luật Thuỷ sản 2003). Hoạt động cấp và thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản mang tính pháp lý nhằm để nhà nước có thể theo dõi, quản lý và kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình khai thác thuỷ sản, hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác thuỷ sản nói riêng và nguồn thuỷ sinh nói chung một cách bừa bãi và trái pháp luật. Tuy nhiên, luật cũng quy định trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không cần phải xin phép. Ngoài ra các trường hợp khác đều phải xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản và sẽ được cấp khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản.
- Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm.
- Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp.
- Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
( Theo Điều 17- Luật Thuỷ sản 2003)
Giấy phép khai thác thuỷ sản cần phải được quy định đầy đủ về những nội dung như: nghề khai thác, ngư cụ khai thác; vùng, tuyến được phép khai thác; thời gian hoạt động khai thác; thời hạn của giấy phép và các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Nội dung của Giấy phép này đương nhiên phải phù hợp với những quy định của pháp luật môi trường về thời gian, phương tiện và công cụ đánh bắt nguồn thuỷ sinh.
Có hai hoạt động tiến hành thường xuyên trong quá trình khai thác thuỷ sản là phải duy trì chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản và phải ghi nhật ký khai thác thuỷ sản. Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuỷ sản thì: sau khi được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản, các tổ chức cá nhân cần phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá. Đối với các tàu cá mà chỉ huy tàu cần phải có bằng thuyền trưởng theo quy định của Bộ Thuỷ sản thì chính người thuyền trưởng này cần phải tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản. Quy định này nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước đối với các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng nước nhằm khai thác thuỷ sản bền vững.
Giấy phép khai thác thuỷ sản có thể sẽ bị thu hồi khi: tổ chức cá nhân khai thác thuỷ sản:
Không còn đủ các điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật thuỷ sản về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản
Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép
(Điều 18- Luật Thuỷ sản 2003)
4.2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong quá trình khai thác thuỷ sản:
Quyền lợi của những chủ thể khai thác thuỷ sản được quy định rất cụ thể tại Điều 20 - Luật Thuỷ sản 2003:
Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản
Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết, được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản => tạo cho các chủ thể tiến hành hoạt động thuỷ sản sự yên tâm về chuyên môn.
Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản => khiến cho các chủ thể yên tâm bỏ vốn, đầu tư công nghệ cũng như toàn bộ công sức trong quá trình khai thác thuỷ sản.
Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các quyền lợi cụ thể, các chủ thể còn phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước trong quá trình tiến hành khai thác thuỷ sản.
Ngoài việc thực hiện các quy định được ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản; nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hay đánh dấu các ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ thuỷ sản, các tổ chức cá nhân phải tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền cũng như phải tuân theo những quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. Việc phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản cũng phải được các chủ thể này tuân thủ. Đặc biệt phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Danh sách 21 loại thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn:
Theo Thông tư số 02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, do Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc ký ban hành ngày 20/3/2006, 21 loại thủy sản bị cấm khai thác gồm: trai ngọc, cá cháy, cá chình mun, cá còm, cá anh vũ, cá tra dầu, cá cóc Tam Đảo, cá sấu hoa cà, cá sấu xiêm, cá heo, cá voi, cá ông sư, cá nàng tiên, cá hô, cá chìa vôi sông, vích và trứng, rùa da và trứng, đồi mồi dứa và trứng, đồi mồi và trứng, bộ san hô cứng, bộ san hô sừng, và bộ san hô đen. Kèm theo đó là danh sách 12 loại tôm, cá biển; 7 loại nhuyễn thể; 8 loại tôm, cá nước ngọt bị cấm khai thác có thời hạn trong năm.
Bộ Thủy sản cũng quy định kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác. Trong đó, tỷ lệ cho phép các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không được chiếm quá 15% sản lượng thủy sản khai thác (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).
Bộ trưởng Bộ Thủy sản cũng ban hành quy định cấm phát triển các nghề kết hợp với ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; các nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển; tàu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá và tàu lắp máy dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác.
Việc làm này nhằm bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm và các đối tượng khác mà trữ lượng bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm:
- Hòn Mỹ - Hòn Miều (Quảng Ninh): Từ 15/4 đến 31/7 hàng năm
- Quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh): 15/2-15/6
- Cát Bà - Ba Lạt (Hải Phòng): 15/4-31/7
- Hòn Nẹ - Lạch Ghép (Thanh Hóa): 15/4-31/7
- Ven bờ vịnh Diễn Châu (Nghệ An): 1/3-30/4
- Ven bờ biển Bạc Liêu (Bạc Liêu): 1/4-30/6
- Ven bờ biển Cà Mau (Cà Mau): 1/4-30/6
- Ven bờ biển Kiên Giang (Kiên Giang): 1/4-30/6
5. Quy định về các cơ quan quản lý:
5.1. Chính phủ
- Thống nhất quản lý nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh trên phạm vi cả nước.
-Thi hành chính sách bảo vệ ,cải tạo ,tái sinh,và sử dụng hợp lý nguồn thủy sinh.
-Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ ,cải thiện ,và giữ gìn môi trường thủy sinh,chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái nguồn thủy sinh ở các khu vực trọng điểm,kiểm soát ô nhiễm,cung ứng và khắc phục sự cố môi trường.
5.2.Ủy ban nhân dân các cấp:
-Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh trong phạm vi địa phương.
-Tổ chức bảo vệ môi trường thủy sinh.
-Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng nguồn thủy sinh, kiểm tra chất lượng trên địa bàn huyện, ngăn chặn sản xuất và lưu hành hàng giả về thức ăn, thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sinh.
5.3 .Bộ tài nguyên và môi trường
Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn cao nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kiểm soát suy thoái tài nguyên nước nuôi trồng thủy sản nói riêng và nguồn thủy sinh nói chung.
5.4. Các bộ ngành khác.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các bộ ngành khác có liên quan như Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ văn hóa-thông tin…và các cơ quan khác chịu trách nhiệm phối hợp cùng Bộ thủy sản thực hiện chức năng chuyên môn về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh.
Ngoài ra, liên quan đến kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh, thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và về an toàn kỹ thuật các phương tiện, thiết bị nghề cá, đã phân cấp cho ngành thủy sản, bên cạnh đó còn có lực lượng Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức này bao gồm:
-Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản trung ương, thuộc Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
-Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh hoặc thuộc Sở thủy sản, Sở nông-lâm-thủy sản.
-Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản trung ương và Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh được sử dụng con dấu riêng.
PHẦN III: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI NGUỒN THUỶ SINH
1. Thực trạng pháp luật
1.1. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sinh
Mặc dù pháp luật đã quy định rất cụ thể và chặt chẽ nội dung về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, tuy nhiên trên thực tế vì lợi ích trước mắt mà nhiều cá nhân đã có những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn thuỷ sinh. Hậu quả của những hành vi này là làm cho nguồn thuỷ sinh ngày một bị cạn kiệt dẫn tới việc dần bị suy thoái. Để ngăn chặn và khắc phục nguy cơ suy thoái nguồn thuỷ sinh Nhà nước đã quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sinh. Trước tiên là quy định những hành vi được xem là vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn thuỷ sinh. Tiếp đó là những biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm đó.
*Những hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu về bảo vệ nguồn thuỷ sinh
Phá hoại môi trường sống của các loài thuỷ sinh
- Các chủ thể có hành vi xả thải trái phép vào môi trường nước nơi sinh sống của các loài thuỷ sinh.
- Các chủ thể tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sinh.
- Các chủ thể khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sống của loai thủy sinh
- Hành vi thải, để rò rỉ các chất độc hại có nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
- Hành vi phá rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, các rạn đá và san hô, các bãi thực vật ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khác.
b. Vi phạm về bảo vệ các loài thuỷ sinh
Các chủ thể tiến hành khai thác thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép, tại khu vực cấm hoặc trong thời gian cấm khai thác làm ảnh hưởng đến các giống loài thuỷ sinh.
c. Khai thác trái phép
Các chủ thể đặt các loại ngư cụ để khai thác thuỷ sản không được phép của các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng các công cụ huỷ diệt hàng loạt để khai thác, dùng chất độc hại, chất nổ, súng đạn, dòng điện làm tê liệt hoặc làm chết hàng loạt để khai thác thuỷ sản.
d. Vi phạm về nuôi trồng và phòng ngừa dich bệnh cho thuỷ sinh
Các chủ thể sử dụng các loại thức ăn, thuốc và hoá chất thuộc danh mục hạn chế sử dụng không theo quy định của pháp luật; không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bắt buộc theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền; đổ, thải các loại thuốc, hoá chất hoặc thức ăn nuôi trồng thuỷ sinh quá hạn hoặc bị cấm sử dụng.
e. Vi phạm về sản xuất ,bán các loại thức ăn,thuốc và hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sinh
- Các chủ thể khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thủy sản không tuân theo quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thủy sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu không qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thủy sản.
- Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm không bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Các chủ thể sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; không tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thuốc không nhãn mác, thức ăn chưa công bố chất lượng, chưa được phép lưu hành được bày bán tràn lan trên thị trường.
f. Vi phạm các quy định về chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sinh trái phép.
* Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm.
Chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh thông thường phải chịu hai loại trách nhiệm pháp lý cơ bản là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
-Trách nhiệm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể khi họ vi phạm hành chính liên quan đến việc kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Trách nhiệm hành chính sẽ được áp dụng cho các chủ thể vi phạm ngay khi chưa có hậu quả xảy ra, hoặc không phụ thuộc vào việc họ đã gây thiệt hại hay chưa.
-Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với các chủ thể khi họ phạm các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.
-Ngoài ra các chủ thể có thể còn phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp có thiệt hại do hành vi của họ gây ra.
- Trách nhiệm hành chính.
Tại điều 7 thuộc Nghị định 121/2004/NĐ-CP đã quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, các chủ thể sẽ phải chịu các hình thức như: cảnh cáo, phạt tiền,…Theo điều này mức phạt tiền cao nhất có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là 70.000.000 đồng. Ngoài ra, các chủ thể còn có thể phải chịu các biện pháp khác như bị tước quyền sử dụng Giấy phép có liên quan, bị tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường, buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra…
Tại điều 2 của Nghị định này cũng quy định rõ về các đối tượng bị xử phạt, có thể là cá nhân tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân tổ chức nước ngoài. Cụ thể như sau: Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan; Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác; Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm hình sự
Trong Bộ luật hình sự năm 1999 không có một tội danh riêng truy cứu đối với các chủ thể phạm tội liên quan đến kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh. Tại chương XVII quy định về Các tội pham về môi trường, có một số điều luật có thể truy cứu đối với các chủ thể này, đó là các tội: Tội gây ô nhiễm nguồn nước (điều 183) và Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (điều 188).
* Thẩm quyền xử lý:
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được quy định tại điều 25,26,27 của Nghị định Chính phủ số 121/2004/NĐ-CP ngày 12-5-2004. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
*Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 28 của Nghị định Chính phủ số 121/2004/NĐ-CP ngày 12-5-2004.
a. Ưu điểm
+ Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và văn bản dưới luật nhằm ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng suy thoái môi trường nói chung, trong đó bao gồm cả suy thoái nguồn thuỷ sinh:
Luật môi trường 2005
Luật thuỷ sản 2003
- Nghị định của chính phủ Số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số: 154/2006/NĐ-CP, ngày 25/12/2006 về xử lý vi phạm hành chính thủy sản.
- Tiếp theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng dưới luật quy định về đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải, kể cả chất thải nguy hại, xử lý sự cố môi trường, nhất là sự cố tràn dầu, bảo tồn đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn môi trường ... cũng đã được ban hành, góp phần quan trọng đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống.
Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 làm cơ sở định hướng cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, còn kể đến nhiều văn bản quan trọng mới được ban hành thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai, thực thi các nội dung của Luật như: Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Kế hoạch hành động giai đoạn 2003 – 2010 về khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, v.v.
+ Bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành từ trung ương đến cấp tỉnh, thành phố. Cho đến nay, hệ thống cơ quan quản lý này đã tiếp tục được tăng cường với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường và hệ thống các cơ quan chuyên môn đang được hình thành đến cấp xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ quan quản lý này đã có những đóng góp đáng kể cho công tác bảo vệ môi trường.
b.Nhược điểm
+ Pháp luật về môi trường thủy sinh (MTTS) chưa đảm bảo tính khả thi cao.
Một số quy định còn mang tính tuyên ngôn hoặc ở mức chung chung, thiếu cụ thể. Nhiều quy định thiếu tính định hướng hành vi, nhiều qui định chưa tính đến các yếu tố khách quan của đời sống kinh tế - xã hội.
Các quy định về MTTS nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan soạn thảo, đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh của MTTS.
Các qui định về bảo vệ nguồn gen, kiến thức bản địa, bảo hộ quyền của tổ chức, cá nhân lai tạo giống vật nuôi mới, bảo hộ sinh hoạt công nghiệp đối với tạo giống con mới... còn mờ nhạt.
+ Hệ thống pháp lý về bảo vệ môi trường giữa các ngành còn chồng chéo, bất cập
Biển và vùng bờ biển nước ta là nơi tập trung các hoạt động kinh tế khác nhau và vẫn chủ yếu được quản lý theo ngành. Theo cách quản lý này, các ngành thường chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát triển kinh tế, các mục tiêu xã hội và môi trường ít được ưu tiên, đồng thời chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình ít chú ý đến lợi ích ngành khác. Kết quả là tính toàn vẹn và tính liên kết của các hệ thống tự nhiên vùng bờ nói trên bị chia cắt, mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên vùng này ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động phát triển ở đây. Liên quan đến quản lý biển và vùng bờ có nhiều cơ quan quản lý khác nhau, nhưng vẫn còn chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, trong khi có những mảng trống bị bỏ ngỏ không ai có trách nhiệm giải quyết. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý,cơ quan khoa học và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển, đặc biệt ở vùng ven bờ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý hoàn toàn thụ động và không thường xuyên, do còn thiếu các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của họ một cách cụ thể.
Cộng đồng địa phương vừa là người hưởng thụ tài nguyên, vừa là một trong những chủ thể quản lý, có kiến thức bản địa, hiểu được nguyện vọng và công việc của chính họ. Lôi cuốn cộng đồng địa phương vào quản lý tài nguyên biển chính là góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về tăng cường dân chủ ở cơ sở và nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
+ Pháp luật còn thiếu nhiều quy định dẫn đến tình trạng hành vi vi phạm không bị xử lý.
- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với khoảng 300 văn bản là khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cụ thể. Ví dụ như: thuế bảo vệ môi trường; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi trường... Chưa có quy định đặc thù về nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực môi trường.
- Bộ luật Hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chương XVII về tội phạm môi trường, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190).
Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trường trong đó có 2 tội về nguồn thủy sinh (điều 183-tội gây ô nhiễm nước; điều 188-tội hủy hoại nguồn lợi thuỷ sản) muốn truy tố phải có điều kiện trước đó là "đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng "thì chưa đưa ra truy tố được vụ nào. Do đó, 8 tội danh môi trường trong Bộ luật Hình sự vô hình dung đã “lọt lưới” pháp luật.
- Ngoài ra, ngay Luật Bảo vệ Môi trường cũng còn nhiều bất cập. Theo luật này, chỉ có 1 tội danh không phải xử lý hành chính mà được khởi tố ngay, nhưng 9 tội còn lại để có thể khởi tố cần phải có 2 điều kiện bắt buộc là đã xử lý hành chính cơ sở vi phạm nhưng tái phạm hoặc cơ sở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi thế nào là để xảy ra hậu quả nghiêm trọng lại hết sức mơ hồ. Thực tế nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng hậu quả ngay tức thì không thể nhìn thấy được mà kéo dài dai dẳng hàng chục năm sau mới bùng phát thành dịch bệnh. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chỉ là giải pháp tạm thời có tính chất cảnh cáo. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng trong khi phải đầu tư thiết bị xử lý môi trường hàng tỷ đồng, với mức phạt này các doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt.
- Một vấn đề khác nữa là tính ổn định văn bản pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam không cao. Có văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định 80/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 28/02 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 80.
- Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý không có trong quy định.
2. Thực trạng áp dụng pháp luật
2. 1. Công tác thanh tra về bảo vệ môi trường:
Mục đích của hoạt động thanh tra là nhằm kiểm tra, đánh giá được thực trạng hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên, qua đó phát hiện các vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong những năm gần đây, các vụ vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường đặc biệt là vi phạm dẫn đến suy thoái nguồn thủy sinh đang có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền đã bắt tay vào việc thanh tra kiểm tra để phát hiện các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân. Trong những năm vừa qua nhờ sự hoạt động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao các cơ quan thanh tra đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm về bảo vệ môi trường.
* Để tiến hành kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh, Nhà nước ta đã bắt đầu từ việc tiến hành thanh tra các nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài thủy sinh.
Ví dụ: thanh tra toàn diện Miwon. Sở tài nguyên môi trường Phú Thọ bắt đầu đợt thanh tra toàn diện về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Miwon VN (Miwon). Trước đó, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC36)- Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành kiểm tra đột xuất Miwon (cuối tháng 9) và phát hiện doanh nghiệp này xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng. Ông Ngô Quang Thiệu, Trưởng Phòng PC36, xác định hệ thống xử lý nước thải của Miwon đã không hoạt động. Tuy nhiên, điều đáng nói là Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Phú Thọ) suốt từ đầu năm 2007 đến nay đều cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho phép ở hầu hết các chỉ tiêu về tiếng ồn, khí thải, nước thải của Miwon.
* Tiếp đến là thanh tra việc sản xuất, buôn bán thức ăn, thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sinh. Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất, buôn bán thức ăn thuỷ sinh, thuốc, hoá chất vì chạy theo lợi nhuận đã cho ra thị trường các sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, không giúp cho quá trình tăng trưởng các loài thuỷ sinh mà ngược lại còn có thể gây bệnh cho các loài thuỷ sinh, lâu dài sẽ dẫn đến suy thoái. Nhà nước ta đã giao cho một số cơ quan (Công an,Quản lý thị trường,…) tiến hành thanh tra chống hàng giả. Các lực lượng thanh tra, kiểm tra kiểm soát thị trường ở các ngành, các cấp cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Công an, quản lý thị trường phải là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống hàng giả ở thị trường nội địa theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp và có đủ quyền năng pháp lý để thực thi nhiệm vụ. Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để nâng cao vai trò, trách nhiệm quyền năng của lực lượng Quản lý thị trường theo hướng nói trên để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra kiểm soát chống hàng giả ở các ngành, các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.
* Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền còn tiến hành kiểm tra phát hiện các phương tiện, công cụ đánh bắt có nguy cơ gây hại cao đến nguồn thuỷ sinh: Tại Vũng Tàu ước tính toàn tỉnh có ít nhất 150 tàu thuyền thường xuyên đánh bắt bằng thuốc nổ và các phương tiện cấm, xảy ra nhiều nhất là ở huyện Tân Thành, xã Long Sơn và khu vực cầu Rạch Bà (TP. Vũng Tàu). Mặc dù các phương tiện hoạt động khá tinh vi và khó kiểm soát nhưng qua tìm hiểu Cơ quan tiến hành điều tra được biết, các chủ phương tiện thường tàng trữ chất nổ bằng cách trà trộn vào những nhu yếu phẩm mang theo trên ghe tàu, cá biệt có những trường hợp được cung cấp ngay ngoài khơi. Do đó đã kịp thời bắt giữ và xử lý các trường hợp vi phạm để ngăn ngừa hành vi phạm tội, đồng thời răn đe những tổ chức, cá nhân khác.
2.2. Giám sát việc thực hiện pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Sau khi pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) được ban hành, Nhà nước đã giao cho Chính phủ thực thi việc giám sát thực hiện Pháp lệnh này tại các tỉnh thành, địa phương trong cả nước. Tại Phú Yên, Cùng với việc thực hiện pháp lệnh BVNLTS, Sở Thuỷ sản Phú Yên đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định 158/QĐ-UB ban hành quy chế cấm và hạn chế một số nghề khai thác tác động xấu đến nguồn lợi thuỷ sản và môi trường. Đặc biệt trong các năm gần đây do tình hình xử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản diễn ra nghiêm trọng, Sở Thuỷ sản tham mưu cho UBND tỉnh ra Chỉ thị số 02/CT-UB ngày 09 tháng 3 năm 1998 về việc “ Tăng cường kiểm tra, xử lý việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản” để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Chi cục BVNL thuỷ sản Phú Yên đã triển khai lực lượng thanh tra thường xuyên phối hợp với UBND các xã trong tỉnh tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn chặn các đối tượng sử dụng chất nổ, xung điện, hoá chất vào khai thác thuỷ sản. Ở địa phương, các xã đã sử dụng các lực lượng quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua giáo dục, tố cáo, kiểm điểm... Bộ đội biên phòng tại các đồn, các trạm cũng tham gia tích cực vào việc tuần tra kiểm soát và xử lý một số vi phạm về sử dụng chất nổ để khai thác thuỷ sản trên biển. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền thanh đã xây dựng những chương trình thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến qui định của nhà nước về việc nghiêm cấm sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thuỷ sản.
Tuy nhiên, công tác BVNL thuỷ sản vẫn còn nhiều hạn chế: Biên chế của Chi cục ít, thiếu cơ sở vật chất nên không thể thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý trên một địa bàn khắp tỉnh; UBND các huyện, xã chưa coi trọng công tác BVNL thuỷ sản vì vậy chưa tổ chức lực lượng tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát ở địa phương nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời; Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh BVNL thuỷ sản triển khai thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất từ trên tỉnh xuống địa phương cho nên nhận thức của nhân dân về tác hại của việc sử dụng chất nổ, xung điện, hoá chất còn rất hạn chế.
2.3. Xử lý vi phạm
Để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ ,tái tạo và phát triển nguồn thủy sinh nhà nước ta đã có các biện pháp xử lý đối với các tổ chức cá nhân không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn thủy sinh.
* Các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm đối với môi trường sống của loài thủy sinh. Cục Bảo vệ môi trường hạ quyết tâm áp dụng mức phạt cao nhất (500 triệu đồng) đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, sau khi UBTVQH thông qua việc nâng chế tài xử phạt lên mức này.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, mức xử phạt 500 triệu đồng/cơ sở còn được áp dụng kèm theo các hình phạt khác, tùy mức độ vi phạm.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt hành chính với các đơn vị vi phạm nghiêm trọng, gồm: KCN trên địa bàn Phú Thọ (hơn 184 triệu đồng), các cơ sở phá dỡ tàu của Hải Phòng (66 triệu đồng), các cơ sở thuộc các tỉnh/ thành phố khu vực sông Nhuệ - Đáy (480 triệu đồng). Tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo xử phạt 6 doanh nghiệp tại KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Âu thuyền Thọ Quang cũng đang bị nhiều doanh nghiệp trong KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng gây ô nhiễm nghiêm trọng,ngày 30/5/2008, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng vừa đồng ý báo cáo của Sở về kết quả kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp thải nước thải không đạt tiêu chuẩn VN, gây ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (thuộc khu vực âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà). Đồng thời yêu cầu sở này căn cứ Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ, dự thảo văn bản trình UBND TP phê duyệt xử lý vi phạm từng trường hợp cụ thể. Và Tại Thị xã Bạc Liêu, Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Bạc Liêu F78 thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải ở phường 8, thị xã Bạc Liêu cũng bị phạt 28,5 triệu đồng vì xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường tự nhiên.
Cũng theo kết quả kiểm tra năm 2007, 17/173 cơ sở được kiểm tra không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chiếm tỷ lệ 10%); 125/156 cơ sở không thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường; 102/140 cơ sở phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn; 77 cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không quản lý, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước, không lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.
Theo Cục Bảo vệ môi trường, sở dĩ nhiều cơ sở và cá nhân vi phạm, là do ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn kém.
Thêm vào đó, công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường cả ở trung ương và địa phương không được tiến hành thường xuyên nên các DN không chịu đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường hoặc nếu có, chỉ để đối phó.
* Mặc dù việc đánh bắt bằng phương tiện công cụ có tính không đảm bảo quy định và hủy diệt đã bị cấm từ nhiều năm qua, thế nhưng hiện nay vẫn còn không ít người cố tình vi phạm.
Cục Cảnh sát môi trường đã điều tra và xử lý một số trường hợp sai phạm nghiêm trọng. Vụ nhập hơn 3.500 container ắc quy chì và nhập tàu cũ về phá dỡ ở cảng Hải Phòng (Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu phải chấm dứt việc phá dỡ tàu cũ và ngừng nhập khẩu ắc quy chì).
Thanh tra Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, từ ngày 16 – 19-22 Thanh tra sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bắt giữ 10 trường hợp đánh bắt thủy sản trái phép bằng xung điện tại xã Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Châu (huyện Hương Thủy). Theo phản ánh của người dân huyện Hương Thủy, từ khi nạn đánh bắt thủy sản bằng phương pháp xung điện xuất hiện, nguồn lợi thủy sản ven bờ đã bị giảm sút nghiêm trọng.
Thu giữ tang vật khai thác thủy sản trái phép
Cũng trong vấn đề này tai Đồng Bằng Sông Cửu Long: Công tác kiểm tra tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ, xung điện (tiến hành từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2007) trên địa bàn nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)… cho kết quả các phương thức đánh bắt thủy sản bừa bãi, theo hình thức “tận diệt” tại nhiều tuyến sông, kênh, rạch ở các tỉnh khu vực phía Nam còn hết sức phổ biến và khó kiểm soát. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lập 32 biên bản vi phạm hành chính, xử lý 29 vụ với số tiền là 39,8 triệu đồng. Ngoài ra đoàn còn tịch thu, buộc tiêu hủy 20 dinamo phát điện 8 kích điện, 3 lưới te, 3 cào điện. Điều hết sức nguy hiểm là một số đối tượng còn dùng cả xung điện và các thiết bị cấm trong hoạt động đánh bắt làm chết cả tôm, cá và các loài thủy sản khác chưa đến tuổi khai thác khiến cho nguồn lợi này có nguy cơ bị “tận diệt” rất cao. Theo khảo sát của Đoàn kiểm tra, địa bàn “nóng” của tệ nạn này là khu vực ĐBSCL. Các đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, sử dụng các phương tiện nhỏ, rẻ tiền phục vụ hoạt động đánh bắt. Khi bị phát hiện, truy bắt, người dân sẵn sàng vứt bỏ phương tiện. Với những tang vật thu được, cơ quan chức năng không thể truy tìm chủ nhân vì hầu hết phương tiện đều không đăng ký hoạt động. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng cũng đã vận động được 18 trường hợp vi phạm tự giác giao nộp các phương tiện đánh bắt bị cấm sử dụng gồm 18 dinamo phát điện và hàng chục ngư cụ. Nhiều hộ dân đã ký cam kết không vi phạm, khắc phục hậu quả...
Ngay ở những nơi việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiêm ngặt như Nha Trang thì vẫn còn nhiều hiện tượng khai thác hủy hoại môi trường xảy ra như ở vịnh Vân Phong, Cam Ranh, đầm Nha Phu. Thanh tra thủy sản tỉnh Kiên Giang xử phạt 893 vụ vi phạm, trong đó có đến 628 vụ việc do loại tàu giã cào gây ra. Hàng loạt ngư dân ở Bình Thuận nhiều lần kêu cứu vì loại hình giã cào hủy hoại nguồn tôm cá và phá nát bất cứ thứ gì khi tàu giã cào đi qua, song tình trạng này vẫn như không có cách gì ngăn chặn.
Tại các địa phương khác như Bà Rịa-Vũng Tàu những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh tình trạng ngư dân sử dụng phương tiện khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt như: chất độc, chất nổ, xung điện... làm cho nguồn tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt và có nguy cơ bị hủy diệt. Thời gian qua, Phòng Cảnh sát Giao thông đường Thủy (CSGTĐT) đã phối hợp với Thanh tra Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ đội Biên phòng, kiểm tra phát hiện 164 trường hợp dùng kích điện đánh bắt thủy hải sản, tịch thu 130 bình ắc qui, 147 bộ kích điện, 289 công cụ vi phạm và ra quyết định xử phạt hơn 180 triệu đồng. Phòng CSGTĐT cũng đã phát hiện 5 vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nổ, bắt giữ 8 đối tượng, tịch thu 407kg thuốc nổ, 720 kíp nổ, 3 mét dây cháy chậm…
2.4 Đế án bảo vệ loài thủy sinh
Chính phủ quyết định chi 576 tỷ đồng giai đoạn từ nay đến 2020 để triển khai Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Số tiền này sẽ xây dựng thí điểm khu bảo vệ một số loài thủy sinh đặc hữu, điển hình như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Chình, cá Anh vũ...
Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2010 Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư 228 tỷ đồng; từ 2010-2015 là 223 tỷ đồng và từ 2016 đến 2020 là 125 tỷ đồng để triển khai đề án.
Trước mắt, từ 2008-2010, đề án sẽ lập cơ sở dữ liệu của các loài thủy sinh quý hiếm; đồng thời, đề xuất các loại hình bảo vệ thích hợp cho từng đối tượng.
Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ, ngành soạn thảo các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, quy định vùng cấm khai thác, giống loài cấm khai thác.
Ngoài ra, đề án sẽ xây dựng thí điểm khu bảo tồn một số loài thuỷ sinh đặc hữu như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Rầm Xanh, cá Hòa (vùng trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà); cá Chình, đặc biệt là cá Chình Hoa (hạ lưu sông Ba, sông Hương); một số loài cá vùng cửa sông Tiền (tỉnh Bến Tre, Trà Vinh); một số loài di cư trên lưu vực sông Mekong (tỉnh An Giang); một số loài ở vùng đất mũi Cà Mau và bãi giống nhuyễn thể ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.
Khu bảo vệ bãi đẻ của loài rùa tại Côn Đảo cũng sẽ được xây dựng. Bên cạnh đó, đề án giúp phục hồi, bảo vệ và tái tạo thành công 20 loài thuỷ sinh nguy cấp bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ cao.
Từ 2010-2015, sẽ xây dựng mạng lưới giám sát cụ thể cho từng năm về sự biến động của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên tất cả các thủy vực của Việt Nam; thiết lập 15 khu bảo vệ các loài thủy sinh ven biển, cửa sông, đầm phá do địa phương quản lý; tiến hành bảo vệt hành công 18 loài thuỷ sinh quý hiếm, nâng tổng số loài lên được bảo vệ là 38 (chiếm 50% số loài có nguy cơ tuyệt chủng).
Từ 2016 đến 2020, Việt Nam sẽ thiết lập bổ sung 22-30 khu bảo vệ loài thuỷ sinh quý hiếm.
Theo Bộ NN-PTNT, Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta. Hơn nữa, thiết lập và đưa vào hoạt động các khu bảo vệ tại các vùng bảo tồn nước nội địa đã có và sẽ có ở Việt Nam nhằm lưu giữ nguồn gen, trong đó ưu tiên các loài đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học và tình trạng nguy cấp ở mức độ cao.
Để bảo vệ các loài thủy sinh, Thủ tướng CP cũng vừa ký ban hành Nghị định 57/2008/NĐ-CP Ban hành quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Các khu này được phân loại thành Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh. Trong đó, chia ra các phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu phát triển... mỗi khu có những quy định cụ thể về việc săn bắt, nuôi trồng, xả nước thải... và các hoạt động khác của con người sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.
Anh vũ - loài cá đang có nguy cơ tuyệt chủng (ảnh tư liệu).
PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT
1. Kiến nghị pháp luật để bảo vệ tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh:
* Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như: nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản được hưởng cơ chế chính sách ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành.
- Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa, ngoài các ưu đãi quy định trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) được tham gia khai thác các giá trị của khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
* Giảm dần và chuyển đổi các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ
- Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên vùng biển ven bờ ra các vùng biển xa bờ hoặc các ngành nghề thay thế khác: cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi; tổ chức hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật; giao đất, mặt nước cho các hộ ngư dân; hỗ trợ về tài chính trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh...
- Nghiên cứu để có chính sách thuế tài nguyên phù hợp với loại nghề và loại ngư cụ, mùa vụ khai thác cần hạn chế hoặc khuyến khích.
* Tăng cường phân cấp quản lý, huy động sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản
- Phân vùng và phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển; tổ chức quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ khác, trước hết đối với vùng biển ven bờ.
- Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
* Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng các giải pháp công nghệ khai thác nguồn lợi thuỷ sản có chọn lựa, nuôi trồng thuỷ sản với môi trường sạch, giảm thiểu hao hụt sau khai thác, thu hoạch; tăng các mặt hàng thuỷ sản giá trị gia tăng, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm sử dụng hóa chất...
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo đáp ứng yêu cầu tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống loài thuỷ sản đã hoặc đang bị tập trung khai thác, các loài thủy sản quý hiếm...
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong việc thả chà, rạn nhân tạo; phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển...
* Về tài chính
- Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển có ý nghĩa quốc gia, quốc tế; chuyển giao công nghệ tiến bộ để sản xuất giống thuỷ sản có chất lượng cao; bảo tồn, bảo quản nguồn gen thuỷ sản hoang dã và thuỷ sản nuôi (giống gốc ông bà và bố mẹ...); điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình.
- Ngân sách địa phương tập trung cho các hoạt động: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa đã được phân cấp cho địa phương quản lý; tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khắc phục các sự cố về môi trường, phục hồi các hệ sinh thái; xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng; đảm bảo cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện Chương trình.
- Các nguồn vốn huy động khác: thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa; chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản; tái tạo, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật; điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Chương trình và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật (theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
2. Kiến nghị về công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh:
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác và quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá; kiểm kê đánh giá hiện trạng lực lượng tầu thuyền khai thác theo các tiêu chí cần thiết cho từng vùng quản lý (Miền Bắc, Miền Trung, Ðông Nam Bộ, Tây Nam Bộ).
- Đưa ra những quy định đánh bắt cụ thể ở mỗi vùng biển liên quan đến hạn mức, phương pháp khai thác cũng như mùa, vùng đánh bắt...
- Cần xây dựng cơ chế khai thác và quản lý dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi và khai thác bền vững nghiên cứu cơ chế giao vùng nước ven bờ cho ngư dân quản lý, áp dụng mô hình Hợp tác xã kiểu mới của Nhật Bản vào điều kiện nước ta, trong đó 100% ngư dân tham gia vào hợp tác xã; Ðặc điểm chính của HTX nghề cá kiểu mới là :
+ Tất cả ngư dân, chủ tàu đều có thể tham gia HTX,
+ Tài sản, tàu thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng,
+ HTX chỉ làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, dịch vụ cầu cảng, kho lạnh, hậu cần... Các xã viên chỉ phải trả chi phí nhất định tuy theo các dịch vụ mà họ yêu cầu HTX .
- Tăng cường công tác thu thập số liệu thống kê nghề cá và sinh học nghề cá làm căn cứ để đánh giá đa lĩnh vực thường niên hoạt động của các đội tàu khai thác.
- Cải thiện mạng lưới số liệu thống kê, nhân rộng mô hình hợp tác xã trong khai thác, tiêu thụ hải sản từ đó tạo ra cơ cấu nghề khai thác thủy sản hợp lý, thân thiện với môi trường bằng cách: Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, từ những nghề gây tổn hại lớn đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản sang nghề ít gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng hoặc những nghề khác ngoài khai thác thủy sản; Chuyển đổi nghề sử dụng nhiều nhiên liệu trong khai thác hải sản sang những nghề ít tiêu hao nhiên liệu hơn.
- Nhanh chóng ban hành và kiện toàn khả năng giám sát việc thực thi các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động khai thác hải sản nói chung, đặc biệt ở vùng ven bờ thông qua các mô hình mạnh, có quy mô cộng đồng về quản lý, khai thác, tiêu thụ các sản phẩm cho ngư dân.
3. Kiến nghị về thức ăn, thuốc, hóa chất và các chế phẩm sinh học
Chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc thú y, thức ăn, hoá chất, thuốc kháng sinh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, nuôi thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nên triển khai ngay một số công việc sau đây:
+ Nghiêm cấm việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh có tên trong danh mục cấm đã được công bố theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Quyết định số 29/2002/QĐ-BNN ngày 24/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc kháng sinh, chất tẩy rửa, khử trùng và các phụ gia khác trong khai thác, nuôi trồng, bảo quản, sơ chế, chế biến thành phẩm và vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất, thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản phải thực hiện việc công bố chất lượng sản phẩm, phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ : "Sản phẩm này không có chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản".
+ Thông báo, phổ biến, hướng dẫn đến tất cả các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản; các chủ cơ sở nuôi, chủ tàu đánh bắt, đại lý cung cấp nguyên liệu và các cơ sở chế biến thuỷ sản,... về những quy định của Chính phủ, của Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số hóa chất, thuốc kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.
+ Tổ chức hướng dẫn cho nông dân, ngư dân áp dụng các biện pháp thay thế các loại thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm; hướng dẫn người nuôi thuỷ sản áp dụng các hình thức nuôi an toàn.
+ Các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, thu mua nguyên liệu, các cơ sở nuôi, tàu đánh bắt, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với việc sản xuất, kinh doanh thuỷ sản có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm. Trên cơ sở đó, tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuỷ sản, kể cả các ao hồ, cơ sở nuôi, vùng nuôi, đại lý nguyên liệu. Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc lấy mẫu thuỷ sản nuôi để phân tích dư lượng kháng sinh làm cơ sở xác định, quy hoạch vùng nuôi an toàn; thông báo vùng cấm thu hoạch cùng với các biện pháp khắc phục kèm theo nếu để xảy ra vi phạm.
+ Các ngành chức năng thực hiện việc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung các văn bản pháp luật liên quan, nhằm nâng cao hiểu biết của người sản xuất, kinh doanh về việc không sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh bị cấm trong sản xuất, chế biến, nuôi trồng, bảo quản nguồn nguyên liệu thuỷ sản; qua đó không ngừng nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng các vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các nhà máy chế biến thức ăn dùng cho thuỷ sinh, cần thiết phải kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu đầu vào để chế biến thức ăn, sau khi sản xuất ra loại thức ăn viên, cần có công nghệ đóng gói và bảo quản thức ăn để kìm hãm sự phát triển của nấm mốc. Các đại lý làm công tác dịch vụ thức ăn cho người nuôi, cần thiết phải có kho tàng đủ chất lượng để bảo quản thức ăn, tránh ẩm, mốc và vón cục. Những túi thức ăn đã quá hạn sử dụng, hoặc kém chất lượng phải được loại bỏ. Cần thận trọng để mua được loại thức ăn có chất lượng tốt, khi đã mua về cần có chế độ bảo quản theo đúng quy định.
+ Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn; không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau; nguồn nước tưới cho các vùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.
4. Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh:
4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về chức năng của các chủ thể một cách rõ ràng:
Cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Để có thể kiểm soát một cách có hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường thủy sinh thì chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm thống nhất, quy định rõ trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan đó: Chính phủ, UBND các cấp ; các cơ quan chuyên môn. Như vậy mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi trường thủy sinh.
( Đó là ý kiến được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong hội thảo khoa học bàn về giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày 20-8 tại TPHCM. Theo GS Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng môi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_suy_thoai_nguon_thuy_sinh_3502.doc