Tài liệu Đề tài Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại Trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây – Trần Thị Ngọc Mai: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
110
0,56 – 0,93 và p=0,01], mà các nghiên cứu trước đây
chưa ghi nhận.
* Những yếu tố liên quan góp phần vào kết quả
điều trị lâu dài giữa 2 nhóm
Hở van 3 lá thực thể liên quan đến việc tăng nguy
cơ hở van 3 lá (>2) và tăng NYHA 1 độ sau thời gian
theo dừi trờn 10 năm và kết quả phân tầng theo nhóm
tạo hỡnh khụng vũng van và tạo hỡnh cú đặt vũng van
thỡ ghi nhận nhóm tạo hỡnh khụng vũng cú nguy cơ
tăng hở van 3 lá (>2) là 1,95 lần với HR=1,95
(p<0,001), tăng NYHA 1 độ là 1,98 lần với HR=1,98
(p<0,001). Tương tự, đường kính thất phải (VD) lớn
(>35mm) trước phẫu thuật làm gia tăng nguy cơ hở
van 3 lá (>2) là 1,6 lần với HR=1,6 (p=0,03), tăng
NYHA 1 độ là 1,7 lần với HR=1,7 (p=0,02). Mức độ hở
van 3 lá (3&4) chỉ có liên quan đến nguy cơ tăng
NYHA 1 độ là 1,64 lần với HR=1,64 (p=0,03). Kết quả
của chúng tôi ghi nhận được nhiều yếu tố hơn tác giả
Sung Ho Shinn, chỉ ghi nhận độ hở van 3 lá trước
phẫu...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại Trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây – Trần Thị Ngọc Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
110
0,56 – 0,93 và p=0,01], mà các nghiên cứu trước đây
chưa ghi nhận.
* Những yếu tố liên quan góp phần vào kết quả
điều trị lâu dài giữa 2 nhóm
Hở van 3 lá thực thể liên quan đến việc tăng nguy
cơ hở van 3 lá (>2) và tăng NYHA 1 độ sau thời gian
theo dừi trờn 10 năm và kết quả phân tầng theo nhóm
tạo hỡnh khụng vũng van và tạo hỡnh cú đặt vũng van
thỡ ghi nhận nhóm tạo hỡnh khụng vũng cú nguy cơ
tăng hở van 3 lá (>2) là 1,95 lần với HR=1,95
(p<0,001), tăng NYHA 1 độ là 1,98 lần với HR=1,98
(p<0,001). Tương tự, đường kính thất phải (VD) lớn
(>35mm) trước phẫu thuật làm gia tăng nguy cơ hở
van 3 lá (>2) là 1,6 lần với HR=1,6 (p=0,03), tăng
NYHA 1 độ là 1,7 lần với HR=1,7 (p=0,02). Mức độ hở
van 3 lá (3&4) chỉ có liên quan đến nguy cơ tăng
NYHA 1 độ là 1,64 lần với HR=1,64 (p=0,03). Kết quả
của chúng tôi ghi nhận được nhiều yếu tố hơn tác giả
Sung Ho Shinn, chỉ ghi nhận độ hở van 3 lá trước
phẫu thuật (trên 3) có liên quan đến kết quả điều trị lâu
dài giữa 2 nhóm với HR=2,21, p=0,021.
KẾT LUẬN
Kết quả điều trị lâu dài của nhóm bệnh nhân được
phẫu thuật tạo hỡnh van ba lỏ kốm đặt vũng van tốt
hơn so với nhóm bệnh nhân được tạo hỡnh không đặt
vũng van. Khuyến cáo nên sử dụng kỹ thuật đặt vũng
van cho cỏc bệnh nhân có : rung nhĩ, hở van ba lá
thực thể, mức độ hở van ba lá mức độ vừa-nặng ( >
2), đường kính thất phải lớn (>35mm), NYHA >2 trước
phẫu thuật để đảm bảo kết quả điều trị tốt về lâu dài
(trên 10 năm).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antunes MJ, Barlow JB, “Management of tricuspid
valve regurgitation”, Heart 2007, 93 (2), pp. 271 - 276.
2. Chang BC et al, Long-term clinical results of
tricuspid valve replacement. Ann Thorac Surg,2006;
81(4):1317-23.
3. Groves P et al., “Surgery of valve disease: late
results and late complications”, Heart 2001, 86 (6), pp.
715 - 721.
4. Groves PH, Hall RJ, “Late tricuspid regurgitation
following mitral valve surgery”, J Heart Valve Dis 1992, 1
(1), pp. 80 - 86.
5. Kim JB, Jung SH, Choo SJ, Chung CH, Lee JW.
Surgical outcomes of severe tricuspid regurgitation:
predictors of adverse clinical outcomes, Heart. 2013
Feb;99(3):181-7.
6. Matsuyama K, Matsumoto M, Sugita T, Nishizawa
J, Tokuda Y, Matsuo T et al. De Vega annuloplasty and
Carpentier-Edwards ring annuloplasty for secondary
tricuspid regurgitation. J Heart Valve Dis 2001;10:520–4.
7. Maziar Khorsandi, Amit Banerjee, Harpreet
Singhand Aseem R. Srivastava, Is a tricuspid
annuloplasty ring significantly better than a De Vega’s
annuloplasty stitch when repairing severe tricuspid
regurgitation?, Interactive CardioVascular and Thoracic
Surgery 15 (2012) 129–135.
8. McCarthy J, Cosgrove DM III, “Tricuspid valve
repair with the Cosgrove-Edwards annuloplasty system”,
Ann Thorac Surg 1997, 64 (1), pp. 267 - 268.
9. McCarthy PM, Bhudia SK, Rajeswaran J, Hoercher
KJ, Lytle BW,Cosgrove DM, Blackstone EH. Tricuspid
valve repair: durability and risk factors for failure. J Thorac
Cardiovasc Surg. 2004;127:674 –685.
10. Shamin RJ et all, “Tricuspid valve disease”,
Cardiac surgery in the adults, McGraw-Hill, New York,
2003, pp. 1001 - 1015.
THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG ĐANG HỌC HỆ CỬ
NHÂN VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VÀ ĐẠI HỌC THÀNH TÂY
TRẦN THỊ NGỌC MAI
Trường Đại học Thăng Long, Bệnh viện Bộ Xây dựng
NGUYỄN HỮU HÙNG, TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Điều dưỡng hàng ngày, hàng giờ phải
làm việc với cường độ rất cao, khối lượng công việc
nhiều, luôn phải đối mặt với những tình huống cấp cứu
chấn thương nặng. Rất ít nghiên cứu của Việt Nam tìm
hiểu về stress của nhóm đối tượng này. Mục tiêu: (1)
Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng
lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại
trường Đại học Thăng Long và Thành Tây. (2) Mô tả
một số yếu tố liên quan tới stress của điều dưỡng nêu
trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng thang đo
Stress trên điều dưỡng (NSS) (Nursing stress scale)
được tiến hành trên 299 điều dưỡng lâm sàng đang
theo học hệ cử nhân vừa làm vừa học của trường Đại
học Thăng Long và Đại học Thành Tây. Kết quả:
Nhóm tác nhân gây stress thường xuyên nhất và mức
độ cao nhất đối với điều dưỡng là các nhóm liên quan
đến: (1) Chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn
của bệnh nhân với mức độ gây stress là 1,64, tần suất
0,83, (2) Khối lượng công việc lớn với mức độ gây
stress là 1,42 tần suất 0,99. Các điều dưỡng làm việc
ở khoa Hồi sức cấp cứu có tần suất mắc stress cao
hơn điều dưỡng làm ở các khoa khác với điểm đánh
giá trung bình là 52,2. Kết luận: Bệnh viện cũng như
các nhân viên điều dưỡng cần chú ý hơn đến các tác
nhân gây stress cho điều dưỡng để có thể nâng cao
hiệu suất công việc cũng như làm hạn chế xảy ra rủi ro
khi chăm sóc bệnh nhân.
Từ khóa: Stress nghề nghiệp, điều dưỡng lâm
sàng, NSS.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
111
SUMMARY
STRESS IN CLINICAL NURSES STUDYING AT
THANG LONG AND THANH TAY UNIVERSITY
Background: There were limited study on stress in
clinical nurses in Vietnam.
Objectives: (1) To investigate stress in clinical
nurses who studying at ThangLong and ThanhDo
University (2) To identify some factors related to stress
in nurses.
Methods: Cross-sectional survey was applied in
299 clinical nurses who were studying nursing degree
at Thang Long University and Thanh Tay University by
using NSS (Nursing Stress Scale) questionnaire.
Results: The most prevalent groups of causes of
stress (stressors) are: (i) death and dying, (ii)
physicians and superior nurses, (iii) workload.
Conclusion: Intervention stressor for nurse is
important in supporting nurses to perform their jobs
efficiently and safely.
Keywords: Occupational stress, clinical nurses,
NSS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress nghề nghiệp là vấn đề của mọi thời đại và
được coi là một tiêu điểm của các nhà nghiên cứu hiện
nay. Nghề Y là một nghề đặc biệt, do đối tượng trực
tiếp là con người, đồng thời đây cũng nghề tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây stress, trong đó phải kể tới người
làm công tác điều dưỡng (ĐD). Hans Selye (nhà sinh
lý học người Canada) đã sử dụng thuật ngữ stress để
mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại
bệnh tật và đã đưa ra định nghĩa: “Stress là một phản
ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những
tình huống căng thẳng”. [1]
Qua nghiên cứu 464 ĐD tại 13 bệnh viện ở
Jordani, nhóm tác giả S,H, Hamaideh RN, và cộng sự
kết quả chỉ ra: tình trạng quá tải và việc phải đối mặt
với các vấn đề liên quan đến tử vong của bệnh nhân
trong quá trình làm việc là những nguyên nhân căn
bản dẫn đến áp lực căng thẳng trong công việc của
người điều dưỡng [2]. Nghiên cứu của tác giả Hiromi
Fukuda, năm 2006 chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố dẫn
đến áp lực căng thẳng trong công việc của điều
dưỡng, trong đó yếu tố đối mặt với sự tử vong của các
bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (117 người trong tổng
số 118 người được điều tra) [3]. Qua nghiên cứu của
Đặng Trần Ngọc Thanh và cộng sự tại 7 khoa cấp cứu
của 7 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh ở thành phố HCM,
năm 2008 kết quả chỉ ra: sự mâu thuẫn nơi làm việc,
công việc quá tải là những yếu tố gây chán nản trong
công việc của ĐD [4].
Stress không những ảnh hưởng đến sức khỏe của
nhân viên ĐD mà còn làm giảm sự tập trung chú ý
trong công việc, dễ gây ra tình trạng sai sót làm nguy
hại đến tính mạng người bệnh. Hiện nay ở Việt Nam
việc nghiên cứu các yếu tố gây stress của ĐD còn hạn
chế đặc biệt là ĐD đang học hệ cử nhân vừa làm vừa
học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với mục tiêu:
Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp của điều
dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa
học tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây, năm
2013.
Mô tả một số yếu tố liên quan tới stress của điều
dưỡng nêu trên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các điều dưỡng lâm sàng đang học tại trường đại
học Thăng Long và Thành Tây.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Là điều dưỡng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa
học tại hai trường đại học trên.
- Là điều dưỡng lâm sàng, hiện đang làm việc tại
các khoa lâm sàng tại các bệnh viện.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không phải là điều dưỡng lâm sàng.
- Không phải đang học lớp cử nhân điều dưỡng hệ
vừa làm vừa học tại hai trường đại học nêu trên.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Từ tháng 11/2012 đến tháng 11/2013.
- Tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây.
3. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt
ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một
nghiên cứu mô tả, kết quả là 300 điều dưỡng.
- Cách chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Trong quá trình thu thập và xử lý số
liệu, các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia
nghiên cứu được giữ bí mật.
5. Công cụ nghiên cứu
5.1. Thang đo Stress trên đối tượng điều dưỡng
- NSS
Thang đo gồm 35 câu hỏi là các tác nhân gây
stress thường gặp nhất trong công việc của điều
dưỡng, người tham gia điều tra được yêu cầu đánh
giá tần suất gây ra stress và mức độ stress theo thang
điểm tần suất: 0 (không bao giờ), 1 (thi thoảng), 2
(thường xuyên); và thang điểm mức độ: 0 (không
stress), 1 (stress nhẹ), 2 (stress vừa), 3 (stress nhiều),
4 (stress rất nhiều). 35 câu này được chia thành 07
nhóm các tác nhân có đặc điểm tương đồng liên quan
đến: (1) nhóm tác nhân liên quan đến cái chết và sự
chịu đựng của bệnh nhân, (2) sự bất đồng với bác sĩ,
(3) thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý của điều
dưỡng, (4) mối quan hệ trong công việc, (5) sự bất
đồng với ĐD cấp trên, (6) khối lượng công việc, (7)
nhóm tác nhân liên quan đến việc điều trị bệnh nhân.
Thang đo NSS đã được rất nhiều nghiên cứu trên
thế giới áp dụng cho thấy tính giá trị và độ tin cậy rất
cao.
5.2. Xây dựng bộ câu hỏi điều tra
Do thang đo này chưa được chuẩn hóa tại Việt
Nam nên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và đánh
giá tính giá trị của thang đo theo các bước như sau:
+ Bước 1: Dịch thang đo từ tiếng Anh sang tiếng
Việt, sau đó xin ý kiến của chuyên gia và các điều
dưỡng chuyên ngành khác nhau để Việt hóa bộ công
cụ.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
112
+ Bước 2: Thử nghiệm bộ công cụ trên 30 điều
dưỡng lâm sàng, hiện đang công tác tại các khoa khác
nhau tại Hà Nội. Các điều dưỡng điền vào bộ công cụ
theo 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
+ Bước 3: Tính toán tính giá trị của bộ công cụ,
đồng thời xin ý kiến chuyên gia về xã hội học, y học, y
tế công cộng và chỉnh sửa bộ công cụ lần cuối trước
khi tiến hành nghiên cứu chính thức
* Phân tích và xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, số liệu
được nhập 2 lần sau đó 2 bản ghi sẽ được so sánh
với nhau nhằm loại bỏ sai sót.
Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 12.0.
KẾT QUẢ
Tổng số ĐD tham gia nghiên cứu là 299, trong đó
nữ giới chiếm đa số (78,9%), chỉ có 21,1% là nam.
1. Thực trạng stress nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 1. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan
đến chứng kiến cái chết, sự chịu đựng đau đớn của
người bệnh
Các tác nhân
Mức độ
stress
Tần suất
stress
Giá trị
trung bình
(Độ lệnh
chuẩn)
Giá trị
trung bình
(Độ lệnh
chuẩn)
1. Chứng kiến cái chết của
người bệnh
2,37
(1,69) 0,83 (0,53)
2. Nhìn thấy sự chịu đựng của
người bệnh
2,05
(1,09) 1,56 (0,57)
3. Thực hiện các quy trình, thủ
thuật làm bệnh nhân phải đau
đớn
1,99
(1,28) 1,13 (0,61)
4. Cảm giác bất lực khi thấy tình
trạng của bệnh nhân không
được cải thiện
1,85
(1,00) 0,99 (0,39)
5. Bác sỹ đã không có mặt khi
người bệnh chết
1,39
(1,66) 0,40 (0,50)
6. Cái chết của người bệnh mà
Anh/Chị đã có mối quan hệ thân
thiện với họ
1,13
(1,29) 0,53 (0,51)
7. Phải nghe hoặc nói với người
bệnh về khả năng người bệnh
sẽ chết
0,69
(1,15) 0,36 (0,56)
Nhận xét: Bảng 2 cho thấy: Việc chứng kiến cái
chết của bệnh nhân gây ra căng thẳng nhất (2,37)
trong nhóm các tác nhân.Các tác nhân khác cũng có
mức độ và tần suất cao như: Nhìn thấy sự chịu đựng
đau đớn của bệnh nhân (mức độ 2,05; tần suất 1,56).
Thực hiện các quy trình, thủ thuật làm bệnh nhân phải
đau đớn (mức độ 1,99; tần suất 1,13). Cảm giác bất
lực khi thấy tình trạng của bệnh nhân không được cải
thiện (mức độ 1,85; tần suất 0,99). Tác nhân có khả
năng tạo áp lực căng thẳng thấp nhất của nhóm là:
Phải nghe hoặc nói với người bệnh về khả năng người
bệnh sẽ chết (mức độ 0,69).
Bảng 2. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan
đến sự bất đồng với bác sĩ
Các tác nhân
Mức độ
stress
Tần suất
stress
Giá trị
trung bình
(Độ lệnh
chuẩn)
Giá trị
trung bình
(Độ lệnh
chuẩn)
1. Bất đồng với bác sỹ 1,31 (0,99) 0,82 (0,47)
2. Bị chỉ trích bởi bác sỹ 1,21 (1,02) 0,73 (0,49)
3. Bất đồng liên quan tới chăm
sóc, điều trị người bệnh 1,17 (0,93) 0,81 (0,45)
4. Đã có những quyết định liên
quan tới người bệnh khi bác sỹ
không có mặt
1,05 (0,90) 0,89 (0,45)
Nhận xét: Vấn đề bất đồng ý kiến giữa bác sĩ điều
trị với các điều dưỡng tham gia nghiên cứu ở mức độ
nhẹ (mức độ tối đa 1,31 <4) và ở tần suất thấp (tần
suất tối đa 0,89 <2) (bảng 2).
- Với nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến
thiếu chuẩn bị kiến thức, hay do tâm lý ĐD được thể
hiện với mức độ nhẹ, tần suất thường gặp thấp. Cao
nhất là cảm thấy trang bị kiến thức, kĩ năng để hỗ trợ
cho gia đình người bệnh chưa đầy đủ với mức độ
stress đạt giá trị trung bình là 1,03 và tần suất thường
gặp là 0,82.
Bảng 3. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan
đến mối quan hệ trong công việc
Các tác nhân
Mức độ
stress
Tần suất
stress
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
1. Thiếu cơ hội để nói chuyện
cởi mở với lãnh đạo về các
vấn đề của Khoa
1,57 (1,22) 0,96 (0,60)
2. Khó khăn khi làm việc với
điều dưỡng khác ngoài khoa 1,13 (0,90) 0,78 (0,47)
3. Thiếu cơ hội để chia sẻ kinh
nghiệm và chia sẻ cảm xúc với
đồng nghiệp
0,89 (0,83) 0,74 (0,52)
4. Khó khăn khi làm việc với
điều dưỡng khác trong khoa 0,86 (0,83) 0,72 (0,51)
5. Thiếu cơ hội để bày tỏ với
đồng nghiệp trong khoa về
cảm giác tiêu cực về người
bệnh
0,85 (0,85) 0,65 (0,53)
Nhận xét: Với nhóm các tác nhân gây stress liên
quan đến mối quan hệ trong công việc thì:
- “Thiếu cơ hội để nói chuyện cởi mở với lãnh đạo
về các vấn đề của Khoa” là tác nhân nổi bật nhất trong
nhóm với mức độ gây stress 1,57 và tần suất stress
0,96 (ở mức trung bình).
- “Thiếu cơ hội để bày tỏ với đồng nghiệp trong
khoa về cảm giác tiêu cực của người bệnh” là tác
nhân có mức độ gây stress thấp nhất của nhóm (mức
độ 0,85; tần suất 0,65).
- Với nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến
sự bất đồng với điều dưỡng cấp trên thì:
‘Bất đồng với y tá trưởng/ cấp trên/người giám sát’
và ‘Bị y tá trưởng/cấp trên phê bình/chỉ trích’ có mức
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
113
độ và tần suất gần bằng nhau (mức 1,56; tần suất
0,79) và (mức 1,51; tần suất 0,86).
Bảng 4. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan
đến khối lượng công việc
Các tác nhân
Mức độ
stress
Tần suất
stress
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
Quá tải công việc do không đủ
điều dưỡng 2,52 (1,27) 1,51 (0,62)
Phải làm quá nhiều các công
việc khác (thống kê, kế toán) 2,18 (1,39) 1,25 (0,70)
Không đủ thời gian để hoàn
thành tất cả các nhiệm vụ của
điều dưỡng
1,57 (1,03) 0,94 (0,52)
Lịch làm việc không lường
trước được 1,42 (1,05) 0,98 (0,58)
Không đủ thời gian để hỗ trợ
tâm lý cho người bệnh 1,36 (0,98) 1,07 (0,59)
Phải tắt/không nghe điện thoại
do tính chất công việc 0,91 (0,85) 1,17 (0,58)
Bị chuyển tới khoa khác do
thiếu nhân viên 0,63 (0,95) 0,42 (0,55)
Nhận xét: Được đánh giá ở mức độ căng thẳng
nhiều (2,52) và tần suất tương đối thường xuyên
(1,52) là tác nhân ‘Quá tải công việc do không đủ
điều dưỡng’ (xem bảng 7) tiếp theo đó là tác nhân
‘Phải làm quá nhiều các công việc khác (thống kê, kế
toán)’ với mức độ 2,18; tần suất 1,25. Cả hai tác
nhân này được đánh giá là gây nhiều stress nhất
trong tất cả 35 tác nhân.
Bảng 5. Nhóm các tác nhân gây stress liên quan
đến việc điều trị
Các tác nhân
Mức độ
stress
Tần suất
stress
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
Giá trị TB
(Độ lệnh
chuẩn)
Bác sĩ không chia sẻ đủ thông
tin về người bệnh gây khó khăn
cho quá trình chăm sóc và tư
vấn
1,87
(1,96)
0,92
(0,51)
Thiếu trang thiết bị cần thiết để
giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và
đảm bảo an toàn cho sức khỏe
1,53
(1,21)
0,89
(0,57)
Lo sợ sẽ mắc lỗi trong quá trình
chăm sóc cho người bệnh
1,37
(1,05)
0,87
(0,47)
Các chỉ định của bác sỹ không
thích hợp với việc điều trị cho
người bệnh
1,19
(0,94)
0,77
(0,45)
Băn khoăn có nên thông báo
cho người bệnh và gia đình về
tình trạng bệnh và khả năng
điều trị
1,00
(0,96)
0,69
(0,49)
Bác sỹ đã không có mặt
trong trường hợp cấp cứu
1,26
(1,26)
0,60
(0,54)
Không chắc chắn về chức năng
và cách sử dụng của các dụng
cụ chuyên dụng
0,85
(0,95)
0,59
(0,52)
Nhận xét: Các tác nhân gây stress cao hơn cả là
‘Bác sĩ không chia sẻ đủ thông tin về người bệnh gây
khó khăn cho quá trình chăm sóc và tư vấn’ (mức độ
1,87; tần suất 0,92); ‘Thiếu trang thiết bị cần thiết để
giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho
sức khỏe’ (mức độ 1,53; tần suất 0,89); tác nhân ít gây
stress hơn cả là ‘Không chắc chắn về chức năng và
cách sử dụng của các dụng cụ chuyên dụng’ (mức độ
0,85; tần suất 0,59).
2. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với
một số yếu tố
Bảng 6. Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với
một số yếu tố
Mức độ stress
Tần suất
stress
n Mean SD Mean SD
Giới Nam 63 46,89 20,81 29,43 8,46 Nữ 236 47,16 20,20 29,40 7,54
p = 0,82 p = 0,96
Khoa
làm
việc
Hồi sức
cấp cứu 37 52,22 15,80 31,84 5,60
Nội khoa 106 50,47 20,60 30,57 7,24
Ngoại
khoa 64 47,00 19,07 30,22 6,65
Chuyên
khoa khác 92 41,17 21,20 26,53 8,92
p = 0,003 p = 0,0008
Khoảng giá trị (Min-
Max) 0-150 0-70
Nhận xét: Bảng 6 cho thấy tình trạng stress giữa
nhóm nam (46,9) và nữ (47,1) không có sự khác biệt
nhiều; ngược lại mức độ stress lại thể hiện sự khác
biệt giữa nhóm ĐD làm ở khoa HSCC và Nội khoa với
các đối tượng làm ở các khoa còn lại sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P = 0,003< 0,05).
BÀN LUẬN
Về nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến
sự đau đớn, chịu đựng của người bệnh: Theo kết
quả nghiên cứu của chúng tôi thì các yếu tố gây áp lực
cao nhất trong nhóm này bao gồm việc chứng kiến cái
chết của người bệnh và nhìn thấy sự chịu đựng đau
đớn của người bệnh. Kết quả này thấp hơn so với kết
quả thu được trong nghiên cứu của Elizabeth
M.Andal đối với các y tá ở Philippine [5]. Mặc dù các
chỉ số này ở ĐD Việt Nam thấp hơn so với ở
Philippine nhưng vẫn ở mức độ cao. Điều này cho
thấy sự tiến triển bệnh của bệnh nhân có ảnh hưởng
lớn đến ĐD vốn là người trực tiếp chăm sóc theo dõi
bệnh nhân, đặc biệt là khi điều xấu xảy ra. Do đó
nhân viên ĐD cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối
phó với mọi tình huống cấp cứu xảy ra.
Nhóm nhân tố gây stress liên quan đến bất
đồng với bác sỹ: Nghiên cứu cho thấy áp lực tạo ra
bởi nhóm này có mức thấp nhất là do quyết định liên
quan tới người bệnh khi bác sĩ không có mặt gây ra và
ở mức cao nhất (1.31) liên quan tới bất đồng với bác
sỹ. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu trên điều
dưỡng ở Philippine [3].
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến kiến
thức và sự chuẩn bị của bản thân: Tác nhân này
đều ở mức độ và tần suất thấp theo kết quả nghiên
cứu của chúng tôi. Cũng cùng so sánh với nghiên cứu
của Elizabeth M.Andal đối với các y tá ở Philippine thì
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
114
áp lực từ việc cảm thấy mình chưa được chuẩn bị đầy
đủ kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ vấn đề tâm lý cho gia
đình người bệnh là cao hơn. Mức áp lực là (1.96).
Điều đó cho thấy hệ thống đào tạo, chương trình đào
tạo nói chung và chương trình đào tạo cho hệ cử nhân
ĐD vừa làm vừa học nói riêng ở nước ta đã và đang
được thực hiện khá tốt, đáp ứng được nhu cầu về kiến
thức, kỹ năng, giúp ĐD viên có sự chuẩn bị tốt hơn
trong công việc.
Về nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối
quan hệ trong công việc
Trong số 05 tác nhân của nhóm thì 03 tác nhân có
mức độ tạo stress thấp, dưới (1.00); 02 tác nhân còn
lại có khả năng gây stress cao hơn do thiếu cơ hội để
nói chuyện cởi mở với lãnh đạo về các vấn đề của
khoa và do khó khăn khi làm việc với điều dưỡng khác
ngoài khoa. Điều này không gây cho chúng ta ngạc
nhiên bởi những nhân viên cùng làm việc với nhau sẽ
dễ dàng chia sẻ thông tin hơn là những người làm ở
các công việc khác nhau. Các giá trị giữa các nhân tố
gần tương đương nhau cho thấy quan hệ giữa nhân
viên và lãnh đạo khá cởi mở và thân thiện. Như vậy
nhân viên ĐD cần phát huy tốt việc trao đổi kinh
nghiệm cũng như mối quan hệ cởi mở giữa các đồng
nghiệp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân tốt
nhất.
Về nhóm tác nhân gây stress liên quan đến
điều dưỡng cấp trên: Bất đồng với y tá trưởng/cấp
trên/người giám sát và bị y tá trưởng/cấp trên phê
bình, chỉ trích có mức độ và tần suất gần bằng nhau
và ở mức trung bình (1.56) và (1.51). Kết quả này
phản ánh phải chăng những y tá trưởng/cấp trên là
những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề,
đòi hỏi những ĐD trẻ phải rèn luyện thật tốt những kỹ
năng nghề nghiệp cũng như cách ứng xử trong cuộc
sống để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Về nhóm tác nhân gây stress liên quan tới khối
lượng công việc: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quá
tải công việc do không đủ điều dưỡng là yếu tố tạo
stress cao nhất (2.52) với tần suất cũng ở mức cao
(1.51). So với các nghiên cứu khác trên thế giới thì
quá tải công việc dẫn đến stress cũng là thực trạng
chung trong ngành ĐD ở các nước này. Theo nghiên
cứu của Raeda Fawzi AbuAlRub, qua điều tra bằng
Internet 263 y tá người Mỹ cho thấy tỷ lệ căng thẳng
trung bình liên quan khối lượng công việc là khá cao
(2,77), và qua điều tra bằng phương pháp truyền
thống 300 y tá người Jordani thì tỷ lệ này là (2,31) [6].
Điều này gián tiếp suy ra rằng ngành ĐD đang cần bổ
sung thêm nguồn nhân lực do nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân ngày càng tăng về số lượng và
chất lượng. Ngoài ra việc bố trí, đào tạo cho các nhân
viên điều dưỡng về các công việc cần hợp lý hơn,
tránh tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều việc.
Về nhóm tác nhân gây stress liên quan đến việc
điều trị: Nhóm này bao gồm 7 tác nhân có khả năng
gây ra stress cho ĐD. Trong đó, việc bác sỹ không
chia sẻ đủ thông tin về người bệnh gây khó khăn cho
quá trình chăm sóc và tư vấn tạo áp lực với điều
dưỡng ở mức cao nhất là (1.87). Kết quả này phản
ánh ở Việt Nam, hiện nay ĐD vẫn chưa được coi
trọng, hay bác sỹ có quá nhiều công việc nên không có
đủ thời gian chia sẻ thông tin với ĐD, thêm vào đó ĐD
cũng chưa phát huy được vai trò “phối hợp” trong
chăm sóc điều trị bệnh nhân.Vì vậy, điều dưỡng chúng
ta cần mạnh dạn, tự tin, chủ động trao đổi với bác sỹ
những thông tin về người bệnh để phối hợp trong
chăm sóc và điều trị ngày một tốt hơn.
Stress nghề nghiệp của điều dưỡng trong nghiên
cứu của chúng tôi có sự khác nhau giữa các chuyên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
115
ngành về mức độ cũng như tần suất gặp stress. Kết
quả này cũng tương đồng với kết quả từ nhiều nghiên
cứu khác trên thế giới khi áp lực gây stress nhiều nhất
là ở điều dưỡng tại các khoa hồi sức cấp cứu.
KẾT LUẬN
1. Trong 7 nhóm tác nhân gây stress phổ biến ở
nhân viên điều dưỡng thì nhóm các tác nhân liên quan
đến cái chết của bệnh nhân và qúa tải công việc là
những yếu tố gây mức độ stress và tần suất cao nhất
với mức tạo áp lực lần lượt là 1,64 tần suất 0,83 và
1,42 tần suất 0,99, ngược lại với nhóm tác nhân stress
liên quan đến thiếu chuẩn bị tâm lý có mức độ tạo áp
lực thấp 0,99 tần suất 0,75.
2. Các điều dưỡng làm việc ở khoa Hồi sức cấp
cứu có tần suất mắc stress cao hơn hẳn điều dưỡng
làm ở các khoa khác với điểm đánh giá trung bình là
52,2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hans Selye (1965), The stress of life, New York,
Mcgran-Hill Book Coinc.
2. Hamaideh S, Mrayyan M, Mudallal R, Faouri I and
Khasawneh N (2008). Jordanian nurses job stressors and
social support, Int Nurs Rev; 55 (1): 40-7.
3. Fukuda H, Ichinose T Kusama T, Yoshidome A,
Anndow K, Akiyoshi N and Shibamoto T (2008). The
relationship between job stress and urinary cytokines in
healthy nurses: a cross-sectional study, Biol Res Nurs; 10
(2): 183-91.
4. Đặng Trần Ngọc Thanh, Arrernt Kumyu, Julaluk
Baramee (2008), “Các yếu tố liên quan đến sự chán nản
công việc của người điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực
của các bệnh viện đa khoa TP.HCM”, Kỷ yếu đề tài
nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ 4,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Andal EM (2006). A pilot study quantifying Filipino
nurses perception of stress, Californian Journal of Health
Promotion; 4 (4): 88-95.
6. AbuAlRub R (2006), Replication and examination of
research data on Job stress and co-worker social support
with Internet and traditional samples, Journal of Nursing
Scholarship; 38 (2): 200-204.
øNG DôNG NéI SOI CHÈN §O¸N Vµ CAN THIÖP TRONG PH¸T HIÖN
Vµ §IÒU TRÞ UNG TH¦ BµNG QUANG N¤NG T¹I BÖNH VIÖN K
TrÇn V¨n ThuÊn
TãM T¾T
Nghiªn cøu m« t¶ c¾t ngang sö dông ph¬ng ph¸p
tiÕn cøu nh»m m« t¶ mét sè ®Æc ®iÓm l©m sµng, vµ kÕt
qu¶ c¾t u qua néi soi trong ®iÒu trÞ ung th bµng quang
n«ng.
KÕt qu¶ cho thÊy bÖnh nh©n nam nhiÒu h¬n n÷,
nhãm tuæi hay gÆp tõ 50 – 70 tuæi, dÊu hiÖu l©m sµng
®iÓn h×nh lµ ®¸i m¸u. Ph¸t hiÖn bÖnh chñ yÕu dùa vµo
siªu ©m vµ soi bµng quang, víi thÓ u nhó d¹ng cã
cuèng vµ u ®¬n ®éc chiÕm ®a sè, kÝch thíc u ®a sè <
3cm, vÞ trÝ hay gÆp nhÊt lµ ë 2 thµnh bªn. PhÉu thuËt
néi soi c¾t u qua niÖu ®¹o lµ ph¬ng ph¸p cã thÓ triÓn
khai cã hiÖu qu¶, thêi gian mæ vµ thêi gian hËu phÉu
ng¾n vµ t¬ng ®èi an toµn.
Tõ khãa: Néi soi, ung th bµng quang n«ng.
summary
A study has been conducted by the method of
cross-sectional survey so as to describe some clinical
symptoms and results of removing the tumor by means
of ultrasound in treatment of hollow cancer of vesica
urinaria.
Results indicated that male patients were higher
than female ones. Group of age who suffer such
disease most is 50-70 years old. Typical clinic
symptom is haematuria. It is detected mainly by
ultrasound and vesica urinaria endoscopy in which
stem-shaped papilloma and single tumor overwhelm.
Most of tumor is less than 3cm. They are often seen on
two sides. Ultrasonic surgery to remove the tumor via
urethra may be performed effectively with short time
and relative safety of operation and postoperation.
Keywords: Ultrasound, hollow cancer of vesica
urinaria.
§ÆT VÊN §Ò
Ung th bµng quang (UTBQ) lµ lo¹i ung th hay
gÆp cña hÖ tiÕt niÖu, xÕp thø 2 sau ung th tiÒn liÖt
tuyÕn. T¹i ViÖt Nam, UTBQ chiÕm kho¶ng 2% trong
tæng sè c¸c lo¹i ung th. Trong UTBQ, lo¹i ung th tÕ
bµo chuyÓn tiÕp lµ lo¹i hay gÆp nhÊt. NÕu ®îc ph¸t
hiÖn sím th× viÖc ®iÒu trÞ ®¬n gi¶n vµ tiªn lîng tèt.
HiÖn nay viÖc chÈn ®o¸n UTBQ chñ yÕu dùa vµo siªu
©m vµ néi soi bµng quang, trong ®ã néi soi bµng quang
cho phÐp ®¸nh gi¸ khèi u trong bµng quang vµ sinh
thiÕt chÈn ®o¸n m« bÖnh häc. Ngoµi ra víi nh÷ng khèi
u bµng quang n«ng th× ®îc phÉu thuËt c¾t u néi soi
qua niÖu ®¹o (TUR), ®©y lµ ph¬ng ph¸p hiÖu qu¶, Ýt
biÕn chøng vµ b¶o tån chøc n¨ng bµng quang. T¹i
BÖnh viÖn K cïng víi viÖc ph¸t triÓn néi soi trong chÈn
®o¸n, can thiÖp c¸c bÖnh ung th TUR còng b¾t ®Çu
®îc øng dông trong chÈn ®o¸n vµ ®iÒu trÞ UTBQ
n«ng. Chóng t«i tiÕn hµnh ®Ò tµi nghiªn cøu nh»m c¸c
môc tiªu sau: NhËn xÐt mét sè ®Æc ®iÓm l©m sµng,
h×nh ¶nh néi soi vµ sinh thiÕt qua néi soi cña ung th
bµng quang n«ng; §¸nh gi¸ kÕt qu¶ bíc ®Çu ®iÒu trÞ
ung th bµng quang n«ng b»ng c¾t u qua néi soi.
PH¦¥NG PH¸P
§©y lµ nghiªn cøu m« t¶ c¾t ngang sö dông
ph¬ng ph¸p tiÕn cøu víi ®èi tîng lµ bÖnh nh©n ®îc
chÈn ®o¸n x¸c ®Þnh ung th bµng quang dùa vµo l©m
sµng, siªu ©m, néi soi bµng quang vµ m« bÖnh häc
qua néi soi sinh thiÕt ®ang ®îc ®iÒu trÞ t¹i BÖnh viÖn
K. Nghiªn cøu ®îc tiÕn hµnh tõ th¸ng 1/2007 ®Õn
th¸ng 6/2008, víi cì mÉu lµ 30 bÖnh nh©n ®îc lùa
chän tham gia nghiªn cøu.
C¸c ®èi tîng nghiªn cøu ®îc hái khai th¸c bÖnh
sö, tiÒn sö kh¸m ph¸t hiÖn triÖu chøng l©m sµng theo
mÉu bÖnh ¸n nghiªn cøu. TiÕn hµnh néi soi bµng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thuc_trang_stress_nghe_nghiep_cua_dieu_duong_lam_sang.pdf