Tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Muối là chất rất cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài công dụng làm gia vị, dược liệu cần thiết hàng ngày cho nhân dân, làm món hàng xuất nhập khẩu đáng kể, muối ăn còn là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa học. Với rất nhiều công dụng như vậy, nên nhu cầu tiêu thụ muối trong nước lẫn ngoài nước hàng năm là rất cao. Chính vì thế việc sản xuất và tiêu thụ muối đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, sản phẩm muối Việt Nam từ lâu đã được người tiêu dùng thế giới ưa thích, bởi tính chất của vùng đất này đã tạo nên hạt muối có vị ngọt mà không đắng. Và hàng năm, thu nhập từ việc xuất khẩu muối đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng kể. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong những năm tới là phải nâng cao chất lượng và hình thức của sản phẩm muối Việt Nam, để đưa sản phẩm muối Việt xâm nhập thị trường thế giới. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi các nhà kinh tế phả...
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Muối là chất rất cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài công dụng làm gia vị, dược liệu cần thiết hàng ngày cho nhân dân, làm món hàng xuất nhập khẩu đáng kể, muối ăn còn là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa học. Với rất nhiều công dụng như vậy, nên nhu cầu tiêu thụ muối trong nước lẫn ngoài nước hàng năm là rất cao. Chính vì thế việc sản xuất và tiêu thụ muối đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, sản phẩm muối Việt Nam từ lâu đã được người tiêu dùng thế giới ưa thích, bởi tính chất của vùng đất này đã tạo nên hạt muối có vị ngọt mà không đắng. Và hàng năm, thu nhập từ việc xuất khẩu muối đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáng kể. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong những năm tới là phải nâng cao chất lượng và hình thức của sản phẩm muối Việt Nam, để đưa sản phẩm muối Việt xâm nhập thị trường thế giới. Muốn làm được điều này thì đòi hỏi các nhà kinh tế phải biết khai thác tốt tiềm năng vốn có về tài nguyên thiên nhiên, về lực lượng lao động của từng vùng kinh tế ven biển. Từ đó, góp phần khôi phục và phát triển nghề muối ở những vùng đất vốn có tiềm năng sản xuất nhưng chưa được khai thác tốt này.
Nước ta có bờ biển rất dài trên 3.000 km, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề làm muối. Có rất nhiều tỉnh ven biển xem nghề làm muối là một thế mạnh để thúc đẩy kinh tế của vùng. Trong số các tỉnh đó, thì Bạc Liêu là nơi có truyền thống sản xuất muối từ lâu đời và muối Bạc Liêu rất nổi tiếng về chất lượng. Muối được sản xuất ở Bạc Liêu có một hương vị đậm đà, dịu ngọt rất độc đáo vì trong muối có hàm lượng Magiê, Canxi, Sunfat... rất thấp do không có các vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu. Bên cạnh đó, vùng đất nơi đây có độ bay hơi nước biển rất cao, độ hấp thụ nhiệt của đất rất mạnh, kết cấu đặc chặt của đất, các nguyên tố vi lượng của nước biển…đã góp phần làm cho muối Bạc Liêu có một hương vị rất đặc trưng.Chính vì vậy, chất lượng muối Bạc Liêu được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Mặc dù có nhiều lợi thế về tài nguyên và nhiều bài học kinh nghiệm trong sản xuất nhưng nghề làm muối ở Bạc Liêu vẫn chưa phát huy hết tiềm năng để góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà. Ngược lại còn có xu hướng bị mai một do giá cả biến động và phải đối mặt với một số khó khăn trong quá trình sản xuất nên nhiều hộ diêm dân đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Nếu không có lối ra nào cho nghề làm muối ở Bạc Liêu thì nghề làm muối nơi đây sẽ khó mà tồn tại lâu dài. Và đây cũng là băn khoăn của những ai quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế ở Bạc Liêu.Nhận thấy được đều đó em quyết định chọn đề tài cho chuyên đề 3 năm của mình là : “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu” nhằm đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu trong giai đoạn trên, bên cạnh đó tìm ra một số giải pháp giúp khắc phục khó khăn và tìm ra hướng phát triển cho nghề làm muối ở Bạc Liêu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
2.1.Mục tiêu chung
Chuyên đề này đi sâu phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 9-2011 và đề ra những giải pháp chung để đây mạnh sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu trong giai đoạn sắp tới.
2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2011.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn và dựa vào những thuận lợi đã có để tìm ra hướng phát triển cho muối Bạc Liêu trong giai đoạn tới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, cùng với việc phân tích đánh giá nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu.
- Thu thập, tổng hợp thông tin thứ cấp và số liệu từ tạp chí, sách báo, Internet…
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Do tính chất và yêu cầu của chuyên đề, nên em chỉ đi sâu phân tích và đánh giá tình hình sản xuất muối tại Bạc Liêu. Còn về tiêu thụ thì chỉ phân tích tình hình tiêu thụ muối Bạc Liêu ở đồng bằng sông Cữu Long và tình hình xuất khẩu muối ra nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2011.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI BẠC LIÊU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 - 2011
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Bạc Liêu là vùng đất có truyền thống sản xuất muối từ rất lâu đời, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình); xã Long Ðiền Tây, Long Ðiền, thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải). Muối Bạc Liêu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng cả nước. Hàng năm, giá trị thu được từ sản xuất muối góp phần tăng nhanh tỷ trọng phát triển sản xuất. Tuy nhiên, khi đánh giá thực trạng thì hiệu quả sản xuất và tiêu thụ muối nơi đây chưa cao, nguyên nhân là do nhiều nhân tố tác động. Trong số những nhân tố đó thì phương pháp sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như năng suất của muối Bạc Liêu.
1.1.1. Định nghĩa, thành phần, phân loại muối :
Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít. Muối là một hợp chất ion bao gồm các ion dương và ion âm trung hòa về điện tích. Các ion thành phần có thể là vô cơ như clorua (Cl − ), hoặc hữu cơ như acetat (CH 3 COO − ) và các ion một nguyên tử như fluorua (F − ), hoặc ion đa nguyên tử như sulfat (SO 4 2− ). Có nhiều loại muối khác nhau. Một số loại muối khi hòa tan trong nước tạo ra các ion hydroxit gọi là muối bazơ và một số loại khi hòa tan trong nước tạo ra các ion hydroni gọi là các muối axít. Các muối trung hòa là các muối còn lại. Zwitterion chứa một ion dương và một ion âm trong cùng một phân tử nhưng nó không được xem là muối. Ví dụ như các axit amin, một số metabolit, peptit và protein. Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện phân, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây và nước khoáng— thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.
Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn. Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua nátri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng).
Hình 1 : Tinh thể muối
1.1.2.Phương pháp sản xuất và chế biến
Hình 2: Diêm dân làm muối theo phương pháp trải bạt.
Tuy nghề làm muối có truyền thống từ lâu đời nhưng diêm dân sản xuất theo tập quán cổ truyền, sân đất được nện chặc, sử dụng quạt gió và máy bơm đưa nước vào bể lắng, sau đó vào ô phơi. Nhờ nắng và gió làm nước bốc hơi nên kết tinh ra hạt muối. Nhìn chung, các công đoạn sản xuất đều thủ công và thường chịu rủi ro từ thiên nhiên như nắng, gió, thủy triều, nên chất lượng hạt muối chưa cao, còn lẫn nhiều tạp chất.
Trên 80% sản lượng muối đều là muối đen chất lượng thấp chủ yếu dùng ướp bảo quản thủy sản, làm khô mắm hoặc tiêu dùng gia đình…Thực tế quy trình sản xuất muối Bạc Liêu còn mang tính thủ công, công nghệ chế biến chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật. Toàn tỉnh chỉ có hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần muối và thương mại Bạc Liêu và Công ty cổ phần muối Đông Hải (DOSASCO) ở huyện Đông Hải chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh muối. Ngoài ra, bà con diêm dân vẫn giữ thói quen sản xuất muối theo phương pháp cổ truyền, tổ chức sản xuất theo quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa nắm bắt được thông tin thị trường. Trong khi đó, nhiếu vùng sản xuất muối trong nước cũng như ngoài nước đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chế biến như: mô hình sản xuất muối sạch ở sa huỳnh với cách làm như sau: Dùng xi măng chịu mặn để tạo nên ruộng muối. Đáy ruộng được lắp ghép bằng những tấm bê tông đúc sẵn với xi măng chịu mặn, trít mạch, tạo nên đáy bằng phẳng. Bờ ruộng được xây bằng xi măng với chân cũng bằng bê tông. Nước mặn đưa vào ruộng được lọc kỹ ở các cửa dẫn nước. Cũng nhờ năng lượng mặt trời, muối tự kết tinh. Muối thu hoạch được rất sạch, trắng tinh, thu hoạch 2 - 3 lần mới rửa đáy ruộng, nhưng không phải làm lại đáy, nên công việc nhẹ nhàng hơn.. Mô hình muối này rất hiệu quả, bà con diêm dân Bạc Liêu nên tham khảo nhằm nâng cao chất lượng cũng như sản lượng muối Bạc Liêu trong thời gian sắp tới.
1.1.3. Sản lượng sản xuất:
Nghề làm muối ở Bạc Liêu là nghề chịu rủi ro từ thiên nhiên, nên sản lượng muối qua các năm không ổn định. Hơn thế nữa, giá muối tăng giảm đột ngột, làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của diêm dân. Khi giá muối giảm thì bà con chuyển sang nuôi trồng thủy sản, làm cho diện tích làm muối giảm kéo theo sản lượng muối giảm đáng kể. Khi giá muối đột ngột tăng cao thì bà con quy hoạch lại đồng muối. Chỉ tính từ năm 2008 –tháng 9-2011 thì sản lượng muối Bạc Liêu đã có những thay đổi :
Chỉ tiêu
Đơn vị
2008
2009
2010
9-2011
Diện tích
Ha
2.600
3.200
3.140
3.330
Sản lượng
Tấn
90.000
50.000
266.092
77.000
Năng suất
Tấn/ha
34.6
15.6
76
76
Bảng 1.1. Tổng diện tích, sản lượng, năng suất muối Bạc Liêu qua các năm.
(Nguồn: thu thập số liệu từ bài “Gỡ khó cho người làm muối” và một số bài khác trên trang
Năm 2008, Bạc Liêu có hơn 2.600 ha sản xuất muối, với sản lượng khoảng 90.000 tấn, muối trắng chiếm tỷ lệ 30% và mùa vụ thu hoạch trễ hơn 1 tháng. Tại đồng, thương lái mua muối đen với giá 1.400 - 1.500 đồng/kg, muối trắng 1.900-2.000 đồng/kg, tăng trung bình từ 400 - 700 đồng/kg so với cuối năm 2007 và tăng cao kỷ lục trong nhiều năm qua. Với giá tăng cao, diêm dân thu lãi khá cao, hơn 20 triệu đồng/ha. Mặc dù giá muối đang leo thang nhưng diêm dân cũng không còn muối để bán. Đây là năm đầu tiên diêm dân Bạc Liêu sản xuất muối không đủ bán và thu lãi khá. Bên cạnh đó, đầu vụ diêm dân thiếu vốn nên thu bao nhiêu bán hết để lấy tiền đáo sản xuất. Các vựa muối ở Bạc Liêu cũng không còn muối để bán, nên giá muối đã tăng vọt. Trung bình vốn đầu tư sản xuất 1 ha muối là 9,5 triệu đồng, với 1.900 ha đất muối, diêm dân cần trên 18 tỷ đồng nên có rất nhiều diêm dân vẫn phải bán muối non. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu, cuối năm 2008, tỉnh còn tồn 31.520 tấn muối do diêm dân địa phương dự trữ chờ giá tăng.
Đây cũng là năm có sản lượng muối tăng cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Vì vậy năng suất muối đã tăng lên khoảng 5,2 tấn/ha so với năm 2007, cùng với việc giá muối năm nay tăng cao nên đời sống diêm dân đã được cải thiện. Đây chính là kết quả của một quá trình cải tạo, đổi mới sản xuất trong thời gian qua. Tuy nhiên, kết quả trên chỉ mới là bước chuẩn bị ban đầu cho quá trình hội nhập, ngành muối Bạc Liêu cần phải nổ lực nhiều, vì sản lượng muối có tăng nhưng vẩn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Năm 2009, những cơn mưa liên tiếp vào cuối tháng tư và ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã đánh dấu chấm hết cho vụ muối năm 2009. Niềm mong mỏi trúng mùa, được giá của diêm dân nhanh chóng trôi theo từng bong bóng nước. Lần đầu tiên sau 10 năm, giá muối tăng cao kỷ lục, nhưng cũng lập một thành tích buồn về năng suất. Bất chấp cảnh báo của ngành chức năng, năm 2009, nhiều người dân ở Bạc Liêu đổ xô làm muối. Vụ muối năm 2008 chỉ hơn 2.600 ha, vụ này tăng lên hơn 3.200ha. Con số thực tế lớn hơn nhiều so với con số thống kê.
Sở dĩ nhiều người bỏ nuôi tôm để làm muối vì giá muối đầu vụ năm 2009 rất cao - lên đến hơn 2.400 đồng/kg, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhưng 3 đợt mưa giữa mùa nắng nóng đã làm họ khánh kiệt. Tại huyện Đông Hải, nhiều diêm dân thu hoạch không đủ tiền chi phí. Riêng Vĩnh Thịnh đã có gần 150 ha người dân mới chuyển sang làm muối. Số diện tích này năm nay hầu như chẳng thu hoạch được gì, do đất mới và mưa nắng thất thường.
Theo tính toán của Sở NN&PTNT Tỉnh Bạc Liêu, 3 đợt mưa giữa mùa muối, ông trời đã “hớt tay trên” của diêm dân khoảng 58 tỉ đồng. Đợt một 14 tỉ đồng, đợt hai 23 tỉ đồng, đợt ba khoảng 21 tỉ đồng. Kết thúc vụ muối năm 2009, toàn tỉnh Bạc Liêu thu hoạch chưa đến 50.000 tấn, chỉ bằng 34% kế hoạch năm, dù diện tích muối tăng gần 1.000ha. Muối thất, dự báo của ngành nông nghiệp nhiều khả năng giá muối năm 2009 sẽ tăng cao vào cuối năm.
Mùa muối năm 2009 tại ĐBSCL đã kết thúc trong sự nghẹn ngào của diêm dân. Những tưởng thất mùa, trúng giá vẫn có lãi, nhưng “ông trời” đã cướp đi của họ những 3 lần hạt muối sắp sửa thu hoạch. Hiện giá muối đang tăng từng ngày, trong khi những tu muối trống không. Khả năng thiếu muối trong năm nay là điều khó tránh khỏi.
Hình 3 : Cảnh thu hoạch muối tại Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.
Năm 2010, diêm dân Bạc Liêu trúng đậm mùa muối cao nhật từ trước tới nay. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, năng suất muối lên đến hơn 76 tấn/ha, tăng gấp 5 lần so với năm 2009 và cao nhất từ trước đến nay. Huyện Đông Hải là vùng trọng điểm sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu. Năm 2010, toàn huyện có hơn 2.240 ha diện tích sản xuất muối với sản lượng muối lên đến hơn 183.000 tấn. Tập trung ở 3 xã Long Điền Đông, Long Điền Tây và Điền Hải. Hầu hết các hộ làm muối là hộ nghèo và cận nghèo. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, nắng nóng kéo dài nên người làm muối trúng đậm, năng suất muối trắng (có trải bạt) đạt hơn 170 tấn/ha, muối đen 80 tấn/ha, gấp 3 lần so năm 2009 và cao đạt kỷ lục từ trước đến nay. Trúng mùa nhưng người làm muối không vui, do giá muối thấp, muối đen chỉ 250 - 350 đồng/kg, muối trắng 600 - 650 đồng/kg, một số nơi giá thấp mà cũng không tiêu thụ được. Toàn huyện Đông Hải hiện còn tồn đọng hơn 152.000 tấn muối. Riêng xã Điền Hải, có diện tích sản xuất muối 800ha, lượng muối tồn đọng trên 59.000 tấn.
Theo thống kê của cơ quan quản lý hiện nay diện tích muối đã được đưa vào sản xuất niên vụ 2011 tại Bạc Liêu lên đến 3.330ha tăng hơn năm 2010 gần 200ha và lượt quy hoạch sản xuất muối của năm 2011 trên 800ha hiện nay lượng muối vẫn còn tồn đọng từ các hộ làm muối năm 2010 trên 80.000 tấn.Lượng muối đợt đầu tiên năm 2011 trên gần 15.000 tấn nữa, dù cơ quan chức năng tìm đủ mọi cách để tiêu thụ muối nhưng do sản lượng quá lớn và hơn 90% muối mới và muối tồn đọng đều là muối đen nên rất khó tiêu thụ.Giá muối trong quý 1 có nhích lên, muối đen hiện có giá 450-500đ/kg tăng gần 150đ/kg so với cùng kì năm 2010, muối trắng hiện có giá 900đ/kg bằng năm 2010.Với giá muối như hiện nay diêm dân hòa vốn , không có tích lũy.
Năm 2008, sản lượng muối dự trữ tăng lên 31.520 tấn. Còn đến tháng 10 năm 2010, sản lượng muối lại tồn đọng kỉ lục lên đến 200.000 tấn, vì giá quá thấp, càng bán càng lỗ. Trúng mùa nhưng mất giá, được giá nhưng mất mùa. Đây là một vấn đề nghịch lý, vì với điều kiện sản xuất muối ăn của nước ta là rất lớn tại sao chúng ta không đầu tư cho sản xuất, không quy hoạch, không định hướng để mở rộng diện tích tăng sản lượng muối ăn lên mà phải đi nhập khẩu với số lượng lên đến 200.000 tấn muối mỗi năm, từ năm 2000 đến nay. Riêng năm 2009, cả nước ta phải nhập khẩu hơn 326.000 tấn muối. Nếu làm tốt khâu quy hoạch nước ta sẽ trở thành nước xuất khẩu muối.
Như vậy, sản lượng muối thì luôn thay đổi, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là tương đối ổn định. Điều này đặt ra một câu hỏi cho những nhà kinh tế là làm sao để sản lượng muối Bạc Liêu tăng ổn định hàng năm để không cần phải nhập khẩu muối. Ngoài ra, sản lượng muối Bạc Liêu còn có thể phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ở Đồng Bằng Sông Cữu Long và để giải quyết các đơn đặt hàng của nước ngoài. Do sản lượng muối sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Đây là vấn đề rất khả quan, nếu biết đầu tư và định hướng tốt thì ngành muối Bạc Liêu sẽ từng bước phát triển.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1.2.1. Thị trường tiêu thụ:
Muối Bạc Liêu được tiêu thụ chủ yếu với các hình thức: muối hạt thô, muối tinh, muối iôt và muối nguyên liệu. Thị trường tiêu thụ hiện nay của muối Bạc Liêu là: Đồng Bằng Sông Cữu Long và được xuất khẩu ra nước ngoài.
Hình 4. Các sản phẩm muối của Công ty muối Bạc Liêu.
FTiêu thụ ở đồng bằng Sông Cữu Long:
Hạt muối Bạc Liêu từng một thời nổi tiếng khắp xứ Nam Kỳ Lục tỉnh, và cho đến ngày nay danh hiệu đó vẫn còn. Ở đồng bằng sông Cữu Long, muối Bạc Liêu được tiêu thụ dưới dạng muối thô để chế biến thủy sản, và muối iôt để nhân dân tiêu dùng. Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.500 ha đất sản xuất muối, sản lượng năm nay đạt trên 266.000 tấn muối, bảo đảm cung ứng cho 12 tỉnh ĐBSCL. Dù sản lượng muối làm ra khá lớn, tổng Công ty Cổ phần và thương mại muối Bạc Liêu chỉ thu mua khoảng trên dưới 10% tổng sản lượng muối sản xuất. Hiện nay bình quân mỗi tháng công ty này sẽ tiêu thụ khoảng 400 tấn muối để sản xuất ra 150 tấn muối ăn thành phẩm cung cấp cho các tỉnh trong khu vực số còn lại do diêm dân tự tìm nơi bán và giá cả cao hay thấp là do thương lái quyết định. Trước sức ép giá cả của thương lái, nhiều diêm dân đã phải tự chở muối đi bán, hoặc đổi nông sản chủ yếu đến những vùng sâu, vùng xa. Nhưng phương thức tự sản, tự tiêu của thời kinh tế tự cấp tự túc cũng không mấy hiệu quả. Ngoài ra, hạt muối Bạc Liêu còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm muối khác của các tỉnh khác trên thị trường đồng Bằng sông Cữu Long
Mặc dù ngay thời vụ thu hoạch muối nhưng đã xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, khả năng năm nay giá muối sẽ tăng mạnh, thiếu nguồn hàng cung cấp. Tuy lượng muối tồn không còn nhưng thị trường tiêu thụ muối cũng chưa được mở rộng.
FXuất khẩu ra nước ngoài:
Muối Bạc Liêu nổi tiếng về chất lượng và được người tiêu dùng thế giới ưa thích. Từ xưa thì muối Bạc Liêu đã được xuất khẩu sang thị trường Campuchia thông qua con đường tiểu ngạch. Từ năm 2000 đến nay, muối Bạc Liêu chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật, do điều kiện xuất khẩu thuận lợi và giá cao. Muối Bạc Liêu mặn nhưng hậu có vị ngọt, không đắng, ít tạp chất mà nhiều muối nơi khác không có. Có lẽ người Nhật rất nhạy cảm nhận ra hương vị độc đáo của muối Bạc Liêu, đã cử các chuyên gia tìm đến khảo sát thực tế để đánh giá chất lượng muối Bạc Liêu phục vụ cho tiêu dùng và đời sống. Từ năm 2001 thì Nhật Bản đã trở thành đối tác xuất khẩu muối Bạc Liêu. Trong năm 2002, hơn 5.000 tấn muối tinh của Bạc Liêu đã được Asia Trading Corp chính thức mua, đưa về Nhật chế biến bán làm muối ăn. Đầu năm 2003, số lượng ký kết tăng lên hơn 10.000 tấn. Trong năm 2004, Công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được 40 tấn sản phẩm trị giá 4.520 USD và tiêu thụ khoảng 8.500 tấn ở Đồng Bằng Sông Cữu Long và các tỉnh khác. Năm 2005, Công ty muối Bạc Liêu sản xuất và tiêu thụ 9.800 tấn muối các loại, đạt doanh số 9,55 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2004. Năm 2006, thì công ty muối Bạc Liêu tiếp tục xuất khẩu gần 10.000 tấn muối sang Nhật Bản. Tiêu chuẩn của công ty là chọn muối hạt to, không lẫn tạp chất, độ đạm cao. Năm 2007, 40 tấn muối chất lượng cao của Công ty muối Bạc Liêu vừa được xuất khẩu sang Nhật Bản, tăng 2 lần so với cả năm 2006. Nguồn muối nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu chủ yếu lấy từ xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải. Tỉnh Bạc Liêu là địa phương có diện tích làm muối lớn nhất và là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL ký kết hợp đồng với Nhật Bản cung cấp muối tinh chất lượng cao.
Vào đầu tháng 3- 2008, lô hàng 200 tấn muối xay đóng bao chất lượng cao đầu tiên của Công ty muối Bạc Liêu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trong tổng số 1.000 tấn sản phẩm giữa Cty và đối tác nước ngoài trong cả năm 2008. Đầu năm 2009, Công ty muối Bạc Liêu dự kiến xuất khẩu sang Nhật Bản là 10.000 tấn, nhưng do mất mùa nên số lượng xuất khẩu không đáng kể, chỉ đủ để tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Năm 2010, Công ty muối Bạc Liêu xuất khẩu khoảng 10.000 tấn muối sang Nhật. Con số này là quá thấp so với số luợng còn tồn đọng trong tỉnh. Lượng tồn đọng đa phần là tại ruộng muối, do giá thấp, diêm dân không chịu bán mà dự trữ chờ tăng giá. Khoảng cuối năm 2010, bình quân một ngày xuất khẩu khoảng 50 đến 60 tấn sang Campuchia thông qua của khẩu quốc tế Tịnh Biên với giá bán 26.000-27.000 đồng/giạ (30kg), bình quân các chủ vựa lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/giạ. Ngoài đối tác là Nhật Bản, muối Bạc Liêu còn được xuất khẩu sang nhiều nước như: Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nước châu Âu khác với số lượng không đáng kể.
Vì vậy, để thúc đẩy thị trường xuất khẩu cần xúc tiến thương mại ở một số nước để giới thiệu thêm về sản phẩm muối sạch của VN, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm muối Bạc Liêu. Bên cạnh đó cần chú trọng mẫu mã, cải tiến chất lượng hạt muối nhưng vẫn giữ được trong muối các vi lượng của nước biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để chúng ta phát triển mặt hàng này và nâng cao đời sống của diêm dân.
1.2.2. Sự biến động giá cả và các nhân tố ảnh hưởng:
ÄXự biến động của giá cả:
Biểu đồ thể hiện giá muối qua các năm
1400đ
1800đ
1500đ
750đ
700đ
350đ
0
500
1000
1500
2000
2500
2008
2009
2010
Năm
Giá bán tại
vựa muối
9-2011
Muối trắng
Muối đen
Hình 5. Biểu đồ thể hiện giá muối qua các năm tại Tỉnh Bạc Liêu
Đầu năm 2007, giá muối có chiều hướng tăng cao lên đến 1000đ/kg muối trắng, 700đ/kg muối đen so với năm 2006. Với năng suất đạt 70 tấn/ha và giá tăng gấp đôi, diêm dân thu lãi ròng từ 20 - 25 triệu đồng/ha muối. Tuy nhiên giá muối tăng cao như vậy nhưng sản lượng muối vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Vì diện tích đồng muối đã bị thu hẹp từ năm 2006, do diêm dân ồ ạt chuyễn sang nuôi trồng thuỷ sản. Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho biết: Giá muối tăng cao xuất phát từ nhiều yếu tố: Sản lượng muối năm 2007 chỉ đạt 77% kế hoạch, tức khoảng 76.000 tấn gây ra thiếu hụt. Đầu năm 2008, cùng với sự tăng của giá cả các mặt hàng trong nước, giá muối cũng tăng đột ngột. Lúc cao điểm giá muối đen trên 1600 đ/kg, muối trắng trên 2.000 đ/kg. Với năng suất từ 55 đến 70 tấn/ ha, mỗi ha muối, diêm dân thu lợi từ 70 triệu đến hàng trăm triệu đồng. Từ giữa năm 2008 đến tháng 2 năm 2009 giá muối cao kỉ lục, lên đến 3.000 đ/kg. Cuối tháng 3/2009 giá muối tại các ruộng vẫn còn ở mức 2.200 – 2.600 đ/kg. Và khoảng giữa năm 2009 giá muối chỉ còn khoảng 1.800 đ/kg tại ruộng muối và tiếp tục giảm chỉ còn 1.200 đ/kg vào thời điểm cuối năm 2009. Những tháng đầu năm 2010, giá muối vào khoảng 30.000đ/giạ (45kg/giạ), sau đó giảm dần xuống dưới 20.000đ/giạ. Không những thế diêm dân bán muối còn chịu chi phí thuê công gánh ra đến ghe của thương lái từ 5.000 – 6.000đ/giạ. Từ tháng 4 đến tháng 9 thì giá muối có tăng nhẹ và đến khoảng cuối năm 2010 giá muối vào khoảng 700 – 800đ/kg, tăng gấp đôi so với cuối tháng 3. Đầu năm 2011 giá muối tăng cao và dự doán sẽ tiếp tục tăng cho đến hết năm 2011. Do sản lượng tồn đọng còn ít, và sản lượng muối năm 2011 ước tính cũng chỉ khoảng 45.000 – 55.000 tấn.
Đa số diêm dân ở Bạc Liêu là diêm dân nghèo, họ không thể tích trữ mà còn phải bán muối non trước khi giá muối trên thị trường tăng cao nên lợi nhuận cũng không cao. Hơn thế nữa, hiện nay, giá muối tăng hay giảm đều do thị trường quyết định. Từ trước đến nay, các cấp, các ngành của tỉnh và Trung ương chưa có động thái nào để khắc phục tình trạng dư thừa hoặc khan hiếm muối trên thị trường. Chuyện mua bán, lãi hay lỗ đều do người dân và thương lái thương lượng với nhau, vì thế thương lái mặc tình chèn ép giá, thao túng thị trường. Năm nào được giá thì diêm dân phấn khởi, năm nào bán không được vì giá rẻ thì diêm dân phải chịu khổ. Năm nay, chính phủ lại có quyết định nhập khẩu muối, vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá cả trong thời gian tới. Vì vậy, các cấp chính quyền nên có chủ trương quy hoạch đồng muối sao cho có hiệu quả. Tránh trường hợp diêm dân ồ ạt chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm sang làm muối mà giá muối lại đột ngột giảm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để đầu tư xây dựng kho chứa muối, góp phần bình ổn giá cả.
ÄNhân tố ảnh hưởng:
Mùa không thuận : Tỉnh Bạc Liêu có diện tích sản xuất muối khoảng 3.000ha, sản lượng mỗi năm tùy thuộc vào thời tiết và giá cả. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu nói: “ Vụ muối năm nay giảm về diện tích, sản lượng và rớt giá ” . Ông Lê Phước Trụ, ở ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) vừa canh chừng nước, vừa đắp đê ruộng muối, ông nói: “ Năm nay, vừa cào được vài lần thì mưa đổ xuống, tan ra hết, phải làm lại sân muối ” . HTX diêm nghiệp Danh Điền, xã Điền Hải (huyện Đông Hải) có 192 xã viên, sản xuất hơn 172 ha muối. Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ nhiệm HTX này cho biết: bà con xã viên sản xuất cầm chừng, vừa làm muối, vừa nhìn mây trời. Trận mưa trái mùa mấy hôm trước làm ruộng muối tan tành hết, phải làm lại từ đầu, hơn mười ngày nữa mới thu hoạch được muối. Chi cục Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bạc Liêu thống kê: Sản lượng muối tồn đọng vụ trước 80.000 tấn, cộng với sản lượng muối vụ này khoảng 100.000 tấn. Giá muối đang rớt, muối đen 300-400 đồng/kg, muối trắng 600-700 đồng/kg tùy cự ly vận chuyển. Với giá này, người dân sản xuất muối chỉ “ lấy công làm lời. Trúng mùa mất giá Năm 2009, Sở NN&PTNT Bạc Liêu thử nghiệm và nhân rộng mô hình sản xuất muối trải bạt, cho ra sản phẩm muối trắng thay cho muối đen (giá thấp, lâu thu hoạch). Nhưng chi phí đầu tư khá tốn kém, khoảng 50 triệu đồng/ha.
Giá xăng dầu tăng cao kéo theo chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển tăng, nên giá muối cũng tăng đột ngột trong những năm gần đây.
Trúng mùa mất giá : Năm 2009, Sở NN&PTNT Bạc Liêu thử nghiệm và nhân rộng mô hình sản xuất muối trải bạt, cho ra sản phẩm muối trắng thay cho muối đen (giá thấp, lâu thu hoạch). Nhưng chi phí đầu tư khá tốn kém, khoảng 50 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Út, Chi cục Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Bạc Liêu nhận định: “ Dự tính, ngân hàng cho dân vay 60% số tiền đầu tư làm 1 ha muối (khoảng 30 triệu đồng), còn lại 20 triệu đồng dân phải bỏ tiền túi đầu tư, với giá muối như hiện nay, người dân đầu tư lớn sẽ không có lời ” . Mô hình sản xuất muối trải bạt đã làm được trên khoảng 60 ha từ năm 2010, vụ muối này diện tích không tăng cũng vì giá muối. Ông Nguyễn Minh Đang, Chủ tịch UBND xã Điền Hải cho biết, người dân không thể đầu tư, giá bạt tăng quá cao. Theo ông Nguyễn Văn Minh, diêm dân xã Điền Hải (Đông Hải), nếu sản xuất muối nền đất, cho muối đen, gặp mưa, sân sẽ bị làm hại, mất khoảng 20 ngày mới thu hoạch được. Trường hợp sản xuất muối trải bạt khi gặp mưa, dân xả nước ra, bơm nước mặn vô thì 5-7 ngày có thể thu hoạch được muối ” . Ông Nguyễn Kinh Thoa- diêm dân ở xã Điền Hải nói: “ Nếu ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp mua muối trắng cho thì chúng tôi sẽ mạnh dạn đầu tư sản xuất muối trải bạt. Nhưng giá muối đang rớt kiểu này, trúng mùa, thất giá thì không ai dám đầu tư sản xuất muối trắng ” .
Giá muối tăng cao như vậy là do đầu cơ, hoặc do cầu vượt quá cung. Nếu không có những rà soát, điều tra thực tế, sâu sát về tình hình sản xuất muối trong nước để có những điều chỉnh kịp thời, việc giá muối tiếp tục bị đẩy cao vô tội vạ, lợi nhuận rơi vào tay một số ít doanh nghiệp sản xuất muối, gây mất cân bằng thị trường, là điều hoàn toàn có thể xảy ra .
1.2.3. Kênh phân phối:
Để tiêu thụ được tốt thì hệ thống kênh phân phối phải được tổ chức tốt. Muối Bạc Liêu chủ yếu được tiêu thụ qua hai hình thức. Thứ nhất, là thương lái chở muối thô cung cấp cho người tiêu dùng ở Đồng Bằng Sông Cữu Long hay tự diêm dân chở muối đi đổi lấy lương thực. Hình thức này phân phối không mấy hiệu quả vì rời rạc và chụi sự biến động của giá cả. Thứ hai, là phân phối qua các công ty sản xuất - kinh doanh muối và các đại lý phân phối muối. Tại Bạc Liêu chỉ có 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần muối và thương mại Bạc Liêu và Công ty cổ phần muối Đông Hải (DOSASCO) ở huyện Đông Hải chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh muối, cùng với hơn 100 đại lý rãi đều khắp từ các khu thương mại đến các chợ đầu mối lớn nhỏ ở thành phố, huyện thị thuộc tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Nhờ hệ thống phân phối này cùng với sản phẩm muối hạt sạch và muối sấy iốt cao cấp, muối Bạc Liêu đã trở thành sản phẩm thiết yếu quen thuộc không thể thiếu của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI BẠC LIÊU
2.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
2.1.1. Thuận lợi:
Đất ở Bạc Liêu là loại đất có kết cấu chặc, không có vùng đá vôi ven biển, nên không gây vị đắng khó chịu. Ngoài ra vùng đất nơi đây còn có độ bay hơi rất cao, độ hấp thụ nhiệt rất mạnh nên thời gian sản xuất muối cũng được rút ngắn. Hơn thế nữa, Bạc Liêu là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ít biến động thất thường so với các tỉnh ven biển miền Trung, đây cũng chính là một điều kiện hết sức thuận lợi cho nghề làm muối nơi đây phát triển.
Bạc Liêu có nguồn lao động dồi dào, nếu tận dụng tốt nguồn lao động này không những thúc đẩy nghề làm muối ở Bạc Liêu phát triển mà còn góp phần giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp nơi đây.
Các chính sách của Chính phủ như: QĐ số 153/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách phát triển ngành muối”; NĐ số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/04/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt cho người ăn; QĐ số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ muối cho diêm dân đã góp phần định hướng cho nghề muối ở Bạc Liêu phát triển.
Các cấp chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triển nghề muối như: Chương trình mục tiêu hỗ trợ vùng sản xuất muối và khuyến diêm-Bộ NN&PTNT (4,8 tỉ đồng) đã đầu tư nạo vét 7 tuyến kinh phục vụ sản xuất muối và 3 công trình giao thông nông thôn. Ngoài ra, Dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối Long Điền Tây, huyện Đông Hải do Tổng Công ty Muối Việt Nam làm chủ đầu tư với nguồn vốn hơn 31 tỉ đồng đã và đang được triển khai thực hiện. Đây chính là động lực để nghề muối Bạc Liêu phát triển.
Yếu tố xã hội và xu thế hội nhập cũng là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển nghề làm muối nơi đây. Cụ thể là việc Việt Nam xin gia nhập WTO vào cuối năm 2005 cũng như những kết quả và triển vọng sau 5 năm trở thành thành viên chính thức của diễn đàn Á - Âu APEC trong “Tuần lễ APEC tại Việt Nam” là cơ hội cho sản phẩm muối Việt Nam nói chung, muối Bạc Liêu nói riêng có thể thâm nhập vào thị trường thế giới với điều kiện là các nhà đầu tư phải có chiến lược mới cho hạt muối Bạc Liêu.
2.1.2. Khó khăn:
Do nghề làm muối chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, nên rủi ro xuất hiện áp thấp nhiệt đới, gây mưa trên diện rộng là không thể tránh khỏi. Vấn đề này đã gây thiệt hại rất lớn đối với việc sản xuất muối.
Đa phần các hộ diêm dân sản xuất theo phương pháp thủ công, mang lại năng suất thấp. Bởi vì nghề muối ở Bạc Liêu chưa được đầu tư khoa học kỹ thuật, hệ thống đường giao thông vận chuyển muối, giao thông nội đồng chưa được nâng cấp cải tạo, diêm dân chưa được đào tạo kỹ thuật sản xuất khoa học để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng muối Bạc Liêu.
Thêm vào đó, các địa phương sản xuất và chế biến muối đều có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa nắm bắt được thông tin thị trường. Lý do là diêm dân chưa tiếp cận được nguồn vốn, vì tại Bạc Liêu, tất cả 1.952ha diện tích sản xuất muối nhiều năm nay không có giấy chủ quyền hợp lệ. Chính vì vậy, đất diêm nghiệp không được ngân hàng cho vay đầu tư, sản xuất.
Ngoài ra, do giá muối nhiều năm lên xuống thất thường nên nhiều diêm dân chuyên canh tác muối đã từ bõ nghề truyền thống của gia đình và địa phương để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, diêm dân chủ yếu sản xuất muối thô theo kiểu phân tán, công nghệ lạc hậu, chất lượng thấp, chỉ sử dụng cho bảo quản thủy hải sản, chế biến muối tinh, chế biến thức ăn chăn nuôi... không sử dụng được cho công nghiệp hóa chất.
Hiện tại, kho muối dự trữ của quốc gia tại Bạc Liêu không có, đã ảnh hưởng đến quá trình dự trữ muối tại đây. Sản xuất muối là một nghề thường chịu rủi ro từ thiên nhiên, thế nhưng bà con không có nhà kho để chứa muối mà chỉ che bạt tạm, thu hoạch và bán ngay tại ruộng. Phần đông trong số họ còn nghèo, thu hoạch được muối là bán ngay để trang trải chi phí sản xuất, sinh hoạt gia đình và một phần trả nợ vay ngân hàng.
Với sản lượng muối bình quân như hiện nay thì nguy cơ sản lượng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ
2.2.1. Thuận lợi:
Trước hết, sản phẩm muối Bạc Liêu được sản xuất theo phương pháp cổ truyền, có vị ngon, dịu cho người ăn, đứng đầu các nước trong khu vực kể cả so sánh với muối Trung Quốc. Chính vì vậy, các khách hàng quốc tế rất ưa thích, đặc biệt là khách hàng khó tính như Nhật Bản cũng đã đánh giá rất cao về chất lượng muối Bạc Liêu. Hiện tại, có nhiều khách hàng thế giới đã ký hợp đồng mua muối Bạc Liêu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Nếu tổ chức khai thác tốt các thị trường này thì ta đã biết biến hạn chế về công nghệ thành lợi thế riêng trong thương mại quốc tế.
Nếu có một chính sách tốt, quản lý tốt, điều hành tốt, quảng bá tốt thương hiệu, nâng cao chất lượng bao gói, mẫu mã thì muối nội không những chỉ đứng vững trên thị trường trong nước mà còn lợi thế cạnh tranh ngang ngửa trong thị trường khu vực.
2.2.2. Khó khăn:
Mặc dù, sản lượng muối sản xuất ra khá lớn, nhưng Công ty muối Bạc Liêu mỗi năm chỉ tiêu thụ rất khiêm tốn, chưa tới 15 tấn muối trắng, còn khối lượng lớn hàng trăm nghìn tấn tồn đọng, diêm dân phải bán trôi nổi cho thương lái. Bởi vậy, lối ra cho hạt muối Bạc Liêu luôn là vấn đề băn khoăn, lo lắng của hàng trăm hộ dân làm nghề sản xuất muối của tỉnh trong hàng chục năm qua.
Một khó khăn khác đó là giá muối hàng năm lên xuống thất thường. Có năm giá bán thấp hơn giá thành, diêm dân không thu hoạch mà cứ chờ giá muối tăng.
Việc gia nhập WTO đã đem đến thách thức lớn về sức cạnh tranh của muối Bạc Liêu so với các sản phẩm muối khác trên thị trường thế giới. Bởi vì muối Bạc Liêu chưa có thương hiệu, sản phẩm được xuất khẩu với dạng nguyên liệu thô, khi các nhà buôn nước ngoài đem về nước thì họ sẽ chế biến lại và sử dụng thương hiệu của họ. Đây là khó khăn lớn nhất để giúp sản phẩm muối Bạc Liêu cạnh tranh trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN ĐẦY MẠNH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI BẠC LIÊU TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
3.1.GIẢI PHÁP CHUNG CHO CẢ NƯỚC
Đẩy mạnh các giải pháp sản xuất, thu mua và cung ứng muối
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT năm 2011, diện tích sản xuất muối cả nước đạt 14.615 ha bằng 96,7% so với năm 2010, trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.651 ha, diện tích muối công nghiệp đạt 2.964ha. Tính đến hết tháng 10 năm 2011, sản lượng muối đạt gần 763.000 tấn, dự kiến đến hết năm 2011 sản lượng muối đạt gần 800.000 tấn, bằng 67% so với năm 2010 và bằng 80% so với kế hoạch năm 2011. Sản lượng muối giảm so với năm 2010 do diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa trái vụ nhiều hơn, lượng mưa cao hơn, nhiệt độ thấp hơn so với bình thường, đặc biệt là không có nắng liên tục và thường xuyên. Tuy sản lượng muối giảm nhưng chất lượng muối ngày càng tăng do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch ở các đồng muối phơi cát và phơi nước phân tán. Đối với sản xuất muối công nghiệp, các đơn vị áp dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao chất lượng muối cho công nghiệp hóa chất, đầu tư các nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao. Giá muối năm 2011 tăng với năm 2010 đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống của diêm dân, nhất là khu vực sản xuất của diêm dân phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng, Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản
Nghề muối, Bộ NN&PTNT cho biết, tuy sản lượng muối giảm nhưng vẫn đảm bảo
cung cầu muối trong năm 2011, tình hình muối hiện tiêu thụ chậm, lượng muối tồn trong dân nhiều là do khó khăn về vốn và lãi suất vay tín dụng cao nên các đơn vị kinh doanh sản xuất đến đâu mua đến đó. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh muối, năm 2012,
NN&PTNN sẽ triển khai 6 giải pháp như: Xây dựng qui hoạch phát triển ngành muối đến năm 2020, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng muối và phát triển sản xuất muối, xây dựng các kho dự trữ muối theo qui hoạch, đẩy mạnh chương trình khuyến diêm, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này, tìm kiếm thị trường xuất khẩu muối... Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng khẳng định: Để tránh vấn đề xử lý tình huống trong việc thu mua muối cho diêm dân, hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho người sản xuất cũng như tránh xảy ra tình huống tồn đọng muối đột xuất, Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc thực hiện các biện pháp để triển khai hiệu quả đề án thu mua muối và sản xuất, cung ứng muối iot nhằm góp phần bình ổn thị trường, điều tiết sản lượng, giá cả trong thời điểm chính vụ và trái vụ một cách hợp lý… Việc triển khai hiệu quả đề án này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu muối lâu dài, bền vững cũng như chủ động trong thực hiện các giải pháp xử lý tình huống.
3.2. GIẢI PHÁP CHO MUỐI BẠC LIÊU NÓI RIÊNG
Đẩy mạnh sản xuất muối niên vụ 2011
Niên vụ sản xuất muối năm 2011 đã đến gần, để đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối chỉ đạo Sở Nghiệp và PTNT, Ủy ban Nhân dân các huyện, xã có sản xuất muối thuộc tỉnh đôn đốc thực hiện các nội dung sau:
- Tổ chức sản xuất muối đúng diện tích trong quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, tránh tình trạng mở rộng diện tích sản xuất muối một cách tự phát, làm mất ổn định tình hình cung cầu muối cho nhu cầu tiêu dùng xã hội.
- Chuyển đổi nhanh diện tích sản xuất muối thủ công kém hiệu quả sang sản xuất các ngành nghề khác có hiệu quả cao hơn. Những vùng nằm trong quy hoạch, không thể chuyển đổi sang ngành nghề khác thì đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối; hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho diêm dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất muối như: áp dụng trải bạt ô kết tinh muối hoặc chuyển vị trí chạt lọc để giảm thiểu cường độ lao động, nâng cao năng suất, chất lượng muối và nâng cao thu nhập cho người làm muối.
- Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất muối thì khuyến khích, vận động diêm dân tự nguyện góp ruộng tham gia thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên doanh, liên kết, nhằm chuyển đổi từ sản xuất muối thủ công sang sản xuất muối công nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ.
- Vận động diêm dân hạn chế sản xuất muối đen, muối kém chất lượng, và phải cân đối giữa sản xuất và nhu cầu tiêu dùng loại muối này trong tỉnh để chỉ đạo diêm dân sản xuất.
- Phối hợp với các ban, ngành chức năng trong tỉnh bàn các biện pháp để tiêu thụ muối cho diêm dân: giao các doanh nghiệp sản xuất chế biến muối trên địa bàn tỉnh thu mua muối còn tồn đọng trong diêm dân và sản xuất chế biến thành muối iốt có chất lượng đảm bảo để hỗ trợ trựa tiếp bằng hiện vật ( muối iốt) cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất chế biến muối trên địa bàn tỉnh ký hợp đồng nguyên tắc mua bán muối ổn định với các tổ chức, hộ gia đình và diêm dân sản xuất muối theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
Xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu
Sở KH-CN tỉnh Bạc Liêu vừa nghiệm thu đề tài “ Xác lập chỉ dẫn địa lý và hoàn thiện quy trình, tiến tới xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu ” . Tới đây, nếu muối Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu độc quyền thì diêm dân sẽ yên tâm hơn về đầu ra và giá thành sản phẩm.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN:
Nghề sản xuất muối ở Bạc Liêu không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, nuôi sống hàng nghìn hộ diêm dân trong tỉnh, mà còn là một nghề truyền thống gắn bó "máu thịt" từ hơn một trăm năm qua đối với nhiều người dân vùng ven biển này. Nhưng nhìn lại thì những năm gần đây nghề làm muối tại Bạc Liêu có xu hướng mai mục do chịu nhiều nhân tố tác động như: thời tiết không thuận lợi, thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất, giá cả thay đổi đột ngột….Chính vì vậy, nhiều hộ diêm dân đã từ bõ nghề truyền thống này để chuyển sang nuôi trồng thủy sản, nên diện tích muối ngày càng bị thu hẹp, sản lượng muối hàng năm không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Hiện tại giá muối bắt đầu tăng, đây là tin vui cho nghề muối tại Bạc Liêu, nhưng cũng chính là nổi lo ngại lớn nhất đối với các hộ diêm dân. Vì diêm dân phải tốn rất nhiều chi phí để huy hoạch ruộng muối mà giá muối thì lại không ổn định. Vì vậy, việc khôi phục và phát triển nghề làm muối nơi đây đang rất cần chính quyền tỉnh, Tổng công ty Muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư vốn thỏa đáng, chuyển đổi dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng hạt muối thông qua các biện pháp ứng dụng đồng bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, xây dựng những mô hình thâm canh, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước..., nhằm góp phần thúc đẩy nghề làm muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, nâng cao thu nhập của diêm dân.
2. KIẾN NGHỊ:
ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC:
Để các làng muối ở Bạc Liêu phát triển sản xuất, bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác sản xuất muối, tuân thủ lịch thời vụ, theo dõi thị trường thì vấn đề còn lại là phải có đội ngũ cán bộ quản lý. Bộ NN&PTNT nên sớm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ngành muối cho các địa phương dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, ngân hàng NN & Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cần xây dựng chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi, để bà con có vốn đầu tư sản xuất muối trong các vụ tiếp theo. UBND phải có chính sách hổ trợ vốn để diêm dân mua tấm trải bạc sản xuất muối trắng.
Mặt khác Tổng công ty Muối Việt Nam sớm đầu tư kho dự trữ muối quốc gia Bạc Liêu, đồng thời các doanh nghiệp có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thủ tục thông thoáng để bình ổn giá muối trong thời gian sắp tới.
Để giải quyết tình trạng sản xuất và tiêu thụ tự phát như hiện nay, ngành NN&PTNT Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch sản xuất muối vụ mùa 2010-2011 nhằm tiếp tục duy trì nghề muối truyền thống của địa phương, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, rút ngắn khoảng cách thu nhập so với các ngành nghề khác và tăng sức cạnh tranh cho diêm dân.
Vì làm muối theo mùa vụ nên diêm dân chỉ có việc làm từ 120 đến 150 ngày/năm, thời gian còn lại đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện để diêm dân tạo lập một số nghề mới như: chăn nuôi, chế biến hải sản, ngành nghề thủ công,v.v...
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU MUỐI:
Đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng muối. Bên cạnh đó cần tiếp thu phương pháp chế biến hiện đại để tạo ra sản phẩm muối sạch phục vụ cho người tiêu dùng.
Đầu tư kho chứa muối để dự trữ lượng muối hàng năm, đảm bảo khối lượng muối thô cung cấp cho quá trình sản xuất.
Nên tiến hành hợp đồng với các hộ diêm dân trước khi mùa vụ thu hoạch bắt đầu, để sản lượng muối mua vào được ổn định. Phát huy vai trò liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã và người làm muối để tiêu thụ muối thông qua hợp đồng, tránh tình trạng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho diêm dân
Mở rộng kênh phân phối không chỉ ở đồng bằng Sông Cữu Long mà sản phẩm muối Bạc Liêu phải được người tiêu dùng cả nước biết đến.
Thiết kế mẩu mã của sản phẩm đi kèm với việc xây dựng thương hiệu cho muối Bạc Liêu. Tăng cường xúc tiến thương mại, để tiến tới xuất khẩu muối Bạc Liêu với chính thương hiệu của nó, chứ không còn phải xuất khẩu muối thô như hiện nay.
ĐỐI VỚI BẢN THÂN CÁC DIÊM DÂN SẢN XUẤT MUỐI:
Trước tiên bà con diêm dân cần cải tiến phương pháp sản xuất truyền thống, bằng cách học hỏi các kỹ thuật sản xuất mới thông qua các lớp huấn luyện do chính quyền địa phương tổ chức. Bà con diêm dân có thể tham khảo mô hình muối sạch trên đồng muối phơi cát của Sa Huỳnh.
Để thúc đẩy nghề muối phát triển, nâng cao đời sống diêm dân, bản thân người làm muối cần phát huy nội lực bằng nguồn vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, vốn của dân đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối để sản xuất đạt năng suất và sản lượng cao.
Hợp tác với các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề tiêu thụ muối và không sợ bị thương lái ép giá.
Kết hợp một số ngành nghề thủ công, chăn nuôi để tận dụng khoảng thời gian nhàn rổi.Ðáng lưu ý, tám năm qua, nhiều diêm dân huyện Ðông Hải trông đợi vào dự án "xây dựng mô hình kinh tế - xã hội nông thôn vùng muối xã Long Ðiền Tây". Ðược biết, đây là dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư với tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng, để xây dựng các hạng mục như: trạm bơm, cấp thoát nước, kho trữ muối, nhà máy chế biến công suất 30 tấn/năm, hệ thống thủy lợi... Dự án này hoàn thành sẽ góp phần đắc lực góp phần giúp diêm dân sản xuất muối được thuận lợi hơn. Song, điều đáng buồn là dự án này xây dựng kéo dài đã tám năm qua nhưng còn dở dang. Dự án ngưng trệ như hiện nay đã và đang gây cản trở, thậm chí là kìm hãm địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội.
Hơn thế nữa, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nên kiến nghị UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích diêm dân tham gia sản xuất theo loại hình kinh tế hợp tác, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ; có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất muối công nghiệp, khuyến khích các cơ sở chế biến, thu mua muối cho diêm dân với giá sàn hợp lý.
Cuối cùng là, Tổng công ty Muối Việt Nam sớm đầu tư kho dự trữ muối quốc gia, đồng thời các doanh nghiệp có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thủ tục thông thoáng để diêm dân an tâm phát triển sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình Đại (08/10/2007), Bạc Liêu: Xuất khẩu muối sang Nhật Bản, Nhật Báo SGGP
2. Trọng Duy, Muối Bạc Liêu "lên ngôi", Báo Nhân dân số ra 08-07-2008
3. Bài “Diễn biến giá muối trong nước” - Vinanet, 16/5/2008
4. Bài “Giá muối tăng chưa từng thấy !” Theo Báo Thanh Niên, 13/07/2008
5. Bài “Nghịch lý trên đồng muối” Báo Lao Động số 22 Ngày 26/01/2008
6. Bài “Muồi Bạc Liêu” trên trang 02/04/2004
7. Phận bạc nghề muối Bạc Liêu, Nguyễn Tiến Hưng, báo Tiền Phong, 24/03/2011.
8. Vui buồn nghề muối xứ “công tử Bạc Liêu” trên báo Dân Trí, 31/03/2010.
9. “Tiêu thụ hạt muối Bạc Liêu: Mở đầu ra bằng thương hiệu” trên trang Cổng Thông tin điện tử Bạc Liêu, 31/08/2010.
10. Bài “Gỡ khó cho người làm muối” trên trang 02/07/2010
Và tham khảo thông tin trên một số trang web kinh tế như:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đề tài- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối Bạc Liêu.doc