Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế...

docx74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước”. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế này. Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó cần phải có nhận thức đúng, cũng như có đánh giá đúng về những đóng góp của khu vực KTTN với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích KTTN trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cụ thể và những rào cản cản trở sự phát triển của khu vự kinh tế tư nhân, qua đó có thể đưa ra các giải pháp cũng như phương hướng giúp thành phần kinh tế này có sự phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế đất nước. Đề tài có kết cấu ba chương: Chương1: Những vấn đề chung về KTTN Chương2: Thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam. Chương3: Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển KTTN ở Việt Nam. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM: 1.1.1 Khái niệm: Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất về kinh tế tư nhân, điều này xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về sở hữu. Nếu chia sở hữu ra hai loại hình là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân thì nền kinh tế có hai bộ phận cấu thành là khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Sở hữu Nhà nước được hiểu là hình thức sở hữu mà nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm giữ các tư liệu sản xuất, còn sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân của người sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Theo cách phân chia này thì khu vực KTTN bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu ta chia kinh tế ra thành ba khu vực: khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy theo cách này, thì KTTN, gồm loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2000, các hộ kinh doanh cá thể, người sản xuất nhỏ. Tuy nhiên trong Đại hội Đảng toàn quốc lần IX của Đảng Cộng Sản, trong sáu thành phần kinh tế đó có thể hiểu kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là thuộc về KTTN. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất và kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành phần kinh tế này đóng góp vai trò đáng kể. Xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, đặc điểm của thành phần kinh tế này do một nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế sở hữu mà thu nhập dựa hoàn toàn vào lao động, vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động, tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động vốn có của bản thân và gia đình. Thành phần kinh tế này cũng giữ một vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề. Có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân theo quan điểm chính thức ở Việt Nam bao gồm các hình thức kinh tế sau đây: - Kinh tế cá thể được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê. - Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. - Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam và chúng bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: +Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. +Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. +Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. +Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm các đơn vị, cơ sở và cá nhân sản xuất—kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân trong nước. Các khái niệm về KTTN sẽ cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn và có sự phân tích chọn lọc về khu vực KTTN. 1.1.2 Đặc Điểm: Thứ nhất: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Trong một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay kinh tế tập thể, mục tiêu lợi nhuận với họ không phải là hàng đầu và có một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trong khi đó kinh tế tư nhân luôn coi mục tiêu sinh lời đặt lên vi trí hàng đầu, nếu không sinh lời thì đồng nghĩa với việc phá sản. Chính vì vậy, thước đo về mức độ sinh lời cũng phản ánh được sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế này. Đương nhiên để sinh lời thì kinh tế tư nhân phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải luôn đổi mới công nghệ và quản lý…và đây chính là điều khiến cho kinh tế tư nhân luôn năng động, linh hoạt và là động lực phát triển cho nền kinh tế. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận là hàng đầu, chính vì vậy đây là đặc điểm khác biệt so với một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước. Thứ hai: Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất. Với đặc điểm hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên kinh tế tư nhân luôn phải lựa chọn các quy mô phù hợp để tối ưu hoá tổ chức sản xuất, cũng chính vì lẽ đó mà kinh tế tư nhân tồn tại với quy mô rất đa dạng, từ các công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thường có quy mô khá lớn, rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Lý do tồn tại các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn ở một số nước bởi lẽ, một số doanh nghiệp cung cấp hàng hoá công cộng hoặc vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp đó được tồn tại độc quyền nên quy mô lớn mới hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc sở hữu nhà nước thường mở rộng quy mô không vì sự tối ưu hoá sản xuất mà vì động cơ muốn mở rộng doanh nghiệp để có thêm các đặc quyền và uy lực của người lãnh đạo. Điều này khác với kinh tế tư nhân, quy mô sản xuất có thể mở rộng hoặc thu hẹp để đạt mục tiêu tối ưu hoá sản xuất. Cũng chính vì khả năng lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý mà các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng lao động một cách hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp tư nhân thường căn cứ vào yêu cầu thực sự của công việc để tuyển chọn người và căn cứ vào năng lực đóng góp của người lao động để có cơ chế trả công hợp lý, khuyến khích được người lao động và đào tạo được một đội ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề cho nền kinh tế. Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng có thể sa thải ngay tức thì những lao động yếu kém, không hiệu quả. Đây cũng là điểm khác biệt với cơ chế trả công một cách bình quân chủ nghĩa trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, và đó là một vật cản lớn cho tính hiệu quả của các doanh nghiệp này. Thứ ba: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Kinh tế tư nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, nó phát triển một cách tự nhiên và đây là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tập thể, các doanh nghiệp này thường được ra đời với sự nỗ lực nhân tạo của Nhà nước và tập thể, tiếp theo là hàng loạt các ưu đãi để chúng tồn tại và phát triển. Sức sống của nền kinh tế tư nhân thể hiện ở tính năng động và linh hoạt. Với một ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ có thể tức thì được hiện thực hoá bởi các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực tư nhân. Quá trình ra quyết định nhanh chóng và gọn nhẹ đó chỉ có được ở các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân. Cũng vì sự ra đời là khách quan và tính năng động, linh hoạt cao nên kinh tế tư nhân có khả năng tồn tại và thích ứng với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của nền kinh tế. Thực tế cho thấy trong thời gian dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây kinh tế tư nhân vẫn tồn tại ở những loại hình và mức độ khác nhau trong một số lĩnh vực cho dù nó bị Nhà nước cấm đoán và phong toả ở mọi phương diện. Thực tế cũng cho thấy khi các chính sách cấm đoán ở các quốc gia này được nới lỏng đôi chút thì kinh tế tư nhân hồi sinh và phát triển mạnh mẽ như “ nấm sau mưa”. Trong thời kỳ trước đổi mới, khu vực tư nhân ở Việt Nam vẫn tồn tại xét ở góc độ khu vực tư nhân phi chính thức. Sau đổi mới kinh tế, khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ mà không nhận được sự ưu ái của Nhà nước. Các chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ yêu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác chứ họ không yêu cầu sự ưu ái của Nhà nước đối với họ. Điều này minh chứng rõ tính năng động và linh hoạt của kinh tế tư nhân trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế nào. Thứ tư: Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. Vì kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cho nên sự tồn tại dưới hình thức là các loại hình doanh nghiệp hay hộ gia đình, người sản xuất nhỏ thì về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Người chủ sở hữu có quyền quyết định hoàn toàn mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đương nhiên các quyết định đó đi liền với quyền lợi và trách nhiệm của chính họ. Nguyên tắc hoạt động của kinh tế tư nhân là “bốn tự”, đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế để gắn kết kết quả hoạt động (lợi ích) với năng lực hoạt động của chính các chủ doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân hoạt động bởi chính vốn liếng của mình (cho dù là vốn vay) nên mọi quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng và mang lại hiệu quả, tức phải sinh lời, phải làm cho hoạt động kinh doanh luôn phát triển, đồng vốn phải không ngừng lớn lên. Điều này khác biệt với các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay nhà quản lý trong kinh tế tập thể, họ hoạt động không dựa trên vốn hay không hoàn toàn trên đồng vốn của chính mình mà đó là vốn liếng của Nhà nước, của tập thể. Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong các đơn vị kinh tế này không có sự thống nhất, chính vì vậy mà trách nhiệm và quyền lợi thường không đi liền với nhau, do đó các quyết định của họ sẽ có thể không phản ánh sự thận trọng, kỹ lưỡng và tính hiệu quả. Mục đích lãnh đạo của họ có thể không chỉ là làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận mà là các mục đích khác như thăng tiến ở một chức vụ quản lý khác cao hơn. Trên đây là các đặc điểm rõ nét nhất về khu vực kinh tế tư nhân ở các nước khi so sánh với khu vực kinh tế công cộng và đây cũng là những ưu thế của kinh tế tư nhân so với kinh tế công cộng trong tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên kinh tế tư nhân cũng có mặt trái của nó mà chính vì lẽ đó, sự tồn tại khu vực kinh tế công cộng ở mọi quốc gia là khách quan và cần thiết bởi vai trò của chúng trong việc cung cấp hàng hoá công cộng và một số hàng hoá - dịch vụ khác mà khu vực tư nhân cung cấp không hiệu quả xét về khía cạnh hiệu quả xã hội. Đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, khu vực kinh tế tư nhân có một số đặc điểm sau: + Kinh tế tư nhân ở các nước chuyển đổi được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, ngoài hình thức tự phát triển, thành lập mới các doanh nghiệp tư nhân thì còn một con đường khác là chuyển đổi sở hữu, tư nhân hoá các xí nghiệp do Nhà nước sở hữu. + Quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng không nhiều trong GDP, trình độ công nghệ lạc hậu và thiếu kỹ năng quản trị và kinh nghiệm kinh doanh… + Đa phần các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp và năng lực cạnh tranh yếu kém. Đây cũng là đặc điểm chung của nền kinh tế các nước đang phát triển, số các doanh nghiệp tư nhân ở các nước này có quy mô lớn là rất ít. 1.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. Trong một nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân và sự phát triển của cộng đồng gắn liền với nhau trong một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân sẽ đem lại thu nhập cao hơn, y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân và cộng đồng. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, thu nhập cao hơn có nghĩa là thị trường rộng lớn hơn. Sức khỏe và giáo dục tốt hơn thì lực lượng lao động có năng suất cao hơn và năng suất cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường được thể hiện trên nhiều khía cạnh như đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, huy động nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh cho sản xuất kinh doanh… Thứ nhất: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế –xã hội đất nước. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực tiềm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Nguồn lực này có thể tồn tại dưới các thức khác nhau như: tài chính, đất đai, thiết bị máy móc, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng lao động…sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng đó và xã hội hoá các yếu tố sản xuất tập trung vào phát triển kinh tế xã hội. Có thể khẳng định ở mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Do tính năng động, linh hoạt và hiệu quả nên kinh tế tư nhân luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực kinh tế công cộng và sự đóng góp này tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế các nước. Mức độ đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDP thường dao động từ 40-70% GDP của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong một nền kinh tế đang phát triển nguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn, khi các tổ chức tài chính chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư. Do đó khả năng huy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng. Nếu các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được đặt trong môi trường kinh doanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi thì các chủ doanh nghiệp có thể tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiết kiệm quý giá của bản thân họ, thậm chí của họ hàng và bạn bè họ để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ khiến các chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó các hoạt động và số phận kinh doanh của họ. Tuy nhiên do hệ thống tài chính kém phát triển nên các khoản tiền tiết kiệm có thể trở thành vốn sẵn có của các doanh nghiệp nhưng lại tồn tại dưới hình thức khác nhau nằm ngoài các thể chế tài chính chính thức. Thứ hai: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm. Một kết quả của việc huy động vốn và hình thành vốn của các doanh nghiệp tư nhân là tạo ra cơ hội việc làm cho các thành viên khác trong cộng đồng. Việc làm sẽ mạng lại thu nhập cao cho những người lao động và nâng cao mức sống của gia đình họ. Nhìn chung, chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác với các nhà quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơn trong việc thuê mướn lao động (số lượng, kỹ năng cần thiết của người lao động). Vì vậy không những các doanh nhân hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động làm thuê theo ý họ mà còn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực trong cộng đồng. Thứ ba: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo nguồn thu thuế cho chính phủ đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, làm gia tăng tổng sản phẩm quốc dân, thông qua các khoản thu thuế mà các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp cho nhà nước. Những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 49% vào GDP cả nước. Điều đó chứng tỏ rằng khu vực kinh tế này đang phát triển rất mạnh trong nền kinh tế và tạo cho nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Cùng với những ưu thế, sức sống tự phát mãnh liệt, và có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp, KTTN là một khu vực năng động, dễ thích nghi. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và với vai trò riêng của mình KTTN tạo ra cho mỗi quốc gia nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế vốn có đó thì KTTN vẫn còn những mặt hạn chế của mình. KTTN có thể phá vỡ cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế, do KTTN thường đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất ở những vùng đông dân cư như thị xã, thành phố… tức là lượng doanh nghiệp xuất hiện ở thành phố là rất lớn. KTTN có thể tạo ra sự phân hoá giàu nghèo lớn trong xã hội. Vì đặc điểm của KTTN là “ mạnh ai nấy chạy” tạo ra sư giãn cách lớn trong thu nhập. Với quy mô còn nhỏ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao vì vậy trong qúa trình hội nhập kinh tế KTTN rất khó cạnh tranh với các chủ thể kinh tế bên ngoài. Vì mục tiêu của KTTN luôn là tối đa hoá lợi nhuận, chạy theo lợi nhuận do đó họ sẵn sàng bất chấp mọi điều kiện để tăng doanh thu. Nhưng hạn chế mà khu vực KTTN này mang lại là cũng rất đáng kể. KTTN phát triển mạnh dẫn đến sự tập trung tài sản vào tay một số cá nhân. Điều này vừa tạo ra sự phân hoá về thu nhập vừa có thể tạo điều kiện cho một số kẻ lũng đoạn thị trường, rồi chạy theo thu nhập sẽ làm họ bỏ qua vấn đề môi trường tạo ô nhiễm môi trường và vấn đề công bằng xã hội mà nền kinh tế nào cũng mong muốn đạt tới. Như vậy KTTN có vai trò rất tích cực trong qúa trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt tiêu cực mang tính chất kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và của khu vực này. Để hạn chế những tiêu cực này đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp can thiệp thích hợp và những chính sách cụ thể để có thể làm cho khu vực KTTN phát huy hết những vai trò tích cực của nó và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực mà nó có thể gây ra. 1. 3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KTTN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA: 1. 3. 1 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước: * Hungary: Trên thế giới hiện nay có hơn 180 quốc gia có nền kinh tế thị trường với khu vực tư nhân làm nòng cốt. Tuy nhiên chỉ có hơn 30 quốc gia trong số đó trở nên giàu có một số nước trước đây đi theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, phủ nhận sự tồn tại của khu vực KTTN do đó mà nền kinh tế đã lâm vào tình trạng trì trệ kém phát triển. Sự tồn tại của KTTN trong nền kinh tế thị trường là tất yếu. Tuy nhiên để phát triển bền vững cần có các điều kiện sau: - Tự do hoá nền kinh tế, mở rộng tự do cạnh tranh, phát huy tối đa thế mạnh của cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển KTTN phát huy được vai trò định hướng điều tiết của Nhà Nước bằng chiến lược và các công cụ chính sách. - Các nước có khu vực KTTN phát triển đã đạt được những thành công lớn trong phát triển kinh tế là các nước NIC, Tây Âu, các nước thuộc Châu Á Thái Bình Dương. Đây là những nước có khu vực KTTN phát triển năng động nhất. Hungary là nước đầu tiên ở Trung Âu thực hiện cải cách kinh tế và chính trị, tiên phong trong số các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện công cuộc cải cách sang nền kinh tế thị trường. Về mặt lịch sử, Hungary đã thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc tự do hoá chính sách kinh tế của mình bằng việc đưa ra một “cơ chế kinh tế mới” với nhiều lần thử nghiệm cải cách vào năm 1953, 1956 và 1968. Hungary cũng là nước đầu tiên trong khối Đông Âu thực hiện tư nhân hoá trên cơ sở thị trường (kể cả khu vực mang tính chiến lược như năng lượng và ngân hàng). Những cải cách khu vực công (y tế, giáo dục) cũng bắt đầu được thực hiện. Hai thành quả quan trọng trong thời kỳ chuyển đổi luôn được nhắc tới ở Hungary là: Tư nhân hoá và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chiến lược tư nhân hoá ở Hungary là bán tài sản của nhà nước theo nguyên tắc thị trường. Trong giai đoạn 90 -91 chỉ có 10% tổng số tài sản nhà nước được tư nhân hoá, trong giai đoạn 1992 – 1994 là hơn 40%. Năm 1989, thị phần của khu vực tư nhân tính theo GDP chiếm 18% nhưng tốc độ tư nhân hoá tăng lên, đến cuối năm 1993 khu vực KTTN đóng góp 50% GDP và cuối năm 1997 là 80%. Đến cuối 1990 quá trình tư nhân hoá coi như đã hoàn thành: Tài sản của nhà nước chỉ còn chưa đến 20% chủ yếu là trong ngành công nghiệp mang tính chiến lược. Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong chuyển đổi thể chế do nó tạo ra cơ sở vật chất cho kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra sự thay đổi tư duy về sở hữu (chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân). Nhờ có sự thống nhất giữa nhà nước và dân chúng nên quá trình tư nhân hoá ở Hungary diễn ra thuận lợi, không có xung đột gay gắt và kéo theo các chuyển đổi hoà bình khác trong xã hội. Trong số các nước Đông Âu, Hungary là nước thực hiện quá trình chuyển đổi sở hữu nhanh và toàn diện hơn cả. Trước năm 1990, hầu hết các phương tiện sản xuất đều nằm trong tay chính phủ: có 1850 doanh nghiệp nhà nước với tổng giá trị ghi trên sổ sách vào khoảng 20-25 tỷ USD (khoảng 3000 tỷ HUF theo tỷ giá hiện nay). Năm 1989 – 1990 lĩnh vực này đóng góp 10 – 15% GDP, hiện nay là 70-75% GDP, tỷ lệ này tương đương với các nước trong liên minh Châu Âu. Tuy nhiên quá trình tư nhân hoá ở Hungary không diễn ra đều đặn. Đầu thập kỷ 90, Hungary đã tiến hành tư nhân hoá những cơ sở kinh doanh nhỏ sau đó mới tiến hành tư nhân hoá các doanh nghiệp lớn của nhà nước. Kinh nghiệm tư nhân hoá những doanh nghiệp nhỏ đã giúp cho việc tư nhân hoá những doanh nghiệp lớn suôn sẻ. Quá trình chuẩn bị tư nhân hoá những doanh nghiệp lớn thực hiện tốt do đã lựa chọn được đối tượng có đủ khả năng vật chất để tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả trên cơ sở đổi mới công nghệ. Việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn được thực hiện từ 1993 – 1996 (ngân hàng, doanh nghiệp ngành năng lượng… ) Tư nhân hoá ở Hungary được thực hiện đại trà từ 1993 – 1997. Năm 1994 do có bầu cử một số thay đổi cơ cấu chính trị nên quá trình tư nhân hoá chậm lại. Đỉnh cao của quá trình tư nhân hoá là năm 1995: 1/3 số doanh nghiệp được tư nhân hoá trong năm 1995, kể cả các ngành chiến lược như điện, năng lượng… Chính phủ Hungary đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tư nhân hoá bằng việc ban hành một số luật. Luật công ty đảm bảo cơ sở cho các công ty cổ phần và các loại hình công ty hoạt động. Năm 1995, Hungary ban hành luật tư nhân hoá, luật tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Toàn bộ doanh nghiệp nhà nước của Hungary đều được chuyển sang hoạt động theo luật công ty trước khi tư nhân hoá. Từ năm 1992 – 1995, các quy định của nhà nước đã thay đổi nhiều lần: Nội dung điều chỉnh chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước cần duy trì mức sở hữu 50%, 60% hay 100%. Đến năm 1995 đã định nghĩa chính xác doanh nghiệp không tư nhân hoá bao gồm một số công ty dịch vụ công cộng, chiến lược hoặc quốc phòng. Hiện nay đã xác định nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần lâu dài trong các công ty điện lực (duy trì mức sở hữu 51%) công ty bán buôn, bán lẻ dược phẩm, công ty thép và sẽ duy trì lâu dài sở hữu nhà nước trong 3 doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, 3 doanh nghiệp hàng không, 27 nông trường, 17 lâm trường, 24 doanh nghiệp giao thông liên tỉnh và một ngân hàng… Các hình thức tư nhân hoá ở Hungary được quy định rõ ràng trong luật tư nhân hoá cụ thể: - Đấu thầu công khai là hình thức chủ yếu được áp dụng. Hơn 90% tài sản nhà nước được tư nhân hoá thông qua đấu thầu công khai. Nhờ đó đã đạt được tính chất minh bạch rõ ràng. Trên thực tế, việc tư nhân hoá những công ty lớn được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư. - Thông báo bán công khai: Các điều kiện bán được thông báo để người mua biết bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: Một phần nhỏ doanh nghiệp áp dụng hình thức này. Một thành quả lớn là có doanh nghiệp được đưa ra bán trên thị trường chứng khoán London và Newyork. Khi mới bắt đầu tư nhân hoá thông qua thị trường chứng khoán (1995), các tổ chức môi giới hưởng tỷ lệ 5 – 10% hoa hồng, đến năm 1999 tỷ lệ này giảm còn 1 – 1,5%. - Bán cho nhà đầu tư chiến lược: Hình thức này áp dụng đối với những doanh nghiệp có tầm quan trọng về quốc phòng hoặc chính trị đặc biệt hoặc có nguy cơ sẽ có đối thủ cạnh tranh mua lại nhằm mục đích thôn tính chiếm lĩnh thị trường. Chỉ có 1-2 trường hợp thông qua mời thầu (an ninh, quốc phòng). - Bán gọn, bán trả góp, khoán, cho thuê lâu dài đối với các nhà quản lý và tập thể cán bộ công nhân viên doanh nghiệp đối với mỗi doanh nghiệp nhỏ: Hình thức này không thành công nên không phổ biến. Hungary không áp dụng hình thức cho không tài sản, trừ trường hợp di chuyển tài sản từ trung ương cho chính quyền địa phương. Hungary không dùng phiếu chứng nhận (voucher) như Tiệp khắc, Ba Lan là đúng đắn vì đây chỉ là biện pháp phân chia lại tài sản của nhà nước; không phải là hình thức tư nhân hoá mang lại hiệu quả. Ý đồ của các nhà chính trị ở Hungary là chuyển tài sản vào tay những người có vốn và tiếp tục sử dụng tài sản đó vào sản xuất kinh doanh. - Phiếu đền bù: chủ yếu được phát hành cho những người bị thiệt hại trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, được lấy từ tài khoản thu do tư nhân hoá. Trong luật tư nhân hoá quy định các đối tượng không được phép tham gia mua cổ phần, nhưng về cơ bản không hạn chế đối tượng mua cổ phần. Do trước thời kỳ xã hội chủ nghĩa không có tư sản tư nhân nội địa để tham gia mua tài sản này, do người Hungary nghèo nên chỉ tham gia những lĩnh vực yêu cầu ít vốn như thương nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế những doanh nghiệp này chỉ có khả năng tồn tại chứ không để đổi mới công nghệ do thiếu vốn. Hungary không có chiến lược quá ưu đãi cho người mua nội địa thông qua phiếu đền bù và tín dụng ngân hàng. Hungary có chương trình cổ phần hoá cho người lao động nhưng thực ra quy mô không lớn vì tư nhân hoá nhằm mục tiêu hiệu quả và chọn đối tượng có vốn nhiều nhất. Hungary có chính sách khuyến khích người nước ngoài tham gia cổ phần hoá. Khoảng 60 -62% tài sản doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá cho người nước ngoài. Sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên trong quá trình tư nhân hoá ở Hungary nổi lên một vấn đề quan trọng là nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhà nước và nợ ngân hàng rất lớn. Sau đây là hình ảnh mà khu vực kinh tế tư nhân Hungary có được trong những năm cuối 1980. Bảng 1.1: Tăng trưởng công nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và của thương nghiệp bán lẻ tư nhân ở Hungary. Năm Số lượng thợ thủ công làm riêng(%) Số công nhân của các thợ thủ công(%) Số tư thương bán lẻ (%) Số lao động của các tư thương (%) 1984 100 100 100 100 1985 104. 8 108. 1 113. 7 121. 5 1986 108. 4 116. 1 113. 7 121. 5 1987 110. 8 183. 1 142. 1 169. 5 1988 121. 1 263. 3 154. 2 188. 1 1989 125. 8 346. 3 176. 9 208. 8 Nguồn: K. Balazs và M. laki (199. trang504) Số liệu trên cho thấy khu vực KTTN ở Hungary có tốc độ tăng trưởng khá nhịp nhàng năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó thể hiện khu vực KTTN vừa và nhỏ này đang được để ý và phát triển. Tuy nhiên đa số các xí nghiệp là những doanh nghiệp tư bản nhỏ, các xí nghiệp tư bản quy mô vừa cũng nổi lên nhưng có thưa thớt. Các xí nghiệp tư bản quy mô lớn cũng được phát triển nhưng số lượng rất ít. Để cho việc hình thành các xí nghiệp tư bản quy mô vừa và lớn có thể trở thành phổ biến hơn, đất nước, trên phương diện chính trị, phải tiến tới cách mạng dân chủ và bước vào giai đoạn hậu xã hội chủ nghĩa hoặc ít nhất cũng đạt trạng thái trong đó các yếu tố của quá trình cải cách và của sự thay đổi cách mạng và hệ thống đã được hoà quyện vào nhau. Xác định cho mình các yếu tố cơ bản đó. Hungary bắt đầu chuyển đổi kinh tế vào những năm 1990. Trong quá trình chuyển đổi, nước này rất chú trọng phát triển KTTN, xoá bỏ ý tưởng sở hữu Nhà nước phải giữ ưu thế, thiết lập một nền kinh tế thị trường tự do. Hungary đã lựa chọn con đường phát triển hữu cơ của khu vực KTTN bằng cách tạo điều kiện cho sự phát triển từ dưới lên trên của khu vực tư nhân bằng cách xoá bỏ những rào cản, cản trở sự phát triển vủa khu vực kinh tế này, phải tôn trọng sở hữu tư bản, đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khu vực KTTN phát triển, thực hiện quá trình tư nhân hoá các công ty thuộc sở hữu nhà nước không hiệu quả băng cách bán cho tư nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp không có khả năng tồn tại thì cho phá sản, có hệ thống pháp luật rõ ràng, đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho khu vực KTTN phát triển, thực hiện ràng buộc ngân sách đối với các doanh nghiệp thuộc khu vưc tư nhân . Với các chính sách đó, KTTN của Hugarry đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn hàng năm doanh nghiệp tư nhân mới xuất hiện, đồng thời các doanh nghiệp yếu kém lại đào thải, giải quyết nhiều công ăn việc làm, kích thích tính cạnh tranh trong nền kinh tế, hoàn thiện thị truờng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. * Trung Quốc: Bước vào đột phá Trung Quốc hướng vào kinh doanh hộ gia đình quy mô nhỏ và đặc biệt trong nông nghiệp. Tầm quan trọng của các hộ kinh doanh qui mô ngoài nông nghiệp cũng đã tăng lên rất đáng kể ( số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy điều này). Bảng 1. 2: Sự phát triển khu vưc tư nhân phi nông nghiệp. Năm 1981(nghìn) 1988(nghìn) 1988/1981(%) Số các xí nghiệp tư nhân 1829 14527 794 Số lao động trong xí nghiệp tư nhân 2274 23049 1. 014 Nguồn: Beijing Review,27-2-1989 và Peoples Daily 11-3-1989 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu được thừa nhận thấy trong hình thức này là sửa chữa và bảo dưỡng, vận chuyển hành khách và hàng hoá, xây dựng, thương nghiệp bán lẻ, ăn uống, và các dịch vụ khác. Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trước đây Trung Quốc đã xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và sự kém phát triển, trì trệ là không tránh khỏi. Sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, vai trò KTTN trong nền kinh tế thị trường đã làm cho Trung Quốc “thay da đổi thịt” nền kinh tế. Có thể nói thay đổi quan trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc những năm 90 là việc tư nhân hoá. Theo thống kê, 80% doanh nghiệp do nhà nước sở hữu từ cấp huyện trở xuống đã được tư nhân hoá. Các chương trình tư nhân hoá đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang dần lớn lên. Năm 1995, chính quyền Trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn, thả nhỏ” theo đó nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 – 1000 doanh nghiệp lớn và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn. Đến năm 1997, 500 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất đã nắm giữ 37% tổng số của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nộp 46% tổng số thuế các doanh nghiệp nhà nước phải nộp và chiếm 63% tổng số lợi nhuận trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ hơn do các chính quyền địa phương nắm giữ lại rất thấp. Năm 1995, chỉ có 24,3% doanh nghiệp tư nhân là đội mũ đỏ trong khi có tới 72,5% doanh nghiệp địa phương đội mũ đỏ. Từ chính sách “thả nhỏ” đã xuất hiện thuật ngữ “thay đổi sở hữu”. Kể từ năm 1994, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên toàn đất nước. Nội dung của “thay đổi sở hữu” bao hàm cả khoán và cho thuê, hai biện pháp được sử dụng trước đây và các biện pháp như bán, chuyển thành công ty do người lao động nắm giữ hay chuyển thành hợp tác xã. Chính sách này đã có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp đội mũ đỏ. Tính đến 2001 khu vực KTTN của Trung Quốc đẵ đóng góp 50% vào GDP, thu hút trên 20 triệu lao động, góp 40.1% vào tổng giá trị sản lượng công nghiệp. - Hình ảnh cơ cấu đa sở hữu: Từ chỗ trong nền kinh tế chỉ tồn tại sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể thì cho đến nay Trung Quốc công nhận sự tồn tại của đa loại hình sở hữu và kinh tế nhiều thành phần. - Đổi mới quản lý nhà nước tạo dựng môi truờng pháp lý cho KTTN bằng cách xây dựng một hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích cho khu vực tư nhân phát triển như xây dựng luật doanh nghiệp cá thể, luật công ty hợp danh, luật công ty …vv - Mở cửa thị trường cho doanh nghiệp tư nhân, sau khi gia nhập WTO thị trường Trung Quốc đã mở cửa cho nhiều đối tác nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội nhập. Tuy nhiên một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được phép tham gia như tài chính, thị trường đất đai, trước sự khôi phục nhanh chóng của khu vực tư nhân Trung Quốc cho rằng phải nhanh chóng có các chính sách mở cửa các lĩnh vực này để doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia phá vỡ thế độc quyền nhà nước. - Thúc đẩy sự hình thành và ra đời các tổ chức trung gian để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, quan hệ với các cơ quan công quyền, đào tạo thu thập thông tin, duy trì trật tự thị trường. Một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết trong phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc: Về tài chính có 3 cách để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn tài chính: vay phi chính thức, vay từ ngân hàng và huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tính phi chính thức của doanh nghiệp tư nhân (cái cản trở tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân) - Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, nhiều trường hợp doanh nghiệp tư nhân cố ý sử dụng mánh khoé trong việc ghi chép và lưu trữ nhiều loại sổ sách kế toán. - Doanh nghiệp tư nhân dường như không có ý thức tuân thủ pháp luật. - Các doanh nghiệp tư nhân không có cơ chế quản lý nội bộ hợp lý, không minh bạch rõ ràng. - Các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa đánh giá đúng nguồn vốn con người. Chẳng hạn 80 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp tư nhân thường trả một mức lương thấp cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Trên đây là kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế tương đồng như Việt Nam. Trước đây các nước này đều theo cơ chế tập trung. Sau khi đổi mới họ đã nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân và đã kịp thời nắm bắt cơ hội đó bằng những chính sách phù hợp với KTTN bước đầu đã tạo ra những thành công đáng kể. 1.3.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân cho Việt Nam: Trong bối cảnh hiện nay trên thế giới, khi mà nền kinh tế đang trong tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá…. Khi mà vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đang ngày một chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế các nước trên thế giới thì đối với Việt Nam hiện nay cũng đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần thấy được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đất nước mà cũng phải tham khảo kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới. Dưới đây là một số kinh nghiệm, bài học Việt Nam cần rút ra cho quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Thứ nhất : Thống nhất nhận thức, quan điểm về kinh tế tư nhân. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Hungary và Trung Quốc chúng ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể phát triển năng động trong môi trường kinh tế thị trường. Đảng cộng sản, Nhà nước hoàn toàn có khả năng quản lý, giám sát và định hướng sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Có một thực tế là ở Việt Nam và Trung Quốc cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Tại Trung Quốc khu vực tư nhân đã phát triển mạnh mẽ sau chuyến công du của Đặng Tiểu Bình. Tuyên bố của ông đã có tác động mạnh mẽ hơn nhiều các đạo luật, chính sách, đã thực sự giải phóng tư tưởng, tâm lý và những vướng mắc cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân lúc đó. Với Việt Nam, chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng khu vực tư nhân thực sự là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm, phát huy mọi tiềm lực của người dân. Để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân năng động này Việt Nam cần những cam kết từ phía Đảng và Chính phủ để giải phóng tư tưởng đối với kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân không là “mầm mống của bạo loạn”, “nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội” mà đã “góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội đất nước”, “những Đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp tư nhân chấp hành tốt điều lệ Đảng và Pháp luật, chính sách của nhà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng”. Vấn đề tiếp theo là quan niệm về sự “bóc lột”. Chúng ta không thể coi một doanh nhân bỏ vốn đầu tư tạo việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người lao động đồng thời phải chịu rủi ro trong kinh doanh là bóc lột. Thứ hai: Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, một trong những nội dung quan trọng mà các nước chuyển đổi phải thực hiện là xây dựng khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh. Do đó, vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước là mục tiêu hàng đầu. Việc kết hợp cải cách doanh nghiệp nhà nước với phát triển kinh tế ngoài quốc doanh phụ thuộc trước hết vào định hướng chiến lược của quốc gia về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Đối với các nước chuyển đổi ở Đông Âu như Hungary thì định hướng chiến lược phát triển kinh tế của họ là dựa hẳn vào khu vực kinh tế tư nhân. Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước được coi là trọng tâm hàng đầu. Do vậy cần sắp xếp lại và thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Định hướng chiến lược hoặc sự điều chỉnh có tính chiến lược đối với hai khu vực kinh tế của Trung Quốc được thực hiện theo hướng “nắm lớn, thu nhỏ”, kinh tế nhà nước phải nắm giữ chi phối những ngành nghề lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Cải cách doanh nghiệp nhà nước điều quan trọng là phải tiến hành đồng thời các chính sách phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ngay từ khi bắt đầu các chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước tất yếu dẫn đến chuyển dịch lao động giữa khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Do đó phải có chính sách hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới ở khu vực ngoài quốc doanh. Việt Nam tuy đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần coi trọng sự phát triển của KTTN song trong bước đi còn rụt rè, nên đóng góp của khu vực này còn rất hạn chế so với các nước khác. Do vậy chúng ta phải mau chóng nhìn nhận khách quan thực tiễn trong và ngoài nước để đẩy mạnh KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó, để đưa nền kinh tế vào đúng quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2. 1. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ 1986 ĐẾN NAY. Giai đoạn trước đổi mới(1986) do các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến quan điểm, nhận thức của Việt Nam về khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế, không thấy được vai trò của KTTN đối với nền kinh tế, cũng như chưa thấy được sự tồn tại của KTTN là một sự khách quan, là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử phát triển của nhân loại. Giai đoạn này nhìn chung KTTN không được thực sự thừa nhận, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân hoạt động khắp đất nước và nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị, mặc dù họ không được chấp nhận chính thức. Chính tư tưởng không đúng đắn này đã làm cho nền kinh tế ngày càng khủng hoảng và suy sụp, nền kinh tế tiêu điều, đời sống nhân dân ngày càng đi xuống. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách cấp bách nhằm cứu vãn tình hình. Những chính sách này đã tạo điều kiện cho KTTN hồi sinh và phát triển trở lại và ngày một khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0.84 triệu năm 1990 lên 2.2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối 2004, ngoài ra cả nước còn có khoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Như vậy là thấy được rằng sự phục sinh của khu vực KTTN là một yếu tố khách quan của nền kinh tế. Năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi về quan điểm, nhận thức của Đảng ta về KTTN. Năm 1985, mặc dù về hình thức, kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai thành phần là quốc doanh và tập thể vẫn giữ tuyệt đối trong nền kinh tế. Song do đã xuất hiện những hạn chế, những yếu kém của nền kinh tế giai đoạn này mà hai thành phần kinh tế trên không thể khắc phục. Nền kinh tế lúc này rơi vào khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, đời sống dân cư khó khăn. Lúc này đã xuất hiện các quan điểm mới về đổi mới nền kinh tế. Tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan đó đã dẫn đến một dấu ấn quan trọng trong nhận thức của Đảng ta, đó là đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế. Đây là giai đoạn đánh dấu những thay đổi căn bản trong nhận thức về KTTN, sự đổi mới đó của Đại hội là xác định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thị trường tự do và những người sản xuất thuộc khu vực tư nhân được chấp nhận như là những bộ phận không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Dưới đây là những điểm đổi mới trong tư duy từ Đại hội Đảng lần thứ VI: Thứ nhất: Đại hội xác định cơ chế thị trường có thể và cần phải cùng tồn tại trong xã hội chủ nghĩa. Thứ hai: thừa nhận vai trò chủ thể độc lập của doanh nghiệp và các hộ gia đình. Thứ ba: xác định kinh tế tư nhân là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, là chủ thể kinh tế khác trong quan hệ cạnh tranh. Các quan điểm này đã được Đảng hoàn thiện trong các kì Đại hội Đảng tiếp theo là Đại hội VII, VIII và IX. Mục tiêu kinh tế thị trường của Việt Nam được xác định là: Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau thời kì đổi mới này Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách quan trọng và đồng bộ để xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường. Trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, Đại hội IX đã xác định “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”, kinh tế cá thể tiểu chủ được nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển, kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Quán triệt nghị quyết Đại hội IX của Đảng để phát triển mạnh mẽ tiềm năng to lớn của khu vực KTTN cần khuyến khích KTTN phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công ích, sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm xuất khẩu, hợp tác dân doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt từ ngày 18/2—2/3/2002 Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX đã thông qua 5 nghị quyết quan trọng trong đó có việc khẳng định: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN” là một trong những lĩnh vực quan trọng, bức thiết mà thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết để cụ thể hoá quan điểm của Nghị quyết Đại hội IX. Năm nhiệm vụ được đề ra và cần được giải quyết là: Thống nhất về quan điểm chỉ đạo phát triển KTTN, coi KTTN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của KTTN. Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có chú ý đến các chính sách: chính sách đất đai, tài chính-tín dụng, chính sách lao động tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước nhằm xác định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội kinh doanh đối với việc phát triển KTTN. Ngoài ra thời kỳ này cần kể đến các chính sách, văn bản khác như: Sửa đổi hiến pháp năm 1992 khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của nhà nước đối với KTTN, cho phép KTTN được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong phạm vi những ngành nghề pháp luật không cấm, có lợi cho đất nước. Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua ngày 22/6/1994 và được sửa đổi năm 1998 đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Nghị định 66/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 3/12/1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn nhỏ hơn vốn pháp định nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh góp phần giải quyết việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, đồng thời tăng cường hiệu lực pháp lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế; Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 là văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết luật thương mại về xuất khẩu và hoạt động gia công và mua bán hàng hoá của những thương nhân có giấy phép đã cải thiện đáng kể các điều kiện tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực tư nhân. Chính sách thương mại mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quyết định đổi mới kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam; Luật đất đai được ban hành đầu tiên vào ngày 29/12/1987, đã thay thế bằng đạo luật mới ban hành ngày 14/7/1993 và được sửa đổi vào ngày 2/12/1998 đã xác định rõ ràng và cụ thể hơn người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất đa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân yên tâm đầu tư hơn; Nhà nước đã có những nỗ lực quan trọng trong việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ, luật khoa học công nghệ được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 xác định rõ khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh bền vững. Khoa học công nghệ thành nhân tố quyết định giúp cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng vượt qua khó khăn, kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 thay thế cho luật công ty và luật doanh nghiệp KTTN mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các nguồn nội lực, cụ thể hoá và phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh theo pháp luật. Ngoài ra còn có các văn bản liên quan khác ra đời như: Nghị định 02/2000/NĐ_CP ngày 3/2/2000 về hướng dẫn một số điều của luật doanh nghiệp, Nghị định 03/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh ,quyết định 19/2000/TTg về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề tạo điều kiện về mặt hành chính cho các doanh nghiệp…Tất cả những chủ trương chính sách này đã thực sự cởi trói, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt giúp KTTN có điều kiện phát triển trong thời gian tới. 2.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY. 2.2.1 Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay: Trước đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân hoạt động khắp đất nước và có nhiều hoạt động tư nhân quy mô nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị, mặc dù hầu hết họ không được chấp nhận chính thức. Số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0,84 triệu năm 1990 lên 2,2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối năm 2004. Ngoài ra, cả nước còn có khoảng 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. *Về doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân: Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty tư nhân tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15276 doanh nghiệp, năm 1999 là 28700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991—1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp . Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của KTTN. Bảng 2. 1 Số doanh nghiệp đăng ký mới. Loại hình doanh nghiệp 1991-1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DNTN 26. 708 2. 427 6. 412 2. 229 6. 532 7. 085 10. 246 Cty TNHH 12. 163 3. 147 7. 304 7. 179 12. 627 15. 120 20. 145 Cty cổ phần 316 208 726 1. 243 2. 305 3. 715 6. 470 DNHD 2 0 0 1 7 Cty TNHH một thành viên 0 0 59 88 125 Tổng 39187 5. 782 14. 444 21. 040 21. 523 26. 009 36. 993 Nguồn :Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2005. Sự bùng nổ tức thời trong 4 năm qua là khá dữ dội. Sau 5 năm thi hành luật doanh nghiệp đến cuối năm 2004 đã có gần 110.000 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên khoảng 155.000 doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình mỗi ngày hiện nay bằng mỗi năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 – 1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000 – 2004) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước (1991 – 1999) tăng bình quân 25,6% trên một năm. Không chỉ số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh mà quy mô trung bình và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực tư nhân trong nước đã vượt cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể từ năm 2000. Mặc dù vậy, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, có đến 96% doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí được xác định tại Nghị định 90 / 2001/NĐ - CP. Tỉ trọng đầu tư của khu vực KTTN tổng đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm: Năm 2000 là 20%, năm 2001 là 23%, năm 2002 là 25,3%, năm 2003 là 27%, và năm 2004 là 32%. Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân là rất khác nhau. Tại 18 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ có số doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000 – 2002 thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1991 – 1999, chẳng hạn Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến Tre, Đồng Tháp bằng 36%, Kiên Giang bằng 41%. Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Cạn, Lai Châu … Số doanh nghiệp mới đăng ký gấp 4 đến 8 lần so với thời kỳ 1991 – 1999. Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: Doanh nghiệp tư nhân chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần chiếm 2,55%, công ty hợp doanh chiếm 0,01%. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với 12.445 doanh nghiệp mới đăng ký, tổng vốn huy động 15. 158 tỷ đồng và hơn 68.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Hà Nội cũng được coi là một trong số các địa phương có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất. Nếu như giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 4.449 doanh nghiệp ra đời, thì trong ba năm thực hiện luật doanh nghiệp Hà Nội có thêm 9.311doanh nghiệp mới đăng ký. Cũng trong thời gian này, có hơn 9.700 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó có 2.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh của sự tăng lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp đăng ký, quy mô doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Mức vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp thời kỳ 1991 – 1999 là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ, năm 2001 là 1,3 tỷ, năm 2002 đạt 1,8 tỷ và năm 2003 là 2,6 tỷ. Doanh nghiệp có vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng. Mức vốn đăng ký trung bình thấp cả nước là các doanh nghiệp ở Quảng Nam với khoảng 422 triệu đồng, Hưng Yên gần 3 tỷ đồng. * Về hộ kinh doanh cá thể: Ngay sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường KTTN đã bắt đầu có những bước khởi sắc, đó là từ những năm 1990. Đây là thời kỳ KTTN có sự phát triển khá nhanh, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể. Tính đến năm 2000 cả nước có 9.793.878 hộ, trong đó có 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xã, 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Năm 2002, cả nước có 2.625.744 hộ trong đó kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 90%; trong công nghiệp là 729.707 hộ chiếm 27,8 %, trong lĩnh vực xây dựng là 198. 025 hộ chiếm 62,6%. Qua số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2004 cả nước có 3.015.144 hộ kinh doanh cá thể trong đó kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn 93%, công nghiệp là 811.233 hộ chiếm 31,1%, trong xây dựng là 212.042 hộ chiếm 8,12%, trong dịch vụ là 1.941.323 hộ chiếm 70%. Qua các số liệu trên ta thấy, số hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Nếu như năm 2002, cả nước có 2.265.744 hộ sản xuất kinh doanh thì đến 2004 cả nước đã có 3.125.832 hộ tăng 19.04%. Số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trong các tỉnh có tốc độ tăng không đồng đều, tập trung nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 184. 463 hộ, Hà Tây: 87.280 hộ, Đồng Tháp: 95.049 hộ, Hà Nội: 92.302 hộ, Thanh Hoá 66.777 hộ…. Ngược lại với số hộ kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng nhanh về số lượng thì trong lĩnh vực nông nghiệp lại có xu hướng giảm xuống. Kể từ năm 1995 sự giảm xuống này được thể hiện rất rõ. Nếu như năm 1995 cả nước có 934.751 hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì đến năm 2002 con số này giảm xuống còn 53.487 hộ. Năm 1995 – 2000 số hộ tham gia vào nông nghiệp giảm 71,1%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh, số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng, ngược lại là sự giảm số hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, con số này còn giảm mạnh cụ thể đến năm 2004 chỉ còn 30.387 hộ giảm 43.2%. * Sự phân bố của khu vực KTTN theo lĩnh vực kinh doanh: Trước khi Luật doanh nghiệp ra đời, hầu hết các doanh nghiệp của khu vực KTTN đăng ký hoạt động trong thương mại chiếm 61%, 26% hoạt động trong lĩnh vực chế tạo và chế biến, và 3% trong lĩnh vực xây dựng; còn lại là các nghành dịch vụ và kinh doanh chung. Luật doanh nghiệp ra đời đã tác động tích cực đến việc lựa chọn lĩnh vực ở các doanh nghiệp của khu vực KTTN, mặc dù tỷ lệ trong lĩnh vực chế tạo và các dịch vụ khác đã tăng lên. Hiện nay khoảng 42,7% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 31.4% trong công nghệ và xây dựng, 3.9% trong nông nghiệp, và 21.9% trong các dịch vụ khác và kinh doanh chung, cụ thể : Trong nông nghiệp: Năm 1995 các hộ sản xuất kinh doanh cá thể có khoảng 12 triệu hộ thì số hộ trong nông nghiệp là 9.5 triệu hộ chiếm 79%, hộ thuỷ sản 22.9 vạn hộ chiếm 1.9%, hộ công nghiệp 16 vạn hộ chiếm 1.33%, 38 vạn hộ trong thương nghiệp chiếm 3.16%, khoảng 1.4 vạn hộ dịch vụ chiếm 12.5 %. Đến 1/7/2002 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 2.625.744 hộ giảm 48% so với 1995. Trong đó hộ công nghiệp là 729.704 hộ chiếm 7.5%, hộ thương nghiệp, khách sạn –nhà hàng du lịch là 1.644.534 hộ. Như vậy số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã giảm đáng kể so với năm 1995. Tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp là 79% đến năm 2002 tỷ trọng giảm 2.1% . Tính đến 31/12/2004 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 2.125.321 hộ kể từ 2002 –2004 tỷ trọng hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp giảm không đáng kể. Nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong nông nghiệp là chỗ dựa vững chắc để các hộ kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư hình thành các trang trại. Đây là một mô hình mới của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực nông –lâm – ngư nghiệp. Tháng 10/2001 cả nước có 60.758 trang trại so với 55.825 trang trại năm 2000 tăng 7.78%. Các trang trại sử dụng 69.259 ha đất lâm nghiệp, 233.810 ha đất nông nghiệp và 664.458 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các trang trại tạo lập từ nguồn vốn của gia đình, bình quân là 136.5 triệu đồng với lao động chủ yếu là gia đình. Tháng 10/2004 cả nước có 79.852 trang trại so với 60.788 trang trại năm 2002 tăng, các trang trại sử dụng 71.859 ha đất lâm nghiệp, 313.810 đất nông nghiệp và 69.115 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản so năm 2002 thì tỷ trọng đầu tư vào trang trại tăng nhẹ, với sự ra đời của các trang trại đã làm cho KTTN trong nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển mạnh góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp . Trong công nghiệp: Kinh tế tư nhân trong công nghiệp đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển mạnh của công nghiệp cả nước nói chung. Năm 1995, giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 20.468 tỷ đồng. Năm 2001 tăng lên là 30.544.4 tỷ đồng, tăng 49.2%, chiếm 43.6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Từ năm 2000 tốc độ tăng về giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh đã có bước nhảy vượt bậc, từ 10.9% năm 2000 lên 18.3% năm 2001và 20.3% năm 2002 cao hơn hẳn so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 đã tạo được 32.193.6 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 48.15% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Bảng 2. 2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. 1998 1999 2000 2002 2004 Tổng 591. 368 616. 330 652. 082 745. 393 795. 455 Khu vực kinh tế trong nước 590. 487 615. 425 651. 118 743. 854 791. 463 Doanh nghiệp nhà nước 1821 1. 786 1. 633 1. 565 1. 995 Ngoài quốc doanh 588. 666 613. 586 652. 272 649. 485 661. 485 Tập thể 967 1. 090 1. 179 1. 348 1. 763 Tư nhân 4. 347 4. 181 4. 193 9. 722 11. 711 Cá thể 583. 352 608. 314 644. 113 729. 077 800. 120 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 881 959 1. 063 1. 539 1. 727 ( Nguồn : Niên gián thống kê 2004) Năm 1998, khu vực KTTN chiếm 99% cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước trong đó hộ cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn 98%. Năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 98.9% số cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả nước, trong đó hộ cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn 98.3%. Năm 2004, khu vực này vẫn được gia tăng trong đó hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn. Như vậy, hộ kinh doanh cá thể ngày càng đóng vai trò lớn trong lĩnh vực công nghiệp. * Thương mại và dịch vụ: Đặc điểm của các lĩnh vực thương mại và dịch vụ là đa dạng nghành nghề, vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao cho nên thu hút được một lượng lớn các hộ và các doanh nghiệp tham gia. Cùng với nhu cầu đa dạng của con người trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này ngày càng tăng. Năm 2002, cả nước có 26.287 doanh nghiệp và 1.644.534 hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này. Hết tháng 6/2004 cả nước đã có 31.288 doanh nghiệp và 2.688.834 hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này Bảng 2. 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế(%) 1985 1991 1999 2000 2001 2003 2004 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 22. 6 19. 4 18. 5 17. 7 17. 8 14. 5 14. 0 Kinh tế tập thể 0. 9 0. 7 0. 8 0. 8 0. 8 0. 7 0. 8 Kinhtế tư nhân, cá thể 74. 5 74. 6 74. 4 73. 7 73. 5 75. 95 82. 70 Kinh tế hỗn hợp 1. 5 4. 0 5. 0 3. 2 6. 3 7. 0 7. 0 Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài 0. 5 1. 3 1. 3 1. 6 1. 6 1. 85 1. 8 Nguồn tổng hợp : Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ kế hoạch và đầu tư 2005 Nhìn bảng trên ta thấy tổng bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Điều này đã chứng tỏ thế mạnh của kinh tế tư nhân. Biểu đồ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ qua các năm. Nhìn chung khu vực KTTN mà chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm như hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn…… *Về quy mô: - Quy mô về vốn: Sau thời kỳ đổi mới, KTTN có sự gia tăng nhanh chóng không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà về quy mô vốn cũng ngày một tăng nhanh . Mức vốn trung bình trên một doanh nghiệp giai đoạn 1991 – 1999 mức vốn đăng ký bình quân là 0.57 tỷ/ một doanh nghiệp. Năm 2000 cả nước có 53.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 5.6 tỷ USD, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cũng như vể vốn đăng ký là 18.158 tỷ đồng năm 2004. Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp thì quy mô vốn của các loại hình doanh nghiệp này cũng ngày càng tăng lên. Nếu tính chung cho cả kỳ 1990-1994, mức vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp là 231 triệu đồng, của công ty trách nhiệm hữu hạn gần 1,1 tỷ đồng, thì đến năm 1999 các con số tương ứng là 420 triệu và 1.259,6 triệu đồng. Xét chung cho toàn giai đoạn ta thấy về vốn của các doanh nghiệp có xu hướng tăng và sẽ còn tăng trong các năm tới. Từ năm 2001 đến nay mức vốn đăng ký trung bình vẫn có xu hướng tăng lên. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân là 0.57 tỷ, năm 2001 là 1.3 tỷ, năm 2002 là 1.8 tỷ, tháng 3/2003 là 2. 6 tỷ. Doanh nghiệp đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng. Nhìn chung số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các địa phương khoảng 10 tỷ đồng. Ở Quảng Nam có mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thấp nhất là 422 triệu đồng, tiếp đó là Nam Định 544 triệu đồng, mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp ở Hưng Yên cao nhất khoảng 3 tỷ đồng, tiếp đó là Bình Dương khoảng 2.5 tỷ đồng, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 1.25 tỷ đồng. Như vậy, theo Nghị định của Chính Phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cho đến nay tuy số lượng vốn có tăng đáng kể, song nếu theo quy định này của Chính phủ thì các doanh nghiệp vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xét về mức độ vốn chiếm 94.93%, bình quân số lượng vốn sử dụng thực tế của một doanh nghiệp là 3.7 tỷ đồng. - Quy mô về lao động : Năm 2002 cả nước có 2. 625.744 hộ kinh doanh cá thể với 4.379.152 lao động. Tính đến 31/12/2004 cả nước có 3.015.144 hộ kinh doanh cá thể với 6.032.737 lao động. Trong khi số lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cũng không ngừng được tăng lên. Doanh nghiệp dưới 50 lao động có 26.619 doanh nghiệp tính đến năm 2000. Trong thời gian này có 2.849 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 78 doanh nghiệp có từ 1000 đến 5000 lao động, có hai doanh nghiệp với trên 5000 lao động. Ngày 1/1/ 2000 Luật doanh nghiệp ra đời thay thế cho hai bộ luật: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, đã làm cho các loại hình doanh nghiệp ngày càng tăng lên về số lượng. Nhìn chung số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động vẫn chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến tháng 6/2004 đối với các doanh nghiệp tư nhân số lượng doanh nghiệp có lao động trên 500 lao động chiếm 17% trong tổng số 31% doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó số lao động( từ 1000 đến 5000) chỉ chiếm 6% trong tổng số các doanh nghiệp. Bảng 2.4: Quy mô lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 2003 Chỉ tiêu Tổng số Dưới 50 lao động 100-1000 lao động 1000-5000 lao động Trên 5000 lao động Số doanh nghiệp 29. 458 26. 619 2. 849 78 2 Tỷ trọng % 100 90. 088 9. 641 0. 264 0. 07 Số lao động ( người) 841. 787 251. 148 429. 955 142. 204 18. 480 Tỷ trọng % 100 29. 84 51. 08 16. 89 2. 19 Doanh thu ( tỷ đồng) 194. 847 127. 807 60. 822 6. 610 305 Tỷ trọng % 100 65. 23 31. 22 3. 39 0. 16 Nguồn : Báo cáo tổng hợp ttình hình và phương hướng giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Ban kinh tế TW 26/11/2004 Bảng 2. 5: Quy mô lao động trong các thành phần kinh tế. Loại hình doanh nghiệp Số lượng lao động DNNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNTN <50 1% 2% 0% 51-100 4% 2% 4% 101-500 13% 9% 13% 501-1000 9% 6% 6% 1001-5000 5% 9% 6% >5000 5% 4% 2% Tổng số 36% 35% 31% Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế 6/2004 2.2.2 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế quốc dân: Qua phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ta thấy được vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế và những đóng góp của KTTN . Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) và đặc biệt từ năm 1990, khi Nhà nước ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân và có hiệu lực năm 1991, KTTN đã được chú trọng và có điều kiện phát triển. Nếu như năm 1991 mới có 494 doanh nghiệp, đến năm 1999 đã là 305.000 doanh nghiệp và con số này vẫn ngày một tăng mạnh. Sự lớn mạnh của KTTN đã đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam thể hiện qua các chỉ số về: huy động vốn, giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, tăng ngân sách quốc gia, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế… 2.2.2.1. Khu vực tư nhân tại nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động: Với sự phát triển nhanh chóng của KTTN về số lượng và quy mô của các loại hình doanh nghiệp . Trong năm 2001 – 2002 đã có khoảng 650.000 – 750.000 việc làm mới được tạo ra từ khu vực này . Và năm 2002—2004 có thêm khoảng 700.000—780.000 việc làm mới, ngoài ra một số lượng lớn doanh nghiệp đăng ký vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh làm tăng thêm khoảng 1,6—1,8 triệu lao động. Năm 2002 số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.345.790. Trong đó lao động trong các doanh nghiệp khoảng 1.275.100 hộ sản xuất kinh doanh cá thể khoảng 88.464 lao động . Giai đoạn 1996—2000 lao động trong khu vực KTTN chiếm 11% tổng số lao động toàn xã hội . Hết năm 2000 có 4.500.000 lao động trong khu vực tư nhân. Trong đó công nghiệp là 2.121,000 (46%), Thương mại và dịch vụ :1.735.000 người (37%) các ngành khác 786.000 (17%) Kinh tế tư nhân đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho xã hội. Bên cạnh việc giải quyết việc làm khu cực này còn huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nước ta, vấn đề lao động và tạo ra việc làm đang là vấn đề cấp bách. Trong khi hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới ; khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực KTTN chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội. Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nước nào trong khu vực, số việc làm tạo ra trên mỗi một đơn vị đầu tư ở khu vực tư nhân lớn hơn nhiều so với khu vực Nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp một phần lớn giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp ) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội với khoảng hơn 6 triệu người. Trong 4 năm qua, các doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1,5—2 triệu chỗ việc làm mới. Hiện nay, khu vực KTTN vẫn là khu vực sử dụng nhiều lao động nhất với khoảng 91% tổng lực lao động toàn xã hội . Sự phát triển của KTTN không chỉ góp phần tạo việc làm mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang mất cân đối ở nước ta hiện nay. 2.2.2.2.Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào phát triển kinh tế – xã hội: Năm 2000 tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký theo luật doanh nghiệp gần 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 14 nghìn tỷ đồng là vốn mới đăng ký và 6 nghìn tỷ đồng là vốn mới đăng ký bổ sung, cao gấp ba lần so với năm 1999. Năm 2001 tổng vốn huy động của các doanh nghiệp là 35.500 tỷ đồng, trong đó vốn mới đăng ký là 26.500 tỷ đồng và số vốn mới đăng ký bổ sung là 9000 tỷ đồng tăng hơn 1,78 lần so với năm 2000. Trung bình mỗi doanh nghiệp thành lập năm 2000 có 956 triệu đồng vốn, năm 2001 là 1,26 tỷ đồng năm 2004 là 8.516.5 tỷ đồng . Tại thành phố Hồ Chí Minh đầu tư của khu vực KTTN cũng tăng lên. Năm 2000 chiếm 14.2%, năm 2001 tăng lên 18,5% và năm 2003 là 21.5 % đến năm 2004 là 23.7%. Bảng 2. 6: Vốn đầu tư phát triển theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) Năm Tổng Khu vực KTTN Khu vực Ngoài quốc doanh Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1995 72. 447 30. 447 20. 000 22. 000 1996 87. 394 42. 894 21. 800 22. 700 1997 108. 370 53. 570 24. 500 30000 1999 131. 170 76. 9581 31. 542 226. 708 2000 145. 330 835. 675 345. 937 271. 718 2001 163. 500 95. 000 38. 506 300000 2002 171. 400 96. 000 41. 500 33. 900 2003 184. 512 97. 500 49. 560 37. 512 2004 201. 500 99. 126 54. 412 47. 926 Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê .Trang Wed:www.gso.gov.vn. Với hoạt động của khu vực KTTN nguồn vốn trong dân đã dần dần được sử dụng hiệu quả thúc đẩy quy mô đầu tư của nền kinh tế năm 1999 tổng vốn đầu tư vào khu vực KTTN là 31.542 tỷ đồng chiếm 24.03% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng kết quả đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP 81.455 tỷ đồng chiếm 31.7% GDP toàn quốc đến năm 2000 tổng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân 34.593.7 tỷ đồng chiếm 23. 8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng vẫn đóng góp nhiều hơn vào GDP toàn quốc. Năm 2005 đóng góp của khu vực kinh tế này là 49% vào GDP cả nước. Kinh tế tư nhân đang ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả hơn tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước. Theo cục thuế, năm 2000 KTTN nộp ngân sách nhà nước được 11. 033 tỷ đồng chiếm 16,1% tổng thu ngân sách, năm 2001 là : 11.075 tỷ đồng tăng 0,38% chiếm 14.8% tổng thu ngân sách . Năm 2003 là: 13.025 tỷ đồng tăng 1.992% chiếm 16% tổng thu ngân sách. Năm 2004 là: 13.550 tỷ đồng tăng không đáng kể so với năm 2003 chiếm 47,2% tiền nộp ngân sách là thuế doanh thu, 27% là thuế lợi tức, 24,3% thuế xuất khẩu và 1,5% là các loại thuế khác . Với sự lớn mạnh của KTTN nó đã làm hiệu quả của công tác thu ngân sách cũng tăng lên. Trước kia, nền kinh tế chỉ tồn tại các xí nghiệp quốc doanh, hiệu quả của công tác thu thuế thấp do nhà nước đã bao cấp toàn bộ đầu vào và đầu ra cho các xí nghiệp. Bước sang KTTN, khu vực KTTN đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực do vậy nhà nước thu nhiều khoản thuế. Đóng góp của doanh nghiệp dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103.6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Ngoài ra, KTTN còn góp phần tăng thu ngân sách như thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các loại phí khác. Ở một số địa phương, đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách. Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 15%, Tiền Giang là 24%; Đồng Tháp 16%; Gia Lai 22% ; Quảng Nam 22%, Bình Định là 33%. . . Khu vực KTTN có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội. Tính đến cuối năm 2004 đầu tư của khu vực KTTN chiếm 29% tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam (khoảng 10 tỷ USD) cao hơn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Chẳng hạn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh thành phố Hồ CHí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư của các DNNN và ngân sách gộp lại (36,5%) . KTTN tăng trưởng nhanh cũng là một nhân tố kích thích cải thiện hoạt động của các DNNN. Khoảng cách về tính hiệu quả giữa các DNNN giảm đi khi DNNN buộc phải cạnh tranh với nhau và với các khu vực khác. 2.2.2.3. Đóng góp quan trọng vào GDP, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội: Tăng trưởng của khu vực tư nhân đã đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và việc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, KTTN đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 28,8% trong các ngành công nghiệp (xấp xỉ bằng tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu khí), tăng 4,4% so với năm 2000. Trong lĩnh vực thương nghiệp, vị thế của KTTN còn lớn hơn nhiều, KTTN chiếm đến 84% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ. Bảng 2.7: Đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế (%) Năm KTNN KTNQD KTVĐTNN 1995 42 27,6 6,3 1996 49,1 24,9 7,4 1997 49,4 22,6 9,1 1998 55,5 23,7 10 1999 58,7 24 12,2 2000 57,5 23,8 13,3 2001 58,1 23,5 13 2004 56 26,9 17,2 Nguồn: Niên gián thống kê năm 2004 Những năm gần đây, khu vực KTTN có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong 4 năm (2000-2004), tốc độ tăng trưởng của KTTN trong công nghiệp đạt mức 20% / năm. Trong nông nghiệp KTTN đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của KTTN, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá khu vực nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua KTTN thực sự chiếm một tỷ trọng khá lớn vào sự ổn định GDP trong nước . Bảng 2. 8: cơ cấu sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 KTNN 41. 27 40. 39 40. 75 41. 13 40. 5 40. 35 41 KTTT 8. 54 8. 64 8. 53 8. 3 8. 2 8. 0 8. 40 KTTN 3. 31 3. 26 3. 3 3. 54 3. 71 3. 80 4. 0 KT cá thể 33. 45 33. 08 32. 18 31. 40 31. 5 31. 5 32. 0 KT hỗn hợp 4. 19 4. 25 4. 41 4. 78 4. 80 5. 0 5. 0 KT có vốn đầu tư NN 9. 24 10. 38 10. 77 10. 88 11. 29 11. 35 9. 6 Nguồn:Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 6 năm 2004. Qua bảng trên cũng cho ta thấy tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế : Năm 1996 tốc độ tăng trưởng GDP toàn quốc là 9,3% trong đó khu vực tư nhân cũng có tỷ lệ tăng xấp xỉ. Góp phần thúc đẩy kinh tế tăng kim ngạch xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thực hiện công nghiệp hoá của nước ta hiện nay để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định vững chắc với tốc độ phát triển mạnh đòi hỏi phải xác định một cơ cấu hợp lý giữa các vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự đóng góp của KTTN bằng sự tham gia của nó đã xác lập lại cơ cấu đầu tư theo thời kỳ được phát triển góp phần nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân. Bảng 2. 9: Tỷ trọng các ngành thuộc khu vực tư nhân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (%). Ngành Thương mại và dịch vụ Sản xuất công nghiệp Các ngành khác Giai đoạn 91 – 96 39 35 26 97—98 49 22 29 99—2000 54 15 31 2001—2003 65 10 25 Nguồn: Niên gián thống kê 2003. Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ. Số lượng hàng hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Khu vực tư nhân còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của khu vực phi nông nghiệp trong KTTN đến nay đã tăng khá nhanh, năm 2001 nhập khẩu 3.336 tỷ USD xuất khẩu đạt 2.851 tỷ USD. Năm 2003 nhập khẩu đạt 4,112 tỷ USD, xuất khẩu đạt 3,111 tỷ USD. Theo số liệu thống kê cuả Bộ Thương mại, đến năm 2002, khu vực KTTN trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. KTTN là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh trên thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng. Ở một số địa phương, KTTN là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang: 60%,Bình Thuận: 45%, Quảng Ngãi: 43%). Bảng 2. 10: Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Lĩnh vực sản xuất Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ xuất khẩu so với số lượng(%) Dệt may 159 80. 5 Sản phẩm da 34 85 Cao su nhựa 22 75 Thực phẩm đồ uống 71 63. 2 Chế biến gõ 65 75. 1 Các sản phẩm phi kim loại khác 39 73. 1 Các sản phẩm kim loại 9 Các sản phẩm hoá chất 9 20 Các sản phẩm khác 49 74. 4 Tổng 457 75. 3 Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2004 Trong số 457 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động thì có tới 3/4 số lượng sản xuất ra được xuất khẩu. Trong đó hàng dệt may và da giầy chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất 80,5% và 85%, thúc đẩy cạnh tranh. Trước đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thị trường rất đơn điệu và chỉ mang tính hình thức cạnh tranh không phải là yếu tố quan trọng do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm quan hệ cung cầu, giá cả cũng mang tính mệnh lệnh chỉ huy các thị trường không được thừa nhận. Kể từ khi đổi mới, quan hệ hàng hoá, tiền tệ mới thực sự phát triển các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên thị trường cho nên các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng. Nhìn chung thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển khá mạnh ngày càng phong phú đa dạng hàng hoá trên thị trường được tự do lưu thông, đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Khu vực KTTN là một khu vực kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm cho các doanh nghiệp phải đổi mới để có thế đứng vững trên thị trường. Chính sự ra đời của khu vực tư nhân đã làm cho thị trường hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cả đầu vào và đầu ra.Tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế. Như vậy, với sự ra đời của khu vực tư nhân đã kích thích việc ra đời và phát triển nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đang mở rộng hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá . Trong quá trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp tư nhân không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh trạnh với các thành phần kinh tế khác đặc biệt cả với doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và kinh nghiệm hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Tạo nên một môi trường cạnh tranh năng động không chỉ cạnh tranh trên thị trường hàng hoá mà trên mọi mặt. Để thu hút được vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm … của nước ngoài để mở rộng sản xuất. 2.2.2.4 Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển của KTTN là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới. Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển(thị trường hàng hoá --dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học –công nghệ). Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia của khu vực KTTN. Có thể nói, từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, đội ngũ doanh nghiệp dân doanh đã phát triển cả về số lượng, quy mô và tham giavào hầu hết vào các ngành lĩnh vực của nền kinh tế. Nhờ đó, đã huy động được ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp phát triển kinh doanh: là nguồn cung chủ yếu tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy, quy mô của khu vực doanh nghiệp dân doanh và vai trò, vị trí của khu vực kinh tế này đang tăng lên với tốc độ tương đối nhanh. Sự bùng nổ tức thời trong 5 năm qua của khu vực này là khá dữ dội. Đến nay, tuy chưa thể khẳng định kết quả cuối cùng (hiệu quả) của “cú dội phá” này, song thực tế cho thấy rõ là các điều kiện hành chính – pháp lý (sự bảo vệ của pháp luật) và điều kiện kinh tế (tiếp cận thị trường). Đa số các doanh nghiệp tư nhân bị “mất đà” ngay sau khi thành lập do chính phủ không tạo ra được các thể chế, chính sách “yểm trợ” đồng bộ đi kèm với Luật doanh nghiệp để phát huy cao nhất hiệu quả của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khu vực KTTN ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được phát huy đúng mức. Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và triển vọng phát triển kinh tế trong thời kỳ tới, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển kinh tế trong thời kỳ tới, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa số lượng và quy mô doanh nghiệp, tăng gấp đôi số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phấn đấu đưa tổng số doanh nghiệp từ 15 vạn như hiện nay lên 50 vạn vào năm 2010 và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KTTN trong thời gian tới, cần phải tập trung tháo gỡ những rào cản và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khu vực KTTN đầy tiềm năng. 2.3 CÁC KHÓ KHĂN CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KTTN 2.3.1. Kinh tế tư nhân khó khăn trong tiếp cận vốn: Ở Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp tư nhân thuộc các khu vực vừa và nhỏ, bình quân vốn của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 1.2 tỷ đồng cho nên việc quay vòng vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Mà vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của khu vực KTTN trong thời gian vừa qua đã sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trong xã hội.Tuy nhiên với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này thì vẫn đang là vấn đề đặt ra cho KTTN đa số các doanh nghiệp tư nhân là thiếu vốn. Hiện tại các doanh nghiệp đăng ký thành lập phải dựa chủ yếu vào vốn của bản thân chủ doanh nghiệp người thân, bạn bè…nguồn vốn huy động của các tổ chức tài chính là rất khó khăn. Có 60% doanh nghiệp sử dụng vốn tự tích luỹ, 45% doanh nghiệp là vay vốn từ ban bè người thân. . . và chỉ có 21% doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh, 11% vay từ các ngân hàng cổ phần. Bảng 2. 11 . Cách thức huy động vốn của các doanh nghiệp hãng tư nhân. Nơi Vay % Ngân hàng quốc doanh 21 Vay ngân hàng thương mại cổ phần 11 Vay mượn và có sự đầu tư của các DN khác 3 Vốn riêng mình 69 chính phủ tài trợ 0. 2 Vay các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng 4 Vay bạn bè người quen 45 Vay mượn của Việt Kiều 3 Các nguồn khác 14 Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển tháng 5/2005. Ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thường yếu và tương đối nhỏ. Chỉ có 30% vốn tồn đọng của khu vực tư nhân là vốn vay trung và dài hạn. Như vậy việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức là rất khó. Do các doanh nghiệp tư nhân vẫn không đủ tin cậy để các ngân hàng cho khu vực này vay vốn. Tỷ trọng vốn huy động được từ các thị trường không chính thức của các công ty cổ phần là 43%, công ty TNHH là 37%, doanh nghiệp tư nhân là 29%, hộ kinh doanh là 29%. Tuy nhiên chi phí cho khoản vay lại rất lớn. Lãi suất cao gấp 2.3 lần lãi ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.3.2.Khó khăn trong tiếp cận nguồn nhân lực: Mặc dù trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội. Nhưng nguồn lao động chất lượng kém, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Trình độ học vấn của lao động còn rất thấp. Một lượng lao động phổ thông lớn đang làm việc trong khu vực tư nhân trình độ kỹ năng lao động còn thiếu. Trong 1475. 716 lao động thì có 1.097.598 lao động. Chiếm 74. 4% là lao động hầu như không có trình độ chuyên môn. Số lao động có trình độ chuyên môn là 369.118 chiếm 25.3%trong đó chỉ có 90.042 lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 6.18% tổng lao động khu vực tư nhân. Bản thân chủ doanh nghiệp cũng thiếu trình độ, kiến thức về quản lý kinh doanh chủ doanh nghiệp có trình độ đại học trở lên thấp. Bảng:2. 12.Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân(%). Trình độ DNTN CTTNHH CTCP Đại học trở lên 1. 9 8. 6 1. 3 Trung học 6. 9 10. 3 3. 4 Công nhân kỹ thuật 6. 6 3. 1 1. 7 Không bằng cấp 84. 6 78 93. 6 Nguồn: Giáo trình kinh tế tư nhân , khoa kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội,PGS-TS Trịnh Thị Hoa Mai Sự phát triển của khu vực KTTN trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ lại phát triển mạnh ở những nơi tập trung dân, điều này đã dẫn tới sự mất cân đối giữa các vùng trong quá trình phát triển. Khu vực KTTN chủ yếu tập trung ở ba khu vực đó là đồng bằng Sông Hồng (28. 4%), Đông Nam Bộ (17.4%), Sông Cửu Long (17.8%) nơi tập trung của những thành phố lớn : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương . 2.3.3.Khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh: Như chúng ta đã biết khu vực KTTN hiện nay rất thiếu đất đai để sử dụng làm mặt bằng sản xuất. Tình trạng thiếu đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề chung của khu vực KTTN. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà Nước được ưu đãi về đất đai hơn. Năm 2000 đất giao cho doanh nghiệp nhà nước là 42,6 triệu m2 đất với 42 dự án còn khu vực tư nhân là 1.4 triệu m2 đất cho 30 dự án. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN không đủ vốn lớn để đầu tư vào đất đai nên phải đi thuê đất của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức với giá cao hơn nhiều, 51% số các doanh nghiệp sử dụng đất tự có để tiến hành sản xuất kinh doanh, 49% là thuê của doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức khác. Không ít doanh nghiệp sau khi đã có mặt bằng sản xuất kinh doanh thì không còn vốn đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng như dự kiến ban đầu. Chính do những vấn đề trên khiến giá thành sản phẩm tăng cao, bởi bên cạnh thuế đất phải trả cho Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân còn phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí khác cho các tổ chức doanh nghiệp nhà nước mà họ thuê đất. Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, do thủ tục thuê và chuyển nhượng đất phức tạp, có những quy định không rõ ràng gây khó khăn cho các nhà đầu tư, làm mất nhiều thời gian, chi phí có khi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của họ. Theo quy định thì nhà nước giao cho các tỉnh thành trực tiếp giải quyết thủ tục cấp đất, giao đất và cho thuê nhưng việc quản lý đất đai vẫn do nhà nước quyết định cho nên không đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó quy trình giao đất, cho thuê còn nhiều phức tạp, còn nhiều khâu, cấp chính quyền…Đã từ lâu khung giá đất áp dụng trên cả nước không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn do sự phức tạp địa lý, khác biệt kinh tế giữa các vùng và do nền kinh tế thị trường mang tính quá độ thường xuyên. Thứ hai, do hậu quả cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, do quy hoạch đất không rõ ràng, nhiều nơi diện tích đất không sử dụng, đất hoang hoá, đất sử dụng sai mục đích còn lớn, trong khi khu vực tư nhân lại thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. Cho đến nay, cả nước có 3,5 triệu m2 đất bị hoang hoá và sử dụng sai mục đích, riêng Hà Nội có 472.800 m2. Thứ ba, do quy mô vốn của doanh nghiệp còn nhỏ không đủ khả năng để thuê đất ở những địa điểm có lợi vì ở những địa điểm đó giá đất cho thuê cao làm tăng chi phí đầu vào. Thứ tư, sự không phân biệt một cách rõ ràng giữa phạm vi áp dụng thuế trên đất Nhà nước với phạm vi áp dụng thuế đối với đất cư trú ở nông thôn dẫn tới sự chồng chéo. 2.3.4.Khó khăn trong việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực: Khó khăn chung của khu vực tư nhân là thiếu lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề cao. Điều này do khu vực tư nhân chưa thực sự tạo được niềm tin để xoá bỏ những định kiến trong xã hội. Do vậy, chỉ có những lao động có trình độ thấp, cần công việc, ít có cơ hội lựa chọn nơi làm việc mới chấp nhận làm việc trong khu vực này. Một nguyên nhân nữa là trong khi các doanh nghiệp nhà nước đều được hưởng chính sách của nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực miễn phí thì khu vực tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này. Hiện tại, nền giáo dục của ta chưa chú tâm vào đào tạo theo nhu cầu của xã hội, có những ngành, những lĩnh vực còn thiếu quá nhiều trong khi đó có một số ngành đào tạo tràn lan. Chương trình đào tạo còn nặng nề về lý thuyết, ít thực hành, nội dung đào tạo chậm không bắt kịp với công việc thực tế. 2.3.5 Khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ. Trên phương diện tổng thể thì công nghệ của khu vực KTTN phần lớn lạc hậu, chắp vá và kém đổi mới. Nguyên nhân là do thời gian phát triển của khu vực KTTN chưa lâu, vốn ít, nên KTTN có ít khả năng thay đổi công nghệ. Việc tiếp cận công nghệ là một yếu tố rất quan trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, trong cuộc cạnh tranh này người thắng sẽ là người tiếp thu kịp thời được khoa học công nghệ hiện đại để áp dụng trong sản xuất sản phẩm của mình cho ra đời sản phẩm của mình với giá rẻ và chất lượng. Tuy nhiên với chúng ta nguồn vốn chưa đủ lớn do vậy việc tiếp cận khoa học công nghệ là rất hạn chế, mặt khác trình độ lao động của các doanh nghiệp còn hạn chế nên rất khó trong việc chuyển giao công nghệ. 2.3.6.Một số khó khăn khác: * Thiếu cơ chế cung cấp thông tin thị trường cho kinh tế tư nhân.. Không ít các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân muốn mở rộng thị trường trong nước mà còn muốn vươn ra thị trường quốc tế. Để sản phẩm của các doanh nghiệp có mặt trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải nắm bắt được những thông tin về cung cầu, giá cả, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin về pháp luật… Khả năng nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp còn yếu do không đủ kinh phí để đầu tư cho công tác thông tin như đào tạo cán bộ, trang thiết bị hiện đại…Các thông tin doanh nghiệp thu thập được thường không đầy đủ và chính xác do thu được từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và xác định thông tin đúng. * Chính sách thuế chưa hợp lý: Ở bất kỳ quốc gia nào, chính sách thuế đều có vai trò đòn bẩy khuyến khích và điều chỉnh sản xuất. Song, chính sách thuế của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân. Đôi khi có loại thuế lại kìm hãm sản xuất. Cụ thể là: Thứ nhất: sự không nhất quán trong việc xác định chi phí hợp lý và chi phí thực để tiến hành khấu trừ từ hàng hoá chịu thuế và thuế lợi nhuận bổ sung gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. Thứ hai: mức lương tại các doanh nghiệp Nhà nước được xem là chi phí thực phù hợp với mức giá thống nhất ban hành. Thứ ba: Trong trường hợp có thu nhập phụ phải nộp thuế bổ sung, điều này doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế hơn. Thứ tư: Bên cạnh các pháp lệnh và luật về thuế còn nhiều quy định văn bản khác, chính sách thuế thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ năm: Thực tế áp dụng thuế VAT ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam chỉ ra rằng quá nhiều mức thuế sẽ tạo ra khó khăn bất tiện khi xác định mức thuế đối với mỗi mặt hàng và đối tượng chịu thuế cũng như khi tính thuế. Thứ sáu: Thực tế của việc thu lệ phí được quy định ở nhiều văn bản thuộc nhiều cấp khác nhau và việc thu bất hợp pháp đang gây rối cho hoạt động của các doanh nghiệp. * Thiếu cơ chế tạo sự ủng hộ của xã hội đối với KTTN. Các quan điểm, văn kiện Đại hội Đảng đều thể hiện sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Song, trên thực tế vẫn tồn tại sự e ngại với sự phát triển của KTTN, do các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này chưa thực sự tạo được lòng tin cho xã hội. Những hiện tượng doanh nghiệp làm ăn phi pháp, kinh doanh không hiệu quả vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó nhận thức cũ về KTTN vẫn tồn tại trong dân, chưa thể sớm khắc phục. * Thủ tục hành chính chưa thực sự cởi mở, môi trường thể chế chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Môi trường thể chế có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nhất định tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó thể chế chính trị giữ vai trò quan trọng nhất, nó định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng định hướng chính trị nhằm chi phối những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu bình đẳng, tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng như tiêu cực do bộ máy quản lý kém gây ra đã đẩy khu vực KTTN vào tình thế bất lợi. Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Tình trạng văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, không nhất quán đã làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không tốt, luôn luôn lo sợ sự thay đổi cơ chế, chính sách nên không dám đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, những quy định còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tóm lại, sau một thời gian hình thành và phát triển, KTTN đã đạt được những thành tựu nhất định đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, công bằng xã hội…Từ đó khảng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế tư nhân cũng thấy rõ những xu hướng vận động chủ yếu và những yếu kém của thành phần kinh tế này. Do đó, để phát triển thành phần kinh tế này cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển của khu vực KTTN. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 3. 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI. 3. 1. 1. Bối cảnh kinh tế mới: * Trong nước: Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đặc biệt Việt Nam đã thoát ra khỏi các nước nghèo đói trên thế giới, đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, từng bước xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đang trong chủ trương tích cực hội nhập kinh tế khu vực để tranh thủ được nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, tính đến nay nước ta đã có quan hệ với 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vai trò, vị thế của nước ta ngày càng tăng lên trên chính trường thế giới. Đây là thành tựu to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đạt được trong thời gian vừa qua. Mặc dù đã đạt được những thành công to lớn, song nền kinh tế Việt Nam còn nhiều những yếu tố hạn chế gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hàng năm là khá cao nhưng sự tăng này vẫn chưa ổn định, chưa thật vững chắc. Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, đặc biệt là khả năng thâm nhập vào thị trường ngoại của Việt Nam chưa cao, khả năng huy động vốn chưa cao, các vấn đề chính trị xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để, cơ chế chính sách còn rất phức tạp gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Đây là những rào cản cần được khắc phục, hạn chế càng sớm càng tốt để có thể đưa nền kinh tế nước ta vững chắc đi lên , bắt kịp với kinh tế thế giới. *Bối cảnh quốc tế: Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nền kinh tế thế giới có những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến từng quốc gia. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay đem đến cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức rất lớn. Hiện tại Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều này có nghĩa hàng hoá Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với hàng hoá các nước khác. Ngoài ra khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như (WTO), AFTA… Việt Nam sẽ phải xoá bỏ rất nhiều thuế nhập khẩu, đây là một trở ngại lớn do thuế hàng nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chiếm một vị trí quan trọng trong tỷ trọng ngân sách quốc gia. Ngoài ra, hàng nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập ngoại. Có thể rất nhiều mặt hàng, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa do giá thành sản xuất cao. Việc tham gia vào các thị trường này đem đến cho kinh tế Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Khi tham gia vào các thị trường này doanh nghiệp nước ngoài có rất nhiều điểm mạnh như: có thị trường phát triển, có kinh nghiệm trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, có sản phẩm đa dạng, chi phí sản xuất thấp, có cơ chế thanh toán thuận lợi…tất cả các mặt này doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nhiều. Đây là những điểm mạnh của doanh nghiệp nước ngoài đồng nhất với các điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hạn chế đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế nếu biết khai thác, tận dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế trong các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, các mặt hàng có giá nhân công rẻ…Ngoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS04.docx
Tài liệu liên quan