Tài liệu Đề tài Thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có di tích lịch sử hình thành và phát triển gần 1000 năm. Hà Nội là nơi qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Với những lợi thế tự nhiên Hà Nội đã thực sự là trung tâm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế từ nhiều thế hệ. Những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã có sự tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều vấn đề đặt ra với ngành du lịch thủ đô như sau:
- Nhận thức về du lịch chưa thực sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
- Các chuyến tham quan Hà Nội và các vùng phụ cận còn đơn điệu, không mang rõ bản sắc, chất lượng phục vụ thấp, giá cả không tương xứng với chất lượng gần như là đặc điểm cố hữu của sản phẩm du lịch Hà Nội.
- Các tài nguyên chưa được nâng cấp, trùng tu cho phù hợp yêu cầu thu hút khách du lịch.
- Hệ thống đường ...
28 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có di tích lịch sử hình thành và phát triển gần 1000 năm. Hà Nội là nơi qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Với những lợi thế tự nhiên Hà Nội đã thực sự là trung tâm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế từ nhiều thế hệ. Những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã có sự tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều vấn đề đặt ra với ngành du lịch thủ đô như sau:
- Nhận thức về du lịch chưa thực sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
- Các chuyến tham quan Hà Nội và các vùng phụ cận còn đơn điệu, không mang rõ bản sắc, chất lượng phục vụ thấp, giá cả không tương xứng với chất lượng gần như là đặc điểm cố hữu của sản phẩm du lịch Hà Nội.
- Các tài nguyên chưa được nâng cấp, trùng tu cho phù hợp yêu cầu thu hút khách du lịch.
- Hệ thống đường xá đến các điểm du lịch còn rất bất cập, các hệ thống dịch dịch vụ ở các điểm du lịch còn thô sơ...
Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải kết hợp hài hoà các yếu tố hợp tác quốc tế để gắn liền với thị trường quốc tế và thị trường trong nước nhằm hỗ trợ lẫn nhau để phát triển một cách hài hoà. Trong sự nghiệp đó, ngành du lịch đóng vai trò là một ngành kinh tế tổng hợp.
Xuất phát từ đó, chuyên đề này được viết nhằm nêu lên thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại, đề xuất ý kiến với hy vọng nhằm đóng góp một phần cho sự phát triển du lịch Hà Nội. Với phương pháp nghiên cứu chuyên đề là dựa trên cơ sở phân tích về lý luận, kiểm soát thực trạng để tìm ra những tồn tại và đề xuất ý kiến thì bản chuyên đề này ngoài lời nói đầu và kết luận gồm có hai phần chính:
Phần thứ nhất: Đánh gía thực trạng ngành kinh doanh du lịch Hà Nội
Phần thứ hai: Những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2010
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH DU LỊCH HÀ NỘI
Sự hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60. Trải qua các thời kỳ, nội dung hoạt động của mỗi thời kỳ có sự khác nhau.
Trong thời kỳ 1960 - 1975 các cơ sở hoạt động du lịch chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các nhà ngoại giao, các chuyên gia, thuỷ thủ... của các nước. Sau năm 1975 mới bước đầu tiếp cận với việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của mô hình và cơ chế hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Từ năm 1986 hoạt động kinh doanh du lịch gắn với thời kỳ chuyển đổi mô hình và cơ chế kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh du lịch chỉ thực sự trở nên sôi động từ năm 1990, gắn liền với chính sách “ đa dạng hoá và đa phương hoá “ trong quan hệ quốc tế và kết quả của mười năm đổi mới nền kinh tế nói chung và Hà Nội nói riêng. Dưới đây sẽ đánh giá thực trạng kinh tế du lịch Hà Nội:
I. Về thị trường khách du lịch
1. Khách du lịch quốc tế
Trong những năm qua, cùng với những đà phát triển khách du lịch của cả nước, số lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng nhanh.
Năm 1992: 200.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1995: 358.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1996: 352.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1997: 391.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1998: 351.896 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 1999: 1.433.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Năm 2000: 2.600.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2001 đã có 301.729 lượt khách du lịch quốc tế của 155 nước đến Hà Nội. Nếu so với cùng kỳ năm 2000 tăng 55,5%. Xét về mục địch, có 283.122 người đến Hà Nội với mục đích du lịch, chiếm tỷ lệ 80,7%. Khách thương mại và đầu tư chỉ chiếm 12,8%. Cơ cấu khách du lịch quốc tế: Khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng 32,95%; khách Pháp chiếm tỷ trọng 14,3%; Nhật Bản chiếm tỷ trọng 9,8%; Mỹ chiếm tỷ trọng 6,7%; Australia, Anh, Đài Loan, Đức, Đan Mạch, Canađa chiếm tỷ trọng 1,6 - 5%. Chỉ tính 10 nước nói trên đã chiếm tỷ trọng 83% tổng lượng khách đến Hà Nội. Về khả năng chi tiêu của khách du lịch đến Hà Nội chưa nhiều.
2. Khách du lịch nội địa
Trong những năm gần đây do kết quả đổi mới kinh tế ổn định, điêù kiện đi lại thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư được cải thiện và từng bước được nâng cao. Đến Hà Nội du lịch là nguyện vọng, ước mơ của người Việt Nam, ít nhất một lần trong đời họ được đến Hà Nội. Kết quả theo dõi khách du lịch nội địa hàng năm cho thấy du lịch nội địa ngày càng cao.
Năm 1993 có 150.000 khách đến Thủ Đô
Năm 1994 có 250.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1995 có 311.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1996 có 700.000 lượt khách đến Thủ Đô
Năm 1997 có 900.000 lượt khách đến Thủ Đô
Số lượng khách nội địa đến Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1996 - 2000 đã tăng từ 700.000 đến hơn 2.000.000 triệu lượt khách. Khách du lịch đến Hà Nội ngoài mục đích công vụ còn phần lớn là đi tham quan, thăm người thân kết hợp tham quan. Xu thế sử dụng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng lên. Số ngày lưu trú trên dưới hai ngày vì không phải tất cả khách đều sử dụng dịch vụ lưu trú, mà một phần thường ăn nghỉ nhà người thân. Khách đến Hà Nội thường tham gia các hình thức du lịch như: dự lễ hội, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, du lịch công vụ của cán bộ Nhà nước và các doanh nghiệp cho mỗi khách mỗi ngày có tăng lên so với trước.
3. Đánh giía chung về thị trường khách du lịch
Theo đà phát triển chung, du lịch Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm (cả khách quốc tế và khách nội địa). Thị trường khách du lịch quốc tế có sự biến đổi cơ bản, khách du lịch người Việt Nam ở nước ngoài và khách du lịch trong nước cũng rất đa dạng về mục đích và cơ cấu. Những thành tựu đó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa ở kết quả của 10 năm đổi mới kinh tế, xã hội, chính sách Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước mà ngành kinh doanh du lịch đã khai thác thông qua hoạt động nỗ lực chủ quan.
Tuy nhiên dươí góc nhìn của thị trường, một số vấn đề sau cần lưu ý: Thời gian lưu trú, khả năng chi tiêu của khách du lịch còn thấp (nhất là khách du lịch nước ngoài. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: một số điểm du lịch ở các địa phương khác được hình thành gắn liền với điều kiện và phương tiện đi lại gần đây được cải thiện, tạo thuận lợi cho du khách được tham quan nhiều nơi. Các cơ sở kinh doanh du lịch và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa tạo được nhiều những sản phẩm đặc sắc có chất lượng và phù hợp với đối tượng du khách (khách du lịch Trung Quốc và các nước Châu á khác đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thường phàn nàn rằng không biết mua “đặc sản” gì cho người thân và bạn bè để kỷ niệm cho chuyến đi du lịch ở Hà Nội - Việt Nam của mình). Chưa có các trung tâm vui chơi giải trí tổng hợp, các dịch vụ bổ sung khác còn nghèo nàn và các tour du lịch hấp dẫn chưa được tổ chức rộng rãi.
II. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch
1. Tình hình các cơ sở lưu trú, ăn uống
1.1. Các cơ sở lưu trú
Tính ra trên địa bàn Hà Nội năm 1996 đã có trên dưới 200 khách sạn, số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế vào khoảng 400 phòng. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn thời kỳ này là khá cao từ 65 - 75%, kèm theo đó là giá thuê phòng cũng rất đắt đã làm cho lợi nhuận trong việc kinh doanh khách sạn nhanh chóng đạt đén mức khó ai có thể tưởng tượng ra được. Các khách sạn mọc nên như nấm làm cung vượt qúa cầu, nên trong những năm 1996 - 1997 tình hình hoạt động khách sạn bị chững lại mặc dù lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Nội đến Hà Nội vẫn tăng hơn so với năm 1995, các khách sạn rơi vào công suất sử dụng phòng không cao.
Năm 1998, ngành du lịch Việt Nam đã nộp cho ngân sách 1134 tỷ đồng tăng 8% so với năm 1997, riêng ngành khách sạn nộp cho ngân sách là 153 tỷ tăng 7%. Để đạt được điều đó các khách sạn đã phải lao vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Một trong những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh đó là việc giảm giá phòng xuống thấp một cách đáng kể dẫn đến nguồn thu từ buồng phòng giảm xuống khoảng 12% so với năm 1997.
Đứng trước tình trạng đó Tổng cục Du Lịch, Sở Du Lịch Hà Nội đã đề ra những giải pháp cấp bách để phát triển ngành du lịch thủ đô như: đề ra và triển khai chương trình hành động quốc gia về du lịch, tổ chức nhiều hoạt động lễ hội truyền thống, mở rộng các tour tạo ra nhiêù điểm vui chơi tham quan cho khách du lịch, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch.... Cùng với những xúc tiến du lịch nêu trên và sự phục hồi từng bước của nền kinh tế sau khủng hoảng, ngành kinh doanh khách sạn đã vượt qua khó khăn và từng bước có những chuyển biến đáng phấn khởi.
Năm 2000, tổng số các khách sạn trên địa bàn Hà Nội là 310 khách sạn gồm 9372 phòng. Trong đó:
-76 khách sạn quốc doanh với 3100 phòng
-17 khách sạn liên doanh với 3154 phòng
-1 khách sạn liên doanh trong nước với 44 phòng
-202 khách sạn ngoài quốc doanh với 2644 phòng
-8 khách sạn cổ phần với 91 phòng
-6 khách sạn của các chi nhánh với 139 phòng
Đã có 69 khách sạn được xếp hạng:
-6 khách sạn 5 sao
-4 khách sạn 4 sao
-18 khách sạn 3 sao
-31 khách sạn 2 sao
-10 khách sạn 1 sao
Tổng doanh thu ngành kinh doanh khách sạn Hà Nội đạt 630 tỷ đồng tăng 14,13% so với năm 1999. Đóng góp vào doanh thu toàn ngành du lịch Hà Nội 15,75%. Công suất phòng ở các khách sạn quốc doanh đạt từ 60 - 70%, ở các khách sạn liên doanh đạt khoảng hơn 50%. Đặc biệt vào dịp lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội, có khách sạn có mức sử dụng lên tới 100%.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng bên cạnh những tiến bộ vẫn còn những hạn chế như:
Việc phát triển một số cơ sở lưu trú còn tự phát, không theo quy hoạch đã dẫn đến hàng loạt nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mini, tư nhân ra đời mà xét về mặt lâu dài sẽ là một tồn tại khó khắc phục và điều này có liên quan đến công suất sử dụng phòng lưu trú đạt thấp.
Mặc dù nhiều khách sạn được nâng cấp về tiện nghi tương đối hiện đại nhưng hệ thống dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, đơn điệu, các dịch vụ vui chơi giải trí chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.
1.2. Các cơ sở ăn uống
Đáp ứng nhu cầu ăn uống tốt cho khách du lịch là một nhiệm vụ tối cần thiết của hoạt động du lịch. Cùng với sự gia tăng du khách và cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống trên địa bàn Hà Nội cũng tăng nhanh chóng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn ( Restaurant ), quầy Bar phục vụ cả khách lưu trú tại khách sạn và cả khách bên ngoài. Trong các cơ sở này, du khách được thưởng thức đầy đủ các món ăn dân tộc ( Âu, á,..) do những đầu bếp lành nghề, với chất lượng tốt, được đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa ăn uống vừa có thể thưởng thức các làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc. Song song với các món ăn, đồ uống cũng rất phong phú và đa dạng có đầy đủ các loại rượu, bia nổi tiếng thế giới với giá cả thường cao hơn từ 2 - 3 lần so với ở nơi khác. Tất nhiên, nó chỉ phù hợp với đối tượng du khách có thu nhập cao hoặc khách đi du lịch theo Tour trọn gói. Bên cạnh các cơ sở ăn uống trong khách sạn, còn có các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn, được đầu tư xây dựng trong hầu hết các thành phần kinh tế. Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng rất phong phú và đa dạng với giá cả thích hợp với nhiều loại du khách khác nhau, kể cả nhân dân ở địa phương. So với các cơ sở lưu trú việc tổ chức kinh doanh ăn uống có phần đơn giản hơn, song việc kinh doanh ăn uống vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ ăn là đặc biệt quan trọng.Mặc dù vậy, cho đến nay chỉ có một vài khách sạn lớn mới có bộ phận y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm - đồ uống. Còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác vấn đề này còn bị bỏ ngỏ. Nhiều trường hợp không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của du khách cần được quan tâm trong thời gian tới.
2. Tình hình vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển khách du lịch là nhu cầu đi lại bằng nhiều phương tiện khác nhau của khách du lịch từ nơi cư trú đến các địa điểm du lịch, từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác hoặc trong nội bộ khu du lịch.
Cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói chung và Hà Nội nói riêng có những chuyển biến tích cực:
- Ngành hàng không trong thời gian ngắn đã thay đổi hàng loạt máy bay hiện đại, đường băng, nhà ga được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, chất lượng đội bay và đội ngũ tiếp viên hàng không được nâng cao. Các chuyến bay trên các tuyến quốc tế và nội địa được mở rộng, thông suốt và an toàn thông qua các sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang, Điện Biên, Nà Sản...
- Ngành đường sắt cùng với những đổi mới đáng kể. Chất lượng các đoàn tàu và chất lượng phục vụ có nâng cao. Thời gian chạy tàu cho mỗi chuyến đã nhiều lần rút ngắn lại, đã nối lại tuyến đường sắt quốc tế Việt - Trung...Nhờ đó, đã tạo ra các chuyến du lịch cho cả khách quốc tế và nội địa thuận tiện, thú vị và hấp dẫn.
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ cũng phát triển khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết các công ty vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Hà Nội đã đầu tư đổi mới các loại xe, nhiều chủng loại phương tiện (ô tô, taxi, xe máy, xích lô...) sẵn sàng phục vụ du khách trong và ngoài nước thuận tiện, kịp thời với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, việc tổ chức sắp xếp lại các lực lượng dịch vụ vận chuyển cũng cần đặt ra sao cho hợp lý và văn minh hơn. Việc đổi mới nâng cao chất lượng phương tiện và tính hấp dẫn khách du lịch của tuyến đường sông còn chưa cao cần được quan tâm trong thời gian tới.
3. Hiện trạng các cơ sở vui chơi
Vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể thiếu được của du khách để sử dụng quỹ thời gian còn lại trong ngày và nhằm tăng cường sức khoẻ sau những ngày lao động. Bởi vậy, nếu dịch vụ này được phát triển cả về số lượng cơ cấu và chất lượng có tác dụng tăng cường thời gian lưu trú, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tăng doanh thu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rất rõ điều đó.
Cho đến nay trên địa bàn Hà Nội thiêú trầm trọng nơi vui chơi giải trí cho khách du lịch trong và ngoài nước. Một số cơ sở du lịch, các hình thức vui chơi còn đơn điệu với quy mô không lớn. Các vũ trường có phát triển nhưng giá cả còn cao chỉ thích hợp cho lớp trẻ, chưa quần chúng...Có thể nói, việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp đang là một đòi hỏi cấp bách trong thời gian tới không thể thiếu vắng trong chương trình nghị sự của thành phố và ngành du lịch.
III. Tình hình lao động trong kinh doanh lao động du lịch
Do tính đặc thù của ngành du lịch, nên chất lượng lao động đòi hỏi người lao động về độ tuổi, giới tính và trình độ nghiệp vụ nhất định. Hiện nay trong ngành du lịch Hà Nội về nữ có độ tuổi trung bình từ 20 - 30 tuổi chiếm số đông trong các cơ sở du lịch. Nam giới thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với số lượng nữ và có độ tuổi cao hơn, trình độ học vấn của họ thường cao hơn so với nữ. Do du lịch mang tính thời vụ nên việc tuyển dụng, sử dụng và trả công lao động không thể không ký hợp đồng theo thời vụ, theo tháng và theo ngày. Đây là một mâu thuẫn, mà mâu thuẫn này dẫn đến hệ quả là trình độ chuyên môn của lao động hợp đồng thời vụ không cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cần được tính đến. Nhìn chung chất lượng lao động du lịch Hà Nội được đào tạo cơ bản, có khả năng nghiệp vụ và ngoại ngữ, thông minh nhanh nhẹn nắm bắt nhanh công nghệ tiên tiến của nước ngoài và được đánh giá cao. Phần lớn nguồn nhân lực du lịch được đào tạo bao gồm cả 3 cấp: Đại học, Trung học và Dạy nghề thuộc các trường ở Hà Nội.
IV. Hiện trạng về tổ chức quản lý
Hoạt động du lịch Hà Nội trước đây, việc quản lý nó do Sở Kinh Tế Đối Ngoại đảm nhiệm. Đến ngày21/6/1994 Sở Du Lịch hình thành và đảm nhận chức năng quản lý này cho đến nay.
Mặc dù mới thành lập, nhưng Sở Du Lịch đã nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố nhiều việc có liên quan đến sự phát triển du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã thực hiện tốt việc chuyển các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, các cơ quan, các ngành sang kinh doanh dịch vụ; quản lý vĩ mô được các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nhất là dịch vụ lưu trú và dịch vụ lữ hành.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch xét về chiều hướng tích cực cho thấy:
- Có sự tăng nhanh về nguồn khách, về thị trường, về cơ hội đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại.
- Sự ra đời nhiều tổ chức kinh doanh du lịch khách sạn, nhà hàng với nhiêù quy mô và trình độ khác nhau của nhiêù chủ sở hữu khác nhau.
- Sự quản lý của Nhà nước về du lịch đã được tăng cường trong sự thống nhất quản lý về một mối - Đó là Sở Du Lịch.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế:
- Việc phối hợp chưa có hiệu quả giữa Sở Du Lịch với chính quyền nơi có tài sản du lịch đối với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích, cũng như việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mỗi cơ sở phục vụ du lịch.
- Cơ chế quản lý chậm được cải tiến môi trường pháp lý, chính sách lãi xuất còn cao chưa thực sự ưu đãi, nhất là vốn trung hạn và dài hạn.
- Việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá còn chậm cộng với nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu Nhà nước Trung ương tuy có tăng nhưng không đồng bộ, nên thiếu vốn, thường vốn chỉ đủ đáp ứng các yêu cầu nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có hoặc xây dựng thêm và giải quyết những khó khăn và trì trệ trong khai thác kinh doanh, chưa có điều kiện để xây dựng các khu vui chơi, giải trí lớn đồng bộ.
- Sự xuất hiện một số nhà hàng, khách sạn không theo quy hoạch, sự phát triển nhanh và hiện đại của liên doanh đã làm cho các doanh nghiệp du lịch Nhà nước có nguy cơ không đứng vững trong cạnh tranh, làm suy yếu chỗ dựa trong quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội chưa được nhận thức đầy đủ và thực thi triệt để. Tình trạng không được phép kinh doanh lữ hành nhưng vẫn ngang nhiên kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh lữ hành nhưng lại không kinh doanh, sự thay đổi địa chỉ của các doanh nghiệp lữ hành không có báo cáo cho cơ quan quản lý. Đến tháng 5/2000 có 60 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn và chi nhánh của các công ty kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội không đúng địa chỉ như đã đăng ký kinh doanh lữ hành với sở du lịch. Vì vậy kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội trở nên rất sôi động nhưng tạo ra sự hỗn loạn, kém hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.
- Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp sản phẩm du lịch Hà Nội và các nhà sản xuất khác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành ở Hà Nội lỏng lẻo thiếu sự ràng buộc, gắn bó.
- Chưa quản lý được một số hiện tượng không lành mạnh như trộm cắp, ăn xin, các tệ nạn xã hội....Cuối cùng, là bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch còn yếu và thiếu chưa theo kịp với tốc độ và xu thế phát triển du lịch, cần được tính đến trong thời gian tới.
V. Hiện trạng kết cấu phục vụ phát triển kinh doanh du lịch
1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Hà Nội tuy không có cảng biển, nhưng về phương tiện giao vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường sông tương đối thuận lợi. Từ khi đổi mới đến nay, nhất là mấy năm gần đây kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội có những biến đổi đáng kể trên cả các mặt về kỹ thuật, số lượng, phương tiện và chất lượng phục vụ. Mặc dù so với các nước trên thế giới và khu vực còn lạc hậu và yếu kém chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng Hà Nội thực sự là đầu mối giao thông nối với các tỉnh, các nước trong khu vực và toàn cầu. Hà Nội xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước.
Về đường bộ: Nhìn chung còn rất lạc hậu và chất lượng kém, mặc dù vài năm trở lại đây có cải tạo nâng cấp và xuất hiện một vài đường phố có chất lượng như Hà Nội - Nội Bài, một số nút giao thông được giải toả, thực hiện “đường thông hè thoáng “, bước đầu có những thay đổi bước ngoặt. Song mọi vấn đề ở đây mà sự tiến bộ và hiện đại còn đang ở phía trước.
Về đường sắt: Trong mấy năm gần đây nhờ tăng cường đầu tư nên đã có bước tiến độ về tốc độ chạy tàu, toa xe, đầu máy, nhà ga được nâng cấp, chỉnh trang, đặc biệt đã khai thông tuyến đường sắt Hà Nội - Trung Quốc tạo điêù kiện cho việc phát triển du lịch Hà Nội với các vùng trong nước, nhưng do nhiều nguyên nhân (nhất là do thiếu vốn) nên nhìn chung hệ thống đường sắt vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ, thấp kém. Để hiện đại và hội nhập với trình độ quốc tế còn phải mất thời gian dài, mặc dù hiện nay đã có sự cải thiện so với trước.
Về đường hàng không: Hiện nay vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa thể so sánh với các nước trong khu vực. Tuy vậy, nó vẫn đáp ứng được cơ bản về nhu cầu phát triển kinh tế đi lại tương đối tốt cho đất nước và khách du lịch so với trước đây. Có thể thấy triển vọng từ năm 1998 trở đi kết cấu hạ tầng và phương tiện bay ở khu vực Hà Nội sẽ được cải thiện và có bước phát triển đáng kể và mới về chất. Và theo đó nhiều tuyến bay mới từ Hà Nội đi các nước và từ Hà Nội đi các vùng hình thành và phát triển.
Về đường sông: Mạng lưới sông ngòi khá dầy đặc, khoảng 0,5 - 1km/km2 và thuộc hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Tiềm năng vận tải hàng hoá và hành khách từ Hà Nội đi và đến là rất lớn, có nhiều thuận lợi, nhưng việc khai thác và sử dụng còn rất thấp, lòng sông bị bồi lắng do thiếu vốn, kinh phí nạo vét nhiều đoạn sông, luồng lạch bị thu hẹp, phương tiện bốc xếp, nhà kho chứa hàng, nhà chờ khách còn nhiều mặt yếu kém chưa được đầu tư thích đáng, làm hạn chế việc vận tải hàng hoá và thu hút khách du lịch. Tiềm năng này chỉ được khai thác nếu các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sông được đặt ra trong thời gian tới.
2. Kết cấu hạ tầng về điện
Tình hình điện ở Hà Nội chưa thể so sánh với các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng lại khá hơn nhiều so với các địa phương và vùng khác trong cả nước và về cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong đó có dịch vụ. Song do hệ thống và mạng lưới đường dây tải điện cũ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, lại chưa quy hoạch cân đối, hợp lý giữa nhu cầu và các trạm phân phối điện. Nên việc cung cấp điện ở một số khu vực chưa được ổn định, những sự cố mất điện củng bộ vẫn còn xảy ra. Giá cả tiêu dùng điện còn bất cập do hiện tượng tiêu dùng điện càng nhiêù thì chi phí càng cao gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Kết cấu hạ tầng về điện cần phải được cải thiện để không còn là trở ngại đối với sự phát triển kinh doanh du lịch.
3. Về cấp thoát nước
Được sự giúp đỡ của Chính phủ Phần Lan qua dự án hợp tác từ năm 1985 việc cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội đã được cải thiện nhiều, đạt mức bình quân đầu người cao so với các thành phố khác. Mặc dù vậy, việc cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều mặt yếu kém như hệ thống đường ống dẫn không đồng bộ giữa cũ và mới, một số khu vực bị nhiễm bẩn, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, bình quân đầu người về lượng nước sử dụng còn thấp so với thế giới và khu vực. Những yếu kém này, đã và đang là trở ngại đối với sản xuất và đời sống nói chung, du lịch nói riêng.
Đáng chú ý là kết cấu hạ tầng cấp thoát nước ở Hà Nội có thể được coi là khâu yếu kém nhất, thách thức lớn nhất và gây phiền hà nhiều nhất cho dân cư và khách du lịch. Hà Nội đứng trước một hiện trạng hệ thống thoát nước đã quá cũ, lạc hậu, hầu hết tự chảy và thoát ra sông Nhuệ. Vì vậy, khi mất nước sông Nhuệ lên cao hơn, nước thoát Hà Nội không chảy ra được sinh ra úng ngập, hoặc khi mưa lớn từ 200 mm trở nên kéo dài vài giờ nhiều khu vực đã úng ngập. Điều đáng nói, nước thải Hà Nội chưa được xử lý trước khi chảy ra sông và vào mùa khô nước thoát bị đọng lại gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Cần phải quy hoạch lại tổng thể thoát nước Hà Nội để bộ mặt, môi trường đô thị sẽ hấp dẫn hơn nhiều đối với dân cư và du khách.
4. Kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông
Hiện nay, nhìn chung về kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản không có gì trở ngại lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của du lịch. Vấn đề đặt ra chỉ là sự tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá lên một bước mới cao hơn theo đà phát triển của khoa học công nghệ bưu chính viễn thông của thế giới.
Qua khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh du lịch Hà Nội từ năm 1990 đến nay nổi lên mấy vấn đề cần tiếp tục phát triển và cần có phương hướng, giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Tiếp tục phát huy các yếu tố mang chiêù hướng tích cực có lợi cho phát triển kinh doanh du lịch, đó là tiềm năng thiên nhiên và tiềm năng nhân văn nước ta và Hà Nội là rất lớn, phong phú đa dạng; nguồn du khách trong nước và nước ngoài có xu hướng tăng lên; thị trường và cơ hội đầu tư của nước ngoài để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, du lịch là không nhỏ. Trước kết quả đổi mới kinh tế - xã hội và chính sách kinh tế đối ngoại do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện; Hà Nội - Trung tâm chính trị công nghiệp, văn hoá khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế mà ngành du lịch có thể khai thác như một lợi thế so với các địa phương khác trong cả nước ( kể cả thành phố Hồ Chí Minh ).
Những thách thức, yếu kém và nhức nhối cần được tập trung sức người sức của để xử lý trong thời gian tới ở Hà Nội. Đó là:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng cấp thoát nước đang là khâu yếu nhất hiện nay.
- Đầu tư xây dựng khu vực vui chơi giải trí tổng hợp thích ứng với tầm vóc của thủ đô ngàn năm văn hiến. Biến các Hồ lớn tại Hà Nội thành các trung tâm vui chơi, giải trí cho khách du lịch và nhân dân.
- Xây dựng một số khu du lịch và nghỉ cuối tuần phục vụ cho nhân dân Thủ Đô và khách du lịch.
- Với phương châm “nối dài bàn tay du lịch” của thủ đô Hà Nội, cần phối hợp và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng đầu tư để nâng cấp các danh lam thắng cảnh ở các tỉnh phụ cận như: Hà Tây, Ninh Bình và TP Hạ Long... tạo điều kiện cho khách trong và ngoài nước có những chuyến du lịch khám phá đầy bổ ích.
- Nâng cao hơn nữa doanh thu và hiệu quả kinh doanh du lịch tương xứng với tiềm năng và vị trí của thủ đô.
- Đẩy mạnh liên kết trong nội vùng Hà Nội và giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các vùng đồng bằng thuộc đồng bằng Bắc Bộ - vùng phụ cận - có nhiều điểm du lịch cần phải cùng nhau khai thác để đưa vào tour du lịch cho du khách trong và ngoài nước.
- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các chính sách và cơ chế có liên quan đến sự phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nâng cao trình độ và năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các tổ chức du lịch thuộc tất cả các thành phần kinh tế...
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
I. Định hướng phát triển du liịch Hà Nội và những dự báo
1. Định hướng tổng quát
Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng phát triển du lịch. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010 có chủ trương: Đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vị trí là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
2. Các tính toán dự báo
Dự báo mức tăng trưởng của ngành du lịch Hà Nội trong những năm tới được dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời kỳ 1995 - 2010. Trong đó du lịch dịch vụ được coi là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong” Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010 ”, trong đó Hà Nội được xác định là “ đầu mối phân phối khách du lịch lớn của cả nước, được đánh giá là một trong mười trung tâm du lịch lớn cần được ưu tiên đầu tư, là một cực trong tam giác tăng trưởng về du lịch ở phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh “
Mục tiêu của ngành du lịch Hà Nội đến năm 2005 đón 5 triệu khách du lịch, trong đó 1 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 645 triệu USD.
Năm 2010 đón 8,5 triệu khách du lịch, trong đó 1,6 triệu khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 1,4 tỷ USD.
Mức tăng trưởng du lịch bình quân 13,15%/năm, GDP du lịch chiiếm 13 - 14% trong cơ cấu GDP toàn thành phố.
3. Một số quan điểm phát triển du lịch Hà Nội
- Sự phát triển du lịch cần đảm bảo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách đúng đắn, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế du lịch Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và điều tiết các hoạt động du lịch. Trong các hoạt động du lịch cần chú trọng đến đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển bền vững, có hiệu quả.
- Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý (kể cả quản lý về môi trường và văn minh du lịch của đất nước), đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái.
- Phát huy các nguồn lực hiện có của Hà Nội và các vùng phụ cận, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch và lực lượng toàn xã hội phấn đấu đến năm 2010 GDP du lịch chiếm 13 - 14% trong cơ cấu GDP toàn thành phố.
- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm tái tạo sức sản xuất, thực hiện chức năng xúc tác cho sự hoà nhập kinh tế thủ đô với kinh tế các vùng trong nước và thế giới.
II. Phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến 2010
Xuất phát từ những định hướng lớn, những quan điểm cơ bản của UBND Thành phố Hà Nội trong tổ chức hoạt động ngành du lịch thủ đô, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội ngành du lịch cần phải tập trung theo hướng sau:
2. Điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước về du lịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình, các thành phần kinh tế trong kinh doanh du lịch
- Xuất phát từ quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước trong quản lý và xây dựng thị trường theo định hướng XHCN, trong đó lấy các doanh nghiệp nhà nước làm vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp du lịch của nhà nước cần củng cố, nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững và chi phối trong hoạt động du lịch. Tuy vậy ngành du lịch phải lựa chọn và tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp Nhà nước về du lịch có đủ điều kiện phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và có qui mô hoạt động tương đối lớn, có đủ tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra các thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, tiến hành hợp nhất và cổ phần hoá một số doanh nghiệp khách sạn Nhà nước để tạo nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sổ du lịch. Đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch thực hiện đúng qui định, đúng pháp luật và có hiệu quả.
- Chỉ ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có qui mô lớn, đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh, những sản phẩm du lịch cao cấp, các loại hình du lịch mới, hấp dẫn, có công nghệ cao. Vì vậy việc tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện sao cho có những daonh nghiệp có đủ điều kiện và trình độ quản lý để tham gia các liên doanh nước ngoài. Các dự án qui mô nhỏ và vừa có thể thực hiện qua việc liên doanh, huy động vốn trong nước.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách.
2. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tập trung phát triển
Trong cơ chế thị trường, việc hình thành các loại hình kinh doanh du lịch chứa đựng sự vận động theo qui luật cung cầu. Việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực này chỉ nên tác động qua những yếu tố khách để điều tiết, cân đối phù hợp, tránh việc áp đặt theo kiểu hành chính.
Cần định hướng phát triển các loại hình du lịch sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
- Doanh nghiệp thông tin quảng cáo, tư vấn.
- Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống.
- Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển.
- Doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động vui chơi giải trí.
- Doanh nghiệp quản lý và điều hành khách sạn.
Trong tổ chức kinh doanh du lịch cần chú ý đến xu thế sau đây:
- Trên thế giới hiện nay, xu thế đi du lịch lẻ sẽ thay dần hình thức du lịch theo tour trọn gói. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp lữ hành phải có sự nhạy bén, năng động và tiếp thị tốt.
- Nhu cầu vui chơi giải trí, thể thao, lễ hội, tín ngưỡng, du lịch sinh thái... của khách ngày càng tăng về qui mô, chất lượng, nội dung.
- Yêu cầu các dịch vụ ngày càng cao. Vì vậy đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các khu vực để thoả mãn mọi nhu cầu của khách một cách đồng bộ và hoàn hảo.
Trong điều kiện hiện nay đặc biệt là thủ đô, cần khuyến khích phát triển hình thức du lịch theo tour trọn gói để đảm bảo các yêu cầu tăng doanh thu, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường. Ngoài ra đó là yếu tố đảm bảo khả năng tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch và tăng khả năng cân đối giưã cung và cầu trong du lịch cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch.
3. Các lại hình du lich tập trung cần phát triển
Thủ đô Hà Nội là một lãnh thổ có tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn. Căn cứ vào các yếu tố đó và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn và khu vực, những loại hình du lịch chủ yếu mà Hà Nội cần phát triển là:
- Du lịch tham quan
- Du lịch nghỉ dưỡng ( ở vùng phụ cận Hà Nội ).
- Du lịch sinh thái ( ở vùng phụ cận Hà Nội ).
- Du lịch thể thao, câu cá.
- Du lịch hội nghị, hội thảo.
- Du lịch văn hoá, tín ngưỡng.
- Du lịch kinh doanh ( Tìm các cơ hội đầu tư hợp tác kinh tế...)
Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện hai biện pháp sau:
Thứ nhất: Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của thành phố. Cụ thể là:
- Có biện pháp bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, đặc biệt các di tích đã được xếp hạng.
- Trước mắt tập trung nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có như các công viên Lênin, Bách Thảo, Thanh Nhàn...Biến các Hồ lớn tại Hà Nội thành các trung tâm vui chơi giải trí cho khách du lịch và nhân dân.
- Đầu tư khu thể thao tổng hợp, khu trung tâm Hội nghị quốc tế có khả năng tổ chức các cuộc thi thể thao ( Bóng đá, đua ngựa, điền kinh...), các cuộc hội nghị quốc tế tại Hà Nội.
- Cần nghiên cứu và sử dụng tại chỗ hệ thống các nhà hàng cung ứng các sản phẩm lưu niệm và các sản vật văn hoá mang đặc trưng riêng của Hà Nội cho khách du lịch.
- Phát triển các làng nghề ven đô như gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xã, giấy Trúc Bạch, các công nghệ sản xuất đồ mỹ nghệ...
Thứ hai: Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh để khai thác có hiệu quả những tiiềm năng du lịch hết sức phong phú ở những vùng lãnh thổ này nhằm phát triển và đa dạng hoá các loại hình du lịch chủ yếu sau:
-Du lịch nghỉ dưỡng biển ( Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long )
-Du lịch sinh thái ( Cát Bà, Yên Tử, Hạ Long )
-Du lịch thể thao nước ( Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long )
-Du lịch cuối tuần ( Đồ Sơn, Hạ Long )
-Du lịch hội chợ, hội nghị ( Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long )
Như vậy việc kết hợp thực hiện các giải pháp cơ bản trên đây sẽ cho phép phát triển một cách phong phú các loại hình du lịch của Hà Nội.
4. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch
Việt Nam là một nơi duy nhất ở Châu á chưa được khai phá. Do đó khách quốc tế rất quan tâm, chú ý tới việc khai thác, tìm tòi các loại hình du lịch ở đây. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quí giá đã bị khai thác cạn kiệt, thiếu sự bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng trở nên cạn kiệt và đơn điệu.
Để khắc phục những hạn chế trên đây, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm đó. Một số cơ bản cần tập trung như sau:
- Tiến hành đánh giá, điều tra toàn bộ hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Hà Nội và những tiềm năng chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là những cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch của các địa phương khác, của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Cần nhanh chóng đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, có những qui định chặt chẽ về chất lượng dịch vụ thích ứng với từng loại khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở quy hoạch đã xác định, lập kế hoạch xây dựng, phát triển mạng lưới khách sạn và các công trình phụ phù hợp với yêu cầu phát triển của du khách.
- Khuyến khích xây dựng các khu vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, có kết hợp công nghệ tiên tiến với những truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ nay đến năm 2010 (1000 năm Thăng Long), Hà Nội phải xây dựng xong khu công viên thể thao Mễ Trì với quy mô quốc tế. Đây là công viên của thế kỷ thứ 21 phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí không chỉ của du khách quốc tế mà còn phục vụ chính cho nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước.
- Tiến hành quy hoạch và xây dựng một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc, các chương trình lễ hội truyền thống vì du khách đến Việt Nam thường quan tâm đến việc tìm hiểu các nét đẹp của nghệ thuật, văn hoá, văn minh của các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Từ trước đến nay, loại sản phẩm du lịch này chưa được đầu tư thoả đáng.
- Khuyến khích việc quy hoạch lại các làng gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã... phục vụ du lịch. Cần đặc biệt chú ý đến quyền lợi của địa phương để họ yên tâm đầu tư, tham gia vào quá trình làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.
- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương phụ cận: Hải Phòng, Quảng Ninh (du lịch biển), các vùng phía bắc như Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn... phát triển các loại hình du lịch xanh, du lịch thể thao, săn bắn...
5. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo
Quảng cáo là một trong những biện pháp rất quan trọng đưa hoạt động du lịch phát triển. Trên thế giới, cứ 1 USD phục vụ quảng cáo thu về được khoảng 500 USD lợi nhuận, trong đó khu vực Châu Âu thu về được 635 USD, khu vực Châu á - Thái Bình Dương thu được 156 USD. Nhiều nước dùng đến 50% chi phí phục vụ cho quảng cáo. Vai trò quảng cáo quan trọng như vậy nhưng lâu nay du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng còn rất ít quan tâm đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị. Đó là một nhận thức sai lầm. Để phát triển du lịch, thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch, đưa việc này dần trở thành một nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam. Một chuyên gia Singapore đang điều hành khách sạn The Lien Resort Westlake nói rằng: “ Không nên nghĩ rằng cứ có sản phẩm du lịch tốt, đất nước tươi đẹp là khách du lịch sẽ đến. Đó là một sai lầm lớn “. Để làm việc này cần:
- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Hà Nội để giới thiệu với du khách về lịch sử, con người, thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam. Những thông tin cần thiết về các tuyến điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ, các chính sách của Chính Phủ trong phát triển du lịch...
- Xúc tiến phát hành rộng rãi các phim tư liệu về lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc, di sản văn hoá của thủ đô. Ngành Du Lịch - Văn Hoá phaỉi thực hiện tổ chức tuyên truyền những kiến thức du lịch bền vững, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái cho công chúng trên chương trình Truyền hình Hà Nội và Truyền hình Trung ương.
- Phối hợp chặt chẽ với các tạp chí du lịch quốc tế như Travel Report Asia, Newsweek, Tourist Asia... để phân phát các thông tin về du lịch.
6. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp với du khách. Do đó, hoạt động trong ngành du lịch cần có nghiệp vụ thông thạo, phong cách và thái độ giao tiếp lịch sự, chủ đạo, mến khách.
ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung thời gian qua do sự bức xúc trong phát triển do những tồn tại trong quá khứ nên đã phải sử dụng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.
Hiện nay khi nhà nước ta thực hiện chính sách hoà nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên trong lĩnh vực du lịch là rất cần thiết. Để làm được việc đó, trước hết phải:
- Tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ của ngành. Từ đó căn cứ vào dự báo phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch có kế hoạch đào tạo gấp mỵt đôịi ngũ cán bộ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển trong quy hoạch tổng thể đã đề ra.
- Hình thức đào tạo đa dạng: Các lớp tập trung dài ngày trong và ngoài nước, các lớp ngắn hạn, tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các bạn bè trên thế giới và khu vực. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng với nhân tài để thúc đẩy các hoạt động thu hút khách, tiếp thị, quảng cáo...
III. Những kiến nghị
Quá trình nghiên cứu và đánh giá hiện trạng du lịch Hà Nội hiện nay và phương hướng phát triển du lịch từ nay đến năm 2010 và những năm sau có thể rút ra một số kiến nghị sau đây:
1. Với thành phố
- Phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010, trong đó có kế hoạch xây dựng và triển khai các dự án chi tiết ở những cụm du lịch trọng điểm, chọn và thực hiện ngay các dự án ưu tiên phát triển du lịch theo một quy hoạch tổng thể định trước.
- Về vốn:
+ Kiến nghị với nhà nước có một cơ chế huy động vốn để nâng cấp, giữ gìn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thuộc phạm vi Hà Nội và các vùng phụ cận. Huy động vốn ở mọi thành phần kinh tế để nâng cấp, phục chế các di tích lịch sử, văn hoá. Tăng cường các nguồn vốn trong và ngoài nước nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung, sự nghiệp phát triển du lịch nói riêng.
+ Kiên quyết cổ phần hoá một số khách sạn, một số cơ sở vật chất của ngành du lịch nhằm huy động thêm các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các cơ sở dịch vụ ngay tại chỗ hoặc dùng các nguồn vốn bán cổ phần để xây dựng những cơ sở vật chất do chính họ mua cổ phiếu.
Tăng cường liên doanh trong và ngoài nước để vừa huy động được các nguồn vốn, vừa tranh thủ được công nghệ tiên tiến, thị trường của nước ngoài xây dựng các khu vui chơi giải trí, những trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ quốc tế, các khách sạn cao cấp, các công trình cáp treo phục vụ du lịch.
- Hình thành một số đường phố văn hoá du lịch như phố cổ đi bộ
- Chính quyền địa phương phải tập trung xây dựng những quy chế quản lý, xúc tiến phát triển du lịch, xây dựng nề nếp, văn minh du lịch ( giải quyết các tình trạng ăn mày ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo mua hàng hoá... ), quy định chặt chẽ các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đảm bảo an ninh cho du khách.
- Hàng năm, cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn cần thông báo một danh sách cụ thể các khách sạn cần được cải tạo, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị toàn bộ hoặc từng phần và các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch.
2. Với Nhà nước
- Để đảm bảo môi trường du lịch hấp dẫn, môi trường đầu tư hợp tác thuận lợi, Nhà nước cần nhất quán chủ trương vĩ mô về mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Chủ trương đó phải thể hiện sự thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách muốn vào Việt Nam để tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, tham quan giải trí. Chủ trương đó cũng phải thể hiện trong nhận thức, các văn bản pháp quy của các cấp, các ngành, cải cách thủ tục hành chính để tạo hành lang thông thoáng cho các hoạt động du lịch nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung.
- Cần cải tiến và rút ngắn thời gian làm thủ tục thị thực, mở rộng các đối tượng làm thị thực tại cửa khẩu hoặc miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch vào Việt Nam. Đối với các cửa khẩu đường bộ cần lập thêm các bàn kiểm soát, không để ùn tắc khách lâu như hiện nay. Mặt khác, cần cải tiến thủ tục tại các cửa khẩu từ khâu nhận hành lý đến khâu kiểm tra hành lý một cách thuận tiện, nhanh chóng tạo ấn tượng thoải mái và tốt đẹp ban đầu của khách du lịch khi đặt chân đến Việt Nam.
- Nghiên cứu đơn giản hoá hệ thống xem xét và cấp visa cho du khách. Tiến tới loại bỏ việc xin cấp visa cho một số đối tượng, một số nước có quan hệ mật thiết với ta.
- Tăng cường các hoạt động hàng không, chống độc quyền bay trên bầu trời, tạo điêù kiện thuận lợi cho các hãng hàng không quốc tế có các chuyến bay thẳng đến Hà Nội.
- Tăng cường các dịch vụ viiễn thông, bưu điện, các hoạt động thanh toán (hệ thống ngân hàng), đảm bảo an ninh cho du khách trong quá trình lưu lại ở Việt Nam.
- Mạnh dạn cho một số công ty lữ hành quốc tế hoạt động trực tiếp khai thác các tuyến du lịch của Hà Nội và Việt Nam, cho phép một số công ty lữ hành của Hà Nội liên kết với các hãng du lịch nước ngoài kinh doanh khai thác các tuyến du lịch trong và ngoài nước. Có chính sách khuyến khích hợp tác du lịch trong khu vực để đảm bảo thu hút số du khách có xu hướng đến khu vực Châu á - Thái Bình Dương ngày càng tăng vào đầu thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21.
KẾT LUẬN
Đề tài đã nêu lên những cơ sở lý luận và thực tiễn vì sao phải phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch. Thông qua các phân tích sự đóng góp của ngành du lịch trong phạm vi Hà Nội cũng như cả nước, đề tài đã làm rõ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vô cùng quan trọng. Nó không những đóng góp cho việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn là một cầu nối giữa các dân tộc, là phương tiện để các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau trong xu thế quốc tế hoá đã hình thành và phát triển sâu sắc như thời đại ngày nay. Đề tài cũng đã nêu lên những tiềm năng du lịch Hà Nội. Bên cạnh những tiềm năng to lớn đó, chúng ta còn rất nhiêù khó khăn,bất cập trong quá trình phát triển nền kinh tế du lịch, còn xa mới có thể biến nó thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ Đô. Từ những phân tích trên đề tài cũng nêu ra những quan điểm lớn, những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Hà Nội. Những giải pháp đó kèm theo những kiến nghị ở tầm vĩ mô, tầm thực thi ở cấp thành phố sẽ hình thành những dự án ưu tiên cụ thể hướng tới mục tiêu biến kinh tế du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào đầu thế kỷ 21.
Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu, nó được đúc rút từ các cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội, đúc rút từ các kinh nghiệm hoạt động của các địa phương khác. Hy vọng đề tài đã gợi mở những định hướng sơ bộ cho sự phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội, cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện thêm thông qua thực tiễn.
Trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vị trí thuận lợi, với những quan điểm và biện pháp nêu trên, nhất định ngành du lịch Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ, phục vụ dài lâu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thủ đô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực trạng và những giải pháp chính phát triển du lịch Hà Nội - PTS. Nguyễn Quang Lân (Giám đốc Sở du lịch Hà Nội)
Du lịch Hà Nội tiềm năng và giải pháp - Báo Du lịch Việt Nam
Bàn về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Hà Nội - Lê Hồng Phấn - Báo Du lịch Việt Nam
Thực trạng và những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 (TL; 3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL45.DOC