Tài liệu Đề tài Thực trạng mù loà và một số bệnh mắt tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên năm 2004 – Hà Huy Tài: 76
THỰC TRẠNG MÙ LOÀ VÀ MỘT SỐ BỆNH MẮT
TẠI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2004
HÀ HUY TÀI
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: được sự tài trợ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, tháng 6 năm 2004 Trung
tâm y tế huyện Phù Cừ, Hưng Yên phối hợp với BV Mắt TW tiến hành điều tra tình hình mù
loà và một số bệnh mắt trên 2.350 người với mục tiêu đánh giá tình hình mù loà và một số
bệnh mắt ở huyện Phù Cừ năm 2004 và tình hình bệnh mắt hột sau 4 năm thực hiện dự án
phòng chống.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mù hai mắt là 0,98%, cao hơn so với điều tra 5 năm
trước. Tỷ lệ mắt hột hoạt tính là 2,5%; Quặm, lông xiêu là 5,6%. Nguyên nhân quan
trọng nhất gây mù là bệnh đục thể thuỷ tinh, tiếp theo là các bệnh glôcôm, bệnh đáy mắt.
Kết luận: nhờ có dự án phòng bệnh mắt hột của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới từ
1999, bệnh mắt hột hoạt tính hiện nay ở Phù cừ đã hạ thấp dưới tiêu chuẩn của
TCYTTG về loại trừ bệnh mắt hột hoạt...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng mù loà và một số bệnh mắt tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên năm 2004 – Hà Huy Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76
THỰC TRẠNG MÙ LOÀ VÀ MỘT SỐ BỆNH MẮT
TẠI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2004
HÀ HUY TÀI
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: được sự tài trợ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, tháng 6 năm 2004 Trung
tâm y tế huyện Phù Cừ, Hưng Yên phối hợp với BV Mắt TW tiến hành điều tra tình hình mù
loà và một số bệnh mắt trên 2.350 người với mục tiêu đánh giá tình hình mù loà và một số
bệnh mắt ở huyện Phù Cừ năm 2004 và tình hình bệnh mắt hột sau 4 năm thực hiện dự án
phòng chống.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mù hai mắt là 0,98%, cao hơn so với điều tra 5 năm
trước. Tỷ lệ mắt hột hoạt tính là 2,5%; Quặm, lông xiêu là 5,6%. Nguyên nhân quan
trọng nhất gây mù là bệnh đục thể thuỷ tinh, tiếp theo là các bệnh glôcôm, bệnh đáy mắt.
Kết luận: nhờ có dự án phòng bệnh mắt hột của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới từ
1999, bệnh mắt hột hoạt tính hiện nay ở Phù cừ đã hạ thấp dưới tiêu chuẩn của
TCYTTG về loại trừ bệnh mắt hột hoạt tính ở cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệ quặm vẫn còn
rất cao so với tiêu chuẩn của TCYTTG. Kết quả điều tra cũng cho thấy tình hình mù
loà còn rất nặng nề, đó là thách thức rất lớn đối với ngành mắt cũng như ngành y tế
Hưng yên và huyện Phù cừ trong công tác hạ thấp tỷ lệ mù loà ở những năm tới.
Tỉnh Hưng Yên có 7 huyện thị,
huyện Phù cừ có dân số 85.000 người,
làmột trong số các huyện nghèo của tỉnh,
chủ yếu dựa vào nông nghiệp và trồng
trọt. Huyện có 14 xã và thị trấn. Trung
tâm Y tế huyện có đủ các chuyên khoa
nhưng chuyên khoa mắt chỉ có 1 y tá
(không có bác sỹ mắt), công việc chủ yếu
là làm công tác chăm sóc mắt đơn giản tại
cộng đồng, khám mắt và xử trí sơ bộ và
chuyển tuyến. Bệnh nhân cần mổ mắt
phải chuyển lên tuyến tỉnh hoặc Bệnh
viện Mắt Trung ương. Thỉnh thoảng có
đội phẫu thuật mắt lưu động của tuyến
tỉnh về mổ tại huyện.
Từ năm 1999 đến năm 2004, huyện
Phù cừ được Tổ chức Tầm nhìn Thế giới
(World Vision) giúp triển khai dự án
phòng chống bệnh mắt hột. Trước khi tổ
chức thực hiện dự án, Trung tâm Y tế
huyện đã phối hợp với Bệnh viện Mắt
TW tiến hành điều tra lần đầu để đánh
giá tình hình bệnh mắt và mù loà của
nhân dân trong huyện vào năm 1999 với
một số số liệu đã thu được như sau: Tỷ lệ
mù 2 mắt: 0,64%; Tỷ lệ bệnh đục thể
thuỷ tinh toàn bộ cả 2 mắt: 0,44%; Tỷ lệ
77
bệnh mắt hột hoạt tính: 6,8%; Tỷ lệ
quặm, lông xiêu: 1,7%.
- Các nguyên nhân chính gây mù lần
lượt là đục thể thuỷ tinh (chiếm 68,7%
nguyên nhân gây mù); sẹo đục giác mạc
(12,5%); glôcôm (12,5%) và bệnh đáy
mắt (6,3%).
Tháng 6 năm 2004 trước khi kết
thúc dự án tại huyện, Trung tâm Y tế
huyện lại phối hợp cùng Bệnh viện Mắt
TW tiến hành điều tra đánh giá lại tình
hình bệnh mắt và mù loà với các mục
tiêu sau:
1. Đánh giá tình hình bệnh mắt và mù
loà ở huyện Phù Cừ năm 2004.
2. Đánh giá tình hình bệnh mắt hột
sau 4 năm thực hiện dự án.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng điều tra: mọi lứa tuổi,
chia thành 5 nhóm tuổi: 0-6 tuổi, 7-15
tuổi, 16- 30 tuổi, 31- 55 tuổi và trên 55
tuổi.
2. Phương pháp điều tra: điều tra cắt
ngang.
3. Cỡ mẫu: 2.500 người (giống như
điều tra lần 1 năm 1999).
4. Chọn mẫu: chọn 3 xã đã được điều
tra năm 1999 là các xã Minh Tiến, Phan
Sào Nam và Nhật Quang. Ở mỗi xã khám
toàn bộ số người trong các hộ gia đình liên
tiếp nhau ở một khu vực cho tới khi đủ
mẫu cần khám. Cố gắng khám được 85%
số cá thể trong hộ gia đình.
5. Chuẩn bị khám: thành lập 3 bàn
khám, mỗi bàn có 1 bác sỹ mắt (khám
mắt), 1 y tá chuyên khoa thử thị lực và
kính, 1 y tá đo nhãn áp cho người trên 40
tuổi. Các cán bộ tham gia khám điều tra
được tập huấn trước và thống nhất các
vấn đề khám xét và ghi chép theo mẫu
khám - điều tra đã được in sẵn.
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
CHÍNH
1. Một số số liệu chung:
* Số người, số hộ gia đình được
khám:
- Tổng số người được khám là 2.350.
Trong đó nam chiếm 38,9%, nữ 61,1%.
- Số hộ gia đình được khám là 1.060,
trung bình 2,22 người được khám trong 1
hộ gia đình. Trung bình 57,8% số người
trong hộ gia đình được khám.
* Số người được khám theo nhóm
tuổi:
Nhóm 1: 0-6 tuổi: 236 người
(11,15%); Nhóm 2: 7-15 tuổi: 608 người
(25,87%); Nhóm 3: 16-30 tuổi: 305 người
(12,98%); Nhóm 4: 31- 55 tuổi: 738 người
(31,4%); Nhóm 5: trên 55 tuổi: 463 người
(19,7%)
2. Phần chuyên môn:
2.1. Thị lực:
Bảng 1: Tình hình thị lực
Nhóm Thị lực
78
tuổi
> 3/10
ĐNT từ
3m đến
<3/10
ĐNT từ
1m đến
3m
Từ ST (+)
đến ĐNT
<1m
ST (-)
Không
xác
định
Tổng
số
n n n n n n n
0-6 T 236 236
7-15 T 607 1 608
16-30 T 303 1 1 305
31-55 T 728 9 1 738
>55 T 359 83 16 4 1 463
Tổng số
1997
(85,0%
)
94
(4,1%)
18
(0,77%)
4
(0,17%)
1
(0,04%
)
236
(10,1%)
2350
(100%
)
Trong tổng số 2.350 người được
khám có:
- 236 người (10,1%) không xác định
được thị lực (do còn nhỏ).
- 1997 người (85.0%) có mức thị lực
từ 3/10 trở lên.
- 94 người (4,86%) có thị lực ở mức từ
đếm ngón tay (ĐNT) 3 mét đến dưới 3/10.
- 23 người (0,98%) có thị lực ở mức
từ ST(-) đến ĐNT dưới 3 mét (thuộc loại
mù).
2.2. Tình hình mù:
* Tỷ lệ mù:
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế
Thế giới thì người mù là những người có thị
lực ở mức đếm ngón tay dưới 3 mét. Bảng
1 cho thấy, có 23 người được xếp vào loại
mù (tỷ lệ: 0,98%).
* Nguyên nhân gây mù:
Bảng 2: Nguyên nhân gây mù
TT Nguyên nhân mù
Mù 1 mắt Mù 2 mắt
n Tỷ trọng (%) n Tỷ trọng
(%)
1 Đục thể thuỷ tinh toàn
bộ
16 44,4 18 78.26
2 Glôcôm 3 8,33 1 4,35
3 Đục giác mạc
- Do quặm
- Do nguyên nhân khác
(7)
5
2
(19,45)
13,89
5,56
4 Bệnh đáy mắt 2 5,56 1 4,35
5 Viêm màng bồ đào 2 5,56
6 Nhược thị và tật khúc
xạ
3 8,33
79
7 Mộng 1 2,78
8 Bệnh bẩm sinh 1 4,35
9 Nguyên nhân khác 2 5,56 2 8,69
Tổng cộng 36
(1,53%)
100.00 23
(0,98%)
100.00
- Nguyên nhân số 1 gây mù là bệnh
đục thể thuỷ tinh (TTT): chiếm 78,3% số
người mù 2 mắt và 44,4% số người mù 1
mắt. Trong đó bệnh sinh của đục TTT
gây mù là:
Mù 1 mắt: đục do tuổi già: 88,2%;
đục bệnh lý: 5,9%; đục bẩm sinh: 5,9%.
Mù 2 mắt: đục do tuổi già: 94,4%;
đục bẩm sinh: 5,6%.
- 3 nguyên nhân gây mù 2 mắt tiếp
theo là các bệnh: glôcôm, bệnh đáy mắt,
bệnh bẩm sinh (mỗi loại chỉ có 1 ca
chiếm tỷ lệ 4,35% nguyên nhân gây mù).
- Tỷ trọng mù theo giới:
Mù 1 mắt: Nam chiếm 37,6%; Nữ:
62,4%.
Mù 2 mắt: Nam chiếm 35,5%; Nữ:
64,5%.
Nguyên nhân quan trọng nhất gây
mù làm nên sự khác biệt giữa 2 giới vẫn
chính là bệnh đục thể thuỷ tinh (nam
chiếm tỷ trọng 37,7% và nữ là 62,3%), vì
bệnh đục thể thuỷ tinh chiếm đến 78,3%
nguyên nhân gây mù.
- Tỷ trọng mù theo nhóm tuổi:
Mù 1 mắt: trên 55 tuổi: 88,2%; từ
31- 55 tuổi: 5,9%, từ 7-15 tuổi: 5,9%; các
nhóm tuổi khác: 0%.
Mù 2 mắt: trên 55 tuổi: 94,4%; từ
31- 55 tuổi: 5,6%, các nhóm tuổi khác:
0%.
2.3. Tình hình bệnh mắt:
* Theo nguyên nhân và nhóm tuổi
Bảng 3: Tình hình bệnh mắt theo nguyên nhân và nhóm tuổi
Nhóm tuổi (tuổi) 0-6 7-15 16-30 31-55 >55
Tổng số
(% mắc bệnh)
Mắt hột hoạt tính (TF,TI) 9 19 12 11 9 60 (2,55%)
Quặm, lông xiêu (TT) 1 36 95 132 (5,62%
Đục thể thuỷ tinh
chưa hoàn toàn
1m 1 35 36 (1,53%)
2m 2 87 89 (3,78%)
Đục thể thuỷ tinh
hoàn toàn
1m 1 1 15 17 (0,72%)
2m 1 17 18 (0,76%)
Glôcôm
(NA >26 mmHg)
1m 1 4 5 (0,21%)
2m
Bệnh đáy mắt 1m 11 4 15 (0,63%)
2m 3 2 5 (0,21%)
Viêm màng bồ đào 1m 2 3 5 (0,21%)
2m 1 1 (0,04%)
80
Mờ đục
giác mạc
Viêm
GM
1m 2 3 2 5 6 18 (0,76%)
2m 1 1 2 2 6 (0,25%)
Sẹo
GM
1m 3 7 16 26 (1,10%)
2m 2 3 10 15 (0,63%)
Cộng 1m 2 3 5 12 22 44 (1,87%)
2m 1 3 5 12 21 (0,89%)
Chấn thương 1m 4 1 5 (0,21%)
Lác Lác trong 3 4 2 1 2 12 (0,51%)
Lác ngoài 2 2 1 1 1 7 (0,29%)
Lác chéo 1 1 2 (0,08%)
Cộng 6 6 3 3 3 21 (0,89%)
Bệnh bẩm sinh 17 13 2 3 5 40 (1,70%)
Mộng thịt Độ I 64 59 123 (5,23%)
Độ II 35 58 93 (3,95%)
Độ III 2 6 8 (0,34%)
Độ IV 2 2 (0,08%)
Cộng 101 125 226 (9,6%)
Tổng số lượt người
bị mắc các bệnh mắt
34 43 26 199 438 740 (31,4%)
* Một số bệnh mắt đáng quan tâm
Bệnh Tỷ lệ chung
Tỷ lệ (và tỷ trọng) theo giới Tỷ lệ
theo nhóm tuổi Nam Nữ
Đục thể
thuỷ tinh
hoàn toàn
ở 2 mắt
0,76% 0,55%
(tỷ trọng
37,7%)
0,91%
(tỷ trọng
62,3%)
Trên 55 tuổi:
3,67%
31-55 tuổi: 0,13%
Các nhóm khác:
0%
Bệnh
mắt hột
2,55%
(trong đó
TF: 1,87%
TI: 0,68%)
2,40%
(tỷ trọng
47,52%)
2,65%
(tỷ trọng
52,48%)
Trên 55 tuổi:
1,94%
31- 55 tuổi:
1,49%
16- 30 tuổi:
3,93%
7- 15 tuổi: 3,13%
< 6 tuổi: 3,81%
81
Biến
chứng của
bệnh mắt
hột
(Quặm,
lông xiêu -
TT)
5,62%
4,7%
(tỷ trọng
43,1%)
6,2%
(tỷ trọng
56,9%)
Trên 55 tuổi:
20,5%
31- 55 tuổi: 4,9%
16- 30 tuổi: 0,3%
các nhóm khác:
0%
Mộng thịt 9,6%
Trong đó:
Độ 1: 5,23%
Độ II: 3,95%
Độ III: 0,34%
Độ IV: 0,08%
7,66%
(tỷ trọng
41,36%)
10,86%
(tỷ trọng
58,64%)
Trên 55 tuổi:
26,9%
(tỷ trọng 66,3%)
31-55 tuổi: 13,7%
(tỷ trọng 33,7%)
các nhóm khác:
0%
Mờ đục
giác mạc
2,76%
Trong đó:
- Do quặm: 0,68%
- Không do quặm:
2,08%
2,19% 3,13% Trên 55 T: 7,5%
(tỷ trọng 54,4%)
31-55 T: 2,2%
(tỷ trọng 15,9%)
16-30 T: 2,6%
(tỷ trọng 18,8%)
7-15 T: 0,65%
(tỷ trọng: 4,7%)
0-6 T: 0,83%
(tỷ trọng: 6,0%)
BÀN LUẬN
1. Một số số liệu chung:
Trong 1060 hộ gia đình được điều
tra có 4.065 người, nhưng chỉ khám được
2350 người, đạt 57,8% nhân khẩu trong
gia đình (42,2% không có mặt ở nhà vào
thời điểm khám), mặc dù đoàn điều tra
đã tổ chức khám vét lần 2). Trung bình
mỗi hộ có 3,8 người nhưng chỉ khám
được 2,2 người. Thực tế cho thấy hiện
nay ở nông thôn một tỷ lệ khá cao số
người ở độ tuổi thanh niên và trung niên
thường đi làm ăn xa nên vắng nhà một
thời gian khá dài, vì vậy trong các cuộc
điều tra về sức khoẻ khó có thể đạt được
số khám trên 85% các thành viên trong
gia đình (85% là mức phấn đấu đạt được
trước khi điều tra), do vậy nó sẽ ảnh
82
hưởng đến cơ cấu tuổi của đối tượng
điều tra từ đó làm thay đổi ít nhiều cơ
cấu bệnh tật. Trong cuộc điều tra này số
người ở độ tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ
19,7%, cao gần gấp đôi tháp tuổi chung
của toàn quốc và cao hơn so với cuộc
điều tra lần 1 năm 1999 ở Phù Cừ
(16,9%), do vậy tỷ lệ mù loà và bệnh mắt
cũng có phần bị tăng cao hơn thực tế vì
những người già bao giờ cũng có tỷ lệ
bệnh mắt cao hơn các lứa tuổi trẻ hơn,
nhất là một số bệnh mắt liên quan đến
tuổi già như đục thể thuỷ tinh, quặm (gây
sẹo giác mạc), bệnh đáy mắt, mộng thịt...
2. Tình hình mù:
Tỷ lệ mù 2 mắt ở Phù Cừ là 0,98%,
con số này cao hơn so với số liệu chung
của toàn quốc (khoảng 0,63% theo điều
tra năm 2003) và cũng cao hơn so với
cuộc điều tra năm 1999 tại Phù cừ
(0,64%). Đây là một điều cần được cảnh
báo đối với huyện Phù Cừ nói riêng và
tỉnh Hưng Yên, tỷ lệ mù sau 5 năm
không những không hạ mà còn tăng lên.
Về nguyên nhân gây mù, đáng chú ý
nhất là bệnh đục thể thuỷ tinh hoàn toàn ở
2 mắt chiếm tỷ lệ 0,76% dân số huyện và
tỷ trọng 78,3% trong các nguyên nhân
gây mù, tỷ lệ này đã tăng cao hơn so với
cuộc điều tra lần trước (tỷ lệ 0,43% và tỷ
trọng 68,7%). Lý do là số người già bị
đục thể thuỷ tinh tồn đọng ngày càng tăng
cao, hàng năm số người được mổ đục thể
thuỷ tinh tại huyện ít hơn so với số người
mắc mới hàng năm (1-2 năm mới có một
đợt mổ thể thuỷ tinh tại huyện do Trạm
Mắt tỉnh về thực hiện, số người tự đi mổ
tại tuyến trên như bệnh viện tỉnh và Bệnh
viện Mắt TW không thống kê được). Sau
đục thể thuỷ tinh, nguyên nhân thứ 2 gây
mù là bệnh glôcôm, bệnh đáy mắt và bệnh
bẩm sinh (mỗi loại chỉ có 1 người, cùng
chiếm tỷ trọng 4,35% nguyên nhân gây
mù), mặc dù là nguyên nhân thứ 2 gây mù
nhưng tỷ trọng của các bệnh này thấp hơn
rất nhiều so với nguyên nhân thứ nhất.
Tóm lại các nguyên nhân hàng đầu gây
mù 2 mắt trong cuộc điều tra này gần
tương tự như cuộc điều tra lần trước tại
Phù Cừ và điều tra toàn quốc của Bệnh
viện Mắt TW năm 1995. Tuy nhiên thứ tự
của các nguyên nhân có thay đổi. Dưới
đây là các số liệu tham khảo của các cuộc
điều tra đó:
- Điều tra tại Phù Cừ năm 1999: mù
do đục thể thuỷ tinh (tỷ trọng 68,7%),
sẹo giác mạc và glôcôm (mỗi loại chiếm
tỷ trọng 12,5%), bệnh đáy mắt (6,3%).
- Điều tra của Bệnh viện Mắt TW năm
2003 (ở người trên 50 tuổi): mù do đục thể
thuỷ tinh (tỷ trọng 71,3%), bệnh đáy mắt
(11%), glôcôm (5,7%), sẹo giác mạc do
quặm (2,7%), sẹo giác mạc do nguyên
nhân khác (2,3%)
Về tình hình mù liên quan tới nhóm
tuổi: 90,6% người mù thuộc nhóm tuổi
cao nhất (trên 55 tuổi), các nhóm tuổi
dưới 55 chỉ chiếm 9,4%. Lứa tuổi dưới
15 không có ai bị mù hai mắt. Giống như
các cuộc điều tra trước đây, bao giờ
nhóm tuổi cao nhất cũng có tỷ lệ người
83
mù cao nhất vì có rất nhiều bệnh liên
quan tới tuổi già như bệnh đục thể thuỷ
tinh, glôcôm, quặm (gây sẹo giác mạc),
mộng thịt. Hơn nữa đó là quy luật tích
luỹ bệnh tật, càng sống lâu thì càng có
nguy cơ mắc nhiều bệnh tích luỹ theo
thời gian (mà chưa được xử lý).
Về tình hình mù liên quan tới giới
tính: nữ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn nam:
62,4% so với 37,6%, điều này cũng tương
tự như cuộc điều tra lần trước ở Phù Cừ (
71,7% so với 28,3%). Tỷ lệ nữ giới bị mù
cao hơn nam giới cũng dễ lý giải vì thường
phụ nữ mắc bệnh mắt nhiều hơn (như kết
quả điều tra về các bệnh mắt) và phụ nữ
cũng ngại đi khám chữa bệnh hơn nam
giới, nam giới hay được “ưu tiên” đi chữa
bệnh hơn vì họ thường là trụ cột gia đình
về kinh tế, thường có mối quan hệ rộng
hơn và “có quyền” hơn nữ giới, nhất là ở
nông thôn.
3. Tình hình bệnh mắt:
3.1. Bệnh mắt hột và biến chứng của
bệnh mắt hột:
* Bệnh mắt hột hoạt tính
(BMHHT): Tỷ lệ chung của BMHHT là
2,55%, trong đó TF là 1,87% và TI là
0,68%. Tỷ lệ này là thấp so với tình hình
bệnh mắt hột chung của các tỉnh miền
Bắc (theo điều tra toàn quốc năm 1995 thì
tỷ lệ này là 7,04%, theo số liệu của Cục Y
tế Dự phòng- Bộ Y tế thì tỷ lệ khám sàng
lọc MHHT ở 11 huyện triển khai chương
trình năm 2003 là 9,5%). Như vậy nhờ có
chương trình phòng chống bệnh mắt hột
triển khai tại Phù Cừ từ năm 1999 đến
2004 (do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài
trợ), tỷ lệ BMHHT đã giảm hẳn từ 6,8%
xuống còn 2,55%, nghĩa là đã ở mức thấp
hơn nhiều so với tiêu chuẩn thanh toán
bệnh mắt hột của Tổ chức Y tế Thế giới là
MHHT dưới 5% dân số (tuy nhiên còn
một tiêu chuẩn nữa rất khó đạt được là tỷ
lệ quặm và lông xiêu phải dưới 0,1% dân
số).
Giống các cuộc điều tra trước đây,
tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam: 52,5%
so với 47,5%. Tỷ lệ BMHHT cao nhất ở
những người nhóm tuổi 16-30 tuổi: 3,9%
rồi đến nhóm 0-6 tuổi: 3,8% và nhóm từ
7- 15 tuổi: 3,1%. Điều này hơi khác so
với các cuộc điều tra mắt hột trước đây ở
Việt Nam: nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất
là 7-15 tuổi, tuy nhiên nó lại tương tự
như số liệu của các y văn trên thế giới là
nhóm tuổi trước khi đi học mắc bệnh
MHHT cao nhất.
* Biến chứng của bệnh mắt hột
hoạt tính (Quặm và lông xiêu - TT):
Tỷ lệ quặm và lông xiêu (TT) là
5,6%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung
của điều tra toàn quốc (1,15%) và còn cao
hơn 50 lần so với chỉ tiêu thanh toán bệnh
mắt hột của TCYTTG (0,1%). Đây là một
thách thức rất lớn đối với cả nước nói
chung và huyện Phù Cừ nói riêng để đạt
được mức công nhận thanh toán bệnh mắt
hột ở Việt Nam năm 2010 (Bộ Y tế Việt
Nam đã đăng ký với TCYTTG là sẽ thanh
toán bệnh mắt hột vào năm 2010). Theo
kết quả điều tra thì TT chỉ có ở những
84
người thuộc 2 nhóm tuổi: nhóm trên 55
tuổi: 20,5%, nhóm tuổi 31-55: 4,9%.
Nghĩa là hiện nay quặm và lông xiêu chỉ
còn tồn tại chủ yếu ở người có tuổi. Tỷ lệ
nữ chiếm 56,9%, nam 43,1% (ít chênh
lệch hơn cuộc điều tra trước tại Phù Cừ:
64,3% và 35,7%).
3.2. Bệnh mộng thịt:
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ mộng
thịt cao đến bất ngờ, chiếm 9,6% dân số
điều tra, đặc biệt là những người ở độ tuổi
trên 55 có tỷ lệ 26,9%, độ tuổi 31- 55:
4,9% (một cuộc điều tra tương tự tại
huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương (Cũng do
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ) cũng
cho thấy tỷ lệ mộng rất cao chiếm tới
9,9% trong đó độ tuổi trên 55 là 27,5% và
độ tuổi 31-55 là 11,9%). Qua 2 cuộc điều
tra trên chúng tôi thấy cả những người
còn trẻ (31-55) nhưng đã bị mộng thịt với
tỷ lệ cao. Ngay khi khám điều tra chúng
tôi cũng đã nhận thấy tỷ lệ cao khác
thường ở 2 huyện này so với nhiều nơi
khác. Tỷ trọng của bệnh ở nữ cao hơn
nam (58,6% so với 41,4%). Trong 4 mức
độ của mộng thì độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất
(5,2%), sau đó đến mộng độ 2 (3,9%),
mộng độ 3 (0,3%) và cuối cùng là mộng
độ 4 (0,08%). Vấn đề cần nghiên cứu tiếp
là nguyên nhân nào gây ra tỷ lệ mộng thịt
cao như vậy ở huyện Phù Cừ và Chí Linh,
phải chăng yếu tố khí hậu, thời tiết và cả
tập quán của người dân.
3.3. Bệnh đục thể thuỷ tinh:
Vấn đề mù do đục TTT chúng tôi đã
đề cập một phần ở phần tình hình mù trên
đây.
Bệnh đục TTT hoàn toàn ở 2 mắt
(gây mù) chiếm tỷ lệ 0,76% dân số- là
nguyên nhân số 1 gây mù, tỷ lệ đó thấp
hơn một chút so với số liệu của cuộc điều
tra toàn quốc từ 10 năm trước (năm 1995:
0,84%), trong đó tỷ lệ mù do đục TTT ở
người trên 55 tuổi là 3,67% (theo báo cáo
điều tra nguyên nhân mù loà toàn quốc
năm 2003 thì tỷ lệ này là 2,79).
Bệnh đục TTT hoàn toàn ở 1 mắt
(gây mù 1 mắt) chiếm tỷ lệ 0,72%. Thực tế
thì những bệnh nhân này cũng có nhu cầu
được phẫu thuật. Như vậy tỷ lệ người có
nhu cầu mổ TTT là 1,48% (gồm cả người
mù 1 mắt và 2 mắt do đục TTT), với dân
số 85.000 thì số người bị đục TTT cần mổ
ở huyện Phù Cừ là khoảng 1.200 người, đó
là một con số rất lớn và một khó khăn lớn
cho ngành mắt Hưng Yên và lãnh đạo
huyện Phù Cừ cần quan tâm giải quyết.
KẾT LUẬN
Qua cuộc điều tra một số bệnh mắt
và mù loà tại huyện Phù Cừ, chúng tôi
thấy nổi lên một số vấn đề sau:
- Tỷ lệ mù ở huyện Phù Cừ ngày
càng tăng cao (từ năm 1999 đến 2004)
chiếm tỷ lệ 0,98% dân số của huyện.
Nguyên nhân quan trọng nhất gây mù là
bệnh đục thể thuỷ tinh (chiếm 78,26%
trong số người mù), tiếp theo là các
nguyên nhân glôcôm, bệnh đáy mắt.
85
- Tỷ lệ người dân mắc các bệnh mắt
khá cao, trong đó một số bệnh cần đặc
biệt quan tâm là bệnh đục thể thuỷ tinh,
mộng thịt, biến chứng của bệnh mắt hột
(quặm, lông xiêu).
- Nhờ có chương trình phòng chống
bệnh mắt hột được triển khai tại huyện từ
năm 1999, hiện nay tỷ lệ mắt hột hoạt
tính đã hạ thấp (2,55% dân số), đạt được
1 trong 2 tiêu chuẩn của TCYTTG về
thanh toán bệnh mắt hột (tiêu chuẩn về tỷ
lệ mắt hột hoạt tính), tuy nhiên tỷ lệ mắc
quặm, lông xiêu (TT) còn ở mức rất cao
(5,6%). Đây là một khó khăn rất lớn
(giống tình hình chung của cả nước) cần
có giải pháp can thiệp đặc biệt và sự nỗ
lực rất lớn của nhiều ngành mới đạt được
mức phấn đấu thanh toán bệnh mắt hột
năm 2010 như Việt Nam đã đăng ký với
TCYTTG.
- Trong hầu hết các bệnh mắt gây
mù, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nam
giới. Đặc biệt là bệnh đục thể thuỷ tinh,
đó là nguyên nhân chính gây mù (chiếm
gần 90%).
- Các nguyên nhân chính gây mù
như đục thể thuỷ tinh, quặm, mộng thịt
đều có thể ngăn chặn được bằng phẫu
thuật. Do vậy vấn đề tăng cường phẫu
thuật tại huyện là giải pháp hữu hiệu nhất
để hạ thấp tỷ lệ mù loà. Tất nhiên cần kết
hợp nhiều biện pháp như tăng cường
thông tin tuyên truyền cho nhân dân, đào
tạo cán bộ ngành Mắt, tìm nguồn kinh
phí cho người nghèo mới có thể giải
quyết được tình hình mù loà và các bệnh
mắt tại huyện Phù Cừ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bệnh viện Mắt TW (2003): Đánh giá tình hình mù loà, hiệu quả và những
trở ngại đối với can thiệp mổ đục thể thuỷ tinh ở cộng đồng hiện nay. Công
trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2. Viện Mắt (1996): Điều tra dịch tễ học mù loà và một số bệnh mắt. Công
trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
3. Kết quả điều tra bệnh mắt và mù lòa tại huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên năm
1999.
4. WHO (1984): Strategy for the prevention of blindness in National
program.
5. WHO (1984): Short course in epidemiology and strategy for management
of blindness prevention program.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thuc_trang_mu_loa_va_mot_so_benh_mat_tai_huyen_phu_cu.pdf