Đề tài Thực trạng kiểm toán kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong tài chính tại công ty kiểm toán TTL

Tài liệu Đề tài Thực trạng kiểm toán kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong tài chính tại công ty kiểm toán TTL: Lời mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi không ngừng trong từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song song với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã xuất hiện ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc...

docx75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng kiểm toán kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong tài chính tại công ty kiểm toán TTL, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi không ngừng trong từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song song với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã xuất hiện ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. TTL là một trong những tổ chức của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán kiểm toán và tư vấn tài chính. Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế là cơ sở để công ty phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngành nào mà khách hàng yêu cầu. Với đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp được đào tạo có quy mô, TTL đã cung cấp dịch vụ cho lực lượng khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Tuy mới phát triển và hình thành song, TTL đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong hoạt động kiểm toán đầy mới mẻ. TTL đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường. Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung đặc chưng của cuộc kiểm toán, Với mục tiêu tìm hiểu lý luận và thực tế về giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính, giai đoạn chiếm nhiều công sức và chi phí nhất trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính và quyết định nhất đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Theo đó đối chiếu so sánh giữa những qui định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với những qui định trong chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi, được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Tiến Sĩ Chu Thành, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL” Nội dung của chuyên đề bao gồm ba phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần II: Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long. Phần III: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thành quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung tại công ty TTL. Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đối tượng của kiểm toán tài chính. 1.1 Những đặc điểm chung của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan. Ta có thể thấy Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua. Thông tin của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành các phần: Phần I: Lãi - lỗ: Phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp cùng với chi phí phát sinh nhằm xác định kết quả hoạt động trong chu kỳ kế toán. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh các khoản thuế phải nộp, cung như các khoản phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được sắp sếp dưới dạng trật tự lôgíc khoa học nhưng khi dựa vào tính chất của các chỉ tiêu ta có thể chia chúng ra làm 4 nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp như: Tổng doanh thu, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Nhóm 2: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…, chi phí bất thường. Nhóm 3: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Lợi tức hoạt động kinh doanh, lợi tức hoạt động bất thường, tổng lợi tức trước thuế, thu nhập trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thu nhập sau thuế. Nhóm 4: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và đối với các tổ chức kinh tế, xã hội khác như các khoản thuế, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường phải công bố bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ cùng thuyết minh báo cáo tài chính. Thông thường đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân; do đó báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán. Đối với đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính này có nhiều người quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau, đồng thời có nhiều chủ thể đa dạng do đó kiểm toán tài chính cần có hệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán; đây là đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán, dùng để điều tiết hành vi của kiểm toán viên theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán chưa thể là thước đo đúng sai của báo cáo tài chính, vì vậy cơ sở pháp lí để tiến hành các cuộc kiểm toán tài chính lại là các chuẩn mực kế toán. Kiểm toán viên phải xác minh toàn bộ báo cáo tài chính đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán được chấp nhận để kết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháp lí của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Kết luận về việc xác minh báo cáo tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán, đồng thời với kết luận về độ tin cậy của thông tin, chủ thể kiểm toán còn đưa ra những phán quyết hoặc tư vấn thông qua thư quản lí. 1.2. Một số quy định của nhà nước đối với Báo cáo tài chính Theo quyết định của bộ trưởng bộ tài chính số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Quy định: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính trong đó Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh.... có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ kế toán được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, thì có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính. * Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp khác), có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định tại chế độ kế toán. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. * Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính quý đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính niên độ kế toán đó. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hằng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động, kinh doanh. * Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất là sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ sau ngày kết thục niên độ kế toán. * Nơi nhận báo cáo tài chính: Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định như sau: Các loại doanh nghiệp Nơi nhận báo cáo Tài chính (1) Thuế Thống kê (2) Bộ KH và ĐT 1. Doanh nghiệp Nhà nước x x x 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài x x x 3. Các loại doanh nghiệp khác x x (1) Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh, thành phố. (2) Cục thống kê tỉnh, thành phố. Trong trường hợp có các văn bản pháp lý quy định về lập và nộp báo cáo tài chính khác với quy định trong hệ thống này, doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định tại văn bản có tính pháp lý cao hơn. 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với vấn đề kiểm toán. 2.1.Mục tiêu kiểm toán Theo Chuẩn mực Kiểm toán Viêt Nam số 200: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của cuộc kiểm toán bình thường các báo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển của dòng tiền theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận. Mục tiêu kiểm toán chung của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhận xét trung thực của các báo cáo tài chính được kiểm toán. Các mục tiêu kiểm toán chung được chia làm hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác. mục tiêu về tính hợp lý chung giúp kiểm toán viên đánh giá các số dư tài khoản có hợp lý hay không xét theo tất cả các thông tin mà kiểm toán viên có về công việc kinh doanh của khách hàng. Nếu kiểm toán viên thấy mục tiêu về tính hợp lý chung chưa thoả mãn thì tất yếu phải xem xét đến các mục tiêu khác. Với các bước triển khai những mục tiêu kiểm toán: Báo cáo tài chính Các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính Xác nhận của ban quản trị về các bộ phận cấu thành Các mục tiêu kiểm toán chung đối với các bộ phận cấu thành Các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với các bộ phận cấu thành Mục tiêu kiểm toán đặc thù được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý và các bộ phận cấu thành trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó bao gồm các mục tiêu sau: Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên khoản mục có thể xem mục tiêu này hướng vào tính đúng đắn về nội dung kinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ các bộ phận hình thành khoản mục đó. Như vậy mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ xung vào sự cam kết sự tồn tại hay sảy ra của nhà quản lý. Mục tiêu trọn vẹn: hướng xác minh vào sự đày đủ về thành phần ( nội dung ) cấu thành số tiền ghi trên khoản mục. Mục tiêu này cũng là phần bổ xung cho xác nhận về tính chọn vẹn của nhà quản lý. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền sở hữu, quyền định đoạn lâu dài với tài sàn và có nghĩa vụ phải thanh toán với các khoản công nợ được trình bày trên Báo cáo tài chính. Do vây kiểm toán viên cần phải kiểm tra chủ quyền với các khoản nợ phải trả cũng như phải xem đó có thực sự là nghĩa vụ của công ty hay không. Mục tiêu định giá: Sự định giá đúng từng số dư tạo thành tổng số dư tài khoản, kể cả tính chính sác về mặt tính toán, sự nhận thức về các mức giảm của giá trị rong có thể thực hiện được. Kiểm toán viên phải xác xác định qua trình tính toán, tổng cộng luỹ kế các số liệu trên Báo cáo tài chính xem có chính xác hay không. Việc phân loại: Là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận. nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc việc sắp xếp các tài khoản trong Báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể có hiệu lực. Mục tiêu trình bày: Hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng tài khoản) vào các Báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn tất cả tài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Mỗi một mục tiêu kiểm toán chung có ít nhất một mục tiêu kiểm toán đặc thù. Vì các mục tiêu kiểm toán được xác định trên cơ sở các mục tiêu chung và trên cơ sở đặc điểm các khoản mục hoặc các phần hành cùng cách phản ánh và theo dõi chúng trong hệ thống kế kế toán và kiểm soát nội bộ. 2.2. Xác nhận của nhà quản lý Xác nhận là những kiến nghị được Ban quản trị diễn đạt hoặc hàm ý về các yếu tố cấu thành bản báo cáo tài chính. Những xác nhận của Ban quản trị trực tiếp liên quan với các nguyên tắc kế toán đã thừa nhận. Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Mặt khác theo chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 508 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập và thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 105/2000NĐ-CP. Trách nhiệm về xự tin cậy và hợp lý của các bảng khai tài chính được phân định rõ ràng giữa kiểm toán viên và Ban giám đốc khách hàng. Theo đó ta có thể phân loại xác nhận của nhà quản lý theo 2 tiêu thức: * Cam kết của ban giám đốc: Cam kết của ban giám đốc: là những cam kết về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình bày đúng đắn các Báo cáo tài chính .Ban giám đốc chịu trách nhiệm về việc lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm, tuân thủ theo các nguyên tắc: - Lựa chọn các sổ sách kế toán đã được áp dụng chính sách nhất quán. - Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng - Nêu rõ các chuẩn mực kế toán đã được áp dụng có được tuân thủ hay không, những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giải thích trong Báo cáo tài chính hay không. - Lập và trình bày các Báo cáo tài chính - Lập các Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ sách kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và bảo đảm rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp này thích hợp để ngăn chặn, pháp hiện các hành vi gian lận và sai sót. Không có sự kiện trọng yếu nào xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính đòi hỏi phải được điều chỉnh hay công bố trên Báo cáo tài chính. Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức: - Bản giải trình của Giám đốc; - Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng; - Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giám đốc ký duyệt. Phục lục1 VÍ DỤ VỀ BẢN GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC Công ty ABC (Địa chỉ, điện thoại, Fax, ...) Ngày ..... tháng ...... năm ...... Kính gửi: Ông/Bà ................................................................. Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ....................  Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của Ông (Bà) cho Báo cáo tài chính của công ty ABC, năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X. Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận tại công văn số ..... ngày .... tháng .... năm .... của....). Trong phạm vi trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xác nhận các giải trình sau đây : x Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính đã được lập, trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các qui định có liên quan. x Chúng tôi đã chuyển cho Ông (Bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, các tài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, (gồm Biên bản họp ngày ... tháng ... năm... và ngày... tháng ... năm...); * Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bên có liên quan; * Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọng của các hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Không có bất kỳ hành vi không tuân thủ nào liên quan đến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính; * Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo tài chính : a) Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan; b) Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán; c) Thoả thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượng trước đây; d) Các tài sản được đem đi thế chấp. * Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch hay dự tính nào có thể làm sai lệch đáng kể số liệu kế toán hoặc cách phân loại tài sản và khoản nợ đã được phản ánh trong báo cáo tài chính; * Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuất một loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế hoạch hay dự tính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng hoặc lạc hậu; và không có bất kỳ một khoản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn giá trị thực hiện thuần; * Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính; * Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công ty với bên thứ ba đã được công ty hạch toán hoặc giải trình trong phần thuyết minh X.; * Hiện tại Công ty không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hoặc phải giải trình trong phần thuyết minh; * Vụ tranh chấp với công ty XYZ đã được giải quyết với khoản tiền là XXX VNĐ, và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính. Không có khiếu nại trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào đang bị khởi tố hoặc hiện nay có thể dự đoán được; * Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tài chính tất cả các kế hoạch về việc mua lại các cổ phiếu của chính công ty, các nguồn vốn được dự trữ cho kế hoạch này, các khoản đảm bảo cũng như việc chuyển đổi và các yêu cầu có liên quan khác.  Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) (Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu) * Cam kết giải trình về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toán viên Tuỳ theo luật định và thực tiễn phát sinh cũng như nhu cầu giải quyết vế mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, loại cam kết này có thể bao gồm các vấn đề độc lập, khách quan của giám đốc, của ban kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài. + Đối với Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện cuộc kiểm toán theo nguyên tắc sau: - Đang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho đơn vị được kiểm toán hoặc đã thực hiện các công việc trên trong năm trước; - Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổ phần; - Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán; - Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy định của pháp luật. + Mối quan hệ giữa xác nhận của nhà quản lý với kiểm toán viên Trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Để hạn chế sự hiểu lầm giữa kiểm toán viên và Giám đốc đơn vị, các giải trình bằng lời phải được Giám đốc xác nhận lại bằng văn bản. Phụ lục số 01 đưa ra ví dụ về những vấn đề được thể hiện trong bản giải trình của Giám đốc hoặc trong văn bản của kiểm toán viên yêu cầu Giám đốc xác nhận. Các vấn đề yêu cầu Giám đốc giải trình bằng văn bản được giới hạn trong những vấn đề riêng lẻ, hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đối với những vấn đề xét thấy cần thiết, kiểm toán viên phải thông báo với Giám đốc biết rõ ý kiến của mình về tính trọng yếu của vấn đề cần phải giải trình. Trong quá trình kiểm toán, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán gửi các bản giải trình tới kiểm toán viên và công ty kiểm toán một cách tự nguyện hoặc do yêu cầu cụ thể của kiểm toán viên. Khi những giải trình này có liên quan đến những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải làm các công việc sau: - Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của Giám đốc; - Đánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình của Giám đốc với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được; - Xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình. Giải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được. (Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về khoản phải trả không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về khoản phải trả đó như hoá đơn của người bán ). Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng đó sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được Giám đốc giải trình. Trong một số trường hợp, giải trình của Giám đốc là bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được (Ví dụ: Kiểm toán viên không phải thu thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của Giám đốc thực hiện một khoản đầu tư dài hạn nào đó...). Kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của Giám đốc mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minh lại mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Giám đốc. 2.3. Quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chuẩn mực kiểm toán đã thừa nhận đòi hỏi quá trình lập kế hoạch đầy đủ: Công việc phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sát đúng đắn. Việc lập kế hoạch để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ có giá trị làm căn cứ cho kế luận kiểm toán đối với báo cáo tài chính. Hạ thấp chi phí của cuộc kiểm toán tạo cho công ty sức cạnh tranh và do đó dữ được khách hàng nếu công ty đã có danh tiếng vì thực hiện công việc có chất lượng. Cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo ba giai đoạn sau Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán thực hiện kế hoạch kiểm toán Hoàn thành kế hoạch & công bố BC kiểm toán 2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch, thu thập thông tin cơ bản về khách hàng, thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, đánh giá trọng yếu và rủi ro, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, khai triển một kế hoạch kiểm toán toàn bộ và chương trình kiểm toán. việc triển khai như trên sẽ giúp kiểm toán viên có một kế hoạch kiểm toán toàn bộ, một trương trình kiểm toán hiệu quả và hiệu lực. Lập kế hoạch chung: Đây là quá trình thu thập thông tin ban đầu của kiểm toán đối với khách hàng, nhằm tiếp cận tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đánh giá khả năng phục vụ khách hàng. Có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, việc đánh giá các lý do của khách hàng đối với cuộc kiểm toán, việc lưa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán, và việc ký kết một thư hợp đồng: * Đối với khách hàng cũ công ty kiểm toán cần đánh giá số khách hàng hiện có hàng năm để xác định liệu có những lý do nào để không tiếp tục thực hiện kiểm toán nữa hay không, Xem xét thu lao, xác định liệu khách hàng có tính thiếu tính liêm chính cơ bản hay không để từ đó xem xét tới khả năng không còn là khách hàng nữa * Đối với khách hàng mới: Trước khi chấp nhận một khách hàng mới, tất cả các công ty kiểm toán cân điều tra về công ty khách để xác định khả năng chấp nhận nó. Các công ty kiểm toán có thể đánh giá vị trí tương lai của công ty khách hàng trên thị trường, xem xét các mặt về tài chính (trạng thái ổn định), quan trọng nhất là xem xét được mối quan hệ của công ty khách hàng đối với công ty kiểm toán trước kia (lý do tìm công ty kiểm toán mới...) Khi công ty kiểm toán chấp nhận nhận hoặc tiếp tục kiểm toán cho khách hàng, Công ty kiểm toán cần phân bổ đội ngũ nhân viên cho thích hợp với hợp đồng và thoả mản các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận nhằm tạo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ và thành thạo như một kiểm toán viên. Sau khi đánh giá năng lực phục vụ khách hàng công ty kiểm toán cần phải đạt được một thư hợp đồng với khách hàng nhằm viết ra các điều kiện để giảm thiểu tối đa sự hiểu lầm. thu thập thông tin cơ sơ Việc thu thập các thông tin về công việc kinh doanh của khách hàng và kiến thức về các mặt hoạt động của công ty là cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ. Các thông tin này chủ yếu thu thập ở các văn phòng của công ty khách hàng nhưng cũng có thể thu thập từ bên thứ ba như: Từ tổng cục thống kê, ngân hàng… việc thu thập này là cơ sở đánh giá đầu tiên đối với khách hàng nên đối những khách hàng mới nó rất quan trọng. Sự thu thập thông tin có thể được trình bày như sau: * Thu thập kiến thức về môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng: - Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan; - Thị trường và cạnh tranh; - Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ); - Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh; - Rủi ro kinh doanh (Ví dụ: Công nghệ cao, thị hiếu của thị trường, cạnh tranh,...); - Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh; - Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh, giá cả,...); - Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh hàng năm; - Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan; - Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan; - Các nguồn cung cấp (Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động,...) và giá cả. Tình hình kinh doanh của đơn vị (Sản phẩm, thị trường, các nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ) - Đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh; - Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng; - Các vấn đề về nhân lực (Ví dụ: Số lượng, chất lượng lao động, sự phân bố nhân lực, nguồn cung cấp, mức lương, quy chế nhân viên, thoả ước lao động tập thể và công đoàn, việc thực hiện chế độ hưu trí và quy định của Chính phủ về lao động,...); - Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồng chính, các điều khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng, xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...); - Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợp đồng dài hạn, mức độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các hình thức cung ứng,...); - Hàng tồn kho (Ví dụ: Địa điểm, số lượng, chất lượng, quy cách,...); - Lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế...; - Các khoản chi phí quan trọng; - Nghiên cứu và phát triển; - Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro hối đoái; - Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán; - Các hệ thống thông tin quản lý (Tình trạng hiện tại, dự kiến thay đổi, ...); - Cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và giới hạn nợ. Khả năng tài chính (Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán) - Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh; - Xu hướng biến động của kết quả tài chính. * Ngoài ra kiểm toán viên có thể thu thập qua nhận diện các thành phần liên quan và tham khảo qua các đánh giá nhu cầu chuyên gia bên ngoài: - Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán; - Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán (Ví dụ: Chuyên gia kinh tế, cơ quan cấp trên, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh...); - Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán (Ví dụ: Số liệu thống kê của Chính phủ, báo chí chuyên ngành, thông tin của ngân hàng, thông tin của thị trường chứng khoán...); c. Thu thập thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc công ty, những thông tin này cung cấp cho kiểm toán viên nhận định được các quy trình mang tính pháp lý ảnh hưởng tới các mặt hoạt động kinh doanh của công ty. Sự hiểu biết sớm các chứng từ có tính pháp lý và sổ sách này giúp cho kiểm toán viên có khả năng thuyết minh bằng chứng liên quan trong suốt hợp đồng và đảm bảo có sự tiết lộ đúng đắn trên báo cáo tài chính: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty: việc nghiên cứu này giúp kiểm toán viên nắm được về quá trình hình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cung như cơ cấu, tổ chức… như: Hội đồng quản trị: + Số lượng uỷ viên và thành phần, Uy tín và kinh nghiệm của từng cá nhân + Tính độc lập đối với Giám đốc và kiểm soát hoạt động của Giám đốc; + Các cuộc họp định kỳ; + Sự tồn tại và phạm vi hoạt động của Ban kiểm soát; + Sự tồn tại và tác động của quy chế hoạt động của đơn vị; + Những thay đổi về các cố vấn chuyên môn (nếu có). - Giám đốc (người đứng đầu) và bộ máy điều hành: + Thay đổi nhân sự (Ví dụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng,...); + Kinh nghiệm và uy tín; + Thu nhập; + Các cán bộ tài chính chủ chốt và vị trí của họ trong đơn vị; + Kế toán trưởng và nhân viên kế toán; + Các chế độ khuyến khích vật chất, khen thưởng, kỷ luật; + Sử dụng các ước tính kế toán và dự toán; + Phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành; + Áp lực đối với Giám đốc (hoặc người đứng đầu); + Các hệ thống thông tin quản lý. - Loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...); - Lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh; - Thời hạn được phép hoạt động; - Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan (Ví dụ: Trong nước, ngoài nước, uy tín và kinh nghiệm, ...); - Cơ cấu vốn (những thay đổi gần đây hay dự kiến trong tương lai, ...); - Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh; - Phạm vi hoạt động; - Cơ sở sản xuất, kinh doanh chính và các chi nhánh, đại lý; - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý; - Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược; - Thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh doanh (đã lên kế hoạch hay đã thực hiện gần đây); - Các nguồn và biện pháp tài chính; - Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có); Các báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước: cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết qủa hoạt động kinh của đơn vị, gúp cho kiểm toán viên có một cái nhìn tông thể về các vấn đề, nó là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán. Nó có thể chịu tác động của các nhân t ố li ên quan: Môi trường lập báo cáo (Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị trong việc lập các báo cáo tài chính) Yếu tố luật pháp - Môi trường và các quy định pháp luật; - Các chính sách tài chính và chính sách thuế ; - Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán; - Những người sử dụng báo cáo tài chính Biên bản các cuộc họp: Đây là tài liêu chính thức về các cuộc họp của hội đồng quản trị và các cổ đông. Chúng tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp. Nếu kiểm toán viên bỏ qua không xem xét tới các biên bản này, kiểm toán viên có thể bỏ qua thông tin cần thiểt để xác định xem tài liệu báo cáo có trung thực hay không. Các biên bản này thường chứa đựng nhưng thông tin quan trọng như: Quá trình tuyên bố về cổ tức Quá trình cho phép phê chuẩn mức đền bù cho các uỷ viên Quá trình chấp nhận các hợp đồng hay các thoả hiệp Quá trình cho phép mua bất động sản Quá trình phê chuẩn sát nhập Quá trình cho phép các khoản cho vay dài han Quá trình phê chuẩn đối với các chứng khoán Quá trình cho phép các cá nhân được ký chi phiếu Báo cáo về sự tiếp diễn của cac quá trình hoạt động Các hợp đồng cam kết: Trong quá trình xem xét các hợp đồng, sự quan tâm hàng đầu phải được tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào của hợp đồng pháp lý có ảnh hưởng tới sự tiết lộ về mặt tài chính. Ảnh hưởng tiềm ẩn của một hợp đồng đến báo cáo tài chính tự nhiên sẽ phụ thuộc vào măt bản chất của nó. Các hợp đồng và cam kết quan trọng như: hợp đồng bán, mua hàng hoá….. d. Đánh giá tính trọng yếu và rủi do Trọng yếu là khái niệm tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra sai lầm. Mục tiêu của kiểm toán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính được trình bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu . Kiểm toán viên phải ước lượng sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Sự phán xét này không cần phải định lượng nhưng thường phải làm. Đó là sự phán xét có tính nghiệp vụ có thể thay đổi quá trình kiểm toán khi các tình huống thay đổi. Ước lượng về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức độ đó các Báo cáo tài chính có thể sai lệch nhưng vẩn chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Ước lượng này là một trong những quyết định quan trọng nhất mà kiểm toán phải đòi. Sau khi ước tính trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính kiểm toán viên phải phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phán xét: Trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệt đối Nhu cầu đối với cơ sở đánh giá tính trọng yếu Các yếu tố chất lượng cũng ảnh hưởng tới trọng yếu Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán cộng những sai sót trọng yếu. Mô hình tính rủi do kiểm toán do Alvin-arenns xây dựng: DAR = IR x CR x DR Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Đánh giá rủi ro kiểm toán (DAR): Là việc kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán. Trong quá trình tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải xét đoán, đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán có thể chấp nhân được với tổng thể báo cáo tài chính và đối với từng khoản mục và phần hành cụ thể. Như vậy rủi ro và trọng yếu có mối liên hệ ngược chiều nhau, nếu mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lai. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này kiểm toán viên có thể: Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến. Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của kiểm toán viên ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán. Sự khác nhau này là do sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được, như: trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính, kiểm toán viên đã đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ có thay đổi. Hơn nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên: - Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính; - Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu; - Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp. Khi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều đó giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cần thiết. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thay đổi tuỳ theo các điều kiện cụ thể sau: - Quy mô, tính chất phức tạp của đơn vị và của hệ thống tin học của đơn vị (Ví dụ: áp dụng chương trình vi tính từng phần hoặc toàn bộ; sử dụng từng máy đơn lẻ hoặc nối mạng, ...); - Mức độ trọng yếu theo xác định của kiểm toán viên và công ty kiểm toán; - Các loại kiểm soát nội bộ (Ví dụ: Kiểm soát hàng mua, hàng bán; kiểm soát tiền mặt, ...); - Nội dung các qui định của đơn vị đối với những thủ tục kiểm soát cụ thể (Ví dụ: Quy trình mua hàng, quy trình bán hàng, quy trình nhập kho, quy trình xuất kho, ...); - Mức độ nhiều hay ít của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lưu giữ các tài liệu kiểm soát nội bộ của khách hàng; - Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng là cao hay thấp. Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải dựa vào: - Kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và về đơn vị; - Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, với các phòng, ban và đối chiếu với các tài liệu liên quan; - Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp; - Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, như: tổ chức hệ thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị. Sau đó dựa vào nhưngc thông tin mình thu thập được, kiểm toán viên mô tả hệ thống để giúp nhận ra các khía cạch cơ bả của kiểm soat nội bộ như: về quá trình luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán khi chúng được lập, về tính thực thi của các thủ tục kiểm soát của khách hàng… chính điều đó kế toán viên có thể đánh giá được rủi do kiểm soát nhằm đưa ra kế hoạch kiểm toán một hợp lý nhất về thời gian, pham vi kiểm toán. Lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến công việc mà kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán bao gồm: Thiết kế trắc nghiệm công việc Thiết kế trắc nghiệm phân tích Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư 2.3.2. Chương trình kiểm toán Đây là giai đoạn kiểm toán viên trực tiếp áp dụng các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện cuộc kiểm toán về Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm toán viên thường tiến hành các khoản mục công việc sau: 2.3.2.1. Kiểm toán doanh thu Doanh thu của các doanh nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nước bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản suất kinh doanh cơ bản và các khoản doanh thu từ hoạt động khác( doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thường khác). Việc kiểm toán doanh thu cần phải đạt được yêu cầu: thu thập bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu đã hoạch toán đầy đủ trong sổ sách, được phân loại chính xác, đã được tính toán đúng đắn và có thực, chứng minh và đảm bảo rằng việc hạch toán doanh thu là trung thực hợp lý và đúng quy định của nhà nước việc . Để đạt được yêu cầu ấy kiểm toán viên cần tiến hành các thủ tục kiểm toán sau: * Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Việc xem xét này để chứng minh là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động doanh thu hoạt động có hiệu quả không, khi đó kiểm toán viên phải xem xét cụ thể các thủ tục kiểm soát nội bộ đang áp dụng, tính nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục và người thực hiện kiểm soát trong suốt niên độ. Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngay cả khi thực hiện chưa đầy đủ các qui định do có sự thay đổi nhân sự chủ chốt; do hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người. Trường hợp có những biến động như nêu trên, kiểm toán viên phải xem xét riêng từng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong thời gian có sự thay đổi đó. Trong việc xem xét đó kiểm toán viên cần chủ ý tới việc soát xét các quy định, việc hướng dẩn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định các thủ tục đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ từ khâu nghiên cứu khách hàng, khả năng cung cấp dịch của đơn vị nội dung hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ, phương thức giao hàng, hạch toán ban hàng quy định theo công nợ thanh toán tiền hàng, tiền công dịch vụ và thủ tục kiểm soát đối với nhập từ hoạt động tài chính. * Thực hiện các thủ tục khảo sát và Kiểm tra chi tiết về doanh thu bán hàng Khi tiến hành kiểm toán kiểm toán viên tiến hành phân tích doanh thu từng quý để xác định sự biến động của các năm thoe tỷ lệ tăng phần trăm từng năm. Khi có biến động lớn kiểm toán viên cần tim hiểu do nguyên nhân của sự biến động đó. bằng các phỏng vấn, chọn mẫu để xem các nghiệp vụ nghi nhân doanh thu đã được phản ánh trung thực hay chưa. Các bước tiến hành kiểm toán doanh thu được tiến hành như sau: Bước 1: Ghi chú doanh thu: kiểm toán viên phải xác định các khoản ghi nhận doanh thu có thực sự xảy ra hay không, có đúng với quy định pháp lý hay không. Việc ghi nhận doanh thu phải thoả mãn các điều kiện sau: Phải phát hành hoá đơn: Phòng kế toán phát hành hoá đơn bán hàng Phát hành hoá đơn ghi tăng doanh thu thu nhập và tăng phải thu Cơ sở ghi nhận doanh thu: phát hành hoá đơn được khách hàng chấp nhận thanh toán bất kể đã thu tiền hay chưa. Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn, mã số hoá đơn, chiết khấu, giảm giá hàng bán được thực hiện theo đúng quy chế hay không. Ngày trên hoá đơn có đảm bảo nghi đúng kế toán hay không, kiểm tra tính chính xác và sự phê chuẩn đầy đủ nhằm khẳng định, nghiệp vụ doanh thu phát sinh là đúng kỳ, đã được phê chuẩn đúng đắn. Tiến hành định ra phương pháp hạch toán kế toán: Khi phát hành hoá đơn hạch toán: tăng doanh thu, tăng khoản phải thu hoặc tăng tiền Khi thu được tiền: Hạch toán tăng tiền mặt giảm khoản phải thu. Bước 2: Xem xét các vấn đề cần ghi thư quản lý: Kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra việc lập, luân chuyển sử dụng hoá đơn bán hàng được lập, kiểm tra việc ghi sổ kế toán để xem xét những tồn tại còn phát sinh sau khi đã hạch toán đầy đủ doanh thu và thu nhập khác, Kiểm toán viên ghi nhận những tồn tại ấy vào thư quản lý. Bước 3: Tổng hợp tài khoản 511,515, tổng hợp tài khoản đối ứng 511,515: nhằm tìm ra chênh lệch của chúng đối với báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh sự đối ứng tài khoản Bước 4: Ước tính doanh thu: Là việc ước tính số liệu theo dõi giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán có phù hợp hay không. Lúc này công việc kiểm toán viên cần làm là: Nếu đơn vị chưa có số liệu của đối tượng cần ước tính, thì kiểm toán viên yêu cầu đơn vị (Phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán) làm chi tiết theo hàng tháng và tổng hợp thành số liệu cả năm. Khi phân tích doanh thu cần phải kiểm tra đến cả hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng đối với đơn vị mua. Đối với các đơn vị ít chủng loại sản phẩm phân tích doanh thu phải dựa trên cơ sở khối lượng của từng loại, giá bán của từng loại theo từng thời kỳ để tính ra tổng doanh thu của cả năm. Đối với các đơn vị bán nhiều sản phẩm thì tổng hợp doanh thu theo hàng tháng, kiểm tra chi tiết doanh thu trên hoá đơn theo giá bán quy định của từng thời kỳ theo phương pháp chọn mẫu ( Kiểm tra chi tiết doanh thu) Khi ước tính nếu có chênh lêch lớn thì kiểm toán viên cần phải xây dựng lại các ước tính, nếu vẩn còn chênh lệch lớn thì kiểm toán viên cần phải nhận đình khả năng chênh lệch ở đâu, khoanh vùng để tập trung kiểm tra nhằm phát hiện ra những sai sót. Bước 5: Tổng hợp doanh thu: được tổng hợp theo từng tháng, số liệu được lấy từ sổ tổng hợp các loại doanh thu hàng tháng. - Nếu những đơn vị bán nhiều loại sản phẩm không thể tổng hợp chi tiết theo loại sản phẩm được thì chỉ tổng hợp theo hàng tháng từ sổ theo dõi chi tiết doanh thu của đơn vị - Kiểm toán viên kiểm tra sổ thieo dõi chi tiết doanh thu của đơn cị dau đó nhờ kế toán lập bảng tổng hợp này. - So sánh từng loại doanh thu hàng tháng để đánh giá tính ổn định của doanh thu, Nếu doanh thu các tháng không ổn định phải tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra hướng kiểm tra chi tiết tập chung vào các sản phẩm và các tháng cho phù hợp. - Đánh tham chiếu số tổng hợp cộng doanh thu với tổng hợp tài khoản đối ứng - Nếu số tổng hợp doanh thu lấy từ sổ theo dõi chi tiết doanh thu chênh lệch với số tổng hợp trên tài khoản đối ứng thì phải tìm hiểu nguyên nhân, giải thích được sự chênh lệch và ghi thư quản lý về theo dõi chi tiết doanh thu Bước 6: Kiểm tra chọn mẫu: là việc chọn một số hoá đơn từ quyển hoá đơn bán hàng tại thời điểm cuối năm Báo cáo tài chính và đầu năm tài chinh sau của Công ty, kiểm tra các nội dung sau: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, tính chính xác của hoá đơn bán hàng có đầy đủ chữ ký theo quy định. Kiểm tra hồ sơ bán hàng đi kèm Kiểm tra việc tổ chức hạch toán trên sổ chi tiết để đảm bảo hạch toán đúng kỳ Một số chủ ý đối với việc kiểm tra chọn mẫu Nếu đơn vị dùng nhiều quyển hoá đơn bán hàng để viết trong giai đoạn từ năm 25 tháng 12 năm N đến 01 tháng 01 năm N+1 thì kiểm tra chọn mẫu một quyển hoá đơn để kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ Nên kiểm tra tính liên tục của các hoá đơn trước và sau ngày 31 tháng 12 hàng năm. Nếu kiểm tra thấy hoá đơn viết vừa hạch toán doanh thu vừa hạch toán bất thường hoặc thu nhập tài chính thì khi kiểm tra chi tiết viết chung trên một WP cũng được để số hoá đơn liên tục Nếu phát hiện sai sót kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh và kết luận Nếu phát hiện các vấn đề quản lý cần phải ghi thư quản lý Bước 7: Kiểm tra chi tiết đối với doanh thu tài chính và thu nhập bất thường Với doanh thu tài chính cần chủ ý: Đối với các đơn vị góp vốn liên doanh, KTV phải chủ ý tới kiểm tra chi tiết các khoản chia lợi nhuận từ Liên doanh bằng cách kiểm tra biên bản họp hội đồng quản tri. Đối với lãi tiền gửi ngân hàng nếu nhỏ, không cần kiểm tra chi tiết Cần kiểm tra chi tiết doanh thu tài chính từ các khoản phải thu khác Với nghiệp vụ thu nhập bất thường: do đặc điểm của nghiệp vụ này là không thường xuyên nên kiểm toán viên phân chia nghiệp vụ và tiến hành kiểm tra chi tiết 100%. Đối với các khoản bất thường kiểm toán viên xem xét sự phê chuẩn của các cấp quản lý có thẩm quyền. 2.3.2.2. Kiểm toán chi phí Chi phí doanh nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nước bao gồm chi phí các hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí các hoạt động khác. Kiểm toán chí phí nguyên vật liệu Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu: là một trong những nội dung quan trọng nhất trong và phức tạp nhất trong mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Khi thực hiện kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiếp cần căn cứ vào: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Sổ tổng hợp và sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các chứng từ và các tài liệu có liên quan đến việc xuất nhập sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh Các bước tiến hành kiểm toán chi phí Nguyên vật liệu trước tiên kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chu trình nguyên vật liệu: Bước 1: Tiến hành ghi chú và xem xét các vấn đề cần ghi vào Thu quản lý Tiến hành ghi chú là việc tìm hiểu chung về các nguyên vật liệu tồn tại trong kho của công ty khách hàng về tên giọi chủng loại, số lượng… về phương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phương pháp tổ chức hạch toán kế toán… Các vấn đề ghi thư quản lý bao gồm: các tồn tại trong việc luân chuyển chứng từ, trong việc ghi sổ kế toán… đối với nguyên vật liệu Bước2: Kiểm kê Nguyên vật liệu: Trách nhiệm của kiểm toán viên là quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho. Khi thực hiện hiện thủ tục này kiểm toán viên cần thu thập các thông tin để đánh giá tính tin cậy của các thủ tục kiểm kê hàng tồn kho mà ban quản lý áp dụng, nhằm tạo sự tin cậy của mình vào kết quả kiểm kê của ban quản lý cung cấp. Trong khi quan sát việc kiểm kê, Kiểm toán viên cần thu thập bản copy hoặc ghi chép lại chi tiết của các chứng từ sau đây, đồng thời xét xem liệu các mặt hàng đó được ghi lại hay không Các chứng từ nhập kho gần nhất ( do mua hàng hoặc hàng bán trả lại) được lập trước khi kiểm kê Các chứng từ xuất kho gần nhất ( do bán hàng hoặc tả lại hàng nhập) được lập trước ngày kiểm kê Nếu có thể, thu thập các chứng từ nhâp/ xuất hàng tồn kho ngay sau khi kiểm kê Bước 3: Tổng hợp tài khoản 152,621, các tài khoản đối ứng 152, 621. nhằm tìm ra chênh lệch của chúng đối với báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh sự đối ứng tài khoản, chủ ý kiểm tra các bút toán bất thường và kiểm tra chi tiết với đối ứng các tài khoản có pháp sinh lớn giữa các tháng. Bước 4: Tổng hợp nhập xuất hàng tồn kho: Lập bảng tổng hợp xuất nhập tồn hàng tháng nhằm kiểm tra giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng. Khi lập bảng xuất nhập tồn kiểm toán viên cần tiến hành: Nếu đơn vị tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, kiểm toán viên thu thập báo cáo nhập xuất tồn tháng 12 và so sánh với giá tồn kho của đơn vị để tìm CL Nếu đơn vị tính theo phương pháp khác thì phải kiểm tra chi tiết giá xuất kho theo phương pháp ấy Thu thập báo cáo nhập xuất tồn hàng quý hoặc cả năm để so sánh số dư đầu kỳ, nhập, xuất trong kỳ, số dư cuối kỳ trên báo cáo nhập xuất với số dư đầu kỳ, pháp sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của tổng hợp tài khoản đối ứng. ( thực tế nhiều đơn vị hai số liệu giữa hạch toán tổng hợp và báo cáo nhập xuất là khác nhau) Qua thu thập báo cáo nhập xuất tồn vật tư năm , kiểm toán viên biết được các loại vật tư tồn kho ứ đọng theo kỳ báo cá. Phải đánh tham chiếu tổng nhập, tổng xuất theo từng thời kỳ kế toán với tổng hợp tìa khoản đối ứng Bước 5: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho: việc kiểm tra chi tiết là việc tiến hành chọn mẫu một số phiếu nhập kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán chi tiết, kiểm tra đến phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan theo các nội dung sau: Kiểm tra tính chính xác của phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phải có đầu đủ các chỉ tiêu và có đầy đủ các chữ ký theo quy định Kiểm tra hồ sơ mua Nguyên vật liệu kèm theo: hợp đồng mua nguyên vật liệu , hoá đơn bán hàng,… Kiểm tra thuế GTGT đầu vào phù hợp với hoá đơn bán hàng Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết nhập nguyên vật liệu, phải trả và thuế GTGT đầu vào với phiếu nhập kho và hoá đơn bán hàng và đảm bảo hạch toán đúng. Khi tiến hành kiểm tra kiểm toán viên phải tìm hiểu được quy chế quản lý nguyên vật liệu, nhập vật tư của đơn vị Khi kiểm tra chi tiết nhập vật tư nên chọn các mẫu ở điều tất cả các tháng, chọn tất cả các loại vật tư mua của nhiều người bán khác nhau và nhập vật tư từ các tài khoản khác nhau. Nếu phân tích tổng hợp đã khoanh vùng được rủi ro, khi kiểm tra chi tiết nên tập chung vào tháng đó, loại vật tư đó, giá mua đó. Tính đúng số mẫu kiểm tra chi tiết. Nếu phát hiện được nhiều sai sót thì kiểm toán viên phải mở rộng điều tra theo quy định Khi phát hiện sai sót phải đưa ra bút toán điều chỉnh ở phần ghi chu Kiểm tra thuế GTGT đầu vào đảm bảo sự hợp lệ Ngoài việc khảo sát và thực hiện các thủ tục trên đối với hàng tồn kho kiểm toán viên cần chủ ý tới những việc sau: - Việc tổ chức quản lý và theo dõi quá trình sản xuất ở các phân xưởng tổ đội sản xuất của lãnh đạo, nhân viên thống kê, kế toán phân xưởng và tổ đội sản xuất. - Kiểm tra việc ghi nhật ký và việc lập báo cáo định kỳ của bộ phận sản xuất quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng, tính độc lập của cán bộ làm việc này. - Quan sát việc quản lý, bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang các phân xưởng, tổ đội sản xuất, quy trình và thủ tục kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang - Xem xét quy trình luân chuyển , kiểm tra và sử dụng chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của bộ phận kế toán. b. Kiểm toán chi phí tiền lương * Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Xem xét các văn bản các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về lao động, tiền lương và liên quan đến tiền lương, lao động Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về lao động và tiền lương. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động tiền lương * Thực hiện thủ tục kiểm tra chi phí tiền lương. Bước 1 Tổng hợp tài khoản 334, tài khoản đối ứng 334: Bước 2 Ước tính tiền lương: Phải đánh tham chiếu số liệu về doanh thu, giá trị sản xuất, đơn giá tiền lương, số tiền lương hạch toán vào chi phí của đơn vị sang các WP có liên quan Đối với các ngành sản xuất, kinh doanh khác nhau thì quyết định giao đơn giá của cấp có thẩm quyền cũng khác nhau như: Giao đơn giá tiền lương cho doanh thu bán sản phẩm sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho doanh thu bán hàng hoá . Phải thu thập bản photo quyết định giao đơn giá của cấp có thẩm quyền kèm theo Nhiều đơn vị Có bản quyết toán lương quỹ lương, kiểm toán viên xin mượn để so sánh với số ước tính trên Đối với các công ty có nhiều đơn vị: khi kiểm toán ở đơn vị thì ước tính quỹ lương ở đơn vị đó, khi kiểm toán ở công ty phải ước tính quỹ lương của toàn công ty Khi có chênh lệch thì kiểm toán viên phải điều chỉnh và đưa ra kết luận Bước 3: Kiểm tra hợp đồng lao động và thanh toán tiền lương đối với công nhân viên Kiểm tra hợp đồng lao động được ký giữa giám đốc đơn vị và người lao động Kiểm tra các quyết định nâng lương tại thời điểm gần nhất làm cơ sở tính lương cho người lao động Kiểm tra bản thanh toán lương tháng…/200N lương của người lao động được tính phug hợp theo quyết định Đã kiểm tra chữ ký của người nhận lương trên bảng lương Đã kiểm tra sổ lương của người lao động Bước 4: Kiểm tra phân bổ tiền lương vào các đối tượng chi phí Kiểm toán viên xây dựng bảng phân bổ theo bảng chi tiết của các phân xưởng, phong ban đơn vị để phân bổ tiền lương cho phù hợp Kiểm toán viên phải cùng kế toán xây dựng ước tính phân bổ trên Nếu có sai sót cần có bút toán điều chỉnh và kết luận Bước 5 Ước tính BHXH, BHYT, KPCĐ Phải thu thập biên bản thanh toán BHXH hàng quý với có quan BHXH và tham chiếu tới số liệu có liên quan Kiểm tra chi phí hoạt động Chi phí hoạt động là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay những chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiêp.( TK 627, 635, 641, 642, ) Đây là khoản chi phi quan trong và phức tạp vì tính đa dạng của các hoạt động. Đồng thời đây cũng là chi phí dễ xảy ra sai sót. Quy trình kiểm toán của các nghiệp vụ pháp sinh chi phí trên là như nhau được tiến hành qua các bước: Bước 1 : Các vấn đề về chi phí cần ghi thư quản lý: (Các tồn tại trong việc quản lý, chính sách… đối với chi phí pháp sinh) Bước 2 : Tổng hợp tài khoản chi phí và tài khoản đối ứng (Phân tích tài khoản phát sinh chi phí, sự đối ứng các tài khoản, và các nghiệp vụ phát sinh bất thường) Bước 3: Kiểm tra chi tiết tài khoản phát sinh chi phí (Chọn mẫu kiểm tra phát sinh trong kỳ kế toán) Bước 4: Kiểm tra chọn mẫu tài khoản phát sinh chi phí (Chọn mẫu kiểm tra trong khoảng cuối năm tài chính và đầu năm tài chính mới) Bước 5: Ghi chú Báo cáo tài chính các chi phí Với các nghiệp vụ chi phí bất thương: do đặc điểm của nghiệp vụ này là không thường xuyên nên kiểm toán viên phân chia nghiệp vụ và tiến hành kiểm tra chi tiết 100%. Đối với các khoản bất thường kiểm toán viên xem xét sự phê chuẩn của các cấp quản lý có thẩm quyền. 2.3.2.3. Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước là trách nhiệm bắt buộc là yêu cầu pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật. Việc thực hiện kiểm toán được tiến hành qua các công việc sau: Xét soát hệ thông kiểm soát đối với tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân sách nhà nước. Xem xét các thủ tục của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động trên, tính độc lập của việc kiểm soát và tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát đó Bước 1: Các vấn đề cần ghi thư quản lý: Ghi nhận những tồn tại đối với vấn đề kê khai thuế, hạch toán thuế….. Bước 2: Tổng hợp tài khoản 333 ( các tài khoản 33311, 33312,…), 133, Tổng hợp tài khoản đối ứng trên: nhằm so sánh các tài khoản trên qua các năm tài chính, qua các tài khoản đối ứng… nhằm tìm ra những chênh lệch, tìm ra nguyên nhân chênh lệch, để khoanh vùng tập chung kiểm toán. Bước 3: Ước tính thuế VAT đầu ra: Số liệu ước tính được lấy từ tổng hợp doanh thu chi tiết theo từng, loại thuế xuất của khách hàng. Nếu khách hàng không theo dõi được chi tiết như trên, kiểm toán viên yêu cầu kế toán đơn vị làm “tờ khai thuế hiện nay đã kê khai tách” Đối với các loai doanh nghiệp có nhiều loại thuế suất khác nhau: Kiểm toán viên phải kiểm tra chon mẫu số liệu trên tổng doanh thu chi tiết cho từng loại thuế suất để khẳng định số liệu dùng để ước tính thuế GTGT đầu ra có căn cứ. Đối với doanh nghiệp có một loại thuế suất thì phải kiểm toán các loại hàng bán khác nhau để xác định thuế suất (kiểm tra chi tiết phần này khi kiểm tra doanh thu, ước tính thuế GTGT đầu ra là có căn cứ). Sau khi phân tích thuế GTGT có chênh lệch, Kiểm toán viên phải tìm hiểu thêm, trao đổi với khách hàng, giải thích được nguyên nhân chêch lệch để thay đổi lại số liệu phân tích. Nếu không phân tích được chênh lệch thì phải tìm ra sai sót. cụ thể ở điểm nào để đều chỉnh. Phương pháp phân tích trên chỉ cho biết có sai sót, muốn viết sai sót ở đâu phải khoanh vùng dần. Bước 4: Ước tính thuế VAT đầu vào: Số liệu lấy từ các WP ước tính thuế GTGT đầu vào của các tài khoản, việc ươc tính thuế GTGT đầu vào của các tài khoản Kiểm toán viên phải tra đổi phỏng vấn kế toán theo dõi tài khoản của đơn vị. Muốn biết được các loại vật tư có thuế suất khác nhau phải kiểm tra chi tiết từng loại vật tư, tham chiếu kiểm tra chi tiết vật tư. Muốn lấy doanh thu của từng mặt hàng, lấy số liệu nhập mua trên báo cáo nhập xuất tồn từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Hàng hoá vật tư đã mua về nhưng hoá đơn chua về thì phải nhập kho theo giá trị hợp đồng, chưa hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào, khi háo đơn về thì phải hạch toán thuế GTGT đầu vào theo hoá đơn, Trường hợp này sẩy ra thì phải loại doanh số mua trên khi ước tính thuế GTGT đầu vào Số liệu lấy từ các WP ước tính thuế GTGT đầu vào của các tài khoản (đánh tham chiếu sang từ các WP có liên quan).Việc ước tính thuế GTGT đầu vào của tài khoản Kiểm toán viên phải trao đổi phỏng vấn kế toán theo dõi từng tài khoản của đơn vị kết hợp với kiểm tra chọn mẫu để xác định loại thuế xuất 5%, 10%. Sau khi phân tích thuế GTGT có chênh lệch, Kiểm toán viên phải tìm hiểu thêm, trao đổi với khách hàng, giải thích được nguyên nhân chêch lệch để thay đổi lại số liệu phân tích. Nếu không phân tích được chênh lệch thì phải tìm ra sai sót. cụ thể ở điểm nào để đều chỉnh. Phương pháp phân tích trên chỉ cho biết có sai sót, muốn viết sai sót ở đâu phải khoanh vùng dần. Bước 5: Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra, đầu vào - Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào ở phần kiểm tra chi tiêt mua hàng hoá, vật tư, chi phí,…, Nếu kiểm tra trên chưa đủ mẫu theo quy định, thì sẽ kiểm tra chi tiết thêm cho đủ số mẫu theo quy định ở phần này. - Kiểm tra chi tiết thuế giá trị gia tăng đầu vào ở phần kiểm tra chi tiết doanh thu. Nếu kiểm tra trên chưa đủ mẫu theo quy định, thì sẽ kiểm tra chi tiết thêm cho đủ số mẫu theo quy định ở phần này. Bước 6: Kiểm tra tờ khai thuế VAT Phải đánh số liệu thuế GTGT đầu ra, đầu vào, thuế GTGT đã nộp từ bảng kiểm tra này với tổng hợp tài khoản liên quan. Nếu có chênh lệch giữa hạch toán và kê khai thì kết luận phải ghi thư quản lý. Bước 7: Xem xét thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, miễn giảm và tình hình thực hiện với nhà nước. Lập bảng xem xét các khoản trên, xem xét các khoản phải nôp và số còn nộp tại thời điểm cuối kỳ 2.3.3. Kết thúc kiểm toán 2.3.3.1 Tổng hợp sau khi tiến hành kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có mối liên hệ rất chặt chẽ biện chứng với Bảng Cân đối kế toán trên rất nhiều các khoản mục nên khi hoàn thành công việc kiểm toán viên cần đối chiếu với kết quả kiểm toán các tài khoản nhằm cho chất lượng của cuộc kiểm toán đạt được kết quả cao. Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán kiểm toán viên trao đổi với khách hàng, Nhận xét chung về kết quả kiểm toán, đưa ra các bút toán điều chỉnh nhằm trao đổi, thảo luận. Liệu công ty khách hàng đã chấp nhận các bút toán điều chỉnh và cùng công ty khách hàng lập các Báo cáo tài chính mới khi khách hàng chấp nhận điều chỉnh. 2.3.3..2 Hoàn thành kiểm toán Đây là giai đoạn kiểm toán viên tổng kết lại toàn bộ công việc đã thực hịên, đánh giá lại công việc mình tiến hành, liệu các bằng chứng đã đầy đủ hay chưa, có mang tính thuyết phục hay không để đánh giá điều dó kiểm toán viên cần xem xét tính đầy đủ và độ tin cậy của bằng chứng. Tính đầy đủ cho phép kiểm toán viên nhận định, tin tưởng rằng bằng chứng thu thập đảm bảo về quy mô, cồn độ tin cậy xác định chất lượng của bằng chứng, tính hiệu lựccủa băng chứng chứng minh cho kết luận của kiểm toán. Ngoài ra kiểm toán viên nhận định lại độ rủi do, tính trọng yếu trong suốt quá trình thực hiện việc kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên đưa ra Báo cáo kiểm toán dưa trên những băng chứng thu thập được và dựa trên sự trao đổi với khách hàng để đưa ra những ý kiến một cách trung thực và hợp lý. Chương 2 : Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long. 1. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long (TTL) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long được sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103002379 ngày 18 tháng 6 năm 2003 ( trụ sở giao dịch Phòng 403 nhà 17T2 khu đô thị Trung Hoà Nhân chính), hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề theo đăng ký kinh doanh: Kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, thuế, tư vấn xét thầu, cung cấp dịch vụ tin học, tư vấn nguồn nhân lực, dịch vụ tư vấn và định giá tài sản, dịch vụ sét soát báo cáo tài chính. Tuy mới hình thành song công ty đã khẳng định vị trí mình trong Hội Kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam (VACPA) Công ty là một trong 64 công ty được Bộ Tài Chính công nhận là doanh nghiệp kiểm toán độc lập được phép hành nghề tại Việt Nam theo công văn số 14700/BCT-CĐKT ngày 18/11/2005 và là một trong 24 công ty được Bộ Tài Chính bổ sung trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hoá theo công văn số 24499/TC/TCDN về việc thực hiện Thông tư 126/2004/TT-BTC. Và điều quan trọng là công ty đã tạo nên hình ảnh của mình trước khách hàng với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, là các kiểm toán viên cấp quốc gia được Bộ Tài Chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA) có từ 5 đến 10 kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước và hàng năm luôn được đào tạo lại qua các khoá học nâng cao và thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính, kiểm toán, thuế… Một nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng với phương châm uy tín và chất lượng hàng dịch vụ là hàng đầu. Sự tin tưởng càng được khẳng định qua chất lượng của các cuộc kiểm toán và các khách hàng thương xuyên của công ty trong các lĩnh vực dich vụ kiểm toán do công ty cung cấp. Với năng lực và kinh nghiêm của mình công ty luôn tin tưởng sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu chất lượng về dịch vụ kiểm toán cung như tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán, tối đa háo lợi ích cho doanh nghiệp. 1.2 Cơ cấu và tổ chức của công ty Sơ đồ tổ chức Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Chi nhánh Lạng Sơn Kế toán trưởng Phòng tư vấn và đào tạo Phòng Kiểm toán XDCB Phòng Kiểm toán 2 Phòng Kế toán TC Phòng chính TH Phòng Kiểm toán 1 * Chức năng các phòng ban Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty: Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định chiến lược phát triển của công ty Kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào ban của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc) và các cán bộ tổ chức quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội đồng cổ đông; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại; Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty; Ban giám đốc: Ban giám đốc: là nơi điều hành trực tiếp hoạt động kinh tế và kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại, phê duyêt các văn bản các quy chế quan trọng của công ty… chiu trách nhiệm trước chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Ban giám đốc bao gồm: Tổng Giám đốc công ty: Tổ chức thực hiện các quyết định Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, chịu trách nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng ngày của công ty, Kiến nghị phương án bố chí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự tại công ty, giám đốc công ty có quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Phó Tổng giám đốc và giám đốc các chinh nhánh: Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm giám sát chỉ đạo chuyên môn của các cuộc kiểm toán Giám đốc chính nhánh Lạng Sơn: Tổ chức thực hiện các quyết định công ty, chịu trách nhiệm về kinh tế, đối nội, đối ngoại quyết định các vấn đề hàng ngày của chi nhánh Lạng Sơn, kiến nghị kế hoạch, chế độ, phát lệ của chi nhánh cũng như thực hiện các biện phát quản lý nhân sự tại chi nhánh, giám đốc chi nhánh có quyền bổ nhiệm các trưởng phó phòng của chi nhánh. Phòng tổ chức hành chính Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hướng dẩn, theo dõi tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ của các cuộc để họ thực hiện đúng với điều lệ phân cấp của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời với Tổng giám đốc những sai sót về công tác tổ chức lao động – hành chính - bảo vệ để lãnh đạo có chủ trương giải quyết. Nghiên cứu về chính sách cán bộ, theo dõi về tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ để quy hoạch cán bộ đạt tỷ lệ cao, tiến hành các thủ tục kiểm điểm định kỳ, nhận xét các bộ. Chỉ đạo công tác lưu trữ, bổ xung hồ sơ lý lịch CBCNVC vào sổ BHXH, theo dõi công tác Đảng. Phòng kiểm toán 1 Thực hiên chức năng kiểm toán: Lĩnh vực kiểm toán, thực hiện các chu trình theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận, các quy định hiện hành về kế toán tài chính, thuế và các quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo các Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài Chính huớng dẩn thực hiện Nghị định số 105/ND-CP nhằm đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phòng kiểm toán 2 Thực hiện chức năng kiểm toán: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp – Tư vấn cổ phần hoá, Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán, Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Phòng tư vấn và đào tạo Thực hiện chức năng kiểm toán: Lĩnh vực tư vấn tài chính, Dịch vụ tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán. Phòng kiểm toán XDCB Thực hịên dịch vụ kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình: thực hiện theo quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của chính phủ, thông tư 64/20004 và các quy định hiện hành của chính phủ về quả lý đầu tư và xây dựng. 1.3. Hệ thống kế toán của công ty 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình vừa tập chung. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, bộ máy kế toán có sự phối hợp chuyên môn trong mối quan hệ với các phòng ban. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy kế toán là phản ánh sử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty và cung cấp các thông tin báo cáo tài chính cho các đối tượng có liên quan như ngân hàng. Ngoài ra kế toán công ty còn thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm lập dự toán về chi phí để phân tích tình hình biến động, kết quả kinh doanh trong tương lại của công ty, lập các báo cáo quản trị các công trình trong thời kỳ quyết toán nhằm đánh giá chính sác kết quả doanh thu và chi phí bỏ ra của mộtcuộc kiểm toán. Kiểm soát hiệu quả của các hoạt động kinh tế của công ty. Tất cả các thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị của công ty Sơ đồ tổ chức kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán các phần hành Thủ quỹ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán phần hành trong công ty: * Kế toán trưởng: giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty trong qua trình sử lý các thông tin kinh tế, đồng thời là người kiểm tra kiểm soát các hoạt kinh tế - tài chính của chủ sở hữu. Nhiệm vụ chính: tổ chức bộ máy một cách hợp lý không ngừng cải tiến bộ hình thức tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp phù hợp với quy phạm phát luật, phản ánh trung thực, chính sác, kịp thời các thông tin kinh tế phát sinh. Tổng hợp lập báo cáo tài chính cũng như các bảng tổng hợp vào cuối kỳ, phân tích đánh giá tình hình hoạt động tài chính của toàn công ty. Tính toán các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải thu phải trả nhằm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Đề xuất các phương pháp sử lý tài sản thất thoát, thiếu và thừa trong công ty, cũng như tính chính sác thời kỳ, chế độ kết quả tài sản hàng kỳ. * Kế toán các phần hành Bao gồm các phần hành: - Kế toán ngân hàng tiền mặi Hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Phản ánh tình hình tăng giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện các nguyên nhân làm tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện phát thích hợp, để giải phóng tiền đang chuyển kịp thời. - Kế toán tài sản và tiền lương Nhiệm vụ của kế toán tài sản: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính sác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn công ty, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư TSCĐ trong công ty. Tính toán và phân bổ chính sác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ chính sác chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương các khoản trích theo lương phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phụ trợ cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. * Kế toán tổng hợp: Đôn đốc kiểm tra toàn bộ hoạt động bộ máy kế toán thông qua quá trình quản lý và hạch toán trên hệ thống tài khoản, chứng từ được tổng hợp vào cuối tháng. Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo đúng quy định của nhà nước. Phân tích các hoạt đông sản xuất kinh doanh trên các chỉ tiêu cơ bản, tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những ưu điểm, và yếu kém còn tồn tại. Thực hiện công tác quyết toán với nhà nước. Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đột xuất kinh doanh và quản lý của công ty * Thủ quỹ: Tiếp nhận, kiểm chứng chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định về chứng từ gốc do nhà nước ban hành. Kiểm két đối chiếu với kế toán tiền mặt hàng ngày về lượng tiền trong két, thực hiện thu từ ngân hàng, từ các chủ đầu tư. Báo cáo nhanh về tổng, thu tổng chi của ngày hôm trước và số dư đầu ngày báo cáo. 1.3.2. Đặc điểm của tổ chức công tác kế toán Những thông tin chung. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/200N kết thúc vào ngày 31/12/200N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hoạch toán kế toán: Việt Nam đồng Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác về nguyên tắc là phải trao đổi ra Việt Nam đồng tính theo tỷ giá lúc thực tế phát sinh, hay theo giá thoả thuận. Điều này được nói khá rõ trong chuẩn mực kiểm toán 10 Về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá. Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung Phương pháp hạch toán TSCĐ: Nguyên tắc tính giá TSCĐ được áp dụng theo chuẩn mực 03- 04 TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong chuẩn mực kế toán Việt Nam theo Quyết định số 149/2001/ QĐ – BTC ngày 31/12/2001. Hạch toán khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp luỹ kế và việc đăng ký thời gian hữu ích được nêu trong Quyết định 206/2003 QĐ – BTC về việc ban hành chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. Trích lập và hoàn dự phòng: Không có Hệ thống chứng từ sử dụng tại doanh nghiệp Căn cứ quy mô và đặc điểm của loại hình cổ phần công ty đã xây dựng nên một hệ thống chứng từ phù hợp cho mình và đúng với chế độ kế toán hiện hành do nhà nước ban hành. Hệ thống tài khoản sử dụng tại doanh nghiệp Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long được thực hiện theo thông tư hướng dấn số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 và thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại doanh nghiệp Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung với đặc chưng cơ bản là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo một trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. * Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây: Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng dể ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán ) để phục vụ việc ghi sổ cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái. Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên do doanh nghiệp mở thêm Nhật ký đặc biệt cho đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn nên để tránh sự trùng lặp khi đã ghi sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký đặc biêt mà doanh nghiệp sử dụng là: + Sổ Nhật ký thu tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền. + Sổ Nhật ký chi tiền: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hay một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp phân tích và kiểm tra của doanh nghiệp mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được. Trong hình thức tổ chức kế toán của doanh nghiệp gồm các sổ và thẻ kế toán chi tiết sau: Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay Sổ chi tiết thanh toán với người bán, mua, ngân hàng, nhà nước, thanh toán nội bộ Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh * Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Hàng ngày, cắn cứ vào các chứng từ được dùng để làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, hoặc các sổ Nhật ký đặc biệt đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan. Sau đó căn cứ số liệu trên các sổ trên để ghi vào sổ Cái kế toán theo các tài khoản phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân Đối số phát sinh Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết dược dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh trên bảng cân đối kế toán phải bằng tổng phát sinh phát sinh nợ có và tổn phát sinh có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG CHỨNG TỪ GỐC Sổ nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Báo cáo kế toán sử dụng tại doanh nghiệp Các báo cáo của công ty được thực hiện theo QĐ 1864/1984/QĐ – BTC ngày 16/12/1998, QĐ số 167/QĐ – BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT – BTC này 09/10/2002 của BTC bao gồm: * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B 02 – DNCP ). Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác Tất cả các chỉ tiêu đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước ( để so sánh ); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Nguồn gốc số liệu lập báo cáo là việc căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước, căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. * Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B 01 – DNCP ). Phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tổng tài sản và tổng nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định ( Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán). Với nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán năm trước, số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán, số dư của các tài khoản ngoài bảng loại 0. * Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09 – DNCP). Là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đính giải trình bổ sung , thuyết minh những thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày đầy đủ chi tiết. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DNCP ). 1.4 Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính * Nghiên cứu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ * Đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm sáot nội bộ * Đánh giá sự phù hợp của hệ thống kế toán về các mặt: - Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống sổ sách kế toán và phương pháp chi chép - Hệ thống các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Tổ chức công tác kế toán * Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho của đơn vị tài thời điểm lập báo cáo. * Thực hiện xác định sự phù hợp của giá trị còn lại của các tài sản và các khoản công nợ * Thực hiện các thủ tục xác nhận số dư các tài khoản công nợ phải thu, phải trả và các giao dịch có liên quan tới ngân hàng, góp vốn. Phân loại công nợ theo độ tuổi, theo đối tượng công nợ và theo khả năng thu hồi công nợ. Phân loại tài sản sử dụng theo mục đích sử dụng. * Kỉêm tra chi tiết các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: tiền mặt, doanh thu… * Tổng hợp kết quả kiểm tra và thực hiện soát xét và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo * Xem xét tính trọng yếu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ngày kết thúc nên độ. * Thảo luận với khách hàng các vấn đề có liên quan tới báo cáo tài chính Theo thông lệ, các cuộc kiểm toán đều được lập kế hoạch và thực hiên nhằm đưa ra ý kiến độc lập về những thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Báo cáo và đề xuất với doanh nghiệp những giải pháp hoàn thiện những điểm yếu trong hệ thống kế toán và trong hệ thống kiểm soát nội bộ. 2. Thực hiện Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm toán Thăng Long (TTL) đối với công ty ABC 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đối với khách hàng cũ hay mới tại công ty TTL hàng năm công ty điều pháp hành thư gới thiệu. Nhằm giới thiệu với khách hàng về năng lực kinh nghiệm của công ty, dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp, quyền lợi mà khách hàng được từ các dịch vụ kiểm toán của TTL. Nêu khách hàng chấp nhận kiểm toán thì khách hàng sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi bản sao tới công ty kiểm toán TTL, khi nhận được bản sao và thư chấp nhận mời kiểm toán của khách hàng công ty sẽ thực hiện các công việc của kiểm toán trong đó giai đoạn đầu là lập kế hoạch kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán của công ty được tiến hành như phần “2.3.1. lâp kế hoạch kiểm toán” đã được trình bày ở chương một. Đối với công ty ABC đây là khách hàng thường xuyên của công ty nên việc lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành đơn giản hơn trong việc tìm hiểu và đánh giá khách hàng với hình thức kinh doanh là: công ty xây lắp, hệ thống kiếm soát nội bộ mới thành lập, hệ thống chính sách kiểm soát nội bộ hiệu lực hoạt động còn chưa ổn định. 2.2. Thực hiện kiểm toán Ta có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC như sau: Đơn vị: công ty ABC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm..2005... PHẦN I - LÃI, LỖ Đơn vị tính:.đồng..... Chỉ tiêu Mã số Quý này LKế 1 2 4 5 - Tổng doanh thu 01 53.545.380.614 53.545.380.614 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 0 - Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07) 03 + Chiết khấu 04 + Giảm giá 05 + Giá trị hàng bán bị trả lại 06 + Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần (01- 03) 10 53.545.380.614 53.545.380.614 2. Giá vốn bán hàng 11 45.447.735.473 45.447.735.473 3. Lợi tức gộp (10 - 11) 20 8.097.645.141 8.097.645.141 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 2.244.577.736 2.244.577.736 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 30 5.853.067.405 5.853.067.405 - Thu nhập hoạt động tài chính 31 9.937.840 9.937.840 - Chi phí hoạt động tài chính 32 5.234.807.954 5.234.807.954 7. Lợi tức hoạt động tài chính (31- 32) 40 -5.224.150.114 -5.224.150.114 - Các khoản thu nhập bất thường 41 68.729.111 68.729.111 - Chi phí bất thường 42 173.292.734 173.292.734 8. Lợi tức bất thường (41 - 42) 50 -104.563.623 -104.563.623 9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40 +50) 60 524.353.668 524.353.668 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 146.819.027 146.819.027 11. Lợi tức sau thuế (60 - 70) 80 377.534.641 377.534.641 PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC Đơn vị tính:.đồng.... Chỉ tiêu Số còn phải nộp kỳ trước Số phải nộp kỳ này Số đã nộp trong kỳ này Số còn phải nộp đến cuối kỳ này 1. Thuế GTGT phải nộp 865.619.567 1.889.001.935 873.207.385 1.881.414.117 2. Thuế doanh thu 0 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 4. Thuế xuất, nhập khẩu 0 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp -85.249.060 146.819.027 61.569.967 6. Thu trên vốn 2.154.249 2.145.249 7. Thuế tài nguyên 0 8. Thuế nhà đất 6.335.781 52.303.680 48.340.680 6.335.781 9. Tiền thuê đất 0 10. Các loại thuế khác 43.760.871 23.257.848 20.503.023 11. Thuế môn bài 3.000.000 3.000.000 0 tồng cộng 832.612.408 2.091.124.642 947.805.913 1.975.931.137 Ngày tháng năm Người lập biểu kế toán trưởng Giám đốc 2.2.1. Kiểm toán doanh thu. Trước khi thực hiện kiểm toán doanh thu kiểm toán viên cần tìm hiểu rõ doanh thu phát sinh chủ yếu từ các nghiệp vụ kinh tế nào. Đối với công ty ABC thì doanh thu chủ yếu phát sinh do xây lắp và thực hiện sửa chữa bảo hành các công trình… Lúc này kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 511 nhằm phân tích chênh lệch doanh thu của công ty ABC tại các năm tài chính. Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1: Name Preliminary AJE Adjusted RJE Final PY1 % Diff > Difference > doanh thu (53,545,380,614) - (53,545,380,614) - (53,545,380,614) (52,234,436,786) 5.94 (1,310,943,828) Ta có thể thấy doanh thu giữa năm tài chính 2004 và năm 2005 không có sự chênh lệch đáng kể Tiếp theo kiểm toán viên tổng hợp đối ứng tài khoản 511 kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm tra tổng hợp, bằng cách lập bảng tổng hợp từng tháng sau đó tổng cả năm ( như dưới) bằng cách tổng hợp tài liêu từ sổ chi tiêt theo dõi hàng tháng của đơn vị ABC: Diễn giải T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T10 T 11 T 12 Tổng cộng Phát sinh Nợ 531 532 911 … Cộng PS Nợ Phát Sinh Có 111 112 131 … Cộng PS Có Kiểm toán công ty thu được: Tổng PS Nợ: 53.545.389.614 Tổng PS Có: 53.545.389.614 Kiểm toán công ty kết luận đã đối chiếu khớp với số dư trên báo cáo tài chính 31/12/2005. và không có bút toán bất thường về doanh thu xảy ra trong năm. Ngoài việc kiểm tra tổng hợp tài khoản doanh thu kiểm toán viên kiểm toán viên công ty TTL tiếp tục ước tính doanh thu với số liệu được cung cấp từ phòng kinh doanh việc ước tính này cần dựa theo đặc điểm doanh thu của ngành xây lắp đó là khối lượng hoàn thành công việc trong năm… kiểm toán viên lúc này sẽ ước tính doanh thu theo từng công trình và tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch, sau khi ước tính kiểm toán viên công ty thu được doanh thu ước tính là: 53.544.288.614 Ta thấy doanh thu ước tính chênh lệch 1.001.000 nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể kiểm toán viên có cho qua vì nó không mang tính trọng yếu so với tổng doanh thu của công ty ABC. Qua tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do việc tính doanh thu cho công Trình có thể bị lệch khi kế hoạch hoàn thành lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Bước cuối cùng kiểm toán kiểm tra chọn mẫu một số hoá đơn doanh thu: thủ tục chọn mẫu được tiến hành thường được dựa theo kinh nghiệm của kiểm toán viên đối với công ty ABC thì các hoá đơn thường là biểu thanh toán khối lượng; biểu quyết toán khối lượng hoàn thành; hoá dơn VAT, biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành,hợp đồng kinh tế…, trong đó ước tính kế hoạch hoàn thành trong năm, kiểm toán viên xem xét độ chính xác của các hoá đơn đó và coi có đầy đủ sự phê chuẩn, cũng như sự luân chuyển và hạch toán chúng có đúng với quy định kế toán hay không. Khi kiểm tra chi tiết đối với công ty ABC kiểm toán viên kết luận: Doanh thu hạch toán dúng kỳ kế toán. Đối với doanh thu tài chính 515 ( kiểm toán viên của công ty tóm tắt bước tiến hành công việc như sau): Khách hàng: Công ty ABC Niên dộ kế toán …2005… Tham chiếu……….. Khoản mục….515… Người thực hiện…… Bước công việc Kiểm tra tổng hợp và chi tiết Ngày thực hiên……. Đối chiếu số liệu phát sinh: PS Nợ: 9.937.840 PS Có: 5.234.087.954 Cuôi kỳ: -5.224.150.114 Kết luận: đúng với số liệu trên báo cáo tài chính Kiểm tra chọn mẫu: số Seri:KK/01-N Số hoá đơn: 105001, 105010…. Phát hiện đối với hoá đơn 105025 đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay 20.000.000 triệu vào năm 2005 mà hạch toán nó vào tháng 1 năm 2006 kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 635: 20.000.000 Có TK 421: 20.000.000 711 kiểm toán viên công ty tiến hành kiểm tra chi tiết luôn: Các nghiệp vụ sảy ra đối với công ty là thanh lý tài sản cố định và kế toán công ty đã hach toán đúng. 2.2.2 Kiểm toán chi phí hoạt động a. Kiểm toán chi phí NVL Đối với kiểm toán chi phí NVL khi thực hiện công việc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện việc kiểm toán chi tiết đối với NVL. Khi đó kiểm toán viên tìm hiểu NVL phục vụ cho qua trình sản xuất của công ty… Đối với công ty ABC thì NVL được phân thành Những loại sau : Đối với công ty ABC thì nguyên vật liệu chính chủ yếu là sắt thép, thiết bị vật liệu phục vụ cho việc xây lắp. NVL phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tính năng của sản phẩm sử dụng (với công ty ABC NVLP thường là nhưng chất phụ gia tạo kết cấu, gia cố công trình ). Ngoài ra còn có nhiên liệu phục vụ cho đội máy thi công, các vật liệu đặc chủng của công ty, các phế liệu thu hồi. * Giá thành nhập kho NVL Công ty xác định giá trị thực tế NVL nhập kho theo từng nguồn nhập: Giá thực tế của NVL mua nhập kho = Giá mua + các khoản thuế không được khấu hao + chi phí thu mua - chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua nếu có. Giá thực tế của NVL tự chế nhập kho= giá trị sản xuất thực tế ( bao gồm giá thực tế vật liêu xuất kho để chế biến + chi phí chế biến ) Giá thực tế của NVL thuê ngoài gia công chế biến nhập kho= Giá thực NVL suất thuê gia công + tiền thuê gia công + chi phi vận chuyển bốc dở nếu có. Giá thực tế NVL nhận vốn góp liên doanh= Giá trị vốn góp (được công nhận) = chi phí vận chuyển bốc dở nếu có Giá thực tế của phế liệu thu hồi được tính theo giá bán trên thị trường. * Giá thành NVL xuất kho Công ty ABC áp dụng phương pháp tính giá thành xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và không lập dự phòng NVL phục vu cho viêc sản xuất. Kiểm toán viên thực hiên công việc quan sát kiểm kê kho đối với công ty ABC nhằm đánh giá chất lượng bảo quản, quá trình lưu kho đối với hàng hoá kiểm tra số lượng thực tế tồn kho của khách hàng tại thời điểm tại thời điểm kiểm kê kho. Trên thực tế kiểm kê kho đối với công ty khách hàng ABC do mỗi một công trình lại có kho NVL riêng nên kiểm toán viên phải tiến hành chọn kho kiểm kê và kiểm toán viên xác nhận quá trình lưu chuyển NVL là tốt, đảm bảo đầy đủ chứng từ xuất, nhập kho, NVL được bảo quản tốt khi phỏng vấn công ty tại sao không lập dự phòng NVL công ty ABC trả lời NVL luôn được phân bổ cho các công trình ít khi lưu kho ở công ty nên công ty không lập dự phòng NVL. Sau khi quan sát việc kiểm kê kho kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 152, tổng hợp tài khoản đối ứng 152, tổng hợp xuất, nhập tồn NVL: Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1: Name Preliminary AJE Adjusted RJE Final PY1 % Diff > Difference > Nguyên vật liệu 30,202,705,636 - 30,202,705,636 - 30,202,705,636 28,012,345,123 7.82 2,190,360,513 Bảng tài khoản đối ứng152: Diển giải T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 tổng cộng SD 31/12/03 phát sinh Nợ 111 112 131 138 141 331 333 … Cộng PS Nợ Phát sinh Có 338 621 632 641 642 … Cộng ps có Kiểm toán viên thu được : Dư đầu kỳ: 56.345.987 PS nợ: 30.250.788.363 PS có: 30.202.705.636 Dư cuối kỳ: 61.154.264 Kiểm toán viên kết luận: các số liệu thu được phù hợp với số liệu trên sổ sách và trên báo cáo tài chính. Bảng tổng hợp xuất nhập tồn được lập theo từng loại NVL một: tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn Ước tính của KTV SL TT SL TT SL TT SL TT CL giá CL tiền Nhằm xem xét điều chỉnh giá trị xuất nhập tồn NVL, khi thực hiện quá trình này với công ty kiểm toán viên thu được quá trình tính toán và ước lượng phù hợp với số liệu tổng hợp trên sổ sách. Sau khi kiểm tra tổng hợp đối với tài khoản 152 kiểm toán viên kiểm tra chọn mẫu với một số phiếu nhập NVL về quá trình lưu chuyển cũng như sự chính xác của các khoản mục kinh tế này. Kiểm toán viên kết luận qua trình hạch toán đảm bảo đúng quy định và thực tế sảy ra. Để có kết luận một cách chính sác kiểm toán viên công ty thu thập thêm tài liệu theo dõi ở các công trình, kế hoạch công trình và báo cáo tổng hợp nhằm thu được sự hợp lý của chi phí NVL Kiểm toán chi phí tiền lương. Kiểm toán viên tiến hành tổng hợp tài khoản 334, và tổng hợp tài khoản đối ứng 334. Qua tổng hợp tài khoản kiểm toán viên thu được chênh lệch giữa quỹ lương giữa các năm là không đáng kể và số liệu phù hợp sổ chi tiết. Tổng quỹ lương là: 14.004.913.712 Sau khi tiến hành tổng hợp kiểm toán viên ước tính quỹ lương của công ty việc ước tính quỹ lương của công ty được tổng hợp trên bảng sau: Diển Giải Doanh thu/ Đơn giá Tl Quỹ lương Giá trị sản xuất kế hoạch A- Theo Kiểm toán 13,958,935,145 - Xây lắp và bảo dưỡng công trình (Doanh thu) 49,545,370,614 237.70 11,776,934,595 DT đạt đên 110% kế hoạch và DT KH 220,000,550 - Sản xuất kinh doanh khác 4,000,010,000 55.00 20,000,550 + SCL tự làm + Sản xuất gia công ( giá trị) 4,000,010,000 - Tiền cơm công nghiệp 1,962,000,000 - Xét ảnh hưởng tiền lương do thuê ngoài B- TL theo số kế hoạch của công ty 14,004,913,712 - Lương Xây lắp và bảo dưỡng (cả tiền cơm công nghiệp) 13,769,618,512 - Lương SCL 235,295,200 C- Chênh lệch (A - B) (45,978,567) Qua tìm hiểu kiểm toán viên phát hiện nguyên nhân chênh lệch là: do kế toán đã phân bổ một số chi phí ( chi phí tiếp khách) không hợp lý vào tiền lương của công nhân viên. Kiểm toán tiến hành định khoản lại: Nợ tk 138: 45.978.567 Có tk 334: 45.978.567 Nợ tk 622, 627…: 45.978.567 Có tk 421: 45.978.567 Sau khi tiến hành ước tính quỹ tiền lương kiểm toán tiến hành kiểm tra chi tiết đối với tài khoản 334 bằng cách kiểm tra chọn mẫu, về hợp đồng lao động, phỏng vấn cán bộ nhân viên…. Tiếp đó kiểm toán viên tiến hành lập bảng phân bổ tài khoản 334 theo bảng sau: Diễn giải Tổng số Phân bổ tiền lương vào các đối tượng chi phí TK 622 TK 627 TK 642 Theo ước tính của KTV 13,958,935,145 8,375,361,087 3,210,555,083 2,373,018,975 Tháng 1 1,282,342,645 769,405,587 294,938,808 217,998,250 Tháng 2 1,063,244,892 637,946,935 244,546,325 180,751,632 Tháng 3 1,264,523,434 758,714,060 290,840,390 214,968,984 Tháng 4 1,120,237,439 672,142,463 257,654,611 190,440,365 Tháng 5 1,102,512,353 661,507,412 253,577,841 187,427,100 Tháng 6 1,282,342,645 769,405,587 294,938,808 217,998,250 Tháng 7 1,282,342,545 769,405,527 294,938,785 217,998,233 Tháng 8 1,163,244,595 697,946,757 267,546,257 197,751,581 Tháng 9 1,164,112,256 698,467,354 267,745,819 197,899,084 Tháng 10 1,245,234,572 747,140,743 286,403,952 211,689,877 Tháng 11 1,034,231,344 620,538,806 237,873,209 175,819,328 Tháng 12 954,566,425 572,739,855 219,550,278 162,276,292 Theo H toán của đơn vị 14,004,913,712 8375355687 3,256,539,050 2373017445 chênh lệch (45,978,567) 5400 -45,983,967 1530 Khi lập bảng phân bổ này kiểm toán viên nhận thấy sự chênh lệch của tài khoản 622 giữa số ước tính và số hạch toán của đơn vị là: 45.978.567 kiểm toán viên định khoản lại: Nợ tk 622: 45.978.567 Có tk 421: 45.978.567 Kiểm toán chi phí hoạt động Khi kiểm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT110.docx
Tài liệu liên quan