Đề tài Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội Chương I lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương Chương II Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội Chương III Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Chương I lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương những vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1. Tiền lương Trước đây, tiền lương dưới chế độ XHCN được coi là một phần sản phẩm xã hội được biểu hiện bằng hình thức tiền tệ mà người lao động đã nhận được của Nhà nước XHCN phân phối một cách có kế hoạch tuỳ theo số lượng và chất lượng lao động của người ấy bỏ ra. Tiền lương là biểu hiện bằng...

doc32 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội Chương I lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương Chương II Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội Chương III Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Chương I lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương những vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1. Tiền lương Trước đây, tiền lương dưới chế độ XHCN được coi là một phần sản phẩm xã hội được biểu hiện bằng hình thức tiền tệ mà người lao động đã nhận được của Nhà nước XHCN phân phối một cách có kế hoạch tuỳ theo số lượng và chất lượng lao động của người ấy bỏ ra. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá trị của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động dựa trên sự thoả thuận của hai bên, tuân theo quy luật cung cầu, giá của thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước. Tiền lương là một vấn đề quan trọng, không những cả về lý luận mà còn cả về thực tiễn. Nó ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng xã hội. Về mặt xã hội nó nói lên một mặt của quan hệ sản xuất, về mặt thực tiễn nó là hình thức để áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động. Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương được trả để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo vệ sức khoẻ, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động theo chế độ tài chính hiện hành, doành nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, CPCĐ. 1.2.1.Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Theo chế độ hiện hành, nghị định 12 CP ngày 25/1/1995 quy định về chế độ BHXH của Chính Phủ, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, trong đó 15% người sử dụng lao động phải nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và 5% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức… Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở Bộ LĐ -TB-XH thông qua hệ thống tổ chức BHXH theo ngành dọc. Tại doanh nghiệp, hàng tháng trực tiếp chi trả BHXH cho cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở lập các chứng từ hợp lý hợp lệ ( Kế toán lập phiếu nghỉ hưởng BHXH theo mẫu số 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán). Cuối tháng (quý) doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. 1.2.2.Quỹ Bảo Hiểm Y Tế. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHYT được trích lập bằng 3% tổng mức lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào cho phí sản xuất kinh doanh còn 1% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như : khám chữa bệnh, viện phí… trong thời gian ốm đau, sinh đẻ bệnh tật. 1.2.3.Kinh phí Công đoàn. KPCĐ là một bộ phận quỹ được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn, quỹ này được hình thành trên cơ sở trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỉ lệ KPCĐ là 2%, trong đó một phần nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Nhìn chung KPCĐ không phải là nguồn nâng đỡ về mặt vật chất cho người lao động nhưng nó góp phần trau dồi lợi ích về mặt tinh thần cho người lao động, KPCĐ được chi dùng trong những trường hợp sau: phục vụ cho các hoạt động văn hoá, tổ chức các hoạt động công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi họ bị xâm phạm. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với Tiền lương phải trả công nhân viên tạo thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.Quản lý việc tính toán, trích lập, chi tiêu và sử dụng các quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ có ý nghĩa không những đối với việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn cả với việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. 2.Quỹ tiền lương và chế độ tiền lương. 2.1 Quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp. Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trức tiếp sử dụng và quản lý theo số lượng, chất lượng lao động, nó bao gộm các khoản sau: Tiền lương tính theo thời gian Tiền lương tính theo sản phẩm Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, do điều động đi làm nghĩa vụ, nghỉ phép hoặc đi học trong phạm vi chế độ quy định. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Tiền phụ cấp làm đêm, làm thêm ca, làm ngoài giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm. Thu nhập của người lao động gồm tiền lương và các khoản tiền trả khác ( thường gọi tắt là Tiền lương và Tiền thưởng). Tiền lương và tiền thưởng trong các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo nghị định 26 CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ và thông tư liên bộ số 20/TT- LB ngày 2/6/1993 của liên bộ LĐ-TB-XH và Bộ Tài chính. Theo đó, nhà nước quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước bằng cách quy định xét duyệt định mức chi phí tiền lương , thường gọi là đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được tính căn cứ vào bậc lương, bảng lương, các chế độ phụ cấp và theo các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý. Đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo biến động giá cả thị trường trong từng thời kỳ. Cụ thể có 3 cách xác định đơn giá tiền lương như sau: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm ( hoặc sản phẩm quy đổi): được xác định dựa trên các yếu tố như hệ số và định mức lương theo cấp bậc công việc, định mức sản phẩm, định mức thời gian, định mức lao động của viên chức và mức phụ cấp lương các loại theo quy định của nhà nước. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận kế hoạch: cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có định mức lao động chi tiết do đó khó xác định chi phí tiền lương trong tổng chi phí, nó được tính bằng: Tổng số lao động x tiền lương bình quân Đơn giá tiền lương = Tổng lợi nhuận kinh tế Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Tổng số lao động x Tiền lương bình quân Đơn giá tiền lương = Tổng lợi nhuận kinh tế 2.2 Các chế độ tiền lương 2.2.1. Trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương ( hoặc chức danh) và thang lương ( hệ số lương). Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc có thể cho cả lao động trực tiếp mà không đình mức được sản phẩm. Tiền lương tháng x Số ngày làm việc thực tế của người lao động trong một tuần = Đơn giá tiền lương ngày Tiền lương tháng x 12 tháng Tiền lương tuần = 52 tuần Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc theo quy định của một tháng Lương ngày căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cán bộ công nhân viên và trả lương trong các ngày hội họp, học tập. Tiền lương ngày Tiền lương giờ = 8 giờ Lương giờ là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương trả theo thời gian giản đơn = Số thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương Tiền lương trả theo thời gian có thưởng Thực chất đây là hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian lao động giản đơn và tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương. Phần tiền thưởng tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ do đó có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích nhân viên hơn tuy nhiên vẫn còn chưa thực sự gắn với kết quả lao động và trình độ chuyên môn của người lao động. 2.2.2.Trả lương theo sản phẩm Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm lao vụ đó. Việc trả lương theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều dạng khác nhau: Trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp: hình thức này thường được áp dụng cho các đối tượng làm việc độc lập, công nhân trực tiếp sản xuất, công việc có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Lương phải trả = Đơn giá x Sản lượng sản phẩm hoàn thành Tiền lương theo cấp bậc công việc giờ hoặc ngày Đơn giá = Định mức sản lượng giờ, ngày hoặc tháng Đơn giá = Tiền lương theo cấp bậc công Việc giờ làm hoặc ngày x Định mức thời gian đơn vị sản phẩm Trả lương theo sản phẩm cá nhân gián tiếp: Hình thức này thường xuyên được áp dụng cho những công nhân, nhân viên gián tiếp sản xuất mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân trực tiếp sản xuất nên người ta dựa vào năng suất chất lượng, kết quả công việc của công nhân trực tiếp để tính lương. Tiền lương = Đơn giá tiền lương công nhân phụ x Mức độ hoàn thành sản phẩm của công nhân chính Tiền lương theo sản phẩm nhóm lao động ( tập thể) : Theo hình thức này thì doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo nhóm ( đội, xưởng…) sau đó tiền lương nhóm được chia cho từng người lao động trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng người. Công thức tính lương Li = LT S Ti Ki x Ti Ki Trong đó : Li là tiền lương của công nhân i LT là tiền lương sản phẩm của cả tổ Ti là thời gian làm việc thực tế của công nhân i Ki là hệ số cấp bậc của công nhân i. Hình thức trả lương khoán: Tiền lương trả cho công nhân hay nhóm được quy định trước cho một khối lượng công việc, sản phẩm nhất định theo đơn giá khoán. Nếu đối tượng nhận khoán là việc tập thể thì tiền lương tính cho từng người công nhân sẽ được thực hiện như phương pháp tính lương sản phẩm cho nhóm lao động. Lương theo sản phẩm có thưởng: ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp người lao động còn được hưởng tiền thưởng như thưởng tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm vật tư, tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm… Lth = L + L.(M +H) 100 Trong đó : Lth là tiền lương theo sản phẩm có thưởng L là tiền lương theo sản phẩm trực tiếp M là tỉ lệ % lương vượt mức kế hoạch H là tỉ lệ % sp vượt mức kế hoạch. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến : Theo hình thức này người phương pháp vừa được hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cộng thêm tiền lương theo tỉ lệ luỹ tiến được tính căn cứ vào mức độ vượt định mức sản xuất sản phẩm. 2.2.3. Một số hình thức trả lương khác Ngoài các hình thức trả lương chủ yếu trên, tuỳ theo quy mô, điều kiện và đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp mà có thể áp dụng trong một số hình thức trả lương sau: Tiền lương tính theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng. Tiền lương tính theo nhóm quỹ lương. Tiền lương tính theo định mức biên độ. Tiền lương theo chức vụ, thâm niên… II Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Nội dung kế toán tiền lương Chứng từ kế toán sử dụng. Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Một số chứng từ khác có liên quan. 1.2 Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản 334 – “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cho cán bộ công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản trợ cấp… Kế toán có thể mở tài khoản cấp 2: TK 3341 “Tiền lương”: dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương ( tính vào quỹ lương của doanh nghiệp) TK 3342 “Các khoản khác”: dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp, tiền có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn từ quỹ phúc lợi, tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng… Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK 111 :Tiền mặt TK112 :Tiền gửi ngân hàng TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 :Chi phí sản xuất chung TK 641 : Chi phí bán hàng TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp… 1.3.Phương pháp kế toán tiền lương a. Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng sử dụng kế toán ghi Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421 Có TK 334 Phải trả cán bộ công nhân viên b. Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng: Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – Phải trả công nhân viên c. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên Nợ TK 334 – Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 141 – Số tạm ứng trừ vào lương Có TK 138 – Các khoản bồi thường thiệt hại, tiền nhà, điện Có TK 333 – Thuế thu nhập phải nộp d. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT Nợ TK 334 6% lương cơ bản Có TK 3383, 3384 : BHXH, BHYT e. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền Nợ TK 334 Có TK 111, 112 f. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng vật tư, hàng hoá Ghi nhận giá vốn Nợ TK 632 Có TK 152, 155 Ghi nhận giá thanh toán Nợ TK 334 – Tổng giá thanh toán cho CNV (có thuế GTGT) Có TK 512 – Giá thanh toán không có thuế GTGT Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp g. Các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động có tính chất như lương Nợ TK 338 Có TK 334 h. Lương công nhân đi vắng chưa lĩnh doanh nghiệp tạm giữ hộ, kế toán ghi Nợ TK 334 Có TK 3388 (số tiền giữ hộ) Doanh nghiệp trả tiền lương đã giữ hộ cho công nhân viên: Nợ TK 3388 Có TK 111 ( số tiền giữ hộ) k. Trích trước lương công nhân nghỉ phép Hàng tháng, khi tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Cách tính mức trích trước như sau: Mức trích trước theo kế hoạch của công nhân sản xuất trực tiếp = Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất trực tiếp trong tháng Tỉ lệ trích x trước Tỉ lệ trích trước (%) = Tổng lương phép kê hoạch năm của công nhân sản xuất trực tiếp Tổng lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân sản xuất trực tiếp x 100% Sơ đồ hạch toán tiền lương ( Phụ lục 01) 2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương 2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán BHXH Phiếu nghỉ hưởng BHXH và một số hoá đơn, chứng từ khác liên quan. Tài khoản TK 338 “Phải trả, phải nộp”: Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, trị giá tài sản thừa chờ xử lý, các khoản cho vay mượn tạm thời, các khoản thu hộ, giữ hộ. Tài khoản 338 chi tiết thàng 5 tài khoản cấp hai: TK3381 : tài sản thừa chờ xử lý TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : BHXH TK 3384 : BHYT TK 3388 :Phải trả phải nộp khác Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111 : Tiền mặt TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 138 : Phải thu khác TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp 2.2 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương a. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 3382: KPCĐ ( = 2% lương thực tế). Có TK 3383: BHXH( = 15% lương cơ bản). Có TK 3384: BHYT ( = 2% lương cơ bản). b. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT Nợ TK 334: ( = 6% lương cơ bản của công nhân viên) Có TK 3383: BHXH ( = 5% lương cơ bản). Có TK 3384: BHYT ( = 1% lương cơ bản). c. Nộp BHXH, mua BHYT, nộp KPCĐ và chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Nợ TK 3382: ( nộp 1% cho cơ quan cấp trên, 1% chi tiêu tại cơ sở) Nợ TK 3383: BHXH (= 20% lương cơ bản) Nợ TK 3384: BHYT (=3% lương cơ bản) Có TK 111, 112 d. Tính số BHXH trả cho cán bộ công nhân viên. Nợ TK 3383 Có TK 334 e. Chỉ tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị kế toán ghi Nợ TK 3382, 3383 Có TK 111, 112 f. BHXH và KPCĐ chi vượt được cấp bù kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 ( số tiền được cấp bù đã nhận) Có TK 3388 g. Thanh toán BHXH cho công nhân viên Nợ TK 334 Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương ( Phụ lục 02) Chương II Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội I Giới thiệu tổng quan về tổng công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ( gọi tắt là Tổng Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/ TTg ngày 7/3/1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao và nhu cầu xã hội, nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội và cả nước. Tổng Công ty có : Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; Tên riêng là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: hanoi housing development and investment corporation Tên viết tắt: handico Trụ sở chính đặt tại 34 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam Điều lệ tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý và điều hành; Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn do Tổng Công ty quản lý; Con dấu được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng trong nước, nước ngoài; Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng Giám đốc. Tổng Công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ xây dựng và trực tuyến là Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội – cơ qua thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Tổng Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội khác trong Tổng Công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật. Tổng Công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Tổng Công ty. 2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư : kinh doanh phát triển nhà, khu dân cư, khu đô thị và các lĩnh vực khác theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Xây dựng và lắp đặt các công trình : dân dụng và công nghiệp, giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, thuỷ lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài gồm các khâu: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư và xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp… Tư vấn và dịch vụ cho các chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng. Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. Kinh doanh nhà, vận tải hàng hoá đường bộ, khách sạn và các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí. Xuất nhập khẩu lao động, hàng hoá, vật liệu, vật tư, thiết bị, máy móc… Ngoài ra, Tổng Công ty còn được kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao. 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội Hệ thống tổ chức: (Phụ lục 03) Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận. a. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Tổng Công ty thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn, phát triển vốn và về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ được Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao, Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau: Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Tổng Công ty; bảo toàn và phát triển vốn này. Xem xét, phê duyệt phương án giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên theo các hình thức: Điều động vốn ghi tăng, giảm; vay hoàn trả và có lãi nội bộ; góp vốn đầu tư do Tổng giám đốc đề nghị. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng Công ty, Tổng Giám đốc và Giám đốc các đơn vị thành viên về sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của pháp luật và việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng Công ty quản lý. b. Ban kiểm soát Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hôi đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, hai thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng Công ty giới thiệu và một thành viên do Sở tài chính vật giá Thành phố giới thiệu. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành Pháp luật, Điều lệ Tổng Công ty, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị. Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong Tổng Công ty. c.Tổng giám đốc Tổng giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố và trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Tổng Công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các thành viên Tổng Công ty theo phương án đã được Hôi đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên hoạt động, sử dụng không có hiệu quả, không phù hợp với chủ trương phát triển chung của Tổng Công ty d. Phó Tổng giám đốc: Các phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền thực hiện. e. Phòng tài chính – kế toán: Phòng tài chính – kế toán là đơn vị chức năng tập hợp các dữ liệu hoạt động kinh tế tài chính và báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của Tổng Công ty cho Tổng Giám đốc và các cơ quan chức năng. Phối hợp với Phòng kế hoạch xây dựng các kế hoạch về tài chính hàng năm, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh tế đầu ra, chủ trì kiểm kê và theo dõi tài sản theo quy định. Giải quyết các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính của Nhà nước. Để giúp Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tránh những lãng phí, thất thoát do quản lý gây ra, Phòng tài chính – kế toán phải thường xuyên nắm vững nghiệp vụ, xử lý đúng, chính xác các thông tin tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan. Chỉ đạo việc hạch toán theo đúng các quy chế cơ quan đã ban hành và những nguyên tắc tài chính của Nhà nước, tạo nguồn vốn, điều hoà vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình chấp hành kỷ luật tài chính trong nội bộ cơ quan. Kế toán trưởng Tổng Công ty giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. f. Phòng kế hoạch tổng hợp Nhiệm vụ chức năng của Phòng là giúp Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi tiêu, mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành sản phẩm và đơn giá tiền lương. xây dựng các định mức về lao động và các loại định mức khác phục vụ cho công tác quản lý và phù hợp với các điều kiện của Tổng Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư, tiêu thụ sản phẩm và việc ký kết thẩm định các hợp đồng kinh tế. Trên cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, cân đối các nguồn lực, những thuận lợi và khó khăn, Tổng Công ty đã xây dựng và giao kế hoạch chi tiết năm, quỹ, tháng cho từng đơn vị thành viên cùng với một hệ thống biện pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh luôn gắn việc kiểm tra đôn đốc với báo cáo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chỉ đạo cho tháng, quý kế hoạch tiếp theo, đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của tháng và quý đó. g. Phòng hành chính tổng hợp. Phòng tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc và triển khai thực hiện các quyết định của Tổng Giám đốc về lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ - đào tạo quản lý nhân sự, bảo vệ an toàn cơ quan. Quản lý, bảo dưỡng các phương tiện vận tải, các trang thiết bị văn phòng, điện nước, điện nước, điện thoai… phục vụ cho sản xuất, lên lịch điều vận xe ô tô phục vụ công tác; thực hiện nhiệm vụ hành chính, quản trị và giúp việc Tổng Giám đốc trong tác bảo quản, lưu trữ, giao nộp thành phẩm phim, băng phục vụ phát sóng, kiểm toán nội bộ…Thực hiện pháp lệnh của Nhà nước, của ngành, của cơ quan về quản lý và sử dụng con dấu của Tổng Công ty, cấp phát giấy giới thiệu, giấy đi việc riêng. Tổ chức mua sắm, phân phối, quản lý các trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm, báo chí, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách và hội nghị của cơ quan. h. Phòng quản lý dự án. Xây dựng danh mục các dự án trọng điểm, trên cơ sở cơ chế điều hành, chỉ đạo đối với từng dự án để xây dựng chế độ giao ban các dự án trọng điểm để Tổng Công ty thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện, chỉ đạo cụ thể đối với từng dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra. Đặc biệt đối với từng dự án có tính chất quan trọng. i. Phòng công ứng dụng công nghê: Phòng kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực phát triển, đầu tư kỹ thuật phục vụ sản xuất. Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng và khai thác thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn Tổng Công ty theo đúng quy trình. 4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Năm 2004 là năm có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với Tổng Công ty, là năm trọng tâm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng bộ Tổng Công ty nhiệm kỳ 2001 – 2005. Với mục tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, Thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty đã có nhiều chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện, trên cơ sở giao kế hoạch sớm để các đơn vị thành viên chu động triển khai thực hiện với khối lượng sản xuất kinh doanh tăng gấp đôi năm 2003. Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Thành uỷ, UBND, của các Sở, Ban, Ngành Thành phố,sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐQT cùng với sự cố gắng của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 trước 15 ngày. Kết quả cụ thể công tác sản xuất kinh doanh năm 2004: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 TH04/TH03 I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 1.382.734 2.927.089 212% 1 Giá trị đầu tư của các dự án 627.432 1.088.928 174% II Tổng doanh thu 890.555 1.927.539 221% 1 Doanh thu đầu tư dự án 299.506 662.653 221% 2 Doanh thu nhận thầu xây lắp 389.960 960.471 241% 3 Doanh thu khác 192.089 349.415 182% III Nộp ngân sách 35.664 84.4333 237% IV Lợi nhuận 30.085 51.560 171% V Lao động tiền lương Tổng số lao động(người) 10.365 18.083 174% Thu nhập bình quân(nghìn đồng 1.085 1.250 115% Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 của Tổng Công ty là 1.382.734 triệu đồng và năm 2004 là 2.927.809 triệu đồng tăng 1.545.075 triệu đồng. Còn tổng doanh thu của Tổng Công ty không ngừng tăng lên. Năm 2003 là 890.555 triệu đồng và năm 2003 tăng lên gấp đôi là 1.927.539 triệu đồng tăng 1.081.984 triệu đồng tương đương 211%. Còn lợi nhuận năm 2001 là 30.085 triệu đồng, năm 2004 tăng với một con số đáng kể tương đương với 171%. Như vậy, với mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định Tổng Công ty có khả năng tài chính mạnh để tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Tổng Công ty: 5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ( Phụ lục 04) Bộ máy kế toán phòng tài chính của Tổng Công ty gồm 12 người: Kế toán trưởng- Trưởng phòng tài vụ: Giúp giám đốc thực hiện kế toán thống kê. Là người chịu trách nhiệm hoàn toàn việc quản lý, sử dụng, trích lập, bảo toàn tiền vốn và tài sản của Công ty. Là người giao dịch trực tiếp với bên ngoài về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán,chịu trách nhiệm điều hành kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện của bộ máy kế toán. Cập nhật, phát triển, hướng dẫn các chế độ về quản lý tài chính cho các cán bộ kế toán trong Tổng công ty. Phó phòng tài vụ: Là người trợ giúp cho kế toán trưởng trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, kế toán. Chịu trách nhiệm điều hành và hạch toán kế toán trong đơn vị.Là người trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các bộ phận kế toán vận hành và kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Kế toán tổng hợp: Là người lập báo cáo kế toán gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lãi lỗ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thủ quỹ: Thu chi tiền Vịêt Nam, ngoại tệ, tín phiếu, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất nhập quỹ và ghi vào sổ quỹ. Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán các khoản công nợ (các khoản phải trả cho người ban), nộp thuế và các khoản nộp ngân sách. Ban tổ đổi mới: Làm nhiệm vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty, nghiên cứu các mô hình Tổng Công ty Nhà nước hoặc công ty mẹ, công ty con. Kế toán doanh thu, chi phí: Tổng hợp toàn bộ doanh thu, công nợ, chi phí giá vốn hàng bán. Kế toán tài sản, công cụ dụng cụ, vật tư: Theo dõi toàn bộ tài sản, công cụ dụng cụ hiện có, phát sinh tăng giảm trong kỳ trích khấu hao. Đặc điểm về vốn: Vốn điều lệ của Tổng Công ty gồm có: Vốn được nhà nước giao tại thời điểm thành lập Tổng Công ty. Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Tổng Công ty (nếu có) sau khi thành lập Tổng Công ty. Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung vốn cho Tổng Công ty theo quy định của Pháp luật. Các nguồn vốn khác. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Tổng Công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bẳng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Tổng Công ty đã được điều chỉnh. Nguồn vốn kinh doanh trong Tổng Công ty được hình thành từ các nguồn sau đây: Nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp : vì đây là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước bỏ vốn thành lập và quản lý nên hàng năm Nhà nước sẽ cấp cho Tổng Công ty một số vốn nhất định. Nguồn vốn tự bổ sung từ các quỹ: Quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận chưa phân phối, Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản… Nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nguồn vốn tín dụng thương mại của người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng. 5.2 Đặc điểm công tác kế toán a Mô hình kế toán áp dụng tại tổng công ty Là mô hình kế toán tập trung: Định ký vào cuối tháng được tập hợp lập bảng kê, giao nộp kèm theo toàn bộ chứng từ gốc cho phòng tài vụ để ghi sổ và hạch toán kế toán. b. Phương pháp ghi sổ kế toán Là phương pháp chứng từ gốc là chứng từ kế toán phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ví dụ phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng… c. Chế độ kế toán áp dụng tại tổng công ty Là chế độ kế toán theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam, và quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam. d. Hình thức kế toán áp dụng Là hình thức Nhật ký chung: (Phụ lục 5) Căn cứ vào chứng từ gốc, các chứng từ kế toán để ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và các sổ nhật ký đặc biệt. Với những trường hợp có nhiều chứng từ gốc phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định có thể được tổnh hợp trên các bảng kê chứng từ, từ đó làm căn cứ ghi chép chứng từ gốc.Từ chứng từ gốc và các bảng kê chứng từ ghi chép vào sổ Nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi chép vào sổ Cái. Cuối tháng hoặc cuối quý kế toán chi tiết tiến hành cộng sổ để lập báo cáo chi tiết. Kế toán tổng hợp cộng sổ Cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Bảng này được đối chiếu với bảng tổng hợp trước khi lập báo cáo tài chính. e. Chính sách kế toán Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao tuyến tính Nguyên tắc đánh giá tài sản : Theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định II. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Tổng Công ty .1 .Kế toán tiền lương 1.1.Nội dung quỹ tiền lương tại Tổng Công ty Quỹ tiền lương của Tổng Công ty bao gồm tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế, trong thời gian nghỉ việc hoặc đi học, các loại phụ cấp, làm thêm giờ… 1.2..Các hình thức trả lương Hiện nay Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đang áp dụng hình thức trả lương theo thực tế thời gian làm việc trong tháng theo nghị định số 26-CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp.Hình thức trả lương được xác đinh như sau: Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc Lương cơ bản Lương chế độ = x Số ngày làm việc thực tế Số ngày làm việc theo chế độ Ví dụ: Anh Nguyễn Quốc Tiến ở Phòng tài chính kế toán có: Lương cơ bản = 290.000 x 2.50 = 725.000 Trong tháng 12 số ngày làm việc thực tế của anh là 27 ngày: Vậy lương thời gian anh được nhận trong tháng 01 là: 725.000 : 27 x 27 = 725.000 Lương 1 ngày mà anh Tiến nhận được là: 725.000 :27 = 26.852 Ngoài tiền lương cơ bản, hàng tháng anh Tiến còn phải đóng BHXH, BHYT,tiền ăn ca: BHXH = Lương cơ bản x 5% = 725.000 x 5% = 36.250 BHYT = Lương cơ bản x 1% = 725.000 x 1% = 7.250 Lương theo công việc = Hệ số công việc được giao x Mức độ hoàn thành công việc x Ngày công x Đơn giá 1 ngày công Trong đó mức độ hoàn thành công việc theo đánh giá A = 1,5 B = 1,2 C = 0,8 Lương theo công việc của anh Tiến = 1,95 x 1,5 x 27 x 36400 = 2.874.690 Vây lương của anh Tiến sẽ là 2.874.69 1.3. Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương Bảng chấm công được lập cho từng bộ phận.(Phụ lục 6 ) Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Phụ lục 7) 1.4. Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương Tài khoản 334 – “ Phải trả công nhân viên” Tài khoản 642 – “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” Sổ kế toán sử dụng: Nhật ký chung Sổ cái các TK 334, TK 111, TK 112 1.5. Phương pháp hạch toán tiền lương a. Kế toán tính bảng thanh toán lương và ghi vào Nhật ký chung (phụ lục 10) và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 07), kế toán tính ra tiền lương phải trả cho CNV trong Tổng Công ty: Nợ TK 642 506.186.440 Có TK 334 506.186.440 b. Kế toán tính các khoản BHXH, BHYT khấu trừ vào lương cơ bản của CNV và ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 334 30.371.186 Có TK 3383 25.309.322 Có TK 3384 5.061.864 c. Trên cơ sở tiền bảng thanh toán lương, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung tạm ứng lương kỳ I cho nhân viên văn phòng tháng 12: Nợ TK 334 203.550.000 Có TK 111 203.550.000 d. Kế toán lập bảng thanh toán BHXH ghi vào sổ nhật ký chung để tính định mức BHXH phải trả nhân viên trong tháng: Nợ TK 3383 3.651.000 Có TK 334 3.651.000 e. Dựa vào bảng thanh toán BHXH kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, thanh toán BHXH cho nhân viên: Nợ TK 334 3.651.000 Có TK 111 3.651.000 Sơ đồ hạch toán tiền lương tại Tổng Công ty (Phụ lục 12) 2.Nội dung kế toán các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty 2.1.Nội dung các khoản trích theo lương Bảo hiểm xã hội : theo dung quy định Nhà nước, tổng công ty đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội trích nộp 20% trên tổng quỹ tiền lương cơ bản. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, còn 5% trừ vào thu nhập của công nhân viên. Bảo hiểm y tế: Tổng công tỷtích theo chế độ của Nhà nước là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động Kinh phí công đoàn : Tổng Công ty nộp 2% trên tổng tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2004 Quỹ lương cơ bản của phòng kế toán là : 8.720.300 Quỹ lương thực tế là: 28.661.678 Tính BHXH phải nộp Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 8.720.300 x 15% = 1.308.045 Trừ vào lương của CNV: 8.720.300 x 5% = 436.015 Tổng số tiền BHXH phải nộp là: 1.744.060 Tính BHYT phải nộp: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 8.720.300 x 2% = 174.406 Trừ vào lương nhân viên: 8.720.300 x 1% = 87.203 Tổng số tiền BHYT phải nộp: 261.609 Tính KPCĐ phải nộp: 28.661.678 x 2% = 573.233,56 Tính 1% vào quỹ lương cơ bản của CNV : 8.720.300 x 1% = 87.203 2.2.Tài khoản kế toán sử dụng: TK 338: Phải trả phải nộp khác TK 111: Tiền mặt TK112: Tiền gửi ngân hàng TK 138: Phải thu khác TK 333: Thuế và các khoản phải nộp 2.3. Sổ kế toán sử dung tại tổng công ty: Sổ cái tài khoản 334 (Phụ lục 8); TK 338 (Phụ lục 9) 2.4 Trình tự kế toán các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán lập chứng từ ghi sổ để trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh sau đó kế toán ghi sổ tài khoản 338 theo định khoản: Nợ TK 642 : 96.175.423 Có TK 3382 : 10.123.728 Có TK 3383 : 75.927.966 Có TK 3384 : 10.123.728 Kế toán lập bảng thanh toán BHXH và ghi vào NKC để tính BHXH phải trả cho CNV: Nợ TK 338.3 : 3.651.000 Có TK 334 : 3.651.000 Khi thanh toán trợ cấp BHXH cho CNV, Kế toán ghi vào sổ NKC Nợ TK 334: 3.651.000 Có TK 111: 3.651.000 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty (Phụ lục 13) Chương III Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. I. Đánh giá chung. Hiện nay Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội có quyển quản lý, sử dụng vốn đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân thành phố giao và các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước, Uỷ ban nhân dân thành phố giao và kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật. Về quản lý Quản lý toàn diện công tác xây dựng và triển khai chiến lược phát triển SXKD của Tổng Công ty Tổng Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển Tổng Công ty, các đơn vị thành viên Tổng Công ty chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của mình và cam kết tài chính nếu có Tổng Công ty luôn chú trọng đổi mới cơ chế quản lý theo hướng ngày càng toàn diện và phát huy cao tính chủ động, sáng tạo cho các cấp.Từng bước thống nhất các tiêu chí trong việc chuẩn hoá mô hình Công ty Về công tác kế toán Công tác quản lý tài chính toàn Tổng Công ty về cơ bản đã đúng theo quy định của chế độ hiện hành, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh Tổng Công ty đã quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn về quản lý doanh thu, chi phí, quỹ lương, các chính sách thuế mới… Tổng Công ty đang nghiên cứu xây dựng chế độ kế toán thống nhất toàn Tổng Công ty, trên cơ sở đó đào tạo, hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ, hoàn thiện công tác tài chính kế toán của Tổng Công ty. Về kế toán và hệ thống chứng từ sử dụng: Công ty hiện nay đang sử dụng hình thức Nhật ký chung. Hình thức này rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công lao động trong phòng kế toán và cơ giới hoá công tác kế toán. Hệ thống chứng từ mà Tổng Công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ, phù hợp với hoạt động của Tổng Công ty và theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. II. Một số mặt tồn tại và những ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Một số tồn tại Về việc tính thưởng cho công nhân viên: Ngoài tiền lương hàng tháng, hầu như Tổng Công ty không có các khoản tiền thưởng trong tháng, quý hay năm. Điều đó hầu như không khuyến khích nhân viên làm việc và phát huy được tính sáng tạo của nhân viên. Về hính thức trả lương: Việc trả lương theo thời gian tuy đơn giản, dễ tính, sát thực với tính hình hạch toán nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế cơ bản là chưa gắn liền lương với kết quả lao động của từng người. Do đó, không kích thích người lao động tận dụng thời gian lao động, nâng cao năng suất lao động. Về hệ thống sổ kế toán Hiện nay hệ thống sổ mà Tổng Công ty đang áp dụng tương đối phù hợp cho công tác kế toán, tuy nhiên, mẫu sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản như TK 3382, 338.3,338.4, mẫu Bảng phân bổ tiền lương và BHXH mà Tổng Công ty áp dụng không đúng theo mẫu quy định của Bộ tài chính ban hành. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Việc tính thưởng cho công nhân viên: Ngoài mức lương mà hàng tháng nhân viên nhận được, Tổng Công ty nên có những khoản thưởng khác để khuyến khích tinh thần hăng say lao động góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Về hệ thống sổ kế toán Tổng Công ty nên áp dụng đúng các mẫu sổ kế toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính như sau: Mẫu sổ Nhật ký chung: Sổ nhật ký chung Tháng 12 năm 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có Số trang trước chuyển sang Tạm ứng lương kỳ I 334 111 203.550.000 203.550.000 Cộng chuyển trang sau Cộng Về sổ chi tiết: Tổng Công ty sổ chi tiết tài khoản Đầu tư và phát triển Nhà HN từ ngày 01/12/2004 đến ngày 30/12/2004 TK 338.3 : BHXH Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh nợ Phát sinh có Số Ngày tháng Số trang trước chuyển sang 1/10 Tính trợ cấp BHXH cho NV 334 3.651.000 … Cộng chuyển trang sau Cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVan Phuong Anh.doc
Tài liệu liên quan