Đề tài Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua

Tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................. trang 1 CHƯƠNG I : Một số lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta. Thành phần kinh tế Nhà Nước và xu thế hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay....................................... trang 3 1.1) Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay ................................................................................................ trang 3 1.1.1) Khái niệm thành phần kinh tế................................................. trang 3 1.1.2) Quan điểm – chủ trương của Đảng về nền kinh tế nhiều thành phần................................................................................. trang 4 1.1.2.1) Nhận thức về sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta. ...................................................................................... ...

pdf74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................. trang 1 CHƯƠNG I : Một số lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta. Thành phần kinh tế Nhà Nước và xu thế hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay....................................... trang 3 1.1) Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay ................................................................................................ trang 3 1.1.1) Khái niệm thành phần kinh tế................................................. trang 3 1.1.2) Quan điểm – chủ trương của Đảng về nền kinh tế nhiều thành phần................................................................................. trang 4 1.1.2.1) Nhận thức về sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta. ...................................................................................... trang 4 1.1.2.2) Chủ trương của Đảng. ..................................................... trang 4 1.1.3) Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. .......................................................................... trang 5 1.2) Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong nền kinh tế ở nước ta. .......................................................................................................... trang 6 1.2.1) Khái niệm kinh tế Nhà Nước. ................................................. trang 6 1.2.2) Vai trò của thành phần kinh tế Nhà Nước. ............................. trang 6 1.2.2.1) Vai trò kinh tế. ................................................................ trang 7 1.2.2.2) Vai trò chính trị. .............................................................. trang 7 1.2.2.3) Vai trò xã hội. ................................................................. trang 7 1.2.3) Các giai đoạn hình thành và phát triển DNNN ở nước ta. ...... trang 8 1.3) Vai trò của kinh tế Nhà Nước ở một số nước trên thế giới. ............... trang 9 1.4) Tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế. ................ trang 11 1.4.1) Khái niệm tài chính doanh nghiệp .......................................... trang 11 1.4.2) Vai trò của tài chính đối với sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. ..................................................................... trang 11 1.4.3) Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. ......................................................... trang 11 1.5) Xu hướng Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. ............................... trang 13 1.5.1) Khái niệm toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.......................... trang 13 1.5.1.1) Toàn cầu hóa. ................................................................. trang 13 1.5.1.2) Hội nhập kinh tế. ............................................................ trang 13 Trang 1 1.5.2) Tác động của hội nhập kinh tế đối với các nước đang phát triển. .................................................................................. trang 14 1.5.2.1) Tác động tích cực............................................................ trang 15 1.5.2.2) Tác động tiêu cực ........................................................... trang 16 CHƯƠNG II : Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua .................................................................................................... trang 19 2.1) Chủ trương của Đảng đối với sự đổi mới và phát triển của thành phần kinh tế nhà nước. ......................................................................... trang 19 2.1.1) Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các DNNN........................................................................... trang 19 2.1.2) Chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng. ......................................................................................... trang 20 2.1.3) Quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ............... trang 21 2.2) Kết quả đạt được của DNNN trong quá trình sắp xếp, đổi mới vừa qua ở nươc ta ................................................................................. trang 23 2.3) Những nhược điểm tồn tại cần khắc phục của DNNN....................... trang 30 2.3.1) Hiệu quả và tính cạnh tranh còn thấp. .................................... trang 30 2.3.2) Trình độ công nghệ lạc hậu. ................................................... trang 33 2.3.3) Quy mô còn nhỏ, dàn trải, chồng chéo. .................................. trang 33 2.3.4) Lao động thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao.......... trang 35 2.3.5) Trình độ quản lý còn yếu kém. ............................................... trang 35 2.3.6) Cơ chế, chính sách còn nhiếu bất cập. .................................... trang 35 2.4) Những yếu kém của hoạt động tài chính khu vực kinh tế Nhà Nước ..................................................................................................... trang 36 2.5) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong xu thế hội nhập................................................................................................ trang 36 CHƯƠNG III : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính đối với khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế................................................................ trang 41 3.1) Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế đối với khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta. ................................................................................................. trang 41 3.1.1) Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa. ......... trang 42 3.1.2) Cải thiện môi trường kinh doanh............................................. trang 44 Trang 2 3.1.3) Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống lãng phí và thất thoát vốn. ........................................................................... trang 44 3.1.4) Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. ..... trang 45 3.1.5) Cải cách hành chánh, nâng cao năng lực quản lý................... trang 46 3.2) Đổi mới công tác quản lý của Nhà Nước đối với Ngân sách Nhà Nước. .................................................................................................... trang 46 3.3) Tiếp tục quá trình cải cách Hệ thống thu thuế Nhà Nước. ................ trang 50 3.4) Phát triển thị trường tài chính, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................... trang 55 3.4.1) Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích sản xuất kinh doanh. ................................................................................ trang 55 3.4.2) Đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính. ............................... trang 56 3.4.3) Đa dạng hóa các kênh và hình thức động viên nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. ...................................... trang 57 KẾT LUẬN ............................................................................................... trang 59 Phụ lục. Tài liệu tham khảo. Trang 3 777 MỞ ĐẦU I/ Tính cấp thiết của đề tài : Kinh tế nhà nước ra đời gắn liền với sự hình thành Nhà Nước và sở hữu nhà nước. Cũng như các Nhà Nước khác, nước ta trong tất cả các giai đoạn phát triển của mình đều quan tâm đến sự phát triển của kinh tế nhà nước nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vì các mục tiêu phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Hiến Pháp nước ta đã khẳng định : “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.” (Điều 19 – Hiến Pháp 1992). Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà Nước. Gần 20 năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần VI, nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, nhưng vừa triển khai, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Khoá IX đã có Nghị quyết 03-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã nêu :” Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà Nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. (trích Nghị quyết 03-NQ/TW BCH TW Khoá IX). Trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị tích cực cho việc đón đầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để kinh tế nhà nước thực sự vững mạnh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong nước cũng như trên trường quốc tế. Có nhiều phương hướng được đặt ra, trong đó việc nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những việc làm cấp thiết. Trang 4 II/ Mục đích nghiên cứu : Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, tài chính doanh nghiệp nhà nước và xu thế hội nhập kinh tế kết hợp với thực trạng hoạt động và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước, mà biểu hiện là doanh nghiệp nhà nước. Nhằm tìm ra một số giải pháp phù hợp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Luận văn có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như : kinh tế, tài chính, kế toán, kinh tế đối ngoại, pháp luật và các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính của khu vực kinh tế nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ở nươc ta. IV/ Phương pháp nghiên cứu : Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, gắn việc nghiên cứu với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để việc đánh giá mang tính khách quan thực tế. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như : phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh …. V/ Bố cục của luận văn : Ngoài Phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương : Chương I : Một số lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta. Kinh tế Nhà Nước và xu thế hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay. Chương II : Thực trạng hoạt động, tình hình tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua. Chương III : Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước trong xu thế hội nhập. W * X Trang 5 CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN - KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1) Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 1.1.1) Khái niệm thành phần kinh tế. Dưới giác độ kinh tế chính trị thành phần kinh tế là một khái niệm để chỉ kết cấu kinh tế – xã hội trong thời kỳ quá độ. Khái niệm này được Lênin sử dụng đầu tiên khi phân tích kết cấu kinh tế – xã hội nước Nga sau cách mạng tháng 10. “Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có” (Trích V.I Lênin toàn tập (3). NXB tiến bộ Mát xcơ va 1978, trang 248). Như chúng ta đã biết, trong bất cứ chế độ kinh tế – xã hội nào, ngoài phương thức sản xuất tiêu biểu cho chế độ kinh tế – xã hội đương thời giữ địa vị thống trị, chi phối. Còn chứa đựng những tàn dư của phương thức sản xuất trước và tồn tại những nhân tố của phương thức sản xuất kế sau. Những phương thức này ở vào địa vị lệ thuộc, bị chi phối. Nhưng nói chung trong thời kỳ quá độ, khó có thể có phương thức sản xuất nào giữ địa vị thống trị theo nghĩa đầy đủ. Vì phương thức sản xuất giữ địa vị thống trị trong thời kỳ trước đang suy thoái, không còn đủ sức chi phối nền kinh tế quốc dân nữa; còn phương thức sản xuất mới đang lên nhưng chưa giành được địa vị thống trị. Trong thời kỳ đó mỗi phương thức sản xuất là mỗi bộ phận hợp thành kết cấu kinh tế – xã hội, vừa có tính chất độc lập tương đối vừa tác động lẫn nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau. Mỗi bộ phận ấy theo quan niệm của Lênin là thành phần kinh tế. Cũng như phương thức sản xuất, mỗi thành phần kinh tế bao gồm một lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nhất định phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ấy. Do đó tiêu chí cơ bản để phân định thành phần kinh tế là quan hệ sản xuất. Trang 6 1.1.2) Quan điểm – chủ trương của Đảng về nền kinh tế nhiều thành phần. 1.1.2.1) Nhận thức về sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta : Quan hệ sở hữu là nền tảng quyết định và chi phối mọi quan hệ về kinh tế và lợi ích trong xã hội. Nó là cơ sở của mâu thuẫn, của đối kháng giai cấp và là mục tiêu trực tiếp của các cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Tuy nhiên giành được quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội mới là mục tiêu trực tiếp, chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng. Mục tiêu cuối cùng là lợi ích kinh tế và tiến bộ xã hội có được từ quyền sở hữu tư liệu sản xuất đã giành được qua cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nươc ta đã đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện là : - Giành lấy quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu cùng với chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Mà cốt lõi là xác lập cơ cấu về sở hữu tư liệu sản xuất và cơ cấu các thành phần kinh tế một cách phù hợp với yêu cầu của quy luật và thực tế khách quan của nền kinh tế thời kỳ quá độ ở nước ta. 1.1.2.2) Chủ trương của Đảng : Trước đây thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư hữu không được thừa nhận, được coi là đối tượng phải được cải tạo và xóa bỏ. Tại Đại hội VI của Đảng (12/1986) đường lối đổi mới đã khẳng định xây dựng phát triển kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tồn tại lâu dài. “Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế” (Trích nghị quyết Trung ương 6 – Khoá VI) Chủ trương phát triển đan xen nhiều loại hình kinh tế hỗn hợp, đan kết các hình thức sở hữu. Tư nhân được kinh doanh không hạn chế về quy mô, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà luật pháp không cấm. Các Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (7/1996) và lần thứ IX (4/2000) đều tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Quan điểm trên của Đảng đã được khẳng định trong Hiến pháp nươc ta năm 1992 cụ thể như sau : “Điều 15 : Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.” Trang 7 Đại hội Đảng lần thứ IX xác định hiện nay ở nước ta tồn tại sáu thành phần kinh tế sau : Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, với sự đa dạng hóa của nền kinh tế thị trường đã hình thành nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen nhau, bổ sung nhau như việc liên doanh, liên kết giữa khu vực kinh tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài, cũng như hình thức góp vốn giữa tư nhân trong nước và nước ngoài … 1.1.3) Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu khách quan, vì : -Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao để có thể thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu để thiết lập chế độ công hữu, nên còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu là tất yếu. -Những thành phần kinh tế do lịch sử để lại đặc trưng cho phương thức sản xuất cũ tuy không còn giữ vị trí thống trị nhưng vẫn còn có những tác dụng nhất định đối với lực lượng sản xuất, có lợi cho sự phát triển kinh tế. Những thành phần kinh tế đặc trưng cho quan hệ sản xuất mới từng bước được tạo ra và ngày một lớn mạnh. Đây là thành phần kinh tế thể hiện lực lượng kinh tế của Nhà Nước Xã hội chủ nghĩa. -Mỗi một thành phần kinh tế trong quá trình phát triển đều có những lợi thế so sánh nhất định, do đó việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế sẽ khai thác tối ưu tiềm năng của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. 1.2) Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong nền kinh tế ở nước ta. 1.2.1) Khái niệm kinh tế Nhà Nước. Theo như quan niệm của Lênin về thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ đã trình bày ở trên, thì kinh tế nhà nước không tương ứng với quan hệ sản xuất của hình thái kinh tế – xã hội nào cả. Kinh tế nhà nước không chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà nó tồn tại cả trong chủ nghĩa tư bản và thậm chí cả trong các chế độ xã hội trước đó. Theo cách hiểu chung nhất thì kinh tế nhà nước là phần tài sản do nhà nước làm chủ sở hữu. Hay nói cách khác, kinh tế nhà nước là bộ phận của nền kinh tế quốc dân thuộc sở hữu nhà nước. Hiện nay ở nhiều nước, kinh tế nhà nước thường bao gồm những bộ phận cơ bản sau đây : -Tài nguyên khoáng sản và phần đất đai thuộc sở hữu nhà nước. -Ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, ngân sách nhà nước, tài chính nhà nước. Trang 8 -Hệ thống dự trữ quốc gia và bảo hiểm quốc gia. -Các dịch vụ công do nhà nước đảm nhiệm. -Các doanh nghiệp nhà nước. Ngày nay cũng có quan điểm cho rằng kinh tế nhà nước còn bao gồm cả nguồn nhân lực, hệ thống các chính sách, công cụ quản lý nhà nước … Xét về chức năng, cơ cấu kinh tế nhà nước bao gồm hai hệ thống : hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống phi doanh nghiệp. Hệ thống phi doanh nghiệp gồm : ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các quỹ quốc gia, tài nguyên …. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh và các doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích. 1.2.2) Vai trò của thành phần kinh tế Nhà Nước. Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải cho xã hội cũng như tạo động lực cho nền kinh tế quốc dân. 1.2.2.1) Vai trò kinh tế : Vai trò kinh tế của nhà nước bắt nguồn từ chức năng của Nhà nước trong quản lý và phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế nhà nước trước hết được sử dụng như một nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo ra của cải cho xã hội, sử dụng như một công cụ trong quản lý kinh tế xã hội. - Kinh tế nhà nước được Nhà Nước sử dụng như một công cụ can thiệp vào quá trình kinh tế, điều tiết, chi phối sự vận động của nền kinh tế theo định hướng của Nhà Nước nhằm khắc phục những khuyết tật vốn có của cơ chế thị trường. Khắc phục trạng thái độc quyền tự nhiên, những tác động hướng ngoại phát sinh trong nền kinh tế thị trường. - Lấp vào những ngành nghề mà khu vực kinh tế tư nhân hoặc không muốn làm, hoặc không có khả năng làm. Đầu tư vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn. Có tác dụng mở đường, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.2.2.2) Vai trò chính trị. - Kinh tế nhà nước cung cấp cho Nhà nước một cơ sở kinh tế, để Nhà Nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếp đối với các thành phần kinh tế khác. Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, kinh tế nhà nước còn cung cấp nguồn lực chủ yếu cho hoạt động của Nhà Nước bên cạnh nguồn thu ngân sách từ thuế. Là công cụ trực tiếp hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Đảng và những chính sách mà Chính phủ đã đề ra. - Là khu vực cung cấp những hàng hóa, dịch vụ cho các hoạt động an ninh quốc phòng mà khu vực kinh tế tư nhân không được phép làm, không làm được hoặc không muốn làm. Trang 9 1.2.2.3) Vai trò xã hội. - Là công cụ để điều tiết nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, giúp cho xã hội phát triển ổn định. Trong nền kinh tế thị trường, chịu sự tác động của các quy luật thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận. Do đó nền kinh tế thị trường tồn tại những khuyết tật gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội như : phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và ô nhiễm môi trường … Ở đây, sự tác động của kinh tế nhà nước bằng những chính sách vĩ mô có vai trò quyết định nhằm giữ nền kinh tế phát triển ổn định, giảm thiểu những tác động tiêu cực về mặt xã hội. - Ngoài ra sự phát triển của kinh tế nhà nước còn giúp tạo ra việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập cho xã hội và giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội, nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội. - Thông qua kinh tế nhà nước mà Nhà Nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành cũng như cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại. - Kinh tế nhà nước cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, làm gia tăng phúc lợi xã hội và được phân phối công bằng cho mọi người. 1.2.3) Các giai đoạn hình thành, phát triển kinh tế nhà nước ở nước ta. Kinh tế nhà nước ra đời gắn liền với sự hình thành Nhà Nước và sở hữu nhà nước. Cũng như các Nhà Nước khác, nước ta trong tất cả các giai đoạn phát triển của mình đều quan tâm đến sự phát triển của kinh tế nhà nước nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước do Nhà Nước đầu tư vốn, làm chủ sở hữu và quản lý thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế vì các mục tiêu phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Từ năm 1955, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm đến nay, sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trải qua các giai đoạn sau : a) Giai đoạn 1955-1975 : trong giai đoạn này doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hình thành do Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản, quốc hữu hóa của chính quyền thực dân Pháp. Trong thời gian đầu (1955 – 1965) nhiệm vụ chính là khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư bản tư nhân, tiểu nông, tiểu thương và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đến giữa những năm 1960, Mỹ bắt đầu leo thang cuộc chiến tranh tại Việt nam, nhiệm vụ của các doanh nghiệp nhà nước ngoài việc sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng còn phải sản xuất phục vụ kháng chiến. Trong giai đoạn này doanh nghiệp nhà nước là lực lượng kinh tế lớn mạnh và giữ vai trò độc quyền. b) Giai đoạn 1975 – 1986 : đây là giai đoạn tiếp quản, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng mới các doanh nghiệp nhà nước tại miền Nam. Trong giai Trang 10 đoạn này do ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch, tập trung, quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nhà nước, tổng sản phẩm xã hội có chiều hướng giảm sút, tỷ lệ lạm phát phi mã đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế (xem bảng 1). Bảng 1 : tỷ lệ đóng góp của DNNN trong tổng sản phẩm xã hội (1960 – 1985) 1960 1965 1970 1975 1980 1985 38,4% 45,2% 44,4% 32,3% 35,4% 35,7% (Nguồn : Đổi mới tăng cường thành phần kinh tế nhà nước, GS.TS Vũ Đình Bách, NXB CTQG 2001, trang 87) 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 1960 1965 1970 1975 1980 1985 Đồ thị : Tỷ lệ đóng góp của DNNN trong tổng sản phẩm xã hội 1960-1985 (Nguồn : bảng 1) c) Giai đoạn đổi mới kinh tế từ sau Đại hội VI (1986) của Đảng đến nay : giai đoạn này thực hiện nhiều cuộc cải cách lớn trong chính sách kinh tế vĩ mô nhằm hướng các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Khởi đầu đổi mới là cải cách giá áp dụng cơ chế theo giá thị trường, củng cố chất lượng và giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước thông qua sát nhập, giải thể, phá sản, cổ phần hóa và bán doanh nghiệp nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tại nước ta đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 cụ thể như sau : “Điều 19 : Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.” Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 20/04/1995 đã đưa ra định nghĩa doanh nghiệp nhà nước như sau :”Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà Nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”. Như vậy về bản chất các đặc Trang 11 trưng của doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ bao cấp của nền kinh tế kế hoạch. 1.3) Vai trò của kinh tế Nhà Nước và kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới. Sự phát triển của khu vực kinh tế nhà nước đều nhằm thực hiện tốt hơn những chức năng kinh tế vĩ mô của Nhà Nước. Tuy nhiên ở các nước khác nhau sự phát triển này có những nét đặc thù riêng. So với khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế nhà nước nhiều khi là gánh nặng đối với nền kinh tế thị trường, vì một mặt chúng sử dụng các nguồn lực một cách kém hiệu quả, gây lãng phí và mặt khác chúng hút cạn nguồn ngân sách của chính phủ, dẫn đến những hậu quả xấu đối với nền kinh tế vĩ mô. Nhưng với các đặc trưng và vai trò của khu vực kinh tế nhà nước thì không thể xoá bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp nhà nước mà ngược lại cần phải quan tâm nhiều hơn đến khu vực kinh tế này. Trong thực tế không thể có một nền kinh tế do bàn tay vô hình điều khiển để vận hành có hiệu quả mà cần phải có sự can thiệp của bàn tay Nhà Nước. Mặc dù xu thế chung Nhà Nước dần dần ngày càng thoát ly khỏi các hoạt động kinh doanh, nhưng vai trò chung của Nhà Nước trong nền kinh tế không có gì giảm sút. Nhiệm vụ của Nhà Nước về mặt kinh tế là hạn chế những tiêu cực mà bản thân thị trường không thể điều tiết. Bên cạnh đó Nhà Nước còn có vai trò tạo ra phúc lợi xã hội và nhiệm vụ phân phối lại thu nhập nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Tuy các nhà kinh tế có sự nhất trí rằng cạnh tranh sẽ đem lại hiệu quả cao, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, kích thích đổi mới và sáng tạo. Tuy nhiên lịch sử phát triển kinh tế cũng cho thấy một số trường hợp cạnh tranh không đem lại hiệu quả, đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong thị trường cạnh tranh. Do đó Nhà Nước có vai trò hướng dẫn sự cạnh tranh trong nền kinh tế để phát huy hiệu quả. Đối với các nước đang phát triển thì việc phát triển khu vực kinh tế nhà nước mà cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước được coi là một công cụ hữu hiệu để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, được sử dụng như là một công cụ để ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao vai trò của Nhà Nước trong việc kế hoạch hóa và kiểm soát sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Nhà Nước. Tuy nhiên cũng tồn tại nhược điểm là doanh nghiệp nhà nước tại các nước đang phát triển hoạt động hiệu quả còn thấp. Đối với các nước phát triển thì khu vực kinh tế nhà nước không những phát triển mạnh trong lĩnh vực công ích mà các doanh nghiệp nhà nước có mặt hầu hết ở những ngành, những lĩnh vực then chốt như : công nghiệp nặng, hàng không, đường sắt, tài chính, bảo hiểm …. Tuy Nhà Nước ngày càng tư nhân hóa Trang 12 khu vực kinh tế công, nhưng Nhà Nước vẫn có thể chi phối hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân với tư cách là cổ đông. Như vậy tại các nước phát triển thì khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đã xâm nhập nhau, đan xen nhau nhằm tận dụng những ưu thế của nhau và ngày càng phát triển. Tại cuộc Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam ngày 01/07/2005, bàn về những vấn đề rất phức tạp và hệ trọng đối với tương lai của Việt Nam như : các thách thức to lớn cho sự phát triển và vươn lên của Việt Nam từ bên trong và bên ngoài; khan hiếm dầu lửa và chiến tranh giành giật tài nguyên thiên nhiên; tranh chấp về nguồn nước; phân chia lại thị trường thế giới; các thay đổi chiến lược trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai và vị trí của Việt Nam. Giáo sư Robert Wade – Đại học Kinh tế London – khẳng định phải có vai trò tích cực của Nhà Nước trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Cải cách doanh nghiệp nhà nước không phải là vấn đề riêng có của Việt Nam. Cho đến nay, ở các nước đang phát triển và thậm chí các nước công nghiệp phát triển thì công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn đang diễn ra với nhiều sắc thái và mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của các nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nươc thường do ba bộ phận hợp thành. Một là, phân loại sắp xếp hợp lý toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhà nước. Hai là, cải tiến tổ chức, nâng cao hiệu quả của từng doanh nghiệp nhà nước. Ba là, thay đổi thể chế kinh tế nói chung, tạo cho các doanh nghiệp nhà nước môi trường cạnh tranh nhất định, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Cả ba bộ phận này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ. - Tại Trung Quốc : năm 1978 Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa, đề ra xây dựng thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm khắc phục những khuyết tật của thể chế kinh tế kế hoạch hóa trước đây, đặt cải cách xí nghiệp “quốc hữu” - tức doanh nghiệp nhà nước – là khâu trọng tâm trong cải cách kinh tế. Từ năm 1978 – 1983 là giai đoạn mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước. Một mặt chuyển từ cấp phát thành vay ngân hàng, mặt khác đẩy mạnh cải cách để hỗ trợ như điều chỉnh quan hệ phân phối giữa Nhà Nước và doanh nghiệp; thực hiện nhiều hình thức trích nộp lợi nhuận, khoán lỗ, lãi; khuyến khích kinh doanh dưới nhiều hình thức sở hữu … từng bước đã thay đổi tình trạng chính quyền can thiệp quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ chế kích thích lợi ích, ràng buộc trách nhiệm. Thực thi những chính sách đặc biệt và biện pháp linh hoạt đối vơi hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng các đặc khu kinh tế ở Thẩm Quyến, Chu hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Từ năm 1984 – 1992 : để ổn định quan hệ phân phối giữa Nhà Nước và doanh nghiệp và cải thiện tình hình tài chính nhà nước, thì cho phép doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ khoán trách nhiệm giám đốc và doanh nghiệp Trang 13 tự quyết định phân phối trong doanh nghiệp. Bằng hình thức khoán này, Nhà Nước đã từng bước chuyển phương thức quản lý trực tiếp chủ yếu thông qua kế hoạch pháp lệnh sang phương thức quản lý gián tiếp. Giao cho các doanh nghiệp mở rộng quyền tự chủ như : sắp xếp nhân sự, giữ lại một phần lợi nhuận, chủ động đầu tư trong mức độ cho phép. Từ năm 1992 đến nay chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, hình thành thể chế mới của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Từng bước điều chỉnh cơ cấu và tiến hành cải tổ mang tính chiến lược đối với xí nghiệp quốc doanh qua việc cổ phần hóa, từng bước xây dựng các xí nghiệp quốc hữu hiện đại. Mục tiêu chính trong giai đoạn này là điều chỉnh mối quan hệ về quyền tài sản, tiến hành phân tách giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giao quyền tự chủ, có trách nhiệm bảo toàn và làm tăng giá trị tài sản nhà nước. Đến nay qua hơn 20 năm mở cửa, hệ thống các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc đã có những biến đổi to lớn, trình độ trang bị kỹ thuật được nâng cao rõ rệt, nhiều doanh nghiệp nhà nước mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Sự trưởng thành và lớn mạnh của doanh nghiệp nhà nước đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước chẳng những có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc mà còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hiện đại hóa đất nước. - Tại Pháp : trước những năm 1980 chính phủ Pháp quản lý doanh nghiệp nhà nước rất chặt chẽ một cách tập trung, can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Đến năm 1982 thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước từng bước cải cách, thay thế việc quản lý tập trung qua việc hậu kiểm, mở rộng quyền tự chủ, tăng cường tác dụng của các tổ chức điều tiết như : hội đồng cạnh tranh, hội đồng giao dịch chứng khoán … Hiện nay doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 30% trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chủ yếu trong các ngành kinh tế then chốt và quan trọng. Ngành giao thông vận tải gồm các công ty đường sắt và công ty hàng không : chủ yếu do Nhà Nước nắm giữ, tuy từng bước đã được tư nhân hóa, nhưng Nhà Nước vẫn nắm giữ đa số cổ phần trong các công ty trên; Ngành năng lượng : doanh nhghiệp nhà nước chiếm 69% giá trị sản lượng toàn ngành; Ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm : ngân hàng Nhà Nươc và các tổ chức tài chính Nhà Nước kiểm soát toàn diện hoạt động của hệ thống tài chính và bảo hiểm. - Tại một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý … đa số các doanh nghiệp nhà nước là tập trung vào các doanh nghiệp công ích và thường không tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức 100% vốn Nhà Nước. Các quốc gia trên đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thông qua hình thức mua cổ phần với những mưc độ cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào những yếu tố nhất định. Số lượng cổ phần mà Nhà Nước nắm giữ trong Trang 14 những doanh nghiệp này thường ở mức khống chế. Tuy nhiên, có một điểm rất đáng quan tâm liên quan đến vấn đề sở hữu và quyền quản lý là : quyền ra quyết định không còn chịu bất kỳ một sự chi phối nào do lượng cổ phần đã được phân tán ở một mức độ cao trên tổng số cổ đông trong một tập đoàn lớn, ngoại trừ những quyết định đặc biệt tầm quốc gia thì phải dựa vào chính sách của Chính phủ cũng như xu thế phát triển chung của toàn ngành và của nền kinh tế. - Tại Malaysia : trong giai đoạn 1966-1970 chi tiêu của Chính phủ dành cho doanh nghiệp nhà nước là 1,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 32% toàn bộ chi tiêu công cộng. Đến 1981-1986 con số chi tiêu này đã lên tới 30 tỷ đô la Mỹ, chứng tỏ vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước. - Tại các nước công nghiệp mới NIC (New Industrial Countries) : đã tạo lập một cơ chế kinh tế kết hợp có hiệu quả sự can thiệp tích cực của Nhà Nước với sự điều tiết của thị trường. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng như là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà Nước kiểm soát, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tập trung cao vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng, chẳng hạn như cung cấp cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc. Nhưng đặc điểm nổi bật là sự chuyển đổi một cách linh hoạt của khu vực doanh nghiệp nhà nước về hình thức sở hữu, Nhà Nước thành lập một số các doanh nghiệp đảm nhận chức năng tiên phong nắm giữ các ngành mũi nhọn nhất định theo chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể, cho đến khi không cần thiết phải có vai trò mở đường nữa thì các doanh nghiệp này tiến hành cổ phần hoá và Nhà Nước lại tiến hành thành lập các doanh nghiệp khác với vai trò mở đường trong các lĩnh vực mới. Cứ thế sự chuyển đổi này lại tiếp nối một cách rất linh hoạt và hiệu quả. 1.4) Tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế. 1.4.1) Khái niệm tài chính doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có tiền để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, thanh toán việc mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân …. Và khi bán hàng sẽ thu được tiền bán hàng và lại tiếp tục sử dụng tiền thu về từ bán hàng để mua nguyên vật liệu, trả lương …. Như vậy việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi phải có các khoản thu bù đắp và tạo nên quá trình luân chuyển vốn. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này thuộc về phạm trù tài chính. Tài chính doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và đã trở thành công cụ quản lý sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Như vậy, tài chính là một phạm trù kinh tế ra đời và phát triển gắn liền vơi kinh tế hàng hóa, nó phản ánh sự vận động của các nguồn lực tài chính thông Trang 15 qua những hình thức của hoạt động đầu tư, phân phối thu nhập, mua bán giữa các chủ thể trong xã hội. 1.4.2) Vai trò của tài chính đối với sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển thì yếu tố quan trọng đầu tiên chính là vốn. Vốn là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được quan niệm như là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, vốn được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định. Giữa vốn và tiền có quan hệ với nhau, muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền, thậm chí những khoản tiền lớn cũng không phải là vốn. Một khối lượng tiền được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện : tiền phải được bảo đảm bằng một lượng tài sản có thực, tiền phải được tích tụ và tập trung đủ để đầu tư cho sự hoạt động của một dự án và tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Như vậy vốn là nhân tố đầu vào quan trọng, nhưng tiền cũng đồng thời là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình đầu tư. Sau một thời gian dài vận động trong quá trình đầu tư thì vốn phải được thu về để tiếp tục chu kỳ kinh doanh sau : vốn không được mất đi mà luôn phải được bảo toàn để tái sản xuất và thu được phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Do đó việc tổ chức và quản lý tốt hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sẽ làm tăng tích lũy của doanh nghiệp, làm giảm bớt nhu cầu về vốn tiền tệ, tăng vòng quay vốn kinh doanh, nhờ đó tình hình tài chánh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là bảo đảm đủ tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ. Muốn vậy thì tài chính doanh nghiệp phải có nguồn hình thành để bảo đảm yêu cầu trên. Nguồn tài trợ trong doanh nghiệp gồm nhiều hình thức khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi có thể phân ra như sau : * Các nguồn đầu tư, tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp : như các khoản phải trả khách hàng, nợ tích lũy, vay từ các tổ chức tài chính tín dụng, phát hành cổ phiếu …. * Các nguồn từ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : đây là nguồn tài trợ nội sinh, từ bên trong nội bộ doanh nhgiệp hay còn gọi là khả Trang 16 năng tự tài trợ. Nguồn này bao gồm hai thành phần chính là khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận được tái đầu tư. 1.4.3) Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền tài chính quốc gia. Do đó nếu một quốc gia có nền tài chính vững chắc và lành mạnh, thì doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ có được nguồn tài trợ bên ngoài vững chắc, nhưng điều này chưa chắc là tình hình tài chính của các doanh nghiệp là lành mạnh, mà còn tùy thuộc vào sự quản lý hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Ngược lại nếu tình hình tài chính của các doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả thì sẽ tác động nhất định đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 1.4.4) Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhằm phân loại và có biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp yếu kém. Thông thường các chỉ tiêu sau được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước : a/ Các tiêu chuẩn định tính : Căn cứ vào kết quả đạt được của doanh nghiệp nhà nước đối với tình hình tăng trưởng kinh tế quốc gia nói chung, có thể nêu ra một số tiêu chuẩn chung về mặt định tính để đánh giá hiệu quả hoạt động như sau : - Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải nắm được nhu cầu của thị trường, tạo ra khối lượng của cải vật chất đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, giúp Nhà Nước giải quyết các mối quan hệ cân đối bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia. Ngoài ra cũng phải hướng tới xuât khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. - Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm phát huy tốt lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có khả năng hội nhập ngày càng cao vào thị trường khu vực và thế giới. - Hoạt động của doanh nghiệp nhà nươc phải mang tính chất mở đường, hoạt động ở những ngành trọng điểm cần cho sự phát triển kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, thể hiện vai trò quan trọng không thể thay thế được của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. b/ Các tiêu chuẩn định lượng : Căn cứ vào doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, các chỉ tiêu định lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước gồm có một số chỉ tiêu chủ yếu sau : - Chỉ tiêu tổng hợp : * Mức tăng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong GDP trong nền kinh tế qua các năm. Trang 17 * Mức tăng đóng góp vào giá trị sản xuất phân theo các ngành. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. - Chỉ tiêu kỹ thuật : một số chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp sau cần quan tâm khi xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm : a)Tỷ số thanh toán – Liquidity ratios : * Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. * Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng thanh khoản nhanh của tài sản. b)Tỷ số hoạt động – Actitvity Ratios : * Vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio) = Doanh thu / Các khoản phải thu. Nếu vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do bị chiếm dụng, còn vòng quay cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh. * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Sales to fixed assets ratio) = Doanh thu / Tài sản cố định. * Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (Sales to total assets ratio) = Doanh thu / Toàn bộ tài sản. c)Tỷ số đòn bẩy tài chính – Financial Leverage ratios : * Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio) = Tổng nợ / Tổng tài sản. * Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to equity ratio) = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu. * Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Times interest eared ratio) = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay. Tỷ số này này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để bảo đảm trả lãi vay hàng năm. d)Tỷ số sinh lợi - Profitability ratios : * Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Hệ số lãi ròng - Net profit margin ratio) = Lãi ròng / Doanh thu. * Hệ số lãi gộp (Gross profit margin ratoi) = Lãi gộp / Doanh thu. Hệ số lãi gộp biến động sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, hệ số này thể hiện khả năng bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, đặt biệt là định phí để đạt lợi nhuận. * Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA (return on total assets ratio) = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư. • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – ROE (Return on equity ratio) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ tiêu này vì cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn. Trang 18 Ta có phương trình Dupont như sau : Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = ______________ x _______________ x ______________ Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Trong các chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước có tính chất bao trùm hơn hết, cụ thể thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vậy, muốn tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng vòng quay của tài sản, thay đổi cơ cấu tài chính. 1.5) Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 1.5.1) Khái niệm toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế hiện nay. Xu thế khách quan này bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự thay đổi trong phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này có sự khác biệt nhau. 1.5.1.1) Toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là khái niệm chỉ xu thế vận động khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật của thương mại và đầu tư quốc tế với sự nâng cao vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của nhân loại gắn vơi thời đại kinh tế tri thức. Tuy nhiên toàn cầu hóa hiện còn nhiều tranh cãi và ý kiến trái ngược nhau. Một số ủng hộ quan điểm toàn cầu hóa như là một phương tiện để phát triển kinh tế, nhưng cũng có một số phản đối toàn cầu hóa vì những khuyết tật do mặt trái của nó mang lại. 1.5.1.2) Hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế không chỉ đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường mà là việc thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực sau : - Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất xuất nhập khẩu bằng không. Giảm thiểu và tiến tới loại bỏ những hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với thương mại. - Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hóa việc cung cấp và kinh doanh các hình thức dịch vụ. - Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường cho tự do hóa hơn nữa thương mại. Trang 19 - Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như : thủ tục hành chính, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh … nhằm thuận lợi hóa thương mại. - Triển khai những hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập. Như vậy khái niệm hội nhập kinh tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại. 1.5.2) Tác động của hội nhập kinh tế đối với các nước đang phát triển. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Ngay từ Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ (28/1/1999 – 2/2/1999) đã khẳng định : toàn cầu hóa không còn là một xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, tạo ra sự thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, xã hội hoá nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này đã tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực, vì vậy đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau tham gia giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể giải quyết riêng lẻ. Việc tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn thế giới bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển vì họ ở thế mạnh và thường áp đặt các luật chơi. Đối với các nước đang phát triển, vừa có yêu cầu phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ nên cũng tham gia để tranh thủ lợi ích và cũng để bảo vệ mình. Lợi ích ở đây là mở cửa được thị trường cho hàng xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ qua đầu tư trực tiếp, tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế, học tập kinh nghiệm quản lý … Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, sức cạnh tranh hạn chế, thì hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ có cơ hội mà còn có cả khó khăn, thậm chí thách thức lớn. Nhưng cứ đứng ngoài cuộc thì khó khăn có thể còn lớn hơn nhiều, do đó cần phải chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, cải cách hành chính … để phát huy nội lực, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển. Trang 20 1.5.2.1) Tác động tích cực. a) Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển : Các nước đang phát triển nếu chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, phần lớn các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, nguồn tài nguyên và thị trường lớn … Tuy nhiên nếu biết tận dụng lợi thế vốn có của mình các nước đang phát triển có thể tham gia vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến để tạo ra những hàng hóa – dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hóa – dịch vụ trên thị trường thế giới. Hiện các nước đang phát triển ngày càng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng : năm 1985 là 47%, năm 1998 là 70%; các nước đang phát triển đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới. b) Tăng nguồn vốn đầu tư : Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nổi bật ở dòng luân chuyển của vốn toàn cầu. Điều này tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho sự phát triển kinh tế. Như vậy cùng với sự ổn định về mặt chính trị thì việc thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa thích hợp là cơ sở để định hướng và thu hút đầu tư bên ngoài, vì các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Lượng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào các nước đang phát triển tăng khá nhanh, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD vốn FDI; đến năm 1999 vốn FDI vào các nước phát triển tăng lên 198 tỷ USD - trong đó 97 tỷ vào khu vực Châu Mỹ la tinh và 91 tỷ USD vào Châu Á. c) Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ : Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiến tiến, hiện đại của thế giới, qua đó nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của mình. Vì trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI … các nước đang phát triển sẽ tiếp cận những công nghệ tiên tiến, học tập được những kiến thức về quản lý, những kỹ năng làm việc mới phong phú, đa dạng hơn. Đây là cơ hội để các nước đang phát triển tìm ra chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa của mình. Trang 21 d) Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực : Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển phải tổ chức lại cơ cấu kinh tế hợp lý. Ngày nay kinh tế thế giới đang chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, do vậy các nước phát triển có hàm lượng chất xám cao, công nghệ kỹ thuật hiện đại và hàm lượng vốn lớn đang chiếm ưu thế, còn ở những nước đang phát triển chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và có hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Do vậy hầu hết nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Muốn vậy đòi hỏi cơ cấu kinh tế nội lực phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt để thích ứng và đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển kinh tế toàn cầu. Ngày nay cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực : giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên. e) Mở rộng kinh tế đối ngoại : Ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nươc khác, do vậy hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nước đang phát triển mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong hoàn cảnh quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ thì các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu được để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển. f) Cơ sở hạ tầng được tăng cường : Các nước đang phát triển có mức thu nhập tính theo đầu người thấp, do đó tích lũy cũng thấp, trong khi đang cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng những công trình thiết yếu để phát triển kinh tế như : cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nuớc … Do đó muốn tăng cường cơ sở hạ tầng thì phải tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. 1.5.2.2) Tác động tiêu cực a) Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc xuất khẩu : Nền kinh tế của các nước đang phát triển cơ cấu lại theo hướng thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng quá trình trên lại phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả thế giới và phụ thuộc vào lợi ích của nước nhập khẩu, vào độ mở cửa của các nước phát triển … do vậy cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Trang 22 b) Lợi thế của các nước phát triển đang bị yếu dần : Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, do vậy mà những yếu tố vốn được coi là lợi thế của các nước đang phát triển như tài nguyên, lao động dồi dào, chi phí lao động thấp .. sẽ yếu dần đi. Còn ưu thế sẽ chuyển sang kỹ thuật – công nghệ cao, về vốn dồi dào, về sở hữu trí tuệ… vốn đang là thế mạnh của các nước phát triển. Như vậy có thể nói trong tương lai thì nền kinh tế có công nghệ tri thức, kỹ năng tinh xảo được coi là các nguồn lực có lợi thế so sánh cao, vì vậy lợi thế so sánh đang ngày càng nghiêng dần về các nước phát triển. c) Nợ nần của các nước phát triển tăng lên : Do nhu cầu về vốn cho việc tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, một số nước đang phát triển cần những khoản vay lớn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên do cơ cấu kinh tế không hợp lý, hạn chế về quản lý dẫn đến đầu tư kém hiệu quả nên hiện nay nợ nần của nhiều nước đang phát triển ngày càng lớn. Gánh nặng nợ đè lên nền kinh tế của các nước đang phát triển, là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này, nền kinh tế lâm vào bế tắc, không có lối thoát đẫn đến vỡ nợ. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan vào những năm 1997, khủng hoảng nợ dẫn đến tuyên bố phá sản tại Argentina những năm 2000. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1999, thì tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP của một số nước đang phát triển rất lớn, cụ thể như sau : Brazin 24%, Mexico 38%, Indonesia 65%, Philippin 51%. d) Sức cạnh tranh của nền kinh tế kém : Toàn cầu hoá đã đẩy mạnh vấn đề cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên quyết liệt. Nhưng do xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia là khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không bằng nhau, do đó nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các nước phát triển. e) Phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn giữa các quốc gia : Quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa cũng đồng thời là quá trình làm tăng thêm khoảng cách phân hóa giàu nghèo giữa hai nhóm nước : phát triển và đang phát triển. Đây cũng chính là một trong những quan điểm chính của những người phản đối toàn cầu hóa. Hiện nay các nước phát triển đang nắm giữ ¾ sức sản xuất của toàn thế giới, nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện đại, các phát minh, sáng chế. Ngoài ra các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế như : Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) … đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển. Còn các nước đang phát triển thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng kinh Trang 23 tế cũng như cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước đang phát triển ngày càng bị nghèo đi so với các nước phát triển. f) Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi : Ngày nay các nước phát triển ngày càng chuyển dịch những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển. Do vậy các nước phát triển chuyển dịch đầu tư sang các nước đang phát triển không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên, lao động dồi dào mà còn dựa vào việc không bị những ràng buộc khắt khe trong việc bảo vệ môi trường. 1.5.3) Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với khu vực và thế giới 1.5.3.1) Các biện pháp đơn phương : - Kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. - Trong lĩnh vực đầu tư và thương mại, nước ta đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều lần Luật đầu tư nước ngoài. - Đã ban hành Pháp lệnh về Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia, cố giắng đưa pháp luật nước ta ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ thương mại quốc tế. Đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính. - Chủ động từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 1.5.3.2) Quan hệ song phương : Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với trên 170 nước và vùng lãnh thổ, đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại song phương. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ký kết ngày 13/07/2001. Đây là kết quả của 4 năm đàm phán và là hiệp định thương mại song phương toàn diện nhất của hai bên trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thời gian gần đây đã nảy sinh không ít khó khăn như việc Hoa Kỳ đã kiện Việt Nam bán phá giá cá basa vào thị trường Hoa Kỳ và sắp tới có khả năng Hoa Kỳ sẽ kiện 12 nuớc trong đó có Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đấu tranh với Hoa Kỳ để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Aâu (EU), các nước Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh … 1.5.3.3) Quan hệ đa phương : Việt Nam đã trở thành thành viên của một số tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Trang 24 - Bình thường hóa quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) năm 1991; Tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; Khối hợp tác kinh tế Á – Âu (ASEM) tháng 4/1996; Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998. - Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngày 01/01/1995, đến tháng 9/1996 Việt Nam đã cung cấp cho WTO bản tóm lược về chế độ chính sách thương mại (Bản bị vong lục) và bắt đầu quá trình chuẩn bị và đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Tháng 11/2002 Việt Nam và các nước ASEAN đã cùng Trung Quốc ký Hiệp định khung hợp tác toàn diện, bao gồm cả việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACAFTA) từ năm 2010 đến 2015. - Ký thỏa thuận thành lập đối tác kinh tế chặt chẽ với Úc và New Zealand (CEP AFTA CER) - Ký hiệp định khung về xây dựng khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. 1.5.4) Các tổ chức quốc tế và khu vực : 1.5.4.1) Tổ chức Thương mại thế giới – WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất đưa ra được các quy tắc về thương mại giữa các quốc gia. Mặc dù chính thức thành lập từ 1/1/1995, hệ thống thương mại này đã được hình thành cách đó nửa thế kỷ. Tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) ra đời năm 1948 đã đặt nền móng về các nguyên tắc cơ bản và quy định sơ khai về thương mại quốc tế : - Là một hệ thống quy định quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động thương mại của các nước tham gia ký kết. - Là diễn đàn thương lượng đa phương lớn nhất để thảo luận việc từng bước tự do hoá thương mại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ. - Là một cơ quan quốc tế để chính phủ các nước giải quyết các tranh chấp trong phạm vi các nước thành viên. * Những nguyên tắc của GATT : - Nguyên tắc có đi có lại. - Nguyên tắc công khai và cạnh tranh lành mạnh : yêu cầu các nước thành viên không được tăng và từng bước giảm hàng rào thuế quan, thừa nhận quyền đánh thuế chống phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu. - Nguyên tắc khước từ một số nghĩa vụ của GATT : cho phép mỗi thành viên có quyền áp dụng biện pháp cấp thiết như hạn chế nhập khẩu hoặc Trang 25 đình chỉ những nhượng bộ về quan thuế để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước đang bị thương tổn hoặc do khó khăn về cán cân thanh toán. - Nguyên tắc ưu tiên cho hàng hóa của các nước đang phát triển. Nếu GATT chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa thì WTO đã mở rộng giới hạn sang cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt đã thiết lập cơ chế xử lý tranh chấp thương mại để bảo đảm rằng các quy tắc của WTO được thực hiện. * Những chức năng cơ bản của WTO : Mục đích bao trùm của WTO là làm cho thương mại hoạt động thông suốt, tự do, công bằng và tiên đoán được. Để đạt được mục đích đó WTO có những chức năng cơ bản sau : - Quản lý các hiệp định thương mại thuộc hệ thống WTO. - Là diễn đàn đàm phán thương mại. - Giải quyết các tranh chấp thương mại. - Giám sát các chính sách thương mại của quốc gia thành viên. - Hỗ trợ các nước đang phát triển về chính sách thương mại. - Hợp tác vơi các tổ chức quốc tế khác. * Nguyên tắc hoạt động của WTO : - Nguyên tắc thứ nhất : không phân biệt đối xử. + Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba ( đãi ngộ tối huệ quốc - MFN - Most Favored Nation). + Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài ( đãi ngộ quốc gia - NT - National Treatment). - Nguyên tắc thứ hai : thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán. Các rào cản thương mại phải ngày càng được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương. - Nguyên tắc thứ ba : dễ dự đoán. Các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài có thể vững tin chắc rằng các rào cản thương mại (gồm rào cản quan thuế, phi quan thuế và các rào cản khác) sẽ không được dựng lên tùy tiện, ngày càng có thêm những cam kết về mặt pháp lý trong việc giảm thuế suất và mở cửa thị trường trong WTO. Trang 26 - Nguyên tắc thứ tư : tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. - Nguyên tắc thứ năm : dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi. Dành cho các nước chậm phát triển nhiều thời gian hơn để điều chỉnh, tính linh hoạt cao hơn và những ưu đãi đặc biệt. * Để có thể gia nhập vào WTO, mỗi quốc gia cần thỏa mãn ba điều kiện sau : - Điều kiện thứ nhất : là một quốc gia có nền kinh tế thị trường, dù đang phát triển theo bất kỳ mô hình nào. - Điều kiện thứ hai : Phải sẵn sàng và có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ là thành viên : + Công khai về chế độ buôn bán quốc tế. + Xóa bỏ phân biệt đối xử, các hạn chế về số lượng và các hình thức bảo hộ không phù hợp với thỏa thuận chung của WTO. + Phải sẵn sàng chấp nhận những nhân nhượng về thuế quan khi cần thiết, không được đưa ra những luật lệ hoặc thủ tục hành chính không phù hợp quy định. + Từng bước làm cho hệ thống luật phù hợp với quy định chung. - Điều kiện thứ ba : phải được sự tán thành thông qua bỏ phiếu của 2/3 số thành viên. Sau khi đơn đệ trình được chấp thuận và trả lời câu hỏi chất vấn thành công, chủ tịch ủy ban xét duyệt sẽ triệu tập cuộc họp để tiếp tục trả lời câu hỏi để minh bạch hoá các chính sách. Nếu đạt yêu cầu thì đàm phán về cắt giảm thuế quan sẽ được tiến hành. Cuối cùng là bỏ phiếu tán thành. Tính đến nay, WTO đã có 148 nước thành viên chính thức và 30 nước quan sát viên đang xin gia nhập. (Nguồn : Bộ Tài chính). 1.5.4.2) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là tuyên bố Bangkok) với 2 mục tiêu : - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. Trang 27 - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc. Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của ASEAN khẳng định lại : “Hoà bình, hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN”. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA – Asean Free Trade Area) : đại diện cho sự cố giắng của ASEAN biến khu vực thành một trung tâm thương mại và đầu tư lớn của thế giới. Hội đồng AFTA gồm mỗi nước thành viên một đại diện và Tổng thư ký ASEAN, có nhiệm vụ giám sát, điều phối và xem xét việc thực hiện những thỏa thuận và giúp đỡ các bộ trưởng kinh tế ASEAN trong tất cả các vấn đề có liên quan. Mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế trong khu vực và xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn. Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariff) : là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0% – 5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau (tuỳ thuộc vào lộ trình cắt giảm các dòng thuế của mỗi nước đã cam kết). Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi thuế quan khác. Là công cụ chủ yếu của AFTA, CEPT quy định nước nước thành viên cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với cùng một số sản phẩm của các nươc thành viên. Thuế quan đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu đối với các nước khác không phải thành viên sẽ do các nước thành viên tự quyết định. Trang 28 KẾT LUẬN : Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước và phù hợp với xu thế hội nhập. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước phải thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, nắm giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách nâng cao phúc lợi xã hội, chi phối các ngành kinh tế mũi nhọn và trọng yếu của nền kinh tế. Thực sự trở thành công cụ để Nhà Nước định hướng nền kinh tế theo hướng Xã hội chủ nghĩa, sự có mặt của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế, duy trì ổn định chính trị – xã hội. Kinh tế nhà nước phải trở thành xương sống của nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò giá đỡ, là đòn bẩy kinh tế cho các thành phần kinh tế khác. Do đó kinh tế nhà nươc phải thể hiện ưu thế về nguồn lực, về vốn, về công nghệ kỹ thuật và nhất là kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải tiên phong trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng quy trình công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. W * X Trang 29 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 2.1) Chủ trương của Đảng và Nhà Nước đối với sự đổi mới và phát triển của thành phần kinh tế Nhà Nước ở nước ta. 2.1.1) Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trong kinh doanh, sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc từ hai phía : bản thân doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà Nước, trong đó sự quản lý của Nhà Nước có vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình đổi mới qua, vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước thể hiện ở chỗ bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đổi mới cơ chế, chính sách, trong đó có những chính sách về hỗ trợ, đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, tìm kiếm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Về cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Thực tế, trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo để kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp nhà nước yếu kém, kinh doanh thu lỗ do quy mô vốn nhỏ (dưới 5 tỷ đồng thậm chí dưới 1 tỷ đồng), cơ cấu ngành nghề không hợp lý, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý yếu kém …. Nhưng Nhà Nước chậm đưa ra các chính sách kiên quyết để xử lý và tháo gỡ vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và kinh doanh có hiệu quả. Thực tế đó đã làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế và cho cả hệ thống quản lý nhà nươc, làm giảm vai trò, uy tín của doanh nghiệp nhà nước cũng như kinh tế nhà nước. Như vậy, đổi mới công tác quản lý của nhà nước thực sự là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hơn nữa hiệu qủa của các doanh nghiệp nhà nước, làm cho doanh nghiệp nhà nước thực sự có vị trí then chốt, tác dụng chi phối trong nền kinh tế với vai trò chủ đạo. Trang 30 2.1.2) Chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà Nước. Gần 20 năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần VI, nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, nhưng vừa triển khai, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Khoá IX đã có Nghị quyết 03-NQ/TW “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Đây là một chủ trương toàn diện về doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tổng kết từ thực tế, Đảng đã nhận định : “Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn gay gắt, doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nươc, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. (trích Nghị quyết 03-NQ/TW BCH TW Khoá IX). Từ đó, đã đưa ra quan điểm chỉ đạo sau :”Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà Nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. (trích Nghị quyết 03-NQ/TW BCH TW Khoá IX). 2.1.3) Quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan, nền kinh tế bị ảnh hưởng của chiến tranh kéo Trang 31 dài nên nghèo nàn về cơ sở vật chất lẫn trình độ công nghệ và con người. Việc hình thành doanh nghiệp nhà nước dựa trên cơ sở của cơ chế quản lý tập trung, nền kinh tế kế hoạch. Nói chung, trước năm 1986 phương hướng điều hành nền kinh tế chủ yếu là mong muốn hoàn thành căn bản công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ kinh tế tư nhân, ngăn chặn và hạn chế kinh tế cá thể tiểu chủ dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước qua 3 giai đoạn lớn sau : giai đoạn từ 1990 – 1993; giai đoạn từ 1994 – 1997 và từ giữa năm 1998 đến nay. Quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là đợt 3) được triển khai theo các nội dung quan trọng sau : a) Đổi mới cơ chế, chính sách. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và doanh nghiệp thực sự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đổi mới cả về kế hoạch, về tài chính, về tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ và đổi mới quản lý nhà nước theo hướng xoá bỏ chế độ chủ quản của các cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp nhà nước. b) Sáp nhập, giải thể, cho phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thua lỗ kéo dài mà Nhà Nước không cần nắm giữ. Qua 3 đợt sắp xếp lại, doanh nghiệp nhà nước giảm từ 12.300 doanh nghiệp còn 5.570 (giảm 55% về số lượng, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ do địa phương quản lý). Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bước đầu được điều chỉnh hợp lý, có tác động tích cực đến quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành và phát triển một số doanh nghiệp mới có trình độ công nghệ cao và có sức cạnh tranh. Số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng giảm từ 50% năm 1994 xuống còn 26% năm 1999; số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng tương ứng từ 10% lên 20%; vốn bình quân của một doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 12 tỷ đồng. Trong quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, Nhà Nước đã giải quyết trợ cấp thôi việc một lần cho khoảng 72.000 lao động. Từ năm 2001 – 2004 đã giải thể cơ quan văn phòng của 5 Tổng công ty (Nhựa Việt Nam, Da giầy, Sành sứ thủy tinh công nghiệp, Máy và phụ tùng, Vàng bạc đá quý); thực hiện sát nhập, hợp nhất 8 Tổng công ty (Đá quý và vàng vào Khoáng sản, Vật liệu xây dựng TP.HCM vào Xây dựng sàigòn, Tổng công ty xây dựng thủy lợi 1 vào Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thủy lợi, Tổng công ty XNKxuất nhập khẩu nông sản thực phẩm chế biến vào Tổng công ty rau quả Việt Nam). (Nguồn : Bộ Tài chính). Trang 32 c) Tổ chức, củng cố và phát triển các tổng công ty nhà nước nhằm tập trung nguồn lực Nhà Nước vào các ngành then chốt mà Nhà Nước cần chi phối. Thời gian qua đã sắp xếp lại 250 liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 17 tổng công ty 91 và uỷ quyền cho các Bộ, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quản lý 77 tổng công ty 90. Các tổng công ty có 1.534 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 27,5% tổng số doanh nghiệp cả nước. Nhìn chung các tổng công ty đã chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đã trở thành công cụ quan trọng để Nhà Nước điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. d) Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước mà Nhà Nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Trong 4 năm (1992 – 1996) có 5 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa do trong giai đoạn này chỉ mang tính thí điểm việc thực hiện Quyết định 202/CT ngày 08/06/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Và có thêm 25 doanh nghiệp cổ phần hóa khi có Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996 của Chính Phủ. Tuy nhiên, cổ phần hóa được đẩy mạnh sau khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP quy định cụ thể các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi hơn đối với thực tiễn cổ phần hóa, tốc độ cổ phần hoá đã được đẩy nhanh hơn. Và đến khi Chính Phủ có Nghị định 64/2002/NĐ-CP thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khoá IX), thì cổ phần hóa đạt được những kết quả khả quan. Bảng 2 : Số lượng doanh DNNN cổ phần hóa qua các giai đoạn từ 1992 – 2003 : Chủ trương Giai đoạn Số lượng DNNN cổ phần hóa Thí điểm theo Quyết định 202-CT 1992 - giữa 1996 5 Mở rộng thí điểm theo Nghị định 28/CP Giữa 1996 - giữa 1998 25 Đẩy mạnh theo Nghị định 44/1998/NĐ- CP Giữa 1998 - 2001 745 2002 164 Tiếp tục đẩy mạnh theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP 2003 611 Cộng 1.550 Trang 33 (Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) 5 25 745 164 611 0 200 400 600 800 1992-1996 1996-1998 1998-2001 2001-2002 2002-2003 Đồ thị : Số lượng DNNN cổ phần hoá qua các giai đoạn 1999 – 2003. (Nguồn : bảng 2) Ngày 16/11/2004 Chính Phủ đã có Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định 64/2002/NĐ- CP. Theo đó các doanh nghiệp nhà nước được giao đất sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch và đất sản xuất nếu lựa chọn hình thức Nhà Nước giao đất sẽ được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Phương thức tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa quy định : doanh nghiệp cổ phần hóa nếu có tổng giá trị tài sản từ 30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá; nếu dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá. Đối với phát hành cổ phần lần đầu, các doanh nghiệp phải tổ chức đấu giá công khai ít nhất 20% vốn điều lệ, đồng thời những nhà đầu tư chiến lược có thể được mua tối đa 20% trong tổng số này với giá ưu đãi. Trong khi đó người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa thay vì được mua cổ phần với giá sàn sẽ chỉ được giảm 40% so với giá đấu giá và cũng chỉ áp dụng với số cổ phần ưu đãi (100 cổ phần cho mỗi năm làm việc thực tế). Nghị định này có tác dụng đẩy việc cổ phần hóa theo hương công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Tháng 7/2005 Chính Phủ đã có Quyết định số 528, trong đó phê duyệt danh sách 75 công ty Nhà Nước sẽ phải bán đấu giá qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Khác với những doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, giao, bán, khoán, giải thể trước đây, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện bán đấu giá trên thị trường chứng khoán lần này đang kinh doanh có hiệu quả, chỉ một vài doanh nghiệp tuy đang nhất thời đi xuống nhưng lại có vị trí kinh doanh và hoạt động trong những lĩnh vực có khả năng sinh lời, trong đó có các doanh Trang 34 nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông và dầu khí. Theo công tin thông tin di động VMS Mobifone, sớm nhất cũng phải giữa năm 2006 mới hoàn thành thủ tục bán đấu giá trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay đã có ít nhất năm công ty thuộc các tập đoàn viễn thông nước ngoài là Comvik (Thụy Điển), Telenor (Na Uy), France Tlecom (Pháp) và hai công ty của Anh muốn mua cổ phần. Riêng Comvik dù chưa biết cổ phiếu của VMS giá bao nhiêu nhưng đã tuyên bố sẽ nắm số lượng lớn cổ phần của công ty này. Khác với công ty VMS, công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) có tài sản nhỏ hơn – chỉ khoảng 1.000 tỷ đồng, doanh thu trên 2.300 tỷ đồng/năm, mỗi năm lãi trên 100 tỷ đồng. Song hiện nay đã có 7 nhà đầu tư chiến lược và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đợi đến tháng 9/2005 để mua cổ phiếu của PTSC trên sàn giao dịch chứng khoán. Theo Ông Hoàng văn Quế, giám đốc nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tuy tài sản của công ty lên tới 10.000 tỷ đồng, nhưng khả năng huy động thêm vốn thông qua bán cổ phần của công ty là rất lớn. Phần lớn các nhà đầu tư vào 75 doanh nghiệp nhà nước nói trên chủ yếu là các ngân hàng, công ty đầu tư tài chính, các doanh nghiệp mạnh trong ngành và các nhà đầu tư nước ngoài. (Nguồn : Báo SGGP trên Vietnamnet ngày 07/07/2005). e) Thực hiện giao, bán và khoán kinh doanh, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài để sử dụng có hiệu quả tài sản Nhà Nước, bảo đảm việc làm và thu nhập người lao động. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá VIII), Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, cho thuê và đã thực hiện được 27 doanh nghiệp nhà nước có vốn Nhà Nước dưới 1 tỷ đồng để các doanh nghiệp này trở thành công ty cổ phần và có kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên. 2.2) Kết quả đạt được của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp, đổi mới vừa qua ở nươc ta. Trong năm 2002 và 2003 đã có 1.372 doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại. Tổng cộng cả ba năm 2001-2003 thì số doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại là 1.766, bằng 31,23% số doanh nghiệp nhà nước hiện có tại cuối năm 2000 là 5.655 doanh nghiệp. Các tổng công ty nhà nước sau khi đã giải thể 5 tổng công ty, hợp nhất 8 tổng công ty thành 4 tổng công ty, tách tổng công ty rượu bia nước giải khát Việt Nam thành 2 tổng công ty và thành lập thêm 3 tổng công ty mới. Nhìn chung, qua sắp xếp và đổi mới, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được nâng lên một bước đáng kể : Trang 35 - Tỷ lệ nộp ngân sách trên một đồng vốn tăng từ 14,7% năm 1991 lên 28% năm 2000. Đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong GDP tăng từ 36% năm 1991 lên 40,2% năm 2000. Đóng góp ngân sách 40%. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước tăng từ 6,8% năm 1993 lên 12% năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 1 tỷ đồng giảm từ 50% năm 1994 xuống còn 18,2% năm 2000. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng tương ứng từ 10% lên 25%. Vốn bình quân của một doanh nghiệp tăng 7 lần. (Nguồn : GS, TSKH Tào Hữu Phùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế & ngân sách Quốc Hội) - Các chỉ tiêu thống kê được Tổng cục thống kê tập hợp từ Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp vào các đợt : 01/04/2001, 01/07/2002 và tháng 03/2003 (chi tiết tại Phụ lục 1) đã thống kê một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước năm 200, 2001 và 2002 như sau: Bảng 3 : Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp (2000 – 2002) 2000 2001 2002 Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (tỷ đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu (%) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (tỷ đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu (%) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (tỷ đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu (%) n Toàn bộ DNNN 130 6,92 2,351 3,950 153 10,85 2,453 4,176 167 9,27 DNNN trung ưong 313 6,54 2,271 4,640 357 11,87 2,397 4,872 369 9,49 DNNN địa phương 27 7,87 2,873 2,240 32 8,12 2,816 2,319 41 8,55 (Nguồn : Tổng cục thống kê 2000 - 2002) Qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43244.pdf
Tài liệu liên quan