Tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động tíndụng đầu tư phát triển tại chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển thành phố Hồ Chí Minh: Trang 1
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Danh mục từ viết tắt /Danh mục bảng/ Danh mục biểu đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC ...........................................................................................1
1.1 Khái niệm về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...............................1
1.2 Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ...........................1
1.3 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ....................................3
1.4 Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ..............................5
1.5 Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức
tín dụng khác .......................................................................................................5
1.6 Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nướ...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động tíndụng đầu tư phát triển tại chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Danh mục từ viết tắt /Danh mục bảng/ Danh mục biểu đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC ...........................................................................................1
1.1 Khái niệm về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...............................1
1.2 Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ...........................1
1.3 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ....................................3
1.4 Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ..............................5
1.5 Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức
tín dụng khác .......................................................................................................5
1.6 Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước .............................................................................................................6
1.7 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước................................8
1.7.1- Cho vay đầu tư ...................................................................................8
1.7.2 - Cho vay dự án theo hiệp định của Chính phủ ..................................9
1.7.3 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư .................................................................10
1.7.4 - Bảo lãnh tín dụng đầu tư ..................................................................10
1.8 Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới............................................11
1.8.1 - Hàn Quốc.......................................................................................11
1.8.2 - Trung Quốc ....................................................................................13
1.8.3 - Đài Loan ........................................................................................14
Trang 2
1.8.4 - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ...................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TPHCM...........................................17
2.1 Quỹ Hỗ trợ Phát triển với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện chính sách
đầu tư phát triển của Nhà nước ............................................................................17
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển ..................................................17
2.2.2 - Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển sau 5 năm thành lập 20
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi nhánh
Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM .............................................................................27
2.2.1 - Nguồn vốn.........................................................................................27
2.2.2 - Cho vay đầu tư từ nguồn vốn trong nước ..........................................29
2.2.3 - Cho vay lại vốn ODA........................................................................31
2.2.4 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ..................................................................31
2.2.5 - Bảo lãnh tín dụng đầu tư ..................................................................33
2.2.6 - Tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu.................................................33
2.2.7 - Quản lý nguồn vốn cấp phát ủy thác ................................................35
2.3 Đánh giá về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển
TPHCM ................................................................................................................35
2.3.1 - Kết quả đạt được ...............................................................................35
2.3.2 – Những tồn tại....................................................................................37
2.4 Các nguyên nhân cho những tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM ........................................39
2.4.1- Nguyên nhân chủ quan ......................................................................39
2.4.2 - Nguyên nhân khách quan..................................................................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TPHCM ...46
3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ..................46
3.1.1 - Tình hình và kết quả xây dựng, phát triển kinh tế TPHCM.............46
Trang 3
3.1.2 - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010 ...........47
3.2 Chính sách kinh tế vĩ mô ..............................................................................49
3.2.1 - Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước .....49
3.1.2 - Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ..............................54
3.1.3 - Kiến nghị với Thành phố, Bộ ngành và doanh nghiệp.....................54
3.3 Giải pháp cho Quỹ TW
3.3.1- Cải thiện môi trường hoạt động tín dụng trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ
Phát triển ..............................................................................................................55
3.3.2 - Hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ của hệ thống Quỹ Hỗ trợ
Phát triển ..............................................................................................................56
3.3.3 - Phân cấp mạnh hơn cho các Chi nhánh cấp dưới...........................58
3.3.4 - Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền chính sách tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ...................................................................59
3.3.5 - Kiện toàn tổ chức bộ máy của toàn hệ thống ................................59
3.3.6 - Đầu tư mạnh mẽ cho năng lực công nghệ, từng bước hiện đại hóa,
tin học hóa công tác quản lý, điều hành của hệ thống Quỹ ................................59
3.4 Giải pháp cho Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM................................................60
3.4.1- Giải pháp tăng tính chủ động trong công tác huy động vốn ...........60
3.4.2 - Giải pháp đẩy nhanh tốc độ giải ngân của dự án...........................60
3.4.3 - Giải pháp đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nội bộ............................61
3.4.4 - Giải pháp thắt chặt kỷ luật tín dụng, tăng cường giám sát ............61
3.4.5 - Giải pháp nâng cao năng lực thẩm định.........................................62
3.4.6 - Giải pháp hiện đại hóa các hoạt động nhờ ứng dụng công nghệ tin
học hiện đại ..........................................................................................................63
3.4.7- Giải pháp mở rộng đối ngoại ..........................................................63
3.4.8 - Giải pháp cải tiến thủ tục hành chính ...........................................65
3.4.9 - Giải pháp về công tác tổ chức - đào tạo cán bộ.............................66
Kết luận................................................................................................................66
Trang 4
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 – Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế ......................................... 20
Bảng 2.2 – Tỷ trọng cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo mặt hàng,
thị trường, loại hình doanh nghiệp ........................................ 25
Bảng 2.3 – Tổng hợp nguồn vốn hoạt động.............................................. 27
Bảng 2.4 – Tổng hợp cho vay, thu nợ vốn tín dụng trong nước ................. 29
Bảng 2.5 – Kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư............................ 32
Bảng 2.6 – Kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng ngắn hạn hỗ trợ
xuất khẩu ................................................................................ 33
Bảng 2.7 – Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn tín dụng ............................ 38
Bảng 2.8 – Theo dõi chi tiết nợ quá hạn.................................................... 39
Bảng 3.1 – Hệ số ICOR và tổng nhu cầu vốn đầu tư................................. 39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế ..................................... 20
Biểu đồ 2.2 – Tỷ trọng cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo mặt hàng
thị trường, loại hình doanh nghiệp .................................... 25
Biểu đồ 2.3 – Nguồn vốn hoạt động qua các năm .....................................27
Biểu đồ 2.4 – Cho vay, thu gốc, thu lãi, dư nợ vay .................................... 29
Biểu đồ 2.5 – Kế hoạch cấp và số thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư qua các năm.................................................................... 32
Biểu đồ 2.6 – Cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu .............. 33
Biểu đồ 2.7 – Tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân qua các năm ........ 38
Trang 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Quỹ TW : Quỹ Hỗ trợ Phát triển trung ương
GDP : tổng sản phẩm quốc nội
ODA : nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
HTLSSĐT : hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Trang 6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chính sách đầu tư của Nhà nước trong những năm qua đã có những thay
đổi rất quan trọng, trong đó chủ yếu tập trung vào chính sách khuyến khích đầu
tư trong nước, chính sách sử dụng vốn đầu tư… Trong đó, chính sách vốn đầu tư
được hoàn thiện theo hướng tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế và
phát triển nhanh chóng những vùng kinh tế trọng điểm; xóa bỏ dần sự bao cấp
của Nhà nước trong đầu tư bằng việc chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cho
vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển thuộc các lĩnh vực cần khuyến
khích, dự án có khả năng thu hồi vốn.
Cùng với chính sách kinh tế khác, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
là một công cụ đắc lực, hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước thông qua việc cung cấp tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành, vùng,
lĩnh vực kinh tế – xã hội cần ưu tiên phát triển và cần có sự hỗ trợ của Nhà
nước.
Quỹ hỗ trợ phát triển với vai trò là tổ chức của Nhà nước thực thi chính
sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng khẳng định được vai trò
quan trọng của mình trong nền kinh tế. Yêu cầu cho đầu tư phát triển ngày càng
lớn và cấp bách trong bối cảnh hội nhập, điều này ngụ ý đặt ra cho Quỹ hỗ trợ
phát triển nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Vì thế, việc phát triển hệ thống Quỹ Hỗ
trợ Phát triển ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Để thực hiện được điều đó cần
thiết phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ, đặt trong một tổng thể chung
các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển
của Nhà nước, đó là các nhân tố về chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế xã
hội, môi trường pháp lý; các nhân tố về phía chủ đầu tư và các nhân tố về phía
tổ chức thực thi đó là Quỹ hỗ trợ phát triển.
Từ những nhận định trên, qua nghiên cứu và tình hình công tác
thực tế của bản thân, tôi đã chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ là “Giải pháp
nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát
triển TPHCM”. Qua luận văn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp
Trang 7
nhằm nâng cao hiệu hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh Quỹ
hỗ trợ phát triển TPHCM nói riêng và Quỹ hỗ trợ phát triển nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi
nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: những mặt mạnh, mặt còn tồn tại… từ đó
đưa ra các biện pháp phát huy các thế mạnh, hạn chế và khắc phục khó khăn,
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Quỹ nói riêng và hệ thống
Quỹ Hỗ trợ Phát triển nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM. Trong đó, phần quan
trọng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển tại Chi nhánh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số biện pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch,
quy nạp ….. để phân tích tình hình thực tiễn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 66 trang gồm bảng, biểu đồ và 3 phần
phụ lục. Nội dung luận văn được cấu trúc gồm 3 chương lớn như sau:
Chương I : Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: 16
trang
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ
Phát triển TPHCM: 29 trang
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: 21 trang
----- -----
Trang 8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức tín dụng Nhà nước
nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; là
quan hệ vay – trả giữa một bên là Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân
trong xã hội; được Nhà nước quy định với mức lãi suất ưu đãi, nhằm thực hiện
mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển theo định hướng của Nhà nước.
Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ ra đời khi mục đích
của tín dụng Nhà nước chuyển từ chi tiêu sang đầu tư dưới dạng cho vay có hoàn
trả. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt,
ở đó tính kinh tế của tín dụng nhà nước không phải là kinh tế đơn thuần. Thông
thường tính kinh tế của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có 2 đặc tính
sau:
- Tính kinh tế vĩ mô: tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ tập trung
vào các lĩnh vực then chốt, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
hoặc một ngành, một vùng, hay một khu vực.
- Tính xã hội: tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước sẽ tập trung vào các
lĩnh vực mà tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận có thể
không giải quyết được (do hiệu quả trực tiếp của nhà đầu tư không được đảm
bảo, hoặc qui mô nguồn vốn quá lớn, hay thời gian thu hồi vốn đầu tư quá dài)
để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước: việc làm cho người lao động, xóa
đói giảm nghèo, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng, ...
1.2 Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Cơ chế kinh tế thị trường luôn có những khuyết tật cố hữu: sự phân hóa
giàu nghèo, khai thác tài nguyên nguồn lực một cách bừa bãi, sự ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư, tính chu kỳ trong phát triển kinh tế… đôi
khi dẫn đến sự lầm đường lạc lối như khủng hoảng, độc quyền, lạm phát và thất
nghiệp. Vì vậy, cơ chế thị trường, bản thân nó không thể đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững, chính Samuelson đã viết : “Điều hành một nền kinh tế không
có cả Chính phủ lẫn thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Để đối
phó với những khuyết tật này, nền kinh tế hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp giữa
thị trường - bàn tay vô hình và sự quản lý của Nhà nước - bàn tay hữu hình đang
ngày càng chiếm ưu thế, ở đây nền kinh tế thị trường gắn liền với vai trò điều
tiết kinh tế của Nhà nước.
Trang 9
Ở nước ta, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã nhấn
mạnh: “Tiếp tục xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế mới, kiên trì quá trình chuyển
đổi sang cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước”.
Thực hiện vai trò điều tiết kinh tế, Nhà nước thường sử dụng các công cụ tài
chính vốn có như thuế, phí, chi ngân sách Nhà nước... Ngoài ra, Nhà nước còn
thành lập các doanh nghiệp Nhà nước và thông qua đó thực hiện việc đầu tư
theo mục tiêu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Hoạt động của các doanh
nghiệp này thường nằm trong các lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế
hoặc những lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội. Đối với các doanh nghiệp
này, tùy theo điều kiện lịch sử, đặc điểm kinh tế từng thời kỳ và yêu cầu phát
triển kinh tế đất nước từng giai đoạn mà Nhà nước thường cung cấp vốn dưới
dạng cấp phát trực tiếp không hoàn lại hoặc tín dụng.
Như vậy, tín dụng đầu tư của Nhà nước là một đòi hỏi khách quan, tất yếu
trong đầu tư cơ bản của Chính phủ trong một giai đoạn lịch sử nhất định của quá
trình phát triển kinh tế ở mỗi nước.
Đối với nền kinh tế chuyển đổi hiện nay, Nhà nước sử dụng công cụ tín
dụng để tham gia hoạt động đầu tư phát triển là một vấn đề tất yếu. Việc chuyển
đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế hàng hóa đòi hỏi khu vực
sản xuất phải có khả năng cạnh tranh cao trong khi tiềm lực tài chính của các thể
chế kinh tế tài chính hầu như rất thấp, hạ tầng cơ sở khá lạc hậu. Do đó vai trò
điều tiết kinh tế của Nhà nước lúc này cần được tăng cường vì phải xây dựng các
nền tảng hạ tầng cơ sở cần thiết cho nền kinh tế và phần nào hỗ trợ các đơn vị
kinh tế đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ giá thành, nâng cao chất
lượng và tính cạnh tranh sản phẩm.
Để thực hiện được nhiệm vụ nặng nề trên, phạm vi cấp phát không hoàn
lại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế phải thu hẹp,
thay thế vào đó là mở rộng diện tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các hoạt
động chi đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng có khả năng thu hồi vốn. Đấy
chính là một trong những nội dung cải cách ngân sách Nhà nước ở các nước
chuyển đổi nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cùng với việc cải tổ, sắp xếp và cơ
cấu lại, cần từng bước chuyển sang cơ chế tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong trường hợp này là một
hình thức mang tính quá độ để các doanh nghiệp làm quen dần với cơ chế tự
hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đối với một số
doanh nghiệp Nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có thể là những
bước hỗ trợ chuyển tiếp để phát triển và sau đó có thể chuyển giao cho khu vực
ngoài quốc doanh thông qua cổ phần hóa.
Trang 10
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế phát triển, để có
thể tham gia vào nền kinh tế thế giới, trong điều kiện các thể chế kinh tế - tài
chính của các nước đang phát triển chưa có thời gian tiếp cận khẳng định vị thế
trên thị trường quốc tế. Nhà nước của các nước đang phát triển luôn phải thực
hiện chức năng trung gian hoặc nhà bảo lãnh cho các hoạt động tài chính đối
ngoại. Thực tế, Nhà nước đã phải đứng ra thực hiện việc cho vay lại hoặc bảo
lãnh đối với các khoản tín dụng nước ngoài.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc điều tiết kinh tế là một việc làm
thiết yếu của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp và tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là công cụ trong việc lành
mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ quốc gia. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách
hiệu quả cho các hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia, góp
phần làm lành mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế
sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Việc tập trung và phân
bổ nguồn vốn luôn có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nhà nước
có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối lượng vốn theo nhu cầu với thời
gian dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong
việc điều tiết vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực
tài chính quốc gia.
Việc ra đời của cơ chế tín dụng Nhà nước còn là một tác nhân quan trọng
trên thị trường tài chính, đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và của
khu vực các thể chế tài chính phi ngân hàng. Trái phiếu Chính phủ với qui mô
lớn, tính thanh khoản cao đã trở thành một công cụ cơ bản trên thị trường chứng
khoán và lãi suất chứng khoán Chính phủ đã trở thành mức lãi suất chỉ đạo trên
thị trường tài chính.
Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước cũng hết sức quan trọng.Việc xóa bỏ cơ chế tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách
là nền tảng cho việc lành mạnh hóa khu vực tiền tệ - ngân hàng, góp phần duy
trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ.
Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ra đời là cơ sở để tách các
hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội ra khỏi hoạt động có tính thương
mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động của các tổ chức trung
gian tài chính sang cơ chế hạch toán kinh doanh hoàn toàn. Việc tách bạch tín
dụng chính sách và tín dụng ngân hàng có tác dụng tích cực trong việc hạn chế
Trang 11
rủi ro về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Vấn đề có ý nghĩa sâu rộng hơn là sự phát triển tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức
năng chu chuyển, điều hòa các nguồn tài chính trong nền kinh tế - một vấn đề
thiết yếu đối với việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển sản xuất hàng hóa.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu
kinh tế. Cùng với các chính sách kinh tế khác như chính sách thuế, chính sách
tiền tệ... Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một công cụ đắc lực, hữu
hiệu của Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đặt ra đối với
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, một mặt phải tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề cần thiết
cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển các lĩnh
vực ngành nghề, điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Mặt khác, tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới, có
tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội, ... nhằm cải thiện
đời sống, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước, bảo đảm không tụt hậu
hoặc đi chệch xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, khu vực.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nâng cao hiệu quả đầu tư,
xóa bao cấp về đầu tư. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình
thức làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính từ cơ chế bao cấp sang cơ chế mang
tính chất kinh doanh có ý nghĩa ràng buộc về mặt kinh tế.
Trước hết, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước làm giảm đáng kể sự
bao cấp trực tiếp của Nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng hoàn vốn mà
trước đây vẫn được Nhà nước cấp không hoàn lại. Từ đó đã giảm đáng kể áp lực
về nguồn vốn đối với ngân sách Nhà nước. Đồng thời tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước cũng góp phần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư,
thúc đẩy huy động vốn đặc biệt là huy động vốn dài hạn trong mọi thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện chủ trương phát huy nội lực cho phát
triển kinh tế.
Bên cạnh đó, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn góp phần nâng
cao hiệu quả trong đầu tư. Các cơ chế, chính sách quản lý tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước được đưa ra chặt chẽ nhằm kiểm tra, giám sát trước và trong
quá trình đầu tư một cách nghiêm ngặt. Dưới các áp lực này, chủ đầu tư buộc
phải tăng cường công tác hạch toán kế toán, phải chứng minh và chịu sự giám
sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước về khả năng tạo ra nguồn thu nhập cao hơn chi phí đầu tư để không chỉ bù
đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra mà phải trả lãi cho khoản tín dụng Nhà
Trang 12
nước. Đây cũng là động lực mạnh mẽ tạo nên tư duy làm ăn có hiệu quả, là yếu
tố quan trọng trong việc động viên trí tuệ, sức lực của toàn dân nhằm phát huy
nội lực cho công cuộc xây dựng đất nước.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giúp các doanh nghiệp mở
rộng đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh. Khi được tiếp
nhận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được bảo lãnh hay
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, các doanh nghiệp thuộc đối tượng sẽ có cơ hội mở
rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bị,
công nghệ, tăng qui mô phát triển sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ khuyến khích và lôi
kéo các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra
các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất hoặc phát triển một số khâu nào đó của
quá trình sản xuất.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước góp phần tạo việc làm cho
người lao động, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội. Trong bối
cảnh hiện nay, việc giải quyết việc làm là vấn đề hết sức quan trọng, được Đảng
và Nhà nước rất quan tâm. Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển sản
xuất bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài ý nghĩa về mặt
kinh tế là thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế…. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn gián tiếp góp phần
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giữ vững an ninh chính trị, ổn
định trật tự xã hội….
1.4 Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Tổ chức tín dụng Nhà nước được Nhà nước cấp vốn pháp định, hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và theo
điều lệ được Nhà nước phê duyệt.
- Cơ chế và các chính sách ưu đãi trong hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng Nhà nước do Nhà nước quy định, cụ thể:
+ Lãi suất cho vay do Nhà nước quy định, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu
và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Lãi suất có thể thay đổi theo từng đối tượng đầu tư trong lĩnh
vực hay ngành kinh tế mà Nhà nước thấy cần phải khuyến khích đầu tư.
+ Đối tượng cho vay được giới hạn, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực
then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội hay chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có
Trang 13
khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu suất sinh lợi thấp, vốn đầu
tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài… Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo chủ trương của Nhà
nước, nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước hàng năm.
+ Tổ chức quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Nhà
nước thành lập và chỉ đạo về cơ chế, nghiệp vụ cũng như tổ chức hành chính,
nhân sự.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ dành để cho vay
đầu tư dự án, không cho vay vốn lưu động.
1.5 Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức tín
dụng khác:
So với các hình thức tín dụng khác (tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng, tín dụng quốc tế) tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng hoạt động
với nguyên tắc vay - trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với
bản chất riêng luôn có những đặc thù so với các loại hình tín dụng khác, cụ thể:
- Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ
mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước.
- Tín dụng đầu tư của Nhà nước có tính lịch sử, thường tồn tại và phát
triển trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế thị trường
phát triển, các nhà đầu tư đã quen với hoạt động cạnh tranh….thì vai trò can
thiệp, điều tiết kinh tế của Nhà nước giảm, nên phạm vi tín dụng đầu tư của Nhà
nước thu hẹp lại để chuyển sang tín dụng thương mại.
- Đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tập trung
vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết, có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng
theo cơ chế thị trường các thành phần kinh tế khác không đảm nhận được vì các
lý do như mức độ sinh lời thấp, nhu cầu vốn lớn, thời hạn đầu tư dài ... nên
thường phải gắn với những ưu đãi nhất định. Chẳng hạn lãi suất thường thấp hơn
lãi suất thị trường cùng kỳ, qui mô cho vay lớn hơn, thời gian vay vốn dài hơn và
các điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn…
- Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Nhà
nước xác định và được bố trí thông qua kế hoạch đầu tư của Nhà nước.
1.6 Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu hoàn vốn
và có hiệu quả. Đây là yêu cầu xuyên suốt , cơ bản đặt ra trong toàn bộ quá trình
quản lý hoạt động của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hoàn vốn là yêu
Trang 14
cầu cơ bản nhất của hoạt động tín dụng nói chung và đối với tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước cũng vậy. Hiệu quả của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, do tính chất đặc biệt của nó, có khác so với loại hình tín dụng khác ở chỗ
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đặt lợi ích của quốc gia lên trên, đó
chính là hiệu quả về kinh tế - xã hội mà dự án đem lại cho đất nước. Như vậy,
mục đích để Nhà nước xem xét cho vay thực hiện dự án đầu tư là sự phát triển
ổn định, bền vững của đất nước, sau đó mới là hiệu quả tài chính của chính hành
vi tín dụng đó đem lại.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một thực thể hoạt động trong
tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, quản lý tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước không chỉ bị chi phối bởi các nguyên tắc của cơ chế thị trường,
theo pháp luật của Nhà nước, mà còn phải tuân thủ các yêu cầu của Nhà nước
về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển trong từng giai đoạn phát triển của nền
kinh tế đất nước.
Huy động vốn phải đảm bảo tính cân đối trong nền tài chính tiền tệ quốc
gia. Quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo
phù hợp và cân đối trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc huy động
vốn của Nhà nước phải chịu các ràng buộc chung của chính sách tài chính tiền tệ
quốc gia. Huy động vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đặt trong
mối quan hệ ràng buộc và tương tác với các kênh huy động khác, đảm bảo sự
cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối trong mối quan hệ điều tiết tiền –
hàng, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của một thị trường tài chính lành
mạnh.
Việc huy động nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển của Nhà nước có
thể thực hiện bằng nhiều hình thức,nhưng phải thực hiện theo cơ chế thị trường,
với lãi suất, thời gian vay trả do thị trường quyết định.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ các dự án đúng đối
tượng, đúng mục đích và phù hợp với tiến độ đầu tư của dự án. Tín dụng đầu tư
phát triển chỉ hỗ trợ các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương
trình kinh tế lớn và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư; đối tượng sử
dụng vốn vay phải do Nhà nước quy định.
Để duy trì mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo cho dự án đầu
tư có hiệu quả, cần sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và phù hợp với tiến độ
đầu tư của dự án. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn sai đối tượng sẽ làm mất cơ
hội đầu tư vào các lĩnh vực cần điều tiết của Nhà nước, và vì nguồn vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước là có hạn, việc phân bổ nguồn vốn không đúng
dự toán hoặc chậm so với tiến độ thực hiện sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng xấu tới
kết quả đầu tư của dự án.
Trang 15
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và bù đắp được chi phí quản lý. Bên
cạnh việc làm cần thiết bắt buộc là thẩm định hiệu quả kinh tế – xã hội thì việc
thẩm định phương án tài chính, phương án vay vốn và phương án trả nợ của dự
án được xem là điều kiện tiên quyết khi xem xét quyết định cho vay vốn đối với
một dự án. Trong quá trình đầu tư và sau đầu tư, thì việc kinh tế giám sát thường
xuyên là việc làm hết sức cần thiết, giúp tránh được thất thoát tiền vốn và tài
sản của Nhà nước.
1.7 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển của Nhà nước. Hiện nay, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước được điều chỉnh bởi nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày
01/04/2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Một số nội dung chính về tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước theo nghị định này là:
Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển là hỗ trợ các dự án đầu tư phát
triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng,
chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển:
- Hỗ trợ cho những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc
một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế –
xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.
- Một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo hình thức cho vay đầu tư
một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hoặc đồng thời được cho vay đầu tư một
phần và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Tổng mức hỗ trợ theo các hình thức trên cho một dự án không quá 85%
vốn đầu tư của dự án đó.
- Dự án vay vốn đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư phải được Quỹ Hỗ
trợ Phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi
quyết định đầu tư hoặc trước khi quyết định bảo lãnh (đối với dự án bảo lãnh)
- Chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay
theo hợp đồng tín dụng đã ký.
1.7.1 - Cho vay đầu tư:
Cho vay đầu tư là việc Quỹ Hỗ trợ Phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn
để thực hiện đầu tư dự án.
Trang 16
+ Đối tượng: là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục dự
án chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.
Danh mục các dự án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời
hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
liên quan trình Chính phủ quyết định (xem thêm phụ lục 1).
+ Điều kiện cho vay đầu tư:
- Dự án thuộc đối tượng cho vay đầu tư
- Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị chủ
đầu tư phải có tình hình tài chính đảm bảo khả năng thanh toán
- Có phương án sản xuất kinh doanh có lãi
- Được Quỹ Hỗ trợ Phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả
nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc thì
chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại
công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
+ Mức vốn cho vay đầu tư: mức vốn cho vay đối với từng dự án do Quỹ Hỗ trợ
Phát triển quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Số vốn còn
lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo
đảm tính khả thi của dự án.
+ Thời hạn cho vay: tối đa 12 năm, một số dự án đặc thù tối đa 15 năm
+ Lãi suất cho vay: hiện tại là 6,6%/ năm. Khi lãi suất thị trường có sự biến động
từ 15% trở lên thì Bộ Tài Chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.
+ Đảm bảo tiền vay: tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản bảo đảm tiền vay.
1.7.2 - Cho vay dự án theo hiệp định của Chính phủ
+ Đối tượng: là các dự án đầu tư bằng nguồn viện trợ của Chính phủ Việt Nam
cho các nước đã có hiệp định được ký kết.
+ Điều kiện cho vay đầu tư:
- Các dự án phải mua các sản phẩm hoặc thiết bị của Việt Nam sản xuất,
sử dụng các chuyên gia hoặc lao động của Việt Nam để thực hiện dự án
- Các điều kiện vay khác thực hiện theo quy định cụ thể tại Hiệp định
được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (hoặc người được uỷ quyền) với Chính
phủ (hoặc người được uỷ quyền) nước nhận vốn vay.
Trang 17
1.7.3 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Quỹ Hỗ trợ Phát triển hỗ trợ một phần
lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi
dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.
+ Đối tượng: là các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định nhưng
mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước.
Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển.
+ Điều kiện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:
- Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay
+ Nguyên tắc: chủ đầu tư được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay của
tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư
tài sản cố định của dự án. thời gian tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời gian
thực vay vốn trong hạn của dự án.
+ Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính như sau:
- Đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam: mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
của dự án được tính bằng nợ gốc thực trả nhân (x) với 50% lãi suất tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi sang năm)
của số nợ gốc thực trả.
- Đối với khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
của dự án được xác định bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân (x) với
35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân
(x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
1.7.4 - Bảo lãnh tín dụng đầu tư
Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ Hỗ trợ Phát triển với tổ chức
tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong
trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ
Hỗ trợ Phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay.
+ Đối tượng: dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định nhưng mới
được vay một phần hoặc chưa vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Trang 18
Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển.
+ Thời hạn bảo lãnh: được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo thỏa
thuận của chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay.
+ Mức bảo lãnh: không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được
duyệt của dự án.
+ Phí bảo lãnh: chủ đầu tư được bảo lãnh nhưng không phải trả phí bảo lãnh cho
Quỹ Hỗ trợ Phát triển
+ Thực hiện hợp đồng bảo lãnh: trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay
cho tổ chức tín dụng thì Quỹ Hỗ trợ Phát triển chịu trách nhiệm trả nợ thay cho
phần vốn đã nhận bảo lãnh. Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ
Phát triển về số tiền Quỹ Hỗ trợ Phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng
150% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng.
1.8 Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới
1.8.1 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước.
Năm 1962, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, nền kinh tế
Hàn Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân mức tăng GDP hàng
năm khoảng 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới cùng thời
gian. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó công nghiệp chế biến
có tốc độ tăng trên 20% và khu vực dịch vụ tăng 14% hàng năm.
Vào cuối giai đoạn “cất cánh”, Hàn Quốc trở thành một nước công
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng đó có hai yếu tố quan trọng góp phần, một là
chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, hai là chính sách tạo nguồn vốn hợp
lý. Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ để huy động các nguồn lực, trong đó có
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đầu tư của Nhà nước nói chung của tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ chiến lược phát triển trong thời kỳ này.
Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ các nguồn tài chính thông qua Quỹ đầu
tư quốc gia để hỗ trợ cho các ngành được khuyến khích đầu tư. Các chính sách
được áp dụng cho vay có chọn lọc, ưu tiên lãi suất cho phát triển những ngành
công nghiệp có mục tiêu quốc gia. Từ năm 1973, Hàn Quốc chuyển sang phát
Trang 19
triển các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp sắt, thép, kim loại màu… và
công nghiệp hoá chất như phân bón, sơn, chất dẻo…. bằng cách cho vay ưu đãi
với lãi suất thấp. Trong những năm 1970 - 1981, đầu tư trực tiếp từ ngân sách
Nhà nước cho các ngành này cũng có xu hướng tăng, chiếm 14,5% trong tổng chi
ngân sách cho đầu tư phát triển.
Để quản lý, sử dụng có hiệu quả các Quỹ đầu tư, ngày 30/12/1958, Hàn
Quốc đã ban hành “Những quy định về việc sử dụng Quỹ trong khu vực tài
chính”. Với quy định này, các cơ quan tài chính khi cho vay phải căn cứ vào
danh mục các lĩnh vực được ưu tiên vay theo mục đích của Chính phủ. Tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước được áp dụng rộng rãi ở Hàn Quốc và luôn được
điều chỉnh theo nhu cầu phát triển theo mỗi thời kỳ. Ví dụ năm 1962, Nhà nước
ưu tiên tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất
hàng thay thế nhập khẩu, thì năm 1964 ưu tiên cho vay đối với ngành công
nghiệp được khuyến khích phát triển ...
Đến cuối năm 1973, Chính phủ thành lập Quỹ đầu tư quốc gia bằng cách
hợp nhất tất cả các Quỹ khác của Chính phủ và phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư
Quốc gia để huy động vốn. Những khoản cho vay của Quỹ đầu tư quốc gia được
phân bổ cho ngành xuất nhập khẩu, điện lực, công nghiệp sơ cấp, cơ khí chế tạo,
các ngành công nghiệp quan trọng và chủ chốt như luyện thép, kim loại màu,
hóa chất, máy móc và công nghiệp đóng tàu.
Chính phủ đã hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các biện pháp chủ
yếu như: cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp cho xuất
khẩu một số sản phẩm quan trọng, cho vay với lãi suất ưu dãi với lãi suất ưu dãi
đẻ sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu khẩu nguyên
liệu thô và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay để chuyển đổi nhà máy
sang sản xuất hàng xuất khẩu,…..
Sự hỗ trợ của Chính phủ căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực tế đạt được.
Các nhà xuất khẩu chỉ nhận được hỗ trợ khi kim ngạch xuất khẩu hàng năm của
họ đã vượt mức qui định. Do vậy, để nhận được ưu đãi lớn hơn các nhà xuất
khẩu phải nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường
trong nước và Quốc tế. Bằng cách đó, Chính phủ đã phân bổ và sử dụng nguồn
lực có hiệu quả hơn.
Trong những năm 70, Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và
công nghiệp hóa chất. Để thực hiện được mục đích đó, bên cạnh các biện pháp
ưu đãi về thuế, Chính phủ đã cấp tín dụng đầu tư ưu đãi từ quỹ đầu tư quốc gia
cho các ngành này để mua sắm máy móc, thiết bị. Tỷ lệ vốn từ quỹ đầu tư quốc
gia trong tổng số cho vay mua sắm thiết bị đã lên đến 70% vào cuối những năm
70. Quỹ này đã cung cấp tín dụng để mua sắm thiết bị phục vụ công nghiệp
Trang 20
điện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của điện năng, phục vụ xây dựng ngành
công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
Trong giai đoạn cuối những năm 70, mức độ và qui mô ưu tiên tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước cho xuất khẩu có giảm xuống. Biện pháp trợ cấp
trực tiếp cho xuất khẩu đã bị bãi bỏ. Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước phục vụ cho xuất khẩu đã tăng lên. Chính phủ đã đầu tư trực tiếp vào các
ngành sản xuất công nghiệp mang tính chiến lược cho phát triển kinh tế.
Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã xuất hiện những dấu hiệu
phát triển mất cân đối buộc Chính phủ phải điều chỉnh chính sách phát triển.
Trước hết, Chính phủ giảm hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay xuất khẩu, tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cấp cho các Công ty lớn, cũng như một số
Công ty thuộc diện được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho
xuất khẩu với lãi suất thấp. Mặt khác, Nhà nước chuyển sang khuyến khích phát
triển doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước được ưu tiên phân bổ cho khu vực này. Như vậy, từ đầu thập kỷ 80, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được
điều chỉnh, ưu tiên cho khu vực bất lợi trước đây, đồng thời tăng cường kiểm
soát tín dụng và khống chế đầu tư đối với các tập đoàn lớn nhằm giảm bớt ưu
đãi về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đối với các tập đoàn này.
Tóm lại, sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Hàn Quốc trong 4 thập kỷ liên
tiếp phần lớn nhờ thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và công ngiệp
hóa chất với sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu
tư Nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã duy trì được môi trường cạnh tranh
bằng cách gắn mức độ trợ giúp với hiệu quả kinh doanh đối với từng ngành, từng
cơ sở.
1.8.2 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Trung
Quốc
Cùng với công cuộc cải tổ nền kinh tế, Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tín
dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng đầu
tư Nhà nước ngày càng được hoàn thiện, thể hiện trên các mặt:
Huy động vốn: trong việc tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, trái
phiếu kho bạc giữ vai trò chính. Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường
và bảo đảm giá trị của các khoản tiền mua trái phiếu, Trung Quốc đã phát hành
rất nhiều loại trái phiếu. Tính đến năm 1990, ngoài trái phiếu kho bạc thông
thường, Trung Quốc còn phát hành trái phiếu xây dựng, trái phiếu vay tài chính
và trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo chỉ số giá. Bên cạnh việc đẩy
mạnh việc huy động nguồn vốn dưới hình thức trái phiếu trên thị trường trong
Trang 21
nước, Trung Quốc cũng đã tiến hành huy động vốn dưới hình thức phát hành trái
phiếu quốc tế.
Ngoài việc huy động vốn cho đầu tư nhà nước dưới hình thức phát hành
trái phiếu, hiện tại Trung Quốc cho phép ngân hàng kiến thiết phát triển Trung
Quốc mua bán vốn từ khu vực ngân hàng thương mại để tạo nguồn vốn hoạt
động. Nguồn vốn mua buôn này chiếm khoảng 85% nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng kiến thiết phát triển Trung Quốc.
Quản lý và sử dụng vốn: việc đổi mới quản lý và sử dụng vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước tại Trung Quốc tập trung chủ yếu trên các nội
dung:
Đối tượng đầu tư: một trong các nội dung của công cuộc cải cách cơ chế
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trung quốc là xác định rõ phạm vi đầu
tư từ ngân sách và, phân biệt ranh giới danh mục các công trình dự án đầu tư
công cộng và các công trình dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn. Trung Quốc
chủ định thu hẹp dần quy mô đầu tư Nhà nước trên cơ sở chú trọng đầu tư vào
những danh mục các công trình, dự án công ích và đầu tư cơ bản, hạn chế dần
việc đầu tư nguồn vốn nhà nước vào danh mục các dự án có khả năng sinh lợi.
Danh mục những công trình dự án này nhường cho khu vực doanh nghiệp và khu
vực tư nhân đầu tư.
Các hình thức của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: cho vay đầu
tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo hiểm tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Đầu mối quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: việc thực
hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước do các ngân hàng chính sách của Trung Quốc
bao gồm: Ngân hàng kiến thiết phát triển Trung Quốc, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Việc phân
định ranh giới giữa các Ngân hàng được xác định trên cơ sở phạm vi hoạt động,
Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc chuyên về lĩnh vực nông nghiệp,
Ngân hàng kiến thiết phát triển chuyên về lĩnh vực xây dựng cơ bản và Ngân
hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong ba
ngân hàng này chỉ có Ngân hàng kiến thiết phát triển là ngân hàng chính sách
thuần tuý, hai ngân hàng còn lại hoạt động có tính lưỡng chế, vừa kinh doanh
đồng thời vừa tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho từng lĩnh vực.
1.8.3 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Đài Loan
Chính phủ Đài Loan có vai trò khác nhau trong các giai đoạn phát triển.
Nhưng nhìn chung thì Chính phủ chủ động tham gia vào nhiều vấn đề của hoạt
động kinh tế trong giai đoạn phát triển đầu hơn là giai đoạn phát triển sau này.
Trang 22
Trong những năm 1959 đến 1972, Nhà nước thực hiện vai trò hỗ trợ cho
các ngành công nghiệp nhẹ có định hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Đài loan đã cải cách tỷ giá, thành lập khu
chế xuất, đề ra các biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp. Trong đó có
biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước là cấp tín dụng đầu tư với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, trong suốt những năm 80, yếu tố nhân công rẻ ở Đài Loan đã được
tận dụng hết, vai trò Nhà nước lúc này là ủng hộ việc hoàn thiện cơ cấu kinh tế
theo hướng sử dụng nhiều kiến thức, công nghệ và vốn.
Để lựa chọn các ngành công nghiệp chắp cánh cho phát triển đất nước,
Chính phủ sử dụng tiêu thức “hai cao, hai rộng và hai thấp”. Nói cách khác, các
ngành công nghiệp chiến lược phải được hiểu là các ngành công nghệ cao, giá
trị tăng cao, tiềm năng rộng, thị trường rộng, mức tiêu thụ năng lượng thấp và
mức ô nhiễm thấp. Năm 1982 có 151 sản phẩm công nghiệp đáp ứng tiêu thức
này. Trong số đó, 87 sản phẩm thuộc công nghiệp chế tạo máy và 64 sản phẩm
thuộc ngành công nghiệp điện tử. Hiện nay có hơn 200 sản phẩm thuộc danh
mục chiến lược. Chế độ ưu đãi đối với các công ty tham gia phát triển các ngành
công nghiệp chiến lược bao gồm :
- Sự trợ giúp vốn của Nhà nước: Các công ty đáp ứng được tiêu thức trên
có thể đề nghị sự giúp đỡ từ phía Chính phủ khi tiêu thức xác định các công ty
được phân hạng và Chính phủ có thể trợ giúp khoảng 50% số vốn của toàn bộ
chương trình hỗ trợ;
- Cho vay với lãi suất thấp: Năm 1982, Chính phủ đã lập quỹ với số tiền
250 triệu USD để đảm bảo các khoản cho vay với lãi suất thấp đối với các công
ty trong ngành công nghiệp chiến lược. Tổng mức quỹ đã tăng lên cùng với thời
gian và đến năm 1997 đã lên tới 12,5 tỷ USD. Các khoản vay với lãi suất thấp
được các công ty dùng để mua máy móc, thiết bị là chủ yếu.
1.8.4 - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước ở các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, chúng ta có
thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu cho việc thực hiện tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước ở Việt Nam là:
- Thứ nhất, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho đầu tư được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó bên cạnh hình thức cấp phát trực tiếp từ
ngân sách là cấp tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Để quản lý hiệu quả
nguồn vốn này, cần huy động các tổ chức tín dụng, ngân hàng tham gia vào việc
huy động vốn để cho vay theo các đối tượng được Nhà nước quy định hoặc Nhà
Trang 23
nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng đầu tư và quản lý thống nhất thông qua
một đầu mối.
Thứ hai, để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, cần thành lập một tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền để điều
hòa vốn và quản lý chung.
Thứ ba, hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được áp dụng
rộng rãi và luôn được điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trong mỗi thời kỳ.
Thứ tư, lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thấp hơn lãi suất
vay vốn trên thị trường tự do. Lãi suất vay vốn thấp là công cụ quan trọng của
Nhà nước trong hỗ trợ vốn dài hạn để phát triển một số ngành công nghiệp then
chốt cần nhiều vốn trong thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao.
Thứ năm, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế
phục vụ chiến lược phát triển của Chính phủ.
Thứ sáu, đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
không nên quá rộng, làm cho các doanh nghiệp ỷ lại, giảm khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp và tăng khoản nợ của Chính phủ.
Thứ bảy, bên cạnh hỗ trợ đầu tư thông qua tín dụng đầu tư phát triển, Nhà
nước còn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp hỗ trợ khác.
Thứ tám, để có đủ nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển cần đa dạng hóa
các hình thức huy động. Bên cạnh trái phiếu kho bạc thông thường nên tổ chức
phát hành thêm các loại trái phiếu khác : trái phiếu công trình, trái phiếu xây
dựng, trái phiếu vay tài chính, trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo chỉ số
giá. Mặt khác, cùng với việc đẩy mạnh huy động nguồn vốn dưới hình thức trái
phiếu trên thị trường trong nước, chúng ta cũng nên khẩn trương tiến hành huy
động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước: khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như sự cần
thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đồng thời, luận văn cũng
tham khảo kinh nghiệm tổ chức và quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Việt Nam.
Trang 24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TẠI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TPHCM
2.1 Quỹ Hỗ trợ Phát triển với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện chính
sách đầu tư phát triển của Nhà nước
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển
Đầu những năm 1990, đường lối cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước
ngày càng được khẳng định rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng. Trong lĩnh vực
đầu tư và xây dựng đã từng bước có những thay đổi quan trọng theo hướng tiến
bộ. Nhiều chủ trương chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã được ban hành để thu hút vốn đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Lúc này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được
thực hiện thông qua hai kênh là: cấp phát trực tiếp cho dự án đầu tư theo hình
thức không hoàn lại và cho vay ưu đãi có hoàn trả theo kế hoạch Nhà nước. Thời
kỳ này đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội. Do vậy, vốn đầu tư thực hiện thời kỳnày tăng cả về quy mô lẫn tốc độ, cơ
cấu nguồn vốn huy động theo xu hướng tiến bộ.
Trong thời gian này chỉ có một đầu mối cho vay tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994, khi
thành lập Tổng cục Đầu tư Phát triển thì có hai đầu mối cho vay cùng tồn tại.
Năm 1996 và 1997, có thêm 3 ngân hàng thương mại khác cũng được giao làm
đầu mối cho vay đầu tư: ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra,
một số doanh nghiệp còn trực tiếp ký hợp đồng vay vốn với cơ quan tài chính đối
ngoại thuộc Bộ Tài Chính theo các dự án ODA. Như vậy, thực tế có 6 đầu mối
cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Thực hiện chương trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, ngày
08/07/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức
hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển (tên giao dịch quốc tế là The Development
Assistance Fund, viết tắt là DAF). Theo đó, Quỹ Hỗ trợ Phát triển là đầu mối
quản lý tập trung mọi nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển được thành lập từ 01/01/2000 trên cơ sở tổ chức lại
hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Với vai trò
là một công cụ tài chính của Chính phủ, Quỹ được Chính phủ giao nhiệm vụ thực
Trang 25
thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và một số nhiệm vụ khác
theo yêu cầu điều hành của Chính phủ.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt và chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tập trung, có vốn điều lệ,
có bảng cân đối, có con dấu riêng và có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các
ngân hàng trong nước và ngoài nước. Trụ sở chính của Quỹ Hỗ trợ Phát triển đặt
Hà Nội, Quỹ có 64 chi nhánh hoặc 2 văn phòng giao dịch đặt tại hầu hết các
tỉnh, thành phố trên cả nước.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã và đang thực hiện chủ trương của Chính phủ là
tách bạch chức năng thực hiện cho vay theo chính sách với chức năng kinh doanh
của các ngân hàng thương mại, một mặt làm giảm sự can thiệp của Chính phủ
vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các
ngân hàng tăng tính tự chủ, tập trung vào nghiệp vụ kinh doanh của mình, mặt
khác Quỹ đã thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng ưu tiên, thuộc các
chương trình mục tiêu, định hướng phát triển của Chính phủ.
Trong các năm qua, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã cung ứng một lượng vốn
đầu tư đáng kể cho nhu cầu phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào nhiều
chương trình kinh tế lớn, nhiều dự án trọng điểm cụ thể là các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng như hàng không, đường sắt, năng lượng, xi măng, trồng rừng, giấy,
chương trình cơ khí, chương trình xuất khẩu, đánh bắt xa bờ…. Từ đó góp phần
tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội và góp phần vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo.
Với 2970 dự án (trong nước 2805 dự án và ODA là 165 dự án), dư nợ
20.082 tỷ đồng (trong nước 6.138 tỷ đồng; vốn ODA cho vay lại 13.944 tỷ đồng)
nhận bàn giao từ Tổng Cục đầu tư phát triển, sau 5 năm hoạt động, số dự án
được Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước là 6.606 dự án (trong nước 6.354 dự án và ODA là 252 dự án), với
tổng số dư nợ trên 70.000 tỷ đồng (vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, ODA
35.000 tỷ đồng), tăng 122 % về số dự án và 298% về số dư nợ so với 1/1/2000.
Có thể nói, Quỹ Hỗ trợ Phát triển là công cụ quan trọng của Chính phủ để
điều hành chính sách vĩ mô, hoạt động của Quỹ đã tác động lớn vào việc chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế và thực hiện được chính sách của Chính phủ vào các lĩnh
vực, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, làm bật dậy tiềm năng của đất nước
để đuổi kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới.
Trang 26
Quỹ hỗ trợ phát triển có các nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành
cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định.
- Thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo
quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Nhận cấp phát, cho vay từ các nguồn vốn do các địa phương, tổ chức
trong và ngoài nước ủy thác; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính
phủ giao.
- Tổ chức thanh toán cho khách hàng có quan hệ trực tiếp và tham gia hệ
thống thanh toán theo quy định của pháp luật
- Thực hiện báo cáo hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu cho Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư .
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Quỹ Hỗ trợ Phát triển bao gồm
các nguồn vốn chủ yếu sau:
+ Vốn ngân sách nhà nước:
- Vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ Phát triển
- Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm để thực hiện các hình
thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Vốn các dự án, chương trình được Chính phủ giao cho Quỹ Hỗ trợ Phát
triển thực hiện
- Vốn của Chính phủ Việt Nam cho các dự án nước ngoài vay theo hiệp
định Chính phủ
+ Vốn do Quỹ Hỗ trợ Phát triển huy động:
- Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ
- Vốn vay từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
- Huy động khác theo quy định của Pháp luật
+ Vốn ODA, vốn vay nợ viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.
Cơ chế tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển là hoạt động không vì mục đích
lợi nhuận; được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được miễn thuế và các
khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư và các khoản phí hoạt động cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo thực tế
thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm.
Trang 27
2.2.2 - Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển thực thi chính
sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước sau 5 năm thành lập
Quỹ hỗ trợ phát triển đã tạo sự chuyển biến về lượng và chất trong việc
khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu theo phương
châm đa dạng hóa các nguồn vốn, chú trọng huy động vốn trung và dài hạn
trên thị trường, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu giải ngân của các dự án đầu tư
và các hợp đồng xuất khẩu
Năm 2000, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước, vốn vay từ các quỹ theo quy
định của Chính Phủ chiếm đến 92.7% nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển. Đến
cuối năm 2003, tỷ lệ này chỉ còn 50.1%. Đặc biệt từ năm 2002, Quỹ đã huy động
vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán,
tạo ra công cụ đầu tư tài chính dài hạn 10 năm, 15 năm xuất hiện lần đầu tiên
trên thị trường tài chính Việt Nam. Đến nay, nguồn vốn huy động từ phát hành
trái phiếu chính phủ của Quỹ Hỗ trợ Phát triển chiếm gần 30% tổng vốn hoạt
động của Quỹ, góp phần quan trọng nâng tỷ lệ các nguồn vốn huy động từ thị
trường từ 7.3% năm 2000 lên 49.9% cuối năm 2003.
Công tác huy động và quản lý nguồn vốn được quan tâm đúng mức. Hàng
năm Quỹ đã đảm bảo đủ vốn để giải ngân kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án
đầu tư và các hợp đồng xuất khẩu mặc dù quy mô tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước (từ nguồn vốn trong nước) tăng lên rất nhanh (năm 2002 là 14.500 tỷ
đồng, bằng 207% so với năm 2000 và bằng 107% năm 2001; năm 2003 là 17.000
tỷ đồng, bằng 243% so với năm 2000 và bằng 117% năm 2002; năm 2004 là
18.600 tỷ đồng, bằng 265% so với năm 2000 và bằng 109% so với năm 2003.
Với vai trò là công cụ của Chính Phủ thực thi chính sách hỗ trợ của Nhà
nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển và xuất khẩu Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã
đảm bảo đủ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, dự án trọng điểm của Chính
phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước trong nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững.
Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân (nguồn vốn tín dụng trong
nước) qua từng năm như sau:
Trang 28
Bảng 2.1 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế (vốn tín dụng trong nước)
ĐVT: triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ST
T
Ngành
Số vốn Tỷ trọng Số
vốn
Tỷ trọng Số
vốn
Tỷ trọng Số
vốn
Tỷ trọng
1 Công nghiệp,
xây dựng
1.770 43% 3.546 45% 4.604 49% 8.442 62%
2 Nông, lâm,
thủy, hải sản
1.154 28% 1.688 21% 1.023 11% 1.720 13%
3 Giao thông
vận tải
948 23% 2.407 30% 3.380 36% 2.909 22%
4 Khác 275 6% 348 4% 369 4% 440 3%
Tổng cộng 4.147 100% 7.989 100% 9.376 100% 13.511 100%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của Quỹ hỗ trợ phát triển - tháng 10/2004 phục vụ yêu cầu giám sát của Ủy ban
thường vụ quốc hội)
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế (nguồn vốn trong nước)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
ngành khác
giao thông vận tải
nông lâm thủy hải sản
công nghiệp xây dựng
Năm 2000 2001 2002 2003
Cơ cấu cho vay trên đã thể hiện rõ định hướng đầu tư phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng cho vay các dự án thuộc ngành
công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh, trong khi cơ
cấu cho vay các dự án thuộc ngành nông lâm thủy hải sản và ngành khác giảm.
Trong các năm qua, tổng cộng Quỹ hỗ trợ phát triển đã cho vay (từ nguồn
vốn trong nước và nguồn vốn ODA cho vay lại) các dự án, chương trình kinh tế
lớn của Nhà nước như sau:
*Chương trình kênh cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn:
Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã đầu tư 5.267 tỷ đồng, góp phần tạo ra trên 27.000 km
kênh mương nội đồng có thể sử dụng lâu dài, trên 155.000 km đường giao thông
nông thôn được bê tông hóa.
*Chương trình tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư đồng bằng sông Cửu
long:Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã đầu tư 1.111 tỷ đồng góp phần xây dựng hoàn
Trang 29
thành 549 cụm tuyến dân cư với tổng diện tích được tôn nền là 13.734 ha. Đã hỗ
trợ gần 500 tỷ đồng cho các tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quyết
định số 78/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, nhờ đó 93 cụm tuyến dân cư
đã hoàn thành việc xây dựng đuờng giao thông nội bộ, 130 cụm tuyến hoàn
thành hệ thống nước sinh hoạt, 48 cụm tuyến hoàn thành hệ thống thoát nước,
178 cụm tuyến hoàn thành hệ thống cấp điện góp phần thúc đẩy chương trình
hoàn thành trước 31/12/2005 theo đúng chủ trương của Chính phủ.
*Chương trình phát triển đội tàu biển Việt Nam: Quỹ hỗ trợ phát triển đã
ký hợp đồng tín dụng với số vốn trên 3000 tỷ đồng (vốn trong nước 1.900 tỷ
đồng, vốn ODA cho vay lại 1.100 tỷ đồng) để đóng mới 24 con tàu với tổng năng
lực vận tải trên 200.000 tấn. Trong đó có 8 con tàu 11.500-13.500 tấn, 14 con tàu
6.300-7000 tấn. Trong 24 con tàu nói trên có 12 con tàu với tổng năng lực vận
tải 93.800 tấn thuộc kế hoạch phát triển đội tàu 32 con tàu của Tổng công ty
hàng hải Việt Nam đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Trong các năm tới,
Quỹ Hỗ trợ Phát triển sẽ tập trung đảm bảo đủ nguồn vốn để đầu tư hoàn thành
đóng mới 32 con tàu này. Đồng thời Quỹ đã đầu tư trên 1.000 tỷ đồng xây dựng
mới, nâng cấp, mở rộng 17 nhà máy đóng tàu biển, tạo điều kiện cho ngành
công nghiệp đóng tàu Việt Nam đóng được những con tàu có trọng tải lớn. Có
thể nói nhờ được đầu tư lớn bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn tín
dụng đầu tư phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã lớn mạnh
vượt bậc. Năm 2003 giá trị tổng sản lượng tăng 63.9% so với năm 2002, thay đổi
hẳn bộ mặt của ngành đóng tàu biển Việt Nam.
* Chương trình đóng mới toa xe đường sắt: Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã đầu
tư gần 650 tỷ đồng (toàn bộ từ nguồn vốn trong nước) để đóng mới 166 toa xe
khách và 610 toa xe hàng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng lực vận tải,
chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách. Trước đây, các toa xe chở khách đều
phải nhập khẩu, giá thành cao và không đủ về số lượng để phục vụ nhu cầu đi
lại ngày càng cao của nhân dân, nay hầu như các toa xe chở khách đều có máy
lạnh, chỗ ngồi hoặc giường ngủ đàng hoàng, sạch sẽ, an toàn.
* Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước:
- Giao thông: đã ký hợp đồng cho vay gần 13.000 tỷ đồng cho 104 dự án
cầu đường giao thông (vốn trong nước 6.500 tỷ đồng, vốn ODA là 6.500 tỷ đồng)
trong đó có 74 dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, góp phần phát
triển hạ tầng giao thông, hàng nghìn km đường giao thông được làm mới và được
nâng cấp mở rộng, đem lại lợi ích gián tiếp cho phát triển kinh tế xã hội trên
từng địa bàn có quốc lộ đi qua và trên phạm vi cả nước.
- Hàng không: đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 14 dự án trong lĩnh vực
hàng không bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không (như xây dựng mới, mở
Trang 30
rộng, hiện đại hoá các nhà ga T1 Nội Bài, nhà ga Tân Sơn Nhất, sân bay Cát Bi,
sân bay Phú Bài… với số vốn tín dụng xấp xỉ 4.366 tỷ đồng (trong đó vốn trong
nước là 1.121 tỷ đồng; vốn ODA là 3.245 tỷ đồng).
- Điện: đã ký hợp đồng tín dụng với số vốn gần 42.000 tỷ đồng (vốn trong
nước 12.000 tỷ đồng, vốn ODA 30.000 tỷ đồng) cho 18 dự án nhà máy sản xuất
điện, 34 dự án đường dây, 26 dự án trạm biến thế, trong đó có một số dự án
trọng điểm quốc gia như nhà máy nhiệt điện Na Dương; Cao Ngạn; Phú Mỹ 4; Ô
Môn; thủy điện Tuyên Quang; Sông Hinh; Thác Mơ; Đại Ninh; 2 đường dây
500KV Phú Mỹ-Nhà Bè-Phú Lâm và Plâycu-Phú Lâm sẽ đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại
hóa đất nước. Sau khi các dự án điện hoàn thành đi vào hoạt động, năng lực đưa
vào vận hành sẽ bao gồm khoảng 1.042 MW công suất nguồn điện để sản xuất
ra khoảng 4.018.000 KW/năm, ngoài ra với hơn 1.000 km đường dây, 3.000MVA
công suất các trạm biến áp truyền tải để truyền tải điện đáp ứng đủ công suất
cực đại của hệ thống điện quốc gia.
- Nước: đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 116 dự án với tổng số vốn 7.793
tỷ đồng (trong đó vốn trong nước 1.147 tỷ đồng; vốn ODA cho vay lại: 6.646 tỷ
đồng). Vốn tín dụng nhà nước đã góp phần quan trọng thực hiện chiến lược xoá
đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở
khu vực miền núi và nông thôn.
- Hạ tầng kinh tế cửa khẩu (nguồn vốn trong nước): 3 dự án với số vốn
205 tỷ đồng, góp phần hình thành khu cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Mộc Bài.
- Hạ tầng khu công nghiệp (nguồn vốn trong nước): 25 dự án với số vốn
729 tỷ đồng, tạo điều kiện vật chất cho các tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Hạ tầng nhà ở các khu đô thị (nguồn vốn trong nước): 23 dự án với số
vốn 14.000 tỷ đồng.
* Chương trình xi măng: 7 dự án xi măng công suất lớn đã được Quỹ ký
hợp đồng tín dụng cho vay số vốn 5.600 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước gần
5.000 tỷ đồng; vốn ODA cho vay lại: 660 tỷ đồng), đó là xi măng Hải Phòng,
Thái Nguyên, Tam Điệp, Thăng Long, Hạ Long, Sông Gianh, Hoàng Mai. Các
dự án này đã khai thác được lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn để
hàng năm sản xuất ra trên 10 triệu tấn sản phẩm xi măng có chất lượng cao theo
công nghệ tiên tiến, tăng thu cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng, góp
phần đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang tăng mạnh và tiến tới xuất khẩu, tiết
kiệm ngoại tệ cho việc nhập khẩu ximăng từ nước ngoài, giải quyết việc làm
cho người lao động trong đó có nhiều lao động là đồng bào các dân tộc. Mặt
khác, việc đầu tư các nhà máy xi măng lớn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển
Trang 31
ngành chế tạo cơ khí trong nước, tạo đầu ra cho các nhà máy sản xuất thiết bị
đồng bộ.
* Chương trình thép: tính đến hết ngày 31/12/2003, Quỹ Hỗ trợ Phát triển
đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 4 dự án sản xuất thép lớn bao gồm: Thép Phú
Mỹ, thép cán nguội Phú Mỹ, gang thép Thái Nguyên, nhà máy thép hợp kim
định hình với số vốn trên 2.500 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước gần 2.000 tỷ
đồng; vốn ODA cho vay lại: 600 tỷ đồng).
Các dự án này sau khi hoàn thành đi vào cung cấp gần 1 triệu tấn thép, và
700 nghìn phôi thép mỗi năm, không những chủ động được nguồn phôi thép tại
chỗ cung cấp cho nhà máy cán thép thay thế nguồn phôi nhập khẩu hàng năm
mà còn sản xuất ra các sản phẩm thép chuyên dùng, chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu xây dựng trong nước mà trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, góp
phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghệ hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững
chắc kinh tế khu vực và thế giới.
* Chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may: Quỹ Hỗ trợ Phát triển
đã ký hợp đồng tín dụng với số vốn trên 3.700 tỷ đồng cho 127 dự án trong
ngành dệt may, trong đó có 125 dự án vay từ nguồn vốn trong nước trên 3.500 tỷ
đồng và 2 dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại với số vốn gần 200 tỷ
đồng. Vốn tín dụng nhà nước chủ yếu đầu tư cho các dự án kéo sợi, dệt vải, in
nhuộm hoàn tất nhằm tăng hàm lượng giá trị gia tăng sản phẩm cuối cùng.
Nhìn chung, các dự án ngành dệt may hoàn thành đi vào sử dụng đã giải
quyết đáng kể công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, hàng năm đóng góp đến
17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đáp ứng cho nhu cầu thị trường hơn
45.000 tấn sợi, 110 triệu m2 vải thành phẩm, 23 triệu sản phẩm dệt kim… như
vậy, nguồn vốn tín dụng nhà nước đầu tư cho ngành dệt may đã góp phần từng
bước đưa ngành công nghiệp dệt may trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp
phần tăng trưỡng kinh tế, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng,
chất lượng, chủng loại và giá cả.
*Chiến lược phát triển nông lâm thủy hải sản: gần 6.700 tỷ đồng đã được
Quỹ Hỗ trợ Phát triển đầu tư cho 866 dự án chế biến nông lâm thủy hải sản. Các
dự án đầu tư đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao đời
sống nhân dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới, góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có thể kể đến: dự án đầu tư nhà máy và
đầu tư vùng nguyên liệu Công ty mía đường Lam Sơn; nhà máy đường KCP,
vùng nguyên liệu và nhà máy MDF Gia Lai, vùng nguyên liệu và nhà máy vám
dăm Thái Nguyên; nhà máy chế biến tinh bột sắn và vùng nguyên liệu Công ty
nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, nhà máy sản xuất đồ hộp xuất khẩu Đồng
Trang 32
Giao và vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy…
*Chiến lược xuất khẩu: từ cuối năm 2001, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vốn
cho chiến lược xuất khẩu theo quyết định 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính Phủ giao, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã đầu tư trên 6.500 tỷ đồng vốn trung
dài hạn cho 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu và trên 9.300 tỷ đồng để hỗ trợ
gần 2.000 doanh nghiệp thực hiện thành công 3.540 hợp đồng xuất khẩu thủy
sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ… vào các thị trường lớn
như ASEAN, Mỹ, Nhật, EU… góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
năm 2003 tăng 16.7% so với 2002. An toàn tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá
hạn dưới 0.5%. Nhờ nguồn vốn này, một số doanh nghiệp đã vượt qua được khó
khăn, phát triển mạnh mẽ, vươn lên vị trí hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam như Công ty xuất nhập khẩu nông sản Ninh Thuận, công ty xuất
nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên, công ty cổ
phần thực phẩm Sao Ta, công ty dệt may Thành Công…
Bảng 2.2 Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng, thị trường, loại hình doanh
nghiệp
Tỷ trọng theo mặt hàng Tỷ trọng theo thị trường
Thủy sản 40% Mỹ 24%
Gạo 33% ASEAN 23%
Điều 5% Nhật 17%
Dệt may 7% Châu Aâu 8%
Dệt kim 2% Trung Quốc 5%
Cà phê 3% Trung đông 8%
Khác 10% Nga và Đông Aâu 1%
Thị trường khác 14%
Tổng cộng 100% Tổng cộng 100%
Doanh nghiệp Nhà nước 70%
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (cổ phần + tư nhân) 30%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của Quỹ hỗ trợ phát triển - tháng 10/2004 phục vụ yêu cầu giám sát của Ủy ban
thường vụ quốc hội)
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo mặt hàng
Trang 33
Dệt may 7%
Dệt kim; 2%
Điều 5%
Cà phê 3%
Gạo 33%
Thủy sản 40%
Khác
10%
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đẩy mạnh khai thác mọi nguồn lực
cho đầu tư phát triển thông qua “vốn mồi” và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Cùng
với việc tuyên truyền để các chủ đầu tư nhận thức rõ hơn tinh thần chỉ đạo của
Thủ tướng Chính Phủ là chuyển dần từ hình thức hỗ trợ trực tiếp của nhà nước
đối với doanh nghiệp sang hình thức hỗ trợ sau khi dự án hoàn thành. Quỹ Hỗ trợ
Phát triển đã đơn giản hoá các thủ tục hành chính và kiến nghị Chính Phủ bổ
sung hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Nhờ đó, số tiền và số dự
án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu năm
2000 số dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ có 49 dự án với số vốn được hỗ
trợ là 5.8 tỷ đồng thì đến cuối năm 2003 đã có 1.267 dự án được hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư với tổng số vốn ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư lên đến gần
750 tỷ đồng, góp phần thu hút hàng chục ngàn tỷ đồng vốn từ các tổ chức tín
dụng cho đầu tư phát triển.
Việc đẩy mạnh nghiệp vụ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có ý nghĩa tích cực tác
động đến khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hiệu quả và
tiết kiệm chi phí đầu tư do việc hỗ trợ của nhà nước chỉ thực hiện khi chủ đầu tư
hoàn thành dự án, trả được nợ vay cho ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín
dụng. Từ tháng 4/2004, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được
sửa đổi theo nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Thủ tướng Chính
Phủ, tăng tính hấp dẫn của hình thức này, chắn chắc sẽ có tác động mạnh hơn,
khuyến khích nhà đầu tư mạnh dạn thực hiện các dự án đầu tư.
Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã tạo “vốn mồi” để các tổ chức tín
dụng yên tâm cùng tham gia tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia như
các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất thép, sản xuất điện, sản xuất đầu máy
toa xe lửa, hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, sân bay, bến cảng,… có công
Trang 34
suất lớn cần một khối lượng vốn đầu tư lớn. Căn cứ kết quả thẩm định phương án
tài chính, phương án trả nợ của dự án, tình hình và khả năng tài chính của doanh
nghiệp, mức vốn cho vay tham gia đầu tư dự án của Quỹ Hỗ trợ Phát triển đảm
bảo nguyên tắc: trước hết, các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa vốn tự có của
doanh nghiệp và các nguồn vốn khác có thể huy động, vốn của nhà nước chỉ hỗ
trợ vừa đủ để đảm bảo dự án khả thi, có khả năng thu hồi vốn trong thời hạn quy
định. Những dự án đúng đối tượng, nhưng có hiệu quả kinh tế cao và doanh
nghiệp có khả năng đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng thương mại thì Quỹ
Hỗ trợ Phát triển chủ yếu thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với dự án.
Quỹ hỗ trợ phát triển đã tiếp nhận, quản lý và giải ngân chặt chẽ, đúng
quy định các nguồn vốn ủy thác. Hàng năm, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã nhận trên
5.000 tỷ đồng để cấp phát và cho vay đầu tư theo ủy thác của các Bộ, ngành, địa
phương, các Quỹ đầu tư phát triển, các tổng công ty. Nhờ kiểm soát chặt chẽ,
đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, nên được
các Bộ, ngành, địa phương tín nhiệm và ủy thác số lượng vốn cho Quỹ cấp phát,
cho vay hộ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã bước đầu được
một số tổ chức quốc tế ủy thác quản lý và giải ngân trực tiếp một số dự án như:
dự án Quỹ phà (Đan Mạch) trị giá 11 triệu USD, chương trình hỗ trợ phát triển
khu vực tư nhân trị giá 8 triệu USD, Quỹ đầu tư ngành giống cây trồng trị giá 8.4
triệu USD, Quỹ quay vòng đầu tư chương trình nước sạch….
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi
nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM
Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM (sau đây gọi tắt là Chi nhánh
Quỹ) được thành lập cùng các Chi nhánh khác trong hệ thống Quỹ hỗ trợ phát
triển theo quyết định số 01/QĐ-QHTPT ngày 20/12/1999 của Tổng Giám đốc
Quỹ Hỗ trợ Phát triển, Chi nhánh Quỹ được thành lập từ ngày trên cơ sở tổ chức
lại Cục Đầu tư phát triển TPHCM và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia - chi nhánh
TPHCM và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2000. Nguồn vốn chi nhánh
tiếp nhận từ hai tổ chức này là 2.453 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn trong nước là
264 tỷ đồng và nguồn vốn ngoài nước là 2.189 tỷ đồng), quản lý 83 dự án tín
dụng đầu tư trong nước với tổng dư nợ là 469 tỷ đồng, 1500 dự án cấp phát theo
ủy nhiệm (của ngành điện và hàng không) với kế hoạch cấp phát trong năm trên
2.000 tỷ đồng.
Chi nhánh Quỹ có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận,
quản lý và sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước, vốn vay và viện trợ nước
ngoài của Chính phủ dành cho tín dụng đầu tư nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển trên địa bàn theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc. Cũng như 63
chi nhánh khác trong cùng hệ thống, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM
Trang 35
hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc Quỹ Hỗ trợ
Phát triển quy định.
2.2.1 - Nguồn vốn
Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh qua các năm như sau:
Bảng 2.3 Tổng hợp nguồn vốn hoạt động
ĐVT: triệu đồng
Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 T 9/2004
Tín dụng trung dài hạn 627.157 1.162.073 1.698.172 2.528.461 2.637.205
Tín dụng ODA 7.252.250 10.480.954 11.366.193 12.282.443 14.096.463
Cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 0 119 3.514 13.180 26.257
TD ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu 0 6.826 184.976 223.346 465.350
Tổng cộng 7.879.407 11.649.972 13.252.855 15.047.430 17.225.275
(Nguồn số liệu: báo cáo quyết toán năm 2000, 2001, 2002, 2003 và báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2004
của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM)
Biểu đồ 2.3 Nguồn vốn hoạt động qua các năm (ĐVT: triệu đồng)
7.879.407
11.649.972
13.252.855
15.047.430
17.225.275
Năm 2000 2001 2002 2003 9/2004
Dư nợ vay của Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM đến nay được hình thành
theo hai giai đoạn tổ chức khác nhau:
+ Giai đoạn từ 1995-1999: Quỹ đầu tư quốc gia Chi nhánh TPHCM và
Cục đầu tư phát triển TPHCM thực hiện cho vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư
hàng năm của Quỹ TW giao căn cứ trên kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ở giai đoạn này, các dự án vay vốn theo lãi suất cao là 13.2%/năm, 9.72%/năm
và 8.4%/năm; đối tượng cho vay chủ yếu theo cơ chế kế hoạch chỉ định, cơ quan
cho vay thực hiện theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và chỉ tiêu kế
hoạch nhà nước giao hàng năm. Các quy trình thẩm định, cho vay, bảo đảm tiền
vay, thu nợ vay chưa chặt chẽ như hiện nay. Do đó, số dư nợ quá hạn (dư nợ xấu)
ở giai đoạn này phát sinh nhiều và kéo dài cho đến nay chưa giải quyết. Ngoài
ra, còn không ít số dư nợ xấu mà tổ chức đầu tư phát triển trước đây nhận bàn
giao từ ngân hàng đầu tư và phát triển bàn giao sang. Sau giải thể, hai tổ chức
Trang 36
này đã tiến hành bàn giao sang Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM toàn
bộ số dư nợ vay đến 31/12/1999.
+ Giai đoạn từ 2000 đến nay: Quỹ Hỗ trợ Phát triển thực hiện cho vay
theo nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (nay được thay thế bằng nghị định
106/2004/NĐ-CP ngày 27/04/2004) Tuy thời gian mới có 5 năm nhưng số dư nợ
của giai đoạn này tăng nhanh, chiếm 70-80% số dư nợ toàn hệ thống.
Từ năm 2000, tình trạng nợ quá hạn đã được hạn chế bởi vì: đối tượng cho
vay rõ ràng hơn, lãi suất tuy còn nhiều mức khác nhau nhưng đã được hạ thấp
hơn giai đoạn 1995-1999; quy trình thẩm định cho vay và thu nợ vay cũng đồng
bộ và chặt chẽ hơn; đặc biệt trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án thì dự
án đã được Quỹ Hỗ trợ Phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả
nợ vốn vay và chấp thuận cho vay thì dự án mới được vay vốn. Tuy vậy, đến nay
nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn ở mức khá cao.
Năm 2000 và 2001, nguồn vốn tín dụng và cấp phát hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Chi nhánh chủ yếu được tiếp
chuyển từ Quỹ TW. Các khoản thu nợ, huy động tiền gửi của các chủ đầu tư do
Chi nhánh thực hiện được tập trung về Quỹ TW. Bắt đầu từ năm 2002, Quỹ TW
chỉ chuyển vốn tín dụng đầu tư trung dài hạn, cấp phát hỗ trợ lãi suất sau đầu tư,
riêng vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu Chi nhánh Quỹ phải tự cân đối
trên cơ sở huy động một phần tiền gửi của các chủ đầu tư tại Chi nhánh.
Nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh Quỹ tăng dần hàng năm, năm 2004
tăng gấp 2,1lần so với năm 2000.
2.2.2 - Cho vay đầu tư từ nguồn vốn trong nước
Số liệu cho vay, thu nợ tín dụng đầu tư phát triển trung dài hạn tại Chi
nhánh qua các năm như sau:
Bảng 2.4 Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 T9/2004
Cho vay 374.027 705.703 790.602 1.072.288 377.821
Thu nợ gốc 215.279 170.786 254.505 241.998 269.077
Thu lãi 38.482 71.919 80.613 98.687 88.805
Dư nợ gốc 627.157 1.162.073 1.698.172 2.528.461 2.637.205
Dư nợ quá hạn 11.064 4.324 17.193 25.952 27.591
Tỷ lệ nợ quá hạn 2% 0.4% 1% 1.26% 1.05%
(Nguồn số liệu: báo cáo quyết toán năm 2000,2001,2002, 2003 và báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm 2004
của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM)
Biểu đồ 2.4 Cho vay, thu gốc, thu lãi, dư nợ vay qua các năm
Trang 37
0
1.000
2.000
3.000
Triệu đồng
Thu lãi
Thu gốc
Cho vay
Dư nợ
Năm 2000 2001 2002 2003 9/2004
Trong các năm qua, Chi nhánh đã tiến hành cho vay từ nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển rất nhiều dự án thuộc các ngành nghề, chương trình kinh
tế trọng điểm của Thành phố như chương trình kích cầu, chương trình cơ khí,
chương trình cung cấp nước sạch, nhà ở cho người có thu nhập thấp…đến các
chương trình kinh tế lớn của Nhà nước như phát triển ngành điện, dệt may, xuất
khẩu thủy hải sản, đánh bắt xa bờ, đóng tàu biển, đường sắt, đường giao thông …
Đến nay, tỷ trọng cho vay đối với các dự án thuộc ngành công nghiệp,
xây dựng là 59.6%, ngành giao thông là 17.5%, ngành khác là 22.9%. Cơ cấu
cho vay này thể hiện rõ định hướng đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa (tỷ trọng cho vay các dự án thuộc ngành công nghiệp xây
dựng, giao thông vận tải cao). Ngoài ra, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ
hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã tăng từ
10% năm 2000 lên 30% năm 2004 và nhìn chung dự án đầu tư của các loại hình
doanh nghiệp này đạt hiệu quả kinh tế cao.
Doanh số cho vay có chiều hướng giảm: trong 3 năm đầu hoạt động,
doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, năm 2001 tăng 87%, năm 2002
tăng 12%. Sau 3 năm, số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã tăng
hơn gấp 2 lần (211,4%) so với năm 2000, dư nợ năm 2002 tăng gần 3 lần so với
năm 2000 (270,77%) và 1,5 lần so với năm 2001 (146,13%). Cùng với việc tăng
doanh số và dư nợ, doanh số thu nợ cũng tăng dần, số thu nợ năm 2002 tăng gần
1,2 lần và số thu lãi tăng gấp 2 lần (209,48%) so với năm 2000.
Hai năm 2003 và 2004, doanh số cho vay giảm, nhất là năm 2004 doanh
số cho vay chỉ đạt 28% kế hoạch (nguyên nhân giải ngân chậm được phân tích
chi tiết ở phần sau). Tốc độ giải ngân vốn vay của các dự án trong thời gian qua,
đặc biệt trong năm 2004, rất chậm, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá
Trang 38
nguyên vật liệu xây dựng (xi măng, thép..) tăng, tỷ giá USD, EURO có biến
động dẫn đến việc nhiều dự án phải thi công cầm chừng, việc thu xếp vốn đầu tư
kéo dài…, chủ đầu tư không chấp hành tốt kỷ luật tín dụng để tồn đọng nợ quá
hạn và lãi phát sinh đến hạn chưa trả.. nên Chi nhánh Quỹ buộc phải tạm dừng
giải ngân v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42806.pdf