Đề tài Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán và giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán và giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam: Lời nói đầu Đất nước phồn vinh, đời sống của mọi thành viên trong xã hội ngày càng cải thiện . Đòi hỏi phải có một nền công nghiệp,nông nghiệp phát triển,khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Phát triển là con đường sống của mọi dân tộc , chỉ có phát triển nhanh, vững chắc mới sớm thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu,lệ thuộc vào nước ngoài. Muốn phát triển nhanh phải có đủ vốn đầu tư,đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn. Vậy vốn là chìa khoá là điều kiện hàng đầu của sự phát triển. Đối với nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu,muốn nhanh chóng thoát khỏi đói nhgèo đòi hỏi phải có vốn đầu tư mới có thể thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh ,vững chắc vào thế kỷ XXI. Trong điều kiện nước ta ở xuất phát điểm thấp ,tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao ,chưa vững chắc ,ngành tài chính còn nhiều hạn chế …để thực hiện mục tiêu kinh tế chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng và hiện đại hoá ngành tài chính trong nước,song song với nó là thu...

doc38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán và giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đất nước phồn vinh, đời sống của mọi thành viên trong xã hội ngày càng cải thiện . Đòi hỏi phải có một nền công nghiệp,nông nghiệp phát triển,khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Phát triển là con đường sống của mọi dân tộc , chỉ có phát triển nhanh, vững chắc mới sớm thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu,lệ thuộc vào nước ngoài. Muốn phát triển nhanh phải có đủ vốn đầu tư,đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn. Vậy vốn là chìa khoá là điều kiện hàng đầu của sự phát triển. Đối với nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu,muốn nhanh chóng thoát khỏi đói nhgèo đòi hỏi phải có vốn đầu tư mới có thể thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh ,vững chắc vào thế kỷ XXI. Trong điều kiện nước ta ở xuất phát điểm thấp ,tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao ,chưa vững chắc ,ngành tài chính còn nhiều hạn chế …để thực hiện mục tiêu kinh tế chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng và hiện đại hoá ngành tài chính trong nước,song song với nó là thu hút nguồn vốn trung và dài hạn vào đầu tư . Tháng 7 năm 2000 thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời là bước đi quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và nước ngoài . Thị trường chứng khoán ra đời đã đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn trung và dài hạn.Tuy nhiên hoạt động thị trường hiện nay còn kém sôi động mà nguyên nhân chủ yếu là do hàng hoá trên thị trường quá ít. Em nhận thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính thời sự .Do đó đề án của em đề cập đến vấn đề: “Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán và giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam.” Đề án gồm 3 chương: - Chương I : Lý luận chung về hàng hoá trên thị trường chứng khoán. - Chương II : Thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tạo nhiều hàng hoá cho thịtrường chứng khoán Việt Nam . Nguồn kiến thức của em còn nhiều hạn chế , em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy,cô giáo: - Cô giáo : Trần Thị Lộc Thầy giáo : Kiều Hữu Thiện - Các thầy cô giáo và các bạn sinh viên!Đã giúp em hoàn thành đề án này! chương I: Lý luận chung về hàng hoá của thị trường chứng khoán. I. Thị trường chứng khoán, chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán * Cũng như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán ra đời là một tất yếu kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các chủ thể kinh tế và thúc đẩy sự luân chuyển vốn một cách hiệu quả hơn. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán theo nguyên tắc thị trường (theo quan hệ cung cầu): * Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi các chưbfs khoán được phát hành và trao đổi, thị trường ra đời để thực hiện các chức năng sau: + Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: các công ty kinh doanh, chính phủ và cá nhân huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán và dùng vốn đó để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua chức năng này mà các nguồn vốn tiết kiệm nhàn dỗi được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập. + Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: trên thị trường chứng khoán lưu thông nhiều loại chứng khoán khác nhau để các nhà đầu tư lựa chọn các loại chứng khoán phù hợp với mình. + Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán, thị trường chứng khoán là nơi để các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc chứng khoán khác nhằm tăng tính hấp dẫn và yếu tố an toàn trong đầu tư chứng khoán. + Đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của nền kinh tế thông qua các chỉ số trên thị trường mà chúng ta có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh, tính hiệu quả và giá trị của các tổ chức kinh tế một cách chính xác. + Góp phần thựuc hiện chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán thể hiện quan hệ cung cầu vốn dài hạn và giá cả của chứng khoán. Những yếu tố này đánh giá thực lực của nền kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng một chính sách, biện pháp tác động vào thị trường nhằmh định hướng cho đầu tư và đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán được minh hoạ qua sơ đồ sau: Tài chính gián tiếp C CCccccC Tài chính trực tiếp II. Chứng khoán Một trong những yếu tố tạo nên sự hoạt động sôi động của thị trường chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Đó là công cụ xác nhận tư cách chủ sở hữu đối với một công ty (cổ phiếu), hay mối quan hệ chủ nợ với một công ty hay một cơ quan chính phủ (trái phiếu), hoặc xác nhận các quyền đối với quyền sở hữu (thể hiện ở một số công cụ phái sinh) Các chứng khoán được chia ra làm 4 nhóm chính là: - Cổ phiếu (chứng khoán vốn - Equity Securities) - Trái phiếu (Chứng khoán nợ - Debt Securities) - Các công cụ chuyển đổi - Các công cụ phái sinh. 1.Cổ phiếu (Stock): Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một coong ty cổ phần. Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ. Cổ phiếu thể hiện quan hệ đồng sở hữu giữa người phát hành và người đầu tư. Khi cần huy động vốn công ty cổ phần phát hành cổ phiếu là chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những người mua cổ phiếu. Người mua cổ phiếu tức các cổ đông là người góp vốn cho công ty. Với tư cách là người chủ sở hữu một công ty, cổ đông được hưởng các quyền đối với công ty với mức độ tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ (tức là tỷ lệ góp vốn trong công ty); đồng thời khi công ty làm ăn thất bại, cổ đông phải gánh chiụ thiệt hại. * Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà cổ phiếu được chia thành các loại khác nhau: 1.1. Căn cứ vào quyền lợi mà cổ đông được hưởng người ta chia cổ phiếu thành 2 loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi - Cổ phiếu thường (Common Stock): Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường mang lại những quyền sau cho cổ đông + Quyền hưởng cổ tức: Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty và do Hội đồng quản trị quyết định. Như vậy, thi nhập mà cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trả xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. + Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đơtj cổ phiếu mới, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu thường có quyền mua trước cổ phiếu mới trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Quyền này cho phép cổ đông hiện hữ duy trì tỷ lệ sở hữ của mình trong công ty. Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu thường được bán theo quyền với giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Các quyền có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường. + Quyền bỏ phiếu: Cổ đông thường có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý trong công ty; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ đoạ của họ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền. Quyền bỏ cổ phiếu theo luật định cho phép mỗi cổ đông được bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng củe viên bằng số phiếu nắm giữ. Ví dụ: cổ đông thường A đang nắm giữ 100 cổ phiếu của công ty B và số ứng cử viên vào Hội đồng quản trị là 3 người, thì trong đại hội cổ đông cổ đông có quyền bầu cho mỗi ứng cử viên với số phiếu là 100 phiếu. Quyền bỏ phiếu tích luỹ cho phép cổ dodong được phân phối số phiếu bầu tuỳ ý mình, số phiếu đó bằng số ứng cử viên nhân với số lượng cổ phiếu nắm giữ. Ví dụ: trong trường hợp trên, cổ đông A có thể dành tổng số phiếu của mình để phân bổ tuỳ ý cho các ứng cử viên; có thể dồn cả 300 phiếu chỉ cho 1 người. Cách này có lợi cho các cổ dodong nhỏ, vì họ có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu của mình. - Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): Cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ phiếu, song lại ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá. Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được lượng cổ tức cố định theo tỷ lệ đã ấn định, trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, nó sẽ trả theo khả năng có thể nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa được trả. Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông thường nhưng sau trái chủ. Do mức độ ưu đãi không giống nhau nên cổ phiếu ưu đãi có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau: + Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Cumulative Preferred Stock): là loại cổ phiếu mà trong đó quy định cổ tức năm trước không được trả có thể dồn tích luỹ toàn bộ hay từng phần vào năm sau. Doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ số cổ tức được tích luỹ đó. + Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ ( Non- Cumulative Preferred Stock): là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có lãi đến đâu trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau. + Cổ phiếu ưu đãi dự phần (Participating Preferred Stock): là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp cam kết ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu doanh nghiệp còn lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này. + Cổ phiếu ưu đãi hoàn vốn (Redermable Preferred Stock): là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp dành cho các cổ đông ưu đãi quyền được hoàn vốn trước cổ đông thường khi doanh nghiệp có chủ trương hoàn vốn. + Cổ phiếu ưu đãi thu hồi (Callable Preferred Stock): là loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có quyền thu hồi (Call back) cổ phiếu hoặc trả lại vốn cho cổ đông hoặc là đổi lại cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỷ suất cổ tức phù hợp với lãi suất chiết khấu thị trường. + Cổ phiếu ưu đãi có đảm bảo (Guaranteed Preferred Stock): là loại cổ phiếu một người khác đứng ra cam kết bảo lãnh thanh toán nếu như doanh nghiệp phát hành không thanh toán được. Người bảo lãnh này thường là công ty bảo lãnh, Ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc công ty bảo hiểm tín dụng. + Cổ phiếu ưu đãi hưởng thụ (Redeerblble Stock): là cổ phiếu không vốn do doanh nghiệp phát hành cho các cổ đông được hoàn vốn của cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu hưởng thụ thường là cổ phiếu ghi danh. Cổ đông cũng được quyền phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận giữ lại chưa chia. Mặc dù đã được doanh nghiệp hoàn vốn nhưng cổ đông cổ phiếu hưởng thụ vẫn được hưởng các quyền nhất định, đặc biệt là quyền bỏ phiếu biểu quyết. 1.2. Phân loại theo tính chất của thu nhập, cổ phiếu bao gồm các loại sau: - Cổ phiếu thượng hạng: là cổ phiếu cao cấp do những công ty có thành tích lâu dài và liên tục về lợi nhuận và chi trả cổ tức, phát hành. Đó là cổ phiếu của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và trưởng thành, có tiềm lực tài chính to lớn. - Cổ phiếu tăng trưởng: là cổ phiếu của một công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung và nhnh hơn mức trung bình của ngành. Công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng và đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển do đó nó thường giữu lại phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho việc mở rộng và nghiên cứu và cũng chính vì thế thường trả cổ tức thấp hoặc không trả cổ tức. - Cổ phiếu phòng vệ: là cổ phiếu của những công ty có sức chống đỡ với suy thoái kinh tế.Đặc trưng của những công ty này là mức độ ổn định của chúng trong những thời kỳ mà toàn bộ nền kinh tế suy thoái. Đó thường là những công ty thuộc khu vực dịch vụ thiết yếu (điện, ga), các sản phẩm thiết yếu như thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo và thực phẩm. - Cổ phiếu thu nhập: là cổ phiếu của những công ty trả lãi cao hơn mức trung bình. Loại cổ phiếu này nói chung có sức hấp dẫn đối với những người mua cổ phiếu để có thu nhập thường xuyên, đặc biệt là người già, người về hưu. - Cổ phiếu chu kỳ: là cổ phiếu của những công ty có mức lợi nhuận biến đổi theo chu kỳ kinh doanh. Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công ty tăng. Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm và do đó giá cổ phiếu cũng giảm. Các ngành kinh doanh có tính chất chu kỳ là thép, xi măng, ô tô ... - Cổ phiếu thời vụ: là cổ phiếu của những công ty mà thu nhập của nó có khuynh hướng biến động theo thời vụ mà tiêu biểu là các công ty bán lẻ. Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lên vào những thời điểm nhất định trong năm ( như dịp giáng sinh,dịp lễ hội ...) Hiện nay thị trường cổ phiếu được phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở những nước phát triển : các nước Châu Âu (EU), Nhật, Mỹ, Canađa, Hồng Kông (Trung quốc), Singapo ... Các loại cổ phiếu do các công ty phát hành cũng rất đa dạng về chủng loại, chất lượng từng loại cổ phiếu. Do đó nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm loại cổ phiếu thoả mãn mục đích đầu tư của nhà đầu tư. Tóm lại, cổ phiếu công ty rất đa dạng và phong phú. Nó được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ vào góc độ chúng ta cần nghiên cứu. Tuy nhyiên cổ phiếu được phân chia bất kỳ góc độ nào thì vẫn đảm bảo: “Cổ phiếu là một chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn đã góp của cổ đông vào doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành và được chia lãi (gọi là cổ tức) của phần vốn đã góp theo quy định của doanh nghiệp được hưởng các quyền do điều lệ của doanh nghiệp quy định” 2. Trái phiếu (Bond): * Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay ) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. * Đặc điểm của trái phiếu - Một trái phiếu thông thường có 3 đặc trưng chính: +Mệnh giá trái phiếu (face of value, far value, maturity value). + Lãi suất định kỳ (coupon). + Thời hạn của trái phiếu (Maturity). - Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giưã người phát hành và người đầu tư : Phát hành trái phiếu là đi vay vốn, mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn, như vậy trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. - Lãi suất của trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành, thời gian đáo hạn của trái phiếu. Yếu tố cốt lõi quy định lãi suất của từng trái phiếu là cung cầu vốn trên thị trường. Lượng cung cầu vốn đó lại phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của NHTW, mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu cụ thể được xác định theo tổng mức rủi ro của trái phiếu đó, rủi ro càng lớn lãi suất càng cao. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. * Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà trái phiếu được chia thành các loại khác nhau: 2.1.Căn cứ vào danh tính của trái phiếu chia ra làm hai loại: * Trái phiếu vô danh (Bearer Bond): là trái phiếu không mang tên trái chủ cả trên chứng chỉ cũng như sổ sách của người phát hành. Những trái phiếu trả lại đính theo tờ chứng chỉ và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới Ngân hàng nhận lãi và khi trái phiếu đáo hạn người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới Ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. * Trái phiếu ghi danh (Name Bond, Registered Bond):là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. 2.2. Căn cứ vào chủ thể phát hành: * Trái phiếu Chính phủ (Goverment Bond): là những trái phiếu do Chính phủ phát hành. Chính phủ phát hành trái phiếu (hay các công cụ nợ nói chung) nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách; tài trợ cho các chương trình công ích hoặc làm các công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và củng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó lãi suất của Trái phiếu Chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. * Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do Chính phủ TW hoặc chính quyền địa phương phát hành. * Trái phiếu công ty (Corporate Bond): là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. - Đặc điểm chung của trái phiếu công ty là: + Người nắm giữ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty (cũng có những trái phiếu không trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá). + Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. + Có những điều kiện cụ thể kèm theo hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. - Trái phiếu công ty bao gồm nhiều loại: + Trái phiếu có đảm bảo (Secured Bond) đây là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. Tài sản thế chấp thường là bất động sản, các thiết bị (máy bay, tàu lửa). + Trái phiếu không bảo đảm: trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng uy tín của công ty. Nếu công ty bị phá sản những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường cuả công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: .Trái phiếu có thể mua lại :cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết.Đặc tính này tạo thuận lợi cho phía người phát hành , nhưng lại bất lợi cho người đầu tư và vì thế loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác cùng thời hạn .Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn . Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư do đó lãi suất này có thể thấp hơn so với trái phiếu có cùng thời hạn . .Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường ,tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ thành người chủ sở hữu của công ty ( loại trái phiếu này thuộc nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi sẽ được đề cập ở phần III ). * Hiện nay, trái phiếu là một trong những loại hàng hoá không thể thiếu trên thị trường chứng khoán các nước . Chủ thể phát hành trái phiếu thường là chính phủ, các công ty lớn (xuyên quốc gia ) . Đặc biệt thị trường trái phiếu đựoc phát triển rất mạnh tại Mỹ, Anh … tại các nước này một đợt phát hành trái phiếu lên tới hàng tỷ USD. Tóm lại, Trái phiếu không chỉ là một hàng hoá dơn thuần của thị trường chứng khoán mà nó có vai trò to lớn trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì nó là nguồn hàng hoá cơ bản “ là chất bôi trơn” cho thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động và hiện tượng khan hiếm hàng hoá xảy ra trên thị trường. 3. Chứng khoán có thể chuyển đổi: *Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nằm giữ nó tuỳ theo lựa chọn và theo những điều kiện nhất định, có thể đổi lấy một chứng khoán khác. Thông thường có cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. * Lý do phát hành và đầu tư vào chứng khoán chuyển đổi: Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhằm huy động thêm vốn tự có vào những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đang xuống giá. .Chứng khoán có thể chuyển đổi mang lại cho bên phát hành lợi thế được hưởng lãi suất thấp (nếu là trái phiếu) hoặc giá chào bán cao (nếu là cổ phiếu). Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát hành còn có lợi vì loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thời tăng thêm số lượng cổ đông của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng của công ty. Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở chỗ chúng kết hợp được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có thể đầu cơ của cổ phiếu thường; hơn nữa loại chứng khoán này còn cho phép nhà đầu tư có thể được bảo hiểm trước tình trạng lạm phát. Những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và tương quan giá giữa công cụ có thể chuyển đổi với những công cụ mà chúng có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong tầm kiểm soát của người đầu tư. VD1: Một trái phiếu (A) có mệnh giá 1.000.000 đồng, nếu cứ 100.000 đồng đổi lấy một cổ phần của cổ phiếu thường (B) thì giá chuyển đổi là 100.000 đồng ; hệ số chuyển đổi là 1.000.000 đồng: 100.000 đồng = 10 (cổ phần) VD2: Giả sử trái phiếu (A) đang có giá là 1.045.000 đồng; được chuyển đổi thành 100 cổ phần của một cổ phiếu thường (C ). Giá tương đương chuyển đổi là 1.045.000 = 10.450 đồng. Điều đó có nghĩa là giá thị trường của cổ phiếu ít nhất phải bằng 10.450 đồng thì việc nắm giữ trái phiếu và chuyển đổi nó thành cổ phiếu mới được coi là tương đương về mặt giá trị. Nếu giá thị trường của cổ phiếu (C) cao hơn giá tương đương chuyển đổi, thì việc chuyển đổi sẽ đem lại một phần lợi nhuận. Trên thực tế rất có thể giá cổ phiếu không lên tới mức mà người nắm giữ trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu để thu lợi nhuận. 4. Các công cụ phát sinh: Công cụ phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như: cổ phiếu, trái phiếu... nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. 4.1 Quyền lựa chọn (option): Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nằm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định và trong 1 thời hạn nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. * Những yếu tố cấu thành một quyền lựa chọn; - Tên của hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua theo quyền. - Loại quyền (chọn mua hay chọn bán). - Thời hạn của quyền. -Mức giá thực tiễn theo quyền. Những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là: - Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở. - Giá cả hàng hoá thực hiện theo quyền. - Giá quyền lựa chọn. Đối với quyền lựa chọn mua, nếu giá thựuc hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money) tức là người có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trường, quyền đang ở trạng thái hoà vốn (at the money) và nếu thấp hơn gọi là đang mất tiền (out of money). Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá trị thị trường của hàng hoá cơ sở. Giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền được gọi là gia trị nội tại (intrinsievalue). Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền, giá trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền thường ít nhất là bằng giá trị nội tại. Giá bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại ( trong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian. Nói cách khác khi đó giá trị theo thời gian của quyền chọn mua = giá quyền - (giá thị trường - giá thực hiện). * ứng dụng của quyền lựa chọn: - Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. - Quyền lựa chọn được sử dụng bảo vệ lợi nhuận. 4.2. Quyền mua trước (Rights): Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định, trong một khoảng thời gian xác định. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phân mới theo quyền ,chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới. Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán do giá thị trường của cổ phiếu tăng hoặc giảm. 4.3. Chứng quyền (Warrants): Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu với một giá xác định, trong một thời gian nhất định. Quyền này được phát hành khi tổ chức lại các công ty hoặc khi công ty nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. Đặc điểm: khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn do công ty đã phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. Khác với quyền lựa chọn (option), khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào cho công ty và làm tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm. Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thường là 1:1), giá thựuc hiện cho mỗi cổ phiếu; tại thời điểm chứng quyền được phát hành, giá này bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ; và thời hạn của quyền, đa số trường hợp là 5 đến 10 năm. 4.4. Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào, từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này chỉ có 2 bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do 2 bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong 2 bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) giá thị trường. Như vậy, bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả 2 bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có 2 bên tham gia vào hợp đồng cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thựuc hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể là không chính xác. 4.5. Hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai nhờ đặc tính linh hoạt của nó đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Những đặc điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là: * Niêm yết trên giao dịch: Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai. * Xoá bỏ rui ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả 2 bên mua và bán đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng đến bên kia. * Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ theo thoả thuận chung giưã hai bên mua và bán. Tuy nhiên các hợp đồng tương lai niêm yết trên Sở giao dịch đòi hỏi viêc giao nhận một khối lượng cụ thể của 1 hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. * Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market): Trong các hợp đồng kỳ hạn, có khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp dồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá cả của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lời từ sự thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế như vậy hàng ngày “người thắng” được “người thua” trả tiền. Trên thực tế vì không bên nào biết được về đối tác của mình trong giao dịch nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ và công ty này sẽ trả tiền cho người thắng. Kết luận: Hàng hoá trên thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú. Tuỳ sự phát triển thị trường chứng khoán mỗi nước mà chủng loại hàng hoá có sự khác nhau. Tuy nhiên, các loại hàng hoá như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu Chính phủ là những hàng hoá không thể thiếu của bất kỳ thị trường chứng khoán nào đang hoạt động và sắp tới đi vào hoạt động. Chương II: Thực trạng Hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam . I. Khái quát chung về nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ 90 và sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế thị trường quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế đã có những bước tiến lớn trong thập kỷ 90, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 92-97 là 8,6%. Đặc biệt là năm 1995 với tốc độ tăng trưởng 9,5%. Từ năm 1997 đến 1999 tuy nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhưng nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối: Năm : 1998 1999 Mức tăng trưởng : 5,5% 4,8% Tỷ lệ lạm phát luôn được giữ ở mức một con số. Tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã đạt được những kết quả khả quan. Công cuộc cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đặc biệt là tiến trình cổ phấn hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, thị trường tài chính đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện: thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng đã đi vào hoạt động. Thị trường cho các công cụ nợ như: thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu công ty đã được hình thành mặc dù còn sơ khai. Các tổ chức TGTC như các Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính... ngày càng lớn mạnh và có quyền tự chủ cao hơn... Đây chính là những tiền đề quan trọng để thị trường chứng khoán có thể đi vào hoạt động. Mặt khác, bản thân quá trình phát triển cũng đặt ra như cầu bức xúc phải cho ra đời thị trường với tư cách là một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước là vô cùng lớn nhưng vốn tự có của các doanh nghiệp và từ ngân sách Nhà nước là rất eo hẹp. Trong khi đó, vốn trong dân còn nhiều và chưa được khai thác. Theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư vốn nhàn rỗi trong dân có từ 6 đến 8 tỷ VNĐ. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là người dân chưa có thói quen đầu tư và cơ hội đầu tư mở ra cho họ cũng rất ít, chủ yếu là gửi ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đang gặp phải khó khăn là nguồn vốn bị ứ đọng nhiều. Hơn nữa, vốn trong dân hiện nay còn nhỏ, lẻ và phân tán, muốn đưa được vào đầu tư sản xuất phải có cơ chế tập trung lại. Do đó, thị trường chứng khoán ra đời sẽ tạo điều kiện khai thác nguồn lực trên và tạo ra một động lực mới cho sự phát triển. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ra đời với nguyên tắc “ công khai tài chính” sẽ tạo ra động lực buộc các doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm chỉnh và minh bạch hơn. Nó cũng tạo ra cơ chế loại bỏ các doanh nghiệp yếu, kém phi hiệu quả và hướng dòng vốn vận động đúng hướng tới nơi có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (nơi làm ăn hiệu quả nhất). Điều này đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn từ năm 1997 với sự chững lại của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) giảm sút nhiều. Nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã chính thức được thành lập và đã chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho thị trường chứng khoán ra đời: - Xây dựng môi trường pháp lý - hành chính - tổ chức và cơ chế bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán. - Xây dựng các yếu tố cấu thành nội tại của thị trường : Đối tượng giao dịch, hàng hoá, chủ thể giao dịch - con người … - Xây dựng và chuẩn bị các quan hệ quốc tế trong hoạt động chứng khoán. - Chuẩn bị cơ sở: con người, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Với những cơ sở trên thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời vào ngày 20-7-2000 là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của thị trường chứng khoán thế giới (Anh,Mỹ...) thì ba năm chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán ở một nền kinh tế mới thực hiện đổi mới hơn 10 năm và trong giai đoạn đầu xây dựng nền kinh tế hàng hoá, là một khoảng thời gian quá ngắn. Và thực chất trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là một biện pháp cấp bách trước mắt nhằm chuẩn bị về mặt tâm lý xã hội cho sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau này. Nói cách khác, sự ra đời của trung tâm giao dịch là điểm khởi đầu của cả một quãng đường dài chứ chưa phải là đích đến. Do đó, chúng ta phải nhận thức được điều đó để thấy rằng trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng thành công thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước hết là một trong những năm đầu trung tâm giao dịch chưa thể hoạt động một cách sôi động như tính chất của thị trường chứng khoán là một điều dễ hiểu. Bởi do nhiều nguyên nhân: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, sự ổn định tiền tệ, lạm phát, pháp luật, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần ( công ty cổ phần)... Vì vậy tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường hiện nay không nằm ngoài dự đoán của các nhà chuyên môn. Tuy vậy, từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 đến nay sự khan hiếm hàng hoá cũng không được cải thiện. Do đó làm cho hoạt động thị trường trở nên tẻ nhạt,còn nhà đầu tư thì chán nản. Chúng ta đã biết để giải quyết vấn đề này không phải là một sớm, một chiều và càng không thể nóng vội. Nhưng để giải quyết có hiệu quả nhất thì trước hết chúng ta nghiên cứu “thực trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. II. Thực trạng hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam: 1. Về chủng loại hàng hoá trên thị trường: Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 20-7-2000 và thực hiện phiên giao dịch từ ngày 28-7-2000 cho đến nay đã được hơn 8 tháng và cũng đã thực hiện trên 80 phiên giao dịch. Qua 80 phiên giao dịch chúng ta có thể thấy rất rõ khó khăn mà thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK-TP Hồ Chí Minh) vấp phải đó là sự thiếu hụt hàng hoá một cách trầm trọng. Điều đó được minh chứng bởi số công ty niêm yết cổ phiếu (5 công ty) và 3 loại trái phiếu của Chính phủ và một loại trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV). Các loại hình hàng hoá khác như trái phiếu công, chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ phái sinh... hoàn toàn chưa có mặt trên thị trường. Bảng 1: Danh mục Chứng khoán niêm yết tại trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. STT Tên công ty niêm yết Mã chứng khoán Vốn điều lệ (tỷ VNĐ) 1 Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE 150 2 Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông SAM 120 3 Công ty cổ phần giấy Hải Phòng HAP 10,8 4 Công ty cổ phần Kho vận và giao nhận ngoại thương TMS 22 5 Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF 6 7 8 Trái phiếu Chính phủ CP1-0100 CP1-0200 CP1A-100 > 1.100 9 Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV-100 (Nguồn: Tạp chí “Đầu tư Chứng khoán”) Trong đó, công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An được trung tâm giao dịch cấp giấy phép niêm yết vào tháng 11-2000. Chủng loại hàng hoá trên thị trường đã ít cộng thêm sự mất hút của hàng hoá (hàng hoá mất hút 19 phiên giao dịch liên tiếp như loại chứng khoán TMS ) lại càng làm cho thị trường trở nên khan hiếm. Nhìn chung 4 loại cổ phiếu có mặt thường xuyên đã làm giảm đi phần nào sự ảm đạm của thị trường. Còn trái phiếu Chính phủ bao gồm 3 loại CP1-0200, CP1-0100 và CP1A-0100 đã phát hành với khói lượng lớn trên 1100 tỷ đồng nhằm làm chất bôi trơn cho cỗ máy chứng khoán hoạt động trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện giao dịch là không đáng kể có nhiều khi trên thị trường xảy ra hiện tượng không có người mua cũng như không có ngươì bán trái phiếu,chỉ có loại trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BID1-100) là được giao dịch thường xuyên hơn. Như vậy, trên thực tế thì chúng ta có 9 hàng hoá, nhưng giao dịch trên thị trường chỉ có 5 hoặc 6 hàng hoá được giao dịch một cách thường xuyên. Chính sự ít chủng loại hàng hoá nên dẫn đến hoạt động trên thị trường không phản ánh được tình trạng nền kinh tế. Mức cầu chứng khoán thường cao hơn mức cung chứng khoán dẫn đến giá trị của chứng khoán thường cách xa rất nhiều so với giá trị thực, nó làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư.... 2. Về khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán: Tính đến hết tháng 2-2001, tức sau hơn 7 tháng thực hiện giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được tổng giá trị giao dịch vào khoảng 100 tỷ VNĐ. Một con số rất khiêm tốn, chỉ bằng 1/4 ngày giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Jakarta (Indonexia) và là một khối lượng không đáng kể so với một phiên giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán London (Anh) hay sở giao dịch chứng khoán NewYork (Mỹ). Điều này có thể lý giải được là do hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít về chủng loạ mà còn ít về số lượng mỗi loại hàng hoá. Chính nguyên nhân trên đã gây ra hiện tượng cầu trên thị trường luôn luôn căng thẳng, gấp nhiều lần cung. Tình trạng mất cân đối cung- cầu một cách nghiêm trọng kéo dài trong nhiều phiên giao dịch (từ tháng 9-2000 đến tháng 2-2001) đã gây ra không ít hoài nghi về sự thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự mất cân đối cung- cầu (cung << cầu) một cách liên tục qua nhiều phiên giao dịch được minh chứng qua giá của các hàng hoá: REE, SAM, HAP, TMS... tăng lên liên tục từ phiêm giao dịch (ngày 6-9-2000) đến phiên giao dịch (ngày 9-2-2001) có cổ phiếu lên đến gần 100.000 đồng/cổ phiếu. Bảng 2: Giá các cổ phiếu được thực hiện giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh qua các phiên. (đơn vi: 1000 đ) Phiên giao dịch (ngày) Giá các cổ phiếu được niêm yết REE SAM HAP TMS LAF BIV-100 6-9-2000 11-9-2000 18-9-2000 25-9-2000 2-10-2000 9-10-2000 16-10-2000 23-10-2000 30-10-2000 6-11-2000 . . 31-1-2001 2-2-2001 5-2-2001 7-2-2001 9-2-2001 17,8 17,8 18,1 18,1 18,2 18,5 19,4 20,4 21,2 22,4 39,4 40,1 40,9 41,7 40,9 19,4 20,0 21,2 20,8 21,2 22,0 23,2 24,0 24,4 25,7 39,2 39,9 40,6 41,6 42,2 19,3 19,6 20,6 21,8 23,0 24,2 29,5 27,0 28,5 30,0 52,0 53,0 54,0 55,0 56,0 - - - 17,4 18,3 18,9 19,8 20,9 21,7 23,3 40,9 41,7 42,5 43,3 44,1 - - - - - - - - - - 20,8 21,2 21,6 22,0 22,4 - - - - - - - - - - - 93,0 93,0 93,7 93,7 (Nguồn: Tạp chí "Đầu tư Chứng khoán") Sự tăng giá liên tục của các loại chứng khoán kéo dài qua nhiều phiên chỉ có thể được lý giải qua quan hệ cung - cầu của thị trường. Tức là mức cung nhỏ hơn nhiều lần mức cầu. Chính xu hướng tăng giá, mức cầu luôn luôn lớn trong khi hàng hoá nghèo nàn thì người đầu cơ lại muốn giữ lại “gìm giá”. Do đó khối lượng cổ phiếu đưa ra giao dịch lại càng ít hơn dẫn đến những phiên giao dịch thưa thớt. Bảng 3: Quy mô chào bán với giá thấp nhất và đặt mua với gía trị thấp nhất trong 14 tuần: (đơn vị : 1000 đ) CP REE SAM HAP TMS Cung Cầu TH Cung Cầu TH Cung Cầu TH Cung Cầu TH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 10 6 143 180 941 1777 956 386 408 159 31 48 46 47 1.479 4.150 1.837 2.316 1.155 195 23 2.187 258 184 198 927 1.110 1.753 10 6 143 180 715 717 387 631 285 445 302 374 273 752 32 121 506 165 375 2.357 569 137 883 256 340 59 33 1192 1.876 8.480 5.299 2.572 1.648 640 1.654 3.301 1.664 670 544 868 968 668 32 121 506 165 1660 2488 687 6164 1240 1001 777 614 600 879 15 74 90 51 41 30 155 188 210 160 120 50 86 1.313 4.084 2.611 2.064 1.705 712 1.623 1.737 2.205 2.296 1.611 1.165 1.158 15 74 90 51 41 30 155 188 210 160 120 50 86 1 0 0 0 0 0 0 1 4 4 3 2 0 1.379 1.716 400 771 1.307 0 0 1.336 851 638 375 78 285 0 0 0 0 0 0 1 4 4 3 2 6 (Nguồn: tạp chí “Chứng khoán Việt Nam” số 11 tháng 11 năm 2000 ) Diễn biến của thị trường cho thấy khối lượng chứng khoán được giao dịch có tăng nhưng một số loại chứng khoán thì giao dịch nhỏ giọt,thậm chí chỉ được giao dịch sau một phiên rồi mất bóng suốt 19 phiên liên tiếp sau đó mới xuất hiện trở lại, nhưng với khối lượng giao dịch rất nhỏ (như trường hợp của cổ phiếu TMS). Tình hình giao dịch trái phiếu còn có phần ảm đạm hơn. Chính phủ trong thời gian qua đã rất cố gắng tạo nguồn hàng cho thị trường chứng khoán với phương châm trong giai đoạn đầu chủ yếu là giao dịch trái phiếu chính phủ nhằm tạo đà bôi trơn cho sự vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất mới mẻ. Nhưng thực tế, trái phiếu Chính phủ được giao dịch với khối lượng rất ít. Sau hơn 3 tháng thị trường giao dịch chứng khoán hoạt động, đã có mặt 3 loại trái phiếu chính phủ được niêm yết nhưng có 2 loại CP1-0200 và CP1A-0100 chưa thực hiện được giao dịch nào. Còn loại trái phiếu CP1-0100 thì được giao dịch với khối lượng rất thấp với tổng số hơn 396 trái phiếu đạt giá trị giao dịch khoảng trên 39.206.000 đồng. Đặc biệt, trong nhiều phiên giao dịch không một trái phiếu nào được thực hiện giao dịch. Vào những tháng cuối năm 2000, thị trường chứng khoán được tạo thêm hàng hoá, đó là cổ phiếu (LAF) và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDI.100). Hàng hoá thị trường tăng lên tưởng đáp ứng được phần nào cầu chứng khoán nhưng thực chất khối lượng cung vẫn còn cánh xa cầu.Đặc biệt trong những phiên giao dịch năm 2001.Điều đó được giải thích bằng lý do tâm lý của nhà đầu tư. Bảng 4 :Quy mô chào bán với giá thấp nhất và đặt mua với cao nhất Trước tháng 1-2000, sự khan hiếm hàng hoá tác động tới các giao diện trên thị trường tự do. Vì mua được cổ phiếu ở thị trường chứng khoán là rất khó, giới đầu tư quay sang săn lùng các loại cổ phiếu của những công ty đã đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết. Một số công ty được chú ý nhất là các công ty cổ phần : Bông Bạch Tuyết, Nệm Kim Đan, Sancom Bank, Bánh kẹo Biên Hoà… nay các nhà đầu tư cũng chuyển sang tìm nhóm đầu tư khác cũng bắt nguồn từ nguyên nhân khan hiếm hàng hoá. Vì thực chất hàng hoá trên thị trường hiện tại như cổ phiếu của REE, SAM không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Do khán hiếm hàng hoá dẫn đến đẩy giá cổ phiếu lên cao và hiện giá giao dịch đã vượt xa nhiều lần xo với giá trị thực tế nên nhà đầu tư nhìn nhận ra sự bất lợi đó. Do đó hiện tại cung trên thị trường dư nhưng không phải là dư thừa hàng hoá mà ngược lại đó chính là tác động tiêu cục của sự thiếu hàng hoá trầm trọng trong một thời gian dài. Không chỉ có vậy sự khan hiếm của hàng hoá còn được biểu hiện qua chỉ số VN-Index. Sự tăng liên tục của chỉ số VN-Index trong các tháng 8-9-10-11 và khoảng đầu tháng 1 đã đạt điểm tối đa là 268 điểm. Bảng 5 Tóm lại, qua hơn 80 phiên giao dịch sự thiếu hụt hàng hoá đã gây ra những tác động không nhỏ nếu không nói là nghiêm trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ. Vậy những nguyên nhân nào gây nên sự thiếu hụt đó ? Vậy chúng ta sẽ được trả lời khi nghiên cứu phần III. III. Một số nguyên nhân cơ bản gây nên sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Nền kinh tế chưa sôi động. Thị trường chứng khoán muốn phát triển thì không thể thiếu một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc. Bởi nền kinh tế có tác động to lớn tới thị trường chứng khoán như: người tham gia đầu tư, chủ thể niêm yết, cung cấp nguồn hàng hoá cho thị trường chứng khoán … Một nền kinh tế khó khăn sẽ tạo ra sự khó khăn cho hoạt động thị trường chứng khoán nói chung và sự khan hiếm hàng hoá nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang vấp phải khó khăn đó. Trong những năm 1998, 1999, 2000 nền kinh tế vẫn còn chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI giảm kéo theo sự sôi động của nền kinh tế cũng giảm theo. Chính sự giảm sút nguồn FDI dẫn đến những hợp đồng đã được ký kết không được thực thi. Tiến trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá bị chậm lại. Điều đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng qua các năm: Năm : 1998 1999 2000 Tốc độ tăng trưởng : 5,8% 4,8% 6,7% Như vậy, ta có thể thấy được sự khó khăn của nền kinh tế và điều đó càng có thể được thấy rõ hơn qua thị trường hàng hoá. Mức cung hàng hoá luôn lớn hơn cầu dẫn tới đọng hàng hoá . Hay nói cách khác đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất như : Xi măng, than, sắt ,…gặp khó khăn . Môi trường đầu tư không còn sôi động và hấp dẫn nhà đầu tư như những năm 1995. Sự ứ đọng hàng hoá đã dẫn đến tình trạng giảm phát khéo dài. Năm 1999 giá cả giảm trong 8 tháng liên tiếp, chỉ số giá cả năm chỉ có 0,1% . Sáu tháng đầu năm 2000 tốc độ tăng GDP có dấu hiệu phục hồi đạt 6,2% nhưng chỉ số giảm phát vẫn là -1% . Sự tăng trưởng những tháng đầu năm 2001 là khá khả quan .Tuy nhiên trong môi trường vĩ mô như vậy khả năng phát triển thị trường chứng khoán là khá khó khăn và đặc biệt là vấn đề tạo ra những hàng hoá có chất lượng cho thị trường là một vấn đề nan giải. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp cổ phần (DNCP): 2.1. Các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết chưa sẵn sàng tham gia thị trường: Một trong những nguồn cơ bản tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán chính là các công ty cổ phần đã đủ điều kiện niêm yết. Hiện nay theo quy định của nhà nước thì công ty được niêm yết phải thoả mãn ít nhất hai điều kiện sau : - Vốn pháp định trên 10 tỷ VNĐ. - Hai năm liên tục làm ăn có lãi . Với điều kiện đó thì chúng ta đã có trên 50 doanh nghiệp (Công ty) đủ điều kiện niêm yết và tạo ra một thị trường hàng hoá phong phú và sôi động tuy nhiên những doanh nghiệp đó vẫn đứng ngoài sân chơi (làm khán giả của thị trường chứng khoán). Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó chính là sự ngần ngại chưa muốn tham gia vào thị trường. Sự ngần ngại đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan của doanh nghiệp. Nhưng trước hết doanh nghiệp chưa muốn tham gia vào thị trường chứng khoán bởi trong điều khiện môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiêù khó khăn, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Trong môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn dẫn tới khả năng hoạt động có hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp đều bị hạn chế :Doanh nghiệp xây dựng một dự án đầu tư có hiệu quả là không đơn giản. Đối với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay là làm sao tạo ra đầu ra hiệu quả của đồng vốn của mình hơn là huy động tăng nguồn vốn và mở rộng sản xuất.Còn với những các doanh nghiệp làm ăn tốt thì nếu cần vốn để mở rộng sản xuất thì việc huy động nguồn vốn không hề khó khăn (như vay vốn của hệ thống Ngân hàng) bởi nguồn vốn đó có lãi xuất thấp (ổn định) trong khi thu hút vốn qua thị trường chứng khoán lại có lãi xuất cao hơn .Vì lãi suất Ngân hàng hiện nay khá thấp.Đặc biệt là thời gian gần đây lãi suất thị trường lại càng thấp khi nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy thoái dẫn đến Fed cắt giảm lãi suất tác động nên lãi xuất của đồng USD .Lãi suất USD giảm trên thị trường ảnh hưởng tới lãi suất của đồng nội tệ. Kéo theo lãi suất của đồng nội tệ giảm. Một vấn đề khác không ít các công ty nhà doanh nghiệp lo ngại là nếu doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán thì doanh nghiệp có bị thao túng hay không? Khi doanh nghiệp thực hiện niêm yết thì cổ phiếu của công ty sẽ được mua bán rộng rãi trên thị trường, các cổ đông của công ty liên tục thay đổi và khi đó rất khó quản lý.Một nhà đàu tư có ý đồ có thể mua gom số cổ phiếu của công ty đến khi đủ số lượng cần thiết thì nhẩy vào điều hành doanh nghiệp.Mặc dù pháp luật đã quy định khi một nhà đầu tư thay đổi 5% số cổ phiếu biểu quyết của một tổ chức phát hành thì phải báo với trung tâm giao dịch . Nhưng việc theo dõi khối lượng giao dịch của nhà đầu tư là rất khó khăn và ngay cả khi trung tâm giao dịch làm được việc nàythì cũng chưa có điều luật nào cấm việc mua bán của nhà đầu tư đó. Trên thực tế vấn đề thao túng doanh nghiệp (Công ty) không phải là thiếu trên thị trường chứng khoán thế giới như trên thị trường chứng khoán Mỹ,Pháp,Anh,Nga,Hồng kông(Trung Quốc),Singapo,Inđonexia… Vấn đề lại trở nên khó khăn hơn khi chúng ta biết rằng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quen làm việc với những cổ đông thuần tuý tức thường là công nhân cán bộ công nhân viên của công ty, số cổ đông và cơ cấu sở hữu là khá ổn định nên rẩt dè dặt với tình huống trên .Đăc biệt là các doanh nghiệp mà người quản lý có tỷ lệ cổ phần khá lớn ,nỗi lo về việc phải chia sẻ quyền lực là một trong những lý do ngăn cản họ khi ra quyết định đưa công ty ra niêm yết trên thị trường. Khó khăn khác là các doanh nghiệp Việt Nam ,các nhà kinh tế Việt Nam thường làm việc với cách làm ăn mà sổ sách thông tin mập mờ,cách thức làm ăn còn theo lề nếp cũ . Do vậy khi tham gia thị trường chứng khoán thì họ phải chấp nhận thay đổi và chấp nhận nguyên tắc (công khai thông tin) có nghĩa các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, tức thời hay theo yêu cầu một cách chính xác ,trung thực và đầy đủ cho các nhà đầu tư .Các tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính xác nhận của cơ quan Kiểm toán độc lập được chấp thuận, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và các loại báo cáo khác khi tham gia thị trường thì doanh nghiệp phải chấp nhận (công khai thông tin) .Doanh nghiệp có sẵn sàng chấp nhận vấn đề đó không khi mà họ quen với các quy định hiện hành Đó là chỉ phải báo cáo các thông tin với bộ chủ quản khi đó doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn .Nếu công khai thông tin thì doanh nghiệp sẽ vô hình gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác . Tóm lại :Những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết tuy rằng lợi ích tham gia là chưa rõ ràng ,nhu cầu chưa cấp bách bản thân thị trường mới đi vào hoạt động trong khi đó tham gia thị trường thì gặp không ít khó khăn. Do vậy họ có tâm lý dè dặt và tạm làm “ khán giả trên khán đài” Công việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã khéo dài đến gần chục năm tuy với tốc đọ chậm nhưng công cuộc cổ phần cũng đã tạo ra một khối lượng công ty cổ phần không nhỏ. Hiện nay chúng ta có trên 600 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá ,các doanh nghiệp này có các đặc điểm vốn điều lệ qúa thấp thường là vài trăm triệu hoặc vài tỷ VNĐ. Một số công ty mới thành lập,được cổ phần thì bước vào làm ăn còn gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó để tham gia vào thị trường chứng khoán trong năm nay là một điều không tưởng.Vì quy định của nhà nước các công ty muốn tham gia thị trường chứng khoán phải quy tụ đủ hai điều kiện: Thứ nhất : Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ. Thứ hai : Công ty phải làm ăn có lãi trong hai năm liên tiếp đến khi tham gia niêm yết. Tóm lại : Qua việc phân tích những nguyên nhân trên ta có thể lý giải tại sao hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nghèo nàn đến vậy : Cổ phiếu, trái phiếu công ty ít… Thị trường hoạt động kém sôi động. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra quá chậm : Sau khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì một vấn đề đặt ra và được thực hiện ngay khi đó lá cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (đóa là tất yếu vì Ngân sách Nhà nước không thể “bao” cho một khối lượng doanh nghiệp lớn như vậy. Đa số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, đặc biệt từ năm 1996 chuẩn bị cho thị trường chứng khoán ra đời thì tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh và thực tế cũng đã cung cấp cho thị trường chứng khoán 5 loại hàng hoá : REE, SAM, LAF, TMS . Tiến trình cổ phần hoá mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng con rất nhiều hạn chế. Cho đến nay, cả nước mới có trên 600 doanh nghiệp được cổ phần hoá trong khi mục tiêu đề ra đến hết năm 2000 là 1200 doanh nghiệp . Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm là do bới các nguyên nhân cơ bản sau: - Tâm lý của Giám đốc… không muốn cổ phần hoá vì sau khi cổ phần hoá họ còn được giữu “chiếc ghế” đó hay không! - Các doanh nghiệp chậm chễ cổ phần hoá nhằm hưởng ưu đãi của Nhà nước cho việc cổ phần hoá. - Trong khi cổ phần hoá thì gặp nhiều khó khăn như thanh toán các khoản nợ của công ty, định giá tài sản … - Các văn bản pháp luật có khi chưa sát thực tế dẫn đến khó cho việc vận dụng. - Trong mỗi ngành các doanh nghiệp có sự khác nhau do vậy cổ phần hoá doanh nghiệp nó mang tính khó khăn đặc thù của từng nghành… Trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá thì vốn điều lệ là thấp khoảng vài trăm triệu đến vài tỷ VNĐ (thường 5-6 tỷ). Trong khoảng trên 600 công ty cổ phần thì có trên 50 công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ. Trong khi cổ phần hoá thì nhà nước vẫn nắm giữ hoặc bán cho cán bộ công nhân viên, phần bán cổ phân ra ngoài rất ít và khó bán. Mới có trên 35 doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài trên 20%. Vì thế đã làm hạn chế lượng cung hàng hoá cho thị trường chưng khoán . Môi trường pháp lý: Bên cạnh những mặt tích cực mà Nhà nước đã làm để để cho ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động và làm đòn bẩy cho nền kinh tế . Để đạt được mục tiêu đó thì cũng như Uỷ ban chứng khoán Nhà nước làm thế nào tạo được hàng hoá nhiều hơn cung cấp cho thị trường chứng khoán. - Trong thời gian vừa qua với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán đã tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Một số doanh nghiệp ra đời đủ làm sôi động phần nào nền kinh tế. Nhưng để tạo hàng hoá cho thị trường thì Nhà nước còn mắc phải những vấn đề: + Phần cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần thì chiếm quá lớn (mức cổ phần để nhà nước chi phối doanh nghiệp hiện nay nhà nước nắm giữ vượt mức cần thiết). + Nhà nước hạn chế sự đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay là chưa phù hợp. + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa có một cơ sở pháp lý cụ thể nào cho họ tham gia thị trường Mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có vốn lớn … nếu họ tham gia thì thị trường hàng hoá chắc chắn sẽ sôi động và nền kinh tế chắc chắn sẽ có một dòng vốn lớn để phục vụ cho việc phát triển đất nước. + Các chính sách, văn bản nhiều khi còn chồng chéo và khó thực hiện. + Nhà nước chưa có chính sách cụ thể nào khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần tham gia do đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. + chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập … Vậy trong thời gian tới nhà nước cần có những chính sách cụ thể, đứng đắn hơn để khơi thông khó khăn cho việc tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nguyên nhân khác: + Thị trường trái phiếu chính phủ kém sôi động trước hết là ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng của nền kinh tế còn chậm. Hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động (tạo đầu ra cho nguồn vốn). Do đó về mặt cung: thì không có bởi nhiều người cầm trái phiếu thường là các Ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Do vậy họ găm, giữ trái phiếu (như một khoản đầu tư) là một giải pháp tình thế. Còn đối với cầu về trái phiếu cũng hầu như không có. Vì theo nhà đầu tư thì họ không muốn đầu tư vào trái phiếu: vì trái phiếu có rủi ro thấp nhưng lãi suất lại không cao trong khi họ muốn đầu tư vào nơi có lợi nhuận lớn hơn (cổ phiếu) tuy với rủi ro cao. Họ cho rằng đầu tư vào trái phiếu cũng như gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Do vậy, họ không muốn quan tâm tới trái phiếu Chính phủ. +Thị trường hàng hoá ít do vậy việc mua được trái phiếu là khó khăn, trong khi đó giá cổ phiếu vẫn cứ cao. Do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn.Do vậy trên , trên thị trường có những phiên giao dịch với khối lượng rất ít. + Lãi suất trên thị trường là khá thấp (lãi suất cho vay) nên không khuyến khích thị trường trái phiếu phát triển. + Cơ chế cấp vốn cho các đơn vị làm ăn có hiệu quả của ban tài chính khiến các doanh nghiệp đặc biệt là các tổng công ty 90-91 không tham gia vào thị trường chứng khoán. + Sự hạn chế kiến thức về thị trường chứng khoán của các chủ thể kinh tế cũng như xã hội cũng hạn chế phần naò tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường hàng hoá nói riêng … Kết luận: Trên đây là thực trạng cũng như nguyên nhân gây nên sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường. Để thị trường chứng khoán thực sự đạt được mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra thì Nhà nước cũng như các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế phải có giaỉ pháp đồng bộ hiệu quả hơn. Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam Thực trạng đã cho thấy rằng nguyên nhân sâu sa làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam và hàng hoá trên thị trường chứng khoán nói riêng không đựơc như mong đợi và phân nào làm giảm lòng tin đối với công chúng đầu tư . Do đó để khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải giải quyết nguyên nhân sâu xa đó tức là phải kích thích “cung” hàng hoá cho thị trường. I. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam : Sự ra đời của thị trường chứng khoán là bước đi đã được xác định trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thể hiện quyết tâm đối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Mục đích cơ bản của thị trường chứng khoán là tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển đất nước. Trong đó việc thu hút nguồn vốn nhàn rối trong các tầng lớp dân cư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất quan trọng thể hiện tính chất xã hội của thị trường. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng là nơi tập dượt thói quen “công khai tài chính” tiến tới lành mạnh hoá nền tài chính nước nhà, là cánh của mở ra để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đưa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Để thực hiện những mục tiêu này chúng ta phải từng bước xây dựng một thị trường chứng khoán quy mô và hiện đại với hàng hoá đa dạng và phong phú. Xét về mặt dài hạn, cùng với đà phát triển của nền kinh tế đó là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng xét trong ngắn hạn thị trường chứng khoán đi vào hoạt động khi nền kinh tế chưa đạt được những điều kiện cân bằng vĩ mô tối thiểu. Các thể chế thị trường còn sơ khai do vậy những bước đi ban đầu là rất khó khăn. Chúng ta lại chưa hề có kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng và phát triển trong lĩnh vực này. Do đó sự ra đời của trung tâm giao dịch là một bước đi thử nghiệm tập dượt, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho một Sở giao dịch chứng khoán có quy mô và hiện đại sẽ được ra đời trong một, hai năm tới tại Hà Nội. Mục đích cơ bản trong giai đoạn này là giúp công chúng và giới doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư làm quen với thị trường chứng khoán với các hoạt động giao dịch của thị trường, tạo dựng niềm tin đối với công chúng. Với điều kiện trên trong một hoặc hai năm đầu trung tâm giao dịch có thể chưa đạt được sôi động cần thiết, hàng hoá nghèo nàn. Nhưng sau đó phải đảm bảo lượng hàng hoá (số lượng và chất lượng cần thiết cũng như các điều kiện khác để cho ra đời một Sở giao dịch chứng khoán thực sự và khi đó thị trường chứng khoán sẽ là nơi huy động nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nên kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và vững chắc của nền kinh tế. Tạo hàng hoá do đó không chỉ là một nhiệm vụ cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài quyết định xu hướng phát triển của thị trường cần phải có các giải pháp tức thời ,đồng bộ đảm bảo duy trì hoạt động và mở rộng tầm hoạt động cũng như sự sôi động của thị trường giao dịch.Đồng thời phải có giải pháp về lâu dài taọ nguồn cung tiềm năng và ổn định cho thị trường. Đó không chỉ là mong muốn của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, của giới đầu tư và ngay cả các doanh nghiệp . Vậy để thực hiện được mục tiêu đó thì bản thân mỗi chủ thể của thị trường chứng khoán cần phải làm gì? Giải pháp nào để giải quyết thực trạng hiện nay? II – Giải pháp: ổn định kinh tế vĩ mô và phát huy nhịp độ tăng trưởng của nền kimh tế: Đây là giải pháp cơ bản bao trùm vì hoạt động của thị trường chứng khoán không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà sâu xa hơn là nó phụ thuộc vào chính môi trường nền kinh tế mà nó tồn taị; thật vậy một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc sẽ cung cấp cho thị trường những hàng hoá có chất lượng cao, số lượng nhiều và chủ thể tham gia vào thị trường chắc chắc là sôi động điều đó được thể hiện qua sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Singapo những năm trước đây… Ngược lại một nền kinh tế suy thoái hay kém năng động … thì sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Thật vạy, nền kinh tế suy thoái có nghĩa là hoạt động của các doanh nghiệp khó khăn, môi trường đầu tư khó khăn do đó chủ thể tham gia thị trường sẽ kém sôi động. Số lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường sẽ ít và kém chất lượng. Khi đó thì thị trường hoạt động kém hiệu quả và bất ổn. Ví dụ như thị trường chứng khoán Nhật Bản hay Mỹ chỉ cần một dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế thì tác động tới thị trường chứng khoán ngay tức khắc. Chỉ số Dojones, chỉ số Nike sụt giảm và có khi mức sụt giảm quá giới hạn thì phiên giao dịch buộc phải đóng cửa. Đối với Việt Nam cũng vậy, muốn thị trường chứng khoán phát triển thì nền kinh tế phải giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Sau sự suy thoái liên tục chỉ số GDP: 9,5% (1995) à 4,8% (1999) nhưng sự phục hồi cần thiết vào năm 2000 là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7% đã làm sáng sủa cho nền kinh tế cũng nhu sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sau một thời kỳ nền kinh tế luôn rơi vào tình trạng giảm phát ở mức –0,1%, -1%. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã thổi một luồng gió mát cho thị trường bởi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, môi trường đầu tư hấp dẫn hơn từ đó kéo người đầu tư đến với thị trường nhiều hơn cũng như các công ty niêm yết sẽ tăng và đặc biệt hơn là nguồn vốn nước ngoài sẽ chảy vào nền kinh tế lớn hơn. Điều đó đã được thể hiện qua những tháng đầu năm của năm 2001. Số các công ty làm ăn có hiệu quả và năng động gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế những tháng đầu năm. Vậy Nhà nước cũng như các Bộ nghành cần phải làm sao duy trì tốc độ tăng trưởng vững chắc như hiện nay và thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng năm 2001 là 7,5% là một vấn đề quan trọng. Nó không chỉ mang tính tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình xây dựng chế độ XHCN thành công, người được phát triển,nền kinh tế hoà nhập với khu vực và thế giới mà còn gián tiếp thúc đẩy cho việc xây dựng,hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và hiện đại hoá nghành tài chính nước nhà. Giải pháp đối với các doanh nghiệp cổ phần: 2.1.Đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa tham gia : Để khơi thông sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường chứng khoán thì chúng ta không thể không lôi khéo các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết vào thị trường . Để thực hiện được điều này không hề đơn giản mà cần phải có sự lỗ lực của cả hai phía đó là Nhà nưóc và các doanh nghiệp (công ty). Đối với các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh tế vì hiện tại chúng ta đã chấp nhận nền kinh tế hàng hoá (theo định hướng XHCN) thì chúng ta phải có cách thức làm ăn mới : Đó là sự minh bạch tài chính,có chiến lược trước hết là để tồn tại và sau đó phát triển trên thị trường ,các cán bộ của doanh nghiệp phải thấy được vai trò to lớn trên thị trường chứng khoán ,phải thấy được lợi ích mà thị trường mang lại còn những tiêu cực của thị trường thì chúng ta phải nhận rõ để hạn chế nó chứ không thể để nó che mất đi lợi ích khi tham gia thị trường .Vì những tiêu cực đó tất yếu phải có ở bất kỳ thị trường hàng hoá nào. Chỉ khi nào doanh nghiệp phân tích được mặt lợi khi tham gia thì khi đó họ mới có động cơ là tham gia thị trường. Chúng ta phải từ bỏ ý thức là chờ đợi ,chông ngóng sự giúp đỡ của Nhà nước bởi: Thứ nhất: Trong kinh tế không cho phép sự chậm chễ,phụ thuộc mà phải tự bản thân doanh nghiệp quyết định chiến lược của mình. Thứ hai : Nhà nước không phải lúc nào cũng có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động. Còn đối với Nhà nước cần có những chính sách thích hợp cho các công ty tham gia thị trường. Giúp đỡ phần nào khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tham gia thị trường và đặc biệt Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phải làm sao tạo dựng được lòng tin với giới đầu tư . Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần nhưng chưa đủ điều kiện tham gia thị trường thì đây là một khối lượng doanh nghiệp tương đối lớn nó chiếm tới 90% số doanh nghiệp đã được cổ phần hoá . Đây là những doanh nghiệp đa dạng nghành nghề nhưng có chung những đặc điểm sau: Các doanh nghiệp này đều có quy mô vừa và nhỏ nên là rất phù hợp với nền kinh tế Việt Nam . Các doanh nghiệp này làm ăn năng động và khá có hiệu quả. Tuy nhiên để tham gia thị trường thì họ lại không đủ điều kiện vì các doanh nghiệp này có vốn điều lệ khá nhỏ. Bảng 6: Các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hoá: -Đa số các công ty cổ phần đều được thành lập gần đây trong khi đó những năm 1997,1998,1999 hoạt động gặp nhiều khó khăn cho nên khó lòng đạt đựơc chỉ tiêu hai năm liền làm ăn có lãi trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lượng vốn đầu tư lớn mà bản thân các doanh nghiệp không thể huy động, mặc dù thị trường laị cần tăng cung hàng hoá. Để giải quyết vấn đề này thì Uỷ bán chứng khoán Nhà nước cần xem xét lại tiêu chuẩn đựoc niêm yết. Nếu cứ để tiêu chuẩn vốn điều lệ trên 10 tỷ mới đựơc niêm yết thì quá sa với thực tế doanh nghiệp Việt Nam . Do vậy theo tôi tính toán ,phân tích thì Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể hạ thấp tiêu chuẩn đó xuống 7 tỷ hoặc8 tỷ. Còn về tiêu chuẩn là doanh nghiệp làm ăn phải có lãi hai năm liên tiếp thì có thể nới rộng ra đối với các doanh nghiệp làm ăn trong năm 98,99 không lỗ và lãi trong năm 2000. Như vậy thì có thể giảm thiểu yếu tố khách quan mà doanh nghiệp gặp phải trong cuộc khủng hoảng châu á vừa qua. Nếu giải quyết được vấn đề đó thì chắc chắn chủng loại hàng hoá rất đa dạng và phong phú . Đẩy mạnh,nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tạo ra nguồn hàng hoá cho thị trường chứng khoán sau này, vậy để thực hiện được điều đó chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ: Thứ nhất: - Củng cố và tăng cường vai trò của ban đổi mới quản lý doanh nghiệp. Mỗi địa phương nghành căn cứ vào số doanh nghiệp cần cổ phần có thể tăng hoặc giảm số lượng và chất lượng ban quản lý doanh nghiệp . Đó là một bộ máy có chức năng chuyên trách có chức năng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp với uỷ ban nhân dân thành phố về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước .Các thành viên trong ban phải nắm vững chủ trương của Đảng các nghị định của Chính phủ, am hiểu tình hình doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương, nghành của mình, nắm vững thủ tục tiến hành cổ phần (như hướng dẫn lập biên bản kê khai tài sản, thẩm định nội bộ giá trị tài sản ,xây dựng đề án ,theo dõi quá trình xét duyệt , đề suất các biện pháp tháo gỡ…). Cần phải củng cố hoạt động của ban đổi mới quản lý doanh nghiệp ở cấp số nghành chủ quản và các công ty trực thuộc thành phố ,tỉnh. Mỗi sở nghành và từng công ty có doanh nghiệp được cổ phần hoá đòi hỏi phải bố trí 1-2 cán bộ chuyên trách. Số cán bộ này phải là những chuyên gia giỏi về phân tích tài chính am hiểu công tác cổ phần hoá ,có cái nhìn toàn cục đối với nghành mình và có nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ những doanh nghiệp Nhà nước trong khối hoặc tổng công ty do mình phụ trách để đề xuất những doanh nghiệp Nhà nước nào cần phải cổ phần hoá và cổ phần hoá lúc nào là phù hợp nhất . Mỗi doanh nghiệp nhà nước được quyết định chuyển sang công ty cổ phần cũng cấn phải xây dựng và kiện toàn ban đổi mới quản lý doanh nghiệp của công ty mình và phải nêu cao vai trò chủ động phối kết hợp chặt chẽ với ban đổi mới quản lý doanh nghiệp cấp trên để triển khai thựch hiện nhiệm vụ đúng tiến độ, có hiệu quả. Thứ hai : - Lựa chọn đúng doanh nghiệp Nhà nước để tiến hành cổ phần hoá.Đây là công việc có ý nghĩa quyết định lựa chọn đúng giúp cho cổ phần hoá diễn ra nhanh chóng đúng tiến độ mà còn làm cho xã hội quan tâm và việc bán cổ phần thuận lợi. Vì thế cần động viên doanh nghiệp Nhà nước nào thấy mình có đủ điều kiện cổ phần hoá thì chủi động đăng ký thực hiện. Điều kiện lựa chọn các doanh nghiệp để cổ phần hoá cần phải theo những tiêu chuẩn khách quan như mức lãi trên vốn Nhà nước qua một số năm nên là 3 năm ổn định sản phẩm đầu ra được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, có mức doanh thu bán hành tương đối ổn định trong một số năm, tình hình công nợ không lưu cữu lâu năm mà là nợ những năm gần nhất, nguồn gốc công nợ, khả năng thanh toán rõ ràng, khả năng rõ rệt về sự quan tâm của xã hội và khả năng tiêu thụ cổ phiếu dễ dàng. Thứ ba : - Làm tốt công tác tư tưởng trong công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn các cấp các ngành phải tuyên truyền giải thích trong nhân dân chủ trương chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Làm thông suốt tư tưởng, thu hút sự quan tâm hưởng ứng của xã hội trong công tác khó khăn phức tạp này là một biện pháp hết sức cần thiết.Đặc biệt là làm rõ cho công nhân thấy được lợi ích khi tham gia cổ phần. Có biện pháp thực sự cứng rắn đối với các doanh nghiệp làm chậm tiến trình để hưởng lợi từ sự ưu đãi của nhà nước trong thời gian cổ phần. Nếu cần có thể cách chức Giám đốc, cán bộ nào đi sai lệch các văn bản của nhà nước. Thứ tư : - Công tác huy động mua cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá song song với việc tuyên truyền, Ban lãnh đạo các doanh nghiệp được cổ phần hoá cũng phải phát huy sáng kiến trong việc huy đống vốn từ các nguồn như giải thích rõ chính sách cổ phần ưu đãi : cho dù công ty cổ phần hoạt động lúc đầu hiệu quả chưa cao, mức giá cổ phần ưu đãi giảm có thể giảm 30% so với mức giá quy định là một khoản hỗ trợ rất lớn của Nhà nước cho người mua cổ phần. Cần có những quy định cụ thể cho việc cho phép mua trả chậm cổ phần ưu đãi đối với cổ đông thuộc diện nghèo để họ chủ động tích cực đăng ký. Nếu làm tốt công tác trên theo tôi tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2001 sẽ đạt kết quả khả quan. Xúc tiến thành lập các phòng ban chứng khoán tại các tổ chức tín dụng (TCTD): Chúng ta biết vai trò của các tổ chức tín dụng trong hoạt động của thị trường chứng khoán là rất to lớn bất kỳ sự thành công nào của các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng đều có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức tín dụng đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Các phòng ban chứng khoán tại các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các ngân hàng nói riêng không chỉ đơn thuần làm chung gian môi giới về mua-bán cổ phiếu,trái phiếu cho nhà đầu tư mà còn làm nghiệp vụ bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu,trái phiếu của các công ty cổ phần, các doanh nghiệp. Không chỉ có vậy các tổ chức này còn tham gia đấu thầu phát hành trái phiếu cho Chính phủ, cho Kho bạc Nhà nước, các hoạt động trên của các chủ thể các tổ chức tín dụng không trực tiếp tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán nhưng lại gián tiếp thực hiện vai trò đó. Vậy không một lý do nào ở Việt Nam chúng ta lại không phát huy vai trò to lớn của các TCTD đối với thị trường chứng khoán do vậy việc súc tiến thành lập các phòng ban chứng khoán tại các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung chính là một giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động sôi động ,có hiệu quả hơn . 5. Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam : Con người là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thành công của tổ chức cũng như hoạt động của tổ chức đó. Do vậy đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu nhất. Chúng ta nâng cao đạo đức cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó chúng ta phải tăng cường đào tạo đội ngũ trẻ (Đoàn viên, sinh viên) cho thị trường chứng khoán về chất cũng như về lượng bằng cách đưa môn thị trường chứng khoán vào nghiên cứu giảng dạy tại các trường Đại học ,Cao đẳng và cần thiết chúng ta có thể thành lập các khoa Thị trường chứng khoán tại các trường đặc biệt là các trường thuộc khối kinh tế bởi vì đây là những nhân tố tiềm năng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai . - Phổ biến tuyên truyền kiến thức về thị trường chứng khoán cho các tổ chức kinh tế, các nhà kinh tế, nhân dân hiểu rõ về chức năng cũng như vai trò của thị trường. Từ đó sẽ tạo ra nguồn các nhà đầu tư chứng khoán cho thị trường trong tương lai cũng như nguồn hàng hoá cung cấp cho thị trường chứng khoán Việt Nam . Kết luận: Trên đây là những giải pháp cơ bản mà tôi có thể nêu ra để thúc đẩy cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán .Với hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động sôi động hơn trong tương lai. III - Kiến nghị: Những nguyên nhân gây nên sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như những giải pháp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán đã được trình bày ở trên. Với tư cách là chủ đề tài tôi xin được nêu một số kiến nghị với Nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế nhằm tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: 1.Về giải pháp tình thế: Tôi xin được kiến nghị : * Với Nhà nước: - Nhà nước nên bán một số cổ phần của mình tại một số doanh nghiệp và công ty cổ phần mà Nhà nước xác định là không cần thiết, là số cổ phần vượt quá sự cần thiết cần nắm giữ để thực hiện chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. - Nhà nước tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất hợp lý hơn để tăng cường hàng hoá cho thị trường cũng như hấp dẫn các nhà đầu tư. * Với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước : - Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể hạ điều kiện niêm yết chứng khoán cho các công ty : về vốn điều lệ ³ 10 tỷ VNĐ xuống ³ 7 tỷ VNĐ thì hợp lý hơn và phù hợp với điều kiện cua các doanh nghiệp chúng ta hơn. - Biên độ giao động 0,2% là chưa linh động nên không tạo ra sự sôi nổi trên thị trường. Vậy theo tôi giữ biên độ giao động 0,5% như ban đầu thì hợp lý hơn. Về mặt chiến lược: Tôi xin kiến nghị : * Đối với Nhà nước: - Nhà nước không ngừng hoàn thiện môi truờng pháp lý, cũng như chính sách cụ thể , phù hợp với thực tế hơn để cho thị trường chứng khoán, các tổ chức kinh tế như Ngân hàng, doanh nghiệp … hoạt động trên thị trường chứng khoán có hiệu quả hơn, hấp dẫn được các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường chứng khoán nhiều hơn. - Nhà nước không ngừng duy trì tốc độ phát triển kinh tế mà còn phải giữ sự ổn định kinh tế để toạ một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho sự phát triển của thị trường. - Phải tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp và làm sao để đạt hiệu quả cao hơn nữa đặc biệt trong khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp phải làm sao không những giải quyết tốt về mặt kinh tế mà giải quyết tốt về mặt xã hội. - Nhà nước cần có chính sách văn bản cụ thể để thu hút cũng như cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để cho các chủ thể này tham gia vào thị trường chứng khoán và phải nhận ra đây sẽ là nguồn hàng phong phú cho thị trường. * Đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: - Cần hoàn thiện về mặt tổ chức, cũng như hoạt động cho thị trường - Uỷ ban chứng Nhà nước cần có bước đi cụ thể trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật để cho thị trường phi tập trung OTC ra đời. Vì thị trường OTC ra đời không chỉ giải quyết nhu cầu đầu tư cổ phiếu, trái phiếu mà các các doanh nghiệp chưa được niêm yết,chưa niêm yết trên thị trường. Hay nói cách khác tạo tính lỏng cho các cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp và cũng tạo ra cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Và thị trường OTC cũng gián tiếp tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp, công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả và đạt đủ tiêu chuẩn khi đó họ sẽ tham gia niêm yết trên thị trường. Hiện nay chúng ta chưa có thị trường OTC nhưng hiện tại đã có những giao dịch của các nhà đầu tư vậy Nhà nước cũng như Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phải xúc tiến việc thành lập thị trường này đó là đòi hỏi cấp thiết để thị trường này có khung pháp luật để hoạt động hiệu quả tránh những rủi ro xảy ra khi thị trường chưa có sự quản lý của Nhà nước. - Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng như các chủ thể kinh tế có liên quan cần làm sáng, rõ ràng hơn mức độ bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta đã biết thu hút nguồn vốn nước ngoài cho nền kinh tế là rất tốt cho sự phát triển kinh tế nhưng chúng ta phải thu hút như thế nào, bằng cách nào? Thì chúng ta cũng đã biết và làm nhiều cách mà cụ thể là xây dựng thành công Luật doanh nghiệp năm 2000, tổ chức các cuộc hội thảo với nhà đầu tư nước ngoài, giảm thủ tục rườm rà … đó là nỗ lực hết mình của các Bộ, ngành của Chính phủ. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế còn khá khiêm tốn trong khi ngay từ đầu thị trường chứng khoán ra đời rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư lại bị chúng ta ngáng lại bằng chính văn bản của chúng ta. Chúng ta đã biết nhà đầu tư nước ngoài được quyền nắm giữ 50% cổ phiếu của doanh nghiệp . Vậy mà khi họ tham gia vào thị trường chứng khoán thì chỉ được mua với hạn mức không vượt quá 30% .Trong khi các doanh nghiệp cổ phần gặp nhiều khó khăn sau khi cổ phần. Nếu nhà đầu tư vào mà họ không chắc chắn là thành công hay không có vai trò gì to lớn để bảo về đồng tiền mà họ đầu tư thì họ gặp rất nhiều rủi ro. Vậy không thể không dễ gì mà nhà đầu tư lại “ngu ngốc” đến mức đi đầu tư vào nơi mình không biết rủi ro, không được quyết định đồng vốn của mình. Trong thực tế thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng họ không thể kiên trì và đành bỏ cuộc. Như vậy thì khác nào chúng ta “túm lưới rách” để bắt cá , đến khi cá vào lưới thì chúng ta lại “rung lưới cho đi”. Vậy để khơi thông vấn đề này theo tôi chúng ta có thể nới rộng định mức bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có thể khoảng 40-45% là an toàn và hợp lý nhất. Nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn khi đầu tư vào nên kinh tế còn Nhà nước thì không buông lỏng kiểm soát. * Đối với các doanh nghiệp: - Doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết: cần phải xây dựng chính sách, chiến lược về kinh doanh cũng như tham gia vào thị trường chứng khoán. - Các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết cần làm ăn hiệu quả hơn để nâng vốn điều lệ cũng như để làm sao đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam . - Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: ngoài sự giúp đỡ của Nhà nước phải vạch ra chính sách cụ thể khi cổ phần hoá cũng như tham gia vào thị trường chứng khoán trong tương lai. *Đối với các TCTD: Các tổ chức Ngân hàng, phi Ngân hàng … phải xây dựng phòng, ban chứng khoán để thực hiện các hoạt động trên thị trường chứng khoán. - Hiện nay: các Ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương,Ngân hàng Ngoại thương,Ngân hàng Đầu tư và phát triển… đã có các phòng, ban chứng khoán nhưng một số Ngân hàng chưa có hoặc chưa đi vào hoạt động thì cần xúc tiến thành lập cũng như đưa vào hoạt động. Tóm lại: Trên đây là các giải pháp kiến nghị cơ bản để giải quyết tình trạng khán hiếm hàng hoá trên thị trường hiện nay. Đó là những giải pháp mang tính khả thi cao. Tôi hy vọng nguồn cung hàng hoá cho thị trường sẽ trở nên dồi dào hơn và khi đó thị trường chứng khoán sẽ hoạt động đúng với vai trò và chức năng vốn có của nó. “Thị trường chứng khoán là (một cân tiểu li) đo độ mạnh, yếu nền kinh tế.” Kết luận: Việt Nam đang trên con đường thực hiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước . Mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thanh một nước công nghiệp, do vậy việc xây dựng và hiện đại hoá ngành Tài chính là một trong những vấn đề cơ bản , quan trọng nhất. Việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một trong những bước đi mang tính quyết định của ngành Tài chính nước nhà. Tuy nhiên với sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nền kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế, do đó không thể đáp ứng ngay được mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Bước đầu thị trường chứng khoán còn chưa sôi động, do thị trường còn thiếu hàng hoá . Nhưng với những điều kiện khách quan cũng như chủ mà tôi đã phân tích ở trên thì tôi hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới sẽ có nhiều hàng hoá , thị trường sẽ hoạt động sôi động đúng với vai trò và chức năng vốn có của nó. Góp phần thúc đẩy tiến trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Hà Nội : ngày 1/3/2001 Sinh viên thực hiện: Danh mục tài liệu tham khảo: 1. David Berg Kinh tế học tập I. 2. Kinh tế chính trị Mac-LêNin ,trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 3. Lịch sử các học thuyết kinh tế,trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 4. C.Mac và Ph.AngGhen toàn tập-Phần I. 5. C.Mac Tư bản quyển I ,tập 1-NXB Sự thật Hà Nội 1960. 6. C.Mac Tư bản quyển III ,tập 1,2,3-NXB Sự thật Hà Nội 1960. 7. Thời báo Kinh tế (năm : 2000-2001) 8. Thời báo Ngân hàng (năm : 2000-2001) 9. Thời báo Tài chính (năm : 2000-2001) 10. Samuellson-Kinh tế học tập I,II.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72047.DOC