Đề tài Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee

Tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee: LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của chuyên đề Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với những chính sách mở cửa thu hút nhiều vốn đầu tư của trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi vấn đề, từ đó đặt ra cho các cấp quản lý doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt lợi nhuận như mong muốn. Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm n...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của chuyên đề Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với những chính sách mở cửa thu hút nhiều vốn đầu tư của trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi vấn đề, từ đó đặt ra cho các cấp quản lý doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt lợi nhuận như mong muốn. Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó người làm quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng trên tôi đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài mà từ trước tới giờ chưa có ai nghiên cứu tại công ty Limyee và đây cũng là một công ty sản xuất có nhiều loại sản phẩm khác nhau như vậy khi tìm hiểu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hầu như tìm hiểu toàn bộ các phần hành kế toán như nguyên vật liệu, tiền lương, tiền mặt… 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của luận văn là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó đưa ra phân tích, đưa ra kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee. 3. Mục đích nghiên cứu chuyên đề Hệ thống hóa lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát được đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu chuyên đề Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí và giá thành các sản phẩm tại phân xưởng I của công ty TNHH LimYee. Nguồn tài liệu được sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát, thu thập được tại phân xưởng I của công ty trong quá trình thực tập tại đơn vị từ ngày 09/05/2011 đến ngày 30/06/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề Phương pháp thu thập số liệu và số học: phương pháp này căn cứ vào những chứng từ kế toán thực tế phát sinh tại phân xưởng được tập hợp vào sổ kế toán và đã được kiểm tra tính chính xác, hợp lý của chứng từ. Phương pháp phỏng vấn: trong thời gian thực tập hai tháng tại công ty em đã có cơ hội để tiếp xúc với bộ phận kế toán vì thế em đã trao đổi với nhân viên phòng kế toán về cách thức kiểm tra chứng từ, hạch hoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ… 6. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 4 chương (ngoài mở đầu và kết luận). Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Tổng quan về công ty LimYee. Chương 3: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee. Chương 4: Đánh giá thực trạng và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1 Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau: Phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách này chi phí được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ nguyên liệu, vật liệu.... bán hoặc xuất cho XDCB. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn...các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí hay còn gọi là theo khoản mục giá thành sản phẩm: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ... (các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định). Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm. Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. 1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành. 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa tính cho một khối lượng sản phẩm (lao vụ) nhất định đã hoàn thành. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm hai loại: Giá thành sản xuất: là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính giá thành Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản xuất kế hoạch. Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp, cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của một quá trình sản xuất. Do đó giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau. Xét về bản chất: thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao hàm các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Xét về mặt lượng thì giữa chúng lại có sự khác nhau: Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Còn giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Mối quan hệ này biểu hiện ở công thức sau: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được tốt, kế toán chi phí giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm và đơn vị tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuầt nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý, vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở từng khâu sản xuất. Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. 1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 1.2.1.1 Khái niệm Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. 1.2.1.2 Căn cứ xác định đối tượng chi phí sản xuất Cơ cấu tổ chức sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất 1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng đối với các chi phí có liên quan đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Theo cách này khi phát sinh khoản chi phí có liên quan đến đối tượng nào thì kế toán sẽ tập hợp và kết chuyển trực tiếp cho đối tượng đó. 1.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp Phương pháp này được sử dụng với các chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể hạch toán trực tiếp được cho từng đối tượng. Ví dụ: lương quản đốc, chi phí khấu hao tài sản cố định… 1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp a. Khái niệm Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. b. Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ. Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì dùng phương pháp trực tiếp. Đối với các chi phí NVLTT có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp. Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 621: Bên Nợ Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển, phân bổ vào tài khoản 154 “chi phí sản xuất dở dang” TK 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng đối phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Gtrị NVLTT mua nhập Vật liệu sử dụng không hết kho rồi xuất cho sản xuất nhập lại kho TK111 TK 154 Mua NVLTT Cuối kỳ K/C giá trị xuất thẳng cho sản xuất NVLTT vào giá trị sp 1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp a. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiền lương chính, tiền lượng phụ, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. b. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NCTT Phương pháp trực tiếp: được áp dụng đối với các chi phí NCTT có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: được áp dụng đối với những chi phí NCTT liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Để tập hợp chi phí nhân công kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Kết cấu TK 622: Bên Nợ Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên Có Kết chuyển và phân bổ vào tài khoản 154 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Lương chính, lương phụ Kết chuyển chi phí NCTT phụ cấp phải trả cho CNSX TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương Phần chi phí NCTT vượt nghỉ phép cho công nhân vượt trên mức TK 338 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 1.3.1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung a. Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất của DN bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí dịch vụ thuê ngoài. Chi phí khác bằng tiền mặt. b. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất… Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Mục đích phân loại chi phí sản xuất chung như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm hợp lý. Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. Kết cấu TK627: Bên Nợ Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ. Bên Có Ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154 Tài khoản 627 cuối kỳ cũng không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng bộ phận, từng phân xưởng. Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2. Mỗi tài khoản cấp 2 sẽ phản ánh một nội dung của chi phí sản xuất chung. Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu. Tài khoản 6273- Chi phí dụng cụ sản xuấ. Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác. Tùy vào đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung khác nhau: Phân bổ theo giờ công của công nhân sản xuất hoặc phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất. Phân bổ theo chi phí sản xuất trực tiếp Phân bổ theo số giờ máy chạy. Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên chi phí SXC phân bổ vào c/p chế biến trong kỳ TK 152 TK 632 Chi phí vật liệu Chi phí SXC không được phân bổ ghi nhận CPSXKD trong kỳ TK153(142,242) TK 111,112,138 Chi phí CC,DC khoản giảm trừ c/p SXC TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi bằng tiền 1.1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản kế toán sử dụng TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu TK 154: Bên nợ: Giá trị sản phẩm dở dang (nếu có) Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Bên có: Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho làm giảm chi phí sản xuất Dùng cho bộ phận sản xuất Dùng cho bộ phận bán hàng Dùng cho bộ phận quản lý Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 621 TK 154 TK 152 Phân bổ, k/c CPNVLTT vật tư, hàng hóa gia công nhập kho TK 622 TK 155 Phân bổ, k/c CP NCTT sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 627 TK 632 Phân bổ k/c CPSXC sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.3.2.1 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Cách tập hợp chi phí tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên, trong kỳ nguyên vật liệu xuất dùng được quản lý trên TK 611, cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng. 1.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tương tự với phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK631 theo từng đối tượng. 1.3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Việc tập hợp chi phí như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ kế toán cũng kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 631. Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 154 TK 631 TK154 K /c CPSXKD dở dang đầu kỳ k/c CPSXKD dở dang cuối kỳ TK621 TK632 k/c CP NVLTT giá trị sản phẩm hoàn thành TK 622 k/c CP NCTT TK 627 k/c CP SXC 1.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 1.4.1 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng 1.4.1.1 Khái niệm Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan đến trình độ tay nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật … Sản phẩm hỏng trong sản xuất được chia ra làm 2 loại: Đối với sản phảm hỏng sữa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế (chi phí sửa chữa thấp hơn chi phí chế tạo ban đầu và khi sửa chữa xong thì sản phẩm có giá trị gần như thành phẩm.) Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 621, 622, 627 (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng) Có TK 152, 334, 338… Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng thực tế phát sinh: Nợ TK 154 (chi tiết sửa chữa SP hỏng) Có TK621 Có TK622 Có TK 627 (nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung cho việc sửa chữa SP hỏng). Căn cứ vào kết quả xử lý chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng để phản ánh: Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo): nếu được tính vào giá thành sản phẩm. Nợ TK 1388 (nếu phải bồi thường). Nợ TK 881 (nếu tính vào chi phí khác). Có TK 154 (Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng). Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng lại quá tốn kém, không có lợi ích về kinh tế. Khoản thiệt hại này chính là giá trị bản thân của sản phẩm hỏng đó. Căn cứ giá trị của sản phẩm hỏng để ghi: Nợ TK 154 (chi tiết sản phẩm hỏng). Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo): sản phẩm hỏng phát hiện trong quá trình chế tạo. Có TK 155 (SP hỏng phát hiện trong kho thành phẩm). Có TK 157 (hàng gửi bán bị trả lại). Có TK 632 (hàng đã bán bị trả lại). Căn cứ giá trị phế liệu thu hồi được từ sản phẩm hỏng không sữa chữa được: Nợ TK 1528 Có TK 154 (sản phẩm hỏng). Căn cứ kết quả xử lý khoản thiệt hại ghi: Nợ TK TK 154 (sản phẩm đang chế tạo): tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 1388(bắt bồi thường). Nợ TK 811 (tính vào chi phí khác) Có TK 154 (SP hỏng): khoản thiệt hại về SP hỏng = Giá trị của SP hỏng – phế liệu 1.4.2 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 1.4.2.1 Khái niệm Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định về một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất bao gồm: Tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất. Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Chi phí bằng tiền khác. Trường hợp ngừng sản xuất có kế hoạch: Ngừng sản xuất có kế hoạch như ngừng sản xuất vì lý do thời vụ, bảo dưỡng máy móc...mà có thể dự kiến trước được. Trong trường này DN có lập dự toán chi phí phải chi ra trong thời gian ngừng sản xuất và kế toán căn cứ vào dự toán để tiến hành trích trước hàng tháng vào chi phí sản xuất trong thời gian có sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Khi chi phí thực tế phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 111, 112, 152… Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh: Nếu số trích trước > số thực tế phát sinh thì khoản chên lệch sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK 622, 627 Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ được tính bổ sung vào chi phí. Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Ngừng sản xuất không có kế hoạch:như ngừng sản xuất vì lý do thiên tai, hỏa hoạn … Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 811 Có TK 111, 112, 334… Các khoản thiệt hại do người phạm lỗi bồi thường, phế liệu thu hồi được (nếu có) Nợ TK 111, 112, 1388, 152 Có TK 711 1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm, DN có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.5.1 Phương pháp chi phí NVL trực tiếp 1.5.1.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp a. Đối tượng áp dụng Phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, thông thường là lớn hơn 70%. b. Đặc điểm của phương pháp Chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính toán Nhận xét Ưu điểm Đơn giản dễ tính toán. Nhược điểm Kém chính xác 1.5.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 1.5.2.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp a. Đối tượng áp dụng Phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức ti êu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sàn xuất sản phẩm. b. Đặc điểm của phương pháp Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương đương với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần qui đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Công thức tính toán Sản phẩm dở dang theo phương pháp này là chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến (bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). CPSXDDCK = CPVLTTDDCK + CPCBDDCK Chi phí vật liệu trực tiếp: chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ. Chi phí chế biến: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí vật liệu trực tiếp (chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ) Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Lưu ý: Nếu chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ được tính riêng cho vật liệu chính và vật liệu phụ, chứ không tính chung thành nguyên vật liệu trực tiếp như khi vật liệu phụ bỏ một lần vào quá trình sản xuất. Nhận xét Ưu điểm Mức độ chính xác cao. Nhược điểm Khối lượng công việc tính toán phức tạp. 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch 1.5.3.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp a. Đối tượng áp dụng Phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức (giá thành kế hoạch) b. Đặc điểm của phương pháp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỉ lệ hoàn thành. Công thức tính toán CPNVLTT DD cuối kỳ = SLSPDD * CPNVLTTKH CPCBDD cuối kỳ = SLSPDD * CPCBKH * tỷ lệ HTSPDD 1.6 Kế toán giá thành sản phẩm 1.6.1 Đối tượng tính giá thành 1.6.1.1 Khái niệm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.6.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm Căn cứ quy trình công nghệ sản xuất Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và các quyết định liên quan đến sản phẩm 1.6.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm. Số liệu về CPSX đã tập hợp cho từng đối tượng là căn cứ để tính giá thành và giá thành đơn vị. Một đối tượng tính giá thành có thể phù hợp với một đối tượng tập hợp chi phí, cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và ngược lại. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau ở chỗ: đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu của các khoản mục CPSX. Còn xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. 1.6.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.6.2.1 Tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn a. Phương pháp trực tiếp (giản đơn) Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn. Đặc điểm của doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang Công thức Áp dụng trong trường hợp đơn vị sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều, mặt hàng ít và tương đối ổn định. Tổng giá chi phí chi phí chi phí phế liệu thành sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hồi hoàn thành dở dang phát sinh dở dang ( nếu có) trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ b. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Đối tượng áp dụng Được áp dụng trong trường hợp cùng một qui trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ. Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Công thức Tổng giá thành chi phí chi phí chi phí giá trị phế liệu sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - sản phẩm - thu hồi hoàn thành dở dang phát sinh dở dang phụ thu (nếu có) trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ được (*) Lưu ý: Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào: Giá thành kế hoạch. Giá bán. Giá bán trừ lợi nhuận định mức. c. Phương pháp hệ số Đối tượng áp dụng Áp dụng trong trường hợp cùng một qui trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Nếu có sản phẩm dở dang thì cũng cần qui đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Công thức Bước 1: Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành, tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn dở dang (nhân với hệ số thành phẩm.) Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính Tổng giá chi phí chi phí chi phí phế liệu thành sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hồi hoàn thành dở dang phát sinh dở dang (nếu có) trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Bước 4: Tính giá thành đơn vị chuẩn Giá thành tổng giá thành số lượng đơn vị = sản phẩm / sản phẩm sản phẩm chuẩn hoàn thành chuẩn hoàn thành Tổng giá thành giá thành số lượng hệ số sản phẩm = đơn vị * sản phẩm * sản phẩm thứ i sản phẩm chuẩn thứ i thứ i Hoàn thành trong kỳ Bước 5: Tính tổng giá thành sản phẩm Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm Z đơn vị tổng Z sản phẩm số lượng sản phẩm sản phẩm = thứ i / thứ i thứ i hoàn thành hoàn thành d. Phương pháp tỷ lệ Đối tượng áp dụng Áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số qui đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: Z kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…Thông thường sử dụng Z kế hoạch (hoặc Z định mức). Công thức Bước 1: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính tổng giá thành tổng giá thành giá thành cho = thực tế của / kế hoạch của nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm Tổng giá thành thực tế của quy Tỷ tổng giá thành kế cách thứ i hoàn thành trong kỳ = lệ * hoạch của quy cách thứ i Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của qui cách i Bước 3: Tính giá thành đơn vị quy cách i trong nhóm sản phẩm Giá thành tổng giá thành số lượng Đơn vị = thực tế của / quy cách Quy cách thứ i quy cách thứ i thứ i hoàn thành 1.6.2.2 Tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp a. Tính giá thành theo phương pháp liên hợp Áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỉ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Phương pháp này khi tính toán, phải kết hợp từ hai phương pháp trên để tính được tổng giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. b. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng. Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng. Phạm vi áp dụng Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của từng đơn hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách. Những đơn hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ, chuyển sang kỳ sau. c. Tính giá thành theo phương pháp định mức Đối tượng áp dụng Áp dụng trong những doanh nghiệp đã xác định được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí dịch vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra. Công thức Giá thành giá thành chênh lệch do chênh lệch do thực hiện thực tế = định mức ± thay đổi định mức ± so với định mức d. Tính giá thành theo phương pháp phân bước Theo qui trình công nghệ sản xuất kiểu song song Đối tượng áp dụng Áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành và không thực hiện tính giá thành của bán thành phẩm (phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm.) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Phạm vi áp dụng Áp dụng trong qui trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều chi tiết bộ phận. Các chi tiết bộ phận của sản phẩm được sản xuất song song đồng thời với nhau và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn lắp ráp. Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn. Theo qui trình công nghệ kiểu liên tục. Đối tượng áp dụng Áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hàng hóa nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn. ( phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm). Phạm vi áp dụng Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn chế biến rõ rệt, sản phẩm được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm và chuyển giai đoạn sau tiếp tục chế biến. Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất hay phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn (nếu có). CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIMYEE 2.1 Đặc điểm chung và lịch sử hình thành của công ty Giới thiệu công ty TNHH LimYee Tên công ty: Công ty TNHH LimYee Giấy phép chứng nhận đầu tư số: 86/GP-KCN-BD ngày 15/12/2000 do Ban quản lý các Khu Công Nghiệp Bình Dương cấp và giấy chứng nhận thay đổi lần thứ hai số 462023000087 ngày 10 tháng 08 năm 2010 Mã số thuế: 3700358389 Trụ sở chính: 11 Đường số 26- KCN Sóng Thần II- Dĩ An – Bình Dương Điện thoại: (84-650) 3-728-355/ 3-711-191 Fax: (84-650) 3-711-192 Email: 19621015@yahoo.com.tw Số vốn đầu tư: 880,000 USD Số vốn điều lệ: 279,000 USD Thực tế với 11 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bàn văn phòng, ván ép công ty TNHH LimYee đã tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường ngày càng năng động như hôm nay. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, lành nghề với những phương tiện làm việc tốt công ty đã tổ chức sản xuất phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường. 2.2 Ngành nghề kinh doanh Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và kinh doanh các sản phẩm do công ty sản xuất như ván ép và sản phẩm bàn văn phòng các loại, tham gia nghiên cứu, phát triển và nâng cấp các công trình liên quan đến việc chế tạo, sản xuất, phân phối, tiếp thị những sản phẩm của công ty. 2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm Sau khi ván được cắt xong sẽ được bộ phận cắt xén lại để cho đúng kích cỡ yêu cầu, sau khi ván đã được xén lại đúng tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang bộ phận chà nhám, tại đây công nhân sẽ dùng giấy nhám chà cho mặt ván được nhẵn bóng rồi đưa sang bộ phận ghép dùng keo ghép hai miếng ván riêng rẽ lại thành một, sau đó cho qua keo để bảo vệ bề mặt ván không bị trầy xước rồi đem ván cắt biên, cuối cùng sản phẩm sẽ chuyển qua bộ phận dán biên để cho được thẩm mĩ. Cắt biên Qua keo Dán biên Chà nhám Ghép ván Thành phẩm Cắt ván Cắt xén (4) (3) (2) (5) (1) (6) (7) 2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng hành chính văn phòng Phòng kinh doanh Giám đốc Phân xưởng Phòng kế toán Phòng vật tư CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRỊUẢN TRỊ Phân xưởng I Phân xưởng II Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng I PHÂN XƯỞNG I Bộ phận Cắt biên Bộ phận cắt ván Bộ phận cắt xén Bộ phận chà nhám Bộ phận Xe nâng Bộ phận Qua keo Bộ phận Thành phẩm gia công Bộ phận Dán biên Bộ phận ghép Bộ phận Đóng gói Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng II PHÂN XƯỞNG II Kiểm tra kỹ thuật Lắp ráp Dán simili Đóng đinh Nẹp viền Xẻ, cắt gỗ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận Hội đồng quản trị: là tổ chức đã thành lập ra công ty. Hội đồng quản trị quyết định chiến lược phát triển của công ty đồng thời đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh và điều hành công ty trong quá trình hoạt động. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến cổ đông. Chủ tịch hội đồng quản trị: được bầu ra trong số các thành viên của hội đồng quản trị, là người đứng đầu trong hội đồng quản trị. Có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và có quyền đại diện cho các cổ đông đưa ra các quyết định của công ty. Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị cử ra, có nhiệm vụ điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị về việc thực hiện nghĩa vụ được giao. Phó tổng giám đốc: nhận nhiệm vụ từ tổng giám đốc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Phụ trách công việc chung của các phòng ban. Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tới tổng giám đốc về các công việc được giao. Phòng hành chính văn phòng: có chức năng giúp Tổng giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, xây dựng các nội quy, quy chế của công ty, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu. Phòng kinh doanh: giúp ban giám đốc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh và phát triển trong các giai đoạn khác nhau. Xác định nhu cầu của thị trường, kế hoạch thị trường, triển khai các hoạt động. Giám đốc phân xưởng: trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của các bộ phận sản xuất sản phẩm. Có nhiệm vụ báo cáo mọi hoạt động dưới phân xưởng cho ban giám đốc. Phòng kế toán: lập và ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, lập báo cáo tài chính hàng năm. Thực hiện chế độ kế toán kiểm toán và các chế độ quản lý tài chính khác theo qui định của nhà nước. Phòng vật tư: phụ trách mảng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho công việc sản xuất. Theo dõi số lượng nhập xuất tồn nguyên vật liệu, lên kế hoạch mua vật tư. Bộ phận xe nâng: có nhiệm vụ nâng sản phẩm lên xe để đem đi tiêu thụ. Bộ phận cắt xén: nguyên vật liệu chính có kích cỡ lớn vì thế bộ phận này có nhiệm vụ cắt nguyên vật liệu này ra theo đúng kích cỡ để tiến hành gia công. Bộ phận ghép: có nhiệm vụ ghép hai miếng gỗ lại với nhau thành một. Bộ phận cắt biên: sau khi ghép xong váng được cắt biên xung quanh để cho đúng kích cỡ và được thẩm mĩ. Bộ phận dán biên: sau khi được cắt biên xong sản phẩm được dán biên. Bộ phận qua keo: bộ phận này sẽ đem sản phẩm cho qua keo để mặt sản phẩm được bảo vệ. Bộ phận đóng gói: cuối cùng sản phẩm cũng đã xong, được đem đi đóng gói bao bì để chuẩn bị xuất bán. Bộ phận thành phẩm gia công: sau khi sản phẩm được đóng gói sẽ đưa sang bộ phận này để quản lý và đưa đi xuất khẩu. Bộ phận xẻ, cắt gỗ: có nhiệm vụ đưa gỗ vào máy xẻ, cắt thành những mặt gỗ đúng kích cỡ yêu cầu. Bộ phận lắp ráp: sau khi có những mảnh gỗ đúng kích cỡ bộ phận này sẽ lắp ráp những mảnh gỗ này thành 1 cái bàn hoàn chỉnh. Bộ phận đóng đinh: bộ phận này sẽ dung đinh có kích cỡ vừa đủ để cố định lại những mảnh gỗ vừa lắp ráp để tạo sự chắc chắn. Bộ phận nệp viền: bộ phận này sẽ dung những cây nẹp có kích cỡ cần thiết nẹp xung quanh các cạnh bàn. Bộ phận dán simili: dùng giấy simili dán lên bề mặt bàn để tạo cho bàn được thẩm mĩ và có bề mặt trơn nhẵn. Bộ phận kiểm tra kỹ thuật: sau khi bàn được hoàn thành bộ phận này sẽ kiểm tra về các thông số kỹ thuật có đúng với yêu cầu của khách hàng hay không, có bị lỗi gì về kỹ thuật không. 2.5 Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.5.1 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán SỐ TK TÊN TÀI KHOẢN LOẠI I TÀI SẢN NGẮN HẠN 111 Tiền mặt 112 Tiền gửi ngân hàng 113 Tiền đang chuyển 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 128 Đầu tư ngắn hạn 131 Phải thu tiền của khách hàng 133 Thuế GTGT được khấu trừ 136 Phải thu nội bộ 138 Phải thu khác 139 Dự phòng phải thu khó đòi 141 Tạm ứng 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 144 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 151 Hàng mua đang đi trên đường 152 Nguyên liệu, vật liệu 153 Công cụ, dụng cụ 154 Chi phí sản xuất dở dang 155 Thành phẩm 156 Hàng hóa 157 Hàng gửi bán 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho LOẠI II TÀI SẢN DÀI HẠN 211 Tài sản cố định hữu hình 212 Tài sản cố định thuê tài chính 213 Tài sản cố định vô hình 214 Hao mòn tài sản cố định 221 Đầu tư chứng khoán dài hạn 222 Góp vốn liên doanh 244 Thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn 228 Đầu tư dài hạn khác 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 241 Xây dựng cơ bản 242 Chi phí trả trước dài hạn LOẠI III NỢ PHẢI TRẢ 311 Vay ngắn hạn 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 331 Phải trả cho người bán 333 Thuế và các khoản nộp nhà nước 334 Phải trả cho công nhân viên 335 Chi phí phải trả 338 Phải trả, phải nộp khác 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn LOẠI IV NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 411 Nguồn vốn kinh doanh 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 414 Quỹ đầu tư phát triển 415 Quỹ dự phòng tài chính 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 421 Lãi chưa phân phối 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản LOẠI V DOANH THU 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 512 Doanh thu bán hàng nội bộ 515 Thu nhập tài chính 521 Chiết khấu thương mại 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán LOẠI VI CHI PHÍ SẢN XUẤT - KINH DOANH 611 Mua hàng 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 622 Chi phí nhân công trực tiếp 627 Chi phí sản xuất chung 631 Giá thành sản xuất 632 Giá vốn hàng bán 635 Chi phí tài chính 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý LOẠI VII THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC 711 Thu nhập khác LOẠI VIII CHI PHÍ KHÁC 811 Chi phí khác LOẠI IX XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 911 Kết quả kinh doanh LOẠI 0 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 001 Tài sản thuê ngoài 002 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 003 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi 004 Nợ khó đòi đã xử lý 005 Ngoại tệ các loại 2.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp: Loại I: Lao động – tiền lương Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Loại II: Hàng tồn kho Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm. Loại III: Bán hàng Hóa đơn giá trị gia tăng. Loại IV: Tiền tệ Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán. Loại V: Tài sản cố định Biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định. Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán sẽ kiểm tra tất cả chứng từ đó và sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó ghi sổ kế toán. 2.5.3 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty: Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý, công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái và các sổ chi tiết kế toán có liên quan. Vì công ty dùng sổ Nhật ký đặc biệt nên hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, vào cuối mỗi tuần tổng hợp dữ liệu ghi vào sổ cái. Vào cuối tháng tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đuợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. Với hình thức ghi sổ này công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng). Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân phát sinh Sổ thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ 2.5.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo hàng tháng gồm có: Báo cáo thuế VAT Báo cáo thuế thu nhập cá nhân Báo cáo hàng quý gồm có: Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Báo cáo năm gồm có: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra công ty còn có bảng “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán công ty đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 2.5.5 Các chính sách kế toán khác áp dụng tại công ty Niên độ kế toán Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác. Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND). Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được qui đổi theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. Chế độ kế toán Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung hiện hành của Bộ tài chính. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: chưa lập. Phương pháp khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ được áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản, phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Cụ thể như sau: Tên tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 50 Máy móc, thiết bị 02-03 Phương tiện vận tải 02-03 Thiết bị, dụng cụ quản lý 02-03 Phương pháp tính VAT Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính trị giá thực tế của nguyên, vật liệu xuất kho Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. 2.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền lương vật tư Kế toán tiêu thụ Kế toán ngân hàng Phòng tài vụ Kế toán thanh toán Kế toán giá thành Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, hạch toán của công ty, kiểm tra tình hình thu chi, phân tích các hoạt động tài chính của công ty. Đồng thời kiểm tra trực tiếp sổ sách của công ty. Báo cáo quyết toán cho giám đốc trong những quyết định có liên quan đến tài chính của công ty. Trưởng phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm về điều hành chung hoạt động của phòng kế toán tài vụ. Tham mưu cho kế toán trưởng ra quyết định về tài chính. Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất của công ty. Kế toán giá thành: phụ trách việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán lương, vật tư: theo dõi cung ứng vật tư và tính lương cho nhân viên toàn công ty. Kế toán ngân hàng: Theo dõi thu chi tiền gửi và có đối chiếu xác nhận giữa ngân hàng và công ty Theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm. Chịu trách nhiệm về việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngân hàng. Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thành toán với khách hàng, nhà cung cấp. Thủ quỹ: hàng ngày đối chiếu sổ với kế toán thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày, định kỳ (tháng, quý), lập biên bản kiểm kê tiền mặt gửi kèm báo cáo tài chính. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE 3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng. 3.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 3.2.1 Đối tượng tính giá thành Công ty có hai phân xưởng sản xuất: Phân xưởng I: sản xuất gia công ván ép, đặc trưng của sản phẩm này là cùng một nhóm sản phẩm có nhiều qui cách khác nhau do đó đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm. Phân xưởng II: sản xuất bàn văn phòng, đối tượng tính giá thành là từng loại bàn. 3.2.2 Kỳ tính giá thành Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty trùng với kỳ tính giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng. 3.2.3 Phương pháp tính giá thành. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vì điều kiện và thời gian thực tập tại công ty không nhiều, nên em tập trung vào tìm hiểu phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng I vì thế trong bài này em trình bày chi tiết phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của phân xưởng I. 3.3 Hạch toán chi phí sản xuất Trong phần này em trình bày cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng qui cách sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I, trong tháng 12/2010. Sau đây là bảng chi tiết những sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I trong tháng 12/2010. Bảng này do kế toán giá thành lập, dùng để tính giá thành của từng qui cách sản phẩm. Bảng 3.1 BẢNG SẢN PHẨM TÍNH GIÁ THÀNH TẠI PHÂN XƯỞNG I THÁNG 12/2010 Số lượng nhập Tên sản phẩm Dài Rộng Dày (m3) VENEER 360 206 15 4.4518 VENEER 360 584 18 1.3245 VENEER 398 221 12 3.4705 VENEER 480 185 15 4.5554 VENEER 482 203 16 15.2264 VENEER 502 350 15 3.6818 VENEER 555 359 16 20.4378 VENEER 631 396 15 4.1117 VENEER 631 396 16 46.277 HDF 632 430 15 2.0341 HDF 635 549 9 2.4473 HDF 640 414 15 9.1014 HDF 720 416 15 6.2502 HDF 730 193 15 9.1001 HDF 740 215 15 3.7707 HDF 748 465 15 4.2886 HDF 771 493 18 7.9571 HDF 790 189 18 6.2244 PB 799 376 15 4.3351 PB 829 228 16 22.4939 PB 850 221 12 6.2486 PB 903.5 1,879.00 16 8.3118 PB 907 259 16 11.024 PB 918 465 15 3.5473 PB 920 232 18 1.7827 PB 956 404 15 7.6704 PB 958 190 15 2.2307 PB 963 170 16 2.5093 PB 963 275 16 9.3473 MDF 966 482 18 11.2306 MDF 974 467 18 6.3207 MDF 1,016.00 889 25 53.6515 MDF 1,076.00 772 21 8.1638 MDF 1,178.00 518 15 4.0182 MDF 1,220.00 2,440.00 15 5.5815 MDF 1,234.00 1,230.00 21 11.5066 MDF 1,302.00 406 15 12.2427 MDF 1,312.00 416 15 12.6405 MDF 2,440.00 1,220.00 25 40.1124 MDF 2,460.00 1,220.00 18 6.1044 Tổng cộng 405.7848 3.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. a. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Trị giá hàng trị giá hàng trị giá trị giá hàng xuất kho = tồn kho + hàng nhập - tồn kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ b. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. c. Qui trình xuất nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm Sau khi ký hợp đồng kinh doanh giám đốc phân xưởng sẽ bàn bạc với tổ trưởng các bộ phận về phương án sản xuất. Sau đó các tổ trưởng sẽ họp với nhau để lập ra hai phiếu yêu cầu vật tư đưa cho giám đốc phân xưởng xét duyệt, sau khi phiếu yêu cầu được xét duyệt bộ phận sản xuất sẽ giữ lại một phiếu còn một phiếu đưa xuống kho, người phụ trách lập phiếu xuất kho sẽ lập phiếu thành ba liên theo phiếu yêu cầu vật tư, một liên sẽ giữ lại sổ, hai lien chuyển cho thủ kho, thủ kho sẽ kiểm tra hàng trong kho theo phiếu yêu cầu xuất, nếu vật tư đủ như phiếu yêu cầu thì thủ kho sẽ xuất và kí nhận vào hai lien xuất kho vừa nhận và giữ lại tại kho một lien để vào sổ, thẻ kho, còn một lien chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ ghi sổ. Nếu vật tư không đủ theo phiếu xuất kho thì thủ kho sẽ ghi số lượng xuất theo thực tế trên phiếu xuất kho vừa nhận và cũng giữ lại một liên còn một liên chuyển cho phòng kế toán. Phòng kinh doanh Lưu đồ 3.1: QUI TRÌNH XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Phòng kế toán Phòng vật tư Phân xưởng sản xuất Phiếu xuất ghi SL thực xuất 1 Phiếu xuất kho 2 Đàm phán Kế hoạch sản xuất Lập phiếu yêu cầu vật tư 2 Khách hàng Phân loại, kiểm tra đối chiếu Kiểm tra vật tư Phiếu yêu cầu được xét duyệt 2 Ký hợp đồng Xét duyệt phiếu yêu cầu Xuất vật tư Giám đốc phân xưởng Nhập dữ liệu Phiếu xuất ghi SL thực xuất 2 Lập phiếu xuất kho 3 Bảng tổng hợp N-X NVL Phiếu yêu cầu được xét duyệt 1 Chứng từ sử dụng. Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Tài khoản sử dụng Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 là: Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng I. Tài khoản 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng II. Qui trình hạch toán Hàng tháng đều có hóa đơn mua nguyên vật liệu, căn cứ vào hóa đơn kế toán hạch toán giá trị vật liệu mua vào TK611, đến cuối tháng kết chuyển qua TK621 để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hóa đơn mua hàng Sổ theo dõi chi tiết NVL Sổ kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ Sổ cái 621 Sổ tổng hợp Nhập-Xuất -Tồn NVL Nhật ký chung Trình tự ghi sổ TK 621 Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Một số nghiệp vụ hạch toán cụ thể Ngày 14/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0102445, kí hiệu MC/2010N: Chi tiền mua 16kg bột trét OAK: (Hoá đơn kèm theo- Phụ lục I). Nợ TK 611: 912,000 Nợ TK 133: 91,200 Có TK 111: 1,003,200 Căn cứ vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: 3107/NK/NĐIKD ngày 28/12/2010: nhập khẩu Ván lạng Anh Đào- Cherry veneer 0.6mm (Tờ khai hàng nhập khẩu kèm theo – Phụ lục II-1, phiếu nhập kho kèm theo -Phụ lục II-2) Nợ TK 611: 1,725,828,625 Có TK 331LYH: 1,723,556,785 Có TK 333: 2,271,840 Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 133: 172,582,862 Có TK 33312: 172,582,862. Ngày 29/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0084366, kí hiệu RX/2010N: chi tiền mua giấy nhám (Phiếu nhập kho kèm theo- Phụ lục III) Nợ TK 611: 15,731,000 Nợ TK 133: 1,573,100 Có TK 111: 17,304,100 Ngày 25/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0046860, kí hiệu SD/2010N: chi tiền mua chất kết dính (Hóa đơn kèm theo –Phụ lục IV). Nợ TK 611: 560,000 Nợ TK 133: 56,000 Có TK 111: 616,000 Ngày 28/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0046877, kí hiệu SD/2010N: chi tiền mua chất kết dính (Hóa đơn kèm theo –Phụ lục V). Nợ TK 611: 560,000 Nợ TK 133: 56,000 Có TK 111: 616,000 Cuối kỳ ngày 31/12/2010 căn cứ vào biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu ta có được số lượng, trị giá nguyên vật liệu xuất để ghi bút toán vào nhật ký chung, sau đó đưa vào sổ cái nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng là bao nhiêu. Nợ TK 6211: 1,287,657,796 Có TK 611: 1,287,657,796 Kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 6311: 1,287,657,796 Có TK 6211: 1,287,657,796 Vào cuối kỳ ngày 31/12/2010 kế toán lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu tại phân xưởng I. Để lập được bảng này kế toán căn cứ vào: Bảng kê tồn kho nguyên vật liệu tháng trước. Hóa đơn hàng nhập về trong tháng. Thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. Mục đích lập bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu để doanh nghiệp nắm được chi phí nguyên vật liệu kỳ này tiết kiệm hay lãng phí. Thông thường bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn được lập căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, dùng để đối chiếu với sổ cái TK 152. BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 TÊN SẢN PHẨM: KEO 909 ĐVT: LON/KG Ngày tháng Chứng từ nhập Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 01/12/2010 0101786 1,200 11,400,000 07/12/2010 0101844 2,400 24,720,000 13/12/2010 0086400 3,600 37,080,000 13/12/2010 0086507 2,300 23,690,000 20/12/2010 0086460 2,400 24,720,000 23/12/2010 0086540 1,200 12,360000 TỔNG CỘNG 26,876 255,322,000 13,100 133,970,000 6,897 67,163,971.48 33,079 322,128,028.52 BẢNG 3.3 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 TÊN SẢN PHẨM: CHẤT KẾT DÍNH ĐVT: CHAI Ngày tháng Chứng từ nhập Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 25/12/2010 0046860 200 560,000 28/12/2010 0046877 200 560,000 TỔNG CỘNG 2,715 7,455,390 400 1,120,000 146 401,928.39 2,969 8,173,461.61 BẢNG 3.4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU PHÂN XƯỞNG I THÁNG 12/2010 Tên NVL Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Ván lạng Anh Đào-Cherry veneer 0.6mm 57,000 1,258,275,000 55,022.48 1,723,556,785 19,710.24 524,650,232.01 92,312.240 2,457,181,552.99 Ván lạng A.D 0.6 29,192 920,461,741 25,022.54 788,885,619 10,801 340,548,141.43 43,413.540 1,368,799,218.57 Ván lạng Wal 19,467 632,125,176 12,565 245,771,400 11,658 319,509,187.16 20,374.000 558,387,388.84 Ván lạng Cedar 28,761 554,075,891 11,500 220,972,500 43.09 829,508.34 40,217.910 774,218,882.66 Keo 909 26,876 255,322,000 13,100 133,970,000 6,897 67,163,971.48 33,079.000 322,128,028.52 Bột trét OAK 280 13,660,330 16 912,000 15 738,462.67 281.000 13,833,867.33 Silicon 48 1,920,000 72 2,880,000 29 1,160,000.00 91.000 3,640,000.00 Chất kết dính 2,715 7,455,390 400 1,120,000 146 401,928.39 2,969.000 8,173,461.61 Sơn trám 292 12,803,394 320 14,048,000 203 8,906,589.84 409.000 17,944,804.16 Giấy nhám 100 4,036,600 400 15,731,000 233 9,211,702 267 10,555,898 Bột mì 10,284 95,931,690 12,000 64,980,000 1,623 11,719,604.78 20,661.000 149,192,085.22 Băng keo 12mm 1840 15,892,246 500 4,280,000 247 2,129,292.63 2,093.000 18,042,953.37 Băng keo 10mm 640 5,527,738 125 1,062,500 80 689,175.22 685.000 5,901,062.78 Tổng cộng 178,017 3,789,170,542 131,043 3,218,169,804 51,685 1,287,657,796 256,853 5,707,999,204 SỔ CHI TIẾT TK 611 THÁNG 12/2010 Tên tài khoản: Mua nguyên vật liệu ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có PC006233 03/12/2010 Thanh toán tiền mua 20 lít nhớt niko 111 364,140 PC006234 03/12/2010 Thanh toán tiến mua 16kg bột trét 111 912,000 PC006241 07/12/2010 Chi mua 44 chai xịt ván 111 1,144,000 PC006271 14/12/2010 Thanh toán tiền mua 16kg bột trét OAK 111 912,000 PC006272 15/12/2010 Chi trả tiền mua 40kg bột trét nước 111 2,160,000 PC006281 21/12/2010 Chi trả tiền mua 1000lit dầu DO 111 13,455,000 PC006294 23/12/2010 Chi tiền mua 16kg bột trét nước 111 912,000 ……… ……. ………. ……. …………. ………. CTGS 1246 31/12/2010 Nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng 621 3,659,974,065 Cộng số phát sinh 20,081,778,672 20,081,778,672 THÁNG 12/2010 Để lập sổ chi tiết TK 611 kế toán căn cứ vào chứng từ mua hàng trong kỳ, dựa vào sổ chi tiết này doanh nghiệp sẽ biết được nguyên vật liệu mua vào, xuất ra là bao nhiêu. Đây là sổ theo dõi nguyên vật liệu của cả hai phân xưởng. Còn số liệu nhập của từng loại nguyên vật liệu được theo dõi trong sổ chi tiết nguyên vật liệu. (Xem mẫu sổ ở trang 47 và trang 48). 3.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở các tổ, phục vụ tiếp nhận và chế biến. Tiền lương bao gồm lương chính, lương tăng ca, phụ cấp và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN. Vì công ty có hai phân xưởng sản xuất nên để thuận tiện cho việc tính giá thành bộ phận kế toán đã tập hợp lương của phân xưởng nào theo phân xưởng đó, mở sổ chi tiết theo dõi lương của hai phân xưởng riêng biệt. Để biết được nhân viên làm tại bộ phận nào, phân xưởng I hay II công ty có đánh mã số thẻ cho mỗi công nhân. Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Trung có mã số thẻ: LY01253. Giải thích: LY: kí hiệu công ty LimYee 01: số kí hiệu của phân xưởng. Nhân viên này làm tại phân xưởng I 2: số thứ tự của bộ phận làm việc trong phân xưởng I. (Vì trong phân xưởng I có nhiều bộ phận khác nhau như: chà nhám, ghép…). 53: số thứ tự của nhân viên trong bộ phận làm việc. Cách tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Lương của một công nhân sản xuất bao gồm: Lương cơ bản (mức lương ký hợp đồng) Lương tăng ca. (1 giờ tăng ca sẽ được tính lương gấp đôi so với 1 giờ của lương cơ bản) Phụ cấp bao gồm những khoản sau đây: Chuyên cần: Nếu đi làm đầy đủ trong tháng không nghỉ ngày nào sẽ nhận được tiền chuyên cần là 300,000. Nếu nghỉ 1 ngày sẽ bị trừ 70,000. Nếu nghỉ 2 ngày sẽ bị trừ 150,000. Nếu nghỉ 3 trở lên sẽ không có tiền chuyên cần. Lưu ý: ngày nghỉ áp dụng cho cả nghỉ phép năm và nghỉ không phép Tiền cơm: 300,000 Tiền trách nhiệm: áp dụng cho công nhân có chức vụ là tổ trưởng, tổ phó, quản đốc phân xưởng. Tổ trưởng: 400,000 Tổ phó: 250,000 Giám đốc phân xưởng: 700,000 Thâm niên công tác: Thâm niên 1 năm: 30,000 Thâm niên từ 2 -3 năm: 60,000 Từ 3 năm trở lên: 150,000 Các khoản khấu trừ gồm BHXH, BHYT, BHTN. Theo luật BHXH, BHYT, BHTN TT244BTC-2009 áp dụng từ ngày 01/01/2010. Các khoản khấu trừ theo lương tính vào lương công nhân được tính như sau: Bảo hiểm xã hội = lương cơ bản * 6.5% Bảo hiểm y tế = lương cơ bản * 1.5% Bảo hiểm thất nghiệp = lương cơ bản * 1% Các khoản khấu trừ theo lương tính cho doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội: 16% Bảo hiểm y tế: 3.5% Bảo hiểm thất nghiệp: 1% Kinh phí công đoàn: 2% Cụ thể bảng lương chi tiết của công nhân: Nguyễn Văn Trung làm việc tại bộ phận chà nhám (Bảng chấm công đính kèm – Phụ lục VI) Lương cơ bản: căn cứ theo hợp đồng lao động đã ký. Phụ cấp bao gồm: Trách nhiệm: vì Nguyễn Văn Trung là tổ trưởng bộ phận chà nhám. Phụ cấp tiền cơm: theo chế độ của công ty Phụ cấp thâm niên: căn cứ ngày vào làm của công nhân thì anh Trung đã làm việc được 2 năm. Chuyên cần: anh Trung đã nghỉ 1 ngày trong tháng nên bị trừ 70,000. Lương tăng ca: 1 ngày lương cơ bản = 1,816,700/26 = 69,873 1 giờ lương cơ bản = 69,873/8 = 8,734 Như vậy tổng lương tăng ca = 8,734*2*62 = 1,083,033 Các khoản trích theo lương: BHXH = 1,816,700 * 6.5% = 118,086 BHYT = 1,816,700 * 1.5% = 27,251 BHTN = 1,816,700 * 1% = 18,167 Tổng thu nhập = Lương cơ bản + phụ cấp + Lương tăng ca Thực lãnh = Tổng thu nhập – Khấu trừ BẢNG 3.5 BẢNG LƯƠNG CHI TIẾT CỦA NHÂN VIÊN THÁNG 12/2010 Công ty TNHH Lim Yee Bảng lương chi tiết tháng 12/2010 Mã số thẻ LY01253 Họ và tên Nguyễn Văn Trung Bộ phận Chà nhám Số tài khoản ATM 5590205953663 Ngày vào làm 21/02/2008 Lương Bao gồm Lương cơ bản 1,816,700 Phụ cấp: 740,000 +Trách nhiệm 400,000 +Phụ cấp nhà ở 50,000 +Phụ cấp thâm niên 60,000 +Chuyên cần 230,000 Lương tăng ca 1,083,033 Chấm công +Nghỉ phép năm 1 ngày + Nghỉ không phép - ngày +Tồng giờ tăng ca thường 62 giờ +Tổng giờ tăng ca CN/lễ - giờ +Tổng giờ tăng ca đêm - giờ Tổng thu nhập 3,639,733 Khấu trừ 233,504 -Trừ BHXH (6.5%) 118,086 -Trừ BHYT (1.5%) 27,251 -Trừ BHTN (1%) 18,167 -Trừ chuyên cần 70,000 -Trừ ngày nghỉ - Thực lãnh 3,406,230 Chứng từ sử dụng Để theo dõi số lượng lao động tại các bộ phận công ty sử dụng “sổ theo dõi nhân sự” căn cứ trên hợp đồng lao động đã được ký kết. Bảng chấm công Bảng lương chi tiết của từng công nhân. Tài khoản sử dụng Tài khoản 6221: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng I. Tài khoản 6222: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng II. Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế. Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp Tài khoản 3341: Chi phí lương công nhân sản xuất phân xưởng I. Tài khoản 3342: Chi phí lương nhân công sản xuất phân xưởng II. Trình tự ghi sổ: Bảng tổng hợp lương phải trả Bảng tổng hợp trích BHXH Nhật ký chung Bảng chi tiết tiền lương Bảng tổng hợp trích BHYT Sổ cái Bảng tổng hợp trích BHTN Bảng tổng hợp trích KPCĐ Cách hạch toán: Cuối tháng kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công của mỗi công nhân để tiến hành tính lương và lập phiếu lương chi tiết trong tháng cho từng công nhân. Sau khi có phiếu lương chi tiết thì kế toán sẽ lên bảng tổng hợp tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng. Ngày 31/12/2010 kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương phải trả, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của toàn bộ công nhân phân xưởng I, từ đó có bút toán ghi vào sổ nhật ký chung rồi kết chuyển sang sổ cái. Do đó kế toán có một số bút toán sau: Tổng hợp tiền lương, phụ cấp phải trả T12/2010 cho CN-SXTT. (Cột 1 & cột 2 - Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6221: 284,626,237 Có TK 334A: 284,626,237 Trích BHXH theo quy định lương T12/2010 của CNSXTT (Cột 3- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6221:35,798,798 Có TK 3383: 35,798,798 Trích BHYT theo quy định lương T12/2010 của CNSXTT (Cột 4- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6221: 6,712,275 Có TK 3384: 6,712,275 Trích BHTN theo quy định theo lương T12/2010 của CNSXTT (Cột 5- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6221: 2,237,425 Có TK 3389: 2,237,425 Trích kinh phí công đoàn T12/2010 theo qui định cho CNSXTT (Cột 6- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6221: 4,474,850 Có TK 3382: 4,474,850 Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm (Cột 7- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI) Nợ TK 6311 : 333,849,584 Có TK 6221 : 333,849,584 BẢNG 3.6 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNG I ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 BỘ PHẬN TỔNG LƯƠNG (1) PHỤ CẤP (2) BHXH (16%) (3) BHYT (3%) (4) BHTN (1%) (5) KPCĐ (2%) (6) TỔNG CỘNG (7) Cắt xén 26,828,388 8,583,749 4,292,542 804,852 268,284 536,568 41,314,382 Ghép 38,080,700 12,100,000 6,092,912 1,142,421 380,807 761,614 58,558,454 Chà nhám 95,450,400 19,500,000 15,272,064 2,863,512 954,504 1,909,008 135,949,488 Cắt biên 6,255,000 2,500,000 1,000,800 187,650 62,550 125,100 10,131,100 Qua keo 26,526,000 8,500,000 4,244,160 795,780 265,260 530,520 40,861,720 Dán biên 14,210,000 4,150,000 2,273,600 426,300 142,100 284,200 21,486,200 Cắt ván 16,392,000 5,550,000 2,622,720 491,760 163,920 327,840 25,548,240 TỔNG CỘNG 223,742,488 60,883,749 35,798,798 6,712,275 2,237,425 4,474,850 333,849,584 BẢNG 3.7 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNG II ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 BỘ PHẬN TỔNG LƯƠNG (1) PHỤ CẤP (2) BHXH (16%) (3) BHYT (3%) (4) BHTN (1%) (5) KPCĐ (2%) (6) TỔNG CỘNG (7) Xẻ, cắt gỗ 43,000,000 16,527,000 6,880,000 1,290,000 430,000 860,000 68,987,000 Lắp ráp 19,450,000 8,550,000 3,112,000 583,500 194,500 389,000 32,279,000 Nẹp viền 16,544,974 6,300,000 2,647,196 496,349 165,450 330,899 26,484,868 Đóng đinh 56,100,000 17,500,000 8,976,000 1,683,000 561,000 1,122,000 85,942,000 Dán simili 18,361,600 8,100,000 2,937,856 550,848 183,616 367,232 30,501,152 Kiểm tra kỹ thuật 16,500,000 7,500,000 2,640,144 495,027 165,009 330,018 27,631,098 TỔNG CỘNG 169,957,474 64,477,000 27,193,196 5,098,724 1,699,575 3,399,149 271,825,118 SỔ CHI TIẾT TK 6221 Tên tài khoản: Chi phí nhân viên trực tiếp sản xuất tại phân xưởng I Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS 1215 31/12/2010 K/C chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 6311 333,849,584 CTGS 1261 31/12/2010 Trích BHXH theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3383 35,798,798 CTGS 1262 31/12/2010 Trích BHYT theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3384 6,712,275 CTGS1265 31/12/2010 Trích BHTN theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3389 2,237,425 CTSG 1266 31/12/2010 Trích KPCĐ theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3382 4,474,850 CTGS 1264 31/12/2010 Phải trả tiền lương, phụ cấp tháng 12/2010-CNTTSX 3341 284,626,237 Cộng số phát sinh 333,849,584 333,849,584 ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 SỔ CHI TIẾT TK 6222 Tên tài khoản: Chi phí nhân viên trực tiếp sản xuất tại phân xưởng II Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS 1214 31/12/2010 K/C chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 6311 271,825,118 CTGS 1260 31/12/2010 Trích BHXH theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3383 27,193,196 CTGS 1259 31/12/2010 Trích BHYT theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3384 5,098,724 CTGS1268 31/12/2010 Trích BHTN theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3389 1,699,575 CTSG 1269 31/12/2010 Trích KPCĐ theo lương tháng 12/2010-CNTTSX 3382 3,399,149 CTGS 1263 31/12/2010 Phải trả tiền lương, phụ cấp tháng 12/2010 -CNTTSX 334A 234,434,474 Cộng số phát sinh 271,825,118 271,825,118 ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 3.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng TK627: Chi phí sản xuất chung, để tập hợp chi phí phát sinh tại công ty. Và sử dụng 6 tài khoản cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ thuê ngoài (điện …) TK 6278: Chi phí bắng tiền khác a. Hạch toán chi phí nhân viên Đây là các khoản lương chính, phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên tại phân xưởng. Cách tính lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. Cách tính lương của nhân viên phân xưởng cũng như cách tính lương của nhân công trực tiếp sản xuất. Cuối tháng đều có phiếu lương chi tiết cho từng nhân viên, kế toán căn cứ vào phiếu lương lên bảng tổng hợp lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của tất cả nhân viên phân xưởng Chứng từ sử dụng Bảng chấm công nhân viên Bảng chi tiết tiền lương trong tháng. Bảng tổng hợp tiền lương, phụ cấp. Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Tài khoản sử dụng Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 62711: chi phí tiền cơm phân xưởng Cách hạch toán Tương tự cách hạch toán chi phí nhân viên trực tiếp sản xuất. Phải trả tiền lương, phụ cấp T12/2010 cho CN-QLPX: Nợ TK 6271: 96,685,000 Có TK 334A: 96,685,000 Trích BHXH, BHYT theo qui định lương T12/2010 QLPX: Nợ TK 6271: 16,568,539 Có TK3383: 16,568,539 Trích BHTN theo qui định lương T12/2010 – QLPX: Nợ TK 6271: 3,250,000 Có TK 3389: 3,250,000 Trích lại tiền cơm trả cho nhà cung cấp T12/2010 Nợ TK 62711: 62,160,000 Có TK 3388CM: 62,160,000 Sổ sách kế toán minh họa. Để lập sổ chi tiết TK 6271 và sổ chi tiết TK 62711 kế toán căn cứ vào bảng chi tiết lương trong tháng, bảng tổng hợp lương phải trả, bảng tổng hợp các khoản trích theo lương. Mục đích lập sổ chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí tiền cơm nhân viên phân xưởng cho biết chi phí nhân viên trong tháng này là bao nhiêu. SỔ CHI TIẾT TK 6271 Tên tài khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS1217 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 353,003,539 CTGS1263 31/12/2010 Trích BHXH+BHYT theo quy định theo lương T12/2010-QLPX 3383 16,568,539 CTGS1266 31/12/2010 Trích BHTN theo quy định theo lương T12/2010-QLPX 3389 3,250,000 CTGS1269 31/12/2010 Trích KPCĐ T12/2010 theo quy định-QLPX 33872 6,500,000 CTGS1272 31/12/2010 Phải trả tiền lương T12/2010 CN-QLPX (CGNN) 334B 230,000,000 CTGS1275 31/12/2010 Phải trả tiền lương, phụ cấp T12/12/2010 CN-QLPX 334A 96,685,000 Cộng số phát sinh 353,003,539 353,0034,539 ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 SỔ CHI TIẾT TK 62711 Tên tài khoản: Chi phí tiền cơm nhân viên phân xưởng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS1218 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 62,160,000 CTGS1279 31/12/2010 Trích lại tiền cơm trả cho nhà cung cấp 3388CM 62,160,000 Cộng số phát sinh 62,160,000 62,160,000 Đơn vị tính: VNĐ THÁNG 12/2010 b. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị nhỏ, thời gian ngắn, số lượng ít thì được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất chung. Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho nhiều chu kỳ sản xuất có giá trị lớn thì phân bổ hai lần hoặc nhiều lần vào trong kỳ sản xuất. Cách tính chi phí phân bổ công cụ dụng cụ vào từng tháng như sau: Mức phân bổ tháng = (giá gốc CCDC/ số năm sử dụng)/12 Trong tháng 12/2010 có tất cả 4 CCDC được đưa vào chi phí tháng này do đó chi phí dài hạn phân bổ vào tháng 12 sẽ bằng tổng giá trị phân bổ của 4 CCDC. (Bảng phân bổ chi phí CCDC kèm theo- Phụ lục X) Định khoản Nợ TK 6273: 1,620,544 Có TK 2421: 1,620,544 Chứng từ sử dụng Hóa đơn mua hàng Bảng phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ dài hạn… Tài khoản sử dụng Tài khoản 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất Cách hạch toán Ngày 27/12/2010 căn cứ theo HĐ số 0146565 kí hiệu HĐ QK/2010N chuyển khoản thanh toán tiền cho công ty Ích Sai khi mua lưỡi cưa tròn các loại (Hóa đơn kèm theo-Phụ lục VII) Nợ TK 6273: 15,290,000 Nợ TK 113: 1,529,000 Có TK112: 16,819,000 Ngày 29/12/2010: Căn cứ theo chứng từ số PC006305: thanh toán tiền mua 20 dũa+ cán cho bộ phận cắt biên + 36 chai sơn xịt ván. Nợ TK6273: 1,420,000 Nợ TK113: 142,000 Có TK111: 1,562,000 Ngày 15/12/2010: căn cứ theo hóa đơn số 0139198, kí hiệu hóa đơn QX/2010N chi tiền mặt mua đá mài của công ty TNHH Tuấn Phát (Hóa đơn kèm theo- phụ lục VIII) Nợ TK 6273: 2,400,000 Nợ TK113: 240,000 Có TK 111: 2,640,000 Ngày 22/12/2010: căn cứ theo HĐ số 0103362 kí hiệu HĐ RQ/2010N chi tiền thanh toán cho công ty Hồng Thanh khi mua 97 dây đai (Hóa đơn kèm theo-Phụ lục IX) Nợ TK6273: 1,309,500 Nợ TK113: 130,950 Có TK111: 1,440,450 Ngày 31/12/2010: Căn cứ HĐ số 0053396: phải trả cho DNTN TM&DV Nhật Đông. Nợ TK6273: 886,000 Nợ TK113: 88,600 Có TK331ND: 974,600 Sổ sách kế toán minh họa Căn cứ vào hóa đơn mua hàng kế toán sẽ lập sổ chi tiết TK 6273, mục đích của việc lập sổ này cho ta biết được chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng và phân bổ vào tháng này là bao nhiêu. SỔ CHI TIẾT TK 6273 Tên tài khoản: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất ĐVT : VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có PC006237 04/12/2010 Thanh toán tiền mua 01 đế máy chà nhám vuông + 01 đế lắc 111 1,300,000 0139198 15/12/2010 Thanh toán tiền mua đá mài cho công ty Tuấn Phát 111 2,400,000 PC006305 29/12/2010 Thanh toán tiền mua 20 dũa + cán cho bộ phận cắt biên+36 chai sơn xị ván 111 1,420,000 0103362 22/12/2010 Thanh toán tiền mua dây đai cho công Hồng Thành 111 1,309,500 0146565 27/12/2010 Chuyển khoản thanh toán tiền mua lưỡi cưa các loại cho công ty Ích Sai 112 15,290,000 0053396 31/12/2010 Phải trả DNTN TM&DV Nhật Đông 2 331ND 886,000 …….. ………. ………………………… ……… ……………. CTGS1220 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 46,118,027 Cộng số phát sinh 46,118,027 46,118,027 THÁNG 12/2010 c. Chi phí khấu hao tài sản cố định Cách tính mức trích khấu hao của từng tháng: Công ty TNHH LimYee dùng phương pháp khấu hao theo đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Mức trích khấu hao từng tháng = (Nguyên giá TSCĐ/ số năm sử dụng) / 12 Chi phí khấu hao tháng 12/2010 sẽ bằng tổng trị giá khấu hao của tất cả các TSCĐ được trích trong tháng. Chứng từ sử dụng Hóa đơn mua tài sản cố định Bảng khấu hao TSCĐ Tài khoản sử dụng Tài khoản 6274: chi phí khấu hao Cách hạch toán Dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ kế toán ghi bút toán vào sổ nhật ký chung sau đó kết chuyển sang sổ cái. Nợ TK6274: 140,504,249 Có TK2141: 140,504,249 Sổ sách kế toán minh họa Chứng từ Danh mục TSCĐ Số lượng Tổng Nguyên giá Năm SD Mức KH tháng Khấu hao tháng 12 KH lũy kế đến 31/12/2010 Giá trị còn lại Số Ngày TK0230/NDT 03/10/2005 Máy xén 1 78,287,052 8 815,490 815,490 50,560,380 27,726,672 TK54/NDT 16/02/2005 Máy trét keo 1 26,783,500 8 278,995 278,995 19,529,650 7,253,850 0035566 02/11/2004 Nhà xưởng 1 3,520,018,848 25 11,733,396 11,733,396 821,337,720 2,698,681,128 ........... .......... ........ ......... .......... .......... .......... .......... ................ .......... Cộng 211.. 1,361,555,148 12,050,571 11,108,545 696,040,665 665,510,483 Phân bổ chi phí sản xuất 140,504,249 8,036,223,112 8,535,943,574 Bảng 3.8 BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐVT : VNĐ THÁNG 12/2010 SỔ CHI TIẾT TK 6274 Tên tài khoản: Chi phí khấu hao TSCĐ ĐVT: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS1221 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 140,504,249 CTGS1253 31/12/2010 Khấu hao TSCĐ vào SX 2141 140,504,249 THÁNG 12/2010 d. Chi phí dịch vụ thuê ngoài Chứng từ sử dụng Hóa đơn tiền điện, nước… Phiếu chi trong tháng Tài khoản sử dụng Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ thuê ngoài Một số nghiệp vụ cụ thể Ngày 07/12/2010 căn cứ theo chứng từ số PC006240: Thanh toán tiền phí sửa chữa, thay thế phụ tùng máy uống nước xưởng. Nợ TK 6277: 1,945,000 Nợ TK 133: 194,500 Có TK 1111: 2,139,500 Ngày 31/12/2010: Căn cứ theo chứng từ số 0099675: phải trả công ty Chen Ming Nợ TK 6277: 1,200,000 Nợ TK 133: 120,000 Có TK 331CM: 1,320,000 Ngày 31/12/2010: Căn cứ theo chứng từ số PC006315: thanh toán tiền đặt may 62 bao hút bụi phân xưởng cho công ty TNHHSX_TM_DV Phồn Thịnh. Nợ TK6277: 6,830,000 Nợ TK133: 683,000 Có TK 1111: 7,513,000 Sổ sách kế toán minh họa Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có PC006240 07/12/2010 Thanh toán tiền phí sữa chữa, thay thế phụ tùng máy uống nước xưởng cho công ty Tín Năng 111 1,945,000 PC006315 31/12/2010 Thanh toán tiền đặt may 62 bao hút bụi phân xưởng sản xuất Cho công ty TNHHSX_TM_DV Phồn Thịnh 111 6,830,000 0139297 31/12/2010 Phải trả công ty TNHH Lực Xương 331LX 9,310,000 0139298 31/12/2010 Phải trả công ty TNHH Lực Xương 331LX 6,420,000 0037644 31/12/2010 Phải trả cho cơ sở Vũ Hoàng 331VUH 720,000 …….. ………. ……………………….. ……. ………… ………….. CTGS1222 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 112,048,971 Cộng số phát sinh 112,048,971 112,048,971 SỔ CHI TIẾT TK 6277 Tên tài khoản: Chi phí dịch vụ mua ngoài ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 e. Chi phí bằng tiền khác Chứng từ sử dụng Hóa đơn Phiếu chi Tài khoản sử dụng Tài khoản 6278: chi phí bằng tiền khác. Hạch toán cụ thể: Ngày 17/12/2010: Căn cứ theo chứng từ số PC006276 :chi tiền mua 25kg Oxalic Acid cho bộ phận sản xuất. Nợ TK 6278: 450,000 Nợ TK133: 45,000 Có TK 111: 495,000 Ngày 11/12/2010 : Căn cứ theo chứng từ số PC006260 : chi tiền mua keo IP 802 cho công ty Pro-Concepes. Nợ TK 6278: 8,043,750 Nợ TK133: 804,375 Có TK 111: 8,848,125 Sổ sách kế toán minh họa SỔ CHI TIẾT TK 6278 Tên tài khoản: Chi phí bằng tiền khác ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có PC006276 17/12/2010 Chi mua 25kg Oxalic Acid cho bộ phận sản xuất 111 450,000 PC006260 11/12/2011 Chi tiền mua keo IP 803 cho công ty Pro_Concepes 111 8,043,750 CTGS1223 31/12/2010 K/C chi phí sản xuất chung 6311 8,493,750 Cộng số phát sinh 8,493,750 8,493,750 BẢNG 3.9 BẢNG TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 627 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Tài khoản Khoản mục chi phí Tổng chi phí sản xuất chung 627 Chi phí sản xuất chung 722,328,536 6271 Chi phí nhân viên 353,003,539 62711 Chi phí tiền cơm nhân viên 62,160,000 6273 Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất 46,118,027 6274 Chi phí khấu hao 140,504,249 6277 Chi phí dịch vụ thuê ngoài 112,048,971 6278 Chi phí bằng tiền khác 8,493,750 Vào cuối kỳ ngày 31/12/2010 kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho phân xưởng I: SXC PX I = (Tổng chi phí SXC / Tổng chi phí NCTT)* chi phí NCTT PX I SXC PX I = (722,328,536 / 605,674,702) * 333,849,584 = 398,149,502.46 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho PXII: SXC PXII = Tổng chi phí sản xuất chung - chi phí SXC PX I SXC PX II = 722,328,536 – 398,149,502.46 = 324,179,033.54 Sau khi đã tính được chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng kế toán ghi vào sổ nhật ký chung sau đó kết chuyển vào sổ cái. Bút toán ghi chi phí sản xuất chung vào sổ nhật ký chung: Nợ TK 6271: 398,149,502.46 Nợ TK 6272: 324,179,033.54 Có TK 627: 722,328,536 Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 6311: 398,149,502.46 Có TK 627I : 398,148,502.46 3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 3.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất. Chứng từ sử dụng Các phiếu kế toán kết chuyển chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ Các phiếu nhập kho… Tài khoản sử dụng Tài khoản 6311: Giá thành sản xuất tại phân xưởng I. Tài khoản 6312: Gía thành sản xuất tại phân xưởng II. Cách hạch toán Cuối kỳ kế toán căn cứ vào nhật ký chung để tiến hành kết chuyển tất cả chi phí tính giá thành sản phẩm. Định khoản: Nợ TK 6311: 2,019,656,882 Có TK 6211: 1,287,657,796 Có TK 6221: 333,849,584 Có TK 627I: 398,149,502.46 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6311 Tên tài khoản: Giá thành sản phẩm ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số CT Ngày CT Nợ Có CTGS1201 31/12/2010 K/c chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ 1541 - CTGS1244 31/12/2010 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6211 1,287,657,796 CTGS1245 31/12/2010 K/c chi phí nhân công trực tiếp 6221 333,849,584 CTGS1246 31/12/2010 K/c chi phí sản xuất chung 6271 398,149,502.46 CTGS1247 31/12/2010 K/c chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ 1541 - CTGS 1248 31/12/2010 Cuối kỳ, k/c giá thành sản phẩm nhập kho 6321 2,019,656,882 Cộng số phát sinh 2,019,656,882 2,019,656,882 Chú thích: CTGS…: Kế toán kí hiệu để ghi vào sổ nhật ký chung theo từng khoản mục sau đó dùng chứng từ này ghi vào sổ cái. 3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang Qui trình sản xuất kết thúc trùng với kỳ tính giá thành, những sản phẩm dở dang còn lại rất ít không đáng kể, do đó công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.5 Tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành: công ty tính giá thành theo chu kỳ hàng tháng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng phân xưởng. Phương pháp tính giá thành: công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Vì công ty không đánh giá sản phẩm dở dang nên tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm cũng chính là chi phí phát sinh trong kỳ. Giá thành của 1 qui cách SP = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí SXC Cách tính chi phí NVLTT, NCTT, SXC phân bổ cho 1 qui cách sản phẩm: Chi phí NVLTT 1 qui cách SP hoàn thành = Tổng CP NVLTT phát sinh Tổng SP hoàn thành X số lượng SP hoàn thành của 1 qui cách Chi phí NCTT 1 qui cách SP hoàn thành = Tổng CP NCTT phát sinh Tổng CP NVLTT phát sinh X Chi phí NVLTT 1 qui cách SP hoàn thành Chi phí SXC 1 qui cách SP hoàn thành = Tổng CP SXC phát sinh Tổng CP NVLTT phát sinh X Chi phí NVLTT 1 qui cách SP hoàn thành Cụ thể: Tính giá thành của sản phẩm ván ép Veneer có qui cách: Tên sản phẩm Dài Rộng Dày Số lượng hoàn thành (m2) VENEER 360.0 206.0 15.0 4.4518 Chi phí NVLTT = (1,287,657,796 / 405.7848)*4.4518 = 14,126,678.29 Chi phí NCTT = (333,849,584/1,287,657,796)* 14,126,678.84 = 3,662,610.28 Chi phí SXC =(398,149,502.46/1,287,657,796)*14,126,678.84 = 4,368,034.37 Vậy giá thành sản phẩm là: Zsp = 14,126,678.29 + 3,662,610.28 + 4,368,034.37= 22,157,331.94 Chú thích: xem tổng sản phẩm hoàn thành ở bảng 3.1 trang 39 BẢNG 3.10 BẢNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Tên sản phẩm Dài Rộng Dày Số lượng nhập NVLTT NCTT SXC Giá thành (m3 ) sản phẩm VENEER 360 206 15 4.4518 14,126,687.29 3,662,610.28 4,368,034.37 22,157,331.94 VENEER 360 584 18 1.3245 4,202,973.47 1,089,700.19 1,299,578.04 6,592,251.71 VENEER 398 221 12 3.4705 11,012,774.21 2,855,269.55 3,405,198.64 17,273,242.39 VENEER 480 185 15 4.5554 14,455,436.29 3,747,844.66 4,469,685.02 22,672,965.97 VENEER 482 203 16 15.2264 48,317,218.06 12,527,150.61 14,939,898.15 75,784,266.82 VENEER 502 350 15 3.6818 11,683,282.55 3,029,111.49 3,612,522.79 18,324,916.83 VENEER 555 359 16 20.4378 64,854,308.25 16,814,703.33 20,053,239.80 101,722,251.38 VENEER 631 396 15 4.1117 13,047,463.98 3,382,801.26 4,034,333.74 20,464,598.98 VENEER 631 396 16 46.277 146,848,624.75 38,073,277.26 45,406,246.18 230,328,148.19 HDF 632 430 15 2.0341 6,454,713.74 1,673,506.35 1,995,826.12 10,124,046.21 HDF 635 549 9 2.4473 7,765,901.84 2,013,456.61 2,401,251.30 12,180,609.74 HDF 640 414 15 9.1014 28,881,044.00 7,487,955.69 8,930,146.92 45,299,146.62 HDF 720 416 15 6.2502 19,833,465.32 5,142,200.18 6,132,595.46 31,108,260.95 HDF 730 193 15 9.1001 28,876,918.77 7,486,886.15 8,928,871.38 45,292,676.31 HDF 740 215 15 3.7707 11,965,384.73 3,102,251.80 3,699,750.04 18,767,386.57 HDF 748 465 15 4.2886 13,608,812.41 3,528,341.44 4,207,905.17 21,345,059.02 HDF 771 493 18 7.9571 25,249,890.70 6,546,510.67 7,807,378.21 39,603,779.59 HDF 790 189 18 6.2244 19,751,595.39 5,120,973.85 6,107,280.91 30,979,850.16 PB 799 376 15 4.3351 13,756,368.67 3,566,598.19 4,253,530.22 21,576,497.08 PB 829 228 16 22.4939 71,378,833.55 18,506,309.64 22,070,651.96 111,955,795.16 PB 850 221 12 6.2486 19,828,388.11 5,140,883.81 6,131,025.56 31,100,297.49 PB 903.5 1,879.00 16 8.3118 26,375,443.51 6,838,331.48 8,155,404.13 41,369,179.12 PB 907 259 16 11.024 34,981,940.04 9,069,728.13 10,816,571.04 54,868,239.21 PB 918 465 15 3.5473 11,256,480.04 2,918,454.88 3,480,553.56 17,655,488.47 PB 920 232 18 1.7827 5,656,957.96 1,466,673.11 1,749,156.49 8,872,787.56 PB 956 404 15 7.6704 24,340,119.09 6,310,635.22 7,526,072.79 38,176,827.10 PB 958 190 15 2.2307 7,078,575.26 1,835,254.22 2,188,726.87 11,102,556.35 PB 963 170 16 2.5093 7,962,643.52 2,064,465.60 2,462,084.70 12,489,193.82 PB 963 275 16 9.3473 29,661,346.89 7,690,263.94 9,171,420.03 46,523,030.87 MDF 966 482 18 11.2306 35,637,534.09 9,239,703.26 11,019,283.63 55,896,520.97 MDF 974 467 18 6.3207 20,057,179.65 5,200,202.34 6,201,768.92 31,459,150.90 MDF 1,016.00 889 25 53.6515 170,249,778.31 44,140,467.94 52,641,986.67 267,032,232.92 MDF 1,076.00 772 21 8.1638 25,905,802.08 6,716,568.08 8,010,188.92 40,632,559.07 MDF 1,178.00 518 15 4.0182 12,750,764.83 3,305,876.41 3,942,593.05 19,999,234.29 MDF 1,220.00 2,440.00 15 5.5815 17,711,511.10 4,592,043.50 5,476,477.80 27,780,032.40 MDF 1,234.00 1,230.00 21 11.5066 36,513,351.89 9,466,775.55 11,290,090.38 57,270,217.82 MDF 1,302.00 406 15 12.2427 38,849,183.36 10,072,383.94 12,012,339.83 60,933,907.12 MDF 1,312.00 416 15 12.6405 40,111,503.36 10,399,664.22 12,402,654.77 62,913,822.36 MDF 2,440.00 1,220.00 25 40.1124 127,286,789.89 33,001,502.41 39,357,640.07 199,645,932.36 MDF 2,460.00 1,220.00 18 6.1044 19,370,805.04 5,022,246.77 5,989,538.85 30,382,590.66 Tổng cộng 405.7848 1,287,657,796 333,849,584 398,149,502.46 2,019,656,882 CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE 4.1 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty. Hệ thống tài khoản kế toán: Nhận xét: hiện tại công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo QĐ 1141/TC-CĐKT ban hành ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, nhưng hiện nay BTC đã ban hành QĐ 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006, đồng thời ban hành kèm theo TT 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp trong quyết định 15. Kiến nghị: công ty nên sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC cùng với TT244/2009/TT-BTC. Sổ kế toán: Nhận xét: Đối với nhà quản lý: công ty đã sử dụng sổ sách theo dõi riêng về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công cho từng phân xưởng như vậy nhà quản lý sẽ dễ theo dõi được tình hình sử dụng nguyên vật liệu, chi phí nhân công của từng phân xưởng có hợp lý hay không so với kế hoạch sản xuất của công ty. Đối với kế toán: khi sử dụng sổ cái theo dõi riêng cho từng phân xưởng như vậy sẽ giúp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất được nhanh, gọn và giá thành cũng sẽ được tính toán chính xác. Hiện nay tại công ty chi phí sản xuất phân xưởng I và phân xưởng II được tập hợp chung trên TK 627, cuối kỳ phân bổ cho từng phân xưởng theo chi phí NCTT. Điều này làm cho chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân xưởng kém chính xác dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ kém chính xác. Kiến nghị: Khảo sát tình hình thực tế tại công ty xét thấy công ty có đủ điều kiện tập hợp chi phí SXC cho từng phân xưởng vì vậy nên theo dõi riêng để việc tính giá thành sẽ chính xác hơn.Để làm được việc này công ty nên lắp đồng hồ điện, đường truyền điện thoại, đường truyền internet riêng như vậy mới có thể quản lý được chi phí chính xác của từng phân xưởng là bao nhiêu và có biện pháp, nội quy cho phân xưởng để góp phần hạn chế sự lãng phí. Báo cáo tài chính: hiện tại việc báo cáo tài chính của công ty đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Hình thức kế toán: Nhận xét: Hiện tại công ty áp dụng hình thức nhật ký chung, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian do đó sẽ không có việc bỏ sót nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và cũng giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán vào cuối tháng. Số lượng sản phẩm của công ty khá nhiều mà hiện tại công ty sử dụng chương trình excel để tính giá thành, trong khi đó trình độ sử dụng excel của nhân viên chưa tốt như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng thông tin về chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm không kịp thời. Kiến nghị: Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán, vì với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì sử dụng phần mềm sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Hiện nay có nhiều phần mềm mà chúng ta chỉ cần nhập số liệu cần thiết vào thì phần mềm sẽ tự động tính giá thành luôn cho mình. Ví dụ: phần mềm kế toán 1A: phần mềm này có nhiều mô hình tính giá thành cho bạn chọn như: hợp đồng dịch vụ, sản phẩm công nghiệp sản xuất theo quy trình không có dở dang cuối kỳ...Phần mềm này còn hỗ trợ bạn tính khấu hao và phân bổ khấu hao trong kỳ... Hoặc phần mềm SAS INNOVA 6.8: theo dõi, tập hợp chi phí đến từng sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp như hệ số, giản đơn, phân bước, đơn hàng... Tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung...Tiêu thức phân bổ tự động hay theo chủ quan của người quản lý rất đa dạng tùy thuộc vào đặc thù của đối tượng được sản xuất và tính giá thành sản phẩm như phân bổ theo hệ số, theo chi phí nhân công... 4.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng như vậy em thấy là phù hợp với tình hình sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản trị của công ty. Về đối tượng tính giá thành: Tại PX I: vì sản phẩm ván ép của công ty có rất nhiều kích cỡ khác nhau nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm như vậy em thấy là hợp lý như thế giá thành của từng sản phẩm sẽ được chính xác. Tại PX II: cũng tương tự như PX I đối tượng tính giá thành là từng loại bàn vì công ty sản xuất nhiều loại bàn như bàn làm việc nhân viên, bàn giám đốc, bàn họp... Đánh giá sản phẩm dở dang Nhận xét:sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty rất ít vì thế theo nguyên tắc trọng yếu công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Về phương pháp tính giá thành: Nhận xét: Hiện nay công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. (Xem cách tính giá thành tại trang 77). Như vậy em thấy không hợp lý. Vì cách tính như vậy sẽ dẫn đến tình trạng giá thành đơn vị của tất cả các sản phẩm đều bằng nhau trong khi đó các sản phẩm có từng qui cách khác nhau. Kiến nghị: Trước thực tế như vậy em có kiến nghị về phương pháp tính giá thành cho công ty. Ta thấy công ty có 4 nhóm sản phẩm chính là : VENEER, HDF, MDF, PB. Nguyên vật liệu chính công ty xuất cho việc sản xuất một nhóm sản phẩm là khác nhau vì thế em sẽ tận dụng điều này sẽ dùng áp dụng phương pháp giá thành theo hệ số để tính giá thành sản phẩm cho từng qui cách sản phẩm trong nhóm. Chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng nhóm sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Bước 1:Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành = số lượng nhập*hệ số Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (tuy nhiên công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên bỏ qua bước này.) Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm Tổng giá chi phí chi phí chi phí phế liệu thành sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hồi hoàn thành dở dang phát sinh dở dang ( nếu có) trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Bước 4: Tính giá thành đơn vị chuẩn Giá thành tổng giá thành số lượng đơn vị = sản phẩm / sản phẩm sản phẩm chuẩn hoàn thành chuẩn hoàn thành Tổng giá thành giá thành số lượng hệ số sản phẩm = đơn vị * sản phẩm * sản phẩm thứ i sản phẩm chuẩn thứ i thứ i Hoàn thành trong kỳ Bước 5: Tính tổng giá thành từng sản phẩm Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm Z đơn vị tổng Z sản phẩm số lượng sản phẩm sản phẩm = thứ i / thứ i thứ i hoàn thành hoàn thành Sau đây tôi sẽ trình bày cách tính của mình. Tôi đưa bảng nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu ở trang tiếp theo để tiện cho việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong tháng được tập hợp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ. BẢNG NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 Tên NVL Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Ván lạng Anh Đào 57,000 1,258,275,000 55,022.48 1,723,556,785 18,710.24 498,032,042.57 93,312.24 2,483,799,742.43 Ván lạng A.D 0.6 29,192 920,461,741 25,022.54 788,885,619 10,801 340,548,141.43 43,413.54 1,368,799,218.57 Ván lạng Wal 19,467 632,125,176 12,565 245,771,400 10,658 292,102,326.02 21,374.00 585,794,249.98 Ván lạng Cedar 28,761 554,075,891 11,500 220,972,500 2,849.50 54,854,558.57 37,411.50 720,193,832.43 Keo 909 26,876 255,322,000 13,100 133,970,000 6,897 67,163,971.48 33,079.00 322,128,028.52 Bột trét OAK 280 13,660,330 16 912,000 15 738,462.67 281 13,833,867.33 Silicon 48 1,920,000 72 2,880,000 29 1,160,000.00 91 3,640,000.00 Chất kết dính 2,715 7,455,390 400 1,120,000 146 401,928.39 2,969.00 8,173,461.61 Sơn trám 292 12,803,394 320 14,048,000 203 8,906,589.84 409 17,944,804.16 Giấy nhám 100 4,036,600 400 15,731,000 233 9,211,702 267 10,555,898 Bột mì 10,284 95,931,690 12,000 64,980,000 1,623 11,719,604.78 20,661.00 149,192,085.22 Băng keo 12mm 1840 15,892,246 500 4,280,000 247 2,129,292.63 2,093.00 18,042,953.37 Băng keo 10mm 640 5,527,738 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG CHINH.doc