Tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo: Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thì thông tin, giáo dục, trí tuệ mới là cái tạo nên sự phồn vinh của đất nước. Chính vì vậy, giờ đây “tri thức là sự giầu có”. Trong thế kỷ 21, lợi thế so sánh sẽ do con người tạo ra. Sức mạnh trí tuệ là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế. “Lao động có kỹ năng sẽ trở thành lợi thế so sánh trong lâu dài” và “kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ 21”. Trong viễn cảnh của hoà bình và hợp tác trên phạm vi toàn cầu và khu vực, sự liên kết và hội nhập (trong cạnh tranh) đã trở thành tất yếu cho sự tồn tại và phát triển đối với tất cả các nước. Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, động lực chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là “chất xám”, là đội ngũ trí thức - nguồn nội lực quan trọng của phát triển. Như Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và do vậy trong chiến lược...
37 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thì thông tin, giáo dục, trí tuệ mới là cái tạo nên sự phồn vinh của đất nước. Chính vì vậy, giờ đây “tri thức là sự giầu có”. Trong thế kỷ 21, lợi thế so sánh sẽ do con người tạo ra. Sức mạnh trí tuệ là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế. “Lao động có kỹ năng sẽ trở thành lợi thế so sánh trong lâu dài” và “kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ 21”. Trong viễn cảnh của hoà bình và hợp tác trên phạm vi toàn cầu và khu vực, sự liên kết và hội nhập (trong cạnh tranh) đã trở thành tất yếu cho sự tồn tại và phát triển đối với tất cả các nước. Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, động lực chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là “chất xám”, là đội ngũ trí thức - nguồn nội lực quan trọng của phát triển. Như Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của mình về giáo dục đào tạo đã đề ra “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhậy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” (trích trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX).
Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo (GD - ĐT). Để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục đào tạo và đầu tư vào giáo dục đào tạo, em mạnh dạn viết đề tài “Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo”.
Đề tài của em gồm 3 phần:
Phần I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo.
Phần II: Thực trạng đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
Phần III: Một số giải pháp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo.
I. Một số vấn đề lý luận:
Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta đòi hỏi một sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt quan trọng là lĩnh vực đầu tư. Đầu tư có vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Nâng cao hiệu quả đầu tư cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội, yêu cầu phải nhận thức đúng đắn vai trò của từng nguồn lực đóng góp vào kết quả của hoạt động đầu tư. Một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình đầu tư đó là con người. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đầu tư cho con người cũng được phát triển tương ứng với vai trò và vị thế của nó. Do đó, có thể nói đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển.
1.Khái niệm đầu tư:
Đầu tư là gì?. Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hi sinh”. Từ đó có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai.
Ví dụ: một nhân viên văn phòng đã chi tổng cộng hết 5 triệu cho việc học đại học tại chức trong thời gian 4 năm.Hành động bỏ tiền ra để đi học nhằm mục đích thu được lợi ích là nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức trong tương lai lớn hơn chi phí đã bỏ ra.
2. Đầu tư giáo dục đào tạo:
Như trên đã trình bày, đầu tư cho giáo dục đào tạo là một nội dung trong đầu tư phát triển con người. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là hoạt động đầu tư cơ bản nhất. Vậy có thể hiểu đầu tư cho giáo dục đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung, cho giáo dục nói riêng. Tài sản mới có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Vì:
Con người là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất, là lực lượng sáng tạo ra xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa vai trò hàng đầu thuộc về công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kinh tế xã hội.
Nên:
Đầu tư cho giáo dục đào tạo có tác động đến:
Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nguồn lực con người là một trong các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất:
Q = f(K, L, T, R...)
Trong đó:
K: vốn.
L: lao động.
T: công nghệ.
R: tài nguyên.
Cũng như những nhân tố khác, lao động (L) là yếu tố tác động trực tiếp tới sự thay đổi của sản lượng (Q). Đầu tư vào giáo dục đào tạo làm biến đổi về chất lực lượng lao động từ đó sẽ làm thay đổi sản lượng Q.
Một sự đầu tư đúng đắn, hợp lý sẽ kéo theo sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của mặt bằng dân trí. Nhu cầu học tập, nghiên cứu được thoả mãn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy: con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn từ 9% - 10% là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với những ngành nông nghiệp, ngư nghiệp có những hạn chế về đất đai, khả năng sinh học, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5% - 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư vào giáo dục đào tạo nhằm thay đổi cơ cấu lao động từ đó làm dịch chuyển cơ câú kinh tế.
Tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dậy, học tập, nghiên cứu khoa học, phát huy tính sáng tạo trong mọi lĩnh vực, tạo đà cho ra đời những công trình khoa học có giá trị lớn.
Cân đối cơ cấu lao động, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
II. Tổng quan về giáo dục đào tạo của Việt Nam:
Thực hiện nghị quyết các đại hội VI, VII, VIII, IX của Ban chấp hành TW Đảng, những năm gần đây giáo dục đào tạo đã có những mặt tiến bộ. Mạng lưới trường học đã phát triển rộng khắp, hầu hết các xã phường trong cả nước kể cả các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đã có trường lớp để học. Số lượng học sinh tăng qua các năm ở hầu hết tất cả các cấp. Chất lượng giáo dục đào tạo được cải thiện hơn. Số lượng học sinh giỏi quốc tế ngày một tăng. Đầu tư cho giáo dục đào tạo ngày càng được chú trọng hơn kể cả đầu tư chiều rộng (tăng quy mô), chiều sâu (tăng cường thiết bị dạy, học, nghiên cứu). Có rất nhiều hình thức đào tạo mới xuất hiện như: hệ thống các trường dân lập, các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục từ xa. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi đối tượng được tham gia học tập. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo của nước ta còn rất nhiều hạn chế, yếu kém: về chất lượng, về tổ chức quản lý, về cơ cấu đào tạo. Hiện nay, ở nước ta có tình trạng: số người có bằng cấp rất nhiều nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc, hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ” đang là vấn đề nan giải cần phải được tháo gỡ.
III. Chiến lược giáo dục đào tạo:
Một số quan điểm:
Nghị quyết Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Cụ thể:
Giáo dục phải mang tính chất xã hội hoá, là sự nghiệp của toàn dân, của gia đình, các tổ chức... mọi người cần phải góp công sức, tiền của để phát triển giáo dục, quan tâm đến giáo dục. Từ đó hình thành nên môi trường thuận lợi cho giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước cấp ngân sách cho giáo dục, cho phép vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển giáo dục, tranh thủ hỗ trợ của mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Người đi học và người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp kinh phí.
Tạo nên quyền bình đẳng trước cơ hội được giáo dục của mọi người dân. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở nông thôn, miền núi, có chú ý đến các đối tượng chính sách. Miễn học phí, cấp học bổng, cho vay vốn đối với sinh viên học giỏi. Tạo nên những loại trường nội trú thích hợp đối với các đối tượng chính sách.
Trong khi nguồn lực không dồi dào, lại phải mở rộng quy mô giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá nên phải chấp nhận tình trạng không đồng đều về chất lượng. Do đó vừa mở rộng đồng thời vừa củng cố một số cơ sở đào tạo, giáo dục chất lượng cao, đào tạo đa ngành.
2.Mục tiêu:
Giáo dục đào tạo những con người phát triển toàn diện, yêu nước và có lý tưởng XHCN, có năng lực nghề nghiệp, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, có lòng ham hiểu biết và năng lực học tập suốt đời, có tư duy sáng tạo, làm chủ KHKT hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lành mạnh và sức khoẻ tốt.
Mở rộng quy mô, đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của đất nước.
Phát triển mạnh hệ thống giáo dục quốc dân và mạng lưới trường lớp, nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, tạo chuyển biến căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, củng cố và tăng cường đội ngũ giảng dậy, quản lý, hình thành một số cơ sở giáo dục đào tạo ngang tầm khu vực và tiến tới đạt trình độ quốc tế, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo. Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong giáo dục đào tạo.
Trong thời gian từ nay đến 2010 các mục tiêu ưu tiên của giáo dục đào tạo nước ta là: đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đặc biệt chú trọng nhân lực KHCN trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá), đào tạo nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ. Thực hiện và củng cố phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.
Bảng 1: Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo 1995 - 2020.
Năm
Cấp học
1995
2000
2010
2020
Học sinh tiểu học (triệu)
Tỉ lệ học sinh đi học (%)
10.05
106
11.72
103
12.3
100
14.25
100
Học sinh trung học cơ sở (triệu)
Tỉ lệ học sinh đi học (%)
3.68
50
4.91
60
7.44
78
10.94
95
Học sinh THCB và sau THCS (triệu)
Tỉ lệ học sinh đi học (%)
0.9
19
1.59
30
2.76
45
4.26
60
Sinh viên ĐH và sau THCB (triệu)
Tỉ lệ học sinh đi học (%)
0.368
5.3
0.544
7.0
1.335
15
2.575
25
Phần II: Thực trạng đầu tư giáo dục đào tạo.
I. Quy mô giáo dục đào tạo:
Nhân tố con người trong xã hội hiện đại, không thể chỉ được xem xét với tư cách là một thực thể tự nhiên xã hội và cũng không chỉ đơn thuần coi như là một sự phản ánh phẩm chất tự nhiên - “trời cho” mà cần phải nhận thức trên cơ sở phương pháp luận từ phía hệ thống quan điểm biện chứng -kinh tế học.
Con người với sức lực, trí tuệ, thể chất, phải được xây dựng, phát triển, hoàn thiện trên các nấc thang tiến hoá để thực sự là tiềm năng vô tận, là cốt lõi của những ý tưởng tốt đẹp trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nhận thức được điều này Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thể hiện qua:
Bảng 2: Số lượng học sinh sinh viên (nghìn người)
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Cấp học
91 - 92
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 - 99
1. HSPT
Trung học
12371.4
568.2
12806.7
564.2
13568.7
703.3
14587.4
862.3
14541.5
1019.5
15192.4
1155.6
15588.2
1382
15824.4
1653.6
2. THCN
106.5
107.8
119.8
155.6
170.5
172.4
164.1
177.6
3. Dạy nghề
63.8
63.2
64.9
69.8
66.4
75.1
70.6
72.2
4. ĐH & CĐ
107
136.8
157.1
203.3
297.9
509.3
662.8
682.3
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: số lượng học sinh, sinh viên có xu hướng tăng qua các năm, trong đó số lượng sinh viên ĐH tăng rất nhanh, năm 98-99 tăng hơn 6 lần so với năm 91-92. Nguyên nhân là do hình thức đào tạo ở bậc ĐH rất phong phú; nhiều trường ĐH tư, ĐH mở, dân lập được thành lập. Số lượng học sinh các trường dạy nghề nếu so với năm 86 - 87 thì năm 98 - 99 chỉ bằng 51.7% nhưng từ 93 - 94 có xu hướng tăng trở lại. Số lượng đào tạo dạy nghề không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật. Về mặt quy mô giáo dục thì mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có sự khác xa về trình độ.
Tỉ lệ phần trăm tốt nghiệp phổ thông ở thành phố và nông thôn là 47/29. Đây là mức chênh lệch khá cao vì vậy chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để rút ngắn tỉ lệ trên. Xét về quy mô ở nước ta tỉ lệ người đi học so với dân số trong độ tuổi còn khá thấp. Dù rằng quy mô giáo dục đào tạo của Việt Nam (xét về mặt biết chữ và tiểu học) ở mức trung bình, tức là ngang bằng với Thái Lan và Philippines nhưng ở bậc trung học thì Việt Nam lại ở mức thấp hơn so với các nước này. Đặc biệt ở bậc đại học thì Việt Nam ở vị trí cuối cùng.
Số lao động kỹ thuật ở Việt Nam chiếm 12% năm 1995, trong số 40.2 triệu người chỉ có 4.7 triệu là lao động có kỹ thuật.
Cùng với sự biến động của số lượng học sinh, sinh viên thì số lượng giáo viên ở các cấp có sự biến đổi theo:
Bảng 3: Số lượng giáo viên ở các cấp
Đơn vị: 1000 người
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 -99
99 - 00
Mẫu giáo
69.3
66.3
69.3
75
84.4
92.9
93.7
96.3
PT
426.6
446.4
467.4
492.7
521
565.6
604.5
614.8
THCN
10
9.7
9.6
9.4
9.3
9.8
10
Dạy nghề
6.141
6.238
6.196
6.055
6.643
6.425
6.193
CĐ & ĐH
21
21.2
21.7
22.8
23.5
24.1
26.1
Nguồn: Xử lý số liệu thống kê năm 1999.
Số lượng giáo viên ở tất cả các cấp tăng qua các năm, riêng có THCN và dạy nghề số giáo viên không tăng mà còn bị giảm. Vì vậy, trong những năm tới phải có nhận thức, đầu tư đúng đắn hơn về loại hình đào tạo này.
II. Hệ thống giáo dục:
Bảng 4: Số trường học qua các năm.
Nguồn: Xử lý số liệu trong Niên giám thống kê năm 1998.
91 - 92
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 - 99
PT
17189
17980
19164
20086
21754
22664
23286
THCN
268
271
272
265
266
239
239
247
Dạy nghề
275
185
198
182
203
239
246
CĐ & ĐH
106
108
109
109
109
109
110
123
Số lượng các trường tăng liên tục qua các năm (trừ THCN và dậy nghề) thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với tầm quan trọng của giáo dục.
Việt Nam quản lý giáo dục theo từng cấp học khác nhau, cụ thể:
Chính phủ quản lý các trường ĐH, CĐ, THCN.
Tỉnh, thành phố quản lý giáo dục trung học.
Quận, huyện quản lý giáo dục tiểu học.
Mặc dù có sự tăng lên về số lượng trường học các cấp qua các năm nhưng vẫn không đủ lớp cho học sinh; ở các tỉnh, huyện ngoại thành tình trạng học sinh phải học ca 3 vẫn tiếp diễn. ở cấp dạy nghề còn nằm trong tình trạng manh mún, thiếu tập trung, chưa có chương trình nào dành cho dạy nghề.
Về đào tạo sau đại học ở trong nước diễn ra như thế nào?
Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước không ngừng được mở rộng và phát triển:
Bảng 5: Thống kê cơ sở đào tạo sau đại học.
Nguồn: Tài chính giáo dục tháng 9 năm 2001.
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
TS Cao học
509
1058
1730
3060
3651
3444
5294
3041
4534
2747
TS NCS
316
452
596
651
1074
1258
1113
1174
576
686
713
Trong giai đoạn 1990 - 1993, cả nước có 77 cơ sở đào tạo tiến sỹ, nhưng từ 1993 - 2001 số lượng cơ sở đào tạo tiến sỹ tăng gấp 1.5 lần (từ 77 lên 113 cơ sở). Số lượng cơ sở đào tạo thạc sỹ tăng rất nhanh: từ 12 cơ sở năm 1991 lên 93 cơ sở năm 2001. Tính đến hết tháng 5 - 2001, cả nước có 141 cơ sở đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ tăng mạnh vào năm 1996 sau đó chững lại (1997).
Bảng 6: Số lượng tuyển sinh sau đại học giai đoạn 1990 - 2000.
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
TS Cao học
509
1058
1730
3060
3651
3444
5294
3041
4534
2747
TS NCS
316
452
596
651
1074
1258
1113
1174
576
686
713
Nguồn: Tài chính giáo dục tháng 9/2001.
Trong 10 năm từ 1990 - 2000, số lượng tuyển sinh cao học đã tăng hơn 11 lần (từ 509 học viên năm 1991 lên 5747 học viên năm 2000). Tuyển sinh đào tạo tiến sỹ trong thập kỷ qua có nhiều biến động, khởi đầu bằng con số 316 nghiên cứu sinh được tuyển vào năm 1990 và tăng đạt kỷ lục 1258 nghiên cứu sinh năm 1995, sau đó từ 1996 - 2000 thì số lượng giảm dần.
III. Đầu tư tài chính cho giáo dục đào tạo:
Từ trước đến nay nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập quốc dân tính trên đầu người thấp, nguồn thu ngân sách hạn chế, đầu tư từ ngân sách cho giáo dục đào tạo có tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tài chính để duy trì và phát triển các hoạt động giáo dục đào tạo. Với chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước, nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo đã có những thay đổi về cơ cấu. Theo mục 2 chương VII Luật giáo dục Việt Nam thì các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
Ngân sách Nhà nước.
Học phí, tiền đóng góp xây dựng trường lớp, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh dịch vụ của các Sở giáo dục; các khoản tài trợ khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo Luật giáo dục: Tài chính đầu tư cho giáo dục gồm 4 nguồn:
Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai: Tiền học phí thu từ người học hoặc gia đình người đi học.
Thứ ba: Thu từ đóng góp của các doanh nghiệp, công ty vào quỹ phát triển giáo
dục, từ sản xuất dịch vụ chuyển giao công nghệ của các Sở giáo dục.
Thứ tư: Các khoản đóng góp xây dựng trường, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho quỹ phát triển giáo dục.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam.
Đơn vị: %
1993
1994
1995
Tổng nguồn
100
100
100
1. Học phí
23.1
15.7
16.8
2. SX & HĐ
1.3
1.6
1.2
3. Thu khác
3.2
3.3
2.7
4. NS NN cấp
72.4
79.4
79.3
Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 1995.
Bảng 8: Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đào tạo so với GDP.
1995
1996
1997
1998
Đầu tư cho GD - ĐT (tỷ đồng)
8293
9887
11274
13217
GDP (tỷ đồng)
228892
272036
313623
361468
% so GDP
3.62
3.63
3.59
3.66
Nguồn: Niên giám thống kê năm 1998.
Đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
Theo giáo sư Gary Becker - nhà kinh tế nổi tiếng (ông được giải thưởng Nobel năm 1996) khẳng định: “sự đầu tư vào con người sẽ tạo ra thu nhập trong tương lai. Đầu tư càng nhiều bao nhiêu thì thu nhập phát sinh càng lớn bấy nhiêu”.
Trên thực tế, kinh nghiệm nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy: nước nào sớm xác định rằng muốn phát triển nguồn nhân lực như nguồn “ năng lượng” lâu dài, trước hết phải biết tái sinh nguồn “năng lượng” qua việc đầu tư ngân sách Nhà nước thoả đáng thì nước đó sẽ có những bước phát triển thực sự và bền vững.
Việc bố trí cơ cấu thu chi ngân sách Nhà nước ngày một tăng:
Nếu tính tổng vốn đầu tư chi cho giáo dục đào tạo thì ngân sách Nhà nước thường chiếm xấp xỉ 80%. Giai đoạn 1986 - 1995, mức chi ngân sách cho giáo dục ở Việt Nam còn thấp (nhỏ hơn 10% tổng chi ngân sách hàng năm). Từ 1995 trở đi tỷ lệ này được tăng dần lên.
Bảng 9: Đầu tư cho giáo dục đào tạo từ ngân sách Nhà nước.
1986
1990
1993
1995
1996
1997
1998
Chi NSNN
120
9186
39063
58000
70400
76640
89976
Chi GD - ĐT
7
735
3129
6130
7100
8100
10365
% so với chi NS
5.83
8
8
10.56
10.08
10.56
11.5
Song nếu xét về số tuyệt đối tức là: kinh phí đầu tư cho đầu học sinh, sinh viên thì hiện nay Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới.
Theo tính toán thì mức đầu tư năm 1995 cho học sinh ở nước ta như sau:
Tiểu học : 12 $/ học sinh.
Dạy nghề: 236 $/ học sinh.
Cấp II : 22 $/ học sinh.
THCN : 218 $/ học sinh.
Cấp III : 27 $/ học sinh.
Đại học: 435.5 $/ học sinh.
Trong đó tại các nước khác được UNESCO công bố (số liệu đầu tư cho tương lai của UNESCO năm 1990) mức đầu tư cho học sinh tiểu học và trung học năm 1998 là:
1883 $/ học sinh đối với các nước phát triển.
86 - 286 $/ học sinh đối với các nước đang phát triển.
55 - 70 $/ học sinh đối với các nước nghèo.
Bậc đại học ở một số nước trong khu vực chi phí này là rất lớn như Malaysia là 2700 $/ học sinh, Singgapo là 3500 $/ học sinh.
Bảng 10: Chi phí đầu tư cho 1 sinh viên ở các nhóm quốc gia.
Nguồn: Tài chính giáo dục tháng 5/ 1998
Nhóm nước
Số tiền/ sinh viên ($)
Việt Nam/ nhóm nước
Phát triển (31 nước)
6520
1/ 18
Đang phát triển (75 nước)
651
1/ 1.7
Chậm phát triển (89 nước)
422
Thailand (1977)
675
1/ 1.8
Việt Nam (1992)
370
.Hàng năm ngân sách Nhà nước Việt Nam chi cho giáo dục đào tạo bình quân 8 $/ người dân, bằng 1/ 2.7 của Phillippines, 1/ 8 của Thailand, 1/ 22 của Malaysia, 1/ 29 của Hàn Quốc.
Ngân sách chi cho giáo dục đào tạo có sự khác nhau đáng kể giữa các bậc học, cấp học và loại hình trường. ở trường dân lập, tư thục 100% chi phí do người học đóng góp. Đối với địa phương, Chinh phủ quy định cấp kinh phí giáo dục tính theo đầu người dân, đảm bảo phân bố đều ngân sách. Đối với các trường ĐH, CĐ,THCN ngân sách cấp cho các trường tính trên đầu học sinh tuyển mới hàng năm theo tỷ lệ từng trường, từng ngành học có sự khác nhau. Song việc đầu tư cho giáo dục đào tạo còn thiếu căn cứ khoa học, chưa ngang tầm, tương xứng với vai trò của giáo dục đào tạo. Cơ chế phân bổ ngân sách theo đầu người ở các địa phương là chưa hợp lý.
Ngoài các khoản đóng góp trong nước vào ngân sách, khoản viện trợ chính thức (ODA) được coi là một khoản mục có vai trò quan trọng đối với ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo và được phân bổ qua một số năm như sau:
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số ODA (nghìn $)
8860
12242
18978
57427
37796
2.Đầu tư từ ngoài nguồn ngân sách:
Như ta đã biết, nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng nền tảng vật chất cho giáo dục đào tạo nhằm tạo “cú huých” ban đầu để nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ giáo viên, những ngành nghề quan trọng, ưu tiên cho vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ may học tập. Nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả sản phẩm của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế xã hội.
2.1. Đầu tư từ nguồn thu học phí:
Nguồn thu học phí có ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội sâu sắc: Đối với nhà trường đó là khoản bù đắp một phần những chi phí quá lớn mà khả năng ngân sách Nhà nước không đài thọ đủ; đối với Nhà nước là thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo; đối với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng đồng cho sự nghiệp “Trồng người” của đất nước.
Ngày nay, xu hướng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo đang được chuyển dần từ khu vực chính phủ sang khu vực tư nhân.
Nguồn thu học phí để tái đầu tư, nếu lấy số lượng học sinh năm 1998 tạm tính với mức học phí trung bình ở các cấp học là: (cấp I không phải đóng học phí)
THCS : 5,252,144 học sinh ´ 90,000 đồng = 472.693 tỷ đồng.
THPT : 1,390,206 học sinh ´ (25,000 đồng ´ 9) = 312.796 tỷ đồng.
Dạy nghề & THCN: 21,484 học sinh ´ (100,000 ´ 10) = 214.842 tỷ đồng.
ĐH và CĐ : 671,120 học sinh ´ (160,000 ´ 10) = 1,073.792 tỷ đồng.
Như vậy, mỗi một năm tổng tiền học phí thu được là: 2.074 tỷ đồng. Đó là đối với hệ thống ở trường công lập, còn các trường dân lập, tư thục, bán công, trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề... không được quy định về mức đóng học phí và chế độ chi tiêu thống nhất.
2.2. Thu từ đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan có sử dụng lao động được đào tạo:
Chính phủ khuyến khích sự tham gia tích cực của các công ty, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc khai thác nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo. Nguồn kinh phí này được quy định trong Luật giáo dục nhưng chưa có quy định chi tiết và chưa thực hiện.
Đối với nguồn thu từ những hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, sản xuất dịch vụ của các cơ sở đào tạo chưa có quy định hướng dẫn việc đóng góp và sử dụng nhằm tái đầu tư. Hiện nay phần lớn nguồn kinh phí này được phân phối hết cho người tham gia. Hầu hết những lao động có trình độ cao ở Việt Nam đều muốn và làm việc cho công ty nước ngoài .Trong khi đó, Nhà nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức để đào tạo đội ngũ trí thức quý giá ấy nhưng lại không được sử dụng. Các tổ chức nước ngoài không mất công sức đào tạo thì lại được sử dụng. Đó là tình trạng “chẩy máu chất xám” tại chỗ của nước ta.
Nguồn vốn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:
Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 - 1999 là:
Số dự án
Tổng vốn đăng ký(triệu USD)
Vốn pháp định(triệu USD)
98
456.5
180.1
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Ngoài các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, Nhà nước ta còn giành một khoản đầu tư lớn để đào tạo những người có năng lực đi học ở nước ngoài. Việt Nam phải tranh thủ mọi cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục đào tạo.
IV. Kết quả đạt được trong đầu tư vào giáo dục đào tạo:
Phát triển ngành học giáo dục mầm non và phổ thông:
1.1. Về cơ sở vật chất:
Mạng lưới trường lớp còn nhiều khó khăn, song trong 15 năm qua đã phát triển rộng khắp và đa dạng hoá: các loại hình công lập, bán công, tư thục. Hiện nay hầu hết các xã phường đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, bình quân mỗi huyện có khoảng hai đến ba trường trung học phổ thông hoăc phổ thông trung học ( cấp 2, cấp 3).
Tính đến năm học 2000- 2001 cả nước có 8,933 trường giáo dục mầm non và 87,166 lớp, so với 1986 – 1987 tăng 31.87% về số trường (bình quân một năm tăng 1.87%) và tăng 38.23% về số lớp (bình quân một năm tăng 2.17%).
Đối với giáo dục phổ thông năm học 2000- 2001 có 24,692 trường phổ thông từ tiểu học đến trung học với 509,604 lớp, so với 1986 – 1987 tăng 79.2% về số trường, 49.53% về số lớp( bình quân mỗi năm tăng 3.96% số trường và 2.72% số lớp). Từ năm học 1995 – 1996, giáo dục phổ thông loại hình ngoài công lập phát triển mạnh, đến nay cả nước có 691 trường với 19,775 lớp, tăng 78.9% số trường và 75.77% số lớp học, so với 1986 – 1987( Bình quân mỗi năm tăng 3.96% số trường và 3.84% số lớp). Tuy nhiên tốc độ phát triển trường học, lớp học có sự khác biệt rất lớn. Năm 2000 – 2001 so với 1986 – 1987 số lớp học bậc tiểu học tăng 33.12%, bậc trung học cơ sở tăng 78.69%, bậc trung học phổ thông tăng 143.19%; tương ứng bình quân một năm tăng 1.92% số lớp bậc tiểu học, 3.96% bậc trung học cơ sở, 6.1% trung học phổ thông.
Số trường phổ thông dân tộc nội trú năm 1999 – 2000 cả nước có 344 trường phổ thông dân tộc nội trú. Số phòng phổ thông bình quân năm tăng từ 50,000 đến 60,000 phòng học. Tuy nhiên tốc độ phát triển phòng học hàng năm so với tốc độ phát triển qui mô học sinh chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên tỷ lệ lớp trên phòng học chung cả nước ở cả ba cấp học là 1.5; chất lượng phòng học phổ thông còn nhiều khó khăn: hiện cò 283,742 phòng học là nhà cấp bốn trở lên chiếm 83.83% tổng số phòng học cả nước, trong đó cấp tiểu học có 168,725 phòng chiếm 60% tổng số phòng của cấp học này.
Về đội ngũ giáo viên.
Cùng với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đội ngũ giáo viên ở các ngành học mầm non, phổ thông phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hoá.
Năm 2000 – 2001 so với năm 1986 – 1987, số giáo viên mẫu giáo có 103,306 người, tăng 47.35%( bình quân mỗi năm tăng 2.6%). Tỷ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn đào tạo trên 30%, tương ứng số giáo viên phổ thông có 661,748 người, tăng 55.29% (bình quân mỗi năm tăng 2.55%), bậc trung học cơ sở có 233,834 người tăng 63.87% ( bình quân mỗi năm tăng 3.35%), trung học phổ thông có 71,971 người tăng 80.79% ( bình quân mỗi năm tăng 4.02%). Tuy nhiên trước sự phát triển về qui mô học sinh phổ thông các cấp thì mức độ đào tạo, cung cấp giáo viên tương ứng chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là giáo viên trung học phổ thông ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng thiếu giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tất cả các cấp phổ thông theo định mức tại Quyết định 243 QĐ\CP của chính phủ vẫn liên tục xảy ra trong giai đoạn 1986 – 2000. Theo thống kê năm 1999 – 2000 cả nước thiếu 81,043 giáo viên phổ thông, trong đó 19,466 giáo viên tiểu học, 41,820 giáo viên trung học cơ sở và 19,757 giáo viên trung học phổ thông.
Về chất lượng đào tạo giáo viên năm 1999 – 2000 so với năm 1986 – 1987, số giáo viên được đào tạo chuẩn ở tất cả các cấp học đèu tăng: bậc tiểu học từ 34.54% tăng lên 77.75%, bậc trung học cơ sở từ 51.9% tăng lên 83.45%, bậc trung học phổ thông từ 89.15% tăng lên 95.56%. Tuy nhiên chất lượng đào tạo giáo viên giữa các vùng chưa đồng đều, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Về qui mô học sinh.
Trong 15 năm qua, qui mô giáo dục tăng lên nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố tự phát. Năm 2000 – 2001 cả nước có 366,698 trẻ em đi nhà trẻ giảm còn 38.77% so với năm 1986 – 1987( bình quân mỗi năm giảm 6.08%) và có 2,212,020 trẻ em đi mẫu giáo, tăng 22.33% (bình quân mỗi năm tăng 1.33%).
Về qui mô học sinh phổ thông cũng có xu thế tăng dần, riêng học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng khá nhanh vào những năm gần đây. Năm 2000- 2001 cả nước có 9,714,846 học sinh cấp tiểu học, tăng 16% so với năm 1986 – 1987( bình quân mỗi năm tăng 0.99%); song so với năm 1999 – 2000 thì giảm còn 97.09%. Nguyên nhân chủ yếu do thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình và phổ cập giáo dục tiểu học. Học sinh trung học cơ sở năm 2000 – 2001 là 5,863,604 người, tăng 82.86% ( bình quân mỗi năm tăng 4.11%), tương ứng số học sinh trung học phổ thông là 2,171,436 người tăng 138.46% (bình quân mỗi năm tăng 5.95%).
Loại hình giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập có xu hướng phát triển nhanh vào những năm gần đây. Tỷ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số từ 24.02% năm 1996 – 1997 lên 32.95% năm 1998 – 1999, 34.06% năm 1999 – 2000 và 34.34% năm 2000 – 2001.
Về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trong thời kì 1986 – 2000, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần và tỷ lệ hoàn thành cấp học ở các bậc học phổ thông tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, nhóm trẻ em nằm trong đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: như trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, lang thang, tàn tật… vẫn ít có cơ hội đến trường. Trung bình hàng năm vẫn có khoảng 1 triệu trẻ em từ 6 đến 14 tuổi chưa bao giờ được đến trường hoặc phải thôi học. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược của chương trình quốc gia trong thời gian tới.
2. Phát triển đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
2.1 Đối với đại học và cao đẳng.
Năm 2000- 2001, cả nước có 148 trường đại học, cao đẳng hệ công lập, 20 trường đại học , cao đẳng hệ dân lập bán công với 795,561 sinh viên hệ công lập và 82,809 sinh viên hệ dân lập. So với năm 1986 số sinh viên công lập tăng gấp 8.6 lần, số giáo viên công lập có 27.871 người tăng 45.06%. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa giáo viên và qui mô sinh viên không tương xứng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức của sinh viên. Đội ngũ giáo viên đại học, cao đẳng thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cường độ lao động của giáo viên quá cao ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy. Hiện nay tỷ lệ giáo viên/sinh viên là 1/40, có trường tỷ lệ này là 1/60.
. Đào tạo trung học chuyên nghiệp.
Trong 15 năm qua, đào tạo trung học chuyên nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2000, cả nước có 246 trường, giảm 46 trường (15.76%) so với năm 1986. Cùng với việc giảm số lượng trường, số lượng giáo viên cũng giảm theo: năm 1986 có 11,275 giáo viên, đến 1999 số giáo viên còn 9,612 người giảm 1,663 người (14.75%); năm 2000 số giáo viên có tăng lên chút ít nhưng cũng chỉ có 9,984 người. Nếu tính từ 1996 đến nay thì đào tạo trung học chuyên nghiệp có xu hướng tăng ( năm 1996 có 239 trường đến năm 2000 tăng thêm 7 trường). Qui mô học sinh năm 2000 có 200,148 học sinh, tăng so với 1996 và đặc biệt so với 1986 cũng tăng 47.38%.
Đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề.
Thời kỳ 1986 – 2000, số lượng trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề giảm mạnh: từ 296 trường năm 1986 đến 2000 còn 157 trường giảm 47.32% (bình quân mỗi năm giảm 4.14%). Đồng thời số học sinh dạy nghề giảm rất mạnh so với 1986; song từ 1997 đến 2000 qui mô học sinh đã tăng so với 1986. Năm 2000, số học sinh dạy nghề có 172,045 người, tăng 22.88% ( bình quân mỗi năm tăng 1.38%) so với 1986.
Có thể nói sự nghiệp đào tạo thời kỳ 1986 – 2000 có những chuyển biến bước đầu và đạt một số kết quả nhất định. Song tình trạng đào tạo nguồn nhân lực còn rất nhiều tồn tại cần được điều chỉnh giải quyết.
Phần III: giải pháp
I. Những tồn tại trong đầu tư giáo dục đào tạo.
Mất cân đối trong đào tạo.
Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu. Về chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới. Điều đó thể hiện ở nước ta còn 9% dân số mù chữ, tỷ lệ sinh viên/dân số còn thấp, tỷ lệ lao dộng qua đào tạo mới đạt gần 12%. Trong 10 năm qua, số lương học sinh được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học gia tăng nhanh chóng với tốc độ ngày càng cao. Niên khoá 1986 – 1987 có 126,600 ngàn học sinh cao đẳng đại học thì năm 1994 – 1995 có 203,000 học sinh , tăng 73.700 học sinh và với tốc độ gia tăng 60%. Trong khi đó, số học sinh được đào tạo có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ lại có xu hướng giảm dần. Năm 1986 – 1987 có 150,000 học sinh trung học chuyên nghiệp thì đến 1994 – 1995 còn 108,200 học sinh( giảm 47,800 tức giảm 34%). Đặc biệt qui mô đào tạo công nhân kỹ thuật còn giảm sút nghiêm trọng: số tuyệt đối từ năm 1986 - 1987 đến 1994 – 1995 giảm 69,900 học sinh với tốc độ giảm hơn 34%.
đại học và cao đẳng:
200,000 người
Trung học chuyên nghiệp:
100,800 người
Công nhân kỹ thuật:
69,800 người
Riêng năm 1994 – 1995: cơ cấu về số lượng học sinh đào tạo theo trình đọ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ với tỷ lệ đại học - trung học chuyên nghiệp cao gấp 1.6 lần so với học sinh được đào tạo là công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ mà thị trường yêu cầu. Nói theo cách nói của các nhà chuyên môn thì cơ cấu đào tạo về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của Việt Nam đang có dạng hình chóp ngược (như ở hình trên).
Trong tổng số người thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 có đến 1.2 % người có trình độ đại học, cao đẳng. Sinh viên ra trường không có việc làm. Trong khi đó, chỉ có 0.7% số người có trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật. Chính điều đó gây ra tình trạng lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, chưa kể các tác động xấu về mặt xã hội khác.
Do có sự phân bổ không đồng đều vốn đầu tư cho các cấp học nên đầu tư vào kx thuật dạy nghề bị giảm rất mạnh. Đây là một hạn chế phải được khắc phục.
Ví dụ: Cơ cấu bậc thợ trong ngành công nghiệp nước ta hiện nay là : thợ bậc 1 và 2 : 57.5%
Thợ bậc 3 và 4 : 38.47%
Thợ bậc 5,6,7: 3.9%
Số công nhân bậc 7 cả nước hiện nay chỉ có khoảng 4000 người, ít hơn một nửa số tiến sĩ, phó tiến sĩ
Vốn đầu tư không hợp lý
Lượng vốn đầu tư cho giáo duc đào tạo chủ yếu là ngân sách nhà nước.Do vậy, chưa đáp ứng nhu cầu về vốn cho giáo duc đào tạo. Đầu tư cho giáo duc đào tạo chưa tương ứng với vai trò của nó.
Việc phân bổ vốn đầu tư giáo dục tính cho một người dân là không hợp lý. Vì những nơi vùng sâu , vùng xa dân thưa thớt dẫn đến số vốn đầu tư là không đáng kể không đủ lực để tiến hành đầu tư. Còn những nơi dân cư đông, mức sống cao thì sẽ nhận được khoản đầu tư rất lớn.
Tình trạng phân bổ chi phí đầu tư cho một học sinh ở cấp tiểu học thấp hơn nhiều so với với các cấp học khác là không hợp lý. Đây là cấp học có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách, tư duy của mỗi con người.
Trên đây là một số bất cập về đầu tư cho giáo duc đào tạo và trên cơ sở đó, em xin nêu một số giải pháp.
II. Giải pháp.
Những mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: nhận thức, các biện pháp thực hiện, khả năng nội sinh, ngoại sinh… Tuy nhiên, việc đầu tư cho giáo duc đào tạo phải có căn cứ khoa học, căn cứ vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hay nói cách khác, phải có chiến lược đầu tư cho giáo duc đào tạo, từ đó đề ra các giải pháp:
Phải xây dựng chiến lược giáo dục đào tạo.
Chiến lược giáo dục đào tạo là hệ thống các quan điểm, các mục tiêu, các giải pháp để nhằm đạt được các mục tiêu về giáo dục đào tạo đã đề ra. Có chiến lược giáo duc đào tạo đúng đắn từ đó đề ra chiến lược đầu tư hợp lý, có khoa học.
Giải pháp về vốn .
Vốn ngân sách.
Phải tăng ngân sách cho giáo duc đào tạo ngang với mức của các nước trung bình trong khu vực hiện nay là 20% đêns 25% và sử dụng ngân sách đó một cách hợp lý nhất.
Tiến tới chi ngân sách cho giáo duc đào tạo xấp xỉ bằng 50% tổng chi đầu tư cho giáo duc đào tạo( từ trước tới nay tỷ lệ này là xấp xỉ 80%).
ở các nước phát triển phần lớn kinh phí cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học là từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Phần của nhà nước chỉ chiếm khoảng 15% đến 20%.
Vốn ngoài ngân sách.
Nền kinh tề chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đều có quyền tự do thuê mướn lao động, kể cả lao động đã qua đào tạo. Do đó, đào tạo lao động không chỉ là trách nhiệm riêng của nhà nước mà phải có phần đóng góp của các thành phần kinh tế, của mỗi gia đình, của từng cá nhân người lao động. Có thể nói, việc đóng góp kinh phí để đào tạo lao độnh của tất cả các tổ chức kinh tế, các cá nhân người sử dụng lao động là phù hợp với cơ chế hiện nay.
Nhà nước cần có qui định cụ thể về việc thu tiền đối với tất cả những ai sử sụng lao động đã qua đào tạo để bổ sung cho ngân sách giáo dục đào tạo. Trong đó, đặc biệt khuyến khích, thậm chí qui định bắt buộc sự đóng góp về tài chính của doanh nghiệp, các chủ sử dụng lao động đã qua đào tạo.
Mở rộng qui mô và hệ thồng giáo dục đào tạo bằng cách tạo ra cơ chế thị trường có cạnh tranh trong giáo dục đào tạo. Sự quan liêu của các trường công do nhà nước hoàn toàn quản lý nhiều khi dẫn đến sự hạn chế nhu cầu học tập của nhiều sinh viên muốn theo học những ngành yêu thích, hoạc muốn nâng cao trình độ để nhận học vị cao hơn. Từ bỏ dần lối giáo dục theo đẳng cấp phong kiến cho rằng: chỉ có một số ngưới mới có khả năng thành công trong học tập còn đa số cam chịu lao động chân tay nặng nhọc.
Do tài chính hạn chế, cần lựa chọn mục tiêu và chính sách phát triển thích hợp. Theo kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaysia thì trong giai đoạn này chúng ta cần ưu tiên cho giáo dục bậc tiểu học cả về qui mô và chất lượng xem đó là tiền đề để nâng cao các bậc tiếp theo, là sự chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai.
Phân bổ vốn đầu tư cho các cấp học hợp lý hơn, đặc biệt chú ý tới giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Phải có sự qui hoạch mạng lưới trường đào tạo nghề, có chương trình mục tiêu cho đào tạo nghề và tập trung vào chương trình mục tiêu chính đó là: tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề.
Các địa phương dành nguồn kinh phí cũng như quĩ đất thuận lợi nhất cho việc mở rộng và xây dựng trường dạy nghề.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, tổ chức nước ngoài đầu tư vào giáo dục đào tạo.
Thành lập quĩ quốc giavề đào tạo để trợ giúp cho các cơ sở vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển đào tạo cho người học vay vốn, sau khi đi làm sẽ hoàn trả.
Một số giải pháp khác.
Có chính sách lương thưởng ưu đãi đối với giáo viên
Có sự quản lý thống nhất về thu chi của tất cả các trường trong hệ thồng giáo dục, tránh chi lãng phí, chi không đúng mục tiêu.
Nhà nước nên khuyến khích phát triển hình thức đào tạo nâng cao ở trong nước thay thế dần việc đưa người đi đào tạo ở nước ngoài. Có thể mở rộng liên kết các cơ sở giáo dục trong nước với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Kết luận
Phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm xem xét. Con người là trung tâm của xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất xã hội. Do vậy, xây dựng phát triển con người chính là đảm bảo cho sự phát triển ổn định của mỗi nước. Như Bác Hồ đã nói:
“Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người.”
Đầu tư cho con người là đầu tư phát triển: khoảng thời gian tiến hành đầu tư và thời gian phát huy tác dụng của đầu tư là trong khoảng thời gian dài. Do đó đầu tư cho giáo dục đào tạo (nhằm phát triển con người) không phải chỉ trong thời gian ngắn sẽ cho kết quả ngay. Hay nói cách khác, đầu tư cho giáo dục đào tạo là “đầu tư cho tương lai”.
2. Phát triển đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Phần III: giải pháp
I. Những tồn tại trong đầu tư giáo dục đào tạo.
1.Mất cân đối trong đào tạo.
2.Vốn đầu tư không hợp lý
III.Giải pháp.
1.Phải xây dựng chiến lược giáo dục đào tạo.
2.Giải pháp về vốn .
3.Một số giải pháp khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69016.DOC