Tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển du lịch: MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 5
Chương 1- Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 7
1.1. Khái quát về viện Chiến lược phát triển 7
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển 7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển 8
1.1.2.1. Chức năng 8
1.1.2.2. Nhiệm vụ 9
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển 10
1.1.3.1. Hội đồng khoa học 13
1.1.3.2. Ban tổng hợp 13
1.1.3.3. Ban dự báo 13
1.1.3.4. Ban nghiên cứu các ngành sản xuất 13
1.1.3.5. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ 13
1.1.3.6. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực 15
1.1.3.7. Ban nghiên cứu phát triển vùng 15
1.1.3.8. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 15
1.1.3.9. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam 15
1.1.3.10. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển 16
1.1.3.11. Văn phòng 16
1.1.4. Các mối quan hệ của Viện chiến lược phát triển 17
1.1.4.1. Trong nước 17
1.1.4.2. Ngoài nước 17
1.1.5. Hướng hoạt động chính 19
1.2. Thực trạng đầu tư ph...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển du lịch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 5
Chương 1- Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 7
1.1. Khái quát về viện Chiến lược phát triển 7
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển 7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển 8
1.1.2.1. Chức năng 8
1.1.2.2. Nhiệm vụ 9
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển 10
1.1.3.1. Hội đồng khoa học 13
1.1.3.2. Ban tổng hợp 13
1.1.3.3. Ban dự báo 13
1.1.3.4. Ban nghiên cứu các ngành sản xuất 13
1.1.3.5. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ 13
1.1.3.6. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực 15
1.1.3.7. Ban nghiên cứu phát triển vùng 15
1.1.3.8. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 15
1.1.3.9. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam 15
1.1.3.10. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển 16
1.1.3.11. Văn phòng 16
1.1.4. Các mối quan hệ của Viện chiến lược phát triển 17
1.1.4.1. Trong nước 17
1.1.4.2. Ngoài nước 17
1.1.5. Hướng hoạt động chính 19
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 20
1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch 20
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch 22
1.2.3. Nội dung đầu tư phát triển du lịch 27
1.2.3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 27
1.2.3.2 Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch 33
1.2.3.3 Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
1.2.3.4 Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các di tích lịch sử 38
1.2.3.5 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách
du lịch 39
1.2.3.6 Thực trạng đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch 42
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển du lịch và những lợi ích
mang lại từ hoạt động này 43
1.3.1. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch 44
1.3.1.1. Nhưng kết quả đạt được 44
1.3.1.2. Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch 49
1.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 54
1.3.2. Đánh giá tổng quan từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch
mang lai 56
1.3.2.1. Lượng khách du lich: trong nước, ngoài nước 56
1.3.2.2. Doanh thu du lịch 58
1.3.2.3.Những lợi ích khác 59
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
du lịch 62
2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển
du lịch 62
2.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch từ năm 2001-2010 62
2.1.1.1 Mục tiêu tổng quát 62
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể 62
2.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 53
2.2.3. Định hướng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch và
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 64
2.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của du lịch trong
hội nhập 64
2.2.1. Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam 65
2.2.2.Những thách thức đối với du lịch Việt Nam 66
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
du lịch 68
2.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện
quy hoạch 69
2.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch 70
2.3.3. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch 71
2.3.4. Giải pháp đối với việc đầu tư khai thác các nguồn lực 72
2.3.5. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch 73
2.3.6. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch 74
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, ngành Du lịch đang góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.Vì vậy mà người ta thường nói ngành du lịch là “ngành công nghiệp không khói” thu được nhiều lợi nhuận.
Việt Nam chúng ta được dư luận quốc tế liên tục đánh giá là điểm đến thân thiện, an toàn và xếp hạng một trong những nền du lịch hấp dẫn nhất thế giới trong mười năm tới. Ngành du lịch nước nhà đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Như chúng ta đã biết sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực của thế giới, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm nay, nước ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hằng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.
Trong hội nhập WTO, ngành du lịch đứng trước nhiều thách thức. Điều đó đòi phải có một chiến lược và những giải pháp đầu tư hợp lý nhằm phát huy tối đa thế mạnh về du lịch của nước ta. Trong bài viết này tôi chỉ nêu một vài thực trạng và giải pháp để đầu tư phát triển ngành du lịch.
Chuyên đề của em gồm 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch.
Chương 2 : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch.
Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ vào sự giúp đỡ của các thầy cô cũng như sự hướng dẫn của các bộ nơi em thực tập. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ái Liên đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề, cũng qua đây em xin cảm ơn các anh chị trong Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ - Viện chiến lược phát triển đã giúp đỡ em trong quá trình thức tập, cũng như trong thời gian em làm chuyên đề. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp nên bản chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1- THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư): Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau:
Theo quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ thì Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế koạch phân vùng kinh tế được thành lập. Hai Vụ này hoạt động theo hai hướng lớn là: xây dựng kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất.
Tại nghị định số 49CP ngày 25 tháng 3 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ, ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của UỶ ban kế hoạch Nhà nước, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch.
Đến năm 1977 hội đồng chính phủ có quyết đính số 269Cp ngày 30 tháng 9 năm 1977 thành lập Uỷ ban phân vùng kinh tế Trưng ương.Bộ phận làm việc thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trưng ương là Viện phân vùng và quy hoạch thuộc uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
Tại quyết định số 69- HĐBT ngày 09 tháng 07 năm 1983 của hội đồng Bộ trưởng về việc sửu đổi, bổ sung tổ chức trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, giải thế Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn dể thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Theo văn bản số 2982- V15 ngày 12 tháng 6 năm 1984 của hội đồng Bộ trưởng quy định do vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện, Chủ nhiệm của Viện, chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà nước có thể bố trí cán bộ lãnh đạo Viện tương đương cấp tổng cục, và cán bộ lãnh đạo các Ban, Văn phòng trực thuộc Viện tương đương cấp Vụ.
Tại nghị định số 151- HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1986 của hội đồng Bộ trưởng vể việc sửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân cùng kinh tế, giải thể uỷ ban phân vùng kinh tế Trung Ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phụ trách. Đổi tênViện Phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban kế hoạch nhà nước thành Viện phân bố lực lượng sản xuất.
Thực hiện quyết định số 66-HĐBT ngày 18 thánh 4 năm 1988 của hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198-UB/TCCB ngày 19 tháng 8 năm 1988, giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và giải thể Viện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất; phân công Phó chủ nhiêm Uỷ ban trực tiếp làm Viện trưởng.
Theo nghị định số 89/CP ngày 12 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ mày của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 116 UB-TCCB ngày 01 tháng 10 năm 1994 đổi tên Viện kế hoạch và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển, có vị trí tương đương tổng cục loại I, và quyết định số 169 UB/TCCB-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ máy của Viện chiến lược phát triển.Viện là một đơn vị sự nghiệp, có vị trí tương đương với tổng cục loại I, hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo phân cấp của Bộ kế hoạch đầu tư.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện chiến lược.
1.1.2.1. Chức năng
- Nghiên cứu các và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ
- Nghiên cứu và xây dựng các đề án cề chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước đã được phê duyệt.
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
- Tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học
Ngoài các chức năng trên thì Viện chiến lược phát triển thực hiện chức năng giúp việc cho Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm thưo quyết định só 20/2004/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2004 của thủ tướng chính phủ.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, phối hợp với các đơn vị trong Bộ, các ngành, các địa phương thì viện có nhiệm vụ: Tổ chức nghiêm cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu để xây dựng và soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ, quy hoạch dầu tư của cả nước.
- Trên cơ sở chiến lược và phát triển kinh tế - xã hội, Viện chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình phát triển và các dự án lớn, tham gia xây dựng hướng kế hoạch 5 năm, tham gia luận chứng và thẩm định các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước.
- Làm đầu mối trong Bộ kế hoạch và đầu tư về công tác nghiên vứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tham gia xet duyệt quy hoạch và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch kinh tế - xã hội. Phối hợp với các đơn vị trong Bộ kế hoạch và đầu tư để cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch phát triển, quy hoạch đầu tư trong các kế hoạch đầu tư trong các kế hoạch của Nhà nước.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và các phương pháp xây dựng chiến lược và các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành và địa phương.
-Nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế- xã hội, thu nhập, phân tích, xử lý các thông tin kinh tế- xã hội trong và ngoài nước để phục vụ cho việc nghiên cứu và quản lý kinh tế.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và đào tạo cán bộ (kể cả cán bộ trên đại học khi có điều kiện và theo quy chế nhà nước) về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện và thực hiênh những nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư giao.
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển.
Viện Chiến lược phát triển có hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực thuộc: Ban tổng hợp; ban dự báo; ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất; ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ; ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội; ban nghiên cứu phát triển vùng; ban nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng; Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển; Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam và văn phòng
Hiện nay, Viện có 02 phó giáo sư, 26 tiến sỹ, 12 thạc sỹ và 60 cử nhân.
Viện trưởng
Hội đồng khoa học
Các phó viện trưởng
Ban tổng hợp
Ban dự báo
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Ban nghiên cứu phát triển nguồn lực và các vấn đề xã hội
Ban nghiên cứu phát triển vùng
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển
Văn phòng
Chư
1.1.3.1 Hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá nghiên cứu khoa học của Viện.
1.1.3.2 Ban tổng hợp
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
1.1.3.3 Ban dự báo
Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường, liên kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam.
1.1.3.4 Ban nghiên cứu các nghành sản xuất.
Nghiên cứu, tổng hơph các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên pham vụ cả nước và các vùng lãnh thổ.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý nàh nước đôic vối công tác quy hoạch các ngành sản xuất.
1.1.3.5 Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ.
- Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ trên cả nước. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của các ngành dịch vụ.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức
* Lãnh đạo ban.
- Trưởng ban: Chỉ đạo chung, nghiên cứu lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ.
* Nhóm nghiên cứu:
- Nghiên cứu phục vụ xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ
- Nghiên cứu phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của các vùng kinh tế, tham mưu tư vấn xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ cho các tỉnh thành trong cả nước.
Các lĩnh vực dịch vụ Ban phụ trách nghiên cứu:
+ Khoa học công nghệ
+ Giáo dục
+ Giao thông vận tải
+ Bưu chính viễn thông
+ Thương mại
+ Tài chính ngân hàng
+ Du lịch
+ Và một số ngành dịch vụ khác...
1.1.3.6 Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã
hội.
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiển lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan tới quản lý nhà nước về công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
1.1.3.7 Ban nghiên cứu phát triển vùng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ (trong đó có vùng kinh tế xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, các tam giác phát triển, các vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo)
Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng lãnh thổ, tỉnh. Xây dựng hệ thống các bản đồi quy hoạch phục vụ công tác lập quy hoạch.
1.1.3.8 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiên lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan.
1.1.3.9 Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ở Nam Bộ;
Tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế cho các tỉnh Nam Bộ. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh và các vùng ở Nam Bộ.
Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công.
Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: Phòng nghiên cứu Đông Nam Bộ; Phòng nghiên cứu Đồng bằng Sông Cửu Long; Phòng nghiên cứu tổng hợp và thông tin, bản đồ và Phòng hành chính quản trị.
1.1.3.10 Trung tâm thông tin tư liệu, Đào tạo và tư vấn phát triển
Tổ chức đào tạo cán bộ trình độ tiến sỹ về các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển khinh tế xã hội cho các ngành các điạ phương.
Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (đối với cả trong nước và quốc tế).
Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển
Trung tâm thông tinh tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển có 4 phòng: Phòng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Phòng tư vấn phát triển; Phòng thông tin tư liệu và phòng hành chính quản trị.
1.1.3.11 Văn phòng
Tổng hợp, xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện.
Thực hiện các công tác tổ chức và nhân sự; hành chính, quản trị, thư viện- tư liệu, lưu trữ và lễ tân; quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện.
Đầu mối tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện.
Văn phòng Viện có 4 phòng: Phòng hành chính; Phòng kế hoạch tổng hợp; Phòng tài vụ và phòng quản trị và quản lý xe.
1.1.4. Các mối quan hệ của Viện
1.1.4.1 Trong nước
Viện có mối quan hệ với các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các sở kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương trong các lĩnh vực:
- Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
- Trao đổi thông tin, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.
1.1.4.2 Ngoài nước
Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiểu nước và tổ chức quốc tế:
-Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc (UNIDO), trung tâm phát triển vùng của liên hiệp quốc (UNCRD).
- Ngân hàng phát triên châu Á (ADB): nghiên cứu quy hoạch về năng lượng, chiên lược phát triển miền Trung Việt Nam.
- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): nghiên cứu quy hoạch 4 tỉnh miền Trung, khu đô thị mới Hoà Lạc- Xuân Mai.
- Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA): tăng cường năng lực nghiên cứu uy hoạch và quản lý vùng vùng biển và ven biển, nghiên cứ một số đề án kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
- Viện phát triển quốc tế Harvard (HIID) của Mỹ: nghiên cứ các vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
- Viện phát triển Hàn Quốc (KDI): tăng cường năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo kinh tế.
- Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng (DATAR) của Pháp: nghiên cứu quy hoạch vùng.
- Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada: nghiên cứu quản lý phát triển vùng ở Việt Nam.
- Quỹ NIPPON ( Nhật Bản) và viện nghiên cứu Nhật Bạn (JRI): nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam.
- Trường đại học kinh tế Stockholm (SSE) Thụy Điển: nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, đầu tư và phát triển nông thôn.
- Trường đại học Thammasat Thái Lan: nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ.
- Quỹ hoà bình Sasakawa (SPF) Nhật Bản: nghiên cứu kinh tế thị trường, đào tạo cán bộ và liên kết mô hình dự báo kinh tế Việt Nam- ASEAN.
- Quỹ động vật hoang dã (WWF): nghiên cứu về mội trường.
- Quỹ Hans Seidel (CHLB Đức): nghiên cứu về cải cách kinh tế.
- Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF) Pháp về Diễn đàn kinh tế, tài chính để đối thoại và trao đổi giữa Việt Nam và Pháp.
- Uỷ ban Kế hoạch và hợp tác Lào: xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam- Lào, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Lào cà các tỉnh Khăm Muôn, Viêng Chăn, thành phố Viêng Chăn.
Và một số tổ chức khoa hoc khác ở các nước.
1.1.5. Hướng hoạt động chính.
Trong thời gian tới Viện chiến lược tiếp tục duy trì và tập trung vào những hoạt động sau:
- Duy trì các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua.
- Mở rộng các mối liên kết với các Viện chiến lược phát triển có cùng chức năng trong nước cũng như trên thế giới
- Tăng cường trao đổi hợp tác giữa các bộ phận, Ban trong Viện với nhau.
- Hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm thông qua các dự án, trao đổi các bộ, hỗ trợ đào tạo.
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo giữa các Bộ, Ngành trong cả nước để đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục vụ cho công tác dự báo.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các quá trình xử lý, phân tích thông tin.
1.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cho ngành du lịch có những bước nhảy đáng kể cả về chất lẫn về lượng. Hoạt động đầu tư vào du lịch không những chỉ chú trọng vào cải tạo cơ sở hạ tầng mà còn thêm nhiều lĩnh vực khác với mục đích đưa du lịch thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Để có thể phát triển du lịch chúng ta thu hút rất nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có nguồn vốn do chính phủ tài trợ, có nguồn vốn do tư nhân cũng có nguồn vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch thường tăng qua các năm và chiếm khoảng 43% trong tổng số đầu tư vào các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển phân theo các ngành kinh tế .
(Đơn vị: Tỷ VN đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông-lâm- thuỷ sản
16414,8
17448,1
19575,5
23300
28400
29365,6
Công nghiệp- Xây dựng
72249
84294
95643,6
113800
138700
153083,2
Dịch vụ
81832,2
97362,4
116397,1
137900
167900
181818,9
Du lịch
35187,9
41865,8
50050,8
59297
72197
78082,1
Tốc độ tăng vốn đầu tư du lịch (%)
20,64
21,03
15,56
21,56
22,07
23,57
( Nguồn: Thời báo kinh tế- Kinh tế 2006- 2007)
Nói chung lượng vốn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng là nguồn vốn Chính phủ, lượng vốn này có xu hướng tăng dần theo hằng năm do nhu cầu phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chung. Trong 6 năm qua, chính phủ đã cung cấp 2748 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ một lượng vốn nhất định cho quảng bá, xúc tiến du lịch, thế nhưng lượng vốn này chỉ phân bổ từ năm 2005 trở đi với vốn cho năm 2005 là 15,6 tỷ, năm 2006 là 18,9 tỷ.
Tuy nguồn vốn trên còn rất hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cả nước cũng như của các địa phương có dự án, nhưng là nguồn vốn kích thích thu hút được hàng nghìn tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như các lĩnh vực khác liên quan đến du lịch.
Bên cạnh việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế thì ngành du lịch cũng vận động được nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hơn 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực, gần 400 triệu USD từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đằng ký vào lĩnh vực kinh doanh du lịch năm 2006, đưa tổng số vốn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch lên tới 5,2 tỷ USD và số dự án là trên 200 dự án. Hầu hết các dự án của nước ngoài tập trung vào phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch chỉ rất ít các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng chỉ có dự án ở Hòn Ngọc Việt, chủ đầu tư đã đầu tư một cầu cảng để đón khách du lịch quốc tế khi đến với khu du lịch vui chơi giải trí này bằng đường thuỷ.
Như vậy, từ những số liệu khái quát trên cho ta thấy được rằng du lịch nước nhà đang trên đà phát triển. Tuy số vốn đầu tư vào còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có những cũng có những biểu hiện tích cực cụ thể như chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nâng lên, số dự án có lượng vốn đầu tư cao tăng lên…., đó là một dấu hiệu tương đối tốt cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa vị thế du lịch Việt Nam? Làm thế nào để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch? tất cả những câu hỏi đó đòi hỏi nhà các nhà quản lý phải có những biện pháp đầu tư hợp lý đối với nguồn vốn nhà nước, phải có những quy hoạch cụ thể về du lịch, phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch mà vẫn duy trì mục tiêu phát triển bền vững.
1.2.2. Cơ cầu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư vào du lịch được thực hiện bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn vốn như : vốn ngân sách cấp, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh trong và ngoài nước, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ lệ các nguồn vốn từng năm khác nhau nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ cao qua từng năm.
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước.
Về nguồn vốn đầu tư trong nước cho lĩnh vực du lịch thường là các dự án liên doanh với phía nước ngoài, Việt Nam chỉ đóng góp một phần vốn góp. Nếu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ yếu tập trung vào hỗ trợ xây dựng hạ tầng du lịch. Lượng vốn từ ngân sách hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng trong 6 năm qua là 2748 tỷ đồng và cụ thể qua các năm như sau:
Bảng 3: Vốn ngân sách dùng cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
( Đơn vị: tỷVNđồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Lượng vốn
266
380
450
500
550
620
Số tỉnh, thành phố được hỗ trợ vốn
13
37
43
53
58
62
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Đối với nguồn vốn tư nhân.
Trong những năm gần đây số dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân tăng lên rõ rệt. Tổng vốn đầu tư cho một dự án có thể từ vài chục triệu cho đến vài triệu dolarr tập trung tại các khu du lịch trọng điểm như: Quảng Nam với dự án xây dựng khu du lịch Điện Ngọc- thế kỷ 21lên tới 200 tỷ đồng của công ty cổ phần Thế kỷ, Đà Nẵng với dự án xây dựng khu nghỉ mát biển Xuân Thiều lên tới 80 tỷ đồng hay hơn 900 triểu USD xây dựng khu du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu…Từ những dự án trên ta thấy thành phần kinh tế tư nhân rất quan tâm đến sự phát triển du lịch và du lịch biển vẫn là thế mạnh của du lịch Việt Nam vì hầu hết các dự án đều tập trung vào khai thác biển, chỉ có một số dự án mới đi theo hướng mới như xây dựng khu nuôi thú ở Đồng Tháp lên tới 50 tỷ đồng, hay khu vui chơi giải trí tại Bến Tre.
Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đây là nguồn có tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn đầu tư phát triển du lịch (chiếm trên 50% trong tổng số đầu tư phát triển du lịch tại Việt Nam ).
Sau khi luật đầu tư ra đời thì các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước nhà. Hầu hết lượng vốn đầu tư vào du lịch tập trung vào nhà hàng- khách sạn. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với một ngành đang chuyển mình mạnh mẽ trong hội nhập như ngành du lịch nước ta. Đến hết năm 2006 có hơn 200 dự án đầu tư vào du lịch đưa tổng số vốn đầu tư trực tiếp lên tới 5,2 tỷ USD trong đó nổi bật là dự án nghỉ mát đa năng Dankia- suối vàng thuộc thành phố Đà Lạt lên tới 1,2 tỷ USD do 4 tập đoàn lớn của Nhật Bản liên doanh đầu tư. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi, giải trí nhìn chung là còn hạn chế, chúng ta chưa thu hút được nhiều vốn tập trung vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, khi đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy phần lớn vốn đầu tư vào du lịch tập trung vào cơ sở lưu trú, khách sạn nhà hàng mà không chú trọng đầu tư vào các dịch vụ bổ sung cho du khách như vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm hàng lưu niệm. Lượng vốn đầu tư cho khách sạn nhà hàng tăng nhanh qua các năm: Từ 2975 tỷ đồng năm 2001 lên đến 5900 tỷ đồng năm 2005.
Mà theo thống kê thì chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế cho việc ăn uống và nghỉ ngơi có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 4: Bảng chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế.
Năm
2003
2005
2006
Bình quân chung
74,6 (USD)
76,4 (USD)
78,8 (USD)
Thuê phòng
20,8
19,2
18,6
Ăn uống
12,6
14
16
Đi lại tại Việt Nam
10,9
14,3
16,6
Thăm quan
5,6
5,8
6,6
Mua hàng hoá
10,9
12,7
14
Vui chơi giải trí
4,7
4,1
4,2
Y tế
0,9
1,1
1,3
Chi phí khác
7,2
5,2
5,1
( Nguồn tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu trên ta thấy chi tiêu của khách dành cho lưu trú ngày càng giảm, năm 2003 chiếm 28%, năm 2005 là 25%, đến năm 2006 là 23,6%. Trong khi đó thì chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung khác ngày càng phát triển, dịch vụ lữ hành vận chuyển khách tăng từ 14,6% năm 2003 lên tới 18,7% năm 2005 và 21,1% năm 2006. Đặc biệt nhu cầu vui chơi giải trí tăng rất nhanh, nếu như trước đây tỷ lệ giữa dịch vụ cơ bản cua du lịch và dịch vụ bổ sung là 7/3 thì hiện nay con số này đã có sự cân bằng đáng kể, người đi du lịch bây giờ không còn hứng thú với hình thức du lịch nghỉ ngơi hoàn toàn nữa mà họ ưa thích loại hình du lịch mang hơi hướng của sự vận động. Thế nhưng, vốn đầu tư vào dịch vụ bổ sung cho du lịch ở nước ta còn thiếu rất nhiều, lượng vốn dung để đầu tư cho khu vui chơi giải trí chủ yếu là nhờ vào ngân sách nhà nước, không đủ đáp ứng được nhu cầu.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch, thế nhưng lượng vốn của ngân sách nhà nước đầu tư cho nhân lực du lịch là rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn vốn viên trợ chính thức hoặc của các tổ chức phí chính phủ như liên minh châu Âu, vốn tài trợ của Nhật Bản.
Mặc dù xác định công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đưa thông tin du lịch đến thị trường trong và ngoài nước là một vấn đề hết sức cần thiết, thế nhưng số vốn đầu tư cho công tác này còn rất ít, không được quan tâm nhiều, số liệu không được tổng hợp một cách rõ ràng, hoạt động còn mang tính manh mún không chuyên nghiệp. Thực trạng cho thấy các dự án thành lập các công ty chuyên xúc tiến, quảng bá du lịch và làm dịch vụ du lịch chưa nhiều, chỉ mới được chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên vốn đầu tư của các doanh nghiệp này rất nhỏ, thường là nguồn vốn liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra thì tổng cục du lịch cũng có đầu tư một phần kinh phí cho việc xúc tiến quảng bá du lịch nhưng số vốn còn rất nhỏ, khó có thể đủ để quảng bá rộng rãi,ngân sách từ Trưng ương chi cho hoạt động xúc tiến du lịch năm 2005 là 15,6 tỷ đồng, năm 2006 là 18,9 tỷ đồng.
Trong khi đó lượng vốn đầu tư cho phát triển du lịch dành cho phát triển các khu lưu trú chiếm rất lớn.Sự phát triển tự phát, không có quy hoạch đã dẫn đến hàng loạt các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mi ni chất lượng không tốt ra đời, trong đó thiếu các khách sạn có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao. Tuy bước đầu giải quyết được tạm thời nhu cầu ăn nghỉ cho khách, nhưng về lâu dài đây là một trở ngại khó khắc phục.
Từ những thực trạng trên, chúng ta nhận thấy rằng, nếu vốn đầu tư không được phân bổ một cách hợp lý hơn, việc sử dụng vốn không được quản lý chặt chẽ hơn trong các năm tới thì sẽ không thể đáp ứng được như cầu ngày càng cao của du khách, giảm hiệu quả đầu tư phát triển du lịch, giảm sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
1.2.3. Nội dung phát triển du lịch
1.2.3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch bao gồm cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng ,các cơ sở vui chơi giải trí….
Hiện trạng đầu tư vào cơ sở lưu trú
Về nguồn vốn đầu tư vào khách sạn chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài hoặc là vốn liên doanh với nước ngoài. Nhìn chung lượng vốn đầu tư vào khách sạn qua các năm tăng nhưng nhưng tỷ lệ tăng vốn qua các năm thì lại giảm, tuy nhiên nó vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển du lịch. Điều này thể hiện qua bảng 4:
Bảng 5: Thể hiện lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực khách sạn du lịch.
( Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng vốn đầu tư cho khách sạn- nhà hàng
4453
2975
3837
4095
4800
6400
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Tuy tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực khách sạn du lịch giảm qua các năm nhưng lượng vốn dành cho việc phát triển các nhà hàng khách sạn quốc tế lại tăng. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Thể hiện vốn đầu tư cho khách sạn quốc tế
(Đơn vị triệu USD)
Loại khách sạn
Năm 2000
Năm 2005
Dự đoán năm2010
Số phòng cần có thêm
Số vốn cần đầu tư
Số phòng cần có thêm
Số vốn cần đầu tư
Số phòng cần có thêm
Số vốn cần đầu tư
5 sao
2
260
1.7
221
1.9
247
4 sao
3.1
310
2.4
240
2.7
270
3 sao
3.5
262.5
2.4
180
1.9
217.5
2 sao
3
180
2
120
2.2
132
1 sao
3.43
137.2
1.91
76.4
2.13
85.2
Cộng
15.03
1149.7
10.41
837.4
10.83
951.7
( Nguồn Bộ Kế hoạch- Đầu tư)
Từ bảng số liệu cho thấy xu hướng đầu tư vào khách sạn 5 sao ngày càng tăng thể hiện qua số vốn đầu tư vào, điều này chứng tỏ rằng chúng ta còn thiếu rất nhiều khách sạn cao cấp với kỹ thuật hiện đại và những dịch vụ bổ trợ như giặt là,sửa chữa một số đồ dùng của khách. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có hướng đầu tư phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú tăng doanh thu cho du lịch nước nhà
Về số lượng các khách sạn du lịch được đầu tư xây dựng, số lượng các khách sạn ngày càng tăng nhưng tại một số khách sạn vẫn xây ra tình trạng thiếu phòng, một số khách sạn xẩy ra tình trạng thừa phòng. Sở dĩ như vậy vì số khách sạn từ 3-5 sao ở nước ta quá ít so với nhu cầu sử dụng phòng của khách. Hiện nay cả nước có hơn 500 khách sạn từ 1-5 sao, trong đó số khách sạn từ 3-5 sao chỉ khoảng 175 khách sạn (chiếm 35%tổng số khách sạn được xếp hạng sao) chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng thiếu phòng chất lượng cao thừa phòng chất lượng thấp xẩy ra rất nhiều. Điều này không những gây thịêt hại cho các công ty lữ hành mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch của Việt Nam. Một lý do lớn gây ra hiện tượng trên đó là việc quy hoạch xây dựng các khách sạn không cụ thể, lượng vốn đầu tư còn rải rác, không tập trung.
Xét về kiến trúc trong đầu tư xây dựng các khách sạn ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Thời gian qua có nhiều nhà hàng khách sạn được đầu tư xây dựng ồ ạt trong đó một số dự án chưa hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hoá địa phương. Ví du như ở thành phố Huế hay ở Hà Nội có hàng loạt khách sạn tư nhân với kiến trúc tuỳ tiện, không phải là sự kết hợp giữa kiến trúc Á, Âu mà là sự lai căng giữa nhiều phong cách kiến trúc khác nhau không phù hợp với một đô thị nghiêng về bề dày văn hoá gây phản cảm cho mỹ quan đô thị rất nhiều.
Thực tế hiện nay cho thấy, trừ những khách sạn được liên doanh với nước ngoài thì hầu hết các khách sạn ở Việt Nam thường được phát triển từ nhà hàng, nhà nghỉ phục vụ nội bộ sang kinh doanh khách sạn vì thế mà quy mô nhỏ và chưa có sự đồng bộ về trang thiết bị tiện nghi. Nhiều khách sạn uy tín được trang bị tịên nghi tương đối đồng bộ và hiện đại nhưng hệ thống dịch vụ bổ sung thì rất nghèo nàn, đơn điệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách. Ngoài các khách sạn lớn thì phần đa các khách sạn ở nước ta chỉ đáp ứng nhu cầu ăn và ngủ của khách du lịch.
Thấy được những điểm yếu trong vấn đề lưu trú của nước ta, có rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng khách sạn trong thời gian gần đây. Tại thành phố Hồ Chí Minh một tổ hợp khách sạn-căn hộ-trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư 200 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc làm chủ đầu tư cũng dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng. Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD.
Nếu trước đây chỉ có sự đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì nay ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Cách đây vài tháng, Quỹ VinaCapital đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Trước đó, Quĩ VinaLand cũng đã mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội.
Ngoài đầu tư vào nhà hàng, khách sạn một cách riêng lẻ những năm gần đây khi lượng khách theo hình thức MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị) từ các nước trên thế giới đến Viết Nam ngày càng đông thì các dự án đầu tư vào khách sạn kết hợp khu vui chơi giải trí hoặc các khu vui chơi giải trí ngày càng tăng. Du lịch điểm hẹn - MICE đang là thị trường mới. Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa làm việc, thương thảo với giải trí, nghỉ ngơi và khám phá. MICE là 4 chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh: Meeting - Incentive - Convention - Exhabition. Đó là những hoạt động giao lưu, gặp gỡ hay hội nhập (Meeting); là nơi vinh danh, khen thưởng hay phát động (Incentive); là nơi hội thảo, hội nghị hay hội họp (Convention/ Conference); và là nơi triển lãm, trình bày hay trình diễn (Exhabition). Du khách MICE thường kết hợp làm việc, hội họp và kinh doanh, với việc tham quan thắng cảnh, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử và dân tộc. Về phong cảnh tự nhiên, đất nước ta nổi tiếng với 2 di sản thiên nhiên, 3 di sản văn hoá và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Hiện nước ta có hai sân bay quốc tế lớn, hàng loạt sân bay và hệ thống giao thông nội địa do đó đầu tư vào loại hình du lịch MICE đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Nó không những giúp chúng ta trực tiếp thu ngoại tệ mà còn giúp chúng ta cải thiện hình ảnh của ngành du lịch nước nhà trong mắt du khách về khả năng đáp ứng các nhu cầu.
Hiện trạng đầu tư vào các cơ sở vui chơi, giải trí.
Nói đến các cơ sở vui chơi giải trí chúng ta phải nói đến hệ thống các công viên. Có thể nói nước ta hiện nay số công viên dành cho vui chơi không phải là quá thiếu. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng các công viên hầu như chưa hấp dẫn được khách du lịch.
Tình trạng các công viên, các điểm chơi trong công viên xuống cấp, phát sinh nhiều tệ nạn là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều công viên đẹp ở thủ đô Hà Nội- một thủ đô được mệnh danh là điểm đến an toàn đang đối mặt với tình trạng mại dâm, nghiên hút diễn ra công khai. Hay ở các công viên tại các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng tình trạng quán các quán cafe trong công viên kinh doanh không lành mạnh đã làm mất đi mỹ quan vốn có của nơi công cộng.
Tiếp theo là các công viên kết hợp với khu vui chơi giải trí do các doanh nghiệp quản lý như: công viên Đầm Sen( thành phố Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư lên tới 40 triệu USD, đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm quan trong ngày, công viên này đã đầu tư rất nhiều trò chơi hấp dẫn như tàu đụng, tàu đu, các trò cảm giác mạnh lên tới hàng triệu USD, đặc biệt là việc xây dựng biển nhân tạo phục vụ cho du khách nội địa không có thời gian đi chơi biển ngắn ngày rất thu hút được khách, công viên nước Hồ Tây với diện tích 6,4ha, vốn đầu tư 150 tỷ đồng do côg ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội- là chủ đầu tư, quản lý nhiều trò chơi mới lạ thu hút nhiều khách, có ngày lên tới 30000 người tới đây làm phát sinh tình trạng quá tải, thế nhưng vẫn có những ngày công viên này không có một người khách. Và còn nhiều công viên nữa đang hoạt động khắp trên 64 tỉnh, thành phố. Nhìn chung, các công viên này tuy đã phát huy được môt phần ý nghĩa của công viên thế những vẫn chưa được đầu tư một cách có hiệu quả để thu hút du khách. Các khu vui chơi giả trí chất lượng cao còn quá ít, thiết bị vui chơi còn nghèo nàn, triển khai chưa đẹp, độ bền chưa cao, chưa có mô hình quản lý chúng, hiện đang phân tán, khó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương và khách du lịch.
Xây dựng các khu vui chơi giải trí chất lượng là rất quan trong trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, thế nhưng thường xuyên cải tạo, nâng cấp để các khu vui chơi giải trí đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ còn quan trọng hơn. Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 đã nêu rõ phải tăng cường hơn nữa đầu tư phát triển các khu vui chơi, giải trí với hai mục đích quan trọng: Thứ nhất, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hoá xã hội của nhân dân nhất là những ngày nghỉ cuối tuần, khách du lịch trong và ngoài nước, Thứ hai, việc phát triển các khu vui chơi này tạo điều kiện thuận lợi cho các daonh nghiệp du lịch xây dựng các tour, các chương trình du lịch đặc sắc liên kết giữa các tỉnh với nhau.
Ngoài xây dựng các công viên giải trí thì các dịch vụ vui chơi gắn liền với khách sạn cũng được ngày càng phát triển ở các tỉnh có tiềm năng du lịch. Hàng loạt các dự án du lịch được xây dựng thiết kế theo mô hình khách sạn kết hợp với khu vui chơi giải trí ra đời như khu du lịch Hòn Ngọc Việt- ở Nha Trang đây là khu vui chơi với hơn 4 dự án lớn nhỏ, tổng số vốn đầu tư cho khu nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng cầu cảng lên tới 1755 tỷ đồng; dự án khu du lịch và giải trí quốc tế liên doanh giữa Công ty Silver Shores (Mỹ) và Công ty Hoàng Đạt (Việt Nam) tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 86 triệu USD . Dự án này sẽ xây dựng trên bãi biển Bắc Mỹ An khách sạn 600 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao kết hợp với trung tâm hội nghị quốc tế; xây dựng 50 biệt thự cao cấp đạt tiêu chuẩn năm sao. Dự án sẽ được phép tổ chức khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài với các trò chơi điện tử theo hình thức chia bài qua bàn như black jack, bacarat và tài xỉu.
Có thể nhận thấy rằng hầu hết các dự án đầu tư cho các cơ sở vui chơi, giải trí thường là các dự án với 100% vốn nước ngoài hoặc là sử dụng vốn liên doanh, còn các dự án sử dụng vốn trong nước liên quan đến du lịch hình như không chú trọng đầu tư vào dịch vụ bổ sung cho du lịch, nếu có đầu tư thì cũng với quy mô nhỏ, nội dung chưa phong phú, gía lại cao nên chỉ thu hút một phần những người có thu nhập cao.
Nói chung công tác đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trong những năm gần đây được tiếp tục phát triển theo hướng đảm bảo chất lượng cao và nâng cao hiệu quả đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực khách sạn- nhà hàng, tuy nhiên việc đầu tư thực hiện còn có nhiều bất cập.
1.2.3.2. Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch.
Hoà vào cùng sự đổi mới nền kinh tế trong hội nhập, dịch vụ vận chuyển khách du lịch cũng có những chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng và đổi mới về chất lượng.
Vận chuyển khách bằng các phương tiện đường bộ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại do Nhà nước đã bỏ giấy phép vận chuyển khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển liên tục được đổi mới, phục vụ kịp thời, đặc biệt là ô tô. Hầu như các tỉnh có du lịch phát triển đều có hệ thống xe buýt, các xe này liên tục được hoàn thiện về chất lượng cũng như tần suất chạy, góp phần phục vụ nhóm khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch trẻ tuổi thu nhập thấp, hoặc các tỉnh lân cận khu du lịch đến tham quan.
Các dự án đầu tư vận chuyển du lịch đang rất được quan tâm hiện nay. Thường các dự án này có nguồn vốn là vốn liên doanh với nước ngoài trong đó bên Việt Nam thường góp dưới 50%, lượng vốn đầu tư chủ yếu là của bên nước ngoài và huy động từ các nguồn vốn vay khác.
Bảng 7: Một số dự án trong lĩnh vực vân chuyển khách du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2003- 2007.
Tên dự án
Hình thức đầu tư
Vốn đầu tư
Tuyến đường sắt hai làn Biên Hoà – Vũng Tàu với sản phẩm tàu hoả phục vụ du lịch
BOT
310 triệu USD
Sản xuất tàu hoả du lịch 5 sao phục vụ khách du lịch Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh
Liên doanh
16 triệu Euro
Vận tải hành khách xuyên Việt chất lượng cao bằng ô tô
Liên doanh
38 triệu USD
Đóng tàu vận chuyển khách du lịch bằng đường biển
Liên doanh
40 triệu USD
(Nguồn: cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư)
Khách du lịch tới Việt Nam có thể sử dụng đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Các hoạt động bằng đường sắt và xe buýt có thể coi là dịch vụ công, mang tính độc quyền nhà nước. Dịch vụ hàng không trước đây cũng là độc quyền nhưng gần đây do mở của nên có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời, làm tăng tính cạnh tranh và nó dần chuyển thành hoạt động thương mại.Còn các dịch vụ vận chuyển khách khác do các nhà cung ứng từ mọi thành phần kinh tế tham gia.
Nếu xét cơ cấu khách về phương tiện đi lại thì khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 bằng đường hàng không chiếm 75,41% (2702432 khách), bằng đường bộ và đường bộ và thuỷ chiếm 25,59%(881056 khách)- Theo nguồn của tổng cục du lịch.
Như vây, theo thực trạng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch nói còn ít và thấp. Do đó để có thể phát triển trong lĩnh vực vận tải du lịch, chúng ta cần chú trọng vào nhu cầu của khách, đầu tư vào các phương tiện vận chuyển một cách đa dạng và tiện nghi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
1.2.3.3. Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam chúng ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là một trong 8 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2006. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch, thời gian qua cac cơ sở kinh doanh du lịch đã chủ động đào tạo, tuyển chọn lực lượng lao động chuyên ngành cho cơ sở mình.
Thực trạng cho thấy dù ngành du lịch đã xác đinh phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, và việc nâng cao chất lượng phục vụ là chiến lược cơ bản để đạt được các mục tiêu phát của ngành nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất hạn chế, gần như không đáng kể. Nhu cầu đầu tư cho ngành vượt xa khả năng hiện có. Hiện nay có 740000 người làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 230000 lao động làm việc trực tiếp và 510000 lao động gián tiếp, thế nhưng đến năm 2010 nhu cầu lao động cho ngành du lịch là 1400000 người, trong đó số người trực tiếp làm việc trong ngành du lịch là 380000 người.Như vậy đội ngũ công nhân có nhu cầu được đầu tư là rất lớn trong khi đó hệ thống tổ chức đầu tư quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư.
Hiện nay có một số dự án phát triển nguồn nhân lực được triển khai như:
1. Dự án đào tạo phiên dịch: 0,9 triệu Euro
2. Dự án hợp tác trong lĩnh vực nghe nhìn: 1,09 triệu Euro
3. Dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch: 10,8 triệu
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hiện nay thường là sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc là sự hợp tác với một tổ chức viện trợ của nước ngoài, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân cho việc đào tạo nguồn nhân lực là quá hạn hẹp, không thể trang trải hết cho nhu cầu phát triển nhân lực.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch gần đây phải kể đến là dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” do liên minh Châu Âu tài trợ không hoàn lại với 10,8 triệu Euro trong tổng số giá trị dự án là 12 triệu Euro, bên Việt Nam 1,2 triệu Euro. Dự án này bắt đầu tư năm 2004 và dự kiến kết thúc năm 2008. Theo kế hoạch, dự án sẽ đào tạo 4000 lượt học viên thuốc 13 kỹ năng nghề trọng tâm: lễ tân, phục vụ buồng, chế biến món ăn, an ninhdu lịch, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch …Dự án gồm 6 phần được thiết kê nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ đào tạo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời nâng cấp các chuẩn nghề và chất lượng các ngành dịch vụ liên quan, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thế giới.
Ngoài dự án đầu tư trên, chính phủ Luxembourg và Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện dự án VIE/002 trong đó chính phủ Luxembourg nhận tài trợ không hoàn lại 150 triệu LuF cho dự án về đào tạo nghiệp vụ khách sạn du lịch, nhằm ba nhiệm vụ:
- Soạn thảo chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ khách sạn.
- Đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt
- Nâng cấp trang thiết bị cho ba trường du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài, bắt đầu từ tháng 10- 1996 và chia làm 3 đợt. Tổng số tiền tài trợ nói trên được phân bổ như sau:
1. Thiết lập chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ Khách sạn:39 triệu LuF
2. Đào tạo giáo viên nòng côt cho 3 trường du lịch Hà Nội, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh: 10 triệu LuF
3. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho ba trường :120 triệu LuF.
4. Chi phí chung: 10 triệu LuF.
Ngoài các dự án nói trên tổng cục du lịch kết hợp với một tổ chức phi chính phủ ở châu Âu thành lập 10 trường đào tạo đội ngũ nhân lực ngành du lịch ở Đà Lạt, Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu...v..v. Hiện nay cả nước có khoảng 50 trường đào tạo các nghiệp vụ du lịch và khoảng 30 trường đại học có đào tạo du lịch.
Ngoài hình thức đầu tư dài hạn, chuyên sâu về từng nghiệp vụ thì đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn có hình thức đầu tư ngắn hạn trong các doanh nghiệp du lịch như là đầu tư mở các khoá huấn luyện, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng cho nhân viên du lịch của doanh nghiệp mình.
Về chất lượng nguồn nhân lực, hằng năm lực lượng sinh viên ra trường từ các khoa du lịch của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp rất đông góp phần bổ sung một phần nhân lực cho ngành. Tuy nhiên giáo trình dạy học còn mang tính lý thuyết vì vậy mà khả năng nhập cuộc của sinh viên mới ra trường chưa cao,nhiều sinh viên trình độ ngoại ngữ còn yếu nên các doanh nghiệp du lịch phải mất thời gian đào tạo lại.
Chất lượng lao động du lịch phục vụ trong khách sạn phần lớn có trình độ học vấn cao(42% khách sạn có lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ trên 30% trong tổng số lao động hoạt động tại khách sạn đó). Thế nhưng một điều đáng nói là phần lớn những lao động tốt nghiệp đại học đều không phải tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn, thực tế cho thấy hầu như các sinh viên tốt nghiệp từ các trường ngoại ngữ làm việc trong lĩnh vực du lịch rất nhiều. Trình độ ngoại ngữ hạn chế công với tư tưởng nhân thức của nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, bảo thủ khiến cho sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút.
Qua phân tích trên cho thấy nhu cầu vốn đào tạo nguồn nhân lực du lịch ngày càng tăng trong khi đo lượng vốn đầu tư dành cho vấn đề này còn quá ít manh mún, rải rác ở các tổ chức du lịch, các sở chuyên ngành, các dự án lớn từ trước đến nay chỉ phân bổ cho cả nước gây ra những khó khăn rất lớn về số lượng, chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch nước nhà, cản trở sự phát triển của ngành du lịch.
1.2.3.4. Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các khu di tích
Các di tích lịch sử từ xưa đến nay luôn có một sức hấp dẫn lớn đới với khách du lich, và nó được coi là một trong nhưng thế mạnh của du lịch Việt Nam sau du lịch biển. Với mục tiêu tăng trưởng khách du lịch nhằm phát triển du lịch thì vấn đề đầu tư vào các di tích lịch sử đối với ngành du lịch cũng rất quan trọng
Năm 2000 là năm đánh đấu cho việc trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Đã có hàng loạt dự án trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử của các địa phương được trình duyệt và đang tiến hành tu sửa
Bảng 8: Một số dự án đầu tư cải tạo, trùng tu các khu di tích
Tên dự án
Chủ đầu tư
Tổng vốn đầu tư
Bảo tồn, tôn tao, phát huy tác dụng khu chứng tích Mỹ Sơn
Sở văn hóa thông tin Quảng Ngãi
11784 tỷ đồng
Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích cô đô Huế
Sở văn hoá thông tin Huế
720 tỷ đồng
Bảo tồn tôn tạo khu phố cổ Hà Nội
Sở văn hoá thông tin thành phố Hà Nội
10 triệu USD
Bảo tồn làng nghề Hà Tây
Sở văn hoá thông tin Hà Tây
700000 USD
(Nguồn: Cục lưu trữ Quốc Gia)
Việc cải tạo, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và là một cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương mình với du khách thập phương.
1.2.3.5. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch là một vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành du lịch, lượng vốn đầu tư đổ vào đây còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, phụ thuộc vào nhu cầu chung của nền kinh tế, vào các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ…Tuy nhiên bởi vì du lịch là hoạt động liên ngành chất lượng cơ sỏ hạ tầng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút khách du lịch, do đó nghiên cứu thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một vấn đề hết sức được quan tâm của ngành nhằm đưa ra các chính sách, đề ra các loại hình du lịch và các kiến nghị nâng cao chất lượng về du lịch, giải pháp thu hút khách du lịch một cách kịp thời, phù hợp với tình hình chung của đất nước.
Kể từ trước năm 2000, việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn rất hạn chế. Ngân sách Nhà nước chưa được bố trí cho việc này. Năm 2001 trở đi ngân sách nhà nước mới được bố trí cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phương. Đây là nguồn vốn rất quan trong song chỉ là nguồn vốn “mồi” để thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như đầu tư cào các cơ sở kinh doanh du lịch. Nguồn hỗ trợ này được tập trung đầu tư vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ mội trường cho các khu, điểm du lịch nhằm tăng khả năng đón khách du lịch.
Trong thời kỳ 2001-2005 ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng là 2146 tỷ đồng, năm 2006 là 620 tỷ đồng. Tính cho hết năm 2006 đã có 62 tỉnh thành phố được hỗ trợ đầu tư.
- Về địa bàn đầu tư:
Theo chiến lược phát triển du lịch thì cả nước có 21 khu du lịch quốc gia bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp và 17 khu du lịch chuyên đề. Tổng vốn đầu tư cho các địa phương có khu du lịch quốc gia là 1404 tỷ đồng với 20 tỉnh có khu du lịch quốc gia được hỗ trợ chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của cả nước. Mức trung bình hỗ trợ hàng năm cho mỗi tỉnh thành phố có khu du lịch quốc gia là 18 tỷ đồng.
Nhằm khai thác các điểm du lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch của vùng phụ cận các trung tâm du lịch (Huế, Hà Nội, Đà Năng, thành phố Hồ Chí Minh…) để giải quyết nhu cầu du lịch cuối tuần của nhân dân và khách quốc tế nên nhà nước đã hỗ trợ 580 tỷ đồng cho 22 tỉnh chiếm 24,2% tổng vốn ngày của cả nước.
Đối với các địa bàn du lịch gắn với các điểm, tuyến du lịch thuốc tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có khả năng liên kết với các tuyến du lịch tạo thế du lịch liên hoàn thu hút khách du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo, ngân sách nhà nước đã chi đầu tư cơ sở hạ tầng 22 tỉnh thuộc diện này với số vốn là 222 tỷ đồng chiếm 10,4% tổng vốn này trong cả nước.
Đối với địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Trung- Tây Nguyên, với 19 tỉnh bao gồm các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá tới Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch biểnm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú có khả năng phát triển mạnh du lịch.Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyế định phê duyệt đề án phát triển mạnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên, theo đó địa bàn này (gồm 19 tỉnh) được hỗ trợ 948,5 tỷ đồng chiếm 44% tổng vốn này của cả nước.
Ngoài ra vốn ngân sách nhà nước còn tập trung vàp các khu du lịch, điểm du lịch theo tuyến du lịch như: Tuyến du lịch đường sắt Bắc-Nam trong tuyến du lịch đường sắt xuyên Á, tuyến du lịch bằng biển qua các Cảng Hạ Long, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành phố HồChí Minh, tuyến du lịch hành lang Đông- Tây qua của khẩu quốc tế Lao Bảo, tuyến du lịch “ con đường di sản” qua các di sản thế giới…Tuy nhiên hiện nay chưa thể thống kê được lượng vốn ngân sách đầu tư cho cac tuyến này là bao nhiêu.
- Về cơ cấu được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào đối tượng bao gồm đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ mội trường cho các khu, điểm du lịch. Trong đó tập trung cho nhu cầu bức xúc hiện nay là đường để đưa khách tới các khu, điểm du lịch. Tổng vốn đầu tư 2766 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lich thời kỳ 2001-2006 có cơ cấu như sau:
- Đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch 2489,4 tỷ đồng, chiếm 90% tổng số vốn
- Cấp nước cho khu du lịch 60,65 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng số vốn đầu tư
- Thoát nước, bảo vệ môi trường 154,9 tỷ đồng chiếm 5,6% tổng số vốn đầu tư
- Cấp điện cho khu du lịch 60,65 tỷ đồng chiếm 2,2% tổng số vốn đầu tư.
Như vậy với sự đầu tư kịp thời cho cơ sở hạ tầng- cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai của du lịch thì đã phát huy được tác dụng đáng kể, lượng khách du lịch tăng lên hàng năm và vì thế doanh thu từ du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, vì vậy còn phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng từ nhiều nguồn khác nhau.
1.2.3.6. Thực trạng đầu tư quảng bá và xúc tiến du lịch.
Quảng bá du lịch là một vấn đề rất cần thiết hiện nay của ngành du lịch, rất nhiều đề án ra đời để đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Ngoài nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho việc xúc tiến thương mại, du lịch thì hầu như các tỉnh, thành phố đều trích một khoản ngân sách cụ thể nhằm xúc tiến du lịch và thương mại cho địa phương.
Trước năm 2004 ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xúc tiến du lịch là rất ít, manh mún và không cụ thể. Từ năm 2005 trở đi vấn đề chi cho quảng bá du lịch được coi trong hơn. Năm 2005 ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xúc tiến du lịch là 15,6 tỷ đồng, năm 2006 là 18,9 tỷ đồng.
Trong những năm qua ngành du lịch đã chú trọng xúc tiến và quảng bá du lịch ở thị trường trong và ngoài nước. Hằng năm ngành tham gia vào các hội chợ như Top Rease tại Pháp, ITB tại Đức, các hội chợ về du lịch tại Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Anh. Ngành cũng triển khai cac roadshow giới thiệu hình ảnh Việt Nam tại Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia, Bắc Âu…
Tổng cục du lịch cũng thành lập cục xúc tiến du lịch để tiến hành công việc chuyên trách nghiên cứu thị trường, lập ra chiến lược, và thực hiện công tác quảng bá. Cục xúc tiến dự kiến sẽ thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để đẩy mạnh và chuyên nghiệp hoá công tác quảng bá. Ngoài ra ngành du lịch cũng đang tiến hành xúc tiến đề án lập văn phòng du lịch quốc gia tại nước ngoài mà trước hết là thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc..
Bên cạnh việc tăng cường xúc tiến du lịch của tổng cục du lịch thì các địa phương có ngành du lịch phát triển, các sở du lịch cũng có những hướng hoạt động để tăng cường việc quảng bá du lịch. Tại Hà Nội, ngân sách chi cho đầu tư xúc tiến du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1250 đồng trên một khách du lịch, tại thành phố Hồ Chí Minh là 2050 đồng trên một khách tới thăm quan.
Như vậy,việc tăng cường xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã có sự quan tâm đúng mực, thế nhưng lượng vốn đầu tư còn manh mún, kế hoạch không được chuyên nghiệp. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các nhà quảng lý là phải tăng cường đầu tư hoạt động xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với du khách thập phương.
1.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐEM LẠI TỪ HOẠT ĐỘNG NÀY
Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn xuất hiện nhiều sự mang tính toàn cầu. Có thể nói rằng đây là thời kỳ mà ngành du lịch nước ta có nhiều cơ hội và thách thức nhất trong 10 gần đây. Các tổ chức, đơn vị hoạt động du lịch có dịp thử sức, hội nhập để khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động du lịch giờ đây không còn bó hẹp trong một ngành, một địa phương mà thật sự đã được xã hội hoá với mọi thành phần kinh tế tham gia. Việc đoàn kết thống nhất phối hợp liên ngành, liên vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giữ vững chất lượng, uy tín nhằm vượt qua khó khăn, đạt được những hiệu quả là những yếu tố mang tính quyết định.
1.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
1.3.1.1 Những kết quả đạt được.
Từ những số liệu và phân tích trên ta thấy đầu tư vào du lịch trong 5 năm trở lại đây đã có những bước khởi sắc rõ rệt, điều này được thể hiện ở quy mô vốn và số lượng các dự án được thực hiện tăng lên qua từng năm. Có thể nói rằng chưa khi nào ngành du lịch của Việt Nam lai tràn trề sức sống như hiện nay. Du lịch đang thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Nếu như trước đây du lịch chỉ gắn với nghỉ ngơi, ăn uống nghĩa là du lịch thuần tuý thì bây giờ các sản phẩm của du lịch được đa dạng hoá nhiều hơn, du lịch hiện đại đã lên ngôi. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí kết hợp với làm việc đang là xu hướng hiện nay đòi hỏi các quốc gia có tiềm năng du lịch phải có một sự nắm bắt kịp thời nhu cầu đó. Việt Nam chúng ta tuy không phải là đất nước có nền du lịch lâu đời những đã có những bước tiến đáng kể để từng bước theo kịp với du lịch thế giới. Ngoài số lượng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng thì ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp được ra đời, nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Hiện nay cả nước hiện có khoảng 6.000 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, tổng số gần 123 nghìn buồng, phòng, trong đó có 2.575 khách sạn được xếp hạng sao. 80% số khách sạn hiện tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu….,
Xét về quy mô khách sạn. Nhìn chung khách sạn ở Việt Nam có quy mô nhỏ.Trong tổng số 450 khách sạn được điều tra thì chỉ có 30 khách sạn có trên 200 phòng, 35 khách sạn có từ 100-200 phòng, 105 khách sạn từ 50-100 phòng, 115 khách sạn có 20-50 phòng, còn lại là những khách sạn dưới 20 phòng. Các khách sạn dưới 20 phòng hầu hết thuộc về tư nhân sở hữu. Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn về tỷ lệ các khách sạn có quy mô lớn và quy mô nhỏ
Bảng 9: Tỷ lệ quy mô của các khách sạn:
Xét về các cơ sở, loại hình ăn uống trong các khách sạn, nhà hàng đã được đa dạng hoá. Cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống ăn uống ở Việt Nam cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn đều có quầy ăn phục vụ du khách với các món ăn mang truyền thống địa phương - nơi du khách đến thăm quan, hay các món ăn Á, Âu với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh, vừa ăn uống, vừa có thể thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc.
Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong khách sạn thì các cơ sở ăn uống nằm ngoài cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên vấn đề an toàn về sinh ăn uống đối với các cơ sở này là mối lo cho các nhà quản lý.
Ngoài ra có khoảng hơn 1500 khu vui chơi giải trí đáp ứng được một phần nhu cầu sinh hoạt của người dân và khách du lịch.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
Mấy năm qua cở sở hạ tầng cho du lịch cũng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Ngoài việc cải thiện làm mới hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cấp thoát nước và cấp điện chúng ta còn mở thêm rất nhiều tuyến đường mới nối liền các vùng trong cả nước và liên kết với các quốc gia trên thế giới.
Qua 6 năm thực hiện nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tuy nguồn này còn thấp nhiều so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thời kỳ 2001- 2006 nhưng đã có kết quả kích lệ. Một số hạng mục hay dự án đã haong thành và phát huy hiệu quả phục vụ du lịch như Quảng Ninh, việc hỗ trợ đầu tư đường ra đảo Tuần Châu, dự án đường bao núi Bài Thơ, đường du lịch Hồng Thắng- Hạ Long…đã tạo bộ mặt mới cho khu du lịch Hạ Long, tăng khả năng thu hút nhiều khách du lịch tới vùng du lịch này; Dự án đường du lịch Labiang(khu du lịch Đà Lạt) sau khi hoàn thành đã thu hút khách du lịch tới khu vực này tăng 30% so với trước đây; tại Ninh Bình, sau khi đầu tư xong một số hạng mục cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam cốc- Bích Động khả năng thu hút khách du lịch đã tăng hơn, một số nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư đã đăng ký đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào khu vực này; Đường Liên Chiểu- Thuận Phươc- Sơn Trà- Điện Ngọc(Đà Nẵng); đưòng du lịch ven biển, đường vào khu du lịch di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn( Quảng Nam) đã đưa vào sử dụng và được khai thác hiệu quả; đường khu du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), đường du lịch xuyên đảo Cát Bà( Hải Phòng) đã tạo nên những thay đổi cơ bản về khả năng thu hút khách du lịch ở các địa bàn này; Đường vào khu du lịch chùa Hương, đường du lịch Đồng Mô(Hà Tây) đã cải thiện điều kiện đón khách vào mùa lễ hôi, khách du lịch cuối tuần; đường vào và đường nội bộ khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nhà- Kẻ Bàng (Quảng Bình)… đã tạo điều kiện thuận thu hút đầu tư và đón khách du lịch trong nước, quốc tế.Tại Cà Mau hạng mục thuộc đường du lịch Khe Long- Đất Mũi hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi cho khách du lịch tới đây mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực này cải thiện cơ bản cho người dân đi lại bằng đường bộ thuận lợi thay cho vân chuyển khó khăn bằng đường thuỷ trước đây; Một số khó khăn về ngân sách hoặc vùng sâu, vùng xa khi được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã sử dụng hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần nâng cao tỷ lệ thu hút khách du lịch như Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Can…
Như vậy cho thấy, việc thực hiện nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã được sử dụng có hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Với mức vốn hỗ trợ từ ngân sách, năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn trên đã có tác động tích cực tới việc đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương, góp phần tăng cường khả năng đón khách du lich. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đóng vai trò như “vốn mồi” đã làm tăng đất du lịch, thu hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào công trình cơ sở hạ tầng du lịchvà cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, đóng góp vào ngân sách từ hoạt động du lịch, nâng cao nhân thức về du lịch cộng đồng. Từ nguồn hỗ trợ trên nhiều địa phương đã tự cân đối bổ sung từ ngân sách địa phương cũng như huy động nguồn vốn từ việc đấu giá quyền sử dụng đấtv..v để thực hiện dự án.
Về trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử .
Ngoài việc khai thác khá hiệu quả các danh lam thắng cảnh, chúng ta cũng quan tâm khá nhiều đến vấn đề trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử. Có rất nhiều dự án liên quan đến vấn đề này. Từ việc tôn tạo các khu nhà cổ ở phố cổ Hà Nội đến trùng tu lại khu lăng tẩm thời nhà Nguyễn ở cố đô Huế hay tôn tạo lại khu phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn v…v đã chứng tỏ rằng chúng ta đầu tư phát triển du lịch theo phương châm phát triển bền vững. Đây là một hướng đi hợp lý cho những quốc gia có hướng phát triển du lịch mang đậm nét văn hoá như nước ta.
Về nguồn nhân lực.
Sự phát triển ngành du lịch như ngày hôm nay không thể không nói đến yếu tố con người. Việc đầu tư vào cán bộ chuyên ngành du lịch đã mang lại những hiệu quả nhất định. Ngành du lịch nước ta đã đi đúng hướng, ngày càng hoàn thiện, quy hoạch vùng miền có tiềm năng du lịch chính xác hơn, và việc đầu tư phát triển du lịch đã phù hợp hơn với quy hoạch.
Việc đầu tư vào nhân viên phục vụ du lịch cũng đã được coi trọng, nhiều trường dạy nghề được mở ra. Tại các công ty lữ hành cũng tăng cường việc đào tạo nhân viên của mình bằng cách thuê các chuyên gia hoặc tự đào tạo nhằm tăng khả năng canh tranh giữa các công ty lữ hành với nhau. Hiện nay số lượng lao động làm việc trức tiếp trong ngành du lịch có bằng cấp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (30%), c ả nư ớc có 6000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ.
Ngoài ra việc nâng cao ý thức của người dân đã được chú trọng hơn, nhà nước đã đầu tư khá nhiều tiền của vào các cuộc thi, các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức của mọi thành viện trong xã hội đối với vấn đề giữ gìn bảo tồn các dịch tích lịch sử cũng như nét đẹp của văn hoá truyền. Bên cạnh đó giúp cho người dân có cách cư xử sao cho văn minh lịch sự, tạo một hình ảnh đẹp của Việt Nam trong lòng du khách.
Về xúc tiến, quảng bá du lịch.
Ngành du lịch có bước khởi sắc như hiện nay ngoài việc nhờ vào sự chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các di tích văn hoá, lịch sử, và nguồn nhân lực còn xuất phát từ hoạt động đầu tư xúc tiến du lịch. Đây là hoạt động rất quan trọng đối với du lịch hiện đại. Các cuộc hội chợ ở nước ngoài, những ngày Việt Nam ỏ nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường du lịch nước ta. Ngoài ra để tạo dựng hình ảnh địa phương mình các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã mỏ các cuộc hội thảo liên quan đến các thế mạnh du lịch với sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành nhằm thu hút giới truyền thông, bên cạnh đó còn xuất bản những bài báo quảng bá du lịch nước nhà ra các quốc gia trên thế giới. Đây là một bước tiến mới rất có hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí vừa quảng bá hình ảnh đất nước một cách rộng rãi nhờ công nghệ thông tin toàn cầu.
Như vậy, việc đầu tư phát triển du lịch đã có những hướng đi cụ thể, không còn khái quát một cách đại khái, đưa ngành du lịch nước ta trở thành một ngành có đóng góp vào GDP khá cao.
1.3.1.2 Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch.
Bên cạnh những kết quả trên thì việc đầu tư vào ngành du lịch còn nhiều hạn chế nhất định. Yếu kém chung của ngành là còn thiếu sức cạnh tranh nhất là cạnh tranh quốc tế du hạn chế về trình độ khai thác tài nguyên, về môi trường du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ xúc tiến đầu tư du lịch, về trình độ nguồn nhân lực, về kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là về thiếu vốn đầu tư phát triển du lịch.
Cơ cầu đầu tư còn nhiều bất cập
Thực trạng đầu tư cho thấy, phần lớn vốn đầu tư cho du lịch tập trung đầu tư vào cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng,trong khi đó nhu cầu của khách vào dịch vụ bổ sung ngày càng cao. Theo cơ cấu chi tiêu cho khách du lịch cho thấy rằng vấn đề chi tiêu cho dịch vụ lưu trú ăn uống ngày môt giảm, trong khi đó nhu cầu vui chơi giải trí đi thăm quan.. Theo số liệu thống kê lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam chỉ là 10% -15%, nghĩa là cứ 10 khách du lịch đến Việt Nam thì chỉ có 1- 2 người quay trở lại. Lý do là vì họ không hài lòng về dịch vụ phục vụ bổ sung đi kèm. Như vậy, nếu tăng cường đầu tư vào dịch vụ bổ sung thì sẽ có một thị trường tương đối lớn của du khách quốc tế.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng có nhiều bấp cập, nhiều công trình còn đầu tư kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ dự án vì công trình không cân đối đủ nguồn vốn (Ngân sách nhà nước chỉ chi một phần, địa phương không thể tự cân đối ngân sách được). Ngoài ra mức vốn ngân sách Nhà nước hàng năm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng còn bị động, nhỏ giọt so với mức vốn yêu cầu. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành dự án, tăng khối nợ đối với các dự án chuyển tiếp và ảnh hưởng tới phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo mục tiêu nhằm tạo tính liên hoàn, liên kết giữa các vùng.
Như vây, việc chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh du lịch mà không chú trong đầu tư những hạng mục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đang là một vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp khắc phục về cơ chế đầu tư này. Bên cạnh đó cấn phải có những giải pháp cụ thể để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ nên sức cạnh tranh chưa cao
Nói chung quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay còn rất nhỏ, khó khăn về tài chính và non yếu về kinh nghiệm quản lý, điều hành. Do đó các doanh nghiệp chưa chủ động đặt đại diện ở nước ngoài để thu gom nguồn khách du lịch cho đất nước.
Hoạt động quảng bá tiếp thị của từng doanh nghiệp thực hiện còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp.Hầu như việc xúc tiến quảng bá của doạnh nghiệp tại các hội chợ du lịch ở nước ngoài hay những roadshow do tổng cục du lịch tổ chức là nói đến tiềm năng của doanh nghiệp du lịch chứ không nói đến tiềm năng du lịch của VIệt Nam, vì thế chưa tạo được ấn tượng với du khách và các nhà đầu tư. Hoạt động quảng bá của doanh nghiệp du lịch chưa gây được sự quan tâm các lĩnh vực liên quan đến du lịch như các khách sạn, nhà hàng, các hãng ô tô, nước giải khát, mỹ nghệ…Do đó không tạo được sự gắn kết của nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khiến cho việc quảng bá đơn điêụ và thiếu vốn.
Về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn rất yếu. Tuy một số công ty đã chú ý đầu tư ra thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ , và đã chủ động có những chương trình du lịch mới, tăng cường hơn công tác tiếp thị thế nhưng số lượng khách đi theo những chương trình còn rất thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tháo gỡ được khó khăn là triển khai thu hút các khách du lịch nước ngoài mà chủ yếu thực hiện thủ tục các dịch vụ Visa, lưu trú, vận chuyển.Nói chung doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm khai thác thị trường quốc tế.
Với lực lượng lữ hành ngày càng đông, hơn 400 doanh nghiệp quốc tế và hơn 1000 doanh nghiệp lữ hành nội địa, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp còn khốc liệt hơn khi mà hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO và ký hơn 25 cam kết quốc tế về du lịch. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có những biện pháp và các hướng đi mới có hiệu quả hơn.
Thế mạnh của du lịch chưa thực sự được quan tâm, sản phẩm du lịch nói chung là còn nghèo nàn.
Theo sự đánh giá của các chuyên gia về du lịch thì hiện nay chúng ta mới khai thác khoảng 55% tài nguyên văn hoá,60- 80% tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng du lich của nước ta còn rất lớn, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta chưa biết tân dụng khai thác phát triển các lợi thế này như : biển, các suối nước nóng, các sản phẩm văn hoá vật thể, phi vật thể... Đặc biệt là du lịch biển, bởi lẽ nước ta có một bờ biển kéo dài từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, thế nhưng cứ nhìn vào bản đồ Việt Nam ta có cảm giác như “hình ảnh của một người nông dân đội nói quay lưng với biển Động rộng lơn”, hầu như du lịch biển nước ta “ thừa hải sản để ăn nhưng thiếu điểm vui chơi giải trí trầm trọng”.
Đối với những tài nguyên đang được đầu tư khai thác thì việc quản lý khai thác cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Việc khai thác các tài nguyên tràn lan, không có đinh hướng cụ thể đã dẫn đến vấn đề lãng phí thất thoát vốn đầu tư.
Một hậu quả của việc chưa quan tâm đúng tới những thế manh du lịch chính là việc tạo ra các sản phẩm du lịch nghèo nàn, các hoạt động vui chơi nhàm chán không thu hút được khách du lịch. Các sản phẩm du lịch như du lịch mua sắm(thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần..), các sự kiện tháng khuyến mãi giảm giá…hay các loại hình dịch vụ chưa bênh (hệ thống các bênh viện, chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, thẩm mỹ viện..) có chất lượng chưa thật tốt, chưa thu hút được chi tiêu của du khách.
Trong những năm gần đây lượng khách đến với Việt Nam tăng nhiều, thành phần đa đạng nhưng độ dài ngày ở vẫn chưa tăng, mức chi tiêu của du khách chưa cao, không tương xứng với mức tăng của lượng khách.Ngoài ra việc khai thác các nguồn lực hệ thống di sản cũng như cảnh quan thiên nhiên chưa đi kèm với việc nâng niu giữ gìn cho muôn đời sau là một dấu hiệu không tốt đối với ngành du lịch. Vì vậy, đòi hỏi phải có một quy hoạch tổng thể đi vào thực tiễn.
Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực ít, cán bộ nhân viên du lịch được đào tạo vẫn chưa theo kịp nhu cầu của sự phát triển.
Vấn đề đầu tư chất lượng nâng cao nguồn nhân lực cho chưa được quan tâm đúng mức, lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là quá ít, hiện nay chỉ có vài dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch là dự án Luxembourg và dự án liên minh châu Âu, còn lại là những nguồn vốn nhỏ lẻ do các tổ chức doanh nghiệp từ đầu tư đào tạo cho nhân viên của mình. Trong khi đó nhu cầu nguồn nhân lực năm 2010 là 1,4 triệu người nên nhu cầu lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần được đào tạo lớn, tuy nhiên việc đánh giá về nhu cầu đầu tư đối với lao động du lịch hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường đào tạo du lịch còn nghèo nàn lạc hậu, nhu cầu phổ cập về du lịch cho công chúng vân chưa được thực hiện rộng khắp.
Hệ thống nhân lực(quản trị điều hành, hướng dẫn viên) vừa thiếu, vừa yếu hiện nay tỷ lệ người có trình độ trên đại học trong lĩnh vực du lịch là 3%,số lượng biết ngoại ngữ chỉ vào khoảng ½ , một con số quá nhỏ cho lĩnh vực đòi hỏi sử dụng nhiều ngoại ngữ. Hàng nghìn sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường không bao giờ ký được hợp đôngg lao động với các doanh nghiệp du lịch ngay nếu như doanh nghiệp đó không bỏ chi phí ra đào tạo lại, hầu hết lao động là việc trong lĩnh vực du lịch là sinh viên các trường ngoại ngữ. Hai yếu tố nhân lực, khai thác nguồn nhân lực đang là yếu tố nổi cộm hiện nay.
Tóm lại, đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch vẫn còn những người chưa cập nhật đủ trình độ phù hợp với tiến bộ xã hội, cần được đào tạo thêm để thích ứng với quá trình hội nhập của đất nước.
Như vây, với những tồn tại trên là những nguyên nhân khiến ngành du lịhc Việt Nam không phát triển như quy luật dự báo, nhiều đinh hướng, chiến lược, kế hoạch đã phải sửa lại. Những khó khăn, bất cậpvề đầu tư nói trên đã và đang là một thách thức, đòi hỏi ngành du lịch phải vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay.
1.3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên
Nguyên nhân khách quan.
Như chúng ta biết du lịch là một ngành phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên, vì vậy công tác đầu tư du lịch cũng không tránh khỏi quy luật đó. Một dự án đầu tư có đủ “địa lợi, nhân hoà” nhưng thiều “ thiên thời” thì cũng rất khó có thể thực hiện được. Như vậy, một địa phương, một vùng có nhiều danh lam thắng cảnh nhưng hay gặp thiên tai thì cũng khó thu hút được các nhà đầu tư vì vậy mà du lịch nước ta không phải vùng nào cũng phát triển.
Ngoài ra, do quy luật cạnh tranh trên thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh du lịch đã và đang diễn ra rất gay gắt. Những quốc gia, những trung tâm du lịch lớn có sản phẩm đặc thù vượt lên các trung tâm khác sẽ giành ưu thế thắng trong cạnh tranh. Điều này là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường mở cửa.
Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, đó là cơ chế chính sách quản lý vĩ mô, ưư đãi đầu tư phát triển du lịch chưa đủ sức hấp dẫn, thủ tục đầu tư phiền hà không hấp dẫn nhà đầu tư.
Nhận thức xã hội với du lịch phát triển tốt nhưng chưa đồng đều ở các cấp, các ngành. Một số ngành và một số bộ phận dân chúng còn có những hành vi chưa phù hợp khiến khách du lịch có tâm lý ức chế ở một vài địa phương mà du khách đến tham quan. Vẫn còn nhiều chính sách chưa thuận lợi cho du lịch như chính sách giá cả du lịch còn cao, nhiều nơi còn áp dụng chính sách hai giá cho khách quốc tế và nội địa, chưa có cơ chế cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch nên việc kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Giá điện, nước, điện thoại phục vụ quá cao phương tiện sản xuất của ngành bị đánh thuế cao trong biểu thuế.
Cơ chế đầu tư phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Thực tế, đầu tư cho du lịch là cho cơ sở hạ tầng nên cần được hưởng ưu đãi thế nhưng các doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi đầu tư như các ngành sản xuất khác.
Việt Nam những năm gần đây cũng đã tích cực tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng phát triển du lịch, tuy nhiên nhiều dự án đầu tư còn quá chậm chạp do thủ tục phiền hà trong việc xin cấp phép hoặc do giá thuê đất quá cao…
Thứ hai, kết cấu hạ tầng xã hội còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng đường xá, hệ thống cấp thoát nước còn kém gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, phục vụ du lịch. Kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông đang trong quá trình hình thành và phát triển nên chưa đáp ứng được yêu cầu đối với nền kinh tế nói chung trong đó có du lịch. Nhiều tuyến du lịch đến các điểm tham quan do chất lượng đường xá bến bãi kém nên kéo dài thời gian đi trên đường của khách giảm sự hấp dẫn. An toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, chất lượng các phương tiện vận chuyển khách đang là vấn đề bức xúc.Ngành hàng không tuy đã mở nhiều đường bay mới trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng thiếu máy bay, không ổn định giờ bay, giá vé nội địa còn cao đã ảnh hưởng đến hoat động du lịch.
Thứ ba, đó là do sự phối hợp giữa các ngành quản lý sản phẩm du lịch còn thiếu phối hợp, do đó làm giảm tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Sở dĩ cơ cấu chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá vận chuyển và các dịch vụ khác còn hạn chế của khách du lịch như đã nêu ở phần thực trạng là do các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (hàng mỹ nghệ, gốm sứ, lụa …) chưa có sự đầu tư đúng mức để phát triển tạo ra các sản phẩm đặc sắc co chất lượng và phù hợp với khách hàng. Các trung tâm vui chơi giải trí các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn.
Thứ tứ, là do du lịch nước ta vẫn chưa có hữu hiệu đầu tư khai thác tiêm năng, nguồn lực du lịch, sự khai thác vẫn lan tràn thiếu hiệu quả.
1.3.2. Đánh giá tổng quan về lợi ích từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch mang lại
1.3.2.1. Lượng khách du lịch: trong nước, ngoài nước
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 2 triệu người năm 2000 đến năm 2006 là 3,6 triệu người.Khách nội địa tăng từ 12 triệu người lên tới 17,6 triệu người. Đây là một con số đáng mừng đối với du lịch nước ta.
Bảng 10: Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế từ 2001- 2006
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Khách du lịch quốc tế.
Việt Nam là cửa ngõ của Đông Nam Á vì thế thị trường khách quốc tế tương đối lớn và ổn định, có mức tăng trưởng cao về số lượng và tỷ trọng. Mặc dù có ảnh hưởng của đại dịch SARS và thiên tai lũ lụt nhưng lượng khách du lịch quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng trên 17% so với lượng khách cả nước và ngày khách lưu trú vẫn tăng.
Mặc dù chi tiêu của khách nước ngoài (không kể phương tiên tới Việt Nam ) ở nhiều mức nhưng bình quân chung là 762,5 USD đối với một khách du lịch đi bằng máy bay hoặc theo tour, và nếu khách tự sắp xếp chuyến đi là 1131,4 USD. Cơ cấu chi tiêu của một khách là 40% cho lưu trú và ăn uống và còn lạidành cho tham quan, trả phí dịch vụ cho các dạnh nghiệp lữ hành, mua sắm đồ lưu niệm.
Khách du lịch nội địa.
Do tình hình kinh tế xã hội ổn định, phương tiện, điều kiện đi lại thuận lợi, đời sống người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao nên khách du lịch nội địa ngày càng gia tăng. Lượng khách nội địa tăng nhanh và chiếm khoảng hơn 80% trong tổng lượng khách đến ViệtNam.
Khách nội địa thường là khách công vụ hoặc là khách tham quan, thăm thân, lễ hội bởi lẽ loại khách này ngoài công vụ còn kết hợp tham quan v..v. Khách nội địa có thời gian lưu trú thấp và khoảng 60% không sử dụng dịch vụ lưu trú.
1.3.2.2 Doanh thu du lịch.
Doanh thu du lịch bao gồm thu từ lưu trú, ăn uống, lữ hành- vận chuyển khách du lịch; từ bán hàng lưu niệm, từ các dịch vụ khác…Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khách không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch như dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện,phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm…Trong trường hợp này một phần chi tiêu của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch nói chung còn thấp chưa tương xứng với lượng khách.
Ngành du lịch đã đạt mức tăng trưởng hai con số về doanh thu và lượng khách. Điều này được thể hiện rõ nét trong bảng sau:
Bảng 11: Kết quả lượng khách và doanh thu từ du lịch từ 2001- 2006.
Nội dung
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Lượng khách
Nghìn lượt khách
14332
15844
16784
18428
19468
21200
Thu nhập từ du lịch
Tỷ đồng
14017
16300
22796
26690
33600
51000
(Nguồn tổng cục du lịch Việt Nam)
Theo số liệu của tổng cục du lịch thì tốc độ tăng trưởng GDP từ giai đoạn 2001-2003 là 6%/ năm, từ 2004-2006 là 12,5%/năm. Như vây tốc độ tăng trưởng đã vượt xa kế hoạch của chiến lược phát triển. Hằng năm tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP cả nước đều tăng, năm 2001 là 3,5%, năm 2005 đạt 4,5%.
1.3.2.3. Những lợi ích khác.
Du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, v.v..
Hoạt động du lịch hiện đã giải quyết thêm nhiều công việc làm cho người lao động. Có hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền tải được các giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch.
Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ. Nếu tính theo con số thống kê trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 902 Đôla Mỹ thì doanh thu "xuất khẩu tại chỗ" năm 2005 khoảng trên 3 tỷ Đôla Mỹ.
Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn buồng, phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao; 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Hải Phòng. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn mười nghìn doanh nghiệp. Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch.
Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh. Ðề án sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai theo hướng để lại bốn doanh nghiệp du lịch mạnh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; hình thành công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tám công ty; cổ phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v... Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các tỉnh miền trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn: Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao gồm 388 xe ô-tô carnavan tay lái phải và hơn 1.000 du khách Thái-lan vào Việt Nam du lịch. Ðây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam và các nước.
Như vậy trong những năm qua ngành du lịch đã khẳng đinh được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Hi vọng rằng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp các bộ, ngành hữu quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, các chương trình hành động quốc gia về du lịch, và nhiều chủ trương, chính sách khác, hoạt động du lịch sẽ thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và ngày một phát triển hơn nữa.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
2.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN DU LỊCH.
2.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch từ 2001- 2010.
2.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển du lịch thành một ngành kinh t mũi nhọn trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ ở khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có du lịch phát triển trong khu vực.
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Năm 2005: khách quốc tế vàoViệt Nam du lịch đạt từ 3 đến 3,5 triệu lượt người,khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 ty dollar;
Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lich đạt từ 5,6 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập từ du lịch đạt từ 4 đến 4,5 tỷ dollar.
2.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch.
Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.
Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.
Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.
Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.
Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
3. Định hướng về đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.
Đến năm 2010 tạo thêm 1.4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội. Trong đó, đến năm 2005 tạo 220000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và đến năm 2010 tạo 350000 việc làm trực tiếp
2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP.
Như chúng ta biết, Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và đã gia nhập vào tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh WTO. Có thể nói rằng trong quá trình toàn cầu hoá như hiện nay, khoảng cách giữa các quốc gia dường như được rút ngắn. Mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này đều có những cơ hội và thách thức nhất định. Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ, với mức tăng trưởng trên 8% năm 2006 đất nước ta đã và đang có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành dịch vụ mà nổi bật là lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch nước ta trong hội nhập có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các cấp,các ngành phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngành một cách có hiệu quả.
2.2.1.Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam
Về cơ hội kinh tế: Đó là sự phát triển kinh tế nước ta: từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nước ta đang chuyển mình trở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính điều này làm tăng lượng thương nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với Việt Nam. Các vị khách này sẽ mua các dịch vụ của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, đi lại, tham quan… Như vậy, Cơ hội đầu tiên và rõ nhất chính là sự tăng trưởng mạnh của du khách quốc tế. Điều này dễ nhận thấy qua con số hơn 3,6 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006.
Về cơ hội văn hoá, chính trị, khoa học giáo dục...
Đây là nguồn lực phát triển du lịch. Bỏi lẽ một quốc gia có nền chính trị vững chắc, có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả các nước…Có một nền văn hoá lâu đời với nhiều phong tục tập quán hấp dẫn sẽ thu hút được sự chú ý của cac chính khách, các nghệ sỹ, nhà khoa học, nhà báo, nhà thể thao…tạo ra những cuọc hội thảo, các cuộc thi thể tha mang tầm cơ khu vực, quóc tế…Từ đó sẽ tạo thêm nguồn khách du lịch và du lịch có điều kiện tuyên truyền quảng cáo. Chúng ta có thể quảng bá rộng rãi hình ảnh của đất nước mình ra thế giới, nhờ đó đất nước có thể thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Điều này được minh chứng rõ nét sau hội nghị thưởng đỉnh APEC tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2006. Lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng đột biến, doanh thu du lịch tăng cao và có khá nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài xin được cấp phép, trong đó các dự án về khách sạn- nhà hàng chiếm khoảng 30%.
Như vậy trong các nguồn lực phát triển du lịch như:nguồn lực nhân văn, nguồn lực thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuât- thiết bị hạ tâng, đường lối chinh sách đều đó các cơ hội.
Ngoài những nguồn lực chủ yếu trên chúng ta còn có nguồn lực bên ngoài, trong hội nhập WTO chúng ta được tiếp xúc với các nền kinh tế tiến bộ, năng động do đó chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và tổ chức nhằm hoàn thiện mình hơn. Bởi lẽ khi hội nhập sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho thị trường qua vấn đề tranh thủ vốn, chuyển giao công nghệ du lịch và tổ chức hoạt đông du lịch bằng con đường hợp tác đâu tư, trao đổi, liên doanh… và điều này khiến các doanh nghiệp trong nước trưởng thành hơn trong môi trường trong nước
Cơ hội tiếp theo sau khi chúng ta gia nhập WTO chính là được giao lưu với các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, học hỏi những nét đẹp truyền thống của họ. Điều đó một mặt nhằm bổ sung cho nền văn hoá của nước nhà ngày càng đa dạng, phong phú hơn, một mặt giúp các nhà quản lý du lịch hiểu rõ hơn phong tục tập quán của nhiều quốc gia, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách với nhiều quốc tích khác nhau, tạo cơ hội để mở rộng thị trường và thu hút thêm nhiều khách du lich.
2.2.2.Những thách thức đối với du lịch Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội to lớn đó, chúng ta còn đứng trước muôn vàn khó khăn.Thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết: có tới 85% số du khách quốc tế không muốn trở lại Việt Nam lần thứ hai. Đây là một con số rất đáng suy nghĩ cho ngành du lịch nước ta, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy tiến trình hội nhập ngành kinh tế quan trọng này với thế giới.
Những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng khá nhanh. cứ 2 năm chúng ta tăng được 1 triệu khách quốc tế. Năm ngoái, du lịch Việt Nam đón 3,4 triệu khách quốc tế. Năm nay dự kiến đón từ 3,6 đến 3,8 triệu khách và đến năm 2010 sẽ đón 6 triệu khách quốc tế.
Chỉ nhìn vào tăng trưởng của những con số, có thể chúng ta thấy điều đáng mừng. Số lượng khách tăng nhanh. Nhưng nếu nhìn vào thống kê số lượng khách quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 trở lên, thì thật đáng giật mình: chỉ có từ 10 đến 15%! Có nghĩa là cứ 10 vị khách quốc tế đến du lịch Việt Nam thì chỉ có 1-2 người quay trở lại. Điều này cho thấy: sự hấp dẫn của thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam chỉ mới mời gọi được du khách đến thăm. Còn chất lượng dịch vụ du lịch thì chưa chinh phục được du khách, khiến cho họ chỉ đến một lần rồi thôi, đa số “một đi không trở lại”! Phần lớn những du khách được hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam đều cho biết họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam… nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch. Nói tóm lại, du lịch nước ta còn thiếu tính chuyên nghiệp trong các khâu. Chính vì thế, việc du khách không quay trở lại là điều dễ hiểu.
Thực tế này đang đẩy ngành du lịch nước ta đứng trước những thách thức lớn.
Thứ nhất: phải tăng chi phí quảng bá để mời gọi những người chưa biết Việt Nam là gì, đến với Việt Nam.
Thứ hai: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng giảm, do chi tiêu của khách tại Việt Nam là rất thấp.
Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam sẽ bị huy động quá mức cho mục tiêu chào đón khách, không có điều kiện tái đầu tư, không được bảo vệ để phát triển bền vững.
Thứ tư: năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng suy yếu, trong khi các điểm đến ở các quốc gia xung quanh ta ngày càng toả sáng, trở nên hấp dẫn du khách và sẽ “hút” khách về phía họ. Đó là chưa kể đến lúc, Việt Nam bị mất lợi thế là một điểm đến mới, khi đó chi phí để kéo được một du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn phải tăng lên nhiều hơn. Chưa kể khi hội nhập với kinh tế toàn cầu, ngành du lịch nước ta sớm muộn cũng sẽ phải đương đầu với cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nếu không sớm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hiện nay trong quản lý và kinh doanh du lịch, sẽ đến lúc xảy ra cảnh ngang trái: tài nguyên của chúng ta, thiên nhiên của chúng ta, văn hoá của chúng ta nhưng lại do người nước ngoài khai thác, và lợi nhuận lại đem về nước họ
Để khắc phục những hạn chế nói trên, không chỉ trông vào nỗ lực của một mình ngành du lịch mà rất cần sự phối hợp thực hiện của rất nhiều ngành. Nhưng đáng buồn thay, ở nước ta, khả năng phối hợp liên ngành vì một mục tiêu chung lại rất hạn chế. Vì vậy, du lịch Việt Nam vẫn còn phải đương đầu nhiều thách thức, và chưa biết khi nào mới vượt được qua.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
Đầu tư phát triển đang là một yêu cầu rất cần thiết đối với sự phát triển của một đất nước.Thế nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đầu tư có hiệu quả? Làm thế nào để có thể phát triển bền vững? Đó là câu hỏi không khó trả lời những lại rất khó có thể thực hiện trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà vẫn còn thoáng đâu đó cách thức hoạt động, quản lý theo kiểu bao cấp, quan liêu. Trong hội nhập, sự cạnh tranh là rất cao vì thế nếu không có sự thay đổi phương thức làm vịêc thì sợ rằng một số lĩnh vực sẽ không có tên của doanh nghiệp Việt Nam ngay trên chính đất nước mình.
Hoạt động du lịch là một lĩnh vực mới được nhà nước coi trọng trong những năm gần đây. Ngành du lịch nước ta cũng không tránh khỏi những cạnh tranh khốc liệt của kinh tế hội nhập.Thách thức này của ngành có vẻ nặng nề hơn các ngành khác vì so với thế giới du lịch Việt Nam còn rất non trẻ, khả năng cạnh tranh cũng như kinh nghiệm còn rất non yếu. Vì vậy, làm thế nào để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn đã được các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT18.docx