Tài liệu Đề tài Thực trạng của tham nhũng trong xây dựng và hậu quả: Phần mở đầu
Trong những năm qua, đầu tư xây dựng đã mang lại hiệu quả Kinh tế- Xã hội to lớn, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cả nước. Tuy nhiên trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn nảy sinh nhiều tiêu cực sai phạm thất thoát không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đặc biệt tệ tham nhũng trong ngành xây dựng thể hiện ở những công trình, dự án ngày càng được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Tham nhũng trong ngành xây dựng là một quốc nạn, không chỉ xảy ra trong một nước mà xảy ra ở nhiều nước khác nhau. Nó như một loại “siêu vi trùng” đang gặm nhấm “cơ thể” của một quốc gia. Vì thế, chống tham nhũng trong ngành xây dựng là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như những quốc gia trên thế giới.
Chương I: Thực trạng của tham nhũng trong xây dựng và hậu quả.
&
I.Số lượng và quy mô của những vụ án tham nhũng trong ngành xây dựng
1. Số lượng và quy mô:
- Theo Bộ Tài Chính, năm 2000, cả nước có 8.169 dự án đầu tư hoàn th...
11 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng của tham nhũng trong xây dựng và hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Trong những năm qua, đầu tư xây dựng đã mang lại hiệu quả Kinh tế- Xã hội to lớn, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cả nước. Tuy nhiên trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn nảy sinh nhiều tiêu cực sai phạm thất thoát không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Đặc biệt tệ tham nhũng trong ngành xây dựng thể hiện ở những công trình, dự án ngày càng được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Tham nhũng trong ngành xây dựng là một quốc nạn, không chỉ xảy ra trong một nước mà xảy ra ở nhiều nước khác nhau. Nó như một loại “siêu vi trùng” đang gặm nhấm “cơ thể” của một quốc gia. Vì thế, chống tham nhũng trong ngành xây dựng là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như những quốc gia trên thế giới.
Chương I: Thực trạng của tham nhũng trong xây dựng và hậu quả.
&
I.Số lượng và quy mô của những vụ án tham nhũng trong ngành xây dựng
1. Số lượng và quy mô:
- Theo Bộ Tài Chính, năm 2000, cả nước có 8.169 dự án đầu tư hoàn thành, 4.236 dự án đã được phê duyệt quyết toán với tổng số vốn được quyết toán là 4.205 tỷ đồng, giảm so với đề nghị quyết toán: 142,8 tỷ đồng, bằng 3,4% trên tổng giá trị đề nghị quyết toán; 1.303 dự án chưa phê duyệt quyết toán, chiếm 15,9% trên tổng số dự án; 263 số dự án chưa nộp báo cáo quyết toán, chiếm 32,1%. Năm 2001, có 9.595 dự án hoàn thành, 6.319 dự án đã được phê duyệt quyết toán với tổng số vốn được quyết toán là 8.564,8 tỷ đồng, giảm so với đề nghị quyết toán; 222,3 tỷ đồng, bằng 2,6% trên tổng giá trị đề nghị quyết toán; 1.245 dự án chưa phê duyệt quyết toán, chiếm 13% trên tổng số dự án; 2.031 dự án chưa nộp báo cáo quyết toán, chiếm 21,2%. Năm 2002, có 14.484 dự án hoàn thành, 9.544 dự án đã được phê duyệt quyết toán với tổng số vốn được quyết toán là 12.762,4 tỷ đồng, giảm so với đề nghị quyết toán: 419,5 tỷ đồng, bằng 3,18% trên tổng giá trị đề nghị quyết toán; 3.160 dự án chưa phê duyệt quyết toán, chiếm 21,8% trên tổng số dự án; 1.784 dự án chưa nộp báo cáo quyết toán, chiếm 12,3%. Năm 2003, 21.404 dự án hoàn thành, 15.800 dự án đã được phê duyệt quyết toán với tổng số vốn được quyết toán là 28.432,5 tỷ đồng, giảm so với đề nghị quyết toán: 620,5 tỷ đồng bằng 2,1% trên tổng giá trị đề nghị quyết toán, 3.716 dự án chưa phê duyệt quyết toán, chiếm 17,4% trên tổng số dự án; 1.888 dự án chưa nộp báo cáo quyết toán, chiếm 8,9%.
- Như vậy, thông qua công tác thẩm tra và phê duyệt vốn ngân sách, Nhà nước đã tiết kiệm khoảng 3% tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, từ số liệu nêu trên, rõ ràng việc quyết toán vốn đầu tư của các bộ, ngành, địa phương thực hiện không nghiêm túc. Số dự án chưa nộp báo cáo quyết toán cho Bộ Tài chính chiếm tỷ lệ không nhỏ, gây khó khăn trong công tác điều hành và quản lý vốn đầu tư. Việc triển khai quyết toán vốn đầu tư chưa được thực hiện dứt điểm. Do đó, việc xác định tài sản cố định mới, việc hạch toán kế toán đối với các đơn vị sử dụng gặp không ít khó khăn; tạo điều kiện cho lãng phí, thất thoát và tham nhũng trong xây dựng cơ bản.
2. Những thủ đoạn trong tham nhũng xây dựng:
- Thủ đoạn tham nhũng trong xây dựng từ đơn giản tới tinh vi phức tạp, tính tàng ẩn và hợp pháp cao. Sai phạm ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, một dạng sai phạm là tính thừa thành phần công việc (như khối lượng ốp gạch men nhưng lại tính thêm lớp trát, lắp đặt panen còn tính thêm bê tông chèn kẽ…) Tự đưa vào những công việc không được phép tính vào giá trị xây lắp (như công hoàn trả mặt đường, tưới nước đường thi công, trồng cỏ…). Tự xây dựng những công việc, định mức công việc không có cơ sở xác định… tính toán các khối lượng công việc sai quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính toán thừa khối lượng so với thực tế thi công. Có hiện tượng khi lập dự toán, các đơn vị tư vấn đã sử dụng những loại vật tư đặc biệt, không có trong bảng giá quy định, nên cơ quan thẩm định cũng thiếu cơ sở để biết đúng, sai. Một số loại vật tư đã được tính cao hơn giá thực tế. Bên cạnh đó, cơ chế đấu thầu đã không được thực hiện đúng. Không ít trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức, các hiện tượng thông thầu, chia thầu, bán thầu, “quân xanh, quân đỏ” đã diễn ra. Thất thoát còn do thay đổi biện pháp thi công: biện pháp thi công thực tế khác với biện pháp thi công lúc lập dự toán và quyết toán. Trong thực tế thi công, thường xảy ra việc phải thay đổi biện pháp thi công so với thiết kế ban đầu, nhưng chủ đầu tư lại không theo dõi, hoặc tự thống nhất với nhà thầu, tuỳ tiện thay đổi biện pháp thi công khi chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan thẩm định quyết toán hoặc do thiếu thông tin, hoặc không phát hiện thấy, vẫn thẩm định theo dự toán, dẫn đến thất thoát.
Theo thời báo Kinh tế Việt Nam số 192 năm 2004 có bài “Gian dối lộ nguyên hình, 2,65 km vừa thi công xong đã chìm dưới hồ”: Đoạn đường đó trên QL 1A thuộc Phước Chiến- tỉnh Ninh Thuận vừa công bố sau khi hoàn thành thanh tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng tại Ban quản lý dự án giao thông nông thôn (BQLDA) thuộc sở giao thông vận tải Ninh Thuận. Tuyến đường QL 1A- Phước Chiến (năm thứ nhất) thuộc dự án giao thông nông thôn II, sử dụng vốn vay của ngân hàng thế giới, dài 11 km tổng giá trị hơn 2,31 tỷ đồng. BQL đã thuê trung tâm ĐH2 thuộc ĐH thuỷ lợi Hà Nội khảo sát, thiết kế kỹ thuật. Công trình khởi công ngày 2-04-2001 sau 18 tháng thi công thì hoàn thành. Tuy nhiên, chỉ có 8,35 km được đưa vào sử dụng, 2,615 km (bình quân 14000$/km) còn lại hoàn toàn không sử dụng được do ngập sâu trong lòng hồ Sống Trâu.
Ngày 2-3-2005, tại công trình xây dựng nhà A2 thuộc khu di dân giải phóng mặt bằng Kim Giang (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội bắt quả tang Hoàng Thanh Uyên, Đội trưởng Đội 8, Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đang chỉ đạo đổ bê- tông cọc nhồi số 64 và 86, theo thiết kế mỗi cọc nhồi có bốn lồng thép dọc và có độ sâu 43 m, gồm hai loại có đường kính 0,8 m -1 m. Thực tế khi cơ quan Công an kiểm tra hai cọc khoan nhồi nói trên thì chỉ có hai lồng thép/cọc, bằng một nửa số lồng thép theo thiết kế đã được duyệt. Giám sát công trình là Nguyễn Mạnh Thắng, nhân viên hợp đồng Viện kỹ thuật xây dựng Hà Nội.
Theo kết quả điều tra ban đầu, số thép bị ăn bớt chỉ ở hai cọc khoan nhồi này đã là hai tấn. Hành vi rút bớt vật tư xây dựng để tham ô tài sản của các đối tượng trên là hết sức nghiêm trọng, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả xấu tới chất lượng công trình cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là lần đầu lực lượng công an khám phá thành công loại tội phạm tham ô ở những công trình ngầm, vì thủ đoạn phạm tội tinh vi, bất chấp hậu quả.
II. Hậu quả của các vụ án tham nhũng trong ngµnh x©y dùng:
1.Tham nhũng gây thiệt hại kinh tế:
- Ở Việt Nam, trước đây trong cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, quan liêu, các hành vi tham nhũng trong xây dựng cũng có, song do điều kiện kinh tế- xã hội thời kỳ đó nên tính chất và mức độ thất hơn. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tham nhũng phát triển và diễn ra với tính chất, mức độ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Trong những năm gần đây, nhiều vụ tham nhũng trong xây dựng gây thiệt hại hàng chục, có khi hàng trăm tỷ đồng đã liên tục xảy ra. Tổng hợp số liệu của các đoàn thanh tra liên ngành, qua thanh tra, kiểm tra 132 dự án, công trình xây dựng thuộc trách nhiệm đầu tư và quản lý đầu tư của Tp.Hà Nội với tổng giá trị đầu tư là 444,482 tỷ đồng, tổng giá trị được thanh tra, kiểm tra là 283,351 tỷ đồng đã phát hiện sai phạm thất thoát về tài chính là 9,282 tỷ đồng chiếm 3,2% so với tổng giá trị được thanh tra và kiểm tra.
2. Tham nhũng gây mất lòng tin trong nhân dân:
- Trong “Thư gửi các đồng chí Bắc bộ” (1947) và “Sửa đổi lối làm việc” (1948) chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Tệ nạn tham nhũng đặc biệt nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm ảnh hỏng công việc của ta”. Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định tệ than nhũng là một trong 4 nguy cơ đe doạ sự sống còn của sự nghiệp Cách Mạng, “làm cho bộ máy Đảng, nhà nước bị suy yếu, lòng tin của nhân dân với Đảng với chế độ bị xói mòn. Đặc biệt, tệ tham nhũng trong xây dựng gây hậu quả to lớn đối với nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
- Qua vụ án công trình xây dựng nhà A2 và hàng loạt những vụ án rút ruột các công trình xây dựng, cơn sốt nhà chung cư- những căn nhà dễ bị rút ruột nhất đã giảm hẳn, thậm chí giá nhà chung cư rớt thảm hại. Người dân đã mất lòng tin vào sự bền vững của những căn nhà này, liệu họ phải nghĩ gì khi căn nhà của họ không đủ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Tham nhũng gây bất bình đẳng trong xã hội:
Nhờ có việc rút ruột các công trình, quyết toán khống nhiều hạng mục công trình… mà nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền giàu lên một cách nhanh chóng. Mức sống và hưởng thụ của họ khác một trời một vực so với người dân bình thường, đặc biệt là những người nhân dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt là sự bất công trong xã hội. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng kéo theo đó là sự bất bình đẳng trong xã hội.
Chương II: Các giải pháp chống tham nhũng.
&
I. Giải pháp chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta:
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là tấm gương sáng ngờii về đạo đức Cách Mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biện pháp chống tham nhũng, tham ô:
+ Muốn chống tham ô, tham nhũng phải chống chủ nghĩa cá nhân. Nét tiêu biểu của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội hiện nay là: chạy theo dòng xoáy của đồng tiền, ham muốn vật chất, ham chuộng hư vinh, quyền vị. Chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm cho Cách Mạng cho nhân dân.
+ Phải phát huy quyền làm chủ tối đa của nhân dân, phải biết dựa vào dân. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết những khó khăn. Phát huy quyền dan chủ của nhân dân dưới hai hình thức: dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước.
- Để ngăn chặn và bài trừ quốc nạn này Bộ chính trị dã có chỉ thị số 15- CT/TW ngày 20/04/92 về “Một số biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng”. Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15/05/96 về “Quan điểm chỉ đạo một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng”. Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 14/01/97 về “Một số việc cần làm để tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh chống tham nhũng”, đặc biệt là nghị quyết trung ương 6 (khoá VIII) và kết luận số 04-KL/TW ngày 19/11/2001 của hội nghị BCHTW khóa IX về “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tệ tham nhũng”. Pháp lệnh chống tham nhũng trong xây dựng được quán triệt theo những quan điểm chỉ đạo sau:
+ Tăng cường công tác tổ chức, thanh tra các hạng mục công trình của Đảng và nhà nước.
+ Phát huy sức mạnh làm chủ của nhân dân bởi kinh nghiệm cho thấy phần lớn các vụ tham nhũng lớn nhỏ là do nhân dân phát hiện.
II. Giải pháp kiến nghị.
- Về phía lực lượng công an, mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, cần chủ động tham mưu tốt cho Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản pháp quy, góp phần bịt kín các kẽ hở mà tội phạm đang tìm cách lợi dụng để tham nhũng. Quán triệt nghiêm túc các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản, chủ động nắm chắc tình hình về đầu tư xây dựng các công trình, dự án lớn ở từng bộ, ngành, địa phương được phân cấp quản lý, để chủ động kiến nghị, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này, hạn chế thấp nhất vi phạm nghiêm trọng phải khởi tố, điều tra. Tránh tâm lý chủ quan, bỏ sót những "địa bàn nhỏ", vì thực tế cho thấy, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., thì chỉ một Ban quản lý dự án cấp quận, huyện cũng đã quản lý số tiền ngân sách đầu tư cả nghìn tỷ đồng trong một năm.
- Quá trình đấu tranh chống tội phạm cần chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế, chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, tham mưu kịp thời cho ngành chủ quản, chính quyền, cấp ủy địa phương, lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sửa đổi bổ sung, kịp thời khắc phục, ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng để tham ô, tiêu cực, tham nhũng. Chủ động tổng kết kinh nghiệm đấu tranh với các vụ án lớn về đầu tư, xây dựng cơ bản để phát hiện những phương thức thủ đoạn mới có biện pháp, đối sách đấu tranh hiệu quả. Chủ động và thường xuyên làm tốt công tác vận động quần chúng trong việc phát hiện và tố giác tội phạm.
Phần kết luận
Nước ta là một nước đang phát triển do vậy các công trình xây dựng là bộ mặt trực tiếp của một nước vậy mà tệ nạn tham nhũng đã làm bộ mặt này thay đổi. Đặc biệt là trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, góp phần đem lại những thay đổi rõ rệt cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, còn không ít công trình có những vi phạm, gây thất thoát tiền của. Không ai nghĩ rằng đấu tranh chống tham nhũng là một việc dẽ dàng, nhất là khi nó trỏ thành một tệ nạn tràn lan nhưng không phải là không làm được. Vấn đề đặt ra là cần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực này.
************
***
MỤC LỤC
Phần mở đầu ….1
Chương I : Thực trạng của tham nhũng trong xây dựng và hậu quả 2
I.Số lượng và quy mô những vụ án tham nhũng trong ngành xây dựng 2
1.Số lượng và quy mô 2
2.Những thủ đoạn trong tham nhũng xây dựng 3
II. Hậu quả của các vụ tham nhũng 5
1. Tham nhũng gây thiệt hại kinh tế 5
2. Tham nhũng gây mất lòng tin trong nhân dân 5
3. Tham nhũng gây bất bình đẳng trong xã hội 6
Chương II. Các giải pháp chống tham nhũng 6
I. Giải pháp chống tham nhũng trong Đảng và nhà nước ta 6
II. Giải pháp kiến nghị 7
Phần kết luận 9
Tài liệu sử dụng trong bài:
Thời báo kinh tế Việt Nam.
Báo Điện Tử Việt Nam Net
Báo Nhân Dân , Lao Động
…………………………..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50541.DOC