Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thăng Long: CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.
Khái quát một số nét hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long ( BIDV Thăng Long ).
Giới thiệu chung về công ty
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long, có trụ sở chính tại đường Phạm Văn Đồng huyện Từ Liêm – Hà Nội. Ra đời trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-TCCB ngày 3/1/1974 nhằm mục đích cấp phát, kiểm tra , thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho công trình xây dựng cầu Thăng Long, phòng này đặt tại Hà Nội. Đến năm 1981 theo quyết định số 75 NH/QĐ ngày 17/07/1981 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Duy Gia ký, được mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long, được giao nhiệm vụ : Thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB, tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán , quản lý tiền mặt , quản lý chi tiêu quỹ trong lĩnh vực XDCB, thực hiện phục v...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THĂNG LONG.
Khái quát một số nét hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long ( BIDV Thăng Long ).
Giới thiệu chung về công ty
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long, có trụ sở chính tại đường Phạm Văn Đồng huyện Từ Liêm – Hà Nội. Ra đời trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-TCCB ngày 3/1/1974 nhằm mục đích cấp phát, kiểm tra , thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho công trình xây dựng cầu Thăng Long, phòng này đặt tại Hà Nội. Đến năm 1981 theo quyết định số 75 NH/QĐ ngày 17/07/1981 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Duy Gia ký, được mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long, được giao nhiệm vụ : Thu hút và quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB, tiến hành cho vay, cấp phát thanh toán , quản lý tiền mặt , quản lý chi tiêu quỹ trong lĩnh vực XDCB, thực hiện phục vụ theo đúng chính sách, thể lệ, kế hoạch và chế độ của Nhà nước.
Về mặt tổ chức lúc bấy giờ Chi nhánh chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Còn về thực hiện công tác nghiệp vụ thì ngân hàng trực thuộc Ngân hàng ĐT – XD Việt Nam.
Để cho việc chỉ đạo của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam được toàn diện, năm 1991 có quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02/04/1991 được Thống đốc Ngân hàng Cao Sỹ Khiêm ký, được thành lập và mang tên Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đến 01/01/95theo quyết định số 293 NH/QĐ ngày 18/11/94 của Thống đốc NH Cao Sỹ Khiêm ký nhằm điều chỉnh chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế, kĩ thuật kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, được phép thực hiện các hoạt động của NHTM quyết định tại pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo điều lệ mới được Thống đốc NH phê quyệt.
Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với sự phát triển toàn diện của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh (BIDV) Thăng Long ngày càng phát triển và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống NH Việt Nam. BIDV Thăng Long là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và đóng góp một phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển từng bước hòa nhập vào kinh tế nói chung của thế giới đang hoạt động rất sôi động.
Với đội ngũ 120 cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, BIDV Thăng Long đã và đang phục vụ một cách nhiệt tình đối với khách hàng của Ngân hàng, chủ yếu là các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, TM , dịch vụ, du lịch và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư.
1.1.2.Mô hình tổ chức
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.GD1
P.GD2
P.TD1
P.TD2
P.GD3
DV KH CÁ NHÂN
DV KH DN
P.TỔ CHỨC CÁN BỘ
KHỐI CHỨC NĂNG
KHỐI KINH DOANH
P.NGUỒN VỐN
P. ĐIỆN TOÁN
P.THẨM ĐỊNH
P.TÀI CHÍNH KT
P.VĂN PHÒNG
P.TT QU ỐC T Ế
P.KIỂM TRA NỘIBỘ
Chức năng nhiệm vụ của BIDV Chi nhánh Thăng Long
- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
- Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ.
- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tê, TCTD trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán Quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.
- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng Quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card, cung cấp Séc du lịch, ATM.
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
1.1.4. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh
Thời gian qua chi nhánh Thăng Long đã gặt hái được những thành quả cao trong hoạt động kinh doanh, đây là thời điểm quan trọng trước khi bước vào lộ trình cổ phần hóa.Với những thành quả đã đạt được trên các lĩnh vực hoạt động, trong năm 2007 Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hồi nợ ngoại bảng kết quả thu được trên 75 tỉ đồng, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch, mở rộng hoạt động dịch vụ, tận thu mọi khoản phí, tăng trưởng dịch vụ với mức cao ( 75% ) , chấp hành tốt cơ chế quản lý vốn tập trung và lãi suất FTP, hạn chế huy động vốn có lãi suất cao, phát triển khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản để huy động vốn với lãi suất thấp đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, phát huy tối đa hiệu quả tài sản có sinh lời để đem lại lợi nhuận tối đa.
a. Những kết quả đạt được
* Tổng tài sản huy động
Tổng tài sản năm 2007 đạt 2960 tỷ tăng 15 %; số tuyệt đối tăng 390 tỷ so với năm 2006, trong đó tăng do nguồn vốn huy động là 339 tỷ.Tỷ lệ tài sản có sinh lời chiếm 93%/ tổng tài sản của Chi nhánh. So với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thì tốc độ tăng tổng tài sản của Chi nhánh ở mức không cao do Chi nhánh Thăng Long những năm gần đây luôn thừa vốn khả dụng , nguồn vốn huy động chưa phát huy hết hiệu quả, năm 2007 thực hiện cơ chế lãi suất FTP, giá mua vốn thấp hơn giá bán vốn nên việc huy động vốn không sử dụng hết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh vì vậy trong năm Chi nhánh đã cơ cấu lại nguồn vốn đảm bảo sử dụng một cách hợp lý và do huy động vốn tăng trưởng không cao đã làm ảnh hưởng tới mức tăng trưởng tổng tài sản.
* Kết quả thu nhập và chi phí.
- Chênh lệch thu chi trước DPRR ( bao gồm cả thu nợ HTNB và thu khác ) 161 tỷ đồng, tăng trưởng 144% so với năm 2006, đạt 121% so với kế hoạch.
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng 75 tỷ, vượt kế hoạch 14%.
- LN trước thuế ( sau DPRR ) 51 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2006
- LN sau thuế bình quân đầu người đạt 0,26 tỷ đồng.
- Trích DPRR 35 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch trung ương giao.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra B/q trong năm đạt trên 3%
Kết quả kinh doanh các chỉ tiêu chính của Chi nhánh trong năm đều tăng trưởng cao so và hoàn thành vượt mức kế hoạch Ngân hàng Trung ương giao.với tổng số chênh lệch thu chi sau khi trích DPRR trả Ngân hàng và DPRR theo kế hoạch, lợi nhuận còn lại cũng tương đối cao, chắc chắn đời sống của cán bộ CNVC năm 2007 sẽ được nâng lên hơn so với năm 2006
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng các hoạt động
Bảng 1 : Chỉ tiêu cơ cấu cho vay của Chi nhánh
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2006
TH 2007
1
Dư nợ cho vay NQD/tổng dư nợ
%
56
70
2
Tỷ trọng dư nợ có TSCĐ/TDN
%
67
60
3
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/TDN
%
21
23
4
Tỷ trọng cho vay KHNN/TDN
%
0,8
0,5
5
Tỷ trọng cho vay VND/TDN
%
66
82,6
6
Tỷ trọng dư nợ /tổng tài sản
%
63,8
59,6
7
Tỷ lệ nợ QH/TDN
%
2,5
1,4
8
Tỷ lệ nợ xấu/TDN
%
10
4,7
Nguồn : phòng nguồn vốn kinh doanh BIDV chi nhánh Thăng Long
Các chỉ tiêu như trên cho thấy năm 2007 các giới hạn đều đã được điều chỉnh tăng,giảm hợp lý theo kế hoạch Trung ương đề ra. Riêng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chưa đạt kế hoạch Ngân hàng trung ương giao là 75%.
Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản còn thấp, hệ số sử dụng vốn chưa cao do Chi nhánh còn tồn tại nhiều dư nợ xấy lắp cũ để lại quá hạn hoặc đã chuyển hạch toán ngoại bảng nên từ năm 2005 Chi nhánh tập trung sức lực cho công tác xử lý nợ, cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ ngoại bảng và lãi treo nên tăng trưởng tín dụng thấp.
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chấp hành tỷ lệ nợ xấu,tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu giảm từ 10% năm 2006 xuống còn 4,5 % năm 2007, đạt mức Ngân hàng Trung ương giao là 5%.Tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã được khống chế ở mức thấp.
Về tỷ lệ giảm dư lãi treo: Năm 2007 Ngân hàng Trung ương giao giảm 34%, Chi nhánh đã không thực hiện được chỉ tiêu này mà trong năm số lãi treo tăng thêm so với năm 2006 là 25%.Nguyên nhân tăng lãi treo do các đơn vị nợ lãi từ năm trước chuyển sang và các đơn vị có phát sinh lãi treo do tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn,mặt khác phần lớn thời gian và sức lực Chi nhánh tập trung cho công tác xử lý thu hồi nợ gốc ngoại bảng, nên việc thu hồi dần dần để đơn vị có điều kiện trả nợ gốc và lãi đồng thời có một số đơn vị thực sự khó khăn nhưng đã có thiện chí trả nợ, Chi nhánh đang đề nghị trung ương miễn giảm lãi.
Tình hính thực hiện trích DPRR và thu nợ ngoại bảng .Trong năm Chi nhánh đã thực hiện trích DPRR theo đúng kế hoạch giao là 35 tỷ, đồng thời tích cực thu hồi nợ ngoại bảng để trả nợ quỹ DPRR Trung ương gốc là 75 tỷ đồng. Đây là sự cố gắng rất lớn vì ngoài số dư nợ ngoạibảng thu được từ việc xủ lý bán nợ cho DATC là 40 tỷ,Chi nhánh còn thu thêm được các đơn vị khác được trên 30 tỷ đồng làm cho nợ ngoại bảng giảm xuống còn 65 tỷ đồng, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn nhất của Chi nhánh trong năm qua.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
- Công tác nguồn vốn : Công tác phát triển khách hàng còn hạn chế nhất là việc mở rộng khách hàng TCKT do thực hiện cơ chế lãi suất FTP, trong năm nguông vốn huy động từ TCKT giảm mạnh do lãi suất FTP thấp hơn lãi suất trên thị trường.
- Công tác tín dụng : công tác thu hồi nợ ngoại bảng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Trung ương giao năm 2007 sonng nợ ngoại bảng của Chi nhánh vẫn còn 65 tỷ, thu hồi lãi treo trong năm chưa đạt kế hoạch giao.Tăng trưởng tín dụng thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
- Công tác dịch vụ : Công tác dịch vụ còn hạn chế trong việc phát triển dịch vụ POS, dịch vụ trả lương qua tài khoản theo chỉ thị 20 và các dịch vụ phi tín dụng chưa được tiếp thị thường xuyên, triển khai sản phẩm mới còn chậm.
-Công tác quản trị điều hành : sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa thường xuyên đồng bộ,lãnh đạo phòng còn thiếu tính chủ động sáng tạo, còn thụ động và chưa bài bản, cán bộ nghiệp vụ trình độ còn bất cập, trình độ Marketing còn hạn chế.
* Nguyên nhân
-Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng, biến động lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay khó lường.
- Tốc độ trượt giá cao, nguy cơ lạm phát bùng nổ, thị trường bất đoọng sản và thị trường chứng khoán khó kiểm soát được rủi ro .
- Chính sách tín dụng của hệ thống BIDV ngày càng thắt chặt việc mở rộng khách hàng , gặp khó khăn trong cạnh tranh gay gắt.
- Công nghệ hiện đại song chưa tiên tiến, máy móc thiết bị chưa đồng bộ, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn chậm đổi mới,công tác chăm sóc khách hàng còn hạn chế.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại BIDV Chi nhánh Thăng Long.
1.2.1. Khái quát về công tác thẩm định tại BIDV chi nhánh Thăng Long
Hoạt động thẩm định tại Chi nhánh được thực hiện bởi Phòng Thẩm định và Phòng Tín dụng, công tác thẩm định được thực hiện theo đúng quy trình của BIDV đề ra.Trong công tác thẩm định tín dụng, nhò có nhận thức đúng đắn và quán triệt phương châm "mở rộng tín dụng đến đâu phải chắc chắn có hiệu quả đến đó" cho nên công tác thẩm định đã được chú trọng khi xét duyệt cho vay. Quy trình thẩm định của chi nhánh là khá chặt chẽ, qua đó cán bộ thẩm định có thể nắm rõ được tình hình của dự án và đưa ra những quyết định chính xác.
Trong những năm qua các dự án vay vốn tại ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các dự án trang bị máy móc thiết bị và xây dựng với thời gian vay từ 3-5 năm. Hình thức này giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xảy ra rủi ro thấp. Theo cách này tốc độ tăng trưởng cho vay trung –dài hạn tăng khá nhanh trong thời gian qua. Một số dự án thẩm định cho vay trung hạn trong năm qua tại BIDV Chi nhánh Thăng Long:
Bảng 2: Các dự án thẩm định tiêu biểu
Đơn vị : tỷ đồng.
TT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Tổng vốn đầu tư
NH cho vay
1
Thu phí đường bộ
Công ty 324
300
120
2
DAĐT khai thác,chế biến quặng sắt Bản Cuôn.
Cty MATEXIM
71
40
3
DA đường quốc lộ 2B
Công ty Lạc Hồng
60
30
4
DAĐT dây truyền khai thác đá
Cty Hoa Phát
45
20
5
DA đầu tư máy móc thiết bị thi công
Cty XD công trình ngầm
26
14
6
DA đầu tư dây truyền dệt Vĩnh Phúc
Cty dệt Vĩnh Phúc
15
10
7
DA XD nhà xưởng khu CN Từ Liêm
Cty TNHH Á Long
6
3
8
DAĐT MMTB thi công cầu đường
Cty Đạt Phương
7
3,5
9
Các dự án khác
50
25
Nguồn : Phòng thẩm định BIDV Chi nhánh Thăng Long
Các dự án trên đều được BIDV Thăng Long xét duyệt cho vay. Các dự án này đã và đang hoạt động có hiệu quả. Nợ và lãi hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại các Chi nhánh và Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là tài liệu quy định hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư tại các Phòng thực hiện chức năng thẩm định dự án để phục vụ cho việc xem xét cho vay và là 1 nội dung trong bước thứ 2 của quy trình tín dụng trung, dài hạn: “Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn”.
Các bước chính thực hiện như sau:
(1) - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
(2) - Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
(3) - Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án và trình Trưởng Phòng thẩm định xem xét.
(4)- Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
(5)- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng Phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại các Phòng Thẩm định được thể hiện tóm tắt tại Lưu đồ :
Phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Bổ sung, giải trình
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Thẩm định
Nhận hồ sơ để thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa
rõ
Tiếp nhận hồ sơ
kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Kiểm tra, kiểm soát
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
1.2.3.1- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, xem xét 4 loại hồ sơ sau :
(1)- Giấy đề nghị vay vốn.
(2)- Hồ sơ về khách hàng vay vốn.
a. Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
* Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước : quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, kế toán trưởng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề cần cấp giấy phép; Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đối hoặc đăng ký mã số XNK; Đăng ký mã số thuế; Văn bản ủy quyền hoặc xác định thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như : văn bản của Hội động quản trị, ủy quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc cho người khác ký hợp đồng….
* Đối với pháp nhân hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài cần có thêm giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh.
* Đối với các nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác : Sổ hộ khẩu, chứng minh thư; giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép; giấy phép đăng kí kinh doanh; Giấy tờ xác định quyền thuê, sử dụng đất.
b. Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có).
* Đối với pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài :
- Các báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất và quý gần nhất : Bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ nếu có.
- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm thì gửi báo cáo tài chính cho đến thời điểm gần nhất.
* Đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ.
(3)- Hồ sơ về dự án vay vốn.
* Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của các cấp có thẩm quyền.
* Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác:
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các cấp có thẩm quyền…
- Các văn bản, các quyết định chỉ đạo, các văn bản liên quan đến chế độ ưu đãi, hỗ trợ…
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất; văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng…
- Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện dự án…
(4)- Hồ sơ về đảm bảo nợ vay.
1.2.3.2- Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn: Các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm:
(1)- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.
Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Đối với doanh nghiệp :
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của: quyết định thành lập đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật DN; Giấy phép đầu tư đối với DN hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Đăng ký kinh doanh đối với DN nhà nước.
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với DN liên doanh.
- Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp.
- Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng …
- Trong tổ chức doanh nghiệp thì ai là người đại diện pháp nhân.
* Đối với khách hàng tư nhân:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Có đầy đủ năng lực dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Có hộ khẩu thường trú.
(2)- Thẩm định năng lực và uy tín của khách hàng.
* Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng:
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư.
- Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
* Mô hình tổ chức, bố trí lao động
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý, tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp.
- Thu nhập của người lao động.
* Quản trị điều hành của lãnh đạo.
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực quản trị điều hành
- Phẩm chất tư cách, uy tín của lãnh đạo trong và ngoài DN.
- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thì trường.
- Đoàn kết trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp.
* Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng.
- Quan hệ tín dụng: dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; Mục đích vay vốn của các khoản vay; Doanh số cho vay, thu nợ; Mức độ tín nhiệm.
- Quan hệ tiền gửi; Số dư tiền gửi bình quân; Doanh số tiền gửi , tỷ trọng so với doanh thu.
(3)- Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.
a.Nguyên tắc đánh giá
Việc tính toán các chỉ số để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng cần phải được thực hiện qua nhiều năm( tối thiểu 2 năm). Đánh giá tổng thể về các chỉ tiêu và có so sánh với thực tế, đặc điểm kinh doanh của khách hàng.
b. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính
* Tình hình sản xuất kinh doanh :
- Tổng doanh thu, lợi nhuận
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng…
- Phân tích chỉ tiêu tăng trưởng.
- Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động.
* Phân tích tình hình tài chính:
- Tổng tài sản.
- Cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản.
- Giữa các khoản phải thu và phải trả, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
- Tình trạng tài sản:
+ Cơ cấu giữa tài sản lưu động và tài sản cố định.
+ Thực trạng tài sản cố định.
+ Cơ cấu tài sản lưu động: nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng.
+ Tình trạng các khoản phải thu, hàng tồn kho.
- Tình trạng nguồn vốn.
+ Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn.
+ Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ.
- Phân tích đánh giá các nhóm chỉ tiêu phản ánh: khả năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn.
* Nhóm chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Chỉ số này được tạo để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng và là tỷ suất giữa tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm và nguồn vốn lưu động, tỷ lệ này > 1 là tốt. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản nợ khó đòi trong tài sản lưu động.
- Khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, đánh giá khả năng hoán đổi thành tiền nhanh để đảm bảo khả năng thanh toán thanh khoản, tỷ lệ này > 0,5 là tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
- Vòng quay của vốn lưu động =
Chỉ số này được tính để biết được số lần tất cả số vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. chỉ số này thấp thì vốn đầu tư không được sử dụng một cách có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hóa quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hoặc đang vay mượn quá mức.
- Vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ số này được tính để biết được tốc độ thu hồi các khoản nợ. Hệ số vòng quay càng nhanh càng tốt.
- Vòng quay hàng tồn kho =
Chỉ số này được tính để biết được chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hóa bình quân, tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
- Khả năng sinh lời của tổng tài sản =
Chỉ số này được tính để biết được khả năng sinh lời của tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao càng tốt.
- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Chỉ số này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của khách hàng,đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp.Chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ ( cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn.)
- Tỷ suất lợi nhuận ròng =
Chỉ số này được tính để biết được năng lực kinh doanh,cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất càng cao càng tốt.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
- Hệ số nợ =
Chỉ số này được tính để biết được số nợ của doanh nghiệp so với tổng số nguồn vốn, tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
- Cơ cấu nguồn vốn =
Chỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộc vào từng ngành nghề.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của khách hàng
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu = - 1 (%)
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận = - 1 (%)
Tốc độ tăng trưởng càng lớn càng tốt.
(4)- Thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, thẩm định về kinh tế - kỹ thuật của dự án ( thực hiện theo quy định thẩm định dự án đầu tư).
(5)- Thẩm định xác định nguồn vốn, thời hạn, lãi suất cho vay
- Cân đối các nguồn vốn đầu tư, nhu cầu vốn vay khả năng cân đối nguồn cho vay loại tiền cho vay của Ngân hàng, trường hợp món vay lớn hoặc không thu xếp cho vay toàn bộ có thể làm đầu mối để thực hiện cho vay đồng tài trợ.
- Xác định thời hạn vay phù hợp với khả năng cân đối vay trả của khách hàng và Ngân hàng.
- Xác định lãi suất cho vay phù hợp với chính sách khách hàng bảo đảm đủ bù đắp chi phí , trích dự phòng rủi ro kinh doanh có lãi hợp lý.
(6)- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng lựa chọn các biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp.
1.2.3.3.Thẩm định dự án vay vốn
(1) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
(2) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
a. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án
- Phân tích quan hệ Cung- Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:
+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
+ Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).
b. Đánh giá về cung sản phẩm
- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ...) đến thị trường sản phẩm của dự án.
c. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Xem xét, đánh giá trên các mặt:
- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.
d. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
- Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
Việc dự đoán nay làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
(3). Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
a. Địa điểm xây dựng
- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.
b. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ... hay không
- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào
- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
c. Công nghệ, thiết bị
- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị nay có đáp ứng được hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.
d. Quy mô, giải pháp xây dựng
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
- Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước...
e. Môi trường, PCCC
- Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.
(4). Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:
+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không.
+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
(5). Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
a. Tổng vốn đầu tư dự án
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ... Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
b. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
c. Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
(6). Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện.
Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
• Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
• Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính,
gồm có:
- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:NPV; IRR; ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
1.3. Thực tế công tác thẩm định đối với dự án đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt, cụ thể: “Dự án đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt Bản Cuôn 1 của Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ ( MATEXIM ) ”.
1.3.1.Thẩm định về công ty MATEXIM
1.3.1.1.Giới thiệu chung về công ty MATEXIM
a. Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Vật tư và thiết bị Toàn bộ ( Matexim) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp ( VEAM ) – Bộ Công nghiệp. Công ty đuợc thành lập vào 17/09/1969 và được sắp xếp thành lập lại theo Quyết định số 214/QĐ/TCNĐT ngày 05/05/1993 của Bộ Công nghiệp, được cổ phần hóa theo quyết định số 3065/QĐ – BCN ngày 30/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư Hà nội cấp ngày 6/6/2007.
Địa chỉ công ty : 36 Phạm Văn Đồng – Hà Nội
Điện thoại : ( 04 ) 7564.716 – ( 04 ) 8362.310 Fax : ( 04 ) 7.564.416
E-mail : matexim @ hn.vnn.vn
Website : matexim.com.vn
Gần 40 năm hoạt động MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển, đến nay đã có 10 thành viên đơn vị trực thuộc Công ty, có trụ sở ở Thành phố Hà Nội và các Thành phố lớn khác của khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên. Tổng doanh thu hàng năm của công ty đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40 - 50 triệu USD/năm, đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội thưởng khuyến khích xuất khẩu hàng tỷ đồng/năm. Từ 01/7/2007 đã chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 74.000.000.000 đồng.
b.Tư cách pháp nhân
- Quyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ thành công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 30/5/1998 mã số : 0100100336-1
- Giấy chứng nhận đăng lý xuất khẩu ngày14/10/1998 mã số : 0100100336-1
-Biên bản bầu ông Trần Quốc Hùng làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ ngày 24 tháng 11 năm 2006.
- Đăng ký kinh doanh số 0103017766 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 06/06/2007.
- Người đại diện theo pháp luật : ông Trần Quốc Hùng, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty .
c. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
* Các mặt hàng Xuất nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu:
- Các loại vật tư, máy móc thiết bị và dây chuyền thiết bị toàn bộ, phục vụ cho sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp , xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, đóng tầu, khai thác chế biến khoáng sản... trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, kim loại đen ( các loại thép phôi, gang ...), các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ , thép chế tạo, thép tấm , thép lá, thép dây và các loại thép chuyên dùng đặc biệt khác, các loại Fe-ro, kim loại màu, khoáng sản, than cốc, than đá, thiết bị lạnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre; Sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy hải sản, phân bón, hóa chất, bột giấy , hạt nhựa, vật tư nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y tế...
- Các loại lò công nghiệp và thiết bị sản xuất thép: Như các loại lò trung tần, lò tạo khí than, lò nhiệt luyện, lò tôi cao tần, lò thấm các bon, nitơ, lò nung điện trở...Máy đúc phôi liên tục...
- Các loại ôtô du lịch, ôtô chuyên dùng cho công an, quân sự, xe cứu thương.và các loại xe máy .
- Bán và bảo hành các sản phẩm của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM) để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp..
- Có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda uỷ nhiệm ( HEAD).
- Thu mua tất cả các loại thứ, phế liệu sắt, thép, kim loại màu, để tái sinh, tái chế phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
*Sản xuất và dịch vụ:
- Tổ chức khoan thăm dò và đầu tư dây chuyền công nghệ để khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt ở Bản Cuôn - Chợ Đồn - Bắc Kạn để phục vụ cho sản xuất gang, thép và kinh doanh xuất nhập khẩu...
- Sản xuất gang đúc, gang luyện thép,thép cán, các loại kim loại mầu như: Thiếc, đồng, chì nhôm kẽm...
- Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ ... cho tiêu dùng và để xuất khẩu; Dây cáp điện, phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh điện, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thi công lắp đặt các công trình điện từ 110KV trở xuống;
- Matexim có đội xe vận tải chuyên nghiệp, đội ngũ lái xe lành nghề, với gần 100 đầu xe các loại, có tải trọng từ 5 tấn đến 12 tấn thùng kín , chuyên vận tải các loại xe ôtô Civic , xe máy Honda, cùng các loại vật tư, hàng hoá khác đi khắp 64 tỉnh , thành trong cả nước. doanh thu về vận tải hàng năm đã đạt trên 50 tỉ đồng.
- Matexim có dồi dào tiềm năng về nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà văn phòng ...cho thuê, tạo lên lợi thế để nhận đại lý vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho tất cả các đối tác. Nhất là có nhiều tiềm năng về mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng các dự án đầu tư lớn, như dự án xây dựng nhà văn phòng, chung cư cao cấp và biệt thự...để mở rộng, phát triển kinh doanh bất động sản.
d. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của công ty : Cơ cấu Cty được tổ chức thống nhất từ trên xuông dưới. Bắt đầu từ Ban giám đốc đến các phòng ban, sau đó là các chi nhánh:
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ ( Matexim ) là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp được cổ phần hóa, có 389 cán bộ công nhân viên , trong đó hơn 200 cán bộ trình độ đại học và trên đại học. Công ty được đánh giá là đơn vị có uy tín trong thương trường, bộ máy quản lý công ty là những người có năng lực và trình độ. Hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận cũng như thu nhập của cán bộ nhân viên luôn tăng trưởng qua các năm.
Công ty cổ phần matexim có 9 đơn vị thành viên trực thuộc đóng trên các tỉnh và thành phố khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam :
Chi nhánh Vật tư Nam Hà nội : Quốc lộ 1 – Phú Xuyên – Hà Tây
Xn sản xuất và kinh doanh dịch vụ - Cầu Diễn – Từ liêm – Hà Nội
Xn Thương mại dịch vụ : tòa nhà matexim 36 Phạm Văn Đồng – Hà Nội.
CN Vật tư Thái Nguyên : QL3 – Thanh Xuyên – Thái Nguyên.
Xn kinh doanh xe và phục tùng : km 7- Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
và là cổ đông lớn trong các đơn vị như Công ty cổ phần Matexim Thăng Long, Công ty Liên doanh Cơ khí Việt Nhật, Công ty bảo hiểm PJICO, Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng.
Cn Vật tư Tây Nguyên km5 Quốc lộ 14 Tân An – TP Buôn Mê Thuột.
Cn Vật tư Miền Nam : 127 Lý Chính Thắng – Q3 – TP Hồ Chí Minh.
Cn Vật tư Đà Nẵng : 57 Phan Chu Trinh – TP Đà Nẵng.
Chi nhánh Matexim Bắc Kạn : xã Ngọc Phái – huyện chợ Đồn – Bắc kạn.
Ngoài ra, Công ty Matexim còn là cổ đông chính , sáng lập trong các đơn vị sau :
Công ty cổ phần matexim Thăng Long : thị trấn Yên Viên- Hà Nội.
Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng : số 1 Lê Lai – Hải Phòng.
Công ty Liên doanh Cơ khí Việt Nhật ( VJE ) Vật Cách – P.Quán Toan- Hải Phòng.
Công ty Bảo hiểm PJICO – đường Láng – Đống Đa – Hà Nội.
1.3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
a.Tình hình sản xuất kinh doanh
Bảng 3 : Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
640.996
703.209
1.062.242
2
Giá vốn hàng bán
618.701
672.943
1.026.143
3
Lợi nhuận gộp
22.285
30.226
36.081
4
Chi phí bán hàng và quản lý
15.018
17.785
25.004
5
Doanh thu từ hoạt động tài chính
4.064
2.618
2.813
6
Chi phí hoạt động tài chính
10.213
13.168
10.571
7
Lợi nhuận trước thuế
2.224
2.297
4.389
8
Thuế TNDN
281
416
965
9
LN sau thuế
1.943
1.881
3.424
10
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
0.3 %
0.27%
0.32%
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Hoạt động kinh doanh của công ty hiện tại tốt. Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại gồm kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng nội địa. Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả cụ thể :
Doanh thu năm 2006 là 703.210 triệu, tăng so với năm 2005 là 62.214 triệu đồng, tốc độ tăng doanh thu là 9,7 %;
Tốc độ tăng doanh thu = - 1 = 9,7 %
Doanh thu năm 2007 tăng cao, so với năm 2006 tăng 359.033 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu = ( 1.062.242 : 703.209 ) – 1 = 51%.
Lợi nhuận năm 2007 là 3.424 triệu đồng tăng 1.543 triệu so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận = - 1 = 82%.
Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của năm 2007 tăng cao, gần gấp đôi so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty quản lý tốt chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán. Công ty có mạng lưới khách hàng rộng trong cả nước. Sản phẩm tiêu thụ tốt và có uy tín trên thị trường.
b.Tình hình tài chính của Matexim
Bảng 4 : Bảng cân đối kế toán :
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn
270.183
235.412
266.861
1
Tiền
10.657
25.213
7.107
2
Các khoản phải thu
230.797
174.070
178.355
3
Hàng tồn kho
23.829
25.638
66.269
4
Tài sản lưu động khác
4.900
10.491
15.130
II
Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn
40.614
45.550
52.417
5
TSCĐ
16.293
27.615
33.939
6
Đầu tư dài hạn
24.321
17.935
18.478
Tổng tài sản
310.797
280.962
319.278
I
Nợ phải trả
270.455
238.474
273.598
1
Nợ ngắn hạn
263.144
231.855
269.934
2
Nợ dài hạn
7.311
6.619
3.663
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
40.342
42.488
45.681
1
Nguồn vốn , quỹ
40.087
41.882
42.948
2
Nguồn kinh phí
255
606
2.733
Tổng nguồn vốn
310.797
280.962
319.278
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Dựa vào bảng cân đối kế toán :
- Phân tích tài sản : tổng tài sản năm 2006 là 280.962 triệu giảm so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại tăng và đạt 319.278 triệu đồng. Trong năm 2007, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu- đây là các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp, cụ thể : các khoản phải thu chiếm 55%; tiền chiếm 2,2%; hàng tồn kho chiếm 20,7%; tài sản lưu động khác chiếm 4,7 % và tài sản cố định chiếm 17,4%.
- Nguồn vốn : nợ phải trả là 273.598 triệu đồng. chiếm 85,7% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chủ yếu là các khoản người mua trả tiền trước, đây là khoản tiền ứng góp vốn theo tiến độ thi công dự án.
- Phân tích các chỉ số :
Bảng 5 : các chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Hệ số tự tài trợ
0,13
0,15
0.14
2
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,03
1,02
1,0
3
Hệ số thanh toán nhanh
0,92
0,86
0,69
4
Vòng quay HTK( vòng )
26
26,25
15.48
5
Vòng quay vốn lưu động ( vòng )
2,37
2,98
3,98
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Trong đó :
Hệ số tự tài trợ =
Nhận xét :
Hệ số thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh tương đối ổn định ở cả 3 năm.Hệ số thanh toán ngắn hạn đều > 1, còn hệ số thanh toán nhanh > 0,5 cho thấy mức bảo đảm khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Các chỉ tỉêu hoạt động của doanh nghiệp năm 2006 và năm 2007 đạt ở mức cao. Vòng quay vốn lưu động tương đối cao, năm 2006 là 2,98 vòng và năm 2007 là 3,98 vòng, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp tương đối tốt, tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đồng thời tăng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty khá tốt, các khoản nợ có đủ tài sản làm đảm bảo; tình hình và khả năng thanh toán tốt, vốn lưu động luân chuyển tương đối nhanh. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu đủ bù chi phí và có tích lũy; Do đặc thù kinh doanh là thương mại thuần túy nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
c. Công nợ các loại
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên thường xuyên có một lượng vốn lớn nằm tại khâu dự trữ, lưu thong do vậy số công nợ mà đơn vị đang chiếm dụng của bạn hàng là rất lớn. Các khoản công nợ này phát sinh và luận chuyển thường xuyên đối với từng khách hang cũng như toàn đơn vị cụ thể :
Bảng 6 :Các khoản nợ của Matexim
Nợ phải thu
Nợ phải trả
Khách hàng
52.046
Người bán
98.696
Thuế GTGT được khấu trừ
3.085
phải trả công nhân viên
3.128
Trả trước khách hàng
41.083
Khách hàng trước
11.458
Khác
37.666
Khác
17.312
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Đối với các khoản phải thu của khách hang : 52.046 triệu đồng
Do các khách hàng của đơn vị thường xuyên có quan hệ mua bán hàng hoá như máymóc thiết bị , lương thực, thực phẩm, sắt thép, xi măng… với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài trong quan hệ xuất nhập khẩu nên luôn có nợ gối đầu hoặc bạn hàng ứng trước cho đơn vị , tại mỗi thời điểm số lượng khách hàng là khác nhau và số công nợ với mỗi khách hàng cũng khác nhau do quá trình kinh doanh phát sinh và luân chuyển thường xuyên. Tất cả các khoản nợ của công ty không có khoản nợ nào tồn đọng và khó có khả năng thu hồi bởi đơn vị có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có năng lực chính sách bán hàng rất tốt và thẩm định khách hàng chặt chẽ. Điều này được chứng minh bởi quan hệ vay trả của đơn vị với Chi nhánh lành mạnh, sòng phẳng cả vốn và lãi đối từng phương án vay vốn.
Đối với khoản nợ phải trả cho người bán : 89.696 triệu đồng.
Đối với khoản nợ phải trả cho người bán, đơn vị có đủ nguồn thu, đủ năng lực tài chính để thanh toán hết công nợ.
1.3.1.3.Quan hệ tín dụng với các ngân hàng
Thời điểm 31/12/2006 :
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên Ngân hàng
Tổng số
Trong đó
Ngắn hạn
Trung - DH
1
NH BIDV Chi nhánh Thăng Long
58.497
48.534
9.963
2
Sở GD1 NHCT Việt Nam
6.400
6.400
0
3
NHNT Thăng Long
26.200
26.200
0
Tổng
91.097
81.134
9.963
Thời điểm 31/12/2007
Đơn vị : triệu đồng
TT
Tên Ngân hàng
Tổng số
Trong đó
Ngắn hạn
Trung - DH
1
NH BIDV Chi nhánh Thăng Long
28.737
25.403
3.334
2
Sở GD1 NHCT Việt Nam
19.278
19.278
0
3
NHNT Thăng Long
18.017
18.017
0
Tổng
66.032
62.698
3.334
MATEXIM là khách hàng vay vốn thường xuyên , vay trả song phằng cả nợ gốc, lãi đúng hạn.
Sử dụng tiền vay đúng mục đích, không có phát sinh nợ quá hạn. Các khoản nợ có đủ tài sảnl àm đảm bảo.
Công ty sử dụng đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng như phát hành bảo lãnh, thanh toán L/C, mua bán ngoại tệ….
Trong những năm qua Công ty vay trả gốc sòng phẳng, không phát sinh nợ quá hạn và lãi treo với Chi nhánh Thăng Long và các tổ chức tín dụng khác.
1.3.2. Thẩm định chi tiết dự án
1.3.2.1. Xem xét, đánh giá các nội dung chính của dự án
a.Mô tả dự án và đặc điểm dự án
Đây là dự án Đầu tư khai thác - chế biến quặng mỏ sắt ở thôn Bản Cuôn – xã Ngọc Phái- huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn của công ty Cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
Quy mô dự án : diện tích khai thác là 30 ha với công suất của dự án là 200.000 tấn quặng tinh /năm. Theo kết quả khảo sát thì trữ lượng mỏ vào khoảng 1,8 triệu tấn .Thời gian tiến hành dự án được chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn 1 : 2007 -2011; giai đoạn 2 : 2011 – 2016
Dự án được thực hiện nhằm mục đích khai thác chế biến quặng sắt Ma nhê tít ( Fe3O4 ) phục vụ sản xuất gang của lò cao trên địa bàn và xuất khẩu đổi lưu than cốc.
Tổng vốn đầu tư cố định : 56.650.000.000 đ
Tổng mức đầu tư : 71.650.000.000 đ
b. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Kinh tế nước ta đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng 8-9 %/năm, trong đó công nghiệp tăng trưởng trên 15%/năm. Đặc biệt là ngành công nghiệp xây dựng, giao thông,cơ khí…với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm, vì vậy nhu cầu về sắt thép ngày càng nhiều. Do thiếu hụt nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng triệu tấn sắt thép và hơn 50% lượng phôi cho sản xuất trong nước. Ngành công nghiệp sắt thép vừa phải cân đối sản xuất và tiêu dùng vừa phải cơ cấu, quy hoạch, cải tổ lại từ việc khai thác khoáng sản, chế biến quặng sắt nhằm hợp lý hoá nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Mặt khác, do Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp đã đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang Cẩm Giàng tại huyện Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn với công suất giai đoạn 1 : 20.000 tấn gang/năm tương ứng với lò cao25m³ . Dự kiến trong thời gian tới Matexim sẽ tiếp nhận lại Nhà máy gang Cẩm Giàng từ Tổng công ty và thực hiện đầu tưu giai đoạn 2 thêm 01 lò cao 120m³ ( năm 2009) giai đoạn 3 đầu tư mở rộng them 01 lò cao 120m³ ( năm 2010) nên nhu cầu về quặng là rất cấp bách.
Do nhu cầu về quặng ở nước ta rất lớn nên việc thực hiện dự án là cần thiết.
c.Hồ sơ pháp lý của dự án
Hồ sơ vay vốn đầy đủ đảm bảo tính pháp lý và phù hợp quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Hồ sơ bao gồm ;
- Quyết định số 01 /MĐL – NN/QĐ – ĐT của Tổng Giám đốc Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp về việc giao nhiệm vụ cho công ty Cp Vật tư và thiết bị toàn bộ đầu tư, khai thác và kinh doanh quặng mở sắt tại khu vực Bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn và mỏ sắt Sỹ Bình , huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ngày 10/01/2006.
- Quyết định số 585/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thu hồi và giao đất cho công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ thuê để sử dụng vào mục đích khai thác quặng sắt tai thôn Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn , tỉnh Bắc Kạn ngày 30/03/2006.
- Giấy phép số 685/Gp – UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc cho phép Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ được khai thác quặng sắt tại mỏ Bản Cuôn 1 thuộc xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn , tỉnh Bắc Kạn.
- Giấy chứng nhận QSDĐ số AB 743959 do UBND tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 06/06/2006 cho Công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ.
- Báo cáo thăm dò quặng sắt khu vực Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn của Liên đoàn Intergeo 4 , Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
- Quyết định của HĐQT Công ty Cp Vật tư và thiết bị toàn bộ về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án đầu tư khai thác chế biến quặng mỏ sắt Bản Cuôn 1.
- Giấy đề nghị vay vốn.
1.3.2.2. Thẩm định khía cạnh thị trường
a. Nhu cầu sử dụng quặng sắt trong nền kinh tế:
Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng giao thông, cơ khí, đóng tàu hơn 20%/năm, quặng sắt được sử dụng rộng rãi trong luyện gang, phôi thép, công nghiệp xi măng… theo số liệu thống kê hiện nay nhu cầu sử dụng thép xây dựng, thép chế tạo , các sản phẩm từ thép trong những năm qua như sau :
Năm 2004 : 2,5 triệu tấn
Năm 2005 : 3,9 triệu tấn
Năm 2006 : 5,5 triệu tấn
Dự báo nhu cầu thiết yếu ( theo quy hoạch của Thủ tướng CP số 145/2007/QĐ-TTg ).
Năm 2010 : 10-11 triệu tấn
Năm 2015 : 15-16 triệu tấn
Năm 2020 : 20-21 triệu tấn
Với lượng thép trên tương ứng phải cần một lượng quặng gấp 1,5 – 1,7 lần khối lượng thép thành phẩm để sản xuất.
Đứng trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, Việt Nam đang phải nhập phôi và thép phế ( khoảng 50-60 % ) từ một số thị trường như Trung Quốc, Nga , Ấn Độ, Hàn Quốc… Riêng 6 tháng đầu năm, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội thép Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập 1.083.000 tấn phôi thép với giá 420-450 USD/tấn. Việc phải phụ thuộc vào lượng phôi thép trong nhập khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp có sử dụng thép và sản phẩm từ thép, giá cả lên xuống rất thấp thường gây nên ảnh những “ cơn sốt ‘ , tính từ năm 2005 đến nay giá thép đã tăng khoảng 35 %.
Để chủ động giải quyết sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu chính sản xuất thép, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu về tăng trưởng Công nghiệp mà Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, mới đây ngày 30/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 124/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó phải nâng công suất khai thác để khai thác như sau :
Năm 2010 : 9 triệu tấn /năm
Năm 2011- 2015 : 14 triệu tấn/năm
Năm 2016- 2020 : 20 triệu tấn /năm
Tập trung tại một số tỉnh Lào Cai 6 mỏ, Yên Bái 4 mỏ, Hà Giang 2 mỏ, Tuyên Quang 2 mỏ, Thái Nguyên 2 mỏ, Bắc Kạn 4 mỏ, Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ. Tuy nhiên, sản lượng trên có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Riêng tại Bắc Kạn khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 350.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao 25 m³ đang xây dựng tại Bắc Kạn và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Tại công ty Gang thép Thái Nguyên với dự án mở rộng nâng công suất them 500.000 tấn/năm nhu cầu về quặng đang thiếu hụt.
Quy hoạch chế biến như sau : Phần lớn quặng sắt của các mỏ đều có hàm lượng thấp, cần phải chế biến, làm giàu trước khi tiêu thụ. Đầu tư phải đồng bộ giữa khâu khai thác, tuyển khoáng để làm giàu quặng.
Ngoài việc phục vụ cho các lò cao trong nước để luyện gang, cần một lượng lớn xuất khẩu sang các nước khác như Trung Quốc để đổi lấy than cốc, than mỡ ( các nguyên liệu này trong nước không sản xuất được ).
Như vậy, khai thác quặng sặt hiện tại và trong tương lai 5-10 năm tới tại Việt Nam theo quy hoạch cũng chỉ đáp ứng được 80-90% cho nhu cầu sản xuất thép, phần còn lại phải nhập khẩu phôi từ nước ngoài. Thị trường đầu ra cho quặng sắt là vô cùng “ mở”.
b. Thị trường tiêu thụ quặng sắt đối với mỏ sắt Bản Cuôn 1
Hiện nay Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp đã đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang Cẩm Giàng tại huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn với công suất giai đoạn 1: 20.000 tấn gang/năm tương ứng với 01 lò cao 25m³. Dự kiến trong thời gian tới Matexim sẽ tiếp nhận lại Nhà máy gang Cẩm Giàng từ Tổng công ty và thực hiện đầu tưu giai đoạn 2 thêm 01 lò cao 120m³ ( năm 2009) giai đoạn 3 đầu tư mở rộng them 01 lò cao 120m³ ( năm 2010).
Bảng 7 : dự kiến nhu cầu quặng nhà máy gang Cẩm Giàng
TT
Năm
Sản lượng gang ( tấn)
Nhu cầu quặng ( tấn )
Nhu cầu than cốc ( tấn)
1
2007
20.000
34.000
16.000
2
2009
110.000
190.000
88.000
3
2010
110.000
190.000
88.000
4
2011
220.000
374.000
176.000
Tổng
460.000
788.000
368.000
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Như vậy , tính đến năm 2011 , tổng lượng quặng cần thiết cho lò cao Cẩm Giàng là : 2.260.000 tấn, trong đó :
+ 788.888 tấn quặng nguyên liệu
+ Quặng đồi cốc ; 368.000 tấn x 4 tấn quặng/tấn cốc = 1.472.000 tấn quặng (theo định mức đổi được Bộ CN cho phép. )
Hiện tại nguồn quặng nguyên liệu đang được khai thác để phục vụ cho lò cao Bắc Kạn không đáp ứng đủ. Do đó, lượng quặng khai thác được từ dự án sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng, điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ là rất tốt và dự là rất hiệu quả.
1.3.2.3. Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án.
Matexim đã ký HĐKT số 17-06/HĐ-KT ngày 30/11/2006 với đoàn địa chất interdeo 4 việc lập đề án và thi công thăm dò quặng sắt trong phạm vi 30ha khu vực Bản Cuôn 1 xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2007.
Báo cáo kết quả thăm dò cho thấy vùng mỏ được phép khai thác có trữ lượng cấp 121 là 949722 tấn đạt 98,5% so với mục tiêu đề án và trữ lượng cấp 122 là 112324 tấn, đạt 24 % so với mục tiêu đề án. Chất lượng quặng sắt đạt yêu cầu khai thác.
Trong diện tích thăm dò có 5 thân quặng cấu tạo dạng giải, phát triển theo phương gần Đông Tây. Chiều dài thân quặng lớn nhất là 820 m, chiều rộng từ 15m đến 30m , chiều dày thân quặng từ 5m đến 8,5m. Quặng có màu xám đen, xám thép từ tính mạnh. Chất lượng quặng tuơng đối tốt, hàm lượng sắt từ 38,05 % đến 65,9 % đạt trung bình 44,22%. So sánh thông tư 02/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp thì quặng sắt tại đây đạt chỉ tiêu bán thị trường trong nước và xuất khẩu.
Như vậy, lượng quặng có thể khai thác là tương đối lớn, dự án là khả thi.
1.3.2.4.Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án
a. Địa điểm xây dựng
Do địa điểm thực hiện dự án là ở thôn Bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện chợ Đồn có khá nhiều thuận lợi nên việc thực hiện dự án sẽ rất khả thi và giảm được nhiều về chi phí. Cụ thể:
* Đặc điểm địa hình :
- Có nhiều thung lũng là điều kiện lý tưởng để đổ đất đá khi đào đắp.
- Hệ thống sông suối và các nhánh của nó là hệ thống lớn nhất trong vùng, tạo nên mạng suối dày đặc, lòng suối khá dốc ở thượng lưu.
* Đặc điểm thủy văn – sông suối;
Khu vực khai thác có địa hình tương đối thuận lợi, độ dốc thoải đều. Có khe suối cạn chảy ra suối chính nên việc tháo khô mỏ rất dễ dàng.
Nguồn nước thừa đủ cho dây chuyền tuyển và dùng sinh hoạt.
Rất thuận lợi trong việc đắp đập công nghệ , đập chắn bùn do lợi dụng được sườn núi và khe cạn.
* Đặc điểm khí hậu – thủy văn
Khí hậu ôn hòa, râm mát ảnh hưởng tốt đến năng suất lao động.
Thời gian xuất hiện lũ chỉ có thể xuất hiện tập trung trong 2 tháng khoảng 1-3 tháng trận lũ.Trong thời gian đó có thể ngừng khai thác để bảo dưỡng dây chuyền, thiết bị.
* Địa chất công trình
Thân quặng phân bố tập trung nên dễ bố trí công nghệ, khai thác tập trung.
Có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên.
* Đặc điểm giao thông
Đường giao thông thuận lợi, khoảng cách từ mỏ đến địa điểm tiêu thụ quặng ngắn, có thể tiếp nhận xe tải để chở quặng.
b.Công nghệ, thiết bị
Dự án sử dụng công nghệ khai thác mỏ truyền thống , có sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, đặc biệt là công nghệ nghiền tuyển làm giàu quặng. Các thiết bị khai thác mỏ theo dự kiến trang bị các loại máy công trình đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị công trình cũ trong khai thác mỏ có thể tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng sẽ làm tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, thay thế phụ tùng khi hỏng hóc. Mặt khác, công nghệ thiết bị của Trung Quốc rẻ và quen vận hành với ngành khai thác mỏ Việt nam nhưng chất lượng thiết bị không tốt, không bền có thể ảnh hưởng ngay tới hiệu quả sản xuất
c. Đánh giá tác động môi trường
Tác động đến môi trường không khí chủ yếu do bụi và khí độc phát ra sau khi khoan nổ mìn và xúc bốc, các loại bụi có kích thước từ 0,1 micromet do gió thổi, công trường ở xa khu vực dân cư nên ảnh hưởng đến dân cư là không đáng kể. Tuy nhiên chu kỳ nổ mìn không cao, theo tính toán 4-5 ngày mới nổ một lần. Công ty đã có các biện pháp khắc phục như sau: Chờ khói mìn tan công nhân mới tới làm việc, trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, phun nước cục bộ bằng máy bơm và vòi phun , các loại xe vận chuyển trên đường phải che bạt.
- Công nghiệp khai khoáng ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới môi trường sống của dân cư bản địa . Việc phá rừng, đào đât đá để khai thác quặng sắt nếu không có phương án khắc phục kịp thời cố thể làm thay đổi vì khí hậu, gây họa sụt lở đất đá, lũ quét…
- Khi tiến hành khai thác, các đồi cây sẽ bị chặt phá để giải phóng mặt bằng, các quả đồi sẽ bị biến dạng và đào bới vì vậy đất đá, bùn dễ bị cuốn trôi, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Tuy nhiên khu vực chỉ xuất hiện mưa theo mùa nên công ty dễ kiểm soát hơn. Nước ngầm trong các giếng của nhà dân cách mép mỏ điểm gần nhất vào khoảng 500m về phía hạ lưu, chủ yếu là nước trong tầng phủ xuất hiện ở Cos +390 trở xuống, trong khi đó Cos khai thác đoạn thấp nhất cũng chỉ ở Cos + 449 nên không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Công ty có những biện pháp khắc phục như sau : xây dựng hệ thống đập chắn bùn và đất đá, tất cả bùn đất bị cuốn xuống sẽ được ngăn lại trong hồ chứa, lắng lọc trước khi xả ra bên ngoài, khai thác theo phương pháp tập trung lấn dần, khai thác đến đâu hoàn thổ đến đó, xây dựng kênh xà riêng, không xả trực tiếp vào suối.
1.3.2.5. Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án
Bảng 8 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Đơn vị : triệu đồng
TT
Vốn đầu tư
Số tiền
I
Vốn cố định
56.650
1
Xây lắp
10.590,3
2
Thiết bị
40.082,6
3
Kiến thiết cơ bản khác
3.254,5
4
Dự phòng
2.722,6
II
Vốn lưu động
15.000
Tổng vốn đầu tư
71.650
Nguồn : phòng kinh doanh công ty Matexim
Cơ cấu vốn cố định :
Đơn vị : triệu đồng
TT
Loại vốn
Số tiền ( VNĐ )
Ghi chú
1
Vốn đối ứng ( 30% )
16.995
Lãi suất 10,5%/năm
2
Vốn vay ( 70 % )
39.655
Tổng mức vốn đầu tư cho dự án là 71.650 triệu đồng, trong đó : vốn lưu động 15.000 triệu đồng (21% ), vốn cố định 56.650 triệu đồng ( 79% ) bao gồm 30% vốn đối ứng và 70% vốn vay. Do đây là dự án đầu tư khai thác – chế biến với quy mô rộng ( 30 ha ) nên chi phí để xây lắp và trang bị thiết bị lớn, do đó vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn là hợp lý. Với số vốn điều lệ là 74 tỷ đồng và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy dự án là khả thi về nguồn vồn và vốn vay ngân hàng được đảm bảo nguồn trả nợ.
1.3.2.6. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Bảng 9 : doanh thu và chi phí của dự án
Các chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Tổng cộng
I..Chi phí (trđ )
73.281
79.292
83.633
84.802
87.918
408.926
Chi phí trực tiếp ( trđ)
41.745
45.920
48.703
50.094
50.094
236.556
Lương giám đốc (30tr/tháng)
390
390
390
390
390
1.950
Lương cán bộ QL 10ng,12tr/tháng
1.560
1.560
1.560
1.560
1.560
7.800
Chi phí hoàn thổ phân bố ( trđ)
1.500
1.500
1.500
1.000
1.000
6.500
Chi phí văn phòng ( trđ)
3.818
4.200
4.455
4.581
5.091
22.145
Chi phí thuê chuyên gia ( 50tr/tháng )
1.440
1.440
1.440
720
720
5.760
Chi phí xử lý môi trường (trđ )
1.500
1.500
1.500
1.000
1.000
6.500
Lãi vay vốn lưu động(6 tháng, r = 10,5%/2 )
787
787
788
788
788
3.938
Chi phí vận chuyển ( trđ )
15.000
16.500
17.500
18.000
20.000
87.000
Thuế tài nguyên ( trđ )
1.200
1.320
1.400
1.440
1.600
6.960
Chi phí bán hàng ( trđ )
3.341
3.675
3.897
4.009
4.455
19.377
Chi phí xử lý rủi ro ( trđ )
1.000
500
500
500
500
3.000
II . Doanh thu ( trđ )
63.636
105.000
111.364
114.545
127.273
521.818
Sản lượng quặng tinh ( tấn )
100.000
165.000
175.000
180.000
200.000
820.000
Khả năng tiêu thụ
100.000
165.000
175.000
180.000
200.000
820.000
Doanh thu ( 0,7 triệu/tấn )
70.000
115.500
122.500
126.000
140.000
574.000
Doanh thu thuần
63.636
105.000
111.364
114.545
127.273
521.818
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
* Mức khấu hao đều hàng năm: D = với Io là giá trị ban dầu của tài sản
n: thời kì tính khấu hao
Sv : Giá trị còn lại của TSCĐ
Bảng 10 : Lịch khấu hao :
Đơn vị : triệu đồng
Tên tài sản
Thời gian KH
Năm1
Năm2
Năm3
Năm4
Năm5
Năm6
Năm7
Năm8
Năm9
Năm10
1.Xây lắp
10
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
2.Thiết bị
5
8,017
8,017
8,017
8,017
8,017
3.Thiết bị khác
5
1,195
1,195
1,195
1,195
1,195
Tổng cộng
10,271
10,271
10,271
10,271
10,271
1,059
1,059
1,059
1,059
1,059
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Bảng 11 : Lịch trả nợ vay gốc :
Đơn vị : triệu đồng
Định kỳ
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Quý I
2.500
3.000
3.500
Quý II
2.500
3.000
3.500
Quý III
2.000
2.500
3.000
3.500
Quý IV
2.000
2.500
3.000
3.155
Tổng
4.000
10.000
12.000
13.655
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Tổng dư nợ : 39.655 triệu đồng
Bảng 12 : Kết quả kinh doanh
Hạng mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
1.Doanh thu thuần
63.636
105.000
111.364
114.545
127.273
2.Chi phí hoạt động
73.281
79.292
83.633
84.802
87.918
3.Khấu hao( 5 năm )
10.271
10.271
10.271
10.271
10.271
4.Lợi nhuận TT và lãi vay ( = 1-2-3 )
(19.916)
15.437
17.460
19.472
29.084
5.Lãi vay
2.495
4.059
3.219
2.064
703
6.Lợi nhuận trước thuế = ( 4-5 )
22.411
11.378
14.241
17.408
28.381
7.Thuế thu nhập doanh nghiệp ( = 6 x 14% )
1.593
1.994
2.437
3.973
8.Lợi nhuận sau thuế ( = 6-7 )
22.411
9.785
12.247
14.791
24.407
9.Dòng tiền hang năm của dự án ( =8 +3+5 )
9.645
24.115
25.737
27.306
35.381
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Do đây là dự án khai thác nên trong năm đầu doanh nghiệp phải xây dựng và trang bị thiết bị phục vụ cho công tác khai thác do đó chi phí lớn và dự án mới được đưa vào thực hiện nên chưa thu được lợi nhuận. Sang các năm tiếp theo dự án đều thu được lợi nhuận > 0 .
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án :
+ Thu nhập thuần của dự án :
NPV = -71.000 + = 16.345 > 0
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR:
Với r = 15% có NPV = 5.746 > 0
Với r= 18% có NPV= - 293 < 0
IRR = r+ x ( r2 - r1) = 0,15 + x (0,18 – 0,15) IRR = 17,8%
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ :
Thời gian hoàn vốn đầu tư ( theo phương pháp trừ dần ):
Bảng 13 : nguồn trả nợ
Đơn vị : triệu đồng
TT
Khoản mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
1
Tổng vốn đầu tư
56.655
68.795
48.739
26.221
979
2
Nguồn trả nợ
-12.140
20.056
22.518
25.242
34.678
Khấu hao
10.271
10.271
10.271
10.271
10.271
LNST
-22.411
9.785
12.247
14.971
24.047
Nguồn bổ sung khác
0
0
0
0
0
3
Giá trị đầu tư phải thu hồi (1 -2 )
68.795
48.739
26.221
979
33.699
4
Thời gian hoàn vốn đầu tư
4 năm 1 tháng
Nguồn : Phòng kinh doanh Cty Matexim
Như vậy nguồn trả nợ của dự án là khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế giữ lại.
Từ bảng ta có thời gian thu hồi vốn đầu tư là :
4 + = 4 năm 1 tháng
* Độ nhạy của dự án
Đây là dự án đầu tư khai thác và chế biến nên lợi nhuận của dự án phụ thuộc vào sản lượng quặng, giá thành và chi phí để khai thác – chế biến. Do sự biến động của thị trường nên tính khả thi của dự án phụ thuộc vào doanh thu và chi phí.Xét sự thay đổi của doanh thu và chi phí :
Khi doanh thu giảm 3% : NPV = 3.188; IRR = 12%
Khi chi phí tăng 3% : NPV =5.131 ; IRR = 13 %
Như vậy trong trường hợp doanh thu giảm hoặc chi phí tăng 3% thì lợi nhuận thuần thu được vẫn dương.
Kết luận :
Về phương diện tài chính dự án có tính khả thi , khả năng thu hồi vốn tốt, đảm bảo đủ khả năng trả nợ và lãi vay.
1.4.Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn trong lĩnh vực khai thác quặng tại BIDV Thăng Long.
1.4.1. Kết quả đạt được
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thăng Long ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự góp phần của việc chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngày càng cao. Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn đã đạt được kết quả tốt về các mặt sau:
- Công tác thẩm định dự án được duy trì tốt, đã và đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. Quy trình thẩm định đã có sự phân cấp rõ giữa Hội Sở Chính và Chi nhánh, giữa trưởng phòng và cán bộ. Quy định rõ trình tự thực hiện công việc, tạo lên sự rõ ràng rành mạch cho công tác thẩm định.
- Việc thu thập và xử lý tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định rất được quan tâm. Để phân tích, đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng, ngoài việc dựa vào các số liệu báo cáo tài chính của khách hàng cùng với phỏng vấn, khảo sát thực địa, Chi nhánh còn thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, sách báo..., thông tin từ bạn hàng, của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan....
- Đội ngũ cán bộ thẩm định thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác ngân hàng trong tình hình mới.
- Về trang thiết bị thông tin: đây là phương tiện làm việc cho các cán bộ thẩm định và tín dụng, hiện nay hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ, nối mạng cục bộ và mạng internet để giúp cho việc thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp thẩm định mới trở nên đơn giản cộng với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho việc soạn thảo và lưu trữ thông tin tiện lợi. Các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, fax, … cũng giúp cán bộ thẩm định có khản năng khai thác, thu thập thông tin nhanh chóng và thuận lợi hơn.
1.4.2.Tồn tại và nguyên nhân
* Khó khăn
- Vấn đề tài sản thế chấp là vấn đề khó khăn của chi nhánh Thăng Long : hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp khách hàng ngoài quốc doanh hiện nay cũng là vấn đề nổi cộm khó giải quyết. Việc phát mại tài sản thế chấp khi người vay không có khả năng trả nợ gặp không ít khó khăn vì các lý do khác nhau về mặt giá cả thị trường, tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm vòng quay vốn tín dụng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp rất ít, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ưu đãi. Các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, có điều kiện thế chấp đảm bảo trả nợ chắc chắn thì ít. Đó là áp lực mà chi nhánh rất khó giải quyết trong công việc hàng ngày.
- Vốn mà các doanh nghiệp vay của ngân hàng thì chưa được sử dụng đúng mục đích thậm chí còn sử dụng vốn vào những cuộc làm ăn phi pháp hoặc có độ rủi ro cao. Do đó, khả năng mất vốn và không trả nợ được ngân hàng là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra có một số cá nhân lợi dụng uy tín của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nhằm mục đích tư lợi ... Vì thế làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng còn khá cao.
- Trong cơ chế thị trường, khách hàng có thể lựa chọn Ngân hàng phục vụ. Hiện nay có rất nhiều khách hàng mở tài khoản ở nhiều tổ chức tín dụng, vay ở nhiều ngân hàng và tổ chức phi Nhà nước. Do vậy chỉ một Ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó muốn nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của một khách hàng là cực kỳ khó khăn.
- Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ:
+ Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác kịp thời, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không hạch toán và quyết toán theo quy định. Các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
+ Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp, bảo lãnh.
* Nguyên nhân
- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn là nước chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế , chỉ số tính bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp. Trong bối cảnh thực trạng đó thì rủi ro nhiều trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng là điều khó tránh khỏi.
- Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, có lĩnh vực chưa có hoặc quy định không thống nhất, sơ hở và một số văn bản thay đổi thường xuyên.
- Thực trạng của doanh nghiệp vay vốn hiện nay rất khó khăn cho việc đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng, gây không ít khó khăn cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hay không cho vay, đó là :
+ Hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng hiện nay là nguồn vốn chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Thậm chí một số dự án mới được duyệt, doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay ngân hàng chiếm gần như 100%. Số các doanh nghiệp muốn vay nhiều nhưng những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả dự án, khoản vay thực sự có hiệu quả không nhiều. Đó là áp lực cực kỳ khó khăn đối với Chi nhánh. Ngoài ra, doanh nghiệp không có hoặc không đủ các điều kiện đảm bảo an toàn tín dụng như :
+ Hầu hết các phương án, dự án vay vốn mới mẻ, người lập dự án cũng chỉ là dự đoán, người thẩm định dự án cũng chưa có thực tế để kiểm nghiệm so sánh việc xét duyệt còn mang nặng tính thủ tục, giấy tờ hành chính.
- Năng lực quản lý điều hành của nhiều doanh nghiệp được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị truờng. Thêm vào đó lại mang tính ỷ lại vào vốn được cấp, được vay ưu đãi là "vốn vay không hoàn lại" càng làm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh khó khăn.
- Mặc dù cán bộ tín dụng ở đây đều là những người có trình độ nghiệp vụ được đào tạo tốt về ngành Ngân hàng nhưng phần lớn đều là cán bộ, các kiến thức về thị trường tài chính, kinh tế thị trường còn hạn chế. Đặc biệt về mặt kinh nghiệm thực tế chưa trải qua nhiều. Hơn nữa, do địa bàn kinh doanh được mở rộng, khối lượng tín dụng tăng trưởng nhanh, số lượng khách hàng vay vốn đông đảo kể cả trong và ngoài quốc doanh, trong khi số cán bộ tín dụng lại cố định, đang là vấn đề khó khăn dẫn đến chất lượng quản lý chưa cao.
Như vậy, không thể đảm bảo rằng tất cả các món vay đều được thẩm định kỹ càng, việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay đạt 100% các món. Với chủ trương hiện nay của chi nhánh, tăng nhanh khối lượng tín dụng, mở rộng hơn nữa quan hệ tín dụng với các ngân hàng sẽ làm cho số lượng món vay tăng lên. Điều này có ảnh hưởng là quá tải đối với các cán bộ tín dụng bởi các điều kiện về môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường xã hội còn rất phức tạp. Đây là vấn đề cần được hội Sở BIDV giải quyết nhằm thực hiện tốt hơn công tác thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Những nguyên nhân trên đây đang là các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác hồ sơ vay vốn lưu động nói riêng và công tác tín dụng nói chung tại Chi nhánh BIDV Thăng Long. Để giải quyết được các vấn đề đó chỉ có bản thân Chi nhánh hay Hội sở BIDV thì chưa thể giải quyết được mà nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của nhà nước và các ngành khác có liên quan.
CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG HẠN TẠI BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG.
2.1. Định hướng phát triển của chi nhánh
Phát huy thành tích và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua, trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế của HSC BIDV giao, BIDV Thăng Long đã đề ra phương hướng nhiệm vụ thi đua trong thời gian tới và nhiệm vụ cụ thể cho năm 2008. Các phòng ban căn cứ vào những phương hướng, chỉ tiêu đó để cụ thể hoá nhiệm vụ của mình và triển khai cho có kết quả :
- Về công tác huy động vốn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, chú trọng huy động vốn của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, huy động cả nội tệ và ngoại tệ, thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu với phương châm huy động được nhiều nguồn với giá hợp lý… từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Về công tác sử dụng vốn: Thực hiện cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, tập trung vào kinh tế quốc doanh, mở rộng cho vay bằng cả nội và ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giải ngân kịp thời, đúng tiến độ với các dự án đang hoạt động;
- Về công tác thẩm định :hoàn thành nghiệp vụ thẩm định để chủ động trong việc ngăn chặn những dự án không khả thi và tai trợ cho những dự án có hiệu quả cao. Xem xét, thẩm định cho vay các dự án đầu tư mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là vốn đầu tư trung và dài hạn đạt tỷ trọng 35% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chú ý tăng cường cho vay cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất có thời hạn dưới 5 năm, thu hồi nợ tăng để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ.
- Về công tác thanh toán quốc tế: Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại để có thêm các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao được khối lượng và chất lượng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, thu hút được các khách hàng lớn là khách hàng xuất khẩu; đảm bảo cung ứng nguồn ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài.
- Về công tác kế toán: Phòng kế toán tiếp tục phối hợp với các phòng liên quan trong việc thu hồi nợ trong đó chú trọng tới thu hồi nợ vay từ những năm trước; hạch toán đúng đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Về dịch vụ Ngân hàng: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng như các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Về công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ: Tiếp tục thực hiện chủ trương chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam; kịp thời phát hiện các biểu hiện vi phạm của khách hàng, của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng.
- Về công tác tổ chức cán bộ: Ngân hàng chú trọng vào công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên; tiếp tục đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ hàng năm nhằm bố trí cán bộ phù hợp với khả năng làm việc của họ.
2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung hạn tại BIDV chi nhánh Thăng long
2.2.1. Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án. Do đó việc nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin sẽ góp phần vào việc hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định. Nguồn thông tin chính xác, phong phú thì kết quả thẩm định có độ chính xác cao. Do đó, BIDV Chi nhánh Thăng Long một mặt phải gia tăng nguồn cung cấp thông tin, mặt khác phải tìm cách xử lý, lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả.
Để nguồn thông tin phải đa dạng hơn nữa, ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp các tài liệu liên quan đến dự án, cán bộ thẩm định phải phỏng vấn trực tiếp người giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin không chính xác. Đồng thời, kết hợp với việc thăm quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc để điều tra năng lực sản xuất, quản lý. Để đảm bảo các thông tin sử dụng là chính xác thì ngoài những thông tin có được do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ thẩm định còn có thể thu thập các thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài như thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các thông tin từ bạn hàng của doanh nghiệp, từ sách báo, tài liệu có liên quan.… Ngoài ra, cán bộ thẩm định phải tự điều tra, thu thập thông tin trên thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin nói trên là vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, đòi hỏi tốn khá nhều thời gian và chi phí, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận, trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian. Do vậy, cán bộ thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập thông tin và lưu trữ thông tin một cách khoa học. Mặt khác, để thông tin doanh nghiệp cung cấp đảm bảo tính khách quan, BIDV cần yêu cầu những thông tin đó phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập.
2.2.2. Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định
NHĐT&PT VN có văn bản hướng dẫn thẩm định, song đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại, công tác thẩm định tại Chi nhánh Thăng Long chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các chuẩn mực chung bám sát tại các dự án. BIDV Chi nhánh Thăng Long cần phải xem xét việc xây dựng một văn bản hướng dẫn về quy trình, nội dung thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất các cán bộ thẩm định. Mặt khác, đối với mỗi loại dự án cần đề ra những yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với thực tế tại Chi nhánh.
Trong quy định mới về quy trình thẩm định có đưa ra hai phương pháp tính là NPV, IRR và độ nhạy của dự án để phân tích tài chính. BIDV chi nhánh Thăng Long có thể xem xét về những ưu điểm, nhược điểm của hai phương pháp này để có thể áp dụng tính toán chỉ tiêu tài chính cho phù hợp với từng loại dự án.
Việc xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án. Thực tế NH thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi công nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường.... Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy, ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, điều này phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để trả lãi vì khó khăn tài chính do chưa có nguồn thu từ dự án.
2.2.3. Xây dựng hệ thống khoa họa thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư.
Công tác thẩm định diễn ra rất phức tạp, khối lượng công việc rất lớn, tốn nhiều thời gian và công sức của cán bộ thẩm định. Cho nên, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại trong công tác thẩm định là rất cần thiết bởi cán bộ thẩm định có thể tiết kiệm được thời gian, sức lực. Đồng thời cũng để tạo điều kiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện đại.
Bên cạnh đó, Chi nhánh Thăng Long nên tăng cường đổi mới, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án sao cho mỗi cán bộ thẩm định được trang bị một máy vi tính và có mạng internet để phục vụ cho cán bộ trong việc tìm hiểu thông tin phục vụ cho công việc.
2.2.4. Nâng cao trình đọ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định
Trên thực tế, các cán bộ thẩm định đều có xu hướng coi trọng một số phương diện này hơn các phương diện khác trong quá trình thẩm định. Mà từng khía cạnh, từng vấn đề liên quan đến dự án đều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội. Cho nên việc hoàn thiện hơn nữa tính toàn diện trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư hiện đang là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ phía cán bộ thẩm định.
- Thông thường các cán bộ mới chỉ thẩm định về mặt tài chính của dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá hiệu quả của dự án đối với toàn xã hội và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thì rất ít được đề cập đến. Sẽ rất khó nếu đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có ngay các trình độ trên. Bởi vậy, để đảm bảo nâng cao chất lượng thẩm định dự án, Chi nhánh phải dần dần từng bước nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định bằng cách mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời chuyên gia về nói chuyện, giao lưu trao đồi kinh nghiệm với ngân hàng bạn, tìm các nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước cho cán bộ thẩm định tham khảo....
2.3 Kiến nghị
2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách của Chính phủ là công cụ quản lý và điều tiết hầu hết các mối quan hệ trong nền kinh tế. Do đó, bất cứ một sự thay đổi nào đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Đồng thời, Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện chính sách tài chính tiền tệ. Trước mắt, ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn quan trọng nhất cho nền kinh tế nên Nhà nước cần tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động, nhất là trong lĩnh vực đầu tư tín dụng.
Đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là các công ty kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin cho công tác thẩm định tương đối chính xác. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán, trước mắt, cần có sự thống nhất giữa các Công ty kiểm toán Việt Nam, cụ thể hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với hoạt động kiểm toán quôc tế. Quốc hội cần quy định các báo cáo tài chính cần phải có sự xác nhận của công ty kiểm toán.
Hiện nay, tài sản tại các Doanh nghiệp nhà nước do Tổng cục quản lý vốn và tài sản quản lý. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được đảm bảo, Chính phủ cần quy định khi doanh nghiệp bị phá sản thì vốn vay ngân hàng phải được ưu tiên hàng đầu như các khoản nợ vay có đảm bảo.
- Chính phủ cần sắp xếp lại các doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu qủa và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng có trọng điểm và mang lại hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao trách nhiệm, tính tự chủ và chất lượng quản lý của các doanh nghiệp nhà nước.
- Đề nghị Chính phủ có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án. Chính phủ nên có các quy định từng bước về mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định dự án cho từng đối tượng thường xuyên liên quan đến việc lập và thẩm định dự án như ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch - đầu tư...
2.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng nhà nước cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên tổ chức, cung cấp thông tin tín dụng và các quy định mới về đầu tư cho các ngân hàng.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thẩm định dựa án như đưa các chỉ tiêu kinh tế cần thiết trong thẩm định vào các chương trình phần mềm máy tính để có thể có kết quả thẩm định nhanh chóng và chính xác hơn.
- Các ngân hàng nên thành lập bộ phận chuyên trách công tác thu thập thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế, khoa học - kỹ thuật liên quan đến công tác thẩm định.
- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và ban hành quy trình, nội dung thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và đầu tư, của các ngân hàng thương mại cho phù hợp với thực tiễn của nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.
2.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng
Để tạo điều kiện cho ngân hàng khi thẩm định dự án đầu tư, trước hết các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nên chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính , khả năng quản lý của mình.
Các dự án xin vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực để ngân hàng không mất thời gian, chi phí vào việc thẩm định những dự án không được phép hoạt động.
Các luận chứng kinh tế, các báo cáo tài chính, các thông tin và tài liệu có liên quan mà ngân hàng yêu cầu cần đảm bảo tính chính xác, trung thực để kết qủa thẩm định được chính xác. Điều này đòi hỏi khách hàng phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để đôi bên cùng có lợi. Căn cứ vào những số liệu này, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá chính xác tình hình tài chính của khách hàng, giúp cho quá trình thẩm định đạt kết quả tốt. Từ đó, ngân hàng có những quyết định hợp lý,tạo điều kiện cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng được thuận lợi, đạt kết quả cao, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH29.docx