Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 đến nay: LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu. Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sụ quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã xác định quan điểm phải giải quyết tốt việc “ thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH , đảm bảo đời sống người nghỉ hưu được ổn định từng bước được cải thiện”. tiếp đó là nghị quyết đại hội Đảng IX nhấn mạ...
72 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 đến nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây rất lâu. Ngày nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sụ quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã xác định quan điểm phải giải quyết tốt việc “ thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH , đảm bảo đời sống người nghỉ hưu được ổn định từng bước được cải thiện”. tiếp đó là nghị quyết đại hội Đảng IX nhấn mạnh ” thực hiện chính sách xã hội đảm bảo an toàn cuộc sống mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động cũng như gia đình họ trong trường hợp rủi ro xảy ra thông qua chính sách BHXH. Và BHXH là chỗ dựa đáng tin cậy của họ, quỹ BHXH sẽ đứng ra chi trả cho các tổn thất mà rủi ro đó đưa đến trong phạm vi của mình. Tuy nhiên, việc chi trả các chế độ BHXH có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của quỹ BHXH mà quỹ BHXH có được dồi dào hay không lại phụ thuộc vào sự đóng góp của các bên tham gia BHXH gồm: người lao động, chủ sử dụng lao động và hỗ trợ của Nhà nước theo luật định. Do đó, công tác thu BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định trong việc hình thành quỹ BHXH.
Nhận thức thấy công tác thu trong BHXH là rất quan trọng và trong thời gian thực tập tại BHXH Huyện Phú Xuyên, được sự dẫn dắt chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú trong cơ quan , em chọn đề tài: “Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 đến nay” làm chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
Chương I : Lý thuyết cơ bản về BHXH và quản lý thu BHXH .
Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên thành phố Hà nội giai đoạn 2005 đến nay.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên.
Em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo cùng tập thể các cán bộ ở Bảo hiểm xã hội huyện Phú xuyên và cô giáo hướng dẫn Th.s. Tôn Huyền. đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề thực tập. Trong quá trình làm chuyên đề thực tập mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các các cán bộ ở Bảo hiểm xã hội huyện Phú xuyên và cô giáo góp ý để em hoàn thiện hơn về kiến thức và nâng cao vốn hiểu biết của mình.
Hà nội, ngày 26 tháng 04 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Thu Trang.
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1: Tồng quan về BHXH.
1.1.1: Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH.
Trong xã hội, con người muốn tồn tại, trước hết phải ăn mặc ở… Để thỏa mãn nhu cầu này, con người cần phải lao động sáng tạo không ngừng tạo ra của cải vật chất phục vụ những nhu cầu tối thiểu này.Của cải càng nhiều thì nhu cầu ngày càng tăng, có nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người.Trong thực tế không phải lúc nào con người cũng đủ khả năng để lao động sản xuất đảm bảo cuộc sống ổn định, rủi ro thường mang tính bất ngờ nên có thể xảy ra bất cứ khi nào,chẳng hạn như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, già yếu…và người lao động không thể làm chủ được tình huống này do đó dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, khi gặp phải rủi ro, những nhu cầu tối thiểu của con người không những không giảm đi mà còn gia tăng thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới.Để giảm bớt rủi ro bất hạnh thì ngoài việc bản thân người lao động khắc phục, cần phải có sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội, sự tương trợ cũng phát triển và mở rộng theo nhiều hình thức khác nhau.
Thời kỳ công xã nguyên thủy, con người sống tập trung thành bầy đàn, hình thức sinh sống chủ yếu là săn bắn hái lượm, sản phẩm được phân phối bình quân cho mọi người nên khó khăn bất lợi của mỗi người được cả xã hội san sẻ.
Đến thời kỳ xã hội phong kiến, quan lại thì dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua, còn dân cư thì dựa vào sự đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, cộng đồng làng xã, ngoài ra họ có thể đi vay đi xin. Tuy nhiên đó mới chỉ là khả năng, có thể có và cũng có thể không, không hoàn toàn chắc chắn.
Sức sáng tạo của con người ngày càng tăng, xã hội cũng ngày càng phát triển lên trình độ cao hơn, xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, mọc lên nhiều cơ sở sản xuất và nhu cầu nhân công gia tăng.Điều này làm cho xã hội xuất hiện hai giới cơ bản : giới những người thuê lao động (giới chủ) và giới những người lao động (giới thợ ).
Giữa hai giới này tồn tại những mâu thuẫn rất gay gắt mà nguyên nhân chủ yếu là do bất đồng quan điểm trong việc thỏa thuận lợi ích hai bên. Trong số rất nhiều mâu thuẫn khác nhau thì mâu thuẫn sau càng trở nên gay gắt:
+ Mâu thuẫn về việc kéo dài thời gian lao động.
+ Mâu thuẫn về tiền lương tiền công.
+ Mâu thuẫn về thu nhập khi người lao động nghỉ việc.
+ Mâu thuẫn khi người lao động về già chết.
Cuộc tranh giành diễn ra gay gắt và tác động đến nhiều mặt của đời sống, xã hội, hậu quả là sản xuất bị đình đốn, thể chế chính trị bị lung lay, các nguồn lực trong xây dựng sản xuất bị xâm phạm. Chính vì vậy, chính phủ các nước phải can thiệp bằng cách :
+ Thứ nhất, yêu cầu giới chủ trích một phần từ lợi nhuận của mình để đóng góp vào nguồn quỹ mang tính xã hội.
+ Thứ hai, vận động người lao động đóng góp một phần từ khoản thu nhập của mình nộp vào quỹ xã hội chung đó nhằm mục đích giải quyết khó khăn cho người lao động trong trường hợp không may có biến cố rủi ro xảy ra.
Thời gian đầu cả giới thợ và giới chủ đều không chấp nhận cách giải quyết này, cuộc đấu tranh diễn ra càng gay gắt với quy mô rộng khắp hơn. Chính vì vậy Chính phủ các nước phải can thiệp lần hai, với tư cách là bên thứ ba đóng góp vào quỹ tài chính chung đó. Khi đó cả người lao động và giới chủ nhận thấy mình đều có lợi và mục đích ban đầu đã đạt được. Cả ba bên đưa ra bản cam kết về việc xây dựng và hình thành nguồn quỹ này nhằm bảo vệ người lao động khi rủi ro biến cố xảy ra.
Tất cả những vấn đề trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội cho người lao động
Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan, do sự đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh,khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH. Vì vậy BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vì vậy khái niệm “ Bảo hiểm xã hội ” trở nên gần gũi gắn bó với mọi người đặc biệt là người lao động. Do đó có thể hiểu BHXH theo các cách như sau:
- “ BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không sử dụng được, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
- “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên trong xã hội thông qua một loạt các biện pháp công cộng ( bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau , mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết đi. Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khỏe và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết”. Đây là khái niệm về BHXH của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO ), phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội, thể hiện sự gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mỗi con người.
Ngoài ra còn có một số khái niệm về BHXH xét trên các khía cạnh khác:
+ Xét trên khía cạnh pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng tiền đóng của người lao động, người sử dụng lao động, và được sự tài trợ bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật ( hưu ) hoặc chết.
+ Xét trên giác độ tài chính: BHXH là thuật ( kỹ thuật ) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật.
+ Xét trên giác độ chính sách xã hội : BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro xã hội , nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1.1.2: Đối tượng của BHXH:
Ở đây cần phân biệt rõ đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH. BHXH là một hệ thống đam bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu… Chính vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của người lao động tham gia BHXH.
Còn đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là chưa công bằng với tất cả những người lao động. Nếu xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH được sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng có của BHXH, nó quyết định sự tồn tại và phát của BHXH một cách ổn định và bền vững.
1.1.3: Bản chất của BHXH.
Như đã trình bày ở trên, BHXH ra đời là do những mối quan hệ ràng buộc, những mâu thuẫn mà người lao động và người sử dụng lao động không thể giải quyết được, đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra can thiệp.Bản chất của BHXH thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- BHXH là nhu cầu khách quan, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa.Kinh tế càng phát triển thì hệ thống BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì vậy có thể cho rằng sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế hay BHXH không vượt qua trạng thái kinh tế của mỗi nước. Một nền kinh tế càng phát triển,. đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Bên tham gia BHX H có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động.
Bên BHXH ( bên nhận nhiệm vụ BHXH ) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ.
Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người: ốm đau, tai nạn…hoặc những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên: thai sản, tuổi già…Đồng thời những biến cố có thể xảy ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những rủi ro biến cố sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, gọi là quỹ BHXH Nguồn quỹ này do các bên tham gia đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập.
- Mục tiêu của BHXH là đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp mất hoặc giảm thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này được tổ chức ILO cụ thể hóa như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu khác đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Tóm lại, BHXH mang cả bản chất kinh tế và bản chất xã hội.Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảo trước những bất trắc rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra, ở đây BHXH đã thực hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
1.1.4: Chức năng của BHXH.
BHXH có chức năng chủ yếu sau:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH , nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc và những người ốm yếu phải nghỉ việc. Thực hiện được chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng say sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh, tham gia lao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tiền công. Khi ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí đã có BHXH trợ cấp thay thế phần thu nhập đã bị mất. Vì vậy họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định. Chính vì thế, người lao động an tâm làm việc và gắn bó với công việc hơn, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương , tiền công, thời gian lao động… được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển an toàn hơn.
1.1.5: Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Tuy nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Vì vậy, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động Quốc tế đã nêu trong Công ước số 102 tháng 06 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
Chăm sóc y tế
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế
Trợ cấp cho người còn sống
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH . Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ ( 3 ); ( 4 ); ( 5 ); ( 8 ); ( 9 )
Đặc điểm chủ yếu của hệ thống BHXH:
- Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước.
- Hệ thống các chế độ mang tính chất san sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
- Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả thì mức chi trả sẽ là cao và ổn định.
- Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và tiền mặt được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh toán. Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
- Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội.
Đối với Việt Nam hiện nay, cơ bản chúng ta quy định có 5 chế độ:
1. Chế độ ốm đau
2. Chế độ thai sản
3.Chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
4. Chế độ tử tuất
5. Chế độ hưu trí
Năm 2006, BHXH bước sang giai đoạn mới, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, ngày 26 tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua một số Luật quan trọng trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký lệnh số 13/2006/L – CTN ban hành ngày 12/07/2006 về BHXH. Điểm mới của văn bản Luật này là, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, việc mở rộng hình thức BHXH tự nguyện và hình thức bảo hiểm thất nghiệp, đã được quy định tại chương IV, chương V. Đây là đổi mới quan trọng trong chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta để tiến tới BHXH cho mọi người lao động ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng đều có nghĩa vụ tham gia và thụ hưởng những quyền lợi về chế độ BHXH đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy các chế độ BHXH bao gồm:
+ BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
+ BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí, tử tuất.
+ Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
Hiệu lực chung của Luật này là thi hành từ ngày 1/1/2007, thì BHXH tự nguyện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008 còn BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Luật này không áp dụng với BHYT, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
1.1.6 Quỹ Bảo hiểm xã hội.
1.1.6.1 : Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố, rủi ro. Chủ thể của quỹ chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: người lao động và người sử dụng lao động và Nhà nước.
Cần phân biệt giữa quỹ BHXH với NSNN.Giữa quỹ BHXH và NSNN giống nhau về:
+ Bản chất, chức năng, có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng.
+ Hoạt động của quỹ BHXH và NSNN đều không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
+ Quá trình hình thành và sử dụng cả hai đều được biểu hiện dưới hính thức giá trị.
+ Việc thu chi đều được quy định bằng pháp luật và cơ chế quản lý phải tuân theo nguyên tắc cân đối thu chi…
Tuy nhiên giữa quỹ BHXH và NSNN tồn tại những điểm khác nhau cơ bản:
NSNN là tổng thể các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một phần thu nhập quốc gia nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của Nhà nước và phân phối sử dụng Ngân sách cho việc trang trải các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế xã hội theo kế hoạch của Nhà nước.
Quỹ BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm mục đích ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi không may gặp rủi ro, biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, từ đó làm phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
NSNN ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và thực hiện chức các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.Bộ máy Nhà nước càng lớn, chức năng và nhiệm vụ càng mở rộng thì thu chi ngân sách càng lớn. Quan hệ phân phối của NSNN mang tính pháp lý rất cao và dựa vào quyền lực chính trị kinh tế của Nhà nước.Quan hệ phân phối này chủ yếu là phân phối lại, không mang tính chất hoàn trả và phản ánh lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia, nó chi phối các quan hệ, các lợi ích bộ phận và cá nhân nhằm đảm bảo cho nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển ổn định. Trong khi đó, quỹ BHXH ra đời , tồn tại và phát triển gắn với sự phát triển kinh tế hàng hóa, với các mối quan hệ thuê mướn nhân công. Mặc dù thu chi BHXH đều được Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật nhưng chủ yếu dựa vào quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia theo nguyên tắc có tham gia mới được hưởng quyền lợi BHXH. Quan hệ phân phối của quỹ BHXH có tính pháp lý thấp hơn NSNN và mối quan hệ này trước hết phản ánh lợi ích của các bên tham gia BHXH, sau đó mới đến lợi ích xã hội.
* Những đặc điểm chủ yếu của BHXH:
+ Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định. Kinh tế xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với người lao động càng được nâng cao.
+ Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi không may người lao động gặp phải các biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh kiếm lời.
+ Phân phối quỹ vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời cũng là đối tượng nhận trợ cấp BHXH . Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia đóng góp BHXH nhưng có người được hưởng nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau nhưng cũng có người được hưởng ít lần hơn thậm chí là không được hưởng.
+ Là hạt nhân , là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian, cùng với NSNN và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy các khâu luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng do mỗi khâu được tạo lập, sử dụng với mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định. Nhưng tài chính BHXH, NSNN, và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật nhà nước.
+ Quá trình tích lũy, đảm bảo an toàn quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc, đặc điểm này xuất phát từ vấn đề đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động. Vì vậy đến lượt mình , BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Thực tế , nếu xét tại một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi để chi trả trong tương lai.Lượng tiền này có thể biến động tăng hoặc giảm giá trị do yếu tố lạm phát.Do đó vấn đề bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.
1.1.6.2 : Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ chủ yếu từ các nguồn sau:
Người sử dụng lao động đóng góp.
Người lao động đóng góp.
Nhà nước đóng góp, hỗ trợ thêm.
Các nguồn khác: lãi từ đầu tư từ phần quỹ nhàn rỗi, sự ủng hộ của những cá nhân, tổ chức từ thiện và các khoản thu hợp pháp khác.
Sự phân chia về trách nhiệm đóng góp BHXH giữa người lao động và người sử dụng lao động không phải là phân chia rủi ro mà là lợi ích giữa các bên.
Về phía người sử dụng lao động việc bỏ một khoản tiền nhỏ để đóng BHXH giúp họ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động. Đồng thời nó còn góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.
Về phía người lao động, sự đóng góp vào quỹ BHXH một phần là để tự bảo vệ mình , vừa thể hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, đông thời vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ.
Về phía Nhà nước, sự tham gia đóng góp của Nhà nước nhằm thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với BHXH, đảm bảo cho chính sách được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, quy định tại Mục 1 chương VI Luật BHXH từ điều 88 đến điều 97, quỹ BHXH bao gồm các quỹ thành phần sau:
Quỹ ốm đau thai sản : do người sử dụng lao động đóng góp 3% trên quỹ tiền công tiền lương đóng BHXH của người lao động.
Quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp : do người sử dụng lao động đóng góp bằng 1% quỹ tiền lương tiền công đóng BHXH của người lao động.
Quỹ hưu trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn: sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
+ Hàng tháng, người lao động đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với mức tiền lương tiền công tháng đóng BHXH như sau: từ tháng 01/ 2007 đến tháng 12/2009 là 5%, sau đó cứ mỗi năm lại tăng mức đóng lên 1% cho tới khi đạt mức 8%.
Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc hợp đồng với tổ chức hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì mức đóng từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009 là 16%, sau đó cứ 2 năm lại tăng lên 2% cho tới khi đạt đến 22%.
+ Người sử dụng lao động có mức đóng như sau: Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007 mức đóng bằng 11% so với tiền lương tháng đóng BHXH, sau đó cứ 2 năm lại tăng lên 1% cho tới khi đủ 14 %.
1.1.6.3: Sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau:
Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH
Chi phí cho sự nghiệp quản lý;
Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Trong các nội dung trên thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi luật định của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước chi sau.Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu, thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó.
Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH : Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi trả cho các khoản chi phí quản lý như : tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định , văn phòng phẩm và một số khoản chi khác.
Chi phí đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH: khoản chi này để đảm bảo các hoạt động đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ BHXH được diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao. Về mặt kế toán, khoản chi này được trích ra trong tổng thu được từ lợi nhuận đầu tư.
Ở Việt Nam , việc sử dụng quỹ BHXH được quy định cụ thể như sau:
+ Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định.
+ Đóng BHYT từ các quỹ thành phần: quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng; quỹ hưu trí và tử tuất đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu.
+ Quỹ TNLĐ – BNN chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ – BNN.
+ Chi phí quản lý BHXH: được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ, bao gồm các khoản chi thường xuyên và các khoản chi không thường xuyên.
+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn , hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết, thường đầu tư vào các hình thức: mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng Thương mại, cho NHTM của Nhà nước vay, đầu tư vào các dự án công trình kinh tế trọng điểm quốc gia và đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các hoạt động tài chính quỹ BHXH trên chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước.
1.2: Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội
Khi tiến hành tổ chức và thực hiện chính sách BHXH, các quốc gia đều lựa chọn hình thức, cơ chế, mức độ thỏa mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình, đồng thời cũng nhận thức thống nhất các quan điểm cơ bản về BHXH sau:
1.2.1: Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất trong chính sách BHXH.
Mục đích chủ yếu của BHXH là nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ trước những rủi ro xã hội làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động. Thực chất, BHXH là một chính sách đối với con người, nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội…
Từ quan điểm này cho thấy các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận tính xã hội cao của BHXH, do đó BHXH được coi là một hoạt động phi lợi nhuận mang tính nhân văn sâu sắc. Tại Việt Nam, đây được coi là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong hệ thống An sinh xã hội.
1.2.2: Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động.
Người sử dụng lao động chính là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thuê mướn lao động. Họ có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động mà họ đang sử dụng theo đúng pháp luật quy định. Làm như vậy, chủ sử dụng lao động sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mình đang thuê mướn, bên cạnh đó cũng làm giảm bớt tình trạng tranh chấp, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ và thợ, tạo ra sự yên tâm, tích cực sản xuất cho người lao động.
1.2.3: Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH.
Mọi người lao động đều được bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được trợ cấp BHXH. Khi những rủi ro không may xảy ra với người lao động thì họ là những người trực tiếp chịu tác động của rủi ro. Điều đó có nghĩa là người lao động phải có trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
1.2.4: Mức trợ cấp BHXH.
Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Mức tiền lương trong giai đoạn đi làm của người lao động.
+ Mức độ suy giảm khả năng lao động ( tỷ lệ thương tật )
+ Ngành nghề công tác
+ Thời gian công tác và đóng BHXH
+ Tuổi thọ bình quân của người lao động
+ Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức trợ cấp phải thấp hơn mức lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người được hưởng. Quan điểm này vừa phản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánh nguyên tắc phân phối lại quỹ BHXH cho người lao động tham gia BHXH.
1.2.5: Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH.
BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. sự can thiệp của Nhà nước đã đảm bảo cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được duy trì bền vững đồng thời đảm bảo mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ không bị phá vỡ.
1.3: Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội.
1.3.1: Đặc điểm công tác thu và quản lý thu BHXH.
Bảo hiểm xã hội là một hoạt động mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc, cũng giống như hoạt động của các quỹ tiền tệ , quỹ tín dụng khác đều thông qua cơ chế đóng góp trước hưởng sau tuy nhiên nó mang tính phi lợi nhuận, hoạt động không vì mục tiêu kiếm lời. Do đó, nó mang những đặc thù riêng . Sự tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH hình thành nên mối quan hệ giữa 3 bên:bên tham gia BHXH, bên được BHXH, bên BHXH, giữa các bên có mối quan hệ rang buộc với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm trên cơ sở pháp luật BHXH . Do đó trong quá trình thực hiện thu BHXH đòi hỏi cơ quan BHXH phải theo dõi chặt chẽ kết quả đóng BHXH của từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp theo từng tháng. Từ đó ghi nhận kết quả đóng cho từng người lao động. Công việc này đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục trong nhiều năm. Bên cạnh đó nghiệp vụ thu BHXH gắn với hoạt động cả đời người lao động, có tính kế thừa, do đó việc quản lý và lưu giữ sổ, bảng biểu là hoạt động không có giới hạn về mặt thời gian. Từ một số tính đặc thù của nghiệp vụ thu BHXH có thể rút ra một số đặc điểm đối với công tác thu và quản lý thu BHXH như sau:
- Thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH, nó có tính chu kỳ và thường lặp đi lặp lại theo thời gian.
- Việc tổ chức và thực hiện công tác quản lý thu rất đa dạng, phức tạp do số lượng lao động, các đơn vị , tổ chức sử dụng lao động ngày càng tăng.
- Mức phí BHXH thường được tính trên mức thu nhập hoặc mức tiền công, tiền lương của người lao động và phải được xác định là thu đúng, đủ, kịp thời để đáp ứng tốt nhất cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.
- Thu phí BHXH có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp , có thể thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
1.2.2: Vai trò thu và quản lý thu BHXH.
Công tác thu chi và quản lý thu chi BHXH ngày càng trở nên quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH. Trong phần viết này đề cập đến nghiệp vụ thu và quản lý thu BHXH.
- Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung thống nhất.
- Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính sách BHXH, để chính sách được diễn ra thuận lợi. Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình, do vậy thu BHXH đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên liên tục, kéo dài trong nhiều năm, và có sự biến động về mức đóng cũng như số người tham gia.
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động cơ quan , ở từng đơn vị địa phương hoặc trên toàn quốc. Bởi công tác thu đòi hỏi được tổ chức tập trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả một đời người,có tính kế thừa cho nên công tác thu BHXH có vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong việc thực hiện chính sách BHXH.
1.2.3: Nguyên tắc.
Căn cứ vào pháp luật và các văn bản dưới luật thì nguyên tắc thu BHXH phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức thu , đồng thời phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Muốn vậy cần phải quán triệt những vấn đề sau đây:
- Mức đóng BHXH của các cơ quan doanh nghiệp cần dựa trên quỹ lương của đơn vị, quỹ lương này bao gồm toàn bộ lương cứng và các khoản phụ cấp vào lương, đồng thời quỹ này phải chi trả cho tất cả các đối tượng tham gia đóng góp BHXH.
- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số người tham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động, vì vậy khi quyết toán phải căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vào mức bình quân.
- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán thu để hưởng hoa hồng.
- Về nguyên tắc, cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý, từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải khớp với nhau và phải thực sự cân đối giữa NLĐ, NSDLĐ, loại hình doanh nghiệp, loại hình thu.
Ngoài việc thu đúng của NLĐ và NSDLĐ, BHXH cần phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu tháng, đầu quý, đầu năm, sau đó mới được quyết toán.
Phần lãi trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, về nguyên tắc phải được bù đắp vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ, phần trích ra chi cho các mục đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý và những khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ của các tổ chức, quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phải được hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất.
1.2.4: Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH.
* Quy trình tổ chức thu BHXH :
- Tổ chức thu được tiến hành qua các bước:
+ Người lao động và người sử dụng lao dộng đăng ký tham gia BHXH lần đầu với cơ quan BHXH được phân công quản lý.
+ Cơ quan BHXH trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách lao động đăng ký tham gia. Cán bộ thu tiến hành thẩm định hồ sơ , rồi thông báo kết quả và mức đóng góp cho bên sử dụng lao động có tham gia BHXH.
+ Bên sử dụng lao động tiến hành đóng BHXH cho người lao động theo thỏa thuận với các bên tham gia BHXH.
+ Hàng tháng bên sử dụng lao động có trách nhiệm theo dõi và thông báo với cơ quan BHXH về những thay đổi so với đăng ký ban đầu.
+ Tiến hành công tác đối chiếu, kiểm tra các thông số liên quan giữa bên BHXH và bên tham gia BHXH.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thu và báo cáo tổng hợp thu định kỳ theo quy định.
- Tổ chức giải quyết các chế độ: thông qua các bước:
+ Khi có nhu cầu thanh toán BHXH, người thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đề nghị được giải quyết thanh toán theo các thủ tục hiện hành tới các cơ quan BHXH.
+ Cơ quan BHXH các cấp tiến hành giám định, xét duyệt các hồ sơ từng trường hợp theo đúng các thủ tục hiện hành.
+ Thông báo cho người thụ hưởng hoặc người đại diện cho họ biết về việc đề nghị của họ có được giải quyết hay không. Nếu được giải quyết, tiến hành chi trả trợ cấp cho người thụ hưởng theo quy định của từng chế độ BHXH.
+ Người thụ hưởng hoặc người đại diện hoàn thiện thủ tục nhận trợ cấp BHXH cho các cấp theo quy định.
+ Định kỳ thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả chi trả trợ cấp BHXH cho các cấp theo quy định.
* Phương thức thu BHXH: một số hình thức thu BHXH hiện nay thường áp dụng ở các quốc gia:
- Phương thức thu BHXH trực tiếp từ người lao động: thường được áp dụng ở các nước mà chế độ BHXH được phổ biến rộng rãi; việc sử dụng hệ thống tài khoản ở các ngân hàng để thanh toán cũng là phổ biến. Theo phương thức này, NLĐ và NSDLĐ đóng góp BHXH thông qua hệ thống chuyển khoản tại các Ngân hàng.
- Phương thức thu BHXH gián tiếp qua hệ thống thuế, chủ yếu là thuế thu nhập. Phương thức này áp dụng ở các nước có hệ thống BHXH phát triển và hệ thống thuế thu nhập hoàn thiện, phổ biến. Như vậy, việc đóng BHXH được coi như là một khoản thuế phải nộp cho Nhà nước.
- Phương thức thu BHXH gián tiếp thông qua các đơn vị sử dụng lao động. Đây là phương thức được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo cách này, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động của đơn vị mình cho cơ quan BHXH.
Ngoài ra có thể thu BHXH thông qua hệ thống các đại lý cấp dưới.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI
CƠ QUAN BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY
2.1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1.1: Quá trình hình thành hệ thống cơ quan BHXH Việt Nam.
Việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro ngẫu nhiên ở nước ta được Đảng và Chính phủ quan tâm, có quy định pháp luật từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thừa kế và phát huy đúng đắn truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phong phú của các nước. Trong các cơ chế bảo vệ người lao động, nước ta đã sớm thực hiện các chế độ BHXH, vào loại sớm nhất so với nhiều nước trong khu vực. Hệ thống BHXH ở nước ta đã sớm bao gồm gần hết các chế độ cần thiết và gần đủ các chế độ như đang áp dụng ở các nước phát triển và đang phát triển.
Chính phủ ta cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Sắc lệnh 54/ SL ngày 01/11/1945 quy định những điều kiện cho công chức về hưu; Sắc lệnh 105/SL ngày 14/06/1946 quy định về việc cấp học bổng cho công chức; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950 quy định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với công chức….
Sau cách mạng tháng Tám thành công , trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn , hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước ( có sắc lệnh 19/ SL ngày 12/03/1947 ; Sắc lệnh ngày 20/05/1950 và sắc lệnh 77 / SL ngày 22/05/1950 ). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến pháp 1959, thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hóa trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần quan trọng trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thống nhất đất nước.
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng.
Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “ Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi Ngân sách Nhà nước. Tiếp đến văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu rõ quan điểm cần phải “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ”.
Như vậy các văn bản nêu trên của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới các chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường.
Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992 và điều 150 Bộ luật lao động. Theo đề nghị của Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH Trung ương và các địa phương thuộc hệ thống lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Theo điều 2 của Nghị định này thì cơ quan BHXH Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ có con dấu riêng, có tài khoản, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Để phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước, đảm bảo ổn định và thuận tiện cho việc giải quyết chế độ BHYT, Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 100/ CP sửa đổi bổ sung nghị định 19/CP quy định cụ thể chức năng , nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Cùng với đó là việc sát nhập BHYT vào BHXH.
2.1.2: Sự ra đời và sự phát triển của cơ quan BHXH huyện Phú Xuyên.
Sau khi BHXH Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất một phần vụ BHXH - Bộ Lao động thương binh và xã hội với Ban BHXH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ đó BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở hợp nhất phòng BHXH thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh , thành phố với bộ phận làm công tác BHXH của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. Theo quyết định số 13A/ QĐ – BHXH – TCCB ngày 15/06/1995 thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1995.
Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên được thành lập theo Quyết định số 13B / QĐ – TCCB ngày 15/06/1995, là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tây cũ, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ và quản lý tài chính BHXh trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên.
Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc.
Sơ đồ vị trí BHXH huyện Phú Xuyên trong hệ thống BHXH Việt Nam .
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phú Xuyên
BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN
PHÒNG NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
Ứng Hòa
Thạch Thất
Mê Linh
Hà Đông
Thanh Oai
Kế hoạch tài chính
Chế độ chính sách
Long Biên
Thường Tín
Quản lý thu
Hành chính tổng hợp
Kiểm tra
Công nghệ thông tin
Giám định chi
Chương Mỹ
Đan Phượng
Mỹ Đức
Phúc Thọ
Tự nguyện
Hoàn Kiếm
Cầu Giấy
2.1.3: Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Phú Xuyên.
Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội. Do vậy, phải thực hiện nhiệm vụ do BHXH cấp trên giao cho:
- Hướng dẫn cơ quan , đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và các đối tượng đóng BHXH, BHYT ( nay gọi chung là Bảo hiểm xã hội ) của đơn vị, đồng thời đôn đốc , theo dõi biến động về lao động, tiền lương và mức thu nộp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới đại lý chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến.
Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách đối tượng tăng giảm trong quá trình chi trả.
- Thực hiện chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, lương hưu, tiền tuất cho từng đối tượng được hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Hoàn thiện danh sách chứng từ tiếp nhận để tiến hành cấp sổ ,thẻ BHXH, ghi sổ thu BHXH cho người lao động và các đối tượng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi được giao,
- Tiếp nhận đơn thư tố cáo, khiếu nại về thực hiện chế độ chính sách BHXH của nhân dân, của các đối tượng theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và Luật BHXH.
- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc thực hiện các chế độ BHXH của các đơn vị , các đối tượng được giao quản lý,
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả, mạng lưới thu BHYT tự nguyện các xã thị trấn.
- Thực hiện các chế độ kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật
2.1.4: Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.
Tháng 7/1995, BHXH huyện Phú xuyên đi vào hoạt động độc lập, với số cán bọ trong biên chế là 6 người. Do mới thành lập nên các cán bộ phải làm một khối lượng công việc tương đối lớn, hơn nữa cơ sở vật chất lại thiếu thốn…nên công việc gặp không ít những khó khăn. Nhưng với nhận thức BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến số lượng lớn lao động trong xã hội nên BHXH Phú xuyên luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, tạo sự tin tưởng cho những người tham gia bảo hiểm. Trong suốt thời gian qua, tất cả các cán bộ công chức trong cơ quan đã đoàn kết, nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn, dần dần đi lên từng bước. Đội ngũ cán bộ nhân viên dần được tăng cường. Cho đến nay tổng số cán bộ công nhân viên chức của BHXH huyện Phú Xuyên là 12 đồng chí, có trình độ chuyên môn vững vàng, có đầy đủ phẩm chất năng lực , tận tâm với công việc. Trong đó :
1 đồng chí giám đốc và 1 đồng chí phó giám đốc.
5 đồng chí nữ, chiếm 41,6%.
6 đồng chí có trình độ đại học chiếm 50%.
2 đồng chí có trình độ chuyên môn.
Với 12 cán bộ, BHXH huyện không chia thành các phòng ban mà cụ thể chia thành bốn bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng biệt. Đó là các bộ phận : thu , chi, chính sách và giám định BHYT. Cả bốn bộ phận này đều được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và Phó Giám đốc. Sự phân chia được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Phú Xuyên
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bộ phận thu
Bộ phận chi
Bộ phận chính sách
Bộ phận giám định chi
( Nguồn: BHXH huyện Phú Xuyên) .
Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Bộ phận chính sách:
Nhiệm vụ chính của cán bộ công nhân viên chức ở bộ phận này là giải thích , hướng dẫn, giảu quyết mọi vấn đề về chính sách BHXH đã ban hành trong Luật BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể bộ phận này giải quyết các nhiệm vụ như sau:
- Giải đáp những thắc mắc về thủ tục để làm các chế độ chính sách.
- Giải quyết kịp thời mọi vấn đề về chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưu trí hoặc mất sức lao động trên địa bàn quản lý
Ví dụ như: Theo dõi các đối tượng chuyển đến, chuyển đi, cấp giấy xác nhận thời gian công tác thực tế, giải quyết các chế độ tử tuất…
- Thống kê, lưu trữ tài liệu hồ sơ theo yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo khi cần có thể lấy dễ dàng.
- Đề xuất những ý kiến với lãnh đạo để khắc phục những lệch lạc trong quá trình giải quyết hồ sơ, tài liệu một cách khoa học.
- Quản lý con dấu của cơ quan và một số công việc khác, ví dụ như: công tác giao dịch, tạp vụ góp phần phục vụ công tác nghiệp vụ.
Nói chung, bộ phận chính sách là trung tâm giải đáp những thắc mắc về thủ tục, chế độ chính sách nên đòi hỏi cán bộ làm công tác chính sách phải có hiểu biết cặn kẽ về các chế độ chính sách, cần có thái độ nhẹ nhàng, tận tình khi tiếp xúc với khách đến làm thủ tục. Cần lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của khách để công việc được giải quyết nhanh nhất. Chắng hạn như đối tượng về hưu thường là những người cao tuổi nên có thể khó tính do đó nên ân cần , niềm nở khi tiếp đãi…
Bộ phận thu:
Tại BHXH huyện Phú xuyên, phụ trách bộ phận thu là Phó giám đốc. Thu BHXH là một nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm của ngành. Với phương châm thu đúng, thu đủ, kịp thời, các cán bộ ở bộ phận thu BHXH huyện Phú Xuyên phải luôn nỗ lực cố gắng. Nhiệm vụ chính của các cán bộ ở bộ phận thu BHXH Phú Xuyên là thu và đôn đốc thu BHXH đối với các đơn vị trên địa bàn quận. Mặt khác, cán bộ thu phải luôn bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác thu BHXH.
Hàng tháng, hàng quý, cán bộ thu sẽ căn cứ vào danh sách của đơn vị cơ sở thông qua đại diện cơ quan. Hàng tuần, cán bộ thu thường xuyên xuống cơ sở để làm nhiệm vụ đối chiếu, xác nhận số đã thu BHXH bao gồm kiểm tra tiền lương, tiền công đóng BHXH. Ngoài ra, bộ phận thu còn có nhiệm vụ mở rộng thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ở đây, việc luôn thu nộp BHXH kịp thời đã tạo điều kiện để cho BHXH cấp trên giải quyết nhanh chóng công việc chi trả các chế độ BHXH đối với người lao động.
So với các bộ phận khác thì yêu cầu đối với cán bộ thu cao hơn, đòi hỏi phải có sức khỏe, có năng lực chuyên môn, hiểu biết về nghiệp vụ, năng động, có khả năng giao tiếp thuyết phục tốt. Do đặc điểm của huyện Phú Xuyên có nhiều xã, thị trấn, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nên mỗi cán bộ thu được giao quản lý một số khối đơn vị nhất định để dễ dàng trong việc đối chiếu như: duyệt tờ khai, cấp sổ BHXH hoặc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản.
Bộ phận chi:
Phụ trách bộ phận chi trả BHXH là giám đốc, thủ trưởng cơ quan. Nhiệm vụ chính của bộ phận chi là chi trả các chế độ BHXH.
Chi trả là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách cho người lao động bị suy giảm sức lao động, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản , cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi đã hoàn thành nghĩa vụ…
Nhiệm vụ của bộ phận chi cụ thể như sau:
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp quản lý.
- Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả trợ cấp ốm đau thai sản cho các đối tượng đang đóng BHXH.
- Tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán chi trả BHXH quý , năm trên địa bàn quận.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban đại diện chi trả, quản lý đối tượng biến động trong địa bàn, lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợp hưởng lại trợ cấp BHXH hoặc điều chỉnh lương hưu.
- Kiểm tra , giám sát việc chi trả lương hưu và trợ cấp cho các loại đối tượng, đảm bảo chi trả tận tay, đúng kỳ, đủ số và ngăn chặn những thiếu sót trong công việc.
- Cuối tháng phải khóa sổ và làm báo cáo kết quả thu, chi trong từng tháng.
- Hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tổng hợp quyết toán để gửi lên cơ quan cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước.
Chi trả BHXH là một nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người lao động đang được hưởng các chế độ BHXH. Do đó đòi hỏi cán bộ chi phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán, tính toán nhanh,chính xác, phục vụ các đối tượng hàng thàng đến lĩnh lương một cách nhiệt tình, chu đáo, để công tác chi trả thực hiện đúng người, đúng đối tượng, đúng chính sách, góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong công việc thực hiện các chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước ta.
Bộ phận giám định chi:
Nhiệm vụ của bộ phận giám định chi là thường trực tại bệnh viện để giám định việc khám chữa bệnh nội ngoại trú của đối tượng hưởng BHYT.
- Giúp lãnh đạo cơ quan và cùng đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc KCB tại các cơ sở KCB trong huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Lập báo cáo, biểu mẫu gửi BHXH tỉnh theo quy định về KCB.
- Nhận chứng từ, thủ tục tổng hợp về khám chữa bệnh trái tuyến để thanh toán với BHXH tỉnh.
- Kiểm tra chứng từ giám định chi khám chữa bệnh, thanh toán với bệnh viện hàng tháng, quý, năm.
Cả bốn bộ phận thu, chi, chính sách và giám định chi đều đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc và phó giám đốc. Nhà quản lý này có vai trò trực tiếp chỉ đạo, phân công công tác cho cán bộ nhân viên trong cơ quan. Tất cả các giấy tờ muốn có dấu xác nhận của BHXH huyện đều phải thông qua giám đốc hoặc phó giám đốc cơ quan xét duyệt, ký tên sau đó mới đóng dấu.
2.2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY.
2.2.1. Căn cứ thực hiện thu Bảo hiểm xã hội.
Thực hiện Nghị định số 12 / CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH; Nghị định số 19/ CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam; Quyết định số 606/ TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam ; Thông tư số 58 TC/ HCSN ngày 24/07/1995 hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH thì BHXH đã ra quy định về việc thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm quyết định số 177/ BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam như sau:
Thứ nhất, về mức thu BHXH bằng 20% tổng quỹ lương hàng tháng, trong đó:
- Cơ quan đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH.
- Người lao động đóng góp bằng 5% tiền lương hằng tháng.
Riêng đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện theo thông tư số 05/TTLB ngày 16/01/1996 của Liên bộ tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ tài chính đưa lao động làm việc ở nước ngoài, quy định chủ sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần lương tối thiểu cho người lao động.
Thứ hai, tiền lương hàng tháng của người lao động để tính tiền nộp BHXH gồm có:
Tiền lương chính theo ngạch, bậc, chức vụ, hoặc lương theo hợp đồng.
Các khoản phụ cấp : chức vụ, khu vực, thời gian công tác, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có )
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, thì tiền lương hàng tháng của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị quyết số 35/ NQ / UBTVQH ngày 17/05/1993 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX; Quyết định số 69/ QĐ – TW ngày 17/03/1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25/CP ngày 17/05/1993 của Chính phủ; Quyết định số 574/TTg ngày 25/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ.
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh , tiền lương tháng của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được xác định theo các quy định tại Nghị định số 26/ Cp ngày 23/05/1993 và Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ.
Thứ ba, mức tiền lương tối thiểu của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, Đảng , Đoàn thể, lực lượng vũ trang theo Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ và người lao động trong các doanh nghiệp được quy định theo Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ. Còn mức tiền lương tối thiểu của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , khu chế xuất, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thuê lao động người Việt tính bằng dolla Mỹ được quy định trong quyết định số 385/LĐ – TBXH – QĐ ngày 01/04/1996 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Các mức lương tối thiểu nói trên nếu thay đổi theo quy định của Nhà nước thi BHXH tỉnh, huyện phải kịp thời điều chỉnh mức thu BHXH cho phù hợp với tiền lương trích nộp BHXH.
Cũng theo quy định tại điều 8 – Nghị định 26/ CP ngày 25/03/1993 của Chính phủ , việc chi trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp phải đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước và trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Vì vậy, các trường hợp thực tế người lao động hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng BHXH trên nền lương thấp nhất là lương tối thiểu theo quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
Ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 20/2002/QĐ – TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam.Như vậy quỹ BHXH có thêm quỹ BHYT bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH cũng có sự thay đổi theo, cụ thể:
Mức thu BHXH, BHYT đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định số 58/1998/NĐ – CP ngày 09/01/2003 và BHYT bắt buộc theo Nghị định số 58/ 1998 / NĐ – Cp ngày 13/08/1998 của Chính phủ quy định như sau:
- Các doanh nghiệp cơ quan tổ chức đóng BHXH, BHYT bằng 23% tiền lương tháng ( BHXH : 20%, BHYT : 3% ) trong đó người lao động đóng bằng 6% tiền lương hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 17% so với tổng quỹ lương những người tham gia BHXH, BHYT.
- Đối với cán bộ xã , phường thị trấn thì thực hiện chế độ BHXH theo quy đinh tại Nghị định số 06/1998 NĐ – CP ngày23/01/1988 của Chính phủ. Mức đóng BHXH, BHYT bằng 18% mức phí sinh hoạt hàng tháng ( BHXH : 15%, BHYT : 3%) trong đó người lao động đóng 6% , cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 12%.
Riêng đối với cán bộ xã , phường , thị trấn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì mức đóng BHYT bằng 3% mức sinh hoạt phí, trong đó người lao động đóng 1%, cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 2%.
- Tổ chức kinh tế Việt Nam đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 152/ 1999 / NĐ – Cp ngày 20/09/1999 của Chính phủ thì tổ chức Việt Nam phải đóng bằng 15% của hai lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với người lao động phổ thông hoặc đóng bằng 15% tiền lương trước khi đi đối với người đã tham gia BHXH bắt buộc trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Đối với lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nộp BHXH theo địa phương nơi đóng trụ sở doanh nghiệp, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương hàng tháng, trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 2%.
Quốc hội khóa XI,kì họp thứ 09 đã thông qua Luật BHXH và đã được Chủ tịch nước công bố ban hành , theo đó Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc. Tại chương VI đề cập đến quỹ BHXH gồm 18 điều có quy định cụ thể về nguồn hình thành quỹ, mức đóng góp. Luật cũng quy định quỹ BHXH được hạch toán theo các quỹ thành phần: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ BHXH tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Và để đảm bảo quỹ BHXH được an toàn và cân đối lâu dài, Luật BHXH có quy định mức đóng góp cho quỹ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động là 4% tổng quỹ lương đóng BHXH, trong đó quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp la 1%. Quỹ hưu trí và tử tuất là 16% tổng quỹ lương đóng BHXH và từ năm 2010 trở đi tăng dần mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất để đến năm 2014 là 22%, trong đó người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14%. Đối với hạ sỹ quan , binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân phục vụ có thời hạn thì người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung bằng 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%. Để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, Luật BHXH quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động hàng tháng đóng 3% quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH. Luật BHXH cũng quy định mức tiền lương , tiền công hàng tháng đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Kể từ 01/01/2008 Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng một tháng. Như vậy , hiện nay tiền trích ra để nộp vào quỹ BHXH dựa vào mức lương tối thiểu này.
2.2.2. Thực tế công tác quản lý thu BHXH trong giai đoạn 2005 đến nay.
* Số đối tượng thực tế tham gia BHXH:
Ngay từ khi thành lập, BHXH huyện Phú xuyên luôn xác định BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là vấn đề thu BHXH. Do đó , hàng năm , khi nhận được kế hoạch giao thu BHXH thành phố Hà Nội, BHXH huyện Phú Xuyên đã sớm triển khai thực hiện thu BHXH, kịp tiến độ hoàn thành kế hoạch cấp trên giao phó. Việc thực hiện thu BHXH dựa trên cơ sở số lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị cơ quan sử dụng lao động trêbn địa bàn huyện đã được phân cấp quản lý. Bên cạnh đó, hàng tháng các cán bộ thu BHXH đã chủ động hướng dẫn các chế độ thu nộp BHXH và cùng các đơn vị đối chiếu tăng giảm, đồng thời gắn việc thu nộp BHXH với việc thanh toán các chế độ BHXH.
Đối với địa bàn huyện Phú xuyên, tính đến năm 2009, toàn huyện có khoảng 6.635 người tham gia BHXH, của 231 đơn vị, chiếm 53.34% tổng số đơn vị.
Cụ thể như sau:
Hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, BHYT, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu. Cơ quan BHXH các cấp có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu xác nhận số lao động có đóng BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động đồng thời ghi vào sổ BHXH để làm căn cứ giải quyết các chế độ cho người lao động.
Số lượng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản quyết định số tiền thu BHXH thực tế. Trong thời gian thực hiện chính sách BHXH thời gian qua, tình hình tham gia BHXH tại huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội như sau:
Bảng 1: Số lượng lao động tham gia BHXH từ 2005 đến nay.
Năm
Số đối tượng thực tế tham gia BHXH (người)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (người)
Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (%)
2005
5.477
-
-
2006
5.766
+248
1.05
2007
5.944
+178
1.03
2008
5.973
+29
1.01
2009
6.635
+662
1.11
( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên)
Từ bảng số liệu trên, nhìn chung đối tượng tham gia BHXH đều tăng qua các năm, ở những mức độ khác nhau. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng tuyệt đối liên hoàn đều dương (+). Song đặc biệt, tốc độ tăng số lao động tham gia BHXH năm 2009 so với năm 2008 là cao nhất so với các năm ( tăng 662 lao động ).
Năm 2005, số đối tượng tham gia BHXH là 5.477 người đến năm 2009 tăng lên 6.635 người, tăng thêm 1.158 người về số tuyệt đối tương đương với 121,14% so năm 2005.
Nếu xét theo từng khối thì số đối tượng tham gia BHXH thể hiện đến năm 2009 như sau:
Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH tính đến năm 2009.
( xét theo cơ cấu tham gia )
Chỉ tiêu
Số lao động tham gia BHXH theo quy định ( người)
Số lao động tham gia thực tế đến 2009 (người)
1. DN Nhà nước
650
613
2. DN ngoài quốc doanh
1200
1.127
3. HCSN, Đảng , Đoàn thể
3.068
3.068
4. Ngoài công lập
900
853
5. Xã , phường
653
502
6. Hợp tác xã
815
365
7. Đối tượng khác
2.373
107
Tổng số lao động
9.659
6.635
( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên)
Qua bảng số liệu ta thấy: Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia BHXH khoảng 3.024 người, chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước nhất là khu vực kinh tế tư nhân.
Nguyên nhân là do các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và số lượng lao động thường xuyên biến động liên tục, đặc biệt là nhận thức của người lao động về BHXH còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. Mặt khác một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng với một số ít lao động có trình độ để làm công tác quản lý, còn phần lớn lao động phổ thông không có trình độ họ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, mùa vụ để lách luật, thậm chí không cần ký kết văn bản hợp đồng lao động , khi tiến hành khai báo với cơ quan BHXH thì chủ sử dụng lao động khai giảm số lao động để trốn đóng BHXH.
Tuy nhiên, trong những năm qua BHXH huyện Phú Xuyên đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH. Để đạt được điều đó phải kể đến nỗ lực hết mình của cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Phú Xuyên trong công tác quản lý cũng như giải quyết chế độ cho các đối tượng tham gia BHXH. Việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động nhanh kịp thời , chính xác và đơn giản thủ tục hành chính đã làm cho người lao động cảm thấy được an ủi, yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất
Song song với việc giải quyết đúng chế độ chính sách BHXH cho người lao động nhanh chóng , kịp thời thuận tiện, chính xác, Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên đã tăng cường nhiều hình thức tuyên truyền vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo , đài phát thanh truyền hình ở trung ương, tỉnh và địa phương để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia. Bằng hình thức này chủ sử dụng lao động và người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, cán bộ của BHXH Phú Xuyên còn trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động và người lao động để họ hiểu biết và nhận thức đúng đắn về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc tham gia BHXH. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH nên đã xây dựng nên một uy tín nhất định khiến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia vào BHXH.
* Thực tế thu BHXH tại BHXH Phú xuyên giai đoạn 2005 đến nay
Thực tế hiện nay, khi tiến hành khai thác thu BHXH đối với đơn vị chưa tham gia BHXH vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Phương pháp mà BHXH huyện vận dụng hiện nay chủ yếu theo các bước sau:
- Hàng năm , tùy thuộc vào số lượng đơn vị mới thành lập, hoặc đã thành lập nhưng chưa tham gia BHXH, để mở hội nghị tại BHXH huyện hoặc cử cán bộ chuyên nghành trực tiếp lam việc với đơn vị. Nội dung tổ chức hội nghị hoặc tiếp xúc trực tiếp với đơn vị sản xuất chủ yếu là phổ biến chính sách BHXH, cũng như cung cấp một số văn bản liên quan , hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia BHXH.
- Cử cán bộ đôn đốc hoặc ra thông báo yêu cầu đơn vị đăng ký danh sách đóng BHXH.
Với cách làm này, tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH sau khi triển khai là rất thấp, hoặc để đối phó với cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động cũng lập danh sách đăng ký tham gia BHXH nhưng không nộp tiền, hoặc đăng ký với số lượng lao động không đúng với thực tế, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng thấp hơn so với quy định…Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài công lập điển hình là các loại hình hợp tác xã, thậm chí các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo quy định hiện hành, khó có thể xác định thời điểm phát sinh quan hệ bảo hiểm xã hội đối với lao động mới tham gia BHXH.
Hiện nay cơ quan BHXH thường chấp thuận thời điểm phát sinh quan hệ BHXH căn cứ vào danh sách lao động tiền lương điều chỉnh đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động báo cáo kèm theo hợp đồng lao động đã ký kết và có hiệu lực trước đó. Thực tế, từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực đến khi đơn vị sử dụng lao động báo cáo cho cơ quan BHXH còn có một khoảng thời gian dài. Khoảng thời gian này có thể là khe hở để khai man hưởng BHXH khi xảy ra rủi ro đối với người lao động. Mặt khác đơn vị sử dụng lao động không căn cứ đúng thời điểm để lập mẫu dẫn đến tình trạng sai lệch số liệu khi tiến hành lập mẫu đối chiếu quyết toán quý. Mặt khác, khi đăng ký tham gia BHXH phải xét đến các yếu tố khác, đặc biệt là các chỉ tiêu định dạng, nhận dạng. Vì theo phương pháp xác định hiện nay, việc xác định đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn căn cứ vào đăng ký , danh sách lao động do đơn vị sử dụng lao động lập. Các chỉ tiêu nhận dạng đối với lao động còn chưa đầy đủ ( địa chỉ, chứng minh thư…) đây là các chỉ tiêu quan trọng cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sau này.
Việc cập nhật các biến động của đối tượng tham gia BHXH cơ bản chặt chẽ, theo dõi được các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền BHXH nhưng vẫn chưa phản ánh hết các chỉ tiêu cần thống kê, mặt khác các mẫu biểu cũng gặp khá nhiều các tiêu thức khó khăn cho việc lập mẫu đối với đơn vị sử dụng lao động, dễ sai sót trong các chỉ tiêu, quá trình tính toán đi đến số liệu tương đối phức tạp, khó khăn cho công tác ký duyệt , kiểm tra, thanh tra sau này.
Do số lượng tham gia BHXH là rất lớn nếu chỉ áp dụng phương pháp thủ công đối chiếu thì sẽ không xác định được đầy đủ toàn bộ số lao động tham gia BHXH theo đúng quy định đặt ra. Thực tế cho thấy việc đối chiếu định kỳ thực hiện được khoảng 75% - 80% và chủ yếu dựa vào bảng đối chiếu do đơn vị sử dụng lao động lập. Vì vậy chưa xác định được một cách chính xác số liệu thu BHXH và quá trình tham gia đóng, hưởng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH để ghi và xác nhận trên sổ BHXH.
Công tác lưu trữ, thống kê,khai thác số liệu, đối chiếu của cơ quan BHXH về lao động, tiền lương, thu nộp BHXH, quá trình đóng BHXH của người lao động gặp nhiều khó khăn do biểu mẫu báo cáo thu ngày càng nhiều và việc lưu trữ thống kê khai thác lại chủ yếu bằng thủ công.
Việc lập gửi báo cáo thu BHXH gặp khó khăn. Bởi vì để lập được một mẫu biểu báo cáo, cơ quan BHXH phải có đầy đủ các báo cáo của đơn vị sử dụng lao động, nhưng thực tế quá trình quản lý ở BHXH huyện không thể có đủ các báo cáo của các đơn vị sử dụng lao động để lập. Thực trạng này buộc BHXH huyện vận dụng bằng cách những đơn vị chưa có báo cáo thì xem như trong quý báo cáo không có biến động về đối tượng tham gia BHXH chỉ cập nhật số tiền BHXH đơn vị nộp để lập mẫu. Những quý sau yêu cầu đơn vị phản ánh những biến động của quý trước chưa kịp báo cáo kịp thời vào các mẫu báo cáo. Công việc này hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ chuyên quản lý thu BHXH phải cùng làm với đơn vị sử dụng lao động để thống nhất số liệu báo cáo.
Tuy vậy , qua hơn mười năm nỗ lực triển thực hiện, với phương châm thu đúng thu đủ và kịp thời, công tác thu BHXH tại BHXH Phú xuyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng.
Kết quả tình hình thực hiện thu như sau:
Bảng 3: Tình hình thu BHXH , BHYT giai đoạn 2005 – 2009.
Năm
Số lao động tham gia (người )
Số phải thu theo kế hoạch (đồng )
Số thu được thực tế
(đồng)
Hoàn thành kế hoạch
(%)
2005
5.477
15.946.327.727
12.299.584.641
77.13
2006
5.766
20.577.346.103
15.391.394.655
74.80
2007
5.944
20.347.427.190
20.210.850.526
99.33
2008
5.973
24.813.130.061
24.748.005.467
99.74
2009
6.635
33.841.933.820
33.533.256.128
99.09
Bảng 4: Đánh giá các chỉ tiêu biến động số thu BHXH Phú Xuyên.
Năm
Số thu được thực tế
(đồng)
Lượng tăng tuyệt đối thu (đồng )
Tốc độ tăng số thu (%)
2005
12.299.584.641
-
-
2006
15.391.394.655
+ 3.091.810.000
25.14
2007
20.210.850.526
+ 4.819.455.870
31.31
2008
24.748.005.467
+ 4.537.154.940
22.45
2009
33.533.256.128
+ 8.785.250.066
35.50
Cũng qua bảng số liệu , rút ra được một vài vấn đề về tình hình thu BHXH tại BHXH huyện Phú Xuyên như sau:
+ Công tác thu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhìn chung số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, biểu hiện ở lượng tăng thu về mặt tuyệt đối luôn dương (+).
+ Năm 2005 số thu đạt 12.299.584.641 đồng, đến năm 2009 số thu đã đạt tới 33.533.256.128 đồng , tăng 21.233.671.480 đồng trong vòng 5 năm, tương đương với tăng 172.64% so với năm 2005.
+ Trong năm 2007 , 2008 số thu thực tế năm sau có tăng, tuy nhiên lượng tăng giảm so với năm trước. Cụ thể : năm 2006 tăng 25.14% so với năm 2005; năm 2007 tăng 31.31% so với năm 2006; năm 2008 chỉ tăng 22.45% so với 2007 và đến năm 2009, số thu tăng nhanh , tăng 35.50% so với năm 2008.
Nhìn chung, công tác thu BHXH của BHXH huyện Phú xuyên đạt được kết quả khá khả quan. Số thu BHXH luôn tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động . Cụ thể như sau :
+ Năm 2005 Chính phủ tăng mức tiền lương tối thiểu từ 290.000 lên 350.000 đồng. Sự thay đổi về chính sách đối với người tham gia và thay đổi về tiền lương tối thiểu dẫn đến thay đổi số tiền nộp BHXH (tăng lên ).
+ Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ – CP quy định tăng tiền lương tối thiểu lên 450.000 đồng , làm ảnh hưởng đến việc thu BHXH cũng như tăng quỹ BHXH. Mặt khác, năm 2006, 100% doanh nghiệp Nhà nước tham gia BHXH, khiến số lao động và đơn vị tham gia BHXH tăng.
+ Năm 2007, Chính phủ lại tiếp tục nâng mức lương tối thiểu lên 540.000 , làm đối tượng tham gia tăng , số thu BHXH tăng, đạt mức hoàn thành kế hoạch 99.09 %.
Như vậy cơ bản số thu hàng năm đã tăng lên khắc phục dần thất thu nợ đọng BHXH ở các đơn vị. Đây là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và tăng trưởng quỹ, để thực hiện trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH và góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
Tuy nhiên xét về cơ cấu thu BHXH, BHYT theo từng nghành, khối cơ quan, có những đặc thù sau:
Thực hiện thu đối với khối DNNN:
Bảng 5: Tình hình thực hiện thu thực tế BHXH khối DNNN.
Năm
Số lao động tham gia (người)
Số thu theo kế hoạch (đồng)
Số thu thực tế (đồng)
2005
352
258.854.663
189.499.285
2006
453
340.482.127
211.793.823
2007
469
757.208.028
452.455.625
2008
486
1.932.083.494
2.210.833.470
2009
613
2.653.639.840
2.635.371.553
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên)
Bảng 6: kết quả phân tích thu khối DNNN.
Năm
Tốc độ tăng SLĐ tham gia (%)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu %
Tốc độ tăng thu tuyệt đối BHXH
2005
-
34.58
-
2006
+ 31.53
32.83
22.294.538
2007
+ 3.52
59.75
240.661.802
2008
+ 3.62
114.43
1.758.377.845
2009
26.13
99.31
424.538.083
Nhận xét :
Trong quá trình triển khai thực hiện thu BHXH đối với khối doanh nghiệp Nhà nước có nhiều biến động, nhìn chung luôn tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều. Đặc biệt trong năm 2008, số thu biến động tăng nhanh một cách đáng kể. Về mặt tuyệt đối, số thu tăng 1.758.377.845 đồng so với năm 2008, vượt mức hoàn thành kế hoạch là 14.43%. Đến năm 2009, số lượng thu cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng giảm so với năm 2008. Có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau :
- Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp tư nhân thành các doanh nghiệp Nhà nước, làm cho số lao động tham gia BHXH tăng, đồng thời số thu BHXH cũng tăng theo.
- Việc tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng chuyên nghiệp, theo kịp với cơ chế thị trường nên đạt được kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích lệ.
- Nguyên nhân nữa như đã trình bày trên, do tác động tăng tiền lương cơ bản từ phía Nhà nước, khiến cho số tiền đóng BHXH , BHYT của các cơ sở sản xuất tăng lên.
Thực hiện thu đối với khối DN ngoài Quốc doanh:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế khu vực ngoài quốc doanh, đồng thời cũng sửa đổi bổ sung các chính sách, chế độ về BHXH cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nhằm ngày càng có nhiều người lao động được tham gia vào chế độ BHXH.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Phú xuyên đã có sự thay đổi về cơ cấu doanh nghiệp, triển khai tiến hành sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, nhiều Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, bán, cho thuê dẫn đến lực lượng lao động ngoài quốc doanh ngày càng tăng cao. Số lao động và số thu tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 7: Tình hình thu khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh.
Năm
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Số thu thực tế (đồng)
Tốc độ tăng SLĐ (%)
Tốc độ tăng số thu (%)
2005
613
356.193.850
-
-
2006
741
512.403.468
20.88
43.8
2007
821
1.161.416.684
10.79
126.6
2008
965
2.885.289.498
17.54
148.437
2009
1.127
4.730.329.061
16.78
63.95
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên)
Nhận xét:
+ Nhìn chung số lao động và số thu BHXH tăng dần qua các năm. Số lao động tham gia BHXH năm 2005 là 613 người tăng lên 1.127 người năm 2009, tương đương tăng 1.84 lần so với năm 2005.
+ Số thu BHXH tăng theo mỗi năm , đến năm 2009 đạt 4.730.329.061 đồng. tăng gấp 13.28 lần so với năm 2005, trong vòng 5 năm.
Đây là kết quả của việc triển khai thực hiện Nghị định 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Có được kết quả trên là do BHXH huyện Phú xuyên đã nỗ lực cố gắng bằng nhiều biện pháp như kiểm tra đôn đốc và tuyên truyền vận động các đơn vị sử dụng lao động; phối hợp với các ngành chức năng, các cấp ủy, chính quyền địa phương để mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Thực hiện thu BHXH đối với khối HCSN – Đảng, Đoàn thể.
Bảng 8: Tình hình thu khối HCSN – Đảng , Đoàn thể.
Năm
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Số thu thực tế (đồng)
Tốc độ tăng SLĐ (%)
Tốc độ tăng số thu (%)
2005
1.130
8.120.345.010
-
-
2006
2.813
9.140.339.935
+ 12.56
12.56
2007
2.958
10.054.106.875
+ 5.15
9.98
2008
3.153
12.360.558.217
+ 6.59
2.94
2009
3.068
13.542.810.110
+ 2.69
9.56
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên)
Nhận xét: Nhìn chung, số thu và số lao động tham gia BHXH ở khối này tăng qua các năm, tốc độ tăng tương đối đều. Có được kết quả này là do BHXH huyện đã tích cực việc triển khai thực hiện Nghị định 01/2003/NĐ-CP và đồng thời cũng là do việc tăng mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ. Qua 5 năm số lao động tăng khôg nhiều, từ 1.130 người năm 2005 lên 3.068 người năm 2009 tức chỉ tăng 1,71 lần. Số thu BHXH qua 5 năm cũng có sự gia tăng,nhưng không nhiều. Năm 2005 đạt 8.120.345.010 đồng, đến năm 2009 đạt 13.542.810.110 đồng. tăng gấp1.67 lần.
Bảng 9: Tình hình thu khối xã, thị trấn.
Năm
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Số thu thực tế (đồng)
Tốc độ tăng SLĐ (%)
Tốc độ tăng số thu (%)
2005
261
341.125.021
-
-
2006
272
515.325.124
4.21
51.07
2007
345
695.365.145
26.84
34.94
2008
362
703.002.124
4.93
1.09
2009
402
855.460.010
11.05
21.64
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên)
Nhận xét:
+ Năm 2005 số lao động là 261 người , đến năm 2009 đạt 402 người tham gia lao động, tăng gấp 1.54 lần.
+ Số tiền thu nộp BHXH cũng tăng qua các năm. Số thu năm 2005 là 341.125.021, đến năm 2009 là 855.460.010 đồng, gấp 2.5 lần.
Như vậy,ta thấy số lao động và số thu tăng tương đối ổn định, phần lớn các xã, phường . thị trấn đều chấp hành thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia BHXH của mình.
Thực hiện thu BHXH đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế
Bảng 10: Tình hình thu đối với khối ngoài công lập, HTX và hộ kinh tế
Năm
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Số thu thực tế (đồng)
Tốc độ tăng SLĐ (%)
Tốc độ tăng số thu (%)
2005
365
394.876.052
-
-
2006
394
643.105.037
7.95
62.86
2007
572
572.422.021
45.18
-10.9
2008
610
610.213.011
6.64
6.60
2009
764
730.188.362
25.25
19.61
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu BHXH Phú xuyên)
Nhận xét :
+ Về số người tham gia BHXH, tăng dần qua các năm, từ 365 người năm 2005 đến 764 người năm 2009, tương ứng tăng 399 người về số tuyệt đối.
Trong đó năm 2007 tốc độ tăng nhiều nhất, tăng 45018% so với năm 2006.
Từ năm 2008, năm 2009, tốc độ tăng thấp, cụ thể : năm 2008 tăng 6.64 % so với năm 2007, đến năm 2009 tốc độ tăng có tăng lên (25.25%), nhưng vẫn thấp hơn năm 2007.
+ Về số thu BHXH, cũng không ổn định. Từ năm 2005 đến năm 2008, tốc độ thu tăng, tuy nhiên năm 2007 số thu lại giảm đi( giảm 10.9%) so với năm 2006.
Đây là khối còn nhiều tiềm năng về số người tham gia BHXH nên BHXH huyện Phú xuyên đã triển khai nhiều biện pháp để mở rộng đối tượng ở khối này đặc biệt là ở hộ kinh tế cá thể.
2.3: ĐÁNH GIÁ CHUNG .
2.4.1: Những điểm đạt được trong công tác quản lý thu BHXH.
Thứ nhất: đến nay tổng số người đóng BHXH đã tăng lên đáng kể . Với việc Luật BHXH ra đời, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng, nhất là người lao động thuộc khu vực quốc doanh, Đặc biệt quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo như quyền được trợ cấp, quyền được Nhà nước và xã hội chăm lo khi ốm đau thai sản, tai nạn lao động khiến người lao động phấn khởi hơn, tạo điều kiện cho họ tự do di chuyển việc làm trong và ngoài biên chế Nhà nước.
Thứ hai, Nguồn thu BHXH tăng lên nhanh chóng, quỹ BHXH được hình thành tập trung và từng bước độc lập với Ngân sách Nhà nước. Đã có nhiều biện pháp đối với các đơn vị nợ đọng tiền BHXH nên đã phần nào khắc phục được tình trạng nợ đọng BHXH. Tuy rằng mức độ khắc phục chưa cao, song đây là điều cơ bản để đảm bảo nguồn quỹ để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH.
Thứ ba, các bước triển khai trong quá trình thu đã được chuyên môn hóa, giảm bớt các thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đạt ra trong quá trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu và đối chiếu số thu BHXH cho từng đơn vị sử dụng lao động.
Bên cạnh đó , đội ngũ cán bộ BHXH huyện Phú xuyên nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu về chính sách liên quan đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao và tích lũy được kinh nghiệm quản lý nhất định.
Thứ tư, Việc thực hiện cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đã tạo niềm tin cho người lao động từ đó khuyến khích mọi người tham gia BHXH. Công tác này đã đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn thực hiện bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở các đơn vị cơ sở.
Thứ năm, Sự thay đổi về phương thức quản lý đã tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan BHXH với người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm thu BHXH, đồng thời chấm dứt được tình trạng quản lý trùng lặp chồng chéo lên nhau.
Thứ sáu, tình hình thu thực tế năm sau cao hơn năm trước do vậy đã giảm bớt được gánh nặng từ ngân sách nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Đồng thời số thu ngày càng cao mà số chi ít do vậy đã có số dư trong quỹ BHXH, số vốn nhàn rỗi này tạm thời được đem đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ.
Như vậy trong công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú xuyên từ khi thành lập đến nay đã đạt được những thành công đáng kể, những ưu điểm đó thật xứng đáng với công lao của tập thể cán bộ , công chức của cơ quan BHXH. Tuy nhiên , bên cạnh đó, công tác thu BHXH cũng gặp không ít những khó khăn vướng mắc.
2.4.2: Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết
Thứ nhất, số lao động thời gian qua đã tăng nhanh hơn nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực tư nhân và các khu vực khác. Vì vậy, các cơ quan ban ngành chức năng nói chung và BHXH huyện Phú xuyên nói riêng cần có biện pháp cụ thể buộc tất cả những lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia BHXH.
Thứ hai, Trong qu¶n lý thu BHXH hiÖn nay cßn nhiÒu ®iÓm cÇn ph¶i hoµn thiÖn, ®Æc biÖt lµ sù cÇn thiÕt ph¶i cã mét chÕ ®é ph¸p ®Þnh cô thÓ lµm hµnh lang ph¸p lý cho viÖc thùc hiÖn thu BHXH. Theo ®ã c¸c ®iÒu kho¶n vÒ thu BHXH ph¶i ®îc thÓ chÕ ho¸ trong NghÞ ®Þnh híng dÉn LuËt BHXH cña ChÝnh phñ. Quy tr×nh qu¶n lý thu ph¶i ®îc cô thÓ ho¸ víi tõng khèi lo¹i h×nh qu¶n lý, song mçi khèi lo¹i h×nh l¹i cã ®Æc thï riªng, nªn nh÷ng quy ®Þnh chung cha thÓ ®¸p øng ®îc cô thÓ cho tõng lo¹i h×nh. VÝ dô nh víi khèi hëng l¬ng tõ nguån ng©n s¸ch, hëng l¬ng tõ s¶n phÈm. Nh vËy vÊn ®Ò ®Æt ra lµ chóng ta ph¶i hoµn thiÖn quy tr×nh thu ®èi víi tõng khèi lo¹i h×nh.
Thø ba: TiÒn l¬ng cña ngêi lao ®éng dïng ®Ó lµm c¬ së ®ãng BHXH trong c¸c ®¬n vÞ thuéc khu vùc hµnh chÝnh sù nghiÖp vµ c¸c doanh nghiÖp Nhµ níc, c¸c tæ chøc chÝnh trÞ cña Nhµ níc vÉn c¨n cø vµo hÖ sè thang b¶ng l¬ng do Nhµ níc ban hµnh, mµ kh«ng c¨n cø vµo thu nhËp thùc tÕ cña ngêi lao ®éng.
Thø t: VÊn ®Ò tån t¹i lín nhÊt trong c«ng t¸c qu¶n lý thu BHXH lµ sè tiÒn nî BHXH cña c¸c c¬ quan ®¬n vÞ. Chñ yÕu tËp trung ë khu vùc s¶n xuÊt kinh doanh ngoµi nhµ níc. Nguyªn nh©n cña t×nh tr¹ng trªn lµ do mét sè doanh nghiÖp lµm ¨n thua lç, kh«ng cã tiÒn ®Ó nép BHXH; mét sè doanh nghiÖp cè t×nh kh«ng nép vµ chËm nép (mÆc dï ®· thu tiÒn nép BHXH cña ngêi lao ®éng), thËm chÝ cã nhiÒu doanh nghiÖp cßn khai gi¶m lao ®éng vµ quü tiÒn l¬ng, nhÊt lµ ®èi víi doanh nghiÖp ngoµi quèc doanh.
2.4.3: Bài học kinh nghiệm
- Ph¶i kÕt hîp chÆt chÏ gi÷a BHXH huyÖn víi c¸c c¬ quan ban ngµnh chøc n¨ng nh Tµi chÝnh, thuÕ, thèng kª, y tÕ.
- §Æt quyÒn lîi ngêi lao ®éng lªn hµng ®Çu v× ho¹t ®éng BHXH lµ ho¹t ®éng mang tÝnh x· héi, b¶o vÖ ngêi lao ®éng.
- Ph¶i x©y dùng, ®µo t¹o ®éi ngò c¸n bé lµm c«ng t¸c thu BHXH võa hång, võa chuyªn cã phÈm chÊt ®¹o ®øc, chÝnh trÞ, cã lËp trêng t tëng v÷ng vµng, yªn t©m c«ng t¸c, yªu ngµnh, nghÒ, giái vÒ chuyªn m«n nghiÖp vô.
- CÇn thêng xuyªn gi¸m s¸t, thanh tra, kiÓm tra ®Ó ®Ò nghÞ c¬ quan cã thÈm quyÒn xö lý nghiªm minh c¸c trêng hîp vi ph¹m c«ng t¸c thu BHXH, lo¹i bá c¸c phÇn tö c¸n bé tho¸i ho¸ biÕn chÊt, ¨n cña hèi lé, c¸n bé kh«ng cã n¨ng lùc tr×nh ®é chuyªn m«n hoÆc n¨ng lùc, tr×nh ®é chuyªn m«n yÕu, kÐm.
- Tranh thñ sù l·nh ®¹o, chØ ®¹o cña BHXH tØnh, Chñ tÞch uû ban nh©n d©n huyÖn vµ c¸c ban ngµnh ®Þa ph¬ng.
- Tuyªn truyÒn qu¶ng c¸o díi nhiÒu h×nh thøc ®i s©u vµo tõng lÜnh vùc cô thÓ gióp cho ngêi lao ®éng hiÓu biÕt h¬n vÒ BHXH.
2.4: TÌNH HÌNH NỢ BHXH TẠI BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN .
Bên cạnh những kết quả thu đáng khích lệ BHXH huyện đã đạt được còn tồn tại một số vấn đề khó khăn. Đặc biệt là tình hình nợ tiền đóng BHXH của các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện. Nếu so sánh số doanh nghiệp tham gia BHXH so với các doanh nghiệp hoạt động trên thực tế sẽ là một con số rất nhỏ. Thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH quá ít như hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Đối với chủ doanh nghiệp nhất là chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo luật định. Hiện nay, hầu hết chủ sử dụng lao động với phương châm sản xuất kinh doanh chỉ “thích ứng” chứ không “lâu dài”, do vậy việc né tránh trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH vẫn thường xuyên xảy ra. Lợi dụng kẽ hở luật pháp và sự kém hiểu biết của người lao động, chủ sử dụng lao động trốn đóng, không đóng BHXH cho người lao động để sử dụng vào mục đích khác: đầu tư cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh những doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH thì có nhiều doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng do gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, do thị trường biến động, cạnh tranh với các đối thủ khác, do nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, tình hình tài chính thường không ổn định nên không đủ đóng BHXH liên tục cho người lao động.
- Đối với người lao động thì hiểu biết mơ hồ về BHXH, còn nhầm lẫn giữa BHXH với loại hình bảo hiểm khác, do đó họ chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH. Do thu nhập thấp so với nhu cầu của cuộc sống nhất là đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là lao động ngoại tỉnh nên ngoài nhu cầu chi tiêu sinh hoạt bản thân còn có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ gia đình vì vậy bản thân họ không muốn đồng lương eo hẹp của mình bị chia sẻ để đóng BHXH cho dù họ biết như thế là cần thiết. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy lợi ích lâu dài. Ngoài ra, do sức ép trong việc làm, do tâm lý sợ mất việc hoặc bị cắt bớt tiền lương nên không dám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình.
- Đối với Nhà nước, Việc ban hành các văn bản, nghị định, quy định, thông tư thường chồng chéo và thiếu đồng bộ, cụ thể trong Luật lao động và Điều lệ BHXH quy định doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên và có hợp đồng lao động dài hạn từ 03 tháng trở lên thì chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động. Chính quy định này đã tạo ra kẽ hở cho một số chủ doanh nghiệp thực hiện hành vi lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.
Đặc biệt, Điều lệ BHXH quy định cách xác định thời gian tham gia BHXH làm căn cứ tính các chế độ là đủ 12 tháng tính 01 năm không tính tháng lẻ, trong khi Luật lao động quy định người lao động làm việc trên 03 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc. Chính điểm này làm cho người sử dụng lao động viện lý do cho là lao động biến động nên không tham gia BHXH vì nếu tham gia BHXH thì người lao động làm việc dưới 01 năm nghỉ việc cũng không được hưởng gì?
Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử phạt vi phạm Luật lao động về BHXH chưa hợp lý, chưa có quy định cụ thể đối với khu vực ngoài quốc doanh về thanh tra và nộp phạt, quy định về nộp phạt mới chỉ dừng lại ở hình thức cảnh cáo, phạt tiền là 02 triệu đồng, mức nộp phạt quá thấp nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số phân tích về nguyên nhân tình hình trốn đóng, nợ đọng BHXH của riêng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đây là khối doanh nghiệp có tiềm năng tham gia BHXH lớn nên cần có sự quan tâm đúng mức.
Qua năm năm tình hình nợ đọng BHXH ở các khối cụ thể qua số liệu ở bảng sau:
Bảng 12: Tình hình nợ tính đến cuối năm.
(Đơn vị : triệu đồng).
Năm
Khối
2005
2006
2007
2008
2009
DNNN
1.241
1.455
1.752
610
-
DNNQD
435
1.585
1.265
2.736
3.364
Ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế
912
264
126
40
8,02
HCSN
162
1.678
372
350
408
Xã, phường
34
141
1,01
5,2
6,7
Đối tượng tham gia BHYT 3%
36
37
115
1,012
5,16
Tổng
2.820
5.160
3.631,01
3.742,21
1.302,72
( Nguồn : BHXH huyện Phú Xuyên ).
Nhận xét:
Nhìn chung, hàng năm ,tuy số thu BHXH vẫn tăng nhưng số dư nợ BHXH vẫn còn nhiều, tập trung chủ yếu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khối DNNN, đây cũng là hai khối có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH nhiều trong tổng số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của các khối.
+ Xét khối DNNN, từ năm 2005 đến năm 2007, số dư nợ BHXH đều tăng, nhiều nhất là năm 2007, số nợ là 1.752 triệu đồng, gấp 1,41 lần so với năm 2005.
Tuy nhiên, đến năm 2008, số nợ đọng BHXH của khối này đã giảm còn 610 triệu đồng, tương đương với giảm 1.142 triệu đồng so với năm 2007, và đến năm 2009, nợ đọng BHXH của khối DNNN đã không còn.Đây là kết quả khá khả quan.
+ Với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhìn chung, số nợ BHXH tăng dần qua các năm , tuy nhiên vào năm 2007 tình hình nợ đọng có giảm nhưng không đáng kể so với năm 2006, cụ thể , năm 2006 nợ đọng là 1.585 triệu đồng, đến năm 2007 giảm đi còn nợ 1.265 triệu đồng., tương đương giảm 320. triệu đồng về mặt tuyệt đối.
Tuy nhiên , năm 2008 số nợ lại tăng lên 2.736 triệu đồng. năm 2009 là 3.364 triệu đồng. trong 1 năm số nợ tăng 628 triệu đồng
Năm 2009, số nợ tăng gấp 7.7 lần so với năm 2005.
+ Khối ngoài công lập, HTX, hộ kinh tế: số dư nợ BHXH nhìn chung giảm dần qua các năm. Năm 2005 số nợ là 912 triệu đồng, đến năm 2009 giảm xuống còn 8,02 triệu đồng, Trong vòng 5 năm , giảm 903.98 triệu đồng về mặt tuyệt đối, tương đương giảm 99.12% so với năm 2005.
+ Đối với đối tượng tham gia BHYT 3% số nợ tuy không nhiều nhưng so với số lượng người tham gia ở khối này là ít nhất so với các khối thì cũng chứng tỏ việc thu BHXH ở khối này cũng chưa đạt kết quả tốt
+ Khối hành chính sự nghiệp, số thu BHXH chiếm tỷ lệ khá cao , chứng tỏ việc thu BHXH ở khối này có kết quả tốt, việc nợ đọng ở khối này chỉ tập trung ở một vài đơn vị. Phần lớn các đơn vị ở khối hành chính sự nghiệp luôn chấp hành tốt quy định nộp BHXH đúng kỳ hạn, có đơn vị còn nộp dư số tiền BHXH để giảm gánh nặng cho kỳ nộp sau.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ đọng BHXH hai khối DNNN và DNNQD nổi bật nhất.
Đối với khối DNNN , guyên nhân chính của việc nợ đọng này là do phần lớn các đơn vị ở khối này có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất lạc hậu; tổ chức hoạt động chưa theo kịp cơ chế thị trường. Ngoài ra còn do tình trạng quản lý kém của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mỗi khi có biến động nhỏ là rơi vào tình trạng làm ăn cầm chừng không có lãi. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết bởi nếu thu đúng, đủ, kịp thời thì sẽ là khoản tiền không nhỏ đóng góp vào số quỹ nhàn rỗi hiện nay để thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một chế tài nào đủ mạnh để có thể cưỡng chế thu BHXH ở các đơn vị thuộc khối này.
Đối với DNNQD, Số đơn vị ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo xu hướng ngày càng nhiều, số thu BHXH ngày một tăng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị vẫn cố tình nợ đọng BHXH. Về nguyên nhân chủ quan là do BHXH huyện Phú xuyên chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền chính sách BHXH, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH đối với người lao động thuộc khu vực này. Ngoài ra, cơ quan còn phụ thuộc vào cơ chế tài chính của ngành, không có nguồn tài chính nhất định phục vụ công tác thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó không khuyến khích được sự hỗ trợ của các ngành chức năng và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thu. Tuy số tiền nợ BHXH ở từng đơn vị không nhiều như ở đơn vị thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước nhưng số lượng đơn vị nợ nhiều hơn số lượng đơn vị thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước cho nên tổng số tiền nợ BHXH của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thứ hai trong tổng tiền nợ BHXH của các khối.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI CƠ QUAN
BHXH HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. MỘT SỐ Ý KIẾN KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẠI BHXH PHÚ XUYÊN.
3.1.1. Đối với Nhà nước.
* Rà xét lại hệ thống văn bản, chính sách cho phù hợp
Từ thực tế việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động ở Việt Nam nói chung và Phú xuyên nói riêng cho thấy còn nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ BHXH cho người lao động. Trong đó việc chấn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật có vai trò hết sức quan trọng.
Trước đây với hệ thống văn bản cồng kềnh được thiết kế bởi nhiều cơ quan chức năng của Nhà nước đã làm cho việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản một cách khó khăn và tạo nên những sơ hở trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH. Từ đó dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo quỹ BHXH cho người lao động. Vì vậy, việc ban hành Bộ luật lao động bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động BHXH ở nước ta. Tuy nhiên, BHXH là lĩnh vực hoạt động phức tạp liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong độ tuổi lao động nên việc ghép các chính sách BHXH vào trong Bộ luật lao động sẽ không phản ánh được hết những vấn đề cơ bản của BHXH. Nhằm bổ sung cho Bộ luật lao động, Chính phủ đã ra tiếp Nghị định 12/CP và 45/CP kèm theo Điều lệ BHXH hướng dẫn thi hành các điều khoản của Bộ luật lao động về BHXH. Mặc dù vậy, các văn bản chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thu nộp và quản lý quỹ BHXH trong giai đoạn hiện tại.
Luật BHXH ra đời giúp cho việc thực hiện BHXH có đồng bộ và hiệu lực hơn, giúp cán bộ BHXH làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình và công tác quản lý cán bộ cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay luôn có sự biến động để theo kịp kinh tế khu vực và thế giới thì Nhà nước cũng cần phải điều chỉnh các văn bản về hoạt động BHXH cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên thì Luật BHXH sẽ luôn là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào công tác quản lý lao động, quản lý xã hội, thực hiện an toàn và tiến bộ xã hội.
* Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp BHXH.
Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực BHXH nói riêng luôn cần có sự lãnh đạo của Nhà nước. Mục tiêu của ngành BHXH là phục vụ con người, vì lợi ích vật chất của người lao động. Mục tiêu đó suy cho cùng chính là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giữ vững thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, BHXH Việt Nam là ngành mới được thành lập, luật BHXH mới được ban hành sau 13 năm hoạt động, cơ chế quản lý tài chính BHXH cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, đội ngũ cán bộ còn chưa thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ… Tất cả những vấn đề đó BHXH cần có sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng và Nhà nước.
Đối với BHXH Việt Nam, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là hết sức cần thiết. Vì vậy Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác này nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp vụ cho ngành.
Ngoài ra Chính phủ cần tăng cường sự điều hành với BHXH, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động BHXH và đề ra các chính sách BHXH phù hợp, tránh tình trạng những hậu quả xấu không biết quy trách nhiệm cho ai, cho cơ quan nào. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách BHXH để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm không phù hợp với thực tế.
3.1.2. Đối với cơ quan BHXH
* Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo xu hướng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Do vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ. BHXH là một phần không thể thiếu trong hệ thống an sinh xã hội của mọi quốc gia ở mọi giai đoạn, vì vậy cần phải có kế hoạch và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận về mọi mặt cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức, nhân viên của ngành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727873 tamp224i Th7921c tr7841ng camp244ng tamp225c qu7843n lamp253 thu B7843.doc