Đề tài Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại viễn thông Lạng Sơn

Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại viễn thông Lạng Sơn: Lời mở đầu Thực tập tốt nghiệp chính là một cơ hội giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học ở nhà trường vào thực tiễn từ đó nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong trường hợp cụ thể. Qua quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế. Quá trình thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ, vai trò cũng như hoạt động thực tế, phương hướng hoạt động của cơ quan mà sinh viên thực tập. Được sự giới thiệu của khoa Đầu Tư – Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã được về Viễn Thông Lạng Sơn thực hiện công tác thực tập. Sau một thời gian làm quen với công việc tại Viễn Thông Lạng Sơn và được sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về Viễn Thông Lạng Sơn. Nội dung báo cáo gồm 3 phần chính: Tổng quan về Viễn Thông lạng Sơn. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. Một số giải p...

doc32 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại viễn thông Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thực tập tốt nghiệp chính là một cơ hội giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học ở nhà trường vào thực tiễn từ đó nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong trường hợp cụ thể. Qua quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế. Quá trình thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ, vai trò cũng như hoạt động thực tế, phương hướng hoạt động của cơ quan mà sinh viên thực tập. Được sự giới thiệu của khoa Đầu Tư – Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã được về Viễn Thông Lạng Sơn thực hiện công tác thực tập. Sau một thời gian làm quen với công việc tại Viễn Thông Lạng Sơn và được sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về Viễn Thông Lạng Sơn. Nội dung báo cáo gồm 3 phần chính: Tổng quan về Viễn Thông lạng Sơn. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Bạch Nguyệt và các anh chị, cô chú tại Viễn Thông Lạng Sơn đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ để em được nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này. Phần I: Tổng quan về Viễn Thông Lạng Sơn. 1.1 - Quá trình hình thành phát triển của công ty: Tên đầy đủ: Viễn thông Lạng Sơn. Tên giao dịch quốc tế: LangSon Telecommunications. Trụ sở: Số 12 Hùng Vương - Phường Chi Lăng - Thành phố Lạng Sơn. Điện thoại liên hệ: (025).800.000 Fax: (025).715.013 Website: Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là Tập đoàn số 1 quốc gia về lĩnh vực Bưu chính – Viễn Thông – Công nghệ thông tin, được thành lập theo quyết định số 265/QĐ – TTg ngày 17/11/2006, của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam – VNPT, tiền thân là Bưu điện Việt Nam, kế thừa truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước; một lòng trung thành, dũng cảm, tận tụy với Đảng với Tổ quốc; nguyện đem mọi sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Tập đoàn BC - VT Việt Nam là một tổ hợp kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, đa sở hữu, trong đó, Nhà Nước giữ vai trò chủ đạo; kinh doanh đa lĩnh vực và lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học đóng vai trò nòng cốt. Tập đoàn được xây dựng trên cơ sở các mối liên kết công ty mẹ - công ty con theo quan hệ sở hữu vốn, giữa Bưu chính Viễn Thông Việt Nam với vai trò công ty mẹ và các doanh nghiệp khác với vai trò những công ty con. Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước và do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, có tiềm lực kinh tế mạnh trong kinh doanh, có khả năng quản lý điều hành thống nhất mạng bưu chính, viễn thông, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước đầu tư vào công ty mẹ. Công ty mẹ là pháp nhân thừa kế pháp nhân của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Công ty mẹ sẽ trực tiếp kinh doanh tại các công ty viễn thông đường trục quốc gia và quốc tế; thực hiện quyền quản lý, điều hành các công ty con bằng tỷ lệ góp vốn của nhà nước, do công ty mẹ góp vào các công ty con trong tập đoàn, thông qua các cơ quan quản lý, điều phối. Công ty con là những pháp nhân độc lập với công ty mẹ và do công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ được ghi trong Điều lệ; chịu sự chi phối của công ty mẹ trên các lĩnh vực chiến lược phát triển, tổ chức hợp tác và cạnh tranh, công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Theo mô hình này, công ty con được tổ chức dưới các hình thức: Các công ty do công ty mẹ sở hữu vốn 100%; các công ty do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn, các công ty do công ty mẹ sở hữu vốn dưới 50% và các công ty liên doanh với nước ngoài có vốn góp của tập đoàn trên nguyên tắc tự nguyện. Đối với các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và bưu chính tham gia tập đoàn, vốn đầu tư sẽ theo nguyên tắc tự nguyện. Viễn Thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn), đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn Thông Việt Nam, là đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; được tách ra từ Bưu điện Lạng Sơn, theo quyết định số 648/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007, của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Viễn Thông Lạng Sơn là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Một số sản phẩm và dịch vụ chính: Dịch vụ điện thoại cố định và các dịch vụ gia tăng trên mạng cố định. - Dịch vụ điện thoại di động VinaPhone, điện thoại cố định không dây Gphone. Dịch vụ Internet VNN (1260, 1268, 1269, MegaVNN). Dịch vụ thuê kênh riêng, truyền số liệu. Tư vấn, thiết kế, thực hiện và bảo trì chuyên ngành viễn thông tin học. Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp. 1.2 – Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Lạng Sơn gồm: 8 Phòng, Ban chức năng (Trong đó, có 6 Phòng và 1 Ban) và 07 Trung tâm trực thuộc. Hiện nay, Viễn thông Lạng Sơn có tổng số 380 CBCNV, trình độ đội ngũ: Cao học 6 người, đại học 100 người, cao đẳng 42 người (chiếm 42,15%), trung cấp 58 người, công nhân 129 người(chiếm 55,68%), chưa qua đào tạo 3 người. Phòng Đầu tư Ban Giám Đốc Phòng ban chức năng Phòng Tổ Chức Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính Ban triển khai dự án Phòng Quản lý Mạng - dịch vụ Phòng Kế Toán Trung tâm điều hành viễn thông * Các đơn vị sản xuất: - Trung tâm dịch vụ khách hàng. - Trung tâm viễn thông 1. - Trung tâm viễn thông 2. - Trung tâm viễn thông 3. - Trung tâm viễn thông 4. - Trung tâm viễn thông 5. - Trung tâm tin học. 1.2.1: Phòng kế toán: Cơ cấu tổ chức: + Phòng kế toán có trưởng phòng phụ trách công tác chuyên môn nghiệp vụ. + Trưởng phòng thực hiện toàn diện, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, của tập đoàn về lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính và chịu trách nhiệm trước giám đốc tập đoàn bưu chính viễn thông lạng sơn và kết quả thực hiện trức năng, nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ làm việc nêu tại quy định này. + Phòng kế toán không có phó phòng. Chức năng: Tham mưu, giúp Giám đốc Viễn Thồng Lạng Sơn quản lý, điều hành và thừa lệnh giám đốc viễn thông lạng sơn điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính, hạch toán kinh tế trong Viễn Thông Lạng Sơn. Nhiệm vụ: + Tổ chức công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn viễn Viễn Thông Lạng Sơn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của viển thông lạng sơn theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và quy chế tài chính của tập đoàn bưu chính viễn thông lạng sơn theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và quy chế tài chính của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam. + Nghiên cứu các chính sách tài chính thuế ,các quy định về công tác kế toán, thống kê, tài chính của nhà nước tập đoàn ứng dụng vào công tác kế toán, thống kê, tài chính của viễn thông lạng sơn. + Tổng hợp số liệu hoạt đông kinh tế tài chính để:phản ánh tình hình luân chuyển tài sản, vật tư , tiền vốn trong viễn thông lạng sơn theo định kỳ: Quý, 6 tháng, năm,... Thống kê số liệu về hoat động của viễn thông lạng sơn. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện kinh doanh, đầu tư và xây dựng, kế hoạch thu chi tài chính; theo dõi sử dụng vốn, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham ô lãng phí, vi phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà Nước và quy chế tài chính của tập đoàn. + Cung cấp các số liệu, tài liệu về kế toán, thống kê, tài chính phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế phục vụ công tác lập và thực hiện kế hoạch. Tổng hợp quyết toán của các đơn vị trực thuộc viễn thông lạng sơn. + Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển viễn thông, tin học và các dịch vụ viễn thông, tin học và các dịch vụ viễn thông – tin học hàng năm và dài hạn. Tổ chức quản lý các nguồn vốn; trích lập và quản lý các quỹ tập trung cua viễn thông lạng sơn. + Cấp vốn cho các đơn vị trực thuộc và xử lý các quỹ theo quy chế tài chính của tập đoàn và chế độ nhà nước quy định. + Tổ chức kiểm tra, thẩm định các báo cáo kế toán, thống kê tài chính của các đơn vị trực thuộc về sản xuất kinh doanh, đầu tư và xây dựng .tổ chức kiểm tra công tác kế toán, thống kê, tài chính trong Viễn Thông Lạng Sơn; kiểm tra nghiệp vụ và các hoạt động của kế toán ở các đơn vị trực thuộc. + Tổ chức công tác kiểm kê, xác định và phản ánh chính xác, đúng chế độ kết quả kiểm kê hàng năm; chuẩn bị các thủ tục, tài liệu cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp xâm phạm tài sản, đồng thời đề xuất biện pháp giải quyết, xử lý. + Thực hiện các thủ tục về tăng giảm, điều động tài sản trong Viễn Thông Lạng Sơn sau khi có ý kiến đề xuất của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ đã được giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn phê duyệt. + Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chế độ kế toán, thống kê, tài chính do nhà nước ban hành; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán. + Có quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến công việc kế toán; có quyền từ chối chưa cấp kinh phí khi các hồ sơ không đủ và không chính xác. + Khi phát hiện các đơn vị hoặc cá nhân trong viễn thông lạng sơn và có hành vi vi phạm luật lệ và chế độ kế toán thì phải kịp thời báo cáo giám đốc viễn thông lạng sơn và đề xuất biện pháp ngăn ngừa, xử lý hành vi tham ô, lãng phí, gây thiệt hại tài sản của nhà nước, của tập đoàn bưu chính viễn thông lạng sơn + Cử cán bộ tham gia công tác thẩm định, công tác nghiệm thu công trình, công tác bàn giao tài sản và các nhiệm vụ công tác khác có lien quan đến công tac kế toán, thống kê, tài chính khi có yêu cầu. + Lập báo cáo định kì hoặc đột xuất về lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định hiện hành. 1.2.2: Phòng đầu tư Cơ cấu tổ chức: + Phòng Đầu tư – XDCB không có trưởng phòng mà do phó phòng phụ trách, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công. + Phó phòng chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về kết quả nhiệm vụ được phân công. + Các viên chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế đơn vị và theo nhiệm vụ được phó phòng phân công. Chức năng: + Tổng hợp xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm về công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông tin học. + Thẩm định đầu tư. + Đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư. Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và nắm vững các quy định của Nhà Nước, của Tập đoàn và của Viễn Thông Lạng Sơn trong lĩnh vực đầu tư - xây dưng cơ bản (XDCB). + Tổ chức tổng hợp xây dựng, trình duyệt quy hoạch đầu tư tổng thể cho mạng lưới Viễn thông – Tin học và kế hoạch phát triển mạng lưới thực hiện hàng năm trình cấp có thầm quyền phê duyệt. + Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa mua sắm… trên cơ sở kế hoạch đầu tư được Tập đoàn BCVT Việt Nam giao và nhu cầu đầu tư phát triển, sửa chữa tài sản, mua sắm của Viễn Thông Lạng Sơn. + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viễn Thông Lạng Sơn xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sửa chữa tài sản. Tổng hợp và cân đối kế hoạch toàn diện về lĩnh vực Đầu tư – XDCB của Viễn Thông Lạng Sơn. Tổ chức cho các đơn vị cơ sở trực thuộc Viễn Thông Lạng Sơn bảo vệ kế hoạch đầu tư, sửa chữa tài sản, mua sắm trước lãnh đạo Viễn Thông Lạng Sơn, đồng thời chuẩn bị cho lãnh đạo Viễn Thông Lạng Sơn bảo vệ kế hoạch đầu tư, sửa chữa tài sản, mua sắm trước Tập đoàn. + Xây dựng phương án thực hiện, đơn vị thực hiện đầu tư, sửa chữa mua sắm; Đề xuất việc mời các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hình thức quản lý đầu tư… để trình giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn xem xét quyết định. + Hướng dẫn triển khai theo dõi, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện những kế hoạch đầu tư, sửa chữa tài sản, mua sắm đã được phê duyệt. + Thực hiện và hoàn tất các thủ tục về đất đai theo quy định của Nhà Nước, quy hoạch của tỉnh Lạng Sơn, chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới viễn thông – tin học và công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh và phục vụ nhiệm vụ chính trị. + Tham mưu cho Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn thực hiện các quy đinh quản lý trong lĩnh vực đầu tư – XDCB. Tỏ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc tuân thủ các quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng của Nhà Nước, Tập đoàn. + Thẩm định và trình duyệt các dự án thuộc thẩm quyền của Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn. Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Tập đoàn phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền Tập đoàn quyết định. + Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu và kết quả đấu thầu do ban triển khai dự án chuyển sang, trình Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn phê duyệt, sau đó chuyển trả lại ban triển khai dự án những hồ sơ, tài liệu này. + Tổ chức ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu ( đàm phán, soạn thảo hợp đồng, trình Giám đốc kí kết hợp đồng…) đối với những dự án được giao chủ trì thực hiện. + Làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu trúng thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo khối lượng thi công từng giai đoạn, hoặc từng hạng mục (đối với những hợp đồng do phòng Đầu tư – XDCB trình Giám đốc ký kết). + Chủ trì nghiệm thu các dự án, công trình thuộc trách nhiệm của Viễn Thông Lạng Sơn. Phân phối tham gia cùng các đơn vị khác thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực Đầu tư – XDCB (như công tác: khảo sát, đấu thầu…). + Chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra các đơn vị trực thuộc về việc áp dụng các định mức kinh tế - kĩ thuật vào công tác lập dự toán các dự án đầu tư, sửa chữa tài sản theo phân cấp và ủy quyền của Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn. + Xây dựng các quy trình đầu tư, sửa chữa tài sản, định mức vật tư theo phân cấp của tập đoàn. + Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo hướng dẫn của Tập đoàn. + Đánh giá công tác Đầu tư – XDCB của Viễn Thông Lạng Sơn. + Thực hiện nhiệm vụ khác được Viễn Thông Lạng Sơn giao. 1.2.3: Phòng quản lý mạng - dịch vụ: Cơ cấu tổ chức: + Phòng Quản lý Mạng và dịch vụ có tổ 119 (nhận báo hỏng và điều hành xử lý thuê bao). Tổ 119 có tổ trưởng phụ trách và có chức năng, nhiệm vụ được quy định và ban hành riêng. + Phòng quản lý mạng và dịch vụ có Trưởng phòng phụ trách thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn được phân công. + Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng và các quy chế, quy định của Viễn thông Lạng Sơn, của Tập đoàn đã ban hành. + Các viên chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng và theo quy chế đơn vị. Chức năng: Tham mưu, giúp Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn điều hành trong lĩnh vực tổ chức, quản lý, khai thác, kinh doanh mạng lưới và các dịch vụ viễn thông, tin học của Viễn Thông Lạng Sơn. Nhiệm vụ: + Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông, tin học phù hợp với sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cả Viễn thông Lạng Sơn và địa phương. Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông- tin hoạc theo yêu cầu của Viễn thông Lạng Sơn. + Lập các phương án tổ chức, quản lý mạng thông tin viễn thông, tin học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. + Chỉ đạo hướng dẫn, thẩm định các dự án phát triển, mở rộng, cải tạo, nâng cấp mạng viễn thông, tin học của các đơn vị trực thuộc. + Tổ chức thực hiện quản lý mạng lưới thông tin viễn thông, tin học. + Huớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị cơ sở thực hiện đúng chế độ, cước các dịch vụ, thể lệ, quy trình truy phạm trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, khai thác nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông, tin học. + Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc mở các loại sổ sách quản lý, theo dõi các chỉ tiêu chất lượng, thiết bị trên mạng. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết bị và chất lượng các dịch vụ viễn thông, tin học. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu chất lượng thông tin viễn thông - tin học, các định mức kinh tế kỹ thuật về khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trên mạng viễn thông - tin học mà Tập đoàn, Nhà nước chưa ban hành. + Xây dựng, tổ chức quản lý các dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch, quản lý, điều hành và khai thác mạng lưới viễn thông tin học. + Quản lý tần số, hô hiệu, phiên liên lạc Vô tuyến điện (VTĐ). + Điều tra, xác minh, thuyết minh các biên bản nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông, tin học, giúp Giám đốc kết luận xử lý vi phạm. + Là đầu mối giải quyết cuối cùng các khiếu nại của khách hàng đối với Viễn Thông Lạng Sơn về lĩnh vực giá cước, mạng lưới, nghiệp vụ., dịch vụ viễn thông- tin học (khi các đơn vị cơ sở trực thuộc không giải quyết được do tinh chất quy mô, phức tạp của nội dung thắc mắc, khiếu nại, hoặc do khách hàng gửi trực tiếp đến Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn). + Tổ chức biên soạn tài liệu, giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ viễn thông, tin học do Viẽn thông Lạng Sơn tổ chức. + Tổ chức sát hạch trình độ tay nghề đối với lao động thử việc trong lĩnh vực viễn thông, tin học theo yêu cầu của Viễn thông Lạng Sơn. + Tổng hợp, phân tích tình hình mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực viễn thong. Tin học trình Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn. Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Các nhiệm vụ khác được Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn giao. 1.2.4: Phòng tổ chức: Cơ cấu tổ chức: + Phòng tổ chức cán bộ - lao động do Trưởng phòng phụ trách chung, có Phó phòng giúp việc quản lý điều hành và các chuyên viên, cán sự giúp việc công tác chuyên môn, nghiệp vụ. + Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Viễn thông Lạng Sơn về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ làm việc quy định tại Quy định này. + Phó phòng được Truởng phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhệm vụ được phân công. + Các chuyên viên, cán sự chịu sự điều hành, quản lý của Trưởng phòng. Chức năng: Tham mưu, giúp Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn điều hành về các lĩnh vực; Tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương - chính sách xã hội, bảo hộ lao động, bảo về nội bộ, tự về cơ quan, bảo vệ an toàn mạng lưới và an ninh trong hoạt động Viễn thông - Tin học, bảo vệ bí mật, phòng cháy chữa cháy, phòng nổ trong toàn Viễn Thông Lạng Sơn. Nhiệm vụ: + Tổ chức xây dựng, trình ban hành, thực hiện và hướng dẫn thực hiện các quy định về: Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tham mưu Viễn thông Lạng Sơn; Các mô hình tổ chức quản lý, sản xuất, tổ chức lao động khoa học, điều lệ, quy chế tổ chức, nội quy lao động, về phân cấp quản lý, danh mục chức danh viên chức, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân, quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển chọn cán bọ, kỷ luật…theo quy định và phân cấp của Tập đoàn. + Xây dựng phương án tổ chức quản lý trình Lãnh đạo Viễn thông Lạng Sơn phê duyệt phương án tổ chức các đơn vị trực thuộc. + Tổ chức xây dựng, thực hiện và hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ, các quy chế, thủ tục về công tác quản lý, tuyển dụng lao động theo phân cấp; Quản lý cơ cấu, số lượng, chất lượng cán bộ, công nhân viên trong Viễn thông Lạng Sơn. + Tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng các thời kỳ phát triển của Viễn thông Lạng Sơn. + Trình phương án và làm thủ tục về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bọ, công nhân viên thuộc diện Viễn thông Lạng Sơn đuợc cử đi đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển của Viễn thông Lạng Sơn trong từng giai đoạn. + Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đơn giá tiền lương, phân phối thu nhập, định mức, định biên lao động, các chế độ về lĩnh vực lao động- tiền lương; chế độ đối với người lao động. + Thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và chính sách xã hội đối với các đơn vị trong Viễn thông Lạng Sơn. + Đề xuất hoặc tổ chức tuyển chọn cử cán bộ đi học tập ở trong nước, ngoài nước; chọn cử cán bộ đi công tác. Thực hiện và hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước, Tập đoàn, xây dựng trình duyệt hướng dẫn quy định của Viễn thông Lạng Sơn, Tập đoàn đối với các đối tượng nêu trên. + Tổ chức xây dựng, thẩm định, trình duyệt, ban hành định mức lao động nội bộ theo những quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn. + Làm việc và phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể để tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy định về mối quan hệ hoạt động giữa Chuyên môn với tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể, quần chúng, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ trong Viẽn thông Lạng Sơn. + Xây dựng, trình duyệt, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Quy chế về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ và các quy định, quyết định có liên quan đến phòng cháy, phòng nổ. + Theo dõi, quản lý và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng, thực hiện các phương án bảo vệ tài sản, bảo vệ an toàn cơ quan. + Tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Tập đoàn về những nội dung liên quan đến công tác bảo vệ bí mật, bảo vệ an ninh, bảo vệ mạng lưới Viễn thông - Tin học, bảo vệ tài sản và trật tự an toàn cơ quan. + Tổ chức quản lý lực lượng tự vệ, quân nhân dự bị, vũ khí, tổ chức huấn luyện quân sự, kế hoạch sẵn sang chiến đấu bảo vệ cơ quan; Thực hiện luật nghĩa vụ quân sự đối với lực lượng CBCNV trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự thuộc khối các đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn. + Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các đơn vị cơ sở về lĩnh vựa công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị. + Tổ chức thực hiện về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lượng, chính sách, chế độ đối với người lao động. bảo hộ lao động, bảo vệ chính trị nội bộ, tự vệ cơ quan. Đề xuất chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nói trên. Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. 1.2.5: Phòng kinh doanh: Cơ cấu tổ chức: Phòng kế hoạch – kinh doanh không có trưởng phòng và phó phòng mà chỉ có Quyền trưởng phòng. Chức năng: + Tham mưu, giúp Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn và thừa lệnh giám đốc để tổ chức, điều hành, quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế - kĩ thuật, mua sắm vật tư, ấn phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. + Thực hiện các quy trình của hoạt động marketing dịch vụ Viễn Thông – Tin học + Trực tiếp quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực kế hoạch SXKD và phát triển, mở rộng các dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng về dịch vụ viễn thông, tin học và các sản phẩm kinh doanh khác của Viễn Thông Lạng Sơn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ: + Tổng hợp, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông – tin học, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch: quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường theo lộ trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Viễn Thông Lạng Sơn và nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. + Xây dựng cơ chế gắn kết giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời cân đối giữa các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng và phát triển các loại dịch vụ viễn thông - tin học. + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viễn Thông Lạng Sơn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị. Tổng hợp và cân đối, xây dựng kế hoạch toàn diện của Viễn Thông Lạng Sơn. Tổ chức cho các đơn vị trực thuộc bảo vệ kế hoạch trước lãnh đạo Viễn Thông Lạng Sơn và chuẩn bị cho lãnh đạo Viễn Thông Lạng Sơn báo cáo, bảo vệ kế hoạch trước tập đoàn. + Tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện kế hoạch. + Thep dõi tổng hợp số liệu về sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý và khả năng thực hiện kế hoạch năm của Viễn Thông Lạng Sơn; Đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch để Giám đốc trình VNPT; theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, đề xuất phương án cân đối, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp đối với các đơn vị cơ sở. + Đề ra các chương trình, biện pháp thực hiện kế hoạch, kinh doanh bao gồm các hoạt động: Marketing, nghiên cứu thị trường; sản phẩm dịch vụ; giá cước; kênh bán hàng; xúc tiến hỗn hợp (quảng cáo, khuyến mại, xúc tiễn bán hàng và quan hệ cộng đồng); chăm sóc khác hàng; thử nghiệm mở rộng ịch vụ… thu thập kết quả, xây dựng đề án phát triển thị trường trình Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn ký kết hoặc trình Tập đoàn phê duyệt. + Xây dựng phương án phối hợp, liên kết kinh doanh với các đơn vị khác trong hoặc ngoài Viễn Thông Lạng Sơn và giữa các đơn vị trực thuộc. Tham gia thương thảo và thẩm định các hợp đồng kinh tế đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của Viễn Thông Lạng Sơn và VNPT trình Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn ký kết hoặc trình Tập đoàn phê duyệt. + Áp dụng các định mức kinh tế, kĩ thuật của Nhà Nước và của VNPT đã ban hành để tổ chức sản xuất và hạch toán hoạt động kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn; Tổ chức thực hiện việc mua sắm các vật tư, thiết bị, ấn phẩm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (Tiếp thị, khuyến mại, quảng cáo…); Xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế, kĩ thuật, khai thác dịch vụ trong công tác quản lý và sản xuất tại Viễn Thông Lạng Sơn theo quy định phân cấp của Tập đoàn; làm thường trực hội đồng định mức kinh tế - kĩ thuật của Viễn Thông Lạng Sơn. + Tổ chức nghiên cứu các phương án đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với khả năng, điều kiện và tình hình cụ thể của Viễn Thông Lạng Sơn trình ban Giám đốc xem xét quyết định. + Xây dựng chiến lược, tổ chức hướng dẫn thực hiện kế hoạch Marketing đến các đơn vị sản xuất trực thuộc; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến hỗn hợp và chăm sóc khách hàng, tổng hợp, phân tích trình Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn ban hành các giải pháp kinh doanh. + Chủ trì xây dựng kế hoạch và trình Viễn Thông Lạng Sơn ban hành giá cước các loại dịch vụ Viễn Thông –Tin học theo phân cấp của Tập đoàn và giá các loại hàng hóa khác trong hệ thống sản phẩm kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn. + Thực hiện phân đoạn và phân loại thị trường: Thu thập và phân tích thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực và đề xuất các phương án hợp tác, cạnh tranh trên thị trường; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu chăm sóc khách hàng của Viễn Thông Lạng Sơn; triển khai các hoạt động chăm sóc khác hàng theo phân đoạn và phân loại thị trường. + Thực hiện mô hình tổ chức kênh bán hàng đối với từng sản phẩm dịch vụ; theo dõi, quản lý hoạt động marketing, bao gồm: kiểm tra quá trình triển khai nghiệp vụ, phong cách, thái độ, hiệu quả bán hàng và chăm sóc sau bán hàng trong phạm vi Viễn Thông Lạng Sơn. + Chủ trì xây dựng, thống nhất quản lý và hướng dẫn thực hieenh quy chế quản lý, quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh tế - kế hoạch, hợp đồng kinh tế và các định mức kinh tế - kĩ thuật; định kì phân tích đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp với lãnh đạo Viễn Thông Lạng Sơn và các cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền. + Theo dõi công tác kế hoạch quốc phòng của Viễn Thông Lạng Sơn; tổ chức xây dựng và trình duyệt kế hoạch dự bị động viên thời chiến và quốc phòng toàn dân. + Đề xuất nội dung, yêu cầu, tham gia biên soạn các loại tài liệu tập huấn, bồi dưỡng và trực tiếp giảng dậy các nghiệp vụ về kế hoạch kinh doanh, tiếp thị bán hàng. 1.2.6: Phòng hành chính: Cơ cấu tổ chức: + Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ làm việc nêu tại Quy định này. + Phó phòng được Trưởng phòng (hoặc phó phòng được giao phụ trách đơn vị) phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. + Các cán sự, công nhân chịu sự điều hành, quản lý của trưởng. Chức năng: Tham mưu, giúp Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn điều hành công tác thuộc lĩnh vực hành chính, quản trị, y tế cơ quan. Nhiệm vụ: + Quản lý, tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, công tác hành chính, quản trị, phương tiện đi lại của cơ quan Viễn Thông Lạng Sơn. + Tổ chức, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc Viễn Thông Lạng Sơn. + Quản lý toàn bộ tài sản được giao để đảm bảo điều kiện vật chất cho các hoạt động của cơ quan viễn Thông Lạng Sơn. + Quản lý nhà ở, đất ở, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của các đơn vị thuộc Viễn Thông Lạng Sơn tại khu vực TP.Lạng Sơn. + Về công tác y tế cơ quan: Quản lý tủ thuốc y tế và thực hiện khám, phát thuốc chữa bệnh cho CBCNV. Thực hiện đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định của Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội. Quản lý hồ sơ sức khỏe của CBCNV, người lao động. Theo dõi tình hình sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe định kì, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe tại chỗ, cấp giấy giới thiệu khám chữa bệnh lên tuyến trên cho CBCNV. Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Nhận sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của y tế Tập đoàn và y tế địa phương. Thực hiện các thủ tục giámư định sức khỏe, giám định thương tật cho CBCNV, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tham gia điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra trong Viễn Thông tỉnh. + Các nhiệm vụ khác được Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn giao. 1.2.7: Ban triển khai dự án: Cơ cấu tổ chức: gồm tổ thầu và tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. + Ban triển khai dự án do Phó ban thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công. + Phó ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban và các quy định của Nhà nước, của Tập đoàn, của Viễn thông Lạng Sơn đã ban hành trong lĩnh vực quản lý, thực hiện dự án, công trình. + Các viên chức trong tổ thực hiện nhiệm vụ theo quy chế đơn vị và theo nhiệm vụ được Trưởng ban phân công. Chức năng: + Quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức thi công, theo dõi, kiểm tra, giám sát, chủ trì nghiệm thu, bàn giao các công trình, dự án đã hoàn thành. Lập hồ sơ thanh, quyết toán dự án, công trình. Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, nắm vững các quy định của Nhà nước, của Tập đòn và của Viễn thông Lạng Sơn trong lĩnh vực đầu tư- xây dựng cơ bản (XDCB). + Thực hiện các thủ tục về giao nhận mặt băng thi công, xin giấy cấp phép thi công, xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc phục vụ thi công dự án, công trình. + Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chuyẻn sang phòng Đầu tư - XDCB thảm định và trình Giám đốc phê duyệt theo quy định. + Đề xuất nội dung thành lập nhóm quản lý dự án, các hội đồng tỏ chức thực hiện công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với những dự án đuợc giao + Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu chuyển phòng Đầu tư- XDCB thẩm định. + Tổ chức đàm phán, soạn thảo hợp đồng thi công, xây lắp, mua sắm vật tư, trang thiết bị…đối với các nhà thầu theo đúng quy định hiện hành. + Kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ vật tư…theo thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình, dự án. Báo cáo Giám đốc khi có vướng mắc khó khắn về công tác cung ứng vật liệu, thiết bị…phục vụ thực hiện dự án. + Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án, công trình. + Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn về tình hình thực hiện các dự án, công trình về tiến độ triển khai, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, công trình. + Nghiệm thu dự án, công trình hoàn thành theo từng hạng mục, hoặc từng giai đoạn thi công, hoặc hoàn thành toàn bộ. Bàn giao công trình cho đơn vị được giao quản lý và sử dụng. + Thẩm định lần đàu (bước 1) các hồ sơ thanh, quyết toán các công trình, dự án của Viễn thông Lạng Sơn. Lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh, quyết toán dự án, công trình và thẩm định đối với các dự án được giao chủ trì, sau đó chuyển 01 bộ hò sơ sang phòng Kế toán – TKTC để tạm thanh toán cho bên B và ghi tăng tài sản. Hồ sơ còn lại gửi bộ phận kiểm toán để thực hiện kiểm toán XDCB. + Thực hiện thanh, quyết toán các hợp đồng đã ký kết (hợp đồng do Ban trình Giám đốc Viễn thông Lạng Sơn ký kết). + Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm. + Thực hiện nhiệm vụ khác được Viễn thông Lạng Sơn giao thêm. 1.2.8: Trung tâm điều hành viễn thông: Trung tâm điều hành viễn thông là đơn vị trực thuộc Giám đốc Viễn Thông Lạng Sơn. Cơ cấu tổ chức: Có trưởng Trung tâm, phó trung tâm và các chuyên viên điều hành chuyên trách. Được tổ chức thành 2 nhóm: nhóm OMC và nhóm Bảo dưỡng. Phần II: Thực trạng các hoạt động đầu tư phát triển tại viễn thông Lạng Sơn. 2.1 - Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ khi được thành lập với vai trò là một đơn vị thuộc Bưu điện Tỉnh Lạng Sơn cho đến khi được chính thức tách ra làm 1 đơn vị mới lấy tên là Viễn Thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn) vào ngày 01/04/2007, VNPT Lạng Sơn đã tiến hành các hoạt động đầu tư như xây dựng các nhà trạm Viễn thông mới, mở rộng tổng đài, xây dựng các trạm BTS, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và cải tạo mạng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật…. Viễn thông Lạng Sơn cam kết cung cấp các dịch vụ với chất luợng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất, trong đó có một số dịch vụ mới như: dịch vụ 3G, dịch vụ truyền hình My - TV. 1. Dịch vụ điện thoại cố định: a. Dịch vụ điện thoại nội hạt: Dịch vụ điện thoại nội hạt là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của một huyện, thành phố. b. Dịch vụ điện thoại nội tỉnh: Dịch vụ điện thoại nội tỉnh là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của Tỉnh giữa các huyện, thị trong tỉnh với nhau. c. Dịch vụ điện thoại liên tỉnh: Cuộc gọi điện thoại liên tỉnh là cuộc gọi điện thoại được thiết lập giữa một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh. d. Dịch vụ điện thoại Quốc tế:   *Dịch vụ điện thoại quay số trực tiếp: Là dịch vụ mà khách hàng có thể trực tiếp quay số trên máy điện thoại đến một thuê bao khác.S * Dịch vụ điện thoại Quốc tế gọi số: Là cuộc điện đàm mà người gọi quay số 110 gọi điện thoại viên quốc tế cung cấp số điện thoại cần gọi đến ở các nước và yêu cầu nối thông. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp thông để phục vụ khách đàm thoại. . *Dịch vụ điện thoại Quốc tế tìm người: Là dịch vụ mà khách hàng muốn liên lạc với một người tại số máy điện thoại đã biết truớc ở một nứơc cụ thể, thì chỉ cần quay số 110 gặp điện thoại viên và nêu rõ yêu cầu. *Dịch vụ điện thoại Quốc tế Collect- call: Là dịch vụ điện thoại Quốc tế mà cước phí do người được gọi thanh toán. Sử dụng dịch vụ này khách hàng bắt buộc phải gọi qua điện thoại viên quốc tế, người gọi khi đăng ký phải cho điện thoại viên biết là cước phí của cuộc đàm thoại do người được gọi thanh toán, tên người gọi và tên người được gọi, số máy gọi và số máy được gọi trước khi nối thông. Hiện nay, dịch vụ này cho phép khách hàng có thể gọi đi các nước: Anh, Pháp, Ôxtraylia, Thụy Sỹ, Đan Mạch, NiuZilan, Canada. Đối tượng sử dụng là người có quốc tịch Việt Nam. Nơi sử dụng Collect-call là các máy điện thoại ghi-sê, Bưu cục và những máy điện thoại nhà riêng có đăng ký sử dụng dịch vụ này. * Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại quốc tế: là dịch vụ người gọi đăng ký trước thời gian đàm thoại với giao dịch viên tổng đài 110 nhằm hạn chế thời gian đàm thoại. Thời gian tối thiểu cho một cuộc giới hạn là 03 phút. *Dịch vụ điện thoại giấy mời Quốc tế: cho phép người ở nước ngoài mời người Việt Nam không có điện thoại nhà riêng tới buồng đàm thoại công cộng để tiếp chuyện, người được mời phải được chỉ định bằng họ tên địa chỉ rõ ràng. Hiện nay, Việt Nam không mở khai thác dịch vụ điện thoại giấy mời chiều đi quốc tế mà chỉ chấp nhận điện thoại giấy mời quốc tế gọi về Việt Nam. *Dịch vụ điện thoại HCD (Home Country Direct): là dịch vụ điện thoại quốc tế cho phép người nước ngoài đến Việt Nam gọi thẳng về tổng đài nước mình để đăng ký và thiết lập cuộc gọi.Khi sử dụng dịch vụ này, người gọi không phải trả cước phí tại Việt Nam mà sẽ trả tại nước mình khi trở về nước. Bưu điện chỉ mở dịch vụ HCD tại các bưu cục, ghi-sê, một số khách sạn lớn của các tỉnh thành phố có đông khách nước ngoài đến tham quan du lịch. *Dịch vụ điện thoại hội nghị Quốc tế: là dịch vụ điện thoại mà trong đó một cuộc điện thoại bao gồm tối thiểu 03 máy thuê bao được kết nối với nhau thông qua một cầu nối mạch, trong đó có ít nhất 01 máy ở nước ngoài tham gia đàm thoại. Thông thường có loại điện đàm hội nghị: Điện đàm hai chiều và điện đàm 1 chiều. 2. Dịch vụ điện thoại di động: Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và vẫn đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hơn nữa vùng phủ sóng.Mạng di động VinaPhone có hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo, tin cậy, dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Với công nghệ kỹ thuật số, mọi cuộc gọi sẽ được bảo mật tuyệt đối. Dịch vụ này gồm dịch vụ di động trả trước và dịch vụ di động trả sau. a. Di động trả trước: *Vinacard: Là dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước của mạng VinaPhone. Khác với dịch vụ điện thoại di động thông thường, với dịch vụ VinaCard bạn có thể kiểm soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán trước cước phí các cuộc gọi điện thoại di động vào tài khoản VinaCard của mình trong hệ thống. Khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua thẻ VinaCard, cào và thao tác nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. VinaCard được thiết kế để đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ, các khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong một thời gian ngắn và không thích các thủ tục đăng ký thuê bao phức tạp cũng như các cơ quan muốn kiểm soát cước phí cuộc gọi của nhân viên... *VinaXtra: Là dịch vụ điện thoại di động trả trước của VinaPhone. Giống như dịch vụ VinaCard, khi bạn thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, bạn chỉ cần mua thẻ VinaCard, cào và thao tác nạp tiền theo hướng dẫn ghi trên thẻ. Tuy nhiên, với thời gian sử dụng của các mệnh giá nạp tiền dài hơn so với các dịch vụ trả trước khác, VinaXtra là dịch vụ được thiết kế đặc biệt cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình. * Vinadaily: Là dich vụ điện thoại di động trả tiền trước thuê bao ngày của VinaPhone. Mỗi khách hàng khi đăng ký hoà mạng sẽ được cấp 1 tài khoản Vinadaily trong hệ thống. Khác với dịch vụ trả tiền trước thông thường, VinaDaily không giới hạn thời hạn sử dụng của tài khoản. Cước các cuộc gọi sẽ được trừ dần vào số dư tài khoản và hàng ngày hệ thống sẽ tự động khấu trừ cước thuê bao ngày từ tài khoản của khách hàng (ngay cả khi bạn không thực hiện cuộc gọi trong ngày). Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động của mình cho đến tận khi tài khoản hết tiền. * Vinatext: Là dịch vụ ĐTDĐ trả trước một chiều chỉ nhắn tin của VinaPhone. các thuê bao VinaText bị khoá chiều gọi đi, thuê bao được nhận cuộc gọi, nhận và gửi SMS theo số dư và hạn sử dụng tài khoản. Hoà mạng: Khách hàng mua hộp TextKit có sẵn 01 thẻ Simcard và 100.000đ cước thông tin trả trước trong tài khoản với 80 ngày sử dụng và 01 ngày chờ. b. Di động trả sau: Dịch vụ điện thoại di động trả tiền sau - VinaPhone là loại hình dịch vụ được ra đời từ ngày thành lập mạng ĐTDĐ VinaPhone. ở thời điểm ban đầu thuê bao VinaPhone được cung cấp các dịch vụ: chặn cuộc gọi, hiển thị số gọi đi, gọi đến, chuyển cuộc gọi, nhắn tin ngắn sms, chuyển vùng quốc tế, gọi quốc tế, dịch vụ cấm hiển thị số gọi đi, dịch vụ chờ, giữ cuộc gọi, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ fax-data. Với hơn 10 năm phát triển mạng di động VinaPhone không ngừng phát triển cùng với đó thuê bao VinaPhone được cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn như: Dịch vụ truyền dữ liệu DATA - Dịch vụ WAP 999 - Dịch vụ GPRS, MMS - Dịch vụ chuyển vùng trong nước - Dịch vụ Ringtunes - Dịch vụ đồng bộ hóa - Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ - Dịch vụ Info360 - Dịch vụ gọi quốc tế sử dụng VOIP - Dịch vụ GTGT 8xxx, 1900xxxx và hàng loạt dịch vụ tiện ích khác trong tương lai. 3. Dịch vụ điện thoại Gphone: Là dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến của sử dụng công nghệ GSM lần đầu tiên được cung cấp tại Việt Nam. Dịch vụ được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp tại các khu vực có phủ sóng của mạng Vinaphone với máy đầu cuối là máy GSM loại để bàn. Thuê bao được sử dụng dịch vụ tại địa chỉ đã đăng ký trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. 4. Dịch vụ 3G: Là mạng di động mới theo chuẩn công nghệ W- CDMA, băng tần 2100 Mhz được VNPT/Vinaphone đưa vào khai thác từ tháng 10/2009 theo giấy phép số 1119/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009. Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3, mạng Vinaphone 3G cho phép thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin….với chất lượng cao, đặc biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đa lên đến 14,4 Mbps ( tốc độ tối đa hiện tại là 7.2 Mbps, tốc độ tối đa 14,4 Mbps sẽ đạt được vào đầu năm 2010). Mạng Vinaphone 3G được kết nói và tích hợp toàn diện với mạng Vinaphone hiện tại ( công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao Vinaphone đang hoạt động và cả các thuê bao hòa mạng mới. 5. Dịch vụ truy nhập internet qua đường dây điện thoại: a. VNN 1260: là dịch vụ truy nhập và sử dụng Internet thông qua mạng điện thoại công cộng (PSTN) theo hình thức thuê bao với mức cước thuê bao bằng không. Khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản dùng để truy nhập và sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet và một hòm thư điện tử miễn phí. b. VNN- 1260P: khác với dịch vụ Internet gián tiếp thông thường, với VNN1260-P người sử dụng có thể kiểm soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán trước cước phí các lần truy cập Internet vào tài khoản VNN1260-P của mình trong hệ thống. Khi thực hiện kết nối, cước phí sẽ được tự động trừ dần trực tiếp vào số dư tài khoản. Để nạp thêm tiền vào tài khoản, chỉ cần mua và sử dụng các thẻ VNN1260-P. VNN1260-P được thiết kế để đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng. c. VNN 1268: Dịch vụ Gọi VNN trong nước là dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp vào các địa chỉ trong nước, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập. Với dịch vụ này khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ sau: · Truy nhập Web (WWW) - Phạm vi trong nước. · Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong nước · Truy nhập từ xa (Telnet) - Phạm vi trong nước. · Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site). d. VNN 1269: dịch vụ Gọi VNN quốc tế là dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp, được cung cấp, quản lý và tính cước theo số điện thoại truy nhập. Với dịch vụ này khách hàng có thể truy nhập và sử dụng được tất cả các tiện ích của dịch vụ Internet thông thường như: Truy nhập Web (WWW). Truyền tệp dữ liệu (FTP) - Phạm vi trong nước Truy nhập từ xa (Telnet) Thư điện tử (Sử dụng Web Mail tại các Web site). 6. Dịch vụ internet Mega VNN: Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNN do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, dịch vụ cho phép khách hàng truy nhập Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL. 7. Dịch vụ Mega Wan: Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL. Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS. Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện với chi phí thấp. 8.Dịch vụ 108: Hộp thư trả lời tự động 801108 với thông tin rất phong phú chuyên mục tình yêu hôn nhân, gia đình, ca nhạc, kể truyện, vườn cổ tích,chăm sóc sắc đẹp, thông tin văn hóa thể thao và du lịch.. 2.2 - Thực trạng hoạt động đầu tư của Viễn thông Lạng Sơn: - Tính đến thời điểm hiện tại các dịch vụ do Viễn Thông Lạng Sơn cung cấp (điện thoại cố đinh, internet đường trục…) đã bão hòa và khả năng để phát triển thêm các loại hình dịch vụ đó là không cao. Dựa trên tiền lực công ty và tình hình thị trường như vậy, chiến lược của công ty trong thời gian tới là phát triển các dịch vụ mới (IPTV,dịch vụ internet băng thông rộng tốc độ cao…) và xây dựng các trạm thu phát sóng mới tại nhiều điểm trên địa bàn tỉnh đồng thời tiến hành nâng cấp sửa chữa các loại hình dịch vụ đã có để ngày càng phục vụ khách hàng được tốt hơn. - Quá trình quản lý thi công xây dựng công trình tại Viễn Thông lạng Sơn hiện nay bao gồm các hoạt động như quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thiết kế xây dựng, quản lý mặt bằng xây dựng, quản lý chất lượng vật tư trong thi công, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng và nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn thành. Tất cả các quá trình trên đều được dựa trên các căn cứ, quy chuẩn về giám sát và xây dựng theo luật định. Do đặc thù của công ty mà phần lớn các công trình xây dựng chủ yếu là đầu tư xây dựng các tuyến cáp treo, cáp ngầm dưới đất, hệ thống cống bể cáp, các đài, trạm BTS truyền sóng liên lạc. Việc quản lý này được giao cho phòng Đầu Tư XDCB của công ty đảm trách. Quá trình quản lý và xây dựng đều được phân chia ra thành các phần công việc cụ thể do từng tổ đảm nhiệm. Từng phần công việc sau khi hoàn thành đều được vẽ lại bản vẽ hoàn công, báo cáo lại và phòng tổ chức nghiệm thu lại. Tuy nhiên do địa hình của Lạng Sơn phần lớn là đồi núi nên đôi khi công tác quản lý cũng chưa được sát sao, việc báo cáo các kết quả chưa kịp thời, quá trình xây dựng bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến cả dự án, quản lý sau khi hoàn thành cũng gặp nhiều khó khăn và không thể liên tục do địa hình hiểm trở , phương tiện giao thông khó khăn. Tình trạng hỏng hóc hay gặp sự cố của công trình sau xây dựng ít xảy ra, nếu xảy ra hầu hết đều do tác động của thiên nhiên như làm đổ, nghiêng cột cáp, sét đánh. Quy trình quản lý quá trình thi công xây dựng của công ty gồm các công việc sau: Giám sát quá trình bàn giao mặt bằng (lập biên bản bàn giao mặt bằng nếu mọi điều kiện bàn giao đã đáp ứng và không có khiểu kiện gì) -> ra quyết định khởi công xây dựng công trình (giám đốc kí quyết định) -> quán lý quá trình thi công xây dựng theo đúng thiết kế (giám sát và ghi nhật kí công trình) -> Vẽ hồ sơ hoàn công công trình (vật tư và sơ đồ các tuyến cáp cống bể) -> tiến hành nghiệm thu công trình -> báo cáo lại và thanh quyết toán công trình. - Từ khi Luật đấu thầu 2004 chính thức có hiệu lực đã tạo điều kiện cho hoạt động đấu thầu được diễn ra công khai, minh bạch, quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư cũng như nhà thầu được quy định rõ ràng, đòi hỏi cả nhà thầu và bên mời thầu đều phải nắm rõ luật và tuân thủ mọi quy định, nguyên tắc của luật đấu thầu khi tham gia đấu thầu. Viễn Thông Lạng Sơn là 1 doanh nghiệp nhà nước được tách ra khỏi Bưu điện từ năm 2007, luôn tuân thủ mọi nguyên tắc cũng như quy định khi tham gia đấu thầu. Phần lớn trong hoạt động đấu thầu, doanh nghiệp đều trên cương vị là chủ đầu tư dồng thời là bên mời thầu, do đó đòi hỏi trình độ năng lực của các thành viên tham gia công tác đấu thầu phải cao, mang tính chuyên nghiệp. + Do đặc trưng của công ty, hầu hết hình thức đấu thầu là chỉ định thầu, các dự án có kĩ thuật phức tạp, quy mô nhỏ nên đòi hỏi yêu cầu khá cao đối với các nhà thầu, chỉ một số ít các gói thầu được tổ chức dưới hình thức đấu thầu rộng rãi. Vì vậy, trong quá trình chỉ định thầu, yêu cầu rất khắt khe trong khâu lựa chọn nhà thầu để đáp ứng được mọi yêu cầu của gói thầu cũng như tính chất công việc. + Quy trình đấu thầu tại công ty: + Các gói thầu đã hoàn thành: Năm 2007 2008 2009 Đấu thầu rộng rãi 01 gói thầu 02 gói thầu 05 gói thầu Chỉ định thầu 46 gói thầu 52 gói thầu 117 gói thầu Chào hàng cạnh tranh 09 gói thầu 15 gói thầu 27 gói thầu Mua sắm trực tiếp 01 gói thầu 02 gói thầu 0 gói thầu Tổng giá trị gói thầu phê duyệt trước thuế VAT 18.211.116.398 (VNĐ) 33.287.678.213 (VNĐ) 54.955.150.718 (VNĐ) Tổng giá trị trúng thầu trước thuế VAT 16.481.311.401 (VNĐ) 27.923.112.724 (VNĐ) 45.565.176.946 (VNĐ) Tổng giá trị chênh lệch trước thuế VAT 1.729.804.997 (VNĐ) 5.364.565.489 (VNĐ) 9.389.973.722 (VNĐ) + Các gói thầu đang thực hiện: Năm 2007 2008 2009 Đấu thầu rộng rãi 01 gói thầu 01 gói thầu 0 gói thầu Chỉ định thầu 32 gói thầu 24 gói thầu 0 gói thầu Chào hàng cạnh tranh 04 gói thầu 05 gói thầu 0 gói thầu Mua sắm trực tiếp 02 gói thầu 02 gói thầu 08 gói thầu - Công tác quản lý đầu tư: Ngay từ khi được chia tách khỏi Bưu Điện, viễn thông đã luôn quan tâm đến vấn đề quản lý đầu tư, làm sao cho công tác quản lý đầu tư luôn được diễn ra minh bạch, công khai; chất lượng quản lý, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên dược nâng cao. Chính vì thế đội ngũ cán bộ quản lý luôn được cử đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức. Trong công tác quản lý đầu tư, mọi quá trình luôn được tuân thủ theo các quy định của pháp luật và quản lý sát sao từ khâu lập dự án, thẩm định dự án đến khâu xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng, vận hành các kết quả đầu tư, bảo dưỡng các dự án đầu tư. Các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư được kiện toàn đổi mới, gọn nhẹ góp phần cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thông tin liên lạc luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế mà quy mô đầu tư và vốn đầu tư cho công tác xây dựng hạ tầng viễn thông của năm sau luôn cao hơn năm trước. Mục tiêu là nhằm phủ sóng toàn bộ địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đưa sóng điện thoại và internet về đến từng bản làng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa. Tăng cường đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sóng, giảm thiểu khả năng nghẽn mạng vào những dịp đặc biệt và tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Quy mô đầu tư cũng được tăng lên tại các vùng trọng điểm, khu vực biên giới nhằm phủ sóng thông tin liên lạc, bảo đảm liên lạc được thông suốt góp phần bảo vệ an ninh – chính trị tại các vùng này đồng thời nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở việc tăng quy mô đầu tư cho những lĩnh vực cũ mà còn tăng đầu tư cho cả các lĩnh vực mới, mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực còn đang thử nghiệm nhằm đưa ra những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng; thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường ngay từ đầu của các dịch vụ mới khi mà các đối thủ chưa đưa vào khai thác các dịch vụ này. 2.3 - Tổng quan về tình hình đầu tư tại công ty: 2.3.1: Tình hình vốn đầu tư của công ty qua các năm: Vốn đầu tư của công ty bao gồm các nguồn như nguông vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại đơn vị, vốn từ khấu hao tài sản cố định, vốn tái đầu tư từ tập đoàn cấp xuống, vốn vay và một số nguồn tài trợ khác. Năm Quỹ đầu tư phát triển tại đơn vị Vốn khấu hao tài sản cố định Tổng 2006 11.143 31.057 42.200 2007 11.813 34.962 46.775 2008 6.408 28.031 34.439 2009 4.486 25.049 29.535 Đơn vị : Triệu Vnđ Nguồn vốn tập trung: a. Dự án chuyển tiếp: Năm 2009 có 03 dự án chuyển tiếp thực hiện từ năm 2008 sang với tổng số vốn là: 4.073 tỷ đồng và 26.491USD. - Mở rộng tổng đài VKX-19840 số (đã duyệt quyết toán). - Mạng máy tính quản lý điều hành SXKD đã khai thác từ 2007 nhưng do gói thầu: thiết bị lọc vân tay do Tập đoàn mua tập trung chưa cấp nên chưa kết thúc dự án. - 01 dự án Mạng viễn thông nông thôn các tỉnh phía bắc Việt Nam (vốn ODA) đã thi công xong đang ngiệm thu sơ bộ - dự án này đang trình điều chỉnh dự toán với tập đoàn do biến động giá vật liệu tăng cuối năm 2008. b. Dự án mới năm 2009: Có 02 dự án xây dựng nhà viễn thông Tràng Định (đang hoàn thiện) và nhà viễn thông Đình Lập (đang chuẩn bị đổ sàn tầng 2) với tổng vốn đầu tư là: 4.927 tỷ đồng và 01 dự án mua 02 xe bán tải phục vụ công tác điều hành SXKD: 1,120 tỷ đồng (đã mua xong). Kết quả thực hiện được : 80% giá trị tổng vốn đầu tư tập trung. Nguồn vốn phân cấp: Trong năm 2009, tổng vốn tập đoàn ghi kế hoạch là 29.614 tỷ đồng ( không tính lượng vốn của BTS ). Trong đó : a. Các dự án mạng MAN-E: Tổng vốn là 6,454 tỷ. Gồm 3 công trình chuyển tiếp với tổng số vốn là 4,98 tỷ đồng .Đã thi công xong và nghiệm thu các tuyến Hữu Lũng – Vân Nham,chuẩn bị nghiêm thu các tuyến hữu lũng –TP Lạng Sơn –Tràng Định và từ Thành Phố- Đình Lập. Phần thiết bị MAN-E do tập đoàn cấp theo thông báo của nhà cung cấp HUAWEI thiết bị sẽ được cấp cho các tỉnh vào tháng 9/2009. Các dự án mới năm 2009: gồm 3 Dự án: - Đã phê duyệt 1 dự án tuyến quang Văn Lãng – Hội Hoan, 2 tuyến trong thành phố với tổng số vốn là 845 triệu đồng , đang thầu vật tư (dự án này đã có kế hoạch vốn). - Đang thẩm định 1 dự án cho tuyến : Văn Mịch – Tràng Định, Đồng Đăng - Điềm He -Văn Quan dài 62,5km cáp 24 FO =3,86 tỷ đồng. - 1 dự án cho tuyến quang nối các trạm viễn thông: Pắc Luông - Tân Thanh, Văn Mịch - Hội Hoan, Văn Lãng - Trấn Ninh, Vũ Lăng - Mỏ Nhài với tổng chiều dài 19,2 km cáp 24 FO và 21,6 km cáp 16 FO tổng vốn dự án = 2 tỷ. Đối với các dự án này đang lập các thủ tục để xin tập đoàn cấp vốn bổ xung. b. Các dự án băng rộng, ADSL, FTTX: Tổng vốn phân cấp 11,76 tỷ đồng . - Mạng MSAL : đã nghiệm thu xong dự án 15 trạm thuộc các huyện, còn dự án 14 trạm trong TP.chưa hòa mạng bởi đang thi công mạng ngoại vi, đã trình tập đoàn cho thay thế 10 trạm UDC trên mạng nhưng tập đoàn chưa phê duyệt. Đã mua xong card để mở rộng thiết bị SDH và V5.2 cho các MSAN. - Mạng truyền số liệu các cơ quan đảng và nhà nước giai đoạn 2 tại thành phố và các huyện đến nay đã thi công xong chuẩn bị nghiệm thu. - Mạng FTTX : đã mua 6 bộ Switch L2 và thiết bị CPE cho giai đoạn 1=700 triệu phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển thuê bao, chuẩn bị mua tiếp 6 Switch L2 và 1 switch HUB (khoảng 1 tỷ) và lập 2 dự án mạng quang tại Tp. Lạng Sơn (7,5 tỷ) dự án này đang thẩm định .Tập đoàn đã có quyết định cấp cho VT lạng sơn thêm 12 bộ switch L2 (chưa có thiết bị). Như vậy mạng FTTX sẽ có 1 switch hub, 24 switch L2 , và hiện nay đã mua 80km dây thuê bao quang để phát triển thuê bao. c. Mạng ngoại vi (cố định): Vốn là 4,57 tỷ gồm 06 dự án chuyển tiếp từ 2008 sang là các dự án đầu tư cáp ngọn và cáp trung gian tại 5 huyện Chi Lăng, Tràng Định, Cao Lộc, Bắc Sơn, Lộc Bình (hiên nay đang tổ chức nghiệm thu). - 1 dự án mới 2009: xây dựng mạng ngoại vi cho các trạm MSAN (đang thi công). d. Các dự án khu công nghiệp, khu đô thị: Vốn là 1.256 tỷ cho công trình chuyển tiếp, đến nay dự án vẫn chưa xong như phú lộc 1-2, phú lộc 4… Các dự án mới năm 2009 gồm 4 dự án xây dưng hạ tầng cho: khu Phú Lộc 3, khu Nam Hoàng Đồng, trung tâm thương mại Bắc Sơn khu N16 – Cao Lộc, đang lập thủ tục để trình tập đoàn cấp vốn. Riêng dự án mạng nội bộ nhà sở TT-TT(290 triệu) tập đoàn không duyệt cho vào vốn khu công nghiệp đươc mà đề nghị VTLS dùng vốn SXKD. e. Các dự án kiến trúc: Vốn là 665 triệu đã xây xong các nhà trạm Viễn thông Văn Thụ (huyện Văn Lãng), trạm Vũ Lãng – Bắc Sơn, đang xây trạm Viễn Thông Hùng Sơn - Tràng Định. g. Các chương trình mua sắm thiết bị lẻ, công cụ phụ trợ: Tổng vốn có 4,895 tỷ đến nay đã thực hiện 4,7 tỷ, hiện nay vốn chỉ còn 182 triệu, và còn có 800 triệu để đầu tư hệ thống nội thất giao dịch tại một số trung tâm VT. h. Các dự án xây dựng BTS: Đối với các trạm BTS của năm 2008 chuyển tiếp sang : tính đến nay đã phát sóng được 94 trạm /126 trạm, còn 332 trạm chưa có thiết bị lắp đặt. - 60 trạm năm 2009 đã phát sóng đươc 1 trạm Nhất Tiến. Hiện nay tất cả các trạm vẫn đang triển khai thi công trong đó còn vướng 1 số trạm chưa có mặt bằng, yêu cầu các trung tâm xem xét phối hợp với phòng đầu tư và ban TKDA rà soát ngay để có phương án xử lý. - Về vốn tập đoàn tạm giao cho 55 trạm là 16,5 tỷ đồng, đã mua toàn bộ vật tư cho 60 trạm hết 12,88 tỉ đồng và đang trình bổ xung vốn cho 5 trạm II. Các dự án sử dụng vốn sửa chữa tài sản cố định: Căn cứ kế hoạch sửa chữa tài sản cố định đã được phê duyệt năm 2009 ,với tổng số vốn 8,92 tỷ đồng, đã phê duyệt danh mục có 40 công trình ( gồm cả sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên). Phân ra : - Dùng cho các dự án chuyển tiếp của 2008 là :4,155 tỷ và 19.787,5 usd - Dùng cho các dự án mới năm 2009 :5,337 tỷ và 24.823 usd - Phân sửa chữa thường xuyên cho các trung tâm :1,124 tỷ Đến nay đã hoàn thành 14 công trình SCL và 13 công trình SCTX đạt 46% kế hoạch. 2.3.2: Tình hình thực hiện đầu tư theo nội dung đầu tư: 1. Đầu tư phát triển mạng lưới và các dịch vụ viễn thông: Sự phân cấp ngày càng mạnh của Tập đoàn về mức vốn, cơ chế ủy quyền và việc tăng cường giám sát, tháo gỡ cho đơn vị những khó khăn trong công tác đấu thầu là những thuận lợi cơ bản trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, những vướng mắc về thủ tục đầu tư do sự thay đổi của cơ chế chính sách đầu tư không đồng bộ, khó khăn trong giải phóng mặt bằng vẫn luôn là thách thức đối với việc thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển mạng lưới. Ngay từ năm đầu thành lập, Viễn thông Lạng Sơn đã lập kế hoạch, rà soát lại toàn bộ các dự án còn tồn đọng, lập kế hoạch đầu tư cho cả năm. Các công trình kéo dài từ trước năm 2005 cơ bản đã hoàn thành hồ sơ, hoàn thành kế hoạch đầu tư cáp quang đến 50% số xã trong tỉnh, đầu tư cáp gốc, kéo cáp ngọn đến các điểm dân cư, lắp trạm truy nhập, bổ sung số tổng đài phục vụ kịp thời việc phát triển máy điện thoại cố định và ADSL. 2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Năm 2008 là năm cuối thực hiện đầu tư cho các dự án giai đoạn 2006 - 2008. Giá trị thực hiện đầu tư các nguồn vốn như sau: Nguồn vốn tập trung của Tập đoàn: năm 2008 ghi cho Viễn thông Lạng Sơn 21,614 tỷ đồng gồm 12 dự án. Hoàn thành 11 dự án với tổng số vốn là 20,497 tỷ đồng đạt 94,8%. Vốn phân cấp Tập đoàn giao 35,069 tỷ đồng gồm 106 công trình. Hoàn thành 82 công trình với tổng số vốn là 24,210 tỷ đồng đạt 65,8%. Vốn sửa chữa Tài sản cố định Tập đoàn cấp 8,346 tỷ đồng gồm 62 công trình, trong đó có 40 công trình sửa chữa tài sản cố định là: 4,224 tỷ đồng và 40.637 USD và 22 công trình vốn sửa chữa thường xuyên là 1,142 tỷ. Kết thúc năm duyệt quyết toán là 2,995 tỷ đạt 35,9%. Vốn xây dựng nhà trạm BTS đăng ký: 126 trạm với tổng số vốn Tập đoàn giao chính thức 36,782 tỷ, với 48 công trình. Đến hết tháng 12.2008 đã hòa mạng được 15/55 trạm giai đoạn 1. 2.4 – Đánh giá công tác đầu tư và quản lý đầu tư: 2.4.1: Những thành tựu đạt được: - Mặc dù ít cán bộ nhưng đơn vị vẫn bố trí phân công giao việc hợp lí và cụ thể cho các chuyên viên, do vậy công tác thẩm định dự án và thẩm định thầu cơ bản vẫn hoàn thành nên khối lượng bị tồn đọng không nhiều. - Tuân thủ các quy định của pháp luật luật trong công tác đầu tư xây dựng ,không để xảy ra tình trạng vi phạm các thủ tục đầu tư. - Năm 2009 so với năm 2008, công tác phê duyệt đầu tư các dự án đã nhanh về tiến độ , từng bước cải tiến về nội dung cho phù hợp với quy định mới . - Đảm bảo đầu tư kịp thời cho phát triển mạng lưới. - Trình độ quản lý cả cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được nâng cao cả về năng lực lẫn trách nhiệm. - Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây mới hoàn thiện dần, đáp ứng cả về yêu cầu kĩ thuật và tiến độ và yêu cầu phát triển thị trường và cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có rất nhiều đối thủ gia nhập thị trường viễn thông. - Tăng trưởng của công ty vẫn giữ được mức cần thiết trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. - Các dịch vụ mới được đưa ra đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hang như dịch vụ truyền hình chất lượng cao myTV, internet băng thông rộng. - Lãng phí trong quá trình đầu tư được giảm thiểu đáng kể do công tác quản lý được nâng cao, quá trình giám sát chặt chẽ, đội ngũ thực hiện đầu tư được nâng cao cả kĩ thuật và trách nhiệm. 2.4.2: Những mặt còn tồn tại: - Là một đơn vị mới được thành lập (01/04/2008) số lượng người của tổ còn thiếu dẫn đến các mặt công tác còn nhiều hạn chế như: Quản lý, triển khai thực hiện thi công xây lắp các dự án còn nhiều lúng túng cùng với việc một số dự án đang thi công dở dang phòng ĐT – XDCB tiếp tục theo dõi và hoàn hiện cũng gây không ít khó khăn trong công tác quản lý. Công tác đấu thầu do thiếu người và chuyên viên trong tổ thầu trực thuộc nhiều phòng ban lên việc thực hiện công tác này cũng bị chậm nhiều. - Công tác giải phóng mặt bằng thi công các công trình gắp nhiều khó khăn: Chính quyền xã một số địa phương, các hộ dân không ủng hộ hoặc đòi bồi thường giá quá cao so với quyết định bồi thường thiệt hại của UBND tỉnh Lạng sơn nên khi thi công các tuyến cột, tuyến cống bể, tuyến cáp thông tin chậm tiến độ. Việc xin cấp phép thi công trong hành lang an toàn giao thông các tuyến đường có công trình đi qua chưa được các chuyên viên quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công các công trình. - Công tác chỉ đạo triển khai thực hiên một số dự án đối với các đơn vị cơ sở chưa toàn diện, chưa kịp thời ,chưa tổ chức kiểm tra trong quá trình thực hiện. - Công tác thẩm định trình duyệt báo cáo KTKT phần xây lắp các trạm BTS 2009 vẫn còn chậm -> ảnh hưởng đến thi công của các nhà thầu. - Các chỉ tiêu về phát triển máy điện thoại mới chỉ đạt về mặt số lượng. Ví dụ như trong năm 2006, số lượng máy điện thoại tăng lên, nhưng sản lượng các dịch vu, đặc biệt là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước chiều đi không tăng, thậm chí một số dịch vụ như VoIP giảm, cộng thêm các đợt giảm cước, điều chỉnh cước trong năm làm cho doanh thu 1 tháng của 1 thuê bao điện thoại cố định là 110.000đ, sản lượng 150 phút ( giảm 27% so với năm 2005); bình quân doanh thu 1 thuê bao điện thoại di động trả sau là 185.000đ/1 tháng, sản lượng 330 phút (giảm 9% so với năm 2005); thuê bao ADSL là 288.000đ/1 tháng. Về chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng rời mạng của dịch vụ điện thoại cố định, ADSL có thời điểm lên đến 20% tính trên số phát triển. Đây là một vấn đề lớn cần phải có hướng giải quyết để giữ thị phần trong giai đoạn tới. - Việc khoán và giao quản lý thuê bao chăm sóc khách hàng cho CBCNV theo địa bàn chưa thực hiện, còn viện cớ thiếu người không bố trí được, các phòng ban chức năng cũng chưa thật sự vào cuộc, và cũng chưa có những giải pháp hướng dẫn cụ thể về định mức và những việc làm cho từng chức danh. - Công tác quản lý buông lỏng xem nhẹ công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng; thể hiện qua việc thuê bao rời mạng, thị phần bị thu hẹp; số lượng khách hàng lớn không nắm được, tỷ lệ nợ đọng cao. - Dự án mở rộng và lắp mới thiết bị thuộc Mạng truyền dẫn MAN_E giai đoạn 2006-2008 cung cấp chậm, hệ thống các tuyến cáp quang tạo rinh cho các hướng SDH_NG chưa đáp ứng cho mạng lưới để đảm bảo an toàn.Sự cố cáp quang xảy ra đứt nhiều lần, đa phần là do xe múc, chuột, sóc cắn, thiên bão lũ; và việc cắt điện luân phiên, không có máy nổ dự phòng; việc xử lý truyền dẫn cho các trạm BTS còn chậm, - Khảo sát, lập dự án cấp phép xây dựng và sự thống nhất toạ độ lắp đặt trạm BTS với Vinaphone; xây dựng cơ sở hạ tầng chậm, nên việc triển khai phát triển trạm phát sóng di động không đảm bảo tiến độ (kế hoạch 2008: tổng cộng 129 trạm). Hết tháng 12 năm 2008 mới hòa mạng được 15 trạm BTS. - Việc giải quyết thủ tục xin cấp đất và xin phép thi công một số công trình còn chậm, dẫn đến một số công trình khởi công chưa đảm bảo thời gian; tiến độ lập và trình một số dự án đầu tư chưa kịp thời, đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng các trạm di động; chưa giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng, cũng như hoàn thiện các hồ sơ sau kiểm toán; triển khai công tác đấu thầu các công trình kiến trúc rất chậm đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư - xây dựng trong năm. - Một số hạng mục, công trình chưa triển khai đồng bộ như: thi công xây dựng nhà trạm BTS, cột Anten đã triển khai; nhưng chưa thi công trồng cột để kéo AC và cáp quang… - Khối lượng vật tư đã giao cho bên thi công dù đã hết năm 2008 vẫn chưa lập được phiếu xuất kho do chưa có hợp đồng thi công, và làm ảnh hưởng đến công tác kiểm kê vật tư. - Công tác quản lý thu cước chưa được quản lý chặt; số liệu cập nhật không được chốt theo thời gian gây cho việc quản lý đối soát gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. - Công tác tiếp thị - bán hàng chưa đa dạng và đổi mới, hiệu quả các hoạt động chưa cao, chỉ mới tập trung vào các hoạt động khuyến mại các dịch vụ viễn thông. Các đơn vị chưa chủ động bố trí lâu dài và chọn người phù hợp làm công tác Tiếp thị - Bán hàng, chăm sóc khách hàng, nên việc triển khai còn nhiều hạn chế. - Phong trào thi đua nhiều lúc chưa thực sự sâu rộng, có lúc còn nặng hình thức. 2.4.3: Nguyên nhân: - Chủ quan: Do các công trình mạng lưới đầu tư trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, kinh nghiệm quản lý, giám sát của đội ngũ nhân sự làm công tác xây dựng cơ bản còn bị hạn chế, công việc nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. - Khách quan: + Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có địa hình rộng, đường giao thong đến huyện xã đi lại khó khăn, việc vận chuyển vật tư phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. + Thời gian xin cấp phép thi công phụ thuộc vào cơ quan quản lý giao thông nên khi thi công các công trình mạng ngoại vi, hạ tầng cống bể, cột cáp bị chậm. + Văn bản luật sửa đổi, bổ sung nhiều, các nghị định, thông tư hướng dẫn ra không kịp thời, giá vật tư tăng dẫn đến phải điều chỉnh dự án. + Tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu tái định cư của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn chậm. + Trình tự thủ tục đầu tư có nhiều bước, thời gian xét duyệt kéo dài nên dẫn đến việc đầu tư không theo kịp nhu cầu phát triển mạng lưới, khi doanh nghiệp khác gia nhập thị phần bị chia sẻ ở những nơi chưa kịp đầu tư đặc biệt là mạng điện thoại di động. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư tại viễn thông Lạng Sơn. 3.1. Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2010: - Tiếp tục giữ vững vai trò là đơn vị chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. - Phát triển mạnh về mạng lưới với mục tiêu đến 2010 đưa cáp quang dung lượng từ 8x2 trở lên đến 100% số xã trong tỉnh, làm nền tảng cho các dịch vụ băng rộng trên nền mạng NGN. Nâng cao chất lượng các dịch vụ điện thoại di động, Internet tốc độ cao, mở rộng dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng, đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng. - Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 2010. 3.2. Định hướng đầu tư: - Các dịch vụ giá trị gia tăng: + Đầu tư các hệ thống cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại công ty VASC; hoàn thiện và mở rộng hệ thống iPTV. + Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng tại VDC: e-learning, security, e-meeting, hosting, e-conmerce. + Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động tại công ty VMS, Vinaphone. + Đầu tư hệ thống SPD tại VNP, VMS, VDC, VASC để tạo cơ sở hạn tầng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. + Đầu tư mở rộng, kết nối các hệ thống iP contact center tại 3 trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các dịch vụ được tốt hơn nữa. - Thông tin di động: + Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng 3G, phát triển rộng rãi mạng 3G trên khắp cả nước. + Đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng diện phủ sóng trên cả nước. + Đầu tư thiết bị công nghệ nhằm tăng chất lượng sóng, chống nghẽn mạng trong các ngày lễ, dịp đặc biệt. - Dịch vụ băng rộng, NGN: Đầu tư nâng dung lượng, nâng cấp các mạng và hệ thống mới. - Dịch vụ điện thoại cố định: + Đầu tư mới ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu tái định cư nhằm chiễm lĩnh thị trường. + Sắp xếp, nâng cấp, tối ưu hóa năng lực mạng hiện có. + Cấp vốn để từng bước tách cột cáp treo khỏi cột đang thuê của điện lực. - Đầu tư các hệ thống quản lý mạng lưới và dịch vụ khách hang. - Đầu tư các dự án kiến trúc, công trình phụ trợ…. 3.3. Giải pháp: - Chuyển dần từ mạng tập trung sang mạng phân tán; đề xuất các phương án cải tạo sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, và tối ưu hoá mạng lưới theo lộ trình cho từng giai đoạn cụ thể phù hợp với từng khu vực, và địa bàn các đơn vị quản lý. Mục đích đưa ra các tuyến phố không có cáp và dây thuê bao treo trên cột. - Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tư; tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư, tăng cường kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đấu thầu. - Xây dựng và công khai tiến độ đầu tư các dự án, đầu tư thiết bị ngay từ đầu năm để các đơn vị cơ sở chủ động trong việc phát triển mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ. - Khảo sát tìm địa điểm lắp đặt các trạm BTS; đối với những điểm đã có BTS của các doanh nghiệp khác, khảo sát dựa vào vị trí BTS của các DN đang khai thác; đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt phấn đấu đến hết năm 2010 tất các các xã đều có BTS. - Xây dựng mới trụ sở, sửa chữa nhà làm việc của các Trung tâm viễn thông, Trung tâm Tin học, Trung tâm Dịch vụ khách hàng. - Cải tạo nhằm nâng cao mạng cáp trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng mạng cáp quang MAN- E.Đầu tư các tuyến quang tạo rinh và hoàn chỉnh các tuyến quang đã và đang triển khai theo dự án. - Tiếp nhận đầu tư bổ xung khoảng 30 điểm IP- DSLAM, đầu tư mạng cáp quang tới toàn bộ công sở khu vực thành phố, thị trấn làm cơ sở để triển hai mạng G-PON. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX294.DOC