Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những chuyển biến to lớn. Cùng đi lên với đất nước, các công cụ quản lý kinh tế nói chung và hạch toán tài chính nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn dể bắt nhịp với nền kinh tế nhiều thành phần. Có được kết quả như vậy là do có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan trong công tác đào tạo cán bộ quản lý. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến sự nhận thức đúng đắn về sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập của các cá nhân, học sinh, sinh viên thuộc chuyên ngành. Hoà chung với xu thế phát triển đó cán bộ, giảng viên và học sinh trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã đang và sẽ không ngừng phấn đấu. Thầy và trò cùng nhau giảng dạy và học tập tốt, truyền đạt cho nhau những lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức cơ bản cần phải nắm vững gắn với năng lực thực sự cùng với các doanh nghiệp có thể đứng vững cạnh tranh để phát triển xa hơn, mạnh hơn với sự hà khắc của cơ chế ...

doc115 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những chuyển biến to lớn. Cùng đi lên với đất nước, các công cụ quản lý kinh tế nói chung và hạch toán tài chính nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn dể bắt nhịp với nền kinh tế nhiều thành phần. Có được kết quả như vậy là do có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan trong công tác đào tạo cán bộ quản lý. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến sự nhận thức đúng đắn về sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập của các cá nhân, học sinh, sinh viên thuộc chuyên ngành. Hoà chung với xu thế phát triển đó cán bộ, giảng viên và học sinh trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã đang và sẽ không ngừng phấn đấu. Thầy và trò cùng nhau giảng dạy và học tập tốt, truyền đạt cho nhau những lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức cơ bản cần phải nắm vững gắn với năng lực thực sự cùng với các doanh nghiệp có thể đứng vững cạnh tranh để phát triển xa hơn, mạnh hơn với sự hà khắc của cơ chế thị trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội tạo đà phát triển hơn nữa cho đất nước. Để thực hiện phương châm đào tạo của nhà trường “Học đi đôi với hành - lý thuyết đi liền với thực tế”, sau khi đã được trang bị đầy đủ các kiến thức thuộc chuyên ngành hạch toán kế toán, sinh viên được thực tập đi sâu vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng kiến thức đã học ở nhà trường và thực tế công việc. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được những vấn đề mới trong công tác quản lý kinh tế. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã có cơ hội để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời đi đến đánh giá kết luận chung về những ưu nhược điểm của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý. Tuy thời gian thực tập có hạn, song được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc, sự hướng dẫn của phòng kế toán và các phòng ban liên quan, em đã có đủ tư liệu để viết hoàn chỉnh báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban lãnh đạo trong công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh . Đặc biệt là Cô giáo Đỗ Thị Thúy Phương, người đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập. Báo cáo của em gồm có 3 phần: + Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội + Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội + Phần III: Nhận xét và kết luận. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG HÀ NỘI 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG HÀ NỘI Trụ sở chính: Số 44 Phố Thanh Bình - Phường Mộ Lao - Quận Hà Đông - TP Hà Nội Điện thoại: 0433.526 397 Fax: 0433.514 442 Tài khoản: 4211 01 00 00079 Tại: Quỹ tín dụng Trung Ương - chi nhánh Hà Tây Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0303000196 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần 3 ngày 05/09/2008. Mã số thuế: 05 00 453 336 1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội có nguồn gốc từ một đội sản xuất thuộc doanh nghiệp nhà nước. Tháng 7 năm 2004 các doanh nghiệp được cổ phần hóa theo đường lối chủ trương và định hướng của nhà nước. Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Tây ra đời từ đó. Trụ sở chính: 44 phố Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000196 cấp lần đầu ngày 23/07/2004, thay đổi lần 2 ngày 02/12/2005 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây. Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, tài khoản riêng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với đơn vị khác cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty. Mặt khác Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất thi công các công trình, kết hợp các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Công ty còn luôn quan tâm bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Với những gì đã làm được trong những năm qua đã khẳng định sự trưởng thành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý 1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh - Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần - Hình thức hoạt động: xây dựng các công trình giao thông. - Lĩnh vực hoạt động: - Thi công các công trình giao thông, thủy lợi. - San lấp mặt bằng công trình. - Lắp đặt điện nước công trình. - Dịch vụ thiết bị thi công và vận tải liệu xây dựng. 1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Các công trình đều do công ty thực hiện đấu thầu và để đảm bảo trúng thầu, công ty phải chứng minh được khả năng, năng lực của mình trên mọi mặt. Khả năng tổ chức thi công, khả năng tài chính, phương tiện máy móc thi công, nhân lực, tiến độ công trình. Tất cả các công trình tham gia đấu thầu đều phải có tiền đặt cọc hay giấy bảo lãnh của ngân hàng nộp cho chủ đầu tư, tránh tình trạng đơn vị trúng thầu nhưng vì lý do nào đó bỏ không thi công thì sẽ phải bồi thường khoản tiền đặt cọc. Do vậy trước khi làm hồ sơ dự thầu công ty phải đi thực tế hiện trường để khảo sát điều kiện thi công sau đó mới bắt tay vào công việc làm hồ sơ dự thầu. Quá trình này phải hết sức thận trọng, chính xác và cố gắng để trúng thầu mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế của mỗi sản phẩm sau khi hoàn thành. Sau khi trúng thầu, hoàn thành phần ký hợp đồng, công ty bắt đầu tổ chức thi công làm sao đảm bảo tiến độ chất lượng kỹ thuật sản phẩm và an toàn lao động. Mỗi hạng mục công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu sơ bộ đồng ý chuyển bước tiếp theo do giám sát kỹ thuật bên A ký xác nhận. Mỗi công trình phải mở sổ nhật ký thi công hàng ngày cũng do giám sát kỹ thuật bên A xác nhận. Khi công trình hoàn thành, hai bên sẽ tổ chức nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành, chất lượng toàn bộ công trình và bàn giao công trình do chủ đầu tư đưa vào sản phẩm. Thời gian bảo hành công trình thường là 12 tháng tính từ đây. Hồ sơ nghiệm thu bàn giao tổng thể công trình bao gồm hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Tất cả các biên bản này được lập dựa trên nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu từng hạng mục công việc. 1.3 Đặc điểm lao động của công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Một trong những nhân tố được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm nhằm góp phần giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đó là lao động. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò của lao động, xác định đúng số lượng và chất lượng lao động luôn là vấn đề chiến lược lâu dài của công ty. Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình ở khắp các địa phương theo yêu cầu của khách hàng nên ngoài yêu cầu do ngành nghề quy định và phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế, công ty cũng chú ý đến việc đảm bảo các mục tiêu xã hội: tạo công ăn việc làm cho lao động nhất là lao động địa phương; chăm lo mức sống và điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 1.3.1 Chế độ làm việc của công ty Công ty có 2 chế độ làm việc áp dụng cho khối văn phòng và công trường Đội xây lắp, phân xưởng. - Đối với khối phòng ban chỉ đạo sản xuất thực hiện chế độ hành chính, giờ làm việc trong ngày là 8 giờ: Sáng từ 07h đến 11h30, chiều từ 13h 30 đến 17h nghỉ lễ và chủ nhật. - Đối với các khối công trường phân xưởng thực hiện chế độ làm việc 3 ca với chế độ đảo ca nghịch (3- 2- 1), mỗi ca 8h làm việc liên tục và bố trí nghỉ bù, nghỉ lễ và chủ nhật luân phiên vào các ngày tiếp theo. Tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty đều phải ký hợp đồng lao động theo luật lao động hiện hành và được tham gia các chế độ xã hội theo các quy định hiện hành của nhà nước. 1.3.2 Tình hình sử dụng lao động của công ty Theo thống kê của phòng tổ chức hành chính, tính đến 01/12/2010 tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 460 người. Trong đó có 53 cán bộ văn phòng, 32 cán bộ khối công trường, 355 công nhân thuộc các đội sản xuất và 20 lao động phục vụ. Kết cấu lao động của công ty với số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 68 người chiếm 14,78%, trình độ trung cấp và nghiệp vụ là 77 người chiếm 16,74%. Để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên như trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ngày càng đầy đủ hơn, các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí được quan tâm hơn… Bên cạnh đó công ty cũng tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Do vậy, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty luôn đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình và ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng nâng cao trình độ. Tình hình lao động của công ty qua hai năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 02: Tình hình lao động của công ty 2009 - 2010 Chỉ tiêu Ngày01/12/ 2009 Ngày 01/12/ 2010 Chênh lệch Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Tổng lao động 423 100 460 100 37 8,75 - Lao động TT 345 81,56 375 81,52 30 8,7 - Lao động GT 78 18,44 85 18,48 7 9 2. Trình độ - Đại học 43 10,17 47 10,22 4 9,3 - Cao đẳng 18 4,3 21 4,7 3 16,7 - Trung cấp 15 3,54 15 3,26 0 0 - CNKT 60 14,18 62 13,48 2 3,3 - LĐ phổ thông 287 67,85 315 67,48 28 9,5 3. Về cơ cấu - Nữ 22 5,2 22 4,8 0 0 - Nam 401 94,8 438 95,2 37 9,22 (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức hành chính) Nhận xét Nhìn vào bảng tình hình lao động trong giữa hai mốc thời gian trên ta có thể thấy sự thay đổi đáng kể về tổng số lượng cũng như chất lượng người lao động trong Công ty cụ thể: * Về tổng số lao động Tổng số lượng lao động trong Công ty tăng 37 người tương ứng với tăng 8,75% trong đó lao động trực tiếp tăng 30 người tương ứng với 8,7 %. Lao động gián tiếp cũng tăng 7 người tương đương với tăng 9% so với năm 2009. Điều này là do trong thời gian vừa qua công ty đã nhận được thêm một số công trình xây dựng phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội cùng với nhu cầu xây dựng cơ bản liên tục tăng chính vì vậy công ty đã tăng thêm số luợng lao động để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. * Về trình độ lao động Trình độ người lao động của công ty được nâng lên với số lao động có trình độ Đại học tăng 4 người tương ứng với tăng 9,3%. Lao động có trình độ Cao đẳng tăng 3 người tương ứng với 16,7%. Đặc biệt số lượng Công nhân kỹ thuật thay đổi, số lượng lao động phổ thông tăng 28 lao động tương ứng với 9,5%. * Về cơ cấu lao động Khi tổng số lao động tăng lên 37 người thì số lao động tăng tất cả đều là nam và số lao động nữ được giữ nguyên. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là lĩnh vực xây dựng. Như vậy với số lượng lao động có trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc công ty hoàn toàn có khả năng đạt được năng suất lao động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh cao trong những năm tới và có điều kiện khai thác, sử dụng mọi tiềm năng sẵn có của mình. 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng vật tư- thiết bị Phòng kế toán tài vụ Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 3 Đội xây lắp số 4 Mối quan hệ quản lý chỉ đạo Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ Mối quan hệ phối hợp công tác và phối hợp hoạt động Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Ban giám đốc - Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất của công ty. - Phó giám đốc kế hoạch - kỹ thuật chịu trách nhiệm phối hợp điều hòa kế hoạch sản xuất, được giám đốc phân công nhiệm vụ chỉ đạo kỹ thuật. - Phòng kế hoạch- kỹ thuật - Khai thác công trình, làm hồ sơ dự thầu công trình. Tổng hợp tình hình kinh doanh của công tác sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. - Giám sát kỹ thuật thi coonc các công trình, chịu trách nhiệm trước công ty về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình. - Giám sát chất lượng các công trình cùng với cán bộ chuyên môn, hoàn tất các thủ tục nghiệm thu kỹ thuật theo đúng quy trình, quy phạm và trình tự xây dựng cơ bản. - Phòng vật tư - thiết bị Theo dõi, quản lý vật tư, máy móc, thiết bị đáp ứng đầy đủ vật tư, máy móc, thiết bị thi công cho các công trình. - Phòng kế toán - tài vụ - Theo dõi hạch toán sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý các loại tiền vay, tiền gửi, thanh quyết toán công trình hoàn thành. Kiểm tra hoàn thiện thủ tục chứng từ các loại. - Cung cấp đầy đủ kinh phí cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm và đảm bảo cân đối về công tác tài chính công ty, thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước, đảm bảo đóng đủ và kịp thời. - Phòng tổ chức hành chính - Quản lý điều phối lao động, theo dõi tiền lương, các chế độ cho cán bộ công nhân viên. - Quản lý công tác hành chính của công ty, quản lý con dấu.v.v… - Các đội sản xuất - Tùy thuộc vào tính chất công việc cụ thể, công ty bố trí số lượng các đội cho phù hợp. Biên chế ban chỉ huy công trường gồm: 1 đội trưởng, 1 đội phó, 2 ¸ 3 cán bộ kỹ thuật, 1 thống kê kế toán, 1 - 2 cán bộ vật tư. - Đối với các dự án hoặc công trình quan trọng có giá trị lớn, công ty sẽ thành lập ban điều hành dự án dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty và các phòng ban nghiệp vụ. Bảng 03: Danh sách một số công trình đã và đang thực hiện trong 5 năm gần đây (2006 - 2010) Đơn vị: 1.000 đồng TT TÊN DỰ ÁN VÀ ĐỊA ĐIỂM GIÁ TRỊ THỰC HIỆN TÊN CƠ QUAN KÝ HỢP ĐỒNG T/C CÔNG VIỆC 1 Đường tỉnh lộ 80, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai 12.177.404 BQLDA đầu tư XD GTVT, xây dựng dân dụng Nền mặt đường, cống, rãnh, kè, ATGT, cầu BTCT dự ứng lực 2 Đường Tô Hiệu, thị xã Hà Đông 6.440.000 Cty môi trường Đô thị Hà Đông Nền mặt đường, cống, kè, hè, rãnh, chiếu sáng 3 Xây dựng hạ tầng du lịch Đầm Thượng Thanh (gói 1 + gói 2) 4.237.374 BQLDA Sở Du Lịch Hà Tây Nền mặt đường, cống, rãnh, kè. 4 San nền khu trung tâm hành chính mới 10.169.359 BQLDA xây dựng khu TTHC mới Hà Đông San nền 5 Đường Lê Lai, thị xã Hà Đông 3.031.000 Cty Môi trường Đô thị Hà Đông Nền mặt đường, hè đường, rãnh, cống thoát nước 6 Xây dựng chợ tạm để giải phóng xây dựng chợ Hà Đông 1.971.287 BQLDA đầu tư và xây dựng Hà Đông Hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ 7 Hạ tầng kỹ thuật khu giãn dân thôn Mậu Lương 2.562.260 UBND xã Kiến Hưng Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, hè đường 8 Hạ tầng kỹ thuật khu giãn dân Yên Phúc 2.377.125 UBND phường Phúc La Nền mặt đường, hè đường, cống, rãnh 9 Đường giao thông nông thôn xã Kim An 2.737.482 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước. 10 Cầu qua kênh chính phù xa thuộc dự án phân lũ, chậm lũ huyện Phúc Thọ 3.975.568 Ban QLDA phân lũ, chậm lũ huyện Phúc Thọ Cầu, kênh mương thuỷ lợi 11 Đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì (Ao Vua - Ba Vì - Hà Tây) 6.533.385 BQLDA Sở du lịch Hà Tây Nền mặt đường ATGT, cống, rãnh, ốp mái taluy, kè, cầu BTCT dự ứng lực 12 Công trình đường nội bộ xã Kiến Hưng 4.789.942 UBND xã Kiến Hưng Nền mặt đường, hè đường, cống, rãnh 13 Công trình đường nội bộ xã Dương Nội 2.400.000 UBND xã Dương Nội Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 14 Tường rào tỉnh đội + thị đội, tỉnh Hà Tây 1.871.943 Công ty môi trường đô thị Hà Đông Xây dựng tường rào 15 XD kè chống sạt lở bờ sông Hồng kết hợp đường giao thông khu vực TP Việt Trì, T. Phú Thọ 22.864.000 Ban QLDA giao thông Phú Thọ Đường giao thông, kè, thuỷ lợi, cầu. 16 Công trình đường nội bộ phường Vạn Phúc 5.447.229 UBND phường Vạn Phúc Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 17 Công trình đường nội đồng và đường dây hạ thế Yên Phúc 1.196.000 HTX Nông nghiệp Yên Phúc Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 18 Công trình đường tỉnh lộ 428B (TL77 cũ) 5.587.891 BQL dự án giao thông 2 Hà Tây Nền mặt đường, cống, kè 19 Cải tạo vỉa hè, thoát nước, khuôn viên cây xanh UBND tỉnh Hà Tây 800.000 Cty Môi trường Đô Thị Hà Đông Lát vỉa hè, rãnh thoát nước, khuôn viên cây xanh 20 Đường vào xóm Mỏ Gang 812.630 Ban QLDA đầu tư và xây dựng huyện Phúc Thọ Nền mặt đường, cống 21 Đường vào khu vực đền Hai Bà Trưng 6.236.000 Sở du lịch tỉnh Hà Tây Nền mặt đường, kè, cống, rãnh thoát nước, bãi đỗ xe, cầu BTCT dự ứng lực 22 XD hồ thuỷ lợi và đường giao thông trung tâm H.Định Hoá, T.Thái Nguyên 25.528.340 UBND huyện Định Hoá Kè hồ, nền mặt đường, cống, cầu, rãnh, kè, hệ thống chiếu sáng 23 Đoạn Km1+733 đến Km2+705 đường thị trấn Kim bài - Đỗ Động 2.436.985 UBND huyện Thanh Oai Nền mặt đường, kè, cống, rãnh thoát nước 24 Kè hồ điều hoà trung tâm cụm công nghiệp TT Quốc Oai 6.385.647 UBND huyện Quốc Oai Nạo vét hồ, kè hồ, Nền mặt đường, hè đường, rãnh thoát nước 25 Đường Vân Canh - Cầu Khum 2.203. 048 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức Nền mặt đường, kè, rãnh thoát nước. 26 Cải tạo đường Quốc Oai – Hoà Thạch (GĐ1+GĐ2+GĐ3) 7.389.297 Ban XD cải tạo đường Quốc Oai – Hoà Thạch Nền mặt đường, rãnh thoát nước. 27 Cải tạo đường từ QL21 vào mỏ đá SunWay 3.445.125 Ban QLDA đường vào thôn Thắng Đầu Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, kè xây 28 Đường Võng Xuyên 5.285.000 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 29 Đường từ QL21B đi xã Thanh Mai 4.013.901 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 30 Cải tạo đường giao thông nông thôn xã Phú Mãn 4.349.701 UBND xã Phú Mãn Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 31 Tuyến đường phía sau nhà thi đấu thể thao huyện Phúc Thọ 3.489.152 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, hè đường, cây xanh 32 Đường trục Cao Viên – Thanh Cao 13.616.990 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, kè, cống, rãnh thoát nước 33 Đường Thanh Lãm 8.191.144 UBND xã Phú Lãm Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 34 Đường giao thông thị trấn Phúc Thọ 20.471.057 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, kè, cầu BTCT dự ứng lực 35 Cải tạo rãnh thoát nước phường Vạn Phúc 2.703.485 UBND phường Vạn Phúc Hệ thống cống, rãnh thoát nước 36 Đường Tân Ước – Liên Châu 11.462.584 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, kè cống rãnh thoát nước 37 Đường Thao Chính - Hồng Thái 12.605.864 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Phú Xuyên Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 38 Đường tỉnh lộ 82 21.260.000 Ban QLDA giao thông 1 Hà Nội Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 39 Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn 6.817.268 Ban quản lý tiểu dự án Cầu Sơn - Cấm Sơn Nạo vét kênh, mương, kè mái kênh, đường giao thông 40 Đường Duyên Thái – Ninh Sở 26.121.267 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, kè, cầu BTCT dự ứng lực 41 Đường Xuân Phú – Vân Hà 13.682.028 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước, kè xây. 42 Đường trục xã Tam Hưng 4.259.393 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, cống, rãnh thoát nước 43 Đường giao thông xã Tảo Dương Văn 7.868.124 BQLDA đầu tư xây dựng huyện Ứng Hoà Nền mặt đường, kè, cống, rãnh thoát nước và ATGT 44 Đường tỉnh 419 đoạn qua thị trấn Liên Quan huyện Thạch Thất 29.900.144 BQLDA các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất Nền mặt đường, vỉa hè cây xanh, thoát nước, kè phòng hộ, ATGT, hệ thống chiếu sáng. 45 Nâng cấp tuyến đường du lịch từ UBND xã Phú Đình (huyện Định Hoá) đến nhà tưởng niệm Bác Hồ 26.334.154 Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Thái Nguyên Nền mặt đường, kè ,cống thoát nước và ATGT 46 Đường vào khu chuyển đổi mô hình canh tác huyện Thanh Oai 24.390.927 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai Nền mặt đường, kè, cống thoát nước, mương thủy lợi PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Mỗi doanh nghiệp có các ngành nghề kinh doanh khác nhau có nhiệm vụ khác nhau nên công tác kế toán cũng khác nhau, mỗi doanh nghiệp có bộ máy kế toán và công tác hạch toán riêng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội áp dụng mô hình kế toán tập trung. Bộ máy kế toán chịu trách nhiệm quản lý vốn - tài sản của công ty, thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp. Tập hợp và tính giá thành sản xuất kinh doanh của toàn công ty, lập kế hoạch tài chính chỉ đạo công tác quyết toán, chỉ đạo kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. KÕ to¸n thanh to¸n KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n tæng hîp KÕ to¸n vËt t­ KÕ to¸n l­¬ng, quü, TSC§ KÕ to¸n c¸c ®éi x©y l¾p Sơ đồ 02: Bộ máy kế toán của công ty 2.1.1.2 Nhiệm vụ của bộ máy kế toán của công ty - Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. - Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của báo cáo do các phòng ban khác lập. - Giúp giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp. - Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh và quyết toán với cấp trên. - Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi đơn vị. - Lưu trữ, bảo quan hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho bộ phận liên quan trong công ty và cho các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. 2.1.1.3 Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán * Kế toán trưởng - Kế toán trưởng có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc về việc quản lý tài chính, hoàn thành nhiệm do vụ cấp trên giao cho. - Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi, việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính và chế độ kế toán trong công ty. - Tổ chức, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê tài chính của công ty. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến tài chính của công ty và chỉ đạo chuyên môn cho các nhân viên kế toán trong phòng. * Kế toán tổng hợp - Tổng hợp các chi phí, tính giá thành sản phẩm, theo dõi các chi tiết công nợ phải thu, phải trả trong nội bộ công ty và ngoài công ty. - Tổng hợp và phân tích kinh tế trong công ty một cách thương xuyên đảm bảo phục vụ cho công tác điều hành tài chính của Giám đốc, xây dựng các quy định tài chính trình Giám đốc. - Tổng hợp làm báo cáo quyết toán tài chính từng quý, năm. * Kế toán vật tư - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất và tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế của vật liệu thu mua và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng, mặt hàng. - Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng ban thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ, phương pháp. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập, xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thiếu thừa, ứ đọng, kém mất phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu tiêu hao và phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng. - Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu, lập các báo cáo về vật liệu và tiến hành phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu. * Kế toán thanh toán - Chuyên làm công tác thanh toán các khoản chi phí phát sinh thường kỳ, theo dõi tiền gửi, tiền vay. * Thủ quỹ - Thủ quỹ: Cung cấp các số liệu về quỹ, đối chiếu sổ sách có liên quan đến các bộ phận kế toán khác mở sổ theo dõi quỹ tiền mặt. - Phải chịu trách nhiệm trong việc thu, chi tiền mặt, an toàn về quỹ két . * Kế toán lao động và tiền lương - Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tính lương, thưởng cho người lao động trong công ty. Căn cứ vào bảng chấm công lập bảng thanh toán và thực hiện phân bổ lương, các khoản trích theo lương vào đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Mở số theo dõi chi tiết tiền lương, tiền công của từng đội, xưởng - Báo cáo và lập bảng phân bổ theo hàng kỳ nộp cho kế toán tổng hợp. * Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thuế - Thực hiện theo dõi TSCĐ, CCDC trong toàn công ty, mở sổ thẻ liên quan, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình hình tăng giảm TSCĐ. - Kê khai và lập báo cáo thuế, làm công việc kế toán thuế với ngân sách nhà nước. * Chức năng nhiệm vụ của thống kê, kế toán đội trong công ty - Thống kê, kế toán đội mở tất cả các loại sổ sách có liên quan đến việc tập hợp các chi phí trong công ty. - Định kỳ phải đối chiếu các chứng từ, công nợ có liên quan và lập báo cáo thống kê nộp về phòng kế toán. Người trực tiếp nhận và kiểm tra (kế toán tổng hợp) 2.1.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 2.1.2.1 Hình thức kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán CADS Accounting net 2008. 2.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội *Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006, các văn bản hướng dẫn bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. * Hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/03/2006 và các văn bản pháp lý có liên quan. Ngoài ra để phù hợp với đặc điểm hạch toán tại công ty thiết kế một số mẫu chứng từ riêng. * Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp một và cấp hai trên cơ sở những qui định về hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành, Công ty còn mở chi tiết một số tài khoản cấp ba và cấp bốn để phù hợp với điều kiện hạch toán thực tế yêu cầu quản lý. * Hệ thống sổ sách kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán CADS Accounting net 2008 được thiết kế theo nguyên tắc ghi sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung. Gồm có các loại sổ như: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt - Sổ cái - Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết... * Hệ thống báo cáo kế toán Công ty thực hiện lập và nộp báo cáo kế toán theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính. Một số báo cáo kế toán tại Công ty như: + Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN) + Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 – DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 – DN) Ngoài ra Công ty còn lập thêm báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành…để phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị trong công ty. Báo cáo tài chính của công ty do kế toán trưởng lập. Và các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được lập đúng theo mẫu. * Chính sách kế toán khác tại Công ty - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm theo năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Được tính theo giá gốc + Phương pháp tính giá xuất kho NVL: Theo phương pháp thực tế đích danh. + Phương pháp hạch toán kế toán NVL: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp mở thẻ song song. 2.1.2.3 Nội dung các phần hành kế toán tại Công ty Các phần hành kế toán tại công ty bao gồm: - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán tài sản cố định. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả - Các phần hành khác + Kế toán vốn bằng tiền mặt + Kế toán công nợ + Kế toán vốn chủ sở hữu… Công tác kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ 2.2. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 2.2.1 Đặc điểm vật tư và tình hình công tác quản lý vật tư tại Công ty 2.2.1.1 Đặc điểm vật tư tại Công ty * Đặc điểm Vật tư Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội là công ty xây lắp nên vật liệu được sử dụng trong sản xuất của công ty có những đặc thù riêng. Để xây dựng các công trình lớn, công ty phải sử dụng 1 khối lượng lớn về NVL, phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách. Có những vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng (có nhiều loại như xi măng trắng, xi măng thường…), thép gồm thép cây, thép trơn, thép gai, thép hình chữ nhật…, gạch có gạch đặc, gạch thông tâm, gạch chống nóng, gạch lát nền, gạch ốp…Có những vật liệu là sản phẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay mà không qua chế biến như cát, sỏi, đá… Có những loại vật liệu là sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp như gỗ, tre, nứa để làm giàn giáo, cốp pha…Có những loại vật liệu đã qua chế biến và ở loại cấu kiện như các loại cửa, lan can, panel đúc sẵn, cọc bê tông cốt thép… Khối lượng vật liệu sử dụng khác nhau, có những vật liệu cần sử dụng với khối lượng lớn như xi măng, cát, sỏi, gạch, thép… nhưng có những loại sử dụng rất ít như vôi, ve, đinh… Hầu hết các loại vật liệu sử dụng trực tiếp cấu thành nên công trình (sản phẩm xây dựng cơ bản). Chi phí NVL chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình. Qua đó thấy được vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và sản xuất của công ty. Ngoài việc thu mua, vận chuyển, bảo quản các loại vật liệu có đặc điểm riêng khác nhau. Có loại vật liệu có thể mua ngay tại cửa hàng, đại lý vật liệu xây dựng trong địa bàn xây dựng vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng. Có những loại vật liệu phải đến tận nơi khai thác để mua và không thể bảo quản trong kho mà phải để ngoài trời (vì khối lượng quá nhiều và không bị ảnh hưởng của môi trường) như cát, sỏi, đá… gây khó khăn cho việc bảo quản dễ xảy ra hao hụt, mất mát, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng công trình, đến giá thành. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp vận chuyển, bảo quản phù hợp với từng loại vật liệu. Với khối lượng lớn, chủng loại nhiều, đa dạng về hình thức, chất lượng để có thể quản lý một cách chặt chẽ và hạch toán chính xác thì phải phân loại một cách khoa học, hợp lý. NVL chính của công ty gồm: Xi măng, cát, đá, gạch… Mỗi loại vật liệu lại chia thành các thứ khác nhau. Ví dụ như: Xi măng: - Xi măng trắng - Xi măng PC30 Việc phân loại như vậy công ty sẽ tiến hành lập danh điểm vật liệu chính để phục vụ cho công tác quản lý và lập mã phục vụ kế toán máy như: Mã số Tên vật liệu A001 Xi măng A00101 Xi măng PC30 A00102 Xi măng trắng Danh mục vật liệu đã được mã hóa và cài đặt từ khi công ty bắt đầu sử dụng phầm mềm kế toán. Trong quá trình sử dụng khi có thêm 1 loại vật liệu mới thì kế toán tiến hành nhập thêm vật liệu đó vào danh mục vật liệu. * Phân loại vật tư Tại Công ty nguyên liệu, vật liệu được phân thành các loại như: - Nguyên vật liệu chính: + Cát sỏi, xi măng, gạch, sắt thép… + Bán thành phẩm mua ngoài: cột bê tông, ống nước … - Nguyên liệu phụ: Vôi ve, sơn… - Nhiên liệu: Cung cấp nhiệt năng cho quá trình, phục vụ cho máy móc thiết bị hoạt động như: xăng, dầu, khí đốt... - Phụ tùng thay thế: Các chi tiết bộ phận dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải như: xăm, lốp... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Gồm các thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và các vật kết cấu dùng để lắp công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Gỗ, sắt thép vụn, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Việc phân chia nguyên vật liệu như vậy giúp kế toán tổ chức tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu. 2.2.1.2. Tình hình công tác quản lý vật tư tại Công ty Tại công ty vật tư được quản lý nghiêm ngặt từ khâu thu mua, tự sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu... đến khâu sử dụng nhằm tránh hiện tượng thâm hụt cũng như ứ đọng vật tư, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Tất cả các loại vật tư khi nhập kho đều phải được kiểm nghiệm đầy đủ, khi xuất kho phải đúng mục đích sử dụng. * Hệ thống kho bãi: Do đặc thù là doanh nghiệp xây lắp nên vật tư xây lắp của công ty được bảo quản tại các kho ngay tại công trình xây dựng như các kho tại Hà Tây, Thái Nguyên, … Tương ứng với mỗi kho là Thủ kho đảm nhận công tác thu, nhận cấp phát, bảo quản các vật tư và theo dõi ghi chép hàng ngày vào thẻ kho, mỗi loại nguyên vật liệu là một thẻ kho riêng. * Định mức tồn kho vật tư: Công ty không xây dựng định mức tối đa, tối thiểu cho từng vật liệu hay công cụ dụng cụ mà chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tế yêu cầu phát sinh sẽ mua về hoặc theo Hợp đồng xây dựng và kế hoạch cung cấp của bên giao thầu. * Công tác tính giá vật tư - Đối với vật tư nhập kho: Tại công ty phần lớn nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…có được là do mua ngoài hoặc do bên giao thầu cung cấp.Vì vậy giá NVL, CCDC nhập kho được tính như sau: + Đối với vật tư mua ngoài: Giá nhập kho vật tư được tính theo giá thực tế theo công thức: Giá thực tế vật tư nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + CP thực tế phát sinh trong khi thu mua - Các khoản giảm trừ (nếu có) + Các khoản thuế không được khấu trừ Ví dụ: Ngày 15/12/2010 công ty mua thép U của Công ty TNHH Minh Hoàng theo Hóa đơn GTGT tăng số 0040971 ngày 15/12/2010 tổng giá thanh toán là 250.000.000 (đồng) chưa có thuế GTGT.Thuế suất thuế GTGT là 10%. Công ty chưa thanh toán tiền hàng. Chi phí vận chuyển số thép U trên đã chi bằng tiền mặt theo phiếu chi số 182 ngày 15/12/2010 tổng giá thanh toán dịch vụ vận chuyển là 4.400.000 (đồng) bao gồm cả thuế GTGT 10%. Như vậy trị giá của số NVL (thép U) trên bao gồm giá mua ghi trên Hóa đơn GTGT và chi phí vận chuyển theo phiếu chi số 182, Vậy trị giá vật liệu nhập kho được tính như sau : Giá thực tế vật liệu nhập kho = 250.000.000 + 4.000.000 = 254.000.000 (đồng) + Đối với vật tư do bên giao thầu cung cấp: giá nhập kho vật tư sẽ do Hội đồng đánh giá xác định. Hội đồng đánh giá này bao gồm đại diện của hai bên đó là đại diện của công ty và đại diện của bên giao thầu (có thể là chủ thầu hoặc nhà thầu đã trúng thầu cung cấp vật tư). Hội đồng này sẽ họp và xác định giá trị của vật tư nhập kho. Ví dụ: Bên giao thầu cung cấp 100 tấn Xi măng Hoàng Thạch theo hợp đồng kinh tế cung cấp vật tư cho công trình xây dựng số 2. Số Xi măng này Hội đồng đánh giá xác định trị giá 850.000.000 đ. Vậy giá xi măng nhập kho là: 850.000.000 đ Đối với vật tư xuất kho: được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. 2.2.2 Thủ tục nhập - xuất vật tư 2.2.2.1 Thủ tục nhập vật tư * Trường hợp nhập vật tư do mua ngoài - Việc mua vật tư do phòng vật tư đảm nhiệm, căn cứ vào dự toán, nhu cầu thực tế để mua. Sau khi xác định được khối lượng chủng loại vật tư cần mua phòng vật tư sẽ cử người đi thăm dò thị trường, báo giá. Từ đó lựa chọn nhà cung cấp. Khi giao nhận vật tư cán bộ phòng vật tư căn cứ Hóa Đơn GTGT của bên bán đề nghị nhập kho. - Ban kiểm nghiệm vật tư của công ty tiến hành kiểm nghiệm lô hàng hóa, vật tư đó xem có đảm bảo đủ số lượng, đạt chất lượng yêu cầu không. - Sau khi kiểm nghiệm số lượng, chất lượng vật tư nếu đạt yêu cầu vật tư sẽ được nhập kho. Khi nhập kho phòng vật tư sẽ viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải được người phụ trách cung tiêu, người giao hàng và thủ kho ký xác nhận. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu tại phòng vật tư + Liên 2: Giao cho thủ kho + Liên 3: Giao cho người nhập vật tư - Sau khi phòng vật tư lập xong giao cho người nhập, người nhập sẽ mang phiếu nhập kho đến kho để nhập vật tư. Thủ kho sẽ ghi ngày tháng năm nhập kho cùng người nhập ký vào phiếu nhập. Thủ kho giữ 2 liên để căn cứ cào đó ghi vào thẻ kho về số lượng thực nhập của vật tư. Sau đó cuối ngày tổng hợp chứng từ thủ kho sẽ đưa lên phòng kế toán vật tư tiến hành nhập vào máy và lưu trữ. *Trường hợp vật tư do bên giao thầu cung cấp - Phòng vật tư sẽ lên kế hoạch nhập vật tư theo từng thời điểm và tiến độ của công trình xây dựng trên cơ sở căn cứ vào dự toán và nhu cầu thực tế, hình thành nên bản kế hoạch nhập vật tư. Sau đó đại diện phòng kế hoạch sẽ họp và thỏa thuận với đại diện bên cung cấp vật tư. Hai bên xét duyệt lại bản kế hoạch nhập vật tư và nếu đồng ý hai bên đi đến cam kết thực hiện theo kế hoạch nhập vật tư. Cuối cuộc họp Bản cam kết và biên bản cuộc họp được lập thành hai bản do hai bên cùng giữ. - Căn cứ vào bản kế hoạch đã được hai bên đồng ý thực hiện bên cung cấp vật tư tiến hành cung cấp vật tư theo đúng kế hoạch. Khi giao nhận vật tư cán bộ phòng vật tư căn cứ bản kế hoạch nhập vật tư và biên bản đánh giá giá trị vật tư của Hội đồng đánh giá đề nghị nhập kho. Quá trình nhập kho sẽ tương tự như đối với trường hợp vật tư do mua ngoài 2.2.2.2 Thủ tục xuất kho - Vật tư xuất để sản xuất căn cứ vào tiến độ thi công công trình, hạng mục, giai đoạn của công trình xây lắp phòng vật tư tiến hành viết phiếu xuất vật tư theo dự toán vật liệu xuất cho công trình. Trường hợp vật tư xuất cho công trình thiếu thì bộ phận đơn vị thi công sẽ gửi bản Đề nghị xuất bổ sung vật tư để kịp tiến độ công trình. Sau đó thông qua qua phòng kỹ thuật, phòng kỹ thuật sẽ ký duyệt và chuyển sang phòng vật tư viết phiếu xuất kho theo số lượng và chủng loại của phiếu đề nghị xuất vật tư. - Từ đây tại phòng vật tư lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho sẽ được viết thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dung theo quy định và chữ ký của những người liên quan: + Liên 1: Lưu tại phòng vật tư. + Liên 2: Giao cho thủ kho. + Liên 3: Giao cho người nhập vật tư. - Người nhận vật tư sẽ mang phiếu xuât kho xuống kho để lĩnh vật tư. Thủ kho ghi vào cột số lượng thực xuất của từng loại ghi ngày…tháng ...năm xuất kho và cùng người nhận ký tên vào phiếu xuất kho (ghi rõ họ tên). Thủ kho căn cắn cứ vào liên 2 để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư để nhập vào máy và lưu trữ. 2.2.3. Chứng từ sử dụng * Các loại chứng từ sử dụng Để hạch toán NVL, CCDC… công ty sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá. (Mẫu 03-VT) - Biên bản kiểm kê (Mẫu 05-VT)… Đây là các loại chứng từ công ty áp dụng theo quyết định số 15 của BTC ngoài ra công ty cũng tự thiết kế một số mẫu chứng từ riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty như: - Biên bản nghiệm thu hàng hoá…. - Bảng kê phiếu nhập, xuất … * Một số mẫu chứng từ của công ty sử dụng Ví dụ: Hóa đơn GTGT số 0057335 ngày 10/11/10 mua đá dăm của công ty TNHH Minh Hoàng để phục vụ công trình hạ tầng Yên Phúc (đã trả người bán) Số lượng: 1.440m3 Đơn giá chưa thuế: 87.000đ/m3 Thuế GTGT: 5% Bảng 04: Hoá đơn GTGT HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3L GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu:AA2010-j Liên 2: (Giao cho khách hàng) Số: 0057335 Ngày 10 tháng 11 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Minh Hoàng…………………… Địa chỉ: 24 Khương Trung- Thanh Xuân - Hà Nội…………….. Số TK : 102010000442903 NHCT Hà Nội Điện thoại: ………………………………MS: 4600237174 Họ và tên người mua hàng: Trần Tú Quyên Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội Số TK: 4211 01 00 00079- Quỹ tín dụng TW - chi nhánh Hà Tây - Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội Hình thức thanh toán: …Tiền mặt. MS: 4600100155 STT Tên hàng hoá. dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1×2 1 Đá dăm m3 1.440 87.000 125.280.000 Cộng tiền hàng: 125.280.000/…………… Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 6.264.000 /............. Tổng cộng tiền thanh toán: 131.544.000/……………………………........ Số tiền viết bằng chữ: Một trăm ba mươi mốt triệu năm trăm bốn mươi bốn nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký.đóng dấu. họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội Bảng 05: Biên bản nghiệm thu hàng hoá CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ơ BIÊN BẢN NGHIỆM THU HÀNG HOÁ Hôm nay, ngày 10 tháng 11 năm 2010 Tại kho công trình Yên Phúc - Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội. Chúng tôi gồm: 1. Phòng kế hoạch vật tư Ông: Nguyễn Văn Ninh Bà : Vũ Thị Bình 2. Phòng kỹ thuật vật tư Ông: Lê Chí Hiếu Cùng nhau xác định lô hàng này Theo Hoá Đơn GTGT số 0057335 ngày 10 tháng 11 năm 2010 STT Tên Vật Tư hàng hoá Nước sản xuất ĐVT Số lượng 1 Đá dăm Việt Nam m3 1.440 Ý kiến của ban nghiệm thu: Qua kiểm tra xác định lô hàng trên chúng tôi kêt luận lô hàng trên đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng theo thỏa thuận giữa hai bên. Thủ kho công ty (Ký.họ tên) Người giao hàng (Ký.họ tên) Người kiểm tra chất lượng (Ký.họ tên) Đại diện bên bán (Ký.họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) Bảng 06: Phiếu nhập kho Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 11 năm 2010 Nợ: 152 Số: 273 Có: 111 Họ tên người giao hàng: Trần Tú Quyên Theo hóa đơn GTGT số 0057335 ngày 10 tháng 11 năm 2010 Công ty TNHH Minh Hoàng Nhập tại kho: đồng chí Lan địa điểm: Công trình xây dựng Yên Phúc- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội STT Tên. nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm. hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Đá dăm T01 m3 1.440 1.440 87.000 125.280.000 Cộng 125.280.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm hai mươi nhăm triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 03... Ngày 10 tháng 11 năm2010 Người lập phiếu Thủ kho Người giao hàng Kế toán trưởng (Ký. họ tên) ((Ký. họ tên) (Ký. họ tên) (Ký. họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) Ví dụ : Ngày 10/12/2010 xuất kho 1000 m3 đá dăm tại kho Yên Phúc xuống công trình để thực hiện công việc xây dựng công trình. Các mẫu chứng từ như sau: Bảng 07: Phiếu yêu cầu vật tư Đơn vị Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Số: 05 Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Người đại diện: Nguyễn Thanh Hải Bộ phận sử dụng: Đội xây lắp số 3. Lý do xuất: Xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu giãn dân Yên Phúc TT Tên, quy cách hàng hóa ĐVT Số lượng A B C 1 1. Đá dăm m3 1.000 Ngày 10 tháng 12 năm 2010. Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu, ghi họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) Bảng 08: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Nợ: 621 Số: 254 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hải Lý do xuất kho: Xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu giãn dân Yên Phúc Xuất tại kho: Yên Phúc Địa điểm: Yên Phúc - Hà Đông STT Tên, nhãn hiệu, quy cách. phẩm chất vật tư (sản phẩm. hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đá dăm T01 m3 1.000 1.000 87.000 87.000.000 Cộng 87.000.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Tám mươi bảy triệu đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 03... Ngày 10 tháng 12 năm2010 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) 2.2.4 Kế toán chi tiết vật tư - Để hạch toán chi tiết NVL, CCDC… kế toán sử dụng phương pháp ghi thẻ song song. Phiếu nhập kho Sổ chi tiết vật liệu Thẻ kho Kế toán tổng hợp Báo cáo nhập- xuất-tồn vật liệu Phiếu xuất kho Trong đó: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Sơ đồ 04: Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này công việc cụ thể tại kho và phòng kế toán như sau: - Tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép tình hình nhập, xuất kho vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng, cuối ngày tính ra số tồn kho. Theo định kỳ (cuối tháng) nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm ra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Mỗi thẻ chỉ được lập cho một thứ vật liệu ở kho. - Tại phòng kế toán: kế toán mở Sổ chi tiết vật liệu cho từng vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Theo định kỳ (cuối tháng) nhân viên kế toán vật tư xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ. Sau khi phân loại xong. kế toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng danh điểm vật liệu bằng cả thước đo hiện vật và giá trị vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng sau khi ghi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất kho lên sổ chi tiết, kế toán tiến hành cộng và tính số tồn kho cho từng danh điểm vật liệu. Số liệu này phải khớp với số liệu tồn kho của thủ kho trên thẻ kho tương ứng. Đồng thời kế toán phải căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết để lập báo cáo nhập, xuất, tồn vật liệu về mặt giá trị của từng loại vật tư rồi đối chiếu bảng báo cáo này với số liệu của phần kế toán tổng hợp. Một số mẫu sổ kế toán chi tiết vật tư Bảng 11: Thẻ kho Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội THẺ KHO Ngày lập thẻ: 10/12/2010 Tờ số: 09. Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đá dăm Đơn vị tính: m3 Mã số TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng (m3) Ký nhận Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Tồn đầu kỳ 1.440 01 254 10/12 Xuất đá dăm cho công trình 10/12 1.000 440 Cộng X 0 1.000 440 Ngày 10 tháng 12 năm 2010. Người lập (Ký. họ tên) Kế toán trưởng (Ký. họ tên) Giám đốc (Ký. họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) 2.2.5. Kế toán tổng hợp vật tư * Tài khoản sử dụng Để hạch toán tình hình hiện có và sự biến động của NVL - CCDC Công ty sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: + TK 1521 - Nguyên vật liệu chính + TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ + TK 1523 - Nhiên liệu + TK 1524 - Phụ tùng thay thế + TK 1525 - Thiết bị xây dựng cơ bản + TK 1526 - Phế liệu thu hồi - Tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ. Được mở duy nhất một TK cấp 2: + TK 1531 - Công cụ dụng cụ * Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ Được khái quát theo sơ đồ Vật tư xuất dùng không hêt nhập lại kho TK 111, 112, 331 TK152, 153 TK 1331 Mua ngoài vật tư nhập kho VAT được khấu trừ TK 154 Phế liệu thu hồi nhập kho TK 138 Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 621, 623,627, 642 TK 621,623, 627, 642 Xuất kho sử dụng trong doanh nghiệp TK 338 Phát hiện thừa khi kiểm kê Sơ đồ 05: Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn GTGT… đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ kế toán tiến hành nhập vào máy tính theo mẫu có sẵn trong phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào Sổ nhật ký chung và tiếp tục được cập nhật vào sổ cái TK152. * Một số mẫu sổ kế toán tổng hợp vật tư Bảng 12: Sổ cái TK 152 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu. Số hiệu: 152. Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) S-H N -T Nợ Có Số dư đầu kỳ 289.311.492 Số phát sinh HĐ0057335 10/11 Mua đá dăm-công trình Yên Phúc 5 1111 125.280.000 …. …. ……………. ……. …… ………. PX52 10/12 Xuất đá dăm- công trình Yên Phúc 9 621 87.000.000 HĐ0040971 15/12 Mua thép U- công trình Yên Phúc 8 1111 254.000.000 … … ….. … ….. ….. Cộng phát sinh 30.569.272.651 30.858.584.143 Số dư cuối kỳ - Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - tài vụ) 2.3. Kế toán Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 2.3.1. Đặc điểm của tài sản cố định của Công ty Do đặc thù là Công ty xây lắp vì vậy để đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả đòi hỏi phải có một lượng lớn TSCĐ. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nguyên giá TSCĐHH của công ty là 5.521.760.348 đ. Do có giá trị lớn nên công tác kế toán TSCĐ phải đảm bảo theo dõi chặt chẽ, kịp thời báo cáo tình hình đồng thời phải tính và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh cho hợp lý. - TSCĐ của Công ty chủ yếu do mua sắm, tự xây dựng bằng nguồn vốn chủ sở hữu. TSCĐ của Công ty bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng… Trong đó máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số tài sản hiện có của công ty. - Máy móc thiết bị có nguồn gốc xuất xứ ở Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Để theo dõi và quản lý TSCĐ của công ty thì công ty tiến hành theo dõi sự tăng giảm TSCĐ tại nơi sử dụng, nơi bảo quản và tại phòng kế toán của công ty. Tại nơi sử dụng và bảo quản: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ nhằm quản lý TSCĐ và làm căn cứ để đối chiếu và kiểm kê tài sản, kế toán mở sổ để theo dõi TSCĐ. Tại phòng kế toán của Công ty: kế toán cũng mở sổ thường xuyên theo dõi sự biến động về TSCĐ của công ty. Hàng tháng tiến hành trích và phân bổ khấu hao theo quy định. 2.3.2 Kế toán tăng, giảm Tài sản cố định 2.3.2.1 Kế toán tăng Tài sản cố định TSCĐ của công ty tăng chủ yếu là do mua mới. Khi mua mới TSCĐ phải có quyết định tăng TSCĐ và các thủ tục cần thiết như thủ tục bàn giao TSCĐ. *Thủ tục bàn giao Tài sản cố định Khi nhận bàn giao TSCĐ công thành lập Hội đồng giao nhận TSCĐ, gồm: - Giám đốc công ty Kế toán trưởng Một chuyên gia kỹ thuật Đại diện bên giao Thành viên khác (có thể có) Hội đồng có trách nhiệm nghiệm thu, lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”, lập 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản để chuyển cho phòng kế toán ghi sổ và lưu. Hồ sơ TSCĐ do kế toán TSCĐ giữ gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ Quyết định của cấp có thẩm quyền Các bản sao tài liệu kỹ thuật - Hóa đơn GTGT - Giấy vận chuyển bốc dỡ Thủ tục bàn giao TSCĐ được thực hiên như sau Bước 1: Đề nghị bổ sung, mua sắm thêm TSCĐ. Gửi Đơn xin bổ sung, mua sắm thêm TSCĐ lên Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty, Phòng kế hoạch đầu tư, phòng kế toán - tài vụ. Sau khi được sự chấp thuận của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Phòng kế hoạch đầu tư, phòng phòng kế toán - tài vụ. Phòng kế hoạch của công ty sẽ cử người đi thăm dò thị trường và báo giá. Công ty sẽ lựa chọn nhà cung cấp và đi đến ký kết hợp đồng kinh tế về việc mua sắm TSCĐ. Bước 2: Giao nhận TSCĐ. Căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký kết khi bên giao hàng thực hiện giao hàng. - Ban kiểm nghiệm của công ty tiến hành kiểm nghiệm lô TSCĐ đó có đảm bảo đủ số lượng, đạt chất lượng yêu cầu không. - Sau khi kiểm nghiệm chất lượng vật liệu nếu đạt yêu cầu TSCĐ sẽ được nhận. Hai bên lập biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. Bước 3: Ghi nhận TSCĐ và đưa TSCĐ vào sử dụng. Một số mẫu chứng từ sử dụng trong thủ tục tăng TSCĐ Bảng 13: Đơn đề nghị bổ sung mua sắm thêm TSCĐ Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------*****------ Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010 ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG, MUA SẮM THÊM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Kính gửi: - Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội - Giám đốc công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội - Phòng kế toán - tài vụ công ty Để đáp ứng được tiến độ, kỹ thuật chất lượng cho thi công xây lắp các công trình, đưa công trình bàn giao đi và sử dụng đúng với yêu cầu của Chủ đầu tư, cũng như đảm bảo nhu cầu về máy cho thi công xây lắp công trình. Trong quý 4 năm 2010 Đội xây lắp số 3- công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội có nhu cầu mua sắm, bổ sung thêm một số tài sản, máy móc thiêt bị phục vụ cho thi công công trình.Cụ thể : 1. Máy trộn bê tông (Động cơ DIEZEL R180) (1cái) 2. Máy đầm cóc tay côn TV F50 (1 cái) Vậy Đội xây lắp số 3 kính đề nghị Chủ tịch HĐQT, giám đốc, phòng kế toán tài vụ công ty, phòng kế hoạch đầu tư xem xét và phê duyệt Đơn đề nghị bổ sung, mua sắm thêm TSCĐ của Đội trong quý 4 năm 2010. Rất mong được sự quan tâm của Chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty và quý phòng ban. Đội xây lắp số 3 xin trân trọng cảm ơn! Trưởng đội Nguyến Hữu Thái Phạm Hoà Ngày 20 tháng10 năm 2010 (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) Bảng 14: Hợp đồng kinh tế CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------*****------ HỢP ĐỒNG KINH TẾ (V/v Mua máy móc thiết bị ) I. Các căn cứ để ký hợp đồng - Luật thương mại số 36/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 7. - Bộ luật dân sự nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Căn cứ nhu cầu và khả năng thực hiện của các bên. Hôm nay, ngày 22 tháng 10 năm 2010 tại trụ sở cửa hàng điện máy MẠNH ĐỨC chúng tôi gồm có: II. Các bên ký hợp đồng 1. BÊN MUA: (gọi tắt bên A): Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội - Đại diện là: Ông Đào Xuân Bính - Chức vụ: Giám đốc công ty Ông Nguyễn Hữu Thái - Chức vụ: Đội trưởng đội thi công - Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội - Điện thoại: 0433.526 397 - Mã số thuế: 05 00 453 336 2. Bên bán (gọi tắt bên B): Cửa hàng điện máy Mạnh Đức - Đại diện là: Ông Nguyễn Hồng Đăng - Chức vụ: Chủ cửa hàng Ông Nguyễn Mạnh Đức - Chức vụ: Chủ tài khoản giao dịch - Địa chỉ: 105 - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Điện thoại: 0433.640376 - Đơn vị thụ hưởng: Ông Nguyễn Mạnh Đức - Số TK 7900211000259 Ngân hàng Công thương Hà Nội - Mã số thuế: 5500140519 4 HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU: Điều 1: Tên hàng hoá - Số lượng - Giá cả TT Tên hàng ĐVT SL Đơn giá Thành tiền 1 Máy trộn bê tông ( Động cơ Diezel R180) Cái 01 11.000.000 11.000.000 2 Máy đầm cóc tay côn TV 50F Cái 01 28.000.000 28.000.000 Tổng cộng 39.000.000 (Bằng chữ: Ba mươi chính triệu đồng chẵn) Điều 2: Thời gian và địa điểm giao hàng 2.1 Thời gian thực hiện hợp đồng: từ ngày 22 tháng 10 năm 2010 2.2 Địa điểm giao hàng: Giao hàng tại kho của bên bán. Điều 3: Thanh toán hợp đồng 3.1 Thanh toán hợp đồng: Bên A thanh toán cho bên B số tiền theo giá trị hợp đồng trước khi nhận hàng. 3.2 Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Điều 4: Bảo hành thiết bị 4.1 Bảo hành thiết bị theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Bảo hành thiết bị được thực hiện sau khi bàn giao cho bên A theo phiếu bảo hành (Không bảo hành những lỗi do người sử dụng). 4.2 Địa điểm bảo hành: Tại trung tâm bảo hành của bên B là số 105 – Hai Bà Trưng- Hà Nội Điều 5: Trách nhiệm của các bên 5.1 Trách nhiệm bên A - Cử cán bộ cùng bên B bàn giao kiêm nghiệm thu máy móc theo điều 1 của hợp đồng này. - Thanh toán cho bên B theo điều 3 của hợp đồng này. 5.2 Trách nhiệm của bên B - Đảm bảo giao hàng đúng chủng loại, số lượng đúng thời gian địa điểm đã thoả thuận. Điều 6: Điều khoản chung - Sau khi ký hợp đồng, mọi bổ sung hay điều chỉnh hợp phải được hai bên bàn bạc, thống nhất giải quyết, không bên nào được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. - Nêu hai bên nỗ lực thương lượng nhưng không đạt kết quả thoả đáng thì đưa ra toà án dân sự thành phố Hà Nội để giải quyết, quyết định của toà án thành phố Hà Nội là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân theo. - Hợp đồng này được xem như đã thanh lý khi các bên đã hoàn thành hết trách nhiệm của mình. - Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Ngày 22 tháng 10 năm 2010 ĐẠI DIỆN BÊN A ( ký, ghi rõ họ tên ) ĐẠI DIỆN BÊN B ( ký, ghi rõ họ tên ) Đào Xuân Bính Nguyên Hồng Đăng (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) Bảng 15: Hóa đơn GTGT HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3L GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu:AA2010-j Liên 2: (Giao cho khách hàng) Số: 0521388 Ngày 22 tháng 10 năm 2010 Đơn vị bán hàng: CỬA HÀNG ĐIỆN MÁY MẠNH ĐỨC Địa chỉ: 105 - Hai Bà Trưng - Hà Nội Số TK 7900211000259 Ngân hàng Công thương Hà Nội Điện thoại: 0433.640376 MS: 5500140519 4 Họ và tên người mua hàng: Vũ Thị Bình Đơn vị: công ty cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội Số TK: 4211 01 00 00079 -Quỹ tín dung TW - chi nhánh Hà Tây Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Hình thức thanh toán: …Chuyển khoản.. MS: 0101058736- 003 STT Tên hàng hoá. dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1×2 1 Máy trộn bê tông ( Động cơ Diezel R180) Cái 01 11.000.000 11.000.000 2 Máy đầm cóc tay côn TV50F Cái 01 28.000.000 28.000.000 Cộng tiền hàng: 39.000.000 /…………… Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 3.900.000 /............. Tổng cộng tiền thanh toán: 42.900.000 /……………………………........ Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi hai triệu chín trăm nghìn đồngchẵn / Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký. ghi rõ họ tên) (Ký.đóng dấu. họ tên) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) Bảng 16: Biên bản bàn giao TSCĐ CỬA HÀNG ĐIỆN MÁY MẠNH ĐỨC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do Hạnh - Phúc ------*****------ BIÊN BẢN BÀN GIAO Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2010 BÊN GIAO HÀNG: Cửa hàng điện máy Mạnh Đức - Đại diện là: Ông Nguyễn Mạnh Đức - Chức vụ: Chủ tài khoản giao dịch - Địa chỉ: 105 - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Điện thoại: 0433.640376 BÊN NHẬN HÀNG: Công ty cổ phần XDCĐ Hà Nội - Đại diện là: Ông Nguyễn Hữu Thái - Chức vụ: Đội trưởng đội thi công - Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội - Điện thoại: 0433.526 397 Cửa hàng Điện Máy Mạnh Đức bàn giao cho Quý khách hàng một số mặt hàng sau: TT Tên hàng ĐVT SL Ghi chú 1 Máy trộn bê tông ( Động cơ Diezel R180) Cái 01 Mới 100% 2 Máy đầm cóc tay côn TV 50F Cái 01 Mới 100% Thanh toán : Đã thanh toán Hai bên cùng thống nhất ký vào biên bản bàn giao để đưa máy vào sản xuất và làm cơ sở thanh toán sau này. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO (ký, ghi rõ họ tên ) ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (ký, ghi rõ họ tên ) Nguyễn Mạnh Đức Nguyễn Hữu Thái (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) Bảng 17: Biên bản thanh lý hợp đồng CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do Hạnh Phúc ------*****------ BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG Căn cứ - Hợp đồng kinh tế ký ngày 24 tháng 10 năm 2010 giữa Cửa hàng Điên Máy Mạnh Đức và Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Hôm nay ngày 09 tháng 11 năm 2010 tại văn phòng Cửa hàng Điện Máy Mạnh Đức chúng tôi gồm các bên dưới đây: I. BÊN MUA (gọi tắt bên A): Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội - Đại diện là: Ông Đào Xuân Bính - Chức vụ: Giám đốc công ty Ông Nguyễn Hữu Thái - Chức vụ: Đội trưởng đội thi công - Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội - Điện thoại: 0433.526 397 - Mã số thuế: 05 00 453 336 II. Bên bán (gọi tắt bên B): Cửa hàng điện máy Mạnh Đức - Đại diện là: Ông Nguyễn Hồng Đăng - Chức vụ: Chủ cửa hàng Ông Nguyễn Mạnh Đức - Chức vụ: Chủ tà khoản giao dịch - Địa chỉ: 105 - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Điện thoại: 0433.640376 - Đơn vị thụ hưởng: Ông Nguyễn Mạnh Đức - Số TK 7900211000259 Ngân hàng Công thương Hà Nội - Mã số thuế: 5500140519 4 Hai bên thống nhất biên bản thanh lý hợp đồng ngày 22 tháng 10 năm 2010 về việc mua máy móc thiết bị với nội dung như sau: TT Tên hàng ĐVT SL Đơn giá Thành tiền 1 Máy trộn bê tông ( Động cơ Diezel R180) Cái 01 11.000.000 11.000.000 2 Máy đầm cóc tay côn TV 50F Cái 01 28.000.000 28.000.000 Tổng cộng 39.000.000 Điều 1: Kết quả thực hiện hợp đồng - Bên B đã giao đủ số lượng hàng cho bên A theo hợp đồng ngày 22/10/2010. - Bên A đã tổ chức nghiệm thu và nhận đủ số hàng trên theo đúng hợp đồng. - Thời gian giao nhận đầy đủ kịp thời. Điều 2: Thanh toán Bên A đã thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản số tiền 39.000.000 đồng. Bằng chữ: Ba mươi chín triệu đồng chẵn./ Điều 3: Điều khoản chung Biên bản thanh lý hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực, không còn giá trị pháp lý. Các bên cam kết thực hiện theo những điều khoản đã ký trong biên bản thanh lý hợp đồng. Nếu bên nào vi phạm phải chịu trach nhiệm trước pháp luật. Biên bản thanh lý hợp đông được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản để làm căn cứ trước pháp luât. ĐẠI DIỆN BÊN A ( ký, ghi rõ họ tên ) ĐẠI DIỆN BÊN B ( ký, ghi rõ họ tên ) Phạm Hoà Đào Xuân Bính (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.3.2.2 Kế toán giảm Tài sản cố định TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý nhượng bán. Khi có quyết định thanh lý TSCĐ công ty phải làm thủ tục thanh lý. * Thủ tục thanh lý Theo quy định của công ty, TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả, TSCĐ không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà khoong thể nhượng bán được, doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để thanh lý tài sản. Khi thanh lý TSCĐ công ty cũng lập hội đồng thanh lý TSCĐ giống như bàn giao TSCĐ. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra xem xét và thành lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu. Biên bản thanh lý được lập làm 02 bản: 01 Bản cho kế toán theo dõi, 01 bản cho bộ phận sử dụng TSCĐ. Tương tự thủ tục thanh lý TSCĐ được thực hiện theo 3 bước như sau: Bước 1: Đề nghị Thanh lý, nhượng bán TSCĐ Bước 2: Thanh lý, Nhượng bán TSCĐ Bước 3: Đề nghị giảm TSCĐ, ghi giảm TSCĐ Trong quý IV/2010, công ty không có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ mà chỉ có nghiệp vụ mua mới TSCĐ. 2.3.3. Chứng từ sử dụng Kế toán TSCĐ của công ty sử dụng những chứng từ sau: Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính khấu hao TSCĐ Hóa đơn GTGT Biên bản thanh lý TSCĐ Một số chứng từ khác có liên quan 2.3.4 Kế toán chi tiết Tài sản cố định * Tại phòng kế toán Tất cả mọi TSCĐ được theo dõi chặt chẽ về mặt giá trị và số lượng trên thẻ kho, sổ chi tiết tài sản. Bảng 18: Thẻ TSCĐ Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 58 Ngày 24 tháng 10 năm 2010. Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 24 tháng 10 năm 2010. Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: 1. Máy trộn bê tông (R180), Nước sản xuất (xây dựng): Đức, Năm sản xuất: 2009 2. Máy đầm cóc tay côn TV F50 Nước sản xuất (xây dựng) : Đức, Năm sản xuất: 2009 Bộ phận quản lý sử dụng: Đội xây lắp số 3… Năm đưa vào sử dụng: 2010. Công suất (diện tích thiết kế): Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm Lý do đình chỉ sử dụng: Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá (triệu) Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A C 1 2 3 4 HĐGTGT 0040378 15/10/2009 Mua máy trộn bê tông R180 11 2010 - - HĐGTGT 0040378 15/10/2009 Mua máy đầm coc tay côn TV F50 28 2010 - - Dụng cụ phụ tùng kèm theo: Hai chai dầu nhớt bôi trơn./ Ngày 24 tháng 10 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) * Tại bộ phận sử dụng: Để theo dõi tình hình tăng, giảm, quản lý TSCĐ ở mỗi bộ phận, kế toán mở sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng (mẫu số S22 - DN). Sổ này được mở cho từng đội xây lắp, phân xưởng cho từng năm, mỗi loại TSCĐ được ghi trên một trang sổ. 2.3.5 Kế toán toán tổng hợp Tài sản cố định Để theo dõi tình hình biến động TSCĐ ở công ty kế toán sử dụng các TK 211, TK 212, TK213, TK 214. TK 211 có các TK cấp 2 như: TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112: Máy móc, thiết bị TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2118: TSCĐ khác. Hạch toán tổng hợp TSCĐ được khái quát theo sơ đồ sau TK 411 TK 241 TK 138 TK 214 TK 711 Kiểm kê phát hiện thừa Thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Chuyển TSCĐ thành CCDC... Hao mòn TSCĐ TK 111, 112, 331 311341 TK 211 TK 214 TK627, 641,.. 642 Tăng do nhận góp vốn Tăng do mua sắm Tăng do nhận biếu tăng, viện trợ Tăng do XDCB hoàn thành bàn giao TK133 TK 811 Thuế GTGT Sơ đồ 06: Kế toán tổng hợp TSCĐ Bảng 19: Sổ Cái TK 211 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hình. Số hiệu: 211 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N –T Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.182.313.682 Số phát sinh … … … … … … … 10/4 31- 10 Mua Máy trộn bê tông R180 20 1111 11.000.000 14/4 31-10 Mua Máy đầm coc tay côn 20 1111 28.000.000 … … ….. … ….. ….. Cộng phát sinh 3.339.446.666 Số dư cuối kỳ 5.521.760.348 Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.3.6 Kế toán khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao là một trong những yếu tố cấu thành chi phí vì vậy việc sử dụng phương pháp nào để tính và trích khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của việc tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh, có nghĩa là ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm. Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành tính và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận. Để đơn giản công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính (hay phương pháp khấu hao đường thẳng). Theo phương pháp này người ta sử dụng hữu ích của TSCĐ để trích khấu hao theo công thức: Mức khấu hao hàng năm = Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Công thức xác định như sau: Mức khấu hao tháng = 12 Mức khấu hao năm * Chứng từ kế toán Để hạch toán hao mòn TSCĐ tại công ty sử dụng chứng từ kế toán như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ... * Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 214 - Hao mòn TSCĐ. Nội dung tài khoản này như sau: Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh... Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ. Dư Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có tại đơn vị. Kế toán khấu hao TSCĐ được khái quát qua sơ đồ sau TK 214 TK 211 TK 627, 623, 642 nhượng bán Hàng tháng trích khấu hao ở các bộ phận Giảm TSCĐ do thanh lý, Giá trị còn lại 811 Sơ đồ 07: Kế toán khấu hao Tài sản cố định Bảng 20: Bảng tính khấu hao tài sản cố định Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 12 năm 2010 STT Tên tài sản Nguyên giá Tỷ lệ KH Trích khấu hao tháng 12 Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại … ….. …… …. ….. ….. ….. .. Máy đào bánh xích 457.142.857 10% 3.809.524 (45.714.285) 411.428.572 … ……… ….. …. …… …… ……. Cộng 5.521.760.348 67.744.817 (1.590.004.308) 3.931.756.040 Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu phòng: kế toán - tài vụ) Bảng 21: Bảng phân bổ và tính khấu hao tài sản cố định Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ VÀ TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2010 stt Chỉ tiêu Tỷ lệ KH Nơi sử dụng toàn doanh nghiệp TK627 TK623 TK 642 Nguyên giá Khấu hao 1 Trích khấu hao TSCĐ 5.521.760.348 67.744.817 19.678.804 40.564.213 7.501.800 Cộng 5.521.760.348 67.744.817 19.678.804 40.564.213 7.501.800 Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu phòng: kế toán - tài vụ) Bảng 22: Sổ cái TK 214 Đơn vị: Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Hao mòn tài sản cố định Số hiệu: 214 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK đ/ư Số phát sinh(đồng) S-H N-T Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.386.569.857 Số phát sinh 15/4 31-10 Chi phí khấu hao BP SX 23 6274 59.246.412 16/4 31-10 Chi phí khấu hao BP QL 24 6424 121.692.639 86/4 30- 11 Chi phí khấu hao BP SX 31 6274 22.505.400 … … … … … … … Cộng phát sinh 627.744.817 Số dư cuối kỳ 1.590.004.308 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.3.7. Kế toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhiều tài sản mà chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty bị hư hỏng nặng phải tiến hành sửa chữa và thay thế một số bộ phận. Sửa chữa TSCĐ gồm: + Sửa chữa nhỏ: Chi phí sửa chữa không lớn, được hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ. + Sửa chữa lớn: Chi phí sửa chữa cao thời gian dài, tăng năng lực công suất của TSCĐ.Việc này cũng có thể do công nhân nhà máy sửa chữa, cũng có thể phải thuê ngoài. Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”. Công ty sử dụng TK 2413 để phản ánh các chi phí sửa chữa lớn phát sinh, công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. TK 2413 TK111,112.. CPhí SCL TSCĐ hoàn thành khi thuê ngoài TK627,623,642.. Chi phí SCL TSCĐ khi tự làm TK 133 VAT (nếucó) TK 331 VAT nếucó Chi phí sửa chữa nhỏ TK 242 Chi phí SCL đủ điều kiện để ghi tăng nguyên giá TSCĐ TK 211 Chi phí Sửa chữa phát sinh lớn Phân bổ chi phí sửa chữa phát sinh lớn Kế toán sửa chứa TSCĐ được tiến hành theo sơ đồ Sơ đồ 08: Kế toán sửa chữa tài sản cố định Việc sửa chữa tại các Đội là do các kỹ sư của các đội trực tiếp sửa chữa. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc định khoản: Nợ TK 627: Nếu dùng TSCĐ cho hoạt động sản xuất. Nợ TK 642: Nếu dùng TSCĐ cho hoạt động quản lý. Có TK 334, 338,152…. – Chi phí sửa chữa. +Kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa TSCĐ: Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh. Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng số tiền phải trả người cung cấp. Có TK 111, 112, 152…. Công ty tự sửa chữa + Kết chuyển chi phí sửa chữa khi hoàn thành: Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch. Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu lớn). Nợ TK 627,642: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu nhỏ, chỉ liên quan đến 1 năm tài chính). Có TK 2413: Giá thành sửa chữa thực tế phát sinh. 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.4.1 Đặc điểm chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy khuyến khích tinh thần hăng hái, kích thích mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc, hay tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Hiểu được tầm quan trọng của công tác tiền lương công ty đã vận dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế khuyến khích được mọi người hăng say lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. 2.4.2 Một số quy định về tiền lương tại Công ty - Phân phối lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh của công ty theo từng quý, năm. Thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước đối với tính chất công việc và loại hình sản phẩm. - Phân phối lương trên cơ sở khoán sản phẩm theo cơ chế và đơn giá khoán của công ty theo từng giai đoạn, từng thời điểm, từng loại công việc và sản phẩm khác nhau. - Thu nhập của những người giữ trọng trách, chức vụ cao và hoàn thành nhiệm vụ được hưởng thu nhập cao hơn. - Công ty chủ động quản lý và sử dụng quỹ lương được công ty duyệt làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển với mục đích: + Tăng doanh thu cho công ty trên cở sở tiết kiệm và hiệu quả. + Cải thiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. + Không dùng quỹ lương chi cho mục đích khác. - Mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định là 880.000 đồng. Lương cơ bản bằng lương tối thiểu nhân với hệ số lương theo ngạch bậc, các trường hợp áp dụng chế độ lương khoán theo công việc, sản phẩm thì lương tối thiểu chỉ là cơ sở để tính mức lương nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hàng tháng. - Chế độ tiền lương: + Lương cơ bản = Lương tối thiểu x Hệ số lương theo hệ thống thang bảng lương. + Lương 1 ngày công làm việc = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp theo quy định 26 + Lương tháng = Lương 1 ngày công làm việc x Số ngày công làm việc thực tế trong tháng + Ngoài lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đi lại, phụ cấp khu vực…. + Áp dụng trả lương làm thêm giờ cho người lao động trừ những người lao động áp dụng chế độ tiền lương khoán hoặc thỏa thuận theo phần công việc, những người này sẽ được hưởng chế độ thưởng nếu làm vượt mức công việc được giao. + Thưởng cho người lao động trong các trường hợp sản xuất vượt mức sản lượng kế hoạch, thưởng cho những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất kinh doanh… + Ngoài ra còn có lương bổ sung nhân dịp lế, tết: Tết dương lịch, tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), ngày 30/4, ngày 1/5, ngày Quốc khánh (2/9), Ngày thành lập Công ty... 2.4.3 Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng Bảng chấm công( mẫu 01a - LĐTL) Bảng thanh toán lương( mẫu 02 - LĐTL) Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành( mẫu 05 - LĐTL) Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ( mẫu 06 - LĐTL) Hợp đồng giao khoán(mẫu 08 - LĐTL) Bảng thanh lý hợp đồng giao khoán Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Một số chứng từ khác có liên quan… Một số mẫu chứng từ sử dụng tại công ty Bảng 23: Hợp đồng lao động Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông ngày 22 tháng 02 năm 2010 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Chúng tôi, một bên là : Ông Đào Xuân Bính Quốc tịch: Việt Nam Chức vụ : Giám đốc Đại diện cho : Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội Địa chỉ : Số 44 phố Thanh Bình, Hà Đông, Hà Nội Và một bên là : Ông (bà) Nguyễn Xuân Trường. Quốc tịch: Việt Nam Sinh ngày : 28/04/1973 Nghề nghiệp : Công nhân Địa chỉ : Hương Sơn- Mỹ Đức- Hà Nội Số CMTND : 112252127… Cấp ngày: 16/06/1998… Tại: CA Hà Tây Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây: Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng - Loại hợp đồng lao động: Thời vụ - Từ ngày 22 tháng 2 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2010 - Địa điểm làm việc: Cải tạo nâng cấp đường Duyên Thái- Ninh Sở - Chức danh chuyên môn: Lao động trực tiếp - Công việc phải làm: Thực hiện các công việc cụ thể theo sự phân công của người quản lý bộ phận. Điều 2: Chế độ làm việc - Thời giờ làm việc: Theo thời gian quy định của công ty - Điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động được hưởng như sau: Nghĩa vụ Trong công việc chịu sự điều hành trực tiếp của công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động. Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật lao động và các quy định trong thỏa ước lao động tập thể. Quyền hạn Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. 3. Quyền lợi - Phương tiện đi lại: Tự túc - Mức lương chính hoặc tiền công: Trả theo sản phẩm Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động 1. Nghĩa vụ - Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động làm việc đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã ký. - Thanh toán đầy đủ, dứt điểm các chế độ và quyền lợi của người lao động đã cam kết trong hợp đồng. 2. Quyền hạn Có quyền điều chuyển tạm thời người lao động, tạm ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động. Điều 5: Điều khoản chung 1. Những thỏa thuận khác: Không 2. Khi hết hạn hợp đồng, nếu người lao động có nhu cầu thì công ty sẽ ký tiếp. Điều 6: Hợp đồng lao động này lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng này làm tại công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội. Người lao động (Ký, ghi rõ họ tên) Người sử dụng lao động (Ký tên, đóng dấu) (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức - hành chính) Bảng 24: Bảng chấm công Công ty Cổ phần Xây dựng Cầu đường Hà Nội 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội BẢNG CHẤM CÔNG Phòng kế toán Tháng 12 năm 2010 STT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 … …. 28 29 30 31 26 1 Nguyễn Thị Hưởng + + CN + + O + .. …. + + + CN 25 2 Nguyễn Phương Thanh + + CN + + + + .. … + + + CN 25 3 Nguyễn Thị Huyền + + CN + + + + .. … O + + CN 25 4 Đặng Kim Liên + + CN + + + + .. … + + + CN 26 5 Vũ Thị Bình + + CN + + + + .. … + + + CN 26 6 Nguyễn Hồng Vân + + CN + + + + .. … + + + CN 26 7 Lê Thị Huyền + + CN + + + + .. … + + + CN 26 Người chấm công Trưởng phòng 2.4.4 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán chi tiết tiền lương trong doanh nghiệp bao gồm việc tính lương và trả lương cho người lao động, cụ thể như sau: . Tính lương Tính lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động là xác định các khoản phải trả người lao động trong kỳ gồm: Lương chính, lương phụ, tiền thưởng và các khoản phụ cấp trợ cấp mà người lao động được hưởng hàng tháng. Tuỳ theo hình thức trả lương của công ty và căn cứ để tính lương là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: Giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc... * Hình thức trả lương tại công ty Công ty tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hai hình thức sau: - Hình thức tiền lương thời gian: Hình thức trả lương này được áp dụng để tính và trả lương cho các cán bộ quản lý và nhân viên hành chính gián tiếp dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm công việc đó. Hình thức này được công ty áp dụng để tính và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tùy theo công việc cụ thể mà công ty sử dụng tiền lương sản phẩm khoán, có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương… * Cách tính lương - Lương theo thời gian: Kế toán theo dõi ngày công bằng bảng chấm công rồi dựa vào đó để tính lương. - Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động- khối lượng công việc và lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng, đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Lương chính phải trả cho công nhân = Khối lượng công việc x Đơn giá tiền lương * Tính các khoản trích theo lương Ngoài việc tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty, kế toán còn phải tính các khoản trích theo lương theo quy định mà công ty phải chịu cũng như các khoản trừ vào lương của cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước đề ra cụ thể như sau Tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Từ ngày 01/01/2010 tỉ lệ đóng BHXH là 22%; BHYT là 4.5%; BHTN là 2%, KPCĐ là 2 %. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN, 2% KPCĐ; người lao động đóng 6% BHXH; 1.5% BHYT; 1% BHTN. Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN: + Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. +Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp được ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động. TT Hä vµ tªn Chøc vô Hệ số C«ng Thµnh tiÒn Trõ 8.5% BHXH, BHYT Thùc lÜnh Ký nhËn 1 Nguyễn Thị Hưởng TP Kế toán 2,65 26 2,332,000 198,220 2,133,780 2 Nguyễn Phương Thanh CB kế toán 2,34 25 1,980,000 175,032 1,804,968 3 Nguyễn Thị Huyền CB kế toán 2,34 25 1,980,000 175,032 1,804,968 4 Đặng Kim Liên CB kế toán 2,34 25 1,980,000 175,032 1,804,968 5 Vũ Thị Bình CB kế toán 2,34 26 2,059,200 175,032 1,884,168 6 Nguyễn Hồng Vân CB kế toán 2,34 26 2,059,200 175,032 1,884,168 7 Lê Thị Huyền CB kế toán 2,34 26 2,059,200 175,032 1,884,168 Bảng 25: Bảng thanh toán tiền lương BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Phòng kế toán Tháng 12 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Lãnh đạo duyệt (N(Nguồn số liệu: Phòng kế toán - tài vụ) 2.4.5 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương * Tài khoản sử dụng : Để hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty sử dụng các TK như : TK 334; TK 338... - TK 334 - Phải trả công nhân viên : dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập cá nhân. - TK 338: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho nhà nước, cho cấp trên về BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN và các khoản khấu trừ vào lương... * Kế toán tổng hợp lương và các khoản trích theo lương Được khái quát theo sơ đồ sauTK 334 TK 622,627, 642 Ứng, thanh toán tiền lương của CNV lương và các khoản khác Các khoản khấu trừ vào Lương và các khoản mang tính chất lương phải trả CNV trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí TK 3383 BHXH phải trả CNV TK 431 Tiền thưởng trả cho CNV từ quỹ khen thưởng, phúc lợi TK 138, 141 333, 338 TK 111, 112 Sơ đồ 09: Kế toán tổng hợp các khoản phải trả người lao động TK 338 TK 627, 642 TK 334 TK 334 TK 111, 112.... Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV Trích BHXH, BHYT… KPCĐ Trích BHXH, BHYT,.. trừ vào lương Số BHXH, KPCĐ được cấp bù TK 111, 112 Nộp KPCĐ, BHXH,HYT,BHTN cho cơ quan quản lý, chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Sơ đồ 10: Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương Bảng 26: Sổ cái TK 334 Đơn vị: Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Phải trả người lao động. Số hiệu: 334 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N/T Nợ Có Số dư đầu kỳ 270.606.000 Số phát sinh trong kỳ .......... …….. ………………. ….. …….. ……… PC04/10 05- 10 Chi tiền lương T9- Giám đốc 6 1111 17.102.325 PC05/10 05- 10 Chi lương QT T9- Phòng TCHC+ tổ bảo vệ 6 1111 15.015.975 PC05/10 05- 10 Chi lương QT T9- Phòng TCHC+ tổ bảo vệ 7 1111 3.340.480 PC161 20- 10 Chi lương QT T9- Phòng kế toán 15 1111 23.658.165 273 21-10 Tính lương CNTT SX Đội XL 01-05 18 622 256.879.122 … … ….. … ….. Cộng phát sinh 8.663.144.835 8.647.750.797 Số dư cuối kỳ 255.211.962 Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) Bảng 27: Sổ cái TK 338 Đơn vị: Công ty cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Các khoản phải trả. Số hiệu: 338 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N/T Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ …. …. ……… .. .. ………… PC231 8- 10 Chi hội nghị công đoàn 10 1111 1.500.000 PC532 10- 10 Chi BHXH đội XL 01 11 1111 3.576.000 161 21- 10 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN T10 BP SX 17 622 12.097.566 161 21- 10 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN T10 BP QL 18 6271 10.276.352 … … ….. … … ….. … Cộng phát sinh 92.577.500 92.577.500 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký,đóng dấu ghi họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2.5.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định. Xét theo mục đích, công dụng chi phí sản xuất tại công ty bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha, đà giáo…. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công, các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia thành 2 loại chi phí: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. + Chi phí thường xuyên: là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công, được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ máy, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy thi công, khấu hao và sữa chữa thường xuyên máy thi công, tiền thuê máy thi công… + Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công từ khi di chuyển từ công trường này đến công trường khác; chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều, lán… phục vụ cho sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của đội xây lắp. 2.5.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty 2.5.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Sản phẩm xây lắp của công ty từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau chính vì vậy đối tượng tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoặc nhóm công trình... 2.5.2.2 Đối tượng tính giá thành Trong sản xuất xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành tại công ty có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao, hợp đồng xây lắp giữa công ty và chủ đầu tư. 2.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp 2.5.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc... cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. Trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp thì chi phí NVL trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn và có thể xác định một cách tách biệt, cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí NVL sử dụng cho công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chư sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình. Đồng thời phải hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi (nếu có) theo tùng đối tượng công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan theo công thức dưới đây: Chi phí vật liệu phân bổ cho đối tượng i  = Tiêu thức phân bổ của đối tượng i  x Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ * Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh các chi phí NVL trực tiếp thực tế cho hoạt động xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình xây dựng, hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. Kết cấu tài khoản như sau: - Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Bên Có: + Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho. + Trị giá phế liệu thu hồi. + Kết chuyển chi phí NVL trực tíếp sang TK 154 - Số dư cuối kỳ: TK 621 cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty như sau: TK 154 TK 621 TK 152 Xuất NVL dùng cho sản xuất Cuối kỳ k/c chi phí NVL trực tiếp Vật liệu dùng không hết nhập kho TK 111, 112, 331 Mua NVL dùng trực tiếp cho sản xuất TK 133 Thuế GTGT TK TK152 Sơ đồ 11: Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.5.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại công trình nào được kế toán tập hợp trực tiếp vào công trình đó. * Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp bao gồm cả công nhân do công ty quản lý và lao động thuê ngoài. Tài khoản này mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Kết cấu TK như sau: - Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thi công công trình, thực hịên dịch vụ phát sinh trong kỳ. - Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường + Kết chuyển chi phí nhân công trực tếp sang TK 154. - Số dư cuối kỳ: TK 622 không có số dư cuối kỳ. TK 622 Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương trả cho người lao động Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 154 TK 334 Phần chi phí NCTT vượt trên mức bình thường TK 632 Sơ đồ 12: Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Bảng 30: Sổ cái TK 622 Đơn vị: Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp. Số hiệu: 622 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N /T Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh …. … ….. …….. .. ……. PKT24 31- 08 Tính lương công trình Yên phúc 18 334 207.849.560 PKT25 31-08 Tính lương công nhân công trình Thanh Oai 19 334 152.381.626 ... .... .... .... .... ... ... 35/4 31- 12 K/C CP NC trực tiếpvào giá thành xây lắp CT 62 1541 6.349.364.797 Cộng phát sinh 6.349.364.797 6.349.364.797 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.5.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công gồm các khoản chi phí cho máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. Tại công ty chi phí sử dụng máy thi công gồm các loại chi phí như: - Chi phí lương nhân công lái máy: Là số tiền phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, bồi dưỡng độc hại lái máy... Chi phí lương nhân công lái máy không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Chi phí nhiên liệu: Các khoản chi phí nhiên liệu dùng cho việc vân hành máy thi công như: xăng, dầu, mỡ... - Dụng cụ sản xuất: Chi phí về dụng cụ sản xuất là các chi phí về phụ tùng thay thế, sửa chữa, công cụ dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công. Kế toán đội xây lắp sẽ tập hợp các chứng từ phát sinh và lập bảng kê sau đó gửi về phòng kế toán công ty để hạch toán. - Chi phí khấu hao máy thi công: Đối với máy thi công thuộc quyền quản lý, sử dụng của đội nào thì đội đó được phép tự trích khấu hao. Nếu trong quý máy thi công được sử dụng đồng thời cho nhiều công trình thì chi phí khấu hao máy thi công cho mỗi công trình sẽ được phân bổ theo số giờ máy hoạt động. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí mua ngoài liên quan tới việc sử dụng máy thi công như thuê vận chuyển, thuê máy thi công ngoài, tiền mua bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí sửa chữa... - Chi phí khác bằng tiền gồm các khoản chi phí còn lại liên quan tới việc sử dụng máy thi công ngoài những chi phí như: chi phí sửa chữa máy thi công, tiền nước, thuốc, tiếp khách, ký hợp đồng... * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 623 - chi phí sử dụng máy thi công. Chi tiết thành các tài khoản như sau : TK 6231 : Chi phí nhân côngg. TK 6232 : Chi phí nhiên liệu. TK 6233 : Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6234 : Chi phí khâu hao máy thi công. TK 6237 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí khác bằng tiền. Mọi chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Kế toán tổng hợp chi phí máy thi công theo sơ đồ sau: TK 334 TK 623 Tiền lương chính,phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công 152, 153, 142... Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 214 Chi phí khấu hao máy thi công Kết chuyển chi phí máy thi công TK 154 Phần chi phí máy thi công vượt trên mức bình thường TK 111, 112 TK 133 Thuế VAT được khấu trừ Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 111, 112, 331... Chi phí khác bằng tiền Thuế GTGT được khấu trừ TK 632 Sơ đồ 13: Kế toán tổng hợp chi phí máy thi công Bảng 31: Sổ cái TK 623 Đơn vị: Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Chi phí máy thi công. Số hiệu: 623 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N /T Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh 34 31-01 Phải trả tiền nhân công trực máy Q1.2009 12 334 24.000.000 67 31- 01 Chi phí máy thuê ngoài 14 331 37.484.940 … … ….. … ….. ….. PKT26 31- 12 Phân bổ chi phí máy vào giá thành xây lắp công trình Yên Phúc 60 1541 157.839.267 PKT27 31- 12 Phân bổ chi phí máy vào Z xây lắp công trình Thanh Oai 60 1541 243.170.711 Cộng phát sinh 2.358.317.221 2.358.317.221 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán – tài vụ) 2.5.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung *Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán tại công ty sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2 như sau: + TK 6271: Chi phí nhân viên đội sản xuất. + TK 6272 : Chi phí vật liệu. + TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác. TK 152,153 TK 111, 112, 331... TK 111, 112 TK 154 TK 627 TK 334,338 Chi phí tiền lương của bộ phận quản lý đội xây lắp , BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân viên Chi phí vật liệu, CCDC TK 214 Chi phí khấu hao của TSCĐ Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 133 Thuế VAT được khấu trừ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thuế VAT được khấu trừ Sơ đồ14: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. Bảng 33: Sổ cái TK 627 Đơn vị: Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình - Hà Đông - Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung. Số hiệu: 627 Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N /T Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh PX28 14-01 Xuất dầu diezel phục vụ công trình yên phúc 12 152 800.000 34 31- 01 Phải trả tiền nhân công quản lý đội 12 334 53.000.000 ….. … … ……….. … .. …. … … ….. … ….. ….. PKT30 31- 12 Phân bổ chi phí SXC vào Z xây lắp công trình Yên Phúc 60 1541 231.150.868 PKT31 31- 12 Phân bổ chi phí SXC vào Z xây lắp công trình Thanh Oai 60 1541 317.839.263 Cộng phát sinh 1.413.453.422 1.413.453.422 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2010. Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn số liệu: phòng kế toán - tài vụ) 2.5.3.5 Tập hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển lần lượt các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công; chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng. * Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nội dung của TK154 như sau: - Bên Nợ: Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ. - Bên Có: Tổng giá thành sản xuất thự tế hay chi phí thực tế của công trình hạng mục công trình. - Dư Nợ: Phản ánh chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình, chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác. Tk 154 có 4 tài khoản cấp 2: + TK 1541: Xây lắp + TK1542: Sản phẩm khác + TK1543: Dịch vụ + TK 1544: chi phí bảo hành xây lắp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất được khái quát theo sơ đồ sau TK 154 TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 TK 627 Chi phí sản xuất chung Tiêu thụ thẳng Chi phí sử dụng máy thi công TK 622 TK 632 Sơ đồ 15: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Bảng 35: Sổ cái TK 154 Đơn vị: Công ty Cổ phần XDCĐ Hà Nội Địa chỉ: 44 - Thanh Bình- Hà Đông- Hà Nội SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Số hiệu: 154. Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK ĐƯ Số phát sinh (đồng) SH N/T Nợ Có Số dư đầu kỳ 14.761.453.431 Số phát sinh … … …… … ….. ….. 31- 12 K/C chi phí NVL trực tiếp vào Z CT XL Yên Phúc 62 621 950.754.000 31- 12 K/C chi phí nhân công trực tiếp vào Z CT XL Yên Phúc 62 622 730.191.838 31- 12 K/C chi phí sử dụng máy thi công trực tiếp vào Z CT XL Yên Phúc 62 623 157.839.267 ... .... .... ... ... .... .... PKT36 31- 12 Giá trị XL ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc151..doc
Tài liệu liên quan