Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp

Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp: LỜI NÓI ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm lao vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và các chi phí về lao động sống. Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt quá giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí sản xuất. Sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lý của doanh nghiệp còn phải biết được c...

docx354 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm lao vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và các chi phí về lao động sống. Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt quá giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí sản xuất. Sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lý của doanh nghiệp còn phải biết được chi phí trong kỳ là bao nhiêu, từ đó sẽ xác định được chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề qua trọng và cần thiết trong quá trình quản lý, do đó kế toán với tư cách là một công cụ quản lý của doanh nghiệp phải hạch toán và cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất noi riêng để phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp. + Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí tại cơ sở thực tập. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Quá trình hình thành và phát triển A. Công ty TNHH Tân Đại Dương. Công ty TNHH Tân Đại Dương với tên dao dịch là Công ty TNHH Tân Đại Dương, được đăng ký thành lập vào ngày 01/06/2002. Trụ sở chính tại Số 14 Kim Ngưu - Hà Nội. Công ty TNHH Tân Đại Dương mới được thành lập và phát triển được hơn 4 năm. Công ty đang ở giai đoạn đầu nên không tránh khỏi những khó khăn bất lợi, song cũng mở ra những khả năng và cơ hội mới. Công ty chuyên sản xuất ra các loại sản phẩm làm sạch bằng khí ozôn. Mặc dù trên thế giới đã áp dụng khá phổ biến các sản phẩm làm sạch nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Đó là một thách thức lớn đối với một doanh nghiệp trẻ song cũng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường. Hiện nay công ty đang hoạt động với quy mô là một công ty TNHH, tổng số thành viên trong công ty là 60 người. Các giai đoạn phát triển của Công ty; Từ năm 2002 – 2004 thành lập vào năm 2002 với mức vốn điều lệ là 10 tỷ Việt Nam Đồng, bước khởi đầu với một phân xưởng sản xuất. Tổng số thành viên trong công ty là 32 người. Từ năm 2004 đến tháng 4 năm 2007 trải qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Công ty đã mở thêm một phân xưởng sản xuất kéo theo đó là số lượng thành viên trong công ty cũng tăng lên từ 32 người lên 60 người. Hiện nay mặc dù đã chế tạo ra nhiều loại sản phẩm, song không thể vì thế mà công ty không ngừng hoàn thiện cũng như sáng tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm. B. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN I. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số I tiền thân là xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước 101, được Bộ xây dựng thành lập theo quyết định số 73/BXD-TC ngày 16/4/1977 trực thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước và sau đó Công ty được thành lập lại theo quyết định số 156 A/BXD-TCNĐ ngày 05/5/1993. Từ khi thanh lập xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101, được Bộ xây dựng thành lập theo quyết định số 73/BXD-TC ngày 16/4/2007 trực thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước sau đó Công ty được thành lập lập lại theo quyết định số 156A/BXD- TCLĐ ngày 5/5/1993. Từ khi thành lập xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101 là đơn vị sản xuất hoạch toán kinh tế chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty xây dựng cấp thoát nước, hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao. Căn cứ quyết định số 73/QĐ-BXD ngày 13/01/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101 thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước thành Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN I. Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN I. Tên giao dịch: Water Supply Sewarage Construstion joint Stock Campany No1 - Viwaseen.1. Tên viết tắt: VIWASEEN I. Trụ sở chính: Số 56/85 - phố Hạ Đình - quận Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: (04)8584598 - (04)5571968 Fax: (04)5588480 Vốn điều lệ của Công ty: 5.000.000.000.đ Trong đó: - Vốn thuộc sở hữu của Nhà nước: 2.600.000.000đ (52%) - Vốn thuộc các cổ đông khác: 2.400.000.000đ (48%) Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 VIWASEEN I. là Công ty con của Tổng Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường công nghiệp (VIWASEEN). Cho đến nay Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển cụ thể như sau: - Năm 1977 - 1993: Công ty gặp khá nhiều khó khăn trong quản lý cũng như tổ chức sản xuất do Công ty mới thành lập, lại gặp ngay sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Tuy nhiên những khó khăn bước đầu càng làm cho đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên toàn thể Công ty thêm quyết tâm tìm ra con đường phát triển đúng đắn và phù hợp cho mình trong thời kỳ mới. Nhiều công trình do Công ty thi công đã được đưa vào sử dụng và được đánh giá cao đã là một động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. - Năm 1993 - 2005: nay Công ty là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước, từ năm 2002 đến nay đã tham gia đấu thầu và thi công 5 công trình xây dựng cấp nước như công trình cấp nước sông Kim Ngưu CP7A, công trình cấp nước Trà Cổ... bên cạnh đó là cấp nước cho 20 đơn vị khắp các tỉnh trong cả nước và sửa chữa cải tạo nhiều tuyến ống, trạm biến áp....h C. Công ty AG Travel Công ty Xúc Tiến Thương Mại & Du Lịch AG thuộc tập đoàn Atlantic, được tổng cục du lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh lữ hành số 048/ TCLD- GPLHQT. AG Travel được thành lập ngày 15/3/2004 để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao, mức sống sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao. Bắt nhịp với nhu cầu đó AG Travel đa ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn ba năm đi vào hoạt động bằng sự lỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, được sự quan tâm kịp thời sâu sát của ban giám đốc cho đến nay công ty đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. Ban đầu khi mới thành lập vốn điều lệ của công ty có 560 500 000 đồng, một xe khách nhãn hiệu Huyundai trị giá 279 600 000 đồng, hệ thống dàn máy vi tính gồm 11 chiếc trị giá 62 300 000, một máy scanner trị giá 2 100 000, một máy in trị giá 1 450 000, một máy Foto coppy trị giá 4 500 000. Cho đến nay vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 45% so với khi mới bắt đầu thành lập, công ty đã bổ xung thêm một xe ôtô nhãn hiệu matiz trị giá 97500000 Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã trải qua nhiều biến động, do ảnh hưởng sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong khu vực, những biến động giữ dội của tình hình chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được chỗ đứng và thương hiệu của mình trên thị trường. Tên giao dịch, trụ sở. Trụ sở chính: 33 Lac Trung- Hai Bà Trưng- Hà Nội Tên giao dich: AG Travel Tel: (04) 636 7567/ 6367569 Fax: (04) 6365789 Email: Info@vietnamagtravel.com Website: wwwdulichag.com D. công ty xây dựng và phát triển nông thôn 658. . Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658. Tên giao dịch quốc tế: construction investment & rural development joint stock company. Tên viết tắt: CIRDJC 658. Trụ sở chính: số 8, ngách 3, ngõ74, đường Trường Chinh - phường Phương Mai- quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Điện thoại : (04)8694327 – 8693198 fax: (04)8687376 Quyết định thành lập công ty số 2758/QĐ/BNN- ĐMDN. Ngày 13/10/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 8 thành công ty cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 010303123 ngày 12/07/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tiền thân là công ty xây dựng và phát triển nông thôn 8, được thành lập từ năm 1993, là thành viên của tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn thuộc bộ nông nghiệp, công ty có quan hệ gắn bó với các thành viên và tổng công ty về kinh tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng dịch vụ, đào tạo tiếp thị, ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng nhằm mục đích thực hiện việc tích tụ tập trung, phân công, chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ của tổng công ty giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh cho đơn vị mình và toàn tổng công ty, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Kể từ khi mới thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, công ty đã có nhiều chi nhánh ở tất cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các công trình mà công ty thi công đều được chủ đầu tư đánh giá cao và đạt chất lượng tốt như kênh thuỷ lợi Hưng Nguyên - Thành phố Vinh-Nghệ An, đường Phú Bình –Tuyên Quang, đường Đồng Cầu - Đồng Tán - Quảng Ninh, đường Tân Lập – Ninh Thuận… Cơ cấu tổ chức của công ty A. Công ty TNHH Tân Đại Dưong Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tân Đại Dương bao gồm các bộ phận với các chức năng cụ thể sau: Ban giám đốc: Ban giám đốc công ty gồm 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty có trâch nhiệm giám sát quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước công ty và kết quả kinh doanh của công ty. Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc thực hiện các nhiệm vụ chính của công ty. Các phòng ban chức năng khác: +> Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của công ty và có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính kế toán được chính xác cụ thể tình hình tài chính và việc chấp hành chế độ chính sách của công ty đối với nhà nước trong việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế của công ty. Tăng cường công tác quản lý vốn, cung cấp thông tin tài liệu hàng tháng, quý , năm giúp cho việc đánh giá phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh, có quyết định đúng đắn kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. +> Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các nhiệm vụ về marketinh. Có trách nhiệm về các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, từ đó đề bạt với giám đốc để có hướng giải quyết kịp thời. Ngoài ra còn có nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như chất lượng, mẫu mã, giá cả, chủng loại nhằm xây dựng được chính xác sản phẩm của mình có tính cạnh tranh cao để mở rộng thị trường. Truy cập thông tin kịp thời và cung cấp các yếu tố đầu vào của công ty cho ban giám đốc. +> Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về mặt kỹ thuật, xây dựng hệ thống định mức sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, đồng thời cung cấp các thông tin về các loại nguyên liệu đưa vào sản xuất, nghiên cứu chất lượng khoa học kỹ thuật, phát minh sáng chế cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. +> Phòng hành chính. Phòng hành chính có trách nhiệm giúp cho ban giám đốc tổ chức lao động trong công ty, xây dựng định mức tiền lương, điều động tiếp nhận lao động theo yêu cầu của sản xuất, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên. Giải quyết các chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Tổ chức bảo vệ tài sản của công ty, mua sắm phương tiện nội thất trong công ty. +> Phòng vật tư Phòng vật tư có nhiệm vụ tìm hiểu nguồn hàng hoá, tham mưu cho giám đốc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, thực hiện mua hàng hoá vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý kho vật tư, hàng hoá, thành phẩm. +> Phòng KCS Kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo hàng hoá đưa ra thị trường có chất lượng cao. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng TCKT Phòng vật tư Phòng hành chính Phòng KCS B. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 1. Hiện nay mô hình quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyết chức năng Đứng đầu Công ty là đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc dưới đó là các phòng ban chức năng, các đội xây đắp và các bộ phận liên quan trực thuộc sản xuất. - Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng cổ đông bất thường. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông, quyết định viêc cử người quản lý. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. - Giám đốc công ty: Vừa là đại diện cho nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên. Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi dao dịch kinh doanh, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về việc điều hành công ty. Giúp việc cho giám đốc còn có phó giám đốc, kế toán trưởng do tổng giám đốc công ty mẹ bổ nhiệm. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham gia lập các hợp đồng kinh tế, xây dựng kế hoach sản xuất, kinh doanh mọi lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu cho từng công trình để lập dự toán khoán, đề xuất các phương án giao khoán. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ hợp đồng quyết toán và thanh lý hợp đồng, kiểm tra những báo cáo thống kê cho các đơn vị gữi về công ty, tổng hợp báo cáo tổng công ty. Giám sát các dự án lớn, có kế hoạch xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, chất lượng cao đúng yêu cầu để phục vụ công tác xây lắp. Quản lý chất lượng, tiến độ thi công xây lắp các công trình, chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất công nghiệp, chất lượng vật tư thiết bị chuyên ngành, quản lý, điều độ xe máy, thiết bị thi công toàn công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng, cũng cố kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Quản lý toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty, lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự của các phòng ban trong công ty cho gọn nhẹ, đơn giản. Quản lý toàn bộ công tác hành chính văn thư, lưu trữ của văn phòng tại Công ty như: Công văn đi, công văn đến, quản lý điều động, công tác y tế của Công ty. Nghiên cứu các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…để đảm bảo đúng chế độ quyền lợi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Căn cứ kế hoạch được giao cho đơn vị hàng năm, kế hoạch định mức lao động tiền lương đối với cấp trên và căn cứ vào số lượng công việc và mức hoàn thành công việc của cấp trên giao cho đơn vị cấp dưới, tiến hành kỳ định mức tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. - Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính trên cơ sở chính sách nhà nước quy định. Chịu trách nhiêm về mặt tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập các kế hoạch tài chính của từng năm, kế hoạch báo cáo với tổng công ty. Lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Xác định chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng công trình đã hoàn thành và bàn giao thu hồi vốn. Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu về kế toán để báo cáo giám đốc có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiến độ thi công công trình và thu hồi vốn. Hoàn thành các báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, hàng quý, năm. - Các đội sản xuất công ty: tổ chức lao động sản xuất, tổ chức theo từng nhóm có đội trưởng theo dõi hướng dẫn chuyên môn theo quy mô tổ đội hổn hợp. Sau khi ký kết được hợp đồng giao nhận thầu công trình xây dựng công ty triển khai với các phòng ban, đội sản xuất, hạng mục công trình. Trước khi sản xuất các đội xác định kế hoạch cụ thể về tổ chức nhân lực cung ứng vật tư, thiết bị, kế hoạch thu hồi vốn, báo cáo thông qua công ty cho phù hợp kế hoạch công ty giao cho. Tuy các phòng ban của công ty không nhiều vì do đặc điểm cơ cấu của công ty ở phạm vi, quy mô hoạt động vừa và nhỏ, chỉ là một đơn vị cá thể trên tổng công ty. Nhưng các phòng ban có mối quan hệ khăn khít lẫn nhau và bổ sung cho nhau nhằm ngày một hoàn thiện hơn. Sơ đồ 1: Bộ máy hoạt động của Công ty Đại HĐ cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Kế toán trưởng Phòng kế toán tài chính Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 3 Đội xây lắp số 4 Đội xây lắp số 5 Đội xây lắp số 6 Đội xây lắp số 7 Đội xây lắp số 8 Đội điện máy C. Công ty AG travel Doanh nghiệp gồm có Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau. - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty, nắm bắt tình hình và đề ra các biện pháp, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự, cân nhắc xa thải, tuyển dụng, phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận. Phó giám đốc: Là người thay giám đốc sử lý các công việc của công ty. Phòng tổ chức hành chính: Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của công ty, xây dựng quy hoạch quản lý cán bộ, thực hiện chế độ chính sách khen thưởng, đề bạt tăng lương, kỷ luật, xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, các chỉ tiêu định mức lao động, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu được phê chuẩn, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng bảo hiểm xã hội, chế độ an toàn lao động. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác kế toán, giá cả tài chính của công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo việc thực hiện hạch toán kế toán của công ty. Theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triển và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa những vi phạm chính sách, chế độ của Nhà nước. Thực hiện chế độ công tác, ghi chép, báo cáo đối lưu vốn và nguồn vốn có hiệu quả. Phòng thị trường (bộ phận Marketing): Nghiên cứu thị trường du lich, tiến hành tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức thu hút khách du lich. Tham mưu cho giám đốc và công tác đối ngoại trên cơ sở thông tin kinh tế và các hợp đồng giữa các công ty với các doanh nghiệp khác, cũng như nhu cầu của du khách, xây dựng trên các giá biểu phù hợp. Đề xuất lập kế hoạch triển khai mở rộng các loại hình du lịch và tuyến điểm du lịch mới đáp ứng nhu cầu của khách. Ký kết hợp đồng với các hãng, các tổ chức du lịch để khai thác du lịch. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong đơn vị về kế hoạch, nội dung hợp đồng phối hợp các bộ phận liên quan, theo dõi việc thanh toán, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách hàng. Chuẩn bị nội dung cùng làm việc với các đơn vị trong và ngoài ngành liên quan đến vấn đề thu hút khách hàng. Phòng điều hành: Là nơi triển khai mọi công việc điều hành, các trương trình du lịch do phòng thị trường kí kết. Với các du khách trong và ngoài nước yêu cầu, trên cơ sở kế hoạch khách thông báo cho đơn vị gửi đến kế hoạch triển khai các công việc có liên quan theo đúng hợp đồng (yêu cầu về thời gian và chất lượng…). Ký kết hợp đồng đưa khách với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan liên quan liên quan để thực hiện tốt nhất công tác điều hành. Phòng hướng dẫn viên: Căn cứ vào thông báo của phòng điều hành lập kế hoạch hướng dẫn, Khai thác các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các đơn vị trong và ngoài nước, đưa đón khách du lịch. Xây dựng đội ngũ công tác viên hướng dẫn có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu hướng dẫn du lịch trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. - Phòng kinh doanh thương mại: Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban như phòng tư vấn khách hàng, dịch vụ lữ hành. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh doanh thương mại mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra, bên cạnh đó đề xuất và phối hợp với các phòng có liên quan để thực hiện tốt công việc kinh doanh của công ty. Sơ đồ Giám Đốc P. Giám Đốc Du Lịch Quốc Tế Tổ Chức Điều Hành Du Lịch Nội Địa Kinh Doanh Thương Mại Kế Toán Mar Hướng Dẫn Điều Hành Mar Hướng Dẫn Điều Hành Tư vấn K.hàng Dịch vụ Lữ hành D. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658 Bộ máy tổ chức của công ty gồm: - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện trước pháp luật, có nhiệm vụ lập chương trình hoạt động, nội dung các tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, triệu tập và chủ toạ mọi cuộc họp hội đồng quản trị . - Giám đốc công ty: Là người chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty về việc thực hiện các kế hoạch được giao và điều hành chung mọi công việc cuả công ty. - Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình. - Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty, thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và điều lệ hoạt động của tổng công ty và công ty. Lập báo cáo kế toán, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo từng tháng, quý, năm. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý và giúp việc cho giám đốc, thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại và giao dịch hàng ngày. - Phòng kế hoạch kỹ thuật dự thầu: Lập kế hoạch thi công, lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu các công trình . -Phòng quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng công trình, theo dõi giám sát thi công. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động như trên là khá hợp lý, giúp cho hoạt động của công ty thông suốt trong việc điều hành và thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên kiểu cơ cấu này không thể hiện rõ được mối liên hệ rõ nét giữa các phòng ban với nhau nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh của công ty. Sơ đồ phản ánh cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc công ty PGĐ phụ trách tổ chức hành chính PGĐ phụ trách dự án, tvtk, thị trường PGĐ phụ trách KHĐT, SXKD Phòng tài chính kế tóan Phòng KH, kĩ thuật dự thầu Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý chất lượng Chi nhánh Sơn La Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh TP HCM Các tổ đội xây dựng III- Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu: A. Công ty TNHH Tân Đại Dương Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm, nhưng các sản phẩm do công ty sản xuất khá đa dạng và phong phú gồm nhiều nhóm hàng, mỗi nhóm hàng lại bao gồm nhiều chủng loại máy, những máy này có công năng là sản sinh ra khí zone sạch, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn rất cao. các máy đều mang thương hiệu LEN được chia làm hai mảng dân dụng và công nghiệp. Mảng dân dụng: là các máy độc lập đơn năng hoặc đa năng (lượng ozone dưới 2g/h) như LEN 8...Nhóm này lại bao gồm nhiều phiên bản khác nhau như LEN8.2, LEN8.3, LEN8.4, LEN8D...chủ yếu dùng để sát khuẩn tiêu độc, khử dị mầu, dị mùi, làm sạch rau quả thực phẩm, nước uống, không khí...trong nhà ở gia đình, công sở, trường học , bệnh viện, nhà hàng... Mảng công nghiệp: (Lượng ozone trên 3g/h) có thể làm việc liên tục, ổn định trong nhiều ngày không cần nghỉ, phục vụ các nhu cầu xử lý làm sạch của cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công mỹ nghệ.....Như LEN.4 với các phiên bản 4.1, 4.2, 4.3, 4.5, 4.6L...đã và đang được sử dụng rộng rãi trong tinh chế nước uống, sản xuất rượu, bia, bảo quản chế biến rau quả, thực phẩm, xử lý nước thải, phòng diệt vi khuẩn... ngoài ra còn rầt nhiều nhóm sản phẩm khác cùng với các phiên bản. B. công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 1. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước sơ 1 với hoạt động chủ yếu là xây lắp các công trình cấp thoát nước với quy mô khác nhau, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Trong những năm qua, công ty đã xây dựng các công trình lớn nhỏ có chất lượng và hiệu quả sử dụng cao góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. Sau khi cổ phần hoá, song song với việc tiếp tục duy trì các lĩnh vực, địa bàn thị trường truyền thống cần phải mởi rộng địa bàn hoạt động đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm. - Về xây lắp: Duy trì phát triển thị trường truyền thống, các công trình, dự án trên tĩnh Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định,..xúc tiến các dự án của Công ty: Xây dựng văn phòng cho thuê, khu chung cư… góp phần chủ động giải quyết việc làm cho công nhân viên và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Về sản xuất công nghiệp: đầu tư thêm cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để phát triển sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực gia công cơ khí, lắp đặt thiết bị điện tử bán thành phẩm đến thành phẩm - Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Mở mang thêm như: tư vấn xây dựng, tư vấn đầu tư, đại lý sản phẩm, kinh doanh vật tư, cho thuê thiết bị công cụ, các dịch vụ khác về xây dựng. Để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp và thêm việc làm cho người lao động. C. Công ty AG travel Lĩnh vực kinh doanh. AG Travel là đơn vị hoạt động chuyên ngành du lịch và các dịch vụ thương mại, nên chức năng kinh doanh chủ yếu của công ty là: Tổ chức kinh doanh lữ hành trong nước và quốc tế với chức năng này công ty đã tổ chức và thực hiện các trương trình du lịch trong nước và quốc tế. Tổ chức đón khách du lịch Nước ngoài vào Việt Nam và đưa khách Việt Nam đi thăm quan du lịch ở nước ngoài. Hệ thống dịch vụ đặt hàng khách sạn trên toàn quốc, đăng kí vé máy bay, tầu hoả thủ tục xuất nhập cảnh (hộ chiếu, visa) cho thuê các phương tiện vận chuyển du lịch. Sản phẩm chủ yếu Tổ chức đón khách thăm quan nước ngoài vào Việt Nam và đưa khách Việt Nam đi thăm quan du lịch ở nước ngoài. Tổ chức các trương trình hội thảo du học, hội nghị chuyên đề. Tổ chức các kì nghỉ tuần trăng mật cho các cặp vợ chồng mới cưới. Du lịch qua các buổi tiệc là một phần của du lịch “Mia” đánh dấu bước phát triển của ngành du lịch. Du lịch qua các buổi triển lãm, tổ chức giới thiệu các mặt hàng mới hoặc tạo ra những thương hiệu cho người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. Du lịch qua các buổi diễn thuyết. Du lịch Anh Quốc. Ăn tết trên đất Thái. Ngoài ra AG còn cung cấp thông tin du lịch trong quá trình đi tour hay giới thiệu các đặc sản của các vùng, miền các món quà lưu niệm mang đậm nét phong tục tập quán của người dân Việt Nam và ở những vùng miền đó. D. Công ty cổ phần ĐTXD và PTNT 658 Công ty cổ phần ĐTXD & PTNT kinh doanh trên các lĩnh vực sau: - Xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Xây dựng giao thông và thuỷ lợi kênh mương, đê đập, hồ chứa nước. - Xây dựng khu văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn, công sở, trường học, bệnh viện. - Khai thác nước ngầm, xây dựng nhà máy nước sạch, xử lý nước, lắp đặt nước sạch nông thôn, nước sạch sinh hoạt, cấp thoát nước. - Xây dựng đường dây và trạm biếm thế điện từ 35 KW trở xuống. - Tư vấn, đầu tư phát triển kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm hải sản, gia súc gia cầm phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng tư liệu sản xuất kinh doanh vật liêu xây dựng. - Khai thác, sản xuất, chế biến kinh doanh các loại cầu kiện và vật liệu trong xây dựng và trang trí nội thất. - Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dường dây tải điện… IV. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: A. Công ty TNHH Tân Đại Dương Với những tính năng của sản phẩm chất lượng tốt Công ty TNHH Tân Đại Dương hơn 4 năm qua đã tạo được một chỗ đứng trên thị trường thiết bị làm sạch, cung cấp thiết bị làm sạch cho các bệnh viện, trường học, các doanh nghiệp và cũng là một thiết bị gia đình. Trên thị trường Hà Nội chúng ta có thể bắt gặp sản phẩm LEN của công ty. Với những điều trên Công ty TNHH Tân Đại Dương đã và đang dần tạo được một thương hiệu mạnh về sản phẩm làm sạch trên thị trường. Kế hoạch tiếp theo của công ty là mở rộng hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm tới tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước. Mở trang Web thông tin về công ty nhằm quảng bá thương hiệu hình ảnh, tăng cường sự hiểu biết thông tin của các nhà đầu tư, khách hàng đối với công ty và sản phẩm của công ty, tiến đến mua bán hàng hoá trên mạng Internet. Tạo dựng hình ảnh tích cực của công ty đối với xã hội. Với lợi thế là một doanh nghiệp của Việt Nam, khi mà Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO công ty đang hướng tới tìm kiếm Singapo, Philipin...Bên cạnh những việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh của sản phẩm thì công ty đang hướng tới mở rộng quy mô sản xuất về các mặt hàng làm sạch, tìm kiếm những khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới để có thể đủ sức cạnh tranh trên đấu trường quốc tế. B.Công ty CPXD Cấp thoát nước VIWASEEN 1 - Sau khi cổ phần hoá thị trường tiêu thụ của Công ty mở rộng khắp 21 tỉnh trong cả nước. Cụ thể các ngành nghề như sau: + Về xây lắp tập chung phần lớn ở công trình cấp thoát nước ở các tỉnh như: * Công trình cải tạo Sông Kim Ngưu CP7A * Công trình cấp nước hòn gai Quảng Ninh * Cấp nước khu du lịch Trà Cổ - Móng Cái * Cấp nước đảo Tuần Châu - Hạ Long * Công trình cấp nước Hưng Yên Bên cạnh đó là sửa chữa cải tạo nhiều tuyến ống, trạm biến áp như: * Tuyến ống D300 - 400 từ thị xã đến Ngân hàng xã hội Hạ Long - Hoành Bồ. * Sửa chữa trạm biến áp của Bộ xây dựng ở Hà Nội. * Sửa chữa và cải tạo khu WC của Bộ xây dựng + Về nhận thầu: Trong hai năm gần đây Công ty nhận được một số công trình mới như: * Công trình xây dựng trạm biến áp đến 35KV ở Nam Định. * Công trình cấp nước Mậu A - Yên Bái. * Công trình cấp nước ở Ninh Bình. + Về kinh doanh vật liệu xây dựng * Loại đường ống C250 được tiêu thụ nhiều nhất cho một số Công ty xây dựng ở Hà Nội (số lượng lên tới 2.000 sản phẩm trong năm 2006). * Sản phẩm cấu kiện bê tông và một số vật liệu xây dựng khác như: Que hàn 4 ly, thép F22 A2. + Về tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu: Công ty tập chung tư vấn cho các Công ty xây dựng giao thông, cầu đường và các công trình thuỷ lợi, công trình điện năng... ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ví dụ: Tháng 6/2006 tư vấn cho Công ty cầu I Thăng Long thi công thành công, công trình cầu đường bộ ở Vĩnh Phúc. + Về các lĩnh vực kinh doanh khác: Công ty áp dụng cho một số Công ty xây dựng ở trong địa bàn thuê thiết bị công cụ, và một dịch vụ khác về xây dựng. - Công tác tìm kiếm thị trường: Song song với việc tiếp tục duy trì các lĩnh vực, địa bàn thị trường truyền thống cần phải mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh như: Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng... Xúc tiến các dự án của Công ty: Xây dựng khu nhà liền kề, văn phòng cho thuê, khu chung cư.... tiếp cận để nhận thầu các dự án của Tổng Công ty, vì các dự án của Tổng Công ty thường là những dự án có quy mô lớn đòi hỏi phải đầu tư lớn, để qua đó Công ty có thể thực hiện đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thiết bị, năng lực quản lý và tay nghề cho công nhân, tạo tiền đề cho việc phát triển nâu dài. Đa dạng hoá sản phẩm trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện nước, chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ đặc biệt là thiết bị công nghệ xây dựng công nghiệp cấp thoát nước, nhà cao tầng. C. Thị trường du lịch của Công ty AG TRAVEL Du lịch thị trường tiềm năng. Du lịch ngành công nghiệp không khói này đang phát triển rất mạnh. Hàng năm ngành du lịch đã mang về cho mỗi quốc gia nguồn lợi nhuận khổng lồ, người ta đã có những nhận xét rằng khi Chính Phủ bỏ một đồng vốn ra để đầu tư vào ngành du lịch thì sẽ thu về một nghìn đồng lợi nhuận. Nước ta vốn được thiên nhiên ưu đãi cả về khí hậu lẫn địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Hội An Phong Nha Kẻ Bàng Khu Đền Thánh Mỹ Sơn Cồng Chiêng Tây Nguyên Di tích lịch sử Vạn Thuỷ Tú… Việt Nam có 3/4 biên giới giáp biển đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch biển. Mặt khác du lịch còn là nơi thiết lập mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, như quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và còn vì nền hoà bình chung của toàn thế giới. 2. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh a. Mục tiêu Năm 2007 công ty vẫn tiếp tục phát triển kinh doanh du lịch, công ty không chỉ hướng mục tiêu kinh doanh vào du khách trong nước mà còn đang hướng mục tiêu thu hút khách nước ngoài đến với công ty. Như thị trường du khách Hàn Quốc và Nhật Bản, hai thị trường này đang có xu hướng đến thăm quan Việt Nam rất nhiều. Hơn thế nữa du khách ở những quốc gia này đến du lịch ở Việt Nam họ chi tiêu cho một chuyến đi với số tiền rất lớn, bình quân cứ một khách chi tiêu cho một tour du lịch của mình là vào khoảng 3000 – 4000 USD, hơn một nửa chi phí cho tuor còn lại là chi tiêu cá nhân. Điểm chú ý hơn nữa là lượng du khách Nga đến với Việt Nam ngày càng tăng, theo nhận định của Tổng Cục Du Lịch thì khách Nga có xu hướng trở lại du lịch Việt Nam đặc biệt là du lịch biển. b. Chiến lược kinh doanh Công ty đang tính toán và lập chiến lược phát triển du lịch Caravan, bởi lẽdu lịch Caravan có đặc thù riêng là dành riêng cho những du khách có thu nhập cao, thưởng thức những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt nhất, du khách thường chọn những khách sạn 5 sao thời gian lưu chú lâu. Caravan còn là cú hích mới cho ngành du lịch Việt Nam và những năm tiếp theo, bên cạnh các loại hình tour du lịch hoặc cá nhân riêng lẻ. D. Công ty CP ĐTXD và phát triển nông thôn 658 Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cùng với nhu cầu của thị trường đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ về công trình xây dựng trong nền kinh tế đang phát triển và đổi mới của nước ta hiện nay, công ty xây dựng và phát triển nông thôn 658 luôn đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất hiệu quả nhất. Sản phẩm của công ty là các công trình giao thông thuỷ lợi , công nghiệp, đường dây tải điện… nên thị trường của công ty khá rộng. Các công trình xây dựng của công ty có mặt hầu hết ở các tỉnh trong cả nước. Hiện nay công ty đã có chiến lược mở rộng thị trường trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy công ty tìm mọi cách tạo ra nhiều vệ tinh chi nhánh ở các vùng khác nhau để tiện cho việc chỉ đạo điều hành thi công công trình, đồng thời thu hút và tìm kiếm khách hàng. Kế hoạch, chiến lược kinh doanh và triển vọng trong thời gian tới: Công ty tiếp tục quan hệ với các nhà đầu tư truyền thống, đẩy mạnh với các nhà đầu tư mới, tiếp tục mở rộng thị trường trên toàn quốc. Công ty đang có xu hướng sẽ chú trọng việc xây dựng vào các trường đại học ỏ những thành phố, các trường học trên những vùng cao, tạo điều kiện cho mọi người dân đến trường học một cách tiện lợi nhất. Nhằm nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức bổ xung kĩ năng trong quá trình làm việc. Vì vậy để tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường đòi hỏi sản phẩm làm ra của công ty phai đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp giá thành hạ và phải liên tục đổi mới trang thiết bị máy móc… có như vậy mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường. V- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: A. Công ty TNHH Tân Đại Dương. Các sản phẩm LEN được sản xuất trên quy trình công nghệ giản đơn. Mỗi sản phẩm có những cấu tạo khác nhau nhưng có chung đặc điểm là được lắp ráp bởi một số phụ kiện, tổ kiện thiết bị ngoại vi chuyên dụng như cụm sinh ozone trong, ngoài, kiểu ống, phiến, bộ trộn ozone với nước, đầu phun ion hoá, hộp khiển chế, van, khoá, nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B...Với kết cấu gọn nhẹ, hiện đại, bền chắc...dễ dàng lắp ráp hoặc trang bị đồng bộ để đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Tuy kết cấu mỗi sản phẩm có khác nhau nhưng nhìn chung về quy trình sản xuất gâng tương tự nhau từ các bộ phận, phụ kiện, tổ kiện...được lắp ráp lại thành các sản phẩm với thương hiệu LEN. Các máy khác nhau cơ bản ơ chỗ công năng của chúng khác nhau nên khả năng sinh ra lượng ozone khác nhau, và có một số các linh kiện, phụ kiện khác nhau. Có thể hình dung ra quy trình sản xuất của LEN thông qua quy trình sản xuất máy LEN4.5 dưới đây: Quy trình công nghệ sản xuất máy LEN 4.5 Bộ lọc bụi và xử lý Bộ tách ẩm ống thuỷ tinh Pyrex Bộ trộn Ozone với nước Bộ tạo khí Ozone Bộ biến tần và tạo xung cao áp Van, khoá, công tắc cảm ứng, quạt Hộp nhựa đúc keo Epoxy Vỏ máy Sản phẩm LEN 4.5 Có thể thấy rằng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm LEN không quá phức tạp song hiệu quả sản phẩm đem đến cho người tiêu dùng lại rất lớn, đó cũng là nét ưu việt dễ thấy ở sản phẩm của công ty.TNHH Tân Đại Dương. B. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 1 Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Đấu thầu và ký kết HĐ kinh tế Khảo sát thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu và bàn giao công trình Giai đoạn 1: Đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế. Giai đoạn 2: Khoả sát thiết kế kỹ thuật và lập kế hoach thi công. Trên cơ sở khảo sát, thu nhập số liệu về những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế thi công như đặc điểm địa hình cao thấp, vị trí địa lý, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế bãn vẽ thi công của công trình, đồng thời căn cứ vào điều kiện trong hợp đồng kinh tế, giá trị dự trị dự toán của công trình và điều kiện thi công của từng khu vực, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch về tiến độ thi công qua từng giai đoạn. Giai đoạn 3: Tổ chức thi công. - Chuẩn bị thi công: bao gồm những công việc như giao nhận mặt bằng, bố trí thực địa (dựng lán chài cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị điện…), tập kết xe, thiết bị thi công. - Thực hiện thi công: Tiến hành theo tùng hạng mục theo kế hoạch đã đề ra. - Hoàn thiện thi công: hoàn thiện những hạng mục công việc sau cùng để có thể bàn giao, đưa công trình vào sử dụng. Giai đoạn 4: Nghiệm thu và bàn giao công trình. Các bước kỹ thuật công nghệ xây lắp máy nhìn tổng thể thì không nhiều nhưng chi tiết lại rất nhiều và đòi hỏi giám sát kỹ thuật rất chặt chẽ. Phải thử qua cường độ và tiêu chuẩn kỹ thuật có xác nhận của cơ quan chuyên môn là phù hợp với yêu cầu thiết kế mới được sử dụng, qua mỗi bước quy trình công nghệ phải nghiệm thu kỹ thuật chặt chẻ như công trình xây lắp đường ống, quy trình lấp đất một phần và thử áp lực đường ống thì phải nghiệm thu đào đất để đặt đường ống đạt yêu cầu mới được đặt đường ống xuống rồi lấp đất. Ví dụ: Nội dung quy trình công nghệ thi công xây lắp đường ống cấp thoát nước Lắp đặt 1 phần và thử áp lực công trình Tiếp nhận mặt bằng vànghiên cứu hồ sơ, lập iện pháp thi công Duyệt, bảo vệ biện pháp thi công Chuẩn bị thi công Công tác đất Công tác việc phụ trợ Công tác lắp ống Nhận nhiệm vụ Khử trùng và súc xả đường ống đầu nối Hoàn trả mặt bằng Bản vẽ hoàn công Thanh lý hợp đồng Bảo hành công trình Tổ chức giao hang C. Công ty CP ĐTXD và PTNT 658 Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658 là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công xây mới, nâng cấp và cải tạo hoàn thiện, trang trí nội thất… các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông , công cộng. Do đó, sản phẩm của công ty có đặc điểm không nằm ngoài đặc điểm của sản phẩm xây lắp. Đó là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn mang tính chất đơn chiếc. Quá trình sản xuất diền ra liên tục, kéo dài, phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng về cơ bản hầu hết các sản phẩm của công ty đều theo một quy trình chung: Theo phương diện quản lý, công ty tổ chức theo sơ đồ sau: Nhận thầu kí hơp đồng Mua vật tư, tổ chức nhân công Lập kế hoạch thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu, bàn giao công trình Sơ đồ: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty: Trong quá trình thi công, công ty tiến hành tợp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng thời kì và so sánh với giá trưng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng với bên A + Đối với hoạt động xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, được tiến hành theo quy trình sau: Sơ đồ: quy trình công nghệ xây dựng công trình: Khảo sát thiết kế thi công Thi công công trình Lắp đặt điện nứơc thiệt bị Kiểm tra nghiệm thu quyết toán Hoàn thiện trang trí công trình Trình tự thi công: - Bước 1: Khảo sát thăm dò, thiết kế và thi công phần móng của công trình. - Bước 2: Tiến hành thi công công trình. - Bước 3: Lắp đặt hệ thống điện nước, thiết bị yêu cầu của công trình - Bước 4: Hoàn thiện, trang trí bảo đảm tính mỹ thuật của công trình. - Bước 5: Tiến hành kiểm tra nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình. + Đối với công trình làm đường, quy trình công nghệ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Quy trình công nghệ làm đường: Chuẩn bị nền móng cho đường Thi công lớp đá móng đường Thi công phần mặt đường Làm dải phân cách, cọc tiêu, biển báo Thử tải hoàn thiện và bàn giao đường Trình tự và công nghệ thi công: - Bước 1: Chuẩn bị nền móng, đào lòng đường( nếu cao) hoặc đắp nền đường( nếu thấp) đầm kĩ nền đường, đổ cát nền, bấc thấm chống nước. - Bước 2: Đây là bước thử nghiệm, dải thử vật liệu đầm nén đo đạc đảm bảo dung sai thi nghiệm. Dùng các thiết bị thi công: Máy dải, ôtô, máy lu, máy rung…Bắt đầu thi công lớp móng cấp đá rong. - Bước 3: Thi công lớp cấp phối đá dăm láng nhựa 3.5kg/m2. Sau khi hoàn chỉnh hai lớp thì láng 1 lớp nhựa nóng tiêu chuẩn 3.5kg/m2, dải đều vật liệu, nén ép bằng lu, dải đá 10- 20 mm láng lớp nhựa thứ 2 tiêu chuẩn 2kg/m2 và dải đá đều. - Bước 4: Làm dải phân cách, cọc tiêu, biển báo, rãnh nước. - Bước 5: Thử tải hoàn thiện và bàn giao đường. Từ đặc điểm, quy trình công nghệ của ngành xây dựng cầu đường, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần thiết xác định là tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và tuỳ theo yêu cầu quản lý chi phí cũng như việc nghiệm thu và thanh toán tiền theo từng giai đoạn thi công( phần móng, phần nền đường và phần mặt đường), cần tập hợp chi phí sảỡcuất cho từng bước công nghệ của từng công trình. Xác định đối tựng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất. Với quy trình như trên, đối tựơng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc có thể là từng giai đoạn công trình, từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. ơ VI. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: A. Công ty TNHH Tân Đại Dương 1. Những thành tích đạt được Thời gian qua công ty đã nghiên cứu chế tạo thành công một số loại máy tạo khí ozone cỡ nhỏ đưới 80g/h, hơb 2000 máy đã qua 3 năm sử dụng vẫn vận hành tốt, một số loại máy được cúp vàng chất lượng.... triển khai mua sắm thêm máy móc thiết bị vật tư, tổ chức sản xuất hàng loạt một số loại máy, đồng thời làm các thủ tục pháp lý như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, công bố tiêu chuẩn cơ sở, thuê kiểm định chất lượng máy, tham gia và đoạt giải tại các hội chợ... cho những hàng hoá của công ty. Có mạng lưới doanh nghiệp cộng tác viên phân phối sản phẩm và vài ngàn khách hàng đang sử dụng công nghệ và sản phẩm của công ry. Bước đầu đã tạo được uy tín, thu hút được sự quan tâm của công luận. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó đã và đang khẳng định được ưu thế so với các sản phẩm làm sạch trước đây. Mặt khác các máy LEN của công ty đã đạt trình độ quốc tế, giá rẻ, chế độ bảo hành miễn phí vô điều kiện một năm, bảo trì lâu dài, thời gian sửa chữa không quá một ngày lại ít tốn kém. Với giải pháp và thiết bị như vậy công ty đã được nhận bằng độc quyền giải pháp hữu ích, được bảo hộ trong vòng 10 năm. Cúp vàng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy chương Techmart Việt Nam do cục sở hữu trí tuệ, bộ y tế, bộ khoa học và công nghệ trao. Bảng số liệu về các chỉ tiêu đạt được trong năm qua STT Chỉ tiêu Năm2006 2005 1 Doanh thu bán hàng 249.293.701.900 267.760.349.900 2 Các khoản giảm trừ 13.439.136.420 2.440.123.607 3 Doanh thu thuần 235.854.565.480 265.320.226.393 4 Giá vốn hàng bán 204.237.322.500 238.232.833.200 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng 31.617.242.980 27.087.493.193 6 Doanh thu hoạt động tài chính 871.674.679 1.024.206.063 7 Chi phí tài chính trong đó chi phí lãi vay 2.227.449.180 2.097.614.059 3.583.894.851 3.481.144.584 8 Chi phí bán hàng 16.766.839.690 14.865.992.780 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.705.338.170 3.470.452.638 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 7.789.290.619 6.191.358.984 11 Thu nhập khác 563.641.245 393.000.272 12 Chi phí khác 688.248.248 79.692..201 13 Lợi nhuận khác (124.607.003) 313.308.071 14 Lợi nhuận trước thuế 7.664.683.616 6.504.667.055 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.146.111.412 1.821.306.775 16 Lợi nhuận sau thuế 5.518.572..204 4.683.360.280 Những mặt tồn tại hạn chế của công ty TNHH Tân Đại Dương: Tuy đã có mạng lưới phân phối sản phẩm ra thị trường nhưng công ty TNHH Tân Đại Dương vẫn chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà chưa đưa được sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng lên so với năm trước 2005 nhưng doanh thu vẫn giảm, điều này đặt ra cho doanh nghiệp một thách thức rất lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng trên là Doanh nghiệp chưa có một đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Việc giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường chỉ dừng lại ở các khâu quảng cáo trên truyền hình mà chưa có các trang web để giới thiệu sản phẩm của công ty tới từng cá nhân trong và ngoài nước. Công ty chưa có phòng marketing chính thức, hoạt động marketing của công ty còn hạn chế . Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua: Thuận lợi Mặc dù bước vào lĩnh vực công nghệ sạch nhưng công ty cũng có những ưu thế riêng được thể hiện ở nhiều mặt ví dụ như máy của các nước Canada, Mỹ, Pháp, Đài Loan... thường gây khó khăn cho người sử dụng về thông số cấu tạo, các máy này đã được lắp đặt bộ phận cài đặt thông tin chuyên dụng rất khó tìm và thay thế ỏ Việt Nam. Trong khi máy của công ty TNHH Tân Đại Dương có tính năng đơn giản, giá rẻ, chất lượng đảm bảo. Do đó sản phẩm của công ty đang được người tiêu dùng trong nước quan tâm. Những năm đầu như là những bước đệm tạo đà cho sự phát triển vững chắc sau này của công ty. ở nước ta việc ứng dụng các thành tựu khoa học mới dừng lại ở mức tham gia vào các cuộc thi chứ chua nhằm một mục đích cao hơn là đi vào cuộc sống. Sự ra đời của công ty TNHH Tân Đạị Dương đã một phần cải thiện tình trạng này. Một thực tế cho thấy gần đây khi xã hội ngày càng phát triển thì nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm như ô nhiễm thực phẩm, nhiễm độc nguồn nứơc, các bệnh về da liễu....đòi hỏi phải có những biện pháp cách thức khắc phục tình trạng này. Do vậy chắc chăn trong tương lai không xa các sản phẩm công nghệ sạch của công ty sẽ phổ biến hơn với người tiêu dùng vì nó thiết thực và thực sự hữu ích. Là một công ty không lớn với số lượng công nhân viên vừa đủ nhưng tạo được công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống tinh thần một cách tốt nhất. Hàng năm công ty thực hiện đóng bảo hiểm cho các bộ công nhân viên, bên cạnh đó công ry không ngừng quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật cao của nược ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho việc hình thành một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao luôn phấn đấu hết mình cho sự phát triển không ngừng của công ty. b. Khó khăn Hiện tại vấn đề khó khăn nhất đối với công ty là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Làm sao quảng bá được sản phẩm công ty, khắc phục những lệch lạc về nhận thức của người tiêu dùng đối với thiết bị làm sạch trước đây. Do tự phât vội vàng mà việc ứng dụng công nghệ thiết bị ozone đã bị hiểu lầm và lợi dụng. Cụ thể là việc dùng ozone không thuần khiết từ không khí chưa lọc, sấy, tách nitơ... để xử lý nước uống, thực phẩm, xử lý môi trường y tế đã tạo thành một hợp chất hiđrôcácbon thơm đa vòng... khi tiếp xúc với thực phẩm không những không được làm sạch mà còn gây ra nhiều chứng bệnh điển hình là bệnh ung thư và còn rất nhiều độc hại được tích luỹ cho người tiêu dùng. Trong thời kỳ đầu của hội nhập WTO hiện nay, hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt Nam với một khối lượng lớn cùng với những sản phẩm có chất lượng cao, mức độ cạnh tranh gay gắt. Cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác, công ty gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với sự nỗ lực đồng lòng và sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, luôn cố gắng khắc phục khó khăn, tìm điểm mạnh để phát huy, phấn đấu thành một đơn vị hoạt động tốt có hiệu quả cao để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. B. Công ty CPXD cấp thoát nước VIWASEEN 1. 1- Bảng biểu: Bảng biểu 1: Kết quả sản xuất kinh doanh STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 1 Doanh thu 1.000đ 24.477.000 18.625.000 26.500.000 2 Số lao động sử dụng bình quân Người 596 398 415 3 Thu nhập bình quân 1.000đ 1.200 1.250 1.320 Bảng biểu 2: Hồ sơ năng lực tài chính ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản có 29.998.923.600 31.336.699.897 37.579.684.307 2 Tổng tài sản nợ 29.998.923.600 31.336.699.897 37.579.684.307 3 Tổng tài sản có lưu động 28.707.614.743 28.279.070.266 34.349.945.628 4 Tổng tài sản nợ lưu động 26.362.550.462 27.606.377.934 32.095.193.907 5 Lợi nhuận trước thuế 719.614.122 783.242.188 841.129.168 6 Lợi nhuận sau thuế 489.337.603 563.934.375 605.613.001 7 Nộp ngân sách Nhà nước 703.276.519 1.339.307.813 1.395.516.167 Bảng biểu 3: Danh thu lợi nhuận trong hai năm ĐVT: Đồng Năm Doanh thu Lợi nhuận trước thuế 2004 27.972.935.278 783.242.188 2005 29.004.454.052 841.129.168 Tổng cộng 56.977.389.330 1.624.371.356 2. Phân tích: Theo các bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty mỗi năm một tăng thể hiện Công ty ngày một khẳng định được vị trí của mình bằng chính sách quản lý phù hợp. Đặc biệt lợi nhuận của Công ty tăng lên rõ rệt chứng tỏ Công ty không những tích cực mở rộng địa bàn hoạt động mà còn phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng số lượng lao động ngày càng giảm vì Công ty áp dụng được kíp thời khoa học kỹ thuật, thay bằng máy những công đoạn sản xuất hay thi công bằng tay để giảm bớt thời gian, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác Công ty còn chú trọng đến đời sống công nhân viên biểu hiện thông qua thu nhập bình quân đầu người tăng 5%-10% theo từng năm. Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, thuế nộp Nhà nước năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005 và 2004. 3. Chiến lược phát triển: Nhanh chóng ổn định tổ chức của Công ty. Sau khi cổ phần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ lập các dự án đầu tư để đi sâu vào thực hiện đúng kế hoạch có hiệu quả, phát huy các thế mạnh của Công ty để mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới để từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực nhằm phát triển sản xuất và đào tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bảng biểu số 4: Mục tiêu tài chính năm 2007 của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Doanh thu (không thuế) Triệu đồng 70.000 Tổng lao động Người 882 Thu nhập bình quân 1.000đ 1.947 Lợi nhuận Triệu đồng 2.100 4. Những thuận lợi và khó khăn: 4.1- Thuận lợi: - Là đơn vị chuyên ngành có bề dầy kinh nghiệm nên có khả năng nhận thầu nhiều công trình cấp thoát nước. - Tháng 6 vừa qua Công ty vừa lên sàn giao dịch chứng khoán lần đầu tiên nên có thể huy động được vốn. Mạnh giá mua cổ phiếu là 10.000 đồng, số lượng cổ phiếu phát hành 500.000 cổ phiếu. - Nhân công lao động dồi dào có trình độ chuyên môn. 4.2- Khó khăn: - Nhiều khách hàng còn nợ tiền chưa thanh toán mà hiện tại vốn trong Công ty có hạn phải huy động qua Ngân hàng nhưng do là Công ty cổ phần phải có tài sản thế chấp mà tài sản của Công ty thì ít đây là một khó khăn rất lớn. - Trên thị trường Công ty gặp nhiều doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt. C. Công ty AG TRAVEL Thành tích đạt được. Trong những năm vừa qua công ty đã tổ chức đưa và đón khách du lịch trong và ngoài nước, thống kê mức doanh thu qua các năm như sau: + Doanh thu năm 2004 Du lịch quốc tế: 960 000 000. Du lịch nội địa: 1 040 000 000. Thương mại và dịch vụ: 764 000 000. + Doanh thu năm 2005. Du lịch quốc tế: 1 019 000 000. Du lịch nội địa: 1 291 000 000. Thương mại và dịch vụ: 927 000 000. + Doanh thu năm 2006 Du lịch quốc tế: 1 069 950 000. Du lịch nội địa: 1 484 650 000. Thương mại và dịch vụ: 964 000 000. Công ty đã và đang khai thác tiềm năm du lịch vốn có của Việt Nam, với mức doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2004- 2005 doanh thu tăng lên khoảng 12% năm 2005- 2006 doanh thu tăng vào khoảng 6.8% đây là sự cố gắng lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Thuận lợi. Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của ngành du lịch Việt Nam, được sự quan tâm sâu sát của tổng cục du lịch. Tập thể toàn bộ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, nhận thức đúng đắn công việc và nhiệm vụ của mình. Công tác tổ chức quản lý cuả công ty có nhiều buớc tiến rõ rệt , phương tiện hoạt động của công ty được nâng cao, cơ sở vật chất được đầu tư hệ thống dàn máy vi tính có chất lượng tốt phục vụ đắc lực cho việc giao dich với khách hàng. Thị trường du lịch ngày càng có xu hướng phát triển quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, lượng du khách đến công ty luôn ổn định và ngày càng có xu hướng ra tăng. Chất lượng chăm sóc khách hàng ngày một đảm bảo du khách luôn hài lòng sau mỗi tour du lịch. Cơ cấu vốn của công ty được tăng lên, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 45% tương ứng với số tiền 769 225 000. Cơ sở vật chất được nâng cao, chú trọng đầu tư vào phương tiện vận chuyển du khách. Những khó khăn. Đặc trưng của ngành du lịch là du lịch theo mùa, đây là một trong những khó khăn thách thức đối với công ty. Về thời tiết đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, như sóng thần, nạn đại hồng thủy, những biến đổi bất ổn của thời tiết là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới lịch trình của các tour. Về tình hình kinh tế chính trị có diễn biến phức tạp như: khủng bố, chiến tranh sảy ra giữa các quốc gia. Từ những yếu tố khách quan trên cũng ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Có những ý kiến cho rằng du lịch vẫn mãi chỉ là thị trường tiềm năng bởi lẽ chúng ta vẫn chưa khai thác được triệt để tiềm năng du lịch vốn có của mình. Thu hút được khách du lịch đã khó nhưng giữ được chân họ lại là vấn đề khó hơn. Vì thế công ty phải tạo ra được tiếng nói riêng của mình trên thị trường du lịch hiện nay. Nguồn vốn của công ty ít quy mô hoạt động chưa lớn. Có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường và nó đã trở thành quy luật mạnh thắng yếu thua. Đây cũng là một trong những thách thức lớn với công ty. Có rất nhiều công ty du lịch lớn họ đã tạo được thương hiệu của mình trên thị trường như: Viet travel, Ha noi tourist, Viet Nam tourist, du lịch Nam Cường… Đội ngũ hướng dẫn viên thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc khách hàng, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. D. Công ty CP ĐTXD và phát triển nông thôn 658. Trong những năm gần đây công ty đã đạt được 1 số kết quả trong quá trình kinh doanh như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Doanh thu thuần 42.254.799.870 47.634.119.565 5.379.319.695 12.73 2. Giá vốn hàng bán 40.155.569.348 46.234.881.473 6.079.312.125 15.14 3. Thunhập tài chính 186.272.547 186.272.547 - 0.00 4. Chi phí tài chính 5. Chi phí quản lý DN 950.570.250 1.001.280.424 50..710.174 5.33 6.Lợi nhuận trước thuế 1.334.932.819 1.575.230.215 240.297.396 18.00 7.ThuếTNDN phải nộp 373.781.189 441.064.460 67.283.271 18.00 8. Lợi nhuận sau thuế 961.151.630 1.134.165.755 173.014.125 18.00 9. TNBQ/ng/th 1.962.000 2.264.000 302.000 15.39 Qua số liệu trên ta thây tình hình sản xuất của công ty là khá tốt và luôn có chiều hướng tăng lên. Doanh thu thuần 2006 tăng so với 2005 là 5379319695 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.73%. Số tiền doanh thu này chủ yếu là do số lượng các công trình xây dựng hoàn thành bàn giao năm nay tăng hơn so với năm trước. Giá vốn hàng bán cũng tăng lên 6079312125 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.14%. Tuy nhiên mức tăng của giá vốn vẫn cao hơn mức tăng của doanh thu, cho thấy doanh nghiệ đã không đạt hiệu quả tốt nhất trong sản xuất, dẫn đến giá thành của sản phẩm giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự tác động hàng loạt các mặt hàng trên thị trường đều tăng, đặc biệt là giá xăng và giá sắt thép. Lợi nhuận thuần của công ty cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn hẳn tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế tăng 173014125 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18%. Đây là con số đáng khích lệ, đạt vượt mức chỉ tiêu mà DN đã đề ra trong năm báo cáo. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, từ 1962000 đồng/tháng lên 2264000 đồng /tháng. Mức sống tăng lên đồng nghĩa với đời sống của cán bộ công nhân viên ngày được cải thiện, tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển thuận lợi. 1. Những thành tích đã đạt được: Kể từ ngày mới thành lập, công ty đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thử thách và đã dạt dược những thành tựu to lớn. Trong quá trình hoạt động công ty luôn phát huy những thành tích đạt được, không ngừng củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay công tuy dã có nhiều chi nhánh ở các tỉnh, các công trình mà công ty thi công đều được các chủ đầu tư đánh giá cao và đạt chất lượng công trình tốt như: kênh thuỷ lợi Hưng Nguyên – TP Vinh – Nghệ An, đường Phú Bình – Tuyên Quang, đường Đồng Cầu - Đồng Tán – QN, đường Tân Lập – Tân Hiệp – Ninh Thuận… Tuỳ theo quy mô tính chất của từng loại công trình và những điều kiện cụ thể của công trình đó theo dự án, công ty đều lập hồ sơ dự thầu, lập ra các dự án tối ưu để trúng thầu công trình. 2.Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công ty đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658 vẫn còn những mặt hạn chế: - Việc phản ánh chi phí phát sinh của công trình thi công là không kịp thời, do đó chứng từ các đội thi công chuyển lên không thường xuyên theo định kì. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc thông tin cho lãnh đạo công ty trong việc kiểm soát chi phí 1 cách chặt chẽ. - Việc công ty áp dụng hình thức khoán gọn công trình cho các đội cũng gây không ít khó khăn cho công ty trong việc hạch toán chính xác các chi phí phát sinh ở các đội. Bởi vì các chi phí được tập hợp trên công ty đều do các đội gửi từ chứng từ lên. Hơn nữa nó còn gây khó khăn cho công ty trong việc theo dõi phát sinh các khoản công nợ do có những chi phí đội được từ quỳên đi mua, thanh toán bằng tạm ứng của công ty. Lợi dùng điều này các đội đã vay, ứng rất nhiều có khi vượt quá quyết toán công trình. - Các chi phí về lãi vay lại được công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung là không hợp lý. Các chi phí naỳ thuộc về chi phí hoạt động tài chính nhưng công tyu đã hạch toán vào chi phí sản xúât. Vì thế, giá thành sản phẩm hoàn thành đã tăng lên 1 khoản không đúng với thực tế. - Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm mà bên cạnh đó còn nhiều loại NVL cần phải theo dõi. Hiện nay, công ty chỉ mở sổ chi tiết cho các tài khoản 621, NVL chính và NVL phụ cho nên công ty gặp khó khăn trong việc theo dõi chi tiết tài khoản 621. 3. Những thuận lợi trong công ty Công ty XD và phát triển nông thôn 658 là công ty có quy mô vừa nhưng địa bàn hoạt động rộng phân tán trên nhiều vùng đất nước. Xuất phát từ địa bàn là một TP công nghiệp – TP Hà Nội, công ty nhanh nhạy ứng dụng được các tiến bộ KHKT vào sản xuất và xây dựng nhăm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện kiểu mẫu tiếc kiệm thời gian. - Cơ sở vật chất: Công ty có đầy đủ trang thiết bị văn phòng như: máy xây dựng , máy in, máy phôtô, máy vi tính…đảm bảo trang thiết bị và máy thi công phục vụ cho hoạt động thi công công trình. Các thiết bị của công ty chủ yếu là các thiết bị máy móc hiện đại dược mua và nhập từ nước ngoài, thời gian sư dụng chưa nhiều, nhìn chung còn tương đối tốt. Đây loà một lợi thế của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh để thiết kế ra các công trình có độ chính xác cao và phù hợp yêu cầu khách hàng. - Nhân lực: công ty có 1 đội ngũ các bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý điều hành công việc tốt, nhiều kinh nghiệm. Phần lớn cán bộ chuyên môn kỹ thuật có thâm niên công tác cao, khoảng 30% cán bộ có thâm niên trên 8 năm, 40% cán bộ có thâm niên trên 4 năm. - Tài chính: công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tài khoản, con dấu và tư cách pháp nhân riêng, tự tìm kiếm việc làm tự vay vốn, tự trang trải các khoản thuế, lãi vay và các khoản chi phí khác theo PL hiện hành. Vì vậy công ty có thể dự thầu thi công các công trình trên cả nước. Khả năng thanh toán tổng quat của công ty khá đảm bảo. Đánh giá tổng quát thấy tình hình tài chình của công ty khá mạo hiểm và bố trí cơ cấu còn chưa cân đối. Nhưng nhìn vào tỷ suất lợi nhuận của công ty thì lại thấy đạt được khá cao trong 2 năm 2005và 2006. Trong 2 năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tươngđối ổn định và có xu hướng tăng lên. 4. Những khó khăn của công ty - Cơ sơ vật chất: Hiên nay quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã mở rộng nhưng các thiết bị thi công của công ty vẫn chưa được bổ xung thêm dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị cho sản xuất, bên cạnh đó có 1 số máy mua lại nên công suất không lớn, hiệu quả sử dụng thấp. - Nhân lực: Về tay nghề của công nhân trong công ty, vì có bộ phận nhận hợp đồng theo thời vụ do đó mà việc đào tạo, nâng cao tay nghề không được thực hiên đầy đủ, nên nhìn chung trình độ của công nhân kĩ thuật trong công ty là không cao: thợ bậc 7/8 là không có, bậc 6/7 là 10 người – chỉ chiếm 3.64%, bậc 5/7 là 62 người – chiếm 22.5%, bậc 4/7 là 203 người - 73.8%. - Tài chính: Ta thấy tỷ lệ nợ phải trả rất cao, 2005 là 66.89%, năm 2006 là 69.87%. Việc sử dụng nợ vay quá nhiếu ảnh hưởng đến sự tự chủ về tài chính của công ty, làm cho các quyết định của công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Tình hình tài chính của công ty khá mạo hiểm và bố trí cơ cấu còn chưa cân đối. Trong năm tới công ty cần phải giảm bớt lượng nợ vay mà chủ yếu là vay ngắn hạn để giảm bớt rủi ro tài chính và tự chủ hơn trong các quyết định kinh doanh của mình. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán A. Công ty TNHH Tân Đại Dương. Bộ máy kế toán của công ty rất gọn nhẹ, mỗi nhân viên kế toán lại đảm nhận những công việc, nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Cơ cấu bộ máy kế toán gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên, 1 thủ kho. + Kế toán trưởng: chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kinh tế, tổng hợp số liệu kế toán công ty, lập báo cáo kế toán hàng quý, thông tin kịp thời và chịu trách nhiệm trước cơ quan về toàn bộ công tác kế toán. + Kế toán viên: đảm nhận một số phần hành kế toán như kế toán tiền lương, TSCĐ (phụ trách TK 334.338, TK 152, 153, 221, 214...) tổ chức hạnh toán kế toán kết quả lao động, tính toán phân bổ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, hạch toán chi tiết vật tư và tiến hành phân loại TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đã lựa chọn. + Thủ kho: theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, hàng hoá. Định kỳ gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ vật tư, hàng hoá cho phòng kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Tân Đại Dương Kế toán trưởng Kế toán viên Thu kho Nhiệm vụ của bộ máy kế toán + Hướng dẫn đôn đốc các bộ phận trong công ty thu thập đầy đủ kịp thời các chứng từ hạch toán ban đầu. + Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một các đầy đủ, chính xác theo đúng chế độ chính sách của công ty. + Thực hiện việc lập báo cáo tài chính định kỳ gửi lên các cơ quan nhà nước như tài chính, thuế. + Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch tính giá thành giá bán. Tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định. Phân tích thông tin kế toán, đề ra các biện pháp cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đương lối phát triển đúng đắn đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. B. Công ty CPXD cấp thoát nước VIWASEEN 1 Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung cụ thể như sau: Kế toán trưởng Kế toán NVL, TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán chi phí tính Z Thủ quỹ Với quy mô hoạt động vừa và nhỏ, công ty Cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 đó tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng: tổ chức công tác hoạch toán, kế toán, quản lý và sử dụng các nguồn nhân lực vào sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiến hành hoạt động của phòng kế toán và đôn độc, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản. Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm: Định kỳ lập các báo cáo tài chính. Đồng thời phải tiến hành tập hợp chi phí và giá thành theo từng hạng mục công trình, xác định doanh thu, thuế phải nộp và tính lỗ lãi, sau đó xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán có cân đối hay không và có trách nhiệm báo cáo với kế toán trưởng để kế toán trưởng ký và đưa cho giám đốc duyệt. Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định : Theo dõi quản lý hợp đồng, tài sản cố định và thực hiện hoạch toán kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định. Tổng hợp kiểm kê tài sản cố định, khối lượng dở dang, đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ kiểm kê. Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định Có nhiệm vụ theo dõi tình hình phát triển, khấu hao sữa chữa lớn tài sản cố định của công ty. Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh với các kế toán viên, vào sổ cái, sổ tổng hợp, lập bảng cân đối số phát sinh… và lập Báo cáo tài chính. Kế toán thanh toán: Theo dõi, thanh quyết toán, các khoản vốn các khoản công nợ toàn công ty, thanh toán nội bộ, đôn đốc việc thanh toán trong nội bộ, thanh toán lương, Bảo hiểm xã hội và thanh quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Kế toán ngân hàng: Thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán, các nhiệm vụ tài chính với ngân hàng, mở sổ theo dõi tiền vay, tiền gửi các ngân hàng mà công ty mở tài khoản. Thanh quyết toán và thu chi qua ngân hàng, lập kế hoạch thu chi tiền mặt. Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập xuất quỹ, ghi sổ và lập báo cáo quý. C. Công ty AG TRAVEL Cơ cấu tổ chức kế toán của công ty đơn giản gọn nhẹ, gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán thanh toán. Sơ đồ bộ máy kế toán. Kế Toán Trưởng Kế Toán Thanh Toán Kế Toán Tổng Hợp Nhiệm vụ. + Kế toán trưởng Phụ trách phòng tài chính có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ, bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo gọn nhẹ có hiệu quả và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu. Báo cáo thống kê định kì, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm tra công việc của các kế toán viên. + Kế toán tổng hợp Có nhiệm vụ tổ chức việc hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo quyết toán. + Kế toán thanh toán Cùng với các nhân viên kế toán tiến hành thu, chi theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi báo cáo tình hình thu chi hàng ngày. D. Công ty CP ĐTXDvà phát triển nông thôn 658. Việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường xuyên và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời còn giúp cho các cán bộ kế toán nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nhận thưc được tầm quan trọng đó, công ty CPĐTXD & PTNT 658 đã căn cứ vào tình hình cụ thể tại công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập chung. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng & TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt, tiền lương, BHXH Thủ quỹ Kế toán đội xây dựng số 1 Kế toán đội xây dựng số 4 Kế toán TTTV đầu tư & xây dựng Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc, duới các đơn vị phụ thuộc là các kế toán đội, tuy nhiên kế toán đội chỉ làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập chứng từ, kiểm tra sau đó gửi về phòng kế toán của công ty. Ngoài chưc năng quản lý tài chính, phòng tài chính kế toán còn có chức năng làm công tác kế toán. Nhiệm vụ chính của công tác kế toán là ghi chép thông tin kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính. Phòng kế toán gồm các thành biên với chức năng & nhiệm vụ cụ thể như sau: + Kế toán trưởng: giúp ban giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê các thông tin trong toàn công ty, đồng thời tổng hợp số liệu phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm trước HĐQT và giám đốc công ty. Kế toán rtưởng trực tiếp phân công công việc cho tưèng thành viên trong phòng kế toán đồng thời tổ chưc việc ghi chép, tính toán phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Kế toán tông hợp: Có nhhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phần hành chuyển đến, lập báo cáo quyết toán nộp cho lãnh đạo thực hiện quản lý sổ sách, cuối mỗi thang đối chiếu số liệu với kế toán phần hành. + Kế toán tiền mặt, tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ thu và xuất tiền chi dùng tại đơn vị, sau đó tập hợp vào sổ quỹ, hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ. Đồng thời có trách nhiệm tính lương và các khoản trích nộp theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. + Kế toán ngân hàng và TSCĐ: Theo dõi các khoản tiền chuyển khoản, tiền séc, vay ngân hàng và tiền gửi ngân hàng. Đồng thời theo dõi và phản ánh chính xác, kịp thời, thường xuyên, đầy đủ về tình hình biến động của TSCĐ. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty, căn cứ vào các chứng từ hợp lý , hợp lệ để nhập, xuất quỹ tiền mặt. Tại các đội xây dựng, công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ sắp xếp các nhân viên kế toán thực hiện phân loại, tổng hợp các chứng từ ban đầu và định kỳ chuyển về phòng taì chính kế toán của công ty để ghi sổ kịp thời. Hình thức tổ chức kế toán A. Công ty TNHH Tân Đại Dương. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Mọi chứng từ, sổ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo TC Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng hoặc định kỳ quan hệ đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ , thẻ kế toán chi tiết cuối tháng , phải khoá sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên số đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. B. Công ty CPXD cấp thoát nước VIWASEEN 1. Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 1864/1998/QĐ – BTC, ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp Công ty áp dụng bộ máy kế toán tập trung với hình thức ghi sổ “Nhật ký chung” mọi chứng từ, sổ kế toán sử dụng theo quy định của Bộ Tài Chính. Hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC. Công ty sử dụng phần mềm kế toán CIC (phần mềm cho đơn vị xây dựng). Nên quy trình ghi sổ diễn ra Chứng từ gốc được kiểm tra Nhập vào máy Sổ kế toán, tổng hợp chi tiết. Xử lý in ra Sơ đồ 1: Trình tự kế toán theo hinh thức Nhật ký chung. Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chuyên dùng Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ cái Bảng CĐ số PS Báo cáo tài chính 11.047.617 Quy định ký cuối tháng Ghi hàng ngày Ghi chú: Kiểm tra đối chiếu Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là “Nhật ký chung” theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, nếu đơn vị có mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Trong hình thức kế toán Nhật ký chung tại công ty sổ kế toán liên quan đến kế toán chi phí gồm có: Sổ Nhật ký chung Sổ cái Sổ chi tiết thanh toán Sổ chi tiết tài khoản 621, 622,623,627,642. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Kết chuyển sang tài khoản 154. C. Công ty AG TRAVEL Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật kí chung. Mọi hình thức chứng từ, sổ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. 2.1. Sơ đồ phản ánh hình thức nhật kí chung như sau. Chứng Từ Gốc Báo Cáo Tài Chính Sổ NKC Sổ Cái Bảng Cân Đối PS Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sổ Kế Toán Chi Tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 2.2. Diễn giải Thu thập chứng từ gốc từ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ chứng từ gốc lên sổ chi tiết và sổ nhật kí chung. Lập sổ cái tài khoản dựa vào sổ nhật kí chung sau đó đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết xem số liệu có khớp với nhau không, đi từ sổ cái tài khoản lập bảng cân đối phát sinh và cuối cùng lập báo cáo tài chính ghi sổ cuối tháng. D. Công ty CP ĐTXDvà phát triển nông thôn. Về hình thức sổ kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống sổ sách và tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/3/ 2006 của BTC và các thông tư tiếp theo. Riêng với ngành XDCB có quyết định số 1864/1998/ QĐ - BTC ban hành ngày 16/ 12/ 1998 của bộ tài chính để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức “ chứng từ ghi sổ”. Việc áp dụng hình thức kế toán này là hoàn toàn phù hợp với công ty có điều kiện hạch toán, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mặt khác tạo điều kiện cho các nhân viên kế toán phát huy năng lực nghề nghiêp của mình. Hình thức “chứng từ ghi sổ” có đặc trưng là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán không phải là chứng từ gốc mà là chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc. Việc ghi tổng hợp kế toán sẽ tchs ra làm 2 quá trình: ghi theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Sơ đồ: Phản ánh kế toán tại công ty: Chứng từ gốc Bảng kê chứng từ Sổ quỹ Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đối chiếu số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : đối chiếu Hằng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiêm tra, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp tiến hành phân loại tổng hợp để lạp bảng kê chứng từ gốc cùng loại, nếu có các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, kế toán tiền mặt sẽ ghi vào sổ quỹ kế toán. Đồng thời kế toán chi tiết vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết (nếu có) Căn cứ vào số liệu trên bảng kê chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi được phụ trách kế toán ký duyệt mới chuyển cho kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lên sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào các số liệu trên các số thẻ chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời từ số liệu trên sổ cái các tài khoản đã được đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập bảng cân đối số phát sinh sau đó tiến hành kiểm tra đối chiếu số phát sinh với số liệu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, sau khi đối chiếu số liệu đảm bảo phù hợp, căn cứ số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán mà chỉ thực hiện việc tính toán các bảng biểu trên Excel, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc sử dụng phần mềm kế toán. Các phương pháp kế toán áp dụng tại công ty: A. Công ty TNHH Tân Đại Dương Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhờ đó mà kế toán theo dõi phản ánh được một cách thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất, tồn vật tư thành phẩm trên sổ tài khoản. Do đó giá trị hàng tồn kho trên sổ có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. 2. Phương pháp xác định giá thực tế hàng tồn kho: Khi hạch toán vật tư xuất kho, kế toán công ty sử dụng phương pháp thực tế đích danh. Tức là bất kỳ vật tư nào đều đựơc theo dõi rất chặt chẽ tình hình mỗi lần nhập với giá nhập bao nhiêu thì xuất cũng đúng với giá đó. Để tạo ra một sản phẩm công nghệ sạch cần rất nhiều loại nguyên vật liệu nên việc quản lý nguyên vật liệu rất chặt chẽ và chi tiết. Khi nhập kho vật tư, kế toán hạch toán theo giá thực tế, còn với nguyên vật liệu xuất trong kỳ, giá xuất kho được xác định theo phương pháp thực tế đích danh. Để đảm báo tránh được tình trạng thất thoát lãng phí nguyên vật liệu, công ty đã xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trên một sản phẩm xuất phát từ việc tính toán, đánh giá xem xét một cách hợp lý, khoa học. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng được giá thành từng loại sản phẩm và hoạt động dự trữ vật tư sao cho đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, giảm chi phí bảo quản. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một số sản phẩm mà công ty đã xây dựng: LEN 4.1 280.000 đồng/ máy LEN 4.2 110.000 đồng/ máy LEN 4.3 350.000 đông/ máy LEN 4.5 950.000 đồng/ máy LEN 4.6L 1.900.000 đồng/ máy LEN 4.10 2.100.000 đồng/ máy 3. Phương pháp tập hợp chi phí: a. Đối tượng tập hợp chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh và với sản phẩm được sản xuất. Vì vậy kế toán cần xác định được đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất, trên cơ sở đó để tập hợp chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí và tính giá thành hay để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi (giới hạn) để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đối với kế toán chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm chi phí sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí ở công ty TNHH Tân Đại Dương, một công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm làm sạch bằng khí ozone. Nên cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã chỉ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định với chức năng là chuyên sản xuất thiết bị làm sạch bằng khí ozone. Công ty TNHH Tân Đại Dương có quy trình sản xuất đơn giản, khép kín không phải qua nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau, không có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất hàng loạt với nhiều mặt hàng khác nhau do vậy đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm. b. Phương pháp tập hợp chi phí: Để tập hợp được chi phí sản xuất kế toán căn cứ vào toàn bộ các chứng từ có liên quan đến chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp. trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung phát sinh. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng tiến hành theo hai bước: Bước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức: C H = ¾ T H: hệ số phân bổ chi phí C: tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể. Ci = H x T Ci: phần chi phí phân bổ cho từng đối tượng T: đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i 4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí tại công ty TNHH Tân Đại Dương: 4.1 Cách xác định các khoản mục chi phí + Đối với NVL trực tiếp của từng loại sản phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm tỷ lệ với định mức chi phí NVL trực tiếp. S chi phí NVL trực tiếp CP NVL trực tiếp = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ x S định mức CP NVL sản xuất 1 SP S định mức CP NVL trực tiếp trực tiếp của 1 SP của các SP S định mức CP NVL trực tiếp của 1 SP = số lượng SP đó hoàn thành x định mức CP NVL trực tiếp SP đó + Đối với CP nhân công trực tiếp từng loại SP tính toán được trên cơ sở tỷ lệ với số công định mức và số lượng 1 công SP đã được xác định. Chi phí NC trực tiếp CP NC trực tiếp = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ x S lương định mức 1 SP phân bổ cho 1 SP S định mức các sản phẩm S lương định mức 1 SP = Số lượng SP đó hoàn thành x Số NC định mức x lương 1 công SP + Đối với CP sản xuất chung xác định theo phương pháp phân bổ Cp sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành tỷ lệ với định mức CP NVL trực tiếp Chi phí SX chung CP SX chung = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ x S định mức CP NVL phân bổ cho 1 SP S định mức CP NVL trực tiếp của 1 SP trực tiếp của các SP 4.2 Trình tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Tân Đại Dương a. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4: Ngày 02/4/07 xuất kho 17 bộ tạo ozone (phiếu xuất kho số 15 ngày 02/4/07), trị giá xuất kho là: 2.515.000đ. Ngày 02/4/07 xuất kho 4 bộ lọc khí trị giá xuất kho 5.368.000đ, 5 bộ tạo ion trị giá xuất kho 3.689.500đ (phiếu xuất kho số 16 ngày 02/4/07) Ngày 12/4/07 xuất kho 10 bộ khiển chế cho sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho 2.100.000đ (phiếu xuất kho số 17 ngày 12/4/07) Ngày 15/4/07 xuất kho 10 chiếc búa trị giá xuất 1.500.000đ (phiếu xuất kho số 18 ngày15/4/07) Ngày 16/4/07 xuất kho 10 bộ khiển chế cho sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho 2.100.000đ, 20 bảng tạo phiến trị giá 4.300.000đ (phiếu xuất kho số 19ngày 16/4/07) Ngày 23/4/07 xuất kho 110 ống thuỷ tinh pyex với trị giá 1.650.000đ (phiếu xuất kho số 20ngày 23/.4/07) Ngày 25/4/07 xuất kho 150 vỏ nhựa cách điện trị giá xuất kho 4.500.000đ, 200 phích điện trị giá 500.000đ, 300 hộp keo epoxy trị giá 4.500.000đ, 50 đèn hiệu trị giá 1.900.000đ.(phiếu xuất kho số 21ngày 25/4/07) Ngày 27/4/07 mua 1 máy vi tính phục vụ quản lý doanh nghiệp với giá mua 5.500.000đ trong đó (VAT 10%) (PC số 20ngày 27/4/07) Tháng 4 năm 2007 căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (ngày 30/4/07)xác định được lương sản phẩm là 50.872.000đ, lương thực tế là 58.072.000đ. Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí nhân công trực tiếp như sau: KPCĐ (2%): 1.161.440đ, BHXH (15%): 7.630.800đ, BHYT (2%): 1.017.440đ. (Bảng 1) Tháng 4 năm 2007 theo phương pháp tính lương cho quản đốc, căn cứ bảng phân bổ tiền lương (ngày 30/4/07) kế toán xác định được lương mà 2 quản đốc được hưởng 1.357.400đ/người, phụ cấp trách nhiệm 271. 480đ/người. BHXH (15%) 203.610đ/ người. BHYT (2%) 27.148đ/người. KPCĐ (2%) 32.578đ/người. (Bảng 1) Tháng 4/07 tiền điện thoại phải trả cho công ty bưu chính viễn thông là 559.700đ. Tiền nước phải trả 305.000đ. Tiền điện phải trả 1.208.300đ. (phiếu chi số 21 ngày 30/4/07). Căn cứ bảng phân bổ tiền lương (ngày 30/4/07) lương cơ bản phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp là 21.100.000 lương thực tế là 21.718.000đ, BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định. ( Bảng 1) Theo bảng phân bổ tiền lương ngày 30/4/07 cơ bản bộ phận bán là 5.000.00đ, lương thực tế là 5.572.800đ. BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định.(Bảng 1) Tháng 5 theo bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ số tiền khấu hao trong tháng là 41.604.000đ. (bảng 2) b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5: Ngày 08/5/07 xuất kho 13 bộ tạo ozone trị giá 1.885.000đ (phiếu xuất kho số 21ngày 08/5/07) Ngày 12/5/07 xuất kho 2 bộ tạo ozone trị giá 290.000đ (phiếu xuất kho số 22ngày 12/5/07) Ngày 13/5/07 mua 1 máy điều hoà phục vụ quản lý doanh nghiệp trị giá mua 8.800.000đ trong đó (VAT 10%) (phiếu chi số 22 ngày 13/5/07) Ngày 13/5/07 xuất 13 bộ lọc khí trị giá 17..446.000đ (Phiếu xuất kho số 23ngày 13/5/07) Ngày 17/5/07 xuất kho 10 bộ khiển chế trị giá 2.100.000đ (phiếu xuất kho số 24ngày 17/5/07) Ngày 18/5/07 chi tiền mua giấy, bút, mực photo phục vụ quản lý doanh nghiệp 660.000đ trong đó (VAT 10%).( PC số23ngày 18/5/07 ) Ngày 22/5/07 xuất kho 5 bộ tạo ion với trị giá 3.689.500đ (phiếu xuất kho số 25ngày 22/5/07) Ngày 22/5/07 mua 200 ốc vít với giá chưa có thuế giá tri gia tăng là 1000đ/ốc, trả bằng tiền mặt theo (PC số 24 ngày 22/5/07) Ngày 23/5/07 xuất kho 10 bảng tạo phiến trị giá 2.150.000đ, (PXK số 26 ngày 23/5/07 ) Ngày 25/5/07 xuất kho 100 ống thuỷ tinh pyrex trị giá 1.500.000đ (PXK số 27ngày 25/5/07) Tháng 5 theo bảng phân bổ tiền lương ngày 30/5/07(bảng 3) xác định được lương sản phẩm là 50.682.000đ. lương thực tế là 58.152.000đ, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định. Trong tháng 5 theo phương pháp tính lương mà 2 quản đốc được hưởng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ngày 30/5/07 (bảng 3) 1.357.400đ/người, phụ cấp trách nhiệm là 271.480đ/người. Các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định. Tháng 5 theo bảng phân bổ tiền lương ngày 30/5/07(bảng 3) , tiền lương của bộ phận bán hàng là 5.000.000đ. BHYT, BHXH, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định. Tháng 5 theo bảng phân bổ tiền lương (ngày 30/5/07 Bảng 3)tiền lương của cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp là:21.758.000đ. Tháng 5 theo bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ số tiền khấu hao trong tháng là 41.604.000đ.(theo bảng 4) 4.3 Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh trên sơ đồ tài khoản. a. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4 1. Nợ TK 621: 2.515.000 Có TK 152: 2.515.000 2. Nợ TK 621: 9.057.500 Có TK 152: 9.057.500 3. Nợ TK 621: 2.100.000 Có TK: 152 2.100.000 4. Nợ TK 627: 1.500.000 Có TK 153: 1.500.000 5. Nợ TK 621: 6.400.000 Có TK 152: 6.400.000 6. Nợ TK 621: 1.650.000 Có TK 152 1.650.000 7. Nợ TK621: 11.450.000 Có TK 152: 11.450.000 8. Nợ TK 642: 5.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 111: 5.500.000 9. Nợ TK 622: 58.072.000 Có TK 334: 58.072.000 Nợ TK 622: 9.809.680 Có TK 338.2: 1.161.440 ` Có TK 338.3: 7.630.800 Có TK 338.4: 1.017.440 10. Nợ TK 627: 3.257.760 Có TK 334: 3.257.760 Nợ TK 627: 526.671 Có TK338.2: 65.155 Có TK338.3: 407.220 Có TK338.4: 54.296 11. Nợ TK 627: 2.073.000 Có TK 111: 2.073.000 12. Nợ TK 642: 21.718.000 Có TK334: 21.718.000 Nợ TK642: 4021360 Có TK338.2: 434.360 Có TK338.3 3.165.000 Có TK338.4 422.000 13. Nợ TK 641: 5.572.800 Có TK 334 5.572.800 Nợ TK641: 961.456 Có TK338.2: 111.456 Có TK338.3: 750.000 Có TK338.4: 100.000 14. Nợ TK 627: 38.837.000 Nợ TK 641: 856.000 Nợ TK 642: 1.911.000 Có TK 214: 41.604.000 TK642 TK111 5.000.000 TK334.338 25.739.360 TK641 TK334.338 6.534.256 TK214 1.911.000 TK214 856.000 TK133 500.000 TK 621 TK 152 TK 154 2.515.000 9.057.500 6.400.000 1,650,000 11.450.000 33.172.500 TK 622 TK 334,338 67.881.680 TK 627 TK153 1.500.000 TK334,338 3.784.431 TK111 2.073.000 67.881.680 46.194.431 TK214 38.837.000 2.100.000 0. b. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 5 1. Nợ TK 621: 1.885.000 Có TK 152: 1.885.000 2. Nợ TK 621: 295.000 Có TK 152: 295.000 3. Nợ TK 642: 8.000.000 Nợ TK 133: 800.000 Có TK 111: 8.800.000 4. Nợ TK 621: 17.446.000 Có TK 152: 17.446.000 5. Nợ TK 621: 2.100.000 Có TK 152: 2.100.000 6. Nợ TK 642: 600.000 Nợ TK 133: 60.000 Có TK 111: 660.000 7. Nợ TK 621: 3.689.500 Có TK 152: 3.689.500 8. Nợ TK 621: 200.000 Nợ TK 133: 20.000 Có TK 111: 220.000 9. Nợ TK 621: 2.150.000 Có TK 152: 2.150.000 10. Nợ TK 621: 1.500.000 Có TK 152: 1.500.000 11. Nợ TK 622: 58.152.000 Có TK 334: 58.152.000 Nợ TK 622: 9.778.980 Có TK 338.2: 1.163.040 Có TK 338.3: 7.602.300 Có TK 338.4: 1.013.640 12. Nợ TK 627: 3.457.760 Có TK 334: 3.457.760 Nợ TK 627: 530.671 Có TK338.2: 69.155 Có TK338.3: 407.220 Có TK338.4: 54.296 13. Nợ TK 641: 5.452.000 Có TK 334 5.452.000 Nợ TK641: 953.040 Có TK338.2: 109.040 Có TK338.3: 750.000 Có TK338.4: 100.000 14. Nợ TK 642: 21.758.000 Có TK334: 21.758.700 Nợ TK642: 4.022.174 Có TK338.2: 435.174 Có TK338.3 3.165.000 Có TK338.4 422.000 15. Nợ TK 627: 38.837.000 Nợ TK 641: 856.000 Nợ TK 642: 1.911.000 Có TK 214: 41.604.000 TK641 TK334.338 6.405.040 TK111 600.000 TK642 TK334.338 25.780.174 TK214 856.000 TK214 1.911.000 TK133 60.000 TK111 8.000.000 TK133 800.000 TK621 TK152 1.885.000 290.000 17.446.000 2.100.000 44 3.689.500 2.150.000 1.500.000 TK154 27.170.500 TK622 TK334.338 67.930.980 67.930.980 TK627 42.825.431 TK334.338 3.988.431 TK214 38.837.000 200.000 TK133 20.000 4.4. Phản ánh trên chứng từ a. Tháng 4 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 2 tháng 4 năm 2007 Số: 15 Họ và tên người nhận: Hoàng Mạnh Tuấn Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ tạo ozone Bộ tạo ozone Bộ Bộ 10 7 10 7 150.000 145.000 1.500.000 1.015.000 Cộng 17 17 2.515.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 2 tháng 4 năm 2007 Số: 16 Họ và tên người nhận: Bùi Quốc Vinh Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ lọc khí Bộ tạo ion Bộ Bộ 4 15 14 15 1.342.000 737.900 5.368.000 3.689.500 Cộng 29 29 9.057.500 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 12 tháng 4 năm 2007 Số: 17 Họ và tên người nhận: Bùi Quốc Vinh Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ khiển chế Bộ 10 10 210.000 2.100.000 Cộng 10 10 2.100.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 4 năm 2007 Số: 18 Họ và tên người nhận: Hà Quang Nam Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Búa Chiếc 10 10 150.000 1.500.000 Cộng 10 10 1.500.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 16 tháng 4 năm 2007 Số: 19 Họ và tên người nhận: Nguyễn Quốc Thịnh Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ khiển chế Bảng tạo phiến Bộ chiếc 10 20 10 20 210.000 215.000 2.100.000 4.300.000 Cộng 30 30 6.400.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 23 tháng 4 năm 2007 Số: 20 Họ và tên người nhận: Bùi Quốc Vinh Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất ống thuỷ tinh pyrex chiếc 110 110 15.000 1.650.000 Cộng 110 110 1.650.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 tháng 4 năm 2007 Số: 21 Họ và tên người nhận: Hà Quang Nam Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Vỏ cách điện Phích điện Keo Epoxy Đèn hiệu Bộ chiếc Hộp Bộ 150 200 300 50 150 200 300 50 30.000 2.500 15.000 38.000 4.500.000 500.000 4.500.000 1.900.000 Cộng 600 600 11.450.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 1 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG – BHXH – BHYT – KPCĐ Tháng 4 - 2007 Đơn vị............ Quyển số: 15 Địa chỉ........... PHIẾU CHI Số: 20 Ngày 27 tháng 4 năm 2007 Nợ: 642 Có: 111 Họ tên người nhận tiền: Hà Mạnh Tuấn Địa chỉ: Phòng hành chính Lý do chi: chi mua máy vi tính phục vụ quản lý doanh nghiệp Số tiền: 5.500.000đ......(viết bằng chữ) Năm triệu năm trăm ngan đồng chẵn. Kèm theo .................. Chứng từ gốc:hoá đơn giá trị gia tăng. Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Đơn vị............ Quyển số: 15 Địa chỉ........... PHIẾU CHI Số: 21 Ngày 27 tháng 4 năm 2007 Nợ: 627 Có:111 Họ tên người nhận tiền: Hoang Thanh Nga Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi : chi trả tiền điện thoại, tền điện, tiền nước Số tiền: 2.073.000đ (Viết bằng chữ) Hai triệu không trăm bẩy mươi ba nghìn đồng chẵn. Kèm theo ................ Chứng từ gốc:................................ Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Bảng 3 Doanh nghiệp:Tân Đại Dương BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng....4....năm 2007 STT chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn Doanh nghiệp TK 627 chi phí sản xuất chung TK 641 chi phí bán hàng TK 642 Chi phí quản lý DN Nguyên giá khấu hao phân xưởng1 phân xưởng2 1 số khấu hao trích tháng trước 3.745.302.000 41.604.000 19.385.000 19.452.000 856.000 1.911.000 2 Số trích khấu tăng trong tháng 3 Số khấu hao giảm trong tháng 4 Số khấu hao phải trích trong tháng 3.703.698.000 41.604.000 19.385.000 19.452.000 856.000 1.911.000 Ngày 30 tháng 4 năm 2007 Người lập Nguyễn Thu Phương b. Tháng 5 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 12 tháng 5 năm 2007 Số: 23 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ tạo ozone Bộ 2 2 145.000 295.000 Cộng 2 2 295.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị............ Quyển số: 15 Địa chỉ........... PHIẾU CHI Số: 22 Ngày 13 tháng 5 năm 2007 Nợ: 642 Có:111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Hoài Nam Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi : chi mua máy điều hòa phục vụ quản lý doanh nghiệp Số tiền: 8.800.000 (Viết bằng chữ) Tám triệu tám trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo ................ Chứng từ gốc:................................ Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 Tháng 5 năm 2007 Số: 24 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ lọc khí Bộ 13 13 1.342.000 17.446.000 Cộng 13 13 17.446.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng PHIẾU XUẤT KHO Ngày 17 tháng 5 năm 2007 Số: 25 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ khiển chế Bộ 10 10 210.000 2.210.000 Cộng 10 10 2.100.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị............ Quyển số: 15 Địa chỉ........... PHIẾU CHI Số: 23 Ngày 18 tháng 5 năm 2007 Nợ: 642 Có:111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Hoài Nam Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi : chi mua giấy, bút, mực. Số tiền: 660.000(Viết bằng chữ) Sáu trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo ................ Chứng từ gốc:................................ Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền ơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 22 Tháng 5 năm 2007 Số: 26 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bộ tạo ion Bộ 5 5 737.900 3.689.500 Cộng 5 5 3.689.500 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị............ Quyển số: 15 Địa chỉ........... PHIẾU CHI Số: 24 Ngày 22 tháng 5 năm 2007 Nợ: 621 Có:111 Họ tên người nhận tiền: Trần Quang Khải Địa chỉ: Phòng vật tư Lý do chi : chi mua ốc vít Số tiền: 220.000(Viết bằng chữ) Hai trăm hai mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo ................ Chứng từ gốc:................................ Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền PHIẾU XUẤT KHO Ngày 23 Tháng 5 năm 2007 Số: 27 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bảng tạo phiến chiếc 10 10 215.000 2.150.000 Cộng 10 10 2.150.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 Tháng 5 năm 2007 Số: 27 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Lâm Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: vật tư Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất ống thuỷ tinh pyrex chiếc 100 100 15.000 1.500.000 Cộng 100 100 1.500.000 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Bảng 2 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG – BHXH – BHYT – KPCĐ Tháng5 - 2007 Bảng 4 Doanh nghiệp: Tân Đại Dương BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng....5....năm 2007 STT chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn Doanh nghiệp TK 627 chi phí sản xuất chung TK 641 chi phí bán hàng TK 642 Chi phí quản lý DN Nguyên giá khấu hao phân xưởng1 phân xưởng2 1 số khấu hao trích tháng trước 3.703.698.000 41.604.000 19.385.000 19.452.000 856.000 1.911.000 2 Số tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao cao thuc tap (4 cong ty).docx