Đề tài Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010

Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010: BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Đ3BH2 Ngành: Bảo hiểm Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Ái HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thị Hữu Ái đã hướng dẫn em trong thời gian thực hiện Khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dẫn của anh Lê Ngọc Hoàn – Trưởng Ban Hàng hải và anh Chế Quang Huy – Phó Trưởng Ban Hàng hải và các anh chị trong Ban hàng hải tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI đã giúp đỡ em về nguồn tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và những đóng góp thiết thực về nội dung để em có thể hoàn thành bài Khóa luận một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Th...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Lớp: Đ3BH2 Ngành: Bảo hiểm Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Ái HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thị Hữu Ái đã hướng dẫn em trong thời gian thực hiện Khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dẫn của anh Lê Ngọc Hoàn – Trưởng Ban Hàng hải và anh Chế Quang Huy – Phó Trưởng Ban Hàng hải và các anh chị trong Ban hàng hải tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI đã giúp đỡ em về nguồn tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và những đóng góp thiết thực về nội dung để em có thể hoàn thành bài Khóa luận một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Phương LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là bài viết của em. Các số liệu kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Phương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết thường HĐQT Hội đồng quản trị ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐKD Hợp đồng kinh doanh HĐ Hợp đồng BCKT Báo cáo kế toán BCTC Báo cáo tài chính ĐVKT Đơn vị khai thác ĐVGĐ Đơn vị giám định GĐV Giám định viên NĐUQ Người được ủy quyền TGĐ Tổng giám đốc NYC Người yêu cầu BTV Bồi thường viên NĐPC Người được phân công GĐĐV Giám đốc đơn vị ĐVBT Đơn vị bồi thường BH Bảo hiểm XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG TT Danh mục Số trang Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI 32 Bảng 2 Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng 34 Bảng 3 Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007- 2010 35 Bảng 4 Kết quả giám định tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 41 Bảng 5 Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007-2010 47 Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức của PTI 27 Sơ đồ 2 Quy trình giám định tổn thất hàng hoá của PTI 37 Sơ đồ 3 Quy trình bồi thường tổn thất tại PTI 42 Biểu đồ So sánh tổng phí thu với chi bồi thường của PTI qua các năm từ 2007 – 2010 49 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, từ khi gia nhập WTO việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới thường xuyên hơn và hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam với bờ biển trải dài đất nước, lại nằm trong trung tâm của khu vực Đông Nam Á nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển chủ yếu của hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng như bất kì hình thức vận chuyển nào, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển luôn ẩn chứa những rủi ro không lường trước được vì thế bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hết sức cần thiết. Trong bảo hiểm công tác tính toán, phân bổ số tiền bồi thường cho các bên rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và của khách hàng được bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, công tác dự báo rủi ro, hạn chế và phòng ngừa tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển còn yếu kém chưa hiệu quả trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng phát triển. Vì vậy nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển ngày càng trở nên cấp thiết. Trong thời gian thực tập tại PTI, em được tiếp cận với các nghiệp vụ được triển khai tại công ty và nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển đang ngày càng được chú trọng, có cơ hội phát triển rất lớn và công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong nghiệp vụ này, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” Mục đích nghiên cứu Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. - Phân tích và đánh giá công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI. - Phạm vi nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được hoàn thành dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, phương pháp so sánh… 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm: Chương 1: Khái quát về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển và bồi thường bảo hiểm hàng hóa uất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Chương 2: Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới. Sau đây là toàn bộ bài khóa luận của em. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng đường biển. 1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được chuyên chở bằng đường biển, lượng hàng cũng như gia trị của mối chuyến hàng thường là rất cao nên khi gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển thì gây ra thiệt hại và tổn thất lớn đối với các bên liên quan. Vì vậy mua bảo hiểm là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro và tổn thất. Qua thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã thể hiện vai trò của mình trong những mặt sau: Thứ nhất, bảo hiểm đảm bảo an toàn, ổn định kinh doanh cho các thương nhân, giúp họ khôi phục lại vị thế tài chính khi không may gặp phải rủi ro, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong hoạt động vận chuyển đường biển và thương mại quốc tế do bảo hiểm áp dụng việc bồi thường một phần trăm nhất định so với tổn thất thực tế để các bên không thể trục lợi và phải tự chịu một phần trách nhiệm. Thứ hai, do giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất lớn nên phí thu được lớn hình thành nên một nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có tác dụng quan trọng trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong quá trình giám định bồi thường, người bảo hiểm luôn thống kê, ghi chép lại những nguyên nhân có thể gây ra tổn thất, phân loại tổn thất và tìm ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa và hạn chế tổn thất đói với từng loại hàng hóa. Do đó công ty bảo hiểm có thể dự đoán thông báo các rủi ro có thể gặp phải đói với một hành trình để bên tham gia bảo hiểm biết và phòng tránh. Bên cạnh đó, người được được bảo hiểm và người chuyên chở cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và khi xảy ra tổn thất để đảm bảo sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm. Thứ tư, hoạt động bảo hiểm tăng nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước từ các khoản phí thành lập doanh nghiệp, các khoản thuế, bảo hiểm trong nước góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ - hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia. 1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển * Người bảo hiểm Là người đứng ra nhận bảo hiểm cho các cá nhân hoặc tổ chức khi có yêu cầu; là người nhận trách nhiệm rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường tổn thất trong phạm vi bảo hiểm * Người được bảo hiểm Là người được có lợi ích bảo hiểm và là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và là người được bồi thường bảo hiểm. Người được bảo hiểm kaf người nộp phí bảo hiểm và có tên trong hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển thì người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện giao hàng là gì. * Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm - Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chính là hàng hóa. Theo định nghĩa trong Bộ Luật Hàng hải năm 2005, tại điều 225: “Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa , các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng tàu, hàng hóa và tiền cước vận chuyển. ” - Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định thao điều kiện đó mới được bồi thường. phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí càng lớn. * Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bối thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwrites – ILU). Ngày 1/1/1936, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA, WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm bày được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ. Trong đó các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mới bao gồm: - Institute Cargo Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm C - Institute Cargo Clauses B (ICC B) – điều kiện bảo hiểm B - Institute Cargo Clauses A (ICC A) – điều kiện bảo hiểm A - Institute War Clauses C – điều kiện bảo hiểm chiến tranh - Institute Strikes Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm đình công + Điều kiện bảo hiểm C Rủi ro được bảo hiểm: - Cháy hoặc nổ - Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp. - Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vật thể khác không phải nước. - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn. - Tổn thất chung - Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause) quy định trong hợp đồng vận tải. Rủi ro loại trừ: trong mọi trường hợp người bảo hiểm không bồi thường những rủi ro sau đây: - Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm - Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản chất của đối tượng bảo hiểm. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu. - Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý của đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào. - Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dung đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ… - Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển; tùa, xà lan, các phương tiện vận chuyển khác, container, to axe không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ đã biết tình trạng không đủ đi biển hoặc không thích hợp đó vào lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ vận tải nói trên. - Tổn thất xảy ra do chiển tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến. - Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp biển) và hậu quả của những hành động đó. - Tổn thất do bom mìn, ngư lôi hoặc vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến tranh. - Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn. - Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị. + Điều kiện bảo hiểm B Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm B còn bảo hiểm thêm các rủi ro sau đây: động dất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn khỏi tàu, nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ. Các điều kiện khác giống như điều kiện C + Điều kiện bảo hiểm A Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm trừ các rủi ro loại trừ dưới đây. Rủi ro loại trừ: cơ bản giống các điều kiện B và C, trừ rủi ro “thiệt hại cố ý hoặc phá hoại”. Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A. Các nội dung khác: giống như điều kiện B và C. * Hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những hư hỏng hoặc mất mát của hàng hóa hay trách nhiệm liên quan đến hàng hóa bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. Loại hợp đồng này mang tính chất là hợp đồng bồi thường, một hợp đồng tín nhiệm và có thể chuyển nhượng được. Có 2 loại hợp đồng chủ yếu: - Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến hàng. Trên đó ghi rõ chi tiết hàng hóa, sắp xếp, phương tiện vận chuyển, hành trình… - Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hợp đông bảo hiểm bao có thể đưa ra dự kiến tổng số tiền bảo hiểm hoặc ấn định thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện có tính chất tự động, linh hoạt khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặc dù chưa kịp khai báo và nếu vì một lí do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hóa đã bị tổn thất thì người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm bồi thường. Trong hợp đồng bảo hiểm có điều khoản “từ kho đến kho” thể hiện thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm của người bảo hiểm kết thúc tại một trong số các thời điểm sau tùy thuộc trường hợp nào xảy ra trước: - Giao hàng vào kho hay chứa hàng cuối cùng của người nhận hoặc người khác có tên trong hợp đồng, hoặc - Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng khác dù trước khi đến địa điểm nhận hàng ghi trong hợp đồng mà người được bảo hiểm đã chọn dung làm nơi chia hay phân phố hàng, hoặc là nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển bình thường, hoặc - Sau 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc xà lan tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm. * Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm của hàng hóa bằng giá trị hàng hóa tại cảng đi “C” cộng với phí bảo hiểm “T” và cước phí vận chuyển đến cảng “F” tức bằng giá CIF. Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính cho việc xuất, nhập khẩu mang lại. Giá trị lúc đó là: CIF + 10%CIF Công thức xác định giá CIF I: là phí bảo hiểm R: tỷ lệ phí I = R . CIF Mà Giá trị bảo hiểm (V) = giá C (Cost): giá hàng được tính bằng FOB ở cảng đi F (Fieght): cước phí vận chuyển Hoặc nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì Trong đó: a là số % lãi dự tính - Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của Người bảo hiểm đối với mỗi sự cố. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có theer mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) hay số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) và mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị). Về nguyên tắc thì số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn sẽ không được tính. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro cùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều cồng ty thì trách nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo hiểm. Như vậy số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn trách nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm. - Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để bảo hiểm số hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. Thực chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm. Để tính phí bảo hiểm, phải căn cứ vào một số nguyên tắc: - Tổng các khoản nộp phải đủ cho các khoản chi trả bao gồm cả quản lý phí và dự phòng. - Mức phí càng cao thì mức bảo hiểm càng cao. - Mức chi trả cao nhất cũng không được vượt quá giá trị bảo hiểm. Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau: (nếu bảo hiểm theo lãi dự tính) Hay (nếu không bảo hiểm lãi dự tính) Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm. 1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển a. Khái niệm Rủi ro hàng hải là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hiểm xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Ví dụ như cháy, đắm tàu, hàng bị hư hỏng, chiến tranh, cướp biển, mất mát hàng hóa… Mọi rủi ro được bảo hiểm phải đáp ứng một số yêu cầu sau: - Phải có khả năng xảy ra: đây là điều kiện quan trọng đầu tiên vì nếu rủi ro không xảy ra, không gây hư hại, tổn thất cho hàng hóa thì không cần bảo hiểm. - Phải có tính chất không xác định: tính không xác định thể hiện ở những yếu tố như không xác định được rủi ro có xảy ra hay không, hoặc có thể xác định được khả năng xảy ra rủi ro nhưng lại không biết nó sẽ xảy ra vao thời điểm nào, hoặc có thể xác định được thời điểm xảy ra rủi ro nhưng lại không xác định được mức tổn thất mà hàng hóa gặp phải. - Phải có tính chất có thể xảy ra trong tương lai: nghĩa là khi ký hợp đồng bảo hiểm thì đối tượng bảo hiểm chưa gặp rủi ro. Nếu rủi ro đối với hàng hóa đã xảy ra hoặc rủi ro đã bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn hiệu lực. - Phải có tính hợp pháp: công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi những rủi ro không hợp pháp như buôn lậu, hành vi cố ý của thuyền trường hay thuyền viên gây ra thiệt hại hàng hóa b. Phân loại rủi ro Trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, hàng hóa có thể chịu tác động bởi nhiều rủi ro. Người bảo hiểm thường chia các loại rủi ro đó thành 4 loại: rủi ro thông thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng và rủi ro loại trừ. * Rủi ro thông thường Rủi ro thông thường bao gồm các rủi ro như mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, tàu mất tích, ném xuống biển… Đây là những hiểm họa chủ yếu của biển, thường gây ra những tổn thất lớn cho chủ hàng và chủ tàu. - Mắc cạn: là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng ngại vật do một sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chậy được nữa khiến hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt. - Đắm tàu: là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi con tàu đang hành thủy hoặc neo đậu và hành trình của tàu bị chấm dứt. - Cháy: là hiện tượng ôxy hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu. Mặc dù môt trường hoạt động của tàu biển là nước xong việc dập lửa trên tàu cũng không dễ dàng, hơn nữa cháy trên tàu lại càng nghiêm trọng hơn, cháy có thể gây ra nổ tàu. - Đâm va: là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một mật thể cố định hoặc di động. trong thực tế, tàu biển thường va chạm với những vật thể như: cầu cảng, kè cống, cầu trên sông, dàn khoan, hệ thống đường ống ngầm, tàu khác, băng trôi, thủy phi cơ… - Tàu mất tích: hiện tượng tàu không đến cảng quy định và chủ tàu hoàn toàn không nhận được tin tức về tàu sau một thời gian hợp lý được gọi là việc tàu mất tích. Hàng hóa trên tàu bị mất tích được gọi là tổn thất toàn bộ thực tế. - Ném bỏ xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc tránh một nguy cơ nguy hiểm khác nhằm cứu tàu, hàng khi gặp nạn. Trong thực tế việc ném bỏ xuống biển thường xảy ra trong tình huống: tàu bị mắc cạn, tàu bị lật nghiêng do lệch trọng tâm, tàu bị bão, tàu bị thủng, hàng trên tàu bị cháy... - Nước cuốn trôi khỏi tàu: hiện tượng hàng hóa bị sóng gạt, bị đứt dây chằng buộc bị cuốn trôi xuống biển. Hàng hóa bị cuốn trôi xuống biển thường xảy ra trong trường hợp tàu gặp bão, thời tiết xấu, biển động, sóng lớn. - Dỡ hàng tại cảng lãnh nạn: hàng hóa bị dỡ tại cảng lánh nạn là trường hợp hàng hóa bị dỡ bắt bược tại một cảng dọc đường trước khi tới cảng đích do tàu chở hàng gặp sự cố hoặc nguy cơ đe dọa phải ghé vào để ẩn náu. Cảng lánh nạn là cảng không có trong hành trình mà tàu phải đến đế làm hàng hoặc cung ứng. - Phương tiện trên bộ bị đổ hoặc trật bánh: rủi ro náy có thể xảy ra đối với hàng hóa trên quãng đường vận chuyển trên bộ từ kho người bán tới cảng bốc hàng hoặc từ cảng dỡ hàng tới kho của người mua. - Nước biển, sông, hồ chảy vào tàu, sà lan, container hoặc nơi chứa hàng: đây là hiện tượng nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, sà lan, container, xe nâng hàng, nơi chứa hàng có mái che hay ngoài trời làm hàng hóa bị hư hỏng. - Động đất, núi lửa phun, sét đánh. - Mất cắp, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng. - Hành vi phi pháp của thuyền trưởng, thủy thủ - Cướp biển * Rủi ro riêng (rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt) Rủi ro do hành vi cố tình vi phạm của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn; phương tiện chuyên chở bị mất tích không rõ nguyên nhân; rủi ro do chiến tranh, đình công, bạo loạn thường không được bảo hiểm. * Rủi ro loại trừ Rủi ro loại trừ là những rủi ro không được bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào. Các rủi ro xuất phát từ nguyên nhân như: hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm, bao bì đóng gói không thích hợp, chuẩn bị hàng hóa không đầy đủ, xếp hàng hỏng lên tàu, chậm chễ hành trình… 1.1.2.3.Tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng hóa được bảo hiểm do sự tác động của rủi ro. Chi phí là các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã chi ra hoặc phía đóng góp liên quan đến việc đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng hóa. Tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất. Tổn thất được chia thành tổn thất chung và tổn thất riêng nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyền lợi và trách nhiệm của các bên đối với tổn thất. *Tổn thất toàn bộ là toàn bộ hàng hóa bị phá hủy, hỏng, mất mát thiệt hại hoán toàn hoặc về số lượng, khối lượng, trọng lượng, phẩm cấp hoặc mất hết giá trị sử dụng. Tổn thất toàn bộ được chia thành tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. - Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ hàng hóa đã được bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, biến dạng, biến chất so với lúc bắt đầu bảo hiểm hoặc bị mất đi, bị tước đoạt không còn khả năng lấy lại được. Tổn thất toàn bộ thực tế đã xảy ra ở một trong các trường hợp sau: hàng bị phá hủy hoàn toàn, hàng không còn khả năng lấy lại được, hàng bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng… - Tổn thất toàn bộ ước tính: là là toàn bộ hàng hóa đã được bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, biến dạng, biến chất chưa dẫn đến tổn thất toàn bộ thực tế, sẽ không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế; hoặc nếu phải bỏ thêm các chi phí để cứu hàng hóa đó thì số tiền còn lớn hơn giá trị hàng hóa được bảo hiểm. * Tổn thất bộ phận Tổn thất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng hóa được bảo hiểm. Tổn thất bộ phận xảy ra trong các trường hợp như sau: hư hỏng hoàn toàn một phần hàng hóa, hàng bị giảm về trọng lượng, thể tích, giá trị… * Tổn thất riêng Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ hàng và những người bảo hiểm cho các chủ hàng đó mà thôi. Tổn thất riêng do thiên tai, tai nạn, hiểm họa bất ngờ gây ra. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của các chủ hàng riêng biệt. Người bảo hiểm không những bồi thường giá trị thiệt hại vật chất cảu tổn thất riêng mà còn chi trả cả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế tổn thất goi là chi phí tổn thất riêng. Chi phí tổng thất riêng là những chi phí phát sinh tại cảng đi và cảng dọc đường sau khi hàng hóa đã bị tổn thất nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất. * Tổn thất chung Tổn thất chung (TTC) là loại tổn thất có tính chất hy sinh vì mục tiêu chung, phục vụ lợi ích chung cho những trường hợp và điều kiện đặc biệt (những hi sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hàng một cách cố ý hoặc hợp lý nhằm cứu tàu, cước phí và hàng hóa trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng). Tổn thất được xem là tổn thất chung khi nó phát sinh từ hành động tổn thất chung – hành động xảy ra vì an toàn chung của số đông quyền lợi có mặt trên tàu và nó chính là sự hi sinh quyền lợi của một số ít nhằm cứu vãn những tài sản còn lại trong tai nạn. Một tổn thất chung có các đặc trưng như phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền viên, thuyền trưởng trên tàu; sự hi sinh phải là đặc biệt; sự hi sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình; tai họa phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng; mất mát thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hàng động tổn thất chung; xảy ra ở trên biển… Tổn thất chung được chia làm hai bộ phận là hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung - Hy sinh tổn thất chung là sự hy sinh một phần tài sản để cứu vãn những tài sản còn lại. Ví dụ như tàu bị mắc cạn phải vứt bớt hàng xướng biển để làm nhẹ tàu tránh mắc cạn và phần hàng hóa bị vứt xuống biển được gọi là hy sinh tổn thất chung - Chi phí tổn thất chung là chi phí phát sinh do hậu quả của hành động tổn thất chung như chi phí hoa tiêu, chi phí bốc dỡ lưu kho hàng hóa, chi phí thuê tàu lai dắt… 1.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 1.2.1.Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất 1.2.1.1. Khái niệm, vai trò bồi thường tổn thất Khái niệm: Bồi thường là hoạt động được tiến hành khi có tổn thất xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Do đó có thể hiểu bồi thường là sự đền bù chính xác về tài chính đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất. Qua thực tế có thể thấy bồi thường có vai trò rất lớn đối với người được bảo hiểm và đối với cả nền kinh tế nói chung. - Đối với người được bảo hiểm: Bồi thường góp phần giảm thiểu tổn thất mà họ gặp phải, nhanh chóng khôi phục lại tình hình tài chính giúp họ tiếp tục sản xuất kinh doanh và hoạt động. Có thể nhận thấy đây chính là mục đích chính của người được bảo hiểm khi tiến hành mua bảo hiểm. - Đối với người bảo hiểm: bồi thường thể hiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ. Nếu họ thực hiện bồi thường đúng, đầy dủ, nhanh chóng thì góp phần nâng cao uy tín dịch vụ của họ, nói cách khác chính là cho công ty bảo hiểm. - Đối với xã hội và nền kinh tế: bồi thường giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán không bị gián đoạn. 1.2.1.2. Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất Việc thực hiện bồi thường tại các công ty bảo hiểm thường thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Bồi tường bằng tiền mặt, không bồi thường bằng hiện vật Tiền bồi thường là tiền mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì bồi thường bằng loại tiền tệ đó. - Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm Tuy nhiên nếu số tiền bồi thường tổn thất cộng với các chi phí cứu hộ, chi phí đã bỏ ra để cứu vớt hàng hóa, chi phí đánh giá và bán lại hàng hóa, chi phí giám định thì dù có nhiều hơn số tiền bảo hiểm người bảo hiểm vẫn phải bồi thường. - Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất chung, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng trong việc thanh toán tiền bồi thường tổn thất chung. Tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm vừa là bên thứ ba bồi thường vừa được người bảo hiểm bồi thường. Ngoài ra trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có nguyên tắc bồi thường dựa trên mức miễn thường. Nghĩa là khi tổn thất xảy ra đạt và vượt mức miễn thường thì người bảo hiểm sẽ bồi thường. Nếu tổn thất nhỏ hơn mức miến thường thì người tham gia bảo hiểm sẽ gánh chịu. Mức miễn thường gồm có hai loại: + Miễn thường có khấu trừ: nếu tổn thất đạt và vượt mức miễn thường thì người bảo hiểm phải thanh toán. Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế - Mức miễn thường + Miễn thường không có khấu trừ: nếu tổn thất xảy ra đạt mức miến thường thì bảo hiểm sẽ bồi thường. Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế Tùy từng loại hàng hóa có mức miễn thường khác nhau phụ thuộc vào đặc tính và bản chất của hàng đó. 1.2.2. Giải quyết khiếu nại Theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự hiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Để được bồi thường hoặc chi trả, bên tham gia bảo hiểm tiến hành khiếu nại đòi bồi thường hoặc chi trả đối với doanh nghiệp bảo hiểm, văn bản khiếu nại thường là giấy yêu cầu đòi bồi thường hoặc chi trả. Nội dung chính của công tác khiếu nại gồm 2 khâu là giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. 1.2.2.1. Giám định tổn thất Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tùy từng nước, từng loại hình doanh nghiệp và tùy từng nghiệp vụ bảo hiểm mà quy chế về chuyên viên giám định cũng khác nhau. Giám định tổn thất hàng hóa là nghiệp vụ do chuyên viên giám định, người bảo hiểm hoặc công ty giám định do người bảo hiểm ủy quyền nhằm đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, giảm giá trị thương mại của hàng hóa, lấy đó làm cơ sở cho việc tính toán, chi trả tiền bồi thường tổn thất. Khi tổn thất xảy ra tại cảng đến hoặc bất kì cảng dọc đường nào thì người được bảo hiểm phải nhanh chóng gửi thông bảo tình hình tổn thất với công ty hoặc đại lý giải quyết khiếu nại của công ty bảo hiểm tại cảng đó. Đồng thời chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ cần thiết, bản yêu cầu giám định gửi tới đại lý giám định của cơ quan bảo hiểm ở đó để được giám định và đánh giá tổn thất đối với hàng hóa. Khi nhận được giấy yêu cầu giám định của người được bảo hiểm công việc của đại lý bảo hiểm được tiến hành như sau: a. Chấp nhận yêu cầu giám định Sau khi nhận được yêu cầu giám định của người được bảo hiểm, cơ quan giám định tiến hành kiểm tra xem có chấp nhận yêu cầu giám định không căn cứ vào các yếu tố: - Thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm - Hàng bị tổn thất có thuộc phạm vi của đối tượng bảo hiểm hay không - Tổn thất là do rủi ro được bảo hiểm gây ra hay rủi ro loại trừ Nếu kiểm tra nếu thấy không phù hợp phải thông báo ngay cho người được bảo hiểm để họ có biện pháp xử lí khác. Nếu đã phù hợp thì cần kiểm tra có đử các giấy tờ, chứng từ theo quy định chưa, thông báo cho bên yêu cầu giám định bổ sung đầy đủ hồ sơ và thông bảo là chấp nhận giám định, gửi giám định viên đến để giám định b. Tiến hành giám định - Phương pháp giám định Căn cứ vào yêu cầu giám định, loại hàng bị tổn thất, loại tổn thất… người bảo hiểm sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất. Trong thực tế thường có 3 phương pháp sau: + Phương pháp giám định cảnh quan + Phương pháp giám định điều tra chọn mẫu + Phương pháp giám định đo lường tính toán - Chuẩn bị giám định: cơ quan giám định xác định thời gian, địa điểm và phương pháp giám định sao cho phù hợp nhất. Sau đó cử giám định viên hàng hải, có thể mời them chuyên gia, cơ quan giám định khác và các bên có liên quan tham gia giám định theo nguyên tắc giám định đối tịch - Trình tự thực hiện giám định Khi đến nơi có hàng hóa bị tổn thất, giám định viên tiến hành như sau: + Giám định hiện trường nơi xảy ra tổn thất + Giám định bên ngoài kiện hàng + Giám định bên trong hàng hóa + Xác định mức độ và phân loại tổn thất + Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất c. Lập chứng thư giám định Khi tiến hành giám định xong, giám định viên tiến hành lập biên bản báo cáo lại quá trình giám định, quá trình giám định, biên bản đó được gọi là chứng thư giám định hay là biên bản giám định. Chứng thư giám định là báo cáo chi tiết cảu giám định viên về kết quả của việc giám định hàng tổn thất. Chứng thư giám định do công ty bảo hiểm hoặc đại lý ủy quyền của công ty bảo hiểm lập dưới sự chứng kiến của các bên liên quan tham gia giám định. Chứng thư là một văn bản quan trọng theo đó trách nhiệm của các bên liên quan được xác định. Dựa vào đó công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm và người được bảo hiểm lấy đó làm căn cứ để thực hiện khiếu nại đòi bồi thường đối với công ty bảo hiểm. Nội dung chứng thư giám định phải thể hiện tính trung thực, chính xác, rõ ràng, thực tế và được sắp xếp theo trình tự thời gian. Các kết luận trong chứng thư giám định phải cụ thể và có cơ sở khoa học và thường bao gồm các nội dung chủ yếu: - Thông tin về thời gian, địa diểm tiến hành giám đinh; các bên tham gia giám định. - Mô tả hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị tổn thất khi đến nơi giám định; những diến biến xảy ra trước và sau sự cố. - Những hồ sơ tài liệu, chứng cứ thu thập được khi giám định. - Mô tả tình trạng hàng hóa vào thời điểm giám định. - Kết luận về mức độ tổn thất và nguyên nhân tổn thất. - Một số nhận định, đề xuất với chuyến hàng tiếp theo hoặc về việc tiến hành đòi người thứ ba. Cần chú ý là biên bản giám định này cần phải được gửi tới cơ quan khiếu nại của công ty bảo hiểm để tiến hành đòi bồi thường trong thời gian khiếu nại cùng với các giấy tờ, chứng từ khác. 1.2.2.2. Giải quyết bồi thường Khi tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người được bảo hiểm phải nhanh chóng thông báo ngay cho đại lí bảo hiểm giải quyết khiếu nại nếu hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa có thể được bồi thường. Sau khi đã có kết quả giám định, người bảo hiểm cần tiến hành khiếu nại để được bồi thường. Thông thường hồ sơ khiếu nại bao gồm các chứng từ, giấy tờ khác nhau tùy thuộc vào loại tổn thất và người được bảo hiểm phải chứng minh bằng văn bản các yếu tố sau: - Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm; - Hàng hóa hư hỏng hoặc mất mát đã được bảo hiểm; - Tổn thất thuộc một rủi ro đã được bảo hiểm; - Hư hỏng hoặc mất mát xảy ra trong thời hạn bảo hiểm; - Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm; - Mức độ tổn thất đối với hàng hóa; - Số tiền bồi thường; - Đảm bảo người bảo hiểm có thể đòi người thứ ba bồi thường; Các chứng từ trong hồ sơ khiếu nại gồm: - Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm; - Vận đơn đường biển bản gốc hoặc hợp đồng thuê tàu (nếu có); - Bản gốc hoặc bản sao Hóa đơn thương mại; - Hóa đơn về các chi phí khác; - Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng; - Biên bản nhận hàng kết toán với tàu; - Phiếu đóng gói (bản chính); - Kháng nghị hàng hải hoặc nhật kí hàng hải; - Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền yêu cầu bồi thường. Ngoài ra còn có thể có các giấy tờ sau: Biên bản giám định, thư dự kháng, biên bản dỡ hàng, giấy chứng nhận hàng thiếu do đại lý tàu biển cấp, văn bản tuyên bố tổn thất chung của thuyền trưởng, bản tính toán phân bổ tổn chung của Lý toán sư… Để khiếu nại có hiệu lực cần chú ý đến thời hạn khiếu nại (2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất), tuy nhiên bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi cho Công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng để người bảo hiểm kịp thời khiếu nại các bên liên quan. 1.2.3.Cách tính toán bồi thường tổn thất Sau khi xác định được nguyên nhân, mức độ tổn thất và trách nhiệm thuộc về người bảo hiểm - mặt đặc tính – thì công việc tiếp theo của người bảo hiểm là xác định mức độ tổn thất và tính toán số tiền bồi thường của người bảo hiểm – mặt định lượng. Đây là công việc rất quan trọng coa tính chất quyết định đến mức độ bù đắp của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa được bảo hiểm. 1.2.3.1. Tổn thất bộ phận a. Tổn thất chung Khi xảy ra tổn thất chung thì việc phân bổ tổn thất chung là một công việc hết sức quan trọng nhằm xác định thiệt hại, bồ thường cho các bên đã thực hiện hành động cứu vãn hành trình đồng thời xác định trách nhiệm của các bên có hàng và quyền lợi được cứu. Phân bổ tổn thất chung gồm 5 bước như sau: - Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung Giá trị tổn thất chung = Hy sinh TTC + Chi phí TTC - Bước 2: xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung là giá trị của toàn bộ lô hàng và tàu tại thời điểm xảy ra TTC. Có 2 cách: Cách 1 = Giá trị tàu và hàng khi rời bến –Tổn thất riêng của tài sản xảy ra trước TTC Cách 2 = Giá trị cứu được của tàu và hàng + Hy sinh tổn thất chung - Bước 3: xác định tỷ lệ phân bổ tổn thất chung T = Giá trị tổn thất chung x100% Giá trị phân bổ tổn thất chung - Bước 4: Số tiền góp TTC của các bên Số tiền đóng góp = Giá trị chịu phân bổ x Tỷ lệ phân bổ TTC TTC của các bên TTC - Bước 5: Xác định kết quả tài chính Kết quả tài Hy sinh Chi phí Đóng góp chính của = TTC của + TTC của - TTC của các bên từng bên từng bên từng bên b. Tổn thất riêng - Trường hợp hàng hóa bị hỏng: Khi toàn bộ hay một phần hàng hóa được giao cho nơi nhận hàng trong tình trạng bị tổn thất, giá trị phần hàng tổn thất được tình theo công thức: Giá trị tổn thất = Giá trị phần hàng bị tổn thất x Tỷ lệ % tổn thất Tỷ lệ = Giá thị trường hàng tốt – Giá thị trường hàng tổn thất % tổn thất Giá thị trường hàng tốt Giá trị thị trường hàng tốt là giá bán buôn tại cảng đến (đã bao gồm cả cước phí, giá trị hàng hóa, phí dỡ hàng, thuế nhập khẩu…); giá trị thị trường hàng tổn thất là giá ước tính hay thu nhập trên cùng một cơ sở như giá trị thị trường hàng tốt. Tỷ lệ giảm giá phải căn cứ vào giá trị thị trường hàng tốt và giá trị thị trường hàng tổn thất trên cùng một cơ sở, tại cugnf một nơi, cùng một thời điểm và cùng một thị trường, đồng thời phải xem xét tới các phí tổn cần thiết đem lại trạng thái ban đầu như phí tổn để chế biến lại, điều chỉnh bao bì. Nếu không thỏa thuận được sự giảm giá, có thể tiến hành bán đấu giá hàng tổn thất để xác định sự khác nhau giữa giá hàng tốt và giá hàng bị tổn thất. - Trường hợp một phần hàng hóa bị tổn thất toàn bộ: Giá trị tổn thất là một phần của số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm: Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x Giá trị hàng tổn thất Toàn bộ lô hàng - Trường hợp hàng hóa bị tổn thất được bán tại cảng dọc đường: Khi hàng háo bị tổn thất và theo tính toán thì nếu cứ tiếp tục chở hàng tới cảng đích thì không kinh tế và có thể gây thiệt hại cho các hàng hóa khác, thuyền trường có thể cho bán hàng tại cảng dọc đường theo yêu cầu của giám định viên. Khi đó hàng được coi như là một phần hàng hóa bị tổn thất toàn bộ. Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x Giá trị hàng tổn thất - số tiền bán Toàn bộ lô hàng hàng tổn thất 1.2.3.2. Tổn thất toàn bộ - Đối với toàn bộ tổn thất thực tế người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm dưới giá trị). - Đối với tổn thất toàn bộ ước tính. + Trường hợp 1: Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận thì sẽ được bồi thường như đối với tổn thất toàn bộ thực tế. + Trường hợp 2: Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ nhừng người bảo hiểm không chấp nhận thì bồi thường như tổn thất bộ phận. 1.2.3.3. Các chi phí được bảo hiểm bồi thường Trong quá trình cứu vớt hàng tổn thất, hanh chế thiệt hại thì người được bảo hiểm có thể bỏ ra một số chi phí và chi phí đó có thể được bồi thường. Người giả quyết khiếu nại bồi thường phải boc tách được nhúng chi phí không được bồi thường và những chi phí được bồi thường. Những chi phí được bồi thương phải là hậu quả trực tiếp của những rủi ro được bảo hiểm, bao gồm các chi phí như: - Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất; - Chi phí gửi hàng tiếp; - Chi phí tổn thất riêng; - Chi phí tổn thất chung; - Chi phí cứu hộ; - Chi phí đặc biệt. 1.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá thực trạng của khâu giám định và bồi thường - Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Số vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ; - Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ; - Chi giám định ngoài Tỷ lệ chi giám Chi giám định thuê ngoài x 100% định ngoài = Tổng chi cho giám định - Chi giám định tự làm Tỷ lệ chi giám Chi giám định tự làm x 100% định tự làm = Tổng chi cho giám định - Tỷ lệ giải quyết bồi thường trong kỳ Số vụ khiếu nại đã giải quyết Tỷ lệ giải quyết bồi thường trong kỳ x 100% bồi thường = Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Số vụ tồn đọng chưa bồi thường Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa Tỷ lệ = giải quyết bồi thường trong kỳ x 100% Tồn đọng Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ Số tiền bồi thường bình quân mỗi vụ khiếu nại được giải quyết trong kỳ = Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ Tỷ lệ chi bồi thường = Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ x100% Tổng chi trong kỳ Tỷ lệ bồi thường trong kỳ = Tổng số tiền bồi thường trong kỳ x100% Tổng doanh thu chi phí bảo hiểm trong kỳ 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.5.1. Yếu tố khách quan - Hội nhập và giao lưu quốc tế Sự phát triển giao lưu buôn bán quốc tế đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển hiện nay ngày càng phát triển đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Hội nhập và giao lưu quốc tế giúp doanh nghiệp bảo hiểm thiết lập mối quan hệ với các tổ chức bảo hiểm, công ty giám định khác trên thế giới. Nhờ vậy khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thuộc trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thuê giám định ngoài tại nơi gần nhất để tiến hành giám định để tiến hành bồi thường một cách kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cho nhân viên của mình sang học hỏi kinh nghiệm tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm lâu năm trên thế giới. - Sự phát triển của khoa học kĩ thuật Khoa học kĩ thuật phát triển đóng góp không ít trong công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Hệ thống thông tin truyền thông phát triển, đặc biệt là khi internet trở nên phổ biến tại mọi quốc gia giúp khách hàng có thể thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm khi tổn thất xảy ra đối với hàng hóa của họ dù ở bất cứ đâu, và ngay lập tức doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra cách giải quyết hợp lý cho từng trường hợp. Khoa học kĩ thuật phát triển đã đóng góp vào việc phát triển máy móc kĩ thuật trong công tác giám định giúp việc giám định được chính xác và nhanh chóng. - Nhận thức, ý thức của khách hàng Nhận thức của khách hàng rất quan trọng trong việc tác động đến công tác bồi thường. Nếu khách hàng có hiểu biết kĩ lưỡng về quy trình giám định bồi thường của doanh nghiệp, biết mình phải làm gì ngay khi có tổn thất xảy ra thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời có thể giảm được mức độ thiệt hại của hàng hóa. Hiện nay các hành vi trục lợi ngày càng trở nên tinh vi hơn nên ý thức của khách hàng tốt còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế được tổn thất trong bồi thường do hành vi trục lợi. 1.2.5.2. Yếu tố chủ quan - Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khâu khai thác khách hàng, doanh nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền tư vấn tốt cho khách hàng về quy trình giám định bồi thường của doanh nghiệp mình và trách nhiệm của họ khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp thì khi tổn thất xảy ra khách hàng biết mình phải làm gì sẽ giúp giảm thời gian và chi phí cho công tác giám định bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. - Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất tại doanh nghiệp bảo hiểm Nếu công tác đánh giá rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện tốt thì công tác đề phòng và hạn chế tổn thất tốt sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho công tác bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển của doanh nghiệp - Công tác giám định tổn thất tại doanh nghiệp bảo hiểm Giám định là khâu quan trọng trong công tác bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu đội ngũ giám định viên có chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao cùng với việc sử dụng máy móc kĩ thuật vào công tác giám định thì việc tiến hành giám định được tiến hành nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Như vậy công tác bồi thường sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác và hạn chế được hiện tượng trục lợi bảo hiểm. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và tình hình kinh doanh bảo hiểm của PTI 2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của PTI Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1998. Tên tiếng Anh là Post & Telecomunication Joint Stock Insurance Company. Cổ đông sáng lập là Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), nay là tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (36.16%); Cổ đông khác sáng lập là Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE); Tổng Công ty Cổ Phần Bảo Minh; Tổng Công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX); Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam(VIB); Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HACC); Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA). Vốn pháp định ban đầu là 105 tỷ đồng, năm 2008 là 300 tỷ đồng và đến nay là 450 tỷ đồng ( Cổ đông pháp nhân: 64.7%, cổ đông thể nhân: 35.26%). Thông tin chung về doanh nghiệp - Tên đầy đủ tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện - Tên giao dịch: Bảo hiểm Bưu điện - Tên tiếng Anh: Post – Telecommunication Joint – Stock Insurance Corporation. - Tên viết tắt: PTI - Logo: - Slogan: Người bạn đích thực - Trụ sở chính: Tầng 8 số 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình,TP.Hà Nội Tổng Công ty có 23 công ty bảo hiểm trực thuộc đặt ở các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm và hệ thống đại lý trên toàn quốc gồm Đại lý các bưu cục, bưu điện của VNPost và 859 đại lý cá nhân hoạt động chuyên nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố, đây là những đại lý lớn và gắn bó truyền thống với PTI nhiều năm nay. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của PTI - Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Tổng Công ty, quyết định định hướng phát triển của Tổng Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát. - Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Tổng Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Tổng Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. - Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Tổng Công ty. - Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Tổng Công ty. - Các Khối, Ban trong Tổng Công ty + Khối kinh doanh: Ban phát triển kinh doanh: Ban phát triển kinh doanh có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc định hướng phát triển kinh doanh, phát triển thị trường, kênh phân phối, sản phẩm, tổ chức kinh doanh và chăm sóc khách hàng trên toàn hệ thống. Ban bảo hiểm dự án: Ban Bảo hiểm dự án có chức năng hỗ trợ các đơn vị thành viên trực thuộc trong công tác khai thác các dự án lớn, khai thác qua môi giới và trực tiếp kinh doanh. - Khối nghiệp vụ: Ban bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Ban Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm tài sản kỹ thuật. Ban Bảo hiểm Hàng hải: Ban Bảo hiểm Hàng hải có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Ban Bảo hiểm Xe cơ giới: Ban Bảo hiểm Xe cơ giới có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới. Ban Bảo hiểm Con người: Ban Bảo hiểm Con người có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức công tác kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm con người. Ban Tái bảo hiểm: Ban Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm. - Khối Chức năng: Văn phòng: Văn phòng có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác tổng hợp, văn thư, hành chính quản trị, đối ngoại, khánh tiết. Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo: Ban Tổ chức nhân sự và đào tạo có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và thực hiện các chế độ đãi ngộ cho người lao động đúng quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ: Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác tuân thủ các quy định của Nhà nước, Tổng công ty và quản trị rủi ro. Ban Kế hoạch - Tài chính - Kế toán: Ban Kế hoạch - Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng cơ chế và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và quản lý công tác tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Ban Công nghệ thông tin: Ban Công nghệ thông tin có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh. - Khối Đầu tư: Khối Đầu tư gồm có Ban đầu tư, hệ thống các công ty con, công ty liên kết. Ban Đầu tư: Ban Đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, quỹ, đầu tư tài chính, quản lý cổ đông, quản lý việc đầu tư tại các công ty con và công ty liên kết. 2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI ● Kinh doanh bảo hiểm gốc: Hiện nay, PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm tài sản kỹ thuật (bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, bảo hiểm kỹ thuật), Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thủy và P&I) và Bảo hiểm con người. - Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: Kể từ khi thành lập đến nay, nhóm nghiệp vụ tài sản kỹ thuật luôn là nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh, cơ bản, trọng tâm và được Ban lãnh đạo PTI tập trung phát triển xuyên suốt quá trình 12 năm hoạt động. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật của PTI bao gồm các nhóm sản phẩm chính là bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm chung. Trong đó, PTI luôn dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử (năm 2009 chiếm 93,60% thị phần nghiệp vụ). - Bảo hiểm Xe cơ giới: Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được PTI triển khai ngay từ khi mới thành lập với 2 nhóm nghiệp vụ chính là bảo hiểm ôtô và bảo hiểm môtô - xe máy. Doanh thu bình quân của nghiệp vụ thường chiếm 37,5% tổng doanh thu của Tổng Công ty. - Bảo hiểm Hàng hải: Về cơ cấu sản phẩm nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải gồm có nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa và nghiệp vụ bảo hiểm Tàu thủy. Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hóa được PTI triển khai từ khi mới thành lập, gồm 3 loại hình: bảo hiểm Hàng nhập khẩu, bảo hiểm Hàng xuất khẩu, bảo hiểm Hàng vận chuyển nội địa. Trong đó doanh thu tập trung chủ yếu là bảo hiểm Hàng vận chuyển nội địa. - Bảo hiểm Con người: Bảo hiểm Con người là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của PTI với xuất phát điểm gồm 4 sản phẩm nhưng đến nay đã phát triển thành 20 sản phẩm với đầy đủ các loại hình bảo hiểm. Các sản phẩm của PTI hiện nay được chia thành 05 nhóm chính là Bảo hiểm tai nạn, ốm đau, Bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm sức khoẻ, Bảo hiểm học sinh, Bảo hiểm du lịch. Với một số nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai như bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng không... PTI đã kí được các hợp đồng bảo hiểm với các đối tác như VNPT (bảo hiểm phóng vệ tinh Vinasat 1 năm 2008, hợp đồng bảo hiểm vận hành vệ tinh Vinasat 1 trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 2009), Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinashin, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Đông (bảo hiểm thân tàu và P&I), Công ty Cổ phần Hàng không Mekong (bảo hiểm hàng không).... Để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường, PTI tiếp tục nghiên cứu, phát triển các gói sản phẩm mới, đặc biệt thúc đẩy các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người như: Phúc/Phước Lưu Hành dành cho người sử dụng xe mô tô, Phúc Học Đường dành cho học sinh các cấp và sinh viên, Phúc Vạn Dặm dành cho xe ô tô. Bên cạnh đó, với sự chuyên nghiệp của mình, PTI còn thiết kế gói sản phẩm riêng biệt như: Bảo hiểm Phúc An Sinh dành cho CBNV Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, VNP care cho khách hàng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, Mobifone real care cho khách hàng của Công ty thông tin di động VMS.... ● Kinh doanh tái bảo hiểm Nhằm mục đích chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty cũng như khách hàng, PTI luôn coi trọng công tác tái bảo hiểm. Để đảm bảo an toàn tài chính của Tổng công ty, khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare… và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J. Gallagher… Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… ● Công tác giám định bồi thường Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của Tổng công ty, PTI rất chú trọng công tác chăm sóc và bồi thường cho khách hàng. Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí kịp thời, chính xác và hợp pháp. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTI dưới 40% trên doanh thu bảo hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế, thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của PTI Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu HĐKD bảo hiểm gốc 292.266 443.664 455.026 529.713 2 Doanh thu HĐ nhận tái bảo hiểm 27.229 36.903 38.049 49.340 3 Doanh thu HĐ nhượng tái bảo hiểm 28.964 34.818 27.874 34.792 4 Tổng 348.459 515.385 520.949 613.845 (Nguồn: BCKT hợp nhất năm 2009, năm 2010 của PTI) Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của PTI tăng dần theo các năm, tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 20-25%. Nếu như trong năm 2007 tổng doanh thu bảo hiểm của PTI là 348.459 triệu đồng thì đến năm 2008 tổng doanh thu tăng lên 515.385 triệu đồng, năm 2009 tổng doanh thu bảo hiểm là 520.949 triệu đồng, năm 2010 tổng doanh thu của PTI là 613.845 triệu đồng. Dự phòng phí của PTI ngày càng tăng nhằm đảm bảo chi trả cho người tham gia bảo hiểm, nếu như năm 2008 mức dự phòng phí của PTI là 16.724 triệu đồng thì đến năm 2010 mức dự phòng phí đã tăng lên 96.048 triệu đồng. Những điều đó cho thấy việc kinh doanh của PTI ngày càng phát triển, đặc biệt doanh thu từ các hợp đồng kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng tăng điều đó cho thấy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm ngày càng nâng lên và được nhiều người cũng như nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mua sản phẩm bảo hiểm của PTI. 2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam Do Đảng và Nhà nước ta đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên với thói quen nhập CIF và xuất FOB đã tồn tại nhiều năm trong các đơn vị xuất khẩu Việt Nam nên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chưa thực sự được khai thác hiệu quả. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 35-40% kim ngạch hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu khiêm tốn hơn khoảng 5-7%. 2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010 Toàn bộ hệ thống PTI trong cả nước trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đều áp dụng bộ nguyên tắc chung về bảo hiểm hàng hóa của ICC 1982 (điều kiện bảo hiểm A, B, C). Một số hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp bảo hiểm PTI đã nhận là chương trình bảo hiểm hàng thiêt bị điện tử xuất nhập khẩu của công ty FPT với giá trị bảo hiểm là 1,4 tỷ đồng; bảo hiểm hàng máy móc thiết bị xuất nhập khẩu của công ty công nghệ Quốc phòng với giá trị bảo hiểm là 1,31 tỷ đồng; bảo hiểm nguyên liệu nhập khẩu cho Tân Hiệp Phát với giá trị bảo hiểm là 2,9 tỷ đồng. PTI đã đưa ra bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng. Bảng 2: Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng nhóm hàng Nhóm hàng Nhóm rủi ro Nhóm hàng nông sản thực phẩm, hóa chất, thức ăn gia súc, sắt thép, kính, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, gốm và các sản phẩm làm từ gốm sứ Cao Ngành hàng thực phẩm chế biến, giấy và các sản phẩm từ giấy, da và các sản phẩm từ da, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ Trung bình Ngành hàng kim loại, kháng sản, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, đồ nhựa gia dụng và các nhóm hàng khác Thấp Nhờ có bảng phân loại nhóm hàng và mức độ rủi ro trên mà công ty có thể đưa ra mức phí phù hợp với từng hợp đồng bảo hiểm và biện pháp phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất đối với từng chuyến hàng mà công ty nhận bảo hiểm. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đang dần phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa nói chung của PTI, tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ này gần 20% chiếm khoảng 5,04 tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI chiếm bình quan khoảng 3,35% thi phần bảo hiểm hàng hóa toàn thị trường. Bảng 3: Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007- 2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 1 Số lượng đơn BH đã cấp Đơn 850 750 954 1600 2 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lượng đơn bảo hiểm đã cấp % - - 13,30 27,20 67,72 3 Doanh thu Tỷ đồng 25 27 21 28 4 Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn của doanh thu % - 8,00 -22,22 33,33 5 Doanh thu bình quân Tỷđồng/ đơn 0,029 0,036 0,022 0,018 (Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI) Qua bảng trên cho thấy số đơn bảo hiểm đã cấp tăng dần theo các năm, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp nói chung và đối với hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng của PTI, số đơn bảo hiểm cấp năm 2008 giảm so với năm 2007 là 11,77 % tương đương với giảm 100 đơn bảo hiểm. Nhưng cùng với sự phục hồi dần của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam cũng phát triển trở lại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng. Từ năm 2009 hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI đã tăng lên đáng kể. Đến năm 2009, số lượng đơn bảo hiểm đã cấp là 954 đơn tăng 27,2% so với năm 2008, đến năm 2010 số đơn bảo hiểm đã cấp là 1600 đơn tăng 67,7% so với năm 2009. Tuy số đơn bảo hiểm từ năm 2009 đã tăng nhưng lượng doanh thu mà công ty PTI nhận được tăng không nhiều tương ứng với lượng đơn bảo hiểm đã được cấp, doanh thu đạt được trong năm 2009 là 21 tỷ đồng giảm 22,22% so với doanh thu của năm 2008, năm 2007 doanh thu là 25 tỷ đồng với số hợp đồng bảo hiểm là 850 thì đến năm 2010 số hợp đồng bảo hiểm được cấp là 1600 (tăng 88,29% so với năm 2007) nhưng doanh thu năm 2010 lại chỉ đạt được 28 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2007), so với các năm trước đó thì năm 2010 có số doanh thu bình quân thấp nhất là 0,018 tỷ đồng/đơn. Năm 2008 tuy có số đơn bảo hiểm được cấp ít nhất nhưng lại là năm có doanh thu bình quân cao nhất trong 4 năm là 0,036 tỷ đồng/đơn. Có thể nhận thấy, đến năm 2010, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI đã thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng giá trị bảo hiểm còn thấp, dẫn đến doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này chưa được như mong muốn của doanh nghiệp. 2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI Giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một khâu được PTI quy định chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Trước hết, khi có tổn thất xảy ra, PTI sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu? Nguyên tắc chung của Công ty khi tiến hành giám định lại: - Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc bồi thường của Công ty. - PTI có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ chi nhánh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong và ngoài nước. - Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm tại PTI. Xuất phát từ nguyên nhân này mà công tác giám định của PTI được tiến hành theo quy trình dưới đây: Sơ đồ 2: Quy trình giám định tổn thất hàng hóa của PTI Trách nhiệm Tiến trình Nhận yêu cầu giám định Báo cáo lãnh đạo nếu có tổn thất lớn, báo TBH ĐVKT, ĐVGĐ Xử lí thông tin ban đầu Thuê giám định ngoài ĐVKT, GĐV Tiến hành giám định ĐVKT/TGĐ/ NĐUQ, GĐV Lập biên bản giám định GĐV Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả GĐV, NYC, ĐVKT Cấp báo cáo giám định, thu phí giám định ĐVGĐ, ĐVKT/ NĐUQ/TGĐ Lưu trữ hồ sơ ĐVGĐ, ĐVKT Bước 1: Nhận yêu cầu giám định/thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm (NĐBH)/khách hàng - Khi nhận được thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm/khách hàng, đơn vị khai thác (ĐVKT) cần gửi ngay cho đơn vị giám định (ĐVGĐ) Giấy đề nghị thu xếp giám định hàng hóa, báo ngay cho cấp trên nếu tổn thất lớn và phức tạp và vào sổ thống kê giám định tổn thất hàng hóa. - Nếu vụ việc phát sinh vào ngoài giờ làm việc/các ngày nghỉ/ngày lễ thì chấp nhận yêu cầu giám định qua điện thoại nhưng đơn vị khai thác cần có văn bản yêu cầu chính thức tới đơn vị giám định vào ngày làm việc tiếp theo. Bước 2: Xử lý thông tin ban đầu Ở giai đoạn này PTI sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ tổn thất, hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu, tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến tổn thất và xem xét phân cấp. Trong vòng 3 ngày tổn thất xảy ra phải lập tức thông bảo cho PTI, một số trường hợp khó khăn thì thời hạn thông báo nhiều nhất là 14 ngày . Nếu cần phải chỉ định đơn vị giám định độc lập trong nước thì chỉ định các công ty giám định độc lập có tên trong danh sách đã được công ty phê duyệt; nếu chỉ định đơn vị giám định ở nước ngoài thì chỉ định các công ty có tên trong danh bạ đại lý của Lloyd’s. Bước 3: Tiến hành giám định - Công tác chuẩn bị: Trên cơ sở các thông tin tổn thất được cung cấp, giám định viên phải tự chuẩn bị đầy đủ những vấn đề liên quan đến tổn thất như kiến thức về rủi ro hoặc tổn thất, các dụng cụ cần thiết… - Khi tiến hành giám định, giám định viên cần kiểm tra tính chính xác, phù hợp về mặt giấy tờ của đối tượng bảo hiểm; ghi nhận chính xác thời gian, địa điểm, diễn biến, mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra tổn thất; liên lạc với đơn vị cấp trên để thông báo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo về các bước xử lý tiếp theo; - Xác định tình trạng tổn thất: giám định viên phải tiến hành kiểm tra từ bên ngoài kiện hàng, container rồi mới kiểm tra bên trong container, kiện hàng để phát hiện tổn thất va nguyên nhân tổn thất một cách cẩn thận. - Xác định mức độ tổn thất giám định viên phải: + Nếu có điều kiện cần xác định mức độ tổn thất cho hàng hóa theo từng nguyên nhân khác nhau để xác định tổn thất chung và tổn thất riêng hoặc người chịu trách nhiệm hợp lý; hợp đồng xác định các chi phí sửa chữa, cứu chữa, chỉnh lý hàng hợp lý để đưa vào biên bản (nếu có); + Khi tổn thất lớn hoặc dạng đặc biệt cần lấy mẫu và phân tích theo chỉ tiêu kỹ thuật của hàng nguyên chất (có thể thuê cơ quan chuyên môn); đối với các lô hàng lớn bị tổn thất nặng không có khả năng giám định toàn bộ lô hàng thì có thể giám định mẫu một bộ phận lô hàng (tối thiểu 10%); + Nếu thiếu số lượng: nêu rõ kích cỡ, thứ loại hàng thiếu hụt hư hỏng so với phiếu đóng gói, xem xét khả năng đóng gói thiếu hoặc nhầm từ kiện hàng này sang kiện hàng khác… + Nếu thiếu trọng lượng: xem xét khả năng dò chảy, vương vãi không thu hồi lại được, hao hụt tự nhiên, độ ẩm, tạp chất, chú ý kiểm tra cả bao bì và cân sử dụng để tính đúng trọng lượng hàng thiếu hụt; + Hàng bị hư hỏng: xác định số lượng, trọng lượng, từng loại hàng hỏng theo từng mức độ, xét khả năng sử dụng của từng loại theo từng mức độ hư hỏng để xác định mức độ tổn thất hợp lý; với mặt hàng là máy móc thiết bị cần xem xét tới ảnh hường của độ bền và công suất. + Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất: nguyên nhân phải được nêu rõ ràng, chính xác, phù hợp với tổn thất thực tế và nêu chính xác thời gian, địa điểm xảy ra tổn thất. Do đó, giám định viên phải xác định nguyên nhân và là người chịu trách nhiệm về tổn thất đó. Giám định viên cần căn cứ trên các cơ sở sau để xác định nguyên nhân gây tổn thất: tính chất và đặc điểm bao bì, hàng hóa; đặc điểm và tình trạng phương tiện; hành trình; dạng tổn thất; tình trạng bốc dỡ, lưu kho, chuyển tải; tình hình giao nhận của các bên liên quan; chụp ảnh hiện trường và các tài liệu liên quan khác. Bước 4: Lập biên bản giám định hiện trường Kết thúc quá trình giám định tại hiện trường, giám định viên lập Biên bản giám định hiện trường, Biên bản giám định có chữ kí của đại diện bên tham gia giám định. Bước 5: Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả - Nếu không thống nhất giá trị thiệt hại cần tiến hành bán đấu giá tổn thất để xác định mức độ giảm giá trị thương mại hàng tổn thất được xác định. - Giám định viên đề xuất các biện pháp bảo quản và đề phòng hạn chế tổn thất, sửa chữa, khắc phục, thay thế hoặc cứu vớt hàng hóa bị tổn thất. Bước 6: Báo cáo giám định hàng tổn thất và cấp báo cáo giám định, thu phí giám định. - Đơn vị giám định cấp Báo cáo giám định cho người yêu cầu theo số lượng yêu cầu (cấp bằng cả tiếng nước ngoài nếu có yêu cầu). Nếu không có yêu cầu cụ thể thì cấp 02 bản gốc tiếng Việt, trong đó 01 bản cấp cho người yêu cầu, 01 bản lưu tại đơn vị giám định. - Phí giám định: Đơn vị khai thác có trách nhiệm thu đòi phí giám định từ người được bảo hiểm/khách hàng; PTI báo nợ đơn vị yêu cầu nếu PTI yêu cầu giám định. Trường hợp thuê Công ty giám định độc lập tiến hành giám định: Người được phân công phải theo dõi tiến độ và đánh giá việc thực hiện giám định của công ty giám định thuê ngoài căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và mẫn cán của giám định viên, thời gian hoàn thành…Nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, người được phân công cần báo cáo Trưởng đơn vị giám định để có phương hướng xử lý. Bước 7: Lưu trữ hồ sơ Sau khi thực hiện xong việc giám định, một bộ hồ sơ giám định được lập bap gồm: Giấy yêu cầu giám định, Các chứng từ liên quan đến lô hàng, thông báo tổn thất và các công văn trao đổi giữa các bên liên quan. Báo cáo giấm định của PTI hoặc của công ty giám định thuê ngoài. Bộ hồ sơ này phải được đánh trang theo thứ tự tài liệu và phải được lưu trữ trong vòng 10 năm tại đơn vị giám định và các phòng liên quan. 2.2.1.2. Kết quả giám định của PTI gia đoạn 2007-2010 Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí kịp thời, chính xác và hợp pháp. Tùy theo tình hình của từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của mình mà PTI sẽ lựa chọn tự giám định hoặc thuê giám định ngoài. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong nước (Công ty giám định Phương Bắc, Công ty giám định Kim An,…) và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Bảng 4: Kết quả giám định tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu Triệu đồng 25.000 27.000 21.000 28.000 2 Chi giám định tự làm Triệu đồng 99 108 102 186 3 Chi giám định thuê ngoài Triệu đồng 395 404 313 409 5 Tổng chi giám định Triệu đồng 494 512 415 595 6 Tỷ lệ chi phí giám định trên tổng doanh thu (5:1) % 1,97 1,89 1,98 2,13 7 Tỷ lệ chi giám định tự làm (2:5) % 20,04 21,09 24,58 31,26 8 Tỷ lệ chi giám định thuê ngoài (3:5) % 79,96 78,91 75,42 68,74 (Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI) Từ bảng số liệu trên cho thấy, chi phí giành cho giám định của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biểm so với doanh thu từ nghiệp vụ này ngày càng tăng lên và cao nhất vào năm 2010 là 2,13%. Chi giám định tự làm với mức tỷ lệ so với tổng chi giám định ngày càng tăng (năm 2007 là 20,04%; năm 2008 là 21,09%; năm 2009 là 24,58%; năm 2010 là 31,26%), điều này có được là nhờ năng lực của các giám định viên tại công ty ngày càng tăng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tế vì tỷ lệ thuê giám định ngoài của Công ty còn chiếm tỷ tệ cao hơn hẳn (năm 2007 là 79,96%, năm 2008 là 78,91%, năm 2009 là 75,42%, năm 2010 là 68,74%). 2.2.2.Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010 2.2.2.1.Quy trình thực hiện bồi thường tổn thất hàng hóa của công ty Trên tinh thần nguyên tắc tăng cường quyền hạn và ý thức trách nhiệm của công ty khu vực cũng như nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, PTI đã quy định phân cấp bồi thường cho các chi nhánh. Trong trường hợp có những hồ sơ vượt phân cấp, Công ty phải thu nhập đầy đủ hồ sơ bồi thường theo quy định khẩn trương làm báo cáo có ý kiến của đơn vị gửi về Tổng công ty để xem xét bồi thường. Công tác bồi thường hàng hóa của công ty được chuẩn hóa thành “Quy trình bồi thường bảo hiểm hàng hóa” áp dụng trong toàn hệ thống của PTI. Quy trình bồi thường được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Quy trình bồi thường tổn thất tại PTI Trách nhiệm Tiến trình Tiếp nhận hồ sơ bồi thường Bồi thường viên Bổ sung Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ (BTV) BTV Tính toán bồi thường BTV BTV/NĐPC/Trưởng Trình duyệt bồi thường ĐVBT, GDĐV, TGĐ/ NĐUQ/Các phòng liên quan Tái bảo hiểm Xác nhận/thông báo bồi thường/ thanh toán tiền bồi thường BTV/ĐVBT/Phòng kế toán Đòi người thứ 3, xử lý tài sản hư hỏng(nếu có) BTV/ ĐVBT/Phòng Tài sản/Các phòng liên quan Lưu trữ hồ sơ bồi thường BTV Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng Bồi thường viên/người được phân công tiếp nhận hồ sơ và vào Sổ thống kê bồi thường hàng hóa, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải quyết trên cơ sở sắp hết hạn khiếu nại người thứ ba, tổn thất lớn phức tạp, thiếu các chứng từ cần yêu cầu bổ sung. Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ - Bồi thường viên/người được phân công + Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ đính kèm hồ sơ. Nếu chưa có đủ chứng từ theo yêu cầu, hướng dẫn khách hàng bổ sung cho đầy đủ. + Đề nghị Phòng kế toán xác định tình trạng nộp phí bảo hiểm của đơn bảo hiểm, đồng thời liên hệ với các đơn vị khai thác để thu thập các căn bản thỏa thuận giữa PTI với khách hàng về việc nộp phí. - Trường hợp hồ sơ bồi thường do trên phân cấp: + Đơn vị kiểm tra hồ sơ, tính toán bồi thường và làm tờ trình gửi công ty đề xuất số tiền bồi thường; + Nếu Tổng giám đốc/người được ủy quyền Công ty đồng ý duyệt bồi thường, công ty sẽ có công văn gửi đơn vị thông báo cho khách hàng; nếu có vướng mắc công ty sẽ yêu cầu đơn vị làm việc tiếp với khách hàng để hoàn thiện hồ sơ. - Trường hợp đồng bảo hiểm: Nếu PTI không phải là người bảo hiểm chính thì không phải thực hiện các bước trên, Công ty căn cứ vào tỷ lệ đồng bảo hiểm để tính toán số tiền bồi thường, Nếu PTI là người bảo hiểm chính thì thực hiện các bước trên. Bước 3: Tính toán bồi thường + Nếu giá trị của từng đơn vị hàng bằng nhau: STBT = Tổng STBT x Lượng hàng bị tổn thất Tổng lượng hàng được bảo hiểm + Nếu giá trị của từng đơn vị hàng khác nhau: STBT = Tổng STBT x Trị giá hoá đơn của lương hàng tổn thất Tổng giá trị hoá đơn - Đối với tổn thất chất lượng (rò rỉ, đổ vỡ, hư hỏng…) có ba cách tình toán số tiền bồi thường: + Giảm giá trị thương mại: Bồi thường viên tính số tiền khiếu nại bằng cách nhân số tiền bồi thường của hàng hóa bị tổn thất với tỉ lệ phần trăm giảm giá trị thương mại. + Tổn thất trừ phần cứu vớt: STBT = STBT của hàng hoá bị tổn thất - Số tiền bán hàng tổn thất cứu vớt được + Thỏa thuận bồi thường tổn thất riêng: áp dụng trong các trường hợp khách hàng không chấp nhận tỷ lệ giảm giá trị thương mại. STBT = STBT x S.M.V – D.M.V S.M.V Trong đó: S.M.V (Sound Maket Value)- Giá trị hàng tốt D.M.V (Damage Market Value) – Giá trị hàng tổn thất trên thị trường tại nơi đến. + Sửa chữa máy móc thiết bị: nếu không có giá chi tiết phụ tùng thì bồi thường theo giá sửa chữa hoặc chi tiết tương tự của hợp đồng khác. - Đối với tổn thất về chi phí: ngoài tổn thất hàng do các rủi ro được bảo hiểm gây nên, PTI cũng bồi thường cho các chi phí như Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất (chi phí đóng gói, thay bao bì, cứu hàng…) nhưng tổng phí không được vượt quá số tiền bảo hiểm; Chi phí riêng (chi phíu dỡ hàng, bảo quản và sắp xếp hàng tại cảng lánh nạn); Đóng góp tổn thất chung; Chi phí cứu hộ và các chi phí khác. - Đối với đóng góp tổn thất chung: phải kiểm tra xem việc tính toán, phân bổ có đúng và phù hợp không, nếu chưa đúng hoặc có ý kiến khác thì trao đổi lại với nhà phân bổ để điều chính lại. - Tạm ứng bồi thường: nếu xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng hồ sơ đang trong quá trình giải quyết (nhưng thiếu chứng từ) thí có thể tạm ứng bồi thường một phần tổn thất (nếu có yêu cầu) nhưng tối đa không quá 50% giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Bước 4: Trình duyệt bồi thường - Bồi thường viên/người được phân công làm tờ trình duyệt bồi thường trong đó phân tích nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và cách tính số tiền bồi thường, nêu lý do chấp nhận bồi thường hoặc từ chối, lý do tăng giảm số tiền bồi thường so với số tiền khách hàng đòi, đòi người thứ ba… - Trưởng đơn vị bồi thường: xem xét, ký tờ trình, trình giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xem xét, đối với các vụ phức tạp có thể đề xuất chuyển qua các phòng có liên quan. Nếu có ý kiến trái ngược thì cần phải xem xét lại để có ý kiến thống nhất trước khi trình giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền. - Trưởng các phòng liên quan xem xét và cho ý kiến bằng văn bản - Giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xem xét, phê duyệt hoặc có ý kiến khác Bước 5: Bồi thường thương mại Trong một số trường hợp tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng người được bảo hiểm/khách hàng là khách hàng lớn, có tiềm năng thì đơn vị khai thác và đơn vị bồi thường cần kết hợp để trình Giám đốc đơn vị /Tổng giám đốc/ người được ủy quyền giải quyết bồi thường thương mại để làm tốt công tác khai thác và nâng cao uy tín của PTI. Đơn vị khai thác cần làm tờ trình nêu rõ các lý do cần thiết phải giải quyết bồi thường thương mại. Bước 6: Xác nhận bồi thường - Sau khi trình giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền đồng ý duyệt bồi thường, nếu số tiền chấp nhận số tiền bồi thường thấp hơn số tiền khách hàng yêu cầu, bồi thường viên/ người được phân công cần làm công văn thông báo cho khách hàng về việc giải quyết hồ sơ khiếu nại. - Nếu khách hàng đồng ý, bồi thường viên/ người được phân công đề nghị họ xác nhận lại bằng văn bản. - Nếu không đồng ý, bồi thường viên/ người được phân công tiếp tục giải thích, đề nghị cung cấp bổ sung bằng chứng, trình giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xem xét cho tời khi đạt được thỏa thuận với khách hàng về việc bồi thường. Bước 7: Thông báo bồi thường - Bồi thường viên/ người được phân công gửi cho khác hàng bản thông báo bồi thường kèm theo Biên nhận và Thế quyền đòi bồi thường để khách hàng ký và đóng dấu phục vụ cho công tác đòi người thứ ba nếu hội tụ hai điều kiện: số tiền chấp nhận bồi thường lớn hơn 1000USD, và người gây tổn thất đã được xác định rõ ràng. - Bồi thường viên/ người được phân công gửi phòng kế toán một bản kèm theo bản thanh toán bồi thường để làm thủ tục chuyển tiền; gửi Phòng tái bảo hiểm một bản để làm thủ tục đòi các nhà tái bảo hiểm; gửi đơn vị khai thác một bản để biết kết quả giải quyết khiếu nại phục vụ cho công tác khai thác và gửi thông báo cho các nhà đồng bảo hiểm khác nếu PTI là nhà bảo hiểm chính. Bước 8: Thanh toán bồi thường - Sau khi nhận được hồ sơ bồi thường từ đơn vị bồi thường, Phòng kế toán phải kiểm tra lại các chứng từ, nếu phát hiện vấn đề không phù hợp, trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường, Phòng kế toán phải có văn bản đề nghị đơn vị bồi thương/ đơn vị khai thác giải thích và/hoặc trình Giám đốc đơn vị/ Tổng giám đốc/ người được ủy quyền xem xét, chỉ đạo. - Nếu không có ý kiến gì thì số tiền bồi thường sẽ được chuyển cho khách hàng trong vòng 3 ngày. Bước 9: Đòi bồi thường người thứ ba, xử lý tài sản bị hư hỏng. - Bồi thường viên/ người được phân công làm thủ tục thế quyền từ người được bảo hiểm, lập hồ sơ đòi người thứ ba và theo dõi giải quyết tiếp. - Việc sử lý tài sản hư hỏng sau khi bồi thường cho khách hàng theo quy định của PTI và pháp luật liên quan. Bước 10: Lưu trữ hồ sơ bồi thường Sau khi hoàn tất công tác bồi thường, các hồ sơ bồi thường cần được lưu trữ, pân loại thích hợp để quản lý và lưu trữ trong 10 năm. Quy trình giám định và bồi thường nêu trên của PTI đã khá rõ ràng cho cán bộ giải quyết bồi thường và khách hàng hiểu được cách thức tiến hành giải quyết khiếu nại bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm tại công ty. Tuy nhiên quá trình thực hiện trong thực tế so với lý thuyết có những khác biệt do tác động của một vài yếu tố khách quan và chủ quan. 2.2.2.2. Kết quả bồi thường của công ty PTI Hiện nay PTI có 23 chi nhánh bao phủ trên toàn quốc nên việc giải quyết khiếu nại bồi thường được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời công tác bồi thường của công ty được thực hiện thống nhất theo Quy trình chung về Giám định và bồi thường do Công ty biên soạn. Bảng 5: Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại PTI giai đoạn 2007-2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Số lượng đơn BH đã cấp Đơn 850 750 954 1600 2 Tổng phí thu Tỷ đồng 25 27 21 28 3 Số vụ khiếu nại Vụ 92 96 86 106 4 Số vụ bồi thường Vụ 35 15 16 78 5 Số vụ từ chối bồi thường Vụ 54 79 68 28 6 Số vụ tồn đọng Vụ 3 2 2 0 7 Số vụ nghi ngờ trục lợi Vụ 7 9 8 11 8 Số tiền bồi thường Tỷ đồng 11 5 4 7 9 Tỷ lệ số vụ khiếu nại (3:1) % 9,65 12,8 9,01 6,63 10 Tỷ lệ bồi thường so với số lượng đơn bảo hiểm đã cấp (4:1) % 4,12 2,00 1,68 4,88 11 Tỷ lệ số vụ khiếu nại đã giải quyết bồi thường (4:3) % 38,04 15,63 18,61 73,58 12 Tỷ lệ số vụ khiếu nại bị từ chối bồi thường (5:3) % 58,69 82,29 79,07 26,42 13 Tỷ lệ bồi thường (8:2) % 44 18,52 19,05 25 14 Tỷ lệ số vụ tồn đọng (6:3) % 3,26 2,08 2,33 0 15 Tỷ lệ số vụ nghi ngờ trục lợi (7:3) % 7,61 9,38 9,3 10,38 16 Số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại được giải quyết (8:4) Tỷ đồng/vụ 0,31 0,33 0,25 0,09 (Nguồn: Phòng bảo hiểm hàng hải PTI) Từ bảng số liệu trên cho thấy số vụ bồi thường chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số đơn bảo hiểm được ký kết tại công ty bảo hiểm PTI: năm 2007 số vụ bồi thường là 35 vụ chiếm/850 đơn bảo hiểm chiếm 4,12%, năm 2008 số vụ bồi thường giảm so với năm 2007 là 15 vụ chiếm 2%, năm 2009 số vụ bồi thường là 16 vụ chiếm 1,68%, năm 2010 số vụ bồi thường là 78 vụ chiếm 4,88% trong tổng số đơn bảo hiểm mà công ty nhận bảo hiểm, năm 2010 có tỷ lệ số vụ bồi thường và cũng là năm có tỷ lệ vụ khiếu nại được giải quyết bồi thường cao nhất trong 4 năm (năm 2007 tỷ lệ là 38,04%, năm 2008 là 15,631%, năm 2009 là 18,61%, năm 2010 là 73,58%). Số vụ từ chối bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK năm 2007 là 54 vụ, năm 2008 là 79 vụ, năm 2009 là 68 vụ, năm 2010 là 28 vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng hóa bị tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, có hành vi gian lận để trục lợi bảo hiểm, thời điểm tổn thất xảy ra khách hàng chưa thanh toán đủ phí. PTI luôn cố gắng giải quyết bồi thường đúng, đủ, kịp thời cho khách hàng khi tổn thất xảy ra tuy nhiên vẫn còn một số vụ tồn đọng chưa kịp giải quyết trong năm, tỷ lệ số vụ tồn đọng chưa giải quyết bồi thường là 3,26% năm 2007, 2,08% năm 2008, 2,33% năm 2009, năm 2010 là 0%. Số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại được giải quyết có xu hướng giảm. Năm 2007 số tiền bồi thường bình quân một vụ là 0,31 tỷ đồng/vụ, năm 2008 số vụ bồi thường thấp hơn so với năm 2007 nhưng số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại trong năm 2008 lại cao hơn năm 2007 (số tiền bồi thường bính quân một vụ năm 2008 là 0,33 tỷ đồng). Như bảng trên cho thấy số vụ bồi thường trong năm 2010 là cao nhất nhưng số tiền bồi thường bình quân một vụ lại thấp nhất trong 4 năm là 0,09 tỷ đồng. Biểu đồ: So sánh tổng phí thu với chi bồi thường của PTI qua các năm từ 2007-2010 Đơn vị: tỷ đồng Tổng phí thu Tiền bồi thường Nhìn biểu đồ cho thấy chi bồi thường tổn thất của công ty thấp hơn so với tổng phí mà công ty thu được. Nhưng số tiền bồi thường qua các năm luôn có sự biến động. Năm 2007 tổng phí thu được là 25 tỷ đồng nhưng mức bồi thường lại cao nhất trong 4 năm, mức bồi thường trong năm 2007 là 11 tỷ đồng chiểm tỷ lệ 44% so với tổng phí thu được. Năm 2008, tổng phí thu được 27 tỷ đồng, số tiền bồi thường giảm còn 5 tỷ chiếm 18,52% so với tổng phí thu được. Năm 2009, tổng phí thu được 21 tỷ, đồng số tiền bồi thường là 4 tỷ đồng chiếm 19,05% tổng phí thu được. Năm 2010, tổng phí thu được 28 tỷ đồng, số tiền bồi thường là 7 tỷ chiếm 25% tổng phí thu được. Có thể nhận thấy hiệu quả công tác giám định bồi thường đã được nâng cao lên trong những năm gần đây, số tiền bồi thường thấp hơn doanh thu phí cũng nhờ một phần tác động của công tác giám định bồi thường. Công tác giám định bồi thường hiệu quả, chính xác, đảm bảo quyền lợi của khác hàng góp phần nâng cao uy tín của công ty. Trong quá trình giám định bồi thường những năm qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển cũng diễn ra năm 2007 là 7,61%; năm 2009 là 9,38%, năm 2009 là 9,3%; năm 2010 là 10,38% và Công ty đã phát hiện kịp thời, nên mọi hành vi trục lợi đều không gây tổn thất lớn cho Công ty. Khi nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao nó không chỉ đem lại những thuận lợi cho ngành bảo hiểm mà nó còn có thể khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì hành vi trục lợi ngày càng tinh vi hơn. Nguyên nhân của hành vi trục lợi xuất phát từ ý thức đạo đức của người tham gia bảo hiểm. Một số hành vi trục lợi đã bị PTI phát hiện như: + Khách hàng phát hiện tổn thất rồi mới mua bảo hiểm của công ty trường hợp này xảy ra do khâu khai thác chưa được thực hiện tốt, do nhân viên bảo hiểm khai thác của công ty móc nối với người mua để thực hiện hành vi trục lợi. + Người mua móc nối với nhân viên giám định của công ty giám định ngoài mà PTI thuê để thực hiện hành vi trục lợi làm tăng mức độ tổn thất của hàng hóa trong quá trình giám định. 2.2.3. Đánh giá chung 2.2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân a. Những mặt đạt được - Uy tín của PTI ngày càng được nâng cao trên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, khâu khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK được triển khai mạnh mẽ hơn nên số đơn bảo hiểm mà công ty nhận bảo hiểm tăng dần theo các năm (năm 2007 là 850 đơn đến năm 2010 là 1600 đơn) - Công tác đề phòng và hạn chế tốn thất của PTI được thực hiện khá tốt trong những năm qua, nhờ vậy mà đã hạn chế được thiệt hại lớn khi tổn thất xảy ra với những hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà Công ty nhận bảo hiểm., không những thế công tác này còn giúp giảm bớt được chi phí cho bồi thường của PTI và nâng cao doanh thu của Công ty. Hàng năm chi phí để đề phòng và hạn chế tổn thất cho bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trung bình là 1,6% doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này. Năm 2007, chi đề phòng hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển là 225,667 triệu đồng; năm 2008 là 264,32 triệu đồng và năm 2009 là 249,984 triệu đồng, năm 2010 là 398,448 triệu đồng. - Quy trình bồi thường chuẩn được áp dụng thống nhất Cách tính toán số tiền bồi thường tuân theo các công thức tính toán số tiền bồi thường trong hoạt động bảo hiểm và các chi phí hợp lý khác phát sinh theo thỏa thuận, đảm bảo công tác giám định bồi thường được tiến hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Công tác giám định bồi thường tại PTI được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, tuân thủ quy trình mà công ty quy định và pháp luật tạo dựng niềm tin cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại PTI. Số tiền bồi thường thấp hơn tổng phí thu được của từng năm, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty. b. Nguyên nhân Công tác giám định bồi thường tại PTI đạt được những kết quả như vậy là nhờ: - Khoa học kỹ thuật phát triển Khoa học kỹ thuật phát triển góp phần cải thiện cơ sở vật chất của công ty bảo hiểm nói chung và PTI nói riêng. Máy móc được trang bị hiện đại tạo điều kiện cho việc giám định tổn thất chính xác, nhanh chóng hơn; phương tiện truyền thông hiện đại và được kết nối toàn công giúp công ty nắm bắt nhanh chóng tình hình tổn thất, trao đổi thông tin trong việc báo tổn thất giữa các bên dễ dàng, thuận tiện, việc tìm kiếm thông tin về khách hàng và về người chuyên chở cũng dễ dàng hơn; việc lưu trữ thông tin, phân loại bồi thường của công ty được cải thiện. - Hệ thống quy định pháp lý đầy đủ, hợp lý hơn Các quy định pháp lý về giám định bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển được quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 và các thông tư nghị định khác. Việc đó giúp cho hoạt động bồi thường của Công ty được tiến hành dễ dàng hơn, phù hợp với tiêu chuẩn và cách tính toán bồi thường của thế giới, tạo dựng niềm tin cho khách hàng trong nước và quốc tế. - Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Nguồn nhân lực của Công ty chuyên về nghiệp vụ giám định bồi thường ngày càng được hoàn thiện về trình độ chuyên môn và đảm bảo tinh thần trách nhiệm làm việc nghiêm túc trong khi giải quyết bồi thường cho các vụ việc. Phần lớn là những cán bộ có trình độ học vấn đại học và trên đại học, lại thường xuyên được tham gia các khóa học nâng cao kiến thức, các hội thảo về bảo hiểm hàng hóa. Đồng thời các nhân viên giám ddingj và bồi thường đều nắm rõ các quy tắc, quy trình thực hiện giám định và bồi thường cũng như các điều kiện bảo hiểm nên việc giám định, bồi thường được tiến hành nhanh chóng và theo đúng trình tự. - Quy trình thủ tục đơn giản, linh hoạt Thủ tục giấy tờ về yêu cầu bồi thường và quy trình bồi thường được PTI chuẩn hóa và thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ. Khi hàng hóa mua bảo hiểm tại PTI bị tổn thất thì người bảo hiểm phải lập một bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường tời PTI hoặc đại lý của PTI. Quy trình giám định bồi thường được chuẩn hóa trong công ty nên việc thực hiện sẽ thống nhất, nếu có sai sót ở khâu nào thì sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý. Điểm này giúp cho khách hàng của PTI được bồi thường nhanh chóng, khắc phục hậu quả tổn thất. - Mạng lưới hoạt động rộng khắp Khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty, đại lý bảo hiểm - giám định có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có kinh nghiệm và uy tín trên thê giới như Lloyd’s. Công ty có thể thực hiện tái bảo hiểm dễ dàng hơn nhằm tránh rủi ro khi có tổn thất lớn xảy ra, và khi tổn thất xảy ra với những chuyến hàng quốc tế mà PTI bảo hiểm thì việc thuê giám định cũng sẽ nhanh chóng hơn đảm bảo công tác giám định bồi thường được tiến hành theo quy định, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của Công ty. Hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước và mối quan hệ với các đại lý bảo hiểm tại nhiều cảng giúp cho việc tiến hành giám định nhanh chóng và thuận tiện hơn, giúp người được bảo hiểm nhanh chóng lập hố sơ khiếu nại bồi thường, hỗ trợ cho việc tính toán và ra quyết định bồi thường hay không một cách nhanh nhất. 2.2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân a. Những mặt hạn chế - Số đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của PTI có sự tăng lên theo các năm nhưng nếu so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường thị số lượng đơn bảo hiểm mà PTI đã nhận vẫn còn thấp. Mặc dù số đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhận được ngày càng tăng nhưng tổng mức phí mà công ty nhận được chưa có sự tăng trưởng vượt bậc (năm 2010 số đơn bảo hiểm đã nhận là 1600 đơn tăng 88% so với năm 2007 nhưng tổng phí thu được năm 2010 chỉ tăng 12% so với tổng phí năm 2007). - Số tiền bồi thường các năm tuy thấp hơn tổng số phí thu được nhưng tỷ lệ bồi thường vẫn còn cao (năm 2007 tỷ lệ bồi thường chiếm 44%, năm 2010 tỷ lệ bồi thường chiếm 25%) - Chi phí thuê giám định ngoài cao nên ảnh hưởng đến mức doanh thu mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển đem lại. - Trình độ chuyên môn không đồng đều: Đa số nhân viên giám định – bồi thường là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao tại Văn phòng công ty, ở những chi nhánh tại các thành phố lớn nhưng cũng có không ít nhân viên giám định bồi thường ở các địa bàn khác có trình độ chuyên môn chưa sâu dẫn đến việc tính toán bồi thường sai sót. b. Nguyên nhân - Rủi ro gây ra tổn thất ngày càng cao Trước tình trạng nóng lên của trái đất, khí hậu biến động dẫn đến mưa bão, sóng thần, các thảm họa thiên nhiên…hay tình hình diễn biến chiến tranh tại một số nước trên thế giới dẫn đến các cuộc chiến tại các cảng dọc đường rất có thể xảy ra. Các rủi ro gây tổn thất ngày càng phức tạp và gây ra hậu quả to lớn cho các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển. - Sự canh tranh mạnh mẽ giữa các công ty bảo hiểm Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm trên thi trường Việt Nam hiện nay, đôi khi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh cũng xảy ra như giảm phí bảo hiểm…Điều này khiến cho PTI phải đưa ra các biện pháp để cạnh tranh giữ vững thị trường dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu mà số tiền bồi thường có nguy cơ tăng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí thuê giám định ngoài cao Xu hướng thuê giám định ngoài khi có yêu cầu giám định nhằm đảm bảo tính khách quan cho kết quả giám định. Nhưng điều này chưa thực sự hợp lý bởi chi phí thuê giám định ngoài thường cao và nguồn nhân lực của công ty không được sử dụng tối đa. Trong những năm qua tuy chi cho giám định ngoài tại PTI có chiều hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí giám định của công ty, tỷ lệ chi giám định ngoài vẫn ở mức trên 70% vì vậy nó ảnh hưởng lớn đén mức doanh thu của PTI. - Trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ Công ty đã được trang bị máy móc, dụng cụ chuyên môn cho công tác giám định nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp thì chất lượng và độ chính xác của các thiết bị đó chưa thật cao, chưa đáp ứng được trường hợp các tổn thất phức tạp. Do đó dẫn đến tình trạng không xác định được nguyên nhân chính các dẫn đến tổn thất, mức độ tổn thất của hàng hóa và người gây ra tổn thất khiến cho công tác tính toán bồi thường gặp khó khăn, thời gian bồi thường bị kéo dài. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PTI GIAI ĐOẠN TỚI 3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI trong năm 2011 3.1.1.Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI giai đoạn tới - Hiện nay PTI đứng ở vị trí thứ 5 trên thị trường kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, trong điều kiện thị trường bảo hiểm cạnh tranh gay gắt PTI luôn tập trung giữ vững thị phần trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và mở rộng thị trường cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PTI chiếm khoảng 3,35% thị phần bảo hiểm hàng hóa toàn thị trường, PTI đề ra mục tiêu giữ vững và phát triển thị phần, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển (khoảng 20%) Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm trong nước tránh tình trạng hạ phí tùy tiện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của thị trường bảo hiểm trong nước để có thể canh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. - Về đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Công ty mở rộng nhiều loại mặt hàng để nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm của công ty, đảm bảo giữ chân được khách hàng thu hút được nhiều hợp đồng bảo hiểm hàng hóa từ các đối tác ở trong và ngoài nước. - Công tác giám định của công ty cũng được chú trọng phát triển, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng tiến hành giám định. Không những mở rộng mối quan hệ với các công ty giám định ngoài công ty còn chú trọng phát triển bộ phận giám định của công ty cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là ở các chi nhánh 3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Công ty PTI. Từ những mục tiêu, định hướng phát triển đã nêu, cùng với những điều kiện thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, mặt hạn chế mà công ty gặp phải trong thời gian qua thì yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác bồi thường hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển là rất cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay. - Tạo sự phù hợp giữa chiến lược phát triển của công ty với chiến lược chung của Nhà nước Vấn đề đặt ra đối với công ty là vừa phải đảm bảo thực hiện tốt chiến lược phát triển của riêng công ty nhưng cũng phải đảm bảo sao cho theo đúng lộ trình, phương hướng phát triển của Nhà nước về dịch vụ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng phải tuân theo hoàn toàn những chiến lươc, mục tiêu không còn phù hợp với tình hình hiện tại mà mỗi công ty bảo hiểm chỉ dựa trên những yêu cầu đó để dựng lên kế hoạch riêng của công ty mình sao cho phù hợp nhất với thực trạng kinh doanh của công ty. Do đó, PTI cũng phải tìm ra hướng đi phù hợp cho những sản phẩm thế mạnh của mình. - Phát triển đồng đều cả về chất lượng và số lượng sản phẩm Vừa phải đảm bảo phát triển về số lượng,vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm để nâng cao uy tín, thu hút khách hàng của công ty là một vấn đề khó khăn đối với công ty. Hiện nay, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm gây khó khăn cho công ty rất nhiều trong việc thỏa mãn cả hai tiêu chí, định hướng phát triển trên đối với bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển. Nếu công ty không hạ phí bảo hiểm, tăng hoa hồng cho môi giới, đại lý hay mở rộng phạm vi bảo hiểm thì sẽ làm giảm tính cạnh tranh của công ty, khách hàng sẽ tìm đến các công ty bảo hiểm khác có dịch vụ ưu đãi cao hơn, do vậy khách hàng và thị phần của công ty sẽ bị thu hẹp. Nếu thực hiện theo các công ty bảo hiểm khác, nghĩa la hạ phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các trường hợp rủi ro cao… thi công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro khi lô hàng XNK chuyên chở bằng đường biển được bảo hiểm tổn thất, dẫn đến chi bồi thường tăng trong khi khoản thu phí bảo hiểm gốc giảm, làm cho việc kinh doanh không đạt hiệu quả cao. Vì vậy công ty phải xây dựng được những biện pháp, chính sách thích hợp để giải quyết được hai mặt của vấn đề này nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển của công ty. - Nâng cao sự hợp tác giữa các bên liên quan tới hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển Việc nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nói riêng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển không phụ thuộc riêng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyenThiThuPhuongD3BH2.doc
Tài liệu liên quan