Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN

Tài liệu Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN: LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Thanh Dũng LỜI CẢM TẠ Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, đồng thời với sự ủng hộ, hỗ trợ, tham gia rất nhiệt tình của các cơ quan đoàn thể và người dân Quận Ô Môn. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, người thầy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến sĩ Dương Ngọc Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí và thời gian để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Phú Son, Võ Văn Hà, Trần Đông Hưng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Công Toà...

doc102 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Thanh Dũng LỜI CẢM TẠ Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, đồng thời với sự ủng hộ, hỗ trợ, tham gia rất nhiệt tình của các cơ quan đoàn thể và người dân Quận Ô Môn. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, người thầy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến sĩ Dương Ngọc Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí và thời gian để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Phú Son, Võ Văn Hà, Trần Đông Hưng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thu An, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Bảo Quốc đã hỗ trợ và góp ý trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND TPCT, Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT, lãnh đạo UBDN Quận Ô Môn, cùng các ban ngành, đoàn thể, các cấp của quận đã tạo điều kiện cho đoàn nghiên cứu, cũng như cung cấp thông tin, đóng góp những ý kiến quí báu. Bên cạnh đó đề tài này sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia tích cực của bà con nông dân, do vậy tôi xin chân thành cám ơn bà con nông dân tại hai phường Phước Thới và Trường Lạc Quận Ô Môn. Những thông tin thu được từ các buổi trao đổi nhóm, phỏng vấn cá nhân, kết hợp với các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội,… là những căn cứ rất quan trọng để đánh giá thực trạng lao động, đánh giá tác động của một số chính sách, đề xuất một số giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. Học viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Qua thời gian hướng dẫn học viên Võ Thanh Dũng thực tập tốt nghiệp, tôi có nhận xét như sau: Về tác phong cá nhân học viên Dũng chuyên cần và chịu khó, nghiêm chỉnh trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi và học hỏi. Quan hệ với địa phương và bà con nông dân vùng nghiên cứu rất tốt. Chấp hành tốt nội quy và qui định học viên thực tập tốt nghiệp của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao về tìm hiểu tác động chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình đô thị hoá. Từ đó rút ra kết luận và kiến nghị mới nhằm đóng góp vào việc phát triển bền vững thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ô Môn nói riêng. Qua tác phong cá nhân và kết quả nghiên cứu thực tập tốt nghiệp, cán bộ hướng dẫn đánh giá sinh viên Võ Thanh Dũng đủ tiêu chuẩn hoàn thành luận văn và tốt nghiệp ra trường. Cần Thơ, ngày 28 tháng 05 năm 2007 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Văn Sánh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày. ….tháng….. năm 2007 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 GIỚI THIỆU 1 1.1.1 Đặt vấn đề 1 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.4.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 3 1.4.2 Nội dung nghiên cứu 4 1.4.3 Thời gian nghiên cứu 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1.1 Khái niệm về việc làm 5 2.1.2 Người thất nghiệp 5 2.1.3 Lao động 5 2.1.4 Khu vực kinh tế 7 2.1.5 Đô thị hoá 7 2.1.6 Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8 2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 8 2.2.1 Số liệu thứ cấp 8 2.2.2 Số liệu sơ cấp 10 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 10 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện ở mục tiêu 1, 2 & 3) 10 2.3.2 Phương pháp hồi qui tương quan (thực hiện ở mục tiêu 3) 11 2.3.3 Phương pháp phân tích Cross – Tabulation (thực hiện mục tiêu 1, 2 & 3) 11 2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT (thực hiện mục tiêu 4) 12 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14 3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 14 3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15 3.2.1 Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận 15 3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 15 3.2.3 Nguồn nhân lực 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GTSX) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15 4.1.1 Tổng quan về cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I 15 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực II 15 4.1.3 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực III 15 4.1.4 Chuyển dịch cơ cấu dân số của quận Ô Môn dưới sự tác động của đô thị hoá 15 4.1.5 Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động 15 4.2 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN NĂM 2005 15 4.2.1 Số lượng và chất lượng lao động 15 4.2.2 Thực trạng về việc làm 15 4.2.3 Đánh giá chung 15 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 4.3.1 Mô hình kinh tế lượng xác định yếu tố chuyển dịch 15 4.3.2 Mô tả biến 15 4.3.3 Kết quả mô hình 15 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM 15 4.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, đe doạ tác động đến người lao động 15 4.4.2 Một số giải pháp 15 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 15 5.1 KẾT LUẬN 15 5.2 KIẾN NGHỊ 15 5.2.1 Đối với chính quyền 15 5.2.2 Đối với người lao động 15 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 15 PHỤ LỤC 15 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15 Bảng 4.2: GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (Giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.3: Cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động 15 ĐVT: % 15 Bảng 4.5: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.6: Cơ cấu lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.7: GTSX các ngành của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.8: Cơ cấu GTSX của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.9: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.11: Cơ cấu lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.12: GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.14: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX trong khu vực II 15 Bảng 4.15: Lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.16: Cơ cấu lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.17: GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.18: Cơ cấu GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.19: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 Bảng 4.20: Dân số quận Ô Môn chia theo Nông thôn – Thành thị và tỷ lệ đô thị hoá 15 Bảng 4.21: Cơ cấu dân số quận Ô Môn chia theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp 15 Bảng 4.22: GDP/người ở địa bàn quận Ô Môn (theo giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.23: Các chỉ tiêu giáo dục giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.24: Thay đổi trình độ CMKT 15 Bảng 4.25: Cơ cấu dân số nhóm tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15 Bảng 4.26: Cơ cấu lao động trong độ tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15 Bảng 4.27: Cơ cấu nghề nghiệp tại hai thời điểm năm 2000 - 2005 15 Bảng 4.28: Cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động 15 Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15 Bảng 4.30: Mối quan hệ giũa ngành nghề và trình độ học vấn 15 Bảng 4.31: Tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp đối với trình độ chuyên môn 15 Bảng 4.32: Thu nhập theo ngành nghề () 15 Bảng 4.33: Các biến số sử dụng trong mô hình 15 Bảng 4.34: Kết quả mô hình 15 Bảng 4.35: Phân tích SWOT về lao động về việc làm quận Ô Môn 15 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn 15 Hình 4.1: Tỷ trọng lao động 3 khu vực kinh tế trong giai đoạn 2000-2005 15 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm năm 2000-2005 15 Hình 4.3: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi 15 Hình 4.4: Cơ cấu trình độ học vấn 15 Hình 4.5: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15 Hình 4.6: Cơ cấu tính chất thu nhập 15 Hình 4.7: Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin khi xin việc 15 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi 15 Phụ lục 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15 Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ nguồn thu nhập chính giữa năm 2000 và 2005 15 Phụ lục 4: Dân số và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi) chia theo nhóm tuổi 15 Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhóm tuổi 15 Phụ lục 6: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15 Phụ lục 7: Tình trạng việc làm 15 Phụ lục 8: cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 15 Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15 Phụ lục 10:Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn 15 Phụ lục 11: Tính chất thu nhập 15 Phụ lục 12: Lý do thay đổi nghề nghiệp 15 Phụ lục 13: Thuận lợi 15 Phụ lục 14: Khó khăn 15 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất PRA : Participatory Rural Appraisal TĐ01-05 : Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 TM-DV : Thương mại - Dịch vụ TPCT : Thành phố Cần Thơ UBND : Ủy Ban Nhân Dân TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng 2/2007. Phương pháp điều tra bán cấu trúc và điều tra hộ gia đình kết hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình PROBIT) và phương pháp phân tích SWOT được ứng dụng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu GTSX và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động làm cơ sở để nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động của Quận Ô Môn giai đoạn 2000 – 2005. Qua đó đề xuất các chiến lược chuyển dịch lao động hợp lý. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (i) chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế; (ii) mặc dù chất lượng lao động đã có những chuyển biến tích cực như: trình độ học vấn, chuyên môn trong giai đoạn 2000-2005 được nâng lên nhưng không đáng kể, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 76%); (iii) tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về lao động phi nông nghiệp của các ngành; (iv) các yếu tố về trình độ giáo dục, giới tính, tuổi lao động; yếu tố đất đai; mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch lao động, và thu nhập vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra điểm thuận lợi về: Dân số trẻ, khoẻ, dồi giàu; có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền về mặt thủ tục hành chính cho người lao động; có nhiều khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp gần nhà (khu công nghiệp Trà Nóc); và chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, một số khó khăn gặp phải như: trình độ học vấn và tay nghề thấp; chính quyền địa phương chưa có chiến lược đào tạo ngành nghề phù hợp; công tác tuyên truyền giáo dục còn yếu; chưa phát triển mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ kết quả trên các vấn đề quan trọng cần chú tâm cho chuyển dịch lao động quận Ô Môn là: (1) chính quyền đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo nghề; (2) đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc thực tế; (3) hỗ trợ vốn cho người lao động nhằm học nghề và tự tạo việc làm cho chính họ; (4) xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng cho người lao động; (5) Không ngừng nâng cao ý thức và trình độ người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của đô thị hoá. ABSTRACT Research thesis:” The real transferability of labor structure in Cantho city, case study in Omon district, is carried out from August, 2006 to February, 2007. Semi-Structure Survey Method, Household Sample Survey, Descriptive Statistics, Linear Correlation and Regression (PROBIT model) and SWOT Matrix are applied to analyze labor structure’s transferability, economic structure and factors of labor transferability that all are as foundation to identify labor structure's transferability in the period from 2000 to 2005. From this, some strategies are suggested for reasonable labor transferability. Research results show that (i) Labor force’s transferability from Agriculture to Industry and Services has some difficulties because of low quality of labor and without respond of labor demands of economic growth of the city; (ii) even though quality of labor had been increased by improving its educational and skills from 2000 to 2005, this is still limited because a high proportion of unskilled labor (approximately 76%); (iii) Speed of labor transferability is not corresponding to economic structure movement’s velocity in the future, because unadaption of rural labors to industrial labor, and from on - farm labor to off - farm labor; (iv) Some factors of education, gender, age, farm zise, process of industrialization and urbanization, all are influencing to labor transferability, and labor’s income in study area. Research results also find out that young population easy bureaucracy by local government, education improvement, and industrial development zones near by hometown; all are advantages for the labor transferability. However, limitation of low education level, unskill labor, lack of long term training programme to local labor and lack of slightly industrial development; all are disadvantages of the labor transferability in the future. For better labor transferability some suggestion are as follows: (1) government should build, upgrade and invest educational infrastructure as well as increase the number of lecturers and trainers for vocational schools; (2) Designing for labor training programs should be adaptive to labor demands; (3) credit supply to those whose are labor supply to improve their labor skills and rural job creation is needed; (4) establishing of labor’s recruitment information system should be concerned; (5) stimulation and continuing of awareness and skills of labor to adapt to the city urbanization process are emphasized. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 GIỚI THIỆU 1.1.1 Đặt vấn đề Lao động, việc làm là vấn đề đang được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Giải quyết sự dư thừa lao động và thiếu việc làm là một trong những yếu tố góp phần cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Chính vì vậy, chính sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn là chính sách xã hội cơ bản nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Thành phố Cần Thơ (TPCT) sau khi tách tỉnh đầu năm 2004 và được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, xu thế đô thị hoá là một quá trình tất yếu. Hiện nay TPCT có 4 quận và 4 huyện, đó là các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. Đô thị hoá ở TPCT và đặc biệt đối với các quận ngoại thành đang có những bước phát triển, nhất là sau khi thành phố có những quyết tâm phát triển để xứng tầm với thành phố loại I. Tiến trình đô thị hoá có những tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực đời sống đối với cư dân vùng đô thị hoá. Một trong những tác động đó là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hoặc lao động trong nông nghiệp cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Vấn đề giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong thanh niên khu vực đô thị, tăng tỉ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động thanh niên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thanh niên và nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trẻ nước ta vẫn là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết. 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu Hiện nay tiến trình đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn TPCT nói chung và quận Ô Môn nói riêng là khá nhanh và mạnh mẽ, đô thị hoá tác động đến đời sống của người nông dân, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động. Từ đó, hình thành và phát triển thị trường lao động ở nông thôn nên tỉ lệ thanh niên làm việc không ổn định ngày càng cao; sự chuyển đổi ngành nghề, nơi làm việc sẽ diễn ra càng nhiều, sẽ tiếp tục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá và mức sống trong thanh niên có những thay đổi rõ nét. Một vấn đề lớn cần quan tâm là: các dòng dân di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm ngày càng tăng nhưng với trình độ thấp và không có tay nghề nên kiếm việc làm khó khăn; vấn đề thất nghiệp, sự nghèo túng có tác động tiêu cực đến chất lượng sống ở đô thị và các vùng lân cận,… Do đó, cần phải nắm rõ sự phân hoá các mặt đời sống trong đó có sản xuất nông nghiệp và trình độ lao động, từ đó Nhà nước có những chính sách thích hợp. Trong bối cảnh hiện nay của TPCT nói chung và quận Ô Môn nói riêng, thì việc phân tích hiện trạng, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp hay các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp nói riêng là vấn đề khá cấp bách hiện nay. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào phân tích về vấn đề này trên địa bàn quận Ô Môn, đề tài này được thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đóng góp phát triển 3 khu vực kinh tế trong tiến trình độ thị hoá. Qua đó đề xuất các chính sách phù hợp với đặc điểm của lao động và kinh tế xã hội của địa phương. Chính vì lẻ đó đề tài nghiên cứu “Thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động trong bối cảnh đô thị hoá TP Cần Thơ: trường hợp nghiên cứu quận Ô Môn” được chọn để thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi ngành nghề từ lĩnh vực nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn, TPCT trong bối cảnh đô thị hoá. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động tại quận Ô Môn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa bàn nghiên cứu; Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động và kết quả mang lại của quá trình chuyển dịch lao động; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn giai đoạn 2000-2005; Đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động cho địa bàn nghiên cứu. 1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu Đề tài đặt ra các giả thuyết trong nghiên cứu như sau: Giả thuyết 1: Lao động trong nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển qua công nghiệp và dịch vụ trong bối cảnh đô thị hoá. Giả thuyết 2: Thu nhập người lao động có tương quan với trình độ và tay nghề. Giả thuyết 3: Nhu cầu lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng dịch chuyển lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động. Kết quả nghiên cứu nhằm để trả lời những câu hỏi sau: Cấu trúc ngành nghề của người dân trong quận thay đổi như thế nào (2000-2005)? Các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động trong thời gian qua? Có các trở ngại nào liên quan đến chuyển dịch lao động? Các chính sách và thể chế gì cần đề xuất để đầu tư hợp lý cho chuyển dịch lao động? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Quận Ô Môn địa bàn dân cư mở rộng của khu vực nội thành; đồng thời cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực - thực phẩm cho khu vực nội thị. Bên cạnh đó, tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ khá nhanh. Do vậy, nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn quận nhằm tìm hiểu việc thay đổi ngành nghề của các thành viên trong hộ. Thông qua kết quả PRA được thực hiện tại Ủy ban nhân quận Ô Môn thì chọn ra 2 phường (Trường Lạc và Phước Thới) để thực hiện PRA cấp phường và phỏng vấn trực tiếp. Phường Phước Thới gần khu công nghiệp Trà Nóc (1998) và đang hình thành khu công nghiệp Trà Nóc 2, trên địa bàn có nhiều công ty, xí nghiệp thu hút nhiều lao động. Diện tích đất nông nghiệp của phường giảm rõ rệt (chuyển dịch đất đai, từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp) do tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá, có một số khu vực trong phường đang nằm trong diện qui hoạch giải toả để phát triển khu công nghiệp. Phường Trường Lạc cách khu công nghiệp Trà Nóc khoảng 7-10 Km, đây là phường nông nghiệp và được quy hoạch là phường nông nghiệp chất lượng cao. Trên địa bàn phường chưa có nhà máy hay doanh nghiệp. Đặc biệt ở phường này đang thừa lao động và hiện tại đang cung cấp lao động rất nhiều cho khu công nghiệp Trà Nóc, đặc biệt là lao động nữ, vì nhu cầu công nhân của khu công nghiệp đòi hỏi sức lao động (không cần trình độ học vấn và tay nghề cao). Nhiều hộ gia đình nhận làm gia công từ các doanh nghiệp ở khu công nghiệp (như: gia công cho xí nghiệp lông vũ). 1.4.2 Nội dung nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động, từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động tại quận Ô Môn trong bối cảnh đô thị hoá. 1.4.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2006 – 2/2007 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Các khái niệm liên quan đến lao động sử dụng được trích dẫn từ tài liệu “thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam” của Bộ lao động - thương binh và xã hội và Niên giám thống kê TPCT - Cục thống kê TPCT (2005) 2.1.1 Khái niệm về việc làm Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc làm. Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. 2.1.2 Người thất nghiệp Người thất nghiệp là người từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc: Có hoạt động đi tìm việc trong bốn tuần qua; hoặc không có hoạt động đi tìm việc trong bốn tuần qua vì lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được. Hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc. 2.1.3 Lao động 2.1.3.1 Khái niệm lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. 2.1.3.2 Nguồn lao động Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh. Việc qui định về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi đất nước. Điều đó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo thống kê của Việt Nam hiện hành bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động. Những người trong độ tuổi lao động là nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi. 2.1.3.3 Lao động đang làm việc Là những người đang có việc làm để tạo ra thu nhập, thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia. Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gồm những người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động. 2.1.3.4 Lao động trong độ tuổi Là những lao động trong độ tuổi theo qui định của Nhà nước có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội. Theo qui định của luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 55 đối với nữ, tính theo năm dương lịch. 2.1.3.5 Lao động ngoài độ tuổi Là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi lao động qui định của Nhà nước: bao gồm nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi; thanh niên dưới 15 tuổi. 2.1.3.6 Khái niệm về cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006,“Cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định. Với quan niệm như trên, cơ cấu lao động được định nghĩa theo các khía cạnh như sau: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân Cơ cấu lao động theo thành phần sở hữu kinh tế Cơ cấu lao động theo lãnh thổ Cơ cấu lao động theo loại hình tổ chức lao động 2.1.3.7 Chuyển dịch cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006, chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự vận động chuyển hoá từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hoá này luôn diễn ra theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội. Nội dung của chuyển dịch: Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thần trách nhiệm trong lao động. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, thay đổi các loại lao động; sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hữu (hoặc theo thành phần kinh tế). 2.1.3.8 Lao động bình quân năm Là lao động bình quân trong một năm, thường được tính theo công thức sau: Tổng số lao động bình quân từng tháng của 12 tháng Lao động bình quân năm = 12 2.1.4 Khu vực kinh tế Khu vực kinh tế thuộc hệ thống tài khoản quốc gia là sự phân chia ngành kinh tế thành 3 nhóm ngành, trong đó: Khu vực I: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Khu vực II: công nghiệp và xây dựng, gồm các ngành công nghiệp mỏ và khai khoáng; công nghiệp chế biến; sản xuất và cung cấp điện, ga khi đốt; xây dựng. Khu vực III: dịch vụ gồm các ngành dịch vụ ngoài hai khu vực I và II. 2.1.5 Đô thị hoá Là sự mở rộng của đô thị, tính theo phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá (Nhiêu Hội Lâm, 2004, Kinh tế học đô thị). 2.1.6 Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Giáo trình kinh tế phát triển - Trường đại học kinh tế quốc dân 2.1.6.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis Mô hình này được xem như là một nghiên cứu mang tính hệ thống đầu tiên về mối quan hệ nông – công nghiệp với giả định khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối. Vì vậy theo ông, để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, trước hết cần quan tâm đầu tư cho phát triển công nghiệp nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp. Lợi nhuận ngày càng nhiều của khu vực công nghiệp chính là động lực tái đầu tư phát triển cho khu vực này. Khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động thì điều kiện để tăng trưởng kinh tế lại phải quan tâm đến đầu tư cho cả hai khu vực. 2.1.6.2 Mô hình hai khu vực của trường phái cổ điển Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng khu vực nông nghiệp không có biểu hiện trì trệ tuyệt đối, một sự gia tăng lao động trong nông nghiệp vẫn tạo ra một mức tổng sản phẩm cao hơn, vì vậy khi xuất hiện khu vực công nghiệp thì ngay từ đầu phải quan tâm đầu tư cả hai khu vực. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào động lực tích luỹ ở cả hai khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn. 2.1.6.3 Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima Oshima – nhà kinh tế học người Nhật Bản, đã nghiên cứu quá trình phát triển trong điều kiện của các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á gió mùa với đặc trưng cơ bản là tính chất thời vụ rất rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp. Dựa theo những giả thuyết đó mô hình hai khu vực của Oshima đặt ra hướng đi trong quá trình phát triển là: Giai đoạn đầu, cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết lao động thất nghiệp thời vụ, tiếp theo đó đầu tư phát triển công nghiệp do yêu cầu của nông nghiệp đặt ra nhằm giải quyết đầy đủ việc làm và cuối cùng là đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực trong điều kiện thiếu lao động. 2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 2.2.1 Số liệu thứ cấp Dữ liệu thống kê về lực lượng lao động ở quận Ô Môn trong giai đoạn 2000 – 2005. Các thông tin bài viết từ tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề lao động và việc làm ở Cần Thơ & ĐBSCL. Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận Ô Môn và TPCT đến năm 2020. 2.2.2 Số liệu sơ cấp Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) được thực hiện tại các điểm nghiên cứu được chọn để tìm hiểu trở ngại khó khăn và giải pháp để nâng cao chất lượng lao động tại địa bàn nghiên cứu, với sự tham gia của 8 cán bộ ở các ban ngành quận. Phỏng vấn chuyên gia đối với các ban ngành quận có liên quan đến chính sách hỗ trợ lao động việc làm. Đây là bước dùng để so sánh sự hỗ trợ của nhà nước đối với các nhu cầu lao động việc làm đặt ra bởi lực lượng lao động do tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá. Điều tra 180 hộ gia đình được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để phỏng vấn với phiếu câu hỏi được soạn sẵn (xem phụ lục 1). Thông tin được thu thập tại hai thời điểm năm 2000 và năm 2005, số lượng mẫu cụ thể như sau: Tổng mẫu điều tra 180 mẫu, tại hai phường: Trường Lạc và Phước Thới Mẫu bị lỗi: 2 mẫu Số mẫu còn lại: 178 mẫu Tổng số nhân khẩu trong 178 mẫu điều tra: 861 nhân khẩu Số người được phỏng vấn trực tiếp: 178 người Số người được phỏng vấn gián tiếp thông qua 178 người trên là: 863 người 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Để thực hiện các mục tiêu trên thì một số phương pháp sau có thể thực hiện 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện ở mục tiêu 1, 2 & 3) Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lao động việc làm của người lao động tại vùng nghiên cứu. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần thực hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó, thí dụ như thống kê theo nhóm tuổi, trình độ học vấn,… Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu. Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze /Descreptive Statistic/.../chọn các yêu cầu sau đó chọn OK. 2.3.2 Phương pháp hồi qui tương quan (thực hiện ở mục tiêu 3) Được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp (có thay đổi hoặc không thay đổi) Sử dụng mô hình Probit: xij: Các biến độc lập (j=1,…,k; với k là số biến độc lập), một số biến độc lập được sử dụng trong trường hợp này như: tuổi của người lao động, giáo dục (số năm đi học), giới tính của người lao động, đất sản xuất bình quân/người,… bj: hệ số ước lượng của các biến độc lập b0: hằng số Zi: Là biến phụ thuộc nhưng giá trị phải là “0” và “1” giống như biến định tính; biến phụ thuộc Zi: Người lao động thứ i quyết định thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp (1 = có, 0 = không). Hàm probit được tiến hành phân tích trên phần mềm STATA 8.0 2.3.3 Phương pháp phân tích Cross – Tabulation (thực hiện mục tiêu 1, 2 & 3) Ý nghĩa: Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: (1) chuỗi phân tích này đã cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp; (2) cross – tablation có thể làm giảm bớt các vấn đề của ô (cells) và (3) phân tích Cross – Tablation tiến hành đơn giản. Trong đề tài này sẽ sử dụng phương pháp phân tích cross – tabulation hai biến. Thí dụ như phân tích chéo giữa hai biến trình độ học vấn và giới tính hoặc nghề nghiệp và trình độ học vấn,… Tiến hành phân tích Cross – Tabulation hai biến Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng tuỳ thuộc vào biến đó được xem là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc. Trong phân tích Cross – Talulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây phân phối “” bình phương cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến. Giả thuyết trong kiểm định có nội dung như sau: H0: không có mối quan hệ giữa các biến H1: có mối quan hệ giữa các biến Giá trị kiểm định trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P – Value). Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có mối liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không có mối liên hệ với nhau. Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze/Descriptive Statistic/Cross/Tabulation/ chọn các điều khiển trong bảng sau đó chọn OK ta sẽ có bảng kết quả. 2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT (thực hiện mục tiêu 4) Mô hình phân tích SWOT được thể hiện mô phỏng như sau: SWOT Yếu tố bên trong Liệt kê các điểm mạnh (S) S1: S2: …. Sn: Liệt kê các điểm yếu (W) W1: W2: …. Wn: yếu tố bên ngoài Liệt kê các cơ hội (O) O1: O2: …. On: S1+O1 S2 + On …. Sn + O2 Phát triển, đầu tư W1, W3+O1 W2 + On …. Wn + O2 Tận dụng, khắc phục Liệt kê các đe doạ (T) T1: T2: …. Tn: S1+T1 S2, S3 + Tn …. Sn + T2 Duy trì, khống chế W1+T1, T4 W2, W3 + Tn …. Wn + T2 Khắc phục, né tránh Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh. Từ đó có cơ sở đề ra các chiến lược phát triển cho địa bàn nghiên cứu. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Cảnh Dũng, Dương Ngọc Thành, Nguyễn Văn Sánh, 2005; “Tác động đô thị hoá đến đời sống hộ: Nghiên cứu trường hợp phường Long Tuyền, TPCT”; Phương pháp tần số và phương pháp SWOT được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân của ngành nghề phi nông nghiệp chưa cao, có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề nhưng chua rõ nét, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp lại, có nhiều hiện tượng thất nghiệp xảy ra nhất là nhóm hộ nghèo và cận nghèo đặc biệt là phụ nữ. Lê Xuân Bá, “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay; xác định các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm trở lại đây và đề xuất các chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam; phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là việc sử dụng mô hình PROBIT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp. Một số kết luận và đề xuất chính sách của nghiên cứu là: (1) Mặc dù không cùng tốc độ với chuyển dịch cơ cấu GTSX, chuyển dịch về cơ cấu lao động nông thôn diễn ra nhanh hơn trong khoảng một thập kỷ qua. (2) Có nhiều yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và không có một mô hình chung cho tất cả các loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Cơ chế tác động của các yếu tố này phức tạp và nhiều chiều. Các yếu tố cụ thể có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn bao gồm: i) các yếu tố về đất đai; ii) trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động; iii) tuổi của lao động,… Nguyễn Ngọc Diễm, 2004; “Đô thị hoá và tác động đô thị hoá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL”; trong Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, quyển 4 “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”; phương pháp thống kê mô tả và phương pháp Cross-tabulation được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đất nông nghiệp ở ĐBSCL giảm xuống đáng kể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân nổi cộm là do đô thị hoá (quy hoạch và phát triển đô thị), tỉ lệ thất nghiệp lao động nông thôn tăng và do sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường đô thị phát triển đã góp phần thúc đẩy nông thôn ĐBSCL có nhiều chuyển đổi trong mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn. Nguyễn Văn Tài và ctv, 1998; “Di dân tự do Nông thôn – Thành thị ở TP. Hồ Chí Minh”; phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu này đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di dân đến điều kiện sống ở thành thị và nơi xuất cư (nông thôn). Phạm Thanh Duy, Di dân nông thôn – đô thị và tác động của nó đến việc cải thiện điều kiện sống của người nông dân ĐBSCL (khảo sát trường hợp huyện Cần Đước tỉnh Long An), trong “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TPCT, tháng 11/2004. Nội dung: Nghiên cứu cho thấy tác động của người xuất cư nông thôn ra thành thị và tác động của nó trong việc cải thiện điều kiện sống cho chính cộng đồng họ xuất phát. Trần Hồi Sinh và nhóm nghiên cứu (2006), Chuyển dịch lao động 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong quá trình đô thị hoá - Thực trạng và giải pháp. Phân tích thực trạng với phương pháp thống kê mô tả, kết quả cho thấy: (i) cơ cấu kinh tế cũng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; (ii) chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu lao động có xu hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; (iii) Chất lượng lao động cũng đã có những chuyển biến tích cực, trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của người lao động được nâng dần lên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện. Bên cạnh đó, Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ thuật cũng như các ngành dịch vụ cao cấp rất chậm do trình độ lao động thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động phổ thông sang lao động có trình độ chuyên môn vẫn còn chậm, chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành. Võ Tòng Xuân, Nguyễn Tri Khiêm và nhóm nghiên cứu, 2003; “ Nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, Báo cáo chuyên đề giai đoạn 2 của chương trình MDPA, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp SWOT được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy ĐBSCL có lực lượng lao động lớn với trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động chưa đáp ứng kịp. Chất lượng đào tạo ở các chương trình đào tạo chưa cao. Đồng thời cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên (kinh tế, học vấn chính qui có tỉ suất sinh lợi thấp, giáo dục thiếu thiết thực,…). 3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN Phần này được biên soạn theo báo cáo tổng thể của Ủy ban Nhân Dân quận Ô Môn 3.2.1 Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở tách ra khỏi huyện Ô Môn cùng lúc với TP Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Hậu Giang, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp quận, huyện và là quận ven của TPCT. Địa điểm thu thập mẫu Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn (Nguồn: Niên Giám thống kê quận Ô MÔN và TPCT năm 2005) Về vị trí, quận Ô Môn nằm phía Tây Bắc của khu vực nội thành, tổng diện tích tự nhiên 125,41 km2, chiếm 9,0% diện tích TP Cần Thơ. Ô Môn là quận nội thành nằm xa nhất so với khu vực trung tâm của TP Cần Thơ (21 km), cự ly từ trung tâm quận (phường Châu Văn Liêm) đến các trung tâm quận huyện khác như sau: theo tuyến đường lộ về phía Đông, cách quận Bình Thuỷ 16,6 km; về phía Tây cách thị trấn Thốt Nốt 22,0 km; về phía Tây Nam cách trung tâm quận Phong Điền 22,9 km; đô thị gần phường Châu Văn Liêm nhất là thị trấn Thới Lai (9,3 km). 3.2.1.1 Ranh giới hành chính Quận Ô Môn có tổng chu vi đường ranh giới là 67,1 km. Phía Bắc giáp huyện Thốt Nốt. Phía Đông giáp Quận Bình Thuỷ. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cờ Đỏ. Phía Đông Nam giáp huyện Phong Điền. 3.2.1.2 Toạ độ địa lý Quận Ô Môn nằm trong giới hạn: 105o33’26” - 105o42’22” kinh độ Đông. 10o02’37” – 10o12’14” vĩ độ Bắc. 3.2.1.3 Vị trí địa lý Quận Ô Môn có vị trí như là quận ven của khu vực nội thành TP Cần Thơ, là cửa ngõ giao lưu giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành phía Tây (Thốt Nốt, Cờ Đỏ) hướng về trục TP Cần Thơ đi Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, quận Ô Môn còn là cửa ngõ ra sông Hậu của tuyến Ô Môn - Thị Đội. Các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng trên địa bàn quận Ô Môn là: Về đường thuỷ: trục kênh Ô Môn - Thị Đội là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các huyện vùng trung tâm tỉnh Kiên Giang ra sông Hậu. Về đường bộ: trục quốc lộ 91 nối liền khu trung tâm TP Cần Thơ với Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, còn có tuyến quốc lộ Nam sông Hậu đang từng bước được hình thành. Quận Ô Môn hiện trạng được xem như địa bàn dân cư mở rộng của khu vực nội thành; đồng thời cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực - thực phẩm cho khu vực nội thị. Với tầm nhìn dài hạn, nhờ vào lợi thế là quận nội thành có chiều dài tiếp giáp với sông Hậu lớn nhất (15,4 km) và cự ly hợp lý so với khu vực trung tâm nội thành (22 km), quận Ô Môn là địa bàn trọng điểm phát triển các khu công nghiệp, hình thành tổ hợp đô thị - công nghiệp với nhiều hình thái phong phú, đa dạng, là một trong những quận trọng điểm góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TP Cần Thơ. 3.2.1.4 Tổ chức hành chánh Quận Ô Môn bao gồm 5 đơn vị hành chính cấp phường. Phường Châu Văn Liêm: diện tích 1.658 ha. Phường Thới An: diện tích 2.431 ha. Phường Thới Long: diện tích 3.586 ha. Phường Trường Lạc: diện tích 2.200 ha. Phường Phước Thới: diện tích 2.683 ha. Trung tâm của quận đặt tại phường Châu Văn Liêm, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước và các cơ sở đầu mối về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá … và cũng là địa bàn đô thị hoá phát triển nhất của quận Ô Môn. Ngoài ra, khu vực phường Phước Thới tiếp giáp với quận Bình Thuỷ cũng đang phát triển dân cư hướng đến dạng tập trung đô thị với tốc độ khá nhanh. 3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 3.2.2.1 Khí hậu, thời tiết Quận Ô Môn có các đặc điểm chung về khí hậu thời tiết với TP Cần Thơ: Nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ. Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…) phân hoá thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Đông Bắc. 3.2.2.2 Chế độ thuỷ văn Quận Ô Môn có mật độ dòng chảy rất dày với tổng chiều dài 495 km, mật độ 3,95 km/km2, tuy nhiên các sông rạch chính chỉ có tổng chiều dài 74 km, mật độ 0,59 km/km2. Dòng chảy chính trên địa bàn là sông Hậu, chảy qua 15,4 km chiều dài địa bàn quận, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều, trong đó tính chất nguồn chiếm ưu thế; lưu lượng nước trong thời kỳ đỉnh lũ ứng với tần suất 50% vào khoảng 12.800m3/s. Các kênh rạch nội đồng chia ra làm 2 hệ thống: Hệ thống kênh rạch ảnh hưởng lũ là chính: bao gồm kênh Ô Môn - Thị Đội là tuyến kênh chính chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và các kênh rạch phía Tây, mật độ trung bình (2,02 km/km2). Hệ thống các kênh rạch ảnh hưởng triều là chính: bao gồm các kênh rạch phía Đông trục Ô Môn - Thị Đội, mật độ cao (4,15 km/km2). Vào mùa lũ (tháng 7 – tháng 11), địa bàn quận Ô Môn chịu ảnh hưởng của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên. Độ ngập giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; khu vực gần sông Hậu ngập sâu nhưng thời gian ngập ngắn nhờ tác động của triều; khu vực ảnh hưởng triều trong nội địa ngập nông và lên xuống theo triều. Tuỳ vào biến động hàng năm của lũ, khu vực ngập sâu (>80cm) chiếm 26 – 35% diện tích, còn lại là khu vực ngập trung bình (30 – 80cm). 3.2.2.3 Địa mạo, địa hình, địa chất Theo kết quả chương trình điều tra tổng hợp vùng ĐBSCL, quận Ô Môn nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, bao gồm 2 dạng địa mạo. Đồng lũ cửa mở chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều là chính cùng với một số tác động tương tác của lũ cuối vụ. Cao trình phổ biến từ +0,8 – 1,0 m, có khuynh hướng thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. 3.2.2.4 Thổ nhưỡng Trên địa bàn quận Ô Môn có hai nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 99% diện tích tự nhiên) và nhóm đất phèn (chiếm 1,0% diện tích tự nhiên) Nhìn chung đất có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ khá đến giàu, lân và kali trung bình, ít hoặc không có độc tố, có ưu thế trong thâm canh lúa và có thể lên liếp để phát triển kinh tế vườn, các loại cây trồng cạn. 3.2.2.5 Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quận Ô Môn, không dồi dào, chỉ bao gồm một số sét có khả năng làm gạch ngói, sét dẻo. Nước ngầm tầng Pleistocene, Poliocen, Miocen có cung lượng khá dồi dào, chất lượng tốt. Tóm lại, về điều kiện tự nhiên, địa bàn quận Ô Môn có những lợi thế sau: Tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì từ khá đến cao, phổ thích nghi khá rộng. Nguồn nước mặt ngọt quanh năm; phần phía Đông kênh Ô Môn - Thị Đội có khả năng tưới tiêu theo triều. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt dãy đất cao ven sông Hậu thuận lợi cho việc bố trí các công trình xây dựng cơ bản theo hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Mạng lưới sông rạch khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thuỷ. Tài nguyên nước ngầm tuy không phong phú nhưng vẫn có thể khai thác hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên tại địa bàn cũng có một số hạn chế sau: Địa bàn bị ảnh hưởng lũ hàng năm, trong đó có khoảng gần 35% diện tích ngập ngắn hạn trên 80 cm vào những năm lũ lớn, có tác động đến sản xuất khu vực I, các cơ sở hạ tầng, dân cư và đô thị. Vào mùa khô, cột nước bơm khu vực ven sông Hậu khá cao. Độ chia cắt địa hình do sông rạch nội đồng rất lớn gây trở ngại giao thông bộ, các đặc điểm địa chất công trình kém, có tác động đến các công trình xây dựng cơ bản. Tài nguyên sinh vật đang có khuynh hướng giảm sút. 3.2.2.6 Phân vùng Trên phương diện phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, có thể phân vùng tổng hợp quận Ô Môn theo chế độ thuỷ văn như sau: Vùng lũ: diện tích 6.850 ha, chiếm 60,9% diện tích tự nhiên (không kể sông rạch), chịu ảnh hưởng lũ, chia làm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng chịu ảnh hưởng lũ là chính và tiểu vùng chịu ảnh hưởng lũ yếu dần. Vùng triều diện tích 4.390 ha, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên, chịu ảnh hưởng ưu thế của triều, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với lúa và kinh tế vườn, tình hình đô thị hoá kém, dân cư phân tán. 3.2.2.7 Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của quận Ô Môn năm 2005 là 12.540 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp chiếm 8.795 ha (70% diện tích tự nhiên), gần như toàn bộ là đất dành cho trồng trọt gồm: đất trồng cây hằng năm (66% diện tích đất trồng trọt) chủ yếu là đất canh tác lúa và lúa màu; đất trồng cây lâu năm (2.900 ha) phân bố chủ yếu tại khu vực thổ canh và ven sông Hậu; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (khoảng 90 ha); đất lâm nghiệp có khoảng 1 ha rừng tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng chiếm 1.847 ha (14,7% diện tích tự nhiên) với 1.152 ha đất xây dựng. Đất giao thông chiếm 161 ha, bình quân/người rất thấp (15m2) so với chuẩn đô thị. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: chiếm 442 ha, tỷ lệ diện tích đất thuỷ lợi/đất nông nghiệp là 5%. Các loại đất chuyên dùng khác chiếm 92 ha. Đất ở chiếm 590 ha, bình quân 45 m2/người. Đất chưa sử dụng, sông rạch: chiếm 1.308 ha (10,4% diện tích tự nhiên), trong đó đất và mặt nước chưa sử dụng 7 ha, sông rạch 1.301 ha. 3.2.3 Nguồn nhân lực Dân số quận Ô Môn tăng chậm, từ 122.287 người năm 2000 lên 130.173 năm 2005 (tăng 1,26%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,14% năm 2000 và 1,08% năm 2005. Dân số tăng giảm cơ học không đáng kể, chủ yếu là đi làm công nơi khác nhưng không cắt hộ khẩu tại địa phương, và từ năm 2002 có một số dân nơi khác đến lập nghiệp. Dân số đô thị có khuynh hướng tăng nhanh, trong 5 năm gần đây tốc độ tăng rất nhanh (33,66%/năm) do toàn bộ dân số hiện nay toàn là dân đô thị. Tuy nhiên dân trong khu vực nội thị chiếm khoảng 33.000 người. Dân số nông thôn tăng chậm bình quân 0,88%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và hiện nay Quận không còn dân nông thôn. Tuy nhiên, dân số ngoại thị chiếm khoảng 97.000 người. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của quận hiện đang đi sang các quận nội thành và các tỉnh lân cận làm việc, tạo nên tình trạng giao lưu lao động có lợi, nhất là các lao động có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay trên địa bàn quận Ô Môn có trường dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam bộ đào tạo 12 ngành nghề kỹ thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao (5,3% lao động trong độ tuổi) cho thấy Ô Môn đã có cơ sở nhân lực ban đầu cho phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua kết quả điều tra nhằm phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch lao động trong bối cảnh đô thị hoá TPCT, nghiên cứu trường hợp quận Ô Môn, có 4 vấn đề lớn cần đưa ra thảo luận: (1) chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 ; (2) đặc điểm lao động việc làm trên địa bàn quận Ô Môn năm 2005; (3) lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động bằng mô hình kinh tế lượng; (4) phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe doạ ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng nghiên cứu 4.1 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GTSX) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau, cơ cấu lao động thay đổi qua lại giữa các khu vực kinh tế hay các ngành trong khu vực kinh tế thì cơ cấu GTSX của khu vực đó hay các ngành trong khu vực đó phải có sự dịch chuyển tương ứng với cơ cấu lao động thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy, ở phần này nội dung thảo luận chính gồm: (1) khảo sát cơ cấu lao động; (2) khảo sát cơ cấu GTSX; (3) so sánh sự chuyển dịch cơ cấu giữa cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động. Trong nội dung dưới đây sẽ khảo sát ở cấp độ tổng quát 3 khu vực kinh tế sau đó khảo sát chi tiết từng khu vực. 4.1.1 Tổng quan về cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 4.1.1.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng số lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể từ 56.463 người (năm 2000) giảm còn 48.278 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng giảm bình quân của khu vực I là 3,08%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Trong khi đó, lao động khu vực II và khu vực III tăng nhanh. Tổng số lao động đang làm việc tại khu vực II của quận là 5.878 người (năm 2000) tăng lên 9.558 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng giảm bình quân 10,21%/năm trong giai đoạn 2000-2005 và lao động làm việc ở khu vực III là 6.458 người (năm 2000) tăng lên 10.839 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động ở khu vực III là 10,91%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Bảng 4.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ĐVT: người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Lao động khu vực I 56.463 53.991 53.000 51.987 50.935 48.278 -3,08% Lao động khu vực II 5.878 6.726 7.275 7.704 8.935 9.558 10,21% Lao động khu vực III 6.458 6.395 7.545 9.602 10.429 10.839 10,91% Tổng số 68.799 67.112 67.820 69.293 70.299 68.676 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Quận Ô Môn thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III. Hình 4.1 thể hiện lao động làm việc ở khu vực I có xu hướng giảm mạnh từ 82% (năm 2000) còn 70% (năm 2005), có nghĩa là gần 12% lao động khu vực I chuyển sang các khu vực khác; trong khi đó khu vực II có tốc độ tăng khá cao từ 9% (năm 2000) lên 14% (năm 2005), khu vực III có tốc độ tăng cao nhất từ 9% (năm 2000) lên 16% (năm 2005), tăng khoảng 7% (xem chi tiết phụ lục 2). Qua đó ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cũng phù hợp với địa bàn đang được đô thị hoá, lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm để thu hút vào các ngành CN-TTCN và TM-DV khá nhanh. Hình 4.1: Tỷ trọng lao động 3 khu vực kinh tế trong giai đoạn 2000-2005 (Nguồn: Xử lí từ số liệu niên giám thống kê TPCT 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005) 4.1.1.2 Giá trị sản xuất (GTSX) và chuyển dịch cơ cấu GTSX Bảng 4.2 cho thấy, từ năm 2001 đến năm 2005, GTSX (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn quận Ô Môn tăng điều qua các năm với tốc độ bình quân trong giai đoạn này là 22,74%/năm, từ 627.468 triệu đồng (2000) lên 1.748.006 triệu đồng (2005). Bảng 4.2: GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (Giá so sánh 1994) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 KVI 177.635 232.755 237.906 285.635 301.028 356.957 14,98% KVII 273.465 361.845 494.881 657.031 717.725 899.848 26,90% KVIII 176.368 203.423 231.072 314.005 422.992 491.201 22,73% Tổng 627.468 798.023 963.859 1.256.671 1.441.745 1.748.006 22,74% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Về số tuyệt đối, khu vực II có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (26,9%/năm) và có xuất phát điểm cao nhất so với hai khu vực còn lại từ 273.465 triệu đồng (năm 2000) lên 899.848 triệu đồng (năm 2005). Trong khi đó khu vực I có tốc độ tăng chậm nhất trong 3 khu vực, với tốc tộ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 - 2005 là 14,98%/năm, tăng từ 177.635 triệu đồng (năm 2000) lên 356.957 triệu đồng (năm 2005); khu vực III tuy xuất phát điểm thấp so với hai khu vực kia, tuy nhiên tốc độ tăng bình quân trên năm khá cao trong giai đoạn 2001-2005 (khoảng 22,73%/năm), tăng từ 176.368 triệu đồng (năm 2000) lên 491.201 triệu đồng (năm 2005) (bảng 4.2). Tuy nhiên do có sự khác nhau quá lớn về xuất phát điểm của GTSX giữa các khu vực nên khi xét về số tương đối hay nói cách khác là xét theo cơ cấu GTSX giữa 3 khu vực ta thấy có sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu GTSX của 3 khu vực kinh tế. Bảng 4.3 chỉ ra rằng khu vực I có tỷ trọng giảm mạnh từ 28,31% (năm 2000) còn 20,42% (năm 2005). Khu vực II có xuất phát điểm cao nhất trong 3 khu vực kinh tế về GTSX (273.465 triệu đồng năm 2000) đồng thời tốc tộ tăng bình quân hàng năm cũng cao nhất, từ đó đã dẫn đến cơ cấu GTSX của khu vực II tăng nhanh, từ 43,58% (năm 2000) lên 51,48% (năm 2005), tăng gần 8%. Khu vực III tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao (22,73%/năm) tuy nhiên về số tuyệt đối do xuất phát điểm thấp (176.368 triệu đồng năm 2000) so với khu vực II, nên tỷ trọng GTSX của khu vực III không có sự biến động lớn trong giai đoạn 2000 -2005 (giảm khoảng 0,01%). Qua đó cho thấy GTSX trên địa bàn có khuynh hướng chuyển đổi theo hướng giảm ở khu vực I và tăng ở khu vực II. Mặc dù số tuyệt đối của các khu vực có tăng qua các năm, tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và tốc độ tăng chậm nên khu vực I đã giảm tỷ trọng cơ cấu GTSX năm 2005. Bảng 4.3: Cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT:% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 +/- 2005/2000 KVI 28,31 29,17 24,68 22,73 20,88 20,42 -7,89 KVII 43,58 45,34 51,34 52,28 49,78 51,48 7,9 KVIII 28,11 25,49 23,97 24,99 29,34 28,10 -0,01 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.1.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động Qua bảng 4.4, xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng cơ cấu GTSX khu vực I giảm 7,89% qua giai đoạn 2000-2005, đồng thời tỷ trọng lao động khu vực I cũng giảm 11,77% tương ứng. Điều này chứng tỏ các ngành ở khu vực I sử dụng rất nhiều lao động nên khi cơ cấu GTSX thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao tại hai thời điểm 2000-2005 là 82,07% - 70,30%, tuy nhiên cơ cấu GTSX mang lại cho quận trong hai thời điểm 2000-2005 là 28,31% - 20,42% trong cơ cấu GTSX theo khu vực. Qua đó ta thấy khu vực sản xuất nông nghiệp phát triển chưa cao, do đó cần đầu tư phát triển lĩnh vực này, đồng thời tìm ra giải pháp để rút nhanh lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực này chuyển dần sang khu vực II và khu vực III. Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động ĐVT: % Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động 2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi Khu vực I 28,31 20,42 -7,89 82,07 70,30 -11,77 Khu vực II 43,58 51,48 7,90 8,54 13,92 5,38 Khu vực III 28,11 28,10 -0,01 9,39 15,78 6,39 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Cơ cấu GTSX của khu vực II năm 2005 tăng 7,9% so với năm 2000, điều này được lý giải là do có nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất hình thành trên địa bàn cũng như các khu vực lân cận do tiến trình đô thị hoá đã thu hút nhiều lao động vào làm việc, đặc biệt là lao động phổ thông, vì vậy cơ cấu lao động ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi tương ứng, năm 2005, tỷ trọng lao động ở khu vực II tăng 5,38% so với năm 2000. Tuy nhiên ta thấy trong giai đoạn 2000-2005 cơ cấu GTSX ở khu vực II là 43,58% -51,48%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực nhưng tỷ trọng cơ cấu lao động khu vực II tương ứng là 8,54% - 13,92%, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các khu vực, từ đó ta thấy khu vực công nghiệp xây dựng đang phát triển khá mạnh so với các khu vực còn lại, chính vì thế cần phải có các biện pháp để chuyển lao động ở khu vực I vào khu vực II mạnh hơn nữa để đạt sự phát triển kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên, ta thấy ở khu vực III chưa có sự phát triển tương ứng. Cơ cấu sản xuất khu vực III có sự thay đổi không đáng kể (tỷ trọng kinh tế năm 2005 giảm 0,01% so với năm 2000), trái lại tỷ trọng lao động tại khu vực này lại có sự chuyển biến đáng kể, năm 2005 tỷ trọng lao động tăng 6,39% so với năm 2000, điều này cho thấy khu vực III đã phát triển những ngành thâm dụng lao động, cụ thể hiện tại đang phát triển các ngành như xay xát gạo, bánh kẹo, chế biến rượu, gạch nung,… nên lao động được sử dụng khá nhiều nhưng các lĩnh vực này do trình độ công nghệ thấp, sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Người lao động chưa quen, tay nghề yếu chưa phù hợp, giá trị của các ngành này mang lại thấp nên mặc dù sử dụng nhiều lao động nhưng tỷ trọng GTSX chưa tăng. Qua đó ta thấy, tỷ trọng GTSX trong khu vực I đã giảm và đã chuyển sang tăng tỷ trọng trong khu vực II là chủ yếu, tỷ trọng khu vực III dao động không đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh và phân bổ khá nhiều vào khu vực II và III, tuy nhiên đóng góp sự chuyển dịch cơ cấu lao động vào khu vực II là tương đối tốt còn ở khu vực III mặc dù lực lượng lao động chuyển từ khu vực I vào khu vực III tương đối cao nhưng cơ cấu GTSX của khu vực này chưa phát triển đã tạo ra sự chuyển dịch chưa tương ứng giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX, điều này chứng tỏ khu vực III sử dụng lao động chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, mặc dù cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực là từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn rất chậm cần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch hơn nữa nhằm rút lực lượng lao động tương đối lớn ra khỏi khu vực I. 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I 4.1.2.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực I Qua phân tích trên, tổng số lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm, có gần 12% lao động ở khu vực này chuyển sang các khu vực khác. Đây là một trong những nguyên nhân thiếu lao động nông nghiệp và giá nhân công lao động nông nghiệp tăng lên vào thời điểm gieo cấy và thu hoạch(() Kết quả PRA tại phường Phước Thới và Trường Lạc ) Bảng 4.5: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Nông, lâm nghiệp 55.583 52.971 51.530 50.547 49.525 47.298 -3,18% Thuỷ sản 880 1.020 1.470 1.440 1.410 980 2,18% Tổng 56.463 53.991 53.000 51.987 50.935 48.278 -3,08% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Qua bảng 4.5 và 4.6 ta thấy: Số lao động của ngành nông, lâm nghiệp giảm bình quân 3,18%/năm ở giai đoạn 2001-2005, cụ thể năm 2000 chiếm 98,44% (55.583 người) xuống còn 97,23% (47.298 người) năm 2005, trong khi đó số lao động ngành thuỷ sản tăng bình quân 2,18%/năm, tăng từ 1,56% năm 2000 (880 người) lên 2,03% năm 2005 (980 người). Bảng 4.6: Cơ cấu lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông, lâm nghiệp 98,44 98,11 97,23 97,23 97,23 97,97 Thuỷ sản 1,56 1,89 2,77 2,77 2,77 2,03 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Nhìn chung, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm nghiệp giảm và tăng cơ cấu lao động ngành thuỷ sản. Điều này nói lên rằng khi lên quận, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh trên địa bàn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do đó lao động ở ngành nông, lâm nghiệp có khuynh hướng giảm là phù hợp. Tuy nhiên, lao động của ngành thuỷ sản tăng lên là do diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2001-2005, và tập trung chủ yếu tại khu vực ven Sông Hậu theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra với năng suất cao. Bên cạnh đó mô hình nuôi thuỷ sản luân canh và xen canh trong mương vườn và ruộng lúa cũng phát triển, đối tượng chủ yếu là tôm càng xanh, cá rô phi, mè vinh, mè trắng, sặc rằng,… việc chuyển dịch lao động từ nông, lâm nghiệp sang thuỷ sản là cần thiết và tất yếu trong quá trình đô thị hoá, nhằm tăng thu nhập cho nông hộ khi diện tích trồng trọt, chăn nuôi ngày càng giảm, và thuỷ sản sẽ trở thành ngành mũi nhọn cho khu vực I trong tương lai, tuy nhiên cần lưu ý vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện tại và trong tương lai, khi có nhiều nhà máy và khu công nghiệp phát triển trên địa bàn và khu vực lân cận. 4.1.2.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực I Trong nội bộ giữa các ngành ở khu vực I GTSX của lâm nghiệp không đáng kể, do lâm nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn chủ yếu là cây phân tán được trồng dọc đường giao thông, lộ chính, khu đô thị,… để tạo bóng mát, tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị mang lại rất thấp và hầu như không đổi qua các năm nên giá trị này khi phân tích được ghép vào GTSX của nông nghiệp. Nhìn chung, ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị cao và chiếm phần lớn trong cơ cấu GTSX của khu vực I. Bảng 4.7: GTSX các ngành của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Nông lâm Nghiệp 152.680 191.784 188.840 185.087 203.910 248.862 10,26% Nông nghiệp 149.996 189.096 186.091 182.254 201.425 247.309 10,52% Lâm nghiệp 2.684 2.688 2.749 2.833 2.485 1.553 -10,36% Thuỷ Sản 24.955 40.971 49.066 100.548 97.118 108.095 34,07% Tổng 177.635 232.755 237.906 285.635 301.028 356.957 14,98% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Qua bảng số liệu 4.7, ta thấy giá trị ngành nông, lâm nghiệp tăng qua các năm bình quân 10,26%, tăng từ 152.680 triệu đồng năm 2000 lên 248.862 triệu đồng năm 2005. Ngành thuỷ sản xuất phát điểm thấp nhưng tốc tốc tăng trưởng rất cao 34,07% tăng từ 24.955 triệu đồng năm 2000 lên 108.095 triệu đồng năm 2005. Bảng 4.8: Cơ cấu GTSX của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông, lâm Nghiệp 85,95 82,40 79,38 64,80 67,74 69,72 - Nông nghiệp 98,24 98,60 98,54 98,47 98,78 99,38 - Lâm nghiệp 1,76 1,40 1,46 1,53 1,22 0,62 Thuỷ Sản 14,05 17,60 20,62 35,20 32,26 30,28 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Cơ cấu GTSX giữa các ngành trong khu vực I, ta thấy ngành nông, lâm nghiệp có cơ cấu GTSX giảm dần qua các năm. Trong khi đó thì ngành thuỷ sản tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể năm 2000 cơ cấu nông, lâm nghiệp - thuỷ sản 85,95%-14,24% đến năm 2005 thì 69,72%-30,28%, rõ ràng có một sự chuyển dịch rất lớn giữa cơ cấu GTSX giữa các ngành ở khu vực I. Một lần nữa khẳng định trong bối cảnh đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp thu hẹp dần giá trị mang lại của ngành thuỷ sản cao thì việc đầu tư phát triển thuỷ sản để khai thác hiệu quả cao nhất trên 1 đơn vị diện tích là hợp lý và cần thiết. 4.1.2.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực I Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành ở khu vực I đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các ngành trong khu vực này, sự chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu GTSX của quận. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch của cơ cấu lao động trong nội bộ ngành diễn ra chậm hơn mức độ chuyển dịch cơ cấu GTSX giữa các ngành trong khu vực I. Bảng 4.9: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ĐVT: % Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động 2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi Nông, lâm Nghiệp 85,95 69,72 -16,23 98,44 97,97 -0,47 - Nông nghiệp 98,24 99,38 1,13 - - - - Lâm nghiệp 1,76 0,62 -1,13 - - - Thuỷ Sản 14,00 30,28 16,23 1,56 2,03 0,47 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Qua bảng 4.9, chỉ ra cơ cấu GTSX có sự chuyển dịch rõ nét so với chuyển dịch lao động trong khu vực I. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp năm 2005 so với năm 2000 giảm 16,23%, trong khi đó cơ cấu lao động của ngành này ở năm 2005 so với năm 2000 giảm 0,47% và cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản năm 2005 so với năm 2000 tăng 16,23%, chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành thuỷ sản năm 2005 so với năm 2000 tăng 0,47%. Giai đoạn 2000-2005 ngành thuỷ sản đã có sự phát triển rất mạnh điều này được chứng minh qua sự dịch chuyển cơ cấu GTSX, và nó đã góp phần cho việc chuyển dịch lao động nhưng sự chuyển dịch này chưa cao. Dịch chuyển cơ cấu GTSX để phát triển ngành thuỷ sản trong khu vực I là định hướng quy hoạch của quận, bên cạnh đó phải có sự chuyển dịch cơ cấu lao động qua ngành này phải tương ứng, chính vì vậy cần tăng cường các công tác tổ chức như: khuyến ngư, trung tâm hướng nghiệp,… để tiếp tục nâng cao trình độ lao động ở lĩnh vực này giúp cho người lao động có thể ứng dụng kỹ thuật mới cho nuôi trồng thuỷ sản. 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực II 4.1.2.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực II Qua bảng 4.10 ta thấy, lao động ở khu vực II của quận Ô Môn có xu hướng tăng nhanh qua các năm, tăng từ 5.878 người (năm 2000) lên 9.558 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân là 10,21%/năm. Trong đó lao động ở ngành xây dựng tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 15,39%/năm, tăng từ 1.761 người (năm 2000) lên 3.687 người (năm 2005). Bên cạnh đó lao động ngành công nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn lao động ngành xây dựng, tốc độ tăng bình quân của lao động ngành công nghiệp là 7,36%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Lao động trong nội bộ ngành công nghiệp được chia ra 2 lĩnh vực, lao động quốc doanh và lao động ngoài quốc doanh. Lao động quốc doanh tăng chậm trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân là 2,71%/năm tăng từ 175 người (năm 2000) lên 200 người (năm 2005). Trong khi đó thì lao động ngoài quốc doanh tăng khá nhanh từ 3.942 người (năm 2000) lên 5.671 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 7,55%/năm. Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 LĐ Công nghiệp 4.117 4.373 4.792 4.902 5.815 5.871 7,36% - Quốc Doanh 175 181 185 190 200 200 2,71% - Ngoài quốc doanh 3.942 4.192 4.607 4.712 5.615 5.671 7,55% LĐ Xây dựng 1.761 2.353 2.483 2.802 3.120 3.687 15,93% Tổng 5.878 6.726 7.275 7.704 8.935 9.558 10,21% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Qua bảng 4.11 cho thấy, lao động của quận tại khu vực II trong thời gian qua về số lượng tăng lên đáng kể, song song đó ta thấy, giữa các ngành trong khu vực có sự thay đổi cơ cấu lao động một cách rõ rệt, cụ thể cơ cấu lao động giữa ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 70,04%-29,96% đến năm 2005 là 61,42%-38,58%. Qua đó cho thấy cơ cấu lao động của ngành công nghiệp giảm đi đáng kể về số tương đối và đã chuyển qua cơ cấu lao động ngành xây dựng ở giai đoạn 2000-2005. Bảng 4.11: Cơ cấu lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 LĐ Công nghiệp 70,04 65,02 65,87 63,63 65,08 61,42 LĐ Xây dựng 29,96 34,98 34,13 36,37 34,92 38,58 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Nguyên nhân của việc chuyển dịch lao động từ lao động công nghiệp qua xây dựng ở khu vực II trong giai đoạn 2000-2005 là do các công trình xây dựng của quận Ô Môn ngày càng nhiều, chủ yếu là các công trình sau: cơ quan công quyền, nhà cửa, các công trình thương mại dịch vụ và phúc lợi công cộng. Những năm gần đây, các loại nhà kiên cố và bán kiên cố tăng nhanh, thêm vào đó tốc độ phát triển của đô thị hoá nhanh, do lên quận nên càng có nhiều công trình hơn trước. Ngành xây dựng bên cạnh thu hút nhiều lao động có trình độ chuyên môn, thì còn giải quyết công ăn việc làm cho 1 lực lượng không nhỏ cho những người lao động phổ thông sử dụng sức lao động là chính như phụ hồ. Song song đó thì lĩnh vực công nghiệp cũng thu hút khá nhiều lao động trong giai đoạn 2000-2005 vào làm việc trong các ngành sản xuất như chế biến bánh kẹo các loại, xay xát gạo, nước đá, tương chao, cơ khí, xi măng phân bón, thuốc trừ sâu,…. Mặc dù vậy, tốc độ thu hút lao động ở ngành này chưa cao do Ô Môn có cơ sở hạ tầng chưa tốt và chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, vả lại đang ở giai đoạn đầu của việc hình thành các khu công nghiệp nên một số công trình nhà máy đang xây dựng dở dang, chưa đi vào hoạt động. 4.1.2.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực II Trong những năm qua, ngành công nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn hình thành tại các khu đô thị với hạ tầng tương đối tốt, hiện nay quận chưa có cụm công nghiệp, nhưng có tuyến tiểu thủ công nghiệp dọc sông Ô Môn tập trung nhiều ngành xay xát và lau bóng gạo, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, đồ gỗ, phân bón, thuốc trừ sâu,… Qua bảng 4.12 cho thấy, GTSX của ngành công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng từ 224.282 triệu đồng (năm 2000) lên 776.061 triệu đồng (năm 2005), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,18%/năm trong giai đoạn 2001-2005, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khá cao. Ngành xây dựng cũng có mức độ tăng trưởng bình quân khá mạnh 20,27%/năm, tăng từ 49.183 triệu đồng năm 2000 lên 123.787 triệu đồng năm 2005, theo xu thế đô thị hoá ngày càng mạnh thì đây là ngành có nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Bảng 4.12: GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Công nghiệp 224.282 297.416 422.943 570.157 621.386 776.061 28,18% Xây dựng 49.183 64.429 71.938 86.874 96.339 123.787 20,27% Tổng 273.465 361.845 494.881 657.031 717.725 899.848 26,90% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Bảng 4.13 chỉ ra cơ cấu GTSX chia theo ngành trong khu vực II thì GTSX ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn so với ngành xây dựng và có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua các năm (tăng từ 82,01% năm 2000 lên 86,78% năm 2003 nhưng có khuynh hướng giảm nhẹ trở lại chỉ còn 86,24% năm 2005). Ngành xây dựng thì có khuynh hướng tăng về cơ cấu trong giai đoạn gần đây từ 13,22% (năm 2003) tăng lên 13,76% (năm 2005). Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Công nghiệp 82,01 82,19 85,46 86,78 86,58 86,24 Xây dựng 17,99 17,81 14,54 13,22 13,42 13,76 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.2.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực II Ô Môn có sự chuyển dịch cơ cấu GTSX và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở khu vực II chưa có sự tương ứng và rõ ràng. Bảng 4.14 cho thấy, tỷ trọng GTSX của khu vực năm 2005 tăng 4,23% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng lao động ở ngành công nghiệp lại giảm đi rất nhanh (năm 2005 giảm 8,26% so với năm 2000), ngành xây dựng cơ cấu GTSX năm 2005 giảm 4,23% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động tăng rất nhanh năm 2005 tăng 8,62% so với năm 2000. Nguyên nhân của sự chuyển dịch không cùng tốc độ và trái ngược nhau là do giữa cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực II do bởi ngành sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ lẻ chưa thu hút nhiều lao động, đồng thời lực lượng lao động thiếu trình độ chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu lao động công nghiệp có trình độ tay nghề cao. Phần lớn lao động chuyển sang lĩnh vực xây dựng, đây là lĩnh vực mới phát triển sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, cần nhiều lao động phổ thông không đòi hỏi tay nghề, và ít phân biệt độ tuổi, chủ yếu là sử dụng sức lao động như làm phụ hồ, ngành này đang là ngành thâm dụng lao động cao. Bảng 4.14: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX trong khu vực II ĐVT: % Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động 2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi Công nghiệp 82,01 86,24 4,23 70,04 61,42 -8,62 Xây dựng 17,99 13,76 -4,23 29,96 38,58 8,62 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.3 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực III 4.1.3.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực III Qua bảng số liệu 4.15 ta thấy, ngành thương mại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn. Năm 2005, ngành thương mại thu hút được 7.815 lao động vào lĩnh vực này so với năm 2000 chỉ thu hút được 4.134 lao động. Lao động ngành thương mại có khuynh hướng tăng mạnh và nhanh vào giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,58%/năm. Song song đó thì ngành giao thông vận tải, và các ngành dịch vụ khác cũng thu hút một số lượng lớn lao động và tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giao thông vận tải là 7,81%/năm và các ngành dịch vụ khác là 4,59%/năm. Bảng 4.15: Lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 ĐVT: người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Giao thông vận tải 561 617 689 717 767 817 7,81% Thương mại 4.134 3.988 4.927 6.714 7.497 7.815 13,58% Dịch vụ khác 1.763 1.790 1.929 2.171 2.165 2.207 4,59% Tổng 6.458 6.395 7.545 9.602 10.429 10.839 10,91% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Bảng 4.16 cho thấy cơ cấu lao động giữa các ngành trong khu vực III. Ngành thương mại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh, cụ thể tăng từ 64,01% (năm 2000) lên 72,10% (năm 2005). Bên cạnh đó tỷ trọng lao động ngành giao thông vận tải và các dịch vụ khác có xu hướng giảm đi ở giai đoạn 2003-2005 và chuyển dịch mạnh qua ngành thương mại. Cụ thể là ngành giao thông vận tải giảm từ 8,69% (năm 2000) xuống còn 7,54% (năm 2005), ngành dịch vụ khác giảm từ 27,3% (năm 2000) xuống còn 20,36% (năm 2005). Bảng 4.16: Cơ cấu lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giao thông vận tải 8,69 9,65 9,13 7,47 7,35 7,54 Thương mại 64,01 62,36 65,30 69,92 71,89 72,10 Dịch vụ khác 27,30 27,99 25,57 22,61 20,76 20,36 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Nhìn chung, cơ cấu lao động ở khu vực III có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực thương mại là chủ yếu, do những năm gần đây cơ sở sản xuất phát triển nhiều và là trung tâm đầu mối để phân phối hàng hoá cho các địa bàn lận cận như Cờ Đỏ, Thốt Nốt và các xã lân cận của tỉnh Đồng Tháp,… nên thu hút nhiều lao động. 4.1.3.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực III Các ngành kinh tế thuộc khu vực III của quận phát triển khá mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân của GTSX trong giai đoạn 2001-2005 là 22,73%/năm, đây là một tốc độ phát triển khá cao so với các lĩnh vực kinh tế khác (tốc độ phát triển đứng sau công nghiệp). Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại quận trong các năm qua đã có sự phát triển đáng kể, các cửa hàng khu phố, cửa hiệu được cải thiện,… Bên cạnh đó, sản lượng vận tải và luân chuyển hàng hoá cũng cao hơn, do lực lượng vận tải quận còn chuyên chở phân phối giao lưu hàng hoá cho các quận lân cận. Qua bảng 4.17, GTSX xuất của ngành giao thông vận tải (theo giá so sánh 1994) tăng từ 7.619 triệu đồng (năm 2000) lên 17.386 triệu đồng (năm 2005), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,94%/năm trong giai đoạn 2001-2005. GTSX của toàn ngành thương mại tăng từ 111.706 triệu đồng (năm 2000) lên 314.905 triệu đồng (năm 2005) theo giá so sánh 1994, với tốc độ phát triển bình quân là 23,03%/năm. Tốc độ tăng trưởng về GTSX của các ngành dịch dụ khác tăng trưởng khá mạnh với tốc độ bình quân 22,74%/năm, tăng từ 57.043 triệu đồng (năm 2000) lên 158.910 triệu đồng (năm 2005). Bảng 4.17: GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Giao thông vận tải 7.619 8.862 10.234 12.190 14.551 17.386 17,94% Thương mại 111.706 122.013 133.214 187.572 277.373 314.905 23,03% Dịch vụ khác 57.043 72.548 87.624 114.243 131.068 158.910 22,74% Tổng 176.368 203.423 231.072 314.005 422.992 491.201 22,73% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Bảng 4.18 thể hiện cơ cấu GTSX ngành thương mại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao (khoảng 64% năm 2005) trong cơ cấu GTSX của khu vực III. Trong giai đoạn 2000-2005, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX không rõ nét và có sự chuyển dịch không đáng kể theo hướng tăng cơ cấu GTSX ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ nhưng sự dịch chuyển này dao động không quá 1%. Cụ thể là chuyển dịch theo hướng giảm cơ cấu giao thông vận tải và tăng cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ. Bảng 4.18: Cơ cấu GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giao thông vận tải 4,32 4,36 4,43 3,88 3,44 3,54 Thương mại 63,34 59,98 57,65 59,74 65,57 64,11 Dịch vụ khác 32,34 35,66 37,92 36,38 30,99 32,35 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.3.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực III Qua bảng 4.19, cho thấy cơ cấu GTSX đã ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển dịch lao động. Tỷ trọng cơ cấu GTSX ngành giao thông vận tải năm 2005 giảm 0,78% so với năm 2000, tỷ trọng cơ cấu lao động năm 2005 cũng giảm 1,15% so với năm 2000. Tỷ trọng GTSX ngành thương mại năm 2005 tăng 0,77% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động trong lĩnh vực đã tăng nhanh hơn cơ cấu GTSX rất nhiều, năm 2005 tăng 8,09% so với năm 2000. Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX ở các ngành dịch vụ khác năm 2005 có sự thay đổi tăng nhẹ 0,01% so với năm 2000, tuy nhiên cơ cấu lao động của lĩnh vực này vào năm 2005 giảm 6,94% so với năm 2000. Bảng 4.19: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ĐVT: % Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động 2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi Giao thông vận tải 4,32 3,54 -0,78 8,69 7,54 -1,15 Thương mại 63,34 64,11 0,77 64,01 72,10 8,09 Dịch vụ khác 32,34 32,35 0,01 27,30 20,36 -6,94 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Nhìn chung, khu vực III sự chuyển dịch cơ cấu GTSX có biến động không lớn giữa hai thời điểm 2000 và 2005 nhưng tương ứng với giai đoạn này thì tốc độ chuyển dịch lao động có sự thay đổi đáng kể và tập trung tăng nhanh vào ngành thương mại. Bên cạnh đó ngành thương mại chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành thương mại gia tăng trong những năm qua kể từ khi lên quận, từ đó đã phát huy thế mạnh của ngành thương mại của quận, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng đáng kể, ngành thương mại đã bước đầu phát triển và thu hút được nhiều lao động. 4.1.4 Chuyển dịch cơ cấu dân số của quận Ô Môn dưới sự tác động của đô thị hoá Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang xảy ra và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các khu vực đô thị, các khu công nghiệp phát triển ngày càng lớn, cùng với thực trạng trên lao động nông nghiệp sẽ dôi ra và áp lực tìm việc ngày một lớn, dân số nông thôn trở thành dân số thành thị, lao động nông nghiệp chuyển qua ngành nghề khác. Chính vì lẻ đó việc khảo sát chuyển dịch cơ cấu lao động dưới sự tác động của đô thị hoá là rất cần thiết, để làm rõ sự chuyển dịch trên thì các vấn đề sau đây được thảo luận: (i) cơ cấu dân số thành thị - nông thôn; (ii) cơ cấu dân số nông nghiệp - phi nông nghiệp; (iii) chênh lệch thu nhập giữa thành thị - nông thôn. 4.1.4.1 Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn Dân số thành thị có khuynh hướng tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 33,66% do toàn bộ dân số năm 2004-2005 điều là dân số đô thị, tuy nhiên, dân số trong khu vực nội thị chiếm khoảng 33.000 người. Bên cạnh đó dân số nông thôn tăng chậm trong giai đoạn 2000-2003 (91.769 người – 92.110 người) nhưng đến năm 2004 do lên quận nên không còn dân số nông thôn nữa. Tuy nhiên dân số ngoại thị chiếm khoảng 97.000 người. Bảng 4.20 trình bày cơ cấu dân số thành thị - nông thôn, cho thấy năm 2000 là 24,96% - 75,04%, năm 2003 là 27,15% - 72,85% và năm 2005 là 100% - 0%, điều này nói lên rằng, nếu không trở thành quận thì địa bàn Ô Môn có tốc độ đô thị hoá rất chậm. Nhìn chung giai đoạn 2000-2003, dân số nông thôn tuy có giảm về số tương đối, từ 75% (2000) xuống 72% (2003) nhưng số tuyệt đối vẫn tăng, từ 91.769 (2000) lên 92.110 (2003), Qua đó cho thấy sản xuất nông nghiệp của quận đang còn ở mức độ trình độ chưa cao, để nuôi sống dân số của xã hội thì còn phải đóng góp lao động vào lĩnh vực nông thôn. Bảng 4.20: Dân số quận Ô Môn chia theo Nông thôn – Thành thị và tỷ lệ đô thị hoá ĐVT: người Năm Tổng dân số Dân số thành thị Dân số nông thôn Tỉ lệ % thành thị Tỉ lệ % nông thôn Tỉ lệ ( % ) đô thị hoá 2000 122.287 30.518 91.769 24,96 75,04 24,96 2001 123.659 31.739 91.921 25,67 74,33 25,67 2002 125.100 33.008 92.092 26,39 73,61 26,39 2003 126.438 34.329 92.110 27,15 72,85 27,15 2004 128.075 128.075 0 100,00 0,00 100,00 2005 130.173 130.173 0 100,00 0,00 100,00 TĐ01-05 33,66% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.4.2 Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp Bảng 4.21 chỉ ra rằng, dân số nông nghiệp tăng nhẹ không đáng kể từ 57.847 người (2000) lên 59.871 người (2003), nhưng khi lên quận vào đầu năm 2004 thì dân số nông nghiệp giảm lại, tốc độ tăng trưởng dân số nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 rất thấp (0,25%). Trong khi đó dân số phi nông nghiệp trong giai đoạn 2000 -2003 tăng chậm và tăng nhanh hơn vào giai đoạn 2003-2005. Tốc độ tăng bình quân năm của dân số phi nông nghiệp giai đoạn 2001-2005: 2,13%. Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp: năm 2000 - 2003 có sự biến động không đáng kể, là 52% - 47%, đến năm 2005 là 55% - 45% cho thấy trước đây tỷ trọng nông nghiệp còn lớn nên dân số chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là không đáng kể; nhưng từ khi lên quận, dân số phi nông nghiệp tăng nhanh, vượt hẳn dân số nông nghiệp. Những năm gần đây đặc biệt là khi lên quận các ngành thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển nhiều hơn và đã thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực này. Bảng 4.21: Cơ cấu dân số quận Ô Môn chia theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp ĐVT: người Năm Tổng dân số Dân số NN DS phi NN Tỉ lệ % Phi NN Tỉ lệ % NN 2000 122.287 57.847 64.440 52,70 47,30 2001 123.659 58.514 65.145 52,68 47,32 2002 125.100 59.189 65.911 52,69 47,31 2003 126.438 59.871 66.567 52,65 47,35 2004 128.075 58.915 69.161 54,00 46,00 2005 130.173 58.578 71.595 55,00 45,00 TĐ01-05 0,25% 2,13% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.5.3 Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị Một trong những động lực quan trọng và là nguyên nhân chính để người dân quyết định chuyển dịch lao động đó là vấn đề thu nhập, sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị càng lớn thì việc thúc đẩy chuyển dịch lao động càng cao. Qua khảo sát GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp – phi nông nghiệp sẽ phần nào phản ánh sự khác biệt giữa thu nhập nông thôn và thành thị. Bảng 4.22 cho thấy GDP/người của quận Ô Môn theo giá so sánh năm 1994 trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 19%/năm, từ 2.608.000 đồng (2000) lên 6.231.000 đồng (2005). Trong khi đó GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng từ 1.822.000 đồng (2000) lên 3.462.000 đồng (2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 13,7%/năm. GDP/người trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng từ 3.314.000 đồng (2000) lên 8.496.000 đồng (2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 20,7%/năm. Bảng 4.22: GDP/người ở địa bàn quận Ô Môn (theo giá so sánh 1994) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 GDP/người 2.608 3.168 3.589 4.684 5.258 6.231 19% GDP/người nông nghiệp 1.822 2.318 2.309 2.840 2.822 3.462 13,7% GDP/người phi nông nghiệp 3.314 3.931 4.739 6.343 7.333 8.496 20,7% So sánh GDP PNN/NN (lần) 1,82 1,70 2,05 2,23 2,60 2,45 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu người của người dân Ô Môn tăng rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy hiện tượng phân hoá giàu nghèo giữa hai lĩnh vực này đang xãy ra và khoảng cách này ngày càng tăng trong tương lai. Cụ thể, năm 2000 thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp gấp 1,82 lần so với khu vực nông nghiệp nhưng đến năm 2005 thì gấp 2,45 lần. Tóm lại: Đô thị hoá và công nghiệp hoá đã thực sự thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động trong thời gian qua 2000-2005, với diện tích đất nông nghiệp giảm đi thì vấn đề bán thất nghiệp ở nông thôn ngày càng nhiều, cùng với sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa,… các yếu tố này tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chính vì vậy cần có chính sách giúp cho người lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề phù hợp nhằm tăng thu nhập. 4.1.5 Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động 4.1.5.1 chuyển dịch trình độ học vấn trong độ tuổi đi học Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi đi học là một trong những cơ sở để quyết định chất lượng khả năng phát triển tri thức lao động, việc làm trong tương lai. Nếu trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi học vấn càng cao sẽ giúp cho người lao động thực hiện tốt những công việc cũng như ý thức cao công việc trong cuộc sống. Từ giai đoạn 2000-2005, số học sinh trên địa bàn quận Ô Môn điều tăng tỉ lệ huy động trong độ tuổi, đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và đào tạo lại, giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hoá khiến cho chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên, giáo dục được cải thiện một cách đáng kể. Qua bảng số liệu 4.23 ta thấy: Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi đi học được nâng lên rõ rệt điều này được thể hiên qua tỷ lệ huy động trẻ đến trường, cụ thể tỉ lệ huy động ở cấp 1 tăng từ 83,8% (2000) lên 90% (2005), tăng khoảng 7%; cấp 2 tăng từ 64,2% (2000) lên 72% (2005), tăng khoảng 8%; cấp III tăng từ 32,7% (2000) lên 39,1% (2005) tăng khoảng 6%. Tuy nhiên tỉ lệ huy động trẻ đi học ở trình độ học vấn cấp 1 là rất cao 90% (2005), và tỷ lệ huy động này có xu hướng giảm dần khi cấp học càng cao, cụ thể năm 2005 tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở cấp 2 đạt 72% và cấp 3 thì tỷ lệ này chỉ đạt 39,1% số người trong độ tuổi đi học. Qua đó đã phản ánh phần lớn dân số trong độ tuổi đi học ở cấp 2 & 3 đã không đến trường và trình độ học vấn của nhóm này khó có thể phát triển trong tương lai, nguyên nhân là do ở độ tuổi này thì có khả năng đi làm để kiếm tiền bằng những công việc lao động chân tay, không cần trình độ học vấn cao, vì thấy cái lợi trước mắt nên nghỉ học để đi làm cho các công ty để có thu nhập mà ít nghĩ đến tương lai. Chính vì thế dân số trong độ tuổi đi học của quận được huy động đến trường chỉ đạt tỷ lệ cao ở các lớp nhỏ khi chưa làm việc được. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ảnh đến trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động trong tương lai. Bảng 4.23: Các chỉ tiêu giáo dục giai đoạn 2000-2005 Loại Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Dân số trong độ tuổi Người 13.376 12.650 11.937 11.207 10.383 9.685 -6,25% Cấp 1 Tỷ lệ huy động % 83,8 87,3 91,9 90,0 89,9 90,0 Số học sinh Người 11.207 11.040 10.972 10.087 9.334 8.716 -4,90% Dân số trong độ tuổi Người 11.834 11.700 11.704 11.315 10.940 10.555 -2,26% Cấp 2 Tỷ lệ huy động % 64,2 66,8 68,1 72,2 70,1% 72,0 Số học sinh Người 7.597 7.821 7.965 8.172 7.674 7.599 0,01% Dân số trong độ tuổi Người 9.210 9.181 8.992 8.841 8.816 8.951 -0,57% Cấp 3 Tỷ lệ huy động % 32,7 33,7 34,7 36,9 37,8 39,1 Số học sinh Người 3.008 3.091 3.119 3.262 3.332 3.499 3,07% Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005. 4.1.5.2 Sự chuyển dịch lao động về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) Trình độ CMKT là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Hiện nay trong quá trình đô thị hoá và hội nhập, các công ty – xí nghiệp có xu hướng sử dụng những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao ngày càng nhiều (điển hình là các công ty mở các lớp tập huấn công nghiệp cho công nhân trước khi làm việc năm 2005 tăng 1,32% so với năm 2000) do đó người lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tự “bảo vệ” mình trước rủi ro mất việc làm trong tương lai. Theo kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của lao động tại Phước Thới và Trường Lạc được trình bày ở bảng 4.24 cho thấy tỷ trọng lao động có trình độ tăng lên và tỷ trọng lao động không có chuyên môn giảm. Cụ thể: số người không có trình độ chuyên môn giảm từ 84,42% (2000) xuống 76,15% (2005), giảm 8,27%; số lượng lao động ở các chuyên môn khác nhau đều tăng, do công nghiệp phát triển nên số lao động có chuyên môn là sơ cấp công nhân tăng mạnh nhất so với trình độ khác (năm 2005 tăng 3,39% so với năm 2000) và lao động có trình độ chuyên môn là cao đẳng và đại học tăng chậm nhất so với các trình độ khác (năm 2005 tăng 0,56% so với năm 2000). Nhìn chung trình độ chuyên môn của lao động có tăng lên nhưng không mạnh và tỷ trọng lao động chưa có trình độ chuyên môn vẫn còn cao, với định hướng phát triển chung của quận, cũng như của TPCT là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao thì tỷ trọng không có trình độ chuyên môn còn quá cao trong khi trình độ ở cấp độ cao đẳng/đại học lại rất thấp, không hợp lý so với định hướng. Do đó, trong tương lai cần phải có biện pháp mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động. Bảng 4.24: Thay đổi trình độ CMKT ĐVT: người Chỉ tiêu 2000 2005 Chênh lệch (%) Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm Không có trình độ chuyên môn 428 84,42 463 76,15 -8,27 Đào tạo không chính thức 31 6,11 42 6,91 0,79 Sơ cấp công nhân kỹ thuật 7 1,38 29 4,77 3,39 Trung học chuyên nghiệp 11 2,17 21 3,45 1,28 Cao đẳng/Đại học 3 0,59 7 1,15 0,56 Tập huấn nông nghiệp 7 1,38 14 2,30 0,92 Tập huấn công nghiệp 20 3,94 32 5,26 1,32 Tổng 507 100,00 608 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 4.1.5.3 Chuyển dịch dân số và lao động theo nhóm tuổi Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi Bảng 4.25 cho thấy rằng quận Ô Môn có sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi theo hướng giảm tỷ trọng mạnh ở nhóm tuổi 0-14, giảm từ 23,65% (2000) xuống còn 16,61% (2005), giảm 7%. Tăng cơ cấu dân số ở các nhóm tuổi còn lại, trong đó tăng mạnh nhất ở nhóm tuổi 45-59, tăng từ 12,38% (2000) lên 15,8% (2005), tăng khoảng 3,42% và nhóm tuổi trên 60 tăng khoảng 1,92%. Bảng 4.25: Cơ cấu dân số nhóm tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 Nhóm tuổi 2000 2005 Chênh lệch (%) Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm 0 - 14 193 23,65 143 16,61 -7,04 15 - 29 280 34,31 308 35,77 1,46 30 - 44 179 21,94 191 22,18 0,25 45 - 59 101 12,38 136 15,80 3,42 >=60 63 7,72 83 9,64 1,92 Tổng 816 100,00 861 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả Để thấy rõ hơn sự thay đổi này ta xem xét thêm sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm tuổi. Chuyển dịch lao động theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động Nếu xét riêng dân số trong độ tuổi lao động của hai thời điểm 2000 - 2005, ta thấy có sự thay đổi rõ về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở các nhóm tuổi với nhau. Ở bảng 4.26 chỉ ra lao động trong độ tuổi giảm ở hai nhóm tuổi 15-29 (giảm 1% so với năm 2000), nhóm tuổi 30-44 (giảm khoảng 1,6% so với năm 2000) và nhóm tuổi từ 45-60 tuổi tăng từ 17,3% (2000) lên 19,9% (2005), tăng 2,6%. Bảng 4.26: Cơ cấu lao động trong độ tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 Chỉ tiêu 2000 2005 Chênh lệch (%) Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm 15 – 29 280 50,45 308 49,44 -1,01 30 – 44 179 32,25 191 30,66 -1,59 45 – 60 96 17,30 124 19,90 2,61 Tổng 555 100,00 623 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả Qua kết quả trên cho thấy địa bàn quận Ô Môn đang dịch chuyển cơ cấu dân số và cơ cấu lao động theo xu hướng phát triển già đi của lực lượng lao động, đây là kết quả của quá trình giảm tỷ lệ sinh của dân số trên địa bàn. 4.1.5.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề kinh tế Quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp phát triển và một số khu công nghiệp được hình thành trên địa bàn TPCT đã thu hút và giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu lao động này phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ. Bảng 4.27 trình bày chi tiết về sự thay đổi nghề nghiệp của lao động ở hai thời điểm năm 2000 và 2005. So với năm 2000, những ngành nghề có lao động giảm là: lao động trong nông nghiệp giảm 10,64%; xe ôm giảm 0,96%; thợ may, thợ mọc, thợ điện tử giảm 0,85%; thợ hồ giảm 0,82% và làm thuê giảm 0,68%. Lao động trong những ngành nghề trên giảm phần lớn là do việc chuyển đổi cơ cấu GTSX, sự phát triển công nghiệp trên địa bàn TPCT. Tác động đô thị hoá làm diện tích đất nông nghiệp giảm nên giảm lao động trong lĩnh vực này, đối với những nghề nghiệp còn lại do tính chất công việc không ổn định nên khi công nghiệp phát triển họ sẽ chuyển sang làm công nhân. Lao động làm công nhân xí nghiệp tăng từ 22,60% (2000) lên 34,22% (2005), tăng 11,61% . Bảng 4.27: Cơ cấu nghề nghiệp tại hai thời điểm năm 2000 - 2005 Ngành nghề 2000 2005 Chênh lệch (%) Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm Nông nghiệp 242 55,25 236 44,61 -10,64 Công nhân xí nghiệp 99 22,60 181 34,22 11,61 Xe ôm 10 2,28 7 1,32 -0,96 Dịch vụ mua bán 24 5,48 34 6,43 0,95 Thợ may, thợ mộc, thợ điện tử 12 2,74 10 1,89 -0,85 Nhân viên Nhà nước 8 1,83 17 3,21 1,39 Thợ hồ 16 3,65 15 2,84 -0,82 Làm thuê 27 6,16 29 5,48 -0,68 Tổng 438 100,00 529 100,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) 4.1.5.4 Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ giai đoạn 2000 -2005 Qua hình 4.2 cho thấy, cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ từ lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 61,8% (2000) xuống còn 42,7% (2005); trong khi đó nguồn thu nhập chính từ công nghiệp tăng từ 18,54% (2000) lên 39,33% (2005), tăng khoảng 20%; nguồn thu nhập chính của hộ từ dịch vụ giảm không đáng kể (khoảng 3%), giảm từ 16,85% (2000) còn 13,48% (2005), do những dịch vụ ở đây chủ yếu là buôn bán tạp hoá nhỏ, chạy xe ôm, quán nước, … Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm năm 2000-2005 (Nguồn: Tổng hợp, xử lí từ kết quả điều tra của tác giả) Những năm gần đây do thu nhập của người lao động tăng và giá xe gắn máy giảm đáng kể nên họ sắm xe riêng, do đó các dịch vụ xe ôm giảm đi đáng kể, bán tạp hoá thì bị mua thiếu chịu do hàng xóm thân quen và số lượng hộ kinh doanh dịch vụ rất ít. Riêng các nguồn thu nhập chính khác (như thu từ nước ngoài,…) thì không đáng kể chỉ chiếm khoảng 2-4% và có tăng lên khoảng 2% vào giai đoạn 2000-2005. Qua kiểm định ta thấy nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm 2000-2005, có sự thay đổi khác biệt ở mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 3) 4.1.6 Đánh giá chung Lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm, tốc độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6621_luan_van_thac_sy_ve_lao_d.doc
Tài liệu liên quan