Tài liệu Đề tài Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông tại Tổng công ty may Việt Nam: Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh và
bao trùm lên tất cả là các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Thị
trường may mặc đang xâm nhập vào từng ngõ ngách của từng hoạt động kinh
tế xã hội. Nó mang đến tính cách của một cá nhân trong xã hội phát triển
mạnh, xoá đi ranh giới giàu nghèo và ranh giới địa lý giữa con người ở các
quốc gia.
Thị trường may mặc của thế giới có tốc độ tăng trưởng khá nhanh
nhưng chủ yếu tăng trưởng ở các nước như Trung Quốc và ấn độ. Còn ở nước
ta chưa được tốc độ tăng nhanh như vậy, tuy tốc độ có tăng nhưng chưa cao.
Người ta còn dự báo ngành may trong tương lai sẽ có tốc độ nhanh hơn trong
tương lai.
Những nhân tố trên mang lại thời cơ và thách thức cho ngành dệt may
Việt Nam. Thời cơ đó là nhu cầu về hàng dệt may và đặc biệt là sản phẩm mặt
hàng áo phông trên thế giới ngày càng gia tăng. Người Việt Nam với những
tí...
55 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông tại Tổng công ty may Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh và
bao trùm lên tất cả là các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Thị
trường may mặc đang xâm nhập vào từng ngõ ngách của từng hoạt động kinh
tế xã hội. Nó mang đến tính cách của một cá nhân trong xã hội phát triển
mạnh, xoá đi ranh giới giàu nghèo và ranh giới địa lý giữa con người ở các
quốc gia.
Thị trường may mặc của thế giới có tốc độ tăng trưởng khá nhanh
nhưng chủ yếu tăng trưởng ở các nước như Trung Quốc và ấn độ. Còn ở nước
ta chưa được tốc độ tăng nhanh như vậy, tuy tốc độ có tăng nhưng chưa cao.
Người ta còn dự báo ngành may trong tương lai sẽ có tốc độ nhanh hơn trong
tương lai.
Những nhân tố trên mang lại thời cơ và thách thức cho ngành dệt may
Việt Nam. Thời cơ đó là nhu cầu về hàng dệt may và đặc biệt là sản phẩm mặt
hàng áo phông trên thế giới ngày càng gia tăng. Người Việt Nam với những
tính cách thông minh cần cù chịu khó, nguồn nguyên liệu và sức lao động rẻ
hơn nhiều so với các nước phát triển đó cũng là thế mạnh của ngành dệt may
Việt Nam. Điều này tạo cho sản phẩm áo phông Việt Nam sẽ có lợi thế hơn
hẳn về giá. Tuy nhiên ta cần xem xét để phát triển ngành dệt để không phải
nhập khẩu cho ngành may chúng ta sẽ tiếp tục hạ giá cả sản phẩm hơn nữa, và
có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong ngành dệt giải
quyết số lao động thất nghiệp ở nước ta. Nhưng còn về mặt chất lượng sản
phẩm của hàng dệt may thì sao ? Chất lượng hàng dệt may của chúng ta vẫn
chưa được đánh giá cao, còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Còn
về giá cả vẫn cao hơn Trung Quốc và ấn Độ. Như vậy để mặt hàng dệt may
của chúng ta có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới thì chúng ta chỉ
có một con đường duy nhất là liên tục nâng cao chất lượng hàng dệt may và
hạ giá thành sản phẩm của mặt hàng này.
Trong thời gian qua mặt hàng áo phông của Tổng công ty may Việt
Nam vẫn chưa được phong phú về chủng loại và màu sắc, chất lượng áo
phông còn chưa cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng sản phẩm mặt hàng áo phông nói riêng cũng như hàng dệt may nói
chung và hàng dệt may là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nên em đã chọn
đề tài này để đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
phẩm mặt hàng áo phông nói riêng cũng như hàng dệt may nói chung tại
Tổng công ty may Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu của đề tài :
• Làm rõ những vấn đề chung tại Tổng công ty may Việt Nam
• Đề xuất một ssố giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm này
Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
• Nghiên cứu khảo sát tình hình chất lượng sản phẩm áo phông tại
Tổng công ty may Việt Nam
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm ba phần :
• Chương I : Những vấn đề lý luận nói chung về chất lượng và chất
lượng sản phẩm áo phông tại Tổng công ty may Việt Nam.
• Chương II : Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông tại Tổng
công ty may Việt Nam.
• Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm áo phông để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ
Trương Đoàn Thể cùng các thầy cô giáo đã dạy môn chuyên ngành Quản trị
chất lượng để em có thể hoàn thành tốt đề án môn học với đề tài này.
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG
VÀCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TẠI
TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM
I . CÁC QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm và chỉ tiêu đánh giá chất
lượng sản phẩm
1.1 . Các quan điểm về chất lượng sản phẩm .
. Theo quan niệm cổ điển :
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính bên trong của sản
phẩm là tổng hợp có thể đo được hoặc so sánh được nó được phản ánh giá trị
sử dụng và tính năng của sản phẩm đó đáp ứng những yêu cầu qui định trước
cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội
. Theo quan niệm hiện đại :
* Philip Crosby : chất lượng là sự tuân thủ các yêu cầu.
Theo quan điểm này thì các nhà thiết kế phải đưa ra được yêu cầu đối
với sản phẩm và những người công nhân sản xuất phải tuân thủ những yêu
cầu này . Chức năng của chất lượng ở đây là chức năng thanh tra , kiểm tra
xem những yêu cầu đưa ra đã được tuân thủ một cách chăt chẽ hay chưa.
* Joseph juran : chất lượng là phù hợp với mục đích .
Định nghĩa này của juran đã đề cập tới nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm mà doanh nghiệp định cung cấp . Chức năng của chất lượng ở đây
không phải chỉ là chưc năng thanh tra , kiểm tra mà còn là một bộ phận của
công tác quản lý của tất cả các chức năng trong tổ chức .
* Deming và Ishikawa : Chất lượng là một quá trình chứ không phải là
một cái đích .
Theo định nghĩa này thì chất lượng là một trạng thái liên quan tới sản
phẩm, dịch vụ, con người , quá trình đáp ứng hoặc vượt qua kì vọng của
khách hàng . vì vậy nó đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cải tiến chất lượng .
* Chất lượng là lợi thế cạnh tranh của chúng ta :
Định nghĩa này cho rằng yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng nhất
đem lại thành công cho một tổ chức một lợi thế cho một tổ chức so với các
đối thủ cạnh tranh khác và nó cũng thể hiện sức mạnh cạnh tranh của một tổ
chức trên thi trường .
* Chất lượng là sự thoả mãn của khách hàng :
Định nghĩa này cho chúng ta thấy một sản phẩm được sản xuất ra có
chất lượng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá của khách hàng .
Nếu sản phẩm đó làm khách hàng thoả mãn và vượt trên sự mong đợi của họ
thì sản phẩm đó có chất lượng cao ,còn những sản phẩm không làm cho khách
hàng hài lòng thì những sản phẩm đó không có chất lượng .
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
*ISO 9000:2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có đáp ứng các yêu cầu .
Các đặc tính bao gồm: vật lý, cảm quan ,hành vi, thời gian, ergonomic,
chức năng và các đặc tính này phải đáp ứng được các yêu cầu xác định, ngầm
hiểu chung hay bắt buộc .
Trong số các định nghĩa trên về chất lượng thì định nghiã theo
ISO9000:2000 là định nghĩa tổng quát và được hầu hết các quốc gia trên thế
giới thừa nhận .
1.2. Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm .
a. Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được.
Là chỉ tiêu có thể tính toán được dựa trên cơ sở các số liệu điều tra ,thu
thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Nhóm chỉ tiêu chất lượng nay bao gồm :
+ Chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm sai hỏng : chi tiêu này dùng để đánh giá tình
hình chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh .
- Dùng thước đo hiện vật để tính toán :
x100%
phÈm ns¶ l−îng sè Tæng
hángphÈm ns¶ l−îng Sè
hángsai lÖ Tû =
Dùng thước đo giá trị để tính:
Chi phí về sản phẩm hỏng
Tỷ lệ sai hỏng = x100%
Tổng chi phí toàn bộ sản phẩm hàng hoá
+ Độ lệch chuẩn và tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng:
Độ lệch chuẩn =
( )
1
1
2
−
−∑
=
n
XX
n
i
i
Trong đó:
X : là chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn (lấy làm mẫu để so sánh ).
Xi: là chất lượng sản phẩm đem ra so sánh.
n: là số lượng sản phẩm đem ra so sánh.
Số sản phẩm đạt chất lượng
Tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng= x 100%
Tổng số sản phẩm được kiểm tra
+ Chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân: chỉ tiêu này ding để phân tích thứ
hạng của chất lượng sản phẩm.
H=∑
∑
)(
)(
1xPQ
xPQ
i
ii
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Trong đó:
H : hệ số phẩm cấp bình quân
Qi : số lượng sản phẩm loại i
Pi : đơn giá sản phẩm loại i
P1 : đơn giá sản phẩm loại 1
b. nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được .
- Độ bền (tuổi thọ sản phẩm ) là thời gian sử dụng sản phẩm cho đến khi
sản phẩm đó hư hỏng hoàn toàn , nó được tính bằng thời gian sử dụng trung
bình .
- Độ tin cậy của sản phẩm là thời gian sử dụng trong điều kiện bình
thường vẫn giữ nguyên được đặc tính của nó , các chỉ tiêu phản ánh bao gồm :
xác suất sử dụng không hỏng ,cường độ xảy ra khi hỏng , khối lượng công
việc trung bình đến khi hỏng .
2. Đặc điểm chất lượng sản phẩm
- Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu . Nếu một sản phẩm vì
lý do nào đó mà không đáp ứng được nhu cầu , không được thị trường chấp
nhận thì bị coi là chất lượng kém , cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản
phẩm đó có thể rất hiện đại .
- Do chất lượng được do bởi sự thoả mãn nhu cầu . Mà nhu cầu thì lại
luôn biến đổi nên chất lượng cũng phải luôn biến đổi theo thời gian theo nhu
cầu của khách hàng , theo thời gian và không gian trong mỗi điều kiện sử
dụng . Vì vậy , phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng .
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng , ta phải xét và chỉ xét tới
mọi đặc tính của đối tượng có liên quan tới sự thoả mãn những nhu cầu cụ
thể. Trong tình huống hợp đồng hay đã được định chế thì thường các nhu cầu
đã qui định trong các tình huống khác , các nhu cầu tiềm ẩn cần được tìm ra
và xác định .
- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm ,hàng hoá mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể ,đo có thể là
sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay môt con
người.
- Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng . Cấp chất lượng là
phẩm cấp hay thứ hạng định cho các đối tượng có cùng chức năng sử dụng
nhưng khác nhau về yêu cầu chất lượng .
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
* Nhu cầu thị trường .
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ
một doanh nghiệp nào. Việc sản xuất cái gì ? với khối lượng bao nhiêu ? sản
xuất bằng công nghệ gì ? và với mức chất lượng như thế nào hoàn toàn do thị
trường quyết định . Cơ cấu ,tính chất và xu hướng vận động của nhu cầu tác
động lớn tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp . chất lượng có thể được
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại thấp ở thị trường khác. Vì vậy chất
lượng sản phẩm luôn được gắn với nhu cầu thị trường.
* Lực lượng lao động của doanh nghiệp .
Con người giữ vị trí quan nhất trong doanh nghiệp , quyết định tới sự
thành bại và đạt được mục tiêu cuả doanh nghiệp , đăc biệt với doanh nghiệp
det may can nhiêu sưc lao động chân tay và trí óc cho một sản phẩm . Tuy với
trình độ tay nghề của công nhân không nhất thiết phải cao lắm nhưng cũng
đòi hỏi độ khéo léo cao nhận thức rõ về qui trình công nghệ và kỹ thuật
chuyên môn , kinh nghiệm , kỹ năng thực hành của người lao động với tay
nghề phù hợp với công nghệ sản xuất nhưng chất lượng không chỉ phụ thuộc
vào trình độ của lao động mà còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và tinh
thần hợp tác của tham gia của người lao động . Do vậy muốn đảm bảo và
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải quan tâm tới đầu tư phát
triển không ngừng nâng cao cao chất lượng nguồn nhân lưc . Đây cũng là
nhiệm vụ cục kỳ quan trọng của quản chất lượng .
*Khả năng về công nghệ của doanh nghiệp .
Với mỗi doanh nghiệp ,công nghệ luôn là những yếu tố quan trọng tác
động nhiều nhất tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ hiên đại hay không ? cơ cáu
tính đồng bộ …. đặc biệt là với những doanh nghiệp có trình độ tự động hoá
cao mặc dù với doanh nghiệp det may thì không cân thiết trình độ hiên đại
hoá quá cao sẽ gây ra sự tốn kém không cần thiết nhưng cũng cần trình độ
hiện đại hoá ở một số khâu kỹ thuật cao sẽ nâng cao chất lượng và năng xuất
hơn . Trình độ công nghệ của doanh nghiệp không thể tách dời trình độ công
nghệ trên thế giới . Do đó , doanh nghiệp muốn sản xuất sản phẩm có chất
lượng có đủ sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải có các chính sách công
nghệ phù hợp , cho phép ứng dụng các thành tựu khoa học của thế giới đồng
thời khai thác tối đa nguồn công nghệ sẵn có nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao với chi phí hợp lý .
*Nguyên vật liệu .
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng đặc biệt với ngành dệt may thì nó
lại càng khẳng định tầm quan trọng của mình hơn nữa vì trong ngành dệt may
nó là yếu tố chủ yếu làm lên sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm . Nó là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
*Trình độ quản lý của doanh nghiệp .
Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng là một nhân
tố quan trọng cơ bản thúc đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng sản phẩm . Các
chuyên gia chất lượng cho rằng trong thục tế có tới 80% các vấn đề là do
quản lý gây ra. Vì vậy ngày nay nói đến quản lý chất lượng người ta cho rằng
đó chính là chất lượng quản lý .
* Sự phức tạp của sản phẩm .
Ngoài ra các yếu tố trên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm còn có một
yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là sự phúc tạp của sản
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
phẩm . Một sản phẩm càng phức tạp thì đòi hỏi độ chính xác càng cao , và
trình độ công nghệ cũng phải hiện đại hơn ,cũng như vậy đối với trình độ tay
nghề của công nhân cũng phải cao hơn và thành thạo hơn .
4. Vai trò của chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đã được chú trọng từ năm 1700 trươc công
nguyên. Khi đó vua sứ babykon , ông Hammurabi đã cho ra đời bộ luật rất
nghiêm ngặt về yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm xây dựng có tên là
Codex Hammurabi . Theo bộ luật này nếu công trình xây dựng không phù
hợp với yêu cầu thì các chuyên gia xây dựng phải chịu những hình phạt rất
nặng lề .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kỹ thuật -công nghệ
trong nền công nghiệp hiện đại và những quan niệm mới về chất lượng ,
những yêu cầu về chất lượng đã trở lên đồng bộ và đầy đủ hơn . Đặc biệt với
xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và sự hình thành các khu vực kinh tế trên thế
giới đã đặt doanh nghiệp trước sức ép lớn của thị trường .
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là lợi
nhuận, lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà doanh nghiệp bỏ vốn ra để kinh
doanh . Nhưng để có được lợi nhuận cao , trước đây các doanh nghiệp dùng
các công cụ sản lượng , giá cả để cạnh tranh nhưng tới nay điều đó không còn
phù hợp nữa mà thứ để cạnh tranh phù hợp giờ là chất lượng sản phẩm . Đối
với doanh nghiệp , chất lượng cao sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh , đẳm bảo
an toàn cho người sử dụng khi sử dụng sản phẩm , tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm trên cơ sở đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Còn đối với nền kinh tế
quốc dân , chất lượng sản phẩm tốt , đặc biệt đối với những sản phẩm xuất
khẩu , sẽ làm tăng uy tín của nước đó trên thị trường quốc tế .
Việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và
trong tương lai sẽ hình thành khu vực mậu dịch tự do (FTA) bao gồm các
nước ASEAN và Trung Quốc –một thị trường to lớn gần 2 tỷ dân – sẽ đặt các
doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội kinh doanh mới cùng với những
thách thức to lớn từ thị trường trong nước và khu vực . Khi đó hàng rào thuế
quan không còn là yếu tố ngăn cản sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam của
các doanh nghiệp trong khối mà chỉ còn lại một hàng rào duy nhất đó là chất
lượng .
Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam từ bây giờ phải tìm mọi
cách để nâng cao chất lượng , tạo dựng uy tín và thương hiệu sản phẩm trong
lòng người tiêu dùng .
Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các
doanh nghiệp . chất lượng , giá cả và thời gian giao hàng là một trong ba yếu
tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .
Trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm được thế mạnh cạnh tranh của mình .
chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản nhất
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Nhờ chất lượng cao làm
tăng uy tín của doanh nghiệp , giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng
mới mở rông thị trường , tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động .
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng năng suất lao động của
doanh nghiệp nhờ sản phẩm lam ra có giá trị lớn hơn , bảo vệ môi trường , và
đảm bảo an toàn khi sử dụng , nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh từ đó tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp
.
Đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng sản phẩm
sẽ làm tăng năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm tăng sẽ dẫn đến
tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào,
tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nâng cao chất lượng
không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là chiến lược quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
5. Một số yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng sản phẩm là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của người sử dụng. Đây là yêu cầu đầu tiên và là quan trọng nhất. Nhu cầu
của người tiêu dùng luôn biến động theo xu hướng tăng lên vì vậy nâng cao
chất lượng sản phẩm cũng phải tuân theo xu hướng này.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng phải đi đôi với giảm chi phí. Xu hướng
của người tiêu dùng là muốn có những sản phẩm có chất lượng cao hơn
nhưng với giá thấp hơn.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp khi nâng cao chất
lượng sản phẩm là không được làm chi phí tăng lên một cách đội biến mà
phải luôn tìm cách giảm thiểu những chi phí không phù hợp.
Thứ ba, Nâng cao chất lượng cần gắn với nâng cao trách nhiệm với xã
hội. Nâng cao chất lượng phải đồng thời giảm được ô nhiễm môi trường, các
chất thải trong quá trình sản xuất phải được xử lý trước khi thải ra môi trường
bên ngoài và sản phẩm phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường khi sử
dụng.
Mặt khác, nâng cao chất lượng phải đi đôi với đảm bảo an toàn lao
động cho người lao động, thời gian làm thêm giờ phải tuân theo luật định của
quốc gia và quốc tế , phải phù hợp với khả năng của người lao động , lực
lượng lao động phải trong độ tuổi lao động.
Một sản phẩm dù có chất lượng cao đến đâu nhưng no được sản xuất
trong điều kiện không an toàn vời người lao động , gây ô nhiễm môi trường
cũng không được thị trường chấp nhận , đặc biệt với các thị trường khó tính
như Mỹ- Eu-Nhật bản .
Đây là tiêu chuẩn bắt buộc trong tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000.
II. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY VÀ CHẤT LƯỢNG ÁO PHÔNG .
1. Một số khái niệm có liên quan
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
- Chất lượng của ngành dệt( hay chất lượng của chất vải )
Đó là chất lượng sản phẩm đầu ra của ngành dẹt nó cũng co liên quan
trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của ngành may vì đó là nguyên vật liệu
chính cấu tạo lên sản phẩm của ngành may đặc biệt với chất lượng mặt hàng
áo phông thì điều này càng trở lên quan trọng hơn bởi vì khi ta mặc một chiếc
áo ta sẽ cảm nhận được ngay chất lượng chất vải của chiếc áo đó đặc biệt là
áo phông một loại áo được làm từ chất liệu rất mền nên người ta có thể cảm
nhận được ngay vì vậy chất lượng áo phông phụ thuộc khá nhiều yếu tố này .
- Chất liệu chỉ may chất lượng áo phông hay sản phẩm dệt may nói
chung thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là chất liệu của chỉ
may vì xã hội càng hiện đại và càng văn minh thì trình độ chuyên môn
hoá càng cao do đó người ta sẽ rất ngại khi phải khâu một chiếc áo bị
tuột chỉ dù đó là một chiếc áo tốt đi nũa thì rất có thể nó sẽ bị bỏ đi vì
vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của yếu tố nay dù nhỏ nhưng
không thể bỏ qua được tuy nó không phải nguyên liệu chính cấu thành
lên chiếc áo nhưng cũng là nguyên vật liệu để may áo.
- Kỹ thuật thiết kế áo phông là việc thiết lập thời gian ra đời của một sản
phẩm áo phông mới với những yếu tố nào để thu được một sản phẩm
áo phông mới mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Nó gồm ba yếu tố chủ chốt là: phương pháp công nghệ và thủ tục.
- Quá trình sản xuất áo phông tập hợp các hoạt động, phương pháp, thực
hành, biến đổi mà con người làm để phát triển và duy trì các sản phẩm
đó và nhiều sản phẩm kết hợp như: các kế hoạch dự án, tài liệu thiết kế,
mã nguồn các tài liệu kiểm tra,sự so sánh sản phẩm thiết kế và đơn đặt
hàng...
- Năng lực quá trình áo phông miêu tả phạm vi kết quả mong đợi có thẻ
đạt được do tuân thủ một quá trinh sản xuất khép kín. Năng lực của
quá trình sản xuất áo phông là thị phần của sản phẩm mới tung ra
ngoài thị trường và các kế hoạch phát triển của một doanh nghiệp dệt
may. Ngoài ra còn có sự đáp ứng nhanh chóng về tiến độ thời gian theo
hợp đồng hoàn thành nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào năng lực của
doanh nghiệp.
2. Đặc điểm chất lượng áo phông và các yếu tố nguyên vật liệu có
liên quan ảnh hưởng tới chất lượng áo phông.
2.1 Đặc điểm của mặt hàng áo phông .
*. Thứ nhất về thiết kế mẫu .
Một sản phẩm dệt may bất kỳ thì đầu tiên là thiết kế và sử lý mẫu . Đây
là một khâu cực kỳ quan trọng đòi hỏi độ sáng tạo cao và hàm lượng chất sám
chứa trong khâu này cũng rất nhiều có thể với mẫu khác nhau nó có giá trị
khác nhau nhưng với tính toán từ trước tới nay thì có những mẫu thiết kế lên
tới hàng ngàn USD đây chỉ là thống kê được với mặt hàng áo phông cũng vậy
những mẫu thiết kế đẹp và hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm đối với
những nhà sản xuất .
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
*. Thứ hai là thực hiện hoàn thành sản phẩm
Đó chính là quá trình thực hiện sản xuất sản phẩm áo phông . Đầu tiên
người ta mang vải cắt theo mẫu và lắp ráp thành một chiếc áo hoàn chỉnh
những công việc này sẽ được đảm nhiệm bởi các công nhân trong xưởng sản
xuất .
*. Thứ ba vai trò của các nhà quản lý.
Đối với sản phẩm này thì cũng như các sản phẩm khác thì yếu tố này
cũng là một yếu tố quan trong để nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông.
Các nhà quản lý sẽ đua ra các quyết định sẽ cho sản xuất những sản phẩm nào
và nhập khẩu những dây chuyền sản xuất nào điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng của sản phẩm mặt hàng này.
*. Mẫu mã của thiết kế luôn thay đổi theo nhu cầu của khách hàng vì vậy
sự đánh giá mức độ chất lượng sản phẩm áo phông cũng thay đổi ,doanh
nghiệp phải luôn làm mới mẫu thiết kế sao cho nó phù hợp với thực tế .
*. Yếu tố công nghệ cũng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi công
nghệ thay đổi thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi công nghệ sao cho phù
hợp với thời đại để nâng cao chất lượng của sản phẩm này .
*. Dễ nhân bản và dễ bị ăn cắp bản quyền sở hữu đối với sản phẩm mới. Do
yếu tố của sản phẩm áo phông là một sản phẩm theo mốt vì vậy các sản phẩm
này phải thường ra đúng khoảng thời gian và phù hợp với người tiêu dùng.
Bởi vậy mà các sản phẩm này dễ bị nhái mốt ăn cắp mẫu mốt bởi các doanh
nghiệp tư nhân nhỏ khác.
*. Chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Chính vì lý do theo mốt theo thời gian
mà chu kỳ của sản phẩm áo phông thường ngắn không dài, do đó cần phải đầu
tư cho phát triển nhiều hơn chú trọng vào thay đổi mẫu mốt cho phù hợp với
nhu cầu thị trường về loại sản phẩm hay mặt hàng này.
*. Tích hợp bởi nhiều yếu tố :
Từ các đặc điểm của sản phẩm áo phông chúng ta có thể thấy được sự
tích hợp của nhiều yếu tố trê lại thì chúng ta có thể thấy rõ được đặc điểm của
sản phẩm này để có thể nghiên cứu rõ quá trình cải tiến chất lượng cũng như
các biện pháp khả thi hơn để áp dụng cho việc nâng cao chất lượng của sản
phẩm náy một cách hiệu quả nhất.
2.2. Đặc điểm chất lượng của mặt hàng áo phông.
* Chất lượng áo phông thay đổi theo thời gian sử dụng :
Những thời kỳ trước đây thì quá trình sản xuất áo phông là thủ công
nay được thay thế bằng máy móc và đây chuyền công nghệ thì vẫn được chấp
nhận ngay và lúc đầu khách hàng chưa đòi hỏi cao về chất lượng của chất vải
nguyên vật liệu làm áo phông vì họ nghĩ là như hiện tại là khá thoả mãn song
sau nay nhu cầu luôn thay đổi và đòi hỏi áo phông cần có chất lượng cao hơn
như chất liệu vải mẫu mã hay mầu sắc vv...
Cũng chính do yêu cầu về hợp mốt mà các sản phẩm áo phông luôn
thay đổi theo thời gian sử dụng một chu kỳ sống của sản phẩm áo phông chỉ
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
trong thời gian khá ngắn không dài lắm như có thể chỉ hơn một năm hoặc tới
gần hai năm là nhiều.
*Chất lượng sản phẩm áo phông thụ thuộc rất lớn vào công nhân sản
xuất trực tiếp ra sản phẩm này.
Chất lượng sản phẩm áo phông không chỉ phụ thuộc nhiều vào nhà
thiết kế mà còn phụ thuộc nhiều vào những người công nhân trực tiếp sản
xuất các mặt hàng này một số thực tế đã chứng minh điều này cho thấy khi
một mẫu thiết kế đẹp nhưng may chật hoạc rộng thì sản phẩm đó sẽ khó được
khách hàng chấp nhận hoạc nhiều nỗi khác mà không thẻ kể hết ra ở đây.
Vì vậy ở đây cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà thiết kế mẫu tới các nhân viên
thực hiện mẫu đó để có được một sản phẩm có chất lượng cao.
*Công nghệ mới thay đổi.
Khi một công nghệ mới thay đổi có thể làm cho các sản phẩm này có
chất lượng cao hơn hay năng suet cao hơn vì vậy khi có sự thay đổi về công
nghệ thì các nhà quản lý cần có quyết định xem có nên thay đổi công nghệ
ngay hay không để nâng cao chất lượng của sản phẩm.
*Tích hợp nhiều yếu tố lại ta có:
Nhìn các nguyên nhân rõ hơn và có thể nêu ra một số biện pháp khác
phục đó phải là sự liên kết chặt chẽ của tất cả các cán bộ trong công ty để thực
hiện một dự án thành công.
Những lý do khác nằm trong chính quá trình thực hiện dự án ví dụ như
trong nhiều trường hợp sản xuất , sản xuất theo kế hoạch thì ít mà theo ý
tưởng bất chit thì nhiều vì vậy quản lý dự án về sản phẩm mới thì khó và quản
lý dự án về sản phẩm áo phông mới thường không đạt yêu cầu.
Những yêu cầu của sản phẩm áo phông thường khó để đưa ra một cách
thoả đáng. Khi những yêu cầu được ghi nhận dưới hình thức ý tưởng hay khái
niệm thì các định nghĩa trong đó lại không được rõ ràng, gây nhầm lẫn hoặc
mâu thuẫn với nhau.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm áo phông là kết quả lỗ lực của một loạt
các quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau từ khâu bắt đầu đến khâu kết
thúc.
2.3. các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm áo phông.
* Nhu cầu thị trường :
Cũng như các sản phẩm khác, áo phông được sản xuất ra là để cung cấp
cho người sử dụng thông qua thị trường. Nhu cầu thị trường sẽ là yếu tố quyết
định tới các mức chất lượng mà một chiếc áo phông cần phải có. Thông qua
thị trường các nhà sản xuất áo phông sẽ biết được mẫu thiết kế nào mà mình
định sản xuất ra cần bao gồm những yếu tố gì, với mức chất lượng là bao
nhiêu? giá cả như thế nào? để có thể làm thoả mãn nhu cầu của người sử
dụng.
* Nhân tố thời gian :
Bởi những đặc điểm dễ sản xuất, dễ thiết kế những mẫu tương tự nhau,
các mẫu thiết kế luôn luôn thay đổi đa dạng phong phú. Nên có thể một mẫu
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
thiết kế vừa ra đời nếu không phù hợp sẽ bị lỗi thời ngay tức thì. Điều này đòi
hỏi các nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng áo phông phải chớp thời cơ không
chỉ là ý tưởng mà cả thời cơ đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Do đó nhân tố
thời gian là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm áo phông
* Nhân tố chi phí :
Để yếu tố chi phí cho một sản phẩm áo phông ( chi phí thiết kế) là
tương đối khó khăn vì mẫu thiết kế là một sản phẩm thuần tuý chứa đựng
nhiều chất xám. trong quá trình sản xuất áo phông thường phát sinh chi phí
nên có sự chênh lệch tương đối giữa chi phí dự kiến và chi phí thực tế. Sự
chênh lệch này nguyên nhân là do một phần người ta thường sản xuất theo ý
tưởng chợt đến chứ không theo mẫu thiết kế nên chi phí thực tế khác so với
chi phí dự kiến, nếu sản xuất theo mẫu thiết kế chiếm phần nhỏ . Hơn so với
tiến độ thì cơ hội cạnh tranh trên thị trường giảm do nhân tố thời gian và chất
lượng sản phẩm cũng bị giảm do ra đời muộn.
Hầu như mọi người đều biết sự ước tính chi phí cho sản phẩm này
tươnbg đối khó do vậy họ thường tính toán sau khi sản xuất xong. Tuy nhiên
điều này sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do đó họ dùng các
đơn vị đo như Man-day( ngày công ),Man-month( tháng công) và Line of
code (dòng lệnh).
* Nhân tố con người
Khi đi vào xem xét quá trình sản xuất áo phông và thực tế quá trình đưa
sản phẩm áo phông ra thị trường có một số vấn đề liên quan tới kỹ năng trình
độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên :
Các lỗi thường được phát hiện muộn cho tới khi khách hàng thử sản
phẩm khi họ mua sau đó các sai sót mới được sửa chữa điều này gây ra sự tốn
kém cho doanh nghiệp.
Chất lượng với tư cách là một mục tiêu thường ít được quan tâm bởi
các nhân viên sản xuất trong doanh nghiệp mà họ lại là những người quyết
định nên chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp do vậy những người quản lý
cần đưa ra các biện pháp để tuyên truyền tới các nhân viên để họ hiểu và phát
huy trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp.
Các vấn đề trên đây giúp chúng ta nhận biết được việc lập kế hoạch và
sản xuất một sản phẩm áo phông phải có tính hệ thống và được thực hiện một
cách nghiem túc bởi các thợ may lành nghề. Muốn vậy mọi thành viên phải
nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chất lượng.
* Nhân tố quản lý :
Vai trò quản lý ở đây được thể hiện rất nhiều qua các nội dung sau :
Thứ nhất cần tuyên truyền cho các công nhân viên tích cực tham gia
vào các dự án trong các mục tiêu phát triển và đa dạng hoá sản phẩm áo
phông trước những thay đổi của nhu cầu thị trường thì về công nghệ phải
được thay đổi một cách liên tục , điều này dẫn đến độ rủi ro khá cao nên vai
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
trò của nhà quản lý càng được khẳng định vị trí quan trọng của mình. Vì vậy
nói đến chất lượng là nói đến chất lượng của hoạt động quản lý.
Hoạt động quản lý tác động đến chất lượng sản phẩm áo phông ở các
khâu : thông qua mẫu thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, kiểm soát, xem
xét để tìm kiếm lỗi, xác định phương pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp và
cung cấp những thông tin chắc chắn đảm bảo dược sự ổn dịnh về chất lượng
của sản phẩm và uy tín trên thị trường của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
3. Vai trò của chất lượng áo phông trong các quá trình sản xuất áo
phông
3.1. Vai trò của chất lượng áo phông .
Giống như tất cả những sản phẩm ,trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm
áo phông muốn đảm bảo năng suất cao , giá thành hạ và tăng lợi nhuận các
nhà sản xuất không còn con đường lần khác là dành mọi ưu tiên cho mục tiêu
hàng đầu là chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường kinh tế
nhất, đồng thời cũng chính là một trong những chiến lược quan trọng , đảm
bảo sự phát triển chắc chắn nhất của doanh nghiệp .
Chất lượng là chiếc chìa khoá vàng đem lại phồn vinh cho các doanh
nghiệp, các quốc gia thông qua việc chiếm lĩnh thị trường , phát triển kinh tế .
Ở Việt Nam trong những năm gần đây trong bước tiếp cận với nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước , chúng ta ngày càng nhận rõ tầm
quan trọng của những vấn đề liên quan đến chất lượng .Đặc biệt , sản phẩm áo
phông là một sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khẩu nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất loại sản phẩm này , chưa có nhiều uy tín trên
thị trường thế giới , chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm này để khẳng
định tầm quan trọng trên thị trường thế giới và để chiếm lĩnh thị trường với
mặt hàng này .
Ngày nay, sản phẩm áo phông đã trở thành một sản phẩm rất gần gũi
với người tiêu dùng và nó không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. Nó có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều
lĩnh vực ví dụ như có thể sản phẩm này sẽ làm cho người ta tự tin hơn để
hoàn thành tốt công việc và từ đây có thể thấy được sự ảnh hưởng của sản
phẩm này tới tất cả các lĩnh vực .
3.2 Tầm quan trọng của một qua trình sản xuất áo phông
Dự án phát triển sản xuất áo phông theo thiết kế phải thoả mãn nhu cầu
của khách hàng trong phạm vi thời gian và chi phí thực hiện nhất định .
Bất kỳ một tổ chức nào cũng muốn sản phẩm áo phông của mình được
thị trường chấp nhận và đón chào , luôn được người tiêy dùng tin tưởng lựa
chọn và sử dụng . Như vậy một sản phẩm áo phông thành công như thế nào?
nhân tố để quyết định sự thành công đó là gì ?
Một dự án xây dựng sản phẩm áo phông mới được chấp nhận trên thị
trường được coi là thành công nếu nó ra đời và chiếm được thị trường một
cách nhanh chóng nhất có thể vấn đề thời gian là vấn đề quan trọng vì sản
phẩm này theo thời gian khác nhau có những mẫu mốt khác nhau và theo mùa
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
. Ngoài ra chúng ta không thể không kể đến hai nhân tố nũa là chất lượng sản
phẩm và chi phí thấp . Nhiều dự án sản xuất sản phẩm áo phông mới đạt chất
lượng cao và trong thời gian ngắn nhưng nếu chi phí cao thì nó vẫn chưa được
coi là thành công vì chi phí thực hiện quả mức ngân quĩ cho phép , nhưng nếu
thời gian thực hiện quá so với dự kiến thì cũng không được coi la thành công .
Theo số liệu thống kê và phân tích cho thấy có khoảng hơn 30% số dự án có
chi phí tăng hơn so với dự kiến , còn về thời gian hoàn thành thì có tới 55%
dư án hoàn thành chậm hơn dự kiến.
Nguyên nhân làm cho dự án sản xuất sản phẩm áo phông mới bị thất
bại là do:
Thứ nhất là do: Mất khả năng quản lý nhu cầu của khách hàng như là
khi nhận ra nhu cầu của khách hàng suất hiện nhà sản xuất có y tưởng sản
xuất ra sản phẩm mới nhưng nhu cầu đó lại thay đổi mà ta không lắm bắt kịp
thì có thể sản xuất ra sản phẩm mới sẽ khó bán hay nói cách khác là thị trường
không chấp nhận sản phẩm đó dễ bị tồn kho nếu ta không nhạy bén.
Thứ hai là do: Không quản lý được rủi do có thể rủi do về sản phẩm
mới liệu nó có được chấp nhận hay không rồi chi phí dự kiến thế nào ? doanh
thu va lợi nhuận ra sao ?
Thứ ba là do: Các công nghệ sản xuất kém hiệu quả gây nhiều lỗi cho
sản phẩm làm cho chất lượng sản phẩm áo phông mới suống cấp ...
Thứ tư là do: Trình độ tay nghề khả năng sản xuất cũng như kinh
nghiệm chuyên môn của công nhân viên chưa cao con thấp về nhiều mặt ví dụ
như một thợ cắt theo dây chuyền nếu tay nghề không cao có thể một lúc làm
hỏng rất nhiều sản phẩm cùng một lúc.
Và nhiều nguyên nhân khác tuy nhiên không gặp thường xuyên lắm lên
không được kể tới ở đây. Song tất cả các nguyên nhân này kết hợp với nhau
tao nên các quá trính sản xuất yếu kém . Và thông thường một dự án thất bại
bởi vì quá trình thực hiện dự án được sắp xếp một cách chưa hợp lý.
Mặt khác nguyên nhân chính làm mất khả năng điều khiển dự án bao
gồm:
Mục tiêu không rõ ràng, kế hoạch chưa được vạch rõ ,công nghệ chưa
hiện đại, không có phương pháp quản lý dự án, thiếu nguồn nhân lực có khả
năng và trình độ để sử dụng công nghệ mới. Trong 5 nguyên nhân này, ba
nguyên nhân đầu coi là nguyên nhân làm cho quá trình sản xuất yếu kém, hai
nguyên nhân sau coi là rủi do của ban lãnh đạo.
Tham số cho một dự án thành công là các quá trình thực hiện trong dự
án phải ổn định. Nếu các tiêu chuẩn đạt ra cho các quá trình thực hiện trong
dự án phải ổn định. Nếu các tiêu chuẩn đạt ra cho quá trình lựa chọn cẩn thận,
phù hợp và được thực hiện nghiêm túc thì khả năng thành công của một dự án
sản xuất sản phẩm áo phông mới sẽ rất cao.
Khi năng suất cao có thể giảm chi phí và tối thiểu hoá thời gian thực
hiện dự án. Chất lượng cao và năng suất cao được coi là mục tiêu kép của dự
án hoàn thành sản phẩm áo phông. Mặc dù, các quá trình cần cho việc thực
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
hiện các mục tiêu của dự án nhưng cũng cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu
của tổ chức. Tất nhiên, bất kỳ một tổ chức nào cũng muốn các dự án của mình
được thành công. Tuy nhiên, những mục tiêu mong muốn của tổ chức vượt xa
cả những mục tiêu của dự án. Một dự án có năng suất và chất lượng cao chưa
đủ mà mục tiêu của tổ chức là phải dự đoán, dự báo, ước lượng được năng
suất và chất lượng của dự án. Đó cũng chính là mong muốn đầu tiên của tổ
chức. Nếu một tổ chức không có khả năng dự đoán thì sẽ không thể đánh giá
được chính xác, sát thực được công việc xây dựng các ước lượng hợp lý là
cần thiết để định hướng kinh doanh. Mục tiêu thứ hai của doanh nghiệp là liên
tục cải tiến để nâng cao năng suất và chất lượng.
Năng suất và chất lượng của một dự án phụ thuộc vào ba nhân tố: quá
trình, con người và công nghệ. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và
được mô tả bằng tam giác chất lượng được vẽ và biểu diễn như hình sau đây.
Vì quá trình có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất và chất lượng. Nên
một trong những cải tiến năng suất và chất lượng là cải tiến các quá trình sử
dụng trong tổ chức.
Như vậy,các quá trình sử dụng trong một tổ chứa không chỉ tham gia
vào quá trình sản xuất mà còn là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng.
Q & P: Năng suất và chất lượng
Quá trình
Công nghệ
Con người
Tam giác chất lượng
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG
TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Hoàn cảnh ra đời
Hoàn cảnh ra đời của ngành dệt may ở nước ta đã có từ rất lâu đời
không ai có thể nắm được chính xác nó ra đời vào thời gian cụ thể nào nữa,
nhưng chắc chắn một điều là nó ra đời từ rất lâu đời và cho tới nay thì ngành
này đã rất phát triển và là một trong những thế mạnh xuất khẩu của nước ta
tuy ngành này không phát triển và lớn mạnh bằng ngành dệt may của Trung
Quốc hay ấn độ nhưng chúng ta sẽ tiến tới phát triển vượt họ.
Tại cuộc họp thứ 6, quốc hội khoá IX . Quốc hội đã nhất trí và có những
nhận định sau
Thứ nhất: Khẳng định vai trò của ngành dệt may là một trong số những
ngành thế mạnh xuất khẩu nước ta cần phải đẩy mạnh suất khẩu mặt hanhg
này nhiều hơn nữa có thể ngang bằng với các nước có thế mạnh về mặt hàng
này như Trung Quốc và Ấn Độ có thể còn tiến xa hơn nữa.
Thứ hai: Khẳng định thị trường mỹ là một thị trường khó tính nhưng rất
rộng mở và đầy hứa hẹn chúng ta cần cố gắng chinh phục được thị trường
này, nhưng để làm được việc này thì đầu tiên chúng ta cần phải nâng cao chất
lượng của toàn bộ các sản phẩm của ngành dệt may hiện nay. Đó cũng là một
vấn đề tương đối khó mà chúng ta phải thực hiện nếu muốn đưa sản phẩm cào
thị trường này.
Thứ ba:Ngành dệt may cần phát triển các thế mạnh sẵn có của mình
như giá nhân công thấp thị trường trong nước khá rộng mở và cần đào tạo
được đội ngũ công n+ân viên lành nghề có trình độ chuyên môn và khả năng
sử dụng các công nghệ mới cao. Từ đó có thể giải quyết số lao động thất
nghiệp trong nước và cũng cần khôi phục ngành dệt làm nguyên liệu phục vụ
cho ngành may để ngành này không phải nhập khẩu nguyên vật liệu như vậy
có thể hạ hơn nữa về giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh về giá đối với
các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.
2. Quá trình xây dựng và phát triển.
Quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may có lịch sử phát triển đã từ rất lâu mà không ai có thể biết
nó có từ bao giờ ngành dệt may dần dần lớn mạnh và phát triển đã trở thành
thế mạnh xuất khẩu của nước ta vì nó cũng là một trong những ngành mà
nứơc ta rất có thế mạnh để phát triển.
Hiện nay ở nước ta ngành dệt may ở nước ta cũng rất được quan tâm
đẩy mạnh cho phát triển song chúng ta muốn phát triển ngành này thì ngành
dệt cần đi trước một bước.Với một số lượng các công ty may khá lớn như
hiện nay thì chúng ta cần đẩy mạnh và tạo điều kiện về môi trường kinh
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
doanh và xuất khẩu cho các công ty này để họ có thể sản xuất hết khả năng
của mình.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty may Việt Nam.
Hiện nay tổng công ty may Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực sau:
*Sản xuất mặt hành may mặc tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu
sang thị trường các nước khác trên thế giới
*Thiết kế mẫu cho các công ty nhỏ hoặc xuất khẩu các mặt hàng của
các công ty này đóng vai trò đầu đàn trong sản xuất và xuất nhập khẩu.
*Bán buôn bán lẻ các mặt hàng dệt may của các công ty chi nhánh của
mình.
*Chuyển nhượng quata xuất khẩu cho các công ty chi nhánh để xuất
khẩu.
*Đào tạo cán bộ công nhân viên không những cho tổng công ty mà còn
cho các công ty chi nhánh khi họ có nhu cầu.
Với các chức năng kinh doanh gồm.
*Ngiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm áo phông mới cho các doanh
nghiệp nhỏ hơn, chuyển giao công nghệ tin học và ứng dụng công nghệ, xuất
nhập khẩu các nguyên vật liệu cho ngành may đó là các sản phẩm của ngành
dệt mà hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu với số lượng khá lớn.
*Xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất khẩu cho các công ty khác hoặc phân
phối quata....
*Nhập khẩu và kinh doanh các thiết bị dùng cho may như máy may các
công cụ khác như máy cắt, máy vắt sổ....
*Nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh, tư vấn đầu tư chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
Trong đó lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tổng công ty may Việt Nam
là xuất khẩu và phát triển các mặt hàng trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu
của khách hàng về sản phẩm này trong nước và xuất khẩu.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
1. Đặc điểm sản phẩm.
Cũng như sản phẩm may mạc khác thì sản phẩm áo phông cũng vậy
trước hết là khâu thiết kế khâu này cũng là loại mẫu áo phông mới phần thực
hiện công việc này khá khó cần nhà thiết kế có trình độ chuyên môn khá cao
và đòi hỏi đây là một sản phẩm chứa nhiều chất xám.
Áo phông của tổng công ty may Việt Nam khá đa dạng phong phú
nhiếu màu sắc có qui mô khá lớn đáp ứng thị trường trong nước và xuất
khẩu.Song chúng ta cần xem xét để nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông
hơn nũa và làm đa dạng phong phú hơn nũa về mẫu mốt và chủng loại nhưng
chúng ta cũng cần xem xét nhu cầu của thị trường để sản xuất vừa đủ không
bị tồn kho không lên sản xuất hàng loạt mà cần sản xuất đúng loại với số
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
lượng theo nhu cầu thị trường với mục tiêu đáp ứng theo nhu cầu thị trường
với chất lượng sản phẩm cao.
Hiện nay ở nước ta cũng nhu trên thế giới nhu cầu về sản phẩm này khá
cao nhưng chúng ta cần thận trọng với sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng
để tránh sự tồn kho của sản phẩm. Cần liên tục nghiên cứu nhu cầu thị trường
một cách thường xuyên liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng và
thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm áo phông hiện nay.
Trước hết ta cần xem xét thị trường trong nước của sản phẩm này.
Ở nước ta hiện nay với sản phẩm này thì nhu cầu khá lớn và tương đối
rộng mở trong nước hiện nay mặt hàng này cũng là một trong những mặt hàng
bán chạy ở nước ta và chiếm doanh số tương đối.
Tính đến sáu tháng đầu năm 2004 giá xăng dầu tăng làm cho thị trường
trong nước và thế giới biến động đương nhiên ngành dệt may cũng bị ảnh
hưởn tuy không nhiều nhu ngành vận tải hay các ngành khác nhưng cũng làm
nó tăng giá 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá tăng 26,6% giá đô la
Mỹ tăng 0,2% ...
Mặc dù giá tăng không phải do mất cân bằng giữa cung và cầu mà chủ
yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng Bộ Thương Mại vẫn thẳng thắn
khẳng định trong nguyên nhân giá tăngcó sự yếu kém của quản lý nhà nước
mà điển hình là chưa thiết lập tốt các mối liên hệ chặt chẽ giữa người sản xuất
và nhà buôn, giữa thương mại trung ương và thương mại địa phương, giữa các
doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thành phân kinh tế khác ... Để
tạo thành các kênh lưu thông ổn định từ sản xuất đến tiêu thụ... “công tác dự
báo thị trường chất lượng không cao, hệ thống thông tin thị trường của các cơ
quan báo chí tản mạn, chất lượng và độ tin cậy thấp chưa giúp nhiều cho
người sản xuất- kinh doanh để hoạt động đó trở lên có hiệu quả hơn. Việc
quan tâm tới công tác quản lý của các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự
thường xuyên, do vậy nhiều chính sách của chính phủ được triển khai chậm
làm ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển thị trường” – Thứ trưởng Bộ Thương
Mại Phan Thế Ruệ nhận định:
Vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và nhiều hiệp hội ngành hàng
thời gian qua là quá mờ nhạt, không quan tâm tới lợi ích của nhà nước vad lợi
ích người tiêu dùng, bình ổn thị trường phát triển chung mà chỉ lo bảo vệ
quyền lợi riêng của doanh nghiệp, cũng góp phần làm giá cả có nhiều biến
động. Tự tạo ra những “cơn sốt hàng hóa ảo” để tăng giá sản phẩm của doanh
nghiệp mình, không nghĩ tới lợi ích cuả người tiêu dùng lên không lo cải tiển
chất lượng để nâng cao chất lượng mà chỉ muốn đạt được lợi ích của mình.
Những động thái này dẫn đến đã làm ảnh hưởng lớn tới giá thành sản
phẩm, tiến độ của nhiều công trình lớn, gây ảnh hướng lớn tới tốc độ tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế. “Sắp tới bên cạnh việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác dự báo, điềuhành thị trường trong nước, nhất là giá cả các
mặt hành trọng yếu, cần phát huy vai trò của các Bộ, ngành đối với chỉ đạo hệ
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
thống doanh nghiệp ngành hàng, phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà
nước, nhất là các Tổng công ty, 90,91, các bộ, ngành xây dựng Quy chế quản
lý ngành hàng, trước hết các ngành hàng là doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn như:
Bộ Công Nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế”-
Thứ Trưởng Phan Thế Ruệ cho biết. Bên cạnh đó, một loạt các giải pháp lớn
cũng được Bộ Thương mại đưa ra, như xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ
thốnh phân phối hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đăc biệt là các mặt hàng thiết
yếu như lương thực thưc phẩm, may mặc. Thông qua phát triển mạng lưới bán
hàng và đại lý bán hàng trên cơ sở đó, thực hiện kiểm tra, kiểm soát, chống
độc quyền, đầu cơ lũng đoạn thị trường; hình thành từng bước các tập đoàn,
các tổng công ty kinh doanh thương mại lớn trên cơ sở thúc đẩy quá trình tích
tụ và tập trung, phát triển theo hướng văn minh và hiện đại nhằm nâng cao
khách hàngả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay; tăng cường kiểm tra, kiểm soát
thị trường ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại,
nhái nhãn mác hàng hoá, vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp...
Mục tiêu hàng đầu là phải bảo đảm thị trường phát triển ổn định, giá cả
biến động trong độ cho phép, không có “sốt giá” do mất cân đối cung-cầu,
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng thiết yếu và đủ nguồn
hàng cho nhu cầu xuất khẩu...
Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh xuất khẩu
phải tập trung và trọng điểm. Đây là một trong những quyết định cơ bản của
nước ta về thị trường nước ngoài.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2004 đạt 11.798 triệu USD, tăng
19,8%so với cùng kỳ năm 2003 (bình quân mỗi tháng đạt 1,996 tỷ USD ).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với năm 2003 là
nông nghiệp và dệt may, công nghiệp tăng ít, hàng mỹ nghệ tiểu thủ công
nghiệp có tăng, thuỷ sản có tăng...
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2004 đạt 14.162
triệu USD (bình quân mỗi tháng đạt hơn 2,3 tỷ USD, là mức cao nhất trong
nhiều năm trở lại đây), tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2003. Tính chung,
nhập siêu trong 6 tháng đầu năm 2004 là hơn 2,364 tỷ USD, bằng 20% kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá; trong đó doanh nghiệp trong nước nhập siêu là
3,753 tỷ USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,389 tỷ
USD. “ Nhập siêu chủ yếu do tăng nhập khẩu ở các mặt hàng là tư liệu sản
xuất, nhằm đáp ứng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng nhập
khẩu dần nhuyển dịch theo hướng tích cực: nhóm hàng phục vụ sản xuất (máy
móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử) chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trongkim ngạch nhập khẩu, đạt khoảng 22,6% trong 6 tháng đầu năm. Trong
số 31 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, có 25 mặt hàngcó kim ngạch tăng cao trên
40% như bông, kim loại, cao su, gỗ và nguyên liệu, bột giấy và vải, chất
dẻo...”-Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho biết:
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng
trưởng xuất khẩu 12% trong năm 2004 do Quốc hội đề ra, kim ngạch xuất
khẩu 6 tháng cuối năm phải đạt 11,8 tỷ USD, bình quân mỗi tháng hơn 1,97
tỷ USD, tương đương với mức đạt được 6 tháng đầu năm. Bộ thương sẽ tập
trung 2 hướng chính: thứ nhất tập trung phát triển những mặt hàng lớn vì các
mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết
nhiều lao động và các vấn đề xã hội khác. Thứ hai, tập trung vào các mặt
hàngcó kim ngạch xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng
trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn
ngạch.
“Về thị trường xuất khẩu, chúng ta duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
bình quân trong giai đoạn 2004-2005 đối với các thị trường Châu Á, Châu
Âu, Châu Đại Dương là 12%/năm; khu vực Bắc Mỹ,Châu Phi, Mỹ La Tinh là
15-17%/năm. Trong đó, các thị trường trọng điểm cần tiến hành công tác xúc
tiến thương mại mạnh mẽ trong thời kỳ 2004-2005 là thị trường Hoa Kỳ(một
thị trường khó tính nhưng đầy rộng mở). Ngoài ra cũng cần tập trung xúc tiến
thương mại vào các thị trường sau: EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
ASEAN, Nga, Trung Đông, Châu Phi,Châu Mỹ La Tinh, thị trường biên
mậu”-Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh và cho biết thêm, công tác
xúc tiến thương mại cũng cần có những đổi mới để theo kịp đà phát triển, đẩy
mạnh xuất khẩu. “Trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các thương vụ Việt
Nam ở nước ngoài cũng được nâng cao hơn nữa, nhằm cung cấp thông tin thị
trường ngoài nước cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về thương
mại, nhất là thông tin về chính sách nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật, hàng rào
chất lượng, nhu cầu, thị hiêú tiêu dùng của người nước ngoài...”-Bộ trưởng
Phan Đình Tuyển nói: “Dù trước hay sau nước ta cũng phải mở hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế nên trách nhiệm của các doanh nghiệp ở trên cần phải
đạt được để đẩy mạnh xuất khẩu.”
Cũng như các sản phẩm thiết yếu khác sản phẩm áo phông cũng là một
trong những sản phẩm bán chạy và đươc coi là một trong những mặt hàng
thiết yếu như lương thực thực phẩm. Và thị trường của nó cũng có đặc điểm
như trên đối với thị trường trong nước và quốc tế thì đặc điểm đã được nêu rõ
ở trên.
Dưới đây là biểu đồ so sánh doanh thu của ngành dệt may giữa doanh
thu trong nước và doanh thu xuất khẩu để ta có thể biết được thị trường trong
nước và thị trường thế giới ở đâu có doanh thu cao hơn.
Từ biểu đồ dưới cho ta thấy với các mặt hành của các doanh nghiệp dệt
may thì doanh thu xuất khẩu lớn hơn nhiều so với doanh thu ở trong nước như
vậy cũng là dấu hiệu đáng mừng với ngành này song không vì chỉ quan tâm
tới xuất khẩu mà bỏ qua thị trường trong nước với đặc điểm nước ta là một
nước khá đông dân.Vì vậy thị trường trong nước cũng khá rộng lớn ta cũng
cần khai thác tối đa không để lỡ mất cơ hội làm tăng doanh thu trong nước lên
khi đó sẽ làm tăng tổng doanh thu của tổng công ty may Việt Nam. Trong
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
những năm vừa qua thì tốc độ tăng trưởng của nước ta cũng khá tốt nhưng
vẫn còn thua kém so với các nước phát triển mạnh về ngành này như Trung
Quốc hay Ấn Độ thì ngành dệt may nước ta còn chưa băng họ được chúng ta
còn phải cố gắng nhiều hơn nữa .
Với biểu đồ trên ta còn có thể biết được cơ cấu thị trường qua sự thể hiện ở
biểu đồ dưới đây.
Như vậy ta có thể thấy được đặc điểm chủ yếu của mặt hàng này là
xuất khẩu vì xuất khẩu là chiếm ưu thế ở đây mặt hàng này trong nước vẫn
còn hạn chế song chúng ta vẫn cần phải đẩy mạnh xuất khẩu và cả thị trường
BiÓu ®å doanh thu cña ngμnh dÖt may
1.51 1.72 1.61
1.83
2.2
3.42 3.62
3.71 3.84
4.3
0
1
2
3
4
5
2000 2001 2002 2003 2004
n¨m
tû
U
SD
tr ong n−íc
xuÊt khÈu
BiÓu ®å c¬ cÊu thÞ tr−êng cña ngμnh dÖt
may
69.37 67.79 69.74 67.73 66.15
30.63 32.21 30.26 32.27 33.85
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2001 2002 2003 2004
n¨m
trong n−íc
xuÊt khÈu
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
trong nước không nên chỉ có chú trọng tới xuất khẩu song cũng không nên
không đẩy mạnh nó.
Song chúng ta cần đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thì chúng ta cần phải
nâng cao chất lượng để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường của hàng
Việt Nam. Khi hàng hoá của chúng ta có chất lượng cao thì chúng ta sẽ chiếm
lĩnh được thị trường và cũng chính vì vậy mà chúng ta có thể tiêu thụ được
nhiều sản phẩm từ đó cũng chính là cơ sở để chúng ta có thể đẩy mạnh xuất
khẩu nhiều hơn nữa.
3. Đặc điểm của quá trình sản xuất áo phông.
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUÁ TRÌNH ÁO PHÔNG
Qua sơ đồ tổng thể quá trình áo phông trên cho ta thấy quá trình sản
xuất áo phông của các công ty sản xuất mặt hàng này bao gồm 10 qui trình
khép kín có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó hai qui trình thiết kế áo
phông và thiết kế mẫu phù hợp với nhau đây là chương hai qui trình phức tạp
nhất và hai qui trình này đòi hỏi phải có sự chính xác cao nhất trong tất cả các
khâu khác. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong hai qui trình này đều gây ra lỗi
sai nhiều khó chấp nhận đối với khách hàng điều này đòi hỏi công ty phải có
một đội ngũ các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn
cao.
Mục tiêu từng qui trình trong quá trình sản xuất áo phông là:
Xây dựng và quản lý
hợp đồng sản xuất
áo phông
Xác định nhu cầu khách
hàng về sản phẩm áo
phông
Thiết kế mẫu mốt áo phông
chuẩn bị các yếu tố cho sản
xuất
Triển khai sản xuất
T
e
s
t Quản
trị dự
án
sản
suất
áo
phôn
Thầu phụ dự án sản
suất áo phông
Hỗ trợ khách hàng
Quản
lý dự
án từ
sản
xuất
đến
tiêu
thụ
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
+ Xác định và quản lý hợp đồng đặt hàng về các sản phẩm áo phông:
Kể cả cũ và mới bằng cách xây dựng và quản lý một cách có hiệu quả nhất tất
cả các hợp đồng trong và ngoài nước của doanh nghiệp.
+ Xác định yêu cầu của người sử dụng: Hay khách hàng về sản phẩm
ví dụ như sản phẩm được sử dụng vào mùa hè nên cũng phải xác định yêu
cầu sử dụng của khách hàng là khác so với sản phẩm sử dụng vào mùa đông.
+ Thiết kế mẫu áo phông: Chuyển các yêu cầu người khách hàng thành
mẫu cũng có thể ngược lại, đưa ra các thiết kế phù hợp và là các sản phẩm
thiết yếu của hệ thống, làm thiết kế phù hợp với mục tiêu phát triển ngắn hạn
và dài hạn của doanh nghiệp.
+ Lập trình: Xây dựng và phát triển các sản phẩm (bao gồm các thành
phần của các giai doạn sản xuất của sản phẩm và hệ thống các sản phẩm) áo
phông đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn được xác định của người tiêu dùng.
+ Triển khai: Thực hiện các dự án cho tốt đó cũng là một mục tiêu
quan trọng của doanh nghiệp thiết kế sản phẩm, đào tạo cán bộ đưa vào khai
thác triệt để các sản phẩm áo phông của Tổng công ty may việt nam cung cấp.
+ test: Lập kế hoạch và triển khai việc kiểm tra và thử nghiệm các sản
phẩm áo phông(bao gồm cả các thành phần sản phẩm, các hệ thống sản phẩm
áo phông) để làm rõ một số vấn đề sau:
• Xác nhận rằng mọi yêu cầu từ khâu bắt đầu tới khâu kết thúc đều
thực hiện một cách đúng đắn.
• Xác định và đảm bảo rằng các lỗi được phát hiện trước khi triển
khai sản xuất sản phẩm.
+ Quản lý cấu hình: Thiết lập, lưu giữ, phát hành các sản phẩm áo
phông và cả thành phần của sản phẩm này cũng được quản lý một cách chặt
chẽ kiểm soát một cách có hệ thống các thay đổi của chúng.
+ Hỗ trợ khách hàng: Hỗ trợ khách hàng ở đay được hiểu là thứ
nhất là giúp khách hàng lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với họ để
họ thấy được tính năng tốt tối đa của sản phẩm thứ hai là hướng dẫn họ cách
sử dụng cũng như bảo quản một cách tốt nhất sản phẩm để sản phẩm có tuổi
thọ cao nhất.
+ Quản trị dự án áo phông: Xây dựng và quản lý một cách có hiệu
quả các dự án của sản phẩm áo phông.
+ Thầu phụ của sản phẩm áo phông: Lựa chọn các nhà thầu phụ
có khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà thầu phị sản phẩm này cũng
giống như các sản phẩm khác cũng cần lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
nhất để đảm bảo vai trò cơ bản của một nhà thầu phụ của sản phẩm một cách
có hiệu quả nhất.
4. Đặc điểm lao động của ngành dệt may.
Tình hình nguồn lực và đặc điểm của lao động ở ngành dệt may ở nước
ta hiện nay như sau:
Bảng : cơ cấu nguồn lực của ngành dệt may.
Năm
Trình độ chuyên
môn
Tổng
cộng
(%)
Trình độ
Độ
tuổi
trung
bình
Tổng
quỹ
lương
(triệu
USD)
Thu
nhập
BQ
(triệu
đ)
Lao
động đã
qua đào
tạo (%)
Lao
động
chưa
qua đào
tạo (%)
Trên
ĐH
(%)
ĐH
(%)
Dưới
ĐH
(%)
2000 36.0 64.0 100 17.0 20.4 62.6 30.3 115.2 1.02
2001 41.1 58.9 100 18.2 20.8 61.0 30.8 142.1 1.10
2002 42.8 57.2 100 19.2 21.0 59.8 31.6 143.5 1.20
2003 45.6 54.4 100 19.6 21.4 59.0 32.1 146.7 1.32
2004 51.5 48.5 100 20.1 21.9 58 31.2 152.1 1.42
Cơ cấu lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo.
Từ trên cho ta thấy rằng trình độ lao động của ngành dệt may vẫn còn
thấp chưa cao nhìn bảng trên cho ta thấy, lao động chưa qua đào tạo chiếm
phần lớn và có giảm dần trong giai đoạn hiện nay và hiện nay lao đông đã qua
đào tạo đã lớn hơn rất nhiều so với trước chứng tỏ ngành dệt may cũng đã chú
trọng vào đào tạo và phát triển lao động của ngành trình độ của lao động thể
hiện qua học thức cũng rất nhiều đó là những người có bằng cấp bằng Đại
Học chiếm số ít rơi chủ yếu vào các nhà thiết kế mẫu mốt hoặc quản lý.
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lao động như sau thể hiện qua
biểu đồ sau:
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Với đặc điểm lao động của ngành dệt may thì cần tới sự nhanh nhạy
khéo léo lên độ tuổi của lao động càng trẻ càng tốt chất lượng của lao động
phụ thuộc vào độ tuổi sức khoẻ và trình độ chuyên môn nếu một lao động của
ngành dệt may được coi là có chất lượng cao thì người lao động này thường
có những đặc tính như trẻ tuổi được đào tạo bài bản, trình độ văn hoá cao từ
phổ thông trung học trở lên và có chuyên môn cao có sức khoẻ tốt...
Độ tuổi lao động thể hiện sức khoẻ của lao động ngành này:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2000 2001 2002 2003 2004
N¡M
BIÓU §å THÓ HIÖN TR×NH §é LAO
§éNG CñA NGμNH MAY
d−íi ®h %
®h %
trªn ®h %
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Ngoài ra ta còn biết thêm về đặc điểm của lao động ngành này là có
nhiều lao động nữ hơn lao động nam được thể hiện ở nước ta hiện nay thì sự
chênh lệch về giới trong tỷ lệ lao động của ngành dệt may là ít hơn trước có
nhiều lao động là nam giới cũng vào làm ở ngành này nhiều hơn so với trước
kia. Vì vậy sự chênh lệch về số lượng lao động nữ và nam đã và đang được
rút ngắn khoảng cách đó lại so với trước kia.
5.Đặc điểm tài chính.
Các công ty may của Việt Nam có rất nhiều và qui mô của các công ty
này cũng rất khác nhau do vậy qui mô về cốn của các công ty này cũng hoàn
toàn khác nhau.
Các công ty này thường huy động vốn ở các nguồn tài chính, vốn tự có,
vốn chiếm dụng và vống vay của các ngân hàng.
Các công ty cần huy động vốn với số lượng phù hợp phải cân đối được
về qui mô tài sản, về lợi nhuận, về tỷ xuất thanh toán tức thời, tỷ xuất thanh
toán nhanh và về tỷ xuất thanh toán dài hạn của các công ty để đảm bảo sử
dụng vốn một cách có hiệu quả dựa trên nguồn lực và tình hình tiêu thụ sản
phẩm của các công ty để đảm bảo cân đối giữa thu và chi sao cho hợp lý nhất.
Về tài chính cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và vấn đề
về chi phí chất lượng nếu như phần chi cho chi phí chất lượng sản phẩm lớn
BiÓu ®å thÓ hiÖn ®é tuæi
tr ung b×nh cña ngμnh dÖt
may
29
29.5
30
30.5
31
31.5
32
32.5
2000 2001 2002 2003 2004
sè n¨m
sè
t
u
æi
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
về chi phí phòng ngừa và chi phí thẩm định đánh già thì sẽ giảm được thiệt
hại và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn.
6. Đặc điểm về cơ chế và bộ máy quản lý.
Các bộ phận trong các công ty may thường bao gồm.
Các bộ phận hỗ trợ: Thực hiện các công việc của quá trình hỗ trợ của
công ty, các bộ phận hỗ trợ của công ty được tổ chức theo mô hình phòng ban
chức năng.
Các bộ phận sản xuất kinh doanh: Thực hiện các công việc của quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty. Các bộ phận sản xuất kinh doanh của
công ty có thể được tổ chức dưới hình thức hạch toán độc lập, hạch toán phụ
thuộc, hạch toán báo sổ hoặc các hình thức khác.
Các bộ phận nghiên cứu và phát triển: Thực hiện các công việc cuả quá
trình nghiên cứu phát triển của công ty có thể được tổ chức theo mô hình các
viện, các trường hoặc các trung tâm.
Ngoài ra, các phòng đại diện của công ty tại các địa phương trong và
ngoài nước. Các chi nhánh của công ty thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức
năng của công ty tại các địa phương trong và ngoài nước.
Đó là cách phân chia theo những mảng lớn, nhưng nếu chia thành các
phòng ban chức năng tại các công ty may cũng như các công ty khác thường
được chia thành các phòng ban như phòng nhân sự, phòng quản lý chất lượng
III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TRONG NHỮNG
NĂM QUA TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lược áo phông.
a. Các qui định chung.
Các nhà thiết kế mẫu sẽ tạo ra các mẫu phù hợp với kế hoạch quản trị
các dự án và có trách nhiệm tạo ra các qui định chi tiết trên cơ sở sổ tài liệu
hướng dẫn công việc phổ biến cho cán bộ thiết kế của công ty tham gia dự án,
các thành viên dự án có trách nhiệm tuân thủ các qui định của qui trình dự án.
Trong quá trình phát triển và sử lý lỗi của các sản phẩm do qui định chuẩn chi
tiết về các kích cỡ đặc điểm cụ thể của từng sản phẩm nhưng cần đảm bảo
thực hiện các qui định chung về sản phẩm của các doanh nghiệp.
Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất ra sản phẩm áo phông là khâu
thiết kế mẫu do các nhà thiết kế mẫu của công ty đảm nhận vì vậy các nhà
thiết kế mẫu cần phải nắm rõ các thông tin về thị trường và nghiên cứu khách
hàng của thị trường này xem thị hiếu của khách hàng ở thị trường này đòi hỏi
các sản phẩm áo phông phải có kiểu dáng mẫu mốt như thế nào để có thể đáp
ứng một cách tốt nhất khách hàng ở thị trường đó.
b. Các qui định chi tiết về sản phẩm sản xuất.
Các mẫu thiết kế của các nhà tạo mẫu phải rõ ràng và sản xuất với kích
cỡ cụ thể các kích cỡ này sẽ tương ứng với số đo là bao nhiêu sẽ được qui
định rõ để các công nhân khi thực hiện sẽ không phải thắc mắc về những vấn
đề này và khâu cắt vải để may sản phẩm cũng sẽ chính xác hơn. Hơn nữa
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
khâu cắt này cũng phải tuân theo tiêu chuẩn về tong sản phẩm cụ thể của các
nhà thiết kế sản phẩm. Khi thực hiện cần có những chú ý về sản phẩm thì các
nhà thiết cần phổ biến cho những công nhân thực hiện tong khâu của sản
phẩm. Khâu may sản phẩm cần cụ thể với từng sản phẩm phụ thuộc vào chất
vải mà may phải khác nhau. Cách may của từng sản phẩm cũng khác nhau với
mẫu mã khác nhau thường cách cắt may và thực hiện từng công việc đều khác
nhau. Cách làm việc ở khâu Là sản phẩm cũng khác nhau tuỳ thuộc vào chất
liệu vải mà người công nhân thực hiện phải có biện pháp và qui định cụ thể.
Để có một chiếc áo có chất lượng cao thì các khâu đều phải thực hiện tốt
không có lỗi chỉ cần một khâu thực hiện không tốt hoặc chưa tốt thì chất
lượng của các sản phẩm đó đều không cao hoặc có thể đó còn là một phế
phẩm, do vậy để có được một sản phẩm có chất lượng cao thì cần có qui định
chi tiết về các sản phẩm sản xuất các qui định này cần rõ ràng và cụ thể cho
từng khâu.
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm áo phông.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm áo phông có rât nhiều và đây là
một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng sản phẩm này.
Chỉ tiêu thứ nhất là về chất liệu vải: Đối với sản phẩm áo phông thì chất
liệu vải là rất quan trọng có thể đây là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu để đánh giá chất lượng sản phẩm áo phông và giá trị của một chiếc
áo phông không thể cao nếu tất cả các khâu đều làm tốt nhưng chất lượng vải
không cao. Người tiêu dùng có thể cảm nhận được chất liệu vải và khi mua
một sản phẩm áo phông cũng như một sản phẩm dệt may nói chung thì bao
giờ họ cũng quan tâm tới chất liệu vải đây là một yếu tố quan trọng thường
được ưu tiên hàng đầu.
Chỉ tiêu thứ hai là kiểu dáng áo phông: Kiểu dáng áo phông cũng rất
quan trọng đây là một yếu tố khảng định sản phẩm của các công ty may có
phù hợp với khách hành hay không, tuỳ vào người tiêu dùng mà họ thích kiểu
dáng cho phù hợp cũng đôi phần dựa vào dang người mà khách hàng thường
chọn cho mình những kiểu nhất định phù hợp với từng người.
Chỉ tiêu mầu sắc của chiếc áo: Mầu sắc của một số sản phẩm có thể
không quan trọng lắm nhưng với một chiếc áo thì mầu sắc là một yếu tố
không thể không nói đến khi chọn áo. Tuỳ thuộc vào mầu da của từng người
mà họ sẽ chọn cho mình một gam mầu phù hợp, ví dụ như một người da den
thi họ thường chọn những gam mầu sáng, đối với những người da trắng
chuyện chọn gam mầu áo có phần đơn giản hơn đây cũng là một yếu tố để các
công ty nghiên cứu với từng thị trường thì lên sản xuất ra những chiếc áo với
mầu sắc thế nào cho phù hợp.
Chỉ tiêu về kích cỡ của chiếc áo: Thường thì nhà sản xuất phải có nhiều
kích cỡ của sản phẩm để khách hàng có thể chọn cho mình một kích cỡ phù
hợp và vừa vặn nhất, một sản phẩm áo phông có chất lượng thường có nhiều
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
kích cỡ rất gần với nhau đó cũng tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi
lựa chọn sản phẩm.
Đây là một số chỉ tiêu cơ bản ngoài ra đứng trên các quan điểm khác
nhau sẽ có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá chất lượng áo phông khác nhau.
3. Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông của các công ty may
tại Việt Nam.
a. Tình hình chất lượng sản phẩm áo phông tại các công ty may của
Việt Nam.
Hiện nay tại các công ty may của Việt Nam các sản phẩm áo phông
cũng có chất lượng khá tốt so với trước thì chất lượng được tăng lên rất nhiều,
tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuả thị trường về sản phẩm một
cách tốt nhất đặc biệt là thị trường xuất khẩu thử so sánh hàng hoá của chúng
ta với các nước khác thì đôi khi chúng ta vẫn thua họ về chất lượng sản phẩm
và giá cả, như sản phẩm áo phông của Trung Quốc họ thường được đánh giá
là có chất lượng khá cao và giá thành rẻ hơn của chung ta . Cũng không thể
phủ nhận sự cố gắng lỗ lực của ngành dệt may trong những năm qua đã không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có những sản phẩm tốt hơn đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay một phần do sự hạn chế về năng xuất chất lượng sản phẩm
trong ngành mà khách hàng của dệt may của Việt Nam sang thị trường thế
giới còn nhỏ mới chỉ chiếm 0.95% thị trường thị trường EU, 2.9% tại thị
trường Nhật Bản, 3.2% tại thị trường Mỹ và chiếm khoảng 1% tổng thương
mại dệt may của toàn thế giới trước đay các doanh nghiệp dệt may còn bị hạn
chế bởi han ngạch nhưng bây giờ với chính sách mới của nhà nước trong
năm 2005 đã xoá bỏ hạn ngạch cho các công ty dệt may điều này kích thích
các công ty tăng năng xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất
khẩu. Do vậy chất lượng sản phẩm của các công ty dệt may ở Việt Nam ngày
một nâng cao hơn trước và sản xuất cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.
b. Các hoạt động khác phục phòng ngừa để nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Hiện nay chất lượng của sản phẩm này ở các công ty may của chúng ta
còn yếu ở những điểm nào chúng ta cần xem xét và khắc phục ngay. Năng
xuất của các công ty may ở nước ta còn thấp so với các nước khác do vậy
không những chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm mà năng xuất cũng
phải đẩy mạnh nhờ việc cải tiến máy móc và nâng cao trình độ của CBCNV.
c. Các phản hồi và khác phục những khiếu nại của khách hàng.
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Các khiếu nại về sản phẩm của khách hàng thông qua hệ thống các nhân
viên bán hàng cho thấy kết quả một số khách hàng vẫn chưa được hài lòng về
một số các đặc điểm của sản phẩm, do đó các nhân viên này sẽ phản ánh lại
với các phòng ban quản lý chất lượng sản phẩm các nhân viên của các phòng
ban sẽ phân tích phát hiện ra lỗi và tìm cách khắc phục cho những lần sản
xuất sau các sản phẩm sẽ đáp ứng được một cách tốt nhất các nhu cầu của
khách hàng. Chúng ta phải luôn luôn làm việc với phương châm khách hàng
luôn đúng và tìm mọi cách để thoả mãn khách hàng tốt nhất mà doanh nghiệp
có thể.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG TẠI CÁC
CÔNG TY MAY Ở VIỆT NAM.
1. Những kết quả đã đạt được.
Trong những năm qua ngành dệt may của chung ta đã cải tiến chất
lượng một cách rõ nét và cụ thể là chúng ta đã đẩy mạnh xuất khẩu và xuất
khẩu hàng dệt may hiện cũng là một thế mạnh xuất khẩu của chúng ta và
ngành này cũng góp phần tăng GDP đáng kể cho nền kinh tế. Ngành dệt may
của chúng ta đã có nhứng chuyển mình đáng khen ngợi mỗi năm với tốc độ
tăng trưởng của ngành là hơn 20% là một ngành có xu thế là thế mạnh xuất
khẩu của nước ta. Với sức mua ngày càng tăng về các sản phẩm dệt may càng
làm cho cơ hội phát triển của ngành này nhanh hơn nữa. Hiện nay chúng ta đã
xuất khẩu đến hơn một trăm quốc gia trên thế giới đặc biệt là các thị trường
nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản trong thời gian qua ba thị trường
này đã chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may (trong đó
thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 50-55%, EU là 25-27% và Nhật Bản chiếm
12-15%)
Trước hết chúng ta có lợi thế là sức mua của thị trường thế giới về các
sản phẩm dệt may ngay càng tăng ( Tổng khối lượng buôn bán hàng dệt may
trên toàn thế giới vao khoảng 350 tỷ USD) do vậy chúng ta phải pháp huy đẩy
mạnh tốc độ phất triển của ngành dệt may.
2. Về những vấn đề chất lượng còn tồn tại.
Hiện nay các sản phẩm dệt may của các công ty may của chúng ta còn
chưa cao so với đối thủ các nước khác trên thế giới , nguyên nhân thứ nhất là
do chúng ta con thiếu chuyên môn cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công
nhân viên hơn nữa để khắc phục vấn đề còn tồn tại này, nguyên nhân thứ hai
là do máy móc thiết bị của chúng ta còn chưa hiện đại điều này cũng là do đất
nước chúng ta còn nghèo do đó công nghệ máy móc chưa thể một lúc mà có
thể hiện đại ngay bằng các nước đã phát triển do vậy nguyên nhân này chúng
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
ta cần khắc phục từ từ và thay thế các máy móc đã quá lạc hậu cần lưu ý máy
móc cũng phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước chưa hản là càng
hiện đại càng tốt đôi khi gây lãng phí và tốn kém không cần thiết cho các
doanh nghiệp.
3. Những vấn đề đặt ra đối với chất lượng sản phẩm của các công ty
may việt nam trong thời gian tới để đẩy xuất khẩu.
Chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu là một yếu tố hết sức quan
trọng. Hiện nay hạn ngạch đã được bỏ qua vào năm 2005 khi chính phủ quyết
định bỏ qua hạn ngạch xuất khẩu của ngành dệt may thi đây là một tín hiệu
đang mừng đối với ngành dệt may song hiện nay vấn đề của ngành không
phải chỉ là chất lượng sản phẩm mà để đáp ứng nhu cầu của thị trường các
doanh nghiệp cần đẩy mạnh nâng cao năng xuất và mở rộng sản xuất để đáp
ứng đủ với nhu cấu của thị trường.
Qua sự phân tích cho ta thấy chất lượng sản phẩm áo phông của các
công ty đã được cải tiến nhiều, dần dần tạo dựng được uy tín trên thị trường
trong và ngoài nước. Nhưng để thực hiện chiến lược phát triển các dự án về
xuất khẩu sản phẩm này trên thị trường thế giới. Đến năm 2010 đẩy mạnh vị
thế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, thì ban lãnh đạo các công ty cần phải
làm nhiều việc nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm này từ đó
tạo dựng uy tín cho ngành dệt may Việt Nam trên thị trường trong và ngoài
nước. Để làm được điều này các công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng các bộ phận sản xuất áo phông một chính sách chất lượng
được coi là con đường dẫn dắt doanh nghiệp tiến đến sự thành công, nó giống
như con mắt của doanh nghiệp, tạo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp có
sự nhận thức đúng đắn về chất lượng sản phẩm và cùng phấn đấu vì mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Mặt khácnó còn là một công cụ cạnh tranh trong
việc ký kết các hợp đồng kinh tế. Nhưng hiện nay bộ phận sản xuất sản phẩm
của các công ty vẫn chưa có một chính sách chất lượng cho riêng mình, trong
khi các công ty lại xác định tập trung vào mặt trận xuất khẩu các mặt hàng
khác trong thập kỷ 21.
- Đào tạo và đào tạo cán bộ nhân viên trong công ty nhận thức về chất
lượng đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà thiết kế may.
- Thiết lập các nhóm chất lượng (nhóm chất lượng có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu chất lượng và giải quyết các vấn đề chất lượng
phát sinh, ở đó các ý kiến được đưa ra và tập hợp lại). Nhưng người Nhật đã
nói "Một người Việt Nam có thể thắng 3 người Nhật Bản, nhưng 3 người Việt
Nam không thể thắng nổi một người Nhật Bản". Tổ chức mạng lưới thu thập
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
và xử lý ý kiến đánh giá và khiếu nại của khách hàng. Những ý kiến của
khách hàng có vai trò quan trọng giữ cho các công ty khắc phục và phòng
ngừa các lỗi có thể xảy ra. Đối với dự án sản phẩm áo phông sau đồng thời
tạo cho các nhà thiết kế các kinh nghiệm sau những lần mắc lỗi của họ sẽ có
trình độ chuyên môn cao hơn.
- Quản lý tốt chi phí chất lượng. Chất lượng phản ánh những chi phí
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm này, đồng thời nó cho thấy các
khoản không phù hợp phát sinh nhiều hay ít và nó chỉ cho các thành viên
trong công ty thấy được cần giảm thiểu chi phí nào.
- Áp dụng mô hình trưởng thành năng lực mức 4. Đây là một mô hình
phát triển dự án sản xuất áo phông liên tục từ mức 1 đến mức 5. Nếu áp dụng
thành công các công ty sẽ có nhiều lợi nhuận để ký kết các hợp đồng với các
đối tác nước ngoài.
- Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng ISO9001: 2000,
ISO9002:2000, ISO14000…
Ngoài ra các công ty khác cũng còn phải quản lý hiệu quả, lập kế hoạch
chi tiết cho các dự án về các sản phẩm mới, phân công và sử dụng nguồn nhân
lực một cách hiệu quả nhất.
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
MẶT HÀNG ÁO PHÔNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
I. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
Xuất phát từ xu thế phát triển thương mại thế giới đến năm 2010. Thực
trạng sản xuất của ngành dệt may của tổng công ty may Việt Nam có thể dự
báo và định hướng chất lượng từ nay tới năm 2010 như sau:
Một là: Lấy đẩy mạnh xuất khẩu để làm mục tiêu nâng cao chất lượng
sản phẩm của ngành vì với ngành này thì xuất khẩu là chủ yếu và thị trường
thế giới có số lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn ở trong nước cụ thể là doanh
số xuất khẩu lờn hơn nhiều so với doanh số trong nước với ngành này là như
vậy.
Hai là: Đào tạo cho cán bộ công nhân để nâng cao trình độ và hiểu rõ
được vấn đề quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông và
để cải tiến chất lượng có hiệu qủa thì doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán
bộ công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao.
Ba là: Với các yếu tố đầu vào cũng phải được chuẩn bị tốt và chu đáo
về mặt chất lượng và số lượng phải đạt các tiêu chuẩn của các nhà quản trị
trong sản xuất. Điều này muốn hiểu rõ thì chúng ta cần hiểu thêm về môn
quản trị sản xuất trong doanh nghiệp và các nhà quản trị sản xuất chác chắn
hiểu rõ và nắm rõ được vấn đề này.
Bốn là: Về mặt máy móc thiết bị phải chuẩn bị chu đáo và không phạm
phải lỗi sai hỏng do máy móc và công nghệ chưa phù hợp phải liên tục cải
tiến máy móc thiết bị công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất cũng vậy phải
liên tục kiểm tra kiểm soát để phát hiện lỗi và khắc phục một cách kịp thời
tránh lỗi sai hàng loạt và như vậy sẽ dẫn đến tốn kém cho doanh nghiệp mà
điều này là chi phí không phù hợp cần được khác phục và loại bỏ hoàn toàn.
Ngoài ra các qui định của chính phủ cũng rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu của nước ta để hàng
hoá của chúng ta có vị trí tốt hơn trên thị trường thế giới hiện nay.
Và mục tiêu cụ thể của tổng công ty may Việt Nam được thể hiện qua
sự cố gắng được thể hiện ở bảng sau.
Đây là mục tiêu chất lượng của Tổng công ty may Việt Nam từ năm
2005 đến năm 2010
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
STT Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Năm 2005
Năm
2010
1
Tính đúng hạn:
Error!
% >=92 >=95
2
Tính chính xác:
Error! Số lỗi/S X <=0.9 <=0.7
3
Error! số lỗi/số lỗi <=0.15 <=0.1
4 Error! số lỗi/MM <=2.1 <=1.6
5
Tính hiệu quả:
Error! % >=100 >=110
6
Thời gian thực hiện:
Error! % <=120 <=110
7
Thời gian đáp ứng:
Thời gian tối đa đáp ứng một yêu cầu của khách
hàng H <=52 <=42
8
Thời gian khắc phục một
Nghiên cứu do BVQL đưa ra ngày <=36 <=21
Ở Tổng công ty may Việt Nam hiện nay chất lượng của sản phẩm hiện
nay không những là chất lượng sản phẩm đơn thuần mà còn là chất lượng
phục vụ khách hàng như các chỉ tiêu ở trên đáp ứng triệt để về thời gian để có
thể thực hiện và hoàn thành dự án một cách nhanh nhất có thể đó cũng là mục
tiêu chất lượng của các công ty khác chứ không chỉ là mục tiêu chất lượng
của Tổng công ty may Việt Nam.
Đây cũng chỉ là mục tiêu chất lượng của Tổng công ty may Việt Nam
còn việc lên kế hoạch thực hiện và phương hướng để thực hiện được vạch rõ
dưới đây.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO PHÔNG Ở
TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
Để thực hiện mục tiêu chất lượng đã đặt ra, Tổng công ty may Việt
Nam cũng đặt ra một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
áo phông của Tổng công ty may Việt Nam đó là:
Thứ nhất: tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là các
nhà thiết kế mẫu áo.
Thứ hai: Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý chất lượng cũng như sự
làm việc có hiệu quả hay không của ban quản lý trong doanh nghiệp cần xem
xét nếu ban quản lý làm việc chưa có hiệu quả và cố gắng nâng cao hiệu quả
làm việc của ban quản lý.
Thứ ba: Tiến hành thu hồi phản ánh và sự hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm áo phông do Tổng công ty may Việt Nam cung cấp.
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Thứ tư : quản lý chi phí chất lượng một cách có hiệu quả nhất.
Thứ năm: Tăng cường công tác Accepted test và System test.
Thứ sáu: Lập kế hoạch chi tiết về thời gian thực hiện và hoàn thành dự
án sản xuất một mẫu áo phông.
Thứ bảy: Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng là
những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng về mặt tháI độ cũng như
chuyên môn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM ÁO PHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM.
Tổng công ty may Việt Nam đã ra đời khá lâu do điều kiện cần một sự
thông nhất giữa các công ty may của nước ta để nâng cao khả năng xuất khẩu
và có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước tốt hơn. Ngành may ở nước
ta là một trong những ngành có thế mạnh xuất khẩu và là một ngành quan
trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta. Trong một thời gian
ngắn Tổng công ty may Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của mình xứng đáng
là một tổng công ty của ngành dệt may việc tạo dưng uy tín của Tổng công ty
may Việt Nam là việc hướng dẫn các công ty thành phần để sao cho các sản
phẩm của Tổng công ty may Việt Nam càng ngày càng có chất lượng cao
hơn và sau khi nguyên cứu khá kỹ về Tổng công ty may Việt Nam, em xin
mạnh dạn nêu lên một số ý kiến của mình nhằm góp một phần nhỏ nhoi vào
việc nâng cao chất lượng sản phẩm áo phông của tổng công ty:
Giải pháp 1: Xây dựng chính sách chất lượng cho bộ phận sản xuất
áo phông.
1. Cơ sở lý luận.
Chính sách chất lượng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Nó được coi là con đường dẫn dắt mọi thành viên trong doanh nghiệp
nhận thức được tầm quan trọng của công việc mà mình đang thực hiện, thấy
được trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, xã hội và doanh nghiệp.
Chính sách chất lượng khuyến khích mọi người cố gắng hết sức mình vì mục
tiêu chất lượng chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chính sách chất lượng còn là một công cụ cạnh tranh của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn ký kết được hợp đồng kinh tế với
khách hàng, các đối tác và xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc
tế nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản ..... Thì doanh
nghiệp đó phảI có chính sách chất lượng hợp lý và cụ thể. Không phải ngẫu
nhiên mà chính sách chất lượng lại là một trong những yêu cầu trong hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong Tổng công ty may Việt Nam hiện nay bộ phận sản xuất sản phẩm
may mặc không có chính sách chất lượng cụ thể cho từng sản phẩm mà
doanh nghiệp chỉ có chính sách chất lượng chung cho tất cả các sản phẩm
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
chung cho toàn tổng công ty. Nhưng để sản xuất áo phông một cách có hiệu
quả để có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trên thị trường thế giới và
đặc biệt là thị trường khó tính như Mỹ thì doanh nghiệp cần phải có một chiến
lược chất lượng cụ thể cho sản phẩm áo phông rõ ràng hơn trên cơ sở chính
sách chất lượng chung cho các sản phẩm của tổng công ty. Đây là giải pháp
quan trọng mang tính lâu dài vì nó sẽ tạo ra một nhận thức chung thống nhất
cho mọi CBNV trong tổng công ty về chiến lược chất lượng của doanh nghiệp
dẫn dắt họ hướng tới đáp ứng tốt yêu cấu của khách hàng.
3. Nội dung của giải pháp.
Để xây dựng được chính sách chất lượng mang tính khả thi và mang lại
hiệu quả cao tổng công ty cần thực hiện các công việc sau:
Nắm được ý kiến đánh giá của khách hàng :
Để thu được ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng áo phông do
công ty đối thủ cạnh tranh cung cấp, công ty cần thành lập một nhóm khoảng
8 người chuyên trách công việc này trong một thời hạn 7 ngày. Nhóm điều tra
sẽ được phân thành các nhóm từ 1 đến 2 người phụ trách các khu vực điều tra
khác nhau. Công việc điều tra có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực
tiếp rồi ghi chép lại, gửi thư, qua báo hoặc tạp chí, trên các phương tiện thông
tin đại chúng khác theo một mẫu điều tra thống nhất do công ty tự lập. Khi lập
mẫu điều tra cần chú ý tới các câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu và các thuật ngữ
càc được hiểu một cách thống nhất. Chi phí cho một điều tra viên trong một
ngày là 80,000 đồng đến 100,000 đồng. Vậy tổng chi phí cho 8 nhân viên điều
tra trong vòng 7 ngày là khoảng từ 8*7*80,000 = 4480000 đồng cho đến
8*7*100,000 = 5600000 đồng.
Sau khi đã có mẫu điều tra, tiến hành đào tạo trong thời hạn một ngày
cho các điều tra viên hiểu rõ về câu hỏi, thuật ngữ, cách thức tiến hành điều
tra, mục đích của cuộc điều tra để họ hiểu thông tin cần thu nhập và giải thích
cho đối tượng điều tra khi họ không hiểu câu hỏi. Chi phí cho việc đào tạo
gồm chi phí cho người đào tạo, chi phí về tài liệu và các chi phí khác khoảng
1,500,000 đồng.
Khi đào tạo song sẽ tiến hành điều tra. Công việc điều tra cần phải được
tiến hành trong một thời gian cụ thể. Công ty cần chú ý nếu tiến hành điều tra
qua thư hoặc qua báo thì cần phải có phần giải thích rõ về mục đích của cuộc
điều tra, các câu hỏi, thuật ngữ, thời gian thu lại phiếu điều tra và địa điểm thu
lại phiếu điều tra.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh:
Qua kết quả phân tích cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng cùng với
việc đánh giá công tác quản lý chất lượng và quản lý chung của Công ty và
các đối thủ cạnh tranh như : Công ty may của nứớc ngoài có ngành công
nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc hay ấn độ. Nhóm nghiên cứu sẽ
tiến hành phân tích và so sánh giữa chất lượng của các sản phẩm dệt may,
công tác quản lý chất lượng và quản lý chung của các Doanh nghiệp dệt may
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
của chúng ta và các nước khác có ngành dệt may phát triển họ cũng là những
đối thủ cạnh tranh mạnh mà chúng ta không thể coi thường.
Tự đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm quản lý chất lượng và quản
lý chung của Công ty:
Thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ thấy được
những điểm hơn và những điểm còn yếu kém so với đối thủ chăng hạn như
tính đúng hạn, tính chính xác, và tính hiệu quả của sản phẩm áo phông của
Công ty cao hơn hay còn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Với những điểm
yếu kém cần phải tập trung vào xác định xem đâu là nguyên nhân gây ra
những yếu kém đó và đưa ra hương giải quyết.
Tìm kiếm cơ hội phát triển các điểm mạnh hiện có và tiềm năng:
Khi đã đánh giá được trình độ của bản thân Công ty cùng với việc so
sánh với các đối thủ, Công ty sẽ tiến hành phân tích để tìm kiếm cơ hội phát
triển các điểm mạnh hiện có và tiềm năng trong bối cảnh dự kiến có biến
động về môi trường kinh doanh, pháp lý ... và tìm các biện pháp khắc phục
các yếu kém.
Để thực hiện ba công việc trên cần có 2 người phụ trách thực hiện trong
5 ngày. Chi phí cho mỗi người trong một ngày là 160,000 đến 200,000 đồng.
Tức là tông chi phí trong 5 ngày của 2 người là vào khoảng từ 5*2*160,000 =
1,600,000 đồng đến 5*2*200,000 = 2,000,000 đồng.
Đưa ra tầm nhìn trong 5 năm hay 10 năm:
Ban lãnh đạo Công ty cần đưa ra tầm nhìn chung về bối cảnh phát triển
của Công ty cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, nền kinh
tế quốc dân kinh tế khu vực và kinh tế thế giới sẽ phát triển ở mức độ nào,
trong khoảng thời gian đó có chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hay
tài chính nào không.
Ý đồ phát triển của Công ty nói chung và chất lượng nói riêng:
Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra ý đồ của Công ty là đến năm 2010
Công ty sẽ trở thành Công ty sản xuất hàng dệt may số 1 trong khu vực và
tiến tới trên châu Á, ban lãnh đạo cũng cần phải đưa ra được ý đồ của mình về
chất lượng.
Sau khi các công việc trên đã hoàn tất, Ban lãnh đạo Công ty cùng với
những người chuyên trách sẽ họp để đưa ra những định hướng cơ bản để thực
hiện ý đồ và những biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách chất lượng. Trên
cơ sở đó sẽ đưa ra chính sánh chất lượng cho bộ phận áo phông.
Vậy tổng chi phí là( chưa kể chi phí đi lại ăn ở) khoảng từ
7,580,000đồng đến 9,100,000đồng.
4. Hiệu quả của giải pháp.
Với chính sách chất lượng được thiết lập cùng với những định hướng
và giải pháp thực hiện chính sách chất lượng, mọi thành viên trong bộ phận sẽ
có được sự thống nhất về chiến lược chất lượng của Công ty; thấy được
những yêu cầu mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm áo phông do tổng Công
ty cung cấp từ đó tạo cho họ có ý thức, trách nhiệm đối với khách hàng, xã
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
hội và Công ty; thấy được tương lai của mình do đó họ sẽ cố gắng hết mình
để thực hiện chiến lược chất lượng của Công ty.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Công ty cần lập kế hoạch cụ thể về thời gian thực hiện từng công việc
và thời gian hoàn thành.
Cần lựa chọn những người có năng lực, hiểu biết về chất lượng sản
phẩm áo phông trong số nhưng nhân viên của Công ty để thực hiện.
Nhóm điều tra cần được cung cấp các phương tiện đi lại phục vụ cho
việc đi lại và các thiết bị cần thiết để phân tích sử lý các ý kiến của khách
hàng thu được.
Cần phải có nguồn tài chính nhất định đủ để công việc được tiến hành
thường xuyên liên tục mà không bị dừng lại.
Giải pháp 2: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng
cho CBNV và đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà thiết kế mẫu.
1. Cơ sở lý luận.
Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế xã hội. Đào tạo và bồi
duỡng cho nguời lao động là cơ sở để thưc hiện chiến lược phát huy nhân tố
con nguời. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. sản phẩm
mẫu thiết kế áo phông là sản phẩm của trí tuệ, chứa đựng nhiều chất xám, do
vậy sự thành bại của sản phẩm áo phông là yếu tố con nguời chiếm phần lớn.
Vì vậy muốn nâng cao chất luợng sản phẩm áo phông thì việc cần thiết phải
làm là nâng cao trình độ của lao động, kinh nghiệm cho các nhà thiết kế mẫu
và công nhân viên nhận thức về chât luợng.
Trong doanh nghiệp, chất luợng của nhà thiết kế mẫu là nhân tố cơ bản
quyết định đến chất luợng của sản phẩm áo phông . Do vậy việc đào tạo bồi
duỡng cho đội ngũ các nhà thiết kễ mẫu mốt áo phông là công việc cân phải
được tiến hành một cách liên tục và thường xuyên. Việc đào tạo phải đươc
tiến hành trên cơ sở dư báo nhu cầu thị truờng, sự phát triển của thị hiếu và
theo mốt mà người tiêu dùng mong muốn phải được dự kiến trong chiến luợc
phát triển của Công ty.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong Công ty các nà tạo mẫu là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết
định đến chất lượng của sản phảm áo phông . Măc dù các nhà tạo mẫu trong
Công ty đều có trình độ đại học. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thiết kế thời trang đòi hỏi vấn đề kiến thức phải thường xuyên cập nhật
một cách liên tục đều đặn.
Lực lượng lao động hiện nay ở các Công ty dệt may phần lớn là CBNV
trẻ họ nặng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản song lại thiếu kinh nghiệm
thưc tiễn cũng như điều kiện thực tế chưa đủ để đương đầu với những biến
đổi nhanh chóng của thị trường như hiện nay. Và với sự thay đổi của mẫu môt
Xuất phát từ lý do trên Công ty cần phải đào tạo nâng cao nhận thức về
chất lượng cho CBNV và nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà thiết kế tạo
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
mẫu để có thể nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
3.Nội dung của giải pháp:
Đối tượng đào tạo:
- Các cán bộ quản lý.
- Các chuyên gia thiết kế mẫu
- Các kỹ sư thiết kế mẫu mốt đã làm việc ở Công ty từ 2 năm trở lên,
đặc biệt là những nhà tạo mẫu có năng lực và có nhiều triển vọng.
- Các nhà tạo mẫu còn trẻ chưa đáp ứng được công việc.
Nội dung đào tạo:
- Đào tạo kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý
chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho các chuyên gia thiết kế mẫu và nhà tạo
mốt như đào tạo về phương pháp thiết kế mới, đào tạo để tiếp thu công nghệ
mới...
- Đào tạo cách khắc phục và phòng ngừa. sau mỗi dự án thiết kế mẫu áo
phông, Công ty nên tổ chức đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những hạn chế,
những khó khăn mà các nhà tạo mẫu gặp phải trong quá trình thiết kế. Từ đó
cùng bàn bạc để đưa ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
- Đào tạo theo chiến lược của Công ty. Công ty cần có một chiến lược
kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong 5 hoặc 10 năm nhằm mục tiêu thích ưng
với cường độ cạnh tranh càng cao và nhu cầu tăng trưởng, phát triển của Công
ty trong tương lai. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực sẽ giúp Công ty nắm bắt
được trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của từng người, các tiềm năng
cần khai thác để có thể nâng cao chất lượng thiết kế.
Hình thức đào tạo:
- Các CBNV được đào tạo về kiến thức chất lượng sẽ được đào tạo định
kỳ 6 tháng một lần trong thời hạn 2 ngày còn các nhà tạo mẫu sẽ được gửi đi
học để nâng cao trình độ cũng như chuyên môn kinh nghiệm. Để nâng cao
nhận thức cho về chất lượng và nâng cao trình độ cho đội ngũ CBNV Công ty
có thể thực hiện các hình thức sau:
+ Đối với CBNV được đào tạo nhận thức về chất lượng:
• Đào tạo tại chỗ do trưởng phòng chất lượng hoặc một người có kinh
nghiệm hay thuê chuyên gia đào tạo chất lượng tại Công ty. Việc đào tạo tại
chỗ sẽ giúp các học viên có thể vừa học vừa làm và vận dụng ngay lý thuyết
vựa học vào thực tế.
• Kết hợp với các trường đào tạo chất lượng, tiến hành đào tạo cho họ
tại trường. Hình thức này nên được kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành
nghĩa là học một thời gian tại trường sau đó trở về Công ty thực hành một
thời gian rồi quay lại trường học tiếp.
• Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng.
+ Đối với các nhà tạo mẫu:
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
• Gửi đến học tập trung tại trung tâm đào tạo nhà tạo mẫu quốc tế tại
trung tâm của Tổng Công ty.
• Gửi đi học ở các trường đào tạo thiết kế mẫu có chuyên môn cao.
• Gửi đi học ở các trường nước ngoài.
• Kết hợp đào tạo cùng với các Công ty thiết kế thời trang đồng thời
cũng là đối tác làm ăn của Công ty như các Công ty dệt may của Trung Quốc
hay ấn độ.
• Việc lựa chọn hình thức nào trong số các hình thức trên tuỳ thuộc vào
yêu cầu của công việc, khả năng về tài chính và đièu kiện thực tế của Công ty
và chọn ra một hình thức hay kết hợp các hình thức lại với nhau sao cho có
hiệu quả nhất.
Chi phí thực hiện giải pháp:
Chi phí bình quân trong một khoá đào tạo kiến thức chất lượng vào
khoảng gần chục triệu đồng.
Chi phí đào tạo trong 2 năm cho một nhà tạo mẫu vào khoảng gần 8
triệu đồng.
Nhà tạo mẫu thiết kế đi học thì được hưởng 50% lương vào khoảng hơn
một triệu đồng trên một tháng.
Mức lương một nhà tạo mẫu được hưởng trong 2 năm vào khoảng 30
đến hơn 30 triệu đồng.
Giá trị sản xuất giảm do các nhà tạo mẫu đi học trong 2 năm khoảng 30
triệu đến hơn 30 triệu đồng.
Tổng chi phí đi học của khoảng 6 nhà tạo mẫu vào khoảng
=4*(8+24+30)=248 triệu đồng.
Vậy tổng chi phí của giải pháp là vào khoảng=248+10=258 triệu đồng.
Số tiền này tương đối lớn nhưng xét về lâu dài thì số tiền này lại là nhỏ.
4.hiệu quả của giải pháp.
Với giải pháp trên, CBCNV trong công ty sẽ được nâng cao cả về số
lượng và chất lượng. Nhận thức của cán bộ quản lý chất lượng và những
thành viên khác trong Công ty về chất lượng được nâng cao. Trình độ chuyên
môn của các nhà thiết kế mẫu đều được nâng cao một cách rõ rệt làm cho quá
trình thiết kế mẫu của sản phẩm làm hoàn chỉnh và tốt ngay từ đầu hạn chế
được các lỗi cho sản phẩm và từ đó giảm được chi phí sửa chữa, nâng cao
được hiệu quả, tính chính xác của sản phẩm, và như vậy thì chất lượng sản
phẩm được nâng cao chất lượng của tất cả các sản phẩm.
Mặt khác không ngừng nâng cao trình độ của các nhà thiết kế mẫu và
trình độ của CBNV trong công ty và sự hiểu biết của họ về dự án nâng cao
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
chất lượng của doanh nghiệp. Khi trình độ của các nhà thiết kế tạo mẫu được
nâng cao thì họ có thể nhanh chóng đảm nhận được công việc của mình như
vậy sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp,
và do đó sẽ không làm lãng phí nguồn nhân lực của Công ty. Theo số liệu
thống kê của các công ty dệt may của chúng ta thì mối quan hệ giữa chí phí
đào tạo và doanh thu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí đào tạo với doanh thu
STT Chi phí cho đào tạo (x) doanh thu
1 20 200
2 27 300
3 38 400
4 45 500
tổng 130 1400
Sử dụng phương pháp hồi qui – tương quant a xác định được phương
trình hồi qui thể hiện mối quan hệ giữa chi phí cho đào tạo và doanh thu như
sau:
Y=-24.7+11.5x
Với x=281.5 triệu đồng thì y= 3212.6 triệu đồng
Rõ ràng nâng cao nhận thức về chất lượng và nâng cao trình độ chuyên
môn cho các CBCNV trong Công ty là một sự đầu tư thích hợp mang lại lợi
ích cao và mang tính chiến lược đây là một chi phí thuộc chi phí phòng ngừa(
hay phần chi phí phù hợp trong chi phí chất lượng ) là một chiến lược giúp
mọi người thực hiện công việc có chất lượng hơn và họ làm việc một cách có
hiệu quả hơn đó là những yếu tố quan trọng làm cho chất lượng sản phẩm của
các doanh nghiệp dệt may của chúng ta ngày càng nâng cao được chất lượng
sản phẩm hàng hoá của mình.
5.Điều kiện thực hiện giải pháp.
Các Công ty dệt may của chúng ta cần phải lập kế hoạch cụ thể trên cơ
sở đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực
cần thiết cho công tác đào tạo.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng của công tác đào tạo.
Đòi hỏi phải có sự thường xuyên tha gia của mọi thành viên trong Công
ty .
Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học.
Thật công băng và khách quan trong việc lựa chọn các học viên và công
khai vì sao lại chọn.
Các học viên được cử đi học phảI có tinh thần ham học hỏi, cố gắng tìm
tòi để có những kiến thức mới để sau khoá học có thể đảm nhiệm công việc
một cách tốt hơn và có trình độ chuyên môn cao hơn.
Đề án chuyên ngành Quản trị chất lượng
SVTH: Chu Thị Lan
Giải pháp 3:Thiết lập các nhóm chất lượng.
1.Cơ sở lý luận .
Nhóm chất lượng được ra đời tại Nhật Bản vào năm 1962 và đã mang
lại những thành quả to lớn cho người Nhật.Kể từ đó nhóm chất lượng đã được
nhiều nước vận dụng.Hoạt động của nhóm chất lượng mang tính chất tập thể,
ở đó mọi người cùng nhau giải quýêt ,đưa ra ý kiến và tập hợp lại thành một
giải pháp tốt nhất cho vấn đề chất lượng .
Sản phẩm phần mềm là sản phẩm của trí tuệ và có cấu trúc phức tạp vì
vậy hoạt động theo nhóm sẽ đem lại một cấu trúc phần mềm đơn giản và hiều
quả nhất đồng thời khi có vấn đề xảy ra cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng.
2.Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay bộ phận sản xuất phần mềm của công ty có trên 200
CBNV,mỗi người đảm nhiệm một công việc khác nhau,họ không trao đổi ý
kiến hay cùng làm việc với nhau trừ khi họ gặp vấn đề.Hoạt động của mỗi
phòng ban cũng hoàn toàn cách biệt nhau và không có sự tham gia góp ý giữa
các phòng ban với nhau.Mặt khác,thời gian dành cho khắc phục tương đối cao
chiếm tới 33.3% thời gian thực hiện dự án.
Vì các lý do trên mà bộ phận cần phải thiết các nhóm chất lượng. Nhóm
chất lượng sẽ giúp các thành viên trong bộ phận thực hiện công việc tốt hơn
đồng thời cũng giảm thời gian khắc phục dự án .
3.Nội dung của giải pháp
Thu hút sự tham gia của mọi ngưòi :Việc làm đầu tiên khi xây dựng
nhóm chất lượng là thu hút sự tham gia của mọi người trong bộ phận trên
tinh thần tự giác không cưỡng ép.Trưởng các phòng ban trong công ty sẽ chịu
trách nhiệm thu hút,lôi cuốn mọi người trong phòng ban mình phụ trách tham
gia vào việc thiết lập các nhóm chất lượng thông qua phổ biến cho họ thấy
được những lợi ích có thể đạt được khi nhóm chất lượng được thành lập và có
sự tham gia của họ.
Phân nhóm:Sau khi thu hút được sự tham gia của mọi ngưòi sẽ tiến
hành phân nhóm .Mỗi người sẽ phát một phiếu đăng kí vào nhóm mà họ cảm
thấy thích thú và có ích cho họ trong công việc .Người trong nhóm có thể là
những người trong cùng phòng ban,cùng thực hiện một công việc,hay bao
gồm những người thuộc các phòng ban khác nhau ,thực hiện các công việc
khác nhau ,miễn sao họ cảm thấy thích thú khi tham gia vào hoạt động của
nhóm Số lượng người trong một nhòm có thể từ 4 đến 6 người .
Bầu nhóm trưởng :Cấc thành viên trong nhóm sẽ tiến hành bầu người
đứng đầu nhóm.Nhóm trưởng phải là người có năng lực lãnh đạo nhóm hoặc
được mọi người trong nhóm tín nhiệm.
Bầu thư ký: Sau khi các nhóm đã được thiết lập các thành viên của các
nhóm sẽ bầu một người làm thư ký.Thư ký sẽ là người ghi chép lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da226_5729.pdf