Đề tài Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam: Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ASEAN trong thời gian gần đây đã nổi lên như một trung tâm kinh tế, tài chính mới của thế giới với những “đầu tàu” về kinh tế như: Thái Lan, Malaixia, Singapore…Tuy nhiên, tốc độ phát triển không đồng đều ở một số nhóm nước trong nội bộ khu vực dẫn tới sự phân hóa về mức độ phát triển.Trong đó, Singapore luôn là quốc gia dẫn đầu về thu nhập đầu người trong khu vực. Đồng hành với sự chênh lệch về cơ sở vật chất – hạ tầng, tình trạng môi trường của mỗi một quốc gia trong khu vực cũng có sự phân hóa rõ nét. Những nước, quốc gia giàu có hơn có nhiều điều kiện để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trường đồng bộ, cũng như việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng.Và theo chiều hướng đó, Singapore nổi lên với một hệ môi trường vào loại sạch, đẹp nhất trên thế giới. Với một môi trường “sạch” theo nhiều khía cạnh, Singapore trở thành một điểm đến lí tưởng cho đầu t...

doc80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ASEAN trong thời gian gần đây đã nổi lên như một trung tâm kinh tế, tài chính mới của thế giới với những “đầu tàu” về kinh tế như: Thái Lan, Malaixia, Singapore…Tuy nhiên, tốc độ phát triển không đồng đều ở một số nhóm nước trong nội bộ khu vực dẫn tới sự phân hóa về mức độ phát triển.Trong đó, Singapore luôn là quốc gia dẫn đầu về thu nhập đầu người trong khu vực. Đồng hành với sự chênh lệch về cơ sở vật chất – hạ tầng, tình trạng môi trường của mỗi một quốc gia trong khu vực cũng có sự phân hóa rõ nét. Những nước, quốc gia giàu có hơn có nhiều điều kiện để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và môi trường đồng bộ, cũng như việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dân chúng.Và theo chiều hướng đó, Singapore nổi lên với một hệ môi trường vào loại sạch, đẹp nhất trên thế giới. Với một môi trường “sạch” theo nhiều khía cạnh, Singapore trở thành một điểm đến lí tưởng cho đầu tư, tài chính, du lịch, trung chuyển quốc tế…đối với các doanh nhân nước ngoài khi họ có dự định đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. Quay trở lại với sự phát triển kinh tế thì tới lượt mình, kinh tế phát triển cũng tạo tiền đề cho Singapore có đủ nội lực xây dựng và duy trì, gìn giữ một môi trường sống, môi trường đầu tư, du lịch…tốt hơn. Trong khi đó, Việt Nam với bước tăng trưởng đáng chú ý về lĩnh vực kinh tế của mình trong thời gian gần đây lại đang dần đánh mất sự cân bằng trong bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái, môi trường sống, đầu tư và du lịch…của mình. Sự mất cân đối đó trong hiện tại có thể chưa đem lại những “vết thương lớn” cho toàn bộ sự phát triển chung của đất nước. Nhưng dựa vào những mô hình phát triển của các quốc gia đi trước ta về kinh tế như Singapore thì hậu quả về lâu dài của một hệ thống môi trường kém chất lượng là một vấn đề nan giải và đáng báo động có thể gây ra những cản trở lớn và “những vết thương khó chữa” cho toàn bộ nền kinh tế nếu nhà chức trách của chúng ta không đưa ra được một kế hoạch phát triển dài hạn, mang tầm chiến lược có gắn với bảo vệ môi trường. Sự tác động qua lại mang tính biện chứng giữa môi trường và phát triển kinh tế Êy thôi thúc nhiều nhà khoa học vốn nổi danh trong lĩnh vực kinh tế mở ra một môn khoa học mới – kinh tế môi trường – và bước đầu đã có những thành tựu nghiên cứu, lí luận đáng kể. Riêng cá nhân người viết, trên cơ sở tìm tòi, tổng hợp và phân tích một số tài liệu có ý nghĩa khoa học về vấn đề môi trường với phát triển kinh tế của các học giả Việt Nam cũng như nước ngoài, xin đưa ra những kiến giải về tình hình trên tại Singapore và những điểm mấu chốt Việt Nam có thể học hỏi nhằm áp dụng cho sự “phát triển bền vững’ của chính mình. Trên cơ sở đó, luận văn có kết cấu gồm các phần cơ bản sau: Chương I. Những vấn đề lí luận cơ bản, cần thiết trong quá trình nghiên cứu Chương II. Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore Chương III. Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam Có thể nhận thấy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới môi trường, kinh tế, xã hội và mối quan hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa chúng ở cả Việt Nam và Singapore. Do đó, người viết với vốn kiến thức còn hạn hẹp và tầm tư duy khái quát tổng hợp còn chưa được rèn rũa nhiều e rằng nhiều điểm còn trình bày chưa thoát ý hoặc chưa thấu đáo. Tất cả những hạn chế đó đều mong nhận được sự góp ý, phê bình thẳng thắn khách quan từ phía thầy cô, những nhà nghiên cứu lâu năm và những cá nhân quan tâm tới đề tài này. Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN, CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU I. MÔI TRƯỜNG 1. Các khái niệm về môi trường Môi trường là một hệ thống phức tạp có đặc tính mở, linh hoạt và tính tự điều chỉnh. Do đó, việc định nghĩa môi trường cũng có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau để bàn luận. Dưới đây, xin đưa ra một số định nghĩa có uy tín nhằm phân tích rõ các mặt chính yếu của vấn đề này: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia dựa trên quan điểm hệ thống, cho rằng: “Môi trường là mét tổ hợp các yÕu tè bên ngoài của mét hệ thèng nào đó. Chúng tác động lên hệ thèng này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thÓ coi là mét tập hợp, trong đã hệ thèng đang xem xét là mét tập hợp con. Môi trường của mét hệ thèng đang xem xét cần phải có tính tương tác víi hệ thèng đã”. ngày 13/09/2007 Trong đó, khái niệm về hệ thống là một khái niệm trừu tượng nhằm ám chỉ một thực thể hoàn chỉnh chứa đựng sự gắn bó, liên kết chung khiến ta có thể coi đó chỉ là một đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Êy từ đó có thể là con người, động vật, thực vật, hay bất cứ thực thể nào có đặc điểm hệ thống như trên. Và những yếu tố bao quanh chúng tạo thành môi trường. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 1997, tr.618 có đề cập : “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội; trong đó con người hay mét sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật Êy ”. Tại đây, có thể thấy thực thể, hay hệ thống bên trên được cụ thể hóa bằng khái niệm con người hay mét sinh vật tồn tại, điều này chứng tỏ môi trường là những điều kiện bao quanh thực thể sống, và khái niệm môi trường chỉ thực sự đúng khi bên trong đó có sự tồn tại, sinh tồn và sự gắn bó khăng khít của những thực thể có hành động. Còng theo tư tưởng đó, cuốn từ điển American Heritage Dictionary, Boston 1992, tr.616 định nghĩa có phần cụ thể hơn như sau: “Môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ.” Trong khi đó, Điều 1 - Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Quan niệm này thêm một lần nữa nhắc lại sự gắn bó hữu cơ của hai yếu tố: tự nhiên và vật chất nhân tạo. Hai yếu tố cũng hỗ trợ bổ sung cho nhau khiến sự tác động ngược trở lại với thế giới của con người và sinh vật được luôn luôn điều chỉnh và hài hòa. Như vậy, qua việc xem xét các định nghĩa trên, môi trường và cụ thể hơn là môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố tự nhiên, xã hội cần thiết cho sù sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, và thậm chí cả các quan hệ xã hội…và được chia thành các loại môi trường cơ bản như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. 2. Vai trò của môi trường đối với con người Môi trường theo khái niệm đã phân tích ở trên rõ ràng có vai trò vô cùng to lớn với cuộc sống của con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, ba vai trò sau là những vai trò quan trọng nhất mà môi trường đem lại: Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người: Tài nguyên thiên nhiên chính là nền tảng cơ bản giúp hình thành nên cở sở vật chất của thế giới này. Những tài nguyên đó chính là nguồn của những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ … mà con người phải sử dụng phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp, nông-lâm nghiệp, dịch vụ của mình. Đồng thời với quá trình đó, những tài nguyên được chế tạo, biến đổi sao cho phù hợp với những nhu cầu sống, sinh hoạt của con người, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Vì lÝ do đó, môi trường đang góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự tồn tại của toàn bé loài người. Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình: Theo định luật bảo toàn của vật chất, không một ngành nghề nào, một nhu cầu sinh hoạt nào lại không mang tới những chất thải. Những chất thải đó lại không thể tìm nơi tích trữ nào ngoài Trái Đất mà đều phải đọng lại trong “cái nôi” môi trường. Chính môi trường giữ những chất thải đó và lại tiến hành một chu trình chuyển hóa những vật chất không sử dụng được thành những dạng vật chất có lợi hơn cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, khả năng tích trữ chất thải và tái chế tự nhiên lượng chất thải mà con người tạo ra của môi trường luôn là có hạn. Vì thế, con người với tư cách là chủ thể chung của sự sống có ý thức trên Trái Đất cần ý thức và chủ động sáng tạo đưa ra những phương pháp tích trữ chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải một cách có lợi nhất cho con người và nhằm giảm tải cho việc tiến hành chu trình đó của riêng hệ thống môi trường, và nhằm tránh những sự cố về môi trường đáng tiếc do lượng chất thải chưa được xử lí vượt quá khả năng tự điều chỉnh của môi trường xung quanh chóng ta. Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên: Không thể phủ nhận rằng ngoài việc môi trường cung cấp cho con người nguồn tài nguyên để sinh sống, hoạt động sản xuất nhằm suy trì sự tồn tại của giống loài, và môi trường tự nó đã góp phần che chở con người khỏi nhừng tác động có hại của quá trình tiêu dùng những nguồn tài nguyên đó, môi trường còn góp phần to lớn trong việc tạo ra mét khoảng không gian riêng cho con người, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, sức khỏe và phục vụ cho nhu cầu giải trí, du lịch của con người với những cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Nhìn nhận về khía cạnh kinh tế, chính vai trò này mang lại sức hấp dẫn riêng của môi trường từng địa phương trên thế giới, tạo nên những bản sắc riêng có, những dấu Ên về cuộc sống, canh tác, lao động và những tộc người khác nhau với những nét văn hóa mà chỉ có những con người thuộc cùng tộc người mới có…Tất cả tạo nên một sức hút diệu kì cho ngành công nghiệp du dịch không khói và từ đó đẩy mạnh giao lưu quốc tế, quan hệ buôn bán hợp tác kinh doanh, và sự gắn kết vô hình giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới. 3. Quan hệ giữa kinh tế và môi trường Kinh tế và môi trường từ khi xuất hiện đã có lịch sử gắn bó liên hệ mật thiết với nhau trong tiến trình tiến hóa của loài người. Đó là một mối quan hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên. Quan trọng nhất khi xem xét mối quan hệ này là việc đặt trọng tâm quan sát vào việc con người sử dụng hệ thống môi trường thế nào nhằm phục vụ cho các nhu cầu của mình. Quá trình sử dụng và khai thác nhằm phát triển đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa… đó của con người mang lại tác động đến sự cân bằng vốn có của hệ thống môi trường. Vấn đề đặt ra là việc khai thác nhằm mục đích kinh tế đó nếu sau khi lấy đi sản phẩm môi trường này thì có bù đắp gì lại cho hệ thống môi trường hay không? Và hệ thống môi trường “bị biến đổi” này mang tính tích cực hay tiêu cực trong tác động ngược lại với tiến trình phát triển kinh tế cũng như tiến hành các hoạt động cần thiết của con người bên trong nó. Đó phải chăng lại là một mối quan hệ biện chứng? Còng theo cách nhìn nhận giữa hai cực kinh tế và môi trường có sự tương tác lẫn nhau liên tục nhằm tìm ra những hòa hợp bản chất đem đến những “điểm cân bằng” về cuộc sống, sản xuất của con người, trên thế giới xuất hiện hai luồng tư tưởng chủ đạo nhằm giải thích cho mối tương quan này: Quan điểm về mô hình kinh tế (mô hình kinh tế cổ điển, mô hình kinh tế hiện đại), và Quan điểm cân bằng về vật chất. Trong đó, quan điểm kinh tế cổ điển mang nặng tính bó hẹp, không triệt để của phương pháp nghiên cứu. Mô hình được đưa ra ở đây quan tâm tới tương tác giữa hai chủ thể chính là: hộ gia đình và hãng sản xuất. Với những giả sử: không có sự can thiệp từ phía Chính phủ, không có tiết kiệm và không có mậu dịch quốc tế, mô hình đã chỉ quan tâm tới mối quan hệ một chiều cung cấp tài nguyên cho nền kinh tế của môi trường còn sự tác động ngược lại của nền kinh tế sau khi tiêu dùng những tài nguyên đó lại chưa được bàn đến. Khác với điều đó, quan điểm kinh tế hiện đại lại bá qua những giả sử bất hợp lí và thêm vào quan điểm cổ điển sự tác động theo chiều còn lại của hệ kinh tế đến môi trường. Quan điểm khẳng định rằng hệ thống kinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu có sự hỗ trợ của hệ thống về môi trường. Bất cứ sự thay đổi nào của thành phần hệ thống nào trong hai hệ thống đó cũng làm ảnh hưởng liên hoàn tới các mối quan hệ, và các thành phần của hệ thống khác. Song song với quan điểm mô hình, quan điểm về cân bằng vật chất lại mang tới cho ta cái nhìn theo phương diện bảo toàn vật chất trong Nhiệt động học. Quan điểm được biểu thị bởi phương trình đặc trưng: R = W = Wr + Wp + Wc Trong đó: R – Tổng lượng tài nguyên được khai thác W – Tổng lượng chất thải Wr – Các chất dư thừa trong khai thác tài nguyên thiên nhiên Wp – Các chất dư thừa trong quá trình sản xuất Wc – Các chất dư thừa trong quá trình tiêu dùng 4. Những trở ngại chủ yếu cho tình hình môi trường thế giới trong thời đại hiện nay Theo báo cáo về môi trường toàn cầu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2000, gọi tắt là GEO-2000, hai xu hướng cơ bản về môi trường sau cần được lưu tâm: Thứ nhất, các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa dịch vụ. Sự phân hóa giữa hai thái cực phồn thịnh và cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu. Thứ hai, sự hợp tác về quản lí môi trường ở quy mô thế giới bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hai xu hướng trên còn được làm rõ khi tiến hành xem xét các khía cạnh của những thách thức sau: 4.1 Khí hậu toàn cầu biến đổi và số lượng thiên tai ngày càng gia tăng Cuối những năm 1990, hàm lượng CO2 (Điôxit Cácbon) được loài người thải ra môi trường hàng năm cao gấp 4 lần những năm 1950, và hơn thế hàm lượng CO2 đã đạt tới mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Việc này được các nhà khoa học đánh giá là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn và rõ rệt mà con người gây ra với môi trường sống của mình. Trong vòng 1 thế kỉ gần đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỉ này sẽ có thể tăng thêm 1,50C đến 4,50C so với thế kỉ 20 Hµnh tr×nh v× sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng 1972 – 1992 – 2002 , Côc M«i tr­êng – NXB CTQG – 2002 . Trái Đất nóng lên góp phần gây ra những điều đáng lo ngại sau: - Mực nước biển có thể dâng cao 25-140cm, gây tan băng tại hai cực của Trái Đất khiến những mảnh đất ven biển nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt, canh tác… của người dân bị mất đi. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với những quốc gia đang phát triển, nơi mà bộ phận dân nghèo, đói còn nhiều. - Việc khí hậu và thời tiết có những biến đổi sẽ có nguy cơ dẫn đến những sự cố về môi trường như: gió, bão, hỏa hoạn, lũ lụt… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người mà còn có thể mang tới những hậu quả nghiêm trọng về môi trường khó có thể khắc phục ngay. Có thể thấy rõ điều này qua việc sự cố cháy rừng tại các nước Đông Nam Á, ngoài việc các quốc gia này phải bỏ một khoản tiền không nhỏ để khắc phục sự cố đó, vấn đề đa dạng sinh học cũng bị đe dọa. Do đó, việc sử dụng không có kế hoạch nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt cho việc phát triển công nghiệp và đời sống sinh hoạt, việc khai thác không ngừng nghỉ nguồn nước, rừng và đất làm giảm khả năng điều hòa khí hậu của Trái Đất, việc làm mất cân bằng toàn hệ sinh thái … là những việc hiện tại cần được xem xét và hạn chế đến mức có thể của loài người. 4.2 Sù suy giảm tầng ôzôn (03) Tầng O3 (Ôzôn) có vai trò quan trọng trong việc chặn và bảo vệ con người, cũng như các loài sinh vật khác khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với những tia cực tím, những tia bức xạ gây tác động có hại, và phá hủy kết cấu căn bản nội tại sinh vật sống. Cụ thể, tia cực tím có hại với mắt (gây đục thủy tinh thể, phá hỏng võng mạc), gây ung thư da, và là nguyên nhân của những bệnh liên quan tới đường hô hấp, gây suy giảm hệ miễn dịch… ở con người và các loài sinh vật khác. Các chất làm suy giảm tầng O3 như: CFC (Cloruaflorocacbon), CH4 (Mêtan), NO2…có khả năng kết hợp với O3 để biến đổi thành O2 (Ôxy). Các chất này có mặt trong tầng bình lưu vào mức cao kỉ lục trong năm 1994. Tuy nhiên, Nghị định thư Montreal còng đã đưa ra dự đoán tầng O3 sẽ được hồi phục mức của những năm 1980 vào năm 2050. 4.3 Tài nguyên thiên nhiên suy thoái, có nguy cơ cạn kiệt Rừng, đất rừng, và đồng cỏ hiện nay vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá trên quy mô lớn, diện tích đất hoang bị sa mạc hóa ngày càng tăng. Theo tổ chức Lương thực Thực phẩm thế giới (FAO), trong vòng khoảng 20 năm tới, diện tích đất bị mất đi giá trị cho ngành trồng trọt và chăn nuôi trên toàn thế giới là 140 triệu ha (tương ứng với diện tích bang Alaska – Hoa Kì). Bên cạnh đó, sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Bằng chứng là trước đây diện tích rừng trên thế giới có tới 40 triệu km2, nhưng tới nay diện tích này đã giảm đi một nửa, trong đó rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 còn rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng thường xảy ra mạnh ở những quốc gia đang phát triển nhằm khai thác gỗ, củi, lấy đất làm nông nghiệp…Còn ở những quốc gia phát triển, diện tích rừng tuy rất nhỏ nhưng chất lượng các khu rõng ở đây lại đang bị đe dọa bởi nhiều sức Ðp của tình trạng gia tăng dân số, mưa axit, nhu cầu khai thác gỗ và cháy rừng. Sù gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp, và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Sự thiếu nước ngọt ngày càng gây ra những vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi đối với các khu vực ven biển, cùng sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống phổ biến ở các siêu thị, ô nhiễm nitrat và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác động đến chất lượng nước ở hầu nh­ khắp mọi nới. Nguồn cung cấp nước sạch trên thế giới không thể tăng thêm nên ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào nguồn cung cấp cố định này và ngày càng có nhiều người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. 4.4 Ô nhiễm môi trường ở quy mô rộng lớn Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ những loại chất thải vào đất, biển, và các thủy vực đã và đang gây ra sự ô nhiễm môi trường với quy mô ngày càng rộng lớn, đặc biệt nghiêm trọng ở những khu vực đô thị …nơi tập trung dân cư và nhiều loại hình hoạt động sản xuất. Khoảng 30 – 60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Đầu thế kỉ 20, dân số thế giới chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, số người sống ở các đô thị chỉ chiếm 1/7 dân số thế giới. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ 20, dân số ở các đô thị tăng lên và chiếm tới 1/2 dân số thế giới. Chính việc dân số đô thị tăng nhanh cùng sự mở rộng không ngừng diện tích đô thị trên thế giới này đã phần nào đưa ô nhiễm môi trường lan rộng hơn. 4.5 Sù gia tăng dân số tại các Châu lục có nền kinh tế đang phát triển Đầu thế kỉ 19, dân số thế giới mới chỉ có vẻn vẹn 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 đã tăng lên 2 tỷ người, năm 1960 là 3 tỷ, năm 1974 là 4 tỷ, năm 1987 là 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người. Thời gian để dân số thế giới tăng cùng một lượng tỷ người nh­ trên cho thấy đang dần nhỏ đi, điều này chứng tỏ tốc độ tăng dân số thế giới ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng lên khoảng 78 triệu người Theo sè liÖu Quü D©n sè LHQ (UNFPA) . Theo dự tính của các nhà khoa học, dân số thế giới sẽ tiến tới mức 7 – 7,5 tỷ người, năm 2025 sẽ là 8 tỷ người. Trong đó, có tới 95% số dân tăng thêm là ở những quốc gia đang phát triển, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu của lượng dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn xã hội, môi trường sinh thái mà các nước này sẽ phải đối mặt. Nhận thức được điều đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tỷ lệ sinh đẻ phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của mình. Còng theo dự tính, sau năm 2050, dân số thế giới sẽ ngừng tăng và duy trì ở mức ổn định là 10,3 tỷ người. Tuy nhiên, để những dự đoán có cơ sở hiện thực, giữa các quốc gia trên thế giới cần có một mối liên kết đồng bộ trong công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm hướng xu hướng dân số tại quốc gia mình đi theo định hướng chung của thế giới, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển. 4.6 Sù suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất Các loài động thực vật qua quá trình tiến hóa lâu dài tới hàng triệu năm đã góp phần tạo nên cho Trái Đất một hệ thống Đa dạng sinh học giúp cân bằng sự sống, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn và làm tăng độ phì nhiêu của đất. Đa dạng sinh học cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu quý giá cho các ngành kinh tế, công nghệp, dược phẩm, du lịch … và là nguồn thực phẩm duy trì sự sống còn của loài người, đồng thời là cơ sở gen nguồn cho việc phát triển những giống loài động thực vật mới. Đa dạng sinh học được chia thành 3 dạng chính: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Một điều đáng buồn là hiện nay nhân loại đang đối mặt với thời kì diễn ra sự tuyệt chủng lớn các loài động thực vật, làm giảm sự đa dạng sinh học vốn có trên Trái Đất. Theo tính toán, trên thế giới đang có tới 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự đe dọa này không chỉ diễn ra với những loại động thực vật hoang dại mà còn gắn với những cuộc cách mạng về nông nghiệp và công nghiệp trên thế giới khiến các giống loài nuôi trồng ở riêng các địa phương cũng biến mất. Có thể hình dung điều này qua việc có 474 giống vật nuôi trên toàn cầu được coi là quý hiếm cần bảo vệ và trước đó đã có 617 giống vật nuôi đã hoàn toàn không có mặt trên Trái Đất. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là: Mất nơi sinh sống của các loài do phá rừng và hoạt động phát triển kinh tế Săn bắt quá mức để buôn bán Ô nhiễm đất, nước, và không khí Việc du nhập của nhiều loài ngoại lai Do đó, vấn đề được đặt ra cho tình hình trên là sự cần thiết bảo vệ môi trường theo nhiều cấp độ, từ cá nhân, đoàn thể tổ chức, cộng đồng, địa phương, đến cấp độ quốc gia và quốc tế. II. PHÁT TRIỂN 1.Khái niệm về phát triển Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, bao gồm: nâng cao mức sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về cơ hội, đảm bảo các quyền chính trị và công dân. Phát triển là xu hướng tự nhiên, đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, cộng đồng, hay quốc gia. Phát triển là tạo điều kiện cho con người sống ở bất kì đâu được thỏa mãn các nhu cầu sống mà không phải lao động quá sức, có điều kiện phát huy và tích lũy năng lực, kiến thức, hưởng thụ các thành tựu chung về văn hóa tinh thần và được hưởng những quyền sống cơ bản của con người, và được bảo đảm về an ninh, an toàn để sinh sống một cách thoải mái nhất trong khuôn khổ quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Trước những năm 70 của thế kỉ 20, quan điểm về phát triển chỉ dừng lại ở việc đánh giá việc tăng tổng sản phẩm sản xuất ra trên một lãnh thổ, quốc gia. Với tầm nhìn này, phát triển xoay quanh trục chính là phát triển kinh tế. Người ta quan tâm tới việc làm thế nào để nhân loại có nhiều của cải hơn, và theo họ việc đó chứng tỏ sự giàu sang, sung túc và sự tiến bộ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, quan điểm này ngay sau đó đã cho thấy những mặt hạn chế, siêu hình, phiến diện khi trên thế giới cùng lúc nạn nghèo đói, sự ô nhiễm môi trường, khủng hoảng năng lượng vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng. Điều này đòi hỏi con người thay đổi quan điểm về phát triển của mình, để tâm hơn tới cực về môi trường, tức quan tâm tới chất lượng cuộc sống thực tế chứ không chỉ dừng lại ở con số đo sự sung túc của của cải xã hội. Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng và chủ yếu của tiến trình phát triển nói chung, tuy nhiên nó không thể nằm ngoài các mục đích tự thân của con người và phải được tiến hành nhằm phục vụ cho sự phát triển chung đó. Bất kì xã hội nào cũng hướng tới mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm nhằm đánh đồng hoặc phân định thiếu rạch ròi giữa hai khái niệm dẫn đến sự mất phương hướng rõ ràng trong đánh giá cũng như lượng hóa tiến độ phát triển. Do đó, cần phân biệt giữa hai khái niện này. Tăng trưởng kinh tế theo ý nghĩa thường hiểu là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Để biểu thị mức tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của GNP hay GDP. Mức tăng đó thường được tính trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính bình quân theo đầu người của thời kì sau so với thời kì trước đó (tuyệt đối, hay tương đối). Theo đó, tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm sản lượng bằng cách mở rộng quy mô chứ chưa hề đề cập tới mối quan hệ của nó với những vấn đề về xã hội. Bên cạnh đó, mục đích của mỗi quốc gia là tạo nên sự tiến bộ toàn diện, sự tiến bộ trong mét giai đoạn nhất định được xem xét trên hai phương diện: sự gia tăng về kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về xã hội. Từ đó, thuật ngữ phát triển kinh tế xuất hiện với ý nghĩa là quá trình thăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì, bao gồm sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dù rất quan trọng nhưng chưa phải là phát triển kinh tế, mà nó chỉ là một điều kiện cần cho sự phát triển, và điều kiện đủ là cần phải có sự kết hợp với tính cân đối, hiệu quả, mục tiêu kinh tế, tức có gắn liền mặt chất với mặt lượng mà trong đó tăng trưởng kinh tế chỉ là mặt lượng. Đó cũng chính là mét trong những nội dung của phát triển bền vững mà chúng ta sẽ cùng xem xét ngay sau đây. 3. Phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được công bố trong một bài báo có nhan đề “Tương lai chung cho chóng ta” của tác giả Gro Harlem Brundland, một nhà môi trường người Nauy làm việc trong Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển (WCED). Theo bà Brundland, phát triển bền vững được hiểu là “kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình”. Frances Cairneross – L­îng gi¸ Tr¸i §Êt, c¬ héi víi Nhµ n­íc, ®èi víi doanh nghiÖp – Côc m«i tr­êng - Hµ Néi 2000 – tr.39 Thực chất phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triển ba yếu tố cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển gắn liền với sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Nhờ vào đó, khái niệm phát triển bền vững còn có thể được mở rộng thành “một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi Ých của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi Ých của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi Ých của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm hại đến lợi Ých của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe dọa sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh.” Gi¸o tr×nh kinh tÕ vµ qu¶n lÝ m«i tr­êng- §H KTQD – NXB Thèng Kª 2003, tr.73 4. Vai trò của môi trường trong phát triển bền vững Phát triển bền vừng là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Mặc dù chưa cã định nghĩa toàn diện và thống nhất về phát triÓn bền vững song về thực chất đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Mối liên kết này được đề cập lần đầu tiên trong báo cáo Brundtland. Báo cáo này nhấn mạnh: “Môi trường sinh thái và nền kinh tÕ ngày càng trở nên hoà quyện lẫn nhau xét cả ở cấp độ vùng, khu vực, quốc gia lẫn quốc tÕ”. Mối liên kết này còng được khẳng định trong nguyên tắc thứ 13 của Tuyên bố Stockholm: nhằm đạt được việc quản lý tài nguyên hợp lý và tiÕn đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi Ých của nhân dân các nước. Trong Tuyên bè Rio de Janeiro, khái niệm phát triển bền vững được đề cập rõ nét và toàn diện hơn. Nguyên tắc thứ 4 của Tuyên bố này nêu rõ: “ĐÓ thực hiện được sự phát triển bền vững, sự bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó”. Phát triển bền vững được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, trong những nghiên cứu của Brundtland, phát triển bền vững phải thoả mãn các yếu tố sau: Sù xóa bá nghèo đói và bóc lột; sự giữ gìn và tăng cường các nguồn tài nguyên mà chỉ với chúng mới có thể đảm bảo việc xoá nghèo được liên tục; phải bao gồm sự tăng trưởng cả kinh tế lẫn văn hóa xã hội; và sự thống nhất giữa môi trường sinh thái vài kinh tế trong hoạch định chính sách. Chính phủ Canada tiếp cận phát triển bÒn vững theo ba tiêu chí mang tính định mục tiêu: Mục tiêu kinh tế là phải tạo ra được sản xuất hàng hoá và dịch vụ với nguyên tắc chi phối là hiệu quả; mục tiêu môi trường là gìn giữ và quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo vệ đa dạng sinh học và tính thống nhất của sinh thái; mục tiêu xã hội là gìn giữ và nâng cao chất lượng cuộc sống với nguyên tắc chi phối là công bằng. Nhà nước Việt Nam có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng được nếu cần của thÕ hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kêt hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiÕn bộ xã hội và bảo vệ môi trường". Kho¶n 4 §iÒu 1 LuËt b¶o vÖ m«i tr­êng n¨m 2005 Phát triển bền vững có những đòi hỏi riêng của nó về mặt tài chính, về mặt định chế và pháp luật. Tuỳ theo phạm vi, quốc gia hay quốc tế, phát triển bền vững sẽ đặt ra những đòi hỏi khác nhau trên các bình diện kể trên. Tuy có sự khác biệt trong các cách tiếp cận khái niệm phát triển bền vững nhưng những tiêu chí: sự phát triển kinh tế, sự bảo vệ môi trường, và sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người là không thể thiếu khi nhìn vấn đề ở khía cạnh tổng thể. III. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NHỮNG TIÊU CHUẨN, QUY TẮC VỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG: Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyôtô (Nhật Bản) với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxít cácbon (CO2) và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên. Nghị định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm 2012, Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2 xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên nhiên, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió. Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong quá trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55% lượng khí thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, phê chuẩn nhưng cho đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật ''Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu", các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng khí thải toàn cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002. ĐÕn tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việc hướng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Trong khuôn khổ chương trình CDM, nếu VN giảm được một lượng phát thải khí nhà kính thì sẽ được cấp giấy chứng nhận, gọi là Giảm phát thải được xác nhận (The Certified Emissions Reductions - CERs). CERs có thể dùng để bán nh­ một thứ hàng hoá mới có giá trị và sẽ được bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Việc buôn bán CERs trong các dự án dựa trên cơ sở giảm phát thải theo cam kết của Nghị Định thư Kyoto đã tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Hiện nay, các tổ chức cũng nh­ các nước có nhu cầu mua CERs lớn nhất là Ngân hàng Thế giới, các công ty của Nhật Bản, Hà Lan. Ngoài ra còn có một số nước Châu Âu cũng đang trong quá trình xúc tiến các chương trình CDM trong những năm 2003-2004. Đây cũng là một trong những thị trường có nhu cầu lớn về CERs. Kinh doanh buôn bán các sản phẩm CERs là hình thức hoàn toàn mới trên thị trường. Hiện nay, giá của CERs trên thị trường vào khoảng 4-6 USD/tấn CO2 tương đương. Energy and Environment – Richard Loulou – Springer Science + Business Media, Inc – 2005 Hiện nay, Việt Nam có tiềm năng về CDM với 10 dự án CDM đăng ký. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 1 dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở Brazil vào đầu tháng 12/2004. ISO 14000 - Hệ thống quản lí môi trường EMS Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí môi trường do Tæ chøc Tiªu chuÈn ho¸ Quèc tÕ (ISO) công bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra những yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lí môi trường (EMS - Environmental Management System) hữu hiệu. Những yếu tố này bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích và mục tiêu, thực hiện một chương trình để đạt được những mục tiêu đó, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nó, điều chỉnh các vấn đề và kiểm tra hệ thống để cải thiện nó và cải thiện tác động chung đối với môi trường. Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 1993 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lí môi trường. Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức [các hệ thống quản lí môi trường (EMS); thẩm định môi trường (EA - Environmental Auditing); đánh giá tác động đối với môi trường (EPE - Environmental Performance Evaluation)] cũng như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình [ghi nhãn môi trường (EL - Environmental Labeling); đánh giá chu trình chuyển hoá (LCA - Life Cycle Assessment); các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS - Environmental Aspects in Product Standards)]. Những tiêu chuẩn đầu tiên đã được chấp nhận là: ISO 14001 - "Hệ thống quản lí môi trường. Quy định và hướng dẫn sử dụng"; ISO 14004 - "Hệ thống quản lí môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ"; ISO 14010 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Các nguyên tắc chung"; ISO 14011 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lí môi trường"; ISO 14012 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường". Chỉ thị hiệu quả hoạt động môi trường EPI Chỉ thị hiệu quả hoạt động môi trường (EPI) được sử dụng để miêu tả các thông tin về môi trường trong công ty một cách tổng quát và ngắn gọn. Các chỉ thị này có thể chỉ ra mối liên quan giữa nguyên vật liệu và năng lượng với các biến khác nhằm tăng giá trị thông tin của các số liệu định lượng. Hệ thống chỉ thị hiệu quả hoạt động môi trường sẽ hỗ trợ công ty xem xét và phân tích chi tiết các quá trình sản xuất, xác định ra những khu vực có vấn đề, đưa ra những tiềm năng cải tiến, từ đó dẫn đến việc giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. Chỉ thị hiệu quả hoạt động môi trường bao gồm 3 loại chính: Chỉ thị hiệu quả hoạt động quản lý (MPI) Chỉ thị hiệu quả hoạt động quản lý (MPI) cung cấp những thông tin về những nỗ lực quản lý của tổ chức có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động môi trường của tổ chức. MPI liên quan đến chính sách, con người, thủ tục, những quyết định và hành động tại các cấp của tổ chức. Một số ví dụ về MPI có thể kể đến ở đây nh­ số lượng các mục tiêu và chỉ tiêu đạt được; mức độ phù hợp với yêu cầu pháp luật; số lượng các trường hợp vi phạm pháp luật; số lượng các đề xuất/phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện; ... Chỉ thị hiệu quả hoạt động sản xuất (OPI) OPI cung cấp những thông tin về hiệu quả hoạt động môi trường của tổ chức. OPI liên quan đến việc thiết kế hoạt động và bảo dưỡng thiết bị; nguyên vật liệu, năng lượng, sản phẩm, dịch vụ, chất thải và khí thải liên quan đến thiết bị và máy móc. Một số ví dụ về OPI bao gồm số lượng nguyên vật liệu sử dụng trên một đơn vị sản phẩm; năng lượng sử dụng trên một đơn vị sản phẩm; khí thải, nước thải tạo ra trên một đơn vị sản phẩm,... Chỉ thị điều kiện môi trường (ECI) Các chỉ thị cung cấp các thông tin về điều kiện môi trường toàn cầu, quốc gia, khu vực hay vùng liên quan đến các hoạt động của công ty. Một số ví dụ về ECI có thể kể đến ở đây nh­ nồng độ sulfur dioxide trong không khí tại các vị trí đặc biệt gần công ty, mùi đo được tại một số khoảng cách nhất định từ công ty,… Chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI) Ô nhiễm không khí được đánh giá bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI), theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm đối với sức khoẻ của người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO2,CO, O3, NO2 …được tính theo mg/m3/giờ hoặc trong 1 ngày. Nếu PSI từ 0-49 là không khí có chất lượng tốt. Nếu PSI từ 50-100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Nếu PSI từ 100-199 là không tốt. Nếu PSI từ 200-299 là rất không tốt. Nếu PSI từ 300-399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh. Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Dựa vào chỉ số PSI mà những người có độ tuổi và sức khoẻ khác nhau sẽ được thông báo trước và giảm các hoạt động ngoài trời. Chương II MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI QUỐC ĐẢO singapore I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC Singapore Singapore là quốc gia hồi tưởng về quá khứ để hướng tới tương lai. Tài liệu về Singapore sớm nhất là tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3, trong đó Singapore được miêu tả là “Pu-luo-chung” (“hòn đảo nằm cuối bán đảo”). Đất nước Singapore không chỉ nằm trên một hòn đảo mà nó còn được bao quanh bởi 63 đảo nhỏ khác. Tổng diện tích của hòn đảo chính là 682 km2. Tuy vậy, diện tích nhỏ bé của quốc gia này không hề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nó. Chỉ trong vòng 150 năm, Singapore đã vươn lên thành trung tâm thương mại và công nghiệp. Vai trò là một kho hàng đã không còn khi chính phủ tăng cường cơ sở sản xuất. Singapore là bến cảng đông đúc nhất thế giới với trên 600 cầu cảng có khả năng đáp ứng được những tàu có trọng tải cực lớn, đến tàu chở côngtenơ, tàu chở khách, tàu đánh cá và xà lan. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) Theo . Quốc gia này cũng đã trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng của Châu Á với trên 130 ngân hàng. Mạng thông tin liên lạc tiên tiến liên kết với mọi quốc gia trên thế giới thông qua vệ tinh, hệ thống điện tín và điện thoại 24/24 hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh. Ví trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hiện đại, nền văn hoá đa dạng, và các điểm du lịch cuốn hút là những yếu tố góp phần biến Singapore trở thành điểm đến lý tưởng để kinh doanh và giải trí. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có Ýt than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Hình 1. Bản đồ định vị đất nước Singapore trên thế giới Hình 2. Bản đồ đất nước Singapore NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN LIỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI SINGAPORE Singapore được mệnh danh là “thành phố cây xanh”, “thành phố sạch nhất thế giới”. Có được điều đó là do Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. 1. Sơ lược về các đạo luật quản lí môi trường: Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành: 1.1 Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng Đạo luật này bao hàm các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành. 1.2 Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. 1.3 Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động này. Không một nhà máy nào ở Singapore được thải trực tiếp nước thải ra hệ thống thoát nước công cộng. Họ chỉ được phép khi có giấy phép của Bộ Môi trường và phải đáp ứng một số yêu cầu nh­: chất thải xả ra hệ thống thoát nước công cộng phải được làm sạch và đảm bảo độ an toàn nhất định. 1.4 Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm Đạo luật này điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. 2. Các biện pháp xử lí, cưỡng chế thực hiện Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp cưỡng chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về môi trường của Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường nh­: 2.1 Biện pháp xử lý hình sự Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế), bao gồm: 2.1.1 Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Chánh án của Singapore trong vô Chadrakumar - một vụ về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng đã tuyên bố: “... Việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự, phạt tiền có độ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên có hiệu quả”. Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000 SGD 1SGD = 11.170VND, tû gi¸ ngo¹i tÖ cña Ng©n hµng Ngo¹i th­¬ng ViÖt Nam ngµy 3/11/2007 với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000 SGD. Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore còng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm Ýt nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà. 2.1.2 Hình phạt tù Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng. 2.1.3 Tạm giữ và tịch thu Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm. 2.1.4 Lao động cải tạo bắt buộc Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc Ýt khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất Ýt người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A quy định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại mục 18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà không được trả thù lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những lý do đặc biệt. Toà án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù hợp với các quy định của mục này và mục 21B”. Toà có thể bắt lao động công Ých tối đa trong 3 tiếng tại bất cứ nơi nào Bộ Môi trường thấy cần phải làm (những nơi đường phố đông người nh­ cửa hàng, nơi công cộng). Mục đích của hình phạt này là để người vi phạm tự thấy ngượng trước hành vi của mình. Họ phải mặc chiếc áo màu vàng có ghi dòng chữ "Người lao động cải tạo". Biện pháp này tỏ ra rất hiệu quả ở Singapore. Bên cạnh các quy định cụ thể nêu trên, pháp luật về môi trường của Singapore cũng xác định trách nhiệm tuyệt đối với việc phạm tội mà có thể là nguyên nhân gây hại đối với môi trường hoặc sức khoẻ của cộng đồng nói chung, trong một số trường hợp toà án có thể phán quyết về hành vi phạm tội đã được thực hiện không cần công tố phải chứng minh bị cáo đã cố ý thực hiện hành vi đó. 2.2 Biện pháp hành chính Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Không giống nh­ các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm. Một số chế tài hành chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng đất, giấy phép và việc ban hành các mệnh lệnh thông báo: 2.2.1 Kế hoạch sử dụng đất Việc lập kế hoạch sử dụng đất trong kiểm soát môi trường cơ bản có tính chất phòng ngừa. Các khu vực dành cho công nghiệp nặng, công nghiệp vừa và công nghiệp làm sạch được phân ranh giới rõ ràng. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Môi trường và các cơ quan liên quan nh­ Uỷ ban tái phát triển đô thị và Cục kiểm soát xây dựng. 2.2.2 Giấy phép, giấy chứng nhận Việc cấp giấy phép và giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt động có khả năng tác động có hại tới môi trường. Cụ thể là trước khi một hoạt động được phép tiến hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là hoạt động đó sẽ không gây ra tác hại gì cho môi trường. Ví dụ về Đạo luật kiểm soát ô nhiễm về môi trường, các hoạt động công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí đều phải được phép của Bộ Môi trường trước khi công việc được triển khai. 2.2.3 Thông báo và lệnh Thông báo và lệnh được áp dụng trong trường hợp người chủ sở hữu hoặc quản lý một tài sản không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện về môi trường được quy định trong các đạo luật liên quan. Thông báo và lệnh này sẽ yêu cầu chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong đó. Nếu không thực hiện các yêu cầu đó, chủ sở hữu hoặc quản lý phải chịu trách nhiệm trước toà án và phải chịu hình phạt. Bên cạnh các quy định về thông báo và lệnh để đảm bảo yếu tố dân chủ trong việc thực thi pháp luật trong nhiều đạo luật khác nhau, người nhận được lệnh hoặc thông báo nếu không đồng ý với yêu cầu đề ra trong đó thì sẽ nộp đơn phản đối. Đơn phản đối đó sẽ được Bộ trưởng Bộ có liên quan quyết định: giữ nguyên, thay đổi hoặc bãi bỏ lệnh hoặc thông báo đề ra. Quyết định này của Bộ trưởng là quyết định cuối cùng. Ví dụ theo điều 93 Luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng, thì bất cứ người nào nếu không đồng ý với thông báo, lệnh hoặc quyết định của người có thẩm quyền thì trong vòng 7 ngày nhận được lệnh, thông báo hoặc quyết định có thể nộp đơn phản đối tới Bộ trưởng và Bộ trưởng là người trực tiếp xem xét, giải quyết. Ngoài ra, chế tài hành chính còn thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo hạn chế tiếng ồn tại các công trường không được vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có tiếng khiếu nại từ phía dân chúng, Bộ Môi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ tiếng ồn. Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ quy định, thì chủ sở hữu, người quản lý công trường xây dựng có liên quan, căn cứ vào chứng cứ đã có quản chịu một khoản tiền phạt tối đa là 2.000 USD 1USD = 16.074VND, tû gi¸ ngo¹i tÖ Ng©n hµng Ngo¹i th­¬ng ViÖt Nam ngµy 3/11/2007 , nếu tái phạt phải nộp 100 USD cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo. Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong các Đạo luật về môi trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng. Ví dụ: trong điều 90 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền có thể chỉ đạo thực hiện ngay lập tức bất kỳ nhiệm vụ hoặc làm bất cứ việc gì theo quy định tại Luật này, nếu người có thẩm quyền thấy công việc đó là cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng hoặc cho sù an toàn của xã hội”. 2.3 Biện pháp dân sự Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật môi trường Singapore còng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể nh­: Yêu cầu cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... Theo Điều 97 của Luật Bảo vệ môi trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở hữu hoặc quản lý tài sản các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình thực hiện bất kỳ nào đã được quy định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh toán thì vụ việc sẽ được đưa ra Toà. Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore. Từ một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về môi trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore. Trong khuôn khổ những điều Luật đó, phần 2 sau đây sẽ trực tiếp nghiên cứu những hoạt động mang tính thực tiễn của Chính phủ, cơ quan ban ngành, và con người tại đất nước này trong vấn đề bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế. III. CÔNG TÁC VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN LIỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI singapore TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY: Hình ảnh của Singapore khi vừa mới được tự trị, năm 1960, được mô tả thật ảm đạm, “như mét vòng nước tù đọng, nghèo nàn và lạc hậu”. Singapore gần nh­ là một đảo quốc không có tài nguyên gi đáng giá, kể cả nước ngọt để uống và sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, ngoài biển cả mênh mông nước mặn vây quanh.  Giờ đây, ai còng phải công nhận rằng Singapore là một đất nước rất thành công trong phát triển kinh tế. Ngày nay, thu nhập bình quân đầu người của Singapore vượt trên con sè 50.200 SGD tương đương 28.100 USD Theo WB, 2005 , với mức tăng bình quân đầu người hơn 1.000 SGD hay gần 600 USD mỗi năm. Tốc độ phát triển đã đưa một nước Singapore thuộc các quốc gia kém phát triển, chỉ sau ba thập niên, vươn lên đứng trong "thế giới hạng nhất" gồm những nước phát triển nhất. Một nước nhỏ bé về diện tích, dân Ýt, có khó khăn và cũng có thuận lợi. Nhưng trên thế giới không hiếm các trường hợp các quốc gia nhỏ bé vẫn nghèo, thậm chí rất nghèo. Cái kỳ diệu của Singapore là nằm ngoài số phận chung Êy. Dù còn đã những lời bình khác nhau từ bên ngoài, thế giới phải công nhận họ là xứ sở trong lành. Theo nghĩa thực, đã là môi trường sạch sẽ và xanh tươi. Theo nghĩa rộng, đó là cuộc sống văn minh, kỉ cương và mức độ tham nhũng xếp loại thấp nhất thế giới. Ở đây, một nước Singapore nhiều dân tộc (Hoa, Ên, Mã lai), nhiều tôn giáo (Khổng giáo, Thiên chúa giáo, Ên độ giáo, Hồi giáo), nhưng xã hội ổn định, mọi người cùng tồn tại bên nhau và cùng đưa đất nước phát triển nhanh  trở thành Con Rồng Châu Á, đạt những tiêu chí sống - tuổi thọ và thu nhập - hàng đầu thế giới. Sở dĩ có được điều đó là nhờ một phần lớn vào công tác và chính sách quan tâm, bảo vệ môi trường ở nhiều mặt: 1. Môi trường tự nhiên Trước tiên, để quá trình nghiên cứu được thống nhất, ta cần xem xét rõ khái niệm, quan điểm về các loại môi trường được nhắc tới. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng Ýt nhiều chịu tác động của con người. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất đai để sản xuất, để ở, các loại tài nguyên thiên nhiên khoáng sản để phục vụ sản xuất và tiêu thụ Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006 . Singapore là đất nước nhỏ về diện tích nhưng do đây là một quốc gia bao quanh bốn bề bởi nước biển ở một vị trí quan trọng trong giao lưu thương mại quốc tế của khu vực và thế giới nên vấn đề môi trường tại các khu vực có cảng biển rất được quan tâm. Ví như việc vào năm 2002, tàu chở dầu Agate của Singapore va phải tàu chở hàng Tian Yu của Panama làm 350 tấn dầu tràn ra biển Singapore gây ra sự cố tràn dầu đe dọa cân bằng sinh thái vùng biển và nguy cơ ô nhiễm vùng đất ven bờ vì sự cố xảy ra về phía Đông cách đất liền chỉ vẻn vẹn 40km. Sự cố không chỉ là chuyện riêng của Singapore mà còn gây quan ngại cho những quốc gia láng giềng là Malaysia và Indonesia, tiêu tốn một khoản tiền lớn cho chi phí khắc phục sự cố của các bên và làm gián đoạn những hoạt động kinh tế quan trọng khác. Quy định về vấn đề này, Chính phủ Singapore cấm tàu thuyền gây ô nhiễm cập cảng. Ngoài ra, Singapore còn thi hành sắc lệnh mới về chống ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền muốn vào neo đậu tại hải cảng vốn được coi là nhộn nhịp nhất thế giới này. Các con tàu trước khi vào cảng sẽ được kiểm tra độ ô nhiễm môi trường, các chỉ số cho phép về lượng sulphur có trong dầu máy và cấm sử dụng các chất gây tác hại với tầng Ozone. Sắc lệnh này được thực thi không chỉ có hiệu lực với các thuyền lớn mà kể cả các thuyền buồm du lịch và các ghe đánh cá. Thời gian gần đây, Chinh phủ Singapore còn thể hiện việc quan tâm bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc hợp tác quốc tế cùng với Indonesia, Malaysia, Thái Lan, và Brunei giải quyết nạn khói mù ở Indonesia, đất nước láng giềng của Singapore. Nạn khói mù được bắt nguồn từ những vụ cháy rừng lớn trên diện tích rộng khiến khói lan sang những khu vực, quốc gia lân cận gây cản trở các hoạt động sinh sống, sản xuất, giao thông, sức khỏe con người và những vấn đề có liên quan tới việc tiến hành quá trình kinh tế tại các nước này. Những tác hại cụ thể có thể thấy ngay sau nạn khói mù là việc những lớp khói đã gây chết chóc và những chứng bệnh hô hấp nghiêm trọng như bệnh hen, viêm phế quản và nhiều vấn đề sức khoẻ, y tế khác nhau như đau mắt, da nổi ban đỏ. Trong khi ngành du lịch ở Singapore và Malaysia giảm 30%. Hơn 1000 chuyến bay của khu vực có sự cố đã phải đình hoãn do sân bay đóng cửa bởi cháy rừng quá lớn và khói bụi mù mịt. Do đó, cháy rừng và nạn khói mù mà Singapore là nạn nhân cũng được đánh giá tương đương với sự cố lớn như khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Đông Nam Á năm 1997 ở mặt ảnh hưởng mà nó gây ra cho nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, điều đặc biệt đáng quan tâm là khi nhắc đến những cơ sở môi trường liên quan tới nguồn nước. Singapore là một quốc đảo nên nguồn nước ngọt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất là vô cùng hiếm hoi. Nước xét trên cơ sở kinh tế đóng vai trò quan trọng, thiếu nước hợp tiêu chuẩn bất kể ngành sản xuất nào dù có chứa hàm lượng công nghệ cao đến mấy cũng khó hoặc không thể thực hiện hoạt động của mình. Do đó, có thể nói, vấn đề công nghệ về nước cũng như những công trình xử lí nước cung cấp đầy đủ cho mọi hoạt động trên toàn lãnh thổ được bao quanh bởi nước mặn như Singapore là một vấn đề nan giải, trở ngại lớn với mục tiêu phát triển kinh tế của nhà chức trách. Từ lâu, đảo quốc Singapore phải nhập khẩu hơn một nửa lượng nước ngọt cho các nhu cầu trong nước từ quốc gia láng giềng Malaysia. Vấn đề đảm bảo an ninh nước ngọt ngày càng trở thành vấn đề thời sự trong mọi tầng lớp người dân Singapore. Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, thế giới sẽ có khoảng 40% dân số thiếu nước sinh hoạt vào năm 2015 và các cuộc xung đột do tranh chấp nguồn nước sẽ ngày càng tồi tệ trên bình diện quốc tế. Để từng bước giảm sự lệ thuộc vào nguồn nước cung cấp từ bên ngoài, chính phủ Singapore đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là khuyến khích người dân sử dụng nước thải tái sinh. Trong một buổi tiếp xúc giới trẻ được truyền hình trực tiếp nhân ngày quốc khánh lần thứ 37 của Singapore, Phó thủ tướng Lý Hiển Long đã tiếp đãi các đại biểu thanh niên bằng những chai nước hiệu “Newater” – Một thứ nước thải tái sinh được lấy từ hệ thống cống rãnh trong thành phố. Đây được xem là ngày xuất hiện chính thức trên thị trường của nước “Newater”, với hơn 6 vạn chai được phát không cho các cư dân của thành phố sạch đẹp nhất thế giới này. Quá trình cho ra đời các chai Newater được tiến hành thông qua nhiều công đoạn lọc và xử lý nghiêm ngặt. Khâu đầu tiên là vi lọc, được dùng để loại bỏ các chất thải rắn, vi khuẩn, virus và các thực thể đơn bào. Khâu thứ hai là lọc thẩm thấu, được dùng để tách các muối khoáng hoà tan, các hợp chất hữu cơ các loại siêu virus và các vi khuẩn sót lại của công đoạn trước. Ở khâu cuối cùng, toàn bộ lượng nước thải tái sinh sẽ được đưa ra phòng chiếu xạ để diệt trùng. Tất cả các khâu của quy trình sản xuất nước thải tái sinh Newater dùng cho mục đích sinh hoạt đều đã được kiểm định bởi một nhóm chuyên gia quốc tế do chính phủ Singapore chỉ định. Theo kết quả phân tích, chất lượng nước Newater phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh hoạt. Ngoài hai nhà máy sản xuất nước thải tái sinh Newater trước kia, Cơ quan công chính Singapore đã xây dựng tiếp hai nhà máy mới trong năm 2003 và hai nhà máy vào các năm tiếp theo. Nhờ đó, Singapore trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới cung cấp nước thải tái sinh dùng cho sinh hoạt của dân chúng. Mỹ là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này với chương trình nước thải tái sinh cho cư dân QuËn Cam, Nam Califomia, được hoàn thành vào năm 1976. Với hệ thống cung cấp nước thải tái sinh Newater, Singapore sẽ giảm được sù phụ thuộc vào nguồn nước của Malaysia khi thoả thuận mua nước giữa hai quốc gia này kết thúc vào năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2000, Singapore đã khởi công xây dựng hệ thống thoát nước trị giá 7 tỷ Đô-la Singapore nhằm phát triển hệ thống vệ sinh của quốc đảo này. Hệ thống thoát nước bằng đường hầm ngầm này sẽ được xây dùng trong hai giai đoạn trong vòng 15 năm. Theo thiết kế, lượng chất thải sẽ được xử lý tại 2 cơ sở xử lý tập trung ở phía Đông và Tây Nam Singapore. Sau khi hoàn thành, hệ thống xử lý này sẽ giúp giải phóng mặt bằng từng là nơi lắp đặt hơn 100 trạm bơm cấp trung và các phương tiện xử lý chất thải trong cả nước, đồng thời giúp giảm giá vận hành, tiết kiệm được 5,2 tỷ Đô-la Singapore. Với những quan tâm đó từ phía Chính phủ, trong năm 2005, Singapore đã khánh thành nhà máy lọc nước biển đầu tiên ở nước này, với tầm cỡ lớn nhất Châu Á. Với chi phí xây dựng 119 triệu USD, nhà máy này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp 1/10 lượng nước dùng trên đảo quốc, tức 30 triệu galông nước (1 galông = 3,8 lít Mỹ) mỗi ngày, bổ sung vào ba nguồn truyền thống là nước nhập, nước tái xử lý và nước từ kênh đào, sông... Nguyên tắc hoạt động của nhà máy này là lấy nước biển, cho qua hệ thống lọc và thẩm thấu hai lần muối và các khoáng chất khác, sau đó thêm vào nước một Ýt khoáng chất quan trọng như fluoride… cho nó có mùi vị giống nước máy bình thường. Ngoài mục tiêu cung cấp nước dùng, các kế hoạch tái xử lý nước còn nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Singapore và giúp các công ty về tái xử lý nước có kinh nghiệm để cạnh tranh trên trường quốc tế. 2. Môi trường xã hội Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người và con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp ngành khác nhau, định hướng cho hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với loài sinh vật khác Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006 . Môi trường xã hội từ đó bao hàm nhiều mặt hoạt động liên quan tới những vấn đề từ giáo dục, đào tạo, chính sách, hợp tác …của Chính phủ để nhằm tạo ra được một mối quan hệ tốt giữa con người và thiên nhiên. Mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa Êy đem lại lợi Ých cho cả hai phía. Phía con người được giáo dục, tuyên truyền hợp lí, đúng mức sẽ đưa những hoạt động kinh tế của mình vào trong khuôn khổ bảo vệ và gìn giữ môi trường xung quanh, nhờ đó phía môi trường thiên nhiên sẽ có điều kiện tốt để phát triển và cung cấp trở lại cho con người tài nguyên quý giá cho việc tạo nên một môi trường sống tốt giúp tạo nên những con người khỏe mạnh về thể chất, giàu có về kiến thức (trí quyển) và chính đó là sức hấp dẫn của môi trường hấp dẫn đầu tư, một môi trường vô cùng quan trọng trong khía cạnh kinh tế của vấn đề. Singapore sở dĩ được cộng đồng thế giới đánh giá cao về môi trường, vệ sinh là do công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra bền bỉ, có hiệu quả đến tận từng người dân. Kết quả là nguồn không khí, nguồn nước và cây cối xanh tươi trên đất nước này hoàn toàn đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. Singapore còn nổi tiếng thế giới là một nước quản lý công cộng rất nghiêm. Singapore lấy phương thức giáo dục làm biện pháp hàng đầu để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Những năm gần đây, Bộ Môi trường của Singapore liên tục triển khai những khoá học liên quan môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường. Những khoá học mà Bộ Môi trường đưa ra gồm: ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng, chống sự sinh sôi phát triển của muỗi... Phương thức thực hiện rộng rãi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là hợp tác chặt chẽ các cơ sở xã hội, động viên mọi tầng lớp xã hội tham gia các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Thí dụ, khi triển khai phong trào “Tuần xanh, sạch” Bộ Môi trường đã mời các tổ chức đoàn thể, trường học, tổ chức thanh niên và các tổ chức xã hội cùng tham gia và đóng góp ý kiến. Bộ Môi trường đã tổ chức phong trào “Tháng giữ gìn vệ sinh công cộng sạch sẽ” bằng các cuộc thi về quảng cáo, thiết kế vệ sinh công cộng; bình chọn khu vệ sinh công cộng sạch nhất và thiết lập đường dây nóng, lắng nghe ý kiến và sự phản ánh của nhân dân vào bất cứ lúc nào. Cách làm mang tính giáo dục này đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Cho nên ở Singapore việc vào khu vệ sinh công cộng không còn là hình thức “chịu tội” nữa mà là một kiểu “hưởng thụ”. Ví dụ, trong khu vệ sinh ở mỗi tầng của toà nhà “Thương mại Thế giới” đều được trang trí những tranh ảnh văn hoá khác nhau. Đó là những bức tranh treo tường từ thời cổ Ai Cập đến những bức hoạ về phong cảnh biển nổi tiếng để mọi người khi vào đây nh­ có cảm giác là mình nh­ đang ở viện bảo tàng hoặc phòng tranh. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở Singapore thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á là nhờ sự tham gia tích cực những hoạt động giáo dục của Bộ Môi trường nước này. Bộ Môi trường Singapore thường tiến hành tổ chức triển lãm lưu động kéo dài 8 tháng trên khắp cả nước, nhằm giảng giải cho mọi người biết về con đường gây bệnh truyền nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và phương pháp phòng, chống muỗi sinh sôi. Kết quả là mọi người tích cực tham gia diệt trừ ruồi, muỗi - mầm mống gây nên bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm khác. Việc thiết lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng bảo vệ môi trường là một cách làm đặc biệt khác của Singapore. Trung tâm này tổ chức các lớp học chính quy, giảng dạy các môn bảo vệ môi trường nh­ môi trường học, công trình, quản lý, vệ sinh công cộng và phát triển kỹ thuật bảo vệ môi trường... Mục đích của trung tâm này nhằm đưa Singapore trở thành trung tâm thông tin và bồi dưỡng huấn luyện công tác bảo vệ môi trường của khu vực, và cũng là nơi cung cấp và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên bảo vệ môi trường của các nước trong khu vực. Năm 1997 trung tâm này tổ chức 426 hạng mục huấn luyện, số học viên tham gia huấn luyện lên tới 7.623 người. Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường vẫn phải tiếp tục được tiến hành trong thời gian tới khi thực tế cho thấy hơn 90% thanh niên Singapore có hiểu biết về các hiểm họa đối với môi trường nhưng chỉ dưới một nửa số đó tình nguyện bỏ thời gian để bảo vệ môi trường trong một cuộc điều tra kéo dài 2 tháng của Cơ quan môi trường quốc gia Singapore với 1.860 học sinh, sinh viên. Theo thống kê, số người xả rác bừa bãi bị xử lý tăng từ con sè 3.819 năm 2005 lên 4.818 trong 10 tháng đầu năm 2006. Trong đó, 60% những người vi phạm có độ tuổi dưới 30. Các điểm nóng về xả rác bừa bãi là các trạm xe buýt và những điểm tập trung người bán hàng rong, với đủ loại rác nh­ tàn thuốc lá, khăn giấy và ly giấy. Thêm vào đó, Singapore còn tích cực thực hiện những chương trình hành động về môi trường quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vào ngày 18/02/1992, cũng chính tại Singapore các quốc gia Đông Nam Á đã cùng nhau đưa ra Nghị quyết về vấn đề môi trường Singapore, đóng vai trò kim chỉ nam cho mọi hành động về môi trường và sự phối hợp, tương tác với nhau trong toàn khối về sau này, với một số nội dung đáng chú ý sau: Để thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới phát triển bền vững, các nước ASEAN, trong đó có Singapore, thoả thuận sẽ: Áp dụng các biện pháp chính sách và thúc đẩy sự phát triển thể chế nhằm khuyến khích sự lồng ghép các nhân tố môi trường vào mọi quá trình phát triển Cộng tác chặt chẽ về các vấn đề môi trường và phát triển liên quan lẫn nhau; Hợp tác trong việc đặt ra các tiêu chuẩn và các quy định về chất lượng môi trường ở cấp quốc gia, theo hướng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường phải hài hoà trong khu vực, và chấp thuận các mục đích định lượng dài hạn, liên quan đến chất lượng không khí xung quanh, và chất lượng nước sông; Làm hài hoà sự chỉ đạo chính sách và thúc đẩy sự hợp tác nghiệp vụ và kỹ thuật về các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước xuyên biên giới, tai hoạ thiên nhiên, cháy rừng, tràn dầu, chuyển vận và đổ bỏ các hoá chất độc và các chất thải độc hại xuyên biên giới, và thực hiện các hành động chung nhằm vào chiến dịch chống khai thác gỗ nhiệt đới; Khuyến khích sự trao đổi thông tin và dữ liệu nhiều hơn, đặc biệt là về chất lượng không khí và nước cũng nh­ việc giám sát khí nhà kính; Tăng cường năng lực thể chế và kỹ thuật của các cơ quan quốc gia để giúp họ có thể lồng ghép có hiệu quả những cân nhắc môi trường vào các kế hoạch phát triển; Hợp tác trong tăng cường năng lực của các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về môi trường, thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo khu vực, thường xuyên trao đổi thông tin và các dữ liệu quản lý, và giao lưu nhiều hơn các cuộc viếng thăm của các quan chức và chuyên gia; Làm việc và hợp tác trong cung cấp sự đào tạo thoả đáng, ở mọi cấp, trong các tổ chức thuộc khu vực công cộng và tư nhân, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, nhằm nâng cao tri thức và kỹ năng quản lý môi trường của họ; Tiếp tục nâng cao hợp tác trong lĩnh vực công nghệ môi trường, thông qua việc chia sẻ thông tin kỹ thuật, khởi đầu các chương trình đào tạo và nghiên cứu chung, và trao đổi tri thức chuyên sâu về quản lý môi trường và công nghệ; Thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ thích hợp, vững chắc về môi trường, cũng nh­ khuyến khích sự hỗ trợ từ khu vực kinh doanh và công cộng, đối với sự sản xuất và các phương pháp công nghiệp sạch. Tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường sao cho có thể mang lại sự tham gia rộng rãi hơn vào các nỗ lực bảo vệ môi trường, và nhờ đó đem lại sự trao đổi lớn hơn về thông tin và kinh nghiệm về các biện pháp và chiến lược trong giáo dục môi trường; Đảm nhiệm việc phát triển và thực hiện những chương trình liên quan tới: khói mù gây ra bởi cháy rừng, quản lý chất lượng không khí và nước, kiểm toán các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, kinh tế môi trường, các Vườn và các khu bảo vệ khác, xuyên quốc gia, một mạng lưới khu vực về bảo tồn đa dạng sinh học, và bảo vệ môi trường biển trong các vùng biển ASEAN. Giải quyết các vấn đề phát triển và môi trường toàn cầu. 3. Môi trường nhân tạo Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên… Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006 Theo đó, môi trường nhân tạo có thể được coi là những cơ sở vật chất cơ bản của cuộc sống khi đã được “chế biến” bằng bàn tay con người để phục vụ cho mục đích của con người. Trường hợp của Singapore, một quốc gia không có được cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì nguồn môi trường nhân tạo chính là những điểm gây dựng nên hình ảnh Singapore ngày nay. Chính môi trường nhân tạo có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét hiện đại và sự gìn giữ những cơ sở tự nhiên hiếm hoi của chính quyền và người dân nơi đây đã đem lại cho Singapore một sức hấp dẫn lớn về du lịch. Riêng ngành công nghiệp không khói này và những dịch vụ phụ trợ đã chiếm gần 65% cơ cấu kinh tế của đất nước. Do đó, cũng không sai khi nói rằng du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Singapore. Và, những điểm nhấn lớn trong môi trường nhân tạo Singapore không đâu khác là những điểm du lịch chính yếu của quốc đảo này: VƯỜN CHIM JURONG Vườn chim Jurong được coi là vườn chim rộng nhất và Ên tượng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là ngôi nhà của 9000 loài chim kỳ lạ thuộc hơn 600 loài khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới. Điểm đặc biệt mỗi khi đến với vườn chim Jurong là mọi người đều có thể tự do vào thăm khu lồng chim được mô phỏng giống như những khu rừng nhiệt đới nơi chim muông có thể tự do bay nhẩy được hoà mình trong môi trường tự nhiên với những thói quen hàng ngày của chúng. Thác nước Aviary trong vườn chim là ngôi nhà của 1500 loài chim hoang dã đến từ Châu Phi và cũng là thác nước nhân tạo cao nhất trên thế giới. VƯỜN SAFARI Safari là nơi cu trú của 900 động vật thuộc 135 loài có cuộc sống sinh hoạt chỉ vào ban đêm trên diện tích 40 hecta. Tại vườn Safari, người tới thăm có thể tận mắt ngắm những chú tê giác to lớn, nghe tiếng hú của loài linh cẩu hay ngắm loài hươu cao cổ khổng lồ. Safari được chia ra 8 khu chính mỗi khu được mô phỏng với phong cách khác nhau từ kháp nơi trên thế giới: khu thì mô phỏng giống như những khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, khu thì trông giống những thảo nguyên rộng lớn của Châu Phi, có khu là những thung lũng ở Nepal, khu được xây dựng dựa trên lý tưởng từ những cánh đồng hoang của Nam Mỹ hay như những khu rừng nhiệt đới Burmese và đặc biệt mỗi khu lại có những loại động vật đặc trưng khác nhau. Vườn Safari được giải thưởng du lịch lữ hành trong những năm 2004, 2003, 2000, 1999, 1997 và 1996. ĐẢO SENTOSA Hòn đảo này trước đây là một làng chài có tên Pulau Blakang Mati. Sau này hòn đảo trở thành căn cứ quân sự của Anh cho đến năm 1967 khi hòn đảo được trao trả lại cho chính phủ mới của nước Singapore độc lập. Năm 1968, chính phủ quyết định biến hòn đảo thành một điểm du lịch cho khách du lịch nội địa. Chính phủ đã trưng cầu ý kiến của người dân về tên của hòn đảo này, cuối cùng “Sentosa”, nghĩa là hoà bình và yên tĩnh ở Malay, đã được chọn làm tên của hòn đảo du lịch này. Sentosa là đảo du lịch hàng đầu của Singapore với rất nhiều hoạt động diễn ra quanh năm. Chỉ cách 15 phút đi ôtô từ trung tâm Singapore, Sentosa bao gồm các địa điểm giải trí dành như khu cho gia đình, khu thể thao dưới nước, chơi golf, cũng như khách sạn nhà nghỉ. Khu rừng nhiệt đới cấp 2 chiếm 70% diện tích của hòn đảo rộng 500ha này là nơi cư trú của các loài thằn lằn, khỉ, công, vẹt cũng như các loài động thực vật bản sứ khác. Bãi biển đầy cát trắng của Sentosa trải dài 3.2 km, và là nơi duy nhất ở Singapore có các khu nhà mặt trông ra biển, và trên 670 phòng khách sạn với đầy đủ tiện nghi. Có thể đi đến đảo bằng cáp treo, xe bus, taxi hay ôtô. Hòn đảo luôn mở cửa đón khách 24/24 suốt 365 ngày trong năm. Kể từ ngày thành lập năm 1972, 420 triệu đôla Singapore từ nguồn vốn tư nhân và 500 triệu đôla từ nguồn Chính phủ đã được sử dụng để phát triển hòn đảo. THÁP CHỌC TRỜI SKYTOWER Toà tháp cao nhất Singapore cho phép ta ngắm toàn cảnh Singapore, đảo Sentosa, và các đảo ở phía Nam. Tháp Carlsberg Sky Tower có thể trở 72 người trong mét cabin có điều hoà không khí. Mỗi chuyến đi mất khoảng bẩy phút. Dù là ngày hay đêm, quang cảnh nhìn từ trên tháp đều rất tuyệt vời. Nằm ngay cạnh trạm cáp treo đến Sentosa, tháp Carlsberg Sky đem lại cho khách du lịch tới đất nước này những thông tin bổ Ých về những địa điểm tham quan lý thó. Và đây là một trong các thông số kĩ thuật đáng quan tâm của ngọn tháp: Chiều cao tháp: 110 m ; Tầm nhìn: 131 m so với mực nước biển; Đường kính cột tháp:  2.5 m; Đường kính móng: 15 m Tuy nhiên, việc phát triển các khu du lịch và những cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ đời sống trong một không gian hữu hạn, hay có thể nói là rất hạn chế ở quốc đảo này khiến Singapore đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Trong đó, ví như việc tăng dân số chủ yếu từ lượng người nhập cư tạo gánh nặng cho hạ tầng Singapore. Hiện tại, Singapore đã là quốc gia có mật độ dân số cao thứ tư trên thế giới, với 6.208 người/km2. Vào năm 2050, con số này sẽ tăng lên đến 6.497 người/km2. Chính phủ Singapore còng mong muốn đưa ra những chính sách khiến lượng người nhập cư giảm nhưng xét về khía cạnh lợi Ých kinh tế thì điều đó lại có thể dẫn tới nguy cơ làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của chính Singapore. Do đó, những mâu thuẫn trong vấn đề phát triển môi trường nhân tạo tại đây với những nhu cầu ổn định bền vững về phát triển kinh tế cũng đang cần được giải quyết hài hòa trên cơ sở đồng thuận chung giữa nhân dân và các nhà chức trách Singapore. Để có thể thấy rõ hơn về quá trình tạo dựng một môi trường nhân tạo xanh, sạch, đẹp ở Singapore của người dân và chính quyền nơi đây, người đọc có thể tham khảo tại phụ lục 1 trong phần sau của Luận văn. Mạch viết xin được chuyển sang Chương III về vấn đề “Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam”. Chương III THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT Nam I. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT Nam Việt Nam là nước nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía Đông tiếp giáp Biển Đông, phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ Èm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa Đông có thể sẽ rất lạnh ở miền Bắc, trong khi đó ở miền Nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, Êm áp quanh năm. Chính với những đặc điểm đó về địa hình, khí hậu, môi trường Việt Nam cũng có những nét riêng khác với những quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Singapore. Sau đây là những nét nhìn tổng quan về thực trạng môi trường Việt Nam trong thời gian gần đây: 1. Môi trường nước: 1.1 Nước lục địa 1.1.1 Nước mặt Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. B¸o c¸o HiÖn tr¹ng M«i tr­êng ViÖt Nam 2003 Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, nh­ vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước. Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%. Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3: Hòa Bình, 5.680 triệu m3; Trị An, 2.547 triệu m3; Thác Bà, 2160 triệu m3; Thác Mơ, 1311 triệu m3; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m3; Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai B¸o c¸o HiÖn tr¹ng M«i tr­êng ViÖt Nam 2003 . Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, nh­ các hệ thống: Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng. 1.1.2 Nước ngầm Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và Ýt hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bé. Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m3/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m3/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m3/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình. 1.2. Nước biển Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển nh­ các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác. Ch­¬ng tr×nh Nghiªn cøu biÓn cÊp Nhµ n­íc KT.03.07 Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ nh­ bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cảng cá hoạt động, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và tổng coliform tương đối cao, nhiều khi vượt giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là dầu và vi khuẩn. Cùng với phát triển và mở rộng hoạt động đội thương thuyền, tăng cường khả năng luân chuyển hàng hóa qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn chất thải đổ vào biển, gia tăng sự cố hàng hải và chủ yếu gây ra các vụ tràn dầu. Từ năm 1994 đến năm 2002 đã xác định được trên 40 vụ tràn dầu với số lượng dầu tràn trên 4.000 tấn. Đầu năm 2003 có 2 vụ tràn dầu ở khu vực sông Sài Gòn và Vũng Tàu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản. Đội tàu của ta nói chung là nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu, không được trang bị các máy phân ly dầu nước, cho nên khả năng thải dầu vào môi trường biển sẽ nhiều. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ (2000) thì các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu nh­ vậy đã đóng góp khoảng 70% lượng dầu thải trong biển. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua biển Đông cũng thải vào biển một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Hiện nay, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. HiÖn tr¹ng m«i tr­êng biÓn ViÖt Nam, 2003 2. Môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu nh­ chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào 82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác động môi trường", nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than, chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Theo Bên cạnh đó, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất manh mún không có phương tiện bảo vệ môi trường, quá trình đô thị hóa nhanh, sù thay đổi trong cách sống và tiêu dùng của người dân cũng đang gây nên sự ô nhiễm không khí báo động ở nước ta. 3. Môi trường đất: Theo văn phòng điều phối Công ước chống sa mạc hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nước ta có khoảng 7.055.000 ha đất đang chịu tác động của sa mạc hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa mạng, đất bị đá ong hóa (khoảng 7.000.000 ha); đụn cát và bãi cát di động tập trung ở các tỉnh miền Trung (400.000 ha). Đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác là 120.000 ha. Đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (tứ giác Long Xuyên) là 30.000 ha và đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, và Nam Khánh Hòa) là 300.000 ha. Sù suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất diễn ra càng nhanh hơn. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. 4. Đa dạng sinh học: Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, khí hậu, do đó có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt trong các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và biển. Nước ta là một trong 25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới). Tµi liÖu thèng kª TrÐ de Groombridge, 1992 Rất nhiều loài trong số này là đặc hữu duy nhất ở nước ta hoặc chỉ tìm thấy ở rất Ýt nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của nước ta đang đối mặt với các nguy cơ suy thoái do nhiều nguyên nhân: việc chuyển đổi mục đich sử dụng đất thiếu quy hoạch; việc khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học; các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; ô nhiễm môi trường; cháy rừng; thiên tai; quản lí kém, bất cập… Theo Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN Tæ chøc B¶o tån thiªn nhiªn quèc tÕ năm 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Trong khi đó, Sách đỏ Việt Nam (Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã liệt kê 1056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của Sách đỏ Việt Nam lần biên soạn đầu tiên (1992, và 1996), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào danh mục cần được bảo vệ của Việt Nam tăng đáng kể: 1056 loài so với 721 loài. 5. Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường: Các tai biến thiên nhiên như: bão, lũ, lụt, lốc, hạn hán, xói lở, sụt lún, động đất…và các sự cố môi trường như: dịch cúm, cháy rừng, đắm tàu tràn dầu…trong thời gian qua xảy ra với chiều hướng tăng về cường độ gây hại và tăng về số lượng ở nước ta. Ví dụ nh­ sự cố về dịch cúm A (H5N1), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2003. Đợt dịch này kéo theo việc phải tiêu hủy hàng loạt loại gia cầm mắc bệnh và có nguy cơ mắc bệnh trên toàn quốc khiến cho kinh tế nhiều gia đình, địa phương rơi vào tình trạng khủng hoảng. Hiện nay, tình hình vẫn đang diễn biến phức tạp, dịch cúm có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu trong nhân dân vẫn còn tồn tại thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, việc giết mổ, buôn bán gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ. Nguy hại hơn khi dịch cúm A còn xuất hiện ở trên người, xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 9/2005. Người dân khi chăn nuôi không đủ kiến thức về dịch bệnh đã tiếp xúc với gia cầm chết, bệnh không có trang bị y tế cần thiết hoặc những người tiêu dùng thiếu thông tin hoặc coi thường những cảnh báo về dịch bệnh ăn gia cầm chết, bị bệnh đều có nguy cơ tử vong vì mắc cúm A (H5N1). Theo chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành và địa phương đều phải xây dựng các kế hoạch hành động khẩn cấp để đối phó với cúm gia cầm, ngăn chặn, phòng ngừa việc dịch có thể lan rộng. II. HÀNH LANG PHÁP LÍ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT Nam Môi trường Việt Nam còng nh­ Singapore khi bị tác động và ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống chính sách và luật pháp có liên quan. Sự phát triển của pháp luật về môi trường cũng là một sự đổi mới về tư tưởng trong giới những người làm luật ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Luật môi trường xuất hiện chậm. Có thể nói trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnh vực mới nhất. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của luật môi trường không chứa đựng những sự phân kỳ phức tạp, những giai đoạn thăng trầm nh­ một số lĩnh vực luật khác. Do vậy, khi Đảng ta thực hiện công cuộc Đổi mới về tư duy, quản lý kinh tế và chính trị giữa thập niên 80 của thế kỉ trước, tư tưởng về môi trường của chúng ta cũng đã bắt đầu có những thay đổi. Đó cũng có thể coi là dấu mốc cho việc thay đổi về diện mạo môi trường Việt Nam trong một thời gian dài mà chúng ta cùng nghiên cứu sau đây: 1. Giai đoạn trước 1986: Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này chóng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường. Trong giai đoạn này, mặc dù nhà nước đã có những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường song việc thể chế hoá các ý tưởng này chưa được toàn diện mặc dù Chính phủ còng đã có những cố gắng nhất định. Sắc lệnh sốt 42/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật sím nhất đề cập vấn đề môi trường. Một số văn bản khác của Chính phủ tuy không chính thức điều chỉnh các vấn đề môi trường song cũng có thể coi là có liên quan đến các vấn đề môi trường. Đó là Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng chính phủ về việc quản lý , bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất ; Chỉ thị sè 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTG ngày 16/0l/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP này 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972. Điều đáng chó ý nhất trong giai đoạn này là việc coi bảo vệ môi trường là đòi hỏi hiến định. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn là vò trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống”. Khái quát lịch sử pháp luật môi trường Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có thể rót ra một số đặc điểm sau đây: Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước. Các quy định này chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Khía cạnh môi trường chỉ là phần thứ yếu, phát sinh trong các văn bản đã. Chính vì thế, cách tiếp cận mang tính môi trường chưa thể hiện đậm nÐt trong các quy định pháp luật ban hành ở giai đoạn này; Các quy định pháp luật về môi trường trong thời kỳ này được ban hành chủ yếu bằng hình thức văn bản dưới luật. Ngoại trừ điều 36 Hiến pháp năm 1980, toàn bộ các quy định còn lại đều được ban hành trong các nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ. Tình trạng kém phát triển của pháp luật môi trường trong giai đoạn này, đặc biệt là sự thiếu vắng của luật môi trường trong giai đoạn trước năm 1986 có những lý do của nã: Trước hết, hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong thời kì trước năm 1986 không cho phép đất nước ta chó ý nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Tất cả những cố gắng trong thời kỳ đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tiếp đã sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề môi trường cũng bị đẩy lùi về phía sau vì mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta là hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang hoành hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sách đổi mới được khởi xướng. Trong giai đoạn trước năm 1986, các biến động xấu của thiên nhiên do sự huỷ hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Sự ô nhiễm trong các đô thị và vùng nông thôn chưa đến mức báo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc có thải chất điôxin chưa được sử dụng nhiều. Phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp còng được sử dụng ở mức hạn chế. Những lý do đó dẫn tới tình trạng Ýt người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật của Việt Nam trước năm 1986 chưa phải là hệ thống pháp luật hoàn thiện. Cơ chế bao cấp với sự ngự trị của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp luật. Ngay cả những ngành luật thiết thực nhất cho thời kỳ đó như luật kinh tế, luật ngân hàng, tài chính vẫn không phát triển. Trong mét hệ thống pháp luật nh­ vậy thì sự thiếu vắng của luật môi trường là điều tất yếu. Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa phản ánh và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Sự tương hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban hành với các công ước quốc tế còn hạn chế. 2. Giai đoạn 1986 đến nay : 2.1. Khuôn khổ quốc gia Khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyến sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng. Việc chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thi trường đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã héi. Sù phát triển của nền kinh tế trong những năm thực hiện chính sách đổi mới đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực, trong sè đó có suy thoái môi trường. Vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi đào vàng, khai thác trầm, gỗ quý, đá quý diễn ra ở quy mô lớn đã làm cho môi trường ở nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chăng còng đã làm gia tăng sức Ðp môi trường ở các thành phố và thị xã, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Số lượng máy móc thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với với 10 năm trước đã. Lượng khí thải từ các máy móc thiết bị này đã làm cho môi trường nhất là môi trường ở đô thị bị ô nhiễm. Sức Ðp của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng réng rãi các hoá chất trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trọng. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn đã liên tiếp xảy ở nhiều nơi. Ngộ độc thức ăn là một trong những biểu hiện rõ nét trước mắt của tình trạng ô nhiễm môi trường. Những hậu quả mà chiến tranh và sự phá hoại của con người đèi vời rừng bắt đầu khởi động “sự trả thù của thiên nhiên”. Những cơn lò quét diễn ra liên tục ở những nơi rừng bị phá trụi là bằng chứng cho sự trả thù đó. Những vùng đất bị trọc hoá ngày càng có xu hướng lan rộng. Vấn đề môi trường toàn cầu cũng là một thách thức mới. Tầng ôzôn bị thủng làm cho nhiệt độ quả đất nóng dần lên là nguyên nhân của nhiều biến đổi bất thường của khÝ hậu trên toàn Trái đất. Cơn bão Linda, biểu hiện của hiện tượng Elnino là mét trong những biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu tại Việt Nam. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội. Bảo vệ môi trường không chỉ còn là đòi hỏi mang tính cục bộ. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước sự phát triển bền vững đã đẩy bảo vệ môi trường lên thành một trong những ưu tiên chiến lược của Việt Nam. Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 90. Luật môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Những sự kiện chính trong quá trình phát triển luật môi trường ở việt Nam bao gồm : Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên có đề cập vấn đề môi trường. Tiếp đo các văn bản luật khác như Bộ luật hàng hải năm 1990, Luật đất đai năm 1993, Luật dầu khí năm 1993…đều đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các yếu tố môi trường mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII xác định bảo vệ môi trường là bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000. Đây là sự kiện quan trọng, cã ý nghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác nã cũng tạo điều kiện cho quá trình thể chế hoá việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội cụ thể hoặc trong việc ban hành văn bản pháp luật. Hiến pháp năm 1992 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định. Đây là một trong những sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển của luật môi trường. Hiến pháp là văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất . Các quy trong Hiến pháp là nền tảng của các văn bản pháp luật khác. Điều 17, 29 Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi trường vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời sống kinh tế. Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thôncg qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993. Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, điều kiện quan trọng của quá trình phát triển bền vững. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993 . Với 15 chương, 136 điều, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là nguồn cơ bản nhất của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành. Đây là đạo luật dành riêng cho vấn đề bảo vệ môi trường với những quy định cơ bản tập trung thống nhất về các vấn đề : Chính thức hoá một số khái niệm về về môi trường và các yếu tố của nã. Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà nước khuyến khích và các hành vi bị nghiêm cấm Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các ngành, lĩnhvực nh­: công nghiệp, xây dựng, gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan toan van.doc
Tài liệu liên quan