Tài liệu Đề tài Thực thi môi trường không khói thuốc tại trường mẫu giáo và tiểu học trong cả nước năm 2017 – Kim Bảo Giang: TCNCYH 117 (1) - 2019 157
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
THỰC THI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC
TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC TRONG CẢ NƯỚC NĂM 2017
Kim Bảo Giang, Phạm Bích Diệp
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: “Mô tả mức độ thực thi quy định môi trường không khói thuốc
tại các trường mẫu giáo và tiểu học trong cả nước năm 2017”. Phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu
định lượng thông qua phỏng vấn lãnh đạo trường và quan sát trực tiếp 161 trường tiểu học và mẫu giáo
trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 0% trường thực thi 100% quy định môi trường không khói thuốc
tại trường học; trường mẫu giáo thực hiện tốt hơn trường tiểu học, 70,2% các trường thực thi được dưới 50%
tổng điểm về quy định xây dựng môi trường không khói thuốc. Như vậy, cần tăng cường truyền thông tại các
trường và tăng cường giám sát, kiểm tra và thanh tra các trường mẫu giáo và tiểu học để giúp các trường
thực th...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực thi môi trường không khói thuốc tại trường mẫu giáo và tiểu học trong cả nước năm 2017 – Kim Bảo Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 157
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
THỰC THI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC
TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC TRONG CẢ NƯỚC NĂM 2017
Kim Bảo Giang, Phạm Bích Diệp
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: “Mô tả mức độ thực thi quy định môi trường không khói thuốc
tại các trường mẫu giáo và tiểu học trong cả nước năm 2017”. Phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu
định lượng thông qua phỏng vấn lãnh đạo trường và quan sát trực tiếp 161 trường tiểu học và mẫu giáo
trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 0% trường thực thi 100% quy định môi trường không khói thuốc
tại trường học; trường mẫu giáo thực hiện tốt hơn trường tiểu học, 70,2% các trường thực thi được dưới 50%
tổng điểm về quy định xây dựng môi trường không khói thuốc. Như vậy, cần tăng cường truyền thông tại các
trường và tăng cường giám sát, kiểm tra và thanh tra các trường mẫu giáo và tiểu học để giúp các trường
thực thi nghiêm quy định môi trường không khói thuốc.
Từ khóa: trường mẫu giáo, trường tiểu học, môi trường không khói thuốc
Địa chỉ liên hệ: Kim Bảo Giang, Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: kimbaogiang@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 06/12/2018
Ngày được chấp thuận: 31/12/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên toàn cầu, hút thuốc lá gây ra khoảng
5,4 triệu ca tử vong hàng năm, trong đó có số
ca tử vong từ những người không hút thuốc lá
là 600.000 [1]. Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ
động gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng [2 - 4].
Tuy nhiên, hàng triệu người không hút thuốc
vẫn tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong
nhà, nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế và
các nơi công cộng khác. Tổ chức Y tế Thế
giới đã ban hành Công ước Khung về Kiểm
soát Thuốc lá (FCTC) vào năm 1999. Khung
này đã được các quốc gia thành viên xác
nhận vào ngày 21 tháng 5 năm 2003. FCTC
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ khỏi
phơi nhiễm khói thuốc lá trên toàn dân [5].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn chế hút
thuốc ở nơi công cộng là một cách hiệu quả
nhất để giảm tiếp xúc với hút thuốc thụ động
[6; 7]. Tình hình thực thi quy đinh môi trường
không khói thuốc ở một số quốc gia được
thực hiện rất nghiêm túc như Úc, Canada,
Bulgariulgari, Brasil, Ecuador, Greece, Ireland,
v.v. nhưng cũng có một số quốc gia còn chưa
thực hiện tốt điểm này như Sudan, Slovenia...
[8]. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành
luật pháp cho những nơi công cộng không
khói thuốc, trong đó có Việt Nam [9]. Việt Nam
là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá
cao nhất trên thế giới. Trong khu vực các
nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ
3 có số người hút thuốc lá cao nhất, sau Indo-
nesia và Philippines. Sau khi luật ra đời tại
Việt Nam, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá
cũng đã xây dựng hướng dẫn thực hiện triển
khai môi trường không khói thuốc tại các nơi
công cộng trong cả nước. Mặc dù luật phòng
chống tác hại thuốc lá cấm hút thuốc lá có thể
giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm khói thuốc
và tỷ lệ hút thuốc [6; 10], nhưng hiện nay vẫn
chưa có nghiên cứu nào đánh giá việc thực thi
nghiêm quy định môi trường không khói thuốc
tại trường học. Kết quả của nghiên cứu này sẽ
cung cấp các bằng chứng cho việc triển khai
quy định không khói thuốc tại các khu vực
158 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
mẫu giáo và tiểu học, từ đó sẽ giúp cho các
hoạt động can thiệp thực hiện được tốt hơn.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng ban hành kế hoạch,
quy định môi trường không khói thuốc tại các
trường mẫu giáo và tiểu học trong cả nước
năm 2017.
2. Mô tả mức độ thực thi quy định môi
trường không khói thuốc tại các trường mẫu
giáo và tiểu học trong cả nước năm 2017.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Các trường mẫu giáo và tiểu học. Tại các
trường này, quan sát trực tiếp tại các địa điểm
trong trường và phỏng vấn đại diện lãnh đạo
nhà trường.
2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu chọn mẫu đại diện cho 3 vùng
địa lý Bắc – Trung – Nam, mỗi miền chọn 3
tỉnh. Tổng số có 9 tỉnh được lựa chọn vào
nghiên cứu. Ở miền Bắc gồm có Bắc Ninh,
Hải Phòng, Cao Bằng; Miền Trung gồm có: Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An; Miền Nam
gồm có: Tiền Giang, Hồ Chí Minh, Sóc Trăng.
Thời gian nghiên cứu: tháng 4 năm 2017
đến tháng 5 năm 2018.
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu tính theo công thức tính cỡ mẫu
ước lượng cho 1 tỷ lệ trong quần thể.
p = Nghiên cứu ước tính 50% các trường
thực thi nghiêm ít nhất 50% quy định của luật
Phòng, chống tác hại thuốc lá độ chính xác
tương đối là 0,08; tính ra cỡ mẫu là 150. Để
dự phòng các trường từ chối không tham gia
vào nghiên cứu, số lượng các trường đưa vào
nghiên cứu là 180 trường.
Cách chọn mẫu trường học
Chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chọn 3 miền, trong 3 miền
chọn 3 tỉnh như bảng 1.
- Giai đoạn 2: Trong mỗi tỉnh, chọn 1 quận
và/hoặc 1 huyện có kinh tế trung bình, dựa
vào số lượng trường học trên thực tế mà số
trường học được chọn vào mẫu nghiên cứu
được lựa chọn với tỷ lệ tương ứng.
- Giai đoạn 3: Trong mỗi quận/huyện chọn
ngẫu nhiên các trường tiểu học và mẫu giáo
để thực hiện quan sát và phỏng vấn.
2Δ
p)p(1
/212Zn
−
∝−=
Bảng 1. Tổng số các trường mẫu giáo và tiểu học được chọn vào mẫu nghiên cứu
Tổng trường mẫu
Giáo/tiểu học công
lập trên địa bàn
Tổng trường mẫu
giáo và tiểu học của
tỉnh được chọn mẫu
Mẫu trường trong từng huyện
Huyện A Quận B
Mẫu
giáo
Tiểu
học
Mẫu
giáo
Tiểu
học
Bắc Ninh 310 12 3 3 3 3
Đà Nẵng 227 9 2 2 3 2
Tiền Giang 396 15 4 3 4 4
TCNCYH 117 (1) - 2019 159
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tổng trường mẫu
Giáo/tiểu học công
lập trên địa bàn
Tổng trường mẫu
giáo và tiểu học của
tỉnh được chọn mẫu
Mẫu trường trong từng huyện
Huyện A Quận B
Mẫu
giáo
Tiểu
học
Mẫu
giáo
Tiểu
học
Cao Bằng 438 17 4 4 5 4
Hải Phòng 476 18 5 4 5 4
Thừa Thiên Huế 421 16 4 4 4 4
TP. Hồ Chí Minh 990 38 10 9 10 9
Nghệ An 1075 40 10 10 10 10
Sóc Trăng 408 15 4 3 4 4
Tổng mẫu dự kiến 180 46 42 48 44
Cỡ mẫu thực tế thu thập được 161 36 31 48 44
Do có 1 quận của Thành phố Hồ Chí Minh từ chối tham gia nghiên cứu, do vậy tổng số trường
tham gia nghiên cứu chỉ có 161 trường và được đưa vào phân tích.
3. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp một lãnh đạo bộ
trường học sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế
sẵn kết với với quan sát sau khi phỏng vấn.
Sau khi phỏng vấn một lãnh đạo trường học,
điều tra viên sẽ quan sát toàn bộ trường học
để điền vào phiếu quan sát.
Điều tra viên là cán bộ nghiên cứu thuộc
Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội đã có kinh nghiệm
trong nghiên cứu định lượng và quan sát.
Điều tra viên được tập huấn về kỹ năng phỏng
vấn về các nội dung của bộ câu hỏi và kỹ
năng quan sát.
Công cụ và các biến số nghiên cứu
Bộ câu hỏi phỏng vấn và quan sát gồm 3
phần:
Phần 1: thông tin chung trường học: loại
trường, tỉnh nghiên cứu, thời điểm quan sát.
Phần 2: Thực thi môi trường không khói
thuốc tại trường học. Hướng dẫn của Quỹ
Phòng, chống tác hại thuốc lá cho xây dựng
môi trường không khói thuốc tại trường học là
9 tiêu chí (11) bao gồm quy định bằng văn
bản, kế hoạch hoạt động, thực hiện triển khai.
Phần 2A: Phỏng vấn: các biến số sau
được đưa vào bộ công cụ với câu trả lời là có
hoặc không.
Tiêu chí 1: Quy định cấm hút thuốc lá trong
toàn bộ khuôn viên của trường học.
Tiêu chí 2: Kế hoạch hoạt động Phòng,
chống tác hại thuốc lá hàng năm.
Tiêu chí 3: Xử phạt nếu vi phạm quy định
cấm hút thuốc lá trong trường học như thế
nào? Đưa nội dung hoạt động Phòng, chống
tác hại thuốc lá vào báo cáo tổng kết hằng
năm của trường.
Tiêu chí 4: Nhận tài trợ của các công ty
thuốc lá/ tổ chức liên quan đến công ty thuốc
lá để triển khai các hoạt động của trường học
Tiêu chí 5: Đưa nội dung không hút thuốc
lá tại nơi làm việc vào tiêu chí thi đua của
người lao động.
160 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Phần 2B: Quan sát trường học
Tiêu chí 5: Có treo biển cấm hút thuốc lá;
Biển cấm hút thuốc lá trông rõ ràng; Biển cấm
hút thuốc lá được treo hoặc đặt ở những vị trí
dễ quan sát.
Tiêu chí 6: Hành vi quảng cáo, khuyến mại,
tiếp thị, thuốc lá trong khuôn viên cơ quan,
đơn vị; Bày bán thuốc lá trong khuôn viên
trường học.
Tiêu chí 7: Gạt tàn thuốc lá trong khuôn
viên cơ quan, đơn vị; Đầu mẩu thuốc lá trong
khuôn viên trường học.
Tiêu chí 8: Mùi thuốc lá trong khuôn viên
trường học.
Tiêu chí 9: Hành vi đang hút thuốc lá trong
khuôn viên trường học.
3. Xử lý số liệu
Số liệu/thông tin từ các phiếu phát vấn
được xử lý và phân tích theo các bước sau:
- Làm sạch thô.
- Sau khi làm sạch thô được nhập bằng
phần mềm Epidata.
- Số liệu được làm sạch sau nhập để loại
bỏ các lỗi nhập liệu bằng phần mềm SPSS
20.0
Phân tích số liệu: thống kê mô tả được sử
dụng để tính toán tỷ lệ % các nội dung thực
hiện. Tổng cộng 15 nội dung trong bộ câu hỏi
phỏng vấn và quan sát được cho điểm, mỗi
nội dung thực hiện theo quy định sẽ được tính
1 điểm. Như vậy điểm số sẽ dao động từ 0
đến 15 điểm và 15 điểm có nghĩa là mức độ
tuân thủ quy định về môi trường không khói
thuốc cao nhất. Phân bố điểm theo các loại
trường được tính toán; đánh giá mức độ thực
thi của trường tiểu học và mẫu giáo dựa vào
phân bố sau: thực thi hoàn toàn đạt 100%;
thực thi từ 75% - < 100%; thực thi từ 50% đến
< 75%; thực thi < 50% của điểm tối đa.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ thu thập số liệu khi được
sự chấp thuận và đồng ý tham gia của trường
học. Mọi thông tin đều chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
1. Thực thi môi trường không khói thuốc tại trường mẫu giáo và tiểu học từ kết quả
phỏng vấn trực tiếp
Bảng 2. Tỷ lệ trường học (mẫu giáo và tiểu học) thực hiện một số nội dung về cấm hút
thuốc lá trong trường từ kết quả phỏng vấn lãnh đạo trường
Nội dung thực hiện
Mẫu giáo
(n = 85)
Tiểu học
(n = 76)
Tổng
(n = 161)
n % n % n %
Có quy định cấm hút thuốc lá trong
toàn bộ khuôn viên của trường học
72 92,3 55 76,4 127 84,7
Có kế hoạch hoạt động phòng, chống
tác hại thuốc lá hàng năm 51 65,4 44 61,1 95 63,3
Có xử lý trường hợp vi phạm quy định
cấm hút thuốc lá trong trường học 36 46,2 19 26,4 55 36,7
TCNCYH 117 (1) - 2019 161
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nội dung thực hiện
Mẫu giáo
(n = 85)
Tiểu học
(n = 76)
Tổng
(n = 161)
n % n % n %
Có nội dung hoạt động phòng chống tác hại
của thuốc lá trong báo cáo tổng kết hằng
năm của cơ quan, đơn vị
51 65,4 44 61,1 95 63,3
Nhận tài trợ của các công ty thuốc lá hay các
tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá để
triển khai các hoạt động của trường học
0 0,0 0 0,0 0 0,0
Có nội dung không hút thuốc lá tại nơi làm
việc trong tiêu chí thi đua của cán bộ. 47 60,3 58 80,6 104 69,8
Theo các tiêu chí trong bảng 2, các trường mẫu giáo có tỷ lệ triển khai thực hiện từng nội
dung cụ thể cao hơn các trường tiểu học (trừ nội dung không hút thuốc lá tại nơi làm việc trong
tiêu chí thi đua của cán bộ).
Nội dung được triển khai thực hiện với tỷ lệ cao nhất đạt tỷ lệ tối đa ở cả hai loại trường là
“không nhận tài trợ của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá để
triển khai các hoạt động của trường học”; tiếp theo là thực hiện nội dung “có quy định cấm hút
thuốc lá trong toàn bộ khuôn viên của trường học” chiếm 84,7%; và có nội dung không hút thuốc
lá tại nơi làm việc trong tiêu chí thi đua của cán bộ chiếm 69,8%.
2. Thực thi môi trường không khói thuốc tại trường mẫu giáo và tiểu học từ kết quả
quan sát trực tiếp trường học
Bảng 3. Tỷ lệ trường học (mẫu giáo và tiểu học) thực hiện một số nội dung về cấm hút
thuốc lá trong trường từ kết quả quan sát trực tiếp trường học
Nội dung quan sát
Mẫu giáo
(n = 85)
Tiểu học
(n = 76)
Tổng
(n = 161)
n % n % n %
Có treo biển cấm hút thuốc 81 95,3 55 72,4 136 84,5
Biển cấm hút thuốc trông rõ ràng 80 98,8 55 100,0 135 99,3
Biển cấm hút thuốc được treo hoặc đặt
ở những vị trí dễ quan sát
81 100,0 53 96,4 134 98,5
Có bày bán thuốc lá trong khuôn viên
trường học 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Có hành vi quảng cáo, khuyến mại, tiếp
thị, thuốc lá trong khuôn viên trường 3 3,5 0 0,0 3 1,9
162 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nội dung quan sát
Mẫu giáo
(n = 85)
Tiểu học
(n = 76)
Tổng
(n = 161)
n % n % n %
Có gạt tàn thuốc lá trong khuôn viên cơ
quan, đơn vị
10 11,8 9 11,8 19 11,8
Có đầu mẩu thuốc lá trong khuôn viên
trường học 4 4,7 9 11,8 13 8,1
Có mùi thuốc lá trong khuôn viên
trường học 2 2,4 11 14,5 13 8,1
Có hành vi đang hút thuốc lá trong
khuôn viên trường học 2 2,4 10 13,2 12 7,5
Một số nội dung liên quan đến thực thi môi trường không khói thuốc được thực hiện rất tốt.
Không có trường nào bày bán thuốc lá trong khuôn viên trường học. Tỷ lệ các trường có biển
cấm hút thuốc trông rõ ràng là 99,3%; biển cấm hút thuốc được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ
quan sát là 98,5% và có treo biển cấm hút thuốc là 84,5%.
Một số nội dung có các trường vẫn vi phạm quy định nhưng với tỷ lệ thấp: tỷ lệ các trường có
hành vi quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, thuốc lá trong khuôn viên cơ quan là 1,9%; có đầu mẩu
thuốc lá trong khuôn viên trường học là 8,1%; có mùi thuốc lá trong khuôn viên trường học là
8,1%” và có hành vi đang hút thuốc lá trong khuôn viên trường học là 7,5%, trong đó tỷ lệ vi phạm
các nội dung này ở trường mẫu giáo thấp hơn so với trường tiểu học. Nội dung “Có gạt tàn thuốc
lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị” thì ở hai trường đều vi phạm với tỷ lệ bằng nhau và “có hành
vi quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị” thì ở trường mẫu
giáo là 3,5% và tiểu học là 0%.
3. Mức độ thực thi môi trường không khói thuốc tại trường mẫu giáo và tiểu học từ kết
quả quan sát trực tiếp
Bảng 4. Phân bố điểm mức độ thực thi môi trường không khói thuốc tại các trường mẫu
giáo và tiểu học từ kết quả quan sát trực tiếp trường học
Điểm thực thi
Mẫu giáo (n = 85) Tiểu học (n = 76) Tổng (n = 161)
n % n % n %
0 0 0,0 2 2,6 2 1,2
1 1 1,2 3 3,9 4 2,5
2 2 2,4 10 13,2 12 7,5
3 1 1,2 3 3,9 4 2,5
4 5 5,9 4 5,3 9 5,6
TCNCYH 117 (1) - 2019 163
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Điểm thực thi
Mẫu giáo (n = 85) Tiểu học (n = 76) Tổng (n = 161)
n % n % n %
5 20 23,5 7 9,2 27 16,8
6 7 8,2 4 5,3 11 6,8
7 23 27,1 21 27,6 44 27,3
8 19 22,4 19 25,0 38 23,6
9 5 5,9 2 2,6 7 4,3
10 2 2,4 1 1,3 3 1,9
Median [IRQ] 7 [5; 8] 7 [4; 8] 7 [5;8]
Mean (±SD) 6,4 (± 0,2) 5,7 (±0,3) 6,1 (± 0,2)
Kết quả bảng 4 cho thấy việc thực thi môi trường không khói thuốc tại các trường mẫu giáo tốt
hơn so với các trường tiểu học. Tuy nhiên, điểm cao nhất mới được 10/15 điểm thực thi các tiêu
chí, và thấp nhất là 0 điểm. Tỷ lệ các trường đạt 10 điểm rất thấp (chưa đến 2%), không có
trường nào đạt 11, 12, 13, 14 hoặc 15 điểm và có 1,2% các trường đạt 0 điểm.
Bảng 5. Mức độ thực thi môi trường không khói thuốc tại các trường mẫu giáo và tiểu học
từ kết quả quan sát trực tiếp trường học
Mức độ thực thi
Mẫu giáo
(n = 85)
Tiểu học
(n = 76)
Tổng
(n = 161)
n % n % n %
Thực thi tuyệt đối: 100% điểm tối đa (tức đạt
15 điểm) 0 0 0 0 0 0
Thực thi từ 75% - < 100% của 15 điểm tối đa 0 0 0 0 0 0
Thực thi từ 50% - < 75% của 15 điểm tối đa 26 30,5 22 28,9 48 29,8
Thực thi < 50% của 15 điểm tối đa 59 69,5 54 71,1 113 70,2
Không có trường học nào thực hiện nghiêm quy định thực thi hút thuốc lá trong trường học
(tức đạt được 15 điểm tối đa), cũng không có trường học nào thực hiện được 75% tổng số điểm
thực thi nghiêm quy định. hỉ có khoảng 1/3 số trường học thực hiện quy định hút thuốc lá từ 50%
trở lên đến < 75%, còn lại là các trường thực hiện được quy định < 50% tổng số điểm thực thi
nghiêm quy định.
IV. BÀN LUẬN
Nhìn chung, các trường mẫu giáo và tiểu
học đã triển khai môi trường không khói thuốc
theo quy định của luật Phòng, chống tác hại
thuốc lá. Điều đáng mừng là không có trường
nào bày bán thuốc lá trong khuôn viên của
trường và không có trường nào nhận tài trợ
164 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ dưới 11,8%
số trường vẫn còn có gạt tàn thuốc lá, mùi
thuốc lá và hành vi hút thuốc lá trong thời gian
quan sát. Theo quy định của luật, trường học
là một trong những địa điểm cần quán triệt
thực hiện nghiêm túc không hút thuốc lá ngay
cả trong khuôn viên của nhà trường [9].
Hầu hết các trường đều triển khai thực
hiện môi trường không khói thuốc bằng văn
bản như có quy định cấm hút thuốc lá trong
nhà trường và treo các biển cấm hút thuốc lá
trong trường. Tỷ lệ thực hiện các nội dung này
đều trên 80%. Kết quả này cho thấy bước đầu
các trường đã triển khai thực hiện tốt bằng
văn bản và gắn biển cấm. Tuy nhiên, tình hình
thực thi các quy định về môi trường không
khói thuốc ở cả trường tiểu học và mẫu giáo
đều chưa nghiêm, mặc dù các trường mẫu
giáo thực thi quy định này tốt hơn các trường
tiểu học. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
khi quan sát vẫn còn thấy gạt tàn thuốc lá,
mẩu thuốc lá và hành vi hút thuốc lá trong
trường, mặc dù tỷ lệ này ở mức dưới 10%.
Kết quả này cho thấy các trường đã nỗ lực
triển khai và thực hiện quy định về môi trường
không khói thuốc theo luật. Tuy nhiên, có thể
do luật mới ra đời và có hiệu lực thực thi từ
năm 2013 và việc áp dụng môi trường không
khói thuốc mới triển khai nên chưa thể có kết
quả tốt ngay được [9]. Trường học là cơ sở
giáo dục nên việc cấm hút thuốc lá tại trường
học sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá thụ động và
có thể giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá sau này của
các thế hệ tương lai [7]. Do vậy, cần có những
biện pháp giám sát cụ thể để việc thực thi môi
trường không khói thuốc được triển khai tốt.
V. KẾT LUẬN
Các trường mẫu giáo và tiểu học đã triển
khai tốt quy định bằng văn bản và biển báo về
xây dựng môi trường không khói thuốc tại
trường học (92,3% trường mẫu giáo và 76,4%
trường tiểu học có quy định cấm hút thuốc lá,
99% trường có biển cấm trông rõ ràng). Vẫn
còn hiện tượng vi phạm quy định và không có
trường nào thực thi nghiêm 100% quy định
không hút thuốc lá tại trường học.
Khuyến nghị
Trường cần xây dựng cơ chế giám sát nội
bộ để thực thi nghiêm môi trường không khói
thuốc trong trường học. Vận động các trường
tăng cường truyền thông về thực thi nghiêm
quy định môi trường không khói thuốc tại
trường học để các cán bộ và học sinh nghiêm
túc thực hiện.
Tiếp tục vận động các trường học đưa tiêu
chí không hút thuốc lá trong trường học vào
tiêu chí thi đua khen thưởng cán bộ và học
sinh.
Tăng cường giám sát, kiểm tra và thanh tra
các trường mẫu giáo và tiểu học để các
trường thực hiện nghiêm quy định môi trường
không khói thuốc.
Tài liệu tham khảo
1. WHO (2011). Report on the Global To-
bacco Epidemic. Warning about the Dangers
of Tobacco. Geneva, Switzerland: World
Health Organization.
2. Mbulo L., Palipudi KM., Andes L.,
Morton J et al (2016). Secondhand smoke
exposure at home among one billion children
in 21 countries: findings from the Global Adult
Tobacco Survey (GATS). Tob Control, 25(e2),
e95 - e100.
3. Oberg M., Jaakkola MS., Woodward A
et al (2011). Worldwide burden of disease
from exposure to second-hand smoke: a retro-
spective analysis of data from 192 countries.
Lancet, 377(9760), 139 - 46.
TCNCYH 117 (1) - 2019 165
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
4. Vanker A., Gie RP., Zar HJ (2017). The
association between environmental tobacco
smoke exposure and childhood respiratory
disease: a review. Expert Rev Respir Med, 11
(8), 661 - 673.
5. WHO (2003). WHO Framework Conven-
tion on Tobacco Control;. Geneva, Switzer-
land: World Health Organization.
6. WHO (2012). Making Cities Smoke-
Free. Geneva, Switzerland: World Health Or-
ganization.
7. Tsai Y-W., Chang L-C., Sung H-Y et al
(2015). The impact of smoke-free legislation
on reducing exposure to secondhand smoke:
differences across gender and socioeconomic
groups. Tobacco control, 24(1), 62 - 69.
8. WHO. Tobacco control policies and in-
terventions - Protecting people from tobacco
smoke 2014 [cited 2018 10 December ]. Avail-
able from:
interactive_charts/tobacco/policies/atlas.html?
indicator=i1.
9. Luật phòng, chống tác hại thuốc lá,
(2012).
10. Gritz E., Prokhorov A., Hudmon K et
al (2003). Predictors of susceptibility to smok-
ing and ever smoking: a longitudinal study in a
triethnic sample of adolescents. Nicotine Tob
Res, 5(4), 493 - 506.
11. Chương trình phòng chống tác hại
thuốc lá quốc gia. Tài liệu đào tạo xây dựng
môi trường không khói thuốc 2016 [cited 2018
8 November]. Available from:
gov.vn/vi/hoat-dong/tai-lieu-dao-tao/2016/07/
81E20168/tai-lieu-dao-tao-xay-dung-moi-truong
-khong-khoi-thuoc/.
Summary
ENFORCEMENT OF SMOKE-FREE ENVIRONMENTS AT
KINDERGARTENTS AND PRIMARY SCHOOLS CROSS-COUNTRY
IN 2017
The objective of the study was to describe the enforcement of smoke-free environments at
kindergartens and primary schools across the country in 2017. A cross sectional study using
quantitative methods by interviewing school leaders and performing direct observations in 161
kindergartens and primary schools. Results show that 0% of Schools strictly enforces smoke-free
environments; kindergartens enforce smoke-free environment rules better than primary schools.
70.2% schools performed under 50% of maximum score of the designed scale to assess
compliance level to smoke-free environment rules. Strengthening communication and supervision,
and inspection at kindergartens and primary schools to help strictly enforce smoke-free
environments are needed.
Keywords: kindergardent, primary schools, smoke-free environment
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thuc_thi_moi_truong_khong_khoi_thuoc_tai_truong_mau_g.pdf