Đề tài Thực hành dự phòng phơi nhiễm viêm gan B của sinh viên đại học điều dưỡng năm hai Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – Đinh Thị Phương Hoa

Tài liệu Đề tài Thực hành dự phòng phơi nhiễm viêm gan B của sinh viên đại học điều dưỡng năm hai Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – Đinh Thị Phương Hoa: 54 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Thông tư số 07/2015/ TT-BGDĐT. Hà Nội ngày 16/4/2015 3. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội ngày 4 tháng 11 năm 2013 4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, hiệu lực 01 tháng 01 năm 2013 5. Trần Bá Hoành (2003). Dạy học lấy người học làm trung tâm: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003 tr.1 6. David V.J.Bell (2016). Twenty- first Century Education: Transformative Education for Sustainability and Responsible Citizenship. Journal of Teacher Education for Sustainability, vol. 18, no.1, pp. 48-56 7. Eyikara...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực hành dự phòng phơi nhiễm viêm gan B của sinh viên đại học điều dưỡng năm hai Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – Đinh Thị Phương Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Thông tư số 07/2015/ TT-BGDĐT. Hà Nội ngày 16/4/2015 3. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội ngày 4 tháng 11 năm 2013 4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, hiệu lực 01 tháng 01 năm 2013 5. Trần Bá Hoành (2003). Dạy học lấy người học làm trung tâm: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003 tr.1 6. David V.J.Bell (2016). Twenty- first Century Education: Transformative Education for Sustainability and Responsible Citizenship. Journal of Teacher Education for Sustainability, vol. 18, no.1, pp. 48-56 7. Eyikara, E. & Baykara, G., Z. (2017). The importance of simulation in nursing education. World Journal on Educational Technology: Current Issues. 9(1), 02-07 THỰC HÀNH DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NĂM HAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH Đinh Thị Phương Hoa1, Mai Anh Đào1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B của sinh viên điều dưỡng trong sinh hoạt hàng ngày và thực hành điều dưỡng tại phòng thực hành lâm sàng của Trường. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 601 sinh viên điều dưỡng năm thứ hai (khóa 11) từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2016 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Bộ câu hỏi tự điền được sử dụng để thu thập thông tin về thực hành của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trước khi thu thập số liệu chính thức để kiểm định sự phù hợp của bộ câu hỏi. Kết quả: nghiên cứu chỉ ra rằng khi thực hành lâm sàng có 18% sinh viên không mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động của điều dưỡng. Phần lớn (84%) sinh viên chưa tiêm phòng viêm gan B. Có 5% đã từng bị thương do vật sắc nhọn. Sinh viên có thực hành tốt chiếm 58,7% và thực hành không tốt chiếm 41,3%. Kết luận: thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B ở sinh viên Điều Dưỡng là có thể chấp nhận được, tuy nhiên hơn 4/5 số sinh viên chưa được tiêm phòng viêm gan B. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị can thiệp tiêm phòng viêm gan B cho sinh viên Điều dưỡng là cần thiết để nâng cao hiệu quả phòng ngừa viêm gan B ở nhóm đối tượng này. Từ khóa: thực hành, viêm gan B, sinh viên điều dưỡng, Người chịu trách nhiệm: Đinh Thị Phương Hoa Email: dinhphuonghoaytcc1987@gmail.com Ngày phản biện: 16/72018 Ngày duyệt bài: 23/8/2018 Ngày xuất bản: 14/9/2018 55 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 PREVENTION PRACTICES OF HEPATITIS B INFECTION AMONG THE SECOND YEAR NURSING STUDENTS IN NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING ABSTRACT Objective: This study aims to access level of practices on student nurse experiencing nursing practices in both daily life and when doing nursing practices in labs at the University. Method: A cross-sectional study was conducted among 601 second- year nursing students from March 2016 to December 2016 in the Nam Dinh University of Nursing. A pre-designed questionnaire was used and the pilot study was initially carried out to test its reliability. Results: The results showed that when students practiced in the clinic, 18% of them had ever lacked personal protection equipment for nursing. Those who have ever been pierced by sharp when conducting nursing practices accounted for 5%. The percentage of nursing students having good practice was 58,7% and that in poor practice group was 41,3%. Conclusion: This study gave a conclusion that there was the reasonable practice of prevention hepatitis B among nursing students. However, about four– fifth of them have not been vaccinated for hepatitis B in our study group, which keeps them at the risk of the disease. Our results illustrates that the strategy to give hepatitis B vaccination for all nursing students joining the healthcare professional University is necessary. Keywords: practices, Hepatitis B, nursing students 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO Viêm gan B là bệnh do virus gây ra. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến gan và gây ra cả bệnh cấp và mãn tính. Viêm gan B có thể lây truyền thông qua tiếp xúc với máu và dịch tiết khác của người nhiễm bệnh. Trong năm 2015, viêm gan B đã gây ra 887.000 người chết, hầu hết là từ những trường hợp biến chứng của viêm gan (bao gồm xơ gan và ung thư tế bào gan). Nhân viên y tế nói chung và sinh viên ngành y nói riêng có mức độ phơi nhiễm với HBV cao hơn do đặc thù công việc và học tập cần tiếp xúc thường xuyên với máu và dịch tiết của người bệnh, bao gồm cả những bệnh nhân có HBV. Vaccin tiêm phòng HBV đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2002 miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi [4], tuy nhiên SV điều dưỡng năm thứ 2 đang theo học tại trường có năm sinh từ 1999 trở về trước nên không thuộc diện được tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng này. Tiêm phòng vaccin cũng được khuyến cáo với những người trưởng thành chưa bị nhiễm HBV nhưng tỷ lệ tiêm phòng ở nhóm này vẫn chưa cao. Nghiên cứu của chúng tôi chọn đối tượng sinh viên năm thứ 2 vì đây là đối tượng sinh viên sẽ đi thực tế lâm sàng tại bệnh viện, đi thực tế cộng đồng kết hợp với học lý thuyết và thực hành tại trường. Vì vậy sinh viên cần có thực hành tốt về viêm gan B từ đó giảm phơi nhiễm với bệnh viêm gan B cho bản thân mình cũng như tư vấn giúp phòng ngừa viêm gan B cho người bệnh và người dân ở cộng đồng. Với mục đích trên nghiên cứu này đã được tiến hành với mục tiêu “Mô tả thực hành về dự phòng lây nhiễm viêm gan B của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa 11, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2017 trên các đối tượng là sinh viên năm hai của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 56 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ sinh viên năm nhất của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, theo thống kê có tổng số 601 sinh viên. 2.2.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin Bộ câu hỏi tự điền bao gồm 21 câu hỏi để điều tra về thực hành phòng phơi nhiễm về Viêm gan B của sinh viên. Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu đi trước về thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B. Nghiên cứu thử nghiệm trên 10% đối tượng nghiên cứu được thực hiện để đảm bảo sự hợp lý và chính xác của bộ công cụ. Các đối tượng được chọn vào nghiên cứu thử nghiệm vẫn tiếp tục được lựa chọn vào nghiên cứu chính thức. 2.2.4. Tiêu chí đánh giá Mỗi câu hỏi đánh giá thực hành được tính 1 điểm nếu đối tượng có thực hành phù hợp và 0 điểm nếu thực hành không phù hợp. Tổng điểm thực hành được tính cho từng đối tượng. Tổng điểm tối đa mà đối tượng có thể đạt được là 21 điểm. Đối tượng có điểm thực hành >= 50% tổng điểm (>11 điểm) được đánh giá là thực hành đạt, <50% tổng điểm (<= 11 điểm) được đánh giá là thực hành không đạt. 2.2.5. Quản lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích trên SPSS 20.0. Các thuật toán thống kê và mô tả được sử dụng để tính n, %, trung bình và độ lệch chuẩn. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn (80,5%) đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 20 (nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 22 tuổi.). Nữ chiếm 92,5% và 7,5% là nam giới. Trong số đó 78,9% sinh viên đến từ khu vực thành thị và 26,8% sinh viên có người nhà có tiền sử mắc Viêm gan B. 3.2. Thực hành phòng chống viêm gan B của sinh viên năm hai Bảng 3.1. Thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B trong sinh hoạt hàng ngày Thực hành Số lượng Tỷ lệ % Dùng chung dụng cụ cắt móng tay 509 84.7 Dùng chung dao cạo râu/ lông mày với người khác 162 27 Dùng chung bàn chải đánh răng với người khác 152 25.3 Đã từng quan hệ tình dục không an toàn 46 7.7 Đã từng châm cứu không yêu cầu dụng cụ riêng 14 2.8 Đã từng xăm trổ không yêu cầu dụng cụ riêng 8 1,3 Bảng 3.1 cho thấy một số các hành vi nguy cơ làm tăng sự phơi nhiễm với HBV trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên điều dưỡng bao gồm: dùng chung dụng cụ cắt móng tay (84,7%), dùng chung dao cạo râu/lông mày (27%), dùng chung bàn chải đánh răng (25,3%). Bảng 3.2. Thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B trong thực hành lâm sàng Thực hành Số lượng Tỷ lệ % Chưa từng đi xét nghiệm viêm gan B 434 72,2 Chưa tiêm phòng viêm gan B 505 84,0 Không mặc đầy đủ, thường xuyên trang bị bảo vệ cá nhân khi thực hành 108 18 Đã từng bị thương do vật sắc nhọn khi tiến hành thủ thuật 30 5,0 Bảng 3.2 cho thấy một số thực hành chưa đúng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hành điều dưỡng. 57 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 Biểu đồ 3.1. Phân loại thực hành phòng chống viêm gan B của sinh viên Theo tiêu chí đánh giá của nghiên cứu thì vẫn còn tới 41,3% sinh viên có thực hành dự phòng viêm gan B chưa đạt. 4. BÀN LUẬN Thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B qua sinh hoạt hàng ngày: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra phần lớn sự phơi nhiễm với HBV của sinh viên đến từ cuộc sống đời thường nhiều hơn từ các thực hành lâm sàng. Có 84,7% phản ánh rằng có dùng chung dụng cụ cắt móng tay với người khác. Có 25.3 % SV trả lời đã từng sử dụng chung bàn chải đáng răng với người khác trong vòng sáu tháng qua. Khả năng lây nhiễm HBV là rất cao khi sử dụng chung bàn chải đánh răng và nhất là đối với những SV chưa được tiêm vaccin phòng HBV. Ngoài ra một tỷ lệ rất nhỏ sinh viên có hành vi xăm trổ hoặc châm cứu nhưng không yêu cầu sử dụng dụng cụ riêng. Theo Điều tra dịch tễ tình hình nhiễm viêm gan B và C của Trần Hữu Bích và cộng sự tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy ba hành vi nguy cơ được coi là liên quan đến tình trạng nhiễm virus viêm gan B và C tại Việt Nam là dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung kim châm cứu và dùng chung bàn chải đánh răng [1]. Về nguy cơ lây nhiễm Viêm gan B qua con đường quan hệ tình dục: kết quả nghiên cứu cho thấy 3.9% SV trả lời đã không thường xuyên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hành vi này rất dễ lây nhiễm HBV từ bạn tình vì HBV lây qua đường tình dục không an toàn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Theo Phạm Song thì HBV có thể lây nhiễm khi tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với người mang mầm bệnh đặc biệt là trường hợp có HBeAg dương tính nguy cơ nhiễm tăng lên đến 78,3% [6]. Kết quả cho thấy cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho các đối tượng về sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, không chỉ phòng tránh viêm gan B, mà còn phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Xét nghiệm và tiêm phòng vaccin: bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sinh viên chưa tiêm phòng đủ 3 mũi vacxin phòng viêm gan B là 84% và 16% đã tiêm phòng. Tỷ lệ SV đã tiêm phòng thấp hơn so với các nghiên cứu của Trịnh Văn Nghinh tại Hà Nội có tỷ lệ người dân chủ động đi tiêm phòng chiếm 33,0% [5]. Kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Võ Hồng Minh Công có tỷ lệ tiêm vaccin phòng ngừa HBV của nhân viên y tế trước khi vào nghề chiếm chỉ chiếm 13,8% [3]. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh, tỷ lệ tiêm phòng của SV năm thứ nhất Đại học nông nghiệp là 31,5% [9], thấp hơn nghiên cứu tại trường Đại học y khoa Vinh (47%) [8]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cần đưa ra khuyến nghị với các đối tượng sinh viên điều dưỡng tại trường là nên tiêm phòng vacxin phòng viêm gan B trước khi đi thực tập tại bệnh viện nhằm giảm thiểu lây truyền HBV ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua các thực hành lâm sàng: Việc tuân thủ đầy đủ bảo hộ lao động của điều dưỡng góp phần quan trọng trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm nói chung và viêm gan B nói riêng. Tuy nhiên có 18% sinh viên trả lời từng không mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động (quần áo blouse, khẩu trang, và mũ khi làm thủ thuật). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Tập tiến hành trên nhân viên y tế tại thành phố Hải 58.7 41.3 Thực hành tốt Chưa tốt 58 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 Phòng có 31,7% đã từng không mang găng tay khi làm nhiệm vụ [7]. Trong nghiên cứu trên những người Điều Dưỡng của Nadira Mehriban có 27% Điều dưỡng không sử dụng găng tay khi cầm các dụng cụ phẫu thuật [11]. Việc không tuân thủ đồ bảo hộ lao động khi làm việc mang lại rất nhiều nguy cơ cho nhân viên y tế hay sinh viên, có thể do những tai nạn sơ ý không mong muốn trong quá trình làm việc, học tập khiến cho họ bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm bao gồm viêm gan B. Kết quả này cho thấy cần nâng cao ý thực thực hành về đồ bảo hộ lao động cho đối tượng sinh viên trong quá trình thực tập. Thực hành chung phòng lây nhiễm HBV: kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ SV có thực hành chung phòng lây nhiễm HBV đạt chiếm 58,7%, không đạt chiếm 41,3%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm (32,71%) [10]. Trong nghiên cứu của Nadira Mehriban tại một số bệnh viện thuộc thành phố Dhaka có 49,3% ĐTNC có có thực hành tốt và 50,7% có thực hành chưa tốt và điểm trung bình thực hành là 6,06 ± 1,7 [11]. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá trong các nghiên cứu là khác nhau, mặc dù có chung các nội dung điều tra nhất định. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên cỡ mẫu tương đối lớn, toàn bộ sinh viên điều dưỡng khóa 11 (601 sinh viên). Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thực tế chưa tham gia thực hành lâm sàng tại bệnh viện, vì thế đánh giá thực hành của đối tượng tại phòng thực hành lâm sàng tại trường có thể chưa đưa ra một kết quả hoàn toàn phù hợp, khi thực hành lâm sàng tại trường nguy cơ phơi nhiễm với HBV của sinh viên không cao bằng thực hành tại viện. Vì vậy sự phơi nhiễm ở nhóm đối tượng sinh viên này chỉ là tương đối và kết quả cho thấy phần lớn sự phơi nhiễm đến từ sinh hoạt hàng ngày của đối tượng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng góp phần chỉ ra các hành vi nguy cơ ở nhóm đối tượng này từ đó có kế hoạch can thiệp cho phù hợp nhằm làm giảm phơi nhiễm ở nhóm sinh viên điều dưỡng này khi các em đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện vào các năm học tiếp theo. 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên điều dưỡng còn tồn tại một số thực hành không phù hợp làm tăng nguy cơ lây nhiễm Viêm gan B. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần truyền thông nâng cao kiến thức và hỗ trợ thay đổi thực hành về phòng ngừa phơi nhiễm viêm gan B ở sinh viên. Ngoài ra chiến dịch tiêm phòng viêm gan B cho tất cả các sinh viên điều dưỡng trước khi bước vào thực hành lâm sàng là cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B ở nhóm đối tượng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hữu Bích và các cộng sự. (2010), “Điều tra dịch tễ tình hình nhiễm virus viêm gan B và C tại Hà Nội và Bắc Giang”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14(4), tr. 71-83. 2. Phạm Văn Chiến và các cộng sự. (2012), “Nghiên cứu kết quả thực hiện kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc HBsAg kít nhanh cho người hiến máu tại viện huyết học truyền máu trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam. 396, tr. 48-52. 3. Võ Hồng Minh Công và các cộng sự. (2009), “Khảo sát tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B của nhân viên y tế Bệnh viện nhân dân Gia Định”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. tập 13(6), tr. 47-51. 4. Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. (2012), “Virus viêm gan B”, Virus học, tr. 103-107. 5. Nguyễn Trần Tuấn Kiệt (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan của học sinh, sinh viên trường cao đẳng y tế đồng nai năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Đại học y tế Công cộng Hà Nội. 59 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 6. Trịnh Văn Nghinh (2009), Kiến thức thái độ thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm Hà Nội Luận văn thạc sĩ, Đại học y tế công cộng, Hà Nội. 7. Phạm Song (2009), Viêm gan virus B, D, C, A, E, GB cơ bản, hiện đại và cập nhật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Dương Đình Thiện (2001), “Viêm gan B”, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 9. Vũ Bích Vân và các cộng sự. (2008), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai trên người hiến máu tình nguyện tại Thái Nguyên trong 5 năm 2003 - 2007”, Tạp chí Y học Việt Nam. tập 344(2), tr. 592-598. 10. Nguyễn Thị Thúy Vinh (2005), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống viêm gan B của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội Luận văn thạc sĩ chuyên ngành y tế công cộng, Đại học y tế công cộng, Hà Nội. 11. Liaw YF et al. (1991), “Incidence, determinants and significance of delayed clearance of serum HBsAg in chronic hepatitis B virus infection: a prospective study.”, Hepatology. Apr;13(4), 627. KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ THÂN NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016 Hoàng Thị Bích Chà1, Nguyễn Thị Giang2 1Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Lộc 2Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và thân nhân đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Lộc. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 347 người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016. Sử dụng mẫu Phiếu khảo sát sự hài lòng của người bệnh dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả: Sự hài lòng tiếp cận dịch vụ từ 71,07% - 90,05%, đặc biệt hướng dẫn thủ tục hành chính đạt 90,05%. Hài lòng về công tác điều dưỡng đạt từ 65,58%- 93,94% trong đó về công khai thuốc đạt 93,94%. Hài lòng với công tác điều trị của Bác sĩ đạt từ 81,02% - 91,32% trong đó hài lòng rất cao với cách thăm khám của Bác sĩ là 91,32%. Hài lòng với cơ sở vật chất và dịch vụ đạt từ 81,78% - 92,38% trong đó hài lòng cao nhất với việc điều trị tại Bệnh viện là 92,38%. Kết luận: Cần thường xuyên giáo dục nâng cao y đức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc cho nhân viên y tế, tăng cường nhân lực vào các khoa trọng điểm, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tăng mức độ hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Từ khóa: Sự hài lòng của người bệnh Người chịu trách nhiệm: Hoàng Thị Bích Chà Email: giangntkhcb@gmail.com Ngày phản biện: 06/7/2018 Ngày duyệt bài: 18/8/2018 Ngày xuất bản: 14/9/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_thuc_hanh_du_phong_phoi_nhiem_viem_gan_b_cua_sinh_vie.pdf